Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Tin thứ Sáu, 05-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1Hai ngư dân mất tích ở vùng biển Trường Sa (ND).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thăm triển lãm “Trường Sa – Lũy thép – Quê hương” (HNM). - Công nhận Quỹ Vì Trường Sa thân yêu – Vì tuyến đầu Tổ quốc TP.HCM (HQ).  =>
- Đinh Hoàng Thắng & Hoàng Việt: Giải pháp nào cho vấn đề biển Đông “hậu” các cấp cao? (VHNA).
- Căng thẳng vì Biển Đông tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (VOA). Ngoại trưởng Rosario: “Phản hồi của tôi rất đơn giản: vấn đề cốt lõi là vị thế của Trung Quốc là họ có chủ quyền không thể tranh cãi trên toàn bộ Biển Đông. Đó là một đòi hỏi chủ quyền trắng trợn quá đáng, đây là một vấn đề mà chúng ta phải giải quyết dựa trên luật quốc tế. Thế cho nên tôi yêu cầu mọi người ủng hộ giải pháp đó”. - Tranh chấp Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận ở Bắc Kinh (VOA).  - Trung Quốc: Miệng nam mô, bụng…? (VnM).  – AMM46, ARF20 và EAS3: ‘Ván bài’ Biển Đông chưa thể lật ngửa (TVN).  – VIỆC TÁI CÂN BẰNG CHIẾN LƯỢC HOA KỲ BUỘC BẮC KINH TẠM HÒA HOÃN BIỂN ĐÔNG (TNM).
- Bùi Chí Vinh – Chúng ta không đánh giặc bằng mồm (Dân Luận). “Ngư dân nào phải là món hàng thí nghiệm ngoại giao của quý ngài Trung Quốc – Việt Nam/ Hôm qua ‘núi liền núi sông liền sông’ hôm sau trao công hàm phản đối/ Ngư dân chẳng cần quan tâm các trò chơi tráo trở của vua quan/ Nước mắt đại dương chưa bao giờ giả dối…
- Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 13 (Huỳnh Tâm) (Thông Luận). Mời xem lại: Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 1   –   Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 2   –   Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam- Kỳ 3   –   Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 4   –   Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 5   –   Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 6   –   Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 7   –   Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 8   –   Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 9   –  Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 10   –  Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 11   –  Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 12
- VN lập lữ đoàn không quân hải quân (BBC). “Nhiệm vụ chính của lữ đoàn này bao gồm “tác chiến săn ngầm; vận tải quân sự; trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước, tìm kiếm cứu nạn trên biển”.
- TQ khoan biển tìm khí đốt, Nhật bất bình (BBC).
Cảnh sát biển Philippines nóng lòng chờ mua 10 tàu tuần tra Nhật Bản (GDVN).
H2<- Xin nghiêng mình cảm phục những Bông Hoa (DLB).  – Nguyễn Trung Tôn: Lửa cho dân tộc Việt Nam (ĐCV).
- Phỏng vấn ông Lê Quốc Quyết, em trai LS Lê Quốc Quân: Tư pháp Việt Nam dàn dựng vụ án nhằm bỏ tù Luật sư Lê Quốc Quân (RFI).
- Thể lực của Paulus Trần Minh Nhật giảm sút nhiều, nhưng tinh thần vẫn khẳng khái (Chuacuuthe). Anh Hiền, anh trai của Paulus Trần Minh Nhật cho biết: “Hiện nay, sức khỏe của Nhật rất yếu, đi phải có người dìu, cơ thể của Nhật gầy và xanh xao. Khi Nhật ngồi nói chuyện phải tựa và không tự đứng lên được. Tôi lo nhất là đôi mắt của Nhật vì nó có vấn đề. Tôi nhìn vào mắt của Nhật thì đôi mắt bạc trắng, mắt của Nhật cứ trợn trừng trừng lên thôi! Nhật không nhìn thấy mẹ và tôi. Hình như đôi mắt của Nhật bị mù rồi thì phải?
- Vợ tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ thăm Mỹ (BBC).
- CTS Lê Văn Ngọc Diệp tường trình lại sự việc sáng hôm qua (Chuacuuthe).  “Ngài chánh trị sự bất bình: ‘Công an bắt những người bị đàn áp, còn những người uýnh chúng tôi đổ máu thì không bị bắt mà [chúng tôi] còn bị đưa lên công an điều tra. Chúng tôi thấy rất bất bình và không đồng tình với chính quyền Gò Công Tây. Chúng tôi không có tội nhưng vẫn bị công an áp chế’.”

- TIẾNG THAN CỦA DÂN OAN RỀN VANG HAI MIỀN NAM-BẮC VIỆT NAM (FVN). – Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê (VTC). – Bí thư Hoàng kiếm làm giàu từ đâu ? (Xuân VN).

H4CẬP NHẬT TÌNH HÌNH “ĐIỂM NÓNG” TRỊNH NGUYỄN (Bùi Hằng). - Bị tạt axit vì chống cưỡng chế? (ĐCV). – Bị tạt acid vì giúp dân giữ đất (RFA). “Trời mưa gió mà dân cứ phải ngủ trong lều để giữ đất. Ngủ đất khổ lắm gần cả 20 ngày nay. Họ còn đánh cả trẻ con và phụ nữ. Họ ác hơn cả phát- xít”. – 22 năm, CA vẫn tiếp tục dùng thủ đoạn tạt acid đối với người chống tiêu cực (DLB). “…ngày 4.7, đúng 22 năm trước nhà báo Trần Quang Thành cũng bị tạt acid ở Hà Nội”.  – Vụ chị Thiêm ở Trịnh Nguyễn bị tạt acid có dấu hiệu được báo trước (Nguyễn Tường Thụy). – Video: Đỗ Thị Thiêm, người dân chống cưỡng chế của chính quyền đã bị bọn xã hội đen tạt axit vào người (TTYN). Chị Đỗ Thị Thiêm bị tạt acid =>
- Vì sao nảy sinh bạo lực trong xã hội? (BBC). “Niềm tin vào bộ máy nhà nước có thể bảo vệ người dân hay thực thi luật pháp cho đúng đã bị suy giảm, nên người ta mới có những hành động như vậy”. – Mẹ Nấm: Phải tranh đấu để chấm dứt tình trạng công an làm chết người (RFA’s blog).
- Nguyên Anh: Lực ta chưa thật mạnh, nhưng thế nước đang lên!? (DLB).

- GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI (BVN). “Ai cũng nói Hiến pháp phải là của nhân dân, do toàn dân quyết định. Như mọi người đều biết, với cách tổ chức bầu cử và cơ cấu nhân sự như hiện nay, Quốc hội về thực chất chưa thật sự là đại biểu của nhân dân… Vì vậy, nhất thiết phải tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi. Dư luận hoan nghênh những đại biểu Quốc hội, những thành viên Chính phủ và một số tổ chức khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp đã xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân“.  - Tiếp tục đề xuất dân phúc quyết Hiến pháp (VNN).

Vậy là, kể từ khi bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” được 72 nhân sĩ, trí thức và người dân khởi xướng, lấy chữ ký rộng rãi, được trao tận tay người đại diện có thẩm quyền của nhà nước, rồi trong gần 6 tháng qua, liên tiếp, đều đặn, những thông điệp của họ được công bố, cho tới hôm nay, đã chứng tỏ một thực thể phản biện có uy tín và ảnh hưởng nhất trên đất nước này, kể từ khi người cộng sản nắm quyền, đã thành hình: Nhóm Kiến nghị 72.    
Thiết tưởng cả hai phía, chính quyền cùng Đảng CSVN, và những người trong Nhóm Kiến nghị 72 cùng đông đảo người dân yêu nước tập hợp quanh họ đã phải suy nghĩ, bàn bạc nhiều cho việc bắt đầu một tương lai của sự chuyển đổi, từ một chế độ chính trị cực quyền, độc tài, độc đảng, núp dưới tấm áo khoác “dân chủ, pháp quyền XHCN” đã rách toang, dần dần sang một xã hội thực sự dân chủ, thượng tôn pháp luật.
Về phía chính quyền-ĐCSVN, không thể cứ mãi ngoan cố im lặng, không chịu thừa nhận thực tế nói trên cùng những bản văn tâm huyết, trí tuệ mà Nhóm Kiến nghị 72 gửi tới và công bố công khai, và dung túng cho vài ba tờ báo, đôi ba cá nhân tiếp tục bôi nhọ, quy kết một cách hèn hạ mục đích cao đẹp của họ.
Về phía Nhóm Kiến nghị 72, có lẽ đã nghĩ tới chặng đường trước mắt và xa hơn, khi mà những đòi hỏi chính đáng của mình cùng người dân không được đáp ứng, khi mà trên thực tế, họ đã trở thành một tổ chức, được hình thành, phát triển, trong một mô hình và phương cách hoạt động chưa từng có, thoát ly khỏi sự kiểm tỏa phi lý, vi hiến về quyền lập hội, hội họp, biểu tình.
Liệu họ có tiếp tục phương cách và mô hình này để tuyên bố thành lập một tổ chức trên mạng, có tên “Nhóm Kiến nghị 72” hay không? Liệu chính quyền-ĐCSVN có tìm ra phương cách ứng xử  thống nhất, khôn ngoan trong tình huống này, để công khai thừa nhận một thực thể phản biện bằng việc đáp ứng một số đòi hỏi của nó, thay vì đẩy tới mối mâu thuẫn cao độ, góp phần hình thành một tổ chức đối lập, xuất hiện thêm cả những động thái mới không thể lường trước? Còn không ít thời gian để tìm tới hay chờ đợi câu trả lời. 

Một cán bộ Hà Nội không có phiếu tín nhiệm thấp! (ĐV).  - Chủ tịch HĐND Hà Nội có phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất (NLĐ).  – Hà Nội: Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện công khai, dân chủ (VOV). – Tín nhiệm thấp thì phải nhìn lại mình (TN).  – Giám đốc Sở Lao động Hà Nội có tín nhiệm thấp nhất (VNE). – Tín nhiệm thấp “Tôi phải nhìn lại mình” (24h).
“Bắt bệnh” thủ tục hành chính (NLĐ).  - Công chức dành nửa thời gian đi học (TVN).  - Lương công chức hiện tại tương đương năm… 1985?! (DT).
Cách chức Bí thư Đảng ủy thị trấn Long Hồ, Vĩnh Long (ND). “…không gương mẫu, tham gia đánh bạc ăn tiền trong cơ quan; suy thoái về đạo đức lối sống, thường xuyên uống rượu bê tha, bạo hành vợ con nhiều lần; biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, thể hiện bản lĩnh, lập trường không vững vàng; lời nói thiếu khiêm tốn”.
- Bệnh vĩ mô mà đi trị vi mô! (VHNA). “Thay vì tích cực vun trồng những hình thức văn hóa ‘ổn’ hơn, ở đây ta chỉ nhắm tới các ‘vi phạm’ (mà ai định nghĩa các vi phạm? theo chuẩn mực nào ? Hành vi xã hội là những thói quen không do luật qui định rõ ràng) và lại phạt bằng tiền. Tức là lại dùng cái lô-gích của thực dụng, của tiền bạc. Văn hóa mà đặt trọng trên tiền bạc thì trách sao các thiếu nam thiếu nữ, người già người trẻ, từ dân tới quan, … cứ chạy theo tiền, bất kể các giá trị đạo đức khác“.
Tiết lộ nguyên nhân Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đột tử (DT).  - Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam đột tử đạt phiếu tín nhiệm cao (VNE).
Hoãn phiên tòa xét xử nguyên thượng sĩ [công an] dâm ô trẻ em (VOV).  - Tiếp tục hoãn phiên tòa nguyên thượng sĩ công an dâm ô trẻ em (TT).  - Vì chiếc điện thoại, dừng phiên xử cựu thượng sĩ dâm ô nữ sinh (VNE). – HÀ GIANG SƯỚNG NHẤT BÁC DÀI TO ! (Sơn Thi Thư).
- Edward Snowden và Việt Cộng nằm vùng (Phi Vũ). – Nguyễn Thành Công – Nhàn đàm về những người chống cộng quá khích (Dân Luận). “Đến ngày ‘cách mạng dân chủ’ thắng lợi liệu các đồng chí có biết thể hiện mình là người văn minh được không? Mà nói gần hơn, nếu cách mạng dân chủ xẩy ra ở Việt Nam bây giờ thì các đồng chí chống cộng cực đoan có thể sẵn sàng tham gia với tư thế của các công dân văn minh hay không?
- Kiểm duyệt truyền hình tại Việt Nam: Mâu thuẫn chồng chất mâu thuẫn (Economist/ TCPT). – AFR Dân Nguyễn: Để nhận biết một nhà báo (Quê Choa). – CHUYỆN LÀNG PHÂY XỜ BÚC (Mai Xuân Dũng).
- ‘Tôn chỉ của Forbes Việt Nam là tự do’ (BBC). “Nếu giới bảo vệ chế độ ở Hà Nội thực sự sẵn sàng tiến tới nền pháp trị bình đẳng thì các doanh gia Việt Nam sẽ nhanh chóng hưởng ứng”.
- Nguyễn Thùy Linh – “Tự hào dân tộc” hay là “Niềm tin mù quáng”? (Dân Luận).
- Vua không ngai – Ngai không Vua (DLB). – LÃO HỦ * CHUYỆN QUÊ NHÀ (Sơn Trung).
H1Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng: “khoai Tây Trung Quốc vẫn an toàn”. Hot gơn Linda Kiều: “Khoai Tây là khoai Tây, khoai Tàu là khoai Tàu, sao lại có khoai Tây Trung Quốc”.
<- Cục trưởng bảo vệ thực vật xui dân cứ yên tâm… ăn độc! (Hữu Nguyên). – Mời xem lại: Đài truyền hình Yue Nan tường thuật trực tiếp cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng ăn khoai tây (Tin khó tin). “Ông Hồng Lỗi, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết: ‘Trung Quốc có đầy đủ bằng chứng lịch sử để chứng minh rằng ăn bẩn thì sống lâu. Chúng tôi rất lấy làm tiếc ông Năm Câu đã bị các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc và hiểu câu ngạn ngữ trên hoàn toàn theo nghĩa đen’.
- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Việt Nam phá giá tiền Đồng: lợi hay hại? (VOA). “Phá giá đồng bạc thì chắc chắn sẽ làm cho lạm phát tăng lên vì Việt Nam nhập khẩu với một tỷ lệ rất lớn, cho nên việc phá giá đồng bạc như vậy sẽ dẫn đến các hàng hóa, thì dụ như xăng dầu, đã ngay lập tức tăng lên”.
- Giá gạo xuất khẩu quá thấp ai chịu trách nhiệm (RFA). “Đa số các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam xuất xứ là doanh nghiệp nhà nước, phụ thuộc vào lượng hợp đồng tập trung rất lớn của chính phủ, khi thị trường gạo thế giới thăng hoa thì việc tiêu thụ dễ dàng. Nhưng khi thị trường đi xuống, phải cạnh tranh thương mại thì họ thiếu khả năng. Ngay cả trong thời gian tiêu thụ xuất khẩu tốt thì các doanh nghiệp vừa nêu cũng không có nỗ lực để tạo ra giá trị gia tăng mới cho ngành gạo. Hậu quả là người nông dân luôn chịu thiệt thòi”. – NÔNG DÂN LÀM GIÀU Ư? – KHÓ LẮM! (Bùi Văn Bồng).
- Văn tế sống một đồng nghiệp sắp về vườn (Dangnba). “Cũng là nghiệp gõ đầu trẻ làm kế sinh nhai, thời buổi học trò ngồi nhầm chỗ;/ Thế nên thầy chẳng ra thầy, đem cái ngàn vàng, dâng cho sếp đổi lấy chức quyền./ Vì ai khiến bao phen bẽ mặt, những phường ‘mèo mả gà đồng’;/ Vì ai mà lắm lúc ngậm cười, rặt lũ ‘mạt cưa mướp đắng’./ Ở lại làm chi, ‘xanh vỏ đỏ lòng’, ngày ngày thấy chướng tai gai mắt, lòng lại thêm buồn;/ Ham hố làm chi, ‘thói đời lạnh nhạt’, tháng tháng nhận vài đồng lương bọ, dạ càng thêm tủi…
- Quảng Ngãi: Chi 64 tỉ đồng làm đường cho 10 hộ dân! (NLĐ).
- ÔNG LÊ THÀNH ÂN – TỔNG LÃNH SỰ MỸ TẠI SÀI GÒN SẼ BỊ THAY THẾ ? SẼ BỊ VỀ VƯỜN ? (TNM). “Theo nguồn tin chúng tôi nhận được, Ông Lê Thành Ân, lãnh sự Mỹ taị Sài Gòn sẽ bị thay thế trong thời gian rất gần. Việc thay thế này không rõ vì có liên quan đến sự kiện một nhân viên sứ quán Mỹ đã phạm tội hối lộ, hoặc ông Lê Thành Ân hết thời gian phục vụ hay là vì những vấn đề tế nhị khác ?
H5- VÀI CẢM XÚC VỀ SÀI GÒN (TNM).
- NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT – PHẦN 9: TINH THẦN DÂN TỘC TIẾP NỐI QUA LÁ CỜ (TNM). Mời xem lại: Những sự thật cần phải biết (Phần 8) – Lịch sử lá cờ của dân tộc (TNM). Cờ Nhà Trần =>
- Diễn hành Văn hóa Quốc tế lần thứ 28 tại New York (ĐCV).
- Mỹ-Nga hoàn tất đưa nguyên liệu chế bom nguyên tử ra khỏi Việt Nam (VOA).
Tân Cương cố dập tắt bất ổn trước ‘giờ G’ (VNN). - Dân Trung Quốc đua nhau gửi đơn kiện sang Mỹ (CafeF). – Website cho dân Trung Quốc “kêu oan” sập mạng ngay ngày đầu ra mắt (CafeF).
- Diều hâu Trung Quốc cảnh cáo Ấn Độ về những bất ổn mới tại biên giới (RFI).
- Nam Triều Tiên đề nghị thảo luận cấp công tác với Bắc Triều Tiên (VOA). – Hàn Quốc đề nghị đàm phán mở lại khu công nghiệp Kaesong (RFI). - Bắc Triều Tiên đồng ý đàm phán để mở lại khu công nghiệp Kaesong (VOA). - Hàn Quốc – Triều Tiên nhất trí thời điểm đàm phán (TTXVN).  - Triều Tiên chấp nhận đề xuất của Hàn Quốc  (TTXVN).

KINH TẾ
- Ngân Hàng Á Châu bị đánh giá triển vọng ‘tiêu cực’ vì vụ bầu Kiên (VOA).
Khi Nhà nước khởi động lại thị trường (TBKTSG).  - Lãi suất giảm, tiền gửi không biến động nhiều (TBKTSG).  - Tỉ giá bớt căng thẳng (NLĐ).
- Ngân hàng Thế giới thúc giục Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh (RFI). Bà Victoria Kwakwa: “Nếu không hành động ngay, năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì các nước khác vẫn đang tiếp tục chương trình tạo thuận lợi thương mại của mình”.
- NHNN lại chào thầu 40.000 lượng vàng sáng ngày 5/7 (CafeF). - Vận chuyển 4 kg kim loại vàng qua biên giới (CAND).  - Chóng mặt với vàng và USD (NLĐ).  - Các ngân hàng phải ngừng ngay giữ vàng hộ dân (ĐV).  - Người dân cần bình tĩnh, không nên vội mua vàng (VOV).  - Nước tiêu thụ vàng số 1 đang “theo chân” Việt Nam? (VnEco). - Video: Ngân hàng trả lời về việc tạm ngừng dịch vụ giữ hộ vàng (VTV).
BĐS: Từ từ tháo gỡ (DNSG).  - Các ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay hỗ trợ nhà ở (TTXVN).  - Giục 5 nhà băng giải ngân gói cho vay hỗ trợ nhà ở (VnEco).  - Cẩn trọng với chiêu mua nhà mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng(VNE). – Video: Phỏng vấn đơn vị phân phối bán nhà cho Meagastar (VTV).
Tái cấu trúc chứng khoán: Đào thải là điều tất yếu (TTXVN).  - Ngày càng ít doanh nghiệp muốn lên sàn (TBKTSG).
Doanh nghiệp bị ‘chặt’ 2 đầu (VNN).  - Siết nợ kho hàng: Cách nào thu hồi tài sản thế chấp bị trùng? (HQ).
- Bài toán phát triển nông thôn VN: Gỡ vòng luẩn quẩn ‘con gà, quả trứng’ (TVN). - Giải cứu ngành chăn nuôi (NLĐ). - Teo tóp ngành nông nghiệp – Kỳ 1 Nông dân bỏ ruộng (TT).
Khánh Hòa: Giá tăng, ngư dân trở lại với nghề câu cá ngừ đại dương (Tầm nhìn).
POSCO VST: “Thép nhập khẩu giá rẻ vì là hàng thứ phẩm” (TBKTSG).
Bí mật thương vụ thâu tóm Phở 24 (VTC).
- Các thị trường Châu Á hồi phục sau các dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ (VOA).

- Doanh nghiệp vận tải biển: Thua lỗ, bán tàu, nguy cơ phá sản (SGTT).
- Teo tóp ngành nông nghiệp – Kỳ 2: Tháo chạy khỏi ngành chăn nuôi (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhà văn Nhật Tiến: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (Kỳ 3) - CHƯƠNG 2: Thời điểm Sài Gòn giữa thập niên 60 (Nhật Tuấn).
H3- Nguyễn Tường Tâm: TƯỞNG NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT NHẤT LINH: 7/7/1963-7/7/2013 (TNM). – Trương Bảo Sơn: NHỮNG KỶ NIỆM RIÊNG VỚI NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM (TNM). Nhất Linh =>
Tự truyện, hồi ký đang sống tạm (SK&ĐS).  - Ca sĩ Ái Vân gặp nhiều khó khăn khi viết hồi ký (GĐ/VNN).
Ngọc Dũng: Vì sao rơi vào bất tận (Da màu).
- Thái Doãn Hiếu: Chìm nổi số phận những câu danh ngôn (Trần Nhương).
PHÁT HIỆN BÀI THƠ VIẾT TAY CÁCH ĐÂY 30 NĂM CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO.   - NGÔ NGUYÊN NGHIỄM: HOÀI ZIANG DUY, BIỂU TƯỢNG MỘT VĂN PHONG HIỆN THỰC ĐẦY SÁNG HÓA (Văn chương +).
Thấy ở “Hội nghị lý luận phê bình văn học” Tam Đảo 2013 (PBVH).
Sử dụng ca khúc cũng phải “có ý thức” (VH).   - Vi phạm bản quyền ở các Gamesshow: Nói với nhau một lời, khó thế sao? (VH).
Khen – chê thế nào cho phải? (PT).
Sẽ không còn cảnh ai cũng “nhảy” vào tu bổ di tích (VH).
Nhiều nhà văn hóa cộng đồng Tây Nguyên bị bỏ hoang (ND).
Quyền lực của “ trùm” (NLĐ).
- Nỗi Đau Rồng (Hữu Nguyên).
- CÙ LAO KHÔNG DÍNH CHÀM (Mai Thanh Hải).
- Nước Mỹ ăn mừng Ngày Độc lập (VOA).
- Stardust, bản nhạc bất hủ của âm nhạc Mỹ đầu thế kỷ 20 (Anh Vũ).
- Video: Ban nhạc của những nhà sư tại Nhật Bản (VTV).
Việt Nam mất ngôi đầu bóng đá Đông Nam Á (NLĐ).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Mới và hay trong đề thi năm nay (VNN).  - Khó có điểm tuyệt đối (NLĐ).  - Đề dài, thí sinh tích bừa (VNN).  - Cư dân mạng hài hước về ngày thi ĐH đầu tiên (NLĐ).  - Con đường đại học của con… (TT).  - Như niềm tin không tắt (TT).  - Mẹ nhặt rác nuôi con đại học, hay con đi học nghề? (VOV).
HPhát hiện thí sinh không có tên trong danh sách (TN).  - Trễ 20 phút, thí sinh khóc nức nở xin được thi (TN).  - Lỗi mang ĐTDĐ vẫn phổ biến (NLĐ).  - Bộ trưởng GD-ĐT cảm ơn quân đội điều xe thiết giáp chở thí sinh đến trường thi (TN).  - Bát nháo dịch vụ quấy rối phụ huynh, thí sinh mùa thi (TTXVN).
TP.HCM điều chỉnh tăng học phí theo chỉ số giá tiêu dùng (TT).
Tập đoàn lớn có tuyển người ‘chém gió’ giỏi? (VNN).
- Cảnh sát giúp trò nghèo đi thi (PN Today). – Dẹp thi (Nguyễn Thông).
- Video: Dinh dưỡng từ sữa đối với sự phát triển của trẻ (VTV).
- Phỏng vấn GS Nguyễn Văn Tuấn: Đề án nâng chiều cao người Việt có hiệu quả? (RFA). “Khi kinh tế khá lên thì chiều cao cũng tăng lên. Chiều cao tăng theo thế hệ thường do cải thiện dinh dưỡng, và dinh dưỡng liên quan mật thiết với kinh tế. Trong thực tế, chiều cao của người Việt đã và đang tăng, chứ không giảm. Tôi nghĩ cho dù không can thiệp đi nữa thì chiều cao của người Việt cũng sẽ tăng trong tương lai”. (tức là không cần đốt 1 mớ tiền đấy nữa nhỉ)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Giật mình khi chỉ 20% trong số 80.000 người suy thận có cơ hội sống (LĐ).
- Giải cứu vợ mang thai, chồng đâm chết người  (PLVN/ VNE).
Bắt chủ xưởng giam giữ, tàn tệ với người lao động (TTXVN). - Công an vào cuộc vụ công nhân bị máy nghiền chết (LĐ).
- Trộm chó thu nhập 60 triệu/tháng  (PN Today).  - Chó và văn hóa, thịt chó và thời đại (TVN).
“Ôm cục tức” vì… hộp đen (NLĐ).  - Cõng phí qua đèo (NLĐ).
Sớm di dời các hộ dân khỏi vùng thủy điện Vĩnh Hà (TTXVN).
- Phúc trình về xu hướng sử dụng internet và thương mại điện tử tại Việt Nam (VOA). “Theo eMarketer, 85% người sử dụng internet dùng trang mạng để theo dõi tin tức, 77% để xem email, 71% để lướt web, 69% để làm việc và học tập, và 66% để giải trí”.
H2- Hai cán bộ kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc (DV). - Xử phạt trên 8 tỉ đồng vi phạm về môi trường (CAND).  - Thừa Thiên Huế: Rừng Pa Ay bị phá tàn bạo (CATP). Cửu vạn vận chuyển gỗ theo đường suối về xuôi =>
- Video: Việt Nam – Đất nước – Con người: Hàng Bạc – Châu Khê (VTV).
- Video: Vụ vỡ hụi vài chục tỷ đồng tại Điện Biên (VTV).
Cháy tại Bảo tàng Công an Nhân dân (GDVN).
-  Khánh Hòa: Dừng hoạt động một cơ sở đông y Trung Quốc có nhiều sai phạm (LĐ).  - Tràn lan đồ chơi Trung Quốc độc hại (TT).  - Vén màn trái cây chín ép! (NLĐ).
Đại học Ngoại thương sử dụng thang máy “vỏ Nhật, ruột Trung Quốc” ? (NBCL).
Vợ Việt bỏ chồng ở Malaysia ngày càng tăng (TN). - Vì sao người Việt tại Mỹ có lợi tức và học vấn thấp hơn dân châu Á khác? (RFI). - Video: Cộng đồng người Việt Nam tại CH Czech được công nhận là 1 dân tộc thiểu số ở nước này (VTV).
- Ấn Độ thông qua chương trình bảo đảm an toàn lương thực (VOA). – Ấn Độ thông qua chương trình hỗ trợ lương thực cho người nghèo (RFI). “Mục tiêu nhằm cấp từ 3 đến 7 kg ngũ cốc cho mỗi đầu người hàng tháng. 70 % dân số Ấn Độ tức khoảng 800 triệu dân được hưởng khoản trợ cấp này”.
- TQ điều tra sữa ngoại ‘bị làm giá’ (BBC). – Trung Quốc : Nestlé giảm giá sữa sau bê bối thông đồng giá (RFI).
- Indonesia tiếp tục tìm kiếm người mất tích sau trận động đất mạnh (VOA).

QUỐC TẾ
- Chính biến Ai Cập lật đổ ông Morsi (BBC). – Ai Cập : Quân đội làm chủ cuộc chơi (RFI). – Quân đội Ai Cập lật đổ và bắt giữ tổng thống Morsi (RFI). – Video: Quân đội Ai Cập phế truất Tổng thống (VTV). - Ai Cập đã có tổng thống lâm thời (NLĐ).  – Ai Cập có tân tổng thống hậu đảo chính (BBC). - Tổng thống lâm thời của Ai Cập tuyên thệ nhậm chức (DT). - Ai Cập:Tổng thống lâm thời tuyên thệ nhậm chức (VOA). “Tôi thề với Thượng đế toàn năng sẽ ủng hộ nền cộng hòa và tôn trọng luật pháp và Hiến pháp, và bảo vệ đầy đủ các quyền của người dân, và bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của tổ quốc”.  – Chánh án Tối cao Pháp viện Ai Cập tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời (VOA).
H3<= Photo: ahram.org. – Dân Ai Cập ăn mừng tổng thống bị lật đổ (BBC). – Lê Diễn Đức dịch: Nền dân chủ Ả Rập chưa ra đời (Newsweek/ RFA’s blog). - Dân chủ không phải “món quà”  (QĐND).  - Syria gọi cuộc đảo chính Ai Cập là thành tựu vĩ đại (TTXVN).  - Anh em Hồi giáo Ai Cập nói sẽ không “động binh”  (TTXVN).  - Ai Cập: Lãnh đạo nhóm Huynh đệ Hồi giáo bị bắt (VOA). – Ai Cập sẽ đi về đâu? (BBC).  - Chính trường Ai Cập: Một kết cục được báo trước (ND).  - Chính biến tại Ai Cập: Vì đâu nên nỗi? (PT). - Vụ lật đổ Morsi có phải là một “cuộc đảo chính” hay không? (The G&M/ DCVOnline).
- Tuyên bố của Tổng thống Obama về Ai Cập (VOA). – Tổng thống Obama: Hoa Kỳ quan ngại về việc lật đổ ông Morsi (VOA). – Quốc tế kêu gọi Ai Cập nhanh chóng tái lập tiến trình dân chủ (RFI). – Phản ứng của thế giới về vụ lật đổ Tổng thống Ai Cập (VOA).
Ông Assad quyết vượt qua thử thách (NLĐ).  - Tổng thống Assad: Phiến quân Syria không phải “cách mạng” (KT).
Nga lo ngại về tiến trình đàm phán giữa Iran và P5+1 (VOV).  - Iran: Phương Tây đừng nên hăm dọa (VnM).
- Thế khó xử của châu Mỹ Latinh trong vụ Snowden (RFI). - Snowden chia rẽ thế giới (NLĐ).  - Điệp viên Edward Snowden di chuyển sang Bolivia (VOV).  - Châu Âu không phải là miền đất hứa cho Snowden (VOV). – Pháp khước từ yêu cầu xin tị nạn chính trị của Snowden (VOA).
- Pháp xin lỗi chặn phi cơ Tổng thống Bolivia (BBC).
Nữ cảnh sát cao cấp Afghnistan bị ám sát (NLĐ).
Tướng La Viện cảnh báo Ấn Độ “không gây rắc rối” (TTXVN).
Venezuela sẽ xem xét lại quan hệ với Tây Ban Nha (TTXVN).
- KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ CHIẾN TRANH (Hồ Hải). Dịch từ bài Financial Crisis and War (Project Syndicate).
- Vua Bỉ thoái vị để chuyển giao thế hệ (BBC). – Vua Bỉ thoái vị sau 20 năm trị vì (RFI).  – Bruxelles vẫn ưu tiên đàm phán về tự do mậu dịch với Mỹ (RFI).
- Bồ Ðào Nha cố ngăn khủng hoảng chính trị (VOA).
- Pakistan lên án vụ tấn công bằng máy bay không người lái (VOA).
- Nữ cảnh sát hàng đầu Afghanistan bị bắn chết (VOA).
- Chính quyền một bang Malaysia cấm cửa một nhà báo Anh (RFI).
- Chính sách nhập cư ở Hoa Kỳ (VOA).  – Một số câu chuyện về di dân tại Hoa Kỳ (VOA). – Tối cao Pháp viện Mỹ bác bỏ một phần quan trọng của Luật Dân quyền (VOA). – Hoa Kỳ: Cách biệt về kỹ năng dẫn đến thất nghiệp (VOA).
- Nam Phi: Bệnh tình của ông Mandela không thay đổi (VOA). – Tình trạng sức khỏe của ông Mandela không thay đổi (VOA).

* RFA: + Sáng 04-07-2013; + Tối 04-07-2013
* RFI: 04-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 04/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 04/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 04/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 04/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 04/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 04/07/2013; + 360 độ Thể thao – 04/07/2013; + Thể thao 24/7 – 04/07/2013; + Thời tiết du lịch – 04/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 04/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 04/07/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 04/07/2013; + Thời sự 12h – 04/07/2013; + Thời sự 19h – 04/07/2013.

1879. Bài phát biểu khai mạc của Cao uỷ Nhân quyền LHQ Navi Pillay tại Hội nghị kỷ niệm 20 năm Tuyên ngôn Vienne (1993-2013)

Defend the Defenders
Bản dịch của Huỳnh Thục Vy
4-7-2013
1Navi Pillay
Cao uỷ Nhân quyền LHQ
Vienne | 27.6.2013 |
Kính thưa quý ngài,
Thưa các đồng nghiệp,
Thưa quý ông bà,
Thật cảm động là nhiều người bạn có mặt ngày hôm nay, nhằm tưởng nhớ đến một dịp kỷ niệm quan trọng như thế này đối với tôi và đối với Văn phòng Cao uỷ của tôi.

Cách đây hai mươi năm, hơn 7000 thành viên đã tụ họp lại để tổ chức Hội nghị Nhân quyền Thế giới. Nhiều người trong số quý vị ở đây đã có mặt lúc đó, giống như tôi – đại diện cho một tổ chức hoạt động vì quyền của phụ nữ. Tất cả chúng ta lúc bấy giờ đều nóng lòng muốn đạt được một kết quả tốt.
Các quốc gia Tây phương đã ủng hộ các quyền dân sự và chính trị; Khối Đông Âu, và nhiều nước đang phát triển, lại lập luận rằng các quyền văn hoá, xã hội và kinh tế, cũng như quyền phát triển, phải được ưu tiên. Thêm vào đó, một nhóm các quốc gia lớn lúc đó đã mạnh mẽ lý luận rằng Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế chỉ là sản phẩm của văn hoá Tây phương, và rằng trong thực tế nhân quyền nên được xem xét trong mối tương quan với các bản sắc và truyền thống văn hoá khác biệt.
Hơn nữa, thế giới lúc đó đang ở trong thời kỳ của hàng loạt những biến động đầy kịch tính. Một vài trong số đó – ví dụ như sự sụp đổ của Bức tường Berlin – là rất tích cực; và một số – như sự bùng nổ đột ngột những mâu thuẫn nội bộ mang tính huỷ diệt sâu sắc – thì cực kỳ tiêu cực. Đó là khoảng thời gian vừa hết sức thuận lợi vừa hết sức bất lợi, hình thành nên bối cảnh của Hội nghị Vienne.
Sự kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh đã tạo nên thời khắc thích hợp cho một thế giới mới, nhằm xem xét lại nghị trình nhân quyền. Nhưng cho đến lúc Hội nghị diễn ra, một cuộc xung đột vũ trang khủng khiếp lại diễn ra ngay kế bên, trên đất nước Nam Tư cũ. Quả thực, những vụ giết người hàng loạt và những hành động tàn bạo khác đã diễn ra chỉ cách những phòng hội nghị chưa đến một một ngày lái xe, nơi Hội nghị Thế giới đang diễn ra và nơi chúng ta họp ngày hôm nay.
Đồng thuận Vienne

Thế nhưng, khi những thảo luận được mở ra, một sự đồng thuận cũng xuất hiện. Vấn đề then chốt đối với sự đồng thuận này là quan niệm về tính phổ quát, tính cá biệt và tính tương hỗ của tất cả các quyền con người. Như quý vị đã biết, một số Nhà nước đã chống đối hoàn toàn khái niệm quyền kinh tế và xã hội – bởi vì họ xem chúng như những khát vọng hơn là những quyền căn bản đối với tự do và phẩm giá của con người. Cách nhìn nhận về tập hợp Nhân quyền tương hỗ và liên lập cho phép các quyền xã hội và kinh tế được thực hiện cũng như cả quyền phát triển nữa.
Cuộc tranh luận liên quan đến những Bản sắc văn hoá về Nhân quyền được viện dẫn đã được giải quyết với một cách tiếp cận bao hàm và khéo léo công bằng. Dĩ nhiên, tất cả các nước thực sự không giống nhau, và mọi tiếng nói đưong nhiên phải được lắng nghe. Nhưng những đặc trưng văn hoá này cũng hoàn toàn không hạn chế tính phổ quát của Nhân quyền.
Công thức cuối cùng tạo ra sự đồng thuận về quan điểm này như sau: Bạn chọn con đường của bạn, nhưng mục tiêu là điều chúng ta cùng nắm giữ như nhau. Bản sắc của bạn sẽ ảnh hưởng đến phương cách mà bạn đạt được tiến bộ. Nhưng mục tiêu – về tự do và phẩm giá của con người, qua việc thực thi Nhân quyền được giải thích trong Đạo luật Nhân quyền Quốc tế (gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, và Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá – ND) – là điều tất cả chúng ta cùng chia sẻ.
Và các phái đoàn cũng đã vượt qua những khác biệt chính về các vấn đề gây tranh cãi như tính phổ quát, chủ quyền, sự miễn trừ, và phương cách cho  nạn nhân lên tiếng. Kết quả là một tài liệu mạnh mẽ: Tuyên ngôn và Chương trình Hành động Vienne (VDPA).
VDPA là tài liệu về Nhân quyền quan trọng nhất được đưa ra cuối thế kỷ 20 và là một trong những tài liệu về Nhân quyền mạnh mẽ nhất trong một trăm năm qua. Chúng ta nhờ nó mà có được thiện chí và công sức khó khăn của nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm và tận tuỵ đứng đầu là Ibrahima Fall. Tài liệu này đã đúc kết một nguyên tắc rằng Nhân quyền là phổ quát, bất khả nhượng, liên lập và tương hỗ, và tài liệu đã củng cố vững chắc quan niệm về tính phổ quát bằng việc các Nhà nước cam kết thăng tiến và bảo vệ tất cả các Nhân quyền cho tất cả người dân “bất chấp hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa”.
Hội nghị Vienne đã đưa đến những tiến bộ mang tích lịch sử trong nhiều lĩnh vực quan trọng, trong số đó có nữ quyền; cuộc tranh đấu chống lại tình trạng phạm tội mà không bị trừng phạt; quyền của các nhóm thiểu số và di dân; quyền trẻ em.
Nhiều tiến bộ đã xuất hiện trong hai thập kỷ qua; nhờ nền tảng đã được thiết lập ở Vienne. Một cách công bằng, chúng ta có thể tán dương một số đồng thuận mang tính bước ngoặc quan trọng, bao gồm những đồng thuận về Tòa án Hình sự Quốc tế thường thực đầu tiên trên thế giới – việc thiết lập tòa án này đã nhận được sự cổ vũ lớn ở Hội nghị Vienne – cũng như một cơ chế mới nhằm thăng tiến và bảo vệ nhân quyền của phụ nữ, của các nhóm thiểu số, của công nhân di cư và gia đình họ cùng các nhóm người khác. Hội nghị Vienne đã mở của cho những cơ chế nhân quyền mạnh mẽ hơn của Liên Hợp Quốc, bao gồm việc mở rộng – vẫn tiếp tục đến ngày nay – một số thủ tục đặc biệt. Cho đến khi có Hội nghị Vienne, các cơ chế này đều tập trung vào quyền dân sự và chính trị. Ngày nay, 48 thủ tục đặc biệt đã bao trùm toàn bộ các vấn đề nhân quyền.
Hội nghị Vienne cũng đưa ra sự quảng bá quan trọng cho các Hội đồng chuyên gia (ND: giám sát việc thực hiện các Hiệp ước Nhân quyền) – các Hội đồng này vẫn tiếp tục mở rộng, vì nhiều Nhà nước hơn phê chuẩn các Hiệp ước Nhân quyền – và cho hệ thống Định chế Nhân quyền quốc gia quan trọng, các định chế này ngày nay được tìm thấy ở 103 quốc gia. Trong số các quốc gia này, có 69 nước hiện tại được đánh giá ở cấp độ A.
Nhưng chúng ta phải công nhận rằng trong nhiều lĩnh vực, chúng ta đã không thể đặt trên nền tảng VDPA. Lời hứa mở lúc ban đầu của Bản Tuyên ngôn toàn cầu – rằng tất cả mọi người được sinh ra bình đẳng trong nhân phẩm và trong các quyền, và rằng những người này sẽ được tôn trọng như thế – vẫn đang còn là một giấc mơ xã vời đối với quá nhiều người.
Thất bại trong việc bảo vệ
Tuần này cách đây 20 năm,  những kẻ bắn tỉa vẫn đang nổ súng vào trẻ em trên những đường phố ở Sarajevo, và sự giết chóc trong xung đột ghê gớm đó đã phủ mờ chân trời châu Âu.
Ngày nay, chỉ xa hơn một chút, trẻ em, phụ nữ và đàn ông ở Syria kêu gào trong đau dớn và khẩn cầu chúng ta giúp đỡ. Và một lần nữa, chúng ta đang bỏ quên họ – như chúng ta đã từng làm sau một chuỗi những xung đột khủng khiếp khác, bao gồm Afghanistan, Somalia, Ruanda, Cộng hòa Dân chủ Congo và Iraq – đó là chỉ nêu lên vài trường hợp.
Hết lần này đến lần khác, cộng đồng quốc tế đã hứa bảo vệ người dân khỏi sự tàn sát và những vi phạm nhân quyền thô bạo. Và thậm chí cả khi tôi nói với các bạn bây giờ, nhiều phụ nữ vẫn bị bắt cóc và cưỡng hiếp, các bệnh viện vẫn là mục tiêu của các cuộc tấn công, những vụ nãn đạn pháo vô tội vạ cũng như các cuộc tàn sát được cân nhắc đang nhuộm Trái đất này bằng máu của những người vô tội.
Tất cả những điều này là không thể tha thứ. Và thậm chí tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Những tiến bộ của chúng ta theo lộ trình mà chúng ta đã thiết lập ở Viện cách đây 20 năm đã được đánh dấu bằng bước thụt lùi cũng như nhiều thành tựu tôi đã liệt kê trên đây. Một vài lời hứa đã được thực hiện một nửa – ví dụ như trong lĩnh vực Công pháp quốc tế, trong đó chúng ta có toà án quốc tế, một vài tình huống đáng ca ngợi đã được đưa ra và vài trường hợp khác – bao gồm Syria- thì không đáng. Những cách đây 20 năm chúng ta không hề có bất cứ một toàn án quốc tế nào kể từ khi những phiên toà ở Nuremberg (ND: các phiên toà xét xử các tội ác của chế độ Nazi Đức quốc) diễn ra,  mặc dù có Ủy ban Tội phạm quốc tế.
Năm 2005, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới – với việc mở rộng hợp lý tất cả những gì đã được chấp nhận ở Vienne – đã được thực hiện bởi sự đồng thuận về khái niệm Trách nhiệm bảo vệ. Nhưng Syria chỉ là trường hợp mới nhất của một tình trạng trong đó, chúng ta đã thất bại một cách đáng buồn trong việc thực hiện Nhiệm vụ đó – cho đến nay cái giá của sự thất bại đó là 93 ngàn mạng sống.
Khi chúng ta đến đây, chúng ta không ca ngợi lịch sử. Chúng ta đang nói về một bản thiết kế cho một cộng trình xây dựng vĩ đại mới chỉ được xây dựng một nửa. Rất quan yếu khi chúng ta xem VDPA như một tài liệu sống động có thể và sẽ tiếp tục hướng dẫn các hành động và mục tiêu của chúng ta. Nhân quyền vẫn chưa được tiếp cận một cách phổ quát, hoặc được xem như bất khả nhượng và tương hỗ, bất chấp cam kết thực hiện của chúng ta. Các nước vẫn tiếp tục tranh cãi về sự tương đối mang tính văn hoá. Phụ nữ, các nhóm thiểu số và di dân vẫn còn bị phân biệt đối xử và lạm dụng. Quyền phát triển vẫn không được thừa nhận bởi tất cả mọi người. Quyền lực vẫn bị tha hoá, các nhà lãnh đạo vẫn sẵn sàng hy sinh người dân để duy trì quyền lực.
Con đường phía trước
Tôi tin rằng lễ kỷ niêm hai mươi năm này cho chúng ta cơ hội rất quan trọng để trở lại với Hội nghị Vienne nhằm phát hiện lại con đường phía trước của chúng ta.
Chính ở Vienne cách đây 20 năm, các tổ chức phi chính phủ đã dẫn đầu nỗ lực hình thành nên vị trí Cao uỷ Nhân quyền. Điều này sẽ đảm bảo rằng một tiếng nói đủ thẩm quyền và độc lập sẽ được cất lên để chống lại những vi phạm nhân quyền bất kể chúng xuất hiện ở đâu; để điều phối và ủng hộ cho công việc của nhiều hội đoàn khác nhau; và sử dụng ảnh hưởng của Liên Hợp Quốc để ủng hộ nhân quyền cho tất cả mọi người.
Thật vinh dự cho tôi được giữ vị trí đó ngày hôm nay và tôi tin rằng văn phòng của tôi đã đi được một quãng đường dài trong hai thập kỷ tồn tại đầu tiên của nó. Nhưng nó, cũng giống như nhiều cơ quan khác, không phải là một sản phẩm hoàn hảo. Chúng ta mang một nhiệm vụ khồng lồ – thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của mọi người ở mọi nơi – và một nguồn lực rõ ràng là chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ đó. Nhưng tôi tin rằng Cao uỷ đã lấp đầy một chỗ trống cơ bản trong hệ thống Liên Hợp Quốc và ngày càng trở thành một người tranh đấu đủ thẩm quyền và mạnh mẽ cho những nạn nhân trên toàn cầu, một tiếng nói cho những người không có tiếng nói. Và một tiếng nói, được tạo ra bởi các Nhà nước, tiếng nói này đứng ở vai trò nhắc nhớ các nước về luật pháp và những lời hứa của họ, những điều đã không được thực thi.
Một thành tựu then chốt nữa của Hội nghị Vienne là đưa ra sự khuyến khích chủ yếu đến các tổ chức xã hội dân sự và những người bảo vệ nhân quyền khác. Các tổ chức và cá nhân này đã mở rộng đến mức độ không thể tưởng tượng vào thời điểm này, đặc biệt là ở cấp độ quốc gia. Nhưng ngày hôm nay của năm 2013, họ cũng đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, bao gồm những vụ trả đũa và luật pháp giới hạn nhân quyền – thậm chí có những vụ trả đũa vì tham gia vào những vụ kiện tụng trên cơ sở lý thuyết của Liên Hợp Quốc. Trên một phương diện nào đó, có lẽ, đây là biện pháp tác động của họ. Nhưng nó cũng là dấu hiệu xáo trộn sâu sắc của quá trình thoái bộ.
Chúng ta cần cố gắng hết sức để khôi phục tinh thần của Tuyên ngôn Vienne, và học lại thông điệp của nó. Chúng ta phải tập trung một lần nữa vào tính trong sáng đến kinh ngạc của cái mục đích mà ở thời điểm này chúng ta không dám hy vọng đạt được. Tuyên ngôn này tái khẳng định  phẩm giá và các quyền của mọi người, và cho chúng ta biết làm sao để đạt được những điều đó. Nó đúc kết những khái niệm về tính phổ quát và tính công bằng liên quan đến vấn đề công lý. Nó cho chúng ta thấy con đường phía trước, và ở mức độ nào đó, chúng ta đã đi theo con đường đó. Nhưng, thật đáng buồn và đáng trách, tất cả chúng ta vẫn tiếp tục thường xuyên đi chệch hướng khỏi nó.
Xin cám ơn quý vị.
(Defend the Defenders)
Nguồn: Văn phòng Cao uỷ LHQ về Nhân quyền

Vì sao nảy sinh bạo lực trong xã hội?

BBC

Nạn nhân bạo lực trong giới cổ động viên bóng đá ở Việt Nam =>

Nạn bạo hành trong xã hội đang có chiều hướng phức tạp và khó lường trong xã hội ngày nay ở Việt Nam, theo ý kiến của nhà nghiên cứu từ nước này.
Bạo lực cũng đến từ nhiều hướng, và đáng lo ngại, tệ nạn này xuất hiện cả ở trong hành vi được cho là lạm dụng của lực lượng thi hành công vụ, như cảnh sát, an ninh, và còn thể hiện qua các phản kháng đám đông khó lường.
Trước hết, ý kiến chuyên gia khẳng định bạo hành diễn ra ở nhiều lĩnh vực, không chỉ giới hạn trong bạo hành ở gia đình mà đang tiến diễn ra cộng đồng và xã hội như một hiện tượng khá rõ ràng.
“Bạo lực có cả ở những nơi như những người vi phạm pháp luật bị đánh hoặc đánh người khác, trong những quan hệ xã hội phức tạp của những thanh niên vi phạm pháp, hoặc ở những người vào trong những trại tập trung, họ cũng có thể xảy ra những xung đột hoặc bị đánh đập,” theo ông Lê Ngọc Bảo, nhà nghiên cứu về bạo hành ở tổ chức phi chính phủ Child Fund ở Việt Nam.
“Mấy năm gần đây xã hội đã quan tâm nhiều hơn, nên cũng xuất hiện các hiện tượng này ở trên báo chí hơn.
“Trong quá khứ đã có các vụ tương tự rồi…, gần đây do mạng lưới truyền thông lan nhanh hơn và báo chí đi sát hơn, nên nó lan được các thông tin, tuyên truyền ra nhanh hơn, nên nhiều người biết đến hơn, chứ không phải trong quá khứ không có.”
Nạn bạo lực có thể xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng theo các nhà nghiên cứu và can thiệp cộng đồng, bạo hành đang diễn ra tinh vi hơn ở trong môi trường gia đình, bên cạnh các nguyên nhân truyền thống hơn.
Bà Lê Thị Thủy, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Gia đình từ Hà Nội nói với BBC hôm 04/7:
“Về bạo hành trong gia đình, những hình thức về bạo lực thân thể đối với phụ nữ không hẳn nhiều như trước, nhưng những hình thức về bạo lực về tinh thần, về tâm lý không có biểu hiện để xã hội có thể nhìn nhận, thì trên thực tế vẫn còn.”
Tuy nhiên theo bà Thủy, các vấn đề bạo lực nói chung, đặc biệt là bạo hành trong gia đình cũng có chiều hướng được kiểm soát thuận lợi hơn, nhờ việc Nhà nước mở ra những hành lang pháp lý để cộng đồng và xã hội giám sát, phòng chống tốt hơn:

Các vụ bạo hành trong gia đình hoặc đối với người làm công nay được báo chí Việt Nam nói đến nhiều hơn trước
“Kể từ khi luật phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua, các thông tin liên quan tới bạo lực gia đình được nhìn nhận một cách cởi mở hơn.
“Những người là nạn nhân của bạo lực cũng mạnh dạn hơn để lên tiếng, và báo chí cũng có điều kiện để tiếp cận và đăng tải những thông tin về vấn đề bạo hành gia đình một cách rộng rãi. Còn nguyên nhân gốc rễ vẫn là vấn đề bất bình đẳng giới.”

‘Xu thế đáng ngại’

Bạo hành tuy vậy có vẻ vẫn chưa được kiểm soát đồng đều ở các khu vực dân cư, cộng đống, như nhà nghiên cứu từ Child Fund đưa ra quan sát hôm 04/7.
“Bạo lực hiện tại xảy ra trong một số các gia đình ở các khu vực chưa được phát triển tốt về kinh tế.
“Đặc biệt là vẫn có những truyền thống cũ là các ông bố hay uống rượu, sau khi họ say, họ có thể không kiểm soát tốt được các hành vi. Vì vậy có những mâu thuẫn, dẫn đến đánh đập vợ con.
“Ngoài ra báo chí gần đây cũng đưa tin những người chủ đánh đập những người làm thuê, đó cũng là những vấn đề mà Việt Nam đang quan tâm và phải giải quyết.”
Ở góc độ học đường, và với lứa tuổi vị thành niên, ông Lê Ngọc Bảo lưu ý một hiện tượng bạo lực đang trở thành xu thế đáng ngại.
“Về bạo lực giữa giới học sinh, các em bây giờ đã học cái trào lưu mới qua việc quay phim để đăng lên mạng khoe thành tích đánh được bạn, cái này có xu hướng tăng so với một vài năm gần đây,
“Giới học sinh cấp ba thường xuyên có những hành vi là các em cho rằng mình phải xuất sắc hơn các bạn.
“Ở thời điểm nào đó các em có thể nghĩ như thế, ngay cả trong các vụ đánh bạn, hay lột quần áo bạn để quay phim rồi đăng lên website, thể hiện bản lĩnh của mình, thì đó cũng là một vấn đề trong xã hội cần phải giải quyết ở Việt Nam.

Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát
TS Lê Bạch Dương
Trên truyền thông nhà nước cũng xuất hiện những tin bài về các vụ cảnh sát được cho là bạo hành với người dân, với nhiều trường hợp người dân bị câu lưu ở các đồn công an, trụ sở cảnh sát, bị thiệt mạng hoặc bị thương tích trầm trọng trong thời gian bị công an bắt giữ.
Mạng xã hội cũng loan tải những tin tức cần được kiểm chứng thêm trong đó cáo buộc cảnh sát, an ninh mặc thường phục tấn công người dân, nhất là những người xuống đường phản đối, các nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền, hay các trường hợp dân oan.
Nhiều vụ bạo lực từ ngành công an, an ninh được cho là diễn ra có chủ đích và mang tính hệ thống, nhiều diễn biến được cho là mang tính dọa dẫm, trừng phạt, khủng bố và sách nhiễu, dẫn đến sự ‘bức xúc’ nhất định trong cộng đồng.
Trong một bài báo mới đây trên World Politics Review, học giả Adam Fford từ Đại học Victoria của Úc cho rằng Việt Nam ngày càng có chiều hướng “công an trị.”
Trong bài viết hôm 2/7 trên tạp chí này, Giáo Fford có vẻ muốn đưa ra một giải thích mà theo ông có thể sự thiếu vắng uy quyền chính trị đã buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải dùng tới lực lượng an ninh.
Về vấn đề này, nhà văn Võ Thị Hảo, trong một bài đã viết trên BBC nêu quan điểm:
“Bắt cóc, xử lén, truy bức, đó là ngôn từ mà người ta đã dùng để mô tả cách hành xử của nhiều vị trong giới hành pháp và tư pháp trong những năm gần đây.
“Đó là việc bắt người như bắt cóc, xử người như xử lén, mở chiến dịch bôi nhọ, hãm hại họ và truy bức ngay cả gia đình nạn nhân bị oan ức. Điều đó hoàn toàn trái với Hiến pháp Việt Nam, gây những bản oan án chấn động thế giới.”
Nếu tương lai không mong muốn đó xảy ra, không thể nói khác hơn là tình trạng mất kiểm soát ở Việt Nam có thể trở nên vô phương cứu chữa, rút ngắn tính chính danh của chính thể và ghê gớm hơn nhiều là xâm hại những gì còn lại của một lịch sử văn hóa
Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng
Ở góc độ khác, các hành vi có tính bạo lực được thấy còn lan vào cả những mô thức giải quyết xung đột như trong tranh chấp đất đai, tài nguyên, hoặc trong các sinh hoạt đời sống thường nhật từ xung đột giao thông cho tới xung đột giữa chính quyền với người dân, nơi mà bạo lực có thể đến từ nhiều phía:
Trong một trao đổi từ trước với BBC, Tiến sỹ Lê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nhận xét:
“Gần đây những bức xúc xã hội càng ngày càng gia tăng và niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân.
“Trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát.
Ông Dương cảnh báo: “Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có.
“Những cái đó bắt đầu trở nên những hiện tượng lặp đi lặp lại, chưa dám nói là phổ biến…
“Nhưng nó thể hiện sự bức xúc của người dân. Và niềm tin vào bộ máy nhà nước có thể bảo vệ người dân hay thực thi luật pháp cho đúng đã bị suy giảm, nên người ta mới có những hành động như vậy.”

Bùi Chí Vinh – Chúng ta không đánh giặc bằng mồm

Tác giả gửi tới Dân Luận


Phẩm giá con Rồng cháu Tiên bị dồn đến chân tường
Tàu giặc đâm xuyên tim tổ quốc
Ngày 28-1, ngày 11-3, ngày 13-3… những tàu cá ngư dân tung lưới giữ quê hương
Mới đến Hoàng Sa đã quay đầu dội ngượcDẹp qua một bên chuỗi mỹ từ “ngư dân là chủ nhân mặt nước
Bám biển ra khơi sẽ được bảo vệ an toàn”
Ngày 17-3, ngày 20-3, ngày 23-3… những con người tay không tấc sắt
Suýt bị chìm tàu trước nòng súng ngoại bangNgư dân nào phải là món hàng thí nghiệm ngoại giao của quý ngài Trung Quốc – Việt Nam
Hôm qua “núi liền núi sông liền sông” hôm sau trao công hàm phản đối
Ngư dân chẳng cần quan tâm các trò chơi tráo trở của vua quan
Nước mắt đại dương chưa bao giờ giả dối Không phải tự nhiên mà đất nước cong như hình cánh cung tuyệt đối
Mỗi mũi tên Cổ Loa bắn ra đúc bằng xương máu Lạc Hồng
Nếu ai đó đầu hàng thì xin lui vào bóng tối
Để dân tộc anh hùng ưỡn ngực gánh Biển Đông…
26-3-2013

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 13 (Huỳnh Tâm)

(ghi lại để không bao h quên kẻ thù truyền kiếp của DÂN TỘC)

“…Lịch sử Bắc thuốc đang tái diễn, đảng CSVN cúi lưng xin hưởng qui chế chư hầu Bắc Kinh, chỉ vì muốn đảng CS tồn tại, và trắng trợn chà đạp lên giá trị Tổ quốc Việt Nam. Thật là khủng khiếp!...”
 
Thanh xuân lấy máu xây thành biên cương
Thường ngày tôi đứng trên đỉnh núi 255, nhìn về hướng Nam, thấy một ngọn đồi nhỏ vô danh. Hải Âu nói phớt qua một lần, đại khái đây là "khu quân sự của ta". Đi bách bộ 25 phút sẽ đến nơi. Địa hình địa thế bên ấy được phòng thủ nghiêm mật không khác gì một thành quách kiên cố. Rừng già còn nguyên vẹn chưa bị đạn lửa xâm phạm. Tôi không để ý lắm đến toán quân đội Trung Quốc phòng thủ ở đó. Sau một thời gian thắc mắc tìm hiểu, không biết vì lý do gì núi đồi nhỏ như thế này lại xây dựng đến 40 lo cốt, vì chỉ cần dùng vật liệu xây dựng bằng bao cát là đủ rồi, và lại có cả một phần bê tông cốt sắt nữa.
Bất ngờ hôm nay có cảm tử quân xâm nhập những lô cốt đó, biến cả người lẫn vật trong đó cháy đen như than và để lại một ấn tượng kinh hãi. Hình ảnh này đưa tôi trở về thực tại. Không ngờ Việt Nam lại có những cảm tử quân lợi hại, đánh lựu đạn tài tình, đơn thân độc mã hạ thủ cùng một lúc 11 lô cốt được phòng thủ không phải tầm thường, và biến chúng thành bình địa! Đúng là một cao thủ của chiến trường, thật đáng ghi danh. Tôi không thể hình dung và không bao giờ mường tượng có thể có một bàn tay cài lựu đạn làm thiệt hại đáng kể này. Đôi khi trong chiến trường một cảm tử quân hoàn thành công tác, hy sinh tính mạng để cho muôn người được sống. Có những cảm tử quân may mắn chết đi sống lại nhiều lần. Chúng ta phải nghiêng mình ngưỡng mộ những cảm tử quân này.
Dần dà tìm hiểu tôi mới biết đồi nhỏ ấy thuộc Cục Hậu CầnVân Nam, phục vụ chiến trường Laoshan, do Quân đoàn 47 biệt lập trấn thủ, Thượng tướng Ngô Quan Xứ (吴铨叙)tham mưu trưởng chỉ huy. Nơi này được ngụy trang dưới dạng đồn canh bình thường nhưng lại chứa cả một bí mật chiến trường. Sau vụ lựu đạn nổ, hiện trường có một xác lính trẻ cháy đen, toàn thân trần trụi, nằm co rút, không để lại vết tích, tên tuổi nào cả. Không ai biết địch là bộ đội Việt hay là nội thù Trung Quốc.
Những người lính Trung Quốc bàn tán:
– Pha đánh lựu đạn tuyệt hảo, chiến sĩ "Vô danh hiện đại".
Tình báo và quân báo Trung Cộng cùng điều tra nhưng cả hai không tìm ra một kết luận khả tín nào. Người ta mơ hồ cho rằng có kẻ phản bội, đánh lưu đạn vào thành trì "Tự vệ biên giới", bởi trong đơn vị biên phòng của Quân đoàn 47, có một tên linh mất tích. Người này là ai?
Thượng tướng Ngô Quan Xứ (吴铨叙) đáp:
– Đếch biết.
Tôi dùng ống nhòm Alpen - Tw0114 nhìn xuống triền núi phía Việt Nam và thấy một cảnh tượng lạ. Những thi thể móc trên lưng người sống hối hả di chuyển, và cứ thế, họ đi từ dưới thung lũng vực sâu đi lên mặt bằng. Dòng người này vội vã di chuyển. Tôi lấy máy ảnh zoom 300mm và nhìn thấy trên khuôn mặt của họ  hiện rõ nét "sầu bi". Thân thể người chết nằm trên lưng người sống kéo dài xuống đất, như thể đang biểu diễn xiếc trên sâu khấu kịch nghệ. Dưới mặt đất ngổn ngang lựu đạn, chân họ không ngại ngùng bước lên trái nổ. Người lính ở chiến trường chẳng mấy ai còn thời gian suy nghĩ sống chết ra sao.
Tai chúng tôi cũng đã dần quen biết tiếng súng xa gần. Chúng tôi hiểu rõ giá trị của mỗi trái đạn quy thành tiền. Tầm nhìn của đôi mắt chúng tôi đã thay đổi. Mọi sợ hãi trong lòng đều biến mất, không còn cảm giác như khi mới bước chân đến chiến trường, chỉ còn thấy tử vong trải qua thành tích, sau lưng một nghĩa trang của hôm qua, trước mặt một nghĩa trang hiện tại. Ở đây không có nghĩa trang buồn, bởi vì Lão Sơn là một cái cối xay thịt người bất tận, may rủi sống chết không còn ý nghĩa, tất cả trước sau hoà tan trong thường tình. Cứ thế cối xay thịt người liên tục hoạt động đã trên 3 năm, và tiếp tục không ngừng tay. Chỉ khi nào ông chủ Đặng Tiểu Bình hài lòng với chiến cuộc, tiếng súng ngưng nổ, thức thì cối xay hết nhiêm vụ!
Hôm nay, tôi quyết định không nghỉ trưa 15 phút, mượn thời gian này đi lần đến những hố hầm chứa tử thi chưa lấp đất. Cách đây mấy giờ trước, họ còn tay súng hăm hở bắn nhau không biết mệt mỏi, bây giờ họ đã vô tư nằm xuống bỏ quên chiến trường, để rồi xả dòng đời theo dòng đất. Dưới hố hầm đủ hình thù tử thi, chồng chất lên nhau từng lớp. Lòng đất tiếp nhận mọi thân xác không phân biệt bạn thù, chết rồi mới thấy kiếp nhân sinh bình đẳng. Đáng thương thay cho những con em đồng chí của đảng CSVN và CSTQ của những chuyên viên tổ chức chiến tranh, ôm nhau chết vì họ Mao họ Hồ.
Khi tôi xuống hố, chân vấp phải một bàn tay của tử thi. Bỗng dưng bàn tay ấy nắm ống quần của tôi chặt cứng như thể muốn kéo lại. Tôi chúi đầu vế phía trước, cũng may không té ngã ôm xác chết. Hồn vía lên mây còn hơn ngày nhỏ chơi trò cút bắt. Quả nhiên trong đống tử thi có người còn sống. Nhìn kỷ anh ta mặc y phục quân đội Việt Nam, thân thể trụi lủi, chỉ còn lại một tay, xem ra anh ta đã kiệt sức. Tôi không chần chờ, phản ứng nhanh, và hỏi bằng ngôn ngữ cha sinh mẹ đẻ:
– Anh cần gì?
Trên môi người lính với một nụ cười đang mộng mơ, quá đẹp, đáp:
– Thưa anh cho em gửi những thứ này, tuỳ nghi anh dùng nó!
Tôi mở ra xem rất ngạc nhiên, thấy nhiều tấm bản đồ, có lẽ anh ta lấy được từ nơi Quân đoàn 47, thuộc Cục Hậu CầnVân Nam.
Tôi liền hỏi:
– Chú em à, những bản đồ này tôi có rất nhiều, và còn có chú thích tỉ mỉ nữa, nếu chú em cần tôi sẽ tặng.
– Đa tạ anh.
Tôi trao lại những bản đồ chiến trường Lão Sơn cho người lính trẻ, nói:
– Còn mãnh giấy này có nội dung gì, nếu mật danh thì tiếp nhận, bằng không thì từ chối?
– Không ạ, bình thường thôi, em viết cho một người yêu Hà Nội.
– Hay đấy, tôi sẽ chuyển hộ cho chú em, à cuối thư đã có địa chỉ rồi. 15 đường …….., Hà Nội. Tôi đọc được không?
– Dạ thưa được ạ, vì thư không niêm phong.
Nội dung thư tình của anh lính bộ đội:
"– Tú em, nghe anh nói. Người ta thường ca tụng rằng "Phụ nữ là một cuốn sách giáo khoa", hướng dẫn Nam giới vào đời. Thế nhưng anh thì khác, quay ngược trở lại đầu cuốn sách, đọc từ trang cuối; đến đầu trang giấy, mới thấy dòng suối lớn của Nam giới, chính Nam giới biết giá trị và nâng niu Phụ nữ. Em hãy hiểu những gì anh muốn nói, vì tất cả động lại trong ý nghĩa lịch sự nhất của tình yêu. Em hãy tìm tình yêu trong tự nhiên của loài người, ở đó là nơi anh đứng chờ em. GTT........".
Từ xa có một nhóm người đang tiến về hướng hố hầm xác tử thi. Tôi phải từ giả:
– Chào chú em, hy vọng chúng ta tái ngộ ở Hà Nội, chúc chú em bình an.
– Đa tạ anh, em đã kiệt sức rồi anh ạ.
Tôi đi thật nhanh ra khỏi khu vực tử thi, ngoảy người nhìn lại, thấy chạnh lòng, người sống người chết lẫn lộn, chồng chất lên nhau, cao thành đồi "mối kiến" ở đồng nội quê tôi. Gặp người lính trẻ vừa rồi, nhớ lại em trai của mình cũng vừa trạc thanh xuân, đã tử vong trên chiến trường Quảng Trị, bỏ lại cầu vai Thiếu Úy, bạn bè đồng đội. Chiến trận đang tiếp diễn, mồ hôi lính chưa thấm sờn vai, áo bạc màu, hưởng dương ngắn ngủi. Có đọc "Mùa Hè Đỏ Lửa" của nhà văn Phan Nhật Nam, mới biết người lính đi giữa cuộc đời chiến tranh.
Năm tháng trôi  qua, rồi đến ngày tiếng bom đạn Bắc-Nam ngưng không còn nổ. Tại sao 73 năm qua (1940-2013), đất nước vẫn thê lương hơn trước chiến tranh, lòng người vẫn chưa chấp nhận sống chung hoà bình? Chẳng qua kẻ chiến thắng dương cờ ngạo nghễ, chà đạp người thua cuộc cùng một giống nòi!
Để rồi đúng theo dự kiến của họ Mao, đảng CSVN rước giặc Hán chiếm trắng biên giới, luôn cả biển Đông. Hôm trước kẻ chiến thắng 30/04/1975, hung hãn hơn gà cùng mẹ, mài cựa nhọn bén, bịt mặt đá nhau, hôm sau 17/02/1979, đón mời giặc Hán ùa vào nhà, nuốt chửng đất nước, chà đạp chủ quyền Việt Nam. Lịch sử Bắc thuốc đang tái diễn, đảng CSVN cúi lưng xin hưởng qui chế chư hầu Bắc Kinh, chỉ vì muốn đảng CS tồn tại, và trắng trợn chà đạp lên giá trị Tổ quốc Việt Nam. Thật là khủng khiếp!
Lá thư của người lính trẻ, nhờ tôi chuyển về cho cô Tú, đã gửi 3 lần đến địa chỉ trên. Người lính trẻ gặp tại chiến trường Lão Sơn, nay còn sống hay đã chết? Tôi chờ mãi 25 năm, không thấy hồi âm. Hy vọng họ bình an và hạnh phúc.
Nhân đây tôi loan tải những bản đồ chiến trường biên giới Lão Sơn, và những chú thích giá trị chưa tiết lộ, để làm quà tặng, như đã hứa với người lính trẻ vô danh.
giacdavaoVN76
Chiến tranh toàn tuyến năm 1984. 38 km biên giới vùng núi Lão Sơn, từ Tây sông Lô có điểm núi ký hiệu C211 thuộc tỉnh Lào Cai đến Đông sông Lô có núi 1509 thuộc tỉnh Vị Xuyên, hai địa danh trên được gọi "cối xay thịt người", những điểm đỏ còn lại Bộ Tổng tham mưu chỉ huy quân sự của Quân đoàn trong lãnh thổ Việt Nam. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN77
Bản đồ thực dụng toàn tuyến biên giới, chủ lực quân Trung Cộng trải rộng khắp chiến trường Laoshan. Bộ chỉ huy tham mưu lực lượng tổng hợp, chiếm cứ trên 72 đỉnh núi của Laoshan (Tây Nguyên): 2F, 2P, 6, 28, 32, 33, 34, 35, 48, 49, 50, 78, 79, 90, 92, 93, 100, 109, 110, 111, 113, 114, 115, 116, 121, 123, 124, 128, 129, 130, 131, 136, 139, 140, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 151, 153, 156, 603, 604, 605, 164, 167, 168, 169, 172, 211, 255, 262, 277, 344, 405, 412, 508, 604, 634, 647, 662-6, 832, 902, 968, 1058, 1072, 1509, 1580. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN78
Bản đồ chiến trường Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang. Trung Cộng đưa những Quân đoàn, Sư đoàn thiện chiến, ồ ạt tràn vào biên giới lãnh thổ Việt Nam, tính theo lịch trình Trung Cộng chuyển quân đến khu vựt Thanh Thủy, Vị Xuyên:
Ngày 05/02/1986. Trung Cộng chiếm cư toàn vùng núi Lão Sơn, tung hô vĩnh viễn Laoshan thuộc về Trung Quốc, lá cờ chiến thắng Lão Sơn được Trung Cộng cắm lên từ đó.
Ngày 4/12/1986. Sư đoàn 21, Trung đoàn 417 thuộc Quân đoàn 139, và Sư đoàn 139 thuộc Quân đoàn 47.
Tháng 4/1986. Quân đoàn 61, Quân khu Bắc Kinh chuyển xuống Vân Nam, tiến quân vào Lão Sơn lập phòng ngư biên giới.
Tháng 12/1986. Trung đoàn 14, Trung đoàn 63 Pháo binh, để lại hiện trường 480.000 vỏ đạn đồng, 587 binh sĩ thiệt mạng.
Ngày 9/1/1987. Bắc Kinh gửi Quân đoàn 11, và Thiên Tân gửi Quân đoàn 38 đóng quân đồn trú bên kia Lão Sơn biên giới Việt-Trung, xây dựng lực lượng quân sự 12 tiểu đoàn trinh sát.
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN79
Bản đồ, Quân đoàn 15, Không quân Trung Cộng, triển khai tải thương trên chiến trường, Không quân chính thức tham chiến tại chiến trường Lão Sơn. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN80
Đường tiến quân của Trung Cộng từ Tây sông Lô đánh chiếm núi đất C211, 255 và 156. Đông sông Lô đỉnh núi 1509 cũng thất thủ. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN81
Đỉnh núi 1509. Bị quân Trung Cộng tấn công, quân đội Việt Nam tổ chức lại đội ngũ phản công, và đột kích Sư đoàn 67, Sư đoàn 199, Trung đoàn 595 phản công, Việt Trung tổn thất nặng, Trung đoàn 598 trên đỉnh núi 227 bị thương vong hơn phân nửa. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN82
Những điểm núi: 14军40师, 118T (118团),  120T (120团), 4L (4连), 2Y (2营), 119T (119团),  41师, 122T (122团). Quân đoàn 14 Sư đoàn 40 Trung đoàn 118T, 120T, 4L (4 Lian) 2Y (2 trại) Trung đoàn 119T 41, Trung đoàn 122T. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN83
Ngày 05/12/1988. Báo cáo mật danh "cấp x" tung vào chiến trường 4 Trung đoàn cảm tử quân (không số), Trung đoàn 2 Pháo binh, hổ trợ giải quyết chống máy bay. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN84
Ngày 30/04/1988-30/10/1989. Chiến trường Thanh Thủy 11 lần giao tranh đẫm máu. Lực lượng quân sự thám chiến gồm có: Quân đoàn 27, Quân đoàn 79, Quân 134-mã số 13, Trung đoàn 237-mã số 35, Sư đoàn 37, Sư đoàn 38, Sư đoàn 13, có trên 27.500 quân chiến đấu, chiếm cứ 15 vị trí tuổi già (đỉnh núi Lão Sơn). Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN85
Ngày 12/1987. Quân khu Thẩm Dương gửi đến Lão Sơn, Quân đoàn 116, Sư đoàn 13, Sư đoàn 40 Công binh (2 quân đoàn Công binh), Quân đoàn 14, tân lập Trung đoàn 64 Cảm tử quân và, 15 tiểu đoàn Trinh sát. Giao chiến tại đỉnh núi 662 Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN86
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).
Quân bành trướng chiếm những đỉnh núi đất 156, 164, 166, 167, 168, 255, để kiểm soát sông Lô và đường lộ liên tỉnh từ Lào Cai đến Hà Giang. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN87
Ngày 11/6/1984. Sư đoàn 31, Trung đoàn 93, mở rộng giao chiến những cao điểm núi đất, quanh vùng lân cận C211. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN88
Ngày 30/04/1987. Quân đoàn 27, tiến lên đỉnh núi 1509, quân Việt-Trung giao tranh 7 lần khó phân thắng bại, Trung Cộng để lại chiến trường 541 tử vong. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN89
Giao tranh tại đỉnh núi Pha Hàn 366T, và 122. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN90
Bộ chỉ huy Quân đoàn 108, và 109 tại núi đất. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN91
Ngày 15/05/1987. Quân đội Việt Nam phản công chiếm lại được 22 điểm núi, lần đầu tiên quân Viêt Nam chiến thắng vẻ vang, nhưng không bao lâu mất trắng!
Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN92
Ngày 25/05/1987. Quân đội Trung Cộng thất thủ bỏ chạy để lại 217 tử thi tại núi 122. Ngày 28/5. Quân Việt Nam không chịu được sức ép hỏa lực pháo binh Trung Cộng lại bỏ núi chạy lấy thân. Nguồn: Cục bản đồ quân sự Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC).Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
giacdavaoVN93
Một danh sách dày 478 trang, ghi tên tuổi 41.321 binh sĩ tử vong, và 5.834 mất tích, không ghi binh sĩ trọng thương tại chiến trường Laoshan từ 1984-1999. Thành tích chiến thắng của quân đội Trung Quốc. Nguồn: Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC). Cung cấp tư liệu. Ký giả Cát Thuần.
Huỳnh Tâm

1878. GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI

BoxitVietNam
Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửi: – Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 5 vừa qua đã quyết định tiếp tục tiếp nhận ý kiến nhân dân để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay.
Chúng tôi, những người soạn thảo và ký kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (thường được gọi tắt là Kiến nghị 72 vì mang chữ ký trực tiếp của 72 người) đã có bản phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013), nay cùng một số người khác có ý kiến tiếp như sau:

1- Quốc hội chỉ quy định sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 mà không nói có tổ chức trưng cầu ý dân hay không. Ai cũng nói Hiến pháp phải là của nhân dân, do toàn dân quyết định. Như mọi người đều biết, với cách tổ chức bầu cử và cơ cấu nhân sự như hiện nay, Quốc hội về thực chất chưa thật sự là đại biểu của nhân dân. Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đang có những ý kiến khác nhau về những điều cơ bản của thể chế chính trị (đã được nêu trong nhiều văn bản như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố của các công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước đã được loan tải trên các phương tiện truyền thông). Vì vậy, nhất thiết phải tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi. Dư luận hoan nghênh những đại biểu Quốc hội, những thành viên Chính phủ và một số tổ chức khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp đã xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là việc không đơn giản, lần đầu tiên được tiến hành ở nước ta, nên trong văn bản gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013, chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội quyết định sớm để có thời gian chuẩn bị, quan trọng nhất là tổ chức thảo luận một cách bình đẳng, công khai, thẳng thắn về các quan điểm khác nhau, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân suy nghĩ, lựa chọn trong cuộc trưng cầu ý dân. Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng có thể áp dụng điều 86 và khoản 14 điều 84 của Hiến pháp hiện hành để tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường nhằm quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi.
Sửa đổi Hiến pháp theo tinh thần tạo lập thể chế chính trị dân chủ là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Vì thế không nên hạn chế thời gian; nếu làm vội để thông qua một hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị, bỏ qua những đòi hỏi chính đáng của nhân dân đang muốn có một hiến pháp thật sự dân chủ, thì sẽ nguy hại cho đất nước và phải chịu trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử.
2- Quyền sở hữu và sử dụng đất đai là một trong những điểm hệ trọng nhất và được nhân dân đặc biệt quan tâm khi bàn về sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi hoan nghênh Quốc hội đã đề ra chủ trương gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp và quyết định lùi thời gian xem xét thông qua Luật đất đai sửa đổi.
Thực tế cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý như quy định của Hiến pháp hiện hành cùng với những bất cập trong luật pháp về đất đai đã tạo kẽ hở cho các cấp chính quyền ở nhiều nơi thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, tràn lan, đi liền với cưỡng chế thô bạo, gây oan ức và bất bình lớn trong dân, dẫn tới rất nhiều vụ khiếu kiện và các hình thức đối phó của dân, làm bất ổn nhiều mặt trong đời sống cùng với nhiều tổn thất không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội và chính trị.
Kiến nghị 72 đã nêu một yêu cầu quan trọng trong việc sửa Hiến pháp là chuyển từ chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai sang chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân. Do đất đai ở nước ta trải qua nhiều lần xáo trộn nên việc xác lập sở hữu tư nhân về đất đai phải nghiên cứu, chuẩn bị và có quá trình thực hiện đối với từng loại đất, trước hết là đất ở và đất nông nghiệp. Những loại đất đã công nhận thuộc sở hữu tư nhân được sử dụng và định đoạt theo quyền tài sản; trong trường hợp cần đất để phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng thì Nhà nước không thể thu hồi đất mà chỉ được phép sử dụng quyền trưng mua được quy định chặt chẽ, bảo đảm lợi ích của người có đất bị trưng mua và ngăn chặn mọi sự lạm dụng, tùy tiện.
Hiến pháp và Luật đất đai được sửa đổi theo tinh thần đó sẽ khuyến khích và thúc đẩy việc đầu tư và sử dụng đất đai có hiệu quả, mở đường cho quá trình tích tụ ruộng đất dưới nhiều hình thức để phát triển lên trình độ cao nền nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Chúng tôi yêu cầu Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng thực hiện đúng quyền và trách nhiệm đã quy định trong Hiến pháp hiện hành để sớm quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân đối với Hiến pháp sửa đổi.
Chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ về hai vấn đề nêu trên trong việc tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai để Quốc hội cùng các nhà lãnh đạo đất nước thấy rõ yêu cầu và nguyện vọng của dân.
Ngày 03- 07-2013
Danh sách những người ký tên 
Stt Họ tên Học vị hay chức vụ hay nghề nghiệp, nơi ở
1Nguyễn Quang ANguyên viện trưởng Viện IDS, Hà Nội2Bùi Tiến AnCựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TPHCM, TP HCM3Lại Nguyên ÂnNhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội4Huỳnh Kim BáuNguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM5Huỳnh Ngọc ChênhNhà báo, Sài Gòn6Nguyễn Huệ ChiGS. nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội7Đào Duy ChữTS., nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP. HCM8Tống Văn CôngNguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM9Nguyễn Xuân DiệnTS. Nhà nghiên cứu hán nôm, Hà Nội10Lê Đăng DoanhNguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội11Hoàng DũngPGS. TS. Tp. HCM12Phạm Chí DũngNhà báo tự do, Tp. HCM13Nguyễn Đình ĐầuNhà nghiên cứu, Tp. HCM14Lê Hiếu ĐằngNguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM15Phạm Văn ĐỉnhTSKH. Pháp16Trần Tiến ĐứcNguyên vụ trưởng Vụ Truyền thông UBDSKHHGĐ, Hà Nội17Lê Công GiàuNguyên phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS Tp. HCM. Nguyên Phó TGĐ Tổng công ty Du lịch Tp. HCM18Nguyễn Ngọc GiaoGS., nhà báo, Paris, Pháp19Trần Hải HạcTS. Kinh tế, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp20Chu HảoPGS. TS. Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội21Nguyễn Gia HảoNguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội22Võ Thị HảoNhà văn, Hà Nội23Phạm Duy HiểnGS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội24Hồ HiếuCựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM25Võ văn HiếuNguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn TW cục MN26Nguyễn Xuân HoaNguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế27Phaolô Nguyễn Thái HợpGiám mục Giáo phận Vinh28Nguyễn Thế HùngGS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng29Hà Thục HuyPGS. TS. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tp. HCM30Nguyễn thị Từ HuyTiến sĩ văn học, TP. HCM31Hoàng HưngNhà thơ, nhà báo tự do, Tp. HCM32Phạm Khiêm ÍchỦy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, UBKHXHVN33Lê Xuân KhoaGS. Nguyên Phó Viện Trưởng Ðại học Sài Gòn. Hoa Kỳ34Nguyễn KhuêTP. HCM35Viễn KínhNhà báo,   TP HCM36Tương LaiNguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM37Dương Hồng LamKỹ sư, hưu trí, TP. HCM38Phạm Chi LanNguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội39Cao LậpCựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM40Hồ Uy LiêmNguyên Quyền Chủ tịch Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Hà Nội41Lương văn LiệtNguyên cán bộ TNXP,  nguyên cán bộ  chi cục thuế,  TP HCM42Trần Văn LongNguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP. HCM, TP. HCM43Nguyễn Đình LộcNguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội44Nguyễn Văn LyNguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM. Nguyên thư ký của bí thư thành ủy Tp. HCM, Mai chí Thọ45Nguyễn Khắc MaiNguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội46Huỳnh Tấn MẫmBác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM47André Menras, Hồ Cương QuyếtCựu tù chính trị, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp48GB Huỳnh Công MinhLinh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn49Ngô MinhNhà thơ, Huế50Phạm Gia MinhTS. Hà Nội51Trần Tố NgaCựu tù chính trị trước 1975, Paris, Pháp52Kha Lương NgãiNguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM53Nguyên NgọcNhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An.54Nguyễn Xuân NgữCựu chiến binh, TP. HCM55Hồ Ngọc NhuậnỦy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM56Nguyễn Thái NguyênTS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội57Phạm Đức NguyênPGS. KTS. Hà Nội58Phạm Xuân NguyênChủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, Hà Nội59Trần Đức NguyênNguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội60Phan Thị Hoàng OanhTS. Giảng viên đại học, TP HCM61Hà Sỹ PhuTS. Nhà văn tự do, Đà Lạt62Hoàng Xuân PhúGS. TS. Nhà toán học, Hà Nội63Huỳnh Sơn PhướcNhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, TP. HCM64Nguyễn Hữu PhướcNhà báo, TP. HCM65Đoàn Chí PhươngNguyên cán bộ Ban Giao Bưu TW cục MN66Bùi Minh QuốcNhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt67Đào Xuân SâmNguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội68Nguyễn Ngọc SơnNguyên Phó Tổng BT tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó TBT tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội69Tô Lê SơnKỹ sư, Tp. HCM70Trần Đình SửGS. TS. Hà Nội71Lê Văn TâmNguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII72Trần Công ThạchHưu trí, Tp. Hồ Chí Minh73Nguyễn Quốc TháiNhà báo, Tp. HCM74Jos Lê Quốc ThăngLinh mục, Tổng Giáo Phận Sài Gòn75Lê ThânCựu tù chính trị Côn Đảo, TP. HCM76Đào Tiến ThiThs. Uỷ viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam77Võ Văn ThônNguyên Giám đốc Sở Tư pháp Tp. HCM78Phan văn ThuậnGiám đốc công ty TNHH Phú an Định ,  TP HCM79Trần Quốc ThuậnLuật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tp. HCM80Nguyễn Thị Ngọc ToảnGS. Bác sĩ. Đại tá. Cựu chiến binh81Phạm ToànNhà giáo, Hà Nội82Nguyễn thị Ngọc TraiNhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam83Phạm Đình TrọngNhà văn, Tp. HCM84Nguyễn TrungĐại sứ, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội85Vũ Quốc TuấnNguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội.86Hà Dương TườngNguyên GS Đại học Compiègne, Pháp87Hoàng TụyGS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội88Đặng Thị TuyếtTP. HCM89Trần Thanh VânKiến trúc sư, Hà Nội90Nguyễn ViệnNhà văn, Tp. HCM91Nguyễn Hữu VinhCử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội92Tô Nhuận VỹNhà văn, Huế

 —
93. Võ thị Bạch Tuyết, cán bộ hưu trí. thành phố Hồ Chí Minh
94- Lê Minh Hằng, TS, Hà Nội
95- Đặng Thị Hảo, Nguyên Phó ban Văn học Cổ Cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
96. Trần Hữu Khánh, nữ cán bộ hưu trí, thành phố Hồ Chí Minh
97. Bùi Chí Vinh, nhà báo, nhà văn, thành phố Hồ Chí Minh
98. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Sư phạm, Hải Phòng
99 Nguyễn Duy, nhà thơ, thành phố Hồ Chí Minh
100- Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Viện Toán học, Hà Nội

(*) Từ 93 đến 100 là những người ghi tên sau khi thư đã gửi qua bưu điện cho Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3 2 1

Bệnh vĩ mô mà đi trị vi mô!

  •   Nguyễn Huỳnh Mai
Một dự thảo luật quy định, sẽ phạt 100.000 đến 200.000 đồng với người có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộn: http://khampha.vn/tin-nhanh/noi-tuc-noi-cong-cong-phat-200000-dong-c4a88249.html
Một số hành vi cũng bị phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng gồm: Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung, ăn mặc hở hang, …
Mới nhìn thì dự thảo luật này sẽ đánh trúng bệnh của xã hội. Phạt để dân tình không «làm bậy» và cộng đồng sẽ sống cùng nhau có văn hóa hơn, văn minh hơn…
Thế nhưng văn hóa là gì ? Theo nghĩa rộng, đó là tất cả những cách, thích hợp nhất, mà cộng đồng đã sáng chế ra để sống trong một bối cảnh nào đó.
Một cách chung chung, có vội vã thật nhưng để ngắn gọn, ta có thể giải thích :
Tiểu tiện ở nơi công cộng vì ta thiếu nhà vệ sinh chung
Chạy len lỏi trên đường vì đường chật xe đông.
Lừa dối người khác vì mục đích tối thượng của mỗi người hiện là «cơm áo gạo tiền».
Mua bán bằng cấp vì xã hội chỉ tôn trọng người có học vị
Chửi nhau vì xã hội hóa các đô thị nhanh quá, dân đô thị thành vô danh giữa người này với người khác, hết tình người, …
Ăn mặc hở hang ở nơi đông người vì dồn dập các phương tiện truyền thông hàng ngày cứ đưa những hình ảnh nóng bỏng gợi cảm của người nổi tiếng – cứ như là mẫu mực rồi, cứ như là bình thường đấy.
Và đó chỉ là vài thí dụ cụ thể.
Như thế thì trách gì dân tình được ?
Phạt hay chế tài ?
Bất cứ xã hội học gia nào cũng sẽ nói rằng phạt không có hiệu quả đâu. Có luật thì sẽ có người lách luật. Cái cần là làm sao cho văn hóa … «lành mạnh», cho dân tự ý thức. Tức là phải làm việc
. chống văn hóa đi lạc hướng (tôi nhìn về phía trách nhiệm của giới truyền thông chuyên bán báo lá cải và buôn chuyện người nổi tiếng ăn mặc hở hang),
. tạo những gương mẫu mực từ trên xuống dưới (từ những minh quân, những cán bộ biết làm công bộc có ý thức trách nhiệm, chăm lo tiện nghi hạ tầng cho dân chúng… tới người thường dân biết tu thân tề gia để cư xữ tế nhị …),
. đề cao những giá trị đạo đức nhân bản (trung thực, tình người, tương trợ, …) – đề cao thật chứ không phải đề cao màu mè hình thức.
Nhiều người than là văn hóa trong nước hiện xuống cấp.
Nhưng không xuống cấp sao được khi tra bất cứ báo nào trên mạng ta chỉ thấy đa số các bài là những tin cướp của, giết người, hãm hiếp, chết vì tai nạn lao thông, hay là những nhà cữa, trang phục của người nổi tiếng với những giá bạc triệu bạc tĩ … Báo chí như thế chỉ phản ảnh các hiện tượng của thiểu số trong khi đa số thầm lặng thì hoàn toàn vắng bóng (họ …thầm lặng mà !).
Vài xã hội học gia hi vọng là đa số thầm lặng còn giữ được những giá trị của xã hội mà không bị ảnh hưởng của những hiện tượng «lao xao». Ta bám víu vào hi vọng đó để mong tái lập những hành vi văn hóa thích hợp cho một xã hội tiến bộ.
Thay vì tích cực vun trồng những hình thức văn hóa «ổn» hơn, ở đây ta chỉ nhắm tới các «vi phạm» (mà ai định nghĩa các vi phạm ?, theo chuẩn mực nào ? Hành vi xã hội là những thói quen không do luật qui định rõ ràng) và lại phạt bằng tiền.
Tức là lại dùng cái lô-gích của thực dụng, của tiền bạc. Văn hóa mà đặt trọng trên tiền bạc thì trách sao các thiếu nam thiếu nữ, người già người trẻ, từ dân tới quan, … cứ chạy theo tiền, bất kể các giá trị đạo đức khác.
Ta phải sớm tìm cách chấn chỉnh thói quen xã hội, tái lập bậc thang giá trị, chú tâm đến dạy con trong nhà, giáo dục trẻ ở trường ,… để tất cả và mỗi một sống tử tế.
Chứ để đợi đến lúc «vi phạm» … thuần phong mỹ tục mới phạt thì muộn rồi. Đó là một cách làm phần ngọn trong lúc rể đã bám sâu trong lòng đất, khó tuyệt căn lắm …
Bệnh vĩ mô mà đi trị vi mô thì bao giờ mới xong ?

Edward Snowden và Việt Cộng nằm vùng.

Mấy tuần nay, việc tên phản bội Snowden tiết lộ những bí mật quốc gia của Hoa Kỳ và bị chính phủ Hoa Kỳ ký lệnh truy nã đã làm xôn xao dư luận người dân Hoa Kỳ cũng  như các nước khác trên thế giới. Bây giờ thì tên phản bội này đang nằm ở một xó của phi trường Moscow và đưa đơn xin đi tỵ nạn khắp nơi, nhiều nơi có “hứa” cho y tá túc tỵ nạn nhưng thực sự chưa có nước nào cấp visa nhập cảnh cho Snowden.


Đất nước Hoa Kỳ trong vòng hơn mưởi mấy năm trở lại đây đã bị bọn khủng bố tấn công làm cho người dân bị chết cũng khá là nhiều. Do đó cơ quan an ninh Hoa Kỳ đã cho quyết định nghe lén cũng trong mục đích là truy tìm và ngăn ngừa trước những vụ khủng bố có thể xảy ra. Việc làm này cũng là điều cần thiết hầu tránh những tổn thất nhân mạng của người dân Hoa Kỳ cũng như những tàn phá từ bàn tay bọn khủng bố gây ra. Việc tên Snowden là cựu nhân viên tư vấn tin học cho CIA đã có những hành động phản bội Tổ Quốc, đất nước và người dân Hoa Kỳ lại làm cho tôi liên tưởng đến ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đã có những tên thuộc dạng “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Tôn Thất Lập và nhiều nhiều tên  nữa mà lâu ngày tôi cũng đã quên tên. Trong lúc sĩ quan và binh sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang xả thân nơi tiền tuyến để chiến đấu chống lại giặc thù Cộng Sản, bảo vệ dân chủ và tự do cho đồng bào miền Nam thì ở hậu phương, những tên Việt Cộng nằm vùng này, những tên ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản này giật dây, xúi giục sinh viên học sinh biểu tình phản đối chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, gây bất ổn xã hội để rồi đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày đau thương của đất nước và của dân tộc, một nửa nước còn lại đã bị mất vào tay của giặc thù Cộng Sản, bắt đầu một giai đoạn trầm luân của người dân miền Nam. Cho đến cách đây mấy tháng, những tên Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Hiếu Đằng “làm đơn” xin phép Cộng Sản Việt Nam “được” đi biểu tình chống Trung Cộng, chúng không chấp thuận cũng đành phải ngậm bồ hòn im hơi lặng tiếng.

Đối với cá nhân tôi, những tên như Snowden, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng,  các tên nhà sư như Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu...là thuộc dạng phản trắc, là những tên thuộc dạng thân người nhưng đầu óc là đầu óc súc vật. Những dạng này không xứng đáng làm người mà chỉ là đồ vô loại mà thôi.

Phi Vũ
Ngày 3 tháng 7 năm 2013.

NÔNG DÂN LÀM GIÀU Ư? - KHÓ LẮM!

* BÙI VĂN BỒNG
Mấy ngày nay, trên các phương tiện thông tin đị chúng ở ‘cả hai lề’, nhất là trên các trang blog có nhiều bài viết phản ánh, bài nêu vẫn đề thực trạng và không ít bình luận về ‘tam nông’ (nông dân, nông nghiệp, nông thôn). Đây là thực trạng bức xúc từ xưa đến nay ở nước ta. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng mà nghị quyết nào của đảng, nhiều chủ trương của nhà nước coi là nhiệm vụ trọng yếu, có khi còn nêu khẩu hiệu “mặt trận hàng đầu”.
Nhưng biết bao đại hội, hội nghị, chính sách, biện pháp mà ‘tam nông’ ở nước ta vẫn èo uột, không có cơ sở bền vững, cấc nỗ lực vẫn cứ như’ăn đong’, chưa thoát khỏi sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, ‘tự cấp tự túc’. Nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Hội NDVN lại bàn sâu về ‘tam nông’. Nhưng, xem ra, chủ trương nhiều mà biện pháp ít; có khi biện pháp dẫu có nhiều, nhưng hữu hiệu, kết quả kém; thực trang vẫn là: “Nói thì tràng giang đại hải / Làm như nhện đái sau hè.
            Có tải bàì chủ đề ‘tam nông' lên mạng, mới thất rõ hơn những bức xúc của bạn đọc, của cộng đồng. Bức xúc toàn xã hội, nhưng tập trung vẫn là người nông dân và các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế. Bài “Ai ơi, bưng bát cơm đầy…” của TS. Tô Văn Trường đăng trên blog này, có những ý kiến phản hồi, nhận xét (comment) của nhiều bạn đọc nói trúng, nói thẳng nói thật, tâm huyết:
- Nhìn lại thì thấy thật đáng sợ. Quốc gia nông nghiệp sau bao nhiêu năm giải phóng mà căn cơ tự cường nông nghiệp vẫn còn lập cập về nội lực. Điều này nếu gặp bác sĩ sẽ nói: "Chúng ta sống nhưng đang liên tục chảy máu".
- Nông dân làm giàu cho nhiều người. Nhưng ai thương người nông dân nào? Chẳng ai cả, trừ chính họ. Họ vẫn như tự loay hoay trong cõi hỗn mang.
- Có lẽ có đến 80% người dân Việt Nam là nông dân hoặc gốc gác nông dân ( chỉ tính 3 đời trở lại). Ai cũng hiểu nỗi khó khăn nhọc nhằn của người nông dân và mảnh ruộng là miếng cơm manh áo của họ cho nên Bác Hồ đã đưa ra khẩu hiệu: Người cày có ruộng, bây giờ lấy đất nông nghiệp là dự án BĐS, KCN nhiều quá không hiểu nông dân thế nào khi không còn ruộng! 
- Nông dân miền Bắc đang suy nghĩ tự cung, tự cấp với nông nghiệp và lương thực, thực phẩm .
1. Điều kiện để tổ chức nông dân chuyên nghiệp không có đâu .( Diện tích đất, quy mô sản xuất lấy đâu ra)
2 . Lập trang trại chăn nuôi phụ thuộc thức ăn nhập khẩu không đảm bảo tiêu chuẩn , giá đắt , hàng nhập lậu và dịch bệnh.... chỉ có lỗ.
3 .Tận dụng lương thực và thức ăn khai thác tại chỗ đảm bảo an toàn cho sản phẩm phục vụ cho chính gia đình .
4 . Mất niềm tin vào nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp đồng thời mất luôn niềm tin vào sản phẩm của cả những nông dân chuyên canh.
5. Đảng ta ra nghị quyết thì giỏi , các nhà khoa học lý thuyết cũng khá . Nhưng cứ xem nông thôn Việt Nam sẽ như thế nào trong những năm tới…
Về bài “ Cho nông dân vay tiền còn nhén nhót’, post dẫn LINK từ “Tuần Vietnamnet”, có bạn đọc nhận xét, và cũng nêu tâm tư: “Ai ơi ăn bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay...vay tiền. Chính quyền giành và lấy ruộng của tôi chia cho người khác. Mẹ hỏi gia đình mình là gia đình cách mạng sao cũng bị tịch thu?...Tôi bảo: “Mẹ chuyển sang cho nông dân vay, chặt đẹp”. Thật tội cho họ, không có ai cho vay. Gia dình tôi đành chuyển từ địa chủ sang làm ăn kiểu “tư bản nông nghiệp”… bắt buộc. (Bà con ) Vay của mẹ tôi thì sản phẩm mẹ mua lại cả, vay của nhà nước không ai mua sản phẩm đó, họ bán lỗ, mẹ lại mua giá hời. Không ai lo cho nông dân đâu, …
            Hôm qua, anh Trần Kỳ Quan, nông dân ở miệt vườn trái cây cù lao Bình Hòa Phước nổi tiếng của huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đưa con lên thành phố Cần Thơ thi đại học. Anh kể:
- Nhà có 10 công vườn, trồng nhãn, chôm chôm. Trước đây, làm ăn dễ dàng, thu nhập cao. Nhưng hơn 10 năm qua, nhà vườn bỏ ra biết bao công sức mà làm ăn vẫn trầy trật. Có khi được mùa, nhưng xuống giá. Có vụ giá lên chút đỉnh, nhưng lại mất mùa. Hai vợ chồng trần thân cơ khổ lao động cật lực, 10 công đất vườn (10.000 m2) chỉ thu được 40 triệu đồng/năm. Chi tiêu chợ búa ăn uống đắt đỏ, giá cả thị trường tăng vọt, con cái đi học đóng nhiều khoản tiền, lại nuôi cha mẹ già, có thấm gì đâu. Nhà tui vườn được vậy là rộng, trong xã nhiều  hộ chỉ vài ba công đất, hoặc không đất phải đi làm thuê, đói. Lấy công làm lãi cũng khó. Xứ miệt vườn xưa nay nổi tiếng dễ làm ăn, mà nay nguy cơ ngày càng đói. Cơ cực vẫn phải lo cho con ăn học, cũng mong nó lên đại học, nhưng hai vợ chồng trần lưng ngoài vườn, ngoài kênh từ sáng đến tối, như bơi ngược dòng cũng phải ráng thôi, không biết sẽ sống ra sao.
Rồi anh lắc đầu:
- Tui đang lo, không biết, nếu như con gái tui trúng vào đại học, gia đình sẽ lấy tiền ở đâu để chu cấp cho con ăn học. Một tấn nhãn mới mua được cái máy vi tính. Giá xăng dầu lên, cước vận chuyển tăng lên. Giá phân bón và các loại vật tư nông nghiệp cũng tăng. Giá điện, giá xăng lên, cho chạy máy tưới cây mà cũng đau ruột, chi phí lớn quá. Thiếu vốn sản xuất, muốn vay tiền ngân hàng nhưng thủ tục rườm ra, nhiêu khê, đòi hỏi đủ thứ. Ngân hàng còn nói: “Cho doanh nghiệp vay, mối lớn, quản lý dễ; cho nông dân vay phải quản nhiều đối tượng vất vả lắm. Nhân viên lại phải về xã, ấp, lội mệt! Mà biết đâu lai thành món nợ khó đòi. Bởi nông dân làm ăn thất vụ, thu lời ít, làm sao trả tiền cho ngân hàng đúng kỳ hạn?” – anh nói tiếp – Làm cực khổ, trăm khoanh, nhưng đến mùa lại bị tư thương ép giá, bán đổ bán tháo, nếu không trái chín rũ rụng hết. Thôi, rẻ cũng đành bán, bấm bụng mà bán, còn hơn bỏ thối”.
Anh Trần Kỳ Quan tâm sự rằng, hôm rồi xem tivi, thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu, nói rằng "Hội Nông dân Việt Nam phải kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng xa rời nông thôn, coi thường nông nghiệp, xem nhẹ vai trò người nông dân trong quá trình phát triển". Anh cười: “Nghe thấy hay, thấy đúng. Hừ, đường lối và diễn thuyết của các vị bao giờ chả đúng! Nhưng làm được hay không lại là chuyện khác. Cuối cùng, nông dân vẫn khổ, vẫn khó thoát nghèo. Còn làm giàu ư? Khó lắm!”. .
BVB

ÔNG LÊ THÀNH ÂN - TỔNG LÃNH SỰ MỸ TẠI SÀI GÒN SẼ BỊ THAY THẾ ? SẼ BỊ VỀ VƯỜN ?

Trí Nhân Media
5-7-2013
Theo nguồn tin chúng tôi nhận được, Ông Lê Thành Ân, lãnh sự Mỹ taị Sài Gòn sẽ bị thay thế trong thời gian rất gần. Việc thay thế này không rõ vì có liên quan đến sự kiện một nhân viên sứ quán Mỹ đã phạm tội hối lộ, hoặc ông Lê Thành Ân hết thời gian phục vụ hay là vì những vấn đề tế nhị khác ?
Tưởng cũng nên nhắc lại một bài báo từ The Rushford Report, ra ngày 15-4-2013, tựa đề "How (Not) to Become a U.S. Ambassador", của tác giả Greg Rushford (Lê Anh Hùng chuyển dịch qua tựa đề: "LÀM THẾ NÀO ĐỂ (KHÔNG) TRỞ THÀNH MỘT ĐẠI SỨ MỸ ?") đã có doạn:

"Tôi [tác giả: Greg Rushford] hỏi bác sỹ Tâm và David Duong là liệu họ có tin rằng việc cổ suý dân chủ nên bị ngăn cấm về mặt pháp lý trên quê hương mình hay không. Không ai trả lời câu hỏi này. 


Thực tế theo đó những người tha hương xuất chúng sẵn sàng nhìn sang chỗ khác và ngậm miệng trước những vấn đề nhân quyền cốt lõi – có lẽ là nếu làm khác sẽ bất tiện cho việc duy trì những thương vụ hiện hành với chính quyền cộng sản Việt Nam – sẽ bị nhiều người coi là chướng tai gai mắt. Và quay trở lại quê hương, người ta có thể hình dung ra mức độ phản ứng khi thông tin ấy đến tai những công dân Việt Nam đang chống chọi trong nhà tù vì họ đã đủ dũng cảm để ủng hộ quyền bầu cử."
Đồng thời bài báo cũng liệt kê một danh sách gồm các nhân vật (vừa nổi vừa chìm) ủng hộ ông Lê Thành Ân "đi cửa tắt" trèo vào ghế "Đại sứ" Mỹ tại Việt Nam do ông David Duong trình lên Tổng Thống Obama trong bữa tiệc gây quĩ của Đảng Dân chủ được tổ chức tại San Francisco, California Hoa Kỳ ngày 3-4 tháng 4, 2013.

Mời bạn đọc theo dõi Bấm vào đây

Một bài báo khác "Tổng Lãnh Sự Lê Thành Ân, Lâu Nay Ngài Ở Đâu ?"(bấm vào đây) được đăng trên các tờ báo mạng vào năm 2011, tác giả Tran V A (Hoa Kỳ) cũng đã có những băn khoăn về thái độ im lặng khỏa lấp đến khó hiểu của ông Tổng Lãnh Sự trước những vi phạm nhân quyền của bạo quyền CSVN :

"Và mọi người càng bực tức khi họ được biết Ông Ân đã khuyên "đừng làm ầm ĩ" sau một sự cố bạo lực ở Huế, khi một đồng nghiệp ngoại giao Mỹ, ông Christian Marchant, đã cố gắng tới thăm linh mục bất đồng chính kiến ​​đang bị bệnh Nguyễn Văn Lý và đã bị công an đối xử thô bạo, hành hung và xô ngã trên đường phố, thậm chí chân Ông Marchant còn bị thương tích khi chúng dùng cánh cửa xe đập vào! Thay vì lên tiếng phản đối hành vi côn đồ của chính quyền cộng sản trong đối xử với đồng nghiệp của ông, thì Ông Ân lại dường như tìm cách khỏa lấp sự cố đó để khỏi làm Hà Nội khó chịu! Nếu đúng như thế, thì sự kiện ấy cho biết nhiều về Ông Ân! Dù gì đi nữa thì những người cộng sản Hà nội đã rút được một bài học rất tốt bởi vì sau đó họ càng đàn áp mạnh hơn nữa những người bất đồng chính kiến ​​ở Việt Nam, các nhà báo mạng (blogger), những người vận động dân chủ. 

Trong trường hợp Ông Ân nghĩ rằng cách tiếp cận im lặng của mình có hiệu quả thuyết phục hơn thì thực là ấu trĩ, ngây thơ khi cho rằng lối tiếp cận vuốt ve đó sẽ có thể làm mềm lòng những kẻ cầm quyền độc tài, sát nhân tại Hà Nội.

"Vậy thì Ông Ân phục vụ ai?" Một số người Mỹ gốc Việt cũng bắt đầu đặt câu hỏi!"

Có thể Lê Thành Ân sẽ bị về vườn. Sự kiện này coi như chấm dứt sự nghiệp cùng tham vọng chính trị làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam của Lê Thành Ân và đồng bọn.

Quả thật đây là một thắng lợi cho Phong Trào Dân Chủ của chúng ta vì những con sâu mọt trở cờ, phản bội đồng bào đang bị lật tẩy, chẳng hạn như nghị viên Hoàng Duy Hùng, như "nhà báo" Nguyễn Phương Hùng...

PV Trí Nhân Media
Sài gòn 4-7-2013 

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT - PHẦN 9: TINH THẦN DÂN TỘC TIẾP NỐI QUA LÁ CỜ

Đặng Chí Hùng
4-07-2013
Xem thêm: bài viết của Đặng Chí Hùng tại BÚT THÉP: ĐẶNG CHÍ HÙNG

Lá cờ vàng đã gắn liền với lịch sử Miền Nam trong giai đoạn 1954 đến 1975. Có những người Miền Nam bất đồng chính kiến với những người lãnh đạo như ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu nhưng họ vẫn xem lá cờ vàng là biểu tượng của xã hội Miền Nam. 

Điều này là xuất phát từ việc ý thức rất tốt của VNCH về việc tiếp nối truyền thống quốc kỳ của dân tộc. Bởi vì vậy dù là đảng phái nào nhưng trong chế độ VNCH người ta vẫn hướng đến cái đích cuối cùng là tinh thần quốc gia.
Kính thưa bạn đọc !
Trong bài “Những sự thật cần phải biết “ phần 8 tôi đã gửi tới bạn đọc sự hình thành của lá cờ Vàng dân tộc và bản chất nô lệ của cờ đỏ sao vàng cộng sản. Trong phần 9 này, tôi xin gửi tới bạn đọc sự thật lịch sử sâu xa của lá cờ vàng dân tộc được tiếp nối phát triển như thế nào.
I. Tính kế thừa và tiếp nối tinh thần dân tộc qua lá cờ :

Như trong phần 8 –“Những sự thật cần phải biết”(1), tôi đã chứng minh lá cờ có Màu Vàng (Nền Vàng) có xuất phát từ thời Hai Bà Trưng khỏi nghĩa. Kinh qua các thời kỳ thì cờ vàng được xuất hiện trở lại ở Triều Nguyễn và nổi bật là thời đệ Nhất và đệ Nhị cộng hòa. Tuy nhiên, thực tế lịch sử đã cho thấy màu Vàng của lá cờ không hẳn đứt đoạn lịch sử vì nó đã được kinh qua các thời kỳ , các triều đại nước ta. Sau đây là lá cờ lịch sử của dân tộc được tiếp nối qua các thời kỳ:
- Cờ của Hai Bà Trưng.

- Cờ Triều Ngô
- Cờ Triều Đinh:
- Cờ Nhà Lê:
- Cờ nhà Lý:
- Cờ Nhà Trần:

- Cờ chúa Trịnh:
- Cờ Chúa Nguyễn:
Bạn đọc có thể thấy rằng, trong suốt lịch sử của mình thì lá cờ dân tộc qua các thời kỳ đều là lá cờ có màu nền là màu vàng. Như vậy lá cờ có màu vàng đã có lịch sử rất xa xưa và tiếp nối truyền thống yêu nước, tự chủ và độc lập trước các triều đại bên Tầu. Để chứng minh màu chủ đạo là nền Vàng chúng ta có thể tham khảo tại những tài liệu sau:
Thứ nhất, bạn đọc có thể tìm hiểu tại cuốn sách “Lịch sử Việt Nam “của ông Đào Duy Anh, xuất bản lần đầu năm 1955 bởi Nxb. Văn Hóa Thông Tin tại Hà Nội và tái bản 2002. Trong cuốn sách xuất bản lần 1 tác giả đã hệ thống các lá cờ trong các Triều đại lịch sử dân tộc tương tự như lá cờ đã gửi ở trên. Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1955 cho biết tại trang 90:” Ở các thời Đinh, Lê, Lý, Trần…, cờ chỉ là tấm vải màu vàng trên đó có thêu tên của triều đại đang cai trị”. Bỏ qua việc đánh giá có phần ảnh hưởng bới nhà cầm quyền cộng sản và bản thân là sử gia của cộng sản thì ông Đào Duy Anh đã khẳng định cờ của các triều đại chính là cờ có màu vàng là chủ đạo.
Thứ hai, Cũng có thông tin về lá cờ lịch sử,Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm lá cờ tổ quốc tại links sau:
Qua cả hai dẫn chứng chúng ta có thể khẳng định màu Vàng chính là màu của các lá cờ qua các thời kỳ lịch sử dân tộc.
Tại sao lại là màu Vàng ?

Như chúng ta đã thấy lá cờ vàng chính là lá cờ xuyên suốt lịch sử dân tộc. Vậy đâu là nguyên nhân trong suốt lịch sử dân tộc.
Thứ nhất, Người Việt Nam chúng ta chính là dân tộc tại châu Á có màu da là màu vàng. Màu của nền lá cờ chính là thể hiện màu da của người Việt .Sự tương đồng giữa “da” – một bộ phận bên ngoài, bao bọc cơ thể và “nền” của lá cờ cũng cho thấy từ xa xưa người Việt đã có ý thức rất cao về chủng tộc và màu da của mình.
Thứ hai, Theo vũ trụ quan của người Việt, màu vàng còn thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia. Chính vì thế mà vua chúa thời xưa thường xưng là Hoàng Đế và mặc áo có tên hoàng bào.
Thứ ba, Xét về dịch lý thì chúng ta cũng có thể thấy như sau:
1.Cờ Hai Bà Trưng:

Cờ hai Bà là Cờ Vàng: Màu vàng theo Dịch Lý thuộc hành Thổ, và thổ là đất. Đất: Dịch dùng quẻ KHÔN hoặc CẤN để chỉ.
Nếu là quẻ KHÔN hệ Bát Quái : Nội và ngoại quái đều là Khôn nên vượng. Đại ý: Quẻ Khôn chỉ ra rằng, người muốn làm việc lớn phải học lấy ý của Khôn là: Cái đầu tiên hay khởi thủy (Nguyên của “Khôn”), là cái gốc của mọi sự, mọi việc, cái gốc ấy là đức tính âm nhu, mang tính nuôi dưỡng, hổ trợ.
Nếu là Số CẤN: Gắn bó với nhau trong tình thương và lòng quảng đại, không phân biệt mọi người.
 Như vậy dù là Khôn hay là Cấn, cờ cũng tượng trưng cho nền tảng đặt trên cơ sở Đất Mẹ hay Âu Cơ (Âu: Mẹ, cơ: Nền tảng), cũng là cái căn bản của tình thương người cùng chung một nước:
 “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
2. Cờ các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền và Hậu Lê, Lý, Trần, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn:
Các triều đại trong lịch sử trước đây, lá cờ thường là một khuông vải nền vàng (màu của vua chúa sử dụng) và cũng là màu da, màu đất Việt trên đó có viết tên của triều đại bằng chữ Hán, màu đỏ, như chữ Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, (Nguyễn Gia Long)… Trong thời vua Đinh Bộ Lĩnh, dùng cờ bông lau, và trên thực tế thì màu của cỏ Lau cũng là màu vàng. Khi làm vua thì triều Đinh cũng sử dụng cờ cũng tương tự như các triều đại về sau, nghĩa là cũng sử dụng chữ Đinh chỉ ra triều đại, viết trên nền vàng tượng trưng cho Đất Mẹ và tượng trưng cho vua chúa…
Ý nghĩa tra cứu trên màu sắc: Màu đỏ (màu của chữ viết trên lá cờ) chỉ ra màu của máu, lửa…, là Hỏa (Li) của Dịch lý. Nền vàng là  Khôn hoặc Cấn, kết hợp lại là Li trên Khôn là Hỏa Địa Tấn và nếu nền vàng là Cấn thì: Li trên Cấn là Hỏa Sơn Lữ.
Ý nghĩa lá cờ xét quẻ Tấn: Tấn có tượng hình là ánh mặt trời rọi sáng trên mặt đất (Li trên Địa), từ sự gợi ý đó, Đại Tượng Truyện nhận ra tượng ý mà có lời khuyên cho người quân tử là nên theo tượng của Tấn mà tu dưỡng đức sáng suốt của mình và Tấn cũng có nghĩa là tiến tới trước.Nếu màu vàng tượng trưng cho Cấn (cũng thuộc hành Thổ) thì Hỏa trên Sơn là Hỏa Sơn Lữ: Đây là định phận của tộc Việt: Lữ là lữ thứ hay Lữ khách (từ huyền thoại gọi là theo “cha xuống biển”) để bung ra bên ngoài. Qua ý nghĩa được đọc thấy qua hai con lý số nầy, được bày tỏ qua màu cờ và qua màu sắc đó, khuyên dòng Việt tộc vừa phải gắn bó với đất Mẹ (theo Mẹ lên núi), vừa phải bung ra để mở mang kiến thức và lãnh thổ (theo cha xuống biển).
Qua 3 dẫn chứng, chúng ta có thể thấy nền vàng vừa hợp với lý số, với màu da, với đất mẹ và ý nghĩa dân tộc. Do đó qua các thời kỳ ngoài ý nghĩa hoàng gia thì cờ có màu Vàng chính là thể hiện tính dân tộc.
Tiếp nối truyền thống :
Như chúng ta đã biết cờ có màu vàng đã là truyền thống của dân tộc qua các thời kỳ. Từ Đinh Bộ Lĩnh với cờ lau có màu vàng để phất cờ khởi nghĩa đến khi nhà Đinh thành lập vẫn là màu vàng chủ đạo. Tiếp sau đó, cũng cần phải nói đến 6 chữ Vàng trên lá cờ của Trần Quốc Toản trong triều đại nhà Trần vốn dùng cờ vàng. Điểm qua nhưng ví dụ như vậy để có thể thấy rằng lá cờ vàng đã được tiếp nối truyền thống dân tộc cho đến thời đệ nhất và đệ nhị cộng cộng hòa. Hoàn toàn không phải như cộng sản tuyên truyền về một lá cờ vàng do Mỹ vẽ ra. Người Mỹ không thể vẽ được một lá cờ mang lý số, màu da của phương đông của con người Việt Nam. Tất cả chỉ là hành động ngậm máu phun người của cộng sản Việt Nam.
Như bạn đọc đã biết trong phần 8 thì lá cờ của cộng sản Việt Nam hiện nay chính là lá cờ xuất phát từ tỉnh Phúc Kiến bên Trung cộng. Trong giai đoạn lích sử đau thương của dân tộc, mặc dù bị tuyên truyền là “ngụy” và “bán nước” nhưng VNCH đã thực hiện những điều rất ý nghĩa về lá cờ vàng mang biểu tượng và truyền thống dân tộc , ngược lại với cờ đỏ của Tầu trong hình hài cờ cộng sản Việt Nam. Ngay cả trong thời chiến, VNCH luôn cho thấy tinh thần dân tộc quốc gia của mình qua cả đồng tiền . Xin lấy ví dụ về đồng tiên in hình Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên giấy bạc của VNCH(2):

Hình Đức Thánh Trần Hưng Đạo in trên giấy bạc $500 Thời Việt Nam Cộng Hòa
Hình các anh hùng lịch sử dân tộc(3):
Bạn đọc có thể xem tại links sau:
Còn ngược lại thì đảng cộng sản Việt Nam không những sử dụng lá cờ tỉnh Phúc Kiến bên Tầu làm cờ của mình. Đây là một hành động thể hiện tính chất bán nước và nhu nhược của đảng cộng sản Việt Nam.
II. Kết Luận:

Lá cờ vàng đã gắn liền với lịch sử Miền Nam trong giai đoạn 1954 đến 1975. Có những người Miền Nam bất đồng chính kiến với những người lãnh đạo như ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu nhưng họ vẫn xem lá cờ vàng là biểu tượng của xã hội Miền Nam. Điều này là xuất phát từ việc ý thức rất tốt của VNCH về việc tiếp nối truyền thống quốc kỳ của dân tộc. Bởi vì vậy dù là đảng phái nào nhưng trong chế độ VNCH người ta vẫn hướng đến cái đích cuối cùng là tinh thần quốc gia.
Qua hai bài phân tích lịch sử lá cơ, chúng ta có thể thấy rằng lá cờ vàng có xuât xứ lại lịch cực kỳ rõ ràng và là truyền thống nối tiếp của dân tộc. Nó trái hẳn với những luận điệu chụp mũ của cộng sản và cũng qua đây thấy được bản chất cam phận bán nước của cộng sản cho Tàu xuất phát từ chính lá cờ. Không còn cách nào khác, chúng ta phải dẹp bỏ cờ đỏ sao vàng của cộng sản để xóa bỏ đi tư tưởng bán nước và làm chư hầu mà Hồ Chí Minh đã reo rắc vào Việt Nam. Và lá cờ vàng lịch sử của dân tộc có lẽ lại một lần nữa lại lên ngôi.
Đặng Chí Hùng

3/7/2013
 

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT - PHẦN 8: LỊCH SỬ LÁ CỜ CỦA DÂN TỘC

Đặng Chí Hùng
28-06-2013
Cho đến hôm nay, sau 38 năm cộng sản bành trướng khắp đất nước Việt Nam, nhưng đồng bào Việt Nam vẫn luôn tin tưởng và lá cờ chính nghĩa của dân tộc. Khắp nơi trên thế giới, người dân Việt vẫn luôn tự hào về lá cờ vàng truyền thống.
Và ngay tại Việt Nam, hai sinh viên yêu nước là Phương Uyên và Nguyên Kha đã cho thấy sự lựa chọn của mình cho cờ vàng dân tộc là chính xác . Đồng hành cùng hai bạn trẻ là lá cờ vàng vẫn ngạo nghề tại Việt Nam , nơi cộng sản đang ngày càng hung bạo và độc ác.

****
Trong lịch sử dân tộc, đã không thiếu những lần đất nước Việt Nam gặp sự xâm lăng của giặc Tầu từ phương Bắc. Và cũng chính những lần xâm lăng ấy của giặc Tầu, dân tộc Việt Nam đã xuất hiện những Bà Triệu, Lê Lơi,Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Quang Trung… để đánh bại ngoại xâm, đem lại tự do cho đất nước. Để có được những chiến thắng lẫy lừng như Hàm Tử , Chương Dương, Chi Lăng…, những vị anh hùng dân tộc đã biết cách đoàn kết tất cả sức mạnh của dân tộc dưới ngọn cờ chính nghĩa , ngọn cờ của đấu tranh, ngọn cờ của dân tộc. Sức mạnh đấu tranh của cả dân tộc khi tựu chung dưới một ngọn cờ đã đem lại sức mạnh vô biên để chiến thắng kẻ thù hung bạo.
Cho đến lịch sử cận đai, dân tộc Việt Nam vì sự đô hộ của người Pháp thực dân, sự tham vọng mở rộng vòng quyền lực của cộng sản mà đầu nêu là Liên Xô, Trung cộng đã dẫn đến non nước chia ly, lòng người đau xót. Cả dân tộc vướng vào một trong những giai đoạn mất mát đau thương nhiều nhất trong lịch sử cũng bởi sự thèm muốn quyền lực của cộng sản và sự đấu tranh chống lại sự độc tài đó của Việt Nam cộng hòa (VNCH). Dân tộc bị chia ly bởi hai bờ sông Bến Hải và cũng từ đó có hai ngọn cờ cho Việt Nam .Cờ đỏ sao vàng cho Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) phía bắc và cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH phía nam. Nói đúng ra thời kỳ này có 3 lá cờ tồn tại, ngoài cờ vàng, cờ đỏ còn có cờ Xanh đỏ của Mặt trận dân tộc GPMN Việt Nam , nhưng trên thực tế như đã biết đây là cánh tay nối dài hay nói cách khác là đứa con của đảng cộng sản (cờ đỏ) và tồn tại gần trong thời gian ngắn, thực chất chỉ là bù nhìn cho VNDCCH nên không cần xét tới. Trong bài viết này, tôi xin gửi tới bạn đọc sự thật về lá cờ lịch sử của dân tộc đã bị đảng cộng sản bôi nhọ là “Cờ ba que xỏ lá”, trong khi đó , lá cờ vay mượn từ Trung cộng lại được đảng cộng sản tô vẽ là cờ dân tộc. Chính sự mập mờ, không cho người dân biết rõ lịch sử lá cờ dân tộc của đảng cộng sản đã khiến bao thế hệ phải hi sinh oan uổng cho những âm mưu bẩn thỉu của cộng sản.
I. Lịch sử của lá cờ Vàng ba sọc đỏ của dân tộc:
Cho đến hôm nay, rất nhiều hệ người Việt Nam vẫn bị nhầm về lịch sử của lá cờ Việt Nam Tự Do nền vàng ba sọc đỏ, họ cứ tưởng rằng lá cờ này mới có từ thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Và rất nhiều người lầm tưởng như cộng sản tuyên truyền rằng đó là lá cờ “Ngụy”. Nhưng thực chất lá cờ vàng 3 sọc đỏ chính là lá cờ xuất phát lâu đời hơn rất nhiều cờ đỏ sao vàng của cộng sản và còn là lịch sử của dân tộc.
Nguồn gốc sự hình thành lá cờ vàng :

Theo Học Giả Nguyễn Hữu Quang trong tác phẩm"Hồn Nước Trong Kinh Dịch và Luận Giải Về Lẽ Biến Dịch của Lá Cờ Việt Nam Quốc Gia" đăng trên báo Cộng Ðồng, số 3 tháng 12, 1992, tại Ottawa, Canada, thì vào năm 40 Dương Lịch, Hai Bà Trưng đã "đầu voi phất ngọn cờ Vàng" đem quân đánh Tô Ðịnh lấy được 65 thành trì để lập quốc xưng vương.Sau này vào thời nhà Nguyễn, triều vua cuối cùng của nước ta, hai sọc đỏ được thêm vào lá cờ vàng.
Trong thời Bắc thuộc, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Tô Định năm 40, Hai Bà Trưng đã mặc áo giáp vàng cưỡi voi ra trận dưới bóng cờ vàng. Suốt gần một ngàn năm Bắc thuộc, lá cờ dân tộc dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn xuất hiện trong những cuộc khởi nghĩa chống lại quân Hán như của Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục nhưng phải đợi đến thời Ngô Vương Quyền đánh tan quân Hán trên sông Bạch Đằng gây dựng nền độc lập năm 938, lá cờ dân tộc mới lại phất phới tung bay. Trải qua các triều đại tự chủ tiếp theo như Đinh, Lê, Lý, Trần, nước ta luôn có quốc kỳ hình vuông hoặc chữ nhật gồm có nhiều màu viền quanh theo màu của ngũ hành, ngoài cùng là tua răng cưa và có hình con rồng hoặc một chữ Hán chỉ tên triều đại ngay chính giữa.Để chứng minh cho điều này, xin điểm qua các dẫn chứng sau đây.
Thứ nhất,Trên báo Hà Nội mới của chính quyền cộng sản có bài nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống xâm lược đã có post tấm ảnh mô tả cờ vàng của Hai Bà Trưng.
Điều này cho thấy không có nghi ngờ gì về mặt lịch sử của lá cờ vàng thời Hai Bà đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.
Thứ hai, mặc dù là website được lập bởi đội ngũ dư luận viên thân cận của chủ tịch nhà nước cộng sản Trương Tấn Sang, nhưng website này đã có bài viết công nhận cờ vàng là lịch sử của dân tộc. Lá cờ đó có từ thời Hai Bà Trưng, có lịch sử lâu đời hơn cờ đỏ của cộng sản:” “Cờ vàng” theo đúng ý nghĩa lịch sử dân tộc Việt Nam là một hình ảnh đẹp, thấp thoáng từ thời hai vị nữ anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng: “phất ngọn cờ vàng”, đứng lên đánh đuổi quân Tàu vào năm 40 sau Công nguyên.”.
Qua đây cho thấy chính cộng sản cũng phải công nhận sự việc cờ vàng có trước cờ đỏ và cờ vàng là biểu trưng xuất phát từ lịch sủ của anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng chống quân xâm lược.

Thứ bacũng cần phải nhắc đến cuốn sách “Đại Nam quốc sử diễn ca”-Phạm Đình Toái và Lê Ngô Cát đã đươc nhà in Thực nghiệp- Hà Nội, 1934 có viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có đoạn như sau: 
” ..Theo kế của nàng, Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa, dưới trướng có đến hàng chục hổ tướng, quân đông đến năm mươi vạn người. Ẩu nữ lại dùng sắc vàng chế ra quần áo, màu cờ riêng để quân mình khỏi lẫn với quân Ngô. Một thời gian sau, thanh thế của hai anh em trở nên lừng lẫy, quân đội của họ đã nhổ sạch các đồn luỹ của quân Tàu phía Bắc Na Sơn. Ẩu nữ được mọi người gọi tôn là Bà Vương, tiếng tăm vang khắp cõi Giao Chỉ. Thái thú quận Cửu Chân nghe tin hốt hoảng phải cho người phi báo về Tàu xin viện binh sang đánh dẹp. Bà Vương liền thẳng đường rong ruổi tiến ra Cửu Chân, đi đến đâu yết bảng an dân đến đó, dân chúng dọc đường kéo đến đón rước đông như kiến cỏ.
Như vậy qua đây có thể thấy, cờ vàng chính là lá cờ có nguồn gốc xuất phát lịch sử xa xưa, gắn liền với ý chí không chịu khuất phục giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam mà minh chứng bằng bốn câu thơ trong “Đại Nam quốc sử diễn ca”:
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha
Chông gai một cuộc quan hà,
Dù khi chiến tử còn là hiển linh.
Lịch sử cờ vàng có từ Hai Bà Trưng và cho đến khi triều Nguyễn, lá quốc kỳ mới được chính thức thiết kế lại một cách cẩn thận hơn, nhưng vẫn lấy nền vàng làm chủ đạo. 
Vua Gia Long (1802-1820) dùng màu vàng tiêu biểu cho vương quyền và lá cờ vàng tiêu biểu cho quốc gia Việt Nam. Từ năm 1863 cho đến năm 1885, triều đình Huế dụng cờ Long Tinh Kỳ (nền vàng, viền xanh, chấm đỏ lớn ở giữa) làm cờ hiệu. Sau đó là Vua Thành Thái (1/2/1889). Lá cờ vàng ba sọc đỏ lấy làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ (nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890). Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy Tân kháng Pháp bất thành vào năm 1916 và được thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang, phần đỏ nhiều hơn phần vàng).
Vua Khải Định (1916-1925) thêm hai vạch đỏ tượng trưng cho hình rồng vào giữa lá cờ vàng thành Cờ Long Tinh. Năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim thêm một vạch đỏ đứt khúc vào giữa hai vạch đỏ của cờ Long Tinh thành cờ Quẻ Ly (Quẻ thứ tư trong Bát Quái Đồ theo Kinh Dịch, tượng trưng cho mặt trời, văn minh). Năm 1948, Hoàng Đế Bảo Đại một lần nữa ra lệnh nối liền vạch đứt khúc ở giữa để cờ Quẻ Ly trở thành cờ Quẻ Càn (Quẻ thứ nhất trong Bát Quái Đồ, tượng trưng cho trời, quyền lực) và vào ngày 2 tháng 6, 1948, chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Từ đó, lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đã tung bay khắp mọi miền đất nước từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau .
Để chứng minh hành trình lịch sử của lá cờ vàng chúng ta có những dẫn chứng như sau:
Thứ nhất, lịch sử của các lá cờ này đã được blogs Zings được sự đồng ý của nhà cầm quyền cộng sản công nhận trong một bài viết “Cờ Việt Nam qua các thời kỳ” (Links : http://blog.zing.vn/jb/dt/ngocdai2988/3098316). Một Website khác của sinh viên nhà nước cộng sản cũng đã cho đăng lại bài viết này (Links: http://hanhtrangsinhvien.net/forum/showthread.php?t=5227)
Thứ hai, Trên một website độc lập nói đến cờ của các quốc gia trên thế giới đã có phần thống kê lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ và cho biết lịch sử chính xác của lá cờ vàng thông qua phần lịch sử “Cờ và Tiền tệ” tại Việt Nam. Bạn đọc có thể tham khảo tại đường links trích dẫn: http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html
Qua đây chúng ta có thể thấy hai điều, điều thứ nhất đó là lá cờ có nền Vàng là là cờ có nguồn gốc lịch sử lâu đời của dân tộc. Thứ hai đó là lá cờ nền Vàng 3 sọc đỏ xuất hiện chính thức lần đầu từ thời Vua Thành Thái cho đến Khải Định. Và lần thứ hai thì lá cờ vàng xuất hiện là thời kỳ Vua Bảo Đại cho đến đệ I, Đệ II Cộng hòa. Nhưng xen lẫn giữa hai thời kỳ đó cũng có một lá cờ vàng 3 sọc hình quẻ ly của chính phủ ông Trần Trọng Kim bị cộng sản cướp đoạt trái phép.
Như chúng ta đã biết, sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống đất Nhật, san bằng 2 thành phố Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945, và Nagasaki ngày 9 tháng 8 năm 1945, Hoàng Đế Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Nhờ vậy, đại chiến thế giới lần II, do phe Phát Xít Đức, Ý, Nhật chủ xướng từ năm 1939 được coi là chấm dứt hoàn toàn trên cả 5 Châu: Âu, Phi, Á, Úc, và Mỹ.
 Khi kết thúc đại chiến thế giới lần II, chính phủ Mỹ hỗ trợ Cao trào các Tiểu nhược quốc Thuộc địa trên toàn Thế giới, đang bị các nước Thực dân Đế quốc da trắng đô hộ cai trị áp bức, vùng lên giành lại Độc lập Tự do cho Dân tộc mình, để xây dựng Thể chế Chính trị theo mô thức Dân chủ Tự do Tư bản.
Trong cùng lúc đó, Khối Quốc tế Cộng sản do Liên Xô lãnh đạo cũng nhân cơ hội này, dùng các tay sai người bản xứ lôi cuốn các nhóm công nông vô sản dùng bạo lực hăm dọa song hành với phương thức tuyên truyền xảo quyệt, buộc quảng đại quần chúng dân lành phải đi theo dưới mỹ từ làm Cách mạng giải phóng quê hương, để bành trướng thế lực nhằm thực hiện sách lược nhuộm đỏ Toàn cấu và tiến lên “Thế giới đại đồng”.
Trên thực tế  Việt Nam đã được độc lập mà không cần cộng sản:
Tại Việt Nam, vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 (hai ngày sau khi quân Nhật lật đổ Pháp nắm toàn quyền cai trị Đông Dương), Vua Bảo Đại được Vua Nhật giúp tái lập Quốc Gia Việt Nam Độc Lập (thống nhất cả 3 miền Bắc Trung Nam) trong Khối Đại Đông Á do Nhật chủ xướng. Ông Trần Trọng Kim đã được Vua Bảo Đại cử làm Thủ Tướng thành lập chính phủ điều hành Quốc gia, và ban bố chương trình hưng quốc vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, trong đó quy định Quốc Kỳ là cờ Quẻ Ly, Quốc Ca là bài “Việt Nam minh châu trời Đông” của nhạc sĩ Hùng Lân.
Để chứng minh cho luận điểm này tôi xin đưa ra các bằng chứng sau đây để khẳng định rằng nước Việt chúng ta không cần Hồ Chí Minh và đảng cộng sản vẫn được độc lập như các nước khác.
Thứ nhất, một đoạn văn trên website của tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận sự kiện Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam là có thật. Trong bài giới thiệu về điện Kiến Trung có đoạn: 
Ngày 9 tháng 3, Nhật đảo chính Pháp và thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam. Hai ngày sau, 11 Tháng Ba vua Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo.”. 
Một website của đảng cộng sản cũng phải công nhận một sự thật lịch sử hiển nhiên là Nhật đã chấp nhận trao trả độc lập cho Việt Nam thông qua chính quyền của vua Bảo Đại.
Thứ hai, Chính quyền Liên Xô sau khi nhận được tin Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam đã phải thốt lên qua lời của Stalin ghi trong cuốn sách có tên tạm dịch “Đường dài xã hội chủ nghĩa”. Cuốn sách này là tổng kết những phát biểu về xã hội chủ nghĩa Liên Xô và thế giới của Lê Nin, Stalin, Breznep... được viết bởi N. Badasov – một nhà nghiên cứu lịch sử tại Liên Xô – đảng viên đảng cộng sản Liên Xô. Cuốn sách tại trang 233 có viết về Stalin đã thốt lên: “Thật sự khó khăn cho hệ thống xã hội chủ nghĩa khi Việt Nam được người Nhật ưu ái”. Điều này càng minh chứng thêm cho sự kiện chính quyền Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam là có thật.
Chính phủ của ông Trần Trọng Kim không phải chính phủ bù nhìn:
Chính phủ của ông Trần Trọng Kim được Hoàng Đế Bảo Đại thành lập sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhật đảo chính Pháp và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, rất ngắn, từ ngày 17 tháng 4 năm 1945 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945 kể cả thời gian xử lý thường vụ. Tổng cộng hơn bốn tháng. Chính phủ này thường bị những người Cộng Sản và luôn cả các tác giả các sách giáo khoa hay những nhà nghiên cứu chuyên môn ở miền Bắc thời trước và sau năm 1975 trực tiếp hay gián tiếp gọi là bù nhìn, là Việt gian, là tay sai của Nhật. Nhưng sự thật có phải như vậy hay không?
Thứ nhất, Sự việc minh chứng rõ rệt nhất cho một chính phủ hợp hiến và không phải bù nhìn đó là việc chính quyền của ông Trần Trọng Kim tồn tại được bốn tháng, rất ngắn ngủi nhưng đã làm được nhiều việc lớn như điều đình thành công với người Nhật để họ trả lại toàn bộ ba xứ bắc-trung-nam, thống nhất đất nước, chính phủ "có quyền tự trị khác hẳn với lời đồn rằng chính phủ ông là bù nhìn". Điều này được thể hiện rất rõ trong cuốn “Một cơn gió bụi” của chính ông Trần Trọng Kim – chương 4 – Ra Huế lập chính phủ (xuất bản năm 1949 tái bản năm 1969). Một chính phủ đi từ số không, trong vòng 4 tháng tồn tại, không quân đội hùng mạnh mà chỉ thông qua đàm phán với Phát Xít Nhật đang hùng mạnh để lấy độc lập, tự trị cho nhân dân có đáng được gọi là “bù nhìn” không? Thực chất chỉ là luận điểm bôi nhọ và chụp mũ của cộng sản mà đó chính là ngón nghề quen thuộc của cộng sản.
Thứ hai, cho đến nay chính những người cộng sản cũng đã phải công nhận một sự thật không thể chối bỏ đó là Chính phủ của ông Trần Trọng Kim không phải là một chính quyền bù nhìn mặc dù họ chưa dám thừa nhận sự vu khống của đảng cộng sản cho chính phủ của ông Kim. Trong một bài viết đăng trên website của sở văn hóa tỉnh Nghệ An có links như sau: http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/hue-nam-1945-va-chinh-phu-tran-trong-kim*
Tác giả Lê Xuân Khoa trong bài viết của mình có tên “Huế năm 1945 và chính phủ Trần Trọng Kim” đã viết như sau
:“Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong một hoàn cảnh rất tình cờ của lịch sử, không do kết quả tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng phái hay một phong trào chính trị nào. Sau gần một thế kỉ bị Pháp đô hộ, lần đầu tiên nước Việt Nam được độc lập (dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu.”
Rõ ràng việc tác giả này đánh giá nước Việt Nam chúng ta được độc lập (dù chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu cũng cho thấy chính phủ của ông Trần Trọng Kim là một sự công nhận đầu tiên chính phủ đó rất hợp hiến.
Tiếp sau đó tác giả Lê Xuân Khoa viết:
“Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế như vậy. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:

1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam.
2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
6. Thiết lập các Ủy ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.

Chỉ trong thời gian bốn tháng (từ 17 - 4 đến 16 - 8), chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này. Kết quả có thể được tóm tắt như sau:

Cứu đói: Bộ Tiếp tế do bác sĩ Nguyễn Hữu Thi cầm đầu nỗ lực điều động việc vận tải thóc từ Nam ra Bắc. Lúc này, Pháp đã mất khả năng ngăn cấm việc tiếp tế gạo và, nhờ sự can thiệp của chính phủ Kim, giới quân phiệt Nhật cũng không còn thi hành chính sách độc đoán về sản xuất nông phẩm…
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn chính quyền của ông Trần Trọng Kim đã thực thi được những điều lớn lao mà một chính phủ đúng nghĩa không phải bù nhìn đã thực hiện được. Ngay như công việc hết sức khó khăn là phần cứu đói cũng đã thực hiện rất tốt thông qua đàm phán với Nhật. Vậy thì đây không thể là chính phủ bù nhìn được. 

Tại sao chính phủ bù nhìn lại toàn làm được những điều lợi cho dân cho nước?. Đây là minh chứng cho sự bịp bợm của đảng cộng sản nhằm bôi nhọ chính phủ của ông Trần Trọng Kim.
Có nhiều người sẽ thắc mắc một người có quốc tịch Mỹ, gốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, tiến sĩ triết học như ông Lê Xuân Khoa viết sẽ có phần “bênh vực” cho ông Trần Trọng Kim. Nhưng sự việc nó được đăng tải trên một website của tình Nghệ An, của đảng cộng sản Việt Nam cho thấy tình chính xác của bài viết.
Thứ ba, cũng cần nhắc lại cuốn sách “Đường dài xã hội chủ nghĩa” của tác giả N. Badasov đã giới thiệu ở trên. Chính tác giả cuốn sách này khi đánh giá về lịch sử Việt Nam cũng có đoạn viết:
“Một chính phủ ngắn ngủi của một người theo trường phái dân tộc như ông Trần Trọng Kim đã nỗ lực làm được nhiều điều cho đất nước. Tiếc rằng nó không được hợp lắm trong xu hướng phát triển của phong trào cộng sản …”
Đây là một mình chứng cho thấy người cộng sản Liên Xô không hề đánh giá thấp công lao của chính quyền ông Trần Trọng Kim. Và người Liên Xô không hề coi đây là một chính quyền bù nhìn như sự chụp mũ của cộng sản Việt Nam.
Thứ tư, Trong cuốn sách Décolonisation du Vietnam: Un Avocat Tðmoigne (Công cuộc giải thực dân của Việt Nam - Một luật sư, hồi ký) (Paris: L’Harmattan, 1994), 62; Tác giả cuốn hồi ký bằng Pháp văn này là luật sư Trịnh Đình Thảo, viết sau năm 1975 và trước khi ông mất năm 1986 nhưng tới năm 1994 mới được xuất bản ở Pháp, do trưởng nam của ông là luật sư Trịnh Đình Khải đứng tên tác giả, trang 62,63 có viết:
“Khoảng tháng 6 - 1945, khi Thủ tướng Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật dứt khoát trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam Kỳ cho Việt Nam, ông đã nói: "Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn lòng xin lui". Chỉ tiếc rằng vài tháng sau, lúc gần đạt được mục tiêu thì Chính phủ Kim phải ra đi.”
Chính tuyên bố của ông Trần Trọng Kim đã cho thấy một sự thật là ông không chịu làm việc cho Nhật mà chỉ làm một việc duy nhất là cho sự độc lập cho dân tộc Việt Nam. Vậy càng có thể khẳng định sự thật chính quyền của ông Kim không phải là chính phủ bù nhìn.
Bằng việc chứng minh tính hợp hiến của chính quyền của ông Trần Trọng Kim chúng ta có thể thấy rằng cờ Vàng quẻ ly của chính phủ ông Kim chính là bước tiếp nối cho lịch sử hào hùng của cờ vàng dân tộc.
Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện lần thứ hai:
Từ năm 1920, Hồ Chí Minh đã là đảng viên của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản và từ đó được cộng sản Liên Xô, Trung cộng huấn luyện, ủng hộ để trở thành đảng viên nòng cốt thi hành kế hoạch bành trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Đông Nam Á bằng xương máu dân Việt. Lẽ ra Đảng cộng sản phải hợp lực với các đảng phái khác chống lại nước Pháp thực dân, ủng hộ Triều Đình Huế thì Hồ Chí Minh lại tuân lệnh quan thầy Liên Xô, Trung cộng đấu tranh cho quyền lợi khối cộng sản quốc tế. Thay vì hợp lực với triều đình Huế cùng các đảng phái quốc gia yêu nước khác đánh đuổi quân Pháp thực dân thì Hồ Chí Minh đã ly khai với Triều Đình Huế, lợi dụng cảnh "giậu đổ bìm leo" để "đục nước béo cò" cho tham vọng cá nhân, âm mưu cướp chính quyền ông Trần Trọng Kim vào tháng 9 năm 1945 biến Đảng cộng sản Việt Nam thành một lực lượng phản bội lại dân tộc.
Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, Hồ Chí Minh cùng Đảng cộng sản chiếm đoạt miền Bắc, tiếp thu Hà Nội mới tổ chức lễ thượng kỳ đầu tiên ngày 10 tháng 10 năm 1954 và đảng kỳ nền đỏ sao vàng chính thức trở thành quốc kỳ của nước VNDCCH. 
Trong khi đó, Hoàng Đế Bảo Đại trị vì miền Nam dưới sự bảo hộ của Pháp và dần dần được Pháp dân chủ sau thế chiến thế giới lần II (Lúc này nước Pháp không còn thực dân nữa, Xin bạn đọc xem thêm luận điểm này đã được chứng minh tại “ Những sự thật không thể chối bỏ” phần 12 và phần 13)(*) trả lại quyền hành cùng nền độc lập qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long (1948). Ngày 2/6/1948, chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời do tướng Nguyễn Văn Xuân chủ tọa, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ do họa sĩ Lê Văn Đệ đề nghị được chấp nhận làm quốc kỳ và lấy bài Tiếng gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước  được đổi tên là Tiếng Gọi Công Dân đã được chập nhận làm quốc ca của quốc gia Việt Nam
Năm 1954, Bảo Đại thoái vị, ông Ngô Đình Diệm được nhân dân miền Nam bầu thành tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa qua cuộc tổng-tuyển-cử dân chủ vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 tiếp nối giòng chính sử nước ta bằng cách thay thế triều Nguyễn và giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ truyền thống làm quốc kỳ của Miền Nam. Ngày 7/7/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước thành lập chính phủ và lập nên nền đệ Nhất Cộng Hòa VN. Quốc Hội Lập Hiến VNCH năm 1956 đã quyết định giữ lại bài Tiếng Gọi Công Dân làm quốc ca, nhưng lời được đổi lại như sau: 
Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!.....

Sự kiện tiếp nối của lá cờ vàng dân tộc đã được quy chỉnh đó chính là lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chính phủ VNCH. Qua hai thời kỳ đệ nhất và đệ nhị cộng hòa, nhân dân miền nam được no ấm và hạnh phúc. Lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng chính là sự tiếp nối truyền thống dân tộc Việt Nam đã tung bay trên khắp các con đường, góc phố, làng mạc ở miền Nam Việt Nam. Đó là biểu hiện cho tinh thần dân chủ và đoàn kết của dân tộc. Để biết rõ hơn mà chính thể VNCH đệ nhất và đệ nhị đã làm được cho nhân dân Miền Nam, xin bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết “ Những sự thật cần phải biết”- phần 2 (**) đã được đăng tải .
Nếu bạn đọc có điều kiện , xin đọc câu chuyện Mẹ tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ ” của tác giả Nguyễn Kiến để thấy tình cảm của người dân Miền Nam giành cho lá cờ dân tộc như thế nào. Trong bài viết có đoạn:
” Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà Mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tuỳ thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước... Trong một ngăn ví là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ Mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra Mẹ tôi vẫn giữ mãi lá Cờ Quốc Gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với Mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất.”.
Và một câu chuyện ngắn khác của tác giả Nguyễn Duy An đã nói lên sự trân trọng của người dân đối với lá cờ vàng ba sọc , câu chuyện về người thầy giáo đã phải thốt lên khi nhìn thấy lá cờ vàng:
” Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên: - Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.”
Cho đến hôm nay, sau 38 năm cộng sản bành trướng khắp đất nước Việt Nam, nhưng đồng bào Việt Nam vẫn luôn tin tưởng và lá cờ chính nghĩa của dân tộc. Khắp nơi trên thế giới, người dân Việt vẫn luôn tự hào về lá cờ vàng truyền thống.
Và ngay tại Việt Nam, hai sinh viên yêu nước là Phương Uyên và Nguyên Kha đã cho thấy sự lựa chọn của mình cho cờ vàng dân tộc là chính xác . Đồng hành cùng hai bạn trẻ là lá cờ vàng vẫn ngạo nghề tại Việt Nam , nơi cộng sản đang ngày càng hung bạo và độc ác

Ý nghĩa triết lý và biểu trưng trên lá cờ vàng:
Cờ vàng đã được người dân VNCH nâng niu và trân trọng cho đến hôm nay sau 38 năm lưu lạc vì cộng sản tàn ác. Không những vậy, những tầng lớp thanh niên như chúng tôi lớn lên sau năm 1975, khi tìm hiểu sự thật lịch sử đã thấy cờ vàng là lá cờ có nhiều ý nghĩa đối với dân tộc, nó không phải là “ba que xỏ lá” của “Ngụy” như cộng sản vẫn tuyên truyền. Vậy thực sự ý nghĩa của lá cờ vàng 3 sọc đỏ thế nào. Xin phép được gửi tới bạn đọc.
Lá cờ Việt Nam Tự Do có nền vàng và ba sọc đỏ. Màu vàng là màu quốc thổ và cũng là màu da của giống nòi Việt Nam. Theo vũ trụ quan của người Việt, màu vàng còn thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia. Chính vì thế mà vua chúa thời xưa thường xưng là Hoàng Ðế và mặc áo có tên hoàng bào.
Màu đỏ thuộc hành hỏa và là màu của phương Nam. Ðây là biểu tượng của một dân tộc bất khuất, anh hùng, và độc lập trong cõi trời Nam, tách biệt hẳn với nước Tàu ở phương Bắc.Ba sọc đỏ còn tượng trưng cho ba miền: Bắc, Trung, và Nam. Tuy gọi là ba miền (ba sọc đỏ) nhưng chúng có cùng chung một nhà (nền vàng). Ðó là nhà Việt Nam, con dân muôn đời thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Khi chính phủ Trần Trọng Kim cầm quyền vào năm 1945, một vạch đỏ đứt giữa được thêm vào giữa hai vạch đỏ đã có sẵn trên lá cờ vàng tạo thành lá cờ có hình Quẻ Ly Ðơn. Tiếp đến, khi về nước làm Quốc Trưởng vào năm 1948, Cựu Hoàng Bảo Ðại đã cho đổi vạch đứt chính giữa thành vạch liền tạo thành lá cờ có nền vàng và ba sọc đỏ giống nhau. Ba vạch đỏ kỳ này có hình Quẻ Kiền. Quẻ Kiền, còn gọi là Quẻ Càn, tượng trưng cho trời Nam, tức là nước Việt Nam ta.
Trong bài "Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam", giáo sư Nguyễn Ngọc Huy giải thích về ý nghĩa của hình Quẻ Ly trên lá Cờ Vàng của thời chính phủ Trần Trọng Kim với đại ý là Quẻ Ly, một quẻ trong Bát Quái, tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, và cho văn minh. Ngoài ra, ông Huy còn giải thích thêm là bên trong quẻ Ly hiện lên một nền vàng gồm hai vạch liền và một vạch đứng nối liền hai vạch ấy. Ðó là chữ công trong nghĩa của các từ công nhân và công nghệ, tức là người thợ và nghề biến chế các tài nguyên để phục vụ đời sống con người. Vì thế, Quẻ Ly còn hàm ý ca ngợi siêng năng cần mẫn và sự khéo léo của dân tộc Việt Nam. 
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990) là một cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông là một trong những người sáng lập đảng Tân Đại Việt và là Tổng thư ký đầu tiên của đảng này. Ông cũng là Tổng thư ký của Phong trào Quốc gia Cấp tiến và là một thành viên trong phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tham dự Hòa đàm Paris.
Ông Nguyễn Ngọc Huy cũng giải thích về ý nghĩa của lá cờ vàng có hình Quẻ Càn dưới thời Vua Bảo Ðại. Theo ông, Quẻ Càn tượng trưng cho trời, cho vua, cho cha, và quyền lực. Ngày nay, chúng ta sống trong chế độ dân chủ thì Quẻ Càn trên quốc kỳ có thể dùng để tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam cùng sức mạnh của toàn dân ta. Tuy bắt nguồn từ đời Hai Bà, năm 40 Dương Lịch, tức là cách đây 1961 năm, lá cờ Việt Nam Tự Do chỉ mới được qui định rõ ràng bằng sắc lệnh từ năm 1948, tức là cách đây (2003) 55 năm. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, với tư cách đứng đầu chính phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam thời đó đã ký Sắc Lệnh số 3 ngày 2 tháng 6 năm 1948 để qui định những tiêu chuẩn về lá quốc kỳ của nước Việt Nam như sau: 
"Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ đi suốt lá cờ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và cũng cách bằng nhau chừng ấy."
Giáo sư Nguyễn Chính Kết, tên gọi khác là Đoàn Chính Kết, sinh tháng 5-1952, tại huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Năm 1954, Kết theo gia đình di cư vào Nam, ở tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP HCM. Từ năm 1963 đến năm 1975, ông theo học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn và Giáo hoàng Học viện Đà Lạt. Ông là một trong những nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam .Ngày 13-3-2007, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an TPHCM của nhà cầm quyền cộng sản đã ra lệnh truy nã đối với ông tại thời điểm ông đang thường trú tại 6/8A đường Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM, vì đã có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 và 91 - Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. 
Giáo sư Kết cho biết :” cờ vàng ba sọc đỏ – đã có từ 118 năm trước (tính đến năm nay, 2008) – không phải chỉ là cờ của một chế độ hay một thể chế chính trị nào, mà là quốc kỳ truyền thống của dân tộc Việt Nam”.
Cờ Việt Nam Tự Do được hun đúc bằng khí thiêng trời đất và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt suốt gần hai ngàn năm lịch sử. Nó tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho vận hội thái hoàm, và cho sự thành công vĩnh cửu của giống nòi Việt Nam. Kể từ năm 40 Tây lịch, thời Hai Bà, lá cờ Việt Nam Tự Do đã được cải tiến để có hình dạng màu sắc như hiện nay. Thật quả là một ý nghĩa cao cả và đáng được hãnh diện. Lá cờ Việt Nam Tự Do đã thăng trầm với lịch sử oai hùng của dân tộc, nhuốm khí thiêng sông núi, tượng trưng cho dân chủ tự do nhân quyền, cho ý chí kiêu hùng của nòi giống Việt, cho thái hòa thịnh trị của muôn dân, và cho đoàn kết trong việc giữ nước và dựng nước của tổ tiên ta.
Như vậy có thể thấy Lá cờ Vàng 3 sọc đỏ chính là lá cờ của Việt Nam Tự Do không phải là của riêng một chế độ hay của riêng một chính phủ nào mà là của chung cho cả dân tộc Việt Tự Do. Lá Cờ Việt Nam Tự Do là linh hồn của cả dân tộc Việt. Lá cờ còn, chính nghĩa còn. Lá cờ còn, tinh thần chiến đấu còn, vì nó là tín bài để chúng ta nhận diện những người Việt Tự Do. Chỗ nào có lá cờ Việt Nam Tự Do thì chỗ đó có tình thương, có dân chủ, có tự do, và có nhân quyền.Giờ này, đa số nhân dân yêu tự do dân chủ, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, mỗi khi nhìn thấy Lá Cờ Việt Nam Tự Do tức là như nhìn thấy vị cứu tinh dân tộc.

Hơn thế nữa , lá Cờ Vàng - yếu tố Liên bang - Tam quyền phân lập.Dưới hai trào chánh phủ Trần Trọng Kim và Nguyễn văn Xuân/Trần văn Hữu vua Bảo Đại dùng cờ vàng làm quốc kỳ. Theo thể chế Quân chủ Lập hiến, giống như Anh quốc, Nhật, Thái lan. Chia Việt Nam ra làm 3 Miền: Nam, Trung, Bắc (giống như 3 Tiểu bang). Mỗi Miền có Khâm sai đứng đầu. Đây là hình thức Liên bang mà Hoa kỳ, Úc,...áp dụng rất thành công.
Màu vàng là da vàng, sọc đỏ là máu đỏ. Màu vàng biểu tượng của vương quyền phương Nam, hành thổ là đất nuôi sống toàn dân. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba Tiểu bang (ba kỳ/ba miền) là ba anh em Nam Trung Bắc cùng chung sống hài hoà, an lành trên dãi đất Việt Nam. Ba sọc đỏ song song là biểu tượng của ba anh em đồng hành, đồng quyền, tương kính; không được quyền lấn lướt, hà hiếp, hãm hại nhau, cùng chung nhau xây dựng, phát triển, bảo vệ mảnh đất màu vàng Việt Nam để cùng cộng sinh và cộng hưởng. Ba sọc đỏ còn là biểu tượng của tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) và là ba biểu tượng của Tự do, Dân chủ, Nhân quyền mà Hoa kỳ và các quốc gia tự do đang áp dụng, kể cả VNCH.
Lá cờ Vàng có một ý nghĩa cao cả, và đã thăng trầm với lịch sử oai hùng của dân tộc Việt. Nó nhuốm khí thiêng sông núi, tượng trưng cho Dân chủ, Tự do, Nhân quyền, cho ý chí kiêu hùng của nòi giống Việt, cho thanh bình thịnh trị của muôn dân, và cho đoàn kết dân tộc trong việc giữ nước và dựng nước của tổ tiên ta. Lá Cờ Vàng Quốc Gia Việt Nam là linh hồn của cả dân tộc Việt. Lá cờ còn, chính nghĩa còn. Lá cờ còn, tinh thần chiến đấu còn. Lá cờ còn, sự đoàn kết còn, đó là sự khác biệt giữa người Việt Quốc Gia và Cộng Sản.
II. Lịch sử của lá cờ Đỏ của cộng sản:
Cờ đỏ sao vàng là cờ đảng cộng sản,là đảng kỳ, không phải Quốc kỳ . Hồ Chí Minh theo cộng sản, đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam nhằm phục vụ Liên Xô và Trung cộng. Đảng cộng sản và Hồ Chí Minh lấy cờ đỏ một sao là mẫu cở tỉnh Phúc Kiến làm cờ đảng, chấp nhận làm chư hầu Trung cộng.
Vì thế, Phạm văn Đồng theo lệnh Hồ Chí Minh dùng công hàm trao Hoàng Sa Trường Sa cho Tàu năm 1958. Đổi lại, Hồ Chí Minh và cộng sản Hà nội được Trung cộng giúp vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng thực hiện mục tiêu xâm lăng Miền Nam. Dẫn đến cảnh anh em hai miền Nam Bắc cùng chết và nghèo đói. (Xin xem thêm : Những sự thật không thể chối bỏ phần 2,3 )(***)
(***):
Thực hiện đúng mục tiêu của Hồ Chí Minh là dâng Việt Nam Trung cộng. Từ đó, các cấp lãnh đạo của đảng cộng sản theo gương bán nước của HCM tiếp tục nhượng đất, thác Bản giốc, Ải Nam quan, biển, Boxit Tây Nguyên,… cho Tàu mà cả nước đã biết. Ngay cả Bộ giáo dục cộng sản trong nước đang muốn áp dụng môn học tiếng Tàu hầu biến Việt nam thành một tỉnh của Trung quốc. Để chứng minh cờ đỏ xuất phát từ cờ của tỉnh Phúc Kiến và làm chư hầu cho Trung cộng chúng ta có những chứng cứ sau đây.
Thứ nhất, CỜ ĐỎ SAO VÀNG là cờ của tỉnh Phúc Kiến Trung quốc (1933). Trong tài liệu của  (http://www.worldstatesmen.org/China.html )ban đọc có thể thấy lá cờ của cộng sản vào 29/09/1945 là lá cờ đỏ ngôi sao vàng, với cánh sao cong bầu ra chớ không phải là đường thẳng, được ghi vào khoảng giữa trang như sau :
Chú ý: lá cờ đỏ sao vàng này đã bị lấy ra sau khi Worldstatemen.org bị chính quyền cộng sản khiếu nại, bây giờ chỉ còn để lại hàng chữ : “Chairman of the People's Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 - 21 Jan 1934  Li Jishen    (b. 1884 - d. 1959)”. Lá cờ của tỉnh Phúc Kiến (Trung Cộng), bị gỡ ra trong trang web : http://www.worldstatesmen.org/China.html từ 2005.
Vào thời gian chỉ có 2 tháng, từ 21/11/1933 đến 21/01/1934, ông Li Jishen làm chủ tịch của thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian). Đây là tài liệu lịch sử có ghi chú (b. 1884 – d. 1959) và ông Li Jishen là một nhân chứng lịch sử.


Sự giống nhau đến “lạ kỳ: của hai lá cờ Phúc Kiến-cộng sản Việt Nam
Thứ hai, bạn đọc có thể tham khảo bộ phim “Trường Chinh” 24 tập của TC do đạo diễn Kim Thao, với Đường Quốc Cường thủ vai Mao Trạch Đông đánh với quân đội của Tưởng Giới Thạch, nếu bạn để ý một chút sẽ thấy cảnh Hồng Quân TC phất cờ đỏ sao vàng mập trong các trận đánh. Phim này được chiếu trên đài truyền hình VTV3 tại Việt Nam. Như vậy có hai ý nghĩa ở đây đó là :Mao Trạch Đông đã có dã tâm xem Việt Nam như là một chư hầu, nên gạt lãnh đạo thời đó lấy lá cờ của tỉnh Phúc Kiến làm cờ nước, hoặc lãnh đạo thời đó đã tình nguyện làm quân khuyễn mã cho Trung Cộng. Có nghĩa là sau khi VC trương lá cờ đỏ sao vàng vào năm 1945, thì 5 năm sau, 1949, Trung Cộng đổi lại lá cờ nước của họ thành lá cờ có 4 ngôi sao vàng và 1 ngôi sao lớn tượng trưng cho Đại Hán. Thế là lá cờ đỏ sao vàng trở thành lá cờ của 1 trong 4 chư hầu. Thêm một bằng chứng nữa là sau này, có lẽ vì nhiều người biết được sự thật là lá cờ của tỉnh Phúc Kiến, nên vào ngày 30/11/1955,cộng sản Việt Nam cho đổi lá cờ nước thành lá cờ hơi khác là những đường cong bầu, trở thành những đường thẳng:  (http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html ).

29 Sep 1945 - 20 Jul 1954 North Vietnam

Adopted 30 Nov 1955 (North only to 2 Jul 1976).
Lưu ý: Xin xem thêm dã tâm của Trung cộng và âm mưu bán nước của cộng sản Việt Nam tại “Những sự thật không thể chối bỏ “ phần 9,10, và bài viết của tác giả Truyền Tấn để biết tại sao cờ đỏ là cờ Phúc Kiến.
Hình ảnh về lá cờ trong cuộc vạn lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông

Thứ ba, Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn trang 130 nói về quan hệ với Việt Nam. Đoạn đó có đoạn tạm dịch như sau:“Giữa Trung Hoa và Việt Nam còn có tình thân đó chính là biểu hiện của lá cờ . Lá cờ sao vàng thể hiện tình đồng chí mà Mao chủ tịch hằng gửi gắm...”.
Đọc đến đây chúng ta có thể thấy rõ bản chất bán nước và làm chư hầu của đảng cộng sản Việt Nam thể hiện ngay từ tư tưởng dùng lá cờ của tỉnh Phúc Kiến theo chỉ đạo “gửi gắm” của Mao Trạch Đông. Như vậy cờ đỏ sao vàng càng chứng tỏ không thể là cờ của dân tộc Việt Nam.
Thứ tư, Cũng vẫn cuốn sách“Đường dài xã hội chủ nghĩa”. Cuốn sách này là tổng kết những phát biểu về xã hội chủ nghĩa Liên Xô và thế giới của Lê Nin, Stalin, Breznep... được viết bởi N. Badasov – một nhà nghiên cứu lịch sử tại Liên Xô – đảng viên đảng cộng sản Liên Xô ở trang 237 có viết :” Sau khi giành chính quyền, dường như Việt Minh thể hiện sự thân thiện với người Trung Quốc hơn. Điều này minh chứng ngay ở việc lấy lá cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ...”. Chỉ cẩn tác giả Liên Xô bật mí như vậy, chúng ta có thể thấy đảng cộng sản đã dùng cờ của giặc làm cờ Việt Nam. Đây là một sự thật cần phải được người dân Việt Nam lên án.
III. Kết Luận:

Tôi là một người trẻ tuổi, sống tại Việt Nam, được học tập dưới mái trường CNXH, tôi không được biết về VNCH, về cờ vàng 3 sọc đỏ ….bài viết này tôi xin kính tặng những người Việt Quốc Gia (VNCH) như một lời khẳng định về lá cờ họ đã chọn cho mình là hoàn toàn chính nghĩa và phù hợp với lịch sử của dân tộc. 
Bài viết này tôi cũng xin dâng tặng cho những người cộng sản và những bạn trẻ như thế hệ tôi và sau tôi biết rằng : Chúng ta đã bị đảng cộng sản bán rẻ và lừa bịp mấy chục năm qua cho dã tâm bán nước và làm nô lệ cho Tầu. Tất cả sự việc đau khổ của dân tộc đều xuất phát từ lá cờ đỏ mang thân phận của chư hầu. Chính vì vậy cũng cần phải nhắc lại cho bạn trẻ lời của thi sĩ Trần Dần:
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
 Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.
Đó là những câu nói đầy ý nghĩa diễn tả cho sự điêu tàn của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của cờ đảng – cờ đỏ sao vàng. Nếu chúng ta , những người dân Việt Nam còn tôn thờ và hiểu sai về ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng mà vẫn coi nó là lá cờ của dân tộc thì đó là một sai lầm lớn. Thật buồn là rất nhiều người được coi là có tư tưởng tiến bộ, đấu tranh với đảng vẫn không dám nhìn thẳng vào sự thật là cờ đỏ sao vàng chính là cờ bán nước. 

Cờ sáu sao bán nước của cộng sản Việt Nam.
Muốn có dân chủ tự do không còn cách nào khác là vứt bỏ đi lá cờ ô nhục , làm tay sai cho Trung Cộng.Nếu cần thiết có một lá cờ làm lá cờ đấu tranh thì đó chính là lá cờ vàng, vì cờ vàng chính là biểu trưng của dân tộc chứ không phải của đảng phái, chính quyền nào. Và với ý nghĩa đầy đủ về dân tộc Việt, con người Việt thì lá cờ vàng sẽ là lựa chọn cho tương lai như lịch sử đã từng lựa chọn.
Đặng Chí Hùng .
28/06/2013.

_______________
Chú Thích
Những sự thật cần phải biết” đã đăng :

Đọc thêm các bài viết khác của tác giả tại: BÚT THÉP: ĐẶNG CHÍ HÙNG