Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Tin thứ Sáu, 01-02-2013

Tin thứ Sáu, 01-02-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tết đến với những người “gieo chữ” ở Trường Sa (DT/ CAND). Xài mãi “gieo chữ” nhàm quá rồi! - Thư nhà giàn (LĐ). - WeChat phủ nhận việc ‘lờ tịt’ Trường Sa, Hoàng Sa (PT).
- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thăm, làm việc tại Vùng Cảnh sát biển 2 (QĐND). “Để đáp ứng tình hình, nhiệm vụ Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh yêu cầu cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển 2 cần nắm chắc tình hình mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, xử lý khôn khéo, mềm dẻo, song phải kiên quyết và đầy đủ chứng cứ, cần trang bị kiến thức ngoại ngữ cho lực lượng thực thi nhiệm vụ trên biển…”. Không dám nói tới xử lý, mà chỉ ‘Kiên quyết và đầy đủ chứng cứ’ rồi… tha cho chúng vì chúng là ‘bạn vàng’?
- Thằng điếm thúi (Phi Vũ). “Ông bà tổ tiên của tụi Tàu Cộng này biết bao nhiêu lần muốn xâm chiếm Việt Nam nhưng lần nào cũng thất bại. Bây giờ đến đời con cháu của chúng, chúng đã làm được việc mà ông bà tổ tiên chúng không thể làm được. Chúng lấn biển, lấn đất, mở những phố Tàu ở ngay giữa nước…”
- Kiện TQ, Philippines muốn điều gì? (BBC). - Trung Quốc không muốn ra toà cùng Philippines (DT).

- Lãnh đạo TQ khẳng định chính sách biển (VNN). Ông Tập Cận Bình: “Không một quốc gia nào nên nuôi hy vọng rằng, chúng ta sẽ thương lượng các lợi ích quốc gia cốt lõi của mình. Họ cũng không nên nuôi hy vọng rằng, chúng ta sẽ chấp nhận quả đắng trong việc làm tổn hại tới các lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển của mình”. Còn “bạn vàng”, “bạn tốt” của TQ thì sao? Có được ngoại lệ gì không hả ông chủ tịch nước Trung Hoa Đại Hán? - Trung Quốc lại sắp tập trận ở Thái Bình Dương (LĐ). - Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật (TN). - Trung Quốc tăng cường quan hệ với Brunei (TN). - Trung Quốc né đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa LHQ (TTXVN).
- Nhật Bản: Chiến lược ‘an ninh dân chủ kim cương’ đối phó với Trung Quốc (RFI). “chiến lược ‘an ninh dân chủ kim cương’ được Tokyo xây dựng với bốn quốc gia dân chủ trụ cột là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc”. - Thủ tướng Nhật thông báo ý định sửa đổi Hiến pháp hiếu hòa (RFI). - Hải quân Nhật : Âm thầm tiến vào tương lai (DT). - Trung Quốc ra đòn mới trong tranh chấp với Nhật (VnMedia). - 3 chiến hạm Trung Quốc nghênh ngang kéo pháo qua mặt Nhật Bản (GDVN). - Tàu Trung Quốc liên tục tranh chấp với tàu Nhật(VnMedia). 

- Ðài Loan kêu gọi chia sẻ tài nguyên ở Biển Hoa Ðông (VOA). - Tàu tuần tiễu ven bờ Ấn Độ mạnh hơn cả tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc (ANTĐ).
Chuck Hagel ủng hộ Mỹ tham gia UNCLOS (PLTP).
- Khối 8406 chia buồn về sự ra đi của nhà văn Hoàng Tiến (Chuacuuthe).
6<- VN không đủ chứng cứ buộc tội ông Nguyễn Quốc Quân? (RFA).  - Ông Nguyễn Quốc Quân thách thức VN trưng bằng chứng ‘nhận tội’ (VOA).   – TS Nguyễn Quốc Quân trả lời RFA ngay khi về đến Mỹ (RFA). “…tôi thấy rằng họ không thể làm những điều sai trái dưới ánh sáng mặt trời, giống như họ đã làm với TS Cù Huy Hà Vũ, hay là họ đã từng làm với anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần. Đó là những người mà họ không cần lý cớ gì cả, họ cứ việc xử thôi, cũng như đối với  những thanh niên yêu nước vừa qua. Đó cũng là cái mà tôi nhận thấy rằng là tôi cần phải làm nhân chứng cho sự bắt giữ tùy tiện theo điều 79”.

- Hoa Kỳ “hài lòng” về việc chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Quốc Quân (RFI). Bà Victoria Nuland, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ: Không có một ưu tiên nào cao hơn sự an toàn và an ninh của công dân Mỹ ở ngoại quốc”.
- Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với Tết Quý Tỵ (RFA). Năm mới Quý Tỵ sẽ đến, và chúng ta biết rằng nó sẽ không dễ dàng cho chúng ta, mà có thể còn nhiều khó khăn nữa. Nhưng chúng ta vẫn tin tưởng vào năm mới này, và cố gắng tiếp bước con đường hành đạo theo sản nghiệp Tổ Thầy để lại để tạo phúc lợi cho đồng bào, dân tộc Việt Nam”.
- Tường trình của HRW năm 2013, Việt Nam gia tăng đàn áp những người chỉ trích chính quyền: Human Rights Watch’s World Report 2013 chapter on Vietnam – Vietnam: Crackdown on Critics Escalates (HRW).
- Về trường hợp Blogger Lê Anh Hùng, một nhà báo cho biết: sáng 29/1 vừa qua, khi tình cờ gặp ông nghị Dương Trung Quốc, ông Quốc có cho biết chiều cùng ngày, có một buổi làm việc của các ủy ban Quốc hội, ông sẽ chất vấn thẳng với Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng vụ này. Ông cho là mình có quyền và trách nhiệm đó vì Lê Anh Hùng đã từng gửi đơn và gọi điện cho ông tố cáo một số lãnh đạo rất cao trong đảng, nhà nước. Khó biết được liệu ông DTQ có thực hiện được việc này hay không và nội dung ra sao. Có lẽ phải mời đài BBC thực hiện một cuộc phỏng vấn?
- THƯ NGỎ GỞI THỦ TƯỚNG CSVN NGUYỄN TẤN DŨNG VỀ HIỂM HỌA MẤT NƯỚC ĐANG GẦN KỀ (Quỳnh Trâm).
- DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 10) (BoxitVN). Đã có 1.981 người ký tên. Danh sách đợt 10 này có gần 100 sinh viên các trường đại học.
- TẬP TRUNG THẾ NÀO? DÂN CHỦ RA SAO? (Bùi Văn Bồng). “Vô hình trung, chính nguyên tắc tưởng như là ‘duy trì kỷ cương’ lại  tạo ra những kẻ hở ‘vốn có’ cho những hành động cố tình vi phạm quyền dân chủ, độc đoán chuyên quyền, là cơ hội rộng đường cho nạn tiêu cực, tham nhũng sinh sôi, phát triển”.
- GS Nguyễn Minh Thuyết: “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn đậm đà ngôn ngữ văn chương” và tuyên truyền lừa mị dân (GDVN). “… không chỉ có lời nói đầu, gần như toàn bộ các điều ở chương “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường” đều là những tuyên bố về nhận thức, không có tính pháp lý”.
- QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN: Các quyền quan trọng nên do luật định (PLTP).
Loạt bài về một cuộc Hội thảo sáng qua. Nhiều tham luận hay: – 1583. Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền (VNN). - Xóa tình trạng bao biện, làm thay (VNN). Nhưng buồn cho các báo, trong khi VNN đi liền 2 bài chất lượng như vậy, và nghe nói còn nữa, thì TN có được vài dòng - Tiến tới nên để dân bầu trực tiếp lãnh đạo nhà nước,  PLTP cũng hơn được … vài dòng: - Nhân dân phải được quyền bày tỏ chính kiến. Còn SGGP thì … chỉ cần ngó cái tựa cho biết, khỏi vô đọc mất công: - Hội thảo khoa học “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta”.
- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở (VOA’s blog).
- Dân Dương Nội khiếu kiện đất trước Tết (BBC). – Dân Dương Nội ‘quyết tử giữ đất’ (BBC). “Có những cụ già 70, 80 tuổi ra đặt lều chõng, ăn ở tại chỗ trong tiết trời giá rét, mưa phùn để giữ mồ mả ông cha”. - Dân Dương Nội kiên cường bẻ gãy đợt phản công mới (Cầu Nhật Tân). “Chiến thắng này của dân Dương Nội đã làm nức lòng dân oan  gần xa, có tác dụng cổ vũ lớn lao người dân mất đất trong những ngày giáp Tết Quý Tị. Chiến cuộc Dương Nội hôm nay cũng là lời tố cáo đặc biệt về nạn tham ô, nhũng lạm gửi lên ông tân Trưởng ban Nội chính Trung ương, vốn sẽ khai trương nhiệm sở vào ngày mai”.
5- Toàn bộ Video: Nông Dân Dương Nội – Hà Đông giữ đất ngày 31-01-2013   –   Phần 2   –   Phần 3   –   Phần 4   –   Phần 5   –   Phần 6   –   Phần 7   –   Phần 8   –   Phần 9   –   Phần 10   –   Phần 11   –   Phần 12   –   Phần 13   –   Phần 14   –   Phần 15   –   Phần 16 (Mùa Xuân). – HỎA CÔNG NGÚT TRỜI DƯƠNG NỘI (Phạm Viết Đào). Cho BTV tui sửa lại mấy câu thơ của Tố Hữu: Má thét lớn: ‘Tụi bay đồ chó!’/ Cướp đất tao, cắt cổ dân tao!/ Tao già cũng ráng cầm dao/ Giết bay, dẫu chết, tay tao không chùn!”Nông dân Dương nội chống càn cướp đất ! (Xuân VN). =>
- In Vietnam, Rage Growing Over Loss Of Land Rights (AP/ NPR). Bản dịch: Xung đột đất đai ngày càng gia tăng khi nông dân ý thức về quyền của họ (TCPT).
- Lời thưa với bạn đọc (Nguyễn Tường Thụy).
Bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (LĐ). - Hôm nay 1-2: Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (SGGP). - Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) (TN). - Nên trưng mua đất theo giá thị trường (TN). – Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Phải đảm bảo dân chủ, công khai, khoa học (DV). - Nông dân Long An muốn bỏ hạn điền (PLTP).
- Chiến công nghẹt thở của CA Phú Yên túm gọn các ông bà già đáng thương… (ANTĐ/ Trần Hùng). – Đảng đã hết thời! (DLB).
- Giáp Văn Dương phê bình Nguyễn Trung: Lũ xoáy ngã ba đuờng (TĐM). “Lũ đang xoáy ngã ba đường. Lũ đang dội vào lòng người. Điều kiện cần và đủ để khai thông cho Lũ chỉ là một cái Tâm đủ sáng. Éo le thay, đây lại là điều quá xa xỉ đối với những người có đủ phương tiện để có thể khai thông cho Lũ…
- Không thể khai thông cho Lũ thì coi chừng LỊCH SỬ ĐANG LẶP LẠI (FB DĐKTVN). “Có một quy luật muôn đời là bất cứ chế độ nào không đảm bảo được sự sung túc cho dân chúng hay nói tóm là đảm bảo kinh tế phát triển ắt sẽ sụp đổ. Liên Xô không nằm ngoài quy luật đó. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra tại Liên Xô ngay từ những năm đầu thập niên 1980 và kéo dài qua cả lúc chế độ này sụp đổ… KT VN đang theo đúng y chang lộ trình sụp đổ của nền KT Liên xô cũ: không tăng lương thì dân đói, nhiều công nhân viên chức bỏ việc; tăng lương thì phải in tiền ra, gây lạm phát”.
- Quốc doanh ở Việt Nam là ‘ung nhọt’ đục phá nền kinh tế (Người Việt). – ‘Nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ’ (ĐV). – Thời kỳ tốt đẹp sẽ không trở lại cho đến khi cải tổ ngân hàng ở VN: Tiger tamed – The good times won’t return until the country’s stricken banks are dealt with (Economist).
- Minh Diện: TRAO ‘THƯỢNG PHƯƠNG BẢO KIẾM’ CHO AI ? (Bùi Văn Bồng). - Lịch sử đang lặp lại (DĐKTVN).
- Ban Nội chính và Ban Kinh tế TW chính thức hoạt động (CAND). – Bà nghị Bùi Thị An: “Tôi tin ông Nguyễn Bá Thanh sẽ vượt qua khó khăn để thành công” (GDVN). Hôm nay là ngày làm việc đầu tiên của Ban Nội chính TƯ cùng trưởng ban Nguyễn Bá Thanh, đánh dấu sự khởi đầu mới của một cuộc chiến kỳ lạ, bi hài nhất trong lịch sử đảng CSVN, 2 ngày trước khi nó tròn 83 tuổi. Nắm quyền lãnh đạo đất nước qua nhiều cuộc chiến, từ chống ngoại xâm cho tới chống chính đồng bào mình, những người bị coi là kẻ thù vì khác ý thức hệ cộng sản, vẫn chưa hết ngất ngây tự hào, tự sướng thì nó lại sa lầy vào cuộc chiến chống lại … mình.
Cố che đậy trong hàng chục năm hòng tiếp tục tranh thủ lòng dân, ổn định đất nước, giờ đây khối ung thư di căn đã bục vỡ làm cho con bệnh – ĐCSVN – cũng phải ghê sợ chính mình. Nhân dân liệu có nên hy vọng và giúp nó tự chữa lành chứng bệnh nan y, hay là chỉ cần ngồi đó chỉ cho nó thấy không còn phương cách nào khác? Thử nghe qua vài thông tin vỉa hè để suy tính thêm:
Dường như có một cuộc vận động ngầm rất mạnh của các cựu chóp bu muốn sớm thay thế cả hai vị đang nắm hai cái ghế quyền lực nhất. Theo lập luận của họ, kẻ thì “tham ô của cải”, lẻ lại “tham ô thời gian, tâm trí toàn xã hội”, vậy thì dứt khoát phải cho nghỉ hết, thay thế bằng chàng “Triệu Tử Long” và bác “Tư Ếch”. Những cái tên nổi lên trong số các “cựu” tích cực cho giải pháp này, không làm ngạc nhiên mấy, đó là Nguyễn Văn An, Phan Diễn.
Nhưng không dễ chút nào khi mà các chiến hữu của “đ/c X” rất muốn vô hiệu hóa, cho “ngồi chơi xơi nước” hai viên quan văn, quan võ vừa mới được cất nhắc cho cuộc chiến với chính mình. Để “vô hiệu hóa” cũng có vài chiêu thức. Ví như nếu một nhân vật là người của “đ/c X” mà về cai quản Đà Nẵng thì … “Thôi rồi!“, cùng với kết luận thanh tra vừa qua, kể như sẽ khóa cứng chàng “Triệu Tử Long” trong chiếc ghế mới.
Trong tình thế giằng co đó, vai trò của Dân là rất quan trọng. Họ đang khát khao nhất quyền tự do, dân chủ, vừa là quyền cá nhân, vừa là sức mạnh để bảo vệ chủ quyền biển đảo đang bị xâm phạm nghiêm trọng.
Vậy ai trong số các vị đang ở những chiến tuyến ngầm kia có thể nhận ra và có khả năng nắm lấy thứ vũ khí mạnh nhất từ trong Dân? Muốn nắm được họ phải làm gì? Xin được bàn tiếp vào sáng mai.
Phải giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm (PLTP).
- Nguyễn Ngọc Già – Vinh danh thiết thực các chiến sĩ chống bọn thế lực thù địch (Dân Luận). “Một chấn động mà tôi cũng thay mặt đảng và nhà nước kịp thời vinh danh các đ/c: Nguyễn Đức Hiển, Đông La, Lại Văn Long (tức Song Huy), Ngọc Điệp và nhiều đồng chí khác đã kịp thời vạch mặt tên cực kỳ thù địch Huy Đức. Tất cả các đ/c trong và ngoài nước phải luôn theo dõi từng bước đi, việc làm của tên ăn cháo đá bát này. Hắn làm gì, ở đâu đều phải báo cáo rõ, nhanh, kịp thời. Các đ/c phải nỗ lực tối đa để xứng đánh với từng nắm tiền, nắm đất, nắm vàng mà các đồng chí nhận của đảng hàng tháng”. Bác Nguyễn Ngọc Già bỏ sót cây bút Ngô Kinh Luân: “Bên thắng cuộc” và sự tụng ca của những mịt mù (CAND).
- Ngô Thị Hồng Lâm: Chiếc quan tài không có nắp (BoxitVN). - Oanh Yến Thị Phạm: “BÊN THẮNG CUỘC” ĐANG VIẾT LẠI LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TỪ MỐC 30/04/1975 (Huỳnh Ngọc Chênh).  – Cập nhật Các Bài Viết Về BTC – 60 bài. Rất cám ơn Blogger LTDA, xin được đưa vào lưu bên Việt sử ký.
- Phim tài liệu: Mậu Thân 1968 – Tập 3: Trước giờ G (VTV). – Phạm Trần: 45 năm sau Mậu Thân – Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế (DLB).
- LỜI MỞ ĐẦU – “Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử” (Lê Xuân Khoa/ Ba Sàm). “Cuộc chiến hai mươi năm ở Việt Nam vừa là nội chiến vừa là chiến tranh ủy nhiệm mà rốt cuộc là tất cả mọi phe đều thua”. – BỘ PHIM VIỆT NAM, VIỆT NAM (CÓ PHỤ ĐỀ) (Thùy Linh). - Mậu Thân 1968 – 45 năm nhìn lại – Bài 2: Chuyện trước giờ G (PLTP). - Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh: Người cộng sản xuất sắc của tổ chức Công đoàn (LĐ). Nhưng không rõ cái lăng mộ rất gớm guốc xây cho đồng chí có phải từ tiền của tổ chức công đoàn?
- Chuyện bình thường của một xã hội không bình thường (Trần Kinh Nghị). “Và tất cả đều được che đậy dưới những cái tên gọi là ‘dự án’….  Nhưng cái mất lớn hơn là ở sự xuống cấp về tư cách và đạo đức của toàn bộ đội ngũ công chức, để một ngày kia họ không biết mình đang làm việc cho ai và vì ai. Đó là lúc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước lâm nguy khi lòng tin của nhân dân không còn nữa”.
4<- Được minh oan sau 8 tháng bị tạm giam (TT). “Ông Nguyễn Hồng Nam, viện trưởng Viện KSND TP Buôn Ma Thuột, khẳng định quá trình điều tra, kiểm sát vụ án các điều tra viên, kiểm sát viên chỉ dựa vào một lá đơn tố cáo nặc danh”. - Giám đốc doanh nghiệp bị bắt oan đòi bồi thường 18 tỉ đồng (TN). - Bắt giam oan sai 240 ngày, VKS công khai xin lỗi dân (DT). Ông Điền không đề nghị bắt giam ông Nguyễn Hồng Nam 240 ngày rồi xin lỗi, mà ông kiện đòi bồi thường 18 tỷ: Đắc Lắc: Một người bị giam oan kiện đòi bồi thường 18 tỷ đồng (RFA). Liệu ông Nam có bỏ tiền túi ra bồi thường, không dùng tiền thuế của dân qua ngân sách nhà nước?
- CSGT từ chối gần 600 triệu đồng tiền hối lộ (NLĐ). “Riêng năm 2012, hơn 3.000 lượt CSGT trên địa bàn TPHCM không nhận hối lộ, với tổng số tiền trên 525 triệu đồng”. 525 triệu/ 3.000 = 175.000. Trung bình mỗi CSGT được hối lộ 175.000 đồng, ít quá ai thèm nhận?
- Đi tìm tác giả của “công chức cắp ô”.   –   Đoạn trường công chức “cắp ô”: Có “ở trong chăn mới biết…” (DT).  – Không dễ loại công chức ‘cắp ô’ (VNN). Vì trên đầu còn có … dù, trong ví lại nhiều tiền.  - Thực sự đang ’nuôi báo cô’ 30% hay 50% công chức? (ĐV). - Hà Nội: Chấn chỉnh tác phong thực thi công vụ của cán bộ (PLTP). - CHỈ TẠI BÁC TỐ HỮU (Faxuca).Tại sao lại có chuyện bác Tố Hữu ở đây? – Thì bác ấy viết: ‘Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt’ mà. – Thì sao? – Thế bác không biết tính à? Như vậy là chỉ có năm mươi người làm thôi, còn năm trăm người nữa đứng nhìn. Lãnh đạo nhiều hơn nhân viên là đúng rồi!” - Đầu năm “mỏi cổ” chờ lương (LĐ).
Không bổ nhiệm chức vụ cao hơn cho 7 cán bộ đánh bài. Cái tựa này của DV không ổn. – Tựa của LĐ chính xác hơn, vì thêm chữ “vụ”: Vụ 8 cán bộ đánh bài ghi điểm: Không bổ nhiệm chức danh mới trong năm 2013.
- Minh Diện: CÁI CỌC TRONG CHIẾC XE BÓNG LỘN (Bùi Văn Bồng).
- Vụ 3 cây sưa bị đốn hạ ở Phong Nha – Kẻ Bàng: Nghi án hạt phó lấy gỗ sưa của lâm tặc? (TP). - Cựu Trưởng ban Quản lý rừng lĩnh 12 năm tù (TP).
200 tỉ đồng không phải là tiền bồi thường (LĐ). - Sẽ có hiệu ứng các nhà thầu đòi bồi thường? (TP).
Phát hiện nhiều nhà thầu có dấu hiệu ‘rút ruột’ (TP).
- Đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu thêm 5 năm (DT). – Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần cân nhắc kỹ (Tin mới). “Thực tế, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở Việt Nam còn khá thấp so với nhiều nước trên thế giới nên việc tăng tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ là phù hợp”. – Mời xem lại: Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu lên 65 (SGGP).
Muốn tăng tuổi nghỉ hưu ở VN không thể so sánh với tuổi nghỉ hưu của người dân ở các nước khác, rồi cho rằng tuổi nghỉ hưu ở VN thấp, nên cần tăng thêm. Phải xem điều kiện chăm sóc sức khỏe, y tế, môi trường sống… của các nước đó như thế nào, tuổi thọ trung bình (life expectancy) của dân họ là bao nhiêu, tuổi thọ trung bình của dân VN là bao nhiêu rồi mới quyết định có nên tăng hay không. Chẳng hạn như, tuổi thọ trung bình của dân Monaco năm 2012 gần 90 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình của dân Việt nam là 72, thấp hơn Monaco tới 18 tuổi. Tuổi về hưu ở Monaco là 65, không thể so sánh rồi cho rằng tuổi về hưu của dân VN còn thấp so với Monaco hay các nước phát triển khác, nên phải tăng lên cho bằng họ. (ngoài ra còn phải xem xét cơ cấu dân số nữa, thanh niên thất nghiệp mà người già không nghỉ thì nạn thất nghiệp càng trầm trọng thêm)
- Cấm bớt các lệnh… cấm (TVN). “Có vẻ như tư duy mệnh lệnh hành chính lại trở về lên ngôi.  Có lẽ, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp phải làm việc nhiều hơn nữa để tăng cường kiểm soát, hạn chế việc ban hành các quy định mang tính chất ‘cấm’, hạn chế bất hợp lý như vậy”.
Ngành tư pháp TP.HCM: Làm tốt vai trò “gác cửa” văn bản pháp luật (PLTP). - Không biết “quấy rối tình dục” là gì, sao xử phạt ? (TN).
- Blog Ngô: Loa phường và quản trị xã hội (VOV). Có lẽ tác giả quên hoặc chưa về nông thôn, nên chưa bàn tới “loa làng”. Loa phường đúng là nên dẹp khẩn cấp, còn loa làng thì cũng ít nhiều hữu ích ở những nơi dân cư thưa thớt, hẻo lánh, dân trí còn thấp, đương nhiên cách thức duy trì, nội dung mới là điều quan trọng. Mời xem thêm: Ông Chủ tịch phường bắt loa phường câm họng (The Boston Globe).  - Thế nhưng đây lại có ngay một “kiểu” khác: “Loa phường” chỉ nên đưa gì người dân cần biết (VietQ). “Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, loa phường đã được đưa vào hoạt động thông tin cơ sở – là 1 trong 16 chương trình mục tiêu quốc gia.”
H1- Tại sao người Việt thông minh mà nhân tài lác đác? (ĐCV).
- Ông già 73 tuổi… có thai 16 tuần! (TN). =>
- “Triển khai hiệu quả việc đảm bảo an ninh quốc gia”   –   Đắk Nông: Chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ (TTXVN).
- 386 phạm nhân được giảm án, tha tù nhân dịp Tết (TTXVN). Chắc không có tù chính trị, tù do bất đồng chính kiến nào được giảm án hay được ân xá?
- Phát hiện “lò” đóng gói bột ngọt Trung Quốc “đội lốt” thương hiệu lớn (DT).  – Trung Quốc bứng Hết Cây Đường Biên (TP/ DĐCN). “TS Chấn cũng nói, ‘Việc thương lái chỉ thu mua phần gốc chứ không lấy phần thân gỗ quả là khó hiểu’.  Có phải đây là chính sách Trung Quốc muốn đồi trọc hóa Việt Nam?  Bí hiểm vậy. Nghe y hệt như chuyện phong thần năm xưa… mà người đời thường không hiểu nổi”.
- SAO THẦY TRÒ ĐỒNG CHÍ X KHÔNG KHỞI KIỆN QUAN LÀM BÁO NHỈ! (QLB). “Nếu đồng chí X thấy mình oan trái sao không ‘mạnh dạn’ khởi kiện nhỉ? Cần gì phải ra cái Văn bản hèn mọn 7169 để cả thế giới người ta cười chê vậy! Quan làm báo sẵn sàng ‘hầu’ thầy trò đồng chí X nếu đồng chí ‘chơi ngon’ kiện Quan làm báo về tội ‘vu khống’ đấy! Khi đó bàn dân Thiên hạ sẽ tha hồ mà được thưởng thức ‘sơn hào hải vị’ của chốn ‘Cung đình’!
QLB chớ có thách “đồng chí X”, coi chừng bị tấn công như “đồng chí Ôn” bên TQ, ra quân tấn công báo NYT: Tin tặc Trung Quốc tấn công trang web của tờ New York Times (VOA).  - Tin tặc tấn công báo Mỹ từng tiết lộ tài sản kếch xù của lãnh đạo Trung Quốc (RFI).  - New York Times nói họ ‘bị tin tặc TQ phá’ (BBC). “…chuyên gia đã tìm thấy các vụ xâm nhập ‘bắt nguồn từ các máy tính của cùng một trường đại học mà quân đội Trung Quốc đã dùng để tấn công một công ty quân sự Hoa Kỳ trước đó’.” - New York Times tố hacker Trung Quốc tấn công tờ báo 4 tháng liên tục (Telegraph/ GDVN). – Trung Quốc bác bỏ cáo buộc tấn công mạng báo Mỹ (TTXVN). TQ bác bỏ thì cứ bác bỏ, nhưng để chứng minh đội quân hacker này đến từ đâu, chắc không khó lắm.  – Mối đe dọa của hacker ở Trung Quốc ngày càng tăng (VOA). - Tin tặc Trung Quốc tấn công New York Times (PT). - Báo Mỹ tố bị hacker Trung Quốc tấn công (TP).
- Trung Quốc kết án 2 người Tây Tạng ‘xúi giục’ các vụ tự thiêu (VOA). – Trung Quốc kết án nặng nề 2 người Tây Tạng vì tội « xúi giục » tự thiêu (RFI).
Nhật Bản có thể đóng cửa nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới vì lý do an ninh (BoxitVN).
- Hàn Quốc cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Bắc Triều thử hạt nhân (RFI). – Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên: Chớ thử nghiệm hạt nhân (VOA).  – Mỹ, Nhật và Hàn ra tuyên bố chung lên án Triều Tiên (TTXVN).  – Động cơ sau kế hoạch thử hạt nhân của Triều Tiên? (VNN). - Tình báo Mỹ muốn Triều Tiên thử hạt nhân! (LĐ). - Nếu Triều Tiên thử hạt nhân, Hàn Quốc sẽ làm gì? (PT). - Tổng thống Hàn Quốc dọa Bình Nhưỡng (PLTP). - Mỹ – Nhật – Hàn ra tuyên bố chung lên án Triều Tiên (VOV).
- Miến Điện bãi bỏ vụ kiện một tờ báo về tội vu khống  (RFI).
- “Vì sao Mác (đã) đúng”, phần 3: Minh oan cho Mác (Anh Vũ).  – Lenin trong bạn và trong tôi   –   Nga: chuyển chữ ký ủng hộ đổi lại tên Volgograd thành Stalingrad cho tổng thống (Lenta/ Kichbu).
KINH TẾ
- Việt Nam dẫn đầu danh sách các thị trường sơ khai hấp dẫn nhất thế giới (DT).
3<- Ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam: ‘Việt Nam là đối tác ODA quan trọng nhất của Nhật’ (VNE).
Sacombank chìm trong những cuộc lật đổ (VEF).  - “Sóng ngầm” Sacombank (GDVN). - Tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên  (SGGP). - Ngân hàng “dài cổ” chờ khách (TP). - Ra tết, lãi suất lại tăng? (Vef). - Phải bơm đủ tiền cho ATM (NLĐ).
Ngân hàng Nhà nước: 5 giải pháp ổn định vàng (PT).
- Nhìn lại công ty chứng khoán 2012: Được nhiều hơn mất   –   VN-Index tăng 16% trong tháng 1 (TBKTSG). - Thị trường tự tin hơn (ĐTCK).
Cơ hội cho nhà đầu tư có tiền (LĐ). - Cứu địa ốc là vực dậy hàng trăm ngành liên quan (PT). 
- Đáng lo! Nhiều chủ doanh nghiệp thành đạt chết đột ngột (VnMedia).
Quy định làm khó du lịch (TN).
Nhập siêu thép chưa có hồi kết (VnEco).
Vụ “gà đồi Yên Thế”: Cục Sở hữu trí tuệ vẫn chưa thể kết luận (?!)  (LĐ). - Kiên trì và xử lý mạnh tay nạn buôn bán gà lậu (DV).
- Đề nghị đình chỉ điều tra trợ cấp với ngành tôm VN (TTXVN).
Cà phê Tây Nguyên khát nước (VOV).
- Viết tiếp các bất đồng ở Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas): Có sai phạm trong tổ chức Đại hội VIII? (LĐ).
Luật hóa việc thưởng Tết: Dễ hay khó? (VTC). - Sức mua hàng tết: Chờ đến phút 89! (PLTP).
- Lợi nhuận của Facebook sụt giảm mạnh (BBC).
- 1 tỷ du khách trên thế giới trong năm 2012 (RFI).
- Trung Quốc tăng tốc đầu tư vào Châu Âu (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Cuốn sách đồ sộ kể chuyện “thâm cung bí sử” triều Nguyễn (DT).
283. BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT CỔ (Hà Văn Tấn/ VSK).
Phát hiện mặt trống đồng Đông Sơn có niên đại hơn 2.000 năm (SGGP).
Đề xuất rùa Hồ Gươm làm báu vật quốc gia (TN).
- Lại nữa! Huế: Dựng tượng đài 11 cô gái sông Hương (DV).
- Trần Mạnh Hảo: Trường ca chân đất của Thanh Thảo không phải nước ốc (Nguyễn Tường Thụy).
- Y Ban với bằng khen và tin ‘đạo văn’ (BBC). – Phía nào cũng tối (Nguyễn Ngọc Tư).  – NHÀ VĂN CHU LAI: “HÃY ĐỂ NHÀ VĂN LÊN TIẾNG, DÙ CÓ SỰ VA CHẠM ĐAU LÒNG, ĐẾN LÚC ĐỘC GIẢ PHẢI BIẾT ĐƯỢC CÁI THỰC TRẠNG XẤU XA ẤY”  (VC+/NĐT). – Nguyễn Hoàng Đức: Văn Chinh ấp úng ngậm hột thị giải thưởng, nói quàng nói xiên nói dại (Nguyễn Tường Thụy).
- Bùi Ngọc Tấn: CON CHÓ SÂN SAU  –   BÙI NGỌC TẤN: CHUYỆN KỂ NĂM 2000… MỘT GIÁP (Nguyễn Trọng Tạo).
- NHÀ PBVH HẬU HIỆN ĐẠI ĐỖ HOÀNG: “NHÀ THƠ HỮU THỈNH NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TỐ HỮU KHÔNG ĐẦY ĐỦ VÀ KHÔNG CHÍNH XÁC” (VC+).  – HỮU THỈNH RẤT TÀI ĐÁNH ĐÁO LƯỠI.
- SÔNG KHÁT CỦA TRỊNH XUÂN THU VÀ THƠ… PHỔ NHẠC (Nguyễn Trọng Tạo).
- BLOG “QUÊ CHOA” – TRUNG TÂM GÂY NGHIỆN (Thanh Chung).
LẠI MỘT VỤ ĐẠO VĂN TRẮNG TRỢN (Trần Mỹ Giống).
- NHỮNG KỶ NIỆM VỚI PHẠM DUY (Nguyễn Trọng Tạo). – Tiến sỹ Mỹ gọi Phạm Duy là ‘Đại vương’ (BBC).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 14) (Nhật Tuấn).
Công bằng cho mỹ thuật Việt (TN).
- TẾT QUÊ NGÀY ẤY (Nguyễn Duy Xuân).
- Tân giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ: Có sự hẹp hòi trong giới kịch (TP).
Tổng Giám đốc VTV phải kiểm soát Táo quân đêm 30 Tết (DV). - Táo quân 2013 bị giải trình vì chưa được cấp phép (PLTP). - “Táo quân 2013” sẽ không được phép biểu diễn? (LĐ). - Tạm dừng cấp phép, đĩa Táo quân 2013 vẫn được bán từ 6/2? (VOV). - Cá chép đỏ trước giờ tiễn Táo quân (VNE).
- NHỮNG CÂU NÓI DÂN GIAN CÓ HÌNH TƯỢNG CON RẮN (Lê Đức Thịnh).
- Ngắm cặp đào phai có giá hàng trăm triệu ở đất Cảng (DT).
- “Dừng cấp phép phát hành đĩa Táo quân 2013” (DT).
- VẪN CHUYỆN TẾT TÂY NGUYÊN (Văn Công Hùng).
- Bếp lửa nhà sàn (PleikuCafe).
- Tháng Ba con ong đi lấy mật (PleikuCafe).
- Chuyện tào lao: NGHE ANH CÓ PHẢI CHẾT KHÔNG! (Faxuca).
- Dijon, Rungis và Tours, tủ kính của nghệ thuật ẩm thực Pháp (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020” (DT).
- Cựu bộ trưởng Phạm Minh Hạc: Nghị định 73 Bất hợp lý, dễ phát sinh tiêu cực (NLĐ). - Dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế (TN). - Lứa tuổi mầm non, tiểu học phải thuần Việt (TN).
- ĐH Công nghiệp Hà Nội: Miễn kinh phí đào tạo cho thủ khoa khối A, D1 (DT). - Cập nhật: Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 của 49 trường ĐH, CĐ (GDVN). – Thủ tục đăng ký hồ sơ ĐH có gì thay đổi? (NLĐ). - Tuyển sinh ĐH-CĐ 2013: Cơ hội cho các ngành khó tuyển (SGGP).
Thử bàn về đào tạo tiến sĩ (GDVN). - Liên thông: Đi học… như không! (NLĐ).
2Nâng tầm hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Ấn Độ (GD&TĐ).
Cảm phục cậu sinh viên mồ côi nuôi em bại não (DT). - Cảm phục cậu sinh viên mồ côi nuôi em bại não (DT). =>
Có nên bỏ quy định đuổi học (DV). Bỏ ngay đi! - Sau phút nóng giận (TT). - Học sinh phì phèo thuốc lá, hiệu trưởng cho vào đội xung kích (GDVN).
- Phát biểu bất ngờ của nhà Nobel Hóa học tại Việt Nam (GDVN).
- Giáo dục 24 giờ qua: Điều khiến nhà Nobel và Mr Dâu Tây đều ‘thua’ (GDVN).
- Những bài học từ bài báo bị từ chối (Nguyễn Văn Tuấn).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- ĐÂY LÀ MÓN QUÀ MÀ HỌC SINH VÀ BÀ CON NƠI ĐÂY CHƯA BAO GIỜ CÓ! (Thành). – ĐÈN LỒNG – CÁCH ĂN & CÁCH CHƠI (Kha Trà Phương). “Làm Vua phải chịu trách nhiệm trước muôn Dân trước cái ăn, cái mặc của Dân, cái ngông của Quan? Ngày nay ta không có Vua ai chịu?
1<- “Mong quà Tết là tiền để mẹ đi lọc thận” (DT). - Bi hài thưởng Tết là 70 chiếc quần đùi (DT).
- ‘Đô thị VN phát triển theo phong trào’ (BBC).
Đưa, nhận “quà” trong khám chữa bệnh có thể bị phạt 20 triệu đồng (TN). - THỰC HƯ VỀ NHỮNG “BẤT THƯỜNG” TẠI MỘT TRUNG TÂM CAI NGHIỆN – BÀI 1: Nhiều “cò”… “chạy bệnh” (PLTP).
95% mẫu gà thải loại nhập lậu nhiễm dư lượng kháng sinh độc hại (TN). - Bắt hàng nghìn lít mắm làm từ hóa chất (KP). - Đột nhập lò sản xuất nước mắm “bẩn” (DV).
Gia đình ngày càng chịu nhiều cú sốc!  (DV).
Sonadezi Long Thành chi 12 tỉ đồng cho nông dân bị thiệt hại (TN). - Sonadezi Long Thành xả thải: Là ‘hỗ trợ’ chứ không phải ‘bồi thường’?! (PT).
Tết xóm trọ (SGGP).
Tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam: Có đáng sợ như thế ? (TN).
Khẩn trương bảo vệ nguồn gen xáo tam phân (DV).
Chuyện ma cà rồng miền sơn cước (PT).
- TQ thử nghiệm trao đổi khí carbon trong lúc lo ngại về ô nhiễm gia tăng (VOA). công chúng đã bắt đầu nhận thức rằng họ muốn, không phải chỉ có công ăn việc làm, mà còn cả phẩm chất môi trường tốt hơn nữa”.
- Miền nam nước Mỹ phục hồi sau các cơn lốc xoáy bất thường (VOA).
Người sống sót giúp cảnh sát điều tra vụ cháy vũ trường ở Brazil (VOA).
Hai nhân viên chủng ngừa bại liệt bị sát hại ở Pakistan (VOA).
QUỐC TẾ
- Quân đội Pháp tiến vào thành phố lớn cuối cùng ở miền bắc (RFI). – Tổng Thống Mali bác bỏ đàm phán với phe Hồi giáo (VOA). - Pháp ủng hộ lực lượng LHQ tại Mali (TP). - Binh sĩ Pháp tái chiếm thị trấn trọng điểm cuối cùng ở bắc Mali (DT).
- Nga lo ngại vụ ‘Israel bắn vào Syria’ (BBC). - Syria chính thức kiện lên LHQ vụ Israel không kích (TTXVN). - Israel bất ngờ tấn công Syria ? (TN). - Syria, Iran thề sẽ trả đũa vụ dội bom của Israel (GDVN). - “Sẵn sàng tấn công Iran nếu cần” (TN). - Quốc tế lên án cuộc không kích của Israel tại Syria (VOV).
- Ai Cập: Cuộc đấu cũ, mục tiêu mới (TN). - Các phe phái chính trị Ai Cập ký thỏa thuận lên án bạo lực (VOV).
- Human Rights Watch tố cáo chính sách đàn áp xã hội dân sự của chính quyền Nga (RFI).
- Tân ngoại trưởng Mỹ dưới bóng của Hillary Clinton (RFI). - Di sản của Hillary Clinton (TN).  - Chuck Hagel điều trần trước Thượng viện Mỹ về chính sách Quốc phòng  (RFI). – John Kerry có đi vào vết xe đổ của tiền bối? (VNN). - Ứng cử viên Bộ trưởng QP Mỹ ủng hộ sử dụng vũ lực (TTXVN).
H2- Univision: Chavez sắp được đưa về nước từ chức Tổng thống (GDVN). =>
- Phúc trình LHQ kêu gọi ngưng xây các khu định cư Do Thái (VOA).
- Iran có kế hoạch nâng cấp thiết bị hạt nhân (VOA).
- Châu Âu phá vỡ một mạng lưới lớn đưa người nhập cư lậu (RFI).
Quan hệ Nga – Mỹ ngày một xấu hơn… (LĐ). - Thành phố của Nga dùng tên Stalingrad 6 ngày mỗi năm (VOA). - Xem lính Mỹ ngụy trang theo môi trường (VNN).
- Chú Tổng thống Mỹ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ (GDVN). “… phát ngôn viên Tổng thống cho biết, ông Obama không hề hay biết rằng người chú của mình đang sống bất hợp pháp tại Mỹ và không dùng quyền lực của mình để giúp ông được ở lại Mỹ hợp pháp”. Quân pháp bất vị thân nhưng ở Mỹ, còn ở xứ ta thì “quân pháp bất vị thân”.
Thủ tướng Nhật muốn sửa hiến pháp (PLTP).
Nhà sáng lập WikiLeaks dự định tranh cử nghị sĩ (DV).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 31/01/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 31/01/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 31/01/2013; + Tài chính kinh doanh tối – 30/01/2013; + Tài chính tiêu dùng – 31/01/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 31/01/2013; + 360 độ Thể thao – 31/01/2013; + Nhip đập 360 độ Thể thao – 31/01/2013; + Thể thao 24/7 – 31/01/2013; + Cuộc sống thường ngày – 31/01/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 31/01/2013; + Thời sự 12h – 31/01/2013; + Thời sự 19h – 31/01/2013.

1582. “Kim Chi, cho tôi bắt tay bạn thật chặt nào!”

- “Nhớ đi đứng cẩn thận đấy. Chúng nó đang thù cô… Coi chừng cục đá vào đầu thì khổ…”
- “Nhớ từ nay hạn chế ra đường, không ăn uống với người lạ, ốm đau không vào bệnh viện công…”
Blog Bùi Văn Bồng

“Kim Chi, cho tôi bắt tay bạn thật chặt nào!”

Thư của Nghệ sĩ Kim Chi từ Hà Nội gửi Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, ngày 30 – 1 – 2013 *
1
Luật gia Lê Hiếu Đằng (phải – 1) cùng LS Trần Quốc Thuận (2), LS Nguyễn Hữu Danh (trái – 2) tới thăm Nghệ sĩ Kim Chi và chồng (1).

“Tạo quí mến!
Lúc 5 giờ chiều qua, Hội Điện ảnh gặp mặt cuối năm ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô. Chị tới đó lúc 5 giờ 15, đã thấy rất đông rồi. Chị vừa xuống xe, ba, bốn bạn đi nhanh lại bắt tay.
Một anh đạo diễn nói: “Mình biết thế nào Kim Chi cũng tới, nên chờ ở đây để bắt tay …”. Một anh diễn viên cùng khóa 1: “Bữa biết chuyện lá thư của em, anh gọi điện cho Vũ Linh: “Tao có con em miền Nam là bạn cùng khóa, thật đáng nể… Tao tự hào về nó…”.
Tiếp đó, khá đông tới bắt tay, gọi chị là “người hùng”. Nhiều chị, nhiều bạn gái tới ôm hôn thắm thiết. Họ nói giống nhau: “Cảm ơn Kim Chi đã nói thay mọi người…”.
Một anh nói lớn, có ý cho mọi người nghe: “Kim Chi! Cho tôi bắt tay bạn thật chặt nào! Có đứa nó nói rằng bà Kim Chi đang tìm cách đánh bóng tên tuổi… Nhưng tôi gọi Kim Chi là anh hùng. Tôi rất ngưỡng mộ một người can đảm như Kim Chi…”.
Chị rất xúc động, người tâm huyết với đất nước còn rất nhiều. Chị chợt nghĩ, nếu ở những xứ sở văn minh, tự do thật sự, thì lời chị nói, việc chị làm là rất bình thường. Ở xứ mình, người ta quen cúi đầu, mọi người mới coi việc chị làm là can đảm, đáng nể.
Lúc vào hội trường, nhiều người tới bắt tay, đề nghị chụp ảnh cùng. Ngay lúc Chủ tịch hội đang đăng đàn, một bạn gái tới nói nhỏ với một nhà văn trẻ – ngồi ghế bìa cạnh chị: “Em vui lòng nhường chị ít phút chỗ này để chị chụp ảnh với chị Kim Chi…”. Vậy là máy ảnh cứ chớp lóe. Tới lúc tiệc đứng, nhiều người tìm tới bày tỏ ủng hộ, lại chụp ảnh.
Buồn cười là cũng có không ít ánh mắt lạnh lùng hình sự nhìn chị. Chị biết, đó là những người quen cúi đầu. He he … Thế mới kịch chứ!
Ra về, chị đến bắt tay đạo diễn Tự Huy. Anh nói:”Dũng cảm lắm! Nhớ đi đứng cẩn thận đấy. Chúng nó đang thù cô… Coi chừng cục đá vào đầu thì khổ…”. Đạo diễn Lê Đăng Thực nắm tay: “Cô em gái khiến anh mất bao thời gian lên mạng để tìm hiểu”. Anh vỗ vỗ má chị: “Gan thế!”.
Bạn bè trong Nam điện ra dặn: “Nhớ từ nay hạn chế ra đường, không ăn uống với người lạ, ốm đau không vào bệnh viện công…”. Buồn cười! Mình hành động là để được tự dobây giờ lại MẤT TỰ DO? Đó là nghịch lý xứ mình!
Chia sẻ với em đôi điều thế sự. Chào em nhé. Chị thăm gia đình em và bạn bè cùng chí hướng…”.
Kim Chi

1583. Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền

Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài.”
“Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo. Đặc biệt, việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ.”
“Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện.”
“Người dân cũng phải có quyền phản biện với Hiến pháp, pháp luật cũng như các chủ trương lớn của nhà nước và phải được quyền bày tỏ chính kiến về những vấn đề quốc kế dân sinh””
“Nhân cơ hội đang sửa đổi Hiến pháp 1992, một số đại biểu đề xuất xúc tiến xây dựng luật về Đảng để đảm bảo tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.”
VietnamNet

Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền

Thứ 5, 31/1/2013, 13:28 GMT+7
- Câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những vấn đề “cốt tử” được bàn tại hội thảo “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta” sáng nay (31/1) ở Hà Nội.

Không lực lượng nào phản biện đủ mạnh
Một trong những vấn đề được xem là “cốt tử” được bàn tại hội thảo là câu chuyện đổi mới, nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng.
Nói như PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, hiện Đảng cũng đang gặp khó khăn, thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến uy tín chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn tại của chế độ. Đó là tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên dễ lộng quyền, lạm quyền, coi thường pháp luật. Đảng cũng đã coi trọng và tích cực khắc phục để loại trừ tình trạng này bằng nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát.
1
PGS.TS Mạch Quang Thắng cũng từ Học viện bổ sung thêm, do đặc trưng “duy nhất” đó nên dẫn đến một nguy cơ: không có lực lượng nào phản biện với tư cách một tổ chức chính trị đủ mạnh. 
Ông Thắng phân tích, dùng Mặt trận để phản biện là cần thiết song chưa có cơ chế nào cho toàn thể nhân dân phản biện. Không có sự phản biện, sự cạnh tranh, Đảng dễ chủ quan, duy ý chí. Đường lối chính trị dễ bị sai lầm, hành động độc đoán, chuyên quyền, làm mất dân chủ trong xã hội và không bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, không bảo đảm và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, quan điểm, đường lối của Đảng ít được cọ xát.
Sau khi trích dẫn văn kiện Đại hội Đảng về nguy cơ thoái hóa, biến chất trong đội ngũ, ông Thắng phân tích, các cảnh báo đó phản ánh tình hình thực trạng nguy hiểm cho Đảng.
“Chỉ những người có chức có quyền, những cán bộ, công chức nắm trong tay quyền, tiền, của cải thì mới có khả năng tham nhũng. Mà tuyệt đại đa số trong đó là đảng viên”, ông Thắng kết luận.
Theo TS Mạch Quang Thắng, sự suy yếu đó còn biểu hiện ở chỗ lòng tin của nhân dân với Đảng đã bị suy giảm.
PGS.TS Trần Khắc Việt (Học viện Xây dựng Đảng) phân tích, hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng với cơ quan nhà nước chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp. Việc xử lý các sai phạm của cán bộ, công chức chưa thật kiên quyết, nghiêm minh. “Phương thức lãnh đạo của Đảng với công tác cán bộ chậm đổi mới, quy trình phức tạp nhưng vẫn để lọt cán bộ không thật sự xứng đáng tham gia vào bộ máy lãnh đạo, quản lý của cơ quan nhà nước”, ông Việt cho hay.
Cũng theo ông Việt, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi. Càng xuống dưới cơ sở thì tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay việc của chính quyền càng thể hiện rõ. Còn nhiều trường hợp cấp ủy can thiệp sâu vào hoạt động của cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử.
Trong tham luận công phu gửi hội thảo, GS Nguyễn Văn Huyên (nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học) cảnh báo, Đảng cần xem lại cả về tâm lẫn tầm để xem liệu Đảng có đạo đức, văn minh, là trí tuệ, thiên tài.
Ông Huyên phân tích, một nguy cơ của đảng cầm quyền là dễ đi đến chuyên quyền, độc đoán. Khi có quyền, cá nhân đảng viên, người lãnh đạo dễ dàng tự thỏa mãn, dùng quyền lực thay cho chân lý, cho pháp luật trong chỉ đạo. Đặc biệt, việc ít chịu học tập, rèn luyện làm không ít người có chức quyền bị tụt hậu, trì trệ. Tất cả dẫn đến hạn chế tầm tư duy chiến lược, hoạch định chính sách, không theo kịp xu thế vận động, thậm chí còn bảo thủ  làm kìm hãm tốc độ phát triển của xã hội.
Tranh cử, cạnh tranh bình đẳng
Sau khi chỉ ra hàng loạt nguy cơ nói trên, rất nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát và giám sát quyền lực trong thể chế chính trị một đảng. Đặc biệt, cần xây dựng một cơ chế cụ thể để đảm bảo vai trò giám sát của nhân dân.
2
Theo TS Tống Đức Thảo (Viện Chính trị học), một trong các quyền quan trọng thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân là quyền được quyết định chọn lựa các đại diện thể hiện cho ý chí của mình, đi đôi với nó là quyền phế truất khi người được ủy quyền không thi hành đúng ý nguyện của dân chúng.
Theo ông Thảo, Đảng nên giới thiệu cán bộ của mình ra tranh cử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và để dân được quyền lựa chọn người đại diện. “Làm như thế không những Đảng nâng cao uy tín, tính chính đáng cho quyền lãnh đạo của mình mà còn tăng thêm sức mạnh cho dân để cùng tham gia xây dựng bộ máy nhà nước”, ông Thảo nhận xét.
ĐB Trần Đình Nghiêm nói rõ hơn, vấn đề kiểm tra, giám sát của Đảng cần có sự phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Chính phủ, công tác giám sát của QH, với MTTQ và các đoàn thể xã hội.
“Nhân dân phải được giám sát quyền lực thông qua các hình thức phổ biến nhất như bầu người đại diện, bãi miễn người đại diện trong các cơ quan quyền lực. Người dân cũng phải có quyền phản biện với Hiến pháp, pháp luật cũng như các chủ trương lớn của nhà nước và phải được quyền bày tỏ chính kiến về những vấn đề quốc kế dân sinh”, ông Nghiêm cho hay. 
Nhân cơ hội đang sửa đổi Hiến pháp 1992, một số đại biểu đề xuất xúc tiến xây dựng luật về Đảng để đảm bảo tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Lê Nhung
—————
Bổ sung, hồi 19h30‘. Để giúp độc giả so sánh cách đưa tin khác nhau về cùng một sự việc, xin đăng dưới đây bài của TTXVN:

Đổi mới hệ thống chính trị để đáp ứng tình hình mới

1Ngày 31/1, tại Hà Nội, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta” nhằm cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng văn kiện Hội nghị Trung ương khóa XI.Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới năm 1986 đến nay, hệ thống chính trị Việt Nam đang ngày càng được củng cố, hoàn thiện từng bước để thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,” thực thi nền dân chủ nhân dân, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Hệ thống chính trị Việt Nam được vận hành theo nguyên lý huy động tổng lực mọi thành phần, lực lượng quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của toàn dân tộc, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân chính trị, Nhà nước là trụ cột của hệ thống, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội là tổ chức liên minh chính trị-xã hội.
Qua hơn 80 năm lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị Việt Nam đã phát huy tốt tổ chức và vận hành của mình. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, do những đặc điểm và điều kiện chính trị khác nhau mà vị trí, vai trò của từng bộ phận của hệ thống chính trị có những điều chỉnh cho phù hợp.
Tuy nhiên, hệ thống chính trị của Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. So với yêu cầu của thực tiễn, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý và điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Cựu Chiến binh và các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở chưa tiến kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thiếu năng lực thực thi công vụ, chưa khắc phục được tình trạng “công chức hóa”…
Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có sự đổi mới hệ thống chính trị. Việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị luôn là một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo cho đổi mới phát triển kinh tế thành công.
Gần 40 tham luận trình bày và gửi tới hội thảo đã tập trung làm sáng tỏ những luận điểm cơ bản về hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam; đánh giá những thành tựu và những mặt hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam trong quá trình đổi mới.
Các tham luận nêu những vấn đề đặt ra trong hoạt động của hệ thống chính trị hiện nay và đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp cụ thể để đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Để đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam các đại biểu đề xuất các giải pháp: đổi mới phương phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội; đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng; nâng cao năng lực hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trong hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với quyền lực Nhà nước; đổi mới, tăng cường giám sát quyền lực nhà nước; nâng cao vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc; đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế…/.
Hương Thủy (TTXVN)

Cơn bão trên Thiên An Môn (phần 6)

Cay RadeMacher

Phan Ba dịch

CHỦ NHẬT, 4 THÁNG 6, 1 GIỜ 00. Được trang bị với súng liên thanh AK–47, quân lính đồng thời xông vào quảng trường từ mọi hướng. Họ ở trên các bậc thang của Viện bảo tàng Cách mạng Trung Quốc ở phía Đông, trước Thiên An Môn ở phía Bắc, trước Đại sảnh đường Nhân dân ở phía Tây và đang tiến đến gần đến Nhà kỷ niệm Mao ở phía Nam. Ở phía sau là xe tải và xe tăng.
Thông tin qua loa của quân đội: “quân lính sẽ cương quyết với cuộc nổi dậy phản cách mạng”. Sau đấy, trong vòng một giờ, hàng chục ngàn người đã rời bỏ quảng trường mà không hề chống cự lại. Không ai ngăn cản họ: đấy chính là mục tiêu của quân đội, bắt buộc càng nhiều người nhanh chóng rời Thiên Nam Môn càng tốt.
Vào sáng sớm ngày 4 tháng 6 đã có thể thấy rõ là hàng ngàn người ở Bắc Kinh đã bị thương. Họ được chở bằng xe đạp đến các bệnh viện vì xe cứu thương không thể chạy qua được nhiều con đường. Ảnh: GEO Epoche.
Vào sáng sớm ngày 4 tháng 6 đã có thể thấy rõ là hàng ngàn người ở Bắc Kinh đã bị thương. Họ được chở bằng xe đạp đến các bệnh viện vì xe cứu thương không thể chạy qua được nhiều con đường. Ảnh: GEO Epoche.
Vào khoảng 2 giờ. Khoảng một chục người biểu tình cầm can xăng chạy về phía Bắc để đốt những chiếc xe tải đang đỗ lại ở đó. Quân lính bắt giữ họ, rõ ràng là không cần phải đánh nhau nhiều.
Vào khoảng 3 giờ. Ca sĩ nhạc Pop Hầu Đức Kiện trở thành một nhân vật chính trong những phút sau đó. Qua loa phát thanh, Hầu và một vài sinh viên khác yêu cầu những người biểu tình giải tán. Tất cả “các đồ vật có thể sử dụng như vũ khí” cần phải được bỏ lại tại đài tưởng niệm các anh hùng.
3 giờ 30. Hầu Đức Kiện và một vài người lao trên một chiếc xe đến chỗ những người lính trước Viện bảo tàng Lịch sử Trung Quốc. “Đừng bắn!”, họ gọi to – và xin một sĩ quan được phép dẫn các sinh viên còn lại đi ra: vì vẫn còn khoảng 3000 người nam nữ trẻ tuổi ở lại tại đài kỷ niệm các anh hùng.
4 giờ. Bất thình lình tối sầm. Đèn trên Thiên An Môn bị tắt. Nhóm của Hầu Đức Kiện, vẫn còn đứng trước Viện bảo tàng, bắt đầu hoảng hốt. Rồi một sĩ quan mang lại lời hứa: có thể giải tỏa trong hòa bình!
Các sinh viên ở đài tưởng niệm các anh hùng cũng sợ hãi trong khoảng khắc, rồi họ dùng chăn, gậy và lều đốt lên một đám lửa ở mặt Tây của đài tưởng niệm và hát bài “Quốc tế ca”.
Từ phía Bắc và phía Nam, quân lính tiến đến đài tưởng niệm với súng đã lên đạn. Những người biểu tình không nhìn thấy gì nhiều trong bóng tối. Lộn xộn, rồi biểu quyết bằng tiếng gọi: nhóm người đồng tình “Rút đi!” rõ ràng là tạo tiếng ồn nhiều hơn những người muốn ở lại.
4 giờ 30. Đèn đường lại sáng lên: bây giờ, các sinh viên nhìn thấy mình bị quân lính bao vây chặt, xe tăng ở phía sau. Các con quái vật bằng thép đấy nghiền nát những cái lều mà họ đã kiên trì ở trong đó lâu đến thế. “Nữ thần dân chủ” đổ ầm xuống, giàn loa phóng thanh của những người biểu tình bị nghiền nát.
Nhóm nhỏ ở đài tưởng niệm chỉ còn cách vòng tròn của những người cầm súng từ 20 đến 30 mét.
5 giờ. Phần lớn các sinh viên vừa hát, vừa mắng chửi những người lính, thỉnh thoảng nhổ nước bọt vào người họ, vừa đi xuyên qua những chiếc xe tăng đến góc Đông Nam của quảng trường và rồi đi khỏi, bị những người mặc quân phục cầm gậy theo sát.
5 giờ 20. Trời sáng. Khoảng 200 người biểu tình cuối cùng ở đài tưởng niệm bây giờ lui bước trước một hàng xe tăng và quân lính khác, cho tới khi họ bị đẩy ra khỏi quảng trường.
5 giờ 40. Quân lính tụ họp trước Nhà tưởng niệm Mao, bắn chỉ thiên và hét to: “Nếu không ai tấn công tôi, tôi không tấn công ai.”
Thiên An Môn được giải tỏa.
Xe tăng thống trị thành phố mười ngày liền, như ở đây trên Thiên An Môn. Rồi quân đội rút đi. Nhưng cơn sốc về cuộc biểu tình vẫn còn đặt dấu ấn lên giới tinh hoa của Trung Quốc cho tới ngày nay, giới mà cũng vì thế nên không cho phép có tự do về chính trị. Ảnh: GEO Epoche.
Xe tăng thống trị thành phố mười ngày liền, như ở đây trên Thiên An Môn. Rồi quân đội rút đi. Nhưng cơn sốc về cuộc biểu tình vẫn còn đặt dấu ấn lên giới tinh hoa của Trung Quốc cho tới ngày nay, giới mà cũng vì thế nên không cho phép có tự do về chính trị. Ảnh: GEO Epoche.
CHỈ VÀI TIẾNG SAU ĐÓ, tin đồn lan đi qua thành phố và cuối cùng là đi khắp thế giới: về
những chiếc xe tăng đã nghiền nát những người đang ngủ, về những người lính đã đốt xác chết bằng súng phun lửa.
Thật sự thì chỉ có một vài ngàn người lính đã đẩy một nhóm nhỏ sinh viên kiệt lực, bị bất ngờ, ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn – mà không giết người ở đó.
Mặc dù nhà báo Phương Tây tường thuật từ Bắc Kinh đã nhiều tuần, trong những giờ khắc quyết định thì lại không có ai trong số họ có mặt trên quảng trường. Chính người dân của thành phố cũng được thông tin tương đối không được tốt, vì nhiều người biểu tình còn lại ở đó vào lúc cuối là xuất phát từ các tỉnh.
Thiếu vắng nhân chứng là một trong hai lý do cho việc hình thành huyền thoại đen tối về “Cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn”. Lý do còn lại là bạo lực, cái chắc chắn là đã hiện diện: trước hết là trên chiếc cầu Mộc Tê Địa, nơi một vụ thảm sát đã thật sự xảy ra.
Và trong những giờ sau đó. Vì bây giờ trên nhiều đường phố quan trọng có quân lính đi tuần căng thẳng, xuyên phá rào cản, canh giữ các địa điểm – và không ai ra lệnh cho họ tránh dùng bạo lực.
Như trên đưởng Liubukou, những người lính của Quân đội Nhân dân đã lái xe tăng xông vào người biểu tình vào lúc khoảng 6 giờ và bắn vào đám đông: mười một người chết. Trên đường Nanheyan, vào lúc ban đầu, người dân chế diễu quân lính. Khi những người này giơ súng lên nhắm thì họ bỏ chạy: loạt đạn giết chết bốn người đang thoái lui.
Ở khu phố Jinsong, xe tăng đi theo hướng vào nội thành; trên mỗi chiếc xe có ba người lính ngồi, nhìn ra những hướng khác nhau. Ngay khi có ai đó gọi to là họ bắn; một người chết.
Ở vài nơi, người dân quyết liệt chống lại: tại rào cản ở cầu Một Tê Địa, những người biểu tình đã đốt cháy ít nhất là hai chiếc xe tăng và nhiều chiếc xe tải.
Ở nơi khác, xác chết của một người lính bị treo trên một chiếc xe buýt đã bị cháy, cạnh đó có mảnh giấy: “Người lính này phải chịu trách nhiệm cho việc giết bốn mạng người.”
Trong ánh sáng ban mai, khói bay lững lờ trên thành phố, khoảng 500 chiếc xe tải đã cháy rụi của quân đội nằm trên đường phố. Giữa những đống đổ nát đen kịt đấy: rác, gạch đá, xe đạp bị nghiến nát – dấu vết của những trận đánh dữ dội và hoảng sợ chạy trốn.
Người bị thương và người chết được chở trên những chiếc xe ba bánh đi xuyên qua sự hỗn loạn đó. Căng thẳng, tiếng la hét, thường là sự buồn nản sâu thẳm. Trong khi có những sinh viên nào đó vẫn còn xây rào cản thì những người khác đã trốn vào trong vòng bí mật. Không ai biết thật sự đã xảy ra điều gì.
Buổi tối. Xung đột tại một vài rào cản, trước hết là tại những con đường chính, ở những nơi cần phải chận xe quân đội lại.
Trong 181 thành phố, ngoài những nơi khác là trong tất cả các tỉnh lỵ và thành phố lớn như Thượng Hải, sự phản kháng của sinh viên và công nhân leo thang trong ngày này và những ngày sau đó.
Người chết trên những chiếc xe đạp bị nghiến bẹp, cách Thiên An Môn không xa, rõ ràng là bị xe quân đội cán lên. Ảnh: GEO Epoche
Người chết trên những chiếc xe đạp bị nghiến bẹp, cách Thiên An Môn không xa, rõ ràng là bị xe quân đội cán lên. Ảnh: GEO Epoche
Thứ hai, 5 tháng 6. Một sự yên lặng đầy sự đe dọa đè nặng lên đại lộ Trường An. Thiên An Môn bị phong tỏa. Trong nhiều khu phố ở ngoài trung tâm đã có những hàng dài người đứng trước các cửa hiệu vì người dân lo sợ đi mua dự trữ.
Liên tục có đơn vị quân đội chạy qua đại lộ Trường An. Những chiếc xe tăng T–69 nặng tới mức chúng làm lõm nhựa đường.
Một lần, khoảng một phút xe chạy trước lối vào Quảng trường Thiên An Môn, có một người đàn ông trẻ tuổi mặc áo trắng và quần sẫm màu bước xuống đại lộ Trường An, tay cầm những túi mua sắm.
Anh ấy đứng trước một đoàn hơn chục chiếc xe tăng và chận chúng lại. Anh ấy tình cờ được quay phim từ trong một căn nhà. Chiếc xe xích sắt đầu tiên của đoàn xe quay sang phải – anh ấy cũng thế; chiếc xe tăng quay sang trái, người đàn ông không sợ chết cũng thế.
Rồi anh ấy còn leo lên chiếc xe tăng, nói với những người lính ở bên trong. Sau khoảng một phút, anh ấy lại leo xuống, vẫn còn cầm những cái túi nhựa trong tay. Người bộ hành lôi anh ấy đi vào nơi an toàn của sự vô danh.
Cho tới hôm nay vẫn không biết danh tính của người đàn ông này: có thể đấy là một sinh viên 19 tuổi có tên là Vương Duy Lâm, có thể là một người con của một công nhân, có thể là một người đến từ nông thôn – anh ấy không bao giờ xuất hiện nữa.
Bức ảnh đấy trở thành thần tượng của cuộc nổi dậy: một người dân chống lại lực lượng hùng hậu của quân đội, chỉ được trang bị bằng lòng dũng cảm của mình.
Nhưng cả phần được quay phim tiếp theo sau đó, rất ít được biết tới của mẩu chuyện này cũng tượng trưng cho cái ngày đó: những chiếc xe tăng, bị con người vô danh đó chận lại trong vài khoảng khắc, sau đó tiếp tục lăn đi về hướng Thiên An Môn mà không bị cản trở.
Thứ ba, 6 tháng 6. Vẫn còn có tiếng súng lác đác trong thành phố. Tin đồn về những cái được cho là các trận đánh nhau giữa quân đoàn 27 và quân đoàn 38. Hy vọng hoang dại, rằng “quân đoàn tốt”, tức là quân đoàn 38 đóng gần Bắc Kinh, sẽ chống lại “quân đoàn xấu”, quân đoàn 27 tiến vào với lính chủ yếu từ Mông Cổ. Thật sự thì hoàn toàn không hề có điều đó xảy ra.
Các cuộc biểu tình bị đập tan. Cuộc đấu tranh vì quyền lực đã ngã ngũ – phần thắng nghiên về phía của Đảng, của những người đàn ông già quanh Đặng Tiểu Bình.
Biểu tượng của cuộc nổi dậy. Ảnh: GEO Epoche
Nhưng với cái giá nào?
Đã có hơn 2000 người chết, các nhà quan sát từ Phương Tây ước đoán sau những ngày đó, những người biểu tình còn nói tới 7000 người. Thật sự thì tổng kết cũng đã là đáng sợ rồi, nhưng không đáng sợ như người ta tưởng.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh sau này sẽ tường thuật trong nội bộ về 23 người lính chết cũng như 5000 người bị thương, về 218 thường dân chết, trong đó có 36 sinh viên, cũng như 2000 người dân bị thương. Nạn nhân lớn tuổi nhất là một nữ công nhân đã về hưu, nạn nhân nhỏ tuổi nhất là một đứa bé chín tuổi.
Có thể là các con số này quá thấp. Nhưng có nhiều khả năng là phải đếm người chết trong số trăm nhiều hơn là trong số ngàn.
Đặng và những người lãnh đạo Đảng khác họp lại lần đầu tiên vào ngày này sau chiến dịch của quân đội. “Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác”, người bố già bào chữa trước các đống chí chóp bu.
Lý Bằng nói rằng tất cả các lãnh tụ sinh viên đều trốn vào vòng bí mật: Vương Đan đã “lẩn trốn”, “tên du côn Ngô Nhĩ Khai Hy đã thụt đuôi lại”. Thật sự thì Ngô Nhĩ Khai Hy sẽ ra được nước ngoài, nơi anh ấy vẫn còn sống cho tới ngày hôm nay.
Đặng yêu cầu trừng trị “một đám người tham vọng”, tức là những người lãnh đạo. “Nhưng chúng ta nên tha thứ cho các sinh viên và những người đã ký tên vào tờ thỉnh cầu.” Phần lớn sinh viên vì thế mà cũng không phải chịu sự trừng phạt nào.
Nhưng các lãnh tụ của họ, nếu như không thể bỏ trốn, đều phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Đặng: như Vương Đan chẳng bao lâu sau đó đã bị bắt và đã ngồi tù một phần lớn của thập niên tiếp theo sau đó, cho tới khi anh ấy cuối cùng bị trục xuất qua Mỹ.
Thứ tư, 14 tháng 6. Xe tăng rời Thiên An Môn, quân lính dọn rào kẽm gai trên các con đường dẫn tới đó. Cấm Thành lại được mở cửa, những nhóm du khách đầu tiên đã đến.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch

Đọc những bài trước ở trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông