Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Tướng Phùng Quang Thanh

Tướng Phùng Quang Thanh

clip_image002[4]Trong những ông tướng đương quyền, Phùng Quang Thanh là ông tướng dày dạn trận mạc nhất. Đầu năm 1971, khi chiến dịch Đường 9 – Nam Lào nổ ra, tôi là thượng sĩ đang học tại trường sĩ quan Thông tin, đang đi diễn tập trong rừng Yên Thế, Hà Bắc, bây giờ là Bắc Giang thực hành bảo đảm thông tin cho bốn hình thức chiến thuật bộ binh thì Phùng Quang Thanh cũng là thượng sĩ, trung đội trưởng thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 9, trung đoàn 64, sư đoàn 320 tham chiến ở Đường 9 – Nam Lào.

Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào kết thúc khi cuộc dã ngoại diễn tập của chúng tôi vẫn chưa kết thúc. Nhưng cuối khóa học của chúng tôi, trận đánh trên đồi Không Tên, trận đánh chiếm điểm cao 543 bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 nhảy dù quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào đã trở thành bài học chiến lệ bổ sung của khóa học vì một giáo viên chiến thuật của trường Sĩ quan Thông tin tham gia chiến dịch trở về đã viết ngay thành giáo án giảng dạy.

Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào là chiến dịch chống phá cuộc hành quân Lam Sơn 719 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Thời Norodom Sihanouk cầm quyền ở Campuchia, cảng Sihanoukville và hệ thống đường bộ nối Sihanoukville, Campuchia với Tây Ninh, Việt Nam đã bảo đảm tới hơn 70 phần trăm hàng tiếp tế của Bắc Việt Nam cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau cuộc đảo chính của Lon Nol thân Mỹ lật đổ Norodom Sihanouk, 18.3.1970, chính quyền Lon Nol cấm cửa Bắc Việt Nam vào cảng Sihanoukville. Tiếp đến, từ tháng tám, năm 1970, quân Lon Nol phối hợp với quân Việt Nam Cộng Hòa mở liên tiếp hai cuộc hành quân lớn Chenla 1 và Chenla 2 đánh vào các kho hậu cần của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở vùng rừng Đông Bắc Campuchia. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 là bước tiếp theo Chenla 1, Chenla 2, cắt con đường hậu cần từ phía Bắc, hoàn toàn cô lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Cuộc hành quân Lam Sơn 719 còn có ý nghĩa rất quan trọng với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Vì đây là cuộc hành quân lớn đầu tiên của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Lần đầu ra quân lớn, quân đội Việt Nam Cộng Hòa tác chiến độc lập, không có bộ binh Mỹ trong đội hình hành quân, chỉ có hỏa lực phi pháo Mỹ yểm trợ. Đây cũng là trận đánh lớn đầu tiên chỉ có người Việt bắn giết người Việt. Và Phùng Quang Thanh là người hùng trong cuộc bắn giết đẫm máu đó.

Ngày 9. 2. 1971 tiểu đoàn 3 cùng sở chỉ huy lữ đoàn dù số 3 quân miền Nam do đại tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy nhảy dù xuống chiếm điểm cao 543, phía Bắc đường 9.

Ngay tối hôm đó, tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 quân miền Bắc chiếm đồi Không Tên nhìn sang điểm cao 543 ở phía Nam với khoảng cách chưa đến 3 km. Hai ngày sau, từ sáng sớm máy bay phản lực Mỹ đã đến rải bom phá băm nát đồi Không Tên, rải bom cháy napan phủ kín đồi Không Tên trong ngọn lửa rừng rực. Rồi máy bay lên thẳng đến quần đảo bắn rốc két và đạn 20 mm vào những mỏm đất, những lùm cây mà bom phá chưa phạt và bom napan chưa đốt cháy.

Dứt tiếng nổ, trung đội trưởng Phùng Quang Thanh vừa chui ra khỏi hầm đã thấy máy bay lên thẳng rợp trời và những cánh dù đang chênh chếch rơi như muốn chụp xuống đầu. Vừa lệnh cho trung đội vào vị trí chiến đấu thì Thanh cũng nhận được lệnh của đại đội trưởng cho xuất kích đánh bật quân nhảy dù ra khỏi những nơi họ đã đổ quân. Thấy mỏm đồi sát sở chỉ huy tiểu đoàn đã bị quân nhảy dù chiếm và những chiếc mũ sắt đang lò dò tiến về sở chỉ huy tiểu đoàn, Thanh liền lệnh cho trung đội xuất kích. Vừa chạy vừa xả đạn vào những thân hình đội mũ sắt Thanh bỗng thấy máu ướt đẫm tay áo bên trái. Nhưng những chiếc mũ sắt liên tiếp đổ gục trước mũi súng của Thanh làm cho Thanh không quan tâm đến vết thương, không thấy đau đớn, vẫn băng băng dẫn đầu trung đội và họng súng AK của anh vẫn quất những đường đạn thẳng căng vào những chiếc mũ sắt lom khom nhấp nhô phía trước.

Làm chủ được mỏm đồi, Thanh mới thấy khát khô cổ. Mở bi đông ra chưa kịp tợp ngụm nước thì những làn đạn lại quất tới tấp vào trung đội và những chiếc mũ sắt nhấp nhô lại tràn đến đánh bật trung đội của Thanh khỏi mỏm đồi. Cho đến khi tiểu đoàn 9 hoàn toàn làm chủ đồi Không Tên, trung đội của Thanh phải hai lần giành đi giật lại mỏm đồi, hi sinh mất gần nửa trung đội. Chín tù binh bị bắt cho biết lực lượng nhảy dù xuống đồi Không Tên là tiểu đoàn 3 cùng một trung đội công binh thuộc lữ đoàn dù số 3.

Từ đồi Không Tên, trung đoàn 64 đào hào vây lấn đánh lên điểm cao 543. Ngoài sở chỉ huy lữ đoàn dù số 3, trên điểm cao 543 còn có tiểu đoàn 6 nhảy dù, trận địa pháo 105 mm, đơn vị công binh, thông tin đều là lực lương tinh nhuệ, trang bị hiện đại nhất của quân miền Nam. Quân tinh nhuệ cùng với hầm hào kiên cố, ba lớp rào thép gai bịt bùng và hỏa lực phi pháo Mỹ yển trợ dày đặc tạo ra sức mạnh không dễ khuất phục của 543. Cuộc chiến người Việt xả súng vào người Việt trên điểm cao 543 diễn ra vô cùng ác liệt. Hai bên giành đi giật lại từng gò đất, từng đoạn hào. Đất điểm cao 543 đẫm máu của cả quân miền Bắc và quân miền Nam và đều là máu người Việt. Cho đến khi trung đoàn 64 miền Bắc được bổ sung bốn xe tăng mới chấm dứt thế giằng co. Vừa tiến vừa bắn trả máy bay Mỹ, xe tăng nghiến nát hàng rào thép gai đưa lính trung đoàn 64 đến trước những căn hầm trên đỉnh 543 để quân miền Bắc bắn đạn khói vào trong hầm, xua quân miền Nam đưa hai tay lên trên đầu chui ra khỏi hầm. Đại tá lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 nhảy dù Nguyễn Văn Thọ là người cuối cùng đưa những ngón tay múp míp lên trên đầu.

Sau trận đánh trên đồi Không Tên, Phùng Quang Thanh liền được nhận cấp bậc, chức vụ mới: thiếu úy đại đội trưởng và được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Những nhà trường, học viện quân sự trong nước, ngoài nước mở rộng cánh cửa đón Phùng Quang Thanh. Trường Sĩ quan Lục quân. Học viện Quân sự Việt Nam. Học viện Quân sự Voroshilov, Liên Xô. Học viện Quân sự cao cấp Việt Nam.

Một con người của binh nghiệp. Binh nghiệp là xả thân giữ nước. Trong thế nước hiện nay, nếu đất nước là của mọi người dân, đất nước chỉ có một chính quyền của dân, của nước, tất sẽ có những hội nghị Diên Hồng, diễn đàn Diên Hồng để nhắc lại câu hỏi của bảy thế kỉ trước “Nên hòa hay nên đánh?” và con người binh nghiệp vì dân vì nước đó phải bật lên tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát từ trong tim: Đánh!

Nhưng đất nước là của Đảng Cộng sản. Chính quyền cũng của Đảng Cộng sản. Con người binh nghiệp kia lại là đảng viên cộng sản, thành viên ban lãnh đạo cao nhất của Đảng vì vậy cũng chính là phần hữu cơ tạo nên Đảng. Mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1990 đã sang tận Thành Đô, cửa sau nhà kẻ xâm lược xin qui phục họ và kí kết đủ các văn bản để duy trì sự tồn tại của đảng cộng sản, duy trì chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Với cuộc gặp xin qui phục ở cửa sau Thành Đô, với những cam kết đó nên từ khi kẻ xâm lược kéo giàn khoan vào biển Việt Nam, đến Tổng Bí thư của Đảng còn không nói được một lời lên án, chỉ mặt kẻ xâm lược thì ông ủy viên Bộ Chính trị dù là con người nhà binh cũng phải nói những lời ve vãn, hòa hoãn với giặc cướp đã xông vào tận nhà cũng là điều tất yếu cộng sản!

Say mê bắn giết người Việt, là người hùng trong cuộc bắn giết đẫm máu đó. Nhưng với kẻ xâm lược từ bên ngoài đến cướp đất cướp biển thiêng liêng của cha ông, cướp nơi làm ăn sinh sống từ ngàn đời của người dân Việt Nam, với kẻ chống phá quyết liệt, độc ác đất nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì người hùng trong nội chiến lại mềm lòng và lầm lẫn đến mức coi kẻ xâm lược là bạn: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp”! Vì chỉ biết có đảng phái, chỉ biết có ý thức hệ, không biết đến dân tộc, không biết đến giống nòi, không biết đến “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền Văn hiến đã lâu” mới ra nông nỗi này.

Ôi người hùng của Đảng!
Phạm Đình Trọng
Tác giả gửi BVN.

Trần Trung Đạo - Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra hôm nay


Một sinh viên đứng trên bục cao trong tang lễ Hồ Diệu Bang ngày 24 tháng Tư 1989, phát biểu: Đồng chí Hồ Diệu Bang vừa qua đời. Ông là một lãnh đạo trong sạch. Ông không có một chương mục ngân hàng ở nước ngoài. Con cái ông không thăng quan tiến chức chỉ vì cha là lãnh đạo đảng Cộng Sản. Hôm qua chúng ta nói về minzhu, dân chủ. Vậy minzhu nghĩa là gì? Min là “nhân dân” và Zhu là “làm chủ”. Chúng tôi muốn nhận trách nhiệm làm chủ !
Lời phát biểu của anh được đáp lại bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt của hàng trăm ngàn người như được ghi lại trong cuốn phim tài liệu nổi tiếng The Gate of Heavenly Peace của Long Bow Group.
Và đó cũng là một trong hàng loạt các hoạt động của phong trào dân chủ Trung Quốc đã kéo dài suốt bảy tuần lễ tại quảng trường Thiên An Môn. Kết quả, một thiên hùng ca được viết bằng máu của nhiều ngàn sinh viên Trung Quốc yêu dân chủ và được thế giới biết đến hôm nay và mãi mãi về sau như Tàn Sát Thiên An Môn. Một điều cần lưu ý, nguyện vọng của nhân dân bị đáp lại bằng máu chẳng phải chỉ phát xuất từ quan điểm Cộng Sản cứu cánh biện minh phương tiện thôi mà còn là đặc tính riêng của văn hóa Trung Quốc. Ngay từ 1926, Lỗ Tấn đã phát biểu “Thỉnh nguyện lên chính phủ xảy ra tại mọi nước. Điều đó không cần thiết phải kết quả bằng cái chết, ngoại trừ, dĩ nhiên tại Trung Quốc”.
Lý tưởng Cộng Sản được Marx, Engel và các môn đệ ở Trung Quốc điểm tô như một thiên đàng tuyệt hảo, có khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu của loài người tự giác. Lý thuyết đó cuốn hút hàng triệu nông dân Trung Quốc nghèo khó bỏ gia đình, vợ con, ruộng vườn, đi theo Mao Trạch Đông tìm chân lý. Từ vỏn vẹn 12 đại biểu đại diện cho 57 đảng viên cả nước trong đại hội thành lập đảng 1921 tại Thượng Hải, đảng Cộng Sản Trung Quốc có trên 10 triệu trong đại hội lần thứ Tám vào 1956, chưa tính số đảng viên bị giết trong thời kỳ nội chiến và trong chiến tranh chống Nhật.
Tuy nhiên, sau khi tóm thâu toàn lục địa Trung Hoa, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã lộ nguyên hình là một đảng độc tài toàn trị, chăn dân chẳng khác gì chăn trâu ngựa. Thiên đàng đâu không thấy, chỉ có một chế độ nô lệ mới ra đời trong địa ngục trần gian Trung Quốc. Giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đã phản bội khát vọng của nhân dân, bỏ chết đói nhiều chục triệu người qua các chính sách kinh tế vô cùng ngu xuẩn trong những năm từ 1958 đến 1961, và sáng sớm ngày 5 tháng Sáu 1989 đã tàn sát thêm nhiều ngàn thanh niên Trung Quốc vô tội.
Trong lúc phong trào Thiên An Môn 1989 là một thiên hùng ca về khát vọng dân chủ tự do của con người sẽ mãi mãi được hát lên trên khắp địa cầu, nguyên nhân, diễn tiến và hậu quả thảm khốc của biến cố đã để lại những bài học hữu ích cho các phong trào sinh viên dân chủ thế giới, đặc biệt đối với các phong trào sinh viên dân chủ tại các quốc gia có hoàn cảnh chính trị tương tự như Trung Quốc trong những ngày trước mắt.
Trước hết cần sơ lược những diễn biến chính của phong trào Thiên An Môn. Tại Trung Quốc, các buổi tập hợp nhằm mục đích biểu dương sức mạnh quần chúng đã trở thành một tập quán lâu đời. Có thể vì nhiều lần và có nội dung trùng hợp, nhất là trong thời “Cách Mạng Văn Hóa” nên các biến cố thường được gọi bằng ngày tháng mà biến cố đó phát sinh thay vì nguyên nhân tạo nên biến cố. Ví dụ, Phong Trào 4 tháng Năm để nhắc nhở cuộc nổi dậy chống đế quốc qua các hiệp ước bất bình đẳng do sinh viên Bắc Kinh phát động ngày 4 tháng Năm 1919 hay biến cố 5 tháng Tư với hàng trăm ngàn người tập trung để kỷ niệm một năm ngày cố Thủ Tương Chu Ân Lai qua đời. Biến cố 4 tháng Sáu, hay còn được báo chí quốc tế gọi là biến cố Thiên An Môn, diễn ra từ 14 tháng Tư đến 5 tháng Sáu 1989, được quan tâm nhiều nhất, không những vì phong trào kéo dài nhiều tuần lễ, số người chết cao, được hàng ngàn nhà báo quốc tế theo dõi mà còn gây tác dụng mạnh mẽ đối với vị thế chính trị của Trung Quốc trong bang giao quốc tế.
Biến cố Thiên An Môn phát sinh sau khi cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, nguyên là một lãnh tụ Cộng Sản có khuynh hướng cải cách ôn hòa, qua đời sáng sớm 15 tháng Tư 1989. Sáng hôm đó, hàng trăm ngàn người thuộc nhiều giới, trong đó có các đảng viên Cộng Sản trẻ, các nhóm Cộng Sản có khuynh hướng cải cách, các nhóm Cộng Sản thuộc phe đệ tứ tập trung để thương tiếc cựu tổng bí thư và phản đối chính sách trung ương tập quyền của đảng, đòi hỏi các cải cách chính trị, kinh tế. Trong những ngày đầu này sinh viên chưa thực sự tham gia mặc dầu có một số đã có mặt, trong đó có Chai Ling, người sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhiều tuần sau đó. Ngày 15 tháng Tư cũng là ngày sinh nhật của cô sinh viên 23 tuổi này và như cô ta nhìn lại sau này: “Phong trào là một biểu lộ ý thức dân chủ tự nhiên của người dân và sinh viên”.
Sau tuần lễ đầu không có một lãnh tụ nào nổi bật và cũng không có mục đích cụ thể, sáng 17 tháng Tư, ba ngàn sinh viên từ Đại Học Bắc Kinh tiến về quảng trường Thiên An Môn, và tiếp theo sau, nhiều ngàn sinh viên khác từ Đại Học Thanh Hoa (Tsinghua) nỗi tiếng cũng tham gia cuộc biểu dương lực lượng. Cuộc biểu tình nhận được sự ủng hộ của các trường đại học khác ở Bắc Kinh và bắt đầu lan tràn sang các thành phố khác.
Ngày 19 tháng Tư, một liên hiệp sinh viên các trường đại học tại Bắc Kinh ra đời. Ba ngày sau, sinh viên tham dự lễ tưởng niệm cựu Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang tại Nhân Dân Đại Sảnh. Vào thời điểm này, một bản thỉnh nguyện bảy điểm được sinh viên công bố, gồm (1) Khẳng định quan điểm dân chủ và tự do của cố Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang; (2) thừa nhận chiến dịch chống sa đọa tinh thần và giải phóng tư sản là sai lầm; (3) công khai hóa lợi tức của các lãnh đạo nhà nước và gia đình họ; (4) chấm dứt việc ngăn cấm báo chí tư nhân và cho phép tự do ngôn luận; (5) tăng ngân sách giáo dục và tăng lương cho trí thức; (6) chấm dứt hạn chế biểu tình tại Bắc Kinh; (7) tổ chức các cuộc tuyển cử dân chủ để thay thế các viên chức chính phủ đã thực hiện các quyết định sai lầm. Ngoài ra, các lãnh tụ phong trào Thiên An Môn còn đòi hỏi các phương tiện truyền thông nhà nước phải công bố các yêu sách của họ cho dân chúng biết.
Ngày 26 tháng Tư, tờ Nhân Dân Nhật Báo trong bài bình luận đã tố cáo “một nhóm nhỏ âm mưu” tạo sự xáo động nhằm lật đổ đảng Cộng Sản và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sinh viên đã phản ứng bằng một cuộc biểu dương lực lượng của 40 trường đại học để phản đối nội dung của bài bình luận trên báo Nhân Dân. Ngày 13 tháng Năm sinh viên bắt đầu cuộc tuyệt thực trước Nhân Dân Đại Sảnh, trụ sở của Ủy Ban Thường Trực Hội Đồng Đại Biểu Nhân Dân. Hơn một ngàn người tham gia chiến dịch này. Trong lúc đó, nhiều ngàn sinh viên khác bao vây khu Trung Nam Hải, trụ sở của các cơ quan nhà nước. Tại cả hai nơi, các lãnh tụ sinh viên yêu cầu chính phủ phải công bố bản thỉnh nguyện bảy điểm. Các lực lượng công an phòng vệ giải tán bằng gậy gộc. Sinh viên phản ứng bằng cách kêu gọi đình công, bãi trường. Cả Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương lẫn Thủ Tướng Lý Bằng đều có gặp sinh viên để tìm cách chấm dứt cuộc tuyệt thực nhưng không có kết quả. Trong các lãnh đạo đảng, Triệu Tử Dương có khuynh hướng mềm dẻo, trong lúc Lý Bằng và Đặng Tiểu Bình thiên về các phương pháp cứng rắn. Đặng Tiểu Bình trong một phiên họp mật của trung ương đảng đã cảnh giác một mối đe dọa thực sự đang xảy ra. Mặc dù vị trí nhà nước của họ Đặng tương đối thấp so với các lãnh đạo khác, y lại là Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương và là người có quyết định ban hành luật quân sự nhân danh các lãnh đạo nhà nước, phần lớn chỉ có tính cách lễ nghi.
Trong lúc cuộc tuyệt thực đang tiến hành, ngày 15 tháng Năm, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đến Bắc Kinh trong ngày đầu của chuyến viếng thăm cực kỳ quan trọng giữa hai nước. Đây là chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên trong 30 năm và hy vọng sẽ tái lập mối quan hệ ngoại giao vốn bị rạn nứt từ thời Nikita Khrushchev. Hơn một ngàn đại diện báo chí quốc tế, trong đó rất đông do chính nhà nước Trung Quốc mời, để tường thuật chuyến viếng thăm của Mikhail Gorbachev. Luật quân sự được ban hành ngày 20 tháng Năm. Ngày 24 tháng Năm, Tổng Hành Dinh Bảo Vệ Quảng Trường Thiên An Môn được thành lập và sinh viên bậc cao học Chai Ling được bầu làm Tổng Chỉ Huy. Một bức tượng Nữ Thần Tự Do cao mười mét được dựng lên vào tuần lễ sau đó.
Lúc 5 giờ chiều ngày 2 tháng Sáu, Lưu Hiểu Ba và hai người khác bắt đầu tuyệt thực. Trường hợp Lưu Hiểu Ba rất đặc biệt vì khi mới bắt đầu xảy ra vụ Thiên An Môn ông còn ở New York. Như ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn truyền hình sau đó, các hình ảnh trên TV Mỹ đã có tác dụng sâu sắc vào nhận thức của ông và ngày 26 tháng Tư, ông quyết định trở lại Trung Quốc qua ngả Tokyo. Ngày 2 tháng Sáu, Trung Ương Đảng dứt khoát đồng ý dọn sạch quảng đường Thiên An Môn bằng võ lực. Ngày 3 tháng Sáu, các đơn vị Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc bắt đầu tấn công vào quảng trường. Binh đoàn 27 được báo chí ghi nhận là chủ chốt gây thương vong cho sinh viên và dân chúng. Vào lúc 5 giờ 40 sáng 4 tháng Sáu, quảng trường Thiên An Môn nằm trong tay kiểm soát của quân đội. Số người bị giết được ước tính khác nhau tuy theo nguồn tin. Tình báo của NATO ước lượng 7 ngàn người bị giết trong lúc tin của Liên Xô có khoảng 10 ngàn và theo tin của cơ quan Hồng Thập Tự Trung Quốc có 5 ngàn người bị giết và 30 ngàn bị thương.
Dưới các chế độ Cộng Sản những cuộc thảm sát thường không được tiết lộ ra ngoài. Các chính sách kinh tế sai lầm tệ hại của Mao dẫn đến hàng nhiều chục triệu người dân vô tội chết oan, chết đói cũng không được thế giới biết đến một cách chi tiết. Cuộc Tàn Sát Thiên An Môn là biến cố được các hãng truyền hình ghi nhận nhiều nhất và đã có tác hại trầm trọng đến uy tín chính trị của đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc trong bang giao quốc tế một thời gian khá dài vì hai lý do. (1) Các cơ sở truyền thông quốc tế đến Trung Quốc như một trùng hợp ngẫu nhiên để đưa tin về chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư Liên Xô Michail Gorbachev nhưng lại có cơ hội hiếm hoi ghi nhận các hậu quả của biến cố Thiên An Môn, và (2) các hãng truyền thông truyền hình của đảng trong lúc chỉ trích cuộc biểu tình qua các tin tức, phóng sự truyền hình đã vô tình tiếp tay giúp loan tin đến các tầng lớp quần chúng và kích động quần chúng tham gia biểu tình.
Dù gây một tiếng vang lớn, phong trào Thiên An Môn của sinh viên Trung Quốc đã không đạt được mục đích như đã đề ra trong tuyên bố bảy điểm và để lại cho các phong trào dân chủ trẻ thế giới nói chung và tại các quốc gia Cộng Sản nói riêng những bài học cần thiết:
1. Đoàn kết nội bộ: Theo ký giả Robert Gifford của đài BBC nhận xét nhân dịp đánh dấu 10 năm Tàn Sát Thiên An Môn, một trong những lý do dẫn đến sự thất bại của phong trào Thiên An Môn là sự thiếu đoàn kết trong lãnh đạo phong trào sinh viên. Phần lớn các lãnh tụ sinh viên tham gia một cách tự phát cuộc biểu tình chỉ vì bất mãn trước tình trạng lạc hậu kinh tế, tham nhũng xã hội và độc tài chính trị nhưng không có một nghị trình rõ ràng cần phải làm gì để chuyển hóa một tập thể đầy cảm tính sang một phong trào có tổ chức. Sự chia rẽ không những vì quan điểm mà còn cục bộ đến mức theo mỗi trường, mỗi khoa, mỗi nhóm đã diễn ra rất sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo phong trào.
2. Ý thức về dân chủ: Tất cả sinh viên Trung Quốc trong lứa tuổi hai mươi trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, ở đó các lý thuyết dân chủ hoàn toàn không được giảng dạy đừng nói chi đến việc ứng dụng vào một hoàn cảnh xã hội đa văn hóa vô cùng phức tạp như Trung Quốc. Bản thân của những lãnh tụ sinh viên chẳng những không phải phát xuất từ thành phần chống đảng mà còn được rèn huấn bằng lý luận Cộng Sản. Cha mẹ của Chai Ling, lãnh tụ hàng đầu của phong trào là đảng viên Cộng Sản và bản thân cô là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Ương.
3. Phong trào kéo dài quá lâu nhưng không thực hiện các biện pháp có tính quyết định: Các lãnh tụ sinh viên lẽ ra ngay từ đầu phải đặt chỗ dựa vững chắc trong lòng nhân dân, tìm mọi cách nối kết với các phong trào lao động, nhưng theo nhiều nguồn tin quốc tế, họ đã tỏ ra do dự không chịu sự hợp tác đấu tranh với tầng lớp công nhân. Thái độ thiếu dứt khoát và tầm nhìn chiến lược quá giới hạn của sinh viên đã dẫn phong trào đến chỗ bế tắc. Căn cứ vào lời phát biểu của các lãnh tụ sinh viên, dù vụ tàn sát Thiên An Môn không diễn ra, phong trào Thiên An Môn sớm muộn cũng tự giải tán. Tác giả Eddie Chang trong tác phẩm Standoff at Tiananmen mô tả tâm trạng tuyệt vọng của các lãnh tụ sinh viên trong những ngày cuối trước khi cuộc tàn sát xảy ra như trường hợp Chai Ling: “Ngoại trừ những khi thật cần để phát biểu để sinh viên lên tinh thần, Chai Ling ít khi xuất hiện và giao phó hết công việc cho phụ tá của cô”.
Đó là chưa kể các khó khăn về thông tin, vệ sinh, thực phẩm, nước uống, y tế, trật tự trong quảng trường bao la với nhiều trăm ngàn người tập trung suốt nhiều tuần lễ.
Vào thời điểm 1989, phần lớn những khó khăn đó là những khó khăn khách quan bị quy định bởi hoàn cảnh xã hội, ý thức chính trị và giới hạn thông tin tại Trung Quốc.
Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra hôm nay, những khó khăn đó chắc chắn sẽ được vượt qua khá dễ dàng bởi vì, về mặt chủ quan thế hệ trẻ ngày nay có một nhận thức dân chủ rõ ràng và vững chắc, và về mặt khách quan thế giới đã chuyển mình sang một thời đại thông tin rộng mở mà không nhà nước nào, không một kỹ thuật nào có khả năng bưng bít được hoàn toàn, kể cả tại Trung Quốc. Cuộc cách mạng tin học bùng nổ đầu thập niên 1990 đã giúp mang con người không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, khác biệt về tôn giáo đến gần nhau trong một căn nhà. Trái đất mỗi ngày một nhỏ dần. Những hàng rào ngăn cách giữa người và người đã bị giới hạn nhiều. Nhân loại ngày nay cần được sống trong một xã hội mở, không bị bao bọc trong bốn bức tường độc tôn hay độc tài.
Một số nhà phân tích tình hình Trung Quốc cho rằng những gì đang xảy ra tại Quảng Trường Tahrir ở Cairo không thể xảy tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh như giới lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng quá xa. Xin đừng quên, trước ngày Thiên An Môn bùng nổ 1989 không ai nghĩ biến cố đó có thể xảy ra. Các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình đưa lên trong giai đoạn đó như Triệu Tử Dương, Lý Bằng là những chuyên viên có đầu óc thực dụng. Chính sách bốn hiện đại hóa đang chứng tỏ thành công. Nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào thời kỳ phát triển thứ hai với các kết quả vượt kế hoạch dự trù. Hệ thống tập thể hóa nông nghiệp đã bị xóa bỏ. Công nghiệp tư doanh phát triển một cách nhanh chóng. Giá cả hàng hóa không còn bị quy định bởi nhà nước mà theo nhu cầu thị trường. Nhưng tất cả những phát triển đó đã không đáp ứng được đòi hỏi của thế hệ thanh niên đã tiến xa hơn thực tế xã hội.
Sau ngày thảm sát Thiên An Môn tháng Sáu 1989, một nhà văn Trung Quốc dấu tên đã viết những lời tưởng niệm và dán lên bức tường Thiên An Môn chưa khô hết máu, trong đó có đoạn: “Chúng tôi vững tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.”
Đúng vậy, phong trào Thiên An Môn bùng nổ và đã bị dập tắt nhưng chắc chắn một Thiên An Môn khác đang được hình thành tại Trung Quốc bởi vì khát vọng tự do dân chủ là ngọn lửa thiêng âm thầm cháy trong lòng người dù đang sống ở đâu trên mặt đất này. Nơi nào có độc tài đảng trị nơi đó sẽ có cách mạng dân chủ. Không ai biết thời điểm nào một cách mạng sẽ diễn ra nhưng không thể phủ nhận hay trốn tránh quy luật xã hội đó.
Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra hôm nay, ý thức dân chủ trong thệ hệ trẻ Trung Quốc đã trưởng thành cộng với các phương tiên thông tin đang có, cuộc tranh đấu sẽ không dừng lại ở những điều thỉnh nguyện suông mà có thể dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hay ít nhất làm thay đổi căn bản cơ chế chính trị tại Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ ngăn chận Internet như họ đã ngăn chận Twitter, Facebook, Flickr, Youtube, Blogspot v.v. nhân dịp kỷ niệm 20 năm Tàn Sát Thiên An Môn cách đây hai năm, nhưng phe dân chủ vẫn còn rất nhiều cách để thông tin trong nội địa cũng như chuyển và nhận tin từ nước ngoài. Một chuyên viên kỹ thuật Trung Quốc dấu tên khi được hỏi những gì sẽ xảy ra nếu biến cố Thiên An Môn đang diễn tiến hôm nay, đã thừa nhận rằng với số lượng người được nối kết vào Internet mỗi ngày tăng hàng triệu, việc chận đứng toàn bộ và lâu dài không phải là chuyện dễ dàng.
Một bằng chứng điển hình, theo The Wall Street Journal Asia phát hành hôm 31 tháng Giêng 2011, chính phủ Trung Quốc chặn hai chữ Egypt và Cairo từ các nguồn tìm kiếm internet. Hành động trẻ con đó của giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc cho thấy họ luôn sống trong bất an, bị động và luôn nằm trong thế thủ hơn là thế công. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Quốc biết vị trí của họ là vị trí của một quốc gia bị bao vây, bởi vì chung quanh họ hầu hết là kẻ thù, không chỉ thù kinh tế, chính trị mà cả về văn hóa, lịch sử, địa lý. Ngoài ra, Trung Quốc ngày nay không phải là một quốc gia đang phát triển, không có gì để mất như hai chục năm trước mà là một cường quốc, dù muốn hay không, họ cũng phải đóng vai trò cường quốc với tất cả trách nhiệm quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc. Nếu không, một khi phong trào dân chủ thế giới qua đi, Mỹ sẽ xuất hiện trên trường quốc tế như một cường quốc có lợi nhất, ngay cả còn mạnh hơn một nước Mỹ sau thế chiến thứ hai.
Và cho dù chế độ có thể ngăn chận được thông tin trong lục địa Trung Quốc, Bắc Kinh cũng không thể làm gì được để ngăn chận thông tin quốc tế được truyền đi qua hàng trăm phương tiện internet nhanh nhất và có tác dụng tạo nên một làn sóng công phẫn trên phạm vi toàn thế giới. Sinh viên Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc sẽ không cô đơn như 1989 mà cả nhân loại sẽ đứng về phía họ. Hàng trăm cuộc biểu tình trước các tòa đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài sẽ tạo nên một áp lực quốc tế thường trực không kém gì tại lục địa Trung Hoa. Thượng Nghị Sĩ John McCain phát biểu trên CNN  “Chúng ta không thể chấp nhận một Tiananmen Square xảy ra tại Cairo”. Điều đó có nghĩa nếu Thiên An Môn xảy ra hôm nay, giới lãnh đạo Mỹ, vì cả hai lý do nhân đạo cũng như kinh tế, sẽ không đứng bàng quan nhìn hàng ngàn thanh niên vô tội bị nghiền nát dưới lằn xích sắt như đã diễn ra trong 1989.
Giống như cơ chế nhà nước tư bản là hệ quả khoa học của cuộc cách mạng kỹ nghệ vào thế kỷ 18, các chế độ dân chủ mở rộng ngày nay là hệ quả khoa học của một nền kinh tế đang được toàn cầu hóa. Ánh sáng tự do đang rọi vào những nơi mà trước đây không mấy ai quan tâm đến như Tunisia, Sudan, Yemen, Morocco và lần lượt sẽ đến nhiều nơi khác đang sống dưới chế độ độc tài.
Trần Trung Đạo
-------------------------------
Tham Khảo:
1. Documentary film: The Gate of Heavenly Peace – Transcript©1995, Long Bow Group Inc.
2. Eddie Cheng, Standoff At Tiananmen (Sensys Corp.: March 2009).
3. Rob Gifford, “Student division leads Tiananmen failure,” BBC Special Report 1999.
4. Turmoil At Tiananmen: A Study Of U.S. Press Coverage of The Beijing Spring of 1989 (The Joan Shorenstein Barone Center on the Press, Politics and Public Policy, John F. Kennedy School of Government, Harvard University, 1992).
5. Wikipedia tiếng Việt “Sự Kiện Thiên An Môn”
6. Wikipedia tiếng Anh, “Tiananmen Square protests of 1989”
7. Geremie Barmé, “Beijing Days, Beijing Nights,” từ The Pro-Democracy Protests In China: Reports From The Provinces. ed. Jonathan Unger (East Gate Book: 1991).
8. chinasupport.net
9. Robin Munro, “The Bloody Road to Tiananmen,” The Nation, June 2, 2009.
(FB. Trần Trung Đạo)
 

Tường thuật từ Hoàng Sa: Tàu Trung Quốc chuyển sang tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam

(TNO) Chiều 3.6, tường thuật từ Hoàng Sa, phóng viên Thanh Niên cho biết, những ngày qua tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, tàu Trung Quốc đã chuyển sang tấn công tàu Cảnh sát biển Việt Nam thay vì tấn công các tàu Kiểm ngư như lúc đầu.
 
Tàu Trung Quốc điên cuồng đâm vào tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam - Ảnh: Trung Hiếu

Liên quan đến tình hình hiện trường tại biển Đông, vào lúc 13 giờ 10 phút chiều 3.6, tàu CSB 4032 được lệnh tiến vào giàn khoan Hải Dương 981, khi cách giàn khoan trái phép này khoảng 8 hải lý, đã có 4 tàu Trung Quốc với tốc độ cao lao ra ngăn cản.

Thấy vậy, tàu CBS 4032 linh hoạt rút ra ngoài. Tàu Trung Quốc xuất hiện với số đông, sẵn sàng đâm va, bít đường vào, khiến các tàu kiểm ngư gần đó của lực lượng chấp pháp Việt Nam không tiến sâu được vào khu vực giàn khoan.

Trước sự hung hăng của tàu Trung Quốc, các tàu chấp pháp của Việt Nam tạm thời chỉ tuyên truyền vòng ngoài, hạn chế áp sát, hạn chế va đâm để không gây ra tổn thất và tránh tình huống rủi ro.

Chỉ huy của tàu CSB 4032, thiếu tá Hoàng Quốc Đạt, Hải trưởng Hải đội 201 thuộc Vùng Cảnh sát biển 2 phân tích, do tàu Cảnh sát biển có tốc độ cao lại trang bị hệ thống thông tin hiện đại nên tàu Cảnh sát biển Việt Nam là “mục tiêu tấn công” trọng yếu của tàu Trung Quốc.

Thượng úy Hoàng Tuấn Anh - thuyền trưởng tàu CSB 2013 cho biết trong ngày 2.6, tàu CSB 2013 đã 2 lần bị phía Trung Quốc dùng tàu tốc độ cao uy hiếp, ngăn cản khi tàu CSB 2013 cách giàn khoan trái phép Hải Dương 981 khoảng 10 hải lý.

Trước đó vào ngày 1.6, tàu CSB 2016 đã bị 2 tàu Trung Quốc vây ép, đâm va tại vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý, làm thủng nhiều lỗ lớn.
Trung Hiếu
(từ Hoàng Sa, Đà Nẵng)
(Thanh niên)

VN tổ chức đưa ngư dân ra làm lá chắn trên biển Đông?

(giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh, sự nghiệp giữ gìn và bảo vệ lãnh thổ là của mọi con dân dòng máu VIỆT)
Một tháng đã trôi qua, kể từ khi giàn khoan HD 981 của Trung Cộng kéo đến cắm vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, dù Hà Nội ra mặt nhún nhường và kêu gọi Bắc Kinh hãy đàm phán chứ không dám kiện ra tòa án quốc tế, thì ngược lại, các tàu chiến của Trung Cộng ngày càng hung hãn và tìm cách tấn công và khiêu khích các tàu của Việt Nam nhiều hơn.

Cho đến giờ phút này, phía các tàu của Trung Cộng không hề gặp phản ứng nào đáng kể từ Việt Nam, nhưng tàu chiến và ngư dân Việt đã gặp nhiều hư hại. Gần đây nhất là một tàu cá đã bị Trung Cộng công khai đâm chìm hoàn toàn.
1744231_large


Chiếu tàu gặp nạn, có số hiệu là ĐNa 90152 TS, của ngư dân Đà Nẵng được kéo về đến Lý Sơn và chỉ còn nổi một mỏm nhỏ trên mặt biển. Ngày 26/5, Trung Cộng đã hết sức vô nhân đạo khi cố ý đâm chìm con tàu này tại Hoàng Sa, và bỏ đi ngay khi thấy 10 ngư dân đang rơi xuống biển. May mà  những ngư dân này đã sống sót để kể lại.

Nhưng mới đây, điều làm mọi người sửng sốt là Hà Nội đã rút bớt tàu các tàu tuần cảnh của mình vào bờ và đưa ra một chiến dịch lấy ngư dân làm lá chắn, cũng không kém phần vô nhân đạo so với Trung Cộng.

Theo chiến dịch này, Hà Nội sẽ tổ chức những nhóm tàu cá của ngư dân, tiến vào vùng biển đang tranh chấp để đánh bắt cá như một cách khiêu khích Trung Cộng. Tin chính thức từ Nhà nước CSVN đưa ra cho biết, ngày 2/6, dù Trung Quốc vẫn duy trì số lượng khoảng 120 tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 gồm: gần 40 tàu hải cảnh; 14 tàu vận tải; 20 tàu kéo; gần 50 tàu cá cùng 4 tàu quân sự, thì Hà Nội vẫn hối thúc nhóm 50 tàu cá đầu tiên tiến ra vùng biển tranh chấp đó để đánh bắt.

Các sĩ quan quân đội CSVN được lệnh đến từng tàu của ngư dân Việt Nam và tuyên truyền rằng đừng lo sợ vì vùng biển đó là chủ quyền của Việt Nam, và sẽ không có chuyện gì xấu xảy ra.

Theo sự hối thúc của chính quyền, hôm nay, ngày 3 tháng 6 ở Việt Nam, 50 tàu cá của ngư dân đã tiến ra vùng biển tranh chấp, chỉ còn cách giàn khoan HD 981 khoảng 20 hải lý. Tin được loan đi vào ngày 2/6, qua trang báo điện tử VTC.

Trước đây vài ngày, ngày 25/5, một tàu của Việt Nam ở Lý Sơn dù không áp sát vào vùng biển đang tranh chấp nhưng vẫn bị tàu của Trung Cộng bọc vỏ sắt đâm chìm, làm một ngư dân tên Đặng Giùm, thiệt mạng tại chỗ. Ngày 18/5, một tàu ở Quảng Ngãi khi vừa ra biển đã bị một tàu Trung Cộng ập đến đập phá. 2 ngư dân trên tàu bị thương nặng phải quay về đất liền đi cấp cứu.

Vẫn chưa biết 50 tàu cá của ngư dân tay không tấc sắt sẽ đối đầu với Trung Cộng ra sau trong vài ngày tới. Nhưng nếu có bất kỳ sự thương vong nào từ ngư dân, chắc chắn không chỉ có Trung Cộng là kẻ bị lên án, má chính chế độ CSVN cũng là đồng phạm trong việc đưa ngư dân ra làm lá chắn như vậy.
Dân News
 

Ngày 4/6/2014 - Cảnh giác : Lãnh đạo Việt Nam có thực sự chống Trung Quốc?

  • Nhật tạm đình chỉ giải ngân ODA cho VN (BBC) - Nhật Bản nói sẽ chỉ phê duyệt các dự án dùng vốn hỗ trợ phát triển chính thức nếu Việt Nam hoàn tất điều tra cáo buộc bê bối đường sắt.
  • Nato bàn cách đối phó với Nga (BBC) - Các bộ trưởng quốc phòng trong khối Nato sẽ lần đầu tiên họp mặt để bàn về những ảnh hưởng dài hạn từ hành động của Nga tại Ukraine.
  • Brasilia, thành phố quyền lực (BBC) - Estadio Nacional ở thủ đô Brazil là sân vận động lớn thứ hai của lễ hội bóng đá lớn nhất hành tinh năm nay.
  • Công bố tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam (BaoMoi) - Sáng 3/6, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hán Nôm-Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chính thức giới thiệu cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông”.
  • Pháp không mặn mà đón nhận Snowden (RFI) - Trả lời báo chí vào sáng nay 03/06/2014, Thủ tướng Pháp Manuel Valls cho biết không ủng hộ việc cấp quy chế tỵ nạn cho Edward Snowden. Nhiều nhân sĩ trí thức Pháp ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chính quyền, nhân danh quyền tự do thông tin, quan tâm đến trường hợp của cựu nhân viên tình báo Hoa Kỳ.
  • Thái Lan xóa bỏ lệnh giới nghiêm tại 3 điểm du lịch (RFI) - Tập đoàn quân sự Thái Lan vừa thông báo xóa bỏ lệnh giới nghiêm tại ba địa điểm du lịch nổi tiếng là đảo Phuket, Samui và thành phố biển Pattaya. Khối lượng du khách nước ngoài đến Thái Lan đã giảm đi đáng kể trong bảy tháng qua do bất ổn chính trị tại Bangkok.
  • Thấy gì qua phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-La (RFA) - Sáng 31/5 - ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể với chủ đề “Quản lý những căng thẳng chiến lược.”
  • Xuất khẩu dệt may đạt hơn 7,4 tỉ USD (BaoMoi) - (PL)- Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong năm tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt hơn 7,4 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ.
  • Phái đoàn Hạ viện Mỹ thăm Quốc hội Việt Nam (RFA) - Sáng nay 3/6, chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng tiếp phái đoàn Hạ viện Mỹ do dân biểu John Kline, chủ tịch Ủy ban giáo dục và lao động, thành viên Ủy ban Quân vụ đang thăm và làm việc tại VN.
  • Việt Nam-Hoa Kỳ thảo luận tăng cường quan hệ (RFA) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm qua 2/6 đã tiếp kiến bà Penny Pritzker, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ và các đại biểu đại diện Hội đồng kinh doanh Thương mại Hoa Kỳ - ASEAN đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
  • Những người xứ miệt vườn đi bán thận (RFA) - Chuyện bán thận của những người nghèo ở miệt vườn Tây Nam Bộ không phải là chuyện mới mẽ gì, nó đã diễn ra gần mười năm nay nhưng mới được phát hiện và báo chí vào cuộc trong vài tháng trở lại đây.
  • Tàu Trung Quốc lại đụng độ với tàu Việt Nam (RFI) - Hôm nay, 03/06/2014, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc loan tin là tàu của Trung Quốc đã phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam và gây hư hại một tàu khác của Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông.
  • TQ duy trì 2 tàu hộ vệ tên lửa ở giàn khoan Hải Dương 981 (BaoMoi) - Trong ngày 3/6 tình hình biển Đông khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vẫn căng thẳng, phía Trung Quốc tiếp tục duy trì từ 110-115 tàu các loại để "hộ tống" giàn khoan, trong đó có 2 tàu quét mìn và 2 tàu hộ vệ tên lửa.
  • Mỹ ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền (BaoMoi) - Tại trụ sở Quốc hội sáng 3-6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp đoàn hạ nghị sĩ Mỹ do ngài John Kline (Chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Lao động, thành viên Ủy ban Quân vụ) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
  • Đài Loan cảnh báo TQ phải nhìn nhận biến cố Thiên An Môn 1989 (RFA) - Giới lãnh đạo Trung Quốc phải tôn trọng lịch sử, nhìn nhận những gì đã xảy ra ở biến cố Thiên An Môn 1989. Đó là những điểm chính trong bản tuyên bố hàng năm được Văn Phòng Đặc Trách Quan Hệ Với Hoa Lục của chính phủ Đài Loan đưa ra hồi chiều hôm qua.
  • Trung Quốc biện hộ hành động đàn áp ở Thiên An Môn (RFA) - Trong cuộc họp báo sáng nay tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng đảng và nhà nước Hoa Lục đã đi đúng đường khi có quyết định quan trọng đó, nói rõ là vì an ninh của quốc gia và vì tương lai của người dân, ...
  • Bào Đồng, nguyên thư ký của Triệu Tử Dương, bị bắt (RFI) - Lần đầu tiên, an ninh Trung Quốc bắt nhốt người cựu cán bộ lãnh đạo tâm tiếng Bào Đồng. Trong những năm qua, trước ngày tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn, nhà ly khai thường“được yêu cầu” ra khỏi Bắc Kinh. Theo Asia News,ít nhất 80 người, từ trí thức, luật sư, nhà báo và tín đồ Thiên Chúa giáo bị bắt và điều tra về các hoạt động bị xem là“nhạy cảm”.
  • Bắc Kinh phong tỏa mạng xã hội trước ngày tưởng niệm 25 năm Thiên An Môn (RFI) - Google, You Tube, Twitter bị kiểm duyệt gắt gao ở Hoa lục. Song song với các biện pháp an ninh ngăn chận những sinh hoạt bị cho là“nhạy cảm” chính quyền Trung Quốc sử dụng“tường lửa” chận các trang mạng xã hội, kiểm duyệt thông tin trước và trong ngày 03/06, ngày mà cách nay 25 năm hàng trăm sinh viên Trung Quốc bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn.
  • Lãng quên Thiên An Môn : Chính sách xóa ký ức dân tộc của chế độ Bắc Kinh (RFI) - Trong vòng một phần tư thế kỷ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành côngáp đặt« quốc sách lặng im» triệt tiêu mọi thông tin, mọi hình ảnh, mọi ký ức về vụ thảm sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn đêm 03 rạng 04/06/1989. Đặng Tiểu Bình bật đèn xanh cho quân đội nổ súng sát hại sinh viên, còn trách nhiệm xóa ký ức dân tộc dành cho các thế hệ lãnh đạo kế thừa.
  • Tham vọng của Trung Quốc gây lo ngại tại Châu Á. (RFI) - Căng thẳng gia tăng ở ChâuÁ cùng với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh. Tại Singapore, diễn đàn an ninh khu vực - Đối thoại Shangri-la, diễn ra từ 30/05 đến 01/206/2014, đã minh chứng cho điều này. Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ vì bị cáo buộc gây mất ổn định trong khu vực. Chính thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đưa ra các cáo buộc này. Bà Valérie Niquet, phụ trách khu vực ChâuÁ của Quỹ nghiên cứu chiến lược trả lời các câu hỏi của RFI.
  • Anh, Mỹ sẵn sàng hợp tác với chính phủ mới của Palestine (RFI) - Một ngày sau khi chính phủ mới của Palestine tuyên thệ nhập chức, Ngoại trưởng Anh tán thành việc Palestine vừa có nội các mới và kỳ vọng phía Palestine sẽ tôn trọng những thỏa thuận đã đạt được trong quá khứ với quốc tế, kể cả việc nhìn nhận tính chính đáng của Israel. Trước Luân Đôn, Washington đã công nhận chính phủ mới của Palestine. Riêng Tel Aviv dọa gia tăng trừng phạt Cơ quan quyền lực Palestine đã bắt tay với« tổ chức khủng bố Hamas».
  • Thái tử Felipe cứu tinh của Hoàng gia Tây Ban Nha? (RFI) - Tin tức quốc vương Juan Carlos của Tây Ban Nha bất ngờ thoái vị chiếm nhiều trang báo lớn của Pháp sáng nay 03/06/2014. Cả hai tờ Libération và Le Figaro đồng loạt chạy tít lớn trên trang nhất« Tây Ban Nha : Juan Carlos thoái vị…» và« Những thách thức cho tân vương Felipe».
  • NATO : Nga đã rút quân khỏi biên giới Ukraina (RFI) - Hôm nay, 03/06/2014, trước khi khai mạc cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO, một quan chức của khối này thông báo, Nga đã rút đi phần lớn các binh sĩ đóng tại biên giới Ukraina. Trong lúc cộng đồng quốc tế hoài nghi về dự thảo nghị quyết của Nga trên hồ sơ Ukraina.
  • Viện lưu trữ phim ảnh Pháp giới thiệu (RFI) - Trong khuôn khổ Năm Việt Nam tại Pháp, Viện lưu trữ phim ảnh của Pháp Cinémathèque Française tổ chức hai tuần lễ chiếu phim Việt Nam tại Paris. Khoảng 35 tác phẩm đủ loại được trình chiếu trong chương trình mang tên Toàn cảnh Điện ảnh Việt Nam từ ngày 11/06 đến 26/06/2014. 
  • Syria bầu Tổng thống, Assad chắc chắn thắng cử (RFI) - Hôm nay, 03/06/2014, người dân Syria bỏ phiếu bầu Tổng thống tại những vùng nằm dưới sự kiểm soát của chế độ Damas, một cuộc bầu cử mà Tổng thống Bachar al-Assad chắc chắn thắng cử, còn đối với phe chống chính phủ và phương Tây, đây chỉ là một trò hề.
  • Vụ người Nhật mất tích: Thủ tướng Abe có thể đến Bình Nhưỡng (RFI) - Điều trần tại Quốc hội vào hôm nay (03/06/2014) Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida không loại trừ khả năng Thủ tướng Shinzo Abe đích thân đến Bình Nhưỡng với mục đích giải quyết dứt điểm hồ sơ các công dân Nhật Bản bị Bắc Triều Tiên bắt cóc trong những thập niên 1970-1980. Cho đến nay, hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.
  • Nhật Bản đình chỉ viện trợ phát triển cho Việt Nam (RFI) - Hôm nay, 03/06/2014, bộ Ngoại giao Nhật Bản ra thông báo cho biết là chính phủ Tokyo đã tạm ngưng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Hà Nội do vụ một công ty Nhật hối lộ các quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
  • World Cup 2014: gấu trúc Trung Quốc tiên đoán đội thắng (RFA) - Bốn năm trước đây khi Giải Vô Địch Bóng Đá Thể Giới diễn ra trên sân cỏ Nam Phi, mọi người đều có dịp biết đến chú bạch tuộc tên Paul của Xứ Sương Mù Anh Quốc, nổi tiếng với tài tiên đoán xem các đội tuyển dự Giải thắng bại thế nào. Lần này ở Brazil, tới lượt gấu trúc Trung Quốc nhập cuộc.
  • Hiệp Hội Thương Mại Nhật sẽ (RFA) - Tân Chủ tịch Hiệp Hội Thương Mại Nhật Bản cho hay sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Tokyo và Bắc Kinh cũng như giữa Tokyo và Seoul.
  • Bangladesh ăn mừng thu nhập lớn nhờ World Cup (RFA) - Không thể biết đội tuyển của nước nào sẽ chiến thắng World Cup Brazil 2014, nhưng ngay lúc này, các công ty may mặc ở Bangladesh đã ăn mừng vì hoàn tất lượng hàng khổng lồ, trị giá được nói từ 500 triệu dollars cho đến 1 tỷ bạc.
  • NATO: bầu cử Syria là "trò hề" (RFA) - Trong suốt thời gian cuộc bầu cử diễn ra ngày hôm nay, hầu như không có xáo trộn nào xảy ra, và hình ảnh được phổ biến trên truyền hình nhà nước cho thấy cử tri hăng hái đi bầu, cũng như nói là họ hết lòng tín nhiệm ông Al-Assad.
  • Tân Thủ tướng Libya nhậm chức (VOA) - Tân Thủ tướng Libya Ahmed Maitiq triệu tập cuộc họp nội các lần đầu tiên tại Tripoli, sau khi cảnh sát giúp ông đảm nhận chức vụ mà người tiền nhiệm của ông không chịu trao lại
  • Cử tri Syria đi bầu tổng thống (VOA) - Cử tri tại những khu vực do chính phủ Syria kiểm soát hôm nay đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử mà theo dự liệu sẽ mang lại thắng lợi áp đảo cho đương kim Tổng thống Bashar al-Assad
  • Trao tiền bạn đọc ủng hộ lực lượng bảo vệ biển Đông (BaoMoi) - Sau 33 ngày chấp pháp trên vùng biển Hoàng Sa (Đà Nẵng) thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, hôm qua 3.6, tàu kiểm ngư KN795 cập cảng Đà Nẵng mang trên mình rất nhiều vết tích do các tàu TQ cố tình cản trở bằng cách đâm va.
  • Thêm 86 triệu đồng ủng hộ lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Chiều 3-6, ông Phan Văn Dũng – Tổng Giám đốc Cty TNHH Bao bì Nước giải khát Crown Đà Nẵng dẫn đầu đoàn CBCNV Cty đến thăm, động viên và trao 2 phần quà, mỗi phần là 43 triệu đồng hỗ trợ cho Chi đội Kiểm ngư 3 và Vùng Cảnh sát biển 2-Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển. Đây là số tiền được vận động quyên góp từ 104 CBCNV ủng hộ theo thư ngỏ tự nguyện “Hướng về biển Đông” do Cty phát động (22,7 triệu đồng) và 63,3 triệu đồng trích từ Quỹ của Cty.
  • G7 bàn về biển Đông (BaoMoi) - Hội nghị các nước G7 sẽ thảo luận tình hình biển Đông và nhiều khả năng ra tuyên bố về các hành vi gây hấn của Trung Quốc.
  • Malaysia kêu gọi sớm có COC (BaoMoi) - Theo AFP, trong bài phát biểu tại Hội nghị bàn tròn châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 28 ở thủ đô Kuala Lumpur tối 2-6, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho rằng việc tiếp tục đàm phán và hành động thúc đẩy sớm có bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) là những bước đi đúng hướng. Những cuộc đàm phán này nên kết thúc sớm trong tương lai gần.
  • Ngày thứ hai thi tốt nghiệp THPT: Đề nhẹ nhàng (BaoMoi) - Với những thí sinh không chọn thi môn ngoại ngữ hoặc sinh học thì ngày thi hôm qua (3.6) xem như đã hoàn tất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hầu hết các thí sinh đều nhận định 3 môn thi trong ngày hôm qua khá dễ, dư sức đạt điểm trung bình.
  • Mỹ “làm gương” trước Trung Quốc bất chấp (BaoMoi) - “Sức mạnh Mỹ” không phải chỉ là phép so sánh “ai có quân sự mạnh hơn ai”. Dưới thời Tổng thống Obama, đó là sự kết hợp với nhiều hình thức mà ngoại giao và pháp lý là ưu tiên trên hết.
  • Bắc Kinh gây bất hòa với nhiều "bạn bè" xưa (BaoMoi) - Bắc Kinh đang sử dụng các đội tàu đánh cá và tàu bán quân sự cho các mục đích địa chính trị bằng cách theo đuổi chiến lược “đánh bắt, bảo vệ, tranh chấp, và độc chiếm”.
  • “Cả dân tộc đang nhìn về một hướng” (BaoMoi) - TT - “Lần đầu tiên tôi cảm thấy có một không khí khác lạ như vậy, một sự đoàn kết rất mạnh mẽ. Dường như cả dân tộc mình đang cùng nhìn về một hướng”.
  • Cơ hội vàng cho ASEAN (BaoMoi) - Đã đến lúc ASEAN vào cuộc mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biển Đông bằng cách thúc ép tất cả các bên ngồi vào bàn đàm phán
  • Gắn xây dựng phát triển kinh tế với bảo vệ biển đảo (BaoMoi) - Tại phiên thảo luận về tình hình KT-XH, các lĩnh vực kinh tế, xã hội đã được đại biểu Quốc hội nêu ý kiến thẳng thắn, đánh giá, phân tích tình hình, kết quả thực hiện, nguyên nhân của thành tựu và những hạn chế yếu kém. Liên quan đến tình hình phức tạp ở biển Đông hiện nay, sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự bức xúc và đồng tình cao với những chủ trương, chính sách, giải pháp giải quyết vụ việc này của Đảng và Nhà nước.
  • Nhật Bản đẩy nhanh tiến trình diễn giải Hiến pháp (BaoMoi) - (VTV Online) - Những căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông gần đây đã thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản đẩy nhanh tiến trình diễn giải lại nội dung Hiến pháp theo hướng cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các hoạt động quân sự tập thể.

Cảnh giác : Lãnh đạo Việt Nam có thực sự chống Trung Quốc?

“…Nhìn kỹ và nghe rõ mọi người để tìm hiểu sự thật nấp sau những lời phát biểu và hành động của các thành phần can dự. Chúng ta không nên, vì nôn nóng và quá đợi chờ một giải pháp hay một vị cứu tinh, "thấy áo cà sa cho là Phật". Đôi khi thấy vậy mà không phải vậy…”

ông Dũng tại Hội Nghị Asean vùa qua

Đất nước đang trải qua một giai đoạn khó khăn, biển hải bị lấn chiếm. Trước hành động thô bạo của tập đoàn Bắc Kinh, chính quyền cộng sản đã tỏ vẽ lo sợ và rụt rè, không dám phản ứng mạnh mẽ làm cho toàn dân thất vọng và mất tự tin. Mọi người, ai cũng mong đợi một phép lạ nào đó đem lại một giải pháp để cứu vãng tình thế, giúp dân Việt Nam bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải. Mọi người đều bức xúc.
Nhưng lúc này hơn bao giờ hết, chúng ta cần giữ bình tĩnh để nhân định tình hình cho đúng. Nhìn kỹ và nghe rõ mọi người để tìm hiểu sự thật nấp sau những lời phát biểu và hành động của các thành phần can dự. Chúng ta không nên, vì nôn nóng và quá đợi chờ một giải pháp hay một vị cứu tinh, "thấy áo cà sa cho là Phật". Đôi khi thấy vậy mà không phải vậy.
Muốn nhận định đúng, chúng ta không được nóng vội và gạt bỏ tất cả các thành kiến, các quyền lợi vị kỷ, tình cảm cá nhân và, nếu có thể, luôn cả những ảnh hưởng của xã hôi, gia đình và giáo dục mà mỗi người chúng ta nhận chịu.
Càng khách quan, chúng ta càng nhìn rõ những gì đang xảy ra.
Trong những ngày qua, báo chí trong nước và chính quyền Hà Nội nhắc đi nhắc lại là chính phủ Việt Nam đang thương lượng với Hoa Kỳ để liên minh và được sự yểm trợ quân sự trong vấn đề tranh chấp về lãnh hải với Trung Quốc. Mặt khác, chính quyền Hà Nội cũng loan tin là họ đang nghiên cứu để kiện Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc. Điểm quan trọng khác là, sau một thời gian dài thụ động tạo hoang mang trong lòng dân, các lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam có vẻ năng động hơn trong việc tìm giải pháp cứu đất nước ra khỏi cảnh nguy nan. Vai trò của Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã nổi bật trước sự rụt rè lo sợ của hai vị Chủ tịch nhà nước và Tổng bí thư Đảng.
Về việc thương lượng với Hoa Kỳ, vấn đề mà chúng ta cần hiểu là, trong những cuộc gặp gỡ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hai bên trao đổi với nhau những gì? Thương lượng ở những điểm nào? Và có lợi ích gì cho mỗi bên?
Chẳng có bên nào cho biết cả. Nhưng ai cũng biết là đảng cộng sản Việt Nam, mặc dù không còn xem Hoa Kỳ là kẻ thù địch như trong thời kỳ chiến tranh nhưng lúc nào cũng giữ thái độ nghi ngại đối với nước này vì chủ trương dân chủ hoá của họ. Điều mà chính quyền cộng sản Viêt Nam lơ sợ nhứt là mất vị trí độc tôn của Đảng, không giữ được chế độ độc tài toàn trị trong nước. Do vậy, muốn trở thành đồng minh với Hoa Kỳ không phải là chuyện đơn giản.
Có giả thuyết cho là Hoa Kỳ đòi hỏi ở chính quyền Hà Nội một sự cố gắng tối thiểu về nhân quyền và dân chủ vì nhân dân của họ không chấp nhận những chế độ độc tài toàn trị. Ngược lại, chính quyền cộng sản Việt Nam cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ quyền lợi của Đảng trong thế độc tôn, song song với việc bảo vệ lãnh thổ và độc lập đối với Bắc Kinh. Như vậy, đảng Cộng Sản Việt Nam lấy gi để đánh đổi?
Mặt khác, vấn đề của Hoa Kỳ là Trung Quốc.
Ai cũng biết Hoa Kỳ là một quốc gia từ trước đến giờ được xem như đệ nhất cường quốc, không những về mặt kinh tế, tài chính, quân sự, mà còn là nước đứng đầu trong số những quốc gia dân chủ Tây phương. Trong những thập niên gần đây, để có thêm địa bàn mậu dịch và trao đổi, Mỹ cùng với một số quốc gia dân chủ tiên tiến khác đã tạo điều kiện để Trung Quốc có dịp phát triển qua đầu tư, giao thương, và chuyển giao công nghệ, với thầm vọng sẽ đưa từ từ Trung Quốc vào quỹ đạo của khối những quốc gia dân chủ và tự do.
Giờ đây Trung Quốc đã đạt được một mức phát triển nhất định, do vậy họ tự xem như một đại cường quốc nên bắt đầu có chủ trương bành trướng lấn át đối với cộng đồng thế giới.
Bắc Kinh đơn phương quyết định nới rộng các định mức lãnh hải và không phận, bất chấp luật pháp quốc tế và sự phản đối của những nước láng giềng. Họ tỏ ra thách thức và ngạo mạng đối với cộng đồng thế giới và đơn phương tuyên bố thu gồm trong vòng kiểm soát và khai thác hầu hết 90% lãnh hải vùng Biển Đông (từ vùng biển thuộc Đài Loan, Phi Luật Tân cho tới Mã Lai, Brunei, Indonesia và Singapore), quyết định lấy quyền kiểm soát phần lớn không phận ở biển Thái Bình Dương và chiếm cứ một số hải đảo, quần đảo thuộc khu vực, trong đó có các đảo thuộc Việt Nam.
Như vậy Hoa Kỳ và và các nước khác trong vùng, không yêu kém như Việt Nam, có thể chấp nhận để cho Bắc Kinh lấn ép không?
Trong bối cảnh này, nước Việt Nam do địa thế có một vị trí đặc biệt về mặt quân sự. Cũng vì là một quốc gia đang bị lấn ép, Việt Nam có thể trở thành một đối tác tốt.
Vấn đề đặt ra là Hoa Kỳ và một số nước dân chủ khác, có thể liên minh với một nước có tập đoàn lãnh đạo công sản độc tài và trước đây đã tự nguyện lệ thuộc Trung Quốc như vậy không?
Quan trọng hơn, có gì bảo đảm là lãnh đạo cộng sản Việt Nam thực sự muốn chống Trung Quốc để giành lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nếu vì đó mà họ phải mất quyền lãnh đạo trong nước ?
Và nếu phải bảo vệ quyền lợi của Đảng tới cùng trong việc thương lượng, đồng thời phải tranh thủ sự yểm trợ quân sự của Hoa kỳ và các đồng minh trong vùng, lãnh đạo cộng sản có thể nhân nhượng tới đâu và đánh đổi, chấp nhận những điều kiện gì? Những điều kiện đó có tác dụng tai hại đến tương lai của đất nước không?
Thái độ do dự cũng như những phản ứng rụt rè của cấp lãnh đạo đảng Cộng sản phơi bày sự lưỡng lự và lo sợ của họ, cho phép chúng ta đặt những câu hỏi trên.
Tuy câu hỏi khó có trả lời, nhưng chúng ta cũng cố tìm hiểu thái độ và hành động của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản trong thời gian qua.
Chúng ta thấy rõ là từ Ban Chấp Hành đến Bộ Chính Trị và Ủy bạn Trung ương Đảng, mọi người (trong đó có ông Trương Tấn Sang là Chủ tịch nước, và ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí Thư, hai nhân vật cao cấp nhất trong nước, một bên là Nhà nước bên kia là Đảng) đã tỏ ra lo sợ, phản ứng yếu ớt trước thái độ hung hăng của tập đoàn Bắc Kinh, không đáp ứng sự mong đợi của nhân dân. Không những vậy, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hành động rất mâu thuẫn. Thay vì kêu gọi đoàn kết dân tộc để chống xâm lược, họ tiếp tục đàn áp và bịt miệng dân, cấm biểu tình chống Trung quốc. Thêm vào đó, những người yêu nước trước đây bị bắt chỉ vì lý do duy nhất là chống sự lấn ép của Trung Quốc, vẫn bị giam cầm không được tha. Đối với chính quyền họ vẫn là những người có tội.
Nói về lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, ai là người cầm đầu trong nước? Có phải ông Chủ tịch nước? Hay ông Tổng Bí thư Đảng ?
Theo hiến pháp vừa được biểu quyết, quân đội và công an phải phục vụ Đảng và Chủ tịch nước có quyền tuyệt đối trong việc bổ nhiệm các thành phần chính phủ. Nhưng trên thực tế không phải vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn là người cầm đầu trong nước vì ông nắm được các lực lượng công an (nơi xuất thân của ông), quân đội và một số ủy viên trong Ủy Ban Trung ương.
Ông Dũng là người như thế nào?
Ông Nguyễn Tấn Dũng là người cầm nắm vận mệnh của đất nước từ 12 năm qua, ngay từ thời kỳ ông còn là môt vị Phó Thủ tướng thứ nhất của ông Phan văn Khải. Vì vai trò của ông Khải rất mờ nhạt nên ông đã là người nắm nhiều quyền lực nhất và thấy thế ông Khải sau đó. Như vậy, từ năm 2002, ông nắm gần như trọn quyền quyết định trong tay.
Từ đó, ông đã làm gì?
Trong khoảng thời gian cầm quyền gần như độc tôn của ông, có lẽ chưa bao giờ có sự đàn áp các thành phần dân chủ yêu nước một cách thô bạo như vậy, và có lẽ cũng chưa bao giờ, từ khi đất nước được thống nhất đến nay, ảnh hưởng của Trung Quốc có tốc độ gia tăng nhanh và đè nặng trên vận mệnh của Việt Nam như vậy.
Thiết tưởng cũng nên nhắc lại cho mọi người biết là những vụ án đàn áp dân chủ trước đây chỉ bị xử 2 hoặc 3 năm tù. Từ sau khi ông Dũng nắm được toàn quyền trong chế độ, các án tù đã lên đến 9 hay 10 năm, và phần nặng nhất dành cho các thành phần chống Trung Quốc. Điếu Cày chỉ vì tổ chức vài cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc mà bị xử 12 năm tù; Tạ Phong Tần 9 năm. Đinh Đăng Định chỉ vì chống lại dự án bô-xít Tây Nguyên mà bị xử 6 năm tù. Đến lúc sắp chết, Đinh Đăng Định còn nói là anh đã bị đầu độc.
Cũng đừng quên ông Dũng là cấp lãnh đạo cao nhất đã lên tiếng bênh vực dự án Bô-Xít Tây Nguyên một cách hung hăng nhất (trích lời "dự án bô-xít Tây Nguyên không thể đặt lại, đó là một chủ trương lớn của Đảng"). Dự án này cũng như việc cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn, đã có tác dụng tạo ra những khu tự trị Trung Quốc trên thực tế ở Việt Nam. Nhiều khu công nghiệp cũng gần như những khu tự trị Trung Quốc.
Nhu vậy, ông Dũng có phải thực sự là người chống Trung Quốc không? Xin để mỗi người tìm lấy câu trả lời.
Thật ra những gì chúng ta biết và hiểu được thì thế giới cũng đã biết từ lâu, có điều là đến nay không việc gì đến họ nên họ không lên tiếng hoặc chỉ nói qua loa lấy lệ, để không làm mất hòa khí với Việt Nam. Nay tình thế đã đổi khác, quyền lợi trực tiếp của họ đang bị hăm dọa. Họ cần có đồng minh tin cậy để đối đầu với Trung Quốc.
Gần đây ông Dũng tỏ ra năng động và có thái độ cứng rắn hơnđối với Trung Quốc về sự xâm lấn lãnh hải. Một số người nhẹ dạ nghe qua những lời phát biểu của ông gần đây, cho ngay ông là người đã chứng tỏ tư cách của một nhà lãnh đạo dám chống Trung Quốc trong lúc đất nước nguy cơ.
Trên thức tế, ngoài vài lời tuyên bố và vài bản tin của báo chí nhà nước, chính quyền Hà Nội đã làm gì cụ thể để chống trả mưu đồ xâm lược của Trung Quốc chưa? Tất cả vẫn còn trong vòng "dự tính" và "nghiên cứu", không có gì cụ thể.
Những sự kiện nêu trên chỉ nhằm mục đích nhắc lại quá trình của ông Dũng trong thời gian ông cầm quyền trước đây, để chúng ta cảnh giác. Nhưng không phải vì thế mà nghĩ rằng tất cả những gì ông Dũng và tập đoàn lãnh đạo cộng sản làm, từ dây và trong thời gian sắp tới, đều hoàn toàn không phù hợp với quyền lợi của đất nước.Cũng có thể là trong tình cảnh nầy, các nhà lãnh đạo cộng sản đó đã có thay đổi tư duy, hồi tâm nghĩ lại, đặt quyền lợi của đất nước trên quyền lợi của một đảng đã mất lý tưởng từ lâu và chỉ còn là một tập đoàn lợi ích. Dù sao cũng là con người nên có danh dự và tự trọng.
Một trong những câu hỏi mà chúng ta có thể đặt ra là tại sao Bắc Kinh có thái độ kỳ quặc như vậy đối với một nước đàn em đã hoàn toàn quy phục? Có phải tại vì họ nhận thức được Việt Nam có khả năng hoặc dự tính đổi chiều, tách rời khỏi quỹ đạo của Trung Quốc?
Hy vọng được vậy và trong trường hợp này, hơn lúc nào hết, chúng ta cần có sự đoàn kết. Nếu chúng ta thấy trong những việc làm và hành động của đảng Cộng Sản có những gì có lợi cho đất nước và dân tộc, chúng ta nên bỏ qua mọi thành kiến và tình cảm cá nhân để yểm trợ hết lòng, trong tinh thần bảo vệ và xây dựng đất nước.
Không nên giữ lại hận thù và có thái độ quá khích, tự tạo những ảo tưởng, gây thêm rối loạn cho đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh hiện nay. Ngược lại phải dứt khoát đấu tranh để loại trừ tất cả những thành phần, cá nhân hay tổ chức, lợi dụng thời cơ, lấy cớ đất nước đang có chiến tranh ngoại xâm để đàn áp bịt miệng nhân dân hầu bảo vệ những quyền lợi vị kỷ.
Mặt khác, chúng ta cũng không nên chủ quán, quá chờ đợi ở nước ngoài. Chúng ta cũng không nên cho rằng những gì xảy ra ở Việt Nam và biển Đông là trọng tâm duy nhất của thế giới bắt buộc họ phải can dự vào. Mỗi quốc gia đều có vấn đề cần phải ưu tiên giải quyết, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Vấn đề Việt Nam có thể không phải là ưu tiên của họ.
Đối với người Việt Nam chúng ta, vấn đề quan trọng nhất phải theo sát và tìm hiểu rõ xem chính quyền cộng sản Việt Nam muốn hay không muốn đấu tranh với Trung Quốc để giành lại lãnh hải bị xâm chiếm và thoát khỏi ách lệ thuộc hay không?
Khi đó chúng ta sẽ rõ ai là thủ phạm, ai là thù địch.
Nguyễn Sơn Bá
1/06/2014
(ethongluan)

Bàn về hai cách thoát khỏi Công hàm 1958

“… thoát khỏi Công hàm phản quốc 1958, chỉ có cách phải giải Cộng, thoát Cộng! Chỉ có nhân dân đứng lên, trong một thể chế của nhân dân, mới vô hiệu hóa được mọi ký kết phản quốc, vi hiến, đã ký kết sau lưng nhân dân như Công hàm PVĐ!...”

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã “đóng đanh” bức Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 bằng những chứng cứ trên giấy trắng mực đen như sau:

- Thực chất của công hàm đó là “công khai tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là “rất tai hại, rất phản động”, “là một tai họa cho Việt Nam”, là “có tác hại phản quốc phải hủy bỏ”.


- Đó là một CÔNG HÀM cấp nhà nước (hình bên), giữa hai đại diện cao nhất của hai chính phủ, vì thế không thể tùy tiện hạ thấp tầm quan trọng của công hàm này thành một “công thư”,coi văn bản này “không có giá trị, vì anh không thể đem cho cái không phải quyền của anh”. Tác giả cho thấy cách lập luận nhằm hủy bỏ tầm quan trọng của một Công hàm như vậy là “hời hợt”, chỉ là “cãi chày cãi cối”, là “vô trách nhiệm”!

- Vì vậy. để hủy bỏ được công hàm tai hại ấy, tác giả thấy phải đưa ra một giải pháp khác là “Quốc Hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy”.

Đấy là những kết luận dứt khoát dựa trên những chứng cứ không thể chối cãi. Nhưng một khi đã công nhận những kết luận ấy không thể không tiếp tục đặt ra những câu hỏi khác và bàn thêm về hai cách giải thoát khỏi Công hàm 1958 ấy cho thật cặn kẽ.

1/ Một Công hàm đã bán chủ quyền, đã “phản động, phản quốc” như vậy thì tác giả của Công hàm ấy, cá nhân cũng như tập thể, cần được phán xét ra sao, chịu trách nhiệm thế nào với hậu thế, với sự tồn vong của đất nước? Bài học rút ra là gì?

2/ Thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách nào?

Mọi người đều thấy Công hàm 1958 là sự ràng buộc nguy hiểm nên đều thấy phải tìm cách thoát khỏi Công hàm đó. Nhưng tùy thuộc mục đích ưu tiên bảo vệ đất nước hay ưu tiên bảo vệ chế độ mà phát sinh hai kiểu thoát hiểm.

- Muốn bảo vệ cái nền móng, bảo vệ thể chế, sợ dứt dây động rừng thì lái cho thiên hạ quên đi tầm quan trọng của Công hàm đó, hạ thấp tính chính thống và tính pháp lý của Công hàm, coi Công hàm là thứ chẳng đáng quan tâm. Song ngụy biện kiểu này chỉ để tự che mắt mình và che mắt dân, chứ không thể cãi được với kẻ xâm lược tinh quái đã “nắm đằng chuôi”, và cũng không thuyết phục được công lý quốc tế khách quan. Thật vậy, ai có thể tưởng tượng một Thủ tướng lại dễ dãi đến mức quyết định “cho” nước láng giềng một phần lãnh thổ của Tổ quốc chỉ vì nghĩ rằng phần lãnh thổ ấy đang thuộc phần quản lý của đồng bào mình ở miền Nam thì cứ việc “cho” cũng chẳng hại gì? Trong khi vị Thủ tướng này luôn nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chịu trách nhiệm cao nhất bấy giờ, rằng “Tổ quốc Việt Nam là một,… chân lý ấy không bao giờ thay đổi” kia mà? Thêm nữa, đã tâm niệm “Tổ quốc Việt Nam là một” thì khi Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa năm 1974 phải hiểu là một phần Tổ quốc của mình bị xâm lược (dù đồng bào nửa nước bên kia đang quản lý), sao không có một lời phản đối bọn xâm lược. lại phấn khởi vui mừng vì một vùng biển đảo của Tổ quốc đã vào tay nước bạn để nước bạn giữ cho? Thật tiếu lâm, khôi hài đến chảy nước mắt.

- Tóm lại là cố gắng vô hiệu Công hàm 1958 kiểu này không có giá trị thực tế gì, rất dễ bị đối phương bẻ gãy. Nếu kiện ra Liên Hiệp Quốc, chỉ một Công hàm Phạm Văn Đồng đủ làm cho Việt Nam đuối lý (chưa cần đến những hiệp ước nhượng bộ, đầu hàng về sau mà Trung Quốc đã thủ sẵn trong tay). Khi Trung Quốc đã chốt được tính pháp lý chính danh của Công hàm 1958 thì mặc nhiên đã vô hiệu được tất cả những chứng cứ lịch sử trước 1958 và cả những tranh cãi sau 1958 đến nay. Chính phủ Việt Nam cũng biết vậy nên cứ trì hoãn không dám kiện Trung Quốc, viện lý do rất “đạo đức” là sợ làm đổ mất “bát nước đầy” (cái bát nước hữu nghị mà phía Trung Quốc đã phóng uế vào!). Kiểu chống đỡ lúng túng này chỉ bởi vì ưu tiên bảo vệ chế độ, bắt Tổ quốc phải hy sinh cho chế độ.

- Vậy phải thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách khác, “bằng một tuyên bố công khai có giá trị pháp lý cao hơn” ví dụ “Quốc hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy” như bác Nguyễn Khắc Mai đề xuất. Giải pháp này có hiệu quả đến đâu? Vấn đề là một chính phủ với tư cách hậu duệ kế tục của chính phủ Phạm Văn Đồng – Hồ Chí Minh thì đương nhiên có trách nhiệm thi hành những tuyên bố của chính phủ hợp pháp trước đây đã ký, Trung Quốc có quyền đòi hỏi theo luật như vậy, điều Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm thực hiện, một khi ông Thủ tướng sau đã nguyện kế tục sự nghiệp của ông Thủ tướng trước. Chỉ còn một cách: Muốn khước từ thi hành Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 buộc Chính quyền Việt Nam hiện nay phải nhân danh nhân dân Việt Nam tuyên bố khước từ và tẩy chay những sai lầm “phản động, phản quốc” của chế độ cũ, lập chế độ mới. Liệu cái Quốc hội Cộng sản hiện nay có dám cắt đứt cái mạch máu huyết thống này để kiến tạo một quyết định thoát Cựu, thoát Trung, ích nước lợi nhà như vậy không?

Khó khăn cốt lõi vẫn ở chỗ: Muốn thoát Hán, mà bước một là thoát khỏi Công hàm phản quốc 1958, chỉ có cách phải giải Cộng, thoát Cộng!

3/ Thoát Cộng được lợi những gì?

Trong thực tiễn Việt Nam hiện nay nói thoát Cựu, thoát Cộng hay “vượt qua chính mình” thực ra cùng một nghĩa, tuy “vượt qua chính mình” là cách nói dễ nghe hơn, nhưng tôi xin được dùng chữ thoát Cộng vì đúng thực chất nhất.

Nếu giữ chủ nghĩa Cộng sản thì phải gánh chịu những tai hại gì?

- Toàn bộ kế hoạch “đô hộ Việt Nam kiểu mới” mấy chục năm nay của Trung Cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng sản, giữ cái nền Cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.

- Giữ Cộng sản thì Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm lỡ, khó thoát ra, chẳng hạn như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các ký kết thời Lê Khả Phiêu, thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng…

- Còn giữ Cộng sản thì quan hệ ràng buộc Trung-Việt như quan hệ giữa “thú dữ và con mồi” cứ thít chặt lại, trong khi các khối đoàn kết để kháng cự thì bị lỏng ra, ví dụ giới lãnh đạo thì bị chia thành phái thân Tàu và nhóm lợi ích, lãnh đạo thì ngày càng đối lập với dân, quốc nội với hải ngoại vẫn còn cách biệt, các liên kết Việt Mỹ, Việt Âu, Việt ASEAN… đều bị yếu tố Cộng sản hạn chế một phần, không thể thanh thoát… Như thế lấy đâu ra sức mạnh?

Trái lại, chỉ cần thoát Cộng thì tất cả những trở ngại trên sẽ được giải tỏa, đặc biệt là toàn bộ dân Việt khắp nơi khắp chốn tự nhiên sẽ ôm lấy nhau mà reo hò, không cần bất cứ một nghị quyết “hòa hợp hòa giải” nào hết, niềm mơ ước một hội nghị Diên Hồng từ đó mới có cơ sở để mở ra, nếu không thì Diên Hồng mãi mãi chỉ là một lời hô hào suông, không có thực chất.

4/ Thoát Cộng dễ hay khó?

- Sẽ quá khó, quá gay go, nếu Đảng Cộng sản cứ ôm lấy vinh quang quá khứ và lợi quyền hiện tại khiến cho Đảng ngày càng xa dân, đối lập với dân, mỗi động tác dân chủ hóa, dẫu còn ở mức độ “cải lương” thôi cũng đã là một cuộc cọ xát nảy lửa, đã xảy ra bắt bớ cầm tù, nói gì đến sự đổi mới thể chế, đổi mới hệ thống?

- Nhưng không, sẽ vô cùng dễ dàng nếu Đảng biết “tự vượt qua mình”, lấy lợi ích dân tộc trên hết mà vượt trên quá khứ, chuyển sang nền dân chủ đa nguyên như các nước tiên tiến thì Đảng có mất chỉ mất cái danh hão mà được tất cả. Chẳng những không ai chỉ trích quá khứ nữa làm gì, mà các vị cầm quyền còn được nhân dân yêu quý và biết ơn thật sự, không còn tình trạng “thấy mặt là tắt tivi” như bấy lâu nay. Về tinh thần đã thanh thỏa như vậy, về vật chất cũng cơ bản được đảm bảo; có phải nhân dân đã từng bắn tiếng rằng nếu người lãnh đạo biết đổi mới để cứu nước, thoát Hán thì dân sẵn sàng độ lượng cho tận hưởng bổng lộc đấy thôi? Triển vọng xán lạn ấy có thể lắm chứ, sao lại không?

Quả bóng cứu dân cứu nước hiện đang trong chân người cầm quyền, dân rất mong mỏi những người cầm quyền biết xử lý thông minh, khôn ngoan, ích nước lợi nhà. Chỉ trừ trường hợp chẳng may, đợi mãi, vô vọng (chẳng hạn như tiền đạo họ Phùng cứ sút mãi bóng vào lưới nhà) thì tất nhiên dân phải đứng dậy giành quả bóng về chân mình mà xử lý theo đúng ý nguyện của dân, để “nâng thuyền hay lật thuyền” như quy luật của muôn đời mà Nguyễn Trãi đã diễn tả bằng một hình ảnh lưu danh bất hủ…
Hà Sĩ Phu
Theo Bauxite Việt Nam

“Giải mã” 22 câu hỏi về vụ án ‘bầu” Kiên từ góc độ Luật sư

(Dân trí) - Trong vụ án “bầu” Kiên có rất nhiều câu hỏi nảy sinh mà phần lớn chưa được trả lời hoặc chưa có được lời giải thỏa đáng. Cảm thấy mình như cũng có phần “mắc nợ”, tôi đưa ra quan điểm của mình qua các câu (tự) hỏi để quý vị có thể tham khảo:
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói lời sau cùng trước toà
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói lời sau cùng trước toà
1.Tài chính là gì?
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị; phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
2. Ngành kinh doanh tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam là gì?
Rất tiếc! Hiện nay chưa có quy định cụ thể khẳng định thế nào là kinh doanh tài chính.
3. Sau khi đã thành lập, doanh nghiệp (DN) có phải xin “giấy phép con” cho hoạt động kinh doanh tài chính không?
Đến thời điểm này chưa có quy định buộc doanh nghiệp DN phải xin "giấy phép con" cho hoạt động kinh doanh tài chính sau khi thành lập.
4. Nguyên lý Kinh doanh những gì pháp luật không cấm hay kinh doanh những gì pháp luật cho phép?
Kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
5. DN có quyền góp vốn, mua cổ phần hay không?
Điều 13, Luật DN khẳng định DN có quyền góp vốn, mua cổ phần.
6. Góp vốn, mua cổ phần có phải là kinh doanh tài chính hay không?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về kinh doanh tài chính nên tạm thời góp vốn mua cổ phần được xem là quyền trong hoạt động của DN.
7. Hợp đồng giữa DN với cá nhân có phù hợp với pháp luật không?
Không có điều luật nào cấm DN và cá nhân ký kết hợp đồng.
8. Thế nào là hợp đồng trá hình?
Điều 129, BLDS chỉ quy định về hợp đồng giả tạo nhưng không có quy định về hợp đồng trá hình.
9. Khi nào thì phát sinh thuế thu nhập DN?
Thuế thu nhập DN chỉ phát sinh khi doanh nghiệp làm ăn có lãi.
10. Hành vi nào được xác định là trốn thuế?
Theo quy định tại Điều 108, Luật Quản lý thuế năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì trốn thuế, gian lận thuế là:
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày…
2. Không ghi chép trong sổ kế toán ….
3. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán…
4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào …
11. Thế chấp cổ phần có làm chấm dứt quyền sở hữu?
Thế chấp cổ phần làm hạn chế một số quyền của người có cổ phần thế chấp, nhưng không đồng nghĩa với việc chấm dứt quyền sở hữu.
12. Những yếu tố quyết định trong một vụ án lừa đảo là gì?
Hai yếu tố quyết định là: Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, ngoài ra thì nhất thiết phải có người bị hại.
13. Tội lừa đảo có nhất thiết phải có đơn tố cáo của người bị  hại?
Không nhất thiết, nhưng nếu không có đơn tố cáo của người bị hại thì cơ quan nhà nước không thể biết được để điều tra.
14. Người bị lừa không thừa nhận mình bị lừa thì có cấu thành tội “Lừa đảo không” ?
Người bị lừa không thừa nhận mình bị lừa có nghĩa là họ tự nguyện giao tài sản của mình thì làm sao có yếu tố dùng thủ đoạn gian dối ở đây.
15. Nhân dân, dân doanh có nghĩa vụ thực hiện chính sách quản lý kinh tế vĩ mô?
Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô là những chính sách mang tính chiến lược do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vạch ra để phát triển kinh tế theo định hướng, người dân và tổ chức kinh tế tư nhân không đủ thẩm quyền, tài lực và không có nghĩa vụ phải quản lý kinh tế vĩ mô.
16. Thiệt hại nghiêm trọng về tài sản trong DN dân doanh do chính chủ DN gây ra có được coi là tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng” hay không?
Mọi sự xâm phạm có yếu tố hình sự, đều phải gắn liền với việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu xâm phạm quyền lợi ích của chính mình mà tội phạm thì... ca sỹ Quang Lê đã phải đi tù nhiều lần vì hành vi “Đập vỡ cây đàn” (?)
17. Nguyên đơn trong vụ án không thừa nhận mình có thiệt hại thì sẽ như thế nào?
Điều 52, BLTTHS thì “Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại ….” Như vậy, nếu nguyên đơn không thừa nhận có thiệt hại và không có đơn yêu cầu thiệt hại thì không có căn cứ để xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án hình sự.
18. Có thể tạm đình chỉ (dẫn đến tách vụ án) trong giai đoạn xét xử hay không?
Điều 39, Điều 117, BLTTHS không quy định về thẩm quyền tách vụ án của Tòa án
19. Bị cáo tranh luận với kiểm sát viên có đúng luật?
Điểm g, khoản 2, điều 50, BLTTHS quy định “bị cáo có quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa”.
20. “Đường vòng tội lỗi” là gì?
Tra từ điển Tiếng Việt không có. Bó tay.@!
21. Có khi nào xảy ra trường hợp những hành vi đơn lẻ hợp pháp nhưng gộp những hành vi này thì lại trở thành phi pháp?
Không bao giờ!
22. Bầu kiên có tội hay vô tội?
Tôi không trả lời, quý vị tự đánh giá nhé!
Luật sư Trương Anh Tú

Nhân viên Ngân hàng Bắc Á tố cáo hành vi tham nhũng của Phùng Quang Thanh và Cục Tài chính Bộ Quốc phòng

(thông tin trên mạng không được kiểm chứng và cũng có nhiều điểm không logic lắm, vì vậy quý độc giả chỉ nên tham khảo với sự thận trọng cao)
"...Nhân viên Ngân hàng Bắc Á tố cáo hành vi tham nhũng của Phùng Quang Thanh và Cục Tài chính Bộ Quốc phòng

Kính quý cơ quan truyền thông, đơn tố cáo của tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Bắc Á về hành vi tham nhũng của ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh và tay chân tại Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng. Xin gửi đến quý vị rất mong được phổ biến rộng rãi, xin cảm ơn!..."

1- Lá đơn ngày 16/5/2013 đã gửi từ lâu nhưng không được xử lý




2- Lá đơn ngày 20/1/2014 đã gửi cũng chưa được cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý



Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Tập thể cán bộ và nhân viên Ngân hàng Bắc Á Hà Nội