Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Lượm tin ngày 12/7/2012

http://www.youtube.com/watch?v=WwibcgOWvI8&feature=player_embedded

http://www.youtube.com/watch?v=cyFjJXspc-Q&feature=player_embedded

Chính trị – Xã hội

ASEAN và Trung Quốc bất đồng về nội dung COC (RFA)  —-Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt với ASEAN về Biển Đông?(RFA)  —Trì hoãn, tranh cãi gây trở ngại cho giải pháp của ASEAN về Biển Ðông (VOA)  —Trung Quốc chưa thuận thảo luận COC (BBC)-Trung Quốc tỏ ra dè dặt trước đề xuất thảo luận về Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) với các nước Asean.
Đối đầu Mỹ – Trung trên vấn đề Biển Đông (RFI)   —-Tham vọng Trung Quốc ở Biển Đông: trọng tâm của Diễn đàn ARF (RFI)   —Trung Quốc đưa tàu ngư chính đến vùng đảo tranh chấp với Nhật Bản (RFI)
Nhật Bản-ASEAN thảo luận về căng thẳng Biển Đông(VOA)  –Những bài hát về biển đảo VN(RFA)  —-Philippines cho đấu thầu 3 lô dầu khí ở Biển Đông(VOA)  —Tàu Hoa Kỳ và tàu Nhật đến VN trong chương trình đối tác TBD (RFA)
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về môi trường và năng lượng đến VN(RFA)  —Ngợi ca Tư Bản Chủ Nghĩa(RFA)   —Không nghe cảnh báo (BBC) -Cảnh báo của Đại học Harvard về kinh tế VN bị chính phủ bỏ qua?   —’Kinh tế phải đi đôi với nhân quyền’ (BBC/Video)
Quan hệ Việt-Trung vẫn ‘tốt đẹp’ (BBC) -Hội hữu nghị Việt-Trung đánh giá mối quan hệ song phương là tốt đẹp và không nhắc gì đến tranh chấp Biển Đông. -bỡi thế nào cũng “tiến lên thế giới đại đồng” nên Trung cộng giữ cũng như ta giữ,nhắc đến làm gì?-Tổ quốc đâu còn ở “thiên đường CS”.   —MẠNG “TRUNG QUỐC BINH KHÍ ĐẠI ĐOÀN” HÒ HÉT ” CHIẾN ” VỚI VIỆT NAM (Phamvietdao)   —5 mục tiêu của “đường lưỡi bò” (Boxitvn)  —-”Thời báo Hoàn Cầu” lại có giọng điệu ngang ngược (TN)
1134. VỀ CUỘC HỘI THẢO AN NINH BIỂN ĐÔNG CSIS 2012
1135. Ngoại trưởng Clinton thúc ép Việt Nam về hồ sơ nhân quyền  -Wall Street Journal   -Tác giả: Patrick Barta từ Phnom Penh và Vu Trong Khanh từ Hà Nội
Blogger Điếu Cày được gặp người thân(RFA)    —Thăm Điếu Cày trong trại (BBC)   —-Chùa Quang Minh Tự của PGHH bị tấn công(RFA)  —-Những hình ảnh tương phản trong mùa thi Đại học (RFA)
Chính người Việt tự mình làm nô lệ (Lê diễn Đức – RFA)

Phản tuyên truyền ( Kami-RFA)-Tấm hình gây bức xúc khi lực lượng bảo vệ chăn đoàn biểu tình, không cho tiến về ĐSQ Trung quốc===>>
Hình VOA


Phong trào Con đường Việt Nam (Bùi Tín -VOA) -  Vừa qua dư luận trong và ngoài nước có một số ý kiến bàn luận về Prong trào Con đường Việt Nam (PTCĐVN) ….Mọi người Việt Nam yêu nước luôn ghi nhớ hiện nay Liên Hiệp Quốc đang xếp Việt Nam về quyền dân chủ vào nhóm đèn đỏ, gồm 20 nước độc đảng toàn trị tận cùng lạc hậu của thế giới, thứ 172 trên 198 nước về tự do báo chí, thứ 112 trên 198 nước về thu nhập tính theo đầu người. Đó là thành tích đen hiển nhiên, thất bại mọi mặt rõ ràng của đảng CS, phản ánh vào cuộc sống đầy bất công, cực nhọc, khốn khó muộn hàng ngày của số đông dân cư….
Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay (1) (Nguyễn hưng Quốc -VOA) – Lời tác giả: Đây là bài nói chuyện của tôi tại Jewish Community Centre of Northern Virginia, Hoa Kỳ chiều Chủ nhật, 8/7 vừa qua. Bài khá dài, xin chia làm bốn kỳ. NHQ

Tổ chức y tế mới giúp Việt Nam phòng chống AIDS (VOA)   –Vụ Công ty Trung Quốc “gom” đất: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý gấp (NLĐ) -Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận họp khẩn với huyện Hàm Thuận Bắc và xã Hàm Chính để có phương án xử lý cụ thể

Làm rõ vụ chuyển đất lúa cho người Trung Quốc ở Bình Thuận (BĐS)
Khi người lao động quá đáng (NLĐ) -Tư tưởng “ăn không được thì phá” khiến nhiều người lao động hành xử thiếu thiện chí, gây khó cho doanh nghiệp
Cảnh báo bão mạnh, lũ lớn  (TN)  —-Cuộc chạm trán ‘chủ quyền’ của Ngoại trưởng Nhật-Trung (VNN)  —Nhật Bản và biển Đông: Từ sách lược đến
chiến lược? (TVN)  —-Phía sau những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông (TVN)  —Biển Đông: Trung Quốc đang ngược chiều gió? (VNN)
Ngoại trưởng Việt-Trung: Giải quyết mọi bất đồng qua đàm phán (VNN) -Gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ở Phnom Penh, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa và công khai mời thầu 9 lô dầu khí.
Ba “ông lớn” rút khỏi Hiệp ước ĐNA không vũ khí hạt nhân (VNN)  —-“Lạm phát” cán bộ (NLĐ)

Kinh tế

Hạ lãi suất cho vay sẽ tác động doanh nghiệp ra sao?(RFA)  —Điều gì đang diễn ra với nền kinh tế VN? (BBC)
Năm dấu hiệu báo động  (NLĐ) -Đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế “thần kỳ” của Trung Quốc đã chựng lại và lao dốc nhanh hơn dự báo
Ngân hàng cấu kết kiếm lợi: Lòng tham xé nát niềm tin (VEF)  —EVN trần tình về vị trí độc quyền trong thị trường điện(VEF)  —Chứng khoán: Lại rơi
về đáy cũ?(VEF)  —Biệt thự, nhà liền kề đang là tâm điểm mất giá (BĐS)  —-BĐS được cứu vẫn đóng băng: Nhà đầu tư sợ hãi (VEF) ->>>Hà Nội còn
hàng trăm dự án BĐS bỏ hoang  —Thép đòi giảm thuế VAT để thoát phá sản  (VEF.VN)
DN viết tâm thư kêu cứu lên Bộ trưởng Vương Đình Huệ Hôm 11/7, một doanh nghiệp ô tô nhập khẩu ở Hà Nội đã viết tâm thư kêu cứu tới Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vì ách tắc hàng hóa 2 năm nay nhưng cơ quan hải quan vẫn bặt vô âm tín không giải quyết.


Thế giới

Đức thúc dục EU ký hiệp ước mậu dịch tự do với ASEAN(RFA)    —-Hiệp định Đối tác mậu dịch xuyên TBD đạt nhiều tiến bộ(RFA)  —-Mỹ hài lòng về tiến bộ trong đàm phán thương mại Thái Bình Dương(VOA)  —Ông Mitt Romney bị la ó phản đối tại đại hội NAACP (VOA)
Nga mở cuộc họp với phe đối lập Syria(VOA)   —Nga tiếp tục cung cấp cho quân đội Syria hệ thống phòng không(RFI)  —Người Ai Cập xuống đường biểu tình ủng hộ tân tổng thống(VOA)   —  Ai Cập chìm trong khủng hoảng định chế (RFI)—Phản đối cắt giảm ở Tây Ban Nha (BBC)  —Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Lào(VOA)  —Singapore sắp nới lỏng luật tử hình bắt buộc(VOA)
Chính sách một con của Trung Quốc bị phản đối(VOA)  —’Di sản’ của Olympics Bắc Kinh (BBC)-Một số nơi thi đấu bị bỏ hoang hoặc biến thành công viên sau Thế Vận hội Bắc Kinh   —-USS George Washington thăm Hong Kong (BBC/hình)   —-Bắc Kinh phong chức giám mục trái luật: Vatican rút phép thông công (RFI)
Tối cao Pháp viện Pakistan tố cáo lực lượng an ninh về các vụ mất tích(VOA)  —Thuốc lá giả Trung Quốc tràn ngập thị trường Châu Âu (RFI)  —Công dân Pháp, đối tượng ưa thích của bọn bắt cóc con tin (RFI)
Mỹ sẽ “chống lưng” Nhật tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư? (TN)

VH-XH-MT

Tiền Giang: Một đêm xảy ra 2 vụ án vì tình ái (NLĐ)  —–Đánh chết cụ bà 80 tuổi để trộm trâu(NLĐ)  —Bắt nóng 2 tên cướp tiệm vàng(TN)
Hà Nội: Cả nhà bị nã súng khi đang ăn cơm (VNN)   —Bác sỹ cũng ra nước ngoài chữa bệnh! (VNN)
Bí thư huyện giải thích vụ ‘xã 500 cán bộ’ (VNN)


1134. VỀ CUỘC HỘI THẢO AN NINH BIỂN ĐÔNG CSIS 2012

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VỀ CUỘC HỘI THẢO AN NINH BIỂN ĐÔNG CSIS 2012

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 11/7/2012
TTXVN (Oasinhtơn 7/7)
Trong hai ngày 27-28/6 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Mỹ đã tổ chức cuộc hội thảo hàng năm về vấn đề Biển Đông, với sự tham gia của nhiều học giả quốc tế và cả chính khách Mỹ. Nhà nghiên cứu Gregorv Associate thuộc Chương trình Đông Nam Á của CSIS đã có bài viết tổng kết trên trang web của tổ chức này ngày 5/7. Sau đây là nội dung bài viết:
Đúng như dự kiến, các cuộc thảo luận, có tiêu đề “Biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương đang thay đổi: Tìm kiếm lựa chọn cho việc quản lý tranh chấp,” chứng kiến sự căng thẳng giữa các diễn giả. Điều này đặc biệt đúng giữa các diễn giả Trung Quốc với Philíppin và Trung Quốc với Việt Nam. Nhưng sau một ngày rưỡi thảo luận gay gắt, một thông điệp rõ ràng là: sự mập mờ trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và biển tại Biển Đông không phục vụ lợi ích của bất kỳ ai.

Trong khi những người tham gia có xu hướng xem xét lại các vấn đề chủ quyền và đưa ra những ý tưởng nhằm quản lý chứ không phải là giải quyết tranh chấp, hội thảo năm nay thể hiện rõ những điểm khác so với năm trước. Có thể cảm nhận được sự căng thẳng trong phòng hội thảo khi ba chuyên gia Trung Quốc tìm cách bảo vệ lập trường của Bắc Kinh. Một điều quan trọng cần ghi nhận là người ta chưa biết rõ lập trường chính xác của Trung Quốc là thế nào. Những người tham dự hội nghị đã có những phát biếu mạnh mẽ cho thấy rằng không ai mong muốn các tuyên bố mơ hồ về chính sách và giải trình của Trung Quốc.
Những gì họ thể hiện chính là sự bực tức đã lan truyền khắp các cộng đồng chính sách tại Oasinhtơn và châu Á. Đó không chỉ là sự bực tức về các tranh chấp ở Biển Đông, hay thậm chí là nhận thức về thái độ gây hấn gần đây của Bắc Kinh, cả hai điều đã trở thành một phần trong bức tranh chung của khu vực. Đúng hơn, đó là sự thất vọng trước sự mập mờ lâu nay từ chính sách của Trung Quốc, muốn tránh phải có một lập trường rõ ràng bằng mọi giá. Nếu không có một lập trường rõ ràng của Trung Quốc, việc giải quyết các tranh chấp và hòa hợp các lập trường là điều không thể.
Chính sách mập mờ chiến lược của Trung Quốc là nhằm mục đích của nó. Nó cho phép Trung Quốc linh hoạt để giải thích lập trường của mình. Đây là lý do tại sao Bộ Ngoại giao Trung Quốc có thể ra tuyên bố công khai vào tháng Hai năm 2012 nói rằng họ không tuyên bố chủ quyền quốc gia với toàn bộ Biển Đông và chỉ có tranh chấp về “hải đảo và vùng biển lân cận.” Điều này đã làm dấy lên hy vọng tại Mỹ và các bên tranh chấp châu Á khác rằng Trung Quốc đang rút khỏi tuyên bố đường lưỡi bò và đưa lại tuyên bố của mình phù họp với luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, điều đó rõ ràng là không đúng. Các căng thẳng trong năm nay trên biển bắt đầu với hai tháng bế tắc giữa các tàu Trung Quốc và Philíppin tại bãi cạn Scarborough. Cuộc đối đầu đó, cho dù có những tuyên bố ngược lại từ Bắc Kinh, là một ví dụ về một sự điều chỉnh dần dần trong tuyên bố của Bắc Kinh. Trong nhiều năm, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ giới hạn trong quần đảo Trường Sa (Nam Sa) và quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa). Bất kỳ tuyên bố nào với các cấu trúc địa chất khác, như bãi cạn Scarborough, chỉ được ngụ ý là nằm trong đường lưỡi bò đầy mơ hồ. Sau đó, Trung Quốc mở rộng tuyên bố chủ quyền với bãi Macclesfield hoàn toàn nằm dưới mặt nước dưới cái tên Trung Sa do tưởng tượng, mặc dù có không có cách nào theo quy định của pháp luật quốc tế để tuyên bố chủ quyền với một cấu trúc địa chất thấp hơn mặt nước giống như một hòn đảo. Hơn nữa, trong những năm gần đây, khi Bắc Kinh cố gắng không bị quá phụ thuộc vào đường chín đoạn không thể giải thích được, bãi cạn Scarborough đã được đưa vào thành một phần của Trung Sa. Việc bãi này nằm cách Macclesfield hàng trăm dặm hay việc nó chưa hề xuất hiện trong các tài liệu lịch sử mà Trung Quốc đưa ra để chứng minh chủ quyền với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa dường như không quan trọng.
Bắc Kinh thể hiện sự bất chấp tương tự với chính sách mà tuyên bố của Bộ Ngoại giao đưa ra hồi tháng Hai khi áp đặt lại lệnh cấm đánh bắt hàng năm đơn phương cho toàn bộ Biển Đông bên trên vĩ tuyến 12. Lệnh cấm như vậy sẽ chỉ có thể khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với tất cả các vùng biển trong đường chín đoạn, chứ không chỉ với “các đảo và vùng biển lân cận.” Sau đó, vào cuối tháng Sáu, Tập đoàn Dầu khí CNOOC khiêu khích Việt Nam bằng việc thông báo công ty sẽ mở 9 lô dầu khí ở Biển Đông (Biển Đông) cho nước ngoài dự thầu, vấn đề là ở chỗ toàn bộ chín lô này nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, và trong thực tế, nhiều lô trùng với các lô mà hiện Việt Nam đã cho các công ty nước ngoài thầu, trong đó có công ty Exxon-Mobil. Quan trọng hơn, các lô của CNOOC không thể biện hộ được theo tuyên bố chủ quyền với “các đảo và vùng biển lân cận” của Biển Đông vì không có hòn đảo nào trong vòng 200 hải lý (EEZ tối đa cho phép) của tất cả các lô.
Những diễn biến này làm nổi bật sự cần thiết cho các bên tranh chấp ASEAN-Việt Nam, Philíppin, Malaixia và Brunây, phải có lập trường về những gì là tranh chấp thực sự ở Biển Đông và những gì không. Chừng nào điều căn bản này vẫn chưa rõ ràng, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục sử dụng các tuyên bố mơ hồ và mâu thuẫn để theo đuổi lợi ích của mình ở Biển Đông với phần thua thiệt thuộc về các nước láng giềng nhỏ hơn.
Một số bước đi đã được thực hiện theo hướng này. Việc Việt Nam và Malaixia năm 2009 nộp hồ sơ chung về thềm lục địa mở rộng ở phía Nam lên Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Ranh giới Thềm lục địa là một bước quan trọng đâu tiên trong nỗ lực này. Luật về đường cơ sở của Philíppin, thông qua cùng năm đó, thiết lập đường cơ sở ven biển theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), cũng là một nỗ lực nữa.
Mặc dù có các bước này, vẫn còn quá nhiều mơ hồ về Biển Đông. Quốc hội Việt Nam gần đây đã thông qua Luật Biển nhắc lại tuyên bố chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng vẫn chưa rõ ràng về việc Việt Nam tuyên bố cái gì trong vùng biển của mình. Ngoài các ranh giới phía Nam với Malaixia, đâu là đường cơ sở và vùng thềm lục địa mở rộng của Việt Nam? Việt Nam có coi Hoàng Sa và Trường Sa được hưởng quy chế EEZ hay không? Các câu hỏi tương tự phải được đặt ra và trả lời với ba nước ASEAN có tranh chấp, gồm Brunây, Malaixia và Philíppin.
Các nước ASEAN đã có lập trường thống nhất về nhiều vấn đề. Ví dụ, cả bốn nước có vẻ như đã chấp nhận rằng Trường Sa và Hoàng Sa không phải là các đảo theo luật pháp, mà chỉ đơn thuần là đá và do đó chỉ được hưởng lãnh hải 12 hải lý.
Một nỗ lực thực tâm để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông đòi hỏi những quan điểm này phải được luật hóa. Điều này không có nghĩa là các bên tranh chấp phải từ bỏ bất cứ điều gì liên quan đến tuyên bố chủ quyền của mình đối với các cấu trúc địa chất trên Biển Đông. Thay vào đó, nó sẽ cho phép họ củng cố có sở pháp lý cho tuyên bố về biển của mình và tách biệt các tranh chấp lãnh thổ khó khăn hơn nhiều nhưng có phạm vi địa lý nhỏ hơn rất nhiều. Quan trọng nhất, nó sẽ cho phép các nước này thể hiện một mặt trận thống nhất trước Trung Quốc trong lập luận về một điểm tối quan trọng: cơ sở duy nhất chấp nhận được cho các tuyên bố về biển trên Biển Đông phải là luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Nếu các bên tranh chấp ASEAN tạo được một khuôn khổ thống nhất về những gì có và không có tranh chấp, phần trách nhiệm còn lại sẽ là của Bắc Kinh phải làm rõ cơ sở cho tuyên bố của mình. Tại thời điểm đó, Bắc Kinh sẽ có các lựa chọn giới hạn. Áp lực như vậy có thể tạo ra các tiếng nói ôn hòa hơn, giống như những tiếng nói trong Bộ Ngoại giao, sự đáng tin cậy hơn, cho phép Trung Quốc làm rõ tuyên bố của mình bằng cách giữ nguyên tuyên bố chủ quyền vói Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng từ bỏ đòi hỏi quá đáng đối với các vùng biển nằm giữa. Điều này sẽ đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Theo cách khác, Bắc Kinh có thể loại bỏ hoàn toàn luật pháp quốc tế đã được chấp nhận trong tranh chấp, nhưng nó sẽ gây tổn hại cho lợi ích lớn hơn của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sẽ từ chối tham gia bất kỳ cuộc đối thoại nào. Nếu điều đó xảy ra, thì nó sẽ cho thấy Trung Quốc là bên tham chiến không thể chối cãi trong tranh chấp và dư luận quốc tế sẽ ủng hộ lập trường của các bên tranh chấp trong ASEAN. Cuối cùng, Trung Quốc có thể sẽ thấy việc làm rõ tuyên bố chủ quyền ít gây tổn hại đến danh tiếng và lợi ích của mình hơn so với việc bám vào sự mơ hồ lâu nay.
Hầu hết thời gian trong hội thảo CSIS được dành để thao luận về các cơ sở của tranh chấp và tìm kiếm những cách thức để giải quyết các sự cố không thể tránh khỏi chứ không phải là đề xuất cách thức thực sự để giải quyết các tranh chấp. Do sự phức tạp và thời gian lâu dài của vấn đề Biển Đông, những khó khăn như vậy được dự đoán là chắc chắn có.
Nhưng lý do quan trọng nhất của việc dường như có rất ít ánh sáng ở cuối đường hầm là vì rất nhiều tranh chấp vẫn còn mơ hồ. Giờ là lúc các bên tranh chấp ASEAN phải luật hóa đầy đủ, cả luật trong nước và trong một khuôn khổ đa phương, những gì tranh chấp và không phải là tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Đó sẽ là một lập trường mà cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, có thế ủng hộ một cách chính đáng bởi vì nó sẽ có nghĩa là không bảo vệ những tuyên bố riêng của bất kỳ bên tranh chấp nào, mà là ủng hộ chính luật pháp quốc tế.
 
(Đài TNHK 2/7)
Nhiều người tham dự hội thảo bày tỏ quan tâm về những diễn biến không mấy tích cực hồi gần đây trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nghiêm trọng nhất là vụ đối đầu giữa Trung Quốc và Philíppin tại bãi cạn Scarborough và vụ Trung Quốc cho mời thầu các lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam coi là thuộc khu đặc quyền kinh tế của mình. Có người cho rằng những hành động đó đã tạo ra một đợt căng thẳng mới trong khu vực và những phát biểu có phần cứng rắn, không nhượng bộ của diễn giả người Trung Quốc tại hội thảo của trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) về an ninh ở Biển Đông là ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc, đã không làm giảm thiểu những quan tâm đó.
Trả lời ban Việt ngữ đài TNHK về phản ứng của Việt Nam trước vụ Trung Quốc cho mời thầu các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của việt Nam, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam Đặng Đình Quý nói rằng đây là một sự “vi phạm thô bạo chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam”. Ông Đặng Đình Quý cho rằng làm như thế là vi phạm luật quốc tế, kể cả Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ông cho rằng các hành động vi phạm đó gây nhiều lo ngại trong khu vực.
Ông Đặng Đình Quý: Việt Nam từ xưa tới nay vẫn chủ trương giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở UNCLOS và DOC. Trung Quốc làm như thế sẽ khiến cho các nước ASEAN lo sợ, lo ngại về những hành động như vậy và lòng tin chính trị vốn đã quá hiếm nay lại càng xấu đi.
TNHK: Ông có thấy bi quan về triển vọng giải quyết tranh chấp Biển Đông hay không?
Ông Đặng Đình Quý: Giải quyết tranh chấp Biển Đông là vấn đề rất lâu dài, nhưng tôi không bi quan, tôi thường vẫn lạc quan bởi vì tất cả các bên liên quan đến Biển Đông đều có lợi ích chung để duy trì hòa bình, ổn định và phái triển. Trung Quốc càng mạnh, càng phát triển thì càng phải duy trì ổn định, hòa bình đối với các nước xung quanh. Đó là một yếu tố rất quan trọng đế bảo đảm cho quá trình phát triển của Trung Quốc lâu dài, không thể nói các nước Đông Nam Á cần hòa bình nhiều hơn hay Trung Quốc cần hòa bình nhiều hơn. Tất cả mọi người đều cần hòa bình và ổn định. Người Trung Quốc hiểu điều đấy.
TNHK: Việt Nam và Philíppin có hợp tác với nhau trong các cuộc thảo luận về chiến lược để có thể cùng đương đầu với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp hay không?
Ông Đặng Đình Quý: Việt Nam và Philíppin đều ở trong một gia đình lớn hơn là ASEAN. Tất cả các nước ASEAN đều chia sẻ một quan điểm chung là phải duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN với nhau để làm điều đó. Đây là lợi ích chung và cũng là lợi ích của Trung Quốc.
Cũng có mặt ngay từ đầu cuộc hội thảo để lắng nghe phần phát biểu của ông Ngô là bà Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ tịch Hội tiếng nói người Mỹ gốc Việt. Bà Ngọc Giao cho biết ý kiến về bài phát biểu của ông Ngô:
Bà Ngọc Giao: Ông Ngô Sĩ Tồn nói không khác gì luận điệu của Trung Quốc từ trước tới nay. Họ nói Biển Đông hoàn toàn thuộc về chủ quyền của Trung Quốc và là điều không thể tranh cãi được. Ông Ngô nói “đường lưỡi bò” hay “bản đồ đường 9 đoạn” hoàn toàn thuộc về Trung Quốc và đã được nhiều nước công nhận. Ông ta khăng khăng nói rằng Trung Quốc sẽ không nhượng bộ và khẳng định tất cả mọi quyền lợi của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, kể cả quyền về dầu khí và đánh bắt cá cũng như tất cả các nguồn lợi khác từ biển.
TNHK: Năm ngoái bà cũng dự buổi hội thảo này, năm nay, lập trường của Trung Quốc, theo bà có cứng rắn hơn so với năm ngoái hay không?
Bà Ngọc Giao: Có hai chiều hướng, trên phương diện phát ngôn họ nói theo hướng của thế giới nhiều hơn, nhưng trên phương diện hành động, họ hành động cứng rắn hơn và họ có phần lấn át những nước tại Đông Nam Á nhiều hơn. Chuyện xảy ra trước mắt là điều ta chứng kiến ở đảo Hoàng Nham (Scarborough) và chuyện mới đây là họ mang ra đấu thầu 9 lô dầu tại khu vực Biển Đông.
TNHK: Bà có nhận định nào khác về những gì đã được thảo luận trong buổi hội thảo hôm nay?
Bà Ngọc Giao: Ngoại trừ ông giáo sư của Trung Quốc, còn tất cả những diễn giả còn lại và hầu hết cử tọa đều phủ nhận tuyên bố của ông ta. Giáo sư Thayer của Học viện Quốc phòng Ôxtrâylia cũng nói lên những cách hành xử rất ngang ngược của Trung Quốc, đặc biệt với Việt Nam. Giáo sư Thayer nói rất nhiều đến chuyện Trung Quốc hà hiếp, giết hại ngư dân Việt Nam, cướp thuyền Việt Nam và có những hành động rất tàn bạo. Khi Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc tuyên bố đấu thầu 9 lô trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đồng thời có tin Trung Quốc và Mỹ đã tiến tới một số thỏa hiệp để thảo luận với nhau về quân sự, Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt hỏi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell một câu là: Liệu hai sự kiện này có liên hệ với nhau không và trong tiến trình ngoại giao mà ông Campbell cho biết Mỹ rất chú trọng tới việc thảo luận riêng với Trung Quốc, hai điểm này có được bàn cãi hay không. Và ông Campbell nói rằng ông không thảo luận vấn đề đó, nhưng hai bên có đề cập đến vấn đề tìm hiểu lẫn nhau về quân sự, vì Mỹ muốn biết rõ về thực lực quân sự của Trung Quốc.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Trường Đại học George Mason có nhận định sau đây về lập trường của Trung Quốc.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trung Quốc có lập trường nhất quán từ trước tới nay. Trung Quốc đặt ra đường lưỡi bò và Trung Quốc thử áp dụng chủ quyền của mình dựa trên đường lưỡi bò đó, theo một cách thức chậm mà chắc, cứ từng vụ từng vụ, tiến lên xong rồi lùi lại cho tới khi Trung Quốc đạt được mục tiêu, cho tới khi bị chặn lại.
TNHK: Trong các điều kiện đó, có hy vọng nào Việt Nam sẽ giành lại được Hoàng Sa?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Giành lại Hoàng Sa là một vấn đề khó. Khó là bởi vì một khi đã chiếm được thì họ khó trả lắm. Nhưng nguyên tắc là cứ phải đòi thôi, để mình đòi họ phải nhân nhượng ở chỗ khác, không đòi thì mọi chuyện sẽ qua đi.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng những hành động lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc cũng nhằm thử sự đoàn kết trong khối ASEAN và ông chỉ trích tổ chức khu vực này đã không mạnh mẽ lên tiếng về cuộc tranh chấp này, trong một giai đoạn có tính quyết định như hiện nay.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Diễn biến quan trọng nhất là những gì xảy ra ở Scarborough. Theo nhận xét của tôi trên The Diplomat, tôi thấy vụ việc này thử thách rất nhiều cái gọi là “ASEAN centrality”, là ASEAN là trọng tâm của mọi vấn đề, bởi vì nó chứng tỏ ASEAN rất yếu, sự đoàn kết trong các nước thuộc khối ASEAN cũng rất yếu. Trong một giai đoạn như thế này mà ASEAN không lên tiếng gì cả. Trong bài viết, tôi có nói trong trường họp này (Scarborough) Trung Quốc đã thắng, bởi vì sự kiện đầu tiên xảy ra khi Philíppin điều tàu đến để áp dụng luật của mình đối với tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vào hải phận vùng đặc quyền kinh tế của nước này, thế nhưng Trung Quốc lại đưa tàu đến chặn. Đến giữa tháng 5, ở đó có 3 tàu của Philíppin và khoảng 30 tàu Trung Quốc cộng với những thuyền nhỏ, khoảng 80 chiếc nữa. Cuối cùng khi đoàn giải quyết xong thì không có một tàu đánh cá nào của Philíppin, cũng không có một tàu nào của chính phủ Philíppin! Đó là để đổi lại việc Trung Quốc rút tàu về, nhưng mà lại có 30 tàu đánh cá Trung Quốc ở trong ấy. Khởi đầu là Philíppin cấm Trung Quốc đến, cuối cùng Philíppin rút về, Trung Quốc đến thì rõ ràng là Trung Quốc được rồi! Trung Quốc làm như vậy là để thử sự đoàn kết của ASEAN, thử phản ứng của Mỹ và thử sức mạnh của Philíppin. Trong trường hợp này, tôi thấy Trung Quốc đã thắng ở bước đầu./.

1135. Ngoại trưởng Clinton thúc ép Việt Nam về hồ sơ nhân quyền

Wall Street Journal

Ngoại trưởng Clinton thúc ép Việt Nam về hồ sơ nhân quyền

Tác giả: Patrick Barta từ Phnom Penh và Vu Trong Khanh từ Hà Nội
Người Dịch: Trần Văn Minh
10-07-2012
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa Washington và Việt Nam, cựu thù thời chiến, ngay cả khi bà phê phán chính quyền Hà Nội vẫn chưa làm đủ để tôn trọng nhân quyền.
Trong buổi nói chuyện tại thủ đô Việt Nam vào giữa chuyến du hành xuyên Á châu, bà Clinton khen ngợi quan hệ thương mại đang phát triển giữa hai nước, với trao đổi mậu dịch lên tới 22 tỷ đô la vào năm 2011, từ một tỷ trong năm 2001. Hai quốc gia cũng đã xích lại gần nhau hơn trong những năm gần đây khi Việt Nam tìm kiếm sự hỗ trợ về các tranh chấp kéo dài với Trung Quốc. Các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Bắc Kinh trong vùng Biển Đông giàu tài nguyên chồng lấn với chủ quyền của Việt Nam và những quốc gia Đông Nam Á khác, đã dẫn tới sự lo ngại về một cuộc xung đột khu vực.
Bà Clinton nói rằng, bà hy vọng các nhà lãnh đạo châu Á cùng làm việc với nhau để đi đến một giải pháp cho các tranh chấp lãnh thổ. Bà khuyến khích sự hình thành một quy tắc ứng xử mới cho những hoạt động trên biển tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN trong tuần này ở Cam Bốt, để bảo đảm cho những bất đồng tương lai được giải quyết trong tình hữu nghị.
Bà Clinton nói tại một buổi họp báo sau buổi họp với Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh: “Hoa Kỳ đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường hợp tác, ngoại giao, và giảm căng thẳng ở biển Đông”.
Nhưng bà Clinton nói, bà vẫn quan tâm đến việc chính quyền Việt Nam chưa làm đủ để bảo vệ những quyền căn bản cho người dân Việt Nam, gồm bảo đảm quyền tự do phát biểu trên mạng. Thỉnh thoảng Việt Nam ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ internet ngăn chặn những trang mạng như Facebook và Twitter trong những năm gần đây, trong lúc công an bắt giữ vài blogger nổi tiếng. Các nhóm bảo vệ nhân quyền cho rằng những hành động như thế nhằm mục đích hạn chế bất đồng quan điểm.
Bà Clinton nói: “Tôi biết có một số người lập luận rằng, phát triển kinh tế cần phải đặt tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu, còn lo nghĩ về cải cách chính trị và dân chủ thì hãy để sau, nhưng đó là một kiểu mặc cả thiển cận. Cho nên tôi cũng lo ngại về vấn đề nhân quyền, bao gồm việc tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, các luật sư và các blogger phát biểu ý kiến ôn hòa”.
Ông Minh nói tại buổi họp báo, ông hy vọng quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục nồng ấm, nhất là thông qua các mối liên hệ kinh tế.
Ông nói: “Tiềm năng để gia tăng hợp tác kinh tế giữa hai nước là rất lớn, và chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư ngoại quốc hàng đầu ở Việt Nam trong tương lai không xa”.
Các viên chức Hoa Kỳ mong muốn tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ thương mại giữa hai nước, để tạo ra các cơ hội mới cho các công ty Mỹ ở nước ngoài và tranh thủ mối liên hệ với Hà Nội, khi Washington tìm cách ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Mặc dù Việt Nam từng là một điểm đến quan trọng cho đầu tư Hoa Kỳ trong những năm gần đây, nhưng Việt Nam trở nên bớt hấp dẫn hơn vì sự mất ổn định kinh tế vĩ mô, đánh dấu bằng tỷ số lạm phát cao và một loạt những đợt hạ giá tiền tệ. Các nhà phân tích cho rằng Việt Nam cần theo đuổi nhiều bước tái cấu trúc kinh tế hơn, bao gồm tư nhân hóa các công ty quốc doanh, để tạo cho nền kinh tế một sức đẩy mới.
Tại một sự kiện Phòng Thương mại Hoa Kỳ [tổ chức] ở Hà Nội hôm thứ Ba [10/7/2012], bà Clinton đã khuyến khích giới quan chức Việt Nam tiếp tục cải cách kinh tế, đặc biệt mở cửa thị trường hơn nữa cho đầu tư tư nhân. Bà nói, Hoa Kỳ cũng sẽ làm phận sự của mình bằng cách kết hợp với những công ty địa phương và những tổ chức phi chính phủ để thúc đẩy việc huyến luyện ngành nghề chuyên môn và xây dựng một đội ngũ công nhân có trình độ cao hơn – mà từ lâu nay là mối quan tâm của các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam như Công ty Intel.
Liên lạc với Patrick Barta về bài viết này tại địa chỉ: patrick.barta@wsj.com
Nguồn: Wall Street Journal
Bản tiếng Việt © BS2012
Bản tiếng Việt © Trần Văn Minh


Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc: Quan hệ Việt-Trung vẫn ‘tốt đẹp’

Các hoạt động tri ân Trung Quốc mà hội này sẽ tổ chức là mời các chuyên gia, các cựu chiến binh Trung Quốc sang thăm Việt Nam… Một chương trình hành động quan trọng khác của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới là ‘nghiên cứu xây dựng các hình thức tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung’
BBC – Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam – đây là một trong những chương trình hành động chính mà Hội này đã xác định trong thời gian tới.

Đảng quỳ. Chúng chửi

Dân Làm Báo – Trong khi đảng ta tưng bừng cong lưng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc” với chủ xị Phó thủ Nguyễn Thiện Nhân một lòng tri ân nước lạ, mời những chú từng “dạy cho VN một bài học” sang thăm bên này biên giới… cũng là nhà, nghiên cứu xây dựng các hình thức tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung” và khăng khăng “Tình hữu nghị truyền thống lâu đời… là tài sản quý báu của nhân dân hai nước” v.v… và v.v…, bu lu… và bu loa… thì cái loa của các đồng chí 16 vàng 4 tốt đang chửi ta nát nước, đang… Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa”!

Nhân viên cao cấp BNG Hoa Kỳ: Nguyễn Phú Trọng không thoải mái họp bàn chuyện Nhân quyền

Dân Làm Báo – Trong phiên họp báo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại khách sạn Metropole Hà Nội, nhân viên cao cấp BNG Hoa Kỳ nói rằng TBT Nguyễn Phú Trọng không thoải mái trong phiên họp; “ông ta không phải là người, tôi không nghĩ rằng có thể thoải mái ngồi xuống và thảo luận các vấn đề nhân quyền với quý vị.” 
Cũng trong phiên họp này người ta cũng nghe nhận định của viên quan chức ngoại giao này về tình trạng “mất phương hướng” trong quan hệ Việt Mỹ giữa các phe nhóm trong nội bộ đảng.

Đảng là cuộc sống của tôi!: Mất tàu, ôm nợ

Ngư dân trở về sau chuyến biển bị Trung Quốc bắt giữ: Mất tàu, ôm nợ
Trang Thy Ba chiếc tàu cùng ngư cụ và hải sản trị giá hơn 4,1 tỉ đồng của ngư dân Việt Nam đều bị phía Trung Quốc tịch thu. Họ trắng tay và nặng gánh nợ nần.
Sáng 10-7, các ngư dân ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ – Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc bắt giữ đã về đến nhà. Riêng ngư dân Võ Ngọc Thạch (SN 1969) bị chấn thương sọ não khi đang đánh bắt được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Phía Trung Quốc đã giữ lại 3 tàu cá cùng ngư cụ và hải sản đánh bắt trị giá hơn 4,1 tỉ đồng.

Kẻ hành hạ Tổ Quốc chuẩn bị tháo chạy

Ngày 8 tháng 7 năm 2012
Giáo Già (Danlambao) -  Thư Cho Con
H,
Hôm nay, Chúa Nhựt, 8/7/2012, Phật Giáo Hòa Hảo hải ngoại tổ chức Ðại lễ kỷ niệm năm thứ 73 ngày Ðức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền đạo Phật giáo Hòa Hảo (ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, 1939) tại California Wedding Hall, 7323 Home Leisure Plaza, Sacramento, CA 95823.

Nghĩ về hoạt động đấu tranh

Le Nguyen (Danlambao) - Vài năm gần đây, ngày càng có nhiều người không chọn con đường dễ để tiến thân, họ lại chọn cách lao thân vào chốn dữ nhằm khẳng định quyền được sống, quyền tự do của cuộc đời làm người. Trong số dấn thân vào bão lửa, họ bị trù dập đàn áp, bị trả thù hèn hạ, bị mạ lị phỉ báng, bị xâm phạm thân thể, bị nhục hình tra tấn, thậm chí tống tù với chứng cứ ngụy tạo vô lý bất công nhằm dập tắt mầm mống đấu tranh chống xấu ác, chống bạo lực khủng bố của bạo quyền giành lấy quyền làm người.

Tản mạn về luật biển

Trần Hoàng Lan (Danlambao)Có người đã phê phán hệ thống pháp luật ở Việt Nam ”Việt Nam có một rừng luật nhưng lại chuyên sử dụng luật rừng”, ám chỉ hệ thống pháp luật ở Việt Nam rối rắm, phức tạp, chồng chéo mà thực hiện thì không nghiêm. Sở dĩ như vậy vì những điều luật này được quốc hội bù nhìn gồm toàn đảng viên soạn thảo ra là để bảo vệ chế độ độc tài, độc đảng. Cũng trong “rừng luật” còn có những điều luật sinh ra chỉ có mỗi một tác dụng là “trang trí” nghĩa là cho nhân dân trong nước, công luận quốc tế thấy rằng “có nó”. Hy vọng luật biển vừa ra đời không thuộc vào loại đó…

Thơ Thái Bá Tân – Chiếc cầu, viên sỏi và cây táo

Thái Bá Tân (Danlambao) - Ai ra cái lệnh ấy. Lệnh quân ta phá cầu. Để đồng đội đơn độc. Giữa vòng vây quân Tàu? Câu chuyện chỉ có thế. Dù có thật hay không. Nhưng cả một đại đội. Đã chết bên kia sông… Câu chuyện này có thật. Tin hay không thì tùy. Cứ hỏi biển thì biết. Biển kia, đang thầm thì… Ông lão ngồi xuống nghỉ. Tựa lưng ông bạn già. Cây táo vui, muốn khóc. Đôi mắt lệ ướt nhòa…

Dân Việt Nam hoang mang vì có tin sắp “đổi vàng”

VIỆT NAM (NV) -Người dân ở Việt Nam đang hoang mang trước tin nhà nước Việt Nam sẽ cho “đổi vàng” như đổi tiền nhiều đợt sau năm 1975 trước đây, để thị trường chỉ còn một loại vàng duy nhất mang thương hiệu SJC.

Đơn tố cáo & tổng hợp những hành vi sách nhiễu của CA đối với Bùi Hằng

Bùi Thị Minh Hằng – Tố cáo những hành vi sách nhiễu, cưỡng bức, bắt cóc và chiếm đoạt tài sản do cơ quan an ninh – công an Việt Nam thực hiện một cách có hệ thống đối với Bùi Thị Minh Hằng.

Thằng cuội

Chẳng cần bầu bán lôi thôi,
Cuội kia vẫn có chỗ ngồi ung dung.
Cậy trời cuội hứa lung tung,
Nói năng như thể mấy ông phường chèo.

Con đường bi đát…

Biếm họa HatKa (Danlambao)

Ung thư và nhiễm trùng

Không chết vì nhiễm trùng mà chết vì ung thư.
Nguyễn Văn Thạnh - Gây bệnh cho con người có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do vi khuẩn, vi rút. Đây được gọi là bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhiễm trùng từng là nỗi kinh hoàng của nhân loại với những đợt dịch cướp đi cả chục triệu người như dịch cúm Tây Ban Nha, dịch hạch ở Châu Âu hay thổ tả ở châu Á, châu Phi. Nỗi kinh hoàng đó đã là chuyện lịch sử, ngày nay với điều kiện sống vệ sinh và sự phát triển của y học, nhất là phương pháp chủng ngừa và kháng sinh mạnh, chúng ta có vũ khí hữu hiệu để khống chế bệnh nhiễm trùng.

Đầu xuôi, nhưng đuôi không cho lọt và… Cách giữ lý lịch trong sạch

Hoàng Đức Doanh (Danlambao) Thế này nhé, tôi dặn mọi người nhớ làm theo, khi mà tôi có lệnh bắt ấy, người ta sẽ còng tay tôi và giải đi. Lúc đó ba mẹ con nhà bà đồng thanh hô: Đả đảo ông phản động, chỉ cần 2-3 câu thế là bản lý lịch của các con vẫn trong sạch, nghe chưa?…

Thất ngôn bát cú dành cho Trọng

Trung Quốc hung hăng chiếm biển đông
Phi thì chống đối Việt Nam không
Tam Sa thành phố không người ở
Luật biển Việt Nam chết giữa đồng

Cơ chế nào vậy thưa các ngài!?

Đào Hữu Nghĩa Nhân - Trong cuộc tiếp xúc “đại cử tri” ngày 29 tháng 6 tại quân Ba Đình, TBT Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định quyết tâm chống tham nhũng là cuộc chiến tranh có tính chất sống còn của chế độ. Và cũng tại buổi gặp gỡ này Ngài tổng bí cũng đã dành 30 phút phát biểu để khẳng định cái gọi là quyết tâm đó!

Thủ tướng phớt lờ cảnh báo Harvard?

BBC – Cuốn ‘cẩm nang’ cho chiến lược phát triển Việt Nam kèm cảnh báo về hậu quả của đường lối hiện tại của Việt Nam mà các giáo sư Havard trao tận tay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến nay vẫn bị bỏ qua và không được công bố trước công chúng.

Điều gì đang diễn ra với nền kinh tế VN?

Tô Nam (BBC) – Tình hình kinh tế Việt Nam bấy lâu nay có nhiều biến động với nhiều luồng thông tin trái chiều, khiến dân và thậm chí cả giới phân tích rất khó để có thể thực sự định hình được những gì đang diễn ra trong nền kinh tế.

Quan chức Bình Thuận ‘không rõ’ TQ mua đất

BBC – Quan chức các cấp ở Bình Thuận khi được BBC liên lạc đều từ chối trả lời về cáo giác người Trung Quốc mua đất với lý do “không nắm rõ”.
Hồi đầu tuần, báo chí trong nước đưa tin một công ty của Trung Quốc đã ký hợp đồng sang nhượng 100ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) từ năm 2011 với một tư nhân trong tỉnh.

Thực phẩm và Chủ nghĩa đại hán

Biếm họa Babui (Danlambao)
Biếm họa Kuoc Kuoc (Danlambao)

Lượm tin ngày 12/7/2012

  • Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ (Rosh Rogin) – Sự xâm nhập của công nghệ và thông tin tại Trung Quốc (TQ) cuối cùng sẽ làm cho Đại trường thành lửa sụp đổ và thậm chí dẫn đến cởi mở chính trị trong hệ thống TQ, theo quan điểm của Chủ tịch hội đồng quản trị hãng truyền thông Google, ông Eric Schmidt.
  • Dân Việt Nam hoang mang vì có tin sắp “đổi vàng” (Nguoi viet) – Người dân ở Việt Nam đang hoang mang trước tin nhà nước Việt Nam sẽ cho “đổi vàng” như đổi tiền nhiều đợt sau năm 1975 trước đây, để thị trường chỉ còn một loại vàng duy nhất mang thương hiệu SJC.
  • Tường thuật Đặc biệt tại cuộc họp các Viên chức cao cấp Bộ Ngoại Giao (X-cafe) – Vâng, công bằng mà nói, những gì hấp dẫn nhất- một lần nữa, với các Bộ Ngoại giao và những ban bộ khác – chính là họ khá thông cảm với các thúc đẩy của chúng ta ở nhiều khía cạnh, và họ hiểu rõ những gì là cần thiết để Việt Nam có được một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ.
  • Kiên nhẫn ngay cả trước sự bất nhẫn (Đào Tuấn) - “Câu chuyện giá điện tăng, và nhiều khả năng tăng mỗi 3 tháng một lần cho thấy sự “khiếm thị” của ngành điện trước những khó khăn chung mà các DN và người dân đang phải đối mặt”.
  • “BÁN RUỘNG ĐẤT Ở BỜ CÕI CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÌ BỊ TỘI CHÉM”…(Mai Thanh Hải) – Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém. Những người bán nô tỳ và voi ngựa cho người nước ngoài, thì bị tội chém. Quan phường xã biết mà không phát giác, thì tội giảm một bậc. Quan lộ, huyện trấn, cố ý dung túng, thì cùng một tội, vô tình không biết thì xử tội biếm hay phạt.
  • Báo cáo chưa đủ đô! (Nghĩa Nhân) – “Giả sử nếu ông Danh Đức báo cáo nhiều nhiều nữa, ví như không đâu bằng ở nước tôi, các nhà quản lý đã tạo điều kiện hầu như bỏ ngỏ cho các thương lái TQ tự do mua bán như thương lái nội địa. Trong nam ngoài bắc đâu cũng có. Từ mua than thổ phí, khai thác quặng, mua dừa, dứa, tôm cá cua, lúa gạo, đĩa, gỗ sưa, khoai lang… Nhờ cái sự mua bán đó mà chuyện thương mãi với TQ phát triển không ngừng”.
  • BÀ HILLARY CÓ THỂ PHẢI ĐẾN “LÀM VIỆC” VỚI CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA (Mai Xuân Dũng) -  “Tôi rất ‘giận’ bà Ngoại trưởng khi bà thẳng thừng phát biểu: ‘Tôi biết có một số người lập luận rằng, phát triển kinh tế cần phải đặt tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu, còn lo nghĩ về cải cách chính trị và dân chủ thì hãy để sau, nhưng đó là một kiểu mặc cả thiển cận. Dân chủ và thịnh vượng đi đôi với nhau, cải cách chính trị và tăng trưởng kinh tế liên quan với nhau’.  Nói như vậy khác gì ‘mắng’ vào mặt chủ nhà”.
  • TỔNG HÒA CÁC LỰC LƯỢNG QUẤY RỐI (Lê Quốc Quân) – “… trong khi tôi nỗ lực làm việc để đóng thuế, nuôi nhân viên và thực thi các quyền theo luật định khác thì tôi vẫn không được yên thân.  Từ đầu năm đến nay, tôi đã 4 lần bị bên cho thuê văn phòng cắt hợp đồng một cách vô lý vì “có sự đe dọa của an ninh”. Áp lực lên chủ nhà lớn đến mức mà họ đều chấp nhận hủy bỏ hợp đồng và đền bù gần như ngay lập tức. Nhân viên tôi bị hỏi thăm, triệu tập và điều tra; công ty tôi bị thanh tra suốt 10 năm qua”.
  • LỐI LÀM VIỆC TÙY TIỆN VÀ CẨU THẢ CỦA MỘT CƠ QUAN CÔNG AN CẤP QUẬN  (Lê Hiền Đức) – “Mong các con hãy thức tỉnh, quay về với nhân dân. Đừng bắt bớ, đánh đập, hành hạ những người dân lương thiện nữa. Các con là thanh kiếm và lá chắn nhưng phải là thanh kiếm và lá chắn cho nhân dân vì các con từ nhân dân mà ra, chứ không phải che chắn cho lực lượng nào đó quay lưng lại với lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Các con hãy thức tỉnh khi còn kịp”.
  • Viết cho một ngày tháng bảy (TTXVA) – “Để hôm nay/ Những người nông dân lầm lũi/ Khóc không thành lời trên mảnh đất mình/ Rơi vào tay kẻ lạ/ Những người vợ khóc chồng những đứa nhỏ khóc cha/ Đi biệt không về/ Có biết chăng?/ Những người con xót xa vì mẹ Việt/ Bước xuống đường hô vang tên đất nước/ Nhìn thấy trước mặt mình là những tai ương”.
  • Anh của Tổng thống Hàn Quốc bị bắt vì tội tham nhũng (RFI) – Anh của đương kim Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, là ông Lee Sang Deuk, sáu lần đắc cử dân biểu đảng bảo thủ, đã bị bắt và bị tống giam hôm nay 11/07/2012 vì các vụ bị cho là tham nhũng. Sự kiện trên đây có thể làm giảm đi cơ hội duy trì quyền lực của phe bảo thủ trong năm bầu cử này.
  • Gấu trúc sơ sinh tại Sở thú Tokyo đã chết (RFI) – Hôm nay 11/07/2012, sở thú Ueno tại trung tâm Tokyo loan báo gấu trúc sơ sinh đã chết vì viêm phổi. Đây là một tin buồn cho cả nước Nhật, từng vui mừng khi chú gấu con được sinh ra vào tuần trước. Theo trang web của sở thú này : « Các nhân viên bảo vệ đã tìm thấy bé gấu nằm ngửa trên bụng gấu mẹ Shin Shin, và nhận thấy tim của gấu trúc sơ sinh đã ngừng đập.
  • Công dân Pháp, đối tượng ưa thích của bọn bắt cóc con tin (RFI) – Theo một công trình nghiên cứu năm 2010 và đến nay vẫn mang tính thời sự, các công dân Pháp thuộc loại bị bắt cóc nhiều nhất trên thế giới, về số lượng thì chỉ đứng sau Trung Quốc. Nếu trong năm 2004, “chỉ” có hơn một chục người Pháp là nạn nhân của các vụ bắt cóc, thì năm 2008 con số này là 58 người, còn số lượng của các năm sau không được công bố.
  • 50 năm sự nghiệp của các ông vua nhạc pop (RFI) – Được coi là những nền tảng của dòng nhạc pop rock thế giới, năm 2012, cả ba ban nhạc The Beach Boys, The Beatles và The Rolling Stones kỷ niệm nửa thế kỷ đứng trên sân khấu nghệ thuật. Ban nhạc Mỹ Beach Boys cho ra đời một đĩa hát mới và tổ chức một vòng lưu diễn đặc biệt để mừng sự kiện trọng đại này.
  • Thuốc lá giả Trung Quốc tràn ngập thị trường Châu Âu (RFI) – Trung Quốc không chỉ « tấn công » Châu Âu một cách chính thức trong lĩnh vực kinh tế, mà hàng giả đến từ Hoa Lục cũng đã tràn ngập trời Tây. Nhật báo thiên hữu Le Figaro hôm nay có bài viết với hàng tựa cảnh báo: « 10 tỷ điếu thuốc lá giả được tiêu thụ trong năm qua chỉ riêng tại Pháp ».
  • Nga tiếp tục cung cấp cho quân đội Syria hệ thống phòng không (RFI) – Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời một quan chức quân sự Nga hôm nay 11/7/2012, tuyên bố Matxcơva sẽ tiếp tục giao cho Syria hệ thống phòng không DCA. Ông Viatcheslav Dzirkaln, phó giám đốc cơ quan phụ trách hợp tác quân sự của Liên bang Nga cho biết : « Chúng tôi tiếp tục thực hiện hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không cho Syria.
  • Ai Cập chìm trong khủng hoảng định chế (RFI) – Hôm nay 11/07/2012, số phận của Quốc hội Ai Cập vẫn chưa được định rõ. Mười ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống đầu tiên kể từ khi chế độ Mubarak sụp đổ, sự đối đầu giữa Tổng thống phe Hồi giáo, quân đội và ngành tư pháp đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng về định chế. Trận chiến quyền lực hiện nay đang xoay quanh bộ máy tư pháp.
  • Tham vọng Trung Quốc ở Biển Đông: trọng tâm của Diễn đàn ARF (RFI) – Ngày mai, 12/07/2012, các Ngoại trưởng châu Á và Hoa Kỳ sẽ họp tại Phnom Penh trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN với trọng tâm sẽ là tham vọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Hôm nay, Ngoại trưởng của ASEAN và của Trung Quốc đang cố đạt tiến bộ trên vấn đề Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm làm dịu căng thẳng và ngăn ngừa xung đột ở khu vực này.
  • Đại sứ Mỹ đầu tiên từ 22 năm qua đến Miến Điện (RFI) – Đại sứ Mỹ đầu tiên được bổ nhiệm tại Miến Điện kể từ 22 năm qua, hôm nay 11/07/2012 trình ủy nhiệm thư tại thủ đô Naypyidaw. Đây là phần thưởng của Hoa Kỳ dành cho những cải cách sâu sắc của tân chính phủ Miến Điện, và nay thì vấn đề bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã được công khai nêu ra.
  • Trung Quốc đưa tàu ngư chính đến vùng đảo tranh chấp với Nhật Bản (RFI) – Theo AFP, hôm nay 11/07/2012, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tố cáo 3 tàu ngư chính Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển của Nhật, gần các đảo đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Theo phía Nhật, họ đã phát hiện 3 chiếc tàu Trung Quốc tiến về sát vào quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
  • Philippines cho đấu thầu ba lô dầu khí tại Biển Đông (RFI) – Philippines sẽ mời thầu hợp đồng thăm dò ba lô dầu khí tại Biển Đông vào cuối tháng Bảy, dù đang căng thẳng với Trung Quốc về lãnh hải. Hãng tin Pháp AFP dẫn phát biểu của một viên chức cao cấp Philippines bên lề một diễn đàn về năng lượng tại Manila hôm nay cho biết như trên.
  • Lần đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ đi thăm Lào (RFI) – Hôm nay 11/7/2012, bà Hillary Clinton tới Vientian, bắt đầu chuyến viếng thăm đầu tiên của một ngọai trưởng Mỹ kể từ 57 năm qua đến đất nước Lào. Các chủ đề như khắc phục hậu quả chiến tranh, dự án xây đập thủy điện trên sông Mêkông sẽ được đề cập đến trong chuyến đi ngắn ngủi của lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ.
  • Đối đầu Mỹ – Trung trên vấn đề Biển Đông (RFI) – Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi thảo luận về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thì Bắc Kinh lại cảnh báo các nước Đông Nam Á là nên tránh nêu vấn đề này tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Phnom Penh vào ngày mai.
  • Mỹ Đòi VN Mở Cửa Đầu Tư Ngành Năng Lượng, Giao Thông (VietBao)Có một dấu hiệu cho thấy nhà nước VN muốn mở cửa, mời tư bản Mỹ vào đầu tư các lĩnh vực hạ tầng và nhân lực: Mỹ muốn đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như năng lượng, giao thông… Bản tin Gafin cho biết. Và phía VN nói là sẽ để Mỹ thuận lợi đầu tư.
  • Ngồi Ít Sẽ Tăng Tuổi Thọ (VietBao)Người thành niên Hoa Kỳ có thể tăng tuổi thọ thêm 2 năm bằng cách ngồi ít hơn 3 giờ/ngày, theo các nhà nghiên cứu.
  • Biển Đông Phẫn Nộ (VietBao)Biển Đông sẽ về đâu? Có phải những lượn sóng Bạch Đằng năm xưa đang réo gọi?
  • Nói chuyện Khoa học và Phật giáo tại Làng Mai (Đỗ Quý Toàn) - Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã thuyết trình trong khóa tu tại Làng Mai về Khoa học và Phật giáo vào đầu tháng Sáu năm 2012; và sau đó, với tư cách một nhà khoa học ông đã đặt một số câu hỏi với Thiền sư Nhất Hạnh về cách nhìn của đạo Phật đối với một số vấn đề căn bản trong khoa học hiện đại.
  • Giới Công Nhân Việt Nam cần phải được bảo vệ (Huỳnh Công Đoàn) – Chúng ta đều hiểu rằng, để bảo vệ một cá nhân trước thế lực bạo quyền thì con người phải đoàn kết. Vì rằng đoàn kết tạo nên sức mạnh, đó là sức mạnh lớn lao của một tập thể.
  • ‘Baidu Trà đá quán’ chứa mã ‘gián điệp’ (TTXVA) – Không chỉ gây thiệt hại cho tổ chức và doanh nghiệp, các website dịch vụ của Baidu Trà đá quán có chứa mã độc do thám người dùng. Mạng xã hội Baidu Trà đá quán (thuộc sở hữu của Baidu…
  • Biển Đông: cuộc đụng đầu khó tránh (Tiến Hồng) – “…Tất cả những động thái trên cho thấy trong tương lai một tình trạng như đã xảy ra đối với Phi tại bãi đá cạn Scarborough cũng sẽ xảy ra tại quần đảo Trường Sa…”

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
3 tàu tuần tra Trung Quốc tới gần quần đảo Senkaku (GDVN).  – 3 tàu  Trung Quốc mới chỉ mon men đến gần đảo tranh chấp mà Nhật triệu đại sứ Trung Quốc đến phản đối (VNE). Việt Nam tới kiếp nào mới đám làm vậy? Câu hỏi này giớ cứ phải gửi thẳng tới ông TBT Nguyễn Phú Trọng.  - Nhật Bản và biển Đông: Từ sách lược đến chiến lược? (VNN). - Nhật: Trung Quốc phái tàu tới gần quần đảo tranh chấp (DT). - Tầu khu trục Mỹ bất ngờ tới Nhật trong thời điểm nóng! (PNTD). - Nhật “lên gân” việc Trung Quốc đưa tàu đến vùng biển tranh chấp (Infonet).  - Nhật phản đối Trung Quốc đưa tàu đến đảo tranh chấp (TT). - Nhật phản đối tàu Trung Quốc tới gần đảo tranh chấp(TTXVN). - Mỹ sẽ “chống lưng” Nhật tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư? (TN).  - Trung Quốc “nhảy nhổm” vì hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật (NLĐ). - Trung Quốc “tím mặt” trước thoả thuận bí mật giữa Mỹ-Nhật (VnMedia). - Trung Quốc phản đối Mỹ đứng sau Nhật trong vụ Senkaku (VOV).  – Trung Quốc điều tàu ngư chính đến quần đảo Điếu Ngư (VOV).
- Lại thêm một bài nâng bi Nguyễn Bá Thanh:  Gửi tới HĐND TP Hà Nội: Nhìn Đà Nẵng ngẫm về Thủ đô (Infonet).
KINH TẾ
“Sức khỏe” của nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi (Petrotimes). - Thương mại Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh trong 15 năm tới (SGTT).        - Trung Quốc bác đề nghị lập nhóm điều tra về đất hiếm (VOV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Bí mật nhân thân vị tướng nổi tiếng nhà Lê (ĐV).  - 30 hiện vật được đề nghị là Bảo vật quốc gia (TTVH).  - Bí mật đền Chẹ ở Thanh Hóa (Bee).
Viết (SGTT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Bài thi có cách giải sáng tạo khác với đáp án sẽ được thưởng điểm (DT). - Tiếp tục ra đề thi theo hướng mở, thời sự(TP). - Bộ GD-ĐT khuyến khích những bài làm không giống đáp án (NĐT).         - Cố ý làm trái, hiệu trưởng, hiệu phó cùng lãnh án (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
-  Quảng Nam: Cử tri bức xúc vấn đề tái định cư, ô nhiễm môi trường (DT).  - Đóng cửa mỏ sắt gây hại đời sống người dân và môi trường (DT). - Cửa sông Bến Hải đang bị cát bồi lấp nghiêm trọng (TTXVN). QUỐC TẾ
Thế giới bất đồng quan điểm về vai trò của Iran tại Syria (VOV). - ‘Syria không cần phải sợ hãi’ (ĐV). - Syria tập trận không quân mổ phỏng ‘trận chiến thực thụ’ (DVT). - Nga đưa tàu chiến tới Syria (VNN). - Syria bất ngờ bị Nga dừng cấp vũ khí (VnMedia).

 

Bài Trên BBC Đòi CSVN Hãy Ngưng Sỉ Nhục Quân Đội Nữa; Luật gia Trần Công Trục: TQ thực tâm chiếm biển, và sẽ có hãng thầu nước thứ ba do TQ dàn dựng vào dự thầu 9 lô dầu VN…

(07/10/2012) (Xem: 2709)- Vietbao
HANOI — Trong khi ghe tàu ngư dân liên tục bị tàu TQ đụng chìm, và 9 lô dầu trong biển VN bị công ty quốc doanh TQ rao thầu… nhiều dư luận vẫn nêu lên lý luận rằng TQ thực tâm chỉ ra đòn gió, ra hư chiêu… chứ không thật sự muốn chiếm biển VN lộ liễu. Nguy hiểm là, báo Tây Phương cũng có lý luận rằng bởi vì Mỹ bao vây, dồn ép nên Trung Quốc mới gây sự với VN, với Philippines.
Báo Đại Đoàn Kết đã phỏng vấn Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ-Luật gia Trần Công Trục và được cảnh báo rằng “Không thể coi đó chỉ là “đòn gió”….”
Trong khi đó, ông Tây một thời bênh vực Việt Cộng  — có tên là Andre Menras (tên tiếng Việt: Hồ Cương Quyết) — đã viết một bài trên BBC, bản văn gốc bằng Pháp ngữ và được nhà văn Nguyên Ngọc dịch ra Việt ngữ — nói rằng TQ dàn dựng mọi chuyện là để chiếm biển, chiếm đất… chứ không phải lý cớ nào khác. Ngôn ngữ ông Menras nặng nề, kêu gọi các lãnh tụ Hà Nội đừng liên minh với ma quỷ Bắc Kinh nữa vì như thế là sỉ nhục quân đội VN. Điều chú ý, ngôn ngữ này do nhà văn Nguyên Ngọc dịch và đăng trên BBC, nơi thường có ngôn ngữ êm dịu với Hà Nội.
Luật gia Trần Công Trục nói Đại Đoàn Kết, trích:
“…Đó là một loạt các hoạt động tiếp tục thực hiện chiến lược tiến ra Biển Đông với yêu sách, âm mưu muốn “biến Biển Đông thành ao nhà của họ”. Họ đã vạch ra và đang từng bước thực hiện dã tâm đó…
…Theo tôi, qua kinh nghiệm theo dõi hành động của TQ ở Biển Đông, hoạt động của họ không mang tính ngẫu nhiên, không mang tính chất ứng phó tình huống. Tất cả đã đều được bài binh bố trận một cách chi tiết rõ ràng. Họ hành động gì, thực hiện vào thời điểm nào đều nghiên cứu rất kĩ. Với họ lúc nào cần dùng đến lực lượng hải quân, quân sự để chiếm đóng một số đảo nào đó, lúc nào không nhất thiết phải làm điều đó, tất cả các chuỗi hoạt động này đều liên quan trực tiếp với nhau.
Vì vậy, họ đã chuẩn bị kỹ trước khi công bố mời thầu quốc tế 9 lô tại thềm lục địa của Việt Nam, nơi chúng ta đang khai thác và hợp tác với các đối tác khác. Chắc chắn họ tính đến công ty nào sẽ là người trúng thầu rồi. Đừng tưởng rằng sẽ không có bất kỳ công ty dầu khí nào dám tham gia vào vùng được coi là tranh chấp nhưng thực tế thuộc chủ quyền của Việt Nam này. Có thể cho là các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới sẽ thận trọng, nhưng không thể loại trừ chính người Trung Quốc sẽ tự sáng tác ra những công ty dầu khí mang nhãn hiệu nước thứ ba để tham dự thầu và trúng thầu (tất nhiên). Chắc chắn họ sẽ không dừng lại ở việc mời thầu quốc tế đâu. Chúng ta cần lập tức hành động để chặn đứng âm mưu này…”
Andre Menras (tên tiếng Việt: Hồ Cương Quyết), một người Pháp, nhập quốc tịch Việt Nam năm 2009 đã gửi 1 bài lên BBC. Bài viết này được tác giả viết bằng tiếng Pháp, được nhà văn Nguyên Ngọc dịch sang tiếng Việt. Có những điểm chú ý như sau, đặc biệt là lời kêu gọi các lãnh tụ Hà Nội hãy tự lột mặt nạ và rằng đừng liên minh với ma quỷ nữa:
“…Sự thật là, ngay từ lúc khởi đầu của mọi khởi đầu trong cuộc tấn công của họ, cần phải nhận rõ ý đồ thật sự của những người lãnh đạo Trung Quốc muốn thôn tính hầu hết không gian biển đảo trên vùng biển Đông Nam Á.
Hành động đó, được chuẩn bị từ rất lâu bằng các bản đồ, các cuộc tuyên truyền dựa trên một thái đồ mềm yếu, thậm chí đồng lõa công khai của các thế lực thực dân và tân thực dân, đã bắt đầu một cách cụ thể bằng việc chiếm đóng đẫm máu Hoàng Sa năm 1974. Rồi chiếm đóng, cũng đẫm máu như vậy, Gạc Ma và các đảo khác của Việt Nam ở Trường Sa, năm 1988. Năm 2009, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên 80% biển Đông Nam Á tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, khẳng định về chính trị, thiết lập về pháp lý từ Bắc Kinh, về hành chính từ Hải Nam, tăng cường quân sự cả bằng nhân lực và bằng trang bị kỹ thuật cao và siêu cao, gần đây hơn là rao mời thầu 9 lô có tiềm năng dầu lửa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gửi đến Trường Sa các tàu tuần tra vũ trang “ sẵn sàng chiến đấu “ đã bắt đầu truy đuổi một tàu của Việt Nam…
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa: rất đồng bộ và đều chứng tỏ Bắc Kinh không chơi trò bịp, rằng họ đã lao vào vòng cuốn của một tấn công mù quáng mà họ không còn biết đâu là chỗ dừng. Toàn bộ cuộc leo thang đó chỉ có thể dẫn đến đổ máu, tàn phá, đổ nát và đau khổ. Chắc chắn, trước máu và đau khổ của nhân dân, tất cả cái đám lãnh đạo “cộng sản”, “xã hội chủ nghĩa”, “quốc tế vô sản” vĩ đại tỷ phú đôla Mỹ kia đã nhiều lần chứng tỏ chúng không hề đắn đo: đè nát các sinh viên của nhân dân dưới xích xe tăng, xả súng vào những người bảo vệ các đảo của mình đang sắp chìm giữa biển khơi, quay phim và cho phát đi một cách vô liêm sĩ tội ác đó, đầu độc, tra tấn, bỏ tù chung thân hàng trăm nghìn đồng bào của họ … Đấy là chuyện thường ngày của chính quyền của họ, chỉ dựa trên một đạo luật trung cổ duy nhất: giết sạch những kẻ yếu hơn mình và những ai chống cự lại…
Còn đối với một số lãnh đạo Việt Nam, đã đến lúc để họ chọn con đường của họ trước cuộc tấn công đang tăng lên của Trung Quốc vào đất nước và các tài nguyên của nó, chống lại nhân dân và tương lai của dân tôc.
Tình thế đang ngày càng nghiêm trọng chẳng còn chừa chỗ cho những bào chữa, cho chỉ những tuyên bố về nguyên tắc, cho những chần chừ tránh né, cho những cuộc thăm viếng hữu nghị dối trá. Gỡ mặt nạ xuống đi mà chọn lấy chỗ đứng rõ ràng và tỏ rõ mình là ai. Xác định rõ ranh giới không thể vượt qua, với phẩm cách và quả quyết. Ở cấp độ chính trị cũng như trên thực địa.
Nếu những người lãnh đạo không làm điều đó, thì nhân dân sẽ tự mình đảm nhiệm lấy mà làm khi cuộc leo thang của Trung Quốc khiến cho việc đàn áp các hành động kháng cự lành mạnh và hợp pháp của nhân dân trên đường phố, trên báo chí, ở Quốc hội, kể cả trong một bộ phận quân đội cảm thấy bị sỉ nhục, sẽ ngày càng không thể thực hiện được nữa.
Hợp tác với Bắc Kinh hôm nay đã phơi bày rõ diện mạo của một liên minh với ma quỷ trong một sự quy phục không thể chấp nhận. Và những ai còn nán lại trong hợp tác mang tính khổ dâm ấy rất có nguy cơ chẳng bao lâu nữa đâu sẽ phải chia sẻ nổi cô độc đắng cay của những kẻ mà họ bám theo và đã đưa họ đến ngõ cụt.”
 
CHÍNH TRỊ 
 
Đầu tư, nhân quyền: Quan tâm chính của Ngoại trưởng Clinton tại Việt Nam (VOA) -Ngoại trưởng Clinton nói bà đã nêu mối quan ngại về vấn đề nhân quyền, kể cả việc tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, luật sư, blogger   —Ngoại Trưởng Hillary Clinton: ‘Dân chủ và thịnh vượng là hai việc song song’ (Nguoiviet)  —-Những bức hình ‘độc’ về bà Hillary Clinton tại Hà Nội (VTC)
Tổng Bí thư: Mỹ là đối tác quan trọng của Việt Nam (VnM) -Chiều qua (10/7), tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đang ở thăm Việt Nam
Bà Clinton Tới VN Gặp Dũng, Trọng, Cảnh Báo, Cải Tổ Kinh Tế, Đóng Chính trị: Thiển Cận; Mỹ: VN Chưa Làm Đủ Hồ Sơ Nhân Quyền; TQ: Bắt 6 Tàu Của Ngư Dân Quảng Ngãi  -HÀ NỘI (VB) — Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton kêu gọi thắt chặt thêm nữa giữa Hoa Thịnh  Đốn và nước cựu thù Việt Nam, mặc dù bà cũng nói rằng chính quyền Hà Nội chưa làm đủ về nhân quyền.
Tranh cãi Biển Đông, Asean họp khẩn (BBC)  Mấy lời :  Trung cộng thì “không có nơi nào thích hợp” để bàn chuyện Biển Đông. Lối nói càn và làm càn  Bắc kinh lã làm từ lâu rồi, cái khối Asean chỉ là để “trưng bày” cho có thôi,cứ ôn lại xem…một khối hầm bà lằng về thể chế chính trị,….đã là “chơi chung” mà tính cá nhân vấn ưu tiên ,Chính phủ nào không dính dấp đến quyền lợi “cốt lõi” mà đụng chạm đến Đại hán là ngậm miệng ăn tiền….Campot thì cách nay 2 năm ,Hồ qua là xóa nợ ngay 600 triệu Đô,rồi thì cho,viện trợ,vay ưu đãi dài dài…..Thái lan khi nay Phi bị Bắc kinh quậy như thế mà đâu có tiếng nói nào gọi là “cùng phe”…..Cho nên Bắc kinh luôn đòi “song phương” để bẻ gãy đũa từng chiếc- Biết tìm Đồng minh thật sự,biết khơi dậy tinh thần chống Ngoại xâm của Dân tộc….thì trường tồn và phát triển…..,hèn nhát ,mê muội ,tham…..thì sẽ diệt vong.
Lợi cá thể đè lợi chung!   SGTT.VN – Nhà báo Martin Petty của hãng Reuters cho rằng các mối quan hệ đồng minh lâu năm với Mỹ và quan hệ khách hàng với Trung Quốc của một số thành viên sẽ khiến khối ASEAN không thể thống nhất các vấn đề biển Đông.

Philippines cho đấu thầu ba lô dầu khí tại Biển Đông (RFI)  —Đối đầu Mỹ – Trung trên vấn đề Biển Đông (RFI)  —Việt Nam xích lại gần Mỹ, nhưng vẫn ngó Trung Quốc (Nguoiviet)  —Tàu hải giám – Hải quân thứ hai của Trung Quốc? (VTC)

Một hố sâu sâu (Nguyễn xuân Nghĩa – Nguoiviet) -Từ Adam Smith vào năm 1776, người ta đã biết kinh tế cũng là chính trị. Khoa “Kinh tế chính trị học” xuất phát từ đó. Tai họa kinh tế năm tới cũng xuất phát từ chính trị của mấy năm qua.
Người biết suy nghĩ, sẽ từ bỏ đảng Cộng Sản (Ngô nhân Dụng -Nguoiviet) -Trong số những người đi biểu tình chống Trung Cộng vào Chủ Nhật vừa qua, các bản tin và hình ảnh cho thấy rất nhiều người là viên Cộng Sản, một số vị là những nhân vật nổi tiếng.
Quan chức Bình Thuận ‘không biết’ TQ mua đất (BBC) -Quan chức các cấp ở Bình Thuận khi được BBC liên lạc đều từ chối trả lời về cáo giác người Trung Quốc mua đất với lý do “không nắm rõ”.
Tư Bản TQ Đã Lặng Lẽ Mua Cả Trăm Hecta Đất Bình Thuận (Vietbao)  —Mỹ Đòi VN Mở Cửa Đầu Tư Ngành Năng Lượng, Giao Thông (Vietbao)
Cảnh sát gốc Việt đoạt giải thiện xạ súng lục (Nguoiviet)  –-Dân Việt Nam hoang mang vì có tin sắp “đổi vàng” (Nguoiviet)   —-Sẽ chuyển đổi vàng phi SJC sang vàng SJC như đổi tiền (NLĐ)  —Vì nghĩa trang Biên Hòa hải ngoại (Nguoiviet)  —Hồi ức của cố Tướng LQ Lưỡng về binh chủng Dù – 19 tháng 6 (Nguoiviet)  —-Tổng bí thư, chủ tịch nước nói dựa vào dân, thủ tướng CSVN thẳng tay đàn áp dân(Nguoiviet)  —Ðối diện với chủ nghĩa dân tộc lớn(Nguoiviet)
Bảo Tàng Cuộc Chiến VN Mời Gọi Ý Kiến, Đóng Góp, Nằm Gần Disneyland, Bảo Tàng Viện Cuộc Chiến VN sẽ thu hút du khách toàn cầu (Vietbao)
Theo Đoàn Thế Vận, Cán Bộ Du Lịch (Vietbao) -“Chuyện chỉ có ở Việt Nam” là một bản tin trên báo Tuổi Trẻ cho thấy các quan chức CSVN lên kế haọch du lịch ké, bằng cách níu áo các vận động viên Thế Vận Việt Nam.  …Và kỳ này, với danh sách đến Anh tham dự Olympic 2012 cũng thế, khi thể thao VN chỉ có vỏn vẹn 18 VĐV nhưng danh sách đoàn lên đến 56 người!”
Vì sao trai Tây lấy gái Ta??? (Vietinfo)  —-Dân lo điện tăng giá ào ào (VTC)  —TP.HCM: HĐND ‘bác’ đề nghị tăng phí trông giữ xe (VTC News)
Hé lộ trang bị tối tân của nhà ga T2 sân bay Nội Bài (VTC News) – Với tổng số vốn đầu tư là 900 triệu USD, nhà ga T2 sân bay Nội Bài sẽ được trang bị những thiết bị tối tân nhất.
TP.HCM: 63 bệnh viện xử lý nước thải chưa đạt chuẩn (VTC News)  —’Hạn chế ôtô vào nội đô có thể gây khó cơ quan trung ương’ (VnEx)
Nghịch lý lạm phát thấp (VnEx) - Lạm phát hạ nhiệt nhưng kinh tế không tăng trưởng cao hơn, doanh nghiệp càng thiếu động lực sản xuất, trong khi người tiêu dùng vẫn phải mua hàng giá đắt.>>> ‘Lạm phát giảm do sức mua của người dân kiệt quệ’>>> Doanh nghiệp thực phẩm kêu cứu vì thiếu đường
Chợ thành trung tâm thương mại – bài học đắt giá của Hà Nội (VnEx)>>>Những trung tâm thương mại hoang phí
Cuộc phẫu thuật ngoạn mục cho người bị cắt hai quả thận   TTO – Chiều 11-7, GS.TS Bùi Đức Phú, giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết đã thực hiện thành công bước đầu ca ghép thận cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú (37 tuổi, ở Thới Lai, Cần Thơ).   —-Tỉnh nghèo muốn viện phí cao (TT)
Cứu 8 ngư dân gặp nạn trên biển  TTO – Theo trực ban tác chiến Bộ đội biên phòng Bình Định, lúc 21g15 ngày 10-7, một chiếc tàu cá sau hai ngày trôi dạt tự do trên biển đã được tàu của Hải đoàn 129 (hải quân Vùng 4, Bộ Tư lệnh Hải quân) cứu.
Người Việt Nam kém hài lòng với công việc nhất châu Á  -(VnMedia) – Mặc dù có tỷ lệ thất nghiệp vào loại thấp nhất, nhưng người Việt Nam lại kém hài lòng với công việc của mình nhất trong số 22 nền kinh tế châu Á
Hà Nội còn hàng trăm dự án BĐS bỏ hoang (VnM)   —-Nan giải nạn xây nhà trên đất ruộng (VnM)
Ngư dân hoang mang vì tàu cá liên tục bị bắt giữ   SGTT.VN – Trung Quốc bắt liên tiếp sáu tàu của ngư dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đến đêm 9.7, ba tàu cá và 30 ngư dân đã được thả ra, nhưng vẫn còn ba tàu bị Trung Quốc giữ ở đảo Hải Nam.
Hơn 1 tỉ đồng tiếp sức ngư dân Hoàng Sa – Trường Sa  (NLĐO)- Sau 4 ngày phát động, đến sáng ngày 11-7, Quỹ Tấm lòng vàng Người Lao Động đã nhận được gần 900 triệu đồng và 1 tấn lưới (trị giá 200 triệu đồng) của 12 đơn vị, DN ủng hộ ngư dân Hoàng Sa – Trường Sa.
Phòng khám Trung Quốc tung “sách nổ” ra đường (NLĐO) – Sáng 11-7, hàng ngàn quyển sách “Sổ tay y học” có nội dung quảng bá cho Phòng khám Đông y Hiện Đại (phường 13, quận Tân Bình – TPHCM) được phát tràn lan ở các ngã tư khu vực trung tâm TP Thủ Dầu Một – Bình Dương.

KINH TẾ

Gà Ngoại Ép, Gà VN Lỗ Thê Thảm (Vietbao)   —Nguyên Bộ trưởng TM: Nợ xấu tăng là do chính phủ! (Vietinfo) -Một thành viên của Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia nói về các nguyên nhân dẫn tới nợ xấu lớn ở Việt Nam. >>>Chuyện nhỏ và chuyện lớn của nền kinh tế Việt
Atisô Đà Lạt trước nguy cơ xóa sổ (TT)  —Fitch nói gì về triển vọng lợi nhuận của ACB, Sacombank và VietinBank? (VnEc)  —-Chung cư tại Tp.HCM: “70% có giá dưới 20 triệu đồng/m2” (VnEc)  —Cuối năm, dòng tiền đổ vào vàng sẽ bị siết (VnM)
Thị trường ô tô Việt giảm 30% trong 6 tháng (VnM)   —21 tập đoàn Mỹ tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam (SGTT)  —Hà Nội: hơn 1.100 doanh nghiệp giải thể trong 6 tháng(SGTT)  —Giá điện và trách nhiệm chính trị của Chính phủ (SGTT)
Vì sao ngân hàng xé rào lãi suất huy động USD?   SGTT.VN – Một số ngân hàng chấp nhận trả lãi suất đôla Mỹ (USD) gấp đôi quy định để có được nguồn ngoại tệ này. Thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ổn định, ngân hàng muốn tăng huy động đôla Mỹ lúc này để đẩy mạnh tín dụng.
 
 
 THẾ GIỚI

Wikipedia của Nga đóng 1 ngày phản đối luật Internet mới (VOA)  —Đặc sứ Annan: Iran phải dự phần trong giải pháp cho Syria (VOA)  —Phản đối cắt giảm ở Tây Ban Nha (BBC)  —Trung Quốc đưa tàu ngư chính đến vùng đảo tranh chấp với Nhật Bản (RFI)
Nhật phản đối TQ xâm phạm chủ quyền (BBC) -Nhật triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối tàu ngư chính ‘xâm phạm chủ quyền’ của họ tại quần đảo tranh chấp  —Trung Quốc cảm ơn Campuchia  (BBC)  —Tân giám mục Trung Quốc bị cô lập (Nguoiviet)  —TQ: 1 Giám Mục Từ Chức Trong Giáo Hội Quốc Doanh, Bị Bắt (Vietbao)  —Thế giới 24h: Trung Quốc mở cửa loạt hầm tránh bom (VTC)
Mỹ ‘ve vãn’ Lào  (BBC) -Bà Clinton là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm Lào sau gần 60 năm.  —Lần đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ đi thăm Lào (RFI)
Kim có người yêu? (BBC) -Cô gái trẻ cạnh Kim Jong-un là người yêu hay vợ ông?  —Đại sứ Mỹ đầu tiên từ 22 năm qua đến Miến Điện (RFI)
TT Obama và ông Mitt Romney ngang nhau trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc (Nguoiviet)  —Hugo Chavez dứt bệnh ung thư, chuẩn bị tái tranh cử tổng thống (Nguoiviet)  –Taliban công khai hành quyết một phụ nữ gần thủ đô Kabul (NV)
Bắt giam anh trai tổng thống Hàn Quốc  (TT)  —Mỹ phản ứng Triều Tiên sử dụng chuột Mickey (TT)  —Trung Quốc “tím mặt” trước thoả thuận ngầm Mỹ-Nhật (VnM)   —Trung Quốc “nhảy nhổm” vì hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật (NLĐ)  —Mỹ sẽ bảo vệ Nhật vụ Senkaku (NLĐO)
Trung Quốc khép lại vụ ép phá thai 7 tháng (NLĐ)   —-Kênh truyền hình Trung Quốc phát “nhầm” phim khiêu dâm (NLĐ)