Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Tám quy định tố tụng nổi bật năm 2015

(PL)- Đó là những quy định pháp luật tiến bộ, được Quốc hội thông qua năm 2015 do bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM bình chọn.
Với hàng loạt luật, bộ luật và nghị quyết vừa được Quốc hội (QH) thông qua, những người làm trong ngành pháp luật có thể cũng chưa hình dung hết sự tác động sâu sắc của nó đối với thực tiễn cuộc sống. Quả thật đó là những quy định hết sức tiến bộ, gắn liền với quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà Hiến pháp 2013 đã minh định.
Nhiều chuyện gia pháp luật, giới luật sư và bạn đọc Pháp Luật TP.HCM bình chọn tám quy định tố tụng tiêu biểu dưới đây như một dấu ấn, một thành tựu lập pháp trong năm 2015.
1. Nghe lén để bắt quan tham
Các điều từ 223 đến 228 BLTTHS 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016) cho phép áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt đối với một số tội. Đây là quy định giúp CQĐT chủ động thu thập chứng cứ, đấu tranh hiệu quả với các tội phạm có tổ chức, phức tạp về ma túy, rửa tiền, khủng bố... trong tình hình hiện nay. Đặc biệt, quy định này còn nâng cao hiệu quả trong việc phòng, chống tội phạm tham nhũng - loại “giặc nội xâm” mà ai cũng căm thù.
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt phải là thủ trưởng CQĐT cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên (nếu cấp huyện thụ lý thì thủ trưởng CQĐT cấp huyện đề nghị cấp trên áp dụng). Quyết định áp dụng phải được viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn và áp dụng không quá hai tháng kể từ ngày được phê chuẩn.

 

2. Không có luật tòa vẫn phải xử
BLTTDS sửa đổi và BLDS sửa đổi đều có quy định: Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Tòa cần căn cứ vào tập quán, nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng để xem xét, giải quyết.
Đây là quy định được đánh giá là tiến bộ vì nó bảo vệ quyền công dân bằng pháp luật và lẽ công bằng. Hiến pháp quy định Nhà nước luôn luôn bảo hộ quyền của công dân và đảm bảo cho công dân được hưởng quyền nên quy định này phù hợp với Hiến pháp. Đây cũng là quy định cần thiết để áp dụng án lệ.
3. Chính thức công nhận án lệ
Ngày 29-10-2015, TAND Tối cao đã họp báo chính thức công bố nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Theo nghị quyết, việc tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ được tiến hành định kỳ sáu tháng. Cuối năm 2015, tập án lệ đầu tiên đã được trình Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Thực tế có những vụ án nội dung tương tự nhau nhưng tòa án này xử khác, tòa án kia xử khác. Thậm chí cùng một tòa án thụ lý giải quyết nhưng thẩm phán này xử khác, thẩm phán kia xử khác. Người dân không hiểu thế nào là chuẩn mực. Khi án lệ được ban hành, người dân có thể biết và thấy rằng các quan hệ xã hội có tính chất tương tự, cái gì là tội phạm, mức độ phạm tội đến đâu. Tất cả thẩm phán khi nhìn vào án lệ, các nội dung lập luận của án lệ tương tự vụ án mình đang giải quyết thì có thể thống nhất quan điểm, đường lối xử lý. Án lệ giúp thẩm phán vận dụng dễ dàng, tức là nó đã thành khuôn mẫu thì cứ thế mà làm, cứ áp dụng đúng như vậy.
4. Quyền im lặng
Tại các điều 58, 59, 60 và Điều 61 BLTTHS quy định người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Quy định về quyền im lặng này được giới luật học và nhân dân đánh giá cao vì nó góp phần chống bức cung, nhục hình, bảo vệ quyền con người và phù hợp với nền tố tụng tiến bộ của nhiều nước trên thế giới. Những quy định này cũng trùng khớp với quy định tại điểm g khoản 3 Điều 14 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam đã tham gia năm 1982.
5. Bắt buộc ghi âm, ghi hình việc hỏi cung
Khoản 6 Điều 183 BLTTHS quy định: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.
Việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung được đánh giá là nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu Hiến pháp. Nghị quyết của QH về thi hành BLTTHS (sửa đổi) còn yêu cầu bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung kể từ ngày 1-1-2017. Chậm nhất đến 1-1-2019 thì thực hiện thống nhất việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.

 
 
6. Tòa tỉnh xử khi chủ tịch huyện bị kiện
Luật Tố tụng hành chính sửa đổi vừa được QH thông qua có một quy định mới đó là: Tòa án cấp tỉnh sẽ xử sơ thẩm các vụ án hành chính mà UBND cấp huyện và chủ tịch UBND cấp huyện là người bị kiện. Quy định này thể hiện nguyên tắc độc lập xét xử rất cao.
Trước nay, người dân khi kiện hành chính hầu như họ rất ít tin vào kết quả thắng kiện ở phiên sơ thẩm vì nghĩ tòa huyện xử quan huyện, tòa tỉnh xử quan tỉnh thì khó tránh khỏi chuyện “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. Về phía các thẩm phán, khi xét xử “ông” chủ tịch huyện, nếu không bị chi phối thì cũng chịu áp lực lớn, chí ít là “vuốt mặt phải nể mũi”. Nay với quy định tòa trên xử chủ tịch cấp dưới, các thẩm phán không còn phải e dè nữa.
7. Luật sư ngồi ngang hàng với kiểm sát viên
Điều 257 BLTTHS sửa đổi (về phòng xử án) quy định: Phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn, bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và luật sư, người bào chữa khác. Điều luật cũng giao cho chánh án TAND Tối cao quy định cụ thể về phòng xử án theo tinh thần trên.
Khi dự thảo BLTTHS 2015 được đưa ra thảo luận tại QH, nhiều đại biểu QH tán thành việc sắp xếp vị trí chỗ ngồi của kiểm sát viên ngang hàng với luật sư. TAND Tối cao cũng đề nghị giao cho cơ quan này hướng dẫn, cuối cùng Ủy ban Thường vụ QH đã chấp thuận và chỉnh lý Điều 257.
Theo Ủy ban Thường vụ QH, quy định vị trí ngồi trong phòng xử án thể hiện sự bình đẳng giữa kiểm sát viên với người bào chữa là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. BLTTHS 2015 quy định theo hướng mở, giao cho TAND Tối cao quy định cụ thể. Việc thiết kế phòng xử án, thiết lập vị trí chỗ ngồi thuộc thẩm quyền của chánh án TAND Tối cao, trên nguyên tắc phải bảo đảm sự bình đẳng giữa người thực hành quyền công tố và người bào chữa.
8. Bỏ giấy chứng nhận người bào chữa
BLTTHS sửa đổi đã bỏ quy định cấp chứng nhận người bào chữa và thay bằng thủ tục “đăng ký bào chữa” (Điều 78). Thủ tục này nhằm đơn giản hóa thủ tục xác nhận tư cách tham gia tố tụng của người bào chữa, tạo điều kiện cho họ thực hiện việc bào chữa, tránh việc phải có “giấy phép con” của cơ quan tố tụng thì luật sư mới được tham gia bào chữa.
Cho phép chuyển đổi giới tính
Nội dung trên được đề cập tại BLDS 2015, được QH thông qua ngày 24-11-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017. Điều 37 bộ luật này quy định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Quy định này đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân trong xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Thừa phát lại chính thức hoạt động
Sáng 26-11, với 76,32% đại biểu QH tán thành, QH đã thông qua nghị quyết về chính thức thực hiện chế định thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 1-1-2016. Sự kiện này chấm dứt việc thí điểm kéo dài gần sáu năm tại TP.HCM và 12 tỉnh, thành khác.
QH giao Chính phủ tổ chức thực hiện chế định này trong phạm vi cả nước trên cơ sở những mặt tích cực đã đạt được và chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo nghề thừa phát lại. Chính phủ phối hợp với TAND Tối cao, VKSND Tối cao triển khai thi hành nghị quyết và chuẩn bị dự án Luật Thừa phát lại, báo cáo QH xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH khóa XIV.
Chế định thừa phát lại với tư cách là một nghề bổ trợ tư pháp góp phần quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp. Hiện các tổ chức thừa phát lại đã xác lập được vị trí nhất định trong đời sống xã hội, tạo lập một loại hình dịch vụ pháp lý mới để người dân và cơ quan nhà nước lựa chọn. Bốn loại việc thừa phát lại được quyền làm là lập vi bằng, tống đạt văn bản, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án theo yêu cầu.
THANH TÙNG
Nguồn: http://phapluattp.vn/phap-luat/tam-quy-dinh-to-tung-noi-bat-nam-2015-604215.html

‘Quy định quyền im lặng là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân’?

LIÊN THANH
(PLO)-Ngày 27-5, tham gia góp ý cho dự án Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), các đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về nhiều nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là dự thảo quy định “quyền im lặng” trong hỏi cung.

ĐB Đỗ Văn Đương đang phát biểu ý kiến. LÊ PHI
Đại biểu Đỗ Văn Đương (đoàn ĐB TPHCM) cho rằng dự luật mới có vẻ như dung túng cho tội phạm khi đưa vào nhiều điều có lợi cho tội phạm, trong đó có quy định về quyền im lặng.
Ông Đương phát biểu: “trong dự luật này gần như quy định quyền im lặng của người phạm tội. Luật không buộc phải khai, không buộc phải nhận tội, như vậy ngầm hiểu là im mồm rồi. Tội phạm không khai báo gì cả thì sao xử lý? Cái này phải làm rõ là bị can, bị cáo được phép trình bày ý kiến và quan trọng nhất là chống lại bức cung nhục hình. Chứ không phải cứ khăng khăng im mồm như thế, nếu cứ nghĩ như thế là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân… Quan điểm của tôi là không để oan sai nhưng cũng không để bỏ lọt tội phạm” ĐB Đương nói.
Tuy nhiên, nhiều ĐB lại không đồng tình với ý kiến này và cho rằng đây là một trong những điều luật rất tiến bộ, nhân văn và đề cao quyền con người, bảo đảm quyền con người. “Tội phạm có quyền im lặng còn việc chứng minh tội phạm là của cơ quan chấp pháp”, ĐB Trần Du Lịch đã có ý kiến phản bác.
Theo bạn, quy định người bị bắt giam không buộc phải nhận tội, không buộc phải khai khi bị bắt có phải là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân như ĐB Đương nhận xét không, hay đây là một quy định tiến bộ đảm bảo quyền con người và đầy nhân văn như ý kiến các đại biểu khác?
Nhằm làm rõ và có thêm các ý kiến đa chiều về vấn đề này, chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp, tham gia thảo luận của các bạn, xin gửi bình luận vào mục Ý kiến bạn đọc bên dưới bài.
LIÊN THANH
Nguồn:  http://phapluattp.vn/phap-luat/quy-dinh-quyen-im-lang-la-dien-bien-hoa-binh-chong-lai-nhan-dan-556493.html

Vaccine Quinvaxem và sự khủng hoảng niềm tin

image
Phụ huynh xếp hàng chầu chực từ đêm tại Trung tâm Y tế Dự phòng Quận 5, TPHCM để có suất tiêm vaccine cho con

Những ngày gần đây, trên nhiều diễn đàn và cả các trang báo vấn đề tiêm chủng vaccine Quinvaxem, và dịch vụ tiêm chủng theo yêu cầu đang là vấn đề nóng bỏng, là một người mẹ có con nhỏ tôi nghĩ mình có vài điều cần chia sẻ:

- Thứ nhất, Quinvaxem là loại vaccine phối hợp "5 trong 1" do hãng Berna Biotech (Hàn Quốc) sản xuất, phòng các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra.

Quinvaxem được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ năm 6/2010 đến nay đã có 63 trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm.

http://baomai.blogspot.com/
Mặc dù được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng và hiện đang sử dụng phòng bệnh cho trẻ ở 90 quốc gia, tuy nhiên, Hàn Quốc là nước sản xuất Quinvaxem đã không sử dụng vaccine này vì các chuyên gia cho rằng nó có chứa thành phần ho gà vaccine toàn tế bào (dùng xác vi khuẩn ho gà) dễ gây phản ứng cho cơ địa trẻ.

Bản thân nhà sản xuất cũng cảnh báo phải cân nhắc hết sức cẩn thận bởi có rất nhiều tác dụng phụ sau tiêm như: sốt 40 độ C, đột quỵ hoặc sốc, khóc thét kéo dài hơn 3 giờ, co giật…

image
- Vào tháng 5/2013, đã có quyết định tạm ngưng sử dụng vaccine Quinvaxem do hàng loạt biến chứng xảy ra cho trẻ và có 5 ca tử vong liên tiếp trong những tháng đầu năm.

Tuy nhiên sau đó năm tháng, với kết quả đánh giá độc lập và khuyến cáo an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trong số này 27 ca tử vong không liên quan đến tiêm chủng, chín trường hợp có thể coi là có liên quan đến tiêm vaccine nhưng đều hồi phục, các trường hợp còn lại là không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vaccine.

Bộ Y tế tiếp tục sử dụng Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trong lúc loay hoay quyết định giữa tiêm hay không tiêm Quinvaxem cho con, nhiều phụ huynh có một lựa chọn khác là đưa con đi tiêm dịch vụ mũi Infarix Hexa (6 trong 1).

image
Một trường hợp trẻ thiệt mạng sau khi tiêm vaccine ở Quảng Trị

- Vào tháng 5/2014, khi dịch sởi bùng phát, đặc biệt tại miền Bắc, bắt đầu nhiều người đổ lỗi rằng do không tiêm vaccine nên trẻ con bị sởi.

Nhiều người lý luận rằng do tâm lý bị ảnh hưởng từ truyền thông là vaccine Quinvaxem không an toàn nên người dân chủ quan và tẩy chay tất cả các loại vaccine khác.
Tôi cho rằng, cần có khảo sát khoa học, và được giám sát bởi một cơ quan độc lập có uy tín trước khi kết luận như trên.

Và cần tránh luận điệu cho rằng không tiêm Quinvaxem nên dịch bệnh bùng phát.

- Năm 2015, vaccine Pentaxim (5 trong 1) do hãng Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất giúp phòng 5 loại bệnh khác nhau: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn thành sản phẩm đắt hàng với những người chọn con đường tiêm dịch vụ.

Chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy thưa quý vị?

http://baomai.blogspot.com/
Từ năm 2012 đến 2015, con số trẻ em biến chứng và tử vong sau khi tiêm vaccine không khiến chúng ta thức tỉnh hơn và có hành động thực tế hơn ngoài việc chen lấn, giẫm đạp nhau để giành liều thuốc tốt nhất cho con mình hay sao?

Tôi đọc nhiều ý kiến, trong đó có cả ý kiến chê trách rằng báo lá cải thổi phồng mọi chuyện khiến dân hỗn loạn, và dân thì ngu nên tẩy chay vaccine khiến con em mình lao đao?

Ở đâu ra cái lối lý luận đó?

Người dân có quyền mất niềm tin trước các kết luận của Bộ Y tế hay WHO không?

image
Khi dịch sởi bùng phát năm 2014, nhiều người đổ lỗi do không chịu tiêm vaccine mà có dịch bệnh

Với tôi, người dân hoàn toàn có quyền không tin vào những kết luận của các quan chức Bộ Y tế kiểu như: bệnh tả là do mắm tôm gây ra.

Người ta có quyền yêu cầu Bộ Y tế và những người có liên quan phải có trách nhiệm lên tiếng và chấm dứt hành vi trục lợi của các nhóm lợi ích chi phối ngành dược phẩm Việt Nam không?

Không - Những người lên tiếng vấn đề vaccine và phản ứng với Bộ Y tế đều bị coi là "phản động", có người còn bị an ninh mời lên đồn vì ký tên vào thư yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức.

image
Một quan chức Bộ Y Tế giải thích vì sao tiếp tục sử dụng Quinvaxem sau khi có hàng loạt biến chứng như sau: “Chưa từng có tiền lệ về chuyện này nhưng nếu có xảy ra cũng rất khó để quy trách nhiệm. Việc ngừng tiêm vắc-xin này cũng rất khó khăn vì có thể làm “vỡ” hệ thống tiêm chủng mở rộng đã ổn định.

Còn việc từ chối nhận viện trợ bằng vắc-xin thì trong tương lai có thể sẽ khó khăn trong việc tiếp tục nhận nguồn viện trợ từ tổ chức này. Dự kiến, thời gian tới có thể GAVI (*) sẽ viện trợ Việt Nam vắc-xin ngừa bệnh Rubella và tiêu chảy do Rotavirus”.

(GAVI là tên viết tắt của Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, tổ chức tài trợ cho Việt Nam đến hết năm 2015, trị giá 38,5 triệu USD)

Vaccine Quinvaxem gây tai biến tử vong ở trẻ dẫn tới việc đội giá, làm màu khan hiếm vaccine dịch vụ là chuyện có thật?

Ai trục lợi trên tính mạng con trẻ?

Vấn đề nghiêm túc cần đặt ra là ở đây là:

Trẻ con Việt Nam, hoàn toàn có quyền được hưởng dịch vụ tiêm chủng an toàn xứng đáng với sinh mạng một con người.

Bạn hãy thử đưa con đi tiêm chủng ở phường, xã một lần cho biết quy trình, để thấy sinh mạng của con em mình có được xem trọng hay không.

image
Thông tin về vaccine không đầy đủ cho các phụ huynh có con nhỏ tại Việt Nam
Vì Việt Nam là một nước nghèo nên trẻ con phải chịu kiểu "trời kêu ai nấy dạ" sao?
Vaccine Quinvaxem "5 trong 1" và các hệ luỵ của nó vẫn đang được bưng bít, giấu diếm bằng nhiều thủ thuật đã phản ánh rất rõ một điều: người dân mất niềm tin vào sự minh bạch của hệ thống y tế.

Việc thiếu hụt vaccine Pentaxim cũng bộc lộ rõ vấn đề độc quyền chi phối dược phẩm của các tay trùm lợi ích, và cả sự hỗn loạn, khủng hoảng niềm tin của đám đông.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

http://baomai.blogspot.com/

Giá dầu thấp là con dao hai lưỡi cho nền kinh tế thế giới

image
Giá tại một trạm xăng của tập đoàn năng lượng Valero ở Pasadena, California, ngày 27/10/2015.

Những chuyên gia và những nhà đầu tư cho rằng giá dầu thấp có phần chắc sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho những công ty năng lượng và những nền kinh tế của những nước đang trỗi dậy lệ thuộc nhiều vào dầu thô xuất khẩu, dù giá dầu tăng lên trong mấy ngày qua.

Giá dầu trước đó đã xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, nhưng có tăng lên một chút mấy ngày vừa qua, sau khi một báo cáo cho biết lượng dầu thô tồn kho của Mỹ giảm nhiều hơn dự báo của các nhà phân tích. Sự thay đổi trong sự cân bằng giữa nguồn cung và nhu cầu dự kiến đã đẩy giá dầu thô lên. Dù tăng mấy ngày qua, giá dầu thô vẫn thấp hơn 40 đôla, và thấp hơn rất nhiều so với mức 110 đôla một thùng cách đây 18 tháng.

Giá dầu thấp đã làm lợi cho những nước nhập khẩu dầu và cho người tiêu dùng. Trung bình giá xăng ở Mỹ hiện nay đã giảm xuống dưới mức 53 cent mỗi lít - một món quà Giáng Sinh đến sớm cho người lái xe ở Mỹ. Họ từng phải trả 50 đôla để đổ đầy binh xăng nhưng bây giờ chỉ khoảng 37 đôla.

Điều này có nghĩa là một khoản tiền 115 tỉ đôla được thêm vào nền kinh tế Mỹ - hay một khoản tiền tiết kiệm hàng năm 555 đôla cho mỗi người lái xe, theo ông Robert Sinclair, phát ngôn viên của câu lạc bộ ôtô của Mỹ gọi là AAA. "Chúng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ tiếp tục, nguồn cung ứng dầu thô vẫn còn nhiều. Những hợp đồng tương lai dầu thô đang cho thấy giá cả thậm chí sẽ còn thấp hơn trong những tháng tới. Vì vậy chúng ta có thể chứng kiến giá cả giảm thêm 25 hoặc 30 cent vào tháng sau," ông nói.

Tin xấu cho những nước sản xuất dầu

image
Đối với những nước sản xuất dầu, giá cả sụt giảm là tin xấu, theo nhà kinh tế C. Fred Bergsten. Trả lời trong chương trình Hasthtag VOA, ông Bergstein nói "Nga, Ả-rập Saudi, Venezuela, và những nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ bị thiệt hại, nhưng việc này được bù đắp nhiều hơn bởi sự sụt giảm chi phí của người tiêu dùng," ông nói.

Những nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt như Ả-rập Saudi đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình, và đang bị thâm hụt ngân sách, trong khi Venezuela đang đối phó với tình trạng lạm phát cao và nền kinh tế đình trệ, và nước giàu dầu mỏ Azerbaijan buộc phải phá giá đồng tiền của mình, giảm hơn 30 phần trăm so với đồng đôla Mỹ.

image
Vì hầu hết hàng hóa thô được định giá bằng đồng đôla Mỹ, một số người nói rằng giá cả sụt giảm là do tỉ giá hối đoái; nhưng nhà phân tích Peter Cardillo của công ty First Standard Financial nói nhu cầu suy yếu và nguồn cung nhiều hơn là những yếu tố lớn hơn nhiều.

"Nếu bạn có nhu cầu thấp hơn trên quy mô toàn cầu thì bạn có tình trạng sản xuất dư thừa ở những nước sản xuất, rõ ràng là giá dầu sẽ sụt giảm mạnh, và đó chính xác là điều đang diễn ra," ông nói trong một cuộc phỏng vấn với VOA ở New York.

Hậu quả đối với Nga, những nước khác

image
Ông Bergsten nói sự sụt giảm giá cả đang gây ra hậu quả nghiêm trọng về địa chính trị tại Nga và ở những nơi khác. "Năm đến 10 năm trước, khi giá dầu còn rất cao, (Tổng thống Nga Vladimir) Putin đạt thế thượng phong. Bây giờ với giá năng lượng sụt giảm nhiều như vậy, ông ta phải theo đuổi những cuộc phiêu lưu ở nước ngoài - Ukraine, bây giờ là Syria và những việc khác để tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý của dân chúng khỏi tình hình kinh tế rất kém cỏi của họ, một phần là do sự sụt giảm giá dầu gây ra," ông nói

Một số chuyên gia cho rằng, giá dầu sẽ không sớm tăng lên trong thời gian tới. Dự báo mới từ cả Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy giá dầu sẽ giảm nhiều hơn nữa - xuống thấp tới mức 20 đôla một thùng vào năm 2016. Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hôm thứ Tư dự báo rằng giá dầu toàn cầu sẽ vào khoảng 70 đôla một thùng đến năm 2020 và 95 đôla đến năm 2040. Tổ chức này cho rằng tình trạng thặng dư dầu hiện nay sẽ tan biến khi nhu cầu gia tăng. OPEC đã quyết định hiện giờ chưa phải cắt giảm sản lượng.

image
John Demopoulos là một chiến lược gia thị trường cao cấp thuộc công ty Argus Media chuyên theo dõi những thị trường năng lượng và hàng hóa thô toàn cầu. Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, ông cho biết dự báo của OPEC cũng giống như dự báo thời tiết sẽ ra sao trong bốn năm tới.

Ông Demopoulos nói rằng ông không thấy có dấu hiệu nào trước mắt cho thấy giá dầu sẽ tăng đáng kể trong năm 2016. Ông nói rằng Iran sẽ đưa nhiều dầu hơn ra thị trường vì họ thoát khỏi một số những biện pháp chế tài đã ngăn trở họ xuất khẩu dầu mỏ. Ông nói một luật mới cho phép Mỹ lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô sau nhiều thập kỷ sẽ không khiến thị trường thay đổi nhiều lắm.

Giàu có ở VN: bắt đầu từ đất

image
Ông Phạm Nhật Vượng hiện dẫn đầu danh sách 10 người giàu nhất Việt Nam năm 2015 trên thị trường chứng khoán, theo báo cáo sở hữu quản trị doanh nghiệp gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán, truyền thông địa phương đưa tin.

Theo danh sách này, vị chủ tịch Vingroup có khối giá trị tài sản lên tới 22.575 tỉ đồng.
Vingroup cũng có hai nhân vật khác trong danh sách là bà Phạm Thu Hương, vợ ông Nhật Vượng, và bà Phạm Thúy Hằng, em gái bà Hương.

Theo phân tích của ông Dương Xuân Nam, tác giả cuốn 'Ai là người giầu nhất Việt Nam?', bí quyết chính khiến chủ tịch Vingroup dẫn đầu danh sách trong vài năm trở lại đây là do “biết cách phát triển một cách bền vững và “giữ chữ tín tuyệt đối trong mọi lĩnh vực”.

image
Dương Xuân Nam
“Bí quyết quan trọng nhất mà tôi biết từ Phạm Nhật Vượng khi còn khởi nghiệp cho tới sau này, thì một là người làm ăn có ý tưởng lớn, không làm ăn cò con, vụn vặt, chụp giật.

“Thứ hai nữa là biết cách phát triển tập đoàn của mình một cách bền vững. Phạm Nhật Vượng giữ chữ tín, không bao giờ nói suông, đã nói là làm, mà làm bằng được, làm cho tốt,” ông Dương Xuân Nam.

image
Đứng thứ hai trong danh sách là ông Trần Đình Long của Tập đoàn thép Hòa Phát (HPG), vượt qua “bầu Đức” của Hoàng Anh Gia Lai, nay đứng thứ tư.

image


Khởi nghiệp từ đất đai

image
Khu đô thị phức hợp Thành phố Hoàng gia (Vincom Royal City) ở Hà Nội của Vingroup

Cựu Tổng biên tập báo Tiền Phong cho rằng, điểm chung của những người giàu ở Việt Nam, trước hết là biết nắm lấy cơ hội.

“Tất nhiên trên thế giới nắm lấy cơ hội là quan trọng, nhưng ở Việt Nam nắm lấy cơ hội là rất quan trọng, tức là cơ hội nào, mang lại cái gì”.

Theo tìm hiểu của ông cho cuốn sách về người giàu Việt Nam, xuất bản năm 2005, tác giả nhận thấy “giàu ở Việt Nam, hầu hết bắt đầu từ đất đai”.

“Phạm Nhật Vượng xây dựng nhà máy sản xuất mì ăn liền ở Ukraina, sau đó có tiền thì mua đất ở ngoại ô thành phố Kharkov, lúc mua giá rất rẻ rồi sau đó bán đi.

“Về Việt Nam thì Phạm Nhật Vượng đầu tư vào các cơ sở như Vincom, Vinpearl, Vinhomes, Garden City.

“Những người giàu nhất như Phạm Nhật Vượng và gia đình Phạm Nhật Vượng là những người biết làm ăn, quyết tâm và là những người làm ăn có khoa học, xây những công trình có tính chất văn hóa,” nhà báo Dương Xuân Nam, hay còn được biết đến với bút danh Dương Kỳ Anh nhận xét.

Của chìm

image
'Không đánh giá được hết tài sản' của tỉ phú Đào Hồng Tuyển, chủ sở hữu đảo Tuần Châu, nhà báo Dương Xuân Nam nhận xét.

Trả lời câu hỏi liệu có cách đánh giá, xếp hạng người giàu nhất Việt Nam chính xác hơn so với việc dựa trên giá trị sở hữu trên thị trường chứng khoán, nhà báo Dương Xuân Nam cho rằng khó có thể đánh giá hết được, như đối với những người không lên sàn chứng khoán, hay các quan chức.

“Ở Việt Nam những người giàu, có người không lên sàn chứng khoán, ví dụ như ông Đào Hồng Tuyển ở Tuần Châu, nên không thể đánh giá hết tài sản của ông ấy được mà chỉ có thể đánh giá một cách tương đối khi nhìn vào khu Tuần Châu rồi những cái này cái khác.

“Hoặc là tài sản của ông Vũ Văn Tiền chẳng hạn, ông ấy có ngân hàng An Bình đó, còn lại thì ông ấy không lên sàn chứng khoán nên không thể đánh giá hết tài sản của ông ấy.”

Danh sách 10 người giàu nhất Việt Nam này chỉ đánh giá được ở khối doanh nghiệp tư nhân, “còn các quan chức thì hoàn toàn không thể đánh giá được”, ông nói.

Ông Dương Xuân Nam cũng cho rằng, nhiều người vẫn mang theo nỗi sợ công khai tài sản, đặc biệt là quan chức.

“Tập đoàn tư nhân thì có người họ cũng ngại, có lý do nào đó. Tâm lý ngày xưa coi người giàu là kẻ thù - tâm lý đó rất mạnh, rất sâu vào xã hội Việt Nam.”

“...Có những người giàu làm ăn không chân chính. Tất nhiên ở đâu cũng có những người giàu không làm ăn chân chính. Thế giới có thể có ít hơn hoặc rất ít, nhưng Việt Nam số lượng chắc chắn không ít đâu.”

Ông cũng cho rằng, môi trường làm ăn ở Việt Nam nay đã “tương đối ổn định” nhưng còn rất khó khăn, trong đó khó nhất là “công khai, minh bạch”.

image
“Thứ hai nữa là những nhóm lợi ích chi phối, mà báo chí nói nhiều rồi, làm ảnh hưởng đến những người làm ăn minh bạch, đàng hoàng.

“Thứ ba nữa là biểu hiện về quyền. Bộ máy hành chính có biểu hiện cửa quyền, cái đó cũng ảnh hưởng.”

Ông Dương Xuân Nam nói, muốn có được công khai minh bạch ở Việt Nam "cần quá trình đấu tranh quyết liệt, phải có những cải tiến, thay đổi mạnh về thể chế và cơ chế. Một, hai người thì khó mà thay được.”

money make it rain cash money dollar bills

Nước mắt nông dân trên dòng Mekong

http://baomai.blogspot.com/
Tòa Hành chính Thái Lan đọc phán quyết bác đơn kiện của 37 nông dân Thái Lan với năm công ty điện của Thái, nhận mua 95% điện từ thủy điện Xayaburi bên Lào. Giữa những người nông dân đen nhẻm, tóc bạc cúi đầu buồn bã, một người đàn bà rẽ đám đông cúi đầu vội vã bước khỏi phiên tòa.

Bà vừa đi tay vừa quệt vội nước mắt chảy tràn trên gương mặt.

image
Hình ảnh nhóm nông dân thể hiện sau phiên tòa.
Từ nhiều năm nay, những bàn tròn khoa học được dựng lên suốt năm ở Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia chỉ để thảo luận về số phận của dòng sông Mekong.

Người ta nói về ngập mặn, về nguồn cá, về con đập chặn đường di cư của cá, về dòng phù sa bị ứ không về hạ nguồn. Vô số nguy cơ xuất hiện khi nhiều con đập cả ở dòng chính và nhánh phụ được dựng lên khắp các quốc gia có Mekong chảy qua.

image
Trong một cuộc gặp ở Hội nghị thượng đỉnh sông Mekong năm 2014 tại Việt Nam, ông Apichai Sunchindah, một nhà nghiên cứu ở Asia Foundation, nói với tôi: “Người ta cứ nói về thang cá, thậm chí còn bảo cá có thể tự bơi ngược lên đập thủy điện để theo đúng mùa sinh sản hàng năm. Không thể nào, mọi thang cá đã chứng minh nó không thể làm được điều đó!”

Bất chấp những cụm từ “không thể” đó vang lên trong những đề tài khoa học và cả thử nghiệm trực tiếp, từng con đập vẫn dần được gọi tên trên dòng sông Mekong: Xayaburi, Don Sahong.

image

Lào muốn trở thành “cục pin của khu vực”. Mỗi khi có ai đó hỏi tại sao Lào kiên quyết xây thủy điện dòng chính đến thế, câu trả lời đáp lại luôn là Lào cần phải phát triển, không lẽ các quốc gia láng giềng không cho Lào quyền được phát triển để thoát nghèo?

image
Người nông dân Thái này đã bật khóc khi nghe phán quyết.
Câu hỏi đó làm cứng họng người chất vấn, nhưng nó cũng để lại nhiều vị đắng không nguôi được với bất cứ ai quan tâm tới sinh mệnh của Mekong. Những cuộc họp về sông Mekong quay đi trở lại như một trò vờn nhau dai dẳng giữa các quốc gia, nhà khoa học, nhà hoạt động môi trường, và các tập đoàn háo hức muốn xây thêm thủy điện.

image
Họp bao nhiêu không rõ, chỉ biết nhiều năm trôi qua, người ta vẫn thấy Xayaburi hiện hình rõ hơn, rồi Don Sahong cũng thành dự án.

Cho đến ngày 7/11/2012, đập thủy điện dòng chính đầu tiên của Lào Xayaburi sừng sững thông báo khởi công. Không ai ngăn cản được.

Tôi đã dự nhiều hội nghị bàn về số phận dòng sông Mekong. Trong những phiên họp mỏi mệt ấy, những bộ trưởng phát biểu, đại diện các tổ chức phi chính phủ lên tiếng, cả những nhà khoa học giận dữ quát lên.

Nhưng chưa bao giờ giữa đám đông những người ăn mặc sang trọng ấy, tôi thấy ai bật khóc vì dòng sông Mekong, như người đàn bà đến từ tỉnh Chiang Khong kia.

Mekong không phải để bán

Nước mắt rơi trong im lặng của bà giống sự cay đắng hàng triệu ngư dân khác đang sống giữa Biển Hồ hay Đồng bằng sông Cửu Long trải qua.

Một anh nông dân chở tôi vào đồng lúa ở An Giang chỉ biết nói: “Năm nay mặn trào vào không biết làm sao.”

image
Những người đàn ông giăng lưới ở Đồng Tháp không hiểu vì sao năm nay không có nước lên xứ đồng bằng.

Cá linh đi xa dần, đắt đỏ như món đặc sản không biết tìm đâu ra. Lưới cá treo ở góc nhà, quên mất đã có thời Cửu Long cá nhiều đến mức ứ đầy thủng lưới.

Người nông dân không biết diễn tả điều gì đã hủy hoại sự sung túc một thời trên đồng bằng châu thổ của mình. Dân ở Biển Hồ (Campuchia) cũng chỉ biết im lặng nhìn vào mắt lưới trống rỗng lập lờ dưới nước mùa thiếu cá về.

image
Nông dân Thái Lan khác hơn một chút. Anh Chirasak Inthayot vỗ ngực giận dữ nói: “Tôi là tình nguyện viên đo mực nước sông Mekong. Làng tôi nằm sát Xayaburi. Nước không còn lên xuống theo mùa nữa mà rất bất thường.”

Hay như ông già Niwat Roykaew nói: “Tôi sinh ra với dòng sông Mekong, tôi là giáo viên, dạy về lịch sử, nguồn cá và đời sống ngư dân trong ngôi trường ở Chiang Khong” – Vậy mà giờ đây, ông cũng phải đứng giữa tòa Hành chính Thái Lan bất lực giận dữ sau 3 năm đằng đẵng theo đuổi vụ kiện.

image

Dự án thủy điện Xayaburi

·         Tháng 10/2011: Công ty điện nhà nước Thái Lan EGAT và 4 công ty Thái đồng ý mua 95% lượng điện của Xayaburi, trị giá 3,5 tỷ USD
·         7/8/2012: 37 nông dân Thái từ 8 tỉnh của Thái kiện Egat ra Tòa hành chính
·         7/11/2012: Thủy điện Xayaburi khởi công tại Lào.
·         24/6/2014: Tòa án tối cao chấp nhận đơn kiện
·         Tháng 11/2014: Xayaburia được hoàn thành khoảng 45%
·         25/12/2015: Tòa hành chính bác đơn kiện của nông dân

image
Một lần nữa những người nông dân như ông thua cuộc, họ không cứu được dòng sông đã nuôi dưỡng chính họ, là nguồn sống của con cháu họ, di sản của ngôi làng họ.

Trên áo những nông dân Thái in đầy dòng chữ: “Công bằng cho dòng sông Mekong và người dân”, hay “Sông Mekong không phải để bán”.

image
Sẽ còn bao nhiêu đứa trẻ sinh ra trên dòng sông Mekong còn được thấy những loài cá huyền thoại nữa?

Họ đứng xếp hàng với những con cá giấy trên tay – một biểu tượng cho nguồn cá giàu có đầy tự hào của Mekong. Đến một ngày không xa, người trẻ như chúng tôi sẽ chỉ còn nghe nói về cá heo nước ngọt, cá plabuk của Mekong như một huyền thoại bằng giấy, hệt như những mô hình mà nông dân Thái cầm trong phiên tòa.

Đàn cá sẽ chết khi dòng sông nghẽn mạch giữa hàng lớp thủy điện dàn trận từ Lan Thương về Lào, Campuchia rồi kiệt sức ở Cửu Long xa xôi.

image
Bà nông dân ấy khóc vì uất ức thua một phiên tòa, hay một di sản Mekong sớm muộn sẽ mất trắng trong dòng nước đục ngầu chảy qua turbin làm điện?

Và dòng sông Mekong cảm thấy gì, khi biết cuối cùng vẫn còn những nông dân khóc cho cái chết được báo trước của chính nó?

Lan Phương

http://baomai.blogspot.com/