Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Tin thứ Bảy, 17-11-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Nghiên cứu Biển Đông: ‘Đóng cửa đọc cho nhau nghe’ (TVN).
- Lãnh đạo Tổng cục Chính trị tiếp cán bộ quân đội TQ (TTXVN). – Trung Quốc gửi thông điệp “cường quốc hàng hải” đến ai? (Infonet).  – TQ không tỏ dấu hiệu có thay đổi về tranh chấp lãnh hải trước hội nghị châu Á (VOA). - Trung Quốc biến tàu chiến thành tàu hải giám (TN).
Mỹ giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á (TT).  – Mỹ – ASEAN tăng cường hợp tác quân sự (NLĐ).  – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói tới những lợi ích của chiến lược ‘trục xoáy Á châu’ (VOA).  – Đông Nam Á chưa thể hình thành một chiến lược khu vực (VOA).  - Mỹ đề cao ASEAN về sáng kiến an ninh khu vực (ANTĐ). – Mỹ-ASEAN thảo luận tăng cường quan hệ quân sự (VOA). - Mỹ sẽ tham gia 3 cuộc diễn tập tại Đông Nam Á năm 2013 (VOV).  – Philippines-Mỹ sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận chung (TTXVN).
- Ngoại trưởng Clinton thăm Singapore để hội ý về cách tiếp cận hồ sơ Biển Đông (RFI). – Bà Clinton công du để ‘chia tay châu Á’ (BBC).
- Chính sách đối ngoại của ông Obama nhiệm kỳ hai tập trung vào châu Á (RFI).  – TT Obama lên đường công du Đông Nam Á vào thứ Bảy (VOA). – TT Obama sẽ nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Đông Nam Á (VOA). – Hoa Kỳ gắn thêm Miến Điện vào tiến trình trở lại Đông Nam Á về mặt quân sự (RFI). – Obama và chuyến đi lịch sử tới Miến Điện (BBC). “Chúng tôi cũng đang cân bằng lại nỗ lực trong nội châu Á. Chúng tôi từng đầu tư mạnh tại khu vực Đông Bắc Á vì các lý do lịch sử và các lý do khác, nhưng chúng tôi đang thực sự tập trung theo cách mới mẻ cho Đông Nam Á và ASEAN.”
- Australia tìm cách đạt thế quân bình ngoại giao với Mỹ, Trung Quốc (VOA).
Việt Nam chuẩn bị tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ (TN). Mừng! Nhưng … để hòa nhập với thế giới, đôi khi kể cả những điều nho nhỏ trong nghi thức ngoại giao cũng cần lưu tâm. Chẳng hạn như, trong cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng ASEAN hôm qua, chỉ có mấy ông tướng tá VN vận đồ quân sự (nhưng xấu quá!) Vì sao vậy? Có phải vì ở xứ ta khác với nhiều nước, quan chức quốc phòng thuộc bên quân sự nên ăn mặc khác đi, hay là vì quan niệm “hòa đồng”, nên khi tiếp xúc quốc tế, các quan chức quốc phòng ở xứ khác ăn vận theo kiểu dân sự?
- Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN sắp được thông qua bất chấp sự phản đối (VOA).
- Bill Hayton, London: Bộ Công an cấm tác giả Anh nhập cảnh (BBC). “Vì tôi không có liên hệ với các tổ chức bất đồng chính kiến, tôi chưa từng có âm mưu lật đổ Nhà nước hay Đảng Cộng sản Việt Nam và tôi cũng chưa bao giờ vi phạm quy định xuất nhập cảnh … Vậy tại sao tôi lại là mối đe dọa đối với Bộ Công an? Liệu Bộ Công an có nghĩ rằng cuốn sách của tôi có thể hỏng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam? Dường như Bộ Công an coi viết sự thật về Việt Nam đương đại là một tội… Nhưng điều quan trọng là mọi người biết tới hành động ngăn cản tự do ngôn luận và cản trở việc công bố quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông của Bộ Công an”.
Phải chăng Bộ Công an cấm ông Bill Hayton vào VN tham dự hội thảo Biển Đông là vì cuốn sách này: Vietnam: Rising Dragon? Nếu đúng như vậy, thì lợi ích của đảng được đặt trên lợi ích quốc gia, chủ quyền biển, đảo. Mời bà con xem lại bản dịch một số chương trong quyển sách Việt Nam – Con Rồng trỗi dậy của nhà báo Đoan Trang đăng hồi năm ngoái.
Cũng liên quan đến chuyện hội thảo này, một học giả/ nhà báo nước ngoài khác đang trên đường đến VN tham dự, nhưng ông lo ngại: “có thể họ đặt tôi vào danh sách đen”. Ông cho biết, ông đã được cấp visa, nhưng sẽ biết có được vào VN hay không khi tới phi trường. Ông nói rằng, tất cả những bài ông viết về Biển Đông hoàn toàn có lợi cho VN, nhưng chắc không có lợi cho TQ.
- Phương Uyên bị công an trại giam ép viết sai sự thật? (Chuacuuthe). “‘Nhắn: Mẹ ơi, con nhận được rồi. Mẹ đừng lo cho con. Giữ gìn sức khỏe chờ gặp mặt đừng thăm con nữa’. Đó là những lời vỏn vẹn của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên viết ở mục ‘người nhận’ trên ‘Phiếu gửi quà’ ngày 15/11/2012 do mẹ Nhung gửi vào”.  – Tự do và yêu nước (DLB).  – Mẹ ráng chờ chúng con (DLB).
- Nguyễn Hưng Quốc: Ý nghĩa thực sự của ổn định (VOA’s blog). “Ổn định thực sự không phải là bóp miệng những kẻ định phản kháng hay phản biện. Ổn định chủ yếu nằm ở niềm tin của dân chúng đối với chính phủ và đối với cái thể chế nơi quyền lực của chính phủ đang vận hành”.
- Dân Văn Giang mời dân biểu vi hành (BBC). “Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, ông Doãn Thế Cường, vị phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy nói: ‘Chủ Nhật tôi xin lỗi tôi có chương trình, có việc rồi’.” Thật đáng xấu hổ cho thứ quan chức kiêm đại biểu của dân như thế. Nhưng cũng thật buồn cười, như thể BBC, chứ không phải bà con Văn Giang, là nơi mời ông quan này. Liệu Quốc hội, Ban Dân nguyện có hành động gì trước thịnh tình của dân, nhưng lại như một “thách đố” nan giải này không? Chờ coi! – Dân Văn Giang không muốn một mất một còn (BBC).  – Ông Bùi Đình Quyên tố cáo khẩn cấp (NQ&TD).
Vụ Đoàn Văn Vươn: Những điều chưa kể của GS. Đặng Hùng Võ (GDVN).
- Bi hề tuần chất vấn (Trương Duy Nhất). “Nghe Thủ tướng và các vị Bộ trưởng trả lời chất vấn, không khó để nhận biết chất lượng chính phủ ở mức nào. Và như tôi đã viết: muốn tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc toàn bộ hệ thống kinh tài quốc gia, trước hết phải tái cấu trúc lại chính phủ. Một tuần lễ sôi động với những cuộc chất vấn và trả lời bi hề chưa từng thấy. Sự bi hề khiến không ít người cười vỡ bụng, và cũng có thể khiến nhiều người phải buột miệng văng cái… tự do!
- NHỮNG CÁI ‘NHẤT’ CỦA TẠP ĐOÀN NHÀ NƯỚC ĐỒNG HÀNH CỦA THỦ TƯỚNG! (QLB). – Các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà Nước nợ gần 1,3 triệu tỷ đồng (VnEconomy). – Điệp khúc “lỗ” của các doanh nghiệp “đại gia” (Soha).   – Những “Chúa Chổm” phiên bản 2012 (Đào Tuấn).  - Ông Đặng Thành Tâm có thực sự “giàu sụ”? (Kiến thức). – Chống tham nhũng: 7 năm chưa kết quả (RFA).
- Thư độc giả: Anh Ba sạo, người nói láo như Cuội (ĐCV). “Hãy từ chức đi anh Ba, và trả lại cho đất nước, cho người dân những gì mà anh Ba và gia đình kiếm chác, thu hoạch từ những nguồn tiền bất chính, không phải do thành quả, sức lao động của chính mình. Ngạn ngữ nước ngoài có câu: ‘Những gì thuộc về Cesar hãy trả lại cho Cesar’.” – Từ Chức hay không Từ Chức: vấn nạn cấp bách hiện nay của TT Dũng? (Hà Long).
- Ông Nguyễn Tấn Dũng và chiếc máy cái (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). “Đừng hỏi tại sao sản phẩm bị lỗi, hãy xem lại chiếc máy cái của mình. Đừng hạch ông Thủ tướng, hãy hỏi Đảng CSVN để biết họ muốn gì?
<= Photo: FB Tương Lai. – Nhóm lợi ích – Đành phải làm chuyện nhà không có chó ! (Hồ Trung Tú). “Hơn ai hết Thống đốc là người hiểu rõ về tác động và tác hại của lợi ích nhóm. Không giúp Quốc hội nhận chân ra loại tiêu cực thường là nghiêm trọng hơn tham nhũng này này nhằm tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt ông lại trình bày một định nghĩa lợi ích nhóm khá lệch lạc. Không hiểu ông không hiểu ý nghĩa thực của lợi ích nhóm hay ông giả lơ, nói lãng’.
- Đây, thành tích của Bình “Ruồi”: Vàng nội đắt hơn vàng ngoại gần 4 triệu (KP).- Hai bác làm em bối rối quá (Nguyễn Thông).   - Sự thật việc Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự nhận điểm 8 và giải Nobel (GDVN). Một số báo đã đặt cái tựa có phần sai lạc với ý tứ câu nói của ông Nguyễn Văn Bình, trong lúc dư luận đang rất bức xúc về ông này.  - Thống đốc hiểu chưa chính xác… (TT).
- Tiếp tục bàn về cái “lật tẩy” thứ 2 mà ông nghị Dương Trung Quốc đã làm được qua phần chất vấn thủ tướng. Ngược thời gian, trở lại trước Hội nghị TƯ 6, trong bài “Bẫy việt vị của Thủ tướng”, Nhà báo Huy Đức có nhắc tới việc ông thủ tướng “rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách”, một chiến thuật giăng bẫy việt vị những người muốn hạ bệ ông. Trong “chiến thuật” đó, có hẳn một “Nhóm Ad hoc” 13 người, chuẩn bị cho ông một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền. Lại có cả “thông tin bắt đầu được rỉ tai, ‘phe thân Tàu đang tìm cách chống ông Tấn Dũng’”.
Quả tình những thông tin này đã rất trùng khớp với nhiều thông tin khác được (khéo léo?) rỉ tai trong giới am hiểu chính trị Hà Nội mà đôi lần chúng tôi đã đưa cùng với lời bình luận nghi vấn, mà không thể phủ nhận vai trò ít nhiều của “nhóm Ad hoc” ở đây.  Chẳng hạn như, tin về những cuộc họp với ban soạn thảo sửa đổi Hiến pháp, thủ tướng đã đưa ra nhiều ý kiến muốn sửa đổi nhiều điểm trong đó theo hướng nâng cao dân chủ, pháp quyền, nhưng ý kiến của ông không được nhiều người ủng hộ.
Thế rồi, khi bị vỗ mặt bằng câu hỏi rất “phạm húy” với hai chữ “từ chức”, mà hơn 80 triệu dân Việt Nam khó ai tin là có được sau kết quả thê thảm của Hội nghị TƯ 6, dường như ông thủ tướng đã vướng ngay vào cái “bẫy việt vị” của chính mình giăng ra. Bằng cái “ô” 51 năm “theo đảng hoạt động cách mạng”, đảng quyết định phân công thì phải chấp hành, không cần quan tâm tới thứ “văn hóa từ chức” xa lạ phù phiếm … thì quá rõ rằng ông đâu có muốn hướng tới một nhà nước pháp quyền thực sự như những lời đồn thổi mơ hồ khó tin trong suốt nhiều tháng nay. Thật uổng phí cho công lao, hy vọng của “Nhóm Ad hoc” tinh hoa!
- P/V Giáo sư Vũ Tường về vụ Quốc hội VN chất vấn Thủ tướng (VOA). Liên quan đến chuyện chất vấn, nhà thơ Đỗ Trung Quân bình luận trên FB: “Sorry! Tôi không bao giờ tin bất cứ thằng đại biểu nào trong thể chế này. Tôi không tin thằng hôm qua bảo ‘TT an dân’ hôm nay hỏi TT ‘văn hóa từ chức’. Trí thức đã lưu manh nó lưu manh gấp bội người dân bình thường… mị dân tất!”   – Vui cuối tuần: Phỏng vấn cán bộ thượng tầng (DLB).
- Nguyễn Huy Canh: Đại biểu Dương Trung Quốc nghĩ gì? (BVN). Một bài bình luận, khuyên người khác hãy “khách quan” mà mới mở đầu đã vấp ngay lối áp đặt chủ quan, khi tác giả viết về lời chất vấn của ông Dương Trung Quốc là có ý đổ lỗi hoàn toàn cho Thủ tướng”. Nên trong bình luận, chúng tôi mới cho rằng nội dung chất vấn của ông DTQ “tinh tế” là vậy, tức là đã đẩy đối tượng bị chất vấn và những người bảo vệ ông ta phải tự “khai” và tự “bộc lộ” điểm yếu kém trong nhận thức và tranh luận. Cái chiều sâu văn hóa của một trí thức hay một chính trị gia, có hay không là ở đây.
- Quốc hội thảo luận về dự thảo Hiến pháp sửa đổi: “Phát huy chế định Chủ tịch nước” (DT).  – Tưởng Năng Tiến: Bác Sang (RFA’s blog).
- Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án (Công lý).   - Quốc hội tiếp tục thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (VOH).  – Khẳng định chủ quyền trong Hiến pháp (NLĐ).  – Cử tri với Quốc hội: Đại biểu Quốc hội thể hiện trách nhiệm cao khi thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp   –   Sửa hiến pháp: Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước (Tin tức).
Quốc hội góp ý sửa đổi Hiến pháp: Xác định rõ khi nào cần trưng cầu dân ý (SGGP).  – Bộ trưởng Tư pháp: “Đưa Hiến pháp ra trưng cầu ý dân” (Infonet).  - Hiến pháp phải được nhân dân phúc quyết (TT).  - Phải có cơ chế kiểm soát quyền lực (TP). – Gắn bó mật thiết với nhân dân thật sao? (Chuacuuthe). – Sửa đổi Hiến Pháp chỉ là giấc mơ thôi (DLB). Mời xem lại bài của nhà báo Nguyễn Vạn Phú: Sửa gì ở Hiến pháp?
- Thưa Quốc hội, nhiều chuyện dân không làm được…  (SGTT). “Câu hỏi đặt ra là vì sao những người mang trọng trách quản lý nhà nước bị chất vấn toàn đề nghị dân những điều dân không làm được hay bản thân điều ấy không có ý nghĩa với ‘cục diện tình hình’? Trong khi đó, có nhiều cách khác, căn cơ hơn, lại chính thuộc trách nhiệm của họ”. Phải chăng đám quan chức dốt nát, vô trách nhiệm đã chán nản, muốn làm … “Dân” rồi?
- Giám sát lời hứa (TN).
Đề nghị Quốc hội chất vấn vụ đăng cai Asiad (TT).
- HAI BÀI THƠ CỦA MỘT TRÁI TIM ĐỎ (Trần Kỳ Trung). “Xin hỏi hai ông Đặng, Triệu/ Đất nước Trung Hoa/ Rộng mênh mông mấy ngàn dặm/ Còn tham chi những đảo xa bờ/  Cách Hoa lục ngàn dặm biển…
- EVN cam kết hỗ trợ người dân vùng động đất Sông Tranh 2 (TBKTSG).  – Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thăm hỏi người dân vùng động đất (CP).  – Hoảng sợ kể lại động đất lớn nhất ở Sông Tranh (VNN).  – Xây nhà chống động đất cho dân Sông Tranh (VNN).  – Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Thủy điện Sông Tranh 2 đang rất an toàn (VTV).  – Động Đất Sông Tranh 2: thách thức chính phủ (RFA).
Nghi ngờ các thông số đo được (TT). - Chưa cho tích nước thủy điện Sông Tranh 2, để tính tiếp (SGTT).  – Đập bỏ thủy điện Sông Tranh 2? (NLĐ).   – Đoàn công tác liên ngành kiểm tra thủy điện Sông Tranh 2 (Tin tức).  – Thủy điện Sông Tranh: Đặt an toàn của dân lên trên (TTXVN). – Không có chi phí nào lớn hơn tính mạng dân (VNN). “Khi chúng ta đã xác định an toàn người dân là số 1 thì phương án nào là tốt nhất thì chúng ta sẽ chọn, kể cả trong trường hợp phải phá bỏ đập vì không có chi phí nào lớn hơn tính mạng của người dân”.
- Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Lợi bất cập hại (TBKTSG).  – UNESCO đã nhầm? (NLĐ).  – Sông Đồng Nai đang “vỡ vụn” (NLĐ).
- Nhiều dự án và nhà máy của Vinashin dừng hoạt động (LĐ/ VinaCorp).
- Doanh nghiệp nước ngoài ở Đồng Nai: Mở cửa hàng hỗ trợ giá cho công nhân (SGTT).  – Hàng trăm công nhân nhập viện vì ngộ độc thực phẩm (TT).  - Sự thật đằng sau việc lao động ‘Thanh Nghệ Tĩnh’ bị tẩy chay (Petrotimes).
- Chủ tịch quận Liên Chiểu: “Tôi không trả lời báo nào về chuyện nợ lương!” (Infonet).
- Lãnh đạo Công ty CP bê tông xây dựng Hà Nội: Nhiều dấu hiệu sai phạm cần được làm rõ (Công lý).
- Chính quyền xã tiếp tay chuyển nhượng trái phép đất công trên đảo Phú Quốc (CAND).
- Về bài viết đăng trên báo GDVN, “Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam”, đã bị cư dân mạng phản ứng, trang Chuacuuthe có bài: Facebook Việt Nam: Nhà cầm quyền và công chúng.
- THẦN CHẾT CỦA DÂN CƯ MẠNG – GIÁN ĐIỆP TRÁ HÌNH ‘TIN TỨC HÀNG NGÀY.ORG’! (VLB).
- Xe ‘chính chủ’ giết dân nghèo (Người Việt). – Hà Nội: Người dân ngại mua xe máy cũ (PLTP). - Người đầu tiên bị xử phạt xe không chính chủ có thể khởi kiện (LĐ).  – Đề nghị giảm mức thu lệ phí trước bạ (TQ).  – Chiêu ‘lách’ luật mới của lái buôn xe cũ thời ‘chính chủ’ (Công lý).  – ‘Chủ cũ qua đời, phải tìm người thừa kế để sang tên cho xe’ (Zing).   - Chính chủ, chính chuyên… (TVN). – Việt Nam ráo riết thực hiện luật bản quyền (Tin khó tin).
- Những cái đầu đất Hiến kế giao thông: Cấm phương tiện xe máy đi 1 người trong giờ cao điểm (VOV/ vietbao.vn).
<- Ảnh: Muôn năm và… thảm họa (FB Nhat Dinh).
- Những tình tiết mới xung quanh vụ tiền polymer (RFA).
- Hết tiền rồi, phải tăng phí thôi: Phí visa vào Việt Nam sẽ tăng gấp đôi (Người Việt).
- Xuất bản hai cuốn sách về đồng chí Võ Văn Kiệt (Tin tức).
- Bùi Văn Phú: ‘Cuộc chiến của Hà Nội’ (BBC).
- Vũ Huy Quang : BÓNG MA STALIN (tiếp theo và hết) (Nhật Tuấn).
- Thêm nhiều người Tây Tạng tự thiêu trong ngày ra mắt ban lãnh đạo TQ (RFI).
- Dư luận Trung Quốc lo ngại vụ lãnh đạo guồng máy kiểm duyệt vào Bộ Chính trị (RFI). - Trung Quốc và thế hệ lãnh đạo mới (VOV). – Ban lãnh đạo mới Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra mắt công chúng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cam kết sẽ nộp đáp án đạt tiêu chuẩn cho lịch sử và nhân dân (CRI). – Ban Lãnh Đạo Mới của Bắc Kinh Báo Hiệu Chấm Hết cho Cải Cách (ĐKN).  - Tập Cận Bình: Con nhà nòi (TVN).  – Tính nghi lễ trong Đại hội Đảng TQ (BBC).
- Trung Quốc: Mã Hiểu Thiên – Ngôi sao đang lên của PLA;   – Trung Quốc mục tiêu vượt qua “bẫy của nước có thu nhập trung bình” (TQ). – Bộ Ngoại giao Trung Quốc có nữ phát ngôn viên mới (VOV).
- Từ ca sỹ ngôi sao thành đệ nhất phu nhân (BBC). – Trần Đông Đức: Trung Cộng Quốc Mẫu Bành Lệ Viện (RFA’s blog).  – Tiếng hát quốc mẫu họ Bành (Quê Choa).
- Campuchia: Hàng ngàn người mang kiến nghị đến Bộ Ngoại giao (RFA).
- Hạ viện Mỹ thông qua luật về mậu dịch và nhân quyền Nga (VOA).

- Chống tham nhũng như Đánh trận giả (PNTP).
- Minh Diện: NGƯỜI GÁC KHU TẬP THỂ LINH HỒN (Bùi Văn Bồng).
KINH TẾ
Xử lý nợ xấu (ANTĐ).
Quỹ đầu tư nội rút lui (TN).  - Khó khăn, nhiều DN đang cầm cự muốn …buông xuôi (TP).
- Kiều hối sẽ đạt 10 tỉ USD (NLĐ).
- Tách Vinawaco – Tại sao không? (ĐĐK).
- Rùng mình điểm số lỗ của đại gia BĐS (VNN).  - 9.800 tỷ đồng tiền sử dụng đất phải thu hồi (DT).
- Thêm một đại gia thủy sản “ngã ngựa” (NLĐ).
- Cánh đồng mẫu lớn, giải pháp cho tạm trữ lúa gạo (TBKTSG). =>
- Thẻ thanh toán nở rộ (NLĐ).
- Nhóm Mua khẳng định: Tạm thời đóng cửa do mâu thuẫn nội bộ (GDVN).  - Số phận của Nhóm Mua sẽ ra sao? (DT). - Thương mại điện tử: Chỉ có cơ hội khi không gây sốc (ANTĐ). - Vỡ mộng vì mua hàng theo nhóm (ANTĐ).
Nước mắm Phú Quốc lao đao vì thiếu cá cơm (TP).
Lâm Đồng: Giá cà chua chỉ còn 500 đồng/kg (CafeF).
Hàng Việt tìm đường vào siêu thị Trung Quốc (TP).
- Những thay đổi trong trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ (Sống Magazine).
- Hungary thu hút ngày càng nhiều người Pháp đến làm răng (RFI).
- Ikea thừa nhận sử dụng lao động khổ sai tại Đông Đức (VOA).
- Kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái (BBC).  - Ân oán khó phân biệt (TN).

- Ai cứu, cứu ai? (TBKTSG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 40 NĂM NGÀNH HÁN NÔM (Tễu).  – Hán Nôm học – khoa học liên ngành để phát triển đất nước (VNN).
- Thi dịch văn xuôi thành thơ Đường luật (Nguyễn Tường Thụy).
- GỬI BẠN THƠ ĐẶNG CƯƠNG LĂNG NHÂN RA MẮT TẬP THƠ MỚI  (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nhà văn Trần Đức Tiến: Viết cho thiếu nhi cần có sự tưởng tượng và hài hước (TTVH).
- 203. SỰ TÍCH TRẦU CAU (VSK).
<- “Thần đèn” nâng cả Tam quan đình Lệ Mật (TTVH).
- Thừa Thiên – Huế: Tìm thấy hai tấm bia cổ thời Nguyễn (PN).
Chuyện ngôi miếu lạ ở Lạng Sơn và phong tục vẽ người thành quỷ (DV).
“Thế gian sư” Lê Văn Miến người thầy giáo của Bác Hồ (GD&TĐ).
- Những người “giữ lửa” cho Đờn ca tài tử Nam Bộ (TTXVN).
Liên hoan xiếc quốc tế: Chủ nhà không lép vế (PLTP).
Sâu lắng đêm nhạc Lệ Thu (PNO).
- Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Phim lịch sử vẫn “khép mình ngủ yên” (QĐND).
- Phim của Lê Hoàng mở màn LHP quốc tế Hà Nội (TQ).  – Phim chiếu rạp có lợi thế (NLĐ).
- Bán vé kịch “mua chung” ! (NLĐ). “Doanh thu thấp, chi phí cao buộc lòng nhà sản xuất vở diễn phải hạ giá thành bằng cách giảm chất lượng vở diễn, thay diễn viên ngôi sao bằng diễn viên trẻ để không bị lỗ”.
Vietnam Idol: Yếu, thiếu và sự cố…quên lời (TP).
- Truyền hình trả tiền: Không để kênh nước ngoài lấn át (TTXVN).
- Một buổi ra mắt sách khác lạ (SGTT).
- 11h05, ngày 17/11: Xu hướng lai căng trong ngôn ngữ văn hóa Việt (VTV).
- Huy Phương: Cái chết, nghĩ cho cùng! (Ngô Minh).
- Cái hay cái tốt mong manh, cái dở cái xấu bền chặt (Vương Trí Nhàn).
- Làm sao để con chồng (vợ) tâm phục khẩu phục (Sống Magazine). Chuyện này thì người Á châu nói chung, người VN nói riêng, cần học ở người phương Tây trong cách cư xử. Nếu người lớn, làm cha, làm mẹ mà xem những đứa trẻ như con riêng, phân biệt đối xử với chúng, thì không thể trách chúng coi mình như bố dượng, mẹ ghẻ.
- Thế nào là một đời sống đầy đủ? (Sống Magazine).
- BA ÔNG BẠN GIÀ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trần Ngọc Được và phòng triển lãm Victoria’s Gallery (RFI).
11 nước tham gia Liên hoan Xiếc quốc tế (TN).
- Amazin Lethi, nữ lực sĩ gốc Việt đa tài nhân ái (VOA).
Bóng đá Việt vào mùa bán phá giá (DV). - Chủ nhà xoa dịu sai lầm của BTC (PLTP). - Tổng thư ký VFF Ngô Lê Bằng thăm ĐTVN (Bóng đá).
Bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh: Các đài VN quyết không mua giá cao (TN).
Và bây giờ là… Liestrong (TT).

- 6. Đội trưởng (Quê Choa).
- Nguyễn Thanh Tuyên: HUYỀN THOẠI ĐẦU TIÊN (Nguyễn Trọng Tạo).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- GS Chu Hảo: Chúng ta đang ở đâu trong thế giới này? (PN Today).  - Nguyên nhân khiến giáo dục VN chưa hội nhập quốc tế (TN).
- Tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam   –   Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam tại miền Trung   –   Cô giáo 25 năm rời xuôi cắm bản (GD&TĐ).
- Tuyên dương nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ngành Giáo dục  - Nên quan tâm nhiều hơn sự “hiến kế” của đội ngũ nhà giáo (GD&TĐ).   - Nhà giáo phải là nhà hoạt động xã hội-chính trị (VNN).
- Những hình ảnh xúc động về “lớp học tật nguyền” của bà lão 80 tuổi (GDVN).   – NHỮNG THẦY CÔ NGÀY ẤY BÂY GIỜ Ở ĐÂU (Tâm Sáng).  – Quà nào cho ngày Nhà giáo? (SGTT).
- Cần lắm những tấm lòng với sự nghiệp giáo dục, nhưng… (FB Trần Ngọc Kha).
Phòng GD-ĐT thiếu nhân lực nhưng GV không muốn chuyển về (DT).
- Gặp chàng trai Bình Định giành ba học bổng tiến sĩ toàn phần (DT). Nguyễn Tiến Vũ. =>
- Việt Nam đứng thứ 8 về số sinh viên du học tại Mỹ (GDVN). – Học bổng chương trình nghiên cứu Hoa Kỳ cho giảng viên 2013 (GD&TĐ).  – Vũ Hà Văn: Nhà Toán học làm rạng danh non sông Việt Nam trên đất Mỹ (GDVN).
- Chỉ thị của Bộ Chính trị: Tăng cường chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em (GDVN).
- Bộ GD-ĐT yêu cầu công khai học phí trong năm học 2012-2013 (DT).
- Khảo sát sản phẩm quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập (DT).
Dạy thêm, học thêm: Đừng chỉ đổ lỗi cho giáo viên! (Petrotimes).
- Thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và thị trường lao động (GD&TĐ).
Điệp khúc thao giảng, dự giờ (PLTP).
Chới với cơ hội việc làm (ANTĐ).
- Cô gái nhìn thấy ranh giới sống – chết dự thi Nữ sinh trong mơ (GDVN).
- 1.000 cuốn vở đến với học sinh nghèo tỉnh Trà Vinh (DT).
- Gõ cửa từng nhà gieo chữ (GDVN).
- Xát lá thị, ớt lên ghế cho thầy “xì hơi”, bỏng”chỗ ấy” (Kiến thức).
- Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn: Phụ huynh rút học phí, đuổi đánh phó hiệu trưởng (TN).  - “Vây” trường đòi lại học phí (PLTP).
Đề nghị phong tỏa tài khoản Cty Melior Việt Nam (TP).
Cô tiến sĩ trẻ mê “màng mỏng” (SGGP).
Cơn khát máu người ở dã thú (TN).

- “Quan” nhiều hơn dân (LĐ). Rất nhiều tỉnh tuyệt không có bất cứ giáo viên nào được phong nhà giáo ưu tú, chỉ toàn là lãnh đạo.” Thật xấu hổ! Trong đám quan tham … danh hiệu này, đứng đầu là quan Nguyễn Thiện Nhân.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tai nạn giao thông: Nỗi đau khôn cùng! (NLĐ).
- 4,3 triệu đàn ông Việt sẽ ế vợ! (NLĐ).
- Người Việt là ‘dân tộc thiểu số’ ở Czech? (BBC).
- Giáo viên bỏ dạy, cán bộ trốn việc để… đi rút lương (VTV).
Nước mắt ở “làng góa phụ” (TN).
- Hoàn Hảo hay Bất Hảo? (Nghĩa Nhân).
Gia tăng người mắc bệnh tâm thần vì …uống rượu (TP).
- Nữ sinh kể chuyện thoát khỏi tay những kẻ buôn người (Zing).
- Đội Điều tra trật tự đô thị chọc gái, đánh người (DT).
<- Săn “sùng đất” để tăng khả năng yêu (Công lý).
- Xuất hiện tình tiết mới ở kho báu núi Tàu (NLĐ).  - “Tình tiết mới” của kho vàng núi Tàu (TN).
- Cháy rụi căn nhà chứa đạo cụ (TT).  - Hỏa hoạn thiêu rụi nhiều đạo cụ, trang phục diễn sân khấu (DT).
- Nỗi niềm thuê trọ: Những chủ nhà ‘bọ xít’ (VNN).
Xe buýt ế khách vì chạy lòng vòng (TT).
Sonadezi Long Thành chưa đồng ý bồi thường 30 tỉ đồng (TN).
- Báo động ô nhiễm môi trường nông thôn ở Thái Bình (ND).
- Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) bị tàn phá nghiêm trọng: Bài 1: Tàn sát gỗ quý trong rừng cấm (CAND).
- ‘Trung Tâm Cứu Hộ Gấu’ Tam Ðảo kêu cứu (Người Việt).
Nhiều sai phạm tại dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá (TN).
Khoản phạt kỷ lục dành cho BP (TN).  – Mức phạt kỷ lục cho vụ tràn dầu vịnh Mêhicô 4,5 tỉ đô la (RFI).

QUỐC TẾ
Xung đột dữ dội tại Dải Gaza (TN).  - Dải Gaza nổi lửa (TT). – Gaza chìm trong lửa đạn (Tin tức).  – Căng thẳng giữa Gaza và Israel (BBC).  - Israel dàn trận sẵn sàng tấn công Gaza bằng đường bộ? (TP). – Phong trào Hamas tuyên bố tấn công Quốc hội Israel (TTXVN).  – Israel ngừng tấn công Gaza khi Thủ tướng Ai Cập đến thăm (VOV).  – Phe Hamas vi phạm ngưng bắn, Israel tấn công Gaza (VOA). – Israel cấp tốc chuẩn bị tấn công trên bộ tại Gaza (RFI).
- Oanh kích tiếp tục vào lúc Thủ tướng Ai Cập tìm cách ngưng chiến Israel-Gaza (VOA).  – Thủ tướng Ai Cập kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Gaza (TTXVN).  - Anh tiếp xúc với liên minh đối lập mới của Syria (VOV). - Anh, Pháp cân nhắc can thiệp vào Syria (TN).
Iran tiếp tục lắp đặt máy li tâm tại cơ sở hạt nhân Fordow (VOV).  – Tình báo Iran phá mạng lưới khủng bố và phá hoại (TTXVN).
- Anh đón tiếp các nhân vật lãnh đạo đối lập Syria (VOA).
- Bom cài trên đường giết chết 17 người ở Afghanistan (VOA).
- Bầu cử Mỹ : Có tiền nhưng không chắc mua được cử tri (RFI). – Tổng thống Obama họp với Quốc hội về vách tài chánh Hoa Kỳ (VOA).  – Tất cả nhiệm vụ của Tổng thống Mỹ: Trước Barack Obama là một “Hy Mã Lạp Sơn các vấn đề” (Sống Magazine).  – Ai đi, ai ở lại? (Sống Magazine).
- Nữ dân biểu Mỹ bênh vực bà Rice về nhận xét vụ tấn công Benghazi (VOA).  – Ông Petraeus điều trần trước quốc hội về vụ tấn công ở Libya (VOA).  – Tướng Petraeus điều trần tại Hạ viện Mỹ (RFI). - Sao người Mỹ tôn sùng các vị tướng? (VNN). =>
- Sierra Leone chuẩn bị bầu cử tổng thống (VOA).
- Tổng thống Pháp thăm Ba Lan nhằm tăng cường quan hệ thương mại (RFI).
- Lãnh đạo Nga – Đức xoa dịu căng thẳng giữa đôi bên (RFI). - Vì sao Nga “mạnh tay” cải tổ Bộ Quốc phòng? (LĐ).
Nhật giải tán Hạ viện (PLTP).  – Thủ tướng Nhật chính thức giải tán Hạ Viện (RFI). – Nhật Bản sẵn sàng thay đổi chính phủ vào tháng tới (VOA).  – Các đảng phái Nhật Bản chuẩn bị ngay cho bầu cử sớm (VOV).
- Tòa án LHQ đảo ngược bản án có tội của các tướng lãnh Croatia (VOA).
- Hy Lạp: Nhà báo phổ biến ‘danh sách Lagarde’ sẽ bị xử lại (VOA).
- Rơi máy bay quân sự ở Morocco, 9 người thiệt mạng (VOV).
- Taliban tại Afghanistan hoan nghênh Pakistan thả tù (VOA).
- Chuyện khó tin do khủng hoảng kinh tế: Người giỏi “chê” nước giàu … (TTVH).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 16/11/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 16/11/2012;  + Thời sự 12h – 16/11/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 16/11/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 16/11/2012;  + Thời sự 19h – 16/11/2012.

1389. Đơn khiếu nại Bộ Tài nguyên & Môi trường của nông dân Văn Giang

Về hành vi hành chính soạn (thẩm định), ký và gửi nội dung Tờ trình số 14/TTr-BTNMT ngày 12/3/2004 và Tờ trình số 99/TTr-BTNMT ngày 29/6/2004 của Bộ Tài nguyên & Môi trường do ông Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ TNMT ký thay mặt Bộ trưởng  Bộ TNMT 








1390. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 14/11/2012

TTXVN (Oasinhtơn 9/11)

Ngày 8/11, Hội đồng Quan hệ Đi ngoại Mỹ đăng bài phân tích “Đảng Cộng sản Trung Quốc” của tác giả Beina Xu, trong đó đáng chú ý có đề cập đến các thách thức về quản trị đất nước và phân tích dự báo chính sách đi nội, đi ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nội dung cụ th như sau:
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với hơn 82 triệu đảng viên đang trải qua thời kỳ chuyển giao quyền lực then chốt một lần trong mỗi thập kỷ. Người ta sẽ chứng kiến thế hệ lãnh đạo thứ năm của nước này đưa ra chương trình nghị sự trong tương lai cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong khi Trung Quốc duy trì độc quyền chính trị kể từ khi thành lập, các tác động của việc tăng trưởng kinh tế nóng của nước này đã làm gia tăng bất ổn chính trị – xã hội, cản trở sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc thế giới. Một loạt các vụ bê bối chính trị cũng đã cho thấy những cuộc tranh giành quyền lực mạnh mẽ trong nội bộ tổ chức đảng. Trong khi sự thay đổi lãnh đạo hầu như không ảnh hưởng ngay lập tức đến chính sách và đường lối của ĐCSTQ, những chỉ dấu về việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo mới có thể làm sáng tỏ phương cách mà Trung Quốc sử dụng để duy trì vị thế của mình trên trường quốc tế.
Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Đại hội Đảng 5 năm một lần để xác định các chính sách lớn và bầu chọn Ban Chấp hành Trung ương bao gồm khoảng 370 ủy viên trong đó có các bộ trưởng, các quan chức quản lý cấp cao, lãnh đạo tỉnh và người đứng đầu quân đội. Ban Chấp hành Trung ương sẽ bầu chọn Bộ Chính trị, trong đó có 25 thành viên.
Bộ Chính trị lựa chọn ủy ban thường vụ gồm 9 người có chức năng là tâm điểm của quyền lực và sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Hồ cẩm Đào, cựu lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Cộng sản có vị trí cao nhất là Tổng bí thư, Chủ tịch nước và người đứng đầu quân đội. Thủ tướng Ôn Gia Bảo là người đứng đầu chính phủ.
Diễn tiến được theo dõi sát sao nhất tại Đại hội 18 ĐCSTQ vào tháng 11 là việc số lượng ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị có thể giảm từ 9 xuống còn 7 thành viên. Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình được dự kiến sẽ thay vị trí của Hồ Cẩm Đào, trong khi đó, Phó Thủ tướng thường trực Lý Khắc Cường sẽ thay thế Ôn Gia Bảo. Việc khoảng 70% thành viên của ba cơ quan lãnh đạo quan trọng nhất là ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, Chính phủ và Quân ủy Trung ương sẽ được thay thế làm cho sự kiện chuyển giao lãnh đạo tại Đại hội này trở nên quan trọng và có ý nghĩa nhất trong vòng ba thập niên qua.
Những thách thức về quản trị đất nước
Trong những thập kỷ gần đây, các sự kiện mang tính toàn cầu và xung đột nội bộ đã một số lần đưa ĐCSTQ đến bên bờ sụp đổ. Cuộc bạo loạn Thiên An Môn năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu thập niên 1990 đã gây ra một loạt các cuộc khủng hoảng hiện hữu đối với ĐCSTQ. ĐCSTQ đã thực hiện các đánh giá có hệ thống về nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và tiến hành cải cách trong nội bộ hệ thống đảng, theo đó các nguyên nhân được xác định là một đảng – nhà nước cứng nhắc với một hệ tư tưởng giáo điều, giới tinh hoa bảo thủ, các tổ chức đảng không hoạt động và một nền kinh tế trì trệ.
Kể từ đó đến nay, ĐCSTQ đã thể hiện một khả năng kỹ trị nhằm thích ứng đối với các áp lực phát triển của xã hội do sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc mang lại. Đảng của ngày hôm nay “đang gia nhập vào luồng cao tốc của quá trình toàn cầu hóa. Richard McGregor viết trong cuốn sách “The Party” vào năm 2010 rằng điều này đến lượt nó đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn, tỷ lệ lợi nhuận cao hơn và an ninh chính trị lớn hơn”.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cao nhất trong cơ cấu quyền lực của Trung Quốc ngày hôm nay thiếu tầm nhìn dài hạn cho đảng, điều mà các nhân vật cải cách như Hồ Diệu Bang của thập niên 1980 đã có được hay như Hồ Cẩm Đào thúc đẩy sự minh bạch lớn hơn trong đảng hay việc cải cách thị trường tự do của Đặng Tiểu Bình, điều đã hiện đại hóa nền kinh tế của Trung Quốc.
Quản trị thực tế của Trung Quốc có thể cực kỳ phân cấp. Trong khi các ủy viên Bộ Chính trị giữ trách nhiệm đưa ra các chính sách và bổ nhiệm nhân sự các bộ, họ không quản lý danh mục đầu tư hàng ngày mà Chính phủ thực hiện. Các tỉnh của Trung Quốc được quyền tự chủ rất lớn, và các quan chức lãnh đạo cấp dưới tỉnh được chính quyền trung ương bố nhiệm gần như có toàn quyền kiểm soát. Chính sách có thể bắt nguồn “ngẫu nhiên” từ các cơ quan và các bộ hoặc từ các viện nghiên cứu chính sách và các cố vấn. Ông Pei cho biết “Không có một cách được cài đặt sẵn đưa ra chính sách ở Trung Quốc”.
Có thể phải mất từ 2 đến 3 năm các luật và quy định mới được thực hiện. Đôi khi các chính sách như vậy phải trải qua quá trình thử nghiệm, trong đó một số tỉnh phải thực hiện việc này. cấu trúc cũng thiếu một hệ thống kiểm tra và đối trọng mà ở đó các quan chức địa phương phải có trách nhiệm giải trình về việc thực hiện chính sách.
Việc thiếu trách nhiệm giải trình đã làm tích tụ các bất bình, khiếu nại về bất bình đẳng thu nhập, thiếu bảo vệ người tiêu dùng, chiếm đoạt đất đai và các vấn đề nhân quyền. Nhiều người trong số này đã công khai đưa các vấn đề này trên Internet, làm xói mòn mạnh mẽ sự kiểm soát của ĐCSTQ về truyền thông chính trị. Vụ việc Trần Quang Thành và việc người tiêu dùng Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ xung quanh vụ hàng ngàn trẻ em bị nhiễm độc do sữa có chất melamine, về lâu dài chính quyền trung ương đã buộc phải có hành động đối với những lo ngại về tính an toàn của các sản phẩm Trung Quốc.
Chính sách đối nội và đối ngoại
Có lẽ cấp bách nhất đối vói ĐCSTQ là xử lý vấn đề bất bình đẳng thu nhập rất lớn do sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc tạo ra. Vào giữa năm 2012, ĐCSTQ đã công bố một khuôn khổ phân phối thu nhập mới được thiết lập để khắc phục khoảng cách ngày càng tăng. Sự nổi lên của Trung Quốc như một siêu cường kinh tế đã gia tăng thách thức về quản trị khi tầng lóp trung lưu của Trung Quốc ngày càng mở rộng. Đặc biệt, Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết “các tác dụng phụ của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, bao gồm cả khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giá cả tăng cao, ô nhiễm, sự suy giảm của nền văn hóa truyền thống là mối quan tâm lớn, và cũng có những lo ngại ngày càng gia tăng về tham nhũng chính trị”.
Chăm sóc y tế cũng là một chủ trương lớn của ĐCSTQ khi lực lượng dân số đang già đi ngày càng lớn, đã thúc đẩy chính phủ phải nỗ lực mở rộng chi trả bảo hiểm. Chi tiêu về chăm sóc sức khỏe sẽ tăng gần gấp ba lần, đạt 1 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 từ mức 116 tỉ USD năm 2011. Bảo hiểm y tế hiện nay chi trả cho hơn 95% dân số Trung Quốc. ĐCSTQ cũng đã điều chỉnh chính sách năng lượng, trong đó đề ra các chủ trương của Trung Quốc trong 5 năm tới bao gồm việc phát triển năng lượng sạch để giảm khí cácbon.
Trong khi đó, quyền lực đang lên của Trung Quốc trên trường quốc tế đã làm cho họ nhiều lần không nhượng bộ trên mặt trận chính sách đối ngoại và tạo ra nhận thức mang tính phổ biến về một quốc gia với sức mạnh bành trướng, hung hăng. Nước này đã đặt cược vào tuyên bố kiên quyết về chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo ở Biển Hoa Đông và Hoa Nam (Biển Đông) – một động thái đẩy Trung Quốc vào vị trí chống lại các nước láng giềng ASEAN và đã gây ra sự rạn nứt và bế tắc ngoại giao tại khu vực láng giềng này. Trung Quốc đã thể hiện tiếp tục hỗ trợ cho các chế độ thù địch với Mỹ trong đó có Xyri và Iran. Bắc Kinh cũng đã phản đối kế hoạch hợp tác hải quân Mỹ – Hàn Quốc ở Biển Hoàng Hải, đồng thời phản ứng kịch liệt đối với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, đình chỉ đối thoại an ninh cấp cao nhất và công bố các biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ đối với các công ty Mỹ có quan hệ với Đài Loan.
Một số chuyên gia cho rằng trong khi quyền lực tương đối của Trung Quốc đã phát triển đáng kể so với tăng trưởng kinh tế của nước này, các nhiệm, vụ chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc vẫn còn tính chất phòng thủ, chống lại các can thiệp từ nước ngoài, tránh thiệt hại lãnh thổ, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế. Andrew J. Nathan và Andrew Scobell viết trên tờ “Foreign Affairs” rằng điều đã thay đổi là “Trung Quốc hiện đang hộinhập sâu vào hệ thống kinh tế thế giới mà các ưu tiên đối nội và khu vực đã trở thành một phần của nhiệm vụ lớn hơn: xác định một vai trò toàn cầu phục vụ các lợi ích của Trung Quốc, mà không phải chỉ là giành được sự thừa nhận từ các cường quốc khác”.
Các chuyên gia cho rằng nhìn chung, mục tiêu hợp lý cho lãnh đạo mới ở Trung Quốc là tránh một mối quan hệ đối nghịch với Mỹ, mặc dù sự thay đổi lãnh đạo tới đây không đủ đưa ra những thay đổi đáng kể hoặc ngay lập tức trong lĩnh vực này. Một số người khác cho rằng quan hệ Mỹ – Trung sẽ bị ảnh hưởng cho đến khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách đối ngoại và cấu trúc chính trị cấp tiến hơn, bắt đầu với việc bình thường hóa các mối quan hệ trone khu vực của nước này.
***
TTXVN (Bắc Kinh 13/11)
 Tại thời điểm diễn ra kỳ họp Lưỡng hội (Quốc hội và Chính hiệp) năm 2010, Cửu tam học xã – một trong 8 đảng phái dân chủ tham chính ở Trung Quốc có thành phần nòng cốt là các phần tử trí thức thuộc giới khoa học công nghệ – đã công bố kết quả một cuộc điều tra nghiên cứu cho thấy chênh lệch về thu nhập ở Trung Quốc lúc đó là hơn kém nhau 24 lần. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 8 năm chuẩn bị nhưng phương án cải cách phân phối thu nhập ở nước này vẫn chưa được triển khai.
Ngày 17/10 vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo xác nhận phương án tổng thể về cải cách phân phối thu nhập sẽ được công bố trong quý IV này. Tin cho biết phương án sẽ bao gồm thời gian biểu và lộ trình cải cách, trong đó điều chỉnh lại kết cấu thu nhập ban đầu sẽ là trọng tâm trong cải cách phân phối thu nhập thời gian tới.
Mới đây, Mạng Nhân dân thuộc Nhân dân nhật báo ở Trung Quốc đã triển khai đợt điều tra nghiên cứu chuyên đề về phân phối thu nhập, điều tra và phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. Mạng Tân Hoa ngày 2/11/2012 đã đăng bài tổng hợp của Tô Hải Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội lao động kiêm Chủ tịch Hội đồng chuyên nghiệp lương lao động Trung Quốc, phân tích những ý kiến bất đông đã gây trì trệ trong cải cách phân phối thu nhập, từ đó đề xuất xã hội cần sớm đạt được tiếng nói chung, đẩy nhanh cải cách phân phối thu nhập trong bối cảnh cấp bách.
Bước vào thế kỷ 21, trong quá trình “chiếc bánh” kinh tế của Trung Quốc nhanh chóng lớn thêm, làm thế nào để phân phối “chiếc bánh” đó cho hợp lý ngày càng trở thành vấn đề dân sinh to lớn được các giới trong xã hội bàn luận như một đề tài nóng. Trung ương Cửu tam học xã đã đề xuất một loạt yêu cầu về đi sâu cải cách, điều chỉnh hợp lý quan hệ phân phối thu nhập, và đã đưa ra phương án triển khai chiến lược của mình. Giới học giả và các giới khác trong xã hội, bao gồm đông đảo quần chúng nhân dân cũng đã thảo luận một cách nhiệt tình và sâu sắc, trình bày các quan điểm, trong đó không ít quan điểm, còn đi đến đối lập và va chạm nhau.
Một số năm gần đây số lượng sách chuyên đề, báo cáo điều tra, các bài báo, bình luận rất nhiều, đề cập đến nhiều phương diện, tính hệ thống tăng lên, có thể khái quát phân thành ba loại: Một là, đã đạt hoặc cơ bản đã đạt tiếng nói chung; hai là, qua thảo luận hy vọng đạt tiếng nói chung; ba là, khó đạt tiếng nói chung.
I. Quan tâm cả gốc đến ngọn, cải cách đồng bộ đi đến nhất trí

Xét theo tình hình thứ nhất, hiện nay nội dung đã đạt được chủ yếu có một số phương diện sau:
Thứ nhất, nhận định về mức độ vấn đề phân phối thu nhập, vấn đề phân phối thu nhập và phân phối của cải ở Trung Quốc tồn tại các sai sót nghiêm trọng, đã đến lúc phải được giải quyết, đặc biệt là đã muộn mất vài năm so với yêu cầu “cùng giàu có” mà đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nêu ra từ 20 năm trước đây là “khi đã đạt được mức sống khá giả vào cuối thế kỷ này (thế kỷ 20), vấn đề này sẽ dứt khoát phải được nêu ra như một vấn đề nổi cộm và cần được giải quyết”.
Thứ hai, nhận thức về các vấn đề nổi bật trong phân phối thu nhập, vấn đề nổi bật trong phân phối thu nhập ở Trung Quốc biểu hiện ở chỗ quan hệ phân phối thu nhập và phân phối của cải không hợp lý, khoảng cách thu nhập và chênh lệch về tài sản có xu hướng không ngừng mở rộng, điều này đã đi ngược lại với tính chất “cùng giàu có” của Chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, về vấn đề này, dù là quan điểm nào cũng đều không có gì khác biệt.
Thứ ba, phân tích nguyên nhân của vấn đề thu nhập, vấn đề phân phối thu nhập ở Trung Quốc là do nguyên nhân ở nhiều phương diện tạo nên như chế độ phân phối chưa được kiện toàn, tệ nạn trong thể chế kinh tế xã hội và những bất hợp lý trong phương thức phát triển kinh tế và trong cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, tư duy trong giải quyết vấn đề. Phải có cách suy nghĩ mang tính chất hệ thống từ những vấn đề dưới tầng sâu, nhằm vào những nguyên nhân thuộc nhiều phương diện dẫn đến vấn đề phân phối thu nhập và phân phối của cải, dựa vào tư duy cải cách đồng bộ, trị cả gốc lẫn ngọn mới có thể từng bước giải quyết vấn đề tồn tại.
II. Đâu là vấn đề chưa đạt tiếng nói chungbất đồng chủ yếu

Xét theo tình hình thứ hai và thứ ba, về đại thể có thể phân tích từ ba phương diện sau:
  1. Bất đồng trong nhận thức về vấn đề cơ bản cần được loại bỏ
- Một là xuất phát điểm trong nhận thức cơ bản về phân phối thu nhập và cải cách phân phối thu nhập là giống nhau. Trên cơ sở phân tích lý luận về kinh tế thị trường tự do, đã có một bộ phận trong giới học giả bàn luận, chứng minh vấn đề phân phối thu nhập và đối sách trong vấn đề này ở Trung Quốc. Những người khác chủ yếu vận dụng lý luận phân tích xuất phát từ tình hình thực tế của Trung Quốc, kết luận rút ra được từ hai phương diện cách nhau rất xa. Bộ phận thứ nhất nhấn mạnh vai trò của cơ chế thị trường, phản đối hoặc không tán thành việc chính phủ can thiệp; Những người ở diện thứ hai cho rằng cơ chế thị trường không hiệu quả và coi trọng vai trò điều tiết của chính phủ.
Nghiên cứu sâu hơn sẽ thấy hệ thống kinh tế thị trường do chính phủ chủ đạo xây dựng chứ không phải sinh ra một cách tự nhiên, không để cho chính phủ phát huy vai trò là không thể giải quyết được vấn đề, nhưng nếu tránh để cho chính phủ quản lý những việc không nên quản, quản không được và quản không tốt thì quả thực sẽ là một đề tài lớn cần phải đi sâu nghiên cứu. Vì thế, hai phương diện nhận thức nói trên có điểm dung hòa và tiếp nhận lẫn nhau, cần dung hòa một cách thích hợp, kết hợp giữa cánh tay vô hình và cánh tay hữu hình.
- Hai là phán đoán những bất đồng về trọng tâm của vấn đề phân phối. Một số người cho rằng vấn đề phân phối ở Trung Quốc chủ yếu là phân phối của cải không hợp lý, phân phối thu nhập, đặc biệt là phân phối trả công lao động không được rõ ràng. Còn lại đa số cho rằng phân phối thu nhập và phân phối của cải đều có vấn đề, hơn nữa phân phối thu nhập, nhất là phân phối trả công lao động và mở rộng lợi ích của người lao động là có liên quan trực tiếp và người dân hết sức quan tâm nên không thể coi thường.
Trên thực tế, hai kiểu nhận thức nói trên không hề mâu thuẫn, cách mà chúng ta gọi phân phối thu nhập hiện nay là nói đến phương thức phân phối lớn, hàm nghĩa bao gồm phân phối thu nhập và phân phối của cải, có phân phối thu nhập mang tính bề nổi và mang tính tiềm ẩn, có dạng lưu chuyển (lưu lượng) và dạng dự trữ (tồn lượng), phải coi chúng như một hệ thống lớn để phân tích và nghiên cứu đối sách chứ không phải cắt chúng ra thành nhiều mảnh, chỉ làm nổi bật phương diện nào đó nhưng lại coi thường phương diện khác.
- Ba là nhận thức khác nhau về phân tích nguyên nhân trọng điểm tạo nên vấn đề phân phối thu nhập. Có một số người cho rằng do chính phủ can thiệp quá nhiều vào hoạt động kinh tế vi mô đã tạo nên vấn đề phân phối, và chúng cũng được tạo nên do các hình thức lũng đoạn, bao gồm lũng đoạn trong các lĩnh vực hành chính, quyền lực, tài nguyên và thị trường. Một kiểu quan điểm khác cho rằng nguyên nhân liên quan đến nhiều phương diện, nhiều tầng nấc, nếu chỉ nhấn mạnh một phương diện nào đó là không toàn diện.
Quan điểm thứ nhất có lý ở mức độ nhất định, còn quan điểm thứ hai kỳ thực cũng không mâu thuẫn. Nguyên nhân mà quan điểm thứ hai nói đến về những tệ nạn trong thể chế kinh tế xã hội đã bao hàm cả nguyên nhân mà quan điểm thứ nhất đề cập tới, vì thế cả hai loại quan điểm có thr dung hợp lẫn nhau.
- Bốn là nhận thức khác nhau về con đường cơ bản để giải quyết vấn đề phân phối thu nhập. Một kiểu nhận thức cho rằng con đường cơ bản đế giải quyết vấn đề là đặt trọng tâm vào cải cách thể chế kinh tế xã hội, thậm chí là cả chế độ chính trị tương ứng, đặc biệt là loại bỏ sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào nền kinh tế vi mô, dẫn đến tệ độc quyền trong các lĩnh vực hành chính, quyền lực, tài nguyên, thị trường…, chế độ phân phối thu nhập, đặc biệt là cải cách chế độ phân phối tiền công lao động trong đó có thể bỏ qua không tính, nhất là không thể coi đó là phương hướng chủ đạo; Một kiểu nhận thức khác cho rằng con đường cơ bản là phải chú trọng cả gốc lẫn ngọn, vừa cải cách chế độ phân phối thu nhập, vừa chú trọng cải cách hoặc điều chỉnh trong các phương diện liên quan đến tệ nạn trong thể chế kinh tế xã hội và kết cấu kinh tế ở tầng sâu. Cách nhận thức thứ nhất có lý ở mức độ nào đó nhưng lại quá nhấn mạnh đến khả năng thoát ra khỏi cải cách tự thân của chế độ phân phối thu nhập, hơn nữa có thể thu hút toàn bộ sự chú ý của mọi người vào các lĩnh vực ngoài xây dựng kinh tế như xây dựng xã hội, xây dựng chính trị, khó khăn vừa lớn lại vừa không thuận lợi để thao tác, có thể sẽ biến thành một thứ giả tưởng về cải cách vô thời hạn. Hơn nữa, kiểu nhận thức này cũng không mâu thuẫn với kiểu nhận thức sau về bản chất, mà chỉ là nhấn mạnh hơn đến việc trị tận gốc. Còn trong kiểu nhận thức thứ hai, về cải cách ở tầng sâu là đã bao hàm nội dung trị gốc trong kiểu nhận thức thứ nhất, vì thế hai kiểu nhận thức này cũng có thể kết hợp lại với nhau được.
2. Quan điểm khác nhau về vấn đề cụ thể có hy vọng đạt tiếng nói chung
Có rất nhiều nhận thức khác nhau liên quan đến vấn đề cụ thể, trong bài này chỉ lựa chọn phân tích sơ lược vấn đề chủ yếu.
Thứ nhất, liệu có phải tỉ trọng thu nhập của cư dân, tỉ trọng về trả công lao động đang có xu hướng giảm, và sẽ còn tiếp tục giảm? Một quan điểm cho rằng đó là phán đoán sai, một quan điểm khác lại cho rằng nếu xét trên tổng thể thì hai loại tỉ trọng đó ở Trung Quốc đang thể hiện xu hướng giảm. Sở dĩ có những kết quả tính toán khác nhau là do liên quan đến các số liệu hiện hành được hoàn thiện một cách không có hệ thống, chênh lệch độ tính toán không thống nhất. Để có những kết quả tính toán như nhau đòi hỏi phải thông qua những số liệu giống nhau được sử dụng thống nhất, đồng thời bổ sung sử dụng số liệu khác thông qua điều tra điểm, lựa chọn những con đường khác để tính toán, kiêm nghiệm lẫn nhau để xác nhận. Trên cơ sở mọi người đều nhận thức được về sự bất hợp lý trong quan hệ phân phối thu nhập và phân phối của cải, khoảng cách chênh lệch không ngừng lớn thêm, từ đó vấn đề đặt ra là: Cách tính toán mới bị nghi ngờ liệu hai tỉ trọng nói trên có phải đang có xu hướng thấp đi, cách tính này phải không ảnh hưởng đến cách nhận định về tính chất nghiêm trọng trong vấn đề phân phối ở Trung Quốc, không được vì thế mà làm chao đảo đối sách của trung ương về đẩy nhanh cải cách thu nhập.
Thứ hai là liệu có phải các khoản thuế trong tầm vĩ mô ở Trung Quốc đang có chiều hướng tăng lên? về điểm này có một quan điểm cho rằng xét theo chiều ngang thì đều không nặng so với chiều dọc, một quan điểm khác lại cho rằng đang có chiều hướng nặng thêm. Bất đồng ở đây cũng liên quan đến chênh lệch tính toán có phải đã bao gồm cả các khoản thu nhập tài chính ngoài dự toán hay không, có thể tiếp tục phải định lượng những số liệu này để phân tích, rút ra kết luận mới chuẩn xác hơn; nhưng hiện nay ít nhất cũng phải đạt nhận thức chung cơ bản về những nội dung như kết cấu giữa thuế thu và chịu thuế ở Trung Quốc không hợp lý, cần phải điều chỉnh, thuế thu phải thể hiện tốt hơn nữa vai trò chức năng trong việc điều tiết quan hệ phân phối bất hợp lý hiện hành, thu chi tài chính cần phải gia tăng tỉ trọng, về dân sinh, khống chế và giảm thiểu chi tài chính “tam công” (nhà nước chi trả ba khoản về chiêu đãi khách, phương tiện đi lại và đi nước ngoài đều bằng tiền công), thông qua phân phối lại để gia tăng tỉ trọng thu nhập của cư dân, tiếp tục rút ngắn khoảng cách giàu nghèo…. Ở đây cũng cần nhấn mạnh là không được vì tranh luận để ảnh hưởng đến quyết tâm cải cách phân phối.
Thứ ba, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc được tạo ra bởi khác biệt về thu nhập hay khác biệt về tài sản? Vấn đề này có thể tiếp tục tính toán, không nhất thiết phải phân định rõ cần chú trọng loại nào hơn, chỉ cần đưa ra được định nghĩa về phân phối lớn, sẽ không ảnh hưởng đến việc chúng ta quan tâm tìm kiếm toàn diện vấn đề phân phối và nguyên nhân thực sự của vấn đề phân phối.
Thứ tư, giải quyết khoảng cách chênh lệch trong phân phối chủ yếu phải đầu tư vào việc phân phối lần một hay phân phối lần hai (phân phối lần thứ nhất là tiền lương chính được trả do công sức bỏ ra theo quy luật thị trường; phân phối lần hai là nhà nước hỗ trợ theo diện chính sách bằng nguồn tiền thu thuế tăng lên). Một quan điểm cho rằng chủ yếu chỉ cần bỏ công sức vào phân phối lần hai, một quan điểm khác lại cho rằng cần đồng thời đầu tư vào cả hai lần. Chỉ cần xem những yếu tố sản xuất tham gia phân phối lần một hiện nay, trong đó bao gồm đất đai, vốn, nhân công lao động, quản lý, công nghệ… đã tồn tại rất nhiều bất công là sẽ có thể rút ra được kết luận cần thiết phải có biện pháp để giải quyết những vấn đề này như thế nào. Có thể nói những vấn đề thuộc lĩnh vực phân phối lần hai về cơ bản đều liên quan đến phân phối lần một. Vì thế, những tồn tại về phân phối lần một hay phân phối lần hai cũng đều cần thiết phải giải quyết bằng cách áp dụng biện pháp cải cách, cần nhấn mạnh trong phân phối lần một chính phủ không được vượt giới hạn, chủ yếu thông qua nguyên tắc kiện toàn các yếu tố sản xuất, loại bỏ ngăn cách thị trưòng, cải cách chế độ tài chính thuế vụ, giám sát xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong phân phối thị trường yếu tố sản xuất… để giải quyết vấn đề tồn tại, đồng thời nắm được một giới hạn: Tất cả những việc gì thuộc về người dân kiếm tiền theo đúng pháp luật sẽ không được can thiệp, không phân chia lời lãi, còn những gì thuộc về những việc gây nguy hại công bằng chính nghĩa trong xã hội sẽ phải quản lý. Đồng thời, trong phân phối lần hai phát huy tốt hơn nữa tác dụng của việc tái phân phối, điều tiết khoảng cách giàu nghèo, cùng thúc đẩy từng bước giải quyết vấn đề.
Thứ năm, nâng cao mức lương tối thiểu, thi hành chính sách cụ thể như cùng bàn bạc về vấn đề lương, về vấn đề này, một quan điểm cho rằng những chính sách như vậy không có tác dụng, mà tác dụng phụ có thể còn lớn hơn; Một quan điểm khác cho rằng việc thi hành những chính sách đó là rất cần thiết. Trong quan điểm thứ nhất, xuất phát từ lo lắng chính phủ thông qua những chính sách như vậy để can thiệp quá sâu vào thị trường sức lao động là có lý ở mức độ nào đó, quả có hiện tượng là địa phương cá biệt cưỡng chế quy định trong thời kỳ nhất định phải nâng mức lương tối thiểu lên đến bao nhiêu, hoặc mở rộng diện bàn bạc tập thể về lương đến đâu. Trên thực tế, việc nâng cao mức lương tối thiểu, theo “Quy định mức lương tối thiếu” là liên quan đến cách tính, đến căn cứ và trình tự để tính. Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 cũng chỉ xác định chỉ tiêu mang tính dự kiến chứ không phải chỉ tiêu mang tính ràng buộc đối với việc nâng cao mức lương tối thiểu, Việc tiến hành bàn bạc tập thể, theo quy định của pháp luật hữu quan là có điều kiện mang tính tiền đề và là yêu cầu liên quan chứ không phải do chính phủ cưỡng chế thúc đẩy.
Nếu không tìm hiểu tình hình mà phủ nhận toàn bộ những chính sách đó thì hiển nhiên sẽ là phiến diện. Thông qua tranh luận về quan điểm, chúng ta có thể đi đến được nhận thức chung: Vừa không biến những chính sách trên thành thần dược linh đơn trong giải quyết phân phối thu nhập, cũng không được phủ nhận một cách đơn giản tính chất cần thiết và tính khả thi của những chính sách đó, phải coi đó là biện pháp cấu thành trong công trình cải cách phân phối của cả hệ thống, xác định đúng vị trí và vai trò của những chính sách này.
3. Quan điểm khác nhau khó đạt tiếng nói chung
Một số nhóm lợi ích đã phản đối việc điều chỉnh liên quan đến lợi ích của mình, hoặc các nhóm lợi ích do ở các vị trí khác nhau trong kết cục lợi ích hiện hành nên đã hình thành nhận thức đối lập nhau khi nhận định về một số quan hệ lợi ích và biện pháp điều chỉnh lợi ích. Ví dụ như không thừa nhận có ngành nghề độc quyền, hay như ví dụ khác cho rằng phân phối thu nhập có chênh lệch là rất bình thường, hơn nữa chênh lệch hiện không lớn, mà vẫn còn phải tiếp tục mở rộng V.V.. Với những nhận thức như vậy những người đương sự hoặc nhóm đương sự sẽ không thể hoặc rất khó đi đến được tiếng nói chung, hơn nữa lại thường gây khó khăn cho việc hình thành dòng nhận thức chủ lưu trong xã hội, đồng thời sẽ cản trở sự ra đời của những quyết sách lớn.
III. Thời gian không đợi – Đẩy nhanh cải cách phân phối thu nhập
Với loại quan điểm thứ nhất, cần tăng cường nhận thức về cải cách, cụ thể hóa cách phân tích định lượng, đem lại cơ sở nhận thức tư tưởng chắc chắn hơn cho việc điều chỉnh hợp lý quan hệ phân phối thu nhập và phân phối của cải.
Với loại quan điểm thứ hai, cần tăng cường trao đổi hiểu biết lẫn nhau, sớm hình thành nhận thức chung về cải cách; đối với một bộ phận trong đó mà trước mắt tranh luận chưa đi đến kết quả, hơn nữa không ảnh hưởng đến nhận định cơ bản, có thể tạm gác lại tranh luận, nhẩt là phải đề phòng không để những tranh luận như vậy ảnh hưởng đến nhận định cơ bản về vấn đề phân phối ở Trung Quốc hiện nay, làm chao đảo quyết tâm đi sâu cải cách phân phối.
Với loại quan điểm thứ ba, nếu công tác điều chỉnh quan hệ lợi ích được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận hoặc bị phản đối thì cần thiết phải do cấp lãnh đạo trên cao hạ quyết tâm chính trị, cho ra đời quyết sách mang tính chất công bằng và quyền uy; Nếu các bên lợi ích liên quan không thỏa thuận được, hơn nữa nếu ý kiến của quần chúng nhân dân không mạnh lắm thì cũng có thể gác lại tranh luận để tránh gây cản trở cho việc xác định những quyết sách và chính sách lớn.
Trước mắt, không còn thòi gian chờ đợi đi sâu cải cách phân phối thu nhập, vì thế, chúng ta phải nhanh chóng quy tụ tiếng nói chung, tìm điểm đồng gác lại bất đồng, đặt nền tảng nhận thức tư tưởng đẩy nhanh cải cách phân phối thu nhập và phân phối của cải. Chúng ta đã muộn hơn 10 năm so với yêu cầu “dứt khoát phải được nêu ra như một vấn đề nổi cộm và giải quyết” vấn đề phân phối mà lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đã đề xuất. Bước tiến cải cách phân phối tuyệt đối không thể tiếp tục trì hoãn.
***
TTXVN (Hồng Công 12/11)
Theo tờ “Tín báo(Hồng Công) ngày 10/11, nhân dịp Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc, dư luận quốc tế dồn dập đánh giá về thành tựu 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc, trong đó có 10 năm dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Tất cả đều cho rằng từ năm 1981 đến nay, Trung Quốc đã giảm được hơn 600 triệu người nghèo, đây là điều chưa từng có trong lịch sử phát triển kinh tế – xã hội loài người; đồng thời, Trung Quốc cũng xóa nợ gần 30 tỷ nhân dân tệ (NDT) cho các nước nghèo hoặc các nước kém phát triển nhất, cam kết cho hưởng thuế suất bằng không đối với 97% sản phẩm chịu thuế của các nước kém phát triển nhất có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đây cũng được đánh giá là cống hiến quan trọng của Trung Quốc đối với kinh tế thế giới.
Giới quan sát Bắc Kinh cho biết trong số hơn 600 triệu người thoát nghèo nói trên, hầu hết là nông dân, điều này rõ ràng là có liên quan tới các biện pháp xóa bỏ thuê nông nghiệp, gia tăng bù giá nông nghiệp, thúc đẩy sáng tạo khoa học kỹ thuật thực hiện sản xuất nông nghiệp… của Chính phủ Trung Quốc trong 10 năm qua. Mặc dù vậy, xét về tổng thể, nông dân vẫn là những người nghèo nhất ở Trung Quốc.
Định rõ quyền tài sản đất đai hỗ trợ nông dân làm giàu
Làm thế nào có thể giải quyết thực sự vấn đề “tam nông”, mở rộng con đường cho nông dân làm giàu, thay đổi triệt để diện mạo nông thôn?
Các chuyên gia “tam nông” của Trung Quốc (trong đó có Giáo sư Từ Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nông thôn Trung Quốc) đều cho rằng Đại hội 18 cần có bố trí mới, cần bắt tay từ ba lĩnh vực, bao gồm định rõ quyền tài sản đất đai của người nông dân, thực hiện “thôn dân tự trị”, đẩy nhanh bước đô thị hóa nông thôn.
Giáo sư Từ Dũng là một ngưòi nổi tiếng, đã có thời gian dài nghiên cứu về vấn đề “tam nông” và được mệnh danh là “học giả Trường Giang”, hồi tháng 11/2006 từng được mời tới Trung Nam Hải để thuyết giảng về vấn đề nông thôn cho các lãnh đạo Trung Quốc. Theo Từ Dũng, mâu thuẫn lớn của nông thôn Trung Quốc hiện nay được tạo bởi sự hỗn loạn quản lý của “tam tư” (3 nguồn vốn gồm tài sản, quỹ và tiền vốn). Trong vấn đề quản lý “tam tư”, hạt nhân là vấn đề quyền tài sản đất đai, bởi việc đất đai bị bán làm bùng phát các sự kiện đông người, khiến toàn bộ xã hội như ngồi trên miệng núi lửa, khó có thể ổn định được. Nói cho cùng, các vấn đề xã hội nông thôn hiện nay ở Trung Quốc chính là do tính mơ hồ của quyền tài sản đất đai gây ra.
Quốc hữu hóa đất đai và tư hữu hóa đất đai là hai cách nghĩ khác nhau, Quốc hữu hóa đất đai, các cấp chính quyền nắm giữ đất đai thuận tiện thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế càng nhanh hơn. Nếu như quyền tài sản đất đai được xác định thực sự rõ ràng, giá thành đất đai sẽ cao, chính quyền địa phương sẽ không thể chào hàng “giá đất bằng không” để thu hút vốn đầu tư, chính quyền địa phương đương nhiên hy vọng ra sức làm cho quyền tài sản đất đai mơ hồ hóa. Chính vì quyền tài sản đất đai mơ hồ nên xuất hiện tình trạng bất họp lý là giá bồi thường cho mỗi mẫu đất trong dự án đường cao tốc Bắc-Nam là 2.000 NDT, song nông dân thực tế chỉ nhận được vài trăm NDT, như vậy làm sao không nổ ra các sự kiện mang tính quần chúng?
Từ Dũng cho biết, ở Trung Quốc, người nông dân lẽ ra là người giàu có nhất, bởi lẽ đất đai ở Trung Quốc rất khan hiếm; song nông dân Trung Quốc hiện nay đích thực là những người nghèo nhất. Nông dân Hàn Quốc và Đài Loan do được hưởng sự tăng giá của đất đai, lợi ích thu được từ đất đai trở thành tiền vốn tạo nghiệp ban đầu của nông dân, với tiền vốn này, họ đã trở thành chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không chỉ tự làm giàu cho mình mà còn kéo theo sự phát triển của kinh tế – xã hội. Lẽ ra nông dân Trung Quốc cũng nên được đi theo con đường này, nay nhìn lại, con đường này ở Trung Quốc khá dài và gian nan. Theo phán đoán của Từ Dũng, khả năng nổ ra các sự kiện lớn đông người do vấn đề phân phối lợi ích đất đai Bất công gây ra tới đây tuy không nhiều, song các sự kiện nhỏ, lẻ tẻ sẽ không thể tránh khỏi.
Các chuyên gia “tam nông” chỉ ra rằng theo như Thủ tướng ôn Gia bảo từng nói “đất đai là sự đảm bảo của nông dân, không thể lấy đi”, Đại hội 18 này Trung Quốc rất có thể phải tiến hành cải cách quyền tài sản đất đai, định rõ quyền lực của nông dân đối với quyền tài sản đất đai, khi xảy ra mâu thuẫn về quyền tài sản đất đai giữa quan với dân, cần để cho nông dân có lực lượng “đấu tranh”, không thể để quan chức chuyên quyền độc đoán, từng bước tháo gỡ nút thắt, như thế mới tránh được nổ ra các sự kiện mang tính quần chúng; điều then chốt nằm ở chỗ cần ủng hộ sự trưởng thành của lực lượng “đấu tranh” nông dân, và “đấu tranh” có tổ chức không đi theo hướng cực đoan.
Qua nhiều năm nghiên cứu đối với nông thôn, Từ Dũng phát hiện ra sự quản lý cai quản nông thôn hiện nay ở Trung Quốc đa phần theo kiểu duy trì ổn định. Sự kiện Ô Khảm ở Quảng Đông (bùng phát do lượng lớn đất đai của nông dân bị bán mất) đã khiến những người lãnh đạo ý thức được rằng phương thức quản lý cai quản nông thôn theo kiểu duy trì ổn định đã không giải quyết được vấn đề, cần phải tiến hành cải cách mang tính thể chế, thực hiện quản lý dân chủ thôn dân mang tính tổng hợp.
Thôn dân tự trị, quản lý dân chủ
Từ Dũng nhận thấy biện pháp cai quản cơ sở của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương là “đòn tổng hợp”, là cách cai quản hệ thống hóa, bắt đầu giải quyết từ “gốc” của vấn đề, cái gốc này chính là quản lý “tam tư”. Cách giải quyết là chế độ hóa việc công khai thôn vụ (eông việc của thôn), để cho càng nhiều nông dân tham gia quản lý. Một trong ba điểm tìm kiếm của Quảng Đông là phân tách kinh tế – chính trị, bí thư thôn không kiêm nhiệm lãnh đạo hợp tác xã kinh tế; hai là lượng hóa quyền cổ đông, thay đổi tình trạng hợp tác xã cổ phần chỉ nằm trong tay cán bộ, tài sản tập thể đến với nông dân rõ ràng hơn, lượng hóa quyền lợi cổ phần tới cá nhân; ba là thành lập ủy ban giám sát thôn vụ, bắt đầu giám sát ngay từ khi ra quvết sách, ủy ban giám sát thôn vụ đã được thành lập trước tiên ở thôn Quầng Dục, tới đây sẽ được mở rộng ra toàn tỉnh.
Một mô hình quản lý dân chủ, tự trị của thôn dân khác là ở thị trấn Bạch Sa huyện Trung Mâu tỉnh Hà Nam, nơi có khoảng 40.000 nhân khẩu. Từ năm 2009, tổ thôn dân số 7 của thôn Xã Kiều thuộc thị trấn này đã có hình thức đặc biệt và mộc mạc, thông qua chế độ đại biểu liên hộ và “5 miếng dấu” để thực hiện tự trị tổ thôn dân. Trước tiên, vì là người “ăn nói chắc chắn” trong nhà, anh Phan được đại gia đình gồm 10 người của mình cử làm “đại diện gia đình”, sau đó anh cạnh tranh với đại diện của 10 gia đình khác, căn cứ vào uy danh tích lũy trong thời gian dài, anh Phan đã trổ rõ tài năng và trở thành “đại diện liên hộ”, tức là anh có thể đại diện cho l1 hộ mưu cầu lợi ích. 8 vị đại diện liên hộ được bầu ra từ cách làm trên cùng tổ trưởng tổ thôn dân tạo thành “ủy ban tổ thôn dân”, các công việc trong thôn đều do tập thể cơ quan này nghiên cứu, ý kiến chung sau khi hình thành còn cần phải đóng dấu của “ủy ban tổ thôn dân” mới có hiệu Lực. Ủy ban tổ thôn dân khắc một con dấu, chia thành 5 phần, tổ trưởng tổ thôn dân giữ một phần, 4 phần khác do 4 đại diện liên hộ mỗi người giữ một phần. 8 đại diện liên hộ chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm luân phiên giữ 4 phần của con dấu chung.
Nhận xét về mô hình này, nhà nghiên cứu Đảng Quốc Anh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nông thôn Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, điểm sáng tạo mới của chế độ đại diện liên hộ nằm ở chỗ nó cho người nông dân quyền lợi dân chủ nhiều hơn, trong một phạm vi nhất định có thể phòng ngừa chuyên quyền độc đoán, có tác dụng quan trọng đối với cân bằng quyền lực. Trên thực tế, dân chủ thôn dân kiểu giống như “5 miếng dấu” trong 10 năm qua ngày càng nhiều. Hiện nay, trên 98% ủy ban thôn trên toàn Trung Quốc thực hiện bầu chọn trực tiếp, 85% thôn thành lập chế độ Hội nghị thôn dân hoặc Hội nghị đại biểu thôn dân… có thể nói mỗi nơi có những đặc sắc riêng.
Con đường đô thị hóa cải thiện nông thôn
Theo giới quan sát, một chỉ tiêu quan trọng của tiến trình phát triển của Trung Quốc là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, và điều này sẽ được thực hiện thông qua không ngừng phát triển đô thị hóa nông thôn. Ngày 31/10/2012, Tổ Nghiên cứu Chiến lược Phát triển bền vững Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố “Báo cáo Đô thị hóa kiểu mới của Trung Quốc năm 2012”, trong đó nói rằng đến năm 2017 tỉ lệ đô thị hóa của Trung Quốc sẽ đạt 51,3%, dân số thành thị lần đầu tiên vượt qua dân số nông thôn. Các số liệu cho thấy trong 10 năm qua, Trung Quốc bình quân mỗi năm có gần 21 triệu nông dân chuyển ra thành thị, trong đó bao gồm rất nhiều công nhân-nông dân. Dự kiến trong vòng 20 năm tới sẽ có gần 500 triệu nông dân muốn thực hiện “đô thị hóa”, và 5-10 năm tới sẽ là thời kỳ then chốt của tiến trình đô thị hóa ở Trung Quốc. Quá trình này đang quyết định liệu Trung Quốc có nắm được cơ hội để tiếp tục viết nên kỳ tích hay không.
Đa số học giả cho rằng đô thị hóa của Trung Quốc là động lực chủ yếu nâng đỡ sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Lượng lớn dân số thường trú tại thành thị sẽ tạo ra tiềm năng chi tiêu khổng lồ cho sự phát triển của thành thị, giúp cho sự phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc vượt qua trạng thái dựa nhiều vào đầu tư.
Nhà khoa học Giáo sư Ngưu Văn Nguyên, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng tỉ lệ đô thị hóa của Trung Quốc phá vỡ mức 50% tất sẽ gây ra sự biến đổi xã hội sâu sắc, kết cấu xã hội cũng sẽ xuất hiện thay đổi to lớn, tầng lớp trung lưu sẽ bước lên vị trí hàng đầu trong xã hội. Dự kiến đến khoảng năm 2030, Trung Quốc sẽ hình thành một tầng lớp trung lưu với quy mô nhất định và khá ổn định, điều này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho Trung Quốc cơ bản thực hiện hiện đại hóa và đạt được trình độ nước phát triển hạng trung trên thế giới vào giữa thế kỷ này.
Theo báo mạng Asia Times Online, trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh tiếp tục mở rộng, các nhà phân tích Trung Quốc đang ngày càng lo lắng về khả năng yếu kém của nước này trong việc gây ảnh hưởng đến các vấn đề quốc tế, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã bị đánh giá – gọi đó là “quyền có tiếng nói” hay “quyền thuyết trình.” Ví dụ, việc phương Tây lo lắng về việc Trung Quốc sử dụng chất kích thích trong các kỳ Olympic thể hiện sự yếu kém của Trung Quốc và sức mạnh của truyền thông Đông phương học tại phương Tây làm giảm bớt thành tựu và năng lực của Trung Quốc.
Mặc dù quan điểm này không mới, tuy nhiên một cuộc thảo luận chính thức đã được yêu cầu phải tiến hành khẩn cấp kể từ sau mùa Hè, với nội dung đề cập đến khoảng cách giữa sức mạnh của Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới và khả năng của Bắc Kinh trong việc định hình các giá trị và những thảo luận quốc tế.
Câu hỏi mà các nhà phân tích Trung Quốc phải đối mặt là làm thế nào để Bắc Kinh có thể giải quyết được sự mất cân bằng này, bởi việc khắc phục điểm yếu của Trung Quốc là mộí “chiến lược khẩn cấp cần thiết giống như sự cạnh tranh giữa các nước đang nổi lên”.
Ý tưởng về “quyền có tiếng nói” hay “quyền thuyết trình” là một sự mở rộng của quyền lực mềm, liên quan đến sự ảnh hưởng và hấp dẫn của hệ tư tưởng và hệ thống giá trị của một quốc gia. Giống như một phân tích quan trọng mùa Hè này đã mô tả nó, “quyền thuyết trình” phụ thuộc vào hệ tư tưởng của ai, đặc biệt là hệ thống giá trị của ai, những câu trả lời tốt nhất phù hợp với các vấn đề toàn cầu và tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển và tiến bộ nhân loại”. Xét trên góc độ này, Bắc Kinh cần “đối mặt với sự thật tàn nhẫn rằng phương Tây rất mạnh trong khi Trung Quốc lại yếu thế” và bắt đầu học cách làm thế nào để giao tiếp hiệu quả hơn với các “khán giả” nước ngoài.
Minh chứng về sự yếu kém của Bắc Kinh được thể hiện trong việc các chính sách và thành quả của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng như nội bộ trong nước. Ở trong nước, người dân Trung Quốc phàn nàn rằng chính sách đối ngoại của Bắc Kinh quá mềm yếu. Trên trường quốc tế, chính phủ các nước phàn nàn rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc quá cứng rắn. Điều này cho thấy Bắc Kinh phải làm rõ với cả trong nước và quốc tế về việc Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh đang gia tăng của mình ra sao và loại hình thế giới nào mà Trung Quốc mong muốn.
Chìa khóa để làm điều này là củng cố quyền được có tiếng nói của Trung Quốc. Hơn thế nữa, bất chấp những thành tích của Trung quốc kể từ khi bắt đầu Cải cách và Mở cửa, một số nhân tố phương Tây đã sử dụng “quyền thuyết trình” của họ để truyền bá về “Thuyết về mối đe dọa Trung Quốc,” biến Trung Quốc thành “con quỷ”, tăng cường chủ nghĩa bảo hộ thương mại và ngăn cản sự phát triển hòa bình của Trung Quốc.
Sự yếu kém của Trung Quốc bắt nguồn từ một số nguyên nhân. Đầu tiên là có sự mâu thuẫn trong việc thúc đẩy một bộ giá trị tổng thể và tôn trọng việc không can thiệp vào vấn đề chính trị của một quốc gia. Cho đến khi chính sách ngoại giao của Trung Quốc còn bị chi phối bởi nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề chính trị của một quốc gia, Bắc Kinh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc phá vỡ ưu thế của phương Tây về quyền thuyết trình.
Điều thứ hai là Trung Quốc không cần thiết xây dựng những quan điểm mới về việc các nước làm thế nào để tự vận hành hoặc tìm được vị thế của mình trong một thế giới đang ngày càng hòa nhập. Như một nhà phân tích quân sự tại Học viện Chỉ huy Nam Kinh đã viết, nếu Trung Quốc chỉ chuyển đổi hoặc áp dụng các quan điểm của phương Tây, thì sự lan tỏa “các quan điểm Trung Quốc” sẽ bất lợi so với các giá trị của phương Tây và đẩy Trung Quốc vào thế bị động.
Vấn đề thứ ba là việc thúc đẩy giá trị của sự lựa chọn phát triển riêng của mỗi quốc gia theo như hoàn cảnh của quốc gia đó không đưa ra định hướng rằng các tư tưởng của phương Tây tạo ra những sự lựa chọn kinh tế và chính trị dựa trên lý trí và lý tưởng. Điều này làm suy giảm đặc trưng trong mô hình phát triển của Trung Quốc như quyền của một quốc gia lựa chọn mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc cần làm tốt hơn việc công khai và giải thích kinh nghiệm của Trung Quốc về “tìm kiếm sự thật từ thực tế”, các chính sách cải cách và mở cửa, “lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của sự thực” và xã hội hài hòa.
Bước đầu tiên trong việc tăng cường “quyền thuyết trình” của Trung Quốc là nâng cao sự hiểu biết tinh tế hơn về các đối tác nước ngoài. Vì thiếu sự nghiên cứu chuyên sâu về thái độ từ bên ngoài, những người truyền giáo Trung Quốc đôi lúc đưa ra thông điệp rằng có thể có một sự tự thể hiện tích cực của văn minh Trung Quốc, nhưng lại không được tiếp nhận tích cực từ phía nước ngoài. Thách thức đối với Bắc Kinh là làm thế nào bảo đảm tiếng nói của Trung Quốc đến tai những người khác – điều không xảy ra trong hiện tại và cần được nghiên cứu thêm, đặc biệt là làm thế nào thúc đẩy sự thâm nhập quốc tế của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
Theo Ngô Anh – Phó Giám đốc Trung tâm quan điểm quốc tế thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, Trung Quốc có thể nâng cao quyền có tiếng nói với ba bước. Đầu tiên, Bắc Kinh cần mạnh mẽ hơn trong việc đề ra các thảo luận quốc tế. Thứ hai, Trung Quốc cần phá vỡ được định hướng của truyền thông phương Tây và truyền thông một cách mạnh mẽ, trách nhiệm để nới rộng không gian thuyết trình quốc tế của Trung Quốc. Cuối cùng, Trung Quốc nên tập trung nghiên cứu về truyền thông phương Tây, xem những phản hồi về những nỗ lực của Trung Quốc để định hình quan điểm công chúng.
Một trong những cách mà Trung Quốc có thể cải thiện ảnh hưởng của mình là tiếp tục thúc đẩy chính sách “Hướng ra bên ngoài” cho các cơ quan truyền thông Trung Quốc, chẳng hạn như hỗ trợ cho Tập đoàn Truyền thông Phương Nam trong các vấn đề ngoài Quảng Đông. Từ kinh nghiệm này, các nhà báo Trung Quốc có thể học các luật về truyền bá văn hóa.
Trung Quốc cũng cần phải cẩn trọng trong việc nâng cao quyền truyền thông, bởi việc có một ảnh hưởng lớn hơn đối với các vấn đề quốc tế không phải hoàn toàn tốt. Chính sách Cải cách và Mở cửa của Trung Quốc khiến phương Tây tin rằng Trung Quốc đang trên con đường hội nhập với mô hình phát triển của phương Tây.
Theo đuổi “quyền có tiếng nói” của Trung Quốc là điểm bắt đầu cho sự kết thúc niềm tin đó và đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng tiến trình của Trung Quốc là khác biệt. Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích truyền thông Trương Chí Châu của Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc không thể tiến lên mà không thách thức các quan điểm của phương Tây bôi xấu những thành tựu của Trung Quốc – chẳng hạn như lý thuyết về hòa bình dân chủ, chính sách quyền lực lớn hơn, kết thúc lịch sử… và do đó chỉ ra những chặng đường phát triển khác nhau của Trung Quốc./.

1391. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHIỆM KỲ HAI CỦA TỐNG THỐNG OBAMA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm, ngày 15/11/2012

TTXVN (Hồng Công 12/11)

Theo tờ “Tín báo” (Hồng Công) ngày 8/11, Obama đã tái đắc cử tng thống Mỹ, trong 4 năm tới, quan hệ Trung-Mỹ sẽ gặp phải những khó khăn gì? Theo dự đoán của Trịnh Xích DiễmChủ nhiệm khoa Chính trị Đại học Trung Văn Hồng Công, sẽ có 3 khó khăn chính sau đây:
1. Vấn đề an ninh và kinh tế thương mại, làm thế nào để tác động tốt đến nhau?
Kể từ năm thứ 3 của nhiệm kỳ đầu tiên, Obama đã bất ngờ tuyên bố Mỹ quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương, đảm nhiệm vai trò chính trong việc giữ gìn an ninh khu vực và không chút giấu giếm khi coi Trung Quốc là nhân tố bất ổn định đối với an ninh khu vực; kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc ở khu vực biển Hoa Đông thành lập “Diễn đàn an ninh Đông Bắc Á”; trong khi ở Biển Đông thì lôi kéo Philíppin, Việt Nam, với lý do duy trì an ninh cho những nước này.
Ở hai khu vực này, Nhật Bản, Philíppin, Việt Nam đều đang ra sức lớn tiếng tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, Mỹ tỏ ý muốn bảo vệ an ninh cho những đối tượng này, rõ ràng đã đứng về phía đối lập với Trung Quốc. Trong tình thế như vậy, e rằng khó tránh khỏi đối kháng quân sự Trung – Mỹ.
Huống hồ trong vòng chưa đầy hai năm, Obama đã điều chuyển tới 60% binh lực đóng tại chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai bao vây quanh Trung Quốc, chỉ riêng việc bố trí binh lực như vậy đã làm gia tăng thêm tình hình căng thẳng ở khu vực.
Tuy Obama cho rằng làm như thế có thể bảo đảm được an ninh cho khu vực. nhưng tình hình phát triển của khu vực trong thời gian gần đây đã chứng minh rằng cách nói này rất không đáng tin cậy. Ví như, Nhật Bản dựa vào đồng minh quân sự bảo đảm an ninh đã đẩy cao lập trường quan điểm cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền đảo Điếu Ngư/Senkaku, vừa đúng với lộ trình tăng cường bố trí phòng thủ của Mỹ tại khu vực biển Hoa Đông.
Thái độ thay đổi này của Nhật Bản không thể không liên quan tới Mỹ. Nếu tình hình mất kiểm soát, Trung Quốc và Nhật Bản nổ ra xung đột quân sự, chắc chắn sẽ là một tai họa đối với nền kinh tế thế giới. Thử tưởng tượng xem nền kinh tế thứ hai và thứ ba trên thế giới giao tranh với nhau, kinh tế thế giới có bị tổn thất không?
Có thể Obama cho rằng Mỹ có khả năng thao túng Nhật Bản trong việc “đánh hay không đánh”; nhưng đến dáng vẻ kiêu căng của Nhật Bản khi tranh giành đảo mà Obama cũng không thể khống chế nổi, một khi mất kiểm soát, phía Mỹ làm sao làm chủ tình thế. Điều này khiến người ta nảy sinh nghi ngờ về việc Obama liệu có ý định “dùng Nhật Bản khống chế Trung Quốc” hay không?
Tóm lại, Obama đã giương quân bài quân sự như vậy, lại muốn cùng lúc phát triển kinh tế, khiến an ninh và kinh tế thương mại có thể tác động qua lại tốt đẹp, rõ ràng là có sự nhầm lẫn trong tính toán.
2. Mỹ có thể làm gương thuyết phục Trung Quốc tuân theo quy phạm quốc tế?
Sau khi Obama cầm quyền chưa đầy hai năm đã cho rằng Trung Quốc không tuân thủ quy phạm quốc tế trong lĩnh vực xử lý thương mại, tài chính, vì thế trong nhiệm kỳ trước, Mỹ đã bảy lần đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới tố cáo Trung Quốc vi phạm. Điều khiến Trung Quốc cảm thấy không công bằng là gần đây nhất, lý do Quốc hội Mỹ đưa ra để ngăn cản tập đoàn Huawei Trung Quốc mua lại công ty phong điện của Mỹ là cực kỳ nhạy cảm: “ngầm thu thập tình báo”. Những hành động của Mỹ nhằm ngăn cản các công ty Trung Quốc đầu tư vào thị trường nước này, đặc biệt là thị trường khoa học kỹ thuật, đều viện lý do an ninh quốc gia để công kích các công ty của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, Mỹ đã không gương mẫu thì làm sao khiến Trung Quốc tâm phục được?
Ngoài ra, Obama đã mượn Hội nghị Bộ trưởng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong năm nay tổ chức tại Hawaii đề xuất “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP), cố ý loại Trung Quốc ra ngoài, lôi kéo Xinhgapo, Niu Dilân, cao giọng tuyên truyền rằng tổ chức này yêu cầu rất cao đối với việc tuân thủ luật thương mại quốc tế, đồng thời cố ý “bỏ sót” Trung Quốc trong danh sách khách mời. Cách làm như vậy mang đậm mùi vị tuyên truyền, không hề có thái độ thực sự mang tính xây dựng.
Phản ứng của Trung Quốc như thế nào? Gần đây, Trung Quốc đã đề xuất việc tổ chức tập đoàn thương mại Đông Á, tên gọi là “Đối tác kinh doanh đa tầng khu vực” (RCEP), cũng không tính Mỹ ở trong đó. Có bình luận cho rằng việc làm này là cố tình đối đầu với TPP, vì thế có thể thấy, một mặt Obama chỉ trích Trung Quốc không tuân thủ quy định, mặt khác bản thân biết rõ mà vẫn vi phạm quy định. Trung Quốc sẽ không chịu để Mỹ chèn ép, tấn công như vậy. Gbama muốn thúc đẩy trình tự pháp trị thương mại quốc tế, nhưng lời nói và hành động không nhất quán thì làm sao có thể thúc đẩy được tinh thần và hành vi tuân thủ quy định của Trung Quốc được?
3. Có thể thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác Trung-Mỹ?
Trừ phi sau khi tái đắc cử, Obama thay đổi thái độ không thân thiện đối với Trung Quốc hoặc xóa bỏ thái độ không tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ, nếu không hợp tác Trung-Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, quan hệ đối tác cũng rất mờ mịt.
Hai năm đầu khi Obama lên làm Tổng thống cũng có lần nói rằng Trung Quốc đã trở thành nước lớn thứ hai sau Mỹ, rất nhiều vấn đề quốc tế cần Trung Quốc hợp tác nếu không sẽ khó giải quyết. Cách nói này kỳ thực cũng đã được cựu Tổng thống Bush – người nỗ lực chống khủng bố nhắc tới, hơn nữa thực sự cũng cần Trung Quốc hợp tác mới có thể tiếp tục chống khủng bố.
Nhưng đến năm cầm quyền thứ ba, thái độ của Obama đối với Trung Quốc lại ngược với chính sách của Bush đối với Trung Quốc, tiếp tục triển khai chính sách chuỗi đảo bao vây Trung Quốc, làm vậy thì liệu có thể hiện được là bạn bè thân thiện đáng tin?
Việc gây dựng lòng tin lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ tới đây cũng thêm phần khó khăn. Nay Obama sẽ cầm quyền thêm 4 năm nữa, ông không thể nói lời rồi lại nuốt lời, tiến hành thay đổi đáng kể chính sách đối với Trung Quốc mà tháo bỏ toàn bộ vòng vây xung quanh Trung Quốc. Tình thế có khả năng xảy ra nhất, ngoài việc gỡ bỏ vòng vây xung quanh Trung Quốc, là ông chỉ mưu cầu sự thay đổi bên trong của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc từ lâu cũng không còn tin vào các vấn đề phức tạp của Mỹ. Từ đó có thể thấy, sẽ là khó khăn rất lớn để Mỹ và Trung Quốc có thể thực sự coi nhau là đối tác hợp tác.
***
TTXVN (Niu Yoóc 13/11)
Ngày 7/11, “Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ đăng bài viết của tác giả Richard Weitz, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Hudson và biên tập viên cao cấp của tạp chí, trong đó nhấn mạnh, sau gần nửa năm trời vận động tranh cử quyết liệt, ngày 7/11 đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đánh bại đối thủ Cộng hòa Mitt Romney. Nhưng ngay sau khi nở nụ cười chiến thắng, Tổng thống Obama nhận thấy Trung Quốc sẽ là thách thức quan trọng nhất mà Chính phủ Mỹ phải đối mặt trong chính sách đối ngoại 4 năm tới.
Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa lâu nay vẫn nhất trí mục tiêu tham vọng có được một Trung Quốc hòa bình ở một khu vực châu Á thịnh vượng mang các giá trị nhân quyền được Mỹ ủng hộ. Họ cũng thường bác bỏ ý tưởng theo đuổi một chiến lược ngăn chặn Trung Quốc và thay vào đó tiếp tục ủng hộ chiến lược can dự toàn diện và cân bằng đã được các Chính quyền Cộng hòa và Dân chủ theo đuổi từ thời Chiến tranh Lạnh. Mặc dù Trung Quốc thường được Mỹ và phương Tây coi là đối thủ cạnh tranh ngang hàng nhất, nhưng viễn cảnh về một cuộc xung đột quân sự Mỹ- Trung Quốc trong thời gian tới vẫn không đáng kể. Trong lịch sử, các cường quốc đã xác lập vị thế khó có thể nhượng bộ một cường quốc đang lên. Vì vậy, các quan chức Mỹ rất lo ngại trước những tác động của sự phát triển ở Trung Quốc đối với cán cân sức mạnh toàn cầu và khu vực cũng như hiệu quả của các tổ chức được Mỹ hậu thuẫn. Trên một số lĩnh vực, Trung Quốc tạo ra cho châu Á một số thách thức giống như Đức tạo ra cho châu Âu từ năm 1870-1945. Dân số khổng lồ và nền kinh tế mới năng động khiến Trung Quốc có khát vọng trở thành bá quyền khu vực. Nếu Trung Quốc xây dựng được sức mạnh quân sự tiềm tàng, chắc chắn các nước láng giềng của Trung Quốc không thể bảo vệ lợi ích của họ nếu không có sự giúp đỡ của một cường quốc bên ngoài. Trong thế kỷ 20, các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Quốc dưòng như không hài lòng với vị thế của Trung Quốc trong trật tự khu vực châu Á-Thái Bình Dưong. Điều này trở nên phức tạp bởi thực tế Trung Quốc chưa giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Thái Bình Dương của họ. Sức mạnh quân sự tiềm tàng và chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho thấy các nước láng giềng của Trung Quốc và Oasinhtơn phải xem xét khả năng Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực và làm sao để ngăn chặn tham vọng đó của Bắc Kinh. Các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi chính quyền hai nước phát triển một hình thức quan hệ mới nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh nữa trong thời kỳ quá độ từ cường quốc đang lên thành cường quốc được xác lập vị thế. Trong nỗ lực này, các nhà hoạch định chính sách Mỹ có một số ưu thế so với Trung Quốc. Trước hết, Mỹ có nhiều đồng minh quốc phòng và các đối tác an ninh, trong khi Trung Quốc chỉ có một số ít. Thứ hai, Trung Quốc đang cố gắng thâm nhập hệ thống các tổ chức khu vực và toàn cầu do Mỹ xây dựng trên cơ sở các giá trị của Mỹ. Các nguyên tắc tự do mở của trật tự này đã giúp Bắc Kinh dễ dàng thâm nhập, nhưng sự giàu có, hiệu quả và tính phổ biến rộng rãi của hệ thống khiến Trung Quốc không thể thay thế nếu không có một cuộc chiến tranh lớn.
Một số nhà quan sát cho rằng một Chính phủ Trung Quốc dân chủ thực sự sẽ ít đe dọa các nước láng giềng hơn chế độ hiện nay. Họ nhận định nói chung các chế độ dân chủ thường theo đuổi chính sách đối ngoại ít hung hăng hơn các nước độc tài vì có sự kiểm soát và cân bằng nội bộ, sự do dự của dân chúng trong việc chi tiêu tiền bạc cho các cuộc xâm lược quân sự, sự tôn trọng của họ đối với quyền công dân của các nhà nước khác. Những lập luận này có thể đúng, nhưng những trở ngại kinh tế và chính trị đáng kể đang ngăn cản Trung Quốc trở thành một nền dân chủ tự do trong vài thập kỷ tới. Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền kiên quyết chống lại các cải cách dân chủ vì nhiều lý do khác nhau, từ sự bảo toàn lãnh thổ đến mối lo ngại về ổn định của đất nước. Trong khi đó, giới lãnh đạo kinh doanh Trung Quốc, kể cả khu vực tư nhân, vẫn không sẵn sàng và không thể thách thức giới lãnh đạo chính trị cũng như chế độ Bắc Kinh. Những người bảo vệ nền hòa bình dân chủ cũng xác nhận rằng hòa bình chỉ có được khi cả hai bên đều là các nền dân chủ tự do. Ngay cả khi Trung Quốc dân chủ hóa, không ai có thể bảo đảm rằng ở các nước còn lại của châu Á trong năm 2020 sẽ chỉ tồn tại các chế độ dân chủ tự do kiểu phương Tây. Vì nhiều lý do khác nhau, Đài Loan, Hàn Quốc và thậm chí Nhật Bản đã đoạn tuyệt với quá khứ độc tài, trong khi Mianma và Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục không có dân chủ. Ngoài ra, mặc dù một số người cho rằng một Trung Quốc hoàn toàn dân chủ sẽ yêu chuộng hòa bình, nhưng một Trung Quốc đang trong quá trình dân chủ hóa là một câu chuyện khác. Giới phân tích của các nhà nước chuyển từ độc tài sang dân chủ cho biết các nhà lãnh đạo của họ có động cơ mạnh mẽ trong việc theo đuổi các chính sách đối ngoại tích cực để có được sự hỗ trợ chính trị từ những người dân tộc chủ nghĩa và các thể chế độc quyền như quân đội. Nhiều nhà lý luận về quan hệ quốc tế khác tin tưởng rằng sự phát triển kinh tế hơn nữa của Trung Quốc sẽ làm cho một chế độ độc tài có xu hướng ít theo đuổi các chính sách xét lại. Thậm chí các chính phủ phi dân chủ sẽ nhận ra rằng để tiếp tục được hưởng các lợi ích của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng như đế tránh các biện pháp trừng phạt, họ phải kiềm chế các tham vọng chính sách đối ngoại. Nhưng thực tế, kinh tế càng phát triển, Trung Quốc càng lúng túng khi tiến vào nền kinh tế quốc tế. Các quan chức Trung Quốc càng ít khả năng hành động, họ càng khó tiếp cận các công nghệ, thương mại và đầu tư nước ngoài.
Mặt khác, do trước đây phương Tây không có khả năng áp đặt các biện pháp cấm vận tập thể hiệu quả hoặc kéo dài chống Trung Quốc, nên các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng họ sẽ chỉ phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế một phần và ngắn hạn khi sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hoặc thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc ở Đông Á.
Ngoài ra, khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự do các tính toán sai lầm vẫn luôn tồn tại. Một thế hệ các nhà lãnh đạo mới chuẩn bị ra đời ở Bắc Kinh và sau khi Tổng thống Barack Obama tái cử ngày 7/11, Oasinhtơn sẽ chứng kiến ít nhất một số thay đối vị trí chính sách an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Điều này sẽ làm tăng triển vọng của các cam kết mới của Mỹ ở Biển Đông, bán đảo Triều Tiên và nhiều nơi khác khi cả Mỹ và Trung Quốc đều cố gắng đánh giá ý đồ và quyết tâm của nhau. Mặc dù các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căng thẳng Trung-Mỹ như Đài Loan, các hoạt động tuần tra quân sự của hải quân Mỹ ở vùng biên gần Trung Quốc và phát triển quân sự… bị đánh giá thấp, nhưng chúng không được hai bên giải quyết. Bên cạnh đó, mặc dù động cơ bá quyền khu vực của Trung Quốc không gây nên một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ và các nước khác, nhung nó có thể đe dọa trật tự khu vực và gây thiệt hại nghiêm trọng nền kinh tế của Đông Á. Nếu Mỹ làm ngơ trước những hành động của Trung Quốc chống các nước đồng minh và các đối tác của Mỹ trong khu vực, điều đó sẽ làm mất uy tín của Oasinhtơn như một người bảo đảm sự ổn định của khu vực Đông Á. Các nước khác, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể tìm cách thúc đẩy an ninh của họ bằng nhiều cách khác, chẳng hạn mua sắm các loại vũ khí hạt nhân, từ đó sẽ làm mất ốn định hơn nữa trong khu vực. Vì tất cả những lý do đó, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải tiếp tục tìm cách ngăn chặn Trung Quốc âm mưu sử dụng vũ lực để chiếm đoạt các khu vực lãnh thổ tranh chấp. Tương tự, Mỹ phải tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy dân chủ và cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Nhưng sức mạnh hiện nay của Mỹ trên lĩnh vực này và nhiều lĩnh vực khác có hạn, Oasinhtơn phải hợp tác với các nước đồng minh khu vực kịp thời chống lại những hậu quả xấu. Oasinhtơn thường tin tưởng các giá trị của Mỹ và sức mạnh của người dân Trung Quốc có thể buộc chế độ Bắc Kinh thực hiện các cải cách tự do. Nhưng Mỹ cũng phải là người bảo đảm chống lại các khả năng mất ổn định khu vực do sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể gây nên trong tương lai.
***
TTXVN (Hồng Công 11/11)
Theo báo mạng Asia Times Online số ra ngày 9/11, nhiệm kỳ thứ hai trong 4 năm tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ là khoảng thời gian thiết lập những tiếng chuông đồng hồ cuối cùng đếm ngược tới lúc Trung Quốc nổi lên thành một siêu cường. “Cường quốc năng động tại châu Á – Thái Bình Dương” này sẽ trở thành một hình- mẫu quan trọng trong tiến trình lịch sử này.
Trong khi Mỹ có thể hy vọng vào các đồng minh, đã qua thời gian kiểm chứng, là Nhật Bản và Ôxtrâylia, thì mối bận tâm của nước này đối với Trung Quốc và Nga lại đang gia tăng và mối bận tâm này hình thành như thế nào sẽ ảnh hưởng rõ ràng đến “cường quốc năng động tại châu Á – Thái Bình Dương”.
Những lời chúc mừng theo thông lệ và phản hồi sớm từ phía Bắc Kinh và Mátxcơva đã cho thấy những dấu hiệu về mức độ kỳ vọng của hai cường quốc này đối với nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama. Cả hai cường quốc này đều không cho thấy sự quan tâm đáng kể nào đến quá trình cạnh tranh trong cuộc bầu cử ngày 6/11 cũng như kết quả nào sẽ xảy ra, đồng thời khoác lên mình một dáng vẻ xa cách thận trọng, nhưng cả hai lại tranh nhau phản ứng sớm ngay khi thông tin về chiến thắng của ông Obama được công bố.
Trung Quốc duy trì thái độ lạc quan một cách thận trọng rằng những mâu thuẫn trong mối quan hệ với Mỹ nằm trong tầm kiểm soát và không cần thiết phải đẩy lên mức đối đầu. Bắc Kinh cố gắng lý giải rằng sẽ không có bất cứ điều gì là “không thể không biết” xét trong tổng thể mối quan hệ cho đến thời điểm này vì Bắc Kinh có thể lường trước được những điều có thể xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Obama.
Tất nhiên, quân át chủ bài của Trung Quốc là sự phụ thuộc lẫn nhau lớn trong mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay và Bắc Kinh tự tin rằng họ có thế có vai trò hữu ích trong sự phục hồi kinh tế của Mỹ.
So sánh với Nga, phản ứng của Mátxcơva lại là một cái gì đó kín đáo và có điều kiện, không phải là thất vọng với những gì mong muốn nhưng lại không chắc chắn về việc làm thế nào để có được một cách ứng phó mới. Trong khi đó, Mátxcơva đang muốn đối phó với bầu không khí bất an trong ngăn hạn.
Sự ci m hoàn toàn
Cả Chủ tịch nước và Thủ tướng Trung Quốc cùng chúc mừng ông Obama, nhấn mạnh sự gần gũi trong mối quan hệ hơn cả ở mức lễ tân ngoại giao. Điều thú vị là Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng gửi lời chúc mừng tới Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Joe Biden đã tiếp ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm gần đây nhất đến Mỹ hồi tháng Hai vừa qua và được đánh giá là chuyến thăm rất thành công. Trong chuyến thăm này hai nhà lãnh đạo được cho là đã có một cuộc đối thoại trực tiếp sôi nổi trong nhiều giờ. Biden sau đó thuật lại rằng hai người có một mối quan hệ cá nhân thân thiết bất chấp sự khác biệt giữa hai quốc gia trong vấn đề chính sách ngoại giao và thương mại. Biden viết: “Ông ấy đã hoàn toàn thẳng thắn. Ông ấy cởi mở. Cũng như tôi, ông ấy cố gắng hiểu quan điểm của đối phương. Bạn không thể đòi hỏi hơn thế… Ông ấy muốn biết chi tiết. Tôi có ý thức rõ ràng rằng ông ấy muốn hiểu mong muốn của chúng ta và mối quan tâm của chúng ta là gì”.
Bắc Kinh rõ ràng đã có sự khởi động sớm cho việc lựa chọn ông Tập Cận Bình là người đứng đầu nhà nước vào tháng Ba tới bằng việc viện vào mối quan hệ cá nhân đã phát triển rõ ràng giữa Tập Cận Bình và Joe Biden.
Nhưng lạ thay, Mátxcơva đã bỏ qua một cơ hội tuyệt vời tương tự khi Điện Gremii không chọn quân bài chủ lực Dmitry Medvedev, mặc dù Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có một mối quan hệ rất tốt với ông Obama trong suối nhiệm kỳ tổng thống Nga cho đến tận tháng Năm vừa qua, Vì vậy, ông Medvedev, khi đang có chuyến thăm Việt Nam, đã không phản hồi công khai và trong dịp này, ông đưa ra một thông điệp được chuẩn bị cẩn thận từng lời từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, một thông điệp thận trọng, thân mật nhưng không có bất kỳ sự nhiệt tình hay nồng ấm cá nhân nào. Trong khi đó, ông Medvedev rõ ràng là rất cảm xúc: “Tôi vui mừng khi quốc gia lớn nhất và mạnh mẽ nhất thế giới sẽ được điều hành bởi một người không xem Nga là kẻ thù địa chính trị số một. Tôi tin rằng ông ấy (Obama) là một tổng thống thành công. Ông ấy là một đối tác có thể đoán trước của Nga. Tôi không giấu giếm rằng nền kinh tế của chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế Mỹ. Bất kể chúng tôi có thích điều đó hay không, bất kể chúng tôi có tốt với người Mỹ hay không, mọi gia đình Nga đều phụ thuộc vào giá trị của đồng USD… Chúng tôi (tôi và ông Obama) đã bắt đầu tái khởi động mối quan hệ. Nó đã có những thành công… Chúng tôi mong muốn nhận được kết quả tốt. Tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có mối quan hệ bình thường với Obama. Nó cũng quan trọng đối với tình hình trên toàn thế giới”.
Mátxcơva rõ ràng đă phát biểu bằng hai giọng điệu, bất kể là ngoài mong muốn hay bất đồng chính thống. Trên thực tế, khi một tiếng nói thứ ba xuất hiện song song – của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov – tiếng nói đó dễ dàng hòa nhập cùng với thông điệp của Putin.
Ong Lavrov đã nói một điều gì đó na ná như kiểu Barkis từng chuyển đến Clara Pegotty thông qua David Copperfield trong cuốn tiểu thuyết kinh điển nổi tiếng của Charles Dickens: Nga sẵn sàng tiến tới trong quan hệ với Mỹ và sẵn sàng làm gì đó có lợi cho Oasinhtơn.
Trong khi đó, Tổng thống Putin đã mời ông Obama tới thăm Nga, chuyến thăm có thể diễn ra trong tháng 6/2013 khi Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại thành phố St. Petersburg. Ông Lavrov kết luận: “Việc chúng tôi tiếp tục hợp tác với chính quyền này là điều tự nhiên. Chúng tôi sẵn sàng làm hết khả năng trên cơ sở của sự công bằng, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, tương ứng với những gì chính quyền mới của Mỹ sẵn sàng thực hiện”.
Công bằng, tin cậy lẫn nhau và cùng có li
Phản ứng của Trung Quốc và Nga về nhiệm kỳ mới của ông Obama tại Nhà Trắng cho thấy những mối quan tâm và ưu tiên của hai quốc gia này. Sự không thoải mái của Mátxcơva là rất rõ ràng. Obama đưa ra những cam kết có lựa chọn đối với Nga, trong khi bỏ qua các vấn đề khác và không chú ý đến lợi ích của Nga. Mặt khác, Bắc Kinh lại nhận được quá nhiều sự chú ý của Obama.
Nga tìm kiếm sự công bằng xét về khía cạnh vai trò gánh nặng trong sự cân bằng chiến lược toàn cầu, điều mà Nga coi là cốt lõi của trật tự thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh và không vui với việc Oasinhtơn không còn chú ý đến những điều này kể từ sau khi Liên bang Xôviết sụp đổ.
Ngược lại, Trung Quốc cảm thấy tự tin rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn hầu như khiến họ phải đứng về cùng một phía và hai nước này có nhu cầu thực sự phải “bơi cùng nhau”.
Bình luận của Tân Hoa xã về chiến thắng của ông Obama, đăng tải ngày 7/11: “Không một Tổng thống Mỹ nào có thể bỏ qua mối quan hệ với Trung Quốc trong 4 năm tới, khi mà kim ngạch thương mại song phương có thể đạt mức cao nhất 500 tỷ USD trong năm nay và gần 10.000 người qua lại giữa hai nước mỗi ngày”.
Trong khi Mátxcơva đánh giá rằng việc Obama “tái khởi động” mối quan hệ Nga-Mỹ đã bị suy tàn, thì Bắc Kinh lại cố gắng hài lòng rằng bất chấp những mâu thuẫn bắt nguồn từ việc Mỹ “tái cân bằng” tại châu Á, quan hệ đối tác Trung-Mỹ đã có bước tiến vững chắc trong 4 năm qua. Tân Hoa xã nhấn mạnh: “Với hiểu biết chung về việc xây dựng một mối quan hệ hợp tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung, hai nước đã xác định vai trò của đối phương và quan hệ với nhau theo một cách rõ ràng và tích cực hơn. Đối thoại giữa hai nước đã suôn sẻ và hiệu quả hơn.”
Cảm giác lo lắng như trong giọng điệu của Nga không có trong đánh giá của Trung Quốc về quỹ đạo của mối quan hệ trong tương lai với Mỹ. Một lần nữa, chủ nghĩa hiện thực lại xuất hiện trong những ưu tiên của Trung Quốc trong bối cảnh một thế giới mở, Tân Hoa xã nhận định: “Tuy nhiên, tranh cãi giữa quốc gia phát triển nhất và quốc gia mới nổi lớn nhất thế giới cũng là rất rõ ràng và luôn tồn tại nguy cơ đối đầu… Trung Quốc muốn xây dựng một kiểu quan hệ mới – dựa trên sự hợp tác và lợi ích chung… Nếu Mỹ không thay đổi những định kiến truyền thống, mâu thuẫn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi mà Trung Quốc tiếp tục phát triển và bảo vệ lợi ích của mình.
Trung Quốc có rất nhiều vấn đề cấp bách nội bộ cần quan tâm… Trung Quốc không thể kham nổi chi phí cho sự đối đầu toàn diện với thế giới bên ngoài. Mỹ cũng cần Trung Quốc, không chỉ về phát triển kinh tế, mà còn trong nhiều phạm vi khác. Khủng hoảng tài chính toàn cầu cho thấy toàn cầu hóa đã khiến các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau như thế nào… Trung Quốc và Mỹ cần hợp tác cùng nhau vì sự ổn định của thế giới trong tương lai.”
Những cánh rừng sâu, tối và hấp dẫn
Trong khi Trung Quốc đang đánh giá một khu rừng – xem cánh rừng đó sâu và tối đến đâu, thì Nga lại khác biệt khi kiên trì đi đếm từng gốc cây. Mátxcơva bị sa lầy vào suy nghĩ rằng Hạ viện Mỹ sẽ ban hành cái gọi là Danh sách Magnitsky, cái mà Nga coi như là một sự thay thế ngầm cho Luật sửa đổi Jackson-Vanik thời kỳ Chiến tranh Lạnh theo đó đã hạn chế quan hệ kinh tế Nga-Mỹ.
Theo nhận định của Sergei Rogov, giám đốc của Học viện Nghiên cứu về Mỹ và Canada tại Mátxcơva, các đám mây đang tụ lại để chuẩn bị cho một cơn bão bất ngờ trong quan hệ Nga-Mỹ, tuy nhiên “sau một thời gian, Chính quyền Obama có thể tiến tới một lịch trình mới cho quan hệ với Nga”.
Rogov cho rằng Obama sẽ phải tìm đến hợp tác với Nga về vấn đề Ápganixtan và vấn đề giải trừ quân bị và những thảo luận cực kỳ nghiêm túc sẽ diễn ra về vấn đề gây tranh cãi xung quanh chương trình phòng thủ tên lửa. Nhưng theo Rogov, điều tốt nhất có thể nói là: “Nhìn chung, tôi không cho rằng Chính quyền Obama sẽ đẩy quan hệ Nga-Mỹ đến khủng hoảng nghiêm trọng”. Tóm lại, Mátxcơva có thể kỳ vọng nhiều hơn vào giải pháp hỗn hợp như trước đây là tham gia có lựa chọn và phớt lờ một cách ôn hòa trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama.
Cả Bắc Kinh và Mátxcơva đều rất háo hức với sự lựa chọn của Obama về vị trí Ngoại trưởng Mỹ tiếp theo. Cả hai đều hình dung rằng sự lựa chọn của Obama sẽ thu hẹp nhằm vào Thượng nghĩ sỹ John Kerry.
Tất nhiên, John Kerry còn mới đối với quan hệ với Trung Quốc, trong khi ông ta là một gương mặt quen thuộc đối với Mátxcơva và là một gương mặt mang lại cảm giác vừa ưng ý vừa mất lòng (mặc dù nó sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu Obama chuyển sang lựa chọn Susan Rice, người đã có rất nhiều bình luận không khéo léo về các chính sách của Nga). Để chắc chắn, Trung Quốc sẽ mong muốn sự thay đổi vị trí của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner.
***
TTXVN (Tôkyô 14/11)
Theo mạng tin “Sankei” ngày 8/11, chiến thắng vang dội trước úng cử viên Cộng hoà Mitt Romney trong cuộc đua gắt gao vào Nhà Trắng là một đảm bảo vững chắc cho 4 năm cầm quyền tiếp theo của Tổng thống tái đắc cử Barack Obama và chính sách “hồi sinh nước Mỹ hùng mạnh” mà đảng Dân chủ đang theo đuổi.
Trong bài phát biểu sau thắng lợi, ông Obama khẳng định: “Nước Mỹ sẽ hướng tới một siêu cường thế giới được tôn trọng trong bầu không khí an ninh” đồng thời, Tổng thống tái đắc cử cũng bày tỏ quyết tâm đối mặt với những thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài, tiến tới phục hồi vai trò đầu tàu của thế giới cũng như hoàn thành nốt nhiệm vụ chưa làm được trong nhiệm kỳ đầu là phục hồi kinh tế Mỹ.
Đặc biệt, điều mà Nhật Bản trông đợi hơn cả đối với ông Obama chính là sự nhất quán trong chính sách “trở lại châu Á” nhằm đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh trọng tâm của an ninh và kinh tế của thế giới sẽ chuyển sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương bên cạnh sứ mệnh vực dậy nền tài chính Mỹ nhằm củng cố nền móng cho sự phục hồi sức mạnh quốc gia.
“Thoát khỏi vực thẳm tài chính”
Để đạt được những mục tiêu này, Mỹ cần hợp tác và liên kết với Nhật Bản, coi việc tăng cường liên minh Nhật-Mỹ là trụ cột chính trong chính sách “trở lại châu Á”. Oasinhtơn cũng cần hợp tác với cộng đồng quốc tế và các nước đồng minh khác nhằm hồi sinh nước Mỹ một cách mạnh mẽ.
Nhũng “việc cần làm ngay” của ông Obama trong thời gian tới là giải quyết các nguy cơ tài chính và phục hồi nền kinh tế Mỹ. Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với “vách đá tài chính” khi chính sách cắt giảm thuế quy mô lớn hết hiệu lực và cắt giảm chi tiêu bắt buộc vào năm 2013 trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở nước này hiện vẫn đang ở mức cao 7%. Việc tăng thuế đáng kể và cắt giảm chi tiêu công sẽ mang về cho ngân sách quốc gia khoảng 600 tỷ USD, tương đương với 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế trầm trọng và một nửa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ “bốc hơi” do khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Bên cạnh vấn đề nợ công châu Âu, tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi như Trung Quốc cũng phụ thuộc mạnh mẽ vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do đó, một khi kinh tế Mỹ trượt dốc, kinh tế thế giới chắc chắn sẽ đổ vỡ. Tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) diễn ra trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các nước đều đồng loạt đưa ra ý kiến khẳng định trách nhiệm của Mỹ đối với kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, để Mỹ thoát khỏi khó khăn tài chính, Nhà Trắng phải thu hẹp khoảng cách bất đồng đảng phái tại Quốc hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh đảng Dân chủ nắm Thượng viện trong khi đảng Cộng hoà lại kiểm soát Hạ viện như hiện nay, Tổng thống Obama sẽ tiếp tục vấp phải những trở ngại lớn trong việc thực thi chính sách phục hồi kinh tế.
Đạo luật cải cách bảo hiểm y tế, hay “Obama Care”, được coi là thành tích trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama từng vấp phải trở ngại lớn khi ứng cử viên Romney tuyên bố cương quyết “bác bỏ ngay lập tức” đạo luật này. Điều này cho thấy làn sóng phản đối mạnh mẽ của phe bảo thủ đối với đường lối “đại chính phủ” của ông Obama. Do đó, khả năng thương thuyết và năng lực lãnh đạo đầy thiện chí của ông Obama có thể là chìa khoá duy nhất giúp Quốc hội Mỹ thông qua các quyết sách kinh tế và xã hội quan trọng.
Trên phương diện ngoại giao, Oasinhtơn còn hàng tá những công việc như vấn đề hạt nhân Iran, Mỹ rút quân khỏi Ápganixtan (cuối năm 2014), cuộc nội chiến ở Xyri, tiến trình hoà bình Trung Đông. Trong số những vấn đề này, việc phát triển chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Obama có vai trò quan trọng sống còn đối với Nhật Bản và châu Á.
Vào năm 2009, ông Obama từng tìm kiếm triển vọng “Hợp tác Trung-Mỹ” (G-2) thông qua đối thoại chiến lược và kinh tế. Tuy nhiên, trước việc Trung Quốc ồ ạt tiến ra đại dương coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và phát triển sức mạnh quân sự, kể từ năm ngoái, Oasinhtơn đã chuyển trọng tâm chiến lược ngoại giao và an ninh của Mỹ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trách nhiệm đồng minh của Nhật Bản
Trước tình hình đó, Mỹ buộc phải hành động có trách nhiệm đối với Trung Quốc trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế và an ninh nhằm kiềm chế Bắc Kinh có những hành động quá khích, đảm bảo hoà bình và phồn vinh của thế giới, về phần mình, Nhật Bản muốn Oasinhtơn thúc đẩy hơn nữa chiến lược này.
Từ ngày 8/11, Trung Quốc khai mạc Đại hội 18 Đảng Cộng sản nhằm chuyển giao thế hệ lãnh đạo từ êkíp Hồ cẩm Đào sang êkíp Tập Cận Bình. Để tăng cường nền tảng quyền lực cho chính quyền mới, Bắc Kinh có nhiều khả năng sẽ theo đuổi đường lối cứng rắn hơn trong đó có cuộc đối đầu Nhật-Trung xung quanh vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku. Nhật Bản và Mỹ cần có sự chuẩn bị tốt nhất cho các biện pháp phòng vệ tập thể cũng như đối sách kiềm chế Trung Quốc.
Vì Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người đề xướng chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại sang châu Á, đang có ý định “nghỉ hưu” sau bầu cử Mỹ nên Tổng thống Obama có khả năng sẽ phải tuyển chọn một đội ngũ cộng sự ngoại giao có đủ khả năng đảm nhiệm chính sách coi trọng châu Á và am hiểu về Nhật Bản. Do vậy, là một đồng minh của Mỹ, Nhật Bản cần cảm thấy phấn khởi vì điều này thay vì lo ngại. Trong vòng ba năm dưới chính quyền của đảng Dân chủ, quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ lâm vào ngõ cụt trong vấn đề di chuyển Căn cứ Không quân Futenma và vấn đề triển khai trực thăng vận tải thế hệ mới Osprey. Việc hai bên chưa thể hoàn tất kế hoạch tái bố trí lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, vốn được coi là đối trọng không thể thiếu nhằm kiềm chế Trung Quốc, có thể nói là sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.
Rõ ràng, Nhật Bản không nhũng hy vọng Mỹ có thể phục hồi vai trò “sen đầm quốc tế” mà Tôkyô còn trông mong vào một nước Mỹ hùng mạnh để có thể bảo đảm an ninh cho Nhật Bản cũng như duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện tốt trách nhiệm của một nước đồng minh, Nhật Bản cần thực hiện đường lối ngoại giao phản ánh lợi ích và những đòi hỏi của mình, góp phần tích cực cho quá trình xây dựng và tăng cường chiến lược “trở lại châu Á” mà Chính quyền Tổng thống Obama đang theo đuổi./.

1392. BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG QUAN HỆ GIỮA MỸ VỚI MIANMA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm, ngày 15/11/2012

TTXVN (Niu Yoóc 14/11)

Với lời dân cho rằng chưa mấy quốc gia làm cho Mỹ thay đi quan hệ với mình nhanh như Mianma, trang mạng “Al-Asiya” vừa đăng bài phân tích về mối quan hệ thay đổi rất nhanh giữa Mỹ với Mianma, nội dung như sau:
Khi bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh phe đối lập ở Mianma, người đã từng được nhận giải Nobel hòa bình, kết thúc chuyến thăm Mỹ và Tổng thống Mianma Thein Sein đọc một bài diễn văn tại cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở Niu Yoóc cùng trong tháng Chín vừa qua, thì Mỹ đã tiến thêm một bước lớn trong việc bình thường hóa quan hệ với Mianma. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thông báo sắp hủy bỏ việc cấm nhập khẩu các sản phẩm của Mianma sau khi xác nhận những tiến bộ đã đạt được của Mianma và khẳng định Mỹ ủng hộ tiến trình cải cách và mở cửa do Tổng thống Thein Sein khởi xướng và đang theo đuổi. Việc hủy bỏ dần những sự trừng phạt, bị áp đặt từ 15 năm nay đối với Hội đồng quân sự Mianma cầm quyền trước đây, là một dấu hiệu thực sự đầy hy vọng đối với quá trình tái thiết nền kinh tế của đất nước này. Đối với cường quốc số một thế giới thì việc mở cửa buôn bán với Mianma dường như chang có mấy ý nghĩa, nhất là về kinh tế, nhưng đối với Mianma, nước đang cố thoát khỏi nhiều năm bị cô lập, thì rõ ràng đây là một bước ngoặt trọng đại, mang rất nhiều ý nghĩa và hiệu ứng.
Sau lệnh cấm vận đầu tiên do Tổng thống Bill Clinton ký và có hiệu lực vào tháng 5/1997 – cấm đầu tư vốn vào Mianma – cho đến việc đất nước ở Đông Nam Á này giải tán Hội đồng quân sự vào năm 2011, mối quan hệ giữa Mỹ và Mianma có thể tóm tắt bằng một câu: tẩy chay hoàn toàn về ngoại giao và cô lập toàn diện Mianma trên diễn đàn quốc tế. Để đáp lại những sự vi phạm lặp đi lặp lại về nhân quyền và các cuộc trấn áp đẫm máu của Hội đồng quân sự Mianma, Mỹ đã liên tục tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với đất nước này. Dưới thời Chính quyền Bush, đạo luật Dân chủ và Tự do cho Mianma, được thông qua hồi 2003 và một đạo luật khác ban hành năm 2008, đã cấm xuất khẩu dịch vụ tài chính cũng như việc nhập khẩu các sản phẩm của Mianma vào lãnh thổ Mỹ, phong tỏa các tài sản và không cấp thị thực cho nhiều nhà lãnh đạo quân sự cấpcao. Mianma bị Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là bà Condoleezza Pvicexếp vào số những nước “tiền tiêu của nền bạo chúa”, cùng với Dimbabuê, Cuba và Bêlarút. Những sự trừng phạt này được duy trì và kéo dài đến khi Barack Obama lên cầm quyền ở Mỹ năm 2009. Nhưng từ khi chính phủ dân sự lên cầm quyền ở Mianma vào tháng 3/2011, các cuộc cải cách do Tổng thống Thein Sein thực hiện, đã gây tiếng vang và là sự bất ngờ đối với Mỹ và phương Tây. Tiếp đó, các nước này càng được khích lệ hơn khi Mianma bầu nhà đối lập San Suu Kyi vào Quốc hội, thả hàng trăm tù nhân chính trị và chấm dứt sự kiểm duyệt đối với báo chí, tiến hành đối thoại với phe đối lập và với các nhóm sắc tộc vũ trang khác nhauv.v… khiến họ, trước hết là ỹ đã đồng loạt xem xét lại mối quan hệ với Nâypiđô.
Chuyến thăm của Ngoại trưỏng Mỹ Hillary Clinton tới Mianma vào tháng 12/2011 đánh dấu việc nước này được trở lại diễn đàn quốc tế. Đây là thời điểm mang tính lịch sử vì chưa từng có một ngoại trưởng Mỹ nào tới thăm Mianma trong suốt 50 năm qua. Thay cho sự công nhận những tiến bộ đã đạt được của Mianma, Mỹ đã thông báo hủy bỏ dần những hạn chế trong khi vẫn duy trì khuôn khổ pháp lý của các biện pháp trừng phạt, chứng tỏ Mỹ vẫn tỏ thái độ thận trọng vì họ vẫn sợ rằng nhũng bước tiến ấy (của Mianma) không phải là không thể đảo ngược. Tháng 4/2012, lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu một số dịch vụ tài chính trong đó có dịch vụ nhân đạo, dân chủ, giáo dục, xã hội và y tế, đã được hủy bỏ. Ngày 17/5/2012, Mỹ bổ nhiệm ông Derek Mitchell làm Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Mianma sau 22 năm. Ngày 12/7/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Mianma, cho phép Mỹ đầu tư vốn vào đây, nhưng tất nhiên vẫn phải nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng của Mỹ. Dù các doanh nghiệp Mỹ vẫn chưa thật thoải mái khi làm ăn tại Mianma, song họ đã có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, nhất là dầu khí. Rất nhanh chóng, các doanh nghiệp lớn của ngành công nghiệp Mỹ đã thấy ở Mianma một cõi thần tiên mới và ngày 31/7 họ đã tháp tùng Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton tới Campuchia, bên lề cuộc họp cấp cao ASEAN, để gặp gỡ Tổng thống Mianma. Trong suốt mùa Hè năm 2012, General Electric, PepsiCo và Coca-Cola là những doanh nghiệp đầu tiên của Mỹ ồ ạt tiến vào Mianma. Ngày 20/9/2012, trong khi Bà đầm Rănggim (San Suu Kyi) bắt đầu chuyến thăm Mỹ và tuyên bố tin tưởng vào chính phủ mới ở Mianma, thì Mỹ đã rút những cái tên, như Thein Sein và Chủ tịch Hạ viện Mianma Shwe Mann khỏi “danh sách đen”. Cuối cùng, ngày 26/9/2012, sau khi gặp Tổng thống Mianma Thein Sein bên lề khóa họp 67 Đại hội đồng LHQ, bà Hillary Clinton đã thông báo hủy bỏ những lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu. Với sự trở lại của các mặt hàng “Made in Burma’’  trên thị trường Mỹ, một luồng gió mới đang thổi vào nền kinh tế Mianma, và một cơn gió lạc quan đối với xã hội dân sự, nước đã phải chịu nhiều thiệt thòi, trong đó nạn thất nghiệp rất cao, do sự tẩy chay của Mỹ nhất là trong lĩnh vực dệt may mà Mianma đã từng là một nhà xuất khẩu quan trọng sang Mỹ. Bằng cách mở cửa thị trường Mỹ, Chính quyền Obama vừa mới mang lại cho Mianma cơ hội tự do tăng trưởng, trong khi nơi đây hiện là một trong những nước nghèo nhất khu vực.
Vào đầu mùa Thu năm 2012, trong khi Bà Đầm Rănggun và Tổng thống Thein Sein cùng được chào đón trên đất nước của cường quốc số một thế giới, thì Mianma đã dần dần lấy lại được vị trí của mình trong cộng đồng quốc tế. Từ Bill Clinton đến Barack Obama, 15 năm trừng phạt của Mỹ đã đánh vào nền độc tài quân sự và buộc chính phủ dân sự mới phải tiến hành các cuộc cải cách. Đã quá nhiều năm chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc, nay Mianma mới mở được cửa sang thị trường Mỹ, vừa để đẩy mạnh nền kinh tế của mình vừa mở rộng mối quan hệ ngoại giao với Mỹ. Đối với Mỹ, đây cũng là phương tiện để áp đặt ảnh hưởng của mình trong một khu vực mang tính chiến lược giữa hai cường quốc là Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành một thách thức chủ yếu đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Năm 2013, khi Mianma đăng cai thế vận hội Đông Nam Á, sẽ là cơ hội để người ta biết thêm về đất nước mới mở cửa này. Năm 2014, Mianma sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN và đến năm 2015 Mianma sẽ gia nhập Khu vực thương mại tự do ASEAN. Là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trước đây Mianma chỉ đại diện cho lợi ích khu vực mặc dù vẫn phải chịu sự trừng phạt về quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, giờ đây Mianma có thể trở thành một trong những chủ thể chủ chốt của ASEAN, được các cường quốc phương Tây thèm muốn nếu như nước này vẫn tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và tìm ra một giải pháp cho các cuộc xung sột sắc tộc của đất nước mình.
Một năm rưỡi sau các cuộc bầu cử không đáng tin cậy mà đại diện của Hội đồng quân sự giành thắng lợi, ngày 1/4/2012, nước Cộng hòa liên bang Mianma đã tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội từng phần, được người dân Mianma coi là dân chủ và trung thực với việc Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD, đối lập của bà Aung San Kyi) đã giành được đa số tuyệt đối (43 trong số 44 ghế). Và đây được coi là bước tiến rất quan trọng nữa trong quá trình mở cửa của đất nước này.
Rõ ràng là từ khi thành lập chính phủ dân sự vào tháng 3/2011 và chỉ định người đứng đầu Nhà nước không mặc quân phục mà mặc bộ trang phục dân tộc, đất nước Mianma đã có bước tiến đáng kế, một sự tiến triển đầy bất ngờ mà không ai có thể đoán trước được tại         một đất nước khép kín và nằm dưới ách của chế độ quân sự độc tài trước đó. Một khuôn khổ thể chế và chính trị mới có lợi cho sự chuyển tiếp mang tính dân chủ, phi bạo lực đã thắng thế (dù là tạm thời) trước những người bảo vệ truyền thống quyền lực từ một nửa thế kỷ nay là các nhà quân sự, một lực lượng đầy ảnh hưởng, hùng mạnh và có thế lực.
Nếu vào quí đầu của năm 2011, người dân Mianma và các nhà quan sát nước ngoài còn phải hỏi liệu có nên tin tưởng vào bước tiến mới mẻ của nhà cầm quyền Mianma không, thì giờ đây, dù chưa thật sự thỏa mãn vì những cải cách ở Mianma chưa đụng chạm tới tất cả các lĩnh vực cần thiết, nhưng người ta đã cảm nhận được sự năng động và quyết tâm trong việc thực hiện thay đổi, thể hiện ý chí và niềm tin bằng một trào lưu cải cách muốn đoạn tuyệt với quá khứ tồi tệ. Đây cũng là cơ hội thể hiện quyết tâm của cựu thủ tướng (dưới thời Hội đồng quân sự) và là cựu tướng, còn bây giờ là Tổng thống Thein Sein. Những cam kết ông đưa ra rất thuyết phục, dường như không ai có thể nghi ngờ về tính chân thành.
Tuy nhiên, sự tiến triển được nhiều người dân Mianma ủng hộ và đa số các nước mong muốn này dù diễn ra một cách êm ả, thuận lợi, song vẫn gặp phải những trở ngại nhất định. Phe những người bảo thủ và các nhà quân sự vẫn tranh cãi về cơ hội và lợi ích của một sự chuyển hướng như vậy, nhằm chống lại phe cải cách và những người tán thành một Mianma mới. Vẫn còn những vấn đề mà thiện chí vẫn phải rất khó khăn để thuyết phục được tất cả mọi người, thuyết phục được 55 triệu người dân Mianma và cộng đồng quốc tế. Chính phủ đang dự định tiến hành thương lượng với hai nhóm quân phiến loạn sắc tộc cuối cùng là Kachin của KIA và Karen của KNU, tiến hành cải cách triệt để môi trường kinh tế và tài chính, hiện đang còn rất bấp bênh, không phù hợp, tạo cơ hội cho nạn tham nhũng và làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại.
Nhưng, những khó khăn ấy không phải là cơ bản, rõ ràng cơ hội đang đến với Mianma, khi chính sách đầy tham vọng của Tổng thống Thein Sein đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế cũng như sự đồng tình của đại bộ phận dân chúng trong nước, và của cả các định chế tài chính khu vực và quốc tế, như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Và nữa, những chuyến thăm lịch sử của nhiều chính khách nước ngoài, như chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Anh từ nửa thế kỷ nay, rồi Ngoại trưởng Pháp v.v… cũng là những minh chứng cho sự công nhận tiến bộ hướng tới dân chủ ở Mianma./.