Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Ngày 26/11/2013 - Đông Á đồng loạt phản đối Bắc Kinh áp đặt «vùng phòng không»

  • Thỏa thuận hạt nhân Iran : Obama liều đánh cuộc ? (RFI) - Hai sự kiện nổi cộm trang nhất báo chí Pháp ngày đầu tuần hôm nay, thứ Hai 25/11/2013 là kế hoạch cải tổ thuế của Thủ tướng Pháp Ayrault, và thỏa thuận đạt được trên hồ sơ hạt nhân Iran, vốn là hồ sơ quốc tế được theo dõi nhất. Hoa Kỳ được cho là đóng vai trò quan trọng và báo giới Pháp cho là Tổng thống Mỹ đang đánh cuộc một cách nguy hiểm.
  • Bán đấu giá một khúc tháp Eiffel (RFI) - Một đoạn cầu thang nguyên thủy của tháp Eiffel được đem bán đấu giá. Trị giá khúc cầu thang này ước tính từ 20.000 đến 30.000 euro.
  • Trung Quốc: Các tập đoàn địa ốc nợ thuế hơn 600 tỷ đô la (RFI) - Hiện nay, các tập đoàn bất động sản chủ chốt của Trung Quốc còn nợ sở thuế tổng cộng hơn 3.800 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 623 tỷ đô la. Số liệu trên đây không phải là một thông tin lưu hành nội bộ, mà đã được chính đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV tiết lộ
  • Đối lập Thái Lan chiếm Bộ Ngoại giao và Tài chánh (RFI) - Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan thêm nghiêm trọng. Cảm tình viên phong trào đối lập vào hôm nay, 25/11/2013, đã đột nhập vào Bộ Tài chánh rồi Bộ Ngoại giao, đồng thời đe dọa chiếm cứ các cơ quan chính phủ khác để buộc nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
  • Châu Âu giảm nhẹ trừng phạt Iran (RFI) - Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius thông báo, kể từ tháng 12/2013 Bruxelles sẽ giảm nhẹ một số biện pháp trừng phạt đối với Téhéran.
  • Khủng hoảng truyền thông Hungary (RFI) - Phe đối lập và một tờ báo lớn Hungary đang trong cơn bão tố vì một đoạn băng video được dàn dựng để bêu xấu đảng Fidesz đang cầm quyền mua chuộc phiếu cử ...
  • Đột phá sau cuộc họp ở Geneva (BBC) - Các nhà lãnh đạo Mỹ ca ngợi thỏa thuận mới đạt được về chương trình hạt nhân của Iran trong khi Israel chỉ trích.
  • Đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự? (BBC) - Cho phép đóng tiền thay thế làm nghĩa vụ quân sự là một bước lùi trong luật thực hiện nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam, theo chuyên gia từ trong nước.
  • Đạt thỏa thuận hạt nhân Iran (BBC) - Thỏa thuận được Iran ký với Mỹ và năm nước khác tại Geneva là thành tựu ngoại giao quan trọng nhất giữa Washington và Tehran.
  • "Kinh tế nóng” không đủ sưởi ấm "chính trị lạnh” (BaoMoi) - QĐND - Ngọn lửa tranh chấp quanh quần đảo Xên-ca-cư/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền như đang được đổ thêm dầu với việc Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 23-11 thông báo thiết lập Vùng xác định phòng không (ADIZ) tại vùng biển này, kéo theo những phản ứng quyết liệt từ phía Tô-ki-ô, Xơ-un và cả Oa-sinh-tơn.
  • Trung Quốc sắp gây chiến giành đảo? (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói sẽ còn lập ra các vùng nhận dạng phòng không khác trong khi điểm nóng tranh chấp lớn nhất của nước này nằm tại biển Đông
  • Hàng không châu Á xáo trộn vì vùng phòng không TQ (BaoMoi) - Hàng không châu Á xáo trộn vì vùng phòng không TQ
    4 5 24
    Hàng không châu Á xáo trộn vì vùng phòng không TQ
    Các hãng hàng không châu Á sẽ phải thông tin cho Trung Quốc về các chuyến bay trước khi tiến vào không phận vùng biển tranh chấp.
    Theo giới phân tích, tuyên bố của Trung Quốc thành lập Vùng xác định phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông cuối tuần qua đã buộc các hãng hàng không phải thừa nhận thẩm quyền của cái gọi là ADIZ.
    Khu vực mà Trung Quốc thông báo bằng khoảng 2/3 diện tích nước Anh, bao trùm hầu hết Hoa Đông và vùng trời trên khu vực quần đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh - Tokyo.
    Nhật Bản và đồng minh thân cận nhất là Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ việc này. Còn theo các chuyên gia, đó là nỗ lực xói mòn quyền kiểm soát của Nhật với một khu vực gồm các đảo không có người ở gọi là Senkaku/Điếu Ngư.
    Trong khi Trung Quốc khẳng định, quy định mới sẽ không ảnh hưởng tới "các hoạt động bình thường" của các chuyên bay quốc tế, thì họ lại đe dọa sẽ "áp dụng mọi biện pháp phòng thủ khẩn cấp" nếu máy bay nước ngoài không nhận dạng hoặc tuân thủ quy định.
    Một quan chức Bộ Giao thông Hàn Quốc cho hay, các máy bay nước này sẽ phải thông báo về các chuyến bay cho cơ quan hàng không dân sự Trung Quốc. Yi Shin-Juang, phó giám đốc dịch vụ hàng không Đài Loan nói, các hãng hàng không của họ sẽ hành động tương tự nhưng không phải điều chỉnh đường bay.
    Trong khi đó, một quan chức Cục Hàng không dân dụng Nhật khẳng định, hãng hàng không Nhật đang hoạt động trong khu vực có những điểm đến ngoài Trung Quốc đại lục sẽ có thể phải thông tin cho Trung Quốc lộ trình bay. Họ cũng được khuyến cáo cẩn trọng hơn.
    Korean Air cho rằng, tuyên bố mới của Trung Quốc có nghĩa là các chuyến bay phải được thông báo cho nhà chức trách nhưng lộ trình thì không bị ảnh hưởng. Theo người phát ngôn viên của Qantas Airways, phi hành đoàn cũng sẽ phải tuân thủ quy định mới khi hoạt động trong không phận nói trên.
    Quan chức ngoại giao châu Á và phương Tây nhấn mạnh, động thái của Trung Quốc là
  • Trung Quốc muốn lập vùng phòng không trên biển Đông (BaoMoi) - Thiếu tướng Doãn Trác, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban cố vấn của Hải quân Trung Quốc đã phát biểu chính phủ nước này “từ nay có thể sẽ tiến tới thiết lập Vùng Xác định Phòng không (ADIZ) trên các vùng biển liên quan như Hoàng Hải và biển Đông”.
  • Một nước cờ nguy hiểm của Trung Quốc (BaoMoi) - PN - Trung Quốc vừa công bố một quyết định liều lĩnh có nguy cơ làm bùng nổ căng thẳng giữa các nước trong khu vực, khi Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố thiết lập một “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên biển Hoa Đông bao gồm các đảo tranh chấp với Nhật Bản. Bản đồ ADIZ trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc bao trùm một khu vực rộng lớn của biển Hoa Đông giữa Hàn Quốc và Đài Loan, và bao gồm không phận trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát.
  • Trung Quốc dọa Nhật, đe Mỹ (BaoMoi) - Sau khi bị cả Mỹ và Nhật Bản “song kiếm hợp bích” chỉ trích gay gắt việc Trung Quốc lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, giới chức ở Bắc Kinh cũng nhanh chóng lên tiếng phản pháo mạnh mẽ.
  • Vùng nhận dạng phòng không hay là “phép thử” của Trung Quốc? (BaoMoi) - Xung quanh việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, tình hình ngày càng trở nên căng thẳng khi ngày 25.11, Trung - Nhật tiếp tục khẩu chiến trong khi Hàn Quốc cũng tuyên bố phản đối, nói rằng vùng phòng không của Trung Quốc chồng lấn với một vùng phòng không của nước này.
  • Trung Quốc gửi công hàm phản đối tới Nhật, Mỹ (BaoMoi) - TPO - Hôm 25/11, Trung Quốc gửi công hàm phản đối đến ĐSQ Nhật Bản và Mỹ tại Bắc Kinh sau khi hai nước này chỉ trích mạnh mẽ hành động thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông của Trung Quốc.
    Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc thiết lập có hiệu lực từ ngày 23/11/2013.
  • Nhật, Trung triệu đại sứ để phản đối "vùng phòng không" (BaoMoi) - Nhật Bản và Trung Quốc ngày 25/11 đã đồng loạt triệu đại sứ của nhau tới để phản đối về việc hai bên lập "Vùng nhận diện phòng không" chồng lấn trên vùng trời có các hòn đảo do Tokyo kiểm soát mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Hoa Đông.
  • Trung Quốc lập ADIZ: Đến lượt Seoul "nóng mặt" (BaoMoi) - Hãng thông tấn Yonhap vừa cho hay, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm 25.11 đã bày tỏ quan ngại và “lấy làm tiếc” về Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
  • Truyền thông Trung Quốc 'phản pháo' về vùng nhận dạng phòng không (BaoMoi) - (TNO) Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 25.11 nói Nhật Bản “đạo đức giả và trơ trẽn” khi phản đối việc Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông (ECSADIZ), bao gồm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Hàn Quốc nhấn mạnh quyền kiểm soát tại đảo Ieodo (BaoMoi) - Theo AFP, ngày 25/11, Hàn Quốc đã nhấn mạnh quyền kiểm soát "bất biến" tại đảo Ieodo - khu vực chồng lấn với Vùng Xác định Phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc tuyên bố mới đây trên biển Hoa Đông, đồng thời tuyên bố sẽ nêu vấn đề này trong cuộc hội đàm cấp cao sắp tới với Bắc Kinh.
  • Hàn Quốc đề nghị Trung Quốc bàn thảo nghiêm túc về khu vực “chồng lấn” (BaoMoi) - (TNO) Trung Quốc ngày 23.11 tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông (ECSADIZ), bao trùm cả quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, chồng lấn Vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc. Chính quyền Seoul ngày 25.11 nhấn mạnh sẽ không thay đổi việc kiểm soát khu vực “bị chồng lấn” này.
  • Thủ tướng Nhật: Trung Quốc đang gây nguy hiểm (BaoMoi) - (TNO) Tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, vốn bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, là một động thái nguy hiểm và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố ngày 25.11.
  • Hai tàu đắm ở biển Hoa Đông, 26 người mất tích (BaoMoi) - TPO - Theo hãng tin CRI, 26 người đã mất tích khi hai tàu bị chìm ở ngoài khơi bờ biển phía đông tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc vào đêm 24, rạng sáng ngày 25/11, các nhân viên cứu hộ cho biết.

Bắc Kinh đe dọa Tokyo sau khi lập «vùng phòng không» ở biển Hoa Đông

Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo, Trình Vĩnh Hoa, (Cheng Yonghua) trả lời báo chí, sau cuộc gặp với đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản,Tokyo, 25/11/2013
Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo, Trình Vĩnh Hoa, (Cheng Yonghua) trả lời báo chí, sau cuộc gặp với đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản,Tokyo, 25/11/2013 (REUTERS/Toru Hanai)

Tú Anh (RFI)

Trong mặt trận ngoại giao, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng cao độ. Mỗi bên triệu mời đại sứ của bên kia sau khi Bắc Kinh áp đặt chủ quyền trên không phận bao trùm phần lớn biển Hoa Đông.

Hôm nay 25/11/2013, Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để nghe phản đối về quyết định đơn phương của Bắc Kinh ban hành « vùng phòng không » trên biển Hoa Đông bao gồm các quần đảo tranh chấp.

Đảo đá ngầm Ieodo của Hàn Quốc cũng lọt vào không phận của Trung Quốc.

Tất cả máy bay dân sự bay ngang khu vực này, kể từ thứ Bảy vừa qua, phải thông báo danh tính với đài kiểm soát của Trung Quốc và phải duy trì liên lạc vô tuyến.

Cùng lúc đó, tại Bắc Kinh, đại sứ Nhật cũng bị Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu mời để nghe phản đối « phản ứng cường điệu phi lý » của chính phủ Nhật Bản.

Được Hoa Kỳ hậu thuẫn, Thủ tướng Nhật lên án Trung Quốc có hành động « nguy hiểm có thể dẫn đến những xung đột khó lường ».

Trong chiều hướng leo thang tranh cãi với Nhật Bản, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngoại vi của đảng Cộng sản Trung Quốc lớn tiếng cảnh báo : «Trung Quốc có lý do và tính chính đáng thiết lập khu vực phòng không trên biển Hoa Đông ». Tờ báo thường bày tỏ quan điểm cực đoan trong quan hệ của Trung Quốc với các nước Châu Á đe dọa : « Nếu Nhật Bản cho máy bay quân sự lên chận máy bay tuần tra của Trung Quốc thì quân đội Trung Quốc sẽ có hành động tự vệ khẩn cấp ».

Cho đến hôm nay, ba ngày sau khi « quyết định » của Trung Quốc có hiệu lực, Tokyo chỉ mới đưa ra một số phản ứng ngoại giao.

Ngược lại, theo truyền thông Nhật Bản, từ thứ Bảy, đài truyền hình Trung Quốc đưa tin quân đội Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tuần tra trên không gồm máy bay trinh sát và chiến đầu cơ. Tuy nhiên, địa điểm không được nêu rõ.

Trong vụ xung khắc này, thái độ áp đặt của Bắc Kinh gặp phản ứng bất lợi từ nhiều nước trong khu vực từ Hàn Quốc cho đến Đài Loan và báo chí Indonesia.

Đông Á đồng loạt phản đối Bắc Kinh áp đặt «vùng phòng không»

Máy bay Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản tuần tra không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 13/10/2011
Máy bay Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản tuần tra không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 13/10/2011 (REUTERS)

Tú Anh (RFI)

Tokyo tuyên bố không nhượng bộ. Seoul khẳng định duy trì chủ quyền trên không phận truyền thống, còn Đài Bắc tuy có lập trường thân Bắc Kinh trong các vấn đề xung khắc trên biển cũng lên tiếng là « không có liên quan » đến quyết định nới rộng « vùng phòng không » của chính quyền Trung Quốc.

Sau nhiều năm trắc nghiệm phản ứng Nhật Bản bằng tàu hải giám rồi tàu tuần duyên và máy bay trinh sát liên tục xâm nhập hải phận và không phận quần đảo Senkaku/Điều ngư, Bắc Kinh đã có động thái leo thang mới để áp đặt chủ quyền.

Thứ Bảy tuần trước 21/11/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo mọi phi cơ bay vào vùng mà họ đặt tên là « khu vực thức biệt và phòng không » phải báo cáo danh tính, duy trì liên lạc vô tuyến. Nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp .

Bản đồ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan báo cho thấy « vùng phòng không » này bao trùm phần lớn biển Hoa Đông từ Hàn Quốc ở phía bắc đến Đài Loan ở phía nam và quần đảo Senkaku ở phía đông mà Trung Quốc tranh giành chủ quyền với Nhật Bản với tên gọi Điếu ngư.

Tokyo, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Fumio Kishida lên án hành động đơn phương của Bắc Kinh và khẳng định « vùng phòng không » của Trung Quốc không có giá trị.

Tin tưởng vào sự ủng hộ của Washington, hôm nay, Thủ tướng Shinzo Abe trước các nghị sĩ tại Thượng viện Nhật đã chỉ trích mạnh mẽ hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Thủ tướng Nhật cảnh báo nguy cơ « xảy ra đụng độ khó tiên liệu ».

Chiến thuật nguy hiểm của Bắc Kinh tại biển Hoa Đông đã làm Washington, đồng minh chính yếu của Tokyo quan ngại. Ngoại trưởng John Kerry tố cáo sự kiện mà ông gọi là « quyết định đơn phương của Trung Quốc » và cảnh báo « nguy cơ xảy ra va chạm ngoài ý muốn ». Tiếp theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel lên tiếng khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu Senkaku bị tấn công.

Theo nhận định của AFP, khi thông báo « khu vực phòng không » bao trùm Senkaku/ Điếu ngư, Trung Quốc tiến thêm một nấc trong chiến thuật tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, từ « trắc nghiệm phản ứng » bước sang « áp đặt chủ quyền trên không ».

Vấn đề là động thái này của Trung Quốc cũng tác động đến quyền tự do lưu thông và chủ quyền của nhiều nước khác không riêng gì Nhật Bản.

Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng của Mỹ, đã tỏ thái độ bất bình vì « không phận » của Trung Quốc lấn sâu vào không phận của Hàn Quốc kể cả vùng trời bên trên bãi đá ngầm Ieodo mà Trung Quốc cũng tranh giành.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhận định là Trung Quốc đã có thái độ « đáng tiếc » và khẳng định « Hàn Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền truyền thống trên đảo Ieodo ».

Một cuộc thảo luận giữa cấp Thứ trưởng quốc phòng hai nước được dự trù vào thứ Năm tới tại Seoul.
Về phần Đài Loan, tuy chính phủ Quốc Dân đảng hiện nay thân Bắc Kinh, nhưng Đài Bắc cũng vội vã ra thông cáo nói rõ « không liên hệ » gì với quyết định của Hoa lục.

Châu Âu hy vọng ký hiệp định tự do mậu dịch với Việt Nam cuối 2014

Ông Antonio Tajani, Phó Chủ tịch UB Châu Âu (T) và  Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh chụp ngày 13/11/2013
Ông Antonio Tajani, Phó Chủ tịch UB Châu Âu (T) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh chụp ngày 13/11/2013 (@europa.eu)

Trọng Nghĩa (RFI)

Theo báo mạng Fibre2fashion.com vào hôm nay, 25/011/2013, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đang hy vọng ký được một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Việt Nam sớm nhất là vào cuối năm 2014. Theo một thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, phụ trách luôn quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu, thì trên đây là tiết lộ của ông Antonio Tajani, Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu.

Theo nguồn tin trên, ông Tajani cho biết như trên trong cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội hồi đầu tháng 11 này.

Theo phía Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai bên đã lên đến hơn 29 tỷ đô la vào năm 2012 và dự kiến ​​sẽ tăng 15% trong năm 2013. Liên Hiệp Châu Âu đồng thời là một trong những nhà đầu tư nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 32 tỷ đô la.

Một hiệp định tự do thương mại giữa hai bên ​​sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý thiết yếu và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường của nhau, góp phần củng cố quan hệ kinh tế, thương mại, và đầu tư.

Theo một thông cáo báo chí của Ủy ban Châu Âu, hai bên đã đúc kết vòng thứ năm của cuộc đàm phán tự do mậu dịch song phương tại Hà Nội vào đầu tháng này, thảo luận về các văn bản bao trùm tất cả các điều khoản của thỏa thuận.

Vòng tiếp theo của cuộc đàm phán tự do mậu dịch Việt Nam – Liên Hiệp Châu Âu sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2014 tại Bruxelles.

Việt Nam là quốc gia ASEAN thứ ba đàm phán một thỏa thuận tự do mậu dịch với EU, sau Singapore và Malaysia, và tiếp theo là Thái Lan. Hàng dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang Châu Âu.
  • Forbes names Wang Asia's businessman of the year (Washington Post) - Wang Jianlin's real estate empire rests on a power trio of values: structure, culture and execution. They added up to his being named Forbes Asia's 2013 Businessman of the Year on Thursday.
  • Irregularities on the rise: CSRC (Washington Post) - The quantity of violation cases handled by the China Securities Regulatory Commission in the first 10 months of the year has exceeded the amount for the whole of last year
  • Reform is to serve as stimulus to new growth (Washington Post) - China's economic vitality will be stimulated after the Third Plenum of the 18th Central Committee of the CPC, with the country expected to see a relatively high growth rate until 2020.
  • Tackling overcapacity is top priority (Washington Post) - "Although overcapacity is an old and periodic problem that arises about every five years, it was not as serious before as it is now," said Li Zhongjuan.
  • Govt mulls measures to deepen reform (Washington Post) - The government will select some investment projects in the fields of finance, oil, electricity, railways, telecommunications, resource development and public services for private investment.
  • Snowboarder aims to show the Wei (Washington Post) - As China's only, and Asia's highest-level, world snowboarding tournament, the Redbull Nanshan Open is now entering its 12th year.
  • A blooming marvelous show (Washington Post) - More than 100,000 potted chrysanthemums are blooming at the Shanghai Gongqing Forest Park, while the city begins its winter days.
  • Guardian of good taste (Washington Post) - He has been in Beijing for 15 years, he says, and still speaks with a slight accent that testifies to the fact. Chary Jo, from South Korea, is restaurant manager of the Yun Hai Korean Restaurant inside the Kunlun Hotel in Beijing.
  • Feel-good stories ask questions of us all (Washington Post) - To dispel the gloom of the day, there is nothing like a heartwarming true story. Make it two stories, a perfect pair, as a matter of fact, that took place across the Pacific Ocean almost simultaneously.
  • Hamlet en pointe (Washington Post) - A star choreographer packages the madness, grief and rage of Shakespeare's prince of Denmark into a dance drama all her own, Chen Nan reports.
  • Reforms to boost Sino-EU ties (Washington Post) - In advance of today's EU-China summit in Beijing, European leaders possibly have been studying the reform package agreed at the Third Plenum last week. Following initial disappointment at the rather vague communiqu, the details published in recent days have been more positive and have set the stage for a successful meeting.
  • Envoy hails typhoon aid to Philippines (Washington Post) - China's decision to send three medical teams to the typhoon-hit Philippines is in line with its policy of good-neighborly diplomacy, the top Chinese envoy to the country said on Friday.

Liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có từ chức?

Liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có từ chức?

“Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.” Đó là nguyên văn lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông nhậm chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 27 tháng 6 năm 2006.
Không những ông Thủ tướng chưa bao giờ từ chức mà ông còn tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 vào ngày 25 tháng 7 năm 2011. Trong khi đó thì đảng Cộng sản (ĐCS) của ông và Nhà nước Việt Nam không ngừng lập đi lập lại rằng “Tham nhũng là quốc nạn, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của chế độ và coi việc chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức đảng và của cả hệ thống chính trị.”

‘Đảng kiên quyết chống tham nhũng đến cùng’
Cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng từng tuyên bố rằng “Đảng ta kiên quyết chống tham nhũng đến cùng để làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước.” Thậm chí cả Quốc hội cũng đã thông qua Luật Phòng chống tham nhũng, vậy mà cái quốc nạn đó vẫn tỏ ra ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.
Tham nhũng ngày càng tinh vi hơn, có hệ thống và tổ chức quy mô hơn ngay trong các cơ quan công quyền từ trung ương đến điạ phương; mức độ gây thiệt hại cũng ngày càng tăng nhiều hơn. Tham nhũng thực sự đã từ lâu trở thành vấn đề “nhức nhối của toàn xã hội” - đến nổi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây còn ví von trước cử tri Hà Nội rằng “Tham nhũng như ghẻ ngứa (và ông cũng) rất khó chịu.” Trong khi đó thì tại Sài Gòn, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại bộc bạch với cử tri của ông như sau: “… Nhiều cử tri TP.HCM đã nói thẳng với tôi ‘một số cán bộ có ăn (hối lộ) thì cũng ăn vừa phải thôi. Ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn’, nghe thật xót xa, đau đớn và xấu hổ. Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác…”
Vậy thì tại sao ông Thủ tướng còn chưa từ chức? Có phải vì nếu ông từ chức thì sẽ không có ai trong đảng của ông thay thế ông? Hoặc giả như ông “quyết liệt chống tham nhũng” thì toàn bộ cái bộ máy nhà nước mà ông đang điều hành sẽ không còn cán bộ làm “đầy tớ cho nhân dân”? Hay là Việt Nam không có người đủ khả năng và đức độ thay ông làm Thủ tướng?

Theo Điều 1, khoản 2 của Luật Phòng chống tham nhũng thì tham nhũng được hiểu là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Điều 1, khoản 3 của Luật này còn xác định rõ ràng rằng “người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: a) Cán bộ, viên chức, công chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn-kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.”
Như vậy đã quá rõ là thành phần “tham nhũng” chỉ có thể là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong các cơ quan của đảng, Nhà nước, trong các lực lượng vũ trang quân đội, công an và trong các tổ chức chính trị-kinh tế-xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng.
Trong thực tế thì nhân dân Việt Nam không có quyền gì để có thể lợi dụng chức quyền đó mà vụ lợi theo như quy định của Luật Phòng chống tham nhũng. Quyền của người dân Việt Nam đã bị ĐCS tước đi từ lâu cho dù Nhà nước CSVN không ngừng rêu rao rằng “Nhân dân làm chủ đất nước và Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.”
ĐCSVN đã thể chế hóa quyền lực của họ bằng điều 4 Hiến pháp 1992 để tự đặt họ lên trên ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Đối với ĐCS, qua lời của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, “Hiến pháp chỉ là văn kiện quan trọng thứ hai sau Cương lĩnh của Đảng”. Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, nếu có, đặt ra chỉ cốt để đè đầu cởi cổ, cai trị bóc lột nhân dân và bảo vệ quyền lợi cho đảng cũng như cho những đảng viên trung thành với đảng. Việc ĐCS hô hào chống tham nhũng bấy lâu nay dường như chỉ là một màn kịch rẻ tiền để mỵ dân và lừa phỉnh cộng đồng quốc tế!
Liệu ĐCSVN có hành xử như một ‘đảng cướp’?
Hoàn toàn không đúng khi cho rằng Việt Nam không có người đủ khả năng và đức độ thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Như đã trình bày, nhân dân Việt Nam từ lâu đã bị ĐCS tước đoạt đi cái quyền thiêng liêng làm chủ đất nước và chính vận mạng của họ. Biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước đã từng bị ĐCS trù dập, tù đày và thủ tiêu chỉ vì họ can đảm lên tiếng phản đối những chính sách ngu dân, độc tài, độc tôn, độc quyền đảng trị và phản động của Cộng sản. Liệu ĐCSVN có hành xử như một “đảng cướp” đối với đất nước và nhân dân Việt Nam?
Câu trả lời chắc sẽ không quá khó để tìm khi chính các lãnh đạo cộng sản tự thú rằng “Tham nhũng là quốc nạn, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của chế độ” của họ. Vấn đề đặt ra khi đã là quốc nạn thì ĐCS đã có quốc sách nào chưa để loại trừ cái quốc nạn này? Lãnh đạo ĐCS vẫn tiếp tục chỉ biết than vãn là bây giờ “sâu đã thành bầy đàn”, là “ghẻ ngứa khó chịu quá”, là quá “xót xa, đau đớn và xấu hổ”, là họ sẽ “quyết tâm… làm trong sạch đảng, trong sạch bộ máy nhà nước”, etc…
Cách đây một năm khi đảng “phê và tự phê” thì rộ ra một “Đồng chí X”. Vậy thật sự liệu có ai trong Bộ Chính trị (BCT) hiện nay có tên là “X” không mà ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi nói về quyết định của đảng không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị mà ông đã gọi người ấy là “Đồng chí X”. Chẳng lẽ ông Trương Tấn Sang và các đồng chí của ông trong BCT không biết tên của người đồng chí ấy? Vậy thì cái danh sách các ủy viên BCT mà ĐCS công bố là chưa đúng và đầy đủ sao? Hoặc liệu có một “đồng chí lạ” hay một “đồng chí tàng hình” nào nữa trong BCT? Hay là ĐCSVN là một đảng cướp, một tổ chức của xã hội đen, mafia, hội kín vì thường chỉ có những tổ chức kiểu này mới có những người hoạt động cho nó mang những biệt danh giang hồ như “Bảy Hổ Xóm Chiếu, Ba Chột Cầu Ông Lãnh, Năm Điếc Cây Da Sà, Đại Cathay, Đồng chí X, etc…”
Tham nhũng đã là quốc nạn và nó đã tràn lan. Tham nhũng đã trở thành một chứng bệnh ung thư thời đại của đất nước. Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn thẳng vào vấn đề để có một quốc sách cho cái quốc nạn này. Chúng ta không thể trông chờ gì vào cái ĐCS này nữa. Họ không có kế hoạch phát triển tương lai nào cho đất nước chúng ta. Tất cả những gì họ làm đều vì quyền lợi của chính bản thân họ, gia đình của họ và cho cái đảng cướp mà họ tôn thờ.
Có thể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa thấy tham nhũng thực sự đang hoành hành như thế nào trên quê hương của ông cho nên ông chưa muốn từ chức, hoặc chưa có quốc sách diệt trừ tham nhũng. Có thể các vị lãnh đạo cộng sản khác tuy đã nhìn thấy căn bệnh ung thư thời đại của đất nước nhưng cũng chưa tìm ra phương pháp hữu hiệu để trước cứu đảng sau cứu nước cho nên các vị chỉ biết than vãn. Hoặc cũng có thể cái ĐCS này chỉ là một đảng cướp không hơn không kém cho nên nó mới ra nông nỗi này. Dẫu sao thì dường như nhân dân Việt Nam cũng đã tìm ra được cái phương thuốc diệt trừ cái quốc nạn này rồi. Vấn đề là bao giờ nhân dân Việt Nam quyết định thực hiện phương thuốc này.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 
(VOA)

Jonathan London - Chắc chắn và không tránh được

Trong vài tuần qua, đã có hai việc thu hút sự chú ý của nhiều người ở Việt Nam. Một là đã đến lúc Quốc Hội phải quyết định làm gì đối với Hiến Pháp sửa đổi vào ngày 28 tháng 11 sắp tới. Hai là việc Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ), một hội đồng có trách nhiệm để đẩy mạnh những giá trị trong tuyên ngôn về quyền con người của LHQ. Hai sự kiện này khác nhau và có những sự phức tạp riêng của nó, nhưng cả hai là rất quan trọng không thể tranh cãi được, dù đứng ở khía cạnh nào.

Ở Việt Nam, từ lâu không khí xã hội chính trị đều ‘có thể đoán trước được’ đến mức gần như không cần phải mất công quan sát về nó. Hiện nay thì khác, dù ĐCSVN đã luôn luôn có đường lối ‘thống nhất’, trên thực tế là không phải như vậy. Khẳng định như thế chẳng có gì liên quan đến ‘chống Đảng’ và đây chỉ là nhận xết khách quan mà thôi. Chúng ta không cần đồng tình về quan điểm để thấy điều đó.

Thế nhưng, vào thời điểm này có một số khác biệt quan trọng và đã không hề có ở Việt Nam trong những thập kỷ qua. Một là sự có mặt của những nhóm lợi ích ở trong và ngoài bộ máy. Hai là sự có mặt của một lực lượng xã hội mới; là những người trong và ngoài bộ máy đang đòi cải cách. Một nước như Việt Nam đã trải qua những kinh nghiệm lịch sử bi kịch, và người Việt Nam muốn có một tương lại có trật tự, có hòa bình. Vấn đề là trật tự như thế nào, và hòa bình như thế nào, chính những điều này đang được quyết định trong thời điểm hiện nay. Và chẳng có ai biết những quyết định này sẽ ra sao.
Ấn tượng mạnh nhất đối với tôi, là một người quan sát, thay vì có những thái độ và hành vi đầu hàng (v.d: thái độ thuyết định mệnh, thuyết khuyến nho, và bi quan nói chung), nhiều người ở Việt Nam đang hướng tới một cái nhìn về tương lai, một sự tự tin về chuyện Hiến Pháp lẫn chuyện HĐNQ, cuối cùng rồi sẽ cho Việt Nam tiến tới một tương lai tươi sáng hơn. Họ thấy, thay vì thêm hai cơ hội mất trong lịch sử của Việt Nam, thì hai chủ đề hiến pháp và nhân quyền sẽ là hai điểm tựa trên đường cải cách.
Thái độ đó có thể được xem là đương nhiên, vì không có một lựa chọn nào khác cả. Nhưng, những gì tôi đang quan sát là khác. Thay vì khẳng định một cách quen thuộc, những người đấu tranh ở Việt Nam đang kêu gọi cùng nhau “tiến lên!” một cách mạnh mẽ hơn so với trước đây.
Họ rất tự tin vì ít nhất có hai lý do quan trọng. Một, họ thấy rõ hơn so với trước không chỉ về một hiến pháp là rất quan trọng mà là một hiến pháp chỉ có giá trị nếu văn bản đó thực sự có sự ưng thuận của toàn dân. Bản hiến pháp sửa đổi mà Quốc Hội phải quyết định thông qua trong tuần, hay quyết định phải bàn tiếp là một văn bản vẫn đang gây ra tranh cãi, không chỉ ngoài mà ngay trong bộ máy nhà nước. Những vấn đề, như hệ thống chính trị hay đất đai, dù nhạy cảm nhưng vẫn chưa được thống nhất. Kể cả những người muốn giữ được hệ thống một đảng cũng chưa thống nhất về nhiều điều. Chẳng hạn, Điều 93 trong dự thảo sửa đổi hiến pháp có bày tỏ rõ ràng định hướng mới đối với cơ cấu lãnh đạo và cụ thể là vai trò của chủ tịch nước tương lai. Một lần nữa, khẳng định như vậy chẳng có tính chống đảng vì vấn đề này chưa thực sự được giải quyết. Nói có là nói dối rồi, có đúng không?
Lý do thứ hai là việc Nhà Nước Việt Nam đã ký vào, cam kết, và có trách nhiệm có ứng xử thích hợp và nay có trách nhiệm mới để bảo vệ và đẩy mạnh các quyền con người ở nước mình thậm chí ở các nước khác, và cũng để giúp dân Việt Nam hiểu rõ hơn quyền của mình là như thế nào. Thay vì chấp nhận “luật rừng”, người Việt Nam ngày càng có nhiều hiểu biết về những quyền của họ và trách nhiệm của nhà nước trước pháp luật quốc tế.
Cách đây hai tuần trong một bài có tiêu đề ‘Dũng cảm chính trị’ chúng ta đã thấy trong bối cảnh xã hội nào, luôn luôn có ba phương án đối với hành vi, cư xử của mình: sự thoát khỏi (exit), sự trung thành, và sự tiếng nói. (Dù cũng có bạn đọc phản đối rằng ở Việt Nam có phương án phổ biển nhất là… cứ chờ xem sau!). Vì thế, hiện nay rất khó đoán hành vi của những người trong và xoay quanh chính trường sẽ làm gì, chính vì luật chơi trong nền chính trị của Việt Nam đã thay đổi một cách nhất định. Như một bạn đọc dấu tên có nhận xét:
Hiện nay “có một sự mò mẫm, không  rõ ràng trong hướng đi. Nó cho thấy một sự giằng co, tranh giành phe phái mà chưa có phe nào giành ưu thế. Các phe cứ dền dứ nhau, lừa miếng nhau từng tí một. Khi phe này tung ra một chiêu để chiếm lợi thế, thì một thời gian sau phe kia lại có chiêu đối đáp để giành lại thế cân bằng.
Ngoài ra, chưa bao giờ nhóm lợi ích thao túng chính trường như bây giờ. Đồng thời, chưa bao giờ lực lượng xã hội, có tiếng nói, dù là chút ít, có ảnh hưởng đến chính trường như bây giờ. Vì vậy tính chất đấu đá phe phái trên chính trường đã có sự thay đổi so với trước đây. Bây giờ, trên võ đài vẫn là các phe phái truyền thống, nay lại có thêm hai lực lượng làm chất xúc tác. Các phe phái đang trình diễn tài nghệ ảo thuật với hai chất xúc tác: nhóm lợi ích và lực lượng xã hội. Nó cho thấy một sự mù mờ về tương lai của [nền chính trị Việt Nam].
Trong khi nội bộ ĐCSVN dù có rất nhiều phe, nhưng tất cả họ đều cố gắng duy trì sự tồn tại của ĐCS, thực chất là sự tồn tại địa vị của họ. Có nhiều ý kiến cho rằng sự đấu đá trong đảng sẽ làm cho đảng bị suy yếu và tan rã, đó chỉ là ngộ nhận. Nhìn lại lịch sử đảng, đã bao giờ họ không đấu đá? … Và đến giờ ĐCS đã không còn là một đảng ra hồn nữa.…
Thực vậy. Hiện nay, rất nhiều người ở Việt Nam (từ mọi phía) thấy là từ trước đến nay đã chưa bao giờ có một giai đoạn nào như thế cả. Điều đó cũng không có nghĩa là Việt Nam sẽ có những thay đổi to lớn. Vẫn còn những người muốn giữ nguyên trạng (status quo) hay gần nguyên trạng những thể chế chính trị của đất nước và chờ đến thế kỷ 22 để chờ đợi một trật tự “hoàn thiện”. Như cách so với trước, Việt Nam hiện nay đã phát triển một diễn luận chính trị công khai và đa chiều, điều đó cũng là một dấu hiệu đáng hứa hẹn.
Ở Việt Nam, muốn có tiến bộ về mặt thể chế phải xóa bỏ những yếu tố trong hiến pháp và hành vi của nhà nước làm trái với quyền con người. Điều đó là chắc chắn và không tránh được. Như vậy, bất chấp kết quả trong vài ngày tới, hai vấn đề hiến pháp và nhân quyền sẽ là trung tâm của những đấu tranh chính trị ở Việt Nam. Càng sớm giải quyết hai vấn đề này thì sự phát triển của Việt Nam sẽ sớm cất cánh.
Jonathan London
(Blog Xin lỗi ông ) 
 

Chấn động tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo

“Lúc con tôi bị kết án từ hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện trường nơi xẩy ra vụ án mạng dẫn đến cái chết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng)”.

Kể đến đây, giọng ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử từ Nguyễn Văn Chưởng (SN 28/03/1983, thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) run rẩy, những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã lăn trên đôi gò má đen xạm của ông.
  Gần 5 năm bố mẹ tử tù Chưởng đi kêu oan cho con.
Gần 5 năm bố mẹ tử tù Chưởng đi kêu oan cho con.
Đôi bàn tay run run, ông lôi từ trong bọc vải ra chiếc áo trắng cũ kỹ có những dòng chữ được thêu nguệch ngoạc với dòng mở đầu “Chưởng vô tội”.
Gạt nước mắt, ông Chinh cho hay: “Tôi đã giữ chiếc áo có bức thư kêu oan do con tôi dùng tăm thêu lên đây được gần 5 năm. Phải là chỗ tin tưởng lắm tôi mới giao cho bức thư này. Bởi nó là lá đơn cuối cùng do con tôi viết kêu cứu cho nỗi oan ức của nó tại vụ án mạng trên”, ông Chinh cho biết thêm.
  Tử tù Chưởng dùng tăm thêu thư kêu oan lên áo.
Tử tù Chưởng dùng tăm thêu thư kêu oan lên áo.
Nội dung bức thư được thêu khá nguệch ngoạc, nhưng ông Chinh đọc khá chi tiết cho chúng tôi: "Án oan ôm hận nhờ Chính phủ - Giải oan hận này cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành".
Đọc xong bức thư, ông Chinh lại khóc, những giọt nước mắt mặn chát của một người cha khi chứng kiến những dòng tâm huyết của đứa con trai do ông đứt ruột đẻ.
  Tử từ Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên Người đưa tin
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên.
Gần 5 năm đi kêu oan cho con, mái tóc ông đã bạc đi nhiều, đôi mắt không còn minh mẫn. Ông cho biết: “Nhiều lúc tôi đã định buông xuôi, nhưng thương con, thương cháu, tôi lại cất bước đi hết cơ quan này đến cơ quan kia để kêu cứu. Bởi không chỉ có tôi mà hàng chục người dân trong xóm đều biết, con tôi không có liên quan gì đến vụ án mạng đó. Thời điểm đó nó đang ở nhà”.
Ông cũng cho biết thêm: "Khi bị bắt, Chưởng còn không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Nhưng Công an Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai khác đi. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi, vì không chịu được đòn đánh đành phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ".
Bài 2: Hàng loạt nhân chứng lên tiếng bị dùng nhục hình ép cung
Sa Hà - Trần Linh
(Phunutoday.vn) 

Đối lập Thái Lan chiếm Bộ Ngoại giao và Tài chánh

Người biểu tình chống chính phủ nối vòng tay, đối mặt với cảnh sát trước trụ sở Chính phủ, Bangkok, 25/11/2013
Người biểu tình chống chính phủ nối vòng tay, đối mặt với cảnh sát trước trụ sở Chính phủ, Bangkok, 25/11/2013 (REUTERS/Damir Sagolj)

Trọng Nghĩa (RFI)

Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan thêm nghiêm trọng. Cảm tình viên phong trào đối lập vào hôm nay, 25/11/2013, đã đột nhập vào Bộ Tài chánh rồi Bộ Ngoại giao, đồng thời đe dọa chiếm cứ các cơ quan chính phủ khác để buộc nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức. Đây là diễn biến mới nhất của phong trào biểu tình chống chính quyền rầm rộ nhất từ năm 2010 đến nay.

Theo ghi nhận của phóng viên hãng tin Pháp AFP tại Bangkok, vào lúc trưa nay, hàng trăm người biểu tình đã xông vào khuôn viên của Bộ Tài chánh Thái Lan. Phát biểu với đám đông cảm tình viên, ông Suthep Thaugsuban, một nhân vật lãnh đạo của đảng Dân chủ, đảng đối lập chính tại Thái Lan, xác định : « Đây là bước mới nhất của phong trào bất phục tùng dân sự ».

Theo nhân vật này : « Nếu các công chức không chịu đình công, chúng ta sẽ chiếm cứ tất cả các Bộ vào ngày mai để cho thấy rằng hệ thống Thaksin không có tính chính đáng để lãnh đạo đất nước ». Thaksin Shinawatra là vị cựu Thủ tướng đang sống lưu vong, nhưng vẫn còn là chính khách trung tâm trong đời sống chính trị Thái Lan.

Ít lâu sau, đến lượt phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan xác nhận là hàng trăm người biểu tình cũng đã xông vào bên trong cơ quan này. Đây là Bộ thứ hai bị người xuống đường chiếm đóng.
Sáng nay, hàng chục ngàn người chống đối chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin, đã tuần hành đến hàng chục địa điểm tại thủ đô, trong đó có trụ sở chính của cảnh sát, quân đội và các đài truyền hình.

Họ tản ra nhiều nơi tại Bangkok, vừa đi vừa vẫy cờ Thái Lan, miệng huýt còi inh ỏi, và hô to : « Thaksin cút đi, quân đội đứng về phía chúng tôi ». Một số người tham gia biểu tình còn kêu gọi quân đội can thiệp trên một đất nước đã trải qua 18 cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo chánh kể từ khi chế độ quân chủ lập hiến được thành lập vào năm 1932, trong đó có vụ lật đổ ông Thaksin vào năm 2006.

Trong một cử chỉ mang tính biểu tượng, những người xuống đường đã tặng hoa hồng cho các thành viên lực lượng an ninh. Đường phố của trung tâm thành phố, thường xuyên bị kẹt xe, đã trở nên trống vắng khác thường, hầu như không có ai khác ngoại trừ những người biểu tình. Nhiều khối bê tông lớn đã được dựng lên để ngăn chặn lối vào trụ sở chính phủ.

Xin nhắc lại là phông trào đối lập đã rầm rộ biểu tình vào hôm qua. Theo chính quyền, đã có từ 150.000 đến 180.000 người xuống đường, còn theo ban tổ chức, số lượng cao hơn nhiều.

Cuộc khủng hoảng chống chính quyền gần đây nhất xẩy ra hồi mùa xuân năm 2010, khi khoảng 100.000 người "Áo Đỏ" trung thành với ông Thaksin chiếm đóng trung tâm của Bangkok trong hai tháng để yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva thuộc đảng Dân chủ phải từ chức.

Chính quyền lúc ấy đã phải ra lệnh cho quân đội tấn công giải tán, khiến cho khoảng 90 người chết và 1.900 người bị thương.
 

Bao thư Mao gởi cha Bạc Hy Lai: Một triệu đô la

Một cuộc bán đấu giá do China Guardian tổ chức
Một cuộc bán đấu giá do China Guardian tổ chức (DR)

Thụy My (RFI)

AFP hôm nay 25/11/2013 cho biết, một bao thư với dòng chữ do chính tay Mao Trạch Đông viết gởi đến hai chỉ huy quân sự trong đó có cha của Bạc Hy Lai, trong cuộc bán đấu giá tại Bắc Kinh hôm qua đã được mua với giá trên một triệu đô la.

Trang web của công ty bán đấu giá China Guardian thông báo, bao thư trên đó Người cầm lái vĩ đại đã viết bằng bút lông nét lớn : « Gởi các đồng chí Phó Nhất Sinh (Fu Yisheng) và Bạc Nhất Ba (Bo Yibo) » hôm qua đã được bán với giá 6,55 triệu nhân dân tệ (787.000 euro).

Đó chỉ là giá tiền của bao thư, còn lá thư bên trong không được đem ra bán, theo các quy định của chính phủ về thư tín của các lãnh đạo.

Ông Bạc Nhất Ba là một tướng lãnh đã cùng với Mao Trạch Đông từng chiến đấu với quân Nhật và sau đó với Quốc dân đảng. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị tống giam và tra tấn.

Sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình lên thay, Bạc Nhất Ba được phục hồi danh dự và trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc trong thập niên 80 và 90, được xem là một trong « Bát đại nguyên lão ».

Trang web China Guardian nói rằng : « Bao thư được gởi từ Ủy ban Quân sự Cách mạng của chính phủ trung ương. Đây là một hiện vật quý hiếm và được lưu giữ rất cẩn thận ».

Ủy ban Quân sự này chỉ hiện diện trong những năm đầu sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, và được thay thế bằng Quân ủy trung ương ngày nay.

Con trai của ông Bạc Nhất Ba là Bạc Hy Lai hồi tháng Chín đã bị kết án chung thân vì các tội danh tham nhũng và lạm dụng quyền lực, sau khi đã bị tước tất cả các chức vụ trong một xì-căng-đan gây chấn động toàn quốc vào năm ngoái.

Lượm lặt - Cải cách toàn diện ở Trung quốc… và Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Nhật, Trung cùng triệu đại sứ để phản đối ‘vùng nhận dạng phòng không’ (TN). - Hơn 80% dân Nhật “không thiện cảm” với Trung Quốc (MTG). - Thủ tướng Nhật Bản: “Vùng phòng không của Trung Quốc vô giá trị” (MTG). - Thủ tướng Nhật lên tiếng về “vùng phòng không” Trung Quốc (VOV). - Truyền thông Trung Quốc ‘phản pháo’ về vùng nhận dạng phòng không (TN). - Trung Quốc gửi công hàm phản đối tới Nhật, Mỹ (TP). - TQ “vơ” đảo Hàn Quốc vào khu vực phòng không (KP). - Hàn Quốc thảo luận với Trung Quốc vụ lập Vùng Xác định phòng không (TP). - Vùng nhận dạng phòng không hay là “phép thử” của Trung Quốc? (LĐ). - Các hãng hàng không châu Á trước quyết định của Trung Quốc (PNTP). - Trung Quốc yêu cầu người Hoa tại Nhật đăng ký tình huống khẩn cấp (DT). - Chuyên gia Hồng Kông: “Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh chống Nhật Bản” (Infonet). KINH TẾ
Vốn FDI đã vượt mốc 20 tỷ USD (VnEco). - Hà Nam có thể đạt mục tiêu thu hút 1 tỷ USD vốn FDI (TTXVN).
Nghề buôn rơm (BVPL).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Những hình ảnh ấn tượng từ tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc- di sản văn hóa VN” (GĐVN). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 

Cải cách toàn diện ở Trung quốc… và Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam

Nguyễn Trung
Cả thế giới dồn sự chú ý của mình về cuộc cải cách toàn diện do hội nghị lần thứ 3 của BCHTƯ khóa 18 của Đảng cộng sản Trung Quốc (09-12 tháng 11-2013) khởi xướng. Cuộc cải cách này ở Trung Quốc được coi là có quy mô lớn hơn và mang nội dung sâu sắc hơn cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình phát động cách đây trên 3 thập kỷ đã mở đường tạo ra nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hôm nay.

Nội dung cuộc cải cách toàn diện lần này tập trung vào 4 yêu cầu:
-       Thị trường phải trở thành nhân tố quyết định;
-       Làm lành mạnh toàn bộ hệ thống tài chính – ngân hàng;
-       Cải cách hệ thống tư pháp để tăng cường luật pháp và đẩy mạnh công khai hóa;
-       Hạn chế bớt sự can thiệp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) các cấp
Cụ thể hóa việc thực hiện 4 yêu cầu trên là 60 biện pháp lớn cho mọi lĩnh vực của toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Trung Quốc. Trong những biện pháp lớn, đáng chú ý là:
-       Thành lập khu kinh tế tự do thí %�5� 1iểm Thượng Hải (ở mức sâu rộng hơn khu kinh tế tự do Thâm Quyến) với mục đích tìm kiếm mô hình tiếp tục khai phá con đường phát triển toàn Trung Quốc;
-       Đẩy mạnh tư nhân hóa, cổ phần hóa và sự tham gia của kinh tế tư nhân vào toàn bộ nền kinh tế quốc dân;
-       Các tập đoàn kinh tế nhà nước phải nâng gấp đôi mức đóng góp vào ngân sách quốc gia;
-       Nông dân có quyền bán phần ruộng đất của mình đang canh tác để tham gia vào quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa;
-       …
Để dễ hiểu và dễ nhớ, có thể nói đợt cải cách toàn diện lần này ở Trung Quốc nhằm vào 3 mục tiêu:
-       Thị trường nhiều hơn (“thị trường giữ vai trò quyết định”);
-       Luật pháp nhiều hơn (“tăng cường hệ thống tư pháp”);
-       Đảng (sự can thiệp của ĐCSTQ) ít hơn.
Tất cả 3 mục tiêu này đều nhằm vào cái đích ĐCSTQ đã công bố, đó là hoàn thành việc thực hiện giấc mơ Trung Quốc – còn được gọi là hoàn thành sự nghiệp phục hưng Trung Hoa – vào năm 2049. Chỉ cần dựa vào sử Trung Quốc để luận ra nội dung giấc mơ này, chẳng có gì là bí hiểm cả.
Hiển nhiên, cuộc cải cách toàn diện lần này là sản phẩm của tư duy có bài bản được chuẩn bị có hệ thống từ lâu của lãnh đạo Trung Quốc, chứ không phải là việc làm ngẫu hứng của cá nhân Tập Cẩm Bình.
Có thể nói ngay, trong một thế giới đã hoàn toàn thay đổi, trong tình hình Trung Quốc tự thân có hàng núi vấn đề lớn sau 35 năm tiến hành cuộc cải cách “mèo đen, mèo trắng” do Đặng Tiểu Bình mở đường, cuộc cải cách toàn diện được Tập Cẩm Bình công bố lần này nhằm đáp ứng đòi hỏi tất yếu yêu cầu phát triển mới của Trung Quốc. Không thể nói khác, đấy là quyết định đúng và cần thiết đối với Trung Quốc. Ngay trong 10 năm tới là chuyển hẳn nền kinh tế Trung Quốc đi vào xu thế phát triển (1)dựa vào nhiều hơn nữa các yếu tố khoa học và công nghệ, và (2)lấy khai thác nhu cầu nội địa làm chủ đạo.
Vô luận tình hình nội trị Trung Quốc hiện tại như thế nào và sẽ ra sao, cuộc cải cách “mèo đen, mèo trắng” đã đem lại vị thế toàn cầu như Trung Quốc đang nắm giữ ngày nay – với mọi tác động tốt hoặc xấu đối với cả thế giới, đồng thời tính bá quyền Trung Quốc và sự thách thức của nó với cả thế giới – trước hết là với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam – cũng tăng theo tỷ lệ thuận với trọng lượng kinh tế ngày càng lớn của quốc gia này. Hoàn toàn có cơ sở để dự báo trước một kết luận tương tự như thế về cuộc cải cách toàn diện lần này mang tên Tập Cẩm Bình.
Là nước láng giềng hứng chịu mọi tác động trong toàn bộ quá trình đi lên siêu cường  đang diễn ra của Trung Quốc cho đến nay, Việt Nam đang khoanh tay ngồi nhìn:
-       Đại hội XI của ĐCSVN đã bỏ qua yêu cầu phải đưa nền kinh tế Việt Nam đi vào một giai đoạn phát triển mới sau 28 năm đổi mới và cần cải cách thể chế chính trị để thực hiện nhiệm vụ này;
-       Từ năm 2007 đất nước ta đã lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; giữa lúc mọi thách thức từ bên ngoài – đặc biệt là những thách thức của siêu cường đang lên Trung Quốc, đang ngày càng gia tăng quyết liệt.
-       Chưa bao giờ kể từ sau 30-04-1975 đất nước lại có nhiều hiện tượng suy đồi và tham nhũng trầm trọng như một thập kỷ nay, nhưng ĐCSVN với tính cách là lực lượng nắm vận mệnh đất nước trong tay hầu như chưa đặt ra cho chính mình và cho cả nước câu hỏi phải làm gì để vượt qua cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay.
-       Cả nước có trên 800 báo chí các loại trong hệ chính thống (lề phải), được giải thích là trong đó không hề có “báo chí lá cải”… Nhưng cho đến hôm nay chưa có lấy một tờ báo nào thông báo và cảnh báo đầy đủ cho nhân dân về thực trạng nói trên của đất nước và những thách thức trong / ngoài đất nước đang phải đối mặt. Trong khi đó báo chí lề phải trở thành sân chơi hoành tráng cho đội ngũ dư luận viên ra sức mạt sát và xuyên tạc những tiếng nói thật và những góp ý xây dựng mong cứu vãn tình hình đất nước hiện nay.
-       Thay vì phải xốc lại hàng ngũ đảng viên của mình, cải cách toàn bộ hệ thống chính trị của quốc gia, đề ra những quyết sách đưa đất nước ra khỏi nguy khốn hiện nay.., lãnh đạo ĐCSVN qua các hội nghị Trung ương 4 – 8 khóa này (khóa XI) lại chỉ tập trung vào  những chuyện “chống tham nhũng”, chuyện “bỏ phiếu tín nhiệm”.., mà trên thực tế chỉ là những chuyện “nói vậy mà không phải vậy”, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặt cho những cái tên chung như là chuyện “con sâu”, chuyện “đồng chí x”; mặt khác hệ thống chính trị tiếp tục thực thi mọi biện pháp trấn áp tệ hại.
-       Sửa đổi Hiến pháp 1992 là một cơ hội cực kỳ quan trọng, ngõ hầu tạo ra một nền tảng pháp lý cho thiết kế một nhà nước pháp quyền dân chủ, đúng với tinh thần là một nhà nước của dân – do dân – vì dân với tất cả tinh thần đoàn kết và hòa giải dân tộc, để nhờ đó có thể xây dựng thành công một Việt Nam dân giàu nước mạnh – xã hội dân chủ công bằng văn minh, có vị thế quốc tế xứng đáng và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Lẽ ra phải lãnh đạo, hậu thuẫn nhân dân xây dựng nên một hiến pháp như thế, ĐCSVN lại chủ trương hiến pháp được sửa đổi lần này phải thể chế hóa cương lĩnh của Đảng, với mục đích sâu thẳm bên trong là tiếp tục duy trì sự độc quyền toàn trị của những người nắm thực quyền trong toàn bộ hệ thống chính trị của ĐCSVN. Vì lẽ này, dự thảo Hiến pháp sửa đổi đang được hối thúc thông qua vào ngày 28-11-2013 tới về cơ bản vẫn sẽ là hiến pháp cũ với một số điểm thụt lùi mới.
Từng công dân Việt Nam, trước hết là từng đảng viên ĐCSVN, nên tự hỏi mình: Việt Nam ta có thể xử sự như nói trên trước một Trung Quốc đang bước chân vào cuộc cải cách toàn diện lần này mang tên Tập Cẩm Bình hay không?
Xem Trung Quốc xử sự như vậy, xem nước ta xử sự như vậy, tôi phải nhắm mắt nuốt lòng tự ái và sỹ diện dân tộc của mình, đành kêu lên giữa trời: Ý chí và tầm nhìn của những người lãnh đạo ĐCSVN thấp hơn những người lãnh đạo ĐCSTQ nhiều cái đầu.
Tôi cầu mong nhân dân cả nước hãy vượt lên mọi nỗi sợ để nhìn thẳng vào sự thật./.
Hà Nội, ngày 25-11-2013
Nguyễn Trung

Giật mình kiểu "trấn yểm" kì quái trước trụ sở huyện nghèo

(PetroTimes) - Một trong những lãng phí lớn nhất của đầu tư công chính là việc xây dựng trụ sở cơ quan công quyền hoành tráng. Không chỉ có trụ sở to, nguy nga như lâu đài bị chỉ trích - mới đây, độc giả còn gửi cho PetroTimes hình ảnh trụ sở cơ quan công quyền được “trấn yểm” kiểu chẳng giống ai.
Đó là hình ảnh của trụ sở UBND - HĐND huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh – một trong những địa phương nghèo nhất cả nước.
Khối đá được dựng lên án ngữ trụ sở huyện Nghi Xuân.
Theo lý giải của nhiều người dân, cách đây vài năm, đây là cổng chính đi vào khu trụ sở làm việc của UBND-HĐND huyện, tuy nhiên, sau biến cố nào đó, các quan chức huyện đã cho bít cánh cổng chính này lại. Cổng cũ lập tức được dựng lên một ngọn núi đá, kiểu “trấn yểm”, phong thủy.
Khối núi đá án ngữ trước trụ sở UBND và HĐND huyện Nghi Xuân trông hết sức phản cảm. Chắc chắn người dân cũng sẽ không mấy thiện cảm với trụ sở cơ quan công quyền kiểu âm u, xa cách này.
Nghe nói, đá để xây nên ngọn núi trấn yểm này được mang về từ tỉnh Ninh Bình, cách xa hơn 200km.
Trong khi đó, huyện Nghi Xuân là một trong những địa phương nghèo nhất Hà Tĩnh, còn nhiều trường học xuống cấp, nhiều trạm y tế tồi tàn và các dịch vụ an sinh xã hội cho người dân chưa được đảm bảo.
Trong kỳ họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đã khá bức xúc khi nói đến việc nhiều địa phương lãng phí tiền của vào xây các trụ sở không phù hợp với nhu cầu thực tế.
Trụ sở to không hay bằng việc những con người ngồi bên trong trụ sở ấy làm việc, phục vụ nhân dân thật chất lượng. Thật khó hiểu cho kiểu xây trụ sở “trấn yểm” kiểu này!

Văn Đan