Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Ngày 13/8/2014 - Bàn về “thị trường sao và vạch”

  • Những sức ép trước đại hội đảng (RFA) - Chỉ chưa đầy 2 năm nữa là đến đại hội 12 đảng cộng sản Việt Nam. Ngay trước đại hội lần này, chúng ta thấy có nhiều những biến chuyển trong và ngoài nước. Liệu những thay đổi này có tác động ra sao tới đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12?
  • VN ngụ ý đả kích TQ trong ngày khai mạc Hội nghị đối ngoại đa phương (RFA) - Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, được cho là ám chỉ Trung Quốc khi ông nói rằng: Nếu một quốc gia tự khu biệt mình, tự áp đặt ý chí của mình lên các vấn đề chung của thế giới thì sẽ có một thế giới hỗn loạn.
  • Phát triển và bảo tồn có mâu thuẫn? (RFA) - Vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh, để thi công đường xe điện ngầm, nhiều cây to ở trung tâm thành phố bị đốn hạ, tượng đài Trần Nguyên Hãn bị di dời. Tại Hà nội, hàng cây cổ thụ trên đường Láng cũng bị đốn hạ để thi công những công trình đô thị.
  • Vì sao Tòa thánh Vatican ủng hộ Mỹ oanh kích Irak ? (RFI) - Trái lại với học thuyết bất bạo động của Giáo Hội và phản ứng chống lại kế hoạch oanh kích Syria hồi năm ngoái, lần này, Tòa thánh Vatican gián tiếp ủng hộ Hoa Kỳ không kích lực lượng thánh chiến hồi giáo« Nhà nước Hồi Giáo Irak» đe dọa tiêu diệt những người không cùng hệ phái và tôn giáo trong cuộc chiến diệt chủng.
  • Úc, Mỹ trấn an Trung Quốc về việc thủy quân lục chiến Mỹ đến Darwin (RFI) - Ngoại trưởngÚc Julie Bishop hôm nay 12/08/2014 lên tiếng bảo vệ hiệp định triển khai 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ tại nước mình, cho rằng việc này không nhằm kiềm chế sức mạnh đang lên của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực. Hoa Kỳ cũng trấn an với tuyên bố của Ngoại trưởng John Kerry hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và mong muốn hợp tác với Bắc Kinh trong tinh thần xây dựng.
  • Trung Quốc đòi Nhật trả lại một bia đá cổ (RFI) - Tân Hoa Xã hôm nay, 12/08/2014, đưa tin, một tổ chức« công dân» Trung Quốc đã đòi Nhật Hoàng trả lại Bắc Kinh một bia đá cổ 1300 năm, mà quân đội Nhật Hoàng lấy cách nay một thế kỷ. Bia« Hồng Lư tỉnh» bị quân đội Nhật Hoàng« đánh cắp hồi đầu thế kỷ 20, ở phía đông bắc Trung Quốc» và hiện nay được cất giữ trong lâu đài Hoàng gia Nhật Bản.
  • Nhật sẽ thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình tự chế tạo (RFI) - Tập đoàn công nghiệp nặng Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries (MHI) sẽ cho bay thử một chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên do chính họ chế tạo vào tháng Giêng năm 2015. Theo báo chí Nhật vào hôm nay, 12/08/2014, phiên bản thử nghiệm này là kết quả của một công trình hợp tác giữa Mitsubshi và một sốcông ty khác của Nhật Bản.
  • Hoa Kỳ chuẩn bị gia tăng áp lực lên Bắc Triều Tiên (RFI) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay 12/08/2014 cho biết đang chuẩn bị cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên, tuy nhiênông cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ phải chịu thêmáp lực và bị cô lập hơn nếu chọn lựa việc đối đầu.
  • Bản quyền tác giả của động vật, vấn đề mới nảy sinh (RFI) - Các tờ báo chính của Pháp ra hôm nay đều dành quan tâm nhiều đến những sự kiện nóng của thời sự như chiến sự, khủng hoảng ở Irak, Trung Đông, Ukraina hay bệnh dịch chết chóc ở châu Phi và nguy cơ lan tràn khắp thế giới. Tuy nhiên giữa rất nhiều bài viết về những chủ đề không mấy vui vẻ đó, báo le Monde có một bài viết khá thú vị về một việc chưa từng có liên quan tranh luận về quyền tác giả giữa người và động vật.
  • Diễn viên Robin Williams của “Good Morning Vietnam” qua đời (RFI) - Tài tử Mỹ Robin Williams, một trong những ngôi sao sáng nhất Hollywood trong thế hệ củaông, đã qua đời hôm qua 11/08/2014 tại San Francisco, có lẽ là tự tử.Ông được yêu mến qua nhiều bộ phim thành công rực rỡ về chuyên môn cũng như về thương mại, và một trong những bộ phim gây dấu ấn nhiều nhất là“Good Morning Vietnam”.
  • Obama ca ngợi Robin Williams (BBC) - Tổng thống Obama tưởng nhớ diễn viên Mỹ Robin Williams, người qua đời tại nhà riêng ở tuổi 63 trong vụ nghi là tự tử.
  • Cuộc đời Robin Williams (BBC) - Diễn viên chuyên các vai hài Robin Williams bị cho là đã tự tử chết ở tuổi 63.
  • Bé trai Úc 'bêu thủ cấp' ở Syria (BBC) - Thủ tướng Úc Tony Abbott lên án mạnh mẽ hình chụp một bé trai, được cho là con một cựu tù nhân người Úc, đang bêu thủ cấp của một người Syria.
  • Paris muốn thay các « khóa tình yêu » bằng ảnh tự chụp (RFI) - Với chiến dịch truyền thông được tung ra hôm 11/08/2014, Tòa Đô chính Paris muốn khuyến khích các cặp tình nhân thay những“ống khóa tình yêu” bằng các“selfies” (những tấm hình tự chụp). Như vậy họ có thể“bất tử hóa” mối tình của mình, mà không làm cho những chiếc cầu của thủ đô nước Pháp phải oằn mình gánh thêm sức nặng.
  • Nga đơn phương khởi động chiến dịch « cứu trợ » miền Đông Ukraina (RFI) - Tổng thống Nga Putin phải chăng lại sẵn sàng lao vào một cuộc đọ sức mới với Phương Tây ? Vào hôm nay, 12/08/2014, một đoàn xe tải chở hàng« viện trợ nhân đạo» của Nga gồm 280 chiếc đã rời một căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nga, trực chỉ miền Đông Ukraina. Chiến dịch mà Mátxcơva gọi là cứu trợ này đã được Nga bật đèn xanh, bất chấp những lời cảnh cáo liên tiếp của phương Tây rằng Mátxcơva không được quyền hành động đơn phương.
  • Thêm một quan chức thân cận của Giang Trạch Dân bị bắt giam (RFI) - Vương Tôn Nam, nguyên là cánh tay mặt của cựu bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ đã bị tống giam. Bộ tư pháp Trung Quốc loan tin này trong bối cảnh chiến dịch« bài trừ thamô» của chủ tich Tập Cận Bình càng ngày càng siết chặt vây cánh của Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang.
  • Mỹ khẳng định : Chính hành động hung hăng của Trung Quốc làm Biển Đông căng thẳng (RFI) - Khẩu chiến Mỹ-Trung về Biển Đông vẫn tiếp diễn gay gắt sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Miến Điện. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào hôm nay, 12/08/2014, đã kêu gọi Trung Quốc hành xử như một đối tác có thiện chí. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phản bác cáo buộc của hãng tin chính thức Trung Quốc, theo đó Hoa Kỳ là kẻ gây rối ở Biển Đông. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, chính các hành động hung hăng của Trung Quốc là nguyên do gây bất ổn định.
  • Úc và Mỹ khẳng định lợi ích ở biển Đông (BaoMoi) - Ngày 12-8, hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng Ngoại giao-Quốc phòng Úc-Mỹ đã diễn ra tại Sydney (Úc). Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston dẫn đầu phái đoàn Úc.
  • Hoa Kỳ trấn an Trung Quốc, kêu gọi hợp tác (RFA) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm nay kêu gọi Trung Quốc đáp ứng như một quốc gia hợp tác và nhấn mạnh là Washington không mong muốn có xung đột hoặc đối đầu với Trung Quốc.
  • Người Việt không được đương nhiên nhập cảnh Thái Lan (RFA) - Kể từ hôm nay 12/8/2014 người Việt Nam với hộ chiếu Việt Nam không còn được đương nhiên nhập cảnh Thái Lan như trước, dù rằng từ nhiều năm qua Việt Nam và Thái Lan đã có thỏa thuận song phương miễn thị thực ...
  • VN-EU đạt tiến bộ về hiệp định thương mại tự do (RFA) - Liên minh Châu Âu EU và Việt Nam đạt tiến bộ trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương, nhưng cần sự thúc đẩy có phối hợp để đạt thỏa thuận trong năm nay. Bà Catherine Ashton tuyên bố như vừa nêu với báo chí ở Hà Nội ngày hôm nay 12/8.
  • Đổi mới mạng lưới đường sắt Việt Nam theo hướng nào? (RFA) - Hệ thống đường sắt cũ kỹ được xây dựng từ thời Pháp thuộc sẽ được nâng cấp lên khổ tiêu chuẩn quốc tế 1,435 mét. Đây là một phần trong đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải Việt Nam vừa được thủ tướng chính phủ thông qua hồi ngày 22 tháng 7 vừa rồi.
  • Đối ngoại đa phương và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam (RFA) - Hội nghị đối ngoại đa phương lần đầu tiên với chủ đề ‘Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam’, vừa khai diễn hôm nay tại Hà Nội, với sự tham dự của nhiều giới chức cao cấp chính phu Việt Nam cùng nhiều diễn giả, chính khách quốc tế.
  • Đích đến trong chiến thuật mới của TQ (BaoMoi) - Chiến thuật “ngư phủ chiến” phiên bản mới sẽ là đợt sóng tiếp theo đánh đánh mạnh vào chủ quyền của các quốc gia khác. Mục đích của họ là độc chiếm biển Đông, cũng cố chủ quyền phi lý trong vùng “lưỡi bò” tự vạch ra.
  • VN cần chủ động tham gia xây dựng 'luật chơi quốc tế' (BaoMoi) - Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước, đặc biệt trong tình hình biển Đông hiện nay, VN cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết.
  • EU tăng 30% tài trợ ODA cho Việt Nam (BaoMoi) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 12-8 đã tiếp bà Katherine Ashton - Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh - đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
  • Mỹ đặt “đá tảng” tại Thái Bình Dương (BaoMoi) - Mỹ và Úc đã ký thỏa thuận hợp tác quân sự song phương tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng Úc và Mỹ (AUSMIN) thường niên tổ chức ở Sydney hôm 12-8.
  • In-đô-nê-xi-a phản đối sử dụng sức mạnh quân sự ở Biển Đông (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn tờ Asahi của Nhật Bản ngày 12-8, Tổng thống đắc cử In-đô-nê-xi-a G.Uy-đô-đô (Joko Widodo) khẳng định, ông sẽ đi theo hướng tìm kiếm các giải pháp ngoại giao thay vì quân sự nhằm xoa dịu căng thẳng trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
  • Ngoại trưởng Mỹ xoa dịu Trung Quốc (BaoMoi) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đề nghị Trung Quốc trở thành đối tác hợp tác và khẳng định, Washington không muốn đối đầu hay xung đột với Bắc Kinh.
  • Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với EU (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ với EU và các nước thành viên, mong muốn cùng EU nỗ lực tăng cường quan hệ giữa hai bên ngày càng thiết thực và hiệu quả.
  • Mỹ sẽ giám sát tình hình thực tế ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ vừa cho hay, Washington sẽ theo dõi tình hình Biển Đông để xem các bước “làm giảm căng thẳng” đang được thực hiện như thế nào.
  • Tàu Trung Quốc lại tiến đến gần quần đảo tranh chấp Senkaku (BaoMoi) - Sáng nay (12/8), ba tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã tiến vào vùng biển của quần đảo tranh chấp Senkaku (tên Trung Quốc là Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông, truyền thông Nhật Bản đưa tin từ Lực lượng bảo vệ bờ biển nước này cho biết.
  • Indonesia ngỏ ý làm trung gian vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - PNO - Tổng thống đắc cử Indonesia, ông Joko Widodo, ngày 12/8 tuyên bố nước này sẵn sàng đóng vai trò trung gian nhằm làm giảm căng thẳng liên quan đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông.
  • Mỹ sẽ giám sát tình hình Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 11.8, một quan chức cao cấp giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, Mỹ sẽ giám sát các hành động ở Biển Đông để xem liệu các "bước đi làm giảm căng thẳng" có được thực hiện hay không.
  • Tân tổng thống Indonesia can dự vào biển Đông (BaoMoi) - (NLĐO) – Tổng thống mới đắc cử của Indonesia, ông Joko Widodo, hôm 11-8 phát biểu quốc gia này sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải cho các tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Nguyễn Quang Duy - Tư thục hóa nền giáo dục ở Việt Nam

Ngành giáo dục đã trải qua ba lần cải cách, nhưng vì vẫn điều hành lối cũ nên càng cải cách càng rơi vào khủng hỏang. Từ góc nhìn kinh tế muốn tạo cạnh tranh, tạo công bằng và hiệu quả giáo dục cần được tư thục hóa.

Giáo Dục Là Công Việc Nhà Nho
Tổ chức giáo dục thời xưa được học giả Đào Duy Anh ghi lại trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương như sau:

“Ở mỗi huyện có quan Huấn đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ, dạy Tứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ở mỗi tỉnh có quan Đốc học dạy các sinh đồ cao đẳng. Ở Kinh đô có trường Quốc tử giám. Các vị học quan kể trên đều ở dưới quyền giám đốc của bộ Lễ hoặc bộ Học. Trong dân gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự do. Thầy học thì có thầy khóa, thầy đồ, thầy tú dạy trẻ con, cho đến bậc đại khoa không xuất chính, hay các quan trí sĩ, có người dạy đến trăm nghìn học trò.”

Tác giả Nguyễn Quang Duy
Giáo dục có thể xem như là công việc của nhà nho hơn là của quốc gia. Trường học thì phần lớn là nhà riêng của thầy nho, hoặc ở chùa, đình, miễu hay nhà một người giàu có trong làng. Các thầy nho hòan tòan độc lập với công quyền. Họ không được tài trợ và cũng không bị kiểm soát đôn đốc bởi bất cứ cơ quan nào.

Sang Thời Pháp Thuộc
Giáo dục thời Pháp nhằm đào tạo một số người biết tiếng Pháp, biết Quốc Ngữ, có đôi chút hiểu biết để ra làm công chức, làm thông dịch phục vụ cho người Pháp. Mục tiêu xa là đồng hóa người bản xứ biến họ thành những người Pháp về phương diện văn hóa.

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, người Pháp đã mở rộng 1 hệ thống giáo dục công lập rộng khắp Đông Dương. Đồng thời từ mục tiêu truyền giáo một số trường tư do giáo hội Thiên Chúa Giáo cũng đã xây dựng và điều hành.

Sau năm 1930 một số tư thục do tư nhân mở ra ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và ở một vài tỉnh lỵ lớn đa số là các trường bậc Tiểu Học.  Bậc Cao Đẳng Tiểu Học chỉ có ở Hà nội, Huế và Sài gòn. Bậc Tú Tài chỉ có ở Hà Nội và Sài Gòn.

Nhà nho vẫn được tiếp tục vai trò giáo dục. Nhưng theo quyết định của Toàn Quyền Paul Beau năm 1906-07 thì các thầy đồ, thầy khóa ở xã thôn, các quan giáo huấn, đốc học ở phủ, huyện, tỉnh, ngoài việc dạy chữ Hán phải dạy thêm chữ Quốc Ngữ.

Khi Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập, người Pháp đã không ngăn cấm hoạt động. Người Pháp chỉ giải tán khi biết được đằng sau Nghĩa Thục là phong trào chống lại thực dân.

Tư Thục Trong Nền Giáo Dục Miền Nam
 
Giáo dục miền Nam nhằm đào tạo những công dân tốt có khả năng phụng sự xã hội. Vì vậy vai trò của chính phủ là làm sao tạo được sự công bằng và hiệu quả trong việc đầu tư cho giáo dục.

Chiến lược giáo dục miền Nam đựơc nêu rõ trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa: (1) Quốc Gia công nhận quyền tự do giáo dục, (2) nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí, (3) nền giáo dục Đại Học được tự trị, (4) những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn và giáo dục, và (5) một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục.

Để thực hiện những mục tiêu trên chính phủ miền Nam đã chia sẻ trách nhiệm với các thành phần khác trong xã hội. Những con số dưới đây có thể nói lên được phần nào sự phát triển của hệ thống tư thục trước đây.

Năm 1964 có chừng 435 ngàn học sinh tiểu học chiếm 28 phần trăm tổng số học sinh tiểu học đã được giáo dục tại các trường tư thục. Đến năm 1970 con số tăng lên 452 ngàn nhưng tỉ lệ đã giảm xuống chỉ còn 18 phần trăm.

Ở bậc trung học cả tỉ lệ lẫn số lượng học sinh đều liên tục gia tăng. Nếu năm 1964 các trường tư thục thu nhận 181 ngàn học sinh hay 62 phần trăm tổng số học sinh, thì đến năm 1970 con số tăng gần ba lần lên đến 484 ngàn học sinh chiếm tỉ lệ 78 phần trăm tổng số học sinh trung học.

Về giáo dục đại học, 6 Viện đại học tư thục cũng đã được thành lập với chừng 40 ngàn sinh viên tốt nghiệp.

Nhận thức giáo dục cơ bản mang lại công ích xã hội cao nhất nên chính quyền miền Nam đã tập trung ngân sách quốc gia cho giáo dục tiểu học. Học sinh công lập được hòan tòan miễn phí. Ở bậc tiểu học học sinh còn được ăn bánh mì và uống sữa miễn phí. Sách giáo khoa bậc tiểu học cũng được phát không.

Các trường tư nhờ cạnh tranh nên học phí thấp và phẩm chất giáo dục cũng không mấy chênh lệch. Bởi thế đa số trẻ em miền Nam đều được đến trường ăn học.

Nhờ chia sẻ trách nhiệm với tư nhân, phía chính phủ đã chu cấp một đời sống căn
bản cho giáo chức và các công chức trong ngành giáo dục. Nhờ đó miền Nam đã xây dựng được một nền giáo dục có giá trị ngang tầm quốc tế.

Đến năm 1975, hằng ngàn trường tư thục và các viện đại học đã bị tịch thu và nhập vào hệ thống giáo dục Xô Viết. Hệ thống này đến nay cũng không mấy thay đổi vẫn độc quyền và chính trị hóa giáo dục.

Trường Công Đã Biến Thành Trường Tư
Ngân sách cho giáo dục hiện nay đã lên đến 20 phần trăm tổng ngân sách quốc gia. Nhưng vì phải trải rộng cho tòan ngành, thiếu cạnh tranh và hiệu quả, nên các cơ sở học đường đều nghèo nàn, xuống cấp, lương giáo viên không đủ sống, có địa phương thiếu lương trả giáo viên,… chưa kể đến tình trạng tham nhũng tràn lan khắp ngành giáo dục.

Các trường công lập cũng thâu học phí và nhiều khỏan phí khác gây không ít khó khăn cho phụ huynh học sinh. Trường công đã trở thành trường tư.

Một vài trường tư được thành lập nhưng vì thiếu môi trường cạnh tranh lành mạnh, thiếu học sinh, nên học phí quá cao. Gia đình trung lưu cũng không đủ khả năng cho con em theo học.

Theo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, kể từ ngày 15/7/2014 các học sinh tiểu học công lập sẽ không phải đóng học phí. Thông tư không nói các lệ phí khác có được miễn hay không? Không thu được học phí, ngân sách lấy gì bù đắp và thực tế sẽ ra sao?

Tư thục hóa nền giáo dục Việt Nam
Các sinh viên đại học sau vài năm theo học sẽ có công ăn việc làm. Họ sẽ có lợi tức và có khả năng hòan trả các chi phí giáo dục. Người có giáo dục đại học lại thường dễ thay đổi nghề nghiệp và có nhiều khả năng xuất ngọai.

Vì thế một nước chậm phát triển như Việt Nam thay vì đầu tư cho giáo dục Đại Học nên để các khỏan ngân sách cho việc đầu tư vào giáo dục bậc tiểu học.

Cuộc hội thảo về cải cách giáo dục Đại Học do Nhóm đối thoại giáo dục và Lãnh sự quán Hoa Kỳ vừa tổ chức cho thấy việc tự trị đại học được xem như là giải pháp để thúc đẩy việc cải cách giáo dục đại học Việt Nam. Có điều các diễn giả không nói rõ tự do chính trị và tự do giáo dục chính là căn bản của một nền đại học tự trị.

Quyền tự trị đại học đã được nêu rõ trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa. Miền Nam không có Bộ Đại Học. Bộ Giáo dục chỉ có một thứ trưởng đặc trách giáo dục đại học, công việc của vị này chủ yếu là lo thực thi những chính sách và ngân sách giáo dục đại học.

Đại học tự trị về học vụ, tài chính và điều hành. Các hội đồng ở cấp viện đại học và cấp trường đại học (hay phân khoa) có quyền thảo luận và quyết định mà không phải trình báo hay xin chỉ thị từ bất cứ ai. Các Khoa trưởng không do Bộ Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.

Khi Đại Học chưa được quyền tự trị thì khó có sự cạnh tranh công bằng giữa đại học công và tư. Một bên đã có nhà nước bảo hộ phía bên kia cần lợi nhuận để tiếp tục duy trì và phát triển. Thiếu cạnh tranh thì khó có thể nâng cao được phẩm chất của nền giáo dục.

Cũng trong thời gian qua, tranh chấp diễn ra tại đại học tư thục Hoa Sen xoay quanh việc ai quyết định chiến lược và thành quả của chiến lược thuộc về ai? Cuộc tranh chấp nhằm chọn giữa hai phương cách quản lý đại học: vụ lợi hay vô vụ lợi.

Tổ chức vô vụ lợi (phi lợi nhuận) họat động không vì lợi nhuận nhưng về lâu dài việc quản lý cũng cần có thặng dư để tái đầu tư và phát triển. Ở các nước Tây Phương các tổ chức vô vụ lợi họat động trong ngành giáo dục được khuyến khích bằng cách miễn thuế lợi tức. Các cá nhân hay công ty đóng góp cho các tổ chức giáo dục vô vụ lợi cũng được khai giảm thuế lợi tức hằng năm.

Để khuyến khích phát triển giáo dục tư thục, ngòai việc chính phủ cấp học bổng hay ngân sách cho đại học cả tư lẫn công, có quốc gia còn cho các sinh viên vay tiền học phí và chỉ hòan trả lại khi họ đã có công ăn việc làm vững chắc.

Nhiều quốc gia miễn thuế cho các dịch vụ thuộc về giáo dục. Có quốc gia còn khấu trừ thuế lợi tức các chi tiêu cá nhân hay công ty đầu tư cho việc giáo dục và đào tạo.

Chính phủ cũng cần tạo mọi cơ hội để các trường đại học tư thục được sự giúp đỡ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các công ty liên quốc, các cộng đồng hải ngọai và các mạnh thường quân quan tâm đến giáo dục.

Dựa trên căn bản chiến lược, chính sách và luật pháp quốc gia, các trường đại học tư thục có tòan quyền quyết định giữa tổ chức quản lý đại học bằng cách vụ lợi hay vô vụ lợi.

Các trường tiểu học và trung học tư thục, việc điều tài chính và quản lý tùy thuộc vào
Ban Quản Trị nhà trường. Bộ Giáo Dục chỉ quy định chương trình và giám sát phẩm chất giáo dục các trường.

Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đã tư thục hóa nền giáo dục của họ. Nhiều nước như Úc còn xem giáo dục như mặt hàng xuất khẩu chiến lược.

Trong khi ấy nền giáo dục Việt Nam vẫn lệ thuộc vào tư tưởng giáo dục kiểu Xô Viết trước đây, khi tự do chính trị và tự do giáo dục chưa có, mọi cải cách đều không mang lại kết quả, nền giáo dục càng ngày càng suy thóai, dẫn đến khủng hỏang xã hội.

Năm 1945, chỉ trong vòng vài tháng chính phủ Trần Trọng Kim đã hòan thành cuộc cách mạng giáo dục lần thứ nhất chuyển chương trình giáo dục từ Pháp ngữ sang Việt ngữ. Xây dựng giáo dục trên ba nguyên tắc: dân chủ, dân tộc, khoa học và lấy lý tưởng phụng sự quốc gia làm tôn chỉ.

Giáo dục gắn liền với phát triển quốc gia, bởi thế muốn đưa đất nước đi lên chúng ta cần sửa sọan tư tưởng sẵn sàng lấy việc tư thục hóa làm nền tảng cho cuộc cách mạng giáo dục lần này.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
6-8-2014

Bài liên quan
Nguyễn Quang Duy (3-2014) Giáo dục Việt Nam: cố sửa hay trở về gốc?
Nguyễn Quang Duy (4-2014) Ưu việt của giáo dục miền Nam
Nguyễn Thanh Liêm, Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975

Không chỉ có văn hóa chạy việc

Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 31, ra ngày 31-7-2014 có đăng bài “Văn hóa” chạy việc và cái bóng quá lớn của Nhà nước, nêu lên một thực trạng đáng buồn về chuyện chạy việc gần như đã trở thành một “nét văn hóa” trong xã hội ngày nay.

Không thể phủ nhận, chạy việc là một hiện tượng đáng lo ngại; càng đáng lo ngại hơn khi nó đã trở thành một việc “bình thường”, bất chấp tính phản cảm và bất chấp sự chê trách, lên án của những người chân chính. Tuy vậy, song song với hiện tượng chạy việc, còn có một hiện tượng khác cũng đang công khai diễn ra, ngang nhiên khoe mẽ và mặc nhiên được thừa nhận như một hiện tượng bình thường trong xã hội.

Có lẽ không ai còn xa lạ với cụm từ “Ưu tiên cho con em trong ngành” vẫn thường được dùng trong chính sách tuyển dụng của nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc có yếu tố nhà nước. Cụm từ này khá phổ biến, được sử dụng thường xuyên, được niêm yết công khai, và được xem như là một chính sách “nhân văn” ở nhiều đơn vị nhà nước. Nội hàm của nó là ưu tiên tuyển dụng con em, người thân của những người đang làm việc tại cơ quan nhà nước khi có nhu cầu tuyển dụng. Chính sách này thường được diễn giải là “thể hiện sự quan tâm” của lãnh đạo cơ quan đối với cán bộ, công nhân viên (CBCNV) - những người đã, đang và sẽ đóng góp cho tổ chức mình đang làm việc. Chính sách này cũng nhằm giúp “hợp lý hóa gia đình” cho nhiều CBCNV có vợ, chồng, con cái, cha, mẹ... làm việc ở những nơi quá xa nhau. Ngoài ra, chính sách này còn được biện minh là để “giữ chân người tài” (ý nói giữ chân CBCNV có năng lực)...

Quả thực, nếu chỉ đúng như những gì mang tính “nhân văn” của chính sách và nếu nó được thực hiện trên cơ sở công khai, công bằng, công tâm thì còn tạm chấp nhận được, mặc dù đây là hiện tượng không đáng khuyến khích. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhà nước không công khai nhu cầu tuyển dụng lên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc phổ biến rộng rãi thông báo tuyển dụng để thu hút ứng viên bên ngoài mà chỉ “lưu hành nội bộ” hoặc “nhắm” sẵn “con em trong ngành” nào đó (đã “đặt chỗ” trước) rồi gọi vào làm việc.

Khi đã “ưu tiên” và “dành chỗ” thì công tác phỏng vấn, đánh giá cũng chỉ chiếu lệ, không tập trung cho  năng lực, kinh nghiệm mà chủ yếu được “hợp thức hóa” bằng các chứng chỉ, bằng cấp (tối thiểu) theo yêu cầu. Đó là chưa kể có trường hợp học giả, bằng giả, hoặc bằng thật nhưng học giả đã từng xảy ra. Có tổ chức, đơn vị ra vẻ công khai, cũng thông báo rộng rãi nhu cầu tuyển dụng, cũng tiếp nhận hồ sơ và cũng mời phỏng vấn; nhưng khi chọn lựa thì tìm cách loại hết các ứng viên bên ngoài (dù có bằng cấp và năng lực, kinh nghiệm hơn hẳn) để đưa vào “ứng viên nội bộ” đã được “cài đặt”. Cách thức biện minh an toàn và đơn giản nhất khi loại những ứng viên có năng lực nhưng không phải người nhà là “ứng viên này không tin tưởng được”, hay “ứng viên này tự cao quá, khó hòa đồng”...

Trong chính sách “ưu tiên cho con em trong ngành” còn có hiện tượng “đầu tư chéo” khi các cán bộ có chức, có quyền gửi “chéo” qua lại giữa các cơ quan để “đầu tư” cho con em mình nhằm tránh mang tiếng đưa người thân vào làm cùng cơ quan. Ví dụ, anh A gửi một “suất” người thân của mình cho anh B ở cơ quan khác và nhận lại một “suất” người thân của anh B vào cơ quan mình.

Ở nhiều doanh nghiệp nước ngoài, việc đưa người nhà, người thân vào làm cùng một cơ quan được xem là hiện tượng xung đột lợi ích (conflict of interest) và kiên quyết loại trừ như là một quy định bắt buộc. Nhiều công ty nước ngoài có sẵn một bộ Code of Ethics (Chuẩn mực đạo đức) hoặc/và Code of Conduct/Code of Behaviour (Chuẩn mực hành vi), trong đó có quy định cấm hẳn chuyện này. Các công ty nước ngoài không phải là không có lý khi đưa ra những quy định ngăn ngừa trước. Họ không muốn mất thời gian để theo dõi, kiểm soát chuyện này; và biết chắc, nếu có theo dõi cũng không thể kiểm soát được hết.

Hiện tượng “ưu tiên nội bộ” mà đi kèm với lợi ích cá nhân/gia đình một cách thiếu minh bạch và thiếu công tâm sẽ để lại “di chứng” nặng nề cho một xã hội tốt đẹp. Hiện tượng này cũng cần phải lên án không kém gì hiện tượng chạy việc.

Mong sao, mọi tổ chức, cơ quan đều có một chính sách tuyển dụng công khai và công tâm là: “Tạo cơ hội bình đẳng cho mọi ứng viên”!
Giang Nguyễn
(Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)

Người Việt xấu xí - tại sao?

Việc người Việt bị kỳ thị và phân biệt đối xử tùy theo cấp độ, dạng thức khác nhau đã xuất hiện ở nhiều nước và đang có nguy cơ gia tăng theo thời gian. Không phải tự dưng mà họ đối xử với mình như vậy.
Đây là nỗi đau của người Việt khi ra nước ngoài - Ảnh: Chụp màn hình Facebook
Lâu nay, mình chỉ quen tâng bốc nhau về những giá trị viển vông kiểu AQ. Khi nói về những thói xấu người Việt, nhằm đánh động lòng tự trọng và cả tự hào dân tộc để sửa sai, nhiều người lien bị chụp mũ “nói xấu người Việt”.

Một số bạn nước ngoài, có thời gian sống và làm việc khá lâu ở Việt Nam thường có chung nhận định: Người Việt đang từng ngày làm xấu hình ảnh đất nước. Từ việc xả rác, khạc nhổ, vệ sinh tùy tiện cho đến hàng gian, hàng giả, tham ô, lãng phí…Chẳng ai nỡ đối xử với nhà cửa và gia đình của mình như vậy.
     
    Làm sao để người Việt bớt xấu xí trong mắt bạn bè? Điều này phải chứng minh bằng hành động cụ thể. Mỗi cá nhân cho đến các tập thể cần có những việc làm thiết thực. Phải chấn chỉnh từ trong nước. Cần tăng hình phạt và xử lý nghiêm những người Việt xấu xí ở nước ngoài; chức càng to, tội càng lớn.    

Thật ra, người Việt cũng có nhiều tính cách cao đẹp nhưng chỉ bộc lộ trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Ngược lại, những hành động xấu xí của người Việt lại diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Ngay cả người Việt cũng cảm thấy khó hiểu và khó chịu với chính người Việt. Người Việt rất khó khăn khi phải nói từ “xin lỗi”, kể cả khi đã lỗi mười mươi. Chả bù cho người Mỹ, cứ mở miệng là “Excuse me”  là “I’m sorry” hoặc “Please” nên khó mà giận được nói chi việc gây sự.

Một bộ phận người Việt hung hăng, hễ va quệt là muốn ăn thua đủ. Một bộ phận người Việt đố kỵ, chẳng muốn ai hơn mình, càng không thể giúp ai để họ hơn mình. Một số người Việt khôn ranh, cái gì cũng muốn hơn thiên hạ, kể cả việc phá giá chơi nhau và tư duy kiểu thằng Bờm; không trung thực từ việp xếp hàng, khai báo, mua sắm…

Vẫn còn nhiều trường hợp đi du lịch rồi trốn ở lại hoặc đi hợp tác lao động rồi bỏ ra ngoài bất hợp pháp; kết bè, lập đảng gây rối trật tự; nguyên nhân chính dẫn đến việc chính quyền các nước hạn chế người Việt nhập cảnh. Nhiều việc bình thường ở xứ mình nhưng tối kỵ ở xứ người... Nhiều năm làm hướng dẫn viên du lịch, lắm lúc tôi xấu hổ muốn độn thổ vì thói xấu của người Việt. Có không it người Việt thích nói dối, chuộng hình thức và ít chú trọng thực chất. Lòng tự trọng vốn là phẩm chất tốt đẹp của cha ông giờ gần như mai một. Khi lòng tự trọng quá hiếm thì biết xấu hổ cũng là chuyện lạ.  

Ra nước ngoài, người Việt ít chịu xếp hàng. Ăn buffet cứ chen ngang dưới nách Tây và lấy đồ ăn thừa mứa, chưa kể còn lén đem về. Vào thang máy hay lên tàu điện chẳng chịu nhường ai; trong chưa ra, ngoài đã ào vào. Ra đường mà như đang ở nhà mình, cứ vô tư mặc đồ ngủ. Các thói quen xả rác, khạc nhổ, hút thuốc, đi bộ sai luật, hay ngậm tăm sau khi ăn…cứ tưởng chỉ có ở dân quê mà cả cánh trí thức, nhà văn, chủ doanh nghiệp cũng hành xử như vậy. Tham quan ít chịu nghe thuyết minh, không quan tâm đến văn hóa, lịch sử bản xứ mà cứ ào đi chụp ảnh. Không thấy ai là dẫm lên cỏ, ngồi lên hoa chụp hình dù có bảng cấm. Thích khoe của, khoái phô trương  và luôn tìm cách trốn vé, ăn gian khi mua hàng vì “Ăn vụng thú vị và đã hơn”. Có người còn xem đó là chiến tích.

Đã quá trễ nhưng muộn còn hơn không, người Việt phải nghiêm khắc nhìn lại mình. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, “Không có lửa sao có khói?”. Không ai tự nhiên gây sự khi mình ra nước ngoài, đem tiền và đem sức làm giàu cho xứ họ. Chung quy cũng bởi những người Việt xấu xí luôn tìm cách “xuất khẩu tệ nạn”. Không còn “Con sâu làm rầu nồi canh” nữa mà là “Bầy sâu làm hỏng nồi canh”. Từ việc lợi dụng các lễ hội để móc túi, giựt dọc đến việc mãi dâm và lao động trái phép với nhiều tệ nạn nhưng Việt Nam chưa có động thái tích cực nào để chấn chỉnh. Ở  nhiều nước, không chỉ có Việt kiều mà còn có “Việt liều” (ở và lao động trái phép). Các nước như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều có bảng cảnh báo về thói xấu của người Việt. Có nước còn cấm hẳn một số tỉnh phía Bắc nhập cảnh. 
     
Bạn có những trải nghiệm, ý kiến, chia sẻ về tật xấu của người Việt, hãy gửi cho chúng tôi qua địa chỉ: toiviet@thanhnien.vn.

Làm sao để người Việt bớt xấu xí trong mắt bạn bè? Điều này phải chứng minh bằng hành động cụ thể. Mỗi cá nhân cho đến các tập thể cần có những việc làm thiết thực. Phải chấn chỉnh từ trong nước. Thời đại internet, bất cứ việc tốt xấu gì xảy ra trên trái đất này, chỉ cần vài phút là cả thế giới biết. Cần tăng hình phạt và xử lý nghiêm những người Việt xấu xí ở nước ngoài; chức càng to, tội càng lớn. Giận thiên hạ thì ít mà buồn và xấu hổ cho mình thì nhiều. Nếu không có những biện pháp quyết liệt, e rằng những chuyến đi xa ngày càng có thêm nhiều vị đắng, người Việt càng tiếp tục bị khinh thường. Chỉ có ta mới giúp ta được. Không thể bắt thiên hạ phải nghĩ tốt trong khi mình còn nhiều cái xấu mà không chịu sửa.

     Nguyễn Văn Mỹ*
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một doanh nhân tại TP.HCM
( Thanh Niên )
 

Đến lúc VN tham gia định luật chơi?

Việt Nam đã ‘hoàn toàn đủ điều kiện’ để có thể chủ động tham gia ‘định hình luật chơi chung’ ở các tổ chức, diễn đàn quốc tế mà nước này tham gia, người đứng đầu chính phủ Việt Nam vừa nhận định.

Nhận định này được đưa ra trong bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị toàn quốc về ngoại giao đa phương của Việt Nam diễn ra tại Hà Nội vào sáng thứ Ba ngày 12/8.
Mục đích của hội nghị này là để các học giả, các nhà ngoại giao đưa ra các kiến nghị về các biện pháp nâng tầm ngoại giao đa phương của Việt Nam để chuẩn bị trong khoảng thời gian 5-10 năm tới khi Việt Nam đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế, theo báo chí trong nước.
‘Chuyển mạnh tư duy’

Trong bài phát biểu tại hội nghị, ông Dũng yêu cầu ngành ngoại giao Việt Nam ‘đổi mới tư duy... trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương’.

“Nay là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy tham gia tích cực sang chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung,” Thủ tướng Dũng phát biểu.

Sau gần 30 năm kể từ khi tiến hành công cuộc ‘đổi mới’ về kinh tế và triển khai đường lối đối ngoại ‘đa dạng hóa’, ‘đa phương hóa’, giờ đây Việt Nam đã là thành viên của những tổ chức lớn trong khu vực và trên thế giới như Asean, Apec, Asem, WTO...

Việt Nam cũng lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với tư cách là ủy viên không thường trực đại diện cho khu vực châu Á hồi năm 2008.

Thủ tướng Dũng từng nêu vấn đề giàn khoan của Trung Quốc ở hội nghị thượng đỉnh Asean

Thủ tướng Dũng cho rằng các tổ chức, các diễn đàn quốc tế là nơi để Việt Nam ‘bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển’ của mình, nhất là khi trong tình hình căng thẳng dâng cao trên Biển Đông hiện nay.

“Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, Asean, Phong trào Không liên kết,” ông Dũng nói.

Mặc dù khối Asean trong hội nghị bộ trưởng ngoại giao mới nhất ở Miến Điện đã ra tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế Biển Đông, tổ chức này cũng từng bất đồng đến mức không ra được tuyên bố chung.

Các nhà ngoại giao Việt Nam tham dự hội nghị cũng sẽ nghe trình bày của nhà ngoại giao có tên tuổi trên thế giới về ngoại giao đa phương nhưng ông Pascal Lamy, cựu tổng giám đốc WTO, cựu phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jayantha Dhanapala và cựu Ngoại trưởng Singapore George Yeo.
  (BBC) 

Bài học đắt giá

035_20130822_24179-305.jpg
Ông Bạc Hy Lai, cựu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc tại phiên tòa xử ông tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực hôm 22/8/2013. AFP photo
Cuộc đấu đá trong nội bộ giới chóp bu đảng CSTQ đang tới hồi khốc liệt. Dưới cái vỏ Chống tham nhũng được cụ thể hóa bằng khẩu hiệu hình tượng  " đập ruồi – đả hổ". Mới chỉ có hơn một năm lên cầm quyền, Tập Cận Bình đã lần lượt đưa ê kip của đối thủ ra tòa, vào tù, những con hổ tư đầu đàn Chu Vĩnh Khang, đến các nhị ca, tam ca (Bạc Hi Lai, Từ Tại Hậu…) và bọn lâu la  lần lượt ra vành móng ngựa chịu búa rìu trước dư luận .

Khi đương chức, đồng chí, đồng nghiệp, được chính thể Cộng sản dán nhãn Mác – Lê bảo kê khiến tất cả người cầm quyền "được phép ăn", cùng ăn, (ăn nhiều, ăn bẩn…). Trước ĐH ĐCSTQ 18, TCB cũng đã từng bị phe đối lập tố cáo, do tham nhũng gia sản có tới gần 300 triệu USD, các đàn anh Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo có tài sản còn cao hơn…

Chu Vĩnh Khang làm nghề mật thám và chống mật thám rất giỏi nhưng không hiểu sao, vì một lí do gì ông ta không ra tay "tiên hạ thủ vi cường" để bảo vệ bản thân cùng gia tộc và các hạ thuộc mà lại ‚ "xếp giáo lai hàng" để đến hôm nay phải trả giá quá đắt cho sự ngờ nghệch cả tin, chủ quan dẫn đến hậu quả tai hại (bị bắt giam, tịch thu tài sản gần 15 tỉ USD…) !?

Sự kiện của nhóm "Hổ Ruồi CVK" bên TQ sao có vẻ giống nhóm "Anh Ba Nam Kì" (ABNK) bên ta thế: Điểm yếu "chết người" của ABNK và chiến hữu là tham nhũng. Bản thân anh cũng có đầy dư luận tham nhũng (thông qua mấy vụ Xì căng đan như Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ, Vinashin…).

Theo truyền thống của chính phủ Hoa Kỳ, muốn trị Mafia cùng các phe nhóm đối lập, tốt nhất chỉ "khui" lĩnh vực liên quan đến Tiền – Gái – trốn Thuế. Tiểu thuyết gia lưng danh Mario Puzo đã viết hàng loạt cuốn sách về đề tài này, nổi tiếng nhất là Bố Gia (Godfather) ...

Bây giờ anh Ba đang ở đỉnh cao quyền lực, không ai dám mó "dái Ngựa", nhưng khi anh rời ghế, tai ương sẽ ập đến ngay, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hi Lai, Từ Tại Hậu cùng gia tộc, ê kíp là một thí dụ điển hình. Liệu anh có là bản sao "Hổ - Ruồi" không? Mọi người từ ủng hộ đến phản đối anh đang tròng mắt nhìn, xem "anh sẽ chết như thế nào" ?!

Những người thông cảm vì biết anh đứng vào thế bắt buộc để "tay phải nhúng chàm" do cái thể chế này đẻ ra. Nhiều người có thể tha thứ cho mọi lỗi lầm nếu anh dám thành thực hối cải bằng nhưng quyết sách trong phạm vi, quyền hạn được giao - hợp lòng dân, thuận ý trời !

Còn nếu anh không vượt qua được thử thách cam go này, mà rơi vào hoàn cảnh như của "Chu - Hổ - Ruồi" thì, chỉ có thể trách: Số anh đã vậy, không thể cưỡng được !

Những hiện tượng trên chính trường Việt – Mỹ đã diễn biến theo chiều hướng mới, bộc lộ trong tuần gần đây khiến dư luận trong xã hội VN đang quan tâm, chăm chú theo dõi!

Thứ nhất :

Nước Mỹ, chính giới Mỹ, từ trước tới nay chưa bao giờ chịu bắt tay với một đảng cộng sản để ‚"làm ăn thu lợi". Thế mà bây giơ họ đã bất chấp quy ước truyền thống: Xé rào, cử đại diện đến bàn…thảo… và dường như đã đi đến quyết sách thể hiện bằng quyết định bán vũ khí sát thương (…) cho VN. Sẽ cho đối tác vào TPP và chống lại ý kiến của Hạ viện đòi đội lại chiếc mũ rùa CPC lên đầu đối tác!

Thứ hai:

Chắc chắn những quyết sách này xuất xứ từ chuyến thăm của ông Phạm Quang Nghi hôm 21.7.2014.  Ông Nghị đã mang theo một thông điệp quan trọng của TBT ĐCSVN…Thông điệp đó có nội dung như thế nào, chúng ta không hề biết, nhưng thông qua vài động thái của Mỹ đối với VN (2 tuần sau các chính khách HK rầm rập đến VN, báo chí háo hức viết bài đưa tin)… chúng ta đâm ngỡ ngàng thậm chí nghi ngờ các Sếp của ta đã chuyển biến "bẻ lái’’ hay đây chỉ là trò cố hữu "lấy vải thưa che mắt thánh", làm chính trị giả vờ, làm cú xiếc đi dây…điệu nghệ để tiết mục mua vui thêm ngoạn mục ! Tất cả chỉ là đoán…mò. Mọi chuyện còn đang ở phía trước. Tuy nhiện có điều này làm tôi suy tư: Một vài người tỏ ra sửng sốt, thốt lên: Chính giới HK bắt tay với giới bảo thủ của ĐCSVN (ý nói phe NPT). Tôi chợt tự hỏi: Bây giờ ai là "Bảo thủ" khi mà phe được các vị coi là bảo thủ lại "chiêu dụ" được đối thủ chiến lược đi với mình, ủng hộ mình (nếu đây là sự thật), trong khi phe được dư luận xem là "Cách tân" lại chỉ nói, chẳng làm gì trong thời gian dài ?

Một vấn đề quan trọng khác khi đánh giá về HK có vẻ hời hợt cần xem xét lại. Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu của thế giới hôm nay trên mọi bình diện. Nhưng họ cũng là ông lái buôn giỏi, nhờ vậy đã giữ được ngôi vị hàng đầu của thế giới hiện đại hôm nay ! Họ không bao giờ chịu lỗ vốn trước nhưng cú làm ăn, trước những canh bạc… thót tim. Mà canh bạc thua đau nhất là dấy lên cuộc chiến tranh Việt Nam hồi nửa sau của thế kỉ 20 (1955 – 1975). Canh bạc này thương lái chú SAM (*) đã vất vào đây gần 400 tỉ USD (so với thời giá bây giờ sẽ gấp 3), nướng 54 nghìn con dân dất nước cờ hoa. Rút cục đành "ôm đầu máu" tháo chạy ! Nhờ bài học cay đắng kia, chú Sam sau này đã hành xử thân trọng, khôn hơn…và thu được lợi lớn !

Chúng ta thử nghĩ lại xem: Nếu trong quá khứ chú SAM đã quẳng nhân tài vật lực vào VN mà thất bại, sao bây giờ chỉ mất 1% số tiền (khoảng 10 tỉ), lại không mất 1 người lính, sao chú lại không chơi canh xì tố, này? Mất 10 tỉ để mua đứt món hàng mà nếu có, Chú SAM sẽ giảm chi cho chiến lược xoay trục hàng trăm lần, tại sao lại từ chối !?

Về phía đối tác, "bán được hàng" cũng sẽ hả hê thoải mái. Tình hình thiên thời – địa lợi – nhân hòa đã không còn…bên ngoài giặc ngoại xâm đang tăng sức ép, có cơ chiếm lãnh thổ, gây phản loạn… Bán được tiền, cầm tiền về hưởng phúc, đỡ nhức đầu, lo lắng bất yên…để lại địa bàn cho thế hệ sau gánh vác. Họ có đi "làm đầy tớ thằng khôn" vẫn "hơn làm thầy thằng dại" như tổ tiên ta đã răn dậy! Mà với dòng máu của dân tộc Đại Việt chảy trong người, họ đâu có chịu cam tâm làm đầy tớ suốt đời…

Thằng khôn ở đây chính là Ông Cậu (chú SAM) - Hoa Kỳ !

Các vị nên nhớ : Ai, người nào – dù quá khứ có lỗi lầm gì mà bây giơ dám cùng nhân dân chiến đấu chống bọn xâm lược, bảo vệ tổ quốc, mang lại các giá trị đích thực : Dân chủ - Tự do – Nhân quyền,  cuộc sống ấm no hạnh phúc, đưa đất nước tiến đến sánh vai cùng các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới – Thì những người đó là anh hùng của dân tộc Việt Nam ! Họ sẽ được lịch sủ ngàn đời ghi công, danh thơm muôn thuở !

Người có thể đáp ứng, mang lại cho nhân VN những ước mơ – như nhân dân Đức, Nhật đang được hưởng… hôm nay cũng chỉ có thể là Nước Mỹ mà thôi !

10.8.2014
Diệp Kính Thiên
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
(RFA)

VN cần phải chuyển trục quyền lực

000_Hkg7943250-620.jpg
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (giữa), TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (phải). AFP photo

Hoa Kỳ chuyển trục sang Châu Á Thái Bình Dương thì Việt Nam cần phải nhanh chóng chuyển trục quyền lực từ Đảng sang Nhà Nước, đồng nghĩa với quyền lực phải chuyển từ trong tay Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam vào trong tay Thủ Tướng và từ trong tay tập thể Ủy Viên Trung Ương Đảng vào trong tay Quốc Hội.

Nhân dân Việt Nam có một tổ quốc cần phải được bảo vệ ngay thời điểm này.  Nhân dân Việt Nam cũng cần có một tương lai an ninh và cường thịnh hơn trong thế giới ngày mai.  Muốn bảo vệ đất nước và có một tương lai “mà Việt Nam không là sự tồn đọng bốc mùi của lịch sử” thì Việt Nam cần phải từ bỏ cơ chế chính trị cố hữu vô cùng tù túng và lạc hậu.

Với tình huống hiện nay, phương cách để từ bỏ khả thi hơn hết là phải gở cho được bàn tay tham độc của ĐCSVN ra khỏi cơ chế cầm quyền quản lý đất nước.  Và trong tiến trình, muốn “gở bàn tay của ĐCSVN” thì trước tiên là phải làm cho quyền lực chuyển trục từ trong tay ĐCSVN vào trong tay Nhà Nước VN.

Nhân dân Việt Nam, bao gồm cả những người “công dân chân chính” đang là đảng viên trong hàng ngũ ĐCSVN, cần phải nhanh chóng làm điều này và làm một cách quyết liệt.  Một khi quyền lực đã chuyển trục và nằm trong tay Nhà Nước thì ĐCSVN sẽ mất khả năng khống chế nhân sự, tài nguyên, chính sách, cơ chế điều hành và ý chí nhân dân.  Từ đó, Việt Nam mới có cơ hội để thực hiện nghiêm chỉnh những cải cách khôn ngoan và từng bước đi lên.  Nay là giờ phút lịch sử với cơ hội hiếm có để thực hiện.  Không ai khác có thể làm thay cho nhân dân Việt Nam.  Cơ hội cũng không đứng đó đợi mãi.

Làm thế nào để tạo ra sự chuyển trục quyền lực, từ trong tay ĐCSVN vào trong tay Nhà Nước?  Giải pháp khá đơn giản.  Không tuân hành, không phục vụ, không tham gia, không thỉnh thị, không kỳ vọng, không cung cấp thông tin, không chia sẽ tài nguyên và nhân lực . . . không thấy có và không nói tới ĐCSVN.  Nhân dân chỉ công nhận một quyền lực duy nhất là quyền lực của vai trò Thủ Tướng và Quốc Hội.

Tạo ra sự chuyển trục quyền lực không phải là một động thái xa lạ. Quyền lực chính trị được phân bố từ lúc cơ chế chính trị mới hình thành.  Do tầm nhìn hạn hẹp hoặc do tham vọng của những người thiết lập, cơ chế chính trị của Việt Nam đã bị khuyết tật từ lúc khai sinh và do sự hiện hữu của “khuyết tật bẩm sinh” đó nên quyền lực đã bị phân bố quá nhiều vào tay ĐCSVN.  Phần còn lại cũng dần chuyển vào tay ĐCSVN ngoài ý muốn và không có sự ủy nhiệm của nhân dân.  Bây giờ nhân dân có khả năng làm cho quyền lực chuyển trục theo hướng ngược lại.  Tạo ra được động lực chuyển trục quyền lực cũng chính là tạo ra điều kiện để “phe cải cách” có được hậu thuẫn cần thiết tiến lên đổi mới cơ chế chính trị của đất nước một cách quyết liệt và theo hướng mong đợi của nhân dân.
 
Iris Vinh Hayes, Ph.D. 
2014-08-11 
  (RFA) 

Hội Nhà báo Độc lập tiếp tay cho phe thân TQ

HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP TIẾP TAY CHO PHE THÂN TRUNG QUỐC?
Việc nhà báo Phạm Chí Dũng sáng lập và điều hành Hội Nhà báo độc lập đã gây không ít lo ngại cho giới đấu tranh trong ngoài nước về tính “độc lập” của tờ báo này, khi ông Chủ tịch, người điều hành chính từng tham gia vào trang Quan Làm báo, một blog mà ai cũng biết nhằm triệt hạ phe cánh của ông thủ tướng, bảo vệ phe thân Tàu trong nội bộ. Đây cũng chính là nguyên nhân cho những đồn thổi về lý do ông ta thoát nạn dù đã bị khởi tố và tạm giạm 6 tháng – một hiện tượng hiếm hoi trong số những người tranh đấu Việt Nam.
Tuy mới ra đời sau màn PR khá rậm rộ, nhưng nó đã đủ khiến những lo lắng của dư luận hiện ra lồ lộ trước những bênh vực khá lố cho ông Phạm Quang Nghị trong chuyến thăm Mỹ vừa qua. Tiểu biểu như bài ông Phạm Chí Dũng trả lời RFI được giật tít “Phạm Chí Dũng: Người Mỹ bắt tay với giới bảo thủ Hà Nội”, không hề biểu lộ sự phê phán, lo lắng với khuynh hướng này, thậm chí toát lên sự phấn khích được kìm nén từ người trả lời với nhận định nặng tính thổi phồng “tầm quan trọng” trong đảng, nhân tố chính trị mới của đất nước về ông Nghị và việc phe bảo thủ trong đảng đã thắng lợi trước phe Thủ tướng truất quyền trong bang giao với Mỹ và lạc quan rằng khuynh hướng này sẽ giúp “dân chủ” tiến bộ hơn !?!
Trong thư gửi Hội này, có một độc giả xưng tên là Nguyễn An Dân bất bình về việc Việt Nam Thời Báo dành tới: “7 bản tin và 5 bài bình luận…số bài ca ngợi ông Nghị chiếm khoảng 80% tổng số tin liên quan” và đặt nghi vấn “Phải chăng Hội Nhà Báo Độc Lập ủng hộ ông Nghị và nhóm của ông Nghị trong Đảng CSVN nên số bài tô hồng kể công cho ông Nghị và nhóm bảo thủ trong đảng nhiều như thế” hay “quý Hội đang “bị chuyển hướng” từ một hội nghề nghiệp trở thành một tiếng nói hỗ trợ cho đảng quyền”, thậm chí chỉ trích khá gay gắt “ban chủ tịch Hội tiếp tay cho nhóm thân Trung Quốc, khiến tạo dư luận rằng cả Ban Chủ tịch Hội là “dư luận viên chiến lược của đảng” và cảnh báo “việc ủng hộ đó có thể dẫn đến hậu quả làm giảm uy tín của Hội và tác hại đến sự an toàn của anh em trong Hội.”. Từ đó độc giả trên cho rằng “Nên tập trung Hội vào những hoạt động đúng như nó là một Hội nghề nghiệp hơn là “vô tình” sa vào cuộc “nội chiến” trong đảng, mà còn biến nó thành một diễn đàn đầy các quan điểm ủng hộ cho một phe phái nào đó của đảng cầm quyền. Việc này nên để các tổ chức chính trị làm thì đúng hơn.”
Nếu những cảnh báo trên là đúng, xem ra Phạm Chí Dũng đã đạt đến đẳng cấp DƯ LUẬN VIÊN CHIẾN LƯỢC của ĐCSVN. Tài năng ở chỗ không chỉ bằng cây bút lắt léo đến tinh vi của mình, ông ta còn thuyết dụ và thu phục được hầu hết các nhà hoạt động tên tuổi THUẦN PHỤC vô điều kiện dưới trướng của mình trong thương vụ mang tên HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP. Ngay đến lão làng già đời như Nguyễn Thanh Giang từng có ý xem thường Phạm Chí Dũng trong chuyến đi “khảo sát” phong trào dân chủ Hà Nội vừa qua “Cách đây 2 hôm, nhà báo, nhà văn, TS Phạm Chí Dũng từ trong Sài Gòn ra có gọi điện thoại cho tôi và xin hẹn 9 giờ sáng hôm nay đến thăm tôi. Lâu nay tôi cũng được biết tiếng, nhưng chúng tôi chưa gặp nhau bao giờ, tôi đã đọc bài của anh Phạm Chí Dũng nhưng rất tệ, chỉ theo kiểu khẩu hiệu, lối viếc rập khuôn, máy móc. Nhân ngày hôm nay, tôi cũng có một số bạn hẹn đến chơi nên đồng ý cho Dũng ghé nhà, để xem anh này thế nào, xem có xài được không hay chỉ loại Phổi Bò, tát nước theo mưa như Đỗ Nam Hải” nay cũng đã quy thuận, đứng ra làm trụ sở đại diện cho Hội Nhà báo độc lập phía Bắc, thu hút thêm được một số nhà văn, nhà báo có trình độ đầu quân cho Hội này.
Cùng vấn đề quanh chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị, JB Nguyễn Hữu Vinh chửi mắng té tát trên RFA, nhưng vẫn đồng thuận dưới trướng và chấp nhận những bài ca ngợi ông Nghị trên trang nhà của Hội này. Những biên hộ của Dũng, việc ca ngợi phe cánh bảo thủ là “chiến thuật chính trị” gì đó chỉ đáng giành cho mấy cái đầu óc u mê đã bị Dũng chuốc thuốc lú vẫn đắm mình tin theo mà thôi, chứ chẳng đứa trẻ con nào nạp vào đầu được.
Một vụ việc chứng tỏ thêm rằng, phong trào dân chủ Việt Nam mới đang ở giai đoạn là những đứa trẻ mới lớn, ham khám phá, dễ bị dắt mũi. Thế lực ngầm trong đảng CSVN khéo léo điều hành, để cho nó “bùng nổ” như ý nguyện của nó, và giúp nó trở thành lực cản con đường tiến lên dân chủ tất yếu của Việt Nam dễ như ăn kẹo vậy.
Nguyễn Quang
(Đồng hành với No-U)

Lê Công Tạo - Bàn về “thị trường sao và vạch”

Tuần qua nhiều báo đăng tin “Công an lên tướng, Quân đội cũng lên tướng”. Là một cựu chiến binh có 42 năm quân ngũ, có đôi điều tâm tư tản mạn (cũng là của nhiều đồng đội) về đề tài “Sao và Vạch”. Đây là một việc rất nhạy cảm, mà ít khi công khai.
Nhiều cán bộ lão thành, lão tướng qua hai cuộc chiến oanh liệt (chống Pháp và chống Mỹ) cứ phàn nàn rằng: Tướng phải ra tướng chứ bây giờ tướng nhiều quá!
http://xmedia.nguoiduatin.vn/2014/05/06/image-thumb-ndt1399354475.jpg

Thật vậy: Nhớ lại kháng chiến 9 năm đánh Pháp, khi cuộc chiến sang giai đoạn mở các chiến dịch tấn công, Quân đội được tăng cường mọi mặt thì Bác Hồ, Chủ tịch nước mới phong hàm tướng cho một số chỉ huy chủ chốt: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Nguyễn Bình, các Thiếu tướng chỉ đếm trên đầu ngón tay – đó là năm 1948. Rồi 10 năm sau, khi các tướng cầm quân thắng lợi lẫy lừng Điện Biên Phủ 1954, Quân đội tiến lên chính quy và thiết lập chế độ quân hàm trong toàn quân (từ Binh nhì đến Đại tướng). Bác Hồ phong thêm một đại tướng (đồng chí Nguyễn Chí Thanh), 2 thượng tướng, 4 trung tướng và hơn chục thiếu tướng. Quân đội bước vào giai đoạn ác liệt nhất: Kháng chiến chống Mỹ ở cả 2 miền, các tướng, tá của ta xung trận cùng toàn quân… cho đến hơn 10 năm sau (1974) mới có đợt phong tướng cho một số đồng chí. Rồi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất… việc phong hàm tướng phải 4 năm mới có một lần. Các cụ vẫn tâm đắc: “Quân hùng, tướng mạnh, bách chiến bách thắng”.
Nhưng rồi những năm sau 2000, việc phong tướng cứ đều đều hằng năm, mỗi lần vài chục tướng, có năm 2 lần phong tướng; trần quân hàm tướng nới rộng, thậm chí giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp cũng mang hàm tướng? Khi mà đất nước hoà bình, ổn định!
Tướng đã nhiều thì tá càng nhiều. Tôi nhớ rất rõ: Những năm 60, 70 (thế kỉ XX) khi chiến tranh chống Mỹ cả hai miền nóng bỏng thì Huyện đội trưởng mới mang hàm Thượng uý (thậm chí Trung uý), Tỉnh đội trưởng là Thiếu tá, Trung tá. Có một số sĩ quan thiếu tá, trung tá là sư đoàn trưởng trong chiến trường đánh đâu thắng đó, ở đâu cũng được nhân dân giúp đỡ. Bây giờ thời bình thì Phó Chỉ huy Quân sự huyện đều Thượng tá, Chỉ huy trưởng: Đại tá. Có Tiểu đoàn trưởng cũng Đại tá(!). Việc xây dựng “biểu biên chế tổ chức lực lượng” hằng năm do Tổng Tham mưu trưởng kí ban hành (Cục Quân lực làm tham mưu), đi kèm là trần quân hàm cho các cấp… Từ đó đẻ ra chuyện “chạy trần quân hàm” rồi “mượn” trần cũng xảy ra không thiếu!
Dư luận âm ỉ chuyện “Tướng chạy” là có thật. Bạn tôi tâm sự rằng: “Lúc ấy mình cũng ráng hết sức để đầu tư lên tướng… nhưng rồi hụt hơi, thua “thầu” nên chấp nhận lỗ nặng, còn tay ấy đủ lực và lên tướng nên chỉ sau 1, 2 năm thu hồi đủ vốn rồi lãi… được cả danh, cả kinh tế! Vốn là bao nhiêu cũng tuỳ vị trí!
Cách đây một tuần, Trung Quốc đã bắt giam Thượng tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương với tội danh: Tướng bán quân hàm. Ông này còn là đồng minh thân cận của Chu Vĩnh Khang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an cũng đang bị điều tra và vừa bị bắt một số người ruột thịt… Sự thật ấy đáng để suy ngẫm.
Cách đây hơn 50 năm, sau khi Quân đội xây dựng chế độ quân hàm, thì Công an cũng chính quy hoá. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn mang hàm Thiếu tướng, các Thứ trưởng như Lê Quốc Thân cũng có hàm Thiếu tướng (thời kì làm Bộ trưởng là Trung tướng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị). Bây giờ Lực lượng Công an có hàng trăm tướng, có cả nữ tướng, ngành quản lí trại giam có hàm đến Trung tướng. Cứ mở ti-vi chương trình ANTV là thấy đỏ rực quân hàm tướng. Thực tế ấy có cần không? Càng nhiều Tổng Cục ắt càng nhiều tướng. Bây giờ đất nước yên bình mà Phó trưởng Công an huyện cũng hàm Đại tá… Trưởng Công an các phường ở TP lớn hầu hết là Đại tá, có Giám đốc Công an thành phố hàm Trung tướng. Trong một địa bàn thành phố: Có Giám đốc Công an lại có Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC. Tổ chức lực lượng Cảnh sát PCCC thì to ra, sẽ có thêm nhiều tướng, nhiều tá, nhưng hiệu quả nhiều vụ chữa cháy lớn ở các chợ, cây xăng lại bị kêu là: chậm trễ, thiếu nước, kém hiệu quả… Đầu tư cho người lính, lực lượng trực tiếp mới là xây dựng lực lượng hiệu quả. Tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp yêu cầu nhiệm vụ là chuyện đương nhiên, nhưng từ các Cục, Vụ mà đẩy lên thành các Tổng Cục hàng loạt, quá nhiều… thực chất là thêm ghế tướng mà thôi.
Thế kỉ XX, đi ra đường hễ gặp các chiến sĩ áo vàng, Cảnh sát Giao thông, điều khiển trật tự rất nhã nhặn, quân hàm đều là hạ sĩ, thượng sĩ. Bây giờ trên mọi chặng đường đều nhìn thấy các trung tá, thượng tá cầm gậy chỉ huy giao thông?
Nhắc lại chuyện bán quân hàm, tôi mạnh dạn nói thật: “Thị trường” này bây giờ khá lộ liễu nếu không nói là nhức nhối. Tất nhiên việc rao giá không bao giờ thành văn mà là thoả thuận ngầm, càng không dễ gì giao dịch thành công vì đối tác phải rất kín để an toàn.
Quân hàm theo lương, lương của lực lượng vũ trang hoàn toàn lấy từ ngân sách nhà nước, là thuế của dân công sức, mồ hôi nước mắt người dân lao động. Quân đội và Công an được Đảng, Nhà nước rất ưu tiên xây dựng chính quy, hiện đại, tinh binh, tinh cán đáp ứng mọi tình huống xảy ra nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh, đừng chạy theo sự hào nhoáng, oai vệ mà thực lực, nội dung lại không tương xứng, đạo đức lại sa sút. Tốn kém xói mòn thì uy cũng lung lay. Chân dung người lính, người Công an phải luôn luôn là hình ảnh đẹp, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ đương đầu mọi gian khổ… càng không phải là cấp tướng, cấp tá mang xe biển đỏ… đi kinh doanh kiếm lời, người lính làm kinh tế nhưng chỉ trong giới hạn đặc thù, không thể thị trường hoá người lính.
Lê Công Tạo
(Người cao tuổi)

Ngân hàng sống nhờ trái phiếu: Nợ xấu đè nặng nền kinh tế!

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Ngân hàng sống nhờ trái phiếu: Nợ xấu đè nặng nền kinh tế!


Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ sau khi vay về thì cũng lại bị ứ đọng không giải ngân được, điều này vô hình trung lại làm tăng gánh nặng trả nợ…
Nghịch lý của sự tằn tiện
PV: Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, NH cho DNNN vay và mua trái phiếu nên có tăng trưởng tín dụng.  Vậy phải bình luận thế nào về sự tồn tại của hệ thống ngân hàng theo cách sống nhờ vào nguồn lãi trái phiếu này, thưa ông?
Th.s Đỗ Thiên Anh Tuấn: Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp vì một số lý do, thì việc các NHTM mua trái phiếu Chính phủ là điều hợp lý đứng ở góc độ ngân hàng. Dù có một số cảnh báo về rủi ro nợ công nhưng xét cho cùng thì hiện tại trái phiếu Chính phủ vẫn được xem là công cụ đầu tư an toàn cho các ngân hàng và cũng là công cụ dự trữ thanh khoản lý tưởng. Điều này cũng hợp lý nếu đặt trong bối cảnh nợ xấu của nền kinh tế vẫn chưa được xử lý.
Hệ thống tài chính VN cho đến nay vẫn chủ yếu dựa vào khu vực ngân hàng. Trong đó, các ngân hàng lại được phân làm hai nhóm chủ yếu là các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP).
Hơn thập niên trước đây, các NHTMNN đóng vai trò gần như chi phối trong việc huy động và phân bổ vốn của nền kinh tế. Trong điều kiện đó, một nguồn vốn tín dụng rất lớn được các ngân hàng này dành ưu tiên cho khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Tuy nhiên, những năm gần đây, khu vực NHTMCP đã có những bước phát triển nhanh chóng và nhìn trên bình diện chung thì hiện đã trở thành đối trọng cạnh tranh thực sự với các NHTMNN.
Từ năm 2013, trên thị trường chứng khoán các Ngân hàng vẫn là người chơi chính.
Từ năm 2013, trên thị trường chứng khoán các Ngân hàng vẫn là người chơi chính.
Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc là NHTMNN tiếp tục cho khu vực kinh tế nhà nước vay, trong khi NHTMCP thì tập trung cho khu vực tư nhân vay.
Trên thực tế, các NHTMNN vẫn cho khu vực tư nhân vay và ngược lại. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, tỷ trọng cho vay khu vực kinh tế nhà nước của khối NHTMNN vẫn rất lớn. Các DNNN ở đây không chỉ bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ mà ngay cả các DNNN đã cổ phần hóa mà nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối hoặc ngay cả doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ trên 51% thì vẫn nên được xem là DNNN.
Tương tự, một tỷ trọng không nhỏ vốn tín dụng cũng được các NHTMCP cho các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vay. Có nhiều lý do để giải thích tình trạng này nhưng có một lý do quan trọng là các khoản vay khu vực kinh tế nhà nước có độ rủi ro thấp đi vì thường được bảo lãnh hoặc bảo lãnh ngầm của chính phủ trong khi nhiều dự án của khu vực DNNN có tỷ suất lợi nhuận cao do tận dụng được lợi thế độc quyền nhà nước.
Điều này vô hình trung làm cho nguồn lực tiếp tục bị phân bổ thiên lệch sang khu vực kinh tế nhà nước, trong khi khu vực kinh tế dân doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại rất khó khăn trong tiếp cận vốn. Câu chuyện này đã diễn ra hàng chục năm nay và đến nay vẫn như vậy.
Nhìn ở bối cảnh nền kinh tế, xu thế chung hiện nay là thoái nợ (deleveraging) và khả năng còn có thể kéo dài trong ít nhất 2-3 năm nữa. Đây cũng là xu thế chung của nhiều quốc gia đã từng trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng và sự bùng nổ của bong bóng giá tài sản.
Hậu quả của tình trạng bùng nổ tín dụng chính là nợ xấu cao và nguy cơ sụp đổ của hệ thống ngân hàng hoặc nếu không thì hệ thống tài chính cũng sẽ phải trải qua thời kỳ thoái nợ kéo dài, làm trì trệ sức tăng trưởng của nền kinh tế, làm khoét sâu các yếu kém của nền kinh tế.
Rõ ràng VN cũng đang lặp lại kịch bản tương tự như các nước, nghĩa là sau thời kỳ bùng nổ tín dụng và bong bóng giá tài sản (giai đoạn 2006-2008) thì hiện nay chính là thời kỳ thoái nợ của nền kinh tế.
Quá trình thoái nợ thường sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 5-8 năm đi cùng với nỗ lực giải quyết nợ xấu và các trục trặc của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, ngân hàng một mặt lại phải dành nguồn lực để xử lý các yếu kém của bản thân trong khi nhu cầu tín dụng của nền kinh tế cũng chững lại tất yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng của nền kinh tế.
Như nhiều phân tích cho thấy mô hình tăng trưởng kinh tế của VN chủ yếu dựa vào vốn đầu tư và tăng trưởng tín dụng. Khi tín dụng không tăng trưởng, vốn đầu tư bị cắt giảm thì đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh đó, có quá nhiều thách thức đặt ra đứng dưới góc độ vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, đứng dưới góc độ ngân hàng là duy trì tăng trưởng và lợi nhuận. Nói chung, tất cả các khu vực trong nền kinh tế hiện nay đều gặp thách thức.
Bản thân các yếu kém của ngân hàng vẫn chưa được xử lý, nợ xấu cũng chưa được xử lý, yếu kém của khu vực doanh nghiệp (bao gồm cả khu vực tư nhân và DNNN) cũng chưa được xử lý, v.v… Do đó, nếu bây giờ các ngân hàng vẫn tìm cách bung tăng trưởng tín dụng một lần nữa thì sẽ lại đặt ra thách thức tiếp theo lớn hơn là gánh nặng nợ xấu và nguy cơ đổ vỡ của cả hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Như đã nói, bản thân khu vực kinh tế nhà nước mà cụ thể là DNNN cũng có những yếu kém của nó. Song trong bối cảnh hiện nay, mua trái phiếu Chính phủ vẫn được xem là giải pháp cho đầu ra khả dĩ nhất của các ngân hàng, là cứu cánh cho tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không có lạc quan gì về vấn đề này cả. Bởi vì, ngay cả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ sau khi vay về thì cũng lại bị ứ đọng, ách tắc không giải ngân được, điều này vô hình trung lại làm tăng gánh nặng trả nợ và chi phí cơ hội cho ngân sách. Điều này một phần là do Chính phủ đang siết chặt lại công tác quản lý vốn và giải ngân vốn dự án đầu tư của Chính phủ.
Đây rõ ràng là một yêu cầu hết sức cần thiết và cũng rất quan trọng vì trong thời gian dài trước đây, việc vay nợ và giải ngân, sử dụng vốn nhà nước quá dễ dãi, thiếu sự thận trọng trong đánh giá, phân tích và giám sát vốn vay.
Cũng chính từ yếu kém này mà cái người ta nghi ngại là nguồn lực được bơm vào khu vực kinh tế nhà nước được cho là hoạt động không hiệu quả, nếu tiếp tục bơm vốn vào thì liệu nó có hoạt động hiệu quả không và có đóng góp gì cho tăng trưởng kinh tế hay không? Nếu đồng vốn được sử dụng có hiệu quả và có tác động lan tỏa lớn thì đáng được khuyến khích nhưng ngược lại thì quá rủi ro.
Rõ ràng, trong bối cảnh khu vực tư nhân đang hoạt động cầm chừng, không dám mạo hiểm trước viễn cảnh bấp bênh của nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp hoạt động có tính chất cầm cự và cố thủ, nếu có nguồn thu thì tìm cách thoái nợ, không có nhiều động cơ mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường đầu tư phát triển.
Chính điều này, tức là sự kỳ vọng bi quan, cũng là một tác nhân làm cho nền kinh tế không tăng trưởng được. Tình trạng này người ta gọi là nghịch lý của sự tằn tiện. Khu các doanh nghiệp và khu vực hộ gia đình tìm cách tăng tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu trong thời buổi khó khăn sẽ càng làm cho nền kinh tế trở nên khó khăn hơn.
Tiết kiệm trong chừng mực nào đó là tốt cho bản thân từng hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp nhưng lại không tốt cho tổng thể của nền kinh tế, mà cuối cùng thì ngay cả từng hộ gia đình và doanh nghiệp cũng không được lợi gì. Đó chính là sự nghịch lý.
Cái nghịch lý này dựa trên cơ sở của sự kỳ vọng hợp lý (rational expectation) về viễn cảnh của nền kinh tế. Vai trò quan trọng trong lúc này là Chính phủ phải đảo ngược được sự kỳ vọng hợp lý đó. Trên phương diện lý thuyết, một chính sách tài khóa nghịch chu kỳ trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhưng rõ ràng đối với Việt Nam thì quả là một thách thức và rủi ro rất lớn để làm điều đó.
Trong chừng mực nào đó, tôi nghĩ rằng trong bối cảnh này việc các ngân hàng tăng cường mua trái phiếu Chính phủ là điều hiển nhiên vì đó dù sao cũng là một quyết định hợp lý. Tuy nhiên, điều kiện cần lúc này là Chính phủ cần phải có giải pháp nhanh chóng tái cấu trúc lại khu vực công cũng như khu vực DNNN để sao cho đồng vốn đi vào khu vực công có hiệu quả hơn, có tác động lan tỏa mạnh mẽ hơn cho cả nền kinh tế.
PV: Nghĩa là đồng vốn đang chảy ngược? Ngân hàng thay vì bơm máu cho nền kinh tế, ngân hàng lại mua trái phiếu chính phủ đầu tư cho DNNN đang lỗ. Như vậy, ngân hàng vẫn sống khỏe bằng tiền lãi từ nguồn trái phiếu còn nợ xấu càng tăng cao, nợ sẽ chồng nợ, thưa ông?
Th.s Đỗ Thiên Anh Tuấn: Nhiều người rõ ràng là rất bức xúc về tình trạng hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, nhất là DNNN, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thời gian qua. Chính phủ cũng đã nhận ra yếu kém này và cũng đã có đề án chiến lược nhằm tái cấu trúc các DNNN (Đề án 929). Tôi nghĩ đó là động thái tích cực cho thấy Chính phủ cũng chấp nhận cải cách.
Rõ ràng trong thời gian ngắn thì chưa thể nhìn thấy hiệu quả ngay được nhưng rõ ràng với việc xây dựng đề án và dựa trên đó có những chỉ đạo quyết liệt như thời gian qua cho thấy Chính phủ đã phát đi những tín hiệu chứng tỏ có sự thúc ép trong việc tái cấu trúc.
Đứng ở quan điểm ngân hàng, rõ ràng trong bối cảnh mà nợ xấu vẫn chưa được xử lý dứt điểm, hoạt động của doanh nghiệp thì khó khăn, trong khi bản thân ngân hàng cũng phải tìm cách cho vay để không chỉ có lợi nhuận mà ngay cả chỉ là để tồn tại được thì không có cách nào hơn so với việc mua trái phiếu Chính phủ. Vấn đề ở chỗ, không chỉ khu vực kinh tế nhà nước gặp trục trặc như tôi đã nói mà ngay cả bản thân hệ thống ngân hàng của chúng ta cũng đang có vấn đề.
Các NHTMNN do chịu sự chi phối của Chính phủ mà do vậy vẫn phải ưu tiên dành nguồn vốn cho khu vực kinh tế nhà nước. Đây là vấn đề cố hữu của các NHTMNN. Trong khi đó, NHTMCP lại đang vướng phải sở hữu chéo, mà do đó nguồn vốn lại được các ngân hàng này ưu tiên phân bổ cho các dự án “sân sau” của chủ sở hữu ngân hàng trước. Phần vốn còn lại, nếu có, các ngân hàng này sẽ ưu tiêu mua trái phiếu Chính phủ vừa để dự trữ thanh khoản, lại để duy trì khả năng sinh lời cũng như yêu cầu phân tán rủi ro trong danh mục cho vay của mình.
Việc các ngân hàng cổ phần vẫn chủ yếu phân bổ vốn cho những công ty sân sau, những dự án của các cổ đông lớn của ngân hàng nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng nói chung đã không được phân bổ theo đúng tín hiệu của thị trường. Trong khi đó, hơn 90-95% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, vốn là khu vực đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế về phương diện việc làm lại gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn hoặc không tiếp cận được.
Ngược lại, nhiều doanh nghiệp dân doanh nay đã lớn mạnh, vươn lên thành tập đoàn kinh tế và cũng tìm cách thiết lập quan hệ thân hữu khối kinh tế nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước và cả các NHTMNN để dễ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn. Như vậy, nguồn vốn lại tiếp tục được phân bổ không công bằng, nguồn lực tiếp tục được dồn vào khu vực có tính chất đầu cơ hơn là khu vực tạo ra giá trị cho nền kinh tế này.
Người dân phải gánh nợ cho cả hệ thống
PV: Nhìn từ phía ngân sách thì sẽ thấy nhà nước phát hành trái phiếu rồi đi vay để đầu tư xây dựng cơ bản và trả nợ. Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh lỗ rồi vay. Ngân hàng lãi bằng tiền ngân sách như vậy cái gánh đó sẽ đổ lên ai? Ông nhận xét thế nào về nền kinh tế như thế?
Th.s Đỗ Thiên Anh Tuấn: Vấn đề đi vay để trả nợ đã được bàn nhiều trong câu chuyện nợ công của VN, nhất là trong bối cảnh eo hẹp về nguồn thu cho ngân sách, do gánh nặng nợ tích tụ từ trước tới nay quá lớn, khiến chúng ta không có đủ nguồn lực để trả nợ.
Chẳng hạn như trong năm 2014, Chính phủ dự kiến sẽ phải vay đảo nợ 70.000 tỉ đồng, bên cạnh 120.000 tỉ đồng cân đối từ dự toán ngân sách 2014 để trả nợ. Điều đó cho thấy cán cân ngân sách của chúng ta đã bấp bênh và ngày càng bấp bênh hơn, đã mong manh càng mong manh hơn. Tình trạng cán cân ngân sách bấp bênh như vậy sẽ rất khó được cải thiện trong ngắn hạn với kỷ cương tài khóa, kỷ luật tài khóa lỏng lẻo, với cơ chế ràng buộc ngân sách mềm như thời gian qua. Chưa lúc nào chúng ta nghe từ “nợ nần” phổ biến như hiện nay. Khu vực nhà nước thì nợ công, chính quyền địa phương thì nợ đọng xây dựng cơ bản, khu vực ngân hàng thì nợ xấu, khu vực doanh nghiệp cũng vậy.
Tình trạng nợ nần hiện nay là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng kinh tế bong bóng và tín dụng quá mức trước đây. Chính giai đoạn tăng trưởng cao trước đây, với tình trạng bong bóng giá tài sản đã tạo cho người ta cái ảo tưởng về sự giàu có (wealth effect) dẫn đến tình trạng vung tay quá trán.
Nhà nước thì tăng cường tiêu sài và vay nợ để gia tăng đầu tư công, DNNN cũng đẩy mạnh đi vay để đầu tư và tiêu sài, hộ gia đình và khu vực doanh nghiệp dân doanh cũng đi vay để tiêu sài và đầu cơ, chính quyền địa phương cũng đi vay để tiêu sài, nghĩa là mọi thành phần đều đi vay để tiêu sài nhưng khi bong bóng tài sản sụp đổ thì mọi thứ quay trở lại từ đầu và hệ quả để lại là một gánh nặng nợ khổng lồ cho nền kinh tế.
Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng hiện là lúc mọi người phải làm việc của mình, thậm chí là phải làm việc cật lực hơn để trả nợ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các DNNN – vốn đang chịu gánh nặng nợ rất lớn – lại không chịu làm việc thích đáng. Trong khi các hộ gia đình và khu vực doanh nghiệp dân doanh có động cơ phải làm việc nhiều vì nếu không thì họ sẽ phải phá sản, phải bán tài sản cá nhân để trả nợ, thì các DNNN lại không có nhiều động cơ để làm việc của họ và thực tế là các DNNN không chịu kỷ luật phá sản của thị trường.
Nhà nước tiếp tục bảo hộ cho sự tồn tại của các DNNN và như vậy chắc chắn những yếu kém và gánh nặng nợ của khu vực này tiếp tục sẽ dồn lên vai của ngân sách. Và nếu như vậy thì điều này cũng có nghĩa là, rốt cục, chính người dân thường như chúng ta mới phải làm việc, mà còn phải làm việc gấp đôi, gấp ba để trả nợ cho bản thân, và rồi còn phải trả nợ thay cho Chính phủ, trả thay cho các DNNN nữa.
PV: Nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng, tái cơ cấu nền kinh tế như mục tiêu đang đề ra hiện nay là phải trả nền kinh tế về tay tư nhân, nhà nước chỉ tham gia vào những lĩnh vực tư nhân không thể tham gia. Ông có đồng tình với ý kiến trên không và vì sao? Muốn vậy, cách đối đãi với doanh nghiệp tư nhân phải được thay đổi bắt đầu từ đâu và như thế nào, thưa ông?
Th.s Đỗ Thiên Anh Tuấn: Chính phủ sẽ phải bắt đầu từ nhiều chỗ chứ không phải chỉ ở một chỗ là giải quyết được hết mọi vấn đề. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ thông thường, cách đối đãi với doanh nghiệp tư nhân tốt nhất là cách đối đãi với doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là, Chính phủ phải mạnh mẽ và quyết tâm hơn trong việc thực hiện đề án tái cấu trúc DNNN hiện nay.
Chính phủ phải nhất quán với quan điểm nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối trong các DNNN hoạt động trong các lĩnh vực không có thất bại thị trường. Nhà nước có thể nắm giữ những lĩnh vực liên qua tới an ninh, quốc phòng, và có thể là các ngành liên quan đến quốc kế dân sinh.
Một số lĩnh vực công ích thì nhà nước cũng không nhất thiết là người cung cấp trực tiếp các dịch vụ mà chỉ cần là người tài trợ là được. Chính phủ cần phải thể hiện quan điểm nhất quán đó, tránh tình trạng “nói một đằng, làm một nẻo” như thời gian qua. Thực tế trong Quyết định 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Chính phủ cho thấy vẫn còn quá nhiều lĩnh vực nhà nước vẫn đang cố gắng ôm đồm mà theo tôi thấy không có lý do kinh tế gì để nhà nước tiếp tục phải duy trì vai trò của mình cả. Tôi nghĩ có lẽ cần phải tìm động cơ này ở chỗ khác ngoài địa hạt của khía cạnh kinh tế thuần túy.
Đối với khu vực DNNN cần thúc ép để họ có thể cạnh tranh, những hình thức bảo hộ, độc quyền phải được thu hồi; mạnh dạn thúc đẩy môi trường cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Những hình thức trợ cấp phải được hợp lý hóa, trợ cấp phải đi liền với những ràng buộc trách nhiệm chứ không phải là trợ cấp vô điều kiện.
Việc cổ phần hóa cũng phải thực chất hơn, phải thay đổi được căn bản cấu trúc sở hữu để tạo cơ sở cho sự thay đổi về mô hình tổ chức, cơ cấu quản trị và con người. Có như vậy thì mới có sở sở thay đổi được mô thức quản trị doanh nghiệp, đáp ứng các đòi hỏi của cạnh tranh.
Những điều này cần phải được tiến hành đồng thời. Bởi vì nếu cho phép cạnh tranh mà không cho phép thay đổi cơ cấu sở hữu và mô thức quản trị, tức vẫn duy trì “hệ điều hành cũ” thì sự thất bại, nếu có, trong cạnh tranh vô hình trung lại trở thành cái cớ để các doanh nghiệp này tiếp tục xin ưu đãi, trợ cấp và bảo hộ. Ngược lại, nếu cho phép thay đổi mô thức quản trị nhưng vẫn không bị thúc ép của cạnh tranh thì cũng sẽ không thắng được các sức ỳ của quán tính cũ, không có động lực để các doanh nghiệp tự đổi mới và phát triển.
Đối với khu vực kinh tế tư nhân, khi nhà nước giảm đặc quyền, độc quyền, và ưu đãi của khu vực DNNN tức là cũng đang tạo ra một sân chơi cạnh tranh công bằng hơn cho khu vực tư nhân.
Mong mỏi lớn nhất của khu vực kinh tế tư nhân không phải là các hình thức trợ cấp hay bảo hộ mà Chính phủ dành cho họ, mà thay vào đó, mong mỏi lớn nhất chính là việc Chính phủ xóa bỏ các bảo hộ và ưu đãi dành cho khu vực DNNN, xác lập các điều kiện và môi trường kinh doanh và cạnh tranh công bằng hơn giữa các thành phần kinh tế. Khi đó, các nguồn lực của nền kinh tế có điều kiện được chia sẻ công bằng hơn giữa các thành phần kinh tế, dựa trên các tín hiệu của thị trường, dựa trên suất sinh lợi và tính hiệu quả trong sử dụng của các thành phần kinh tế đó.
Nếu Chính phủ làm được như vậy thì cũng có nghĩa là Chính phủ đang tạo ra động cơ tự cải cách cho chính khu vực kinh tế tư nhân. Nói khác đi, chỉ khi nào khu vực kinh tế nhà nước từ bỏ những đặc quyền đặc lợi cố hữu của mình thì khu vực tư nhân sẽ càng có động cơ tự cải cách, tự sáng tạo để phát triển, thay vì động cơ hiện nay là cố gắng tìm cách thiết lập quan hệ thân hữu với khu vực nhà nước (cả kinh tế lẫn công quyền) để cùng chia sẻ đặc quyền đặc lợi đó.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Đất Việt