Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

HOT - TIN NÓNG - VIKILEAK

CỰU CHỦ TỊCH AGRIBANK CÓ BỊ LỪA

Phạm Nhật Vượng         Nguyễn Thế Bình           Bà Thái Hương

Agribank hiện nay đang bị mất trên 100.000 tỷ. Đây là vụ án mà Thủ Tướng Dũng đang ra sức bưng bít và mọi thông tin các báo lề Đảng bị cấm không được ‘xì’ ra.
 Cựu chủ tịch Agribank – Nguyễn Thế Bình, là đệ tử ruột của ba Dũng và đã thực hiện nhiều thương vụ theo sự chỉ đạo của Thủ Tướng. Đây là một ngân hang nhập nhèm giữa chính sách và kinh doanh, do vậy mà hiện nay nó như một cái ổ tò vò!

 Từ năm 1997, Chính Phủ có chủ trương xoá nợ cho nông dân làm ăn bị thua lỗ do thiên tai, địch hoạ. Lợi dụng chính sách này, Agribank đã làm giả các hồ sơ khống  xoá nợ cho nông dân vay trồng trà, cà phê, lúa,…. Lý do bị thiệt hại do lũ lụt, thiên tai. Đến nay tổng số tiền xoá nợ đã lên tới trên 100.000 tỷ, song thực chất chỉ khoảng 20% số tiền này đến tay người nông dân, 80% là các hồ sơ khống được lập lên để móc với các ‘Đại gia’ than cận để rút tiền chia nhau! BTrong 05 năm qua, bình quân mỗi năm Agribank cho xoá nợ khoảg 20.000 tỷ đồng. Song, thực chtế 80% số tiền xoá nợ này lại cho các ‘đại gia ruột’ của Thủ Tướng và của cả Nguyễn Thế Bình được xoá nợ, có thể điểm vài gương mặt cụ thể như: Bà chủ Thái Hương – Công ty Cổ phần TH- Chủ đề án nuôi bò sữa tại Nghệ An; các công ty của đại gia Phạm Nhật Vượng – Tập đoàn Vincom, Đỗ Anh Dũng – Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Vũ Văn Tiền (Tự Tiền còi) tập đoàn Geleximco. …
Khi có nguy cơ bị đổ bể  do các chi nhánh của Agribank tại Bà Rịa Vũng Tàu và một loạt chi nhánh khác cũng theo gương của Chủ tịch Nguyễn Thế Bình làm hồ sơ khống xoá nợ lên đến 22.000 tỷ bị phát giác và hàng ngàn nhân viên các chi nhánh của Agribank bị bắt thì mâu thuẫn giữa Bình và cựu Tổng giám đốc Agribank Phạm Thanh Tân lên cao trào, Bình ỷ rằng đường dây xoá nợ là do chính ba Dũng chỉ đạo và cũng cho chính đệ tử và người tình của ba Dũng, nên Bình chắc ăn lên gặp Thủ Tướng để tìm cách tống khứ Tổng giám đốc Phạm Thanh Tân đi.
Ngay tại nhà riêng Thủ Tướng ra, Bình rất phấn khởi vì đã được ba Dũng nói như đinh đóng cột ‘Thằng Tân đó quậy thì sẽ cho nó đi’! Bình như mở cờ trong bụng về chuẩn bị ăn mừng… nhưng không ngờ một tuần sau cả Nguyễn Thế Bình và TGĐ Phạm Thanh Tân đều nhận được quyết định điều về Ngân hàng nhà nước ngồi chơi xơi nước! Bình đau hơn hoạn, tưởng rằng mọi điều răm rắp làm theo Thủ Tướng thì sống chết cùng hội cùng thuyền, ai học được chữ ngờ! Nhưng vậy vẫn còn là may đấy, nếu vụ này bị phanh phui ra thì không biết còn phải bóc bao nhiêu cuốn lịch trong nhà đá!
Thực ra, đây là bài học quá đơn giản mà Nguyễn Thế Bình không hiểu: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng bao giờ có  ai là đệ tử mãi mãi, mọi đệ tử chỉ có giá trị sử dụng cho từng giai đoạn, khi ‘kẻ tưởng mình là đệ tử ruột gắn bó bởi lợi ích ăn cướp bắt đầu bị 'bốc mùi' thì ba Dũng tránh xa ngay’!
Có lẽ Nguyễn Thế Bình đã quên không nhớ đến trường hợp thư ký 'ruột'của Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi bị phát hiện 10.000 USD trong cặp bỏ quên tại máy bay, nhưng ‘xếp’ ba Dũng cứ tảng lờ coi như không hay biết gì. Ngày ba Dũng được lên chức Thủ Tướng, cậu thư ký thở phào, ăn mừng tưởng rằng thoát nạn… Nhưng ngay ngày hôm sau, chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã ký quyết định ‘TRẢM’ cậu thư ký ‘cưng’ của mình … 
Vì vậy mà người ta đúc kết rằng: Nếu Ai muốn làm ‘Đệ tử’ của ba Dũng thì phải chấp nhận ba điều:
Một là, phải mang lại lợi ích rất nhiều tiền và cả danh tiếng cho Thủ Tướng;
Hai  là, Phải trung thành tuyệt đối, sai cái gì phải làm cái đó không cần phải suy nghĩ!
Ba là: Phải trung thành tuyệt đối, thậm chí,  nếu có bị chính Thủ Tướng giết chết cũng phải cam chịu, không được hé răng!
Ai SẼ LÀM ĐỆ TỬ CỦA THỦ TƯỚNG DŨNG NHỚ BÁO DANH ĐỂ ĐUA VÀO DANH SÁCH SẴN CHUYỂN CHO DIÊM VƯƠNG TRƯỚC CHỜ NGÀY ĐẾN LƯỢT BỊ 'TRẢM' THÌ CŨNG KHÔNG PHẢI XẾP HÀNG!

Để có thể thoả hiệp giữ cho cô con gái rượu được thoát thân thì sẽ còn nhiều ‘đệ tử ruột’ trở thành con tốt thí trong thời gian tới… Cứ chờ xem sẽ có nhiều màn kịch hay!
Quan vi hành

"XA THIÊN ĐÀNG VÀ GẦN TRUNG QUỐC"!


Qlb - Đấy là câu nói chia sẻ của Cựu Thủ Tướng Malaysia với lãnh đạo Việt Nam trong chuyến viếng thăm cấp nguyên thủ của Việt Nam vào năm 2009. Phát biểu câu này thể hiện ngài Thủ Tướng Malaysia trước đây là người đã hiểu rất rõ câu ngạn ngữ 'Xa Thiên đàng và gần địa ngục'! Vì vậy mà dân Việt ta sẽ còn khốn khổ với đám quỷ dữ từ trong nhà sang hàng xóm!
Trung Quốc đưa đội tàu tuần tra xuống biển Đông

Bảy lưu ý khi lập công ty mua bán nợ xấu ngân hàng

Qlb - Ngay chính chuyên gia tài chính của HSBC cũng đã phải cảnh tỉnh việc công ty mua bán nợ "công ty đó nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào. " - Các nhà đầu tư nước ngoài làm việc tại Việt Nam luôn e dè khi  phát biểu, vậy mà suốt nhiều tuần qua liên tục các chuyên gia nước ngoài đã phải cảnh tỉnh những điều mà Qlb đã chuyển tải đến các bạn. Nếu Công ty mua bán nợ tiếp tục dưới sự điều hành của Ngân hàng nhà nước thì chắc chắn sẽ chỉ trở thành công cụ cua nhóm lợi ích để xoá dấu vết phạm pháp và kết thúc một chu kỳ thâu tóm như bài viết '20 tỷ đô la cho Thâu tóm đợt 1' - và dự đoán của chuyên gia Sumit Dutta trong bài dưới đây:
pictureÔng Sumit Dutta, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam.

Hiện tại vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không chỉ còn là mối quan tâm và vấn đề nóng hổi trong nước mà còn được thảo luận bởi các nhà đầu tư và báo chí nước ngoài. 

Thực tế chúng ta đã thấy các biện pháp vĩ mô đã được đưa ra, cắt giảm lãi suất chính sách, giảm trần lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay... nhưng vốn vẫn không tới được sản xuất kinh doanh.

Theo nghiên cứu của khối Nghiên cứu kinh tế Ngân hàng HSBC, các doanh nghiệp không còn tài sản cầm cố để thế chấp và nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng không thể tiếp tục cho doanh nghiệp vay. Vấn đề cấp thiết đặt ra là bằng một cách nào đó phải giải quyết tình trạng này và khơi thông dòng tín dụng trong hệ thống. Ngày 7/5/2012 trong kỳ họp Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã công bố tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống khoảng 10%.

Tôi đánh giá cao sự dũng cảm khi công bố tỷ lệ nợ xấu và coi đây thể hiện sự quyết tâm giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là phối hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (AMC), góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay.

Với kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu từ các nước trong khu vực và trên thế giới, tôi cho rằng nếu AMC theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước được thành lập thì công ty đó nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào. 
Nếu có sự can thiệp của các nhóm lợi ích, AMC rất dễ rơi vào tình trạng mua nợ xấu ở giá cao hơn rất nhiều giá thị trường nhằm giúp nhóm lợi ích chuyển nợ xấu đi. Bên cạnh đó, cũng cần có những cam kết hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ cho công ty này. Bởi, vốn là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động, đến việc chia sẻ lỗ giữa các bên và sự phát triển của thị trường trái phiếu. 

Thông thường, Chính phủ các nước sẽ cấp vốn trực tiếp từ ngân sách. Nếu AMC phải phát hành trái phiếu trực tiếp, Chính phủ cần đứng ra bảo lãnh trái phiếu này để tăng sức mạnh tài chính của AMC và của ngân hàng nắm giữ trái phiếu này. Các AMC cũng thường được cấp một thẩm quyền đặc biệt để thực thi hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất. 

Ví dụ, một số AMC có quyền tịch thu tài sản của con nợ không chịu hợp tác mà không cần đến phán quyết của toà án.

Ngoài ra, khi thành lập AMC để giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cần lưu ý đến những điểm sau:

Một là thị trường vốn hoạt động hiệu quả: Một thị trường vốn họat động hiệu quả sẽ hỗ trợ việc bán tài sản. Ngoài ra, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua tài sản từ các AMC sẽ đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu đặc biệt khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển.

Hai là thẩm quyền rõ ràng của AMC: AMC cần phải có mục tiêu và quy trình rõ ràng cho hoạt động của mình như loại tài sản sẽ mua, phương pháp xử lý nợ.

Ba là thời hạn hoạt động của AMC: Thời gian hoạt động của AMC không thể quá dài để tránh trường hợp AMC vẫn giữ nợ xấu trong một thời gian dài do sợ phải bán lỗ. Ngoài ra, thị trường sẽ có thể kiểm chứng hiệu quả hoạt động của AMC. Thông thường các AMC có thời gian hoạt động từ 5 – 12 năm.

Bốn là cơ chế quản trị phù hợp: một cơ chế quản trị phù hợp của AMC hết sức quan trọng để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của xã hội và việc giải quyết nợ xấu nhanh chóng. Thông thường AMC sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài chính hoặc cả hai. AMC cần phải có một hệ thống quản trị nội bộ hiệu quả, sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả họat động cần được kiểm toán thường xuyên bởi một công ty kiểm toán độc lập.

Năm là sự minh bạch: AMC cần công bố báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán hàng năm ra thị trường. Các thông tin công bố cần phải rõ ràng và dễ hiểu cho thị trường và đại chúng.

Sáu là giá mua nợ xấu hợp lý: có hai cách được áp dụng trong khu vực: mua nợ xấu theo giá trị sổ sách hoặc theo giá thị trường. Nợ nên được mua bán theo giá thị trường đặc biệt cho các ngân hàng cổ phần vì sẽ không tạo nên tiền lệ xấu cho thị trường và giảm chi phí cho người đóng thuế.

Bảy là giải quyết nợ xấu nhanh: sau khi mua nợ xấu, AMC phải tập trung giải quyết nợ xấu này thông qua nhiều cách khác nhau bao gồm bán nợ xấu ra thị trường càng nhanh càng tốt, tái cơ cấu nợ và con nợ hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
VNEconomy

“Kho báu 4.000 tấn vàng” được gia hạn thăm dò 3 tháng

UBND tỉnh Bình Thuận đồng ý để chủ dự án tăng số lượng lỗ khoan, không hạn chế độ sâu…
Một điểm thăm dò cửa hang kho báu ở núi Tàu. Ảnh: PN

Mới đây, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định đồng ý cho phép chủ đầu tư điều chỉnh phương án thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại núi Tàu, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Theo đó, tỉnh cho phép tăng số lượng mũi khoan thăm dò, không hạn chế về độ sâu…

Cho phép khoan 20 điểm
Trước đó, tỉnh Bình Thuận chỉ cho phép chủ dự án được khoan thăm dò trong năm điểm (mỗi vị trí khoan sâu tối đa 35 m), theo tọa độ đã được xác định. Khu vực khoan thăm dò nằm từ đỉnh núi trở về triền phía đông núi Tàu, kích cỡ mũi khoan là Ø 150.
Theo phương án mới, tỉnh cho phép những người săn kho báu thay đổi kích cỡ mũi khoan từ Ø150 xuống Ø100, tăng số điểm khoan lên 20 mũi và không hạn chế độ sâu. Quyết định này không cho phép mở rộng diện tích thăm dò và đánh mìn trong suốt quá trình thực hiện phương án. Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu ông Hoàng Văn Sáu (người được ông Trần Văn Tiệp ủy quyền điều hành, quyết định toàn bộ những vấn đề liên quan đến phương án thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại núi Tàu) chấm dứt ngay việc thực hiện những nội dung không có trong phương án thăm dò đã được phê duyệt.
Trong lần điều chỉnh phương án này, UBND tỉnh Bình Thuận đã cho phép kéo dài thời gian thăm dò đến ngày 10/10/2012 (trước đó, tỉnh chỉ cho phép khoan thăm dò trong vòng 270 ngày và phải chấm dứt ngay sau ngày 1/7). UBND tỉnh cũng yêu cầu chủ dự án phải khẩn trương thực hiện khoan thăm dò trong phạm vi diện tích 2.400 m2 cho phép để kịp tiến độ và kết thúc việc thăm dò đúng với thời gian gia hạn trên.
Chưa thấy gì ngoài chuyện gãy mũi khoan
Được biết với năm điểm khoan mà tỉnh cho phép, đến nay phía ông Trần Văn Tiệp, người xây dựng và thực hiện phương án thăm dò kho báu núi Tàu đã khoan được bốn điểm nhưng vẫn chưa phát hiện kho báu.
Đây là lần thứ ba kể từ năm 1993 ông Tiệp được tỉnh Bình Thuận cấp phép thăm dò, khai thác kho báu núi Tàu. Hai lần trước, ông Tiệp đã bỏ ra hàng ngàn cây vàng thuê người đào nát núi Tàu nhưng kho báu vẫn vô vọng. Năm 2009, ông tiếp tục xin thăm dò và “công trường” thăm dò và khai thác núi Tàu được tiến hành từ tháng 2/2012 đến nay.
Trước đó, ông đã thuê Công ty Cổ phần Thiết bị Địa Vật lý phân tích số liệu đo địa vật lý. Kết quả cho thấy theo hướng Bắc-Nam có một dãy dị thường hẹp (bề ngang khoảng 10 m, dài khoảng 200 m và sâu 50 m). Thế nhưng mới đây kết quả thăm dò của Công ty Cổ phần Nghiên cứu môi trường - tia đất bảo vệ sức khỏe (Cầu Giấy, Hà Nội) thì “dãy dị thường hẹp” này chỉ rộng chừng 3 m, dài khoảng 36 m và chiều sâu 8-15 m, trong đó có chứa “khoáng sản có ích” và “nguồn gốc của thân quặng do nhân tạo”.
Cùng với việc cho phép thăm dò, tỉnh Bình Thuận cũng thành lập một tổ giám sát gồm nhiều sở, ngành và giám sát hằng tuần, báo cáo UBND tỉnh. Ngày 25/6, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Thuận, tổ trưởng tổ giám sát, cho biết: Chủ dự án vừa đưa một khoan từ Hà Nội vào nhưng mũi khoan liên tục bị gãy vì gặp đá quá cứng. Hiện vẫn chưa phát hiện dấu hiệu nào của kho báu…
Theo ông Trần Văn Tiệp, kho báu núi Tàu có 4.000 tấn vàng cùng một số lượng lớn châu báu trị giá khoảng 100 tỉ USD do tướng Nhật Tomoyuki Yamashita chôn giấu trước khi đầu hàng quân đội Đồng minh trong Thế chiến thứ hai. Đây là số tài sản vơ vét được từ các đền chùa, ngân hàng, viện bảo tàng ở các nước châu Á mà Nhật chiếm đóng đem về núi Tàu giấu (?).
 
TheoPhương Nam
Pháp luật TP.HCM
 

“CON GÁI HƯỞNG PHÚC CHA”

QLB XIN GỞI ĐẾN BÀI CỦA ĐỘC GIẢ EMAIL CHO CHÚNG TÔI:
Ở Việt Nam không giống như bất cứ Quốc gia nào, vì tất cả các ‘Quan’ đều tự XƯNG LÀ đầy tớ của nhân dân,  vì nhân dân mà ra… Do vậy toàn bộ giới chóp bu Hà Nội từ bao nhiêu đời nay đều chỉ đi xe công vụ bình thường…. Nhưng riêng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì hiện nay đang tự buộc ngân sách trang bị riêng cho mình một xe bọc thép chống đạn!!!!
Thật hết sức nực cười! Ông Thủ Tướng ‘nếu vì dân, do dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu’ như khẩu hiệu của Đảng CSVN thì tại sao ông lại sợ dân giết ông thế? Mạng lưới công an, mật vụ quanh ông đông như kiến, lại thêm bàn tay thép nhuốm máu của Tướng Nguyễn Văn Hưởng chỉ chuyên đi ám sát người khác bảo vệ ông, làm cố vấn cho ông, vậy tại sao ông lại phải sợ hung dzậy cà? Ông làm điều chi không phải với bà con tụi tui để bây giờ phải đề phòng hung dzậy?

 Nếu ông sợ hãi nguy cơ bị bà con dân đen tụi tui ám sát thì rõ rang ông đâu còn phải là vì dân và do dân nữa??? Vậy thì có con đường giành cho ông là HÃY VỀ ĐUỔI GÀ, CHĂM CHÁU NỘI, CHÁU NGOẠI VUI THÚ ĐIỀN VIÊN ĐỂ ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC THANH BÌNH! ÔNG CÙNG ĐÁM ĐỆ TỬ NHAM NHÚA NHƯ NGUYỄN VĂN HƯỞNG, NGUYỄN VĂN BÌNH VÀ CON CÁI ÔNG ĐÃ PHÁ NÁT ĐẤT NƯỚC NÀY ĐẾN NAY KHÔNG AI CÒN CHỊU NỔI ĐƯỢC NỮA. CHÌNH BẢN THÂN ÔNG CŨNG ĐÃ BIẾT NHÂN DÂN CĂM THÙ ÔNG NHƯ VẬY, TẠI SAO KHÔNG DỪNG TAY??????
Ông bà ta có câu ‘có phúc mặc sức mà ăn…’, nếu ông tạo phúc cho muôn dân thì làm cái chi phải lo vơ vét dữ dzậy? Con cái ông đã quá nhiều tiền lạc rồi, đô la chất như núi rồi thì không lo sinh con đẻ cái cho tròn phận sự làm vợ, làm mẹ… Hay ông muốn con ông làm cây khô không trái? Người ta có câu ‘con gái hưởng phúc cha’! Ác quá làm sao đời con ông có hậu vận tốt được? Ông có làm Thủ Tướng mãi để bảo kê cho con đi ăn cướp suốt đời được không?
Ông hãy nghe người dân, nghe các doanh nghiệp oán thán ông thế nào... Ông đã đến lúc suy tàn rồi, giãy giụa , cướp bóc như kẻ giãy chết cũng sẽ chẳng thay đổi được tình thế. Ông cứ xem kết quả bỏ phiếu bầu Trưởng Ban chống tham nhũng thì thấy rõ. Ở BCT thì ông được 4/14 phiếu kể cả của ông và tại Trung Ương thì vẻn vẹn 14/180 Uỷ viên trung ương Đảng mặc dù trước đó ông đã cho tay chân đi vận động mà kết quả như vậy thì hãy giữ lại một chút lòng tự trọng, đừng để nhân dân phải đánh đuổi ông về như một con chó dại và rồi con cái ông cũng sẽ chẳng bao giờ hạ cánh an toàn được nổi….
Dân đen

 

Học giả Trung Quốc bác bỏ 'đường lưỡi bò'

Qlb - Ngay học giả Trung Quốc - Những người có tri thức đều không thể dối trá theo luận điệu của Trung Nam Hải được. Mời các bạn xem:
TP - "Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật..."- học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa nói.
Ngày 14-6, hội thảo “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện NCKT Thiên Tắc.
Chủ trì hội thảo là ông Dương Tuấn Phong, giảng viên ĐH Công an TQ. Hai vị khách mời đăng đàn chính là Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc và Thời Đoàn Hoằng, Giáo sư ĐH Nhân dân, Tham sự Quốc vụ viện (cố vấn của Chính phủ - người dịch).

Tham dự còn có nhiều giáo sư, học giả nổi tiếng ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí nghiên cứu. Tại hội thảo đã xảy ra tranh luận gay gắt giữa các quan điểm được báo chí Trung Quốc gọi là “phái bồ câu” và “phái diều hâu”.
Ngày 21 - 6, trên các trang báo điện tử, các diễn đàn mạng, các blog Hoa ngữ đã đăng tải các ý kiến phát biểu tại hội thảo.
Đáng chú ý là ý kiến của ông Lý Lệnh Hoa (sinh năm 1946, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo chí Trung Quốc), một trong những người được coi là có quan điểm “bồ câu”. TPCN xin trích dịch. 
Tàu Hải giám Trung Quốc
Tàu Hải giám Trung Quốc.
“Tôi đã nghiên cứu biển hơn 20 năm tại Trung tâm thông tin Hải dương. Hôm nay rất vui mừng được thảo luận với mọi người về vấn đề Nam Hải (cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông - người dịch). 
Tôi có đem tới đây một số kết quả nghiên cứu mới nhất của giới học thuật về vấn đề phân định Nam Hải, như “Các sự kiện luật quốc tế Trung Quốc”, “Văn tập nghiên cứu quốc sách hải dương”, “Tranh chấp Nam Hải”, “Vấn đề hải dương”… Khi nói về vấn đề Nam Hải, tôi rất chú ý đến quan điểm của những người này.
Tôi có cảm giác, từ hơn 1 năm qua, đặc biệt từ tháng 4 năm nay sau khi xảy ra xung đột giữa ta với Philippinnes, vấn đề Nam Hải rất nóng.
(…) Hiện nay, nhiều học giả trong nước khẳng định về “Đường 9 đoạn” (tức Đường biên giới biển theo yêu sách của Trung Quốc được thể hiện bằng 9 đoạn, còn gọi là Đường Lưỡi bò, hay Đường hình chữ U - Người dịch); nhưng trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo.
Ông Lý Lệnh Hoa, người chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo
            “Công ước Biển Liên Hợp Quốc”
            và các quy tắc quốc tế
Ông Lý Lệnh Hoa, người chủ trương cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông theo “Công ước Biển Liên Hợp Quốc” và các quy tắc quốc tế.
Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật.
Tháng trước, khi thuyết giảng cho các nghiên cứu sinh về Nghiên cứu hải dương và biển giới Trung Quốc tại Đại học Vũ Hán, tôi cũng đã nói: căn cứ pháp luật thực sự phải là “Công ước Biển Liên hợp quốc” năm 1982.
Huống hồ, nước ta là quốc gia đã ký và phê chuẩn “Công ước”. Đường 9 đoạn chiếm tới hơn 80% diện tích vùng nước Nam Hải.
Đường ranh giới của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam - Người dịch) được tạo nên bởi 28 điểm cơ bản, được các chuyên gia Cục Hải dương vẽ nên trước năm 1995.
Nó bao gồm nhiều mỏm đá, với diện tích biển rộng tới trên 12.000 dặm vuông. Sau khi công bố đã bị các chính phủ Việt Nam và Philippinnes phản đối và phê phán. Việc xác định 28 điểm cơ bản này vốn đã có rất nhiều chỗ không chuẩn xác, cũng không đạt cả về chỉ tiêu kỹ thuật.
Bản đồ hình lưỡi bò phi lý do Trung Quốc đặt ra
Bản đồ hình lưỡi bò phi lý do Trung Quốc đặt ra.
Hiện nay lại vẫn muốn làm kiểu hoạch định mơ hồ như thế ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam - Người dịch). Tài nguyên Nam Hải rất phong phú, nước ta có tranh chấp với 5 quốc gia như Việt Nam, Philippinnes…
Chúng ta cần chủ trương giải quyết tranh chấp bằng phương pháp đàm phán hoà bình theo tinh thần của Công ước, không được sử dụng vũ lực giải quyết.
Căn cứ xu thế phát triển của Luật biển quốc tế hiện nay và kinh nghiệm thực tiễn của quốc gia, các nước ven bờ Nam Hải trước hết cần hoạch định Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và biên giới Thềm lục địa…
Tương lai cần căn cứ Điều 74 và 83 về Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và Thềm lục địa để hoạch định lại biên giới biển của Nam Hải.
Philippinnes được bao nhiêu, Brunei được bao nhiêu, Việt Nam được bao nhiêu, Indonesia được bao nhiêu… chắc chắn không thể căn cứ hoàn toàn theo chủ trương hoạch định của từng quốc gia như hiện nay.
Các nước trong cuộc phải thống nhất về lý luận và phương pháp hoạch định, lấy cơ sở là các nguyên tắc thông dụng về hình dạng và độ dài bờ biển để tính ra tỷ lệ, thông qua đàm phán hoà bình, hữu nghị song phương hoặc đa phương để giải quyết vấn đề biên giới Nam Hải.
Thịnh Hồng (Viện trưởng Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư ĐH Sơn Đông): Đường màu xanh là hoạch định 200 hải lý của các nước phải không?
- Đúng vậy! Đường màu xanh trên bản đồ là phân định Vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển. Đảo Hoàng Nham nằm ở đây. Theo Khoản 3, Điều 121 của “Công ước Biển Liên hợp quốc”, Trung Quốc chúng ta chỉ có vùng biển lãnh hải 12 hải lý.
Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippinnes ở đây, cho nên dù tàu cá hay tàu chiến của chúng ta khi đến Hoàng Nham đều đi vào Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của người ta.
“Công ước Biển Liên hợp quốc” đã là công ước thì bất cứ quốc gia nào cũng phải bị chế tài. Tất cả đều phải xử lý theo công ước.
Thịnh Hồng: Căn cứ của Đường 9 đoạn mà chúng ta vạch ra là gì?
- Chả có căn cứ gì! Đó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 mà thôi!
Thịnh Hồng: Không được các nước khác thừa nhận ư?
- Cũng có, nhưng đó chỉ là chuyện trong lịch sử. Hiện nay, đặc biệt là những năm gần đây, các nước xung quanh Nam Hải đều không để ý đến nữa.
Thời đại đang tiến lên, khi hoạch định ranh giới biển chúng ta cần phải làm theo tinh thần “Công ước Biển Liên hợp quốc” và quy tắc quốc tế, chứ không thể nói là căn cứ theo những cái gọi là nhân tố lịch sử, nước giàu hay nghèo, người đông hay ít, địa chất địa mạo đáy biển. Những thứ đó đều không phải là căn cứ để phân định biên giới.
Theo tôi, căn cứ vào Luật Biển mà làm thì nhân dân các nước ven bờ Nam Hải, nhân dân Trung Quốc đều có vùng biển 200 hải lý rộng rãi, có đủ không gian để phát triển nghề cá, khai thác tài nguyên đáy biển.
Trong tương lai, các nước láng giềng kinh tế phát triển thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Nhìn vấn đề từ góc độ toàn nhân loại, chúng ta cần có quan điểm toàn cục, cần tiến cùng thời đại.
Bãi đá Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines. Khi triều lên chỉ có một mỏm đá màu vàng nhô lên
Bãi đá Scarborough tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines. Khi triều lên chỉ có một mỏm đá màu vàng nhô lên.
(…) Cách nói “Quần đảo Nam Sa và vùng biển phụ cận” của chính phủ ta thật quá mơ hồ. Phụ cận bao nhiêu hải lý đều không thể nói rõ được. Đó không phải là thứ ngôn ngữ pháp luật. Chúng ta cần phải tôn trọng các điều văn của “Công ước Biển Liên hợp quốc”.
Chỉ có các cách nói về 12, 24, 200 và 350 hải lý. Do các đảo Nam Sa diện tích nhỏ hẹp, cách xa Đại lục, không đủ điều kiện cho con người sinh sống, nên nước ta không thể xác định các điểm cơ sở lãnh hải ở đó.
Vì vậy, ta không thể có được Vùng nước đặc quyền kinh tế rộng lớn ở phía Nam của Nam Hải…
Chính phủ ta xưa nay chưa hề chính thức tuyên bố về Đường 9 đoạn. Nhưng nhiều sách giáo khoa và báo chí lại coi Đường 9 đoạn là biên giới biển chính thức của Trung Quốc, nên dẫn đến việc dân chúng coi Nam Hải thành vùng biển của Trung Quốc.
Lại có một số cơ quan truyền thông không làm rõ ngọn ngành về vấn đề này, động một tý là kêu phải đưa tàu chiến đi đánh. Tôi cho rằng cần phải sớm xác định rõ địa vị pháp luật của Đường 9 đoạn. Không làm rõ ràng thì tương lai rất dễ xảy chuyện (…)
Trương Thử Quang (Chủ tịch Hội đồng Học thuật Viện NCKT Thiên Tắc, Giáo sư Viện KHXH Trung Quốc): Ông nói Đường 9 đoạn là do nước ta vạch ra năm 1947. Vậy dựa vào đâu để vạch ra cái đó?
- Đường 9 đoạn không hề có chỗ dựa (căn cứ) về pháp luật! Trong nước có các nhà luật học, cả các đồng nghiệp ở Đài Loan cũng có chung nhận thức như thế. Hồi đó, các nước ven bờ có nước còn chưa độc lập, nó chỉ do Trung Quốc đơn phương tuyên bố mà thôi.
Tôi xin tổng kết một chút: tôi cho rằng vấn đề chủ yếu nhất trong nội hàm của “Công ước biển LHQ” là phân định và bố cục lại vùng biển, để mỗi quốc gia ven biển đều có thể có 200 hải lý (hoặc vùng biển tương đối rộng rãi), Thềm lục địa và Vùng biển kinh tế, thuận tiện cho các nước khai thác, sử dụng và quản lý biển, để toàn nhân loại đều hướng tới con đường cùng nhau giàu có.
Đó cần phải là căn cứ cơ bản để chúng ta và các nước xung quanh giải quyết tranh chấp Nam Hải. Nước ta là quốc gia đã ký “Công ước Biển Liên hợp quốc”, thì chúng ta cần phải xử lý mọi việc theo tinh thần “Công ước”, tỏ cho thiên hạ thấy sự thành tín của mình”.
Thu Thủy trích dịch
TPO

Thông qua Luật Biển: Việt Nam chuyển thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế

TP - Ngày 25-6, trang tin điện tử của Bộ Ngoại giao đăng bài trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với phóng viên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Nguồn: mofa.gov.vn
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Nguồn: mofa.gov.vn.
Báo Tiền phong trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn này.
Thưa Bộ trưởng, Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua. Xin ông nói rõ về mục đích và ý nghĩa của văn bản luật này?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Là quốc gia ven biển, Việt Nam đã tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 từ năm 1994. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản luật về biển mà chỉ mới có các quy định trong một số văn bản pháp quy liên quan.
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta.
Với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn, kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ta.
Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bộ trưởng có thể cho biết khái quát về quá trình xây dựng và những nội dung chính trong Luật Biển Việt Nam?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam được bắt đầu từ năm 1998 và đã trải qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội các khóa X, XI, XII.
Luật Biển Việt Nam là một luật có nội dung rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng.
Luật được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, Nghị quyết của Quốc hội về phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các Tuyên bố của Chính phủ năm 1977 và 1982, tổng kết thực tiễn quản lý biển của nước ta, trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các Hiệp định về biển đã ký.
Trong quá trình xây dựng Luật Biển Việt Nam, ta cũng đã tham khảo thực tiễn của các nước và cũng cân nhắc lợi ích của ta, lợi ích của các bên liên quan ở Biển Đông và lợi ích chung của khu vực.
Luật có 7 chương đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: các nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển.
Theo quy định hiện hành, có nhiều bộ, ngành có chức năng quản lý biển. Vậy Luật Biển Việt Nam có quy định về chức năng nhiệm vụ quản lý biển của các bộ, ngành?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Quản lý nhà nước về biển là một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến chức năng nhiệm vụ của nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước.
Hiện nay, phạm vi thẩm quyền cũng như cơ chế phối hợp của các bộ, ngành, các lực lượng tham gia quản lý biển được quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy liên quan và được đặt dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ.
Luật Biển Việt Nam là một luật khung quy định các nguyên tắc lớn đối với các vấn đề liên quan đến biển nên không nêu cụ thể, chi tiết chức năng của từng bộ, ngành tham gia quản lý biển.
Luật khẳng định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước. Các bộ, ngành và địa phương thực hiện quản lý biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển, đảo được thể hiện thế nào trong Luật Biển Việt Nam?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Phù hợp với các quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định rất rõ các vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Việt Nam thực hiện chủ quyền đối với các vùng nội thủy và lãnh hải; thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đã được nêu tại một số quy định trong các văn bản luật đã có trước đây, như Luật Biên giới quốc gia năm 2003, tiếp tục được thể hiện rõ trong Luật Biển Việt Nam.
Luật quy định rõ là mọi tổ chức, cá nhân phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi hoạt động trong các vùng biển của ta.
Mọi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến biển, đảo của Việt Nam đều bị xử lý theo pháp luật liên quan.
Nước ta còn có một số bất đồng, tranh chấp về biển, đảo với một số nước láng giềng. Trong Luật Biển Việt Nam, vấn đề này được đề cập như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Luật Biển Việt Nam quy định rõ Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này. Trên thực tế, đến nay chúng ta đã giải quyết được một số tranh chấp với các nước láng giềng.
Ví dụ năm 1997, ta cùng Thái Lan phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; năm 2000, cùng Trung Quốc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ; năm 2003, cùng Indonesia phân định thềm lục địa…
Tôi cho rằng với việc Quốc hội nước ta thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã chuyển một thông điệp quan trọng đến cộng đồng quốc tế.
Đó là: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013.
Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
Chương 6 quy định về xử lý vi phạm, bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.

Từ 24 đến 25-6, Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) diễn ra tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh đồng chủ trì Hội nghị.
Các bên tái khẳng định cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ DOC và cùng nhau hướng tới xây dựng thành công bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Nhân dịp này, ASEAN đề nghị cần sớm tiến hành trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng COC.
(Đ.P)





Lượm tin ngày 27/6/2012

  • Người dùng Facebook nổi giận (TTXVA) – Facebook đang hứng chịu cơn giận dữ của người dùng sau khi công ty thay địa chỉ email của họ trong phần liên hệ bằng địa chỉ email với đuôi @facebook.com.    Facebook nói họ làm như vậy để các…
  • Khi Bộ trưởng bị nhà báo lừa (Cánh Cò) – “..Nhà báo thời nay họ khôn lắm, đăng nguyên bài không sai một chữ nhằm cho độc giả thấy rõ hơn bản chất của một tay lưu manh chữ nghĩa cho tới ngày về vườn vẫn không từ bỏ thói bốc phét của đám hạ lưu…”
  • Không hy vọng thì chết mất! (Hồ Trung Tú) – Toàn bộ bài phỏng vấn trọng tâm rơi vào ý này: “Nay Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính của Ðảng được tái lập, cũng là cơ quan thường trực về phòng chống tham nhũng.
  • Lại kiến nghị “giải cứu” bất động sản (Thanh nien) – Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) vừa gửi hàng loạt kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành một số giải pháp cấp bách để hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người tiêu dùng trong tình hình khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay.
  • Vốn ngoại sụt giảm (VnExpress) – “Tổng mức giải ngân FDI 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,4 tỷ USD, so với gần 6,4 tỷ USD mà các doanh nghiệp đăng ký. Tuy vậy, số liệu cũng cho thấy dòng vốn thực đổ vào nền kinh tế đã liên tục giảm trong 4 tháng gần đây”.
  • Đau xót lý con Khỉ  (Nguyễn Văn Thiện) - “Coi như dân bầy tui quên chuyện cướp đất ở Văn Giang rồi, quên chuyện bắn nhau ở Tiên Lãng rồi, quên luôn chuyện Vi Na mấy nghìn tỉ rồi, quên cả chuyện bán than bán bôxít bán rừng bán đất rồi, quên sạch sành sanh, rứa có được không?“
  • TRỤC CHÂU Á MỚI (Hồ Hải) – Bài viết của ông Yoon Young-kwan, là cựu bộ trưởng ngoại giao Nam Triều Tiên năm 2003-2004, hiện đang là Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Quốc gia Seoul.
  • Tâm sự trước ngày 1/7 (Phương Bích) – Ngẫm mà buồn cho sự đời. Nếu sợ dân chúng tự phát, sao nhà nước không tổ chức cho các cháu thiếu nhi, các cháu sinh viên, hay các cán bộ công nhân viên đi diễu hành ủng hộ Quốc hội nhỉ?
  • Sẽ báo cáo Thủ tướng nếu Đà Nẵng hạn chế nhập cư (SGTT) – “Trước thông tin về việc bí thư Thành uỷ, chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh mới đây, trong cuộc tiếp xúc cử tri tuyên bố Đà Nẵng sẽ tiếp tục triển khai việc hạn chế nhập cư theo nghị quyết 23, vì “Uỷ ban thường vụ Quốc hội không bác nghị quyết này”, ông Sơn cho rằng: Đó chỉ là ý kiến phát biểu mang tính cá nhân.”
  • Bon chen chuyện vô đảng (Người Ba Đồn) – Việc bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của các cấp uỷ Đảng. Việc đi học là một việc đồng chí đó, Cấp uỷ đó quan tâm hay không lại là việc khác.
  •  Vì sao trừng phạt tham nhũng lại phải đau đớn? (Nguyễn Thế Thịnh) –Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói: “Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai tươi sáng của đất nước này”
  • Hà Nội phản đối việc Trung Quốc gọi thầu tại thềm lục địa Việt Nam (RFI) – Hôm nay 26/06/2012 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng khẳng định việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là “phi pháp, vô giá trị, và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam”. Phía Việt Nam “cực lực phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay việc gọi thầu sai trái trên”.
  • Nhà văn Liêu Y Vũ: Trung Quốc lưu đày, quốc tế trọng dụng (RFI) – Liêu Y Vũ là một “kẻ hoạt động bất hợp pháp”, là một “tên dựng chuyện” để được nổi tiếng. Trên đây là phản ứng của bộ Ngoại giao Trung Quốc sau khi Liên đoàn các nhà sách Đức thông báo trao tặng cho nhà văn ly khai này giải thưởng Hòa bình.
  • Người dùng Facebook nổi giận (BBC) – Facebook chịu cơn giận dữ của người dùng sau khi công ty thay địa chỉ email của họ bằng địa chỉ email với đuôi @facebook.com.
  • VN-Cam Bốt Kỷ Niệm 45 Năm (VietBao)Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam và người đồng nhiệm phía Campuchia là Thủ Tướng Hun Sen ngày 24/6 khánh thành cột mốc biên giới số 314 kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước láng giềng.
  • Bà Aung San Suu Kyi bị anh trai kiện đòi nhà (Nguoi viet) – Lãnh tụ đối lập Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, sẽ đưa đơn kháng án một phán quyết của tòa theo đó cho phép người anh có quốc tịch Mỹ của bà được quyền làm chủ nửa căn nhà hai tầng bên bờ hồ mà bà đã ở từ gần 25 năm nay.
  • Tiếng Việt (dtk) – Hy vọng rằng những cách viết không đúng ngữ pháp tiếng Việt như câu: “Ông Kofi Annan sốc vì vụ thảm sát Houla (Syria)”, sẽ bị đào thải trong tương lai.

 

Cuộc Hành trình của Hồ Cẩm Đào lên đỉnh cao quyền lực quân sự: Phần I


Nhà Lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại phiên họp bế mạc Đại hội toàn quốc nhân dân ngày 14 tháng Ba. (Lintao Zhang / Getty Images)
Tác giả: Michelle Yu – Epoch Times Staff
Thứ ba, 26 Tháng 6 2012 23:13
-
Trong một bức thư gữi cho chế độ Trung ương Trung Quốc vào đầu tháng 5, các Chủ nhân ông hàng đầu Quân đội của Trung Quốc đã cùng chung kiến nghị kêu gọi vị lãnh đạo hàng đầu của Đảng Hồ Cẩm Đào giữ lại vai trò Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của ông sau khi ông rời khỏi các chức vụ lãnh đạo Đảng và nhà nước, theo số báo tháng 6, tạp chí Cheng Ming Magazine, Hong Kong.
Nếu được chấp thuận, Hồ Cẩm Đào sẽ là ví dụ về trường hợp của những người tiền nhiệm Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, cả hai giữ lại chức vụ quân đội hai năm, sau khi hết nhiệm kỳ Chủ tịch10 năm.
Khởi đầu Chậm chạp
Nhưng Hồ đã chiến đấu khó khăn nhiều hơn những vị tiền nhiệm của mình trong nổ lực dành sự hỗ trợ của quân đội, và ông đạt được thành công chỉ trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ 10 năm.
Năm 2002, tại Hội nghị Quốc gia làn thứ 16 của Đảng Cộng Sản (ĐCSTQ) lúc mà Hu đã phải được chính thức bàn giao toàn bộ quyền lực điều hành đất nước, vị đồng minh quân sự của Giang Trạch Dân, Zhang Wannian, và 22 tướng khác đã gây ngạc nhiên cho Hội nghị với 1 động thái đặc biệt dành cho Giang được giữ lại vai trò lảnh đạo quân sự.
Vào thời điểm đó, Hu có ít ảnh hưởng để chống lại các ông chủ quân sự. Vì vậy, lúc Zhang Wannian la lớn với Hu trong Hội nghị và yêu cầu hồi phản, Hu nói bằng một giọng thấp dịu, “Khi tất cả mọi người đồng ý với động thái đặc biệt này, tôi cũng không có phản đối.”
Trong hai năm tiếp theo, Hồ, vị lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, phải sống trong bóng tối của Giang và phe nhóm của Jiang.
Cư dân mạng thường gọi đùa ông là thái tử của hoàng đế “le fils de l’empereur”(*). Tên của ông đã luôn luôn được đề cập đến sau Giang Trạch Dân trong các bản tin tức chính thức, và ông luôn luôn đi sau Giang Trạch Dân tại tất cả những dịp công cọng—trong thế giới nghiêm ngặt của tuyên truyền cộng sản Trung Quốc, cả hai đều là biểu hiện công chúng về tình trạng thấp kém của Hồ.
Không có hòa bình
Tư thế phục tùng của Hồ Cẩm Đào đã không mua được (không đem lại) yên tĩnh cho mình. Giang đã chuẩn bị một người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào ngay khi Hồ Cẩm Đào lên lãnh đạo nhà nước, cũng giống như Đặng Tiểu Bình đã sắp xếp cho Hồ Cẩm Đào là người kế nhiệm Giang Trạch Dân. Cựu Thị trưởng Thượng Hải và thành viên Bộ Chính trị Chen Liangyu, một thành viên chủ chốt trong phe Thượng Hải của Giang Trạch Dân, là người thừa kế mà Giang lựa chọn.
Chen hầu như không che giấu tham vọng của mình, ông thường công khai mâu thuẫn với Hồ Cẩm Đào. Nhiều lần, Chen bày tỏ sự thách thức Hồ Cẩm Đào và gọi Hu là một học giả yếu đuối không thể gánh vác trách nhiệm của mình. Chen cũng đã phản đối chính sách kinh tế của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo và công khai tuyên bố rằng họ không phù hợp với Thượng Hải.
Tin đồn, hoặc rò rỉ, thậm chí nói là Giang lên kế hoạch ám sát Hồ một năm trước Hội nghị Quốc gia thứ 17 của ĐCSTQ, có thể là một sự háo hức muốn có người của mình nắm trọn hết toàn quốc.
Theo Tạp chí Trend Magazine có trụ sở tại Hồng Kông, Hồ Cẩm Đào đã có chuyến đi viếng thăm không được công bố đến một căn cứ hải quân tại Thanh Đảo (Qingdao) trên bờ biển phía đông của Trung Quốc. Khi thanh tra các đội tàu từ một chiếc khu trục hạm tên lửa dẫn đường trên biển Hoàng Hải, hai tàu nhỏ bất ngờ bắn vào khu trục hạm, giết chết năm binh sĩ. Hố thoát nạn không hề hấn gì và vội vàng bay tới phía đông nam tỉnh Vân Nam, nơi ông ở lại một tuần trước khi trở về Bắc Kinh, Trend Magazine cho biết.
Sau đó không lâu Hồ trả đũa. Chỉ sau bốn tháng sau đó, Chen đã bị bắt giữ về tội tham nhũng và sau đó bị kết án 18 năm tù.
Trong tháng Tám, hai tháng sau khi vụ ám sát không thành công, Chỉ huy trưởng lực lượng hải quân hồi đó, Zhang Dingfa, được xuất viện. Khi Zhang đã chết trong tháng 12 năm đó, ngoại trừ một thông báo rất ngắn gọn trên một tờ báo hải quân, không có truyền thông chính thức báo cáo về cái chết của Zhang.
Các nhà phân tích chính trị Trung Quốc nhìn thấy nỗ lực ám sát rõ ràng là một đỉnh điểm của Hồ, sau đó ông đã quyết định hành động tăng cường kiểm soát của ông trong quân đội.
Ông bắt đầu từ chính lãnh địa của mình, Bắc Kinh. Trong tháng 12 năm 2006, Hồ Cẩm Đào thay thế cả Chỉ huy và các Ủy viên chính trị (đứng đầu chi nhánh Đảng) của Lực lượng bố trí Lữ Đoàn Bắc Kinh với các sĩ quan thăng cấp trực tiếp từ các đơn vị quân đội địa phương. Năm sau, ông Hồ ủy nhiệm Fang Fenghui đáng tin cậy của mình như là người đứng đầu Bộ Chỉ huy quân sự của Bắc Kinh mà các đơn vị đồn trú báo cáo cho mình.
Sau đó vào năm 2007, Hồ Cẩm Đào đã lợi dụng Hội nghị Quốc gia lần thứ 17 như là một cơ hội để loại đồng minh của Giang Trạch Dân, You Xigui, người đứng đầu của Cục An ninh Trung ương chịu trách nhiệm cho sự an toàn của lãnh đạo cấp cao. Bạn của người kế nhiệm ông You là Cao Qing tương đối trung lập.
Trong cùng năm đó, người cánh tay phải của Hồ Cẩm Đào, Ling Jihua, trở thành giám đốc của Văn phòng Tổng quát của ĐCSTQ và do đó có thẩm quyền sai phái Cục An ninh Trung ương, có trách nhiệm bảo vệ các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng.
Từ đó, ông Hồ đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát của lực lượng quân sự của Bắc Kinh, đó là điểm khởi đầu của sự trả thù của mình. Nó không chỉ là dấu hiệu báo hiệu địa vị vững chắc của mình, nhưng nó cũng giúp đỡ trong cuộc đấu tranh quyền lực chống lại những đảng viên đối lập.
Tại phiên họp toàn thể thứ tư của Hội nghị Quốc gia ĐCSTQ lần thứ 17 trong năm 2009, Fang Fenghui công khai phản đối kế hoạch nhân sự phác thảo bởi phe Giang. Vì choáng ngợp bởi cách kiểm soát quân sự của Fang, hội nghị đã phải thỏa hiệp và không thực hiện bất kỳ quyết định nhân sự.
Tiếp theo năm sau, Fang được thăng lên cấp Tướng, và Hồ Cẩm Đào đã trao Chứng chỉ thăng thượng cho Fang và 10 tướng lãnh khác mà ông (Hu) đã phê duyệt.
Chú thích:
-Bản tiếng Anh: *http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/hu-jintao-journey-to-paramount-military-power-part-i-256650.html
Theo Đại Kỷ Nguyên

Chủ nghĩa bành trướng không còn phù hợp với thời đại


AFP. Tàu ngầm hiện đại Trung Quốc thường xuyên xuất hiện ở biển đông với ý đồ biểu dương lực lượng.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-06-26
Sau khi Luật Biển của Việt Nam được Quốc Hội thông qua, ngay lập tức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ bằng nhiều cách trong đó có việc triệu hồi đại sứ Việt Nam tại Bắc kinh đến phản đối, đồng thời nâng cấp quy chế hành chính của 3 quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa ở Biển Đông từ cấp huyện lên cấp quận.

Mặc Lâm phỏng vấn đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự của đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh để biết thêm quan điểm của ông về vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa ông, Luật Biển Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu và gặp nhiều trở ngại cuối cùng cũng được thông qua vào ngày 21 tháng Sáu vừa qua. Là người từng làm việc trong vai trò tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh ông có nhận xét gì về bộ luật được xem là quan trọng này.
Đại tá Quách Hải Lượng: Tôi nghĩ Luật Biển ra đời vào lúc này là đúng chứ chẳng phải là sớm mà thật ra có khi đáng lẽ phải ra sớm hơn nữa, bởi vì một đất nước thì mình phải có luật của mình, phù hợp với luật của quốc tế. Muốn bảo vệ biển thì phải theo luật của quốc tế bằng luật của mình. Tôi cho rằng Quốc hội Việt Nam thông qua luật này là đúng lúc, hợp thời cơ.
Một đất nước thì mình phải có luật của mình, phù hợp với luật của quốc tế. Muốn bảo vệ biển thì phải theo luật của quốc tế bằng luật của mình.
Đại tá Quách Hải Lượng
Mặc Lâm: Thưa ông dư luận quốc tế đã phản ứng tốt với Luật Biển Việt Nam và cho là lời lẽ ôn hòa hợp lý, đặc biệt các điều khoản trong chương 3rất rõ ràng và phù hợp với công ước về luật Biển quốc tế đối với các hoạt động hàng hải của ngoại quốc. Tuy nhiên Trung Quốc đã nhanh chóng phản đối Luật Biển của Việt Nam, từ Quốc hội cho tới chính phủ của họ. Ông nghĩ gì về những lợi phản đối này?
Đại tá Quách Hải Lượng: Tôi nghĩ rằng cái gốc của Trung Quốc là theo đuổi chủ nghĩa bành trướng mà trên thế giới chỉ duy nhất có một mình Trung Quốc là muốn chiếm đất đai, chiếm biển đảo của nước khác chứ còn thế giới người ta không ai giống như họ cả.
Cái gốc đó là gốc sai trái nhưng vì họ tự cho là họ đủ sức
Vệ tinh của công ty DigitalGlobe đã chụp được tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hôm 8 tháng 12 và đã cho phổ biến hôm 15 tháng 12, 2011
Vệ tinh của công ty DigitalGlobe đã chụp được tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hôm 8 tháng 12 và đã cho phổ biến hôm 15 tháng 12, 2011/AFP
mạnh cho nên họ cứ làm những việc không phù hợp với ngoại giao quốc tế. Nó không phải là giao hảo quốc tế.
Trong khi đó họ vẫn nhấn mạnh là đối với Việt Nam thì họ muốn quan hệ hữu nghị, giải quyết bằng thương lượng này khác nhưng với kiểu đó thì chỉ là sự lấn chiếm, hay nói cách khác là hành động xâm lược với hình thức hợp pháp hóa luật pháp của họ.
Như thế là không đúng, sẽ không được lòng quốc tế và nhất là đối với người Việt Nam ngày càng thấy rõ dã tâm của họ hơn mà thôi.
Mặc Lâm: Mới đây trong một bài trả lời phỏng vấn ông kể về kinh nghiệm của mình trong trận chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc lúc ấy ông là trưởng phòng tác chiến của quân chủng phòng không. Ông cho là Trung Quốc đã tiến hành thông tin, chiến tranh tâm lý làm cho các cấp lạnh đạo Việt Nam mất cảnh giác đến nỗi lính Trung Quốc vào tới Lạng Sơn mà ta vẫn không tin. Thưa những động thái hồi gần đây cho thấy Trung Quốc vẫn đang theo đuổi một chiến lược như vậy đối với Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực. Ông có chia sẻ gì về những dấu hiệu này?
Cái gốc của Trung Quốc là theo đuổi chủ nghĩa bành trướng mà trên thế giới chỉ duy nhất có một mình Trung Quốc là muốn chiếm đất đai, chiếm biển đảo của nước khác chứ còn thế giới người ta không ai giống như họ cả.
Đại tá Quách Hải Lượng
Đại tá Quách Hải Lượng: Chính xác là từ xưa tới nay họ vẫn làm thế và vẫn lập đi lập lại như thế và chưa bao giờ họ từ bỏ cách làm này đâu. Chỉ có điều bây giờ đang nằm trong điều kiện mới…

Đối sách mềm mỏng của Việt Nam là hợp lý

Mặc Lâm:Trong điều kiện kéo dài lâu như vậy nhưng xem ra chính phủ vẫn chưa có một giải pháp nào tương ứng để đối phó, theo ông thì biện pháp tốt nhất là gì và nếu được góp ý kiến thì ông sẽ đưa ra điểu gì?
Đại tá Quách Hải Lượng: Những cái này thì tôi chưa có đề nghị gì bởi vì tôi biết chính phủ hoàn toàn có những phương sách đầy đủ để đối phó nhưng chính phủ rất điềm tỉnh trước những hành động vô lý của Trung Quốc.
Tôi rất tin tưởng chính phủ và lãnh đạo của Việt Nam các ông ấy đang có đối sách hợp lý. Vì đối với một anh hung hãn như thế thì ta nên mềm mỏng chứ không nên lên gân lên cốt làm gì. Thái độ của chính phủ Việt Nam tôi rất hoan nghênh và tôi cho là sáng suốt.
Mặc Lâm: Như vậy liệu một cuốc chiến như năm 1979 lại xảy ra và lịch sử sẽ được lập lại nếu Việt Nam cương quyết chống lại ý đồ bành trướng như ông nói?
Tàu ngầm Kilo cải tiến và máy bay Sukhoi-30MK2 mà VN mua để hiện đại hóa quân đội by
Tàu ngầm Kilo cải tiến và máy bay Sukhoi-30MK2 mà VN mua để hiện đại hóa quân đội /RFA file/Wikipedia
Đại tá Quách Hải Lượng:Cũng chẳng thể lập lại được đâu bởi vì lịch sử nó qua đi, lần sau nếu nó có trở lại thì cũng chỉ gần gần giống như thế thôi chứ nó không bao giờ lập lại được.
Mặc Lâm: Cứ cho rằng một kịch bản xấu nhất là Trung Quốc sẽ tấn công chớp nhoáng Việt Nam vì một lý do nào đó mà họ tìm ra. Liệu với khả năng phòng thủ hiện nay Việt Nam có thể cầm cự trong bao lâu để chờ đợi sự nhập cuộc của các phía có quan tâm đối với cuộc chiến trong khu vực thưa ông?
Đại tá Quách Hải Lượng: Điều này nói ra thì hơi rộng. Bây giờ tiềm lực của hai bên anh nào cũng có tiềm lực riêng và Trung Quốc chưa chắc đã biết hết tiềm lực của Việt Nam và Việt Nam cũng chưa thấy hết Trung Quốc nó là cái gì.
Thật ra bây giờ dần dần người ta thấy Trung Quốc không mạnh như là họ tuyên truyền đâu. Hơn nữa muốn xảy ra sự kiện gì về xung đột hay không xung đột thì bao giờ nó cũng đi đôi với hoàn cảnh quốc tế mới. Hoàn cảnh quốc tế mới chính là vấn đề cân bằng chiến lược ở khu vực này mà lúc đó thì Trung Quốc không thể hung hãn làm liều được.
Tuy vậy họ có thể gây những chuyện nhỏ. Những chuyện nhỏ đó họ gây ra thực sự là cái bẫy, cái bẫy này họ muốn đối phương của họ nếu mắc vào thì bị cho là gây sự trước và từ đó họ sẽ hành động mở rộng ra. Việt Nam không bao giờ bị mắc vào cái bẫy này của Trung Quốc.
Bản đồ cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung Tháng Giêng 1979.
Bản đồ cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung Tháng Giêng 1979. File photo
Mặc Lâm: Để tránh cái bẫy đó rõ ràng là cho tới nay Việt Nam đã và đang tự chế có khi vượt giới hạn sĩ diện của một quốc gia nhằm tránh các cuộc đổ máu. Thế nhưng Trung Quốc tiếp tục bắt bớ, giết chóc ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa. Liệu Việt Nam còn chịu đựng được bao lâu trước dã tâm này thưa ông?
Đại tá Quách Hải Lượng: Cái đó đòi hỏi một sự đấu tranh kiên trì của ta nhất là nhân dân Việt Nam. Họ vẫn kiên cường ra biển. Phần Trung Quốc thì họ biết là họ làm sai chứ không phải là không biết, nhưng họ cứ bắt bừa đi ra cái điều đó là chủ quyền của họ. Họ muốn nói với thế giới là người Việt Nam đi vào vùng đất chủ quyền của họ chứ họ biết thừa là họ làm vậy là sai.
Đúng là ta cũng có những khó khăn thật nhưng nhân dân Việt Nam vẫn cương quyết bám biển. Việc này có thể vẫn tiếp tục xảy ra nhưng cũng có những cái mà Trung Quốc sẽ phải thay đổi nhất là tình hình gần đây tất cả những biến chuyển trong việc cân bằng lực lượng trong vùng Biển Đông này.
Trung Quốc càng hung hãn thì càng tạo ra sự liên kết của những nước khác trong khu vực chống lại Trung Quốc. Về lâu về dài họ không có lợi đâu, nếu họ thông minh thì họ nên nghĩ lại.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Đại tá Quách Hải Lượng đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn này.

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trung Quốc mời thầu tại thềm lục địa VN là phi pháp (TTXVN).
- Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa (NNVN).  ”Cán bộ đông như châu chấu … nhà Chủ tịch xã to như biệt phủ”.
KINH TẾ
- TS. LÊ XUÂN NGHĨA: Nợ xấu: Không để xấu hơn (DNSG).  – Mua bán nợ không phải là thuốc tiên (VOV). VĂN HÓA-THỂ THAO
- Ấn Độ tài trợ 3 triệu USD để bảo tồn tháp Chăm Mỹ Sơn (NLĐ). GIÁO DỤC-KHOA HỌC

- Trả lại tuổi thơ những ngày hè: – Bài 1: Muôn mặt… “nghỉ hè”;  – Bài 2: Hè là… học (Tin tức).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

QUỐC TẾ