Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Từ Thác Bản Giốc đến… Biển Đông

nguồn: http://nguyenhuuquy2.blogspot.com/

Từ Thác Bản Giốc đến… Biển Đông


Nguyễn Hữu Quý



Thác Bản Giốc
(Xem thêm:Bấm Hình ảnh Thác Bản Giốc và Trung Quốc bảo tồn cột mốc biên giới Việt - Trung)


Theo dõi tình hình thời sự trong nước mấy ngày gần đây, ta thấy có mấy điểm đáng chú ý sau:

- Ngày 17/4 chương trình Chào buổi sáng của VTV không dự báo thời tiết đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Ngày 19/4, trong bài Thảo luận hòa bình cho vấn đề biển Đông, báo Người Lao động đưa tin: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc về biên giới lãnh thổ Trương Chí Quân đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vào ngày 19-4 tại trụ sở Chính phủ. Theo đó bài báo cho biết:

Theo TTXVN, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa hai đoàn đàm phán Trung Quốc và Việt Nam về biên giới lãnh thổ, trên cơ sở này cần tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực vì lợi ích của mỗi bên.

Việt Nam rất vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác Việt – Trung ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả, nhất là trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục đào tạo. Về vấn đề biên giới lãnh thổ, đối với biên giới trên bộ, hai bên cần thực sự có tiếng nói chung, cùng nhau nỗ lực sớm ký kết Hiệp định Tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định Hợp tác, khai thác tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc.

 Về vấn đề biển Đông, theo TTXVN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cùng nhau đàm phán, thảo luận hòa bình để tìm ra những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

- Ngày 19/4, TTXVN (Vietnam+) đưa tin: Việt - Trung sẽ sớm thỏa thuận khai thác Thác Bản Giốc; bài báo cho biết:


Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và người đồng nhiệm Trung Quốc Trương Chí Quân gặp nhau hôm qua bàn về hợp tác song phương, trong đó có kế hoạch khai thác du lịch Thác Bản Giốc.


Vậy, ba sự kiện trên có liên hệ gì với nhau?

Theo tôi, thông điệp mà những người lãnh đạo đất nước hiện nay muốn gửi đến toàn thể nhân dân VN là:

1. Việc VTV không dự báo thời tiết đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vừa là để thăm dò phản ứng của dư luận, đồng thời như báo hiệu sự nhượng bộ nhất định đối với TQ trong vấn đề HS, TS.

2. “… giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được”, mà TT Nguyễn Tấn Dũng đã nói trên, đồng nghĩa với việc “giữ nguyên hiện trạng và không làm phức tạp thêm tình hình” [tự tin lắm thì lãnh đạo VN sẽ làm được như vậy, bằng không thì… chưa biết điều gì xẩy ra; người VN có thể chỉ biết được khi kết quả đàm phán được chính báo giới TQ đăng mà thôi]; cũng có nghĩa là, vô hình dung công nhận sự có mặt (một cách hợp pháp) của TQ đối với HS và những đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép ở TS.

3. Việc hai bên VN - TQ đề nghị sớm thỏa thuận khai thác Thác Bản Giốc, như là một hướng mở làm “hình mẫu” cho các vấn đề trên Biển Đông (tất nhiên, người VN ta phải hiểu, trong lúc TQ chưa thể thực hiện kế hoạch “lưỡi bò” vì nhiều lý do khác nhau). Đưa địa danh Thác Bản Giốc ra bàn tính vào thời điểm này (đem “thắng lợi” của họ ở đất liền khi bàn về vấn đề trên biển); có vẻ như TQ vừa dương dương tự đắc và đồng thời hăm doạ, rằng Thác Bản Giốc “bọn tao” còn lấy được, huống chi là… TS (?!).

Như vậy, mặc dù việc đàm phán vấn đề Biển Đông chưa diễn ra, nhưng những người VN quan tâm đến chủ quyền của đất nước đối với HS, TS như đã phán đoán được rằng, sự nhượng bộ trước TQ là tư tưởng chủ đạo của lãnh đạo VN.

Chắc mọi người còn nhớ; dự án luật biển đã rục rịch cách đây gần 10 năm rồi, ngay từ đầu nhiệm kỳ quốc hội khóa X. Nhưng vẫn chưa được thông qua vì “nhạy cảm”; Quốc hội khoá XII đã hết nhiệm kỳ; Quốc hội khoá XIII thì chưa tới; Liệu Quốc hội có vai trò gì trong việc đàm phán về vấn đề Biển Đông lần này?

20.4.2011
------------------
*****

6 nhận xét:


phivu56 nói...
Chắc rồi cũng chẳng đi tới đâu vì...sợ
Nặc danh nói...
XIN CÁC NGƯỜI Dưới ngàn vạn mồ mả ở Nghĩa trang Trường Sơn Dưới khe suối vực sâu của biên cương phía Bắc Dưới Quảng Trị, dưới Trường Sa, dưới Ngã ba Đồng Lộc Chúng tôi xin các người hãy tôn thờ Tổ quốc Việt Nam. Xin các người hãy nhắc Hoàng Sa, Trường Sa trong những bản tin Xin các người hãy giữ tên Anh hùng Lê Đình Chinh trong sử sách Xin các người đừng xu nịnh nữa bọn láng giềng phương Bắc Xin các người hãy xứng danh với hào khí cha ông. Xin các người đừng để sông Hồng nước chảy đổi hai màu Như thác Bản Giốc từ lâu bị "cắt đôi lấm lẹm" Xin đừng để Vịnh Hạ Long, kì quan tự hào Đất Việt Rồi sẽ mất dần những hòn đảo thân quen. Khi các người cố tình quên Hoàng Sa, Trường Sa Khi các người gọi chiến thuyền thù là "tàu lạ" Là khi chúng tôi những nắm xương tàn nhức nhối Nước mắt đâu còn để khóc với non sông. BIỂN ĐEN.
Nặc danh nói...
Cam on chu nha da co nhung phan tich va nhan dinh rat hay va sau sac .Doc bai cua Bac ma dang mieng , dau long ,nhung ke cam quyen cam tam luon tron Dai Han,con nhan dan Viet Nam thi sao ?
Đại Việt ta nói...
Bác quý nói đúng. Có lẽ lãnh đạo VN sẽ nhượng bộ và sự thật đã nhượng bộ. Không chừng VN sẽ trở thành một tỉnh của TQ trong tương lai không xa.
Nặc danh nói...
hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đang gặp khó khăn, trung quốc mở hầu bao tặng 10 tỉ USD cho việt Nam do đó chính phủ Việt Nam sẽ tặng trung quốc 2 quần đảo hoàng sa và trường sa
Nặc danh nói...
Đến thời điểm 2011 này có thể khẳng định Họ đã quay về thời kỳ của Lê Chiêu Thống , Mạc Đăng Dung rồi.

Đăng một Nhận xét

Cảm ơn Bạn đã ghé thăm và xem bài!
Hãy chia sẻ với mọi người ý kiến của Bạn, cùng làm sáng tỏ thêm vấn đề nêu trên. Chủ blog rất hân hạnh được khách ghé thăm và tranh luận với tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Nếu không có tài khoản, Bạn vẫn có thể nhận xét, bằng cách Chọn hồ sơ là Tên/URL: Gõ tên Bạn, bỏ qua URL.

MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988: TRẬN STALINGRAD CỦA VIỆT NAM ( Bài 26 ):


MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988: TRẬN STALINGRAD CỦA VIỆT NAM ( Bài 26 ):

Đăng ngày: 23:06 17-04-2011
Thư mục: Tổng hợp
Ghi chép của Phạm Viết Đào.
( Kỳ 24 và kỳ 25 sử dụng các bài đã đăng, đã đưa trên trang tư liệu: http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdao460...)

Chuyện về một trung đoàn của ta sau khi giao chiến chỉ còn 12 người lành lặn trở
về…
      Ông Nguyễn Tấn Trọng từng tham gia cứu thương trận 12/7/1984 tại trạm phẫu làng Ping...
Thứ 5 ngày 14/4/2011, thu xếp được thời gian, tôi lại đánh đường lên Hà Giang; ngồi cạnh trên xe khách là một người đàn ông đã luống tuổi…qua một vài cung đường, tôi bắt chuyện và được biết tên ông là Nguyễn Tấn Trọng, năm nay 64 tuổi, hiện đang sống tại Tổ 1, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang…
Thế là câu chuyện về mặt trận Hà Giang được tôi đưa ra gợi hỏi. Ông Nguyễn Tấn Trọng cho biết: Ông đã sống tại Hà Giang từ năm 1966, lúc đầu làm cán bộ thu mua lâm thổ sản, cơ quan chính có trụ sở tại 110 Lò Đúc Hà Nội; Quê ở Nam Định, cơ quan ông lúc đầu cắm chốt ở Thanh Thủy Hà Giang…
Tôi hỏi ông Trọng, hồi chiến tranh biên giới bác làm gì ? Ông Trọng cho biết: “ Lúc đầu là cán bộ thu mua lâm thổ sản của Bộ Lâm nghiệp, sau đó chuyển qua làm cán bộ kỹ thuật y tế cho đến khi nghỉ hưu…Khi chiến tranh xảy ra, cán bộ y tế dân sự cũng được điều động tham gia phục vụ chiến đấu…” Ông vừa về quê Nam Định lên…
Có một kỷ niệm không quên trong cuộc đời làm cán bộ nhà nước của ông, ông đã tham gia cứu chữa thương binh trong các trận đánh ác liệt tại Vị Xuyên-Hà Giang xảy ra vào những năm 1984-1985. Ông Trọng không nhớ rõ năm tháng, nhưng ông nhớ rõ là ông đã bị kỷ luật vì do không hoàn thành nhiệm vụ trong lần đó…Tôi có gặng hỏi nhưng ông không cứ lảng ra không kể rõ vì sao bị kỷ luật. Do ông không muốn kể thêm về mình nên tôi cũng không hỏi…
Theo ông Trọng cho biết, sau trận đó ông bị kỷ luật vì không hoàn thành nhiệm vụ cứu chữa thương bình, sau đó ông được điều lên Bạch Đích, một địa danh tại huyện Yên Minh, cách Hà Giang khoảng 50 km…”
Ông Trọng kể thì hình như đó là trận giao tranh xảy ra tại bình độ 800, chỉ huy mặt trận lúc đó là tướng Hoàng Đan và Lê Mật; ấn tượng nặng nề nhất mà ông chứng kiến là suốt trong 3 đêm liền, đơn vị ông phải làm nhiệm vụ cứu thương, và khâm liệm tử sĩ. Mỗi đêm theo ông Trọng cho biết, trạm phẫu của ông phải băng bó và khâm liệm khoảng 200 ca…
Chính trong 3 ngày phục vụ thương binh, liệt sĩ đó, ông đã được các thương binh trực tiếp đánh trận, bị thương đưa về chỗ ông cứu chữa cho biết: Trung đoàn của họ chỉ còn 12 người sống sót lành lặn trở về; lâu ngày ông Trọng không còn nhớ phiên hiệu của trung đoàn là gì và thuộc 316 hay 356 ?
Ông chỉ nhớ chắc chắn đó là trận dưới quyền chỉ huy của tướng Hoàng Đan ?
Tôi căn vặn đi căn vặn lại ông Trọng là cái thông tin cả một trung đoàn ra trận lúc trở về chỉ còn 12 người là do ai cung cấp ? Ông Trọng cho biết là chính những người lính bị thương được cứu chữa chỗ ông kể với ông về trung đoàn của họ; còn sự thật thế nào thì ông không dám khẳng định…
Ông Trọng cho biết: tại trạm phẫu thuật tiền phương hồi đó đóng ở làng Ping. Ông tham gia phục vụ với tư cách là một cán bộ kỹ thuật y tế; Theo ông Trọng, cả 3 đêm trạm này đã tiếp nhận khoảng 600 ca cả thương binh lẫn liệt sĩ. Ông cho biết, một bác sĩ ở đây đã kể với ông chính một mình ông ta trong 1 đêm phải băng bó tới 20 ca…
Sau khi chắp nối các thông tin thì trận mà ông Nguyễn Tấn Trọng kế, theo tôi đó chính là trận 12/7/1984, trận có 4 trung đoàn của ta trong đó có 356 và 316 đánh lên Cao điểm 772…Vì Tư lệnh chỉ huy mặt trận trận đó lúc đó đúng là Tướng Hoàng Đan…Đó là trận đánh lớn nhất tại Vị Xuyên-Hà Giang giai đoạn 1984-1988. Trước khi xuất quân tướng Hoàng Đan còn đến các đơn vị động viên quân sĩ: các đồng chí mang thật nhiều giây thừng bắt trói quân bành trướng đem về đây lĩnh thưởng…
Thấy tôi căn vặn nhiều lần về thông tin: có 1 trung đoàn của ta, sau trận 12/7/1984 gần như bị xóa sổ, một trung đoàn của ta lúc đó có khoảng từ 1700 tới 2000 bộ đội; sau khi tham chiến chỉ còn lại 12 người…Ông Trọng khẳng định: tôi nhớ kỹ trận này, vì đây là trận mà tôi bị kỷ luật khi tham gia phục vụ chiến đấu…Còn anh là nhà văn, anh muốn tìm hiểu, tôi giới thiệu với anh làm quen với Thiếu tá Hoàng Cường, Trợ lý tác chiến của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tuyên, người chắc chắn biết nhiều thông tin về mặt trận Hà Giang…
Vậy cái trung đoàn mà sau trận 12/7/1984, sau khi đánh nhau chỉ còn 12 lính sống sót có đúng trung đoàn 876, trung đoàn thuộc Sư 356, Sư đoàn mà chú em tôi là lính không ? Đây là điều tôi cứ băn khoăn căn vặn hỏi ông Trọng?
Tôi còn nhớ khoảng tháng 3/1985, khi tôi từ Hà Nội, tôi lên tận Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 876 của Sư 356, lúc đó đóng quân ở Dốc Mã Tim, cách Hà Giang khoảng 2 km để hỏi tin về chú em tôi. Khi tôi ăn trưa cùng đơn vị, thỉnh thoảng lại nghe tiếng ùng oàng do pháo Trung Quốc bắn sang.. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 876 đã tiếp tôi. Tôi đã đề nghị được gặp lại những chiến sĩ đã tham gia đánh trận 12/7/1984 để hỏi xem chú em tôi hy sinh trong trường hợp như thế nào.
Tại đơn vị, tôi chỉ còn gặp lại được 3 chiến sĩ tham gia trận đó; còn cả tiểu đoàn đều là lính mới, hoặc đơn vị khác chuyển về. Hồi đó đang là chiến tranh, hơn nữa mình cũng nghi ngại nghĩ đây là bí mật quân sự nên không hỏi kỹ trong trận này đơn vị chết bao nhiêu người, còn lại bao nhiêu…Sau này ngẫm lại chắc số sống sót không nhiều.
Còn ông Nguyễn Tấn Trọng thì vẫn khẳng định đó là những điều mà anh em trự tiếp tham chiến bị thương kể với ông về đơn vị của họ !
         Ông Nguyễn Tấn Trọng và P.V.Đ tại nhà riêng của Thiếu tá Hoàng Cường...
( Ảnh do Thiếu tá Hoàng Cường chụp... )
Ông Trọng hẹn tôi, khi lên Hà Giang ông sẽ giới thiệu tôi gặp thiếu tá Hoàng Cường, trợ lý tác chiến của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tuyên cũ, hiện đang sống tại Hà Giang để lấy tài liệu về Mặt trận Hà Giang…Ông cho tôi số điện thoại và hẹn sẽ lien hệ với Thiếu tá Hoàng Cường, năm nay đã gần 80 tuổi…
( Còn nữa )

MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988: TRẬN STALINGRAD CỦA VIỆT NAM ( Kỳ 27 ):


NGuồn: Blog Phamvietdao http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=7729 

MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988: TRẬN STALINGRAD CỦA VIỆT NAM ( Kỳ 27 ):

Đăng ngày: 08:20 19-04-2011
Thư mục: Tổng hợp
Thiếu tá Hoàng Cường,người ngồi bên phải...

Hỏi chuyện Thiếu tá Hoàng Cường-Nguyên Trợ lý tác chiến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tuyên về trận thảm bại 31/5/1985 của quân Trung Quốc, dưới quyền chỉ huy của Tướng Túc Nhung Sinh…

Sáng thứ 7 ngày 15/4, đúng 8 giờ, tôi gọi điện cho ông Nguyễn Tấn Trọng xem đêm qua ông đã liên hệ giúp tôi để sáng nay tôi gặp và hỏi chuyện ông Hoàng Cường không? Đầu giây, ông Trọng cho biết, ông đang chuẩn bị đến nhà ông Hoàng Cường, nếu ông Hoàng Cường nhận lời, ông sẽ gọi điện lại cho tôi…
Đợi đến 9 giờ, vẫn không thấy động tĩnh gì, tôi lại gọi điện cho ông Nguyễn Tấn Trọng, ông Trọng cho biết: “Tôi đang ngồi ở nhà ông Hoàng Cường đây. Ông Hoàng Cường đang mệt, ông cũng không còn nhớ nhiều về cuộc chiến đã xảy cách đây hơn 20 năm…”Tôi hơi thất vọng. Nhưng ông Trọng lại cho biết, nếu anh đến chơi ông Hoàng Cường sẽ tiếp. Tôi hỏi địa chỉ. Ông Trọng dặn bắt tăxi đến Nhà văn hóa phường tại Cầu Phát, ông Trọng sẽ ra đón tôi…
Tôi liền bắt xe đi mất 10 phút. Đến nơi ông Trọng đã đợi sẵn vì nhà Thiếu tá Hoàng Cường cách đấy mấy bước chân.
Vào nhà, thấy Thiếu tá Hoàng Cường không lộ cái vẻ gì là mệt mỏi cả, trông ông đã gần 80 mươi nhưng vẫn còn còn quắc thước, đĩnh đạc. Sau một hồi giao đãi đủ chuyện để làn tan băng cái không khí ngại ngần.
Ông Hoàng Cường năm nay 78 tuổi, ông tham gia quân đội từ năm 1950, lúc ông 17 tuổi. Trong thời kỳ chiến tranh chống bành trướng Bắc Kinh, ông là Trợ lý tác chiến của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tuyên, lúc đó ông mang hàm Trung úy; ông về hưu năm 1994 với quân hàm Thiếu tá..
Sau đây là những điều mà ông Hoàng Cường đã trao đổi với Blog Phamvietdaonv…

P.V.Đ:
-Thưa bác, là một sĩ quan trợ lý tác chiến của Mặt trận Hà Giang, theo bác vì sao Trung Quốc lại mở những trận đánh lớn tại mặt trận này để nhằm đạt mục đích gì ?

-Thiếu tá Hoàng Cường:
Theo tôi, Trung Quốc chính thức mở mặt trận Hà Giang đầu năm 1984, tập trung quân và phương tiện chiến tranh để đánh những trận đánh lớn chắc không nhằm mục đích chính là để chiếm đất. Có lẽ họ muốn sử dụng địa bàn Hà Giang để thể nghiệm và áp dụng binh pháp mới của họ; Họ muốn biến Hà Giang thành một “cái bẫy”, một loại “cối xay thịt” để hút lực lượng ta vào đây để tiêu hao, để trả thù cho những thất bại trong cuộc chiến 1979 của họ…Về phương diện này họ rất giỏi…
Thời gian 1979, Trung Quốc chưa vào Hà Giang mà chỉ vào mạn Lạng Sơn, Cao Bằng…Đến đầu năm 1984 mới mở mặt trận tại Hà Giang khởi đầu bằng việc đánh chiếm một số cao điểm như 1509 ( Trung Quốc gọi là Lão Sơn ), như Núi Bạc ( Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn ) và một số cao điểm xung quanh cửa khẩu Thanh Thủy như Bình địa 400, Bình độ 200… Với lợi thế bất ngờ và hỏa lực áp đảo họ đã đẩy lùi quân ta tại một số cao điểm trong giai đoạn đầu…
Tuy bị bất ngờ tấn công nhưng về phía Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tuyên lúc đó cũng đã vạch ra các phương án tác chiến đối với các tình huống xấu nhất:
- Phươn án 1 nếu Trung Quốc chiếm Thanh Thủy thì lập tức cho đánh sập dãy lèn đá ở cây số 18; đã cho gài sẵn hàng tấn thuốc nổ ở đây. Nếu Trung Quốc vào được Thanh Thủy thì cho nổ mìn, đánh sập núi cho đá đổ xuống đường, cản xe cơ giới. Vì đây là con đường độc đạo, một bên là lèn đá, một bên là Sông Lô…


-Phương án 2 nếu mất Thị xã Hà Giang thì sẽ lập phòng tuyến ở Bắc Quang…
Do quan điểm của ta lúc đó là một tấc đất cũng không để mất… Do đó khi bị Trung Quốc đánh bất ngờ, chiếm đất của ta thì chúng ta buộc lòng phải phản công lấy lại…Đó chính là lý do của những trận đánh ác liệt, giằng co trong năm 1984 và 1985, cả hai bên đều chịu nhiều tổn thất…
Trận 12/7/1984 là trận đánh lớn nhất thể hiện quyết tâm giành lại những cao điểm bị mất; chính khi chúng ta ra quyết tâm, chúng ta đã trúng kế của Trung Quốc; về khoản này người Trung Quốc rất giỏi, họ lừa chúng ta lao vào cái “cối xay” của họ…
Sau trận này chúng ta đã rút ra bài học, thay đổi cách đánh; từ sau trận 12/7/1984 chúng ta ít tập trung phát động những chiến dịch lớn lớn bộ binh để giành lại chốt; sau 1985 thì chủ yếu dùng pháp binh để nói chuyện phải trái với Trung Quốc…
Khi dùng pháo binh thì hiệu quả hơn, đỡ thương vong cho bộ đội ta hơn…

P.V.Đ: Trong năm 1985, theo bác có trận nào chúng ta đã đánh trả Trung Quốc đáng chú ý không ? 

Trong năm 1985 vào giai đoạn đó, chúng tôi được cấp trên hoan hỷ báo tin là ta cũng đã lừa được Trung Quốc được một trận. Ta đã dùng mẹo để cuối cùng bằng hỏa lực pháo binh, bắn phá trong một ngày đêm liền. Kết quả theo thông tin chúng tôi được phổ biến, trong một ngày đêm liền bắn phá liên tục, pháo binh của ta đã tiêu diệt, xóa sổ được cả một sư đoàn quân chủ lực của Bắc Kinh?
Sau trận này, quân dân Vị Xuyên được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang…Đánh trận đó theo thông tin mà tôi nắm được là do Sư 313 đánh; Sư 313 sau khi để mất 1509 và chịu nhiều thiệt hại, được củng cố trở lại và tăng cường lực lượng pháo binh và đây là trận ta đã lừa được Trung Quốc…
( Còn lừa như thế nào, tôi có gặng hỏi nhưng ông Hoàng Cường không kể… Đây là thông tin mà tình cờ Thiếu tá Hoàng Cường buột mồm kể ra, không biết có trùng với trận thảm bại của Trung Quốc trong ngày 31/5/1985 tại Cao điểm mà Trung Quốc gọi là 211? Đó là trận do Tướng Túc Nhung Sinh con trai của Đại tướng Túc Dụ cầm quân? Thông tin đã đăng trên blog trong kỳ 22…)
Trở lại trận 12/7/1984, xin hỏi bác, vừa rồi trên blog cháu có đưa ý kiến của một viên sĩ quan pháo binh Trung Quốc cho biết, trong trận 12/7/1984 phía thương vong của phía Việt Nam là 3700 người? Trong khi đó trên mạng Quân sử Việt Nam có thảo luận về ý kiến này và theo một số cựu chiến binh thì có khả năng phía ta thiệt hại khoảng 500 bộ đội ?! Bác bình luận gì về con số này ?
Suy nghĩ một lát, ông Hoàng Cường cho biết:” Con số 3700 thì hơi nhiều nhưng nếu nói ta thiệt hại khoảng 500-600 thì cũng không chính xác. Hơi ít !”
Trong khi đang viết bài này thì một bạn Nặc danh đã để lại một nhận xét mới về bài đăng của bạn MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988: TRẬN STALINGRAD KỲ 26...như sau": “Toi co nguoi chu tung la chinh tri vien tieu doan.Tieu doan truong luc do la ong nguyen song phi hien la pho tong tham muu truong quan doi nhan dan vietnam.Chu toi noi so thuong vong khong toi 3700 nguoi ... duoi 2500 thi co…” ( 1 )
Như vậy, con số 3700 mà viên sĩ quan Trung Quốc đưa trên mạng Trung Quốc không phải là một thông tin xuyên tạc thái quá…
Trở lại những năm tháng đó, tôi gợi thêm một số vấn đề nhưng Thiếu tá Hoàng Cường có vẻ ngần ngại, thoái thác với lý do lâu ngày quên, ngay sổ tay hồi đó nhiều phiên họp cá nhân cũng không được giữ, không được ghi chép. Ông hứa sẽ liên hệ giới thiệu tôi với cấp trên của ông hiện đang ở Hà Giang, để có thê cung câp những thông tín chính xác hơn về những điều mà tôi muốn tìm hiểu…

                         Thiếu tá Hoàng Cường ( trái ), ông Nguyễn Tấn Trọng ( phải )

Ông Nguyễn Tấn Trọng thì cho biết, sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ, sau 4 ngày cửa khẩu thông thương, ông đã sang bên Trung Quốc để xem các trận địa của phía Trung Quốc. Theo ông Trọng thì nhiều trận địa pháo của Trung Quốc được đặt trong hầm núi, có đường ray để lúc bắn thì kéo ra, lúc dừng thì đẩy vào trong. Đường ôtô vào tận các trận địa pháo và theo như cựu chiến binh Trung Quốc kể lại thì mỗi khẩu pháo có 3 chiếc xe tiếp đạn…Phía Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ càng trước đó cho những trận đánh từ 1984 về sau…
Còn phía ta, theo một số cựu chiến binh của Sư 313 thì chúng ta đã mang cả kachiusa và 6 quả bom bay lên sẵn sàng ăn thua với quân Trung Quốc nếu chúng vào sâu. Theo các cựu chiến bình thì bom bay là tác phẩm của nhà sáng chế Trần Đại Nghĩa, mỗi quả khi nổ có khả năng sát thương trong vòng 2 km2, hiệu quả hơn B.52 của Mỹ. Có điều là chúng ta chưa sử dụng tới vì quân Trung Quốc chỉ loanh quanh trên các cao điểm. Về sau thì họ cũng đã rút về, trả lại Việt Nam…Họ rút hay họ không chịu nổi pháo của ta ?
Ngay cao điểm Núi Bạc, Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn, nơi từng xảy ra nhiều trận giao tranh ác liệt, trước đây quân Trung Quốc đã chiếm, sau đó họ cũng đã rút…
( Còn nữa… )
1/Theo thông tin mà Blog Phamvietdaonv nắm được thì Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân hiện nay, thời kỳ 84-85 hình như là Tiểu đoàn trưởng của một tiểu đoàn của Sư 313 ? Không biết thông tin này có chính xác không ?
Vừa rồi trên mạng bàn luận rôm rả về chuyện ông Tôn Quốc Tường Đại sứ Trung Quốc tự dưng đến thăm Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ trong tháng 3 vừa qua ?

LƯU HUYỀN ĐỨC-LOẠI CHÍNH KHÁCH MẶT SẮT HAY MẶT DÀY TIM ĐEN ?

LƯU HUYỀN ĐỨC-LOẠI CHÍNH KHÁCH MẶT SẮT HAY MẶT DÀY TIM ĐEN ?

                                                                               Phạm Viết Đào
Luu_Bi
Lưu Huyền Đức ( Lưu Bị ) là một trong những nhân vật lịch sử, chính khách nổi tiếng thời Tam Quốc. Lưu Huyền Đức xuất thân là tầng lớp bần cố nông: dệt chiếu đóng dép, bằng tài năng và trí xảo của mình, ông đã tập hợp, thu dụng nhân tài để trở thành người đứng đầu một trong 3 tập đoàn quân phiệt nổi tiếng thời Tam Quốc: Tập đoàn Thục Hán…
Lưu Huyền Đức là một trong những hình tượng nghệ thuật thành công của La Quá Trung trong bộ tiểu thuyết dã sử Tam Quốc diễn nghĩa; nghiên cứu, mổ xẻ về hình tượng nghệ thuật này là một điều thú vị: vừa khám phá về cách xây dựng nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết trường thiên cổ đại Trung Hoa vừa là dịp để hiểu thêm “sắc màu” của các chính khách cổ đại Trung Hoa, hiểu thêm thế thái nhân tình thời Tam Quốc…
 
Nghiên cứu chính trường cổ đại Trung Hoa, chúng tôi thấy có 2 loại chính khách khá thành đạt, chiếm số đông trong các cuộc tranh đua chinh phục các “đỉnh tháp” quyền lực, đó là loại chính khách “mặt sắt” và loại chính khách “ mặt dày” tim đen…Còn các chính nhân quân tử, những con người được đào luyện tại cửa Khổng sân Trình thì giỏi lắm cũng nắm giữ được đến chức “tam công” hoặc luôn nằm trong tầng lớp “ chuyên viên cao cấp”; rất ít người qua học hành thi cử đỗ đạt mà leo lên được đến chức thừa tướng, đứng dưới một người và đứng trên triệu người… Số phận của các chính nhân quân tử thời cổ đại Trung Hoa thì hoặc là dặt dẽo, lang thang hết nơi này chốn nọ như Khổng Tử: mang theo mình cái học thuyết về cái hay cái đẹp của lối sống quân tử, lối ứng xử quân tử trong quan hệ vua-tôi, chồng-vợ, thầy-trò, đi du thuyết khắp nơi mà chẳng ai thèm nghe; hoặc là họ đã trẫm mình xuống sông Mịch La như Khuất Nguyên, hoặc chịu những kết cục bi thảm hệ luỵ đến cả dòng tộc của mình… Những trí thức, những quân tử hiểu mệnh trời và thuận lòng người, sau khi thi thố xong cái chí, cái trí giúp đời yên dân như Trương Lương, Phạm Lãi thì khôn ngoan “ ba chân bốn cẳng” biến khỏi chính trường, mai danh ẩn tích để bảo toàn mạng sống, một báu vật của trời đất của cha sinh mẹ dưỡng. Mặc dù vào thời cổ đại Trung Quốc là quốc gia sớm có một nền giáo dục, đào tạo bài bản vào diện nhất nhì thế giới; Trung Hoa là một trong quốc gia đầu tiên trên thế giới “xuất khẩu” sự nghiệp giáo dục đào tạo ra các nước lân bang. Việc xuất khẩu sự nghiệp giáo dục đào tạo này thường do các chiến binh Trung Hoa đảm nhận…
 
Trong thời cổ đại Trung Hoa, đám chính nhân quân tử, theo cách nói thời này là tầng lớp trí thức, có học, mọi hành vi cử chỉ của họ thường chịu sự điều tiết của sách vở, của nhân, nhĩa, lễ, trí, tín họ thường ít có điều kiện làm chủ số phận của mình, hay bị nghi ngờ và ít được tin cậy. Cũng có triều đại trọng dụng họ nhưng nếu đem so sánh với suốt tiến trình lịch sử cổ đại Trung Hoa thì nó vẫn chỉ là những khoảnh khắc chớp loé rồi vụt tắt trong đêm dày… Dạng chính khách như Tần Thuỷ Hoàng, Hán Vũ Đế, Chu Nguyên Chương giành được thiên hạ từ trên lưng ngựa chứ không qua khoa cử là số đông trong chính trường cổ đại Trung Quốc. Mặc dù họ là loại ít học, trừ trường hợp hy hữu như Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn học trò, còn phần lớn những chính khách Trung Hoa thời cổ đại cũng biết lợi dụng cái vỏ chính nhân quân tử để tập hợp lực lượng, sai khiến chư hầu, như một thứ trang sức để lừa mỵ dân chúng: rằng chính quyền cũng rất biết trọng dụng trí thức… Chính vì lẽ đó mà Khổng tử và học thuyết của ông được nhiều triều đại phong kiến cổ đại Trung Hoa sử dụng như một thứ quốc giáo. Thật trớ trêu, khi đang còn sống, người đẻ ra học thuyết này là Khổng Tử, học thuyết nói về đạo làm quân tử trong cõi đời này đi đâu cũng bị chính khách đương thời thờ ơ thậm chí còn chế diễu coi là một thứ phù hiếm. Bản thân Khổng Tử lúc đang còn sống lại không một tấc đất cắm dùi. Khi ông mất đi, người ta lại xây trường, xây đền đúc tượng để phổ biến rộng học thuyết của ông. Âu đó cũng là một trong những thứ trớ trêu, bí hiểm trong cách ứng xử của người phương đông: nói, nghĩ một đằng nhưng lại làm một nẻo. Đây chính là nguyên nhân tạo dựng nên những mảnh đất để cho những kẻ biết nguỵ quân tử, lợi dụng sự chính danh quân tử có khả năng tìm đất sống; còn những quân tử đích thực thì còn lâu mới được “hảo cầu” như lời một câu trong kinh thi…
 
Trở lại những chính khách trong thời Tam Quốc xem xét họ đã thành đạt nhờ vào lối hành xử theo đạo của người quân tử hay theo cách của kẻ tiểu nhân trong sự nghiệp tranh đoạt thiên hạ âu cũng là chuyện thú vị, có ích với hậu thế. Vậy những chính khách lẫy lừng thời Tam Quốc như Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền họ thuộc diện nào. Hiện nay giới Tam Quốc học vẫn xếp Tào Tháo vào diện chính khách “mặt sắt” đen sì, Lưu Bị vào loại chính khách “ mặt dày” tim đen còn Tôn Quyền khi thì mặt dày khi lại mặt sắt…
 
Trong Tam Quốc diễn nghĩa La Quán Trung đã gán vào cửa miệng 2 nhân vật này 2 câu trở thành một thứ châm ngôn, cương lĩnh chính trị hành động của 2 loại chính khách này. Đối với Tào Tháo đó là: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta; còn Lưu Bị thì: Thà chết chứ không làm điều phụ nghĩa…Theo chúng tôi đây chỉ là thứ sáng tạo dân gian chứ các nhà chính khách cho dù là ở thời Tam Quốc khó tin  họ có các lời nói thực lòng hoặc lộn trái tâm can của họ giữa bàn dân thiên hạ. Ngay cả đối với Tào Thào, một kẻ hậu thế xếp vào loại mặt sắt, quyết liệt, sòng phẳng trong mọi tình huống, hoàn cảnh; Tào Tháo là một nhà thực chứng, thực dụng chủ nghĩa theo cách nói của người thời nay chúng ta cũng khó tin ông có thể bô bô cái cương lĩnh tàn bạo ấy ra mà lại có thể chiếm được từng ấy đất đai, thu phục được bấy nhiêu tướng tài và quân sư giỏi cung cúc xếp hàng dưới trướng của ông…
 
Mặc dù La Quán Trung là người “dị ứng” với với Tào Tháo, nhưng qua một số tình tiết của bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa vẫn hé lộ ra Tào Tháo là người không đến nỗi nào với kẻ sĩ. Tào Tháo được coi là kẻ lắm mưu nhiều kế, nhưng Tào Tháo chỉ lừa và trị những người ngu, người kém, những đối thủ của ông ta,.., Ví dụ như vụ ông xoá thư lừa Mã Siêu và Hàn Toại. Rõ ràng kẻ mắc mưu là do dốt không nhận ra đâu là thật, đâu là giả. Cũng có khi Tào Tháo dùng động tác giả như việc tự cắt râu thay cho cắt cổ để nghiêm quân pháp khi quân ông đi qua đồng lúa đang mùa thu hoạch. Tào Tháo đã ra lệnh ngựa của ai xéo lên lúa sẽ bị chém đầu, không ngờ kẻ vi phạm quân lệnh này lại là con ngựa của ông. Hay như việc ông nói dối quân sĩ rằng phía trước có rừng mơ để cho quân sĩ qua khỏi cơn khát là một sự nói dối hữu ích, cần thiết. Mặc dù có những động tác giả nhưng hậu thế vẫn không khép Tào Tháo vào loại giả nhân giả nghĩa.
 
Tào Tháo hậu đãi với Vân Trường là những việc thực lòng theo ứng xử của người quân tử, coi trọng nghĩa khí. Đã nói là làm và chịu trách nhiệm về việc làm của mình đến cùng. Chúng ta thấy ít khi Tào Tháo nuốt lời với thuộc hạ. Ông hứa cho Vân Trường trở về với Lưu Bị là ông để Vân Trường đi, mặc dù Vân Trường qua 5 cửa quan chém 6 tướng của ông. Ông hứa cấp quân cho Lưu Bị đi cứu Từ Châu, có người can: thả hổ về rừng; Tào Tháo nghe ra nhưng không thay đổi quyết định. Có những kẻ hàng ông, ông cho giết ngay như Lã Bố nhưng có những kẻ chống chửi ông đến cùng nhưng tự ông vẫn đến cởi trói để thu phục như trường hợp Trương Liêu…Có kẻ mượn rượu, cởi truồng nhục mạ, chửi ông, ông không chấp, đó là trường hợp Nễ Hành…
 
Còn nhớ sự kiện Trần Lâm theo lệnh của Viên Thiệu, viết hịch kể tội bêu xấu ông ra cả bàn dân thiên hạ, lôi cả cha, ông của Tào Tháo ra mà sỉ mắng khiến cho khi đọc tờ hịch kể tội này, Tào Tháo toát cả mồ hôi, hết cả cảm cúm. Thế nhưng khi đánh tan Viên Thiệu, bắt được Trần Lâm một số người khuyên Tào Tháo giết Trần Lâm nhưng ông vẫn không nghe, thậm chí còn tiếp tục trọng dụng Trần Lâm. Sự việc sau trận Quan Độ, quân Tào bắt được nhiều mật thư của một số người trong nội bộ quân Tào tư thông với Viên Thiệu, Tào Tháo đã cho đốt đi mà không truy cứu trách nhiệm hình sự….
 
Qua một số tình tiết trên cho thấy Tào Tháo là kẻ biết ứng xử đại  lượng với đám kẻ sĩ, có khả năng phân biệt và trọng dụng kẻ có tài, có công, không bao giờ chấp nhặt, thù dai; Tào Tháo là người biết nhận ra đâu là bản chất, đâu là hiện tượng, đâu là quân tử, đâu là nguỵ quân tử. Do vậy ông mới thu phục được nhiều nhân tài, chiếm giữ được cả trung nguyên giàu có. Tất nhiên cũng có khi ông bị mắc mưu, sử dụng người không chính xác, nhưng thường là số ít chính vì thế mà ông tập hợp được lực lượng, rất nhiều chiến tướng sống chết trọn đời bên ông như anh em Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Hồng, Điển Vi, Hứa Chử…Chúng ta rất hiếm thấy bề tôi của Tào Tháo phản chống lại ông ta để đầu quân cho kẻ khác. Tào Tháo phải biết ăn ở với thuộc hạ thế nào mới ràng buộc được lòng trung thành của họ. Còn như ác quá, tiểu nhân qua thì làm sao Tào Tháo gây dựng nên cả một cơ nghiệp đồ sộ như vậy. Chẳng có ông Trời nào tạo dựng thiên thời cho Tào Tháo để ông dựng nghiệp; sự nghiệp của Tào Tháo là do sức lực và tài năng của ông tạo dựng nên.
 
Vậy còn Lưu Bị thì sao? Trong Tam Quốc diễn nghĩa và trong nhiều sách vở vẫn coi ông là người phò nhà Hán: Tào Tháo được thiên thời, Tôn Quyền được địa lợi còn Lưu Bị thì được nhân hoà. Có đúng là Lưu Bị được nhân hoà không? Có đúng ông là người theo tư tưởng thân dân, có những hành vi nhân nghĩa, vì dân dân nên đã được dân chúng tin yêu, mến phục và ủng hộ? Phải chăng ông đã giành được những thành quả này nọ là do biết dựa vào dân, biết khoan sức dân, biết vì lợi ích nhân dân mà chiến đấu? Theo chúng tôi đây là một vấn đề cần phải được bàn thảo kỹ và xem xét dưới nhiều góc độ. Các nhà Tam Quốc học Trung Hoa thường lấy sự kiện dân chúng thành Tân Dã rời bỏ nhà cửa, tài sản để chạy theo Lưu Bị, lánh nạn quân Tào trong trận Đương Dương-Tràng Bản như một bằng chứng chứng tỏ dân chúng tin yêu, ủng hộ, tập đoàn Lưu Bị nên mới bỏ thành Tân Dã mà chạy theo ông. Việc Lưu Bị vừa đi vừa đợi dân chúng, mỗi ngày đi được mấy dặm mặc cho quân Tào truy đuổi đến sau lưng là việc làm nhân đức, thương dân? Nếu nghiên cứu sự kiện này và phân tích từ một góc nhìn khác thì sẽ thấy chưa hẳn Lưu Bị đã vì dân. Thực ra đây là một hành động quân sự quyết liệt của Lưu Bị. Trong Tam Quốc diễn nghĩa mô tả đây là mưu kế của Gia Cát Lượng, một số tư liệu khác ghi đó là chủ trương của Lưu Bị. Trong trận này Lưu Bị dùng chính sách tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống: vận động hay nói cách khác là cưỡng bức dân chúng chấp nhận rời khỏi thành Tân Dã, bỏ lại tài sản để cho Lưu Bị trưng dụng làm vật liệu cho trận đánh hoả công, gài chất cháy vào các nhà dân trong thành để khi quân Tào vào thành nghỉ ngơi thì phóng hoả đốt thành, làm cho quân Hạ Hầu Đông rối loạn để quân Lưu Bị trong đánh ra ngoài đánh vào. Như vậy tài sản của dân chúng trong đó có nhà cửa ki cóp cả đời người của họ đã được Lưu Bị trưng dụng để làm vật cụ chiến tranh và bị tan tành thiêu rụi trong phút chốc. Rõ ràng dân chúng buộc phải bỏ nhà cửa chạy theo Lưu Bị chứ không thể nói là tự nguyện theo tinh thần: quân chưa qua nhà không tiếc…Chắc chắc lúc đó Lưu Bị đã phủ dụ dân chúng: cứ bỏ nhà đi theo ông, ông sẽ dàn xếp để cho vào thành Kinh Châu mà lánh nạn. Nhưng khi đám dân chúng và cả quân của Lưu Bị đến Kinh Châu nhưng Lưu Tôn đã không mở cửa cho vào vì đã bí mật bắt tay với Tào Tháo. Hàng vạn người dân ở thành Tân Dã trong phút chốc trở nên trắng tay, mất hết tài sản, bị đẩy ra ngoài đường để phục vụ chọ một trận đánh chặn bằng hoả công của Lưu Bị. Hành động này của Lưu Bị không thể ghi điểm cho ông là kẻ vì dân và thương dân được mà phải coi đây là một hành động làm khổ, làm hại dân?!
 
Chỉ qua một hành động này thôi chứng tỏ: mọi lời nói vì dân và thương dân của Lưu Bị là hoàn toàn dối trá. Nhiều tài liệu lịch sử đáng tin cậy cho thấy khi Khổng Minh phát binh ra Kỳ Sơn đã phải chứng kiến những làng xóm tiêu điều xơ xác vì chiến tranh vì sự hà khắc của chính quyền nhà Thục Hán. Sự sụp đổ của nhà Thục Hán đã cho thấy sự mục ruỗng bên trong của cái triều đình mà đám quan lại chóp bu không thật sự có tài, có đức chỉ lo vơ vét cho mình và lo tranh quyền đoạt đất. Ngay cái việc Thục Hán không có chức sử quan đã cho thấy đám quân phiệt họ Lưu bưng bít thông tin, hạn chế bịt mồm bịt miệng kẻ sĩ đến mức nào. Một nhà nước nói là giương cao ngọn cờ nhân nghĩa sao lại ứng xử làm vậy?
 
Không chỉ với dân chúng, với vợ con, anh em kết nghĩa Lưu Bị ăn ở cũng chẳng ra gì: đẩy Vân Trường vào chỗ chết; đối với Tôn phu nhân thì Lưu Bị đã tỏ ra là kẻ: tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát. Tôn Quyền đã gả em gái cho, Tôn Quyền có xuất binh đánh tan quân Tào thì Lưu Bị mới thừa cơ chiếm 9 quận Kinh Tương, thế mà cứ cù nhầy nhất định không chia cho Tôn Quyền một tấc đất chiến lợi phẩm nào. Chắc chắn Tôn Phu nhân cũng đã trải qua bao bận khổ tâm vì sự giằng xé giữa bên tình, bên hiếu, còn Lưu Bị thì chẳng may may lưu tâm đến nỗi khổ tâm chắc chắn có đó của người vợ trẻ của mình. Nếu Tôn phu nhân là người phụ nữ vì tình yêu sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình thì Lưu Bị là kẻ ngược lại: vì mạng sống của mình, vì quyền lợi của mình sẵn sàng hy sinh cả vợ con, bè bạn, anh em…Ngay cả cái việc Lưu Bị đi “ăn nhờ, ở đợ” hết người này đến người khác, chịu sai khiến của Lã Bố, rồi lại theo Tào Tháo, quay sang cầu thân với Viên Thiệu, thấy Thiệu sắp thua liền chạy về “ rửa bát quét nhà “ cho Lưu Biểu…Thấy Lưu Chương là kẻ đồng tông đang bị Trương Lỗ ức hiếp, nói là sang giúp rồi thì cướp luôn cơ nghiệp của người ta…Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã mô tả, phải năm lần bảy lượt đám Bãng Thống, Pháp Chính đập đầu khuyên, Lưu Bị mới chịu ra tay đánh úp Ích Châu? Đây chẳng quan là lời lẽ của một kẻ đời sau như La Quán Trung…
 
Chỉ loại chính khách “mặt dày” mới ăn ở và có những hành động như các hành động kể trên của Lưu Bị. Loại chính khách này lúc nào cũng bô bô ngoài cửa miệng: thà chết chứ không chịu làm điều phụ nghĩa, luôn vì dân, chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân trong thực tế thì nhân dân luôn như con bài, bị dày xéo như con giun, cái kiến dưới quyền độc trị của họ. Với loại chính khách này, đối với đồng minh thì họ là kẻ tráo trở, sẵn sàng nuốt hết những lời “thề non hẹn biển” để giành cướp lợi ích cho mình khi có thời cơ. Nếu so sánh việc Tào Tháo thả Quan Vũ với việc Lưu Bị nuốt lời hứa đồng minh với Đông Ngô, chiếm lấy Kinh Tương một chiến lợi phẩm sau trận chiến Xích Bích thì thấy rõ ai còn có chút dáng dấp quân tử, ai là tiểu nhân, ai là kẻ mặt sắt, ai là kẻ mặt dày…
 
Sự nguy hiểm của loại chính khách này đó là: lúc nào họ cũng giả vờ dốt, cầu thị, sẵn sàng nhún nhường làm phận em út; ai bố thí cho một quyền lợi nhỏ nào cũng sẵn sàng hảo hảo em em anh anh ngay; thế nhưng khi thời cơ đến, cơ hội chín muồi thì sẵn sàng vùng lên bóp cổ, đè đầu người ta xuống một cách tàn bạo để mình được vinh thân, phì gia…Đối với loại chính khách “ mặt sắt” thì người đời còn có thể lường và có đối sách ứng phó được bởi đám này thường là có thực tài thì mới mặt sắt được. Đám này thường thì tài đến đâu thì hưởng thụ đến đấy. Loại chính khách “mặt dày” mới thật là đáng sợ bởi sự thơn thớt bề ngoài và sự nham hiểm bên trong khó lường của họ xuất phát từ thực tài của họ thường nhỏ hơn tham vọng “ siêu đại” mà họ đang ấp ủ…

THỪA TƯỚNG NHÀ HÁN-GIA CÁT LƯỢNG CÓ THUỘC LOẠI CHÍNH KHÁCH THỦ DÂM CHÍNH TRỊ ?

THỪA TƯỚNG NHÀ HÁN-GIA CÁT LƯỢNG CÓ THUỘC LOẠI CHÍNH KHÁCH THỦ DÂM CHÍNH TRỊ ?

Nguyễn Cao Thiên ( Phạm Viết Đào )
Khoa học về tâm sinh lý xác định thủ dâm là hành động tự tạo cảm giác khoái cảm, tự làm mình “sướng”; hành vi này xuất phát từ hoàn cảnh, tình thế bế tắc của chủ thể hành vi, không tìm được sự đối giao tương hợp hoặc đơn thuần do khả năng của chủ thể hành vi bất lực, không có khả năng chiếm đoạt, chinh phục, giao kết được đối tác để có thể đối giao nên đành phải sử dụng biện pháp “ thủ dâm”. Trong các quan hệ xã hội nhất là trong lĩnh vực chính trị, một lĩnh vực thiên biến vạn hoá do bởi đó cũng là chốn đầy ắp những sự thôi thúc, quyến rũ của các lợi ích, của đủ loại libido nên chúng ta dễ dàng bắt gặp những hành vi chính trị rất giống như các hành vi thủ dâm trong sinh hoạt tình dục. Theo chúng tôi, Gia Cát Lượng là nhà chính trị, là chính khách theo đường lối “thủ dâm” ( tự làm mình sướng chứ không do tài lực mình mà chinh phục được cái sướng). Để đi đến nhận định trên tất nhiên chúng tôi phải căn cứ vào chuỗi hệ thống hành vi chính trị, quân sự của ông, mổ xẻ và phân tích nó bằng con mắt duy vật biện chứng, duy vật lich sử, có kế thừa các thành tựu của phân tâm học của bác sĩ Freud chứ không quy chụp vu vơ…
 
            Phân tâm học tình dục đã chỉ rõ: thủ dâm là loại hành vi tình dục bình thường đối với lớp trẻ vị thành niên; theo các nhà phân tâm thì có tới 40% bé trai và tới 50-60% bé gái thường có các hành vi thủ dâm. Các nhà tâm sinh lý cũng đồng thời chỉ ra, hành vi thủ dâm nếu quá mức sẽ gây hại cho chủ thể thủ dâm: nặng có thể dẫn đến chứng bệnh vô sinh, chứng bất lực, lãnh cảm, làm suy nhược đời sống sinh lý; chưa kể các hành vi thủ dâm có khả năng gây biến chứng, gây tổn thương cục bộ cơ quan sinh dục. Sự tổn thương này có thể dẫn đến các hệ luỵ giây chuyền tán phát các mầm bệnh khác lây lan vào trong cơ thể.
            Nghiên cứu tiến trình và đồ thị phát triển thịnh suy của tập đoàn quân phiệt Thục Hán dưới cái “ gậy chỉ huy” của “nhạc trưởng” Gia Cát Lượng, chúng ta dễ dàng nhận thấy những tác nhân làm cho tập đoàn này nhanh chóng bị sụp đổ, “chưa đánh đã xìu”, “chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền” không xuất phát từ sự thiên vị của ông Trời: quá ngán cái gia tộc họ Lưu cứ lê la mãi trên chính trường Trung Quốc hơn 400 năm mà chính bởi các hành vi chính trị quân sự của nhà cầm quân Gia Cát Lượng. Vậy những hành vi, những chính sách, những biện pháp quân sự, chính trị nào của Gia Cát Lượng có thể ví với hành động thủ dâm trong hoạt động tình dục, loại hành vi tự tạo cái sướng giả tạo?
 Những chiến dịch quân sự đã được Gia Cát Lượng dốc sức gần như toàn lực mà không nhằm thu thành, đoạt đất, chiếm dân- những mục tiêu thường thấy trong các chiến dịch quân sự xưa nay mà đơn thuần chỉ mưu cầu các lợi ích chính trị tầm thường: xua quân đi đánh để lấy le, đánh để chứng tỏ ta đây giỏi, để ra oai là nhà quân sự giỏi việc quân… Sự khoa trương thanh thế bằng các chiến dịch quân sự được đầu tư “trả giá” bằng sự phung phí xương máu của ba quân chỉ nhằm lập những chiến công giả, phù phiếm, một thứ phép thắng lợi tinh thần này của Gia Cát Lượng chỉ có thể ví với các hành vi thủ dâm, tạo sướng giả trong các hoạt động tình dục. Lợi ích của các chiến dịch quân sự, các chính sách chính trị loại này là tạo được sự hưng phấn nhất thời, cái uy phù phiếm, sự ổn định cân bằng giả tạo nhưng sẽ gây tác hại: làm cho cơ thể của chủ thể nhanh chóng bị suy nhược, lịm ga dần. Vậy những chiến dịch quân sự, chính trị nào của Gia Cát Lượng có thể xếp vào loại “thủ dâm” chính trị?
            Chúng tôi muốn dừng lại chiến dịch bình Man, bảy lần bắt bảy lần tha Mạnh Hoạch. Để đánh bại Mạnh Hoạch, theo chúng tôi dưới trướng của Gia Cát Lượng có hàng chục viên tướng có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đối với chiến dịch quân sự mang ý nghĩa chiến thuật, cục bộ này. Tại sao Thừa tướng nhà Thục Hán lại mang cái thân đáng giá ngàn vàng thân chinh cầm quân vào nơi lam chướng. Hành vi này danh nghĩa là thảo phạt quân sự nhưng bản chất là để đầu cơ chính trị. Gia Cát Lượng muốn tạo dựng cho được một chiến thắng quân sự mà đích thân mình là tư lệnh để để gây vốn chính trị với Lưu Thiện, để trấn an lòng quân, để lấy le với các chiến tướng Thục Hán. Khi đang còn sống Lưu Bị chỉ sử dụng Gia Cát Lượng như một anh giúp việc, một cán bộ tham mưu, Gia Cát Lượng chưa bao giờ được Lưu Bị giao cầm quân, làm tư lệnh một chiến dịch quân sự có tầm cỡ nào. Trong khi đó cả Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Hoàng Trung, Nguỵ Diên… đều đã nhiều lần đảm trách những tư lệnh chiến dịch.
Sau khi Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng và Lý Nghiêm là 2 cố mệnh đại thần được phó thác con côi. Qua lời trối của Lưu Bị tại Bạch Đế cho thấy: Lưu Bị tin và gửi gắm cho Lý Nghiêm việc quân cơ chứng tỏ Lưu Bị tin Lý Nghiêm hơn. Gia Cát Lượng đã dùng mẹo và lợi thế là người  gần Lưu Thiện, một ông vua “con nít” chưa quyết được gì, nhanh chóng vô hiệu hoá và gạt ra rìa Lý Nghiêm, một danh tướng, một nhà quân sự có thực tài được Lưu Bị cố mệnh. Gia Cát Lượng giam lỏng Lý Nghiêm ở nơi khỉ ho cò gáy, gạt ra khỏi trung tâm chính trị Thành Đô để cho một mình Gia Cát Lượng thao túng triều chính. Để lấy le với hậu chủ một ông vua “con nít” chẳng hiểu biết gì về quân sự lẫn chính trị này, Gia Cát Lượng mượn chiến dịch quân sự bình Man để loè Lưu Thiện: bệ hạ cứ yên lòng kê cao gối ở Thành Đô mà em út, mọi chuyện chính trị quân sự cứ để cho một mình Lượng tôi lo liệu, chẳng cần đến cái anh Lý Nghiêm võ biền ấy làm gì cho thêm lắm thầy thối ma. Gia Cát Lượng vốn la kẻ thích chuyên quyền độc đoán. Việc xử phạt từ 20 roi trở lên cũng phải nhúng tay vào, mọi khi cử binh tướng ra trận lại dúi vào tay người ta cái cẩm nang, được La Quan Trung tâng bốc như một thứ cẩm nang thần kỳ. Chỉ nhưng ai không có các kiến thức sơ đẳng về chính trị, quân sự, hành chính mới đi ca ngợi những việc làm vớ vẩn đó của Gia Cát Lượng. Một thủ trưởng biết làm việc, biết điều binh khiển tướng không bao giờ lại đi cầm tay chỉ việc cho cấp dưới; giao cẩm nang thực chất là một hành vi cầm tay chỉ việc. Một kẻ lõi đời trong chính trường như Tào Tháo chúng ta chỉ thấy ông chỉ một vài lần sủ dụng biện pháp cẩm nang bất đắc dĩ: đó là khi ông giao Phàn Thành cho Tào Nhân; quân tướng của Tào Tháo phần lớn đều được ông hoàn toàn giao quyền tự quyết.
Hành động đầu cơ và  “thủ dâm” chính trị này của Gia Cát Lượng đã được Mã Tốc là kẻ duy nhất đã đọc vị ra, do vậy nên Gia Cát Lượng khoái cái anh bạch diện thư sinh này: suy nghĩ, nói giỏi và hay hơn làm. Nếu phân tích dưới góc độ tình dục học thì Mã Tốc là anh chàng Homosexual chính trị; Gia Cát Lượng quý Mã Tốc và sau này giao đại quyền cho anh ta dẫn đến sự trả giá: đó là trận thua bại thảm hại trong trận Nhai Đình bởi anh chàng này chỉ có cái tư chất làm cho Gia Cát Lượng sướng; Mã Tốc và sau này là Dương Nghi là những kẻ có khả năng và biết “maxa trí tuệ và uy tín chính trị” cho Gia Cát Lượng hơn là có tư chất của một kẻ có tài cầm quân. Những dũng tướng có thực tài quân sự như Nguỵ Diên làm sao lại chịu đi vuốt ve, đi nịnh Gia Cát Lượng để lấy lòng được để được thưởng công…
            Rõ ràng Gia Cát Lượng xuất chinh đi đánh Mạnh Hoạch là sử dụng giao mổ trâu để giết gà; đánh nhưng tập trận, như người ta bày quân xanh quân đỏ để chơi. Chiến dịch quân sự này được ngòi bút của La Quán Trung tâng bốc lên tận mây xanh; thổi, tô vẽ Gia Cát Lên như một thứ thiên tài, siêu nhân trong lĩnh vực quân sự. Trong chiến dịch quân sự này bao nhiêu binh sĩ dũng tướng hao tổn sức lực vì bị đày vào nơi rừng thiêng nước độc này chỉ cốt để giúp Gia Cát Lượng loè hậu chủ và tạo cái cảm giác ngây ngất giả tạo, chiến thắng giả, tô vẽ tài năng quân sự giả. Thế nhưng Gia Cát Lượng vẫn tự huyễn hoặc mình, rỏ nước mắt các sấu làm lễ tế thương khóc binh sĩ chết trận. Chiến công trong chiến dịch quân sự này đối với nhà Thục Hán và Gia Cát Lượng giá trị không hơn một liều heroin, giống như một sự sướng do thủ dâm mang lại…
Đối thủ của Gia Cát Lượng là Tào Tháo, Tôn Quyền; đem quân đi đánh Mạnh Hoạch khác nào việc đưa đội Brazilia sang đá với đội Việt Nam. Đội Brazilia sang Việt Nam đá là để đá tập, đá chơi cho khỏi cuồng cẳng và để tập làm quen với khí hậu châu Á, khán giá châu Á chứ không phải đá ở Việt Nam để lấy thành tích, để diễu võ dương oai với các “anh hùng” sân cỏ khác đang đợi họ tại Olimpic Bắc Kinh. Cất quân khó nhọc làm việc này Gia Cát Lượng nhằm tạo ra được những chiến thắng quân sự ( về bản chất là không xứng tầm với ông ta) để trấn an nội bộ Thục Hán đang ê chề sau trận Hào Đình vì thua đau quá, tổn thất lớn quá trước một anh chàng vô danh tiểu tốt của Đông Ngô là Lục Tốn.
Chiến dịch quân sự thứ hai mà Gia Cát Lượng phát động, theo chúng tôi cũng chỉ nhằm đạt mục đích chính trị là chính, đó là chiến dịch Bắc Phạt, bảy lần ra Kỳ Sơn. Nhận định như vậy không có nghĩa Gia Cát Lượng không muốn, không thích những chiến thắng quân sự lẫy lừng, tạo dựng lịch sử. Gia Cát Lượng muốn nhưng thừa biết mình không đủ sức làm. Ông thừa biết nếu đem tài trí quân sự sòng phẳng ra mà chọi nhau thì ông làm sao đương đầu nổi với nhữg nhà quân sự Nguỵ và Ngô dạn dày trận mạc. Gia Cát Lượng thừa biết khả năng ông không đủ sức đăng đàn bái tướng như Hàn Tín: đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông nên không dám nghe theo Nguỵ Diên. Đó là kế sử dụng lại sơ đồ quân sự mà trước đây Hán Tìn từng thu được thành công, chiến thắng ngoạn mục, đó là đi tắt qua hang Tý Ngọ nhanh chóng chiếm lấy Tràng An của Nguỵ. Theo chúng tôi đây là một miếng võ nốc ao trước đây Hàn Tín đã dùng và Nguỵ Diên với tư cách là một chiến tướng có thực tài thấy có thể kế thừa, áp dụng.  
Chỉ có những võ sĩ cảm thấy mình đủ sức cho đo ván đối phương mới dùng đến thế võ nốc ao; bởi khi đã dùng đến thế võ này, nếu anh không làm cho đối phương bị đo ván thì bản thân anh sẽ bị đối phương cho đo ván. Nguỵ Diên là một dũng tướng có thực tài, có thực lực ông tin vào chính bản thân mình nên mới dám tham mưu cho Gia Cát Lượng dùng miếng võ nốc ao, đi tắt qua hang Tí Ngọ. Theo chúng tôi đó là miếng võ nốc ao, được ăn cả ngã về không. Gia Cát Lượng là nhà chính trị, giỏi mưu mẹo chốn cung đình hơn là một nhà cầm quân quyền biến trên chiến trường. Xem những lần xuất quân ra Kỳ Sơn của ông hết sức đơn điệu không có một yếu tố bất ngờ, thần tốc nào, chưa ra quân ngươì  ta đã đoán được ý đồ. Do biết sở đoản của mình nên Gia Cát Lượng không dám lên võ đài tỷ thí miếng võ nốc ao này. Gia Cát Lương tính toán được rằng, nếu theo mưu của Nguỵ Diên có thể chớp nhoáng chiếm được Tràng An; vấn đề là nếu chiếm Trường An rồi, quân Nguỵ đổ về vây lấy thì liệu Gia Cát Lượng có đủ sức chống cự hay không hay lại không còn đường mà về. Gia Cát Lượng chọn giải pháp an toàn đánh ra Lũng Hữu: đánh chắc tiến chắc, lối đánh tằm ăn rỗi, nếu không thắng còn có đường rút chạy. Trong binh pháp khi vận động chiến đem quân đánh thành thì một là phải có được yếu tố thần tốc, bất ngờ; nếu không ầnỉ có lực lượng áp đảo, theo các sơ đồ chiến thuật chiến tranh cổ đại Trung Hoa, để vận động chiến đánh thành thành công phải đảm bảo quân hùng tướng mạnh hơn; về quân số phải đảm bảo 50/1 trở lên thì mới tính được chuyện đem quân đánh thành người ta. Các yếu tố này Gia Cát Lượng thừa biết là không có, do vậy đem vài chục vạn quân đi chẳng khác gì một cuộc hành quân dã ngoại, một cuộc pinic cho quân đội. Những hành động như vậy khác nào hành vi thủ dâm…
Do Gia Cát Lượng tự thấy chưa đủ sức và cũng chưa thấy cần chiến thắng về quân sự ngay theo đúng nghĩa đối với một nhà cầm quân đích thực; ông cầm quân đi cố để có được một vài chiến thắng quân sự tượng trưng để loè chính trị là chủ yếu. Với lối đánh này có thể giúp Gia Cát Lượng thu được những chiến thắng về chính trị nhằm tử thủ cái ghế Thừa tướng của ông ta. Gia Cát Lượng cố sống cố chết ra Kỳ Sơn, và ông đã ngã bệnh và chết ở Kỳ Sơn chủ yếu là để thi thố ta đây với Lý Nghiêm, với bao nhiêu nhân tài đất Thục chưa chịu phục ông và cả với bản thân Lưu Thiện để cho cái ghế Thừa tướng mà ông ta đang ngồi không bị “mô ve”, bị “chập điện” vì các luồng xung điện chập về sẽ thiêu cháy cái ghế và cả bản thân người ngồi trên ghế là ông ta. Một nhà quân sự có thực tài, hiểu binh pháp, có tầm khi thấy thời cơ chưa đến, lực mình chưa đủ thì nuôi quân đợi thời cơ, huấn rèn binh mã, xây dựng lực lượng để lúc cần sẽ tung ra những quả đấm thép làm nốc ao đối phương.
 Rõ ràng do nhận bừa uỷ quyền của Lưu Bị, gạt Lý Nghiêm, Nguỵ Diên và nhiều nhân tài khác ra rìa, trọng dụng những kẻ tiểu nhân bất tài như Dương Nghi như Mã Tốc, nếu Gia cát Lượng không đem quân ra Kỳ Sơn, cứ ở Hán Trung coi chừng ăn không ngon ngủ không yên vì bị bao kẻ lườm nguýt vì Gia Cát Lượng là kẻ tài mỏng, uy tín thì thấp, chẳng biết làm gì và cũng chẳng làm được gì. Hán Trung khi Lưu Bị đang còn sống đã giao cho Nguỵ Diên cai quản, Khổng Minh ngồi ở Hán Trung vô hình chung đã đẩy Nguỵ Diên vào tình thế ngồi chơi xơi nước làm sao Nguỵ Diên không căm hận Gia Cát Lượng được.
Như vậy, thực chất chiến dịch 7 lần ra Kỳ Sơn và 7 lần bắt bảy lần tha Mạnh Hoạch cùng nhiều việc làm ba lăng nhăng khác của Gia Cát Lượng mà La Quán Trung không đưa vào trong Tam Quốc diễn nghĩa thực chất là một bản “tụng ca” Lưu Bị- Gia Cát. Dù văn tài siêu việt của La Quán tiên sinh có cao siêu đến đâu vẫn không che dấu nổi là những hành vi “thủ dâm” chính trị của Gia Cát Lượng, những hành vi xuất phát từ thế yếu, sự bất lực do tài mỏng, phận hèn, nhân cách kém và tiểu nhân… Theo chúng tôi, đó chính là nguyên nhân đẩy nhà Thục Hán vào tình cảnh nhanh chóng bị suy nhược toàn thân và bị sụp đổ. Qua sự sụp đổ của đường lối chính trị “thủ dâm” của Gia Cát Lượng cho thấy trong sinh hoạt tình dục hành vi thủ dâm nguy hại như thế nào thì trong chính trị nó cũng nguy hại không kém hơn.
Sự nguy hại và nguy hiểm của nền chính trị thủ dâm đó là: Thực chất là vào tình thể khổ nhưng lại cảm tưởng là sướng; thực chất là đang ở thế yếu và suy, là bất lực, là bất tài nhưng lại tự huyễn hoặc mình là giỏi, là tài, là sung, là đang chiến thắng, là đang cưỡi lên trên đầu thiên hạ, đối phương…
Thương thay cho Gia Cát tiên sinh: tài thì mỏng, phận lại hèn nhưng lại muốn ngồi ngôi cao?! Không làm cách nào làm chủ và chinh phục được “ hoa hậu” quyền lực, tiên sinh đành phải chơi cái trò “thủ dâm” chính trị để loè thiên hạ!
 
N.C.T

CHÍNH LƯU BỊ LÀ KẺ MƯỢN ĐAO ĐÔNG NGÔ CHẶT ĐẦU ÔNG EM QUAN VŨ ?!

NGuồn: Blog PhamVietDao


CHÍNH LƯU BỊ LÀ KẺ MƯỢN ĐAO ĐÔNG NGÔ CHẶT ĐẦU ÔNG EM QUAN VŨ ?!

Đăng ngày: 10:35 11-08-2010
Thư mục: Thế sự 24/24
* MỜI ĐỌC BẢN TIN  CỦA TỔ CHỨC OXFORD UNIVERSITY  XẾP 15 QUỐC GIA VÀO DIỆN NGHÈO KHỔ NHẤT THẾ GIỚI; VIỆT NAM XẾP THỨ 11 TRÊN TRUNG QUỐC 1 BẬC...( Phần cuối bài )

http://www.vietimes.com.vn/Library/Images/32/2008/06/8620QuanVu1.jpg
Blog Phamvietdaonv: Năm 1992, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc tổ chức cuộc thi: Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Trung Quốc Cup Giai Lệ. Cuộc thi kéo dài suốt từ năm 1991 sang năm 1992.
Cuộc thi tổ chức cho tất cả thính giả nghe đài của tất cả các thứ tiếng. Có 10 câu hỏi, thính giả nào trả lời được coi như đã nắm được những gì là cơ bản nhất của văn hóa Trung Hoa.
Cuộc thi đã thu hút trên 100.000 thính giả của hơn 100 nước dự thi, Việt Nam có hơn 1.000 người dự thi. Cuộc thi bao gồm 1 hệ thống giải từ giải nhất đến giải tư được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc gửi tặng thưởng tới tận tay.
Ngoài hệ thống giải chính thức này, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc đã trao 6 giải đặc biệt cho 6 thính giả có bài dự thi xuất sắc nhất, 6 thính giả này được Đài mời thăm Bắc Kinh 1 tuần vào cuối tháng 11/1992; đi về bằng vé máy bay do Đài này đài thọ.
6 nước có thính giả được nhận giải đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan, Xri Lanca, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Tôi, chủ Blog là thính giả Việt Nam được trao giải này tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh. Hai người trực tiếp trao giải cho tôi là ông Lưu Tập Lương-Thứ trưởng Bộ Điện ảnh Phát thanh và truyền hình và ông Lưu Đức Hữu-Thứ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc.
Sở dĩ tôi nhận được Giải đặc biệt là do ngoài việc trả lời được 10 câu hỏi trên, là điều mà nhiếu người dự thi đã làm được, tôi đã phát biểu một số ý kiến về quá trình tiếp nhận văn hóa Trung Hoa của mình qua kênh văn học…Tôi đã nhắc tới hình tượng Gia Cát Khổng Minh của bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, một thần tượng mê say của tôi khi tôi còn bé. Thế nhưng khi đã trưởng thành, tôi bắt đầu nhận thức được thực ra rằng: do văn tài của La Quán Trung nên đã tô vẽ làm quá lên chân tài của Gia Cát Lượng ; qua ngòi bút của La Quán Trung người đọc thấy hình như Lưu Bị là kẻ ú ớ chính trị.
Bằng những sự kiện, cứ liệu của ngay chính Tam Quốc diễn nghĩa, tôi đã chứng minh Gia Cát Lượng đã phạm tới 5 sai lầm có tính chiến lược; do 5 sai lầm chiến lược này tôi có nhấn mạnh tới 2 sai lầm lớn: đưa quân Bình Man, ( Trong TQDN gọi là 7 lần bắt 7 lần tha Mạnh Hoạch; ngầm ám chỉ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979) và việc sai Quan Vũ đánh Uyển Thành…là những nước cờ chiến lược sai lầm, những nước cờ căn cốt này đã dẫn Thục Hán đến bờ sụp đổ, bại vong…
Theo tôi, sở dĩ tôi được Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc trao giải vì đã có ý kiến kể trên, đề nghị xem xét lại chân tài của một nhà chính trị được chính giới Trung Quốc nhiều đời đánh giái là vĩ nhân, kiệt xuất; người Trung Quốc có câu: Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng; Thừa tướng muôn đời Lưu Bá Ôn…
Ý kiến này sau đó tôi đã công bố trên Tạp chí Truyền hình và Lao động Xã hội vào giai đoạn 1993-1994; được đưa vào Tập bút ký, phóng sự điều tra: Mặt trái của cơ chế thị trường-Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin ấn hành năm 1996; bài viết có tiêu đề: Những sai lầm chiến lược của vạn đại quân sư Gia Cát Lượng…
Điều bất ngờ là năm 2005, trên Quang Minh nhật báo, một tờ báo xuất bản tại Hồng Kông cũng đã xuất hiện loạt bài của Giáo sư Chu Tử Ngạn, những ý kiến rút từ trong tập Đưa Gia Cát Lượng ra khỏi thánh đường; cuốn sách này được công bồ với hàng loạt những khảo cứu từ nhiều nguồn tư liệu của Trung Quốc nhằm mục đích hạ bệ thần tượng Gia Cát Lượng. Trong tập khảo cứu này, Chu Tử Ngạn mới hạ bệ Gia Cát Lượng mà chưa hạ bệ Lưu Bị.
Một trong những ý kiến phân tích tâm tài của Khổng Minh, Chu Tử Ngạn có nhắc tới trận Uyển Thành mà ông cho là sai lầm của Gia Cát Lượng, sai lầm đã đấy Thục Hán đến chỗ bại vong. Ý kiến này của Chu Tử Ngạn hoàn toàn trùng với ý kiến của Chủ Blog này được nêu trước Chu Tử Ngạn gần 15 năm.
Chu Tử Ngạn cho rằng: đánh Uyển Thành là nước cờ Gia Cát Lượng bày đặt ra để đẩy Quan Vũ vào chỗ chết để tạo cơ hội cho mình leo lên được ngôi vị thứ 2 trong tập đoàn quân phiệt Lưu Bị. Bởi vì, sau trận đại chiến Xích Bích, Chu Tử Ngạn đã tìm thấy cứ liệu cho thấy: lương của Gia Cát Lượng được Lưu Bị trả cho là mức lương của Quân sư trung lang tướng; mức lương cũng chỉ bằng lương của Triệu Vân; tức Gia Cát Lượng cũng chỉ được xếp hàng thứ năm, thứ sáu. Nếu diệt được Quan Vũ thì nghiễm nhiên Gia Cát Lượng sẽ chỉ còn đứng dưới 1 người và đứng trên vạn người…
Tóm lại trong cuốn khảo cứu Đưa Gia Cát Lượng ra khỏi thánh đường…công bố năm 2005, một trong những luận thuyết mà Chu Tử Ngạn đã đưa ra để chứng minh, lật đổ thần tượng Gia Cát Lượng: Trận đánh Uyển Thành là nước cờ đầy dã tâm của Gia Cát Lượng nhằm hạ sát Quan Vũ?
Khi Trung Quốc đưa ra giả thuyết này năm vào năm 2005, trùng với ý kiến mà chủ blog đã nêu vào năm1991, đọc những kiến giải này của Chu Tử Ngạn, chủ Blog lại có cách kiến giải khác. Theo ngu ý của Chủ Blog thì kẻ nuôi dã tâm đẩy Quan Vũ vào chỗ chết chính là Lưu Bị, ông anh kết nghĩa vườn đào khi xưa của Quan Vũ chứ không phải là Gia Cát Lượng.
Lễ kết nghĩa vườn đào đã đi vào lịch sử Á Đông như một thứ khuôn mẫu về tình nghĩa thủy chung của những con người cùng chí hướng ( đồng chí ), cùng nhau gắn kết để mưu sự nghiệp lớn…Do vậy nhắc lại chuyện Lưu Bị- Quan Vũ trong lúc này cũng là cần thiết, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc-Việt Nam một mặt vẫn gầm ghè nhau trên biển Đông, mặt khác cũng lại chuẩn bị một lễ kỷ niệm hoành tráng 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt-Trung; một cái lề kết nghĩa vườn đào thời hiện đại được bảo lãnh bằng 16 chữ vàng ?
Sau đây mời bà con đọc lại những kiến giải này của chủ blog đã được đăng trên Vietnamnet vào năm 2008…

Thứ trưởng Bộ Điện ảnh-Truyền hình TQ Lưu Tập Lương trao giải cho Chủ Blog tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh...
Mắc sẵn mồi thơm giật cá ngao…
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả khi nghe tin Quan Vũ bị Đông Ngô bắt giết, Lưu Bị nhiều lần khóc ngất đi và thề sẽ cử binh đánh báo thù cho Quan Vũ, mặc cho nhiều tướng khuyên can. Một thủ lĩnh, cầm trong tay binh hùng tướng mạnh như Lưu Bị, đẩy người em kết nghĩa đánh liều mạng vào nơi nguy hiểm, khi bị vỡ trận lại không hề cắt cử quân đi cứu, cho dù trên danh nghĩa, có thể đi mà không cứu được, để cho sự biến xảy ra rồi mới kêu khóc như đàn bà phỏng có tin được?!
Việc Quan Vũ bị nguy khốn, Lưu Bị phải biết tin trước hàng tháng trời? Bỏ mặc Quan Vũ tự xoay xở sống chết với quân Ngô, quân Tào, có đúng chỉ là dã tâm của Gia Cát Lượng như chủ kiến của Chu Tử Ngạn và một số học giả Trung Quốc khác đã lên tiếng?
Vào thời điểm đó, Gia Cát Lượng mới giữ chức Quân sư trung lang tướng, giống với công việc của “ Nhà thầu tư vấn thiết kế” trong các dự án đầu tư thời hiện đại. Mọi quyết sách chắc chắn nằm trong tay Lưu Bị, Lưu Bị mới là chủ đầu tư, chủ tài khoản của mọi “dự án” khởi binh của nhà Thục Hán. Vào thời điểm phát binh đánh Uyển Thành hoàn toàn khác với giai đoạn bảy lần khởi binh ra Kỳ Sơn sau này của Gia Cát Lượng.
Khi tiến hành các chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã được phân cấp, với chức danh Thừa tướng, Gia Cát Lượng thật sự là “chủ đầu tư dự án”, còn hậu chủ Lưu Thiện chỉ sắm vai “chủ quản đầu tư”...Do đó, trách nhiệm về thất bại trong chiến dịch đánh Uyển Thành dẫn đến Quan Vũ bị giết, không thể đổ lên đầu Gia Cát Lượng.
Cũng giống như trách nhiệm về 7 lần ra Kỳ Sơn và lần cuối chém chết Nguỵ Diên sau này thuộc về Gia Cát Lượng chứ không thể quy cho hậu chủ Lưu Thiện. Theo chúng tôi nếu Gia Cát Lượng là kẻ “chủ mưu”, là người úm Lưu Bị trong vụ để mất Kinh Châu thì làm sao có thể sống nổi với Lưu Bị được, sau này làm sao Lưu Bị còn phó thác con côi?
Chúng tôi đồ rằng, “Dự án đầu tư” phát binh đánh Uyển Thành cho dù do tư vấn lập nhưng đã được bàn tính kỹ, được đích danh Lưu Bị phê duyệt cẩn thận. Khi triển khai dự án này, Lưu Bị đã tính toán kỹ hết các khả năng của cả 3 phương án: thành công mỹ mãn, hoà vốn, gặp rủi ro và thua cháy tui... Một con người già nửa đời cầm quân không thể không so đo tính toán thiệt hơn, không thế ú ớ khi tự mình cầm quân đi.
“ Doanh nhân” Lưu Bị cũng đã rà tính hết tất cả đáp án của các phương án “kinh doanh” kể cả xấu nhất: nếu gặp rủi ro cháy túi thì sẽ tìm cách thu lãi ở “quả” khác, coi như một cú thăm dò thị trường. Phát động chiến dịch quân sự đánh Uyển Thành, Lưu Bị đã có các tính toán sau đây:
1/ Về nội trị:
http://i281.photobucket.com/albums/kk215/Fire_5s/Simple/Tam_quoc_chi/Luu_Quan_Truong.jpg
Khi mới khởi nghiệp, nhà Đông Hán đang ở thời kỳ loạn ly, do đó Lưu, Quan, Trương kết nghĩa với nhau, dựa vào nhau để cùng tồn tại, cùng mưu sự nghiệp lớn. Khi Lưu Bị đã chiếm được Kinh Châu và thu thêm cả Tây Thục thì mối quan hệ Lưu, Quan, Trương từ quan hệ “huynh đệ” chuyển qua quan hệ “vua tôi”, có trên có dưới, giữ nghĩa nhưng phải theo lễ: khuôn phép chứ không còn xuế xoà anh anh, tôi tôi, “ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu” như thuở hàn vi. Đây chính là nguyên nhân mà khi thành đạt nhiều hoàng đế đã chém chết đại thần, những người cũng mình đồng cam cộng khổ trong thời nằm gai nếm mật. Không nói đâu xa, ông tổ của Lưu Bị là Hán Cao Tổ, khi thành đế nghiệp thì diệt luôn Hàn Tín, và bao đại thần khác...

Qua Tam Quốc diễn nghĩa và qua nhiều sử sách cho thấy: Quan Vũ là kẻ kiêu ngạo, cuồng vọng, cậy khoẻ, không coi ai ra gì. Khi đã trở thành hoàng đế, Lưu Bị chắc chắn không khỏi có lúc khó chịu, bị mất mặt vì cá tính giang hồ, thảo khấu đó của Quan Vũ. Chưa nói trong trận Xích Bích, Quan Vũ không lập được công cán gì, giao cho đi đánh chặn Tào Tháo, kẻ thù không đội trời chung của Lưu Bị, vì “ nể nang” với tình xưa nghĩa cũ mà tha cho Tào Tháo chạy thoát. Tuy Lưu Bị không xử Quan Vũ theo quân lệnh nhưng chắc chắn trong bụng không ưa gì Quan Vũ.

Khi Lưu Bị vào Tây Thục giao cho Quan Vũ cai quản 9 quận Kinh Tương và 4 quận mới thu về, đáng lẽ được như vậy Quan Vũ phải nhũn nhặn, biết điều, biết ơn huynh trưởng: đối đãi với mình như vậy cũng là hậu. Được ngồi một chỗ “thơm”, chỉ việc đánh cờ, giữ nhà lại không biết thân biết phận còn “tinh tướng”, tỏ thái độ đòi hỏi, suy bì hơn kém với Mã Siêu, Hoàng Trung, khi nghe tin họ có tên trong danh sách được phong Ngũ hổ đại tướng ngang hàng với mình; lúc đầu Quan Vũ có ý định từ chối không nhận.
Lưu Bị muốn làm nên đế nghiệp phải dựa vào nhiều người, cho dù Quan Vũ có “ thâm niên” theo Lưu Bị hơn, nhưng thử hỏi với những gì Quan Vũ đã làm, được thêm chức lại có quyền, hơn hẳn các tướng khác mà còn chưa chịu thì “huynh” biết xử với “đệ” và các tướng lĩnh khác như thế nào? Theo chúng tôi đó là bất đắc ý nhứ hai của Lưu Bị đối với Quan Vũ.

Đã không bỏ công sức ra nhiều mà lại còn đòi được ngồi ”mâm trên” thì “huynh” cũng phải cho “đệ ” biết thế nào là lễ độ, cho đệ thử một mình cầm quân ra đối địch với quân Tào xem sao, xem đệ có ngông nghênh được không. Cử Quan Vũ mang 3 vạn quân đi đánh Uyển Thành là một việc làm quá sức đối với Quan Vũ. Với việc này, Lưu Bị nhằm mục đích dạy cho Quan Vũ biết lễ độ với mình, biết điều hơn, không “gây gổ” với đám Hoàng Trung, Mã Siêu, Triệu Vân...

Đừng tưởng ông anh chú đánh được Ích Châu và Hán Trung ngon xơi lắm. Nếu đệ tài, giỏi, đánh được Uyển Thành thì hoan nghênh đệ, đệ xứng đáng đứng sau huynh và đứng trên đám tướng lĩnh khác; nếu không làm được thì đệ phải biết lễ độ, không được tinh tướng, ra vào, nói năng phải khuôn phép, đừng có động tý lại đỏ mặt lên, lại vuốt râu mà xưng ta đây. Bây giờ huynh là vua của thiên hạ chứ đâu có còn anh anh, tôi tôi với riêng đệ. Huynh không bảo được đệ làm sao bảo được đám quần thần trăm người trăm bụng...
2/ Về ngoại giao:

Thứ trưởng Bộ Văn hóa TQ Lưu Đức Hữu bắt 2 tay chúc mừng chủ Blog tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh năm 1992; Đứng cạnh là Giám đốc Đài Hứa Hạo Đình...

Sau khi thu phục được Ích Châu, Hán Trung, buộc Tào Tháo phải bỏ của chạy lấy người, cộng với 13 quận Kinh Tương, thế và lực của Bị đã trở nên cực lớn khiến cho cả Ngô, Nguỵ phải kiêng dè.
Bản thân Lưu Bị không thể không ngộ nhận, choáng về khả năng và sức lực của mình. Mặt khác tham vọng lãnh thổ, bành trướng đất đai là loại tham vọng không có điểm dừng. Đánh Uyển Thành vừa là “bài thi” Lưu Bị đưa ra để “sát hạch” Quan Vũ, ngoài ra còn là một phản ứng thử thời vận của Lưu Bị.
Một con người như Lưu Bị không bao giờ thoả mãn với những gì có trong tay như Lưu Biểu, Lưu Chương, Trương Lỗ... Nếu quả thật “vận số” nhà Hán một “thương hiệu” mà Lưu Bị đang “kinh doanh” đang có hiệu quả, đang “vào cầu”, còn có thể ăn nên làm ra thì biết đâu, phá xong Uyển Thành, quân Tào Tháo nao núng, nhân cơ hội này thôn tính luôn Trung Nguyên. Thời cơ, thời vận không thử, không phiêu lưu làm sao biết được, làm sao đến được... Bao năm Lưu Bị chỉ biết chạy dài và phòng thủ, giờ Lưu Bị chuyển sang “lối đá Hà Lan”, tấn công và gây sức ép toàn sân, hết thảy mọi vị trí, hễ khoan thủng được chỗ nào là ào luôn vào mũi đó...
Sau khi bình xong Tây Thục, Lưu Bị từng giao kèo với Lỗ Túc sẽ trả lại Kinh Châu cho Tôn Quyền, Lưu Bị không muốn trả, tất nhiên Quan Vũ cũng không đời nào chịu buông cái mảnh đất béo bở mà mình đang cai quản. Quan Vũ luôn “cà khịa” với Tôn Quyền, với Lỗ Túc là bởi nếu minh ước này được tuân thủ thì Quan Vũ mất chỗ, mất ghế. Về phía Tôn Quyền thì sau khi đã nhịn nhục gả em gái của mình cho Lưu Bị hơn em mình mấy chục tuổi, mong dùng gái trinh “hối lộ” Lưu Bị, nhằm lấy lại được thêm mấy thước đất cho bõ công cất quân ra đánh nhau với Tào Tháo trong trận Xích Bích và khỏi mất mặt với đám quần thần. Không lấy lại được đất, Tôn Quyền cho bắt em gái về. Mất vợ, Lưu Bị cắt luôn tình giao hảo, minh ước liên minh Ngô Thục này coi như chỉ còn trên giấy.
Như vậy khi phái Quan Vũ đánh Uyển Thành, Lưu Bị chắc chắn cũng đã lường trước việc khả năng Tôn Quyền trở mặt đánh úp Kinh Châu; thế tại sao Lưu Bị vẫn cho tiến hành chiến dịch phiêu lưu quân sự này mà không đề phòng Tôn Quyền xấu chơi, trở mặt?
Phát động chiến dịch Uyển Thành, một mũi tên Lưu Bị bắn ra nhằm tới nhiều mục đích: Thử thời vận, nếu Tào Tháo đến thời mạt vận thì chơi luôn Tào Tháo; nếu Quan Vũ không làm nên công cán gì thì đây là bài học để dạy cho gã “hãnh tướng” này biết lễ độ. Còn nếu Tôn Quyền thừa cơ Kinh Châu bỏ trống, xông sang “đánh trộm” thì Lưu Bị sẽ có cớ cử đại quân sang nói chuyện phải trái với Tôn Quyền. Quân của Lưu Bị bây giờ đang rỗi, đang sung, đang “ngứa ngáy” chân tay. Nếu không đánh được Nguỵ thì nhất quyết Thục phải quay sang tìm cớ “chơi” Ngô. Chín quận tám mươi mốt châu Giang Nam cũng đáng để Lưu Bị cử binh sang thăm hỏi lắm.
Theo ngu ý của Chủ Blog này thì đó chính là tính toán, là “tim đen” của Lưu Bị. Về phương diện này những “chí lớn” như Lưu Bị và Gia Cát Lượng ắt đã gặp nhau khi quyết định chiến dịch phiêu lưu quân sự đánh Uyển Thành. Như vâỵ Quan Vũ là một con tốt được Lưu Bị và Gia Cát Lượng ném qua hà, một thứ “ tiền đạo cắm” của Lưu Bị xua qua để thử phản ứng, thử thời vận và còn để nhử mồi đao binh, một “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” thời Tam Quốc...
Một vấn đề khi con tốt này gặp nguy, thế tại cả Lưu Bị lẫn Gia Cát Lượng đều tịnh không có một hành động ứng cứu tượng trưng nào? Gia Cát Lượng ngoảnh mặt đi thì đã rõ, vậy còn “tình nghĩa vườn đào” đối với Lưu Bị chẳng lẽ đã quên?
Của đáng tội, Lưu Bị có sai Lưu Phong-Mạnh Đạt đi cứu nhưng hai vị này không chịu cất quân đi, lấy cớ là ở nhà giữ thành. Vì hành động này mà sau đó ông con nuôi Lưu Phong mất mạng.
Thực ra Lưu Phong không đi cứu Quan Vũ cũng có cái lý của Lưu Phong, ngoài cái lý Quan Vũ bình thường vẫn coi Lưu Phong không ra gì. Lưu Phong không cất quân đi cứu Quan Vũ trước hết xét thấy mình không phải là đối thủ của Tôn Quyền, giữ thành thì được còn mang quân ra khỏi thành để ra mà chọi nhau ăn thua với quân Tôn Quyền thì Lưu Phong thấy không đủ sức. Mặt khác, Lưu Phong cũng đánh hơi thấy: Lưu Bị đã có ý bỏ rơi Quan Vũ rồi thi mình có cất quân đi phỏng có tích sự gì, chỉ mang dầu đi chữa cháy.
Thế tại sao Lưu Bị lại cho chém Lưu Phong; đây chẳng qua là động tác giả để che dấu cái tâm hiểm độc muốn bỏ rơi ông em của Lưu Bị; Nói chính xác hơn, Lưu Bị đã sử dụng cái đầu ông em Quan Vũ, kết nghĩa vườn đào thề cùng sống chết để nhằm mục đích làm mồi câu nhử những con cá ngao chính trị khác…
Theo chủ Blog, Lưu Bị chủ trương “thanh lý” con tốt Quan Vũ bởi xét thấy vào thời điểm đó: lợi ích mà Quan Vũ có thế mang lại được cho Lưu Bị thì ít, Quan Vũ già rồi, nhưng đãi ngộ thì không chừng nào cho vừa. Lưu Bị thí tốt Quan Vũ để có cớ phát động một chiến dịch quân sự lớn nói chuyện phải trái với Đông Ngô. Như vậy “dự án” này sẽ là tiền đề cho một “dự án” cấp nhà nước khác lớn hơn.
Nếu Lưu Bị có cử binh đi cứu Quan Vũ thì khi cứu được về Lưu Bị cũng phải chặt đầu Quan Vũ. Bởi lúc này là quan hệ vua tôi chứ không lơ mơ anh anh tôi như trước đây: quân thua chém tướng. Vào triều thì phải đi theo bước của cung phi, một kẻ đầu nóng, tim nóng, ngông ngạo như Quan Vũ thì khó lòng bảo toàn được thủ cấp. Nếu Lưu Bị cứ tiếp tục giữ quan hệ xuề xoà, huynh huynh đệ đệ với một ông mãnh như Quan Vũ thì làm sao sai phái các tướng khác dốc lòng dốc sức.
http://bee.net.vn/dataimages/201001/original/images251744_lb.jpg
Khi xưa sau trận Hoa Dung, Quan Vũ tha cho Tào Tháo, nếu là tướng khác thì khó lòng giữ được mạng sống; Lưu Bị cho qua bởi nếu chém Quan Vũ sẽ làm tổn thương đến cái gọi là tình nghĩa anh em trong nội bộ quân mình, là chiêu thức mà Lưu Bị đang cần giương cao để chiêu binh, mãi mã, thu phục nhân tài.
Vào thời điểm đó, Lưu Bị đang trong thế thắng và đang cần người do đó chém tướng là điều khó lòng làm công tác tư tưởng với ba quân. Sau trận Uyển Thành, để Tôn Quyền “thịt” Quan Vũ, về chính trị thuận cho Lưu Bị và “được giá” về quân sự vì có cớ cử binh phạt Ngô.
Tào Tháo và Tôn Quyền kẻ sớm người muộn cuối cùng đều đã nhận ra độc chiêu này của Lưu Bị. Do đọc, tính ra nước cờ hiểm này, hiểu rõ tim đen, hiểu rõ thế, lực lẫn cuồng vọng của Lưu Bị nên để đối phó với 3 vạn quân của Quan Vũ, Tào Tháo đã cử năm cánh quân đi cứu viện cộng thêm 10 vạn quân đi sau tiếp ứng. Việc cử binh này của Tào Tháo vừa để diễu võ dương oai, vừa nhằm đập tan từ trong trứng cuồng vọng nhòm ngó lãnh thổ của Lưu Bị. Điều này giống với các cuộc tập trận trên biển Hoàng Hải gần đây của Mỹ và một số cường quốc khác trước cuồng vọng lãnh hải của Trung Quốc.
Kết cục Quan Vũ đã bị quân Tào đánh cho tơi tả. Do hiểu được cuồng vọng của Lưu Bị và mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ nên Tào Tháo đã không cho quân truy tới cùng mà nhường chiến công truy sát Quan Vũ, anh hùng nổi tiếng một thời cho Lã Mông, Phan Chương. Đám Trương Chiêu của Tôn Quyền cuối cùng cũng hiểu rõ nước cờ “ thí tốt” của Lưu Bị nên mới khuyên mang thủ cấp Quan Vũ nộp Tào Tháo nhằm mục đích vu vạ cho Tào Tháo. Tháo biết tỏng âm mưu này nên đã cho làm đám tang cho Quan Vũ còn hậu hơn, đình đám hơn những tướng lĩnh của mình khi chết trận...
Tóm lại cử Quan Vũ xuất binh đánh Uyển Thành là một “dự án cấp nhà nước” đã được Lưu Bị “lập trình phê duyệt” sẵn; Tào Tháo là “nhà doanh nghiệp” lớn nên đã xúc tác, “đầu tư cổ phiếu” cho “ dự án” này sớm được triển khai...
Mối quan hệ “kết nghĩa vườn đào thề cùng sống chết” của 3 anh em Lưu, Quan, Trương được người Trung Quốc nhắc tới nhiều suốt gần 2000 năm qua như một thứ khuôn mẫu về tình nghĩa thuỷ chung, sống chết có nhau của những con người cùng chí hướng. Qua những gì diễn ra trong mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ, theo chủ Blog này, thứ tình nghĩa “anh anh, em em” này chỉ tinh khiết ở chốn vườn đào, hoặc khi họ còn chung với nhau ở chốn lều tranh, khi đang cùng nhau trên đường thiên lý, đỏ lửa gian truân. Mỗi khi kẻ đã là vua và người đã thành tôi thì xin chớ có mơ hồ, ai an phận nấy. Ai không biết yên chỗ của mình, lộn xộn vượt qua giới hạn thì chỉ có thể nói chuyện với nhau bằng mạng sống...
Qua thân phận của Quan Vũ, người em kết nghĩa của Lưu Bị, hậu thế thấy được cái ngọn cờ giả nhân giả nghĩa mà Lưu Bị giương lên đó không chỉ đã che mắt, mê dụ được khối người đương thời mà còn làm cho biết bao bậc thức giả Trung Hoa gần 2000 năm nay vẫn còn xúm vào xây đền, đúc tượng...
http://www.dcvonline.net/php/images/072006/Muoi-Dan.jpg
Qua vở “kinh” kịch Quan Vũ bị giết ở Uyển Thành, hậu thế nếu nghiên cứu kỹ sẽ có điều kiện hiểu sâu thêm các “đại gia” thời Tam Quốc đã kết nghĩa đồng minh, đã chơi với nhau và đánh lộn nhau như thế nào...
Chắc các con cháu hậu sinh của những ông Lưu, ông Tôn, ông Tào này cũng chẳng kém hơn về dã tâm, về mưu mô quỷ quyệt nhăm đạt cuồng vọng bá quyền, tranh giành lãnh thổ, đất đai, hải đảo…
                                    Phạm Viết Đào
                                      ( Nguồn: VietNamNet…)
------------------------------------------------------------------------------------------------------

10 QUỐC GIA NGHÈO NHẤT THẾ GIỚI, VIỆT NAM XẾP THỨ 11
Vùng Nam Sahara thuộc châu Phi được coi là vùng đất nghèo nhất thế giới. Sau đó là vùng Nam Á, vùng đất này có tới 90 % cư dân thuộc diện nghèo khổ. Đó là số liệu vừa được điều tra bởi Oxford University…
Trong 13 năm, theo báo cáo hàng năm của ONU, những chỉ số về mức sống nghèo khổ của con người được căn cứ trên 3 bình diện. Còn năm nay ONU đã căn cứ một cách tổng thể, nhiều mặt của đời sống để xác định chỉ số và mức sống được coi là nghèo khổ và quốc gia đang trong quá trình phát triển.
Theo các chỉ dẫn của Oxford University thì một quốc gia bị coi có mức sống nghèo khổ phải căn cứ vào các chỉ tiêu đáng chú ý sau đây: một nhà bếp có 1 toalet; thời gian đi lấy nước ăn mất không quá 30 phút đi bộ; sử dụng điện; trẻ con được đến trường học và các thành viên gia đình đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu ở mức tối thiểu…
Một gia đình được xếp vào diện nghèo khổ nếu không có đủ 30 % các chỉ số do Oxford University quy định. Huffington Post đã công bố 10 quốc gia được xếp vào diện nghèo khổ nhất thế giới:
10. Sierra Leone, quốc gia này có tới 81,5% dân chúng sống ở mức nghèo khổ;  53,4% số dân có mức sống 1,25 USD/ngày; và 52,3% số người không đủ nước sạch sinh hoạt….
9. Guinea có tới  82,4% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ, 54,2 % dân chúng mù chữ, 70 ,1 % dân chúng sống với mức sống 1,25 USD/ngày…

8.Liberia có tới 83,9% sống dưới mức nghèo khổ, không có điện sinh hoạt, 83,7 % dân số chịu mức sống 1,25 USD/ngày…
7. Cộng hòa Trung Phi có tới 86,4 % sống dưới mức nghèo khổ, 82 % sống không có điện.
6. Somalia là quốc gia có tới 81,2 % dân số sống dưới mức nghèo khổ, 70 % dân chúng không có nước sạch sinh hoạt…
5. Burundi là quốc gia 93,4 % dân chúng sống với mức sống 2 USD/ngày; trong đó 81,3 % có mức sống 1,25 USD/ngày…
4. Burkina Faso 35,4% không có đủ thức ăn,55,1 % không được đi học, 56,5 % số người có mức sống 1,25 USD/ngày…

3. Mali là quốc gia có tới 87,1 % sống dưới mức nghèo khổ; 51,4 % có mức ống 1,25 USD/ngày, 36,2 % dân chúng không có điện sinh hoạt.
2. Etopia là quốc gia có tới 90 % số dân nghèo khổ, 39 % số dân sống với mức 1,25 USD/ngày, 61,5 % dân chúng mù chữ.

1.Quốc gia nghèo nhất là Niger, 92,7 % dân chúng nghèo khổ; 89,5 % dân chúng không được chăm sóc y tế, 65,9 % dân chúng sống với mức sống 1,25 USD/ngày.

Sau đây là một sơ đồ khác đã xếp 15 quốc gia đứng đầu thế giới vì có tỷ lệ dân chúng nghèo khổ cao, Việt Nam xếp thứ 11 trong bảng tổng sắp này, có khoảng : 20 % dân chúng sống ở mức nghèo khổ; tức ở mức sống 1,25 USD/người/ngày...


saracie

                                                  Nguồn: The Economist
  ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MỜI ĐỌC THÊM CÁC BÀI DO PHẠM VIẾT ĐÀO VIẾT:
* Lưu Huyền Đức loại chính khách mặt sắt hay mặt dày tim đen
http://phamvietdaonv.wordpress.com/2009/10/01/l%C6%B0u-huy%E1%BB%81n-d%E1%BB%A9c-lo%E1%BA%A1i-chinh-khach-m%E1%BA%B7t-s%E1%BA%AFt-hay-m%E1%BA%B7t-day-tim-den/
* * Thừa tướng nhà Hán Gia Cát Lượng có thuộc loại chính khách thủ dâm chính trị
http://phamvietdaonv.wordpress.com/2009/09/27/th%E1%BB%ABa-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-nha-han-gia-cat-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-co-thu%E1%BB%99c-lo%E1%BA%A1i-chinh-khach-th%E1%BB%A7-dam-chinh-tr%E1%BB%8B/
Nguồn trích dẫn (0)

12 Bình luận

  1. Nhạn Nam Phi

    Nhạn Nam Phi

    03:42 20-08-2010
    - Comment nào cũng bị báo là "lỗi"!!!
    Lỗi
    • Không xử lý yêu cầu của bạn được.
    • thử lập lại mấy lần, cũng vẫn thấy báo là "lỗi. không xử lý yêu cầu cũ̉a bạn được. Vậy mà có đến 3 comment đã bị cái "lỗi-không xử lý..." post lên blog rồi...Quả là công ty yahoo...có những lập trình viên có "thiên tài ảo thuật" đầy sáng tạo để phục vụ cho khách hàng giởn chơi trên blog cho ...bớt thời giờ!
  2. Nhạn Nam Phi

    Nhạn Nam Phi

    03:27 20-08-2010
    - Tôn Quyền là anh hùng! Tào Tháo là gian hùng! Lưu Bị là điêu hùng! "Điêu" nầy là điêu ngoa xảo trá hèn hạ, treo bản hiệu "nhân từ" mà mở cửa tiệm buôn bán những "anh hùng-gian hùng- hào hùng-thư hùng v v.." mà xem họ như "hàng hóa" để đầu cơ trục lợi; Lưu Bị sử dụng luôn những món hàng như "vợ" là Tôn phu nhân, và "bồ nhí" là gái giả trai là Triệu Vân, và dùng luôn món hàng là "con" khi liệng đứa nhỏ xuống đất v v...Điêu Hùng loại nầy khủng khiếp nhất! là "lục thân bất nhận", ...đạt tới mức độ "khũng" nầy là phải gọi bằng "Hùng": Điêu Hùng! là "đểu"
  3. Nhạn Nam Phi

    Nhạn Nam Phi

    03:25 20-08-2010
    - Tôn Quyền là anh hùng! Tào Tháo là gian hùng! Lưu Bị là điêu hùng! "Điêu" nầy là điêu ngoa xảo trá hèn hạ, treo bản hiệu "nhân từ" mà mở cửa tiệm buôn bán những "anh hùng-gian hùng- hào hùng-thư hùng v v.." mà xem họ như "hàng hóa" để đầu cơ trục lợi; Lưu Bị sử dụng luôn những món hàng như "vợ" là Tôn phu nhân, và "bồ nhí" là gái giả trai là Triệu Vân, và dùng luôn món hàng là "con" khi liệng đứa nhỏ xuống đất v v...Điêu Hùng loại nầy khủng khiếp nhất! là "lục thân bất nhận", ...đạt tới mức độ "khũng" nầy là phải gọi bằng "Hùng": Điêu Hùng! là "đểu"
  4. Nhạn Nam Phi

    Nhạn Nam Phi

    03:23 20-08-2010
    - Tôn Quyền là anh hùng! Tào Tháo là gian hùng! Lưu Bị là điêu hùng! "Điêu" nầy là điêu ngoa xảo trá hèn hạ, treo bản hiệu "nhân từ" mà mở cửa tiệm buôn bán những "anh hùng-gian hùng- hào hùng-thư hùng v v.." mà xem họ như "hàng hóa" để đầu cơ trục lợi; Lưu Bị sử dụng luôn những món hàng như "vợ" là Tôn phu nhân, và "bồ nhí" là gái giả trai là Triệu Vân, và dùng luôn món hàng là "con" khi liệng đứa nhỏ xuống đất v v...Điêu Hùng loại nầy khủng khiếp nhất! là "lục thân bất nhận", ...đạt tới mức độ "khũng" nầy là phải gọi bằng "Hùng": Điêu Hùng! là "đểu"
  5. yeugaivatlyb1b2b3

    yeugaivatlyb1b2b3

    19:04 13-08-2010
    Theo em biết thì một số ý kiến cho rằng
    - Quan  Vũ không gặp và tha Tào Tháo ở Hoa Dung
    - Quan Vũ không gửi thư thách đấu Mã Siêu.
    Không biết ý kiến của bác thế nào ạ?
    Về mức sống, 1,25 đô la ở Mỹ thì chết đói, nhưng ở miền núi Việt Nam, bác có thể sống rất thỏa mái. Tính như thế thì không chuẩn đâu ạ. Cái bảng đó cũng chỉ nêu một số nước chính, chứ em biết còn nhiều nước có tỷ lệ người nghèo cao hơn nước mình lắm. Cái cột màu xanh đậm theo em thấy là khá gần với số liệu của chính phủ Việt Nam (15% người dân sống dưới mức nghèo khổ) Vào CIA Factbook thì thấy con số này tương đương với Hàn Quốc. Em đang ở Hàn Quốc và thấy điều này cũng hợp lý ạ.
    Các bác trình độ uyên thâm, lại gặp cả bác Trương Thái Du ở đây nữa. Em chỉ dám hóng hớt chút xíu thôi ạ!
  6. ng2hien

    ng2hien

    09:23 13-08-2010
    Chu choa. Bác Đào có nhầm không bác khio trích dẫn cho rằng Ofxford University là một tổ chức thuộc liên hiệp quốc?
  7. Truongthaidu

    Truongthaidu

    23:33 12-08-2010
    Bác nhầm lẫn Lưu, Quan, Trương trong văn học (Tam quốc diễn nghĩa) và chính sử (Tam quốc chí của Trần Thọ) rất nhiều. Tôi cũng đang xem Tam quốc 2010, 95 tập, chỉ thích thú những tập có Tào Tháo mà thôi.
  8. tennic321

    tennic321

    23:17 12-08-2010
  9. phamvietdao

    phamvietdao

    03:48 13-08-2010
    TRANG NÀY COPY BÀI CỦA MÌNH CHỨ MÌNH KHÔNG GỬI CHO HỌ !
    P.V.Đ
  10. Vietxnk

    Vietxnk

    22:01 12-08-2010
    Hồi trẻ chỉ đọc và xem phim Tam quốc diễn nghĩa để giải trí thôi, chả hiểu gì cả. Đọc xong bài viết này mới vỡ lẽ ra nhiều điều.

  11. internet_pc_mobile

    internet_pc_mobile

    20:31 12-08-2010
    Bác Đào không bị chết là một kỳ lạ.
  12. hungbach07

    hungbach07

    19:39 12-08-2010
    Bác Đào hài hước gớm !
    Giới lãnh đạo TQ bây giờ không cần học Lưu Bị . Mao-ít là quá đủ , xài vài đời nữa không hết .
  13. vnposh

    vnposh

    09:58 12-08-2010
    Trong phim Tân Tam Quốc diễn nghĩa năm 2010, các nhà làm phim Trung Quốc có những góc nhìn rất mới, trong đó có địa chiến lược cực kỳ quan trọng tại Kinh Tương 9 quận do Quan Vũ trấn thủ. Bản đồ thời Tam Quốc cũng cho thấy điều này.

    Vì vậy nói Lưu Bị hay Gia Cát Lượng hại Quan Vũ là điều không thể có. Dù Lưu Bị phải dựa vào tài năng Quan Vũ, ý kiến quân sư Gia Cát Lượng chưa đóng vai trò tuyệt đối trong chính sách của Lưu Bị, thì hai người đều hiểu rằng trấn thủ Kinh Tương phải là những người kiệt xuất. Tiếc rằng Quan Vũ quá kiêu ngạo không hiểu vấn đề chiến lược, phải chịu thất bại, hại thân.

    Về việc tại sao không cứu được Quan Vũ và Kinh Tương là có nguyên nhân của nó: Kinh Tương cách Thục và Hán Trung hàng vài nghìn dặm. Thời đó có dùng chiến kỵ cũng phải mất hàng chục ngày mới đưa quân đến nơi. Mà sự thật là do khoảng cách địa lý, Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã bó tay không cứu vãn nổi thất bại của Quan Vũ.

    Việt Nam và biển Đông cũng ở vị trí tương tự như Kinh Tương thời Tam Quốc. Lãnh đạo Việt Nam không kiêu ngạo như kiểu Quan Vũ, nhưng cũng không thể để mất địa chiến lược vào tay Trung Quốc được, chẳng "Bắc cự Tào Tháo" làm gì cho tang thương, chẳng "Đông hòa Tôn Quyền" làm gì cho mất lợi ích chính danh chính đáng, mà là win-win, đôi bên cùng có lợi.