Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Tin thứ Ba, 13-08-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Khánh Hòa: Trao học bổng Vừ A Dính cho 4 học sinh từ Trường Sa trở về (LĐ).  – Con trai Chủ tịch đảo Trường Sa xuất viện (VNN).
H5Đồng khai thác Biển Đông : Âm mưu độc chiếm của Trung Quốc (RFI).  – Một Trung Quốc vụng về? So sánh sự biện ngôn của một Trung Quốc đang trỗi dậy với thực tế của luật biển quốc tế (NCBĐ). – Hỏa lực miệng TQ lộ ý đồ với COC trên Biển Đông (ĐV). Những công trình trái phép của Trung Quốc trên Trường Sa của Việt Nam đang thể hiện rõ ý đồ muốn phong tỏa Biển Đông và cắm chốt trên đường lưỡi bò phi pháp =>
Philippines quyết định gia tăng hợp tác quân sự với Hoa Kỳ (RFA).  - Manila muốn Mỹ đưa thêm nhiều phương tiện quân sự đến Philippines (RFI). – Philippines muốn dùng vũ khí Mỹ để bảo vệ lãnh hải (VNE).    – Mỹ- Philippines đàm phán Hiệp định khung về quân sự (VOV).  – Biển Đông: Philippines “vừa đấm vừa xoa” Trung Quốc? (VnM).  – Nghị sĩ Philipines chỉ trích: Mỹ “tham lợi, quên bạn” (ANTĐ).
- ASEAN – Chìa khóa cho an ninh tại châu Á (Tin tức). – Cơ hội cho Trung Quốc và ASEAN (vietbao.vn).
- Bất hòa Trung-Nhật lên đến đỉnh điểm (KT). - Hải chiến Trung – Nhật: Một cuộc giao tranh giả định (DT).  – Nhật lập vòng cung phòng thủ tập thể khiến Trung Quốc bất an (ANTĐ). – Cuộc chiến Đông Bắc Á: Trung-Nhật “xuất chiêu”, Mỹ-Nga đứng nhìn (Tin mới).
- Ấn Độ liên tiếp phô diễn sức mạnh quân sự (VnMedia). – Ấn Độ trình diện hàng không mẫu hạm đầu tiên (RFI). - Ấn Ðộ ra mắt hàng không mẫu hạm chế tạo trong nước (VOA).
- Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam–Hoa Kỳ: Biển Đông, kinh tế và nhân quyền (EAF/ TCPT).
- Nguyễn Phương Uyên trước phiên tòa sơ thẩm 16/5/2013 (Nguyễn Tường Thụy). – Trước phiên tòa phúc thẩm Phương Uyên – Nguyên Kha: CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ NGÀY 16/08/2013?Chúng ta hãy dành tặng một ngày làm việc cho hai em. Chúng ta hãy rời khỏi máy tính, tạm dừng công việc, trở về 116 Long An để đứng cạnh các em. Đó mới là hành động thiết thực nhất để bày tỏ tình cảm của mình. Tất nhiên, việc đến và lặng im theo dõi, lặng im ủng hộ không có bất cứ một rủi ro nào xảy đến. Chỉ có lợi cho chúng ta và đặc biệt là có tác dụng rất hữu ích cho hai em“.
Nữ tù nhân chính trị bị phân biệt đối xử (RFA). – Mời xem lại: Nhà tù VN vi phạm nhân quyền nghiêm trọng (Chúa cứu thế).
- Nghị định 72 (BBC). Báo Economist: “Đây là một bằng chứng nữa, nếu cần có bằng chứng, rằng chính phủ Việt Nam đang có đường hướng tai hại, khác hẳn với các nước khác trong vùng như Miến Điện, Malaysia và thậm chí nước láng giềng Campuchia“. – Bản dịch bài trên báo Economist: Việt Nam và Internet: Đàn Áp Không Khoan Nhượng (DTD). Bản thân những người ra nghị định 72 đã không hiểu gì về internet. Internet là “International Computer Network”, đó là mạng lưới không chỉ kết nối tất cả các máy tính trong một quốc gia, mà còn kết nối với quốc tế.
Hoặc là hủy bỏ nghị định 72, hoặc là Việt Nam tự cô lập mình bằng cách mở intranet hay nation-net, thay vì internet, để chỉ những người trong một công ty liên lạc với nhau, hay người dân trong nước liên lạc với nhau, không cho họ liên lạc với người ngoài nước, cũng như đuổi hết tất cả những người chủ của các công ty nước ngoài đang làm việc ở VN ra khỏi nước, vì họ không thể làm việc được nếu không cho họ liên lạc với thế giới bên ngoài.  Mấy ông lãnh đạo bàn về toàn cầu hóa, đa phương hóa mà ra cái nghị định thì thành … nội địa hóa. – Kiểm duyệt Internet ở Việt Nam: Bước lùi với một chính phủ đang tìm cách hội nhập (China Post/ DTD). – Mời xem lại: Nghị định 72 và liên hệ với Hoa Kỳ (Người Việt).
H3<= Blogger Phương Dung, Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn và đại diện của ICJ. – Mạng lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc với Ủy ban Luật gia Quốc tế  (Tuyên bố 258). – Phỏng vấn blogger Nguyễn Anh Tuấn: Mạng lưới blogger Việt Nam tiếp tục vận động quốc tế (RFI).
- Nguyễn Đình Hà – Tường trình buổi làm việc với công an về việc gặp gỡ ĐSQ Thụy Điển trao bản Tuyên bố 258 (Dân Luận). “Lý do tôi tới ĐSQ, được mời như thế nào, tới đó với ai, vào lúc nào, ra lúc nào,…  Đến ĐSQ thì làm những việc gì, nội dung ra sao, cụ thể của các nội dung ấy thế nào,…  Liên quan đến bản Tuyên bố 258: sao anh biết về nó, nội dung của nó đại khái là gì, ai là người đề xướng, có bao nhiêu người ký, anh biết ai ký,… Tại sao lại trao tuyên bố 258 cho ĐSQ Thụy Điển  – Bản Tuyên bố 258 đã được gửi đến đâu, với mục đích gì, dự định đưa bản tuyên bố đó đến đâu nữa,… ĐSQ Thụy Điển sau khi nhận bản tuyên bố đó có ý kiến gì không. Khi ra về, ĐSQ có trao cái gì không“. Sao không triệu tập những người ở các ĐSQ mà các blogger này đã gặp tới làm việc luôn vì họ là “người có quyền và nghĩa vụ liên quan”?
- Đoan Trang: Hãy biết quyền của mình (1): Chụp ảnh công an   – ĐỌC LẠI BÀI VIẾT CŨ CỦA Người Buôn Gió (Bùi Hằng).
- Đại diện UB Ðối ngoại Hạ viện Mỹ đến Việt Nam tìm hiểu thực trạng nhân quyền (VOA). “Chuyến đi được thực hiện giữa lúc Việt-Mỹ thương lượng về Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, giữa lúc Hoa Kỳ tuyên bố nghiêm túc xem xét việc bỏ cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam với một số điều kiện nhất định bao gồm cải thiện nhân quyền, và giữa những lời đề nghị đưa tên Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC“. - Ông Nguyễn Bắc Truyển gặp đại diện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ (RFA). – Cựu tù Nguyễn Bắc Truyển gặp viên chức Hạ Viện Mỹ (Người Việt).
- Kiêu binh thời nào cũng có! (Người Việt). “Lực lượng công an CSVN được tin cậy và nuông chiều như lực lượng trấn áp nhân dân của chế độ, nên họ trở thành đám kiêu binh, hống hách, giết người không gớm tay. Trên những bản tin trong nước, từ Hà Nội, Hà Giang, Hưng Yên đến Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Dương… ở đâu cũng có chuyện công an đánh chết người, mà công lý luôn luôn đứng về phía… đảng. Dân chủ ngày nay dưới chính thể cộng sản có nghĩa là ‘mày là dân mà chúng tao là chủ!’… “.
- Hội thảo bàn về cải cách ở Việt Nam (BBC). “Tin cho hay nhà báo, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng, một trong những diễn giả được mời tại hội thảo năm nay, đã không thể đến Singapore dự hội thảo như dự kiến. Được biết, trước chuyến đi bốn ngày, cơ quan an ninh đã ‘phát tín hiệu về việc ông không nên đi’.”
- Lộ trình xây dựng xã hội dân chủ cho Việt Nam (Phạm Văn Điệp).- Trang Dân Luận bình luận: “Tác giả bài viết không nói rõ ai sẽ là người thực hiện lộ trình này. Người dân Việt Nam đã không còn hy vọng vào khả năng tự thay đổi của Đảng CSVN, những bài viết kiểu “thời cơ vàng của Đảng ta” ngày càng hiếm. Tổ chức chính trị nào ngoài Đảng CSVN có khả năng thúc đẩy lộ trình này đây?” – Sven Hansen – Mùa xuân mầu hồng của Hà Nội (Dân Luận). – Tình nguyện Nô lệ hay chọn lựa Tự do (Book Hunter Club/ Dân Luận). – Xích Tử – Sơ kết 100 năm câu chuyện về nhân dân Việt Nam (Dân Luận).
- Vũ Thư Hiên – Trần Độ, người của sự thật (vài kỷ niệm vặt với Trần Độ) (Dân Luận). “Trong bức thư cuối cùng Trần Độ gửi cho tôi trước khi mất, anh dặn: ‘Giai đoạn chuẩn bị cho sự chuyển đổi chế độ có thể kéo dài. Việc hàng ngày của ta, không được quên, là nâng cao dân trí. Dân trí được nâng cao bao nhiêu thì sự chuyển đổi sẽ thuận lợi bấy nhiêu. Thời cơ đến, việc mới thành. Chuẩn bị tốt thì thành tốt’.” – TRẦN ĐỘ – Nhật ký Rồng Rắn – Phần 7 (Bùi Văn Bồng).
- Trung Cộng và Đảng sẽ Sụp đổ vào Năm 2016, Truyền thông Hồng Kông nói (ĐKN). “Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ qua ba giai đoạn, trong ba năm tới, và triều đại của nó sẽ chấm dứt vào năm 2016, theo Hồng Kông Frontline, một tạp chí chuyên mục về chính trị Trung Quốc“. – Lưu Hiểu Ba: Phong cảnh tinh thần thời hậu toàn trị (3) (pro&contra). – Mời xem lại:  Phần 1   –   Phần 2
H6- Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng : Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam (RFI). “… vấn đề đa đảng đó là chủ trương của đảng Cộng sản thôi. Cho đến bây giờ tôi hỏi các luật sư và luật gia – bản thân tôi cũng là luật gia – thì tôi thấy là chưa có văn bản pháp lý nào cấm việc đa nguyên đa đảng cả. Mà theo nguyên tắc luật pháp, không cấm là người dân có quyền thực hiện“. Mà người dân thực hiện thì lại tìm cách “xử lý” là vi phạm pháp luật.
Trong lúc chưa có điều kiện bàn tiếp về chủ đề “bỏ đảng” như đã hẹn với độc giả, xin mời trở lại những lời bình liên quan trong điểm tin ngày 3/5/2013. Trích:
“… Như vài lời bình luận ngày 27/4 mà chúng tôi đã khơi gợi về lực lượng “đối lập” ở ngay trong lòng ĐCSVN, cùng những biến chuyển trong 1-2 năm tới, nếu không có những “nhân nhượng”, họ sẽ phải đối mặt với những bước đi tiếp theo, mang tính “hiệp đồng” giữa lực lượng đối lập trong đảng với đông đảo các tầng lớp quần chúng, các tổ chức tôn giáo.
Có thể sẽ là những cuộc vận động (1) từ bỏ ĐCSVN của các cựu đảng viên quan chức các cấp, (2) hoặc những đòi hỏi tách đảng, hay (3thành lập một nhóm “Cải tổ” từ ngay trong lòng ĐCSVN – tiền thân của một chính đảng mới, v.v.. mà họ khó hình dung nổi. Những đòi hỏi và xu thế này có thế mạnh là đã có được “bàn đạp” từ cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp vừa qua, được tập hợp-gắn kết, được khích lệ qua rất nhiều thông tin trên mạng tự do, cho họ thêm kiến thức và quyết tâm. Cũng dựa vào làn sóng dân chủ vừa qua, cùng bản chất cuộc vận động sắp tới, ĐCSVN khó có cớ để đàn áp hơn. Ngoài ra, từ ngay trong hàng ngũ những đảng viên, công chức đang làm việc, trong đó đặc biệt là các nhà báo, đã có những biến chuyển tích cực, họ chính là một lực lượng vừa ngấm ngầm ủng hộ phong trào dân chủ, vừa ít  nhiều có những động thái góp phần thay đổi tình hình…”
- BÀN THÊM VỀ MỘT “KHẢ NĂNG HÒA HỢP HÒA GIẢI” (TNM).
Hồ sơ Dân oan Tuần 18 (Chúa cứu thế).  – Những tiếng kêu từ vùng giải tỏa – đền bù Lăng Cô, Huế (RFA). – NÔNG THÔN, NHỮNG DỰ ÁN “MA” ! (TNM). – RUỘNG BỎ HOANG VÌ GIÁ LEO THANG (Bùi Văn Bồng). – Sẽ chất vấn các Bộ trưởng về khiếu nại đất đai kéo dài (TBNH).
- Quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng vũ khí của cảnh sát vũ trang (LĐ). “Việc nổ súng trấn áp – đặc biệt trong các trường hợp bạo loạn, biểu tình… – chỉ được phép khi được lệnh của Bộ trưởng và Thứ trưởng thường trực Bộ Công an”.  – Cảnh sát cơ động có cần trang bị máy bay, tàu thủy? (VnEco).  – Củng cố lực lượng Cảnh sát cơ động (CP).  – Chủ tịch QH: Tên gọi ‘cảnh sát cơ động’ hay và quen (VNN).
- Công an Hà Nội ‘xử’ thanh thiếu niên đầu trọc, xăm trổ (Zing). – Facebooker Nguyen Hoang Linh: “Câu này có vẻ khó hiểu: ‘Theo đó, các đội CSGT sẽ tập trung xử lý số thanh thiếu niên (người ngổ ngáo, đầu trọc, xăm trổ) điều khiển xe máy, xe máy điện vi phạm các lỗi như…’. Nếu câu đó có nghĩa là trong số những người đi xe phạm lỗi mà CA chỉ chú trọng vào những phần tử ngố ngáo, thì đấy có phải là sự phân biệt đối xử hay không?” Vậy là lực lượng hành pháp có quyền làm trái luật và khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” mà người ta kêu gọi lâu nay chỉ dành cho người dân?
- Chất vấn Bộ trưởng Tư pháp, TN-MT tại Thường vụ Quốc hội (DT). – Câu chuyện cũ: xin lùi thời hạn trình dự án luật, pháp lệnh (ĐBND).
- Tp.HCM muốn tách 13 quận thành chính quyền riêng biệt (VnEco).  -  Chính quyền đô thị: Giống mô hình công ty mẹ – con (KP). Đa số dân đồng ý bỏ HĐND huyện, quận, phường (VNN).
- ‘Thủy thủ’ đủ can đảm bắt ‘cá mập’ tham nhũng? (VNN). “Đặt niềm tin vào 7 đoàn tuần này sẽ lên đường tới khắp các địa phương kiểm tra tham nhũng, nhiều độc giả cũng lo lắng, bắt được ‘cá mập’ tham nhũng đã khó, quan trọng là xử lý con cá đó như thế nào“.  – Dành cho “Đồng chí x”: Một đòn chết bảy (Làng Xitrum).
- Phạm Chí Dũng: Thủ tướng Dũng có cứu vãn được kinh tế Việt Nam? (VOA).
- Vỡ đập ở Vĩnh Phúc: Tiền tỉ trôi theo dòng nước (LĐ).
- Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa cũng treo ngà voi (NLĐ).

- Cường Thịnh – “Ưu tiên” kiểu gì vậy? (Dân Luận) (có độc giả bình: “Đất nước cũng như một gia đình, phải chi tiêu thật “tằn tiện” mới mong có ngày giàu có. Thật là bất công khi thu nhập của một nông dân làm lúa ở Nam Bộ chỉ gần 500.000đ một tháng, mà thu nhập của một sĩ quan công an trung cấp lại lên đến hàng chục triệu đồng một tháng. Các khoản tiền lương và phụ cấp trên chắc chắn chủ yếu được lấy từ tiền đóng thuế của toàn dân, mà phần đa là những người nghèo, thậm chí rất nghèo.”
Không chỉ công an,quân đội, những ai biên chế ở các cơ quan đảng cũng hưởng thêm… 60% lương.
Dân nghèo vì thế, nước mạt cũng vì thế
Người ta làm cũng chỉ đẻ nuôi 1 bộ máy chính quyền, đàng này, tui làm nuôi những… 3 bộ máy: chính quyền, đảng rồi đoàn thể.
Có chết không chứ?
).

- Tài xế “tố” CSGT “ăn bẩn“: Lương tâm tôi cắn rứt! (KT).
- Khốn đốn bởi dự án rùa (NLĐ).
- Bộ trưởng Đỉa (RFA’s blog). “Nguyễn Thị Kim Tiến là điển hình của một ‘Bộ trưởng Đỉa’. Những câu nói ‘máu me’ của bà không phải một mà là nhiều lần… Câu tuyên bố máu me tiếp theo: ‘Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật’. Đỉa không có mắt và tai để nghe và thấy việc chúng làm. Chúng chỉ có miệng nhưng không phải để nói mà là để hút máu“.
- THÀNH CÔNG VÀ NỖI ĐAU CỦA CHỊ NGUYỆT (QĐND).  – Vụ nhân bản xét nghiệm: cần bảo vệ người tố cáo (TT).  – Hành trình đưa ra ánh sáng bê bối trả kết quả xét nghiệm giả (VNE).  – Khi sức chịu đựng vượt quá giới hạn (TQ). – HỎI TRỜI CÓ MẮT HAY KHÔNG? (Đặng Huy Văn). Trời nào có mắt hả ông? “Hỏi trời có mắt hay không?/ Sao để đất nước ra nông nỗi này/ Kẻ gian cưỡi cổ người ngay/ Lưu manh, dối trá từng ngày phất lên/ Đồng tiền mua cả chức quyền/ Có chức quyền ắt bạc tiền tăng theo…”
- Trần Quang Hạ – Thử tìm nguyên nhân căn bệnh vô cảm (Dân Luận). “Gặp người hoạn nạn không giúp đỡ, thấy chuyện sai trái không bất bình, nghe điều nghịch lý không phẫn nộ. Sự tê liệt phản ứng như thế gọi là vô cảm“.

H4<= Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg giả làm tài xế taxi chở khách đi quanh thành phố Oslo.Thủ tướng Na Uy giả làm tài xế taxi (VOA). – Thủ tướng Na Uy giả làm lái xe taxi (Hiệu Minh). “Chính khách xứ Việt muốn biết dân nghĩ gì về các ổng, nên giả làm thợ cắt tóc, bán chè chén hay viết blog, đọc facebook.  Đảm bảo nghe xong, các vị từ chức luôn“. - “GẦN DÂN” (Nguyễn Quang Vinh).
- Minh Diện: HẬU SỰ CỦA NGÔI BIỆT THỰ (Bùi Văn Bồng). “ Trong ‘Tuyên ngôn cộng sản’ ngày 21-2-1848 có đoạn: ‘Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới!’ Ông Bộ tham gia cách mạng năm 17 tuổi với hai bàn tay trắng. Sau giải phóng miền Nam, ông được  hàng ngàn lạng vàng . Ông không mất gì, nhưng nhân dân ta đổ quá nhiều xương máu!

Đài TQ nói về ‘nhập khẩu’ phụ nữ Việt (BBC). “Cái giá để cưới một cô dâu Việt Nam là rẻ mạt đối với đàn ông Trung Quốc so với cưới một cô dâu cùng quốc tịch, kênh này nhận định“.  – Video: Chinese men importing Vietnamese wives – China Price Watch (BonTVChina). Lưu ý: video này nằm trong mục “GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG” của đài BON TV, Trung Quốc. Chúng đã xem phụ nữ Việt Nam là hàng hóa ở Trung Quốc nên đã đưa vào mục “Consumer Corner”. – Trung Quốc gia tăng “NHẬP KHẨU” PHỤ NỮ VIỆT NAM !? (Bùi Văn Bồng).
- Tan tành “Giấc mơ Mỹ” (PT).  “Trước việc các ngân hàng Thụy Sĩ và Ðức đang gặp áp lực từ Washington để gây khó khăn trong việc nhận tiền ký gửi và đe dọa phải công bố tài sản từ đạo luật Foreign Account Tax Compliance Act (Fatca), nay ngày càng có nhiều người trong số khoảng 6 triệu công dân Mỹ sống ở nước ngoài tính đến việc từ bỏ quốc tịch“.
- Wikipedia không chấp nhận kiểm duyệt’ (BBC). “Đồng sáng lập trang báck khoa toàn thư mở Wikipedia, ông Jimmy Wales tuyên bố ông thà không có trang Wikipedia tại Trung Quốc còn hơn phải tuân thủ bất kỳ hình thức kiểm duyệt nào, tạp chí The Wall Street Journal tường thuật“.
Một Hồng vệ binh khơi lại vết thương của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (RFI). “Điều đau đớn nhất đó là ông Trương, khi đó vẫn còn là một thiếu niên, đã tố mẹ đẻ của mình phê bình Mao Trạch Đông. Hậu quả là các đồng đội của con trai, những Hồng vệ binh hừng hực tinh thần cách mạng, đã kéo tới nhà bắt bà đi. Bà bị hành quyết 2 tháng sau đó“. – Mời xem lại bài viết về chuyện ông Thái Doãn Tiên, đã bị cháu mình đấu tố ra sao: Nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu: CHA ƠI! (Tễu).
- Mẹ thương gia Anh bị giết ở TQ lên tiếng (BBC). - Vụ Bạc Hy Lai: Mẹ của Neil Heywood đòi bồi thường (RFI).   – Gia đình Neil Heywood đòi Cốc Khai Lai bồi thường hơn 8 triệu USD (TT). – Chu Vĩnh Khang bị “sờ gáy” (NLĐ). – Ông Tập Cận Bình quyết đánh cả “hổ” về hưu (KT).
- Cộng sản Trung Quốc phổ biến nỗi lo sợ diệt vong (Chúa cứu thế).
Hối lộ ngành dược ‘chuyện thường ở TQ’ (BBC).
Hai miền Triều Tiên tiếp tục hội đàm về Kaesong (RFI). – Phía sau tấm Huân chương Sao Vàng tặng Kim Nhật Thành (Cầu Nhật Tân).
- Phe đối lập Campuchia bác bỏ kết quả bầu cử (VOA). – Campuchia công bố kết quả bầu cử (NLĐ). – Đảng của ông Hun Sen ‘thắng cử’ (BBC). - Ủy ban Bầu cử xác nhận Đảng của Thủ tướng Hun Sen thắng cử (RFI).
- Cuba hậu cộng sản (Phần cuối) (Phạm Vũ Lửa Hạ). – Mời xem lại: Cuba hậu cộng sản (Phần 1)
1- Một tin đáng quan tâm (tối qua đã điểm tin tương tự trên Dân trí): Snowden tiết lộ ‘bão mặt trời’ sẽ giết chết hàng trăm triệu người (TP).  Chuyện này không chóng thì chầy cũng sẽ xảy ra, dưới nhiều mức độ khác nhau. Cả thế giới văn minh đang quá lệ thuộc vào công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, là thứ rất dễ bị tổn thương với tác động kiểu “bão mặt trời”. Đó cũng là mặt trái của khoa học công nghệ. Phải chăng dự đoán năm ngoái về thảm họa diệt vong giờ mới xảy ra? Không biết 200 nhà vật lý đang tham gia cuộc gặp gỡ hoành tráng ở Quy Nhơn có lo sớm trở về thu xếp việc riêng không ta? Mời xem lại một trong những bài “phản phản biện” của BS, với một khả năng khác – “tự diệt vong”, không phải từ vũ trụ nhưng lại có điểm tương đồng liên quan mặt trái của công nghệ: 1593. Marx đã đúng: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết!  – Thế nhưng trang Kiến thức thì đưa tin này nhưng cho là tin đồn thất thiệt“Bão Mặt trời” giết hàng triệu người vào tháng tới?

- Cột mốc chủ quyền nơi đầu sóng: Kỳ 2: Công trình của trí tuệ và lòng tâm huyết (QĐND/PT).
- Sắm máy bay cho cảnh sát truy bắt tội phạm (PLTP) (thế thì khác gì quân đội nhỉ....)
- Vụ “Cảnh sát môi trường có lạm quyền?”: Công an bảo sai, UBND tỉnh khẳng định đúng (LĐ).
KINH TẾ
- “Gột” những “vạt bùn” nợ xấu (CT).
- Ngân hàng lớn nhỏ đua nhau giảm lương (DT).  – Nợ có khả năng mất vốn của ACB tăng gấp rưỡi (VOV).   – Rao bán sổ tiết kiệm trên mạng (VNE).
- Cơ hội lớn cho bất động sản (NLĐ).  – Hà Nội: Chủ đầu tư “ồ ạt” hạ giá căn hộ, chung cư (DĐDN).  – Lấy đất xây trường học, Hà Nội phải “hoàn tiền”? (VnM).
- Mua bán cổ phiếu OTC đìu hiu (TBKTSG).
- Doanh nghiệp xăng dầu lãi khá trong quí 2 (TBKTSG).
- Giá thép bắt đầu tăng theo giá điện (TBKTSG).
- Nhiều ngành sản xuất giảm sản lượng vì khó tiêu thụ sản phẩm (ĐBND).
2<- Giá lúa gạo hạ nhiệt (TBKTSG).
- Hai đại gia về bột mì kiện nhau vì …. “bụi tre” (DĐDN).
- Mua cá bằng… nước bọt (NLĐ).
- Cần kiểm soát chất lượng sữa chặt chẽ hơn (ĐBND).   – “Bắt tay” hợp tác loại sản phẩm sữa kém chất lượng (TTXVN).
- Kinh tế Trung Quốc 5 năm sau khi nổ ra khủng hoảng tài chính (TQ).
Mỹ muốn cạnh tranh với Châu Âu về thương mại ở châu Phi (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 58) (Nhật Tuấn).
- Trần Mạnh Hảo: Sơn Nam – vạt Lục Bình Nam bộ (Bà Đầm Xòe).
- Giếng thơ Nguyễn Nguyên Bẩy (Trần Nhương).
- Ðông đảo đồng hương cùng ‘Trở Về’ với nữ sĩ Bích Huyền (Người Việt).
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận (RFA).
- Huỳnh Văn Úc: Lại xin làm con hến (Trần Nhương).
- 5 NĂM TRƯỚC, HÀ NỘI ĐÃ QUAY LƯNG VỚI “NÉT ĐẸP XƯA” CỦA XỨ ĐOÀI (Tễu).
3
- Nếu không có Luật Di sản văn hóa thì không thể có nhiều di sản thế giới như bây giờ! (VH).
- Đăng ký cổ vật để bảo vệ và quản lý cổ vật  (ĐBND).  Bình gốm vớt từ tàu đắm tại Cù Lao Chàm =>
- Nghệ thuật lao đao thời bão giá (TQ).
- Phim truyền hình dành cho thiếu nhi: Yếu vì nhiều… cái thiếu (VH).
- Bộ phim lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ: Cho cũng không đắt (TT).
- Múa đương đại không phải… múa đại! (TT).
- “Đi về không điểm đến”: Sách mới về chân dung nghệ sỹ (VOV).
- KHÓ HIỂU KHÁN GIẢ ĐIỆN ẢNH: Công chúng cần gì ? (NLĐ).
- Tuyển sinh chuyên ngành nghệ thuật truyền thống: Miễn, giảm học phí vẫn chưa đủ kích cầu (VH).
- Chàng trai trẻ Picasso (Phan Ba).
Ngôi sao nhạc pop Mỹ Eydie Gorme qua đời (VOA).
Thái Lan dành giải vô địch cầu lông từ Trung Quốc (RFA).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trường công lập chất lượng cao: Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương: Không được lấy tiền thuế người nghèo đầu tư cho người giàu (ĐV).
- Phỏng vấn ông ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội): “Tôi ủng hộ việc không chấm điểm học sinh lớp 1″ (VOV).
- Hà Nội nỗ lực xóa bệnh thành tích và gian lận thi cử (TTXVN).
- Những “nốt cao” trên thang điểm chuẩn (LĐ).  – Trường ĐH “vênh” 2 loại điểm chuẩn (GD&TĐ).
4<- Bà mẹ trẻ người Cơtu đỗ thủ khoa đại học (VnMedia).
- Nhiều hiệu trưởng ở Hà Nội từ chức (VNE).
- Bộ GD-ĐT giữ nguyên quan điểm xử lý văn bằng thạc sỹ ĐH Quốc gia Hà Nội (DT).
- ĐH Hùng Vương (TP.HCM): Yêu cầu đảm bảo quyền lợi chính đáng cho sinh viên (TT).
- Hai người thầy (NLĐ).
Sắp chế ra vắc xin phòng bệnh sốt rét ? (RFI).

- BA SAI LẦM TRONG HỌC TẬP (FB Phạm Hiển).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tàu lạ tấn công, bắn chết một ngư dân (TN). – Thanh Hóa chỉ đạo xử lý vụ hỗn chiến trên sông (VOV).
- Sức khỏe cháu bé suýt bị chôn sống đã ổn định (NLĐ).  – ĐBSCL khó tìm bác sĩ (NLĐ).  – Kon Tum rà soát việc cấp trùng hàng nghìn thẻ bảo hiểm y tế (VOV).
- Mất điện diện rộng, người Hà Nội đổ ra đường tránh nóng (VTC).  – Điều tra nguyên nhân vụ cháy trạm biến áp 110 kV Nghĩa Đô (DV).
- Quảng Ngãi: “Người rừng” năn nỉ về thăm lại rừng vì nhớ (DV).  – Cần tôn trọng ý nguyện cha con ông Thanh? (SGTT).  – Hai cha con “người rừng” gây nhiều xúc động  (ĐCV). – Làm CMND cho cha con “người rừng” (KP).  – Sẽ xây nhà cho cha con “người rừng” (PLTP).    – ‘Người rừng’ đã có… bạn thân (Zing).  – Giúp “người rừng” hòa nhập hay trả họ về rừng? (VOV).
- Kỳ tích chàng trai mù hằng ngày bơi xuồng, lội sông bắt cá (LĐ).
- Hà Nội: Rơi khỏi “cầu khỉ”, bị nước cuốn mất xác (DT).
5- Giận chồng, lên cầu ném con 3 tuổi xuống sông (VnMedia).
- Xem thường sự cố hóa chất (NLĐ). Nhân viên Công ty TNHH Cứu hộ – Cứu nạn Đại Minh trong một lần xử lý sự cố tràn dầu trên sông Sài Gòn =>
- Nồi cháo TTH thứ 22. (11/08/2013) (Thành).
- Những con tàu đe doạ mạng sống con người: Đùa với thuỷ thần do thói quen “xuề xoà”! (LĐ).
- Trà bẩn “vươn vòi”, trà sạch vạ lây (LĐ). – Tìm mua sữa? (Người Việt).
- Nạo vét sông Đồng Nai sẽ gây bức xúc lớn (NLĐ).  – Đầm Nha Phu đang suy kiệt (NLĐ).
- Gặp nữ chủ nhân sex shop ở Bắc Kinh (BBC).
- Cứu ngư dân Trung Quốc trôi dạt trên biển: Vượt qua “lời nguyền” của biển (LĐ).
Bão Utor làm ít nhất 1 người chết và 23 người mất tích (RFI). – Siêu bão Utor có khả năng gây mưa lớn cho miền Bắc (VNE).  – Siêu bão Utor tàn phá Philippines (NLĐ).
Núi lửa phun trào ở Indonesia, hàng trăm người phải sơ tán (VOA).

- HÉ LỘ ĐƯỜNG DÂY MÔI GIỚI “XIN-CHO” SƠ SINH – BÀI 1: “Chiêu bài”… mang bầu giả! (PLTP).
QUỐC TẾ
- Biểu tình tiếp diễn tại Ai Cập bất chấp đe dọa giải tán của chính phủ (VOA).  - Phe ủng hộ Morsi bám trụ bất chấp cảnh sát đe dọa tấn công (RFI).
Israel dự định xây thêm khu định cư tại Đông Jerusalem, Bờ Tây (VOA). – EU cảnh báo Israel phá hỏng đàm phán với Palestine (TTXVN).   - Châu Âu ủng hộ hòa đàm Israel-Palestine (VOA). – Israel vừa xoa vừa đánh (NLĐ).  – Đạo diễn Mỹ trong vở kịch Trung Đông (ĐBND).
6<- Phe nổi dậy đánh tới tận “chân” Assad (VnMedia). – Chỉ huy trưởng phiến quân Syria thị sát chiến trường trên quê Assad (GDVN).
Cảnh sát bảo vệ đền thờ Hồi Giáo tại Sri Lanka (VOA). – Đám đông Phật giáo tấn công đền thờ (BBC).
- Pakistan triệu đại diện Ấn Độ về vụ tấn công ở biên giới (TTXVN).
Ngoại trưởng Mỹ đến Colombia thảo luận về mậu dịch, an ninh (VOA).
- Snowden – Đào ngũ hay phản bội? (NLĐ). - Cha của Snowden sẽ sang Nga thăm con (RFI). – Obama tuyên bố “thành công kết hợp” sau khi hủy bỏ Hội nghị thượng đỉnh cùng Putin (ĐKN).
Mỹ cải tổ việc kết án buôn ma túy (VOA).
Các nhà lập pháp Mỹ chỉ trích Nga về vụ Snowden (VOA).
- Nghi phạm chiến tranh chết trước khi hầu tòa (NLĐ).
- Hoàng tử Hà Lan qua đời sau vụ tai nạn trượt tuyết (TTXVN).

* RFA: + Sáng 12-08-2013; + Tối 12-08-2013
* RFI: 12-08-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 12/08/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 12/08/2013; + Cải cách hành chính – 12/08/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 12/08/2013; + Thời sự 12h – 12/08/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 12/08/2013; + Tài chính tiêu dùng – 12/08/2013 ; + Cuộc sống thường ngày – 12/08/2013; + Cảnh báo tình trạng vỡ nợ vì tín dụng đen – 12/08/2013 ; + Xử lý cán bô lấn chiếm rừng phòng hộ – 12/08/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 12/08/2013; + Thời sự 19h – 12/08/2013.

Trung Quốc gia tăng "NHẬP KHẨU" PHỤ NỮ VIỆT NAM !?

            BVB - Theo “quan niệm thức thời” mới nhất về đa dạng hóa thị trường, Trung Quốc đang coi phụ nữ Việt Nam là thứ “hàng hóa”. Điều này không những xúc phạm Việt Nam, miệt thị có chủ đích, mà còn bộc lộ mối “thông thương đặc biệt” Việt-Trung, tuy không phải đường "xuất -nhập khẩu" chính ngạch.. Mới đây trong mục ‘Góc người tiêu dùng’ trên  kênh truyền hình tiếng Anh ở Trung Quốc (BON), vừa có phóng sự về thực trạng và quan niệm này.
Theo BON, hiện nay Trung Quốc có đến 11 triệu đàn ông chưa lấy vợ trong độ tuổi từ 30 đến 39. Những người thuộc dạng này được xã hội Trung Quốc gọi là ‘độc thân ế ẩm’ (leftover singles). Do sức ép từ gia đình phải lấy vợ, những người đàn ông 'ế ẩm' này phải ra nước ngoài để tìm cô dâu, đặc biệt là ở Việt Nam, Đài BON nhấn mạnh. Lý do Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu cô dâu được đàn ông Trung Quốc ưa chuộng là vì ở đây ‘cứ 3 đàn ông thì có đến 5 phụ nữ’, theo phóng sự.
"Chỉ cần bỏ số tiền mua vài chiếc Iphone là có thể mua được cô dâu Việt. Các nhà môi giới này thậm chí còn cung cấp dịch vụ hậu mãi phòng khi cô dâu bỏ trốn. Quá hời."
Đàn ông Trung Quốc khó lấy vợ ở quê nhà do chi phí đắt đỏ. chi phí để cưới vợ ở Trung Quốc có thể lên đến hơn 300.000 Mỹ kim, tức gần 6 tỷ đồng Việt Nam, trong khi để cưới một cô dâu Việt thông qua môi giới, đàn ông Trung Quốc chỉ cần bỏ ra chưa tới 5.000 Mỹ kim, tức khoảng 100 triệu đồng. Một số cư dân mạng Trung Quốc mỉa mai về điều này, phóng sự của BON dẫn.
Chi phí để cưới một cô dâu Việt – bao gồm tiền đám cưới, tiền trả cho nhà gái và lệ phí nộp cho nhà môi giới – tất cả cộng lại vẫn quá rẻ. Trước đám cưới, chú rể Trung Quốc sẽ trả cho nhà gái khoảng vài trăm đô la. Còn tiệc cưới ở Việt Nam chỉ tốn khoản 2.000 đô la. Đám cưới xong, chú rể được phép đưa cô dâu về Trung Quốc.
Một công dân mạng bình luận: “Tôi nghe nói nhiều gia đình ở Việt Nam chỉ đòi có 100 đô la. Mặc dù vậy, 100 đô đã là một số tiền lớn đối với họ.”Cái giá để cưới một cô dâu Việt Nam là rẻ mạt đối với đàn ông Trung Quốc so với cưới một cô dâu cùng quốc tịch, kênh này nhận định. “Đám cưới ở Việt Nam trên thực tế cũng giống như ở Trung Quốc. Khác biệt duy nhất là mức sống ở Việt Nam thấp hơn, còn ở Trung Quốc con gái chỉ đòi nhà đòi xe”. Những cô dâu được các nhà môi giới chọn chỉ trong độ tuổi từ 18 đến 25. Phóng sự của Đài BON, tức Blue Ocean Network, cũng cho rằng phụ nữ Việt giúp đàn ông Trung Quốc tìm lại giá trị của bản thân.
Theo đài BBC tiếng Việt: Phóng sự có độ dài 4’30" với tựa đề ‘Đàn ông Trung Quốc nhập khẩu cô dâu Việt Nam’ được phát vào thứ Sáu ngày 9/8 trong chương trình ‘Góc người tiêu dùng’ của kênh BON, tự nhận là kênh tiếng Anh tư nhân đầu tiên ở Trung Quốc. Tuy nhiên, lý do chính là ‘chênh lệnh giá quá lớn’ giữa cô dâu Việt Nam và cô dâu Trung Quốc.
Phóng sự giới thiệu trường hợp một người thợ hồ ở Trùng Khánh, thành phố lớn nhất ở miền Tây Trung Quốc, vốn đang làm passport để sang Việt Nam tìm vợ.
Người đàn ông không rõ tên họ này cho biết anh ta không đủ tiền để cưới vợ ở các thành phố lớn của Trung Quốc vì anh ta đến từ nông thôn.
Chỉ riêng tại thành phố Long Nham, tỉnh Phúc Kiến, trong những năm vừa qua đã tiếp nhận trên 2.000 cô dâu Việt, phóng sự cho biết.
Các nhà môi giới dạng này nhan nhản ở trên mạng và ngoài thị trường. Phần nhiều các cô dâu Việt này một chữ tiếng Hoa bẻ đôi cũng không biết.
Cũng theo BON, tỷ lệ cô dâu Việt bỏ trốn lên đến 25%. Những cô dâu nào vẫn gắn bó với chồng thì phải ở cùng chồng ở Trung Quốc ít nhất 5 năm thì mới được xem xét quyền cư trú lâu dài, còn không hàng năm phải đi xin lại thị thực.
Nhiều người dùng Internet thì nhận ra rằng các cuộc hôn nhân xuyên biên giới này thực chất là hành động ‘buôn người’.
Rõ ràng cái ‘làn sóng Nam tiến’ của đàn ông Trung Quốc đi tìm mua “bạn đời” theo kiểu “thương mại hóa” nay đang phát triển những đường dây buôn người. Một người nhận định: “Hôn nhân là phải có tình yêu. Hai vợ chồng sẽ phải ăn đời ở kiếp với nhau. Đằng này là sự kết hợp không có tình yêu giữa những người thậm chí còn không nói chuyện được với nhau”.
Chưa thấy giới chức Việt Nam có phản ứng gì về phóng sự nhìn nhận các cô dâu như hàng hóa này.
C.M.G

Một Trung Quốc vụng về? So sánh sự biện ngôn của một Trung Quốc đang trỗi dậy với thực tế của luật biển quốc tế

Email In PDF.
Bài viết này nghiên cứu câu hỏi của Medeiros đối với một bộ quy tắc cụ thể về luật quốc tế, có tên là luật biển quốc tế. Chính xác hơn, bài báo nghiên cứu những biện ngôn của Trung Quốc về các vấn đề luật biển trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động chính thức và thực tiễn của luật biển, và đánh giá liệu Trung Quốc có chấp nhận các quy tắc hiện hành hay đang tìm cách thay đổi các quy tắc ấy.



I. DẪN NHẬP


Kể từ sau cuộc Cách mạng Văn hóa ở những năm 1970 và sự chấm dứt triều đại Mao Trạch Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC hoặc Trung Quốc) đã đạt được những tiến bộ trong hiểu biết về pháp luật cả trong nước và quốc tế[1]. Trong bối cảnh trong nước, Trung Quốc đã bắt đầu cải thiện các đạo luật và quy định, các cơ quan thực thi pháp luật, và hệ thống tư pháp[2]. Những bước tiến đã bị chệch hướng vì những sai lầm từng thời kỳ đưa đến những lời chỉ trích từ các tổ chức bên ngoài bao gồm các tổ chức nhân quyền quốc tế[3] và các tổ chức chính phủ nước ngoài[4], về những thiếu sót tiếp tục hoặc kéo dài các trong cách tiếp cận của Trung Quốc với pháp luật. Mặc dù vậy, so với các khái niệm pháp lý của kỷ nguyên Mao về “pháp trị” hoặc “nhân trị”[5], chế độ chuyên quyền Trung Quốc gần đây đã có một số bước tiến tích cực hướng đến kỳ vọng của các quan sát viên, rằng một ngày nào đó bộ máy nhà nước của Trung Quốc có thể phản ánh một hệ thống “pháp quyền” thực sự[6]. Tuy nhiên, mối quan ngại vẫn còn tồn tại. Người ta chưa đồng tình rằng liệu các lãnh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận cải cách luật pháp trong nước để mang lại cho Trung Quốc một hệ thống pháp luật gần hơn với một mô hình tự do.
Trong suốt ba thập niên qua, Trung Quốc đã có một số hiểu biết tiến bộ về luật pháp quốc tế và đã chấp nhận trật tự pháp lý quốc tế hiện hành. Các quan sát viên không còn đọc hoặc nghe thấy các chuyên gia pháp lý chính thống của Trung Quốc sử dụng các cụm từ bêu xấu, nặng mùi chủ nghĩa Mác như “luật quốc tế tư sản”[7]. Thay vào đó, các học giả Trung Quốc hiện đại công nhận tầm quan trọng của mọi quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, “ [đang] hiểu và [đang] tuân theo các quy tắc của cộng đồng quốc tế[8]”. Có lẽ quan trọng hơn cả, là việc các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu có các phát biểu tiến bộ hơn về luật quốc tế[9].
Tháng 10 năm 2006, Ủy ban pháp lý của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã có một cuộc họp thảo luận về chủ đề pháp quyền. Tại buổi họp đó, ông Đoàn Khiết Long (Duan Jielong), Vụ trưởng Vụ Điều ước và Luật pháp thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã đọc một bài phát biểu về quan điểm của Trung Quốc đối với luật pháp quốc tế, trong đó ông đã trình bày một số ý rất quan trọng về chủ đề nàỵ[10]. Đầu tiên, ông Đoàn nói rằng Chính phủ Trung Quốc “rất coi trọng các quy tắc của luật pháp quốc tế và đưa quy tắc này vào thực tế”[11]. Sau đó, ông đảm bảo với đại biểu quốc tế rằng Chính phủ Trung Quốc “trung thành thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo điều ước quốc tế”[12]. Tiếp đến, ông nói rằng Chính phủ Trung Quốc “nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế[13]”, và rằng “Các công ước quốc tế và các nguyên tắc của pháp luật tập quán quốc tế, cũng như các quyết định ràng buộc được Hội đồng Bảo an thông qua phải được chấp hành nghiêm chỉnh” bởi tất cả các quốc gia[14]. Đối với việc giải thích công ước quốc tế, ông Đoàn cho biết rằng “sự áp dụng thống nhất luật pháp quốc tế phải được đảm bảo” và rằng việc áp dụng thống nhất đó là “thiết yếu đối với pháp quyền ở cấp quốc tế”[15]. Việc đảm bảo này cho thấy Trung Quốc đã có một bước ngoặt trong sự hiểu biết luật pháp quốc tế và chấp nhận trật tự luật pháp quốc tế hiện hành.
Tuy nhiên, có một nghi vấn mà thế giới phải lưu ý, là liệu những đảm bảo tích cực của các quan chức Trung Quốc như ông Đoàn có thể hiện sự chấp nhận pháp luật quốc tế và trật tự quốc tế thực sự, hay lời đảm bảo như vậy chỉ đơn thuần là biện ngôn. Đây là câu hỏi chính của bài viết này, và vấn đề này sẽ được xem xét kỹ qua lăng kính luật pháp quốc tế.
Về bản chất, luật quốc tế có thể tạo ra những thách thức trên nhiều phương diện trong việc đánh giá liệu một quốc gia cụ thể nào đó có chấp nhận trật tự luật pháp quốc tế hiện hành hay không. Một trong những điều phức tạp thường xuất phát từ sự đa dạng của nguồn luật cấu thành luật quốc tế. Nguồn của luật quốc tế không đơn lẻ, mà nó được cấu thành bởi điều ước, tập quán luật, án lệ và học thuyết[16]. Hơn nữa, luật quốc tế điều chỉnh một phạm vi rộng lớn các hoạt động giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế, bao gồm nhưng không giới hạn, thương mại quốc tế, xung đột vũ trang quốc tế, nhân quyền, và bảo vệ môi trường. Do vậy, bất kỳ đánh giá nào về sự chấp nhận của một quốc gia đối với luật quốc tế không thể kết luận bằng vài nét chấm phá sơ sài hay chỉ nêu lên những nét đặc trưng chung. Bên cạnh đó, một sự phức tạp khác bắt nguồn từ thực tế khách quan rằng một quốc gia cụ thể, như Trung Quốc chẳng hạn, có thể đồng ý chấp nhận một số bộ quy tắc của luật pháp quốc tế nhưng đồng thời có thể có cách tiếp cận khác đối với các bộ quy tắc khác.
Nhìn chung, Trung Quốc đã nêu rõ ý định sẽ vận hành trong hệ thống quốc tế hiện hữu. Ví dụ, trong một bản báo cáo năm 2007, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói rõ rằng Trung Quốc sẽ “có những động thái khiến trật tự thế giới công bằng và hợp lẽ hơn”, điều này ngầm xác nhận rằng Trung Quốc sẽ hành xử trong khuôn khổ trật tự pháp lý quốc tế hiện hữu[17]. Tương tự, cũng vào năm 2007, Thứ trưởng Ngoại Giao Thẩm Quốc Phóng cũng phát biểu rằng:
Trung Quốc sẽ gia tăng khả năng quyết định nghị trình và khả năng sử dụng luật pháp thông qua việc đóng vai trò thực chất hơn trong các cuộc tham vấn và soạn thảo các quy tắc quốc tế. Thậm chí quốc gia này sẽ thể hiện nhiều sáng kiến hơn trong việc tham gia quan hệ quốc tế và xây dựng hệ thống đa phương[18].
Vì vậy, thế giới có thể thấy Trung Quốc đang hành xử trong khuôn khổ một vài bộ quy tắc cụ thể của trật tự pháp lý quốc tế, ví dụ như các bộ quy tắc điều chỉnh thương mại quốc tế[19].
Điều này không nhất thiết có nghĩa là Trung Quốc đã chấp nhận tất cả các bộ quy tắc trong toàn bộ hệ thống luật quốc tế. Theo tài liệu nghiên cứu chuyên sâu vào năm 2009 về “Cách ứng xử quốc tế của Trung Quốc”, chuyên gia về Trung Quốc và hiện nay là quan chức Nhà Trắng, TS. Evan S. Medeiros đánh giá rằng “có nhiều trường hợp cho thấy Trung Quốc đã dần dần chấp nhận luật quốc tế hơn là phản đối và sau đó cố gắng thay đổi (và thành công).”[20] Nhìn về tương lai, ông kết luận rằng Trung Quốc đang “tập trung hơn nữa vào việc hành xử trong khuôn khổ luật pháp, và quy định của thể chế hiện hành nhằm tích lũy sức mạnh và ảnh hưởng thay vì chống đối và cố gắng điều chỉnh chúng.[21]” Tuy nhiên, suy cho cùng, Medeiros nhận ra rằng Trung Quốc không hẳn đã chấp nhận tất cả bộ quy tắc của luật quốc tế và rằng các ý định thực sự của họ đối với một số bộ quy tắc vẫn còn mù mờ[22]. Medeiros chốt lại ngắn gọn ở câu hỏi cuối cùng như thế này: “liệu Trung Quốc có thực sự chấp nhận các luật lệ hiện hữu hay lại đang tìm cách viết lại các luật này?”[23]
Bài viết này nghiên cứu câu hỏi của Medeiros đối với một bộ quy tắc cụ thể về luật quốc tế, có tên là luật biển quốc tế. Chính xác hơn, bài báo nghiên cứu những biện ngôn của Trung Quốc[24] về các vấn đề luật biển trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động chính thức và thực tiễn của luật biển, và đánh giá liệu Trung Quốc có chấp nhận các quy tắc hiện hành hay đang tìm cách thay đổi các quy tắc ấy. Phần II của bài viết xác định một số thực tế căn bản của luật biển có thể giúp định hình phần còn lại của bài viết. Phần III cân nhắc liệu các ưu tiên về chính sách của Trung Quốc có tương thích với thực tiễn và xác định các lựa chọn của Trung Quốc nhằm cải thiện những khác biệt giữa thực tiễn và ưu tiên chính sách của họ. Phần IV sẽ xem xét một số lập luận Trung Quốc sử dụng liên quan các vấn đề luật biển và đánh giá giá trị của các biện ngôn ấy. Phần V sẽ thảo luận một số các quan ngại tiềm ẩn của các ngôn từ Trung Quốc sử dụng. Phần VI cung cấp các khuyến nghị cụ thể làm sao để Trung Quốc có thể trấn an thế giới về các dự định của họ trong các vấn đề mà luật biển điều chỉnh. Cuối cùng, bài viết này sẽ trả lời câu hỏi của Medeiros và kết luận liệu Trung Quốc sẽ chấp nhận phần luật quốc tế này hay không.
Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Bài viết của tác giả Jonathan Odom được đăng lần đầu tiên trên Ocean and Coastal Law Journal: Volume 17, No.2 (2012)

Nữ tù nhân chính trị bị phân biệt đối xử

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Nữ phạm nhân ở trại giam trở về phòng sau một ngày lao động (ảnh minh họa)
Nữ phạm nhân ở trại giam trở về phòng sau một ngày lao động (ảnh minh họa)
Courtesy dantri.com
Nghe bài này
Một số nữ tù nhân chính trị Việt Nam hiện đang bị giam giữ tại phân trại K5, nhà giam Xuân Lộc, Đồng Nai.
Tình cảnh của họ hiện ra sao?
Giam chung- ly gián
Thông tin từ thân nhân của những nữ tù nhân chính trị tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai vừa đi thăm nuôi họ hồi đầu tháng 8 vừa qua về cho biết quản giáo gom chín chị em tù chính trị vào ở chung nhau; chứ không phân chia họ và giam chung với tù thường phạm, hình sự như trước đây.
Anh Trần Thanh Tuấn, em trai của tù nhân Trần Thị Thúy người bị tuyên án 8 năm tù về tội chống chính quyền, cho biết biện pháp mới và ‘ý đồ’ của trại giam khi đưa các nữ tù chính trị vào giam chung với nhau như thế:
Bây giờ tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo họ gom lại một phòng tại Đội 1. Họ gom lại như thế và cho ‘mời’ người này nói xấu người kia, người kia nói xấu người nọ để làm mích lòng nhau, chia rẽ nội bộ. Ông Phan Văn Giang, thượng úy trinh sát phụ trách tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo, mời Đỗ thị Minh Hạnh đến nói là chị tôi nói xấu cô này và mời chị tôi đến nói Đỗ thị Minh Hạnh nói xấu chị tôi. Ông ta còn mời người của đảng này, đảng kia như Đảng Vì Dân nói là nói xấu qua lại để ‘xé’ nội bộ.
Bây giờ tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo họ gom lại một phòng tại Đội 1. Họ gom lại như thế và cho ‘mời’ người này nói xấu người kia, người kia nói xấu người nọ để làm mích lòng nhau, chia rẽ nội bộ
Anh Trần Thanh Tuấn
Chị tôi, bà Mai thị Dung, bà Dương thị Tròn quá hiểu rồi; tin tưởng nhau còn người ta nói gì thì mặc kệ người ta.
Ông Võ Văn Bửu, chồng của bà Mai Thị Dung bị án 11 năm vì nhiều lần chống lại các biện pháp đàn áp tôn giáo từ chính quyền đối với Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo không theo Ban Trị Sự do nhà nước dựng lên, cũng được chia sẻ về thông tin vợ ông và các tù chính trị khác nay ở chung nhau chứ không như trước nữa:
Lúc này họ gom lại có 9 chị em; trong đó có một chị thuộc nhóm 20 người bị xử ở ngoài Phú Yên.
Trước đây họ bắt cô Minh Hạnh và chị Thúy đi làm, không đi làm họ cho tù nhân đánh. Nhưng nay không như thế nữa, lúc này không biết sao đối xử có khác trước tức không cho đi làm và đem TV vào và điện nước cũng đầy đủ. Không biết có chuyện gì xảy ra đây.
Bệnh không được chữa trị đúng cách
Trong nhóm các nữ tù chính trị hiện ở tại K5, Xuân Lộc, Đồng Nai có cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một người đấu tranh cho quyền lợi công nhân cùng với các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương với bản án 7 năm tù.
Ông Đỗ Bá Ty, cha của cô này cũng vừa đi thăm con vào ngày 4 tháng 8 vừa qua về và vào ngày 12 tháng 8 cho biết tình hình bệnh tật của con gái trong tù với yêu cầu được đưa đi khám chữa bệnh mà nhà tù không đáp ứng:
Cháu nói ngực một bên teo lại, một bên phình ra và nhiều lần xin rồi nhưng không được cho đi khám. Đã bị liệt vào tội phạm thì có nhiều chuyện, nhưng chuyện nhỏ không nói mà chuyện chính là bị bệnh cũng trầm trọng. Đây là bệnh phụ nữ mà không cho đi khám bệnh và cho gia đình biết. Gia đình lo lắng không biết thế nào, chỉ biết làm đơn xin cho cháu đi khám bệnh.
Anh Trần Thanh Tuấn cũng cho biết việc người chị bị đối xử khắc nghiệt khi vẫn kiên quyết không chịu nhận tội:
Những người nhận tội thì không sao, còn chị tôi không nhận tội thì bị ‘đày’. Chị tôi nói tôi không có tội mà bắt tôi nhận, và tôi đồng ý bản án không nhận thì bắt tôi làm, nếu bắt tôi làm tôi sẽ tuyệt thực như ông Điếu Cày. Mấy lâu nay không cho làm nữa
Cháu nói ngực một bên teo lại, một bên phình ra và nhiều lần xin rồi nhưng không được cho đi khám. Đã bị liệt vào tội phạm thì có nhiều chuyện, nhưng chuyện nhỏ không nói mà chuyện chính là bị bệnh cũng trầm trọng. Đây là bệnh phụ nữ mà không cho đi khám bệnh và cho gia đình biết
Ông Đỗ Bá Ty
Chị tôi bị đau cột sống và sạn túi mật; gia đình đưa thuốc vào họ không cho uống đòi phải có toa bác sĩ. Gia đình màng toa trước khi bị bắt vào thì họ nói hết hạn không cho uống. Họ nói xuôi, nói ngược…
Lên tiếng
Hồi ngày 9 tháng 8 vừa qua, trên mạng có Lời kêu gọi Khẩn thiết của ông Hội trưởng Trung ương, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy Việt Nam với trình bày đặt biệt về tình hình của cô Đỗ thị Minh Hạnh trong nhà tù. Bên cạnh đó là trường hợp của những nữ tù nhân Phật giáo Hòa Hảo.
Lời kêu gọi gửi đến các cơ quan và tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới với những đề nghị như lên án chế độ nhà tù của Việt Nam hiện nay, yêu cầu trả tự do ngay cho các tù nhân lương tâm và chính trị; cũng như chấm dứt những âm mưu chia rẽ đối với những nữ tù tại K5, Xuân Lộc, Đồng Nai.
Xin được nhắc lại, cô Đỗ thị Minh Hạnh sinh năm 1985. Từ năm 18 tuổi cô đã tham gia giúp những người dân bị oan ức trong vấn đề đất đai tại địa phương Di linh, tỉnh Lâm Đồng làm đơn khiếu kiện. Đích thân cô ra Hà Nội cùng họ và bị bắt đưa về lại Di Linh, Lâm Đồng hồi năm 2005. Cô cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng từng đến tại Tây Nguyên để chụp ảnh những công trường khai thác bauxite do Trung Quốc tiến hành. Cô từng tham gia tổ chức cho công nhân đình công hồi năm 2007 và năm 2010. Cô bị bắt hồi tháng 10 năm 2010 và sau đó bị kết án 7 năm tù giam trong vụ án cùng với Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù, và Đoàn Huy Chương 7 năm tù về tội danh phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền theo điều 89 Bộ luật hình sự.
Trong nhà tù, cô vẫn kiên định lập trường nên bị đánh đập, hành hạ. Cô cũng từng thực hiện biện pháp tuyệt thực trong tù.
Nữ tù nhân Trần thị Thúy là một dân oan ở tỉnh Đồng Tháp và sau này tham gia giúp bà con dân oan khác. Bà bị bắt và đưa ra xét xử cùng với nhóm mục sư Dương Kim Khải hồi ngày 30 tháng 5 năm 2011 về tội âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

Kiểm duyệt Internet ở Việt Nam: Bước lùi với một chính phủ đang tìm cách hội nhập

cpnewlogoBản dịch của Lê Thiên Hà
(Defend the Defenders)
The China Post | By Arthur I. Cyr
Ngày 11/8/2013
“Các quyền tự do cơ bản trên không gian mạng cũng được vận dụng tương tự như bên ngoài không gian ấy”, Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam tuyên tố như vậy ngày 6.8 vừa qua để phản ứng trước một tuyên bố từ Hà Nội rằng thông tin liên lạc trên Internet phải tập trung vào hoạt động chia sẻ thông tin cá nhân, chứ không phải bày tỏ quan điểm về chính trị hay chính sách. Chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng Chín.
Sự bủa vây rõ ràng nhằm vào truyền thông xã hội như thế trên thực tế là một nỗ lực nhằm kiểm soát dư luận và các hoạt động xã hội theo kiểu cũ, thông qua việc áp dụng hà khắc sức mạnh đe nẹt của quyền lực nhà nước. Văn bản pháp luật mới, gọi là Nghị định 72/2013/NĐ-CP, nghiêm cấm việc chỉ trích chính quyền hay những phát ngôn đe doạ “an ninh quốc gia”. Năm nay, chính phủ Việt Nam đã kết án ít nhất 46 người vì hoạt động chống phá nhà nước. Trong nhóm này còn có sự góp mặt của cả những blogger chỉ bày tỏ ý kiến một cách thuần tuý.
Trong cuộc tấn công nhằm hạn chế việc sử dụng Internet, giới lãnh đạo của thể chế độc tài cộng sản với nền kinh tế lao đao này đang nỗ lực để trở nên mạnh hơn bằng cách khiến cho dân chúng suy yếu về mặt chính trị. Tuy nhiên, một bài học cơ bản của lịch sử, đặc biệt là trong thế kỷ 20, là ở chỗ ngay cả các chế độ độc tài toàn trị cũng sẽ không tồn tại mãi. Nền Đệ tam Đế chế “ngàn năm” của Adolf Hitler chỉ kéo dài trong 12 năm.
“Vạn lý Tường lửa” của Trung Quốc nhằm kiểm duyệt Internet hoạt động hiệu quả, song ở đây lại có một trào lưu đang ngày càng trở nên phổ biến là hack và vượt thoát khỏi các công cụ kiểm soát này. Qua đó cho thấy, nhà chức trách Trung Quốc đã hết sức thận trọng trong việc đàn áp thành tựu dân tuý mà nhìn chung là hướng vào tuổi trẻ và đang ngày càng lan rộng này.
Tuyên bố công khai từ Đại sứ quán Hoa Kỳ đã mô tả là các quan chức Mỹ “quan ngại sâu sắc” về chính sách đàn áp thông tin mới. Đây là thứ ngôn ngữ của các nhà ngoại giao nhằm chỉ ra rằng chúng tôi phản đối những gì đang diễn ra nhưng chúng tôi không dự định thực hiện hành động thù nghịch để đáp lại.
Và đó là lộ trình đúng đắn với Washington. Thay vì tìm kiếm thứ quyền lực tiêu cực, đặc biệt là trong bối cảnh lịch sử hết sức đau thương giữa hai nước, chúng tôi cần sử dụng ảnh hưởng tích cực để mở cửa nền kinh tế và xã hội đang có vấn đề của Việt Nam.
Hoa Kỳ có một lịch sử dày dặn về những hành động sáng suốt và hiệu quả mà chính quyền Obama có thể dựa vào, bắt đầu với chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush. Mùa Hè năm 1990, 15 năm sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ mở cuộc đối thoại với Việt Nam.
Năm năm sau, chính quyền Clinton chính thức thừa nhận Việt Nam. Pete Peterson, một cựu tù binh chiến tranh Việt Nam, đã tỏ ra đầy kỹ năng trên cương vị đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tháng 11/2006, hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức ở Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld, đến trước Tổng thống George W. Bush, được đón tiếp long trọng với màn duyệt đội danh dự, một nghi lễ bao gồm cả việc tấu quốc ca Mỹ.
Nhiều năm sau chiến thắng quân sự của Hà Nội năm 1975, Việt Nam đã không thể vượt qua cột mốc từ cách mạng chính trị sang phát triển kinh tế. Cuộc hội nghị thượng đỉnh đã đem lại cho Việt Nam một vai trò trung tâm, và một cơ hội lớn lao để nêu bật cam kết vì tiến bộ kinh tế.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn hết sức cần đến vốn đầu tư. Hoa Kỳ có thể tạo thuận lợi cho sự hỗ trợ như thế từ các nguồn vốn nhà nước cũng như tư nhân – nếu Hà Nội chấm dứt chiến dịch truy bức rất hà khắc hiện hành nhằm vào những người bất đồng chính kiến.
Trong những năm tháng căng thẳng nhất của cuộc chiến tranh lạnh, những hoạt động trao đổi nghệ thuật và khoa học với Liên bang Soviet được thiết lập và từng bước mở rộng, phản ảnh những ưu tiên của Tổng thống Dwight Eisenhower. Liên quan đến Việt Nam, những hoạt động trao đổi qua lại giữa các cựu binh trong chiến tranh Việt Nam của cả hai bên đã và đang diễn ra, và có thể dễ dàng mở rộng.
Trùng hợp với sáng kiến chính sách năm 1990 của Ngoại trưởng Baker, Trường Âm nhạc Dân gian Phố cổ (Old Town School of Folk Music) ở Chicago đã tổ chức một chương trình đặc biệt về các bài hát chiến tranh Việt Nam do các cựu binh viết và trình bày. Một bài hát hoà giải gây xúc động được cải biên từ một bài hát Giáng sinh kinh điển và được đặt tên là “Hồ Chí Minh đang về thành”.
Arthur I. Cyr là Giáo sư Xuất chúng tại trường Carthage College và là tác giả của cuốn “After the Cold War” (Hậu chiến tranh lạnh – NXB Đại học New York và Macmillan). Email của ông là acyr@carthage.edu.
* Nguồn: The China Post

Xích Tử - Sơ kết 100 năm câu chuyện về nhân dân Việt Nam

Xích Tử
Khởi thủy, để bắt đầu cuộc “cách mạng”, động viên/huy động/lừa nhân dân vào cuộc trường chinh ấy:
- Nhận dân ta có lòng yêu nước nồng nàn;
- Nhân dân ta giác ngộ cách mạng.
- ...
Tiếp tục, để ru ngủ, phủ dụ, tiếp tục lừa và để khoe với thế giới:
- Nhân dân là chủ thể của lịch sử, là lực lượng của cách mạng;
- Nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước;
- Nhân dân là trí tuệ, là sức mạnh, là nước có thể lật thuyền, là sáng suốt;
- Nhân dân làm nên đất nước có IQ cao nên phải làm đường sắt cao tốc;
- Nhân dân rất anh hùng nên cả nước có vô số anh hùng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, xã huyện tỉnh anh hùng;
- Nhân dân là chủ thể của nền văn hóa lớn nên rất nhiều giáo sư tiến sĩ viện sĩ nhà giáo nghệ sĩ thầy thuốc ưu tú/nhân dân, vô số gia đình văn hóa, dòng họ văn hóa, hơn 60% khu dân cư, xã, huyện văn hóa;
- Nhân dân đã xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trước ngày 31/12/2000; rất nhiều địa phương đã phổ cập trung học cơ sở và phổ thông trung học; nhân dân đã góp phần thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ trước thời hạn.
- Nhân dân với đảng là một; nhân dân đã chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và học thuyết Mác – Lênin vô địch và đỉnh cao trí tuệ mà không có dân tộc nào bì kịp, kể cả nhân dân Đức và Nga;
- ...
Tuy nhiên, khi nhân dân, nhờ vậy, muốn có tự do dân chủ nhân quyền (đã từng được hứa như là mục tiêu của cách mạng) để mở mày mở mặt với năm châu bốn bể, thì:
- Nhân dân ta dân trí còn thấp (suy ra trí tuệ của đảng còn thấp hơn vì nhân dân với đảng là một, lại đông hơn);
- Nhân dân ta có nền chính trị và văn hóa đặc thù khu vực, quốc gia, do vậy, chưa thể “mở rộng” dân chủ; phải có những điều 79, 88, 258 của hình luật và nghị định 72 về quản lý thông tin điện tử.
Khi chưa giành được quyền lực thì nhân dân là trên hết; khi đã nắm quyền và lợi và cần bảo vệ quyền lợi đó đến cùng thì nhân dân chẳng là gì cả, ngoài chức năng làm công cụ để cai trị, bóc lột, khủng bố và lừa phỉnh. 100 năm nhân dân như hòn bi lăn dài thảm bại để làm nên “chiến thắng”.
Một nền chính trị, một nhà nước đối xử với nhân dân như vậy là một nền chính trị, một nhà nước dốt nát, bảo thủ, suy đồi, phản động. Lừa mị, xem thường nhân dân để bảo vệ lợi ích của mình; nhận xét về nhân dân tùy vào những mục tiêu vụ lợi nhất thời như vậy là chống lại nhân dân.
Cần nhớ rằng, nhu cầu tự do, dân chủ, nhân quyền ấy sinh ra một cách thực chất từ trí tuệ, dân trí, đặc thù văn hóa của nhân dân mà không ai gán cho, không ai cưỡng chế phải nhận. Nó là động lực chính trị thực sự của đất nước chứ không phải 40 triệu ý kiến đóng góp cho dự thảo Hiến pháp mà đảng đã tạo nên bằng kỹ thuật sinh sản vô tính đâu.

1593. Marx đã đúng: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết!

Đôi lời: Như đã từng trình bày trong tham luận “Đặc khu Thông tin” tại Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” và bài “Phản phản biện”, với ý tưởng muốn tìm cách giúp cho các cơ quan tuyên truyền của đảng, chính quyền mở lối thoát, tranh luận một cách sòng phẳng, bớt đi lối quy chụp, một chiều với những phản biện của người dân, chúng tôi mạo muội thử đặt mình vào vị thế của “người nhà nước” để bảo vệ cho những luận điểm của họ, qua các bài viết đề cập tới nhiều vấn đề đang được dư luận quan tâm.
Đương nhiên, trong mỗi bài đều có ít nhiều quan điểm riêng của người viết, được lồng trong những vấn đề mà chính quyền cần có cách đối thoại với dân.
Do chưa mở thêm một blog riêng như đã nói, nên những bài ở dạng này sẽ được chúng tôi lần lượt đăng tải trên trang Ba Sàm. Hy vọng còn có các bài viết khác của “người nhà nước” hoặc “đóng vai”, cùng những tranh luận, ý kiến đóng góp của độc giả.

Marx đã đúng: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết!

Có điều, cái “đúng” của ông chỉ là may rủi.
BS
Trong suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi hệ thống XHCN sụp đổ hàng loạt ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những lý luận gia ủng hộ nhiệt thành cho chủ thuyết cộng sản của Marx đã dần dần phải hạ giọng, chỉ còn luẩn quẩn với vài ba lời tự an ủi, rằng thoái trào chỉ có tính tạm thời. Họ lại càng lúng túng hơn khi các quốc gia cộng sản còn lại như Trung Quốc, Việt Nam cũng đã phải chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường TBCN, kể cả Cuba quá quẫn bách đã phải thử nghiệm theo với vài bước dò dẫm ban đầu.

Thực ra, nhìn vẻ bên ngoài CNTB hiện đang thắng thế trên toàn cầu, nhưng trong bản chất sâu xa, nó không những đang giãy chết, mà còn kéo theo cả nhân loại lao nhanh vào con đường tuyệt diệt, hay nói đúng hơn là tự sát.
*
Từ buổi ban đầu cách đây cả nửa Thiên niên kỷ cho tới nay, CNTB luôn chứng tỏ sức mạnh vượt trội bằng giải phóng trí tuệ và sức lao động con người, khuyến khích quyền tự do cá nhân, phát triển khoa học công nghệ, mở rộng giao thương, xây dựng những mô hình nhà nước pháp quyền văn minh dân chủ. Từng con người được khích lệ ghanh đua tài năng, không ngừng chạy theo nhu cầu tiện nghi cao độ. Các nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh thi đua, cạnh tranh khốc liệt để đáp ứng đòi hỏi tăng cao không ngừng của khách hàng. Các chính quyền dân cử đặt lên hàng đầu vấn đề tăng trưởng, nâng cao đời sống, phúc lợi xã hội trong khi gắng che đậy những mặt trái của cuộc chạy đua phát triển này. Giữa các quốc gia cũng là cạnh tranh, chiến tranh, giành giật ảnh hưởng dựa chủ yếu trên nền tảng phát triển kinh tế TBCN. 
Tất cả những hiện thực trên đã làm cho loài người lao vào một cuộc tự hủy hoại nhanh chóng, bằng tàn phá môi trường, cạn kiệt tài nguyên, gây mất cân bằng nghiêm trọng sinh, lý, hóa học, nhân chủng học, … Một trái đất từ chỗ đa dạng sinh học, tài nguyên, chủng tộc trong hàng vạn, triệu năm, nhưng chỉ trong có mấy trăm năm nó đã ngày càng trở nên đơn nhất. Các dân tộc nhỏ bé biến mất dần hoặc bị đồng hóa, các giống loài động, thực vật tuyệt chủng không cách gì kìm hãm nổi; trong khi đó thì dân số tăng ngày càng nhanh, không thể kiểm soát. Trái đất đã trở nên hết sức chịu đựng!  
Nguy hiểm hơn, khi hầu hết các nước nghèo nay cũng vào cuộc ghanh đua. Rồi hệ thống các nước XHCN ra đời, cố giành ưu thế vượt trội hơn mô hình TBCN. Từng bị nước giàu mạnh cướp phá nhân lực, vật lực, nay lạc hậu về công nghệ và quản lý, mô hình tổ chức nhà nước bất hợp lý, dân trí còn rất thấp, nhưng lại phải chạy theo những mô hình cóp nhặt từ các nước TBCN phát triển, trong khi hoàn toàn thiếu những yếu tố nền tảng cần thiết, các quốc gia đi sau này đã phải trả giá nhiều hơn gấp bội, trong đó nghiêm trọng nhất là môi trường và tài nguyên. Các chính phủ ở đó làm như không hiểu một điều đơn giản rằng, để có như ngày hôm nay, các nước TBCN phát triển đã qua hàng trăm năm tích lũy bằng vơ vét tài nguyên, sức lao động của họ – các nước nghèo; khởi đầu là cuộc cướp bóc vĩ đại châu Mỹ 500 năm trước, là tàn sát thổ dân, chiếm hữu nô lệ Phi châu. Còn nay, các nước kém phát triển chỉ có thể “cướp phá” từ chính người dân nghèo khó tăm tối và đất nước đã cạn kiệt của mình, trong lúc bất lực chịu cho hậu duệ của kẻ cướp ngày xưa, khôn ngoan hơn mình gấp bội, tiếp tục tước đoạt theo đủ các phương cách tinh vi.
Gần đây hơn, có thêm chủ nghĩa khủng bố, ít nhiều trong hoàn cảnh như chủ nghĩa cộng sản, đều “đẻ” ra từ đói nghèo mà các nước lớn giàu có và ích kỷ đưa lại. Những trợ giúp từ nước giàu đối với các nước nghèo chẳng là bao so với sự cướp bóc vô độ của cha ông họ để kiến tạo nên CNTB hùng mạnh. Để chiến thắng tuyệt đối những kẻ thù hèn yếu này, CNTB càng dấn sâu hơn vào cuộc chạy đua phát triển khoa học công nghệ, vũ khí hủy diệt hàng loạt, chỉ trong một thời gian ngắn đã làm cạn kiệt tài nguyên tích tụ từ hàng triệu  triệu năm, và truyền bá lối sống phương Tây, đặc biệt là văn hóa Mỹ, áp đảo các nền văn hóa khác. Những con người “Tây hóa” không ngớt đòi hỏi quyền tự do cá nhân, cuộc sống tiện nghi, ngốn ngấu đến cả những sinh vật hoang dã còn sót lại, gây sức ép buộc chính phủ nước mình muốn đứng vững phải có đường lối phát triển đất nước bằng mọi giá; nền tảng văn hóa, xã hội được xây dựng, tồn tại từ ngàn đời bị biến dạng theo mà mọi cố gắng níu giữ ngày càng trở nên vô vọng.
Ngay tại Mỹ, kẻ đầu têu cho cuộc chạy đua “hưởng lạc”, lực lượng có thể tạo nên đối trọng, ví như các đảng cánh tả, Xã hội từ lâu không còn chỗ đứng. Quyền lực dân chúng ngày càng lớn, chính phủ yếu đi, tồn tại bằng những lá phiếu và cổ phiếu của những cá thể nghiện cuộc sống tiện nghi, hưởng thụ, trong khi tự xoa dịu lương tâm bằng vài cử chỉ gia ơn cho những kẻ nghèo khốn. Hai đảng thay nhau cầm quyền thực ra chỉ như một. Bên cạnh đó, quyền lực của giới tư bản lại ngày càng lớn hơn nữa, quyết định mọi chính sách phát triển, vì lợi nhuận, bất chấp hậu quả môi trường, văn hóa, lối sống xã hội về lâu dài. Không như mâu thuẫn giữa người với người trong đấu tranh giai cấp, cơ sở cho đối kháng cộng sản – tư bản, mâu thuẫn đang bàn tới ở đây là giữa con người với môi trường sống, “kẻ” không có chính đảng nào đủ mạnh để bảo vệ. 
Những nỗ lực cải thiện môi trường, cải tiến công nghệ xanh sạch, thậm chí mơ tới hành tinh khác, v.v.. chỉ như muối bỏ bể, luẩn quẩn, hoặc mang tính mị dân, tự dối mình. Các nước nghèo lép vế trước những nước giàu, không bao giờ ngóc đầu lên nổi, người dân bị giới chính trị, giới con buôn đạo đức giả lừa phỉnh; vài mô hình “rồng”, “cọp” nhất thời chỉ nuôi thêm ảo tưởng.
Tất cả các quốc gia không ai bảo được ai, tập hợp trong một tổ chức lỏng lẻo có tên là Liên hiệp quốc, khoanh tay trước hai gã khổng lồ đi đầu tận diệt tài nguyên, môi trường là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
*
Bây nhiêu đó có lẽ cũng đủ để thấy CNTB “đang giãy chết” thực sự, nhưng không phải theo lối mà Marx đã “tiên đoán”. Thứ “hủy hoại mang tính sáng tạo” của CNTB, mà người ta từng ca ngợi, ngày nay không còn đáng kể nữa, mà là những “sáng tạo mang tính hủy diệt”. Nó là kẻ đầu têu và dẫn dắt toàn nhân loại vào một lối sống nguy hiểm, chỉ biết có hôm nay, mà hy sinh thế hệ con cháu và sự sống dài lâu của muôn loài trên trái đất, không có cách gì ngăn cản nổi. 
Nếu vậy thì liệu có lối thoát nào không? Xin được bàn tới trong một bài viết khác.
BS

Bán mình cho… tiền!?

(PetroTimes) - Người ta sẽ còn phải tốn nhiều giấy mực để phân tích, lý giải về cái gọi là “hiện tượng bầu Kiên”, bởi lẽ, thật khó hiểu, khi tại sao một người như ông ta lại có thể thao túng không chỉ Ngân hàng ACB, mà còn nhiều ngân hàng, công ty khác.
Như Thổ (NLM số 247)
Với những gì mà bầu Kiên cùng những người có liên quan đã khai tại cơ quan điều tra; với những gì mà cơ quan công an đã chứng minh được… thì rõ ràng, một thời gian dài bầu Kiên đã làm khuynh đảo thị trường tiền tệ, chứng khoán của Việt Nam.
Ghê gớm quá! Khủng khiếp quá. Không hiểu nếu xử lý bầu Kiên chậm vài tháng nữa thì nền kinh tế nước nhà sẽ như thế nào?
Tại sao bầu Kiên có thể làm được như vậy?
Lý giải điều này, thật khó, nhưng cũng… đơn giản.
Đơn giản nhất đó là: bầu Kiên đã biết sử dụng sức mạnh của đồng tiền.
Về lý thuyết, bầu Kiên không thể tác oai, tác quái đến như vậy, bởi lẽ từ trước đến nay, cha ông ta đã có câu: “Tiền có đồng, cá có con”. Đồng tiền là thứ không thể mù mờ được, đặc biệt là chúng ta đã có rất nhiều những quy định về quản lý tài chính. Những quy định này, nếu được thực hiện nghiêm túc thì chắc chắn những người như bầu Kiên không thể thực hiện được những âm mưu, thủ đoạn làm giàu bất chính dễ dàng như vậy.
Rõ ràng là bầu Kiên đã được sự giúp sức, hoặc vô trách nhiệm của không ít người, mà trong đó có cả người kinh nghiệm đầy mình về quản lý tài chính như ông Trần Xuân Giá.
Những người này, không thể nói là họ kém về năng lực quản lý, bởi họ từng là những cán bộ được đào tạo bài bản, được kinh qua nhiều công việc và chức vụ quan trọng. Họ cũng không phải là những người “đói ăn vụng, túng làm liều”, bởi vì kinh tế của họ chắc chắn là rất khá. Nhưng họ vẫn nhắm mắt làm theo mệnh lệnh của bầu Kiên; họ cam tâm bán mình cho đồng tiền và vì đồng tiền mà họ bán rẻ cả danh dự. Họ đã trở thành những con rối, múa may theo sợi dây từ tay bầu Kiên.
Chính vì có quyền uy tuyệt đối mà bầu Kiên mới dám nói với Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB như thế này: “Hiện tôi không tham gia gì trong Hội đồng Quản trị, tôi nói nhăng, nói cuội gì các anh nghe hay không thì tùy, nhưng tôi có quyền cách chức các anh”, hoặc: “Vai trò tư vấn của tôi, thành viên Hội đồng Sáng lập đã được quy định trong quy chế của Hội đồng Sáng lập, tôi nói muốn nghe thì nghe, không nghe thì thôi, nhưng với tư cách cổ đông lớn, tôi có quyền triệu tập đại hội cổ đông bất thường, cách chức các anh ra khỏi thành viên Hội đồng Quản trị”.
Không hiểu một người từng giữ chức vụ cao và được đánh giá là một nhà kinh tế xuất sắc như ông Trần Xuân Giá nghĩ thế nào về những lời này, khi mà ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng ACB. Ôi, giá như vào lúc ấy, những người như ông Giá đứng phắt dậy, chỉ mặt bầu Kiên mà nói rằng: “Nếu anh coi chúng tôi là bù nhìn thì anh đã nhầm…” và vứt bỏ cái chức vụ ảo, cái danh hão ấy đi, về nhà vui thú điền viên… thì hay biết bao nhiêu. Và chưa biết chừng, cũng sẽ làm cho bầu Kiên tỉnh ngộ!!!
Thế mới biết vào thời buổi nền kinh tế thị trường này, đồng tiền đã bộc lộ sức mạnh đến thế nào.
Tại cơ quan điều tra, ông Giá còn khai vào tháng 3/2010, khi Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng ACB họp bàn về chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào các tổ chức tín dụng. Tại cuộc họp này, ông Trần Mộng Hùng đề nghị giảm bớt lãi suất huy động để giảm số tiền dân gửi vì lúc đó, ACB huy động được nhiều tiền, nhưng lại không cho vay được mà cứ phải trả lãi. Phớt lờ ý kiến này, bầu Kiên nói gọn lỏn: “Làm gì thì làm, nhưng không được giảm tổng tài sản của ACB”. Và thế là, Hội đồng Quản trị chỉ còn biết mỗi việc nhắm mắt làm theo lệnh của bầu Kiên.
Một điều rất đáng lưu ý là từ năm 2008 và cho tới đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều quyết định, thông tư về cơ chế điều hành lãi suất và trần lãi suất. Như vậy, chứng tỏ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhìn thấy sự “nguy hiểm” trong việc các ngân hàng “tự tiện xé rào” trong việc huy động tiền gửi, bằng cách đẩy lãi xuất lên cao và ngăn chặn việc ngân hàng này mang tiền đi gửi ngân hàng khác để lấy lãi. Những quy định, thông tư này, nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ giúp ngăn chặn được lợi ích nhóm của các ngân hàng và đưa hoạt động kinh doanh tiền tệ đi vào nề nếp, thực chất, không gây ra “ảo” cho nền kinh tế.
Nhưng bất chấp, rất nhiều ngân hàng, trong đó có cả những ngân hàng đang đóng vai trò là “xương sống” cho nền kinh tế như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam… cùng 24 ngân hàng lớn bé khác vẫn nhận tiền gửi của các nhân viên Ngân hàng ACB. Có những lúc, các ngân hàng này huy động với lãi suất 27%/năm. Việc ACB cho nhân viên lấy tiền đem đi gửi các ngân hàng hàng khác với lãi suất vượt trần quy định đã gây nên một chạy đua “lãi suất” giữa các ngân hàng. Và cuộc chạy đua này trở nên hỗn loạn, khiến Ngân hàng Nhà nước không còn điều khiển được.
Thời điểm đó, với lãi suất này, những người hiểu biết về kinh tế cho rằng, chỉ có buôn… ma túy mới có thể có được lãi suất thế này? Số tiền lãi mà ACB gửi ở 26 ngân hàng này lên đến 4.022 tỉ (lấy tròn số). Rõ ràng, các ngân hàng này đã “giúp sức” cho những việc làm trái của bầu Kiên. Không hiểu rồi tới đây, công tác điều tra cho thấy “bức tranh” về các ngân hàng này sẽ là màu gì? Các ngân hàng cổ phần tư nhân họ dám bất chấp tất cả để kiếm tiền thì đi một nhẽ. Nhưng còn các ngân hàng của Nhà nước thì sao? Các ngân hàng này có bộ máy quản lý hoàn chỉnh; có tổ chức Đảng lãnh đạo và chắc chắn năm nào cũng rất nhiều đảng bộ, chi bộ đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh”…
Về nguyên tắc thì có “cho uống mật gấu” họ cũng không dám làm trái các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng tại sao vẫn có chi nhánh, có đơn vị thành viên dám làm sai để kiếm tiền? Và nếu như vậy, lãnh đạo có biết không? Và bây giờ thì sẽ xử lý như thế nào đây? Việc họ nhận tiền gửi với lãi suất vượt trần của ACB rõ ràng là sai và là hành động tiếp tay cho bầu Kiên. Cho nên, nếu như “bỏ qua”, hay du di trong cách xử lý sai phạm của ngân hàng này thì cũng chưa phải là lẽ công bằng.
Vụ án bầu Kiên là một điển hình cho ta thấy sức mạnh hơn “bom nguyên tử” của đồng tiền trong một nền kinh tế thị trường. Và rõ ràng, đồng tiền đã cất lên tiếng nói mạnh mẽ của nó, khi mà đã làm đảo lộn nhiều chuẩn mực của xã hội, của con người.
Chúng ta đang phải trăn trở, vật vã, day dứt giữa “bao cấp” và “thị trường”. Sự nhập nhằng chưa dứt khoát giữa hai cơ chế này đã nảy sinh ra những loại như bầu Kiên, điều đó cũng không nên quá ngạc nhiên.
N.T

Cảnh sát cơ động có cần trang bị máy bay, tàu thủy?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh Cảnh sát cơ động...

Cảnh sát cơ động có cần trang bị máy bay, tàu thủy?
Về quy định cảnh sát cơ động được trang bị, quản lý, sử dụng máy bay, tàu thủy, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra dự án luật cho rằng cần cân nhắc vì đòi hỏi đầu tư ngân sách quá lớn.
Không chỉ tên gọi mà nhiều nội dung cụ thể tại Pháp lệnh Cảnh sát cơ động được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận sáng 12/8 cũng còn ý kiến nhiều chiều.

Cảnh sát cơ động là tên gọi của pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua, tuy nhiên Chính phủ đề nghị thay bằng “Pháp lệnh Cảnh sát vũ trang” để bảo đảm tính khái quát và phù hợp với tính chất hoạt động cũng như tổ chức bộ máy của lực lượng cảnh sát vũ trang.

Đề xuất này không nhận được sự đồng tình của cơ quan thẩm tra. Còn theo Chủ tịch Quốc hội thì cứ giữ tên cũ, phần vì việc sửa tên thuộc thẩm quyền Quốc hội. Hơn nữa, tên cảnh sát cơ động hay lắm rồi, hay hơn nhiều tên cảnh sát vũ trang.

Đi vào nội dung cụ thể của pháp lệnh, một số vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tính thống nhất của một số quy định tại dự thảo pháp lệnh với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là liên quan đến quyền cơ bản của công dân.

Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra - Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội – cho rằng cần quy định rõ hơn về quyền xâm nhập nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức trong nước, nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để trấn áp các hành vi khủng bố” của cảnh sát cơ động.

Báo cáo thẩm tra cũng nêu đề nghị, đối với việc nổ súng, ngoài trường hợp được quy định tại Pháp lệnh Quản lý, sử dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, còn lại chỉ giao Bộ trưởng Bộ Công an hoặc thứ trưởng thường trực Bộ Công an được quyền ra lệnh nổ súng, còn tư lệnh cảnh sát cơ động, giám đốc công an tỉnh không có quyền hạn này.

Riêng về quy định cảnh sát cơ động được trang bị, quản lý, sử dụng máy bay, tàu thủy, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra dự án luật cho rằng cần cân nhắc vì đòi hỏi đầu tư ngân sách quá lớn. Bên cạnh đó, việc quản lý, đào tạo, huấn luyện sử dụng phức tạp và phải rất chặt chẽ. Trong khi hiện nay Bộ Quốc phòng đã được đầu tư cơ bản, có thể đáp ứng yêu cầu của Bộ Công An khi cần sử dụng và sự phối hợp giữa hai bộ vẫn đang được thực hiện tốt. (LB: ngộ nhỡ trường hợp Bộ Quốc Phòng hổng chịu phối hợp thì sao ;)))

Đồng ý với đề xuất của Bộ Công an, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng một số nước điều kiện kinh tế không hơn Việt Nam, thì cảnh sát cơ động vẫn có trực thăng. "Vấn đề quản lý sử dụng thế nào, dân lo lắng là sử dụng không hợp lý thôi còn sử dụng hợp lý thì dân chắc không phàn nàn", ông Hiện phát biểu.

Cũng đồng ý trang bị, song Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị trang bị cho ngành công an nói chung, còn Bộ trưởng sẽ quyết định cho đơn vị nào sử dụng tùy nhiệm vụ. Tránh trường hợp không chỉ cảnh sát cơ động mà cả cảnh sát phòng chống ma túy cũng trang bị máy bay.

Tiếp thu ý kiến không thay đổi tên gọi, với việc trang bị phương tiện cho cảnh sát cơ động, Thứ trưởng Bộ Công an Đặng Văn Hiếu giải thích hiện tại tất cả các tình huống phức tạp về an ninh trật tự đều do lực lượng cảnh sát cơ động đối phó. Vì vậy, đây là lực lượng giúp Bộ quản lý trang bị hiện đại, các bộ phận khác muốn sử dụng phải do Bộ điều hành.

Sau khi tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện, Pháp lệnh Cảnh sát cơ động sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua vào phiên họp tháng 12/2013. 

Các ông Obama, Tập Cận Bình bàn gì tại thượng đỉnh Mỹ-Trung?

TPO-Cuộc hội đàm giữa hai cường quốc phủ một bức màn khá kín đáo. Chuyên gia Nga phân tích và đưa ra những kết luận về chính sách đối ngoại của “siêu cường” đại lục.
Ngày 8/6/2013 tại Sannilend (California, Mỹ) đã diễn ra cuộc gặp không chính thức giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
 
Cuộc hội đàm giữa hai cường quốc phủ một bức màn khá kín đáo. Nhưng kết quả của cuộc đàm phán Mỹ-Trung Quốc đã được giáo sư Sergei Lousianin, chuyên gia nghiên cứu phương Đông thuộc trường đại học tổng hợp danh tiếng MGIMO- Nga phân tích và đưa ra những kết luận về chính sách đối ngoại của “siêu cường” đại lục.
Như dự kiến, cuộc hội đàm đã đề cập đến các vấn đề toàn cầu, khu vực và các mối quan hệ song phương. Một số các vấn đề đã đạt được sự đồng thuận nhất định, các vấn đề khác vẫn đang để ngỏ trong tương lai. Kết quả chính trị quan trong nhất là đã tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc. Như lời phát biểu của người phát ngôn Bộ ngoại giao Hồng Lỗi, ý nghĩa lịch sử của cuộc gặp rất lớn, đã mang tầm cỡ “lòng tin chiến lược”, đẩy mạnh quan điểm đôi bên cùng có lợi và đã hình thành khái niệm quan hệ trên mô hình mới.
Tất nhiên, trong nội dung hội đàm, sẽ xuất hiện hai câu hỏi: Hai bên đã đưa vào những luận điểm nào trong khái niệm “quan hệ trên mô hình mới”? Những vấn đề nào quan điểm tiếp cận của cả hai bên đều đồng thuận và những vấn đề nào hai bên còn đang bỏ ngỏ?
Thái Bình Dương có đủ chỗ cho cả hai siêu cường?
Tuyên bố quan trọng nhất của ông Tập Cận Bình là Thái Bình Dương đủ không gian lợi ích cho cả hai siêu cường như Trung Quốc và Mỹ. Nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã đưa ra những luận điểm hình thành các mục tiêu cho cuộc họp thượng đỉnh “không cà vạt” – củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quân sự, cùng thúc đẩy hình thành một mô hình mới quan hệ giữa hai lực lượng vũ trang, cải thiện và tăng cường sự điều phối các chính sách kinh tế chính trị giữa hai quốc gia. Có vẻ như mục đích đề ra trong lĩnh vực chính trị đã đạt được phần lớn sự đồng thuận.
Những chủ đề chính yếu được đề cập đến trong các cuộc hội thảo về tình hình an ninh khu vực bao gồm tình hình an ninh bán đảo Triều Tiên và những tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông. Thứ nhất – Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên – quan điểm và phương pháp tiếp cận của cả hai bên đều đồng thuận. Điều này trùng hợp với sự mở đầu các cuộc thương lượng giữa hai quốc gia Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc về bình thường hóa tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Có lẽ các cuộc hội đàm ở California về vấn đề bán đảo Triều Tiên và sự bắt đầu bình thường hóa tình hình giữa Hàn Quốc và Triều tiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Về chủ đề thứ hai: Những tranh chấp trên biển Hoa Đông (Senkaku/Điếu Ngư) trong mối quan hệ Trung-Nhật. Đã đạt được một sự đồng thuận tương đối – hai bên nỗ lực điều chỉnh những mâu thuẫn về chủ quyền chỉ bằng các biện pháp đối thoại chính trị và ngoại giao. Những nội dung phức tạp hơn trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với các nước Đông Nam Á được đưa vào chương trình đàm phán bí mật.
Kết quả đàm phán, hai bên đã đạt được một sự thỏa hiệp nhất định (vấn đề bán đảo Triều Tiên, vấn đề quan hệ Trung-Nhật trong giải quyết tranh chấp quần đảo biển Hoa Đông, vấn đề hợp tác chính trị - quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ…) được hiện thực hóa nhờ vào sự thay đổi quan điểm của cả hai bên. Không loại trừ khả năng Mỹ hứa sẽ gây ảnh hưởng lên đồng minh Nhật Bản trong kế hoạch “hạ nhiệt” những xung đột quanh quần đảo, còn Trung Quốc sẽ gây áp lực lên Bắc Triều Tiên. Không ngẫu nhiên mà Thủ tướng Shinzo Abe, ngay sau khi kết thúc các cuộc đàm phán ở Sannilende đã tuyên bố ủng hộ tuyên bố chung của ông Barack Obama và ông Tập Cận Bình.
Rò ràng với những thỏa hiệp nói trên, những đồng minh “chiến lược” hoàn toàn không có lợi ích trong đó, mà lợi ích thực sự là sự thỏa hiệp vấn đề chính trị khu vực để đạt được cơ chế “win-win” trong quan hệ đối ngoại song phương giữa các nước được gọi là “siêu cường”.
Nói chung, bằng “chương trình nghị sự California” Trung Quốc mong muốn một phần nào đó kiểm soát được tiến trình quay trở lại châu Á của Mỹ trong lĩnh vực quân sự và chính trị. Trong vấn đề hợp tác quân sự Trung-Mỹ, phía Bắc Kinh đã tránh không đưa vào chương trình nghị sự các vấn đề như minh bạch hóa vũ khí chiến lược, giảm thiểu đầu đạn hạt nhân…theo chương trình giảm thiểu vũ khí tiến công chiến lược mà Mỹ và Nga đặt ra.
Kinh tế và tấn công mạng
Chương trình nghị sự đối thoại song phương, vấn đề kinh tế luôn là vấn đề phức tạp nhất và nóng nhất của cả hai bên. Cơ sở căn bản của mô hình trao đổi thương mại hai chiều giữa hai quốc gia vô cùng lớn (498 tỷ USD trong năm 2012), tăng trưởng thương mại bình quân đối với Trung Quốc đạt (315 tỷ USD vào 2012 ). Vấn đề tăng trưởng của đồng nhân dân tệ, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt mức kỷ lục từ trước đến nay (3.387 nghìn tỷ USD trong năm 2012), vấn đề Trung Quốc tiếp tục mua thêm trái phiếu Mỹ và các vấn đề nhạy cảm khác.
Có vẻ như không phải tất cả những vấn đề thương mại ở Sannilende đều được giải quyết suôn sẻ, nhưng các vấn đề tiêu cực trong thương mại dẫn đến ngõ cụt được đưa vào chương trình nghị sự kín.
Một trong những kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ là hai thỏa thuận được ký kết: Đó là thỏa thuận giảm 90 triệu tấn lượng khí thải CO2 vào không khí và thỏa thuận cùng tiến hành cuộc chiến chống tấn công mạng trên không gian ảo. Trước thềm hội nghị thượng đỉnh đã có những rò rỉ thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng về việc người Mỹ lo lắng trước đe dọa của phía Trung Quốc rằng Mỹ mặc dù tuyên bố chống lại nguy cơ tấn công và lấy cắp thông tin của các hackers Trung Quốc, đã phát triển các kế hoạch tấn công mạng vào các đối tượng nước ngoài. “Nước ngoài” ở đây được hiểu là các hệ thống mạng của Trung Quốc. Washington muốn đẩy mũi dùi buộc tội về phía Bắc Kinh, nhưng ông Tập Cận Bình cũng tuyên bố rằng Trung Quốc cũng đang khổ sở trước vấn đề hackers nước ngoài xâm nhập mạng Trung Quốc. Kết quả cuộc đối thoại này hòa.
Ông Barack Obama không lay chuyển được quan điểm của ông tập trong vấn đề Syria, mặc dù vấn đề này đã được thảo luận nhiều lần trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tổng thống Mỹ thỉnh thoảng đề cập và nhận xét vấn đề Syria với tuyên bố ẩn dụ về vấn đề cần thiết phải tôn trọng “nhân quyền” ở Trung Quốc, nhưng đó cũng là nguyên tắc truyền thống trong các trò chơi đối ngoại Mỹ - Trung trong tất cả mọi lĩnh vực.
Hội nghị thượng đỉnh ở California không được Nga xem xét như là một thách thức trong mối quan hệ đối tác Nga-Trung. Sự phát triển song song của các mô hình hợp tác và thỏa thuận song phương–là sự kiện bình thường và hiện tượng tự nhiên trong quan hệ quốc tế. Theo chuyên gia Nga, rõ ràng trong các mối quan hệ đa phương hoặc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, biển Hoa Đông, hội nghị thượng đỉnh này đang là một ví dụ rất cụ thể trong việc sử dụng các tranh chấp chủ quyền hoặc lợi ích của các nước nhỏ hơn như là một phần của phương pháp tiếp cận các vấn đề lợi ích của các siêu cường.
Tuy nhiên, rõ ràng Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông, biển Hoa Đông nói riêng không phải chỉ là sân nhà hoặc không gian lợi ích của hai siêu cường. Mà đó còn là không gian sống, cũng như chủ quyền, lợi ích dân tộc của các quốc gia khác ven bờ Thái Bình Dương.
Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Cổng thông tin điện tử MGIMO