Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Gia tài bí mật của tỉ phú Putin - Nỗi khổ người khi là Việt! - Những cái chết ở Bắc Phong Sinh

34.000 tỉ và “đường cong mềm mại” của Bộ trưởng Luận

Soha.vn) - "Tại sao những người dưới quyền ông Bộ Trưởng lại lợi dụng khi ông đi vắng để nói những điều như thế, để rồi chính ông phải nhận là sai lầm và có lời xin lỗi?"
Vậy là cuối cùng, tư lệnh ngành giáo dục cũng đăng đàn truyền hình để trả lời về câu hỏi khiến dư luận sục sôi về vụ 34.000 tỉ đồng đầu tư đổi mới chương trình sách giáo khoa và “đổi mới một số thứ khác” trong giáo dục.
Dù ông Luận thừa nhận “đây là một sai sót, sơ suất đáng tiếc”, nhưng công chúng rất khó hiểu tại sao, mãi tận 6 ngày sau, khi  “siêu bão 34.000 tỉ đồng” đã để lại những dư chấn nặng nề cho uy tín của Bộ giáo dục và khiến nhân dân giận dữ, Bộ trưởng Luận mới… đính chính và nhận sai sót.
Lý do của chậm đính chính và nhận sai sót có vẻ rất “mềm mại”:  Đó là, Bộ trưởng đang bận công cán ở nước ngoài?
Ở nước ngoài thì sao nhỉ?
Khi báo chí đang phát sốt về chuyện cô giáo Điện Biên phải chui túi nilong vượt suối dạy học, thì Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đang đi công tác nước ngoài như Bộ trưởng Luận.
Nhưng ở trong thời đại công nghệ thông tin mà lại lấy khoảng cách địa lý để “thanh minh” về sự chậm trễ, thì thật khó ăn khó nói.
Chính vì vậy, dù đang tháp tùng Chủ tịch nước thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Thăng đã ngay lập tức gọi điện về chỉ đạo Giám đốc Sở GTVT Điện Biên lúc 16 giờ ngày 17.3, để trong đêm 17.3, ông giám đốc Sở đã phải có báo cáo chi tiết với Bộ trưởng về vụ việc. Và rạng sáng 18.3, tờ trình xin xây cầu Nậm Pồ đã có mặt trên bàn Thứ trưởng.
Nhưng như thế, vẫn có vẻ chưa đủ với một chính khách. Giữa hàng chục mệnh lệnh và công việc, ông Thăng vẫn nhớ ra việc phải gửi cho cô giáo cắm bản vượt suối bằng túi nilon một tin nhắn khiến những người làm giáo dục cũng phải gật gù: “Cảm ơn em, anh sẽ cho anh em nghiên cứu để làm sớm 1 cây cầu treo”.
Trong phần giải trình gói 34.000 tỉ của Bộ Giáo dục, có tới 5.010 tỉ đồng dành cho "ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng kênh truyền thông giáo dục".

34.000 tỉ và “đường cong mềm mại” của Bộ trưởng Luận
Đường Trường Chinh bị bẻ cong.
Nếu trong những ngày ở nước ngoài, Bộ trưởng Luận không đọc được báo chí hoặc không biết sử dụng công nghệ để đăng đàn đính chính ngay lập tức hoặc thuộc cấp của ông không biết báo cáo liên tục diễn biến nóng bỏng của dư luận, thì rất có thể trong số 5.010 tỉ đồng kia, phải dành một phần kinh phí để đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông cho chính… Bộ trưởng và thuộc cấp của ông.
Cách đây không lâu, vụ bẻ cong đường Trường Chinh (Hà Nội) cũng đã gây bão dư luận. Một vị có trách nhiệm đã đưa ra tuyên bố “bất hủ”: Chỗ đường bị bẻ cong thực chất là “đường cong mềm mại”.
Dù đăng đàn đính chính và thừa nhận “để xảy ra sai sót thì trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm này” nhưng Bộ trưởng Luận cũng đã kịp đưa ra một "đường cong mềm mại": "Vào những ngày UBTVQH tổ chức cuộc giải trình này, tôi phải đi công tác nước ngoài trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN nên không thể tham gia trực tiếp".
Với "đường con mềm mại" ấy, PGS Văn Như Cương đã buộc phải tư duy theo hướng khác: "Tại sao những người dưới quyền ông Bộ Trưởng lại lợi dụng khi ông đi vắng để nói những điều như thế, để rồi chính ông phải nhận là sai lầm và có lời xin lỗi?".

34.000 tỉ và “đường cong mềm mại” của Bộ trưởng Luận
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Ảnh: Vietnamnet
Ai sẽ tin rằng số tiền khổng lồ đến 34.000 tỉ đồng, được hẳn "một số nhóm nghiên cứu cùng đưa ra"; được vị thứ trưởng nhắc đi nhắc lại trong một cuộc họp tối quan trọng với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mà Bộ trưởng lại không được báo cáo chi tiết trước khi ông đi nước ngoài?

Trong truyện của Lỗ Tấn, nhân vật AQ đã hiểu "cách mạng là cách mẹ cái mạng lũ chúng nó đi".  Nếu đổi mới giáo dục chỉ là "đổi mới về cách tiêu tiền" thì đích thị đã rơi vào trường tư duy "nổi tiếng" của AQ. Trước khi tiêu tiền tỉ của nhân dân để cải tổ giáo dục, hãy bắt đầu từ việc cải tổ tư duy "cong queo" của một bộ phận người làm giáo dục. Vì con đường của giáo dục không được phép cong queo.

Một "đường cong" dù có "mềm mại" đến đâu, vẫn là một đường cong, phải vậy không, thưa Bộ trưởng?
(Soha.vn)

Nỗi khổ người khi là Việt!

Tôi sống và làm việc nhiều năm ở đây nên tôi hiểu rõ văn hoá và tính cách của họ. Trộm cắp là một trong những tội mà người Nhật ghét nhất chỉ sau tội quấy rối phụ nữ. Người Nhật rất thân thiện, hiếu khách và lịch sự. Vì vậy những ai đến với nước Nhật đều được họ chào đón, tiếp đãi rất nồng nhiệt. Nhưng không có nghĩa là họ thích các bạn. Các bạn đừng bao giờ ngộ nhận như vậy.

Tôi là người gốc Việt, hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Những chuyện xảy ra gần đây tôi muốn quên đi cho bớt đau lòng nhưng thành thật mà nói không riêng gì tôi mà tất cả những ai đang sinh sống, học tập và làm viêc ở đây đều cảm nhận được cái không khí ngột ngạt nơi này. Đi vô công ty mà không dám ngẩng đầu nhìn ai. Mỗi lần tới chương trình tin tức thì lẳng lặng mà "biến". Vì sao? Là vì nhờ Việt Nam giờ đã quá nổi tiếng trên đất nước Nhật Bản này rồi.

Các bạn luôn tung hô đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện, hiền hoà hiếu khách. Thật sự cái nhận xét nay không biết từ đâu mà có? Phía nhận xét và phía được nhận xét chắc có lẽ không biết viết chữ "NHỤC" như thế nào thì phải! Tôi không biết các bạn có ngượng khi nói những từ này không? Riêng tôi dù trong nước hay ngoài nước, dù với người Việt Nam hay bạn bè quốc tế tôi chưaa bao giờ nói những lời dối trá này. Vì những đức tính đó không có ở người Việt Nam ngày nay. Thân thiện ở chỗ nào khi vừa xuống sân bay đã bị hải quan đòi hối lộ, hiền hoà ở đâu khi lên taxi là bị vẽ đường chặt chém, và hiếu khách đến nỗi mới bước ra đường liền bị giật đồ.

Đó là những gì mà người bạn của tôi trải qua trong một ngày khi đến Việt Nam. Nếu bạn là tôi thì các bạn ăn nói với người này như thế nào? Mỗi lần bị phê phán các bạn rất giỏi cãi. Câu thần chú cứu rỗi các bạn là "đừng quơ đũa cả nắm như vậy, có người này người khác mà". Tuy biết là ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, nhưng các bạn chỉ cho tôi thấy cái tốt đi? Tốt ở đâu, ở chỗ nào? Tôi khuyên các bạn nên nhìn nhận sự thật một cách khách quan phấn đấu học tập và sửa chữa chứ đừng ngụy biện nữa. Ở trong nước thì còn đóng cửa bảo nhau được. Còn đằng này đi nước ngoài mà còn xấu xa như vậy thì đó là quốc nhục rồi, không còn là chuyện của cá nhân nữa.

Tôi sống và làm việc nhiều năm ở đây nên tôi hiểu rõ văn hoá và tính cách của họ. Trộm cắp là một trong những tội mà người Nhật ghét nhất chỉ sau tội quấy rối phụ nữ. Người Nhật rất thân thiện, hiếu khách và lịch sự. Vì vậy những ai đến với nước Nhật đều được họ chào đón, tiếp đãi rất nồng nhiệt. Nhưng không có nghĩa là họ thích các bạn. Các bạn đừng bao giờ ngộ nhận như vậy.

Dân tộc tính của họ rất cao. Cả khu vực Châu Á này họ chẳng coi ra gì đâu, và đặc biệt hơn là họ không thích người Châu Á cho lắm. Việt Nam thì càng tệ hơn nữa, chắc chắn là trên 80% người Nhật không biết gì về Việt Nam. (Điều này tôi xin cam đoan những ai đã từng sống ở Nhật trên 3 năm sẽ hiểu). Thế tại sao tôi đề cập vấn đề này? Vì tôi muốn nhắc nhở người Việt ở Nhật nên biết vị trí của mình trong mắt người Nhật là rất rất nhỏ, tu nghiêp sinh muốn kiếm tiền, du học sinh muốn học tập, kỹ sư-nhân viên muốn làm việc thi nên nghĩ tới người Việt Nam và đất nước Việt Nam để biết vị trí của mình ở đâu? Mình là ai để không phạm sai lầm. Tuy gần đây báo đài phía Việt Nam tung hô quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, nào là này nào là kia... đủ thứ. Nhưng với người Nhật họ chỉ nghĩ về kinh tế và chính trị thôi.

Còn Việt Nam thì coi họ như thánh sống, học hỏi nước họ,con người họ, thích hàng Nhật, thích người Nhật... đem nước Nhật như là mô hình kiểu mẫu để phấn đấu vươn lên. Nhưng chẳng bao giờ các bạn được như họ đâu. Đừng nói là 20-30 năm cho dù là một thế kỷ đi chăng nữa cũng vậy thôi. Tại sao ư? Vì người Việt không có ý chí phấn đấu, không biết nhìn nhận thực tế, không biết lắng nghe và chấp nhận sự thật. Thích được ca tụng, thích được khen ngợi.

Còn có những bạn luôn nói mình tự hào khi là người Việt Nam? Tôi không biết các bạn tự hào ở điểm nào? Tự hào về cái gì? Nếu ai đó biết xin chỉ dạy. Các bạn nên tự hào khi mà thế giới nhìn Việt Nam với sự ngưỡng mộ chứ không phải sự khinh khi như bây giờ.

Chắc các bạn du hoc sinh cũng biết rất khó kết bạn với những du học sinh của nước phát triển đúng không? Lúc tôi còn đi học, trong lớp tôi có Hàn Quốc với Đài Loan, bọn chúng hay hỏi tôi thế này: "Có vẻ có tiền là qua Việt Nam cưới được vợ hả bạn? Giống như mua vợ vậy? Ở nước bọn tao cô dâu Việt nhiều lắm, gái Việt Nam cũng xinh lắm nhỉ!" rồi hô hố cười. Lúc đó không biết các bạn có còn tụ hào nữa không nhưng tôi thì thấy vừa giận vừa nhục. Các bạn thích kpop, diễn viên Hàn, phim Hàn... không ai cấm và cũng chẳng có gì sai. Tôi thỉnh thoảng vẫn xem phim Hàn. Nhưng các bạn có biết khi qua nhật lưu diễn họ phải chào khán giả bằng tiếng Nhật, hát vài bài hát Tiếng Nhật, lễ phép và rất tôn trọng khán giả chứ không dám có thái độ phách lối và trịch thượng như khi qua Việt Nam đâu. Một khi thần tượng không coi mình là Fan thì các bạn đừng tự đánh mất giá trị của bản thân mình. Giá trị của bản thân do dân tộc, cha mẹ ban cho ta, nó là vô giá, hãy biết trân trọng.

Cuối cùng điều tôi buồn cười và luôn thắc mắc là mỗi khi có một người gốc Việt nào đó đoạt giải lớn trong các cuộc thi từ thể thao đến khoa học thì các bạn tung hô, rồi lên mạng comment "tự hào Việt Nam" trong khi người trong cuộc chưa hẳn đã nghĩ như vậy. Vì sao? Tuy trong người họ mang dòng máu Việt nhưng nơi tài năng họ phát triển là ở bản xứ, công trình nghiên cứu của họ là ở nước ngoài, hoàn toàn không dính líu gì đến Việt Nam nhưng các bạn vui như thể họ là thân thích của chính mình vậy. Mới gần đây thôi, phó thủ tướng gốc Việt của Đức đã từng thổ lộ ngoài chuyện công ra, ông không muốn quay về Việt Nam với tư cách cá nhân, như một gáo nước lạnh cho vào những lời khen ngợi, những lời mời gọi nồng nhiệt từ đất nước của nhũng con người "thân thiện, hiền hoà, hiếu khách" dành cho ông. Điều này các bạn nên suy nghĩ! Còn nữa, thỉnh thoảng cũng có người Việt được vinh danh trên trường quốc tế, nhưng khi Việt Nam mới có một thì những nước xung quanh ta có rất rất nhiều rồi.

Tôi nói điều này không phải để chê bai người Việt, mà là muốn mọi người nhìn lên mà phấn đấu thêm chứ đừng vì thế mà tự đắc. Tôi là người Việt, tôi không tự hào về điều đó, tôi đã cố để mình không còn là người Việt nữa, giờ tôi đã toại nguyện. Nhưng tôi hy vọng trong tương lai gần, các bạn làm cho tôi cảm thấy hối hận về điều mình đã nghĩ và đã làm. Tôi đang rất mong đợi điều đó. Tôi biết ý kiến của tôi sẽ gặp nhiều phản đối, và hứng được nhiều gạch đá. nhưng với những ai chưa từng đi và sống ở nước ngoài và bị phân biệt đối xử vì là người Việt thì tôi sẽ không chấp. Nhưng những ai đã từng sống ở nước ngoài mà phản đối ý kiến của tôi thì sẽ rất vuivà sẵn lòng được chất vấn!

Yamano
Theo ViTalk

Sự dối trá của báo chí Việt Nam về sự kiện biểu tình ở Trung Quốc

Lo sợ bạo động tại Trung Quốc sẽ diễn ra tương tự như tại Việt Nam, báo chí phải lừa dối bạn đọc? Bạo động đã bùng phát ở TQ khi mà một người đàn ông quay phim lại việc đánh đập dã man của lực lượng trật tự đô thị đối với 1 phụ nữ bán hàng rong.

Khi bị phát hiện quay phim, những người của lực lượng này đã dùng búa tạ đánh hộc máu anh này, trên đường đi cấp cứu thì anh ta đã trút hơi thở cuối cùng.

Như giọt nước tràn ly bởi phải nhịn nhục và đè nén lâu nay, người dân đã phản ứng tiêu cực, dân chúng đã bao vây đánh chết tại chỗ 4 người của lực lượng này.

Hàng trăm công an Trung Quốc đã được điều động đến để trấn áp, đã khiến tình hình càng bùng lên. Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở thị trấn Lingxi, thuộc tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc từ hôm 19-4 sau khi xuất hiện các tin tức về chuyện cán bộ Trung Quốc đánh dân đến chết

Báo chí VN khi đưa tin đã chỉ nói là có xô xát và dân chúng “manh động” và “tấn công cán bộ” – một kiểu đưa tin láo đã quen trong chế độ CS lâu nay. Sự dối trá vẫn bao trùm để giúp che đậy cho tội ác của chế độ quan thầy.

Theo tin tức từ Revolution News, Đã có 5 thành viên lực lượng quản lý đô thị bị thương sau khi bị người biểu tình trả đũa vì đánh đập người phụ nữ nghèo bán hàng rong và đánh chết người đàn ông bằng búa.

Người đàn ông bị đánh chết bằng búa chỉ vì quay phim sự phạm pháp của công an Trung Quốc
Cây búa chứng cứ của những công an sát nhân Trung Quốc
1

Nạn nhân, được biết là ông Huang (36 tuổi) bị hơn 10 cán bộ, cả mặc đồng phục và thường phục, vây đánh sau khi ông này từ chối giao nộp điện thoại đã quay cảnh xô xát cho họ. Họ đã đấm ông ta ngã xuống đất rồi đập vào đầu ông búa tạ, cho đến khi ông hộc máu.

Những người mặc thường phục sau đó bỏ đi trong lúc những người mặc đồng phục leo lên một chiếc xe để rời khỏi hiện trường. Dù vậy, nhiều người chứng kiến vụ việc đã nổi giận và bao vây chiếc xe. Một số người còn đốt cả bánh xe để ngăn họ bỏ đi. Những người khác đập cửa sổ chiếc xe, rồi lật ngược cả xe cấp cứu.

Cuộc biểu tình tại thị trấn Lingxi là lần mới nhất người dân Trung Quốc bày tỏ sự bất bình đối với lực lượng quản lý đô thị thường bị chỉ trích là sử dụng bạo lực thái quá. Trước đó, vào đầu tháng này, các cán bộ quản lý đô thị tỉnh Phúc Kiến cũng đã đánh chết một cụ ông 70 tuổi, dẫn đến làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trên mạng.

Dân News tổng hợp

Nguồn ảnh: China: “Violent Government Thugs” Beaten To Death By Angry Crowds After They Killed A Man Documenting Their Brutality  - Revolution News

XEM VIDEO TẠI ĐÂY

China: “Violent Government Thugs” Beaten To Death By Angry Crowds After They Killed A Man Documenting Their Brutality

At least 4 Chengguan, the most hated police-inspectors in China, were beaten to death by angry people in Cangnan County of Wenzhou City, Zhejiang Province (located in the industrial southeast), after they killed a man with a hammer. The police-inspectors hit the man with a hammer until he started to vomit blood, because he was trying to take pictures of their violence towards a woman, a street vendor. The man was rushed to hospital, but died on the way.

Thousands of angry people took to the streets, surrounded the police-inspectors in their van, attacked them with stones, bats, and beat them to death. People were shouting that the police-inspectors be killed on the spot for what they did: “Kill them! Kill them!”

These police-inspectors are notoriously violent, are rarely investigated or punished for their crimes, and are terrorizing people making a living. The Chengguan, which are a special combination between regular police and state inspectors, are called “violent government thugs” in China, thousands of them are on the state payroll in at least 656 cities. In July 2013, they beat to death a man and almost killed his wife, for trying to sell watermelon they had grown on their land. The crime of the Chengguan police sparked riots in the province of Guizhou.

It’s not clear what happened, though, but the responsibility for murdering the bystander taking pictures lays with the Chengguan. Among people there circulates a version of the events that claims that the police-inspectors hired some men to beat the bystander up after he tried to film them. The police-inspector ran so he could not be accused of being related to the murder. Apparently these Chengguan police proceed like this every time they meet people attempting to document or stop their violence.

Numerous police troops were deployed to disperse the crowds, but people kept protesting and demanded that media report what happened. Police used tear-gas and fired warning shots in the air, but could not control the angry crowds, which kept growing.

The images are very brutal. The woman lying on the street is the one abused by the Chengguan police. The dead men in the bus and beside it are the Chengguan police.  

Similar police violence against workers and street vendors led to at least two insurrections  against the state back in 2011.















Những cái chết ở Bắc Phong Sinh

Phản ứng của người Duy Ngô Nhĩ tại cửa khẩu Bắc Phong Sơn là điều dễ hiểu khi họ biết rằng bị trao trả cho Trung Quốc đồng nghĩa với trở về địa ngục và sẽ chết trong địa ngục ấy. Cướp súng bắn lại biên phòng, nhảy lầu chạy trốn là phản ứng tuyệt vọng, không ai muốn. Chỉ có bộ đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm khi làm hồ sơ trục xuất mà không hiểu cảm giác của nạn nhân như thế nào.
Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng ăn mặc theo kiểu Hồi giáo cho phía Trung Quốc.
16 người Duy Ngô Nhĩ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà ngày 18 tháng 4 và gây ra cái chết cho 7 người cùng 4 người bị thương, trong đó, phía bộ đội biên phòng VN có 2 chết, 4 bị thương, phía nhóm người Tân Cương có 5 người chết.

Cái chết của 2 bộ đội biên phòng Việt Nam và 5 người Duy Ngô Nhĩ đang làm dư luận nóng lên trên báo chí. Việc cướp súng và bắn vào biên phòng là hành vi xâm phạm luật pháp Việt Nam với mức độ cao nhất. Giết người, xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp và cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ là các tội danh mà những người Duy Ngô Nhĩ này phải trả lời trước pháp luật Việt Nam.

Vội vã trục xuất không xét xử nghi phạm tấn công đồn biên phòng

Tuy nhiên dư luận rất bất bình khi tất cả những người Duy Ngô Nhĩ gồm 5 đàn ông 4 phụ nữ và 2 trẻ em cùng cả 5 xác chết đã nhanh chóng được trao trả về bên kia biên giới khi đích thân cán bộ cửa khẩu Trung Quốc sang Việt Nam dẫn độ họ.

Câu hỏi đặt ra, tại sao Việt Nam không có những hành xử đúng pháp luật như tất cả các nước khác trên thế giới? Bất cứ vụ án lớn nhỏ nào xảy ra trên đất nước mà người vi phạm là công dân ngoại quốc cần phải được xét xử trước khi có quyết định trao trả họ về nguyên quán dưới hình thức trục xuất, hoặc bắt buộc họ phải thi hành án tại nước họ gây án rồi sau đó mới trục xuất.




Sự việc đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trước hết phía Việt Nam phải xử lý đã. Có thể bàn giao thi thể của người đã chết về cho phía Trung Quốc sau khi đã khám nghiệm, đã lập biên bản còn những người còn lại thì phải xử lý theo pháp luật Việt Nam. Mình không thể trả một cách vội vàng như vậy

GSTS Nguyễn Minh Thuyết
Hành động tống khứ những người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc chỉ trong 12 tiếng sau khi vụ án xảy ra được GSTS Nguyễn Minh Thuyết nguyên đại biểu quốc hội Việt Nam phân tích:

-Tôi cũng rất thắc mắc với việc này bởi vì khi mà sự việc đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trước hết phía Việt Nam phải xử lý đã. Có thể bàn giao thi thể của người đã chết về cho phía Trung Quốc sau khi đã khám nghiệm, đã lập biên bản còn những người còn lại thì phải xử lý theo pháp luật Việt Nam. Mình không thể trả một cách vội vàng như vậy. Sau khi xử lý xong ở phía Việt Nam thì trả họ về hay không hoặc là phía Trung Quốc có tiếp tục xử lý họ hay không thì đấy lại là chuyện khác.

Một thiếu tá và một thiếu úy thuộc lực lượng biên phòng Việt Nam đã thiệt mạng trong vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà. Source zing.vn/ttre
Hiện tượng người Duy Ngô Nhĩ đào tỵ khỏi đất nước không phải là điều mới lạ. Đất đai, văn hóa, tài nguyên kể cả tôn giáo của họ đã và đang tiếp tục bị Trung Quốc chiếm dụng, tha hóa và cấm đoán. Họ sống trong sợ hãi và luôn phải đối diện với bạo lực xảy ra trong bất cứ lúc nào. Người Duy Ngô Nhĩ cùng với Tây Tạng là hai sắc dân bị Trung Quốc đàn áp mạnh mẽ không hề ngưng nghỉ và sự chống đối của hai dân tộc này đang làm nhức nhối thế giới trước những cái chết thương tâm của họ

Chính sách Hán hóa vùng Tân Cương của Trung quốc lên tới cực điểm đã nổ ra xung đột đẫm máu làm cho gần 200 người chết tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương và sau đó kéo theo các vụ sách nhiễu, trả thù và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ một cách dã man đã làm cho sắc dân này bùng lên phản kháng mạnh mẽ. Các vụ tấn công công an Trung Quốc và những nhóm dân quân do Trung Quốc lập ra đã khiến hàng trăm người chết cùng hàng trăm người khác bị bắt giam vẫn liên tiếp làm cho người Duy Ngô Nhĩ tháo chạy ra khỏi vùng đất của tổ tiên họ.

Nếu người dân Tây Tạng chống lại Trung Quốc bằng hình thức tự thiêu thì người Duy Ngô Nhĩ chấp nhận dùng máu của mình ra để đổi lấy tự do. Bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương đã khiến Trung Quốc có cơ hội lên án họ là khủng bố, tuy nhiên với kết quả điều tra của các tổ chức nhân quyền quốc tế thì chính nhà nước Trung Quốc mới là tác nhân gây ra các vụ bạo động đó.

Điển hình cho các tranh cãi này là vụ 213 người Duy Ngô Nhĩ xin tỵ nạn chính trị tại Thái Lan vào tháng 3 vừa qua đã gây tranh luận về vấn đề này và quốc tế trong đó có Hoa Kỳ đã buộc Thái Lan không được trục xuất họ về Trung Quốc. Cao Ủy tị nạn UNHCR tại Thái Lan đang giải quyết tình trạng di dân của họ thông qua ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có cùng tiếng nói như người Duy Ngô Nhĩ.

Giới chức Thái Lan nói với RFA về vụ này rằng họ đang xác minh xem những người Duy Ngô Nhĩ đó có bị buôn bán hay là chạy trốn do bị đàn áp. Một khi hồ sơ hoàn tất họ sẽ được di dân sang nước thứ ba. Hiện nay đa số đã được công nhận bởi Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc.

Khác với Thái Lan, các nước Campuchia, Lào và Malaysia đã không chấp nhận cho người Duy Ngô Nhĩ được sự bảo vệ của Cao Ủy LHQ. Tháng 12 năm 2009 Campuchia trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ ngay cả khi họ nhận được giấy công nhận của UNHCR và sau đó Lào cũng giải giao cho Trung Quốc hai người còn lại. Malaysia thì trục xuất 6 người về lại Trung Quốc vào năm 2012 bất kể UNHCR đã cấp quy chế cho họ.




Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của TQ tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác ... vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp

Giáo sư Calr Thayer
Để trả công cho những hành động này, Campuchia nhận được hơn 1 tỷ đô la viện trợ của Trung Quốc, Lào được hứa sẽ nhận đầu tư cho đường sắt, chỉ có Malaysia là không nhận được gì khi trả họ về lại đất nước mà họ chạy trốn. Đổi lại Malaysia đã nhận không ít lời lên án của quốc tế trong đó có EU và Hoa kỳ.

Giáo sư Calr Thayer nói về việc Campuchia trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về lại Trung Quốc như sau:

-Trường hợp này cũng giống như Cambodia trước đây, Trung Quốc muốn trừng phạt những người này. Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của Trung Quốc tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác và nếu để lâu tại Việt Nam không có gì bảo đảm rằng tin tức sẽ không lọt ra ngoài và vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp.

Việc bảo vệ biên giới

Phản ứng của người Duy Ngô Nhĩ tại cửa khẩu Bắc Phong Sơn là điều dễ hiểu khi họ biết rằng bị trao trả cho Trung Quốc đồng nghĩa với trở về địa ngục và sẽ chết trong địa ngục ấy. Cướp súng bắn lại biên phòng, nhảy lầu chạy trốn là phản ứng tuyệt vọng, không ai muốn. Chỉ có bộ đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm khi làm hồ sơ trục xuất mà không hiểu cảm giác của nạn nhân như thế nào.

Bộ đội biên phòng Việt Nam lơ là đến nỗi bị cướp mất vũ khí là sai lầm rất lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giống với năm 1979, quân đội không ngờ được sự tấn công của Trung Quốc vào Lạng Sơn vì cứ nghĩ tình nghĩa hai đảng sẽ không có chiến tranh xảy ra và cơn đột biến tình nghĩa ấy đã lấy đi sinh mạng của hàng chục ngàn người.

Giấu diếm các tin tức xấu của Trung Quốc, không cập nhật tình hình chính trị, xáo trộn và bất mãn của người dân Duy Ngô Nhĩ cũng như Tây Tạng đến với toàn quân đã khiến quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục ngủ quên trên tư duy bạn bè đồng chí một lần nữa.

Khi vụ việc cướp súng giết bộ đội đã bùng ra trên hệ thống truyền thông đại chúng nhưng người trách nhiệm vẫn không công nhận họ là người Duy Ngô Nhĩ mặc dù quần áo, tướng mạo của họ đã cho biết điều ấy. Tuyên bố này cho thấy hai điều: nếu người phát ngôn không thể phân biệt người Duy Ngô Nhĩ và Trung Quốc khác nhau thế nào chứng tỏ hệ thống tình báo Việt Nam quá chủ quan. Ngược lại nếu biết nhưng vẫn cố tình đánh đồng sự việc nhằm nhanh chóng bàn giao những người này cho Trung Quốc để lấy điểm thì Việt Nam đã tán đồng hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ trong đất nước của họ.

Hai bộ đội bị giết do sự khủng hoảng của người Duy Ngô Nhĩ không phải là nhiều nhưng bức tranh đổ máu vì chủ quan ấy cần phải được sửa sai triệt để nếu không sẽ còn nhiều vụ Duy Ngô Nhĩ khác khi họ tràn vào Việt Nam mà không mang trang phục của người Hồi giáo.

Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
Theo RFA
========
Nghe bài này

Gia tài bí mật của tỉ phú Putin

(Điều tra của Paris Match) 

Tài khoản ở nước ngoài, những cái tên mượn, hợp đồng giả hiệu…Tại Matxcơva, Tallinn và Monaco, nhiều nhân chứng đã tiết lộ làm thế nào nhân vật quyền thế nhất nước Nga có thể trở nên giàu có như thế.
Sống lén lút như một người bị truy nã, ông ta ngủ tại khách sạn hoặc trong những căn hộ cho thuê có sẵn đồ đạc. Từ khi trốn khỏi nước Nga, không bao giờ ông lưu lại một quốc gia quá một tuần lễ. Từ Estonia rồi đến Tallinn, Serguei Kolesnikov đến Washington và sắp sửa đi Thụy Sĩ. Doanh nhân 63 tuổi này nói : « Tôi không có một nơi chốn nào an toàn cả. Người ta đã báo cho tôi biết, Putin xem tôi là một kẻ phản bội tổ quốc ». Lý do ? « Vì tôi đã tiết lộ làm thế nào mà ông ta đã bí mật vun vén được một khối tài sản khổng lồ, thông qua công ty của tôi ».
Với bộ com-lê xám và đôi kính giản dị, Serguei Kolesnikov không có vẻ gì là một kẻ chuyên nói dối. Trước khi bí mật rời khỏi đất nước vào tháng 8/2010, người tiến sĩ sinh học này đã sao chụp lại nhiều tài liệu kế toán của công ty mình. Ông trao lại cho hai tờ nhật báo uy tín là tờ Washington Post và tờ Financial Times, và các tờ báo này đã giao cho các văn phòng luật sư nghiên cứu. Nhật báo đối lập quan trọng của Nga là Novaia Gazeta cũng đã phân tích các tài liệu trên. Tất cả đều đưa đến cùng một kết luận : cho dù không có bằng chứng xác đáng nhất, tức là một văn bản cho chính tay ông Vladimir Putin ký, và dù điện Kremlin có bác bỏ, nhưng có thể tin rằng Serguei Kolesnikov đã nói lên sự thật.
Những rủi ro mà ông Serguei Kolesnikov đã nhận lãnh cho mình cũng như cho những người thân thật là đáng nể. David Ignatius, bình luận viên của tờ Washington Post - người đầu tiên được ông Serguei Kolesnikov tin cẩn giao cho tài liệu - đã viết trong bài xã luận : « Ông ấy là một trong số những người can đảm hiếm hoi mà một nhà báo chỉ đôi khi mới gặp được ». Những tài liệu xác tín này đã khẳng định, ít nhất là một phần, những lời đồn đại lâu nay về tài sản được giấu kỹ của con người quyền lực nhất nước Nga.
Câu chuyện được nhà sinh học kể lại khá phức tạp. Đó là việc các hợp đồng được kê khống giá cao hơn, nhờ người khác đứng tên, và các công ty đặt ở nước ngoài…Tóm lại, ông Serguei Kolesnikov khẳng định đã quen biết Vladimir Putin từ đầu thập niên 90, lúc đó ông Putin là trưởng ban quốc tế của Tòa Thị chính Saint-Pétersbourg. Với chức vụ này, Putin đã thành lập một công ty hỗn hợp chuyên nhập khẩu vật liệu thiết bị y tế, tên là Petromed. Ông Putin đã giao cho một cựu nhân viên KGB cùng với ông Serguei Kolesnikov - cựu giám đốc một phòng thí nghiệm của quân đội - điều hành công ty này, sau đó cả hai lãnh đạo trên đã cùng mua lại công ty vào năm 1996.
Ngay khi ngồi vào điện Kremlin bốn năm sau đó, Vladimir Putin đã nhớ lại những người bạn cũ ở Saint-Pétersbourg. Ông ta đề nghị ban phát cho Petromed một siêu hợp đồng, với điều kiện là 35% thu nhập phải được chuyển sang tài khoản của một công ty Luxembourg là Lirus, trong đó tân Tổng thống Nga nắm đến 90% phần hùn - theo lời Serguei Kolesnikov, « tất cả đều không phải là cổ phiếu ghi danh ».
Theo ông Serguei Kolesnikov, từ năm 2000 đến 2007, có ít nhất 500 triệu đô la đã được chuyển vào tài khoản của Lirus. Số của chìm này đã giúp ông Putin, thông qua những cái tên mượn, đã mua được trên 20% ngân hàng Rossia (một ngân hàng lớn do một người thân của ông Putin điều hành), và xây dựng một dinh thự rộng đến 12.000 mét vuông bên bờ Hắc Hải. Nằm trong một khu rừng được bảo vệ, cơ ngơi rộng 76 hecta này bao gồm một casino, một nhà hát, hai hồ bơi và 20 tòa nhà phụ chủ yếu dành cho 200 người giúp việc.
Khi vụ này được tờ Washington Post đăng tải vào Noel 2010, điện Kremlin đã chối bay chối biến. Các chứng cứ xuất hiện : hình ảnh của tòa lâu đài sang trọng này được trang web RuLeaks đưa lên, nhiều nhân chứng cho biết ông Putin đã nhiều lần viếng thăm lúc dinh thự đang được xây dựng. Người ta còn phát hiện là cơ ngơi trên được cơ quan FSO (đơn vị bảo vệ yếu nhân của Nga) canh phòng cẩn mật, và việc xây dựng do một công ty nhà nước đảm nhiệm. Nhưng Dinh Tổng thống Nga tiếp tục cải chính là không có liên hệ gì với công trình trên.
Tháng 2/2011, tờ Novaia Gazeta tiết lộ một hợp đồng cho thấy Kremlin có liên hệ với công ty Lirus (mà Putin nắm 90% cổ phần). Ban đầu điện Kremlin cố gắng đưa ra những lời giải thích, nhưng sau đó quyết định « gây nhiễu ». Một tháng sau, tòa lâu đài được bán lại cho một doanh nhân là người hùn vốn với một người thân của Putin, với cái giá chỉ bằng một phần ba giá trị thật. Một hành động vội vã, cũng đáng ngờ như một lời thú tội.
Hầu hết giới thượng lưu Nga đều tin lời ông Serguei Kolesnikov, và họ không giấu diếm điều đó. Igor Yurgens, một cố vấn của ông Dmitri Medvedev thổ lộ với tuần báo Pháp Nouvel Observateur : « Còn có ai khác ngoài ông Putin có thể cho xây dựng một cơ ngơi như thế ở Nga, trong một vùng cấm, do FSO bảo vệ ? ». Nhưng công chúng Nga thì không biết gì cả. Cho dù người doanh nhân đang lẩn trốn trên đây đã gởi một lá thư ngỏ cho Tổng thống Medvedev, vụ này vẫn bị ỉm đi. Từ một năm qua, truyền hình Nga - tất cả đều do Nhà nước kiểm soát, không một lần nào nhắc đến.
Đương nhiên, gia tài của nhân vật đứng đầu nước Nga là điều cấm kỵ nhất trong mọi điều cấm kỵ. Về mặt chính thức thì ông Vladimir Putin, người vừa nắm quyền Tổng thống thêm một nhiệm kỳ thứ ba, không phải là triệu phú. Theo như kê khai, thì tài sản của ông rất khiêm tốn. Vào tháng 12 năm ngoái, trước ủy ban bầu cử, ông Putin khai là ông có 179.612 đô la, một căn hộ 75 mét vuông ở Saint-Pétersbourg, một căn hộ khác nhỏ hơn ở Matxcơva, và hai chiếc xe Volga thuộc loại sưu tập do người cha để lại. Như vậy sau mười hai năm cầm quyền, ông không hề giàu lên.
Putin muốn tạo dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo cứng rắn nhưng liêm khiết. Tuy nhiên thực tế thì ngược lại. Đã hẳn là mới đây nhà lãnh đạo Nga phải nhìn nhận là nạn tham nhũng đang hoành hành trong Nhà nước. Ông Putin không thể chối cãi được một sự thật hiển nhiên đang làm cho người dân Nga bất bình : dưới triều đại của ông, tất cả các bạn bè ông đều trở thành tỉ phú. Nhưng bản thân ông Putin thì không lợi dụng gì, không thể hối lộ ông được, và dù sao theo những gì ông nói, thì nhà cựu điệp viên chỉ yêu thích có thể thao và thiên nhiên, chứ không phải là tiền bạc.
Nhiều sự cố đã lật tẩy huyền thoại trên đây. Tháng 7/2009 nhân chuyến đi thăm Xibêri, Vladimir Putin đã tặng cho một thanh niên chăn cừu chiếc đồng hồ hiệu Blancpain của ông, trị giá trên 10.000 euro. Đến tháng 9, ông lại thưởng cho một công nhân ở Toula một chiếc đồng hồ Blancpain khác, cũng có cùng giá trị. Tháng sau đó, tại Trung Quốc, ông Putin đeo trên tay chiếc đồng hồ Blancpain thứ ba. Ông có một sở thích nữa là rất chuộng các bộ com-lê của hiệu Brioni. Cái gu xài hàng hiệu này quá lộ liễu đối với một nhân vật không tham nhũng.
Điện Kremlin bảo đó là những món quà tặng, nhưng theo dư luận thì đó là những tài sản được che giấu. Năm 2009, một người tên là Robert Eringer nói rằng biết các tài sản ấy ở đâu. Robert Eringer vốn là lãnh đạo cơ quan tình báo của tiểu quốc Monaco. Do bất hòa với ông hoàng Albert II nên bị cách chức, ông đã khai với lời tuyên thệ trước một tòa án California. Liên quan đến ông Putin, Robert Eringer cho biết: « Vào tháng 11/2005, một điềm chỉ viên được trả thù lao đã cho biết các tin tức về những hoạt động rửa tiền ở Monaco và dọc theo Côte d’Azur. Theo đó, ông Vladimir Putin là người đứng sau một số vụ đầu tư vào bất động sản, được thanh toán bằng tiền chuyển từ khu vực năng lượng của Nga ».
Người cựu điệp viên nói rõ là nguồn tin của ông « làm việc cho DST (cơ quan phản gián Pháp) và DGSE (cơ quan tình báo Pháp)», và cho dù không cung cấp những bằng chứng hiển nhiên, nhưng tất cả đều cho thấy nhân viên này nói sự thực. Do phải giữ bí mật, nên không thể cho biết thêm chi tiết.
Lời khai của Eringer không được xem xét nghiêm chỉnh, vì bị cho rằng có động cơ từ những hục hặc với vương quốc Monaco. Cũng giống như đối với nhà chính trị học Nga Stanislav Belkovski. Hồi cuối năm 2007, ông Belkovski đã khẳng định nhân vật quyền lực nhất nước Nga cũng là người giàu nhất châu Âu. Vào thời đó, những tiết lộ này đã được báo chí Nga đưa lên trang nhất, nhưng do không đủ tài liệu chứng minh cụ thể, nên sau đó bị xếp xó. Tuy vậy những hành động được Stanislav Belkovski kể ra, cũng tương tự như những gì được Serguei Kolesnikov đưa ra ánh sáng ba năm sau đó.
Belkovski đã nói những gì ? Rằng Putin sở hữu 40 tỉ đô la cổ phiếu các công ty do bạn bè ông ta ở Saint-Pétersbourg điều hành. Ông Putin nắm 4,5% cổ phần của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom (được lãnh đạo bởi viên phó của Putin ở Tòa Thị chính trước đây), và nắm ít nhất 50% của Gunvor, công ty tư nhân xuất khẩu dầu hỏa lớn nhất nước Nga. Công ty này do Guennadi Timchenko điều khiển, ông này cũng là người hùn vốn với Putin để thành lập một câu lạc bộ judo ở Saint-Pétersbourg.
Sau khi được Belkovski nêu ra, người ta mới phát hiện rằng Gunvor có cơ cấu sở hữu rất lằng nhằng. Đặt trụ sở ở Genève, công ty trên trực thuộc một tập đoàn Hà Lan, tập đoàn này lại là chi nhánh của một công ty Chypre có địa chỉ thư tín tận quần đảo Virgin. Đáng ngại hơn nữa, theo chính các lãnh đạo của Gunvor nhìn nhận, thì những người chủ đích thực là ba cổ đông, trong số đó có một người không muốn nêu tên. Phải chăng người này chính là ông Putin như lời nhà chính trị học Belkovski ?
Điện Kremlin đã kịch liệt cải chính những gì mà Eringer và Belkovski khẳng định, nhưng hai người này vẫn duy trì quan điểm. Belkovski cho biết đang có trong tay các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau thuộc các giới chức cấp cao thân cận « nơi mà các dữ liệu này đều được biết rõ ». Theo nhà chính trị học, thì những người gần gũi với nhân vật số một nước Nga kể lại rằng, tất cả bắt đầu từ cuối năm 1999, khi băng của Yeltsin đưa vị đại tá KGB, từ trong bóng tối trở thành ứng viên sẽ lên thay thế vị Tổng thống nát rượu. Belkovski tiết lộ : « Việc đổi chác là như sau : Putin không đụng chạm đến tài sản của các nhà tài phiệt thân cận với Yeltsin, để đổi lại, ông Putin có thể nắm lấy các lãnh vực và các công ty « còn trống chỗ ».
Điều đó giải thích vì sao Putin và các bạn bè ông ta ở Saint-Pétersbourg đã nhảy vào lãnh vực khí đốt và phân phối dầu hỏa, do vào thời đó giá còn thấp, nên « gia đình » Yeltsin không quan tâm đến. Tân Tổng thống Nga đã tự động xí phần trong vương quốc mới này, thông qua những người đứng tên giùm và các tài khoản ở ngoại quốc.
Là cựu Bộ trưởng của Yeltsin, Boris Nemtsov cũng lên tiếng tố cáo. Trở thành một lãnh tụ đối lập, ông đã thảo ra nhiều bài viết có những tài liệu hết sức cụ thể, về tài sản của các nhân vật thân cận ông Putin - bạn thời trẻ, đồng nghiệp ở KGB hay bạn trên sàn tập judo. Chẳng hạn như Nemtsov đã truy ra việc nhượng lại với cái giá rẻ mạt các chi nhánh của Gazprom, cho những người như anh em nhà Rotenberg hay Youri Kovaltchuk - đều là bạn đồng hương Saint-Pétersbourg - việc chuyển nhượng này lên đến 60 tỉ đô la.
Tổng cộng, từ khi Putin lên nắm quyền, các ông hoàng mới của nước Nga đã biển thủ được gần 200 tỉ đô la ! Số tiền này chạy vào túi ai ? Boris Nemtsov giải thích : « Có những lý do để tin rằng tất cả những người như Timchenko, Kovaltchuk và Rotenberg chỉ là những người đứng tên sở hữu những tập đoàn lớn, mà người hưởng lợi thực sự và cuối cùng chính là bản thân ông Putin ».
Nếu tất cả những điều trên đây là sự thật, thì Serguei Kolesnikov chỉ mới tiết lộ một phần nhỏ gia tài được giấu kỹ của con người quyền năng nhất nước Nga. Nhưng dù con số này là bạc triệu hay bạc tỉ, liệu một ngày nào đó ông Putin có thể trở thành chủ nhân ông chính thức của khối tài sản trên ? Roman Shleynov, thuộc nhật báo kinh tế Nga Vedomosti nhận định : « Cũng giống như trong tổ chức mafia, những tài sản này - nếu như có thật - đều dựa trên các hợp đồng miệng, không chính thức. Một khi ông Putin đang là chủ nhân của băng nhóm, thì không ai dám nghĩ đến việc đặt lại vấn đề các hợp đồng miệng cả ». Nhưng đến một ngày nào đó, Putin không còn ở ngôi Sa hoàng nữa thì sao ?
Có vẻ như đương sự cũng lo ngại trước câu hỏi này, theo như một bức điện mật được WikiLeaks tiết lộ. Bức điện được gởi vào tháng 12/2007, thời điểm mà tất cả các bí thư đại sứ quán đều tự hỏi, giữa Ivanov và Medvedev, ông Putin sẽ chọn ai để thay thế mình tại điện Kremlin ? Một nhà ngoại giao đã báo cáo cho Bộ Ngoại giao Mỹ ý kiến của một trong những nguồn tin của mình : « Vì Putin sở hữu nhiều tài sản bí mật ở nước ngoài, thông qua những người đứng tên giùm, nên ông ta lo sợ nếu đưa lên một người kế nhiệm tài giỏi như Ivanov thì có nguy cơ gậy ông đập lưng ông : Putin có thể trở thành mục tiêu bị cảnh sát điều tra và bị Interpol truy nã ». Và trên thực tế, ông Putin đã chọn lựa nhân vật Medvedev mờ nhạt.
Ngày nay vấn đề này không cần đặt ra nữa, nhân vật số một nước Nga đã quyết định lại trở thành Tổng thống… Do có quyền ứng cử thêm một lần nữa và nhiệm kỳ đã được kéo dài thêm hai năm, ông Putin chắc sẽ trụ lại điện Kremlin đến tận năm 2024. Tương lai là ông Serguei Kolesnikov còn phải lẩn trốn thêm mười hai năm nữa!
(Blog Thụy My)

Cảnh tỉnh giới tài chính ngân hàng sau vụ bầu Kiên

TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng trao đổi về những mánh lới của bầu Kiên, qua đó “rung chuông” cảnh tỉnh giới tài chính ngân hàng về “vết xe đổ” của bầu Kiên.
Bầu Kiên đã bạo gan làm một việc mà trong nền kinh tế chỉ có hai chủ thể là Ngân hàng Nhà nước Trung ương và Ngân hàng thương mại được phép làm đó là: “tạo tiền”. Với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng vốn ảo tạo ra, bầu Kiên đã ngang nhiên thao túng, lũng đoạn thị trường tài chính ngân hàng nói chung, Ngân hàng ACB nói riêng.


Từ con số 0…

Từng giữ trọng trách lớn trong các ngân hàng nước ngoài và Việt Nam, cảm giác của ông như thế nào khi xảy ra vụ thao túng ngân hàng chưa từng thấy trong lịch sử tài chính ngân hàng Việt Nam?
Vấn đề của bầu Kiên tôi cho là có yếu tố lịch sử. Bản chất của nó là sở hữu chéo (SHC). Vấn đề này mới nổi lên gần đây nhưng kỳ thực, trước đấy đã có nhưng do mình chưa chú trọng nên trong khuôn khổ nào đó đã để SHC tồn tại. Trước, để phát triển hệ thống tài chính ngân hàng, người ta chấp nhận một cá nhân, tổ chức được sở hữu chủ hoặc cổ đông của nhiều tổ chức tín dụng.
Nói rộng ra, sau đổi mới, khi cấu tạo hệ thống tài chính ngân hàng, nguồn vốn lớn nhất trong nền kinh tế lúc đó là của Nhà nước, bởi đó là một mô hình mới nên để cấu hình ra nó, Nhà nước phải vươn tay ra, đưa vốn vào tạo lập. Và có thể coi đó là SHC, tuy nhiên lúc ấy là cần thiết. Nhưng dần dà thì mặt trái của nó xuất hiện. Việc Nhà nước SHC nhiều bộ phận trong nền tài chính khiến một số cá nhân, tổ chức có thể do vô tình hoặc cố ý đi theo “công thức” này để sở hữu lẫn nhau, sau đó lợi dụng để thao túng, chi phối… hoạt động ngân hàng. Sự việc bầu Kiên là hệ quả của thời kỳ này.
Ông có thể nói rõ những mánh lới của bầu Kiên và hệ quả của nó?
Bầu Kiên đã làm một việc mà trong nền kinh tế chỉ có hai đơn vị là Ngân hàng Nhà nước nước Trung ương và ngân hàng thương mại mới được phép làm đó là: “tạo tiền”. Về lý thuyết, ngân hàng “tạo tiền” bằng cách huy động tiền gửi từ dân chúng, sau đó dùng tiền đó cho vay và lại huy động ngược trở lại rồi tiếp tục cho vay. Vòng xoay này sẽ làm cung tiền của ngân hàng tăng lên và đó là vốn thật. Nhưng bầu Kiên thì “tạo tiền” từ con số 0, rồi sau đó tiền lại tiếp tục tạo ra tiền! Đến khi ông ta có tiếng nói nhất định trong hệ thống tài chính ngân hàng rồi thì những công ty mà ông ta lập ra có thể phát hành trái phiếu và có người mua, có người thế chấp… Sau đó, ông ta lại dùng những doanh nghiệp có liên quan để bảo đảm, cho vay. Vì không được ngăn chặn sớm nên bầu Kiên đã tự mình tạo ra một khối tài sản ảo, vốn ảo khổng lồ không có nguồn gốc từ sản phẩm của xã hội. Điều nguy hiểm là ở chỗ đó.

TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực ngân hàng.

Lấn sân - không bị “thổi còi”
Dù chỉ nắm giữ một chức vụ mà pháp luật không thừa nhận là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB nhưng bầu Kiên vẫn mạnh tay can thiệp, thao túng thậm chí dọa cách chức cả chóp bu của ngân hàng này… mà vẫn không ai xử lý. Ông có nghĩ trong trường hợp này, công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước có gì không ổn?
Khó kết luận cơ quan quản lý nhà nước đã lơ là trong vụ này. Vì ngân hàng hoạt động thì có Hội đồng quản trị (HĐQT) và bên cạnh hội đồng này có thể có Hội đồng cố vấn để tham mưu, tư vấn. Hồi ở Mỹ, khi tôi lập First Vietnamese - American Bank (Đệ nhất Ngân hàng Việt-Mỹ) cũng từng có ý định lập một hội đồng như thế để giúp HĐQT hoạt động tốt hơn.
Về bản chất Hội đồng sáng lập (HĐSL) và HĐQT là một và chẳng có gì sai. Nhưng ở ACB thì không đúng vì HĐST đã lấn sân HĐQT, trong khi về nguyên tắc HĐQT có quyền quyết định cao nhất. Ở đây, nếu dồn hết trách nhiệm cho cơ quan quản lý thì cũng không hẳn vì họ đã không thừa nhận hội đồng này rồi. Cái chính ở đây là phải hỏi lại các cổ đồng của ACB xem có trao quyền cho HĐSL, cho bầu Kiên làm những việc trái pháp luật như vậy không.
Sai phạm kiểu như bầu Kiên, ở các nước liệu có dễ tồn tại và che đậy trong một thời gian dài như vậy không, thưa ông?
Rất khó. Tôi ví dụ ở Mỹ, giới tài chính ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát mạnh mẽ bởi 2 cơ quan đó là Bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) và cơ quan quản lý ngân hàng tiểu bang. Chẳng hạn việc cho vay một món nào đó thuộc thẩm quyền của Ban Tổng giám đốc mà HĐQT can thiệp vào việc phê chuẩn cái tín dụng đó là bị xử lý tức thì. Tôi dõi theo hoạt động các ngân hàng ở Việt Nam thì chưa thấy có trường hợp nào Ngân hàng Nhà nước “thổi còi” khi có sự can thiệp quá tay của HĐQT hay Chủ tịch HĐQT xuống phía dưới cả. Ngân hàng Việt Nam, cấp dưới trong Ban điều hành thường rất kính nể mấy ông trên HĐQT.
“Không có bữa ăn trưa nào miễn phí”!
Vậy, nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là gì và cách ngăn chặn hành vi lũng đoạn ngân hàng?
Cái chính là do giới làm tài chính ở Việt Nam hiện nay chưa ý thức đầy đủ chức năng của ngân hàng đó là phải phục vụ đại chúng chứ không phải lập ra để phục vụ lợi ích của gia đình “ông” hay một nhóm lợi ích nào đó. Quan niệm này ở Việt Nam vẫn còn rất ít. Trên thế giới, các chính phủ họ làm mọi cách để bào vệ ngân hàng mỗi khi có tác động xấu, đơn giản vì ngân hàng phục vụ quyền lợi của số đông dân chúng, vì thế họ phải “bơm” thanh khoản vào cứu ngân hàng để nó không đổ vỡ vì nó là huyết mạch của cả nền kinh tế. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng từng tuyên bố sẽ bảo vệ tối đa hệ thống này, nhưng các “ông” ngân hàng thương mại ở dưới trong khi được hưởng đặc ân này thì lại sử dụng ngân hàng cho chính mình hoặc bảo vệ quyền lợi cho nhóm lợi ích của mình.
Tôi nhớ, người Mỹ có câu “không có bữa ăn trưa nào là miễn phí cả”, và điều đó cũng đúng vì chúng ta đã phải trả giá đắt sau vụ bầu Kiên, vì nó làm thiệt hại tài sản nhà nước, thiệt hại lòng tin của dân chúng với ngân hàng. Hậu quả không chỉ có vụ bầu Kiên mà tình hình nợ xấu cũng là cái giá mà chúng ta phải trả, và phải tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Võ Tuấn
(Pháp Luật VN)

Cờ đỏ lại bay, hay sự hồi sinh của Liên Xô

Tôi đã mất nhiều bạn bè người Nga. Tôi không thể chịu nổi sự phấn khích trong mắt họ khi nhắc tới vụ “gia nhập” hay “sáp nhập”, hay bọn Ukraine “sắp đói nhăn răng, rồi sẽ tự ngửa tay xin hợp nhất với Nga cho mà xem”. Ở Moskva, người ta đắc chí thuê thợ Ukraine làm những công việc hạ đẳng nhất. Một phong trào yêu nước rầm rộ bùng phát.

Không nhà hàng nào còn sâm-panh Krym nữa, tất cả đã dốc cạn để ăn mừng chiến thắng. Chỗ nào cũng thấy nói rằng không gánh vác sứ mệnh đặc tuyển do Chúa, không bá đạo thì chúng ta không còn là dân tộc Nga. Trai tráng chen nhau đến các ủy ban tuyển quân xin tự nguyện nhập ngũ, để cho “bè lũ Bandera”[1] phen này biết tay.

Tôi ngạc nhiên vì Gorbachev. Đến ông ấy cũng bị cuốn vào làn sóng dân tộc chủ nghĩa và phát biểu rằng lẽ ra phải đưa Krym về cố hương từ lâu. Rằng công lí của lịch sử vậy là đã được khôi phục. Cơn cuồng loạn bài phương Tây nổi lên khắp nơi, nên cả ông ấy cũng thôi không nói về con đường châu Âu, về hợp tác với châu Âu, về những giá trị phổ quát.

Ai không hân hoan, đích thị là một kẻ thù của nhân dân. Là thuộc về đội quân thứ năm, là đứng trong hàng ngũ hắc ám phục vụ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vốn từ vựng thời Stalin đã hoàn toàn sống lại: bọn Nga gian, bọn phản bội, bọn nối giáo cho bè lũ phát xít. Khác duy nhất ở một điểm: bây giờ những kẻ Stalinist theo chính giáo. Trong một buổi liên hoan cơ quan ở Kaluga, một nhân viên ngân hàng đã giết một đồng nghiệp. Chỉ vì cãi nhau về Ukraine.

Bị ghét nhất bây giờ là những người cổ xúy cho tự do. Những năm đáng nguyền rủa của thập niên chín mươi là lỗi tại họ, sự tiêu vong của đế chế Nga là lỗi tại họ. Bây giờ nhân dân đòi tịch thu nhà cửa của họ, tống họ vào tù, đem họ ra xử tử. Cái nhân dân của một dân tộc được Chúa Trời đặc tuyển! Truyền hình trình ra những kẻ thù của nhân dân. Chẳng hạn ca sĩ nhạc rock nổi tiếng Andrey Makarevich, phải đè cổ ông này ra mà tước hết các giải thưởng và cả Huân chương Vì Tổ quốc. Nhà sử học Andrey Zubov thì phải bị đuổi khỏi Viện Quan hệ Quốc tế (quyết định đó may thay đã bị hủy). Những người đó đã bôi xấu đất nước. Ai không theo ta, đích thị là chống ta.

Đã bắt đầu có những lời kêu gọi ngừng mua vũ khí từ Hoa Kỳ. Để đáp lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây, một hình nộm Obama bị đem ra đốt ở thành phố Ufa. Tôi đã trò chuyện với hàng chục người. Không ai lo ngại các biện pháp đó, không ai sợ “Bức màn sắt”. Người ta nhắc nhở nhau rằng thời Xô-viết mình cũng từng sống cô lập với thế giới rồi mà. Có sao đâu? Bù vào đó, bây giờ cuộc sống có một ý nghĩa: giúp những người anh em Ukraine, cái đó quan trọng hơn là khúc xúc xích trong tủ lạnh.

Cảm giác như đất nước này đang sống trong thời chiến rất rõ. Tất cả đều háo hức có thêm chiến thắng. “Bao giờ thì đến lượt Alaska?” Bật ti vi lên mà thấy ghê người. Trên truyền hình, người ta dọa biến nước Mỹ thành một nhúm tro nguyên tử và tính toán khả năng chiếm đóng toàn bộ châu Âu.

Phần còn lại của nước Nga, những người có lí trí bình thường, thì nín thinh. Chỉ cần ho he một tiếng là có thể bị tố giác, thậm chí bị tống giam. Một người quen kể cho tôi nghe chuyện con gái mình vừa đến một trường đại học nhận việc. Cô ấy dạy môn toán. Đầu tiên người ta muốn biết quan điểm của cô về vấn đề Krym. Cô nói: “Tôi không ủng hộ chính sách Krym của Nga. Nga đã hiếu chiến và vi phạm luật quốc tế.” “À, tức là cô muốn Mỹ cũng kích động một cuộc cách mạng mầu ở nước ta chứ gì!”

Rồi không lâu nữa, người ta sẽ vặn hỏi, vì sao ai đó không chọn Sochi mà lại đi nghỉ ở Ai Cập hay Thổ Nhĩ Kỳ? Sao không chọn nhạc Nga mà lại nghe nhạc ngoại quốc? Không, không phải Krym, cái chúng tôi được nhận lại là Liên bang Xô-viết.

Ngôn ngữ bạo lực thấm đẫm toàn bộ cuộc sống. Mỗi sáng bật computer lên và tin tức hôm nào cũng thế: người Nga đang đến, người Nga đã vùng lên. Nơi nào cũng thế, khi bạo lực lại trở thành lí tưởng thì sẽ có một kẻ như Karadžić dễ dàng thuyết phục người ta rằng súng máy có thể làm việc thiện.


Cờ đỏ lại bay, con người đỏ lại xuất hiện. Tất cả đều sống hơn hớn. Putin đã nỗ lực mười lăm năm cho công cuộc ấy. Ngày lại ngày, truyền hình thổi cho những ý tưởng Xô-viết sống lại. Thế mà chúng tôi đã tưởng những thứ ấy chết hẳn rồi.

Nước Nga tỏ rõ là không có khả năng tiếp nhận những giá trị phương Tây và Thiên chúa giáo phương Tây. Nhà thờ rao giảng rằng: “Chúng áp đặt cho ta một mô hình phát triển xa lạ, khiến ta đánh mất tâm linh mình.” Tôi hỏi một linh mục, bản chất tâm linh của người Nga chúng ta là gì. Ông ta đáp: “Tập trung tất cả bọn đồng tính về một chỗ rồi đem ra bắn tuốt!” Ngoài ra, phải tập hợp mọi người Nga vào một thiết chế nhà nước quân chủ. Bây giờ chúng ta đã mạnh trở lại và đủ sức bảo vệ người của chúng ta ở Baltic hay ở Tajikistan.

Nước Nga đi về đâu? Thay vì cải cách, chúng ta chọn chiến tranh. Nỗi khát thu hồi lãnh thổ xưa có thể khiến hàng triệu con người mất trí. Mà đó là những con người biết nghĩ, mới hôm qua còn mơ ước một nước Nga mang tinh thần châu Âu. Hôm nay họ đã đồng thanh tuyên bố: “Vì Krym, chúng ta tha thứ cho Putin tất cả!”. Sách báo của nhà thờ chính giáo gọi Putin là Thánh, hoàn toàn nghiêm túc. Té ra ở kiếp trước ông ta chính là Vương công Vladimir, người đã làm phép rửa tội cho nước Nga. Có tin đồn rằng dầu một dược rỏ ra từ thánh tượng Putin ở một số nhà thờ. Một vị thánh! Người ban phát phép màu! Sống khắc khổ như một nhà tu. Không vợ, bởi ông ta đã kết hôn với nước Nga.

Nhà thờ, đó không chỉ là kinh, nến và thánh tượng. Nhà thờ ở Nga là một trong những lực lượng hậu bị của tổng tư lệnh quân đội.

Truyền thông bị thanh lọc theo luật của thời chiến. Mọi nguồn thông tin độc lập, cho phép một cái nhìn khác, bị triệt tiêu. Mỗi phát ngôn chân thực đều bị đánh đồng với một lời kêu gọi lật đổ chế độ. Những trang mạng không vừa ý bị chặn. Mới đây, tổng biên tập của Lenta, cổng thông tin lớn nhất, bị mất chức. Bốn mươi thành viên khác trong ban biên tập cũng từ chức để phản đối. Chỗ trống ở các cơ quan truyền thông bị thanh lọc được Putin lấp đầy bằng những người lãnh đạo trung thành với Điện Kreml và bằng nền báo chí của riêng ông ta, do ông ta dựng nên.

Trên mạng đầy những sáng kiến để tồn tại. Ở đó, kinh nghiệm thời Xô-viết cũng tỏ ra đắc dụng. Tôi cũng phòng trước và ghi lại sẵn vài công thức Xô-viết: làm thân với những bà già hay ngồi trước cửa nhà, hay với tài xế taxi, họ là mạng lưới thông tin hữu hiệu. In truyền đơn (mọi người đều đi mua máy quét và máy in), tham gia một câu lạc bộ – chẳng hạn một hội thể thao hay cờ vua – để mở rộng diện giao lưu. Facebook và Twitter cũng còn chưa bị chặn. Và tin nhắn đi động cũng là một cách truyền thông tin tốt.
 
Tháng 4 21, 2014

Svetlana Alexievich

Phạm Thị Hoài dịch
_________

Svetlana Alexievich (1948), nhà văn Bạch Nga, hiện sống tại Minsk, nổi tiếng từ tác phẩm Chiến tranh không mang bộ mặt đàn bà (1983). Tác phẩm gần đây nhất: Thời Second-hand (2013). Tháng 10 năm ngoái, bà được trao Giải Hòa bình của Hiệp hội Sách Đức.

Nguồn: FAZ 15-4-2014

ản tiếng Việt © 2014 pro&contra

[1] Stepan Bandera (1909-1959): Nhà chính trị dân tộc chủ nghĩa Ukraine, bị mật vụ Xô-viết (KGB) ám sát tại Đức. Đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda hiện nay tại Ukraine lấy Bandara làm điểm tựa tư tưởng.
 

Ngày 22/4/2014 - Đinh tặc và chính sách " rải đinh" - Nếu không làm giám sát, chỉ còn là Quốc hội viết văn!

  • Nhà đối lập nổi tiếng Miến Điện Win Tin qua đời (RFI) - Nhà báo và nhà đấu tranh dân chủ của Miến Điện Win Tin vừa qua đời hôm nay, 21/04/2014, thọ 84 tuổi, theo thông báo của Liên đoàn quốc gia vì dân chủ, đảng đối lập màông là sáng lập viên cùng với bà Aung San Suu Kyi.
  • Những chuyến phà, tàu cao tốc miệt Tây Nam Bộ (RFA) - Với người dân Tây Nam Bộ, trong điều kiện sông nước chằng chịt, nhiều nơi chưa có đường bộ dành cho xe hơi, phương tiện duy nhất để họ đi lại chỉ có những chuyến xuồng ba lá hoặc tàu cao tốc, những chuyến tàu này đóng vai trò thay thế xe bus cho cư dân ở đây.
  • Dân Venezuela biểu tình kêu gọi (RFI) - Hôm qua, 20/04/2014, hàng trăm người đã biểu tình tại Caracas, Venezuela, nhân ngày lễ Phục sinh của đạo Thiên chúa, để kêu gọi« phục sinh nền dân chủ» và đòi Tổng thống Nicolas Maduros từ chức.
  • WHO: Khó dự đoán bao giờ chấm dứt dịch sởi ở VN (RFA) - Dịch sởi tiếp diễn tại Việt Nam trong các tháng qua đã khiến hơn 100 trẻ tử vong theo thông báo của Bộ Y tế. Để góp phần trả lời phần nào các câu hỏi về tình hình dịch sởi, Việt Hà phỏng vấn bác sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội.
  • Bộ y tế: số người bệnh sởi có dấu hiệu giảm (RFA) - Truyền thông trong nước trích nguồn tin từ Bộ ý tế là trong ngày hôm qua có thêm 70 trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi trong cả nước nhưng không có trường hợp tử vong. Cũng theo tin từ bộ y tế thì số người bị nhiễm bệnh đã giảm đi rõ rệt.
  • Vụ hối lộ đường sắt: VKSND yêu cầu Nhật Bản cung cấp thông tin (RFA) - Báo Thanh niên Online cho biết là ông Nguyễn Hòa Bình, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân của Việt nam đã có thư đề nghị ông Sadakuzu Tanigaki, Bộ trưởng tư pháp Nhật bản trao đổi thông tin chính thức về việc các công ty Nhật bản đã đưa một khoản hối lộ lên đến 80 triệu Yen tức là 16 tỉ đồng tiền VN, cho các quan chức VN
  • Chân lý tháng Tư (VOA) - 39 năm đã qua kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày chiến tranh kết thúc
  • Hỏi đáp y học: Rát bên trong vùng dưới rốn (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả Linh Nguyễn từ Việt Nam, thắc mắc về sự rát bên trong vùng dưới rốn sau 2 lần phẫu thuật điều trị bệnh viêm loét bao tử.
  • Tổng thống Obama chuẩn bị công du ChâuÁ (VOA) - Tổng thống Obama chuẩn bị thực hiện chuyến công du Á châu giữa lúc mối quan tâm đang gia tăng trong khu vực này về những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc
  • TQ bắt giữ tàu Nhật để đòi tiền nợ thuê tàu từ năm 1936 (RFA) - Một chiếc tàu biển của Nhật Bản bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giữ tại cảng Thượng Hải để đòi một khoản tiền là 28 triệu đô la mà đại công ty Mitsui của Nhật bản còn thiếu từ năm 1936, khi thuê hai chiếc tàu từ một công ty Trung Quốc mà đến nay vẫn chưa trả tiền.
  • Khủng hoảng ngoại giao do Trung Quốc tịch thu tàu Nhật (RFI) - Hôm nay, 21/04/2014, Tokyo tuyên bố rằng nền tảng của mối quan hệ bình thường hoá với Trung Quốc từ năm 1972 đang bị đe dọa bởi vụ chính quyền Bắc Kinh tịch thu một tàu của Nhật vào cuối tuần qua, do một tranh chấp đã có từ thời trước Thế chiến thứ hai.
  • Paris thông tin về việc Damas vẫn dùng vũ khí hóa học (RFI) - Hôm qua, 20/04/2014, Pháp tuyên bố có« các yếu tố» cho thấy chế độ của Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học mới đây. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Phương Tây cáo buộc Damas trì hoãn việc phá hủy hệ thống vũ khí hóa học theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
  • Serguei Lavrov, một huyền thoại của ngành ngoại giao Nga (RFI) - Báo Le Figaro, số ra ngày 17/04/2014, có bài viết phác họa chân dung Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov và ca ngợiông như một huyền thoại của ngành ngoại giao Nga. Serguei Lavrov, người nhân danh nước Nga tiến hành các cuộc đàm phán về Ukraina tại Geneve là một trong những nhà ngoại giao khôn khéo nhất trong thế hệ củaông.
  • Nga ve vãn Đông Á (RFI) - Do là ngày lễ Phục sinh, ngoại trừ Le Monde, nhiều tờ báo quen thuộc với độc giả Paris đều nghỉ phép. Riêng các ấn bản trên mạng tập trung vào sự kiện bốn cựu con tin Pháp vừa trở về với gia đình. Họ bắt đầu kể lại những điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong 10 tháng, sau khi bị một nhóm hồi giáo cực đoan Syria bắt giữ. Về châuÁ, báo Singapore The Straits Times có một bài phân tích dài mang tựa đề« Nga trở lại ve vãn ĐôngÁ».
  • Putin ký lệnh phục hồi danh dự người Tatars ở Crimée (RFI) - Hôm nay, 21/04/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố vừa ký một sắc lệnh khôi phục danh dự cho những người thuộc dân tộc Tatars ở Crimée, bị đànáp dưới chế độ Staline. Sắc lệnh được thông qua trong bối cảnh cộng đồng Tatars ở Crimée có thái độ chống lại việc Nga sáp nhập vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền Ukraina.
  • Thỏa thuận Genève không gạt bỏ được đe dọa của Nga đối với Ukraina (RFI) - Ngày 17/04/2014, lần đầu tiên kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraina, một cuộc họp bốn bên bao gồm Hoa Kỳ, ChâuÂu, Nga và chính quyền Kiev đã diễn ra tại Genève. Điều gây ngạc nhiên là cuộc họp đã ra được một« tuyên bố chung» nhằm làm giảm căng thẳng tại Ukraina, đặc biệt là việc giải giáp các nhóm vũ trang bất hợp pháp và giải tỏa các công sở bị chiếm đóng, chủ yếu ở phía đông Ukraina. Tuy nhiên, theo giới phân tích, thỏa thuận này rất khó đượcáp dụng trên thực tế và không loại trừ được mối đe dọa của Nga đối với Ukraina.
  • Thủ tướng Nhật tránh đến thăm đền Yasukuni (RFI) - Hôm nay, 21/04/2014, theo hãng thông tấn Jiji, Thủ tướng Shinzo Abe không đích thân tới đền Yasukuni để không gây thêm căng thẳng với láng giềng, trước chuyến công du Nhật của Tổng thống Mỹ, nhưngông Shinzo Abe đã cúng vào đền một cây lễ, nhân dịp khai mạc lễ hội mùa xuân của ngôi đền này.
  • Tàu lặn chưa tìm thấy MH370, dù đã rà soát 2/3 khu vực tìm kiếm (RFI) - Hôm nay, 21/04/2014, theo chính quyềnÚc, vẫn chưa hề thấy dấu vết gì về chiếc máy bay Boeing-777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích, sau khi tàu lặn robot của hải quân Mỹ đã quét được hơn 30.000 cây số vuông, tức hai phần ba diện tích khu vực được xác định.
  • Phó Tổng thống Mỹ công du Ukraina (RFI) - Chiều nay, 21/04/2014, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Kiev. Ngày mai, lãnh đạo Mỹ sẽ hội đàm với Tổng thống lâm thời Ukraina cũng như Thủ tướng nước này. Trong chiều nay,ông Biden có một số cuộc gặp với các dân biểu thuộc các đảng phái khác nhau, cũng như với đại diện các tổ chức phi chính phủ.
  • Kinh tế Đông Á sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2014 (RFA) - Trong báo cáo ra ngày 7/4, Ngân hàng Thế giới kết luận rằng các nền kinh tế trong khu vực Đông Á sẽ có mức độ tăng trưởng ổn định trong năm 2014, cải cách thể chế vẫn là nhân tố quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, đồng thời, khu vực này vẫn gánh chịu những rủi ro tiềm tàng.
  • Malaysia: thảo luận bồi thường khi máy bay vẫn biệt tăm? (RFA) - Liên quan đến chiếc phi cơ Boeng 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích từ hôm mùng 8 tháng Ba, đại diện chính phủ Malaysia đã gặp thân nhân của 227 hành khách đi trên chuyến bay để thảo luận về chương trình hỗ trợ tài chánh.
  • PhóTổng thống Mỹ tới Ukraine (VOA) - Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đang trên đường tới Ukraine để hội đàm với tổng thống và thủ tướng tạm quyền của Ukraine trong lúc căng thẳng gia tăng

Nghĩ từ việc rút đăng cai ASIAD

Về lâu dài, câu chuyện hẳn sẽ trở thành một bài học về cách dấn thân, hội nhập của quốc gia vào đời sống quốc tế

Thủ tướng đã quyết định Việt Nam rút đăng cai ASIAD 18 và sẽ xin đăng cai tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất châu lục này vào một thời điểm khác. Câu chuyện như vậy đã khép lại phù hợp với ý nguyện của số đông người dân, dù có thể vẫn còn phải giải quyết các hệ quả pháp lý của việc này.

Về lâu dài, câu chuyện hẳn sẽ trở thành một bài học về cách dấn thân, hội nhập của quốc gia vào đời sống quốc tế. Không phải tự nhiên mà Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) rút tên từ rất sớm khỏi danh sách ứng viên xin đăng cai tổ chức sự kiện này. Riêng đối với chúng ta, đăng cai tổ chức ASIAD 18 thực sự là một cuộc phiêu lưu mà chúng ta chưa bao giờ có kinh nghiệm trải qua. Mọi triển vọng về sự cất cánh của nền thể thao, nền kinh tế dựa vào sự kiện này đều chỉ được phác họa, không chắc chắn, không rõ ràng. Trong khi đó, chi phí dự kiến phải bỏ ra nhất định sẽ rất cao và gánh nặng nợ công đè lên vai thế hệ con cháu là khó tránh.

Suy cho cùng, theo bản năng sống, mỗi người, mỗi nước lo trước hết cho bản thân mình, cho đất nước mình, rồi mới nghĩ đến người khác, nước khác. Đất nước ta còn nghèo nhưng người khác, nước khác không hẳn thấy như thế rồi thương tình và sẵn lòng dang rộng tay giúp đỡ. Trái lại, nếu có điều kiện, có cơ hội, người ta vẫn sẽ hào hứng khai thác, trục lợi, giành lấy cho mình mọi tiện ích và đùn đẩy khó khăn cho thiên hạ. Cuộc đôi co dai dẳng giữa các nước lớn về trách nhiệm của mỗi nước trong công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu là một minh chứng điển hình về tính ích kỷ của con người, biểu hiện trong đời sống quốc tế thành tính ích kỷ quốc gia.

Những công trình thể thao phục vụ SEA Games 22 đến nay vẫn chưa được các địa phương tại Việt Nam sử dụng hết công năng. Trong ảnh: Nhà Thi đấu Phú Thọ (TP HCM)Ảnh: Tấn Thạnh
Những công trình thể thao phục vụ SEA Games 22 đến nay vẫn chưa được các địa phương tại Việt Nam sử dụng hết công năng. Trong ảnh: Nhà Thi đấu Phú Thọ (TP HCM)Ảnh: Tấn Thạnh

Không phải chúng ta không hiểu những điều đó nhưng đến nay vẫn chưa có lời kêu gọi tổ chức hành động ở quy mô quốc gia để đối phó với nguy cơ bị lợi dụng, thậm chí bị lừa lọc trên diện rộng. Trong khi đó, nguy cơ này đã và đang có dấu hiệu trở thành hiện thực ở nhiều nơi. Ở vùng quê này, nông dân đua nhau trồng khoai lang do nghe theo lời hứa hẹn của thương lái nước ngoài sẽ mua lá khoai non với giá cao. Ở miền xa nọ, bà con hồ hởi nuôi đỉa đại trà với hy vọng người phương xa sẽ đến theo lời cam kết để mua đỉa với giá hấp dẫn. Không loại trừ khả năng có những thế lực vừa hùng mạnh vừa đầy mưu mẹo đứng đằng sau các thương lái đó, đang tìm cách thông qua hành vi của họ, lũng đoạn nền kinh tế của đất nước.

Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng bị động, yếu thế của chúng ta trong nhiều cuộc chơi toàn cầu là do những người có trách nhiệm liên quan trong bộ máy chạy theo thành tích, mải mê mưu cầu lợi ích cá nhân, chứ không phải do thiếu bản lĩnh, kiến thức, tầm nhìn trong thương lượng với đối tác. Điều này có thể đúng nhưng không thể phủ nhận rằng đã và đang có những câu chuyện cho thấy chúng ta khá dễ dãi, nếu không muốn nói là ngây thơ trong quan hệ giao thương với nước ngoài.

Tất nhiên, trong không khí làm ăn “cởi mở” ấy, nhà đầu tư, đối tác nước ngoài chẳng cần vắt óc suy nghĩ nhiều cũng giải được bài toán lợi nhuận. Cứ trực tiếp hoặc thông qua đối tác trong nước vắt cho kiệt sức người lao động, khai thác cho cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Và khi thấy chẳng còn thứ nào có giá trị thì nhổ trại, quay lưng đi nơi khác. 
Hy vọng chỉ mất 1 triệu USD
Xung quanh việc Hội đồng Olympic châu Á (OCA) sẽ áp dụng chế tài nào với việc rút đăng cai ASIAD của Việt Nam, theo ông Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam, OCA chắc chắn sẽ ban bố một biện pháp xử lý đối với quốc gia rút đăng cai.
Một quy định khác thường được biết đến mang tính ràng buộc pháp lý là quốc gia chủ nhà dù rút lui vẫn sẽ phải chịu khoản tiền đặt cọc 1 triệu USD cho OCA. Dù chưa đặt cọc nhưng Việt Nam đã ký hợp đồng nên nếu như rút lui coi như Việt Nam phá bỏ hợp đồng. “Tôi hy vọng chúng ta sẽ chỉ phải mất số tiền phạt này bởi 1 triệu USD cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều số tiền phải hỗ trợ cho quốc gia đăng cai thay”. Còn theo ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, khả năng OCA sẽ phạt Việt Nam theo hình thức nhẹ nhất là buộc nộp tiền đặt cọc dù không tổ chức.M.Duy
PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện
(Người Lao động)

Đinh tặc và chính sách " rải đinh"

Nhớ hồi năm 1990, chú em họ từ quê ra Hà Nội chơi. Mua được “Dream II” vừa đập hộp, người yêu ôm eo, đang vi vu trên đường chỗ cầu Giẽ, bỗng xe lảo đảo. Nhảy xuống xem thì lốp sau đã xẹp hết hơi.
Cố dắt một đoạn gần 1 km, gặp một tay thanh niên sửa xe. Y phán ngay, chắc là bị đinh rồi. Nhân bảo như thần bảo. Một cái đinh dài đã đâm thủng lốp và săm, vì dắt một đoạn dài nên phá tan cả hai thứ. Đành phải thay đồ nội với giá đồ ngoại. Ai đi xe máy đều biết rõ kiểu “đinh tặc” này.

Thời xe máy thịnh hành hơn cả xe đạp, nghề vá săm lốp kiếm tiền gặp khó khăn. Toàn xe đẹp, mới, lốp tốt, săm tốt, đường rải nhựa nhẫn thín, ít bị sự cố. Nghề rải đinh kiếm tiền bằng cách phá hoại người khác.
Nhưng kiểu làm ăn bất lương đó cũng không thể so sánh với chính sách “rải đinh”. Nghĩa là luật pháp, chính sách, nghị định…soạn thảo sao cho kẻ có quyền, lợi dụng các kẽ hở và sự ít hiểu biết của dân, moi tiền càng nhiều càng tốt.
Về vi mô, qui định về hộ khẩu từ thời bao cấp và tem phiếu là một trong những chính sách “rải đinh” đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Muốn có tem phiếu để mua gạo, mua vải, mua thịt, đậu phụ, rau ôi, ở Hà Nội, phải có hộ khẩu. Muốn có hộ khẩu phải là cán bộ, công nhân viên, có nhà cửa ở thủ đô… đại loại rất nhiều qui định nhiêu khê.
Dân thì vốn gian, tìm cách hối lộ, đút lót để có hộ khẩu. Và người “rải đinh” cứ thế hưởng lợi.
Tem phiếu, sổ gạo cũng hết thời. Nhưng hộ khẩu vẫn có tác dụng xin cho con đi học, vào trường trái tuyến, cấp sổ đỏ, quyền sử dụng đất… Níu kéo chính sách quản lý bằng sổ hộ khẩu là để kiếm tiền, an ninh chỉ là chuyện nhỏ.
Thời mở cửa phải kể đến qui định về xây nhà có phép. Muốn xây một nhà ba tầng phải có thiết kế chi tiết, xin các gia đình bên cạnh đồng ý, rồi mang lên ban quản lý xây dựng phường trình bày.
Ông trưởng ban quản lý phán, lên thành phố xem qui hoạch thế nào, phải có quận đồng ý, rồi kiến trúc sư trưởng ký nháy. Đại loại, có đi lại cả tháng cũng không đủ giấy tờ hợp lệ. Nghe các ông ấy chẳng bao giờ có nhà.
Thôi cứ làm đại, cả nước xây nhà không phép, riêng gì nhà mình. Thuê thợ, đào móng, hì hục vài tuần, vừa đổ bê tông móng, ban quản lý xuất hiện, lập biên bản, phạt và không được tiếp tục công trình. Bác hàng xóm cười, giời ạ, cứ đưa phong bì là xong tất.
Chủ nhà lên phường, gãi đầu, gãi tai trình bày, nhà em khó khăn, mong các bác thông cảm. Gạt cái phong bì dầy dầy vào ngăn kéo, ông trưởng ban xây dựng cười và khuyên, bác cứ tiến hành xây đi, đến phần đổ trần tầng 1, chúng tôi cho người đến lập biên bản. Nguyên tắc là phạt nhưng cho tồn tại. Ngôi nhà hàng chục tầng chẳng cần phép vẫn hiên ngang bởi cách “rải đinh” của ban quản lý xây dựng từ phường đến quận, còn dân thì rải tiền.
Biết bao chính sách ra đời, trên giấy có vẻ rõ ràng, nhưng trong thực tế, khi thực hiện, rất nhiều người có quyền thế đã “rải đinh” để bắt dân phải “vá lốp” một cách không mong muốn.
Nói về vi mô, có những qui định kìm hãm phát triển. Chính sách thu phí đường bộ của ông Đinh La Thăng rất có thể làm cho ngành lắp ráp ô tô chết yểu. Người mua xe chịu bao nhiêu thứ thuế, nay thêm phí đường, ai còn muốn sở hữu xe nữa. Người ta bảo đây cũng là một cái “đinh lớn” trong hệ thống giao thông nước nhà.
Nói đến thời cải cách ruộng đất, vừa hòa bình xong, hàng chục triệu nông dân miền Bắc vui vì được chia mẫy mẫu ruộng, được làm chủ mảnh đất mà họ đã mong ước từ bao đời. Nhưng chính sách HTX ra đời như một cái “đinh” làm xịt toàn bộ hệ thống kinh tế tư nhân vừa được nhen nhúm. Khi hiểu ra đó là “đinh hệ thống” cũng phải mất 20-30 năm.
Mấy cuộc cải tạo công thương nghiệp sau 1954 và 1975 cũng là những cái “đinh” đâm thủng cả quốc gia mà không ai hiểu vì đâu nên nỗi.
Luật pháp, chính sách, qui định, thiếu hiểu biết, không rõ ràng, chồng chéo, chính là những cái “đinh” phá hoại ghê gớm nhất.
Nhớ chú em họ lần đó ra Hà Nội rất muộn. Hỏi tại sao, chú bảo rất sợ đâm phải đinh lần nữa, tan lốp, ngã xe, nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế chú vừa đi xe máy, vừa nhìn đinh, chậm là phải thôi.
Một quốc gia 90 triệu người lo “đinh tặc” làm sao có thể phát triển.
HM. 21-4-2014
Hiệu Minh
(Blog Hiệu Minh)

Nếu không làm giám sát, chỉ còn là Quốc hội viết văn!

Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Ksor Phước: "Hoạt động giám sát thể hiện sức sống của quốc hội

Trước một số ý kiến tại phiên họp UB Thường vụ Quốc hội (QH) đề nghị giảm bớt hoạt động giám sát của cơ quan dân biểu trong năm 2015, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc QH Ksor Phước khẳng định: Giám sát là nội dung cực kỳ quan trọng, thể hiện sức sống của QH. “Chính kết quả giám sát thể hiện QH đang còn sống. Nếu không giám sát thì coi như ta chỉ viết văn thôi” - ông bày tỏ.
Căng quân tham gia đoàn... giám sát
Sáng 18.4, tại phiên thảo luận dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2015, Chủ nhiệm UB Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận định hoạt động giám sát của QH “quá dày đặc”.
Nhìn chung, một năm QH có 2 giám sát tối cao, thường vụ có 2 giám sát chuyên đề và mỗi ủy ban cũng có 2 cuộc, chưa kể giám sát mang tính chất thường xuyên và giải trình.
“Chúng tôi là ủy ban cũng căng quân để tham gia các đoàn giám sát” - ông nhận định. Theo ông Hiển, các địa phương đều phải báo cáo với các đoàn giám sát của quốc hội và đều làm rất nghiêm túc, thận trọng, song “cũng có nhiều băn khoăn”. Ông đề xuất năm 2015 nên giảm, vì các địa phương và các ngành đều có nhiều công việc phải tổng kết, đại hội.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đồng tình cho rằng quá nhiều đợt giám sát, khiến việc mời đi giám sát rất khó. “Có những lần, nửa đêm tôi phải gọi điện mong các chủ nhiệm UB QH phải giao đích danh người này, người kia tham gia giám sát, sau khi nhiều người dọa về... vì có quá nhiều việc” - ông bày tỏ.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý chia sẻ, nhiều khi đoàn giám sát của UBTV QH xuống địa phương rất hoành tráng, nhưng thành phần của đoàn... lại không như thế. Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Văn Giàu đề xuất thường vụ QH cho UB “thôi không có hoạt động giám sát riêng trong năm 2015 do có quá nhiều việc”.
“QH là của nhân dân, có phải của ông nào đâu?”
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc QH Ksor Phước khẳng định không thể viện lý do “nhiều việc” mà coi nhẹ một trong 3 chức năng của QH, tức giám sát. Thậm chí, ông yêu cầu tinh thần làm giám sát phải rất quyết liệt, vì chính hoạt động này đã thể hiện quyền lực của nhân dân.
“Đất nước phát triển sôi động, yêu cầu thể chế hóa sôi động. Nhân dân đang nhìn vào QH, gửi gắm rất nhiều. Quốc hội đang bước vào cuối khóa, mà bỗng dưng “mềm” lại là không được. Đảng đã nói chống tư tưởng nhiệm kỳ. Cuối mùa mà rã đám là điều đáng chê trách” - ông nói.
Theo Chủ nhiệm Ksor Phước, QH phải sống liên tục, làm việc liên tục. “Thế mới xứng đáng gọi là QH của nhân dân, chứ có phải QH của ông nào đâu. Vì vậy, Hội đồng Dân tộc dứt khoát sẽ làm ít nhất 2 cuộc giám sát 2015. “Dù khó mấy cũng làm” - ông nhấn mạnh. Ông đề xuất Tthường vụ QH cần có 1 cuộc giám sát về vấn đề dân tộc.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đồng ý với Chủ nhiệm Ksor Phước, khẳng định: “Giám sát là công việc không thể bỏ ngỏ, để lắng nghe toàn dân, đánh giá đúng tình hình, giúp đưa ra những quyết sách đúng đắn”.
Ông đề xuất mỗi kỳ họp QH nên giám sát một chuyên đề và UB Thường vụ QH vẫn chọn hai chuyên đề cho một năm. Các UB được giao chủ trì 4 chuyên đề này thì sẽ không giám sát chuyên đề riêng, mà tăng cường giải trình để tránh dàn trải.
Thôi giám sát ODA, tập trung án oan sai
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và nhiều ý kiến trong Thường vụ thống nhất đề nghị QH giám sát tối cao về tình hình oan sai trong tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng gợi ý thường vụ QH xem xét nội dung giám sát về hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Chủ nhiệm UB Tài chính-Ngân sách Phùng Ngọc Hiển cho rằng nên bỏ nội dung giám sát hiệu quả sử dụng vốn ODA khỏi chương trình của thường vụ QH trong năm 2015.
Lý do - theo ông, vì đây là các dự án cho vay và đi vay giữa VN và nước ngoài. Nếu đánh giá hiệu quả có thể “động chạm” đến nhiều nơi, kể cả phía đối tác nước ngoài.
“Vừa qua, có mấy vụ đại sứ các nước vào có ý kiến. Nên thận trọng” - ông Hiển nêu. Theo Chủ nhiệm UB Tài chính-Ngân sách QH, đã có rất nhiều cuộc giám sát, rà soát về đầu tư cơ bản, phát hiện được nhiều vấn đề. Trong khi đó, ODA cũng chỉ là 1 phần của đầu tư, và ODA có cơ chế quản lý riêng. Kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn kết luận đồng tình bỏ nội dung giám sát hiệu quả sử dụng vốn ODA khỏi chương trình của UB Thường vụ QH. 
(Lao dong)