Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Làm tuyên giáo

Lâu rồi chép lại cái ảnh này lên cho vui!!!!!!!!

Tin ngày 05/4/2013 - cập nhật

Nhân quả trong câu chuyện Tiên Lãng

Hôm nay tình cờ đọc bài báo Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý của nhà báo Đức Hiển, tự nhiên tôi thấy chạnh lòng cho một thế hệ làm báo Việt Nam dưới thời Xã hội chủ nghĩa.
Nhà báo Đức Hiển
Nhà báo Đức Hiển
Hầu hết các bài viết của tôi nằm trong tiêu chí của câu nói Đức Dalailama – Share your knowledge. It’s a way to achieve immortality. Viết vì cái chung cho cộng đồng, không viết cho một cá nhân nào, ngoại trừ cá nhân đó quá kiệt xuất hoặc quá quắt về hành vi hoặc mưu đồ làm hại đến cộng đồng. Hôm nay, xin một lần thứ ba viết về một cá nhân, xin cá nhân và cộng đồng thông cảm, vì đây chỉ là một trải lòng phải làm.

Hôm nay tình cờ đọc bài báo Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý của nhà báo Đức Hiển, tự nhiên tôi thấy chạnh lòng cho một thế hệ làm báo Việt Nam dưới thời Xã hội chủ nghĩa.
 
Chạnh lòng vì thế hệ mà tôi hy vọng có sự đổi thay cho đất nước Việt là thế hệ này – 197x – thế hệ mà nhà báo Đức Hiển sinh ra và lớn lên trong hòa bình, nhân ái, vị tha và hiểu biết để làm người tử tế.
 
Chạnh lòng vì, đọc xong bài báo, tôi mới ngỡ ngàng là, té ra thế hệ này không như tôi nghĩ, mà là, như một Tổng kết về tâm lý đám đông mà, tôi đã làm cách nay hơn 3 năm về trước.
 
Chạnh lòng vì nhà báo Đức Hiển là một lãnh đạo trẻ của một tờ báo mà, cách đây hơn 2 năm về trước mà tôi đã từng tin tưởng và cộng tác viết bài trong một số lãnh vực và giáo dục, y tế, vì một tấm lòng với thế hệ tương lai.
 
Chạnh lòng vì, một lãnh đạo trẻ báo chí mà tôi đã từng tin tưởng, nhưng mất căn bản về kiến thức triết học, khi viết về vụ án Đoàn Văn Vươn trong cặp phạm trù nhân quả.
 
Tôi đã từng viết trên blog này, muốn nắm bắt một vấn đề thấu đáo thì phải luôn nắm chắc khái niệm của vấn đề. Và muốn tư duy thấu đáo một cách phản biện duy lý, khách quan thì phải nắm chắc triết học. Và triết học không có gì cao xa, mà lại rất gần, như ăn, thở, ngủ, nghĩ trong quá trình sống của con người.
 
Nhà báo Đức Hiển cho rằng, ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ông có tội, vì đã chuẩn bị có chủ đích và cố ý gây thương tích với “người thì hành công vụ”, nên phải xử tội, dù chính quyền sai thì phải xử. Thế nhưng, nguyên nhân, động cơ gây ra để ông Đoàn và gia đình ông buộc phải tự trang bị vũ khí thô sơ để tự vệ là từ đâu đến vậy ông nhà báo trẻ?
 
Nguyên nhân bắt đầu từ ý đồ cố sát của ông Đoàn và gia đình ông Đoàn hay hành động của ông Đoàn và gia đình ông chỉ là hậu quả vậy nhà báo trẻ?
 
Tôi cho rằng, muốn làm nhà báo để “được” chức như nhà báo Đức Hiển thì ít nhất cũng phải trải qua tấm bằng đại học dưới thời Xã hội chủ nghĩa này. Trong giáo trình để tốt nghiệp đại học dưới thời này, thì môn thi bắt buộc tốt nghiệp đại học là môn “triết học Marx-Lenin”. Trong đó, phải can qua duy vật biện chứng, và chắc chắn phải học cặp phạm trù Nhân – Quả, mà các nhà theo trường phái duy vật đã đúc kết từ Phật học của Tất Đạt Đa đã nói trước Tây lịch những 624 năm!
 
Đó là chưa bàn đến vấn đề là, công an là để giữ an ninh trật tự quê nhà cho dân yên ổn làm ăn, nhưng công an ở Tiên Lãng lại đi đàn áp nhân dân, đúng hay sai? Và quân đội là để giữ bờ cõi đất nước trước họa ngoại xâm, nhưng quân đội huyện Tiên Lãng lại được điều động để đi đàn áp dân lành, đúng hay sai vậy ông nhà báo trẻ? Tự do là gì, nếu không là tự do của anh không được vi phạm đến quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của tôi? Trong câu chuyện Tiên Lãng ai đã vi phạm quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của ai hỡi nhà báo trẻ? Nhà báo không thấy rằng ngay cả những người công an và quân đội được lệnh điều đi đàn áp ông Đoàn và gia đình ông Đoàn, mà họ bị thương tích, thì họ cũng cảm thấy xấu hổ, khi lên tiếng không cần bồi thường đối với hành động mà nhà báo thay tòa để kết tội ông Đoàn đó sao?
  Đã hơn 40 năm, nhưng tôi mãi nhớ lời thầy dạy năm nào, người trượng phu quân tử chỉ phù suy, không phù thịnh – tức đỡ đần người yếu thế và đúng, chứ không phò kẻ mạnh và lưu manh – không biết nhà trường Xã hội chủ nghĩa có dạy ông nhà lãnh đạo báo còn trẻ tuổi điều này không?

Tuổi đời và tuổi học của ông nhà báo chắc chắn phải sau tôi ít nhất một vài con giáp. Kiến thức ông nhà báo học chắc chắn còn mới hơn tôi có lẽ phải vài thập niên. Nhưng sao ông nhà báo lại “chóng quên” đến thế, mà lại quên một kiến thức rất cơ bản ngay cả bà bán cá, hay ông nông dân không cần học cũng rất hiểu nó rành rọt để sống có nhân cách của một con người tử tế.
 
Như một bài viết của tôi gần đây – Tự diễn biến - việc nhà lãnh đạo báo trẻ viết bài báo trên không giúp cho sự việc của Tiên Lãng tốt hơn, mà còn góp phần làm lòng tin của dân càng mất sạch, lòng căm thù của người dân càng tăng thêm đối với đảng cộng sản cầm quyền.
 
Quả thật đáng để chạnh lòng. Chạnh lòng vì một thế hệ lãnh đạo tương lai của đất nước. Lấy đâu ra nhân lực, trong khi chỉ thấy toàn nhân sự trong đảng cầm quyền để cho tương lai đất nước?
  BS. Hồ Hải
 (Quê Choa)

Lương Kháu Lão - Nhân vụ xử án Đoàn Văn Vươn, nghĩ về chữ tỉnh

Doan-Van-Quy-tai-toa_47f70

Ngày thứ hai phiên tòa sơ thẩm xét xử anh em Đoàn Văn Vươn tội “ giết người”, có một tình tiết bất ngờ với mọi người, đó là việc viên công an Vũ Anh Tuấn , người bị đạn hoa cải gài lỗ chỗ trên người đã phát biểu trước  Tòa rằng anh không đề nghị bồi thường thiệt hại và rằng đề nghị Tòa giảm nhẹ tội cho các bị cáo vì họ bị quá ức chế  . Một “người thi hành công vụ “ khác bị bắn hỏng một con mắt cũng phát biểu tương tự như Vũ Anh Tuấn. Nhưng có lẽ người bất ngờ nhất lại là các thẩm phán trong hội đồng xét xử và các kiểm sát viên luận tội . Chiều hướng có lợi cho anh em nhà Vươn nên lập tức viên chủ tọa tuyên bố Tòa tạm dừng để …hội ý hay xin ý kiến cấp trên ! Và chắc chắn cấp trên của họ trong đó có Đại tá Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cũng rất bất ngờ khi thuộc cấp của mình dám làm điều trớ trêu như vậy.
Điều gì đã làm cho Vũ Anh Tuấn vượt qua được nỗi sợ hãi, bị trả thù, bị cho thôi việc…có thể xảy ra sau này . Đó chính là sự thức tỉnh
Trong từ điển tiếng Việt Wikitionary.org có ba từ liên quan đến chữ tỉnh , vừa là danh từ, vừa là động từ
Đó là Thức tỉnh. Là “tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội , sai lầm . Gơi ra , làm trỗi dậy cái vốn tiềm năng trong con người”
Đó là Phản tỉnh . Là “xét lại tư tưởng mình để tìm những sai lầm”
Đó là Cảnh tỉnh . Là “Làm cho thấy sự sai lầm mà sửa chữa “
Vũ Anh Tuấn là một công an viên, mà như mọi người đều biết không phải ai cũng được tuyển vào công an. Họ trước hết phải có lí lịch “trong sạch”,  ba đời làm công an càng tốt như gia đình nổi tiếng một thời “danh gia vọng tộc” trên đất Cảng : Bố con Dương Chí Dũng . Thứ đến là sự trung thành tuyệt đối . Cấp trên bảo đi là đi, bảo chết là chết . Là quân của Đại tá Đỗ Hữu ca thao lược chỉ huy trận đánh hiệp đồng vu hồi phá nhà anh Vươn hay đến nỗi “có thể đưa vào sách giáo khoa” “binh thư  yếu lược “ trong các kế sách chống lại nhân dân lại càng không thể nói ngược lại ý cấp trên
Vậy mà Tuấn đã dõng dạc trước Tòa xin giảm hình phạt  cho gia đình “người nông dân nổi dậy “ Đoàn Văn Vươn
Điều này lí giải ra sao đây ?
Được biết trước khi tổ chức cưỡng  chế Tuấn đã nhiều lần đến nhà thuyết phục anh Vươn nhưng không được. Như vậy có thể anh ta đã thấu hiểu tình cảnh khốn cùng bị dồn vào chân tường của Đoàn Văn Vươn . Sau khi bị điều đi làm”bia đỡ đạn” trong trận chiến cưỡng chế mà chỉ ở Việt Nam mới có và ngày càng phổ biến , Tuấn đã nghe, đã đọc không biết bao nhiêu bài báo, bao nhiều lời ta thán về những sai trái của chính quyền Hải Phòng từ xã đến huyện, đến tỉnh , rồi gia đình vợ con trách móc …đã làm cho anh tỉnh ra : Thức tỉnh, phản tỉnh hay cảnh tỉnh . Và khi được dịp phát biểu trước Tòa án cũng là trước đồng bào cả nước và dư luận quốc tế, anh đã dám nói lên một phần sự thật, đã dám bảo vệ công lý
Phát biểu của Vũ anh Tuấn như một “cái tát”(ý của Luật sư Trần Đình Triển) vào ý đồ xử án” bỏ túi “ mà báo Đảng đã răn đe : mức hình phạt từ 12 năm đến chung thân !
Tôi đánh giá rất cao hành động của Vũ Anh Tuấn . Ngày  mai dù Tòa có công bố xử phạt anh em nhà Vươn mấy năm tù- mức tù không đúng với bản luận tội “giết người” “thi hành công vụ”- thì hãy coi trong đó có sự đóng góp của Vũ Anh Tuấn và những anh em công an , bộ đội bị thương đã không yêu cầu một người nông dân nghèo phải bồi thường thiệt hai khi lỗi của họ do chính chính quyền gây ra mà họ chỉ là những con tốt thí thân
Việc làm của anh công an Vũ Anh Tuấn phải chăng cũng là lời cảnh tỉnh cho những đồng đội khác của anh đang phải mặc giáp sắt đi đàn áp người  nông dân ở Văn Giang, ở Dương Nội, ở Vụ Bản khi họ kiên quyết bám trụ giữ đất ruộng, mồ mả của cha ông để lại ,ở Vĩnh Yên khi người dân dùng chiếc quan tài trong đó có người thanh niên xấu số lao vào đám cảnh sát các sắc phục “đông như quân Nguyên”  như một chiếc xe tăng . Hay là nhẫn tâm giải tán bắt lên xe tải các dân oan ở vườn hoa Lý Tự Trọng …Dù  sắt đá đến đâu, trong mỗi con người cũng có một trái tim, một gia đình, một người cha, người mẹ, người vợ và những đứa con  mà họ luôn tin ở luật nhân quả”ở hiền gặp lành”
Từ chuyện anh công an Vũ Anh Tuấn miên man nghĩ đễn chuyện ông cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc khi “tự nguyện” lên tivi phủ định chuyện mình được cử và vui vẻ làm trưởng đoàn đế gặp Ban sửa đổi hiến  pháp trao cái kiến nghị 72.
Tại sao ông Lộc lại làm thế. Ông có còn trẻ người non dạ gì. Đã dấn thân vô con đường tranh đấu tức là ông đã phản tỉnh, xét lại tư tưởng của mình để tìm những sai lầm , ông thừa biết là sẽ có nhiều  nguy cơ đến cho bản thân mình cũng như gia đình mình . Vậy mà giữa đường đứt gánh. Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Đình Lộc đã chấm hết. Lịch sử Việt nam sẽ nhanh chóng quên tên ông bởi vì đã không cảnh tỉnh thì thôi , đừng có nửa vời .
Xa hơn chút nữa, cách đây ba năm sau khi về hưu, cựu Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã có bài viết rất hay trên Việt Nam net lúc đó Nguyễn Anh Tuấn còn làm Tổng biên tập . Bằng lí luận sâu sắc và thực tiễn đầy mình, ông –người đầu tiên ở Việt Nam chỉ ra rằng, đã dám nói rằng  Đảng Cộng sản Việt Nam đã “lỗi hệ thống”và muốn thay đổi thì phải sửa lỗi hệ thống . Nguyễn Văn An đã bước theo con đường mà Trần Xuân Bách trước đó đã lựa chọn, thay vì thực hiện chế độ độc  đảng , ông chủ trương đa nguyên đa đảng và Tam quyền phân lập. Một cán bộ cao cấp  của Đảng thuộc cấp tứ trụ triều đình  dám nói những điều như thế công khai trên công luận là một sự cảnh tỉnh, phản tỉnh hay thức tỉnh đều đúng cả. Nó có tiếng vang rất lớn cho dù ông đã rời bỏ mọi chức quyền . Nhưng tiếc thay cũng như Nguyễn Đình Lộc, sau khi được “các đồng chí” góp ý, ông đã “im như thóc” từ ngày đó
Lịch sử Việt Nam rồi cũng nhanh chóng quên tên ông như Nguyễn Đình Lộc vì cuối cùng con người ta cũng đành  hy sinh đời bố  để củng cố đời con mà thôi.
Lịch sử rồi cũng quên tên viên công an Vũ Anh Tuấn , nhưng lịch sử sẽ ghí nhớ mãi mãi người anh hùng nông dân Đoàn Văn Vươn . Trước Tòa án cường quyền  , anh vẫn luôn khẳng định mình vô tội . Đấy mới là khí phách người nông dân Việt nam chân chính.
(Quê Choa)

Chiều nay tuyên án ông Đoàn Văn Vươn

Công tố viên viện dẫn tối đa các tình tiết có lợi để giảm nhẹ cho 6 bị cáo. Được xác định là người chủ mưu, tổ chức, bị cáo Đoàn Văn Vươn chỉ bị đề nghị 5 đến 6 năm tù, thấp hơn nhiều so với khung hình phạt.
Ba bị cáo được đề nghị án treo
Sáng 4/4, ngày thứ ba xét xử vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại khu vực Cống Rộc (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng), kiểm sát viên Bùi Đăng Dung (đại diện Viện KSND Hải Phòng giữ quyền công tố tại tòa) đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với 6 bị cáo.
Theo đó, 4 bị cáo bị truy tố về tội giết người với mức án như sau: Đoàn Văn Vươn 5 đến 6 năm tù, Đoàn Văn Quý 4 năm 6 tháng đến 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù; riêng Đoàn Văn Vệ được đề nghị án treo, từ 24 đến 30 tháng.
Hai bị cáo bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ cũng đều được đề nghị hưởng án treo, gồm Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) 18 - 24 tháng, Nguyễn Thị Thương (43 tuổi, vợ ông Vươn) 15- 18 tháng. Các bị cáo không phải bồi thường vì các bị hại đã rút yêu cầu.
Căn cứ đề nghị các mức án thấp hơn nhiều so với khung hình phạt, theo công tố viên, do các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, hậu quả chết người chưa xảy ra, phạm tội chưa đạt...

Kiểm sát viên Bùi Đăng Dung khẳng định đủ căn cứ truy tố các bị cáo
Kiểm sát viên Bùi Đăng Dung khẳng định đủ căn cứ truy tố các bị cáo.
Không phải “vượt quá giới hạn phòng vệ”

Cũng theo công tố viên, việc truy tố các bị cáo theo những tội danh trên có đủ cơ sở. Do không đồng tình với việc thu hồi đất, bị cáo Đoàn Văn Vươn nhiều lần bàn bạc với các bị cáo khác nhằm chuyển từ tranh chấp hành chính sang hình sự. Các bị cáo đều là người thân trong gia đình nên mọi việc được bàn bạc, lên kế hoạch cụ thể.
Trước đó, trong phần xét hỏi, có ý kiến cho rằng hành vi của các bị cáo chỉ là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, do phản ứng với quyết định thu hồi đất trái pháp luật. Tuy nhiên, công tố viên cho rằng, quan điểm này không phù hợp. Các bị cáo đã dùng mìn, súng nhằm tước đoạt sinh mạng của người khác. Bị hại là chiến sĩ công an, quân đội thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, thực hiện đúng công vụ của mình, không có mâu thuẫn với các bị cáo, không biết quyết định cưỡng chế đúng hay sai.
“Hậu quả không chết người là ngoài ý muốn của các bị cáo”- kiểm sát viên Bùi Đăng Dung phát biểu. Ông Dung cũng bác bỏ một số lời khai của các bị cáo tại tòa nói bị ép cung, mớm cung, mắt kém không đọc được cáo trạng...
Bảo lưu quan điểm truy tố
Bước sang phần tranh tụng, luật sư Nguyễn Việt Hùng (bảo vệ cho các bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý) tiếp tục cho rằng việc bị cáo Quý nổ mìn, bắn súng chỉ là “cảnh báo” đoàn cưỡng chế khi đi vào khu đất của mình... Luật sư Hùng cũng cho rằng không có căn cứ buộc tội bị cáo Vươn và Quý giết người, vì nguyên nhân họ chống đối đoàn cưỡng chế bắt nguồn từ các quyết định trái pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.
Nói lời sau cùng, bị cáo Đoàn Văn Vươn xin gửi lời cảm ơn đến các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ông Vươn cũng bày tỏ hành vi vi phạm pháp luật của mình là do phẫn uất trước các quyết định thu hồi, cưỡng chế trái pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng. “Tôi không chấp nhận tội danh giết người, đề nghị HĐXX chuyển sang hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” – ông Vươn nói.
Các luật sư bảo vệ cho bị cáo cùng đưa ra một số quan điểm khác như: Nhiều vật chứng, nhân chứng không được triệu tập đến tòa để làm rõ các tình tiết vụ án; tính chất “công vụ” của các bị hại không có, vì họ thực hiện quyết định trái pháp luật... Ông Vươn và các bị cáo khác cũng chỉ thừa nhận hành vi, không chấp nhận tội danh bị truy tố.
Ngược lại, luật sư Dương Văn Thành (bảo vệ 5 bị hại là cán bộ công an huyện Tiên Lãng) khẳng định, trong vụ việc này các thân chủ của ông đang thực thi công vụ nên phải được pháp luật bảo vệ. Các hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm.
“Không thể dùng súng, mìn để giải quyết các mâu thuẫn mà phải xử lý theo trình tự pháp luật. Hành vi của ông Vươn và người thân rất nguy hiểm đến tính mạng người khác” - luật sư Thành nói. Cùng với việc chỉ ra những tình tiết tăng nặng, ông Thành cũng đề nghị HĐXX xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ cho nhóm bị cáo.
Chiều cùng ngày, đại diện Viện Kiểm sát đã đối đáp lại ý kiến các luật sư đưa ra, bảo lưu quan điểm truy tố các bị cáo về tội danh giết người và chống người thi hành công vụ.
Dự kiến chiều nay (5/4), HĐXX tuyên án.
Lam Khê
(Tiền phong)

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Bí ẩn đặc nhiệm Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam

Với nhiều người Mỹ, vai trò của các cố vấn Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam mãi là điều bí ẩn. Bởi họ không tin khả năng của người Việt Nam lẫn sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô đối với Việt Nam.

Sự cần thiết của viện trợ và cố vấn Liên Xô
Không lâu sau khi phát-xít Đức đầu hàng ở châu Âu, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, đã được công bố thành lập. Sự thành lập quốc gia công nông đầu tiên ở châu Á, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cơ bản đã thay đổi tình hình địa chính trị trong khu vực. Trong khi đó, người Pháp không có ý định rời bỏ khu vực cựu thuộc địa. Không lâu sau một cuộc chiến tranh mới và đẫm máu đã nổ ra.
Quân đội Anh do Tướng Gracie chỉ huy đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp quay lại thuộc địa cũ, thay vì hứa sẽ trợ giúp giải giáp quân Nhật. Các nước đồng minh công khai vi phạm các quy định của Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó nói rằng, tất cả các nước đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát-xít sẽ nhận được sự tự do mà họ mong đợi.
Tuy nhiên, vào thời gian này Việt Nam đã cho thấy một sự gia tăng đáng kinh ngạc của tinh thần yêu nước, và thực dân Pháp đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ chính phủ Pháp đã buộc phải đồng ý ký Hiệp định Geneva.
Theo sáng kiến của Liên Xô, cuối tháng 4/1954 tại Geneva đã diễn ra lễ ký văn kiện công nhận độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia, và khôi phục hòa bình tại khu vực. Kết quả, Việt Nam tạm ngăn cách bởi ranh giới vĩ tuyến 17.
Nếu như Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo có uy tín thực sự, có sự ủng hộ của đại đa số nhân dân Việt Nam, và được các nước XHCN hỗ trợ, thì Ngô Đình Diệm đơn giản chỉ là con rối tầm thường của phương Tây. Không lâu sau đó Diệm cũng bị mất đi sự ủng hộ vốn rất ít ỏi trong dân chúng và phải đối phó với cuộc chiến tranh du kích quy mô lớn trên toàn lãnh thổ miền Nam.
Những diễn biến nêu trên cho thấy kế hoạch bầu cử dân chủ như đã định tại Hội nghị Geneva sẽ bất lợi đối với phương Tây, bởi chiến thắng của Hồ Chí Minh là không thể đảo ngược. Ngay sau đó Mỹ can thiệp vào tình hình, tuy nhiên một cuộc chinh phục thần tốc đất nước này như ý đồ của Wasington đã không diễn ra.
Lãnh thổ miền Nam của Việt Nam gần như hoàn toàn được bao phủ bởi rừng rậm, tạo điều kiện cho lực lượng du kích dễ dàng ẩn náu. Những hành động quân sự quen thuộc và hiệu quả ở châu Âu đã không áp dụng được ở đây, trong khi chính quyền miền Bắc cung cấp hỗ trợ đáng kể cho du kích địa phương.
Sau sự cố “Vịnh Bắc Bộ” Không quân Mỹ ném bom miền phá hoại Bắc Việt Nam. Những “Bóng ma màu đen” (Phantom) dội từng đợt bom xuống Hà Nội, phá hủy các mục tiêu quân sự và gây tác động tâm lý lớn đối với dân chúng. Lúc này hệ thống phòng không ở miền Bắc gần như không có, và người Mỹ nhanh chóng cảm thấy đắc ý khi không bị trừng phạt vì những tội ác.
Trong bối cảnh như vậy sự giúp đỡ từ phía Liên Xô cần phải tiến hành ngay không chậm trễ.
Người Mỹ đinh ninh giao chiến với Quân đội Liên Xô
Ngoài vũ khí, Liên Xô còn gửi đến Việt Nam cả những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quân sự cũng nhưng dân sự. Điều này làm người Mỹ lo ngại thực sự.
Để minh họa cho sự lo ngại đó, các nhà làm phim Mỹ đã thực hiện bộ phim "Rambo". Trong đó, các đạo diễn Mỹ đã "đưa ra ánh sáng" những trận chiến khốc liệt giữa các "anh hùng" của họ và "những tên côn đồ khét tiếng" của lực lượng đặc biệt Nga. (*)
Trên thực tế, các chuyên gia và cán bộ Liên Xô có mặt ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu tham gia đào tạo sĩ quan Việt Nam và dạy cách sử dụng vũ khí trang thiết bị quân sự của Liên Xô.
Trái ngược với mong đợi của người Mỹ, mà theo dự báo của họ, công việc đào tạo của chuyên gia Liên Xô đạt được kết quả phải mất ít nhất một năm. Người Việt Nam chỉ mất 2-3 tháng đã có thể làm chủ trang thiết bị quân sự do Liên Xô viện trợ và sử dụng các vũ khí mới đó chống lại người Mỹ.
Điều này dẫn đến sự nghi ngờ lớn trong quân đội Mỹ, họ cho rằng chuyên gia Liên Xô tham trực tiếp vào cuộc chiến, và rằng những phi công đối phương đang đối đầu với họ trên bầu trời không phải là những người Việt Nam mà là những phi công Xô-viết.
Nhóm chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam năm 1966. Ảnh: Internet
Chuyên gia Liên Xô và các học viên Việt Nam. Ảnh: Internet
Các chuyên gia Liên Xô xem xét mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày 23/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.
Không thể phủ nhận rằng người Mỹ có lý do để không tin tưởng vào sự đảm bảo của Liên Xô rằng, các chuyên gia quân sự chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực tế là phần lớn dân số của miền Bắc Việt Nam vừa mới được xóa mù chữ. Những khó khăn kinh tế thời hậu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hạ thấp thể lực của đa số dân chúng. Ngay cả sức lực tối thiểu của sự chịu đựng và sức mạnh ở nam giới bình thường cũng yếu. Theo đánh giá, thanh niên chỉ có thể cầm cự được trong vòng 10 phút chiến đấu với kẻ thù. Về kỹ năng trong việc thử nghiệm trên máy móc hiện đại là hoàn toàn không có.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, có hơn 10.000 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô đào tạo quân sự và kỹ thuật - công nghệ quân sự hiện đại. Theo các đánh giá khác nhau, viện trợ hữu nghị cho Việt Nam tiêu tốn của ngân sách Liên Xô từ 0,5-2 triệu USD/ngày.
Đứng trước nhiều khó khăn này, trong năm đầu tiên của cuộc đối đầu bằng không quân miền Bắc Việt Nam (1964-1965) đã tiêu diệt một phần lớn số máy bay quân sự của Mỹ. Máy bay MiG đã giành được khả năng cơ động cao hơn trước những “bóng ma” huyền thoại của Không quân Mỹ, họ đã tấn công chớp nhoáng gây thiệt hại vào đội hình bay của quân đội Mỹ và trốn tránh thành công sau vụ tấn công.
Hệ thống phòng không là thách thức thật sự với Không quân Mỹ vì chúng được đặt dưới vỏ bọc của rừng rậm nhiệt đới, do đó, phần lớn máy bay ném bom Mỹ đã bị bắn rơi. Ngoài ra, công tác tình báo đã hoạt động thành công, thông báo kịp thời và trước thời hạn về những phi vụ xuất kích của máy bay đối phương.
Người Mỹ đánh giá, toàn bộ hệ thống phòng không của miền Bắc Việt Nam khi đó không cho phép bất kỳ máy bay tiêm kích nào qua mặt, đã được Liên Xô xây dựng, thông qua các cố vấn Liên Xô.
Đúng là đối với những cố vấn Liên Xô, những tháng đầu tiên ở Việt Nam là vô cùng căng thẳng. Điều kiện khí hậu khác nhau, xuất hiện các căn bệnh lạ, côn trùng gây phiền nhiễu không phải là vấn đề chính trong thực hiện nhiệm vụ của họ. Việc đào tạo các đồng chí Việt Nam không hiểu tiếng Nga diễn ra bằng cách “cầm tay chỉ việc”, bởi vì không phải lúc nào cũng có sự giúp đỡ của thông dịch viên, một lực lượng thiếu hụt nghiêm trọng vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Xô không trực tiếp tham gia chiến đấu, vì họ có số lượng rất ít, và có "giá trị lớn" và không được phép đem ra đánh đổi trong bất kỳ trận chiến nào. Theo hồi ký của các cựu Liên Xô, họ thậm chí không có vũ khí cá nhân của mình.
Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Mỹ nghiêm cấm việc bắn tàu và phương tiện vận tải của Liên Xô, bởi hành động như vậy có thể kích động một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Số vũ khí phòng không kể trên đến được với Hà Nội cũng là một kỳ tích, bởi trên suốt quá trình vận chuyển đã phải trải qua các vụ đánh bom ác liệt của Không quân Mỹ và cả sự dòm ngó của Trung Quốc.
Xua tan những nghi ngờ
Có ý kiến cho rằng, Liên Xô đã viện trợ cho Hà Nội những vũ khí đã lỗi thời. Điều này hoàn toàn là bịa đặt. Theo ý kiến của ông Nikolay Koliesnik, cựu trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, những máy bay tiêm kích hiện đại nhất MiG-21 và cả hệ thống tên lửa đất đối không Dvina - những vũ khí, mà theo xác nhận của chính người Mỹ, ở thời điểm đó là đáng sợ nhất hành tinh.
Ông Kolesnik cũng đặc biệt nhấn mạnh trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia Liên Xô được gửi sang Việt Nam, đồng thời cũng đánh giá cao tính kiên trì của người Việt trong việc học tập làm chủ vũ khí cũng như nắm vững khoa học quản lý nhanh nhất có thể.
Trong chiến tranh chống Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều xe tăng các loại từ T-34 đến T-54. 2.000 xe tăng, 700 máy bay cơ động, 7.000 súng cối, cùng hơn 100 trực thăng, như là một nguồn viện trợ không hoàn lại và hữu nghị với Việt Nam.
Xe bọc thép BTP-60PB được Liên Xô viện trợ.
Pháo tự hành Su-100 quân đội Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử quân đội Việt Nam lần đầu tiên đã được Liên Xô viện trợ tổ hợp phòng không tự hành ZSu-23-4-Shilka hiện đại nhất thế giới vào thời điểm đó.

Chính quyền Mỹ biết rõ có sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc Việt Nam, nhưng tất cả các chuyên gia, gồm cả chuyên gia quân sự, đều bắt buộc phải mặc trang phục dân sự, tất cả giấy tờ tùy thân của họ đều bị giữ lại ở Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, và cả đích đến cuối cùng của “chuyến công tác” của mình, họ cũng chỉ được biết vào phút chót. Yêu cầu về tính bí mật được người ta giữ kín cho đến khi chuyên gia Liên Xô rút khỏi Việt Nam, số liệu chính xác và tên tuổi của những người tham gia đã không được tiết lộ cho đến thời gian gần đây.
Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.
(*) Tất cả sự sợ hãi trước những người lính đặc nhiệm Liên Xô được tập trung thể hiện trong bộ phim "Rambo", như một cách để thuyết phục các chính trị gia Mỹ về cái gọi là "sự dính líu của Liên Xô ở Việt Nam". Thế nhưng, nếu tính ra, số quân nhân Liên Xô đến Hà Nội chỉ bằng khoảng 6/1.000 so với quân số Mỹ (chưa kể thêm 4.000 nhân viên gắn mác dân sự ở Nam Việt Nam). Rõ ràng sự sợ hãi được đề cập trong bộ phim "Rambo" chỉ là sự phóng đại.
Chưa có sự xác nhận chính thức nào của các bên về việc có hay không sự hoạt động của các toán lính biệt kích đặc nhiệm Liên Xô chống lại Quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Trong khi trên một số mạng của Nga cũng có đề cập đến một số hoạt động của lực lượng biệt Liên Xô ở đây, tuy nhiên lượng thông tin rất ít ỏi. Đó là chiến dịch đánh cắp 1 trực thăng Mỹ Cobra tại Khe Sanh năm 1962 và một số hoạt động ở khu vực Tây Ninh.
Nếu tin vào những câu chuyện huyễn hoặc về những người Bolshevik với súng máy, ẩn nấp trong rừng rậm và tấn công lực lượng dân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ngày càng được phổ biến ở Hoa Kỳ, thì có thể kết luận rằng chỉ có 10.000 hay 11.000 binh sĩ Liên Xô chiến thắng trước đội quân nửa triệu người của Mỹ?
Danh Nguyễn
(Đất Việt)

Động thái mạnh mẽ của đảng: Việt Nam phải làm những gì để chiếm lĩnh Biển Đông? 

(cái này hình như copy bên VHNA?)


Lời tòa soạn: Trong vài năm trở lại đây, vấn đề Biển Đông luôn được các độc giả trong và ngoài nước quan tâm. Ngày càng nhiều các học giả đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam với vùng biển này cũng như đưa ra những nghiên cứu, lập luận của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Chùm bài viết của tiến sĩ Đặng Xuân Phương, Vụ trưởng, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đề cập một cách toàn diện từ vị trí địa lý, điều kiện vật chất, quy mô lãnh thổ, quy mô dân số, đặc điểm dân tộc tới đặc điểm thể chế Nhà nước, để xem xét vấn đề của Việt Nam với Biển Đông (trên cơ sở vận dụng quan điểm lý luận về các thành tố địa – chiến lược cốt yếu đã góp phần tạo ra sự hưng thịnh của các cường quốc trên biển mà A. F. Mahan [1840-1914], một chiến lược gia hải quân người Mỹ đã nghiên cứu, đề ra vào cuối thế kỷ XIX).

Vietnam+ trân trọng gửi tới độc giả chùm bài viết "Luồng gió mới để Việt Nam thành 'quốc gia mạnh về biển'," thể hiện quan điểm nghiên cứu của tác giả.
Bài 3: Việt Nam phải làm những gì để chiếm lĩnh Biển Đông?
Bên cạnh yêu cầu sớm hình thành học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển và quy hoạch lại toàn bộ không gian lãnh thổ, Việt Nam nhất thiết phải nhanh chóng xây dựng tuyến đường sắt mới xuyên trục Bắc-Nam, xác định lại vị trí trọng yếu làm cảng biển quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
“Hải-lục” phải hợp nhất
Nhận thức được vai trò quan trọng của biển Đông, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (2/2007) và Luật Biển Việt Nam 2012 là hai văn bản do cấp quyết sách cao nhất của đất nước thông qua, đề cập trực tiếp và toàn diện về chính sách biển của Việt Nam.
Trong thập kỷ đầu tiên vừa qua của thế kỷ XXI, vấn đề biển, hải đảo đã được chú trọng xem xét trong các loại quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và trung hạn. Tuy vậy, kết quả lại cho thấy một sự nghi ngờ về tính khả thi và hiệu quả kinh tế-xã hội của các loại quy hoạch.
Tuy có nhiều ý kiến, song đến nay vẫn chưa có một câu trả lời xác đáng về “thế trận” ra biển của Việt Nam trong khi áp lực an ninh trên biển Đông đang tăng nhanh.
Nhìn vào bức tranh đã phân tích (ở các bài trước), có thể nhận định rằng, tình thế của Việt Nam đối với cục diện trên Biển Đông có thể nói là khá bất lợi. Song, sự bất lợi trên thực tế còn có thể lớn hơn nữa, khi hiểu rằng: lãnh thổ Việt Nam trên đất liền là cả một đới bờ lớn, nơi chịu tác động qua lại các yếu tố từ cả đại dương lẫn lục địa.
Để phát triển đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phải xây dựng được học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển một cách hoàn chỉnh. Học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển không đơn thuần là một bản tập hợp của các loại tư duy quản lý theo ngành lĩnh vực hay tư duy vùng miền, địa phương, có nghĩa là vẫn áp dụng tư duy quản lý “cắt khúc” của đất liền vào mà luôn phải xuất phát từ tính toàn cục cả về không gian lẫn về thời gian của đối tượng quản lý.
Trước hết, để khắc phục hạn chế về hình thể đất nước trên đất liền thuộc dạng “nhà siêu mỏng nằm bên xa lộ,” trong quản lý lãnh thổ cần phải luôn nhất quán cách tiếp cận quản lý tổng hợp dựa trên quan niệm Việt Nam là một quốc gia “lưỡng phần lãnh thổ,” bao gồm phần đất (lục) và phần biển (hải).
Với quan niệm như trên, việc tổ chức không gian toàn lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải theo phương châm “hải-lục hợp nhất”. Mọi tính toán và hành động mang tầm vĩ mô trên đất liền đều phải nghĩ đến tác động của nó đối với biển và ngược lại.
Tiếp theo cần cân nhắc điều chỉnh chức năng kinh tế-quốc phòng của từng vùng miền. Ví dụ như Đông Nam Bộ cần tăng tốc đầu tư, phát triển công nghiệp tàu thuỷ và kinh tế cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế để trở thành đầu mối thương mại và vận tải của toàn khu vực Đông Nam Á; Duyên hải miền Trung nên giảm bớt số khu kinh tế ven biển, số dự án cảng biển để chú trọng vào một số ngành kinh tế đã định hướng như du lịch biển, nghề cá…
Cuối cùng, để nâng cao năng lực quy hoạch phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng-an ninh và điều phối chính sách biển (bao gồm cả vùng bờ), cần nghiên cứu tổ chức lại theo hướng chỉ nên có duy nhất một Uỷ ban quốc gia về các vấn đề biển, hải đảo do Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đứng đầu.
Cần xác định cảng biển trọng yếu
Trên thực tế, muốn phát triển hướng Biển thì con đường lưu thông là vô cùng quan trọng. Năm 2010, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đã bị “bác” bởi lo sợ nguy cơ lún sâu hơn vào món nợ khổng lồ, hiệu quả kinh tế thì mơ hồ trong khi còn biết bao vấn đề thực tiễn cấp bách của đời sống nhân dân cần phải giải quyết.
Tuy nhiên, vấn đề đường sắt không chỉ là câu chuyện phục vụ hành khách, mà nó sẽ là một dự án quan trọng, phá vỡ thế cô lập, chia cắt làm nhiều khúc ở Miền Trung, Tây Nguyên, mở đường cho phát triển kinh tế biển.
Về cảng, chúng ta cần nói đến tầm quan trọng của dự án Cảng Vân Phong (Khánh Hoà) trong mối quan hệ với chiến lược biển của Việt Nam. Mặc dù có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để làm cảng nước sâu nhưng nếu không có mặt bằng không gian đủ rộng để phát triển đô thị ăn theo và không có đường giao thông thông thoáng để kết nối nhanh chóng với các vùng khác hoặc xuyên được sang Campuchia và Thái Lan thì tiền đồ của Cảng này liệu có mấy khả quan?
Trong hệ thống cảng biển ở khu vực phía Nam, có lẽ cần quan tâm hơn đến Cảng Thị Vải - Cái Mép bởi nó hội tụ đầy đủ hơn các điều kiện để phát triển thành một cảng lớn nhất không chỉ của Việt Nam mà cho toàn khu vực Đông Dương. Cảng này cũng nằm xa hơn về phía Nam, nơi ít có khả năng rủi ro liên quan đến những tranh chấp vũ trang nên có thể coi là điểm đến an toàn và có hiệu quả đối với tàu bè thương mại trên khắp thế giới.
Với việc đặt lại vấn đề như trên, một dự án đường sắt mới cho phép tạo ra sự liên kết với tốc độ nhanh chóng và khả năng vận chuyển hàng hoá lớn giữa các miền của đất nước, lại càng thêm cần thiết.
Nếu đường sắt mới kết nối với Cảng Thị Vải - Cái Mép, nó sẽ là tuyến đường vận chuyển hàng hoá tiện lợi hơn bất tuyến vận tải nào khác kỳ giữa Miền Bắc Việt Nam, Lào và Tây Nam Trung Quốc với các nước Đông Nam Á (trừ Philippines), Trung Đông và Nam Á,  Châu Đại Dương và Nam Mỹ. Có thể thấy rằng, ý nghĩa cực kỳ to lớn của dự án đường sắt lại nằm ở một việc tưởng chừng ít liên quan, đó chính là để đưa Trường Sa gần hơn với đất liền.
Một ví dụ thường được nhắc đến như bài học về tầm nhìn và sự quyết đoán để đưa đất nước tiến lên, đó là quyết định làm tuyến đường (bộ) cao tốc Seoul-Busan của Tống thống Hàn Quốc Park Chung Hee. Dù gặp rất nhiều phản đối, nhưng thực tế đã chứng minh đó là một quyết định đúng đắn, cho phép kết nối 2 trung tâm kinh tế của đất nước, mở đường cho Hàn Quốc trở thành cường quốc.
Sau khi xem xét nguyên nhân và bài học đã qua để trả lời việc tại sao Việt Nam chưa thể tận dụng vị trí ven biển để trở thành một quốc gia có sức mạnh trên Biển Đông, phải hiểu được rằng một dân tộc muốn vươn ra biển, muốn chứng tỏ được sức mạnh trên biển, trước hết cần có tầm nhìn chiến lược, mang tính toàn cục. Ngoài ra, phải có sự quyết tâm, sức bền bỉ rất cao để vượt qua chính mình bằng việc khắc phục được những hạn chế, tồn tại cố hữu./.

Nhìn từ vũ trụ xuống, hình thể toàn đồ đất nước Việt Nam có tính chất đối xứng âm – dương theo trục Tây Bắc-Đông Nam, bám theo dãy Trường Sơn (đoạn từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế) với điểm chính tâm đất nước là Cửa Tùng trên vĩ tuyến 17. Tính chất đối xứng của địa thế đất nước như vậy thể hiện qua một đặc điểm địa lý như:

- Phía Tây Bắc đất nước là phần đất liền ăn sâu vào lục địa. Phía Đông Nam là phần lãnh thổ lồi ra trên biển Đông.


- Phía Tây Bắc có một số hồ thuỷ điện lớn như Lai Châu, Hoà Bình, Thác Bà đối xứng với phía Đông Nam có quần đảo Trường Sa;


- Hà Nội (ở vùng đồng bằng sát núi) đối xứng với Đà Lạt (ở vùng cao nguyên sát biển). Có lẽ do xuất phát từ đặc trưng đối xứng với vùng Đồng bằng sông Hồng như vậy nên đối với Việt Nam, Tây Nguyên có một vị trí đặc biệt chiến lược, cần chăm lo bồi dưỡng nguyên khí quốc gia ở vùng này.


- Yên Tử (núi ăn ra sát biển) - Vân Đồn đối xứng với Thành phố Hồ Chí Minh (biển ăn vào sâu trong đất liền). Đây là các thương cảng có vai trò then chốt các giai đoạn phát triển gắn với biển trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Bài 1: Việt Nam: Người nghèo canh "núi của" tại Biển Đông
Bài 2: Những bất lợi về kinh tế, quân sự ở vùng Biển Đông
(TTXVN)  

Vụ “cầm cố” sổ đỏ Di sản thế giới: CT Quảng Bình: “Mang được sổ đỏ về cũng bị kỷ luật”

Ngày 4/4, liên quan đến vụ 11 sổ đỏ của Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng bị mang đi cầm cố để chạy dự án, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định: “Dù có mang được sổ đỏ về thì ông Lưu Minh Thành, Giám đốc VQG cũng sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật”.
Ông Hoài cho biết, ngày 3/4 ông Lưu Minh Thành đã mang 11 sổ đỏ của VQG về UBND tỉnh báo cáo. Theo đó, ông Thành cho rằng, mình đã thu hồi đầy đủ 11 sổ đỏ về cho VQG theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh.
Tuy nhiên, ông Hoài cũng không khẳng định đó là 11 sổ đỏ thật hay giả, vì đã bị thất lạc quá lâu nên cần có sự giám định của cơ quan chức năng, mà trước hết là Sở Tài nguyên Môi trường.

Một góc Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Như Châu
Một góc Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Như Châu
Trong khi đó, mới đây, một tờ báo cho đăng bài: “Xác minh tin đồn sổ đỏ Vườn Quốc gia bị cầm cố”, dẫn lời ông Lưu Minh Thành cho rằng, không có chuyện cầm cố mà đó chỉ là “tin đồn”.
Ông Thành được nói đến như một người trong sáng, có công trong việc tìm nguồn vốn cho VQG. Bên cạnh đó, ông Trương An Ninh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cũng được tờ báo này dẫn lời: “Nếu nói ông Lưu Minh Thành, Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mang sổ đỏ đi cầm cố thì đúng là nhầm lẫn khái niệm. Phải hiểu thế nào là cầm cố và thế nào là tìm kiếm dự án trong câu chuyện này”.
 “Tôi thấy có lỗi với lãnh đạo tỉnh trong quản lý hồ sơ, giấy tờ của đơn vị còn sơ hở, để cho kẻ xấu lợi dụng”
Ông Lưu Minh Thành
Trong khi đó, tại văn bản báo cáo của ông Lưu Minh Thành lên UBND tỉnh trong vụ thất lạc 11 sổ đỏ mà Tiền Phong nêu, đề ngày 29/3/2013, ông Thành thừa nhận toàn bộ hành vi sai trái của mình và thành khẩn nhận lỗi: “Tôi thấy có lỗi với lãnh đạo tỉnh trong quản lý hồ sơ, giấy tờ của đơn vị còn sơ hở, để cho kẻ xấu lợi dụng. Kính báo cáo UBND tỉnh và xin kính đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan điều tra Công an tỉnh, điều tra thu hồi lại sổ đỏ cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng”
Trả lời PV Tiền Phong qua điện thoại ông Trương An Ninh cho rằng: Những thông tin trong bài “Xác minh tin đồn sổ đỏ vườn quốc gia bị cầm cố” hoàn toàn bịa đặt. Vị phóng viên của tờ báo nọ không hề đăng ký làm việc với ông và ông không hề có một phát ngôn nào như thế liên quan đến vụ 11 sổ đỏ của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng bị mang đi cầm cố.
“Sau khi tôi đọc báo, thấy mình bị dẫn lời mà mình không phát ngôn, tôi rất bực và đã trực tiếp điện thoại cho phóng viên để phản ứng. Anh này nói xin lỗi tôi, thông cảm, vì bài đưa lên rồi gỡ xuống không được” - ông Ninh nói.
Ông Ninh nêu rõ quan điểm: Hành vi của ông Thành là trái nguyên tắc quản lý Nhà nước khi giao sổ đỏ cho người khác mà không hỏi ý kiến UBND tỉnh Quảng Bình.
Trong lúc tỉnh đang tập trung để giải quyết dứt điểm vụ việc, ông là người phát ngôn cho UBND tỉnh Quảng Bình lại bị dẫn lời sai. Ông Ninh cho biết, sẽ có văn bản phản ứng phóng viên và tờ báo nói trên, đồng thời yêu cầu đính chính.
Bình luận về nội dung bài báo bịa đặt nói trên, ông Nguyễn Hữu Hoài nói: “Đồn gì nữa, bây giờ anh lấy sổ đỏ của Vườn giao cho một cá nhân, một tổ chức mà họ không có trách nhiệm, không liên quan đến Nhà nước là anh sai rồi”.
Ông Hoài khẳng định: Hành vi của ông Thành cần được xử lý, kiểm điểm. Tuy nhiên, ông Thành là cán bộ thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nên Tỉnh ủy sẽ xem xét xử lý trước về mặt đảng, sau đó chính quyền sẽ thực hiện các bước tiếp theo.

Hoàng Nam
(Tiền phong)

Ăn những gia vị này, bạn sẽ không ung thư

Những cây gia vị này rất gần gũi thân thuộc vậy mà nó có tác dụng tránh ung thư, kìm hãm tế bào ung thư đến không ngờ.
Chế độ ăn uống rất quan trọng giúp bạn tránh được căn bệnh ung thư. Thậm chí, khi bị ung thư rồi, ăn uống phối hợp với phương pháp điều trị tốt sẽ giúp người bệnh duy trì được cuộc sống lâu dài.
Tư vấn cao cấp phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa ung thư,  Tiến sĩ B. Niranjan Naik (người Ấn Độ) và nhà dinh dưỡng lâm sàng cao cấp, Fortis La Femme, Shipra Saklani Mishra khẳng định những gia vị này rất tốt nhằm chống lại căn bệnh ung thư.

Ăn những gia vị này, bạn sẽ không ung thư
Ăn những gia vị này, bạn sẽ không ung thư
Ăn những gia vị này, bạn sẽ không ung thư
1. Nghệ: Đây là vua của các loại gia vị khi nói đến việc đối phó với bệnh ung thư. Ngoài ra, nó còn có màu sắc bắt mắt khi bạn chế biến những món ăn. Với người Việt Nam, có thể cho nghệ vào thịt để kho, nấu canh cá, ướp móng giò…
Nghệ có chứa Curcumin polyphenol, thành phần này được chứng minh lâm sàng là làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư gây ra bệnh ung thư vú, khối u não, ung thư tuyến tụy và bệnh bạch cầu…
Nghệ giúp loại bỏ các tế bào sinh sản ung thư mà không gây ra mối đe dọa đối với sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh khác. Trong trường hợp của xạ trị và hóa trị liệu thông thường, các tế bào xung quanh trở thành một mục tiêu bổ sung cho các tế bào ung thư. Do đó, các tác dụng phụ là cả tế bào khỏe cũng bị tiêu diệt.
2. Cây thì là: Loại cây này vừa mang lại chất dinh dưỡng vừa có chất chống oxy hóa. Các tế bào ung thư sẽ phải chịu thua trước rau thì là. 'Anethole', một thành phần chính của cây thì là chống lại và hạn chế các hoạt động dính và xâm lấn của các tế bào ung thư. Nó ngăn chặn các hoạt động quy định enzyme đằng sau nhân tế bào ung thư.
3. Nghệ tây: Thành phần chất dicarboxylic axit tự nhiên được gọi là 'Crocetin'. Chất này chống ung thư chính trong nghệ tây. Nó không chỉ ức chế sự tiến triển của bệnh mà còn làm giảm kích thước của khối u. Mặc dù nó là gia vị đắt tiền nhất trên thế giới nhưng khi bỏ tiền ra, bạn sẽ không phải hối tiếc.
Bột nghệ tây là loại gia vị đắt tiền nhất, mỗi một pound bột nghệ tây có giá 2.000 USD. Những bông hoa nghệ tây được hái bằng tay và phải hàng ngàn bông hoa như thế mới lấy được 1 kg bột nghệ nguyên chất. Bột nghệ có vị đắng, sắc vàng tươi hoặc đỏ dùng để nhuộm thực phẩm và làm tăng hương vị cho món ăn.
4. Thì là Ai Cập (Cuminum cyminum) là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ miền đông khu vực ven Địa Trung Hải tới Đông Ấn.
Nó là một loài cây thân thảo sống một năm, cao khoảng 30–60 cm, với thân cây tạo các nhánh nhỏ, dài khoảng 20–30 cm. Lá dài 5–10 cm, là dạng lông chim hay lông chim kép, với các lá chét nhỏ như sợi chỉ. Hoa nhỏ, màu trắng hay hồng, mọc thành các tán. Quả là dạng quả bế hình trứng hay hình thoi, dài 4–5 mm, chứa một hạt. Hạt của thì là Ai Cập là tương tự như hạt của thì là, nhưng nhỏ hơn và sẫm màu hơn.
Bột thì là Ai Cập cũng có thể dùng để nêm nhiều món ăn, do nó làm giảm độ ngọt tự nhiên của các món ăn này. Thông thường nó hay được thêm vào các món ca ri và các món ăn kiểu Trung Đông, Ấn Độ, Cuba và Mexico khác. Nó cũng có thể thêm vào salsa để tạo thêm hương vị cho món nước chấm này.
Bột thì là có tính chống oxy hóa, hạt cây này có chứa một hợp chất gọi là 'Thymoquinone' giúp kiểm soát gia tăng của các tế bào gây nên ung thư tuyến tiền liệt.
5. Quế: Phải mất hơn một nửa thìa cà phê bột quế mỗi ngày để giữ cho nguy cơ ung thư. Một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên, quế là một nguồn cung cấp chất sắt và canxi. Hữu ích trong việc giảm phát triển khối u, nó ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới trong cơ thể người. Một số trong những cách hiệu quả bao gồm quế trong chế độ ăn uống của bạn là: Bắt đầu một ngày với một tách trà quế (lá hoặc gói). Mật ong và quế trong ly sữa trước khi đi ngủ.
Ăn những gia vị này, bạn sẽ không ung thư
6. Oregano: là một loại cây thuộc họ bạc hà, được dùng nhiều trong làm bánh Pizza. Oregano khẳng định giá trị của nó như là một chiến binh chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bao gồm các hợp chất chống vi khuẩn, chỉ cần một muỗng cà phê rau oregano có sức mạnh của hai chén nho đỏ. Rau oregano hạn chế sự tăng trưởng của các tế bào ác tính trong cơ thể và hoạt động như một loại thuốc chống lại bệnh ung thư trung tâm.
7. Ớt: Một gia vị đầy hứa hẹn với các đặc tính chống ung thư, tuy nhiên nên hạn chế dùng quá nhiều ớt.
Ớt giúp phá hủy các tế bào ung thư tiềm năng và làm giảm đáng kể kích thước của các tế bào khối u ung thư bạch cầu.
8. Gừng: Gia vị khiêm tốn này lại có tác dụng giúp giảm cholesterol, tăng cường trao đổi chất và tiêu diệt các tế bào ung thư. Dễ dàng thêm vào các món ăn thực vật, các chế phẩm cá và rau trộn, gừng tăng cường hương vị trong nấu ăn. Bạn có thể nhai rau mùi tươi, nếu mùi gừng làm phiền bạn.
Ngoài ra, cây đinh hương, hồi, húng quế, tỏi, mù tạt, lá bạc hà, cây hương thảo cũng chứa thành phần chống ung thư khác.
(VTC)

Tại sao ông Đặng Văn Thành giàu sụ... vẫn bị siết nợ?

Trước khi Ngân hàng Sacombank siết nợ, cựu Chủ tịch Đặng Văn Thành được biết đến như một đại gia với tài sản kếch xù.
Ông Đặng Văn Thành sinh năm 1960, giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank từ ngày 15/7/1995. Tính đến khi thôi chức (2/11/2012), ông Thành đã có 18 năm liên tục là Chủ tịch HĐQT của Sacombank.
Ông Thành khởi nghiệp với công việc kinh doanh phân phối đường cát, mật rỉ, thực phẩm công nghệ và sản xuất kinh doanh cồn. Sau một thời gian, ông gây dựng công ty Thành Thành Công. Năm 1991, ông đã giao công ty cho vợ (bà Huỳnh Bích Ngọc) và chuyển sang lĩnh vực tài chính tín dụng với việc xây dựng Ngân hàng Sacombank. Ông Đặng Văn Thành chính là người có công đưa Sacombank từ quy mô vẻn vẹn 3 tỷ đồng ngày đầu thành lập, lên 10.000 tỷ đồng như hôm nay.
 Các thành viên nổi tiếng của gia đình ông Đặng Văn Thành.

Lĩnh vực kinh doanh của gia đình ông Đặng Văn Thành trải từ ngành mía đường đến tài chính ngân hàng và cả bất động sản. Ông Thành từng là Chủ tịch HĐQT Sacombank, vợ ông bà Huỳnh Bích Ngọc từng là Chủ tịch Bourbon Tây Ninh, hiện nắm cổ phiếu của Công ty Bourbon Tây Ninh, Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương tín Sacomreal và Đường Biên Hòa. 
Con trai lớn của ông Thành là Đặng Hồng Anh, hiện là Chủ tịch Công ty Sacomreal. Con gái Đặng Huỳnh Ức My đang theo nghiệp mẹ trong ngành mía đường và làm Chủ tịch HĐQT Bourbon Tây Ninh, đồng thời làm thành viên HĐQT của Đường Biên Hòa và Tổng giám đốc Thành Thành Công.
 Tài sản trên sàn chứng khoán của gia đình ông Thành - bà Ngọc.

Tính đến ngày 2/11/2012, tổng tài sản của gia đình ông Đặng Văn Thành trên sàn chứng khoán là hơn 1.514,9 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến khối tài sản, cổ phần tại các công ty chưa niêm yết mà mỗi thành viên nhà ông Đặng Văn Thành đang đảm nhiệm các chức vụ trọng yếu, từ chủ tịch đến tổng giám đốc và thành viên HĐQT.

Trong nhiều năm liên tiếp, hai cha con nhà họ Đặng liên tục lọt Top 10 những người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Ngay cả trong năm 2012, khi cổ phiếu Sacombank  bị sụt giảm mạnh, hai cha con ông tiếp tục ở Top 15 người kiếm tiền giỏi nhất trên sàn chứng khoán.

Cũng trong năm này, Sacombank trải qua một cuộc thâu tóm lớn từ nhóm cổ đông "đại gia". Đến tháng 2/2012, cha con ông Đặng Văn Thành bị nhóm cổ đông nắm hơn 51% vốn điều lệ ngân hàng, yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo. Ngày 2/11/2012, ông Thành thôi chức Chủ tịch ngân hàng này. Cùng ngày, thông tin vợ ông Thành - bà Huỳnh Bích Ngọc rời HĐQT Công ty Bourbon Tây Ninh.

Mới đây, thông tin Sacombank "siết nợ" cha con ông Đặng Văn Thành được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, gây xôn xao dư luận. Theo đó, trong báo cáo tài chính riêng năm 2012, được PwC kiểm toán, Sacombank cho biết đã ký thỏa thuận (được phân loại vào tài sản siết nợ) với ông Đặng Văn Thành và con trai ông Đặng Hồng Anh vào ngày 5/12/2012.

Cụ thể, Sacombank đồng ý sử dụng trên 7,4% vốn (tương đương khoảng 80 triệu cổ phiếu STB) do cha con ông Đặng Văn Thành sở hữu để cấn trừ vào các khoản cho vay, đầu tư trái phiếu và khoản phải thu khác với tổng giá trị thỏa thuận gần 1.600 tỷ đồng, theo VnExpress ngày 2/4.

Các khoản cấn trừ này bao gồm, gần 172 tỷ đồng từ công ty Tín Việt; trên 678 tỷ đồng tại Sacomreal; hơn 329 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu Sacomreal; 18 tỷ đồng cho vay Thành Thành Công; khoảng 192 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu Thành Thành Công; hơn 148 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu công ty Đặng Huỳnh; gần 59 tỷ đồng cho vay công ty Thành Ngọc.

Vào ngày 11/12/2012, Sacombank đã ký các biên bản thanh lý với các đối tượng vay hoặc phát hành trái phiếu nêu trên, hạch toán khỏi các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu tương ứng, đồng thời giải chấp các tài sản đảm bảo liên quan.

Theo thỏa thuận này, ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh ủy quyền cho HĐQT được toàn quyền mua, bán định đoạt, sở hữu cổ phiếu Sacombank mà họ nắm giữ.

Nhà băng cũng cho biết, đã thông báo với Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM về thỏa thuận cấn trừ.

Theo tiết lộ từ phía Sacombank, ngoài số nợ trên, ông Thành và gia đình còn phải thanh toán rất nhiều khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư, mua bán bất động sản đã phát sinh trước đó.

Nói về vấn đề này, ông Đặng Văn Thành cho biết trên Tuổi trẻ ngày 4/4, không thể cho rằng đây là siết nợ, vì siết nợ phải là những khoản nợ xấu và việc siết nợ do một bên - ở đây là Sacombank thực hiện. Còn trường hợp này hoàn toàn khác, đó là thỏa thuận giữa hai bên, trong đó Sacombank và sự chủ động của tôi. Các khoản nợ vay của chúng tôi đều có thể chấp, đầy đủ giấy tờ, là nợ trong hạn, được xếp loại A".

Trả lời về thông tin cho rằng, nhóm công ty có liên quan đến gia đình ông Thành đã vay Sacombank 4.000 - 5.000 tỷ đồng, ông Thành cho biết: "Con số đó bao gồm cả những công ty mà HĐQT mới cho là có liên quan đến chúng tôi, cộng lại mới lên như thế. Nhưng theo tôi được biết, khi Sacombank có quan điểm này, họ đã thanh toán. Các khoản nợ vay của chúng tôi tại Sacombank đều còn trong hạn, do vậy Sacombank không thể đòi ngang. Tuy nhiên, do cả hai bên cùng muốn xử lý dứt điểm, vì thế đã chọn cách là dùng cổ phần của chúng tôi tại ngân hàng này để cấn qua".

Ông Thành cho rằng, nhóm cổ đông mới có cách hiểu khác về các khách hàng liên quan đến gia đình ông. "Các công ty bị coi là có liên quan đến gia đình tôi thực chất đều là những công ty cổ phần đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như đường Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh, Ninh Hòa... mà chúng tôi chỉ là cổ đông, không nắm quyền chi phối. Các công ty này có vay nợ và đều trả đúng hạn".

"Theo quan điểm của HĐQT cũ và đã xử lý như thế từ nhiều năm qua thì những công ty đó không liên quan đến chúng tôi. Sau này, HĐQT mới cho là nhóm khách hàng này có liên quan đến chúng tôi, có vấn đề, như thế phải trích lập dự phòng rủi ro. Theo tôi, điều này không có lợi cho bản thân Sacombank cũng như cổ đông của ngân hàng. Và nếu cứ duy trì tình trạng như thế, tôi cũng chẳng thể cộng tác, vì vậy tốt nhất là giải quyết dứt điểm. Nhận thấy không chỉ có cự ly về quan điểm và tôn trọng quan điểm của HĐQT mới, tôi quyết định chủ động để cấn trừ".

Ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho rằng, thông tin cho rằng Sacombank “siết nợ” đối với gia đình ông Đặng Văn Thành là chưa chính xác, do hầu hết các khoản vay này vẫn còn trong hạn. “Việc xử lý số cổ phiếu Sacombank do ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh để thanh toán một số khoản nợ do nhóm công ty thuộc gia đình ông Thành vay tại Sacombank trước đó là theo nguyện vọng của ông Thành”, ông Phú nói.
(Kiến thức)

Hạm đội Nam Hải diễn tập biên đội để chuẩn bị cho xung đột biển Đông?

Hạm đội Nam Hải vừa diễn tập biên đội biển xa với trên 30 khoa mục, được báo Mỹ cho là chuẩn bị cho xung đột biển Đông
Từ ngày 19/3-3/4, biên đội 4 tàu chiến Hạm đội Nam Hải tuần tra, diễn tập trên biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Tân Hoa xã dẫn lời một tướng cấp cao của Hải quân Trung Quốc cho biết, hoạt động huấn luyện ở biển xa mà Trung Quốc không ngừng mở rộng sẽ được tiến hành thường xuyên, nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc đang thay đổi chính sách quốc phòng.

Đứng trên tàu vận tải đổ bộ Tỉnh Cương Sơn – con tàu vừa tham gia huấn luyện biên đội ở biển Đông và Tây Thái Bình Dương, Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải nói với phóng viên rằng, triển khai huấn luyện ở biển xa là cách làm của nhiều quốc gia.

Tưởng Vĩ Liệt nói: “Sự phát triển của hải quân (TQ) hoàn toàn không có nghĩa là chiến lược phòng thủ biển gần của Trung Quốc đã thay đổi”.

Tưởng Vĩ Liệt nói: “Chúng tôi lấy máy bay cảnh báo sớm làm phương tiện quan trọng để dẫn đường chỉ huy trên không, đã được con đường mới cho lực lượng hàng không hải quân và tàu chiến mặt nước huấn luyện tác chiến hiệp đồng dựa trên hệ thống thông tin”.

Bình luận viên quân sự Macao Hoàng Đông cho rằng, ngôn từ của Tưởng Vĩ Liệt chủ yếu là nhằm vào các nước láng giềng còn tồn tại tranh chấp chủ quyền lãnh hải hoặc lãnh thổ với Trung Quốc, như Việt Nam và Philippines.

Hoạt động huấn luyện thành công của Hải quân Trung Quốc đã tạo ra một mối đe dọa thực sự cho các nước nêu trên. “Ngụ ý của Tưởng Vĩ Liệt là, nếu tranh chấp chủ quyền không thể thông qua đàm phán giải quyết, Hải quân Trung Quốc sẽ toàn lực hỗ trợ Chính phủ Trung Quốc và chứng tỏ sức chiến đấu thực sự” – Hoàng Đông nói.

Biên đội tàu chiến này có tàu vận tải đổ bộ Type 071 ỉnh Cương Sơn, tàu khu trục tên lửa Lan Châu, tàu hộ vệ tên lửag Ngọc Lâm, tàu hộ vệ tên lửa Hoành Thủy.

Sáng ngày 31/3/2013, tàu vận tải đổ bộ Type 071 Tỉnh Cương Sơn và 3 tàu chiến khác là tàu khu trục tên lửa Lan Châu, tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm, tàu hộ vệ tên lửa Hoành Thủy đã tham gia một cuộc diễn tập bắn đạn thật ở Tây Thái Bình Dương.

Đối với hoạt động diễn tập của biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải Trung Quốc vừa qua, trang mạng Quỹ Jamestown Mỹ ngày 28/3 cho rằng, cùng với hoạt động gần đây của Hải quân Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của các nước có liên quan trong khu vực, tình hình căng thẳng ở biển Đông hầu như tiếp tục nóng lên.

Hạm đội Nam Hải – một trong ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc – đã tiến hành một loạt hoạt động huấn luyện cái gọi là “bảo vệ chủ quyền”. Hạm đội này đã sử dụng các trang bị đổ bộ, trên biển và trên không, chuẩn bị cho xung đột biển Đông tương lai tưởng định. Gần đây, những hoạt động huấn luyện này liên quan đến một biên đội 4 tàu chiến, gồm 1 tàu vận tải đổ bộ tiên tiến nhất, 1 tàu khu trục tên lửa và 2 tàu hộ vệ tên lửa.

Biên đội này đã triển khai một loạt hoạt động huấn luyện. Trước đó, trong tháng 3, một biên đội máy bay chiến đấu ném bom Su-30MK2 của Hạm đội Nam Hải đã triển khai huấn luyện tấn công ở biển Đông. Lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc cũng đã tiến hành huấn luyện chiến đấu, trọng điểm huấn luyện là chuẩn bị cho chiến đấu thực tế.

Biên đội này diễn tập nhiều khoa mục chiến đấu thực tế như tác chiến săn ngầm, tác chiến đổ bộ, phòng không, phòng thủ tên lửa...

Trong khi đó, đối với dư luận, Bắc Kinh tuyên bố, một loạt hoạt động huấn luyện này chẳng qua là cách làm thường lệ, hoàn toàn không có động cơ khác. Nhưng, không có ai nghe được những ngôn từ vỗ về láng giềng của Bắc Kinh.

Bởi vì, những hoạt động huấn luyện này có một số tác dụng phụ, đó là đã phô diễn khả năng điều động lực lượng quân sự của Trung Quốc ở toàn bộ biển Đông.

Không khí xung quanh hoạt động huấn luyện này cho thấy, Bắc Kinh đang sử dụng các hoạt động của phía quân đội, thúc đẩy hiện trạng biển Đông có lợi hơn cho Trung Quốc. Chất lượng và số lượng trang bị của Hải quân Trung Quốc đã làm cho hoạt động huấn luyện của biên đội Hạm đội Nam Hải gây chú ý đặc biệt cho dư luận.

Cho dù Bắc Kinh coi đây là hoạt động huấn luyện bình thường, nhưng ngay cả Malaysia, nước luôn tỏ ra bình tĩnh, cũng đã bày tỏ quan ngại về việc biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiến hành huấn luyện ở vùng biển cực nam biển Đông.

Được biết, hoạt động huấn luyện lần này là huấn luyện theo biên đội, kiểm tra khả năng chiến đấu thực tế, nhất là khả năng xử trí tình huống khẩn cấp, khả năng phối hợp hiệp đồng


Được biết, biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã triển khai tuần tra tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp (xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi tuần tra ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) và huấn luyện, diễn tập hơn 30 khoa mục (chống khủng bố, chống cướp biển, tác chiến săn ngầm liên hợp, tác chiến đổ bộ liên hợp, phòng không, phòng thủ tên lửa, hạ cánh trực thăng xuống tàu chiến, tìm kiếm cứu nạn…) trên biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương kể từ ngày 19/3 đến ngày 3/4, tổng cộng 16 ngày đêm, hành trình gần 5.000 hải lý.

Hoạt động tuần tra, huấn luyện với các tàu chiến chủ lực của Hải quân Trung Quốc này được báo chí Trung Quốc rầm rộ công khai, được một số chuyên gia cho là “chưa từng có”, là đang phô diễn sức mạnh của Hải quân Trung Quốc. Đáng chú ý là Trung Quốc không còn chọn phía bắc để tuyên bố chủ quyền như trước đây nữa, họ đã cho tàu chiến và binh sĩ của họ đến tận bãi ngầm James (Trung Quốc gọi là bãi Tăng Mẫu) để tuyên bố chủ quyền, đối tượng cảnh báo không chỉ là Việt Nam và Philippines.
Đông Bình 
  (GDVN)