Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Tại sao cần học Lịch sử?

history world war 2 d day june 6 1944
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đề nghị “tích hợp” môn Lịch sử với môn Cuộc sống quanh ta (từ lớp 1 đến lớp 3), môn Tìm hiểu xã hội (lớp 4 và lớp 5), môn Khoa học xã hội (Trung học cơ sở) và môn Công dân với Tổ quốc (Trung học phổ thông).

image
Trước những làn sóng phản đối dữ dội của dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo phân trần là họ không có ý định “khai tử” môn Lịch sử mà chỉ sáp nhập nó vào những môn học khác thiết thực hơn. Dù vậy, khi sáp nhập hay, nói theo chữ họ thường dùng, “tích hợp” như thế, thứ nhất, cái tên môn Lịch sử sẽ không còn nữa, và khi cái tên không còn, ý nghĩa của nó sẽ giảm hẳn xuống; thứ hai, tất cả các kiến thức liên quan đến lịch sử sẽ được dạy, nếu còn dạy, một cách phân tán và rời rạc, không có tính hệ thống như vốn nó cần có với tư cách một môn học chính thức. Nói cách khác, cho dù bộ Giáo dục và Đào tạo không có ý định xoá trắng môn Lịch sử, qua việc “tích hợp” ấy, họ đã hạ thấp một trong những môn học được xem là quan trọng nhất trong mọi hệ thống giáo dục.

Tại sao họ lại cố tình hạ thấp một môn học như thế?

Những người hay phê phán cộng sản có thể cho qua việc làm ấy, nhà cầm quyền Việt Nam muốn đào tạo nên những thế hệ không còn biết gì đến lịch sử, xa lạ với truyền thống, không có lòng tự hào dân tộc, nhằm phục vụ cho một âm mưu sâu xa và thâm hiểm hơn: để Việt Nam dễ lệ thuộc vào Trung Cộng.

image
Trước khi có bằng chứng, tôi không muốn đẩy sự phê phán đến mức xa như thế. Tôi chỉ dừng lại ở hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, đó có thể là một phản ứng vụng về trước sự thất bại của môn Lịch sử lâu nay: 

Thầy thì không muốn dạy còn trò thì không muốn học. Tuy nhiên, sự thất bại như thế không nằm trong bản thân môn học. Ở Úc và các quốc gia Tây phương, theo chỗ tôi biết, Lịch sử là một trong những môn học lôi kéo nhiều học sinh và sinh viên nhất. Vấn đề là ở nội dung và cách dạy. Về nội dung, ở Việt Nam, Lịch sử bị chính trị hoá nặng nề: Người ta dùng lịch sử chủ yếu để tuyên truyền cho sự thống trị của đảng Cộng sản thay vì để tìm kiếm những sự thật trong quá khứ.

Về cách thức giảng dạy, người ta chủ yếu chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng các sự kiện và các con số vô hồn và vô vị trong sách giáo khoa thay vì rèn luyện và phát huy khả năng phân tích và phán đoán của học sinh.

image
Thứ hai, quan trọng hơn, tôi cho là bộ Giáo dục và Đào tạo không hiểu hết ý nghĩa của môn lịch sử. Người ta chỉ xem lịch sử là những chuyện gì đã thuộc về quá khứ, học sinh biết được càng tốt, còn không biết thì cũng chả sao cả. Nhưng người ta lại quên mất một điều thiết yếu: Trong khi những môn học khác chỉ giới hạn trong việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh, môn Lịch sử, bên cạnh các kiến thức và kỹ năng, còn có tác dụng góp phần hình thành tư cách cá nhân cũng như tư cách công dân của con người.

Có thể tóm gọn ý nghĩa của lịch sử vào ba điểm chính:

Một, đồng ý lịch sử là chuyện quá khứ. Tuy nhiên, biết những chuyện trong quá khứ như thế, người ta mới có thể hiểu rõ và sâu hơn về đất nước và xã hội chung quanh, và mới có thể giải thích được các biến động chính trị và xã hội trong hiện tại. Không biết lịch sử, người ta sẽ không hiểu tại sao Việt Nam vẫn có thể trường tồn bên cạnh một nước lớn, đông dân và có đầu óc bá quyền như Trung Cộng. Không biết lịch sử, người ta cũng không hiểu được nhiều lãnh vực khác trong đời sống, chẳng hạn, về văn học nghệ thuật: Tại sao trước đây người Việt dùng chữ Hán, sau, lại đổi sang chữ quốc ngữ; tại sao quá trình hiện đại hoá xã hội Việt Nam lại có lắm gập ghềnh và khúc khuỷu như vậy. Vân vân.

image
Hai, lịch sử có khả năng hun đúc đạo đức của con người. Qua việc nghiên cứu lịch sử, người ta phân biệt được cái đúng và cái sai, cái hay và cái dở, sự cao thượng và sự thấp hèn, anh hùng và tiểu nhân, bán nước và yêu nước; người ta cũng biết yêu quý và tự hào về đất nước, để, khi cần, sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Nói cách khác, lịch sử có khả năng tạo nên những công dân tốt.

Ba, quan trọng nhất, lịch sử góp phần định hình bản sắc của cả đất nước. Xin lưu ý: lịch sử là một dạng ký ức. Mà ký ức nào cũng có hai kích thước chính: một phần, thuộc về quá khứ; phần khác, thuộc về hiện tại. Chính ký ức, với hai kích thước ấy, tạo nên bản sắc cá nhân: Mất trí nhớ bao giờ cũng đồng nghĩa với việc mất ý niệm về bản sắc: Người ta không còn biết mình là ai nữa. Ký ức tập thể của cả cộng đồng cũng có vai trò tương tự: Nó góp phần định hình nên bản sắc của dân tộc, thậm chí, có thể nói, nó chính là yếu tố thiết yếu để tạo nên cái gọi là dân tộc hay đất nước.

image
Trước, người ta cho đất nước là một tập thể sống trên cùng một lãnh thổ, chia sẻ cùng một nền kinh tế, một nền văn hoá và một lịch sử. Ngay từ đầu thế kỷ 15, Nguyễn Trãi đã nhận ra đầy đủ các yếu tố ấy trong phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng văn hiến đã lâu / Núi sông bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Gần đây, giới nghiên cứu phát hiện thêm một kích thước khác của đất nước: đó là một “cộng đồng tưởng tượng” (imagined community) bao gồm những người chia sẻ với nhau một ký ức chung và một tưởng tượng chung, để bất chấp những khác biệt về phương diện xã hội, nghề nghiệp, địa lý hay tôn giáo, mọi người vẫn tự thấy mình tương tự với những người khác trong cả nước; mỗi người tự thấy mình là một thành viên trong cả cộng đồng rộng lớn chung quanh.

image
Ở Việt Nam, truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ với sự sự tích trăm trứng trăm con cũng như bao nhiêu câu chuyện khác trong lịch sử là những ký ức tập thể như thế.

Có thể nói thiếu một ký ức tập thể (hay lịch sử nói chung) để dựa theo đó, người ta có thể tự hào về dân tộc, sẽ không có đất nước, hơn nữa, cũng sẽ không có cả những công dân biết yêu nước và sẵn sàng tranh đấu cho độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

Tình hình không còn như trước nữa

image
Biểu tình chống Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 5/11/2015
Thế là mọi sự đã rõ ràng. Không còn nghi ngờ gì nữa. Điều mà một số cán bộ suy nghĩ và mong muốn đã không xảy ra. Mong muốn của họ là Bộ Chính trị phải tính đến chuyện xa rời dần bọn bành trướng và xích lại ngày càng gần các nước dân chủ như Hoa Kỳ, các nước Liên Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Indonesia, theo đúng nguyện vọng rộng rãi của nhân dân Việt Nam, vì theo cơ quan điều tra quốc tế Pew, 80 % người dân Việt Nam muốn kết bạn với phương Tây, chỉ có 17 % muốn gắn bó với Trung Cộng.

image

Trước đó cũng đã có những phán đoán lạc quan rằng người có thể lên nắm cương vị lãnh đạo mới trong năm 2016 muốn xích lại gần phương Tây sẽ ở thế thượng phong trong Bộ Chính trị và trong Ban Chấp hành Trung ương, sẽ có quyết sách mới, mạnh dạn xoay trục theo hướng Thoát Trung, và Đại Hội XII của đảng CS Việt Nam sẽ thay đổi hẳn mô hình chính trị-kinh tế một cách có hệ thống, thực hiện dân chủ đa nguyên một cách chủ động trong ổn định, không bạo lực, được toàn đảng và toàn dân hưởng ứng mạnh mẽ, được cả thế giới dân chủ hoan ngênh nhiệt liệt. Đảng CS sẽ được ghi công là nghe theo nguyện vọng của toàn dân, cùng nhân dân mở ra Kỷ nguyên Dân chủ, Tự do thật sự cho đất nước, mở đường cho hòa hợp dân tộc, phát triển bền vững cho toàn dân chung hưởng, ly khai với chính sách tệ hại phụ thuộc Trung Cộng kéo dài ¼ thế kỷ, từ cuộc mật đàm Thành Đô năm 1990.

image
Thế nhưng mọi sự đã không tốt đẹp như thế. Cuộc đón tiếp Tập Cận Bình và đoàn Trung Cộng một cách long trọng, quá mức cần thiết đã phơi bày rõ ràng sự thật là toàn bộ « tứ trụ », tất cả 16 người trong Bộ Chính trị, 200 ủy viên Trung ương đảng, 500 đại biểu Quốc hội đều chung một quyết sách và thái độ thần phục bành trướng.

Trước khi Tập Cận Bình đến Việt Nam, đã có Tuyên bố của hơn 1.000 trí thức và đảng viên yêu cầu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam phải có lập trường yêu nước vững vàng, đáp trả những lời lẽ trịch thượng của họ Tập, ít nhất cũng phải nói một lần là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam với chứng cứ lịch sử rõ ràng, ít nhất cũng phải một lần lên án những cuộc tàn sát ngư dân ta. Nhưng đã không một người lãnh đạo nào dám lên tiếng đến nửa lời, không một ai dám chất vấn một câu, không môt ai dám bỏ phòng họp của Quốc hội ra ngoài để tỏ sự ý phản đối. Tất cả còn đứng dậy vỗ tay hoan nghênh.

image
Chính Tập Cận Bình tỏ ý muốn nói chuyện tại Quốc hội Việt Nam vì ông ta biết rằng hơn 90% đại biểu Quốc hội là cán bộ CS cấp cao; như thế coi như ông Tập đã trực tiếp ban huấn thị cho toàn đảng CS đàn em chấp hành.

Rõ ràng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tự mình tách khỏi toàn dân, đối lập với người dân lúc đó đang biểu tình tuần hành ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang…và bị công an cùng côn đồ đánh đập đến đổ máu.

image
Khi bọn khách của kẻ bầy tôi về rồi, lãnh đạo không còn trốn đâu cho thoát búa rìu của dư luận. Chưa bao giờ kẻ quy phục ngoại bang bị xã hội lên án dữ dội, nghiêm khắc như thế. 

Các mạng tự do khẳng định lãnh đạo CS Việt Nam là lũ bán nước, là kẻ phản quốc, «liếm gót dày bành trướng». Những kẻ vì tham quyền, tham lợi của phe đảng bán mình cho quỷ dữ, không còn có tư thế cầm quyền, cai trị đất nước, không còn mảy may tính chính đáng để đại diện cho nhân dân.

Chưa bao giờ khí thế của người dân yêu nước chống kẻ bạc nhược cầm quyền lại bùng nổ dữ dội như trong mấy ngày qua. Một loạt bài bình luật sắc bén, văn châm biếm, thơ đả kích, hình vẽ trào lộng lên án thói trịch thượng, kiêu ngạo, thâm hiểm của đoàn Trung Cộng và thái độ cúi đầu, quy thuận, của kẻ tay sai lộ nguyên hình.

image
Một chi tiết tưởng là nhỏ mà rất tiêu biểu là xe Tập Cận Bình ngồi, treo cờ Tàu, lại mang bảng số có con số 79 rành rành, mà không một ai ở ban lễ tân Bộ Ngoại giao và tình báo bộ Công an nhận ra, để buộc phải thay hay cất đi, vì bọn Tàu cố tình dùng con số 79 để làm nhục dân Việt, khi ai nấy đều biết năm 1979 là năm chúng đưa quân tràn qua biên giới tàn sát nhân dân ta. Chúng nó thâm độc, đểu cáng. Lễ tân bộ Ngoại giao chỉ lo việc trải thảm đỏ, yến tiệc, hầu hạ tận tình «khách quý» của họ. Cả bộ Công an có tai mắt khắp nơi mà không nhìn ra con số 79 in to, đậm trước và sau chiếc xe lớn nhất, còn cho mô tô và quân lính mặc lễ phục hộ tống bè lũ kẻ cướp. Khi họ nhắm mắt tận tâm hầu hạ những tên xâm lược giết hại dân ta như thế thì đồng đội của họ lại đang ngăn chặn, bắt bớ, đánh đập đến đổ máu anh chị em ruột thịt dám lên tiếng chống bành trướng trên đường phố.

image
Toàn dân ta phải làm gì bây giờ? Tổ quốc đang lâm nguy, trong tình trạng cực kỳ khẩn cấp.

Chúng ta phải nghĩ đến những biện pháp, phương hướng, chủ trương đấu tranh quyết liệt tương xứng với nguy cơ cực lớn trước mắt. Trong bài trước tôi đã đề nghị các nhân vật yêu nước tiêu biểu, các luật sư, giáo sư, nhà sử học, nhà ngoại giao, nhà báo, cùng người lãnh đạo các tổ chức dân sự, các blogger tự do, nhà kinh doanh hãy bàn bạc trên tinh thần hợp tác anh em, nhân nhượng và tương kính để lập nên một Tòa án Lương tâm Đặc biệt nhằm tìm ra giải pháp cho tình hình thậm cấp chí nguy này.

Trong tình hình mới, các hội nghị Trung ương đảng CS Việt Nam lần thứ 13 và 14 sắp tới sẽ không giải quyết được gì, mà chỉ là chui sâu thêm vào cái bẫy bành trướng, để kiên định chủ nghĩa xã hội mơ hồ, kiên định chế độ độc đảng tệ hại, kiên định nền kinh tế chỉ huy nguy hiểm. Nếu không có một sức ép mạnh mẽ của toàn xã hội thì ngay cả Đại hội đảng XII cũng sẽ vô tích sự, kế hoạch 5 năm cũng chỉ đi sâu vào bế tắc lẩn quẩn, không những không thoát khỏi khủng hoảng trì trệ, mà còn lún sâu thêm vào bế tắc triệt để về mọi mặt, và rồi toàn xã hội, toàn dân phải gánh chịu mọi hậu quả bi đát nhất.

image
Do vậy mọi tinh lực dân tộc phải hướng vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng giành độc lập, tự do thật sự, Tự do thật sự. Vấn đề then chốt hiện nay là các lực lượng yêu nước thức tỉnh và huy động toàn dân xuống đường biểu thị ý chí, nguyện vọng của mình trong tình hình mới hiện nay. Sự kiện tuyên bố phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam chỉ 3 ngày đã có hơn 1.000 chữ ký và hơn 200 luật sư cùng nhau xuống đường đòi công lý là những dấu hiệu tốt đẹp. Nay là lúc nên đem ra vận dụng rộng rãi những kinh nghiệm thực tiễn quý báu của các cuộc xuống đường trong những năm 2012, 2013 và 2014.

Từ Myanmar đang vang lên lời nhắn nhủ tâm huyết của nữ anh hùng Aung San Suu Kyi: “Không phải cường quyền làm cho tình hình khẩn cấp, mà chính là nỗi sợ. Nỗi sợ mất quyền của kẻ cầm quyền và nỗi sợ cái dùi cui của người dân bị đè nén».

image
Khi đông đảo nhân dân không còn sợ dùi cui, cường quyền, đồng lòng đứng lên làm chủ vận mệnh của mình thì mọi sự đều có thể. Tương lai và hạnh phúc của dân tộc sẽ thành hiện thực, và nhân dân Việt Nam tay không với ý chí và tâm huyết của mình sẽ làm nên lịch sử, khai sáng ra kỷ nguyên Tự do cho Tổ quốc thân yêu.

Bùi Tín

asian animated GIF

Nhìn Myanmar, nghĩ về Việt Nam

image
Đây là cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại Myanmar kể từ năm 1990, là năm bà Aung San Suu Kyi cũng thắng cử lớn nhưng giới quân nhân không công nhận kết quả bầu cử.

Cuộc bầu cử tại Myanmar đã kết thúc. Tuy chưa có kết quả chính thức nhưng qua số phiếu đã đếm, người ta được biết đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo chắc chắn sẽ chiến thắng vang dội với khoảng 80% phiếu bầu. Đây là cuộc bầu cử tự do đầu tiên tại nước này kể từ năm 1990, năm bà Aung San Suu Kyi cũng thắng cử lớn nhưng giới quân nhân lại không công nhận, hơn nữa, còn quản thúc bà, có lúc còn bắt bà bỏ tù để tiếp tục nắm giữ quyền hành một cách độc đoán trong suốt gần 25 năm vừa qua.

image
Trong lần bầu cử này, tình hình có vẻ khả quan hơn. Với sự hiện diện đông đảo của các nhà quan sát quốc tế, cuộc bầu cử diễn ra một cách tự do và minh bạch, không hề có bất cứ dấu hiệu đàn áp hay gian lận lớn nào. Khi kết quả bầu cử đã khá rõ, đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển hiện đang cầm quyền tuyên bố thua cuộc và chấp nhận phán quyết của các cử tri. Tổng thống Thein Sein, sau khi chúc mừng bà Suu Kyi, đã tuyên bố tôn trọng kết quả bầu cử và hứa hẹn sẽ sớm tiến hành các cuộc thương thảo với bà Suu Kyi để thành lập chính phủ mới.

image
Khả quan, nhưng con đường phía trước còn khá nhiều gập ghềnh. Thứ nhất, theo hiến pháp do các nhà quân phiệt trước đây soạn thảo, để lên làm tổng thống, toàn bộ gia đình người ấy phải có quốc tịch Myanmar, và như vậy, bà Suu Kyi sẽ không thể trở thành tổng thống Myanmar được vì chồng bà (đã quá cố) và hai đứa con bà đều mang quốc tịch Anh. 

Bà Suu Kyi cho biết, với tư cách lãnh tụ đảng cầm quyền, bà sẽ lãnh đạo từ đằng sau hay phía trên tổng thống mới. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi một cấu trúc quyền lực mới, chưa từng có tại Myanmar. Không ai biết được kiểu cấu trúc mới ấy có thực sự có hiệu quả hay không.

Thứ hai, quyền lực của giới quân đội vẫn còn khá lớn: Một là, họ được phân bố 25% số ghế trong cả Thượng viện lẫn Hạ viện mà không cần phải ứng cử và tranh cử. Hai là, họ được ưu tiên nắm giữ các chức vụ quan trọng như bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng nội an và bộ trưởng an ninh biên giới. Như vậy, để làm việc có hiệu quả, đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà Suu Kyi phải hợp tác chặt chẽ với phe quân đội, một điều rất khó khăn vì trong suốt 25 năm qua, quan hệ giữa họ nhuốm đầy cay đắng. Họ không những không tin nhau mà còn thù hận nhau. Công việc đầu tiên của chính phủ mới, do đó, sẽ là một nỗ lực hoà giải thực sự, theo đó, mọi người cùng quên đi quá khứ để vững tiến về tương lai, nhằm phát triển đất nước không những chỉ trong lãnh vực kinh tế mà còn trong lãnh vực chính trị với ưu tiên là càng ngày càng tự do và dân chủ hơn.

image
Bất kể những khó khăn và thử thách còn trùng trùng trước mắt, mọi người, từ dân chúng Myanmar đến các chính khách Tây phương, đều vui mừng, xem cuộc bầu cử vừa qua là một sự đột phá trong tiến trình dân chủ hoá tại Myanmar. Nhiều người Việt Nam cũng chia sẻ sự vui mừng ấy và tự hỏi: Bao giờ thì một sự kiện quan trọng như vậy sẽ diễn ra ở Việt Nam?

Vâng, bao giờ thì Việt Nam có được một cuộc bầu cử tự do như Myanmar?

Trước khi trả lời câu hỏi ấy, cần lưu ý là tiến trình dân chủ hoá tại Myanmar mà kết quả cụ thể là cuộc bầu cử tự do vào ngày 8 tháng 11 vừa qua xuất phát từ ba yếu tố chính:

Thứ nhất, họ có một lãnh tụ khôn ngoan, can đảm và được mọi người, từ dân chúng Myanmar đến cộng đồng quốc tế yêu mến và tin cậy, đó là bà Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hoà bình năm 1991.

image
Thứ hai là sự thức tỉnh của giới lãnh đạo Myanmar: sau mấy chục năm cai trị đất nước với bàn tay sắt dẫn đến hậu quả là đất nước càng ngày càng bị cô lập và nghèo đói, từ năm 2011, giới quân phiệt quyết định thay đổi chính sách bằng cách cho thành lập một chính phủ dân sự, thả các tù nhân chính trị, cởi bỏ hệ thống kiểm duyệt, chấp nhận đa đảng, cho phép tiến hành các cuộc bầu cử tự do.

image
Thứ ba là ý thức chính trị rất cao của dân chúng Myanmar: theo quan sát của giới truyền thông quốc tế, trong ngày bầu cử vừa qua, người ta đã đổ xô đi bầu một cách rất tích cực. Người ta bỏ công ăn việc làm để đi bầu cử. Người ta kiên nhẫn đứng xếp hàng rồng rắn trước các thùng phiếu cả nhiều tiếng đồng hồ để được bỏ phiếu. Nhiều người thuộc gia đình quân nhân, đáng lẽ bỏ phiếu cho đảng cầm quyền vốn thân quân đội, vẫn quyết định bỏ phiếu cho đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà Suu Kyi với ước vọng đất nước được thay đổi.

Những yếu tố ấy có ở Việt Nam hay không?

Câu trả lời rất đáng buồn: Không có. Hay, lạc quan hơn chút: Chưa có.

Việt Nam chưa có một lãnh tụ đối kháng nào có tầm vóc như bà Suu Kyi. Nhỏ hơn một chút, cũng chưa có. Hoàn toàn chưa có. Chúng ta có nhiều người quan tâm đến đất nước, đủ can đảm để lên tiếng phản đối các chính sách độc tài của nhà cầm quyền, sẵn sàng chấp nhận các hành động trấn áp thô bạo và đê hèn của nhà cầm quyền, nhưng chưa có ai, trong họ, nổi bật hẳn lên như một lãnh tụ. Họ đều là chiến sĩ chứ chưa phải là lãnh tụ.

Tên tuổi của họ chưa đủ lớn để thu hút sự chú ý của cả người Việt lẫn người ngoại quốc. 

Chung quanh họ chưa có một tổ chức nào đủ mạnh để có thể được xem là một lực lượng đối trọng của chính phủ.

image
Giới lãnh đạo Việt Nam, cho đến nay, vẫn chưa có sự tỉnh ngộ như giới lãnh đạo Myanmar. 

Tất cả những người từng muốn thay đổi theo xu hướng ít nhiều dân chủ hoá, như Trần Xuân Bách (1924-2006) hay Trần Độ (1923-2002), đều đã qua đời. Trong giới lãnh đạo hiện nay, không có người nào có tầm nhìn mới và đủ dũng khí để bênh vực cho tầm nhìn mới của mình. Tất cả hầu như chỉ tập trung vào việc bảo vệ lợi ích của bản thân; và để bảo vệ lợi ích của bản thân, họ phải bảo vệ đảng. Mà đảng thì càng lúc càng xa rời quần chúng, hơn nữa, càng đi ngược lại các lợi ích của dân tộc.

tech water walking robots plants
Cuối cùng, hình như dân Việt Nam, nói chung, chưa có được ý thức chính trị sâu sắc và mạnh mẽ như người dân Myanmar. Đã nhiều người ghi nhận một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam hiện nay: chứng vô cảm. Rất ít người thực sự quan tâm đến đất nước. Phần lớn chỉ loay hoay kiếm sống, hoặc khi đã có rủng rỉnh chút tiền bạc, mải mê hưởng thụ. Việt Nam càng lúc càng bế tắc, kinh tế càng lúc càng suy thoái, đạo đức xã hội càng lúc càng suy đồi: người ta mặc kệ. Trung Cộng càng lúc càng lộng hành ngoài biển và đảo Việt Nam: người ta cũng mặc kệ. Chủ nghĩa mặc-kệ-nó lan tràn ở mọi giới.

Nhưng như vậy, chúng ta tuyệt vọng chăng?

Thật ra, cũng không hẳn. Kinh nghiệm mùa xuân Ả Rập vào đầu năm 2011 cho chúng ta một bài học khác: Cuộc cách mạng nổ ra một cách hoàn toàn tự phát, không hề có sự chuẩn bị nào từ dân chúng, không hề có sự thức tỉnh của giới cầm quyền và cũng không hề có một nhà lãnh đạo nào cả. Vậy mà, chỉ trong vòng chưa tới một năm, cả mấy chế độ độc tài lần lượt bị sụp đổ.

Nếu các chế độ độc tài được hình thành theo nhiều cách, sự sụp đổ của chúng cũng rất khác nhau.

Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

year quentin tarantino wes craven the lion king pulp fiction

Sự tàn nhẫn đằng sau món gan ngỗng béo xa hoa

Để có bộ gan béo phì gấp 10 lần bình thường, những con ngỗng bị banh mồm, ép ăn gần 10 kg thức ăn mỗi ngày, chết trong điều kiện tồi tàn và bệnh tật.

Foie gras (gan ngỗng béo) là một trong những món ăn tinh tế, đẳng cấp nhất của ẩm thực Pháp. Món này thường được phục vụ ở các nhà hàng cao cấp, xuất hiện trong danh sách những món ăn đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hấp dẫn lại ẩn chứa nhiều sự thật gây tranh cãi.
su-tan-nhan-dang-sau-mon-gan-ngong-beo-xa-hoa
Những bộ gan ngỗng béo ngậy được dùng để chế biến các món ăn cao cấp. Ảnh: Newsweek.
Niềm tự hào của nền ẩm thực Pháp
Trong tiếng Pháp, từ foie gras có nghĩa là gan béo. Gan béo không lấy từ ngỗng bình thường mà phải từ những con ngỗng đực được vỗ béo. Tuy nhiên ngày nay, người ta có thể dùng cả gan ngỗng hoặc vịt đực. Foie gras tuyệt hảo bởi lớp bơ ngậy, mềm mịn và tan trong miệng, khác hẳn cấu trúc đặc, khô cứng của các loại gan thông thường. Vị béo nhẹ nhàng, trôi xuống cổ lại càng thấy ngậy. Foie gras đòi hỏi phải có kỹ thuật chế biến cao mới có thể làm ra những món ăn xứng tầm hương vị.
Người ta thường áp chảo gan ngỗng béo tươi hoặc làm patê, ăn cùng bánh mì lát sấy khô, thêm hoa quả chua ngọt kích thích vị giác. Nhưng để có vị béo "danh bất hư truyền" đó, những con ngỗng được nuôi để lấy gan phải trải qua chuỗi ngày sống trong kinh hoàng.
"Địa ngục" của những con ngỗng vỗ béo
Để có miếng gan béo, những con ngỗng bị ép ăn một cách tàn nhẫn. Ba lần một ngày, người nuôi banh miệng, cắm ống thức ăn vào cổ họng ngỗng đực để đổ hơn 2kg hạt ngũ cốc mỗi lần ép chúng ăn. Việc ép ăn này sẽ khiến gan ngỗng sinh mỡ, to hơn gấp 10 lần gan một con ngỗng bình thường. Lá gan béo phì khiến chúng thở, đi lại rất khó khăn. Nhiều con quá béo không thể di chuyển, căng thẳng, trở nên hung hăng, tự xé lông mình và tấn công các con khác.
su-tan-nhan-dang-sau-mon-gan-ngong-beo-xa-hoa-1
Gan ngỗng bị vỗ béo (bên trái) và gan ngỗng thường (bên phải). Ảnh: kpbs.
Những con ngỗng tội nghiệp bị nhốt trong các lồng nhỏ, chen chúc chỉ đủ chỗ cựa quậy mình. Chúng không được xuống ao hồ tắm táp hay rỉa lông khiến lớp dầu tránh thấm nước của loài ngỗng bít kín cơ thể chúng. Theo phóng viên tờ Newsweek, đàn ngỗng ở một trang trại foie gras trông "bơ phờ" và "thường bị què bởi nhiễm trùng bàn chân do phải đứng trên lưới kim loại trong quá trình ép ăn bằng ống". Ngoài ra, chúng thường bị tổn thương thực quản do lượng thức ăn quá tải đổ xuống họng, gãy xương ức, nhiễm nấm, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan và rất căng thẳng. Một số con chết vì viêm phổi hoặc nghẹn khi nuốt hạt. Theo kết quả nghiên cứu, những con ngỗng vỗ béo có tỉ lệ chết cao gấp 20 lần so với ngỗng không bị ép ăn.
su-tan-nhan-dang-sau-mon-gan-ngong-beo-xa-hoa-2
Những con ngỗng trong chuồng chật hẹp bị ép ăn bằng ống. Ảnh: woodstocksanctuary.
Ngoài ra, để có foie gras hoàn hảo nhất, người ta chỉ lấy gan ngỗng đực vỗ béo. Bởi vậy, mỗi năm ở Pháp, có hơn 40 triệu con ngỗng cái bị ném vào máy xay sống làm phân bón hoặc thức ăn cho mèo.
Lệnh cấm Foie Gras
Theo tổ chức bảo vệ động vật Farm Sanctuary, nước Pháp sản xuất và tiêu thụ 75% món foie gras trên thế giới, tương đương khoảng 24 triệu con vịt và nửa triệu con ngỗng mỗi năm. Mỹ và Canada cũng tra tấn khoảng 500.000 con mỗi năm để làm món foie gras.
Năm 2012, bang California chính thức ban hành luật cấm bán và tiêu thụ foie gras. Việc vỗ béo tàn nhẫn cũng bị coi là phạm pháp tại các nước như Áo, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Australia, Ấn Độ, Isarel, Italy, Luxembourg, Nauy, Phần Lan, Nam Phi, Thụy Điển. 
Như Bình (theo PETA)

Nguồn : http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/su-tan-nhan-dang-sau-mon-gan-ngong-beo-xa-hoa-3326204.html

Vẽ bản đồ là cách thể hiện quan điểm?

image
Khi còn nhỏ, cũng giống như nhiều người khác, tôi từng rất thích nghiên cứu bản đồ.
 
Trong một lần gia đình tôi đi nghỉ hè cạnh bờ biển ở Dorset, miền nam nước Anh, trên tường của ngôi nhà tranh nơi chúng tôi trú ngụ có một tấm bản đồ của Ordnance Survey (OS) đóng khung từ năm 1963, vẽ chi tiết khu vực xung quanh.

Mỗi khi trời mưa – mà mùa hè ở nước Anh trời rất thường mưa – thì tôi lại nghiên cứu tấm bản đồ đen trắng này và trầm trồ trước hệ thống những biểu tượng và ký hiệu phức tạp của nó.


image
Ngay cả giờ đây, mỗi khi đi bộ đường trường ở vùng nông thôn, tôi vẫn đem theo một bản đồ OS Explorer. Nó đáng tin cậy hơn là bản đồ trên điện thoại thông minh vốn có thể bị hết pin hoặc mất tín hiệu.

Khách quan và xác thực?

animation animated cute science blue
Bản đồ có ưu điểm là nếu được vẽ đàng hoàng, chúng sẽ đem đến cảm giác khách quan, xác thực, và là công cụ khoa học cho phép chúng ta định hướng cho mình trong thế giới.


image
Ordnance Survey, cơ quan vẽ bản đồ nổi tiếng của Anh Quốc, vẫn tự hào là họ có những bản đồ đầy đủ và chính xác nhất có thể.

Ngày nay, cơ quan này đã trở thành một công ty kỹ thuật số lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ về địa lý không gian.

image
Bản đồ thế giới Dauphin được đánh giá là một tác phẩm nghệ thuật nhiều hơn là một bản đồ chính xác về địa hình.
Tất cả bản đồ của họ sản xuất ra đều xuất phát từ tấm bản đồ gốc, được gọi là bản đồ Anh Quốc ‘OS MasterMap’.

Tấm bản đồ này đánh dấu hơn 460 thực thể địa lý và vẫn tiếp tục được cập nhật hơn 10.000 lần một ngày bởi một đội ngũ 270 nhà khảo sát địa lý sử dụng công nghệ GPS.

image
“Chúng tôi khảo sát chính xác đến từng centimetre,” ông Elaine Owen, giám đốc Ordnance Survey, nói. “Hệ thống dữ liệu bản đồ của chúng tôi là chi tiết nhất và tinh vi nhất trên thế giới.”

Tuy nhiên một cuốn sách mới có nhan đề: ‘Bản đồ: Khám phá Thế giới’ do Phaidon xuất bản lại nhận định rằng các bản đồ không phải đáng tin và khách quan như chúng ta vẫn nghĩ.

Điều này chắc chắn đúng đối với các bản đồ lịch sử mà đa phần là trông như những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, nhưng lại đem đến cho người xem nhiều điều về những người tạo ra chúng hơn là đối tượng mà những tấm bản đồ thể hiện.

Cách nhìn thiên lệch

image
Chẳng hạn như các bản đồ thế giới thời Trung cổ thường được Jerusalem ở ngay trung tâm – điều này cho thấy tầm quan trọng về mặt tâm linh của Thiên chúa giáo trong thời kỳ này.
Trái lại, tấm bản đồ tuyệt đẹp về địa lý của nước Anh, Scotland và xứ Wales có từ năm 1815 của nhà khảo sát địa lý William Smith, lại xuất phát từ một động cơ hoàn toàn khác.

image
Sau hàng chục năm khai quật, Smith đã trở nên nghi ngờ về cách giải thích mang tính tôn giáo về các lớp đá và hóa thạch khác nhau, do đó ông cảm thấy phải làm ra một tấm bản đồ địa lý đầu tiên của nước Anh trên thế giới.

Vẽ ra các lớp đá bằng cách sử dụng 20 màu sắc vẽ bằng tay, tấm bản đồ của ông là điềm đoán trước cách mà khoa học thách thức những giáo lý của Thiên chúa giáo trong suốt thế kỷ 19.

Có vô vàn những ví dụ về những tấm bản đồ gợi nhắc đến một nền văn hóa nào đó chẳng hạn như bản đồ Quần đảo Marshall ở Nam Thái Bình Dương. Được làm bằng cách dùng sợi cọ kết nối vỏ ốc lại với nhau, những tấm bản đồ này đánh dấu vị trí các hòn đảo và các dòng chảy.

Ngoài ra còn có bản đồ Chukchi Sealskin vào năm 1870 hiện đang được cất giữ tại Bảo tàng Pitt Rivers ở Oxford.

Tấm bản đồ này vừa như một cuốn bách khoa thư về cuộc sống, vừa như một tấm bản đồ: những hình vẽ về những con hải ly, những chiếc thuyền buồm, thuyền kayak mô tả cảnh đánh cá và và những khoảnh khắc trong cuộc sống thường nhật trong làng. Nó ghi lại những thú vui của người dân trên bán đảo Chukchi ở đông bắc Á nằm ở phía bên kia Alaska cách eo biển Bering.

image

Mạng lưới và kết nối

Bản đồ hệ thống các đường tàu điện ngầm ở London của Harry Beck vào năm 1933, trong khi đó, lại là sự thể hiện tinh túy xu hướng sáng tạo hiện đại ở nước Anh vào đầu thế kỷ 20.
Đó cũng là lúc mà công ty Ordnance Survey vốn bảo thủ bắt đầu cải tiến.


image
“Chỉ cho đến giai đoạn giữa các cuộc thế chiến vào nửa đầu thế kỷ 20 thì công ty OS mới thật sự có chỗ đứng vững chắc trong tâm tưởng và sự yêu mến của công chúng,” Rachel Hewitt, tác giả của cuốn sách ‘Map of a Nation: A Biography of the Ordnance Survey’, cho biết.

“Đó là do họ đã sản xuất những tấm bản đồ bằng giấy có hình thức đẹp và dễ dàng mang đi được và những tấm bản đồ này đã đánh vào tâm lý muốn khám phá cảnh quan thiên nhiên của nước Anh.”

Ngày nay, các nhà làm bản đồ năng động trở nên ít quan tâm hơn đến khoảng cách và chất liệu: thay vào đó, họ ghi lại các mạng lưới và sự kết nối, trong đó có sự sử dụng các mạng xã hội như Twitter và Facebook trên toàn cầu theo thời gian thực, thay đổi theo từng giây.

image
Như vậy, cũng giống như rất nhiều những bản đồ đi trước, những tấm bản đồ này thể hiện mối quan tâm của thời đại sản xuất ra nó – đó là ‘Kỷ nguyên Thông tin’.

Đôi khi cách nhìn thiên lệch của các bản đồ là chủ đề mà các nghệ sĩ hay đả kích.


image
Bản đồ ‘Thế giới nhìn từ Đại lộ số 9’ của Saul Steinberg xuất hiện trên trang bìa của tạp chí the New Yorker hồi năm 1976 là một bản đồ tai tiếng khi Manhattan được khắc họa đậm nét một cách vô lý ở phía trước trong khi ở phía sau, bao gồm một vùng đất rộng lớn từ sông Hudson về phía tây cho đến Thái Bình Dương, thì lại rất sơ sài.

world blog social map iran
Chẳng hạn như Canada và Mexico lại chẳng là gì ngoài những khoảng trống nhỏ xíu nằm về bên phải và bên trái.

Steinberg đã đùa cợt về tầm nhìn cá nhân của chúng ta đối với thế giới nhỏ hẹp như thế nào.

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của bản đồ.

image
“Tấm bản đồ mà tôi thích nhất là những bản đồ do dự án Human Connectome sản xuất – chúng thể hiện chất trắng trong não bộ chúng ta,” ông John Hessler, một chuyên gia về bản đồ hiện đại tại Thư viện Quốc hội ở Washington, DC, nói.

“Đó là những xa lộ và những đường dây điện kết nối những phần chất xám vốn giúp chúng ta suy nghĩ và hành động. Đối với tôi, đây là giới hạn cuối cùng của việc làm bản đồ – tức là vẽ bản đồ của chính chúng ta – một đối tượng không giống như bất kỳ đối tượng nào khác trong lịch sử.”


Alastair Sooke

art & design science life trippy random