Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Từ Thác Bản Giốc đến… Biển Đông

nguồn: http://nguyenhuuquy2.blogspot.com/

Từ Thác Bản Giốc đến… Biển Đông


Nguyễn Hữu Quý



Thác Bản Giốc
(Xem thêm:Bấm Hình ảnh Thác Bản Giốc và Trung Quốc bảo tồn cột mốc biên giới Việt - Trung)


Theo dõi tình hình thời sự trong nước mấy ngày gần đây, ta thấy có mấy điểm đáng chú ý sau:

- Ngày 17/4 chương trình Chào buổi sáng của VTV không dự báo thời tiết đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Ngày 19/4, trong bài Thảo luận hòa bình cho vấn đề biển Đông, báo Người Lao động đưa tin: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc về biên giới lãnh thổ Trương Chí Quân đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vào ngày 19-4 tại trụ sở Chính phủ. Theo đó bài báo cho biết:

Theo TTXVN, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm giữa hai đoàn đàm phán Trung Quốc và Việt Nam về biên giới lãnh thổ, trên cơ sở này cần tổ chức triển khai thực hiện một cách hiệu quả, thiết thực vì lợi ích của mỗi bên.

Việt Nam rất vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác Việt – Trung ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả, nhất là trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục đào tạo. Về vấn đề biên giới lãnh thổ, đối với biên giới trên bộ, hai bên cần thực sự có tiếng nói chung, cùng nhau nỗ lực sớm ký kết Hiệp định Tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân và Hiệp định Hợp tác, khai thác tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc.

 Về vấn đề biển Đông, theo TTXVN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên cùng nhau đàm phán, thảo luận hòa bình để tìm ra những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

- Ngày 19/4, TTXVN (Vietnam+) đưa tin: Việt - Trung sẽ sớm thỏa thuận khai thác Thác Bản Giốc; bài báo cho biết:


Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và người đồng nhiệm Trung Quốc Trương Chí Quân gặp nhau hôm qua bàn về hợp tác song phương, trong đó có kế hoạch khai thác du lịch Thác Bản Giốc.


Vậy, ba sự kiện trên có liên hệ gì với nhau?

Theo tôi, thông điệp mà những người lãnh đạo đất nước hiện nay muốn gửi đến toàn thể nhân dân VN là:

1. Việc VTV không dự báo thời tiết đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vừa là để thăm dò phản ứng của dư luận, đồng thời như báo hiệu sự nhượng bộ nhất định đối với TQ trong vấn đề HS, TS.

2. “… giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được”, mà TT Nguyễn Tấn Dũng đã nói trên, đồng nghĩa với việc “giữ nguyên hiện trạng và không làm phức tạp thêm tình hình” [tự tin lắm thì lãnh đạo VN sẽ làm được như vậy, bằng không thì… chưa biết điều gì xẩy ra; người VN có thể chỉ biết được khi kết quả đàm phán được chính báo giới TQ đăng mà thôi]; cũng có nghĩa là, vô hình dung công nhận sự có mặt (một cách hợp pháp) của TQ đối với HS và những đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép ở TS.

3. Việc hai bên VN - TQ đề nghị sớm thỏa thuận khai thác Thác Bản Giốc, như là một hướng mở làm “hình mẫu” cho các vấn đề trên Biển Đông (tất nhiên, người VN ta phải hiểu, trong lúc TQ chưa thể thực hiện kế hoạch “lưỡi bò” vì nhiều lý do khác nhau). Đưa địa danh Thác Bản Giốc ra bàn tính vào thời điểm này (đem “thắng lợi” của họ ở đất liền khi bàn về vấn đề trên biển); có vẻ như TQ vừa dương dương tự đắc và đồng thời hăm doạ, rằng Thác Bản Giốc “bọn tao” còn lấy được, huống chi là… TS (?!).

Như vậy, mặc dù việc đàm phán vấn đề Biển Đông chưa diễn ra, nhưng những người VN quan tâm đến chủ quyền của đất nước đối với HS, TS như đã phán đoán được rằng, sự nhượng bộ trước TQ là tư tưởng chủ đạo của lãnh đạo VN.

Chắc mọi người còn nhớ; dự án luật biển đã rục rịch cách đây gần 10 năm rồi, ngay từ đầu nhiệm kỳ quốc hội khóa X. Nhưng vẫn chưa được thông qua vì “nhạy cảm”; Quốc hội khoá XII đã hết nhiệm kỳ; Quốc hội khoá XIII thì chưa tới; Liệu Quốc hội có vai trò gì trong việc đàm phán về vấn đề Biển Đông lần này?

20.4.2011
------------------
*****

6 nhận xét:


phivu56 nói...
Chắc rồi cũng chẳng đi tới đâu vì...sợ
Nặc danh nói...
XIN CÁC NGƯỜI Dưới ngàn vạn mồ mả ở Nghĩa trang Trường Sơn Dưới khe suối vực sâu của biên cương phía Bắc Dưới Quảng Trị, dưới Trường Sa, dưới Ngã ba Đồng Lộc Chúng tôi xin các người hãy tôn thờ Tổ quốc Việt Nam. Xin các người hãy nhắc Hoàng Sa, Trường Sa trong những bản tin Xin các người hãy giữ tên Anh hùng Lê Đình Chinh trong sử sách Xin các người đừng xu nịnh nữa bọn láng giềng phương Bắc Xin các người hãy xứng danh với hào khí cha ông. Xin các người đừng để sông Hồng nước chảy đổi hai màu Như thác Bản Giốc từ lâu bị "cắt đôi lấm lẹm" Xin đừng để Vịnh Hạ Long, kì quan tự hào Đất Việt Rồi sẽ mất dần những hòn đảo thân quen. Khi các người cố tình quên Hoàng Sa, Trường Sa Khi các người gọi chiến thuyền thù là "tàu lạ" Là khi chúng tôi những nắm xương tàn nhức nhối Nước mắt đâu còn để khóc với non sông. BIỂN ĐEN.
Nặc danh nói...
Cam on chu nha da co nhung phan tich va nhan dinh rat hay va sau sac .Doc bai cua Bac ma dang mieng , dau long ,nhung ke cam quyen cam tam luon tron Dai Han,con nhan dan Viet Nam thi sao ?
Đại Việt ta nói...
Bác quý nói đúng. Có lẽ lãnh đạo VN sẽ nhượng bộ và sự thật đã nhượng bộ. Không chừng VN sẽ trở thành một tỉnh của TQ trong tương lai không xa.
Nặc danh nói...
hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đang gặp khó khăn, trung quốc mở hầu bao tặng 10 tỉ USD cho việt Nam do đó chính phủ Việt Nam sẽ tặng trung quốc 2 quần đảo hoàng sa và trường sa
Nặc danh nói...
Đến thời điểm 2011 này có thể khẳng định Họ đã quay về thời kỳ của Lê Chiêu Thống , Mạc Đăng Dung rồi.

Đăng một Nhận xét

Cảm ơn Bạn đã ghé thăm và xem bài!
Hãy chia sẻ với mọi người ý kiến của Bạn, cùng làm sáng tỏ thêm vấn đề nêu trên. Chủ blog rất hân hạnh được khách ghé thăm và tranh luận với tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Nếu không có tài khoản, Bạn vẫn có thể nhận xét, bằng cách Chọn hồ sơ là Tên/URL: Gõ tên Bạn, bỏ qua URL.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét