Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

18% của cái gì ?

18% của cái gì ?May 17, '11 7:35 AM
for everyone
Báo Vietnamnet có bài

Lúng túng ở "ngã ba đường", lạm phát có thể 18,2%


trích '' Nếu Chính phủ kiên định làm đúng 6 giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11, lạm phát cả năm 2011 thấp nhất cũng là 15,5%. Còn nếu Chính phủ "không kiên nhẫn", lạm phát có thể tăng tới 18,2%.''

Gần đây lấp ló nhiều bài báo, thông tin nhắc đến việc lạm phát nhiều hơn. Không như cấp nào đấy chỉ thị trước đó là tránh nhắc tập trung đến lạm phát khiến dân chúng hoang mang, tác động tiêu cực hơn đến thị trường. Kiểu ý đổ rằng lạm phát là do dân chúng thiếu thông tin, đồn thổi mà tự tăng giá, hoặc có kẻ lợi dụng tin đồn tăng giá trục lợi. Chứ nếu không thì mọi thứ yên ổn bởi chính phủ ta quản lý kinh tế tài lắm.

Xưa nay tranh công đổ tội là nghề của lãnh đạo nhà ta, bởi thế từ xa xưa dân gian đã có câu rằng.

- Mất mùa là bởi thiên tai
Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta.

Đợt lạm phát thứ nhất chưa yên, cơn lạm phát thứ hai đã đến, rồi đến cơn nữa , cơn nữa như sóng triều ngoài biển khơi. Ban đầu chính phủ nói lạm phát kiềm chế ở mức 5-7%, lạm phát Việt Nam không thể đến 2 con số. Rồi họ đưa dẫn chứng về những mặt hàng chỉ tăng giá nhẹ hay bình ổn. Thực sự đó là những mặt hàng ế ẩm hay chưa phải mùa dùng đến. Những thứ thiết thực cho đời sống hàng ngày đã vượt qua hai con số từ lâu.

Áng chừng chuyện bịa lý do lạm phát là do đồn thổi không thuận tai nhân dân, chiêu ấn định thông tin lạm phát không quá 2 con số cũng chẳng làm dân tin được, vì thực chất giá cả ngoài chợ leo vùn vụt. Báo chí bắt đầu đưa những bài dẫn dắt người dân quen với việc lạm phát như là lẽ đương nhiên. Những bài báo với cụm từ '' làm quen với mặt bằng giá mới '' hay ''những cách tiết kiệm trong gia đình''...đọc những bài báo loại này người ta có cảm giác tội lỗi của lạm phát là do chính người dân làm ra, vì không chịu tiết kiệm, không chịu làm quen với giá mới vừa lên.

Giờ thêm một chiêu nữa là việc bàn đi, bàn lại nhấn đến những con số 15% , 18% khơi khơi như là chuyện tăng giá là hiển nhiên rồi, đừng bàn nguyên nhân từ đâu mà đến lạm phát là không đúng thời ( có khi lại còn là thiếu tính xây dựng rồi chuyển nhanh sang tội xuyên tạc, ý đồ chống phá nữa). Nhắc đi , nhắc lại những con số này để dân tình làm quen với lạm phát, cũng là mặc định cho dân chúng hiểu lạm phát đang hai con số, và trong khoảng này đó thôi.

Tháng trước mua 1 kl móng giò nấu giả cầy hết 50 nghìn, hỏi em bán hàng , em ơi sao lần trước anh mua 30 thôi mà. Em ý bĩu môi, anh lâu chả qua em nên lạc hậu rồi, đó là anh mua lần trước Tết. Giờ lên 50 rồi !

Hôm nay lại gặp em ý, mua xong em ấy tính giá 60. Trợn mắt hỏi, em thấy anh đàn ông bán bóp cổ anh thế?. Em ấy bảo,giá chung cả chợ chứ em sao mà bán lên hơn được, hàng em bán quanh năm suốt tháng, bán gian để mà gặp khách một lần thì em chết à.?

Về ăn cơm xong, đọc bài báo thấy luẩn quẩn con số 15%, nghĩ chắc người ta tính chung những thứ tăng gộp lại và chia đều ra như vậy. Nhưng nghĩ hơi ấm ức, mẹ nó chứ ! nhà mình nghèo, miếng ăn hàng ngày trước mắt tăng bao nhiêu mới đáng quan tâm. Chứ quan tâm gì tới giá vàng, giá ngoại tệ, ô tô, hàng điện tử cao cấp... mà chúng nó tính chung chung rồi chia ra như vậy.

Bỗng chợt nhớ ra  bèn gọi điện hỏi cô giáo Tí Hớn. Em ơi, giá cả ở chợ đều tăng, các cháu ở lớp ăn uống thế nào. Cô giáo nói gần như mếu máo, anh ơi ! bọn em khổ lắm, chắt bóp toan tính các kiểu, giờ mà tăng tiền ăn sợ các phụ huynh khác lại kêu.

Mình bảo , thôi em ạ, mọi thứ đều thế, ai đi chợ cũng biết, em xem nào cứ thông báo để các bố mẹ khác thông cảm. Chuyện bữa ăn các cháu , ai nỡ cân nhắc làm gì.

Tiền lương của người làm công ăn lương vẫn thế. Mà bình thường hơn nửa tiền lương chi vào ăn uống, nay bỗng dưng phải tăng đến mấy chục phần trăm. Cảm giác bị mất tiền mà không biết mất vào đâu, lên đọc báo thì toàn những bài viết kiểu vỗ về như chuyện lạm phát, mất tiền là tất nhiên, đừng lo quá làm gì khó khăn này là của xã hội đâu của riêng ai. Thậm chí lại còn là chuyện chung của quốc tế nữa cơ.Đâu phải Việt Nam mình.

Nghe thế thì biết vậy, tự an ủi mình bằng ca dao.

- Toét mắt là tại hướng đình
Cả làng toét mắt, chứ riêng mình em đâu.

Đọc xong , bật cười nghĩ, tại hướng đình thì dỡ đình ra mà xây lại hướng, sao chỉ vì cái cũ kỹ, lạc hậu của người trước xây nên mà mình cứ phải theo, khiến cả làng phải khổ nhỉ ?


9 CommentsChronological   Reverse   Threaded
canghn wrote on May 17
Bão giá,lạm phát đang làm khổ người dân cả nước.Nhưng không là gì với những kẻ có chức quyền và tham nhũng,trong khi đó những người hoạch định chính sách chỉ lo bảo vệ chế độ của họ,bảo vệ cái "ghế" của họ chứ có thương dân và lo cho dân đâu.
Cái hướng đình của cả nước sai rồi.Phải dỡ bỏ xây cái mới thôi.
cohuynh wrote on May 17, edited on May 17
tại hướng đình thì dỡ đình ra mà xây lại hướng, sao chỉ vì cái cũ kỹ, lạc hậu của người trước xây nên mà mình cứ phải theo, khiến cả làng phải khổ nhỉ ?
Dân làng khổ chứ tụi quản làng thì quá sướng rồi.
tnpg wrote on May 17
Ấy, ấy ...đảng nói là lạm phát là 15-18% .... nhưng thực tế thì lạm phát ở VN thực ra là 45 - 50% lận
mitkite wrote on May 17
Thực tế và logic, nền kinh tế VN hiện tại và tương lai đen đủi còn hơn mõm con dog. Kinh tế VN sẽ chết từ từ, dần dần đến khi tắt thở (khánh tận). Tất cả đều có nguyên do của nó.

Sau vụ đắm tàu Vinashin, VN đã xổ bựa và Dũng condom chơi luật rừng. Trong thế giới làm ăn, chữ Tín rất quan trọng. Khi gặp khó khăn, nếu mình là người có khả năng và giữ chữ tín, vẫn có người sẵn sàng giúp mình để vượt qua trở ngại. Đàng này, Dũng condom và băng đảng vừa ngu, vừa tham, vừa dối trá vv... thì chỉ chơi với dế.

Khi tài phiệt thế giới xa lánh, VN sẽ ko còn cách nào khác là make love với quỉ dữ Tàu bựa để duy trì Đảng cướp cạn. Vì tiền, VN sẽ trở thành 1 nô lệ tình dục cho Tàu bựa.

Ở 1 nước tự do, tổng giám đốc abc được mướn điều hành hãng xyz là vì cái tài và kinh nghiệm của TGĐ abc đã được chứng thực rõ ràng qua thời gian. Nếu xyz ko mướn thì sẽ có nhiều hãng khác sẵn sàng mời abc về kiếm xiềng cho hãng.

Ở đất Vịt, quá khứ của những tổng giám đốc điều hành những công ty quốc doanh khổng lồ đã điều hành những công ty lớn nào trên thế giới với thành tích sáng chói vẻ vang? Những cu này đã được đào tạo ở những nôi đại học khét tiếng nào trên thế giới về môn quản trị, kinh tế vv...?

Khi phỏng vấn (interview) và được hỏi mấy câu tương tự như trên thì mấy cu đó ú ớ trả lời: "Dạ, cả đời em chỉ biết cầm kim chích và đưa thư tình, đôi lúc em kiêm luôn khoản porn cho các bác." Quá tuyệt vời luôn!!!

Toàn dân VN đã và đang đưa xiềng cho tên tướng cướp Dũng condom mua bao cao su.
langtuyenthanh wrote on May 17
Móng giò giả cày uống rượu ngon lắm. Nhân bài viết hay này, chạm một ly với anh nhé..he..he
dandennuocviet wrote on May 17
Lái Gió lâu quá không ghé vào chợ mua gạo về làm giả cày nên mới té ngửa thế. Dịp này nhà nghèo nhưng cũng nên chịu khó làm giả cày thường xuyên cho thông tin bão giá được cập nhật vậy!

Lạm phát 15-18% thôi à. Còn nữa đấy chứ, chẳng qua là các bác ấy ém bớt rồi!
thoimom wrote on May 17, edited on May 17
còn khổ dài dàì
.(..LÔNG CON CƯÙ THÌ MỌC TRÊN NGƯỜI CON CỪU ),

ở VN mình đối với đại bộ phận dân chúng cái gì cũng vừa đủ,cái gì cũng là tạm
,(ăn tạm,ở tạm,đường đi cũng tàm tạm,thậm chí tình cảm vợ chồng cũng tạm nốt .....v...v...)
trong khi kinh tế tăng trửơng thì lợi ích đó lại lọt vào túi quan chức đáng lẽ ra số tiền đó quay lại tái đầu tư để phát triển xã hội,giúp đỡ ngừơi ngèo ,hoặc đề phòng thiên tai thì HỌ lại lén lút mang ra ngoại quốc cất giấu,hoặc họ ăn chơi phè phỡn mặc kệ dân nghèo SỐNG CHẾT MẶC BAY,,,,
,,,,,cho nên chỉ cần 1 cơn gió nhẹ là xăngdầu trên thế giớ tăng giá sẽ tác động lên tất cả các mặt hàng thừơng dùng của dân chúng
- nhân dân cả nước ta( 95%là nghèo)có tâm lý không tin vào đồng tiền vnd,và cái chinh họ chắc chắn tin rằng CHÍNH PHỦ SẼ KHÔNG GIÚP ĐỠ GÌ CẢ nên họ cứ tăng giá trứơc cho đỡ bị thiệt ,,,tin chắc rằng sau bầu cử,hoặc đợt xăng tăng giá mới lạm phát còn cao hơn nhiều
nguoidaicat wrote on May 18, edited on May 18
Bác Gió chơi độc thiệt, mới mua chân giò làm giả cầy bị lên giá mà đã đề nghị rỡ mái đình rồi.

Nước mình có Ba Đình bác tính dỡ hướng nào????!!!!!!!

Bác xách đồ nghề đi chủ xướng, sẽ có 84 triệu người đi theo đấy.

Tí Hớn của bác ở trường khẩu phần có hẻo quá thì về ăn bữa tối bù vào vậy chứ biết sao bây giờ, bác đi hỏi cô giáo chỉ làm cô đau lòng thêm mà thôi.
hoaphuong92a wrote on May 19
Bác lái Gió lạc hậu rồi. Một cân móng giò hôm nay đã lên 90 ngàn rôi. Báo chí lại sắp tuyên truyền "ngô bổ hơn gạo", "ăn chay bổ hơn ăn thịt" đây. Cái đình ở nước ta tụi nó rỡ mẹ nó hết rồi. Còn lại cái tượng đá bác không nhanh tay thì tụi nó cũng bê đi nốt. Thế là xong. Đình chẳng có mà tượng cũng không. Còn lại là cái thềm hoang bốn bề gió thổi

Những câu chuyện này sẽ giành cho thế hệ mai sau

- Đại Vệ Chí Dị  (Người buôn gió). Những câu chuyện này sẽ giành cho thế hệ mai sau. Nhưng không như bức thư  bí ẩn được giấu dưới đập thủy điện Hòa Bình, hay “bức thư của công dân Hà Nội” gửi cho con cháu 100 năm sau, chôn đâu đó trong Bảo tàng Hà Nội. Nó là cuốn sử được mã hóa, con cháu mai sau chỉ việc thay tên người, các địa danh, v.v.. và biết về một thời rất … lạ của cha ông.


Đại Vệ Chí DịMay 18, '11 10:56 PM
for everyone
Thưở ấy nước Vệ xanh tươi lắm, cây cối màu mỡ, đất đai bằng phẳng, phì nhiêu ,cánh cò bay lả lướt rập rờn. Non sông gấm vóc, trữ tình.Con người Vệ hiền hòa, chan chứa tình cảm. Họ sống cuộc đời tình làng, nghĩa xóm, trong vua, kính thầy, yêu cha mẹ....

Sau khi khởi nghĩa dành được xã tắc, thấm thoắt nhà Sản lên ngôi đã vài chục năm. Đất nước tạm yên bình, binh khí xếp vào kho đến nỗi hoen rỉ, quân lính chây ỳ không lo tập luyện. Các quan lại bấy giờ sinh ra ham ăn chơi xa xỉ đến nỗi thành một thú nghiện của nhiều người.

Phàm muốn xa xỉ thì phải có tiền, mà phàm làm quan muốn có tiền nhiều thì tất phải làm điều không đúng đạo làm quan. Mà quan nước Vệ từ kẻ lương cửu phẩm đến nhất phẩm ai cũng có gia sản gấp hàng trăm nghìn lần lương bổng của triều đình. Từ đó cũng suy ra cái đạo làm quan nước Vệ đang ở hồi nào.

Bấy giờ của cải trong ngân khố đã trống rỗng, tài nguyên cạn kiệt. Nước Vệ kêu gọi bọn tư thương ngoại bang đổ tiền vào đầu tư đất đai, nhân đó hòng hớt được những khoản hối lộ khổng lồ để cho bọn tư thương nước ngoài được những miếng béo bở. Nhưng đầu tư ở đây được nước Vệ gọi là đầu tư có chọn lọc, hay nói cách khác là chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải ở nước có thân thiết với nước Vệ như nước Tề, phải biết cách hối lộ cho các quan Vệ. Những thứ này chỉ có tư thương nước Tề là hội tụ đầy đủ.

Ngày nọ tư thương nước Tề sang Vệ, quan Vệ dẫn đi chọn đất, đi từ vùng núi đến miền biển. Chả khác nào ngày xưa Cao Biền đi thám thính. Trên đường đi, tư thương nước Tề thấy dân Vệ nhìn mình thiếu thiện cảm, mới tỏ ý rụt rè, cân nhắc chuyện đầu tư, ý có vẻ muốn thoái thác rút lại ý đổ tiền đâu tư. Tể tướng nước Vệ biết chuyện, mới gọi họ vào phủ hỏi.

- Các ngài có e ngại gì nước Vệ chúng tôi không thật lòng chăng ?

Tư thương nước Tề nghĩ hồi lâu, ra vẻ đắn đo rồi nói.

- Xin kể câu chuyện này, ngày xưa có tên thương gia Mai Cồ hiệu là Phụ Lão ở xứ Cờ Hoa, ngày nọ theo lời kêu gọi của quan nước Cự Bá mang 2 nghìn lượng vàng sang đó đầu tư. Trên đường đi thăm thú làm ăn, Mai Cồ nhìn thấy toán cảnh binh bắt được người dân, người dân đó phanh bụng giật bộc phá tự sát, khiến cả đám cảnh binh chết theo. Mai Cồ suy ra triều đình  Bá Thịnh Xa của Cự Bá khó mà trụ được lâu. Mai Cồ tức tốc bỏ ý định đầu tư trở lại xứ Cờ Hoa. Y như rằng sau này không lâu Bá Thịnh Xa bị lật đổ.

Tư thương Tề ngừng lại lát mới tiếp lời.

- Chúng tôi không nghĩ các ngài không thật lòng, nhưng vừa rồi tôi có dạo vòng nước Vệ, thấy cái nhìn của dân Vệ mà bụng phân vân, xin ngài hiểu rõ lòng chúng tôi.

Bạo nghe xong , lặng thinh một hồi. Rồi đanh mặt, nghiến răng nói

- Các ngài cứ để ít bữa chúng tôi tính toán.

Tư thương Tề lui ra, Bạo đập bàn quát gọi bộ Hình lên hỏi

- Có nghe câu chuyện Tề thương gia vừa kể không ?

Đại thần bộ Hình tâu.

- Thần đã nghe.

Bạo.

- Nước Vệ thế nào mà để các nhà đầu tư phải ngại ngùng, phải làm sao để nước Vệ thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư. Nay không có tiền của họ đổ vào, thì lấy gì cho các ngươi ăn chơi xa xỉ đây. Không được để cho đứa nào cản trở những nhà đầu tư, kể cả cái nhìn nghe không.

Đại thần bộ Hinh vâng lời lui ra.

Tháng sau ở châu Ái, công sai nhà Vệ dùng cung nỏ bắn chết người dân, cả phụ nữ lẫn trẻ em vì dám ngăn cản việc đầu tư của tư thương ngoại bang.

Ở phương Nam nước Vệ, có mấy thanh niên trẻ tuổi vì bênh người lao động khiếu nại bọn đầu tư bạc đãi người lao đông, bị bộ Hình bỏ tù đến cả gần chục năm.

Mùa đông năm Canh Dần,nhân sĩ Hải Hoàng vốn ghét Tề, vừa hết hạn ngục vì tội liên quan đến thuế má, chưa ra khỏi nhà lao đã bị vào nhà lao khác vì tội nói năng không đúng phép với nước Tề.

Mùa xuân năm Tân Mão, Cù tiên sinh cũng ghét Tề mà bị kết án khổ sai.

Trước đó Phạm cô nương ở mạn duyên hải nước Vệ, bất bình với quân Tề nhũng nhiễu, giết hại ngư dân Vệ ngoài khơi, Phạm cô nương không quản mình hạc, vóc mai lặn lội  đi tìm hiểu sự thật, bố cáo cho thiên hạ biết rõ. Nhà Sản chẳng ngại ngần tống Phạm cô nương vào ngục tối, hết đời xuân xanh.

Bạo mới cho người mang hồ sơ những vụ đó đưa cho tư thương nước Tề xem.

Tư thương nước Tề xem xong, đàn đàn lũ lũ kéo sang Vệ mua đất đai, dựng cơ nghiệp, cho cả vợ con, trai tráng thất nghiệp sang sinh sống làm ăn, tạo thành những làng ấp Tề tại nước Vệ. Lúc có hội hè, vào kinh thành yến tiệc với triều nhà Sản. Bạo rượu lâng lâng mới nhắc lại chuyện xưa.

- Giờ các ngài đã yên tâm rồi chứ.  Phải không bộ Hình.?

Bạo đột ngột quát gọi.

Đại thần bộ Hình lật đật chay đến tâu.

- Năm nọ giữa kinh kỳ, hai Tề thương gia nắm chân một Vệ dân giộng đầu xuống đất đến chết. Dân Vệ đi lại nhìn thấy mà không ai dám nói nửa lời, cúi mặt mà đi. Giờ các Tề thương gia được tôn kính như Sài Thung thở  nào rồi. Cứ yên tâm mà làm ăn thôi.

Tư thương Tề nói.

- Dân Vệ đã thôi không ghét người Tề chúng tôi đã là điều tốt, nhưng nếu bộ Hình làm quá, e họ oán bộ Hình như người Cự Bá chăng ?

Bạo nhìn quan đại thần bộ Hình bảo

- Xin các ngài cho thư thả vài bữa chúng tôi có câu trả lời.

Năm ấy ở xứ Kinh Bắc công sai đánh chết người ở phủ, rồi ở kinh kỳ công sai cũng lôi người về phủ đánh chết, ở phương Nam có kẻ chết trong phủ công sai vì tự vẫn, rất nhiều kẻ đột tử, tự vẫn trong nhà lao, trong phủ công sai nước Vệ.Dân tình nhìn thấy áo nhà quan là khiếp đảm, vỡ mật, ai nấy cúi đầu mà đi, không dám nhìn thẳng mặt quan.

Tư thương Tề xem hồ sơ cười sằng sặc với nhau.

- Có câu chuyện Mai Cồ mà bao đứa cứng đầu nước Vệ phải đi tù, bao đứa dân lành phải chết để làm minh họa. Công sai nước Vệ quả tài gấp mấy bọn công sai nước Cự Bá.

Tư thương khác nói.

- Bá Thịnh Xa xứ Cự Bá nếu sống lại còn phải học Bạo tể tướng nhà Vệ nhiều về thuật cai trị, đúng là trùng dương sóng vỗ miên man, lớp sóng sau đè lên lớp sóng trước. Ấy cũng là lẽ đời, kẻ nào rút được kinh nghiệm thì kẻ ấy tồn tại được.

Kẻ khác nói.

- Thế này chả mấy nước Vệ không còn dân nữa, anh em ta nhỉ?

Cả đám ngửa cổ nâng cốc cười ha hả.

Nước Vệ giờ tan hoang, bụi mù mịt từ thôn quê đến kẻ chợ. Đâu đâu cũng thấy có mặt người Tề, họ xây dựng cái gì , dân cư chung quanh cũng không rõ.

Triều đình công bố những năm gần đây kinh tế đất nước phát triển tốt. Xe tứ mã nhập ngoại chạy đầy đường, nhà nhà cao ốc mọc lên như nấm.

Nước Vệ lại sắp hưng rồi !
Prev: 18% của cái gì ?

Bí ẩn về “Bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau” tại Công trình Thủy điện Hòa Bình

Posted: 13/03/2011 by Dzung Nguyen in Xã hội
Thẻ:,
5
74535_172742496069206_100000003708813_584887_7912823_n
Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau”
“Bức thư gửi thế hệ mai sau” tại Công trình Thủy điện Hòa bình – Công trình thế kỷ của Việt nam trong thế kỷ XX. Bức thư này sẽ được mở vào năm 2.100 trong giờ phút đất nước bước vào thế kỷ XXII.
Thư được mở vào ngày 1-1-2100. Cho đến hôm nay, xung quanh chuyện lá thư này có rất nhiều huyền thoại.
Tại sao lại có lá thư này? Ai viết? Những ai tham gia chuyển lá thư vào khối bêtông? Tại sao đến năm 2100 mới được mở? Và lá thư đó viết điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết một phần bí mật đó.


Thứ hai, ngày 31-1-1983, trên trang nhất báo Nhân Dân trang trọng đưa tin “Hoạt động của đoàn đại biểu Thanh niên Cộng sản Liên Xô”, trong đó có đoạn: “Tại công trường thanh niên Cộng sản, đông đảo cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã tổ chức mít tinh nồng nhiệt chào đón các đại biểu đến thăm công trường. Trong thông khí dạt dào tình hữu nghị anh em, đồng chí Vũ Mão và đồng chí V.M.Misin long trọng chuyển bức thư “Gửi thế hệ trẻ Việt Nam mai sau vào kho lưu trữ…”.
Sự kiện này diễn ra sau lễ ngăn sông Đà đợt I và khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình 18 ngày.
Tất cả thông tin về “lá thư gửi mai sau” chỉ có vậy, và cái “kho lưu trữ” đó thực chất chỉ là một khối bê tông hình thang có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn.
Hồi ấy, chúng tôi ở trên công trường thủy điện Hòa Bình và cũng được nghe lõm bõm về lá thư đó, và cũng chỉ được nghe giải thích là đến năm 2100, nhà máy hết hạn sử dụng phải phá đi thì lúc có mới được mở lá thư ra xem.
Vừa rồi nhân đi với ông Ngô Xuân Lộc, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ là năm 1982 là tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, tôi có hỏi ông về chuyện này… Rồi tiếp theo, tôi lại được gặp ông Đỗ Xuân Duy, nguyên thư ký của ông Phan Ngọc Tường là tổng giám đốc tiền nhiệm của ông Lộc. Ông Duy là người được chứng kiến việc chuẩn bị lá thư cũng như tham gia dịch lá thư đó từ tiếng Nga sang tiếng Việt, đồng thời là người có mặt tại buổi lễ chuyển lá thư có vào “kho lưu trữ”.
Câu chuyện về lá thư được tái hiện như sau :
Khi nhà máy chuẩn bị được khởi công thì ông Bôgôchencô – Tổng chuyên viên, Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô, có nói là theo thông lệ ở Liên Xô và một số nước trên thế giới, khi xây dựng những công trình lớn hoặc hạ thủy một con tàu, người ta thường hay có những nghi lễ. Với hạ thủy tàu thì đập chai rượu sâm banh, còn những người xây dựng đập thủy điện thường viết một lá thư và bỏ vào chai thủy tinh chôn vào lòng đập và gọi là “lá thư gửi hậu thế”. Thấy đây là ý tưởng cũng hay và mang màu… huyền thoại nên lãnh đạo tổng công ty đã báo cáo lên đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo tổng công ty mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được “chôn” vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ vào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.
Về tên gọi của lá thư, nếu theo tiếng Nga dịch sang tiếng Việt thì có nghĩa là “Thư gửi hậu thế”: hoặc “Thông điệp gửi đời sau”. Tuy nhiên, cái “tít” này xem ra có vẻ “cổ”, cho nên sau nhiều hồi bàn tính, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Thủy điện Hòa Bình quyết định đặt tên là “Thư gửi thế hệ trẻ Việt Nam mai sau”. Nhưng rất nhiều người không thích cái tít của lá thư bởi nghe nó khô khan, cứng nhắc. Vì thế, với người của Tổng Công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà, cái tên “thư gửi người đời sau” thường được nhắc đến nhiều hơn và quả thật nghe cũng thấy có điều gì đó buồn man mác của người… biết thế nào cũng phải… đi xa!
Số lượng người tham gia viết khá nhiều trong đó có cả Bí thư Đảng ủy Đoàn chuyên gia Liên Xô, đồng chí Zasepilin. Để chọn lựa những lá thư hay nhất, Đảng ủy tổng công ty cử hẳn ra một nhóm nhưng “rất bí mật”.
Ông Đỗ Xuân Duy kể lại rằng: Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể bởi đã được chọn lựa từ ý hay, lời đẹp của nhiều lá thư. Nhưng chắc chắn là có đoạn văn của hai người, đó là nhà báo Thép Mới và Zasepilin. Nhà báo Thép Mới khi đó đang công tác ở trong Nam và ông chưa một lần lên công trường xây dựng. Nhưng cảm xúc trước sự kiện chúng ta quyết tâm trị thủy sông Đà, ông đã viết lá thư. Và theo ông Ngô Xuân Lộc thì khi lá thư đã được chuẩn bị xong, lãnh đạo tổng công ty giao cho nhà báo Thép Mới chỉnh lý lần cuối. Vì là người đã tham gia dịch lá thư đó từ tiếng Việt ra tiếng Nga, hơn nữa, lời văn trong lá thư lại rất nuột nà, mang “nét” như giọng văn của bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, cho nên ông Duy đã thuộc lòng, thậm chí từng dấu phẩy, dấu chấm. Tuy nhiên, ông tôn trọng cái sự bí mật “gửi thế hệ mai sau” cho nên chỉ đọc cho tôi một vài đoạn ngắn.
Đoạn mở đầu là của nhà báo Thép Mới: “Hôm nay trước núi Tản, sông Đà, những Sơn Tinh của thời đại mới – những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình Việt Nam và Liên Xô xin gửi đến các thế hệ trẻ Việt Nam mai sau những dòng tâm huyết….
Rồi tiếp theo, lá thư nói về những khó khăn: “Thế hệ chúng tôi cơn chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, nhưng chúng tôi vẫn chắt chịu của cải và sức lực quyết tâm xây dựng thành công thủy điện Hòa Bình – công trình lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng tốt đẹp – của tình hữu nghị Việt – Xô cho đời đời con cháu mai sau”. Ông Duy chỉ “”tiết lộ” cho tôi có như vậy.
Thật ra, tôi cũng có một bản dự thảo lá thư này. Bản dự thảo đó ghi rõ ngày 12-1-1983 tức ngày 29-11 năm Nhâm Tuất.
Bản dự thảo có những đoạn rất xúc động. “Hỡi thế hệ mai sau! Chúng tôi đã đem hết sức mình để chinh phục dòng sông Đà. Truyền thống cần cù, dũng cảm của cha ông đã được duy trì và phát huy. Tại nơi đây, nhiều gương lao động sáng tạo đã xuất hiện con người mới xã hội chủ nghĩa đang vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Thời gian sẽ trôi đi, nhưng những thành tựu của chúng tôi chắc chắn sẽ đóng góp cho sự phồn vinh và hùng cường của Tổ quốc.
Trong bản dự thảo này, có một đoạn do đồng chí Zasepilin viết được lựa chọn: “Hòa Bình – tên gọi công trình chúng tôi là biểu tượng tốt đẹp nhất, là nguyện vọng tha thiết nhất trên Trái đất này. Hãy giữ cho bầu trời trên đất nước Việt Nam và Liên Xô, trên những lục địa và đại dương mãi mãi Hòa Bình”.
Còn đoạn kết lá thư được viết như sau: “Tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô đời đời bền vững. Chủ nghĩa Cộng sản nhất định thắng”.
Chắc chắn rằng từ bản dự thảo đến bản chính còn có nhiều thay đổi về văn phong, câu chữ. Tuy nhiên, theo một số người biết lá thư thì những ý chính cơ bản như vậy.
Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.
Nghi lễ đặt lá thư cũng được tiến hành rất cầu kỳ theo đề nghị của đoàn chuyên gia Liên Xô, trong đó khó khăn nhất là việc lựa chọn… bốn người để bắt 4 con vít gắn tấm biển với khối bê tông.
Bốn người được lựa chọn theo tiêu chuẩn như sau:
Phải có già, có trẻ.
Phải có nam, có nữ.
Phải có Việt Nam và Liên Xô.
Và phải có người… trên trời và người… dưới đất.
Phải có già có trẻ thì không khó. Hai người được chọn là đồng chí Vũ Mão, khi đó là Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn và đồng chí V.M.Misien, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô.
Có nam, có nữ thì hơi khó hơn. Có nam thì dễ, nhưng nữ thì chọn ai? Chị Lê Thị Ngừng, công nhân lái máy xúc EKG, sau này là Anh hùng Lao động được đề cử. Một nữ kỳ thủ vô địch thế giới môn cờ vua người Gruzia ở trong đoàn đại biểu thanh niên Liên Xô cũng được giới thiệu.
Nhưng còn… người trên giời và người dưới đất thì ai đây?
Người dưới đất thì là tổng giám đốc Ngô Xuân Lộc, hoàn toàn xứng đáng.
Nhưng còn người trên giời? Nghĩ mãi, cuối cùng, mọi người chọn nữ phi công vũ trụ thứ hai của Liên Xô là chị Xavitxkaia.
8 giờ 30 phút ngày 30-1-1983, tại sân nhà Điều độ Trung tâm, một buổi lễ long trọng được tổ chức với sự tham gia của 250 đại biểu thanh niên Liên Xô, 350 đại biểu thanh niên Việt Nam và hàng ngàn cán bộ, công nhân cùng hàng trăm chuyên gia Liên Xô.
Đồng chí Ngô Xuân Lộc đọc lá thư bằng tiếng Việt, đồng chí Zasepilin đọc bằng tiếng Nga.
Sau đó, hai lá thư được cho vào một thỏi đồng khoan rỗng và có nắp đậy rồi bỏ vào lòng khối bê tông.
Tiếp theo, các đồng chí Vũ Mão, Misien; Ngô Xuân Lộc và Xavitxkaia, mỗi người một chiếc tuốcnơvít bắt vít tấm biển thép vào khối bê tông.
Buổi lễ đã diễn ra trong sự trang nghiêm, xúc động và thiêng liêng. Nhưng mấy ngày sau, chả hiểu kẻ nào đã lấy đi một vít. Thế là người ta cho hàn chặt lại.
Vậy tại sao lại phải đến năm 2100 mới được mở?
Về việc này, có hai ý kiến giải thích.
Thứ nhất, đã là thư gửi « thế hệ mai sau” thì có nghĩa là lúc đó, những người sinh ra vào lúc thủy điện Hòa Bình khởi công, có lẽ không còn mấy người, và những công nhân, kỹ sư… tham gia xây dựng nhà máy cũng đã thành người “thiên cổ”.
Thứ hai, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ đã dày thêm khoảng 56 mét, như vậy là không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy… Mà để làm được công việc đó thì phải mất hàng năm trời. Và lúc đó mới mở lá thư cho “thế hệ mai sau” biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào.

Be the first to like this post.
Phản hồi
  1. [...] buôn gió). Những câu chuyện này sẽ giành cho thế hệ mai sau. Nhưng không như bức thư  bí ẩn được giấu dưới đập thủy điện Hòa Bình, hay “bức thư của công dân Hà Nội” gửi cho con cháu 100 năm sau, chôn [...]
  2. [...] buôn gió). Những câu chuyện này sẽ giành cho thế hệ mai sau. Nhưng không như bức thư  bí ẩn được giấu dưới đập thủy điện Hòa Bình, hay “bức thư của công dân Hà Nội” gửi cho con cháu 100 năm sau, chôn đâu đó [...]
  3. [...] buôn gió). Những câu chuyện này sẽ giành cho thế hệ mai sau. Nhưng không như bức thư  bí ẩn được giấu dưới đập thủy điện Hòa Bình, hay “bức thư của công dân Hà Nội” gửi cho con cháu 100 năm sau, chôn đâu đó [...]
  4. [...] buôn gió). Những câu chuyện này sẽ giành cho thế hệ mai sau. Nhưng không như bức thư  bí ẩn được giấu dưới đập thủy điện Hòa Bình, hay “bức thư của công dân Hà Nội” gửi cho con cháu 100 năm sau, chôn đâu đó [...]
     
     
    Bảo tàng Hà Nội:
    Dấu ấn đổi mới và hội nhập
    Thứ Sáu, 8.10.2010 | 09:15 (GMT + 7)
    Sáng 6.10, hàng ngàn người dân cả nước đã tụ hội về Bảo tàng Hà Nội để dự lễ khánh thành bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam, cho thấy lòng mong mỏi của người dân đón chào sự ra đời của công trình bảo tàng mang dấu ấn lịch sử, mang thông điệp của thủ đô ngàn năm văn hiến. Nhiều cổ vật đã được trưng bày cùng triển lãm sinh vật cảnh tại đây đáp ứng nhu cầu tham quan của nhân dân.
    Từ kho cổ vật ít người biết...
    Bảo tàng Hà Nội được thành lập từ năm 1982 và trụ sở văn phòng thuở ban đầu nằm khiêm tốn trên phố Hàm Long. Trong quá trình nghiên cứu và chỉnh lý hiện vật, Bảo tàng Hà Nội đã hình thành các sưu tập rất phong phú và đa dạng như: Sưu tập đồ đá, sưu tập đồ đồng, sưu tập gốm sứ các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn và của Trung Quốc, Nhật Bản... Trong kho Bảo tàng Hà Nội lưu trữ rất nhiều hiện vật, trong đó riêng kho cổ vật quý hiếm đã chiếm gần 50% số hiện vật với đủ loại hình và chất liệu khác nhau, có giá trị về khoa học và lịch sử rất lớn, là minh chứng Hà Nội là một trung tâm quần cư của người Việt cổ.
    Tuy nhiên, cho đến trước năm 2008, nhiều người dân Hà Nội, đặc biệt là thế hệ 8X, 9X, thậm chí 7X còn không hề biết rằng Hà Nội có một kho cổ vật lớn có giá trị vô giá. Do Hà Nội chưa có một bảo tàng đúng nghĩa để trưng bày các hiện vật, nên hơn 7.000 cổ vật, hiện vật đã được sưu tầm, hiến tặng đều được gửi ở Bảo tàng Lịch sử và chùa Hưng Ký (phố Minh Khai).
    Theo các nhà nghiên cứu Hà Nội, từ năm 1984, TP đã có đề án xây dựng bảo tàng. Lãnh đạo HN, các bảo tàng trung ương và các địa phương rất quan tâm, muốn tham gia đóng góp để Bảo tàng HN sớm ra đời. có 15 địa điểm được đưa ra để xây bảo tàng, từ Vân Hồ cho đến phần đất của Bộ NNPTNT, 47 Hàng Dầu, rồi Cát Linh, Mỹ Đình..., nhưng khi triển khai thì không hề đơn giản.
    ...đến bảo tàng hiện đại nhất
    Ngày 19.5.2008, UBND TP.Hà Nội đã chính thức khởi công công trình Bảo tàng Hà Nội tại xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm), nằm kề Trung tâm Hội nghị quốc gia, là một trong những dự án thuộc quy hoạch tổng thể của khu vực này. Vậy là sau mấy chục năm chờ đợi, Hà Nội đã khánh thành bảo tàng xứng tầm với vị thế của thủ đô ngàn tuổi vào sáng 6.10.2010. Bảo tàng Hà Nội có tổng diện tích gần 53.963m2; cao 30,7m. Công trình gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm; diện tích xây dựng khoảng 12.000m2, diện tích sàn hơn 30.000m2 (kể cả tầng hầm và tầng mái), trong đó tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần và đầy đủ các công trình liên hoàn. Công trình được thiết kế 3 cầu thang máy, 4 thang bộ. Hai tầng hầm của bảo tàng được bố trí hai phòng họp và các phòng kỹ thuật phục vụ. Ở tầng 1 (cao 6m) là khu trưng bày tạm thời và khu giải khát. Từ tầng 2 đến tầng 4 bố trí không gian trống linh hoạt cho việc thiết lập khu trưng bày hiện vật. Riêng tầng 4 còn bố trí thêm khu văn phòng hành chính cho đơn vị quản lý bảo tàng.
    Có chứng kiến cảnh dòng người ùn ùn đổ về bảo tàng sáng khánh thành bảo tàng mới thấy hết lòng mong mỏi của người dân thủ đô cũng như nhân dân cả nước với công trình mang dấu ấn lịch sử này. Đã lâu lắm rồi, đến bây giờ người Hà Nội mới thôi trăn trở về một câu hỏi: “Đến bao giờ thực có một bảo tàng của Hà Nội?". Người Hà Nội đã có thể đi, ngắm và “tìm” một Hà Nội hào hoa, thanh lịch, một Hà Nội kiên cường, trung dũng, một Hà Nội thâm trầm, sâu lắng – Hà Nội của ngàn năm văn hiến trong từng mảnh gốm, từng viên đá hay chỉ là cái thau đồng...
    Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Bảo tàng Hà Nội được khánh thành đúng vào dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội thực sự là một công trình văn hoá tiêu biểu ghi dấu ấn của thời kỳ thủ đô đổi mới và hội nhập. Tại đây, chúng ta được ngắm nhìn hiện vật của thời tiền sử, đương sử, các hiện vật tinh xảo rực rỡ của thời kỳ Đông Sơn... Và một hiện vật tiêu biểu nhất kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, đó là bức thư của các công dân Hà Nội gửi mai sau. Chúng ta giao ước sẽ mở sau 100 năm nữa".
    Bích Hường
     
    (Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. Báo Lao động điện tử có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết. Những bài viết này sẽ không được trả nhuận bút)

Trung Quốc làm gì thì Việt Nam cũng bắt chước hệt như vậy

549. Trung Quốc làm gì thì Việt Nam cũng bắt chước hệt như vậy

Đăng bởi anhbasam on 20/05/2011

The Diplomat

Trung Quốc làm gì thì Việt Nam

cũng bắt chước hệt như vậy

Bridget O’Flaherty
Ngày 19 tháng 5 năm 2011
Trong lúc cả thế giới tập trung sự chú ý vào việc Trung Quốc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ thì Việt Nam cũng đang thắt chặt cái thòng lọng quanh cổ các nhà bất đồng chính kiến
Các nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc không phải là những người duy nhất đang phải chịu đựng cơn giận dữ của một chế độ cộng sản hống hách thích đàn áp. Trong lúc cả thế giới tập trung sự chú ý vào nghệ sĩ và nhà hoạt động dân chủ người Trung Quốc Ngải Vị Vị thì nhiều nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam cũng đang phải nhận những bản án nặng nề cho những hoạt động được chính phủ của nước này gọi bằng cái từ là “chống lại nhà nước”.
Vào tháng trước, chẳng hạn, một trong những quan chức cao cấp nhất từ trước tới này bị tòa án Việt Nam xét xử vì bất đồng chính kiến đã đệ đơn kháng án. Ông Vi Đức Hồi 54 tuổi nguyên là Đảng viên Cộng sản đã bị kết án 5 năm tù giam cộng với 3 năm quản chế tại gia. Phải thừa nhận là bản án này đã được giảm xuống đáng kể so với bản án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế được tuyên tại phiên sơ thẩm. Mặc dù vậy, tổ chức Theo dõi Nhân quyền [Human Rights Watch] không phải là tổ chức duy nhất cho là đây là một bản án “rất nặng”.
Và ông Hồi chắc chắn không phải là người duy nhất.
Vào cuối tháng trước, luật sư Cù Huy Hà Vũ bị kết án 7 năm tù giam cộng với 3 năm quản chế sau khi ông bị tạm giam với lý do được viện ra là ông bị phát hiện đang ở trong một phòng khách sạn cùng với một người phụ nữ không phải là vợ của ông. Máy tính của ông đã bị tịch thu, nhà ở của ông bị lục soát và ông bị buộc tội là có những hoạt động chống lại nhà nước.
Cũng trong tháng trước, Bùi Chát, người sáng lập Nhà xuất bản Giấy Vụn, cũng bị bắt sau khi ông trở về từ Buenos Aires nơi ông tới nhận giải thưởng Quyền Tự do Xuất bản [Freedom to Publish] của Hiệp hội Quốc tế các Nhà xuất bản [International Publishers Association]. Sau đó ông đã được thả, song được biết ông đang phải chịu sự giám sát. 
Năm ngoái, một blogger đã bị bắt sau khi cô đăng một bài viết kể lại những chuyện ăn chơi sa đọa của con trai của một quan chức cao cấp. Cuối cùng nữ blogger này đã được thả vào tháng trước theo lời của chính quyền được báo chí địa phương trích dẫn là cô “đã được cảnh cáo đủ rồi”
Người ta thường nói rằng trong tất cả những vấn đề liên quan đến an ninh thì cứ ông láng giềng to đùng Trung Quốc làm gì là y như rằng Việt Nam thường làm theo. Hiển nhiên là Bắc Kinh đang tiến hành điều được nhiều nước coi là cuộc dàn áp dữ dội nhất nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến kể từ nhiều năm nay do họ hoảng sợ trước khả năng Mùa Xuân Ả-Rập có thể cập bến châu Á. Và đối với những ai muốn tìm kiếm những điều tương tự đáng quan tâm thì vụ án Cù Huy Hà Vũ là trường hợp đặc biệt đáng chú ý.  
Cù Huy Hà Vũ xuất thân từ một gia đình cộng sản nòi – ông là con trai của nhà thơ nổi tiếng và là một người tâm phúc gần gũi với Hồ Chí Minh. Có một sự giống nhau đến kỳ quái với trường hợp của Ngải Vị Vị ở Trung Quốc – Ngải Vị Vị bị bắt trong lúc sắp lên máy bay sang Hồng Kông – ông cũng là con trai của một nhà thơ có tiếng tăm và trước đó thì nhiều người đều nghĩ ông là người không ai dám động đến.
Song, sẽ là sai lầm nếu cố tình gộp làm một những sự kiện xảy ra ở Việt Nam và Trung Quốc. Thứ nhất là bởi vì sự trấn áp dữ đội “gần đây có vẻ mở rộng phạm vi hơn” thực ra có thể được truy ngược trở lại hồi năm 2007.
“Hà Nội bắt đầu đàn áp sau khi họ có được cái họ muốn – Việt Nam được gia nhập tổ chức Thương Mại Thế giới [WTO] – và kể từ sau đó họ liên tục đàn áp”, Duy Hoàng, phát ngôn viên của tổ chức dân chủ Việt Tân bị cấm ở Việt Nam, đã nói như vậy. “Và sự đàn áp này không phải là một sự hưởng ứng Đại hội Đảng 11, mà là do chế độ này đang ngày càng đứng ngồi không yên trước phong trào dân chủ và cộng đồng blogger ngày càng trưởng thành”.
Cho mãi tới tận giữa tháng 1 năm nay hầu hết những biện pháp đàn áp đều được hiểu như là công việc dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ một chút trước Đại hội. Facebook bị chặn (lần đầu tiên là bị chặn một cách tùy tiện hồi năm 2009 sau đó là hầu như bị chặn hoàn toàn trong những ngày sắp diễn ra Đại hội), nhiều vụ bắt bớ và thậm chí cả vụ đàn áp được cho là nhằm vào lao động bất hợp pháp người Trung Quốc thảy đều được xem như là một phần của công việc vệ sinh trước Đại hội. Rút cục, sự suy luận tiếp theo sẽ là không ai muốn những người bất đồng chính kiến ở khắp nơi cứ đặt ra những câu hỏi vào lúc sắp diễn ra một sự kiện mà mục đích chính của nó là đảm bảo quyền lực tối cao của một đảng duy nhất. Trong lúc đó thì các phe phái mâu thuẫn nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản đều đang quyết tâm muốn chứng tỏ họ không nhân nhượng trong vấn đề an ninh.
Nhưng Đại hội bế mạc rồi mà sự đàn áp vẫn cứ tiếp diễn.
Ông Vũ dường như đã vướng vào rắc rối sau khi ông kiện thủ tướng về kế hoạch khai thác bô-xít đầy tranh cãi ở cao nguyên Trung phần của Việt Nam và việc Việt Nam đã nhượng bộ cắt cho Trung Quốc rất nhiều đất ở dọc đường biên giới hai nước.
“Hầu hết mọi người đều tin rằng người ta khởi tố ông Vũ để trả thù việc ông đã chỉ trích thủ tướng”, ông Hoàng nói.
Ông Vũ bị bắt vào ngày 5 tháng 11 năm ngoài với bằng chứng được sử dụng là những tài liệu ông viết để kêu gọi dân chủ đa đảng và những cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, theo lời của báo Nhân Dân.
Báo Nhân Dân viết “Những bài viết này có nhiều nội dung nói xấu Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Qua điều tra, các cơ quan chức trách của Việt Nam đã tìm thấy 40 tài liệu với những chủ đề khác nhau, trong đó có một số bài viết do chính ông Vũ viết phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Người ta hi vọng rằng áp lực quốc tế có thể ép buộc chính phủ Việt Nam ngừng làn sóng bắt giữ đang diễn ra này. Liên Minh châu đã chỉ trích rất mạnh, luận điểm được đưa ra là tăng trưởng kinh tế phải đi cùng với tự do ngôn luận. Trong tuyên bố được đưa ra ngày 4 tháng 4 Liên Minh châu Âu nói rằng việc kết tội ông Vũ “là không phù hợp với quyền căn bản của tất cả mọi người là được nắm giữ những quan điểm và được tự do bày tỏ một cách ôn hòa những quan điểm đó”.
Tuyên bố này được đưa ra vào lúc mà Cộng đồng châu Âu và Việt Nam đang xem xét khả năng bắt đầu các cuộc đàm phán để đi đến một hiệp định tự do thương mại. Hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã ký với Mỹ đã có hiệu lực vào năm 2001 được ca ngợi là đang khuyến khích tăng trưởng của quốc gia cộng sản này.
Nhưng vấn đề ông Vũ hiện nay có thể sẽ làm phức tạp thêm các cuộc đám phán nói trên. “Sự kính trọng của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam và sự tiến bộ kinh tế dài hạn của chính Việt Nam không thể mang tính bền vững nếu như sự bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa, nhất là sự bày tỏ quan điểm về những vấn đề quan trọng đối với tương lai của dân tộc và đất nước, bị đàn áp” bản tuyên bố của Liên Minh Châu Âu nói tiếp.
Hoa Kỳ về phần mình cũng đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và cũng giống như Liên Minh Châu Âu Hoa Kỳ cho rằng việc kết tội luật sư được đào tạo tại Pháp Cù Huy Hà Vũ là không phù hợp với những công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia.
Trong khi các nhà hoạt động dân chủ hi vọng rằng sự phát triển của một xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ cổ vũ những giá trị dân chủ thì một số nhà quan sát lại đang than phiền rằng những quan ngại do các quốc gia khác bày tỏ hiếm khi được hỗ trợ bằng những biện pháp mang tính ép buộc mạnh hơn, chẳng hạn như từ chối viện trợ cho Việt Nam.
“Chúng tôi bày tỏ sự quan ngại về bản án của Cù Huy Hà Vũ cũng như từ trước đến nay chúng tôi vẫn làm như vậy trong những trường hợp khác. Không có bất kỳ mối liên hệ nào với chương trình viện trợ của chúng tôi cả”, một phát ngôn viên của USAID [Cơ quan Viện trợ Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ - United States for International Development] đã nói như vậy. 
Nhưng mặc dù viện trợ có thể không được coi là một thứ đòn bảy khả thi của các chính phủ nước ngoài, song các chính phủ nước ngoài có thể dùng sự ảnh hưởng theo một cách khác. Hoa Kỳ, chẳng hạn, đã chỉ rõ rằng các vấn đề liên quan đến nhân quyền là một trở ngại cho sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai nước. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng tuyên bố tương tự tại Hội nghị Cấp cao Đông Á hồi tháng 10 năm ngoái.
Với tính chất như vậy, việc gây sức ép nói trên có thể đem lại tia hi vọng le lói cho những ai đang đòi sự đổi thay.
Phil Robertson thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói “Những thông điệp chung chung kêu gọi Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền là điều tốt, song còn lâu mới đem lại hiệu quả. Thông điệp phải nói cụ thể Việt Nam cần phải thay đổi cái gì”.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

548. Đặng Lê Nguyên Vũ – Kẻ “vĩ cuồng”

Đăng bởi anhbasam on 20/05/2011

Đặng Lê Nguyên Vũ – Kẻ “vĩ cuồng”

Lưu Trọng Văn
    Vũ luôn từ chối các cuộc vui chơi, thậm chí hầu như không bao giờ đi du lịch, vì Vũ luôn than quỹ thời gian ít quá. Vậy mà lần ấy Vũ rủ tôi lên Sapa. Dọc đường thấy cảnh dân chúng còn nghèo nàn, Vũ ứa nước mắt, nói: “Đất đai trù phú vậy, sao lại nghèo? Phải quy hoạch lại, phải có tầm nhìn khác đi, phải đưa công nghệ mới vào thì mới giầu được”. Lên Sapa, rảo mấy vòng, len lỏi vào mấy ngõ ngách, tới cả một số bản người H’mông, 3 giờ sáng hôm sau Vũ dựng tôi dậy chỉ để nhìn đỉnh Fanxipan, rồi kéo tôi lên xe về lại Hà Nội. Sau này tôi mới biết ý định của Vũ lên Sapa, chẳng qua chỉ để xem vị trí của người dân tộc ở Sapa thế nào. Vũ nói: “Họ như kẻ ngoài rìa ở khu du lịch này. Sau này xây dựng “Thiên đường cà phê” em muốn đồng bào dân tộc với không gian văn hóa đặc sắc của họ phải là chủ thể, vì họ chính là hồn, là vía của vùng đất đó”. Tôi hỏi: “Thế Vũ ngắm đỉnh Fanxipan làm gì?”. Vũ nói: “Em muốn nhìn thấy đỉnh cao nhất của đất nước khi mặt trời chưa mọc để cảm nhận hết cái khát vọng vươn lên của đất nước mình”.
   Cuộc gặp mặt của một số nhân vật có tên tuổi trong làng kinh doanh với một số người đẹp đang rất “hào hứng”, Đặng Lê Nguyên Vũ xuất hiện. Không chấp nhận những câu chuyện phiếm chỉ để giết thời gian, Vũ “cướp” diễn đàn, say sưa nói về lựa chọn nào cho kinh tế VN phát triển bền vững, về thế mạnh cạnh tranh của VN là gì, về khát vọng đem thương hiệu VN chinh phục thế giời, toàn là những vấn đề vĩ mô cả. Một số “đại gia” đánh bài chuồn, nhưng điều lạ lùng là chính các người đẹp lại tỏ ra thích thú lắng nghe. Một người đẹp thú nhận, chưa bao giờ được nghe những điều như thế, em quá chán ngồi tán dóc về những chuyện ăn gì, mua sắm gì, mua xe gì rồi tự hào vỗ ngực ta là đẳng cấp, ta là nhất rồi. Vũ tranh thủ khuyên các người đẹp, cố lôi cổ các bác “đại gia” kia thoát khỏi cái “giấc mơ con đè nàt cuộc đời con” của mình đi.
    Ở bất cứ đâu Đặng Lê Nguyên Vũ có mặt, Vũ đều tranh thủ tận dụng mọi cơ hội để lôi kéo mọi người vào những điều mà mình đau đáu, khát vọng như thế.
    Đêm của Vũ rất ngắn, hai, ba giờ sáng Vũ tỉnh dậy điện thoại cho bạn bè của mình chia sẻ những ý tưởng mới, những dự án mới, những điều trăn trở về những nguy cơ đang  đe dọa nền kinh tế nước nhà kéo theo sự bấp bênh của đời sống nhân dân. Có lần cùng đoàn doanh nhân tháp tùng thủ tướng đi thăm Trung Quốc, cả đêm Vũ không ngủ được vì thấy nước người ta phát triển nhanh quá trong khi đó nước mình cứ ì ạch. Sáng ra gặp nhiều thành viên trong đoàn, Vũ hỏi: “Đêm qua các anh ngủ ngon không?”. Mọi người bảo: “Ngủ ngon lắm”. Vũ đau đớn: Là giới tinh hoa của nước nhà tại sao họ có thể ngủ ngon được chứ?
    Bất cứ lúc nào rảnh Vũ chui vào thư viện của mình đọc sách, nghiên cứu tìm hiểu những điều gì làm cho các quốc gia khác phát triển hùng mạnh . Vũ đi tìm hiểu ở nhiều quốc gia tiên tiến xem dân khí của họ ra sao. Vũ đúc kết được rằng, không phải do dân đông, giàu tài nguyên, đất đai rộng lớn, lịch sử lâu dài, mà do các quốc gia ấy có khát vọng vươn lên. Vũ soi rọi lịch sử và hiện tại nước nhà để tìm cho ra, điều gì là cái neo kìm hãm dân tộc. Vũ chính là doanh nhân đầu tiên của VN nhận thức và gọi ra cái tên của cái neo ấy, đó là nền “văn hóa âm tính”. Chính nền “văn hóa âm tính” làm người VN dễ dàng bằng lòng với mình, dễ dàng an phận, dễ dàng chấp nhận số phận, tự ru mình trong những khuôn khổ đạo đức nhỏ, đã là sức ì cơ bản nhất làm đất nước chậm tiến. Chỉ mau chóng cải sửa nền “văn hóa âm tính” ấy, chuyển qua nền “văn hóa dương tính” hừng hực niềm đam mê sáng tạo và khát vọng thì đất nước mới phát triển hùng mạnh được. Hiểu điều ấy, Vũ lên cả một kế hoạch hành động, bắt đầu từ việc khởi xướng diễn đàn “Việt Nam nhỏ hay không nhỏ” trên báo Thanh Niên, đến hàng chục cuộc đăng đàn diễn thuyết với lớp trẻ, sinh viên về khát vọng lớn. Bằng tất cả nhiệt huyết, nguồn lực kinh tế của mình, Vũ hăng hái lao vào cuộc cổ vũ quyết liệt cho tinh thần sáng tạo. Hơn ai hết Vũ coi sáng tạo và khát vọng là động lực chính cho đất nước cất cánh. Vũ vận động truyền thông, vận động các học giả, trí thức cổ vũ cho cuộc đổi mới trong giáo dục, lấy “giáo dục động lực” làm chủ thể.
   Nhà điêu khắc Lê Liên ở Hà Nội không hề ngạc nhiên khi Vũ nhờ ông làm 30 bức tượng các vĩ nhân trên thế giới ở mọi thời đại từ chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học, văn hóa, tôn giáo. Ông bảo: “Anh biết khát vọng cháy bỏng của chú mày cho đất nước mình rồi, chú mày muốn có tượng các vĩ nhân không để trưng, để ngắm, để làm cảnh đâu mà để hàng ngày đối chất chứ gì?”. Vũ gật đầu. Một trí thức ở ẩn khi biết Vũ thường xuyên làm cái việc đối chất với các vĩ nhân đã nói: “Kẻ luôn đối chất với mình chỉ là kẻ  trên tầm thường một chút, còn kẻ dám đối chất với các vĩ nhân là kẻ không tầm thường, là kẻ “vĩ cuồng”,nhưng đất nước đang rất cần những kẻ vĩ cuồng, những kẻ không tầm thường như thế!”. Ông nói thêm: “Tôi hèn, đến đối chất với chính mình mà tôi còn sợ, nhưng tôi biết nếu một dân tộc không có những con người dám đối chất với các vĩ nhân mà cả thế giới ngưỡng mộ, tôn vinh, thì chẳng bao giờ dám vượt lên chính mình được, chẳng bao giờ có thể hùng mạnh được”. Vũ tâm sự: “Tôi so tôi với các bậc vĩ nhân để tôi luôn biết mình đang ở đâu, đang còn quá nhỏ bé để không bao giờ cho phép mình tự bằng lòng với mình. Tôi đối diện với các vĩ nhân để tôi luôn hỏi “Trước một sự việc, một sự biến khó khăn của đất nước, của nhân loại, tại sao các ngài giải quyết được?”. Tôi đối diện với các vĩ nhân, chăm chăm nhìn ngắm họ, tôi tự hỏi, cởi áo quần ra họ cũng giống tôi thôi, tại sao tôi cứ phải có mặc cảm thua kém họ ?”.
     Đặng Lê Nguyên Vũ  “Vĩ cuồng” ư? Đúng! Nhưng chỉ “vĩ cuồng” cái khát vọng làm sao đất nước Việt trở nên vĩ đại. Háo danh ư? Đúng, nhưng không hề háo danh cho mình mà lúc nào cũng hừng hực háo danh cho dân tộc, cho quốc gia.
    Cuộc đời lăn lộn làm dân của tôi, tôi luôn đau đáu tìm kiếm những con người để tôi đặt niềm tin, để tôi hy vọng cho Tổ quốc. Cái Tổ quốc mà cha tôi yêu và viết câu thơ để đời:
Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơ
Vì thương người lắm mới say thơ           
   Và nói câu để đời “Ta thà bị lừa còn hơn không tin vào con người”. Cái Tổ quốc mà em trai tôi yêu và giữa tuổi 20 , tuổi đẹp nhất một đời người đã hiến dâng máu mình cho nó. Cái Tổ quốc mà tôi yêu với tất cả trái tim dù là trái tim xơ xác vì có quá nhiều những vết xước thời cuộc. Trong hành trình tìm kiếm đó tôi đã sung sướng tìm ra một con người trong số những con người tôi luôn tin là còn đang lẩn khuất đâu đó nữa, đó là Đặng Lê Nguyên Vũ. Tôi không hề ngượng miệng, không hề sượng ngòi bút khi đưa ra sự thật này. Dù ai đó hoài nghi theo cái lẽ thông thường, rằng: “Chắc là gã Văn này được thằng Vũ ấy cho nhiều lắm đây”. Đúng, Vũ đã cho tôi rất nhiều, trong đó có cái quý giá nhất đó là niềm tin cháy bỏng rằng, nếu chúng ta dám ước mơ lớn, dám khát vọng lớn đưa dân tộc chúng ta lên đỉnh vinh quang của nhân loại, chúng ta có ý chí mãnh liệt thì chúng ta sẽ biết cách thực hiện được nó. Và hơn hết Vũ đã cho tôi thấy những việc Vũ đã làm với tư cách một kẻ “vĩ cuồng” nhất ở thời điểm này của đất nước này để tôi thêm vững niềm tin vào thế hệ trẻ của đất nước.
1. Đương đầu với Tập đoàn đa quốc gia khổng lồ hàng đầu thế giới về cà phê, buộc Tập đoàn ấy phải lùi bước chia lại thị phần cà phê của VN cho doanh nghiệp VN.
2. Quảng bá, cổ vũ hết mình cho Thương hiệu Việt, cho Thương hiệu Nông sản Việt, từng bước đưa thương hiệu Cà phê Trung Nguyên thuần Việt ra với thị trường cà phê thế giới.
3. Cổ vũ cho lớp trẻ Tinh thần khởi nghiệp mới, gắn với khát vọng cho một nước Việt vĩ đại, hùng cường.
4. Có ý tưởng táo bạo chưa từng có, đó là xây sựng thành phố Buôn Ma Thuột thành “Thủ phủ cà phê Toàn cầu” và xây dựng “Thiên đường cà phê Toàn cầu” – một Thiên đường cà phê duy nhất trên thế giới ở Đắk Lắk.
5. Mua lại cả một bảo tàng cà phê thế giới với hơn 15.000 hiện vật quý giá của Đức để làm tài sản văn hóa cho VN, từ đó xây dựng Bảo tàng Cà phê thế giới độc đáo nhất ở VN.
6. Xây dựng cả một học thuyết mới có tên là “Học thuyết cà phê” mà nội dung cốt lõi của nó  là sự sáng tạo và liên kết sức mạnh nhân văn toàn cầu, vận động các trường đại học trên thế giới ủng hộ nó và cùng biến nó thành giáo trình cho sự thành công của bất cứ ai trong thời đại khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
7. Đầu tư mọi nguồn lực để kêu gọi, tập hợp các chuyên gia kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học của VN cũng như thế giới, trong đó có cả các chiến lược gia kinh tế hàng đầu thế giới như Tom Cannon, Peter Tinmer để xây dựng kịch bản cho con đường phát triển bền vững cho VN, cũng như kịch bản cho ngành cà phê thế giới.
8. Bay qua Brazil – đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giời, vận động các nhà kinh doanh cà phê Brazil rồi gặp gỡ các nghị sĩ,các chính khách Brazil, các nhà hoạt động kinh tế Inđonexia thuyết phục họ cùng liên kết với VN – đất nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, để tạo sức mạnh đòi lại sự công bằng cho hàng chục triệu người dân trồng cà phê.
9. Đem hết sức mình, kiên trì vận động các chính khách,các nhà kỹ nghệ Israel để giúp VN công nghệ tưới tiêu bảo vệ nguồn nước cho Tây Nguyên. Liên kết với các Tập đoàn của Nauy để hỗ trợ kỹ thuật phân bón hữu cơ tốt nhất cho cây trồng và đất trồng, có thể nhanh chóng đẩy năng suất cây trồng lên hơn 30%.
10. Tập hợp các chuyên gia về đối ngoại, lập ra đề án “Ngoại giao văn hóa”, “Ngoại giao xanh” gửi lên Bộ Ngoại giao. Vận động Bộ Ngoại giao ủng hộ và biến nó thành hiện thực để đất nước có thêm nhiều bè bạn.
11. Đưa ra luận thuyết đảo chiều tư duy, biến quyền lực khổng lồ nước ngoài nào đó đang đè lên đất nước mình thành cái đế, cái bệ đỡ để VN cất cánh.
12. Đưa ra lý luận chiến lược, một nước có nền kinh tế nhỏ như Việt Nam nếu biết vận dụng kinh nghiệm và bài học thành công của Chiến tranh Nhân dân trong chiến tranh tạo nên thế trận Chiến tranh Nhân dân trong thời bình thì có thể chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các thế lực kinh tế hùng mạnh của các cường quốc.Lý luận này được đại tướng Võ Nguyên Gíap và nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt rất ủng hộ.
  13. Không ngừng lại ở những vấn đề quốc gia, Vũ còn vận động cả “Quỹ Hòa bình quốc tế” – một tổ chức uy tín hàng đầu thế giới ủng hộ đề án “Phát triển bền vững toàn cầu ”với cốt lõi là Năng lượng tri thức sáng tạo, tri thức xanh và ngọn cờ của chủ nghĩa nhân văn.Và đã được Ban lãnh đạo của Qũy nhiệt thành đón nhận.
      Bất cứ  ai công tâm chắc sẽ không thể phủ nhận được những gì Đặng Lê Nguyên Vũ đã lăn xả, đã hiến dâng vì sự nghiệp chung của quốc gia.
      Một con người như thế của đất nước ở thời đại đang quá thiếu vắng những anh hùng, trớ trêu thay, bi kịch thay lại đang bị tổn thương, đang bị không ít kẻ hẹp hòi, đố kỵ, chĩa đòn roi tấn công không thương tiếc vì những điều ai đó đã cố tình dựng lên. Với lương tâm công dân của mình tôi xin được lên tiếng để làm cái việc rõ ràng, minh bạch đó là bảo vệ Vũ, bảo vệ tư tưởng của Vũ, bảo vệ khát vọng vì một nước Việt hùng cường của Vũ, bảo vệ những giấc mơ tưởng chừng như điên rồ của Vũ nhưng đang từng bước được Vũ biến thành hiện thực. Tôi xin bảo vệ, như người lính sẵn sàng ra chiến trường để bảo vệ những giá trị cao quý của dân tộc.
  Những anh hùng vẻ vang của các cuộc chiến tranh, đất nước ta có quá nhiều, nhưng chiến tranh chỉ là lát cắt của lịch sử và cái đích của nó cũng chỉ vì sự phát triển thịnh vượng muôn đời. Các quốc gia phát triển luôn ý thức được điều đó, vì vậy họ có những anh hùng làm nên niềm tự hào, làm nên sức mạnh dân tộc mình, như nước Nhật có Toyota, Sony, nước Hàn có Sam Sung, LG, Hoa Kỳ có Microsoft vv… Trong khi đó đất nước ta thì chưa có ai. Vì sao vậy? Phải chăng vì chính những mầm mống của nó đang còn phải chịu cái số phận chỉ là những đứa con ghẻ ,đang còn phải chịu biết bao búa rìu của những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp, của sự đố kỵ, của những xâu xé lợi ích cục bộ, ích kỷ?
     Với tư cách một công dân yêu đất nước mình, tôi kêu gọi những ai đang đau đáu với khát vọng vinh quang cho dân tộc – một dân tộc phải đổ nhiều xương máu nhất cho sự vẹn toàn bờ cõi, cho sự bình yên bầu trời, hãy có chính kiến của mình, hãy lên tiếng của mình không phải chỉ vì một trường hợp cá nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, mà trước hết, trên hết vì đại cục.
     Một đại cục, mà một quốc gia muốn phát triển phải có những con người có khát vọng lớn, phải có những thương hiệu hàng hóa lớn, phải có đội quân doanh nhân là chủ lực và được đặt ở vị trí, vai trò của lịch sử. Một đại cục, ở đó bất cứ ai có ý tưởng mới, lớn lao, đầy khát vọng cao đẹp sẽ được cả dân tộc chung tay biến thành hiện thực. Một đại cục mà mỗi thương hiệu quốc gia làm nên sự phát triển quốc gia  phải được bảo vệ như tài sản vô giá của cả quốc gia.
    Đặng Lê Nguyên Vũ tự nhận biết về mình và tự nhận rằng mình đang rất cô đơn – Đó là số phận của kẻ muốn vượt lên chính mình, luôn phải chấp nhận. Nhưng tôi không tin Vũ sẽ mãi mãi cô đơn khi đất nước đang hình thành, đang xuất hiện một lớp trẻ đông đảo cũng có tầm nhìn, cũng có đầy khát vọng như Vũ, họ đang và sẽ tình nguyện đứng bên Vũ, sát cánh với Vũ, tin tưởng ở Vũ.
         “Có niềm tin rồi sẽ có tất cả” đó là câu nói mà Vũ thường tâm niệm.

548. Thư ngỏ của Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn

548. Thư ngỏ của Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn

Đăng bởi anhbasam on 20/05/2011

Thư ngỏ của Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn


Nội dung buổi triệu tập ngày 13-05-2011 tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra-bộ Công an chủ yếu xoay quanh việc xác minh hành vi, thái độ, nhận thức của tôi. Tôi xác nhận hành vi và bảo lưu quan điểm của mình.
Tính đến hôm nay, ngày 19-05-2011, đã qua 20 ngày kể từ ngày tôi gửi đơn tự thú, vẫn chưa thấy thông báo nào từ cơ quan chức năng gửi cho tôi để trả lời về việc giải quyết nội dung đơn. Điều này cũng phù hợp với những gì mà cơ quan an ninh đã truyền đạt miệng đến tôi trong buổi triệu tập. Quan điểm của tôi như sau:
  • Thứ nhất, tôi cho rằng, việc nhà chức trách không trả lời đơn từ của một công dân trong  thời hạn luật định thể hiện thái độ thiếu tôn trọng công dân, đi ngược lại mục tiêu xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.
  • Thứ hai, tôi tin rằng, việc đối thoại, tranh luận trên tinh thần bình đẳng giữa công dân với nhà nước là cần thiết cho sự phát triển của mọi quốc gia. Bất hạnh dành cho những đất nước mà sự thiện chí chỉ đến từ một phía – công dân.
  • Thứ ba, theo tôi hiểu, việc nhà chức trách không khởi tố tôi đã thể hiện, hoặc là sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật của cơ quan chức năng, hoặc là gián tiếp thừa nhận Điều 88 Bộ luật Hình sự đã trở nên không còn phù hợp  nữa với nền pháp quyền mà đất nước đang theo đuổi.
Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, nhiều người biết chuyện, đã tỏ ra lo lắng và khuyên bảo tôi nên cân nhắc sự an toàn của bản thân. Tôi cảm ơn tất cả sự quan tâm đó. Ngoài ra, cũng nhờ thế mà tôi nhận rõ thêm một nguyên nhân khiến tiến bộ xã hội ở nước ta vẫn còn trì trệ. Cũng bởi chúng ta tham lam quá: vừa muốn những điều tốt đẹp- tự do hơn, dân chủ hơn lại vừa muốn yên lành, an toàn để hưởng những điều tốt đẹp ấy.
Nhưng, không có hạnh phúc nào giá rẻ cả. Tôi vẫn hằng tin thế.
Nguyễn Anh Tuấn
———-
* Ghi chú: Bức thư này nhận được từ địa chỉ  SV Nguyễn Anh Tuấn đã gửi Đơn tự thú và mới đây có thông báo được cơ quan chức năng triệu tập. Căn cứ vào nội dung bức thư, BS tạm coi nó là cùng một tác giả với Đơn tự thú.

Bầu cử Quốc Hội dưới cái nhìn của giới Bloggers

Bầu cử Quốc Hội dưới cái nhìn của giới Bloggers

2011-05-17
Các Bloggers nhận định như thế nào về cuộc bầu cử Quốc Hội Việt Nam khóa XIII sắp diễn ra.

RFA PHOTO
Pano chào mừng Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII ở Q7 - TPHCM, ảnh chụp tháng 4-2011.

Đảng cử dân bầu?

Thưa quý vị, theo kế hoạch thì vào Chủ Nhật 22 tháng Năm này, cử tri cả nước VN sẽ làm nhiệm vụ công dân, mà nói theo kiểu thơ Bút Tre:
“Mừng ngày bầu cử tự do,
Những ai xứng đáng thì cho vào hòm.”

Giữa lúc không khí gọi là “hồ hởi, phấn khởi” sắp diễn ra khắp nước trong 5 ngày nữa, qua Blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN, nhà báo Phạm Trần có cái nhìn xem chừng như không lạc quan qua bài tựa đề “Quốc Hội Bầu Ai, Làm gì ?”:
UBMTTQVN cũng không công bố công khai việc xem xét số ứng cử viên ĐBQH khóa XIII này có Đại biểu nào có “thành tích tham nhũng” và “kiên quyết chống tham nhũng” hay không.
Blog 360 LP
“Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp của nhà nước Cộng sản Việt Nam bầu ra ngày 22 tháng 5 năm 2011 sẽ không giúp ích gì cho chủ trương xây dựng đất nước để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như nhà nước tuyên truyền là do “sự lãnh đạo đúng đắn của đảng”.Tại sao như thế? Bởi vì những căn bệnh kinh niên như: “Nguy cơ tham nhũng; bệnh quan liêu, dân chủ hình thức; bệnh thành tích, báo cáo không đúng sự thực” như Tạp chí Xây dựng Đảng nêu ra ngày 20-10-2010 vẫn còn được cử tri gay gắt phản ảnh với các ứng cử viên Quốc hội trong các cuộc tiếp xúc bắt đầu từ ngày 3/5 trong cả nước.”
Nói đến quốc nạn tham nhũng, thì Luật Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội VN quy định rằng các nhà lập pháp VN phải “có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật”.
Nhưng, theo Blog 360 Luật Pháp:
“Qua các lần hiệp thương ứng cử vào ĐBQH vừa qua do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, không thấy cơ quan này công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc kê khai (minh bạch) tài sản của tổng số ứng cử viên ĐBQH khóa XIII này (!!!). Đồng thời, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng không công bố công khai việc xem xét số ứng cử viên ĐBQH khóa XIII này có Đại biểu nào có “thành tích tham nhũng” và “kiên quyết chống tham nhũng” hay không. Nếu không có sự công bố trên thì chắc chắn số ứng cử viên được cử tri cả nước đi bầu trong ngày 22/5/2011 tới đây sẽ bị bưng bít thông tin không biết ai đủ hoặc thiếu điều kiện mà Điều 3 của Luật bầu cử ĐBQH đã quy định; xét một cách cụ thể theo Điều 3 của Luật này là không hiểu hoặc không biết ứng cử viên ĐBQH nào hội đủ “những tiêu chuẩn” quy định tại khoản 2; nếu đúng thế thì đương nhiên các “ông, bà nghị gật” tương lai chưa xứng đáng là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.”
000_Hkg4883397-200.jpg
Pano chào mừng Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII ở Hà Nội, ảnh chụp 11-05-2011. AFP photo.
Blogger Nguyễn Hưng Quốc nhân ngày bầu cử Quốc Hội VN sắp tới cũng – nói theo lời ông – “nghĩ ngợi bâng quơ về chuyện bầu cử và dân chủ” qua bài tựa đề “Chút Son Trên Miệng Cá Sấu”:
“Các cuộc bầu cử ở Việt Nam từ trước đến nay cũng vậy. Lúc nào người thắng cũng thắng một cách hết sức “vang dội”, toàn là chín mươi mấy phần trăm đến một trăm phần trăm cả. Nhưng, thành thực mà nói, chẳng có người có chút lương tri nào dám khẳng định các cuộc bầu cử thường được gọi là “đảng cử dân bầu” ấy là dân chủ cả.”

Ai đủ điều kiện?

Blogger Mẹ Nấm bày tỏ bất bình trước tình trạng người dân bị đưa vào cái thế phải “bầu những người đã được (Đảng) cử” khiến dẫn tới tình trạng quyền công dân bị chà đạp. Qua bài tựa đề “Bầu những người đã được ‘cử’ nên chọn thái độ nào cho đúng”, blogger Mẹ nấm nhận xét:
“Hãy chứng tỏ thái độ của mình ở lần bầu cử sắp tới đây thì bạn thấy hết thôi. Khi bạn thấy một người mà bạn và nhiều người không bầu vẫn đắc cử, nghĩa là quyền công dân của bạn và tôi và chúng ta đã bị chà đạp. Điều này có nghĩa là chúng ta đang tồn tại trong một xã hội như thế nào, tôi nghĩ, bạn đã có câu trả lời!”
Blogger Tô Hải cho biết rằng “suốt 65 năm qua, theo lời ông, “tớ chỉ đóng vai trò một diễn viên, diễn vở diễn mà đạo diễn đã bầy đặt, sắp xếp sẵn (gọi là ‘dưới sự lãnh đạo của Đảng’)… nghĩa là Đảng giới thiệu ai, cơ cấu ai? thậm chí gạch tên ai? đều đã có quyết định từ trước, từ TRÊN”. Và vị nhạc sĩ có tâm huyết với vận nước này cho biết thêm rằng trong lần bầu cử Quốc Hội thứ 13 sắp tới, ông sẽ được đóng 1 vai cũ mà không cần “ra sân khấu”. Nhưng ông cam kết sẽ thực hiện ‘tròn vai’ với hy vọng rằng danh sách “đảng cử dân bầu” bao gồm toàn tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân mà “cứ cho đến 50% là học vị dỏm thì số còn lại có ngoại ngữ, có biết sử dụng Internet…sẽ phát huy những điều các ông Sang, ông Trọng đã nói trước cử tri bằng những hành động cụ thể tại nghị trường”. Blogger Tô Hải nhận xét:
Khi bạn thấy một người mà bạn và nhiều người không bầu vẫn đắc cử, nghĩa là quyền công dân của bạn và tôi và chúng ta đã bị chà đạp.
Blogger Mẹ Nấm
“Một vài lần tớ và bạn bè tớ đã thống nhất lần này cứ thử gạch tên “ông TO to X“, ”ông TO vừa Y”, ông “TO…bé Z” ….vì lãnh đạo bê bết quá, vì già yếu quá,….cũng nhân thể xem xem có chuyện dân chủ thực sự không? Nhưng kết quả mấy ông đó vẫn cứ “trúng cử” thậm chí đến 100% phiếu bầu! Đặc biệt cái thời một nửa nước “mới được giải phóng”, cái thời mà một nửa nước với số cử tri mà gia đình họ đều có chồng con đang đi cải tạo không có ngày về, khi bầu cử quốc hội cũng đều tất cả những ai Đảng đã cơ cấu đều trúng cử khi công bố cuối cùng. Vẫn là được tín nhiệm từ 80 đến 100 %! Nhân dân “vùng ngụy” sớm giác ngộ cách mạng, đồng lòng theo Đảng đến tớ cũng phát….sợ !
Và chẳng phải mình tớ, cả triệu triệu con người ở cả hai miền đất nước, tư tưởng và tình cảm khác nhau như đêm với ngày, như nước với lửa đều nhận thấy: Đây chỉ là một vở diễn “Đảng cử Dân bầu”, lớp lang, "miếng", "mảng", màn 1, màn 2 và kết thúc ra sao ai cũng…biết trước!
…Bầu cử ở nước ta là 1 vở diễn đã có sẵn từ khoá 2 đến nay, dù có thay đổi, bổ sung 1 vài ‘mảng miếng mới’ nên mọi “sáng kiến ”hòng thay đổi nó tớ cứ xin mạnh bạo mà nói: ĐỀU VÔ TÁC DỤNG! Bằng chứng sống động nhất là ông X bị cả nhà, cả họ, cả cơ quan, bên nội ngoại tớ gạch tên. Thế mà khi công bố kết quả ông ta vẫn trúng cử 100% số phiếu. Vậy những người gạch tên ông ta không có được tính phần trăm nào hay sao?”

“Trên bảo dưới không nghe”

banner-03-250.jpg
Pano chào mừng Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII ở Q7 - TPHCM, ảnh chụp tháng 4-2011. RFA Photo.
Blog 360 Luật Pháp nhân tiện không quên Đại biểu Hội đồng Nhân dân và nêu lên câu hỏi rằng có phải “Đại biểu HĐND không bị quy định ‘trung thành với hiến pháp?”. Trang blog này phân tích:
“… Đọc Khoản 1 cùng Điều 3 của hai Luật (về bầu cử Đại biểu Quốc Hội và bầu cử Hội đồng Nhân dân), cử tri cả nước cũng đều nhận ra rằng: “Đại biểu HĐND” 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) đều không cần phải “trung thành với Hiến pháp – đạo luật cơ bản (luật gốc) của Nhà nước!”. Có lẽ xuất phát từ quy định này nên ở nước ta đã tồn tại hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” và nay nó càng mang tính phổ biến hơn (?!). Cũng có thể, từ việc quy định thiếu nhất quán này đã và đang làm phát sinh hiện tượng ở khắp các địa phương trên cả nước các cấp chính quyền cơ sở bán đất, bán rừng, bán tài nguyên tràn lan không theo quy định của Hiến pháp và không bị ĐBQH giám sát. Rốt cuộc, chỉ vì những quy định có tính xung đột pháp luật nêu trên nên rất có thể dẫn đến hệ quả pháp lý làm khổ thằng dân ngu cu đen, úp mặt xuống đất, bán lưng cho giời, cày sâu cuốc bẫm, thắt lưng buộc bụng, kiếm đồng bạc cắc từ đồng ruộng để đóng thuế nuôi một số bọn “nghị gật – không trung thành với Hiến pháp” đang chui rúc trong bộ máy công quyền.”
Blogger Sự Thật và Công Lý qua bài “Vận Động Tranh Cử…Kín” so sánh cách tranh cử ở VN với các xứ dân chủ Phương Tây để từ đó mới nhận ra “thành quả vĩ đại” của VN:
“Nếu như ở Mỹ và các nước phương Tây, ứng viên tiếp xúc với cử tri một lúc hàng ngàn người, cử tri muốn gặp ứng viên càng nhiều thì ứng viên càng mừng, tiếp xúc cả ngoài đường phố, quảng trường, sân vận động… để vận động tranh cử; thì “vận động tranh cử” ở Việt Nam diễn ra rất “kín đáo” trong bốn bức tường “cứng rắn”, ứng viên không cần biết đến cái bản mặt của đám cử tri thường dân cũng có kết quả trúng cử trên 90% như thường. Đây quả là “thành quả cách mạng vĩ đại” chỉ có ở Việt Nam!”
Bởi vậy, theo blogger Nguyễn Hưng Quốc, các cuộc bầu cử Quốc Hội ở VN vốn được tổ chức một cách tốn kém không có liên hệ gì tới ý niệm dân chủ. Và GS Nguyễn Hưng Quốc hình dung rằng chuyện bầu cử “chỉ là việc tô son trên miệng cá sấu. Vậy thôi”.
Thanh Quang cảm ơn quý vị đã theo dõi Mục Điểm Blog và xin hẹn gặp lại quý vị vào tuần tới.

Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights