Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Tin khó tin: Bò đau bụng vì không nghe lãnh đạo, họ Dư mới được nghèo

LĐO LAM CHI 

Bạch Tuyết bị giam 800 ngày vẫn chưa tìm ra tội gì, trong khi bò ở miền Trung bị ỉa chảy do ăn phải dưa không nghe lời lãnh đạo. Còn muốn được trở thành hộ nghèo phải là họ Dư, còn muốn thành Thượng đế hoàn hảo thì nên đau ruột thừa và mua điện của ông độc quyền bắc thang đọc đồng hồ.

1. Viện Kiểm sát không được nghỉ hưu, công dân mơ được tuyên án
  “Đừng nuốt chửng cả lương tâm của mình, để lại tiếng xấu muôn đời!” – hôm qua, dẫn lời của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phòng về việc làm sao để tránh gia hạn tạm giam, oan sai cho người dân, Giáo dục Việt Nam đã cảnh báo như vậy. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì nói rằng các lãnh đạo, kiểm sát viên nghỉ hưu nhưng cái Viện kiểm sát thì không nghỉ hưu, do vậy phải làm sao đừng để oan sai, để cho người dân tin tưởng.
Người dân nức lòng với những phát ngôn như vậy. Nhưng bên trong nhà giam, vẫn còn không ít những công dân bị giam giữ mà không có chứng cứ buộc tội. Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết (TPHCM) đã nằm trong tù 800 ngày nhưng đến giờ này vẫn không biết phạm tội gì, trong khi cơ quan chức năng vẫn giữ đúng nguyên lý im lặng là vàng. Còn bao nhiêu người như bà Bạch Tuyết có một ước mơ giản dị nhưng vô cùng lớn là được… đưa ra xét xử (!).
 Vợ chồng ông Hoàng Xuân Tiến: "2 người mặc sắc phục công an nói đưa 25 triệu thì con được về..." Ảnh: Lao Động 
Còn tại Nghệ An, hai vợ chồng già ông Hoàng Xuân Tiến suốt nhiều năm qua đi gõ cửa kêu oan cho con trai là sinh viên bị phạt tù 3 năm rưỡi sau khi có 2 người mặc sắc phục công an đến nhà yêu cầu đưa 25 triệu đồng để cho con đang bị bắt giữ khi đang uống càphê về nhưng bị ông Tiến yêu cầu viết giấy. Rất may là Viện Kiểm sát cấp cao tại Hà Nội vừa có văn bản thông báo là thụ lý để giám đốc thẩm vụ án này. Như này, người dân chỉ mong sao cái viện kiểm sát đừng về hưu cho dân nhờ.
Xem tại đây
Xem tại đây
2. Cho con lạy ông cố nội của Thượng đế 
Người dân sử dụng điện ở P.Trà Bá nháo nhác lục bới hồ sơ điện của mình được đổ đống dưới nền sân - Ảnh: T.B.D. (Nguồn: Tuổi Trẻ) 
1.400 bộ hợp đồng mua bán điện của 700 hộ dân đã được nhân viên của ngành “bắc thang đọc đồng hồ” đổ tung tóe xuống nền đất rồi bắt các Thượng đế mua điện tự giành giật, tìm kiếm hợp đồng của mình trong hỗn loạn. Chuyện xảy từ thời nền kinh tế còn chưa thị trường chưa định hướng mà báo điện tử ra ngày 27.2.2016 đưa tin nhầm chăng?
Không. Thưa bạn đọc chính xác là chuyện vừa xảy ra ngày 26.2.2016 tại phường Trà Bá, thành phố Pleiku. Bạn nhìn bức ảnh hàng chục người mua hàng lục lọi, xáo bới để tìm hợp đồng mua điện của mình mà vẫn không tăng áp, tụt áp và không thốt lên câu “Mịa, cho con lạy sống ông cố nội của Thượng đế…” thì đảm bảo đã là công dân trưởng thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ lâu.
Xem tại đây
3.   Không nghe lời lãnh đạo, bò bị đau bụng
Đã bảo rồi, trồng cây gì, nuôi con gì là phải gắn với cái đầu ra. Vậy mà không chịu nghe. Hậu quả là năm nào cũng giống năm nào, cây nào cũng giống cây nào, con nào cũng giống con nào: Thu hoạch xong hoặc là bán đổ bán tháo, hoặc là bị ép giá bán dưới giá thành, hoặc là đem đổ đi mà vẫn không xong… 
Hôm qua và hôm nay là những ngày quá ảm đảm, đau buồn của người trồng dưa hấu ở miền Trung: Lại hàng ngàn tấn dưa hấu vào vụ chín phải đổ đi vì không có người mua, có nơi đem cho bò ăn thì bò bị ỉa chảy. Vậy là với cách đưa tin chỉ cần lấy lại bản thảo năm ngoái thay ngày giờ thôi, bởi vì cũng nông dân ấy, cánh đồng dưa ấy, cũng khóc sụt sùi bên đống dưa ế ấy, truyền thông sẽ còn có nhiều ngày no với dưa hấu.
Nông dân Phạm Văn Luận ở huyện Kon Chro đón một mùa dưa đắng. Ảnh: Đất Việt  
Nhưng, “đỉnh cao” và “có tính phát hiện” là trả lời báo chí của Bí thư Thị ủy An Khê (Gia Lai) rằng lãnh đạo đã cảnh báo rồi, là nông dân không nghe theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, trồng dưa ào ạt. Giá thì do bên mua áp đặt. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn vì gặp phải một vụ dưa đắng chát như thế này…”. Đúng là: “Mất mùa là tại thiên tai/ Được mùa là bởi thiên tài của lãnh đao (ý nói lãnh đạo).
Cùng với dưa hấu, số phận hàng trăm ngàn ha càphê đã đến hạn chết vẫn đang chết hoặc sắp chết già trong khi có cả một chương trình cho vay vốn để tái canh rất hoành tráng, rầm rộ coi người nông dân trồng càphê là số một, là phải tập trung, phải quan tâm, phải tích cực, phải hỗ trợ tận răng, phải, phải… Nhưng bạn đọc biết sao không, sau 2 năm tuyên bố gói vay ưu đãi, chỉ có 2 hộ vay được vốn đó, còn lại họ phải cắn rang vay vốn lãi suất thương mại để tái canh càphê.
Biết sao nữa không, thủ tục vay nó đòi phải sau 2 năm vỡ đất, rồi sau 3 năm trồng mới nữa, nói chung nông dân nếu ăn được đất mà sống và trồng được càphê thì mới dám vay nguồn vốn này. Nói vậy, để thưa với các Bí thư là không phải ở đâu, lúc nào nông dân cũng không chịu nghe lời đâu, và cũng để quý vị biết “nghèo bền vững” nó còn đeo đẳng nông dân nước mình đến bao giờ để còn sớm biết đường mà hoạch định này nọ.
Xem tại đây
Và xem tại đây
4. Phải họ Dư mới trở thành hộ nghèo
Chuyện lão nông 82 tuổi ở Lục Dạ (Nghệ An) nhờ người viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo nhưng xã không duyệt cho vì lý do cụ không phải nghèo mà là quá nghèo đã gây bão dư luận rồi. Cụ xin ra khỏi hộ nghèo vì thấy họp hành tranh giành nhau suất hộ nghèo chả ra làm sao cả. 
Ở làng quê bây giờ nảy sinh thêm một cớ mới để xoi mói, xỉa xói, phe phái, giành giật gây mất tình làng nghĩa xóm là chuyện bình bầu để được trong danh sách hộ nghèo. Những cơn “sóng ngầm” trong bình xét hộ nghèo đang làm tha hóa nhân cách, danh dự và những giá trị đạo đức truyền thống của đồng bào mình, từ dân thường cho đến quan chức. Chỉ tại một thôn thuộc thành phố Hà Nội, nhiều người dân bất bình trước cảnh chạy chọt, ban phát hộ nghèo đã lên tiếng đấu tranh và phát hiện ra nhiều gia đình thuộc dòng họ Dư không nghèo khó nhưng vẫn được là hộ nghèo, trong khi nhiều người khác nghèo thật thì không được nghèo!
Xem tại đây
5.   Ấn tượng trong ngày: Muốn được Mẹ hiền mổ ruột thừa, hãy chi 55 nghìn USD

Chẳng ai dám quyết định đưa chi phí y tế về gần với giá thực của nó, chỉ ra sức hô hào, bắt buộc nhân viên y tế phải như “mẹ hiền”. Ảnh minh hoạ (Nguồn: Sức Khỏe & Đời Sống) 
Chính xác là 55.029,31 USD. Đó là số tiền để mổ một ca ruột thừa. Đây, nguyên văn nó là thế này đây:  Khoảng năm 2003, một người Việt Nam đi sang Mỹ bị chấn thương gãy cột sống, được mổ cố định nẹp vít. Sau 3 ngày chi phí lên đến 105.000 USD. Không có tiền trả, người bệnh bị trục xuất về Việt Nam. 
Năm 2005, 1 trường hợp mổ u não tại Đại học Michigan bị biến chứng, mới có chưa đến 2 tuần với 3 cuộc mổ, chi phí đã lên đến trên 1 triệu đô la Mỹ. Cái giá thực sự của Y tế là như vậy đấy: Tổng chi phí cho 1 ca mổ ruột thừa: 55.029,31 USD, 2 giờ tiền phòng hồi tỉnh: 7.501 USD, tiền công mổ: 16.277 USD, công gây mê: 4.562 USD, công chích tĩnh mạch: 1.658 USD, thuốc và chi phí tiêu hao: 4.628,75 USD… 
Tôi thực sự đã ngất xỉu trước những con số này. Nhưng càng ngất xỉu hơn vì những con số sau đây: 3.000 đồng tiền công khám bệnh, 35.000 tiền công mổ đại phẫu… Các Thượng đế Việt Nam đang ngày càng khắc nghiệt hơn (độc ác nữa chăng!) với các bệnh viện và nhân viên y tế của xứ mình với cái giá dịch vụ như vậy đó.
Xem tại đây