Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Ngày 22/2/2014 - Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia - Chủ tịch Quốc Hội không coi Pháp Luật ra gì? - VN quy hoạch kinh tế biên giới với TQ

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Gói 30.000 tỷ chưa xong, gói 100.000 tỷ lại đến?

Gói 30.000 tỷ hỗ trợ thị trường bất động sản chưa đâu vào đâu, có thông tin cho rằng Chính phủ đang cân nhắc tung gói tín dụng có thể lên tới trên dưới 100.000 tỷ để thúc đẩy hồi phục thị trường này.Thông tin trên được TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2014: Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức, diễn ra ngày 21/2 tại TP.HCM.Trong bài nói chuyện của mình, TS. Lê Xuân Nghĩa băn khoăn khi cho biết tăng trưởng tín dụng vẫn xoay quanh 11 – 12%, nếu trừ đi lạm phát, trừ đi lãi nhập vào gốc, trừ đi những khoản tăng “giả tạo” thì tăng trưởng ròng của tín dụng đạt rất thấp. Điều này không đủ kích hoạt khu vực tư nhân và doanh nghiệp nội địa.
“Vì vậy, vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay là tập trung xử lý nợ xấu và phục hồi thị trường bất động sản”, ông Nghĩa bình luận.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, ba nhiệm vụ then chốt nhất mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết ngay trong quý I/2014 là tập trung xử lý nợ xấu để phá băng tín dụng, từng bước xây dựng nền tài chính vững mạnh; cải cách doanh nghiệp nhà nước để tạo sức lan tỏa trong đầu tư và phục hồi thị trường bất động sản.
Về xử lý nợ xấu và phá băng tín dụng, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, những bất ổn về tài chính – tiền tệ trong thời gian qua nguyên nhân số một là do chúng ta không có tiền.
“Do đó, chúng ta phải có sức mạnh tiền tệ, sức mạnh tài chính mà cái này chúng ta còn yếu”, TS. Nghĩa nhấn mạnh.
Vậy vấn đề đặt ra là Chính phủ lấy tiền ở đâu để xử lý nợ xấu? Các chuyên gia cho rằng, Chính phủ buộc phải thúc đẩy mạnh hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn dòng tiền từ bên ngoài, từ các nguồn lực xã hội, đặc biệt là các quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư nước ngoài.
“Nếu dùng tiền từ Ngân hàng Trung ương thì đồng nghĩa với rủi ro về tiền tệ, ảnh hưởng đến hệ thống tín dụng và chúng ta buộc phải chấp nhận tăng trưởng ở mức trung bình trong vòng vài năm nữa”, TS. Nghĩa cảnh báo.
Đối với nhiệm vụ cải cách doanh nghiệp nhà nước, đến thời điểm này Chính phủ đã chuẩn bị gần như đầy đủ cơ sở pháp lý cho cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, do đụng chạm đến lợi ích nên vẫn còn không ích trở ngại.
“Nhưng lần này Chính phủ rất cương quyết để nhà đầu tư thấy rằng Việt Nam nói được, làm được”, TS. Lê Xuân Nghĩa thông tin.
Về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết cơ quan chức năng đang cân nhắc thành lập gói tín dụng có thể lên tới trên 100.000 tỷ đồng (do Ngân hàng Xây dựng chủ trì phối hợp với 4 ngân hàng thương mại khác) tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và những người có thu nhập trung bình với đối tượng ưu đãi được mở rộng để mua nhà.
Tất nhiên, gói hỗ trợ này sẽ phải khắc phục các nhược điểm của gói hỗ trợ 30.000 tỷ như cân bằng lợi ích giữa các bên (nhà nước, doanh nghiệp, khách hàng); tạo ra khuôn khổ người tiêu dùng rộng rãi hơn; tăng thời hạn cho vay (có thể 15 năm); giảm lãi suất tối đa và đặc biệt là giá phải thấp.
THEO BizLIVE

Bệnh nhân nguy kịch, tuyến trên ‘đẩy’ cho tuyến dưới

 benhvien
Bệnh viện ĐK Trung ương Cần Thơ, nơi đùn đẩy bệnh nhân xuống tuyến dưới điều trị trong tình trạng cấp cứu, nguy hiểm đến tính mạng – (Ảnh: Quốc Huy)

Đó là trường hợp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đùn đẩy 2 bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu nguy kịch xuống tuyến dưới là Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ…
Ngày 19/2, trao đổi PV VietNamNet, ông Võ Hồng Sở – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa TP.Cần Thơ (BV TP Cần Thơ) cho biết, bệnh viện đang điều trị cấp cứu 2 bệnh nhân chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BV ĐK Trung ương Cần Thơ) trong tình trạng suy hô hấp nặng, nhập viện ngày 11/2.
Theo đó, 2 bệnh nhân D.H.K. (SN 1979, trú ở huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) và bệnh nhân P.Đ.T. (SN 1968, quê ở Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) đã điều trị ở BV ĐK Trung ương Cần Thơ từ 4 đến 9 ngày thì bị chuyển xuống để bệnh viện tuyến dưới “chịu trận”.
Mới đây, ngày 17/2, tại cuộc họp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của ngành y tế Cần Thơ, ông Lê Quang Võ – GĐ Bệnh viện TP Cần Thơ cho biết, có nhiều bệnh nhân được chuyển từ BV ĐK Trung ương Cần Thơ xuống bệnh viện của mình điều trị. Gần đây nhất có 2 ca bệnh nặng trong tình trạng cấp cứu.
Cụ thể là bệnh nhận K. và T. nói trên. Sự việc này đã được lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ yêu cầu báo cáo, làm rõ.
Anh K. và anh T. nhập viện điều trị trong bệnh trạng viêm phổi cấp, suy hô hấp (COPD)/dương tính HIV, điều trị theo chương trình Life Gap.
Cả 2 bệnh nhân trên đang ở giai đoạn điều trị cấp cứu và rất nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, BV ĐK Trung ương Cần Thơ lại đùn xuống cho tuyến dưới chữa trị.
BS Sở cho biết, bệnh nhân K. lúc nhập viện được chẩn đoán trong tình trạng suy hô hấp, buộc phải thở bằng máy. Hiện đang nằm điều trị ở khoa Hồi sức tích cực chống độc trong tình trạng rất nguy kịch.
“Không những 2 trường hợp nói trên, trước đây Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cũng đã chuyển nhiều ca bệnh nặng xuống bệnh viện” – BS Sở cho hay.
Trao đổi với báo chí, nhiều bác sỹ có kinh nghiệm nói rằng, việc chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến trên khi bệnh viện tuyến dưới không đủ khả năng về phương tiện cũng như con người để cứu chữa. Khi chuyển người bệnh thì phải hội chẩn để cùng thống nhất.
Thứ nữa, nguyên tắc chuyển từ tuyến trên xuống tuyến dưới là lúc bệnh nhân điều trị ổn định sức khỏe, lúc này mới chuyển xuống để giảm bớt quá tải cho tuyến trên. Ngoài ra, nguyên tắc chuyển phải theo hộ khẩu bệnh nhân ở tỉnh nào thì chuyển về tỉnh đó điều trị.
Riêng bệnh nhân vô gia cư phải liên lạc với Trung tâm bảo trợ người nghèo nơi gần nhất.
BS Trần Văn Phúc – Trưởng khoa Nhiễm BV ĐK TP.Cần thơ, cho biết, trường hợp 2 bệnh nhân mới chuyển từ BV ĐK Trung ương Cần Thơ với lý do là điều trị HIV theo chương trình của Life Gap là sai nguyên tắc.
“Life Gap là chương trình điều trị ngoại trú. Không áp dụng cho những bệnh nhân trong trường hợp cấp cứu như thế này”- BS Phúc thông tin.
Trong khi đó, BS Nguyễn Thị Thanh Tâm – Trưởng khoa Nhiễm BV ĐK Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện chuyển bệnh nhân theo đúng quy trình.
“Vì điều trị ở bệnh viện 10 ngày nhưng chưa khỏi bệnh, chi phí điều trị hàng ngày rất cao. Đây là bệnh nhân không có bảo hiểm, nên chúng tôi cho chuyển xuống bệnh viện tuyến dưới điều trị theo chương trình của Life Gap, tức là điều trị HIV/AIDS miễn phí”- BS Tâm nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo BV Đa khoa TP.Cần Thơ khẳng định, trường hợp 2 bệnh nhân T. và K. nói trên mới nghi ngờ HIV mà chưa có kết quả chuẩn xác. Do đó, quá trình điều trị bệnh nhân phải đóng 100% viện phí.
THEO VIETNAMNET

Học sinh bị kiểm điểm vì dám… tố cáo tiêu cực?!


Việc bà Quách Nguyễn Huyền Trân–Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ (xã Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định) kiểm điểm, phê bình em Đ.D.T – người quay clip vì vi phạm nội quy mang điện thoại vào lớp học, đã gây lên nhiều bất bình trong dư luận.
Theo PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội: “Phía nhà trường kiểm điểm học sinh đã dám đứng lên tố cáo trước công luận là sai. Hành động của học sinh đáng lẽ phải được khen, ở đây không phải là thưởng. Bởi vì học sinh có lỗi duy nhất ở đây là mang điện thoại vào lớp học, cái đáng khen cho em học sinh quay clip đó là dám đứng lên tố cáo hành động sai trái trong môi trường sư phạm. Tại sao lại kỷ luật học sinh đó, hóa ra là nhà trường muốn răn đe học sinh khác là từ nay về sau có việc gì xấu ở trường không được đưa ra bên ngoài, làm xấu hình ảnh trường, như vậy thì vô lý quá”.
“Chúng ta còn nhớ vụ thí sinh quay clip tố cáo về hành vi gian lận trong thi cử cách đây gần 2 năm tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô, tỉnh Bắc Giang, phản ánh hiện tượng tiêu cực trong thi cử, chính là phản ánh tiêu cực trong lớp học. Đặc biệt là đạo đức trong ứng xử giữa thầy và trò”- thầy Cương cho hay.
Cũng theo thầy Cương, nội quy trường THPT Lương Thế Vinh, cho phép học sinh mang điện thoại nhưng phải tắt máy, tự giác trong giờ học. Nếu sử dụng điện thoại trong giờ học thì sẽ bị kỷ luật nặng. Trong thời đại công nghệ thông tin, việc sử dụng điện thoại là bình thường.
Ông bà xưa vẫn có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, nhưng không có nghĩa thầy trò thẳng tay đánh lẫn nhau ngay trong lớp học. Cách giáo dục của người thầy cần phải được nhìn nhận lại, người thầy phải làm sao để học sinh hiểu, tâm phục khẩu phục, chứ không phải là hành động phản kháng như trên. Ở đây, hành động thầy đánh trò là sai. Thầy Cương lý giải: “Thứ nhất, đó là sự trả thù, hăm dọa, phản tác dụng. Thứ hai, học sinh có nhiều cách phản ứng, một là im lặng cũng sai, hai là đánh lại đều là sai cả. Nói dại, đặt trường hợp học sinh này bị thầy giáo đánh xấu hổ, tự ái và buổi chiều em đi qua sông và tự tử thì hệ lụy của ngành giáo dục sẽ như thế nào. Và chuyện này từng xảy ra ở Thái Bình, khi học sinh bị cô giáo nói xúc phạm, đã dẫn đến nhảy cầu thang tự tử”.
Nhiều ý kiến cũng phản đối quyết định đó của nhà trường đối với học sinh, người dám tố cáo những bất bình trong học đường. Anh Phạm Văn Phúc (Hà Nội) bức xúc: “Tôi nghĩ rằng, kiểm điểm học sinh quay clip là không minh bạch. Nếu không có em đó đứng lên tố cáo thì sự việc liệu có được phơi bày và lên án. Theo tôi, đây là hành động chống tiêu cực, quan liêu, hách dịch trong học đường. Chúng ta cho con em đi học, thì phải học những điều hay, điều tốt chứ không phải học những hành động tiêu cực như vậy. Thầy giáo cần phải xem lại đạo đức làm thầy, phải giáo dục như thế nào để đúng cách. Chứ không phải làm thầy mà hành xử thế nào cũng được”.
Trong trường hợp này em học sinh chỉ kịp ghi lại hình ảnh ở phần sau của sự việc chứ không cố tình ghi lại từ đầu, nếu không có những hình ảnh này nạn bạo lực học đường không bị phanh phui mổ xẻ thì môi trường giáo dục còn đi đến đâu?!
THEO PLXH

Mất công, mất của



Cách đây 3 năm, hơn 3 triệu người nghèo cả nước vui mừng khi hay tin sẽ được hỗ trợ tiền điện. Nhưng giờ đây, rất nhiều hộ đang từ chối nhận số tiền này. Lý do: họ phải bỏ chi phí gấp nhiều lần để lĩnh được số tiền hỗ trợ này.
Cụ thể, theo một thành viên Ban Chỉ đạo T.Ư về giảm nghèo bền vững, trước đây những hộ nghèo được hỗ trợ dầu thắp sáng. Khi có điện lưới quốc gia, thông qua ngành điện lực, người nghèo được cấp điện miễn phí. Từ năm 2011, các bộ, ngành đề xuất hỗ trợ trực tiếp tiền điện cho dân, đối tượng là hộ nghèo được nhận hỗ trợ tiền điện 30.000 đồng/hộ/tháng. Theo tính toán của Bộ Công thương, với mức này, nhà nước đã hỗ trợ người nghèo tới 60% tiền điện.
Thế nhưng, vấn đề là ở chỗ để có được số tiền 30.000 đồng/tháng, nhiều người ở vùng sâu, vùng xa đã phải bỏ ra cả trăm nghìn tiền xe ôm (đi và về), chưa kể tiền ăn dọc đường để đi lĩnh. Thế là, nếu không đi thì mất 30.000, còn đi lĩnh thì mất thêm tiền. Và câu chuyện này một lần nữa được đại diện các bộ ngành nhắc lại như một bài học về xây dựng chính sách tại cuộc họp Ban Chỉ đạo T.Ư về giảm nghèo bền vững chiều 20.2.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, đây không phải là vấn đề mới. Ông đã đi và nghe rất nhiều chuyện về xây dựng chính sách mà người thụ hưởng rơi vào cảnh tương tự. Lý do, ông Phử cho rằng chính sách hiện nay còn cào bằng chung cả nước, “ai vào rọ đều được”. Trong danh mục hỗ trợ trực tiếp, ngoài tiền điện còn có phân bón, giống, thuốc trừ sâu, dầu, muối… Lấy ví dụ việc hỗ trợ muối hiện nay không phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Những vùng nghèo như ĐBSCL không cần phải hỗ trợ muối. Nhưng vùng cao, hỗ trợ muối lại rất quan trọng.
VN đang hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững và khuyến khích người dân thoát nghèo. Chính sách giúp dân thoát nghèo là cần thiết. Nhưng “của cho không bằng cách cho”, với kiểu xây dựng chính sách cho không vừa mất công, vừa mất của hiện nay, chẳng những chưa tạo điều kiện và khuyến khích được các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo mà còn khiến họ có phần khó khăn khi thụ hưởng. Vì thế, rất nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ nghiên cứu cắt giảm, nhất là những chính sách hỗ trợ trực tiếp. Thay vì cho tiền, có thể cho người nghèo cái “cần câu” và hướng dẫn, giúp họ cách câu.
THEO THANH NIÊN

Chủ tịch Quốc Hội không coi Pháp Luật ra gì?


Nhiều người thích nói về nhà nước pháp quyền, rằng nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Thực tế cũng nhiều người coi pháp luật không là cái đinh gì cả.
Lấy ví dụ chuyện ngày hôm nay. Có lẽ các bạn đều đọc tin “Quốc hội dừng lấy phiếu tín nhiệm” trong đó có nói Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5/2014 sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm”.
Có lẽ đại biểu Quốc hội nào cũng phải hiểu một nguyên lý cơ bản: việc lấy phiếu tín nhiệm là từ một Nghị quyết của Quốc hội thì chỉ có Quốc hội (tức là toàn thể các đại biểu) quyết định tạm dừng chứ không ai khác có cái quyền đó cả. Chủ tịch Quốc hội không có quyền tạm dừng mà Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng không có quyền tạm dừng.
Nguyên tắc làm việc của Quốc hội là làm việc theo chế độ hội nghị cho nên cũng không thể có chuyện gởi phiếu lấy ý kiến của các đại biểu từ xa được.
Lẽ ra nếu việc lấy phiếu tín nhiệm có vấn đề gì đó để Bộ Chính trị “đề nghị” Quốc hội tạm dừng thì cũng phải chờ đến cuộc họp toàn thể vào tháng 5 sắp tới, họp một cái, bỏ phiếu một cái cho nó đúng nguyên tắc. Làm như mấy ông, mấy bà bàn nhau hôm nay thì thật là coi thường khái niệm “nhà nước pháp quyền” quá thể.
THEO FB NGUYỄN VẠN PHÚ

Đà Nẵng có thể khởi kiện Bộ TN-MT

Lãnh đạo ngành của Đà Nẵng nói “chắc chắn” sẽ kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường nếu cơ quan này không sửa đổi những chi tiết trong dự thảo về việc vận hành liên hồ chứa nước mà họ cho là sẽ gây hạn hán và ảnh hưởng đời sống hàng triệu người dân.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 21/2, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng, giải thích cụ thể về những hậu quả mà dự thảo này có thể gây ra đối với người dân ở vùng hạ du sông Vu Gia, đồng thời khẳng định cơ sở pháp lý của thành phố nếu việc khởi kiện xảy ra.
BBC: Vừa qua, Sở đã có kiến nghị về việc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy trình vận hành hồ chứa gây thiệt hại lớn cho hạ du sông Vu Gia, không biết cho đến nay phía Bộ đã phản hồi như thế nào, thưa ông?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Họ có trả lời là họ sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến của thành phố Đà Nẵng, hy vọng là họ sẽ sửa đổi để thay đổi tình hình nước, nếu không sẽ rất khó khăn cho thành phố Đà Nẵng cũng như phía Bắc tỉnh Quảng Nam.
BBC: Kiến nghị của thành phố Đà Nẵng có nói đến những hậu quả nếu áp dụng mực nước 2,53m cho Trạm thủy văn Ái Nghĩa làm cơ sở vận hành, xả lũ vào mùa khô như trong dự thảo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Ông có thể giải thích rõ hơn?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Họ chọn mực nước 2,53m tại Trạm thủy văn Ái Nghĩa là con số trung bình của những tháng cạn nhất trong năm.
Có thể hình dung thế này: Trong một năm, họ sẽ chọn ra một tháng có mực nước thấp nhất và 36 năm sẽ có 36 tháng như vậy.
Sau đó họ chia trung bình mực nước trong 36 tháng đó ra để có con số 2,53m làm mực nước cơ sở để mở nước ra hoặc xả nước về.
Thành phố Đà Nẵng không chấp nhận vì mức 2,53m là quá thấp và sẽ dẫn đến hạn hán.
Thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu chọn mực nước là 2,8m. Trong thực tế quản lý thì thành phố thấy đây là mực nước mà vùng hạ du có thể chấp nhận được.
BBC: Nếu áp dụng mực nước 2,53m thì người dân sẽ bị ảnh hưởng thế nào, với một quy mô ra sao, thưa ông?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Chuyện thiếu nước ảnh hưởng đến rất nhiều mặt, đầu tiên phải kể đến sản xuất nông nghiệp.
Có những thời kỳ lúa mà thiếu nước 3,5 ngày thì năng suất giảm đến 50% chứ không phải ít. Có những công đoạn như trồng lúa hoặc làm đồng thì đặc biệt không được để thiếu nước.
Thiếu nước còn gây ảnh hưởng đến cho các cây trồng cạn khác ngoài lúa ra như cây hoa màu, cây ăn trái, ăn quả nữa.
Điều này gây khó khăn cho tất cả mọi người, ảnh hưởng tới hệ sinh thái nông nghiệp.
Thứ hai là nuôi trồng thủy sản. Thiếu nước thì cá đâu còn nữa? Đó là chưa kể thiếu nước còn dẫn đến dịch bệnh cho gia súc và cả người.
BBC: Trong báo cáo giải trình thủ tướng của Cục Quản lý Tài nguyên nước, họ nói rằng nếu thủy điện Đăk Mi 4 xả nước trả lại sông Vu Gia theo đề nghị của Đà Nẵng, họ sẽ bị thiệt hại từ 55 đến 145 tỷ đồng, ông nghĩ gì về mức thiệt hại này?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Tôi nghĩ Cục Quản lý Tài nguyên nước không nên nói như vậy. Anh mất những gì anh có kia chứ, còn ở đây anh có có đâu mà mất.
Nước này là nước của sông Vu Gia, khi anh lấy hết đi rồi anh mới có chừng đó tiền. Nhưng làm sao lấy hết đi được? Một phần còn phải trả lại cho môi trường và cho sinh hoạt, cho sản xuất của người dân.
Cái đó không nên gọi là ‘thiệt hại’.
BBC: Tổng mức thiệt hại quy ra tiền nếu như áp dụng đúng mực nước 2,53m cho trạm thủy văn Ái Nghĩa ước tính là bao nhiêu, thưa ông?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Cái đó nó phụ thuộc vào mức độ thiếu nước. Với mức độ xả như thế này thì hạn hán sẽ rất nặng, và lúc đó mức thiệt hại sẽ rất lớn.
Như năm vừa qua, riêng nhà máy nước Cầu Đỏ đã phải tăng chi phí để đưa thêm nước từ An Rạch về nhà máy. Riêng chi phí này đã phát sinh thêm 13 tỷ đồng và doanh nghiệp cấp nước của Đà Nẵng đã không chịu nổi và phải đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố tăng giá nước lên.
Như vậy, việc này rõ ràng là thiệt hại do người dân gánh.
Với 20.000 ha cây trồng của khu vực hạ du sông Vu Gia, chỉ cần năng suất thiệt hại 30% thôi, mà thiếu nước thì thiệt hại 30% là chuyện bình thường, có khi lên tới 50% hoặc thậm chí mất trắng, thì tổng số tiền thiệt hại có thể lên đến hơn 500 tỷ đồng.
Đó là chưa kể đến dịch bệnh ở con người và gia súc. Những chi phí đó thì mình chưa tính được.
BBC: Trước đó ông từng nói là những nội dung trong dự thảo của Bộ vi phạm nghiêm trọng điều 60 Luật Tài nguyên nước. Ông có thể nói rõ hơn?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Điều 60 của Luật Tài nguyên nước quy định rất rõ về việc phòng chống hạn hán, ngập úng nhân tạo, ở đây ý nói là do con người tạo nên.
Nó quy định rất rõ quy trình vận hành hồ chứa phải đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu, phòng chống lũ lụt, phòng chống hạn hán, thiếu nước cho hạ du.
Như vậy quy trình này do anh soạn thảo ra, các địa phương, đặc biệt là những địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp, đã góp ý, mà anh không tiếp thu, vẫn thực hiện theo ý của anh, thì người soạn thảo văn bản và đặc biệt là người trình văn bản này đi, sẽ phải chịu trách nhiệm lớn.
BBC: Nếu Bộ Tài nguyên và Môi trường không chịu thay đổi những chi tiết trong dự thảo theo yêu cầu của thành phố thì liệu Đà Nẵng có giữ quyết định khởi kiện Bộ như ông đã nói với các báo trong nước không?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Chắc chắn các cơ quan của chúng tôi sẽ tham mưu cho thành phố Đà Nẵng để khởi kiện tại tòa án, theo quy định của pháp luật. Đó là chuyện bắt buộc, dù đây là điều chúng tôi không muốn.
BBC: Nếu bị buộc phải khởi kiện, ông có tin rằng Đà Nẵng có đủ cơ sở pháp lý để chiến thắng hay không?
Ông Huỳnh Vạn Thắng: Cái này có nhiều vấn đề. Nhưng chúng tôi khẳng định có những chứng cứ rất rõ ràng, như thiệt hại về cấp nước chẳng hạn, đó là điều rõ ràng, không thể chối cãi được.
THEO BBC

Hai bộ đồng tình “ép” 1,7 triệu dân

 thuydien


Như Một Thế Giới đã đưa tin, sau khi Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) hoàn thành dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa Đăk Mi 4 – Sông Tranh 2 – A Vương”, thành phố Đà Nẵng đã có phản ứng quyết liệt và dọa kiện nếu dự thảo này được thông qua.
Ngay sau đó, ông Hoàng Văn Bẩy – Cục Trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ TN&MT đã có công văn gửi Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và lãnh đạo Bộ TN&MT giải thích vấn đề này.
Đặt lợi ích thủy điện lên đầu
Công văn của của Cục Quản lý Tài nguyên nước nêu rõ là dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa” ra đời sau gần hai năm nghiên cứu, xây dựng hàng trăm phương án, gửi tới 13 cơ quan đơn vị xin ý kiến góp ý.
Trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 9 năm 2013, Bộ TN&MT cũng đã tổ chức họp với tổ soạn thảo với sự tham gia của 5 bộ, 13 ngành, cơ quan liên quan và 2 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng.
Mùa khô nhìn từ thân đập thủy điện Đăk Mi 4 sẽ thấy thủy điện này không xả một giọt nước nào về sông Vu Gia.
Cục Quản lý Tài nguyên nước khẳng định mặc dù dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa” không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn phải làm “công phu” như vậy vì để đảm bảo chất lượng xây dựng quy trình!
Trong quá trình thảo luận, về vấn đề xả nước của hồ Đăk Mi 4 xuống hạ du sông Vu Gia và quy định mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, có 3 nhóm ý kiến như sau:
Bộ Công Thương, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 4) đề nghị xem xét giảm lưu lượng xả về hạ du để đảm bảo hiệu quả phát điện cao hơn, vì cho rằng việc xả với lưu lượng liên tục từ 12,5 đến 25m3/s trong cả mùa cạn là thiệt hại rất lớn về điện, gây lãng phí tài nguyên nên đề nghị xả từ 3 đến 8,5m3/s.
UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị hồ Đăk Mi 4 xả liên tục 25m3/s trong cả mùa cạn.
Ý kiến cuối cùng của UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan đơn vị là thống nhất với dự thảo hoặc không có ý kiến!
Lo sợ thiệt hại thay cho thủy điện
Đối với đề nghị của thành phố Đà Nẵng trong công văn số 08/PCBL, Cục Quản lý Tài nguyên nước cho biết:
Theo kết quả thống kê chuỗi thủy văn từ năm 1976 đến 2008, mực nước trung bình 03 tháng nhỏ nhất tại trạm thủy văn Ái Nghĩa là 2,67m, trung bình 01 tháng nhỏ nhất là 2,53. Trên thực tế, nếu đảm bảo được giá trị mực nước tại Ái Nghĩa từ 2,53m trở lên thì đáp ứng được nhu cầu nước hạ du.
Thủy điện vắt kiệt nước và nạn đào đãi vàng tàn phá biến sông Đăk Mi trở thành con sông chết.
Nhu cầu nước theo đề nghị của thành phố Đà Nẵng, diện tích tưới thiết kế là 46 ngìn hecta, thực tế là 36,3 nghìn hecta, đã bao gồm những diện tích không lấy nước trực tiếp trên các dòng chính sông Vu Gia, không phụ thuộc vào việc vận hành hồ Đăk Mi 4.
Lượng nước trên sông Vu Gia đến Ái Nghĩa không chỉ có hồ Đăk Mi 4 mà còn hồ A Vương và trong tương lai còn có hồ Sông Bung 4. Do vậy, đề nghị xả nước hồ Đăk Mi 4 trong suốt mùa cạn 25m3/s (theo đề nghị của Đà Nẵng) không gắn với yêu cầu sử dụng nước thực tế trong từng thời gian, trường hợp cụ thể chưa phù hợp…
Và cuối cùng, cùng nỗi lo lắng “sẽ gây thiệt hai cho thủy điện” như Bộ Công thương từng lo, Cục Quản lý Tài nguyên nước kết luận qua tính toán việc vận hành các hồ chứa đã đảm bảo nhu cầu dùng nước cho hạ du sông Vu Gia.
Nếu khống chế mực nước trong mùa cạn tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, thiệt hại về điện của thủy điện Đăk Mi 4 trong mùa cạn sẽ dao động từ khoảng 55 triệu Kwh (chiếm 6% so với tổng sản lượng điện hàng năm) đến tối đa khoảng 144,6 triệu Kwh (chiếm 17,3%) tương ứng khoảng 55 tỷ đến 145 tỷ đồng!
Mặc dù khẳng định các vấn đề về xả nước của thủy điện Đăk Mi 4, mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, thay đổi tỷ lệ chuyển nước qua sông Quảng Huế… đã được nghiên cứu, phân tích tính toán… nhưng Cục Quản lý Tài nguyên nước “hứa” sẽ nghiên cứu ý kiến của Đà Nẵng để báo cáo Bộ TN&MT và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
Minh Sơn
Phó Thủ tướng chỉ đạo không cụ thể?
Như Một Thế Giới đã đưa tin, thủy điện Đăk Mi 4 đã “cúp” nguồn nước chảy về sông Vu Gia và chia về sông Thu Bồn khi xây dựng thủy điện nên đã xảy ra tranh chấp nguồn nước với thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình xây dựng UBND TP Đà Nẵng đã kiến nghị dừng thi công cho đến khi giải quyết nhưng cuối cùng thành phố Đà Nẵng đã “thua” thủy điện này.
Sau nhiều lần kiến nghị, ngày 29 tháng 4 năm 2010, tại văn bản số 2840?VPCP-KTN Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (chủ đầu tư Đăk Mi 4) thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập thủy điện Đăk Mi 4 có khả năng xả tối đa 25m3/s trở lại sông Vu Gia.
Mới đây, sau khi Đà Nẵng có văn bản kiến nghị về dự thảo “Quy trình vận hành liên hồ chứa” đòi 25m3/s, và dọa kiện Bộ TN&MT, trong văn bản gửi cho Bộ trưởng bộ này, ông Hoàng Văn Bẩy – Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước có nêu: “Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam thiết kế cống điều tiết tại tuyến đập thủy điện Đăk Mi 4 có khả năng xả tối đa 25m3/s trở lại sông Vu Gia, mà không quy định lưu lượng xả theo từng thời gian, trường hợp cụ thể”.
THEO MỘT THẾ GIỚI

VN quy hoạch kinh tế biên giới với TQ

Việt Nam vừa phê duyệt một quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp và thương mại trên tuyến biên giới Việt – Trung tới năm 2020 với ‘tầm nhìn đến năm 2030′, theo Văn phòng Chính phủ Việt Nam hôm 19/2.
Một số trọng điểm đầu tư được định hướng gồm các công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, một số loại hình thương mại hiện đại kết hợp giữa thương mại đô thị với thương mại truyền thông, theo Bộ Công nghiệp và Thương mại.
Hôm 20/2, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nói Việt Nam nhắm mục tiêu đạt tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch biên giới với Trung Quốc ở mức 16 tỷ đôla vào năm 2015.
Tờ báo Trung Quốc cho hay Việt Nam hiện có 11 vùng kinh tế trên một đường biên giới dài tới 1.400 km tiếp giáp với Trung Quốc, với tổng trị giá giao dịch công thương song phương hai bên đường biên giới đạt khoảng 15% so với tổng giá trị hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Hôm thứ năm, một chuyên gia ẩn danh từ Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam bình luận với BBC:
“Cả bản Quy hoạch Tổng thể mới phê duyệt lẫn các chương trình hợp tác kinh tế song phương Việt – Trung tới nay đều không trình bày rõ ràng và cụ thể bằng phương thức nào Việt Nam có thể giải quyết vấn đề nhập siêu triền miên từ Trung Quốc, cũng như việc để chảy máu tài nguyên từ Việt Nam.”
‘Lo ngại nhập siêu’
Cuối năm ngoái, ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương thuộc Bộ Công thương nói với tờ Bấm Đại Đoàn Kết:
“Việt Nam từng có thời kỳ xuất siêu sang Trung Quốc, từ năm 1991-2000. Song từ năm 2001 đến nay, Việt Nam liên tục nhập siêu từ nước này với giá trị tuyệt đối và tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu luôn tăng.”
Theo tờ báo này Việt Nam khai thác khoáng sản và bán cho Trung Quốc cũng ở dạng xuất thô và đang gây ra nguy cơ “tận diệt nguồn khoáng sản”.
“Không đâu xa, nhìn ngay cách Trung Quốc thu mua nông sản của Việt Nam thời gian qua cho thấy họ không thu mua một thứ nông sản nào mà nhằm mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam,” tờ Đại Đoàn Kết bình luận.
Hôm 11/2, chuyên mục kinh tế của tờ Bấm Người Cao Tuổi cho hay trong thời gian từ 2010 – 2013, Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc được 44,8 tỉ USD, nhưng phải nhập khấu từ Trung Quốc 110,6 tỉ USD, dẫn tới nhập siêu lên tới 65,8 tỉ USD và về mặt tỉ lệ là 146%.
“Cái giá phải trả cho “hai chiều” là kim ngạch càng tăng, thặng dư càng đắp cao cho phía bên kia, thâm hụt càng lún sâu ở phía ta và tài nguyên khoáng sản càng chóng cạn kiệt…,” tờ báo viết.
THEO BBC

Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia

Trong bài “Trận chiến chính trong thế kỷ 21”, tôi nêu lên một số luận điểm của các học giả Tây phương: Tất cả đều cho yếu tố chính làm phân hóa thế giới và dẫn đến các cuộc chiến tranh, lạnh hay nóng, khốc liệt trong thế kỷ 20 đã thuộc về dĩ vãng là ý thức hệ. Rộng hơn cả chính trị, trong toàn bộ lãnh vực nghiên cứu nhân văn hay khoa học xã hội hiện nay, hầu như không ai nhắc đến ý thức hệ nữa. Trước, các lý thuyết gia cho ý thức hệ là một thứ đại tự sự hoặc siêu tự sự (grand narrative / metanarrative) và thời đại của các siêu tự sự ấy đã qua và được thay thế bằng các tiểu tự sự. Sau, nhiều người cho cả lý thuyết nói chung, vốn là kết tinh của các siêu tự sự ấy cũng mất dần sức quyến rũ: Nhiều người gọi thời đại chúng ta đang sống hiện nay là thời đại hậu-lý thuyết (posttheory).
Ở đây, Việt Nam là một ngoại lệ. Trên các diễn đàn chính thức và chính thống ở trong nước, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định là mâu thuẫn chính hiện nay vẫn là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, là Việt Nam và Trung Quốc vẫn là hai nước đồng chí anh em trong khối xã hội chủ nghĩa, là Việt Nam vẫn cương quyết đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, dù, theo lời thú nhận của Nguyễn Phú Trọng gần đây, có khi đến tận cuối thế kỷ 21, vẫn chưa thực hiện được!
Những quan niệm như vậy không những lạc hậu mà còn là một ảo tưởng, một ảo tưởng lạc hậu của những kẻ lú. Trên blog này, ở một số bài, tôi có nhắc đến một ý kiến của Benedict Anderson, trong cuốn Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of Nationalism (1983): Ông cho, với cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia năm 1978 và chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979, chủ nghĩa quốc gia đã thay thế vai trò của ý thức hệ chính trị trong việc quyết định các quan hệ quốc tế giữa nước này và nước khác.
Việc thay thế ấy càng hiển nhiên hơn nữa sau năm 1991, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hoàn toàn ở Liên Xô và Đông Âu. Từ đó, chính chủ nghĩa quốc gia chứ không phải là ý thức hệ chi phối (a) toàn bộ các quyết định tách rời hay gộp chung các biên giới chung quanh mỗi nước; (b) xác định ai là công dân và ai không phải là công dân; (c) khẳng định ngôn ngữ nào là ngôn ngữ quốc gia; và cuối cùng, (d), khẳng định các quyền dành cho người dân thiểu số. Tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột ở Trung Âu và Đông Âu sau năm 1991 đều gắn liền với chủ nghĩa quốc gia.
Ở châu Á, văn hóa hay văn minh – nói theo chữ của Samuel P. Huntington – cũng không phải là yếu tố gây đoàn kết hay chia rẽ trên bàn cờ chính trị khu vực. Những tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt là lãnh hải giữa Trung Quốc với Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, hay ngay cả với Philippines thời gian gần đây là một minh chứng: Trên lý thuyết, theo cách phân chia của Huntington trong cuốn The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đều có chung một nền văn minh, nền văn minh dựa trên Khổng giáo. Giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng có rất nhiều điểm chung. Ngay cả giữa Trung Quốc và Philippines, nhữngđiểm chung cũng không ít: Mặc dù Philippines chịu nhiều ảnh hưởng của Tây phương, từ Tây Ban Nha đến Mỹ, ở đó Thiên Chúa giáo đóng vai trò chủ đạo, nhưng vốn là một quốc gia đa sắc tộc, một phần không nhỏ của Philippines có gốc rễ từ Trung Hoa và cùng với họ, ảnh hưởng của Khổng giáo. Vậy mà họ vẫn hục hặc với nhau. Ấn Độ và Pakistan cùng chia sẻ với nhau, hoặc toàn bộ hoặc một phần, văn minh Hồi giáo, nhưng họ vẫn đánh nhau.
Có thể nói, ở châu Á, đặc biệt ở Đông Á và Đông Nam Á, trong khi vai trò của ý thức hệ đã thuộc về quá khứ, vai trò của “văn minh” vẫn chưa nổi lên và chưa có ý nghĩa gì đáng kể, mối quan hệ quốc tế giữa các nước vẫn bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi tinh thần quốc gia: Nước nào cũng muốn khẳng định bản sắc của mình dựa trên lịch sử và nước nào cũng nhắm đến mục tiêu có lợi cho chính mình; ở nước nào chính phủ cũng giương cao ngọn cờ quốc gia chủ nghĩa để tập hợp quần chúng và tạo thành sức mạnh.
Chỉ có ở Việt Nam là khác.
Trong hơn một thập niên vừa qua, không phải chính phủ mà là những người đối lập hoặc độc lập với chính phủ mới là những kẻ hô to khẩu hiệu quốc gia nhiều nhất. Không phải chính phủ mà là những người ly khai hay các nhà báo và các blogger bị chính phủ cấm đoán hay trấn áp mới là những người hay bàn đến vấn đề độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nhất. Không phải chính phủ mà những người dân thấp cổ bé miệng đứng ra tổ chức các cuộc xuống đường biểu tình để, nhân danh chủ nghĩa quốc gia, chống lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Nói một cách tóm tắt, ở Việt Nam hiện nay, có hai xu hướng đối lập nhau: nhà cầm quyền thì đề cao ý thức hệ, tiếp tục nhìn thế giới qua lăng kính ý thức hệ xưa cũ, trong khi đó, dân chúng, hoặc ít nhất một bộ phận càng lúc càng lớn của dân chúng, lại đề cao chủ nghĩa quốc gia, xem chủ nghĩa quốc gia như một lý tưởng để tranh đấu, trước hết, chống lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc.
Tính chất đối lập ấy có thể được nhìn thấy rõ qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong gần một thập niên vừa qua: Trong khi dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc thì công an, theo lệnh của nhà nước, lại trấn áp một cách tàn bạo. Không những trấn áp trong các cuộc biểu tình với những dùi cui, cùi chõ và đế giày mà còn trấn áp sau các cuộc biểu tình với những sự vu khống và những bản án thô bỉ căn cứ vào tội danh “trốn thuế” hay “hai cái bao cao su đã qua sử dụng”.
Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại cứ khăng khăng bám víu vào cái ý thức hệ cũ kỹ như vậy để nhắm mắt trước nguy cơ lấn chiếm của Trung Quốc và sẵn sàng đạp vào mặt dân chúng như vậy?
Lý do tương đối dễ hiểu: Họ sợ Trung Quốc hơn sợ dân.
Một số nhà báo nhiệt tình ở trong nước hy vọng một ngày nào đó họ có thể làm thức tỉnh giới lãnh đạo để giới lãnh đạo nhận thức được tính chất trầm trọng của nguy cơ bị Hán hóa, từ đó, biết sử dụng ngọn cờ quốc gia chủ nghĩa để đoàn kết mọi người, hình thành một trận tuyến chung bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.
Tôi không tin và cũng không mong chuyện ấy xảy ra sớm. Tôi biết nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay sẽ không bao giờ công khai lên tiếng chống Trung Quốc cho đến khi nào họ đối diện với nguy cơ bị dân chúng Việt Nam lật đổ. Tất cả các nhà độc tài đều biết cách sử dụng chiến tranh, nhất là chiến tranh chống ngoại xâm, dù một cách vờ vĩnh, để đoàn kết dân chúng và để có cớ trấn áp những người đối lập một cách có… chính nghĩa (nhân danh an ninh quốc gia!)
Trong tương lai, khi nhà cầm quyền Việt Nam mạnh bạo lên tiếng chống Trung Quốc, tôi không biết họ có chống được hay không; tôi chỉ biết chắc một điều: Họa độc tài sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa.
THEO BLOG NGUYỄN HƯNG QUỐC

Dừng lấy phiếu tín nhiệm: có đúng luật không? - Kế hoạch thằng Bờm “lấy lại lòng dân” - Sao Ngọ lại về quê? vs Thái Bình – 1997 - Vụ Phạm Quý Ngọ: Đại tá công an Nguyễn Như Phong muốn "cứu" hay "giết" Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang ?!

Kế hoạch thằng Bờm “lấy lại lòng dân”

Boxitvn

Hạ Đình Nguyên
Trong những lúc quá bi phẫn, người ta phát hiện ra niềm vui.
Vì chẳng phải đã có câu: “Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười!”?
Đây là cái cười ngày 17 tháng 2 vô cùng đặc biệt của Việt Nam: Một cuộc khiêu vũ và ca hát được công khai tổ chức ở công viên tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội ngày Chủ Nhật 16/2, để đối ứng lại lễ tưởng niệm 35 năm, ngày mà 60.000 dân quân và đồng bào Việt Nam bỏ mạng trong cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Bắc Kinh.
Thật là khó hiểu và buồn cười đến nhức nhối. Lễ tưởng niệm thì do nhân dân tự tổ chức trong sự canh phòng của an ninh. Cuộc nhảy múa và hát ca thì do bộ máy cầm quyền Thủ đô Hà Nội “cho” thực hiện, kèm theo với việc bày bán áo quần dưới ngay tượng đài, chẳng giống ai. Nhưng lại không minh danh, là do ai tổ chức, nhằm mục đích gì. Tính chất không chính danh của các hành vi là con đẻ của những “hội kín”.
Hay hoạt cảnh này do “cha con thằng Bờm” hoặc “vợ thằng Đậu” đề xuất và dàn dựng? Chúng bày quần áo ra “làm bộ” để bán, nam nữ tuổi sồn sồn, và một số thanh niên (có lẽ của Đoàn Thanh niên gì đó) ôm nhau nhảy múa, và bài ca Tàu “Con bướm xinh” cất lên vang động, chỉ để chiếm không gian quảng trường, gây ồn ào, nhằm phá rối lễ tưởng niệm.
Một sự kiện đã gây sốc cho dư luận trong nước và vượt đại dương, tạo nên bất mãn, lời nguyền rủa và cuộc ném đá đa diện.
Riêng tôi cảm thấy vui, vì ngày 17 tháng 2 năm nay hơn hẳn mấy mươi năm qua! Vì các lẽ sau.
Từ sau Hội nghị Thành Đô (9/1990), sự kiện trọng đại của 30 ngày chiến đấu oanh liệt, đánh đuổi bọn xâm lược Bắc Kinh, đã bị giấu kín, bị nhấn chìm trong bóng tối của một sự phản bội, bia đá bị đục, tượng bị xóa, với chiến sĩ và đồng bào hy sinh, thân nhân và những người yêu nước phải lặng lẽ kín đáo đi thăm, sử sách bị ém nhẹm không được ghi chép, phổ biến, báo chí không được loan tin, nếu lỡ đăng lên thì lập tức bị gỡ xuống…
Ai đã cố vùi lấp cuộc chiến đấu anh dũng, sự hy sinh cao cả và nỗi đau khôn nguôi này của dân tộc suốt mấy mươi năm nay?
Một cựu chiến binh hôm nay đã nói với người anh mình: “Chúng tôi đi đánh Tàu này, anh có biết không, nhục như con chó. Không thằng nào nhớ tới hết”. Một câu nói ấy đủ khái quát về tính chất đặc biệt của một cuộc chiến xâm lược bẩn thỉu do Trung Quốc cộng sản tiến hành, và một cách đối xử rất đáng nghi ngờ của Việt Nam Cộng Sản với cuộc kháng chiến oanh liệt và đẫm máu của chính dân tộc mình.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên định lập trường che giấu này 24 năm qua, đã dùng nhiều biện pháp bạo lực đối với những công dân không chấp nhận tư tưởng và cách đối xử này. Và không có một cách giải thích, biện hộ nào có thể thuyết phục được người dân. Ngay cả ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ, người chủ trì cuộc đề kháng quyết liệt đối với Trung Quốc cộng sản, cũng bị vùi dập uy danh sau đó. Họ luôn nêu cao khẩu hiệu “Tình hữu nghị đời đời bền vững”, và tin vào “16 dây treo cổ bằng vàng”, và “4 cái vít tốt bắt vào chân ghế”?
Nay chỉ trong vài tuần, sự áp chế bị bung vỡ, sự thật được phát lộ, bao nhiêu bài viết, văn, thơ, tài liệu, hồi ký về cuộc chiến tranh chính nghĩa đã xuất hiện một cách chân thực, mạnh mẽ và toàn diện, gây xôn xao mọi người. Họ nghe, biết và lan truyền trong nhân chúng, từ trí thức, đến thanh niên, sinh viên, học sinh, và thế giới càng biết. Dù “tình hữu nghị” và “lập trường kiên định” đến đâu thì bàn tay có là “chín ngón” cũng không thể nắm được gió, không che được ánh sáng mặt trời, không ngăn được đường truyền internet và tiếng thổn thức của một giai đoạn lịch sử đặc biệt về tư tưởng “ý thức hệ anh em”… Là một sự bùng nổ thông tin về cuộc chiến tranh vệ quốc 1979 chống xâm lược Tàu, để hôm nay sự kiện lịch sử đó như mở nắp quan tài mà đứng dậy, ý nghĩa của nó được lan truyền nhanh chóng cũng nhờ một phần cuộc nhảy múa sống sượng ở tượng đài Lý Thái Tổ.
Cuộc nhảy múa đã biểu thị chính thức và chính xác thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 24 năm qua, đối với cuộc chiến, đã minh họa mối quan hệ bất bình đẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà ở đó sự phụ thuộc có tính tự nguyện là của phía Việt Nam, mà người dân không ngần ngại gọi là hèn nhát, chịu nhục để cầu vinh. Cái nhục cho nước thì đã rõ, nhưng cái “vinh” cho bản thân ấy là gì? Là sự “mang ơn Trung Quốc”, “cuộc nhảy múa”, và cái “sổ hưu”?
Sự thật được bộc lộ, sao không vui?
Họ chỉ chiếm lĩnh một không gian nhỏ ở tượng đài, nhưng tác dụng ngược thì vang lên nhanh chóng truyền đi khắp nơi. Đó là một bước thắng lợi của lòng yêu nước và lẽ phải! Tôi tin từ nay, mỗi năm đến ngày 17 tháng 2 sẽ là ngày lễ tưởng niệm không còn bị ai ngăn cản, sẽ công khai và đàng hoàng diễn ra trên toàn đất nước, cũng sẽ không còn những cái nhảy nhót lạc loài dị hợm kia. Và cũng từ nay, Lý Khắc Cường, hay Tập Cận Bình chớ mong chi một sự bưng bít dân chúng, lấp liếm đi đêm với một thứ chủ nghĩa con tắc kè mà từ lâu nhân dân Việt Nam đã không còn mơ hồ.
35 năm trước, Đặng Tiểu Bình đã “dạy Việt Nam một bài học”. Bài học ấy, chính là sự ngây thơ tin vào một thứ ý thức hệ không bình thường, ảo tưởng về một thứ “tình cảm anh em” không đúng chỗ. Tuy nhiên, quân dân Việt Nam đã cho lại chúng một bài học về cái giá phải trả cho sự tham lam và tính phản trắc. Nay Tập Cận Bình lại một lần nữa dạy cho Việt Nam một bài học, bài “khiêu vũ” ở quảng trường Lý Thái Tổ. Dù lần này, quân dân Việt Nam không tốn máu xương, nhưng có người lại thấy cái nhục là quá lớn. Nhưng là cái nhục của ai? Chỉ thấy tiếc cho ai đó thôi. Từ vũ điệu bạo lực (dùi cui, khiêng, đạp mặt, đánh sưng mặt, bẻ tay, chất lên xe về trại phục hồi nhân phẩm…), đến vũ điệu quấy rối (cưa đá, ném mắm tôm, cướp dải băng vòng hoa tang…), nay là vũ điệu tự quấy rối mình, tự làm xấu mình, mà nhà thơ Thái Hữu Tình gọi tên là “Vong Quốc Vũ” (bài múa mừng mất nước…). Như thế, họ đã chuyển từ hình thức bạo lực thô thiển sang bạo lực “văn hóa”, từ vật quyền (theo nghĩa vật lộn) chuyển đến “nhân quyền” trong vòng quay lẩn quẩn của “suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống” của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trịnh trọng nêu lên từ Đại hội Đảng XI.
clip_image001
Xin hỏi Tổng Bí thư: “Nhảy trong bối cảnh như thế, không phải suy thoái là gì?”
Họ giả ngơ để lập luận rằng nhảy múa chỉ là nhảy múa thôi, không phải nhằm phá rối lễ tưởng niệm, mà là thực hiện theo phái chủ trương “ngoại giao mềm dẻo”, và lả lướt nữa, của thân phận nước nhỏ, tránh khiêu khích nước lớn – riêng Trung Quốc thôi đấy (*) – chứ không theo phái “ngoại giao là ngoại-giao-hòa-bình, mà lịch sử là lịch sử” theo cách phát ngôn của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngày xưa có câu “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Nay có sự việc xẻ dọc nền ngoại giao, xẻ dọc lịch sử, và xẻ dọc bộ máy từ Trung ương đến địa phương, và cả trong một bộ phận dân chúng, thành hai loại tư tưởng, hai loại hành động. Bấy nhiêu đấy “là quá đủ cho một âm mưu!” của kẻ xâm lược. Chúng xui ta hăng hái tích lũy rơm khô, để chúng chờ mong một cơn gió nhẹ, một tia lửa nhỏ.
Những người đấu tranh cho “quyền làm chủ của nhân dân”, chống xâm lược Tàu, và tri ân chiến sĩ đồng bào, chớ nên phiền lòng vì cái “khó coi’ đó thuộc về ai, chứ không phải mình.
“Bài học khiêu vũ” ở tượng đài Lý Thái Tổ, được ai đó dạy đã không làm cho nhiều người dân ưa thích, nếu không nói là một trời phẫn nộ, nên chiến lược “lấy lại lòng tin” trong dân chúng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng trở nên xa vời.
Sử dụng biện pháp bạo lực đối đầu với đấu tranh hòa bình, bất bạo động, bằng các phương châm kích động: “thế lực thù địch”, “bọn phản động” lợi dụng, “diễn biến hòa bình”… không còn tác dụng. Nhưng đối phó bằng “văn hóa khiêu vũ” nham nhở kiểu này, thì còn đâu là văn hóa? Điều mong muốn thật đơn giản, và thực sự văn hóa: Trả lại lịch sử giá trị của lịch sử, và sòng phẳng với xương máu của Nhân Dân!
Mọi người, kể cả các dân tộc miền núi, cũng cần phải cảnh giác để ngăn chận, nếu mai kia các “chợ tình” độc đáo ở Sapa, ở Khau Vai, ở Tây Nguyên lại bị những người “nhảy múa” cải biên và tổng hợp thành “chợ tình” ở vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Cuộc sống đang lướt đi, sự kiện mới sẽ dồn dập, bài học khiêu vũ phải dừng lại. Chỉ còn một điều tồn đọng nhỏ, nhưng rất quan trọng và ray rứt:
Cần phải truy tìm ai là tác giả của kịch bản “lấy lại lòng dân” kiểu này? ./.
19-2
H. Đ. N.
(*) Nước lớn chỉ là Trung Quốc, vì khi cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi sang Trung Quốc đều cúi đầu rất thấp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bắt tay khép nép thân tình trong khi du hành sang các nước khác, các vị luôn đĩnh đạc và đứng thẳng như con số 1.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Trần Hồng Tâm - Sao Ngọ lại về quê?

Pham Qúy Ngọ nhận hàm thượng tướng
Pham Qúy Ngọ nhận hàm thượng tướng
Khi cắm được lá cờ nửa đỏ nửa xanh lên nóc Dinh Độc Lập thì các anh về quê lấy đít trâu làm thước ngắm.
Nơi quê nhà, các anh tự hỏi: Bí thư làm thế nào mà giàu nhanh thế? Chủ tịch ăn gì mà béo thế? Công an tiền đâu ra mà xa hoa thế? Trong khi một người mẹ trẻ với ba con thơ nheo nhóc, không may ngã gãy chân, phải bán hết mọi thứ để chạy chữa, trong nhà còn lại 20 kg lúa cũng bị tịch thu.
Các anh cay đắng nhận ra rằng các anh đã bị lừa. Các anh đi giải phóng miền Nam, nhưng chính quê hương của các anh đang quằn quại rên xiết trong thương đau tăm tối.
Các anh đã cùng với những người dân cùng khổ Thái Bình đứng lên phá bỏ mọi uy quyền thối nát. Bắt sống bọn cường hào ác bá. Kéo sập ủy ban. Tịch thu con dấu. Đập bỏ tượng Bác. Ngăn mọi ngả đường. Cả miền Bắc rung chuyển từ Nam Định lên Vĩnh Phú, từ Hải Hưng xuống Quảng Ninh.
Thái Bình – 1997 đã đi vào lịch sử.
Đúng thời điểm đó Phạm Quý Ngọ xuất hiện. Ngọ đương đầu với những người dân trên chính quê hương mình. Sau lưng Ngọ là đảng, trước mặt Ngọ là hàng ngàn cảnh sát, có súng đạn, có lựu đạn cay, có vòi rồng, có chó bẹc-giê, có dùi cui lá chắn, có roi điện, có nhà tù, và hiển nhiên là Ngọ cũng lưu manh hơn.
Nữ văn sỹ Dương Thu Hương, người Thái Bình, đã lăn lộn trên mảnh đất quê hương thấm đẫm mồ hôi và nước mắt kể: Trong một đêm hàng nghìn cựu chiến binh đã bị bắt, rồi bị phân chia vào các trại tù sống giữa đám tù hình sự. Bọn tội phạm được hứa hẹn giảm án theo thành tích: Giết được một người, án giảm hai năm. Giết hai người án giảm bốn năm… Cứ thế mà làm.
Những chiếc đũa ăn cơm được vót ra bằng gốc tre đực cứng như sắt, một đầu chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc, không kịp kêu một tiếng, không chống đỡ tự vệ, không ồn ào la hét.
Ngọ đã xóa sạch cả linh hồn và thể xác của cuộc nổi dậy. Từ đó, Thái Bình trở nên rất thái bình, không còn sức đứng lên như Văn Giang của Hưng Yên, như Vụ Bản của Nam Định, hay Tiên Lãng của Hải Phòng.
Ngọ bước lên đài danh vọng và quyền lực từ thành tích đàn áp cuộc nổi dậy trên quê hương mình. Nếu không có Thái Bình – 1997 thì không có thượng tướng công an Phạm Qúy Ngọ hôm nay.
Với kinh nghiệm đầy mình Ngọ được đảng tin giao điều tra, xử lý vụ Đoàn Văn Vươn. Nhiều người nhẹ dạ tưởng Ngọ sẽ làm một cuộc canh tân, một đột phá. Không! Ngọ vẫn là Ngọ. Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng còn thối nát ngàn lần so với vụ án Nọc Nạn, Bạc Liêu của Pháp cách đây ngót trăm năm.
Ngọ lại được giao thụ lý đại án Vinaline. Dương Chí Dũng, có nick là “Dũng cảng” nhân vật chính của đại án đã mang một triệu rưỡi Mỹ kim biếu Ngọ. Ngọ hứa “Chỗ anh em, chú cứ yên tâm để anh lo”.
Ngọ báo cho Dũng ngày giờ bị bắt để tìm đường cao chạy xa bay. Ngọ phát lệnh truy nã. Dũng kỳ vọng Ngọ chỉ giả vờ truy nã, nào ngờ Ngọ làm thiệt. Dũng bị bắt mà vẫn ngây thơ tin rằng với số tiền lớn như vậy thì Ngọ chỉ giơ cao đánh khẽ. Ngọ sẽ giả vờ điều tra, giả vờ lấy cung, giả vờ truy tố, giả vờ công minh, giả vờ trong sáng. Không ngờ Ngọ ăn tiền. Ngọ hứa, nhưng Ngọ chẳng làm gì để cứu gia đình họ Dương.
Trong nháy mắt mà “Dũng cảng” lừng danh bỗng thành tử tội. Dũng mỉm cười. Dũng ngâm thơ, rồi lật ngửa lá bài cuối cùng trước mặt tòa.
Cao thủ cỡ Ngọ thừa biết mình đã thành vật tế thần xa xỉ cho Đại hội XII. Ngọ cao tay hơn, vượt ra ngoài sự tính toán của những bậc đa mưu. Ngọ làm một đám cưới hoành tráng cho con xong, chọn ngày lành tháng tốt rồi lăn đùng ra chết.
Ngọ chết hết chuyện. Chẳng ai làm chứng được Ngọ đã làm lộ bí mật nhà nước và nhận triệu rưỡi đô Mỹ tiền mặt. “Dũng cảng” là tử tù, tâm thần hoảng loạn, khai báo lung tung, tiền hậu bất nhất. Án bị đình chỉ. Vợ con Ngọ thở phào. Bao nhiêu đồng chí khác cũng rung đùi khoái chí.
Ngọ theo gương những đàn anh Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, không thèm nằm nghĩa trang Mai Dịch, mà về quê. Được tiếng là giản dị, về với dân, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên mà bia mộ lại không bị bôi cứt mỗi đêm. Ông Thọ âm thầm về Nam Định. Tướng Giáp thì trống rong cờ mở vào cố thủ Quảng Bình. Hai ông về lại cố hương là đúng vì ít ân oán nơi quê nhà.
Còn Ngọ! Thái Bình – 1997 vẫn còn nguyên vẹn. Chẳng biết Ngọ có nhầm không mà lại về quê.
21/02/2014
©Trần Hồng Tâm
©Đan Chim Viet

Cái chết của tướng Ngọ làm rúng động nội bộ Đảng

CÁI CHẾT BẤT THƯỜNG CỦA TƯỚNG CÔNG AN PHẠM QUÝ NGỌ LÀM RÚNG ĐỘNG NỘI ĐẢNG CSVN
SBTN - Ông Phạm Quý Ngọ, thượng tướng công an CSVN vừa qua đời tối hôm 18/2, tại Bệnh viện quân đội 108 do căn bệnh ung thư. Bình thường chuyện qua đời của một qua chức CS không thu hút nhiều mối quan tâm của dân chúng, nhưng điều đặc biệt là cái chết của ông Phạm Quý Ngọ bị coi là bất thường, trong khi ông là nhân vật bị triệu tập để điều tra mở ra các đường dây tham nhũng quyền lực và quyền lợi trong hệ thống chính trị chóp bu ở Việt Nam hiện nay.
Tin hàng lang tiết lộ cho biết Nhà nước CSVN đã cho phép báo chí loan tin ông Ngọ chết, trước khi ông thật sự chết gần 3 giờ đồng hồ. Và ngay sau khi chết, chỉ 30 phút sau, thi hài ông Ngọ được nhóm an ninh đặc biệt do trung ương Cộng sản biệt phái đến canh giữ, không cho ai tiếp cận. Thậm chí người nhà khi thu dọn đồ dùng cá nhân của ông Ngọ đem về, cũng phải sự lục soát của nhân viên an ninh.
Diễn biến này, nhắc nhiều người nhớ đến cái chết kỳ lạ của ông Võ Văn Kiệt trước đây, và vẫn được nhận định đó là một cuộc thanh toán lạnh lùng trong nội bộ CSVN.
Ông Phạm Quý Ngọ bị tố giác nhận hối lộ, cũng như là đầu mối của hàng loạt các vấn đề nghi vấn lớn khác về tham nhũng và tranh chấp quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN.
Trên thực tế, hầu như không ai trong dân chúng tiếc thương tướng công an Phạm Quý Ngọ. Vì con đường họan lộ của ông Ngọ đều xuất phát bằng sự đàn áp, đẫu máu và nước mắt của người dân vô tội ở suốt các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là với cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình năm 1997.
Mặc dù các sự kiện đàn áp người dân theo lệnh chính quyền của Phạm Quý Ngọ vẫn bị lên án và dân chúng nguyền rủa ngoài đời, nhưng đáng sợ nhất vẫn là vụ thủ tiêu hàng loạt nông dân đòi công bằng về đất đai và thủ tiêu luôn các cựu chiến binh bất đồng chính kiến, trong đó có cả những người từng là bạn của ông ta.
Nhà văn Dương Thu Hương đã từng ví sự kiện Thái Bình 1997 như một Thiên An Môn trong bóng tối. Thậm chí bà mô tả cho biết gia đình các nạn nhân kể lại những người bị bắt đi trong cuộc nổi dậy đó, lần lượt bị giết bằng cách dùng đũa nhọn đóng vào tai lúc người ta đang ngủ.
Xã hội Việt Nam xôn xao vì sự kiện này, ngay trong lòng của giới lãnh đạo cũng rúng động. Ai cũng thấy và ai cũng tin rằng đó lại là một cuộc giết chóc lẫn nhau của chế độ nhằm giành chút quyền lực héo tàn, trước khi sụp đổ.
(SBNT)

Vụ Phạm Quý Ngọ: Đại tá công an Nguyễn Như Phong muốn "cứu" hay "giết" Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang ?!


Vào ngày 21 tháng 2, 2014 PetroTimes công bố "Tư liệu đặc biệt về 2 cuộc gặp của Dương Chí Dũng và tướng Phạm Quý Ngọ(1). Báo này do Nguyễn Như Phong, đại tá công an làm Tổng biên tập. Bản tự khai do Dương Chí Dũng viết với nội dung phủ nhận chuyện đã hối lộ Phạm Quý Ngọ. Mục đích của việc công bố bản tự khai này là gì? Muốn "cứu" hay muốn "giết" con đường hoạn lộ của Trần Đại Quang?
Để làm sáng tỏ, chúng ta trở lại giả thuyết đã nêu ra trong bài "Dân ta tự mở hồ sơ Phạm Quý Ngọ (2): Trần Đại Quang là người sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nhất nếu Phạm Quý Ngọ sẽ khai ra mọi sự. Do đó giả thuyết Trần Đại Quang là người đứng đằng sau âm mưu dẫn đến cái chết của Phạm Quý Ngọ là giả thuyết có xác suất cao nhất.
Để giải quyết về cái chết đột ngột của Phạm Quý Ngọ và để đánh tan nghi vấn của dư luận đây là một âm mưu giết người bịt miệng (một giả thuyết nhiều thuyết phục cho cái chết đột ngột của một nhân chứng quan trọng có ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của những lãnh đạo cấp cao), việc thông tin đại trà để chứng minh và thuyết phục quần chúng ông Ngọ chết vì ung thư gan là chiến thuật nền tảng của những người đứng sau âm mưu đó.
Nhưng nỗ lực tuyên truyền đến nay cũng chưa đủ vì 2 lý do cơ bản:
Lý do thứ nhất: Hình ảnh, sinh hoạt của ông Ngọ, và những lý luận bệnh lý đã làm cho người ta hoài nghi về việc ông Ngọ đang ở vào thời kỳ cuối của ung thư, chỉ còn vài tuần nữa là chết và "chắc chắn" chết vì căn bệnh này.
Lý do thứ hai: Rất quan trọng đối với Trần Đại Quang, với "thanh danh" và sự nghiệp chính trị của ông ta: Phạm Quý Ngọ có "chết" nhưng lời khai của Dương Chí Dũng tại tòa về việc Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ và có liên quan đến Trần Đại Quang vẫn "còn sống". Lời khai này phải được "bức tử".
Do đó, bản tự khai từ trại tù Lạng Sơn đã được đại tá công an Nguyễn Như Phong, dùng phương tiện truyền thông của nhóm lợi ích Tập đoàn Dầu khí tung ra.
Ban biên tập PetroTimes giới thiệu bài viết: 

"Tại phiên tòa ngày 08/01/2014, Dương Chí Dũng đã khai việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an mật báo cho để chạy trốn và việc đưa hối lộ...

Dương Chí Dũng cũng khai việc đưa tiền hối lộ cho một loạt các cán bộ cao cấp của Bộ Công an: Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng - C48, Điều tra viên của Bộ Công an...
Có một điểm cần lưu ý trong lời giới thiệu này: Mở tiền đề về không gian và thời gian: tạiphiên tòa ngày 08/01/2014 nơi mà lời khai của Dương Chí Dũng có liên quan đến Trần Đại Quang.
Sang đến bản tự khai của Dương Chí Dũng:
Bản tự khai của Dương Chí Dũng không ghi ngày tháng. PetroTimes tự giới thiệu là "Trại Yên Trạch ngày 17/10/2012". Cứ tạm cho đó là thời điểm.
Dương Chí Dũng viết:
"Trong bản tự khai tại trại giam B34 Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi có khai đã đưa tiền cho anh Ngọ hai lần, một lần tại đảo Tuần Châu tỉnh Quảng Ninh, một lần tại nhà anh Ngọ tại Hà Nội. Do khi khai tại trại B34 tôi bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởngnên tôi đã khai không đúng. Tôi xin trình bày và khai lại như sau...
... 
Với bản khai này tôi xin khẳng định việc tôi khai trước đây tại B34 là sai sự thật do lẫn và hoang tưởng.

Tôi không hiểu tại sao tôi lại khai như vậy, tôi rất xin lỗi anh chị Ngọ và mong cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ sự thật mà tôi khai tại bản khai này."
Chúng ta thấy gì:
1. Trước đó, tại trại giam B34 Bộ Công an, Dương Chí Dũng đã khai... tất về Phạm Quý Ngọ - Trưởng ban điều tra trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), nhận hối lộ từ đối tượng mà ông ta điều tra là Dương Chí Dũng. 
2. Tất cả những chi tiết do Dương Chí Dũng viết, lại hé mở cho chúng ta thấy gia đình ông ta đã gặp gia đình Phạm Quý Ngọ như thế nào, thân tình ra sao, nhưng gặp nhau để... thăm hỏi chứ KHÔNG ĐƯA TIỀN. Dữ kiện ĐƯA TIỀN là dữ kiện DUY NHẤT đã "sai sự thật do lẫn và hoang tưởng" trong khi những chi tiết khác như gặp ở đâu, lúc nào, ăn cơm trưa, cơm chiều, vợ con nói chuyện với ai... thì rất tỉnh táo, rành rọt.
3. Bản tự khai cho thấy đây là kết quả của một cuộc thương lượng giữa Dương Chí Dũng và phe cánh trước khi Dũng ra tòa vào ngày 12 tháng 12, 2013.
4. Kết quả của cuộc thương lượng (mà Dương Chí Dũng tưởng là sẽ dẫn đến một bản án chấp nhận được) đã giải thích cho thái độ ban đầu cười cười không xem thiên hạ ra gì của Dũng tại tòa mà vào ngày 14 tháng 12, 2013 trong phần phát biểu sau cùng của bị cáo, Dũng còn đọc thơ (3):
"28 năm qua lại trở về, 
Những người hàng hải nặng thề năm xưa, 
Dưới cờ Đảng nguyện cùng đưa, 
Con tàu hàng hải đến bờ vinh quang.."
5. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 12, 2013 Dương Chí Dũng đã bị tuyên án tử hình. 
Dừng lại ở đây với vài điểm quan trọng:
* Lần khai 1: Trước ngày 17/10/2012, tại trại giam B34 Bộ Công an, Dương Chí Dũng đã khai Phạm Quý Ngọ nhận tiền hối lộ.
* Lần khai 2: Vào ngày 17/10/2012, trong trại giam công an Lạng Sơn, Dương Chí Dũng "khai lại" là khai nhầm vì "bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởng".
Tức là đã có 2 biên bản lời khai vào tháng 10 năm 2012 liên quan đến vụ việc Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ, nhưng Bộ Công an đã giấu nhẹm với tòa và với công chúng trong phiên tòa xử sau đó bắt đầu vào ngày 12 tháng 12, 2013. Nếu biện minh cho hành vi giấu kín này là vì bí mật quốc gia thì ngày hôm nay Đại tá công an, Tổng biên tập PetroTimes đã vi phạm việc tiết lộ bí mật quốc gia.
* Lần khai 3: Ngày 7 tháng 1, 2014, sau khi đã bị tuyên án tử hình vào ngày 16 tháng 12, 2013 Dương Chí Dũng đã tung hê, trở lại nội dung của lời khai lần 1 và khai rõ ngay trước tòa: Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ 20 tỷ, tiền từ Trương Mỹ Lan và có báo cáo với Trần Đại Quang.
Nhìn lại cả 3 lần khai cho thấy Dương Chí Dũng hoàn toàn không "bị lẫn và hoảng loạn và hoang tưởng" và sự thật nằm ở lời khai đầu và lần khai cuối. 
Đại tá côn an Nguyễn Như Phong "cứu" hay "giết" chúa đảng côn an Trần Đại Quang?
Bản tự khai của Dương Chí Dũng vào ngày 17/10/2012 tại trại tạm giam công an tỉnh Lạng Sơn là kết quả của một thương lượng để Dương Chí Dũng tự vô hiệu hóa lời khai của chính mình trước đó tại trại giam B34 Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Cả 2 lần khai đều xảy ra trước thời điểm ngày 7 tháng 1 năm 2014 là lúc Dương Chí Dũng khai trước tòa.
Cả 2 lần khai đều xảy ra trong "sân chơi" kín, trong bóng đen thương lượng của những thành viên trong cùng một phe nhóm, trong đó có Trần Đại Quang.
Lời mở đầu của PetroTimes "Tại phiên tòa ngày 08/01/2014, Dương Chí Dũng đã khai việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an mật báo cho để chạy trốn và việc đưa hối lộ..." đã tạo sự nhập nhằng, cắm chuyện của ngày 07/01/2014 vào chuyện của năm 2102.
Và trong toàn bài viết, tất cả mọi thông tin đều không đề cập đến Trần Đại Quang, kẻ bị Dương Chí Dũng nêu đích danh tại phiên tòa ngày 7 tháng 1, 2014 (4): 
“Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa”.

Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì...” 

Anh Quang bảo: “Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả.” 

Đó là "cứu".
Nhưng cũng trong hành động... người tính không bằng trời tính này, chính Nguyễn Như Phong đã cho làm lộ "bí mật quốc gia", đã "giúp" cho dư luận thấy những gì ĐÃ XẢY RA trong bóng tối trước buổi tòa ngày 7 tháng 1 năm 2014. Nó cho thấy cả một thế lực đen tối đi từng nước cờ với nhau, thương thảo và phản phé nhau từ năm 2012 để cuối cùng trước bản án tử hình, Dương Chí Dũng đã khai luôn đầu nậu côn an là Trần Đại Quang.

Và đó là "giết".
***
TB. 
PetroTimes ghi chú dưới bài viết:
Lời tòa soạn: Bài viết dựa trên các tư liệu đặc biệt của PetroTimes, các tờ báo, trang tin, phương tiện truyền thông khác vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức, không trích nguồn, không dẫn lại. BBT PetroTimes không chịu trách nhiệm pháp lý với các tin, bài sao chép hoặc dẫn lại thông tin có sự sai lệch so với tư liệu gốc. Xin cám ơn!
Rất tiếc là: 
(1) Bản tự khai của Dương Chí Dũng không thuộc về sở hữu của cá nhân hay một tổ chức tư nhân. Việc PetroTimes đóng dấu lên bản tự khai của một tù tạm giam, một tài liệu của cơ quan an ninh điều tra đã không có đủ cơ sở pháp lý để biến nó thành tài sản riêng của PetroTimes.
(2) PetroTimes không phải là một công ty báo chí tư nhân. Nó thuộc Tập đoàn Dầu khí - là một doanh nghiệp nhà nước được hình thành và hoạt động nhờ tiền thuế của nhân dân.

Sau cùng: người nào trong Bộ Công an đã giao tư liệu lời khai của Dương Chí Dũng, vốn là một tài liệu "mật" của cơ quan điều tra, cho Nguyễn Như Phong để tung ra công chúng?
___________________________________
Chú thích:

Dừng lấy phiếu tín nhiệm: có đúng luật không?


(TBKTSG Online)- Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra sáng nay (21-2) tại Hà Nội, Trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết sẽ dừng việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây.
Nội dung phiên họp sáng ngày 21-2 là cho ý kiến về báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Tại đây, Trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết sẽ dừng việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới đây, theo thông báo số 149 của Bộ Chính trị để chờ hướng dẫn thực hiện trong thời gian tới.
Bà Nương nói đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm nói trên và xin ý kiến sửa đổi bổ sung Nghị quyết 35.
Trước sự ngạc nhiên của một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Uông Chu Lưu giải thích rằng đây không phải là dừng hẳn mà là tạm dừng để sửa đổi nghị quyết.
Dù thống nhất việc tạm dừng như yêu cầu của Bộ Chính trị song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhận thấy đây là việc làm trái với nghị quyết đã ban hành và cho biết sẽ gửi văn bản xin ý kiến các đại biểu Quốc hội.
Cuối cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "chốt lại" là sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội và HĐND bầu và phê chuẩn tại kỳ họp sẽ diễn ra vào tháng 5 tới.
Trao đổi với TBKTSG, một số đại biểu Quốc hội (đề nghị không nêu tên) cho biết do họ chưa nhận được thông báo hay văn bản chính thức từ Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên chưa thể có ý kiến chính thức về vấn đề này.
Song một số đại biểu cho biết, kết luận của phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thể xem là quyết định cuối cùng để dẫn đến tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm. Nếu muốn dừng, phải tiến hành đúng quy trình, nguyên tắc của Luật tổ chức Quốc hội.
Theo đó, luật quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, được phép giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; đồng thời được quyền đình chỉ, bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng, tòa án, viện kiểm soát tối cao trái với luật, nghị quyết của Quốc hội. Hay nói khác đi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ được phép làm những việc do Quốc hội giao hoặc ủy quyền, không đồng nghĩa với việc thay mặt Quốc hội quyết định tất cả các vấn đề, nhất là đối với việc bãi bỏ một nghị quyết vốn đã được toàn thể Quốc hội thông qua trước đó như Nghị quyết 35.
Việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tới, nếu thông qua hình thức gửi văn bản xin ý kiến các đại biểu Quốc hội cũng không phù hợp với quy định: “Quốc hội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số”.
Mặt khác, liệu rằng văn bản xin ý kiến các đại biểu chấp thuận việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm có đầy đủ căn cứ hay không? Bởi cách xin ý kiến một chiều này khiến cho các đại biểu khó lựa chọn và trong trường hợp nhiều ý kiến không chấp nhận tạm dừng thì giải quyết như thế nào.
“Việc một nghị quyết của Quốc hội mang tính văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết 35 đã được phiên họp toàn thể Quốc hội thông qua tại hội trường khác hoàn toàn với việc dừng nó thông qua việc xin ý kiến các đại biểu khi họ đã về địa phương vì công luận không biết chính xác kết quả lấy ý kiến có công khai và minh bạch như việc thông qua nghị quyết trước đó tại hội trường không”, một đại biểu băn khoăn.
Hơn nữa, việc lấy phiếu tín nhiệm nhận được sự ủng hộ, được đánh giá mang lại hiệu ứng tốt khi được thực hiện tại kỳ họp vào tháng 5-2013. Tất nhiên, việc lấy phiếu này cũng còn những hạn chế cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn. Nhưng những hạn chế này có phải là nguyên nhân cần thiết dẫn đến quyết định tạm dừng hay không?
Để trả lời câu hỏi này có thể mở lại Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (10-2013) về tình hình triển khai và kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm. Và những hạn chế được nêu ra là :
- Văn bản hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có một số điểm chưa thật rõ ràng, chưa lường hết được các tình huống trong thực tiễn như việc tính mốc thời gian để báo cáo... Vẫn có một số địa phương chưa nghiên cứu kỹ văn bản, chuẩn bị chưa chu đáo nên việc tổ chức lấy phiếu còn lúng túng, cá biệt có tỉnh phải tổ chức kỳ họp HĐND bất thường sau kỳ họp thường lệ giữa năm để thực hiện việc lấy phiếu (tỉnh Kiên Giang). Và có một số vấn đề đã được quy định rõ nhưng một số địa phương vẫn chưa chủ động nghiên cứu để vận dụng và hướng dẫn cấp dưới kịp thời, làm cho HĐND cấp huyện, xã lúng túng. "Tuy nhiên, những vướng mắc đó không phải là lớn so với việc đã làm được", báo cáo viết, “kết quả lấy phiếu đã phản ánh sát với thực tiễn, làm cơ sở để đánh giá mức độ tín nhiệm đối với những người được lấy phiếu tín nhiệm”.
Với những phản hồi dư luận xã hội tốt trong thời gian qua, việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm phải được xem xét một cách hết sức thận trọng, dựa trên quy trình pháp lý đầy đủ, thay vì chỉ là thông báo từ một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngọc Lan

Thủ tướng Dũng đội sổ, quốc hội bỏ việc 'lấy phiếu tín nhiệm'

Vừa mới làm được một lần, Quốc hội CSVN đã tính bỏ việc "lấy phiếu tín nhiệm" đối với những nhân vật đứng đầu đảng và nhà nước.

Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo trong đợt “lấy phiếu tín nhiệm” đầu tiên. (Hình: Tuổi Trẻ)

Nhiều báo ở Việt Nam loan tin, trong buổi họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội ngày 21/2/2014, ông chủ tịch Quốc hội CSVN Nguyễn Sinh Hùng chuyển đạt lệnh của Bộ Chính Trị "tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm". Lệnh tạm dùng này là để "chờ ý kiến của Bộ Chính Trị" của đảng CSVN dù theo bản hiến pháp của chế độ thì Quốc hội là "cơ quan quyền lực" cao nhất, trên hết, không dưới bất cứ cái gì.

Bản tin VietnamNet hôm Thứ Sáu 21/2/2014 nói rằng trong cái buổi Quốc hội "lấy phiếu tín nhiệm" (diễn ra lần đầu ngày 10/6/2013) thì "đã có những ý kiến khác nhau về thời gian lấy phiếu, các mức độ tín nhiệm, hình thức thực hiện v.v..." Kết quả được công bố trên mặt báo cho thấy các ông bà chóp bu của chế độ đều không đạt các kết quả "đẹp" ở cái mục "tín nhiệm thấp".

Theo kết quả đợt “lấy phiếu tín nhiệm” vừa kể, 47 cá nhân là lãnh đạo của quốc hội, nhà nước và chính phủ, Thủ tướng đương nhiệm CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng, nằm trong số ba người dẫn đầu về “tín nhiệm thấp” (160 phiếu). Hai người còn lại, cùng ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng, đội sổ về mức độ tín nhiệm là ông Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (209 phiếu) và ông Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo (177 phiếu).

Quốc hội Việt Nam tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” 49 cá nhân, đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong quốc hội, nhà nước và chính phủ của chế độ gồm: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Vì Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước mới được bầu lại nên số cá nhân được đưa ra để Quốc hội Việt Nam “lấy phiếu tín nhiệm” chỉ còn 47. Vì kết quả chẳng đẹp mặt gì cho các ông bà lãnh đạo để tuyên truyền, có vẻ như đó là lý do để ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng “dạo đờn” tạm dừng việc đánh giá tín nhiệm đối với quan chức do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. 

Theo VNExpress, “Việc tạm dừng này thực hiện theo ý kiến của Bộ Chính trị tại thông báo số 149 ngày 20/12/2013. Bộ Chính trị đề nghị tạm dừng tổ chức lấy phiếu tại kỳ họp đầu năm để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35 của Quốc hội”.

Theo một nghị quyết do Quốc hội CSVN đưa ra, “lấy phiếu tín nhiệm” là bước đầu tiên để xác định mức độ tín nhiệm của các đại biểu Quốc hội, dành cho những cá nhân là lãnh đạo quốc hội, lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo chính phủ. Nếu cá nhân nào bị 2/3 đại biểu Quốc hội xếp vào loại “tín nhiệm thấp” thì Quốc hội sẽ khuyến cáo cá nhân đó từ chức, hoặc tổ chức cho đại biểu Quốc hội “bỏ phiếu tín nhiệm” để miễn nhiệm.
  
Do vậy, tuy cùng đội sổ về mức độ tín nhiệm, song Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo vẫn có thể tại vị, bởi số phiếu “tín nhiệm thấp” chưa vượt chạm mức 2/3.

Một điểm rất đáng chú ý là dù Quốc hội CSVN có tới 498 đại biểu, song kết quả kiểm phiếu đợt “lấy phiếu tín nhiệm” đầu tiên này cho thấy, có rất nhiều đại biểu không bày tỏ chính kiến: Không xác định họ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, hoặc “tín nhiệm thấp” một số cá nhân trong nhóm 47 cá nhân được đưa ra “lấy phiếu tín nhiệm”.

Chẳng hạn, nếu cộng toàn bộ số phiếu mà các đại biểu Quốc hội đã bỏ cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó Chủ tịch Quốc hội, người dẫn đầu về mức độ “tín nhiệm cao” (372 phiếu) thì có thể thấy còn đến 8 đại biểu Quốc hội không bày tỏ chính kiến của họ đối với nhân vật này. Nói cách khác, chỉ có 490 phiếu/498 đại biểu cho biết mức độ tín nhiệm của họ đối với bà Ngân.

Tình trạng tương tự xảy ra đối với tất cả 47 cá nhân được đưa ra “lấy phiếu tín nhiệm” lần này. Không có ai nhận đủ toàn bộ số phiếu của 498 đại biểu Quốc hội cho cả ba mức độ tín nhiệm: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, hoặc “tín nhiệm thấp”.

Nếu đại biểu Quốc hội kín đáo cho thấy việc họ không đồng tình với phương thức đã được chọn để bày tỏ “mức độ tín nhiệm” của họ, đối với việc “lấy phiếu tín nhiệm”, bằng cách không bỏ phiếu, thành ra không cá nhân nào nhận đủ 498 phiếu, thì dân chúng công khai chỉ trích chuyện chia mức độ tín nhiệm thành ba loại: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, hoặc “tín nhiệm thấp”.         

Một blogger viết: “Nói một cách bình dân thì tín nhiệm là tin. Bàn về niềm tin thì chỉ có hai khía cạnh là tin hoặc không tin. Khi chưa đủ cơ sở để tin hoặc xác quyết là không đáng tin thì người ta ‘bán tín, bán nghi’. Xét cho cùng, chuyện ‘lấy phiếu tín nhiệm’ của đại biểu Quốc hội đối với lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ cũng không thể nằm ngoài quy luật này.

“Sự khác biệt, nếu có, chỉ là cách gọi. ‘Tín nhiệm cao’ có nghĩa là ‘tin’. ‘Tín nhiệm’ là ‘bán tín, bán nghi’ và kế đó, ‘Tín nhiệm thấp’ có nghĩa là ‘không tin chút nào’. Đã là lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ mà tỷ lệ ‘tín nhiệm’ (bán tín, bán nghi) và tỷ lệ ‘tín nhiệm thấp’ (không tin chút nào) cao quá thì còn để đó làm gì?

‘Lấy phiếu tín nhiệm’ có giúp gầy dựng lại được niềm tin trong nhân dân hay không là ở chỗ đó đó. Cũng phải nói thêm là thông thường, nếu có tập thể nào đó, trong một dịp nào đó phải bày tỏ niềm tin mà đa số không bảo họ không tin, cũng chẳng khẳng định họ vững tin, chỉ ‘bán tín, bán nghi’. Và ‘bán tín, bán nghi’ chiếm tỷ lệ áp đảo thì rõ ràng là có rất nhiều thứ phải bàn”.
(Người Việt)

Kiến nghị gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thành phố Westminster, California, ngày 25 tháng 2 năm 2014,

Kính thưa Thủ tướng,

Tôi, Bằng Phong Đặng văn Âu, thường công kích những nhà trí thức và những “lão thành cách mạng” viết kiến nghị gửi lên lãnh đạo Đảng. Nay tôi lại viết kiến nghị gửi đến Thủ Tướng, chắc hẳn Thủ tướng và mọi người ngạc nhiên lắm? Tôi xin giải thích:

Cách đây hơn 2 tháng, ngày 18 tháng 12 năm 2013, tôi viết cho Thủ Tướng hai bức thư với tư cách là một ông già nhà quê miệt vườn lớn tuổi hơn nói chuyện với một người có tất cả mọi thứ trên đời, quyền lực – quyền bính – quyền hành, nhưng thiếu một thứ quyền duy nhất: Đó là quyền uy. Thứ quyền mà bất cứ người lãnh đạo quốc gia nào do dân, vi dân cần phải có để tạo sức mạnh cho Đất Nước và Dân Tộc. Cách cai trị của cộng sản dựa trên sự dối trá, lừa đảo, tham nhũng, bạo lực thì không một người lãnh đạo nào mà dân chúng không khinh bỉ, dù cho bộ máy tuyên truyền khéo léo tô vẽ tới đâu.

Hôm nay, ngày 21 tháng 2 năm 2014, tôi viết kiến nghị cho Thủ Tướng với tư cách là một Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, bởi vì tôi dựa theo bản tin ngày 19/2, tại hội nghị bàn về quy chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và Chính phủ, một số đại biểu đã đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cách đây 35 năm. Trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979″.

Hồi đầu năm 2014, Thủ Tướng gửi một thông điệp tới đồng bào rằng Đảng sẽ cần phải thay đổi thể chế chính trị, đã làm cho tôi vui mừng vì tin rằng ông bắt đầu nghe theo lời khuyến nghị của lão già nhà quê này. Không cần phải là người thông minh, bất cứ người bình thường nào đều phải biết lựa chọn: hoặc hiển Thánh, hoặc tội đồ dân tộc. Nay trong lời tuyên bố mới nhất, ông nói đến năm chữ “cuộc chiến chống xâm lược” là ông khẳng định lập trường mà Người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã đem xương máu để bảo vệ quốc gia Miền Nam, nên tôi viết kiến nghị cho Thủ Tướng. Bất cứ ai, dù là người cùng đinh mà cương quyết chống quân xâm lược và giữ nền độc lập, tôi đều kính trọng.

Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) và nước Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là hai quốc gia có thể chế chính trị riêng do quốc tế nhìn nhận. Nước VNDCCH, dùng chiêu bài giải phóng dân tộc để xâm lăng nước VNCH nhằm nhuộm Đỏ thế giới theo chỉ thị của quốc tế cộng sản. Với tính trạng Đất Nước khốn đốn về mọi mặt như ngày hôm nay, dù bộ máy tuyên truyền cộng sản cố gắng nhồi nhét vào đầu óc nhân dân đến thế nào đi nữa, cộng sản cũng không thể nào biện minh cuộc chiến Nam Bắc trước năm 1975 là cuộc chiến tranh giải phóng. Cộng sản gán cho quân cán chính Miền Nam bằng mấy chữ Ngụy quân – Ngụy quyền, làm tay sai cho Đế quốc Mỹ, là một hình thức bôi nhọ đối phương để giương danh chính nghĩa của mình mà thôi.

Việt Nam Cộng Hòa không phải của ông Ngô Đình Diệm, của ông Nguyễn văn Thiệu. Việt Nam Cộng Hòa là một thể chế chính trị tôn trong quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là lý tưởng mà nhân loại theo đuổi, chứ không riêng gì một dân tộc nào. Người Lính Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu cho lý tưởng vừa nêu, chứ không giống như người lính Miền Bắc ôm niềm tự hào là “Bộ Đội Cụ Hồ”. Ngày nay, chính những cựu “Bộ Đội Cụ Hồ” đã công khai nhìn nhận trên đài phát thanh RFA rằng họ ngưỡng mộ lý tưởng Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 17 tháng 2 vừa rồi, nhân dân đến làm lễ tưởng niệm các chiến sĩ chống quân xâm lược Trung Cộng, ai đã ra lệnh cho đàn ông đàn bà ra nhảy múa ưỡn ẹo một cách thô bỉ trong tiếng nhạc mở hết công suất để phá đám? Tôi hỏi câu hỏi đó, bởi vì không lẽ Thủ tướng một mặt ra lệnh làm chuyện bỉ ổi ấy, một mặt lại mạnh mẽ tuyên bố cương quyết chống lại quân xâm lược? Phải chăng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị vâng lệnh Trung Cộng thi hành chuyện bỉ ổi ấy mà Thủ tướng không cản được? Nếu sự thật đúng như giả thuyết nêu trên, tôi đề nghị ông hãy nói thẳng sự thật đó trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì toàn thể nhân dân trong nước và hải ngoại sẽ ủng hộ ông để chống lại bọn khom lưng làm tay sai cho ngoại bang.

Truyền thống chống xâm lược trong lòng dân tộc Việt Nam mạnh mẽ vô cùng. Cộng sản đạt được thắng lợi là do chiêu bài chống quân xâm lược với sự viện trợ khi giới của Đế quốc Đỏ; chứ không vì tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản. Lịch sử đã chứng minh tổ tiên ta không có chủ nghĩa cộng sản đã từng đánh bại quân xâm lược. Đảng Cộng sản không thể dùng bạo lực để tiêu diệt tinh thần bất khuất ấy được đâu. Những người trẻ sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ bị nhồi nhét những điều dối trá mà họ vẫn dũng cảm, kiên cường đứng lên chống quân xâm lược, thì họ không phải là người phàm. Họ chính là những bậc Thánh từ Trời sai xuống cứu dân tộc Việt Nam đó.

Tôi biết trong Đảng Cộng sản có những phần tử bị mua chuộc, cam tâm làm nô lệ cho Trung Cộng để giữ địa vị, để vơ vét của cải. Giải quyết nội bộ có nhiều tên phản quốc cui rúc, chắc chắn rất khó khăn. Nhưng tôi có cách giúp Thủ tướng để loại trừ những phần tử ấy.

Nếu Thủ tướng bảo đảm tính mạng của tôi, tôi sẽ về trong nước để trình bày riêng cho Thủ tướng. Hoặc Thủ tướng không thể rời nước trong lúc này thì phái người thân tín của Thủ tướng, như Tướng Võ viết Thanh chẳng hạn, sang gặp tôi, tôi sẽ cống hiến mưu kế.

Kính thưa Thủ tướng,

Thời gian cấp bách lắm rồi, không thể chần chờ, trì hoãn được nữa. Thủ tướng hãy nhớ một điều: Lưu danh thiên cổ hay lưu xú vạn niên, hiển Thánh hay thành tội đồ là ở phút giây này đây. Ngay cả hy sinh trong việc xóa bỏ cơ chế cộng sản, tiêu diệt đứa phản quốc, Thủ tướng cũng sẽ được toàn dân ghi ơn và Thủ tướng sẽ hiển Thánh. Bằng cớ là Thủ tướng đề nghị: “Tất cả chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc đều phải được thờ cúng, nhang khói” cơ mà!

Kiến nghị này tuy không có người thứ hai ngoài tôi ký, nhưng tôi tin rằng bất cứ người nào có ý chí chống quân xâm lược, giữ toàn vẹn lãnh thổ đều ký vào. Cho nên tôi không cần kêu gọi mọi người phải ký vào để được Thủ tướng lắng nghe. Chỉ có những kẻ phản quốc, bọn nô lệ ngoại bang mời không ký mà thôi.

Trân trọng,

© Bằng Phong Đặng văn Âu

Xem, download bài gốc tại đây

Ân xá Quốc tế viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên từ nhiều thập niên

Lần đầu tiên từ nhiều thập niên qua, một phái đoàn của tổ chức Ân xá Quốc tế ( Amnesty International ) đã đến thăm Việt Nam trong tuần này để thảo luận về tình hình nhân quyền. Trong một thông cáo đưa ra ngày hôm qua, 20/02/2014, Ân xá Quốc tế cho biết chuyến viếng thăm 3 ngày ở Hà Nội của bốn thành viên trong đoàn là nối tiếp chuyến đi của Phó giám đốc phân bộ Mỹ của Ân xá Quốc tế tới Việt Nam trong năm 2013.

Trong thời gian ở Việt Nam, phái đoàn Ân xá Quốc tế đã gặp nhiều người, trong đó có các quan chức cao cấp của chính phủ và Đảng Cộng sản, đại biểu Quốc hội, chuyên gia từ các viện nghiên cứu, đại diện một số tổ chức phi chính phủ và một số nhà ngoại giao nước ngoài.

Trong những cuộc gặp gỡ nói trên, phái đoàn Ân xá Quốc tế đã thảo luận về các vấn đề tự do ngôn luận, chính sách về nhân quyền, án tử hình, quyền của phụ nữ và người dân tộc thiểu số, lao động di cư và buôn bán người. Ân xá Quốc tế cho rằng tất cả những tù nhân lương tâm, tức là những người bị giam cầm chỉ vì bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, phải được trả tự do.

Chuyến viếng thăm của phái đoàn Ân xá Quốc tế trùng với thời điểm Việt Nam cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường và blogger Đinh Đăng Định hoãn thi hành án một năm vì lý do sức khỏe, và với việc phiên tòa phúc thẩm đã xử y án 30 tháng tù luật sư bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân với tội danh « trốn thuế ».

Trong bản thông cáo, Ân xá Quốc tế nhắc lại rằng Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái và đầu tháng 2 vừa qua vừa được kiểm điểm về tình hình nhân quyền theo thủ tục Kiểm định Định kỳ Phổ quát UPR. Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết ký Công ước chống tra tấn trong năm nay.
(RFI)

Sau ghép gan, có thể sống có thọ?

SGTT.VN - Hiện tỷ lệ viêm gan tại Việt Nam ở mức cao, kéo theo đó là số người cần được ghép gan tăng theo. Đúng mười năm sau ca ghép gan đầu tiên thành công, các bác sĩ Việt Nam đã ghi danh mình trên bản đồ ghép tạng nói chung và ghép gan nói riêng. PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Quyết, giám đốc bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) – một trong những cơ sở thực hiện thành công nhiều ca ghép gan – đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến kỹ thuật ghép gan ở Việt Nam.
Ca ghép gan đầu tiên trên người lớn ở TP.HCM vào tháng 10.2012. Ảnh: TLBS

Những trường hợp nào cần phải tiến hành ghép gan để duy trì cuộc sống, thưa ông?

Trước khi quyết định có cần ghép gan hay không bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán. Người cần ghép gan là những người gan bị suy nặng giai đoạn cuối. Ghép gan là biện pháp sau cùng cho những bệnh nhân mắc bệnh gan không còn đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Ghép gan có hai cách: gan cho được lấy từ người bị chết não hoặc gan được lấy từ người còn sống.

Như vậy bất cứ ai suy gan giai đoạn cuối cũng đều phải ghép mới hy vọng kéo dài sự sống?

Ghép gan là cần thiết nhưng còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Để tiến hành một ca ghép gan cần có hội đồng, trong đó bao gồm các bác sĩ ở nhiều chuyên khoa khác nhau. Trước hết là người ghép, cần được kiểm tra sức khoẻ xem có đáp ứng được ca phẫu thuật không, có đủ điều kiện ghép không. Ghép gan có hai cách: gan cho được lấy từ người bị chết não hoặc lấy từ người còn sống. Người cho gan có thể là người sống, đáp ứng đủ các yêu cầu phù hợp với người nhận.

Có thông tin sau khi ghép gan bệnh nhân chỉ sống được khoảng sáu năm, đúng không?

Sau ghép gan bệnh nhân phải dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống lại sự thải ghép. Bệnh nhân sau ghép gan vẫn cần theo dõi sức khoẻ và khám định kỳ. Việc phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều yếu tố như tinh thần, thuốc dùng, khả năng đáp ứng… Sau ghép gan, người bệnh sẽ có chức năng gan cũng như chất lượng cuộc sống tốt. Tuổi thọ phụ thuộc vào cơ địa, khả năng thích ứng cùng nhiều yếu tố khác nữa.

Theo đánh giá của ông, trình độ ghép gan của các bác sĩ Việt Nam đã đạt được mức độ nào?

Tôi có thể khẳng định kỹ thuật ghép tạng nói chung cũng như ghép gan của Việt Nam không thua bất cứ một nước nào. Từ ca ghép gan đầu tiên thành công cho bệnh nhi cách đây mười năm, đến nay kỹ thuật này đã được triển khai ở nhiều cơ sở. Cản trở lớn nhất trong lĩnh vực này ở nước ta hiện nay là thiếu người cho tạng, do ảnh hưởng của tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng trong nhân dân. Bên cạnh đó, dù chi phí ghép tạng của Việt Nam ở mức thấp nhất so với các nước, nhưng so với thu nhập của người dân thì vẫn quá cao.

Hiện nhiều bệnh nhân suy gan chạy ra nước ngoài ghép với hy vọng kỹ thuật tốt hơn, ông có ý kiến gì về việc này?

Cùng một kỹ thuật nhưng chi phí ở Việt Nam rẻ bằng 1/3 khu vực và trên thế giới. Không phải người bệnh nào ra nước ngoài chữa bệnh cũng khỏi bệnh. Bệnh viện Việt Đức từng tiếp nhận 5 – 6 trường hợp sau khi đi ghép gan, ghép thận ở nước ngoài về phải tới bệnh viện điều trị do tai biến hay phải ghép lại. Đau xót hơn, có trường hợp mất cả tỉ đồng ra nước ngoài ghép gan nhưng khi về nước chỉ sống thêm chưa đầy một tháng.

Nhiều người cho rằng cho đi một nửa gan thì họ cũng mất đi một nửa sức khoẻ, thậm chí có nguy cơ tử vong vì biến chứng sau khi cho gan, có đúng không?

Sức khoẻ của người cho gan hoàn toàn bình thường sau ca ghép, bởi gan của người hiến sẽ tự tái tạo sau một thời gian. Cùng với đó, chức năng hoạt động của gan thường không bị ảnh hưởng sau phẫu thuật.

Lệ Hà thực hiện
Chi phí ghép gan ở Việt Nam khoảng 1,5 tỉ đồng
Chi phí một ca ghép gan ở bệnh viện Việt Đức khoảng 1,5 tỉ đồng, do vậy không phải người bệnh nào cũng có điều kiện để ghép. Mặt khác, nguồn tạng hiến hiện rất khan hiếm. Bốn năm nay mới có 20 người chết não hiến tạng, trong khi số bệnh nhân đăng ký ghép tạng là cực lớn. Từ năm 2007 đến nay, bệnh viện Việt Đức đã thực hiện 19 ca ghép gan thành công, trong đó có 16 ca lấy gan từ người chết não. Để thực hiện một ca ghép gan từ người chết não, bệnh viện Việt – Đức phải huy động tới 150 y, bác sĩ, điều dưỡng. Khâu chuẩn bị ghép phải tính toán mọi tình huống có thể xảy ra, đặc biệt về gây mê, hồi sức. Khi mổ nối các mạch máu, tĩnh mạch, động mạch và đường mật xong phải có siêu âm màu ngay tại bàn mổ để kiểm tra. Từng giai đoạn phải tính toán chuẩn xác tới từng chi tiết nhỏ. Sau mổ phải có tám điều dưỡng phục vụ bệnh nhân. Thời gian ghép gan nhanh nhất là năm tiếng, lâu nhất 12 tiếng. Bệnh nhân sau ghép nhanh nhất 15 ngày được ra viện, lâu nhất một tháng rưỡi.

Xin lỗi, tôi đang khóc,/ Suýt mửa, lòng nôn nao.

(Chùm thơ của Thái Bá Tân)



NQL: Bác Thái Bá Tân vừa gửi cho Quê Choa chùm thơ mới ra lò còn nóng hổi hổi của bác. Cảm ơn bác rất nhiều!

CHÁNH THANH TRA CHÍNH PHỦ
CÓ BAO NHIÊU BIỆT THỰ?


Ừ nhỉ, sao thế nhỉ?
Đảng lãnh đạo độc quyền.
Cán bộ do đảng chọn,
Mà toàn là đảng viên,



Tức là người tuyên thệ
Luôn tận tụy vì dân,
Luôn sáng ngời đạo đức,
Liêm chính và kiệm cần…

Thế mà lạ, lãnh đạo,
Vì sao ai cũng giàu,
Dù lương chỉ mấy triệu?
Sự giàu ấy từ đâu?

Mà giàu khinh khủng lắm.
Dân không thể nào tin
Những điều tai nghe nói
Và những cái mắt nhìn.

Lạ nữa, ai cũng biết,
Lãnh đạo chức càng to,
Thì cái sự giàu ấy
Càng trở nên khổng lồ.

Nhưng lạ nhất là chuyện,
Trên mạng đang ầm lên:
Chánh thanh tra chính phủ,
Là ông Trần Văn Truyền, 



Ủy viên trung ương đảng,
Còn giàu hơn đại gia -
Có chừng ấy biệt thự,
Chừng ấy đất và nhà.

Đấy mới là của nổi.
Vậy của chìm bao nhiêu?
Nổi mà dám khoe thế,
Chắc chìm nhiều, rất nhiều.

Ừ nhỉ, sao thế nhỉ,
Sao ông có thể giàu,
Dù lương chỉ mấy triệu?
Cái giàu ấy do đâu?

Thanh tra là soi xét
Để tìm ra cái sai,
Để đánh bọn tham nhũng.
Vậy ông này là ai?

Chánh thanh tra chính phủ,
Chừng ấy đất và nhà.
Tự hỏi: Liệu ông ấy
Có bị đảng thanh tra?

Tự nhiên một câu hỏi
Cứ vẩn vơ trong đầu:
Hay đảng, như dân nói,
Đang bao che cho nhau?

Người dân đã tin tưởng
Đi theo đảng xưa nay.
Vậy thì chí ít đảng
Phải làm rõ điều này.


 TÔI KHÔNG TIN 
Đài báo cứ ra rả,
Rằng xã hội ngày nay
Tốt đẹp và ưu việt.
Tôi chưa thấy điều này.

Rằng chính phủ sáng suốt,
Lãnh đạo rất tài tình.
Tôi thì thấy lo ngại
Cho kinh tế nước mình.

Rằng những người cộng sản
Luôn gương mẫu, đi đầu,
Lại cần kiệm, liêm chính.
Tôi thì nghĩ - còn lâu.

Rằng Việt Nam, Trung Quốc
Là anh em một nhà.
Tôi thì thấy thằng ấy
Đang cướp đất của ta.

Rằng nước ta dân chủ
Và tự do hơn người.
Tôi thì thấy nói thế
Quả là rất buồn cười.

Rằng thế này, thế nọ,
Vân vân và vân vân,
Làm tôi thật khó nghĩ.
Tôi, chỉ một thằng dân.

Tôi, thấp cổ bé họng,
Nhưng tôi cũng là người.
Đầu óc tôi tỉnh táo
Và hiểu rõ sự đời.

Vì còn yêu, day dứt
Với đất nước của mình,
Nên tôi, dẫu có chết,
Cũng không thể làm thinh.

Vậy xin đài và báo
Đừng tiếp tục khinh tôi
Bằng cách nói như thế.
Đủ rồi, đủ lắm rồi.

Thay vào đó, nói thật,
Dẫu sự thật đau lòng,
Để dân cùng nhà nước
Góp sức và chung công

Chấn chỉnh lại kinh tế,
Lo phòng vệ nước nhà,
Chống lại giặc tham nhũng,
Xây xã hội hài hòa.

Với dân phải kính trọng,
Đảng dạy thế nhiều lần.
Kính trọng đâu chưa nói,
Chí ít đừng khinh dân.


CON CUA MƯỜI TRIỆU 
Một con cua Hoàng Đế
Giá những mười triệu đồng.
Tôi nghe người nói thế.
Các bác có tin không?

Con cua mười triệu ấy
Được đưa lên bàn ăn,
Hầu các quan lãnh đạo.
Tất nhiên tiền của dân.

Ăn gì mà kinh thế?
À, tiếp khách, “ngoại giao”.
Có hóa đơn thanh toán,
Không đút túi đồng nào.

Quan gì mà sang thế?
À, mấy bác nhà quê,
Mấy năm trước cày ruộng,
Giờ cà vạt, com-lê.

Đâu chỉ cua Hoàng Đế,
Còn tôm hai triệu đồng…
Bữa tiệc khoảng trăm triệu,
Coi nhẹ như lông hồng.

Mà họ là đầy tớ,
Nhớ nhé, đầy tớ dân,
Đã học đạo đức Bác,
Về chữ kiệm, chữ cần…

Sau đấy, tôi dám chắc,
Chúng sẽ dạy chúng ta
Liêm khiết người cộng sản,
Tránh lãng phí, xa hoa.

Xin lỗi, tôi đang khóc,
Suýt mửa, lòng nôn nao.
Chúng nó giờ vậy đấy.
Các bác nghĩ thế nào?
(Quê Choa) 

Cuộc vây bắt bầu Kiên diễn ra như thế nào

18h30, gần 60 trinh sát ập vào Ngân hàng ACB, phát hiện ông Kiên đang nép vào một góc ở tầng 4 tối om. Đi qua người chỉ huy cao nhất của công an ở đây, ông Kiên hỏi: "Anh ở C nào? C nào bắt tôi đây?".
Cơ quan điều tra cho biết với sự nhạy cảm của một "quái kiệt" trong giới kinh doanh tài chính, bầu Kiên đã linh cảm có sự điều tra về việc làm ăn của mình. Ông ta chạy đến nhiều mối quan hệ, kể cả với các ngành nội chính để thám thính đơn vị nào đang điều tra. Sau này, ông tâm sự với các điều tra viên thời gian đó thấy nóng ruột, thấp thỏm nhưng hỏi đâu cũng thấy mọi người bảo không có, hoặc không thấy nên nghĩ: "Chắc mình quá lo xa".
Một yếu tố thành công của cơ quan điều tra chính là chọn đúng tội danh chắc chắn nhất để tiến hành khởi tố. Các tài liệu chứng cứ xác minh ông Kiên phạm tội kinh doanh trái phép do cơ quan điều tra thu thập được đã thuyết phục được đại diện của 3 ngành tư pháp trung ương trong cuộc họp chiều 20/8/2012.
Được sự nhất trí cao của 3 ngành, khoảng 17h cùng ngày, thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh ký quyết định khởi tố bị can, bắt Nguyễn Đức Kiên về tội Kinh doanh trái phép. Ngay sau đó VKSND Tối cao đã phê chuẩn. Lúc này, các lực lượng tham gia bắt giữ đã tập trung đầy đủ. Gần 60 cán bộ của Cục C46 và lực lượng cảnh sát cơ động của Bộ Công an chia làm 3 tổ nhận lệnh làm nhiệm vụ đặc biệt.
Thời điểm bắt giữ được ấn định vào khoảng 18h30 tại Ngân hàng ACB. Ban chuyên án chọn lúc này bởi khi đó các cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã về hết. Việc bắt giữ sẽ nhanh gọn hiệu quả, không gây hoang mang dư luận.
18h, đúng theo nhận định, ông Kiên về trụ sở của ngân hàng ACB, bệ vệ vào thang máy lên phòng làm việc trên tầng 3. Đúng giờ G, lệnh bắt được ban chuyên án phát đi. Cục trưởng C46 Nguyễn Đức Thịnh trực tiếp có mặt tại chỗ chỉ huy.
Tuy nhiên, bất ngờ xảy ra là khi các trinh sát chạy lên phòng làm việc của Kiên trên tầng 3 thì không thấy ông ta đâu cả. Theo lệnh của tướng Thịnh, tất cả lực lượng truy bắt khẩn trương di chuyển lên các tầng, kiểm tra từng phòng làm việc có cửa mở. Trên tầng 4 đèn tắt tối om, các trinh sát phát hiện bầu Kiên đang nép vào một góc sau khi biết bị công an vây bắt.
Khi bị dẫn giải xuống tầng 1 để làm thủ tục bắt giữ, đi qua người chỉ huy cao nhất của lực lượng công an ở đây (tướng Thịnh mặc thường phục), ông Kiên không biết nên hỏi: "Anh ở C nào? C nào bắt tôi đây?".
bau-kien.jpg
Ông Kiên làm việc với điều tra viên trong trại giam.
Ông Kiên từng tâm sự với các điều tra viên, bây giờ vào trại dù vẫn phải thường xuyên làm việc với cơ quan điều tra nhưng dẫu sao không phải đối phó với thương trường, không phải lo bịt chỗ này, giăng kín chỗ kia để che chắn cơ quan pháp luật. Hàng ngày dậy sớm tập thể dục, chiều lại tập, đều đặn như vậy bất kể ngày nóng hay lạnh. Ông gầy đi thấy rõ, bụng không to như trước.
Ông Kiên bị huyết áp cao và tiểu đường. Vào trại giam, cuộc sống đơn giản nhưng có nề nếp, thể dục đều đặn, kết hợp với uống thuốc nên các căn bệnh vẫn hành hạ ông ta giờ lui dần. Hàng tháng, các điều tra viên phối hợp với cán bộ của trại giam kiểm tra sức khỏe định kỳ cho ông Kiên. Kết quả ngày càng tốt, các chỉ số về huyết áp và tiểu đường đều ổn định.
Đang trong thời gian tạm giam đảm bảo nghiệp vụ công tác nên ông Kiên không được tiếp xúc với gia đình. Vì thế để đủ các đồ dùng thuốc men có lúc các điều tra viên, cán bộ trại giam phải chia sẻ. Trong một lần cán bộ điều tra vào lấy lời khai, ông Kiên đã xin một tờ giấy trắng để viết thư cảm ơn với nội dung: "Tôi được cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết lãnh đạo Bộ Công an quan tâm và chỉ đạo cơ quan y tế kiểm tra tình hình sức khỏe của tôi. Tôi rất cảm ơn ông đã quan tâm, hiện nay sức khỏe của tôi bình thường, huyết áp và tiểu đường đã ổn định hơn trước. Tôi được y tế trại thăm khám và cấp thuốc để trị bệnh. Một lần nữa tôi cảm ơn sự quan tâm của ông và mong ông trực tiếp xem xét trường hợp của tôi".
Các điều tra viên kể rằng, trong các buổi hỏi cung, bị can Kiên lịch sự và nhã nhặn trong việc trả lời các câu hỏi. Khi điều tra viên đưa ra chứng cứ và lập luận về từng hành vi sai phạm của bầu Kiên và đồng bọn, ông ta đều thừa nhận. Thế nhưng đến khi ghép các hành vi đó vào tội danh theo đúng điều luật của Bộ Luật Hình sự thì ông ta nói rằng chỉ sai hành vi chứ không phải phạm tội.
Một lãnh đạo Cục Cảnh sát kinh tế cho rằng cũng nên cảm thông bởi đó là tâm lý bình thường của bị can. Ông Kiên có thể thông thuộc các mánh lới về làm ăn kinh tế nhưng nhận thức pháp luật thì không phải ai cũng rõ cả. Vấn đề của cơ quan điều tra chính là củng cố tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của Kiên và đồng bọn.
Theo tướng Thịnh, vụ bắt giữ bầu Kiên có ý nghĩa rất quan trọng với vấn đề an ninh tài chính - ngân hàng của đất nước. Cơ quan điều tra đã trả lời được với công luận: Không có vùng cấm cho tội phạm, dù bất cứ ở lĩnh vực nào. Mặt khác qua vụ án đã góp phần quan trọng buộc các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động theo đúng quy định pháp luật, đặc biệt hoạt động về phát hành cổ phiếu tiền ảo; sở hữu chéo; thâu tóm ngân hàng; vượt trần lãi suất....
(An ninh thế giới) 

Nguyên tổng Thanh tra CP nói về vụ biệt thự ‘khủng’

...cc: Cứ “vu oan” cho mấy ngài đầy tớ Nhân dân không hà, mấy cái biệt thự ở cực Bắc (trên núi), vườn thượng uyển Hải dương….nay tới cái này- Mấy tay đầy tớ Nhân dân làm gì có tiền nhiều thế , lý lịch 3 đời “trong sáng” (Vô sản) , lương Nhân dân trả ba cọc ba đồng….khổ lắm , lúc về hưu lại càng khổ hơn- Nhưng có của ăn của để được là do vợ con nó nuôi heo nuôi gà , làm ruộng vườn sứt móng tay đỏ….mới có được đấy chứ – Nhân dân ta phải “sáng mắt sáng lòng” chớ, vu oan cho mấy ngài đầy tớ tội nghiệp họ lắm lắm nhé.
Ông Trần Văn Truyền nói: “Tôi có thể khẳng định rằng phần lớn nội dung mà một tờ báo đã đưa là không chính xác, không đúng sự thật”.
Những thông tin và một số hình ảnh trên một tờ báo mô tả những dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản được cho là của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Theo nội dung mô tả của bài báo, ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ, gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt.
Đáng chú ý hơn, bài báo đó cũng cho hay, theo nguồn tin từ một số cán bộ Thanh tra Chính phủ và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Và cũng xuất hiện tin đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông Truyền có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng…
ông-trần-văn-truyền, thanh-tra-chính-phủ, biệt-thự
Ông Trần Văn Truyền (Ảnh VNE)
Ngay sau khi những thông tin này được đăng tải, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Trần Văn Truyền về những nội dung trên. Về những thông tin có trên báo chí, ông Truyền bức xúc: “Tôi đã đọc bài báo nói về tôi. Tôi xác định rất nhiều thông tin trong bài báo đó không chính xác. Không hiểu người viết có dụng ý gì đó mà đưa ra suy luận rất không tốt như vậy”.
Ông Trần Văn Truyền nói: “Thứ nhất, thông tin về căn “biệt thự” thì đúng là tôi có xây nhưng đó là căn nhà được dựng trên đất của con tôi mua từ lâu rồi. Tôi về nghỉ hưu thì định ở căn nhà dưới phường 1 (TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre) mà hồi đó tỉnh bán lại cho tôi theo Nghị định 61 (Nghị định số 61/CP ngày 5-7-1994 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, trong đó có việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê) sau khi tôi nghỉ hưu. Tôi là cán bộ thương binh, cha tôi và anh tôi là liệt sỹ, mẹ tôi là bà mẹ Việt Nam anh hùng cho nên gia đình tôi thuộc đối tượng được mua nhà theo Nghị định 61 nhưng vì con tôi mua mấy công đất ở trên này (tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre) nên tôi lên đây ở”.
“Về căn nhà của tôi thì cũng bình thường, nếu có so với những người dân ở quanh đây thì đúng là có rộng rãi hơn chút. Tôi có thằng cháu ở ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh nó về thiết kế cho theo kiểu cũng mới mẻ nên trông bề ngoài có vẻ trang trọng. Còn bên trong, những người vào cũng bảo là bình thường chứ chẳng có vấn đề gì.
Còn đồ đạc trong nhà là do tôi tích cóp rất nhiều năm nay, cộng thêm các anh chị em mỗi người cho một chút, giờ làm nhà rồi thì tôi mang đồ đạc đến. Cái giường ngủ của vợ chồng tôi cũng bình thường chứ lấy đâu ra vài tỉ đồng”, ông Truyền nói tiếp.
ông-trần-văn-truyền, thanh-tra-chính-phủ, biệt-thự
Hình ảnh được cho là dinh thự của ông Trần Văn Truyền (Ảnh: báo Người cao tuổi)
Theo vị Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ này, diện tích đất nhà nhà ông chỉ khoảng hơn 1 hecta. Khu đất này do ngày trước người ta để hoang hóa, con trai ông mua được với giá rẻ. “Tôi về, tôi mới trồng cây, gây dựng thành một cái vườn như ngày nay. Vậy mà có thông tin là đất nhà tôi rộng 30.000m2 thì tôi không hiểu lấy ở đâu ra?
“Ngoài căn nhà như biệt thự này, tôi còn 4 căn nhà khác lợp ngói đỏ làm bằng gỗ. Gỗ ở đó là tôi mua từ những căn nhà cũ được dỡ ra ở Tây Ninh. Tôi mua mấy chục triệu một cái rồi mang về dựng lên, trong đó có một căn nhà là tôi dùng để làm nhà thờ. Mà nhà không lợp ngói đỏ thì lợp bằng gì?
Tôi làm cán bộ bao nhiều năm về dành dụm được ít tiền cùng với con tôi làm đại lý bán bia Sài Gòn và những người con khác góp tiền vào xây căn nhà chung cho gia đình sinh hoạt. Tôi không kinh doanh và cũng không xây dinh thự gì cả mà tờ báo đó lại nói như vậy.
Thêm nữa là nói tôi có rất nhiều nhà ở TP. Hồ Chí Minh mà tôi cũng chẳng hiểu những căn nhà đó là ở đâu hay từ trên trời rơi xuống?”, ông Truyền nói thêm.
Còn thông tin về ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP. Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê, theo ông Truyền, là không chính xác. Ông Truyền cho hay, trước khi giải quyết cho ông mua căn nhà ở phường 1 thì căn nhà này đã được lấy lại và Sở Tài chính của tỉnh đã cho thuê từ 14 năm nay rồi.
“Tôi có thể khẳng định rằng phần lớn nội dung mà tờ báo đó đã đưa là không chính xác, không đúng sự thật. Việc đưa những thông tin đó lên mặt báo có thể sẽ gây kích động và khiến người dân ở nơi đây mất niềm tin vào cán bộ nhất là một cán bộ như tôi đã từng làm Bí thư Tỉnh ủy tại đây. Người đưa những thông tin về tôi như vậy là không hiểu rõ, hiểu hết. Tôi không hiểu anh em (phóng viên đã đưa tin – PV) đưa tin cho hứng khởi hay có mục đích gì. Tuy nhiên, khi đưa những thông tin về tôi như vậy thì cũng phải thận trọng, phải nói chính xác. Chuyện không có mà nói là có thì tức là với dụng ý xấu” – Ông Truyền khẳng định lại.
(Theo Tri thức trẻ)