Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Tin thứ Ba, 28-02-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- NGÃ XUỐNG TRÊN ĐỊA ĐẦU LŨNG CÚ   –   (Mai Thanh Hải). “Đáng kể nhất là sự việc ngày 4/3/1992, Trung Quốc cho gần 30 lính, dân mang theo vũ khí xâm nhập vào xóm Xéo Lủng, ngang ngược tuyên bố đất Xéo Lủng là lãnh thổ của chúng rồi nổi lửa đốt phá, làm cháy rụi 18 ngôi nhà, hơn 3,5 tấn lương thực và nhiều tài sản khác của người dân”. – Nguyễn Hưng Quốc: Người Tàu   –   (VOA’s blog).
- Vũ Cao Đàm: Bây giờ thì chúng ta lại cần cảm ơn thương nhân Trung Quốc (BoxitVN). “… chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, với sự kiện thuê đất trồng khoai, chính là chúng muốn tàn phá vựa lúa Miền Nam, để Việt Nam mất hoàn toàn vị trí của một đất nước đang được xếp hạng cao về xuất khẩu gạo. Và chính vì vậy, bây giờ chúng ta mới nên cảm ơn các thương nhân Trung Cộng, là họ đã giúp cho các đồng chí ngây thơ của Việt Nam ‘sáng mắt sáng lòng’, tỉnh ngộ về cái tình ‘Anh em’…” – Phạm Hy Sơn: Nhìn về Trung Quốc (kì 3) (BoxitVN).
<= Dây hơi trên tàu đánh cá bị băm nát.TRUNG CỘNG LẠI GIỞ THÓI CÔN ĐỒ TRÊN BIỂN ĐÔNG   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).  – Trung Quốc phủ nhận việc nổ súng vào tàu đánh cá Việt Nam    –   (VOA).  – TQ bác tin ‘bắn tàu cá Việt Nam’   –   (BBC).
- 7 ngư dân tá túc trên đảo thuê tàu về đất liền(VNE). - Bảy ngư dân bị nạn ở Trường Sa tự thuê tàu về đất liền (PLTP).   - Đề nghị hỗ trợ cho tàu cá bị tấn công (TN).
- Giải ba cuộc thi thơ nhạc “Đây biển Việt Nam” – Nhà thơ Phan Hoàng: “BIỂN LÀ NỖI ÁM ẢNH THƯỜNG TRỰC TRONG TÔI, NHẤT LÀ NHỮNG KHI LÃNH HẢI KHÔNG BÌNH YÊN” - (VNT/VC+).
- Mối lo từ chi tiêu quân sự của TQ   –   (BBC).  - Trung Quốc tăng cường hoạt động trên biển (TN). - Trung Quốc đã chạm ngưỡng “bước ngoặt” (TVN).  – Philippines từ chối đề nghị hợp tác phát triển ở Biển Đông với TQ    –   (VOA). “Ngoại trưởng Rosario nhấn mạnh Reed Bank là một phần không thể tách rời của Philippines, và vì thế, không thể có chuyện cùng hợp tác phát triển với Trung Quốc”.
Sức mạnh tăng – pháo Việt Nam (ĐV). - ‘Việt Nam – trung tâm chuyển biến chiến lược ở châu Á’ (VNN).  – Quốc phòng Việt-Úc : Canberra sẵn sàng tiến tới, Hà Nội còn ngại Bắc Kinh   –   (RFI).
- Việt Nam và Vatican thảo luận về bang giao   –   (RFA).  – Vatican mở các vòng đàm phán mới với Việt Nam    –   (VOA).  – Thứ trưởng Vatican vào hội đàm ở Hà Nội   –   (BBC).
-  Hé lộ những ứng viên cho giải Nobel Hòa bình (DT). Không thấy nó có ứng viên VN không. Mời xem lại:  Phỏng vấn Dân biểu Châu Âu về HT Quảng Độ và giải Nobel Hòa Bình – (RFA). “Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ năm nay vẫn được một trăm thư đề cử của giới dân cử và giới học giả tại Mỹ và châu Âu, đề nghị trao Ngài giải Nobel hoà bình.”
- Hiện Tượng Việt Khang   –   (RFA). “Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư này bắt đầu vào ngày 07 tháng Hai với ý nguyện yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp với Hà Nội trả tự do cho tất cả những người đấu tranh dân chủ trong ôn hòa, đặt biệt là nhạc sĩ Việt Khang, đang bị cầm tù chỉ vì sáng tác nhạc nói lên tinh thần yêu nước.”  Việt Nam dự khóa họp Hội đồng Nhân quyền LHQ (DT).
- UB Công ước Chống phân biệt chủng tộc xem xét vấn đề Việt Nam    –   (RFA).
- Trịnh Kim Tiến: Tiễn đưa cha – một năm nhìn lại (FB Trịnh Kim/ Nguyễn Tường Thụy).
- Một nhà báo gửi cho BS bài này cùng lời bình Bóng đã sang chân anh Tư”(ý nói CT Trương Tấn Sang): Gia đình ông Vươn gửi đơn xin đặc cách (VNMedia/GDVN). “Tiêu đề đơn ghi rõ: ‘Đơn đề nghị về việc xin được đặc cách không truy cứu trách nhiệm hình sự với toàn thể gia đình tôi’”.
- Cảnh báo đảng viên về Tiên Lãng   –   (BBC).  – Nguyễn Quang Lập: Lại đem địch ra dọa (Quê Choa). “…thấy ông bí thư Nguyễn Văn Thành dọa ‘một  cái âm mưu từ ở đâu đó’ không ăn thua, An Dân mới viết bài này để dọa tiếp.” Liên quan đến bài: Vụ Tiên Lãng cần giải quyết thấu tình đạt lý(Cựu Chiến binh/ Ba Sàm).  – Nói vụ Tiên Lãng, báo Cựu chiến binh Việt Nam xuyên tạc lời Bác Hồ   –   (Cu Làng Cát).
- CHÍN ĐỜN CÒ: Hội nghị Bạch Đằng   –   (Nguyễn Thông).   – CHẾT BỎ BU!   –   (Sơn Thi Thư). – VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 26: MỘT VỞ DIỄN TỒI (Nguyễn Quang Vinh).
- Người của ông Thành và tam đoạn luận quan hư   –   (Cu Làng Cát). “Ông Thành là quan hư. Cấp dưới noi theo gương ông. Nên cán bộ dưới tay ông rất hư”.
- HẢO HỚN ĐẤT CẢNG (kỳ 1)   –   (Sơn Thi Thư).  - HẢO HỚN ĐẤT CẢNG (kỳ 2)   –   (Sơn Thi Thư).
- VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 27: MẤY Ý NGHĨ NHÂN HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG  (Nguyễn Quang Vinh). “… để các thế lực thù địch không chống phá hoặc xuyên tạc, chỉ có một cách duy nhất là minh bạch, rõ ràng, thông tin đầy đủ. Cho nhân dân thông tin đầy đủ vụ việc chính là một lá chắn vững chắc nhất để chống lại các luận điệu xuyên tạc, vu khống. Thế giới công nghệ phát triển tột bậc, một đứa bé bị bố mẹ đánh đòn ở trên chót vót núi cao cả thế giới vẫn biết sau môt cú nhấn Enter trên máy tính, nên việc không minh bạch thông tin chính là tự đào hố chôn mình, tự chìa tay bấu vào bóng tối và bế tắc”.
- Cu Sa Thôn Kiểm điểm Cu Vinh   –   (Cu Làng Cát).  – Hai Lúa: “Hùa vào thằng Vươn luôn” hay “Bắt đầu từ đó luôn” có quan trọng gì hay không? (Quê Choa). BTV: Hoàn toàn đồng ý với tác giả bài viết, rằng động cơ và nội dung bài phát biểu của ông Thành trước các cụ hưu trí ở CLB Bạch Đằng không thay đổi, chỉ một chút cần lưu ý, các nhà báo, các bloggers đã dựa vào thông tin thiếu chính xác: “hùa vào thằng Vươn” để viết bài phản bác ông Thành, thì cần đính chính ở chỗ đó. Đã thấy đa số bloggers có lời đính chính và xin lỗi liên quan tới sự cố nói trên, điều này thể hiện ý thức trách nhiệm của những người tham gia vào công việc truyền thông (đóng góp thông tin, ý kiến), dù họ chỉ là bloggers, và chắc chắn sẽ giúp bảo vệ, nâng cao uy tín, độ tin cậy của giới viết blog.
Khác với giới bloggers, sau khi đăng bài: Các đồng chí lãnh đạo “hùa vào thằng Vươn luôn”: Bí thư Thành Uỷ Hải Phòng, của biên tập viên Mặc Lâm, rồi nhận ra bị hố vì thiếu kiểm chứng nguồn tin một cách kỹ càng (vốn là điều cấm kỵ với giới làm báo chuyên nghiệp), từ trưa hôm qua RFA lặng lẽ “tự ý đục bỏ”, không hề đính chính hay xin lỗi (cũng là điều cấm kỵ đối với các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp).
Điều đáng nói là, RFA liên tục làm như vậy khi đưa thông tin, nhận định không chính xác. Chẳng hạn như bài Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông (cũng của biên tập viên Mặc Lâm), sau khi bị một học giả nổi tiếng ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á phê phán vì có nhiều sai sót, hàm hồ, rồi góp ý của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn qua bài: Vài ý kiến nhân đọc bài « Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông » (RFA), RFA cũng làm lơ. Một trường hợp khác, RFA đã lẳng lặng thay đổi thông tin mà chúng tôi đã đề cập trong bản tin ngày 26-11-2011. Điều này cho thấy, RFA vừa thiếu chuyên nghiệp, không sòng phẳng, lại coi thường độc giả và giống y chang nhiều tờ báo “lề phải” mà RFA đã từng phê phán. Kỳ quá thể!
- Chuyện chữ nghĩa và lãnh đạo (Nguyễn Văn Tuấn).
- Huyện Tiên Lãng xem xét kỷ luật 2 “quan xã” (NLĐ).
- LÊ VĨNH TÀI: Trường ca cho Tiên Lãng: Cánh Đồng Bất Nhân – Kỳ 3 (Lê Thiếu Nhơn). Mời xem lại: CÁNH ĐỒNG BẤT NHÂN – Kỳ 2   –    Trường ca cho Tiên Lãng: Cánh Đồng Bất Nhân – Kỳ 1.
- Đặng Huy Văn – Xin hãy cứu người tá điền dũng cảm   –   (Dân Luận). “Xin hãy dựng cho anh Vươn một cái Án Đài thật cao!/ Để xét xử công bằng công khai, bởi anh Vươn vô tội!… Anh Vươn phạm tội gì mà lại bị bắt giam nào?/ Có kẻ đến cướp đất, phá nhà tại sao không bắn lại?/ ‘Đường Cách Mệnh’ cụ đã viết hơn 80 năm còn đấy / ‘Đòi ruộng đất cho dân cày!’ các người đã quên sao?
- Bình Định: Hàng trăm ha đất sử dụng sai mục đích  (Thanh tra). – BIỆT THỰ NUÔI BÒ ?   –   (Sơn Thi Thư).
Chủ doanh nghiệp ‘biến mất’, nhiều công trình dở dang  (Thanh tra).
- Tổng hợp các bài thơ về lũ sâu mọt trên blog Quê Choa, Ba Sàm và Huỳnh Ngọc Chênh:  NGẪU HỨNG VỀ SÂU   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).
- HỘI CHỨNG SỢ CHỤP ẢNH (Mai Xuân Dũng). “Liệu họ có thể ngăn cấm được các bức ảnh hay không khi trong thời đại công nghệ, mỗi chiếc điện thoại là một máy ảnh và mỗi người dân là một ‘phóng viên’? Câu trả lời là: Không bao giờ làm được. Ngăn chặn những tấm ảnh là hành động vô vọng như lấy bàn tay che mặt trời”. Mời xem lại: Chế độ lấy ghế che mặt   –   (NV).
<- Bộ Chính trị triệu tập hội nghị cán bộ toàn quốc (VOV).  – Việt Nam: Đảng tổ chức hội nghị chỉnh đốn đội ngũ   –   (RFI).  – Vì sao lúc này Trung ương phải bàn và ra nghị quyết về xây dựng Đảng? (ANTĐ). – Vấn đề cấp bách phải kiên quyết, thường xuyên (VOV). – Từng cán bộ, đảng viên phải tự kiểm điểm, nhìn lại mình (Thanh tra).
- Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4(PLTP).  – Phát biểu của TBT tại hội nghị quán triệt NQTW 4 (Thanh tra). – 4 lý do để Trung ương bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng (VOV). – Đồng lòng, dốc sức tạo đột phá mới trong công tác xây dựng Đảng (ĐĐK). – Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4: Phát huy cái tốt, gột rửa cái xấu (*) (TT). – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quyết tâm thực hiện, khó mấy cũngphải thực hiện việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng (Thanh Niên).
- Kiểm soát và cân bằng quyền lực (Tia Sáng). “… một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau… Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ”. – BÙI XUÂN ĐÍNH: VỀ SỰ THA HÓA CỦA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ  –   (Nguyễn Xuân Diện).
- Nguyễn Văn Trân, cựu bí thư thành ủy Hà Nội: Cần mở rộng dân chủ trong công tác cán bộ (ND). – Bỏ phiếu và Dân chủ (TC Phía Trước). – Đỗ Kim Thêm – Vai trò của Toà Bảo Hiến trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Đông Âu    –   (Dân Luận).
- HỒI KÝ TRẦN ĐĂNG KHOA: CÁN BỘ CỦA HAI ĐẢNG ANH EM (ĐẢNG DÂN CHỦ & ĐẢNG XÃ HỘI) CŨNG LÀ CÁN BỘ CỦA ĐẢNG (Lao động)    -   (ĐH/Văn chương +).
- Ông Nguyễn Bá Thanh lại hút dư luận   –   (BBC).  - Sau Hà Nội, đến lượt Đà Nẵng kiên quyết phân làn(VTC).  - Đẩy nhanh tiến độ các dự án bãi đậu xe ngầm (TN). - Bãi đậu xe ngầm “trùm mền” vì vướng thủ tục (NLĐ). - Phí đường cao tốc quá cao! (TN). - “Thu phí quốc lộ 1A để tạo sự công bằng” (TN). - Kiến nghị điều chỉnh mức phí (NLĐ). - Quá sợ… đường cao tốc! (NLĐ). - Phí cao, lãng phí đường cao tốc (TT).
- Quốc hội không giải quyết riêng vụ Quỳnh Anh ‘Got Talent’(VNE). Giá như những vụ người dân khiếu kiện bị tù oan, bị cướp đất mà quốc hội cũng nhanh chân lẹ miệng vậy thì hay biết mấy.   – Đấu tranh bằng 6 thứ tiếng (Tin khó tin).
- Đâu đến mức phải cần tới Thủ tướng ra công điện về phòng cháy, chữa cháy  ?(VOV).
- Ba lâm tặc tấn công kiểm lâm lãnh án (PLTP).
Cán bộ Cục Đăng kiểm say xỉn, tông thẳng vào CSGT (LĐ).  - Lãnh án vì đưa ảnh sex lên trang web của tỉnh (TN). - Khởi tố Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP Hà Tĩnh đánh bạc (SGGP). - “Quậy” cảnh sát giao thông, cán bộ tư pháp lãnh án (VTC).
- Ai bảo vệ nhà báo khi chính tòa soạn quay lưng?  (Bút Lông). Ngày 1 tháng 4, DVT, sẽ giải thể?
- Tăng án kẻ giả nhà báo cưỡng đoạt tài sản (PLTP).
- Xã đội trưởng hầu tòa vì đánh bạc (PLTP).
Phó Giám đốc ‘cầm đèn chạy trước ô tô’? (VNN).
Phát hành Niên giám Quốc hội, Chính phủ và HĐND, UBND toàn quốc nhiệm kỳ 2011-2016 (TN).
- Phạm Toàn: Một bài thơ Tây Tạng chống chế độ áp bức Trung Cộng (bauxitevn).
- Cuba: Những cái bóng của ngày hôm qua (Der Spiegel/ Phan Ba). = >
- Putin ‘không có đối thủ’ trong cuộc đua   –   (BBC). – ‘Người hùng’ miền Viễn Đông   –   (BBC). – Bầu cử tổng thống Nga : Ông Putin sẽ phải lắng nghe tiếng nói đối lập   –   (RFI).  – Tình báo Nga phá vỡ vụ mưu sát Vladimir Putin   –   (RFI).  – Nga, Ukraina phá vỡ âm mưu ám sát ông Putin   –   (VOA).  – Clip: Tiết lộ cực sốc về nhóm khủng bố ám sát hụt Putin(VTC). – Nga: “Kênh I” thông tin phá vỡ vụ mưu sát Putin(Lenta.ru/ Kichbu).  – Kẻ được thuê ám sát Thủ tướng Nga Putin đã khai gì? (GDVN). – Bạn tin rằng Putin bị mưu sát? (Newsland.ru/ Kichbu).  - Thế giới 24h: Ông Putin thoát hiểm (VNN). - Phá âm mưu ám sát ông Putin (TN). - Không bỏ phiếu cho Putin là sai lầm (Đất Việt). - Thông điệp đối ngoại của Putin: Quá nhiều cảnh báo! (VNN).
- Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận chung   –   (BBC).  – Tập trận bắt đầu trong tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên   –   (VOA). – Quân đội Mỹ-Hàn mở cuộc tập trận chung đại quy mô   –   (RFI).  - Hàn, Mỹ tập trận bất chấp đe dọa (TN). - Triều Tiên tố cáo Mỹ và Hàn Quốc là “kẻ gây chiến” (TTXVN). - Bình Nhưỡng triển khai các giàn phóng rocket (Dân Việt).
WikiLeaks công khai e-mail của Viện nghiên cứu Stratfor (TT).  - Wikileaks sẽ công bố hàng triệu tài liệu mật (TP). - WikiLeaks công bố các e-mail bị đánh cắp từ một nhóm tình báo tư    –   (VOA).
KINH TẾ
-  Đấu thầu thêm 1.000 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ  (TTXVN).
16 công ty chứng khoán lỗ hơn 2.200 tỷ đồng (DT).
Ngân hàng ‘chơi’ nhau bằng chỉ tiêu tín dụng (VNE). - Vietnam banks: credit for the healthy (Financial Times).
- Điều hành linh hoạt mới cứu được thanh khoản (PLTP).
Nhập siêu tháng 2 đạt mức cao (TN). - 2 tháng, xuất khẩu 15,3 tỉ USD (TT).
Thu nhập nhiều nơi, quyết toán thuế ra sao? (TT).
- Về việc Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), thu phí cho quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cà phê: Muốn ăn quả phải biết trồng cây! (PLTP).
- Bất động sản “chết” dây chuyền: Đớn đau tâm lý… “bầy đàn” (Giadinh.net).
- Kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu  (Thanh tra).
Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (TN).
<= Sau hơn 5 năm được cấp phép đầu tư, dự án khu du lịch “Thiên đường” đang trở thành “phế tích” trên bãi biển Đà Nẵng -  Thu hồi các dự án 5 năm không triển khai (Infonet).
- ‘Ế mốc meo’, các hãng ô tô ‘cắn răng’ khuyến mãi khủng (ĐV).
- Tăng cường cho IMF tùy thuộc vào việc gia tăng quỹ cứu nguy Châu Âu    –   (VOA).
- Chính phủ Trung Quốc quyết tâm chỉ dùng ô tô nội? (DT).  – ‘TQ cần cải tổ để phát triển kinh tế’   –   (BBC).  – ‘Trung Quốc khó duy trì đà phát triển kinh tế nếu không cải cách’    –   (VOA).   - Trung Quốc Vào Điểm Lật  –   (Dainamax).
VĂN HÓA-THỂ THAO
3 giọng ca “ngoại” hát mừng sinh nhật Trịnh Công Sơn (TT). – TRẦN ĐÌNH THU: TRỊNH CÔNG SƠN đang được bảo vệ hay đang bị bôi nhọ? (Lê Thiếu Nhơn). Thật chán cho Trịnh Công
Sơn khi ông có một cô em gái có biểu hiện dễ bị hiểu là ích kỉ và rắc rối. Đành rằng bảo vệ bản quyền là việc làm chính đáng, nhưng bảo vệ đến mức có những đòi hỏi quá quắt như bà Trinh thì thật là quá tệ. ”
Có lẽ để là “thật tiếc cho Trịnh Công Sơn …” thì hơn.  - 3 giọng ca “ngoại” hát mừng sinh nhật Trịnh Công Sơn (TT). = >
- THƠ TÌNH TRONG KINH   –   (Lê Đức Thịnh).
- ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN – NGƯỜI ĐƠN PHƯƠNG PHÁT ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH TÌNH ÁI - (Văn chương +).
ĐẶNG VĂN SINH: “HÀ VĂN THÙY TỰ KHEN MÌNH CÙNG VỚI NHỮNG LỜI THANH MINH YẾU ỚT, KHÓ CÓ THỂ THUYẾT PHỤC”    –   (ĐVS/VC +).
- NHẠC SĨ KHÔNG ĐƯỢC BIẾT GIÁ BÁN NHỮNG “ĐỨA CON TINH THẦN” (Nguyễn Trọng Tạo/VH).
Lời cây gạo đền Mõ   –   (Nguyễn Thông).
- Những người trẻ mê cồng chiêng  (DV).
- Chuyện ‘độc’ về thú chơi ‘quốc khuyển’ ở VN (ĐV).
< = Được cưới 3 lần là niềm mơ ước của phụ nữ Khùa - Người đàn ông Khùa ba lần cưới một vợ (DV).
-  Cuốn sách trong nhóm bán chạy nhất Mỹ tới VN  (TTXVN).
Mâm xôi vàng 2012 quy tụ 9 phim từng chiếu ở VN (VNE). - Adam Sandler dẫn đầu đề cử giải Mâm xôi (NLĐ).
- Lễ trao giải Oscar 2012   –   (BBC).  – OSCAR 2012 nhiều bất ngờ (Lê Thiếu Nhơn). – Khi đam mê vượt qua lòng kiêu hãnh (PLTP). – Oscar 2012: Giá trị cũ lên ngôi (PLTP).  – The Artist thắng lớn ở giải Oscar   –   (BBC).  – Phim The Artist đoạt nhiều giải nhất tại Lễ Trao Giải Oscar   –   (VOA).  – Oscar 2012 tôn vinh điện ảnh Pháp (TT). – Oscar 2012 phản ánh sức sống mãnh liệt của điện ảnh Pháp   –   (RFI). – Lần đầu tiên, một bộ phim Pháp đoạt 5 giải Oscar   –   (RFI). – Trúng Giải Lại Chưa Trúng Mối   –   (Dainamax).
- Rachmaninoff và nữ nhà văn Shaginyan (Tia Sáng).
- Thăm Anh quốc “già cỗi và… trẻ trung” (Hiệu Minh).
VFF chọn người ngồi ‘ghế nóng’ (Đất Việt).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
“Ghé thăm” trường đại học của giáo sư Ngô Bảo Châu (DT).
- Ôn thi Đại học: Bí quyết học ban A của Thủ khoa Học viện Tài chính   –    Tuyển sinh 2012: ĐH Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương tuyển 2.200 chỉ tiêu   –    Tuyển sinh 2012: ĐH Công nghiệp Việt Trì tuyển 2.500 chỉ tiêu    –   Tuyển sinh 2012: 5 trường ĐH lớn phía Bắc tuyển sinh khối A1  (GDVN).  - Chỉ tiêu tuyển sinh vào Học viện Ngoại giao, ĐH Công nghiệp Quảng Ninh   –   1.200 chỉ tiêu vào CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang (DT). - Nhiều kiểu bổ sung khối A1 (TT). - Nộp hồ sơ dự thi thông minh (TN).
- Mở trường Đại học Tổng hợp dành cho người lớn tuổi ở Nga  (GDVN). = >
- Úc giảm lệ phí thị thực thu hút du học sinh (GDVN).  - Ở Pháp, tôi có một gia đình! (DT).
Hội đồng Anh Việt Nam khai trương các Trung tâm giảng dạy mới (ĐCSVN). - Tuyển sinh đi học tại Hung-ga-ri năm 2012.
- Một HS trường THPT Kim Liên nhập viện vì cả mảng vữa trần rơi vào đầu   –   Hình ảnh mới nhất về học sinh bị mảng vữa trần rơi vào đầu  (GDVN). - Nữ sinh trường Kim Liên bị trần lớp học rơi vào đầu (TTXVN).
- Dạy thêm phải “lụy” xã, phường! (PLTP).
Nghiên cứu sinh Việt ẩu đả tại đại học Lomonosov (TTXVN).
Siêu cường giáo dục! (TVN).
-  Tập đoàn xăng dầu VN “phản pháo” về xăng có nước (Bee).  -  Phát hiện 7 loại cá có thể gây ung thư gan.
- Ngày 15/3: Facebook ngừng hoạt động? (ĐV). BTV: Đây là thông tin thiếu chính xác, khi người viết dựa vào tin vịt này: FACEBOOK WILL END ON MARCH 15th, 2012! Trừ khi Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook, muốn đốt tiền tỉ trước khi đưa trang mạng xã hội này lên sàn chứng khoán (IPO). Nhân đây, cũng xin mách độc giả cách kiểm tra tính chính xác của các thông tin trên mạng, bằng cách vào trang snopes.com rồi cho thông tin (bằng tiếng Anh) vào khung search để kiểm tra. Chẳng hạn như tin Facebook ngừng hoạt động ngày 15/03/2012, Snopes cho ra kết quả là “False”, tức là tin vịt.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Thị trường gia cầm ảnh hưởng bởi dịch bệnh (VTV).
Bác sĩ “nằm vùng” với bệnh nhân nghèo (LĐ).  - Nhân 57 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam…  (VOV).  - NHỮNG NGƯỜI GIEO HẠT TRƯỚC GIÓ – BÀI 1 Giúp hàng ngàn người tránh bệnh   –   BÀI 2: “Ung thư biết sớm trị lành…” (PLTP). - KHÁM BỆNH TRÊN NÚI CAO   –   (blog Thành).
<- Sa thải sai, ngân hàng phải bồi thường  (PLTP).
- Đại gia nợ nông dân tới… 250 tỷ đồng(DV).  – Từ chối cho “đại gia” nợ tiền cá vay 300 tỷ đồng (DV).   – Lương osin của “đại gia”: Đủ xây nhà lầu (DT).  - Nháo nhác tin đồn đại gia lùng tượng nhà mồ (DT).
- 15 năm cõng con đi truyền máu (DT).
- Voi khổng lồ, trăn thần xuất hiện ở Sơn La? (ĐV).
Tạm giữ hơn 80m3 gỗ quý hiếm (TN).
- Phát hiện xe khách chở hơn 300 kg thịt thối (PLTP).
Đến lượt xe ben chở đất bốc cháy (TP).
- Bắt giữ người bố dùng búa đinh đánh chết con (TT).
- Tội lỗi cuối đời… (PLTP).
- Cuộc chiến trên lãnh địa hút chích: Thâm nhập “thiên đường đen”  (DV). - Giang hồ vùng giáp ranh – Bài 1: Phi “đen”- trùm băng súng ngắn (PLTP).
- Mới 14 tuổi, PHẢI NGHỈ HỌC, LẤY CHỒNG VÌ KHÔNG GẠO – CỦI ĐẾN TRƯỜNG    –   (Mai Thanh Hải).
- BIA HÀ NỘI   –   (blog Thành).
- Hà Nội: chung cư mới xây xuống cấp trầm trọng   –   (RFA).
- Người dân hưởng gì từ những dự án casino?   –   (RFA).
-  Trì bình khất thực: Đâu là sư thật – sư giả (Bee).
- Thực trạng rừng Việt Nam hiện nay ra sao?   –   (RFA).
-  Ấn-độ du ký: Rajasthan – xứ sở của thần thoại, người, thú và rác (phần 1) (Da màu).
QUỐC TẾ
- Quốc tế gia tăng áp lực lên chính quyền Syria   –   (RFI).  – EU áp dụng lệnh trừng phạt mới đối với Syria    –   (VOA).  - Syria công bố kết quả bỏ phiếu, Châu Âu thắt chặt trừng phạt (Infonet). - Tình hình Syria vẫn rất “nóng” (VOV). - Lebanon: Lập trường của Nga về Syria “sáng suốt” (TTXVN). - Syria thông qua hiến pháp mới cho phép Tổng thống giữ 2 nhiệm kỳ (Gafin).
- Báo TQ nói Mỹ ‘hết sức ngạo mạn’   –   (BBC). – Trung Quốc gọi sự chỉ trích của Hoa Kỳ về vấn đề Syria là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”: China calls US criticism over Syria “totally unacceptable” (Reuters). – China: US has no moral right to ‘protect’ Arabs (Russia Today).  - Trung Quốc “bật lại” ngoại trưởng Mỹ về Syria (DT). - Nga, Trung phản ứng với phát biểu của bà Hillary (TTXVN).
Afghanistan càng bất ổn sau vụ đốt kinh Koran (SGGP).  – Afghanistan truy nã nghi can giết người tại Kabul, kêu gọi bình tĩnh    –   (VOA). – Bom tự sát giết chết 9 người giữa lúc biểu tình tiếp diễn ở Afghanistan    –   (VOA). Binh sĩ Afghanistan canh gác tại hiện trường sau vụ tấn công tự sát tại một sân bay ở Jalalabad, tỉnh Nangarhar, phía đông thủ đô Kabul, ngày 27/2/2012 = >
- Pakistan hoàn tất việc phá hủy khu dinh thự của Bin Laden    –   (VOA).
- Đánh bom nhắm vào các giới chức tỉnh ở tây bắc Pakistan    –   (VOA).
Hình ảnh về ngày không thể quên trên đất nước Yemen (VTC).
- Tòa án Tối cao Indonesia phục hồi bản án tù đối với giáo sĩ Bashir    –   (VOA).
- Thẩm phán Tây Ban Nha Baltasar Garzon trắng án    –   (VOA).
Kế hoạch tấn công cảm tử của Iran (TN).  – Thêm ba nghi can người Iran trong vụ khủng bố tại Thái Lan bị câu lưu   –   (RFI).
- Thủ tướng Úc thắng áp đảo trong cuộc bỏ phiếu kín của Công đảng   –   (RFI).   – Thủ tướng Úc đạt thắng lợi trong cuộc chiến giành quyền lãnh đạo    –   (VOA). - Thủ tướng Australia vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm (SGGP).
-  Đài Loan bác bỏ tin Singapore cắt quan hệ quân sự (TTXVN).
- Lực lượng Farc tuyên bố chấm dứt việc bắt cóc thường dân tại Colombia   –   (RFI).
- Qatar : những tham vọng thái quá của một tiểu quốc    –   (RFI).
- Người dùng Internet TQ ‘chiếm đóng’ trang Google Plus của TT Obama   –   (VOA).
* VTV1: + Tài chính kinh doanh sáng – 27/02/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 27/02/2012; + Cuộc sống thường ngày – 27/02/2012; + Thời sự 19h – 27/02/2012.
* RFA: + Sáng 27-02-2012
Tối 27-02-2012
* RFI: 27-02-2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

QUAN ĐIỂM CỦA XINHGAPO V SỰ CAN D CỦA MỸ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 26/2/2012
(See Seng TanAsian Affairs số tháng 3/2011)
Bài báo này lập luận rằng các nhà lãnh đạo Xinhgapo coi trọng và khích lệ một nước Mỹ luôn quan tâm và có ảnh hưởng lớn ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Họ tin rằng một nước Mỹ hùng mạnh và can dự sẽ giữ cho khu vực này ổn định và giúp Xinhgapo tự do theo đuổi những quyền lợi của mình. Dù là những thực thể riêng biệt về mặt chính trị – nước Mỹ với tư cách một nền dân chủ tự do đứng đầu thế giới và Xinhgapo với tư cách một quốc gia không tự do mới “được khai sáng’’ -  hai nước này tuy thế chia sẻ niềm tin vào chủ nghĩa tư bản thị trường, vào sự ổn định và sự tiếp cận trong phạm vi những tài sản chung toàn cầu, sự cai tri của pháp luật và những điều tương tự. Lần lượt tháng 5/2003 va tháng 7/2005, Xinhgapo đã ký kết Hiệp định buôn bán tự do và Hiệp định khung chiến lược với Mỹ theo đó mở rộng hơn nữa các mối quan hệ đáng kể vốn có về an ninh, chính trị và kinh tế song phương, làm cho họ trở thành những đồng minh trong gần như mọi lĩnh vực trừ trên danh nghĩa. Một liên minh chính thức hiện không nằm trong lợi ích của Xinhgapo, do hành trang chính trị kèm theo nó, mà phần lớn không được sự ưa thích của bất kỳ nước nào trong khu vực được xác định có sự cạnh tranh về quyền lợi và những hệ tư tưởng bất đồng, một số hệ tư tưởng đó còn theo xu hướng chống Mỹ. Tuy nhiên, sự thận trọng kiểu như vậy không ngăn cản được việc hình thành một mối quan hệ đối tác thân thiện mà trong những mặt chủ chốt vượt ra ngoài đặc tính các mối quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh Đông Nam Á của nước này, như với Thái Lan và Philíppin. Và mặc dù việc áp dụng chính sách đối ngoại của Mỹ trong lịch sử đôi lúc gây rắc rối cho Xinhgapo – trong một vài trường hợp, được coi như sự “can dự” vào các công việc nội bộ của Xinhgapo – các nhà lãnh đạo Xinhgapo vẫn tin rằng địa vị đứng đầu của Mỹ trong khu vực là cần thiết, mà nếu không có nó Xinhgapo sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều về mặt kinh tế, chính trị và chiến lược.
Cái mà điều này được thế hiện ra chính là sự tin tưởng vững chắc trong giới lãnh đạo Xinhgapo về vai trò không thể thiếu của Mỹ đối với an ninh ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương và , về phương diện chính sách thực tế, sự can dự liên tục và mạnh mẽ của các Chính quyền Mỹ kế tiếp nhau (Dân chủ và Cộng hòa) sẽ bảo đảm việc Mỹ tiếp tục cam kết và hiện diện ở khu vực này. Đối với người Xinhgapo, kết quả của chính sách như mong đợi về sự can dự của Mỹ được diễn tả tiêu biểu dưới dạng tác động phản công lại và ổn định hóa của quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ chống lại những kỳ vọng bá chủ của những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng – và đối với Xinhgapo là khó chấp nhận hơn. Như ông Lý Quang Diệu của Xinhgapo đã từng phát biểu trước cử tọa của tổ chức Heritage Foundation hồi tháng 4/1986 (vào đỉnh điểm của cuộc cách mạng Reagan), “Sự đổi mới về lòng tự tin ở Mỹ đã khẳng định lại một lần nữa với chúng ta rằng Mỹ sẽ giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Chính sự cân bằng quyền lực này đã giúp các nền kinh tế theo xu hướng thị trường tự do phát triển’’. Quan điểm này được giữ vững cho đến tận ngày nay và, các mặt khác không thay đổi, sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai trước mắt, bất kể xu hướng lợi ích chính sách của Mỹ trong khu vực dễ thay đổi. Như Lý Hiển Long, Thủ tướng hiện nay của Xinhgapo, đã nói trong chuyến thăm Oasinhtơn của ông hồi tháng 5/2007: “Chúng ta thấy Mỹ có vai trò rất tích cực và độc nhất vô nhị ở khu vực này suốt từ cuộc Chiến tranh thế giới II. Cảnh quan ở châu Á đang thay đổi, nhưng Mỹ vẫn đóng một vai trò mà không một ai khác có thể đóng nổi, giứ thái độ trung lập và thúc đẩy sự ổn định khu vực, tạo điều kiện cho các nước khác phát triển và phồn thịnh trong một môi trường ổn định.”
Xinhgapo rõ ràng hoan nghênh sự hiện diện về chiến lược, ngoại giao, và kinh tế lâu dài của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng chính xác là kiểu chủ nghĩa quốc tế Mỹ nào mà các nhà lãnh đạo Xinhgapo muốn thấy – một kiểu mà theo suy nghĩ và cảm nhận của họ  trong lịch sử đã đóng góp cho hòa bình, phồn thịnh và ổn định của khu vực và là kiểu sẽ tiếp tục được thực hiện như vậy trong một tương lai trước mắt? Bài báo này sẽ thảo luận ngắn gọn những cách diễn đạt hiện nay về chủ nghĩa quốc tế Mỹ và những tác động của chúng đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại của Xinhgapo, và việc nước Mỹ, theo quan điểm của Xinhgapo, sẽ để nhà nước – thành phố này thúc đẩy tốt nhất những lợi ích của mình. Bản nghiên cứu này sẽ bao gồm cả việc bàn thảo vắn tắt về Trung Quốc, nước mà sự hiện diện về chính trị, kinh tế và ngày càng tăng về chiến lược đang trở nên rõ ràng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bản nghiên cứu cũng bàn về sự hiện diện của Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến quan điểm của Xinhgapo về sự can dự của Mỹ ở khu vực này.
Tranh cãi về chủ nghĩa quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh của Mỹ
Như sự hiểu biết và truyền thuyết được biết đến về chính sách đối ngoại của Mỹ cho thấy – ngoài một vài trường hợp ngoại lệ chẳng hạn như cuộc chiến tranh năm 1812, Học thuyết Monroe và cuộc Chiến tranh Mêhicô – Mỹ chủ yếu trung thành với xu hướng theo chủ nghĩa biệt lập trong phần lớn thế kỷ 19. Làm như vậy, Mỹ ít nhiều đã tỏ ra trung thành với những lời kêu gợi của George Washington và của Thomas Jefferson đối với những đồng bào Mỹ của họ là tránh những liên minh vĩnh cửu (lời của Washington) và tránh những liên minh rắc rối (lời của Jefferson). Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, William McKinley, khi phát biểu trước công chúng Mỹ vào tháng 9/1901 trong bối cảnh của cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và chủ nghĩa toàn cầu Mỹ đang nổi lên, đã tuyên bô rằng “Thượng đế và con người đã liên kết các nước lại với nhau và không một nước nào còn có thể tỏ ra thờ ơ đối với bất kỳ một nước khác nữa.”Với cái chết không mạy mắn của McKinley (bị ám sát) vào ngày sau khi ông đọc bài diễn văn của mình, trách nhiệm được trao cho Theodore Roosevelt để làm cho nước Mỹ hiểu rằng “sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng và sự phức tạp của các mối quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế đã trao trách nhiệm và phận sự cho tất cả các nước văn minh và tuân thủ trật tự chú trọng đến một sự kiểm soát đúng đắn đối với thế giới.” Mặc dù có một thời kỳ theo xu hướng biệt lập trong những năm giữa các cuộc chiến tranh ở châu Âu, chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ 20 chủ yếu được định rõ bởi sự can dự của Mỹ trong cuộc Chiến tranh thế giới II, chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trong cuộc Chiến tranh Lạnh, cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất và hàng loạt hoạt động có lựa chọn trong sự “can thiệp nhân đạo”(Như ở Xômali trong giai đoạn 1992 – 1993, ở Nam Tư trước đây vào năm 1999), và tiếp đó là cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu (GWOT) và các cuộc chiến tranh ở Ápganixtan và ở Irắc trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
Liệu Mỹ nên lưu ý đến những điều báo trước để tránh các mối quan hệ gây rắc rói với các mước còn lại trên thế giới và rút lui vào chủ nghĩa biệt lập, hay nên theo đuổi chính sách theo đường lối quốc tế theo đó có thể dính líu – và thường là đã dính líu – đến những nỗ lực kiểm soát thế giới, được hoan nghênh hay không? Có nguy cơ đơn giản hóa quá mức, chính sách đối ngoại của Mỹ trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh chủ yếu nghiêng về xu hướng quốc tế hơn là biệt lập. Tiếp theo sự tan rã của Liên Xô, các học giả tự do và bảo thủ mới đã báo trước “sự kết thúc của lịch sử” và “thời điểm đơn cực” tiếp theo đó của sự thống trị Mỹ. Ở đây, phải nhắc lại rằng những quan niệm (và những chỉ trích có liên quan) về chủ nghĩa đơn phương Mỹ bắt đầu xuất hiện từ trước khi Chính quyền George W. Bush Lên cầm quyền và trước khi có những hành vi được hiểu là quá mức của chính sách đối ngoại được định hình theo xu hướng bảo thủ mới. Bất kể sự ưu tiên được khẳng định rõ của Tổng thống Clinton về “chủ nghĩa đa phương quyết đoán”, chính quyền ông được mô tả đã “cho thấy ý định ngày càng tăng về việc hành động đơn phương và quyết định không tham gia vào các sáng kiến đa phương.” Điều đáng nhớ là lời mô tả Mỹ như một “siêu cường” của Ngoại trưởng Pháp Hubert Vedrine được đưa ra trong những năm dưới thời Tổng thống Clinton, phản ánh những bất đồng sâu sắc trước chính sách của NATO đối với vấn đề Bôxnia và mức độ những căng thẳng xuyên Đại Tây Dương vào cuối những năm 1990. Đối với nhiều người, những sụ việc sau sự kiện 11/9 và cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố diễn ra sau đó đã chứng tỏ hai điều. Điều thứ nhất, lịch sử – được xác định một cách thô thiển, công bằng hoặc ngược lại, một mặt giống như một cuộc chiến giữa dân chủ và hiện đại và mặt khác là giữa chủ nghĩa độc đoán và chủ nghĩa phong kiến bị ảnh hưởng bởi tôn giáo – rõ ràng chưa kết thúc. Điều thứ hai là những sự kiện đã nhấn mạnh đến bản chất quá độ hoặc viển vông của tính đơn cực Mỹ.
Những gì được minh họa ở trên cho thấy một kiểu đặc biệt của chủ nghĩa quốc tế mà chính sách đối ngoại hậu Chiến tranh Lạnh của Mỹ xem ra đà chấp nhận. Đúng với đề nghị của Roosevelt về việc “kiểm soát thế giới một cách đúng đắn’’, nước Mỹ hậu Chiến tranh Lạnh ít nhiều đã tìm cách làm cho tinh tế hơn – và trong một số mặt nhất định – định nghĩa lại – những nguyên tắc cơ bản của vai trò lãnh đạo mặc định của nước này như một siêu cường độc nhất trên thế giới, Theo quan điểm của các nước đồng minh châu Âu (trên lục địa) của Mỹ, những năm dưới thời các Tổng thống Mỹ Clinton và Bush đã đem lại lý do để phàn nàn, dẫn đến những lời chỉ trích Mỹ – không có lý do xác đáng trong hầu hết các trường hợp, nhưng rất rõ ràng trong một số trường hợp khác – như một nước “bá chủ nhân từ” thì ít mà là “nước bất lương và/hoặc hiếu chiến” thì nhiều. Chủ nghĩa đơn phương của Mỹ cổ vũ cho ấn tượng nước “bá chủ nhân từ” (hoặc “đế chế rộng lượng”, theo một cách diễn đạt khác) hoàn toàn không phải như vậy. Những gì mà Chính quyền Clinton đề xướng, Chính quyền Bush đã đưa ra thêm một vài biện pháp chủ chốt nữa. Như đã được điển chế trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống Bush năm 2002, chiến lược lớn của Mỹ (ít nhất về mặt lý thuyết) đã ảnh hưởng đến sự điều chỉnh chủ yếu trong việc giảm bớt sự nương tựa theo truyền thống của Oasinhtơn vào các đồng minh có uy tín và các thể chế quốc tế, mở rộng quyền ngăn chặn trước theo truyền thông thành một học thuyết mới về chiến tranh ngăn chặn và ủng hộ việc dân chủ hóa một cách ép buộc như một giải pháp đối với chủ nghĩa độc đoán và chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông. Chính quyền Obama tiếp tục những sự đảo ngược được khởi xướng trong nhiệm kỳ hai của Bush, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các đồng minh, các thể chế và quan hệ ngoại giao quốc tế, dẫn đến việc một vài nhà phân tích mô tả Tổng thống Obama như một người có đầu óc thực tế. Theo lời của cựu chánh văn phòng của ông, Obama là một người ủng hộ chính trị thực dụng theo khuôn mâu của George H. W. Bush, coi trọng tầm quan trọng của những mối quan hệ cá nhân, nhưng hờ hững về những lợi ích của Mỹ.
Bất kể cái gọi là ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực trong chính sách đối ngoại của Mỹ, một số người nghi ngờ liệu nước Mỹ đã từng áp dụng chiến lược về sự cân bằng quyền lực – được hiểu một cách đặc trưng như một trạng thái cân bằng tương đối giữa các nước lớn – đối với các quan hệ bên ngoài của nước này hay chưa, Như Henry Kissinger đã từng lập luận: “Nước Mỹ thấy được khả năng của chính mình trong một thế giới mà rất ít kinh nghiệm lịch sử của nước này đã chuẩn bị cho nó. Được bảo vệ giữa hai đại dương lớn, Mỹ đã bác bỏ quan niệm về sự cân bằng quyền , lực và tin chăc rằng nước này hoặc là có khả năng đứng ngoài các cuộc tranh cãi giữa các nước khác hoặc có thể mang lại hòa bình trên thế giới bằng việc chú trọng đến việc thực thi những giá trị riêng về dân chủ và quyền tự quyết của nước này.”
Vì vậy, trong chừng mực mà người Mỹ đã chọn chủ nghĩa quốc tế thay cho chủ nghĩa biệt lập, họ tiêu biểu đã làm như vậy với vai trò bá chủ thế giới hoặc đế chế thế giới như kết quả được mong đợi của họ, tin chắc rằng phần còn lại của thế giới chia sẻ quan điểm của họ. Đối với gần như khắp mọi nơi, Mỹ đã sử dụng ưu thế về kinh tế và quân sự của mình để thúc đấy một trật tự thế giới ổn định, vì vậy gìn giữ được hòa bình và mở rộng sự phồn thịnh. Tuy nhiên, không phải tất cả đều hoan nghênh cuộc sống chịu tác động theo kiểu hòa bình Mỹ. Một học giả nổi tiếng đã lên tiếng khuyên rằng con đường trung dung nhạy cảm hợp lý dành cho Mỹ một mặt sẽ là công nhận ưu thế vượt trội của chính mình, trong khi mặt khác hành động như thế chỉ là một trong một vài trung tâm quyền lực. Một vài khả năng có thể nảy sinh từ điều kiện của xu hướng đa cực, thực sự hoặc ngược lại. Một sự phối hợp các quyền lực để cùng điều hành trật tự quốc tế là một; quan điểm của cựu Thủ tướng Ôxtrâylia Kevin Rudd về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương (2008), vốn dựa vào sự phối hợp của các nước lớn và vừa – một đề nghị được Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tranh luận – là một biến thể. Sự cân bằng quyền lực lại là một biến thể khác; Tuy nhiên, cứ cho rang Kissinger đã đúng về việc Mỹ bác bỏ sự cân bằng quyền lực, điều đó đặt ra những nghi ngờ về những quan điểm có từ lâu về vai trò của Mỹ như một “người cân bằng bên ngoài” đối với các đối thủ chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Những người khác chấp nhận quan điểm về sự suy sụp của Mỹ dù sao tin rằng trật tự thế giới tự do và các thể chế cũng như những chuẩn mực quốc tế – do Mỹ thiết lập – hỗ trợ cho nó sẽ vẫn còn có giá trị.
Địa vị đứng đầu của Mỹ và khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Vấn đề cần giải quyết liên quan đến địa vị đứng đầu của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ lâu đã nhận được sự ủng hộ vững chắc của các nhà nghiên cứu nổi tiếng về vấn đề an ninh ở khu vực này. Cái gọi là hệ thống San Francisco “trục và các nan hoa” bắt nguồn từ sự kình địch trong hệ tư tưởng Đông-Tây thời Chiến tranh Lạnh, đã mô tả những nét nổi bật của hàng loạt dàn xếp song phương giữa Mỹ và các đồng minh khác nhau. Dàn xếp chủ chốt trong số những dàn xếp này là thỏa thuận được ký kết với Nhật Bản năm 1951 Thêm các hiệp ước an ninh song phương nữa được ký kết sau đó với các nước đồng minh châu Á mà đỉnh điểm là việc hình thành Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) vào năm 1955. Mặc dù SEATO đã chính thức bị giải tán vào năm 1977, hai nước ký kết Hiệp ước Manila năm 1954 (Philíppin và Thái Lan) vẫn ít nhiều là các nước đồng minh vững chắc của Mỹ ngày nay, ngay khi họ – rất giống nhiều bên đối tác Đông Nam Á của họ – tham gia những chiến lược phòng ngừa đối với Trung Quốc và các cường quốc khác hơn là đối với Mỹ. Nhiều nhà quan sát đã lưu ý đến những cơ cấu an ninh do Mỹ cầm đầu trái ngược nhau đối với châu Á và châu Âu trong cuộc Chiến tranh Lạnh: một mặt là các liên minh song phương ở châu Á và mặt khác là những thỏa thuận quốc phòng chung đa phương (NATO) ở châu Âu. Theo Henry Kissinger, thách thức lâu dài và quan trọng nhất đối với Mỹ là xây dựng một mối quan hệ có hệ thống với khu vực châu Á – Thái Bình Dương vượt ra ngoài khuynh hướng của Chiến tranh Lạnh.
Về cơ bản, bất kỳ một cuộc tranh luận nào về chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa biệt lập trong chính sách của Mỹ đối với châu Á đều là một cuộc tranh luận gây tranh cãi vì chủ nghĩa biệt lập của những năm giữa hai cuộc chiến đă chỉ xảy ra ở châu Âu và không phải ở châu Á. Chắc chắn là sự can dự tích cực theo cách khác của Mỹ ở châu Á xuyên suốt từ thế kỷ 20 cho đến nay đã được đánh dấu bằng một số giai đoạn không thường xuyên của thái độ nước đôi về chiến lược và chính trị xét về phía người Mỹ – chẳng hạn như đã xảy ra sau sự sụp đổ của Chính quyền Sài Gòn năm 1975, hoặc sau việc đóng cửa các căn cứ Clark và Subic ở Philíppin tương ứng vào năm 1991 và 1992 – cũng như cú sốc chính trị của Học thuyết Nixon (tháng 7/1-969), theo đó trao trách nhiệm chính cho giới quân sự của các đồng minh Mỹ (mặc dù Oasinhtơn sẽ sẵn sàng cung cấp viện trợ theo đề nghị). Mỹ đôi lúc cũng rút lại sự ủng hộ của nước này đối với các nước Đông Nam Á, chẳng hạn như quvết định của Chính quyền Clinton cắt đứt các quan hệ với giới quân sự Inđônêxia trong năm 1999 sau khi nhận thấy những hành động vi phạm nhân quyền của Inđônêxia ở Đông Timo. Gần đây hơn là việc Chính quyền Bush theo đuổi cuộc Chiến tranh Irắc, thuyết trình của nước này về việc thay đổi chế độ, và học thuyết của Mỹ về chiến tranh ngăn chặn đã làm dấy lên những xu hướng chống Mỹ mạnh mẽ trong các xã hội Đông Nam Á với một lực lượng cử tri Hồi giáo đáng kể (bao gồm cả Xinhgapo, mặc dù dưới hình thức ít khoa trương hơn đáng kể). Đồng thời cần lưu ý rằng Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ – ASEAN tổ chức phiên khai mạc tại Thái Lan hồi tháng 11/2009 với sự tham dự của Tổng thống Obama sự thật là theo sáng kiến của người tiền nhiệm của ông. Ngươi ta cỏ thể cho rằng bất kể một chính sách còn đang gây tranh cãi về chủ nghĩa đa phương, chính sách của Bush đối với khu vực châu Á – Thái BÌnh Dương, ngoài các quan hệ đồng minh của nước này, nếu cân nhắc kỹ vần còn tập trung vào ASEAN, mặc dù Ngoại trưởng Mỹ Rice đã vắng mặt trong Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Điều quan trọng là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã nhận được sự quan tâm thuận lợi về mặt chính sách của Tổng thống Obama, người đã ám chỉ bản thân ông là “Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ.” Việc đưa cả Mỹ (và Nga) tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á, một quyết định do Hội nghị Bộ trưởng ASEAN đưa ra hồi tháng 7/2010, bóng gió nhắc đến việc Mỹ tăng cường can dự ở khu vực này cũng như việc Chính quyền Obama cho thấy rõ việc sẵn sàng có ý kiến về các vấn đề an ninh khu vực chẳng hạn như các cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Điều đó cho thấy, những sự quan tâm của khu vực về GWOT và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007 – 2009 – gây ra bởi cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mỹ (do người Trung Quốc không bao giờ quên lưu tâm mọi người) – đã dẫn đến những sự chỉ trích giới lãnh đạo Mỹ và thất bại nhận thấy rõ của “sự đồng thuận Oasinhtơn” theo xu hướng tự do mới (mà theo một số người là để ủng hộ “sự đồng thuận Bắc Kinh”) như nền táng cho một trật tự kinh tế quốc tế.
“Con voi-khác” trong phòng: Trung Quốc
Không cần phải nói, sự ủng hộ đối với địa vị đứng đầu của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là phức tạp trước sự tồn tại khắp nơi của sự phòng ngừa chiến lược trong chính sách đối ngoại của Xinhgapo và các nước Đông Nam Á khác đối với các cường quốc chủ yếu. Về mặt này, ánh hưởng kinh tế và tầm với ngoại giao của Trung Quốc là rộng lớn. Như Lý Hiển Long có lần đã thừa nhận, “Xinhgapo sẽ không và không bao giờ đứng về phe với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Không nghi ngờ gì Xinhgapo cảm thấy những ảnh hưởng của một nước Trung Quốc đang nổi lên, nhưng những gì họ sẽ làm là thúc đẩy Mỹ bắt tay với Trung Quốc. Xinhgapo hiện rất thực tế và không có bất kỳ rắc rối nào về tư tưởng với việc này.” Điều này đã khích lệ quan điểm giữa một vài học giả rằng Trung Quốc đã giành lại vị trí lịch sử của mình như một trung tâm kinh tế và chính trị của châu Á. Tuy nhiên, những người khác quả quyết rằng hầu hết các nước châu Á đều tỏ ra miễn cưỡng đứng về phe với Trung Quốc. Ngoài ra, trong lúc này, trong khi Trung Quốc được coi là đối tác kinh tế được lựa chọn giữa một số nước châu Á – ngay cả khi nước này cạnh tranh với các nước đó về mặt sản xuất và đầu tư nước ngoài -không chắc Bắc Kinh sẽ nhanh chóng thay thế được Oasinhtơn vào bất kỳ thời gian nào sớm như một nước đảm bảo an ninh được chấp nhận cho khu vực này. Điều đáng chú ý là chính sách phòng ngừa của Xinhgapo được điều hành với một chừng mực tự do nhất định mà các đối tác châu Á gần gũi về mặt địa lý với Bắc Kinh không có được. Như Goh chỉ rõ, các nước Đông Nam A trên lục địa như Campuchia và Việt Nam áp dụng chính sách phòng ngừa Trung Quốc vì các nước này buộc phải làm như vậy, nhưng Xinhgapo áp dụng chính sách đó vì nước này có thể làm, một phần nhờ quyền tự trị tương đối có được bởi khoảng cách địa lý.
về cơ bản, các nhà lãnh đạo Xinhgapo tin rằng Trung Quốc không vui lòng cũng như chẳng sẵn sàng gì trong việc gánh vác bình đẳng trách nhiệm về quản lý hệ thống quốc tế. Trung Quốc cũng không tìm kiếm cái mà Zbigniew Brzezinsld gọi là quan hệ đối tác “G2” với Mỹ, đặc biệt không phải là quan hệ đối tác có thể áp đặt những đòi hỏi và những mong đợi đáng kể lên Bắc Kinh như một nhà cung cấp hàng hóa công cộng trên phạm vi toàn cầu. Cũng chính nhận thức này đã khiến Lý Quang Diệu, người trong thời gian gần đây nhất là “bộ trưởng cố vấn ”, công bố hồi năm 2009 rằng chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc là nước vẫn không thể thiếu được đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nếu không nói là đối với thế giới, một điểm mà ông đã không ngừng nhắc lại trong nhiều năm. Hiểu theo cách đó, chính sách phòng ngừa không phải là vấn đề khoảng cách như nhau cũng như không phải là sự không liên kết có liên quan đến các nước lớn mà là sự can dự tích cực (thậm chí mạnh mẽ) của một nước với họ và với những nước có ảnh hưởng quá mức mà không hủy hoại quan hệ của nước đó với bất kỳ nước nào. Về mặt này, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Xinhgapo không do dự một mặt hoan nghênh ưu thế tiếp tục của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi mặt khác duy trì mạnh mẽ các quan hệ kinh tế với Trung Quốc – đối tác kinh tế lớn thứ hai của Xinhgapo trong nãm 2009, với tổng trị giá buôn bán lên tới gần 60 tỉ USD. Vậy tại sao điều này phần lớn có thể được quy cho những khát vọng và những nguyên tắc cơ bản về chính sách đối ngoại của Xinhgapo.
Những khái niệmbn và cơ sở của chính sách đối ngoại của Xinhgapo
Quan niệm về một nước Mỹ không thể thiếu được rõ ràng gắn với việc các nhà lãnh đạo Xinhgapo hiểu và diễn đạt như thế nào về các mục tiêu chính sách đối ngoại của nước này. Cách trình bày có thể khác nhau, nhưng nhìn chung họ tập trung xung quanh ba mối quan ngại lâu dài. Trước tiên, với tư cách lả một nước Đông Nam Á, Xinhgapo từ lâu đã phản đối việc bị kiềm chế bởi những thực tế về mặt địa lý, xác định bản thân mình như một “thành phố toàn cầu” với thế giới như vùng “nội địa” của nước này. Tóm lại, nước này luôn muốn vượt ra ngoài những ranh giới của các nước Đông Nam Á, ngay cả khi nước này phải chịu những hậu quả của việc là một phần của khu vực này. Thứ hai, một mục tiêu chiến lược có liên quan là “tạo ra không gian chính trị, ngoại giao và kinh tế” để qua đó với ra ngoài khu vực lân cận của mình và thiết lập những con đường huyết mạch đến thế giới bên ngoài. Chắc chắn là một chính sách như vậy không phải là không tốn kém. Chẳng hạn như việc Xinhgapo theo đuổi các Hiệp định buôn bán tự do song phương (FTAS) với các cường quốc kinh tế chủ yếu đã dẫn đến những sự chỉ trích của các nước láng giềng ASEAN của nước này, những nước coi dự định của Xinhgapo muốn “nhảy qua” khu vực này là cơ hội và gây thiệt hại cho nội bộ khu vực kinh tế ASEAN. Thứ ba, Xinhgapo thúc đẩy một sự cân bằng quyền lực với sự tin tưởng rằng các nước nhỏ như nước này chỉ có thể tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh trong các kẽ hở mà các nước lớn tạo ra. Giống như hầu hết các nước nhỏ khác, Xinhgapo có sự quan tâm quá mức đối với luật lệ và các thể chế quốc tế nhưng Cho rằng các thể chế này chỉ phát triển trong sự cân bằng quyền lực ổn định. Sau khi xác định rõ “nhiệm vụ chính” trong chính sách đối ngoại của Xinhgapo là bao vệ nền độc lập của quốc gia non trẻ này khỏi “những mối đe dọa từ bên ngoài”, Ngoại trưởng đầu tiên của nước này là Sinnathamby Rajaratnam đã tiếp tục lưu ý vào năm 1966 rằng vấn đề cơ bản mà Xinhgapo phải đương đầu là “Làm thế nào để đảm bảo rằng một nước nhỏ đông dân và không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể có thể duy trì, thậm chí làm tăng mức sống của người dân cũng như dược hưởng một nền hòa bình và an ninh trong một khu vực nổi bật về những đố kỵ lẫn nhau, bạo lực trong nội bộ, không hợp nhất về kinh tế và có những xung đột nước lớn – một nhiệm vụ mà theo giới lãnh đạo Xinhgapo được bảo đảm tốt nhất thông qua một sự cân bằng quyền lực ổn định và, như là giải pháp bậc hai, đi cùng các thể chế. Có lẽ hơn bất kỳ một nước nào khác, Xinhgapo đã bất đắc dĩ một cách có thế thấy rõ phải theo chủ nghĩa thực dụng trong các quan hệ chiến lược của nước này với các nước lớn và nói chung hơn là trong toàn bộ chính sách đối ngoại của nước này. Do dường như thiếu những nền tảng tư tưởng, theo lôgích này, chính sách đối ngoại cua Xinhgapo có xu hướng mang một đặc tính nghịch hợp.
Sợi dây chung kết nối các nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Xinhgapo là ý thức lan tỏa khắp nơi về khả năng sự tồn tại của Xinhgapo dễ bị tổn thương- lên tới mức sùng bái – được coi như động cơ chính đằng sau chính sách đối ngoại của nước này. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới địa phương vào tháng 12/2008, Lý Quang Diệu đã nổi giận và nói rằng “ Các vị nói với tôi rằng chúng ta không dễ bị tổn thương? Lạy Chúa!”. “Vậy chúng ta dành tất cả số tiền này cho quốc phòng để làm gì? Liệu chúng ta có điên không?” Các nhà lãnh đạo Xinhgapo coi vai trò của Mỹ như nhà bảo trợ chiến lược không thể thiếu để giúp Xinhgapo vươn ra ngoài khu vực Đông Nam Á, tạo ra khoảng không gian thao túng và duy trì một cán cân quyền lực khu vực ổn định. Theo nhận xét của một nhà phân tích Mỹ, “Xinhgapo giống như một con kiến ở trong rừng nhiệt đới. Là một nhà nước – thành phố nhỏ bé, Xinhgapo có nhiều thách thức để đối phó: đó là sự nổi lên của Trung Quốc, chủ nghĩa khủng bố của những người theo trào lưu Hồi giáo chính thống, và với tư cách là một quốc gia của người Hoa, làm thế nào để quan hệ với các nước láng giềng như Malaixia và Inđônêxia với đa số dân theo Hồi giáo. Vì vậy, giữ được mối quan hệ mật thiết với Mỹ là điều quyết định.” Người ta có thể cho rằng sự điều hòa chính sách này chỉ vượt quá những lý do vị lợi khi quan hệ Mỹ – Xinhgapo có vẻ được căn cứ vào sự đồng cảm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo của hai nước. Như Lý Hiển Long đã từng nói, “Xinhgapo có một mối quan hệ tốt, rất sâu sắc, lâu bền và trên nhiều mặt với Mỹ. Chúng tôi muốn điều này sẽ tiếp tục như vậy. Chúng tôi coi đó không chỉ như một thuận lợi về mặt chiến thuật mà còn như một sự hội tụ cơ bản những lợi ích.” Trong khi Xinhgapo bám lấy lý do cho rằng quan hệ Mỹ – Xinhgapo không chắc sẽ mạnh lên như hiện nay nếu thiếu một sự hội tụ may mắn và cùng có lợi như vậy việc hiện tại không có bất kỳ một nước cạnh tranh ngang ngửa nào với Mỹ mà có thể làm cho Xinhgapo đặc biệt lo ngại về cơ bản khiến Mỹ trớ thành sự lựa chọn hợp lý duy nhất cho tương lai trước mắt – và rõ ràng đối với Xinhgapo là đáng hoan nghênh.
Một nước Mỹ mà Xinhgapo mong đi
Một nước Mỹ được Xinhgapo chào đón là một nước Mỹ can dự và theo chủ nghĩa quốc tế sẵn sàng đóng một vai trò quyết định trong trật tự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng việc đóng góp cho hòa bình, phồn thịnh và ổn định tiếp tục ở khu vực này. Năm 1997, cựu Ngoại trướng Xinhgapo S. Jayakumar, với việc lưu ý sự hiện diện quân sự của Mỹ là yếu tố “sống còn” đối với hòa bình và ổn định ở khu vực này, quả quyết rằng “chỉ có Mỹ là có ảnh hưởng lớn về chiến lược, có sức mạnh kinh tê và chính trị để thực hiện vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương… Không có sự can dự của Mỹ, sự thay đổi ở khu vực Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương xét về tổng thể có thể đã không xảy ra với tốc độ và phạm vi như vậy.” Và nếu việc mở cửa thị trường Mỹ và sức mạnh cũng như tầm hoạt động của các lực lượng quân sự Mỹ được coi là không thể thiếu đối với sự biến đổi ổn định của khu vực này, vậy thì điều ngược lại – việc Mỹ không can dự vào khu vực – rõ ràng được coi là điều bất lợi cơ bản đối với sự phồn thịnh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (và mở rộng ra là sự phồn thịnh của Xinhgapo) và đến lượt nó có thể là điều tự chuốc lấy thất bại. Như Thủ tướng Lý Hiển Long đã lưu ý mới đây “Nếu Mỹ quay trở lại hướng nội, nước này sẽ chỉ mang đến nhiều điều tai hại cho cả thế giới và cho chính bản thân họ.” Như đã được đề cập, xét từ quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Xinhgapo, vai trò của Mỹ – với tư cách là nước giữ ổn định đối với khu vực này, tạo điều kiện cho các nước khác phát triển kinh tế và trở nên phồn thịnh – là một vai trò mà không một nước nào khác hiện nay, chắc chắn không phải là Trung Quốc, có thể đảm nhận.
Vì vậy, Xinhgapo tìm kiếm một cán cân quyền lực thuận lợi và bền vững ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Mỹ đóng một phần chủ chốt trong việc duy trì nó. Tầm quan trọng của cán cân quyền lực theo thế giới quan của ban lãnh đạo Xinhgapo, theo chính sách thực dụng, tự nhận trong sự định hướng, được thể hiện rõ ràng nhất trong tư duy chiến lược và những phát biểu của vị Thủ tướng sáng lập nước này Lý Quang Diệu. Như ông đã suy tưởng trong tháng 11/1999: “Nếu chúng ta không cẩn trọng, chúng ta sẽ lâm vào một cuộc xung đột quyết liệt. Nếu không có cái đại loại như sự cân bằng quyền lực ớ Thái Bình Dương, chúng ta ở trong tình trạng rất nguy hiểm. Mọi người đều biết câu thành ngữ: cá lớn nuốt cá bé; cá bé ăn thịt tôm. Chúng ta là những con tôm.” Điều quan trọng là ông đã và vẫn không nhìn nhận sự cân bằng quyền lực bản thân nó là một mục đích, mà là phương thức chủ yếu để tiến tới tình trạng ổn định hơn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương – một điều kiện Cần thiết (mặc dù là không đủ) để đảm bảo khả năng có thể thực hiện và phát triển của hoạt động buôn bán và thương mại, phương tiện của Xinhgapo cho sự phồn thịnh, nếu không nói là sự tồn tại. Vào đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai diễn ra vào năm 1986, ông lưu ý: “Chính sự cân bằng quyền lực này đã giúp các nền kinh tế thị trường tự do phát triển.” Cũng chính là việc Xinhgapo nhấn mạnh đến sự hiện diện của Mỹ như một yếu tố ổn định khu vực vì những mục đích kinh tế đã phân biệt quan điểm của nước này với quan điểm của một số nước láng giềng ASEAN. Chẳng hạn như sau khi Học thuyết Nixon được đưa ra vào năm 1969, Tổng thống Marcos của Philíppin nghe nói đã đưa cảnh báo rằng đất nước ông có thể buộc phải tìm kiếm một sự thỏa hiệp với Trung Quốc. Tuy nhiên trong khi Xinhgapo vẫn kêu gọi Mỹ tiếp tục hiện diện ở khu vực này, giọng điệu của nước này đã nhấn mạnh đến các khoản đầu tư thương mại. Sau khi Mỹ rút đi sau cuọc chiến tranh Việt Nam, ông Lý đã buồn bã nói với các nhà lãnh đạo ASEAN vào năm 1982 về những phí tổn tiềm tàng đang đặt ra trước Xinhgapo và các nước của họ có liên quan đến khoảng trống quyền lực được tạo ra bởi sự rút lui của Mỹ:
“Mỹ đã trở thành một khán giả ở Đông Dương sau khi là bên tham gia chủ yếu cho đến năm 1975. Người Mỹ không phải không quan tâm đến hậu quả, nhưng họ cẩn trọng muốn bỏ lại gánh nặng về các khoản chi phí của cuộc đấu mới cho hai đối thủ này. Chúng ta, những người không phải là Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á, sẽ phải thận trọng tìm ra con đường của mình vượt qua những sự phức tạp của một bãi mìn mới gồm những lợi ích nước lớn xung đột nhau ở bán đảo Đông Dương.”
Việc Mỹ quyết định sẽ không can dự sau thất bại ở Việt Nam đã được ông Lý rõ ràng coi là khó khăn nếu không nói là tai hại đối với Xinhgapo và đối với các nước không phải là Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á. Như ông đã lưu ý sau đó vào năm 1986 “người Đông Nam Á nhận thức sâu sắc hơn về sự bấp bênh của các chính sách Mỹ so với những khu vực khác trên thế giới. Họ nhớ đến việc Mỹ cắt giảm chi tiêu trong những năm 1970 sau một thập kỷ tự nghi ngờ bản thân mình”- một sự cảnh báo tinh tế, như nó thường thấy, về quyết định rút lui của Mỹ. Đồng thời, ông Lý rõ ràng đã dự đoán về một triển vọng như vậy ngay từ năm 1967, khi sự dính líu quân sự của Mỹ ở Việt Nam đã lên gần hoặc tới đỉnh điểm: khi ông gặp Lyndon Johnson vào năm 1967, ông hỏi Tổng thống Johnson “Liệu Mỹ có khả năng chịu đựng để theo đuổi đến cùng vấn đề Việt Nam và” – trong sự ám chỉ quan trọng đến vai trò của Mỹ sau khi rút quân – “sự khôn khéo và ý chí để đóng một vai trò quan trọng nhưng qua thời gian sẽ giảm bớt mà Johnson đã vạch ra cho nước Mỹ ở khu vực này.” Trong một ý nghĩa nào đó, “sự đảm bảo lại” của Mỹ đã thể hiện dưới dạng khởi xướng vào năm 1977 tiến trình đối thoại Mỹ – ASEAN, diễn ra dưới thời Tổng thống Carter. Quả thực, Tổng thống Carter cảm thấy bắt buộc phải đưa ra câu trả lời sau đó – một điệp khúc chung từ gần như mọi nhà lãnh đạo Mỹ trong ký ức mới đây – để làm giam bớt những quan ngại trong khu vực về việc Mỹ rút khỏi khu vực châu Á – Thái Bình Dương đi vào chủ nghĩa cô lập:
“Bất kỳ ai có hiểu biết về lịch sử, địa lý, các hoạt động chính trị và kinh tế của Mỹ đều biết rằng Mỹ sẽ không “rút lui” khỏi châu Á. Chúng ta hiện đang ở đó. Chúng ta là đổi tác chính trong cộng đồng Thái Bình Dương. Chúng ta là một quốc gia Thái Bình Dương. Chúng ta chắc chắn vẫn có ý định là một nước như vậy. Những sự phát triển chính sách mới đây – bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, củng cố các quan hệ với Nhật Bản, thương lượng lại hiệp định về căn cứ quân sự ở Philíppin và các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển với khu vực này – tất cả đều củng cố quan hệ của chung ta.”
Quan điểm kiên trì của Xinhgapo về sự cần thiết không thể thiếu được của Mỹ đã được thể hiện rộng rãi khi nước này tìm cách giữ chặt quyền lực của Mỹ ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh. Phải đối phó với quyết định của Manila (hoặc chính xác hơn là quyết định của Thượng viện Philíppin) không chấp nhận cho Oasinhtơn tiếp tục sử dụng các căn cứ quân sự Clark và Subic Bay, Xinhgapo, hoàn toàn trái với các lập trường chính sách của một số nước láng giềng ASEAN của nước này, đã công khai ủng hộ một sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ bằng việc ký kết một bản ghi nhớ vào tháng 11/1990 cho phép người Mỹ được sử dụng căn cứ không quân Paya Lebar và cảng Sembawang. Xinhgapo cũng cho phép bố trí lại một sự hiện diện nhỏ về hậu cần từ Philíppin sang Xinhgapo. Một bản phụ lục tiếp sau đó của Bản ghi nhớ 1990 đã cho phép Hải quân Mỹ có quyền sử dụng Căn cứ Hải quân Changi (căn cứ đủ lớn để các tàu sân bay có thể cập bến dù là Xinhgapo chẳng có bất kỳ một tàu sân bay nào.) Các căn cứ này cũng được các lực lượng Mỹ trên đường tiến vào Ápganixtan sử dụng rộng rãi và được sử dụng trong nhiều hoạt động chống khủng bố khác nhau sau các cuộc tấn công ngày 11/9. Điều đó cho thấy Xinhgapo, thành công như nước này chứng tỏ trong việc nhìn ra ngoài khu vực lân cận của mình, đôi lúc bị các nước láng giềng ASEAN của mình kiềm chế. Đây là những gì đã xảy ra đối với đề nghị của Xinhgapo đưa ra trong năm 2004 về việc thiết lập các đội tuần tra chung giữa Xinhgapo, Malaixia và Mỹ để chống nạn cướp biển ở eo biển Malacca – một ý tưởng bị Malaixia bác bỏ và sau đó Xinhgapo đã lặng lẽ từ bỏ trong bối cảnh có những phản ứng tự nhiên của Malaixia và Inđônêxia đối với cái gọi là (sau đó được phát hiện đã bị báo cáo sai) đề xuất của Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACOM) rằng các lực lượng Mỹ nên tuần tra eo biển này. Tuy nhiên, quyết định của Xinhgapo ký kết một Hiệp định khung chiến lược với Mỹ vào năm 2005 – liên quan đến các cuộc tập trận chung, hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tiếp cận công nghệ quốc phòng của Mỹ và các hoạt động tương tự – cũng như việc nước này tham gia Sáng kiến an ninh về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ đi đầu nhằm cấm vận chuyển các nguyên liệu hạt nhân, và Sáng kiến an ninh côngtennơ (CSI) cho phép Mỹ được kiểm tra trước việc chất hàng lên tàu đi tới nước Mỹ, cả hai đều diễn ra vào năm 2003, báo hiệu sự mở rộng hợp tác an ninh giữa Xinhgapo và Mỹ, vì thế biện minh cho sự thừa nhận của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đưa ra tại cuộc Đối thoại Shangri – La năm 2004 rằng hai nước vẫn là “những người bạn chung thủy”.
Thẳng thắn mà nói, mục đích chính của chính sách đối ngoại của Xinhgapo là giữ Mỹ cam kết lâu dài với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, điều mà các nhà lãnh đạo Xinhgapo đã theo đuổi thông qua việc kết hợp vô số lời kêu gọi về sự cần thiết không thể thiếu được của Mỹ đối với khu vực này, tạo nên mối quan hệ đối tác về kinh tế, chính trị, an ninh rộng lớn và sâu sắc với Mỹ, đồng thời cung cấp đủ tiền bạc vật chất cần thiết để điều chỉnh việc thay đổi chiến lược Mỹ từ “các căn cứ sang các địa điểm” trong các kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh và sau sự kiện 11/9. Nếu Mỹ rút khỏi khu vực này, điều đó có thể đưa Nhật Bản, bị mất đi sự che chở chiến lược do liên minh an ninh Nhật – Mỹ đem lại, đến chỗ đi theo con đường riêng của mình và có khả năng đảo lộn hiện trạng của khu vực này. Và trong khi chủ nghĩa tư bản theo xu hướng thị trường ngày nay đứng vững không bị phản đối với tư cách một hệ tư tưởng, cán cân quyền lực đã tiến triển thành biện pháp có thể hiểu được theo đó Xinhgapo có thể vẫn giữ một cách có thể hình dung được một mức độ tự trị trước sự chi phối độc đoán tiềm tàng của sức mạnh kinh tế mang tính tàn phá của Trung Quốc. Chẳng hạn, thay vì đứng về phe với Trung Quốc (như một số nước ASEAN đã làm) để chống lại việc đưa cả Ôxtrâylia, Ấn Độ và Niu Dilân tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị cấp cao này khai mạc vào tháng 12/2005, Xinhgapo đã thúc giục đưa các nước này vào dựa trên cơ sở cái gọi là những lợi ích tăng dần đối với khu vực nảy sinh từ mối quan hệ đối tác kinh tế được mở rộng (như so với khu vực nhỏ hơn có thể so sánh được đại diện bởi ASEAN+3). Tuy nhiên, những động cơ thúc đẩy cơ bản có khả năng bao gồm cả sự miễn cưỡng phụ thuộc quá mức vào nền kinh tế Trung Quốc nếu khối ASEAN+3 do Trung Quốc chi phối là ván bài kinh tế khu vực chính có thể có. Người ta có thể cho rằng quyết định của EAS đưa cả Mỹ (và Nga) tham gia vào tháng 7/2010 không hoàn toàn đúng như những gì mà Xinhgapo nghĩ, do khó khăn cho Tổng thống Mỹ – Obama và các nhà lãnh đạo Mỹ trong tương lai – tham gia các hội nghị hàng năm được tổ chức ở Đông Á.
Điều quan trọng là Xinhgapo và Mỹ không nhất trí được về một số vấn đề nhất định. Trên bình diện quốc tế và khu vực, các nhà lãnh đạo Xinhgapo lo ngại về xu hướng của một số nhà lãnh đạo Mỹ – đặc biệt trong Quốc hội, nhưng đôi khi cũng ở trong Nhà Trắng – gây sức ép với Trung Quốc theo những cách có thể làm đảo lộn hiện trạng.
Khi được hỏi những rủi ro nào mà mối quan hệ Mỹ – Trung hay va chạm có thể đặt ra trước một nước Xinhgapo vốn phụ thuộc về thương mại ông Lý Hiển Long cho rằng hầu hết những gì xảy ra với Xinhgapo phụ thuộc vào các quan hệ Mỹ – Trung, vì nếu những quan hệ đó trở nên tồi tệ, nhiều điều có thể trở nên xấu đi đối với Xinhgapo.” Ở những nơi khác ông lưu ý một cách tương tự: “Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc mang tính quyết định đối với sự ổn định của khu vực này. Điều quan trọng là mối quan hệ đó mang tính chất xây dựng, và không xấu đi.” vấn đề kéo dài về quyền bầu cử của người Palextin, một điểm tắc đổi với nhiều cử tri Hồi giáo Đông Nam (bao gồm cả các cử tri Xinhgapo) và việc thúc đẩy bề ngoài tính chiến đấu Hồi giáo thông qua việc mở rộng sự hiện diện, cũng đã dẫn đến sự bất bình thầm lặng đối với lập trường ủng hộ mạnh mẽ Ixraen của Chính quyền Oasinhtơn. Ở trong nước, Xinhgapo đã cảm thấy bị xúc phạm trước sự chỉ trích của Mỹ về những thiếu sót được nhận thấy của Xinhgapo về vấn đề dân chủ và nhân quyền. Ví dụ trong năm 1988, một nhà ngoại giao Mỹ đã bị trục xuất khỏi Xinhgapo vì bị coi là đã “can thiệp” vào các hoạt động chính trị địa phương thông qua việc tranh thủ bồi dưỡng những người Xinhgapo bất bình như những ứng cử viên đối lập tiềm tàng. Các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách Xinhgapo nhìn chung hơn đã chỉ trích trật tự xã hội Mỹ và chủ nghĩa cá nhân của phương Tây. Như Lý Quang Diệu đã than vãn với Fareed Zakaria vào năm 1994 về cái đã trở thành một tiêu chuẩn của cái gọi là những giá trị châu Á, “Việc mở rộng các quyền của cá nhân đã làm tổn hại đến một xã hội có trật tự.” Đối với Lý và các nhà tri thức nổi tiếng Xinhgapo có cùng khuynh hướng, không chắc chủ nghĩa cá nhân kiểu Mỹ một lúc nào đó sẽ trở thành phổ biến ở Xinhgapo ngay cả khi khu vực Đông Á tiếp tục sự nổi lên một cách kỳ lạ của nó. Dù có những bất đồng như vậy, không có mấy nghi ngờ rằng “sự kiên định” (diễn giải lời của Donald Rumsfeld) của mối quan hệ Mỹ – Xinhgapo tiếp tục không giảm sút.
Kết luận
Bài báo này tìm cách bàn về sự can dự không thể thiếu được của Mỹ ở khu vực châu Á -Thải Bình Dương, nhất là theo quan điểm của giới lãnh đạo Xinhgapo. Theo cách phân loại của Francois Heisbourg, một nước Mỹ mà Xinhgapo mong muốn không chỉ là một nước bá quyền nhân từ cách biệt và không vụ lợi, và chắc chắn không phải là một nước bất lương cũ
như không phải là một “cảnh sát” hiếu chiến. Đúng hơn là Mỹ được coi như một yếu tố quyết định của trật tự an ninh ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, một thế lực vô song cho đến nay và là nhà bảo trợ chiến lược của khu vực này. Đôi lúc khi Mỹ tìm cách cân bằng với Trung Quốc về mặt ngoại giao – chẳng hạn như để đối phó với cái gọi là việc Trung Quốc đề cập đến Biển Nam Trung Hoa như một “lợi ích chủ chốt” của nước này – sự xôn xao giận dữ do kết quả của việc đó đã được Xinhgapo xem xét với nỗi quan ngại. Trong những thời điểm như vậy, những căng thẳng không thể tránh được giữa vai trò của Mỹ như một yếu tố quyết định và như người cân bằng – cả hai đều là yếu tố then chốt đối với chính sách đối ngoại của Xinhgapo – đặt ra những vấn đề cho sự ổn định mà khu vực châu Á -Thái Bình Dương được mong đợi. Xinhgapo đã rất nỗ lực trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh để nuôi dưỡng tình cảm với Mỹ và để bảo đảm rằng nước này vẫn hoàn toàn can dự và thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tốt nhất là theo cách giữ quan hệ Mỹ – Trung – quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới đối với nhiều nước – được thăng bằng. Các nhà lãnh đạo Xinhgapo nhìn thấy trong quan hệ đối tác của nước này với Mỹ một con đường chủ yếu qua đó sẽ hoàn thành ba mục tiêu chính sách đối ngoại của Xinhgapo là trở thành một thành phố toàn cầu, tạo ra khoảng không gian vượt ra ngoài những giới hạn của khu vực Đông Nam Á, và bảo đảm một sự cân bằng quyền lực ổn định ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Điều đó cho thấy sự cần thiết không thể thiếu được không phải là một điều kiện vĩnh cửu, và có những hạn chế đối với mối quan hệ này. về mặt này, phải chăng Xinhgapo vốn đã ủng hộ Mỹ? Đáp lại câu hỏi của một số nghị sĩ Xinhgapo là liệu có phải Xinhgapo đã “thân” Mỹ một cách quá mức trong việc nước này ủng hộ cuộc xâm lược Irắc do Mỹ cầm đầu hồi năm 2003, Ngoại trưởng Xinhgapo S. Jayakumar đã chỉ rõ vào năm 2004: “Tôi đã nói rằng chúng ta không thân Mỹ; chúng ta không chống lại bất kỳ một nước nào. Chúng ta là những người ủng hộ Xinhgapo theo nghĩa là cuối cùng điều dẫn dắt chúng ta trong chính sách đối ngoại của chúng ta là lợi ích quốc gia của chúng ta. Và điều đó vẫn là đường hướng cơ bản của chúng ta…” Những gì về cơ bản gắn kết quan hệ Mỹ – Xinhgapo là niềm tin vào việc cùng có lợi giữa hai nước về một loạt rộng rãi những mối quan tâm, trên các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao và chiến lược./.

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

BẢN TUYÊN NGÔN SỨC MẠNH MỸ DÀNH CHO CHÂU Á

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 26/2/2012
Theo mạng Asia Times, mới đây Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược châu Á- Thái Bình Dương của mình bằng một chuyến viễn du thu hút sự chú ý qua khắp khu vực này của Tổng thng Barack Obama và sự tham gia của Mỹ vào một số hội nghị cấp cao. Được quảng bá như là một nỗ lực nhằm mở rộng thương mại và h trợ nền kinh tế Mỹ đang trì trệ, phần lớn sự chú ý mang tính ngoại giao trên thực tế là dành cho các vn đề an ninh. Điều này là đặc biệt đúng ở Đông Nam Á, nơi chiến lược tái can dự của Mỹ dường như hướng tới đy mạnh sự cạnh tranh với Trung Quc.
Người ta cho rằng sự chú trọng của Oasinhtơn vào châu Á đã bắt đầu vào những ngày đầu tiên cầm quyền của Chính quyền Obama. Ngoại trưởng Hillary Clinton lựa chọn thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên cua mình đến châu Á, một bước đột phá từ quá khứ mà châu Âu thường được ưu tiên. Việc này được tiếp theo sau bởi sự tham gia của Mỹ trong các diễn đàn khu vực bao gồm Diễn đàn khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – hay còn gọi là ARF, Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, và gần đây nhất là Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Mỹ cũng đã bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN và Obama đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác với tổ chức này, một chuyển biến then chốt hướng tới tăng cường mối quan hệ Mỹ-ASEAN.
Mỹ cũng tăng cường sự tham gia của mình trong các sáng kiến an ninh khu vực. Bên cạnh các cuộc diễn tập quân sự thường niên Hổ mang vàng được tổ chức ở Thái Lan, Mỹ đã đấy mạnh sự hợp tác và tham gia các cuộc diễn tập với các quân đội Malaixia, Xinhgapo, Philíppin và Inđônêxia. Sau lệnh cấm kéo dài một thập kỷ, Mỹ đã bắt đầu lại sự tiếp xúc về mặt quân sự với các lực lượng, đặc biệt Kopassus của Inđônêxia vào năm 2010. Mỹ cũng đã bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự không trực tiếp chiến đấu với Việt Nam. Trong chuyến thăm gần đây của Obama đến Ôxtrâylia, hai nước đã tuyên bố các kế hoạch để cuối cùng đóng một lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ gồm 2.500 quân tại thành phố Darwin ở phía Bắc Ôxtrâylia.
Những động thái này nhấn mạnh chính sách tái can dự của Obama hướng tới châu Á, và đặc biệt là Đông Nam Á. Một bài báo của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào đầu tháng 11/2011 được đăng trên tạp chí Chính sách đối ngoại đã trình bày rõ ràng ý định của Mỹ hồi phục lại các cam kết kinh tế, chính trị và an ninh đối với khu vực này. Sử dụng thuật ngữ “ngoại giao được triên khai về phía trước”, Clinton đã trình bày một chính sách chủ động tích cực được đặc trưng bởi việc củng cố các liên minh an ninh song phương, thiết lập sự hiện diện quân sự ở nước ngoài, tham gia các thể chế đa phương, gia tăng thương mại và đầu tư, củng cố các mối quan hệ với các cường quốc khu vực đang nổi lên, kể cả Trung Quốc, và thúc đẩy nhân quyền và chế độ dân chủ.
Ưu tiên hàng đầu về an ninh
Hành động tiếp theo bài báo này là các chuyến thăm của Obama và Clinton đến một số nước Đông Nam Á như là một phần của tuần các sự kiện lấy tiêu điểm là châu Á, bao gồm Hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ở Hawaii vào ngày 12-13/11/2011, và kết thúc tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Inđônêxia vào ngày 18-19/11/2011. Mặc dù được xúc tiến như là “khẳng định lại sự hiện diện về mặt ngoại giao của Mỹ và tạo dựng những mối quan hệ đối tác kinh tế mới, các vấn đề an ninh đã được ưu tiên tại nhiều hội nghị song phương và đa phương.
Obama đã tóm tắt những ý định của mình trong chuyến thăm của ông đến Ôxtrâylia vào ngày 16/11/2011: “Bằng chuyến thăm của tôi đên khu vực này, tôi đang làm rõ rằng Mỹ đang tăng cường cam kết của mình với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Tuyên bố của ông diễn ra sau tuyên bố mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực này thông qua lực lượng đặc nhiệm lính thủy đánh bộ Mỹ luân phiên đóng ở các căn cứ quân sự của Ôxtrâylia. Trong khi 2.500 binh lính là một sự triển khai khiêm tốn họ đánh dấu sự mở rộng dài hạn đầu tiên sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á kể từ Chiến tranh Việt Nam.
Sự triển khai này có những tác động rõ ràng đối với Đông Nam Á. Sự có mặt của lính thủy đánh bộ sẽ cho phép Mỹ triển khai sự hiện diện của mình vào khu vực này mà trên thực tế không thực hiện hành động có thể mang tính khiêu khích — và có thể không được lòng dân — là đóng quân ở khu vực này. Mỹ đã từ bỏ các căn cứ của mình ở Thái Lan vào giữa những năm 1970 và ở Philíppin vào đầu những năm 1990, mặc dù Mỹ sử dụng các căn cứ hải quân ở Xinhgapo.
Từ Ôxtrâylia, quân đội Mỹ sẽ dễ dàng tiếp cận khu vực này để tham gia các cuộc diễn tập, huấn luyện, giúp đỡ các nỗ lực nhân đạo, và có mặt để giúp duy trì cơ cấu an ninh khu vực. Nước này cũng đặt quân đội của mình trong tầm hoạt động dễ dàng tới Biển Nam Trung Hoa, đem lại biện pháp răn đe và sự ủng hộ về mặt tinh thần cho các nước Đông Nam Á bằng các tuyên bố đối với khu vực này. Ngoài lính thủy đánh bộ ở Ôxtrâylia, Mỹ cũng có kế hoạch triển khai các tàu chiến ven bờ mới đến Xinhgapo.
Trong bài báo của mình, bà Clinton đã viết về việc đổi mới và củng cố các liên minh với Thái Lan và Philíppin. Bà đã đến thăm cả hai nước trong chuyến công du gần đây của bà khắp khu vực này. Clinton đặt ra một sức nặng tượng trưng đằng sau những ý định được viết ra của bà về việc tăng những chuyến viếng thăm của các tàu đến Philíppin và việc huấn luyện các lực lượng chống khủng bố của Philíppin khi bà khẳng định lại mối quan hệ quân sự mạnh mẽ giữa Mỹ và Philíppin trên boong một chiếc tàu chiến của Mỹ ở Vịnh Manila.
Chủ nghĩa tượng trưng này chắc chắn là có tác động đến người Philíppin, những người bất hòa với -Trung Quốc về cái mà Manila xem là phần chủ quyền Biển Nam Trung Hoa của mình. Trong bài diễn thuyết của mình trên boong chiếc tàu chiến này, Clinton đã đề cập đến Biển Tây Philíppin, từ ngữ mà Manila dùng để chỉ Biển Nam Trung Hoa. Trong khi đó, các cuộc thao diễn quân sự chung gần đây của Mỹ với Philíppin đã chuyển từ những chương trình chủ yếu trên đất liền sang những chương trình tập trung hơn vào chiến tranh hải quân và đổ bộ.
Đưa ra một diện mạo ít gây hấn hơn về sự hiện diện quân sự mở rộng ở khu vực này, Clinton đã lưu ý trong bài báo của mình rằng nó sẽ đem lại những lợi thế “mang tính sống còn”, bao gồm sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các hoạt động nhân đạo cũng như đem lại “bức tường bảo vệ vững chắc chống lại các mối đe dọa hay những nỗ lực phá hoại hòa bình và sự ổn định khu vực.”
Trong khi quân đội Mỹ chắc chắn sẽ có thể giúp đỡ nhân đạo khẩn cấp trong tương lai như nó đã thực hiện trong thảm họa sóng thần năm 2004 và sẵn sàng giúp đỡ sau cơn bão lốc Margis năm 2008 ở Mianma, và các cuộc diễn tập huấn luyện với các quân đội Đông Nam Á đã được tổ chức trong một thời gian, có một sự suy đoán lớn rằng những lời hứa hẹn về an ninh gần đây của Mỹ và những cam kết quân sự được tăng cường là một phần của chiến lược lớn hơn nhằm vào Trung Quốc.
Các vùng biển rắc rối
Ở trung tâm của sự suy đoán này là Biển Nam Trung Hoa. Gọi quyền tự do hàng hải và sự ổn định là lợi ích “mang tính sống còn”, Clinton đã viết trong bài báo của bà rằng ngoại giao Mỹ đã góp phần vào những nỗ lực đa phương lâu dài trong các bên yêu sách đối địch đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với những nguyên lý đã được thiết lập của luật pháp quốc tế. Trong khi ở Philíppin – và vào cùng thời điểm Obama tuyên bố đóng quân ở Ôxtrâylia – bà Clinton đã ký kết một tuyên bố với người đồng nhiệm Philíppin kêu gọi các cuộc đàm phán đa phương nhằm giải quyết các vấn đề biển.
Những nước khác có yêu sách đối với khu vực biển này, đang ngày càng nghi ngờ các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Nam Trung Hoa lẫn ở các nơi khác, đã mô tả những hành động gần đây của Trung Quốc ở các khu vực có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt là hung hăng. Câu thần chú của Bắc Kinh là cam kết với hòa bình và sự ổn định khu vực thông qua hành động không gây hấn trái ngược với việc thiếu tính minh bạch về chương trình và các hoạt động quân sự của mình như các vụ quấy rỗi gần đây của các tàu hải quân Trung Quốc đối với các tàu nghiên cứu của các nước khác.
Quả thật, sự hiện diện quân sự nhiều hơn về phía trước của Mỹ ở khu vực này được diễn tả như là một phản ứng được sự ủng hộ của các nước khu vực trước thái độ bị xem là hung hăng của Trung Quốc ở khu vực biển này. Trung Quốc đã khăng khăng rằng nước này muốn thảo luận về những yêu sách lãnh thổ gây tranh cãi chỉ trên cơ sở song phương và từ chối “quốc tế hóa” vấn đề này trong các diễn đàn như ARF và EAS.
Mianma cũng dường như quyết định rằng tốt hơn là làm cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và các mối quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ. Sự thù địch đối với ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc ở đất nước này đã lên đến đỉnh điểm vào thảng 10/2011 với sự đình chỉ dự án đập thủy điện gây tranh cãi được Trung Quốc hậu thuẫn ở miên Bắc nước này.
Đồng thời, một vài cuộc họp cấp cao giữa các quan chức Mianma và các quan chức ngoại giao Mỹ, và chuyến thăm của bà Clinton đến đất nước này vào tháng 12/2011, đã để lại cho những người quan sát Mianma ấn tượng rằng sắp có một mối quan hệ mới và thân mật hơn giữa Oasinhtơn và Nâypiđô.
Nhiều nước ASEAN coi trọng khả năng của Mỹ đóng vai trò đối trọng với Trung Quốc, nhưng không muốn bị đặt vào thế bị buộc phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn. Một phần sức hấp dẫn của Mỹ là việc Chính quyền Obama ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đang phát triển. Các nước ASEAN hy vọng rằng ảnh hưởng của Oasinhtơn sẽ giúp khuyến khích Trung Quốc hành động theo các luật lệ và quy tắc mà nước này giúp thúc đẩy trong các diễn đàn quốc tế chứ không chỉ là các luật lệ và quy tắc được Bắc Kinh đặt ra.
Phản ứng thầm lặng
Phản ứng của Bắc Kinh trước lập trường quyết đoán hơn của Oasinhtơn nhìn chung là thầm lặng. Một loạt cảnh báo nghiêm khắc đã được đưa ra mới đây trước những tuyên bố của Obama, kể cả thông qua phương tiện truyền thông, nhưng chúng phần lớn là mang tính thông lệ.
Oasinhtơn bị buộc tội tìm cách gây ra những sự căng thẳng về quân sự ớ khu vực này bằng tuyên bố đóng quân của mình ở Ôxtrâylia. Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã mới đây đã bình luận rằng “Mỹ cảm thấy Trung Quôc gây ra một mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với sự bá quyền của mình. Do đó, mục đích chiến lược hướng về phía Đông của My trên thực tế là nhằm trói buộc và kiềm chế Trung Quốc và đối trọng với sự phát triển của Trung Quốc”.
Những cảnh báo này và những cảnh báo trên báo chí khác không mạnh mẽ như mong dợi đối với một hành động quyết đoán như vậy của Oasinhtơn đi vào một khu vực mà Trung Quốc ngày càng quan tâm mạnh mẽ. Quả thật, Bắc Kinh có vẻ gần như mất cảnh giác bởi phạm vi và tính quyết đoán của đường hướng mới của Oasinhtơn, mặc dù phản ứng của nước này có thể bị giảm nhẹ là do mối bận tâm với các vấn đề lãnh đạo kế tiếp. Rõ ràng là Trung Quốc muốn tránh bất cứ tranh chấp lớn nào về mặt ngoại giao cho tới khi những vấn đề này được giải quyết.
Các quan chức và các nhà phân tích Trung Quốc cũng phải cân nhắc những hành động đáp lại của họ nhằm tránh phản ứng quá mạnh mẽ đối với những thông điệp có ý nghĩa đối với thính giả trong nước Mỹ trong thời gian tiến gần tới cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2012 hơn là nhằm trực tiếp vào Bắc Kinh. Obama bị các ứng viên đối thủ của đảng Cộng hòa buộc tội là quá mềm mỏng về vấn đề Trung Quốc, một điệp khúc phổ biến ở cả hai phe phái chính trị khi gần đến cuộc bầu cử của Mỹ.
Bắc Kinh cũng có thể phần nào bị sửng sốt vì sự ủng hộ đáng kể ở khu vực này dành cho Oasinhtơn. Theo một thông báo của một quan chức Mỹ, 16 trong số 18 nhà lãnh đạo có mặt tại EAS đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích thái độ hiện nay của Trung Quốc ở khu vực này. Bài học mà Bắc Kinh có thể đúc kết ra được từ hội nghị này là lập trường cứng rắn về Biển Nam 1 rung Hoa sẽ chỉ có thể dẫn đến việc những nước yêu sách khác gia tăng dựa vào Mỹ, một kịch bản mà Bắc Kinh rõ ràng là muốn tránh.
Thừa nhận sự khó chịu của Trung Quốc trước các hành động của Mỹ mà có thể được lý giải như sự bao vây, ngày 17/11/2011 Obama đã hứa hẹn sẽ tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn với Bắc Kinh. Hai ngày sau, ông đã gặp Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong một cuộc họp không định trước sau Hội nghị EAS ở Bali, rõ ràng là theo yêu cầu của Trung Quốc. Nghe nói Ôn Gia Bảo đã chỉ trích Obama vì đã nêu ra vấn đề Biển Nam Trung Hoa tại EAS, nói rằng vấn đề này cần phải được giải quyết một cách trực tiếp “thông qua sự bàn bạc và đàm phán thân thiện”.
vẫn còn phải xem xem liệu Mỹ có thể cư xử phù hợp với lời lẽ và những kế hoạch của nước này về tăng cường cam kết an ninh hay không. Dưới ánh sáng các vấn đề tài chính, sự suy thoái kinh tế và những sự cắt giảm ngân sách do kết quả của việc đó tại Lầu Năm Góc gần đây của Mỹ, các nhà lãnh đạo khu vực quan ngại rằng Oasinhtơn không thể duy trì cam kết đã được tuyên bố của nước này với khu vực.
vẫn thấy nhức nhối vì việc Mỹ có vẻ đã sao lãng khu vực này để có lợi cho các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan trong thời George W.Bush làm tổng thống, các nhà lãnh đạo ASEAN cần những sự đảm bảo được khuyến khích bởi những hành động cụ thể rằng sự hiện diện an ninh của Mỹ là thực sự thườg xuyên. Nếu Oasinhtơn do dự về những cam kết đó Mỹ có nguy cơ bị mất tính hợp pháp của mình ở khu vực này và sự tin tưởng về mặt ngoại giao mà Chính quyền Obama có thể giành lại được thông qua những lời hứa hẹn tái can dự của mình./.

Cái chết của trí thức Nguyễn Thái Bình trên máy bay Boeing -747

- Pilot.vn - Cái tên “không tặc” là một cái cớ để bọn Mỹ thực hiện việc ám sát Thái Bình trên đường về nước khi máy bay vừa hạ cánh ở phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 2/7/1972.

Nguyễn Thái Bình trên 1 diễn đàn tại Mỹ tự tin khẳng định mình “… tôi là người Việt Nam”.

Trong thời kỳ chống Mỹ, chúng ta có khá nhiều vụ ám sát trên máy bay. Thế nhưng những người bị ám sát không phải là phi công mà họ là những người có trái tim quả cảm. Tiêu biểu là câu chuyện của trí thức yêu nước Nguyễn Thái Bình.


Xuất thân từ 1 gia đình công nhân viên, sau khi học xong tiểu học tại Cần Giuộc. Anh đã theo cha lên Sài Gòn và theo học tại trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong)... Trong quá trình học tập tại đây. khác với những sinh viên, học sinh khác anh không hề tham gia biểu tình phản chiến như những học sinh khác.


Sau sự kiện Tết Mậu Thân không lâu, tháng 3/1968, Nguyễn Thái Bình nhận được học bổng do USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ) cấp để sang Mỹ du học. Sau 1 năm học tại Đại học cộng đồng ở Fresno, California, anh đã chuyển đến học tại Đại học Washington và trở thành 1 trong những sinh viên xuất sắc trong ngành ngư nghiệp của Đại học Washington.

Nguyễn Thái Bình trong một cuộc biểu tình tại Mỹ.


Khác hẳn với thời gian trong nước, trong quá trình du học, Nguyễn Thái Bình đã dần nhận ra được tình cảnh của đất nước đang bị chìm trong lửa đạn, nhân dân phải sống trong cảnh chia đôi Nam-Bắc... Trong lá thư ghi âm gửi về nước ngày 27/03/1971, anh đã thổ lộ: “Tôi nghĩ thà rằng cho tôi làm hạt cát phù sa để bón cho cây lúa của nông dân nghèo còn hơn làm viên kim cương lấp lánh trên tay bà mệnh phụ kênh kiệu, giàu có nhờ tham nhũng và bóc lột”.


Chính những điều đó, khi nhận định về Nguyễn Thái Bình, người ta có thể thấy được trái tim quả cảm của anh bởi thay vì lặng lẽ sống và học tập ở xứ người để có được tiền tài, quyền lực và địa vị… anh đã theo tiếng gọi của con tim hướng về tổ quốc. Anh đã cùng các du học sinh khác xuống đường tổ chức những cuộc biểu tình phản chiến. Có thể kể đến đỉnh cao của các phong trào này là vào ngày 10/02/1972, cùng với 9 du học sinh khác, Nguyễn Thái Bình đã đột nhập và chiếm toà lãnh sự của chế độ Miền Nam Việt Nam tại New York. Anh đã yêu cầu nhà cầm quyền tại miền Nam trả tự do cho hơn 2.000.00 tù nhân chính trị đang bị giam. Theo đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức, đồng thời quân đội Hoa Kỳ cũng phải rút khỏi Việt Nam vô điều kiện và giải thể chế độ dã man tại miền Nam Việt Nam.


Cuộc đột nhập và chiếm giữ này rất nhanh đã bị cảnh sát Hoa Kỳ triệt hạ, Nguyễn Thái Bình bị bắt vì tội đột nhập lãnh sự quán nhưng học bổng USAID vẫn được duy trì. Ngày 19/05/1972, anh đã cùng các sinh viên Việt Nam yêu nước khác tổ chức kỷ niệm lần thứ 82 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này, Nguyễn Thái Bình bị mất học bổng để theo học lên cao học tại Đại Học Washington và buộc phải về nước. Tại buổi lễ trao học vị của mình, tháng 05/1972, anh đã phân phát truyền đơn phản chiến làm gián đoạn nghi lễ khi cho rằng “ Chính Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về những tội ác tàn phá Việt Nam và cả Đông Dương.



Phong trào bãi chiến của giới sinh viên.


Trước khi về nước, Nguyễn Thái Bình cũng đã viết 2 lá thư ngỏ cho “ Những người yêu hoà bình và công lý trên thế giới” và cho tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là ông Richard Nixon, trong đó có đoạn: “Thưa ông Tổng thống, để tàn phá, giết chóc, bắn phá ở Việt Nam cũng như Đông Dương, ông nắm trong tay tất cả những vũ khí tối tân, giết người hiệu quả nhất. Còn trong cuộc chiến đấu vì tình thương yêu, hoà bình và công lý, tôi chỉ có lòng tin vào nhân loại… Hiện nay, quả bom duy nhất của tôi là trái tim của tôi. Trái tim này có thể nổ vì tôi chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa, để kêu gọi tình thương yêu để khôi phục niềm tin của con người vào công lý…”


Ngày 02/07/1972, trên chiếc máy bay Boeing -747 của hãng Pan America do cơ trưởng Gene Vaughn điều khiển bay từ Hoa Kỳ về Tân Sơn Nhất, anh đã khống chế yêu cầu máy bay đáp xuống Hà Nội. Nhưng kế hoạch đã thất bại và trước khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất, anh đã bị hạ sát bởi 5 phát đạn từ 1 nhân viên cảnh sát của Hoa Kỳ đang có mặt trên chuyến bay.


Cái chết của Nguyễn Thái Bình đã trở thành 1 trái bom nổ gây chấn động mạnh mẽ dư luận trong nước và Hoa Kỳ. Hàng ngàn sinh viên, du học sinh đã xuống đường tuần hành, các cuộc biểu tình đã nổ ra xung quanh cái chết của anh.


Tất cả những việc làm của anh ngày nay đã trở thành một biểu tượng cho tấm gương học tập và yêu nước.
Quang Hoà

-Theo: Pilot.vn -Cái chết của trí thức Nguyễn Thái Bình trên máy bay Boeing -747  


-Nữ đại gia thủy sản miền Tây: Tôi không nợ tiền ai (VTC 26-2-12) >< Đại gia nợ nông dân tới... 250 tỷ đồng
--Bầu Đức: Máy bay tôi mua về không phải để phục vụ đám cưới-"Tôi không có quan hệ gì với bà Hiền, tôi cũng không biết bà Hiền là ai cả. Bà Hiền với tôi chưa bao giờ gặp mặt, chưa bao giờ là bạn bè", bầu Đức bức xúc trước tin "đại gia thủy sản" muốn mượn máy bay để rước dâu-Căn hộ triệu đô: Chưa có gì để tin -Nội thất đế vương trong căn hộ 5 triệu USD --Hà Nội: Căn hộ mạ vàng giá 5 triệu USD -
"Choáng" trước thú chơi "siêu khuyển" của đại gia Việt (Phần 1) -
Lộ diện những đại gia đang mất hàng nghìn tỷ đồng

  Xót xa: Hình ảnh những em nhỏ ăn mày bị “hành xác” tại các lễ hội (P6) (GDVN).-
Những mảnh đời trôi dạt trên thành phố Nguoi Viet Online- Nhà cầm quyền thành phố Ðà Nẵng đang mở chiến dịch càn quét và bắt giữ người ăn xin, và không dừng lại đó, chính sách này lại liên lụy đến hàng ngàn mảnh đời nghèo khổ, trôi dạt trên thành phố này.

Theo VNN -CNN viết về trẻ nhặt rác Việt Nam-
- Phóng viên CNN đã có bài viết về cuộc sống nghèo khổ của những đứa trẻ phải sống chung với rác ở Rạch Giá, Việt Nam và quá trình một người Mỹ gốc Việt đã giúp đỡ chúng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
 -(TNO)- Đau lòng bố dùng búa đập chết đứa con hỗn láo
Chiều 27/2, tại trường Trung học phổ thông Kim Liên đã xảy ra sự cố một mảng vữa trên trần lớp học rơi xuống làm một học sinh bị thương, ngay sau đó em đã được đưa vào bệnh viện khâu vết thương, đến nay đã được về nhà và sức khỏe ổn định.
Sập trần lớp học, một nữ sinh nhập viện
Tiền Phong Online
Hà Nội: Sập trần nhà, học sinh trường THPT Kim Liên nhập viện
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sức khỏe học sinh bị mảng vữa trần lớp học rơi đã ổn định
Hà Nội Mới

2 cụ già bị phóng viên dỏm lừa đảo
Thanh Niên
 Ngày 26.2, Công an P.2, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đang phối hợp với Công an TP.Đà Lạt truy tìm tung tích 2 người giả danh phóng viên truyền hình để lừa đảo 2 cụ già chiếm đoạt hơn 12 triệu đồng. Vụ việc xảy ra trưa 25.2 tại nhà số10/6 đường Lý Tự Trọng ...
Chiêu lừa người già trộm của để dành
VNExpress
Khoe tài sản, làm đẹp để quay phim, 2 cụ già mất của
Người Lao Động
Giả phóng viên truyền hình lừa bà lão bán hàng rong
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập 
Quán ăn ngon Việt Nam ở Mỹ: A Vietnamese Standby, Where Veggies Are King (NYT 24-2-12) -
(Dân Việt) - Nhiều ngày nay, người dân khu 5, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh liên tục phản ánh việc Xí nghiệp Nước Vân Đồn (Công ty TNHH MTV Nước sạch Quảng Ninh) lấy nước bẩn từ hồ nước thải Mắt Rồng bán cho dân ăn.
Ồ ạt chặt phá rừng keo
TP - Rừng trồng hơn 3 năm tuổi ở khu vực Khe Canh, bản Khứm (thuộc xã Châu Hội, huyện Qùy Châu, Nghệ An) vừa bị kẻ xấu chặt phá khoảng trên 5 ha.
- Hong Kong Airlines bị chỉ trích về việc gửi 5 con cá heo từ Osaka đến Hà Nội: Hong Kong Airlines criticised over dolphin cargo (Bankok Post).

NHỮNG NGƯỜI GIEO HẠT TRƯỚC GIÓ – BÀI 1 Giúp hàng ngàn người tránh bệnh(PLLTP).
07:46 ngày 27.02.2012
SGTT.VN - Đúng dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2) năm nay, NXB Y Học ra mắt cuốn sách dày hơn 600 trang Trần Hữu Nghiệp – Thầy thuốc – Nhà giáo – Nhà báo được thực hiện để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (15.3.1911).

Phim Việt kiều: Xem sướng mắt nhưng gai tai (PLTP 26-2-12) -- Còn phim nội địa thì sướng tai nhưng gai mắt?
NSND Đặng Nhật Minh: Không vì Oscar khó, mà chúng ta nản...
 (TTVH 26-2-12)
Người 'sống chung' với những oan hồn trên đỉnh đèo
 (VNN 26-2-12)
-Trung Quốc phủ nhận việc nổ súng vào tàu đánh cá Việt Nam   Cơ quan thực thi luật hàng hải của Trung Quốc ngày 26/2 tuyên bố các tin tức gần đây nói rằng tàu tuần duyên Trung Quốc nã súng vào một tàu đánh cá Việt Nam là không đúng sự thật. 
Làm rõ vụ tàu cá báo cáo bị tấn công (TN)Liên quan đến vụ tàu cá QNg-90281 TS của ông Đặng Tằm (39 tuổi, ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), được báo cáo là bị tàu nước ngoài tấn công trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, ông Lê Viết Chữ - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau khi thu thập đầy đủ các chứng cứ liên quan, tỉnh sẽ có văn bản báo cáo lên các cơ quan chức năng ở T.Ư xin ý kiến.
- China Denies Shooting at Vietnamese Boat (CRI English). - Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam    –   (RFI). - Ngư dân VN bị tàu tuần tra TQ ‘uy hiếp’   –   (BBC). Một tàu cá bị tàu Trung Quốc uy hiếp, tịch thu đồ đạc (TP). - Nỗ lực đưa 7 ngư dân bị nạn về đất liền (TN). - Huy động tàu cá đưa bảy ngư dân về đất liền (PLTP). -- Gia đình ngư dân tự thuê tàu về đất liền‎ (Phú Yên)  - Tàu cá bị chìm, 7 lao động cần hỗ trợ (LĐ).
Sức mạnh của lục quân Việt Nam (VNE/QĐND).Hải quân Trung Quốc và dự tính “chia đôi Thái Bình Dương” (TQ).
TQ tăng chi tiêu quốc phòng: châu Á-TBD lo (VNN/South China Morning Post).Philippines từ chối đề nghị hợp tác phát triển ở Biển Đông với TQ ‘Cơn đói’ của Trung Quốc làm Trung Đông biến dạng? (ĐV).8 quốc gia có nguy cơ đổ vỡ chính trị (Tầm nhìn/Foreign Policy).
-
Tàu chiến Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam
-Hôm qua 24/02/2012 một tàu đánh cá Việt Nam với 11 ngư dân đã trở về được cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, sau khi bị tàu chiến Trung Quốc tấn công và tước đoạt toàn bộ tài sản, ngư cụ trước đó hai ngày, khi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Nam, Bình Châu
25/02/2012
Tàu cá QNg-90281TS của thuyền trưởng Đặng Tằm ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, lúc 17 giờ ngày 22/2 đã bị tàu chiến Trung Quốc đuổi theo, bắn vào tàu và sau đó bắt giữ. Các ngư dân Việt Nam bị lính Trung Quốc đánh đập, tước đoạt toàn bộ hải sản đã đánh bắt được cùng với các thiết bị, ngư lưới cụ trên tàu rồi mới thả về. Ông Nguyễn Thanh Nam, người phụ trách thông tin liên lạc với ngư dân ở Bình Châu cho RFI biết :

4 lý do để Trung ương bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng

-Nguồn: --4 lý do để Trung ương bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng(VOV) - Đã có nhiều Nghị quyết về xây dựng Đảng như vậy, tại sao lần này Trung ương lại phải bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng nữa?
VOV Online xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng.

Thưa các đồng chí,
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) đã bàn và thống nhất ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm; quan tâm từ trong quá trình diễn ra Hội nghị đến khi kết thúc Hội nghị. Ngay sau khi ban hành, Nghị quyết đã được tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận với một tình cảm hồ hởi, vui mừng, đồng tình, nhất trí cao, cho rằng Nghị quyết đã lựa chọn đúng vấn đề, đánh giá đúng thực trạng và đề ra đúng các giải pháp để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân. Đã có hàng trăm bài báo, hàng trăm bức thư, hàng nghìn ý kiến tâm huyết gửi về Trung ương bày tỏ tình cảm và sự tâm đắc, phấn khởi, kỳ vọng của mình. Tuy nhiên, dư luận cũng đang chờ đợi và có phần băn khoăn, lo rằng liệu Nghị quyết lần này có được tổ chức thực hiện hiệu quả không hay lại rơi vào tình trạng "không đạt yêu cầu" như nhiều lần trước. Tâm trạng đó là chính đáng và cũng là điều day dứt, trăn trở chung của tất cả chúng ta.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị
Ý thức sâu sắc được vấn đề này, ngay tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 4, Ban Chấp hành Trung ương đã yêu cầu phải lãnh đạo, chỉ đạo thật tốt việc tổ chức thực hiện, coi đây là vấn đề mấu chốt, có ý nghĩa quyết định để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Sau một thời gian ngắn tích cực và khẩn trương chuẩn bị, hôm nay, Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc để phổ biến, quán triệt nội dung của Nghị quyết Trung ương, Chỉ thị và Kế hoạch triển khai của Bộ Chính trị. Sự có mặt đông đủ của tất cả các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và sự tham gia của toàn thể cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước đã nói lên tầm quan trọng đặc biệt của Hội nghị này và thể hiện tinh thần nghiêm túc, quyết tâm cao của Đảng ta ngay từ khâu mở đầu trong toàn bộ kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết. Có lẽ đây cũng là Hội nghị lớn nhất về phổ biến một Nghị quyết chuyên đề của Trung ương từ trước đến nay.
Mục đích của Hội nghị này là thông qua việc giới thiệu, phổ biến các nội dung Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, giúp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các ngành, các cấp nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung của Nghị quyết, nắm vững những kiến thức cần thiết, những tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm, trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm, thấy đầy đủ trách nhiệm của mình để gương mẫu, tự giác thực hiện và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết có hiệu quả trên mỗi cương vị công tác tại địa bàn, lĩnh vực thuộc trách nhiệm lãnh đạo của mình. Ban Tổ chức Hội nghị đã phổ biến, báo cáo với các đồng chí chương trình, nội dung, cách thức tiến hành Hội nghị. Tôi chỉ xin nhấn mạnh thêm là, Hội nghị của chúng ta có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Các đồng chí cần nêu cao ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, tập trung cao độ cho việc học tập, nghiên cứu, thảo luận, để thu được kết quả tốt. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có quyết tâm rất lớn và thống nhất rất cao. Mong toàn thể các đồng chí cũng thống nhất rất cao và quyết tâm rất lớn, ngay trong việc học tập Nghị quyết này.
Vừa qua, các đồng chí đã được nghe thông báo nhanh kết quả và các nội dung chính của Hội nghị Trung ương 4 qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tại các hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết do cấp uỷ tổ chức. Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị của Bộ Chính trị viết rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, các đồng chí cần nghiên cứu trực tiếp. Sau đây, để giúp các đồng chí hiểu sâu hơn, tôi xin nói thêm một số vấn đề, chủ yếu là cung cấp thông tin hoặc nói rõ hơn một số nội dung được đề cập trong Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị của Bộ Chính trị.
Tập trung vào 4 phần lớn : (1) Vì sao lúc này Trung ương phải bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng. (2) Mục đích, yêu cầu, quá trình chuẩn bị và phạm vi của Nghị quyết. (3) Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương và Chỉ thị của Bộ Chính trị. (4) Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.
I./.Vì sao lúc này Trung ương phải bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng
Từ trước đến nay, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Đã có không ít các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về xây dựng Đảng. Các Cương lĩnh, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc đều có đề cập đến công tác xây dựng Đảng; có đại hội có báo cáo riêng về xây dựng Đảng. Chỉ tính từ Đại hội VI đến nay, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành 8 nghị quyết, Bộ Chính trị ban hành 6 nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng. Ban Bí thư khoá VII đã chỉ đạo tiến hành tổng kết 20 năm xây dựng Đảng thời kỳ 1975 - 1995; Ban Bí thư khoá IX chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới (1986 - 2006), trong đó có phần về xây dựng Đảng.
Đã có nhiều Nghị quyết về xây dựng Đảng như vậy, tại sao lần này Trung ương lại phải bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng nữa?
Theo tôi có 4 lý do :
Một là, vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng luôn luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. Đây là bài học lớn, là kết luận sâu sắc được rút ra qua suốt quá trình hơn 80 năm hoạt động của Đảng ta, đồng thời cũng là lý luận khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều đảng, nhiều nước trên thế giới. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã khẳng định: "Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy, và sau này cũng sẽ vẫn như vậy. Các đảng cộng sản và công nhân quốc tế đã coi sự lãnh đạo của đảng cộng sản là vấn đề có tính nguyên tắc, có tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bác Hồ cũng đã từng nói, Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Sự tan rã của Liên Xô là do nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân rất cơ bản chính là vì Đảng Cộng sản lúc đó đã suy thoái, biến chất do quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi; một số người lãnh đạo cấp cao của Đảng rơi vào chủ nghĩa xét lại, cơ hội hữu khuynh, mắc sai lầm về đường lối, thậm chí phản bội lại lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đảng đông (21 triệu đảng viên) nhưng không mạnh, mất sức chiến đấu nên khi tình hình xấu xảy ra đã tan rã. Có thể nói, đây là bài học vô cùng sâu sắc và đắt giá mà mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta cần phải thấm thía, luôn luôn khắc sâu, ghi nhớ, đừng để đi vào "vết xe đổ" đau xót đó. Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cải cách, mở cửa cũng luôn luôn khẳng định dứt khoát phải kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và trong những lần trao đổi với chúng ta, bạn thường nhấn mạnh không để bị "Tây hoá", "tha hoá", "thoái hoá". Đảng Cộng sản Cu-ba đang đổi mới từng bước theo đường lối "cập nhật hoá mô hình phát triển kinh tế - xã hội", cũng kiên quyết khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Mới đây, Đảng Cộng sản Cu-ba vừa tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc về xây dựng Đảng. Trong thời đại ngày nay có lẽ không có nước nào trên thế giới lại không có đảng (dù một đảng hay nhiều đảng) hoặc một tổ chức chính trị tương tự như đảng lãnh đạo.
Toàn cảnh hội nghị
Thực tế ở nước ta cho thấy, càng đi vào đổi mới, đi vào phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập lại càng cần phải có sự lãnh đạo của Đảng và coi trọng công tác xây dựng Đảng; đây là nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, nền độc lập tự chủ của Tổ quốc ta. Vào thời điểm này, chúng ta càng cần phải khẳng định mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng và ý nghĩa quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Vừa qua, cũng có nơi này, nơi khác, lúc này lúc khác chưa phải đã nhận thức một cách sâu sắc vấn đề này. Hoặc là chỉ nặng về công tác chuyên môn, chưa quan tâm đầy đủ đến công tác xây dựng Đảng; hoặc là có ý nào đó xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng, coi nhẹ công tác Đảng. Đây đó có người cho rằng phát triển kinh tế thị trường, nhiều thành phần, mở cửa, hội nhập quốc tế, liên doanh, liên kết với nước ngoài thì cần gì phải có sự lãnh đạo của Đảng. Thậm chí có ý kiến cho rằng hình như sự lãnh đạo của tổ chức đảng chỉ gây rắc rối thêm, ngáng trở sự phát triển của kinh tế (?).
Hai là, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta hiện nay rất to lớn, nặng nề, khó khăn, đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo lên cao hơn nữa, nâng sức chiến đấu mạnh hơn nữa. Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng vừa thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây thật sự là một cuộc vận động cách mạng toàn diện, sâu sắc và cao cả.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng văn hoá, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế... Phải xử lý, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa... So với trước đây, chưa bao giờ đất nước ta lại triển khai xây dựng, phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế với quy mô rộng lớn như hiện nay. Có rất nhiều vấn đề mới đặt ra, đòi hỏi phải được giải đáp và giải quyết, cả về lý luận và thực tiễn; có những vấn đề tưởng chừng như mâu thuẫn, nghịch lý.
Tình hình thế giới lại đang có những diễn biến hết sức mau lẹ, phức tạp, khó dự báo, do có sự tranh chấp giữa các nước lớn, giữa các lực lượng; sự mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các quốc gia, các giai cấp, các dân tộc, các khu vực; sự biến đổi khí hậu toàn cầu; sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ... Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa phong trào hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội với các thế lực đế quốc cực đoan, hiếu chiến đang diễn ra dưới nhiều hình thức, sắc thái mới, rất quyết liệt. Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế của hệ thống tư bản chủ nghĩa những năm 2008 - 2009 chưa giải quyết xong thì lại đến cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ và nhiều nước Tây Âu lan tràn từ Ai-len, Hy Lạp đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a... Phong trào "Chiếm phố Uôn" từ Niu-oóc đã lan khắp các thành phố ở Mỹ, sang cả nhiều nước Tây Âu, Nhật Bản... Cuộc khủng hoảng nợ công này được coi là biểu hiện của "lỗi hệ thống", phản ánh sự bế tắc của chủ nghĩa tư bản, có thể dẫn đến cuộc suy thoái mới của chủ nghĩa tư bản, theo như nhận định và dự báo của nhiều chuyên gia quốc tế. Tình hình Biển Đông, tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng đang có những diễn biến phức tạp mới...
Trong tình hình ấy, chúng ta chủ trương thực hiện một đường lối đối ngoại độc lập, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá, hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế; phải xử lý các mối quan hệ sao cho vừa kiên định về nguyên tắc, vừa mềm dẻo, khôn khéo về phương pháp, sách lược; vừa giữ vững độc lập chủ quyền của quốc gia, bảo vệ được chế độ chính trị, thành quả cách mạng, vừa tạo được môi trường hoà bình, ổn định để phát triển, xây dựng và bảo vệ đất nước, tránh được sơ hở, tránh bị mắc bẫy, thêm được bạn, bớt được thù, quả thật là không đơn giản. Trong quá trình chuyển đổi phương thức quản lý kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, có nhiều việc chúng ta phải vừa làm, vừa học, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm và chịu tác động mặt trái của kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập. Có không ít vấn đề tác động trực tiếp đến nước ta, vào cả tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, nhân dân ta.
Ba là, bản thân Đảng, bên cạnh mặt tích cực, bản chất và truyền thống tốt đẹp được phát huy cũng đang đứng trước nhiều yêu cầu mới và có những hiện tượng tiêu cực, phức tạp mới. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện nắm giữ tài sản, tiền bạc, cán bộ;... đất nước lại phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, nhiều người lo lắng về Đảng, về bản chất Đảng, lo lắng mặt trái của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế tác động vào Đảng. Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hoá giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không ? Nhà triết học cổ điển Đức L.Foiơ Băc đã từng nói rằng, người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh. Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai ? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không ? Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Đây là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền, như Lê-nin và Bác Hồ đã từng cảnh báo. Chúng ta đã tiến hành công tác xây dựng Đảng thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, với nhiều biện pháp, nhiều cuộc vận động, làm cho Đảng ta ngày càng tiến bộ, trưởng thành; song vẫn còn nhiều hạn chế. Các mặt khuyết điểm, yếu kém chưa khắc phục được bao nhiêu, có mặt còn phức tạp thêm, gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tác động tiêu cực vào sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây thực sự là những cảnh báo không thể xem thường.
Bốn là, sự chống phá điên cuồng và quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động. Âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện được âm mưu cơ bản đó, các thế lực thù địch đã áp dụng lần lượt hết chiến lược này đến chiến lược khác, hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, rất kiên trì, kiên quyết, xảo quyệt. "Diễn biến hoà bình" là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, là "thủ đoạn hoà bình để giành thắng lợi". Nhiều chuyên gia và chính khách phương Tây còn gọi đây là phương pháp "chuyển hoá hoà bình", "biến đổi hoà bình", "cách mạng hoà bình" và gần đây là "cách mạng nhung", "cách mạng màu", "cách mạng đường phố"... Trong chiến lược này, hoạt động tư tưởng - văn hoá được họ coi là "mũi đột phá", là "cây cầu dẫn vào trận địa", là lĩnh vực hàng đầu làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết : "Có những việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi, nhưng chỉ cần 10 sứ giả lại có thể hoàn thành"; "một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước". Ngày nay "làn sóng điện đang thay thế thanh gươm; cây bút là phương tiện đi vào trái tim khối óc con người"; "một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng"; "kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị".
Thời gian gần đây, các làn sóng chống đối ta về mặt tư tưởng chính trị lại rộ lên, có lúc dồn dập. Có thể là do tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến mới; tình hình kinh tế - xã hội nước ta bên cạnh thành tựu lớn cũng xuất hiện những khó khăn và thách thức mới, các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ, ma tuý, mại dâm... tiếp tục gia tăng, sự phân hoá giàu nghèo phát triển. Tình trạng quan liêu, mất dân chủ làm dân bất bình dẫn đến khiếu kiện đông người ở một số nơi phức tạp. Các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chắc mẩm đây là cơ hội để họ dấn tới tác động, làm chuyển hoá tình hình, thay đổi đường lối ở nước ta, cho nên họ hoạt động rất điên cuồng với nhiều thủ đoạn và sách lược mới; vừa dùng các lực lượng, phương tiện từ bên ngoài, vừa tận dụng phát triển lực lượng ở trong nước ta để tạo ra sự "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", chống đối từ nội bộ Đảng ta, xã hội ta, hòng phá ta từ bên trong phá ra, làm cho "cộng sản tự diệt cộng sản", "cộng sản con diệt cộng sản bố". Họ đang cố tìm ra và dựng lên những "ngọn cờ" để chống ta. Một số người cơ hội chính trị, bất mãn cũng lợi dụng các diễn đàn, các mối quan hệ để truyền bá những quan điểm sai trái của mình, liên tiếp viết đơn thư, tài liệu vu cáo, đả kích chế độ ta, tác động vào nhân dân, nhất là thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ, trí thức...
Nội dung các quan điểm của họ vẫn là những luận điệu lâu nay các nhà tư tưởng chống cộng đã từng nói và đã từng nhiều lần bị chúng ta phê phán, bác bỏ. Đại thể vẫn là phủ nhận thành tựu của cách mạng; thổi phồng khuyết điểm, tồn tại của chúng ta, bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi, phá rã niềm tin của nhân dân và cán bộ, quy kết là do đường lối sai, sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Đảng và Nhà nước. Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, phê phán, đổ lỗi cho Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng. Kích động chia rẽ nội bộ, tung ra những luận điệu trong Đảng, trong Trung ương, Bộ Chính trị có phe này, phái kia; bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; vu cáo, bôi nhọ một số đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, kể cả Bác Hồ, tìm mọi cách "hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh"... Những luận điệu của các thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị nói trên tuy không có gì mới, nhưng nó được tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độc hại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ ta, tác động hòng làm đội ngũ ta "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Trong bối cảnh tình hình nêu trên, nếu Đảng ta không giữ được bản chất cách mạng của mình, không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên. Chính vì vậy mà Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Và đó cũng chính là những lý do giải thích vì sao lần này Ban Chấp hành Trung ương phải tiếp tục bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng.
II./. Mục đích, yêu cầu, quá trình chuẩn bị và phạm vi của Nghị quyết Trung ương 4.
1- Mục đích, yêu cầu
Đại hội XI của Đảng đã xác định chủ đề và cũng là tư tưởng chỉ đạo cho những năm tới là phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và đề ra yêu cầu phải xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo... tập trung vào 8 nhiệm vụ cơ bản có tính hệ thống, toàn diện. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, phải tiến hành thường xuyên, lâu dài. Trước mắt, cần lựa chọn một số vấn đề cấp bách nhất cần tập trung làm ngay để tạo ra được những chuyển biến cụ thể, rõ rệt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn và góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hội nghị Trung ương 4 bàn và ra Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" chính là để đáp ứng yêu cầu đó, nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XI của Đảng phần nói về xây dựng Đảng, thực hiện Chương trình toàn khoá của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI.
2- Quá trình và cách thức chuẩn bị Hội nghị Trung ương 4
Nhận thức rõ vị trí và ý nghĩa quan trọng của Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị đã tập trung chỉ đạo công việc chuẩn bị một cách rất khẩn trương, nghiêm túc và có bước đổi mới với yêu cầu phải rất cụ thể, thiết thực, khả thi, làm sao chọn đúng vấn đề, xác định đúng trọng tâm, đề ra được những biện pháp tích cực mang tính đột phá để tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tế. Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo chuẩn bị xây dựng Đề án, gồm một số đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và đại diện lãnh đạo các ban đảng ở Trung ương do đồng chí Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo đã thành lập Tổ Biên tập khẩn trương tổ chức nghiên cứu, xây dựng Đề án. Dự thảo Đề án đã được gửi lấy ý kiến đóng góp của các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương và một số cơ quan nghiên cứu lý luận ở Trung ương. Đã tổ chức 4 hội nghị lấy ý kiến của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thường trực Ban Chỉ đạo trực tiếp làm việc, nghe ý kiến đóng góp của nhiều đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao, lão thành cách mạng và nhiều đồng chí nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương Đảng có kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng. Bộ Chính trị đã dành 2 phiên họp để nghe Ban Chỉ đạo báo cáo và thảo luận những nội dung quan trọng của Đề án để trình Trung ương.
Tại Hội nghị Trung ương 4, các đồng chí Uỷ viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các đề án, báo cáo của Bộ Chính trị. Đã có 202 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và Hội trường; nhiều đồng chí gửi ý kiến bằng văn bản hoặc sửa trực tiếp vào dự thảo Nghị quyết. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua nội dung Nghị quyết và ngày 16-01-2012, Nghị quyết đã được ban hành. Tinh thần chung và sự thống nhất rất cao của Trung ương là quyết tâm tạo ra những bước chuyển biến rõ rệt, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng vì sự nghiệp của đất nước, của dân tộc và của Đảng. Như vậy, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 thực sự là sản phẩm của trí tuệ tập thể.
3- Về phạm vi của Nghị quyết
Lần này, Trung ương không bàn toàn diện mà chỉ chọn một số vấn đề cấp bách nhất về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay để tập trung chỉ đạo thực hiện với mong muốn khắc phục những cách làm dàn trải trước đây, tạo ra bước chuyển biến cụ thể, thiết thực trong thực tế. Đó là 3 vấn đề : (1) Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. (3) Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, trong mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trong 3 vấn đề trên, khi thảo luận có ý kiến hỏi vấn đề nào là trọng tâm, là quan trọng nhất, cấp bách nhất ? Có ý kiến cho rằng, bây giờ vấn đề tư tưởng chính trị là quan trọng nhất, vì nó liên quan đến sinh mệnh chính trị của Đảng, đến Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng - tức là vấn đề rất cốt tử. Ý kiến khác lại nói vấn đề ấy là ở trên Trung ương, ở tầm cao, tầm chiến lược, chứ còn ở địa phương, ở cơ sở thì điều nhức nhối là vấn đề suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, vấn đề này quần chúng dễ nhìn thấy. Quần chúng ở cơ sở không mất lòng tin vào Đảng, vào đường lối, mà mất lòng tin vào con người cán bộ cụ thể ở cơ sở, mất lòng tin qua một số hiện tượng như tham nhũng, tiêu cực, suy thoái phẩm chất đạo đức, cho nên phải coi vấn đề đạo đức, lối sống là vấn đề cấp bách nhất. Lại có ý kiến cho rằng, bây giờ nguyên nhân của mọi nguyên nhân vẫn là vấn đề cán bộ; con người là quyết định hết thảy. Chúng ta nói mãi mà tổ chức cứ phình ra, bộ máy thì chồng chéo, biên chế thì tăng lên, lương thì bất hợp lý cho nên phải gỡ từ công tác tổ chức, cán bộ. Cũng có ý kiến cho rằng, hiện nay thẩm quyền, trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân xác định không rõ, nên nhiều vụ việc không xử lý được vì không ai chịu trách nhiệm; có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, thành tích thì nhận của cá nhân, còn khuyết điểm thì đổ cho tập thể; vì vậy vấn đề phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân là vấn đề cấp bách nhất. Mỗi ý kiến đều có khía cạnh hợp lý, đều quan trọng và cấp bách cả, không thể coi nhẹ vấn đề nào. Tuy nhiên, đứng trên tổng thể mà xét, hiện nay cái làm cho quần chúng oán thán nhất, gây mất lòng tin nhất, làm xói mòn bản chất Đảng đó chính là sự suy thoái cả về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; cái này thật là nghiêm trọng. Cho nên, 3 vấn đề đã nêu đều quan trọng và có liên quan mật thiết với nhau, nhưng Trung ương thống nhất xác định vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất. Đây chính là khâu đột phá trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng hiện nay, là "mắt xích" chủ yếu mà chúng ta cần nắm lấy, song trong chỉ đạo không được coi nhẹ 2 vấn đề kia.
III./. Những nội dung cơ bản của Nghị quyết
Như trên đã nói, lần này Trung ương đổi mới cách ra Nghị quyết. Bản Nghị quyết được viết ngắn gọn, nhưng chứa đựng nhiều nội dung cơ bản và quan trọng, có nhiều điểm mới, chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề cấp bách đã được xác định. Trên cơ sở đó, đi thẳng vào đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân, chỉ rõ mục tiêu, phương châm, các giải pháp tiến hành và cách tổ chức thực hiện. Đề nghị các đồng chí đọc, nghiên cứu trực tiếp. Tôi chỉ nhấn mạnh thêm một số điểm :
1- Về đánh giá tình hình và nguyên nhân
Việc đánh giá tình hình thường rất khó, vì nó tuỳ thuộc vào chỗ đứng, góc nhìn, cách nhìn, lượng thông tin có được của mỗi người. Thực tế khi thảo luận ở Hội nghị Trung ương và xin ý kiến đóng góp của một số tập thể và cá nhân, có một số ý kiến cho rằng, Đề án chưa thể hiện tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, còn né tránh, chưa thấy hết mức nghiêm trọng của những yếu kém, khuyết điểm, tình hình nghiêm trọng hơn nhiều. Một số ý kiến khác lại cho rằng, Đề án nêu phần khuyết điểm quá nặng nề, đen tối, tình hình Đảng không đến mức như vậy; nếu xấu như vậy thì tại sao những năm qua chúng ta tiến hành sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu to lớn mà cả thế giới thừa nhận, vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao ? Nói thế nào cho khoa học, đúng mức, không nên tự bôi nhọ mình, để kẻ xấu lợi dụng. Nó đang muốn phá vỡ niềm tin, bôi xấu mình thì mình lại tự làm mất uy tín của mình, như thế thì có khác nào tiếp thêm đạn cho địch bắn.
Trung ương yêu cầu cần phải có phương pháp nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, biện chứng, khoa học, nhìn thẳng vào sự thật, bình tĩnh, không phiến diện, không tô hồng và cũng không bôi đen; chỉ ra cả mặt thành tựu và yếu kém; phân tích toàn diện cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Thực tế có đến đâu nói đến đấy, không nên thổi phồng, cường điệu một mặt nào.
Với những nguyên tắc phương pháp luận đó, Trung ương đã chỉ rõ, trải qua hơn 80 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, với bản lĩnh của một Đảng cách mạng chân chính, dày dạn kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng ta đã lãnh đạo, tổ chức và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, giành được nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng... Trong thời kỳ đổi mới, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững; niềm tin của nhân dân với Đảng được củng cố; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hầu hết ý kiến đề nghị là phải khẳng định mạnh mẽ thành tựu, ưu điểm, bản chất tốt đẹp, truyền thống anh hùng của Đảng ta. Phải khẳng định phần lớn cán bộ, đảng viên ta rất tốt; nếu không tốt thì làm gì có thành tựu như bây giờ. Thực tế lịch sử không thể phủ nhận được là, hơn 80 năm qua, Đảng ta đã xác lập, củng cố và ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo, sức mạnh và uy tín của mình chính là bằng bản lĩnh, nghị lực; trí tuệ, lý luận tiên phong; bằng đường lối đúng đắn mang lại lợi ích thiết thân cho nhân dân, cho dân tộc; bằng sự hy sinh quên mình, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bằng một tổ chức đoàn kết chặt chẽ, vững chắc; bằng mối liên hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ và bảo vệ. Tổ quốc ta, dân tộc ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay, chưa bao giờ có được vị thế trên trường quốc tế như hiện nay.
Tuy nhiên, Trung ương cũng thẳng thắn vạch ra những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm trên cả 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, chỉ ra tính chất, phạm vi, xu thế và hậu quả của những yếu kém, khuyết điểm đó. Phải nói, về tính chất, là nghiêm trọng, kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, chậm được khắc phục. Về phạm vi, là tương đối phổ biến, có ở các cấp, các ngành ("một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống"). Về xu hướng, là diễn biến phức tạp, chưa ngăn chặn, đẩy lùi được. Về hậu quả, là làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; làm suy giảm vị trí, vai trò, sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng; làm tổn hại tới uy tín, thanh danh của Đảng, Nhà nước. Những khuyết điểm đó nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ ta.
Trên vấn đề thứ nhất, Trung ương đã nghiêm khắc chỉ ra những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và suy thoái về đạo đức, lối sống. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị thể hiện ở chỗ : phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, dao động, thiếu niềm tin, sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ hoạ theo những nhận thức sai, quan điểm lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ : sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, lãng phí; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; phong cách quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân; lối sống xa hoa, hưởng lạc... Trong những biểu hiện đó, cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận xã hội quan tâm nhiều nhất, bức xúc nhất là tình trạng tham nhũng, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm… ở một bộ phận đảng viên có chức, có quyền, cả trong một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, đương chức, hoặc thôi chức.
Trên vấn đề thứ hai, Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một số khuyết điểm trong công tác tổ chức, cán bộ. Đội ngũ cán bộ cấp trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng, nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản. Công tác quy hoạch cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa xây dựng được quy hoạch ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước.
Trên vấn đề thứ ba, Trung ương chỉ ra tình trạng không rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị và mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm; tạo kẽ hở cho các việc làm tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Về nguyên nhân của yếu kém, khuyết điểm : Trung ương xem xét khá toàn diện, chỉ ra cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động lẫn nhau, xuyên thấm vào nhau rất phức tạp. Đáng chú ý là :
+ Nguyên nhân về sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân; ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, bất chấp đạo lý, dư luận; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm; cán bộ lãnh đạo, quản lý không gương mẫu.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, không ít nơi có tình trạng dân chủ hình thức; tập thể là "bình phong" để hợp thức hoá ý kiến của thủ trưởng, mà thực chất là gia trưởng, độc đoán. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện rất kém, thiếu thẳng thắn, trung thực; xuê xoa, nể nang. Trong hội nghị thì nhất trí nhưng ra ngoài nói khác hoặc không thực hiện. Khi đương chức thì không nói hoặc nói kiểu này, khi nghỉ chức vụ hoặc về hưu lại nói kiểu khác. Khi còn phụ trách thì không được góp ý kiến nhưng khi nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác thì có rất nhiều đơn, thư tố cáo. Mặt khác, lại có tình trạng dân chủ không đi đôi với kỷ luật; kỷ cương không nghiêm. Có tình trạng vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tán phát "tờ rơi", thư nặc danh, đưa tin đồn để nói xấu, đả kích, làm mất uy tín nhau, gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ; thậm chí núp đằng sau xúi quần chúng đấu tranh.
+ Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém.
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức, chưa đủ sức động viên ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên. Công tác nghiên cứu lý luận còn bất cập, lạc hậu, chưa giải đáp được nhiều vấn đề lý luận - thực tiễn còn vướng mắc hoặc ý kiến khác nhau. Tình trạng lười học tập hoặc học qua loa, đại khái, học đối phó, học cốt để lấy bằng còn xảy ra khá phổ biến.
+ Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc...
Từ sự phân tích trên đây, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi mà nhiều người đặt ra là tại sao từ trước đến nay, Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về xây dựng Đảng, đã chỉ đạo nhiều cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng nhưng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, chưa ngăn chặn, đẩy lùi được. Đó chính là do nguyên nhân chủ quan, do lỗi của chúng ta; do sự yếu kém, thiếu kiên quyết trong công tác giáo dục, lãnh đạo, quản lý; do sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, thực hành liêm chính của một số cán bộ, đảng viên; sự thiếu gương mẫu của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Suy đến cùng là do không vượt qua được chủ nghĩa cá nhân. Bác Hồ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù hung ác, là giặc nội xâm, nó không mang gươm, mang súng nhưng vô cùng nguy hiểm, gian giảo, xảo quyệt; nó kéo người ta xuống dốc không phanh. Mọi thứ xấu xa, hư hỏng đều sinh ra từ căn bệnh này. Nếu không đánh bại, không quét sạch chủ nghĩa cá nhân thì Đảng ta không thể trong sạch, vững mạnh được, không thể là một đảng cách mạng chân chính hết lòng vì nước, vì dân được.
2- Về các nhiệm vụ và giải pháp
Trên cơ sở xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách như đã nêu trên, Trung ương chỉ ra các giải pháp bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách nhất. Có 4 nhóm giải pháp : (1) Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên. (2) Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng. (3) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách. (4) Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Tinh thần toát lên trong các nhóm giải pháp đó là cần xác định những việc cần và có thể làm ngay và những việc cần phải có thời gian chuẩn bị, nhất là về xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, để xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện một cách kiên quyết, khả thi, hiệu quả.
Những việc cần và có thể làm ngay là : Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí Uỷ viên Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tự giác, gương mẫu tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm điểm, đánh giá, làm rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đẩy mạnh chỉ đạo việc học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống. Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết từng vấn đề cấp bách, những việc cần làm ngay, xác định rõ về công việc, thời gian hoàn thành và người chịu trách nhiệm cụ thể. Nghiêm túc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý dứt điểm một số vụ việc mà dư luận quan tâm; cải tiến, nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đối với những việc cần phải có thời gian chuẩn bị thì khẩn trương, nghiên cứu, tổng kết, đề xuất để đi đến quyết định và thực hiện. Ví dụ : Phải khẩn trương đổi mới công tác tổ chức cán bộ, chế độ sinh hoạt Đảng; kiểm tra, giám sát việc tự rèn luyện và giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nhất là chính sách đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ cho phù hợp với điều kiện mới. Xây dựng quy định cụ thể về việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đẩy mạnh thực hiện chất vấn trong Đảng. Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, gắn với việc tổ chức thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; có cơ chế giám sát chặt chẽ của tổ chức đảng và nhân dân, kịp thời thay thế những người không hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, nhà ở, bảo đảm cho cán bộ, công chức có mức sống ổn định và có điều kiện để giữ liêm, đồng thời chống đặc quyền, đặc lợi.
Trong các nhóm giải pháp, có một số điểm mới là :
1- Các giải pháp bảo đảm tính đồng bộ, nhưng cũng rất tập trung, có lộ trình, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", hướng vào giải quyết ba vấn đề bức xúc nhất, với mong muốn tạo được sự chuyển biến cụ thể, rõ rệt trong thực tế.
2- Nêu cao và rất nhấn mạnh sự tự phê bình và phê bình, sự gương mẫu của cấp trên, của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trước hết là cấp trung ương và người đứng đầu các ngành, các cấp, các đơn vị. Nghị quyết nói rõ là : "Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp uỷ đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu để cho các cấp noi theo". "Các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí uỷ viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các ban của Trung ương Đảng, ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ và cấp uỷ các cấp nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu gương bằng hành động thực tế".
3- Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình được quy định khá chặt chẽ và cụ thể. Nội dung chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết lần này gắn với việc thực hiện 19 điều đảng viên không được làm và việc giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương, đơn vị, ngành mình. Về cách làm thì từng đồng chí cấp uỷ, từng cán bộ, đảng viên phải chủ động, tự giác xem lại mình để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, không chờ đến khi tổ chức hội nghị kiểm điểm. Trước khi mở hội nghị kiểm điểm phải chuẩn bị thật kỹ, phải tổ chức lấy ý kiến góp ý của cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp và các đồng chí nguyên là cấp uỷ viên cùng cấp. Uỷ ban kiểm tra chủ trì phối hợp với ban tổ chức, ban tuyên giáo, ban dân vận, văn phòng và các cơ quan liên quan kiến nghị với cấp uỷ (hoặc thường vụ cấp uỷ) nội dung gợi ý kiểm điểm cho tập thể, cá nhân ở những nơi cần thiết. Sau khi kiểm điểm, báo cáo kết quả với cấp trên và thông báo với cấp dưới và các cơ quan lấy ý kiến góp ý. Cấp uỷ, tổ chức đảng nào, cán bộ, đảng viên nào kiểm điểm tự phê bình và phê bình không đạt yêu cầu phải kiểm điểm lại; kiên quyết xử lý kỷ luật những cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không tự giác kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, không tự nhận sai lầm, khuyết điểm, không khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm đã được nêu ra. Những trường hợp có vi phạm, tự giác kiểm điểm, tự phê bình nghiêm túc, tích cực sửa chữa, khắc phục, sẽ được xem xét giảm hoặc miễn xử lý kỷ luật. Sau đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương lần này sẽ duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ tự phê bình, phê bình hằng năm gắn với kiểm điểm theo chức trách, nhiệm vụ được giao và lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Định kỳ hằng năm, cấp uỷ, tổ chức đảng có hình thức thích hợp thông báo kết quả kiểm điểm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, đóng góp ý kiến. Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
Làm tốt việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình sẽ có căn cứ để hiểu rõ thêm cán bộ, đánh giá, xem xét, sàng lọc đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị và chuẩn bị quy hoạch cấp uỷ, các chức danh chủ chốt các cấp nhiệm kỳ tới. Quy định việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh lãnh đạo trong cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Đồng thời kiến nghị với Quốc hội sớm có hướng dẫn để thực hiện quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Những người hai năm liền tín nhiệm thấp, không hoàn thành nhiệm vụ cần được xem xét, cho thôi giữ chức vụ, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
4- Xúc tiến việc xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2020; tích cực tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tham mưu, chuyên gia cấp chiến lược. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý chủ trì cấp trên nói chung phải qua chức vụ lãnh đạo quản lý chủ trì ở cấp dưới.
5- Xây dựng và thực hiện một số quy chế bảo đảm phát huy hơn nữa dân chủ trong Đảng, tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên. Triển khai thực hiện việc chất vấn trong Đảng, nhất là chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương và cấp uỷ các cấp. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định; kê khai phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú. Xử lý nghiêm người kê khai không đúng. Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị. Ban hành quy chế để hằng năm Ban Chấp hành Trung ương góp ý kiến, thể hiện sự tín nhiệm đối với tập thể và từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ban chấp hành đảng bộ các cấp góp ý kiến, thể hiện sự tín nhiệm đối với tập thể và từng thành viên ban thường vụ cấp uỷ cấp mình.
Uỷ ban kiểm tra các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với cán bộ thuộc diện cấp uỷ quản lý trong việc chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước; hằng năm có báo cáo kết quả thực hiện của cán bộ thuộc cấp uỷ quản lý trong việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi.
6- Về công tác cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện; gắn với xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực sự có hiệu quả, ngăn chặn sự lạm quyền, độc đoán. Sơ kết, rút kinh nghiệm để có chủ trương về việc đại hội đảng bộ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở trực tiếp bầu cấp uỷ có số dư. Thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương. Thí điểm việc giao quyền cho bí thư cấp uỷ lựa chọn, giới thiệu để bầu cử uỷ viên thường vụ cấp uỷ; cấp trưởng có trách nhiệm lựa chọn, giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo quản lý; thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự theo hướng những người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm phải trình bày đề án hoặc chương trình hành động trước khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
7- Về cách triển khai thực hiện Nghị quyết, lần này nhấn mạnh vai trò của đồng chí bí thư cấp uỷ. Đồng chí bí thư cấp uỷ, tổ chức đảng phải trực tiếp nghiên cứu, phổ biến, quán triệt Nghị quyết và chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Phân công một số đồng chí thường trực chỉ đạo. Ở Trung ương gồm Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư, các đồng chí Trưởng Ban Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận; ở cấp tỉnh, thành phố và các đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương cũng làm tương tự như vậy.
IV./.Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" là một nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt. Nghị quyết đã được toàn Đảng, toàn dân rất hoan nghênh và tán thành, coi như đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống chính trị của đất nước. Tuy nhiên, tâm lý chung hiện nay là đang chờ đợi, chờ đợi và hy vọng. Vấn đề quyết định bây giờ là khâu tổ chức thực hiện Nghị quyết. Tinh thần chung của Trung ương là quyết tâm thực hiện, khó mấy cũng phải thực hiện. Bộ Chính trị đã có Chỉ thị và sẽ có Kế hoạch triển khai thực hiện, nêu rõ các yêu cầu, công việc, lộ trình, thời gian, cách thức và các bước tiến hành cụ thể. Tôi chỉ xin lưu ý một số điểm chung sau đây :
- Phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết, nắm vững những tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm, trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm, thấy đầy đủ trách nhiệm của mình để gương mẫu, tự giác thực hiện và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết trên mỗi cương vị công tác tại địa bàn, lĩnh vực do mình phụ trách.
- Ngay sau khi kết thúc Hội nghị cán bộ này, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo tiếp thu ý kiến của các đồng chí, hoàn chỉnh và ban hành sớm kế hoạch của Bộ Chính trị về việc thực hiện nghị quyết của Trung ương; chỉ đạo các ban đảng Trung ương tiếp thu ý kiến của Hội nghị để sớm ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với từng mảng công việc. Căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương, Chỉ thị và Kế hoạch của Bộ Chính trị, sự chỉ đạo hướng dẫn của các ban đảng Trung ương và các cơ quan cấp trên, các cấp uỷ và tổ chức đảng các cấp, các ngành phải xây dựng kế hoạch, chương trình học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, ngành mình. Phải làm rất khẩn trương, nghiêm túc, thiết thực; có sự phân công trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ.
- Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trì phải tự giác, gương mẫu làm trước (ngay sau Hội nghị này, không phải chờ gì cả) tự kiểm điểm, soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình. Mọi đảng viên đều phải làm như vậy, chứ không phải chỉ đứng ngoài mà "phán", hoặc "chờ xem", coi như mình vô can.
- Phải thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp một cách đồng bộ, tổng hợp đồng thời có trọng tâm, trọng điểm; bao gồm cả việc thực hiện 8 nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, các quy định khác của Đảng và Nhà nước; kết hợp giữa "xây và chống", "chống và xây". Nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái; đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, hư hỏng, tiêu cực; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên, cán bộ; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán của các cơ quan chức năng; nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, các đoàn thể, của báo chí, công luận.
- Việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng; làm đến đâu chắc đến đó, đạt kết quả cụ thể, thực chất. Hết sức tránh làm lướt, làm qua loa, hình thức, chiếu lệ. Khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, thậm chí biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành nơi vuốt ve, ca tụng lẫn nhau; cũng như tình trạng lợi dụng dịp này để "đấu đá", "hạ bệ" nhau với những động cơ không trong sáng. Nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập phê bình và vu cáo người khác. Kinh nghiệm cho thấy, muốn tự phê bình và phê bình có kết quả tốt, điều quan trọng là phải thật sự phát huy dân chủ trong Đảng, người đứng đầu phải gương mẫu và phải có các hình thức dân chủ để quần chúng đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên và phải nghiêm túc tiếp thu những ý kiến phê bình đúng đắn. Những trường hợp sai phạm nghiêm trọng mà không thành khẩn, không tự giác, tập thể giúp đỡ mà không tiếp thu thì phải xử lý thích đáng. Thái độ nể nang, hữu khuynh, "ngậm miệng ăn tiền" hoặc thái độ cực đoan, muốn lợi dụng phê bình để đả kích người khác, gây rối nội bộ, đều là không đúng. Tự phê bình và phê bình đòi hỏi mỗi người phải có tinh thần tự giác rất cao, có tình thương yêu đồng chí thật sự và phải có dũng khí đấu tranh thẳng thắn, chân tình. Đây cũng là dịp để hiểu thêm cán bộ, có cơ sở để đánh giá cán bộ, xem xét kết hợp chuẩn bị quy hoạch cán bộ cho thời gian tới.
- Phải đặt việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng trong tổng thể thực hiện các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ..., nói rộng ra là trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cả hệ thống chính trị, bảo đảm thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại... chứ không phải "đóng cửa" để chỉnh đốn Đảng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là để làm cho Đảng ta ngày càng mạnh hơn; cán bộ, đảng viên gương mẫu hơn; tổ chức đảng có sức chiến đấu cao hơn; đoàn kết nội bộ tốt hơn; gắn bó với nhân dân mật thiết hơn; thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao hơn; chứ không phải ngược lại.
- Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người, đòi hỏi mỗi người phải tự phân tích, mổ xẻ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân mình; phải nhận xét, đánh giá về người khác. Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình. Vì vậy, thường rất khó, rất phức tạp. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Đảng ta đã làm, làm nhiều, làm thường xuyên và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nếu không làm thì không có được những thành quả như ngày nay. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, trước thực trạng một số yếu kém, khuyết điểm, hơn lúc nào hết, Đảng ta càng phải đặc biệt coi trọng hơn nữa nhiệm vụ xây dựng Đảng như Đại hội XI và Hội nghị Trung ương 4 đã chỉ ra, tạo bước chuyển thực sự trong công tác này. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là : tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại. Có những việc không thể chỉ làm một lần là xong. Ngược lại, phải làm rất kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày. Có khi giải quyết xong vấn đề này lại nảy sinh vấn đề khác, làm được việc này lại xuất hiện việc khác. Nếu không xác định như vậy thì mỗi khi thấy có sự việc tiêu cực trong Đảng dễ mất bình tĩnh, nảy sinh tư tưởng bi quan, hoài nghi, hoặc mất niềm tin, phủ nhận mọi sự cố gắng và kết quả chung.
Thưa các đồng chí,
Những nội dung trình Hội nghị cán bộ toàn quốc lần này là những vấn đề rất cơ bản và hệ trọng. Thời gian Hội nghị không nhiều, đề nghị các đồng chí nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung dành thời gian nghiên cứu, thảo luận, góp ý kiến để tạo thống nhất cao trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin tưởng rằng, với truyền thống và bản chất tốt đẹp của Đảng ta, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, lại được nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhất định chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi xin gửi đến các đồng chí lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, nhiều niềm tin mới, khí thế mới. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp./. ...Hội nghị lớn về chỉnh đốn Đảng (BBC).
Chỉ thị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 4Vietnam Plus
Hai năm không được tín nhiệm sẽ bị thôi chứcVietNamNet
Lãnh đạo có ý thức trách nhiệm trướcdânNgười Lao Động
BBC Tiếng Việt -Thanh Niên 


Nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đình Hương: Chúng ta đã có sai sót trong công tác cán bộ (ĐĐK)