Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP

Simon Johnson - Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP

Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tìm cách thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do khu vực quy mô lớn với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có đang đi đúng hướng trong quá trình này hay không?
Phạm vi ban đầu của TPP khá khiêm tốn, bao gồm Mỹ và một số đối tác thương mại (Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam). Nhưng nay Nhật Bản đã tham gia và Hàn Quốc cũng đang theo dõi rất sát hiệp định. Có khả năng Trung Quốc cũng sẽ can dự thông qua hiệp định này hoặc một khuôn khổ tương tự trong tương lai không xa.
yuan_dollar001_16x9Khi muốn hoàn tất một hiệp định nhằm giảm các rào cản thương mại trong lúc vẫn bảo vệ được người lao động và các tiêu chuẩn về môi trường, hướng đi thường thấy là đòi hỏi ít (cam kết) hơn từ những đối tác bên kia bàn đàm phán. Tuy nhiên vào giai đoạn này, xác suất thành công của TPP sẽ lớn hơn nếu Hoa Kỳ đưa thêm vào yêu cầu buộc các bên tham gia không được thao túng đồng tiền của họ.
Một trong những thiếu sót lớn của hệ thống thương mại toàn cầu trong vài thập kỷ qua là sự thiếu vắng một ràng buộc hiệu quả đối với các quốc gia vốn can thiệp mạnh tay nhằm giữ giá đồng tiền của họ ở mức thấp. Một đồng tiền được định giá quá thấp đồng nghĩa với  khả năng nước đó có được thặng dư thương mại lớn.
Thông thường, việc xuất siêu lớn gây áp lực tăng giá đối với đồng tiền một quốc gia, làm cho những sản phẩm xuất khẩu kém cạnh tranh và đẩy nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu lên cao. Tuy nhiên, chính phủ một quốc gia có thể ngăn cản sự tăng giá của đồng tiền trong một thời gian dài bằng cách thu mua ngoại tệ.
Cách can thiệp đó làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của một quốc gia mà chủ yếu nằm dưới dạng trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Trên một góc độ nào đó, cách làm này làm lợi cho nước Mỹ vì giúp giữ lãi suất ngân hàng tại Mỹ thấp hơn bình thường. Nhưng việc thao túng đồng tiền cũng giúp các quốc gia tạo lợi thế kinh doanh bất bình đẳng, gây tác động xấu cho các đối tác thương mại của họ.
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) được thành lập một phần cũng để ngăn chặn chính kiểu chiến lược kinh tế “tốt mình hại người” vốn đã gây ra hiện tượng “phá giá cạnh tranh” xảy ra trong suốt thập niên 1930 này. Đáng tiếc là những năm gần đây IMF đã không thể hoặc không muốn tiếp tục ngăn chặn hiện tượng này.
Tương tự như vậy, Bộ Tài chính Hoa Kỳ có trách nhiệm pháp lý phải xác định xem liệu một quốc gia có đang can thiệp (vào tỉ giá hối đoái) đến mức vô lý và bất bình đẳng hay không. Tuy nhiên trên thực tế, những báo cáo của Bộ Tài chính về vấn đề này thường không đi kèm biện pháp xử lý nên không có hiệu quả thực sự.
Fred Bergsten và Joseph Gagnon, đồng nghiệp của tôi tại Viện Peterson, đã đề nghị thêm một điều khoản về tiền tệ vào hiệp định TPP. Về căn bản, điều khoản sẽ buộc các bên tham gia hiệp định không được thao túng nội tệ. Một điều khoản như vậy có thể có hoặc không đi kèm những biện pháp thi hành mạnh. Điều quan trọng là nó sẽ làm thay đổi các chuẩn tắc và kỳ vọng.
Một vài quan chức Hoa Kỳ đã ủng hộ hướng đi này, những người khác thì không. Nhưng những người hoài nghi về đề nghị này nên nghĩ đến thái độ của quốc hội Hoa Kỳ khi bỏ phiếu về hiệp định TPP. Có sự ủng hộ rất lớn tại Capitol Hill, từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà, về việc tìm cách hạn chế tình trạng thao túng tiền tệ. Thậm chí những người rất ủng hộ tự do thương mại hay ít nhất các dạng hiệp định kiểu TPP như Bergsten và Gagnon cũng đồng ý rằng nhiều quốc gia châu Á đã đi quá giới hạn hành vi hợp lý.
Do mức độ can thiệp (vào đồng nội tệ) của những quốc gia lớn hiện tại đang ở mức thấp (như Trung Quốc) hoặc không có (như Nhật Bản), nên đây là thời điểm tốt nhất để thêm một điều khoản về tiền tệ vào TPP vì hầu hết các quốc gia sẽ ít chống đối điều này. Những nước tham gia TPP có thể thả nổi đồng tiền của họ, hoặc áp dụng một tỉ giá hối đoái cố định. Tuy nhiên, trong trường hợp thứ hai, họ sẽ phải cam kết không có thặng dư tài khoản vãng lai lớn và không tích lũy dự trữ ngoại hối quá nhiều. Bất cứ vi phạm cố tình hay lặp lại nào sẽ và nên bị trừng phạt bằng việc tước các đặc quyền có được theo TPP.
Tất nhiên, việc đề xuất này xảy ra như thế nào còn tuỳ thuộc vào kết quả bầu cử quốc hội giữa kỳ vào tháng 11 cũng như việc các nhân vật chủ chốt định vị lập trường của mình như thế nào để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016. Tuy nhiên, cả hai đảng nhìn chung đều ủng hộ tự do thương mại đi cùng với khuôn khổ trách nhiệm và thừa nhận những lo ngại có cơ sở.
Trong những năm qua, vấn đề thao túng tiền tệ đã trở nên quá tồi tệ, tạo ra những hiệu ứng xấu cho nhiều thành phần kinh tế và cộng đồng tại Hoa Kỳ, buộc các nghị sĩ dân cử không thể phớt lờ. Chúng ta hy vọng rằng các quốc gia tham gia TPP khác sẽ hiểu rằng hiệp định sẽ có nhiều khả năng thành công hơn nếu nó ngăn chặn được tình trạng thao túng tiền tệ.
Tác giả: Simon Johnson | Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng 
Biên tập: Lê Hồng Hiệp | Bản gốc tiếng Anh: Project Syndicate
Simon Johnson, nguyên kinh tế trưởng tại IMF, là giáo sư tại Trường Quản trị Sloan (MIT), nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế, và là đồng sáng lập của blog kinh tế học hàng đầu mang tên The Baseline Scenario. Ông là đồng tác giả với James Kwak cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.
(Nghiên Cứu Quốc Tế)

Chuyện anh Hải chế máy bay trực thăng

Cuối 2005 đầu 2006, khi anh Hải và anh Danh lắp xong 1 chiếc trực thăng nữa (cả 2 chiếc chưa thử nghiệm bay), báo chí viết: "Hai Lúa chế tạo máy bay!" rất phấn khích. Lúc đó tôi vừa làm "Tại sao không?", liền cùng bạn biên tập Thủy Trà về ngay Suối Dây, Tây Ninh xem thực hư ra sao. Nhà anh Hải nghèo, 2 mô hình máy bay nằm ở 2 gian lợp tôn. Máy bay thứ nhất động cơ xe Zin, ghế nhựa buộc dây thép, ống sắt. Mô hình thứ hai gắn Honda hay Kole gì đó, bộ phanh ga cũng là của động cơ trên, tôi không còn nhớ, phủ sắt gò sơn trắng gồ ghề. Cánh quạt kiếm từ phế liệu chiến tranh. Riêng cửa kính trước anh Hải kể phải đi lùng ở chợ Dân Sinh rất lâu. Gia đình rất thân thiện và lúc đó anh Hải anh Danh chỉ mong làm sao được các nhà khoa học chứng nhận cho sáng chế này. Mặc dù trước đó, mô hình trực thăng đầu tiên không bay được, khi mang ra đồng thử nghiệm thì không thể cất cánh, địa phương phải yêu cầu dừng vì sợ chết người, nhưng anh Hải vẫn được địa phương cử đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc, điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải là người tâm huyết và lắm sáng kiến, lại khéo tay. Lúc đó chúng tôi hỏi anh làm gì để sinh sống và có tiền chế máy bay, thì anh chỉ những chiếc xe tải nhẹ chở mía chạy qua, bảo chúng đều do anh độ, để tăng hiệu suất chở mía. Nông dân quanh vùng đều đến anh để cải tiến xe của họ. Ngoài ra, anh còn đang chế một vài loại công cụ làm ruộng khác, và anh chỉ cho chúng tôi xem 1 cái máy bừa.
Đúng kiểu "Tại sao không?", chúng tôi đam mê cái đam mê của anh, và quan tâm xem điều gì đã thúc đẩy anh nghĩ tới máy bay trực thăng, anh mở máy tính, cho xem khoảng 30 tấm ảnh download từ internet về các loại máy bay trực thăng từ thời ban đầu của chúng. Bản vẽ hai chiếc máy bay rất sơ sài và thuần túy là mô hình, ngay từ đầu chúng tôi đã thấy không mang yếu tố cơ khí chính xác.
Tôi giới thiệu các anh với ba tôi, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, khoa Cơ khí, bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa Hà Nội. Các anh rất phấn khởi và trong tháng đó đã ra ngay Hà Nội để gặp ba tôi. Nhận xét của ba tôi là: Anh Hải và anh Danh không nắm kiến thức cơ bản, cụ thể nhất là trọng tâm máy bay ở đâu thì không xác định được. Các kiến thức như khí động lực, cơ học các vật thể bay lại càng không có. Do đó, 2 vật thể được tạo ra chỉ mang tính chất mô phỏng, chỉ là mô hình máy bay trực thăng. Cả nhà tôi yêu mến sự nhiệt tình của các anh, Ba tôi tặng 2 anh quyển "Mục đích cuộc sống", hồi ký của Công trình sư Yakovlev, cha đẻ của máy bay trực thăng YAK. Và ông giới thiệu hai anh với Bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không ĐHBK Hà Nội, lúc đó Phó tiến sĩ Nguyễn Thế Mịch, phụ trách về Kỹ thuật hàng không đã sẵn sàng lập 1 nhóm vào Tây Ninh giúp 2 anh nghiên cứu và điều chỉnh lại, trước nhất là tìm trọng tâm của máy bay, mọi chi phí do Bộ môn chịu. Tôi nhớ hai anh phấn khởi lắm, lên ngay kế hoạch và điện thoại qua lại, gửi ảnh gia đình rất vui.
Nhưng chỉ sau độ nửa tháng, anh Hải có "báo tin vui" với ba tôi, là hội Cựu chiến binh với 1 ông tướng bộ binh về hưu nào đó vừa tới thăm và cam kết sẽ yêu cầu các cấp chính quyền công nhận sáng chế của các anh. Rồi anh được một số người quân sư viết thư lên Chủ tịch nước. Rồi, diễn ra 1 chương trình Người đương thời về 2 anh, trong đó có nhà khoa học phản biện rằng máy bay như thế không thể bay được. Nhưng có lẽ anh Hải chỉ cần được công nhận.
Báo chí sau đó thỉnh thoảng lại xới lên là Hai Lúa còn chế được máy bay, coi đó là "cái tát nhẹ" đối với các trường, viện, các kỹ sư nói chung. Ngay như thông tin là chiếc máy bay thứ hai được trưng bày ở Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York trong Project Gallery trong mấy tháng, không ai chú ý rằng đó là do 1 nghệ sĩ gốc Việt giới thiệu như một tác phẩm nghệ thuật đương đại. Một mô hình.
Năm 2007, sau khi khảo nghiệm nhiều lần, kể cả cho bay thử (không thành), Bộ Quốc phòng đã kết luận: máy bay này được lắp ráp sai nguyên lý điều khiển của máy bay trực thăng và không đạt tiêu chuẩn an toàn, cho nên Bộ khuyến cáo dừng ngay việc thử nghiệm máy bay. Như vậy là chính quyền và quân đội mất nhiều công để bảo vệ tính mạng cho anh và những người xung quanh.
Một điều chắc chắn rằng, có những sáng chế đơn giản, sáng ý là làm ra được, như cái phin cà phê bằng giấy, hay cái máy bừa. Nhưng trực thăng không phải là cái có thể sáng chế ra kiểu nhanh trí như thế. Nhiều bài báo về anh Hải cũng mắc tội nhanh trí khôn, nghe - chép, nhìn - mô phỏng. PV Việt ngữ BBC sang bên Tây rồi cũng không khá gì hơn. Cái ý "Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học" làm tôi thấy phì cười. Và chủ ý của bài viết, "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN" thật thô thiển. Anh Trần Quốc Hải có lẽ là người nông dân được ưu ái nhất trong số những người cần cù lao động và tự chế tạo những công cụ cho mình.
Copy từ Beloved MamaCat
(Blog Beo)

Ước mơ xuất khẩu... tham nhũng

Lão Cò lụi hụi bê hũ Tiên Lãng Tửu từ trong buồng ra đặt trước mặt bác Thảo Dân.
- Cái hũ Tiên Lãng Tửu này bác biếu tôi, hôm rồi thằng Út rót một chai mang lên tỉnh mời các quan bác. Không ngờ lại được khen không tiếc nhời...
Bác Thảo Dân nghe thế sướng quá mới cao giọng.
- Tôi đã nói rồi, đây là loại rượu cách nay mấy chục năm tôi đã tới các bản làng người dân tộc thiểu số gặp các cụ cao niên ghi chép những loại thảo dược mà các cụ đã lấy về ngâm rượu. Nhiều cụ ngót nghét trăm tuổi mà da thịt vẫn đỏ au, cường tráng lắm. Phải mấy năm lên núi Hài tôi mới tìm kiếm đủ 109 vị thảo dược để ngâm tẩm, rồi chôn dưới đất đúng 3 năm mới đào lên. Sao không ngon được?
Hình sự hoá tham nhũng trong khu vực tưLão Cò nghe thế cười mủm mỉm:
- Cái chức “Giám đốc quân xanh” của tôi cũng đang thất nghiệp vì doanh nghiệp của thằng cháu mấy năm nay chả có việc gì làm. Vì ngân sách đang lo trả nợ công...
- Tôi dân đen mù tịt chuyện công nợ của đất nước, nhưng xem báo chí thấy Quốc hội thảo luận sôi nổi về tình hình nợ công. Ông này thì bảo đã đến lúc phải vay nợ để trả nợ, còn ông kia lại nói nợ công vẫn trong vòng kiểm soát. Dân đen chúng tôi cứ rối tinh rối mù chả biết tin thế nào được...
- Nợ thì phải trả, đời mình không trả được thì đời con đời cháu phải trả thay. Bác cứ tin Quốc hội sáng suốt sẽ tìm ra căn bệnh để chữa trị. Giống như bác đã tìm ra 109 loại cây để chế ra loại rượu Tiên Lãng Tửu khiến các quan bác trên tỉnh khen nức nở đó sao? Vì thế, tôi muốn bác cho tôi ké một chân, hai lão già chúng ta hùn vốn lập tổ hợp sản xuất hãng Tiên Lãng Tửu.
Bác Thảo Dân ngẫm ngợi một lúc mới bảo:
- Để có vốn tôi phải bán mấy cái ao ba ba à? Xem ra hơi khó, vì cả đời tôi gắn bó với lũ chân ngắn rồi...
- Đâu cần bác bán mấy cái ao ba ba? Bác có trong tay bí quyết chế rượu Tiên Lãng Tửu và nơi hái lá thuốc, còn tôi góp rượu, nếu thiếu thì huy động chỗ thằng cháu. Loại rượu dân gian không cần quá nhiều vốn, mà lãi lại cao bác hiểu chứ?
Bác Thảo Dân băn khoăn:
- Tôi sợ sau khi dốc vốn liếng vào đó lại chả nên cơm cháo gì thì bỏ mẹ. Các doanh nghiệp rượu cồn với đủ loại tiến sĩ, máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, sản xuất hoàn toàn tự động mà còn nợ ngập đầu huống gì hai lão già nhà quê?
- Bác thật nhát gan. Các cụ xưa chả bảo: Có chí làm quan, có gan làm giàu đó sao. Bác còn nhớ câu thơ: “Chân dép lốp bay vào vũ trụ” chứ?
Bác Thảo Dân gật gù:
- Chúng ta thật tự hào chân dép lốp mà bay được vào vũ trụ. Cũng như hôm nay chúng ta khiến nhiều quốc gia phải kinh ngạc bởi các đoàn học sinh đi thi Ô - lim - píc đều đoạt giải cao...
- Thế đó, thì tại sao bác lại nhụt chí khí làm giàu từ chính loại rượu do bác sáng chế? Lão Cò quả quyết rằng vài năm nữa Tiên Lãng Tửu sẽ nổi tiếng khắp thế giới, khi đó chúng ta sẽ xuất khẩu Tiên Lãng Tửu ra khắp các châu lục như niềm tự hào của đất nước.
Ngẫm ngợi một lát bác Thảo Dân lắc đầu:
- Chờ tới ngày đó chắc còn lâu. Sao chúng ta không xuất khẩu tham nhũng, món hàng chúng ta đang dư thừa kia mà? Đó là ước mơ của tôi lão Cò ạ.
Lão Cò vỗ đùi:
- Ừ nhỉ, sao tôi lại viển vông như vậy nhỉ? Với nạn tham nhũng tràn lan như hiện nay, sao họ lại không xuất khẩu tham nhũng?
 THÁI SINH
(Nông Nghiệp)
 

15/11: Điểm rẽ chính trị Việt Nam?

15/11: Điểm rẽ chính trị Việt Nam?

Không khí nghị trường như bị siết nén ngay trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm vào ngày 15/11/2014. Có cảm giác như tất cả các cánh cửa nghị phòng đều bị cố ý đóng chặt trong một cuộc bỏ phiếu kín. Có cảm giác như các tuyến đại biểu đang âm thầm nâng đặt về vận mệnh của một số “chính khách” nào đó. Và cũng có cảm giác như những chính khách buổi giao thời đang thầm thì run rẩy khi không thể tự kiểm soát được số phận giữ ghế của họ…
Thực ra cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội đã từng có tiền lệ. Năm 2013, không khí nghị trường còn chán chường hơn nhiều so với lúc này. Khi đó, báo chí phải mô tả là có đến hàng trăm đại biểu không chịu mở miệng trong suốt vài ba kỳ họp quốc hội. Khi đó, tiếng vọng của kinh tế đã rên la thảm thết, thế nhưng nhiều đại biểu quốc hội lại “chán chẳng buồn nói”. Để khi đại biểu không lên tiếng, giới quan chức chính phủ - những người cầm cân nảy mực về số phận nền kinh tế quốc gia - lại thi nhau tung hứng. Những lời bào chữa về trọng trách điều hành, những con số âm binh tô vẽ, và cả những lời khen tặng bay bổng mà một số tờ báo dành cho họ… Vào lúc đó, có vẻ họ trở nên sung mãn khác thường - tâm trạng sẽ giành thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên trong lịch sử quốc hội.
Song chuyện đời không đơn giản như vậy. Không nói không có nghĩa là không có chính kiến. Không dám nói chính thức không có nghĩa là không biết bấm nút phủ quyết. Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu tín nhiệm được công bố, bầu không khí bên các cơ quan chính phủ và bộ ngành lặng hẳn đi. Khó ai ngờ đến cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà còn bị đến 32% phiếu tín nhiệm thấp. Trong khi đó, “cấp phó” của ông này là Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lập kỷ lục quán quân tín nhiệm thấp - 42%. Một quan chức đầu ngành khác luôn bị kêu than là “vỡ trận” - Bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận- cũng bị đến 35%. Các bộ trưởng y tế, lao động và công thương - những người vướng vào nhiều tai tiếng - cũng rơi vào vòng nguy hiểm.
Còn tại kỳ họp quốc hội lần này, không khí bất chợt sôi động hơn khá nhiều so với trước khi diễn ra cuộc lấy phiếu tín nhiệm vào giữa năm 2013. Nghị trường lập tức chứng kiến thái độ khá bức bối của một số đại biểu khi đề cập đến nợ xấu, nợ công, báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ, dự án sân bay Long Thành…
Có vẻ như điềm lành đang không quá ưu ái cho giới chức chính phủ, cho dù họ đã bày tỏ ý định PR nhiệt tình như thế nào trước kỳ họp quốc hội lần này. 
“Ngày phán quyết” là một khả năng có thể sẽ xảy ra vào 15/11. Chỉ trước đó ít hôm, Hà Nội đã trở thành địa chỉ đầu tiên giương cao ngọn cờ cho chiến dịch “được từ chức”: những quan chức nào bị 1/2 phiếu tín nhiệm thấp trở lên sẽ không được tiếp tục thăng quan tiến chức; còn với 2/3 phiếu tín nhiệm thấp thì có quyền “được từ chức”, nếu không từ chức sẽ bị “xử lý đúng quy trình”. 
Điểm rẽ của nền chính trị Việt nam có thể hiện ra vào ngày 15/11, chí ít cũng liên quan mật thiết đến nền móng thiết lập cho một cơ chế “không tín nhiệm thì nghỉ!” - như cách nói của người đứng đầu đảng từ giữa năm 2013, nhưng cho tới nay vẫn sợ “đập chuột vỡ bình’. 
Và tất cả đều dợm chân, nếu không muốn nói là đang thực sự lao vào cuộc chiến “sắp xếp nhân sự” không khoan nhượng để phục vụ cho đại hội đảng 12 vào đầu năm 2016. 
Kẻ yếu bản lĩnh và chậm chân sẽ không còn cơ hội để “đổi mới thể chế” nữa, dù chỉ trên thông điệp.
Ai đó đang muốn “thay máu”…
   Viết Lê Quân
(Việt Nam Thời Báo)

Dương Thu Hương - Hy vọng tầng lớp trung lưu đứng lên chống lại “liên minh vàng ngọc” của họ là điều khờ khạo

TNM: Trong lá thư " Nhắc Lại Một Đề Nghị "Dân Chủ Hóa Việt Nam", giáo sư Stephen Young ghi lại những sự việc đã xảy ra khi ông tiếp xúc với nhà cầm quyền Việt Nam vào những năm đầu thập niên 1990 với những ước mơ thay đổi Việt Nam qua chương trình " 6 điểm ". 

Nhà văn Dương Thu Hương đã phản hồi lại lá thư của GS Stephen Young với những lý luận, kinh nghiệm của một người đã từng sống trong cái nôi Cộng Sản.

Chương trình "6 điểm" tự nó đã không phù hợp với bản chất của các nước đi theo chủ nghĩa CS ngay cả khi kỹ nghệ tin học rộng mở như ngày hôm nay huống chi vào thời điểm của thập niên 1990, trong khi lãnh đạo CSVN lại là công cụ, cung cúc trung thành thi hành chỉ thị từ đàn anh Trung Cộng.

Thật tiếc cho những tấm lòng vàng.

Rất tâm đắc với đoạn: "tôi xin nhắc lại với anh, chỉ có một con đường có thể đưa đến thay đổi ở Việt nam. Con đường ấy không có hoa hồng, hoa nhài và các thứ hoa khác. Còn muốn bước chân đến vườn hoa thì phải chờ kết cục ở một ngày nào đó, khi con Rồng phương Bắc bị đâm nát. Nếu Bắc Kinh còn phẳng lặng, ắt các Kinh đô nước khác phải tan tành, bởi vì Trung hoa đã được tạo dựng trên xác chết của các dân tộc khác, biên giới của họ hiện nay rộng gấp năm lần đất đai gốc là vì nó thâu gộp các xứ sở bị họ tàn sát và đồng hóa."
************
Anh Stephen thân mến,
            
Tôi vừa nhận được bài báo của anh, đã đọc ngay và bây giờ, viết thư này.
Trước hết, chân thành cảm ơn anh về tất cả những gì anh đã làm cho công cuộc chung. Tôi nhắc lại một lần nữa rằng nếu như trước đây, cuộc chiến tranh Mỹ- Việt để lại cho hai dân tộc nhiều mất mát và hối tiếc thì ngày nay, tôi hy vọng chúng ta có một cuộc hợp tác lâu dài, cần thiết, căn để và tốt đẹp. Vì lẽ giản dị, giờ đây, quyền lợi của chúng ta đồng nhất và những nghiệm sinh trong quá khứ đã bảo đảm cho chúng ta hiểu nhau hơn, có thể đi đến những thỏa thuận một cách dễ dàng hơn.
        
Bài viết của anh công phu, nhiều điểm đánh trúng vào tâm lý cộng đồng người Việt trong nước, trước hết là các điều khoản bảo đảm cho tài sản của họ. Đây là một hiện thực vô cùng phức tạp mà nếu không giải quyết một cách khéo léo, chúng ta sẽ không lôi kéo được dân chúng. Muốn hay không, phải hiểu rằng một số đông cán bộ, sĩ quan cấp trung của quân đội cũng như công an được hưởng lợi từ sau tháng 10 năm 1954 và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nói cụ thể, họ được phân phối nhà ở, mà số nhà này giành giật từ những gia đình làm việc cho các chính quyền cũ.  Nếu bây giờ đòi hỏi tất cả phải trả lại thì họ sẽ co cụm lại với bọn cầm quyền cho dù chúng thối nát và bán nước. Đây là lý do đầu tiên tôi phản ứng với chính sách của đảng Việt tân. Các bài viết của họ nhan nhản khẩu hiệu : “ Giả nhà cho chúng ông! ” . Cũng vì chính lý do này mà tôi đã tuyệt giao với toàn bộ gia đình nhà tôi ở Mỹ. Ông bác tôi là nhà thầu lớn. Tài sản của ông mất cho cộng sản không thể kể hết, ngoài tiền vàng và kim cương ở ngân hàng còn có bốn ngôi nhà nhiều tầng và các loại máy giá hàng triệu đô-la dùng trong việc xây đập chắn nước. Tôi không thể làm hả lòng mọi người nếu không đòi lại được số gia sản đó. Nhưng tôi biết chắc chắn ấy là điều bất khả. Anh và tôi, những người tranh đấu cho dân tộc của mình, vì lợi ích của dân tộc, chúng ta phải hy sinh tình riêng. Như thế, tôi nhắc lại, chúng ta phải tạo ra sự an toàn về mặt tâm lý cho đám đông và bài viết của anh đã đạt được mục đích ấy. Phổ biến một cách rộng rãi và công khai là hợp lý.
      
Tuy nhiên, song song với bài viết này, chúng ta cần chuẩn bị một chính sách cụ thể để tóm bắt bọn cầm quyền, không chỉ trên phương diện con người mà còn phải thu hồi ráo riết tài sản mà chúng đã cướp của dân chúng. Như thế, cần phải phân chia đám đông thành nhiều lớp và phải có chính sách thích hợp với từng lớp người đó. Ví dụ, không thu hồi nhà của những người bình thường và giá trị tài sản trung bình nhưng phải có chính sách thuế đặc biệt với những kẻ chiếm đoạt những ngôi nhà gía 2000 ( hai nghìn ) cây vàng như loại nhà của Trần bạch Đằng hoặc Lê nguyên Hãn, con trai vợ cả Lê Duẩn. Tóm lại, phải làm một sự Lọc lựa chính xác và phải có các Biện pháp hiệu lực. Những kẻ biển thủ tài sản quốc gia phải được xử một cách công khai và tuyên truyền rộng rãi, càng rộng rãi càng tốt. Thế kỉ 20 là thế kỉ tiêu biểu cho các cuộc cướp giật khổng lồ. Ở tất cả các nước chậm tiến, đặc biệt là châu Phi, bọn vua chúa, bọn tướng lĩnh, bọn độc tài đội lốt dân chủ...đều thả sức vơ vét tài nguyên lẫn tài sản quốc gia rồi sau rốt chạy trốn khỏi biên thùy, sống vương giả với tiền ăn cắp. Lũ cầm quyền cộng sản cũng không nằm ngoài mưu tính ấy. Chúng đã chuẩn bị cho cuộc tháo chạy từ lâu. Thế nên, sự vô hiệu lực một cách triệt để các hành vi cướp bóc này là hành động đầu tiên lấy lại lòng tin cho dân chúng. Đồng thời đó cũng chính là lời cảnh cáo cho những người cầm quyền tiếp theo.
Về mặt chính trị, việc anh nêu rõ tên Hoàng Trung Hải trong số bè lũ thân Tầu của chính phủ cũng có nghĩa như một sự mở cả : Hoặc là chúng phải gạt bọn này khỏi hệ thống cầm quyền, hoặc là lực lượng đối lập sẽ hành động. Tôi nghĩ đây là một biện pháp khá thẳng thắn. Nhưng chúng ta không thể ngồi chờ câu trả lời của chính quyền Hà nội. Theo tôi biết, hai vụ thủ tiêu nhân sự vừa rồi chứng tỏ đám thân Tầu đang chuẩn bị quyết liệt để bảo vệ miếng ăn của chúng. Chúng hiểu rõ rằng, nếu có sự thay đổi, tất thảy bọn Ngụy Hán, những kẻ kí kết hội nghị Thành Đô, những kẻ kí việc bán mỏ Bô-xít...đều phải xử công khai trước nhân dân. Đương nhiên với những chánh án và thẩm phán có năng lực và uy tín chứ không phải bọn quan tòa chuyên ăn cướp và ăn của đút lâu nay làm lâu la cho chúng. Chớ quên rằng kẻ cầm quyền Hà nội có thể ngu dốt trên phương diện quản lý kinh tế, nhưng trong việc đàn áp nhân dân và bảo vệ quyền lợi của bản thân thì trái lại, chúng cực kì nhạy cảm và đầy thủ đoạn. Anh đừng hy vọng tìm thấy ở lũ này thứ tướng lãnh cao bồi dở như Nguyễn cao Kì hoặc gã chơi gái om sòm kiểu Nguyễn văn Thiệu. Để đánh gục bọn này, không thể chơi trò múa gươm của  Công tử con nhà giàu mà phải dùng võ Lục lâm. Sự thích ứng với hoàn cảnh cụ thể, biện pháp hiệu lực với thời điểm cụ thể là hai điều kiện mấu chốt trong chính trị. Xưa thế, mà nay cũng thế.
   
Điều tối quan trọng giờ đây là phải tìm được các biện pháp thực thi tối ưu để có được một sự đổi thay.
Sự đổi thay này, tôi xin nhắc lại, là vô cùng khẩn cấp, cho cả các anh và cho cả chúng tôi. 
Việc anh nêu tên 61 đảng viên ký kiến nghị là việc nên làm, sự khích lệ đáng kể với cộng đồng người Việt trong nước. Nhưng không có sự khích lệ nào đủ làm cho một đám đông đứng dậy, phất cờ khởi nghĩa. Con số 61 là con số quá bé nhỏ so với trên 90 triệu dân. Nó là con số Khởi đầu ( Initial), không phải con số Phát triển ( Développé) và Hiệu Ứng (Efficacité). Nó đòi hỏi phải có sự Hỗ trợ mạnh, thậm chí bạo liệt. Tuy nhiên, số người này có thể coi là Hạt nhân cho một sự Vận hành ( Déclencher) thuộc về Lực lượng bề mặt ( Apparence ). Đặc  biệt là các nhân vật có tư cách kêu gọi và huy động binh lính như tướng Nguyễn trọng Vĩnh, tướng Lê duy Mật. 
Thứ nữa, các nhân vật có thể có ảnh hưởng rộng rãi đối với tầng lớp trung gian vì họ đã từng tham gia vào bộ máy cầm quyền, có thể nêu vài tên như Đào xuân Sâm, Trần đức Nguyên, Vũ quốc Tuấn, Tô Hòa, Lữ Phương, Hồ Uy Liêm, Huỳnh tấn Mẫm, Đỗ gia Khoa, Đào công Tiến, Nguyễn hữu Côn...
Hoan nghênh, cổ võ tinh thần phản kháng của họ nhưng chớ nên quá tin vào năng lực cũng như phạm vi tác động của họ. Dù chỉ là Lực lượng bề mặt, họ cũng chưa thể trở thành một lực lượng cần và đủ. Theo tôi biết, khởi sự, họ định cổ võ 2000 người ra đảng. Họ cũng đã thu thập được lời cam kết của 100 người quyết định kí kiến nghị. Nhưng đến phút chót, 39 người rút lại chữ kí, nên chỉ còn 61. Và hai nghìn người hứa ra đảng cũng rút lại với lý do : “ Làm thế cũng chẳng được tích sự gì”. Tôi không ngạc nhiên. 
Từ ba chục năm nay, tôi chưa từng nghĩ đến khả năng cách mạng hoa hồng, hoa nhài hay bất cứ thứ hoa gì gì đó ở Việt nam. Bởi vì, ở những xứ mà bóng ma Khổng tử đã ngự trị, không có trí thức, chỉ có quan lại. Quan lại, nói nôm na là lũ chó quanh quẩn trong sân của kẻ cầm quyền. Con số 61 người kể trên là những người yêu nước mãnh liệt và tinh thần quốc gia đã khiến họ thắng lướt được sự tòng phục cố hữu đối với kẻ cầm quyền chính thống. 
Nói cách khác, họ là những người đang tập sự làm Trí thức, cho dù họ có kiến thức (Lettré). Châu Á chưa bao giờ có một đội ngũ trí thức ( L’intelligentsia) theo quan niệm của châu Âu. Cũng vì thế, người phương Tây thường có sự Hiểu nhầm, hoặc Những quan niệm lệch lạc khi đánh giá xã hội châu Á.  Người Mỹ cũng như dân châu Âu tin rằng một khi giai cấp trung lưu hình thành thì cùng với họ, tư tưởng dân chủ cũng hình thành và phát triển theo. 
Suy nghĩ của các anh dựa trên mô hình cuộc cách mạng tư sản phương Tây. Giai cấp tư sản nảy sinh trong lòng chế độ phong kiến và trở thành kẻ đào mồ cho giai cấp quý tộc cũ. Theo lô-gic ấy, các anh tin rằng giai cấp trung lưu hình thành trong các xã hội chậm phát triển sẽ trở thành lực lượng đối nghịch, sẽ đào thải dần dần bọn cầm quyền cũ và thay thế họ. Các anh nhầm lẫn một cách trầm trọng. Bởi, có những quy luật chung cho nhân loại và có những điều KHÁC BIỆT THẬM CHÍ ĐỐI NGHỊCH phân cách họ. Không hẳn cái gì đúng với phương Tây cũng đúng với phương Đông. 
Ông Peter Navarro, tác giả cuốn “ Chết dưới tay Trung quốc” đã nhận định một cách chính xác rằng giai tầng trung lưu Trung quốc có thể ăn Big-Mac và đi xe hơi Mercedes nhưng không hề có một chút khái niệm nào về dân chủ. Để làm sáng tỏ hơn ý kiến của ông Peter Navarro, tôi phải nói rằng giai cấp trung lưu ở các nước cộng sản là đám nha lại may mắn trong nghề con buôn, hoặc liên kết với con buôn. Hoặc là, vế thứ hai, đám con buôn may mắn trong cuộc kết hôn với bọn cầm quyền. Muốn trở thành kẻ có tài sản, cuộc “ Làm tình” này là không thể tránh được. Giai cấp mới giàu phải chia chác lợi nhuận và được tận hưởng sự bảo trợ của những kẻ trong tay có súng. Vả chăng, đa số bọn mới giầu cũng là bọn nằm trong Thái ấp ( Fief), Lãnh địa của cường quyền. 
Thế nên, hy vọng giai tầng này đứng lên chống lại “ Liên minh vàng ngọc” của họ là điều khờ khạo. Giai cấp tư sản phương Tây chống lại tầng lớp quý tộc vì họ là con đẻ của một nền văn minh mà mấy ngàn năm trước đã từng có Nền dân chủ thành A-ten. Giai cấp ấy được hình thành trong một quá trình thông thường, tiệm tiến và hoàn toàn phù hợp với quy luật kinh tế. Quá trình này hoàn toàn khác quá trình tạo dựng lớp trung lưu trong các xã hội ở giai đoạn cuối của chủ nghĩa cộng sản bao gồm ba đặc tính sau đây : 
      1 – Về mặt danh nghĩa chính thức là cộng sản độc quyền. Nhà nước cụ thể là nhà nước cảnh sát.
      2 -  Trên thực tế các chính phủ này ngoài tính cực quyền còn mang tính Mafia đột khởi, khi mà hệ thống cộng sản chủ nghĩa trên toàn cầu đã tan rã, lý thuyết cộng sản Utopie đã sụp đổ. Và đặc biệt : Đạo đức Utopie cũng sụp đổ theo. Điều này vô cùng hệ trọng vì các chính thể này từng thống trị dân chúng trong một thời gian dài với thứ Đạo đức Utopie ( nối tiếp thuyết Đức trị, Lễ trị của Khổng tử ), cho dù thực chất đó chỉ là thứ đạo đức giả, nhưng với hệ thống tuyên truyền theo kiểu Hitler, với chính sách ngu dân kèm theo một  cách ráo riết, thứ Đạo đức Utopie này đã từng có thời hiệu nghiệm. ( Tôi xin phép được giải thích thêm về nhóm từ Đạo đức Utopie. Phải thừa nhận rằng không thiếu những trí thức cánh tả ở phương Tây bị quyến rũ bởi Tính chất tuẫn đạo của chủ nghĩa cộng sản nên đã tình nguyện đi theo nó. Chỉ đến khi thực tế đập vào mắt họ, họ mới thức tỉnh. Có thể đơn cử nhà văn Pháp Andrei Gide làm ví dụ. Hoặc như gián điệp Phạm xuân Ẩn ở Việt nam. Đó là những người giữ một tư cách cá nhân trong sạch , không tham tiền, không tham gái, thậm chí có thể hiến dâng toàn bộ tài sản cá nhân cho cách mạng. Ông Phạm xuân Ẩn, chỉ đến khi ra Hà nội, tiếp xúc trực tiếp với bộ máy cầm quyền cộng sản mới vỡ mộng mà thôi.)
    3- Các thuộc tính của Phong kiến phương đông chưa bao giờ hết hiệu lực trong các xã hội này.
Thế nên, áp dụng những quy luật lịch sử thuộc về ba thế kỉ trước ở phương Tây với các xứ chậm tiến ở phương Đông giờ đây là hoàn toàn lầm lạc.
     
        Nói như vậy, phải chăng không hề có lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở Trung quốc ?
        Có !
Thiên an môn là ví dụ điển hình.
        
Nhưng tỉ lệ vài ngàn người trên một tỉ rưỡi dân Trung hoa là một thứ muối bỏ biển. Cũng như giờ đây ở Việt nam, con số 61 người kí kiến nghị yêu cầu nhà cầm quyền thay đổi chính trị trên 90 triệu dân Việt nam là một thực tế đáng nhục và đáng buồn. Các cuộc biểu tình chống Tầu ở Việt nam được thực hiện do sinh viên và một số ít những người có hiểu biết nhưng chưa kịp, hoặc chưa có điều kiện để trở thành giai cấp trung lưu, có tài sản. Nói tóm lại, họ là thứ quả quá hiếm hoi và họ chưa thể trở thành một lực lượng đáng tin cậy. 
         Vì sao ? 
         Vì tư tưởng dân chủ chỉ có thể hình thành khi có con người dân chủ, mà loại người đó chưa là cư dân chính thức trên các vùng đất này.
Bây giờ, để hiểu rõ Tinh thần Trung quốc, làm con tính đơn giản sau :
          1- Hãy so sánh con số những người tham gia biểu tình đòi dân chủ ở Bắc Kinh với con số những sinh viên Trung hoa, được ăn học ngay trên đất Mỹ nhưng hoàn toàn bị điều khiển bởi tinh thần quốc gia và chủ nghĩa Đại Hán. Đám người “ trẻ trung”này đã phản ứng ra sao để bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc vĩ đại của họ ? 
        2 -  Hãy so sánh con số những người Trung hoa quyết tâm đi theo nền dân chủ với đám Tin tặc mũ đỏ, Hắc khách đến từ lục địa của Mao trạch Đông. Theo tư liệu của ông Peter Navarro thì Tin tặc Mũ đỏ của Trung quốc đã thâm nhập vào NASA, lầu Năm góc và Ngân hàng thế giới, đã tấn công Phòng công nghiệp và An ninh của bộ thương mại Mỹ dữ dội đến mức Bộ phải vứt bỏ hàng trăm máy tính bị hỏng, đã copy sạch ổ cứng của dự án Chiến đấu cơ kiêm Oanh tạc cơ F-35 của hãng Lokheel Martin...Hiện nay Trung quốc có hàng trăm trường đào tạo tin tặc để dạy ma thuật cho những phù thủy trẻ tuổi, một lực lượng khổng lồ đã, đang và sẽ tấn công toàn thế giới. 
      3 -  Hãy điều tra xem trong đám dân Tầu tị nạn chính trị trên đất Mỹ, có bao nhiêu phần trăm dissident thật sự và bao nhiêu phần trăm Lính Nằm vùng ? Đừng quên rằng Khổ nhục kế là sáng tạo của người Trung hoa chứ không phải của người Mỹ. Từ nhiều thế kỉ nay, chiến thuật đó đã được sử dụng đi sử dụng lại một cách linh hoạt và vô cùng hiệu quả.
  
Vậy thì,  với sự thực không thể bác bỏ như đã nêu, có thể kết luận rằng tư tưởng dân chủ đủ sức mạnh chinh phục hay chính chủ nghĩa Đại Hán mới là Tư tưởng Lớn ( Noble idéal), Tư tưởng Chính thống ( Idée orthodoxe de vieille souche ), tư tưởng thống trị ( La pensée écrasante) trên tuyệt đại đa số gần một tỷ rưỡi dân Trung quốc hiện nay ?
Thêm một ví dụ nữa, trong cuốn sách của ông Peter Navarro có nhiều đoạn nói về cảnh những công nhân Trung quốc bị bóc lột thậm tệ, sẵn sàng ngủ gục bất cứ nơi đâu sau giờ làm việc. Phía sau những nhận xét này là mối thương tâm. Tôi hiểu cảm xúc ấy vì nó là điều hiển nhiên trước những cảnh đau lòng. Thế nhưng, cũng chính những người công nhân khốn khổ ấy sẽ sẵn sàng trở thành đội quân tàn bạo nhất khi được điều động đi xâm chiếm các lãnh thổ khác. Đó là một thực tế không thể chối bỏ. Đó cũng là MỘT HIỂN NHIÊN. Họ là hậu duệ của những tên lính Trung hoa thời xưa, chỉ vì húp thêm một bát cháo đã bị Tào Tháo hạ lệnh chém ngang lưng nhưng cũng chính họ là bọn côn đồ khát máu và bọn vơ vét tham tàn nhất một khi vượt khỏi biên thùy. Hãy nhìn lại những chùa chiền bị cướp bóc và phá hủy ở Tây Tạng. Đâu phải bọn vua chúa Bắc Kinh thực hiện các hành vi man rợ ấy, đó là dân con của  chúng, những người Trung hoa không dám chống cường quyền nhưng phóng chiếu toàn bộ bản năng hiếu sát lẫn sự tham tàn, độc ác của họ lên đầu “Thiên hạ”. Ngoài biên thùy, Vua chúa và Dân đen Trung hoa trở thành khắng khít vì hai bên có một mục tiêu chung. Chiến lược  ĐỔ LỬA RA NGOÀI là chiến lược có từ ngàn năm, một thứ Màn thầu đặc biệt của dân Tầu. Điều này, chắc chắn người Việt chúng tôi biết rõ hơn người Mỹ. Cần phải đưa thêm một con số : Trong cuộc thăm dò ý kiến của bộ trưởng bộ quốc phòng Trung quốc cách đây không lâu, trên 95 phần trăm dân Trung quốc nhất trí : “Đánh lũ chó Việt nam để thu hồi lãnh thổ!” Chỉ có trên 4 phần trăm người không trả lời hoặc không đồng ý. Như thế đủ hiểu, sức mạnh Truyền thống lớn đến đâu.
  
Thế nên, Stephen thân mến, tôi nói điều này mà không sợ làm anh phật ý, nếu anh có nghĩ đến Cách mạng Hoa nhài, Hoa hồng, Hoa tuy-líp...như một cách vui chơi, hoặc làm đẹp ngôn từ thì tôi đồng ý. Nếu là một ý nghĩ nghiêm chỉnh ( như niềm sung sướng nghiêm chỉnh và chân thành của dân Pháp, những người từng nhảy cỡn lên vào Mùa xuân Arabe ) thì xin anh bỏ ý nghĩ ấy đi. Bởi vì, đó chính thực là một thứ Utopie. Ngày xảy ra cuộc cách mạng Hoa nhài, khi nghe đám dân Pháp hò hét, tôi có nói với họ : “ Chớ nên cười quá sớm! Đó là kinh nghiệm của tôi”. Đến khi thành quả cuộc cách mạng rơi vào tay đảng Islam, họ đã phải thú nhận : “ Chúng ta mừng hụt” . Tôi lại xin cung cấp cho anh thêm một tư liệu của năm vừa rồi, theo điều tra thì trên 70 phần trăm những người Tunisi làm việc trên đất Pháp từ vài thập kỉ nay bỏ phiếu cho đảng của Islam. Điều đó có nghĩa gì ? Hố thẳm trong óc não con người là nơi sâu nhất, khôn dò. Tunisi là nước có đường biển thông thoáng, là đất nước cởi mở nhất với phương Tây trong toàn khối Arabe, hàng nghìn năm có quan hệ thương mại với châu Âu, vậy mà phản ứng của họ còn bảo thủ đến như thế, huống hồ Việt nam, mảnh đất bị kẹp dưới nách của Trung hoa, hàng nghìn năm sống trong thứ ao tù nước đọng ? Với một thực tiễn đáng buồn như vậy, làm sao có thể tin được một sự chuyển hóa “ nhung lụa, hòa bình” ở Việt nam? 
Vì cái thực tiễn ấy, tôi xin nhắc lại với anh, chỉ có một con đường có thể đưa đến thay đổi ở Việt nam. Con đường ấy không có hoa hồng, hoa nhài và các thứ hoa khác. Còn muốn bước chân đến vườn hoa thì phải chờ kết cục ở một ngày nào đó, khi con Rồng phương Bắc bị đâm nát. Nếu Bắc Kinh còn phẳng lặng, ắt các Kinh đô nước khác phải tan tành, bởi vì Trung hoa đã được tạo dựng trên xác chết của các dân tộc khác, biên giới của họ hiện nay rộng gấp năm lần đất đai gốc là vì nó thâu gộp các xứ sở bị họ tàn sát và đồng hóa. Cái phương cách sinh tồn này đã thấm đẫm trong nếp nghĩ, nếp sống của người Hán và trở thành sức mạnh tinh thần to lớn của họ. Chủ nghĩa Đại Hán không thể ra đời ở một xứ như Thụy sĩ hoặc Nay-uy. Chủ nghĩa Đại Hán phải ra đời ở một miền đất mà các cư dân sống trên đó phải được vũ trang bằng những thứ vũ khí đặc biệt về mặt tinh thần. Tính cách đặc thù này là một HẰNG SỐ, nhưng trong một thời gian khá dài, nó đã được ngụy trang, chôn cất tạm, hoặc giấu diếm, bởi vì trong thời gian này, người Trung hoa cùng khốn, họ rơi vào cảnh nô lệ, bần hàn. Hiện nay, Trung hoa đã trở thành cường quốc trên toàn cầu, do đó tính cách Trung hoa đang được khai triển với một ý chí mãnh liệt, thậm chí điên rồ.
      
          Tôi xin dẫn vài ví dụ :
     I – Ông Trần ngọc Vượng, từng có thời gian giảng dạy tại đại học Bắc kinh  và đang tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa Trung quốc cho biết : Trong cuốn tiểu thuyết viết theo lối khảo cứu, đề xuất luận điểm, có tên Lang Đồ Đằng ( Tô tem sói), tác giả Khương Nhung của Trung quốc xác định thuộc tính có tính chất căn tính của người Trung quốc là sói tính. Sói là con vật ranh mãnh, thủ đoạn, độc ác, thâm hiểm nhất của thảo nguyên, bình nguyên và cao nguyên. Người Trung quốc đặt căn cước của mình khởi đi từ đó. Mấy năm liền, người Trung quốc in đi in lại cuốn tiểu thuyết này, cổ vũ Tính chiến đấu, tinh thần Quật cường của đồng bào họ.
       2 - Theo lời kể của một phóng viên Pháp vừa đi New York về thì hiện nay, tại New York, có Restaurant Trung quốc treo tấm biển : Không có nĩa ! Anh hãy nhờ cảnh sát ở New York tìm xem địa chỉ chính xác của Restaurant này ở đâu ?. Một thông báo như vậy đồng nghĩa với lời tuyên bố rằng ở đây, nền văn hóa cầm đũa là kẻ thống trị. Ba mươi năm trước, chắc chắn những người Trung hoa nhập cư phải là những chủ nhân lịch sự tuyệt vời, họ sẽ ân cần mang dao, nĩa đến tận bàn một ông khách da trắng khi ông này lóng ngóng chưa quen dùng đũa. Nhưng bây giờ, gió đã xoay chiều, và họ tuyên bố thẳng thừng : kẻ nào không biết cầm đũa thì cút đi chỗ khác.
       3-Những thập kỉ trước đây, người nhập cư Trung hoa ở Paris được tiếng là cần cù, nhũn nhặn. Nhưng vào thập kỉ cuối cùng, từ năm 2000 trở lại đây, thái độ của họ đã đổi thay. Khi tiền của người Tầu đủ mua các công ty, các hãng lớn thì họ cũng mua luôn từng khu phố để làm nơi cư ngụ. Cuộc mua bán này diễn ra với quy mô rộng lớn và rầm rộ khiến dân Pháp lo ngại. Dù chính phủ không có chỉ thị chính thức, nhiều chính quyền quận có phản ứng. Theo tôi biết, vào những năm đầu thế kỉ mới, chính quyền quận 3 ( khu Marrais) ở Paris cố gắng hạn chế cuộc mua nhà đất của người Tầu nhưng không có hiệu quả. Ngược lại, giờ đây khi ông Tầu nào muốn mua một cửa hàng, mà chủ nhà không muốn bán, họ thuê du côn đến gây sự, đập phá, quấy rối dưới các hình thức khác nhau và sau rốt, chủ nhà đành phải đóng cửa hàng, bán lại. Nước Pháp suy đồi đến mức khi một sinh viên Việt nam viết bài tố cáo chính sách xâm lấn biển của Trung hoa thì liền bị giáo sư phụ trách gọi lên yêu cầu chấm dứt ngay  hành vi phản kháng, nếu không sẽ bị buộc thôi học. Tôi có nói chuyện này với một bà giáo sư đại học Paris 7, bà ấy đáp lại : “ Chúng tôi có một nước Pháp của De Gaule và một nước Pháp của Pétain. Tôi ngờ rằng nước Pháp thời hiện tại là nước Pháp của Pétain !”
   
Chủ nghĩa quốc gia là thứ khát vọng mãnh liệt nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người. Nếu như trước đây hơn nửa thế kỉ, thanh niên Đức bị cuốn vào chủ nghĩa phát-xít của Hitler như bông bồ công anh cuốn theo chiều gió, thì giờ đây các thế hệ Trung quốc sẽ còn bị cuốn vào chủ nghĩa Đại Hán với một sức mạnh điên rồ trăm lần hơn nữa. Bởi vì, chủ nghĩa phát-xít Đức là khát vọng quốc gia mới tạo lập, còn chủ nghĩa Đại Hán là thứ cây cổ thụ, sau những năm tàn úa giờ đây xanh tươi trở lại, nguồn sống của nó được dung dưỡng thâm sâu gấp bội phần. Thêm nữa, Trung quốc là phương Đông, phương Đông muôn vàn bí hiểm với phương Tây. Chúng tôi đây, những người Việt nam khốn khổ hàng nghìn năm chiến đấu chống lại họ, ăn uống, phong tục cận kề mà còn không hiểu được họ, huống hồ các anh, những người Mỹ ? Vì thế, mới có câu : “ Thâm như Tầu”. Hoặc là “ Bụng người Tầu, còn lâu mới biết”. Nhớ lại thời cách đây vài thập kỉ, khi mỗi tuần, người ta giết hàng nghìn con trâu rồi mang móng sang bán bên kia biên giới, không ai hiểu vì sao. Dân chúng còn thì thào :” Người Tầu mua móng trâu làm thuốc chống ung thư” . Rồi sau đó vài tháng, lại có chiến dịch đào rễ hồi, rễ quế bán cho “ các thầy thuốc Tầu”. Ba năm sau, dân các vùng biên giới đói vàng mắt, miền xuôi phải đem gạo và ngô cứu tế, lúc ấy mới rõ người Tầu không chế thuốc men nào hết, họ chỉ có một mục đích là phá sạch kinh tế các tỉnh phía bắc Việt nam mà thôi.
       
Người Mỹ các anh, bắt một ông tổng thống ra trước tòa xin lỗi dân chúng, chỉ vì ông ta trót nhảy lên bụng một cô thư kí Nhà trắng rồi nói dối, nghĩa là các anh coi Sự trung thực là phẩm tính cốt yếu mà bắt buộc mọi người, trước hết là các nhà lãnh đạo phải có. Với tâm thế ấy, các anh làm sao hiểu được người Tầu, một dân tộc đã viết ra cuốn Phản kinh ?...
   
Để anh rõ chi tiết, tôi xin trích vài dòng của người đang dịch cuốn Phản kinh ra tiếng Việt, giáo sư Trần ngọc Vượng :
  ... “ Cuốn thứ hai tôi cũng đang dịch mang tiêu đề Phản kinh, tức là Cẩm nang, bí kíp của những thủ đoạn chính trị và người ta quảng cáo cuốn sách là : Lịch đại thống trị giả - Mật như bất ngôn- Dụng như bất tuyên kì ( Tạm dịch : Bộ kì thư mà kẻ thống trị ở tất cả các nơi phải giữ bí mật- Làm theo nhưng không nói ra, không công bố ). Bộ sách này được một nhân vật đỗ tiến sĩ đời Đường viết ra, sau đó tìm cách dâng cho vua rồi trốn biệt, về sau không ai biết ra làm sao. Ngay đến cái tên của tác giả cũng là điều kì bí. Tôi mua bộ sách này lần đầu vào năm 1998, lúc tôi dạy ở đại học Bắc kinh. Đọc tên tác giả, tôi hơi ngỡ ngàng vì chưa biết chữ ấy bao giờ. Nghĩ mình là người nước ngoài, học tiếng Hán có hạn chế, ai dè hỏi các giáo sư Trung quốc cũng không ai biết. Hai ba hôm sau, kỉ niệm 100 năm đại học Bắc kinh, gần 10 xe chở các chuyên gia đại học Bắc Kinh ra Đại lễ đường Nhân dân, giáo sư Phó thành Cật cầm chữ trên tay đi hỏi cũng không ai biết. Cuối cùng, ông về tra Trung quốc đại từ điển, ra tên này nằm ở phần đuôi của chữ ghép. Phiên âm Hán-Việt phải đọc là Nhuy. Cái tên này còn chưa có trong thư tịch Việt nam, chỉ đọc theo nguyên lý thôi. Thật lạ !

       Bộ sách được cất trong kho chứa sách của triều đình, nhưng thi thoảng lại lọt một phần nào đó ra ngoài nên đời Minh, Thanh đều có chỉ dụ cấm tàng trữ, đọc cuốn sách đó. Mãi tới năm 1998, lần đầu tiên nó được in ra, mà lại in ở nhà xuất bản Nội Mông cổ, theo kiểu in để thăm dò. Nói vậy để biết đó cũng là loại bí kíp kì thư. Kiểu bí kíp ấy, Trung quốc rất có truyền thống nên tôi muốn giới thiệu để chúng ta, nhất là giới chính trị, hiểu họ hơn....”
       ( Trích cuộc phỏng vấn của báo Người Đô thị với giáo sư Trần ngọc Vượng)
Ông Trần ngọc Vượng đã gõ cửa một loạt các cơ quan nhà nước có chức năng và trách nhiệm nghiên cứu chính trị và văn hóa. Không nơi nào trợ cấp cho ông dịch cuốn cẩm nang quý báu này. Vì giới cầm quyền cộng sản Việt nam muốn giữ lòng trung với Mẫu quốc. Dịch Cẩm nang, tức phơi bầy bộ mặt Lang sói của kẻ cầm quyền phương bắc, cũng có nghĩa gián tiếp tố cáo thân phận nô bộc và phản bội tổ quốc của chính họ. May thay, hiện nay cuốn sách vẫn đang được dịch, nhờ tài trợ của một doanh nhân.
Cuốn Phản kinh là bằng chứng đầy thuyết phục cho tính cách độc đáo Trung hoa. Một hiện tượng cũng độc đáo tính Trung Hoa không kém là  nhân vật Dịch Nha. Dịch Nha là đầy tớ của Tề Hoàn Công, một ông vua thời Đông Chu.
            Một ngày, Tề Hoàn Công đùa bỡn Dịch Nha, nói rằng :

           Ta đây, món ngon vật lạ trên rừng, dưới biển đều đã nếm đủ. Chỉ có mỗi thịt người là chưa                  biết đến mà thôi.

           Ngay hôm sau, Dịch Nha dâng cho vua một mâm thịt ngào ngạt hương thơm. Tề Hoàn Công              thưởng thức một cách khoái trá, sau đó hỏi :
           Thịt gì mà ngon vậy ?
           
           Dịch Nha đáp :
           Thịt người.
            
            Tề Hoàn Công hốt hoảng :
            Lấy đâu ra ?
            
            Dịch Nha đáp :
           Bẩm chúa công, đó là thịt đứa con trai cả của thần, nó vừa đầy ba tuổi. Vì chúa công chưa bao             giờ được dùng thịt người nên thần thịt nó cho chúa công xơi.
        
           Quả nhiên, Dịch Nha trở thành sủng thần, cùng với Thụ Điêu và Khai Phương, khuynh loát                  triều đình sau khi Quản Trọng chết. Đây là lời của Tề Hoàn Công nói với Quản Trọng khi ông             tể tướng này can vua chớ nên gần gũi bọn nịnh thần :

            Dịch Nha làm thịt con cho tôi ăn, thế là yêu tôi hơn yêu con, còn nghi ngờ gì nữa ?
       
Một kẻ, vì cuộc đầu cơ chính trị, tự tay giết con đẻ của mình, lại tự tay xào nấu thành món ngon tuyệt vời để dâng vua nếm, kẻ đó là sản phẩm độc nhất vô nhị trên toàn cõi đất. Ngoài Trung quốc, không một dân tộc thứ hai nào trên hành tinh này có được. Thời xưa, các bộ tộc man di có tục ăn thịt người, và ngày nay, cũng có những Kẻ ăn thịt người do Hiện tượng Lại giống, hoặc bọn ăn thịt người do kích thích của ma túy, những kẻ còn duy trì bản năng dã thú ở mức độ quá cao. Nhưng đám người man dã này không thể so được với Dịch Nha vì Dịch Nha Chống lại Tính người không phải do bản năng dã thú mà do sự tính toán kĩ lưỡng. Vì Mưu lợi mà có thể Hủy diệt tính người, đó là đặc sản Trung quốc. Cũng như vì muốn tăng cường thể lực, họ có món óc khỉ sống của bà Thái hậu Từ hy. Cái đặc tính này bộc lộ trên nhiều phương diện. Ngay trên các địa bàn thuần túy tình cảm và đạo đức, người Trung hoa cũng có lối thể hiện độc đáo của họ. Ví dụ, có thể bàn về tình hiếu đễ. Dân Tầu vẫn tự hào được dạy dỗ bởi đức thánh Khổng và thường khoa trương các món hàng Truyền thống của họ. Tuy nhiên, chính ngay trên cái địa hạt đầy tinh thần đạo đức này, cũng có thứ gì đó khiến ta Dựng lông tóc, sởn da gà. Xin anh hãy đọc lại chuyện “Vì mẹ nguyện chôn con”, in trong cuốn Thái Ất tử vi năm Quý Tỵ 2003 do Vương Dung Cơ luận giải ( P.O Box 9585 – Fountain Valley. CA 92728-9585 ). Nội dung được ca ngợi : Muốn có đủ thực phẩm nuôi mẹ, chồng yêu cầu vợ đào huyệt để chôn sống đứa con sáu tuổi để bớt đi một miệng ăn ! Hình mẫu này, được tuyên truyền, phổ biến như món Dầu cháo quẩy trong các quán bình dân.
        
Thế giới của các anh được định vị bằng các luật. Trung hoa chưa bao giờ sống theo luật, cho dù có cả một trường phái mang tên Hàn phi tử. Luật chỉ làm cho vua và vì thế, đổi thay theo một cái gật đầu hay vẫy tay của vua. Vả lại, từ hàng nghìn năm nay, nền văn hóa vĩ đại của Trung hoa vốn được nuôi dưỡng bằng nhân cách đúp : Người ta có những tư tưởng đẹp đẽ và cao siêu của Lão và Trang để mơ mộng và ngâm ngợi (để nhìn lên cung trăng) và giờ đây, để làm lóa mắt đám trí thức ngoài biên giới. Họ có một hệ thống đạo đức dưới nhãn hiệu Khổng Khâu lẫn Mạnh tử để rao giảng, dậy dỗ ( để rọi sáng đường đi dưới ánh mặt trời), và giờ đây, để chiêu dụ tâm lý những cư dân thuộc các nền văn minh khác. Nhưng cuộc sống thường hằng diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm lại được nuôi dưỡng bằng món Bánh bao chấm máu người, và vì là cuộc sống thường hằng nên con người cứ việc tuân theo mà không ai nói năng gì hết. Nhà văn Lỗ Tấn, một cách vô thức đã phản ánh trung thành tính cách dân tộc của ông. Lịch sử Trung hoa đã được nuôi dưỡng với món BÁNH BAO CHẤM MÁU đặc biệt  ấy, và nó sẽ tiếp tục phát triển với cùng nguồn dinh dưỡng đậm đà bản tính dân tộc, cho dù hình thức biến  thái đi.
     
Với tất cả những gì đang diễn ra hiện nay, tôi nghĩ các anh không còn nhiều thời gian nữa. Tôi không tin rằng các anh chần chừ cho đến lúc tất cả đám dân Trung hoa buôn đồ cổ ở New York tuyên bố thẳng thừng là thành phố này từ nay thuộc về họ, và rằng đội quân thứ năm của Hoàng đế Trung hoa nhất tề đứng lên, khẳng định các anh, những người mang dòng máu bình thường của nhân loại, còn họ, những kẻ mang Máu Rồng, nên họ có quyền thu hồi lại lãnh thổ vốn thuộc về người da đỏ, những tổ tiên có cùng sắc da vàng như họ ( Tôi nhắc lại ý chính trong một bài báo của người Trung quốc trên Internet cách đây gần một thập kỉ). Không có sự điên rồ nào được coi là điên rồ hoặc là đáng kinh ngạc với người Trung hoa, một thứ người đã thịt con đẻ của mình như thịt gà hay thỏ, hạng người ấy không gì không làm được.
    
Tôi tin rằng các anh sẽ tìm được biện pháp hiệu lực trong thời gian ngắn nhất, trước khi mọi sự trở nên quá muộn màng. Dân tộc các anh là dân tộc tiêu biểu cho khát vọng tự do của nhân loại, các anh có đủ phẩm chất và tư cách để Hành động.
       
Hành động, để cứu chính nước Mỹ trước hết, và sau đó, cứu cả các dân tộc có nguy cơ bị nghiền nát dưới bánh xe của bọn Tần thủy Hoàng thời hiện đại. Đó chính là Lý tưởng cho người Mỹ ngày hôm nay.
      
Chúc anh chị vui và khỏe.
Khi nào có dịp ghé Pháp thì nhớ báo cho tôi.
   Dương thu Hương.
Paris, ngày 30 tháng 10 năm 2014
(Trí Nhân Media)

Nguyễn Văn Tuấn - An toàn?

Một trong những lí do mà các quan chức VN cấm không cho ông Trần Quốc Hải thử nghiệm chiếc trực thăng do ông ấy chế tạo là an toàn. Họ nói nếu máy bay cháy thì ai chịu trách nhiệm. Người ta còn so sánh các nguyên tắc an toàn ở nước ngoài như Mĩ và Âu châu! Lí do an toàn không phải là không có lí của nó, nhưng nó có cái gì đó ngụy biện, và thiếu tính thuyết phục.
Ở nước ngoài, tiêu chuẩn an toàn rất quan trọng, vì Nhà nước có trách nhiệm với công dân, và Nhà nước sẽ "lãnh đủ" nếu tai nạn xảy ra. Chẳng hạn như một chiếc tàu đi biển thì phải đăng kí với nhà chức trách và họ kiểm tra các thiết bị an toàn trước khi cho phép ra khơi, vì nếu chẳng may tai nạn (như thất lạc trên biển) xảy ra thì Nhà nước phải huy động các phương tiện cứu chữa rất tốn kém. Đó là chưa kể các công ti bảo hiểm phải đền bù, và các công ti này rất chặt chẽ trong việc điều tra sự việc dẫn đến tai nạn. Do đó, các nhà chức trách ở các nước phương Tây đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn rất cao.
Còn ở VN thì Nhà nước đâu có lo gì cho sự an toàn của người dân. Thậm chí Nhà nước còn không có khả năng chữa cháy ngay trong các đô thị lớn. Khi tàu du khách bị chìm trên sông Sài Gòn mà lực lượng cứu hộ có làm được gì đáng kể đâu; tất cả đều do người dân tự xoay xở và tương trợ với nhau. Ở VN, khi tai nạn xảy ra thì người dân lãnh đủ, chứ cũng chẳng có hãng bảo hiểm nào lo, hay có hãng bảo hiểm lo thì cũng chẳng thấm vào đâu. Thành ra, khi Nhà nước viện dẫn lí do an toàn để cấm người khác thử nghiệm sản phẩm của họ thì nghe hơi … trái tai. Họ (nhà chức trách) có thể làm đúng trên nguyên tắc, nhưng họ không có tư cách để cấm.
Thật ra, nếu viện dẫn lí do an toàn đúng chuẩn mực quốc tế thì có nhiều máy bay quân sự ở VN sẽ không được cất cánh. Dựa vào tiêu chuẩn an toàn đường thuỷ mà người phương Tây dùng thì rất nhiều tàu bè ở VN sẽ không có mặt trên sông hay ra biển lớn. Tương tự, rất nhiều xe sẽ không được xuống đường, vì thiếu an toàn. Rất nhiều lab sinh học ở VN sẽ phải đóng cửa. Rất nhiều phương pháp phẫu thuật phải bị cấm. Rất nhiều hàng hoá đang bày bán phải bị tịch thu vì thiếu vệ sinh. Vân vân và vân vân. Thế nhưng trong thực tế máy bay vẫn cất cánh, tàu bè vẫn ra khơi, xe cộ vẫn chạy trên đường phố, những lab vẫn hoạt động bình thường, phẫu thuật mới vẫn được thử nghiệm, hàng hoá và thực phẩm vẫn được bày bán thoải mái. Vấn đề, dĩ nhiên, không phải là an toàn tuyệt đối, bởi vì không có cái gì là tuyệt đối cả. Vấn đề là cái nguyên lí phòng ngừa (precautionary principle) được hiểu và ứng dụng ra sao.
Ở các nước như Úc, dù tiêu chuẩn an toàn rất cao, nhưng người dân vẫn có quyền chế tạo trực thăng và bay thử, mà họ có cần đến Bộ Quốc phòng hay các chuyên gia nào đến kiểm tra đâu. Họ có thể dùng trực thăng để rải phân hay thuốc trừ sâu. Họ thích làm thế là vì họ là dân tài tử. Cũng chẳng có quan chức quốc phòng nào lại rổi hơi đi cấm người dân sáng chế. Thật ra, ở bên Tàu, bên Phi châu, và nhiều nơi khác [mà tôi chưa biết hết] người dân cũng chế tạo trực thăng như ông Trần Quốc Hải và họ cũng thử nghiệm bay, nhưng chẳng ai lại lấy những tiêu chuẩn an toàn ra để cấm họ bay. Chắc chắn họ (chính quyền) không điên rồ đến độ cấm người dân đừng sáng chế.
Tiêu chuẩn dành cho dân tài tử phải khác với tiêu chuẩn dành cho hàng hoá thương mại. Một chiếc trực thăng do dân tài tử làm ra chỉ dùng cho anh ta trước hết, và cũng chỉ là một sản phẩm rất cá nhân, vì anh ta chẳng bán cho ai, chẳng dùng nó để chở ai. Nhưng một chiếc máy bay do hãng Boeing làm ra thì khác vì nó sẽ được bán ra cho nhiều nơi trên thế giới, và phải chuyên chở hàng triệu khách, nên tiêu chuẩn an toàn phải rất rất cao. Tôi nghĩ chẳng ai dùng tiêu chuẩn an toàn dành cho Boeing để áp dụng cho dân tài tử như cha con ông Trần Quốc Hải.
Do đó, tôi nghĩ lấy lí do an toàn để cấm người ta thử nghiệm sản phẩm mang tính cá nhân là thiếu tính thuyết phục. Điều quan trọng nhất là cần phải khuyến khích những người tài tử như cha con ông Trần Quốc Hải. Khuyến khích họ sáng chế. Khi sản phẩm của họ được kiểm định và đánh giá đâu đó, thì nên hỗ trợ họ đăng kí bằng sáng chế. Nên nhớ rằng sáng kiến làm ra cái nấp hộp thuốc cũng có thể đăng kí bằng sáng chế. Một đất nước 90 triệu người chẳng có bằng sáng chế nào lại đi cấm người dân sáng chế thì thật là trái khuấy. Không dám mạo hiểm và chỉ thu mình trong cái ao tù an toàn thì sẽ suốt đời chẳng làm được gì, chẳng đóng góp gì cho nhân loại. Tôi nghĩ nếu lấy lí do an toàn thì chắc kĩ thuật nội soi chẳng bao giờ ra đời. Lấy lí do an toàn để cấm người ta mạo hiểm là một hành động rất phản tiến bộ.
TB: Có người nói những sản phẩm của cha con ông TQH "có gì đâu". Họ nói các cơ xưởng của quân đội làm được hết, và các thợ bình thường của VN cũng làm được như cha con ông TQH làm. Đọc lí luận kiểu này tôi chỉ biết phì cười. Chợt nhớ đến câu chuyện mà các thầy tôi lúc trước hay kể về việc xin tiền làm nghiên cứu. Họ nói rằng các cơ quan tài trợ RẤT GHÉT kiểu nói "Cho tôi tiền đi, rồi tôi làm cho các ông xem". Họ sẽ nói đó là thái độ "trust me", rất có hại cho khoa học. Họ sẽ nói: "Anh về làm cho tôi xem đi, rồi hãy lại đây xin tiền. Đừng bao giờ nói rằng anh SẼ làm được, trong khi anh chưa có gì để chứng minh rằng anh ĐÃ làm được".
Nguyễn Văn Tuấn
(FB Nguyen Tuan)

Chánh văn phòng xin trả 'ghế'

Sau khi được điều động giữ chức danh Chánh văn phòng, bà Kim Thị Lan Hương liên tục làm đơn đến cơ quan cấp trên xin không nhận, vì cho rằng đây là chức danh không có thật, không nằm trong cơ cấu bộ máy tổ chức theo quy định hiện hành.

Bà Lan Hương muốn xin trả ghế chánh văn phòng để quay về công việc chuyên môn - Ảnh: Thái Sơn 
UBND TP.Hà Nội vừa tiếp nhận đơn của bà Kim Thị Lan Hương, nguyên Trưởng phòng ứng dụng Công nghệ thông tin của Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội (TT-TT) về việc xin được trả “ghế” là chức Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Công nghệ thông tin TP.Hà Nội.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, bà Lan Hương cho biết, ngày 6.6, bà nhận được Quyết định số 162 của Giám đốc Sở TT-TT điều bà về nhận công tác tại Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Công nghệ thông tin TP.Hà Nội, thuộc Ban Chỉ đạo chương trình Công nghệ thông tin TP.Hà Nội để giữ nhiệm vụ Chánh văn phòng Ban chỉ đạo. “Chức vụ trái với với công tác tổ chức cán bộ nên tôi xin phép… không nhận”, bà Hương nói.
Theo bà Hương, quy định của UBND TP về Ban chỉ đạo Chương trình Công nghệ thông tin TP không quy định người đứng đầu văn phòng (Chánh văn phòng), do đó chức danh bà được giữ là “ảo”. Mặt khác, Văn phòng Ban chỉ đạo không phải là một phòng, ban trực thuộc Sở TT-TT, nên việc giám đốc sở này đi bổ nhiệm chánh văn phòng cho cơ quan trực thuộc UBND TP là điều trái khoáy.
Trước thắc mắc của bà Hương, Sở Nội vụ TP.Hà Nội trong văn bản số 1759 ngày 10.7.2014 đã nêu rõ: “Ban chỉ đạo Chương trình Công nghệ thông tin của TP.Hà Nội có Văn phòng Ban chỉ đạo cơ là cơ quan giúp việc có không quá 4 cán bộ, trong đó có tối thiểu 1 cán bộ thuộc biên chế Sở TT-TT hoạt động theo chế độ chuyên trách, tuy nhiên không quy định Văn phòng Ban chỉ đạo có người đứng đầu (Chánh văn phòng)”. Mặt khác, theo Sở Nội vụ Hà Nội, “việc triển khai công tác cán bộ chỉ có thể thực hiện khi cơ cấu tổ chức và nhân sự của Văn phòng Ban chỉ đạo được kiện toàn (trong đó có quy định chức danh Chánh văn phòng) và phải được Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phê duyệt". 
Không có ghế thì sẽ “bổ sung” ghế!
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở TT-TT TP.Hà Nội, cho biết sau khi bà Lan Hương có đơn, sở đã tiến hành kiểm tra lại quy trình ban hành quyết định, có mời một số sở ngành liên quan tham gia. “Ý kiến các ngành về việc ban hành quyết định là đúng, còn về mặt thủ tục nếu chưa hoàn thiện thì tiếp tục, không có vấn đề gì lớn. Hơn nữa, quyền và lợi ích chị Hương không bị ảnh hưởng”, bà Tú cho hay.
Về chức danh không có trong cơ cấu, bà Tú nói quyết định của Sở “không phải bổ nhiệm mà là phân công nhiệm vụ, một bộ máy thì phải có người phụ trách, phải có đầu mối”. Thừa nhận chức danh Chánh văn phòng chưa có trong cơ cấu bộ máy, nhưng bà Tú cho rằng sẽ không có chuyện Sở này thu hồi lại quyết định đã ban hành. Thay vào đó, cơ quan chức năng sẽ hoàn thiện các quy định trong cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin TP theo hướng có chức danh nói trên.
Trong khi đó, bà Kim Thị Lan Hương lại cho rằng, với trình độ chuyên môn thạc sĩ về công nghệ thông tin nhưng hơn 5 tháng qua, kể từ khi được giữ chức vụ Chánh văn phòng Ban chỉ đạo, công việc chính của bà lại là… photo tài liệu phục vụ các cuộc họp. “Tất cả công việc chuyên môn của trưởng phòng công nghệ thông tin, chuyên viên chính đều không dùng được vào việc gì. Nguyện vọng của tôi là về chỗ cũ”, bà Lan Hương nói thêm về lý do trả chức. 
Thái Sơn
(Thanh Niên)
 

Nga - Trung: 'Cặp đôi' đồng sàng nhưng... dị mộng?

Alan Phan - Bất Động Sản Và Kinh Tế Thị Trường

Một trong những đặc thù của thị trường BDS Việt Nam là “giá cả” không dựa trên “thu nhập”. Trong nền kinh tế tuân theo quy luật thị trường, thì giá trị thực của sản phẩm phải dựa trên “nhu cầu” và “khả năng chi trả” của người tiêu dùng. Khi thị trường được bóp mép bởi các hành vi của các nhóm đầu cơ và lợi ích, chúng tạo ra “bong bóng tài sản” hay “giá quá rẻ để lợi dụng”. Các hành vi này có thể đến trực tiếp từ những doanh nghiệp liên quan hay từ chính phủ qua các luật lệ (phát sinh từ lobby).
Căn nhà 224 mét vuông tại Illinois giá 72 ngàn đô la
Căn nhà 224 mét vuông tại Illinois giá 72 ngàn đô la
Càng xa rời “nhu cầu” và “khả năng chi trả” (thu nhập thực sự), việc điều chỉnh giá cả để quay về với “giá trị thực” càng gay gắt và xáo trộn. Thời gian điều chỉnh cũng mất lâu hơn do nợ xấu phát sinh và ngân hàng và nhà đầu tư bị ứ đọng hàng tồn kho.
Để hiểu rõ nghịch lý này về BDS tại Việt Nam, chỉ cần đọc qua một mẩu tin nhỏ trên mạng hôm nay.
Đó là giá nhà trung bình của một căn nhà trung bình tại 5 thành phố trung bình của Mỹ. Trung bình được hiểu theo 2 nghĩa: average (tổng số cộng chia ra) hay median (số giữa của 50% cao hơn và thấp hơn). Ở Mỹ, một căn nhà trung bình gọi là family home thường có 4 phòng ngủ và 2 phòng tắm, rộng khoảng 200 mét vuông. Dĩ nhiên là có phòng khách, phòng chơi, phòng bếp, phòng chứa đồ, giặt ủi, nhà để xe hơi và vườn bao quanh (cũng bằng khoảng diện tích căn nhà = 200 mét vuông)
Khi duyệt qua các giá nhà này, xin nhớ rằng thu nhập trung bình của một người Mỹ theo thống kê năm 2013 là $51,939 đô la (tính theo median) hay $81,400 (tính theo average). Thu nhập của một người Việt là $1,922 trong 2013.
Căn nhà 4 phòng ngủ 2 phòng tắm ở Georgia giá 68 ngàn đô la
Căn nhà 4 phòng ngủ 2 phòng tắm ở Georgia giá 68 ngàn đô la
Một chuyên viên địa ốc gởi cho tôi một tóm lược của trulia.com (web site mua bán địa ốc lớn) như sau:
-          Cleveland, Ohio          $64,993 (tương đương với 1 tỷ 378 triệu đồng VN hay 6 triệu 800 ngàn đồng VN một mét vuông)
-          Riverdale, Georgia      $68,207
-          Park Forest, Illinois     $75,647
-          Lake Wales, Florida    $82,230
-          Buffalo, New York     $97,288
house in cleveland

Đây là hình ảnh căn nhà đang rao bán với giá 1.378 tỷ đồng ở Cleveland. Bạn có thể lên Net tìm các chi tiết khác về căn nhà. Một người Mỹ có thu nhập trung bình có thể mua căn nhà này sau 15 tháng làm việc. Người Việt: 33 năm.
Các bạn có thể tự mình rút ra các kết luận.
Các nhóm lợi ích luôn luôn bào chữa “cái xứ mình nó khác”. Nhưng nếu nói chuyện tiền bạc, về lâu về dài, không có gì khác cả.
Alan Phan
(Blog Alan Phan)

Thủ tướng VN: 'Biển Đông vẫn phức tạp'

Thủ tướng Dũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Obama ở Nay Pyi Taw
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nêu vấn đề xây đắp các đảo trên Biển Đông mà nước này đang có tranh chấp với Trung Quốc ra trước hội nghị thượng đỉnh Asean ở thủ đô Nay Pyi Taw của Miến Điện.
Cũng tại hội nghị này, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn trong tranh chấp trên Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc.
‘Biển Đông vẫn phức tạp’
Thủ tướng Dũng được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói tại phiên thảo luận toàn thể các nhà lãnh đạo Asean rằng ‘tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm’.
“Những việc này trái với quy định của Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC),” ông Dũng được dẫn lời nói.
Ông kêu gọi Asean tăng cường vai trò của mình trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo cho DOC được tuân thủ và nhanh chóng đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) mà đến nay Trung Quốc vẫn không mặn mà.
Ông Nguyễn Tấn Dũng và tổng thống Obama trong cuộc họp song phương hôm 13/11
Sau cuộc họp song phương với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại thủ đô Miến Điện nơi lãnh đạo các nước nhóm họp thượng đỉnh ASEAN và Đông Á, Tổng thống Barack Obama nói:
"Về chủ đề an ninh, chúng tôi cùng chia sẻ quan điểm rằng điều quan trọng là tất cả các nước trong khu vực dù là nước lớn hay nước nhỏ đều phải tuân theo những qui tắc dựa vào luật lệ cũng như luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp."
Bình luận về thông điệp của Thủ tướng Dũng về tình hình Biển Đông, ông Lê Công Phụng, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, nói với BBC rằng ông Dũng ‘đã khẳng định lập trường của Việt Nam trước hành động sai trái của Trung Quốc’ và ‘cảnh báo cho mọi người biết là Trung Quốc đang có những hành động như vậy gây phức tạp trên Biển Đông’.
“Đây là một bước Việt Nam cảnh báo dư luận nói chung và các nước có liên quan nói riêng về những hành động sai trái của Trung Quốc,” ông Phụng nói.
Khi được hỏi thì tại sao tại Thượng đỉnh Apec với sự có mặt của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại sao ông Trương Tấn Sang lại không đưa vấn đề xây cất này ra, ông Phụng nói rằng ‘Apec chỉ bàn về kinh tế’.
“Lúc gặp ông Tập thì Chủ tịch Trương Tấn Sang đã nói rõ Trung Quốc phải thực hiện nghiêm túc thỏa thuận và không làm những gì sai trái,” ông nói thêm.
Về khả năng khối Asean đồng thuận về Biển Đông, ông Phụng cho rằng ‘mặc dù hiện nay chưa có nhưng nhận thức của Asean về Biển Đông ngày càng nân lên.
“Các nước Asean dần dần có bước chuyển để làm sao có Asean có lập trường chung để duy trì hòa bình và ổn định ở đông nam Á.”

‘Quay lại quan hệ tốt’
Cũng theo hãng tin nhà nước của Việt Nam thì các nhà lãnh đạo Asean đã ‘bày tỏ quan ngại sâu sắc’ trước tình hình phức tạp trên Biển Đông.
Về phần mình, tại diễn đàn Asean và các hội nghị thượng đỉnh liên quan, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tranh thủ sự ủng hộ của Ấn Độ để giúp làm giảm căng thẳng trên Biển Đông, tờ Daily Tribune của Philippines cho biết.
Thượng đỉnh Asean lần này đã thể hiện lập trường chung về Biển Đông
Ông Aquino đã đưa ra lời kêu gọi này trong bài phát biểu của ông hôm 12/11 tại Thượng đỉnh Asean.
“Tổng thống Aquino tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ và các nước thành viên Liên Hiệp Quốc khác đối với đề xuất của Philippines về việc làm giảm căng thẳng trên Biển Đông vốn được đưa ra tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng trước,” ông Herminio Coloma Jr, thư ký báo chí của ông Aquino, cho biết.
Ông Aquino đã nêu trường hợp trọng tài xác định ranh giới trên biển giữa Ấn Độ và Bangladesh trên Vịnh Bengal là một ‘hình mẫu tốt’ cho thấy Công ước Quốc tế về Luật Biển và Tòa án Quốc tế về Luật Biển có thể ‘đem đến cơ chế hợp lý nhất, công bằng nhất và đúng đắn nhất’ để giải quyết tranh chấp giữa các nước.
Tờ báo này cũng tường thuật rằng ông Aquino đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Thượng đỉnh Apec ở Bắc Kinh và hai nhà lãnh đạo được cho là đã đồng ý giải quyết các tranh chấp ‘một cách xây dựng’.
“Ông ấy (Tập Cận Bình) nói với tôi rằng hai nước chúng ta đã có quan hệ tốt từ nhiều đời nay. Từ thời tất cả các nhà lãnh đạo trước đây của hai nước chúng ta, chúng ta đã có quan hệ tốt. Hy vọng rằng chúng ta sẽ trở lại mối quan hệ tốt như trước đây,” ông Aquino được dẫn lời kể lại.
“Chúng tôi xử lý tranh chấp theo hai cách: thứ nhất là trọng tài; thứ hai là thúc đẩy việc ra đời Bộ Quy tắc Ứng xử. Nhưng đồng thời, chúng tôi luôn nói rằng chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế,” ông Aquino được dẫn lời nói.
Indonesia trung gian
Trong một diễn biến khác, tờ Jakarta Globe của Indonesia cho biết tân tổng thống nước này, ông Joko Widodo, đã ‘bắt đầu đảm nhận vai trò nhà trung gian để giúp các bên làm giảm căng thẳng trên Biển Đông’.
Là quốc gia lớn nhất và có vai trò quan trọng nhất trong khối Asean, Indonesia được mong đợi sẽ đóng vai trò trung gian trong tranh chấp giữa một số nước thành viên của khối với Trung Quốc.
Ông Andi Widjajanto, chánh văn phòng nội các Indonesia, hôm 13/11 nói ông Joko sẽ yêu cầu tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế trong lúc các nước đang bàn thảo về Bộ Quy tắc ứng xử.
Các nước có tranh chấp đã ký vào một tuyên bố cam kết sẽ tuân thủ Bộ Quy tắc này nhưng việc soạn thảo nó tiếp tục là vấn đề tranh cãi gay gắt, the Jakarta Globe.
“Điều quan trọng là các nước phải kiềm chế không được khiêu khích lẫn nhau,” ông Andi nói.
(BBC)

Tổng Thống Obama muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/2014.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/2014.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói hiện đang có nhiều cơ hội để thắt chặt quan hệ và tăng cường hợp tác với Việt Nam, bất chấp lịch sử phức tạp giữa hai nước.
Hãng tin AP hôm nay tường thuật rằng Tổng Thống Obama đã đơn cử những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác gồm: thương mại, an ninh và nhân quyền, vào lúc ông chuẩn bị gặp Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bên lề các hội nghị thượng đỉnh khu vực đang diễn ra ở Myanmar.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói điều quan trọng là các nước phải tuân thủ luật quốc tế trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp. Ông nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để thu hồi hài cốt của những quân nhân Mỹ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam.
Ông nói vị thế kinh tế đang lên của Việt Nam là một bằng chứng về sức mạnh của nhân dân Việt Nam, và những biện pháp cải cách đã được thực hiện. Ông nói buổi gặp gỡ với Thủ Tướng Việt Nam sẽ là một cơ hội để hai bên hợp tác về mậu dịch và đầu tư.
Trong một bài báo về quan hệ Mỹ-Việt đăng trên trang mạng của Diễn đàn Đông Á, nhà nghiên cứu Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nhận định rằng quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hôm 2 tháng 10 vừa rồi, là một trong các bước hành động quan trọng nhất trong việc cải thiện quan hệ giũa hai nước cựu thù, kể từ khi hai nước nối lại bang giao cách đây gần hai thập niên.
Sự thay đổi về chính sách của chính phủ Mỹ được nhiều người coi là một nỗ lực nhằm tăng cường an ninh biển cho Việt Nam vào một thời điểm khi mà Trung Quốc đang leo thang những hành động để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình trong Biển Đông. Động thái này một phần là một phản ứng đáp lại việc Bắc Kinh hồi tháng Năm đã triển khai một giàn khoan dầu nước sâu vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Tuy vậy, các giới chức Mỹ đã tìm cách làm giảm nhẹ vai trò của Trung Quốc trong quyết định của Washington muốn xích lại gần Việt Nam. Tác giả dẫn lời một giới chức cao cấp Mỹ nói rằng quyết định của Washington được đưa ra “dựa trên nhận thức là khu vực này cần phải nâng cao khả năng hàng hải, và đáp ứng nhu cầu đó là một việc làm có ích.” Giới chức này khẳng định quyết định của Mỹ không phải để đáp lại bất cứ hành động hoặc cuộc khủng hoảng nào hiện nay, và cũng không phải là một động thái “chống Trung Quốc.”
Các giới chức Mỹ trong một thời gian dài đã duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Người Mỹ cho rằng Việt Nam đã mua trang thiết bị quân sự của Nga trong nhiều thập niên, và có lẽ chỉ muốn Washington tháo dỡ lệnh cấm vận vũ khí như một cử chỉ thiện chí, hơn là thực sự muốn mua vũ khí của Mỹ. Nhưng các giới chức Mỹ cho biết là từ đầu năm 2004, Việt Nam đã bày tỏ ý định muốn mua các máy móc radar và phi cơ, tàu giám sát biển của Mỹ.
Ông Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói giờ đây, Hà nội phải quyết định liệu họ muốn tận dụng quyền được tiếp cận công nghệ của Mỹ như thế nào. Chính sách mới của Mỹ cho phép Việt Nam mua tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, và các máy bay giám sát, chẳng hạn như chiếc Orion P-3 của công ty Lockheed, có khả năng giúp Việt Nam theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu của CSIS nói rằng sau khi Mỹ loan báo nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Trung Quốc đã trở lại tỏ thái độ hoà hoãn hơn với Việt Nam, nhằm làm lung lay ý định của Hà nội muốn mua vũ khí và trang thiết bị quân sự Mỹ. Ông đơn cử chuyến đi thăm Việt Nam của Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vào cuối tháng 10, và chuyến đi Trung Quốc của phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh dẫn đầu một tuần trước đó. Trong các chuyến thăm qua lại này, các giới chức hai nước đã cam kết sẽ tránh leo thang căng thẳng như đã xảy ra sau khi giàn khoan 981 được kéo sâu vào vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu đặc quyền kinh tế của mình.
Bằng cách nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Mỹ đã tháo gỡ thêm một trở ngại đối với quan hệ Mỹ Việt, quyết định đó cho thấy Washington giờ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Và bây giờ Hà Nội sẽ phải hành động để tận dụng cơ hội này như thế nào.
Nhà nghiên cứu của CSIS lưu ý rằng Washington chỉ mới nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, quan hệ hai bên có triển vọng được nâng cấp hơn thế nữa, nếu một số điều kiện khác được thoả đáng, trong đó có vấn đề cải thiện nhân quyền.
Nguồn: AP, East Asia Forum, Pending Interview
(VOA)

Nga - Trung: 'Cặp đôi' đồng sàng nhưng... dị mộng?

Việc TQ và Nga có cố gắng xây dựng quan hệ liên minh hay không tùy thuộc vào giới lãnh đạo ở Moscow và Bắc Kinh, và quan trọng hơn, tùy vào các đối tác của họ ở Washington và Brussels.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ, sự xích lại gần nhau của cặp đôi Nga Trung là điều mà ai cũng thấy. Tuy nhiên, hầu như không có khả năng hai cường quốc này tiến tới thành lập một liên minh bền vững.

Thứ nhất, một quan hệ Nga - Trung có thể dẫn tới một sự đối đầu lớnvới phương Tây, điều mà cả TQ và Nga đều không mong muốn.
TQ sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ kinh tế mang tính sống còn với Mỹ và phải chịu đựng sự ra đi của các dòng vốn lớn, sự sụt giảm mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lệnh cấm nhập khẩu các công nghệ cần cho các ngành công nghiệp của mình.
Một cuộc xung đột nếu xảy ra với Mỹ cũng sẽ khiến Washington cố gắng cân bằng, thậm chí kiềm chế Bắc Kinh tại châu Á. Trong trường hợp đó, Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự quanh các đường biên giới của TQ và liên kết với các đối thủ của TQ trong các tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiều khả năng Mỹ cũng sẽ thông qua một chính sách cứng rắn hơn trong vấn đề Đài Loan và ủng hộ các đối tượng ly khai bên trong TQ.
Đối với Nga, cái giá của một sự cắt đứt với phương Tây sẽ "rẻ" hơn nhưng vẫn là rất cao. Nền kinh tế Nga, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng Ukraine, sẽ bị phá hoại nặng nề hơn nếu phương Tây siết chặt trừng phạt bằng cách thu hẹp khả năng tiếp cận của Nga tới các thị trường tài chính phương Tây và ngăn chặn sự chuyển giao các công nghệ cần thiết cho lĩnh vực năng lượng của Nga. Đáng ngại hơn, châu Âu có thể bắt đầu cùng nhau giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và ngăn chặn các dự án năng lượng của Moscow.
Các hậu quả khác của một sự đối đầu với phương Tây cũng bao gồm việc lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu (ngay ở mạng sườn của Nga), tăng cường sự can dự của châu Âu vào không gian hậu Xô Viết, và một cuộc chạy đua vũ trang với Washington mà Nga sẽ phải trả giá đắt.
Nga, Trung Quốc, Mỹ, Tập Cận Bình, Putin, Obama, dầu mỏ, USD, Nhân dân tệ, Ukraine, IS, hạt nhân, APEC
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong một lễ ký kết thỏa thuận diễn ra tại Thượng Hải hồi tháng 5/2014. Ảnh: AP
Thứ hai, hiện nay lợi ích từ một liên minh Nga - Trung đối với TQ sẽ nhỏ hơn đối với Nga, vì TQ mạnh hơn nhiều và có thể dễ dàng tự chống lại Mỹ. Tuy nhiên, cái giá đối với TQ sẽ lớn hơn nhiều, vì Bắc Kinh có quan hệ kinh tế lớn hơn với phương Tây. Một liên minh với Moscow cũng sẽ buộc Bắc Kinh phải từ bỏ chính sách hưởng lợi cao lâu nay trong quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với Washington, để thay bằng một sự đối đầu đắt giá.
Hơn nữa, vì Nga cần TQ hơn TQ cần Nga, nên Bắc Kinh có thể hưởng nhiều lợi hơn từ quan hệ với Moscow mà không bị ràng buộc bởi liên minh này, cũng như không phải chịu các chi phí thực sự của nó. Thỏa thuận khí đốt mới đây giữa hai bên, với giá cả và các điều kiện thuận lợi hơn cho phía TQ, là minh chứng cho điều này.

Thứ ba, quan hệ Nga - Trung được đánh dấu bởi sự mất lòng tin và xung đột lợi ích. Dự báo sự mất lòng tin sẽ lớn hơn ở bên yếu hơn, là Nga, khi phải đối mặt với sự lớn mạnh của gã khổng lồ TQ ở biên giới phía Đông của mình. Nhiều nhà quan sát Nga lo ngại liên minh sẽ  khiến đất nước của họ sẽ dần dần phụ thuộc chính trị, kinh tế, và dẫn tới thôn tính dần dần vùng Viễn Đông của Nga vào TQ.
Lịch sử phức tạp của quan hệ Nga - Trung và một thập kỷ mặc cả giữa hai bên về các dự án năng lượng khác nhau càng củng cố thêm nghi ngại này.
Ngoài sự thiếu lòng tin, còn nhiều vấn đề quan trọng mà trong đó các lợi ích của hai bên va chạm nhau. Chẳng hạn, Nga lo ngại sự ảnh hưởng ngày càng lớn hơn của TQ về kinh tế và chính trị đối với khu vực Trung Á.

Cuối cùngcác điều kiện tiên quyết cho một liên minh không hề tồn tại trong quan hệ Nga - Trung. Một liên minh phải dựa trên một trong ba điều kiện sau: một cảm giác bị đe dọa khẩn cấp, một quan điểm chung về tương lai trật tự quốc tế, hoặc có rất nhiều các lợi ích chung.
Hai bên đều coi Mỹ, và chủ nghĩa Hồi giáo, là các mối đe dọa, nhưng cả hai mối đe dọa này đều không đủ lớn để gắn kết họ lại trong một liên minh, nhất là dưới con mắt của Bắc Kinh.
Dù TQ và Nga đều tìm cách xây dựng một trật tự thế giới đa cực, nhưng quan điểm của họ về trật tự này lại khác xa nhau. TQ dường như muốn xây dựng một trật tự khu vực và quốc tế đảm bảo vai trò bá chủ của mình và cung cấp cho họ các đòn bẩy thể chế để hình thành hệ thống kinh tế và chính trị quốc tế. Quan điểm đó là không thể chấp nhận được đối với Nga, nước tìm cách xây dựng một trật tự quốc tế cân bằng hơn, cho phép kiềm chế sức mạnh khổng lồ của TQ.
Cuối cùng, Nga và TQ khác biệt nhau trong đa số các lợi ích chính, khiến cho việc hình thành một liên minh trở nên rất khó khăn. Sau khi suy nghĩ kỹ, TQ khó mà liều mình lao vào một cuộc đối đầu với Mỹ trong vấn đề Ukraine hay Gruzia, trong khi Nga cũng ít khả năng hy sinh quan hệ với phương Tây trong vấn đề Đài Loan hay Biển Đông.
Vì các lý do trên, một liên minh Nga - Trung ít khả năng tồn tại trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, hoàn cảnh có thể thay đổi. Nếu quan hệ giữa hai cường quốc này với Mỹ xuống cấp thảm hại, Bắc Kinh và Moscow có thể quyết định rằng cái giá đắt cho liên minh giữa họ là đáng để trả. Một kết cục như vậy cũng có thể xảy ra nếu hai bên, nhất là TQ, quyết định rằng hệ thống quốc tế bị Washington chế ngự hiện nay không phục vụ cho các lợi ích của họ và những phần thưởng cho sự tham gia của họ vào hệ thống này bị giảm sút.
Nhưng ngay cả khi một liên minh như vậy không tồn tại, sự xích lại gần nhau giữa Nga và TQ vẫn là một thực tế, cùng với nhiều hệ quả lớn với quan hệ quốc tế và sự dịch chuyển cán cân quyền lực toàn cầu. Sự xích lại gần nhau ấy, được khởi động từ những năm 1990 nhưng gần đây mới được đẩy nhanh, đã giúp cải thiện tình hình an ninh của cả Moscow và Bắc Kinh, đồng thời gia tăng sự tự tin của họ. Kết quả là vị thế của cả hai so với Washington đã được tăng cường và mỗi bên đều có thể áp dụng một quan điểm cứng rắn hơn với phương Tây.
Sự xích lại gần nhau này cũng giúp hai bên phối hợp với nhau trong nhiều chính sách, đặc biệt là tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Quan trọng hơn, quan hệ đối tác Nga - Trung đã giúp điện Kremlin và Tử Cấm Thành tăng cường sức nặng quốc tế của mình bằng việc thiết lập các thể chế quốc tế thay thế các thể chế bị Mỹ chế ngự, như BRICS, SCO và Ngân hàng phát triển mới của BRICS. Về lâu dài, sự xích lại gần nhau giữa hai bên đã tạo ra các nền tảng về thể chế, chính sách và chiến lược mà một liên minh có thể được thành lập trong tương lai.
Việc TQ và Nga có cố gắng xây dựng quan hệ liên minh hay không tùy thuộc vào giới lãnh đạo ở Moscow và Bắc Kinh, và quan trọng hơn, tùy vào các đối tác của họ ở Washington và Brussels. Nhưng một điều chắc chắn là quan hệ giữa Nga, TQ và phương Tây đang bước vào một giai đoạn nhạy cảm./.
Anh Thư (tổng hợp)

(Tuần Việt Nam)

Hà Văn Thịnh - "Phó tướng" mải đánh nhau, sếp ung dung... hưởng lợi

Có một ông giám đốc sở tiết lộ bí quyết tại vị: Ông đề xuất tới 4-5 ông phó của mình vào vị trí kế cận ông. Rút cục các “phó tướng” mải đánh nhau, còn một mình ông vẫn… hưởng.
Câu chuyện “lạm phát cấp phó”, “lạm phát thứ trưởng” một lần nữa lại “nóng” lên trong và ngoài hành lang kỳ họp QH lần này, nhất là khi thảo luận dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi. Nhiều đại biểu (ĐB) đề nghị cần quy định “cứng” ngay vào trong luật là mỗi bộ chỉ có 3-4 thứ trưởng chứ không thể để tình trạng “lạm phát”, có bộ lên tới gần 10 thứ trưởng.
Trao đổi với báo chí bên hành lang QH, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường còn than: “Bộ tôi có bốn thứ trưởng mà bố trí đi họp không đủ”!
Vô lý và có lý?
Kết quả của nhiều đợt cải cách là những năm gần đây, số cấp phó tăng đột biến,  mọi cơ quan ban ngành đều coi đó như là cái lẽ đương nhiên.
Hiện tượng, 'phó chồng phó', vấn nạn, Hà Văn Thịnh, vô số hệ lụy, ba anh thợ da, Gia Cát Lượng
Ảnh minh họa: Dân  Việt
Không ai thấy sự phiền hà, tốn kém, vô lý của cái cơ chế “phó chồng phó” như hiện nay.
Nhìn vào lịch sử, có lẽ, cách bố trí nhiều cấp phó sớm nhất ở… Trung Quốc. Từ thời cổ đại, vua đã có hai cấp ‘phó’ là tả thừa tướng và hữu thừa tướng. Bằng chứng này thể hiện rõ hơn trong bàn cờ tướng – nếu chúng ta nhất trí với Zbignew Brzezinsky rằng, chính trị nhiều khi giống với một cuộc cờ: Tướng (tức là vua) có hai cấp phó theo sát như hình với bóng là hai quân sĩ. Đối lập với cờ tướng là cờ vua của phương Tây: Trong cờ vua, vua chỉ có một cấp ‘phó’ (tạm coi là vậy) duy nhất là quân hậu(!)
Cái “lý” của nhiều cấp phó biết đâu lại chẳng đến từ một thành ngữ (sai lầm) từ xa xưa: Ba anh thợ da bằng một Gia Cát Lượng? Người ta nghĩ rằng đối với những quyết định khó khăn, nhiều cấp phó là một lựa chọn tốt khi tập thể lãnh đạo ‘càng đông càng vui’ tìm kiếm giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, ba anh thợ da hay chín anh đi nữa thì trong nhiều trường hợp… da vẫn hoàn da mà thôi. Napoléon đã đoan chắc điều này: “Một triệu kẻ dốt nát không thể có một thiên tài và, một triệu kẻ hèn nhát chẳng thể nào có được một quyết định dũng cảm”.
Tinh giản nhất là ít xấu nhất
Vấn nạn lạm phát các loại phó tạo ra vô số hệ lụy.
Thứ nhất, đã bao giờ ở những cơ sở, những đơn vị công tác, những người có trách nhiệm chịu nghĩ thêm một chút rằng để chiều hai ông phó đã tội lắm rồi; vậy mà còn đẻ thêm 3-4 vị nữa để làm gì? Chiều ông A, ông E ghét; làm vừa lòng ông D, ông H để ý, trù dập...
Thứ hai, giả sử trong một trường đại học, đã có trưởng phòng đào tạo, tại sao lại sinh thêm cái chức phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo? Một trong hai quan chức trên mặc nhiên là…. thừa. Nếu biện giải rằng phó hiệu trưởng có tầm nhìn vĩ mô thì xin thưa rằng cái lý đó sai bét sai be: Bộ GD-ĐT quy định trưởng phòng ĐT của một trường ĐH bắt buộc cũng phải có học vị TS. Vậy tại sao phải có thêm một phó hiệu trưởng cũng phụ trách ĐT, cũng có học vị TS hệt như vị kia?
Thứ ba, khi có hai người cùng làm một việc, sự ỷ lại hoặc không dám đề xuất vượt quyền của cấp nhỏ hơn tất yếu sẽ xảy ra. Chuyện từ Cổ học Tinh hoa mới muôn đời: Có hai ông quan nhỏ làm thư ký cho ông lớn. Ông A giỏi, viết văn bản chẳng bao giờ quan lớn phải sửa, ông B ngược lại, bao giờ cũng cố tình chừa ra vài lỗi sai dễ biết. Cuối năm B lên lương, A không. A tị với B, sao ta giỏi hơn ngươi mà ngươi thì có thưởng, ta lại không? B cười: Ông chỉ giỏi văn chương chứ cuộc đời thì kém thông minh. Viết mà quan lớn không sửa được thì làm quan để làm gì?
Thứ tư, sự tốn kém về thời gian vì việc gì cũng phải qua nhiều cửa là cái lẽ đương nhiên. Đó là chưa tính đến các tốn kém về tiền của, trang bị... Một bộ máy quản lý gọn gàng, tinh giản nhất là bộ máy ít xấu nhất.
Thứ năm, một bộ máy mà có 4-5 ông phó thì việc ganh đua để được lòng quan trưởng sẽ rắc rối và tai họa như thế nào. Ganh đua là một từ quá nhẹ. Thực tế, là bộ máy đó rất dễ mất đoàn kết, nội bộ lục đục thường xuyên, vì tính hợp tác của người Việt rất kém. Và thêm nữa, là sự chen chúc nhau trên con đường hoạn lộ.
Có một ông giám đốc sở tiết lộ bí quyết tại vị: Ông đề xuất tới 4-5 ông phó của mình vào vị trí kế cận ông. Rút cục các “phó tướng” mải đánh nhau, còn một mình ông vẫn… hưởng.
Trong khi cũng có những cơ quan, đơn vị DN, chỉ có một cấp phó, mà  chưa hề xảy ra lỗi điều hành. Và công việc, guồng máy vẫn chạy đều.
Vậy thì giữa đơn vị một vài cấp phó, với đơn vị nhiều cấp phó, đơn vị nào nội tình dễ hanh thông hơn đơn vị nào?
Câu chuyện quản lý sẽ còn tiếp tục “rối” ra sao, nếu như Nhà nước, các bộ, ngành không điều chỉnh ngay lập tức theo đề xuất của QH khi sửa luật tổ chức lần này? Đó là mạnh dạn quy định cứng số lượng cấp phó, mạnh dạn giao việc cho vụ, cục.. chuyên môn. Vì nếu không sửa, thì rất có thể Kỳ họp QH năm sau lại bàn tiếp…
  Hà Văn Thịnh
(Tuần Việt Nam)

Khu du lịch Đại Nam đóng cửa: Ông Huỳnh Uy Dũng được gì, mất gì?

(PetroTimes) - Trước ngày đóng cửa, Khu du lịch Đại Nam đột ngột trở thành “điểm đến” của nhiều khách du lịch. Tỉnh Bình Dương bỗng dưng vui như “trẩy hội” và lượng người đổ về Đại Nam đã làm kẹt cứng nhiều tuyến đường. Quyết định đóng cửa Khu du lịch Đại Nam của ông Dũng “lò vôi” đã trở thành một sự kiện chấn động dư luận trong thời gian qua.  

Ngày 9/11, hàng vạn người dân ở khắp nơi đã đổ về Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến để tham quan và vui chơi giải trí. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Năng Lượng Mới - PetroTimes, ngay từ sớm, từng đoàn xe đến từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã xếp thành hàng dài để chờ lượt vào cửa. Nhiều du khách từ các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM, Tây Ninh, Bình Phước… tiến về Đại Nam như trẩy hội.

Ba tuyến đường bao quanh Khu du lịch Đại Nam luôn ở trong tình trạng kẹt cứng. Đoàn người phải nhích từng bước để tiến vào cổng khu du lịch. Đại lộ Bình Dương, Đại lộ Nguyễn Chí Thanh, đường Lê Chí Dân các phương tiện không thể di chuyển dễ dàng như mọi ngày. Cách cổng Đại Nam khoảng 10km, các phương tiện phải dịch chuyển từng centimét một trong tình trạng bị ùn tắc nghiêm trọng. Bên trong khu du lịch, bãi xe luôn kín chỗ.

Nhiều hộ dân nắm bắt thời cơ nhanh chóng trưng biển hiệu nhận giữ xe cho khách đi Đại Nam ở bên ngoài. Không gửi xe được trong khu du lịch, khách đi tham quan đành gửi xe quanh nhà dân để đi bộ quãng đường khoảng 3km để vào bên trong. Chị Trần Thị Thạch Thanh (ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) nói: “Nghe tin Đại Nam sắp đóng cửa 2 tháng và có thể không mở cửa nữa, tôi cùng gia đình đã lên kế hoạch đi chơi ngay từ khi đọc được thông tin trên. Cả gia đình không ngờ khu du lịch này hùng vĩ và hoành tráng như vậy”.
Vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng

Trong cái nắng nóng oi bức, dòng người cuốc bộ thành hàng dài để vào cổng Khu du lịch Đại Nam. Hàng ngàn nhà dân ven đường đã lấy các thùng xốp để ướp những chai nước ngọt đặt ven đường phục vụ khách du lịch. Tuyệt nhiên, tình trạng chặt chém du khách không xảy ra ở xung quanh Đại Nam Văn Hiến.

Ông Trần Văn Tư (ở đường Nguyễn Chí Thanh, phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một), sinh sống trên con đường dẫn vào Khu du lịch Đại Nam cho biết: “Chưa bao giờ tôi thấy khách du lịch lại đến Đại Nam đông như thế”.

Thấy nhiều người đến khu du lịch để thưởng ngoạn, ông Tư cùng các thành viên trong gia đình quây sân làm bãi đậu xe trông giúp du khách vào cổng vui chơi an toàn. Gần cổng chính khu du lịch trên Đại lộ Bình Dương, trường trung cấp, trung học cơ sở và trụ sở công ty cũng được tận dụng để làm bãi gửi xe cho khách tham quan. Đến chiều cùng ngày, lượng khách thập phương vẫn đổ dồn về Đại Nam mặc cho cái nóng oi bức.

Trước tình hình dòng người vẫn không dừng đổ về Đại Nam, lực lượng chức năng của TP Thủ Dầu Một đã phải huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia giữ gìn trật tự xung quanh khu vực này. Ông Lâm Phi Hùng, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Dầu Một xác nhận với các phóng viên: “Tỉnh Bình Dương đã huy động gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát giao thông… đồng loạt xuống đường để hướng dẫn giao thông cho các phương tiện. Thanh tra giao thông cũng yêu cầu người dân bớt đổ về các tuyến đường vào Khu du lịch Đại Nam mới tránh được tình trạng kẹt xe kéo dài”.

Đến cuối buổi chiều cùng ngày, tình trạng kẹt xe và lượng khách muốn được vào Đại Nam vẫn chưa hề giảm dù quy định đóng cửa cuối ngày của khu du lịch này là 17h30.
Biển trong Khu du lịch Đại Nam

Trước thông tin khu du lịch sẽ đóng cửa, tâm trạng của nhân viên Công ty Đại Nam cũng ngổn ngang. Mọi người vẫn cần mẫn làm việc và đặt hết niềm tin vào quyết định của HĐQT công ty. Anh Nguyễn Xuân Thế (SN 1955, ở phường Hiệp Thành), nhân viên Đội Bảo vệ đền thờ Đại Nam tâm sự: “Tôi làm việc ở đây đã được 4 năm rồi, công việc bảo vệ trật tự quanh đền như đã gắn bó với bản thân tôi trong suốt thời gian vừa qua”. Hằng ngày, anh Thế bắt đầu công việc từ lúc sáng sớm và đến quá trưa thì giao ca.

Trước khi vào làm cho Khu du lịch Đại Nam, bảo vệ này phải làm việc quần quật cho một xưởng gỗ nhưng thu nhập không đáng kể. Thời điểm đó, anh Thế phải nuôi con đang học năm cuối của một trường đại học. Nhờ được nhận vào làm việc cho Đại Nam, gia đình anh đã vượt qua được quãng thời gian túng quẫn nhất.

Anh Thế tin tưởng: “Một phần Khu du lịch Đại Nam đóng cửa nhưng đền vẫn cứ mở. Đây là nơi thờ tự và cánh cửa luôn mở toang đón khách đến viếng đền như tấm lòng của ông chủ dành cho nhân viên làm việc tại đền”.

Buổi chiều cuối tuần, Khu du lịch Đại Nam đón lượng khách “khủng” nhất từ trước đến nay nên không tránh được cảnh cha mẹ thất lạc con cái. Từ loa phóng thanh, tiếng nhân viên Ban Quản lý Khu du lịch phát lên: “Tìm trẻ lạc! Cháu trai tên Tuân, 3 tuổi, ngụ ở Đồng Nai lạc mất người thân tại khu đền thờ Khu du lịch Đại Nam. Ai phát hiện cháu bé mặc áo ca-rô xanh, đội mũ đỏ xin vui lòng báo tin về cho ban quản lý hoặc nhân viên của khu du lịch…”. Chưa đầy 15 giây sau, thông tin được tiếp tục báo đến cho tất cả các máy bộ đàm của bảo vệ Đại Nam về cách nhận dạng cụ thể hơn với cháu bé. Đội bảo vệ đền thờ gồm 54 người được huy động để quan sát từng cháu trai nghi vấn đi lạc người thân. Chỉ trong 5 phút, máy bộ đàm của anh Thế phát ra tín hiệu: “Đã tìm thấy bé trai tại khu vực gần cổng của đền…”.

Anh Trần Văn Thành, bảo vệ vòng ngoài của Khu du lịch ủng hộ chủ trương của Công ty Đại Nam: “Khu du lịch đóng cửa thì sẽ có những cánh cửa và cơ hội khác lại mở ra cho nhân viên nơi đây. Tôi tin quyết định của ông Dũng là đúng đắn và anh em chúng tôi ở đây một lòng hướng về ông Dũng”. Đều đặn mỗi ngày, anh Thành chạy vòng quanh khu du lịch và cùng anh em chốt chặn ở bên ngoài. Tình hình diễn biến trật tự ở bên trong và bên ngoài đều được thông báo để các đội bảo vệ phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo một cách an toàn nhất cho du khách đến tham quan.

Ông Huỳnh Uy Dũng: Tôi chưa bao giờ thôi khát khao cống hiến

Từ NewZealand, ông Huỳnh Uy Dũng đã cho phóng viên Báo Năng lượng Mới một cuộc trao đổi ngắn xung quanh vấn đề Khu du lịch Đại Nam đóng cửa.

PV: Theo ghi nhận của phóng viên Báo Năng Lượng Mới - PetroTimes, lượng khách đổ về Đại Nam đã tăng đột biến, ông suy nghĩ gì về tình cảm người dân dành cho Khu du lịch Đại Nam và cho cá nhân ông?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc vì đó là tình cảm của người dân dành cho Đại Nam mà tôi đã dồn hết tâm huyết và công sức để xây dựng. Tôi thật sự xúc động! Công trình này, khu du lịch này tôi làm cũng vì mục đích cống hiến cho xã hội, cho mọi người đến để tham quan và quên đi những mệt nhọc phiền toái trong cuộc sống.

Xin cảm ơn hàng chục vạn khách quý đã đến chia sẻ, đồng cảm cùng vợ chồng tôi và đây cũng là cơ hội để đền đáp những du khách trước đây chưa có điều kiện đến Đại Nam tham quan.

PV: Lượng khách lên đến hàng vạn người đổ về Đại Nam như trong những ngày qua, liệu khu du lịch có thể đáp ứng được không, thưa ông?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Mở cửa từ năm 2008, Đại Nam đã chào đón và phục vụ hơn 2 triệu lượt khách đến tham quan. Nếu những ngày đầu mới mở cửa còn bỡ ngỡ bao nhiêu thì nay đội ngũ nhân viên của Đại Nam đã chuyên nghiệp hóa hơn hẳn. Hằng năm, công ty thường xuyên cho các nhân viên sinh hoạt, trao dồi nghiệp vụ để có thể phục vụ du khách đến Đại Nam một cách chuyên nghiệp nhất.

Những ngày qua, lượng khách đến khu du lịch tăng đột biến nên nhân viên của Đại Nam rất vất vả. Nhưng đây cũng là niềm vui, niềm tự hào của tất cả các nhân viên đang công tác tại Đại Nam khi được chào đón khách tham quan. Nếu có điều gì thiếu sót, từ NewZealand, tôi xin gửi đến quý khách lời xin lỗi và tri ân với tất cả du khách tham quan Đại Nam.
Khách nườm nượp đổ về Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến trước ngày đóng cửa

PV: Cảm xúc của ông trước thời khắc Đại Nam Văn Hiến, một công trình quy mô bậc nhất Đông Nam Á đang ở giai đoạn đếm từng ngày để đóng cửa?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Tôi mất hơn 10 năm để ấp ủ, nung nấu ý chí, phác họa và gây dựng một công trình tham quan mang tầm khu vực Đông Nam Á. Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến gắn bó với tôi và bà xã qua biết bao nhiêu buồn vui, chúng tôi hãnh diện trước một công trình mang tầm cỡ quốc tế và để lại cho đời sau. Quyết định đóng cửa Đại Nam như bóp nát chính trái tim tôi nhưng không còn cách nào khác. Tôi đã cố gắng nhịn nhục, cố chịu đựng và cam chịu tất cả để vượt qua nhưng không thể.

Đại Nam Văn Hiến như một người con tinh thần của tôi và tôi hy sinh tất cả để có được một Đại Nam với hình hài như ngày hôm nay. Sự chịu đựng của một con người cũng chỉ trong giới hạn nhất định, tôi không thể chịu nổi và đã vượt quá giới hạn của mình. Những gì tôi đã làm được, có được, tôi mang đi chia sẻ cho cuộc đời, cho mọi người cùng thụ hưởng. Đại Nam Văn Hiến hình thành để cho mọi người tham quan, là điểm đến cho mỗi gia đình vào những ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần quây quần, mang đến tiếng cười và niềm hạnh phúc bên nhau.

Đến thời điểm này, Chương trình Trái Tim Hằng Hữu cũng đã giúp được hàng chục em nhỏ tìm lại cơ hội sống và trong tương lai sẽ lên đến hàng ngàn em. Nhưng những điều này như đang là cái tội mà tôi phải “rước” vào để chịu nhiều khó khăn, để bị ngược đãi. Tôi chấp nhận tất cả, công hay tội rồi sẽ được người đời phán xét. Bản thân tôi ôm những tâm tư vào lòng và rời Bình Dương để đến Sài Gòn sinh sống. Mọi việc vẫn đang tiếp diễn như ngọn lửa cháy âm ỉ và tôi như đang muốn buông tay.

PV: Điều gì khiến ông ra quyết định “đóng cửa” một cách bất ngờ như vậy?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Từ lúc đặt viên gạch để khởi công xây dựng Đại Nam, tôi luôn nghĩ sẽ chỉ mở cửa khi công trình đã hoàn tất. Nhưng bà xã tôi đã nói một câu làm tôi cứ nhớ mãi: “Anh hãy mở cửa để đón khách như mở cửa lòng cho thanh thản”. Câu nói của bà xã khiến tôi đi đến quyết định “mở cửa” cho người dân vào tham quan và vẫn đang tiếp tục xây dựng nhiều hạng mục mới.
Hàng chục vạn lượt khách tham quan đổ về Khu du lịch Đại Nam trong những ngày qua

Đến ngày hôm nay, tôi đã “mở rộng cửa” để tất cả mọi người được vào nhưng bà xã Phương Hằng cùng đi du lịch với tôi tại NewZealand lại rất đau lòng và cô ấy đã nhiều đêm khóc thầm. Tôi mở rộng cửa rồi lại chờ ngày Đại Nam đóng cửa và tạm dừng đón khách. Điều tôi đau đớn nhất là nhân viên đang làm việc tại Đại Nam như “sống trong sợ hãi” vì lúc thì bị Cục Thuế mời, khi thì bị Công an Kinh tế của Bình Dương mời “thẩm vấn” như người mắc tội mặc dù trước đó đã có kết quả Thanh tra.

Nếu bản thân tôi có tội thì giờ này tôi cũng không còn cơ hội để tự quyết định “đóng cửa” hay “mở cửa” cho du khách đến chơi.

PV: Qua việc ông quyết định đóng cửa Khu du lịch Đại Nam, nhiều người đã cười đắc thắng vì ông Dũng “lò vôi” là người mất nhiều nhất. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông Huỳnh Uy Dũng: Bản thân tôi là một người đàn ông, tôi không bao giờ thừa nước mắt trước một sự bất công dành cho mình. Những giọt nước mắt ấy đã biết “chảy ngược vào trong” trước Huỳnh Uy Dũng này. Ở thời điểm này, trong tất cả mọi động thái của mình, tôi chỉ nghĩ đến những quyết định mang tính cống hiến cho người, cho đời những gì tôi đã có được.

Cái “mất” của vợ chồng tôi chẳng qua chỉ là tinh thần, là một ít niềm tin, một ít ý chí nhưng khát khao được cống hiến thì vẫn luôn còn tồn tại mãi mãi. Cái “được” là một phương tiện, là điều kiện, là thương hiệu và là uy tín trên 30 năm trên thương trường bị đánh gục bởi sự chi phối từ “cái lệ” của Bình Dương đang đứng trên luật pháp. Tôi xin dám cam đoan, một Huỳnh Uy Dũng như tôi hay 1.001 kiếp người chết đi sống lại cũng phải đầu hàng và bỏ chạy trước cách hành xử của chính quyền tỉnh Bình Dương.
Diễn biến gần đây gây ức chế cho ông Huỳnh Uy Dũng kể từ sau khi có Kết luận số 1549/KL-TTCP ngày 4/7/2014 của Thanh tra Chính phủ về việc kết luận nội dung tố cáo:
- Ngày 8/9/2014: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 2173/QĐ-UBND về việc thu hồi Quyết định số 2089/QĐ-UBND cho phép thay đổi thời hạn sử dụng 61,49ha đất ở đối với Công ty Đại Nam.
- Ngày 9/9/2014: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ban hành Giấy mời số 670/GM-STNMT yêu cầu Công ty Đại Nam nộp hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 16/9/2014: Công an tỉnh (PC46) có Giấy mời số 19 về việc mời cán bộ, nhân viên của Công ty Đại Nam xét hỏi về nội dung kinh doanh của Công ty Đại Nam liên quan đến khu đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 16/9/2014: Công an tỉnh (PC46) có Giấy mời số 20 về việc mời cán bộ, nhân viên của Công ty Đại Nam xét hỏi về nội dung kinh doanh của Công ty Đại Nam liên quan đến khu đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 26/9/2014: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 3319/UBND-KTN về việc yêu cầu Công ty Đại Nam nghiêm túc chấp hành thực hiện Quyết định số 2173/QĐ-UBND về việc thay đổi thời hạn sử dụng 61,49ha đất ở đối với Công ty Đại Nam.
- Ngày 26/9/2014: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ban hành Giấy mời (lần 2) số 715/GM-STNMT yêu cầu Công ty Đại Nam nộp hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 6/10/2014: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 3431/UBND-KTN về việc thoái thu đối với tiền sử dụng đất thu thừa của khu ở thuộc Công ty Đại Nam.
- Ngày 7/10/2014: Công an tỉnh (PC46) có Giấy mời số 50 về việc mời cán bộ, nhân viên của Công ty Đại Nam xét hỏi về nội dung kinh doanh của Công ty Đại Nam liên quan đến khu đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 14/10/2014: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh ban hành Giấy mời (lần 3) số 769/GM-STNMT yêu cầu Công ty Đại Nam nộp hồ sơ và giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất 61,49ha đất ở.
- Ngày 22/10/2014: Cục Thuế tỉnh bàn giao Quyết định số 6434/QĐ-CT về việc thanh tra thuế từ năm 2009 đến nay. Ngày tiến hành thanh tra là 22/10/2014.
- Ngày 22/10/2014: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 3649/UBND-KTN về việc xác định UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, công an tỉnh làm việc với Công ty Đại Nam. Yêu cầu Công ty Đại Nam thực hiện Quyết định 2173/QĐ-UBND về việc thay đổi thời hạn sử dụng 61,49ha đất ở đối với Công ty Đại Nam.
- Ngày 28/10/2014: Cục Thuế tỉnh ban hành Giấy mời số 11947/GM-CT yêu cầu Công ty Đại Nam xác định lại nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất đối với đất khu ở.
Như vậy từ ngày 8/9/2014 đến 28/10/2014, trong vòng 51 ngày có 12 văn bản ban hành, trung bình cứ khoảng 4 ngày là UBND tỉnh và các sở ngành có 1 văn bản gửi Công ty Đại Nam liên quan tới thu hồi quyền sử dụng 61,49ha đất ở của Công ty Đại Nam.

Hưng Long (thực hiện)