Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Lượm tin ngày 28/6/2012

  • Tại sao Iran cần có bom nguyên tử  (Kenneth N. Waltz) – “…Nước nào chế được bom đều biết họ ở trong tầm nhắm của các thế lực khác và trở nên thận trọng hơn. Ấn độ và Pakistan cũng vậy, trở nên mềm mỏng hơn khi có vũ khí nguyên tử. Iran cũng sẽ đi vào mẫu mực đó…”
  • Những con người bị đánh cắp niềm tin (Trần Việt Hùng) – Rồi một mai, vận mệnh đất nước này, dân tộc này sẽ ra sao khi bắt buộc phải bàn giao cho thế hệ kế thừa mà trong đó có bao nhiêu người đã, đang và sẽ bị lấy cắp niềm tin?
  • Hiến kế giúp Chủ tịch Sang diệt sâu (Trương Duy Nhất) – Những kế sách để diệt chết sâu, đập chết sâu thật sự chứ không chỉ là những lời chém gió sướng mồm như Chủ tịch Sang.
  • Lời kêu gọi! (Xuân Việt Nam) –Các công dân Việt nam hãy thực hiện quyền biểu tình của mình với một thái độ rõ ràng, lòng yêu nước của các bạn đang rất cần được thể hiện bằng hành động thực tế trong ngày mùng 1 tháng 7 tới.
  • 5 lý do người Việt cần cho ngày mùng 1 tháng 7 năm 2012 (Xuân Việt Nam) –Chỉ nêu tạm năm lý do trên thì đã cho thấy Trung quốc đang là một quốc gia ăn cướp, kẻ  cướp ngang nhiên coi thường cả Thế giới, coi thường các Quốc gia xung quanh với một thái độ rất ngỗ ngược
  • Xin đừng quăng quật (Dr. Nikonian)Tôi xuống đường, vì tôi căm phẫn khi đất nước bị xâm hại. … Tôi đi, để con cái tôi còn được ăn cá biển Đông, nơi những đội hùng binh thời các chúa Nguyễn đã cỡi thuyền ra giữ nước. … Tôi đi, vì tôi yêu nước Việt của tôi, và đứng ngoài với mọi trò chơi chính trị”.
  • Giặc vào đến tận trong nhà rồi  (Nguyễn Thông) – Xin xem kỹ, từ chỗ mà chúng coi như của chúng (9 lô) chỉ cách đảo Phú Quý có 30 hải lý, tức hơn 55 cây số, với ta thì đó là biển gần, ngay cả ngư dân ta đi đánh bắt cá cũng chỉ coi là vùng gần bờ.
  • Miến Điện : Một chính sách mở cửa do chính quyền định đoạt (RFI) – Thông tín viên nhật báo La Croix tại Bangkok trong bài viết mang tựa đề “Một chính sách mở cửa do chính quyền tự định đoạt” đã nhận xét, bà Aung San Suu Kyi duy trì một quan hệ tin cậy với chính phủ. Tuy nhiên tiếng nói của các phe đối lập đòi dân chủ vẫn chưa được gắn kết với các cải cách đang được tiến hành tại Miến Điện.
  • Cổ đông tập đoàn Nhật Tepco tán đồng khả năng quốc hữu hóa (RFI) – Trong phiên họp khoáng đại thường kỳ vào hôm nay, 27/06/2012, cổ đông tập đoàn năng lượng Tepco đã đồng ý tăng vốn, thêm 1000 tỷ yen (gần 10 tỷ euro) thông qua 2 loại trái phiếu mới ưu tiên cho Nhà nước, sẽ trở thành cổ đông viên chính của tập đoàn. Như thế các cổ đông của Tepco đã tán đồng trên thực tế việc nắm Nhà nước nắm giữ đa số vốn tập đoàn, tức là việc Tepco bị quốc hữu hóa.
  • Trung Quốc sử dụng tập đoàn dầu khí để cưỡng chiếm Biển Đông ? (RFI) – Liên tiếp trong hai ngày hôm qua và hôm nay, 27/06/2012, Chính quyền Việt Nam đã lên tiếng phản đối dữ dội quyết định của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, viết tắt là CNOOC, đã « ngang nhiên » mời các tập đoàn nước ngoài vào đấu thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
  • Châu Âu sẽ kiện Trung Quốc tại WTO về hạn chế xuất khẩu đất hiếm (RFI) – Ủy ban châu Âu thông báo vì không đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trên hồ sơ xuất khẩu đất hiếm và một số quặng thiết yếu cho công nghiệp, Liên Hiệp Châu Âu, hôm nay, 27/06/2012 đã đề nghị Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thành lập một « nhóm công tác đặc biệt » để phân xử các bất đồng với Bắc Kinh.
  • Paris phát triển vườn rau trên nóc các tòa nhà cao tầng (RFI) – Hái rau thơm, xa-lát, cà-rốt ngay trên nóc nhà mình ở : Thủ đô Pháp đang có kế hoạch phát triển các vườn rau trên đỉnh những tòa nhà cao tầng. Đây là một hiện tượng mới thu hút sự ham mê của người dân Paris muốn tự trồng các loại rau quả ngắn ngày và qua đó, tạo dựng các mối quan hệ xã hội.
  • FBI triệt phá một mạng lưới tin tặc chuyên đánh cắp dữ liệu ngân hàng (RFI) – Hôm qua 26/06/2012, chính quyền Mỹ thông báo FBI phối hợp với cảnh sát nhiều nước vừa phá một mạng lưới tin tặc quốc tế chuyên đánh cắp trên mạng các dữ liệu ngân hàng và thẻ tín dụng để bán lại. Mạng lưới này hoạt động rộng khắp trên thế giới và có tổ chức chặt chẽ đã sử dụng các công nghệ tin học để đánh cắp và bán lại các dữ liệu căn cước ngân hàng.
  • Tại Lào, lần đầu tiên ngày hội của giới đồng tính được tổ chức (RFI) – Giới đồng tính tại Lào lần đầu tiên đã có cuộc tập hợp trong một lễ hội dưới sự bảo trợ của sứ quán Mỹ tại thủ đô Vientian. Sự kiện diễn ra không ồn ào nhưng được đánh giá là bước tiến bộ hướng tới việc thừa nhận quyền của người đồng tính trong một xã hội, đến giờ vẫn bị coi là khá bảo thủ.
  • Bà Aung San Suu Kyi được Paris trao tặng danh hiệu Công dân danh dự (RFI) – Trong ngày thứ hai viếng thăm Pháp, dân biểu và lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi hôm nay 17/06/2012 đã được trao tặng bằng Công dân danh dự của thành phố tại toà đô chính Paris, sau cuộc tiếp xúc riêng với đô trưởng Paris Bertrand Delanoe, tiếp theo đó là buổi ăn trưa cùng với đô trưởng cùng với lãnh đạo một số tổ chức bảo vệ nhân quyền.
  • Quân đội Philippines : Trung Quốc chưa rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough (RFI) – Trang mạng báo Inquirer của Philippines hôm nay 27/06/2012, dẫn nguồn tin của quân đội nước này cho hay các tàu đánh cá của Trung Quốc chưa hề rút khỏi khu vực bãi cạn Scarborough đồng thời các tàu hải giám của Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền nói trên.
  • Việt Nam tiếp tục tố cáo Trung Quốc mời thầu các lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam (RFI) – Hôm nay, 27/06/2012, Tập đoàn Dầu khí Petrovietnam đã chính thức mở cuộc họp báo về vụ Tổng công ty Dầu khi Hải dương Trung Quốc CNOOC kêu gọi quốc tế đấu thầu 9 lô dầu khí ngoài Biển Đông. Hành động của Trung Quốc, ngay từ hôm qua, đã bị Việt Nam chính thức phản đối, xem đấy là một « hành động phi pháp » vì 9 lô nói trên đều nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.
  • Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha : Cuộc “nội chiến” Iberia (RFI) – Tối nay 27/06/2012 tại Donetsk, Ukraina, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gặp nhau trong trận bán kết giải Euro 2012. Trận quyết đấu của hai nước láng giềng trên bán đảo Iberia hứa hẹn sẽ là cuộc đọ sức hấp dẫn của những người đồng đội.
  • Rau Muống Nhiễm Độc Chất Nhiều Gấp 111 lần An Toàn (VietBao)“Kinh hoàng rau muống nhiễm độc” là một bản tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam hôm Thứ Ba 26-6-2012, cho biết một số nơi tại tỉnh Bình Dương đã có rau muống thử nghiệm thấy dư  lượng thu6óc sây rầy trên rau tới 111 lần mức độ cho phép.
  • ‘Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc’ (Đất Việt) – Đưa tàu trở lại bãi cạn Scarborough, mời thầu dầu khí ở ngay trong thềm lục địa Việt Nam… cung cách ứng xử của Trung Quốc đang ngày càng nguy hiểm và ngạo mạn.
  • Người dùng Facebook nổi giận (TTXVA) – Facebook đang hứng chịu cơn giận dữ của người dùng sau khi công ty thay địa chỉ email của họ trong phần liên hệ bằng địa chỉ email với đuôi @facebook.com. Facebook nói họ làm như vậy để các…

Tranh nhau Biển Đông: Trung – Việt sập bẫy Diễn Biến Hòa Bình của Mỹ

Lý Đại Nguyên
-
Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của trợ lý ngoại trưởng Mỹ, ông Andrew Shapiro ngày 20/06/12, sau việc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đến Cam Ranh và Hà Nội vào hồi đầu tháng sáu vừa qua, đã đem lại sự cam kết giữa Mỹ-Việt về an ninh khu vực và lời khẳng định một lần nữa cho quan điểm rằng: “An toàn và tự do hàng hải là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”.
Ngay sáu đó, ngày 21/06/2012, Quốc hội Cộng Sản Việt Nam biểu quyết thông qua Luật Biển Việt Nam, tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, với 495/496 phiếu thuận. Chỉ có một phiếu chống duy nhất thuộc về một kẻ nào đó là tay sai trung kiên của Tầu Cộng.
Được biết 14 ủy viên Bộ Chính Trị và toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương Cộng Sản Việtnam, cũng như chính phủ Hà Nội đều là thành viên của Quốc Hội và cùng hiện diện trong phiên họp này. Như vậy là lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Việt Cộng đã nhất trí tán thành việc không chấp nhận để cho Trung Cộng tự nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, mà họ đã chiếm đoạt của Việt Nam năm 1974 và 1988 thuộc chủ quyền của Trung Cộng.
Ngay trong ngày 21/06/12, Trung Cộng liền lên tiếng cực lực chỉ trích, gọi:”Luật Biển Việtnam là phi pháp và vô giá trị”. Thứ trưởng ngoại giao Trung Cộng, Trương Chí Quân triệu tập đại sứ Việt Cộng, Nguyễn Văn Thơ đến, yêu cầu: “Hà Nội phải chỉnh sửa ngay, vì luật mới của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng nói: “Hành động đơn phương của phía Việt Nam làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo 2 nước, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông”. Cùng ngày, chính phủ Trung Cộng lại nâng cấp quy chế hành chính ba quần đảo Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam) từ cấp Quận lên cấp Huyện. Lập tức Việt Cộng lên tiếng kiên quyết bác bỏ chỉ trích vô lý của Trung Cộng và phản đối việc Trung Cộng thành lập thành phố Tam Sa để quản lý cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Cộng nhấn mạnh: “Trường Sa, Hoàng Sa được đề cập đến trong Luật Biển Việtnam vừa thông qua, là một hành động lập pháp bình thường, chính đáng, vì Việtnam có đủ cơ sở pháp lý và chứng cớ lịch sử về chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa trên Biển Đông”.
Xem vậy, không biết trong hậu trường, Việt Cộng và Trung Cộng đã quay lưng lại với nhau chưa, nhưng về mặt công khai thì 2 bên đã “Đối Mặt” với nhau để tranh cãi, tranh chấp về chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi. Trung Cộng lại còn học theo cách của Việt Nam là mời các nước ngoài vào khai thác dầu khí tại Biển Đông nữa. Ngày 23/06/12, Tổng công ty Dầu khí Hải dương của Trung Cộng – CNOOC, thông báo chấp nhận mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việtnam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Nội tuyên bố: “Việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việtnam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển Năm 1982, mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông”. Để xem có quốc gia nào tham gia đấu thầu khai thác dầu khí với Trung Cộng ở đây hay không? Nếu không có công ty của một cường quốc dân chủ nào muối mặt làm việc đó, thì Trung Cộng bị vỡ mặt! Trung Cộng từ trước tới nay vẫn lớn tiếng chống lại chủ trương “Quốc tế hóa” Biển Đông của Việt Nam và Thế giới, nay phải mời quốc tế vào cùng khai thác ở đây, tức là buộc phải xuống nước chấp nhận “Quốc tế hóa” Biển Đông rồi vậy…
Trong khi đó toàn bộ tàu Trung Cộng, hôm 23/06/12, đã nhận được lệnh rời khỏi khu vực bãi cạn Scaborough, sau khi Bắc Kinh và Manila đạt được thỏa thuận tạm thời để làm giảm căng thẳng về tranh chấp lãnh hải giữa Trung Cộng và Philippines.
Ngày 25/06/12 báo mạng Thái Lan The Nation đăng bài phỏng vấn Thứ trưởng ngoại giao Trung Cộng bà Phó Doanh nói về vai trò của ASEAN với Trung Cộng. Bà kêu gọi: “Các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN không nên đóng vài trò khán giả, hoặc trở thành công cụ của các cường quốc lớn, trước các thách thức mới, trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới hiện nay”. Bà nói: “ASEAN nên có những nhận định độc lập, để thúc đẩy khu vực này tiến lên phía trước. Nếu ASEAN đứng về một bên nào đó, khối này sẽ mất đi sự xác đáng”.
Đã muộn rồi! Chính vì sự kiện Trung Cộng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nhân đó đòi làm chủ 80% diện tích Biển Đông, và hung hăng đe dọa dùng vũ lực để thôn tính toàn vùng, đã đẩy các nước ASEAN và toàn thể Á châu về phía Mỹ. Nay Mỹ lại đã triển khai Chiến lược Toàn cầu của họ, là dồn 60% lực lượng quân sự của họ về Châu Á – Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, và thương lượng với các nước Đồng Minh và Đối Tác để cho Hải Quân Mỹ được sử dụng hải cảng của các nước đó, khi cần. Hầu như không nước nào từ chối việc Mỹ triển khai lực lượng quân sự nhằm “Ngăn Bành trướng Trung Cộng” và thúc đẩy các nước tự thay đổi quan điểm chính trị và thể chế theo thế “Diễn Biến Hòa Bình”.
Từ trước tới nay, Việt Cộng quyết liệt chống lại chủ trương “Diễn biến hòa bình” và cho rằng: “Đi với Mỹ thì mất Đảng”. “Đi với Tầu thì mất nước”. Họ theo Trung Cộng, học Trung Cộng, chấp nhận để bị hán hóa. Đến nay, họ mới nhận ra là đi với Tầu thì không những mất nước, mà còn mất luôn đảng nữa. Vì Trung Cộng cũng không sao thoát khỏi tự diễn biến hòa bình, vì đó là nhu cầu của quốc dân Trung Hoa; Trung Cộng đã và đang bắt đầu phải áp dụng tại tỉnh Quảng Đông, ngay sát nách Việt Nam. Chính vì vậy, mà lãnh đạo Việt Cộng đã phải cho Quốc hội của họ nhất trí thông qua Luật Biển Việt Nam, tạo ra cảnh Việt Cộng, Trung Công quyết liệt đẩy nhau rơi mau vào thế “Diễn biến hoà bình của Siêu cường Hoa Kỳ”.
Nội bộ Việt Cộng không còn 2 phe thân Tầu, hay chống Tầu, mà hầu như tất cả đều muốn đi theo Mỹ…như vậy Mỹ đã thành công trong cái việc cài cãi bẫy “ diễn biến hòa bình “ để Trung Cộng và Việt Cộng đều tự giác chui vào…
Little Saigon ngày 26/06/2012.
Theo: Blog PVĐ

Có Một Vấn Đề Rất Dễ Giải Quyết

Gs. Ngô Đức Thọ
-
Mọi người đều biết hiện nay có nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội như vấn đề cưỡng chế đất đai của nông dân giao cho các nhà đầu tư (vụ Văn Giang, Vụ Bản), nạn tham những không lui mà càng trở nên nặng nề khó chữa, nhiều tập đoàn kinh tế như Vinashin, Vinaline do Chính phủ lập ra nói là để tạo những “cú đấm thép” khi cần điều chỉnh kế hoạch kinh tế tài chính vĩ mô, nhưng không ai khác, chính những tập đoàn ấy đã làm thất thoát của dân nhiều tỉ đô la mà những người lãnh đạo bị bỏ tù hay bỏ trốn như Dương Chí Dũng v.v…
Những vấn đề này nhân dân cả nước bức xúc muốn lãnh đạo xử lý nghiêm minh, khôi phục niềm tin của dân đối với quyết tâm và năng lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền. Để xử lý, khắc phục những vấn đề rất lớn và nổi cộm nhất ấy, còn phải có nhiều quyết tâm lớn lao của cả “hệ thống chính trị” (theo cách các lãnh đạo Đảng vẫn nói), người dân cũng đành bình tâm nhẫn nhịn đợi chờ….Tuy nhiên, có một vấn đề rất dễ giải quyết, chỉ cần người lãnh đạo bình tâm cân nhắc suy nghĩ, có thể không mất thì giờ mấy, mọi tình hình tư liệu liên quan các vị và cấp thừa hành đều biết rõ và có sẵn cả, hơn nữa thẩm quyền đều ở trong tay, chỉ cần các vị thực sự cầu thị, thực tâm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của công dân là có thể giải quyết được ngay.
Đó là vấn đề về những người biểu tình yêu nước phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc gây hấn và mưu toan xâm chiếm toàn bộ Biển Đông trong đó có QĐ Hoàng Sa và nhiều đảo ở Trường Sa của Việt Nam.
Vấn đề này thực ra không đáng là vấn đề gì quan trọng phải mất nhiều thì giờ và làm phân rã sự đồng thuận của chúng ta. Bắt đầu từ 2008 một số thanh niên trí thức TP Hồ Chí Minh căng biểu ngữ phản đối khi Trung Quốc dự định rước đuốc Olimpic qua QĐ Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng trực tiếp khởi ra từ mùa hè năm 2011 khi tàu Hải giám của Trung Quốc ngang nhiên xông vào vùng biển Việt Nam cắt cáp quang của tàu thăm dò của tàu Bình Minh và tàu Viking. Báo chí nhiều lần đưa tin ngư dân Quảng Ngãi bị “tàu lạ” chặn bắt hay đâm hỏng, vụ tàu Viking bị cắt cáp treo đã làm dâng trào sự công phẫn của người dân nước ta. Thuộc nhiều tầng lớp, trong đó các nhân sĩ trí thức, viên chức, thanh niên, sinh viên nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, không ai tổ chức xúi giục, đã tự động thông báo nhau tập hợp, cùng nhau giưong cao cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc và các khẩu hiệu “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam”, “Phản đối Trung Quốc gây hấn Biển Đông!” v.v…
Những người biểu tình chỉ lần đầu có tập hợp hô khẩu hiệu ở vườn hoa trước ĐSQ Trung Quốc, nhưng công an nói không được đến gần ĐSQ, nên các lần sau người biểu tình chỉ đi tuần hành trật tự trên lề đường, qua Cửa Nam, đường Hai Bà Trưng, vòng quanh Hồ Gươm, dừng lại và giải tán trước tượng đài “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”. Các cuộc tuần hành ấy phần nhiều đều có nhân viên công an giám sát, nhưng thấy những người biểu tình không có hành động gì quá khích nên chủ yếu họ cũng chỉ gọi loa nhắc nhở đi đường, chứ không có gì gọi là đàn áp.
Chính do những cuộc biểu tình đó đúng thực là ôn hoà, không làm gì sai trái, cho nên khi xẩy ra trường hợp đáng tiếc công an viên thô bạo lôi kéo người lên xe, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh đã tuyên bố với công luận: “Không có chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”. Người đứng đầu công an Hà Nội đã nói như vậy cho nên mọi người hiểu ngay việc này hoàn toàn do bức xúc tự phát của người dân chứ không có sự tổ chức xúi bẩy của “thế lực thù địch” nào cả!
Đáng nói chỉ có trường hợp xử lý hơi quá tay với Bùi Minh Hằng. Tôi quen một GS đã nghỉ hưu, ông ta không đi biểu tình, nhưng biết tôi có đi, nên hôm ấy gặp nhau ở một cuộc họp, ông ấy đến nói với tôi rằng: “Cái việc Bùi Minh Hằng ấy mà, đáng ra công an Hà Nội chỉ nên mời cô ấy vào trụ sở nói chuyện, trước 11 giờ trưa để cô ấy ra về là hợp tình hợp lý nhất”. Qua ý kiến một ông GS ấy đủ biết dư luận chung hiểu mức độ vấn đề chỉ đáng như vậy. Quản lý lãnh đạo xã hội cần có một quan điểm khoan dung đại độ chứ không nên quá tin nghe vào những người thừa hành bên dưới luôn có xu hướng cường điệu để nhấn mạnh vai trò “tham mưu” của mình. Dù là thời Cải cách ruộng đất, đối phó với phong trào Nhân văn – Giai phẩm v.v…bao giờ cũng có kiểu sai lầm do những kẻ thiếu thiện tâm cường điệu, tâng công xúi lãnh đạo mạnh tay, cho nên mới gây ra những tổn thất nặng nề như thế.
Mấy chục năm dưới chế độ mới, ở Sài Gòn cũng như Hà Nội không bao giờ có chuyện biểu tình, người dân đã quen mà lãnh đạo cũng quen như thế! Nhưng do phía Trung Quốc khiêu khích, gây hấn ờ Biển Đông như thế nên người dân bột phát lên biểu tình phản đối. Các chủ trương ngoại giao thì các vị cứ thực thi, nhưng người dân có quyền nói lên ý chí của mình, phản đối âm mưu của nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam, không hề nói động đến lãnh đạo Đảng hay nhà nước Việt Nam. Gọi là ngoại giao nhân dân cũng phải khi mềm khi cứng, chủ yếu là để lưu ý dư luận, gây thanh thế cho các nhà lãnh đạo nước ta khi đi họp hành đàm phán với Trung Quốc.
Tại sao lại ngại sợ Trung Quốc phật ý không hài lòng? Trong khi đó thì Hoàn Cầu thời báo của ĐCSTQ liên tục đăng các bài hiếu chiến, kêu gọi chuẩn bị đánh Việt Nam, “dạy cho Việt Nam bài học” để răn đe các nước ASEAN. Tại sao không bảo thẳng cho họ biết ta có hài lòng kiểu đó hay không? Vả lại, trong khi đi tìm hiệp thương hoà dịu với nước làng giềng mà mình lại quay về thẳng tay đàn áp người dân trong nước như vậy, điều đó chưa chắc đã được đối tác thực tâm khen phục.
Vậy thì đối với những cuộc biểu tình yêu nước mùa hè 2011 các nhà lãnh đạo nên chăng cứ giữ cách nhìn “thắt buộc”, quy kết không mấy nhẹ nhàng? Hay là các vị hãy bình tâm để hiếu thấu lòng dân, có những kết luận đánh giá phù hợp thực tế, để cho những tình cảm yêu nước chân chính của người dân khỏi bị tổn thương? Quá bận rôn vì các cuộc họp hành tăng giảm giá xăng, ra các quyết định cưỡng chế đất đai, có lẽ các nhà lãnh đạo cũng nên dành chút thời gian để xem xét lại cách đánh giá về các cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược trong mùa hè năm vừa qua, mức độ nào có thể tháo cởi được thì nên tháo cởi cho công luận biết, không nên để di lưu một vấn đề không đáng là vấn đề, ảnh hưởng đến tình cảm của những người vì yêu nước đã tham gia biểu tình, mà nhà cầm quyền cũng không được lợi ích gì từ di lưu của vấn đề ấy trong lịch sử. Còn như những ví von liên hệ những cuộc biểu tình yêu nước ấy với cách mạng hoa nhài ở Tunidi, mùa xuân Ai Cập v.v…chỉ là những suy diễn mơ hồ không có căn cứ.
Có lẽ không ít người trông đợi xem vấn đề rất dễ giải quyết nói trên rốt cục có được giải quyết hay không hoặc giải quyết bằng cách nào?
Mới dây Quốc Hội vừa thông qua Luật Biển Việt Nam, trong đó ngay điều 1 đã ghi rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đó là một hoạt động lập pháp rất hợp thời và có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Một số người có sáng kiến đề nghị những ai quan tâm và có đièu kiện lại cùng nhau tập hợp ở chân tượng đài Lý Thái Tổ để hoan nghênh ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc Hội Việt Nam thông qua, bác bỏ sự phản đối quyết liệt và ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Không biết có nhà lãnh đạo nào thấu hiểu nguyện vọng chính đáng của người dân, tuyên bố rõ ràng thái độ của chính quyền Việt nam không tổ chức và khuyến khích biểu tình, nhưng cũng không cấm đoán hành động biểu thị lòng yêu nước ấy. Có thể đó cũng là một cách nới cởi rất thích hợp mà cả chính quyền và nhiều người dân đều cảm thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn vì vượt qua được một vấn đề có vẻ nổi cộm mà thực ra lại không đáng có.

Vinalines – phép thử cho vị thế của Việt Nam

Reuters
-
Giữ nguyên hiện trạng hoạt động các DNN như hiện nay là quá nguy hiểm cho Việt Nam. Ví dụ điển hình là Công ty vận tải biển Vinalines, đã một thời là biểu tượng cho triển vọng gia nhập kinh tế thế giới của Việt Nam nhưng giờ đây nó chỉ tạo ra thua lỗ và khoản nợ lên tới 2,1 tỷ USD.
Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP HCM đồng thời là chuyên gia về kinh tế Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho biết, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam đã được giấu kín quá lâu. Điều này cần phải được chấm dứt.
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần trong một danh sách dài các vấn đề đang bao phủ triển vọng của Việt Nam: tình trạng quan liêu, cơ sở hạ tầng yếu kém, thâm hụt thương mại quá lớn, lạm phát tăng liên tục và đồng nội tệ lao dốc.
Ngày 12/6, Chính phủ cho biết tính đến cuối năm 2011, khoản nợ của Vinalines là 43,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,1 tỷ USD) – gấp 4 lần so với vốn chủ sở hữu ở mức 9,41 nghìn tỷ đồng. Vụ việc này làm người ta nhớ đến Vinashin – doanh nghiệp đóng tàu Nhà nước có khoản nợ lên đến 4,5 tỷ USD khiến sức khỏe của các ngân hàng Việt Nam chao đảo. Cuối cùng thì Vinashin cũng được chính phủ cứu trợ. Tuy nhiên, 9 lãnh đạo cấp cao phải ngồi tù với tội danh làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Các lãnh đạo của Vinalines cũng phải chịu chung số phận, 4 cán bộ cấp cao bị bắt trong khi cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng bị truy nã trên toàn cầu.
Trong khi các công ty tư nhân phải chịu chi phí đi vay quá cao và lãi suất lên tới 2 con số, tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhà nước như Vinalines là rất dồi dào. Nguồn vốn của họ đến từ ngân sách Nhà nước, tín dụng giá rẻ của Ngân hàng phát triển Việt Nam, đặc quyền trong thuế thu nhập doanh nghiệp và được Chính phủ bảo lãnh đối với các khoản vay nước ngoài.
Các chuyên gia kinh tế đã lên tiếng thúc giục Chính phủ giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước lớn để chuyển sang trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, những gì họ nhận được chỉ là sự thất vọng. Thay vì cho phá sản hoặc bán Vinalines và Vinashin, cả hai doanh nghiệp này đang được tái cấu trúc.
Tuy nhiên, cũng có một vài tín hiệu tích cực đến từ Vinalines. Trong số 9,3 nghìn tỷ nợ ngắn hạn và 33,83 nghìn tỷ nợ dài hạn của Vinalines, chỉ có 207 tỷ đồng đã quá hạn. Hơn nữa, Vinalines cũng là nạn nhân của thị trường vận tải biển toàn cầu vốn vẫn chưa hồi phục sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Các chuyên gia trong ngành dự báo cho đến cuối năm 2013, ngành này vẫn sẽ ở trong tình trạng căng thẳng.
Mặc dù vậy, nỗ lực của Chính phủ trong việc thắt chặt quản lý doanh nghiệp lại không rõ ràng. Đây là vấn đề được nhiều người đánh giá là cực kỳ quan trọng để có thể áp dụng kỷ luật tài chính đối với nền kinh tế còn nhiều tàn dư của mô hình kinh tế tập trung.
Theo đánh giá của Reuters, giữ nguyên hiện trạng như hiện nay là quá nguy hiểm cho Việt Nam. Ví dụ xác đáng nhất chính là các khoản nợ xấu của Vinashin đã làm méo mó một số ngân hàng, buộc Habubank phải sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội.
Theo số liệu chính thức, tính đến cuối tháng 4, nợ xấu của Việt Nam ở mức 108,6 nghìn tỷ (tương đương 5,2 tỷ USD) – bằng 4,14% tổng dư nợ. Tuy nhiên, theo các số liệu không chính thức, tỷ lệ nợ xấu còn gấp 2 đến 3 lần con số đó. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch nhận định tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam có thể lên đến 13%.
Chính phủ Việt Nam cũng đang cố gắng giải quyết tình trạng này khi buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải công bố báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm lên website. Doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị phạt. Rất nhiều người nhìn nhận đây là động thái được đưa ra trước tình trạng đáng báo động của Vinalines và Vinashin.
Theo ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc công ty chứng khoán Rồng Việt, những sai phạm được phát hiện gần đây cũng có mặt tốt khi thúc đẩy Việt Nam tiến tới minh bạch.

Trung Quốc mở thầu nhiều lô dầu khí ngay trong thềm lục địa Việt Nam


Khu vực các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đang bị TQ mang ra mở thầu
RFA
-
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chiều hôm nay họp báo về việc Tổng Công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc mở thầu chín lô dầu khí mà Việt Nam cho thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Tổng giám đốc PetroVietnam là ông Đỗ Văn Hậu chủ trì cuộc họp báo. Thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo là chín lô dầu khí mà phía Trung Quốc hôm 23 tháng 6 công bố mời thầu cho các công ty nước ngoài trong kế hoạch năm nay, đều chồng lên các lô từ 128 đến 132 mà PetroVietnam đang tiến hành cùng các đối tác của đơn vị này.
Hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị, tuyên bố việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu chín lô dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam như thế là hành động phi pháp và không có giá trị. Hành động này xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Hành động như
Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu khẳng định Tổng Công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc  đang mời thầu quốc tế 9 lô ngoài khơi Việt Nam là hoàn toàn trái với thông lệ quốc tế
Tổng giám đốc Đỗ Văn Hậu khẳng định Tổng Công ty dầu khí Hải Dương của Trung Quốc đang mời thầu quốc tế 9 lô ngoài khơi Việt Nam là hoàn toàn trái với thông lệ quốc tế
thế làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng tại khu vực Biển Đông.
Trong khi đó vào ngày hôm qua phía Trung Quốc đã đưa một nhóm tuần tra gồm bốn tàu hải giám tiến về phía Biển Đông của Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam trích dẫn nguồn tin của Tân Hoa Xã về phát biểu của một quan chức không muốn nêu tên của Trung Quốc cho biết nhóm bốn tàu hải giám vừa nói có kế hoạch thực hiện chuyến hải hành dài 4500 kilomet. Ngoài ra nếu điều kiện cho phép thì sẽ tiến hành các cuộc diễn tập theo đội hình.
Bốn chiếc hải giám 83, 84, 66 và 71 của Trung Quốc xuất phát từ cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam.
Tin cho hay để tăng cường sức mạnh tại khu vực Biển Đông, ngoài bốn chiếc hải giám còn có hàng chục trực thăng cùng hơn 280 tàu thuyền Trung Quốc tham gia để củng cố, tăng cường sức mạnh của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải. Bắc Kinh cho biết cũng đang tiến hành đóng thêm hàng loạt tàu khác thuộc loại tương tự.

Trung Quốc sử dụng tập đoàn dầu khí để cưỡng chiếm Biển Đông ?


Giàn khoan của Tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC
Trọng Nghĩa
Liên tiếp trong hai ngày hôm qua và hôm nay, 27/06/2012, Chính quyền Việt Nam đã lên tiếng phản đối dữ dội quyết định của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, viết tắt là CNOOC, đã « ngang nhiên » mời các tập đoàn nước ngoài vào đấu thầu 9 lô dầu khí nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Đối với nhiều nhà phân tích, rõ ràng là Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược cưỡng chiếm nguồn dầu khí tiềm tàng dưới Biển Đông bất chấp tranh chấp chủ quyền đang tồn tại với nước khác.
Ngay từ hôm qua, trả lời hãng tin Nga Interfax, ông Jonathan London thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học City University ở Hồng Kông đã nhận định : « Rõ ràng là thông báo mời đấu thầu 9 lô này là một hành động khiêu khích, mặc dù công việc này chắc chắn đã được dự trù từ trước ».
Đối với giới quan sát, động thái của CNOOC đánh dấu một bước leo thang mới, làm cho quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh thêm căng thẳng trên vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, với tập đoàn dầu khí nhà nước của Trung Quốc được dùng như là công cụ để « nắn gân » Việt Nam, nếu được thì cưỡng chiếm luôn khu vực được rao thầu, nếu không được thì rút lui, đổ lỗi cho sáng kiến riêng của tập đoàn này, chứ không phải là chủ trương của Nhà nước Trung Quốc.
Theo ông Rod Wye, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Chatham House ở Anh Quốc, nguyên là Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Anh ở Bắc Kinh, quan hệ chặt chẽ giữa tập đoàn dầu khí CNOOC và chính phủ Trung Quốc cho thấy rõ là quyết định gọi thầu thăm dò và khai thác các lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam đã được chính quyền Bắc Kinh đồng ý.
Mối lợi đối với Trung Quốc, theo chuyên gia này, là khi để cho CNOOC xung trận, chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn duy trì được khả năng chối cãi sau này là họ không hề bật đèn xanh cho việc mời thầu, nếu chẳng may tình hình xấu đi.
Ông Rod Wye cho rằng quyết định mời thầu khai thác được công bố hôm 23/06 vừa qua là bằng chứng cho thấy quyết tâm càng lúc càng lớn của Trung Quốc trong việc áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại vùng Biển Đông, bất chấp các thỏa thuận từng được cam kết là giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.
Theo chuyên gia này : « Thực tế là Trung Quốc đã trở thành một tác nhân quan trọng trong vùng, sức mạnh của họ đã gia tăng, và họ đang ngày càng có thêm năng lực áp đặt chương trình nghị sự của họ cho khu vực ».
Ý định dùng CNOOC làm công cụ chinh phục Biển Đông đã từng được bộc lộ gần đây, khi Trung Quốc bỏ ra gần 1 tỷ đô la để chế tạo cho tập đoàn này giàn khoan nước sâu đầu tiên đặt tên là Hải Dương 981. Ngay sau khi thử nghiệm, giàn khoan này đã được đưa xuống hoạt động ở Biển Đông, bước đầu là ở vùng ngoài khơi Hồng Kông, nơi không có tranh chấp với bất kỳ ai.
Thế nhưng các nhà quan sát không loại trừ khả năng tới đây Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan này xuống hoạt động xa hơn về phía Nam, trong những vùng biển tranh chấp với Philippines hay Việt Nam chẳng hạn. Theo ông Lưu Phong, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải, một cơ quan Nhà nước Trung Quốc, khả năng Trung Quốc tiến xuống hoạt động khai thác ở vùng miền trung hay miền nam Biển Đông « chỉ là vấn đề thời gian mà thôi ».
Tháng năm vừa qua, nhân lễ đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động, ông Vương Nghi Lâm, Chủ tịch tập đoàn CNOOC đã không che giấu nhiệm vụ mà ông cho rằng tổng công ty của ông phải làm : đó là nỗ lực bảo vệ lợi ích dầu khi của quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước cũng như chủ quyền Trung Quốc trên các vùng biển.

Bổ nhiệm Dương Chí Dũng: Trách nhiệm của Thủ tướng?


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1
Mặc Lâm - RFA
-
Vào ngày thứ Bảy 23 tháng 6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với tư cách là đại biểu Quốc hội khóa 13 đã có cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hồ Chí Minh, nơi ông đại diện.
Chủ tịch nước cho rằng những câu hỏi của cử tri là nóng, rất bức xúc đối với nhiều vần đề thời sự mà cử tri quan tâm hiện nay. Sau đó nhiều tờ báo đã có các cuộc phỏng vấn ông chung quanh nội dung trả lời cử tri cũng như những câu hỏi khác. Do sự quan trọng của vấn đề Mặc Lâm đã tiếp xúc một số trí thức, cán bộ cao cấp, nhà báo cũng như người dân bình thường nhưng quan tâm đến thời sự đất nước để thu nhận các ý kiến của họ về những tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang như một đường giây phản hồi để dư luận có những thông tin phong phú hơn.

Loạt bài này chia làm ba phần. Bài thứ nhất liên quan đến câu kết luận của Chủ Tịch nước về trách nhiệm của Bộ trưởng Đinh La Thăng liên quan việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Bài thứ hai về vấn đề chống tham nhũng và bài thứ ba những nhận định của Chủ tịch nước về vai trò báo chí cũng như tình trạng những người oan sai cần phải trả lại công lý cho họ.
Trong loạt bài này chúng tôi đăng và phát thanh toàn bộ các phát biểu của khách mời, tuy nhiên cũng xin được nhắc lại đây không phải là quan điểm và chủ trương của Đài Á Châu Tự Do. Sau đây là bài đầu tiên với những ý kiến chung quanh việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.
Từ trên xuống: GS. Tương Lai - GS Ngô Đức Thọ - luật gia Lê Hiếu Đằng - nhà báo Tống Văn Công. RFA file
Từ trên xuống: GS. Tương Lai – GS Ngô Đức Thọ – luật gia Lê Hiếu Đằng – nhà báo Tống Văn Công. RFA file
Hiện nay trên hệ thống Internet toàn cầu nổi lên những bài viết, bình luận về lời phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi ông cho rằng việc Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải là sai.Theo nguyên văn ông trả lời báo Tuổi Trẻ:“Không thể đổ cho quy trình làm công tác cán bộ được. Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng. Không thể nói là làm đúng quy trình, nhưng con người được bổ nhiệm đã hư rồi thì còn nói đúng quy trình gì nữa?”
Dựa vào câu nói này nhiều bài viết cho rằng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gián tiếp buộc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên đới trách nhiệm vì Thủ tướng là người trực tiếp ký văn bản yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng thực hiện việc bổ nhiệm này.
Hôm nay chúng tôi mời Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện khoa học Xã hội Việt Nam, khách mời thứ hai là luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch UBMTTQVN thành phố HCM. Người thứ ba là Giáo sư Ngô Đức Thọ công tác tại viện Hán Nôm. Và nhà báo Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động.
Trong tinh thần chia sẻ thông tin chúng tôi xin trân trọng cám ơn tất cả các vị khách quý, trước tiên xin được hỏi luật gia Lê Hiếu Đằng, thưa ông như ông đã nghe phần giới thiệu vừa rồi, ông nghĩ sao về cáo buộc Bộ trưởng Thăng vào trách nhiệm bổ nhiệm ông Dũng. Theo ông thì Chủ tịch nước có hàm ý gì về việc quy trách nhiệm này hay chỉ là những phát biểu thông thường riêng cho một cá nhân là Bộ trưởng Đinh La Thăng?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi rất đồng tình với ý kiến của Chủ tịch nước nói cái quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Thật ra nói về quy trình thì có thể nó như vậy nhưng vấn đề dư luận người ta hết sức bức xúc là ở chỗ tại sao trong lúc cơ quan thẩm quyền đang điều tra thì anh lại đi bổ nhiệm? Có nghĩa là anh điều chuyển ông Dũng và bổ nhiệm ông ta làm chủ tịch Vinalines, đó chính là vần đề làm người ta thắc mắc. Trong lúc cơ quan người ta đang điều tra chẳng lẽ mấy ổng không biết?
Nhưng điều nghiêm trọng hơn nữa là có một văn bản do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, đề nghị điều chuyển ông này đi và cũng đề nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng bổ nhiệm ông này làm Cục trưởng Cục Hàng hải.
Rõ ràng người chịu trách nhiệm trực tiếp là người bổ nhiệm đó là ông Đinh La Thăng, nhưng ông Đinh La Thăng lại chấp hành ý kiến của Thủ tướng thành ra có thề nói một phần nào rõ ràng là Thủ tướng phải có trách nhiệm trong việc này, sẽ không thể tránh né được. Thật ra chung quanh việc các Tổng công ty của nhà nước làm ăn thua lỗ thì trách nhiệm chính vẫn là Thủ tướng. Bởi vì đã có quy định Thủ tướng là người phụ trách trực tiếp các tổng công ty với chế độ trách nhiệm nhất là qua nghị quyết Trung ương 4 Trung ương 5 đã nói người chịu trách nhiệm cao nhất là người đứng đầu. Tôi nghĩ vấn đề này không thể  không có trách nhiệm của Thủ tướng và các thành viên chính phủ có liên quan.
Rõ ràng người chịu trách nhiệm trực tiếp là người bổ nhiệm đó là ông Đinh La Thăng, nhưng ông Đinh La Thăng lại chấp hành ý kiến của Thủ tướng thành ra có thề nói một phần nào rõ ràng là Thủ tướng phải có trách nhiệm trong việc này.
LS Lê Hiếu Đằng
Thưa Giáo Sư Ngô Đức Thọ, GS là người rất ít khi xuất hiện trả lời phỏng vấn nhưng có rất nhiều bạn bè đồng nghiệp nhất là những người đã cùng ông trong các vụ biểu tình chống Trung Quốc tại Hà nội. Giáo sư có nghe được dư luận gì chung quanh lời phát biểu của Chủ tịch Trương Tấn Sang hay không?
Giáo Sư Ngô Đức Thọ: Vâng, điều này thì ở trong nước có nhiều nhận định lắm tùy theo từng nhóm người mà họ có thể nắm được tình hình thế nào. Một cách khách quan tôi thấy rằng cách nói đó của ông Trương Tấn Sang cũng chưa phải là cách nói sát phạt của những người có thẩm quyền. Tôi cho rằng cách nói đó vẫn còn dè dặt trong một mức độ nhất định nào đó chứ chưa có một ý cụ thể gì rõ rệt cả, theo tôi là như vậy. Mặc dù có thể cho rằng thế này thế kia nhưng những câu chuyện ấy hoàn toàn thuộc về thâm cung bí sử.
Xin trở lại với Giáo sư ở những câu kế tiếp. Bây giờ xin được tiếp
Ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải
Ông Dương Chí Dũng, đã được bổ nhiệm làm Cục trưởng Hàng hải. RFA file
tục cùng với nhà báo Tống Văn Công. Thưa ông cũng xin được trao đổi cùng một nội dung mà luật gia Lê Hiều Đằng và giáo sư Ngô Đức Thọ vừa trình bày. Với cái nhìn  của một nhà báo, ông có chia sẻ gì về tuyên bố này?Nhà báo Tống Văn Công: Theo tôi biết bổ nhiệm những cán bộ cấp cao thì thường thường không phải là một cá nhân đâu. Trong cái chế độ hiện nay trách nhiệm cá nhân nó không rõ ràng ở chỗ cái gì cũng đổ cho tập thể. Khi mà trách nhiệm cá nhân không rõ ràng thì khó quy trách nhiệm lắm. Cái gì nó cũng nói là tập thể hết.
Việc này tôi thấy ông Chủ tịch nước có nói rằng là mọi trách nhiệm cá nhân làm thất thoát tài sản của các tập đoàn thì trong tinh thần kiểm điểm của nghị quyết Trung ương 4 sắp tới thì sẽ làm rõ, nhưng thú thật tôi nghĩ là không biết làm sao để làm rõ! Nó rất khó.
Tôi cho rằng sửa chữa vấn đề trách nhiệm cá nhân tức là phải có quy chế về trách nhiệm cá nhân, nếu không không thể quy được và mình nói trách nhiệm đó do ông Thủ tướng hay ông gì thì cũng rất khó.
Thưa quý vị vừa rồi là nhà báo Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo lao Động cho biết cảm nghĩ của ông về dư luận trong và ngoài nước cho rằng Chủ tịch nước đang gián tiếp quy trách nhiệm cho Thủ tướng trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng. Xin được giới thiêu với quý vị khách mời khác của chúng tôi là Giáo sư Tương Lai, ông nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam nay đã vê hưu nhưng vẫn tiếp tục có những bài báo giá trị về tình hình Việt Nam. Xin Giáo sư cho biết ý kiến của ông về câu hỏi mà chúng ta đang bàn thảo thưa ông. Theo giáo sư thì khi quy kết cho cá nhân chịu trách nhiệm trong việc bổ nhiệm ý kiến của Chủ tịch nước có được giáo sư chia sẻ hay không?
Bởi vì một sai lầm lớn như thế nhưng bàn bạc dân chủ, tập thể quyết định cả. Thế thì không phải là trách nhiệm cá nhân mà là trách nhiệm của quy trình. Toàn bộ cái quy trình này, của cả hệ thống này và vì vậy phải tìm cho ra cái quy trình nay nó sai ở đâu?
GS Tương Lai
Giáo sư Tương Lai: Cá nhân dù muốn hay không muốn phải chịu trách nhiệm. Cá nhân phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi cho rằng cá nhân nằm trong hệ thống và họ bị chi phối rất nặng bởi cái hệ thống, cái quy trình nọ. Phê phán quy trình này thì cũng phải phê phán chính ông ấy, bởi vì ông Chủ tịch nước cũng là người tham gia quyết định cho cái quy trình này chứ? Đâu phải là ông không có trách nhiệm gì.
Còn đương nhiên phê phán người khác, phê phán ông Thủ tướng chẳng hạn thì cũng đúng thôi. Ông Thủ tướng cũng phải chịu trách nhiệm về những bổ nhiệm này. Bởi vì làm sao mà một ông bộ trưởng có thể quyết định việc bổ nhiệm được. Nhưng nói cho đến cùng thì ông nào cũng vậy thôi, họ nằm trong một hệ thống và vì vậy chỉnh sửa thì phải chỉnh sửa cả hệ thống này. Đã là khuyết tật cấu trúc thì phải chữa hệ thống. Bởi vì một sai lầm lớn như thế nhưng bàn bạc dân chủ, tập thể quyết định cả. Thế thì không phải là trách nhiệm cá nhân mà là trách nhiệm của quy trình. Toàn bộ cái quy trình này, của cả hệ thống này và vì vậy phải tìm cho ra cái quy trình nay nó sai ở đâu để mà nhận biết được quy luật.
Xin cám ơn bốn vị khách mời hôm nay.
Như đã giới thiệu ở phần đầu, mời quý thính giả đón theo dõi bài kế tiếp với các vị khách mời là TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, nguyên bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên thứ trưởng Văn hóa Lữ Phương sẽ góp ý về vấn đề chống tham nhũng, sự thay đổi người điều hành cao nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có giúp gì cho cuộc chiến gay go này hay không, xin cám ơn quý vị.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Chấp nhận đau đớn nhưng có chữa được bệnh?

Hồ Trung Tú
-
Bài phỏng vấn Chủ tịch nước TrươngTấn Sang trên báo TT ngày 25/6 vừa qua đã làm nức lòng nhiều người. Các blogger nổi tiếng như Nguyễn Quang Lập, Thùy Linh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thông, hay Trương Duy Nhất cũng đều có những thán từ như “Quá đã!”; “hy vọng!” phải thành công trong việc chống tham nhũng vì đó là “mệnh lệnh của nhân dân”; “Nhiều cử tri nói thẳng với tôi “một số cán bộ có ăn hối lộ thì cũng ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn? … Với niềm hứng khởi đặc biệt.
Tui cũng hứng khởi như vậy, như hồi nghe ông nói về chuyện không phải một con sâu mà là một bầy sâu trong nồi canh, nhưng khi đọc đến đoạn “Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác” thì tui hết hứng khởi.
Bộ máy này còn có thể làm cho trong sạch được ư? Thì ừ, cứ cho là đem chém hết rồi tuyển bộ máy khác đi thì cái cơ chế nào để bộ máy mới lại không nhiễm bẩn tiếp tục? Vấn đề là cái cơ chế nào để giám sát bộ máy chứ không phải làm cho trong sạch bộ máy. Thực lòng tui, chứ không dám nói là toàn dân, chờ ông là chờ ông tìm ra cái cơ chế để bộ máy tự nó trong sạch chứ không phải là hô hào một cuộc làm trong sạch bộ máy. Nói cho dễ hiểu, phải có cơ chế làm cho con người không nhiễm bẩn, hay tự giữ mình sạch chứ không phải bắt từng người đứng lên kiểm điểm xem tắm mấy ngày rồi thì bắt đi tắm!
Và vì thế tự dưng tui nổi lên thói xét nét xấu tính. Ông nói, chúng ta nghe, và dĩ nhiên chúng ta không phải là những đứa trẻ chỉ biết nghe, ta có quyền phán đoán, đánh giá xem ông nói thật hay nói đùa, nói thực lòng hay chỉ là một đối phó chính trị. Ta cũng khó có đủ thông tin để biết ông thực sự nghĩ gì trong đầu nên cứ trên mặt chữ mà xét vậy. Ngoại trừ những mẫu câu có từ thời bác Hồ còn sống như “Tôi muốn nghe sự thật chứ không phải đến và mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật”… khỏi phải bàn ra thì toàn văn bài phỏng vấn ta thấy có mấy khả năng xảy ra ở động cơ khi ông nói những lời tâm huyết ấy:
1- Ông thực lòng nghĩ vậy và đang từng bước thực hiện theo đúng tinh thần nghị quyết 4. Ông thực sự quyết tâm làm trong sạch bộ máy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác. Điều này thì để báo Nhân Dân viết xã luận sẽ đầy đủ hơn.
2- Một khả năng nữa là ông bất lực, ông thấy hết biết hết những tiêu cực nhưng ông bất lực! Ngay cái sự bất lực này cũng nên chia ra mấy nguyên nhân:
- Ông muốn thay đổi nhưng quyền lực không có, nên cứ nói cho vui vậy rồi đâu vẫn hoàn đấy, chả ai sợ nữa, bộ máy biết, như đã từng biết cái chức vị của ông ở các vị tiền nhiệm là để trang trí cho vui chứ không thực quyền, đôi lúc nó cũng cần để xoa dịu lòng dân nhưng, chỉ vậy thôi.
- Ông muốn thay đổi nhưng không biết thay đổi như thế nào, nên chỉ còn trông vào nghị quyết 4. Cái này thì thuốc chữa ở một bài khác, không trong bài này…
3- Ông hoàn toàn giả dối, đối phó với dư luận, với người đối diện, với người phỏng vấn, nói sao cho hay là qua một quận, mọi chuyện còn đó, từ từ… tính! Khả năng này thấp.
4- Ông không dối nhưng ông không biết sự thật cuộc sống đang diễn ra như thế nào. Và thật vậy, chỉ trong một bài phỏng vấn không dài ta đã thấy 2 lần ông nói đến chuyện ông “có nghe nói nhưng chưa có điều kiện kiểm tra” (chuyện dinh cơ Bí thư tỉnh ủy Hải Dương và chuyện nhiều người “sang tận Singapore mua hết biệt thực này đến biệt thự kia”). Chuyện này ai cũng đã nghe đầy hai lỗ tai, địa phương nào cũng loạn dinh cơ, chỉ có ông thì không biết, hay cũng biết nhưng… cần kiểm tra chính xác! Dĩ nhiên kiểm tra là cần thiết, kiểm tra mới kết luận được; nhưng thưa Chủ tịch, kiểm tra ra thì đó mới chỉ là một con bịnh, một con sâu; đây là một bầy sâu thì sự kiểm tra không cần nữa mà phải cần đến phương án khác, kiểm tra, khởi tố kỷ luật thì chỉ như làm màu, như cho thuốc aspirin thôi!
Ở đây có yếu tố nữa cần phải xét cho nó khách quan đó là ông không biết thực sự, nếu vậy thì cái tháp ngà nào đang bao vây ông? Nghĩ thế đi cho nó nhẹ người!
5- Ông thực sự muốn giải quyết vấn đề nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Là người trong hệ thống ông chỉ biết dùng những chiếc chìa khóa mà hệ thống trao cho. Ông thực sự không biết phải làm gì khác. Nếu vậy thì tội cho dân này quá. Cắn răng mà chờ một nhiệm kỳ nữa vậy.
Nói về chống tham nhũng ông nói: “Gốc gác của vấn đề này nằm ở chỗ hiện còn sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế. Ðể giải quyết căn cơ hơn, nhất định phải thay đổi phương thức giao dịch này, phải thu hẹp dần, thay vào đó là thanh toán, giao dịch qua ngân hàng”. Không biết ông có thực sự tin là khi giao dịch qua ngân hàng thì tham nhũng sẽ giảm hay không chứ dân đen bọn em biết thừa không có thứ gì mà tiền bọn mafia không lách qua được. Kiểm tra qua ngân hàng ư, em mua luôn người kiểm tra đó thành mù luôn, máy không mù ư, thì em mua cái máy cho mù luôn. Máy không mù thì cái báo cáo cũng do người nào đó soạn em làm người đó mù luôn. Thanh tra hằng năm thì em lại làm như Chủ tịch nói : “chiêu đãi đoàn thanh tra của trung ương trước khi kết thúc công việc bằng một đêm vui vẻ với các cô gái xinh đẹp tại khách sạn”… Kính mong Chủ tịch đừng kỳ vọng quá vào đó mà mất thời gian. Nhiệm kỳ còn không nhiều, Chủ tịch cố gắng tìm ra cái đầu dây mối nhợ nào đó mà rút một phát, mọi thứ rối rắm không biết gỡ từ đâu được tháo tung ra rồi từ ta xếp lại, chứ nghe mấy thầy dùi nói chỗ này quan trọng, chỗ kia quan trọng , chả mấy mà về vui thú điền viên, bọn em hết hứng khởi, không còn gì để hy vọng như chị Thùy Linh nói thì buồn lắm.
Tít bài phỏng vấn là “Chấp nhận đau đớn để chống tham nhũng thành công”, thoạt nghe bản thân cách nói này hay nhưng xét kỹ thì không ổn! Chống tham nhũng không bao giờ có đích cuối cùng để gọi là thành công, nước Mỹ hay Na Uy, Phần Lan giờ cũng còn chống tham nhũng. Vần đề cần nêu là phải tìm cho ra một cái cơ chế để người dân, toàn dân tham gia chống tham nhũng hiệu quả chứ không phải là đảng làm thành công hay không thành công việc này! Tai mắt của dân còn hơn Tố Hữu nói “Trăm tay nghìn mắt”, còn hơn cả Phật bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, sẽ không có tên tham nhũng nào không bị nhân dân phát hiện và lôi ra ánh sáng. Vấn đề chỉ là cái cơ chế cho dân làm việc đó thôi. Chủ tịch nói: “không bỏ qua bất cứ dư luận nào” thế nhưng dư luận đầy đó có ai nghe đâu! Thứ nữa, cái tít này, tức câu nói này, cho thấy sẽ quyết liệt, có thể sẽ có kỹ luật nội bộ ở cấp cao nhất, thế nhưng không ai chắc chắc sau đó bộ máy mới đó lại tham nhũng hay không; nếu cứ tiếp tục cái cơ chế này, vận hành này thì đến con nít nó cũng biết tham nhũng sẽ lại tiếp tục ở tay người kế tiếp khác và đây chỉ là cuộc thanh trừng nội bộ, không hơn không kém.
Điều quan trọng ở đây là cần phải tìm cho ra cái cơ chế vận hành xã hội giúp ngăn ngừa tham nhũng, không có cách nào khác là một xã hội dân chủ pháp quyền, đa nguyên đa đảng, báo chí tự do như một công cụ giám sát của dân. Và đó mới là thứ dân cần ở ông, chưa đến lúc nói ra nhưng cũng nên hé lộ vài lời cho dân biết về cuộc thay đổi căn cơ nào đó. Và đó, cuộc thay đổi ngoạn mục ấy là kỳ vọng của nhân dân đặt lên ông. Nhân dân Việt Nam nhân hậu, biết ơn ai đến kiếp sau còn tìm cách trả, chưa bao giờ lịch sử lại sẵn sàng ghi công người đem lại niềm hứng khởi mới cho dân tộc, xem người đó như anh hùng dân tộc không lớn nhất thì cũng lớn nhì trong toàn bộ lịch sử dân tộc như lúc này. Tui, chứ không dám nói toàn dân, kỳ vọng vào ông, hay bất cứ người nào khác, hãy hé lộ cho đôi lời chứ đừng là những lời tỏ ra thông cảm hiểu biết tiêu cực như ông nói trong cuộc phỏng vấn này.
Nói đi thì phải nói lại, viễn vông mơ mộng xa xôi rồi cũng phải quay về lại thực tế, em thấy toàn bộ bài phỏng vấn trọng tâm rơi vào ý này: “Nay Ðảng trực tiếp nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính của Ðảng được tái lập, cũng là cơ quan thường trực về phòng chống tham nhũng. Với thể chế chính trị của nước ta thì cách tổ chức bộ máy về phòng chống tham nhũng như vậy là mạnh mẽ nhất rồi và “ra tay” cỡ như vậy cũng đã là cao nhất. Nhân dân đang rất trông chờ kết quả từ quyết sách mới”. Thì vâng, em xin ừ, em trông chờ kết quả từ quyết sách mới này vậy. Nếu không có chút hy vọng nào thì chết mất!
H.T.T.
Theo: Blog HTT

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bộ Ngoại giao trao công hàm phản đối Trung Quốc (TTXVN).
- Số đẹp (TTVH).
KINH TẾ
- Giảm phát: Không còn là cảnh báo (DV). VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Cậu học trò Trường Ams giành suất thi Olympic Hóa học quốc tế (DT). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Gọi 115 được hướng dẫn đi… taxi (GL/NLĐ). QUỐC TẾ
- Kênh TV thân chính phủ Syria bị tấn công   —  (BBC).   – Thổ Nhĩ Kỳ điều xe tăng đến biên giới Syria (TN).  – Biệt kích Anh tiến vào Syria? (TT).