Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Vì sao 2 ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải phải ngậm ngùi xuất ngoại?

Lãng phí từ những “cuộc chơi” ngàn tỉ

Đại hội TDTT toàn quốc là sự kiện thể thao lớn, 4 năm mới diễn ra một lần. Bởi vậy, nhiều địa phương đã không tiếc tiền đầu tư cho đại hội, từ cơ sở vật chất đến chuẩn bị lực lượng. Thế nhưng, trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, việc chi hàng ngàn tỉ đồng cho đại hội có cần thiết?
Vừa khai trương đã thấm - dột
Môn cầu lông trong khuôn khổ Đại hội TDTT (khai mạc 5.11, kết thúc 20.11). Đây là một trong 4 môn của đại hội sẽ được tổ chức gồm karate, bóng chuyền, vật, cầu lông.
Nhà thi đấu Thái Bình mới vừa khai trương đã dột.
Để chuẩn bị cơ sở vật chất cho đại hội và tương lai lâu dài, trong 2 năm, từ tháng 12.2012, Thái Bình đã gấp rút xây một nhà thi đấu đa năng hiện đại, hoành tráng với tổng số ghế ngồi là 4.950 chỗ. Chi phí xây nhà thi đấu này là 647,12 tỉ đồng. Tháng 7.2014, nhà thi đấu này bắt đầu vận hành với việc tổ chức một số môn trong Đại hội TDTT của tỉnh.
Thế nhưng, ngay trong ngày “khai trương”, Nhà thi đấu Thái Bình đã gặp sự cố: Trần nhà thấm, nước mưa dột thẳng từ trên nóc xuống thảm đấu khiến một số VĐV trượt chân, chấn thương. Để giải quyết hậu quả “dột từ nóc” này, BTC đã phải đưa ra giải pháp tình thế là lợp thêm một mái tôn lên trên phủ kín mái nhà, đồng thời lắp đặt lại hệ thống thoát nước. Tổng chi phí cho sửa chữa này là khoảng 300 triệu.
Như vậy, chỉ ngay trong ngày khai trương, nhà thi đấu Thái Bình đã “đội vốn” lên thành gần 700 tỉ.
Thái Bình là địa phương có phong trào bóng chuyền khá mạnh, nhưng lâu nay chưa có nhà thi đấu xứng tầm. Việc có nhà thi đấu mới là cần thiết, nhưng việc vẽ ra một nhà thi đấu hoành tráng, đắt tiền vào bậc nhất Việt Nam, mà lại bị hư hỏng ngay trong ngày khai trương đã khiến không ít người giật mình. Hơn nữa, nhà thi đấu xây khá xa trung tâm tỉnh, nên ngay với môn cầu lông, lượng khán giả đến theo dõi chỉ chiếm khoảng 20-30%.
Tiết kiệm mà vẫn “phình” ra ngàn tỉ
Nam Định mới là “trung tâm” của Đại hội TDTT toàn quốc với việc tổ chức lễ khai mạc, bế mạc và diễn ra 13 môn thể thao gồm bóng đá nam, điền kinh, judo, bóng chuyền, bơi, lặn, vovinam, võ cổ truyền, pencak silat, wushu, thể hình, cử tạ, boxing.
Cũng như những địa phương khác được nhận đăng cai, Nam Định quyết định xây dựng hai công trình trọng điểm là Cung thể thao Nam Định và bể bơi có mái che. Đây là những công trình mà thầu cam kết “xứng đáng là công trình thể thao hàng đầu trong khu vực nam đồng bằng sông Hồng”. Cũng xin nói thêm Nam Định từng là một trong những địa phương cùng Hà Nội đăng cai SEA Games 22 năm 2003, địa phương này có gần 10 nhà thi đấu khá quy mô và sân Thiên Trường. Riêng sân Thiên Trường, kể từ khi đội Nam Định xuống hạng thì gần như… để mốc nhiều năm nay.

Nhà thi đấu đa năng Nam Định được khởi công từ tháng 1.2013 với tổng vốn ngân sách cấp là 885 tỉ đồng, có tổng diện tích sàn gần 16.000 m2 có 3 tầng khán đài với sức chứa 4.000 chỗ ngồi. Rõ ràng đây là nơi thi đấu hiện đại bậc nhất của không chỉ vùng nam sông Hồng, mà còn “to đẹp” nhất nước.
Song điều thắc mắc là ngay ở đại hội và những giải đấu trong tương lai, Nam Định làm sao phát huy hết công suất 4.000 chỗ ngồi ở cung thể thao hoành tráng ấy, khi mà trước khi có nhà thi đấu đa năng, mỗi năm Nam Định cũng chỉ tổ chức vài cuộc thi cấp tỉnh, cấp QG với lượng khán giả “khiêm tốn”? Hay đơn giản là cứ xây, rồi… tính sau.
Ngoài ra, Nam Định còn chơi sang với cung thể thao dưới nước có mái che - được xây dựng với kinh phí 114 tỉ đồng, khu khán giả quy mô 1.000 chỗ ngồi, khu thi đấu và khu vực kỹ thuật, phòng thông tin báo chí, có hệ thống sưởi ấm cho VĐV thi đấu trong thời tiết mùa đông…
Hai công trình của Nam Định, tính ra đã hơn 1.000 tỉ đồng, chưa kể hàng trăm tỉ sửa chữa những công trình mới xây cách nay chưa lâu, mà vẫn được cho là… tiết kiệm!
Dù có những công trình đồ sộ, nhưng thể thao Nam Định gần đây gần như không phát triển: đội bóng đá nam của tỉnh xuống hạng; tỉnh không có môn thể thao thế mạnh nào; thậm chí, để gom huy chương tại đại hội lần này, họ phải mượn võ sĩ Văn Ngọc Tú từ Gia Lai về thi đấu.
Bài học Tiên Sơn - Đà Nẵng
Mặc dù có những “cải tiến” là việc đăng cai đại hội theo vùng chứ không tập trung vào một địa phương, để tránh việc dồn quá nhiều tiền ngân sách vào một nơi xây cơ sở vật chất, song chuyện xin đăng cai để “xây dựng” là phổ biến.
Việc xây có thể đúng chủ trương, nhưng sử dụng sao cho hiệu quả là điều hoàn toàn khác. Bài học từ Cung thể thao Tiên Sơn là một minh chứng.
4 năm trước, để phục vụ Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI, Đà Nẵng dùng 1.000 tỉ tiền ngân sách xây Cung thể thao Tiên Sơn có hình đĩa bay rất ấn tượng, quy mô xây dựng 40.000m2. Thế nhưng ngay sau đại hội, “cái đĩa bay” ấy vắng lặng vì rất ít khi tổ chức các giải thể thao, hoặc nếu có cũng không đủ sức hút để người dân mua vé vào xem. Cả năm các khoản thu về chưa đến 2 tỉ đồng, đó là chưa kể việc Cung Tiên Sơn hầu như chỉ tổ chức thể thao, không thể tổ chức ca nhạc vì hệ thống âm thanh kém. Ca sĩ hải ngoại Khánh Ly từng về hát ở đây, nhưng buổi diễn có chất lượng âm thanh rất tệ. Bỏ bạc tỉ nhưng thu bạc cắc là sự lãng phí rất lớn.
Vậy những công trình hoành tráng phục vụ Đại hội TDTT toàn quốc phải làm gì để sử dụng hiệu quả, tránh bài học Mỹ Đình, Tiên Sơn? Đó là câu hỏi không dễ trả lời…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình: Sự cố dột mái đã được khắc phục

Hôm qua (12.11), BTC môn cầu lông Đại hội TDTT tại Thái Bình đã họp để đánh giá những vấn đề nảy sinh trong giai đoạn 1 quá trình tổ chức môn thi này.

Liên quan đến việc NTĐ Thái Bình mới khai trương đã dột, trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Mạnh Hùng - PGĐ Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình - cho biết: “Cho đến tháng 6.2014, nhà thi đấu mới bàn giao một phần để đưa vào sử dụng cho một số môn thi tại Đại hội TDTT cấp tỉnh. Về sự cố dột mái hôm 5.11, có nhiều lý do khách quan. Đầu tiên là công trình vẫn chưa hoàn chỉnh 100% nên nhà thầu vẫn chưa chính thức bàn giao, trong đó có việc giải phóng mặt bằng, một số hạng mục vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh. Một trong những lý do nữa là tổng kinh phí của NTĐ là hơn 640 tỉ đồng, nhưng cho đến nay ngân sách nhà nước rót xuống mới có hơn 400 tỉ, 200 tỉ còn lại vẫn nợ nhà thầu. Sự cố vừa rồi không hẳn là dột, mà nước mưa thấm và nhỏ giọt ở một vài điểm. Đơn vị thi công đã tiến hành khắc phục bằng cách lợp tôn phủ lên mái. Hiện việc khắc phục đã xong và chúng tôi tin tưởng sẽ tổ chức tốt môn cầu lông và một số môn thi khác của Đại hội TDTT tổ chức tại Thái Bình”. Trung Du
Đăc Lâm
Lao Động

Vì sao 2 ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải phải ngậm ngùi xuất ngoại?

Ông Trần Quốc Hải làm người hùng ở Campuchia. Trong nước, ông nói: Buồn lắm!
Ông Trần Quốc Hải làm người hùng ở Campuchia. Trong nước, ông nói: Buồn lắm!
Ông tàu ngầm vừa xuất khẩu 5 chiếc tàu ngầm sang Malaysia tháng trước, ông máy bay hai lúa vừa trở về từ Campuchia với Huân chương đại tướng quân. Cả hai ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải đều nói với Một Thế Giới: Xuất ngoại là việc chẳng đặng đừng. Nhưng không có cách nào khác. 
>>Đại tướng quân hai lúa chế tạo xe bọc thép: Làm khoa học xứ mình buồn lắm!
>>Chủ nhân xuất khẩu 5 tàu ngầm thấy 'cô đơn ngậm ngùi'
Họ đành ngậm ngùi xuất ngoại vì ở Việt Nam, họ không có đất dụng võ. Câu hỏi đặt ra: Điều gì đang khiến chất xám của các nhà khoa học ngậm ngùi xuất ngoại? 
Đó là sự ngờ vực và nghi kỵ lớn đến mức khi khởi sự, cả hai ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải đều không ngờ đến. Ông Trân mất 6 năm làm tàu ngầm, ông Hải gần 10 năm làm trực thăng ở trong nước. Nhưng đáng buồn là không ai tin cả hai ông làm được. 
Thậm chí nhiều người dè bỉu, nói đầu óc hai ông "không bình thường". Ông Hải nói nhiều lúc rất nản, người bình thường dè bỉu một, nhà khoa học chê bai mười. Buồn nhất là rất nhiều nhà khoa học không hề có phát kiến gì cũng lên tiếng chỉ trích. 
 Chúng ta đang có lực lượng làm khoa học hùng hậu gồm 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Chúng ta đều đặn rót tiền vào những đề tài, đề án khoa học ở mọi cấp với chi phí không hề nhỏ nhưng chưa làm nổi... con ốc vít. 
Ở nước ngoài, ông Hải được khuyến khích làm bất cứ việc gì, từ người bình thường đến lãnh đạo nhà nước đều nhiệt thành ủng hộ. Ở trong nước, nhiều người đố kỵ ra mặt. Có người nói thẳng: “Ông chế hay nhưng đừng chế nữa”. 
Còn tàu ngầm của ông Trân, chẳng ai ngó ngàng gì đến. Kể cả khi doanh nghiệp nước ngoài đặt mua tàu ngầm. Ông buộc lòng để đứa con tinh thần của mình ngậm ngùi xuất ngoại.
Đối tác mua tàu ngầm của ông Trân được Chính phủ Malaysia tài trợ đề án khoa học trị giá gấp hàng chục lần giá mua tàu. Ông Hải muốn sang Campuchia làm máy bay, chính phủ nước bạn hỗ trợ động cơ. 
Trong khi ở trong nước, họ một mình lụi cụi trong nhà xưởng chật hẹp, không hỗ trợ khuyến khích. Cả hai phải tự bươn chải, làm đủ việc để có kinh phí theo đuổi đam mê của mình. 
Sáng chế hoàn thiện, lại phải chạy vạy khắp các cơ quan ban ngành xin giấy phép thử nghiệm, làm hồ sơ xin bằng sáng chế đến nay vẫn chưa được cấp.
Không phải là Việt Nam không có ngân sách khuyến khích sáng tạo khoa học. Nhưng việc nặng nề hành chính khiến những người như ông Trân, ông Hải... gần như bị “cô lập”. Không phải các ông không đủ sức lập đề tài khoa học nhưng sẽ có người đặt vấn đề tư cách khi các ông đề đạt. 
Hành chính hóa khiến đội ngũ làm khoa học ở nước ta xem việc sáng chế như một đặc ân của riêng mình. Điều đó làm nảy sinh tâm lý không coi trọng hoặc phủ nhận thành công của người khác.
“Sau khi thử nghiệm sản xuất được tàu ngầm cho du lịch và quân sự, tôi khẳng định Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất được tàu ngầm quân sự!”, ông Phan Bội Trân, người sản xuất chiếc tàu ngầm du lịch đầu tiên của Việt Nam và đã thực hiện dự án tàu quân sự, nói. 
Chúng ta đang có lực lượng làm khoa học hùng hậu gồm 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Chúng ta đều đặn rót tiền vào những đề tài, đề án khoa học ở mọi cấp với chi phí không hề nhỏ nhưng chưa làm nổi... một con ốc vít. 
Ở một nước nông nghiệp, nhưng gần như tất cả máy móc đều nhập khẩu, còn lại do chính những người nông dân sáng chế. Từ máy tuốt lúa đến gặt đập, từ máy diệt rầy đến máy gieo trồng... đều từ tay nông dân làm ra, không hề có bóng dáng của nhà khoa học!?
Trong khi những phát kiến lớn như tàu ngầm ông Trân và máy bay ông Hải không những không được hỗ trợ mà còn gặp quá nhiều rào cản từ thủ tục và định kiến của các “nhà khoa học”. 
Nói cho cam, ông Hải làm máy bay ở Việt Nam, được tặng một bằng khen rồi khuyên...đừng làm nữa. Ông xuất ngoại làm xe bọc thép được đối xử như một vị tướng quân thật sự ở Campuchia. 
Nhưng ông nói, đó không phải là điều khiến ông muốn xuất ngoại. Cái làm ông phấn khích là làm khoa học ở Campuchia rất sòng phẳng, không cần biết anh là nhà khoa học hay nông dân. Cứ có sáng chế là được công nhận. Không có kiểu nhà khoa học trắng phát kiến và chuyên quản lý hành chính như xứ mình.
Từ chuyện tàu ngầm đến xe bọc thép, dễ thấy chính sách khoa học ở ta rất ì ạch, cứng nhắc và lạc hậu. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến "chảy máu chất xám" ngày một báo động. 
Không có khoa học chính danh hay khoa học ngoài luồng. Điều xã hội cần là những sáng chế phục vụ con người. Hãy tôn vinh sáng chế để khuyến khích khoa học thay vì hành chính hóa việc làm khoa học chỉ để phục vụ "những cái đầu sáo rỗng".
Kiến Giang
(Một Thế Giới)

Hai thầy thuốc

Một người đàn ông bị bệnh, từ lâu đã nằm liệt giường. Nhiều người cảm thấy có lẽ ông sắp chết. Mọi người  cùng tới bên giường ông như để chứng kiên những giờ phút cuối cùng.
Cả nhà xúm quanh giường bệnh, ông vẫn nhắm mắt, yên lặng. Thấy ông nằm bất động, một người con nói:
-         Sao không gọi thầy thuốc tới!
Nói xong, hai đứa con chạy đi. Người bệnh  như đã kiệt sức, người nhà như cũng chẳng còn hy vọng gì nữa.
Lát sau, người con trai đưa một thầy thuốc đến. Người con gái trở về, theo sau cũng có một người thầy thuốc. Cả hai thầy thuốc thăm khám, xem xét hồi lâu. Nhưng cả nhà thật bất ngờ thấy hai ông thầy nói mỗi người một cách.
Một ông nói:
HAI THẦY THUỐC-         Không còn nhiều tời gian nữa đâu! Có thể  chuẩn bị tang lễ được rồi!
Thầy kia lại nói:
-         Chưa có vấn đề gì.
Hai thầy cứ thế tranh cãi. Thực ra bệnh nhân đã biết mình sắp vĩnh biệt tất cả. Ông nghĩ, sống chết thế nào ta là người biết rõ nhất. Ông muốn nói những lời cuối cùng với vợ con. Nhưng hai thầy thuốc vẫn nói không ngừng , ông không có cách nào ngăn họ lại.
Trong khi hai thầy thuốc còn chưa nói hết lý lẽ, chắc vì quá ầm ĩ, bệnh nhân đã tắt thở.
Đến khi ấy, một thầy thuốc vẫn còn cố nói thêm:
-         Ông ta chết là vì không nghe lời tôi.
Còn người kia vẫn cố vớt vát:
- Nếu chịu nghe lời tôi chắc ông ta đã qua khỏi!
Trong: Tiểu Cố Sự - Đại Khải Thị
(Blog Ông Giáo Làng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét