Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Tin thứ Ba, 21-5-2013

+ LỜI KÊU GỌI trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (BS). Đã có 115 người ký tên ban đầu.
Tuyên bố – Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội! (Tuyên bố CDTD). đã có 1.106 người tham gia ký tên.
1CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT    
<- “Chúng tôi ra khơi là bảo vệ chủ quyền biển đảo” (DT).   - Chuyện người gom đất bột ở Trường Sa (QĐND).  - Tàu Bệnh viện khởi hành chuyến khám chữa bệnh đầu tiên tại Trường Sa (ND).  - Cứu bốn ngư dân bị nạn trên biển(PLTP).
TQ cử tàu tuần tra ra Trường Sa (BBC). “Tàu này đã có mặt tại khu vực mà 32 tàu cá và cứu hộ của Trung Quốc đang hoạt động tại quần đảo Trường Sa để thực hiện công tác “bảo vệ và cứu hộ khẩn cấp”. - Tàu ngư chính Trung Quốc xâm nhập Trường Sa (RFI).

- Phạm Hoàng Quân: Phân tích tổng quan nguồn sử liệu Trung Hoa liên quan đến biển Đông Việt Nam (TS).
Tàu ngầm Kilo thứ hai của Việt Nam ra biển thử nghiệm (VNE).
Biển Đông: Việt Nam cần mạnh dạn tại Đối thoại Shangri-La (RFI). GS Ngô Vĩnh Long: “Một trong những vấn đề thiết yếu mà thủ tướng Việt Nam cần nói lên, vừa trong bài diễn văn đề xuất của mình, vừa trong các cuộc tiếp xúc bên lề cuộc Đối thoại Shangri-La, là tính chất tai hại đối với an ninh khu vực và thế giới của đường lưỡi bò mà Trung Quốc đang áp đặt để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông”. - Việt Nam sẽ tham dự diễn tập tìm kiếm cứu nạn ở Brunei (TT).
Chọn kinh tế hay nhân quyền? (BBC). “Trong lúc Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn ở Biển Đông thì điều một nước nhỏ như Việt Nam cần hướng đến là một nền kinh tế không bị lệ thuộc và một đồng minh đủ tin tưởng hoặc ít nhất là đủ mạnh để hỗ trợ cho mình”. - Trung Quốc muốn khai thác dài ngày ở vùng biển VN (VTC).
Ấn Độ từ chối ủng hộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông (NLĐ).  - Trung Quốc muốn xây dựng lòng tin với Ấn Độ (NLĐ).
Đài Loan – Philippines cố giữ “đầu lạnh” (NLĐ).  - Philippines, Đài Loan điều tra riêng rẽ vụ nổ súng chết người (VNE). - Nhật tuyên bố: Tàu ngầm Trung Quốc “chạy đâu cho khỏi nắng” (ANTĐ).
BỐ LÁO (Nguyễn Tường Thụy). “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông/ Uyên viết như thế mà không hay à?/ Hay là biển của Trung Hoa/ Uyên không biết mới nhầm ra của mình?/ Thằng nào ăn nói linh tinh/ Biển của nước mình, cấm đuổi giặc đi“. - BÀI THƠ CỦA NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN ĐƯỢC MẸ CHO CÔNG BỐ SAU PHIÊN XỬ   (Bùi Hằng). “Đất nước không chiến tranh/ Cớ chi đau thắt ruột/ Sự tự hào ngộ nhận/ Một chế độ bi hài sau chiến tranh“.  – Người lính Trường Sa, Nguyễn Hàm Thuận Bắc tặng Nguyễn Phương Uyên: Phương Uyên Thiên Thần Nhỏ
- Đoàn Vương Thanh: Đẩy ”cánh tay phải” vào cạp quần rồi thắt chặt dây rút (Quê Choa). “Các bạn trẻ Việt Nam suy nghĩ gì đấy các bạn ? Người ta luôn mồm nói đến thế hệ trẻ, nói đến lực lượng thanh niên là ‘cánh tay phải’, là ‘lực lượng hậu bị’ của Đảng. Việc Bỏ tù Phương Uyên và Nguyên Kha chẳng khác gì bắt đút tay phải vào cạp quần rồi thắt chặt giải rút lại. Ôi cánh tay phải, cánh tay phải!”
2Thỉnh nguyện thư kêu gọi phóng thích Phương Uyên và Nguyên Kha (VOA). Phạm Thanh Nghiên: “Tôi tham gia ký tên vào bản Tuyên bố này. Trước tiên, tôi xác định rằng Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên là những bạn trẻ yêu nước và đồng chí hướng với tôi và nhiều người đang đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền khác. Tôi thấy đó là bổn phận và trách nhiệm phải ủng hộ hai bạn”. - Nguyễn Hưng Quốc: Bản án dành cho chế độ(VOA’s blog).
Mẫu áo cho Phương Uyên – Nguyên Kha (DLB).  - Những vần thơ cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. - Ai và vì sao bỏ tù những đóa hoa? 
NHỮNG PHIÊN TÒA CÔNG KHAI CỦA ĐẢNG LÀ ĐÂY (Bùi Hằng). - Tại sao blogger Bùi Thị Minh Hằng phổ biến nhân quyền cho công an? (Chuacuuthe).
Đừng đẩy tuổi trẻ về phía đối nghịch (RFA). Nguyễn Hoàng Vi: “Khi nghe được những lời của Phương Uyên bộc lộ hết tâm tình, và khi nghe bản án cho Uyên và Kha nặng đến như vậy, tôi thấy lớp trẻ của chúng tôi cần phải dấn thân hơn nữa cho con đường đấu tranh cho nhân quyền và cho bảo bệ tổ quốc”.
- LS Nguyễn Văn Đài: BẢN LĨNH VÀ BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ – CẦN LẮM THAY! (Ba Sàm).
Cuộc chiến ý thức hệ (DLB).  - ĐÒI CÁC QUYỀN MÀ ÔNG HỒ CHÍ MINH ĐÃ ĐÒI, LIỆU CHÚNG TA CÓ BỊ BẮT? (FB Ba Sàm). - Xuống chợ phát chơi… (DLB).
Khóc (DLB).  - Con đường ngắn nhất cho tuổi trẻ Việt Nam yêu nước. - Trả lời xem nào?  “Và nói về cờ của ngoại bang thì đây là cờ của bọn nào ấy nhỉ? Nó có liên quan gì đến dân tộc Việt Nam với Vua Hùng, Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, vua Quang Trung hay đại loại là liên quan tới lịch sử dân tộc hay không? Nó có phải cờ của dân tộc Việt Nam hay không?… Sao không gào lên ‘Cờ của chế độ do ngoại bang dựng lên’? Ấy là chưa kể đến cái cờ một trong sáu sao lấy từ cờ Phúc Kiến đó… Trả lời xem đứa nào là dùng cờ ngoại bang?
“Đoàn kết kết sau lưng chúng tôi là hành động tự sát tập thể !” (DĐCN).
Chương trình Từ Cánh Đồng Mây phỏng vấn vợ chồng Lê Anh Hùng (LAH).
3<- Thái Hà: Đối mặt với nạn cướp phá Tu viện và tài sản, lửa Thái Hà lại cháy (NVCL). - Hồ sơ dân oan tuần 6 (Chuacuuthe).
TỔ QUỐC GHI CÔNG (Sao Hồng). “Một người cháu của ông, con của ‘người hoạt động cách mạng lâu năm” xấu số xem xong và trả lại ông: Bác cứ giữ lấy. Bây giờ chúng cháu không cần Tổ quốc này ghi công cho ba cháu nữa. Hiện nay chúng cháu sống bình an, có công ăn việc làm ở tổ quốc thứ hai mà không phải lo đấu tranh giai cấp và hận thù nhau nữa!’ Cuộc chiến kết thúc đã 38 năm. Còn biết bao nhiêu số phận chết oan ức tức tưởi vì chiến tranh mà chưa được và… có cần ‘tổ quốc ghi công’?
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (VOA). “Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce, đề xuất nghị quyết kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách Quốc gia cần Đặc biệt Quan tâm CPC vì các vi phạm trầm trọng của chính phủ Hà Nội trong lĩnh vực tự do tôn giáo”. Một Nghị quyết được Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đệ trình thì gần như chắc chắn được Ủy ban thông qua và kế tiếp là để được toàn thể Hạ viện thông qua cũng không khó lắm. Tuy nhiên, Nghị quyết H.R. 218 này chỉ mang tính khuyến cáo (không bắt buộc như một dự luật) yêu cầu hành pháp phải có những biện pháp thích ứng với tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Dự thảo hiến pháp lần 3 đã tiếp thu những gì từ nhân dân? (Đào Tuấn). Vậy là gần nửa năm tiếp nhận góp ý từ dân chúng, đảng CSVN vẫn tiếp tục giữ những điều này: Tiếp tục giữ nguyên tên nước/ Tiếp tục khẳng định sự lãnh đạo của Đảng/ Tiếp tục giữ định hướng XHCN đối với nền kinh tế/  Tiếp tục không quy định đa sở hữu về đất đai.  - Không đổi tên nước, không bỏ Điều 4 (RFA).  Vở kịch đã xong, màn đã hạ!?
- AFR Dân Nguyễn: Đôi lời với Phạm Chiến (Quê Choa). – T.Q.N: Ở VIỆT NAM THƯỜNG XUYÊN CÓ TRÒ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM (Tễu). - NGỌC HOÀNG ĐẶT TÊN LÀ NƯỚC VIỆT (Bùi Văn Bồng).
Không đổi tên nước (NLĐ).  - Việc thay đổi tên nước có thể bị xuyên tạc (VNE). “Việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xã hội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp”.  - Đề nghị không đa sở hữu về đất đai (TBKTSG). - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Đánh giá cao việc ghi nhận các quyền con người (QĐND).
4Dự thảo Hiến pháp ‘giữ nguyên ý chính’ (BBC). - Cần bàn thêm về chữ “Đại” trong quốc hiệu mới (DLB).
Nhật ký nghị trường: Ngày đầu cập rập (VnEco). =>
- PGS.TS Nguyễn Viết Thông,Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương: Đảng lãnh đạo toàn diện lực lượng vũ trang (CAND).
‘Lo cho kết quả bỏ phiếu tín nhiệm’ (BBC). - ‘Lợi ích cá nhân có thể chi phối lá phiếu (BBC).  - Bỏ phiếu tín nhiệm – Rồi lại một trò hề! (QLB).
Lãnh đạo Việt Nam nhìn nhận nguy cơ bất ổn định kinh tế (RFI). - Những lý do đảng CSVN nên suy gẫm (DLB).
Phòng chống tham nhũng: Muôn nỗi khó (TQ). - TS Nguyễn Ngọc Sẵng: Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng Thống Việt Nam? (DLB).  - Phượng Yêu (Tập 10) (DLB).
Ớn lạnh trong một ngày nóng 40 độChills on a 40-degree day (Jonathan London). “Still, however, Viet Nam’s ruling party’s conduct appears contradictory to the principles stated in Ho’s Declaration of Independence in which, borrowing from The Rights of Man he stated that ‘all (people) must always remain free and have equal rights‘.” Tạm dịch: Đảng cầm quyền vẫn mâu thuẫn với các nguyên tắc mà ông Hồ đã tuyên bố trong bản Tuyên ngôn Độc lập, mượn từ “Quyền Con Người”, trong đó ông Hồ tuyên bố rằng ‘Tất cả mọi người đều có quyền tự do và bình đẳng’. - CHÚNG TA ĐANG ĐÒI NHỮNG ĐIỀU MÀ ÔNG HỒ CHÍ MINH ĐÃ ĐÒI CÁCH NAY GẦN MỘT THẾ KỶ (FB Ba Sàm). Mời xem lại:  Tư tưởng Hồ Chí Minh qua Bản yêu sách gửi đến Hội nghị Véc-xây và bản Hiến pháp 1946 (DT).
Hồ Chí Minh: Tôi hạ lệnh cho nhân dân (pro&contra). “Các nhà lãnh đạo quốc gia ở những thể chế phi độc tài không buột miệng ra một câu như vậy ngay cả khi ngủ mơ, ngay cả trong những khoảnh khắc họ không muốn gì hơn là được làm chính xác như thế. Nhưng ngay cả một Putin, một Lý Quang Diệu, một Hugo Chávez cũng không phát ngôn như vậy. Còn Hồ Chí Minh?
5<- Tượng Hồ Chí Minh ở thị trấn Anh (BBC). “Ở một lúc nào đó trong năm1913, ông ấy sống ở London nhằm học tiếng Anh“. TTXVN đã ghi lộn ông HCM sinh năm 1980 (đã sửa lại), BBC lại lộn tiếp, ông HCM sống ở London trong năm nay? - Bầy cháu (DLB). - Hồ ông sinh ngày tháng năm nào?  - 19/5 – Thư giỗ bác. - Sinh nhật của Sát Thủ Đầu Mưng Mủ!  Bản cáo trạng tội ác của đảng CSVN và Hồ Chí Minh (bài 3): Bán đứng Cụ Phan Bội Châu. 
BS: xin trở lại bàn về cái gọi là “Tư tưởng HCM”. Nhưng ở đây sẽ không tranh luận với những vị ở trong “Hội đồng ‘lú lẫn’ Trung ương”, nơi có lẽ tích cực nhất quảng bá cho “tư tưởng” này (mà thực tình lại luôn bị cho là chủ tâm làm méo mó hình ảnh HCM), mà chỉ có chút khơi gợi với những cựu cán bộ, đảng viên một thời từng “tin tưởng tuyệt đối” vào đảng, rồi thì vỡ mộng.
Trong những bình luận trước, từ 27/4/2013, đặc biệt trong bản Tin thứ Sáu, 3-5-2013, khi nói về xu hướng đối lập ngay trong lòng ĐCSVN, chúng tôi có phỏng đoán có ít nhất 3 dạng khác nhau. Dù khác nhau phương pháp, mức độ “phản kháng”, thì họ cũng ít nhiều có một điểm tương đồng, đó là còn vương vấn với “Tư tưởng HCM”.
Như một thói quen khó bỏ, những người một thời mà dường như mọi suy nghĩ, hành động đều dựa vào một nền tảng tư tưởng, “sợi chỉ đỏ”, “ngọn đuốc dẫn đường”, đó là chủ nghĩa Mác-Lê, nay khi không còn tin vào nó nữa, muốn rũ bỏ, họ liền bị rơi vào trạng thái hẫng hụt. Thế là, “Tư tưởng HCM” liền trở thành thứ “phao” cứu hộ.
Một khi đã muốn “nâng tầm tư tưởng” cho những di sản rời rạc, bí ẩn, méo mó của một vị lãnh tụ, có lẽ trước hết nên tìm mối liên hệ của chúng với những gì bị coi là căn bệnh, tệ nạn ngày nay đang rất phổ biến từ trong đảng cho tới ngoài xã hội.
1. Dối trá. Thứ tệ nạn này có lẽ là gốc rễ dẫn tới tình trạng nguy hại cùng cực làm mục ruỗng ĐCSVN, buộc họ không còn che đậy được nữa, và lao vào cuộc chỉnh đốn bi hài “vô tiền khoáng hậu”.
Thế nhưng thử trở ngược thời gian, nhìn lên cao hơn, về vị lãnh tụ tinh thần mà nay họ đang muốn đề cao “tư tưởng”? Quá nhiều thông tin quan trọng về ông đã bị làm sai lạc, che đậy. Liệu có thể khẳng định rằng tất cả đều không phải lỗi ở ông, mà là do đám “học trò” ngang bướng, thủ đoạn? Bất luận thế nào, thì  ngày nay lớp hậu thế vẫn tiếp tục dựa vào đó để tự cho mình hành xử dối trá, ngang nhiên lừa phỉnh nhân dân.
2. Vong bản. Lai căng, mất gốc, vô ơn với tiền nhân, … cuối cùng là những gì bị cho là bán rẻ chủ quyền quốc gia, là những thứ ngày nay ĐCSVN đang bị chỉ trích nặng nề.
Thế nhưng, liệu có chút nào nguyên nhân sâu xa, thứ lý do cho họ bấu víu, từ những bậc tiền bối cách mạng, trong đó có HCM hay không?
Được coi là con người toàn mỹ, nhất là về tinh thần dân tộc, thế nhưng HCM đã có những biểu hiện khó hiểu liên quan tới thái độ đối với truyền thống dân tộc. Trước hết về tên họ của ông.
Tại sao “bỗng nhiên” ông từ bỏ cái họ “Nguyễn” của mình? Khi còn phải lẩn lút hoạt động thì lại giữ nó, mà tới lúc chiến thắng huy hoàng thì lại hành xử vậy? Tại sao ông hầu như xa lánh bà con họ hàng, quê hương bản quán? Chỉ câu hỏi thứ hai là có được vài lý do chống chế yếu ớt, như hoàn cảnh, đức “hy sinh” cái riêng, vì đại cục v.v.. Nhưng nếu ai biết được nhiều chi tiết bên trong về thái độ của ông với anh chị ruột của mình thì sẽ khó có thể chấp nhận cách lý giải này.
Chỉ tạm nêu ra hai ví dụ, để hình dung những hệ quả của nó, một khi lớp “học trò” của HCM ngày nay cứ tiếp tục “Học tập và làm theo …”, đề cao “Tư tưởng …”, họ dễ tự cho mình “quyền” trở thành những kẻ vô ơn, vong bản.
Sơ qua vài phân tích trên, để xin gợi ý những người đang muốn tìm một thứ “vũ khí tư tưởng” thay cho giáo điều Mác-Lê, cần cân nhắc một khi muốn cổ súy cho “Tư tưởng HCM”. 
- Nguyễn Anh Dũng -  Nhà giáo-Cựu chiến binh: TRÊN NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHIẾN TRANH – PHẦN CUỐI: “CUỘC CHIẾN” …  GIỮA THỜI BÌNH (Nguyễn Tường Thụy).
NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 35) (Nhật Tuấn).
6- Phỏng vấn ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam: Hai tháng nữa “sẽ thấy tương lai bauxite”! (NLĐ).  - Sẽ có quyết định quan trọng cho dự án bauxite Nhân Cơ (TQ). =>
Trồng bù rừng ở các dự án thủy điện: “Thả gà ra đuổi” (VOV).
- SAI PHẠM ĐẤT ĐAI TẠI CÔNG TY HOÀNG HẢI – TPHCM: Mòn mỏi chờ giải quyết hậu quả (NLĐ).
Cảnh sát điều tra nhận hối lộ bị xử 7 năm tù (TN).
Vụ công nhân vệ sinh bị tông chết: Bắt tạm giam tài xế (NLĐ).  - Bắt kẻ tông chết công nhân vệ sinh rồi bỏ chạy (PNTP).
Tổng thống Obama tiếp kiến Tổng thống Thein Sein tại Tòa Bạch Ốc (VOA). - Obama tiếp Thein Sein: Cải thiện quan hệ song phương ngoạn mục (RFI). - Obama sẽ tiếp Tổng thống Miến Điện (BBC). “Chính phủ Mỹ tin rằng cần phải khuyến khích Tổng thống Miến Điện tiếp tục các cải cách của ông. Hoa Kỳ đã hủy bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt”. - Cải cách Myanmar gặp nhiều khó khăn (NLĐ).
Cam Bốt : Đối lập lại biểu tình đòi bầu cử công bằng (RFI). - Campuchia: phe đối lập biểu tình đòi bầu cử tự do và công bằng (RFA).
TQ hứa tăng cường quan hệ với Ấn Độ (BBC). - Ấn Độ, Trung Quốc tìm cách xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau (VOA). - New Delhi và Bắc Kinh cam kết « hòa bình ở biên giới » (RFI).
Trung Quốc nên giảm bớt một nửa số đảng viên (RFI). ĐCSVN cũng nên sớm suy nghĩ về điều này! Không những số đảng viên, mà cả các loại tổ chức khắp hang cùng ngõ hẻm như mạng nhện.  - Trung Quốc bắt một nhà bảo vệ nhân quyền (RFI). - Thêm cựu quan chức TQ bị điều tra (BBC).
LHQ kêu gọi Bắc Hàn dừng thử tên lửa (BBC). - Bắc Triều Tiên phóng phi đạn thứ 6 trong 3 ngày (VOA). - Bình Nhưỡng bắn 6 tên lửa trong ba ngày (RFI). - Ấn Độ kiên quyết, Trung Quốc xuống thang (RFI). Lại giở trò: “Ông Lý Khắc Cường cam kết ba mục tiêu : Tin cậy lẫn nhau, tăng cường hợp tác và hướng về tương lai phát triển ‘lành mạnh’ với Ấn Độ để mang lại lợi ích cho hòa bình châu Á và toàn cầu”. - Triều Tiên đã bắn quả tên lửa thứ 6 (TT).  - Triều Tiên dồn dập phóng tên lửa ngày thứ 3 liên tiếp (VNN).  - Triều Tiên phóng tên lửa để tung hỏa mù? (NLĐ).   - Triều Tiên yêu cầu Hàn Quốc làm rõ quan điểm về KCN Kaesong(VOV).  - Triều Tiên ra điều kiện “bình thường hóa” Kaesong (TTXVN).  - Một Triều Tiên kỳ lạ qua chuyến đi của phóng viên ảnh người Anh (1) (DT).  - Người Triều Tiên ngày một ‘hiện đại’ (VNE).
Bắc Kinh kêu gọi Bình Nhưỡng giải cứu tàu cá Trung Quốc (RFI).

Cứu tàu cá và ngư dân bị nạn ở Trường Sa (TN). - Chủ tàu cá khổ với thủ tục (DV).
- Chính ủy Quân chủng Hải quân Đinh Gia Thật: “Quyết tâm bảo vệ bằng được phần hương hỏa tổ tiên để lại” (TT). – Bùi Hoàng Tám: Mệnh lệnh từ những trái tim yêu nước! (DT).
Tàu 4.000 tấn Trung Quốc xâm nhập Trường Sa (TP). - Tàu ngư chính của Trung Quốc xâm nhập Trường Sa (TTXVN).
“Ngư dân các nước Asean cần đoàn kết, chống lại sự bành trướng của TQ” (GDVN).
Dân biểu Đài Loan kêu gọi đưa tàu chiến ra Trường Sa? (KT).
Đài Loan và Philippines tiếp tục bảo vệ công nhân Philippines (PLTP).
Ấn Độ bác đề nghị của Trung Quốc về biển Đông (TN). - Trung-Ấn ngã giá (PLTP). - Trung – Ấn cử đại diện giải quyết tranh chấp biên giới (TP). - Rời Himalaya, Trung – Ấn kéo xuống Ấn Độ Dương ‘choảng nhau’? (Infonet).
Mỹ sẽ điều 11 chiến hạm tàng hình tới châu Á (PT).
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Trình Quốc hội không sửa quy định về Chính phủ (VnMedia). - Đề xuất giữ nguyên tên nước trong Hiến pháp sửa đổi (TN). - Quốc hội sẽ không bàn phương án đổi tên nước (LĐ). - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bản mới nhất: Một số nội dung trở lại như dự thảo lần đầu (PLTP). - Ông Phan Trung Lý: “Không tùy tiện xâm phạm, hạn chế quyền con người” (GDVN).
Lấy phiếu tín nhiệm: Bản lĩnh và trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội (GDVN).
Khai mạc kỳ họp thứ 5 QH khóa 13: Nợ xấu còn cao, doanh nghiệp phá sản còn nhiều (TN). - Kinh tế khó khăn, lo nợ xấu (TP). - ‘Lập ủy ban đối phó suy giảm kinh tế’ (TP). - Nợ phải thu của 27 tập đoàn, tổng công ty là 54.133 tỉ đồng (TN). – Ông Nguyễn Văn Giàu – Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội: “Kinh tế gặp khó khăn, có mặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước” (GDVN). - Cần kích tổng cầu để GDP tăng 5,5% (PLTP).
Cần đường dây nóng về đất đai (TP). - Sổ đỏ dùng làm gì? (PT). - Cán bộ xã mua đất cấm sang nhượng (PLTP).
Vinacomin khẳng định không dùng công nghệ Trung Quốc (PLTP). - Vinacomin phải giữ bí mật kinh doanh với 2 dự án bauxite (VOV). - Thuế suất 0% đối với alumin không phải là ưu đãi? (VOV). - “Xin” khất 2 tháng để nói về kết quả bô xít Nhân Cơ! (DT). - Sắp có quyết định quan trọng về dự án bauxite ở Đắk Nông (TN).
Vụ tiền tỷ phơi mưa nắng: “Khi tôi làm Bộ trưởng đã cho dừng dự án” (Infonet).
Kiểm tra thông tin 45.000 người Việt bơ vơ tại Angola (DV).
Chuyến công du lịch sử của ông Thein Sein (TN).
Trung Quốc đòi Triều Tiên thả ngư dân (DT).
Các loại tên lửa tầm ngắn có uy lực “khủng” của Triều Tiên (ANTĐ). - Triều Tiên lên tiếng sau khi bất ngờ phóng 6 quả tên lửa (GDVN). - Mỹ hạ giọng: Triều Tiên bắn 6 tên lửa không vi phạm nghĩa vụ quốc tế (GDVN).
KINH TẾ  
Khó khăn kinh tế 2013 có mặt nghiêm trọng hơn trước (VOV).   - Kinh tế tiềm ẩn nhiều bất ổn (NLĐ).  - Kinh tế 2013 còn nhiều rủi ro (ĐT).  - Tìm biệt dược cho nền kinh tế (ĐT).
7<- Gỡ khó cho nền kinh tế: Đã “gỡ” những gì? (VnEco).
Nợ công tăng nhanh (VNN).
Đã tới thời điểm thay đổi cơ chế điều hành lãi suất? (TTXVN).  - “Ép ngân hàng hạ lãi suất vay, ai chịu trách nhiệm?” (TTXVN).
Trình Quốc hội giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 22% (TT).
Nhà đầu tư có thể đấu giá để mua nợ của VAMC (TBKTSG).
TPHCM: CPI giảm tháng thứ 3 liên tiếp (NLĐ).
SJC hưởng lợi từ thương hiệu vàng miếng quốc gia (VOV).  - Ngày 21/5, chào thầu 1 tấn vàng (VnEco).  - Chênh lệch kỷ lục, vẫn đấu thầu 1 tấn vàng (NLĐ).
Sacombank bán 25 triệu cổ phiếu cấn trừ nợ của ông Đặng Văn Thành (TT).
-  Thị trường bất động sản: Cú hích mới sẽ… tạo sóng? (ND).  – Gói tín dụng 30 nghìn tỷ ưu đãi lãi suất cho người thu nhập thấp mua nhà: Được trả nợ trước hạn nếu người vay tiền có nhu cầu (CAND).
Những dự án FDI đăng ký rầm rộ, triển khai lề mề (ĐT).
Ngành điều tuột dốc (NLĐ).
Giá giảm mạnh, sức mua vẫn yếu (ND).
Một góc nhìn khác về cuộc chiến thương hiệu (DĐDN).
Thêm một mặt hàng thép bị kiện tại Mỹ (TBKTSG).
- Video: Vật liệu siêu nhẹ có giá trị quý hơn vàng (VTV).
- Video: “Khai thác điểm đỗ xe – Siêu lợi nhuận” (VTV).
Yahoo ‘mua lại dịch vụ blog Tumblr’ (BBC).
Tăng trưởng : Nhật Mỹ bừng dậy, Châu Âu thụt lùi (RFI).
“QUẢ BOM NỔ CHẬM” TRONG NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC ĐANG NGÀY MỘT LỚN? (TTXVN/ BS).

PGS.TS Trần Đình Thiên: Ai gây nên nợ xấu? (GDVN). - Không lo nợ xấu ‘to’ vì có thể hoãn thi hành Thông tư 02 (SM).
Nên áp trần lãi suất cho vay (PLTP).
Doanh nghiệp không mặn mà với lãi suất hạ (TP). - Lãi suất hạ, doanh nghiệp thờ ơ (TP).
‘Cần ủy ban quốc gia giải cứu doanh nghiệp’ (VNE). - Cứu doanh nghiệp: Đừng để quá muộn (ANTĐ). - Sẽ có công ty mua bán nợ (PLTP).
Bất ngờ với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CafeF).
Vàng nội – ngoại chênh lệch hơn 6 triệu đồng/lượng (PLTP). - Giá vàng bật tăng 1,2 triệu đồng/lượng (VOV).
Lại “chạnh lòng” với lương “khủng” của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (DT).
Điệp khúc mất điện mùa nóng, chiêu tăng giá của EVN? (KT).
Xuất siêu chưa hẳn là dấu hiệu tích cực hoàn toàn (LĐ).
- Công nghiệp chế biến thực phẩm: Cơ hội còn bỏ ngỏ (PT).
“Made in China” thất bại, Trung Quốc lén lút thâu tóm thương hiệu ngoại (Infonet). - Kinh tế Trung Quốc: Con rồng bị buộc chân (Infonet).
Nhật Bản tranh ’miếng bánh’ châu Phi với Trung Quốc (PN Today).
8VĂN HÓA-THỂ THAO
Ba nghệ sĩ Việt Nam đạt kỷ lục châu Á (NLĐ). Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt tại buổi ra mắt sách ảnh Tâm và tài =>
- BẠO LỰC GIA TĂNG TRONG PHIM VIỆT: Sự mạo hiểm nguy hiểm! (NLĐ).
- Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật cải lương Hưng Đạo: Động thổ rồi… để đó (NLĐ).
Xây cầu, đường vấp phải di tích: Thế giới làm thế nào? (TS).
Bảo tàng sẽ mất khách khi đơn điệu, nhàm chán! (VH).
- Nguyễn Hoàng Đức: CÁI THỪA, CÁI CẢM ĐỘNG VÀ NHẠC ĐIỆU TRONG THƠ VIỆT (Nguyễn Tường Thụy).
Thứ trưởng Ngoại giao: Chọn đại sứ du lịch là trò vô bổ (ĐV/ Nguyễn Duy Xuân).
- Bùi Hoàng Tám: Lê Lựu – giai thoại và sự thật (kì 2) (Trần Nhương).
- CON GÁI NHÀ VĂN NGÔ TẤT TỐ LÊN TIẾNG: DIỄN ĐÀN “CÂU LẠC BỘ YÊU SÁCH NGUYỄN HUY TƯỞNG” ĐÃ VIẾT NHIỀU ĐIỀU SAI SỰ THẬT (PĐ/VC+).  - CHỦ NHIỆM CLB NGƯỜI YÊU SÁCH NGUYỄN HUY TƯỞNG: TẤT CẢ CÁC DẪN CHỨNG BÀ LỊCH NÊU RA ĐỀU KHÔNG CÓ SỨC THUYẾT PHỤC Cụ Tố đã là một nhà văn lớn của dân tộc, mọi chi tiết chưa rõ ràng về cụ, những người hâm mộ cụ đều muốn bàn thảo hòng thoả mãn lòng khao khát biết rõ về cụ. Chúng tôi cũng vậy và chúng tôi đưa những thắc mắc của mình lên trang web với mong muốn gia đình cụ Tố, những nhà nghiên cứu, người hâm mộ cùng quan tâm, và nếu có chứng cứ gì xác thực thì chia sẻ cho mọi người và cho chúng tôi”.
- “CÓ THÌ CÓ TỰ MẢY MAY, KHÔNG THÌ CẢ THẾ GIAN NÀY CŨNG KHÔNG” (Văn chương +).- NGUYỄN ĐỨC TÙNG: CHÚNG TA ĐÃ LẦM KHI NGHE NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN
Giếng đá cổ nhất Việt Nam mới được phát hiện / Phạm Duy Trưởng (Trần Mỹ Giống).
- Nguyễn Thị Hồng: Một lần đi chợ Cán Cầu (Trần Nhương).
‘TRẦN THẾ HÓA’ VÀNG MÃ (!?) (Bùi Văn Bồng).
SỐC & ĐỘC # 32 (Phọt Phẹt).
Mission San Juan Capistrano – Hội Truyền Giáo San Juan Capistrano (Sống Magazine).
Pháp, ngọn hải đăng của giới làm phim quốc tế (RFI).
Takashi Miike, ông vua của thể loại phim đổ máu (RFI).
Triển lãm ảnh Erwin Blumenfeld (BBC).
- Video: Sôi động Carnival tại Berlin (VTV).
- SỐNG NHƯ NICK VUJICIC: Nguồn cảm hứng vô tận (NLĐ).
Ca sĩ Campuchia thi nhau “ăn cắp” nhạc Việt (DT).
Lại thêm vụ mất trộm đình đám ở Cannes 2013 (NLĐ).
Yêu cầu VFF làm rõ sai phạm vụ kiểm phiếu nhầm (VOV).
Nadal thắng thuyết phục trước Federer (BBC).

Làm thế nào để biến ‘bùa đá’ thành hòn đá bình thường? (NĐT).
Di sản văn hóa và văn hóa ứng xử với di sản (VOV).
Múa đương đại – Nghệ thuật hóa chuyện đời thường (SGGP).
Tình báo hơn biệt động? (TP).
Điện ảnh Việt đang làm gì ở LHP Cannes? (VNN). – Sao Việt tham dự Liên hoan phim Cannes: Phận của người đi quảng cáo đồ uống có cồn? (PT).
Tự truyện Nick Vujicic (P9): Cách trao yêu thương (GDVN).
Thói quen làm việc kỳ quái của các nhà văn (DT).
- Vụ kiểm phiếu “nhầm”: Bộ VH-TT&DL yêu cầu VFF kiểm điểm (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Bộ GD-ĐT “bó chân” báo chí (NLĐ).
Đổi mới phương pháp giảng dạy: Làm sao để trò hứng thú (GD&TĐ).
ĐH Y dược Cần Thơ: Xét tuyển thẳng thí sinh tốt nghiệp THPT loại Giỏi (DT).
9<- Xây dựng nông thôn mới: Vướng trường chuẩn! (GD&TĐ).
Cõng “con chữ” lên đỉnh cao nguyên đá Tủa Chùa (TTXVN).
Chuẩn bị gì cho con vào lớp 1? (PNTP).
Tiếng Anh bình dân học vụ (FB Cu Làng Cát).
Một trung tâm đào tạo “chui”: Cấp hơn 2.000 bằng cử nhân và thạc sĩ “quốc tế” (PNTP).
Nhà khoa học được cấp kinh phí gấp… 500 lần lương (KTĐT).
- Video: Tạo Nano Bạc từ cây cỏ (VTV).
- Video: Phần mềm cảnh báo dịch bệnh (VTV).
- Video: Việt Nam đoạt 2 giải 4 tại Intel ISEF 2013 (VTV).
SIDA : Hy vọng sau 30 năm nghiên cứu (RFI).

Đào tạo chuyên gia, cần một quyết sách! (GD&TĐ).
GS Phùng Hồ Hải: Để thấy mình tự do và có ích (TN).
Cậu bé 12 tuổi mê lập trình (DT).
Phát hiện thêm một vụ liên kết đào tạo liên thông trái phép: Số phận 625 SV sẽ ra sao? (GD&TĐ). - Đại học Y tế công cộng đi ngược Nghị định của Chính phủ? (DT).
Nhiều cơ hội xét tuyển vào lớp 10 (TN). - “Giảm nhiệt” vì đầu thi vào ít (LĐ).
Ép học sinh không dự thi tốt nghiệp (TT).
Những đề thi gây thắc mắc (TT).
- Trường THPT Việt Đức Hà Nội: Đừng biến nơi ‘trồng người’ thành… chợ! (PT).
Quá nhiều nguyên nhân ‘trói chân’ nghiên cứu khoa học (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Phú Yên: Làm rõ vụ tiêm vắc xin hết đát cho trẻ (PNTP).
Cảnh báo tình trạng đuối nước ở trẻ em trong mùa hè (ANTV/CAND).  - Trẻ em đuối nước gia tăng trong mùa hè (VOV).
Thư ngỏ Kính gửi Đài PTTH Vĩnh Long: MỘT BÀ GIÀ TÀN TẬT, CÔ ĐƠN CẦN GIÚP ĐỠ (Bùi Văn Bồng).
- Video: Xuất hiện những đối tượng tham gia “rút ruột” quỹ Bảo hiểm y tế (VTV).
- Video: Ghi nhanh “Thi hành công vụ” (VTV).
- Video: Chị Võ Thị Hoàng Yến: Giám đốc trung tâm khuyết tật và phát triển (VTV).
- Video: Trồng rau trên mái nhà (VTV).
10- Video: Gửi mùi hương qua tin nhắn điện thoại (VTV).
Bé gái người Việt kêu cứu ở Trung Quốc (VNE). =>
Sắp khai quật tàu cổ vật (NLĐ).
- SANG Ả RẬP SAUDI GIÚP VIỆC NHÀ: Thuận lợi đi kèm rủi ro (NLĐ).
Đề xuất di dời gần 600 cây sưa đỏ trên đường phố Hà Nội (VOV).
Ngủ trưa giữa đường để chống… nắng ở Thủ đô (VNN).  - Hàng nghìn người đổ xô ra biển trốn nắng (VNE).  - Lốc xoáy, mưa đá tái diễn, 2 người chết (VNN).
Hàng trăm biệt thự bị bỏ hoang ở “Đà Lạt 2” (DT).
Bắt 5kg sừng tê giác chuyển qua đường hàng không (TTXVN).
Tai nạn khí cầu ở Thổ Nhĩ Kỳ, 19 người thương vong (PNTP).
Công nhân di dân Châu Á gởi nhiều tiền về nước nhất thế giới (VOA).
Châu Á : Nguy cơ xung đột do tranh chấp nguồn nước (RFI).
Kỷ lục về phá hủy cầu cạn ở TQ (BBC). - Trung Quốc : Ngành chăn nuôi gia cầm mất hơn 6 tỷ đô la vì H7N9 (RFI).
Số tử vong vụ sập mỏ vàng ở Indonesia lên tới 14 người (VOA).

WHO tại Việt Nam: Vắc-xin ’5 trong 1′ an toàn! (VNN). - Phú Yên: Một học sinh bị tiêm vaccin quá hạn (DV).
Tâm thư gửi Quốc hội về thuế phí và thực phẩm bẩn (PN Today).
Đăk Lăk: Tỉnh duyệt bán hồ thủy lợi? (DV).
Khát bên “con rồng” nước (DV).
Hè về, lại lo đuối nước ở trẻ em (PT).
Những tập tục hôn nhân lạ trên đỉnh Ngọc Linh (PT).
Việc làm thời khó khăn – Bài 2: Nhiều nghịch lý (SGGP).
Dân đánh trả côn đồ “bảo kê” cho doanh nghiệp (TN).
Báo động mại dâm nam (TT).
Nhậu ! (TN).
- Truy sát linh trưởng – Kỳ 1: Ăn con sách đỏ, chứng tỏ tay chơi (TP).
Trung Quốc mất hơn 6 tỷ USD vì H7N9 (PT).
Vòi rồng quét qua nước Mỹ, 24 học sinh tiểu học thiệt mạng (CafeF).
QUỐC TẾ  
Lực lượng đối lập Syria họp tại Tây Ban Nha (VOV).  - Syria: Lãnh đạo đối lập Abdallah al-Khalil bị bắt cóc (TTXVN).
11<- Đánh bom ở Iraq nhằm vào người hành hương Iran (TTXVN).
Ai Cập không đàm phán với những kẻ bắt cóc binh sỹ (VOV).
Thủ tướng Medvedev khuyên dân Nga không tích trữ nhu yếu phẩm (NLĐ).
Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Đông để bàn về vấn đề Syria (VOA). - 23 chiến binh Hezbollah bị giết chết ở Syria (VOA). - Quân đội Syria chiếm lại TP chiến lược Qousseir (RFI).
Dân Pakistan truy điệu chính khách bị bắn chết (VOA).
Kẻ đánh bom Boston đã ở 6 tháng tại Cộng hòa Dagestan (VOA).
Tổng thống Obama sẽ phác họa chính sách chống khủng bố (VOA).
Một loạt các vụ đánh bom ở Iraq giết chết ít nhất 43 người (VOA).
Bom tự sát giết chết 14 người ở Afghanistan (VOA).

Nga: Phe đối lập Syria không nên đặt điều kiện tiên quyết (VOV). - Syria phát hiện các xe quân sự của Israel tại Qussair (TTXVN). - Quân đội Syria giành lại quyền kiểm soát Hilfaya (Tin tức). - Ông Obama có cứu được Thổ Nhĩ Kỳ khỏi sa lầy ở Syria? (CATP).
Xả súng tại ngân hàng Israel, 4 người thiệt mạng (VOV). - Hạm đội Địa Trung Hải Nga sẽ “dạy cho Israel một bài học” (GDVN).
Nga lộ thiết kế siêu trực thăng nhanh nhất thế giới (DV). - “Bộ đôi quyền lực” Nga đi làm bằng trực thăng (VNN).
Nga chặn 1 vụ tấn công khủng bố ở thủ đô Mátxcơva (TTXVN).
“Con sói đơn độc” giữa hai thế giới – Kỳ cuối: Đường đến khủng bố (Tin tức).
Ông Obama đau đầu vì tù nhân tuyệt thực (KP).
Tin tặc Trung Quốc quay trở lại phá bĩnh cuộc sống người Mỹ (SM).
Mỹ – Italy tiến hành thanh sát vùng trời Nga (PT).
 
CÒN ĐÂY LÀ CÁI TRANG TÌM KIẾM COCCOC ĐÒI SOÁN NGÔI GOOGLE, NHƯNG VỚI CÁI KIỂU CHẶN HẾT THÔNG TIN NHẠY CẢM NÀY THÌ DỰ CẢM XẤU LÀ SẼ HỌC CHINA HẤT CẲNG GOOGLE ....


Quote:
Originally Posted by KhoaDG 
Tương tự, với từ khóa "Công hàm 1958". 1 văn bản ngoại giao cấp nhà nước lại không tìm thấy???

Thử tìm với google, kết quả trả về đầu tiên là 1 bài viết của Tuần Việt Nam , trong đó nêu rất nhiều phân tích sắc sảo bác bỏ lập luận của Trung Quốc.

Tại sao Coccoc không làm được như vậy?

Bạn và tôi thử đóng vai 1 du học sinh, nghe bố mẹ kể về Công Hàm 1958, bạn muốn tìm hiểu, đọc cái văn bản đó, tìm hiểu lý lẽ để ngày mai vô lớp phân tích cho thằng Trung Quốc suốt ngày cứ bảo "Tam Sa là của nước tao". Ngạc nhiên thay, với 1 công cụ tìm kiếm của người Việt, viết cho người Việt dùng, lại không tìm thấy. Lúc đó bạn nghĩ gì?

 

“QUẢ BOM NỔ CHẬM” TRONG NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC ĐANG NGÀY MỘT LỚN?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 17/5/2013
TTXVN (Bắc Kinh 10/5)
(Tạp chíTuần tin tức Trung Quốc ” số ra ngày 29/4/2013) Ngày 21/4, tạp chí “Quan sát kinh tế Trung Quốc” thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế vĩ mô Trung Quốc, Đại học Bắc Kinh tổ chức buổi họp về Báo cáo quý I năm 2013. Tại hội nghị, Giáo sư Học viện nghiên cứu phát triến quốc gia, Đại học Bắc Kinh Tống Quốc Thanh trong phần diễn giảng của mình đã không hề né tránh kết quả dự báo sai lệch nên tự chế nhạo “đây là một buổi họp kiểm thảo đối với tôi”.


Số là trước đó 6 ngày số liệu vĩ mô của nền kinh tế quý I đã được công bố, GDP so với cùng kỳ năm ngoái tăng 7,7%, trong khi cách đó mấy hôm các cơ quan chuyên môn vẫn phổ biến dự báo con số này sẽ là trên 8%, còn dự báo của Giáo sư Tống Quốc Thanh là 8,3%. Số liệu bình quân của các con số dự báo thuộc 29 cơ quan chuyên ngành được Trung tâm nghiên cứu kinh tế vĩ mô Trung Quốc, Đại học Bắc Kinh, mời dự hội nghị đã cho kết quả trung bình là 8,2%. Giáo sư Tống Quốc Thanh vì thế đã tự cảm thấy không được “vẻ vang”.
Điều trớ trêu là, quy mô huy động vốn xã hội quý I lại tăng mạnh, đạt 616 triệu nhân dân tệ, tăng 22.700 nhân dân tệ so với cùng kỳ năm trước. Sai số linh động của các số liệu lớn như vậy khiến cho chúng không những không thống nhất mà còn xa rời hẳn với nền kinh tế thực thể. Theo cách nhìn nhận của rất nhiều nhà kinh tế, phía sau sự “xa rời” nói trên đã tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Chủ tịch Hội đồng quản trị của cơ quan tài chính có tên “Vốn Xuân Hoa” Hồ Tổ Lục cho biết nợ chưa trả của các địa phương là rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc. Vào trung và hạ tuần tháng 4, thậm chí đã có cơ quan tài chính ngừng cho địa phương vay tiền.
Theo tìm hiểu của “Tuần tin tức Trung Quốc”, phía sau sai số của các số liệu nói trên là thực tế “vay mới để trả cũ” liên quan đến con số nợ khổng lồ trên mặt bằng huy động vốn của các chính quyền địa phương. Nói cách khác, những con số với mức độ sai số lớn nói trên hoàn toàn chưa gắn vào với các lĩnh vực kinh tế thực thể, và như vậy “quả bom nổ chậm” đang ngày càng lớn thêm. Vì thế, một loạt chính sách từ cuối năm 2012 đến nay cho thấy Chính phủ trung ương đã phải ra tay, việc “tháo bom nổ chậm” đang được thúc đẩy một cách ổn định.
1- Đầu tư tài chính “trở mặt”
Cuối tháng 5 năm 2012, công tác xây dựng kinh tế cơ bản của Chính phủ đã kích thích khởi động trở lại, kéo nền kinh tế vĩ mô sau tháng 5 đã trở lại khởi sắc, quý 4 năm 2012 ấm lên khiến không ít nhà kinh tế nhận định kinh tế Trung Quốc đi đến phục hồi.
Nhận định lạc quan nói trên trước ngày 15/4/2013 vẫn còn tiếp tục. Ngày 12/4 Công ty trách nhiệm hữu hạn tài chính quốc tế Trung Quốc (CICC) công bố báo cáo, đánh giá một cách “bảo thủ” về GDP quý I tăng 8,1%, cho rằng mặc dù tốc độ tăng trưởng về sản xuất công nghiệp quý I có thể giảm nhẹ so với quý IV năm trước, nhưng bất động sản quý I vẫn tăng rõ rệt, có hy vọng thúc đẩy GDP tăng nhẹ trở lại.
CICC dẫn ra một loạt số liệu, “chứng thực” cho lôgích này. Trước hết, diện tích bất động sản tiêu thụ từ tháng 1 đến tháng 2 trong cả nước tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trong tháng 3 có phần giảm nhưng vẫn ở mức cao. Xét tỉ trọng của ngành bất động sản trong GDP chiếm khoảng 6% thì tốc độ tăng cao của ngành này có thể hy vọng sẽ đóng góp trong GDP quý I là 1,8%, tăng gần 1% so với quý IV của năm trước, “đủ để triệt tiêu xu hướng chậm lại của ngành công nghiệp và các ngành dịch vụ khác”.
Thứ hai, đầu tư phát triển bất động sản tăng từ 18% trong quý IV năm ngoái lên đến 23% trong quý I, từ đó thúc đẩy đầu tư tài sản cố định trên tổng thể tăng nhẹ. Đầu tư tài sản cố định tăng trở lại khiến có hy vọng kéo theo giá trị gia tăng của ngành xây dựng vốn dĩ chiếm khoảng 7% GDP tăng lên nhanh hơn.
Ngoài ra, với sự tác động từ việc tiêu thụ bất động sản, hoạt động tín dụng quý I tăng tương đối nhanh, khoản tiền cho các chủ hộ có quyền sở hữu bất động sản vay đã tăng 476,6 tỉ nhân dân tệ so với cùng kỳ năm trước. CICC cho rằng hoạt động tín dụng tăng như vậy sẽ khiến cho giá trị gia tăng về nghiệp vụ tài chính vốn chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong ngành nghề thứ ba (các ngành văn hóa-giáo dục-dịch vụ-du lịch…ngoài nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp-xây dựng) tăng lên mạnh.
Tuy nhiên, sau khi công bố số liệu vĩ mô của quý I, ngày 22/4, khi CICC công bố báo cáo vĩ mô của kỳ mới nhất, tiêu đề “trở mặt” trong báo cáo là sự “tiếp tục của sự phục hồi yếu”, cách đề cập cũng theo đó thay đổi. Trong báo cáo có nói giá trị gia tăng trong các ngành bất động sản, tài chính và xây dựng trong quý I có phần tăng lên nhưng vẫn không thể bù lại phần chậm lại trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tiêu dùng và ngành nông nghiệp.
Số liệu của Cục Thống kê nhà nước cho thấy trong quý I năm nay tiêu dùng đóng góp 4,3% trong GDP, giảm 1,9% so với năm ngoái.
Tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng cũng phản ánh thông tin tương tự: Tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng quý I tăng 12,4%, sau khi điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ, tỉ lệ tăng so với quý trước là -0,7%, một con số thấp kỷ lục trong lịch sử.
Bởi nhu cầu tiêu dùng giảm, đồng thời đầu tư trong ngành chế tạo cũng vẫn tiếp tục giảm nên nhu cầu cuối cùng vì thế cũng không có được chuyển biến tích cực về thực chất, thực tế này đã đem lại áp lực điều chỉnh mới đối với tình hình tồn đọng kho. Đồng thời mức độ giảm trong giá cả xuất xưởng hàng công nghiệp (PPI) của quý 1/2013 so với quý IV/2012 cũng mở rộng hơn nên trong điều kiện giá cả hàng công nghiệp vẫn tiếp tục giảm, động cơ để cho “hàng đọng kho” của doanh nghiệp trông đợi giá cao lên cũng tiếp tục giảm xuống.
Nhà kinh tế hàng đầu của CICC Bành Văn Sinh nhận định: Tiêu dùng không mạnh và tồn đọng kho của công ty là hai nhân tố lớn, là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho tăng trưởng của GDP đi xuống.
2-“Mức độ dung thứ” đối với dự báo sai lệch
Phía sau việc “dung thứ” cho xu hướng kinh tế đi xuống của tầng quyết sách là sự đi xuống về tỉ lệ tăng trưởng tiềm tàng và chuyển biến tích cực trong tình hình việc làm.
Con số của Bộ Nhân lực và An sinh xã hội cho thấy năm 2012 Trung Quốc đại lục đã tạo được 12,66 triệu việc làm mới ở khu vực thành thị, đó là mức cao nhất trong 9 năm qua, vượt trước thời hạn hai tháng so với chỉ tiêu tạo việc làm đặt ra cho cả năm. Bước sang năm 2013, trong quý I các đơn vị ở khu vực thành thị đã tạo được hơn 3 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, con số điều tra về tình hình nông dân của Cục thống kê nhà nước cho thấy số nông dân bỏ nông thôn ra ngoài làm thuê trong quý I tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu của Bộ Nhân lực và An sinh xã hội còn cho thấy tỉ lệ giữa cung và cầu về sức lao động cũng tăng từ 1/1,05 của quý I năm ngoái lên thành 1/1,1 trong quý I năm nay, chỉ số về mức cung không đủ cầu như vậy đã tiếp tục mở rộng.
Tại buổi họp báo ngày 15/4, Người phát ngôn báo chí Cục thống kê nhà nước Thịnh Lai Vận cho biết trước khi có được bước đột phá lớn về kỹ thuật, hiệu quả và lợi ích cận biên từ việc đầu tư cho các yếu tố sản xuất có phần giảm đi, nói cách khác, theo quan điểm kinh tế học là phát triển đến một giai đoạn nào đó, nhất là sau khi bước vào thời kỳ chuyển đổi kết cấu sẽ đứng trước hiện tượng cận biên phổ biến như vậy (càng về sau, hiệu quả cũng như giá trị và lợi ích của đầu tư sẽ càng giảm đi vì sẽ càng tiến gần hơn đến điểm bão hòa so với nhu cầu đòi hỏi-ND). Giống như các nước Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc trước đây, trong thời kỳ chuyển đổi mô hình phát triển, tỉ lệ tăng trưởng tổng hợp của các nước này đều đã giảm xuống một mức so với trước. Trung Quốc sau hơn 30 năm phát triển, năng suất lao động tiềm tàng có phần giảm đi, đó là xu hướng tất yếu sau khi xã hội phát triển đến giai đoạn nhất định nào đó.
Hai năm gần đây, Báo cáo công tác của Chính phủ đều xác định mức tăng trưởng GDP một năm là 7,5%, chính là đã đi theo hướng như vậy. Áp lực việc làm ở đất nước đông dân số nhất thế giới đã giảm thì cố gắng vượt qua mức tăng trưởng tiềm tàng để kéo nền kinh tế tăng trưởng cao là việc không thích hợp. Cuối năm 2012 thái độ của chính phủ trung ương đã thay đổi hẳn, chi ngân sách đã không theo cách “tiêu tiền gấp” như trước. Theo học giả Tống Quốc Thanh, đây là nguyên nhân căn bản của kinh tế quý I tăng trưởng chậm lại, cũng là biến lượng cơ bản khiến có sự sai lệch trong cách dự tính của mình về mức tăng trưởng.
Theo cách tính của Tống Quốc Thanh, năm 2012 mức chi trong dự toán ngân sách chỉ là 14,1% nhưng vào thời điểm tháng 7 mức chi này vẫn còn cao ở mức 23,4%. Trong bối cảnh không tăng dự toán, “quý IV sẽ phải thắt chặt chi tiêu mạnh mẽ”. Tống Quốc Thanh nói chi ngân sách tháng 12 luôn cao hơn các tháng 1 và 2 nhiều lần, vì thế số chi của tháng 12 dù có tăng chút ít so với cùng kỳ năm trước thì các tháng 1-2 cũng rất khó có thể bù lại được.
Tài liệu trong kho dữ liệu Chứng khoán Quang Đại cho thấy tháng 12/2012 chi ngân sách là 208,2 tỉ nhân dân tệ, chỉ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, không những thấp hơn nhiều so với mức 23,4% trong các tháng 1- 7 mà cũng thấp hơn cả mức tăng bình quân 14,1% của cả năm. Nói cách khác, con số tuyệt đối về mức chi tài chính ngân sách tháng 12 đã giảm từ 20 tỉ đến 40 tỉ nhân dân tệ.
Bước sang năm 2013, tốc độ tăng về chi ngân sách chỉ vừa bắt đầu trở lại, mức tăng ở các tháng 1 và 2 là 19,1% và 12,2%. Tuy nhiên, bởi giá trị tuyệt đối về chi ngân sách các tháng 1 và 2 thường vẫn thấp, lần lượt với các mức chi là 83,7 tỉ và 77,4 tỉ nhân dân tệ, như vậy vẫn khó bù lại được cho con số chi “mất máu” của tháng 12.
Giảm chi tiêu tài chính cũng đồng thời phải thực hiện theo đòi hỏi về chống tham nhũng. Đầu tháng 12/2012, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành “Quy định 8 điểm về cải tiến tác phong làm việc, quan hệ chặt chẽ với quần chúng”. Sau đó, tiêu dùng cho ẩm thực cao cấp có giảm.
Theo Cục thống kê nhà nước, nhìn từ con số phân theo ngành nghề về tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng, tỉ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước của ngành ẩm thực đã giảm từ 14,6% trong quý IV năm ngoái xuống còn 8,5% trong quý I năm nay. Trong đó, mức tăng trong quý I của các đơn vị thuộc ngành dịch vụ ăn uống lớn trên mức hạn ngạch được ấn định (các cửa hàng ăn uống cao cấp, thu nhập chiếm trên 50% toàn bộ thu nhập của các doanh nghiệp ngành dịch vụ ăn uống) đã trượt xuống đến -2,6%. Nhà kinh tế Bành Văn Sinh cho biết đó là nguồn sức mạnh chủ yếu làm tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng giảm đi.
3-“Tháo gỡ bom nổ chậm”
Tỉ lệ tăng trưởng tiềm tàng giảm và tình hình việc làm chuyển biến tốt còn tạo không gian cho tầng quyết sách “tháo ngòi quả bom nổ chậm” về rủi ro tài chính. Tháng 6/2012, trong nội bộ, Giám đốc Ngân hàng nhân dân Chu Tiểu Xuyên đã nói: Ở Trung Quốc hiện nay ngân hàng huy động vốn ở cả hai đầu, kinh tế của anh tăng trưởng nhanh thế, tiền cho vay của tôi cũng phải tăng 10%. Như vậy, rõ ràng là trong bối cảnh tỉ lệ tăng giảm xuống, thu hẹp vốn đã trở thành sự lựa chọn của tầng quyết sách. Bản kỷ yếu vào đầu tháng 12/2012 về Hội nghị báo cáo của ủy ban quản lý giám sát ngành ngân hàng Trung Quốc đối với tình hình kinh tế tài chính quý III/2012 cho biết từ quý IV Chủ tịch ủy ban Thượng Phúc Lâm đã cảnh báo về rủi ro tài chính. Chủ tịch Thượng Phúc Lâm nói từ năm 2012 do ảnh hưởng của các yếu tố như tiền vay tập trung đáo hạn phải trả, thu ngân sách của địa phương giảm mạnh, các dự án không có khả năng kịp thời đầu tư sản xuất… nên áp lực bồi hoàn trả nợ tăng lên, ý nguyện và khả năng trả nợ đều giảm, các khoản nợ quá hạn của không ít địa phương lần lượt nổi lên, xu hướng nợ xấu cho thấy rõ rệt, đồng thời còn lộ rõ xu hướng mở rộng từ điểm ra đến diện rộng hơn.
Vào thời điểm đó ông Thượng Phúc Lâm đã nêu rõ đối với các khoản nợ thuộc diện đi ngược lại chính sách nhưng lại bằng mọi danh nghĩa để “lòng vòng lảng tránh” thì phải áp dụng biện pháp xiết nợ. Phải nắm vững một cách toàn phương vị về tình hình mà mặt bằng chung là thông qua các kênh như trái phiếu, ủy thác… để huy động vốn.
Ngày 24/12/2012, 4 bộ ngành trong đó có Bộ Tài chính, ủy ban quản lý giám sát ngành ngân hàng Trung Quốc… đã ra một văn bản liên ngành số 463 có tên “Thông tri về việc ngăn cấm các chính quyền địa phương huy động vốn đầu tư trái pháp luật”, triển khai đợt hoạt động “tháo gỡ bom” đầu tiên.
Bước sang năm 2013 tại một số hội nghị, Quốc vụ viện (Chính phủ) khóa mới đã nhấn mạnh “ổn định tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, đề phòng rủi ro”, rõ ràng có khác với chủ trương trước đây là “ổn định tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, điều chỉnh kết cấu”. Trong bối cảnh đó, biện pháp “đề phòng rủi ro” đã liên tiếp được đưa ra. Ngày 27/3, ủy ban quản lý giám sát ngành ngân hàng Trung Quốc đã công bố văn bản số 8 năm 2013 có tên “Thông tri của ủy ban quản lý giám sát ngành ngân hàng Trung Quốc về những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ đầu tư của Ngân hàng thương mại”; Ngày 15/4, Ủy ban quản lý giám sát ngành ngân hàng Trung Quốc công bố văn bản số 10 năm 2013 của ủy ban là “Ý kiến chỉ đạo quản lý giám sát rủi ro vay vốn trên bình diện đầu tư của chính quyền địa phương năm 2013”, tiếp tục “gỡ bom” về rủi ro tiềm tàng trong hệ thống tài chính.
Phan Hướng Đông, nhà kinh tế hàng đầu của Công ty chứng khoán Ngân Hà cho biết “chính sách đã bắt đầu chuyển biến”. Việc chuyển biến tư duy trong tầng quyết sách có thể thấy được qua hai lần thể hiện thái độ của Chủ tịch ủy ban giám sát quản lý chứng khoán Trung Quốc Tiêu Cương trong tháng 9 và tháng 11 năm 2012, nói rằng hiện nay sản phẩm hoạt động thông qua vận hành của “Trung tâm vốn” do ngân hàng phát hành, bởi có hiện tượng không ăn khớp nhau về kỳ hạn, phải dùng cách “phát hành mới để trả nợ cũ” nhằm thỏa mãn trả nợ đáo hạn nên về bản chất là “kiểu lừa Ponzi” (một kiểu đánh lừa cổ điển nhất và thông thường nhất trong hoạt động chứng khoán, thủ phạm ban đầu nghĩ ra cách đánh lừa là Charles Ponzi từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất-ND). Bởi đến lúc nào đó nhà đầu tư mất lòng tin, giảm hoặc từ bỏ sản phẩm tài chính thì chuỗi vốn sẽ bị đứt lìa, người bị thiệt hại lợi ích vẫn là nhà đầu tư.
Đối với việc “tháo quả bom” rủi ro tài chính, Phan Hướng Đông cho rằng như vậy cũng có tác dụng buộc phải hành động, Trung ương và địa phương sẽ buộc phải chấp nhận giảm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế./.
 

CHÚNG TA ĐANG ĐÒI NHỮNG ĐIỀU MÀ ÔNG HỒ CHÍ MINH ĐÃ ĐÒI CÁCH NAY GẦN MỘT THẾ KỶ


Bài viết của Jonathan London: Ớn lạnh trong một ngày nóng 40 độ - Chills on a 40-degree day, trong đó có đoạn: "Still, however, Viet Nam’s ruling party’s conduct appears contradictory to the principles stated in Ho’s Declaration of Independence in which, borrowing from The Rights of Man he stated that 'all (people) must always remain free and have equal rights'."

Tạm dịch: Đảng cầm quyền vẫn mâu thuẫn với các nguyên tắc mà ông Hồ đã tuyên bố trong bản Tuyên ngôn Độc lập, mượn từ "Quyền Con Người", trong đó ông Hồ tuyên bố rằng 'Tất cả mọi người đều có quyền tự do và bình đẳng'.

Mời xem lại bản yêu sách mà ông Hồ Chí Minh đòi thực dân Pháp trả lại các quyền cho người dân thời đó, có khác gì những yêu sách mà dân ta hiện đang đòi Đảng Cộng sản của ông trả lại cho người dân?
http://www.facebook.com/photo.php?fbid=413667048727071

1- Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.

2- Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn Tòa án đặc biệt, công cụ để khủng bố những người Việt Nam lương thiện nhất.

3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.

4-Tự do lập hội và tự do hội họp.

5-Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.

6-Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.

7-Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.

8-Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ”.

Dân Trí: Tư tưởng Hồ Chí Minh qua Bản yêu sách gửi đến Hội nghị Véc-xây và bản Hiến pháp 1946

http://dantri.com.vn/ban-doc/tu-tuong-ho-chi-minh-qua-ban-yeu-sach-gui-den-hoi-nghi-vecxay-va-ban-hien-phap-1946-194934.htm
with Doan Trang and 18 others.
Độc giả H.L. gửi tấm ảnh chụp tại khu di tích ông tổ Nguyễn Sinh Sắc ở Sa Đéc, Đồng Tháp với lời bình: "BTV hãy nhìn cho kỹ bản yêu sách của ND An Nam, ký tên đại diện là NAQ, xem có giống với những yêu sách trong kiến nghị 72 không? Hóa ra, Những cái quyền đó dân ta đòi hỏi ở bọn thực dân Pháp và bây giờ chúng ta đang đòi ở chế độ thiên đường XHCN. Một số thông tin vẫn tiếp tục lừa mị dân chúng".
Độc giả H.L. gửi tấm ảnh chụp tại khu di tích ông tổ Nguyễn Sinh Sắc ở Sa Đéc, Đồng Tháp với lời bình: "BTV hãy nhìn cho kỹ bản yêu sách của ND An Nam, ký tên đại diện là NAQ, xem có giống với những yêu sách trong kiến nghị 72 không? Hóa ra, Những cái quyền đó dân ta đòi hỏi ở bọn thực dân Pháp và bây giờ chúng ta đang đòi ở chế độ thiên đường XHCN. Một số thông tin vẫn tiếp tục lừa mị dân chúng".

LỜI KÊU GỌI trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Tiếp theo kiến nghị đề ngày 30-10-2012 gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên khi mới bị bắt và Lời kêu gọi thực thi quyền con người ngày 25-12-2012, chúng tôi những người ký tên dưới đây rất phẫn nộ trước bản án mà phiên tòa mở ngày 16-5-2013 tại tỉnh Long An đã tuyên đối với Nguyễn Phương Uyên (6 năm tù, 3 năm quản thúc) và Đinh Nguyên Kha (8 năm tù, 3 năm quản thúc).

Hai thanh niên yêu nước này bị kết án vì đã chống mưu đồ và hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta, chống bọn tham nhũng đang phá hoại đất nước, mặc dù họ chỉ dùng những biện pháp ôn hòa phù hợp với điều 69 của Hiến pháp Việt Nam và với Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã ký tham gia. Thái độ và lời phát biểu của hai thanh niên đó trước tòa biểu thị trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ nặng lòng vì nước, không khuất phục trước cường quyền.
Vậy mà bằng cách bắt giữ, xét xử không theo đúng quy định tố tụng hình sự và lợi dụng điều luật mập mờ – điều gọi là “tuyên truyền chống Nhà nước” mà chúng tôi đã đòi xóa bỏ – nhà cầm quyền đã đưa ra một bản án phi đạo lý, trái Hiến pháp, chà đạp quyền con người đối với hai thanh niên yêu nước. Bản án này khiến dư luận xã hội bất bình, toàn thế giới lên án; chỉ làm hài lòng những kẻ có mưu đồ bành trướng xâm hại Việt Nam.
Cùng với các nhóm và rất nhiều người khác đã lên tiếng phản đối vụ án này, chúng tôi kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước ký tên vào lời kêu gọi này.
Chúng tôi, những người ký tên lời kêu gọi này, đòi nhà cầm quyền trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và cho những người yêu nước có hành động biểu thị chính kiến một cách ôn hòa đã bị kết án và bị tù đày trong thời gian qua.
Ngày 19-5-2013
Những người ký tên ban đầu
  1. Đào Xuân Sâm, nguyên Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
  2. Hoàng Tụy, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, nguyên chủ tịch Hội đồng Viện IDS, Hà Nội
  3. Trần Việt Phương, nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  4. Trần Đức Nguyên, nguyên trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  5. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, đại biểu Quốc hội khóa 6. TP HCM
  6. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
  7. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP HCM, đại biểu HĐND TP. HCM khóa 4, 5, TP HCM
  8. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  9.  Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An
  10.  Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  11.  Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  12.  Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, TP HCM
  13.  André Menras – Hồ Cương Quyết. Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp
  14.  Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  15.  Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  16.  Vũ Minh Khương, TS, Hải Phòng
  17.  Hoàng Xuân Phú, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
  18.  Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo đã về hưu, Pháp
  19.  Phùng Liên Đoàn, TS, chuyên gia điện nguyên tử, Hoa Kỳ
  20.  Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, Giáo sư Danh dự trường Đại học Liège, Bỉ
  21.  Phạm Xuân Yêm, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
  22.  Đỗ Đăng Giu, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Đại học Paris Sud, Pháp
  23.  Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
  24.  Đặng Đình Thi, Đại học Bristol, Anh Quốc
  25.  Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên thành viên IDS, TP HCM
  26.  Hà Dương Tường, GS, nguyên giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
  27.  Nguyễn Văn Tuấn, GS TS, Garvan Institute of Medical Research St Vincent’s Hospital, Australia
  28.  Trần Hữu Dũng, GS TS, WrightStateUniversity, Hoa Kỳ
  29.  Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia công nghệ thông tin, Pháp
  30.  Phạm Quang Tuấn, PGS TS, Đại học New South Wales, Australia
  31.  Nguyễn Đông Yên, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
  32.  Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Nhật Bản
  33.  Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP. HCM
  34.  Ngô Vĩnh Long, GS TS, Đại học bang Maine, Hoa Kỳ
  35.  Nguyễn Đức Hiệp, TS, chuyên gia khoa học khí quyển, Australia
  36.  Pierre Darriulat, GS TS, Viện Vật lý, Hà Nội
  37.  Nguyễn Đôn Phước, dịch giả, TP. HCM
  38.  Nguyễn Đình Nguyên, TS, Garvan Institute of Medical Research St Vincent’s Hospital, Australia
  39.  Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
  40.  Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
  41.  Vũ Quang Việt, TS, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
  42.  Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Giám đốc Viện Hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
  43.  Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, lão thành cách mạng, 97 tuổi đời, 74 tuổi Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 3, Hà Nội
  44.  Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kỳ
  45.  Trần Thanh Vân, KTS, Hà Nội
  46.  Tô Văn Trường, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, TP HCM
  47.  Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
  48.  Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
  49.  Hoàng Hưng, làm thơ, viết báo tự do, TP HCM
  50.  Đào Tiến Thi, Ths, nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
  51.  Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận trung ương, Hà Nội
  52.  Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, nguyên Phó ban Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
  53.  Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó ban Ban Văn học Cổ cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
  54.  Trần Đức Quế, chuyên viên vận tải Bộ Giao thông Vận tải, hưu trí, Hà Nội
  55.  Vũ Thuần, lão thành cách mạng, hưu trí, Hà Nội
  56.  Đặng Tiến, nhà phê bình văn học, nguyên GS Đại học Paris 7, Pháp
  57.  Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, nguyên Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, Huế
  58.  Nguyễn Văn Chương, Directeur des Finances et de l’Administration, đã về hưu, Bỉ
  59.  Quan Vinh, chuyên viên tin học, Italia
  60.  Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
  61.  Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
  62.  Huỳnh Nhật Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt
  63.  Huỳnh Nhật Tấn, nguyên Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
  64.  Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ Công đoàn hưu trí, blogger, nhạc sĩ phong trào du ca Tiếng hát những người đi tới, Đà Lạt (1970-1975), Đà Lạt
  65.  Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Đà Lạt
  66.  Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
  67.  Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
  68.  Trần Minh Thảo, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng
  69.  Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
  70.  Viễn Kính, nhà báo, TP HCM
  71.  Phan Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Khang, TP HCM
  72.  Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên Tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  73.  Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
  74.  Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  75.  Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
  76.  G.B Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  77.  Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
  78.  Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  79.  Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
  80.  Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
  81.  Phạm Khiêm Ích, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội
  82.  Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM
  83.  Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
  84.  Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
  85.  Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, TP HCM
  86.  Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
  87.  Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS BS, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
  88.  Nguyễn Thị Ngọc Trai, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
  89.  Nguyễn Trọng Huấn, kiến trúc sư, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Kiến trúc và Đời sống, TP HCM
  90.  Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp, TP HCM
  91.  Nguyễn Kiến Phước, nguyên Đại diện báo Nhân dân ở phía Nam, TP HCM
  92.  Trần Tố Nga, cựu tù chính trị trước 1975, nhà giáo, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh do chính phủ Pháp trao tặng, Pháp
  93.  Đào Duy Chữ, TS, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP HCM
  94. Lê Xuân Khoa, nguyên phó viện trưởng Đại học Saigon (trước 1975), nguyên giào sư Đại học Johns Hopkins, Washington, DC
  95.  Đoàn Hòa, Cộng hòa Czech
  96.  Trần Hữu Khánh, TP HCM
  97.  Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, TP HCM
  98.  Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TP HCM
  99.  Bùi Tiến An, nguyên Chủ tịch Lực lượng thanh niên phụng sự lao động trước năm 1975, nguyên cựu tù chính trị Côn Đảo 7,5 năm, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
  100. Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS trường đại học Paris 13, Pháp
  101. Lương Cần Nhân, BS, Institut Mutualiste Montsouris, Pháp
  102. Hà Thúc Huy, PGS TS, trường Đại học Khoa học Tự nhiên,  TP HCM
  103. Phạm Tư Thanh Thiện, nguyên phó ban Việt ngữ đài RFI, Paris, Pháp
  104. Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Hoa Kỳ
  105. Tran  N. Vien, Bỉ
  106. Phạm Cường, đạo diễn phim, CHLB Đức
  107. Võ Tá Hân, nguyên Thành viên HĐQT Viện Đại học Quản lý Singapore
  108. Tạ Văn Tài, luật sư, Hoa Kỳ
  109. Hoàng Kháng, TS, Viện Đại học North Dakota State, Hoa Kỳ; nguyên giảng viên đại học ở Việt Nam
  110. Nguyễn Thị Hường, nghiên cứu sinh Luật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ
  111. Phạm Phan Long, KS, Viet Ecology Foundation, Hoa Kỳ
  112. Ngô Đức Thế, TS, Singapore
  113. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
  114. Huy Đức, nhà báo, TP. Hồ Chí Minh
  115. Ly Hoàng Ly, nghệ sỹ thị giác, TP. Hồ Chí Minh
Có thể bấm vào đây để ký tên tiếp.