Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

NHỮNG Ý KIẾN ĐÁNG SUY NGẪM CỦA TƯỚNG LƯU Á CHÂU TRUNG QUỐC:


NHỮNG Ý KIẾN ĐÁNG SUY NGẪM CỦA TƯỚNG LƯU Á CHÂU TRUNG QUỐC:

Đăng ngày: 01:38 15-08-2010
Thư mục: Thế sự 24/24
“… Nếu một hệ thống không cho người dân được thở không khí tự do và phát huy sức sáng tạo đến mức cao nhất, nếu hệ thống ấy không lựa chọn được những người tốt nhất làm đại diện cho chế độ và nhân dân để đưa vào các vị trí lãnh đạo, hệ thống ấy sẽ đi đến diệt vong…”*   – Đó là ý kiến của Trung tướng không quân Liu Yazhou – Lưu Á Châu, 53 tuổi, hiện là Chính ủy của Học Viện Quốc phòng Trung quốc.
LIỆU ĐÂY CÓ PHẢI LÀ LOẠI Ý KIẾN THUỘC DIỆN NGOÀI LUỒNG HAY CHÍNH NGẠCH ?


Trên báo Phoenix (Phượng hoàng), tiếng Anh, xuất bản ở Hồng Kông sáng 12-8, xuất hiện bài luận văn của Trung tướng Lưu, được nhà báo John Garnaut giới thiệu, với đầu đề khá hấp dẫn «Quản trị theo mô hình Mỹ hay là chết».
Quả thật đây là một bài báo rất đáng đọc kỹ và đáng suy ngẫm, đối chiếu với tình hình nước Việt Nam ta, với mối quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ đang là những vấn đề bàn luận nóng hổi, khi gần đến Đại hội XI của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tướng Lưu có những suy nghĩ độc đáo, mạnh dạn, ngoài luồng của tư duy chính thống của đảng CS Trung quốc, đi ngược với đường lối cả đối nội và đối ngoại của Nhà nước Trung hoa, nói ngược với cơ quan tuyên huấn, với Nhân dân Nhật báo Bắc kinh, với Tân Hoa Xã.
Xin trích những ý tưởng nổi bật của tướng Lưu trong bài viết:
«… nếu một hệ thống không cho người dân được thở không khí tự do và phát huy sức sáng tạo đến mức cao nhất, nếu hệ thống ấy không lựa chọn được những người tốt nhất làm đại diện cho chế độ và nhân dân để đưa vào các vị trí lãnh đạo, hệ thống ấy sẽ đi đến diệt vong ».
« … bí quyết thành công của Hoa Kỳ không nằm ở phố Wall hay ở thung lũng Silicon mà nằm ở hệ thống luật pháp tồn tại lâu đời và ở hệ thống chính trị gắn liền với nó ».
« … hệ thống của Hoa Kỳ được thiết kế bởi những thiên tài, và giúp cho những người ngu ngốc cũng có thể vận hành được ».
« …một hệ thống tồi khiến một người tốt cũng hành xử tồi, trong khi một hệ thống tốt sẽ khiến ngay cả một người tồi cũng có thể hành xử rất tốt ».
« … Dân chủ là điều cấp thiết nhất; không có dân chủ không thể có sự trỗi dậy bền vững ».
Về con đường Trung quốc phát triển đi lên đạt dân giàu nước mạnh, tướng Lưu khẳng định:
« …một quốc gia chỉ chăm chú nhìn vào sức mạnh của đồng tiền của mình, đó chỉ là một quốc gia chậm tiến và ngu dốt.
Điều chúng ta có thể đặt lòng tin là sức mạnh của sự thật.
Sự thật là kiến thức. Kiến thức là sức mạnh ».

Tướng Lưu kết luận:
« … Trong 10 năm tới, ở Trung quốc, một sự chuyển đổi từ chính trị của vũ lực, chính trị của cường quyền sang dân chủ là điều không thể tránh khỏi ».
« … Liên Xô sụp đổ là vì cải cách chính trị tiến hành quá muộn, chứ không phải vì cải cách chính trị quá mức ».
Trong khi lãnh đạo đảng CS Trung quốc tập trung vào hướng độc chiếm Biển Đông nhằm khai thác tài nguyên dầu mỏ to lớn tại đó thì tướng Lưu khuyến cáo rằng hãy chuyển hẳn sang hướng lục địa phía Tây, nơi có những nguồn tài nguyên đa dạng dồi dào hơn nhiều.
Điều khá lạ lùng là tại sao một luận văn trái chiều, ngược chiều đến vậy viết từ lục địa lại được xuất hiện, được tán phát ra ngoài, được Google dịch ngay và tán phát ra hàng mấy chục thứ tiếng, chỉ sau vài giờ sau khi xuất hiện ở Hồng kông. Sau tờ Phoenix, tờ báo the Age của Úc cũng đưa ngay bài này với nhiều lời bình. Trung Quốc lục địa vốn thực hiện biện pháp kiểm duyệt rất nghiệt ngã, tinh vi.
Điều lạ hơn nữa là ông Lưu Á Châu là một Trung tướng thuộc quân chủng Không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung quốc, là một chính ủy, từ phó chính ủy quân chủng Không quân, vừa lên chức Chính ủy Ðại học Quốc phòng, một cơ sở trọng yếu của quốc gia, lò rèn luyện hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cao cấp cho toàn quân. Nhiệm vụ hàng đầu của chính ủy học viện là quán triệt đường lối chính trị hiện hành của đảng. Vậy mà sao ông Lưu lại có thể tự do viết và gửi bài ra ngoài, với nội dung phóng khoáng, với những ý tưởng mạnh mẽ như những phương châm, những khẳng định chân lý đặc sắc đến vậy?
Và đằng sau ông là ai? Là những ai?
Chúng ta hãy chờ xem phản ứng của nhà đương quyền Bắc Kinh, của ban tuyên huấn đảng CS Trung quốc, của các học giả chính thống rất đông đảo ăn lương nhà nước Trung Hoa, của Nhân dân Nhật báo, của Tân Hoa xã… xem họ sẽ phản biện ra sao đây?
Tìm hiểu tiểu sử của tướng họ Lưu, được biết cha ông là một sỹ quan cao cấp rất có uy tín, bố vợ ông là cố Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm – Li Xiannian, nhiều khóa là Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung ương đảng CS, một lãnh đạo có tiếng là khắc kỷ – nghiêm khắc trong cuộc sống riêng. Tướng Lưu viết báo từ 4 năm nay, với tư duy sâu sắc, ý tưởng độc đáo và mạnh mẽ, có luận chứng vững. Ông dám bênh vực cuộc nổi dậy của sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn hè 1998...
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung Quốc 'xin đừng vội kiêu' (  BBC )

Bên cạnh các bài khá mạnh mẽ công kích Hoa Kỳ hoặc răn đe một liên minh của các nước quanh Biển Đông, hiện cũng có các ý kiến tại Trung Quốc cho rằng nước này cần nhìn lại mình khiêm tốn hơn.
Phản ứng bất ngờ của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì trước cách tiếp cận đa phương của Hoa Kỳ và Asean về Biển Đông tại Hội nghị ARF ở Hà Nội vừa qua cho thấy chính giới Trung Quốc ít chuyển hóa nhận thức so với diễn biến khu vực.
Trung Quốc lâu nay chỉ muốn nêu ra các vấn đề khu vực trong bối cảnh song phương, ví dụ như về Biển Đông thì muốn trao đổi trực tiếp với Việt Nam hoặc Philippines, tránh quốc tế hóa chủ đề này.
Về kinh tế, trong cơn sốt mua sắm, chính phủ và các tập đoàn được nhà nước hỗ trợ liên tục bành trướng ra bên ngoài, đầu tư vào nhiều lĩnh vực.
Bắc Kinh cũng tỏ ra thẳng tay khi hành xử với các công ty nước ngoài vào làm ăn, dù trong ngành khai khoáng hay công nghệ thông tin.
Quan hệ đối ngoại của chính quyền Trung Quốc những năm qua được xây dựng trên quan điểm tự tin rằng thế mạnh vươn lên của TQ là điều thế giới phải tính đến và chấp nhận.
Nhiều bài báo trên các trang Hoàn Cầu hoặc đài Phượng Hoàng gần đây nêu Bấm quan điểm cứng rắn đối với Việt Nam.
Thói kiêu ngạo này có gốc rễ trong nhận thức của chúng ta về mình
Diệp Hải Lâm
Nhưng cũng có những ý kiến khác.
Báo Trung Quốc, tờ International International Herald Leader vốn có quan hệ chặt với Tân Hoa Xã vừa chạy một loạt bài cảnh báo tính tự kiêu của Trung Quốc.
BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số đoạn trích:
Diệp Hải Lâm, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc cảnh báo về hiện tượng ông cho là Trung Quốc 'nhận thức sai về chính mình':
"Trung Quốc đang hiểu sai thế giới, và quan trọng hơn là hiểu sai chính mình. Việc hiểu sai này có lý do từ thái độ hết sức kiêu ngạo của Trung Quốc ngày nay. Thói kiêu ngạo này có gốc rễ trong nhận thức của chúng ta về mình, rằng chúng ta là 'có một không hai' sau 30 năm khai phóng, phát triển mạnh mẽ. Một cách vô thức, người Trung Quốc chúng ta đã biến sự tự tin vào tăng trưởng kinh tế thành sự tự lừa dối mù quáng."
Ông Diệp cũng chỉ ra rằng "Sự trỗi dậy của Trung Quốc chẳng phải là điều gì độc đáo trong lịch sử thế giới. Nhưng dù ít có bằng chứng về sự có một không hai, người Trung Quốc chúng ta đã tạo ra nó, và đó là 'sự kiêu ngạo có một không hai', rằng không nước nào trên thế giới sánh bằng."
Ông Dương Nhuệ nói người Trung Quốc chưa có tư cách công dân của một quốc gia vĩ đại
Dương Nhuệ, người dẫn chương trình có tiếng của đài CCTV9 thì chia sẻ ý kiến như sau:
"Kinh tế Trung Quốc lớn nhưng không mạnh, giới tinh anh Trung Quốc thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu đạo đức và ý thức pháp luật. Ngày nay, Trung Quốc đang tự say mê với văn hóa của mình, tự lừa dối về kinh tế và tự cao về chính trị của mình."
Phê phán cả dân tộc Trung Hoa từ trên xuống dưới, ông Dương viết:
"Cả tầng lớp trên và dân chúng bên dưới trong đất nước này đều thiếu sự diễm lệ và tư thế mà đáng ra họ phải có với tư cách các công dân của một quốc gia vĩ đại."
Đỗ Bình, phân tích gia cho đài Phượng Hoàng ở Hong Kong thì nói "bất cứ phê phán nào từ Phương Tây đều chạm vào nọc bất bình ở Trung Quốc. Đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, thái độ của chúng ta là phản ứng quá mức, và việc coi (phê phán) là tế nhị đến từ chỗ chúng ta thiếu sự tự tin bên trong. Vì trong nội tâm chúng ta dễ tổn thương nên không thể đáp trả mạnh mẽ mà không tỏ ra hung hăng."
Trương Di Vũ, nhà bình luận thời sự nổi tiếng thì viết:
"Trung Quốc cần bỏ cảm giác tự tê tái về giai đoạn lịch sử đau khổ trong thế kỷ 20, vì nay chúng ta đã vươn tới một chân trời mới. Chúng ta có nhiều cơ hội để giành lại giá trị của mình trong tăng trưởng nhanh và định hình lại bản sắc dân tộc theo cách cân bằng hơn."
Nguồn trích dẫn (0)

6 Bình luận

  1. gailaphudu

    gailaphudu

    00:16 23-03-2011
    Thật sự,Trung Quốc hiện nay đã khác so với 30 năm về trước.Tuy nhiên nhuwgx gì mà Trung Quốc đang làm là để tiến tới làm bá chủ thế giới giông như Hoa Kì đã làm.và bây giờ TQ đang thực sự nổi lên như một siêu cường quốc.các vấn đề về biển Đông,đất liền TQ đều tham gia một cách nhiệt tình.không bỏ qua cơ hội nào,TQ đang là mối lo ngại lớn nhất cho khu vực,thế giới.Đối với Việt Nam,TQ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để từng bước đưa nước ta rơi vào tình trạng không thể kiểm soát.Xây dập thủy điện,xây nhà máy điện hạt nhân giáp biên giới và khoảng cách trunng tâm đầu não của ta tính bằng km.Như vậy có thể coi TQ đâng từng bước tiến tới mục tiêu của họ.Những gì mà họ đưa lên báo chí,truyên thông thực chất chỉ là lừa bịp.Họ nghĩ rằng chúng ta sẽ hiểu theo cách mà họ đặt ra cho chúng ta.Đó có thể là một cái bẫy,một cái bẫy không hề dễ dàng nhìn hấy nếu không tỉnh táo.chúng ta có thể khiêm nhường trước những hành đọng của họ là một điều đáng quý bởi nếu như chúng ta khuất tất điều gì thì rất có thể kết quả không như thế này.vì thế cần cảnh giác truocs mọi hành đọng khiêu khích từ phía TQ.Tất nhiên đó không phải là chúng ta sợ họ mà bời vì chúng ta muốn hòa bình và phát triển.sau đó,có thể chúng ta đủ thực lực để làm những điều nguocsj lại so với kịch bản mà TQ đang cố tình đưa ra tại thời điểm này.
  2. vaanjo

    vaanjo

    14:09 16-11-2010
    Đừng Nghe những gì Họ nói,hãy Nhìn thật kỹ những gì họ làm. Họ = Trung kưở,quốc
  3. den dau73

    den dau73

    23:37 15-08-2010
    không hể  tin lời được mấy  này được họ đang là công cụ của TQ để ru ngủ đối phương, Họ rất giỏi trong việc này, tôi còn nhớ khi nhậm chức Ông Hồ Cẩm Đào Tổng bí thư và kiêm luôn chủ tịch nước nói rằng TQ phát triển theo mô hình chủ nghĩa xã hội hài hòa, nhưng đối với Việt nam họ đâu có hài hòa.Thậm trí với cả Đông nam Á họ phát triển thủy điện một cách dày đặc, làm cạn kiệt nguồn nước và thay đổi hệ sinh thái của các nước  hạ du.
    Vì vậy không thể tin người TQ được, chúng ta phải tự cứu mình trước và không thể trông chờ vào bất cứ ai.

  4. puot

    puot

    23:34 15-08-2010
     Trung quốc ngày nay đang bị thế giới văn minh tẩy chay bởi từ những thứ rất nhỏ như : sữa bẩn, đồ chơi độc hại, hàng hóa nhái, chất lượng thấp.
     Uy tín của họ làm sao có thể giữ được khi họ chỉ tập trung vào ăn cắp các thành quả của thế giới ? họ đã lún sâu vào trò ăn cắp đó rồi nên khó có thể quay về làm tốt được bất kỳ cái gì ngay từ đầu.
     Đó là chưa nói đến chuyện độc tài, man di trong cách hành xử chính trị đối với chính dân tộc của họ. Mạng sống, nhân quyền của dân họ chỉ là chuyện vớ vẩn, bịt miệng, giết chết bằng xe tăng nếu trái ý - đó là cách hành xử của những kẻ độc tài, tội phạm của nhân loại. Họ sẽ bị lịch sử ghi dấu và đưa ra xét xử kể cả trăm năm nữa, Xtalin là một ví dụ.
  5. internet_pc_mobile

    internet_pc_mobile

    18:15 15-08-2010
    Hội cán bộ tự tuyển hội viên của mình, tự lựa chọn bố trí hội viên chủ chốt. Việc này chỉ phù hợp trong thời chiến. Nếu không nhờ nhân dân lựa chọn thì chất lượng hội viên sẽ ngày càng kém, đến một lúc không thể làm gì được nữa thì tổn hại lắm.
  6. binhthuongthoi

    binhthuongthoi

    17:00 15-08-2010
    Bác Đào ạ!, khi Trung Quốc đang bị thế giới nghi hoạc và tẩy chay, họ đã dựa vào những cái phao để giải cứu chính mình thôi. Họ đã từng nói rất hay nhưng họ luôn làm ngược lại, họ khoác áo cà sa nhưng lại chuyên đi ăn cướp. Chúng ta sẽ chờ xem họ dở chiêu gì nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét