Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trong thư tịch cổ Trung Quốc http://www6.vnmedia.vn/VN/chu_quyen_hoang_sa_truong_sa_cua_viet_nam_trong_thu_tich_co_trung_quoc_426_234905.html

Cuộc họp về Biển Đông của các nước ASEAN có thực sự đạt kết quả?

RFA 07.20.2011 Vòng thảo luận cấp cao về tình hình biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi tên là biển Đông, diễn ra tại Bali, Indonesia sáng nay với sự hiện diện của viên chức đại biểu ASEAN và Trung Quốc.
AFP
Ông Pham Quang Vinh, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Việt Nam và thứ trưởng ngoại giao của Trung Quốc Lưu Chấn Dân
Theo bản tin của AFP, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam,  và Trung Quốc đều tỏ ý tin tưởng cuộc họp đạt nhiều tiến bộ đáng kể thì giới ngoại giao tỏ ra dè dặt  khi bình luận về điều này.

Sự hợp tác hiếm thấy của Trung Quốc

Đại diện Việt Nam tại cuộc họp,  ông Pham Quang Vinh, trợ lý bộ trưởng ngoại giao, điều hợp viên cuộc họp cùng đại diện nước chủ nhà Indonesia. Đại diện phiá Trung Quốc là thứ trưởng ngoại giao Lưu Chấn Dân.
Theo lời ông Pham Quang Vinh, cuộc họp mang lại kết quả tốt trong tinh thần xây dựng và đối thoại hữu nghị.
Điểm đáng nói tại cuộc họp ở Bali là sau gần một thập niên với những cuộc thảo luận kéo dài, lần này ASEAN và Trung Quốc loan báo đồng ý về một văn bản hướng dẫn thực hiện những hoạt động và dự án hỗn hợp trên vùng biển và những vùng đảo mà các bên tranh chấp chủ quyền lâu nay.
Mặc dù đạt thoả thuận sơ bộ về văn bản hướng mà Trung Quốc gọi là sự hợp tác hiếm thấy, ASEAN và Trung Quốc vẫn  chưa nhất trí đạt tới một sự đồng thuận rõ ràng về việc quốc gia nào nắm chủ quyền trên khu vực biển được gọi là lãnh hải của mình.
Một mặt văn bản đồng thuận được công bố trong tinh thần lạc quan, mặt khác thì các nhà ngoại giao, với sự thận trọng cố hữu, cho rằng vẫn còn nhiều điểm di biệt liên quan đến biển Đông chưa được giải quyết rốt ráo, điển hình như quan điểm của Trung Quốc nhất mực cho rằng Bắc Kinh có toàn quyền trên vùng biển này.
Các vùng biển theo luật biển quốc tế.
Các vùng biển theo luật biển quốc tế.RFA file
Mặc dù đạt thoả thuận sơ bộ về văn bản hướng mà Trung Quốc gọi là sự hợp tác hiếm thấy, ASEAN và Trung Quốc vẫn  chưa nhất trí đạt tới một sự đồng thuận rõ ràng về việc quốc gia nào nắm chủ quyền trên khu vực biển được gọi là lãnh hải của mình.
Ngoại trưởng Philippines, ông Albert Del Rosario, tuyên bố Philippines sẽ nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp để phân định cụ thể và dứt khoát chủ quyền từng quốc gia trên vùng biển Đông.
Ông nhấn mạnh Philippines bắt buộc phải chọn lựa cách phân xử dựa căn bản trên Công Ước Liên hiệp Quốc Về Luật Biển UNCLOS vì điều này không cần phải có sự chấp thuận của phiá tranh chấp.
Được biết vào ngày mai dự thảo văn bản hướng dẫn qui tắc ứng xử trên biển Đông sẽ được trình và phê duyệt lần chót giữa các quan chức ngoại giao các quốc gia ASEAN cũng như Trung Quốc.
Philippines bắt buộc phải chọn lựa cách phân xử dựa căn bản trên Công Ước Liên hiệp Quốc Về Luật Biển UNCLOS vì điều này không cần phải có sự chấp thuận của phiá tranh chấp.
ông Albert Del Rosario
Các nước Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan  đều khẳng định vùng chủ quyền của mình trên biển Đông, trong lúc Trung Quốc vẫn lên tiếng giành phần chủ quyền rộng lớn nhất trên khu vực biển với các thềm lục địa chồng lấn lên nhau.
Lên tiếng bên lề hội nghị cấp cao ở Bali, thứ trưởng ngoại giao Lưu Chấn Dân,  dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc, nói rằng văn bản hướng dẫn qui tắc ứng xử trên biển Đông, gọi tắt là DOC, đạt được tại cuộc họp là một tài liệu quan trọng chứng tỏ tinh thần hợp tác giữa Trung Quốc với ASEAN.
Tình hình phức tạp trên biển Đông thời gian gần đây, phát xuất  từ những hành động lấn lướt ngang nhiên của Trung Quốc, vẫn là trung tâm điểm mối quan ngại của ASEAN và thế giới. Đây cũng là trung tâm điểm của cuộc họp biển Đông ở Bali.

So sánh các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á



Bài báo sẽ điểm qua 4 "gương mặt" nổi trội nhất trong số các chiến hạm chủ lực thuộc Hải quân các quốc gia Đông Nam Á, là Gepard 3.9, Formidable, Lekiu và Sigma.

Tiếp nối dòng bài về Hải quân các nước ASEAN, Đất Việt xin đi sâu vào phân tích ưu thế của các chiến hạm tiêu biểu trong khu vực, dựa trên các tiêu chí về khả năng tấn công, phòng vệ, cơ động và mức độ hiện đại...

Dưới đây là các phân tích cụ thể:

Khả năng tấn công

Nhìn chung, các chiến hạm tiêu biểu kể trên có vũ khí chủ lực là tên lửa chống hạm. Nếu Gepard 3.9 trang bị tên lửa Kh-35 và Formidable (của Singapore) trang bị tên lửa Harpoon, 2 chiến hạm còn lại sử dụng tên lửa Exocet. Bên cạnh đó, cũng cần xét tới uy lực của các pháo hạm.

Chiến hạm lớp Lekiu của Malaysia được trang bị 8 tên lửa Exocet Block 2, tầm bắn 70km đầu đạn nặng 165kg, một pháo 57mm tầm bắn 17km với tốc độ 220 viên/phút.

Còn Sigma của Indonesia có 4 tên lửa Exocet Block 2, một pháo Oto Melara 76mm với các tính năng như trên Formidable.

Formidable có 8 tên lửa Harpoon tầm bắn 130km đầu đạn 227kg, bên cạnh đó là 1 khẩu pháo Oto Melara 76mm tầm bắn 16km, bắn đạn pháo 6kg với tốc độ lên tới 120 viên/phút.

Gepard có 8 tên lửa Kh-35 Uran-E tầm bắn 130km, một pháo AK-176M 76mm tầm bắn 10km với tốc độ 120 viên/phút.


Tên lửa đối hạm Harpoon.

Về cơ bản các tên lửa cận âm như Exocet, Harpoon hay Uran-E khá giống nhau ở chỗ được radar tàu chiến hay máy bay dẫn đường ở pha đầu và tự sử dụng radar của tên lửa ở pha cuối. Tuy nhiên, do tầm hoạt động thấp, các tàu trang bị loại tên lửa Exocet phải tiếp cận đối phương gần hơn so với Gepard 3.9 và Formidable

Với các thông số (số lượng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tầm bắn) của tên lửa như đã nói, kết hợp với pháo hạm trang bị, có thể tạm xếp sức mạnh các tàu chiến theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, tiếp đó là Lekiu và Sigma.

Gepard 3.9 của Việt Nam.
 
 Formidable của Singapore.
Khả năng phòng vệ
Hệ thống phòng vệ của các tàu chiến trên đều có loại tầm gần và cực gần, cùng hệ thống chống ngầm.

Trong đó, chiến hạm lớp  Lekiu có 2 pháo phòng không CWIS MSI 30mm tốc độ bắn 650 viên/phút, 16 tên lửa phòng không Sea-wolf tầm bắn 6km. Khả năng bảo vệ ở mức trung bình.
Sigma có 8 tên lửa phòng không Mistral với tầm bắn 5,3km tốc độ 800m/giây, về căn bản đây là loại tên lửa phòng không vác vai cải tiến nên không thể bằng các loại chuyên nghiệp như Aster hay Seawolf. Hơn nữa, các tên lửa này có cơ chế điều khiển đơn giản (bằng hồng ngoại) và số lượng tên lửa ít.

Gepard có 2 pháo phòng không AK-630 30mm, tổ hợp phòng không gồm 2 pháo AO-18KD 30mm và 8 tên lửa nạp sẵn Sosna-R tầm bắn 8km với tốc độ 1.200m/giây. Hệ thống bảo vệ 4 nòng 30mm kết hợp với 8 tên lửa (có thể hơn) giúp Gepard có khả năng bảo vệ tương đối tốt.

Còn Formidable có tên lửa phòng không Aster-15 với 32 quả tên lửa, loại tên lửa 2 tầng này có thể đánh chặn các loại tên lửa chống hạm cận âm bay thấp khác (ở cự ly 15km), các UAV (ở cự ly 30km).

Nhìn chung, dựa vào số lượng, cự ly đánh chặn và số lượng trang bị, có thể xếp theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, Lekiu và cuối cùng là Sigma.

Mô phỏng các vị trí trên Formidable
 Bắn tên lửa Seawolf trên chiến hạm lớp Lekiu.
Về nhiệm vụ chống ngầm, 3 tàu chiến lớp Formidable, Lekiu, Sigma lại đều dùng ngư lôi hạng nhẹ 324mm của cùng 1 nhà sản xuất còn khả năng của Gepard 3.9 hiện là ẩn số nên trường hợp này chưa thể đưa ra "xếp hạng".

Khả năng cơ động và dự trữ hành trình

Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 164 người.

Sigma có lượng giãn nước 1.700 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn chừng 80 người

Formidable có tốc độ 27 hải lý/giờ, gần bằng 2 chiến hạm trên nhưng có lượng giãn nước lên tới 3.200 tấn, với thủy thủ đoàn 85 người.

Gepard 3.9 cũng không thua kém gì các tàu bạn khi có vận tốc tối đa là 28 hải lý/giờ, với lượng giãn nước 2.100 tấn, thủy thủ đoàn 103 người

Qua so sánh ta thấy về tốc độ tối đa thì các tàu tương đương nhau, tầm hoạt động cũng đều chừng 5000 dặm nhưng Formidable của Singapore có tải trọng gấp rưỡi các tàu còn lại với số lượng thủy thủ ít, do đó khả năng dự trữ thực phẩm sẽ vượt trội hơn các tàu khác, qua đó cũng góp phần nâng cao khả năng đi biển dài ngày.

Trong hạng mục này, Formidable vẫn đầu bảng, các tàu xếp sau khó phân "hơn thua".


Sigma của Indonesia
 Lekiu của Malaysia
Tính năng tàng hình và tự động hóa trên tàu

Xét về tàng hình phụ thuộc vào các yếu tố như thiết kế, chất liệu, các thiết bị phụ trợ, vậy chúng ta tạm thời sẽ đánh giá khả năng tàng hình qua thiết kế hình dáng bên ngoài con tàu.

Chiến hạm Lekiu có thiết kế nhiều thiết bị đặt lộ thiên, điều này sẽ tăng phản xạ radar lên rất nhiều, qua đó khiến nó “nổi bật: trên màn hình theo dõi hơn các tàu khác.

Sigma có thiết kế tương đối ổn, giống như Gepard 3.9 nếu so Formidable có thiết kế "dấu biệt" vũ khí, phương tiện, khí tài vào bên trong. Bất cứ chuyên gia kỹ thuật quân sự nào nhìn vào sẽ cho điểm Formidable cao nhất trong các tàu kể trên.

Về khả năng thông tin liên lạc cũng như thiết bị trên tàu, sẽ khá là khó để kiểm chứng vì các thông số của nhà sản xuất chỉ ở mức tham khảo, nhưng cũng sẽ không khó nhận ra con tàu có tải trọng lớn nhất lại có số người điều khiển gần ít nhất là khả năng tự động hóa sẽ rất cao, đó là Formidable.

Vì vậy, trong hạng mục này, thứ tự lần lượt sẽ là: Formidable, Gepard 3.9 và Sigma, Lekiu.

Theo dõi bắn tên lửa Aster trên Formidable
 Sigma của Indonesia có thiết kế khá "mượt"
Kết luận tạm thời

Như vậy, không khó để nhận ra Formidable là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á, Gepard 3.9 cũng sử dụng những công nghệ khá hiện đại, nó có một số vượt trội so với các tàu của Malaysia hay Indonesia.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những phép thử so sánh trên đây đơn giản chỉ dựa vào thông số kĩ thuật. Trong tác chiến, thành bại còn phụ thuộc vào kĩ năng của người sử dụng cũng như nghệ thuật quân sự. Hiện đại là quan trọng, con người là quyết định.

Báo Nhật: Trung Quốc chuẩn bị thâu tóm Biển Đông


Mô hình tàu sân bay Trung Quốc
Theo báo “Yomiuri” (Nhật), với việc đưa tàu sân bay vào sử dụng, Trung Quốc đang định thâu tóm hoàn toàn quyền khống chế trên Biển Đông, tiến hành phong tỏa và thâm nhập sâu vào vùng biển này. Đây là mối nguy hiểm không chỉ đối với biển Đông mà còn đối với cả biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku của Nhật Bản.
Báo “Yomiuri” cho biết ngày 8/7, báo “Thanh niên Trung Quốc” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc – cơ sở chính trị của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào – đã đăng bài xã luận với tựa đề “Hàng không mẫu hạm của Trung Quốc trong tương lai sẽ như thế nào” của một đại tá hải quân, chuyên gia của Viện nghiên cứu học thuật quân sự hải quân, trong đó nêu rõ: Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc hải dương, cần phải có tàu sân bay hạng trung trở lên. Nếu theo đúng qui tắc, Trung Quốc phải có ít nhất 3 tàu sân bay. Theo báo “Yomiuri”, tuyên bố trên ám chỉ việc Trung Quốc sẽ đóng thêm 2 tàu sân bay nữa, ngoài tàu sân bay Varyak mua của Ucraina. Tàu sân bay do Trung Quốc bắt đầu tự đóng trong năm nay sẽ được biên chế vào Hạm đội Hải Nam quản lý Biển Đông. Nếu hai đội tàu chiến có tàu sân bay được triển khai ở Biển Đông, một đội sẽ làm nhiệm vụ tuần tra-tác chiến, còn đội kia có thể tham gia hỗ trợ và đảm nhiệm công tác huấn luyện. Các đội tàu chiến có tàu sân bay của Trung Quốc – với sức mạnh chiến đấu áp đảo – sẽ thường trú ở Biển Đông và các nước như Philíppin sẽ không thể “động chân, động tay” được nữa. Như vậy, trên thực tế, Biển Đông sẽ trở thành “biển của Trung Quốc”.
Nhật Bản, nước đang đối đầu với Trung Quốc về các lợi ích ở biển Hoa Đông, cũng sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Một nguồn tin nắm rõ mối quan hệ Nhật-Trung bày tỏ lo ngại rằng “khi va chạm xảy ra ở vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, có thể tàu sân bay của Trung Quốc sẽ xuất hiện ở khu vực này. Đây là mối đe dọa lớn”.
Việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay và tích lũy kinh nghiệm vận hành còn được cho là nhằm răn đe Mỹ trong tương lai vì Mỹ đang tăng cường can dự vào tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng “cho dù tàu sân bay của Trung Quốc được hoàn thành, trước mắt nó vẫn chưa trở thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ vì Trung Quốc thiếu kinh nghiệm vận hành”. Báo “Sankei” của Nhật Bản dẫn lời giáo sư trường đại học quốc phòng Mỹ Bernard Cole, người có kinh nghiệm 30 năm làm sĩ quan hải quân Mỹ và là hạm trưởng tàu khu trục ở Thái Bình Dương, cho rằng tàu sân bay của Trung Quốc quá yếu trước sức tấn công của quân Mỹ khi xảy ra chiến sự và sẽ trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt. Hải quân Trung Quốc chưa đủ tàu tiếp nhiên liệu và tàu vận tải để hỗ trợ tàu sân bay. Bản thân tàu sân bay của Trung Quốc không có khả năng phòng ngự và tấn công như tàu sân bay của Mỹ. Ngoài ra, nếu Trung Quốc đóng nhiều tàu sân bay, nguồn tài nguyên để đóng các tàu chiến khác sẽ giảm đi.
Các chuyên gia quân sự khác của Mỹ cũng chỉ rõ rằng tàu sân bay Varyak của Trung Quốc không có rađa giống như rađa E2 và cũng không có loại máy EA phòng chống rađa địch như của Mỹ. Máy bay “Tiêm kích J-15” của Trung Quốc cũng không thể so với máy bay Mỹ về tốc độ, cự ly bay và vũ khí được trang bị, trong khi các tàu hộ tống và tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay Varyak cũng yếu hơn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia Mỹ nhấn mạnh đến uy lực trong thời bình của tàu sân bay Trung Quốc. Một chuyên gia về Trung Quốc từng là quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng năng lực của Mỹ và Nhật Bản trong việc đối phó với tàu sân bay Trung Quốc khi xảy ra chiến sự là rất cao, nhưng để tấn công và vô hiệu hóa tàu sân bay của Trung Quốc thì không phải dễ mà phải triển khai trước một lực lượng chiến đấu đặc biệt tại những vị trí xác định. Ngoài ra, tàu sân bay vào thời bình có hiệu quả vô cùng lớn trong việc phô trương sức mạnh và uy tín với người dân. Do đó, cần coi trọng sức mạnh mà tàu sân bay tạo ra cho toàn bộ chiến lược hải dương của Trung Quốc. Một chuyên gia cảnh báo: “Tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa thực sự sau 10-20 năm nữa”. Với việc triển khai tàu sân bay, hải quân Trung Quốc còn nhằm tiến ra Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đang hợp tác với Mianma, Xri Lanca, Pakixtan và bắt đầu xây dựng các cảng quân sự.
Theo Yomiuri/NCBĐ

CHÍNH PHỦ "CHUNG CẤP THÔNG TIN" VỀ QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀ BIỂN ĐÔNG VỚI CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII

Trong "Báo cáo Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 6 tháng đầu năm 2011 và các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 6 tháng cuối năm" của Chính phủ, gửi tới các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) dự Phiên họp đầu tiên của QH khóa XIII, tình hình Quốc phòng - An ninh và Biển Đông trong 6 tháng đầu 2011, chỉ chiếm 1/2 trang 19 (trong tổng số 35 trang văn bản chính, không kể phần phụ lục). Đó là:

... "4. Tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường các hoạt động đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần bảo đảm thắng lợi bầu cử Quốc hội khoá XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
TBT, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Kỳ họp

Đã thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để kiểm soát toàn bộ tình hình, xử lý kịp thời, lập lại trật tự, ổn định tình hình đối với vụ việc tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 2011.

Thực hiện nhất quán chủ trương đàm phán hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để giải quyết tình hình phức tạp trên biển Đông; kiên quyết, chủ động, tích cực đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước trong khu vực và thế giới (qua diễn đàn Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển tại Liên Hợp quốc (UNCLOS), các diễn đàn quốc phòng - an ninh khu vực như Bali, Shangri-La… và tiếp xúc song phương, đa phương); đồng thời, triển khai tích cực và đồng bộ các biện pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản, các hoạt động kinh tế - thương mại, khai thác, thăm dò dầu khí, tài nguyên khoáng sản trên biển thuộc chủ quyền quốc gia"...
Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQVN dự phiên khai mạc

Tương tự như vậy, vấn đề "Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế" được đề cập trong phần "Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện trong 6 tháng cuối năm" cũng chỉ chiếm 1/2 trang số 33 và bao gồm đủ thứ, kèm luôn việc "đối ngoại - hội nhập", Đó là:


... "9. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế

- Bảo đảm nguồn lực để tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên các vùng biển, đảo của Việt Nam. Phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng vùng biên giới, hải đảo; tăng cường sự chủ động của các địa phương trong việc xây dựng tiềm lực kinh tế kết hợp với quốc phòng. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
- Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của người dân về thế trận an ninh nhân dân kết hợp với nền quốc phòng toàn dân, đấu tranh, phòng ngừa, phòng chống tội phạm.
Các ĐBQH vào Lăng viếng Bác trước khi khai mạc Kỳ họp
- Quan tâm giải quyết tốt các vấn đề dân tộc, tôn giáo, xử lý các tệ nạn xã hội và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn; tăng cường phòng chống cháy nổ và các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế. Tiếp tục chủ động và tích cực tham gia vận động và tạo khuôn khổ, môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế"...

Nghịch lý điện lực Việt Nam: Trung Hoa mua điện từ các doanh nghiệp Việt Nam rồi bán lại cho Chính phủ Việt Nam

Ngày 14, tháng Bảy năm 2011 (Vietnamica.net) — Có một nghịch lý ở đây là: các nhà máy điện trị giá hàng tỷ đô la Mỹ của Việt Nam đã và đang đắp chiếu, trong khi chính phủ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào các dự án điện và Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) thì cứ khăng khăng đòi tăng giá điện. (Xin xem thêm tại: Vietnamica; June 20, 2011).

Thực tế, các doanh nghiệp (điện) Việt Nam đã từng bán điện cho Trung Hoa nhiều năm nay. Báo Công An Nhân Dân đã cung cấp ví dụ vì lý do thiếu trạm biến áp 220MVA, 2 đường dây tải điện 110KVA ở Lào Cai cuối cùng bán 80% sản lượng (khoảng 130MW) sang Trung Hoa. Hầu hết sản lượng của các nhà máy thủy điện lớn ở Lào Cai đều được chuyển sang Trung Hoa.

Theo cơ quan chức năng Lào Cai, tổng sản lượng điện của các nhà máy ở tỉnh này có thể đạt được 400MW và 750MW tương ứng đến cuối năm 2011 và 2013. Nếu không có hạ tầng thích ứng được xây dựng bởi công ty Truyền tải điện Quốc gia (công ty con của EVN), sự mất mát sẽ là rất rất lớn trong khi điện nhập khẩu từ Trung Hoa lại tăng một cách chóng mặt.

Hầu hết các công trình xây dựng đường dây truyền tải điện ở Việt Nam tiến triển một cách chậm chạp, trong khi tháng Tư năm 2011, Bộ Công Thương Việt Nam thông báo sẽ phải tăng lượng điện nhập khẩu từ Trung Hoa thêm 100 triệu KWh mỗi tháng.

Không phải nói quá rằng, có thể đang tồn tại một cơ hội "lướt sóng" đầy lợi thế cho các doanh nghiệp điện Trung Hoa khi Bộ Công Thương Việt Nam và EVN phải nhập lại điện của chính Việt Nam với mức giá cao hơn.

Các nhà xuất khẩu điện của Trung Hoa đã tăng giá xuất khẩu điện sang Việt Nam 3 lần trong năm nay. Giá điện từ Trung Hoa bán cho EVN hiện nay có giá là 5,8 xen Mỹ cho mỗi kWh. (Xem thêm tại: Vietnamica; May 11, 2011)

KHÔNG CÔNG NHẬN MẠI DÂM CÓ THỂ DO NGUYÊN NHÂN XUNG ĐỘT LỢI ÍCH NHÓM
Luật gia Trần Đình Thu
 

Sau ý kiến khá mới mẻ của bà Bộ trưởng Bộ lao động – thương binh và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân rằng Việt Nam có thể hợp pháp hóa mại dâm một phần nào làm dư luận xôn xao, thì bà Cục phó Cục phòng chống tệ nạn xã hội Lê Thị Hà đã nêu ý kiến ngược lại hoàn toàn khiến nhiều người chưng hửng. Theo bà Hà, thì Việt Nam vẫn nên tiếp tục coi mại dâm là một tệ nạn như lâu nay chứ không nên hợp pháp hóa chúng. Phát biểu này dập tắt niềm hy vọng của khoảng 3 trăm ngàn chị em phụ nữ đang hành nghề mại dâm trên cả nước hiện nay.
Vì sao có hiện tượng một cán bộ cấp thấp trong Bộ LĐ-TBXH lại phát biểu ngược với quan điểm của vị đầu ngành của mình?
Tôi xin phép nói ra ngoài lề một chút trước khi đi sâu vào vấn đề trên. Cuối tháng 6 vừa qua, tôi dự và đọc tham luận tại một cuộc Hội thảo góp ý Dự Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Trong hội thảo, các chuyên gia quốc tế đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề xung đột lợi ích nhóm khiến dự luật bị can thiệp vào nội dung. Theo đó, ngành công nghiệp thuốc lá của một nước có thể gây ảnh hưởng lên tiến trình xây dựng luật này ở nước đó, tác động lên các chính sách y tế công cộng sao cho có lợi nhất cho bản thân của ngành công nghiệp này. Vì thế các chuyên gia đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên.
Chúng ta thấy, việc xây dựng những thiết chế pháp luật rất nhiều khi không dựa trên lợi ích của toàn xã hội mà có thể bị chi phối bởi một nhóm lợi ích nhỏ.
Trở lại vấn đề hợp pháp hóa mại dâm ở Việt Nam. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hợp pháp hóa mại dâm là có lợi hơn cho xã hội so với khi coi nó là một tệ nạn. Thế nhưng chúng ta vẫn không sao thực hiện được, dù có sự ủng hộ của một số cán bộ cấp cao.
Như vậy thì phải chăng vấn đề đã đụng chạm đến lợi ích nhóm?
Tôi cho rằng, bản chất là như vậy. Việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống các cơ sở phòng chống mại dâm đã triển khai lâu nay trên cả nước. Hàng loạt các trường phục hồi nhân phẩm phụ nữ có nguy cơ đóng cửa, nhiều dự án sử dụng ngân sách nhà nước sẽ dừng lại, nhiều cán bộ trong ngành phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Cục, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội sẽ thất nghiệp…  Đây chính là lực cản lớn nhất ngăn cản tiến trình hợp pháp hóa mại dâm hiện tại. Ẩn đằng sau lớp vỏ bọc về đạo đức, về kỷ cương phép nước… nhóm lợi ích này tác động thẳng lên các chủ trương chính sách của nhà nước theo hướng càng thu hút nhiều ngân sách đầu tư của nhà nước vào khu vực phòng chống mại dâm thì càng tốt. Thế là ngân sách nhà nước ngày càng hao tốn trong khi hoạt động mại dâm ngày càng tăng lên, nhiều hệ lụy khác từ việc cấm cản xảy ra.
Làm thế nào để chống lại sự can thiệp này? Vấn đề không hề dễ dàng khi việc xây dựng các văn bản pháp luật chuyên ngành ở Việt Nam luôn giao cho các đơn vị liên quan thực hiện. Chẳng hạn việc soạn thảo các văn bản pháp luật liên quan đến mại dâm được giao cho Cục phòng chống tệ nạn xã hội (nơi bà Lê Thị Hà làm Cục phó). Nhưng chính đơn vị này cũng là nơi được giao quyết định việc chi tiêu ngân sách quốc gia về phòng chống mại dâm. Thế là lợi ích nhóm được đặt lên trên lợi ích quốc gia.
 

Tại sao quan chức Trung Quốc thô lỗ, xấc láo?


In Email
Thứ năm, 21 Tháng 7 2011 07:27
http://www.babypips.com/blogs/piponomics/images/101020/china-bully.pngXin lỗi các bạn vì cái tựa đề hơi xúc phạm đó, nhưng tôi có lí do. Vài câu chuyện xảy ra gần đây cho chúng ta thấy một số quan chức Trung Quốc rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là mất dạy. Bài tản mạn này nhằm lí giải tại sao họ tỏ ra mất mất dạy như thế.

Tính thô lỗ của các quan chức Trung Quốc hình như thể hiện ở các cấp. Chẳng những thế, ngôn ngữ của họ rất thô và rất trực tiếp. Chẳng hạn như trong hội nghị về an ninh biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam ”mạnh miệng” hay không? Trước đó, một vài tướng lãnh và bình luận gia Trung Quốc xuất hiện trên đài truyền hình hăm dọa ”tát Việt Nam”, ”dạy Việt Nam” một bài học. Điều đáng ngạc nhiên là ngôn ngữ họ dùng trên đài truyền hình cực kì thô lỗ, đến nổi chúng ta ngạc nhiên không hiểu mấy người này còn bao nhiêu tế bào trí tuệ nào trong đầu.
Nhưng mới đây, ngay cả những người trong ngành ngoại giao, thậm chí cấp tổng tham mưu trưởng, mà cũng tỏ ra rất ư là thô lỗ. Chúng ta biết rằng Chính phủ Phi Luật Tân cấm một quan chức ngoại giao Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề biển Đông. Lí do chính phủ Phi đi đến quyết định mạnh như thế là vì ông quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Mới đây nhất, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, ông tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để ... nói xấu Mĩ. Giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm của vũ trụ!
Tất cả những người tôi vừa đề cập đến đều có một mẫu số chung: người Trung Quốc. Cái mẫu số chung thứ hai là họ có học, không phải những kẻ ngu dốt. Có người giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Có kẻ là quan chức ngoại giao. Có người là bình luận gia. Còn những tên hăm dọa “dạy bài học” là tướng lãnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại mất lịch sự, thậm chí thô lỗ như thế? Tôi nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:


Lí do đầu tiên là mất dạy. Đối với người Việt chúng ta (và có lẽ người Trung Hoa cũng thế), nếu một đứa trẻ tỏ ra vô lễ với người chung quanh, chúng ta thường nói: đồ mất dạy. Câu này hàm ý nói cha mẹ chúng không dạy con những qui ước giao tiếp xã hội, không dạy chúng những lẽ phải điều hay, nên chúng hành xử trái với đạo đức xã hội. Cũng có thể cha mẹ chúng không biết điều sai lẽ phải. Nhưng nói chung, thô lỗ xuất phát từ sự mất dạy. Các quan chức Trung Quốc có "cha mẹ" là chính quyền và Đảng cộng sản TQ. Vì thế, “mất dạy” ở đây có thể là họ không được đảng và nhà nước TQ dạy dỗ cách hành xử với đời. Nhưng cũng có thể chính Nhà nước và Đảng cộng sản TQ cũng mất dạy.
Lí do thứ hai là do cô lập.  Người thô lỗ thường cảm thấy cô lập với người chung quanh. Người ta thường tỏ thái độ vô lễ và vô giáo dục trên internet, email, hay trên điện thoại. Lí do đơn giản là người ta cảm thấy không có liên hệ gì với người khác, nhất là trong thế giới mạng người ta nghĩ rằng có thể hành xử như một kẻ vô danh. Những quan chức tỏ ra thô lỗ với Việt Nam hiện nay là một dấu hiệu cho thấy họ và đất nước họ rất cô đơn. Thật vậy, ngày nay chẳng ai còn có cảm tình với Trung Quốc. Từ Phi châu, sang Mĩ châu, đến Âu châu, Úc châu, và Á châu, chẳng ai tin vào Trung Quốc. Ai cũng thấy đây là một gã khổng lồ nói một đằng làm một nẻo. Người ta khinh gã khổng lồ chuyên nói láo và vô lễ. Gã khổng lồ này thật sự rất cô đơn, và những gì quan chức họ thể hiện chính là một triệu chứng của hội chứng cô đơn đó.
Lí do thứ ba là họ đau khổ.   Người thô lỗ muốn người khác cảm thấy đau khổ vì bản thân họ đau khổ. Những kẻ thô lỗ với người khác bản thân họ có tính xấu. Đó là cái bệnh và họ đau khổ với bệnh xấu tính. Họ muốn phóng thoát căn bệnh đó cho người khác, bằng cách tỏ ra thô lỗ như là một cách giải tỏa tâm thần. Họ đang đau khổ với sự bất công ở trong nước; họ đang đối đầu với những cuộc nổi dậy ở trong nước; họ đang đau đầu với di sản Thiên An Môn. Nói chung, Trung Quốc như là một gã khổng lồ đang đau khổ. Cách hành xử thô lỗ và lưu manh của họ hiện nay chính là một cách giải tỏa nỗi đau đến nước khác.
Lí do thứ tư là muốn gây ấn tượng "người hùng".  Người thô lỗ thường muốn tỏ ra mình mạnh khi nói điều thô lỗ. Chúng ta đã thấy những kẻ lưu manh trong sân trường hay ngoài xã hội (tiếng Anh hay gọi là bully). Đây là triết lí lưu manh. Kẻ thô lỗ muốn hăm dọa và gây sợ hãi cho đối phương, với hi vọng đối phương sẽ qui phục chúng. Do đó, những kẻ thô lỗ thường có cái vỏ bọc to tướng bên ngoài nhưng trong người là một đứa bé. Đứa bé lúc nào cũng sợ hãi, thiếu tự tin, nhưng chúng không dám để lộ ra những bản tính đó. Suy luận từ lí do này, chúng ta có thể nói các quan chức, tướng lãnh Trung Quốc đã và đang hăm dọa Việt Nam, chính họ là những kẻ yếu. Cái yếu hiển nhiên là bộ não và tri thức. Vì thiếu tri thức, thiếu lí lẽ, nên ngữ vựng của họ chỉ gói gọn trong những câu chữ đe dọa của kẻ du côn, và ý tưởng của họ chỉ là đánh đấm chứ không phải lí luận. Có thể nói rằng những kẻ này là thuộc nhóm mà tiếng Anh gọi là intellectually disable people – tức những người bị tàn tật về tri thức.
Lí do thứ năm là "cái tôi" quá lớn.  Người thô lỗ muốn cái tôi của mình lớn hơn thực tế. Nếu một người nổi tiếng vì tính thô lỗ như ông Trần đại tướng tổng tham mưu trưởng của Trung Quốc chẳng hạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy ông đang muốn xây dựng cho mình một “cái tôi” (ego). Vấn đề là khi họ cố tạo cái tôi và hòa quyện nó với cá tính của họ, vấn đề trở nên một bệnh trạng. Thật vậy, thô lỗ là một căn bệnh. Họ bệnh vì cảm thấy mình cô đơn, và chỉ có cách họ liên lạc với người ngoài là bằng cách phóng đại cái tôi của mình cho thật lớn. Những quan chức Trung Quốc đang lớn tiếng hăm dọa Việt Nam chính là những kẻ bệnh hoạn.
Lí do thứ sáu là do bệnh lí.  Bệnh của những người thô lỗ có thể do bẩm sinh di truyền. Thử xem qua những kẻ quen thói hống hách, du đãng, sát nhân, v.v., khi những kẻ du côn được hỏi tại sao họ hành hung người khác hay hành xử lưu manh, họ nói vì thấy nạn nhân khóc, và thấy đó là một “thành quả” của hành động lưu manh của mình. Suy ra từ tâm lí này, những kẻ thù phương Bắc đang lớn tiếng hung hãn đe dọa Việt Nam sẽ còn tiếp tục thái độ thô lỗ nếu Việt Nam mềm dẽo với chúng, hay nhường nhịn chúng (không dám nói lại). Mềm thì nắn, còn rắn thì buông. Chúng ta chỉ không nói lại khi kẻ hung hãn là một kẻ điên, nhưng nếu chúng không điên thì chúng ta cần phải dạy cho chúng biết thế nào là lịch sự và thế nào là thô lỗ.
Điều ngạc nhiên là dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh lâu đời, một nền văn học tuyệt vời, nhưng lại sản sinh ra những quan chức quen thói lưu manh, thô lỗ. Với một cái gốc văn minh và văn hóa như thế, tại sao những người Trung Hoa hiện tại tỏ ra vô giáo dục như thế. Thật ra, câu hỏi này có lẽ không cần thiết, bởi vì trong các thế kỉ trước, các vua chúa Trung Quốc cũng đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam. Thử đọc những trao đổi giữa họ và các vua chúa ta thì biết: vua chúa họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng với hoàng đế nước ta. Do đó, dù họ có một nền văn minh lâu đời, nhưng cách hành xử của họ với ta đã có truyền thống … mất dạy. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi các quan chức Trung Quốc ngày nay ăn nói rất ư là là trịch thượng và xấc láo với Việt Nam. Điều này chứng tỏ bản chất trịch thượng và mất dạy của họ đã thấm vào máu, thành gien (gien thô lỗ), và truyền từ đời này sang đời khác.
Nói tóm lại, thói ăn nói thô lỗ, xấc láo và lưu manh của các quan chức Trung Quốc (từ quan chức ngoại giao đến quan chức quốc phòng) là biểu hiện của một nền giáo dục xuống cấp và vô đạo đức. Được rèn luyện trong hệ thống đó cùng với thừa hưởng gien thô lỗ và du côn của cha ông họ, họ trở nên những kẻ đau khổ và cô đơn trên trường quốc tế. Hiểu được “căn bệnh” đó, tôi thấy rất đồng ý với nhiều người có kinh nghiệm “mềm nắn rắn buông” khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng tôi muốn thêm rằng chúng ta tỏ ra "rắn cũng chưa đủ, mà phải tỏ ra tôn trọng dân mình. Nếu người Việt không tôn trọng người Việt thì ai tôn trọng người Việt?
NVT

Vòng kim cô: vật giá-lạm phát-lãi suất


Kiềm chế lạm phát dẫn tới thắt chặt tiền tệ đẩy lãi suất lên cao cản trở sản xuất. Khi sản xuất, trong đó có ngành chăn nuôi, bị trì trệ, nhiều loại thực phẩm tăng giá mạnh lại tiếp tục đẩy lạm phát lên cao hơn.
Courtesy nguoiduatin.vn
Lãi suất cứ tăng

Giá chợ xiết dạ dày

Giá thịt heo ở Việt Nam tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái là điển hình về tình trạng vật giá leo thang hiện nay đe dọa nỗ lực kềm chế lạm phát của chính phủ. Mặc dù người Việt Nam không tiêu thụ nhiều thịt heo như người Hoa, nhưng giá thịt heo ở Trung Quốc mới chỉ tăng 57% so với một năm trước đã khiến lạm phát ở Hoa Lục cao kỷ lục trong vòng 3 năm qua. Đưa ra thí dụ này để thấy nếu không kiểm soát hạ giảm được giá lương thực thực phẩm thì lạm phát có khả năng phi mã. 
Một hàng thịt trong chợ Bến Thành- 2005- AFP photo
Một hàng thịt trong chợ Bến Thành- 2005- AFP photo

giảm khẩu phần của gia đình mình trước đã. (Giá cả) so với năm ngoái thì là gấp đôi
bà nội trợ ở TP/HCM
Vật giá thực phẩm lạm phát đã đánh mạnh vào ngân quĩ gia đình của đại đa số người dân. Một bà nội trợ ở TP.HCM mô tả thực
“Ai cũng rên siết ai cũng kêu than, ối giời ơi mỗi lần đi chợ người nào người nấy méo mặt thẫn thờ nhưng rồi cũng phải chịu thôi. Thay vì mình mua 3 lạng bây giờ mua 2 lạng hay lạng rưỡi thôi, mình cứ tự bóp mình trước, mình giảm khẩu phần của gia đình mình trước đã. So với năm ngoái thì là gấp đôi, thí dụ mấy hôm trước sườn non 110.000đ/kg bây giờ 140.000đ, thịt nạc trên 100.000đ…đã lên rồi mấy hôm nay lại lên thêm nữa” 
Khi thịt heo ở Việt Nam tăng giá quá cao cũng là lúc các loại thực phẩm khác đội giá dù chúng không có liên hệ gì với nhau, những con số được Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nhìn nhận thì ngoài thịt heo, thịt gia cầm cũng tăng 60%, rau xanh tăng 30%. Lúc thủ tướng đặt vấn đề, thì các Bộ ngành họp khẩn và bác bỏ những lời đồn đoán thực phẩm tăng giá mạnh là vì thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua vét mọi thứ từ gạo, khoai sắn tới cả thịt cá.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn từ TP.HCM nhận định:
“Cái bức xúc của người dân Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông là một chuyện hết sức đúng đắn. Tuy nhiên chuyện vật giá leo thang lại là cả một quá trình lạm phát áp lực lên nền kinh tế và cũng phải cần một thời gian để ổn định được. Còn chuyện thương gia Trung Quốc sang mua hàng ồ ạt chỉ là hiện tượng xảy ra từng thời điểm một chứ không phải ổn định và lâu dài. Do đó ảnh hưởng của nó đối chuyện giá cả leo thang cũng chỉ có một mức độ hạn hẹp mà thôi”
Sau cùng lãnh đạo các Bộ nói tới nguyên nhân cốt lõi làm cho giá thực phẩm leo thang là cung không đủ cầu, giá đầu vào tăng trong đó có thức ăn gia súc, dịch bệnh thiệt hại làm người chăn nuôi giảm đàn, hơn nữa làm ăn bấp bênh trong khi lãi suất vay vốn vượt 20% ít người dám phiêu lưu.

Thống kê so sánh mức lãi suất ngân hàng so với năm trước- Courtesy laisuat.com
Thống kê so sánh mức lãi suất ngân hàng so với năm trước- Courtesy laisuat.com
Thiếu vốn vì chính sách

Dĩ nhiên khi giá heo hơi hay heo đứng tăng cao tới mức 72 ngàn/kg so với 37 ngàn hồi năm ngoái, dẫn tới mức lời đủ hấp dẫn thì người chăn nuôi sẽ nhanh chóng tái đàn để kiếm lời, nhưng điều quan trọng là  người chăn nuôi, doanh nghiệp phải tìm được nguồn vốn vay hay nói cách khác lãi suất ngân hàng phải hạ giảm. Địều này là khó hiện thực khi vào đầu tháng 7 chính phủ nâng chỉ tiêu kiềm chế lạm phát lên 17%.
xét như vậy thì lãi suất tiền gởi hiện nay là thực âm.”
TS Võ Trí Thành, Viện kinh tế trung ương
Như vậy trong vòng nửa năm qua chính phủ đã hai lần điều chỉnh mục tiêu kềm lạm phát, lần đầu từ 6,5% lên 15% và nay lên mức 17%.  Lãi suất cho vay khó hạ giảm khi lãi suất huy động trong nhiều khoảng thời gian vừa qua là thực âm, tiền lời tiết kiệm không đủ bù đắp trượt giá. Giải thích về vấn đề lãi suất thực âm TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu:
“Ở thời điểm hiện nay thì quả có phần như vậy thật. Bởi vì chúng ta biết trần lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước ấn định là 14% với mức lạm phát tính theo năm là khoảng trên 20%, tính trung bình của 6 tháng cũng vào khoảng 16%-17%. Nếu mà xét như vậy thì lãi suất tiền gởi hiện nay là thực âm”
Đưa ra những nhận định như vậy để thấy rằng chuyện hạ giảm lãi suất cho vay là rất khó. Để có tín dụng đầu vào, ngân hàng đang tìm mọi cách thỏa thuận ngầm với khách hàng gởi tiền để họ có mức lãi ít ra bằng mức trượt giá. Theo lời ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ phó vụ chính sách thuế Bộ Tài chính nói trong cuộc hội thảo hôm 12/7 ở Hà Nội, các ngân hàng đang thực hiện lãi suất thỏa thuận ngầm, danh nghĩa trần huy động 14% nhưng thực tế là 17-19% và lãi suất cho vay tất nhiên phải từ 20% trở lên. Giới chức này đặt vấn đề, lãi suất cứ như hiện nay nền kinh tế không thể tồn tại vì khó có doanh nghiệp nào hoạt động tốt với lãi suất cho vay hơn 20% của các ngân hàng.

Gỡ vòng kim cô 
Ngân hàng trong giờ cao điểm- Courtesy VEF.com
Ngân hàng trong giờ cao điểm- Courtesy VEF.com

Đa số các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực tư mong muốn ngân hàng hạ lãi suất để họ có thể tiếp cận tín dụng. Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn ở TP.HCM trình bày ý kiến của ông trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi:
"Tôi không cho rằng lạm phát ở Việt Nam có nguyên nhân chủ yếu là từ chính sách tiền tệ mà là từ chính sách tài khóa. Cho nên thắt chặt tiền tệ với liều lượng quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động bình thường. Do đó việc hạ giảm một mức nhất định lãi suất, cũng như việc thực hiện một chính sách tín dụng có chọn lọc và hướng về việc hỗ trợ tích cực hơn cho khu vực sản xuất kinh doanh trong nước, nhất là khu vực tư doanh, tôi cho là giải pháp tốt. Nó có thể là giải pháp đứng đắn để mà tránh được áp lực lạm phát trì trệ trong tương lai"
Chiều 18/7 tại Hà Nội, đại diện bộ ngành hữu quan đã dự phiên họp khẩn dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát để khẩn cấp tìm biện pháp kéo giá nông sản xuống, hạ nhiệt giá thực phẩm. Kế sách đề nghị  là khôi phục chăn nuôi với chìa khóa là tiếp vốn. Theo đó Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách ưu tiên riêng cho ngành nông nghiệp đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi như khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho các trang trại chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.

Đâu là nguyên nhân sâu xa để Trung Quốc có âm mưu độc chiếm Biển Đông?


Nguyễn Hữu Quý

Có rất nhiều bài báo của các nhà phân tích hàng đầu thế giới cho rằng, sở dĩ Trung Quốc âm mưu động chiếm Biển Đông chủ yếu xuất phát từ nguồn lợi dầu mỏ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Trung Quốc trên đường vươn tới trở thành một siêu cường, thậm chí còn muốn thay Mỹ để thống trị thế giới trong tương lai. 

Theo tôi, nghĩ như vậy là đúng nhưng chưa đủ. 

Chúng ta đều biết rằng, tham vọng “mở mang bờ cõi” luôn luôn là khát vọng và đã trở thành truyền thống trong lịch sử Trung Quốc; chẳng thế mà Trung Quốc nơi sản sinh ra môn cờ vây, mà mục đích duy nhất của ván cờ là: chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt 

Ngay sau khi đánh bật Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch và đẩy Tưởng ra đảo Đài Loan, chính quyền của Đảng cộng sản Trung Quốc đã vẽ nên tấm bản đồ “Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại”; và như các bạn đã thấy, trong tấm bản đồ nói trên được in trong cuốn “Sự thật quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, Trung Quốc còn muốn lãnh thổ của mình gồm: một phần lớn vùng viễn đông trung Trung Á của Nga; toàn bộ nước Triều Tiên (Bắc Hàn, Nam Hàn), cùng với Bu Tan, Miến Điện, Nê Pan, Thái Lan, CPC, Lào, Việt Nam… và còn kéo tận xuống Malaysia, đồng thời chiếm luôn eo biển Malaca. 

Tuy nhiên, việc có thực hiện được cuồng vọng như tấm bản đồ trên hay không còn tùy thuộc vào tình hình thế giới trong tương lai; nhưng luôn luôn cảnh cáo thế giới, và đặc biệt với các nước lân bang của Trung Quốc rằng, người Tàu có mưu đồ thực hiện âm mưu với khoảng thời gian tính đến cả hàng nghìn năm. 

Có một điều chắc chắn để khẳng định rằng, nếu trong hiện tại, Trung Quốc có sức mạnh vượt lên trên Mỹ về tiềm lực quân sự, thì than ôi, không chỉ Biển Đông mà có thể là cả Việt Nam và Lào như được báo trước là sẽ bị sáp nhập vào Trung Quốc trong tương lai gần. 

Hiện tại, mặc dù vẫn còn rất sợ Mỹ, chưa thể đối đầu với Mỹ… nhưng Trung Quốc đã muốn xé bỏ Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển (UNCLOS 1982) đã được chính Trung Quốc ký kết; thì rõ ràng, đến khi trở thành siêu cường số 1 thống trị thế giới thì việc thực hiện tham vọng lãnh thổ như bản đồ nói trên là hoàn toàn nằm trong khả năng của người Trung Quốc. 

Nói như vậy để thấy được nguy cơ đến từ sự phát triển của Trung Quốc đối với Việt Nam. 

Trở lại với vấn đề chính là: Đâu là nguyên nhân sâu xa để Trung Quốc có âm mưu độc chiếm Biển Đông? 

Để ngắn gọn, theo tôi, có mấy nguyên nhân (động lực) chính như sau: 

1. Nhu cầu về dầu mỏ chỉ là bước tính trong ngắn hạn của Trung Quốc, mặc dù nhu cầu về dầu mỏ là vấn đề (yếu tố) quyết định để trong vòng 20-30 năm tới Trung Quốc bằng mọi biện pháp nhằm đạt đến vị trí số một thế giới cả về tiềm lực kinh tế và quân sự.

2. Nếu độc chiếm được Biển Đông thì Trung Quốc sẽ đạt được: 

a. Chiếm được nguồn thủy sản quan trọng để duy trì sự ổn định của Trung Quốc (đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn người trên một vùng biển rộng lớn…), không chỉ đáp ứng cho 1,40 tỷ người hiện tại mà có thể là 2 tỷ người trong vòng 50 năm tới. 

Trong khi biến đổi khí hậu sẽ là thách thức lớn của nhân loại trong tương lai, theo đó, hàng triệu Km2 lục địa của Trung Quốc bị sa mạc hóa do nạn khai thác và hủy hoại môi trường hiện nay gây ra, thì ổn định cuộc sống cho 2 tỷ dân từ nguồn lợi biển sẽ là vấn đề sống còn Trung Quốc (ổn định về chính trị, từ đó hy vọng không bị chia tách thành nhiều quốc gia nhỏ mà Trung Quốc đã xâm lược, sáp nhập vào lãnh thổ của Trung Quốc từ trước đây)… 

b. Có một điều chắc chắn, khi đã độc chiếm được Biển Đông, Trung Quốc sẽ thiết lập lại luật hàng hải quốc tế, mà theo đó, khi tàu bè quốc tế đi vào vùng biển này ắt phải “nộp thuế” cho Trung Quốc; đây sẽ là nguồn thu đáng kể nuôi sống nhân dân Trung Quốc; bởi vì Biển Đông là một trong những đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới như mọi người đã biết. 

c. Độc chiếm được Biển Đông, Trung Quốc cũng khống chế được Nhật Bản; bởi vì kinh tế và sự phát triển của quốc gia Nhật Bản phụ thuộc rất lớn vào tuyến hàng hải quan trọng này. 

Cần nhớ rằng, Trung Quốc chưa từng có ý từ bỏ trả thù Nhật Bản, đây là nỗi nhục lớn nhất của người Trung Quốc trong lịch sử hiện đại. Nếu như Việt Nam là đích đến của Trung Quốc trong việc sáp nhập lãnh thổ, đồng hóa, tiêu diệt giống nòi Lạc Việt thay bằng dòng máu Hán, thì với Nhật Bản là “rửa hận” vì đã hạ nhục Trung Quốc trong chiến tranh thế giới thứ II. 

Làm suy yếu Nhật Bản, đồng thời vươn lên làm bá chủ nhằm có cơ hội trả thù nước Nhật… là một bước đi âm thầm, lặng lẽ, kiên trì… của giới lãnh đạo Trung Hoa ở bất kỳ các giai đoạn nào của lịch sử kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II trở về sau này. 

Cách đây hai năm, con trai đầu của tôi khi đó đang chuẩn bị vào đại học, đã mấy lần cháu nói với tôi về nhận định của cháu rằng: Ba ạ, khoảng 30 năm nữa, Trung Quốc sẽ gây nên một cuộc chiến tranh rất tàn khốc, trong đó, một trong những mục tiêu quan trọng của họ là tiêu diệt khoảng 60-70% nhân dân Việt Nam ở thời điểm đó. 

Có thể nhiều người cho rằng, đây là ý tưởng quá xa vời; tuy nhiên, theo tôi, với giới lãnh đạo Trung Quốc thì không có gì là họ không dám làm. Ngay cả nước Mỹ xa xôi mà họ còn muốn dùng vũ sinh học để hủy diệt, để đưa người Hán sang đó định cư... mặc dù có thể phải hy sinh một nửa số dân Trung Quốc, tức là khoảng 600-700 triệu người, như tướng Trì Hạo Điền - Bộ Trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã từng "mơ ước" cách đây mấy năm khi y còn sống. 

Lịch sử Trung Quốc đã cho thấy, hiếm có một lãnh đạo thế giới nào từ cổ đến kim mà dễ dàng ra các quyết định “thí” dân như các lãnh chúa Trung Hoa xưa, miễn là thực hiện được ý đồ "thiên tử"; và ngay trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, chính Mao Trạch Đông, y là hiện thân cho sự khẳng định này. 

Trung Quốc hiện đã bỏ chế độ “mỗi gia đình chỉ có một con”, chuyển sang thực hiện mối gia đình được phép có 2 con; đây là hiểm họa không chỉ chính bản thân của Trung Quốc mà là hiểm họa trực tiếp đối với Việt Nam và Lào. 

Không bao lâu nữa, Lào sẽ như là một tỉnh của Trung Quốc, hoặc chí ít, dân số Lào sẽ là thiểu số ngay chính trên quê hương của họ. 

Nếu Lào còn duy trì chế độ một Đảng là nhân dân cách mạng Lào như hiện nay thì việc mua chuộc Bộ Chính trị của độc đảng duy nhất tại Lào là việc làm dễ như trở lòng bàn tay của người Trung Quốc,  và Trung Quốc đã thành công, như họ đã thực hiện đối với Miến Điện; mà đến nay, chính người Miến Điện đã cay đắng nhận thấy, miền Bắc Miến đã như là một quận thuộc Trung Hoa. 

Than ôi, nòi giống Lào sẽ như là Tân cương, Tây Tạng… trong tương lai gần. Một nguy cơ đe dọa Việt Nam từ phía Lào đã biết trước mà không sao thoát ra được. 

Hiện tại, do chính sách “mỗi gia đình chỉ có một con” từ gần 30 năm qua, hậu quả là Trung Quốc hiện đang “dư thừa” 40-50 triệu đàn ông; Lãnh đạo máu lạnh ở Bắc Kinh cũng đang muốn “thí” bớt số lượng người này nhằm cân bằng giới tính bằng một cuộc chiến tranh, tuy nhiên, do chưa thể thắng Mỹ trong cuộc chiến trước mắt, cho nên Trung Quốc chưa thể thực hiện được. 

Như vậy, với chính sách trở lại mỗi gia đình được phép có hai con, thì trong vòng một hoặc hơn một thế hệ nữa (25-30 năm), thì dân số Trung Quốc khoảng gần 2 tỷ cũng không có gì là ngạc nhiên cả. 

Khi đó, việc gây nên một cuộc chiến tranh, vừa để “thí” bớt dân số nội địa tại Trung Quốc; vừa là để tiêu diệt nòi giống Việt Nam và Lào nhằm “phân bố lại dân cư” theo bản đồ “Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại” như đã nói trên đâu có gì là ngạc nhiên. 

d. Độc chiếm được Biển Đông là chặn đứng được tương lai phát triển của người Việt, càng có cơ hội thâu tóm, biến Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc... tiến tới sẽ làm một cuộc cách mạng "giải phóng Việt Nam" như đã từng đối với Tây Tạng sau ngày Mao nắm chính quyền. 

Trong vòng 20 năm qua, Trung Quốc đã từng bước nô dịch Việt Nam bằng mọi cách (đặc biệt như qua đường phim ảnh) và có vẻ như từng bước một Trung Quốc đã đạt được thành công; việc hơn 700 tờ báo lớn nhỏ của nước ta buộc phải “im hơi lặng tiếng” trước vận mệnh dân tộc trong suốt một thời gian dài và đang diễn ra hôm nay là một bằng chứng của nguy cơ này. Đến nỗi, trong bài viết “Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộccủa nhà bào kỳ cựu Lê Phú Khải, tác giả đã phải thốt lên: Tôi không ngờ các nhà báo lão thành mà xưa nay tôi từng ngưỡng mộ lại có thể vô cảm đến thế, dối trá đến thế, hèn hạ đến thế! 

Hỡi ôi, đến các “nhà báo lão thành”, chắc hẳn trong số các vị đã có không ít người đã một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, mà đến nay lại trở nên vô cảm, dối trá, hèn hạ, qua đó để chúng ta biết, sự nô dịch của Trung Quốc đối với Việt Nam đã thành công đến mức nào! 

Đấy là còn chưa kể đến còn có hàng ngàn người vì đang si mê tiền bạc..., đã để Trung Quốc lũng đoạn gần như toàn bộ nền kinh tế nước nhà, rồi đến các "làng Trung Hoa", thậm chí là Đông Đô Đại Phố... đã và đang được thiết lập gần như ở khắp các tỉnh thành trên toàn cõi Việt Nam...

Xem ra, mô hình này đang báo động điều mà Trung Quốc đã thực hiện cách đây hơn 35 năm như đã từng thực hiện đối với dân tộc CamPuChia; tức là xây dựng một đội ngũ tay sai người Việt, để chính người Việt tự ra tay tiêu diệt người Việt, như Pol Pốt – Iêng xa ry đã tiêu diệt gần 50% dân số của dân tộc mình chỉ sau hơn 4 năm từ 1975-1978 (diệt 2,7 triệu người, trong tổng số gần 7 triệu dân CPC ngày đó). 

Liệu dân tộc Việt Nam với khí phách hàng ngàn năm đánh tan phương Bắc, có kịp thức tỉnh để tự cứu lấy mình? 

Như vậy, bằng mọi biện pháp, phải “cắt” bằng được “đường lưỡi bò”, đó chính là sự sống còn của người Việt Nam, nếu như không muốn bị “láng giềng hữu nghị” tiêu diệt. 

Dân tộc Việt Nam, hãy tự cứu lấy mình trước khi trời cứu!

Trong khi nước Mỹ đã và đang khẳng định lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông, thì trong cái họa đã nhìn thấy, nhưng cái phúc còn lớn hơn nhiều.

"Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" - điều này chắc ai cũng biết?! 

20.7.2011

------------------
*****

Nỗi đau nước Việt: 1979-Sự thật về quan hệ VN-TQ trong 30 năm qua

Nguồn: Blog Nguyễn Xuân Diện

Đôi lời với bạn đọc: Tôi cho rằng đây là nỗi đau của nước Việt là bởi, đã biết dã tâm của bọn bành trướng, với một bản đồ chúng in ra mà biên giới của chúng là toàn bộ 3 nước Bán đảo Đông dương, ngoài ra còn kể cả Thái Lan, Myanmar , rồi cuối cùng vẫn xác định đi theo họ... để đến hôm nay như mọi người đã thấy dã tâm của chúng. 

1979: SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA



Thưa chư vị,
Sáng nay, mưa gió nhưng có việc phải đi, tôi đến thăm Họa sĩ Trịnh Quang Vũ - người đã từng từ chối hợp tác làm phim "Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long" với hãng Trường Thành, và tôi đã phỏng vấn trực tuyến trên Nguyễn Xuân Diện-blog tháng 9 năm ngoái. Ông cũng là họa sĩ thiết kế mỹ thuật của phim "Hà Nội trong mắt ai" của Đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy. Khi tôi nói chuyện với ông rằng có nhiều vị hỏi tôi về cuốn sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" do NXb Sự thật (nay là Nxb Chính trị quốc gia) in và phát hành năm 1979. Thư viện Hán Nôm và thư viện gia đình tôi không có bản sách này, thì ông vội lên thư phòng ở lầu 2 lấy xuống trao cho tôi mượn.

Cuốn sách này in xong và nộp lưu chiểu tháng 10 năm 1979 với 65.200 cuốn. Một con số phát hành khủng khiếp. Sách dày 110 trang, trong có nhiều bản đồ và tư liệu "quý" về mối quan hệ Việt - Trung.

Xin chân thành cảm ơn Họa sĩ Trịnh Quang Vũ và xin trân trọng giới thiệu một số trang của cuốn sách, đồng thời cũng mong muốn Nxb Chính trị quốc gia cho tái bản và phát hành rộng rãi cuốn sách này, với số lượng khoảng 1 triệu bản.

Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện
.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CUỐN SÁCH











Mời đọc thêm cuộc phỏng vấn Họa sĩ Trịnh Quang Vũ
do Nguyễn Xuân Diện thực hiện tháng 9 năm 2010


NXD: Thưa ông, Ông đã xem đoạn phim Quảng Cáo phim: Lý Công Uẩn - Đường tới Thành Thăng Long chưa ạ?

TQV: Tôi đã xem. Do cô Yên Thảo, PV của báo Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh mở cho xem, khi cô ấy tới hỏi chuyện tôi.   
NXD: Ông có nhận xét ban đầu gì về đoạn phim đó? Những cảm nhận ban đầu của ông là gì thưa ông?  

TQV: Tôi thấy rõ ràng là một phim TQ. Chứ ko phải phim VN. 
 
NXD: Vì sao thế ạ? 
 
TQV: Tôi thấy bối cảnh không gian và nền phim đằng sau mang yếu tố và phong cách TQ, tôi nghĩ rằng ai xem đoạn phim đó cũng có cảm nhận như vậy. Tôi thấy long bào và giáp trụ cho người ta cảm nhận đang xem phim TQ. Tôi nói điều này vì trước đây tôi có vẽ 1 bộ giáp trụ triều Lý dựa trên tượng Kim Cương chùa Long Đọi cho 1 phim tài liệu - truyện "Đinh Tiên Hoàng đế "(đây, kịch bản đây; đạo diễn Trần Tuấn Hiệp, kịch bản của TS. Nguyễn Hạnh Lê).



Phim đó tôi chỉ nhận là cố vấn về cổ trang, và chỉ những bộ trang phục người ta yêu cầu (trong đó có bộ giáp trụ của tướng thời Lý và trang phục Đinh Tiên hoàng thời còn là 1 trong 12 sứ quân).  

NXD: TS. Đoàn Thị Tình, người cố vấn trang phục cho phim Lý Công Uẩn cũng nói là giáp trụ trong phim là dựa theo tượng Kim Cương ở chùa Đọi?
 

T.Q.V: Vấn đề trang phục giáp trụ, xin để cho các nhà duyệt phim và khán giả tự nhận xét. Như thế, khán giả sẽ so sánh giữa: 1. Tượng Kim Cương chùa Đọi, 2. Giáp trụ trong phim. 3. Giáp trụ do tôi vẽ (xin cung cấp đây).  

NXD: Mời quý vị xem để so sánh.




Giáp trụ trong phim


Tượng Kim Cương đời Lý ở chùa Long Đọi. Ảnh: Internet



Thiết kế giáp trụ thời Lý, do HS Trịnh Quang Vũ dựa vào tư liệu tượng Kim Cương chùa Đọi thiết kế cho phim Đinh Tiên hoàng đế.

NXD: Thưa ông, thế còn trang phục nhà vua, ông thấy sao? Theo sự nghiên cứu của ông, thì vua nhà Lý có đội mũ bình thiên không?


TQV: Vua Lý có đội mũ bình thiên. Ngoài mũ bình thiên vua Lý còn đội mũ Quyển Vân và mũ Phù dung. Mũ bình thiên chỉ đội khi có đại lễ. Còn chủ yếu là đội khăn.
 

NXD: Trong phim thì Vua Lý cũng có đội mũ bình thiên khi thiết triều. Như vậy đúng là vua Lý rồi!

 
TQV: Ngay ở TQ, mũ bình thiên mỗi đời cũng khác nhau. Mời anh Diện xem tập tư liệu này. Đây là sách trang phục về 5000 năm của TQ.


Nguyễn Xuân Diện và HS Trịnh Quang Vũ cùng xem lại đoạn phim quảng cáo:


TQV nói tiếp: Ở VN, thì đời nào vua cũng đội mũ bình thiên, từ đời Lý (tư liệu An Nam chí lược của Lê Trắc) đến đời Nguyễn (ông Vũ cho xem ảnh Vua Khải Định đội mũ bình thiên), trừ đời Lê - Trịnh (tk 16 - 17 - 18, kể cả vua Lê lẫn chúa Trịnh).


Vua Khải Định đội mũ bình thiên (Ảnh do Ông Trịnh Quang Vũ cung cấp) 

NXD: Thế đời Lê Trịnh không đội mũ bình thiên thì các cụ vua chúa đội mũ gì ạ? 

TQV: Đời Lê Trịnh, vua và chúa đội mũ Xung thiên. Đây là ảnh mũ Xung Thiên (cho xem ảnh).



Trong sách Trang phục triều Lê Trịnh của Trịnh Quang Vũ.


Thời Lê, cả vua lẫn chúa đều đội mũ Xung thiên (có hai cái cánh chống thẳng lên trời). Vua chúa đều đội cùng loại mũ. Nhưng áo thì khác màu. Vua Lê mặc màu vàng đỏ. Chúa Trịnh mặc áo màu tía.

NXD: Thưa ông, đoạn phim chúng ta vừa xem, ở những giây phút đầu của đoạn phim quảng cáo, phải chăng là diễn viên đội mũ bình thiên
và rồi sau đó, có một hình ông vua Lý cũng đội mũ bình thiên nữa. Hai mũ này khác nhau, mũ ông trước chỉ có 4 tua ở 4 góc (phải chăng diễn viên đội ngược mũ). Mũ của ông sau thì có 9 tua. Ý kiến của ông thế nào?

TQV: Mũ bình thiên, về nguyên tắc phải có 12 tua, gọi là miễn lưu, là chuỗi xâu ngọc và san hô. Tua phải ở trước mặt và đằng sau, chứ không phải ở hai bên. Mười hai tua tượng trưng cho 12 tháng nông nghiệp (Cái này là theo Lịch triều hiến chương loại chí của cụ Phan Huy Chú - ông Vũ nói).

NXD: Còn cảnh đám ma trong phim, ông có ý kiến gì không?

TQV: Người Việt cổ tóc dài, xõa tóc. Trong đám tang thì phải xõa tóc.

NXD: Thưa ông, các nhà làm phim có mời ông tham gia làm phim này với tư cách là cố vấn trang phục không?

TQV: Họ có mời tôi. Và họ đưa đến đây kịch bản văn học và 1 tập tài liệu giới thiệu chung về phim (đạo cụ, hình ảnh, trang phục...). Người mang đến cho tôi là Ông Trịnh Văn Sơn, giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành và Ông Phạm Xuân Hải, Trưởng phòng Thiết kế của công ty đó.








Sau buổi đó, họ hẹn một buổi để làm việc chính thức tại nhà tôi, thì tôi có điện lại cho họ là tôi bận. Vì thế không có buổi tiếp xúc sau đó. Từ đó họ cũng không liên hệ gì nữa.   

NXD: Thưa, ông có trả lời PV của báo Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh rằng ông đã từ chối tham gia tư vấn phục trang cho bộ phim vì hai lý do: Thứ nhất, phim lịch sử của Việt Nam thì không thể quay ở Tàu được, mình phải có phim trường đã rồi hãy làm phim lịch sử. Thứ hai, kịch bản có quá nhiều chi tiết sai và thời gian để thực hiện bộ phim là quá ngắn.  


TQV: Đúng vậy. Sau khi xem tài liệu, thì tôi mới nghĩ rằng mình không nên tham gia phim này. Vì vậy, tôi hủy cuộc gặp lần thứ hai với lý do là bận.  


NXD: Xin hỏi ông câu hỏi cuối, như vậy để làm một phim về đề tài lịch sử, từ góc độ một họa sĩ, một nhà nghiên cứu về lịch sử trang phục, thì theo ông vấn đề cốt lõi đáng lưu ý nhất là gì ạ? 


TQV: Về mặt văn hóa, VN có ảnh hưởng văn hóa TQ. Đó là điều không ai có thể phủ nhận. Về tổ chức quan chế, tuy là các triều đại VN dựa theo mẫu hình TQ, nhưng vẫn có nhiều khác biệt. Văn hóa VN là văn hóa Đông Nam Á (xăm mình, xõa tóc, ăn trầu, răng đen...), đặc biệt là giao thoa với văn hóa Chăm-pa, thì trang phục, họa tiết, hoa văn làm nên sự khác biệt với Trung Quốc. Hãy xem các hiện vật đào được ở hoàng thành Thăng Long. Rất Đại Việt, rất khác TQ. Làm phim về đề tài lịch sử là một công việc vô cùng khó khăn, phức tạp. Nhưng nhiệm vụ của người đạo diễn và họa sĩ thiết kế mỹ thuật trong sáng tác tạo hình cho phim lịch sử (bao gồm kiến trúc, trang phục, màu sắc, họa tiết, phong cách...) là phải nghiên cứu kỹ càng, dựa trên các tư liệu cổ chắc chắn và có căn cứ, làm cho người xem cảm nhận được 1 cách rõ ràng những nét đặc trưng khác biệt của người Việt Nam chúng ta! Tóm lại, tác phẩm điện ảnh về đề tài lịch sử Việt Nam (dù nhà nước hay tư nhân làm, dù làm ở VN hay ở bất cứ đâu) sẽ phải làm cho người xem cảm nhận được linh hồn, truyền thống và tinh thần Việt Nam.  


NXD: Xin cảm ơn Ông!




Trịnh Quang Vũ - Nguyễn Xuân Diện

Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc... & bài đăng trên BVN ngày 20/7/2011

20/07/2011


Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc


Lê Phú Khải

imageTháng 7-2007. Những cơn mưa tầm tã vào lúc chập tối kéo dài tới khuya khiến nhiều đêm tôi không sao chợp mắt được. Hàng trăm nông dân từ các tỉnh miền Tây kéo lên biểu tình tại TP HCM đêm nay làm gì dưới những cơn mưa tầm tả kéo dài đó? Đã cả tháng, đồng bào kéo nhau lên Văn phòng Quốc hội 2 tại đường Hoàng Văn Thụ TP HCM để đòi lại ruộng đất bị mất trắng, bị giải tỏa mà đền bù không thỏa đáng... Băng rôn, biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng, khẩu hiệu viết trên giấy dán lên áo, ảnh Chủ tịch Hồ Chí minh… đỏ rực cả dãy phố vòng từ đường Hoàng Văn Thụ sang đường Hồ Văn Huê. Đọc những khẩu hiệu trên băng rôn không khỏi thấy đau lòng: “Thủ Tướng ơi... cứu lấy dân!”, “Đả đảo chính quyền tỉnh X... dối Đảng lừa dân”, có khẩu hiệu còn trích cả lời ông Thứ trưởng Đặng Hùng Võ viết trên báo lề phải: “Tham nhũng ruộng đất là tham nhũng xương máu của dân”... Dưới những khẩu hiệu đó là những gương mặt đen xạm, hốc hác, quắt queo, những hốc mắt sâu hoắm, buồn tủi và căm giận trôi dạt, lan tỏa từ những hốc mắt đó... 


Trên đường phố, những chiếc xe hơi bóng loáng, những chiếc xe hai bánh đời mới chở những cặp đùi nõn nà lướt qua, phảng phất mùi nước hoa ngược gió bay lại, phả vào những gương mặt dúm dó đang trương ảnh Bác Hồ! Có ai đó nghĩ hộ những người nông dân mất đất kia rằng, ruộng đất bị cướp giật của họ đã biến thành những chiếc xe bốn bánh, hai bánh bóng loáng kia, từ công cuộc “đổi mới” do Đảng cầm quyền phát động và lãnh đạo (!).


Cũng có những bà con dân phố nghĩ đến đồng bào đi biểu tình rời quê lên đây cả tháng trời, màn trời chiếu đất, đói khát nên đến tiếp nước, tiếp thức ăn cho họ. Có người khôn ngoan hơn, đã gọi một thanh niên chở sau xe đạp sọt bánh mì đầy, trả tiền hết cả sọt bánh... rồi nhờ anh ta chở vào đám biểu tình phát cho bà con. Anh thanh niên này đã bị những người mặc thường phục bất thần xông ra đánh túi bụi, trào cả máu mồm máu mũi lên những chiếc bánh mì anh đang phân phát... 


Tôi có đủ kinh nghiệm của một người viết phóng sự điều tra về tranh chấp ruộng đất ở Đồng Bằng sông Cửu Long những năm cuối thập kỷ 80, nên hiểu rõ những ai sẽ có mặt ở những cuộc biểu tình! Những người quay phim chụp ảnh mặc thường phục nhan nhãn ở đường Hoàng văn Thụ lúc này. Nhưng hễ có một “con nai vàng ngơ ngác” nào đó giơ máy chụp hình lên thì lập tức bị cướp máy ngay, bị kéo về đồn công an ngay! Cả tháng rồi, hàng trăm người biểu tình với cờ quạt rợp trời, căng lều, căng bạt, trải ny lông nằm la liệt tại một ngã ba sầm uất ở trung tâm thành phố... Vậy mà, cả trăm tờ báo, của một thành phố được xem là cái nôi của báo chí Việt Nam, thậm chí tờ báo Tuổi trẻ ở ngay liền đó... vẫn im khe! Các đồng nghiệp của tôi vẫn ung dung ngồi trong phòng máy lạnh như không có gì xảy ra. Thậm chí, có báo còn đăng ảnh một cuộc biểu tình ở một nước Mỹ La-tinh xa xôi nào đó! Một số không nhỏ các đồng nghiệp của tôi đang bận rộn đến quay phim chụp ảnh, đưa tin về một công trình nào đó mới khởi công để nhận những bao thư “nặng túi”! Các “bậc thầy” báo chí, các nhà báo lão thành lúc này vẫn đang được các trường tuyên huấn, các lớp đại học báo chí mời đến giảng bài, các đài truyền hình mời lên tivi... và các vị đó đang lớn tiếng: Nhà báo phải bám sát cuộc sống, phải trung thực, nhân dân cần được thông tin và có quyền được thông tin đầy đủ như luật báo chí đã ban hành, vân vân và vân vân. Tôi không ngờ các nhà báo lão thành mà xưa nay tôi từng ngưỡng mộ lại có thể vô cảm đến thế, dối trá đến thế, hèn hạ đến thế!


Đừng có ai nghĩ rằng nhà báo bây giờ còn nghèo như một câu “ngạn ngữ” thời bao cấp: “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo... cộng lại thành nhà nghèo!”. Không ít các đồng nghiệp của tôi như con cáo già đang ngồi co mình ở các tòa soạn, nhưng chỉ một tin tức lộ ra ở đâu đó, xí nghiệp này, công ty kia có chuyện tiêu cực, tham nhũng, được nội bộ tố giác... là họ lao tới gặp lãnh đạo đơn vị, chí ít thì xin cái quảng cáo vài chục triệu để hưởng phần trăm (thường là 2-30%), nếu nắm đầy đủ chứng cứ tư liệu rồi, thì họ ra giá, tống tiền lãnh đạo đơn vị. Những lần “đánh quả” như thế, họ có cả trăm triệu. Có vị Viện trưởng một viện khoa học lớn ở TP HCM than phiền với tôi: Mỗi lần có cuộc triệu tập ra Hà Nội họp hành gì đó thì một nhà báo của một cơ quan báo chí lớn bậc nhất của nước ta, đều đến xin Viện trưởng một cái vé máy bay để đi họp! Không cho thì sẽ bị moi móc, trả thù... Mà cho thì khó coi quá! 


Tôi còn biết ở Cần Thơ có một ông cũng thường trú như thế, mỗi lần đi họp ở Hà Nội còn đi nhiều cơ quan, xuống cả các huyện để mỗi huyện “xin một cái vé máy bay” như thế! Đến nổi người ta gọi ông “nhà báo cá rồ”. Nghe đâu giờ ông ta có cả đồn điền trên Tây Nguyên để... dưỡng già!


Có lần tôi đang đi chiếc xe cúp cà tàng trên đường phố, bỗng bị một chiếc xe phân khối lớn ép vào vỉa hè. Hoảng quá, tôi tưởng mình bị cướp! (Mà kẻ cướp nào lại thèm nhắm vào chiếc xe khốn khổ của tôi?). Lúc bình tĩnh được thì nhận ra một đồng nghiệp trẻ. Anh này là con trai một vị Giám đốc đài phát thanh và truyền hình lớn ở miền Trung. Anh ta tốt nghiệp ngành báo chí, nhưng vì người cha là một cán bộ cách mạng lão thành, liêm chính, không chấp nhận xin xỏ và hối lộ để con được làm việc ở một cơ quan báo chí ở TP HCM... Anh ta phải đi làm cộng tác viên cho các báo ở thành phố. Quý mến người bạn trẻ này, nhiều lần tôi đi công tác ở Đồng bằng sông Cửu long có xe hơi đưa đi, tôi thường kêu anh đi cùng để có cơ hội hành nghề, kiếm sống ở cái thành phố ồn ào này. Nào ngờ hôm ấy anh là người ép xe tôi vào lề đường! Anh ta ôm lấy bờ vai gầy guộc của tôi cười nói: Bây giờ em khá rồi! Liếc nhìn chiếc xe phân khối lớn của anh, tôi tin là anh ta nói thật. Tôi hỏi: – Làm gì mà khá? Trả lời: – Chạy quảng cáo cho các báo! Nói rồi, anh ta dúi bao thuốc ba số (555) đã hút dở vào túi áo tôi, bằng một giọng rất tự tin, nói: – Một nhà báo như bác thì không thể đi chiếc xe thế này được. Tết này bác đi với em, đến các cơ quan, xí nghiệp, công ty... mà bác quen biết, không cần bác nói gì cả, chỉ cần bác đi cùng em đến đó thăm hỏi lãnh đạo, thế là đủ... Sau Tết em sẽ đổi xe cho bác... Tôi cảm ơn người bạn trẻ có lòng tốt với tôi, nhưng không dám nhận lời! Tôi buồn mất mấy ngày sau đó. Vừa thương một đồng nghiệp trẻ, ban đầu rất hăng hái, say sưa với nghề báo... nhưng không được cuộc đời tiếp nhận, phải bỏ nghề. Lại thấy thật khôi hài cho cái thằng tôi! Đi cái xe tàn tã nhất Sài Gòn hoa lệ, có khi khởi động đến toát mồ hôi mà xe không nổ máy. Chính cái xe này, có lần tôi đến họp báo ở “Nhà hàng nổi” trên sông Sài Gòn (Nay không còn nữa), lúc dắt xe vô, người bảo vệ đã quát: - Đến giờ này mà chưa chở đá đến cho người ta! May quá, ông Ca Lê Thuần, Giám đốc Sở Văn hóa lúc đó, người chủ trì họp báo đã chạy lại nói: Mời anh PK vào, mọi người đã đến đông đủ (Hôm đó xe tôi cũng không nổ được máy!). Giám đốc Thuần đã cứu tôi một bàn thua trông thấy trước anh bảo vệ to lớn! 


Nhưng câu chuyện trên không “đau” bằng một lần, chúng tôi, các nhà báo thường trú của TW và TP HCM đến dự lễ khánh thành một công trình được tài trợ nước ngoài của Hội người mù TP HCM. Sau lễ khánh thành, ông Chủ tịch Hội người mù thành phố là một người đàn ông rất đẹp trai, nói tiếng Anh với khách quốc tế rất lưu loát, đã cầm một tệp phong bì phát cho từng nhà báo, mỗi lần phát cho một phóng viên, ông ta có lời cảm ơn rất lịch thiệp. Nhìn một người mù tay run run phát “bao thư” cho các nhà báo sáng mắt, tôi thấy trái tim mình như đang rỉ máu! Đến phần tôi, tôi phải kéo ông Chủ tịch lại một góc và nói nhỏ vào tai ông: Tôi đến đây tay không là đã thấy băn khoăn lắm rồi, nhận quà của người mù nữa thì còn gì để nói... 


Tôi có “phản bội” các đồng nghiệp của tôi không?! Xin các nhà đạo đức học trên cõi đời này cho ý kiến!?


Chuyện đồng bào miền Tây lên thành phố biểu tình đòi đất năm 2007 mà tôi đã nói ở trên phải được nói thêm là, tôi đã trà trộn vào đám biểu tình, hỏi và nghe được nhiều điều bổ ích về các nguyên nhân đi khiếu kiện ruộng đất. Có bà mất ruộng vì Chủ tịch xã cướp ruộng của bà cho vợ bé của ông ta. Có nhiều nguyên nhân đi đòi đất mà tính chất, nội dung của việc đi đòi đất rất... Nam Bộ! Đó là trường hợp bà cụ có 15 công ruộng (mỗi công 1000 m2). Năm 1980 vô tập đoàn sản xuất, thực hiện lời kêu gọi của Đảng “nhường cơm xẻ áo”, cụ đã hiến 11 công đất, chỉ còn được giữ lại 4 công do nhà có bốn nhân khẩu. Những công đất đã hiến cho các hộ tiếp tục mần ruộng thì bà cụ không đòi. Duy chỉ có một hộ, nhận ruộng của bà, nhưng lại cho thuê “sổ đỏ” sở hữu ruộng, lấy tiền đi chơi đề, thì bà nhất định đi thưa kiện để đòi lại. Lý do của bà cụ chỉ đơn giản vậy thôi. Theo cụ thì ruộng đất của ông bà để lại cho con cháu là để mần ăn. Đem ruộng của ông bà “nhường” cho kẻ chỉ quanh năm rong chơi, cờ bạc là trái đạo lý ông bà. Tôi bàng hoàng khi nhận ra “cái đạo lý ông bà” của người nông dân Nam Bộ cao hơn hẳn cái nền chính trị hoang đường mà các đảng Cộng sản trên thế giới đã áp đặt cho dân tộc của họ, trong đó có Việt Nam. Không phải ai cũng yêu quý ruộng đất mà đem cào bằng ruộng đất để đi tìm sự công bằng! Nhà văn Dương Thu Hương đã gọi cái sự thắng thế của những người Cộng sản một thời là “sự hàm hồ của lịch sử”! Bà cụ mà tôi đã gặp trong đám biểu tình này, đang làm một việc là đi chống lại sự hàm hồ của lịch sử! Đương nhiên là cực kỳ gian khó. Tôi đã thu thập tất cả những lý do, những tình huống đi khiếu kiện đòi ruộng đất trong cuộc biểu tình dài ngày đó của nông dân các tỉnh miền Tây năm 2007 ở Văn phòng Quốc hội 2 tại TP HCM để viết một phóng sự điều tra. Kèm theo bài phóng sự là những hình ảnh mà tôi đã chụp được bằng phương pháp nghiệp vụ, chụp toàn cảnh, cận cảnh, nội dung các khẩu hiệu được trương lên (không có khẩu hiệu nào chống chế độ cả). Không một báo lề phải nào dám đăng những phóng sự điều tra như thế cả. Nếu có đăng thì họ sẽ cắt xén, gọt dũa những sự thật gai góc, chỉ để lại những gì có thể vừa lòng, lọt tai cấp trên mà thôi! Cuối cùng tôi phải ra tận Hà Nội, đến tận Văn phòng Chính phủ ở số 2 đường Bách Thảo, đưa tận tay bài viết đó đến Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, tại văn phòng Phó Thủ tướng phụ trách chống tham nhũng của ông. Phó Thủ tướng đã tiếp tôi một buổi chiều và xem kỹ những bức ảnh về cuộc biểu tình mà tôi đã chụp. Nhưng đã là một bài báo thì nó phải được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, để tạo dư luận xã hội, cách làm đi bằng con đường “tiểu ngạch” của tôi như thế là “không giống ai”! 


Cuộc biểu tình của nông dân miền Tây năm 2007 đó, đã được dọn dẹp vào ban đêm bằng cách các địa phương đưa xe lên rước về. Nếu “giải thích” mà ai không nghe thì được ném lên xe đưa về! Sáng hôm sau tất cả các báo ở TP HCM đều đưa tin, nông dân miền Tây đã “ vui vẻ” ra về!!!


Sau này, tôi đã nhờ nhà thơ Hoàng Hưng đưa bài viết đó lên mạng Talawas với nhan đề “Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Cần có cuộc Hội thảo khoa học về khiếu kiện ruộng đất...”. Khi bài viết đã được tung lên mạng rồi, gặp một số quan chức ở Đồng bằng Cửu Long, nhiều người đọc được đã bảo tôi: Bài của đồng chí rất trung thực, có thiện chí, có nhiều phát hiện... vì sao không đưa các báo đăng!


Thế đó, các giáo trình báo chí ở các quốc gia dân chủ đều dạy rằng, nhà báo là người đứng trên cây cầu để canh chừng con tàu chính phủ. Nó báo cho con tàu đó thời tiết xấu hay tốt ở phía chân trời. Nhưng ở các quốc gia toàn trị thì báo chỉ để làm vừa lòng cấp trên, chỉ để làm cảnh và để “đưa nghị quyết Đảng vào cuộc sống” chứ không phải làm theo quy luật của nhận thức là đưa cuộc sống vào nghị quyết Đảng để rồi Nghị quyết Đảng sẽ tự nhiên đi vào cuộc sống! 


Lối tư duy ngược này là thảm kịch của những nhà nước độc tài và sớm muộn sẽ dẫn đến sụp đổ. Hiện tượng Vinashin là một ví dụ rất điển hình. Không phải các nhà báo không biết đầu tư lớn cho ngành đóng tàu Việt nam (thực chất là đóng vỏ tàu) là phi hiệu quả. Giữa những năm 90, tôi đã được Tiến sỹ P.N.H, chuyên gia hàng đầu của VN về đóng tàu biển, ông tốt nghiệp hạng ưu ở Liên Xô về... đưa cho 1 tập tài liệu phản biện về việc đầu tư cho nghành đóng tàu VN. Đưa cho tôi tài liệu, ông hy vọng là để một nhà báo lâu năm lên tiếng hộ cho quan điểm của các chuyên gia đóng tàu VN... Nhưng báo chí chỉ được phép minh họa đường lối của Đảng và nhà nước mà thôi! Cho ăn kẹo cũng không một Tổng biên tập nào dám đăng bài của các nhà báo lúc đó phản đối đầu tư cho Vinashin. Chỉ đến khi chuyện vỡ lỡ thì nhân dân là người chịu thiệt thòi nhất, vì gánh chịu nợ nần chồng chất, nhưng các nhóm lợi ích thì đã no nê! Và chẳng ai bị kỷ luật về món nợ khổng lồ ấy!


Bây giờ thì rừng vàng đã bị phá gần hết, rừng đầu nguồn đã cho nước ngoài thuê, tài nguyên dưới lòng đất đã cạn kiệt, đến than cũng phải đi nhập về, bauxite cũng phải khai quật lên để bán cho người Tàu, chỉ còn biển bạc, đảo vàng ngoài khơi thì đường lưỡi bò đang lăm le liếm hết. Biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc mà ông bà ta gìn giữ bằng máu xương từ bao đời, nay đồng bào Quãng Ngãi, đồng bào miền Trung ra khơi đánh bắt tôm cá thì bị giặc Tàu bắn giết, cướp bóc bất kỳ lúc nào. Nhân dân Hà Nội, TP HCM và các tỉnh phẫn nộ biểu tình khí thế bừng bừng mà 700 tờ báo, gần trăm đài phát thanh truyền hình trên cả nước vẫn im khe, không dám đăng một tấm hình, một dòng tin nào về những cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân. Chỉ có Thông tấn xã VN đưa một cái tin về biểu tình ngày 5-6 vừa qua thì lại xuyên tạc trắng trợn sự thật: “một số người tự phát tụ tập đi ngang qua...”. Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến lời nhà văn Nguyễn Khải trong tùy bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” của ông rằng, người ta đã “nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không biết xấu hổ, nói dối không biết khiếp sợ...”! Các nhà báo nước ta từng có thời áo vá cơm khoai, cùng đồng cam cộng khổ với nhân dân, vác cây bút đi phụng sự chính nghĩa dân tộc, đánh Tây đuổi Nhật năm xưa... Nay báo chí nước ta vì miếng cơm manh áo, vì muốn yên thân “sống mòn” lại dễ dàng làm nô bộc cho các nhóm lợi ích, các nhóm quyền lực, quay lưng với vận mệnh của Tổ Quốc hay sao?


Nếu mai mốt bọn Tàu cộng với máu AQ truyền kiếp, lại thêm bệnh “mót” làm siêu cường thời đại, điên cuồng kéo dàn khoan khổng lồ của chúng ra khai thác dầu trên vùng biển đặc quyền của nước ta đã được luật pháp quốc tế thừa nhận... mà đội ngũ báo chí “hùng hậu” của ta vẫn im khe, chỉ “anh bán thuốc cao” Lại Văn Sâm khua môi múa mép trên tiết mục “Ai là triệu phú” của đài Truyền hình Quốc gia thì bài viết này của tôi xem như “Lời ai điếu cho một nền báo chí nô bộc” đã tha hóa và thối rữa đến chân lông.

Gần 40 năm viết báo từ Bắc chí Nam, làm cả báo nói, báo hình, báo viết, báo mạng... đi từ minh họa đến phản biện, phải chăng số phận đã giao cho tôi viết lời ai điếu này cho nền báo chí VN hôm nay. Tôi mượn chữ “Ai điếu” của nhà văn quá cố Nguyễn Minh Châu để tưởng nhớ ông trong bài viết này.


Không phải không có lý do mà nhân loại đã đặt tự do ngôn luận, tự do báo chí lên hàng đầu trong những quyền về con người.


Tự do thông tin ở thời đại thông tin toàn cầu sẽ cứu các quốc gia nhỏ bé không bị các “siêu cường mới” nuốt chửng; Sẽ cứu cả các đảng cầm quyền biết đứng về phía nhân dân, cùng nhân dân cứu đất nước khỏi bị các đế quốc mới xâm lược nếu không muốn tự sát.


Vai trò của các nhà báo vô cùng quan trọng trong thời khắc lịch sử này. Hỡi những người anh em báo chí đồng huyết, đồng bào, đồng chủng, đồng quốc của tôi.

TP HCM 7–2011


L.P.K.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.