Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Bài viết nên đọc


Bổ sung CLIP mang quan tài biểu tình ở Vĩnh Phúc - chú ý Phút thứ 16 cảnh sát và cơ động giật quan tài xuống đường!
Sau đó còn định thu máy của ng quay phim
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=8p0YvDg4QFA

ĐTH Pháp: Tổ chức bán phụ nữ VN cho người Tầu

(ĐỚN ĐAU CHƯA - NHỤC NHÃ CHƯA)

image



Phóng sự trên đài truyền hình Pháp, tối hôm qua ngày 3-07-2013, nói về chuyện tổ chức bán phụ nữ VN cho người Tầu. Thú thực, tôi không dám coi hết, vì không có đủ can đảm nhìn vết thương nhầy nhụa trên thân thể mình của các phụ nữ VN. Phóng sự chiếu trên TV cùng ngày với đám tang ông Stéphane Hessel ( Tổng thống Pháp chủ tọa ) , tác giả cuốn Indignez-vous ! ( Hãy Nổi Giận ).
Nếu cùng với việc bán nước, chuyện bán đàn bà cho người Tầu không làm chúng ta nổi giận, chắc chúng ta sẽ chấp nhận bất cứ mọi sự sỉ nhục.
Hy vọng các đài truyền hình Việt Nam hải ngoại có cơ hội trình chiếu thiên phóng sự này.
Bạn có thể coi phóng sự trên website của FRANCE TELEVISON, đài FRANCE 2, chương trình ENVOYE SPECIAL, ngày 07032013.
Người Pháp kinh ngạc trước màn ảnh truyền hình vì tưởng rằng chế độ nô lệ đã chấm dứt trên thế giới.

image

image

image

image

image

image

image
Phóng sự trên website của FRANCE TELEVISON, đài FRANCE 2, chương trình ENVOYE SPECIAL, ngày 07- 03- 2013) :



Tran cong Sung - Paris

Không ưng được đổi lại


image
Khán giả ti vi ở Pháp sẽ được coi một chương trình đặc biệt vào tối ngày mai, một phóng sự hình ảnh về đề tài, nạn mua bán đàn bà Việt Nam đưa sang Trung Quốc (Les Branches esseulées: Trafic de femmes vietnamiennes en Chine).
Tựa đề “Les Branches esseulées” dịch nguyên văn hai chữ Hán mà người Tầu phiên âm là “Guang-gun,” đọc lối Hán Việt là “Quang Côn.” Quang là sáng, cũng nghĩa là trống trải, như khi ta nói “phong quang, quang đãng.” Côn là cây gậy, có thể dùng để đánh nhau, “Côn quyền ra sức lược thao gồm tài” (Truyện Kiều). Quang côn là cây gậy trơ trụi, là cành cây không lá không hoa. Trong từ điển Hán Việt ghi nghĩa thông dụng nhất của từ này: Quang côn là đàn ông con trai chưa có vợ, độc thân, thường gọi là ế vợ.
Hai nhà báo công ty truyền thông CAPA, Patricia Wong và Gaël Caron, đã bỏ mấy tháng trời theo dõi một chàng trai người Trung Hoa đi mua vợ ở tận vùng gần Sài Gòn, Việt Nam, cách xa làng anh ta 3,500 cây số. Tên anh ta là Xiao Lu, 30 tuổi, chưa có vợ bao giờ. Anh làm công nhân đồn điền trà, ở một làng tên là Ting Xia. Tìm trong các mạng ở Trung Quốc thấy có làng trồng trà có tiếng tên là Thôn Ðình Hạ. Chương trình Quang Côn này sẽ được chiếu trên đài France 2 vào tối Thứ Năm, ngày 7 Tháng Ba 2013 này. Hai nhà báo đi theo anh Xiao Lu trên con đường thiên lý tầm thê đó. Nhưng bài phóng sự cũng mô tả chung nạn mua bán đàn bà con gái từ các nước Việt Nam, Lào, Miến Ðiện và Indonesia, đưa sang Tàu.

image
Trước đây đã nhiều nhà báo viết về nạn buôn phụ nữ Việt Nam bán sang Tàu, như trên tờ Wall Street Journal đã kể câu chuyện một cô quê ở Nam Ðịnh bị bán sang Quảng Ðông. Cô phải sống ở một làng miền núi, bị gia đình chồng và cả hàng xóm của họ canh giữ nghiêm ngặt không cho trốn đi. Sau cố lén gửi được thư cho gia đình tại Việt Nam, rồi một người anh trai lặn lội đi tìm được làng cô ở và bày mưu cứu cô về. Năm 2004 hai tác giả Valerie Hudson và Andrea den Boer viết cuốn sách tiếng Anh mang tựa đề “Bare Branches,” Cành Trụi, dịch sát hai chữ Quang Côn, trình bày tình trạng nhiều đàn ông ở nước Tầu ế vợ, do nhà xuất bản Ðại Học MIT in.

image
Bản tin loan báo chương trình Quang Côn, Les Branches esseulées, cho biết những “cô dâu” được “nhập khẩu” qua Tàu, trên nguyên tắc để làm vợ cho các quang côn, những cành cây trụi lá; nhưng họ được đem bán như bán nô lệ. Sớm muộn họ sẽ chạm mặt với thực tế phũ phàng, khác hẳn những gì được ông chồng tương lai hứa hẹn. Họ sẽ lao động cực nhọc ở các làng quê hẻo lánh, ngoài việc lo sinh đẻ. Nhiều cô dâu đã tìm đường trốn đi, nhiều cô đành chịu đựng số phận.

image
Hai nhà báo Patricia Wong và Gaël Caron bắt đầu chương trình với cảnh mua vợ của Xiao Lu tại vùng phụ cận Sài Gòn. Các quang côn được tập trung tại một khách sạn; họ bị ngăn cản không cho đi đâu, vì bọn lái buôn đã tịch thâu giấy thông hành, hộ chiếu của họ. Rồi họ được đi xem mặt hàng, là các cô gái Việt Nam tuổi ở 20. Một chuyến đi mua vợ như vậy tốn khoảng 5,000 đồng Euro, vào khoảng 8,000 đô-la Mỹ; những cô còn trinh được trả giá cao hơn. Giống như các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn ở Mỹ, khách tiêu thụ không hài lòng với các “món hàng” này có thể đem đổi lấy món hàng khác tương đương,“échangeable” trong nguyên văn. Bọn buôn người gồm cả người Tàu và người Việt.

Trong gian phòng khách sạn, nhà báo quay cảnh Xiao Lu gặp cô dâu tên là Thu Yến, một cô gái quê sợ sệt, nhút nhát. Hai người không thể nói chuyện gì với nhau cả vì ngôn ngữ bất đồng. Tất nhiên không ai mở miệng nói đến chữ “yêu.” Mấy ngày sau, họ về làng của cô gái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm lễ cưới, một nghi lễ không có giá trị pháp lý. Sau đám cưới, bà mối người Tàu tên là bà Vương (Wang) đưa cho Thu Yến hộ chiếu với visa nhập cảnh Trung Quốc. Mấy ngày sau, Thu Yến về đến nhà chồng, ở một làng trong một thung lũng hẻo lánh; mọi người chung quanh nói thứ tiếng cô không hiểu được.

image
Hình minh họa
Trung Quốc có rất nhiều đàn ông ế vợ, một phần vì chính sách của Mao Trạch Ðông chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng có một đứa con, áp dụng cho phần lớn nhưng không phải tất cả dân Trung Hoa. Vì mong có con trai nối dõi, nhiều người đã giết chết các trẻ sơ sinh con gái, nhiều nhất là ở miền quê; gây ra cảnh trai thừa gái thiếu hiện nay.
Theo báo Nhà Kinh tế (The Economist, March 6, 2010), đầu năm 2010 Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc (CASS) đã tiên đoán trong mười năm nữa ở nước Tầu cứ năm (5) thanh niên đến tuổi cưới vợ sẽ có một chàng không thể tìm được cô nào để “rước về.” Con số này tính ra dựa trên tỷ lệ số trẻ em trai và gái sinh ra trong khoảng từ 5, 10 năm trước. Vào năm 2020 trong lớp tuổi 19 trở xuống, sẽ có từ 30 đến 40 triệu thanh niên “thặng dư” so với số phụ nữ độc thân cùng tuổi, nghĩa là họ không thể nào có vợ - trừ khi nhập cảng phụ nữ hoặc xuất khẩu đàn ông!
Ðể độc giả thấy rõ con số đó lớn hay nhỏ ra sao, báo Economist đã so sánh: Con số 40 triệu này lớn bằng tất cả số thanh niên cùng tuổi ở nước Mỹ vào năm 2020, có vợ hoặc chưa có vợ. Trong lịch sử loài người, trong thời gian không có chiến tranh, chưa bao giờ một nước nào trên thế giới lại “chứa” một lực lượng đàn ông độc thân và ế vợ cao đến thế. Nếu so sánh với Việt Nam thì con số 40 triệu đó cũng xấp xỉ một nửa dân số nước ta, tức là gần bằng tổng số người đàn ông, con trai người Việt, kể từ trẻ sơ sinh tới các cụ già.
Trong các xã hội bình thường, cứ 100 trẻ em gái sinh ra thì có từ 103 đến 106 trẻ sơ sinh con trai. Vì trẻ em con trai dễ bị chết yểu hơn con gái, cho nên khi chúng lớn lên đến tuổi lập gia đình thì số trai gái cao xấp xỉ bằng nhau. Nhưng tại nhiều nước hiện nay tỷ lệ 100 gái/105 trai không còn nữa. Trong những năm từ 1985 đến 1989, tỷ lệ nam nữ ở Trung Hoa đã chênh lệch thành 100/108, tức là 100 bé gái thì có 108 bé trai. Trong những năm từ 2000 đến 2004, tỷ lệ càng nghiêng lệch thêm, 100 bé gái sinh ra thì sinh 124 bé trai. Tại nhiều tỉnh ở miền Nam và Trung nước Tầu, tỷ lệ này lên tới 100/130 hay 140.

Tỉnh Quảng Ðông, ở sát nước ta, là nơi cứ 100 em gái ra đời thì có 120 em trai. Ðến năm 2025, 2030, cứ 100 cô gái sẽ có 120 cậu trai muốn cưới làm vợ. Nếu trong mươi năm tới ở tỉnh trù phú nhất Trung Quốc này, mà có độ dăm, mười triệu thanh niên ế vợ, thì có ảnh hưởng gì tới xã hội Việt Nam hay không?

image
Chương trình ti vi trên đài France 2 chắc sẽ làm các khán giả người Pháp kinh ngạc. Nhưng đối với khán giả người Việt Nam thì chắc đó cũng là một mối sỉ nhục. Trong lịch sử nước ta chưa bao giờ có cảnh phụ nữ được đem bày hàng để bán, với điều kiện “không hài lòng thì đổi” để tận tình phục vụ người tiêu thụ. Chỉ dưới chế độ “ưu việt” kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay mới biến các cô gái thành hàng hóa xuất khẩu như vậy. Nhưng sau khi cảm thấy tủi nhục, người Việt Nam còn lo ngại nữa.
Có một quy luật dân số học, trong quá khứ, nhận thấy rằng các nước nhiều thanh niên ế vợ thường hay gây chiến với lân bang. Khi dân số nước đó tăng lên nhanh hơn khả năng sản xuất, số thanh niên trai tráng nhiều hơn, đa số trong tuổi lao động bị thất nghiệp, quá nhiều người không thể nào kiếm được vợ vì thừa trai thiếu gái, thì chiến tranh có thể giúp giải quyết cả ba vấn đề một lúc: thất nghiệp, dân số đông, và đàn ông ế vợ. Chính quyền một quốc gia quá đông “quang côn” thấy đó là một cách giải quyết số đàn ông thặng dư. Nếu không, đám thanh niên “bức xúc” và bất mãn đó sẽ dùng thời giờ không làm việc để gây tội ác, hoặc quay ra làm cách mạng, nổi loạn chống chính quyền. Không phải cuộc chiến tranh nào cũng xẩy ra vì quá nhiều thanh niên ế vợ; nhưng trong một xã hội mà số đàn ông thặng dư đông quá thì, khi kinh tế suy yếu, người cầm quyền thường gây chiến.

image
Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mới nhậm chức đã gia tăng ngân sách quân sự, tỷ số gia tăng lớn quá đến nỗi Bắc Kinh phải lên tiếng giải thích, khi nhiều quốc gia tỏ ý lo ngại. Ông Tập Cận Bình tăng ngân sách quốc phòng chỉ để mua chuộc các tướng lãnh Trung Quốc? Hay ông đang lo trước vấn đề do 35 triệu quang côn sẽ gây ra trong mươi năm sắp tới?

Ngô Nhân Dụng

Ngư dân Việt ghi lại cảnh đương đầu hải giám có súng


Đây là chuyến biển thứ 4 liên tiếp tàu ông Khởi gặp tàu hải giám và kiểm ngư Trung Quốc tại ngư trường Hoàng Sa. Ba chuyến trước họ chỉ rượt đuổi, nhưng chuyến biển này họ ỷ tàu to máy lớn, được trang bị đầy đủ súng đạn nên uy hiếp tấn công tàu cá của ông trên lãnh thổ quê hương ông.

http://baodatviet.vn/the-gioi/bon-phuong-24h/201303/Clip-ngu-dan-Viet-kien-cuong-doi-dau-hai-tau-hai-giam-2343224/



Đưa tay chỉ cánh cửa Ca bin bị hư hỏng tan hoang, thuyền trưởng Lê Khởi bức xúc kể lại, ngày 20/2 tàu của ông cùng 14 lao động rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản tại khu vực Gò Mới cách đảo cây Dừa (thuộc quần đảo Hoàng Sa) 155 hải lý về phía Nam.
Đến ngày 11/3, khi khai thác được trên 10 tấn cá ngừ ông quyết định cho tàu chạy lên đảo Bầu Trắng (Phú Lâm) để thả lưới buông câu và chạy về đảo. Trên đường chạy lên cách đảo Phú Lâm khoảng 80 hải lý, khoảng 10 giờ 00 ngày 13/3, khi tàu đang ở tọa độ 17,4 độ vĩ Bắc, 111.31 độ kinh đông, anh em đi trên tàu phát hiện có 2 tàu hải giám sơn màu trắng số hiệu 1239 và 308 được trang bị đầy đủ súng, pháo tăng tốc đuổi theo.

Khi cách tàu ông khoảng 20 mét, 2 tàu hải Giám này kẹp song song với tàu ông và bắn chỉ thiên ra hiệu dừng tàu nhằm uy hiếp, tuy nhiên ông vẫn cho tàu chạy lòng vòng và nhằm hướng đất liền chạy về.

Sau nhiều lần uy hiếp không thành, tàu hải Giám 308 đổi hướng bỏ cuộc, còn tàu 1239 tăng tốc bám riết tàu ông và chúng sử dụng vòng rồng, công suất lớn phun nước như muốn nhấn chìm tàu ông.

“Thấy chúng quá hung hăng nên tôi ra lệnh cho anh em đóng chặt cửa Ca bin để tránh nước vào, đồng thời chuẩn bị áo phao nếu xảy ra sự cố thì kịp thời xử lý, nhưng không ăn thua. 4 cánh cửa sổ gương bên phải nơi buồng lái Ca bin bị nước vòi rồng đập bể tan hoang nước tràn lênh láng. Ngoài ra, bọn chúng còn dùng súng bắn chỉ thiên uy hiếp ngư dân, quần nhau với chúng gần 1 giờ đồng hồ, thấy không ổn nên tôi kéo ga cho tàu chạy vào bờ”. Thuyền trưởng Lê Khởi nói.

Cảnh hải giám trang bị súng, vòi rồng uy hiếp được ngư dân Việt ghi lại




Tàu Hải Giám 1239 của Trung Quốc đang đuổi theo tàu cá ngư dân Lê Khởi (ảnh ngư dân Lê Khởi cung cấp).


Cửa ca bin tàu của thuyền trưởng Khởi bị hư do vòi rồng nước phun.


Các ngư dân trên tàu ông Khởi vẫn chưa hết bức xúc vì sự việc xảy ra.

Như quân cướp biển

Còn ngư dân Lê Đô, bạn chài đi trên tàu thuật lại, "Cứ nghĩ như những lần trước chúng chỉ hăm dọa, nào ngờ chúng lại hung hăng như vậy. Thấy chúng quay đầu bám theo, anh em đi trên tàu vẫn bình tĩnh bởi lần nào gặp chúng, chúng chỉ đuổi theo vài lý rồi thôi. Nhưng lần này thấy chúng có hành động quá khích hung hăng như quân cướp biển, như cho tàu cập sát mạn tàu mình, lính trên tàu thì giơ súng dọa bắn chỉ thiên, pháo trên tàu cũng quay nòng hướng về tàu mình nên anh em cũng hoảng. Khi thấy chúng sử dụng vòi rồng phun nước tấn công, nghĩ rằng chúng muốn nhấn chìm tàu nên anh em chui xuống buồng máy hò nhau tát nước để cứu tàu khỏi chìm. Cũng may nếu chúng làm tới không biết tính mạng anh em sẽ ra sao?"

Tiếp xúc với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nở, vợ của ngư dân Bùi Văn Phải, thuyền trưởng tàu cá QNg 96382 TS, ở thôn Tây An Hải mặt buồn rười rượi cho biết, trưa 13/3, sau khi bị tàu hải giám Trung Quốc rượt đuổi tại ngư trường Hoàng Sa, anh Phải có ICom về báo tin anh em trên tàu vẫn an toàn. Nghĩ rằng anh đang cho tàu trên đường chạy về đảo, nhưng ngay chiều đó anh lại ICom về báo tin tàu lại quay mũi ra Hoàng Sa để hành nghề, anh không cho tàu chạy về đảo như dự định vì chạy về là lỗ.

Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn cho biết, "Sau khi có thông tin tàu cá của ngư dân bị xua đuổi, tấn công tại ngư trường Hoàng Sa, chúng tôi đã cử lực lượng xuống tiến hành xác minh việc này. Ngoài 2 tàu QNg 96417 và QNg 96382 của ông Dương Văn Giàu và Bùi Văn Phải bị tàu hải giám của Trung Quốc xua đuổi khi đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thì còn nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn cũng bị xua đuổi tấn công".

“Ngư trường Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân chúng tôi, của cha ông chúng tôi, là vùng biển của Việt Nam nên dù khó khăn đến mấy chúng tôi quyết tâm không rời, nghỉ ngơi vài ngày lấy sức, sáng 20/3 tới, chúng tôi lại cho tàu vươn khơi bám Hoàng Sa” . Thuyền trưởng Lê Khởi khẳng định.
Văn Mịnh
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201303/Ngu-dan-Viet-ghi-lai-canh-duong-dau-hai-giam-co-sung-2343446/

Rút ngắn thời gian chạy tàu Hà Nội - TP.HCM: Cần 1,8 tỉ USD

TUẤN PHÙNG | 18/03/2013 08:07 (GMT + 7)
TT - Qua xem xét các nghiên cứu của tư vấn Nhật Bản về phương án nâng cấp đường sắt Bắc - Nam, Bộ GTVT đồng ý nghiên cứu phương án cải tạo để tàu khách đạt tốc độ bình quân 90 km/giờ, thời gian chạy Hà Nội - TP.HCM còn hơn 25 giờ (hiện tại là 30 giờ).
  • Ảnh: N.C.T.
  • Hệ thống đường sắt Việt Nam cần được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển - Ảnh: Thuận Thắng
  • Đồ họa: Như Khanh






































Tại cuộc họp thông qua báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu lập dự án đường sắt cao tốc các đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các công ty tư vấn thực hiện vào cuối tuần qua, nhiều phương án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam được đưa ra trong mối tương quan với sự phát triển đường sắt cao tốc.
Khả thi nhất về kinh tế
Kết quả nghiên cứu của các đơn vị tư vấn Nhật Bản đã đưa ra bốn kịch bản nâng cấp tuyến đường sắt dài 1.762km từ Hà Nội tới TP.HCM và kiến nghị nên thực hiện phương án cải tạo để chạy tàu khách đạt tốc độ bình quân 90 km/giờ, rút thời gian từ Hà Nội - TP.HCM còn hơn 25 giờ (hiện tại là 30 giờ) càng sớm càng tốt (phương án A2). Thực hiện phương án này vẫn giữ khổ đường đơn rộng 1m, ước tính chi phí đầu tư 1,8 tỉ USD và được xem khả thi nhất về kinh tế.
Với phương án nâng cấp đường sắt hiện tại lên đường đôi, khổ 1,435m để nâng tốc độ chạy tàu khách lên 150 km/giờ, tàu hàng 80 km/giờ (tàu chở container 120 km/giờ) với kinh phí ước tính 27,7 tỉ USD được phía tư vấn đề nghị không nên thực hiện. Đề nghị này được dựa trên tính toán về việc chuyển đổi đường sắt hiện tại sang khổ lồng và nâng cấp lên tốc độ tối đa 200 km/giờ sẽ gặp nhiều bất hợp lý.
Cụ thể, nếu nâng đường sắt hiện tại lên tốc độ chạy tàu tối đa 200 km/giờ bằng đường khổ lồng (chạy tàu khổ đường 1m và cả 1,435m) thì việc khai thác kết hợp tàu khách tốc độ cao trên đường 1,435m và tàu hàng trên đường 1m cũng không đạt được tốc độ cao. Nếu thực hiện chuyển đổi khổ lồng ở tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM thì đường sắt sẽ phải dừng hoạt động trong thời gian dài hơn nhiều.
Còn nâng cấp đường sắt hiện tại đạt tốc độ tối đa 200 km/giờ thì vẫn giữ đường sắt hiện tại để chạy tàu trong khi xây dựng đường 1,435m bên cạnh. Nếu tính cả hệ thống công trình điện, tín hiệu, đầu máy toa xe phải thay đổi để đạt tốc độ chạy tàu 200 km/giờ trên nền đường sắt cũ, JICA ước tính cần phải đầu tư khoảng 40 tỉ USD, gần như ngang với chi phí xây dựng một tuyến mới với tốc độ tương đương.
Quá trình nâng cấp này cũng cần tới 14-23 năm. Nếu thực hiện phương án này thì khó có thể điều chỉnh để trở thành hệ thống đường sắt cao tốc 300 km/giờ do chi phí xây dựng cao và thời gian xây dựng kéo dài. Bên cạnh đó, nếu nâng cấp đường sắt hiện tại lên tốc độ 200 km/giờ và khai thác cả tàu khách lẫn tàu hàng trên một tuyến cũng sẽ làm giảm tốc độ tàu khách, đồng thời gây nhiều khó khăn cho công tác bảo trì cũng như sắp xếp biểu đồ chạy tàu vì lịch chạy tàu dày đặc.
Chỉ xây mới đường sắt tốc độ cao
JICA đưa ra ba kịch bản xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam mới khổ 1,435m. Thứ nhất là xây dựng đường sắt cao tốc mới khổ 1,435m, tốc độ tối đa 320 km/giờ để vận chuyển khách. Thứ hai, xây dựng đường sắt cao tốc mới khổ 1,435m, tốc độ tối đa trên 200 km/giờ. Thứ ba, xây dựng đường sắt thường mới khổ 1,435m, vận chuyển cả hành khách và hàng hóa. Xây dựng tuyến đường sắt mới là cần thiết vì việc nâng cấp đường sắt hiện tại lên tốc độ cao hơn nữa sẽ gặp những khó khăn như đã phân tích ở trên. Trong khi đó, theo tính toán của các chuyên gia tư vấn Nhật Bản trong đoàn nghiên cứu của JICA, lượng hành khách trên hành lang Bắc - Nam sẽ tăng khoảng ba lần và lượng hàng hóa tăng 2,7 lần vào năm 2030 thì vận tải đường sắt không đáp ứng được nhu cầu nếu vẫn cải tạo đường sắt đơn hiện tại.
Tuy nhiên, với các phân tích về kết hợp chạy cả tàu khách và tàu hàng ở tốc độ tối đa 200 km/giờ, JICA cho rằng sẽ có nhiều vấn đề an toàn cần giải quyết, đồng thời vận tốc chạy tàu khách cũng giảm. Nếu duy trì vận tốc tối đa của đường sắt cao tốc trên 300 km/giờ thì tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM dài trên 1.500km mới có khả năng cạnh tranh được với hàng không. Nhưng do chi phí đầu tư đường sắt cao tốc quá lớn nên việc phát triển phải thực hiện theo giai đoạn, bắt đầu từ một số đoạn ưu tiên.
Việc phát triển toàn tuyến đường sắt cao tốc từ Bắc vào Nam chỉ phù hợp cho giai đoạn tới năm 2040 với giả định GDP của VN tăng trưởng trung bình 6%/năm thì thời điểm phù hợp đầu tư toàn tuyến đường sắt cao tốc là sau năm 2050. Bởi vì kinh nghiệm cho thấy chi phí đầu tư đường sắt cao tốc đầu tiên so với mức GDP tại thời điểm đầu tư ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chiếm 2-4%.
Mặc dù phương án xây mới đường sắt đôi khổ 1,435m, tốc độ 160-200 km/giờ không được đánh giá kỹ trong báo cáo so với phương án làm đường sắt cao tốc nhưng kết luận cuộc họp, Bộ GTVT chọn phương án này báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xin ý kiến về chủ trương phát triển. Còn với những nghiên cứu của JICA, Bộ trưởng Đinh La Thăng giao Tổng công ty Đường sắt VN tổ chức nghiệm thu báo cáo để JICA công bố độc lập về báo cáo này.
Kịch bản phát triển đường sắt cao tốc
* JICA đề xuất xây dựng hai tuyến chạy thử là Ngọc Hồi - Phủ Lý (khoảng 46km) nối Hà Nam với Hà Nội và đoạn Thủ Thiêm - Long Thành (khoảng 36km) nối TP.HCM với sân bay Long Thành. Đây là một phần của đoạn ưu tiên Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang. Chi phí đầu tư hai đoạn đường cao tốc có vận tốc 320 km/giờ ước tính khoảng 1,669 tỉ USD với đoạn Ngọc Hồi - Phủ Lý và 1,548 tỉ USD với đoạn Thủ Thiêm - Long Thành. Hai đoạn này nên hoàn thành vào năm 2021 để vận hành thí điểm và phục vụ đào tạo trước khi chuyển sang khai thác thương mại.
* Đoạn ưu tiên phía nam TP.HCM - Nha Trang sẽ được xây dựng, thông tuyến khai thác thương mại khoảng năm 2030. Đoạn ưu tiên Hà Nội - Vinh sẽ được xây dựng xong khoảng năm 2035. Đoàn nghiên cứu cho rằng thời điểm xây dựng hai tuyến này sẽ khả thi về kinh tế vào khoảng năm 2030. Tổng chi phí đầu tư của hai tuyến đường ưu tiên này là 21,4 tỉ USD, bằng 6,3% GDP của VN vào năm 2030.
* Đoạn Đà Nẵng - Huế sẽ được xây dựng trước năm 2040, còn các đoạn Vinh - Huế và Đà Nẵng - Nha Trang sẽ xây dựng sau năm 2040.

4 phương án cải tạo đường sắt Bắc - Nam hiện tại
- A1: Tổng công ty Đường sắt VN đang thực hiện để duy trì đủ độ an toàn cho kết cấu hạ tầng như cải tạo cầu yếu, hầm cũ, hệ thống thông tin tín hiệu, cải tạo đường ngang để đảm bảo tốc độ chạy tàu tối đa 90 km/giờ với tàu khách. Phương án này đang triển khai sẽ rút ngắn thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TP.HCM còn 28 giờ (rút ngắn được 2 giờ so với hiện nay). Phương án này vẫn giữ đường đơn khổ 1m.
- A2: Thực hiện các nhóm biện pháp điều chỉnh hướng tuyến cho ba đoạn nút cổ chai chính nhiều đường cong và dốc như đèo Hải Vân, đèo Khe Nét, Hòa Duyệt - Thanh Luyện (Hà Tĩnh). Sau khi cải tạo sẽ đảm bảo 50 đoàn tàu hoạt động trên tuyến mỗi ngày, tốc độ chạy tàu khách bình quân 90 km/giờ, tàu hàng 60 km/giờ trên đường đơn khổ 1m. Thời gian chạy tàu Hà Nội - TP.HCM còn hơn 25 giờ. Tổng mức đầu tư ước tính 1,8 tỉ USD. Đây là phương án được Bộ GTVT đồng ý nghiên cứu.
- B1: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435m để chạy tàu khách 120 km/giờ, tàu hàng 70 km/giờ, thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TP.HCM còn hơn 15 giờ. Phương án này sẽ cải tạo ba đoạn nút cổ chai chính bằng cách xây dựng đoạn tuyến bằng hầm, thay thế ray và tà vẹt, các đường ngang cùng mức sẽ đóng mở tự động để đảm bảo chạy tàu tốc độ cao hơn; đầu tư thêm đầu máy toa xe có khả năng vận hành tốt ở tốc độ chạy tàu 120 km/giờ để vận hành 116 đoàn tàu/ngày. Chi phí ước tính 14,5 tỉ USD.
- B2: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435m, tốc độ chạy tàu khách 150 km/giờ, tàu hàng 80 km/giờ (tàu chở container lên 120 km/giờ). Thực hiện phương án này phải sử dụng tàu động cơ điện với tàu khách và đầu máy động cơ điện với tàu hàng. Số tàu hoạt động trên tuyến là 122 tàu/ngày. Chi phí nâng cấp ước tính 27,7 tỉ USD.

Tin ngày 18/3/2013 - Xã hội dân chủ: xu thế tất yếu của thời đại

Xã hội dân chủ: xu thế tất yếu của thời đại

Tưởng cũng không cũ khi nhắc lại luận cứ của Francis Fukuyama, cách đây hơn 23 năm, trong bài tiểu luận The End of History (Sự cáo chung của lịch sử) đăng trên tạp chí The National Interest (Hoa Kỳ) mùa hè năm 1989, trước khi sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ: “Điều chúng ta đang chứng kiến có thể không phải chỉ là sự chấm dứt của chiến tranh lạnh, hay sự trôi qua của một thời kỳ lịch sử hậu chiến nhất định, mà là sự chấm dứt của chính lịch sử: có nghĩa, điểm cuối của quá trình tiến hóa trong hệ ý thức của nhân loại và sự phổ quát của mô hình dân chủ tự do Tây phương như hình thức chính quyền cuối cùng của con người.”[1]
“What we may be witnessing is not just the end of the Cold War, or the passing of a particular period of post-war history, but the end of history as such: that is, the end point of mankind’s ideological evolution and the universalization of Western liberal democracy as the final form of human government.” (The end of history)
Luận điểm trên đã tạo ra làn sóng tranh luận toàn cầu kéo dài trong một thời gian sau khi bài báo phát hành. Tôi không có ý định chứng minh lại tính thực tiễn của nó, chỉ có điều, không lạm bàn mà chỉ tìm hiểu ‘sự thật’ của vấn đề ‘trào lưu dân chủ’ trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay. 

Xét sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội loài người trong lịch sử hình thành của nó, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, tôi thử ‘cô đọng’ lại tiến trình lịch sử trong hình trên, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các châu lục, các nền văn minh khu vực… với giả định rằng sự phát triển của nó ‘phẳng’ theo không gian hai chiều: xã hội loài người phát triển tịnh tiến dựa trên sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và dựa trên sự tổng hòa của các nền văn minh riêng lẻ hoặc có sự giao thoa các khu vực và châu lục.

Theo biểu đồ trên, sự phát triển xã hội loài người tại các châu lục có vẻ tương đồng cho đến thời kỳ xã hội phong kiến. Tôi gặp chút rắc rối khi ‘trải ngang’ theo thứ tự thời gian các hình thái kinh tế – xã hội phát triển từ thấp đến cao, mà theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa là giai đoạn phát triển cao nhất của xã hội loài người (?). Trên thực tế, khối các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ còn 7 quốc gia vào năm 2010, chiếm 0,3%[2] !(xem hình bên).
Như vậy, xét về tính phổ quát, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã giảm hẳn về qui mô và số lượng, và đã không còn chứng tỏ tính ưu việt của nó trong xã hội hiện đại ngày nay. (Riêng mô hình ‘chắp vá’ của Trung Quốc là trường hợp cá biệt còn phải tranh luận. Thời gian sẽ sớm có câu trả lời). Điều này chứng tỏ một dạng hình thái kinh tế – xã hội khác tiên tiến hơn đã hình thành, trên nền tảng kế thừa những đặc điểm ưu trội của hai hệ thống xã hội tư bàn & xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là xã hội dân chủ hay dân chủ – cộng hòa. Nói đúng hơn, chế độ dân chủ – cộng hòa là sự thay thế phù hợp của chế độ TBCN dưới tác động của sự cạnh tranh gay gắt của chế độ xã hội chủ nghĩa và của xu thế ‘dân chủ hóa’ trong xã hội hiện đại.

Theo công bố hàng năm của tổ chức Freedom House (Ngôi nhà Tự do) – là một tổ chức ‘quyền con người’ phi chính phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu – cho biết năm 2012 chỉ còn 45 quốc gia (chiếm 23%) trên thế giới có nền chính trị ‘phi dân chủ’, tập trung ở châu Á, Trung Đông và châu Phi [3] (xem hình).

Với thực tiễn trên, để làm rõ qui luật phát triển khách quan tôi trình bày các hình thái kinh tế – xã hội theo biểu đồ phát triển hình trôn ốc, chuyển đổi nhanh trong vòng vài thế kỷ dưới tác động ‘bước ngoặt’ của các cuộc cách mạng tư sản (từ thế kỷ 17-19) tại Tây Âu và Bắc Mỹ, cách mạng xã hội chủ nghĩa của khối Đông Âu bắt nguồn từ Cách mạng tháng 10 Nga (đầu thế kỷ 20) và các cuộc cách mạng bất bạo động hay cách mạng hòa bình (thực chất là các cuộc cách mạng dân chủ độc lập dân tộc) từ Mùa Xuân Praha 1968 đến năm 1989 tại Đức, các nước Đông Âu, và năm 1991 tại Liên Xô. Những cuộc nổi dậy này đã kéo theo sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa, dẫn đến tuyên bố kết thúc Chiến tranh Lạnh[4].

Cuộc cách mạng dân chủ vẫn không ngừng tiếp diễn với cuộc trỗi dậy “Mùa Xuân Ả rập” tháng 1 năm 2011, khởi đầu từ Tunisia lan sang các nước Ả rập và gần đây là quá trình cải cách dân chủ ‘tự nguyện’ của Tổng thống Thein Sein tại Myanmar. Như vậy, ‘Dân chủ’ có thể gọi là “hình thức nhà nước cuối cùng” – theo qui luật tiến hóa lịch sử khách quan – đã chứng tỏ sự tiên tiến của nó với sự hiện diện rộng khắp toàn cầu ngày nay.
Đánh giá về sự đổ vỡ của Liên bang Xô Viết (và, có lẽ, vai trò lịch sử của các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung). Tổng thống Putin đã chỉ dẫn một câu nói nổi tiếng: “Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm; Ai muốn khôi phục Liên Xô trong quá khứ, người đó không có đầu óc.”[5]
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mọi cuộc cách mạng, theo tôi, ngoài yếu tố quản trị yếu kém dẫn đến nền kinh tế sa sút, còn nằm ở vấn đề độc quyền về quyền lực (chuyên quyền). Sự ‘độc quyền tuyệt đối’ thường dẫn đến sự ‘tha hóa tuyệt đối’ của chính quyền mới khi xã hội không tồn tại một cơ chế nào cho sự kiểm soát hay khắc chế quyền lực hữu hiệu; cuối cùng điều này sẽ dẫn đến sự trì trệ về kinh tế và suy thoái về chính trị. Đó cũng là lý do mà nền chính trị dân chủ, trong đó “thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do” và một nhà nước pháp quyền theo mô hình tam quyền phân lập đã khẳng định một thể chế mà “mọi công dân đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và được hưởng các quyền tự do được thừa nhận rộng rãi.”[6]

Để minh chứng cho làn sóng ‘dân chủ hóa’ toàn cầu ngày nay, tổ chức Freedom House chỉ ra mức độ tương quan giữa mức độ tự do (dân chủ) của mỗi quốc gia và sự giàu có của nó qua biểu đồ so sánh năm 2010 (các nước có ‘chỉ số tự do’ từ 1 – 2,5 thì được coi là ‘tự do’, từ 3 – 5 là ‘tự do một phần’ và từ 5,5 – 7 là ‘không có tự do’)[7].
Ngoại trừ 9 nước xuất khẩu dầu lửa và Singapore là những ngoại lệ, biểu đồ cho thấy đa số các nước có GDP/đầu người lớn hơn 10.000 USD thường có chỉ số tự do ≤ 2,5; còn các nước có chỉ số tự do ≥ 5,5 thường nằm ở mức có chỉ số GDP/đầu người ít hơn 3.000 USD. Lẽ dĩ nhiên, không một người dân nào mong muốn sống trong một đất nước kém phát triển chỉ vì thiếu dân chủ.
Khách quan mà nói, một xã hội dân chủ sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi đối tượng, thúc đẩy sự sáng tạo cũng như thừa nhận sự khác biệt ở mỗi cá nhân trong cộng đồng. “Dân chủ là thể thức mà ở đó người dân có khả năng tham gia quyết định các chính sách của một quốc gia hay tham gia thành lập bộ máy nhà nước thông qua bầu cử.”[8] Do vậy sẽ kích thích sự năng động cũng như tính trách nhiệm của chính phủ trong việc điều hành, giúp đất nước nhanh chóng phát triển. Thường thì tiến trình dân chủ sẽ đến nhanh hơn với các quốc gia có trình độ dân trí cao, có nền khoa học-kỹ thuật phát triển. Nhưng ‘dân chủ’ (quyền lực của nhân dân, theo tiếng Hy lạp) đã hình thành sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN tại Anthena.[9] 
Từ 80 nhà nước dân chủ những năm 1970, sau hơn 40 năm đã hình thành 149 nhà nước dân chủ/dân chủ-cộng hòa cho thấy xu thế ‘dân chủ hóa’ đang bước vào mọi ngỏ ngách các quốc gia trên thế giới. Tất nhiên, thể chế dân chủ cũng tồn tại những mặt trái của nó ở một số quốc gia, nhưng giải pháp mà nhà nước chọn lựa sẽ mang tính quyết định, nó có thể ngăn cản trong tuyệt vọng hay tiếp sức cho xã hội phát triển theo qui luật tự nhiên. Trên hết, các nhà lãnh đạo cần nhìn nhận xu thế và ‘dũng cảm chia sẻ quyền lực’ với nhân dân, vì lợi ích của chính dân tộc mình. Không gì khác ngoài ‘lợi ích dân tộc’!

Trần Ngọc Thạch
-----------------
Tham khảo
[1]: http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/kinhte/FrancisFukuyama.htm  – Francis Fukuyama: Lý thuyết về Nhà Nước hay Từ chuyên chế đến dân chủ, Nguyễn Trường đăng ngày 01/08/2011 trên VietSciences; & “The End Of History” – Francis Fukuyama.
[2], [4], [6], [8] & [9]: Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia: “Các hình thái kinh tế-xã hội”, “Tư bản chủ nghĩa”, “Hệ thống XHCN”, “CM bất bạo động”, “Dân chủ” & “Dân chủ Cộng hòa”…
[5]: http://antg.cand.com.vn/vi-VN/sukienbinhluan/2007/1/60858.cand : Tổng thống Putin đánh giá về sự giải thể của Liên Xô, Nguyễn Hoà (theo Prada) ngày 15/01/2007.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
  • Vi cá mập không còn là món ăn quý tại Hồng Kông (RFI) - Quyết định mang tính lịch sử về việc bảo vệ năm loại cá mập đang bị đánh bắt quá mức, do cộng đồng quốc tế đưa ra trong tuần này, là một vố đau mới cho giới buôn bán vi cá tại Hồng Kông.
  • Hải quân Hoa Kỳ khốn đốn vì tài chính (RFI) - Tại Hoa Kỳ, hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ hồi đầu tháng này đã không đạt được thỏa thuận về ngân sách, dẫn đến việc áp dụng cắt giảm tự động chi tiêu công đến 85 tỉ đô la trong vòng 7 tháng.
  • Bình Nhưỡng: Vũ khí hạt nhân không phải là hàng trao đổi với Mỹ (RFI) - "Hoa Kỳ lầm tưởng vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên là hàng mậu dịch". Đây là phản ứng của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên về đề nghị của Mỹ khuyến khích Bình Nhưỡng bỏ tham vọng hạt nhân đổi lấy viện trợ quốc tế để cải thiện nền kinh tế yếu kém.
  • Tân chủ tịch Trung Quốc kêu gọi « đại phục hưng » Trung Hoa (RFI) - Hôm nay, phát biểu trong phiên bế mạc khóa họp thường niên Quốc hội Trung Quốc, trên cương vị tân Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi một sự « đại phục hưng quốc gia Trung Hoa » và thúc giục quân đội nâng cao khả năng chiến đấu để giành chiến thắng.
  • Quan hệ với Nhật Bản: Mối quan tâm lớn của tân Ngoại trưởng Trung Quốc (RFI) - Hôm qua, 16/03/2013, Bắc Kinh thông báo thành phần tân chính phủ. Sự kiện đáng chú ý là việc bổ nhiệm ông Vương Nghị làm Ngoại trưởng. Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường có thể trông cậy vào cựu đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản để làm dịu mối quan hệ với Tokyo.
  • Iraq: Bom nổ ở Basra, 10 người chết (VOA) - Chưa có phe nhóm nào tuyên bố thực hiện các vụ tấn công ở thành phố cảng, có đa số dân là người Hồi giáo Shia, thường rất yên tĩnh này
  • Bắc Hàn đe dọa đảo thuộc Nam Hàn (BBC) - Bắc Hàn vừa đe dọa Nam Hàn khi yêu cầu các cư dân miền Nam phải rời khỏi các hòn đảo trước khi có thể bị miền Bắc tấn công.
  • Trung Quốc chuẩn y tân nội các (BBC) - Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn thành viên nội các mới với ông Lý Khắc Cường là tân Thủ tướng chính phủ cùng bốn phó thủ tướng.
  • Vật lộn mưu sinh (BaoMoi) - Phụ hồ, bán quán, làm thuê làm mướn... Ít ai ngờ những chiến sĩ kiêu hùng trong trận hải chiến với quân Trung Quốc 25 năm trước giờ vẫn phải tiếp tục chiến đấu để vượt qua đói nghèo
  • Trung Quốc lại đưa tàu đến Trường Sa của Việt Nam (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu nghiên cứu khoa học đến Trường Sa và yêu cầu quân đội tăng khả năng chiến đấu, Triều Tiên quyết không từ bỏ vũ khí hạt nhân...là tin tức thời sự chính ngày 17/3.
  • Quá quá tam (BaoMoi) - TP - Nhiều ở đây là những cuốn sách cho trẻ em có dính tới chút… nhạy cảm. Chục ngày trước là chuyện “cổng trường em cắm cờ Trung Quốc” của NXB Dân Trí.
  • Thả nổi thị trường sách tham khảo: Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT ở đâu? (BaoMoi) - PN - Trong lúc dư luận chưa hết “choáng” với chuyện “cổng trường cắm cờ Trung Quốc” trong quyển Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ (NXB Dân Trí) thì liên tiếp những ngày sau đó người ta lại phát hiện cờ Trung Quốc được in trong quyển Bé làm quen với chữ cái - NXB Đại học Sư phạm - Hà Nội, bản đồ Trung Quốc kèm “đường lưỡi bò” vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em (NXB Tổng hợp TP.HCM). Tiếp theo, quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 (NXB Giáo Dục) lại bị dư luận “soi” là sách... sưu tầm.
  • Thủ tướng Singapore: Trung-Nhật có thể nổ ra xung đột (BaoMoi) - Trang tin của hãng Thông tân Trung ương Đài Loan (CNA) tối 16/3 dẫn phỏng vấn của tờ Washington Post đối với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng mặc dù Trung Quốc và Nhật Bản không cố ý gây xung đột với nhau, nhưng hai bên có thể đụng độ ở biển Hoa Đông gây ra tai nạn.
  • SCMP: Hải chiến Trường Sa và bài học về tình huống bất ngờ ở Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ không dừng lại, nó sẽ tìm cách "kiểm soát" phần còn lại của quần đảo Trường Sa khi sức mạnh hải quân của nó phát triển như một sự phản ánh tuyên bố về cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh ở Biển Đông với đường lưỡi bò phi pháp.
  • Trái tim Việt cách nửa vòng trái đất (BaoMoi) - Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền tới 80% diện tích biển Đông bằng cái đường 9 đoạn đứt khúc mà thiên hạ gọi là “đường lưỡi bò”. Xét về mặt khoa học và luật pháp quốc tế thì chả ai chấp nhận được cái “lưỡi” tham vô lý, chả kinh độ vĩ độ nào đang liếm vào chủ quyền biển đảo của các nước láng giềng. Có kiện ra tòa án quốc tế như Philippines đang làm thì “lưỡi bò” cũng tự thấy vô lý nên “trốn tòa” và lý do duy nhất họ đưa ra là “thực tế lịch sử”. Và để trả lời cho “thực tế lịch sử” ấy là một thực tế rất hùng hồn rằng chính lịch sử của các vị thông qua bản đồ cũng của chính các vị đã công nhận cương vực của các vị chỉ tới đảo Hải Nam và không hề có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và như nhiều người trong nước, có một người Việt Nam ở bên kia Tây bán cầu đang mải mê tự nguyện làm bài toán chứng minh này. Con người ấy là anh Trần Thắng.
  • Tướng Thước: Chúng ta phải thẳng thắn trong mối quan hệ với Trung Quốc (BaoMoi) - (GDVN) - Việc tuyên truyền những ngày mang ý nghĩa lịch sử của các cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1974, năm 1979 và năm 1988 không phải là để khiêu khích TQ mà là sự thẳng thắn. Sự thẳng thắn này sẽ góp phần làm cho mối quan hệ này thêm tốt đẹp bởi vì đã là các sự kiện lịch sử thì không thể bóp méo và phải được tuyên truyền cho nhân dân được biết”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói.
  • “Phép thử của Trung Quốc với Thủ tướng Nhật Bản” (BaoMoi) - Trung Quốc vừa công bố kế hoạch triển khai một đội khảo sát đến quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông. Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) số ra ngày 14/3 cho rằng đây chẳng qua chỉ là một phép thử phản ứng của Trung Quốc đối với Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe.

Hiệu quả Chính trị là gì?

Hiệu quả chính trị là một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lý thuyết và thảo luận chính trị để đề cập đến mức độ lòng tin và tác động đối với chính phủ mà các công dân cảm thấy hoặc tin là họ có. Hiệu quả chính trị thấp cho thấy công dân của một quốc gia có ít lòng tin đối với chính phủ của họ và cảm thấy dường như hành động của họ có ảnh hưởng rất ít hoặc không có ảnh hưởng nào đối với hành động của các nhà lãnh đạo chính trị của họ.  Trái lại, mức độ hiệu quả cao thường cho thấy công dân tin rằng chính phủ của họ đang làm những gì tốt nhất cho họ và những hành động mà họ cùng chung tay thực hiện có thể có một tác động tích cực đối với chính phủ. Loại thông tin này thường được xác định thông qua thăm dò ý kiến và điều tra, và được sử dụng bởi các chính trị gia và các phương tiện truyền thông, báo chí để hiểu được tình hình chính trị của một quốc gia hoặc khu vực.
Khi nghiên cứu khái niệm này, các nhà khoa học chính trị có xu hướng phân chia hiệu quả chính trị thành hai hình thức: nội tại và ngoại tại. Hiệu quả nội tại liên quan tới việc người dân cảm thấy kỹ năng, kiến ​​thức và năng lực của mình có thể có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống chính trị. Loại hiệu quả này thường cho thấy khả năng một người dân đi bỏ phiếu hoặc trở nên tích cực về mặt chính trị, khi họ cảm thấy những gì họ có thể cống hiến thực sự có thể có tác động đối với hệ thống chính trị. Trong khi còn có một số tranh luận về mối quan hệ nhân quả tiềm năng giữa hiệu quả chính trị và số cử tri đi bầu, thì dường như đã có một sự tương quan mạnh mẽ giữa những người có hiệu quả chính trị nội tại cao với khả năng họ tham gia bỏ phiếu.
Hiệu quả ngoại tại liên quan tới việc người dân cảm thấy chính phủ đáp ứng các nhu cầu của họ như thế nào và hệ thống chính trị và chính phủ phản ánh các nhu cầu và mối quan tâm của họ tốt đến mức nào. Loại hiệu quả này có thể có liên quan nhiều đến lòng tin và mức độ người dân cảm thấy chính phủ quan tâm đến họ hay nhu cầu của họ và của những người như họ. Hiệu quả ngoại tại thấp thường có thể cho thấy sự thờ ơ đối với các chính trị hoặc chính phủ, và công dân có cảm giác rằng chính phủ không đại diện cho họ.
Cả hai hình thức này có thể được sử dụng như các chỉ số tiềm năng cử tri đi bầu, cũng như thái độ hiện hành đối với chính phủ và độ phổ biến của các phong trào chống bảo thủ/phản chính thống. Những người có hiệu quả chính trị thấp thường có xu hướng ủng hộ các ứng viên cải cách, mặc dù họ có thể không thực sự bỏ phiếu bởi vì họ cảm thấy rằng hành động của họ không thực sự ảnh hưởng đến tiến trình chính trị. Hiệu quả chính trị cao thường thấy ở những người có khả năng sẽ đi bỏ phiếu vì họ tin rằng họ có ảnh hưởng đến chính phủ, và có thể hỗ trợ người đương nhiệm bởi vì họ cảm thấy chính phủ đã đại diện cho họ một cách có hiệu quả.
Nguyễn Quang dịch, WiseGeek
Trích từ Một góc của tôi
 

"Nói với mình và các bạn": Vận động hành lang, thành lập đảng...


Dưới đây là bài viết thứ tư trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị, về sự tham gia, về tự do ngôn luận và sự phân biệt giữa tự do ngôn luận với xúc phạm người khác, về hiến pháp, quyền lập hiến và quyền tẩy chay hiến pháp, bất phục tùng dân sự.

Còn mục đích của bài thứ tư, thứ năm là trả lời một cách cụ thể câu hỏi: Trên lý thuyết, tham gia chính trị là làm gì?; và liên hệ nó với những câu chuyện trong thực tiễn ở Việt Nam cũng như thế giới.

Kỳ 4: VẬN ĐỘNG HÀNH LANG, THÀNH LẬP ĐẢNG...

Với cách hiểu chính trị là “quá trình ra quyết định và thực thi quyết định đó trong một nhóm, một cộng đồng, một xã hội, một quốc gia”, hoạt động chính trị, theo nghĩa rộng, là tất cả những gì bạn làm để tạo áp lực lên một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức, nhằm thuyết phục họ hành động như ý bạn muốn. Còn theo nghĩa hẹp, hoạt động chính trị là công việc của những người làm chính trị như một nghề để sống; tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn đến các chính trị gia chuyên nghiệp trong một kỳ khác của loạt bài này.

Trở lại với cách hiểu hoạt động chính trị là tất cả những gì bạn làm để thuyết phục cá nhân, cơ quan, tổ chức, bạn thấy ngay là nó quá rộng: Từ việc nhỏ như vận động cả công ty đặt điều hòa nhiệt độ ở mức trên 25 độ C, cho đến việc lớn hơn như làm thế nào để GS-TS. Nguyễn Minh Thuyết tiếp tục làm đại biểu quốc hội thêm một khóa thứ ba, trong khóa này dứt khoát phải làm sao để bác ấy thúc đẩy vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý dứt điểm chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm… cái gì cũng là hoạt động chính trị cả.

Quá rộng, quá nhiều và bao trùm, nhưng bạn đừng “ngộp thở” vội, vì chúng ta sẽ phân loại các hoạt động chính trị ngay bây giờ. (1) Về cơ bản, có các hình thức hoạt động chính trị như sau: vận động; hoạt động đảng phái; làm truyền thông; khiếu kiện; biểu tình; đình công; tẩy chay; bất tuân dân sự; bạo động, ám sát. (Bạn có thể thấy hình thức cuối cùng, “bạo động, ám sát”, là đầy màu sắc bạo lực, vô luật, vô chính phủ. Đúng vậy, nhưng chúng vẫn cứ là hoạt động chính trị và vì thế vẫn sẽ được liệt kê ở đây.)

Vận động 

Vài năm gần đây, trong ngôn ngữ chính trị của Việt Nam xuất hiện một số từ mới như “vận động hành lang”, “vận động chính sách”, dịch từ tiếng Anh “lobby” và “policy advocacy”, gọi chung là “vận động”. Đó là việc một cá nhân, hoặc một nhóm lợi ích có tổ chức, tác động lên quá trình hoạch định chính sách để chính sách được ban hành theo ý họ, bằng cách gặp gỡ trao đổi, thuyết phục, hối lộ, đe dọa người làm chính sách. Ví dụ bạn mời sếp đi nhậu, hoặc đến nhà sếp biếu vợ sếp mảnh khăn kết hợp với cái phong bì, để nhờ sếp hạ thấp tiêu chuẩn cho chức vụ trưởng/phó phòng… đều là vận động cả.

Trên bình diện quốc gia, người làm chính sách có thể là quan chức chính phủ, dân biểu (nghị sĩ, ở ta gọi là “đại biểu quốc hội”), và cả tòa án. Riêng ở Việt Nam, “đối tượng” làm chính sách bao gồm một lực lượng tối quan trọng là lãnh đạo các cơ quan Đảng, từ trung ương đến địa phương.

Vận động, theo nghĩa nguyên thủy của nó, là một hoạt động chính đáng, hợp pháp và cần thiết. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để nó chính đáng, hợp pháp, là vận động phải đảm bảo công khai, minh bạch – mà công khai, minh bạch những gì, hình thức vận động cụ thể như thế nào, thì do luật pháp quy định. Ví dụ, công chúng có quyền biết là nhóm lợi ích nào đang ủng hộ và tác động để dự án Đường sắt cao tốc Bắc-Nam được thông qua, nhóm lợi ích nào đứng sau chủ trương khai thác bauxite Tây Nguyên… Thậm chí luật còn phải quy định rõ: Đưa bao nhiêu tiền thì là hợp lý và chấp nhận được?

Nếu không có luật, không có sự công khai minh bạch, thì vận động sẽ trở thành “đi đêm”, “hối lộ”, “móc ngoặc”, “tham nhũng chính sách” như ở Việt Nam.

Về phần mình, nếu bạn (hoặc nhóm lợi ích của bạn, nếu có) muốn vận động thành công thì điều kiện tiên quyết là bạn phải có khả năng “tiếp cận đối tượng hoạch định chính sách” hoặc phải biết sử dụng người có khả năng làm việc đó. Tóm lại là biết “đi đúng cửa” – chuyện này thì ở nước nào cũng vậy.

Hoạt động đảng phái

Vận động là hình thức hoạt động chính trị mà một cá nhân – như bạn – cũng có thể làm. Nhưng tất nhiên, nó sẽ hiệu quả hơn nếu bạn có tổ chức. Giống như khi bạn muốn tất cả các cơ quan, công sở, đều thực hiện phong trào “trên 25 độ C”, thì bạn nên huy động thêm một số người cùng nghĩ như bạn vào việc thuyết phục, hoặc bạn phải lôi kéo được một tổ chức nào đó có liên quan, ví dụ một NGO (2), một cơ quan báo chí, một kênh truyền hình về môi trường, cùng tham gia ủng hộ/ bảo trợ/ tài trợ cho bạn. Một tiếng nói đơn lẻ khó mà có sức mạnh như nhiều tiếng nói cùng kết hợp một cách có tổ chức.

Cho nên hoạt động chính trị gắn với tổ chức, đảng phái là vì thế. Để hiệu quả, bạn sẽ phải hoặc là thành lập một tổ chức/ chính đảng mới; hoặc gia nhập một tổ chức/ chính đảng có sẵn; hoặc bố trí, chỉ định nhân sự vào một tổ chức/ chính đảng nào đó có ảnh hưởng quyết định chính sách (hiểu nôm na là “cài cắm người”).

Việc đoàn kết, tập hợp lại là điều đương nhiên để có thể thực hiện một mục đích chung, chẳng hạn để tiếng nói của mình được lắng nghe; vậy nên nó đã trở thành một trong các quyền con người căn bản, ngôn ngữ chính trị gọi là “quyền lập hội” (bao gồm cả thành lập đảng phái). Định nghĩa một cách đầy đủ hơn: Quyền lập hội là quyền của mỗi cá nhân được hợp tác cùng các cá nhân khác trong việc lên tiếng, thúc đẩy, theo đuổi và bảo vệ một/những lợi ích chung của họ. Quyền này đôi khi cũng được gọi là quyền tụ tập.

Như vậy, bạn có thể thấy khiếu kiện tập thể, biểu tình, thành lập đảng mới, đều là thực hiện quyền tự do tụ tập/ quyền tự do lập hội của mình. Và chắc rằng đến đây thì bạn cũng đã hiểu vì sao luật về hội của Việt Nam mãi vẫn chưa được thông qua, sau ít nhất 16 lần dự thảo (tính đến năm 2010); vì sao Nhà nước lại ra Nghị định 38 xử phạt hành chính các hành vi tụ tập đông người; vì sao nước ta bao lâu nay chẳng có đảng nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền...

Bạn cũng có thể tự hỏi: Vậy nếu là người dân thấp cổ bé họng, không có khả năng tiếp cận nhà làm chính sách để mà lobby, cũng không được kết hợp với những người khác, không được “có tổ chức” đứng sau lưng, thì còn biết làm cách nào để lên tiếng, để nguyện vọng của mình được lắng nghe và thực hiện đây?

Trong thời đại Internet, công nghệ Web 2.0 (chứ không phải Đảng và Nhà nước ta) đã đem đến một cách mới cho người dân lên tiếng. Cách đó đã được sử dụng và mang lại hiệu quả nhất định trong nhiều sự kiện chính trị vài năm trở lại đây, và các blogger, Facebooker gọi nó là “làm truyền thông”. Và bạn biết không, đó cũng chính là một hình thức hoạt động chính trị.

Đoan Trang

-----------------

(1) Cách phân loại này dựa trên một số lý thuyết về khoa học chính trị, đặc biệt là của nhà chính trị học người Mỹ Austin Ranney, cùng với nhìn nhận của tôi về thực tế ở Việt Nam.

(2) NGO, viết tắt của cụm từ tiếng Anh non-governmental organization, nghĩa là tổ chức phi chính phủ.

Kỳ sau: Làm truyền thông hay là “tuyên truyền phản tuyên truyền” .

Vũ Công Giao - Quân đội được quy định như thế nào trong hiến pháp?

Nghiên cứu hiến pháp của các quốc gia trên thế giới cho thấy, chỉ có ít bản đề cập đến quân đội nói riêng, lực lượng vũ trang nói chung. Những bản hiến pháp này cũng chỉ quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của quân đội/lực lượng vũ trang (chống ngoại xâm, giữ gìn an ninh trật tự) và nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc hoặc nhân dân chứ không với một đảng phái nào.

Đối với các quốc gia dân chủ, điều này rất dễ hiểu, vì Tổ quốc và nhân dân thì trường tồn, còn các đảng phái chính trị thì thay đổi theo lịch sử. Trong bối cảnh đó, nếu quy định quân đội/lực lượng vũ trang phải trung thành với một đảng phái chính trị nào đó thì sẽ phải giải tán những lực lượng này khi đảng phái ấy không còn nắm giữ được quyền lực lãnh đạo xã hội (điều mà rất thường thấy sau mỗi đợt bầu cử). Thêm vào đó, điều này dẫn đến những nguy cơ lớn cho xã hội, vì đảng chính trị có thể sử dụng lực lượng vũ trang để đàn áp nhân dân nhằm cố  giữ quyền lãnh đạo xã hội của mình bằng mọi giá.
Hiến pháp hiện hành của các nước XHCH còn lại trên thế giới cũng không quy định quân đội/lực lượng vũ trang phải trung thành với đảng. Cụ thể, Hiến pháp Cu ba năm 1976 (sửa đổi các năm 1978,1992,2002) không có điều nào đề cập đến lực lượng vũ trang.[1] Hiến pháp CHDCND Lào năm 2003 chỉ quy định lực lượng vũ trang trung thành với dân tộc.[2] Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) quy định rõ lực lượng vũ trang thuộc về nhân dân mà không đề cập gì đến Đảng.[3] Hiến pháp CHDCND Triều Tiên năm 2009, phù hợp với chính sách “Shogun” (ưu tiên quân đội và vấn đề quân sự), dành đến ba điều nói về lực lượng vũ trang nhưng cũng không quy định quân đội phải trung thành với Đảng.[4]
Tất cả các bản Hiến pháp được thông qua ở Việt Nam từ trước đến nay, kể cả hai bản Hiến pháp 1956,1967 ở miền Nam trước đây, cũng đều không quy định quân đội phải trung thành với một đảng chính trị nào. Tuy nhiên, Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 đã bổ sung Điều 45 Hiến pháp 1992 (thành Điều 70 Dự thảo) một đoạn nêu rõ, “lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân …”. Đây là một trong những quy định gây tranh luận nhiều nhất trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Xét từ những phân tích kể trên, có thể thấy cần giữ nguyên Điều 45 Hiến pháp hiện hành, bởi nếu sửa như Điều 70 Dự thảo sẽ biến hiến pháp mới của Việt Nam trở thành một “đặc thù” không có ở đâu trên thế giới.

Vũ Công Giao
 

[1] Xem Hiến pháp Cu ba, bản tiếng Anh, tại  http://www.servat.unibe.ch/icl/cu00000_.html
[3] Xem Điều 29 Hiến pháp CHND Trung Hoa, bản tiếng Anh, tại   http://english.people.com.cn/constitution/constitution.html
[4] Xem các Điều 59,60,61 Hiến pháp CHDCND Triều Tiên, bản tiếng Anh, tại

Đảng đang sợ?

Nếu hồi thời Phục Hưng, chính khách Ý Nicolò Machiavelli qua tác phẩm “Quân Vương” chủ trương thủ đoạn chính trị, bất chấp đạo lý để duy trì quyền lực của “quân vương”, thì lịch sử ngày nay tại Việt Nam cho thấy một trong những nguyên tắc cai trị của đảng CS là dựa trên nỗi sợ hãi của người dân. Và trong 68 năm cầm quyền, đảng đã thành công vì người dân luôn “sống trong sợ hãi”. Nhưng hiện giờ, tình hình này như thế nào?
Trong giai đoạn xem chừng như đặc biệt hiện nay, khi sự bày tỏ ý nguyện kéo theo sự ủng hộ ngày càng dồn dập và gia tăng của người dân Việt, từ Kiến Nghị 72, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tuyên bố của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tuyên bố của Công dân Tự do, “Tuyên ngôn Nguyễn Đắc Kiên”, thì, nói theo lời blogger Trần Quốc Việt, “bóng đêm sợ hãi đang bắt đầu tan để nhường chỗ cho ánh hồng của bình minh mới”.
Khi nhân dân nổi giận
Luật sư Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn từ Canada nhận thấy thực trạng trong nước bây giờ là người dân VN “đang thức tỉnh”, dần bước ra khỏi nỗi sợ hãi để giành lại quyền quyết định số phận của mình, nhất là sau khi giới cầm quyền “khép vội cơ hội lắng nghe ý dân” trong việc sửa đổi Hiến pháp, khi đảng CSVN vẫn khẳng định quyền độc tôn cai trị vĩnh viễn đất nước vì cho rằng họ “có công” trong quá khứ.
Nhưng, theo GS Trần Khuê từ trong nước, một khi người dân “nổi giận” thì từ phong kiến, thực dân, đế quốc đều “bay” hết chứ đừng nói chi tới chế độ “độc tài, tham nhũng hiện giờ”:
“Chính tập thể độc tài hiện giờ đang sợ nhân dân đấy chứ. Nhân dân ta có điểm đặc biệt như thế này, là khi “gần chết” mới “nổi giận”, mà khi nổi giận thì phong kiến, thực dân, đế quốc đều “bay” hết; đám độc tài, tham nhũng trong nước hiện giờ cũng bay thôi. Vấn đề là thời gian thôi.”
Trong thư ngỏ gởi Tổng biên tập Đinh Đức Lập của báo Đại Đoàn Kết để trả lời bài viết của ông Lập tựa đề “Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự nguỵ tạo có chủ đích”, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội khẳng định rằng “Người dân hiện đã dám đứng thẳng và nói thẳng thì sự hù dọa là chuyện trẻ con. Hãy quan tâm đến con số hàng ngàn người ký tên công khai vào bản “Tuyên bố công dân tự do” để thấy người dân Việt Nam ngày nay không còn là đàn cừu của đảng, để có thể giao phó số phận và tương lai đất nước cho bất cứ kẻ nào làm hại dân tộc. Họ đã không còn sợ hãi trước bạo quyền”.
Từ Mascơva, nhà báo Nguyễn Minh Cần nhận xét về nỗi sợ trong nước:
“Vấn đề ở đây phải nói rằng người dân sợ chính quyền mà chính quyền cũng lại sợ dân. Sợ dân nhất là sau những vụ bùng nổ ở Bắc Phi, Trung Đông, thì chính quyền Việt Nam bây giờ lại sợ dân vô cùng. Cho nên họ thẳng tay đàn áp – hết sức mạnh, hết sức kịch liệt, thậm chí chẳng cần luật pháp gì cả.”

kyten250.jpg
Giáo dân giáo xứ Ngọc Long, giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992.
Suy vong tất yếu
Nhưng, theo nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, thì một khi phía cầm quyền không còn đủ khả năng tranh luận bằng trí tuệ, sự thật mà chỉ dùng súng đạn, bạo lực để hù dọa, trấn áp nhân dân thì điều đó chỉ thể hiện sự suy vong tất yếu của một chế độ không được lòng dân.
Cựu đại tá quân đội nhân dân Việt Nam Bùi Văn Bồng cho biết nguy cơ “tiêu vong’ ấy đã liên tục được báo động trong các nghị quyết, các hội nghị của đảng, và, nhà báo Bùi Văn Bồng lưu ý, rằng “Đảng càng sợ mất Đảng thì lại càng ra sức cảnh giác, đề phòng những gì bị coi là nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng”.
Theo LS Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn thì càng sợ hãi, chính quyền càng đàn áp người dân nhiều hơn; hậu quả là, càng đàn áp họ càng “nén chặt” khao khát thay đổi của nhân dân, và biến “sức đè nén” ấy thành một kho thuốc nổ chậm trong công chúng.
Trong khi đó, giới trẻ chiếm đại đa số trong khoảng 90 triệu dân trong nước hiện nay đang sống trong thời đại “bùng nổ thông tin”, tạo điều kiện cho họ ngày càng nhận rõ những gì đã và đang diễn ra trên quê hương Việt Nam - và cả thế giới. Bối cảnh như vậy, theo LS Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn, khiến các nhà lãnh đạo đảng CS trở thành “già cỗi nhìn thấy chính mình chỉ còn đại diện cho một thế hệ lụi tàn”.
Thời đại bùng nổ thông tin như vậy, blogger Trần Quốc Việt nhận xét, đã giúp lớp trẻ trong nước ngày nay trưởng thành hơn so với các thế hệ đi trước, đặc biệt là về phương diện chính trị, để họ có thể “bước ra khỏi lối mòn nô lệ” của thế hệ cha ông; và giới trẻ trong nước ngày nay muốn sống trong không khí tự do thực sự, không kiên nhẫn chờ đợi như những thế hệ đã qua, cũng như họ có đủ khả năng cùng quyết tâm, lòng can đảm để hành động vì tương lai của mình và dân tộc.
Có lẽ những đức tính ấy phần nào giải thích về sự ra đời của bản “Tuyên ngôn Nguyễn Đắc Kiên”.

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-03-17

“Đảng CSVN đang tiến thoái lưỡng nan”

Tiến trình dân chủ tại Việt Nam là xu thế lịch sử, không thể đảo ngược.  Nhanh hay chậm, tùy thuộc vào sự nhập cuộc, dấn thân và năng nổ cũa thành phần trí thức, thanh niên sinh viên, công nhân, nông nhân, doanh nhân, đảng viên và cán bộ trong bộ máy công an, quân đội. Tuy nhiên, dù thế nào thì mục tiêu chính vẫn nằm trong nổ lực tranh đấu ôn hòa. Xu thế thời đại hiện nay là bất bạo động, thì hướng đấu tranh cũng cần nằm trong hướng vận động chiến lựợc đó.
Hiện nay, phong trào dân chủ vẫn còn trong vòng tự phát, với mức độ gia tăng khủng bố và trấn áp của chế độ, những nổ lực hình thành lực lượng đối lập còn gặp rất nhiều trở ngại. Dù vậy, đó phải là hướng nhắm đến để xây dựng tiếng nói thống nhất, có trọng lượng, có sức mạnh và uy tín đối với nhân dân trong và ngoài nước, phối hợp hiệu quả hầu giữ thế đối trọng với chế độ.
Về lâu dài, nếu phong trào dân chủ tác động mạnh mẽ lên tình hình chính trị Việt Nam , sẽ đẩy đảng CS vào vị trí phải quyết định: nhượng bộ chấp nhận đối lập chính trị, hoặc bị đổ nhào khi quần chúng phẩn nộ xuống đường. Trong cả hai hướng, vai trò nhân dân và các lực lượng dân chủ trong nước là chính, nhưng  hợp tác và dựa vào Cộng Đồng Người Việt hải ngoại, để vận dụng sự yễm trợ về tài chánh và ngoại vận, khai dụng các áp lực từ các quốc gia phương Tây lên chế độ toàn trị.
Cuộc đấu tranh hiện nay đang diễn ra trên hai mặt, trong nước và hải ngoại. Mỗi mặt, có ưu và khuyết, có mặt đóng vai trò tiền tuyền, quyết định, có mặt giữ nhiệm vụ hậu phương, yểm trợ. Chúng ta cần phối hợp hai mặt trận nhịp nhàng, vừa tạo áp lực lên chế độ toàn trị-độc tài; vừa quảng bá rộng rải tin tức đàn áp đối lập, vi phạm nhân quyền trên trường quốc tế, vừa nhanh chóng phổ biến tin tức trong ngoài để nhân dân bắt kịp thông tin. Cần sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả phương tiện truyền thông đại chúng của các mạng internet, trang nhà, blog, email, video, youtube, facebook v.v.., đặt chế độ toàn trị – độc tài vào thế không thể che đậy sự thực, bị cô lập, lên án, áp lực kinh tế và chính trị  từ nhiều dư luận quốc tế, mỗi lúc một mạnh mẽ, đến mức không thể làm ngơ được.
Nếu chế độ tiếp tục câm lặng trước phẫn nộ của nhân dân, hệ quả sự đổ nhào, dẫn đến hỗn loạn chính trị, không thể tránh khỏi. Lúc đó, những người cộng sản muốn cứu đảng khỏi cơn thịnh nộ của lịch sử chắc sẽ khó khăn, đảng có thể bị gạt ra khỏi vũ đài chính trị vĩnh viển. Hiện nay, đảng CSVN đang đứng trước thế “tiến thoái lưởng nan”. Hoặc chấp nhận đối thoại với các xu hướng chính trị, hợp tác đưa đất nước đi vào quỹ đạo tiến bộ, dân chủ tự do. Lúc đó, tùy theo diễn biến chính trị, đảng CSVN có thể bị mất vị trí lãnh đạo nhưng giữ được uy tín, bảo vệ tương lai chính trị. Hoặc sổ toẹt hết mọi thứ, chấp nhận thách thức đối đầu, tìm mọi cách bám quyền độc tài lãnh đạo. Tất cả tùy vào thái độ ứng xử khôn khéo và có tầm nhìn cao cũa những nhà lãnh đạo CSVN.
Xu thế thời đại là dân chủ đa nguyên. Trong 68 năm, kể từ khi người cộng sản nắm chính quyền, họ chưa bao giờ chấp nhận đối thoại. Tuy nhiên, thời kỳ làm mưa làm gió của đảng chắc sớm tàn lụi. Gần đây, hàng loạt các chế độ toàn trị đã bị sụp đổ, đảng CSVN biết họ đang sắp hàng để nối vào dòng những chế độ độc tài, bị nhân dân nguyền rủa, bị nhân dân đứng lên phản đối, bị vứt vào đống rác của lịch sử.
Để có dân chủ, công nhận đối lập chính trị, chấp nhận đa đảng vẫn là những điều kiện tiên quyết nhằm thể hiện xu hướng cải cách triệt để. Vì vậy, những điều khoản vi hiến bảo đảm quyền độc tài như Điều 4 Hiến Pháp cần hủy bỏ, tạo điều kiện cho các tổ chức đối lập ra đời, đi vào giòng sinh hoạt chính trị dân chủ, tiệm tiến và ôn hoà. Về thực tế, tiến trình này quá lý tưởng, kinh nghiệm cho thấy những người CS  không dám thực hiện, trừ khi họ bị áp lực dữ dội từ phong trào dân chủ, giống như đảng CS Nga đã từng đứng trước thử thách lớn lao như vậy. Hiện nay, mục tiêu khẩn cấp của phong trào dân chủ, cần xây dựng và dựa vào sức mạnh của chính mình, cần tạo dựng áp lực từng bước trong mỗi cơ hội chính trị, áp lực chính trị càng mạnh, tiến trình dân chủ hoá càng sớm thành tựu. Dĩ nhiên, không ai tự thắt thòng lọng vào cổ trừ trường hợp họ ở trong tình thế tuyệt vọng. Những người cộng sản cũng vậy, họ đang đắn đo và sợ hãi cho số phận khi chấp nhận đối lập.
Thực ra, không chấp nhận đối lập, nói cách khác “không dám thay đổi hay bỏ Điều 4 Hiến Pháp, đảng CSVN coi như đang tự sát cho sinh mệnh chính trị của đảng”. Vì trước mắt, đối với nhân dân, đảng đã trở thành lực lượng phản bội, cản trở xu hướng tiến bộ. Đối với lịch sử, đảng tượng trưng cho một bộ phận lạc hậu, chậm tiến, đang cố tình kéo dài quá trình biến thái của chủ nghĩa hậu phong kiến ở thế kỷ 21.
Mông Cổ sau địa chấn của cách mạng Đông Âu, đảng CS Mông Cổ bị đổ nhàu. Tuy nhiên trong cuộc bầu cử dân chủ vài năm sau, đảng CS Mông Cổ đã dành lại quyền lãnh đạo hợp pháp, được sự công nhận của nhân dân Mông cổ. Thời gian qua, khi các lực lượng dân chủ Mông Cổ nắm chính quyền, họ đã vấp phải một số nhược điểm trầm trọng. Vì vậy, nhiều nông dân và dân nghèo đã phát biểu ủng hộ lại những người cộng sản, họ muốn có một sự thay đổi chính quyền, bất kể chính quyền đó có khuynh hướng cộng sản hay không cộng sản.
Vì thế, chưa cực đoan đến độ như người ngoài đảng vẫn chủ quan và trong đảng Cộng sản thì lo ngại. Nếu chấp nhận đối lập chính trị, đảng CS chưa hẳn bị mất quyền lãnh đạo. Nếu có, trong bối cảnh đa nguyên, tôn trọng sự hiện hữu của các tiếng nói chính trị đối lập, họ vẫn có quyền góp phần trong tiến trình xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, công bằng và thịnh vượng. Điều này về ý nghĩa, cũng là mục tiêu của những người cộng sản có lương tri. Đâu nhất thiết phải triệt để nắm quyền lãnh đạo, chuyên chính, đàn áp bất cứ ai đối lập với đảng. Về lâu dài, bất kể chính quyền mới nào, cộng sản hay không cộng sản, nếu giả mạo dân chủ hay bị quyền lực làm tha hoá, mon men đi đến khuynh hướng độc tài đều phải bị đào thải.
Hiện nay phong trào đấu tranh vì dân chủ còn chưa mạnh. Bên cạnh đó, vấn đề ý thức dân chủ từ phía Nhân dân vẫn còn chưa sâu, vì hệ quả của chính sách bưng bít và cai trị độc đoán. Sống trong môi trường được ban phát, kềm kẹp, và thường trực bị đe doạ, đại đa số thường làm theo quán tính, hoặc cam chịu, không dám đòi hỏi, phản đối hay bày tỏ chính kiến.
Vì vậy, một trong những mục tiêu cũng cấp bách của phong trào, của các lực lượng dân chủ là gây dựng ý thức đòi hỏi quyền phát biểu chính kiến, quyền độc lập tư duy, quyền tham gia đóng góp ý kiến công khai vào các chính sách xã hội, hiến pháp, kinh tế, chính trị, quyền đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quyền bày tỏ lòng yêu nước  v.v..…để từng bước, tạo cho Nhân Dân lẫn đảng viên đảng CSVN, quen với sinh hoạt chính trị dân chủ, có ý thức dân chủ và không sợ hãi tiến trình dân chủ.
© Đỗ Thành Công
© Đàn Chim Việt

Những giới hạn của Đảng Cộng sản

Chính quyền và Đảng cộng sản VN đang nỗ lực bảo vệ quyền lực độc tôn của mình
Theo dõi đợt huy động người dân góp ý kiến cho tu sửa Hiến pháp 1992 mà nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam đang chủ xướng hiện nay, tôi thấy Đảng cộng sản đang bộc lộ một số giới hạn là lực cản của mình trong cách giải quyết bài toán vốn liên quan tới sự tồn vong của họ.
Các giới hạn này có thể không chỉ đóng vai trò quan trọng đằng sau các động thái được cho là 'lúng túng, thiếu nhất quán' của Đảng (vốn bị một bộ phận quần chúng, trong đó có các cư dân mạng, đặt câu hỏi khi Đảng ‘lúc mở, lúc đóng’ cho phép dân tham góp ý kiến xây dựng hiến pháp); mà chúng còn có thể quyết định các động thái chiến lược trong tương lai của Đảng. Vậy các giới hạn ấy là gì? Chủ quan, khách quan ra sao?
Trước hết, trong cảm nhận của tôi, có vẻ có ba giới hạn là lực cản mang tính chủ quan đến từ thế hệ - tuổi tác, tính toán chính trị và tâm l‎ý ý thức có vai trò ngăn trở các tiến hóa chính trị, quyền lực của Đảng.
Thứ nhất, giới hạn của phạm vi tuổi tác của các thế hệ lãnh đạo của Đảng có vẻ đang là một lực cản có tác động mạnh. Thế hệ đang chấp chính trong bộ máy 'chóp bu' ở Việt Nam hiện nay đa số là các đảng viên kỳ cựu được trưởng thành trong giai đoạn mà trong nước vẫn gọi là cuộc chiến tranh ‘chống Mỹ cứu nước.’
Những người không trực tiếp ‘cầm súng’ thì cũng thuộc các lực lượng chính trị, xã hội, các tổ chức ở hậu phương, hoặc con cháu của những đảng viên ‘chiến binh’, ‘cán bộ’ trong chiến tranh của Đảng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) đề cao việc bảo vệ đảng và quyền lực của chính quyền
'Tuổi tác'

"Không có gì đảm bảo chắc chắn rằng các cán bộ lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ sẽ thoát khỏi ý thức hệ, tâm lý và não trạng chuyên chính như trên"
Tuổi tác quyết định ít nhất hai điều. Trước hết, những người lãnh đạo có thể mang theo họ những ảnh hưởng tâm l‎ý chính trị, ý‎ thức thời chiến, ấn tượng tâm l‎ý của thời kỳ xung đột địch ta quyết liệt và không kém phần bạo lực do hoàn cảnh. Đây là cũng là giai đoạn không chỉ xuất hiện các yếu tố cấu thành tâm l‎ý thù hận, địch ta, mà đặc biệt là giai đoạn của tâm lý và não trạng lãnh đạo được cho là duy ý chí, nguyên tắc máy móc về chuyên chính vô sản, điều đã được nhiều nhân sỹ, trí thức trong đợt góp ‎ý kiến nhân lần sửa hiến pháp vừa qua nhắc tới, nhất là sau phát biểu của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây “sửa gáy” đảng viên, cán bộ (và qua đó, cảnh cáo, răn đe quần chúng về thái độ và lập trường của họ) khi đóng góp sửa đổi Hiến pháp, cũng như trong chiến dịch truyền thông, tuyên truyền bảo vệ Đảng và chế độ rất rầm rộ hiện nay.
Tiếp đó, cũng giống như trường hợp của Kim Jong-un, tân lãnh tụ của Bắc Triều Tiên, mặc dù trẻ tuổi, ở độ tuổi trên dưới 30, nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn rằng lớp các cán bộ lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ cộng sản sẽ thoát khỏi ý thức hệ, tâm lý và não trạng chuyên chính như trên. Một trong các lý do là vì nếu họ được cơ cấu vào bộ máy lãnh đạo các cấp, thì trên con đường đi tới quyền lực, họ chịu sự ảnh hưởng của các thế hệ cha anh, cha chú lãnh đạo, xung quanh họ vẫn còn các tác động của những người mà có thể “tôi đưa anh lên được, thì tôi cũng có thể hạ anh xuống được.” Nhưng quan trọng nhất, môi trường "xã hội hóa về chính trị” kép từ nền giáo dục đậm màu sắc “lịch sử chiến tranh” và “chuyên chính vô sản” từ phổ thông cho tới trường Đảng, lại bổ sung thêm bằng các môi trường rèn luyên đã được “cơ cấu”, “dự kiến, quy hoạch nhân sự” và thực tập quyền lực trong môi trường cạnh tranh quyền lực với “thẻ đoàn, thẻ đảng, bổng lộc, sổ đỏ (đất đai), cổ phần ưu đãi và tương lai là sổ hưu,” họ có xu hướng đã thích ứng mạnh và củng cố tâm l‎ý, ý thức chính trị một cách chủ động, có ý‎ thức, và qua đó biến những yếu tố này trở thành thành tố “kiên định” kiểu “thép đã tôi thế đấy” và có thể "bảo hoàng hơn cả vua" bên cạnh sự nhạy bén với "lợi ích kinh tài cá nhân và phe nhóm". Họ, nếu vẫn trong guồng máy cũ, với tư cách một thế hệ lãnh đạo mới, có thể sẽ không có sự đổi mới như ai đó mong đợi về cải tổ chính trị-xã hội, cách mạng dân chủ, nhân quyền triệt để ở Việt Nam, cả trong và ngoài nước, kỳ vọng.
Tất nhiên, thích nghi, thích ứng là một năng lực đặc biệt của con người, nếu giữ không được, khi thời cuộc thay đổi, thì những tầng lớp lãnh đạo hiện nay, và những thành phần tiềm năng trong “thế hệ trẻ” sẽ thay đổi rất nhanh, nếu họ tính toán, cân nhắc thay đổi theo kịch bản nào là có lợi nhất cho họ, thậm chí chỉ qua một đêm, khi xuất hiện dấu hiệu cải tổ chính trị, thể chế và xã hội mới, căn bản và thực sự.
'Chắc cờ'
Giới hạn có tính lực cản thứ ba có vẻ nằm ở bài toán và tư duy cân nhắc thiệt hơn của Đảng nên cải tổ, đổi mới trong tình hình hiện nay hay là không làm gì, hoặc vừa di chuyển vừa kiểm soát, nếu buộc phải di chuyển.
Trong một bài viết của mình trên BBC, một ‎ý kiến của nhà quan sát và vận động trong nước cho rằng những người chiến đấu cho cải tổ chính trị, cải cách dân chủ ở Việt Nam cần phải “thẳng thắn với đảng, thành thật với mình,” theo tôi điều này liên hệ tới một giới hạn thứ hai của đảng, đó là tâm lý “chắc cờ” của họ. Đảng ngày càng tuyên bố phải nắm chắc quyền lực hơn, thì làm sao có thể nghe ‎và làm theo một cách đơn giản ý kiến của các giới nào đó đòi đảng chia sẻ quyền lực, thậm chí từ bỏ nó?
Lâu nay, trên truyền thông mạng không chính thức, có ‎ý kiến trào phúng cho rằng Tổng bí thư Đảng Cộng sản là thiếu sáng suốt, trong khi một số ý kiến khác cho rằng ngược lại, nhà lãnh đạo của Đảng hiện nay không hề lú lẫn như bị cáo buộc.
Hai luồng ý kiến đều có thể có những l‎ý riêng của mình, một bên có thể cho rằng nhà lãnh đạo của Đảng không nhìn thấy hết tiền đồ và đang tích cực làm những việc chỉ dẫn đến tương lai thiếu bền vững của Đảng, khi ông và các đồng chí cố tình “giữ khư khu” quyền lực; còn bên kia thì có thể lập luận rằng “nếu ông Tổng bí thư cải tổ kiểu Gorbachov, ông và các đồng chí, chiến hữu của ông sẽ không còn ghế quyền lực để ngồi, và bổng lộc để hưởng, chưa kể có thể bị trừng phạt, trả thù,” bởi vậy nên phải giữ chắc, thì đó là tính toán chính trị dựa trên cân nhắc hơn thiệt, có sự tham gia của hoạt động tư duy "trí tuệ" ở nhà lãnh đạo đó, chứ không phải đơn thuần là “lú lẫn.”
Nhưng tôi cho rằng chính tính toán “chắc cờ”, “giữ khư khư” quyền lực này là giới hạn, hạn chế thứ hai của Đảng. Nó có vai trò như một lực cản, một phanh hãm của mọi dự án, mọi tư duy đổi mới. Chưa bơi đã sợ chết đuối, chưa chạy đã sợ ngã, chưa ra tới biển lớn đã muốn quay về nhà, do đó mà có thể có luồng ý kiến cho rằng, Đảng đang “ăn đong” , đang “bóc ngắn cắn dài” trên chính "di sản chính trị đếm từng ngày" của mình, bất luận thân phận, tương lai của dân tộc ra sao và được ngày nào thì hay ngày ấy.
Như vậy, tâm l‎ý sợ buông ra là đánh mất này đã làm cho Đảng quyết định siết chặt, và nó đứng đằng sau việc đảng đang sử dụng bộ máy tuyên truyền và an ninh, kể cả lực lượng vũ trang, để thắt lại, đưa vào khuôn khổ, định hướng lại dư luận xã hội, răn đe các lực lượng cạnh tranh, muốn thách thức quyền lực, từ những người được cho là các nhóm phản biện xã hội công khai có nguồn gốc cán bộ, đảng viên của Đảng, chính quyền, hay những ai mà đảng cho là các “thế lực thù địch” lợi dụng, tuyên truyền, chống phá, mặc dù họ có thể luôn biểu đạt chính kiến một cách công khai và bất bạo động, chân thành đến mức nào.
Biểu tình ở Việt Nam
Có thể chính quyền đang ngại các cuộc xuống đường của dân chuyển hướng thách thức vào quyền lực của Đảng
'Sợ hãi'
Giới hạn mang tính lực cản thứ ba, như trong một tiết lộ gần đây của một giảng viên cao cấp trong hệ thống đào tạo và l‎ý luận của quân đội đã cho thấy, Đảng sợ mất “sổ hưu.” Sổ hưu ở đây như nhiều bình luận trên mạng đã phân tích, chính là nỗi sợ không định đoạt, kiểm soát được tương lai gần, tương lai xa, bổng lộc, quyền lực mà hiện nay được cho là "vô giới hạn" của Đảng (chính quyền vẫn chưa có luật về Đảng). Nỗi sợ hãi này về những trừng phạt của chính quyền hậu cộng sản, phi cộng sản, trong tương lại, về những áp lực đòi hỏi tìm lại công lý bị mất trong quá khứ của quần chúng, nhân dân một khi đảng đánh rơi quyền lực, đã làm cho Đảng co lại và tìm tới phương thuốc dễ dàng nhất, vốn đã sử dụng quen lâu nay, dù càng ngày càng có vẻ bị "nhờn" trước dân, đó là “chuyên chính vô sản” và sử dụng các răn đe, trừng phạt, thậm chí chế áp bằng bạo lực trước dân nhằm triệt tiêu, ngăn chặn mọi hiểm họa có thể dẫn tới “cơn bão lốc” cách mạng của quần chúng. Và để giải quyết tạm thời trong một hay một vài đại hội đảng, nếu có, của mình, chính quyền và đảng quyết định tiếp tục điều mà tôi gọi là “xuất khẩu nỗi sợ” sang quần chúng. Đáng nhẽ tôi sợ anh, thì anh lại phải sợ tôi, và tôi làm cho anh sợ tôi, để anh không thấy tôi sợ anh.
Quy luật tâm l‎ý chuyển hóa nỗi sợ theo phương cách này có thể hoạt động trong một số tình huống, nhưng được cho là không bền vững, vì có ít nhất hai lẽ. Sợ hãi trong một thời gian quá dài có thể sẽ dẫn người mang tâm lý đó, như quần chúng, công dân ở một số quốc gia, xã hội, cộng đồng tới một mức độ quá khiếp sợ và dẫn tới nhu cầu cấp bách phải chuyển hóa nỗi sợ của họ sang dạng “tức nước vỡ bờ”, tức là một cấp độ còn cao hơn “nhờn thuốc” (không sợ, hết sợ, bão hòa, trơ ra, bất cần...), và tiến tới “vượt qua sợ hãi”, động lực bùng nổ tâm l‎ý đã góp phần làm nên các cuộc cách mạng mùa Xuân Ả-rập gần đây, và cuộc cải tổ sâu rộng làm sụp đổ toàn bộ hệ thống chính trị chuyên chế ở Đông Âu theo chủ nghĩa xã hội trước đây, trong đó có Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Roumani, Liên Xô, v.v…
Mặt khác, bị nỗi sợ mất chính quyền này chắn lối, các dự án, ý đồ cải tổ chính trị nếu có ở trong đảng có thể sẽ bị chặn lại, (nhất là ở điểm then chốt là cải tổ triệt để về chính trị, thể chế và quyền lực, dân chủ hóa, tôn trọng các thiết chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dẫn nhập các yếu tố nhà nước pháp quyền thực sự, chuẩn bị chủ động, chu đáo cho các quá trình chuyển đổi kinh tế, chính trị và xã hội hậu thể chế, hậu mô hình chuyên chế, trong đó đảm bảo chuyển giao hòa bình, phát triển bền vững, văn minh, có trách nhiệm và tôn trọng luật pháp...), để tiếp tục làm cho đảng “ổn định quyền lực về hình thức trong hiện tại, nhưng bất chắc về tương lai.” Bằng chứng là nếu ai hỏi các lãnh đạo đảng xem đảng sẽ tồn tại trên vị thế độc tôn thâu tóm chính quyền trong bao lâu, thì khó có ai trong họ có câu trả lời rõ ràng và thuyết phục. Còn nếu hỏi dân, thì cần mở ra trưng cầu ý kiến khách quan, công khai, nghiêm chỉnh, câu trả lời đó có thể sẽ có ngay, và do đó, sẽ bị loại bỏ trong mọi dự án manh nha, từ trứng nước. Thời gian ba tháng vừa qua khi góp ý thay sửa Hiến pháp chưa “bị siết lại” đã cho thấy rõ một phần câu trả lời, với nhiều ý kiến nói thẳng: đảng chỉ có thể tiếp tục sinh mệnh chính trị trong tưong lai nếu chịu chia sẻ và thậm chí từ bỏ quyền lực mà trên hình thức, nguyên tắc được thể hiện ở Điều 4 của Hiến pháp hiện hành.
'Môi trường'
Trên đây là ba giới hạn đóng vai trò các trở ngại chủ quan, đến từ bên trong nội bộ đảng, có liên quan thế hệ - tuổi tác, tính toán thiệt hơn nhất thời và tâm lý sợ hãi cùng cách thức xử lý.
Tiếp theo, trong số nhiều giới hạn, trở ngại khác, tôi muốn đề cập tới ba giới hạn hay trở ngại có tính “khách quan” đến từ môi trường, làm ngăn bước tiến hóa trong vị thế quyền lực và sinh mạng chính trị của Đảng. Đó là các giới hạn, trở ngại đến từ: thứ tư, cung cách đấu tranh cho cải tổ chính trị, dân chủ ở trong nước; thứ năm, môi trường ‎ý thức hệ; và thứ sáu, vai trò của áp lực quốc tế mà chủ yếu từ các thể chế và nhà nước dân chủ phương Tây.
Trong thành tố của cải tổ chính trị ở Việt Nam, trong ý thứ tư, các lực lượng muốn cải tổ tuyệt đối ở bên trong và xuất phát từ nội bộ của đảng (trí thức, đảng viên, cán bộ hưu trí) mặc dù đã tỏ ra hết sức can đảm, vẫn buộc phải sử dụng các hình thức che chắn, đề phòng cho an ninh của mình, trong đó có cách nói “men men”, “dựa vào luật của chính quyền” do đảng đề ra, quyết định, để đấu tranh từng bước, từng nấc, trong khuôn khổ, để thay đổi chính khuôn khổ chung. Đây chính là một điều kiện để đảng và chính quyền cũng dựa vào đó “kéo dài cuộc chơi”, với việc gia hạn nhận ‎ý kiến tu chỉnh Hiến pháp lần này là một ví dụ, hay việc thu hút cả xã hội, dư luận xã hội vào một trung tâm chú ‎ý là “sân khấu sửa hiến pháp” vẫn “từ túi của đảng” rút ra là một ví dụ khác. Nếu cả hai bên còn chơi bóng bàn kiểu này, mà hiện rất khó có diễn biến khác, thì trận thi đấu sẽ còn kéo dài tới khi nào mà hai bên còn có thể duy trì các cách chơi của họ. Tức là chưa có hồi kết. Việc bảo cả hai bên thay đổi cách chơi của mình, mà hiện nay có vẻ còn tương đối an toàn cho cả hai bên, do vậy, có vẻ khó khăn.
Đặc biệt điều này càng khó khi hai bên chơi bóng không có trọng tài, không ai đảm bảo rằng nếu cải tổ xảy ra, hoặc không xảy ra thì điều gì sẽ xảy đến với thận phận chính trị của mình. Đây chính là dạng lực cản tinh vi ngăn trở một kịch bản, dự án nào đó về chuyển giao, hay thay đổi, hoặc tiến hóa quyền lực trong dạng thức mới, trong tương lai của đảng có liên quan tới quyền lợi, lợi ích chính đáng của nhân dân và quốc gia, vận mệnh của dân tộc.
Lãnh đạo Trung Quốc
TQ vừa thay đổi thế hệ lãnh đạo với cam kết giữ ổn định chính trị và quyền lực của đảng, bên cạnh tăng trưởng
'Phương Tây'
Thứ năm, như những gì mới diễn ra ở Cuba và Trung Quốc, thậm chí Bắc Triều Tiên, bất chấp các chuyển biến ở Miến Điện hoặc ở nơi khác gần đây, toàn bộ khối các quốc gia đang sử dụng chuyên chính vô sản như hình thức quản l‎ý, công nghệ xã hội nhằm duy trì, thống trị quyền lực độc tôn và toàn trị, vẫn chưa chuyển biến, thay đổi “cấp tiến”, "căn bản." Thậm chí Trung Quốc được cho là còn có các động thái tạo lực đẩy, lực kéo hướng một số quốc gia cộng sản ít nhất là không rời khỏi vòng ảnh hưởng chính trị, kinh-tài của mình, chưa nói là ngăn họ rơi vào vòng ảnh hưởng của phương Tây. Câu hỏi đặt ra là trong khi Việt Nam còn chịu ảnh hưởng tương tác liên đới về hình thức, tâm lý “với khối quốc gia với ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa ” này, với toàn khối vẫn chưa động thủ, chưa trao trả quyền lực hay trong quá trình chuyển giao, chia sẻ quyền lực đích thực, thì tại sao Việt Nam (đảng cộng sản) lại phải thay đổi?
Đây là một lực cản dù không hẳn rõ ràng, nhưng về mặt tâm lý chính trị, nó có vai trò tiếp tục để Đảng cộng sản duy trì cách chơi cũ, não trạng cũ và tiếp tục “ngó nghiêng” môi trường, chờ đợi, chờ thời, và dựa vào đó mà quyền biến ứng xử sau, mặc dù về mặt biện chứng mà nói, các dòng tư duy biến đổi, các động thái biến chuyển có thể vẫn không ngừng diễn ra trong nội bộ đảng, nội bộ chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, xã hội, cộng đồng và quần chúng.
Và cuối cùng là giới hạn tới từ “phương Tây”. Lực cản thứ sáu này đến từ môi trường khách quan, với việc nhiều quốc gia và định chế dân chủ phương Tây trong mấy năm qua được cho là “ít nhiều bị bận rộn, sa lầy” giải quyết các vấn đề kinh tài nội bộ của khối, của từng quốc gia, tổ chức trong đợt suy thoái kinh tế toàn cầu, nên có thể ít nhiều giảm thiểu các trọng tâm chú ý và can thiệp tới một số quốc gia vốn “cần” được chuyển đổi sang thể chế dân chủ văn minh (trong đó có các chế độ cộng sản còn lại, mà Việt Nam là một thành viên). Trên thực tế, đây là một điểm có thể gây tranh cãi. Phương Tây "bận rộn", nhưng có vẻ vẫn đang hiện diện ở một số địa điểm trên thế giới như Syria hay Miến Điện, sau Libya. Tuy nhiên đúng là cách chơi của các quốc gia này với khối cộng sản đã phức tạp hơn trước, trong hợp tác có tác động, áp lực, trong tác động áp lực, có nhượng bộ, hợp tác.
Vấn đề là ai quan trọng với ai hơn trong một quan hệ, lĩnh vực, thời điểm gắn với lợi ích cụ thể; và vấn đề nội bộ của riêng Việt Nam có tới mức cấp thiết với các quốc gia phương Tây hay các thể chế được cho là “tiến bộ, tiên phong” đó trên thế giới hay không? Đó là các câu hỏi chưa hẳn có sẵn câu trả lời, chưa nói tới luật pháp Quốc tế, hay bản thân các thiết chế chính trị, luật pháp của Liên hợp quốc và nhiều định chế quốc tế khác, cũng còn tiếp tục định hình, hoàn thiện, chuyển mình trong thế kỷ 21. Ngoài ra, mặc dù môi trường là quan trọng, nội lực tự thân có vai trò như thế nào? Nếu một chủ thể cầm quyền trong xã hội nhất định không đổi mới, hoặc chậm cải tổ, thì xử thế của các chủ thể còn lại trong quốc gia và tương tác giữa họ với chủ thể kia sẽ phải và cần ra sao?
Và trong khi còn chờ đợi câu trả lời, phải chăng đây có thể là một yếu tố nữa như lực cản khách quan khiến đảng Cộng sản chưa thấy “cấp thiết” cần cải tổ như những gì mà những người khác, chủ thể chính trị - xã hội khác trong xã hội, trong nhân dân, các giới, các tầng lớp có thể ít nhiều đã nhìn thấy trước và đang không ngừng cầu vọng.
Quốc Phương
bbcvietnamese.com

Trần Nam Chấn - Nhận định tình hình chính trị - xã hội ba quý còn lại của năm 2013

Quý đầu của năm 2013 đã trôi qua gần hết. Mặc dù những tháng tới sẽ là giai đoạn biến động với những diễn biến khó lường, nhưng đến nay, đã có thể phần nào nhận ra được cục diện chính trị - xã hội của cả năm.
Trước hết là vấn đề nội tình của tập đoàn cầm quyền. Đến nay, đảng CSVN chỉ còn là một sự liên kết hờ giữa những phần tử cơ hội ở các mức độ khác nhau. Họ vào đảng vì quyền lợi cá nhân. (Chính các đảng viên cũng cười thầm hoặc thậm chí công khai mỗi khi nói hoặc nghe nói về cái gọi là ‘lý tưởng cộng sản cao đẹp’.) Và cũng vì quyền lợi nên trong đảng đã hình thành những bè phái mà người ta hay gọi là các ‘nhóm lợi ích’ đấu đá với nhau. Đa số đảng viên đến nay vẫn chưa trút bỏ danh hiệu đảng viên chỉ vì vẫn còn hy vọng rằng chừng nào nó còn tồn tại thì họ còn kiếm chác được ít nhiều, vì sợ nếu bỏ đảng ở thời điểm này thì chưa thật an toàn, và vì sức ì vốn có trong suy nghĩ và hành động.
Cuộc đấu đá, lúc đầu chỉ đơn thuần là tranh giành quyền lợi, đến nay đã lên đến đỉnh điểm, và ngày càng lộ rõ là thanh trừng nội bộ một mất một còn. Phe chống Nguyễn Tấn Dũng đang từng bước chặt đứt những cánh tay của ông ta: xử tù Phạm Thanh Bình của Vinashin, bắt Bầu Kiên bạn làm ăn của Nguyễn Thanh Phượng, bắt Dương Chí Dũng của Vinalines, và gần đây là ép được Nguyễn Tấn Dũng phải ‘đuổi cổ’ ông ‘cố vấn’ Nguyễn Văn Hưởng về vườn hẳn. Những sự việc đó không hẳn minh chứng cho cái thế của chức vụ cao hơn trong đảng của những người chống lại ông ta, mà đúng hơn là do phe kia còn nắm được một vài ‘lực lượng mạnh’ như tổng cục 2 bộ quốc phòng và đương kim bộ trưởng công an (tuy không phải là nắm được toàn bộ lực lượng mạnh của bộ này).
Tất nhiên Nguyễn Tấn Dũng chưa chịu thua, và thực lực của ông ta cũng còn rất mạnh. Ông ta vẫn đang là người có quyền chi những khoản tiền khổng lồ vào những dự án có nhiều ngành, nhiều địa phương tham gia, và do đó các ngành và các địa phương thực chất đều phải hành động trong hệ thống do ông ta chỉ đạo. Kết quả bỏ phiếu có lợi cho ông ta ở hội nghị trung ương 6 ĐCSVN cho thấy rõ điều đó. Cánh Trương Tấn Sang chủ yếu chỉ nắm được ‘phần ngọn’, còn ‘chân rết’ bên dưới hầu hết là của Nguyễn Tấn Dũng. (Cố nhiên, do thấy thế của chủ có phần suy giảm nên hệ thống chân rết này cũng ít nhiều co lại; họ hành động thận trọng hơn và cố không để lộ sự trung thành với cá nhân thủ tướng, mà ra vẻ trung thành với ‘lý tưởng’.) Ông ta cũng nắm chắc được hệ thống quan chức ngân hàng nên vẫn đang thao túng được nền kinh tế. Về quan hệ đối ngoại, hiện Nguyễn Tấn Dũng cũng đang có thế mạnh, được chính quyền một số nước có ảnh hưởng mạnh đối với Việt Nam ủng hộ. Và những động thái gần đây chứng tỏ tham vọng chính trị của ông ta vẫn đang sôi sục: thành lập ban chống tội phạm (sau khi mất chức trưởng ban chống tham nhũng), cho công bố ‘kết quả thanh tra sai phạm đất đai’ của Đà Nẵng và không cho chính quyền địa phương này giải trình (để đe Nguyễn Bá Thanh), buộc Vương Đình Huệ phải bàn giao công việc ở bộ tài chính (mặc dù quốc hội chưa miễn nhiệm ông này), đi ‘thăm và làm việc’ tại một loạt tỉnh và các đơn vị tinh nhuệ của quân đội.
Trước đây, khi nói đến đấu đá nội bộ trong đảng CSVN, người ta chỉ được nghe tin đồn. Giờ thì mọi việc đã quá hiển nhiên: những sự kiện được nêu ở trên đều được hệ thống truyền thông của nhà nước CSVN công bố. Và chính ngài đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói rõ lý do ‘không kỷ luật’ là vì sợ thù oán. Còn có tin: lâu nay Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang rất ít khi về nhà, mà thường ăn ở tại trụ sở tổng cục 2 bộ quốc phòng (?). Nếu đúng như vậy thì việc mưu sát trong nội bộ là chuyện có thật.
Một hiện tượng đáng chú ý khác trong đời sống chính trị - xã hội là sự lớn mạnh của phong trào dân chủ. Thật đáng phấn khởi là đến nay đã có hàng ngàn người lên tiếng công khai đòi bỏ điều 4 trong hiến pháp hiện hành, đòi dân chủ đa đảng, tam quyền phân lập, đòi tư hữu hóa đất đai, và hệ thống truyền thông quốc doanh đã không còn có thể che giấu được những chuyện này. Ngay cả trong số quan chức cộng sản cũng có nhiều người lên tiếng gay gắt, tuy không đòi bỏ điều 4 hay bỏ chế độ ‘sở hữu toàn dân’ về đất đai, nhưng cũng vạch ra nguồn gốc của những bất công trong xã hội. Phải nói rằng chỉ cần tìm cách đáp ứng những yêu cầu của những quan chức đó thôi thì mấy ông ‘vua tập thể’ cũng đã thấy đau đầu, thậm chí hoảng loạn rồi.
Trong bối cảnh: một mặt thì phong trào đấu tranh đòi công lý và dân chủ đang dâng cao, và mặt khác thì nội tình rối ren, phe nọ nhè miếng phe kia, các nhóm cầm quyền CSVN hiện nay khó có thể thống nhất với nhau để tìm các phương án đàn áp phong trào dân chủ một cách dã man! Nếu như trước đây một người lên tiếng phản bác đường lối của đảng CSVN có thể nhanh chóng bị ‘thanh toán’ thì ngày nay không còn có kẻ nào trong bộ chính trị CSVN còn dám nêu ra ý kiến như vậy nữa, bởi ý kiến đó có thể bị đối phương lợi dụng để ‘hạ bệ’ kẻ nêu ra. Tất nhiên, chúng ta không được phép chủ quan, bởi giới cầm quyền vẫn là kẻ thù của dân chủ; họ vẫn có thể làm những động thái điên cuồng chống lại phong trào khi thấy quyền lợi và địa vị của họ bị đe dọa, nhưng cần hiểu rằng những người đấu tranh không còn đơn độc nữa, và phong trào đang ngày càng lan rộng! Và một trong những dấu mốc quan trọng là ngày 25 tháng 2 năm 2013, gắn với tên tuổi của nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên, với “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng”, một bài viết đanh thép và đàng hoàng, ở tư thế đại diện cho lương tri, cao hơn hẳn kẻ ở trên nấc thang quyền lực cao nhất nhưng đại diện cho sự trì trệ, u tối và hắc ám! Cùng với sự kiện đó và sự dâng trào của làn sóng phản kháng, chúng ta thật nức lòng khi những đại biểu ưu tú của phong trào hiện nay được các tổ chức quốc tế tôn vinh: chỉ trong vòng một tuần, ba cái tên được xướng lên trong các buổi lễ trao giải của các tổ chức quốc tế: Tạ Phong Tần được giải Phụ nữ can đảm của Thế giới của bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Huỳnh Ngọc Chênh được giải Netizen của tổ chức Phóng viên không biên giới và Nguyễn Hoàng Vy được giải phụ nữ tiêu biểu của Tổ chức quốc tế về tự do trao đổi ý kiến (IFEX).
Để có được phong trào như hiện nay, chúng ta không thể quên ơn những người đi đầu, cách đây nhiều năm đã dám lên tiếng đòi dân chủ đa đảng gần như trong đơn độc: GS Phan Đình Diệu, TS Nguyễn Thanh Giang, BS Nguyễn Đan Quế, TS Hà Sỹ Phu, HT Thích Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lý, KS Đỗ Nam Hải, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân,… Đa số họ đã từng phải chịu tù đày trong nhà tù cộng sản. Không có những người đi đầu đầy lương tâm và lòng quả cảm đó, không thể có một phong trào như hiện nay.
Một điều chắc chắn là từ nay đến cuối năm sẽ xảy ra những xáo trộn về sắp xếp nhân lực trong bộ máy cầm quyền và những thay đổi đáng kể trong sự phân chia quyền lực. Hơn thế, có thể dự đoán sẽ xảy ra những vụ loại trừ lẫn nhau trong giới quyền lực chóp bu: một vài nhân vật trong bộ chính trị CSVN, thậm chí trong bộ ‘tứ trụ’ sẽ phải ra đi! Những cuộc thanh trừng đó sẽ là nguyên nhân đẩy đất nước vào cảnh rối ren, làm cho đời sống của người dân càng thêm bấp bênh và cơ cực; nhưng mặt khác, chúng cũng đẩy tới sự rã đám của ĐCSVN, tạo ra những điều kiện thuận lợi để phong trào dân chủ lan rộng, nhanh chóng đi đến thắng lợi cuối cùng.
Vì vậy, tất cả chúng ta, những người đang phấn đấu vì một nước Việt Nam dân chủ thực sự, cần tận dụng mọi điều kiện để gây dựng lực lượng, phát triển phong trào, kết hợp cả đấu tranh bí mật và công khai. Đồng thời, chúng ta tiếp tục tuyên truyền, lột mặt nạ của giới cầm quyền phản động đang đi ngược lại tiến trình lịch sử – đó cũng là những đòn chí mạng giáng vào cái hệ thống đã mục ruỗng của nhà nước CSVN!
Năm 2013 sẽ là năm với những thắng lợi vang dội của tư tưởng tự do – dân chủ ở Việt Nam!
Trần Nam Chấn
(DLB)

Quân đội trung lập về chính trị: Đừng mơ hồ

Trong lịch sử nhân loại, quân đội chưa bao giờ là một lực lượng xã hội tự lập, đương nhiên quân đội cũng không phải là một nhánh quyền lực. ở quốc gia nào cũng vậy, quân đội luôn luôn gắn với lực lượng chính trị cầm quyền. Trong thời bình và trong chiến tranh chống xâm lược, chức năng của quân đội, sứ mệnh của quân đội là bảo vệ Tổ quốc (bao hàm cả bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội hiện hữu), sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước. Để có thể làm tròn được chức năng đó, quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng cầm quyền nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước và do đó cũng chính là bảo vệ lực lượng cầm quyền.
Đối với dân tộc ta, Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng những là người khai sinh mà còn là người rèn luyện, giáo dục quân đội, là người đề ra đường lối quân sự cách mạng, thống lĩnh các lực lượng vũ trang. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng không chỉ là người lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp các mặt trận đấu tranh, quân sự, chính trị, ngoại giao mà còn là người chỉ đạo chiến lược, trực tiếp chỉ đạo quân đội ta trong những cuộc tiến công, những chiến dịch lớn như: Điện Biên Phủ, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; "Điện Biên Phủ trên không", Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975...
Trong các xã hội hiện đại, không có quốc gia nào không do một đảng chính trị lãnh đạo cầm quyền. Và không có quân đội nào không gắn với đảng chính trị cầm quyền. ở một số quốc gia, quân đội còn tuyên thệ trung thành với người đứng đầu nhà nước (đương nhiên cũng là người đứng đầu đảng chính trị cầm quyền). Trong các cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội, quân đội luôn luôn là đối tượng của các lực lượng chính trị tranh thủ, lôi kéo nhằm biến quân đội thành công cụ giành và giữ chính quyền. ở nhiều quốc gia, khởi đầu của các cuộc đảo lộn xã hội là những cuộc binh biến. Nếu đi sâu nghiên cứu thì ở các quốc gia đó, trong hoặc đằng sau quân đội, lực lượng làm đảo chính vẫn là những tổ chức chính trị, những đảng chính trị đang hoạt động... Tiếp đó là sự can thiệp của những lực lượng chính trị từ bên ngoài vì lý do "dân chủ", “nhân quyền” chẳng hạn, nhằm định hướng cuộc binh biến theo các giá trị mà người ta mong đợi. Đó là một mẫu kịch bản đảo lộn chính trị hoặc cách mạng trong các xã hội hiện đại.
Trong thời đại ngày nay, các quốc gia - dân tộc không chỉ đối diện với tình huống của những cuộc chiến tranh xâm lược bằng lực lượng vũ trang chớp nhoáng từ bên ngoài mà còn phải đối diện với những cuộc chiến tranh “không khói súng”, những cuộc chiến tranh tư tưởng chính trị và cả pháp lý. Đó là thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và chiến tranh kinh tế - giành giật “biên giới mềm” của các thế lực thù địch phản động, kể cả những đối tác chuyển hóa thành đối tượng đấu tranh. Đó là những cuộc chiến tranh không còn theo nghĩa đen mà nhằm thay đổi chế độ xã hội hoặc thay đổi ê -kíp lãnh đạo, cầm quyền vì lợi ích kinh tế, chiếm đoạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu lửa… Chính vì vậy mà trong các cuộc khủng hoảng xã hội, bạo loạn lật đổ ở các quốc gia ngày nay luôn có sự can thiệp của những lực lượng bên ngoài. Những lực lượng can thiệp này thường câu kết với những nhóm chính trị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, những tổ chức đối lập trong nước.
Ngày nay, chiến lược bảo vệ Tổ quốc không chỉ là xây dựng quân đội tinh nhuệ, bảo đảm vũ khí, trang bị hiện đại mà còn phải có Bộ tham mưu kiên định về chính trị, tuyệt đối trung thành với dân tộc, có khả năng đánh giá đúng tình hình, phân tích tình huống, không sa vào cạm bẫy, các thủ đoạn chính trị, quân sự xảo quyệt của đối phương. Điều này càng nói lên rằng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân ngày nay, quân đội càng không thể nằm ngoài chính trị, không thể thoát ly sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng.
Không phải ngẫu nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện nhân kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đã nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [1].
Cũng trong bài nói chuyện này, Người còn phân tích, sở dĩ quân đội ta phải trung với Đảng, hiếu với dân là vì quân đội ta “là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục” (tr. 345).
Đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế và trong nước hiện nay, Điều 70 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dựa trên nội dung chủ yếu câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện trên: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” là phù hợp, hơn nữa là cần thiết.
Tất nhiên trong bối cảnh chính trị quốc tế, khu vực và trong nước hiện nay, nội hàm sự trung thành có nội dung xác thực hơn. Sự trung thành với Đảng lúc này không còn mang nội dung chung chung nữa mà là trung thành với Cương lĩnh, đường lối của Đảng, kiên định mục tiêu và con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ… giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển” [2]. Trung thành với Đảng trong lúc này còn có nghĩa quân đội ủng hộ và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm.
Lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên nhiều trang mạng hải ngoại, người ta đang tác động hướng chế độ ta sang chế độ “dân chủ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”. Thậm chí có kẻ còn nói thẳng ra rằng: Góp ý kiến không phải nhằm hoàn thiện văn bản mà là “một cơ hội” để tạo ra phong trào đấu tranh nhằm chuyển hóa từ một xã hội “độc tài đảng trị” sang chế độ "dân chủ”, “nhân quyền”... Trắng trợn hơn, có kẻ còn viết bài đặt câu hỏi với cán bộ, chiến sĩ quân đội rằng: “Các anh còn ngủ đến bao giờ?”... Đây thực chất là một lời kêu gọi lực lượng vũ trang ta phản loạn.
Những ai có đôi chút kinh nghiệm chính trị hãy xem những ai, những tổ chức chính trị nào ở hải ngoại, cùng với các phương tiện thông tin nào, chẳng hạn như BBC, VOA, RFI…- mà mọi người có thể tiếp cận được, xem người ta đang cổ vũ cho việc xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp… để trả lời câu hỏi: Vì sao người ta muốn đưa Điều 4, nội dung cơ bản Điều 70 ra ngoài Hiến pháp năm 1992 sửa đổi. 
Cho dù xã hội ta còn nhiều vấn đề khiến cho cán bộ, đảng viên, nhân dân không hài lòng, thậm chí là bức xúc như tình trạng phân hóa giàu nghèo, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên như Hội nghị Trung ương 4 của Đảng đã chỉ ra, nhưng nếu lấy đó để phủ nhận những vấn đề có tính quy luật trong chính trị, cho rằng: “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào” hoặc “Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc… không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào” là hoàn toàn sai lầm về nhận thức… Về khách quan, điều đó, việc làm đó làm tổn hại đến lợi ích của đại đa số nhân dân, đến sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc của quân đội ta.
Không phủ nhận rằng, Tổ quốc, đồng bào là phần “cứng”, là cái tồn tại vĩnh hằng của một quốc gia, dân tộc. Nhưng thử hỏi trên thế giới ngày nay, có tổ quốc nào, có dân tộc nào không tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể? Nói Tổ quốc, nhân dân trừu tượng, chung chung, thoát ly khỏi hoàn cảnh lịch sử cụ thể là thiếu hụt những kiến thức sơ đẳng về xã hội. Trên thế giới ngày nay, không có tổ quốc nào, nhân dân nào không gắn liền với một chế độ xã hội, một nhà nước cụ thể với một lực lượng chính trị lãnh đạo, cầm quyền. Chính vì vậy, có thể khẳng định: Trên thế giới ngày nay không có quân đội nào không đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền. Không ít quốc gia ngày nay quân đội còn “tuyên thệ trung thành” với Tổng thống, Chủ tịch nước, cũng chính là với lãnh tụ của đảng cầm quyền. Quan điểm cho rằng quân đội chỉ “phải trung thành với Tổ quốc”, không gắn với sự lãnh đạo của một đảng chính trị nào là mơ hồ, thoát ly thực tế, là xa lạ với lịch sử thế giới hiện đại và của chính lịch sử cách mạng Việt Nam.
Thiết tưởng quan điểm trên, nếu không phải là một sự ngây thơ về chính trị thì cũng là một sự ngụy biện, là sai lầm về khoa học và nguy hại về chính trị. Chưa bao giờ quân đội trung lập về chính trị được thực tiễn xác nhận. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ người ta có nói và viết ra điều đó công khai hay không mà thôi. Còn làm thế nào để có được một chế độ xã hội, một đảng cầm quyền, một nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân lại là một chủ
Lệ Chi - Vọng Đức
------------------
[1]- Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội -1980, tập II, tr.345.
[2] -Văn kiện Đại hội XI, NXB Chính trị Quốc gia, 2011, tr.46
(QĐND)

Không có giải pháp sớm cho tranh chấp biển Đông?

Tiếp theo phần tường thuật đầu tiên tại buổi hội thảo biển Đông ở Asia Society tại New York, phần tường thuật tiếp theo có chủ đề về vụ kiện của Philippines ra tòa trọng tài và các đề nghị cho giải pháp.
Tại sao Trung Quốc từ chối ra tòa với Philippines
Một khía cạnh đáng chú ý khác được các học giả tập trung bàn thảo nhiều trong ngày hội thảo đầu tiên là việc Philippines đưa tranh chấp biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS).
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Christopher Hill tỏ ra không mấy lạc quan về vụ kiện này:
“Theo quan điểm của tôi thì lúc này chưa phải là lúc chín muồi cho các giải pháp pháp lý và giải pháp cuối cùng cho vấn đề này dù chúng ta rất muốn. Tôi không nghĩ là đã có sự đồng thuận cao trong việc giải quyết vấn đề này một lúc dù qua tòa trọng tài hay một thủ tục nào khác.”
Ngày 22 tháng giêng vừa qua, Philippines đã quyết định đưa vụ tranh chấp ra tòa trọng tài quốc tế theo UNCLOS. Tuy nhiên vào ngày 19 tháng 2, Trung Quốc đã chính thức từ chối tham dự phiên tòa, điều đã được nhiều chuyên gia dự đoán từ trước đó vì từ năm 2006, Trung Quốc đã tuyên bố không chịu những phán quyết của tòa quốc tế theo UNCLOS.

Bộ ngoại giao Phillipines cho phổ biến ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế gần đảo chính Palawan
Bộ ngoại giao Phillipines cho phổ biến ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế gần đảo chính Palawan của nước này hôm và 24 tháng 5, 2011
Học giả Việt Nam, Nguyễn Thị Lan Anh, Phó khoa luật trường đại học Ngoại giao Việt Nam, đồng tình với quan điểm cho rằng các nước có liên quan hoàn toàn có thể đưa vụ việc ra tòa quốc tế để phán xử.
Trong khi đó, một học giả Trung Quốc khác tại hội thảo là luật sư Zhang Xinjun thuộc Đại Học Tsinghua, Bắc Kinh cho rằng vụ kiện này chỉ có thể gây khó khăn cho các nước liên quan mà không giải quyết được vấn đề.
Đã có nhiều câu hỏi được đưa ra đối với luật sư Zhang về lý do thực sự Trung Quốc không thể tham gia tòa nếu Trung Quốc luôn cho rằng mình có nhiều cơ hội chiến thắng hơn bên kia. Luật sư Zhang đã rất khó khăn khi tìm cách trả lời các câu hỏi này, viện dẫn lý do rằng là một luật sư, ông không nên dự đoán kết quả tòa. Học giả này nói vụ kiện không có tính cơ sở pháp lý chắc chắn.
Học giả đến từ Philippines, ông Angelo Azura Jimenez, Phó Giám đốc Asia Pacific Basin for energy strategies, nói rằng Philippines đã sử dụng hết mọi cách để giải quyết vấn đề tranh chấp với Trung Quốc trước khi quyết định đưa vụ việc ra tòa.
Người đại diện của Philippines nói đến những khó khăn trong việc đạt được một bộ quy tắc về ứng xử trên biển Đông. Ông cũng không hy vọng vào kết quả của tòa án có thể giải quyết được những tranh chấp hiện tại nhưng cho rằng nó sẽ giúp điều tiết các hành động của Trung Quốc tại biển Đông. Ngay kể cả khi phán quyết của tòa có lợi cho Philippines, đó cũng chỉ là một chiến thắng về mặt đạo đức vì Trung Quốc sẽ không tuân thủ, điều này có thể dẫn đến phá hỏng UNCLOS.
Cuối ngày hội thảo đầu tiên là thảo luận về vai trò của ASEAN trong tranh chấp biển Đông. Các học giả phê phán ASEAN đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề này, thể hiện rõ nhất qua việc không đạt được Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông trong suốt 20 năm qua.
Giải pháp cho tranh chấp biển Đông
Bản đồ hình lưỡi bò do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP photo.
Ngày thứ hai của buổi hội thảo biển Đông tập trung vào những đề xuất giải pháp cho tranh chấp trong khu vực.
Mở đầu ngày hội thảo thứ hai là bài phát biểu của ông Stephen Loosly, Chủ tịch Viện chính sách chiến lược của Úc. Ông Loosly mở đầu bài phát biểu khẳng định tầm quan trọng của biển Đông với Úc.
“Biển Đông có vai trò quan trọng với Úc với 57% thương mại của Úc đi qua vùng biển này. Ngoài ra chúng tôi cũng có những quan ngại về an ninh, hợp tác chính trị và ngoại giao trong khu vực, nơi Úc có quan hệ sâu rộng với nhiều nước.”
Tuy nhiên thay vì nói đến một giải pháp thực sự cho các tranh chấp biển Đông, ông Loosly nói đến một kiến trúc giải quyết tranh chấp về lâu dài qua các kênh ngoại giao, các tổ chức đa quốc gia và dựa theo kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Ông cũng kêu gọi các nước trong khu vực nên bỏ vấn đề tranh chấp chủ quyền sang một bên để hợp tác phát triển.
“Hãy bỏ tranh chấp chủ quyền sang một bên để đặt hợp tác phát triển kinh tế lên hàng đầu, tìm cách tiếp cận tới các nguồn lợi ở đây như dầu, khí đốt và các nguồn lợi khác như ví dụ hợp tác giữa Úc và Timor về dầu khí trên biển.”
Học giả Yang Fang thuộc đại học Quốc gia Singapore cho rằng không thể có một giải pháp sớm cho tranh chấp biển Đông. Các giải pháp bây giờ chính là biện pháp xây dựng lòng tin giữa các nước.
“Lập luận của tôi với vấn đề này là không có giải pháp cho tranh chấp trên biển Đông trong thời gian gần. Thay vào đó các nước có liên quan nên tập trung xây dựng cơ chế điều tiết tranh chấp và các biện pháp xây dựng lòng tin.”
Chuyên gia về an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương, ông Patrick Cronin thuộc Trung tâm An ninh Mỹ góp ý 4 điểm chính trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông, bao gồm đẩy mạnh việc thực hiện luật quốc tế qua các hội nghị, tổ chức tại khu vực như ASEAN và xem xét yếu tố trọng tài quốc tế như bên thứ 3.
Ông Patrick Cronin cũng kêu gọi tăng cường hoạt động hiệu quả của các tổ chức hiện có ở khu vực trong việc giải quyết tranh chấp, nhất là việc xây dựng cộng đồng ASEAN. Hợp tác Mỹ Trung trong khu vực cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong đề nghị của ông Cronin.
Ông Cronin cho rằng việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á chỉ là góp thêm sức mạnh cho các nước trong khu vực. Điểm thứ 4 đáng chú ý được ông Cronin đề cập tới là thiết lập một cơ cấu hợp tác tại khu vực châu Đông Nam Á và kêu gọi các nước khác tham gia.
“Thiết lập một cơ quan có trách nhiệm trong việc hợp tác có trụ sở tại khu vực ASEAN tương tự như văn phòng Liên Hiệp Quốc về các hoạt động nhân đạo. Cách này sẽ giúp cải thiện việc đối phó với thảm họa thiên nhiên, tăng cường khả năng thông tin, các biện pháp bảo vệ người dân khỏi các thảm họa tự nhiên, chỉ định các lực lượng đặc biệt được huấn luyện quân sự và chuẩn bị cho các hoạt động phối hợp.”
Kết thúc hội thảo các học giả thống nhất không thể có một giải pháp sớm cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Các học giả kêu gọi các bên dẹp sang bên tranh chấp chủ quyền để hợp tác phát triển kinh tế khoa học, xây dựng lòng tin giữa các bên trước khi đi đến một giải pháp lâu dài cho vấn đề này.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-03-16

Vì sao ông Đinh Đức Lập vội vàng “từ bỏ” quyền sử dụng trụ sở báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng và chuyển giao cho tư nhân?

Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết
Bài 08: Vì sao ông Đinh Đức Lập vội vàng “từ bỏ” quyền sử dụng trụ sở báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng và chuyển   giao cho tư nhân?
Trong quá trình phát triển, báo Đại Đoàn Kết từ lâu đã có nhiều văn phòng thường trú tại các địa phương. Một trong những văn phòng thường trú khá lâu đời của báo là Văn phòng thường trú Trung Trung bộ có trụ sở tại Đà Nẵng. Chính quyền địa phương tại Đà Nẵng có chính sách hỗ trợ cho các cơ quan báo chí trung ương nhiều điều kiện ưu đãi để có được cơ sở vật chất, hạ tầng làm báo khang trang. Trong đó có báo Đại Đoàn Kết là một tờ báo uy tín và có bề dày lịch sử của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà tiền thân là các tờ Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh, tờ Giải Phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Một trong những sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực của chính quyền Đà Nẵng là chuyển giao quyền sử dụng đất và hóa giá căn nhà số 82 Trần Quốc Toản cho báo Đại Đoàn Kết với mục đích làm Văn phòng thường trú khu vực Trung Trung bộ của báo. Ngày 19/7/2004 UBND TP. Đà Nẵng đã ra Quyết định số 5755/QĐ-UB chuyển quyền sử dụng đất tại số nhà 82 Trần Quốc Toản cho báo Đại Đoàn Kết để làm trụ sở văn phòng thường trú. Như vậy, bất động sản tọa lạc tại số 82 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng từ ngày 19/7/2004 thuộc quyền sử dụng của báo Đại Đoàn Kết vẫn là công sản thuộc sở hữu Nhà nước. Báo Đại Đoàn kết là một cơ quan của MTTQ Việt Nam, được xếp vào loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp công lập.
Việc UBND TP. Đà Nẵng chuyển quyền sử dụng đất và nhà 82 Trần Quốc Toản cho báo Đại Đoàn Kết sử dụng làm Văn phòng thường trú Trung Trung bộ mang ý nghĩa to lớn về sự quan tâm của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ một đơn vị công lập là cơ quan ngôn luận của một tổ chức chính trị rộng lớn (MTTQVN) có điều kiện hoạt động hiệu quả tại khu vực góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Bất động sản số 82 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng do đó cũng chỉ chuyển giao từ đơn vị công lập này sang đơn vị công lập khác, tức là vẫn phải đảm bảo tính chất sở hữu Nhà nước của tài sản. Không thể có chuyện một công ty tư nhân nào đó lại có thể nhận được sự ưu ái đặc biệt như vậy. Luật pháp không cho phép các chính quyền địa phương, hay bất kỳ một cơ quan công lập nào dễ dàng bán nhà đất sở hữu Nhà nước cho tư nhân.
Do vậy, khi UBND TP.Đà Nẵng chuyển quyền sử dụng đất và nhà 82 Trần Quồc Toản, Đà Nẵng cho báo Đại Đoàn Kết đến khi ông Lập bán công sản này cho công ty tư nhân, trước pháp luật tòa nhà này vẫn thuộc quyền sử dụng của báo Đại Đoàn Kết. Có nghĩa là cho tới thời điểm ông Lập bán nhà đất này cho tư nhân thì bất động sản tọa lạc ở số 82 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng vẫn thuộc diện công sản thuộc sở hữu nhà nước. Hoàn toàn không thể viện dẫn bất kỳ lý do gì để một cơ quan thuộc dạng đơn vị hành chính sự nghiệp công lập như báo Đại Đoàn Kết lại có thể bán công sản mà Nhà nước giao cho mình sử dụng trong hoạt động công vụ cho tư nhân một cách đơn giản như vậy được.
Có lẽ cũng cần nói thêm là, công tác quản lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trong một thời gian khá dài sau đổi mới là một trong những lĩnh vực phát sinh rất nhiều tiêu cực và là một điểm nóng của công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Vì lĩnh vực này có liên quan tới nhiều nguồn tài sản có giá trị rất lớn trong khi cơ chế pháp lý để kiểm soát còn nhiều khe hở để các phần tử xấu dễ dàng lách luật hoặc công khai làm trái rồi chạy tội bằng vật chính vật chất thu được từ các hành vi bất chính này. Rất nhiều vụ án, nhiều vụ tiêu cực có liên quan tới yếu tố cơ quan Nhà nước, cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội tranh thủ sự bất cập, lỏng lẽo của cơ chế pháp lý, đã lạm dụng công sản, sử dụng lãng phí, tùy tiện, chuyển nhượng, hoặc bán nhà đất sở hữu Nhà nước cho tư nhân núp bóng dưới rất nhiều hình thức nhằm qua mặt cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong bối cảnh nhức nhối đó của thực trạng quản lý công sản, trước nguy cơ nhiều tài sản công mà đặc biệt là nhà và đất thuộc sở hữu Nhà nước bị tư nhân hóa với giá rẻ bèo cùng với sự lạm quyền của những người có chức vụ quyền hạn trong lĩnh vực này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm chấn chỉnh tình hình, kiểm soát và quản lý tốt hơn việc sử dụng lãng phí, thất thoát, bán rẻ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước. Trong đó có Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.
Điều 1 quy định đối tượng và phạm vi áp dụng của Quyết định 09 nêu rõ: “Quyết định này quy định việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở nhà, đất) thuộc sở hữu Nhà nước giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng gồm: a) Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp); ...”. Báo Đại Đoàn Kết như đã nói là cơ quan của MTTQVN, một tổ chức chính trị - xã hội, do đó cũng thuộc diện đơn vị hành chính sự nghiệp công lập.  Các tài sản nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước giao cho báo Đại Đoàn Kết sử dụng cho mục đích công vụ phải chịu sự điều chỉnh của Quyết định này, cũng như các cơ sở pháp luật khác của Nhà nước về quản lý tài sản, nhà đất công vụ. Không thể có việc lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết tùy tiện thích ký kết liên doanh, hợp tác như thế nào cũng được hoặc nghiêm trọng hơn là tùy tiện từ bỏ quyền sử dụng, chuyển nhượng cho tư nhân chẳng hạn.
Cho đến ngày 20/2/2011 Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết vẫn khẳng định quyền sử dụng đất và sở hữu căn nhà 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng là của báo tại công văn số 12/CV/ĐĐK.BBT do Phó tổng biên tập Nguyễn Minh Ngọc thay mặt Ban Biên tập ký gởi cho Công ty xây dựng 79, là một công ty tư nhân có thỏa thuận hợp tác khai thác, sử dụng tòa nhà này với Văn phòng thường trú Trung Trung bộ.
Thế nhưng, ngày 24/4/2011, ông Đinh Đức Lập – tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết đột nhiên đã ký một văn bản chuyển giao toàn bộ nhà và đất nói trên cho một công ty tư nhân để nhận “bồi thường” cho báo Đại Đoàn Kết 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng). Kể từ đó, báo Đại Đoàn Kết mất quyền sử dụng công sản số 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng để làm văn phòng thường trú mà phải đi thuê một trụ sở khác.
Cũng cần nói thêm rằng, tòa nhà số 82 Trần Quốc Toản có vị trí mặt tiền trên đường phố chính, trung tâm thương mại sầm uất của thành phố Đà Nẵng. Theo giới chuyên môn kinh doanh bất động sản, giá trị của công sản này vào thời điểm ông Lập ký văn bản bán cho tư nhân phải lên tới hàng chục tỷ đồng. Việc báo Đại Đoàn Kết chỉ được nhận “bồi thường” 1 tỷ đồng là không xứng đáng với trị giá thật của bất động sản mà theo pháp luật báo Đại Đoàn Kết đang có quyền sử dụng hợp pháp.
Biên bản ngày 20/4/2011 cho thấy, ông Đinh Đức Lập thừa nhận cơ sở thỏa thuận cũng như nội dung hợp tác giữa báo Đại Đoàn Kết với Công ty 79  “theo các quy định của pháp luật thì nhiều nội dung thỏa thuận, một số văn bản giấy tờ chưa hợp lý, tuy nhiên do tính chất lịch sử và yêu cầu khách quan nên phải chấp nhận”. Đồng thời ông Lập cũng “cam kết không còn khiếu kiện gì liên quan đến quyền sử dụng sở hữu nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng”. Nếu trong đất nước này ai ai cũng viện dẫn “tính chất lịch sử và yêu cầu khách quan” như ông Lập để làm trái pháp luật (trong trường hợp này là để bán rẻ công sản Nhà nước cho tư nhân) thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Liên quan tới việc bán công sản số 82 Trần Quốc Toản của báo Đại Đoàn Kết, dư luận từng xôn xao về việc xuất hiện một clip trên mạng có ghi tiếng nói được cho là của ông Lập vu khống hai đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị [tham khảo ở đây]. Những người từng biết và làm việc nhiều năm với ông Lập hầu như đều nhận ra giọng nói rất đặc trưng của ông Lập trong clip này.  Theo nội dung phát biểu trong clip đó thì hai đồng chí Ủy  viên Bộ Chính trị đã có tác động nhằm thúc đẩy ông Lập đi tới quyết định bán đứt bất động sản này cho Công ty 79 ở Đà Nẵng. Nhiều nhà báo đang làm việc tại báo Đại Đoàn Kết cũng đã có đơn tố cáo lên cơ quan chức năng về vụ việc này. Trong đó có gởi đơn tới UBTWMTTQ Việt Nam. Song cho tới nay vẫn chưa thấy có kết luận cụ thể về vụ việc ông Lập được cho là có phát biểu vu khống hai đồng chí ủy viên Bộ Chính trị là như thế nào? Ngay trong kết luận (bản tóm tắt mà những người tố cáo được đọc cho nghe, không cung cấp văn bản theo quy định của pháp luật) của MTTQ Việt Nam về các nội dung tố cáo ông Lập cũng bỏ qua vấn đề này. Thiết tưởng, đây là một sự việc rất nghiêm trọng liên quan tới uy tín của các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng không thể để cho vụ việc “chìm xuồng” khi mà dư luận đã xôn xao và xã hội đã rất quan tâm.
Điều đáng nói là việc bán công sản Văn phòng thường trú báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng của ông Đinh Đức Lập cũng chưa bao giờ được công bố minh bạch, công khai trước tập thể. Thậm chí nhiều nhà báo, các lãnh đạo ban của báo Đại Đoàn Kết làm việc tại đây nhiều năm qua nhưng cũng chưa bao giờ được bàn bạc, hay được thông báo gì về việc bán nhà đất công sản này của báo. Không ít người chỉ khi nghe xôn xao trong dư luận, qua tìm hiểu thông tin trên mạng thì mới biết được có chuyện bán chác công sản đầy khuất tất của báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng.
Ông Lập thì bào chữa, báo chẳng mất gì lại được 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc vì sao người đứng đầu của báo lại phải vội vội vàng vàng “từ bỏ” quyền sử dụng công sản của báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng, một tài sản có giá trị hơn 1 tỷ đồng rất nhiều lần? Trong khi họ có thể “sửa chữa” các sai lầm “trong lịch sử” liên quan tới tòa nhà này bằng cách nhờ tới các cơ quan pháp luật hay tòa án. Hơn nữa, vì sao ông Lập lại có thể tùy tiện làm sai mục đích sử dụng tòa nhà này một khi chính quyền Đà Nẵng chuyển giao quyền sử dụng cho Đại Đoàn Kết với mục đích rất rõ là để làm nhà công vụ (trụ sở Văn phòng thường trú Trung Trung bộ). Cam kết “từ bỏ” quyền sử dụng công sản tại Đà Nẵng và chuyển giao công sản cho tư nhân chỉ vì “tính chất lịch sử và yêu cầu khách quan nên phải chấp nhận” như ông Lập ghi trong biên bản ngày 20/4/2004 có phải là lời giải thích hợp pháp không?
Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức năng có trách nhiệm giám sát, thanh tra việc quản lý, sử dụng nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước theo pháp luật.
(Còn tiếp)
Hữu Nguyên
---------------
Mời quý vị theo dõi đầy đủ loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”:

Rối rắm chuyện đạt chuẩn

Có thể tóm tắt theo kiểu đơn giản hóa câu chuyện đang rối như đống bùi nhùi liên quan đến dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam như sau:
+ Đầu tiên nhà nước thấy việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam không có hiệu quả bèn soạn đề án để cải tiến với cột mốc 2020, kinh phí lên đến nửa tỷ đô-la Mỹ.
+ Một trong những bước triển khai đầu tiên là khảo sát năng lực giáo viên theo chuẩn châu Âu (CEFR), giáo viên cấp 1 phải đạt cấp độ B1, giáo viên cấp 2 – cấp độ B2, giáo viên cấp 3 – cấp độ C1. Từ đó, mọi việc rối lên vì tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn rất thấp, ví dụ ở TPHCM, 1.100 giáo viên đi thi thì đến 929 vị không đạt. Trên bình diện toàn quốc, chỉ có 2%-3% giáo viên đạt chuẩn.
  1. Chuẩn hóa giáo viên là bước đi đúng đắn vì không thể nào hy vọng học sinh giỏi lên theo đề án nếu giáo viên vẫn còn yếu kém. Những lập luận theo kiểu ăn lương Việt Nam mà đòi chuẩn châu Âu thiệt phi lý là lập luận không xác đáng.
  2. Tuy nhiên, điều mỉa mai ở đây là chính Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phủ nhận toàn bộ bằng cấp đã cấp cho sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ngoại ngữ trong hàng chục năm qua. Thừa nhận quá trình đào tạo là sai thì bây giờ song song với việc kiểm tra năng lực giáo viên, phải nhanh chóng ưu tiên cải cách chương trình giảng dạy đào tạo giáo viên ngoại ngữ ở các trường đại học đi chứ. Cứ đào tạo theo kiểu cũ rồi sẽ sản sinh một lớp giáo viên không đạt chuẩn mới.
  3. Song song với việc yêu cầu giáo viên đạt chuẩn châu Âu (tức phải có cả bốn kỹ năng nghe nói đọc viết) thì chương trình học từ cấp 1 đến cấp 3 phải thay đổi, phải dạy cho học sinh cả bốn kỹ năng lúc đó tự nhiên sẽ nảy sinh yêu cầu giáo viên rành bốn kỹ năng. Việc thi cũng vậy.
+ Các trường đại học là nơi đào tạo giáo viên không đạt chuẩn nay lại được giao nhiệm vụ đào tạo lại chính những giáo viên đó rồi được phép tổ chức thi sao cho giáo viên đạt chuẩn. Đó là điều không tưởng. Vì vậy mới có chuyện biến tướng có hai loại khảo sát: khảo sát theo kiểu nước ngoài (tức nhờ Cambridge khảo sát) và khảo sát theo kiểu nội bộ (rồi sẽ xuất hiện các kiểu chạy giấy chứng nhận). Các trường đại học còn xem đây là dịp “cải thiện” thu nhập cho giảng viên, tổ chức dạy, tổ chức thi đủ kiểu.
+ Chuẩn mực là cái cần hướng tới nhưng chuẩn châu Âu như quy định là khá cao: C1 tương đương với IELTS 7.0 đến 8.0, hay bằng TOEFT-iBT đến 110-120 điểm. Đã nhiều năm thi cử cứ hướng đến chuyện đọc hiểu rồi ngữ pháp, làm sao giáo viên không mai một các kỹ năng khác. Nên có một giai đoạn chuyển tiếp để giáo viên tự điều chỉnh lại bốn kỹ năng của mình, nhất là hiện nay đối với đa số học sinh, kỹ năng đọc hiểu vẫn là kỹ năng hữu dụng nhất khi đi thi, kể cả thi tuyển sinh đại học, khi vào đại học hay khi ra đời làm việc. Cũng có người nói, nếu cứ kiểm tra theo kiểu này thì dẹp quách các trường đại học sư phạm ngoại ngữ đi, chỉ cần tổ chức thi tuyển, ai đạt B1, B2 hay C1 thì cho dạy ở các cấp tương ứng!!!
+ Quan trọng hơn cả chuẩn châu Âu (vào Google gõ CEFR sẽ thấy chi tiết) là để dành cho người học, sao lại áp dụng cho người dạy. Nói theo kiểu người dạy phải cao hơn người học hai cấp độ là không chuẩn. Người dạy đòi hỏi một bộ kỹ năng hoàn toàn khác, trong đó kỹ năng sư phạm là rất quan trọng.
+ Vấn đề cũng còn nằm ở chỗ chuẩn châu Âu như thế nhưng không hề có những bài kiểm tra để coi thử người thi có đạt hay không mà phải dùng các hệ thống kiểm tra đang tồn tại để kiểm tra rồi công nhận theo cách so sánh tương đương, ví dụ hệ thống kiểm tra TOEFL hay IELTS. Cái này phải nói cho rõ không thôi cứ lẫn lộn đủ thứ, tức là không hề có bằng (hay chứng chỉ hay chứng nhận) B1, B2, C1, C2…
+ Nhận xét cuối cùng, các trung tâm giảng dạy tiếng Anh tự nhiên có thêm một loại khách hàng mới: giáo viên tiếng Anh đi học lại – kể cũng là chuyện hy hữu.
Cập nhật: Có khá nhiều phản hồi về đề tài này. Tôi sẽ tổng hợp và viết tiếp bài khác, về việc đi tìm một giải pháp khả dĩ cho vấn đề này trong một hai ngày tới.
Nguyễn Vạn Phú
(Blog Nguyễn Vạn Phú)

Kết luận thanh tra Đà nẵng: Âm mưu nhằm giữ ghế của Nguyễn Xuân Phúc

Tôi vẫn còn trong tay bài viết của Innova, Biên Tập Viên của Dân Luận, về Nguyễn Bá Thanh và vụ thanh tra Đà Nẵng. Phải nói rằng Innova viết khá chính xác. Tôi muốn nói quan điểm của mình về vụ này (sau đây xin gọi là “Vụ Đà Nẵng”).
Ở đây có 2 vế cần đặt ra:
Thứ nhất: là việc giảm 10% tiền thuê đất cho những cá nhân và đơn vị nộp tiền thuê đất một lần. Sai hay đúng?
Năm 2000 tại nghị định 38/2000 NĐ-CP Chính phủ cho phép giảm 20% nếu nộp một lần tiền thuê đất. Qui định này là hợp lý. Thử nêu 1 ví dụ như sau: Công ty A – có diện tích đất phải nộp tiền thuê đất trong 50 năm là 50 tỉ. Nếu nộp hàng năm thì mỗi năm chỉ thu 1 tỉ và phãi 50 năm mới thu hết. Nếu thu 1 lần được 50 tỉ, lãi suất chỉ cần 8%/năm (hiện tại là 14,5%) thì 50 năm sẽ là 400% nghĩa là sau 50 năm số tiền này sinh lãi bằng 200 tỉ. Điều đó chứng minh nghị định của Chính phủ là cách huy động tài chính tốt, nên làm. Không hiểu vì sao năm 2004 lại huỷ bỏ. Tuy nhiên Chính phủ vẫn cho Đà Nẵng hỗ trợ lãi suất cho nhà đầu tư (Quyết định 13/2006 QĐ-TTg). Do đó việc Đà Nẵng quyết định giảm tiền thuê đất 10% nếu nộp một lần là vận dụng từ nhưng lẽ nói trên.
Tuy nhiên nếu cứ coi như Đà Nẵng sai về việc thực hiện việc giảm tiền thuê đất, thì cái sai này dẫn đến hậu quả gì? Đà Nẵng giảm 10% trong tình hình khó khăn nhưng đã thu được gần 30.000 tỉ. Nếu tính từ 2006 đến nay là 6 năm và theo lãi suất tiền gửi thì 30 nghìn tỉ đã sinh ra thêm 1.800 tỉ. So với con số mà thanh tra nói thất thu gần 3.000 tỉ thì rõ ràng là có lợi lớn lớn hơn là nhờ có khoản thu đó mà hạ tầng được xây dựng, Thành phố khang trang và kinh tế phát triển. Phải chăng đây là “xé rào” theo kiểu nói của của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hoặc có thể coi là cách đột phá rất thông minh. Tôi nghĩ rằng nếu minh bạch thì chuyển 10% giảm này thành hỗ trợ lãi suất thì không còn chuyện sai và nếu nói sai mà lợi có cho dân, cho nước thì nên khuyến khích giống như khoản 10 của ông Kim Ngọc ngày xưa.
Điều thứ hai: thanh tra dùng vào giá đất nào để kết luận Đà Nẵng gây thất thoát?
Theo qui định của Thủ tướng chỉ có giá đất của Chính phủ là giá sàn (do Bộ tài chính tham mưu) và giá đất do Chủ tịch UBND Thành phố qui định lá giá áp dụng cho các dự án ở địa phương. Theo tôi biết không còn giá nào khác. Chủ tịch UBND Thà nh phố Đà Nẵng có quyền quyết định giá đất và giá đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá đất do hội đồng thẩm định giá đất tham mưu đề xuất. Nên hiểu rằng hội đồng chỉ có quyền thẩm định đề xuất chứ hội đồng không có quyền ban hành giá đất.
Vậy thanh tra chính phủ lại lấy ý kiến của hội đồng thẩm định đề xuất để làm giá và kết luận là có thất thu là đúng hay sai. Như vậy là thanh tra dựa vào cái chưa có để đối chiếu với giá được qui định cũng có nghĩa là công nhận cái hư vô để phủ nhận cái chính thống, là biến cái chưa thành “luật” để đưa vào “luật” phải không ?
Về giá đất phải thấy rõ rằng với đất được xây 100% diện tích và chỉ vài trăm mét vuông ở đường phố sẽ cao hơn nhiều so với những dự án mà mật độ xây dựng chỉ 50% thậm chí 20-30%. Do đó việc thanh tra lấy giá cao của những lô đất ở mặt tiền phố và chỉ vài trăm mét vuông để so sánh với giá đất dự án có cảnh quan môi trường là một cách áp dụng máy móc, phi kinh tế và không thể chấp nhận được. Chỉ xin nêu 2 điều trên mới thấy kết luận thanh tra là quá khiêng cưỡng và cần xem xét lại.
* * *
Tôi là một cán bộ của Đà Nẵng đã 60 năm theo Đảng, tôi hiểu rõ Đà Nẵng. Từ khi anh Nguyễn Bá Thanh lên làm Chủ tịch rồi Bí thư đã có nhiều đột phá và đưa từ một thành phố nghèo trở thành một thành phố là điểm sáng. Tôi nhớ rằng Bộ chính trị đã đánh giá Đà Nẵng có cách làm mới, sáng tạo. Vậy thì phải xem xét Đà Nẵng theo tinh thần đó.
Tôi nhất trí ý kiến của các đ/c lão thành rằng đây là âm mưu nhằm giữ ghế vị thế số một (UV Bộ chính trị là người miền Trung) của Nguyễn Xuân Phúc. Trung ương, Bộ chính trị đừng mắc mưu này và cần nhìn đúng bản chất, đúng sự thật. Đừng để vụ này tạo cớ cho chuyện mất đoàn kết nội bộ./.

Lê Hoành Sơn
(Đà Nẵng)

(Dân luận)

Tân chủ tịch Trung Quốc kêu gọi « đại phục hưng » Trung Hoa

Tân Chủ tịch nước Tập Cận Bình phát biểu trong phiên bế mạc Quốc hội Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 17/03/2013.
Tân Chủ tịch nước Tập Cận Bình phát biểu trong phiên bế mạc Quốc hội Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 17/03/2013. (REUTERS/Jason Lee)

Hôm nay, phát biểu trong phiên bế mạc khóa họp thường niên Quốc hội Trung Quốc, trên cương vị tân Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi một sự « đại phục hưng quốc gia Trung Hoa » và thúc giục quân đội nâng cao khả năng chiến đấu để giành chiến thắng.

Khóa họp lần này của Quốc hội Trung Quốc đánh dấu sự kết thúc giai đoạn chuyển giao quyền lực : Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản được bầu làm Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Đất nước đông dân nhất hành tinh trong vòng 10 năm tới, được dẫn dắt bởi một ê-kíp lãnh đạo được trẻ hóa.

Lãnh đạo số một Trung Quốc nhấn mạnh : Chúng ta sẽ tiếp tục tranh đấu vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mang mầu sắc Trung Quốc và thực hiện giấc mơ đại phục hưng một quốc gia Trung Hoa.

Từ thủ đô Trung Quốc, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :

« Trước đây có giấc mơ Mỹ, nay có giấc mơ Trung Hoa. Giống như trong một buổi thánh lễ, gần 3.000 đại biểu Quốc hội tập hợp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh đã đứng dậy vỗ tay hoan hô, đón chào tân Chủ tịch nước, và chỉ ngồi xuống khi có tiếng chuông của đoàn chủ tịch.

Đứng trên diễn đàn, trong vòng 25 phút, ông Tập Cận Bình, năm nay 59 tuổi, đã tìm cách nhấn mạnh đến sự trỗi dậy một nước Trung Hoa mới. Tân Chủ tịch nước, vừa chính thức nhậm chức trong khóa họp Quôc hội lần này, đã tuyên bố : Tất cả chúng ta phải nỗ lực nhằm thực hiện đại phục hưng quốc gia và giấc mơ Trung Hoa.

Hồi tháng 11 năm ngoái, khi được bầu vào chức vụ Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố : Trong lịch sử hiện đại, chưa bao giờ, chúng ta lại ở gần một sự phục hưng quốc gia Trung Hoa như vậy và tôi tin chắc rằng, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu này.

Khi cổ xúy cho một nước Trung Hoa mạnh, đoàn kết trong sự ổn định, ông Tập Cận Bình tỏ ra không khác so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Cựu Chủ tịch nước Trung Quốc cũng đã đứng dậy vỗ tay hoan nghênh, trước khi ông Tập Cận Bình đọc diễn văn trong phiên bế mạc khóa họp Quốc hội hôm nay. Lãnh đạo số một Trung Quốc nhấn mạnh là Trung Quốc phải tập hợp mọi sức lực để sẵn sàng giành thắng lợi trong các trận chiến và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các lợi ích quốc gia.

Các phát biểu này nhằm vuốt ve tinh thần yêu nước trong công luận vào lúc các đài truyền hình Trung Quốc, từ nhiều tuần qua, cảnh báo nguy cơ xung đột với Nhật Bản tại vùng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, ở biển Hoa Đông. Ngay sau khi khẳng định như trên, lãnh đạo Trung Quốc lại nói đến hòa bình và danh từ hòa bình được nhắc đi nhắc lại tới năm lần trước sự hiện diện của nhiều đại sứ nước ngoài ».

Đức Tâm (RFI)

Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi bảo vệ quốc gia chống Trung Quốc gây hấn

Không ảnh của hãng Kyodo cho thấy các tàu hải giám, tàu kiểm ngư Trung Quốc vây quanh tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ảnh chụp ngày 18/09/2012.
Không ảnh của hãng Kyodo cho thấy các tàu hải giám, tàu kiểm ngư Trung Quốc vây quanh tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ảnh chụp ngày 18/09/2012. (REUTERS/Kyodo/Files)

Trong diễn văn chào mừng 424 tân khoa võ bị, Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi các tân sĩ quan Nhật Bản gìn giữ quê hương chống hành động « khiêu khích » của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền tại Senkeku/Điếu Ngư. Trong số sĩ quan tốt nghiệp có sinh viên Việt Nam.

Theo Thủ tướng Shinzo Abe thì tình hình an ninh quốc gia hiện nay rất nghiêm trọng. Chủ nhật hôm nay 17/03/2013, trong buổi lễ gắn cấp bậc cho các tân sĩ quan vừa tốt nghiệp 4 năm võ bị ở Yokosuka, Thủ tướng Nhật tuyên bố rằng : « Khác với tình hình 4 năm trước, đất nước của chúng ta, từ lãnh thổ, lãnh hải đến không phận đang bị khiêu khích liên tục ». Ông nhắn nhủ các tân sĩ quan là « thực tế sa trường mà (họ) phải đối phó sẽ rất gian khổ » và mong rằng các sĩ quan sẽ tận tụy « quên mình trên chiến địa để bảo vệ non sông và dân tộc ».

AFP nhân định Thủ tướng Nhật sử dụng thông điệp bi tráng để mô tả tình hình tranh chấp với Trung Quốc và ông không ngần ngại trích lại nguyên văn một lời tuyên bố bất hủ của cố Tổng thống Mỹ Theodor Roosevelt đọc tại Paris năm 1910 : « Danh thơm thuộc về những người thực sự tham gia trận mạc với khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, máu và nước mắt ».

Cũng theo AFP, trong số 427 tân sĩ quan hiện diện trong buổi lễ tốt nghiệp tại Yokosuka có 27 nữ sinh viên và 11 sinh viên nước ngoài đến từ Cam Bốt, Indonesia, Mông Cổ, Thái Lan và Việt Nam.

Trung Quốc vẫn tiếp tục đưa tàu hải giám áp sát quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Ngày Chủ nhật hôm nay, ba tàu Trung Quốc xuất hiện cách đảo Kubajima khoảng 25 hải lý.

Tú Anh (RFI)

Biểu tình lớn ở Vĩnh Yên (Có clip video)


(Vĩnh yên) - Tin chưa được kiểm chứng từ Vĩnh yên cho biết, vào lúc 15h18' chiều nay tại trước cửa trụ sở Bưu điện TP. Vĩnh yên tỉnh Vĩnh phúc đã có một cuộc biểu tình với số lượng ước chừng 1.000 người. Đám đông mang một xác người chết mà theo nguồn tin là bị con rể chủ tịch tỉnh ra tay đánh chết,  đến cơ quan để yêu cầu giải quyết.

Hiện lực lượng công an cảnh sát đã triển khai lực lượng để đối phó, vì theo dự kiến đoàn biểu tình sẽ đưa quan tài đi diễu vòng quan thành phố.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo về vụ việc này.

Theo TTXVA người dân cho biết, nạn nhân là anh Nguyễn Tuấn Anh đã bị con rể ông Phùng Quang Hùng chủ tịch tỉnh Vĩnh phú đánh trong cuộc xô xát vài ngày trước đó.

Nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh sinh năm 1986, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Vào rạng sáng ngày 15/3, nạn nhân đã đi cùng một người anh em họ tên Hiệp đến ăn đêm tại phố Quán Tiên, phường Hội Hợp.  Sự việc đã xảy ra xô xát với một nhóm người, trong đó có người được xác định là con rể chủ tịch tỉnh Vĩnh Yên.

Gia đình không thấy nạn nhân trở về nhà.

Cho đến khoảng 9h ngày 17/3, một thi thể nam giới được phát hiện dưới cống nước trong tình trạng đã trương và bốc mùi hôi thối…
http://www.youtube.com/embed/elF7eXBN18s

Gia đình nạn nhân phẫn nộ đã đem xác nạn nhân biểu tình quan thành phố.  Đoàn biểu tình kéo đến UBND TP ngày một đông…



Gia đình nạn nhân phẫn nộ đã đem xác nạn nhân biểu tình quan thành phố. Đoàn biểu tình kéo đến bưu điện Vĩnh Phúc ngày một đông… Lực lượng cảnh sát chống bạo động của tỉnh Vĩnh phúc và các tỉnh lân cận đã được huy động với số lượng rất lớn để đề phòng cuộc biểu tình sẽ dẫn tới bạo đông.

Người đưa tang đi đến đâu tung giấy tiền vàng mã bay khắp phố và lôi kéo số người tham gia ước chừng 3-4 ngà người.

19h00:  Hiện tất cả các ngả đường qua chỗ dân đang ngồi cùng quan tài đều đã được phong tỏa " những ai liên quan thì được ở lại, toàn bộ người không liên quan hoặc đến xem đã được đẩy ra xa ít nhất 50m..xe qua thành phố đều bị chặn từ 2 đầu đường chính qua Thành phố đi theo đường trán. Đã có các trường hợp những người phấn khích dùng gạch đá tấn công nhân viên cảnh sát.

19h42: Tại tụ điểm đông người tập trung hiện nay đã xuât hiện các lực lượng cảnh sát trong và ngoài thường phục cùng các lực lượng khác đang dùng loa để vận động bà con giải tán, Nếu không 20h00 sẽ dùng biện pháp mạnh hơn.

20h11: Đã quá thời hạn quy định, hiện nay đám đông đã dời sang địa điểm mới cách địa điểm cũ 50 m. Lực lượng làm nhiệm vụ tiếp tục dùng loa phóng thanh cỡ lớn giải thích vận động bà con phải giải tán triệt để. Đã xuất hiện 3 xe chở phạm cùng một số xe chữa cháy được đưa đến xung quanh trụ sở công an TP Vĩnh Yên.

20h25: Hiện gia đình đang trên đường đưa về nhà, theo sau và trước vẫn vài xe giao thông và xe CS dẹp đường, kèm một xe tải CS cơ động và một xe công an.. Được biết nạn nhân sinh năm 86 vợ đã có một con, vợ đang mang bầu đứa thứ 2 vài ngày sẽ nữa sinh con...

20h32: Đám đông đã cơ bản được giải tán, song các lực lượng chức năng không cho đám đông đi theo xe chở xác nạn nhân. Hiện tại ở tư gia của nạn nhân đã có ước chừng 5-700 người tụ tập đứng chờ xe đưa xác về nhà.
20h45: Xe đưa xác đã về tới nhà nạn nhân, hiện nay người tò mò kéo đến rất đông. Lực lượng CS cơ động thiết lập hàng rào xung quanh nhà nạn nhân. Mọi đối tượng đều được kiểm tra giấy tờ tùy thân và vũ khí trước khi được cho phép vào nhà. Số xe CS và giao thông vẫn chốt xung quanh khu vực này.

Tin thêm: Trao đổi với gia đình nạn nhân và người dân, tất cả đều khẳng định chính con rể ông Phùng Quang Hùng, chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chính là kẻ gây ra cái chết đối với anh Nguyễn Tuấn Anh.

Một nguồn tin chưa kiểm chứng cũng nói rằng, trước đó anh Nguyễn Tuấn Anh từng bị đe dọa vì xích mích trong chuyện làm ăn, mặc dù vụ việc đã được nạn nhân tố cáo nhưng không thấy cơ quan công an giải quyết.

Có tin nói rằng, ban đầu, giám định pháp y của công an khẳng định nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh tử vong do 'say rượu', 'sặc nước'... Kết luận này đã khiến người dân nổi giận, dẫn đến cuộc biểu tình như trên.

Một vài hình ảnh chúng tôi vừa nhận được từ Vĩnh Yên:

vinhphuc-bieutinh9
vinhphuc-bieutinh11
Vào khoảng 9h ngày 17/3, một thi thể nam giới được phát hiện dưới cống nước trong tình trạng đã trương và bốc mùi hôi thối…Nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1986, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Được biết, trước đó vào rạng sáng ngày 15/3, nạn nhân đã đi cùng một người anh em họ tên Hiệp ăn đêm tại phố Quán Tiên, phường Hội Hợp và đã xảy ra xô xát với một nhóm người.Hiện CQCSĐT CA tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang điều tra, xác minh sự việc. Một số hình ảnh được ghi lại tại hiện trường xảy ra vụ việc chiều nay:
án:

Tin đang được tiếp tục cập nhật liên tục...

Bắt khẩn cấp 5 nghi can trong vụ giết người ở Vĩnh Yên

Một vụ biểu tình bằng quan tài người chết với ít nhất 1.000 người tham gia đã xảy ra vào ngày hôm qua 17 tháng 3 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc sau khi nạn nhân được người nhà khẳng định là bị con rể của một quan chức cao nhất tỉnh mưu sát.
Con quan đánh chết người?
Nạn nhân là anh Nguyễn Anh Tuấn, 27 tuổi ngụ tại phường Hội Họp thành phố Vĩnh Yên. Thi thể của anh được người dân phát hiện tại một cống nước và trong tình trạng đang phân hủy vì đã chết qua nhiều ngày.
Cơ quan pháp y sau đó đưa kết quả giảo nghiệm tử thi cho rằng anh Tuấn chết do uống rượu say và ngã xuống cống nên bị ngộp nước.
Người nhà nạn nhân phát hiện thi thể của anh bị bầm tím nhiều chỗ. Từ phần ngực trở lên có dấu hiệu bị đánh, răng của nạn nhân bị mất nhiều cái, tất cả dấu vết này chứng tỏ anh Tuấn bị tra tấn đến chết và ngay sau đó gia đình nạn nhân đã khiêng quan tài đến trước Bưu điện thành phố Vĩnh Yên để phản đối cơ quan pháp y vì đưa ra kết quả xét nghiệm gian dối.

1673_10151504468984571_1269540105_305
t nhất 1.000 người đem quan tài người chết biểu tình vào ngày hôm qua 17 tháng 3 tại thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Những tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Dân Trí đồng loạt đưa tin, nhiều video clip trên mạng xã hội cho thấy ít nhất là 1.000 người dân đã đối diện với lực lượng cảnh sát cơ động khi quan tài được mang đi trên nhiều con đường của thành phố. Tuy nhiên không có một xô xát nào xảy ra.
Bà Phan Thị Bê, một cư dân tại phường Hội Họp nơi nạn nhân cư trú cho biết:
“Thực ra tôi cũng không rõ lắm đâu chỉ biết là xác chết nằm trong một cái cống tại phường Hội Họp chứ không rõ nguyên nhân. Vừa xét nghiệm thì người ta bảo là ngộp nước. Nhiều người biểu tình công an dẹp không được vì người dân kéo ra rất đông.”
Thiếu tướng Phùng Tiến Bộ giám đốc công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng xác nhận con số người biểu tình là có thật và hiện nay công an đang tiến hành điều tra vụ việc khi gia đình nạn nhân xác định con rể của ông chủ tịch UBND Tỉnh Vĩnh Phúc chủ mưu vào vụ giết người này.
Ông Bộ cũng cho biết là đã bắt khẩn cấp 5 nghi can có liên quan đến cái chết này trong đó có hai người Hải Phòng, tình nghi là đấu gấu được thuê để giết nạn nhân.
Chúng tôi cố gắng liên lạc với UBND thành phố Vĩnh Yên để tìm hiểu thêm sự việc nhưng hầu hết mọi cán bộ cao cấp đều đi vắng. Người phụ trách tiếp dân của UBND thành phố cho chúng tôi biết:
“Vâng, có đấy bây giờ mọi người đang rất là lo giải quyết cái vụ việc đấy. Đang giải quyết gấp bởi vì vụ này liên quan đến dân, có nhiều vần đề bức xúc nên mọi người từ trên xuống dưới tất cả đang tập trung vào vụ này.”
Báo động nạn lạm quyền
Tình trạng lạm dụng quyền hành để giết người đang có dấu hiệu phổ biến trong nhiều cơ quan nhà nước.
Năm 2010 anh Nguyễn Văn Khương cư ngụ tại xã Hồng Thái tỉnh Bắc Giang bị công an mời vào đồn rồi đánh chết khiến gia đình nạn nhân cũng mang quan tài tới trước trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang đòi làm rõ vụ việc.
Cái chết của anh Khương sau đó gây cho nhiều ngàn người biểu tình đòi thực thi công lý nhưng vẫn không thấy có một bản án cụ thể nào cho vụ này.
Người dân cho rằng vụ án tại Vĩnh Yên hôm nay cũng không ra ngoài cách giải quyết như vụ Bắc Giang và hàng trăm vụ khác nếu kẻ thủ ác là công an hay con cái, hoặc cán bộ cao cấp của nhà nước.
  
Mặc Lâm, thông tín viên RFA
2013-03-17

Chủ tịch Vĩnh Phúc nói về vụ biểu tình

(Hình fb Pham Vu Nguyen)
Ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch Tỉnh Vĩnh Phúc nói đang cố gắng giải quyết vụ chết người dẫn tới biểu tình.
Ông Hùng xác nhận đã xảy ra vụ người dân xuống đường sau cái chết của thanh niên Nguyễn Anh Tuấn.
Nhưng ông bác bỏ chuyện con rể ông có liên quan tới cái chết của thanh niên này.
Ông nói với BBC:
"Tôi cũng nghe tin, tôi hỏi nó [nó nói] không liên quan gì.
"Đêm đó vợ chồng nó ngủ ở nhà không liên quan gì.
"Còn cái nhóm thanh niên nó uống rượu, đánh nhau... lúc 11, 12h đêm, vợ chồng nó không biết, ngủ ở nhà biết đâu cái đó.
"Nhà nó ở cách xa mấy chục mét cơ, không có ở gần đó.
"Có cái phòng nó gần đó thì cũng có lúc đánh nhau chạy tán loạn vào thì [người ta] nghi ngờ như vậy, không dính dáng gì cả."
Hình ảnh từ video biểu tình ở Vĩnh Yên
Hình ảnh từ video cho thấy cảnh cảnh sát nhảy lên vật cổ một người đeo khăn tang trắng
"Đêm đó vợ chồng nó ngủ ở nhà không liên quan gì.
Ít nhất hàng trăm người dân đã mang quan tài đi biểu tình trên đường phố ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc để phản đối điều mà họ xem là "bất công".
Vụ biểu tình diễn ra theo sau cái chết của thanh niên Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1986, sống tại Phố Cả, phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Báo Bấm Pháp Luật và Xã Hội nói gia đình nạn nhân không chấp nhận cách giải thích của công an rằng anh Tuấn Anh say rượu, ngã xuống cống và chết đuối.

Hình ảnh video cho thấy đông đảo người dân, nhiều người đeo khăn tang, đã vài lần dùng quan tài đâm xuyên qua hàng rào của hàng chục cảnh sát cơ động ở thành phố Vĩnh Yên.
Video cũng cho thấy một cảnh sát đã nhảy lên ôm cổ một người đeo khăn tang thuộc nhóm đi đầu đoàn biểu tình và vật xuống.

Trong khi đó một phụ nữ cũng đã xông lên thách thức cảnh sát.

Trước đó cũng Bấm Pháp Luật và Xã Hội đưa tin và ảnh đông đảo người dân tới hiện trường khi công an phát hiện xác chết dưới cống nước mà sau này được biết đó là anh Tuấn Anh.
 
'Giải quyết êm ấm'
"Tôi đang vận động người dân đồng thuận với chính quyền để làm sao giải quyết cho êm ấm." - Ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch Tỉnh Vĩnh Phúc
Nói chuyện với BBC, cả Chủ tịch thành phố Vĩnh Yên Trần Ngọc Oanh và Chủ tịch Tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng đều không bác bỏ chuyện có biểu tình nhưng nói con số không đến "hàng ngàn" như một số nguồn tin nói.

Ông Oanh nói cuộc biểu tình đã được giải tán lúc 18:00 trong khi các Bấm hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy vẫn còn nhiều người trên đường phố lúc 21:00.

Ông Hùng trong khi đó bác bỏ các thông tin trên mạng xã hội rằng con rể ông có liên quan tới vụ anh Nguyễn Tuấn Anh tử vong.

Ông nói: "Ở đây anh em chúng tôi đang giải quyết xử lý cái việc đó.

"Chúng tôi đang cho công an điều tra làm rõ vụ việc xem đầu đuôi ra sao, làm theo đúng quy định của pháp luật, ai làm sai thì nghiêm trị theo luật pháp.

"Tôi đang vận động người dân đồng thuận với chính quyền để làm sao giải quyết cho êm ấm.

"Còn nạn nhân xấu số cũng phải để được chôn cất."
 
'Không liên quan' 
 Liên quan tới các cáo buộc rằng con rể của ông có liên quan tới cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh, ông Hùng nói:

"Tôi cũng nghe tin, tôi hỏi nó [nó nói] không liên quan gì.
"Còn cái nhóm thanh niên nó uống rượu, đánh nhau... lúc 11, 12h đêm, vợ chồng nó không biết, ngủ ở nhà biết đâu cái đó.
"Nhà nó ở cách xa mấy chục mét cơ, không có ở gần đó.
"Có cái phòng nó gần đó thì cũng có lúc đánh nhau chạy tán loạn vào thì [người ta] nghi ngờ như vậy, không dính dáng gì cả.
"Rồi công an sẽ làm [rõ] hết thôi mà, cái chuyện đó pháp luật phải làm ra, không bao che ai cả."
Ông Hùng cũng nói thêm: "Tôi và các cháu cũng rất bức xúc chuyện này. Cũng phải làm nhanh cho rõ chứ không mang tiếng. 
"Không ai bao che cái đó được."
(BBC)

Đôi điều về No China Shop

Nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ từ các diễn đàn mạng, những khách hàng ghé thăm và rất nhiều người quan tâm đến hiện tình độc hại của hàng hóa Trung Quốc. Ngược lại, cũng có ở chỗ này, chỗ kia là một vài cá nhân nghi ngờ, bêu rếu hay thậm chí công kích mục đích của Shop. Chúng tôi xin ghi nhận tất cả với tinh thần xây dựng và phản hồi những ai quan tâm về No China Shop qua bài viết này.
Tại sao là No China shop?
Ý tưởng này xuất phát từ tâm lý của vợ chồng tôi, những người không thích xài hàng TQ nhưng không biết chọn những sản phẩm thay thế ở đâu. Cách đây tám tháng, tôi đã gợi ý lập một trang web tập trung giới thiệu các sản phẩm không xuất xứ từ Trung Quốc cho các bạn ở Hà Nội, nhưng mọi việc vẫn đứng im trong khi công việc kinh doanh chính không cho chúng tôi có thời gian thực hiện điều này.
Những thông tin về sự độc hại của hàng TQ, những động thái gây hấn về chủ quyền diễn ra liên tục đã thôi thúc tôi phải hành động. Cuối năm 2012, chị tôi đã gợi ý nhập quần áo trẻ em về bán và chúng tôi đã quyết định sẽ không bán hàng TQ và kêu gọi phát huy tinh thần hỗ trợ sản phẩm của người Việt – đồng bào ruột thịt của mình. No China Shop từ đó được hình thành.
No China shop vừa là một cái tên vừa là tiêu chí hoạt động. Không phải chúng tôi cực đoan, không phải tất cả hàng Trung Quốc đều độc hại, nhưng với một cơ chế kiểm soát chất lượng yếu kém như hiện nay thì chúng ta phải nghĩ cách tự bảo vệ mình, đó là phản ứng tự vệ chính đáng. Xa hơn, đó là sự đề phòng về sự phá hoại kinh tế có chủ đích nhằm vào đất nước ta, như ít nhiều chúng ta đã từng nghe về điều này qua việc thu mua đĩa, móng trâu, củ sắn… Và hiện nay, với 90% hàng nhập khẩu từ TQ đã làm tê liệt hầu hết các nhà sản xuất tại VN. Chúng ta đang dần rơi vào thời kỳ đô hộ mới dưới hình thức “nô lệ kinh tế” với Trung Quốc. Chúng tôi không muốn nô lệ và No China Shop là nơi của những ai không muốn nô lệ, chúng ta làm chủ khả năng và ham muốn tiêu dùng của chính mình.

image
No China Shop
Đang mơ ah! làm sao tránh được hàng Trung Quốc?
Nếu nhìn vào thực tế thị trường hiện nay thì việc tránh hàng hóa TQ cũng khó khăn như việc tránh “tàu lạ” của ngư dân, nhưng khi chúng ta thay đổi thói quen tiêu dùng thì mọi thứ sẽ bắt đầu thay đổi. Cảm giác bất lực cũng giống như cảm giác bất hạnh khi chúng ta chỉ nhìn vào những điều chúng ta không có. Tập trung vào khả năng thực tại chúng ta sẽ tìm ra giải pháp trong tương lai. Ngành dệt may, da giầy và thực phẩm là khả năng mà Việt Nam chúng ta đang có và sẽ đẩy lùi được hàng TQ ở phân khúc này.
Đúng là hàng hóa, sản phẩm Việt Nam hiện nay vẫn còn giới hạn từ phẩm chất, số lượng đến giá cả. Và đó cũng là kết quả của sự thống trị của hàng hóa, sản phẩm nước ngoài và không ít thì nhiều đã đến từ thói quen của người tiêu thụ.
Chúng ta chưa có sự tập trung cần thiết đối với thị trường trong nước. Trải qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây, chúng ta vẫn từng bước độc lập thì 10 năm dần rơi vào đô hộ kinh tế thì cớ gì chúng ta phải cam chịu? Chỉ có thể có được một thị trường sản xuất nội địa phát triển cho Việt Nam trong tương lai nếu ngày hôm nay mỗi chúng ta bắt đầu bằng một thước vải Việt Nam, một đôi giày Việt Nam. Sự cạnh tranh sẽ đến theo phát triển và phẩm chất sẽ thăng tiến.
Việt Nam chúng ta không thiếu nguồn nguyên liệu, vấn đề không nằm ở chỗ thiếu công nghệ, nó nằm ở việc chúng ta thiếu niềm tin và quyết tâm tạo ra sự thay đổi, chí ít là từ bản thân mình.
Lợi dụng lòng yêu nước để kinh doanh?
Ở đây từ “lợi dụng” đang bị đánh tráo khái niệm, nó chỉ đúng khi một bên được lợi và bên kia thì thiệt thòi. Nếu xét theo góc độ kinh doanh thì sản phẩm thành công là đáp ứng được tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu dùng từ “lợi dụng” thì hầu hết các đơn vị kinh doanh hiện nay đều đang lợi dụng khách hàng, từ trẻ em cho đến người lớn đều bị lợi dụng khi mua một sản phẩm. Và kẻ lợi dụng điều này nhiều nhất và hơn hết là Trung Quốc, khi lợi dụng vào tâm lý ham rẻ, ham đẹp, ham lợi nhuận nhanh của đa số người Việt Nam để tuồng vào đó những thứ độc hại, kém chất lượng.
Đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận thẳng thắn với nhau rằng, phần đông những người đang có tinh thần yêu nước, muốn thể hiện, muốn bày tỏ, muốn đóng góp. Họ là phân khúc khách hàng đáng được phục vụ, đó là một nhu cầu tốt đẹp và chính đáng. Bất kì đơn vị kinh doanh nào đáp ứng được điều này đều đáng được hưởng lợi nhuận từ nó.
Sau hết, sẽ còn nhiều điều thiếu sót với mô hình kinh doanh vừa ba tháng tuổi và đang thiếu nguồn vốn trầm trọng này,  nhưng chúng tôi tin với quyết tâm hướng đến cộng đồng, hướng đến tính an toàn và lương thiện, chúng tôi sẽ tìm được những đối tác chiến lược để phát triển No China Shop ngày một hoàn thiện hơn.
Ước mơ của chúng tôi không nằm ở một cửa hàng No China Shop. Ước mơ của chúng tôi là khái niệm No China Shop sẽ dẫn đến một nhận thức “người Việt dùng hàng Việt” trong tương lai, góp phần xây dựng một nền sản xuất nội địa độc lập, có khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài và người dân có cơ hội lựa chọn những sản phẩm an toàn, phẩm chất cao và góp phần làm giàu cho nền kinh tế quốc gia – một nền kinh tế tự chủ, độc lập.
Paulo Thành Nguyễn

(Facebook Paulo Thành Nguyễn

Minh Diện - Tôi chết giữa Hồng hà sóng đỏ

Nhà thơ Phùng Quán
Nhân dịp ra Hội An dự đêm thơ Nguyên Tiêu, tôi và mấy người bạn rủ nhau ra Huế thăm mộ nhà văn Phùng Quán. Ông mất ở Hà Nội ngày 22-1-1995, sau đó được người thân và bạn bè đưa về an táng tại quê nhà (xã Thủy Dương, Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế). Hơn 170 người, gom góp được 223.731.000 đồng, xây mộ hết 127.000.000 đồng, còn lại tặng những học sinh hiếu hiếu học quê hương nhà văn.
Tôi bước trên những doi cát trắng mịn mà lòng ngập tràn những suy tư về Phùng Quán. Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của  Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Về quá trình viết tác phẩm này, trong di cảo hồi ký "Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào" do NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2007, ông kể nhiều chi tiết rất thú vị về sự ngẫu nhiên và tình cờ đưa ông từ một người lính trở thành một nhà văn và những oan khuất phải gánh chịu nhưng với giọng kể rất hóm hỉnh, không một chút trách móc hay thù hận. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm bằng hai bài thơ "Lời mẹ dặn" và "Chống tham ô lãng phí" (1957). Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi.
Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác và câu cá ở Hồ Tây để kiếm sống. Vì thế, bạn bè văn nghệ thường gói gọn cuộc đời ông thời kỳ này bằng sáu chữ: "cá trộm, rượu chịu, văn chui".
Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và hai năm sau đó ông được nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam . Ngoài văn xuôi, Phùng Quán còn sáng tác thơ và có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Hoa sen, Hôn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe...
Mộ Phùng Quán trên  đồi cát, dưới bóng cây xanh, nhìn xuống mặt hồ nước cùng một màu xanh êm ả, bên cạnh mộ bà Vũ Thị Bội Trâm, vợ ông. Ông đã đi qua một tuổi thơ dữ dội, một cuộc đời sóng gió, oan khiên, nghèo túng  đến xác xơ,  giờ thanh thản nằm đây, vẫn chốn quê  nghèo. Đất cát thật thà, cây xanh và hồ nước, cũng đều giản dị và chân thật như chính cuộc đời ông ! Tấm bia mộ làm bằng phiến đá đen hình chóp, không  mài gọt cầu kỳ, lô nhô góc cạnh, khắc bài thơ “Lời mẹ dặn” nổi tiếng của ông.
Buổi chiều đầu Xuân. Huế còn lạnh. Chúng tôi bày đĩa trái cây, chiếc  bánh chưng, và đĩa đậu phộng rang, là thứ lúc sinh thời nhà văn Phùng Quán thích nhất lên mộ ông và rót rượu đế Bàu Đá ra mấy chiếc chén sành.  Gió từ mặt hồ  len lỏi qua từng  mô đất, bụi cây, mang theo mủi thơm thoảng của bông sen bông súng, hòa với khói hương trầm.
Anh  Nguyễn Duy Quang, đại tá quân đội nghỉ hưu, cao tuổi nhất trong nhóm, cầm ba ném nhang khấn trước mộ vợ chồng nhà văn Phùng Quán:
- Hôm nay giữa tiết tháng Giêng, chúng tôi tới thăm anh chị. Là những người lính, từng là đồng đội với anh, thương anh , khâm phục anh và mãi mãi nhơ anh, cũng như những văn nghệ sỹ giàu tâm thức đã cất lên tiếng nói chân thực làm rung động lòng người!
Trong không khí trang nghiêm, đại tá Nguyễn Duy Quang đọc bài thơ“Lời mẹ dặn” khắc trên bia mộ:

                                 Con ơi một người chân thật!
                                 Thấy vui muốn cười cứ cười!
                                 Thấy buồn muốn khóc là khóc!
                                 Yêu ai cứ bảo là yêu,
                                 Ghét ai cứ bảo là ghét!
                                 Dù ai ngon ngọt nuông chiều,
                                  Cũng không nói yêu thành ghét!
                                  Dù ai cầm dao dọa giết,
                                  Cũng không nói gét thành yêu!
 
Những ly rượu trong vắt thơm men gạo rải lên nấm mộ người quá cố. Hình ảnh nhà thơ Phùng Quán gầy ốm, khuôn mặt khắc khổ, hai má lõm, chòm râu thưa hiện lên trong khói nhang nghi ngút.
Như đã ăn sâu vào tiềm thức, hay như một hiện tượng tâm linh, cứ nhắc đến người này trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm lại liên tưởng đến người kia, cứ hình dung ra một khuôn mặt là những khuôn mặt khác bỗng hiện lên. Giữa chiều Xuân lành lạnh, lất phất mưa bay, bên tấm bia mộ nhà văn Phùng Quán, chúng tôi như thấy như có bóng dáng Hoàng Cầm, Hữu Loan, Quang Dũng, rồi Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang... Những con người một thời oanh liệt, một thời oan ức, vật lộn trong nghèo túng, những cái tên đã khắc vào trí nhớ của nhiều người.
Đại tá Nguyễn Duy Quang nhập ngũ năm 1948, khi mới 16 tuổi, từng trải qua 3 cuộc chiến tranh, đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh Tàu, về hưu năm 1988, gần bốn chục tuổi quân. Từ một  người lính tuyên văn, ông lên đến phó chính ủy sư đoàn. Ông có giọng ngâm thơ đầy chất lính, rất giản dị chân thành, ông  nhớ rất nhiểu thơ tiền chiến và đặc biệt quen biết nhiều người trong nhóm Nhân Văn Giai phẩm.  
Năm 1982, khi Hoàng Cầm chuyển tập thơ “Về Kinh Bắc” ra nước ngoài in, bị bắt giam 18 tháng, đại tá Nguyễn Duy Quang đã đi thăm, và nói với nhà thơ: “Thế nào cũng có ngày tập thơ của anh cũng sẽ được in công khai trong nước!”. Quả nhiên mười hai năm sau, điều đó thành hiện thực.
Hôm ấy, theo đề nghị cùa chúng tôi, bên mộ phần nhà văn Phùng Quán, đại tá Nguyễn Duy Quang  kể lại câu chuyện Nhân văn Giai hẩm  Tôi ghi lại theo lời ông và sau đó có đối chiếu với tư liệu của nhà văn  Lê Hoài Nguyên, đại tá công an, từng công tác ở A25.
Ngày ấy, cách đây hơn nửa thế kỷ, Đảng công khai thừa nhận sai lầm về đường lối, và căn bệnh quan liêu, mệnh lệnh trong bộ máy chính quyền. Đề sửa sai , tháng 9-1956, Hội nghị trung ương lần thứ 10, nhiệm kỳ II, đã ra Nghị quyết  khắc phục hậu quả sai lầm , mở rộng quyền tự do dân chủ, phát huy tiềm năng kiến thức của mọi tần lớp nhân dân. Quốc hội và Chình phủ đã ban hành các đạo luật có tính cởi mở như: Luật tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do lập hội.
Phát xuất từ sự cởi mở đó, phong trào Nhân văn Giai phẩm ra đời. Các nhà văn, nhà báo, trí thức, nghệ sỹ tiêu biểu đã từng có nhiều công lao trong kháng chiến  nhập cuộc,  làm  nghĩa vụ công dân, muốn cùng  đảng hướng tới mục tiêu đàng đề ra  xây dựng một xã hội dân chủ  công bằng, kiến thiết miền Bắc giàu mạnh  làm cơ sở  đấu tranh thống nhất nước nhà.
Ông Nguyễn Hữu Đang hồ hởi viết mục đích ra đời tờ báo Nhân văn: “Vào lúc Đảng và Chính phủ đang có kế hoạch phát triển văn hóa, cải thiện sinh hoạt, chúng tôi cho ra tờ báo Nhân Văn,  để góp một phần nhỏ mọn vào công việc đó!”.
Nhiều nhà văn, nhà báo, trí thức, văn nghệ sỹ đã viết bài đăng trên tờ Nhân văn. Ngoài ra họ còn mạnh dạn cất tiếng nói trong các cuộc tọa đàm.
Bằng tâm huyết, trí tuệ cùa mình, các văn nghệ sỹ, trí thức thẳng thắn góp ý và phản biện những chủ chương,  đường lối chính sách của đảng, chính phủ,  đồng thời nêu lên khát vọng sống của tầng  lớp trí thức cũng như nhân dân lao động.
Bàn về việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, Nguyễn Hữu Đang viết  bài : “ Cần phải chính quy hơn” đăng trong Nhân văn số 4:
“Do pháp trị thiếu sót mà cải cách ruộng đất hỏng to đến thế!
         
 “Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm trăng ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh đoanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung, hoặc ép buộc người ở nhà rộng phải nhường một phần cho cán bộ hoặc cơ quan ở.
           
“Do pháp trị thiếu sót mà nhiểu cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng đòi thông qua những bài báo nói đến mình.
           
“Do pháp trị thiếu sót người ta đã làm những việc vu cáo đe dọa chính trị trắng trơn!”…
             
Ông Nguyễn Hữu Đang đề nghị thi hành Hiến pháp năm 1946, hoặc nếu sửa  thì cũng phài bảo đảm quyền tự do dân chủ .
            
Ông viết: “Dù Hiến  pháp sẽ được  ban bố có nội dung thế nào đi nữa, cái phần bảo đảm tự do dân chủ của nó về căn bản vẫn không thể thay đổi so với Hiếp pháp năm 1946. Vì đó là một điều kiện “Không có không được” của một chính thể dân chủ”.              
Ông Nguyễn Hữu Đang cảnh tỉnh: “Chuyên chính với địch bao nhiêu cũng chưa đủ! Còn chuyên chính với dân thì cần xét kỹ, nếu không hậu quả sẽ tai hại lớn!”.
 Bàn về tự do và đấu tranh chống tệ quan liêu, mệnh lệnh, sùng bái cá nhân, nhà triết  học Trần Đức Thảo viết trên báo Văn nghệ số 3: “Phát triển tự do là nhu cầu bức thiết, đồng thời cũng là nhiệm vụ số 1 của người trí thức cũng như toàn dân!” .
Trong bài “Nội dung xã hội và hình thức tự do” đăng trong tạp chí“Giai phẩm mùa Đông” ông viết nói cụ thể: “Những ý kiến phê bình của nhân dân hay của cấp dưới, thì lại hoàn toàn đề cho cấp trên quyết định có nên xét đến và thảo luận hay không? Cho nên những bệnh quan liêu, bè phái, sùng bái cá nhân trong tổ chức lãnh đạo có điều kiện khách quan để phát triển, đẩy mạnh tác phong dàn áp tư tưởng, bỏ qua quy tắc dân chủ, biến những ý kiến chủ quan, giáo điều thành lập trường bất di bất dịch. Dựa vào đó những phần tử lạc hậu, bào thủ, ngăn cản ý kiến quần chúng, cản trở việc sửa chữa sai lầm!”.
Giáo sưcNguyễn Mạnh Tường kiến nghị: “Một chế độ dân chù thực sự, trong đó người dân được làm chủ đất nước không những trong Hiến pháp,  mà cả trong thực tế!”.
Bằng sự hiểu biết của một trí thức từng trải, ông kịch liệt phê phán khẩu hiệu trong cải cách ruộng đất: “Thà chết oan 10 người hơn đề sót một kẻ địch”.  Ông  khẳng định: “Lịch sử phong trào cách mạng chưa bao giờ, chưa có ai ngăn cản được một phong trào đòi tự do dân  chủ!”.
Giáo  sư Trương Tửu kêu gọi : “ Đã đền lúc phải sa thải những ngưởi lãnh đạo thiếu tư cách mà quần chúng tuyệt đối không tin tưởng nữa!”.
Cùng với Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu,  các  giáo sư  Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Cao Xuân Hạo,  các họa sỹ Nguyễn Sáng, Sỹ Ngọc, các nhân sỹ trí thức như Dương Đức Hiền, Đỗ Đức Dục, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Tấn Ghi Trọng, các nhà văn , nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt, Phan Khôi, Phùng Quán, Hoàng Cầm , Hữu Loan, các  nhạc sỹ như Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Tử Phác, Đặng Đình Hưng ... hăng hái góp phần phàn biện.  Nhiều tác phẩm văn, thơ, nhạc , họa  ra mắt như “Trăm hoa đua nở” trong một bầu không khí tự do dân chủ.

                       “Trong những ngày khó khăn chồng chất
                        Kẻ thủ của chúng ta xuất hiện
                         Như những con rồng đất khi đỏ khi xanh
                         Lẫn trong hàng ngũ”
                                                     (Văn Cao)

                        “Nhưng đem bục công an máy móc đặt giữa tim người
                          Bắt tình cảm ngược xuôi
                          Theo đúng luật đi dường Nhà nước
                          Có thể gây rất nhiểu chua xót ngoài đời”
                                                                                 (Lê Đạt)
 
Phong trào Nhân văn Giai phẩm vừa nhú lên đã bị bóp chết.
 
Ấy là khi Trung Quốc phát động phong trào: “Đả Hồ Phong” và  tư tưởng Maois tràn sang Việt Nam .
Ngày 6-1-1956 , Đảng lao động  Việt Nam  ra  Nghị quyết 30,  về “ Chấn chỉnh công tác văn nghệ”, nội dung gần như  ngược lại  Nghi quyết 10. 
Lực lượng bảo thủ tấn công như bão táp vào nhóm Nhân văn Giai phẩm. Ông Trường Chinh bị thất thế vì sai lầm trong cải cách ruộng đất, nắm thời cơ  giành lại quyền lực trong đảng. Tố Hữu mượn gió bẻ măng, trả thù những người không  sùng bái  mình ,  điển hình là những người phê bình tập thơ Việt Bắc . Tố Hữu gọi nhóm Nhân văn Giai phẩm là  bọn phá họai, phản động . Ông ta viết: “Những phần tử phản động mà đại biểu là  bọn cầm đầu nhóm  Nhân văn Giai phẩm!”.  Các phương tiện thông tin đại chúng như báo Nhân dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Đài tiếng nói Việt Nam tập trung phê phán Nhân văn Giai phẩm. Phê phán một chiều,  kết tội, không cho thanh minh. Những nhà văn, nhà thơ xu nịnh và cơ hội như Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Huy Cận, lôi kéo đàn em “ném đá” vào những người từng là bạn. Các cơ quan quản lý tiến hành tồ chức kiểm điểm, kiểm thảo , đấu tố, khai trừ, đuổi khỏi biến chế những người trong nhóm Nhân văn Giai phẩm, thậm chí cà những người tàng trữ một vài bài thơ văn cũng bị liên lụy. Lực lượng quần chúng  được huy động mít tinh biểu tình, phản đối, bôi nhọ.
Chiến địch bài trừ Nhân văn Giai phẩm quyết liệt, rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, biến những người tham gia phong trào dân chủ đơn thuần  thành “bọn gián điệp phản cách mạng” .
Ngày 10-12-1959, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội , mở phiên tòa xét sử Nguyễn Hữu Đang, người 14 năm trước, làm Trưởng ban tổ Quốc khánh 2-9, người dựng lễ đài ra mắt chính phủ Việt Nam dân chủ công hòa, nơi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
Bản án tuyên: “Chúng là những tên phản cách mạng, phá hoại hiện hành, hoạt động có tổ chức, thực hiện âm mưu của địch, tiến hành những hoạt động chiến tranh tâm lý đê hèn nhất , những hoạt động phá hoại thâm độc nhất, để cuối cùng lật đổ chế độ ta ở miền Bắc!”.
Ông Nguyễn Hữu Đang và bà Thụy An bị kết án 15 năm tù, 5 năm quản thúc.
Cùng với Nguyễn Hữu Đang, 170 nhân sỹ,  trí thức, trong đó có 100 đảng viên, 23 nhà văn, 4 nghệ sỹ sân khấu, 6 nghệ sỹ điện ảnh, 12 nghệ sỹ mỹ thuật, 4 nhạc sỹ  bị xử lý từ khai trừ đến cải tạo lao động.
Cùng với họ là vợ con, cha mẹ, những ngưởi thân bị đối xử tàn nhẫn, bị chà đạp nhân phẩm, không cho ngóc đầu lên làm người!
Trước khi nhắm mắt cụ Phan Khôi trăn trở ví cái mà cụ quý nhất là là phẩm giá bị bôi  nhọ.
Ông Trần Dần, người đã từng lấy dao lam tự cứa vào cổ mình, mà cũng đến lúc phải nhũn ra, cất tiếng kêu ai oán trong một lá thư giừi cho một người lãnh đạo: “Tôi hy vọng vấn đề cuộc đời tôi  lại đặt ra, ít nhất cũng với tôi, vợ con tôi...Tôi hy vọng ! Tôi còn nhiều năm tháng. Còn một phần đời!  Một phần đời, một ngày cũng đáng sống! Dù một buổi chiều! Tôi hy vọng! Tôi còn một phần đời!  Đề sống ! Đề làm việc! Con cái! Tôi xin sự giúp đỡ! Sự rộng lượng! Ở các anh! Ở tổ chức!”.      
    
Ba mươi năm sau những người như cụ Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trấn Đức Thảo, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm,  Lê Đạt v.v...mới được minh oan.
Phùng Quán nức nở:

                                       Tôi chết giữa Hồng Hà sóng đỏ!
                                       Ba mươi năm sau
                                       Tôi hồi sinh giữa xanh thẳm Hàn Giang!
 
Tôi viết bài báo này khi nhiều nhà văn nhà báo và các nhân sỹ trí thức đang nhiệt tình đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp theo lời kêu gọi của đảng. Tôi hy vọng lịch sử không lặp lại những trang đen tối cách đây hơn nửa thế kỷ.
Minh Diện
------------------
+ Bài liên quan:
LỜI MẸ DẶN
* PHÙNG QUÁN
Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc:
- Con ơi! trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ

Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vờị
In lên vết son đỏ chóị

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ

Tôi muốn làm nhà văn chân thật, chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
(1957)
P.Q

(Blog Bùi Văn Bồng)

“Không có chuyện bình đẳng” giữa các thành phần kinh tế

(TTHN) - GS. Trần Hữu Dũng cho rằng "... nếu nói như thế thì IQ bình quân của đại biểu Quốc Hội có thể thấp hơn IQ bình quân của cả nước chăng?"
Tranh luận nhiều chiều xung quanh việc hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước...
“Không có chuyện bình đẳng” giữa các thành phần kinh tế
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định các thành phần kinh tế đều bình đẳng, song một số vị đại biểu Quốc hội cho rằng không thể có chuyện này, kinh tế nhà nước vẫn phải là chủ đạo.
Làm rõ hơn tính chất, mô hình kinh tế và không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được nhiều ý kiến cho là điểm rất tiến bộ tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khi công bố lấy ý kiến nhân dân.

“Không có chuyện bình đẳng” giữa các thành phần kinh tế
Việc có hiến định rõ vai trò các thành phần kinh tế hay không là vấn đề được tranh luận suốt quá trình xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Báo cáo tổng hợp các góp ý về dự thảo mở đầu hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua, Trưởng ban biên tập Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến cho rằng vẫn nên hiến định nội dung kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, để làm rõ vao trò của kinh tế nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Ban biên tập, không hiến định vai trò của từng thành phần kinh tế không có nghĩa là Việt Nam xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc quy định khái quát bảo đảm nguyên tắc tôn trọng sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tạo cơ sở hiến định cho sự vận động, phát triển của nền kinh tế trong tương lai, bảo đảm tính ổn định lâu dài của các quy định trong hiến pháp.
Lý giải này, dù vậy, dường như chưa đủ thuyết phục một số vị đại biểu Quốc hội.
Không phải là đầu tiên, cũng không phải là duy nhất, song phản biện của Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Đình Long có lẽ là mạnh mẽ nhất.
“Có nhiều ý kiến cho rằng điều 53 (về chế độ kinh tế - PV) Hiến pháp sửa đổi là một sự tiến bộ vượt bậc cao hơn cả cương lĩnh Đại hội Đảng XI, tôi nghĩ ngược lại, không phù hợp với cương lĩnh. Cương lĩnh ổn định hơn Hiến pháp và Hiến pháp cũng phải thể chế hóa cương lĩnh”, ông Long phát biểu.
Với nhận định nếu không có kinh tế nhà nước thì “chưa chắc nền kinh tế của Việt Nam đã được phát triển như hôm nay”, vị đại biểu này cũng không ngần ngại bày tỏ quan điểm ngược lại với nhiều ý kiến cho rằng kinh tế nhà nước hiện nay chưa đóng vai trò chủ đạo.
“Kinh tế nhà nước, sở hữu nhà nước không đồng nghĩa với doanh nghiệp nhà nước. Sân bay, bến cảng, vận tải hàng không, hàng hải, tiền tệ, tài chính quốc gia, đầu tư của nhà nước vào các công trình công cộng… nếu không phải là sở hữu của nhà nước thì làm sao có được nền kinh tế như hiện nay?”, ông Long minh chứng.
Khẳng định “chúng ta chỉ có thể tồn tại và phát triển chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa trên nền tảng sở hữu toàn dân, không thể khác được”, đại biểu Long cũng cho rằng, “không thể có chuyện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế”. “Chúng ta đã xác định chế độ xã hội chủ nghĩa thì đương nhiên các thành phần khác phải phục tùng, phải chịu sự tác động của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”, ông Long nói tiếp.
Nhấn nút đăng ký phát biểu lần hai, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đề nghị phải thống nhất quan điểm những cái gì thì đưa vào Hiến pháp, những cái gì thì đưa vào luật, “chứ nếu không ta lại đổ cho nhau là không bám sát cương lĩnh hoặc khác cương lĩnh”.
“Trong quy định về thành phần kinh tế, không ghi vào đây không có nghĩa là chúng ta phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước”, ông Phúc lập luận.
“Vai trò vị trí của sở hữu nhà nước và kinh tế nhà nước đã được xác định ở điều 15, điều 16, điều 19 của Hiến pháp hiện hành tại sao hôm nay bỏ? Có phải là cương lĩnh mới thay đổi cái đó không?”, Phó chủ nhiệm Trần Đình Long ngay lập tức hỏi lại.
Kết thúc hai ngày thảo luận, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh, việc có hiến định rõ vai trò các thành phần kinh tế hay không là vấn đề được tranh luận suốt quá trình xây dựng dự thảo. Và đến bây giờ, cả Trung ương và Quốc hội đều nhất trí với dự thảo ở quy định về chế độ kinh tế. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, muốn để vai trò của từng thành phần kinh tế trong các luật cụ thể, để trong từng chính sách của mình.
Tuy nhiên, dường như ông cũng có chút băn khoăn, khi điểm lại ý kiến nói rằng nếu như không ghi rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước “thì anh bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa chỗ nào? Đây là Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
(VnEconomy)

Phát ấn đền Bảo Lộc: Vào luồn ra cúi để làm quan

Nhà đền Bảo Lộc (Nam Định) vừa bán ấn vừa hướng dẫn khách chui qua cửa, xuyên gầm bàn thờ vì “phải vào luồn ra cúi thì mới thăng quan tiến chức được”.
Một phụ nữ mảnh mai quỳ gối chống tay lách qua ô cửa đen bóng được trổ khá hẹp để chui vào cung cấm của đền Bảo Lộc, Nam Định. Nếu nhiều cân hơn một chút, chắc chị sẽ phải nghiêng người. Rồi chị bò qua gầm bàn thờ một vòng trong mùi hương trầm và ánh sáng mờ. “Trò chơi vận động” trẻ con này cuối cùng cũng kết thúc khi chị chui đủ vòng và quay ra cũng qua ô cửa nhỏ ban đầu. Nhưng đấy là việc nghiêm túc của người lớn, dưới sự hướng dẫn của nhân viên nhà đền Bảo Lộc. Theo họ, chuỗi vận động trên được hiểu theo “nguyên lý”: “Muốn làm quan phải biết vào luồn ra cúi”.
Cũng chính vì thế, thay vì đóng hẳn khu hậu điện (vốn rất ít khi được mở) hoặc mở hẳn, nhà đền đã khoét một lỗ thấp sát mặt đất, đủ chiều rộng cho một người chui lọt. Sau khi mua ấn chủ về thăng quan tiến chức, nhân viên nhà đền sẽ hướng dẫn người mua “luồn cúi” trót lọt đúng lộ trình. Tháo giày dép, hàng chục người bò lổm ngổm trong gầm bàn thờ. Thậm chí, có vị còn cố bò đủ 7 vòng quanh gầm bàn thờ rồi mướt mát mồ hôi, vẻ mặt phấn khởi chui ra.
Ấn thăng quan tiến chức chỉ là một mặt hàng tại đền Bảo Lộc năm nay. Giá ấn thậm chí còn cao hơn lá ấn năm nào cũng gây sốt ở đền Trần Nam Định. Ấn để buôn bán phát tài giá 100.000 đồng/chiếc. Với công chức, ấn để thăng quan, tiến chức giá 250.000 đồng/chiếc. Tiền trao, ấn đóng. Sau khi thu đủ, nhà đền đưa ấn cho khách tự đóng lên một miếng vải vuông màu vàng, rồi phát thêm một ấn vải khác và một thẻ ép nhựa đã in sẵn.

Vì muốn thăng quan phát tài, người ta có thể làm đủ mọi chuyện - Ảnh: Hoàng Long
“Cạnh tranh”
Thuộc địa bàn H.Mỹ Lộc (Nam Định), đền Bảo Lộc chỉ nằm cách đền Trần khoảng 1 km. Tài liệu lịch sử cho thấy, đây vốn là ấp An Lạc. Thái ấp này được triều đình ban cho An Sinh vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Rất nhiều khả năng đây là nơi thờ An Sinh vương chứ không phải nơi thờ Hưng Đạo vương. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, chính quyền địa phương và người dân ở đây đều khẳng định đây là nơi thờ Hưng Đạo vương. Do đó, đền cũng tổ chức phát ấn từ ngày 15 tháng giêng, cùng thời điểm với đền Trần.
Ngoài ra, để “cạnh tranh” với ấn đền Trần, nhà đền Bảo Lộc còn treo biển “cung cấm” tại hậu điện, rồi làm một quả ấn đồng ghi rõ “quốc ấn” để đóng và bán ấn cho người đi lễ. Cho đến gần hết tháng giêng, có ngày vẫn có hàng trăm người xếp hàng chờ tới lượt vào “cung cấm” để được tự tay đóng ấn cầu quan lộc, phát tài cho mình.
Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết theo nghiên cứu, tại đền Bảo Lộc không có lễ khai ấn. Hồ sơ di tích đền Bảo Lộc cũng không đề cập đến chiếc ấn này. “Cơ quan văn hóa biết việc này từ lâu. Tuy nhiên do không có ai trưng cầu nên cơ quan chức năng không giám định”, ông Thư nhấn mạnh.
Bản thân việc treo biển “cung cấm” và “quốc ấn” tại đền Bảo Lộc cũng trái với tước vị Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Nhiều người đi lễ cũng nói không với những lá ấn, với kiểu ước vọng “vào luồn ra cúi” này. Anh Lê Thanh Bình ở C21, Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội kiên quyết không bò vào gầm bàn thờ. Theo anh, nếu phải ra luồn vào cúi mới làm được quan thì xã hội sẽ thế nào. Chị Lê Thị Lan ở Hiệp Hòa, Bắc Giang  cho rằng đây là hình ảnh vô văn hóa nhất mình từng gặp tại các lễ hội. Theo chị, chỉ người thiếu văn hóa mới nghĩ ra trò rẻ tiền, câu khách như thế.

Tự phát minh
Trao đổi với Thanh Niên, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL Phạm Xuân Phúc cho biết, theo thông tin từ địa phương, việc chui luồn qua lỗ cửa là một tập tục đã có từ lâu. Còn việc giải thích “phải vào luồn ra cúi mới thành quan chức” là lời nói của người nhà đền cũng không nên quá chú ý. Giá cả bán ấn theo nguồn tin trên tới ông Phúc cũng không cao như giá mà PV Thanh Niên đã phải trả để mua ấn thăng quan.
Mặc dù vậy, theo ông Thư, không có bất cứ văn bản, tư liệu lịch sử nào trong dân gian và tại đền đề cập đến nghi lễ, tập tục luồn cúi này. Ông Thư cho biết, trước đây có rất ít người được vào hậu điện này. Từ khi chuyển sang đấu thầu quản lý đền, những người trông đền mở cửa cho người hành lễ vào tự do bán ấn. Ông phỏng đoán, vì hậu điện chật chội nên nhà đền buộc phải để khách chui qua gầm bàn thờ. Sau đó, nghĩ thêm việc khoét chui trên cửa rồi biến tấu thành tục “vào luồn ra cúi”.
PGS-TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học cho rằng ông chưa từng gặp một trường hợp tập tục nào có nội dung phải luồn cúi mới thăng quan như vậy.
Còn PGS-TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo khẳng định đây hoàn toàn không phải một tập tục hay nghi lễ tôn giáo nào cả. Nó chỉ là một “nội quy” mà nhà đền tự nghĩ ra mà thôi.
“Tôi nghĩ một nguy cơ cực lớn với lễ hội là sự trục lợi của một nhóm người. Một nguy cơ lớn khác chính là sự thiếu tỉnh táo của người đi lễ. Mà những người sẵn sàng luồn cúi để được làm quan thì liệu sẽ làm được điều gì cho nước cho dân”, GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa nói.

Hoàng Long - Trinh Nguyễn

(Thanh niên) 
Bản tin tiếng Anh
  • Zhou staying at central bank (Washington Post) - China's longest-serving central bank governor, Zhou Xiaochuan, 65, won approval from the National People's Congress to extend his tenure on Saturday, which analysts called a plus for continuity of financial policies and increasing independence of the bank.
  • High hopes for new food safety monitoring (Washington Post) - A new nationwide food safety monitoring system to be implemented this year is expected to improve the quality of major food products,a leading expertsaid.
  • Investment in railways rises (Washington Post) - Fixed asset investment in China's railways rose 25.7 percent year-on-year to 37.63 billion yuan ($6 billion) in the first two months of the year.
  • Changan's big push overseas (Washington Post) - Changan is coming out with its response in the form of the Raeton, a mid-end, four-door sedan that will sell for 180,000 yuan in the United States and Europe .
  • Official says China won't take part in currency wars (Washington Post) - China won't engage in any "currency wars" by depreciating the value of the yuan through monetary easing policies to shore up the economy, as some major economies have done, said a former deputy central bank governor on Tuesday.
  • Nurturing honest food (Washington Post) - Organic, healthy and sustainable are the new keywords for a breed of socially conscious consumers and producers in the major cities of China.
  • Guardian of birds (Washington Post) - A farmer has been protecting migratory birds around Dongting Lake for almost 30 years.
  • Bach birthday bash (Washington Post) - Pianist Sheng Yuan and his 13-year-old student will perform in separate concerts to celebrate J.S. Bach's 328th birthday.Art in concert
  • Art in concert (Washington Post) - Composer Liu Yuan's orchestral piece was performed for the first time recently and is scheduled to go on a national tour.
  • They want to fly (Washington Post) - College students apply to become flight attendants for China Southern Airlines in Haikou, capital of South China's Hainan province, March 14, 2013.
  • Monkeys rule in Qianling (Washington Post) - The macaques' hoots mix with the humans' shrieks - of fright and glee - as the creatures whirl around pedestrians' ankles.
  • Mother's milk (Washington Post) - With many Chinese families having only one child, parents give their babies the best they can afford, especially when it comes to milk and food.
  • 1,500 sites planned to monitor PM2.5 (Washington Post) - About 1,500 monitoring sites releasing daily readings of fine particles will be set up in all prefecture-level cities by the end of 2015.
  • Judicial know-how holds the key (Washington Post) - Zhou Qiang was elected president of the Supreme People's Court by about 3,000 deputies to the National People's Congress in Beijing on Friday.
  • Xi Jinping elected Chinese president (Washington Post) - Xi Jinping was elected Chinese president Thursday morning at the ongoing session of the 12th National People's Congress, China's top legislature.
  • China should remain on high alert for inflation (Washington Post) - China's central bank governor Zhou Xiaochuan said Wednesday that China should remain on high alert for inflation and the bank will take measures, including monetary policy adjustments, to stabilize prices.
  • Growth with Guizhou flair (Washington Post) - Poverty-stricken Guizhou province will push its own style of industrialization and urbanization.