Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Sông Mekong – từ Nuozhadu tới Don Sahong, hai cực của sự hủy hoại

  • Hội chiến tại Paris chống thánh chiến (RFI) - Tuyên chiến với Nhà nước Hồi giáo, Tây phương tổng động viên đương đầu với khủng bố Hồi giáo. Liên minh chống thánh chiến chuẩn bị phản công. Paris tổ chức hội nghị các nước tham gia vào liên minh quốc tế do Hoa Kỳ đề xuất và Pháp đóng vai trò chủ động sau hàng loạt vụ chặt đầu, cưỡng hiếp ở Trung Đông.
  • Paris khởi động chiến dịch dọ thám EI (RFI) - Ngày 15/09/2014, vài giờ trước khi Hội nghị quốc tế về “an ninh và hòa bình” khai mạc, Pháp cho biết đã cùng với Anh tiến hành các chuyến bay dọ thám nhằm hỗ trợ chiến dịch oanh kích của Hoa Kỳ chống lại Nhà nước Hồi giáo tại Irak.
  • Anh thề đánh bại Nhà nước Hồi giáo (VOA) - Thủ tướng Anh David Cameron thề loại trừ mối đe dọa của các phiến quân Nhà nước Hồi giáo sau khi nhóm hiếu chiến này chặt đầu một nhân viên cứu trợ người Anh
  • Ukraina : Tập trận quốc tế tại miền tây (RFI) - Cuộc tập trận quốc tế với 15 nước tham gia trong đó có Hoa Kỳ khởi đầu ngày 15/09/2014 tại Ukraina. Tại miền đông, các vụ vi phạm ngưng bắn vẫn tiếp diễn khiến một số thường dân thiệt mạng vì đạn pháo của quân chính phủ và phe nổi dậy thân Nga. Ngoại trưởng Pháp, Đức, Nga họp tại Paris để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraina.
  • "Chúng tôi muốn biết tội ác của cải cách ruộng đất" (RFA) - "Đã đến lúc đất nước phải thay đổi, lãnh đạo phải thay đổi và mỗi chúng ta phải thay đổi. Sự mù quáng về ý thức hệ sẽ đưa đến một cuộc cải cách khác, máu đổ và thiệt hại mang tầm quốc gia, đau đớn kéo dài hàng thế kỷ."
  • Triển lãm Cải cách ruộng đất: Làm sao bây giờ? (RFA) - Chẳng hiểu ai xui khiến thế nào mà Bảo tàng lịch sử quốc gia tự nhiên đi tổ chức phòng trưng bày về cuộc Cải cách ruộng đất "long trời lở đất" cách đây sáu chục năm, mở cửa vào ngày 8/9/2014.
  • Việt Nam : Hai dân oan Dương Nội bị bất ngờ xử 6 tháng tù (RFI) - Tòa án Hà Đông sáng nay 15/09/2014 bất ngờ đưa hai dân oan Dương Nội là Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Toàn ra xét xử trước thời hạn. Cả hai bị cáo bị xử vì tội « chống người thi hành công vụ » trong vụ cưỡng chế đất hồi tháng Tư. Khoảng một trăm bà con Dương Nội nghe tin đã kéo đến biểu tình trước tòa án. Hai dân oan trên đã bị lãnh sáu tháng tù giam.
  • Việt Nam : Trên 400 học viên cai nghiện trốn trại (RFI) - Ngày 15/09/2014 trên 400 học viên trại cai nghiện ở xã Gia Minh huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã phá cổng trại bỏ trốn tập thể, kéo về trung tâm thành phố. Có ít nhất 50 người đã biệt tích sau vụ trốn trại này, một số đã trở về nhà, khoảng 30 người quay lại trại và công an đang tìm kiếm những người còn lại.
  • Ấn Độ -Việt Nam mở rộng hợp tác dầu khí ở Biển Đông (RFI) - Nhân ngày thứ hai trong chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee,ngày 15/09/2014, hai nước đã ký kết 7 thỏa thuận quan trọng. Trong đó có thỏa thuận về hợp tác dầu khí song phương tại vùng Biển Đông, và việc cung cấp 100 triệu đô la tín dụng để Việt Nam mua thiết bị quốc phòng của Ấn Độ.
  • Úc truy tố hai người gốc Việt tội buôn lậu ma túy (RFA) - Hai người gốc Việt có song tịch Canada và Việt Nam có thể chịu án tù chung thân do bị Australia truy tố về tội buôn lậu khối lượng ma túy trị giá 75 triệu đô la Úc, tương đương 68 triệu đô la Mỹ.
  • Nhân chứng những giây phút cuối người Mỹ rút khỏi Việt Nam (RFA) - ... họ đã bỏ lại một trăm người gồm phụ nữ, trẻ em rất muốn được di tản... Sao người Mỹ có thể tự hào được về sức mạnh, lòng nhân đạo, lý tưởng tự do và nhân quyền trong hoàn cảnh phương tiện vận chuyển, an ninh gần như tuyệt đối!
  • Olympic VN thắng đậm Iran (BBC) - Đội tuyển Olympic Việt Nam gây bất ngờ lớn khi hạ Iran 4-1 trong trận ra quân tại bảng H - môn bóng đá nam Asiad 17.
  • Độc lập, kinh tế Scotland được và thua những gì ? (RFI) - Tách rời khỏi Luân Đôn là một « cơ may » hay « rủi ro » về phương diện kinh tế ? Bài toán kinh tế là một yếu tố đè nặng lên lá phiếu của cử tri Scotland ngày 18/09/2014. Với 130 tỷ bảng Anh, Scotland chiếm 10 % GDP toàn vương quốc Anh.
  • Seoul phát hiện máy bay không người lái BTT (RFI) - Một nguồn tin quân sự Hàn Quốc ngày 15/09/2014 cho biết một dân chài phát hiện máy bay không người lái đáng ngờ của Bắc Triều Tiên gần vùng đảo ranh giới phía nam đang có tranh chấp.

     5841D2E8-9D71-4C93-9C19-1151FF7866A5
  • Đồng rúp Nga mất giá kỷ lục (RFI) - Trong phiên giao dịch ngày 15/09/2014 đồng rúp của Nga rơi xuống mức thấp chưa từng thấy so với đô la. Đây là hậu quả trực tiếp của các đợt trừng phạt kinh tế liên tiếp của Âu, Mỹ.
  • Cấm vận phương Tây đè nặng trên kinh tế Nga (RFI) - Có những dấu hiệu không thể nhầm lẫn. Sau khi đã tuột giá nặng nề so với đồng đô la Mỹ vào cuối tuần qua, tỷ giá đồng rúp của Nga vào sáng nay, 15/09/2014 lại rơi xuống một mức thấp kỷ lục mới. Cộng thêm với tác hại đến từ việc giá dầu quốc tế sụt giảm đối với một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu khí, nước Nga bắt đầu thực sự cảm nhận sức ép từ các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu, được ban hành vào cuối tuần trước.
  • Trung Quốc xây dựng đảo ở Trường Sa là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (BaoMoi) - (BVPL) - Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc gần đây đã thực hiện một số hoạt động trái phép tại bãi Gạc Ma cũng như tại quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và cơ sở để khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa. Mọi hành động đơn phương của nước ngoài nhằm làm thay đổi hiện trạng ở khu vực này đều là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông và khu vực.”
  • “ASEAN không có căng thẳng trong khối” (BaoMoi) - VOV.VN - Đấy là nhận định của Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh trong một buổi phỏng vấn với BBC bên lề 1 hội nghị của ASEAN ở London ngày 12/9.
  • Ebola : Tổng thống Mỹ cần 88 triệu đô-la (RFI) - Bản tin của tờ Wall Street Journal ngày 15/09/2014 cho hay Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đề nghị Hạ viện một khoản ngân sách 88 triệu đô-la đểngăn chặn dịch bệnh Ebola tại Tây Phi.CE53E67B-225C-4B2A-8E93-C9A470C5B2A9
  • Maldives ủng hộ « con đường tơ lụa trên biển » của Trung Quốc (RFI) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến đảo quốc Maldives ở vùng Ấn Độ Dương vào tối qua, 14/09/2014, chặng đầu tiên trong vòng công du Nam Á của ông. Theo truyền thông Nhà nước Trung Quốc, một trong những kết quả đáng chú ý của chuyến thăm này là sáng kiến của lãnh đạo Bắc Kinh về một « con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21 » đã được chính quyền Maldives hoàn toàn ủng hộ.
  • Công an Trung Quốc tấn công “du lịch hôn nhân” trá hình (RFI) - Đằng sau các trang mạng “môi giới hôn nhân” là cả một mạng lưới hoạt động mại dâm và buôn bán phụ nữ trá hình. Công an Trung Quốc tuyên chiến với các trang mạng mời chào các dạng du lịch ở nước ngoài, dành cho các quý ông độc thân tìm kiếm "vợ nước ngoài”, tờ China Daily hôm nay 15/09/2014 cho biết.
  • Bố ráp hành đạo bất hợp pháp tại Tân Cương (RFI) - Báo chí chính thức Trung Quốc ngày 15/09/2014 loan báo, một chiến dịch vừa được tung ra tại Urumqi thủ phủ Tân Cương chống các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, đã « giải cứu » được gần hai trăm trẻ em.
  • Mì ăn liền có thể không tốt cho sức khỏe (RFA) - Mì ăn liền, món ăn tiện lợi, dễ ăn, dễ nấu và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á, mới đây bị coi là một món ăn nguy hiểm đến sức khỏe con người, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ.
  • Malaysia mời Mỹ sử dụng căn cứ? (BaoMoi) - Trang tin Sina ngày 15-9 đăng tải một loạt hình ảnh Trung Quốc cải tạo trái phép rạn san hô Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, như điều nhân công, xe tải, tàu nạo vét, cần cẩu...
  • Malaysia đề nghị Mỹ giám sát biển Đông (BaoMoi) - TP - Malaysia vừa đề nghị tiếp nhận các máy bay săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ tại căn cứ nằm sát vùng biển tranh chấp trên biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động thay đổi hiện trạng khu vực, báo Mỹ New York Times hôm qua đưa tin.
  • Malaysia có thể cho Mỹ sử dụng căn cứ (BaoMoi) - Phát ngôn viên Hạm đội 7 của Mỹ Rebekah Johnson xác nhận giới chức nước này và Malaysia đang thảo luận khả năng Mỹ triển khai máy bay săn ngầm P-8 tới một trong những căn cứ ở Malaysia dựa trên từng trường hợp cụ thể, theo tờ The Wall Street Journal.
  • Sức mạnh Hải quân hàng đầu Đông Nam Á (BaoMoi) - (Ảnh Nóng) - Dù là quốc đảo không có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng do tình hình bất ổn trong khu vực, Singapore tiếp tục đầu tư mạnh cho Hải quân.
  • Trung tâm y tế quân dân y Lý Sơn tiếp nhận dụng cụ phẫu thuật hiện đại (BaoMoi) - Hưởng ứng chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”, sáng 14-9, tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, Trung tâm y tế quân dân y Lý Sơn đã tổ chức tiếp nhận 2 bộ dụng cụ phẫu thuật hiện đại, bao gồm 2 dao mổ bằng điện; hàng trăm sợi dây truyền dịch, khẩu trang y tế, khẩu trang phẫu thuật… trị giá 320 triệu đồng do cán bộ, viên chức Bệnh viện Trung ương Huế đóng góp.
  • Sức sống trên đảo Cù lao Ré (BaoMoi) - (PetroTimes) - Lý Sơn (tục danh: Cù lao Ré) không chỉ nổi tiếng với hai ngư trường lớn, với đặc sản tỏi vang danh cả nước mà nơi đây còn chứa nhiều tầng văn hóa kế tiếp nhau: Sa Huỳnh - Chăm Pa - Đại Việt. Đặc biệt, đến với Lý Sơn, không thể bỏ qua một địa điểm văn hóa lịch sử vô cùng quan trọng và thiêng liêng của Tổ quốc, đó là Nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Tôi đến Lý Sơn trong niềm háo hức đợi chờ được đặt chân lên mảnh đất tiền tiêu của Tổ quốc. Xúc động biết bao khi thấy Cù lao Ré đang thay đổi từng ngày cùng với nhiệm vụ lịch sử giữ vững vùng biên cương của Tổ quốc ở Biển Đông.
  • Gạc Ma trong "chiến lược biển xanh" của Trung Quốc (BaoMoi) - (PetroTimes) - Nếu những tin tức được giới truyền thông nước ngoài đăng tải gần đây được minh chứng thì Bắc Kinh đã biến đá thành đảo tại Gạc Ma ngay sau khi chiếm đóng trái phép của Việt Nam và Trung Quốc đang đẩy nhanh việc biến nơi đây thành căn cứ quân sự để phục vụ mục đích bành trướng trên Biển Đông.
  • Trung Quốc đang thách thức cả thế giới (BaoMoi) - ANTĐ - Việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng trên quy mô lớn tại bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam đang gặp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế.

Alan Phan - Nghề Làm Quan Trong Thiên Đường XHCN

quan 2
14 Sep 2014

Cách đây vài tuần, vài phóng viên hỏi tôi về việc ông David Dương, CEO của một công ty thu nhặt rác trúng gói thầu 2.7 tỷ đô la của thành phố Oakland, California. Tôi không biết gì về ông David Dương và về ngành quản lý rác nên từ chối trả lời.

Theo chủ quan, bất cứ một công ty Việt kiều nào sống được trong môi trường cạnh tranh của Mỹ đều có sự kính nể của tôi. Doanh nghiệp CWS của ông David Dương thành công quá hay đẹp thì sự thán phục của tôi là đương nhiên và tuyệt đối.

Tuy nhiên, tuần rồi khi ghé Saigon, tôi được một người bạn học cũ mời xuống vùng đồng bằng Cửu Long dã ngoại và thư giãn trên sông nước Tiền Giang. Một đứa cháu của ông đang làm Bí Thư một quận nhỏ là “chủ xị” (host) và theo phong tục, chuyện “nhậu” suốt ngày là một truyền thống của cả dân tộc Việt, chứ không riêng gì vùng này. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là trong ngày thứ sáu, cả bộ quản lý hành chánh của quận đều say xỉn thế này thì ai lo phục vụ các “ông bà chủ của đất nước”. Ồ, chuyện nhỏ mà bác. Ngày nào không nhậu thì đời mất đi mất phần. Nghe tụi nhỏ hát nè…em ơi, có bao nhiêu năm….

Rồi họ nhắc đến ông David Dương và con số 2 tỷ 7 khế ước. Tôi giải thích. Hợp đồng là cho 20 năm đồng nghĩa với 135 triệu đô mỗi năm. Để phục vụ nhu cầu rác cho số dân 400 ngàn người của Oakland, công ty CWS phải đầu tư vào hơn 100 xe rác mới, 250 nhân viên…và nhiều cơ sở phụ thuộc khác, có thể lên đến cả trăm triệu đô. Ai đã từng làm dịch vụ chăm sóc khách hàng ở Mỹ đều hiểu cái khó tính và thích kiện thưa của dân Mỹ. Tóm lại, để thu về 135 triệu đô mỗi năm, ông Dương sẽ bạc tóc rất nhanh vì như luật Murphy,” if anything could go wrong, it will…”.

Rồi nói đến chuyện tiền bạc. Ngoài việc chạy quanh các ngân hàng để lấy tài trợ cho dự án, ông Dương còn phải trách nhiệm hàng ngày cho hệ thống điều hành, lương và phúc lợi cho hơn vài trăm nhân viên (rất nhiêu khê với lao động Mỹ) và ngàn thứ việc ly ty khác. Tất cả đều cần tiền ứng trước. Bù lại, nếu mọi chuyện trôi chảy êm thắm (cần hiệu năng tối đa cộng vài phép lạ) và không bị một sự cố hay tai nạn gì (Murphy’s law), cổ đông của CWS có thể kiếm khoảng 4 triệu đô lợi nhuận mỗi năm (tôi dùng con số tốt nhất từ các công ty cho ngành nghề này là 3% theo S&P).

Nếu ông Dương làm chủ 50% tổng cổ phiếu thì thu nhập hàng năm từ khế ước này là 2 triệu đô. Sau khi trừ thuế, ông có thể đem về nhà hơn 1.5 triệu đô. Đây là con số đáng trân trọng vì thu nhập trung bình của dân Mỹ chỉ hơn 50 ngàn đô. Đây là công lao xứng đáng vì ông Dương đã phải vất vả xây dựng doanh nghiệp mình suốt 20 năm qua trước nhiều thử thách và nghịch cảnh.

Trên đường về lại Saigon hôm đó, người bạn cười với những chi tiết này. Ông nói thằng cháu bí thư của ông cũng có thu nhập khoảng đó mỗi năm, mà không “tóc bạc” như ông Dương. Ngoài việc nhậu với thủ hạ và đối tác “làm ăn” mỗi ngày, cháu ông chỉ cần có mặt với đầy đủ “phong bì’ trong các tiệc cưới, đám ma, đám giỗ, tiệc sinh nhật, tiệc thượng thọ …của gia đình các “xếp”. Nỗi lo duy nhất của anh ta là gan thận xuống cấp, máu nhiễm mỡ, đái đường…vì ăn nhậu.

Ông bạn làm tôi thêm “guilty” vì những lời khuyên các bạn trẻ Việt về việc khởi nghiệp và tìm cho mình một con đường độc lập. Đứa con ông bạn đi trên xe bình luận,” chú rất có lý, nhưng nghĩ cho cùng, gia nhập đàng Cộng Sản để làm quan…vẫn là một lựa chọn khôn ngoan hơn. Chú cứ đợi, trong 20 năm, cháu sẽ kiếm tiền gấp trăm lần ông David Dương và bảo đảm là sẽ không có sợi tóc bạc nào”.

Alan Phan

Các bài viết về nghề làm quan của Alan Phan:

Bài 1: Giá trị kinh tế của quan chức…

Alan Phan
Quan_an_choi



29 Dec 2011

Ai đã học MBA chắc nhớ câu chuyện khôi hài này. Một ông vào tiệm nuôi thú hỏi mua một con vẹt biết nói làm quà cho vợ (chắc ông nghĩ có nó thì vợ mình sẽ im bớt chăng? đàn ông lúc nào cũng ngu?). Cô bán hàng nói giá 1 ngàn đô cho con này. “Ồ, sao đắt thế” “Nó biết hát nữa cơ” Cô ra dấu và con vẹt ca ngay bài “năm anh em trên 1 chiếc xe tăng”. Ông khách khoái lắm, nhưng hỏi thêm “Còn con này?” “Nó đến 2 ngàn đô, vì ngoài hát, nó còn biết đi diễu hành, nhẩy múa và thuộc lòng 20 bài diễn văn quan trọng của XHCN” Ông khách chỉ vào con thứ ba. Cô bán hàng,” Bác trả nổi không? 4 ngàn đô đấy.” “Nó biết làm gì?” “ Không biết làm gì cả. Nhưng 2 con kia gọi nó là – Đồng chí lãnh đạo -”.

Đóng góp của nghề làm quan

Sau bài viết về máu làm quan của thế hệ 9X, tôi nhận khá nhiều phản hồi. Một bạn đọc ấm ức là nghề làm quan cũng là một đóng góp cao quý cho xã hội và nhiều ông quan cũng rất tốt và liêm chính. Ông bạn này hiểu lầm tôi rồi. Chăc chắn không có nghề nào xấu và tôi đã từng gặp nhiều người quân tử hành nghề đạo chích (và ngược lại). Vì đây là góc nhìn về kinh tế, nên tôi xin được bỏ qua chuyện đạo đức và chánh trị, mà chỉ xin phân tích khía cạnh giá trị đóng góp thực sự của các quan chức trong quy trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Đây mới thực sự là tài sản và thu nhập chính yếu làm “dân giàu nước mạnh”; không phải là các số liệu thống kê mơ hồ như GDP, CPI hay “chỉ số hạnh phúc”.

Trước hết, ở các nước theo kinh tế thị trường, phần lớn công chức được coi như trọng tài. Nhiệm vụ của họ là đặt ra luật lệ của sân chơi và theo dõi giám sát không cho cầu thủ nào phạm luật. Vì vậy, trong 22 vận dộng viên của trận bóng đá, chúng ta có 3 trọng tài. Trong vận hành nền kinh tế quốc gia, công chức Mỹ không được phép làm gì liên quan đến việc kinh doanh, vì mọi lạm dụng quyền lực sẽ gây bất công trên thị trường. Tóm lại, sự đóng góp của lãnh vực công trong quy trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ gần như không có. Tuy nhiên,  mọi tiêu xài của chánh phủ qua tiền thuế hay nợ công đều được tính vào GDP tạo cảm giác là chánh phủ cũng góp phần tạo dựng tài sản quốc gia. Đây là một huyền thoại.

Ở các nước có những “định hướng” lạ lùng khác, đôi khi trọng tài lại nhiều hơn cầu thủ, gây rối rắm cho cuộc chơi. Câu nói “vừa đá bóng vừa thổi còi” là một hiện tượng dễ thương ở các xứ này. Vì có quyền lực, nên luật lệ sân chơi cũng thiên về các “trọng tài-cầu thủ” này, còn gọi là các nhóm lợi ích. Họ độc chiếm các vị trí cốt lõi và dĩ nhiên, luôn luôn thắng giải đấu, dù có chơi dở hay ngay cả khi không thèm chơi.
Nghề làm quan đang ở chu kỳ thịnh vượng

Trên thế giới, nghề làm quan là một nghề có tốc độ tăng trưởng tốt. Ngay cả nuớc Mỹ, một nước mà người dân thường khinh rẻ chính trị gia và quan chức, nghề này cũng đã phát triển mạnh mẽ. Khi tôi qua Mỹ học vào 1963, các chánh phủ liên bang, tiểu bang, làng xã…tiêu xài khoảng 18% của GDP. Hiện nay, con số đã gia tốc đến 40 phần trăm, tổng cộng 5 ngàn 800 tỷ đô la mỗi năm. Số công chức ngày xưa tổng cộng khoảng 8 triệu người nay đã lên đến 22 triệu. Trong khi cả nước Mỹ suy thoái kinh tế vì giá bất động sản vỡ tung, nhà cửa các quận ngoại ô quanh thủ đô Washington DC lại tăng giá chóng mặt vì số lượng quan chức dưới triều đình Obama gia tăng ngùn ngụt. Hiện tượng này không chỉ giới hạn ở Washington DC mà còn phổ thông ở khắp nơi trên mọi thủ đô của thế giới. Roma, Paris, Moscow, Beijing, Tokyo…

Trong khi đó, theo thống kê chính thức, Việt Nam có tổng cộng khoảng 2 triệu công chức, chưa kể quân đội và các lực lượng an ninh (thêm 1 triệu người). Nếu tính đổ đồng, chánh phủ tiêu xài khoảng 34% của GDP, một con số khá lớn so với các quốc gia láng giềng như Singapore (19%) và Thái Lan (18%).

Các con số trên không bao gồm số công chức trong hàng ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo một thống kê không chi tiết lắm của các chuyên gia chánh phủ, DNNN sử dụng 52% vốn của quốc gia, nhưng chỉ đóng góp 24% GDP. Nói kiểu nhà quê là năng suất họ bằng khoảng 50% nhân viên làm ở lĩnh vực tư, hay 2 người làm việc của 1 người, hay 1 người ăn lương lậu gấp đôi một người cùng làm một công việc.

Sản xuất cần lãnh đạo?

Do đó, nếu gộp chung mọi con số với nhau thì ở Việt Nam có 21 triệu nhân công và doanh nhân phải làm việc để đóng thuế và lãnh nợ cho 3 triệu quan chức ngồi “lãnh đạo”. Dĩ nhiên là chúng ta cần lãnh đạo để đất nước được thăng hoa và ổn định; nhưng theo kinh nghiệm của mấy ngàn năm lịch sử, càng nhiều lãnh đạo thì người dân càng nghèo. Một đứa trẻ lên 3 cũng hiểu rằng cả gia đình chỉ “sản xuất” được 5 bát cơm, mà tới 10 miệng ăn thì có đứa phải đói. Gặp cha mẹ tham lam, ăn luôn phần con cháu thì các em chỉ từ bị thương đến chết yểu.

Đức Phật nói “tham, sân, si” là cội rễ của mọi đau khổ của thế nhân. Tôi nghĩ căn tính “làm quan” là một tổng hợp của các cội rễ này, do đó, là một bệnh tâm thần khá nặng của con người. Sự say mê danh vọng, hào quang, thành tích, sĩ diện, làm cha mẹ dân, để tiếng cho lịch sử, làm thánh sống (hay chết), ăn trên ngồi trước…đã gây nên bao đại họa cho bao triệu sinh linh trong quá khứ qua những bài học mà lịch sử không thể che dấu.

Thậm chí, cả trăm ngàn người dân của thành Troy và của quân Hy Lạp đã hy sinh về nước Chúa sớm vì chàng hoàng tử Trojan mê say bà vợ của vị vua láng giềng. Sau khi cả hai đã chạy theo tiếng sét ái tình, vị vua “vĩ đại” mất sĩ diện nên đem hơn 120 ngàn quân trên 1,100 chiến thuyền để tiêu diệt Troy.

Cho nên khi tôi nghe ngài Tập Cận Bình qua đây để lập Viện Khổng Tử đề xướng lại chủ nghĩa “quân, sư, phụ” (ủa, chuyện XHCN của Trung Quốc đi đến đâu rồi?) tôi nghe khiếp vía cho dân Tàu và các nô lệ. Dĩ nhiên, đạo Khổng phức tạp nhiều, nhưng ông Tập và các lãnh tụ chỉ muốn thần dân nhớ một điều: vua bảo dân chết thì dân phải chết để báo trung. Các phim TV của Tàu chiếu đi chiếu lại đề tài này. Một đệ tử của Tàu, cố lãnh tụ Kim Jong Il đã từng dọa đánh Hàn Quốc vì bọn này dám cứu sống một bà diễn viên mà ngài Kim mê say và sai thuộc hạ bắt cóc đem về Bắc Triều Tiên. Không biết cậu bé 28 tuổi con của ngài Kim hiện mê say món gì?

Một con ong nuôi 20 con ruồi

Nói chung, giá trị kinh tế của quan chức thì không nhiều; nhưng ảnh hưởng của nó trên phương diện xã hội thì vô cùng to lớn.

Trong 3 thập niên vừa qua, không hiểu sao dân số ong tại Bắc Mỹ bị giảm hơn phân nửa, gây thiệt hại nặng cho kỹ nghệ mật ong và môi trường sinh thái của hoa trái. Dr. John Hafernik tình cờ tìm ra nguyên nhân là một loại ruồi ký sinh trùng xâm nhập và đẻ trứng vào cổ các con ong. Một con ruồi li ti có thể sinh ra khoảng vài chục con và dùng thân thể ong làm thực phẩm để sinh sống, ngay cả khi con ong đã chết. Ruồi cũng chết theo nhưng chỉ sau khi phân hủy hoàn toàn thân xác ong.

Tôi nghĩ đến các xã hội với những thành phần ký sinh trùng đang bám chặt như bầy đĩa đói. Có hơi chua xót là những người tạo dựng tài sản thực sự cho quốc gia lại chết trước những kẻ ăn không ngồi rồi.
  Alan Phan
(Blog Alan Phan)

Hà Văn Thịnh - Kỳ thi Quốc gia không thể là một show diễn!

thpt_qinc.jpg

Các nước phương Tây khi người ta định hướng cho học sinh THPT là tiếp tục học hay sẽ học nghề. (Ảnh: Nguồn internet)

Không có đâu như nước mình: Báo chí loan tin ngày 9.9.2014, Bộ GD-ĐT chính thức công bố Phương án Tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia; vậy mà, chiều 10.9.2014, khi lên cơ quan, tôi được nhận (và buộc phải ký) với tư cách là Chủ nhiệm Bộ môn, phiếu thăm dò “ngày mai sẽ hết hạn”(!)

Bộ GD-ĐT sẽ trả lời dư luận ra sao, khi “Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, dự kiến phương án chính thức được Bộ GD-ĐT quyết định sẽ nghiêng về phương án một, mỗi thí sinh phải dự thi bốn môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: ba môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý… Theo Bộ GD-ĐT, đây cũng là phương án được nhiều sự ủng hộ nhất qua thăm dò ý kiến từ các Sở GD-ĐT, các trường ĐH-CĐ và đông đảo học sinh THPT”?

Trước hết, phải ghi nhận rằng Phương án một là một phương án có tính khả thi cao nhất. Nhưng, nói như thế không có nghĩa nó không có những khiếm khuyết cần phải tranh luận để có thể tốt hơn.

Những khiếm khuyết đó là:

1. Kỳ thi 4 ngày đồng nghĩa với việc chúng ta không cải tiến mà là cải... lùi – nói cách khác là cải cách nửa vời. Yêu cầu đầu tiên phải là cần tổ chức sao cho ít gây khó khăn nhất, ít tốn kém nhất, khoa học và hiệu quả nhất (tạm gọi là 3 cần).

2. Tại sao không thể dứt khoát một lần, mãi mãi với sự nửa vời? Tại sao cứ phải 3 môn bắt buộc trong đó nhất thiết phải có Toán, Văn, Ngoại ngữ? Về mặt khoa học là vô lý vì có những người không thể học toán (như người viết bài này) hay không thể học ngoại ngữ.

Quan điểm không bắt buộc mà cho tự chọn 3 môn chắc sẽ có nhiều ý kiến phản đối. Người viết bài này đưa ra ý kiến này là dựa trên các căn cứ sau. Thứ nhất, ở nhiều nước trên thế giới, người ta cho học sinh học theo chuyên ban từ 3 – thậm chí là 6 năm cuối của đời học sinh.

Thứ hai, một khi mặc định toán, văn, ngoại ngữ là bắt buộc; có nghĩa là chúng ta đã mặc định luôn rằng nếu không giỏi 3 môn đó thì không thể tốt nghiệp THPT(?) Tại sao các nhà giáo dục không nghĩ rằng đối với học sinh 53 dân tộc ít người, tiếng Việt hầu như đã là một ngoại ngữ - bắt học thi thêm tiếng Anh, thành ra 2 ngoại ngữ, như vậy có công bằng không? Về mặt xã hội học, làm thế là không ổn. Về mặt khoa học là vô lý vì có những người không thể học toán (như người viết bài này, mặc dù luôn giành giải nhất văn thành phố Vinh nhưng chưa bao giờ vượt quá 5/10 môn toán. Chính vì thế, cố Trưởng Ty GD Nghệ An Nguyễn Tài Đại, đã phải ký công văn đặc cách cho tôi lên cấp 3, không cần môn toán – thi 2 môn Văn và Toán) hay không thể học ngoại ngữ.

Thứ ba, bài viết trên Một Thế giới vừa rồi về sự trăn trở rằng phải học văn để làm thơ khi kê đơn thuốc sau này, tưởng như là chuyện đùa nhưng đó là sự thật: Tại sao cứ nhất thiết bắt các bác sĩ, kỹ sư tương lai phải học văn cho bằng được?

3. Tại sao không học các các nước phương Tây khi người ta định hướng cho học sinh THPT là tiếp tục học lên cao hay sẽ học nghề. Nếu học sinh muốn học nghề mà cứ nhất thiết bắt phải thi ngoại ngữ và toán hay văn thì chẳng khác gì bóp chết ước vọng đó ngay từ trứng nước. Đã là 4 môn thì có quyền chọn theo yêu cầu. Ví dụ, tôi muốn thi vào ngành báo chí, sao không cho tôi chọn văn, sử, địa lý hay giáo dục công dân?

vovgiaothongbogiaoducdaotaocongbophuonganthithptquocgia5_ecrx.jpg

"Tôi muốn cho sinh viên được học những gì họ thích, họ cần và không phải học những gì họ không thích" (Thomas Jefferson) - Ảnh: Nguồn internet

4. Kỳ thi để giản ước thành “hai trong một” thì tại sao không là 3 môn cho nó giản dị? Đâu phải cứ thêm 1 môn nữa là chất lượng sẽ tốt hơn? Đừng băn khoăn về chuyện chương trình học bị cắt xén ở lớp 12. Các em đã học đủ rồi, suốt 11 năm. Hãy để cho trẻ giỏi giang hơn trong ngành nghề mà họ sẽ chọn. Về cái lý chống học tủ, học vẹt thì 4 môn chẳng khác gì 3 môn. Đó là chưa nói đến chuyện thi 3 môn tự chọn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc…

Điều tiếp theo phải bàn là, đừng để kẽ hở cho việc chạy điểm, tiêu cực sẽ phát sinh tràn lan. Ví dụ, trong mục 5.1, xét tốt nghiệp như thế là chưa hợp lý. Điểm thi 3 môn (chứ không phải 4) sẽ được nhân hệ số 1,5 hay 2,0… (nhờ các nhà quản lý tính toán kỹ lưỡng), còn điểm tổng kết từ THCS và THPT sẽ là hệ số 1. Điều này khuyến khích việc nỗ lực và giảm thiểu đến mức thấp nhất việc chạy điểm, xin điểm dồn vào trong 1-2 năm cuối cùng.

Điểm 5.2 mục C là khó chấp nhận: Các trường ĐH, CĐ không sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được quyền “xây dựng đề án tuyển sinh riêng”. Điều khoản này nói theo dân gian là vẽ đường cho hươu chạy! Các trường công lập, dân lập, tư thục đều tha hồ biến hóa để lách, để chui và tạo ra sự bát nháo về sàn cần phải có của giáo dục ĐH, CĐ.

Những ý kiến trên đây tất nhiên chỉ là thêm một góc nhìn, sẽ rất cần sự tham gia, phản biện của nhiều người, nhiều thời gian hơn nữa chứ không nhất thiết phải hạn định trong 20 ngày còn lại của tháng 9. Tại sao không thể kéo dài đến hết tháng 10? Lấy ý kiến của toàn ngành giáo dục ở toàn quốc về việc quyết định một trong những điều hệ trọng nhất của giáo dục, quyết định đến bước đi đầu tiên trong cuộc đời tự lập của một con người mà cứ như đua xe "Công thức 1" thì quả là điều khó chấp nhận…
Thomas Jefferson (1743-1826), tác giả của Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, người sáng lập Đại học Virginia (1825), đồng thời là người đầu tiên nghĩ ra môn học tự chọn, có nói rằng ông muốn cho sinh viên được học những gì họ thích, họ cần và không phải học những gì họ không thích.
Áp dụng câu nói trên trong việc Thi Tốt nghiệp THPT đồng thời là tuyển sinh cho ĐH, CĐ không những chỉ nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượng mà còn hướng tới mục tiêu cho những con người trẻ tuổi được thể hiện cao nhất năng lực, sức học của mỗi người, tại sao không tạo điều kiện và giải pháp tối ưu nhất?
Học sinh người Ê Đê, Gia Rai… cũng phải thi ngoại ngữ như học sinh Hà Nội, TP.HCM, liệu có công bằng và có cho kết quả chính xác không? Biện minh rằng thi 4 môn để tránh học sinh học tủ, học lệch là thiếu thuyết phục. 
Hà Văn Thịnh
(Một thế giới)

Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!

(VTC News) - Nếu hội đủ điều kiện, chỉ cần một chiếc micro và hệ thống loa với âm thanh chuẩn, anh sẽ khiến khoảng 80% số người có mặt ở sân vận động Mỹ Đình, kể cả già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà bị rơi vào hiện tượng như bị vong nhập ở các trung tâm áp vong tìm mộ.

Phần lớn thời gian nhà thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân ở nước ngoài. Thi thoảng anh mới về Việt Nam, vài ngày ở Hà Nội, vài ngày lại ở Sài Gòn. Nhà ở và nơi làm việc của anh là khách sạn.

Sau nhiều lần hẹn hò, tôi mới gặp được anh Quân. Anh xuống tận lễ tân tiếp đón. Đó là người đàn ông nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, lời nói như gió thoảng, lịch lãm, rất dễ gần.

Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân đang thôi miên. 

Buổi gặp gỡ hôm đó, tôi đi cùng một đồng nghiệp nữ. Mục đích lôi đồng nghiệp nữ đi cùng là để anh Quân làm thí nghiệm, còn tôi tỉnh táo và quan sát một cách trực tiếp.

Tôi trình bày hiện tượng áp vong, ma nhập diễn ra rất nhiều ở Việt Nam, thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân thốt lên: “Thưa nhà báo, cách đây 2 năm, về Việt Nam tìm hiểu về chuyện áp vong ở các trung tâm tìm mộ, tôi đã phát biểu với các nhà khoa học, rằng cứ tình trạng áp vong lung tung thế này, sẽ có một ngày cả làng, cả xã, cả huyện phát điên, thậm chí là chết! Điều tôi nói là hơi quá, nhưng không đùa được đâu”.
Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân cho rằng, sẽ có nhiều người chết và phát điên nếu tình trạng áp vong nở rộ. 

Nghe điều anh Quân nói, tôi thực sự không thấy đùa chút nào. Thực tế, đã có người chết (chị Cấn Thị Lâm, Phụng Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội), còn số lượng người bị tâm thần sau khi đi áp vong thì nhiều vô kể, chưa thống kê hết được.

Anh Quân cũng kể rằng, anh đã đến rất nhiều trung tâm áp vong, tìm mộ, lên đồng để tìm hiểu, nghiên cứu, song anh chưa thấy ở đâu có vong nhập thật sự.
Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!
Anh Quân không tin có vong nhập vào người. 

Để tôi thấy tận mắt hiện tượng gọi là vong nhập, ma nhập, anh Quân đã mời tôi chứng thực. Anh đã “áp vong” vào đồng nghiệp nữ đi cùng tôi. Anh Quân bảo, không phải việc áp vong với nữ dễ hơn nam, không phải phụ nữ yếu vía thì dễ bị vong nhập. Việc vong ít nhập vào phụ nữ, là vì cả xã hội, tư tưởng con người mặc định như vậy, nghĩ như vậy, tạo ra sự ám thị nặng nề. Với các chuyên gia thôi miên, thì đàn ông cũng như đàn bà, người già, người trẻ, người khỏe, người yếu, cũng sẽ bị “vong” nhập như nhau.
Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!
Vì tin vào vong, nên nhiều gia đình đã tha tổ mối về thờ. 

Để chứng minh cơ thể con người là một bộ máy phức tạp, kỳ lạ nhất, anh đã thử nghiệm sức mạnh cơ thể. Anh yêu cầu đồng nghiệp nữ của tôi đứng dậy, nhắm mắt và thư giãn. Anh nâng cánh tay cô lên, nói vài câu ám thị, rằng cô có một sức mạnh mãnh liệt. Nói xong, anh gọi tôi đến, đề nghị tôi ấn tay đồng nghiệp xuống. Kỳ lạ thay, tôi lấy sức ấn xuống, cánh tay lại bật lên. Cánh tay yếu đuối của cô bỗng khỏe một cách kỳ lạ, tưởng chừng có thể đeo được vật nặng vài chục kg. Nhưng khi anh nói câu ám thị khác, thì cánh tay đó liền rơi thõng xuống, cô không còn chút sức lực nào.
Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!
Chỉ bằng mấy câu nói, mà cánh tay cô đồng nghiệp của tôi trở nên cứng như thép. 

Sau khi yêu cầu cô đồng nghiệp của tôi thư giãn, bằng vài câu nói đơn giản, cô đồng nghiệp của tôi đã mất dần ý thức. Anh Quân nói: “Bây giờ, em sẽ không còn tên nữa. Em sẽ không có tên gì cả”. Nói rồi, anh yêu cầu cô mở mắt và hỏi cô tên gì, cô lắc đầu bảo không biết mình tên là gì cả. Thú thực, tôi hơi sửng sốt trước hiện tượng kỳ lạ trước mắt. Cô bạn đồng nghiệp thông minh sắc sảo của tôi đã mất sạch trí nhớ, quên mất cả tên của mình.

Anh Quân bảo, sẽ còn nhiều hiện tượng lạ hơn nữa. Anh bảo với cô, đại loại là: “Trước mắt em là một không gian rộng lớn, bằng phẳng, không có một vật gì cản trở, em hãy đi lại một cách tự do”. Vừa nói xong, cô bạn tôi bước đi, liền va vào đủ thứ, ngã dúi dụi. Theo anh Quân, khi anh nói vậy, lập tức cô không nhìn thấy thứ gì cả, trước mắt là không gian rộng lớn, đẹp đẽ, nên cứ rảo bước, nên mới vấp ngã.
Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!
Anh Quân bảo: "Bàn tay em thật dài", thì cô thấy các ngón tay mình dài ngoẵng như dị dạng. 

Để thử nghiệm ngược lại, anh đưa cô bạn tôi ra hành lang và nói rằng xung quanh có rất nhiều thứ, cần phải đi lại cẩn thận. Thế rồi, dù hành lang chẳng có vật gì, cô cứ nhón chân từng bước, đi quanh co, né tránh những thứ vô hình.

Điều quái gở hơn nữa, là khi anh truyền ám thị rằng, có một con mèo rất đẹp, cô liền đưa tay bế mèo, thơm mèo, rồi nâng niu, nựng nịu như thể bế mèo thật, rồi cho nó đi tiểu, cho nó ăn. Khi anh nói có cô bé dễ thương, cô liền bồng đứa bé và hôn hít, ru ngủ ầu ơ. Nhìn cô bạn tôi lúc này đúng là đang bị tâm thần nặng.
Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!
Có hay không cái gọi là vong? 

Để tôi thấy sự kỳ lạ hơn nữa, anh Quân liền truyền ám thị rằng, trước mắt cô bạn tôi là con voi của Hai Bà Trưng, rồi anh yêu cầu cô tả con voi đó. Lập tức, cô bạn tôi tả kỹ lưỡng, chi tiết hình dáng, độ lớn, sự dũng mãnh của con voi do Hai Bà Trưng cưỡi đi đánh giặc. Cô còn kể hai nữ tướng đánh giặc ra sao, hùng dũng thế nào, cứ như thể cô đang trực tiếp đứng xem hai nữ tướng ra trận.

Sau khi bắt cô bạn tôi diễn đủ trò để tôi hiểu, thì anh đưa cô bạn tôi về thực tại, tức đưa ý thức trở về điều khiển cơ thể.

Theo lời anh Quân, khi anh đưa ra ám thị, nói đến thứ gì, lập tức bộ não của người bị ám thị sẽ “vẽ” ra hình ảnh đó. Hình ảnh sinh động đến mức y như thật, khiến con người không thể phân biệt được. Nếu anh đưa ám thị vào cô bạn tôi, rằng cô là liệt sĩ A nào đó, lập tức cô sẽ là liệt sĩ A, nếu nói cô là Bà Triệu, đưa cho cô thanh đao, thì cô cũng sẽ múa đao, điều binh khiển tướng y như Bà Triệu!
Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!
Anh Quân tuyên bố có thể khiến cả vạn người ở sân vận động Mỹ Đình bị "vong" nhập! 

Anh Quân tuyên bố rằng, anh không chỉ có khả năng làm cho cô bạn tôi biến thành người khác, bị đủ các loại “vong” nhập vào, mà còn khiến 80% lượng người ngồi chật kín sân Mỹ Đình xem bóng đá bị vong nhập. Để khiến 40 ngàn người bị vong nhập cùng lúc, điều kiện anh đưa ra là phải chặn xe cộ đi lại trên các con đường xung quanh để tránh gây tiếng ồn, ngoài ra thời tiết cũng phải râm mát. Nếu hội đủ điều kiện đó, chỉ cần một chiếc micro và hệ thống loa với âm thanh chuẩn, cùng sự hợp tác của những người tham gia, thực hiện theo hướng dẫn của anh, anh sẽ khiến khoảng 80% số người có mặt ở sân vận động Mỹ Đình, kể cả già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà bị rơi vào hiện tượng như bị vong nhập ở các trung tâm áp vong tìm mộ.
Tôi sẽ khiến 4 vạn người ở SVĐ Mỹ Đình bị "vong" nhập!
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân trị liệu tại Thụy Sĩ. 

Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân khẳng định có thể làm được điều đó và qua những gì chứng kiến tôi tin anh làm được. Theo lời anh, nếu cùng lúc mấy vạn người có biểu hiện giống bị vong nhập và có trạng thái tương đối giống nhau, thì có nghĩa không phải là vong nhập.

Sự thật về vong nhập, ma hành ở các trung tâm tìm mộ được thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân lý giải cặn kẽ, dựa vào kiến thức thôi miên chuyên sâu của mình.

Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương

Jonathan London - Triển lãm CCRĐ năm 2015

Trong những ngày qua “Vụ án Triển lãm về cải cách ruộng đất bị đóng của vì vấn đề kỹ thuật” (VATLVCCRĐBĐCVVĐKT) đã được nhiều người quan tâm đến và nhiều nhà bình luận, nhà blog đề cập. Từ góc độ xã hội học tối thấy sự kiện này là rất thứ vị. Từ góc độ của một cá nhân, tôi lại thấy sự kiện này là rất đáng tiếc. Hình như ý mà nên có một triển lãm về CCRĐ là một ý rất tốt, một ý mà rất nhiều người có thể ủng hộ được. Vấn đề là ở chỗ nội dung. Vào 2014, không thế nào có thể có một triển lãm mà đầy ‘thông tin’ một chiều, thông tin mà không phân tích CCRĐ một cách khách quan, cởii mở, với tinh thần hòa giải.v.v.

Vậy, thay vì nhấn mạnh những vấn đề về mặt học thuyết (chẳng hạn bản chất chính trị của ký ức tập thể) hay suy ngẫm về những chuyện buồn tiếc (triển lãm được tổ chức vào một thời điểm mà nhũng vấn đê xoay quanh ruộng đất còn chưa được giải quyết), tôi xin đề xuất một đề nghị đơn giản như sau:

1. Hình thành một hoặc hai hội đồng đặc biệt về nghiên cứu CCRĐ, có sự thăm gia của những thành phần xã hội thực sự đa dạng để đi vào việc đánh giá lại lịch sử và ý nghĩa của CCRĐ; Nếu cần, hãy hình thành hai hội đồng khác nhau, một gồm những tổ chức của nhà nước và một gồm những tổ chức xã hội dân sự;

2. Hãy tìm ra một cơ chế để bàn những kết quả nghiên cứu, có thể là một hội thảo về chủ để này nhằm mục địch nêu rõ những gì chúng ta biết và đồng ý và những chủ đề còn tranh cãi; Sẵn sàng tổ chức hội thảo này ở Hồng Kông; gỉa định nếu làm chuẩn sẽ chẳng có vấn đề tài chính nào (nhiều người sẽ ủng hộ chứ);

3. Hãy mời những người giỏi về bảo tàng học, nhân học, v.v. để dự những hội thảo này và thiết kế một triển lãm về CCRĐ, một triển lãm kiểu mới, có tính hoa giải, không áp đạt quan điểm nào nhưng lại tạo ra một cơ hội cho dân của đất nước để có những thảo luận cần có; Triển lãm có thể đề cập trực tiếp những tranh cãi mà chưa được giải quyết và sự liên quan đương đại của chủ đề.

‘Vấn đề kỹ thuật’ của Việt Nam ngày nay chính là chưa dám hay chưa phát hiện ra những cách thảo luận về ngày xưa. Một nước văn minh là một nước không sợ nói về lịch sử một cách coi mở. Rõ ràng Việt Nam còn rất nhiều chuyện lịch sử nên thảo luận. Muốn một xã hội văn minh thì hãy dám lấy triển lãm về CCRĐ năm 2014 một cơ hội. Nếu làm thế thì Triển Lãm CCRĐ năm 2015 sẽ là một bước có tâm quan trọng lịch sử và có thể là một mô hình cho nhiều thảo luận tiếp theo. Ảo tưởng? Hy vọng là không.
JL
(Blog Xin Lỗi Ông)

Sông Mekong – từ Nuozhadu tới Don Sahong, hai cực của sự hủy hoại

“Trái tim, tâm hồn và trí tuệ của tôi, tất cả đều tập trung để làm sao ngăn chặn những toan tính điên dại đang diễn ra trên Sông Mekong.” Tom Fawthrop, nhà báo Anh, đạo diễn phim Killing the Mekong Dam by Dam.
 
 Ngô Thế Vinh

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

ẢNH HƯỞNG DÂY CHUYỀN TỪ NHỮNG CON ĐẬP

Với 14 con đập Bậc Thềm Vân Nam và 12 con đập hạ lưu, tổng số 26 con đập dòng chính trên suốt chiều dài hơn 4,800 km sông Mekong, với thời gian là những hậu quả huỷ hoại tích lũy không thể đảo nghịch từ những khúc sông nghẽn mạch, và ảnh hưởng dây chuyền của chuỗi các con đập ấy, bao gồm:

1/ Biến đổi bản chất tự nhiên, và dòng sông sẽ không còn giữ được “nhịp đập / flood pulse” theo mùa, cũng là yếu tố sinh tử của Biển Hồ như trái tim của hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

2/ Biến đổi dòng chảy sẽ ảnh hưởng tới nguồn cá và an toàn lương thực: thu hẹp diện tích các vùng đất ngập / wetland areas và hủy hoại sinh cảnh thiết yếu của các loài cá sông Mekong.

3/ Dòng sông biến dạng đe dọa tính đa dạng của hệ thủy sinh trong đó có các chủng loại quan trọng / flagships species biểu tượng cho sự lành mạnh hệ sinh thái sông Mekong như cá Irrawaddy Dolphin, cá Pla Beuk đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

4/ Các khu rừng hạ lưu sông Mekong được công nhận là Vùng Đa dạng Sinh thái Chủ yếu / key biodiversity zones với các Vùng Đất Ngập được bảo vệ theo Quy ước Ramsar. Những con đập sẽ nhận chìm các vùng đất ngập và gây ảnh hưởng trên hệ sinh thái động vật và thực vật / fauna and flora của toàn lưu vực.

5/ Nông nghiệp bị tổn thất do phần đất bị ngập lụt từ các con đập, mất nguồn thực phẩm do canh tác ven sông, và do lượng phù sa từ thượng nguồn vì bị giữ lại trong các hồ chứa sẽ ảnh hưởng tới tiến trình chuyển tải các dưỡng chất thiết yếu cho ruộng vườn như phốt phát và đạm chất / nitrogen tưới bón cho các dẻo đất ven sông và nhất là các vùng châu thổ (Tonle Sap Cam Bốt, ĐBSCL Việt Nam).

6/ Giảm lượng phù sa cũng có nghĩa là làm mất cân bằng dòng chảy, gây sạt lở các bờ sông và mũi Cà Mau đang bị cắt lẹm mỗi năm và trôi dần ra biển. Lưu lượng dòng chảy giảm do những hồ chứa, mực nước biển dâng do thay đổi khí hậu và hậu quả là nạn nhiễm mặn càng ngày càng lấn sâu và tiến xa vào vùng châu thổ. Không có giống lúa và vườn cây trái nào có thể sống còn trên những thửa đất muối mặn.

Witoon Permpongsachareon, chủ tịch nhóm bảo vệ môi sinh TERRA, có văn phòng ở Bangkok phát biểu: “Những con đập là mối đe doạ lớn nhất đối với con sông Mekong và sự trong lành của môi sinh. Xây một con đập thì cũng giống như kẹp một động mạch trên một cơ thể khoẻ mạnh. Nếu máu không lưu thông chắc chắn cơ thể ấy bị tổn hại.”[Strangling the Mekong. Ron Moreau, Richard Ernsberger Jr. Newsweek International, March 19, 2011]

NUOZHADU CON ĐẬP LỚN NHẤT

Chỉ đứng thứ hai sau con đập Tam Hợp / Three Gorges Dam lớn nhất thế giới trên Sông Dương Tử, Nọa Trát Độ / Nuozhadu là một con Khủng long trên Sông Mekong. Con đập được khởi công từ 2006, phải giải tỏa 24,000 cư dân ra khỏi khu xây đập. Hồ chứa của con đập Nọa Trát Độ, có chiều dài 226 km, diện tích mặt hồ chứa 320 km2 (gần bằng nửa diện tích đảo quốc Singapore 716 km2) với dung lượng lên tới 22 tỉ m3, (Tiểu Loan / Xiaowan 15 tỉ m3); 30 lần lớn hơn hồ chứa con đập Tokuyama là đập thủy điện lớn nhất của Nhật Bản, với 9 đơn vị phát điện đã hoàn tất vào năm 2014, với tổng công xuất lên tới 5,850 MW, tương đương với hơn 5 lò máy nguyên tử lớn / 5 large nuclear reactors. [Chinese dam projects raise alarm in Asia_ theo Asahi Shimbun, 16/08/2010]

Nọa Trát Độ [261.5 m] tuy không cao nhất thế giới như đập Tiểu Loan [293 m] nhưng lại là “con đập lớn nhất” trên dòng chính sông Mekong. Theo Fred Pearce, sau đập Tiểu Loan, và con đập Nọa Trát Độ hoàn tất, sông Mekong sẽ trở thành tháp nước và nhà máy điện của Trung Quốc. (Damming the Mekong: Major blow to an Epic River, Yale Environment 360, 22 June 2009) [Hình I & II]

Hiroshi Hori là một chuyên gia Nhật, làm việc cho Liên Hiệp Quốc trong Ủy Ban Sông Mekong, tác giả cuốn sách “The Mekong: Environment and Development”, đã nhận định: “Lưu Vực Trên của sông Mekong là vùng động đất, với những chuyển động địa chấn đáng kể khiến người ta có lý do để sợ rằng động đất sẽ xảy ra khi xây những con đập.” Chính các học giả và chuyên gia môi sinh Trung Quốc cũng đã lên tiếng báo động về nguy cơ vỡ đập này.

Không có gì bảo đảm rằng một thảm họa như vậy sẽ không thể xảy ra trên sông Mekong. Nếu con sông Mekong là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực thì mỗi con đập dòng chính là một gót chân Achilles cho toàn vùng. Và hiển nhiên là thảm họa do con người gây ra sẽ lớn hơn gấp bội so với tai ương từ thiên nhiên…

Nhận định chung về kế hoạch khai thác sông Mekong của Trung Quốc, Tyson Roberts thuộc Viện Nghiên Cứu Nhiệt đới Smithsonian (Mỹ) đã phát biểu: “Xây các đập thuỷ điện, khai thông thuỷ lộ, với tàu bè thương mại quá tải sẽ giết chết dòng sông… Các bước khai thác của Trung Quốc làm suy thoái hệ sinh thái, gây ô nhiễm tệ hại, khiến con sông Mekong đang chết dần, cũng giống như con sông Dương Tử và các con sông lớn khác của Trung Quốc.”

Hình I _ Đập Thuỷ điện Noạ Trát Độ lớn nhất trên Sông Mekong: Hàng chữ đỏ bên trái: “Hoa Năng Nọa Trát Độ thủy điện trạm” [Trạm thủy điện Nọa Trát Độ của công ti Hoa Năng / Huaneng Power International, Ltd.”]; Hàng chữ trắng bên phải: “Năng nguyên vu thủy — Hữu dung nãi đại” [Khả năng bắt nguồn từ nước -- Có sức chứa sẽ thành lớn]. (Nguồn: Ying Qiu, International Rivers) 

Hình II _ Hồ chứa Đập Thuỷ điện Noạ Trát Độ lớn nhất trên Sông Mekong chiều dài 226 km, diện tích mặt hồ 320 km2 (gần bằng nửa diện tích đảo quốc Singapore 716 km2) với dung lượng lên tới 22 tỉ m3 nước. (Nguồn: Ying Qiu, International Rivers)

DON SAHONG CON ĐẬP NHỎ NHẤT

Cách đây gần một năm, ngày 3 tháng 10, 2013, chính phủ Lào thông báo cho Uỷ Hội Sông Mekong / MRC về quyết định xây con đập dòng chính thứ hai: Don Sahong, là một con đập-dòng-chảy / run-of-river dam nằm trong vùng Thác Khone / Siphadone thuộc tỉnh Champasak, Nam Lào chỉ cách biên giới Cam Bốt 2 km. Lào chưa công khai đưa ra một đồ án chính thức / project’s final design và chi tiết về con đập Don Sahong. Sơ khởi được biết con đập chỉ có công suất 260 MW, cao 30m, có chiều ngang rộng 100m, trụ trên suốt chiều dài 5 km của hẻm nước /water channel Hou Sahong.

Thác Khone hùng vĩ gồm rất nhiều ghềnh thác và hàng ngàn đảo nối tiếp nhau (do đó còn có tên Tứ Thiên Đảo/ Four thousand islands), nơi mà trong mùa mưa, theo Ts Nguyễn Đức Hiệp một chuyên gia môi trường Úc châu, thì lượng nước và lượng phù sa đổ xuống từ thác Khone còn lớn hơn cả tổng lượng nước của cả hai con thác Niagara ở Bắc Mỹ và Victoria ở Phi châu.

Từ tây sang đông thác Khone có nơi trải rộng tới 14 km, khúc trải rộng nhất của toàn thể chiều dài con sông Mekong. Về phương diện đa dạng sinh học, thác Khone là phần hết sức kỳ lạ của con sông Mekong. Ngay dưới chân thác là một quần thể phong phú nhất về cá, những loài cá nước ngọt không chỉ của Đông Nam Á mà phải nói là của cả thế giới nữa. Không phải chỉ có nguồn nước, nguồn phù sa, mà nguồn thuỷ sản, nhất là cá là nguồn protein chính và quan trọng đối với đa số cư dân sống trong lưu vực, nhất là Lào và Cam Bốt.

Khúc sông Mekong nơi thác Khone chính là trọng điểm hay còn có thể gọi là “ tử huyệt” của toàn hệ sinh thái lưu vực sông Mekong.

Sự đa dạng sinh học của sông Mekong, với khoảng 1,500 chủng loại cá trong số đó có hơn 2/3 thuộc loại di ngư / migratory fish, theo mùa lội ngược dòng Mekong và lên cả các phụ lưu trong chu kỳ sinh sản và tăng trưởng; đa số thuộc loại cá đánh bắt là nguồn lương thực và trao đổi thương mại.

Sông Mekong với nguồn nước ngọt và trữ lượng phù sa phong phú đã khiến ĐBSCLViệt Nam bấy lâu là cái nôi sản xuất cảng gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan và đồng thời cũng là vựa cá nước ngọt lớn nhất với 4 triệu tấn mỗi năm trị giá lên tới 9 tỉ MK, chưa kể tới những tôm cua rùa ốc và cả rong tảo chiếm tới 80% lượng protein của cư dân lưu vực.

      Đoàn thám hiểm Pháp Doudart de Lagrée / Francis Garnierkhi ngược dòng sông Mekong (1866) đã phải kinh ngạc khi đối diện với thác Khone. Cảnh tượng thì hùng vĩ với vang ầm tiếng nước đổ vào các ghềnh đá sủi bọt tung tóe.

      Thác Khone từng được ví như một phòng thí nghiệm thiên nhiên lý tưởng, một thế giới vi mô – microcosm của toàn hệ sinh thái sông Mekong, nơi để cho các nhà sinh học và ngư học nghiên cứu. Do tầm quan trọng độc nhất vô nhị ấy khiến TS Mark Hill đã kêu gọi bằng mọi giá phải bảo vệ sự toàn vẹn của vùng thác Khone trong những kế hoạch phát triển và xây các đập thủy điện trên sông Mekong.       Ian Baird người Gia Nã Đại, nay là Gs Đại học Wiscosin từ nhiều năm tình nguyện sang sống ở Lào và từ 1993 trực tiếp điều hành một dự án ở Nam Lào – Laos Community Fisheries and Dolphin Protection Project với ngân khoản vỏn vẹn chỉ có 60 ngàn đôla mỗi năm để kết hợp 63 làng xã trong vùng nhằm vận động bảo vệ loài cá Dolphin đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nhưng xa hơn là phát triển một nền ngư nghiệp bền vững –  sustainable fishing vì ai cũng biết “lúa và cá” là xương sống của nền kinh tế lưu vực sông Mekong. [Hình III] 

Hình III_ Ian Baird, nhà hoạt động môi sinh,sống nhiều năm trên đất Lào và là chuyên gia bảo vệ nguồn cá sông Mekong. (Nguồn: Tom Fawthrop)

NIỀM VUI TRONG THIÊN TAI

Từ hình ảnh ước lệ về  một ĐBSCL“làm chơi ăn thiệt” với ruộng đồng thẳng cánh cò bay, thì nay người dân ĐBSCL phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” mà vẫn không đủ ăn, những đứa con của họ phải “tha phương cầu thực” sang các xứ Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc… Vậy mà,ngay trên “vùng đất khổ” đó, người ta vẫn cứ tận khai thác Du Lịch Sinh Thái / Ecotourism được quảng cáo với bao nhiêu hình ảnh của một ĐBSCL đượcthiên nhiên ưu đãi, các khu nhà vườn, tràm chim rồi vô số các món ăn đặc sản Miền Tây với đủ loại cá tôm và hoa trái…

Người xemthì cứ tưởng đó là một nguồn tài nguyên thiên nhiên bất tận, có ai biết đó là thứ“niềm vui trong thiên tai” như lời thơ của Nguyễn Đình Toàn, người đã từng ví nước sông Mekong như là máu của đất. Và có ai mà nghĩ được rằng ĐBSCLđang mang hình ảnh một con tàu bấp bênh trên biển lớn và mỗi con đập trên dòng chính sông Mekong là những lỗ thủng lớn nhỏ hai bên thân tàu và nước mặn thì càng ngày càng tràn sâu vào các khoang bên trong. Và hậu quả nhãn tiền là những cánh đồng lúa bị cháy xém vì nhiễm mặn. [Hình IV]

Và cũng trên chính cánh đồng lúa cháy đó, Gs Võ Tòng Xuân, Nguyên Viện trưởng Đại Học An Giang đã phát biểu:“Sản xuất lúa gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ hai Don Sahong ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong khi đổ vào vùng Thác Khone, sẽ làm giảm dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn. Chúng tôi đã chứng kiến những cánh đồng lúa lan rộng trong mùa khô trên khắp các vùng Đông Bắc Thái, Nam Lào và Cam Bốt, đã rút đi một lượng nước sông rất đáng kể trong vùng. Nhiều năm qua, nguồn nước cung cấp cho các vụ lúa mùa khô nơi ĐBSCL đã bị sút giảm nghiêm trọng, hậu quả là nạn nhiễm mặn tiến sâu vào đất liền xa tới 80 km và gây tổn hại cho mùa màng. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Lào và các nhà đầu tư Mã Lai hãy tự tiết chế không gây tác hại thêm cho dòng chính sông Mekong nhằm bảo vệ môi sinh và cư dân nơi hạ nguồn.”[26-10-2013]

Hình IV_ Gs Võ Tòng Xuân trên ruộng lúa bị cháy vì nhiễm mặn tại quận Gia Rai,  Đồng Bằng Sông Cửu Long. (nguồn: Gs Võ Tòng Xuân. Đại học An Giang)

 THAY LỜI KẾT

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và sau đó là cả Thượng Viện Mỹ (07/2011)đã từng khẩn thiết kêu gọi các quốc gia Mekong cần tránh những lỗi lầm của Hoa Kỳ từ hơn 100 năm qua khi quyết định vội vã xây các con đập và sau đó phải trả bằng những bài học đắt giá ra sao.

Chưa kể đến một nước lớnnhư Trung Quốc, đã hành xử một cách vô trách nhiệm, khống chế và tận khai thác nguồn thuỷ điện trên suốt nửa chiều dài trên của con sông Mekong, bất kể hậu quả và cái giá phải trả ra sao với các quốc gia hạ lưu, ngay cả các quốc gia Mekong khác cũng hành xử không hơn gì. Cho dù động lực phát triển kinh tế và đáp ứng cơn khát về năng lượng là những nhu cầu chính đáng, nhưng để đi tới mục tiêu ấy, vội vã xây những con đập mà không kể gì tới hậu quả về môi trường cùng với những tác dụng tiêu cực về kinh tế xã hội như an toàn lương thực, phẩm chất môi trường thì những việc làm đó chẳng khác gì lâu đài xây trên cát.

      Uỷ Hội Sông Mekong/ MRC kể từ ngày thành lập 1995, sau 19 năm hiện diện, khi bị thử thách với 2 con đập Xayaburi và Don Sahong của Lào, MRC đã chứng tỏ là một tổ chức không có thực lực và cả vô hiệu trong giải quyết các cuộc tranh chấp xuyên biên giới giữa các quốc gia Mekong. Nếu không có ngay một tái cấu trúc cho tổ chức này, chúng ta có thể tiên liệu rằng, cũng sẽ tái diễn cùng một kịch bản với 10 con đập dòng chính hạ lưu còn lại, đó sẽ là một thảm hoạ cho hệ sinh thái sông Mekong và cũng là hồi chuông báo tử cho ĐBSCL.

      Với “Tinh Thần Sông Mekong” như một mẫu số chung, không bị chia cắt bởi những hàng rào chính trị và quyền lợi cục bộ, các quốc gia Mekong có khả năng cùng chung sức xây dựng một nền tảng phát triển hiệu quả, bền vững, đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo khó nhưng vẫn bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai.

Ngô Thế Vĩnh Tác giả gửi BVN
 (Bauxitevn)
 

Việt Nam giữa liên minh Nga-Trung

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN


TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

-Việt Nam giữa liên minh Nga-Trung

BBC
LS Vũ Đức Khanh & Lê Quốc Tuấn
viết cho BBC từ Canada

Nga và Trung Quốc vừa ký thỏa thuận khí đốt khổng lồ
Chưa kịp vuốt giận Bắc Kinh sau khi toan ‘tư tình’ với Mỹ, Việt Nam giờ đã phải đứng trước tình huống mới khi Nga và Trung Quốc đưa nhau đi ‘hưởng tuần trăng mật’.

Trục liên minh Trung-Nga

Để chữa cháy cuộc bao vây của Tây Phương sau hành động ngang ngược của mình ở Ukraine, Nga quay sang dựa vào mối quan hệ với Trung Quốc.
Thế giới hiện đang chứng kiến hai nước một thời là cộng sản anh em, đang dồn dập gia tăng các liên kết kỷ lục. Tháng Năm vừa qua là một mùa trăng mật của cặp tái hôn Trung-Nga.
Về kinh tế: hai nước vừa ký với nhau một thoả thuận được xem là lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp khí đốt thiên nhiên trị giá 400 tỉ, kéo dài trong 30 năm; về quân sự: lực lượng hải quân hai nước phối hợp tổ chứccác cuộc tập trận trên diện rộng ở biển Hoa Đông, gửi một thông điệp trực tiếp, mang tính đe dọa đến Nhật, đồng minh khu vực của Mỹ.
Và, cũng không thể không kể đến những nỗ lực hợp tác trên không, trên biển và trên mặt trận chiến tranh không gian mạng giữa Nga và Trung Quốc trong thời gian qua trong mục tiêu “thu hẹp khoảng cách công nghệ” với Mỹ như nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khi ông nói về liên minh Nga Trung trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO cuối tuần trước.
Rõ ràng, liên minh Nga-Trung đã bắt đầu chuyển dịch rõ nét sau sự kiện ở Ukraine cùng với thái độ căng thẳng bất ngờ của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với Trung Quốc trong chuyến đi châu Á vào tháng Tư vừa qua.
Nga và Trung Quốc luôn cần đến nhau để được vững mạnh và ổn định hầu đạt được mục tiêu lâu dài của toàn cầu đa cực.
Tất cả đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga dù không tin, thậm chí không ưa nhau trong lịch sử phải bắt đầu cùng oán ghét Mỹ hơn bao giờ. Lý do của Nga là hiển nhiên ở Ukraine. Còn Trung Quốc, tình cảm lạnh nhạt đã bùng nổ thành cơn giận tràn ly khi Washington thổi bùng các vụ tình báo mạng và tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Kết quả là Bắc Kinh và Moscow chưa bao giờ gần nhau hơn như bây giờ trong nửa thế kỷ qua, và ‘cuộc trăng mật ấy’ đang gây đau đầu cho cả Mỹ và Việt Nam.

Việt Nam: Khiêu vũ giữa bầy sói

Mối căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á trong các tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc về lãnh thổ, lãnh hải, với các nước láng giềng đặc biệt với Việt Nam hiện là cơ hội để Nga chứng minh với Trung Quốc về khả năng hoà giải, vai trò trung gian cân bằng chiến lược nhằm tiến đến một quan hệ đối tác lớn hơn.
Và chính cuộc khủng hoảng hiện nay của Nga ở Ukraine và của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Moscow và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn đồng thời sẽ khiến các nước láng giềng của họ ở châu Âu và châu Á phải tăng cường khả năng quân sự của mình và tìm kiếm quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Đáng tiếc thay, trong cuộc chạy đua để mưu tìm an toàn ấy, Hà Nội lại ở vào hoàn cảnh éo le nhất so với các nước Đông Nam Á khác đã từng hoặc đang là đồng minh của Hoa Kỳ.
Với Việt Nam, thật là mỉa mai khi mối quan hệ Nga-Việt, được xây dựng trong thời chiến tranh lạnh để đối trọng với Trung Quốc, giờ đây lại được sử dụng để giúp Bắc Kinh trong một quan hệ phức tạp.

Chính phủ Việt Nam đang đứng trước lựa chọn không dễ̉ dàng
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện rộng, Nga và Trung Quốc luôn cần đến nhau để được vững mạnh và ổn định hầu đạt được mục tiêu lâu dài của toàn cầu đa cực. Dù Moscow và Bắc Kinh vẫn có bất hoà vì lợi ích của Nga ở Biển Đông, nhưng chắc chắn hai chính phủ này sẽ có cách giải quyết sự khác biệt của họ vì quyền lợi chung trong việc phản đối Mỹ tiến vào sân sau của mình.
Trong hoàn cảnh đó, mối liên minh Nga-Trung sẽ là trở ngại cho nhu cầu củng cố an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Trong suốt cuộc đối đầu với hiếp đáp từ Bắc Kinh, bị ngăn trở bởi lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ, Hà Nội đã củng cố khả năng phòng thủ bằng vũ khí của Nga. Chỉ riêng trong năm qua, Việt Nam đã chi 714 triệu Mỹ kim trang bị quân sự từ Nga. Dù là cuộc chạy đua trang bị có giá trị về chính trị nhiều hơn, giúp mang lại an tâm phần nào trong so sánh lực lượng với Trung Quốc và xoa dịu những nghi ngại có thể bùng nổ bất cứ lúc nào của tình ái quốc từ người dân đối với Hà Nội, ý nghĩa ấy cũng đang kém đi rất nhiều.
Có lẽ ngay trong tình hình này, Mỹ là lối thoát cho Việt Nam với Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp giải quyết bế tắc về kinh tế và việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương giúp củng cố an ninh quốc phòng chống lại Trung Quốc. Nhưng chính ở đây mà ta sẽ nhìn thấy: Hà Nội sẽ tiếp tục phải ‘khiêu vũ giữa bầy sói’ để bảo vệ quyền lực của mình.
Trừ khi, thực tế chính trị có thể khác nếu Mỹ thấy mình không còn nhiều lựa chọn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khi nhu cầu phát triển Việt Nam thành một đối tác chiến lược để thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong khu vực có thể lớn hơn nhu cầu cải thiện nhân quyền (đừng quên rằng nước Mỹ từng ủng hộ một số chế độ độc tài tai tiếng nhất trong quá khứ).
Chỉ hy vọng rằng lựa chọn bi thảm ấy sẽ không xảy ra.

Tổ quốc hay quyền lực?

Nền móng cho quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Việt chắc chắn đã hiện hữu. Hai nước đã ký kết hợp tác toàn diện, chi tiết đến từng lãnh vực mà Mỹ và Việt Nam cùng hợp tác, bao gồm các lĩnh vực như xây dựng năng lực hàng hải, tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại, và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và những thách thức về môi trường, cũng như giáo dục và thúc đẩy nhân quyền. Một số nỗ lực còn được Mỹ thực hiện để giúp Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để hai nước có thể trở thành đồng minh trong ý nghĩa xác thực nhất.
Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để hai nước có thể trở thành đồng minh trong ý nghĩa xác thực nhất.
Lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vẫn còn không thể tháo gỡ vì thành tích nhân quyền quá kém của Hà Nội. Từng là một người ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, Thượng nghị sĩ McCaincũng như ứng cử viên chức vụ Đại sứ tại Việt NamTed Osius từng tuyên bố rằng việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí có thể được thực hiện nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào các cải thiện nhân quyền và đối xử với tù chính trị từ phía Hà Nội.
Về kinh tế, Việt Nam đang cần cánh cửa TPP hơn bao giờ để giải quyết thị trường. Về an ninh lãnh thổ và tính chính danh của chế độ, vụ giàn khoan là bằng chứng rõ ràng nhất về mối quan hệ lén lút, thua thiệt của Hà Nội với Bắc Kinh. Giờ đây, trong cuộc chuyển dịch mới của liên minh Nga Trung, Hà Nội lại tiếp tục xoay sở trên sợi dây xiếc căng thẳng giữa các quyền lực lớn đan chéo. Chọn lựa nào của Hà Nội cũng sẽ phải trả lời câu hỏi cơ bản: Tổ quốc hay quyền lực cai trị ?
Có một nỗi oán hận không nguôi, tình ái quốc đặc thù có tính lịch sử của người Việt đối với người Trung Quốc phương Bắc. Đó là tình cảm có thật đã khắc chạm bằng xương máu của người Việt qua hàng nghìn năm lịch sử và đó là quả bom nổ chậm cảnh báo chính quyền Hà Nội trong mỗi quyết định chọn lựa giữa Tổ quốc và quyền lực.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của các tác giả, ý kiến đóng góp xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk.

-“Chúng tôi muốn biết tội ác của cải cách ruộng đất”

Kính Hòa, phóng viên RFA

xuandienhannom.jpg
Bà con dân oan Dương Nội biểu tình trước Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội sáng 11/9/2014 Photo courtesy of xuandienhannom.blogspot.com
Không hẹn mà gặp, giữa mùa Trung Thu, tác phẩm Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh xuất hiện và gây xôn xao dư luận. Xin lấy ý của nhà báo Đoan Trang đặt cho phần đầu mục điểm blog kỳ này
Trung thu đốt Đèn Cù

Một trong những người đầu tiên điểm cuốn sách, nhà báo Ngô Nhân Dụng viết rằng hình ảnh của chiếc đèn cù chính là hình ảnh xã hội chính trị Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua với bao nhiêu voi, người, ngựa,… bằng giấy chạy tít mù, chạy vòng quanh.
Với vị trí hiếm có của một người cầm bút đứng rất gần các nhân vật cộng sản Việt Nam hơn 50 mươi năm qua, nhà văn Trần Đĩnh đã mang ra ánh sáng những chân dung đời thực những người cộng sản Việt Nam, cũng như những toan tính chính trị và quyền lực đằng sau những cuộc cách mạng và kháng chiến.
Đi theo những dòng hồi ức của Trần Đĩnh, Dương Hoài Linh viết bài Đèn Cù và Hồng Kong. Tác giả kết nối những bi thương trong lịch sử Việt Nam mà Trần Đĩnh đang kể với hàng triệu người Việt Nam với những đe dọa từ Bắc Kinh cho nền dân chủ mà người dân ở Hồng Kông, nơi cũng có Tết Trung thu và đèn cù, đang phải đối diện.
Trong bài viết đó tác giả nói về một sự giải thiêng cần thiết cho Việt Nam:
Tôi không hiểu tại sao họ lại dạy cho con người lấy chuyện điêu toa, dối trá, vu khống trắng trợn người khác làm lẽ sống như thế ?
– Blogger Ngô Minh
Đèn Cù đã đáp ứng những thông tin về một sự giải thiêng. Khi trước đó vẫn còn những đoàn người rồng rắn vào viếng lăng cụ Hồ, viếng mộ cụ Giáp. Đèn Cù đã đưa ra những chi tiết xác thực, có sức thuyết phục hơn về những gì trước đây chỉ là các giai thoại truyền miệng trong dân. Đèn Cù cũng cung cấp cho lớp hậu sinh sau này một cái nhìn trực diện vào “thần tượng” sau khi bóc đi lớp hào quang giả tạo, đưa họ trở về đúng với cái bản chất vốn có của nó.
Còn cây bút Phan Tấn Hải viết trên blog của mình:
Trần Đĩnh đã cầm bút lên để viết như một chứng nhân của cách mạng, viết như một nạn nhân của vụ án xét lại, viết như một nhà văn trôi nổi với lịch sử dân tộc, và trong tận cùng là viết như một người con rất mực yêu thương đất mẹ.
Trong sự trôi nổi đó với lịch sử dân tộc, có độc giả nhận thấy rằng những câu chuyện mà Trần Đĩnh kể lại làm cho lịch sử Việt Nam được công bằng hơn, và người đọc cũng hiểu được nguyên nhân của những hành động phi nhân tính diễn ra trong cuộc đấu tranh giai cấp của những người cộng sản. Độc giả Trần Giao Thủy nói:
Tất cả những chuyện nho nhỏ như vậy mình đọc thì mình sẽ thấy suốt trong quyển sách của Trần Đĩnh, những oral histories (câu chuyện) phần nào làm cho lịch sử cận đại Việt Nam được công bằng hơn một chút.
Ông Hồ ông ấy nhắc nhà to là nước, nhà nhỏ là gia đình riêng, đó là cái cách người cộng sản họ dùng chủ nghĩa dân tộc như thế. Vì có sự tuyên truyền như vậy của những người cộng sản nên mới có chuyện ông Châu Văn Viên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất ở Nghệ Tĩnh đấu tố mẹ mình.”
Suy nghĩ của ông Trần Giao Thủy cũng là ý nghĩ của blogger Ngô Minh:
Tôi không hiểu tại sao họ lại dạy cho con người lấy chuyện điêu toa, dối trá, vu khống trắng trợn người khác làm lẽ sống như thế ?
Và cuộc cải cách ruộng đất, mà người cộng sản hay mô tả là long trời lỡ đất chính là quan tâm của rất nhiều người khi đọc Trần Đĩnh. Trớ trêu thay, ngay sau khi quyển sách ra đời, nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất tại Hà Nội.
Cải cách ruộng đất
tuoitre.vn-400.jpg
Công chúng đến xem triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.
Triển lãm cải cách ruộng đất ở Hà Nội như một liều xúc tác làm bùng lên những bài viết trên blog trong không gian Việt ngữ toàn thế giới. Blogger Hiệu Minh viết Vài câu chuyện về cải cách ruộng đất:
Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
Cùng mảnh ruộng, người biết làm ăn, tính toán thì có của ăn của để. Nhưng người không biết phải chịu đói khát, đành đi làm thuê. Nhưng sau cách mạng, người giỏi hơn thành địa chủ, người kém hơn lên làm chủ, và kết quả thế nào, chẳng cần bàn cãi.
Hàng triệu người bỏ tổ quốc ra đi. Nhiều người thành đạt nơi xứ người nhưng không thể đóng góp cho quê hương vì nhiều lẽ mà trong đó dư chấn của Cải cách ruộng đất mà họ cho là một trong những điều mất mát lớn.
Đã đến lúc đất nước phải thay đổi, lãnh đạo phải thay đổi và mỗi chúng ta phải thay đổi. Sự mù quáng về ý thức hệ sẽ đưa đến một cuộc cải cách khác, máu đổ và thiệt hại mang tầm quốc gia, đau đớn kéo dài hàng thế kỷ.
Việc người ta đến, để xem, để tham quan, tham dự không chỉ là việc xem nó ra sao, mà điều cơ bản là để xem thái độ nhìn nhận với những tội ác đã gây ra như thế nào.
– Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Và trong phần cuối bài viết Hiệu Minh nhìn cuộc triễn lãm này như là một dấu hiệu rằng xã hội đã cởi mở và có được quyền nói về những chuyện trong quá khứ.
Nhưng có những blogger khác không chia sẻ sự lạc quan của Hiệu Minh.
Mai Tú Ân viết bài  “Một nửa sự thật không phải là sự thật”:
Với những gì ta thấy trong cái gọi là triển lãm ảnh Cuộc cải cách ruộng đất, thì đó chỉ là phần nổi nhỏ bé của tảng băng khổng lồ của tội ác, của đại thất nhân tâm… mà với những gì hé mở trong thế giấu diếm thì ta có thể gọi đây chưa phải là sự thật đúng nghĩa, thậm chí đây chỉ là phần bao biện, che giấu và giả dối…
Tác giả Mê Linh viết:
Nghe nói có triển lãm về cải cách ruộng đất, mình hăm hở đi xem, hí hửng tưởng đảng CS đã dám nhận trước nhân dân tội ác diệt chủng và cướp bóc của mình. Không ngờ lại một trò dối trá trắng trợn khi họ chỉ trưng lên những “bằng chứng” giả từ thời đó để một lần nữa kết tội những nạn nhân của họ, lấp liếm đi tội ác của mình, tiếp tục kể công với dân, và lừa mị thế hệ tương lai.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh đã thực hiện một phóng sự về buổi triển lãm, anh viết:
Có thể nói, những hiện vật trưng bày trong cái gọi là Triển lãm này là một mô hình đấu tố mới, nhằm lấp liếm, bào chữa cho những tội ác đối với ngay cả những đồng bào của mình, đối với những người có đầu óc và tri thức làm giàu cho quê hương đất nước. Bỗng dưng một ngày đẹp trời họ được hưởng nhờ thành quả Mác – Lenin xếp họ vào “giai cấp bóc lột”. Và họ bị cướp đoạt, bị tra tấn, bị bắn, bị giết và “CCRĐ hoàn thành thắng lợi”.
Việc người ta đến, để xem, để tham quan, tham dự không chỉ là việc xem nó ra sao, mà điều cơ bản là để xem thái độ nhìn nhận với những tội ác đã gây ra như thế nào.
Một điều mà Nguyễn Hữu Vinh cảm thấy khó hiểu là ngay chính những nạn nhân trong sự kiện cải cách ruộng đất thảm khốc ấy vẫn cho rằng họ chịu ơn những người gây ra thảm cảnh. Nguyễn Hữu Vinh kết luận rằng đảng cộng sản đã hoàn tất một công việc ngoạn mục.
Họ vẫn luôn coi “bác Hồ” và đảng vô tội. Đó mới là thành công, mới là ngoạn mục.
Trang blog Dân làm báo không nói về một Cuộc đấu tố mới như Nguyễn Hữu Vinh, nhưng lại so sánh với cuộc diệt chủng mà Đức quốc xã thực hiện trong thế chiến thứ hai:
Thế giới ngày hôm nay chắc chắn sẽ ngạc nhiên đến sửng sốt, khinh bỉ và phẫn nộ nếu một người Đức nào đó tổ chức một cuộc triển lãm về “những thành tựu của Hitler và Đức Quốc Xã trong việc ‘cải cách’ 6 triệu người dân Do Thái trong lò hơi ngạt”.
Một blogger khác lại có một cái nhìn khá thú vị về cuộc triễn lãm này.
JV Loveart viết:
Cuộc triển lãm “Thành Tựu Cải Cách Ruộng Đất” mang rất nhiều ý nghĩa vô cùng to lớn và sâu sắc nhé cô bác :
– Là một lời tự bào chữa vô cùng hài hước.
– Là một
lần tự đấu tố rất vụng về.
- Là một sự ủng hộ đối với phong trào Chúng Tôi Muốn Biết của Mạng Lưới Bloggers Việt Nam .
- Là một màn quảng cáo ấn tượng cho sách truyện Đèn Cù .
Chúng tôi muốn biết
Trở lại với tác phẩm Đèn Cù, nhà báo Đoan Trang viết:
worldpress-400.jpg
Một số bạn trẻ với dòng chữ ‘Tôi muốn biết’ được post lên mạng xã hội hôm 02/9/2014.
Cho đến giờ, với tư cách một độc giả, tôi vẫn thành thật mong có người sẽ phân tích, bình luận một cách chuyên nghiệp, không cảm tính, không định kiến về những cuốn sách thuộc dòng “giải độc, giải thiêng”, có đề tài lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử, ở Việt Nam. Với tư cách cá nhân, tôi muốn được biết sự thật, chứ không phải là giai thoại, vì các giai thoại về lãnh tụ, lãnh đạo… người dân Việt Nam chúng ta phải nghe nhiều quá rồi.
Đòi hỏi của nhà báo Đoan Trang trong tư cách một công dân cũng chính là đòi hỏi của một nhóm công dân trẻ cách đây vài tuần đã dấy lên phong trào Chúng tôi muốn biết. Một trong những người chủ trương phong trào này là chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay blogger Mẹ Nấm nói rằng:
Chiến dịch Chúng tôi muốn biết có một mục tiêu cụ thể là muốn nhà nước công bố những mảng tối thông tin. Và quan trọng hơn là nó sẽ thúc đẩy người dân bước ra khỏi bóng đen sợ hãi của chính mình để đòi cái quyền được biết. Thông điệp chúng tôi muốn biết nó rất là ngắn nhưng nó đòi hỏi người tham gia phải hiểu cái gì mình muốn. Vì được biết còn là trách nhiệm nữa, khi biết thì mình sẽ có những hành động đúng đắn hơn.
Trong thời điểm hiện tại với sự xuất hiện quyển Đèn cù của nhà văn Trần Đĩnh và cuộc triễn lãm Cải cách ruộng đất, cho thấy rằng ở cái thời đại này người ta không thể giấu những sai lầm trong quá khứ nữa. Mà cải cách ruộng đất không chỉ là sai lầm mà còn là tội ác có thể xếp ngang với tội ác diệt chủng.
Có thể là một sự trùng hợp, nhưng từ phong trào chúng tôi muốn biết đến các sự việc đang diễn ra thì cho thấy rằng khi mình đòi cái quyền được biết của mình, thì bằng cách nào đó sẽ có những sự thật được phơi bày.
Khi chúng tôi kết thúc bài điểm blog này, thì tin từ các blogger cho biết những nông dân bị mất đất ở Dương nội kéo về Hà nội để xem cuộc triễn lãm Cải cách ruộng đất, thì nhà chức trách bảo rằng triễn lãm phải đóng cửa để bảo trì.

-Nhân chứng những giây phút cuối người Mỹ rút khỏi Việt Nam

RFA

Nguyễn Sơn Tùng- Australia
marines-protect-dao-1975
Thuỷ quân lục chiến Mỹ bố trí bảo vệ cơ quan DAO trong phi trường TSN, 28 tháng tư, 1975 -Courtesy of chinhhoiuc.blogspot.com
Tôi là một trong số người may mắn được chứng kiến tận mắt những giây phút cuối cuộc rút lui của người Mỹ khỏi Việt Nam xảy ra tại phi trường Tân Sơn Nhất đêm 29 tháng 4 năm 1975.

Suốt thời gian cuối tháng Tư năm 1975 rộ tin đồn bộ đội Bắc Việt thực hiện những hành động ác độc như rút móng tay phụ nữ, hành quyết dân di cư 1954…vì thế tôi muốn trốn thoát khỏi Việt Nam.
Sau hai chuyến cố gắng di tản thất bại bằng hàng không, tôi vô cùng lo lắng. Hằng ngày tôi  mở máy thu thanh (radio) nghe tin tức và thường bất chợt nghe được những cuộc đàm thoại của người Việt ở nước ngoài thúc giục họ hàng trong nước mau chạy khỏi Việt Nam.
Tôi càng sốt ruột.
Đa số bạn bè tôi đã ra Vũng Tầu từ tháng trước, mướn thuyền nằm chờ sẵn để tháo chạy khi bộ đội Bắc Việt chiếm được Mièn Nam. Đến nay tôi vẫn không hiểu tại sao khi đó tôi không hề nghĩ đến việc bỏ nước bằng đường biển trong khi hoàn cảnh rất thuận lợi vì tôi độc thân và nhiều bạn tôi có thuyền. Phải chăng đó chính là ĐỊNH MỆNH.
Sáng sớm ngày 29 tháng 4 tôi dùng xe đạp chạy vào sân bay Tân Sơn Nhất. Lính gác khuyên tôi không nên vào vì sân bay đang bị Việt Cộng pháo kích. Nhưng tôi cứ đi bất chấp lời cảnh báo.
Thủy quân lục chiến Mỹ đã tạo một khu vực cô lập dành cho cuộc di tản khẩn cấp. Anh nào cũng có điệu bộ nghiêm trọng, mặt lạnh như tiền.
Tôi nói với một anh canh gác lối vào :
-  Tôi là cựu nhân viên Mỹ. Làm ơn cho tôi vào.
Anh ta hỏi :
-  Thẻ chứng minh ?
Tôi không thể xuất trình thẻ Đại sứ quán Mỹ cấp cho tôi là thư ký hành chánh của Cơ Quan Viện Trợ Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) vì phải trả lại khi tôi xin thôi việc năm 1966.
Bất ngờ một chiếc trực thăng UH1 đáp xuống sát gần. Tôi liền quăng xe đạp và nhảy lên máy bay cùng với khoảng hai chục sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Đây là chiếc trực thăng dân sự của AIR AMERICA do một phi công Việt Nam lái. Chắc anh phi công này thấy nó bị bỏ trong sân bay. Máy bay cất cánh, nhưng không may, chong chóng lái đụng nhằm một đống đá và bị gẫy nên máy bay cứ quay vòng vòng trên không cách mặt đất vài mét, không thể bay được. Nhưng trong cái rủi cũng có cái may : nếu bay được, có lẽ máy bay sẽ rớt do chở quá tải (trên 40 người, trong khi trọng tải của nó chỉ là 20 người). Vừa mới xuống khỏi máy bay, tôi thấy một chiếc xe hơi trờ tới và ngừng sát cạnh. Tôi xin người tài xế Mỹ cho tôi chiếc xe. Ông ta trao chìa khoá xe cho tôi rồi đi vào khu vực di tản. Tôi lái xe về nhà để ăn cơm trưa.
Khoảng 2 giờ chiều tôi dùng xe gắn máy trở lại sân bay cùng với một cháu trai  với hy vọng sẽ được di tản.
Bên ngoài khu vực di tản la liệt xe cộ nhiều loại : xe du lịch, xe bus, xe gắn máy.. Từng đoàn ba chiếc trực thăng đến hạ cánh rồi lại cất cánh bay đi. Xa xa đạn pháo của Việt Cộng nổ ì ầm buộc chúng tôi nhảy xuống hào trú ẩn dể tránh đạn. Do mưa rào nên tôi phải lên một xe bus để trú mưa. Tôi bấm vào nút một chiếc máy trên xe.  Bất ngờ một giọng nói từ máy phát ra : “Phải ông Smith không ?”. Thì ra đó là máy thu phát vô tuyến. Tôi trả lời và biết rằng đó là nhân viên của ông Smith, họ đang nóng lòng chờ ông ấy. Người này nhờ tôi nói lại với ông Smith. Nhưng chỉ có Trời mới biết ông Smith đang ở đâu! Chắc đây là xe của ông ấy bỏ lại trước khi vào khu vực di tản và để nhân viên của mình mòn mỏi chờ đợi.
Tôi hy vọng sẽ được di tản vào phút chót. Khoảng một trăm người quanh tôi cùng có ý nghĩ đó. Đêm đến lúc nào cũng không hay. Các trực thăng cứ đến rồi lại đi. Trên trời, hai chiếc phản lực khu trục gầm rú bay vòng vòng. Đạn của  súng máy dưới đất vẽ lên bầu trời đen tối những tia chớp sáng ngoằn ngoèo. Đạn súng cối thỉnh thoảng nổ ran nhưng không trái nào rớt vào khu vực di tản.
Khoảng mười giờ đêm, một người Mỹ đi xe jeep đến chỗ chúng tôi ngồi và hỏi : “Ai biết lái xe ?”. Có mấy người giơ tay. Ông Mỹ bảo họ lên ba xe bus mở máy và theo ông ta. Tôi nghĩ có lẽ ông ấy đi đón nhân viên. Sau 30 phút ba xe bus trở về trống không. Các tài xế cho biết không thể đến được nơi phải đến vì giới nghiêm.
Ông Mỹ bảo chúng tôi lên một xe bus cùng với ông. Lính gác cho phép xe vào khu di tản, nhưng không ai được ra khỏi xe. Thật nhiều xe đậu thành một vòng tròn và tất cả đều mở đèn pha. Ông Mỹ một mình ra khỏi xe và đi vào một căn nhà có thể là sở chỉ huy cuộc di tản. Từ lúc đó chúng tôi không còn thấy ông ấy nữa.
Nửa giờ sau đó căn nhà chỉ huy bốc cháy. Chắc người Mỹ đốt cháy căn nhà và các tài liệu trước khi cuộc di tản kết thúc. Một chiếc trực thăng đáp xuống. Chúng tôi nhốn nháo và muốn ra khỏi xe. Khoảng trên mười thuỷ quân lục chiến Mỹ cuối cùng bước lên máy bay, tay cầm súng nhăm nhăm chĩa vào xe chúng tôi, nói : “Mọi người ngồi im, chúng tôi trước”. Máy bay cất cánh trong khi các lính Mỹ luôn chĩa súng vào chúng tôi.
12 giờ đêm.
Cuộc rút lui kết thúc và chúng tôi bị bỏ lại.
Nếu cuộc rút lui này xét theo nghĩa một cuộc tháo chạy thì người Mỹ đã hoàn toàn thành công vì họ đã ra đi bình an vô sự. Nhưng nếu xét theo nghĩa một cuộc di tản thì họ đã thất bại vì họ đã bỏ lại một trăm người gồm phụ nữ, trẻ em rất muốn được di tản nhưng không được dù hoàn cảnh vô cùng thuận lợi về thời gian, phương tiện vận chuyển, an ninh hầu như tuyệt đối.
Sao người Mỹ có thể tự hào được về sức mạnh, lòng nhân đạo, lý tưởng tự do và nhân quyền trong một hoàn cảnh như nêu trên !
*****************************************
Tác giả Nguyễn Sơn Tùng hiện đang ở Australia. Ông viết bài này tại Sài Gòn, năm 1975.