Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về việc khắc phục sự bất dung chấp tôn giáo

Kết thúc hai tuần lễ viếng thăm Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng 76 tuổi – Đức Đạt Lai Lạt Ma – hôm qua đã phát biểu trước các đám đông lớn ở Chicago về việc khắc phục sự bất dung chấp tôn giáo. Theo tường trình của thông tín viên đài VOA Kane Farabaugh từ Chicago, chuyến thăm của ông đến thành phố miền trung tây Hoa Kỳ này, được tổ chức Xã hội Thần trí bảo trợ, bao gồm một cuộc hội thảo với nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo Mỹ.
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma phát biểu tại hội trường của Nhà hát Harris ở Công viên Thiên niên kỷ Chicago, ngày 18/7/2011
Hình: AP
Ðức Ðạt Lai Lạt Ma phát biểu tại hội trường của Nhà hát Harris ở Công viên Thiên niên kỷ Chicago, ngày 18/7/2011
Phát biểu trên diễn đàn bên cạnh các nhà lãnh đạo Kitô Giáo, Hồi giáo và Do Thái Giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt trọng tâm không phải vào sự khác biệt giữa các tôn giáo, mà vào những triết lý chung mà các tín ngưỡng đều có, và ngay cả ở những người vô tín ngưỡng.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: "Tất của chúng ta đều là một phần của nhân loại, dù có tạo hóa hay không, dù có kiếp sau, có thiên đàng, hoặc có kiếp luân hồi hay không – đó là chuyện riêng của mỗi người. Thế nhưng có một điểm chung, đó là mỗi người đều muốn có một thế giới hạnh phúc. Không ai muốn rắc rối, không ai muốn bạo động. Và tất cả mọi người đều muốn có một xã hội hòa bình hơn, một xã hội hạnh phúc hơn.

Phát biểu tại hội trường của Nhà hát Harris ở Công viên Thiên niên kỷ Chicago, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đối thoại liên tôn. Dẫn chứng về sự khác biệt tôn giáo đã châm ngòi bạo động giữa người Sunni và người Shia tại Iraq, và giữa người Tin lành và Thiên Chúa Giáo tại Bắc Ireland, Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi hãy nhìn nhau bằng một sự thông hiểu cơ bản của con người.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: "Tôi luôn nhìn ở góc độ con người. Tôi không quan tâm đến địa vị, hay chức phận xã hội của người đối diện. Có nhiều người khi gặp những người quan trọng, họ cử xử khác, và khi họ gặp một người thấp hèn họ lại có một thái độ khác. Điều đó sai hoàn toàn. Tất cả đều là con người.

Thông điệp đó được Giáo sĩ Michael Lerner, người cùng tham gia diễn đàn với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc hội thảo, tán dương. Giáo sĩ Lerner là nhà sáng lập tạp chí liên tôn Do Thái giáo "Tikkun." Ông nhấn mạnh rằng lòng quảng đại và tình thương sẽ giải quyết được cuộc xung đột giữa người Israel và Palestine. Ông nói rằng quan niệm đó đã khiến ông trở nên bất đồng với nhiều người cùng tín ngưỡng với ông.

Giáo sĩ Lerner nói: "Tôi nhận thấy rằng trong cộng đồng của tôi, bởi lẽ sự chia rẽ này cũng xảy ra trong hầu như mọi cộng đồng tôn giáo cũng như mọi cộng đồng thế tục, rằng tôi có nhiều điểm tương đồng với những người thiên về lòng yêu thương trong đức tin Kitô giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo và thế tục, hơn là với những người thích quyền thế trong chính cộng đồng truyền thống của tôi."

Hàng ngàn người tham gia cuộc hội thảo có vé được bán hết, trong ngày thứ nhì của các sinh hoạt công cộng với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Chicago, dành cho ngài một diễn đàn để cổ xúy cho sự dung chấp tôn giáo, và sự hợp tác giữa các tín ngưỡng với nhau.

Xã hội Thần trí, tổ chức mưu tìm cách thức cổ xúy cho các nguyên tắc đạo đức liên quan đến việc tìm đến sự thật và hợp nhất của con người, bảo trợ cho chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Chicago.

Quan hệ của Đức Đạt Lai Lạt Ma với tổ chức này bắt đầu từ năm 1957, khi ngài đến thăm trụ sở chính của tổ chức Xã hội Thần trí ở Ấn Độ. Ngài hoan nghênh tổ chức này trong việc đề cao quan điểm của ngài về tính đa cực tôn giáo.

Một đám đông ước tính khoảng 9 ngàn người cũng tham gia một buổi diễn thuyết của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Đại học Illinois ở Chicago. Tại đây ngài đã ca ngợi Thống đốc Pat Quinn của bang Illinois về việc bãi bỏ luật tử hình tại bang này. Thống đốc Quinn đã ký luật này vào tháng 3 năm nay, để bang Illinois trở thành bang thứ 16 của Hoa Kỳ không có luật tử hình.

Theo kế hoạch, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ trở về Ấn Độ sau khi kết thúc chuyến thăm Chicago.

Tin liên hệ

Khi tiền vào nền kinh tế cao hơn mức tín dụng công bố


SGTT.VN - Tốc độ tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm được thông báo đạt mức trên 7%. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn, vì vốn của tổ chức tín dụng (TCTD) đưa ra nền kinh tế không chỉ qua cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân.  
Hạn mức tín dụng là công cụ của chính sách tiền tệ do ngân hàng trung ương sử dụng nhằm khống chế trực tiếp mức dư nợ tín dụng của các TCTD, từ đó kiểm soát tổng lượng tiền đưa vào nền kinh tế. Năm 2011, Chính phủ chỉ đạo ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%.
Trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức cấp tín dụng
Nhiều ngân hàng đã lách tỷ lệ bảo đảm an toàn bằng cách đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính, đặc biệt là mua trái phiếu doanh nghiệp.
Mặc dù luật TCTD định nghĩa: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”, nhưng hạn mức tăng trưởng tín dụng từ trước đến nay vẫn được hiểu là chỉ áp dụng đối với nhóm nghiệp vụ cho vay, cho thuê với tổ chức kinh tế và cá nhân (còn gọi là cho vay thị trường 1). Trong khi đó, tài sản có của ngân hàng thương mại (NHTM) còn nhiều mục khác, mà đáng chú ý nhất là nhóm góp vốn liên doanh, mua chứng khoán, góp vốn đồng tài trợ (hay còn gọi là nhóm đầu tư tài chính). Trước đây, nhóm này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, mức độ biến động ít, đồng thời không có yêu cầu cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn rõ ràng trong tính toán các yếu tố về thanh khoản trong kỳ giám sát ngày của ngân hàng. Nhưng từ khi NHNN ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, đặc biệt trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, việc khống chế tốc độ tăng dư nợ đã làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Nhiều ngân hàng đã lách trần tín dụng, lách tỷ lệ bảo đảm an toàn bằng cách đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính, đặc biệt là mua trái phiếu doanh nghiệp và ủy thác.
Dư luận không biết được tổng số dư đầu tư tài chính của toàn hệ thống ngân hàng là bao nhiêu, nhưng chắc phải là con số lớn, vì đến cuối tháng 5/2011, chỉ tính riêng tổng giá trị đầu tư tài chính của 19 ngân hàng cổ phần (phía Nam) đã là 88.635 tỉ đồng, bằng 15,2% so với tổng tài sản của cả 19 ngân hàng. Ngoài ra, nhiều NHTM còn đẩy vốn vào nền kinh tế bằng cách hoạt động cấp vốn, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của chính mình; thực hiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác cho vay, góp vốn, đầu tư, kinh doanh chứng khoán ....
Luật các TCTD không quy định cụ thể về việc mua trái phiếu doanh nghiệp là một hình thức cấp tín dụng của các TCTD. Tuy nhiên, khoản 14, điều 4 của Luật có các quy định về các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Đồng thời, khoản 3, điều 98 giao cho NHNN chấp thuận các hình thức cấp tín dụng khác của NHTM. Về hạn mức cấp tín dụng cho 1 khách hàng cũng có quy định: “mức dư nợ cấp tín dụng... bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành”. Từ trước đến nay, việc mua trái phiếu doanh nghiệp hay ủy thác (trừ ủy thác cho vay) đều không được coi là hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, về bản chất, việc TCTD mua trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu phát hành riêng lẻ, trực tiếp cho TCTD phải được xem là một nghiệp vụ cấp tín dụng của TCTD cho doanh nghiệp phát hành. Như vậy, nếu tính đúng, tính đủ các thành phần của cấp tín dụng thì mức tăng tín dụng thực tế phải cao hơn mức tăng NHNN đã công bố. Ví dụ, mức dư nợ của 19 NHTM cổ phần phía Nam phải cộng thêm vào gần 42.700 tỉ đồng (là số tiền do các NHTM này đầu tư vào chứng khoán do tổ chức kinh tế phát hành) mới ra con số cấp tín dụng thực tế của các ngân hàng này trong 5 tháng đầu năm 2011.
Rủi ro hệ thống và tăng áp lực lạm phát
Hoạt động đầu tư tài chính của các NHTM đã bộc lộ những dấu hiệu đáng lo ngại, dẫn đến tình trạng cho đến nay tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một phần vì thiếu các quy định giám sát thanh khoản chặt chẽ (kể cả văn bản pháp lý của NHNN lẫn quy định nội bộ của các NHTM). Rủi ro lớn nhất là có thể một số vốn mua trái phiếu doanh nghiệp thực chất là cấp tín dụng cho các doanh nghiệp “sân sau” của ngân hàng, hoặc một hình thức đảo nợ. Còn tiền ngân hàng ủy thác cho các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư thì trong bối cảnh thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán sụt giảm như hiện nay, việc thu hồi vốn là không dễ dàng. Đó là chưa kể trong nhiều hợp đồng ủy thác vốn, một số NHTM không quy định rõ ủy thác vốn cho bên nhận ủy thác để làm gì mà chỉ có những cam kết về mức lãi suất ủy thác (khá cao, có hợp đồng lên đến 23 - 24%/năm). Với mức lãi suất này, nhiều khả năng bên nhận ủy thác (chủ yếu là các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính) chỉ có thể cho vay ngắn hạn với những lĩnh vực có tính đầu cơ như bất động sản, kinh doanh chứng khoán, ngoại tệ và vàng.
Với hệ số tạo tiền của kênh tín dụng ngân hàng, nếu số tiền các TCTD đã bỏ ra mua trái phiếu doanh nghiệp được tính vào dư nợ cho vay nền kinh tế thì con số này lớn hơn, gây áp lực không nhỏ lên lạm phát.
Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản hệ thống, rõ ràng, minh bạch số liệu cấp tín dụng cho nền kinh tế, NHNN nên sớm có văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ cấp tín dụng khác, đặc biệt là hình thức mua trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ủy thác để làm cơ sở pháp lý xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Luật TCTD năm 2010 và thực tiễn hoạt động của các TCTD.
Trí Dũng

Các tập đoàn xây dựng than lỗ nặng


(VEF.VN) - “Rất”, “hết sức”, “chưa bao giờ” - những từ và cụm từ chỉ mức độ đã được lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty lớn nhắc đi nhắc lại khi trình bày với Bộ Xây dựng về khó khăn, thách thức của hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện tại.
Ông Dương Khánh Toàn, Tổng giám đốc Tập đoàn Sông Đà, mở đầu phần phát biểu của các tập đoàn trong buổi giao ban trực tuyến triển khai nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng cuối năm 2011 của Bộ Xây dựng ngày 19/7, đã thu hút sự chú ý của các khán phòng bởi nhiều chỉ số sụt giảm so với kế hoạch mục tiêu đề ra.
Mặc dù đánh giá các đơn vị trong tập đoàn đều đồng tâm cố gắng trong bối cảnh hết sức khó khăn nhưng kết quả mà ông Toàn nêu ra cho thấy, chỉ có 2 chỉ tiêu là tổng giá trị sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước của tập đoàn là đạt một nửa kế hoạch năm.
Các con số còn lại, về doanh thu chỉ đạt 49%, ở mức 27.679 tỷ đồng; giá trị đầu tư đạt 44%, ở mức 4.566 tỷ đồng; đặc biệt, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 18% kế hoạch năm, tương đương với 560 tỷ đồng; thu nhập bình quân tháng của 1 cán bộ công nhân viên là 4,26 triệu đồng.
Như vậy dễ thấy, chỉ tiêu lợi nhuận đạt thấp nhất so với kế hoạch. Vị tổng giám đốc lý giải rằng, nguyên nhân chính là chủ đầu tư tại các công trình mà tập đoàn thi công thiếu vốn thanh toán, dẫn đến giá trị dở dang, công nợ của tập đoàn lớn 6 tháng vượt quá khả năng của các đơn vị.
Ông Toàn mô tả, vốn chủ sở hữu của tập đoàn là 15.600 tỷ đồng, vốn nhà nước chỉ có 4.600 tỷ mà hiện nay Sông Đà đã đầu tư 8.000 tỷ. Trong khi đó dở dang công nợ quá lớn đến 5.500 tỷ.
Riêng thủy điện Lai Châu - công trình trọng điểm của Nhà nước, tổng giá trị thi công của các đơn vị, nhà thầu trong tập đoàn đã lên tới 1.300 tỷ, nhưng vốn cả ứng và thanh toán của chủ đầu tư thì đến nay mới được 264 tỷ đồng.
"Tháng 6, tháng 7 vừa rồi các đơn vị thi công vẫn chưa nhận được thanh toán một đồng nào. Chúng tôi phải huy động mọi nơi để trả lương cho công nhân. Chưa kể thuế, bảo hiểm xã hội họ cũng nợ.
Ngoài ra, trong điều kiện thiếu vốn, tâm lý các chủ đầu tư không muốn nghiệm thu thanh toán dẫn đến công tác nghiệm thu trì trệ. Bên cạnh đó, họ cũng không bao giờ chịu trả lãi chậm trả khiến chúng tôi khó khăn hết sức.
Riêng thủy điện Lai Châu, vốn của chúng tôi đọng lại cả ngàn tỷ đồng nên khả năng chịu đựng của doanh nghiệp là rất khó. Đề nghị Bộ có ý kiến giúp làm sao để chủ đầu tư lo được vốn trả cho đơn vị thi công" - ông Toàn bày tỏ.
Lãi suất vay quá cao, các công trường phải làm cầm chừng, khấu hao thiết bị xe và máy, theo ông Toàn là không thể chịu nổi. Trong khi đó, sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho tập đoàn những năm qua là kinh doanh nhà và đô thị thì hiện tại gặp rất nhiều thách thức do sự đóng băng của thị trường và chính sách tài chính thắt chặt.
Hiệu quả đầu tư đạt thấp một phần cũng do kế hoạch được xây dựng từ cuối năm 2010 chưa lường được những khó khăn xảy ra.
Lợi nhuận không đủ trả cổ tức
Không chỉ Tập đoàn Sông Đà, ông Nguyễn Đăng Nam, Tổng giám đốc Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị (HUD) cũng nhận định, 2011 là năm HUD gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Không đi sâu phân tích tình hình nội tại của doanh nghiệp, ông Nam chỉ phác họa: "Có lẽ chưa bao giờ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay với một loạt tác động kép gây khó khăn cho đầu vào và đầu ra của sản xuất kinh doanh".
Ở lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, ông Lê Văn Chung, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (ViCem), cho rằng, bối cảnh hiện nay còn khó khăn hơn cả thời kỳ kinh tế khủng hoảng năm 2008, bởi thời kỳ đó doanh nghiệp còn nhìn thấy động lực để sản xuất kinh doanh, còn hiện nay doanh nghiệp "không thể làm gì được".
Theo vị Chủ tịch HĐQT, cùng với chi phí vốn quá cao, giá các vật tư nhiên liệu đầu vào hiện cũng đều tăng ở mức 2 con số, đơn cử như giá than tăng 41% từ đầu tháng 4/2011; giá xăng dầu tăng từ 32-43%; giá thép tăng gần 30%; điện tăng 15,28%, vỏ bao tăng khoảng 25%.
Với các đơn vị sản xuất xi măng, tình hình cung ứng than, điện 6 tháng đầu năm tiếp tục căng thẳng, luôn ở trong tình trạng "ăn đong" và tiết giảm điện năng từ 10-30% công suất. Trong khi đó, đầu ra cho sản phẩm khá trầm. Nếu tính đến hết ngày 30/6/2011, tổng sản phẩm tồn kho của ViCem đã là 1,35 triệu tấn.
Tất cả khiến cho giá thành sản xuất tăng trong khi lợi nhuận toàn tổng công ty giảm sút. Sau khi trừ các chi phí tài chính, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của ViCem chỉ còn 314 tỷ đồng. Đem chia cho con số 12.500 tỷ đồng vốn của doanh nghiệp để ra được 2-3% lợi nhuận, ông Chung cho rằng đó là một sự bất công, làm triệt tiêu động lực sản xuất.
"Hiện nay thị trường hình thành 2 khối. Khối ngân hàng lợi nhuận vẫn cao từ 20-25% trên vốn chủ, trong khi nhà sản xuất lợi nhuận chỉ 2-3% - không đủ trả cổ tức cho cổ đông theo lãi suất ngân hàng. Doanh nghiệp giảm lợi nhuận để tập trung cho sản xuất, mà ngân hàng vẫn ung dung như vậy là không ổn".
Ông Chung đồng thời đề xuất: Chính phủ cần phải xem xét lại chính sách tiền tệ cho hợp lý, để thắt chặt không dẫn đến đình đốn sản xuất; có biện pháp tháo gỡ về vốn và lãi suất, nếu không, nhiều đơn vị sẽ không trả được nợ.
"Tình trạng này đã và đang vượt quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp cũng như tập đoàn. Vì vậy, đề nghị Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng có giải pháp giảm lãi suất huy động và cho vay để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tối thiểu không bị thua lỗ do chi phí tài chính" - ông Dương Khánh Toàn cũng đồng kiến nghị.

Thổi hồn vào con số: 7.3 lần sex / tháng


In Email
Thứ tư, 20 Tháng 7 2011 07:59
http://new.dpi.vic.gov.au/__data/assets/image/0006/98475/KingGeorge-Fig7.gifLâu lâu có dịp thổi hồn vào con số. Đọc bài Phụ nữ Singapore muốn quan hệ tình dục 7,3 lần/tháng thấy cũng thú vị, nhưng … vô lí. Đây là một những căn bệnh của giới báo chí, không chỉ báo chí Việt Nam mà còn là báo chí quốc tế. Nhưng chính vì căn bệnh này, nên mới có dịp bàn luận đôi ba dòng để mua vui cũng được một vài trống canh.

Phụ nữ Singapore muốn quan hệ tình dục 7,3 lần/tháng. Đó là kết quả khảo sát của công ti dược Pfizer tại Singapore. Thật ra, phải nói đây là một cuộc thăm dò ý kiến (survey) chứ chưa hẳn là “khảo sát” đúng nghĩa. Nhưng tại sao Pfizer lại bỏ tiền và công sức làm cuộc thăm dò ý kiến này? Xin nhắc lại rằng Pfizer là một “đại gia” dược trên thế giới, và chính là nhà sản xuất thuốc nổi tiếng Viagra. Phải hiểu như thế để biết bối cảnh đằng sau câu chuyện. Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là đánh giá thấp giá trị kết quả của cuộc thăm dò ý kiến do Pfizer thực hiện.

Bài báo trên bee.net không có nhiều thông tin. Nhưng trang web của công ti có nhắc đến khảo sát này, với vài chi tiết kĩ thuật trong cuộc survey. Họ thăm dò ý kiến của 3282 người (1658 nam và 1624 nữ) từ 10 quốc gia như Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Không có Việt Nam trong cuộc survey. Trong số đó họ chọn 301 người Singapore (150 nam và 151 nữ) tuổi từ 31 đến 74 để tìm hiểu. Những người được chọn (bằng email) điền vào một bộ câu hỏi trực tuyến. Kết quả có thể tóm lược như sau:
  • Nam tin rằng tần số lí tưởng về sex là 8.7 lần mỗi tháng. Nhưng trong thực tế, họ có sex 5.2 lần trong tháng qua.
  • Đối với nữ, họ cho rằng tần số lí tưởng là 7.3 lần mỗi tháng, và họ cho biết trong tháng qua họ có sex 5.5 lần.
Vấn đề đặt ra ở đây là những con số 8.7, 7.3, 5.5, hay 5.2 có ý nghĩa gì? Cố nhiên, chúng ta biết rằng đó là những con số trung bình. Nhưng trong thống kê có vài chỉ số trung bình như arithmetic mean (trung bình cộng), geometric mean (trung bình nhân), harmonic mean (trung bình hòa hợp), median (trung vị), v.v. Vậy trong những chỉ số trung bình vừa kể, con số nào hợp lí? Có thể đoán rằng phân bố số lần sex không tuân theo luật phân phối chuẩn, có thể lệch về xu hướng tần số thấp hơn là cao. Do đó, tình trung bình cộng là không thích hợp. Trong trường hợp đó, số trung vị là thích hợp nhất.
Để thấy sự vô lí của con số trung bình 7.3, chúng ta thử tưởng tượng có 10 đối tượng nữ trả lời tần số lí tưởng về sex như sau:
0, 2, 2, 3, 4, 6, 10, 11, 12, 10, 20
Với số liệu trên, chúng ta có mean = 7.3, nhưng median = 6. Ở đây, con số 7.3 không có ý nghĩa thực tế, bởi vì số lần phải là số nguyên, chứ không thể là số lẻ. Chúng ta nói 1 lần, 2 lần, v.v. chứ không ai nói 7.3 lần. Không ai có thể hiểu nổi 7.3 lần có nghĩa là gì. Tuy nhiên, con số trung vị = 6 thì chúng ta có thể hiểu được. Đó là con số trung tâm giữa, đúng với nghĩa ”trung bình”. Ngoài ra, trung vị trong trường hợp này là số nguyên, và phù hợp với thực tế.
Bài học đối với giới báo chí là khi đưa tin, không nên làm cho vấn đề thêm rắc rối. Nhớ một con số đã khó, nhớ số lẻ càng khó hơn. Nếu cần thiết thì cũng nên đơn giản hóa con số. Chẳng hạn như thay vì viết 7.3 lần / tháng, thì có thể làm chẵn 7 lần / tháng để người đọc dễ hiểu hơn. Viết hay nói 7.3 lần / tháng là một cách ngụy biện, bởi vì nó cho ấn tượng chính xác trong đo lường, trong khi trong thực tế, tần số là số nguyên chứ không phải là biến liên tục như thể hiện qua số lẻ hay thập phân.
Kết quả trên cũng thú vị, nhưng đặt ra vài câu hỏi về cách diễn giải. Nếu nhìn vào kết quả trên, chúng ta thấy nữ muốn sex ít hơn nam, nhưng họ có nhiều sex hơn nam (5.5 so với 5.2)! Đây là một kết quả đáng ngạc nhiên, bởi vì nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khi hỏi về sex, nam giới có xu hướng thổi phồng con số hơn nữ. Nhưng ở đây, kết quả cho thấy ngược lại!
Câu chuyện tần số sex không phải là chuyện đùa nhé. Đó là cả một đề tài nghiên cứu của giới tâm lí và tâm thần. Họ bỏ rất nhiều thì giờ để nghiên cứu và có hẳn một vài tập san. Chẳng hạn như bài này cho thấy vài kết quả thú vị và câu chuyện có phần phức tạp hơn. Tần số sex có phần suy giảm theo độ tuổi (và điều này chẳng ai ngạc nhiên). Tôi thử trích ra vài số liệu trong độ tuổi 44-72 để so sánh như sau:

Người Singapore
Người Mĩ
Tần số sex mỗi tháng


Nam
5.2
3.9
Nữ
5.5
2.7

Nhìn vào bảng này thì thấy hóa ra người Singapore có vẻ “active” hơn người Mĩ trong chuyện sex. Rất có thể do quần thể người Singapore trẻ hơn, nhưng trẻ hơn có 10 tuổi vẫn không giải thích một sự khác biệt lớn như thế.
Nhưng bài này không có ý so sánh tần số sex giữa người Singapore và Mĩ, mà chỉ muốn bàn về cách giới báo chí trình bày / báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. Tôi nghĩ giới báo chí cần phải thổi hồn vào con số để người đọc dễ hiểu hơn. Ở đây, thổi hồn vào con số có nghĩa là (a) làm cho con số (hay kết quả khảo sát) dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận hơn, và (b) cách trình bày số liệu trung thực và dễ hiểu hơn. Ở một mức độ cao hơn (không đòi hỏi từ giới báo chí) là cần phải đặt câu hỏi chung quanh kết luận của những người làm khoa học, và nhất là phân biệt xem đó là ý kiến cá nhân hay là kết luận dựa vào dữ liệu thực tế. Làm được như thế thì báo chí sẽ giúp rất nhiều người, kể cả người viết những dòng chữ này.
source: http://nguyenvantuan.net/misc/9-misc/1308-thoi-hon-vao-con-so-73-lan-sex-thang-

Công nhận nghề mại dâm : chủ đề gây tranh luận tại Việt Nam


Tiến sĩ Khuất Thu Hồng (ảnh do tác giả gửi)
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng (ảnh do tác giả gửi)
Trọng Thành
Ngày 28/6/2011, theo báo chí Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong Hội nghị Triển khai chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011–2015 tại Quảng Ninh đã phát biểu : không nên coi mại dâm là một « tệ nạn xã hội ».
Nhiều ý kiến vui mừng cho rằng, đây là một ngày quan trọng đối với những phụ nữ làm nghề bán dâm. Tuy nhiên, phát biểu kể trên sau đó đã không được một số viên chức thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công nhận.
Trên thực tế, tại Việt Nam theo ước tính của giới chuyên môn hàng trăm nghìn phụ nữ kiếm sống bằng nghề bị coi là bất hợp pháp này. Rất nhiều tệ nạn xã hội đi kèm với nghề mại dâm đã phát triển ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền, cũng như nhiều căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là nhiều phần của dịch virus HIV/SIDA đã phát triển ngoài sự theo dõi của các cơ quan y tế.
Từ khoảng mươi năm trở lại đây, bản thân quan điểm chính thống tại Việt Nam cho mua bán dâm là hành động phạm pháp, đã trở thành đối tượng chỉ trích của nhiều công dân trong đó có những người thuộc giới khoa học và hoạt động xã hội.
Để đưa đến thính giả với một trong những tiếng nói có uy tín trong vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDC), người đã nhiều năm nghiên cứu về đề tài này và kiên trì bảo vệ quan điểm cần coi mại dâm là một "dịch vụ xã hội", để có thể hạn chế được những tiêu cực trong môi trường này.
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng (Hà Nội)
 
19/07/2011
 
 

RFI : Xin chào tiến sĩ Khuất Thu Hồng. Như chị biết, tại Việt Nam, trong vấn đề mại dâm – là chủ đề được sự quan tâm của xã hội từ lâu nay -, mới đây có thông tin về việc Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội cho rằng không nên coi những người hành nghề mại dâm là các tội phạm, gây ra các tệ nạn xã hội. Chị có thể cho biết nhìn nhận của chị về sự kiện mới xảy ra ?
Khuất Thu Hồng : Theo tôi biết, trong một cuộc Hội thảo tại Quảng Ninh, Bộ trưởng Lao động, Thương Binh và Xã hội có nêu vấn đề như anh vừa trao đổi, rằng chúng ta không nên coi mại dâm là một tệ nạn xã hội, và nên đặt vấn đề có thể nhìn nhận nó như một công việc, như một nghề được hay không ?
Đấy là cách mà báo chí Việt Nam đưa tin về phát biểu của bà Bộ trưởng. Nhưng mới gần đây, có những thông tin khá chính thống từ Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội. Những người phụ trách cục đó phát biểu rằng mại dâm vẫn phải bị coi là một tệ nạn xã hội và không thể coi mại dâm là một nghề. Cái lý do mà họ đưa ra thì nó gây ra nhiều tác hại về xã hội cũng như về sức khỏe, đặc biệt là liên quan đến HIV. Có phát biểu của các lãnh đạo của cục đó nói rằng, báo chí không hiểu đúng tinh thần của bà bộ trưởng. Bà bộ trưởng nói với tinh thần là cố gắng để những người làm công việc mại dâm không bị tổn thương, để tránh cho họ không có nguy cơ về sức khỏe,… chứ không có ý là coi mại dâm là một nghề.
Những câu chuyện này có lẽ chỉ người trong cuộc mới biết rõ.
Khi nghe tin đầu tiên, tôi cảm thấy phấn khởi, vì trong nhiều năm nay, tôi đã cố gắng để kêu gọi xã hội và những người làm chính sách thay đổi cách nhìn đối với mại dâm, và nên coi nó là một nghề, mặc dù cái nghề đó nhiều người không tán thành. Đứng về mặt đạo đức xã hội, phần lớn mọi người trong xã hội, cũng như phần lớn các xã hội đều không tán thành. Tôi nghĩ rằng ở Mỹ hay ở Pháp, hay ở bất cứ nước nào, đa số người dân cũng không ưa thích mại dâm cả. Nhưng mại dâm cũng là một thực tế xã hội mà nhiều nơi đã chấp nhận rằng, nó không thể không tồn tại.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, như tôi được biết, có những cân nhắc nên « giải quyết » mại dâm như thế nào. Có những ý tưởng như : có thể coi đó là một công việc, hay một nghề, cũng có ý tưởng những "khu đèn đỏ". Nhưng cũng còn rất nhiều tranh luận xung quanh giải pháp đó. Cho đến hiện nay, quan điểm chính thống coi mại dâm là "tệ nạn xã hội" và chưa thừa nhận đó là một nghề.
Quá trình xã hội để đi đến sự thống nhất, coi mại dâm là một nghề, tôi nghĩ rằng còn phải cần thời gian nữa.
RFI : Xin phép hỏi chị, việc coi nghề bán dâm là một tệ nạn xã hội, thì sẽ có hệ quả gì về mặt xã hội ?
Khuất Thu Hồng : Hệ quả thứ nhất là dẫn đến việc mại dâm đi vào hoạt động bí mật. Bởi vì dù muốn hay không, mại dâm vẫn tồn tại. Một số người ở trong xã hội vẫn cần đến dịch vụ đó. Ví dụ như, những người đàn ông chưa có vợ, những người đàn ông vợ chết, hay ly dị, hay những người không có khả năng để cưới vợ.
Việc mại dâm hoạt động bí mật rất khó kiểm soát và dễ dẫn đến tình trạng tội phạm, như buôn bán phụ nữ, cưỡng ép phụ nữ hành nghề mại dâm, rồi nhiều hành động phạm pháp liên quan đến vấn đề này, rồi trẻ em sẽ bị ép buộc…
Thứ hai là, việc mại dâm bị coi là bất hợp pháp và phải hoạt động bí mật dẫn đến việc khó cung cấp các dịch vụ y tế sức khỏe một cách thường xuyên cho những người bán dâm. Tất nhiên họ cũng đi chữa bệnh, nhưng là ở những chỗ không đáng tin cậy. Và điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe của họ thì không chỉ hại cho họ, mà còn hại đến khách hàng của họ. Và từ khách hàng của họ, thì có thể dẫn đến vợ con, rồi bạn gái, bạn tình của những khách hàng đó, ảnh hưởng như thế sẽ lan truyền đến cộng đồng và xã hội.
Ít nhất là có hai hậu quả nghiêm trọng như vậy, nếu như mại dâm không đươc quản lý chính thức.
RFI : Thưa chị, là người nghiên cứu trực tiếp và đồng thời là người có hiểu biết rộng về lĩnh vực này, chị có thể cho biết một vài con số để cho thấy ảnh hưởng của việc mua bán dâm tại Việt Nam ?
Khuất Thu Hồng : Ở Việt Nam, mại dâm không được coi là một nghề, nên việc nghiên cứu mại dâm là một việc rất khó khăn. Rất khó để tiếp cận với những người làm nghề này để phỏng vấn và ước lượng xem là bao nhiêu người. Nhưng theo những số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, thì ở Việt Nam có khoảng 30.000 người bán dâm, và hành nghề trên khoảng 100.000 có kinh doanh dịch vụ này, hoặc các cơ sở trá hình, như tiệm mát xa, gội đầu, cắt tóc, nhà tắm hay karaoke, … Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ước tính con số người hành nghề mại dâm tại Việt Nam có thể dao động từ 300.000 đến 500.000 người. Đấy là một con số đáng kể.
Nếu nói về những tác hại do mại dâm không được quản lý chính thức, nó có thể đẻ ra chuyện như tôi vừa nói, những người mắc bệnh qua đường tình dục, như HIV, không được điều trị. Theo các nghiên cứu về HIV và những người bán dâm, thì có rất nhiều người làm nghề mại dâm không dùng các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như dùng bao cao su một cách thường xuyên và nhất quán. Ví dụ phần lớn những người bán dâm dùng bao cao su với khách hàng quen, hoặc khách hàng mới, nhưng với khách hàng quen, hoặc người tình hay người yêu của họ thì họ lại không dùng. Trong khi đó, trong số những người yêu, người tình hay chồng của những người làm nghề này lại có nhiều người tiêm chích ma túy. Mà những người tiêm chính ma túy hay phải tiêm chích chung, vì họ ít tiền. Khi tiêm chích chung thì khả năng lây nhiễm rất cao. Như thế, anh có thể hình dung đường lây truyền nó lan từ đâu, tới đâu, đúng không ?
Hiện nay, về dịch HIV ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng như các dự báo về dịch tễ học cho thấy cái tỷ lệ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy thì đang có chiều hướng giảm, trong khi đó, tỷ lệ lây HIV qua đường tình dục đang có chiều hướng tăng. Đấy là điều đáng lo ngại.
RFI : Thưa chị, việc tiếp tục coi mại dâm là một tệ nạn xã hội theo quan điểm « đạo đức » gắn liền với cái giá phải trả, như chị vừa nói, về bệnh tật không được kiểm soát, cũng như những tệ nạn đi kèm theo. Vậy cái « đạo đức » đó có phải trả giá quá đắt với những thiệt hại kia không ?
Khuất Thu Hồng : Cá nhân tôi cho rằng cái giá như vậy là đắt. Tuy nhiên, nếu đặt mình ở địa vị những người quản lý, lãnh đạo đất nước, tôi cũng hình dung được các áp lực lên họ. Áp lực về mặt chính trị, áp lực về mặt xã hội, trong việc có công nhận mại dâm là một nghề hay không.
Tại vì ở Việt Nam, tôi cho rằng, nếu bây giờ trưng cầu ý kiến của người dân, tôi sợ còn rất nhiều người phản đối và cũng coi đó là « một tệ nạn xã hội ». Họ đã quen nghĩ như thế quá lâu rồi ! Và đặc biệt, phụ nữ rất lo sợ cho an nguy của gia đình, cho chồng, con. Cho nên, chắc chắn (đa số) phụ nữ sẽ phản đối.
Vấn đề là, người ta thường hình dung và tưởng tượng khá dễ những nguy hại cho « hạnh phúc gia đình », đứng từ góc độ chung thủy hay không chung thủy. Đấy là « đạo đức xã hội » được đề cao, còn tác hại của mại dâm có thể gây ra đến sức khỏe thì lại chỉ liên quan đến từng cá nhân cụ thể, nên rất khó để « nhìn thấy ». Vấn đề là nghiên cứu để chứng minh được rằng, mại dâm đi vào bí mật có thể gây ra các tác hại, khiến cho bao nhiêu người bị mắc bệnh, thì các nghiên cứu như vậy rất khó được thực hiện. Vì vậy, khó có bằng chứng để thuyết phục mọi người rằng : nếu tiếp tục coi mại dâm là một tệ nạn xã hội, các vị sẽ phải trả một cái giá x, với việc một năm sẽ có từng ấy người bị mắc HIV chẳng hạn. Rất khó để mà có được những con số để thuyết phục mọi người.
Vấn đề tình dục ở Việt Nam là một vấn đề rất là bị kiêng kỵ. Người ta rất là ghét. Nghĩ đến nó đã là xấu xa rồi. Vậy mà lại còn dịch vụ tình dục, còn bán dâm, thì đó là điều không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ rằng để cân nhắc giữa hai cái giá đấy, người ta sẽ thường chọn giải pháp đầu. Tức là, cứ tiếp tục coi mại dâm là một vấn đề « đạo đức xã hội ».
Để gọi là « tỉnh táo » xét đoán giữa các nguy hại của các vấn đề sức khỏe và « đạo đức », thì có lẽ lúc nào người ta cũng thường lựa chọn « đạo đức » nhiều hơn.
RFI : Đứng ở góc độ của một người hoạt động xã hội và làm khoa học, chị làm gì và sẽ làm như thế nào trong tình trạng hiện nay trong lĩnh vực này ?
Khuất Thu Hồng : Từ rất nhiều năm nay, tôi luôn kêu gọi để có thay đổi quan điểm đối với mại dâm, chẳng hạn có thể coi là một nghề, cũng có thể không hợp pháp hóa nó, nhưng cho phép hoạt động, như ở Thái Lan, tại một số khu vực nhất định, thì điều này sẽ giúp cho việc giảm đi các nguy cơ đối với những người làm nghề mại dâm, cũng như các khách hàng của họ. Để những người này có thể được cung cấp các dịch vụ về y tế, dịch vụ về an ninh, … Nhiều năm nay, tôi đã kiên trì quan điểm này, và tôi cũng cố gắng rằng, dù chúng ta ghét mại dâm, dù chúng ta không chấp nhận, nó vẫn tồn tại, chừng nào còn loài người, mại dâm vẫn tồn tại, vì vẫn còn những người cần đến dịch vụ này.
Dù rằng đại đa số trong xã hội có thể có gia đình tốt đẹp và hạnh phúc, thì vẫn có một số người nào đó không có điều kiện để có gia đình, thì những người đấy vẫn cần một dịch vụ tình dục, và nếu một dịch vụ tình dục được tổ chức một cách nghiêm túc và an toàn, thì có lẽ nó mang lại lợi ích cho những người cần nó, đồng thời mang lại an toàn cho xã hội. Đấy là quan điểm của tôi.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Khuất Thu Hồng.
KINH TẾ
- Thương lái Trung Quốc gom hàng: Rủi ro thủy sản, cao su (NLĐ).
- Tháng 6, nhập siêu 160 triệu USD (DVT).
- Công ty Trung Quốc bị tố cáo là tài chính thiếu minh bạch   —  (RFI).
- Kế hoạch khắc khổ của Ý và hiệu quả ?  —  (RFI). =>
- TT Obama tin có thể đạt được thỏa thuận về mức trần nợ quốc gia  —  (VOA).
- Bùi văn Trường: Bình ổn giá khiến CPI, lạm phát ảo? (VEF).
- Xây dựng lợi thế cạnh tranh để tự chủ về kinh tế (TVN/DNSGCT).
- Khi tiền vào nền kinh tế cao hơn mức tín dụng công bố (SGTT).
- Trung tâm cơ khí ôtô quốc gia, xây hay không? (VEF).
- TTCK Việt Nam 11 năm: Những cái chết (VEF).
- Các tập đoàn xây dựng than lỗ nặng (VEF).
- Mỹ nợ ngập đầu – Lỗi tại… Trung Quốc? (Tầm nhìn).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- SCTV rao bán sách tranh chấp bản quyền (NLĐ).
- Giải thưởng không tên (SGGP).
- Môi trường âm nhạc đang bị ô nhiễm (NLĐ).
- DẤN THÂN VÀO CẢNH NÓNG: Giá trị không ở cảnh sex (NLĐ).
- Nhân văn giai phẩm: Phần XVII : Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) – Bài 2: Từ 1954 đến 1997  —  (RFI).
- Hà Văn Thịnh: Kiện cáo cho thấy cơ chế xét thưởng có vấn đề (TVN).  – Giải thưởng và danh hiệu (TT).
- Phỏng vấn KTS Nguyễn Nga: Muốn đi lại hay làm một bảo tàng “có một không hai”? (Bee).
- Nhà biên kịch Đặng Thanh: “Fair-play” trong điện ảnh (Petrotimes).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC

- Có phải học sinh giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt? (Nguyễn Văn Tuấn).
- 6 giáo sư Mỹ được mời giảng dạy tại Việt Nam (VNE).
<=- Giải bài toán tìm chỗ học cho trẻ bậc mầm non – Xây trường bằng vốn kích cầu (SGGP).
- Không tính chuyện kỷ luật nữ sinh viên bị gạ tình (TT).
- Lớp học ngày càng quá tải (TN).
- Trung tâm ngoại ngữ “đầu khủng long đuôi thằn lằn”, Kỳ 2: Đầu tư một, thu về hai (TT).
- Việc hình thức (TN) “Mỗi giáo viên kiêm công tác chủ nhiệm phải có đủ các loại sổ: sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ tích lũy, sổ hội họp, sổ biên bản hoạt động ngoài giờ lên lớp, sổ điểm lớn, sổ điểm cá nhân, sổ thu học phí và các loại quỹ… Một số loại trong đó chỉ là hình thức”.
- Vụ tố thầy gạ tình: Nữ sinh có nhiều vấn đề! (ĐV).
- Thổi hồn vào con số: 7.3 lần sex / tháng (Nguyễn Văn Tuấn) “Ở đây, con số 7.3 không có ý nghĩa thực tế, bởi vì số lần phải là số nguyên, chứ không thể là số lẻ. Chúng ta nói 1 lần, 2 lần, v.v. chứ không ai nói 7.3 lần. Không ai có thể hiểu nổi 7.3 lần có nghĩa là gì. Tuy nhiên, con số trung vị = 6 thì chúng ta có thể hiểu được”.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sập cầu Bình Cách nối Tiền Giang và Long An (TT).
- Tái diễn kiểu chặn xe “lạ” của CSGT (NLĐ).
- Phỏng vấn TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội: Công nhận nghề mại dâm : chủ đề gây tranh luận tại Việt Nam  —  (RFI). Một nhà khoa học thẳng thắn. Nhưng trong bài mới tạm nói về 2 hệ lụy của việc vẫn coi mại dâm là một tệ nạn xã hội. BS xin bổ sung: 1- Tiếp tục khuyến khích thói đạo đức giả, dối trá, muốn chứng tỏ cái gọi là “tính ưu việt” của chế độ XHCN; 2- Tiếp tục góp phần làm tha hóa xã hội, khi tạo mảnh đất nhầy nhụa thuận lợi cho những kẻ từ trong chính quyền, khách làng chơi cho tới giới giang hồ kiếm chác trên thân xác những người này; 3- Đồng thời, những người bán dâm bị bóc lột, chịu bất công từ đời sống vật chất tới tinh thần.
- Khởi tố cô gái tát cảnh sát giao thông (NLĐ).
- Sống chết tùy “ông”… thủy điện (NLĐ).
- Bệnh tay chân miệng ở mức báo động (TT).
- Nhà đất công biến thành… quán nhậu (TN).
- Chỉ Việt Nam mới tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm (DV).
- Hà Nội: Treo cổ vợ bằng xích sắt lên xà nhà rồi tra tấn nhiều giờ liền (GDVN).
- Chuyển gần 100ha rừng để… khai thác khoáng sản (DV).
- Các đập thủy điện chưa có phương án phòng chống lũ (TN).
QUỐC TẾ
- Thông điệp duy nhất của Mỹ với Libya : Kadhafi phải ra đi  —  (RFI). =>
- Thái Lan từ chối đơn phương rút quân khỏi đền Preah Vihear  —  (RFI).
- Bà Clinton: Mỹ, Ấn Ðộ đoàn kết trong cuộc chiến chống khủng bố  —  (VOA).
- Lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi trấn áp phong trào đòi ly khai ở Tây Tạng  —  (RFI).
- Bắc Kinh coi vụ tấn công đồn công an ở Tân Cương là hành vi khủng bố   —  (RFI).   – Tranh cãi về số người chết trong vụ Tân Cương  —  (BBC).
- Cuộc chấn (chất) vấn Murdoch tạm ngưng vì sự cố ở Hạ viện Anh   —  (BBC).
- ICJ yêu cầu Campuchia và Thái rút quân khỏi Preah Vihear  —  (RFA).
- Ủy ban bầu cử Thái Lan công nhận tư cách nghị sĩ của bà Yingluck (Lê Nguyên Hồng) “Ngày 17/07 vừa qua, hàng chục người Việt Nam yêu nước đi biểu tình đã bị bắt giữ, đánh đập. Có cả những đoạn băng ghi hình ghi lại cảnh công an đánh đập dã man đồng bào mình, mà toàn thế giới đã được “chiêm ngưỡng”. Nếu đó không phải là các cuộc biểu tình thể hiện lòng yêu nước chống Tàu, mà là những cuộc biểu tình vĩ đại như ở Thái Lan, vì chính trị nội bộ, thì Việt Nam sẽ như thế nào?”.
- Cộng đồng người Chàm đòi công lý cho nạn nhân của tội ác diệt chủng  —  (RFA).
- Thế giới 24h: Trung Quốc bị khủng bố (VNN).
- 20 phần tử chủ chiến ở miền Nam Yemen bị hạ sát  —  (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 19/07/2011; + Tài chính kinh doanh sáng – 19/07/2011; + Tài chính kinh doanh trưa – 19/07/2011; + Tài chính kinh doanh tối – 19/07/2011; + Cuộc sống thường ngày – 19/07/2011; + Thời sự 19h – 18/07/2011.
* RFA: + Sáng 19-07-2011; + Tối 19-07-2011.
* RFI: 19-07-2011.

Khi mọi quyết định đều mang tính tập thể

Bài 3:
Khi mọi quyết định đều mang tính tập thể
- Khi nhà nước vận hành theo một cơ chế thông suốt không chồng chéo, sẽ hạn chế được việc lạm quyền. Nếu không, sẽ chỉ tạo ra các kẽ hở dẫn đến trì trệ và tham nhũng. Thiệt hại cuối cùng là nhân dân và đất nước - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc trao đổi với VietNamNet.
Chậm, trì trệ
Qua 4 năm thực hiện chủ trương sáp nhập, tinh giản bộ máy, ông thấy kết quả đã đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu hay chưa?

- Cải cách bộ máy là xu thế được xác định từ rất sớm trong văn kiện Đại hội Đảng. Nhưng trong quá trình chuyển đổi cũng còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.
  Ông Thang Văn Phúc: Thành lập thêm tổng cục thì thêm bộ máy, con người nên thủ tục hành chính cũng khó giảm được. Ảnh: Lê Nhung
Tư tưởng chính là chuyển đổi từ chỉ đạo kiểu chỉ huy sang vai trò là người định hướng, hoạch định chính sách phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế. Nhưng trong quá trình thực hiện vẫn chưa được như mong muốn.
Trước cải cách, chúng ta có 76 đầu mối của Chính phủ, bao gồm các bộ và cơ quan thuộc Chính phủ.
Đến khóa XI, chúng ta còn 26 bộ và 12 cơ quan thuộc Chính phủ, như vậy là giảm gần một nửa. Đến khóa XII, giảm còn 22 bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ. Thế là đã gọn nhẹ hơn.
Việc chuyển đổi này căn bản là muốn chuyển bộ máy theo chức năng mới. Tuy nhiên, bước chuyển đổi vẫn chậm và trì trệ. Vì thế hoạt động vẫn chưa hiệu quả, còn chồng chéo.
Cụ thể là gì, thưa ông?
- Nhà nước vẫn đang tiếp tục can thiệp quá sâu vào thị trường. Bộ máy bắt đầu sa vào giải quyết quá sâu những vấn đề cụ thể. Nhiều việc không làm xuể, thế là phát sinh tổng cục, chi cục khiến đầu mối thì giảm mà cơ cấu bên trong vẫn tiếp tục phình to. Chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo. Bối cảnh lạm phát mấy năm vừa qua đã phơi bày rõ sự lúng túng.
Tôi cho rằng, nhà nước có chức năng hoạch định cơ chế chính sách cho đúng, còn lại cuộc sống và thị trường sẽ tự điều chỉnh. Việc cải cách phải theo hướng phân công rạch ròi nhiệm vụ giữa các cơ quan của Chính phủ để mỗi đơn vị làm đúng quyền hạn được giao, tránh sự dựa dẫm, ỷ lại.
Ví dụ, nhiều việc nếu để một đầu mối giải quyết là tốt, nhưng nâng cấp lên, lập một tổng cục là buộc phải phối hợp. Mà phối hợp là một trong những yếu kém nhất trong chỉ đạo điều hành của chúng ta, rất mất thời gian.
Đòi hỏi của kinh tế thị trường không đợi chúng ta ngồi thảo luận, phối hợp nhiều mà cần đề cao sự chịu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.
Thành lập thêm tổng cục thì thêm bộ máy, con người nên thủ tục hành chính cũng khó giảm được.
22 bộ vẫn nhiều
Tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ phê chuẩn bộ máy Chính phủ khóa mới và các nhà nghiên cứu đang bàn về các xu hướng tiếp tục cải cách bộ máy. Theo ông, trước mắt nên ưu tiên cải cách theo hướng nào?
- Số lượng 22 bộ ngành như hiện nay vẫn nhiều. Có lẽ khóa này phải giảm xuống còn khoảng 20 bộ, khóa sau giảm còn 16 bộ.
Phải tính lại và tiếp tục cơ cấu lại các bộ vì 22 bộ vẫn nhiều.
Nhưng như ông nói ở trên là chỉ sáp nhập bộ rồi lại thành lập thêm tổng cục khiến bộ máy tiếp tục phình ra, thì việc giảm đầu mối liệu có còn ý nghĩa?
- Nhiệm kỳ vừa qua chỉ sáp nhập các cơ quan mà không tính tới chuyển đổi chức năng nên số đầu việc vẫn nhiều.
Sắp tới phải xác định rõ ràng phạm vi những việc nhà nước cần làm. Chính phủ chỉ giữ lại những nhiệm vụ tối thiểu cần thiết, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự. Ngoài ra, bộ máy phải có năng lực kiểm soát được toàn bộ tình hình và khống chế bằng cơ chế, chính sách.
Sau khi đã phân định được rõ ràng chức năng thì mới tính đến việc giảm đầu mối, sáp nhập, tinh giản.
Một khi nhà nước làm đúng chức năng thì bộ máy gọn gàng, không chồng chéo nhiệm vụ. Tất nhiên, các điều kiện đi kèm là phải có đội ngũ quản trị đủ giỏi để chuẩn bị cơ chế, chính sách tương thích với cung cách quản lý trong cơ chế thị trường. Phải có một đội ngũ cấp cao làm chính sách pháp luật vĩ mô trong tình hình mới hiện nay thì mới ra được chủ trương đúng.
Phải làm mạch lạc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong đó có nhiệm vụ của Chính phủ và chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước. Mặt khác, cần làm rõ chức năng các bộ, những cơ quan đứng đầu hành chính về ngành và lĩnh vực. Từ đó trao đủ quyền cho bộ trưởng. Tăng quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phương. Rà soát chức năng các đơn vị trong một bộ. Trường hợp cần thiết thì điều chỉnh cho phù hợp.
Vậy còn với tình trạng cơ quan cấp dưới đẩy việc lên cho cấp trên, đặc biệt là việc gì cũng xin ý kiến Thủ tướng?
- Chúng ta đang thực hiện phân cấp song lại nửa vời nên dẫn đến tình trạng cấp dưới đẩy trách nhiệm lên cho cấp trên, thế là vô can.
Cơ quan hành chính cấp dưới muốn chắc ăn, cứ trình lên xin cấp trên cho ý kiến rồi căn cứ vào đó mà làm.
Trong khi đó, theo nguyên tắc tổ chức thì Thủ tướng chỉ quản lý ở cấp quốc gia. Đã là việc của các bộ, ngành thì các vị trưởng ngành phải chịu trách nhiệm chứ không thể đẩy hết lên trên được. Đẩy việc lên cho Thủ tướng dẫn đến tình trạng ôm đồm. Từ đó, bộ phận tham mưu càng phình to thêm và có thể sẽ phát sinh vấn đề bởi các nhóm lợi ích.
Như vậy trong bộ máy đang có vấn đề về xác định trách nhiệm cá nhân cũng như kiểm soát quyền lực. Tới đây chúng ta cần đổi mới theo hướng như thế nào để mỗi việc đều có người chịu trách nhiệm và quyền lực được kiểm soát?
- Cơ cấu tổ chức như hiện nay cho thấy rất khó để kiểm soát quyền lực. Mọi quyết định đều mang tính tập thể.
Tuy nhiên, có thể kiểm soát quyền lực người đứng đầu thông qua cơ quan Quốc hội hoặc Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Và quan trọng nhất là sự kiểm soát của người dân. Người đứng đầu Chính phủ phải xác lập được uy tín chính trị trước dân.
Một số nước khác có cơ chế sử dụng các nhóm chuyên gia phản biện chính sách.
Nói chung, khi nhà nước vận hành theo một cơ chế thông suốt không chồng chéo thì sẽ hạn chế được việc lạm quyền. Còn nếu không, sẽ chỉ tạo ra các kẽ hở dẫn đến trì trệ và tham nhũng. Thiệt hại cuối cùng là nhân dân và đất nước.
Lê Nhung
Bài 4: Trao thực quyền cho bộ trưởng
Theo nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ Nguyễn Đức Chiến, vấn đề đáng chú ý trong tổ chức Chính phủ hiện nay là chưa thực hiện tốt việc phân định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, dẫn đến chồng chéo và khó quy được trách nhiệm.

Bài 1: Thủ tướng nào cũng muốn toàn bộ trưởng giỏi
Thủ tướng nào cũng muốn có một tập hợp các vị bộ trưởng giỏi, đủ năng lực, trình độ để tham mưu cho mình và để có một chính phủ mạnh...

Bùi Tín Blog Thứ Ba, 19 tháng 7 2011

Thời kỳ ‘Bắc thuộc mới’

Hình: VOA
Đầu năm 1979 tại khu vực biên giới Việt-Trung đã nổ ra một cuộc xung đột khốc liệt được nhà báo Mỹ Nayan Chanda gọi là «cuộc chiến tranh giữa những người anh em thù địch». Nhưng chỉ 11 năm sau đó, vào tháng 10-1990, một bước ngoặt lớn đã được mở ra, đưa quan hệ Hà Nội-Bắc Kinh chuyển hẳn sang thời kỳ liên minh thân thiết, tiêu biểu bởi «16 chữ vàng» và phương châm «4 tốt».

Cái mốc chuyển từ kẻ thù truyền thống (như được ghi trong Hiến pháp Việt Nam) thành bạn thân thiết là cuộc gặp gỡ bí mật cấp cao Trung - Việt ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vào 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, theo sáng kiến của đại mưu sĩ Đặng Tiểu Bình. Đại diện cho phía Việt Nam tại cuộc gặp là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng, còn phía Trung Quốc là Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Có rất ít thông tin chính xác về nội dung thật sự của cuộc gặp này được tiết lộ, nhưng ý đồ đen tối của những người lãnh đạo Bắc Kinh đến phó hội đối với tương lai của đất nước ta đã không che mắt được ai. Đến nỗi ngoại trưởng Việt Nam lúc bấy giờ, ông Nguyễn Cơ Thạch, người bị gạt ra ngoài rìa của cuộc họp lịch sử này, đã phải than thở: «Thế là một cuộc Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu!».(*)

Rất nhiều diễn biến và sự kiện đã chứng minh sự chính xác của nhận xét có tính tiên tri đó của người đứng đầu ngành ngoại giao Hà Nội. Tính đến nay, «cuộc Bắc thuộc mới» đã kéo dài được 22 năm, với biết bao thiệt thòi, tủi nhục cho đất nước và nhân dân ta trên tất cả các lĩnh vực - từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, từ lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo đến tài nguyên và an ninh, chủ quyền. Đây là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta, mà những thành tựu kinh tế, đổi mới, xây dựng, phát triển khá cao vẫn không sao khỏa lấp được.

Đến nay, khi nhóm lãnh đạo ở Bắc Kinh đã khống chế được gần như hoàn toàn những người cầm quyền ở Hà Nội, họ liền trở mặt, gây sự ở vùng Biển Đông của ta, với thái độ trịch thượng kẻ cả dùng sức mạnh áp đảo cùng với những thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng.

Hiện nay Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam đang bị kẹt cứng giữa 2 gọng kìm, một bên là sự chất vấn đầy phẫn nộ chính đáng và sự phản kháng của nhân dân, một bên là những hành động xâm lược cực kỳ ngang ngược của thế lực bành trướng hung hãn.

Nhóm lãnh đạo Bắc Kinh là những người chưa hề chùn tay trước một thủ đoạn thâm độc nào. Ai có thể độc ác hơn những kẻ dám đem đương kim Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ ra đấu tố hạ nhục trên đường phố? Ai có thể tàn bạo hơn những kẻ mang đương kim Nguyên soái Bành Đức Hoài ra hỏi tội, bắt đội mũ lừa, bắt liếm bát mỳ sợi trong chảo, hành hạ cho đến khi chết không có một người thân vuốt mắt? Ai có thể bất nhân, phản dân tộc hơn những kẻ vui mừng khi đặt 200 tên lửa, rồi nay là 600 tên lửa đạn đạo chĩa thẳng vào đồng bào ruột thịt của mình ở Đài Loan, dọa dẫm không chút hổ thẹn là sẵn sàng dìm trong biển máu cả 23 triệu dân mà họ từng leo lẻo là anh chị em chí thiết, còn là một nguồn đầu tư lớn cho lục địa.

Và mới đây ai ngang nhiên vu cáo ngược là «Việt Nam chiếm nhiều đảo nhất, tỏ ra hung hăng nhất, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu nhất trong vùng biển Trung Hoa thuộc chủ quyền không thể bàn cãi của Trung Quốc», «bọn Việt Nam giết ngư dân Trung Quốc», «cần dạy cho Việt Nam vô ân bạc nghĩa một bài học lớn hơn trước đây». Vậy mà báo chí chính thức trong nước vẫn im lặng, không cất lên được một tiếng nói dõng dạc nào để bác bỏ những luận điệu vu khống trắng trợn của thế lực bành trướng và bảo vệ thanh danh dân tộc.

Khi Tân Hoa xã đưa tin là «Hai bên đã thỏa thuận không để nước thứ ba ở bên ngoài can thiệp vào vùng biển Trung Hoa», ngụ ý gạt hẳn Hoa Kỳ ra ngoài, báo chí Việt Nam cũng không dám cải chính. Cho nên việc giới trí thức, giới truyền thông lề trái và công luận quốc tế hoài nghi dai dẳng là 2 bên đã đi đêm với nhau là hoàn toàn có cơ sở.

Mong rằng những người lãnh đạo Việt Nam sớm nhìn ra sự thật để chủ động thoát khỏi ách Bắc thuộc cực kỳ nguy hiểm đã kéo dài 22 năm, trước khi quá muộn. Mong rằng họ sớm tỉnh táo nhận ra sai lầm của lập luận cho rằng do vị trí địa lý và cũng vì cùng chung chế độ XHCN, Việt Nam buộc phải gắn bó keo sơn với nước láng giềng Trung Quốc (xem các Nghị quyết Đại Hội đảng từ khóa VII đến khoá XI).

Họ hãy tỏ ra tự tin hơn để thấy rằng nương tựa hoàn toàn vào Bắc Kinh không phải là một kế tồn tại lâu dài, bền vững, an toàn và đáng tin cậy cho chính bản thân họ, và lại càng không phải cho tiền đồ của tổ quốc và dân tộc ta. Họ chớ nên quên rằng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, Trung Quốc hung hăng nhưng không mạnh, kỹ thuật quân sự lạc hậu đến 20 năm so với Hoa Kỳ, chính trị cực yếu do chà đạp nhân quyền, kinh tế tài chính tuy có dự trữ ngoại tệ lớn nhưng rất bấp bênh, có nguy cơ đổ vỡ, dựa vào họ như dựa vào cột mục.

Gắn bó với thế giới dân chủ rộng lớn, hùng mạnh, văn minh, với các nước châu Á khác ở quanh ta như Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, với các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, và giữ quan hệ bình đẳng với Trung Quốc là đường lối đối ngoại sáng suốt duy nhất hiện nay.

Điều quan trọng nhất là những người lãnh đạo Việt Nam có đủ sáng suốt để nhìn ra bản chất độc ác của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán hay không.

(*) Ông Thạch lập tức bị gạt ra khỏi cương vị phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng, và mất luôn chiếc ghế ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Chu kỳ căng thẳng mới trên Biển Đông

>> Kỳ 1: Thực thi tuyên bố DOC: Trung Quốc trở lại chủ nghĩa song phương
>> Kỳ 2: Những diễn biến mới trên Biển Đông

"Lợi ích quốc gia cốt lõi" của Trung Quốc
Diễn biến lớn nhất trên biển Đông là tháng 3/2010, các quan chức cấp cao Trung Quốc nói với các khách mời cấp cao Mỹ rằng Trung Quốc đã xếp biển Đông vào loại "lợi ích quốc gia cốt lõi" tức là các yêu sách lãnh thổ không thể đàm phán - ngang với Đài Loan và Tây Tạng. Điều này có thể được hiểu là chính quyền Trung Quốc phải bảo vệ các lợi ích quốc gia mới này trên biển Đông bằng mọi giá, kể cả sử dụng vũ lực.
Một bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu mang tên "Cái bóng của Mỹ trên biển Đông", viết rằng "Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình bằng các biện pháp quân sự". Nếu quan điểm này được Bắc Kinh chính thức thông qua, nó rõ ràng đi ngược lại với tinh thần và nội dung của DOC. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức phủ nhận quan điểm coi biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của mình.
Một số nhân tố giúp giải thích tại sao Trung Quốc trở lại cách tiếp cận xác quyết trên biển Đông trong những năm gần đây. Đầu tiên, trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã gia tăng sức mạnh của mình, cả về kinh tế và quân sự, tới mức khiến họ có thể tự tin và xác quyết trong các hành xử với bên ngoài, đặc biệt trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Thứ hai, ổn định quan hệ Đại lục - Đài Loan đã làm chệch hướng các ưu tiên, khả năng và nguồn lực của Trung Quốc cho các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề biển Đông.
Thứ ba, chủ nghĩa dân tộc lớn dần và vai trò cũng như hoạt động ngày càng gia tăng của PLA và cuộc cạnh tranh của các nhóm lợi ích (các cơ quan hành pháp, các tập đoàn năng lượng) đã làm phức tạp thêm tiến trình hoạch định và thực thi chính sách của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Thứ tư, các hành động của các bên đòi chủ quyền khác buộc Trung Quốc phải phản ứng dữ dội. Thứ năm, thiếu cơ chế hiệu quả trong xử lý tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là trong việc điều chỉnh cách ứng xử của các bên, trong đó có Trung Quốc.
ASEAN lo ngại, Mỹ can thiệp, Trung Quốc hạ giọng
Sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển Đông trong những năm qua khiến các nước ASEAN lo ngại và tạo cơ hội cho Mỹ "trở lại" châu Á. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 43 ở Hà Nội tháng 7/2010, các bộ trưởng "đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông", "khẳng định tầm quan trọng của DOC", "nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nỗ lực nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả Tuyên bố này", và "hướng tới hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC)".
Các bộ trưởng ASEAN cũng giao nhiệm vụ cho Các quan chức cấp cao ASEAN phối hợp chặt chẽ với các đối tác Trung Quốc nhằm triệu tập lại hội nghị SOM ASEAN - Trung Quốc về thực thi DOC trong thời gian sớm nhất. Đáp lại, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nhất trí thực thi DOC, nhưng tuyên bố rằng hội nghị SOM Trung Quốc - ASEAN về DOC sẽ được tổ chức vào "một thời điểm thích hợp".
Tại Diễn đàn Khu vực châu Á (ARF) lần thứ 17 ngày 23/7/2010, 13 ngoại trưởng (trong đó có 5 người đến từ các quốc gia ASEAN) đã nêu ra vấn đề biển Đông và ủng hộ DOC giữa ASEAN - Trung Quốc. Lần đầu tiên ở cấp này trong một cuộc họp chính thức, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đã đọc một tuyên bố dài về quan điểm của Mỹ đối với các vấn đề biển Đông. Bà nói rằng Mỹ có một lợi ích quốc gia về tự do hàng hải, tự do tiếp cận các vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở biển Đông. Bà Clinton cho biết Mỹ ủng hộ một tiến trình ngoại giao phối hợp, ủng hộ DOC ASEAN - Trung Quốc 2002, khuyến khích các bên đạt thỏa thuận về một COC, và "sẵn sàng tạo điều kiện" cho các sáng kiến và biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp với DOC.
Đáp lại, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nhấn mạnh khả năng DOC tăng cường niềm tin lẫn nhau và tạo các điều kiện thuận lợi và môi trường tốt để đạt giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp. Nhưng ông cũng nhấn mạnh không nên quốc tế hóa các vấn đề biển Đông, không nên coi DOC như giữa một bên là Trung Quốc với bên kia là toàn thể ASEAN, và các tranh chấp nên được giải quyết trên cơ sở song phương, không phải đa phương. Ông cũng chỉ ra rằng đã có các cuộc tham vấn JWG về DOC, và "khi điều kiện cho phép" một SOM có thể được tổ chức. Một tài liệu được công bố ngay sau hội nghị ARF-17 trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng các nhận xét của bà Clinton trên thực tế "là một sự công kích Trung Quốc".
Ảnh minh họa: THX
Tương tự như tình huống trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán COC/DOC nói trên, sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông và tăng cường hợp tác với các nước ASEAN có thể làm ảnh hưởng tới các tính toán của Trung Quốc. Chiến lược của Trung Quốc tập trung tránh để vấn đề biển Đông bị đa phương hóa và quốc tế hóa, đặc biệt tránh sự can thiệp của Mỹ. Tháng 7/2010, đáp lại nhận xét của bà Clinton tại ARF-17 ở Hà Nội, Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo rằng đa phương hóa hay quốc tế hóa vấn đề biển Đông sẽ "chỉ làm vấn đề tệ hơn và khó tiến tới giải pháp". Tháng 9/2010, Trung Quốc cũng đã cố tránh để Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ thảo luận về các vấn đề biển Đông khi tuyên bố phản đối các đề xuất của Mỹ về biển Đông.
Tuyên bố của bà Clinton và sự đáp trả của một số nước khác đã làm dấy lên một cuộc tranh luận bên trong Trung Quốc về việc liệu có khôn ngoan hay không khi đòi coi biển Đông là "lợi ích cốt lõi". Trong một bài báo trên tờ Nhân dân nhật báo số ra ngày 27/8/2010, một số chiến lược gia và học giả Trung Quốc cho rằng việc đưa biển Đông vào hàng các lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc "không phải là một hành động khôn khéo", ít nhất vào thời điểm hiện nay. Họ cho rằng yêu sách này sẽ "khiến Mỹ lo lắng và tức giận" và có thể "gây ra sự tức giận ở các nước láng giềng với Trung Quốc". Đòi hỏi này có thể "tạo điều kiện cho Mỹ đưa tàu sân bay tới gần Trung Quốc và coi vấn đề khu vực (biển Đông) là một vấn đề quốc tế để củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ và sự hiện diện về kinh tế và quân sự của họ tại Đông Á". Một số người thậm chí còn thừa nhận rằng "yêu sách này không phù hợp với thông lệ quốc tế".
Ngày 27/7/2010, Thời báo Hoàn cầu viết: "việc công khai tuyên bố ý định của Trung Quốc (trên biển Đông) và làm các nước khác lo ngại là một thách thức đối với Trung Quốc trong tương lai. Là quốc gia lớn nhất trong khu vực, Trung Quốc có trách nhiệm giảm bất đồng và xây dựng một sự đồng thuận". Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 3/10/2010 cũng cho rằng "Trung Quốc cần cân nhắc lùi lại một chút" trong vấn đề lãnh thổ (ở biển Hoa Đông và biển Đông) nếu muốn duy trì sự phát triển mạnh ở Đông Á mà không cho phép Mỹ can thiệp vào công việc của khu vực. "Điều Trung Quốc cần làm không đơn giản là cứng rắn hơn, mà nên nỗ lực tìm một giải pháp thực tế để chấm dứt các tranh chấp". Nếu điều này khó hoàn thành, Trung Quốc ít nhất nên cố gắng tránh tạo ra một tình huống nuôi dưỡng các lợi ích của Mỹ hơn các lợi ích của châu Á." Bài báo viết Trung Quốc phải ý thức được thực tế là các đảo tranh chấp "không thể lấy lại được trong một thời gian ngắn".
Nói đến các nỗ lực ngày càng tăng nhằm duy trì hòa bình trong khu vực, trong một cuộc họp báo tại Manila cuối tháng 9/2010, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu cho biết Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã khởi động các cuộc thảo luận cấp chuyên viên nhằm "soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử". "Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với các bên khác liên quan đến tài liệu này" và hiện "hoan nghênh mọi mô hình và sáng kiến khác nhau nhằm duy trì hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong khu vực".
Tại diễn đàn Bộ trưởng Quốc phòng châu Á (ADMM+) ở Hà Nội tháng 10/2010, dù vấn đề biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, nhưng các đại diện của 7 quốc gia đã nêu vấn đề làm thế nào đảm bảo an ninh hàng hải cho tất cả các nước xung quanh biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M. Gates đã nhắc lại các bình luận của bà Clinton tại ARF hồi tháng Bảy, rằng các yêu sách ngược nhau trên biển Đông nên được "giải quyết hòa bình, không dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua các tiến trình ngoại giao phối hợp, và phù hợp với luật pháp quốc tế". Ông nói: "Mỹ có một lợi ích quốc gia về tự do hàng hải; tự do phát triển kinh tế và thương mại; và tôn trọng luật pháp quốc tế".
Khác với phản ứng của ông Dương Khiết Trì tại ARF-17, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã kêu gọi "tin tưởng lẫn nhau" trong toàn khu vực. Ông nói các nước láng giềng không nên lo ngại về quân đội Trung Quốc. "Trung Quốc theo đuổi một chính sách quốc phòng mang bản chất phòng thủ. Sự phát triển quốc phòng của Trung Quốc không nhằm thách thức hay đe dọa ai, mà để dảm bảo an ninh và thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế". Ông cũng đã không nhắc tới biển Đông như một khu vực thuộc "lợi ích cốt lõi".
Theo Kế hoạch hành động để thực thi Tuyên bố chung về đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN vì Hòa bình và Thịnh vượng (2011-2015), công bố sau hội nghị cấp cao Trung Quốc - ASEAN tháng 11/2010 tại Hà Nội, Trung Quốc đã cam kết phối hợp với ASEAN "thúc đẩy thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC tại biển Đông" và "hướng tới ký kết... một bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông".
Ngày 4/11/2010, trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Hồ Chánh Dược nói Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một khái niệm an ninh mới, theo đó Trung Quốc vẫn cam kết đóng "một vai trò xây dựng" trong xử lý các vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế, bao gồm giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và quyền trên biển thông qua các cuộc đàm phán thân thiện với các nước láng giềng.
Việc Trung Quốc hạ giọng trên mặt trận ngoại giao dường như phù hợp một phần với các hoạt động của họ trên biển thời gian gần đây. Ngay trước ADMM+ tại Hà Nội tháng 10, sau một loạt các phản đối ngoại giao của phía Việt Nam, Trung Quốc đã thông báo với Việt Nam rằng sẽ thả vô điều kiện thuyền trưởng và 9 thuyền viên bị bắt giữ gần quần đảo Hoàng Sa hơn một tháng trước đó. Ngày 17/8, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội rằng Lầu Năm Góc không thấy có bất cứ sự hăm dọa nào "gần đây" của các công ty dầu khí Trung Quốc hoạt động tại biển Đông.
Chu kỳ căng thẳng mới?
Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là liệu Trung Quốc hạ giọng trong những tháng gần đây sau ARF-17 có phản ánh sự thay đổi chính sách hay chỉ là các chiến lược đối phó với vấn đề biển Đông. Diễn biến gần đây nhất đã xảy ra ngày 2/11/2010, khi Hải quân Trung Quốc tập trận trong khu vực đang tranh chấp biển Đông với sự tham gia của 1.800 binh lính và hơn 100 tàu nổi, tàu ngầm và máy bay có sử dụng đạn thật. Li Jie, một chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh, phủ nhận rằng đây không phải là dấu hiệu đặc biệt. Ông nói: "Một số quốc gia khác đã vào biển Đông những năm gần đây để tiến hành các cuộc tập trận chung với các nước láng giềng của chúng tôi, vì vậy đây là lúc chúng tôi phản đối sự can thiệp này".
Chính sách chưa từng thấy trên của Trung Quốc đối với biển Đông cũng một phần phản ánh trên bàn thương lượng về thực thi DOC. Tại các cuộc họp lần thứ 5 của JWG ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh (Trung Quốc) tháng 12/2010, Trung Quốc chỉ rút lui quan điểm song phương với việc đề nghị bỏ điều 2 trong bản Hướng dẫn và coi bản Hướng dẫn này là chỉ dẫn các nguyên tắc thực thi chỉ đối với "các hoạt động hợp tác chung đã nhất trí có nêu trong DOC", chứ không thực thi với toàn bộ Tuyên bố. Trung Quốc từ chối tổ chức SOM Trung Quốc - ASEAN về thực thi DOC, lập luận rằng SOM này không thể diễn ra trước khi JWG đạt đồng thuận về bản Hướng dẫn.
Các sự cố gần đây nhất cho thấy cách tiếp cận liên tục xác quyết của Trung Quốc trong các tranh chấp ở biển Đông. Ngày 2/3/2011, hai tàu tuần tra Trung Quốc đã quấy rối tàu thăm dò địa chất của công ty Energy Forum đang thực hiện hợp đồng với Chính phủ Philippines khai thác mỏ dầu nằm bên trong Bãi Cỏ rong, cách Palawan 80 hải lý về phía Tây. Chính quyền của ông Aquino đã phản đối ít nhất 6 sự cố, trong đó có sự cố Bãi Cỏ rong, cáo buộc Trung Quốc xâm phạm các vùng biển nằm trong EEZ rộng 200 hải lý của Philippines.
Các sự cố nghiêm trọng khác liên quan đến báo cáo của quân đội Philippines tháng 6/2011, rằng một tàu hải giám của Trung Quốc và nhiều tàu hải quân đã thả vật liệu xây dựng và cột trụ ở gần Iroquois Reef và Amy Douglas Bank - một quả đồi dưới mực nước biển không có người sống mà Philppines đòi chủ quyền, nằm cách tỉnh Palawan 230 km về phía Tây Nam. Nếu báo cáo này là đúng, rõ ràng Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng DOC: điều 5 của văn bản này quy định "Các bên kiềm chế các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình hay làm leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, trong đó có việc không đưa người đến sinh sống tại các đảo, bãi đá, bãi cát ngầm, đảo thấp nhỏ và các hình thái địa chất khác vốn không có người sinh sống, và giải quyết các bất đồng một cách mang tính xây dựng".
Ngày 26/5/2011, một sự cố khác, lần này là giữa Trung Quốc với Việt Nam, diễn ra trong một khu vực chỉ cách bờ biển miền Trung của Việt Nam 80 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ba tàu tuần tra Trung Quốc đã gây rối tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 của Việt Nam trên biển Đông, phá hoại thiết bị, và cảnh báo tàu này vi phạm lãnh hải Trung Quốc.
Sự cố tương tự xảy ra ngày 9/6/2011, khi một tàu cá Trung Quốc, với sự hỗ trợ của các tàu tuần tra đánh cá Trung Quốc, đã cắt cáp thăm dò của tàu Viking II của Việt Nam khi đang tiến hành thăm dò địa chất tại khu 136-03, nằm trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc tới hơn 622 hải lý. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: "Các hành động này cho thấy Trung Quốc muốn biến các khu vực không có tranh chấp thành các khu vực tranh chấp". Sự cố tàu Viking II diễn ra chỉ 4 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đảm bảo với các nước láng giềng tại Đối thoại Sangri-la rằng Trung Quốc không đe dọa các nước khác.
Kết luận
Là nước mạnh nhất, Trung Quốc tạo không khí cho tranh chấp trên biển Đông. Chính vì Bắc Kinh đã có một quan điểm bớt cứng rắn hơn trong các tranh chấp trên biển Đông, nên DOC giữa Trung Quốc và ASEAN đã được ký kết năm 2002. Một chính sách tương đối "mềm hơn" của Trung Quốc về biển Đông có thể xuất phát từ một số yếu tố như: i) sự đồng thuận và đoàn kết của ASEAN; ii) gia tăng cam kết của các lực lượng nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, trong vấn đề biển Đông; và iii) Trung Quốc cần tạo một hình ảnh tốt và thúc đẩy quan hệ với các nước khác trong khu vực.
Từ năm 2007, vì Bắc Kinh thay đổi chính sách về vấn đề biển Đông theo hướng xác quyết hơn, nên tình hình đã căng thẳng trở lại, tạo cơ hội cho Mỹ can thiệp vào các vấn đề này và củng cố vai trò của họ trong khu vực. Những tháng cuối năm 2010, Bắc Kinh đã giảm tông trong các vấn đề này nhằm trấn an các nước láng giềng và lấy lại một phần hình ảnh của mình trong khu vực. Tuy nhiên, việc Trung Quốc hạ giọng trong thời gian qua chỉ phản ánh các chiến thuật trong xử lý vấn đề biển Đông. Trong tương lai gần, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo đuổi quan điểm xác quyết trong ứng xử với các nước nhỏ hơn cũng đòi chủ quyền trong tranh chấp trên biển Đông.
Để thúc đẩy an ninh và hợp tác trong khu vực, Trung Quốc và ASEAN nên thực thi đầy đủ DOC và Bắc Kinh nên chấp nhận một COC khu vực mang tính ràng buộc pháp lý, đảm bảo các nước nhỏ hơn không bị đe dọa và để họ tin tưởng hơn trong việc thúc đẩy hợp tác trên biển Đông./.
  • Châu Giang dịch từ CSIS