Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Quốc Hội nóng chuyện Dương Chí Dũng, 'bầu' Kiên

 Quốc Hội nóng chuyện Dương Chí Dũng, 'bầu' Kiên

Thảo luận tại tổ chiều 26/10 về chống tham nhũng, chuyện bắt các ông Dương Chí Dũng, "bầu" Kiên được ĐBQH dẫn làm ví dụ điển hình cho “lợi ích nhóm”, bao che tội phạm.
Ký ra tiền mới tham nhũng được
Nói như Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, lần đầu tiên tại hội nghị TƯ 4, Tổng bí thư công khai thực tế nước ta có nhóm lợi ích, cán bộ ta tư duy nhiệm kỳ. Tuy nhiên, báo cáo của các cơ quan tư pháp với QH đánh giá về nhóm lợi ích chưa đủ “độ”.



“Nhân vụ Nguyễn Đức Kiên, tại sao không đánh giá đầy đủ hơn? Chúng ta biết lâu chưa, tại sao bây giờ mới xử?”, ông Giàu đặt câu hỏi.
Theo ông, trong bối cảnh hiện nay khi xảy ra vấn đề gì mà thông tin thiếu công khai sẽ gây tác động cực nguy hiểm, vì vậy cần nhận diện nhóm lợi ích nằm ở đâu, ở chỗ nào.
Phó trưởng đoàn ĐBQH Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa cũng phản ánh, dân không tin Dương Chí Dũng bỏ trốn êm đềm như vậy, rồi nói bắt là bắt ngay được như vậy.
Còn ĐB Trịnh Đình Thạnh (Quảng Ngãi) đề xuất, các vụ vi phạm nghiêm trọng như Vinalines, Vinashin, "bầu" Kiên… cần phải nêu điển hình trong báo cáo để phân tích thực trạng. Đặc biệt, cần có báo cáo riêng công khai quá trình xử lý các vụ nổi cộm này, để dân giám sát.
Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh tổng kết, tham nhũng vẫn nghiêm trọng, càng ngày càng tinh vi phức tạp “cái gì liên quan đến quyền là có tham nhũng”, ông Tỉnh cho hay.
Theo ông, “hễ cứ có tí quyền là tham nhũng, kể cả ở cấp dưới. Chuyển vị trí công tác là có tham nhũng, công tác quy hoạch cũng dính. Chạy chức chạy bằng rồi, sắp tới có khi lại có thêm chạy quy hoạch. Giải pháp lại rất hạn chế, không đủ mạnh".
Cũng lấy dẫn chứng chuyện ông Dương Chí Dũng, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đánh giá, tội phạm tham nhũng giấu mặt rất nhiều. Khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, người dân đặt ngay câu hỏi, vì sao trốn được.
“Ở đây có chuyện bao che, có người “mật báo”, có người lấp liếm, bỏ qua cho. Vậy nên nói “ẩn” như thế là do nguyên nhân chủ quan”, ông Lý nói.
Về chuyện bỏ lọt tội, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho hay, lâu nay hễ phát hiện dấu hiệu tham nhũng, cơ quan chức năng không chuyển ngay sang cơ quan điều tra mà cứ lần lữa xác minh mất cả năm trời. Khi chuyển cơ quan điều tra thì cơ quan này cũng bó tay vì không thể tìm chứng cứ vì chứng cứ đã được xoá.
“Hình ảnh minh họa cho tham nhũng luôn là hai bàn tay lồng vào nhau, đó là tội phạm ẩn, đưa và nhận hối lộ”, ông Quyền nói.

ĐB Trương Trọng Nghĩa: Một số vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản nhưng không xử được tội tham nhũng khiến dân bức xúc
Còn theo ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), một số vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản nhưng không xử được tội tham nhũng mà chuyển sang các tội danh như thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xử phạt hành chính… khiến dân bức xúc.
Lập cơ quan giám sát ở QH
Tham nhũng diễn biến phức tạp như vậy, song giải pháp và chế tài lại không đủ mạnh. Do đó, các ĐBQH cũng kiến nghị thêm cách xử lý.
Theo ông Nguyễn Đình Quyền, khi hoạch định chính sách phải hạn chế tối đa kẽ hở để tham nhũng lợi dụng. Nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm trong thanh tra, kiểm toán phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra.
ĐBQH Dương Trung Quốc phân tích, tham nhũng gắn với quyền lực. Chữ ký phải ra tiền thì mới tham nhũng được.
“Muốn có quyền, nói thẳng thắn, phải là đảng viên. Đấu tranh chống tham nhũng trước hết chính là đấu tranh bảo vệ Đảng, loại trừ các nhân tố làm mất uy tín của Đảng”, ông Quốc nói.
Về chuyện ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng chuyển về cơ quan đảng, ông Quốc băn khoăn về tính pháp lý: “Đảng vẫn phải nắm vai trò chủ chốt, nhưng cơ chế thế nào để Đảng xác lập vai trò lãnh đạo trong khi tổ chức phải mang tính nhà nước, phù hợp Hiến pháp và pháp luật, đồng thời huy động được sự tham gia của các lực lượng xã hội”.
ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đề xuất, cần rà soát, phân loại tìm lĩnh vực dễ tham nhũng. Trước khi bố trí ai đó vào một vị trí dễ có cơ hội tham nhũng thì thẩm tra tài sản.
Sau một thời gian, sẽ thẩm tra lại để kiểm tra tài sản phát sinh và yêu cầu giải trình nguồn gốc. Làm chặt chẽ để răn đe và ngăn ngừa.
Còn nói như ĐB Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh), chống tham nhũng không cần đao to búa lớn mà nên mạnh tay “đuổi việc và thu hồi lại tài sản, vì tham nhũng là những người có chức, có quyền”.
ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) đề xuất, QH phải thành lập thanh tra để tiếp nhận đơn thư tố cáo tham nhũng, đồng thời giám sát việc phòng chống tham nhũng của quan chức chính phủ, địa phương.


“Nhiều vụ án đầu voi đuôi chuột, PMU18, rồi Vinashin, giờ là Vinalines, thất thoát nhiều như vậy nhưng kết luận không thấy dấu hiệu tham ô mới là lạ, tài sản thu hồi cũng rất thấp. Thu hồi tài sản là yêu cầu đặt ra trong phòng chống tham nhũng, nếu không, chỉ đi tù một thời gian được giảm án về thì không thể khắc phục được thiệt hại”.

(ĐB Đỗ Văn Đương)

L.Nhung - P.Loan - X.Linh

 

Trương Duy Nhất - Thủ tướng, quan oan, những món nợ, lời hứa & lòng tin

bap benhLòng tin, sự bất ổn từ đâu? Bài thơ “Nhân Dân” của Nguyễn Trọng Tạo nghe đến tức tưởi “Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân/Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc/Nhưng sự thật khó tin mà có thật/Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!”
          
Lời nhận lỗi và hình ảnh Thủ tướng
 
Tuần đầu tiên của phiên họp quốc hội kỳ này với điểm nhấn là lời nhận lỗi của Thủ tướng. Ông Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận những sai lầm và thất bại trong chính sách phát triển kinh tế, những yếu kém, tệ rạc trong chiến cuộc chống tham nhũng.
          
Đây là lần thứ hai Thủ tướng nhận lỗi trước nhân dân. Lần thứ nhất, ông nhận “trách nhiệm chính trị” sau vụ đổ bể của tập đoàn Vinashin, cho dù theo ông “xảy ra chuyện như Vinashin, cuối cùng Thủ tướng đứng ra nhận trách nhiệm, trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai“. Lần thứ hai ông nhận “trách nhiệm chính trị”, chỉ khác là lần này có thêm chữ “lớn”: “trách nhiệm chính trị lớn”.
            
Hai lần nhận lỗi, nhưng không thấy Thủ tướng đưa ra được một qui trình sửa lỗi nào thuyết phục. Hình ảnh Thủ tướng, sự thành khẩn và… lòng tự trọng trong lời xin lỗi của ông tạo nên những bàn luận đa chiều suốt tuần qua.
          
Đi đâu cũng nghe. Về quê cũng thấy dân tình bàn kháo: xin lỗi, khuyết điểm, trách nhiệm, niềm tin và lòng tự trọng…
          
Ai tin hay không tùy. Nhưng giá như buổi sáng hôm ấy, ông Dũng rời cái bục đầy hoa bước ra giữa, vòng tay cúi đầu cất lời xin lỗi. Người Việt vốn bao dung. Tôi tin cả nghị trường sẽ rền tiếng vỗ tay. Dân tình cả nước đang dõi mắt qua màn hình cũng sẽ bật dậy vỗ tay. Và hình ảnh Thủ tướng sẽ… đẹp hơn rất nhiều!
          
Tiếc!
          
Đặng Thị Hoàng Yến- Đặng Thành Tâm và hiện tượng “quan oan”
          
Đại biểu quốc hội Đặng Thành Tâm được cho là đang ở nước ngoài đã không về nước dự kỳ họp này. Báo chí đưa tin ông gửi đơn xin vắng vì “lý do sức khỏe”. Một số trang mạng đang cáo buộc ông và người chị (nữ doanh gia Đặng Thị Hoàng Yến, cựu đại biểu quốc hội vừa bị phế truất) là chủ nhân của trang blog Quan làm báo. Thậm chí còn có tin tung chị em nhà Yến-Tâm có quan hệ với CIA và bà Yến đã có quốc tịch Mỹ từ trước khi trở thành đại biểu quốc hội Việt Nam (?)
          
Đúng sai mức nào chưa biết. Chỉ thấy thêm một trang Quan làm báo thứ hai với ba con số một (111) đứng sau, cùng trang Bồ câu đen bắt đầu dồn dập một đợt tấn công vào chị em nhà Yến- Tâm, với cách thức, thủ đoạn và văn giọng chẳng khác gì cách mà Quan làm báo tấn công bôi nhọ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
          
Câu chuyện bi hề về “đồng chí X” chưa nguôi, lại thêm một “đồng chí S” bị Quan làm báo 111 và Bồ câu đen gán cho nhiều việc động trời liên quan đến chị em nhà Yến  - Tâm.
           
 Đang chiều này, ngoặt phát nóng rực chiều kia với hàng núi thông tin gán dựng không thể biết đâu là thực hư. Trận chiến truyền thông nhường hẳn cho các trang mạng lề trái. Bất luận ai, bất luận đúng sai thế nào, đấy “không phải là một dấu hiệu lành mạnh cho tự do báo chí tại Việt Nam… Người dân được gì, khi quan này muốn tắm máu quan kia? Quan oan có thể là một tầng lớp xã hội thú vị đang hình thành, song nó có gì chung với dân oan?” (Phạm Thị Hoài- pro&contra)                  
          
Những món nợ và lời hứa
          
Trong khi giá cả vẫn phi mã, nhưng chính phủ lại xin khất lương, không thực hiện lời hứa tăng lương cơ bản cho cán bộ công chức như lộ trình đã thông báo trước là từ ngày1/5/2013. Phát biểu trước quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói như thách đố “không thể tăng lương, trừ phi quốc hội đồng ý cho phép in thêm tiền”. (Dân Trí)
          
Bất lực, không thực hiện được lời hứa tăng lương cho cán bộ viên chức bởi không đào đâu ra nổi 60.000 tỷ.  60.000 tỷ không bằng một mình thằng Vnashin phá. 60.000 tỷ sẽ không quá khó nếu vứt dẹp đi những bảo tàng 12.000 tỷ, những đền thờ cụ Hồ 60 tỷ, những tổn phí học tập làm theo vô bổ, những chiến dịch “tắm rửa, diệt sâu” ồn ào nhưng chẳng diệt nổi con sâu nào…
          
Tôi tin là nhiều giáo viên vẫn còn nhớ lời hứa của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi ông còn kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Giáo dục- đào tạo “đến năm 2010, nhà giáo sẽ sống được bằng đồng lương của mình”. Ông Nhân hứa điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn “nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với trên dưới 20 triệu người hưởng lương khác, bị giá cả làm nhục khi chính phủ xin khất việc tăng lương”
          
Không chỉ việc lương. Phát biểu trước quốc hội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận: ngành giáo dục vẫn còn nhiều món nợ chưa trả được.
          
Ngán ngẩm! Một chính phủ như thế thì không chỉ mỗi ông Thủ tướng phải nhận lỗi, mà toàn thể thành viên chính phủ hôm khai mạc quốc hội đáng ra phải đứng lên dàn hàng ngang cùng Thủ tướng vòng tay cúi đầu xin lỗi dân.          
          
Lòng tin?
          
Cho dù ông Quốc (Dương Trung Quốc) vừa có một câu khen ngợi động viên Thủ tướng bị dư luận ném đá tơi bời, nhưng công bằng nhìn xét, ông là vị dân biểu hiếm hoi trong thời khắc này nhìn được và nói trúng được lòng dân, nhìn ra và dám chỉ phê thằng thừng những khuyết tật, lỗi phạm căn cơ của chính phủ. “Chỉ số lòng tin của dân đối với chính phủ chưa khi nào được quan tâm tính đếm, nhưng chắc chắn không như chúng ta mong muốn… Xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước. Đó là câu đối “nhắc nhở” của một viên quan thời Hậu Lê (Hoàng Ngũ Phúc) vào một thời kỳ lịch sử rối ren: “Nước lấy dân làm gốc, lúc bình yên, nước hãy để dân yên – Dân lấy nước làm lòng, khi hữu sự, dân sẽ ra gánh vác”. Thử đặt ra một câu hỏi, vào thời điểm này, “khi hữu sự”, liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử hào hùng hay không? Đặt lòng câu hỏi ấy, chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần làm” (Dương Trung Quốc- Sài Gòn tiếp thị)
            
“Chỉ số lòng tin”, nói như ông Quốc, đang chỉ theo chiều nào? Không khó để nhìn ra điều này.
            
Động đất thủy điện Sông Tranh. Trên 850 nhà dân nứt toác. Dân ùn ùn gồng gánh kéo nhau bỏ chạy vào rừng. Vậy nhưng chính phủ, nhà đầu tư và các nhà khoa học, quan trắc chi chi đó vẫn khẳng định “an toàn”
          
Bỏ ngoài tai bao lời kêu gào chỉ trích, quan chức người chê trách dân “kém hiểu biết” người lại tỏ ra tiếc 4.000 tỷ lỡ đầu tư vào con đập tai họa này. Đã đầu tư rất nhiều tiền vào đấy rồi, không cho hoạt động hóa ra là ném tiền qua cửa sổ à?” (Tiến sĩ Ngô Quang Toàn, Tổng hội địa chất Việt Nam- kienthuc.net)
          
4.000 tỷ đồng, chưa bằng mấy thằng Vinashin, Vinalines phá trong một ngày. Tiếc 4.000 tỷ đồng hơn sinh mạng của 4 vạn dân?
          
Lại thêm những đoàn dân nghèo áo đỏ kéo về Hà Nội đòi đất.
          
Lòng tin, sự bất ổn từ đâu?
          
Bài thơ “Nhân Dân” của Nguyễn Trọng Tạo nghe đến tức tưởi: 
 
“Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!”
Trương Duy Nhất
(Blog TDN)

 

 VN nới lỏng quản lý báo chí nước ngoài

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói Nghị định mới "khắc phục những điểm không phù hợp"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị định mới với một số quy định thông thoáng hơn đối với các cơ quan báo chí nước ngoài.

Nghị định 88 quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài và tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Các quy định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/12 và thay thế nội dung Nghị định 67 được Phó thủ tướng Nguyễn Khánh ký ban hành hồi năm 1996.

Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói Nghị định 88 "được xây dựng nhằm khắc phục những điểm không còn phù hợp trong những quy định trước đây".

Những người làm việc cho các văn phòng báo chí nước ngoài ở Hà Nội nói với BBC Nghị định 88 có nhiều điểm mới.

Một trong những điểm đó là việc các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài nay có thể mở văn phòng thường trú tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác chứ không chỉ ở Hà Nội như quy định trước đây.

Thời hạn thẻ phóng viên nước ngoài cũng tăng gấp đôi, từ sáu tháng lên 12 tháng.

Các phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam nay cũng có thể liên hệ trực tiếp với các địa phương, bộ, ngành trong quá trình tác nghiệp thay vì luôn phải thông qua Bộ Ngoại giao theo quy định cũ.

Nghị định 88 cũng cho phép một phóng viên có thể làm đại diện thường trú cho hơn một cơ quan báo chí và phóng viên thường trú của một tổ chức báo chí ở nước khác cũng có thể kiêm nhiệm làm phóng viên thường trú ở Việt Nam.

Theo quy định mới, giấy phép lập văn phòng thường trú sẽ "mặc nhiên mất hiệu lực" nếu văn phòng không có phóng viên thường trú hoạt động ở Việt Nam trong "180 ngày liên tục".

Một trợ lý văn phòng báo chí nước ngoài cũng nói Nghị định 88 cũng cho phép các trợ lý quay phim, chụp ảnh cho các phóng viên thường trú, điều không có trong Nghị định 67.
(BBC)

Vấn đề lương thực và hình thức Thực Dân Mới

Nguyễn Toàn(Tổng hợp) - Boxitvn
Trong những năm gần đây, một số quốc gia có nhiều tiền dự trữ như Ả Rập, Trung Quốc, Hàn Quốc và Âu Châu đã triển khai những chương trình đầu tư mua, thuê đất nông nghiệp dài hạn tại các nước đang phát triển vùng châu Phi, châu Á để canh tác thực phẩm hay cây công nghiệp cần thiết cho kỹ nghệ. Đối với họ, đây là một chương trình đầu tư với tầm nhìn xa, mang lại nhiều lợi tức: sự cố biến đổi khí hậu hoàn cầu sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp trong khi dân số thế giới càng ngày càng tăng, như vậy thực phẩm sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ .
Theo tường trình của Tổ chức Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UN-Agrar-Organisation) và Quỹ Nông nghiệp Quốc tế (Internationaler Agrarfond) về tình trạng điển hình tại 5 nước châu Phi: Uganda, Ethiopa, Sudan, Madagascar và Mali, chỉ cần tính riêng những hợp đồng mua, nhượng trên 1000 hecta, thì đã có 2,5 triệu hecta đất nông nghiệp bị đổi chủ vào tay các nhà đầu tư ngoại quốc, tiêu biểu như một dự án 450.000 hecta đất để trồng cây công nghiệp tại Madagasca hay dự án 100.000 hecta cho công trình dẫn thủy tại Mali. Để có ấn tượng về tầm qui mô của các dự án đầu tư này, chúng ta có thể so sánh: Với một diện tích trồng cà phê khoảng 500.000 hecta, năm 2012 Việt Nam đã thu hoạch được 1,6 triệu tấn cà phê trị giá 3 tỷ US đô la, vượt qua Brazil để trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới.
Việc đầu tư đất nông nghiệp tại các nước đang phát triển đã gây ra nhiều ý kiến phản biện khác nhau: trong khi Viện nghiên cứu Earth Institute của Đại học Columbia, New York và Tổ chức Cứu Đói Thế Giới (Welthungerhilfe thuộc Chương trình Lương thực Thế giới WFP của Liên Hiệp Quốc) cho rằng những dự án đầu tư này sẽ tạo cơ hội  mở rộng hạ tầng cơ sở như hệ thống dẫn nước, đường xá, giúp dân bản xứ có thêm việc làm và phát triển xuất nhập khẩu trong nước với thế giới, thì một số chuyên gia khác cùng trong Tổ chức Cứu Đói Thế Giới lại lên tiếng cảnh báo đây là những dự án “rút ruột đất canh tác  của người nghèo”, và sự kiện chuyển dụng đất trồng thực phẩm sang đất trồng cây công nghiệp sẽ càng làm cho thực phẩm bị khan hiếm, người dân bản xứ phải chịu nhiều hậu quả xấu nhất vì thực phẩm trong nước sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
Các chuyên viên này đã cho việc đầu tư đất nông nghiệp  là một hình thức “Thực Dân Mới”. Ông Olivier de Schutter, Đặc ủy của Liên Hiệp Quốc về “quyền-con-người xử dụng thực phẩm” (das Menschenrecht auf Nahrung) cho biết: “những nhà đầu tư chủ ý tìm mua đất tại các quốc gia đang phát triển, vì nguồn tài nguyên tại đây dồi dào và tiền lương nhân công rẻ. Chính phủ của các nước này lại quản lý kém, luật lệ lỏng lẻo nên các nhà đầu tư có thế lợi dụng thương lượng mua, nhượng đất với cấp địa phương sở tại rồi khai thác theo ý của họ“.
Theo các chuyên gia Tổ chức Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc và Quỹ Nông nghiệp Quốc tế thì  nông dân là những người bị thiết hại nhiều nhất trong những dự án mua bán đất đai này: vừa bị mất đất canh tác, vừa bị thiệt thòi vì họ thường không có đầy đủ các giấy tờ chứng minh chủ quyền đất. Trong khi đó thì quốc hội và những tổ chức dân sự phi chính phủ lại không có quyền kiểm soát nhà cầm quyền cho nên các hợp đồng mua nhượng đất đai rất mờ ám, thiếu  minh bạch. Không ai được biết những diễn tiến trong việc điều đình các hợp đồng mua bán đất và nguồn tiền thu nhập sẽ chảy vào đâu, một điều chắc chắn là có những hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các vụ mua, nhượng đất đai này.
Bài học Madagascar: Ở đây tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện mua bán đất nông nghiệp tại Madagascar đã đưa đến việc lật đổ chính phủ  Ravalomanana vào năm 2009. Madagascar là một đảo quốc nghèo có diện tích lớn (587.000 km2), nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trồng và xuất cảng cà phê, va-ni. Khi đắc cử chức Tổng thống vào năm 2002 để thay thế cho chính phủ xã hội độc tài tiền nhiệm, ông Ravalomanana đã được dân chúng xem là một mầm hy vọng cho tương lai Madagascar. Nhưng trái với kỳ vọng này, những tệ nạn tham nhũng, tiêu cực càng ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội vì Tổng thống Ravalomanana đã đặt quyền lợi của bản thân và phe nhóm lên trên quyền lợi người dân. Đỉnh điểm của tham nhũng và lạm quyền đã bộc lộ vào năm 2009, khi tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc ngang nhiên xem Madagascar như một “thuộc địa” của họ, công bố dự án thuê đất nông nghiệp dài hạn 99 năm tại Madagascar gồm 1 triệu hecta để trồng bắp ngô đưa về Hàn Quốc nuôi heo và 300.000 hecta trồng dừa làm dầu công nghiệp cho Hàn Quốc. Tổng cộng dự án thuê đất của Daewoo sẽ chiếm hết một nửa diện tích đất màu nông nghiệp của Madagascar, trong khi chính nước này còn đang ở tình trạng thiếu kém thực phẩm, phải nhập khẩu thêm gạo ăn. Daewoo giải trình dự án này sẽ tạo việc làm cho dân Madagascar nhưng không cho biết những chi tiết về giá cả cũng như điều kiện thuê nhượng trong hợp đồng đã thỏa thuận với chính phủ. Sau công bố của Daewoo, người dân Madagascar lại biết được tin Tổng thống Ravalomanana đã mua và tái trang bị riêng cho mình một chiếc Boeing 737 với giá 50 triệu USD. Từ ngỡ ngàng đến phẫn nộ, nhiều người đã hưởng ứng lời kêu gọi của Thị trưởng thủ đô Antananarivo là ông Andry Rajoelina, tham gia biểu tình đòi chính phủ phải từ chức.
Trước làn sóng chống đối từ nhân dân, viên Bộ trưởng Nông nghiệp đã tìm cách làm chìm xuồng sự kiện, cho biết là hợp đồng “chỉ” nhượng 100.000 hecta, số đất còn lại là “dự án”, chưa có quyết định dứt khoát. Những giải trình che dấu này đã không còn thuyết phục được dân Madagascar, nhưng trong khi Daewoo phải xuống nước tuyên bố sẽ duyệt lại toàn bộ dự án thì tổng thống Ravalomanana lại dùng quân đội, công an và lính đánh thuê châu Phi đàn áp các cuộc biểu tình, mặt khác tung tiền mua chuộc, thưởng cho những ai có công tố cáo những người chủ động biểu tình. Bạo động và xáo trộn kéo dài trong suốt nhiều tháng trường, cuối cùng thì quân đội đã ngả về phía nhân dân, tuyên bố nhiệm vụ của họ là bảo vệ nhân dân chứ không phải là đàn áp nhân dân, ép buộc Tổng thống Ravalomanana phải từ chức và trao quyền cho Thị trưởng Rajoelina cầm đầu một chính phủ chuyển tiếp.
Trông người lại nghĩ đến ta: Năm 1898, Trung Quốc đã từng là nạn nhân của thực dân Anh, bị bắt ép phải cho Anh “thuê” Hongkong trong 99 năm. Hơn 100 năm sau, kịch bản lại được tái diễn, nhưng trong kịch bản mới này, vai trò đã đổi chủ: Chính phủ Trung Quốc rất chú ý triển khai các dự án đầu tư mua đất nông nghiệp tại ngoại quốc. Lý do rất dễ hiểu là Trung quốc sẽ cần rất nhiều đất  nông nghiệp trong tương lai: theo thống kê, tính trung bình vào năm 1950 thì đất nông nghiệp cho mỗi đầu người trên thế giới là 0,56 hecta/ 1 người, nhưng dân số thế giới càng ngày càng tăng, đến năm 2050 sẽ chỉ còn 0,15 hecta/ 1 người, trong khi hiện nay, Trung Quốc chỉ có 111 triệu hecta đất nông nghiệp cho 1,3 tỷ dân, tức là 0,085 hecta / 1 người Trung Quốc, còn thấp hơn cả con số dự kiến cho năm 2050. Như vậy, đối với họ, việc thuê mua đất đai nông nghiệp tại các nước đang phát triển là một điều đương nhiên cho sự tồn tại trong tương lai.
Liệu nhà nước ta đã có chiến thuật gì để đối phó với sách lược bành trướng thực dân mới này không?
25-10-2012
N.T.
Tổng hợp tin của chương trình Nano đài truyền hình 3SAT (của 3 nước Đức, Áo và Thụy Sĩ),  Die Tageszeitung, Spiegel Online.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

'Tỷ phú ẩn mình' của Việt Nam

Ông Phạm Nhật Vượng
Ông Phạm Nhật Vượng đang là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam

Hãng tin tài chính Bloomberg hôm 25/10 có bài viết dài về ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. BBC Việt ngữ xin giới thiệu cùng quý vị.

Ông Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú bắt đầu từ một cơ sở kinh doanh mỳ ăn liền tại Ukraina và rồi trở thành nhà kinh doanh bất động sản lớn nhất Việt Nam.

Vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vingroup, tập đoàn đang xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ đôla, đang có các kế hoạch làm giàu thêm nữa bằng việc bán các căn hộ cao cấp và trung cấp cho những người châu Á muốn điều chuyển tài sản của mình từ tiền mặt hoặc vàng.

“Người Việt vẫn giữ nhiều vàng như hình thức tiết kiệm,” ông Vượng nói trong một cuộc trao đổi tại trụ sở của công ty ở Hà Nội.

“Người Việt rất giống với người Hoa. Họ không thể giữ vàng dưới gầm giường mãi. Cuối cùng thì họ cũng sẽ đem vàng ra đầu tư. Và thị trường nhà đất sẽ phát triển,” ông Vượng nói.

Ông Vượng và vợ ông, bà Phạm Thu Hương, sở hữu khoảng 50% cổ phần của Vingroup, tập đoàn lớn thứ năm trên thị trường tại Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường. Không kể số cổ phiếu ông dùng làm thế chấp để tài trợ cho một số dự án nhà đất của công ty, ông Vượng có tài sản trị giá 1,3 tỷ đôla, theo Chỉ số Tỉ phú Bloomberg.

Ông chưa bao giờ xuất hiện trong bảng xếp hạng người giàu quốc tế.

Vingroup hiện đang có kế hoạch huy động vốn khoảng 300 triệu đôla thông qua việc chào bán cổ phiếu tại Singapore hồi tháng Tám nhằm bổ sung vốn để mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Năm ngoái, tập đoàn đã tạm gác kế hoạch niêm yết ở Singapore vào năm ngoái khi Chỉ số Straits Times của Singapore sụt 17%.

“Nếu bây giờ qu‎ý vị đưa cho tôi 10 tỷ đôla, tôi sẽ dùng tất cả số tiền đó vào xây dựng vì vẫn còn rất nhiều nhu cầu về xây dựng,” ông Vượng nói. “Nhu cầu ở Việt Nam thật vô cùng lớn.”

Nhà tỷ phú nói rằng ông cũng có kế hoạch xây dựng tại Singapore hay Hong Kong, nơi một số các nhà bất động sản lớn nhất châu Á đặt trụ sở.

Học ở Nga

Ông Vượng học ngành kinh tế địa chất tại trường Đại học Địa chất Moscow của Nga. Sau đó ông tới Ukraina và thành lập công ty LLC Technocom, hãng sản xuất hơn 100 sản phẩm đồ ăn khô, trong đó có mỳ ăn liền và bột khoai tây nghiền.

Ông bán công ty này, với giá không được công bố, cho hãng Nestle SA vào năm 2010. Technocom có kim ngạch hơn 100 triệu đôla vào thời điểm được ông bán đi.

Dựa trên doanh thu trung bình của nhiều lần sáp nhập và mua đi bán lại các công ty thực phẩm này trên khắp thế giới thì công ty có thể đã có trị giá 150 triệu đôla vào năm 2010 khi nhà tỷ phú này bán toàn bộ hoạt động này cho hãng thực phẩm Nestle SA có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ, theo các số liệu tổng hợp của Bloomberg.

Ông Vượng từ chối không nói tiết lộ giá bán vì một điều khoản trong hợp đồng.

Hồi hương

Ông Vượng trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup vào năm nay.

Vingroup là cổ đông kiểm soát tại 19 dự án mà Tập đoàn này đang xây dựng ở Việt Nam, bao gồm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên và Đà Nẵng.

Trung tâm Vincom ở TP. HCM

Các dự án của Tập đoàn Vingroup ở Hà Nội, thành phố nổi tiếng với kiến trúc kiểu thời Pháp thuộc và những con phố rợp bóng cây, đều nằm trong phạm vi cách trung tâm thành phố không quá 10 cây số. Chính phủ Việt Nam, đã tạo ra nền kinh tế thị trường qua các chính sách Đổi mới vào năm 1986, đang tìm cách phát triển thủ đô thành một đô thị hiện đại.

Dự án Royal City có chức năng sử dụng hỗn hợp xây trên khu đất trước đây là một nhà máy, cách trung tâm Hà Nội 5 cây số, đang được tiếp tục xây dựng. Các căn hộ cao cấp tại đây được bán với giá 1.800-2.500 đôla một mét vuông và người mua có thể thay đổi thiết kế từng căn hộ cho phù hợp với phong thủy của mình. Dự án sẽ có cả công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu tiên tại Việt Nam khi hoàn tất vào sang năm.

Thay đổi lối sống

Tại Times City, đặt ở khu dân cư và thương mại sầm uất của Hà Nội, Vingroup mở bệnh viện đầu tiên của Việt Nam có các phòng dành riêng cho một bệnh nhân và các phòng cao cấp. Dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2014 với các khu nhà ở, trung tâm mua bán và một trường quốc tế.

Ông Vượng, cha của ba người con, nói ông muốn bán một “kinh nghiệm sống”mới cho người Việt Nam.

“Chúng tôi muốn mang lại những sản phẩm tốt hơn tới Việt Nam,” ông nói. “Hy vọng của tôi là qua những thay đổi về lối sống và những sản phẩm tiêu dùng, nó sẽ ảnh hưởng tới người dân và làm thay đổi cách suy nghĩ của họ. Đất nước sẽ phát triển hơn so với ngày nay.”

Mua đất ở những điểm đắc địa hoặc độc nhất vô nhị đã cho phép Vingroup bán được bất động sản của mình với giá cao ngay cả khi thị trường sụt giảm, bà Tôn Phương, một phân tích gia thuộc công ty Viet Capital Securities tại thành phố Hồ Chí Minh, cho biết. Một điểm mạnh khác là Vingroup có thể hoàn thành dự án trong một thời gian ngắn, bà nói.
"Hy vọng của tôi là qua những thay đổi về lối sống và những sản phẩm tiêu dùng, nó sẽ ảnh hưởng tới người dân và làm thay đổi cách suy nghĩ của họ. Đất nước sẽ phát triển hơn so với ngày nay."
Phạm Nhật Vượng

Tập đoàn Vingroup “có lợi thế đặc biệt về nguồn vốn; đó là lý do tại sao họ có thể nhắm vào những dự án đòi hỏi nhiều vốn ngay từ đầu”, bà Tôn Phương cho biết thêm. “Hầu hết bất động sản mà họ đưa vào thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều kết hợp những khái niệm phát triển mới tại Việt Nam.”

Tài chính hoán đổi

Tập đoàn Vingroup bán 300 triệu đôla trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay. Tập đoàn thu được 100 triệu đôla trong đợt bán trái phiếu chuyển đổi của một công ty Việt Nam đầu tiên hồi năm 2009. Theo số liệu do Bloomberg tổng hợp thì Tập đoàn Vingroup có tài sản trị giá khoảng 1,7 tỷ đôla và với số nợ là 1,3 tỷ đôla.

Nhà tỷ phú nói rằng ông sẽ kinh doanh bất động sản tại nước ngoài "khi có cơ hội tốt". Năm nay, ông thuê McKinsey & Co. làm đánh giá chiến lược các hoạt động kinh doanh của Vingroup và tư vấn cho tương lai của tập đoàn.

"Với viễn ảnh của mình, chỉ giới hạn ở thị trường Việt Nam sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của họ," bà Tôn Phương thuộc Viet Capital Securities nói.

Ông Vượng đã tới nhiều thành phố khác nhau để có thêm ý tưởng. Khi xây dựng Vincom Center tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Vượng đã tổ chức một chuyến đi tới Singapore cho những người thuê nhà của khu tổ hợp này, trả tiền vé máy bay và chỗ ở cho họ.

Tháo dỡ phòng

Trước khi xây khu nghỉ mát Vinpearl Resort Nha Trang, dự án khách sạn du lịch đầu tiên của mình tại một bờ biển tư nhân, ông Vượng đã tới các khách sạn ở Phuket với một chiếc tuôc-nơ-vit trong vali. Ông dùng nó để tháo gỡ những trang thiết bị trong phòng để xem chúng được lắp như thế nào trước khi lắp trả lại như cũ.
Dự án Times City ở Hà Nội
Dự án Times City ở Hà Nội

"Ông là một người rất khiêm tốn và dân dã," bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, người từng làm cho Lehman Brothers Holdings Inc., cho biết. "Ông luôn nói với ban quản lý phải tiếp tục học hỏi mối ngày, rằng không thể bằng lòng với những gì mình có."

Số lượng khách hàng mà ông Vượng muốn nhắm tới là bao nhiêu là điều còn chưa được rõ. Dân số thành thị mỗi năm tăng 3,4%, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong đó tăng nhanh nhất là tại hai thành phố chính Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ khoảng 5% dân số ở hai thành phố chính này là có thể đủ tiền mua những căn hộ của các nhà xây dựng lớn.

Khả năng chi tiêu có giới hạn

Khoảng 47% các gia đình tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân 7425 đôla một năm, theo công ty môi giới bất động sản CBRE Group Inc. cho biết. Vẫn theo công ty này thì phải 51 năm mới tiết kiệm đủ tiền để mua một căn hộ loại trung có giá 72000 đôla.

Đại đa số bất động sản tại Việt Nam đều được mua trả thẳng chứ không theo hình thức vay ngân hàng trả góp. Theo chi nhánh CBRE tại Việt Nam thì mỗi gia đình trung bình phải mất 242 năm tiết kiệm mới đủ tiền mua căn hộ hạng sang với giá 342 nghìn đôla.

Giá nhà tại thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 3 lần từ năm 2004 tính tới quý đầu năm 2008, theo số liệu của CBRE. Nhưng giá nhà sụt giảm khi chính phủ tăng lãi suất và hạn chế cho vay cho khu vực bất động sản và các khu vực phi sản xuất khác trong một nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng lạm phát.

Số liệu bán hàng

Tập đoàn Vingroup bán 7000 tới 8000 căn hộ vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, ông Vượng cho biết. Các căn hộ cao cấp tại Vincom Center ở thành phố Hồ Chí Minh, với cả spa và khu thể thao, được bán năm 2010 với giá trung bình khoảng 8000 đôla một mét vuông, đắt kỷ lục tại Việt Nam.

Ông Vượng, một người coi trọng kỷ luật và thưởng cho những người làm tốt, luôn giương cao một khẩu hiệu với nhân viên:

“Tốc độ, sáng tạo và hiệu quả trong tất cả mọi việc bạn làm, trong mọi hành động của mình.”

Nhà tỷ phú chơi đá bóng và bóng chuyền hàng tuần với nhân viên Tập đoàn Vingroup tại trung tâm thể thao của tập đoàn, đổi comple, cà-vat sang đồng phục thể thao của đội bóng công ty. Ông chơi ở vị trí trung phong – vị trí phải làm bàn.

“Tấn công tốt hơn là phòng ngự,” ông nói, và nói thêm ông cũng áp dụng nguyên tắc đó với tất cả mọi việc ông làm.
(BBC)
 
 

Tin ngày 27/10/2012

  • Bộ phim Iran về Mahomet thách thức ưu thế của Ả Rập Xê Út (RFI) - Tháng 9/2012, bên cạnh cuốn phim báng bổ đạo Hồi lưu truyền trên mạng, dấy lên một làn sóng phản đối và bạo lực tại nhiều nơi trên thế giới, có một bộ phim khác liên quan đến đạo Hồi đang gây xao động tại các quốc gia Hồi giáo.
  • BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ (RFI) - Hôm nay, 26/10/2012, nhân một hội nghị về liên minh Mỹ- Nhật tại Tokyo, ông Kurt Campbell, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Đông Á – ...
  • Hỏi đáp Y học: Viêm màng gân lòng bàn chân (VOA) - Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của thính giả Trần Thu, ở Los Angeles, Bang California về viêm màng gân lòng bàn chân (Plantar fasciitis)
  • Dân chủ và nhân quyền (VOA) - Phát hiện lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20 vừa qua không phải là vấn đề dân chủ mà là nhân quyền
  • Gia đình sinh viên Phương Uyên khiếu nại (VOA) - Cô Phương Uyên, sinh viên đại học Công nghệ Thực phẩm, bị công an bắt đi từ nhà trọ hôm 14/10 với cáo buộc tham gia rải truyền đơn kêu gọi chống Trung Quốc
  • Nghiên cứu khoa học VN 'tụt hạng' (BBC) - Viện trưởng Viện NC Quản lý Giáo dục PGS Đặng Thị Thanh Huyền bình luận về VN 'tụt hậu' trong xếp hạng 2012 của tổ chức SCImago.
  • Thủ tướng Nga thăm Việt Nam (BBC) - Thủ tướng Dmitry Medvedev chuẩn bị sang thăm Việt Nam, trong khi Hà Nội muốn mua thêm chiến đấu cơ của Nga.
  • Tử huyệt của niềm tin (BBC) - Tiến sĩ Alan Phan bàn về việc mất niềm tin vào cách chính phủ giải quyết 'bong bóng bất động sản' ở Việt Nam.
  • Lo ngại cho nghiên cứu khoa học VN (BBC) - Một bảng xếp hạng quốc tế cho thấy thành quả nghiên cứu của các trường Việt Nam chỉ thuộc nhóm trung bình thấp của Đông Nam Á.
  • ASEAN có nắm bắt được cơ hội? (BaoMoi) - Về chính trị và an ninh, từ đầu năm đến nay có ba chuyện nổi bật ở khu vực Đông Nam Á và do đó liên quan trực tiếp đến ASEAN là tình hình căng thẳng và gay cấn trên biển Đông, tiến trình cải cách chính trị ở Myanmar và thỏa thuận hòa bình mới đạt được ở Philippines.
  • Nhật-Trung hoãn hội đàm tránh xung đột trên biển (BaoMoi) - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto ngày 26/10 cho biết các cuộc hội đàm về xây dựng “cơ chế liên lạc trên biển” giữa cơ quan quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc nhằm tránh các xung đột hàng hải trên biển Hoa Đông đã chính thức bị hoãn do căng thẳng ngoại giao song phương xung quanh vấn đề quần đảo tranh chấp quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư).
  • Cập nhật: Hình ảnh Trung Quốc tập trận trên Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Đài truyền hình Trung Quốc CCTV cho hay, các hạm đội hải quân Trung Quốc đã tiến hành một đợt tập trận chung trên Biển Đông nhằm thử khả năng sẵn sàng chiến đấu của các binh sỹ nhưng không nói rõ tập trận ở vị trí nào.
  • Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông (BaoMoi) - (Dân trí) - Các hạm đội hải quân Trung Quốc đã tiến hành một đợt tập trận chung trên Biển Đông nhằm thử khả năng sẵn sàng chiến đấu của các binh sỹ, đài truyền hình Trung Quốc CCTV cho hay.
  • Singapore ủng hộ dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (BaoMoi) - 2 tuần trước cuộc họp cấp cao ASEAN tại Phnom Penh (Campuchia), các quốc gia thành viên ASEAN đã có những động thái mới xung quanh vấn đề Biển Đông. Trong khi Indonesia tuyên bố chuyển trọng tâm hoạt động của Hạm đội miền Tây từ eo biển Malacca ra Biển Đông thì Singapore khẳng định, ủng hộ dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) do Indonesia đề xuất và kêu gọi ASEAN sớm đàm phán với Trung Quốc về COC.
  • Việt Nam mong ASEAN, Trung Quốc sớm bàn Quy tắc Biển Đông (BaoMoi) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lương Thanh Nghị hôm qua (25/10) cho biết, Việt Nam mong muốn ASEAN và Trung Quốc có thể sớm khởi động đàm phán chính thức về Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC). Điều đó sẽ giúp duy trì hòa bình, ổn định và tránh đối đầu trong khu vực.
  • Hải quân Mỹ cam kết bảo đảm “tự do lưu thông hàng hải” ở châu Á (BaoMoi) - (Petrotimes) –Sự hiện diện của Hoa Kỳ tại châu Á là nhằm đảm bảo “tự do lưu thông” tại các vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa các nước ven biển, trong đó có Trung Quốc. Đó là tuyên bố của chỉ huy hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington nhân chuyến thăm thiện chí tới Philippines hôm 25/10.
  • Tàu sân bay Mỹ xuất hiện đình đám ở Philippines (BaoMoi) - Hạm trưởng của tàu sân bay của Mỹ hôm qua khẳng định rằng sự hiện diện của Hải quân Mỹ tại châu Á sẽ giúp bảo vệ "tự do hàng hải" tại đây trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích biển trong khu vực.
  • Người đàn ông có máu màu trắng sữa (BaoMoi) - (Nguoiduatin.vn) - Mới đây, bệnh viện số 1 ở TP Trường Sa Trung Quốc, tiếp nhận ông Lâm, máu của ông có màu trắng sữa, lại còn nhìn thấy rất rõ những chất dạng hạt trôi nổi trong máu.
  • Mỹ phái tàu ngầm gắn tên lửa Tomahawk tới Viễn Đông (BaoMoi) - (NLĐO)- Mỹ vừa cử tàu ngầm năng lượng hạt nhân Ohio trang bị 154 tên lửa hành trình Tomahawk tới vùng Viễn Đông giữa lúc quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng căng thẳng xoay quanh quần đảo Senkaku/Điều Ngư.
  • Tàu Trung Quốc lại tiến vào Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - TPO- Hôm qua, 25-10, tàu Trung Quốc tiếp tục đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản là Senkaku/Điếu Ngư trong vài giờ. Tàu Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9.
  • Việt Nam ủng hộ đàm phán về COC (BaoMoi) - TT - Theo TTXVN, ngày 25-10, liên quan đến việc Indonesia đưa ra dự thảo về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố: “Việt Nam mong muốn ASEAN và Trung Quốc có thể sớm khởi động đàm phán chính thức về COC, góp phần đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực”.
  • Tàu ngầm Mỹ gắn tên lửa Tomahawk tới Viễn Đông (BaoMoi) - Trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng do những tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, Hải quân Mỹ đã điều tới vùng Viễn Đông tàu ngầm tấn công hạt nhân Ohio có trang bị 154 tên lửa hành trình Tomahawk.
  • Các nước trong khu vực ủng hộ dự thảo COC (BaoMoi) - ANTĐ - Phát biểu trong cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại Thủ đô Canberra hôm 24-10, Thủ tướng Australia Julia Gillard hối thúc các nước ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC). Bà Gillard cho biết, Australia không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng kêu gọi tất cả các bên làm sáng tỏ và tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển.
  • Philippines đón tàu sân bay Mỹ (BaoMoi) - TP - Hôm qua, tàu sân bay Mỹ USS George Washington thăm Manila là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến ra khơi nhằm phô trương sức mạnh của hải quân Mỹ ở khu vực Đông Nam Á lần này.
  • Trung Quốc tuyên bố có bản đồ chủ quyền Điếu Ngư (BaoMoi) - Theo hãng tin Tân Hoa Xã, một nhà ngoại giao Trung Quốc đã tìm thấy một bản đồ do phương Tây vẽ từ thế kỷ 19 chứng minh chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang có tranh chấp với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.
  • Ba giải pháp giảm căng thẳng Trung-Nhật (BaoMoi) - Nhật vừa xác nhận cuối tuần trước cơ quan ngoại giao của Nhật và Trung Quốc đã bí mật hội đàm ở Thượng Hải về kế hoạch đối thoại về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • Nhật phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải (BaoMoi) - Ngày 25-10, Bộ Ngoại giao Nhật đã gửi công hàm phản đối đến đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật sau khi bốn tàu hải giám Trung Quốc tiến vào lãnh hải của Nhật gần đảo Minamikojima thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào sáng cùng ngày.
  • ASEAN hướng mạnh tới COC (BaoMoi) - Singapore vừa bày tỏ sự ủng hộ đối với dự thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông do Indonesia đề xuất.
Bản tin tiếng Anh
  • China's Huawei blasts US 'protectionism' (Washington Post) - Chinese telecoms giant Huawei on Wednesday accused the US of "protectionism" after Congress labeled it a spy threat, and offered to lay bare its source code and equipment in Australia to allay fears.
  • Rays of hope for solar firms (Washington Post) - China's solar-panel industry has been rocked by recent US duties on its exports to combat alleged dumping and the specter of similar action by European authorities.
  • Chinese glassware firm revives from losses (Washington Post) - Hong Hai Glassware Co Ltd has started integrating cultural hand-painting into leadless crystalline glassware, a production process that is rare and unique in China.
  • Rays of hope for manufacturing (Washington Post) - China's manufacturing sector may start to see light at the end of the tunnel in October, thanks to a gradual uptick in new orders.
  • HNA Group buys 48% stake in French airline (Washington Post) - HNA Group completed its acquisition of a 48 percent stake in Aigle Azur, a Paris-based private airline, as HNA expands its international flight network.
  • Asian economies turn to yuan (Washington Post) - A "renminbi bloc" has been formed in East Asia, as nations in the region abandon the US dollar and peg their currency to the Chinese yuan.
  • Decade of growth between China and Uganda (Washington Post) - According to the latest estimates, more than 10,000 Chinese have been involved in bringing different business activities to the East African country in recent years.
  • Dispute adds to Tokyo's woes (Washington Post) - Japan's exports to China dropped sharply in September, hit by the row over the Diaoyu Islands, adding to market concerns about the outlook for China.
  • Any design you desire, so long as it is 'green' (Washington Post) - "The formaldehyde content of our furniture is in line with national standards and we use real wood and recycled glue so our products are 100 percent green," said the founder and general manager of Zhejiang Yacheng Furniture Co, in Jinhua city, East China's Zhejiang province.
  • Cave Buddhas dwell in digital display (Washington Post) - During the brief reign of the Northern Qi dynasty (AD 550-577), part of the chaotic period of the Southern-Northern Dynasties (AD 420-589) that saw Buddhism gain increasing popularity, China's rulers carved elaborate cave temples into the limestone mountains of what is now Xiangtangshan, or "Mountains of Echoing Halls", in southern Hebei province.
  • A golden heart and future (Washington Post) - Lhagpa was the first in Lhasa's destitute Dagze county to achieve relative prosperity.
  • Dream factory (Washington Post) - Shougang steel plant's 'iron rice bowl' was turned upside down by the factory's relocation, but the abandoned site's transformation into a cultural industry zone offers new opportunities.
  • Golden oldies of Hong Kong (Washington Post) - Hong Kong is now top of the world where longevity counts. Spend a day with one elderly couple and find out their thoughts on how to stay happy and healthy.
  • Casting call (Washington Post) - Jonathan Kos-Read isn't Chinese - but he's about as close as a foreigner gets. The American actor, who speaks with a perfect Beijing accent, is one of the most famous foreigners on TV and in movies.
  • Graying challenges ahead (Washington Post) - The path China chooses to follow in dealing with the challenges of an aging population could prove a route for other developing nations.
  • A day to let seniors celebrate themselves (Washington Post) - Senior citizens celebrate Chong Yang Festival, which is the ninth day of the ninth lunar month. In June, a draft set this day as Seniors' Day.
  • Bamboo power (Washington Post) - An expat couple finds old-fashioned charm and green-energy promise by adapting traditional Chinese tricycles.
  • Encouraging engagement (Washington Post) - Into the vortex of opinion from Western policymakers, businesspeople and scholars that the United States is losing its competitive edge to China.
  • Cozy house warms hearts in winter (Washington Post) - For Meng Fanxing, 67, it will be his first warm winter in nearly 20 years thanks to the local government's Warm House project, a program that provides heating to elderly residents.
  • Train security heightened before Party Congress (Washington Post) - Safety checks for hand and checked luggage of railway passengers has been tightened as of Oct 20 as railway authorities brace for the 18th National Congress of the Communist Party of China.
  • Similar views voiced on China (Washington Post) - The next US president will continue to seek China's help, despite any harsh campaign rhetoric, as long as the economy remains in the doldrums, analysts said.
  • Li vows to safeguard postwar order (Washington Post) - Vice-Premier Li Keqiang on Tuesday elaborated on China's solemn stance over the Diaoyu Islands row with Japan during a meeting with visiting former prominent politicians from the US.

 

Danlambao 27/10/2012

Thư của các bạn lớp 10CDTP1 gửi “Mèo Lười” Phương Uyên
Gởi bạn Mèo Lười! 
Mày ở đâu roài hả? Mèo lười!
Sao mày làm biếng quá, mày đi học lại đi. Sắp tới kỳ thi roài kìa. Mày phải vào học gấp, mày hứa là học kỳ này mày cá với bọn tao mày sẽ được học bổng nữa mà. Mày nghĩ học như vậy làm sao mà được chứ. Khao hết cả lớp mày không có đủ tiền đâu cưng. Đừng có giỡn vậy nữa được không?
Mày hứa dẫn tụi tao đi ăn chè, rồi qua chở con M đi học mày quên hết rồi ah, bạn bè như vậy đó!. Mày làm cả lớp lo lắng mày có biết không? Mày hát bài “Tình Bạn” cho cả lớp nghe đi. Hôm nay cả lớp nghe lại bài “Tình Bạn” của mày thu âm. Nghe “Mèo Lười” hát đứa nào cũng buồn muốn khóc.

Thư gửi Uyên

Yêu Nước Việt - Mẹ em ngoài này lo cho em lắm, Mẹ cứ chạy xuôi chạy ngược khắp các nơi, gõ cửa khắp các đồn công an để dò hỏi thăm tin tức của em. Nhưng mà em đừng có lo, Mẹ em vẫn khỏe, Mẹ rất kiên cường và vô cùng hãnh diện khi nói về em! Mẹ thôi không khóc nữa, ăn cơm nhiều hơn ngày hôm qua vì Mẹ biết rằng con đường đi tìm công lý cho em sẽ còn dài và rất chông gai. Anh, bạn anh và rất nhiều anh chị em khác, những người không quen biết vẫn đồng hành cùng  trên con đường giành lại công lý cho em! Giọng bà cứ run run khi nói về em, nói về đứa con gái dễ mến, thương người và rất cảnh giác với hiểm họa Trung cộng. Có nằm mơ bà cũng không tưởng tượng ra được sức của một đứa con gái có thể nào tuyên truyền chống nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa, cái nhà nước vẫn ra rả tuyên truyền về một xã hội ấm no hạnh phúc, một xã hội thiên đường khi mà quyền con người được tôn trọng!…

Thư gửi Nguyễn Phương Uyên từ quần đảo Trường Sa

Em ơi nhớ chăng
Phút chia tay dưới đường hoa phượng đỏ
Anh đã ngỏ lời cùng em khi giã biệt mái trường
Em lặng lẽ chỉ nhìn anh không nói
Làm tim anh thêm thổn thức yêu thương

Tin bạn đọc gửi: Công an đem thuốc nổ, lựu đạn đi đánh cá bị nổ chết

Bạn đọc Danlambao – Vừa mới có 5 công an Đơn Dương bị thiệt mạng trên đập thủy điện Đa Nhim do mang theo thuốc nổ, lựu đạn, mìn và xuồng rời xa nơi canh giữ đập để đi đánh cá nhưng do chất nổ phát tác khi chưa kịp ném xuống nước. Thuyền bị lật do sức ép quá lớn, số bị trọng thương chết ngay, số bị lật thuyền chết đuối.

Thủ tướng, quan oan, những món nợ, lời hứa & lòng tin

Trương Duy Nhất (Blog Một Góc Nhìn Khác) - Lòng tin, sự bất ổn từ đâu? Bài thơ “Nhân Dân” của Nguyễn Trọng Tạo nghe đến tức tưởi “Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân / Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc / Nhưng sự thật khó tin mà có thật / Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

“Em xin lỗi! chứng tỏ mình trong sạch”

Kính Gửi: Ngài Thủ Tướng và CT/ Quốc Hội “đọc cho vui”
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)Em thật sự xin lỗi thầy vì đã sơ ý mà làm mất tiền của lớp. Em không biết ai đã lấy nữa nhưng cũng tại em thầy ạ! Bố em sẽ đền tiền giúp em, sẽ trả lại lớp 500.000 đồng mà em đánh mất. Em cảm ơn thầy đã tin tưởng em, cho em làm lớp trưởng. Những ngày qua em, đã được sống và học tập với các bạn rất vui. Xa các bạn, em rất buồn nhưng buộc phải làm thế để chứng minh em trong sạch. Thầy ơi, cho em xin lỗi vì đã để thầy nhắc…” 

Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng đang đưa đất nước tới vực thẳm!

Và con đường của chúng ta
Âu Dương ThệTình hình đất nước và hậu quả vô cùng tai hại của HNTU 6 cho thấy, nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị – đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng- đã hoàn toàn bất lực không giải quyết được những vấn nạn trong Đảng và vô cảm trước những bức xúc của nhân dân và nguy cơ lệ thuộc của đất nước. Chỉ vì quyền-tiền cho nên họ đang lập các phe phái đánh phá và thanh toán lẫn nhau, khinh thường trí thức, đảng viên và nhân dân, coi chuyện của đất nước là việc riêng của vài người! Chờ đợi những kẻ bất tài, vô tư cách tự ý rút lui; hay những kẻ độc tài gian ác tự biến thành dân chủ, nhân đạo là hoàn toàn không tưởng!…

Quyền lực chính trị nhà nước cộng sản đang suy giảm

Đông Kinh (Danlambao) – Có hai điểm thể hiện rõ nhất để thấy rằng quyền lực chính trị của nhà nước cộng sản suy giảm một cách nhanh chóng là trong những năm gần đây, xã hội càng trở nên bất an ninh và người dân có nhiều chống đối với chính quyền hơn.

Chống tiêu cực + “hồn nhiên” = “Tiêu” và “Cực”

Thanh Tùng – Boxitvn

Mới đây, vào ngày 18/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói với cử tri Quận 4 TP HCM về những vấn đề mà các cử tri quan tâm, đặc biệt là tham nhũng, trong đó có câu: “Tôi đề nghị cô bác, anh chị nào phát hiện thì chỉ cho chúng tôi những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng… Những vụ tham nhũng đã xử rồi mà thấy chưa thỏa đáng thì cũng nên bày tỏ chính kiến”.
Việc các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước làm công tác “an dân” là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, câu nói trên của Chủ tịch nước cứ làm tôi trăn trở hoài, bởi sự “hồn nhiên” đến “dễ thương” của một vị nguyên thủ quốc gia. Mà, sự hồn nhiên là thuộc về một thời thơ trẻ của mỗi người, cùng lắm là của những “đứa trẻ sống lâu năm” mang “chức danh Nhân dân đã trưởng thành” khi hăng hái đấu tranh chống tiêu cực…
clip_image002
Cử tri: Phải làm sao để dân tin vào quyết tâm chống tham nhũng
clip_image004
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri quận 4, TP.HCM. Ảnh: Tá Lâm (VNN)
“Cô bác, anh chị” phát hiện tham nhũng lớn của cấp Trung ương bằng cách nào?
“Tôi đề nghị cô bác, anh chị nào phát hiện thì chỉ cho chúng tôi những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng… Những vụ tham nhũng đã xử rồi mà thấy chưa thỏa đáng thì cũng nên bày tỏ chính kiến” – đích thân Chủ tịch nước nói thế, ai nghe chả sướng, trong khi hiện nay người người bức xúc về nạn tham nhũng, nhà nhà bức xúc về nạn tham nhũng. Có lẽ vì “sướng” quá nên không có “cô bác, anh chị nào” kịp nghĩ ra việc hỏi kinh nghiệm của Chủ tịch nước để “phát hiện những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng…” để mà “chỉ cho Chủ tịch nước và các lãnh đạo Đảng và Nhà nước”?
Theo thống kê chưa đầy đủ của báo Đại đoàn kết, trong suốt những năm từ 2006 đến 2009, ở Vinashin đã có ít nhất 11 cuộc thanh tra, kiểm tra các loại của đủ các đoàn kiểm tra, thanh tra của các cấp: Bộ Tài chính, Kiểm toán quốc tế KPMG, Bộ Xây dựng, Kiểm toán quốc tế KPMG, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Thanh tra Chính phủ… Câu hỏi được đặt ra, là tại sao có tới 11 cuộc thanh tra, kiểm tra các loại trong suốt 4 năm trời nhưng không hề phát hiện ra tiêu cực của Vinashin?
Qua thông tin trên mới thấy việc phát hiện tham nhũng khó khăn tới cỡ nào. Đến các cơ quan chức năng có đầy đủ thẩm quyền và quyền lực trong tay mà thanh tra tới 11 lần còn không phát hiện ra tham nhũng, thì thử hỏi làm sao và bằng cách nào để “cô bác, anh chị nào” phát hiện được “tham nhũng to liên quan đến cấp Trung ương…” mà chỉ cho Chủ tịch nước?
Chống tiêu cực + “hồn nhiên” = “Tiêu” và “Cực”
Có lẽ cũng vì “quá sướng” nên không có “cô bác, anh chị nào” kịp nghĩ ra để hỏi là Chủ tịch nước có “biện pháp an toàn” nào bảo vệ mình sau khi chỉ cho Chủ tịch nước biết cái bọn tham nhũng to liên quan đến cấp Trung ương.
Bởi trên thực tế đã có không ít trường hợp cán bộ cũng như người dân hưởng ứng lời kêu gọi “chống tiêu cực, tham nhũng” của các vị lãnh đạo từ T.Ư xuống cơ sở, nên dấn thân, hăng hái đấu tranh. Nhưng kết cục, số phận của những người dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, nếu không “tiêu” thì rồi cũng “cực”.
“Đấu tranh – tránh đâu” đã và đang phản ánh một sự thật là nhiều người hăng hái đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng đã bị những kẻ lạm quyền trù dập, thậm chí có người bị sát hại. Điển hình là gương anh Đặng Vũ Thắng, sinh năm 1965, ngụ tại số 269/9 Lý Thường Kiệt (P.15, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), phó phòng Kế toán – Tài vụ Thảo cầm viên Sài Gòn, đã bị sát hại chiều 22/8/2001, vì dám “chống tiêu cực, tham nhũng”: tố cáo tiêu cực của lãnh đạo Thảo cầm viên Sài Gòn.
clip_image006
Thầy Đỗ Việt Khoa (nguồn: GDVN)
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa – “Người đương thời” – Trường THPT Vân Tảo (Thường Tín, Hà Nội) cũng đã phải xin nghỉ dạy vào tháng 7/2010, sau khi đấu tranh chống tiêu cực tại trường này vào năm 2006, vì không chịu được… “cực”.
“Tôi còn giữ tất cả các hóa đơn bưu điện chuyển phát: Hàng chục lá đơn gửi Giám đốc Sở GD & ĐT Nguyễn Hữu Độ đều rơi vào im lặng. Tôi đã gọi hàng chục cuộc điện thoại, nhắn tin vào máy của ông Giám đốc, nhưng không bao giờ trả lời. Đăng ký gặp ông ấy, chặn ông ấy ở cổng Sở vài lần xin gặp cũng không được. Công bộc của dân là thế đấy” – thầy Đỗ Việt Khoa bức xúc.
clip_image008
Hai Chi (giữa) bị bắt.
Khủng khiếp hơn là vụ án “Hai Chi” xảy ra tại Hàm Tân (Bình Thuận). Từ những lá đơn kêu cứu của công dân, trinh sát C14 đã điều tra làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của băng nhóm tội phạm này. Cụ thể, chúng bảo kê mại dâm, cho vay lãi nặng, bắt giữ người trái pháp luật, gây ra gần 60 vụ án cố ý gây thương tích, giết người, lập hiện trường giả, hiếp dâm, bắt, giữ và chống người thi hành công vụ, đánh bạc, môi giới hối lộ, cướp tài sản, che giấu tội phạm… Nhưng, điều khó hiểu là nguyên Phó trưởng Công an phụ trách cảnh sát, điều tra – Trung tá Hoàng Đình Loan lại cứ cho chìm xuồng hết. Báo Thanh Niên còn dẫn những chứng cứ đặc biệt quan trọng do Ban chuyên án thu thập, cho thấy “Hai Chi” và đồng bọn có quan hệ “trên mức bình thường” với nhiều cán bộ có thẩm quyền, đặc biệt có cả cán bộ công an, viện kiểm sát, kiểm lâm và cảnh sát giao thông ở huyện và tỉnh…
Viết đến đây, tôi đọc lại câu nói trên của Chủ tịch nước, bỗng nhiên tôi giật mình trộm nghĩ: Chủ tịch nước nói thế sẽ rất dễ bị “bọn phản động” lợi dụng để tuyên truyền là Chủ tịch dùng “Điệu hổ ly sơn” với… Nhân Dân, thì nguy to! Mong sao “bọn phản động” đừng phát hiện ra!


Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: VNN: Thứ Sáu, 28/05/2010
Hiện nay, tôi thừa nhận chúng ta chưa có cơ chế nào đầy đủ, rõ ràng để bảo vệnhững người dám đứng ra tố cáo tham nhũng.
Mặc dù trong Luật khiếu nại tố cáo, cũng có quy định cấm các hành vi trả thù, trù dập, trả đũa hoặc thậm chí khống chế những người dám tố cáo nhưng thực tế vẫnrất khó khănDo đó, chúng ta phải thực hiện các Luật hiện có cho nghiêm trướcđã, rồi sau đó chúng ta mới bổ sung bằng những cơ chế tích cực hơn.
Các hành vi trả thù và trù dập hiện nay rất phức tạp, tinh vi cho nên cần có nhữngcơ chế quy định rõ ràng thời gian tới”.
Ông Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội):
CHẲNG AI THÈM NGHE ĐẠI BIỂU

“… Tại kỳ họp thứ 2, QH khóa XII (tức là cách đây năm năm, năm 2007), tôi đã phát biểu chúng ta phải tổng kết ngay và hoàn thiện ngay hành lang pháp lý cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Lúc đó, tôi cũng phản ánh rằng với một nền kinh tế như thế này mà chúng ta cho phép thành lập hàng trăm tổ chức tín dụng thì đó là điều bất bình thường. Do đó, phải có giải pháp loại bỏ ngay các tổ chức tín dụng yếu kém. Nhưng đến hôm nay các giải pháp khắc phục những hạn chế trên vẫn mới chỉ nằm trên bàn của các đề án.
Ngoài ra, trong năm đó, đại biểu QH cũng nói việc các đơn vị đầu tư dàn trải, đầu tư ngoài ngành rất nghiêm trọng cần phải chấn chỉnh nhưng cũng không được xem xét.
Tương tự, công tác phòng, chống tham nhũng cũng đã được phản ánh là rất hình thức. Nhưng các phản ánh, góp ý đó không đi đến đâu cả.
Chúng ta thảo luận như thế này, huy động trí tuệ của các đại biểu QH, cùng với Chính phủ, các cơ quan nhà nước hiến kế tìm ra những hạn chế, giải pháp trên phương diện của mỗi đại biểu, mỗi người, góc độ công tác để cùng góp sức. Nhưng sự góp sức đó lại không đi đến được các cơ quan thực hiện, cứ bay vào không khí, chẳng ai lắng nghe, chẳng ai muốn sửa chữa. Điều này khiến tôi thấy bức xúc. Tôi nói rằng phải chăng các đại biểu QH của Việt Nam quá bé nên chẳng ai muốn nghe cả…”.
THÀNH VĂN ghi
Nguồn: trích từ bài “Lời nói để gió cuốn đi”* (phapluattp.vn).

Được đăng bởi bauxitevn

Gia đình thủ tướng Trung Quốc che giấu tài sản kếch xù 2,7 tỷ đôla

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 13/05/2012 (REUTERS)

Thủ tướng Ôn Gia Bảo là người cộng sản giàu nhất thế giới ? Sau hai nhiệm kỳ thủ tướng, gia đình của thủ tướng Trung Quốc từ mẹ, vợ, đến con trai và em trai tóm thu một tài sản khổng lồ, ít nhất là 2,7 tỷ đôla. Thông tin của báo Mỹ New York Times đang gây bối rối cho đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội 18.

Phát hiện của báo New York Times về tài sản của gia đình thủ tướng Trung Quốc là một quả bom nổ tung vào lúc đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị Đại hội Đảng. Ngòi bút của phóng viên David Barboza, trong bài điều tra dài, ghi rõ : « Xem xét những sổ bộ xí nghiệp và văn kiện pháp lý từ 1992 đến 2012 cho thấy, những người thân của thủ tướng Ôn Gia Bảo, kể cả phu nhân của ông, nắm trong tay ít nhất 2,7 tỷ đôla Mỹ ».

Gia đình người đứng đầu chính phủ Trung Quốc có « quyền lợi » trong nhiều lãnh vực kinh tế khác nhau từ « ngân hàng, nữ trang, du lịch, điện thoại di động và xây dựng tại Hoa lục và kể cả ở hải ngoại ».

Trong một số trường hợp, họ núp sau bình phong, mượn tên của bạn bè.

Mẹ của thủ tướng Trung Quốc, bà Dương Chi Vân, là một giáo viên hồi hưu, cha của ông bị Cách mạng Văn hóa bắt chăn nuôi heo. Thế nhưng, năm nay 90 tuổi, không những bà thoát ra khỏi nạn nghèo khó, mà còn trở thành một triệu phú đôla, có phần hùn trong một công ty dịch vụ tài chính lên đến 120 triệu đôla Mỹ.

Cả gia đình gồm mẹ, vợ, con trai và em trai của ông Ôn Gia Bảo tích lũy số tiền khổng lồ này từ khi ông lên làm thủ tướng vào năm 2003. New York Times khẳng định cổ phần mà gia đình và người thân của thủ tướng Trung Quốc nắm giữ trong công ty bảo hiểm Bình An lên đến 2,2 tỷ đô la vào năm 2007. Cũng chính năm này, lúc ông sắp hết nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên, mẹ của ông đầu tư vào công ty Bình An 120 triệu đô la.

Về phần thủ tướng phu nhân Trương Bội Lê mà New York Times đặt biệt danh là « nữ hoàng kim cương », bà tạo dựng sản nghiệp trong ngành đá quý. Tại Trung Quốc, lãnh vực thương mại này do Nhà nước kiểm soát chặt chẽ.

New York Times cho biết thêm là phần đông những thương vụ của gia đình họ Ôn có sự tham gia của các tập đoàn Nhà nước mà mọi quyết định đều đặt dưới thẩm quyền của thủ tướng. Trường hợp điển hình là em trai của thủ tướng Trung Quốc, có phần vốn đầu tư 200 triệu đôla trong nhiều xí nghiệp. Năm 2003, trong vụ dịch bệnh « viêm phổi cấp » SARS, người em trai này trúng thầu xử lý nước thải và rác bệnh viện, được Nhà nước tài trợ 30 triệu đôla, sau khi tân thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ thị phải khẩn cấp tăng cường vệ sinh công cộng vì sức khỏe nhân dân.

Người con trai duy nhất tên Ôn Vân Thông cũng là một doanh nhân thành đạt nhanh như pháo thăng thiên. Hiện Ôn Vân Thông làm chủ nhân một công ty đầu tư tài chính quan trọng nhất nhì Trung Quốc và có sự hùn hạp của chính phủ Singapore.

New York Times phát hiện gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo đầu tư vào một dự án bất động sản tại Bắc Kinh, một nhà máy chế tạo vỏ xe hơi, và một công ty đã tham gia vào công trình xây sân vận động cho Thế Vận Hội 2008.

Cách nay hai năm, trong một cuộc họp báo, người lãnh đạo có tiếng « gần dân » còn khẳng định ông không có tài sản riêng tư.

Bắc Kinh khóa cổng internet của New York Times

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và gia đình thủ tướng từ chối trả lời phỏng vấn của New York Times và các hãng thông tấn quốc tế.

Bản tin tiếng Anh và tiếng Hoa của New York Times trên trang mạng internet bị chận tại Hoa lục.

Tháng Sáu năm nay, hãng tin tài chính Bloomberg cũng bị phản ứng tương tự từ phía Trung Quốc, khi tiết lộ gia đình phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hàng trăm triệu đôla.

Theo AFP, tài sản của giới lãnh đạo Trung Quốc được xem là bí mật quốc gia, trừ phi xảy ra đấu đá nội bộ như trường hợp Bạc Hy Lai. Người dân biết rõ là đảng viên cao cấp của chế độ cộng sản sống rất xa hoa, tự do lợi dụng đặc quyền đặc lợi mà không bao giờ bị trừng phạt.

Người dân Trung Quốc có câu ngạn ngữ “ Không nên nghe lãnh đạo nói mà hãy nhìn lãnh đạo làm ". Một cựu bộ trưởng Trung Quốc nhận định với New York Times: “ Tại Trung Quốc, không một nhân vật quan trọng nào của chế độ mà gia đình lại không giàu. Kẻ thù của Ôn Gia Bảo cố ý hạ nhục ông bằng cách cung cấp tài liệu ” cho báo chí quốc tế.

Tuy xem tự do báo chí là kẻ thù, nhưng khi cần, chính quyền Trung Quốc mượn tay báo chí để triệt hạ nhau. Vậy ai là kẻ muốn triệt Ôn Gia Bảo vào lúc ông sắp về hưu? Vị thủ tướng 70 tuổi này khoanh tay chịu đòn hay sẽ phản ứng và phản ứng ra sao trong những ngày tới ?

Tú Anh - RFI
 

Bạc Hy Lai bị bãi miễn tư cách quốc hội

Ông Bạc Hy Lai có khả năng phải ra tòa

Giới làm luật Trung Quốc đã chính thức trục xuất chính trị gia bê bối Bạc Hy Lai khỏi Quốc hội, theo truyền thông Trung Quốc.

Diễn tiến mới này khiến ông cựu bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh cũng mất luôn quyền miễn bị khởi tố.

Hồi tháng trước ông Bạc đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản.

Truyền thông Trung Quốc nói rằng ông bị buộc tội lạm dụng quyền hành, nhận hối lộ và vi phạm nguyên tắc của đảng.

Vợ ông, bà Cốc Khai Lai, bị đi tù hồi tháng 8 vì ám sát doanh nhân người Anh Neil Heywood.

Cấp dưới của ông Bạc và là cựu giám đốc công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân, cũng bị giam vì có liên quan đến bê bối này, vào đúng dịp Trung Quốc chuẩn bị cuộc chuyển giao quyền lực 10 năm mới có một lần.

Hội nghị trung ương Đảng sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 11 để công bố các lãnh đạo mới.

‘Chấm dứt’

Việc tước bỏ chức vụ cuối cùng của ông Bạc không gây ngạc nhiên.

Vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai
Vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai đang ở tù vì ám sát doanh nhân Anh Neil Heywood

“Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ ra thông báo chấm dứt vị trí của ông Bạc Hy Lai trong Quốc hội,” theo tin ngắn của hãng thông tấn Tân Hoa.

Hành động này có nghĩa là vụ án hình sự chống ông Bạc – từng là cán bộ cao cấp trong nhóm quyền lực đứng đầu Trung Quốc – có thể tiếp tục.

Khi ông bị khai trừ khỏi đảng tháng trước, từng có thông báo rằng “những nghi vấn về vi phạm luật pháp” của ông sẽ được chuyển tới các “cơ quan pháp luật”.
Lúc đó chưa có thông tin thêm về thời gian xử lý vụ án cũng như việc liệu ông Bạc có bị xử lý pháp luật.

Từ khi cuộc điều tra về gia đình và bản thân ông Bạc được tiến hành, không thấy ông xuất hiện trước công chúng.

Hôm thứ Năm, tờ Washington Post nêu tên hai người thân cận với gia đình vợ ông, nói rằng người nhà cảnh báo sẽ không thuê luật sư cho ông.

Vụ điều tra Bạc Hy Lai nhen nhóm khi Vương Lập Quân trốn vào đại sứ quán Hoa Kỳ ở Trùng Khánh và ám chỉ vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai, liên quan đến cái chết của doanh nhân người Anh, Neil Heywood.

Không lâu sau đó bà bị tuyên án giết người trong phiên tòa kéo dài một ngày.
Ông Vương cũng nhận 15 năm tù giam vì nhiều tội danh khác nhau.

Ông Bạc từng là ứng cử viên hàng đầu cho Thường vụ Bộ chính trị mà cuộc chuyển giao quyền lực sẽ được thực hiện trong tháng tới.

Vụ bê bối của ông Bạc Hy Lai cho thấy có chia rẽ chính trị trong nội bộ đảng Trung Quốc.
(BBC)