Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Cuộc xoay chuyển của VN: Hà Nội đã biết thôi lo lắng và yêu mến nước Mỹ ra sao?

  • Nhà văn đấu tranh Nguyễn Xuân Nghĩa mãn hạn tù (RFI) - Tù nhân lương tâm, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa mãn hạn tù và được trả tự do hôm nay 11/09/2014. Năm nay 65 tuổi, là hội viên Hội Nhà văn Hải Phòng bản, từ năm 2007ông tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và viết nhiều bài về chủ quyền biển đảo, chống tham nhũng và đòi đa nguyên đa đảng.Ông bị bắt ngày 11/09/2008, bị kếtán 6 năm tù giam và 3 năm quản chế.
  • Triển lãm cải cách ruộng đất tạm đóng cửa trước nông dân chống cướp đất (RFI) - Cuộc« Trưng bày chuyên đề về Cải cách ruộng đất 1946-1957» được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội được nhiều người chúý vì lần đầu tiên đề cập đến đề tài lịch sử nhạy cảm này. Khai mạc từ ngày 08/09/2014, theo như thông tin trên các báo thì triển lãm sẽ kéo dài cho đến hết năm nay. Tuy nhiên sáng nay 11/9 khi những người nông dân Dương Nội vốn biểu tình đòi đất suốt một tháng qua muốn vào tham quan thì triển lãm lại cho biết tạm đóng cửa.
  • Triển lãm CCRĐ – không trung thực hay quá sơ sài? (RFA) - Lần đầu tiên chính quyền CSVN cho công bố hình ảnh 60 năm cải cách ruộng đất 1946-1957 với 150 hiện vật, tư liệu, hình ảnh được trưng bày, mà theo chủ trương của cuộc triển lãm là để “cung cấp thông tin đa chiều về một giai đoạn lịch sử đặc biệt”.
  • Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác? Phần II (RFA) - Thật ra, trước khi đến tham dự cuộc Triễn lãm này, hẳn nhiên là mọi người dân Việt Nam từ già đến trẻ không ai không ít nhất một vài lần trong đời đã được nghe, được nói đến sự rùng rợn, sự bất nhân trong cuộc CCRĐ đã từng xảy ra trên đất nước ta.
  • Từ bỏ định chế hóa thân Tây Tạng: Bắc Kinh lên án Đạt Lai Lạt Ma (RFI) - Theo AFP hôm qua 10/09/2014, chính quyền Trung Quốc cáo buộc Đạt Lai Lạt Ma thứ 14« tìm cách bóp méo lịch sử» và phủ nhận quyền chấm dứt truyền thống Lạt ma hóa thân hàng trăm năm của Tây Tạng, sau tuyên bố của lãnh tụ tinh thần Tây Tạng. Người Tây Tạng thường xuyên lo ngại Bắc Kinh sử dụng truyền thống Đạt Lai Lạt Ma hóa thân để chia rẽ cộng đồng mình.
  • Báo cáo láo như bịt mắt đi trong đêm (RFA) - Bộ Lao động Thương binh Xã hội vừa công bố tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cập nhật đầu tháng 9/2014 chỉ có 1,84%, tức ở mức thấp nhất thế giới mà những nước phát triển phương tây nằm mơ cũng không thể có.
  • VN hoan nghênh Mỹ nhập nhãn, vải (BaoMoi) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 11.9, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của VN về việc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã công bố quyết định chính thức cho phép nhập khẩu mặt hàng nông sản quả vải và quả nhãn từ VN, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết VN hoan nghênh việc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cấp giấy phép nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của VN như quả vải, quả nhãn.
  • Vì sao năng suất lao động Việt thấp nhất khu vực? (RFA) - Theo kết quả đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì năng suất lao động Việt thuộc nhóm thấp nhất Châu Á do lao động chưa qua đào tạo và thiếu kỹ năng mềm. Đây có phải là nguyên nhân chủ yếu hay không?
  • Các nước vùng Vịnh họp bàn tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (RFI) - Tổng thống Barack Obama đã thông báo Hoa Kỳ chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Irak cũng như Syria và Washington đã có được sự ủng hộ của Ả Rập XêÚt. Vấn đề hiện nay là thuyết phục các nước khác trong vùng tham gia cuộc chiến này. Đây là mục tiêu cuộc họp ngày hôm nay, 11/09/2014, tại Djeddah, thành phố lớn thứ hai ở Ả Rập XêÚt.
  • Obama : Nhà nước Hồi giáo sẽ không còn nơi ẩn náu (RFI) - Trong bài diễn văn rất được chờ đợi đọc tối qua 10/09/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama hứa hẹn sẽ tấn công Nhà nước Hồi giáo« ở bất kỳ nơi nào» quân thánh chiến hoạt động.Ông loan báo tiến hành các cuộc oanh kích quân Nhà nước Hồi giáo tại Syria và tăng cường không kích ở Irak, nhưng loại trừ giải pháp đưa bộ binh sang chiến đấu.
  • NT Kerry kêu gọi Ả Rập hợp tác diệt IS (RFA) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi các nhà lãnh đạo Ả Rập ủng hộ chiến lược quân sự mới của Tổng thống Barack Obama trong cuộc chiến chống lại nhóm vũ trang mệnh danh là Nhà nước Hồi giáo.
  • Tổng thống Hollande, tứ bề thọ địch (RFI) - Barack Obama, François Hollande là hai nhân vật chiếm hầu hết các mặt báo trong ngày. Về cuộc nói chuyện hôm 10/09/2014 của Tổng thống Mỹ trên đài truyền hình, làng báo Paris đồng loạt nhận định : Tổng thống Mỹ,« bước lên tuyến đầu chống Nhà nước Hồi giáo»,ông« Obama sẵn sàng tấn công EI, kể cả ở Syria»,« Nhà nước Hồi giáo trong ống nhắm củaông Obama». Trong lúc đó Tổng thống Pháp, François Hollande không tuyên chiến với bất kỳ một ai nhưng đang trong thế« tứ bề thọ địch».
  • Kiev thừa nhận phe thân Nga kiểm soát một vùng rộng lớn (RFI) - Hôm nay 11/09/2014, theo AFP, lần đầu tiên chính quyền Ukraina thừa nhận mất quyền kiểm soát một vùng trải dài từ biên giới với Nga đến biển Azov, trong bối cảnh Liên Hiệp ChâuÂu vừa quyết định sẽ thi hành loạt trừng phạt mới với Nga từ ngày mai.
  • Trung Quốc lại mời thầu các lô dầu khí ở Biển Đông (RFI) - Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc– CNOOC– thông báo mời gọi các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu các lô dầu khí ở ngoài khơi, bao gồm cả Biển Đông và biển Hoa Đông. Website của Tập đoàn này cho biết, lần mời thầu năm nay liên quan đến 33 lô, trên một diện tích rộng hơn 126 ngàn cây số vuông. Trong số này, có 25 lô ở Biển Đông và 4 lô tại biển Hoa Đông, phần còn lại nằm ở biển Hoàng Hải.
  • Trung Quốc âm mưu gì ở Trường Sa (RFA) - Trung Quốc đang gấp rút cải tạo những bãi đá tại khu vực Trường Sa thành đảo và xây dựng căn cứ quân sự trên đó. Điều này được giới chuyên gia cảnh báo là một mối đe dọa cho an ninh khu vực, nhất là đối với Việt Nam.
  • Châu Á hối hả mua vũ khí để đối phó với Trung Quốc (RFI) - Việt Nam tăng gần như gấp đôi chi phí quân sự, Nhật Bản đề nghị ngân sách quốc phòng cao chưa từng thấy, Philippines hối hả hiện đại hóa lực lượng hải quân.
    Nhiều nước ChâuÁ đang nỗ lực mua thêm vũ khí, trang bị các phương tiện quân sự hiện đại, vớiánh mắt lo ngại đều nhìn vào một quốc gia : Đó là Trung Quốc.
  • Tổ chức Hợp tác Thượng Hải : Ấn Độ và Pakistan thành viên mới ? (RFI) - Hôm nay 11/09/2014, thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) khai mạc tại Dushanbe, thủ đô Tajikistan. Các thành viên của tổ chức này sẽ thảo luận về quy chế gia nhập, mở đường cho Ấn Độ và Pakistan tham gia vào tổ chức này trong thượng đỉnh 2015 tại Nga.
  • Trung Quốc và Nga xây hải cảng tại Biển Nhật Bản (RFI) - AFP hôm nay 11/09/2014 cho biết, Trung Quốc và Nga sẽ hợp tác xây dựng một trong những hải cảng lớn nhất ở Đông BắcÁ tại vùng duyên hải thuộc Nga ở Biển Nhật Bản. Đây là một dấu hiệu mới của liên kết ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai cường quốc này.
  • NATO nói 1.000 binh sĩ Nga vẫn trú đóng ở Ukraine (VOA) - NATO nói khoảng 1.000 binh sĩ Nga vẫn trú đóng ở Ukraine, một ngày sau khi Tổng thống Ukraine nói rằng hầu hết các lực lượng Nga yểm trợ cho các phần tử đòi ly khai đã rút về Nga
  • Hơn 450 người chết vì lũ lụt ở Nam Á (VOA) - Số người tử vong do lũ lụt ở Ấn Độ và Pakistan đã tăng lên ít nhất là 457, trong đó tỉnh Punjab đông dân nhất của Pakistan bị ảnh hưởng rất nặng nề
  • Quỹ của Bill Gates cam kết 50 triệu USD chống Ebola (VOA) - Quỹ Bill và Melinda Gates cho biết họ sẽ làm việc với các đối tác để tăng tốc phát triển các liệu pháp điều trị, vắc-xin và xét nghiệm chẩn đoán để chữa trị và ngăn ngừa Ebola
  • Mưa rào và dông mạnh tại các tỉnh phía Nam (BaoMoi) - Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn cho biết, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 16 - 19 độ vĩ Bắc nên hôm nay (12/9), khu vực Bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
  • Cảnh báo thời tiết nguy hiểm (BaoMoi) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư chiều 11.9 tiếp tục cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển Đông. Theo đó, khu vực bắc và giữa biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và giông.
  • Sẽ có phản ứng phù hợp với hành động đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Chiều 11-9, tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 17-9. Đây là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ.
  • Tổng thống Ấn Độ sắp thăm và làm việc tại Việt Nam (BaoMoi) - (CAO) Phát biểu tại buổi họp báo được tổ chức vào chiều 11 - 9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, mọi hoạt động đơn phương của Trung Quốc trên 2 quần đảo này đều là hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp tình hình, an ninh trong khu vực.
  • Xác minh thông tin Việt Nam mua tên lửa chống hạm Brahmos (BaoMoi) - (HNMO) - Chiều 11-9, tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao tổ chức, Người phát ngôn Lê Hải Bình trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ sang Việt Nam và các hoạt động gần đây của Trung Quốc liên quan đến đảo Trường Sa.
  • Báo Trung Quốc phàn nàn Nga bán tàu ngầm Kilo tốt hơn cho Việt Nam (BaoMoi) - Việt Nam mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo từ Nga trong năm 2009 và điều này được thông tin rộng rãi từ truyền thông chính thống hai nước. Sau khi Việt Nam nhận được đủ 6 tàu ngầm sẽ tạo ra sự điều chỉnh rõ nét trong mối quan hệ trên biển Đông.
  • Lý Sơn – vẻ đẹp và tiềm năng du lịch (BaoMoi) - Từ lâu, Lý Sơn được ví như “đảo tiên” giữa biển Đông bao la với nhiều cảnh sắc làm mê đắm lòng người, cùng nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc. Thế nhưng, “ngành công nghiệp không khói” nơi đây vẫn ở dạng tiềm năng, bởi, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cao hơn nhiều lần so với đất liền.

Cuộc xoay chuyển của VN: Hà Nội đã biết thôi lo lắng và yêu mến nước Mỹ ra sao?

Chiến lược quốc tế của Việt Nam đang xoay chuyển đáng kể. Trong nhiều năm, từng mong có thể xoay sở đáp trả với xu thế bá quyền trong khu vực của Trung Quốc Việt Nam cho thấy một sự tôn trọng đúng mức.Trong mục đích ấy, các quan chức tại Hà Nội đã nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác với Trung Quốc và theo đuổi tình bạn với tất cả các nước, đặc biệt với các nước láng giềng ASEAN của Việt Nam, nhưng không liên minh với ai.
Tuy nhiên, trong những tháng gần đây chiến lược ấy đã bị đảo ngược. Vào tháng Năm, Trung Quốc triển khai giàn khoan trị giá1 tỷ và hơn 100 tàu thuyền đến một vị trí chỉ cách 130 hải lý ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) - khu vực biển mở rộng đến 200 hải lý tính từ bờ biển của một nước,cho phép đất nước ấy có đặc quyền thăm dò và khai thác tài nguyên. Hà Nội đáp trả bằng 30 đề nghị ngoại giao với Bắc Kinh; Trung Quốc từ chối tất cả, và thậm chí không tiếp Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam. Khi đến Hà Nội vào ngày 18 tháng 6, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã không xin lỗi mà còn trách mắng Việt Nam về các hành vi của mình - đó là việc chống lại giàn khoan dầu và cho phép các cuộc biểu tình chốngTrung Quốc vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Phương tiện truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi của Dương như đem lại cho Việt Nam một cơ hội "để kiềm chế bản thân trước khi quá muộn."
Việc triển khai giàn khoan nước sâu củaTrung Quốc không phải là một chuyện bất ngờ. Ít nhất là từ năm 2009, Bắc Kinh đã nhắm đến việc phải đạt được quyền bá chủ trên thực tế ở Biển Đông và khu vực dầu khí ngoài khơi của Việt Nam trở thành một mục tiêu chính. Các đe dọa của Bắc Kinh đã khiến công ty dầu đa quốc BP và ConocoPhillips, cả hai đều có đầu tư mạnh ở Trung Quốc, phải từ bỏ những nhượng bộ trong vùng biển Việt Nam trong năm2009 và 2012. Trong năm 2011, các tàu Trung Quốc quấy rối tàu khảo sát của công ty Dầu khí Việt Nam. Trong năm 2012, Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mờicác công ty nước ngoài đến đấu thầu quyền thăm dò chín khu vực chồng lấn lên khu độc quyền EEZ của Việt Nam.
Vào cuối tháng Bảy, Việt Nam tràn ngập với những tin đồn rằng Bộ Chính trị của đất nước đã bỏ phiếu 9-5 ủng hộ việc "đứng lên chống lại Trung Quốc." Cũng có lời đồn rằng một phiên họp toàn thể bất thường của 200 thành viên Ủy ban Trung ương Đảng đã nhóm lại để xem xét và xác nhận độ nghiêng mới của Bộ Chính trị. Những tin đồn này có thể chỉ đơn giản phản ánh mơ ước của một công chúng có khuynh hướng muốn đào thải mớ rối rắm với Trung Quốc hơn so với các nhà lãnh đạo của họ. Bắc Kinh và Hà Nội vẫn là bạn bè trên quy ước, Lê Hồng Anh, trùm công an và cũng là tay cứng rắn của phe thân Trung Quốc, đã được chào đón nghiêm chỉnh ở Bắc Kinh vào giữa tháng Tám và chắc chắn đã bị cảnh cáo về những động thái không thân thiện. Mặc dù vậy, rất có thể Việt Nam sẽ sớm tiến hành hai biện pháp thay đổi cuộc chơi.
Thứ nhất, Việt Nam có thể sẽ thách thức Trung Quốc ở tòa án quốc tế, tìm kiếm một phán quyết rằng tuyên bố khẳng định"chủ quyền có tính lịch sử" của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp. Thoạt tiên Hà Nội đã tính đến một động thái như vậy vào năm ngoái, khi Philippines mời Việt Nam tham gia vào vụ khiếu kiện chống lại TrungQuốc của mình tại Tòa án Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Vào thời điểm đó, Hà Nội quyết định không tham gia. Nhưng vào ngày 14 tháng Năm, hai tuần sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan ngoài khơi, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói với Newswires rằng chính phủ của ông đang trù liệu một hành động pháp lý. Vào cuối tháng bảy,theo yêu cầu của Chính phủ, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã triệu tập một cuộc họp cao cấp để đề nghị các chiến lược pháp lý.
Thứ hai, Việt Nam có thể tiến tới một mối quan hệ ngoại giao và quân sự thân mật hơn với Hoa Kỳ - không phải là một liên minh chính thức nhưng một quan hệ đối tác dựa trên lợi ích chung trong việc ngăn chặn bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Phạm Bình Minh, nhân vật đang là bộ trưởng ngoại giao của Việt Nam và cũng là một trong bốn phó thủ tướng, sẽ là nhân vật trung tâm trong các nỗ lực này. Vài ngày sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu của mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mời Minh đến thăm Washington. Chuyến đi sẽ diễn ra vào cuối tháng Chín.
Trước chuyến đi của Minh, Evan Medeiros,Giám đốc cao cấp về các vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đã lặnglẽ đến Hà Nội vào cuối tháng Bảy. Chuyến đi của Medeiros lập tức được theo sau bởi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Sheldon Whitehouse, và hai tuần sau đó với Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, người đã có chuyến thăm bốn ngày được các phương tiện truyền thông Việt Nam tường thuật kỹ lưỡng. Cả ông McCain và Dempsey đều đưa ra lời gợi ý rộng rãi rằng Washington chuẩn bị nới lỏng lệnh cấm chuyển giao vũ khí sát thương của mình cho quân đội Việt Nam. Cả hai đề cập đến sự cần thiết phải tăng cường "nhận thức về lĩnh vực hàng hải." của Việt Nam
Một số nhà quan sát cho rằng, nếu tách khỏi ảnh hưởng chính trị từ Bắc Kinh, Việt Nam có thể khiêu khích một cuộc chiến tranh về kinh tế với Trung Quốc mà mình không kham nổi. Nhưng nỗi sợ hãi này chỉlà sự thổi phồng. Việt Nam xuất khẩu than, dầu, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp sang Trung Quốc và nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng giá rẻ; một phần của mối quan hệ thương mại thương mại song phương đó không những là tương đối cân bằng, mà cả hai nước cũng còn có thể dễ dàng tìm được các thị trường khác cho những hàng hoá trên. Nếu có vấn đề khó khăn, đó là phần hàng hoá thuộc về các cơ phận điện tử, dệt may, dây kéo, nút bấm, và phụ tùng giày dép điện tử gửi đến Việt Nam từ Trung Quốc để lắp ráp và tái xuất: mặc dù số nhập khẩu này tạo ra một thâm hụt rất lớn cho Hà Nội, nhưng hoàn toàn có thể bù đắp bằng doanh số bán hàng của các sản phẩm may mặc hoàn tất và các thiết bị kỹ thuật số sang châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, và các nơi khác trên thế giới của Việt Nam. Có thể mất một hoặc hai năm để thiết lập lại các chuỗi giá trị ấy nếu Trung Quốc giận dữ đến mức cắt đứt chúng.
Nhưng lại chính ở đây, dường như nước Mỹ đã mang lại một lối thoát tiềm tăng: Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) một cuộc đàm phán mà Việt Nam đã tham gia từ 2009. Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong số 12 đối tác đàm phán TPP sẽ nhìn thấy mức xuất khẩu tăng vọt lên một phần ba khi hiệp ước đi vào hiệu lực. Các điều khoản trong hiệp định dành đặc quyền ngành may mặc cho các nước thành viên TPP, Trung Quốc,Nam Hàn, Đài Loan và các công ty Việt Nam đang xây dựng khả năng cung cấp cho hàng may mặc và giày dép ở trong nước của Việt Nam.
Hà Nội muốn Hoa Kỳ đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, một bước mà Washington đã ra điều kiện yêu cầu Hà Nội phải cải thiện việc đối xử với tù nhân chính trị. Đối với cả hai chính phủ, đó là một vấn đề nguyên tắc. Có một khoảng cách lớn giữa việc Hoa Kỳ nhất quyết đòi hỏi chế độ Việt Nam phải tôn trọng các quyền chính trị cơ bản với niềm tin của các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam rằng việc cho phép những kích động về dân chủ sẽ đặt ra mối đe dọa cho sự hiện hữu của họ.
Về vấn đề các quyền tự do chính trị này,Hà Nội, Washington, hoặc cả hai phải thỏa hiệp với nhau nếu họ muốn cùng tiến lên phía trước, nhưng cả hai nước đều không có đủ không gian để xoay sở. Nhiều thành viên Quốc hội lo lắng với việc ủng hộ Hà Nội, ngay cả khi họ hiểu rằng việc giải quyết sớm bá quyền khu vực của Trung Quốc là mối quan tâm của cả hai nước.Về phần mình, tầm nhìn về trật tự chính trị của Bộ Chính trị Việt Nam đã hạn chế khả năng thỏa hiệp về quyền con người của họ. Tuy nhiên, nếu Hà Nội không thể cam kết để mở rộng không gian tham gia chính trị, hay Washington không thể có một cái nhìn lâu dài hơn, mối quan hệ chiến lược từng bàn bạc từ lâu nay sẽ vẫn ngoài tầm tay.
Đó là một quyết định khó khăn đối vớichính quyền Obama. Trong Biển Đông, Bắc Kinh không còn "vươn lên trong hòabình" nữa - thay vào đó, họ đã trở thành kẻ bắt nạt hàng xóm. Việt Nam, dù có khó chịu như nền chính trị của mình, lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á có thể, và nếu được khuyến khích đúng cách, sẽ sẵn sàng để chống lại sự tàn phá củaTrung Quốc.
DavidBrown - Foreign Affairs
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
(Lê Quốc Tuấn)

-Trung Quốc âm mưu gì ở Trường Sa

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/s720x720/67854_10201175921749310_1774164205_n.jpg
Hình chép trên Net

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok


Tờ Want China Times của Đài Loan đưa tin
Tờ Want China Times của Đài Loan đưa tin, TQ mở rộng khu vực đảo Gạc Ma (tên quốc tế: Johnson South Reef – là một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa) đe dọa nghiêm trọng Việt Nam, Đài Loan… Screen shot/Want China Times ngày 11/9/2014
Trung Quốc được nói đang gấp rút cải tạo những bãi đá tại khu vực Trường Sa thành đảo và xây dựng căn cứ quân sự trên đó. Điều này được giới chuyên gia cảnh báo là một mối đe dọa cho an ninh khu vực, nhất là đối với Việt Nam.

Thực tế diễn ra thế nào và những cảnh báo được nêu ra sao?
Triển khai cải tạo, xây dựng của Trung Quốc
Thông tin về hoạt động cải tạo các bãi và đá tại khu vực quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ phía Việt Nam hồi năm 1988,  được các cơ quan chuyên trách của phía Philippines tiết lộ và rồi các báo đăng tải lại. Gần đây chính báo chí Trung Quốc công khai những hoạt động cải tạo và xây dựng như thế tại khu vực Trường Sa.
Mạng Giáo dục Việt Nam trích dẫn tờ Tin tức Thanh Hoa của Trung Quốc số ngày 6 tháng 9 nói rằng từ đầu năm đến nay Trung Quốc đưa 3 tàu đổ bộ xe tăng loại 5 ngàn tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa để tác nghiệp đắp đất, phong nền xây dựng đảo nhân tạo theo phương án thiết kế của Viện Quy Hoạch Công trình Hải quân Trung Quốc.
Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì Gạc Ma cách Sài Gòn 830 km, cách Manila 890 km, cách eo biển Malacca khoảng 1500km. Như thế với đường băng 2km trên Gạc Ma, các loại máy bay Su-30, J-10, J-11 của Trung Quốc có khả năng tác chiến đến tận Malacca
Sáu bãi đá nằm trong diện được cải tạo phong nền xây dựng đảo gồm Gạc Ma, Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên.
VTV News trước đó có bài trích đăng hình ảnh của tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho thấy hoạt động xây dựng tại Gạc Ma đang được gấp rút thực hiện
Đánh giá mối nguy
Cũng theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì khi Trung Quốc xây xong đường băng 2km trên đảo Gạc Ma, cả miền nam Việt Nam sẽ nằm trong vùng tấn công của chiến đấu cơ Trung Quốc.  Theo tờ báo này thì Gạc Ma cách Sài Gòn 830 km, cách Manila 890 km, cách eo biển Malacca khoảng 1500km. Như thế với đường băng 2km trên Gạc Ma, các loại máy bay Su-30, J-10, J-11 của Trung Quốc có khả năng tác chiến đến tận Malacca.
Thông tấn xã Đài Loan trích dẫn nhận định của cựu thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân rằng 6 bãi đá ở Trường Sa đang được Trung Quốc đảo hóa nằm trong chiến lược muốn hóa ‘tốt thành xe’, với âm mưu tăng cường đáng kể khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Ông Lâm Trung Bân cho rằng việc đảo hóa 6 bãi đá vừa nêu ở Trường Sa giúp Trung Quốc tạo nên được gần ’10 điểm cao chiến lược’ ở Biển Đông.
Nhận định của cựu thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân rằng 6 bãi đá ở Trường Sa đang được Trung Quốc đảo hóa nằm trong chiến lược muốn hóa ‘tốt thành xe’, với âm mưu tăng cường đáng kể khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ Biển Đông
Khái niệm ‘điểm cao chiến lược’ được chính chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đưa ra tại đợt học tập tập thể lần thứ 17 do Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa qua. Ông Tập Cận Bình cho rằng ‘điểm cao chiến lược’ là ‘lợi ích nối dài hợp lý’ của Trung Quốc tại hải ngoại.
Theo tờ Want China Times của Đài Loan sau khi Trung Quốc hoàn tất việc xây dựng đảo Gạc Ma ở Trường Sa và thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, thì Bắc Kinh có thể lắp đặt hệ thống radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không và trên biển. Như thế các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đến tận Singapore sẽ nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc. Tàu bè qua eo biển Malacca cũng sẽ bị radar Trung Quốc theo dõi.
Cảnh báo của tướng và trí thức Việt Nam
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Hà Nội tại Bắc Kinh và nguyên chính ủy Quân khu 4, vào ngày 8 tháng 9, có bài viết trên trang Bauxite Việt Nam tựa đề ‘Trường Sa của chúng ta sẽ bị uy hiếp’. Trong đó ông phân tích những tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc nói về quan hệ với Việt Nam mà tất cả ông đều chứng minh là không thực, nói một đàng làm một nẻo và âm mưu của Bắc Kinh lâu nay là muốn thôn tính Biển Đông của Việt Nam.
Tình hình nguy hiểm khi Trung Quốc làm một chốt quân sự ở đó, một sân bay quân sự, một căn cứ quân sự ở đó thì nguy hiểm đối với Việt Nam, nguy hiểm đối với an ninh hàng hải, chủ quyền của Việt Nam và của khu vực … Như thế vấn đề Gạc Ma rất lớn
Ông Nguyễn Khắc Mai
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh viết rõ “Gần đây máy bay do thám của nước ngoài cho biết trên bãi đá Gạc Ma không người ở trong quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đánh chiếm của chúng ta hồi năm 1988, Trung Quốc đương đổ cát đá để xây dựng Gạc Ma và các bãi đá xung quanh thành các đảo nhân tạo nhằm khẳng định chủ quyền của họ đồng thời sẽ xây dựng thành căn cứ chiến đấu có đường cho máy bay cất, hạ cánh”.
Ông đặt câu hỏi lẽ nào lãnh đạo và Bộ quốc phòng Việt Nam không biết đến sự kiện mà ông cho là nguy hiểm đó. Theo tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì bộ máy truyền thông trong nước không đá động và lãnh đạo Hà Nội im lặng.
Tướng Lê Mã Lương, anh hùng lực lượng vũ trang nguyên giám đốc Bảo tang Lịch sử Quân sự Việt Nam cũng nói đến âm mưu của Trung Quốc tại Biển Đông như sau:
Đối với Trung Quốc họ nhất quán với chiến lược độc chiếm Biển Đông, họ sẽ tìm mọi cách để đánh chiếm và làm chủ toàn bộ Hoàng sa; và tiến tới chiếm các đảo ở Trường sa kể cả Việt Nam, Philippines và của nước nào đó. Họ sẽ bằng hành động quân sự chiếm các đảo bất chấp luật pháp, bất chấp dư luận quốc tế.
Một trí thức khác tại Việt Nam, ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt tại Hà Nội, vào đúng ngày 2 tháng 9 cũng viết thư cảnh báo lại về hoạt động của Trung Quốc đang xây dựng Gạc Ma thành căn cứ quân sự có cảng, sân bay.
Ông Nguyễn Khắc Mai nhắc lại hồi tháng sáu, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ông và những nhà trí thức và tướng lãnh về hưu khác cũng đã cảnh báo về việc Trung Quốc cải tạo, xây dựng tại Gạc Ma. Lời cảnh báo là Trung Quốc đang ‘dương đông, kích tây; không phải giàn khoan mà là Gạc Ma mới là chuyện lớn.
Lúc đó ông phát biểu:
Tình hình nguy hiểm khi Trung Quốc làm một chốt quân sự ở đó, một sân bay quân sự, một căn cứ quân sự ở đó thì nguy hiểm đối với Việt Nam, nguy hiểm đối với an ninh hàng hải, chủ quyền của Việt Nam và của khu vực …  Như thế vấn đề Gạc Ma rất lớn.
Thứ hai, điểm yếu của Trung Quốc là sau khi họ ký Công nước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 với điều 2 khoản 4 cấm dùng vũ lực, quân sự để giải quyết vấn đề tranh chấp, vào năm 1988 họ đã vi phạm. Mình cần nói rõ họ là một thành viên Liên Hiệp Quốc, một nước lớn, lại là ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc mà trắng trợn chà đạp lên công ước họ ký. Đó là điều cần phải nói rõ.
Trong lá thư viết vào ngày 2 tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Khắc Mai kêu gọi người dân hãy lên tiếng thúc giục lương tri của những người lãnh đạo đất nước để họ hành động kịp thời và hiệu quả.
Ông Nguyễn Khắc Mai kêu gọi tìm cách vận động thành lập một Ủy ban Vì Công Lý Gạc Ma hay một tên gọi khác của Xã hội Dân sự trong nước và ngoài nước. Nhiệm vụ của ủy ban là vận động cả quốc tế tham gia lập ra những tóa án lương tâm, tòa án dư luận tố cáo, lên án hành động mà ông cho rằng vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

-Cải cách ruộng đất: tội ác vượt chỉ tiêu trên giao


- Kính thưa các bác đội, con xin đấu tố bố con là bố Hiền ạ!
- Không được gọi bố, vì nó là giai cấp bóc lột, em phải gọi nó bằng thằng!
- Dạ em đấu tố thằng bố em ạ!
- Không, nó không còn là bố em nữa, em là con của đảng, nó là thằng đối kháng giai cấp, đả đảo tên địa chủ Hiền…
- Tội nó ác hơn nhiều, em không đấu tố nó thì nó sẽ bị xử bắn.
- Thằng địa chủ Hiền gian ác đã giết cả làng ta, đả đảo!
- Thôi, câm ngay, đấu tố, chửi bố mình vượt chỉ tiêu trên giao!

*
Hiện nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đang cho mở triển lãm về cải cách ruộng đất (1947-1957) nhằm tuyên truyền sai sự thật về cuộc cải cách vô cùng tàn bạo này, khoác lên mình toàn máu của nó những đóa hoa của nhân bản và thắng lợi; rằng cải cách đã chia ruộng cho dân nghèo. Để hai năm sau, năm 1958, phong trào hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp đã cướp hết ruộng đất, trâu bò, cày cuốc… của nông dân nghèo vừa được chia ruộng, gom vào trong tay một tên đại địa chủ khét tiếng khác có tên là nhà nước.
Riêng việc ông Hồ Chí Minh đã ký quyết định đấu tố và xử bắn bà địa chủ yêu nước, tham gia kháng chiến, có công lớn với dân tộc đất nước là bà Cát Hanh Long (tức bà Nguyễn Thị Năm) đã nói lên bản chất phi nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất. Thử tưởng tượng nếu không có sự đóng góp vô cùng to lớn của hàng chục vạn địa chủ trong kháng chiến chống Pháp thì thử hỏi Việt Minh của ông Hồ Chí Minh lấy đâu ra thóc gạo để nuôi ngót một triệu bộ đội cùng dân quân và bộ máy khổng lồ chỉ đạo cuộc kháng chiến? Thế mà, thay vì trả công cho tầng lớp địa chủ kháng chiến yêu nước này, các ông lại ký lệnh bắt nhốt hàng vạn địa chủ yêu nước lại, rồi đấu tố họ tàn bạo và bắn giết họ không thương tiếc mà còn dám huênh hoang khoe khoang rằng cải cách ruộng đất tốt đẹp lắm thì còn giời đất gì nữa?
Quê tôi làng Bình Hải, năm ấy có tên là xã Thúc Kháng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được trên ưu ái cho long trời lở đất làm cuộc cải cách ruộng đất vào đông xuân 1956-1957 khi tôi đã 10 tuổi; nên tôi đã là chứng nhân, là một thành viên trong cuộc cải cách đầy máu và nước mắt này.
Như có lần tôi đã kể, tôi có hai ông nội. Một ông nội nuôi bố tôi từ thơ bé, theo đạo Thiên Chúa, đã dựng vợ gả chồng cho bố tôi, rồi năm 1954 di cư vào Nam nên ông nội họ Trần của tôi và các cô chú tôi thoát khỏi tai nạn cải cách ruộng đất. Ông nội sinh ra bố tôi họ Phạm, theo đạo Phật, gia đình nuôi cán bộ trong kháng chiến nên không bị quy lên địa chủ, chỉ phải nhục nhã kiểm thảo trước nhân dân vì tội có học, biết chữ Hán và chữ quốc ngữ, nhà có nhiều sách, để cho ông em ruột có chữ, được vua ban cho chức quan thấp nhất là cửu phẩm. Chính ra ông nội họ Phạm của tôi đã bị xử bắn vì bị quy lên hàng trí thức, nhưng vì có quý nhân là quan lớn cải cách che đỡ nên cho thôi. Chỉ có một ông em ruột, em út của ông nội họ Phạm của tôi là cụ sư Niên (Phạm Văn Niên) là sư cụ trụ trì một ngôi chùa to trong huyện bị quy lên địa chủ và bị đội cải cách lệnh cho phá chùa. Trước ngày bị đấu tố, biết chắc chắn sẽ bị chúng xử bắn, cụ sư Niên đã treo cổ chết phản đối chính quyền đã vu oan giá họa cho sư cụ nhằm phá chùa.
Bố tôi bị quy lên địa chủ, bị trói nhốt chuồng trâu chờ ngày đấu tố. Tôi đã chứng kiến Tây đi càn quét nhưng không khí làng tôi những ngày cải cách đấu tố bắn bỏ địa chủ còn kinh khủng hơn nhiều đầu năm 1954 quân Pháp càn quét tìm Việt Minh. Cùng với các ông đội bà đội trên cử xuống, hai ông Chi và Bính (hai anh em ruột) trước kia làm nghề ăn trộm giờ là cốt cán trong cuộc đấu tố, đêm đêm đi vận động người tố điêu địa chủ: rằng vợ phải đấu tố chồng, con phải đấu tố cha mẹ, anh em phải đấu tố nhau, con dâu phải tố bố chồng hãm hiếp mình, phật tử nữ phải đấu tố nhà sư, vu cho sư cưỡng hiếp mình thì mới dễ xử bắn sư…
Bọn thiếu nhi thiếu niên chúng tôi con địa chủ cũng được hai ông Chi, Bính quán triệt trước, rằng các cháu chịu khó đấu tố bố mình đi thì bố mới được thả về, bằng không đội bắn bỏ đừng khóc… Tin vào hai ông thần đấu tố ở làng và các ông bà đội, mấy đứa con địa chủ chúng tôi chấp nhận đấu tố bố mình trước đội thiêu nhi thiếu niên theo kịch bản tố điêu của cấp trên để hòng cứu bố khỏi bị bắn. Để việc đấu tố bố tôi sáng mai tốt đẹp theo ý ông đội, họ tổ chức cho các con địa chủ đấu tố bố mình tối hôm trước. Đến lượt mình, tôi run bắn ấp úng thưa:
- Kính thưa các bác đội, con xin đấu tố bố con là bố Hiền ạ!
Ông đội hét: Không được gọi bố, vì nó là giai cấp bóc lột, em phải gọi nó bằng thằng!
Tôi run run lí nhí:
- Dạ em đấu tố thằng bố em ạ!
- Không, nó không còn là bố em nữa, em là con của đảng, nó là thằng đối kháng giai cấp, đả đảo tên địa chủ Hiền…
Tất cả bọn thiếu nhi hô to đả đảo làm tôi mất hết tinh thần, run lên như chính mình sắp bị xử bắn. Tôi bèn kể lể dông dài một cách điêu toa là thằng địa chủ Hiền kia đã bóc lột con gà nhà bà Lộng, bóc lột con chó nhà bà Y, bóc lột gạo thóc ngoài ruộng nhà bần cố nông… Ông đội chỉ đạo cuộc đấu tố thí nghiệm hét lên:
- Tội nó ác hơn nhiều, em không đấu tố nó thì nó sẽ bị xử bắn.
Tôi hết hồn, điên lên hét thật to:
- Thằng địa chủ Hiền gian ác đã giết cả làng ta, đả đảo!
Trong tiếng hô đả đảo vang trời của bọn thiếu niên thiếu nhi con cái các ông bà nông dân, thì ông đội tát cái bốp vào mặt tôi, khiến tôi ngã dúi, vừa tát ông vừa hét:
- Thôi, câm ngay, đấu tố, chửi bố mình vượt chỉ tiêu trên giao!
Nghĩa là tôi đấu tố bố mình điêu hơn, ngoa hơn cả bài tố điêu tố gian của toàn đảng toàn dân ta đang long trời lở đất, kinh quá!
Lấy ý của ông đội cái cách tát bốp vào mặt tôi như vừa kể trên trong ngày giáp tết năm 1956-1957 ấy, tôi xin kết luận rằng: TỘI ÁC MÀ CUỘC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT từ năm 1947-1957 xảy ra ở Việt Nam do cấp trên Stalin, Mao Trạch Đông giao cho những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã vượt chỉ tiêu trên giao…
Sài Gòn ngày 12-9-2014

-Tố Hữu, Nhà Thơ Biết Tiên Tri

-Tố Hữu, Nhà Thơ Biết Tiên Tri

AlanPhan Tố Hữu, Nhân Kỷ Niệm 30 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Trung Quốc
(Đại thi hào Tố Hữu, Nguyên Phó Thủ Tướng VNDCCH, Uỷ Viên Trung Ương Đảng –
Trích Tập Thơ Gió Lộng – Xuất bản 1961 tại Hà Nội -)
(GNA: Tuần này, xin giới thiệu bài Thoát Á Luận của Yukichi đã thay đổi tư duy của cả một dân tộc để xây dựng một nước Nhật ngày nay. Khoảng 100 năm sau, nhà tư tưởng Tố Hữu cũng viết những bài thơ gây nhiều hiệu ứng tương tự. Đó là Việt Nam ngày nay.)
BacHo-ToHuu1234-11195

Đường Sang Nước Bạn

Đường sang nước bạn chiều xuân
Con tàu liên vận vui chân dặm trường
Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…

Chào Trung-quốc, giang sơn hùng vĩ,
Quê Hồng-quân Vạn Lý Trường Chinh!
Hồn các anh xưa, những người chiến sĩ,
Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh.
Từ Giang Tây lên Thiểm-Cam-Ninh,
Ăn tuyết nằm sương, mặt đầy máu bụi,
Lòng mạnh hơn sông, gan to hơn núi,
Vai làm thang, lưng làm cầu.
Rừng thẳm sông sâu,
Không thể gì ngăn được!
Ôi tiếng sáo Ly Quê thuở trước,
Hồng-quân đi đến đâu
“Sông phải rẽ nước,
Núi phải cúi đầu”

Các anh đi, lay động địa cầu.
Từ thuở ấy, nước tôi còn nô lệ,
Máu Xô-viết mới đầm đià đất Nghệ.
Tôi lớn lên, nhưng chưa được làm người,
Thèm một quê hương, một mảnh đất, khoảng trời.
Vời vợi Diên An, mộng mười sáu tuổi!
Từ ấy, đã biết bao đèo suối,
Chúng tôi đi, theo lối các anh đi,
Mười lăm năm trường kỳ kháng chiến,
Như các anh đã đi, đã đến,
Như các anh, giành biển, giành trời,
Hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi,
Chiến thắng ôm nhau, biên cương mở hội.
Hôm nay tôi đi từ Hà Nội,
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Con tàu đưa tôi đến Trung-hoa:
Bốn hướng mênh mông, bao la trời đất,
Ồ tất cả của ta đây, sướng thật !
Bánh xe quay trong gió, bánh xe quay
Cuốn hồn ta như tỉnh như say,
Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép
Đưa ta đến một ngày mai tuyệt đẹp.
Ôi buổi bình minh dày dọc đường
Mướt xanh bờ liễu, vút hàng dương,
Trắng phau nội cỏ cừu phơi tuyết,
Ngạt ngào đồng xanh mịn phấn hương.
Vui nhỉ tiếng cười quanh giếng máy,
Hoa đào đôi bím nở trong sương.
Làng hay phố đó, tường vôi mới,
Băng đá tan trên dòng Trường-giang…
Mặt trời lên, nắng chói lưng đồi,
Hết khổ rồi em nhỉ, Hỉ Nhi ơi!
Em mặc áo hoa, cúi đi hài ấm,
Em nói em cười má em đỏ thắm;
Em đẹp em thơm như quả táo đầu cành,
Phơi phới đời em cao vút như dương xanh.
Trung-quốc đó: Sức thanh xuân bừng dậy,
Có phải chăng xưa nàng tiên nữ ấy
Mấy nghìn năm đày đọa tháp Lôi-phong
Vươn mình lên rực rỡ dưới cờ hồng!
Trung-quốc đó: Bàn tay nào huyền diệu
Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu,
Mặt đồng khô xóa sạch những bờ ngăn,
Như mặt người tươi dần những đường nhăn,
Gót chân bước trên đường xanh nhún nhảy,
Như nhịp trống ương ca, như biển ngời sóng chạy!
Văn Thiên Tường ơi!
Nếu anh sống lại
Đến bến bờ Bột-hải
Thăm Sơn-hải-quan
Anh sẽ không còn khóc mãi
Nàng Mạnh Khương xưa mùa đông
Bơ vơ đi mang áo rét cho chồng
Đắp Trường Thành Vạn Lý
Tôi đã gặp Mạnh Khương nhiều chị
Khắp công trường rộn rã như ong
Vui chồng vui vợ
Vai gánh vai gồng
Bạt núi khơi sông
Mùa đông không lạnh nữa
Tưng bừng đuốc lửa thâu đêm
Cướp thời gian thay búa thay liềm!
Ôi hai chữ Tự-do: Đôi hài vạn dặm,
Đôi cánh thần tiên bay lên xanh thẳm
Tôi đã trông, tôi đã thấy: Nơi đây
Hai mươi năm nhảy vọt một ngày
Sáu trăm triệu bàn tay: Một núi
Thép gang luyện từ bùn lầy, than bụi!
Quang vinh thay Đảng những con người
Cờ đỏ giương cao, đứng dậy làm trời

“Tia lửa nhỏ đốt cháy đồng cỏ rộng”
Mao Trạch Đông!
Tôi đã thấy: Dáng người cao lồng lộng
Đẹp như một ngọn cờ Hồng
Trên mặt người, mặt đất mênh mông.

Tôi đã thấy ngày xưa đâu đó
Một tia lửa nhỏ
Trong xóm nhỏ Tương-đàm (a)
Cháy lan dần, đỏ khắp Hồ Nam
Thành ngọn lửa hôm nay: Trung-quốc !
Soi sáng phương Đông, châu Phi, châu Úc,
Lửa dâng cao, lửa Cách Mạng Tháng Mười
Rát mặt loài lang nhung, ấm dạ loài người.
Sáng thêm nữa, đời đời, ngọn lửa
Của Trung-hoa, của chúng ta, tất cả!

Của chúng ta, muôn ngọn lửa lên cao
Cho cả địa cầu thành một ngôi sao!
******************************************
(a) Tương-đàm: Quê hương Mao chủ tịch.
(b) People’s Liberation Army của Trung Quốc khai sinh vào ngày 1 tháng 8 năm 1927

Dân oan Dương Nội biểu tình trước triển lãm Cải Cách Ruộng Đất

Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, bà con dân oan Dương Nội đã diễu hành tới Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia số 25 phố Tông Đản để tham dự triển lãm về Cải Cách Ruộng Đất.

Lúc 11h sáng bà con tới nơi, nhưng được bảo vệ bảo tàng nói là đã đóng cửa nghỉ trưa, phải chờ tới 14h mới mở cửa trở lại.

Bà con nông dân đã phải ngồi ở vường hoa Cổ Tân đợi đến chiều để vào, nhưng chính người bảo vệ nói trên cùng với một số an ninh mặc thường phục cho biết phòng triển lãm đã đóng cửa bảo dưỡng, để sửa chữa một số vấn đề về ánh sáng.

Được biết cuộc triển lãm lần này tập trung vào phần "được" của cuộc Cải cách ruộng đất, so sánh tình trạng phân biệt giàu nghèo giữa địa chỉ và nông dân, và những hình ảnh người nông dân cười hạnh phúc khi có ruộng đất trong tay. Phần "chưa được" của CCRĐ không được đề cập đến vì theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia: “Chúng tôi chỉ chọn những gì tích cực nhất mà cải cách mang lại”. “Chúng tôi không coi đó là một vết thương mà coi đó là bài học xương máu trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng dân chủ. Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng tư liệu của Đảng, Bác Hồ khi sửa sai. Chứ chúng tôi không coi đó là một vấn đề chính trong trưng bày để xoáy sâu vào mất mát hay tổn thất gì. Cái đó Đảng ta đánh giá rồi".

10653418_10202051301078774_7125516408782233385_n.jpg



Trên FB chị Dư A Liên đùa: "Em có một ước mơ là đảng quang vinh vĩ đại đỉnh cao trí tuệ của chúng ta bây giờ tiến hành cải cách ruộng đất hay nhà đất gì đó phát như hồi xưa. Em ấp ủ hi dọng có đứa nào nó giàu tình thương mến thương, giàu đức hi xinh nó chia cho bần nông như em cái nhà rộng rộng đẹp đẹp của nó. Còn nếu hông đứa nào chịu chia thì đảng phải tổ chức đấu tố để nó nhận ra lỗi lầm của nó là quá giàu, quá nhiều đất đai, tài sản trong khi xung quanh nó nhiều người nghèo không có đất cắm dùi, mờ mắt kiếm miếng ăn. Phải làm triệt để thu hồi toàn bộ tài sản về tay dân vô sản chúng mình như lời bài quốc tế ca mà mỗi lần hát lên là em nghẹn ngào rưng rưng xúc động: "bao nhiêu tài sản ắt qua tay mình". Lúc đó chắc em đội ơn đảng muôn năm, dà em xin hứa từ nai cho đến cuối cuộc đời ngày nầu em cũng ca bài: "đảng đã cho ta mùa xưng".
(Dân luận) 
 

Dân oan không được xem triển lãm cải cách ruộng đất ?

Tễu

TIN HOT: ĐÓNG CỬA TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ?

Sáng nay 11.9.2014, bà con dân oan Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất.  
Đoàn người đi bộ đến bảo tàng, đứng trước cổng để xem các thông tin về cuộc triển lãm trưng bày về Cải cách ruộng đất. Lúc đó đã 11h trưa, bảo vệ nói đã hết giờ xem, hẹn bà con đến vào lúc 2h chiều. Bà con Dương Nội tản ra  vườn hoa  Cổ Tân gần đó để ăn và nghỉ trưa đợi đến giờ vào xem.
2h chiều, bà con vào thăm triển lãm thì lực lượng bảo vệ triển lãm bắt dân cởi áo mới cho vào bảo tàng. Khi bà con cởi áo xong để vào thì họ nói với bà con: Triển lãm Cải cách gặp sự cố về ánh sáng nên tạm đóng cửa.
Được biết, bà con sẽ quyết tâm xem bằng được cuộc triển lãm này.

Hình ảnh bà con nông dân dương nội đang tuần hành đến triển lãm cải cách ruộng đất ngày 11/9/2014 

 
 
 
Nông dân dương nội đang ở triển lãm cải cách ruộng đất ngày 11/9/3014:
Lực lượng bảo vệ triển lãm cải cách ruộng đất bắt dân cởi áo mới cho vào bảo tàng, sau đó lại lấy lý do sự cố ánh sáng đóng cửa triển lãm cải cách ruộng đất. Ảnh chụp tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia ngày 11/9/2014:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhân viên bảo tàng thông báo: Triển lãm cải cách đóng cửa với lý do gặp sự cố ánh sáng. (Có quay được video).
Tin và ảnh: FB Trịnh Bá Phương & Bạch Hồng Quyền

Lịch sử không phải để thù hận

Hà Nội đang có một cuộc triển lãm nhỏ, một cuộc triển lãm không có gì đồ sộ về quy mô, chỉ 150 hiện vật, trong một phòng trưng bày không lớn, về một thời gian lịch sử chưa xa, mới 60 năm.
Nhưng nó đang gây những cơn sóng không nhẹ trong ký ức nhiều thế hệ công chúng, không chỉ những người từng là nhân chứng. Vì nó là triển lãm Cải cách ruộng đất.
Trong hàng triệu người quan tâm đến cuộc triển lãm nhỏ bé này có mẹ tôi. Bà là một phụ nữ có trí nhớ khá lạ lùng. 20 năm nay, bà vẫn nhớ những gì đã xảy ra từ 40 năm trở về trước. Trong mỗi bữa cơm gia đình, nhất là những ngày giỗ chạp, lễ Tết, câu chuyện của bà cuối cùng thế nào cũng xoay về “cái hồi cải cách”.

Mẹ tôi nhớ rành rọt ngày ấy, tháng ấy, mùa đông năm ấy, bà ngoại mặc áo kép màu gì, đang vừa cho con bú vừa chia lộc cúng rằm cho mấy người đến nộp tô thế nào; ông đang đọc sách uống trà trên cái ghế nào thì “đội” đến thị uy ra sao, người ăn kẻ ở trong nhà đột nhiên hỗn láo thế nào với các cụ. Mẹ tôi nhớ đến từng củ khoai lang gày gò như đốt tay mà người họ hàng xa lén lút dúi cho khi mẹ bế em đói gần lả đứng đầu ngõ. Mẹ nhớ cái dáng nhẫn nại của ông ngoại cúi gằm xuống trên cái sân gạch bỏng rát nghe đấu tố. “Tội nghiệp, ông cả đời chỉ đọc sách và đi làm việc công, ruộng cả ao liền, tiền bạc trong nhà bà lo hết, cách mạng bảo ông đưa bao nhiêu, ông lại về khảo bà, bà lại dúi cho, ông biết gì là bóc lột đâu mà khai”. Mẹ nhớ từng cái sập lim, từng cái rương, từng cái áo cánh hoa lý, đôi xà tích bạc của cụ cố, của ông bà đã theo chân “đội” phát tán khắp làng trên xóm dưới.
Trong ký ức của một cô bé 10 tuổi là mẹ tôi khi ấy, cải cách ruộng đất là cả một nỗi buồn mênh mang u ám trùm lên suốt thời thơ ấu. Bằng cớ rõ nhất là ký ức của mẹ hình như dừng lại từ “cải cách”, những dấu mốc thời gian về sau không len được vào bộ nhớ của mẹ.
Nhưng cũng thật kỳ lạ là khi chúng tôi hỏi: "Sao mẹ suốt ngày kể về cải cách, mà thỉnh thoảng có người ở quê ra, nào khám chữa bệnh, nào đi thi đại học, nào xin việc, toàn là con cháu của những người ngày xưa đấu tố ông bà, sao mẹ vẫn niềm nở mời ở lại, nấu nướng cho ăn, dúi tiền tàu xe, quà cáp khi về? Sao mẹ không cấm cửa họ? Nhớ lâu thế sao mẹ không ghét?".
Câu trả lời nhẹ nhõm bất ngờ: “Thì toàn họ hàng làng xóm cả, không gần thì xa, ghét họ thì về quê còn nhìn ai nữa? Mình bị trời bắt phải nhớ thì cứ nhớ thế thôi, chứ cũng nên thương họ, lúc ấy, bảo họ làm thế nào thì họ làm, họ có nhận thức được như thế là bạc, là ác, là sai trái đâu”.
Khi chúng tôi trưởng thành, đi làm, tiếp xúc xã hội, quen biết thêm rất nhiều nhân chứng của cải cách, chúng tôi bắt đầu hiểu cái cuộc cách mạng long trời lở đất về tư liệu sản xuất những năm 50 của thế kỷ trước trên khắp vùng nông thôn miền Bắc - Trung bộ ấy không chỉ là ký ức buồn của những cô bé như mẹ tôi. Nó có thể là nỗi cay đắng của hàng chục nghìn gia đình từ đủ ăn đủ mặc đến tài sản “cò bay thẳng cánh”, nay trở nên tay trắng, nó có thể là niềm oan khuất của hàng nghìn người đã mở rộng cả tấm lòng lẫn hầu bao cho cách mạng thời tiền khởi nghĩa, thời kháng chiến rồi nhận về những xúc phạm, nghi kỵ, những đấu tố và thậm chí cả cái chết.
Nhưng nó cũng là niềm vui của hàng triệu bần cố nông khác khi lần đầu được dắt con trâu ra đồng với tư cách “chủ nhân ông”, lần đầu được cày trên thửa ruộng “của mình”, lần đầu được ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước, dẫu ngay mùa sau, con trâu không biết chăm đã kiệt sức mà chết, bộ tràng kỷ đã chẻ ra nấu cỗ trong một dịp liên hoan với “đội”, còn thửa ruộng chỉ sau 2-3 vụ lúa đã trở lại thành “tài sản chung” trong công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp.
Và ở phương diện khác, nó cũng là nguồn động lực không nhỏ cho những đoàn dân công hỏa tuyến, những đội Vệ quốc đoàn được thành lập vội vã từ vùng giải phóng, hào hứng băng đèo xẻ núi lên Điện Biên, tham gia vào một chiến dịch lớn chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh Đông dương, để rồi kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Những đội quân ấy ra đi, với một niềm tin lớn lao là mẹ, vợ, con họ ở nhà đã có dù chỉ một nửa hay một phần ba suất trâu cày, đã có hoa lợi từ sào ruộng giắt lưng cho qua mùa giáp hạt. Dẫu cho đến tận bây giờ, bài toán ruộng đất vẫn làm nhức nhối cả xã hội, thì ngày ấy, trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, gần 10 triệu bần cố nông Việt Nam đã chạm tay vào giấc mơ ấy.
Lịch sử không bao giờ đi bằng một chân và cũng không cá nhân nào, dù mạnh đến đâu, có thể một mình đi ngược dòng chảy của nó mà không bị cuốn phăng, không bị bầm dập.
Có nhiều tư liệu đã và đang dần dần được công bố về cải cách, về nguyên nhân, mục tiêu của công cuộc này, từ nhiều phía khác nhau, cả chính thống và phi chính thống.
Cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất nho nhỏ và chắc chắn chỉ là ban đầu này cũng đã bắt đầu gây ra những tranh cãi không nhỏ: 60 năm rồi còn khơi lại làm gì vết thương đã thành sẹo? Đã “bạch hóa” sao không bày ra cho hết, nói cho hết? Đã công nhận sai và có sửa sai, sao không công bố trọn vẹn tư liệu về kết quả, hậu quả của sai lầm? Và đã xin lỗi, sao không có chính sách ở diện rộng bù đắp cho thân nhân những người chịu oan ức?
Biết bao nhiêu câu hỏi có thể đặt từ một triển lãm bé nhỏ về một thời đau thương đã quá nửa thế kỷ. Chắc chắn chẳng cá nhân và tổ chức nào có thể đủ năng lực và thẩm quyền trả lời cũng như giải quyết ngay. Có nhiều người đã chết trong oan khuất, nhiều người có thể vẫn ôm nỗi nghẹn ngào uất hận, và cũng rất nhiều người như mẹ tôi, nhớ chỉ vì “trời bắt nhớ”, chứ chẳng giận ai, chẳng ghét ai.
Vậy thì hãy để lịch sử đã bị quên lãng hiện ra, từ từ, bằng những bắt đầu giản dị như triển lãm Cải cách ruộng đất. Người xem, dù là nhân chứng hay 2-3 thế hệ sau sẽ tự hiểu, tự đánh giá, chẳng cần nhiều lời, không thiên kiến và càng không là thù hận.
Thu Hà
(VnExpress)

Jonathan London - Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ

Cách đây không lâu một người bạn (người Việt Nam) đã hỏi tôi về quan hệ giữa văn hóa, giáo dục, và dân chủ. Tất nhiên bạn này đang quan tâm đến mối quan hệ này trong bối cảnh của Việt Nam ngày nay. Cụ thể, bạn này đã muốn biết có những cuốn sách hay nào đề cập vấn đề này. Là một người đã được đào tạo trong ngành xã hội học chính trị tôi cũng biết nhiều tài liệu liên quan. Nhưng khi bạn hỏi, tôi phải suy ngẫm từ đầu vì lâu lâu không nghĩ nhiều về những ý tưởng này một cách liên quan đến Việt Nam.

Thực ra, quan hệ giữa văn hóa, giáo dục, và dân chủ là khá phức tạp và đầy tranh cãi. Đặc biệt khi chúng ta muốn hỏi liệu có một quan hệ nhân quả nào giữa (một mặt) văn hóa và giáo dục và (mặt khác) dân chủ. Phức tạp không chỉ là vì những khái niệm này (văn hóa, giáo dục, dân chủ) mang lại những ý nghĩa khác nhau hay những quan điểm khác nhau. Mà vì sự đa dạng của những điều kiện vật chất, chính trị, xã hội qua lịch sử. Điều dó không có nghĩa là chúng ta chỉ có thể đầu hàng, từ bỏ mọi hy vọng. Thay vì đó, chỉ chấp nhận hai điều: (1) Kinh nghiệm quốc tế cho thấy còn khó khẳng định có một quan hệ trực tiếp giữa văn hóa/giáo dục và dân chủ; (2) Tuy vậy, chúng ta có đủ bằng chứng để kết luận có một liên kết mạnh giữa “phát triển con người” và chính trị dân chủ.

Khái niệm và thực trạng

Ở Việt Nam có những ý tưởng khác nhau về ý nghĩa của văn hóa, giáo dục, và dân chủ. Để bắt đầu tìm hiểu thêm, xin làm rõ những khái niệm này đã. (Không phải vì tôi giả định bạn đọc không biết mà vì nghĩ là muốn trao đổi nên có một cơ sở.)

Trong ba khái niêm ‘văn hóa’ cũng có thể là mơ hồ nhất, đặc biệt ở Việt Nam. Cách sử dựng từ văn hóa ở Việt Nam làm cho tôi rất đau đầu. Nước nào đều có một nên văn hóa hay (đúng hơn) những đặc trưng văn hóa của nó. Theo tôi, nên hiểu văn hóa một cách cơ bản và khách quan nhất. Nói cho đơn giản, văn hóa là những ý tưởng, giá trị, và tín ngưỡng được chia sẻ và có ảnh hưởng đến hành vi của người dân trong một bối cảnh xã hội nhất định. Nói thế mới nắm bắt những nội dung cột yếu của một văn hóa, dù chấp nhận nói thế chưa nói gì hết về nội dung của “văn hóa Việt Nam.”

Tôi không dám nói văn hóa Việt Nam là gì và cũng rất ngại tin ai bảo là biết sự trả lời của câu hỏi đó. Văn hóa là quá phức tạp. Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ý về những cách tiếp cận ‘văn hóa’ tôi thường thấy ở Việt Nam.

Có những người cho rằng văn hóa là vấn đề về “trình độ” học vấn hoặc là về “dân trí.” Xin chia sẻ với các bạn tôi không thích những cụm từ như “dân trí” hay “trình độ văn hóa”. Theo tôi, những khái niệm này phản ánh một thái độ phong kiến và bảo thủ. Xin đừng giả định cái gọi là ‘văn hóa’ trong những chính sách của nhà nước là văn hóa thực sự của người Việt. Văn hóa không thế nào mà sản phẩm của nhà nước. Song, cũng không tể hiểu văn hóa một cách phi chính trị, như chính K. Marx đã thấy. Chúng ta có thể thảo luận mãi về ý nghĩa của ‘văn hóa Việt Nam.’ Mời cách bạn cãi nhau vô tư!

Còn giáo dục thì sao? Khi nói đến giáo dục chúng ta chủ yếu nghĩ đến nhà trường. Nhưng, chúng cũng có thể hay thậm chí nên hiểu giáo dục gồm những hành động mà tạo ra, nâng cao, hay truyền đạt kiến thức, kỹ năng, dự tính, và đạo đức. Hiểu thế, hơn là một ngành của nhà nước hay nhà trường, giáo dục là một qua trình xã hội mà có thể xây ra ở bất cứ bối cảnh nào, từ nhà trường cho đến nhà ở hay chỗ việc làm. Muốn nói đến một hệ thống giáo dục thì lại chuyện khác. Nó gồm có tất cả những tổ chức, thể chế (chủ yếu chính thức) xoay quanh những hành động giáo dục, trong đó có các loại trường và trung tâm giáo dục. (Vậy, ‘hệ thống’ học thêm dạy của Việt Nam nằm ở đâu?) Đối với những mục đích kinh tế xã hội chính trị, thì sự quan trọng của giáo dục là ở chỗ làm cho còn người phát triển những năng lực kinh tế, xã hội chính trị nhất định. Ở đây, chưa nói gì đến nội dung của giáo dục cả.

Còn giáo dục ở Việt Nam? Một lần nữa (và ở nước nào cũng vậy) không thể hiểu nền giáo dục nếu không tính đến bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế, hay văn hóa của nó. Ở Việt Nam hiện nay đang thấy những thảo luận sôi nổi về giáo dục. Ngoài những thảo luận như “nên có ipad hay không?,” “nên mặc áo màu gì,” và “phải đóng tiền bao nhiêu để được con mình vào lớp ‘chất lượng,’” cũng có những tranh luận về nội dung chương trình và chiến lược sự phạm. Tất nhiên có những nội dung chính trị trong nội dung chương trình giáo dục. Theo tôi được biết, giáo dục về dân chủ ở Việt Nam đến nay còn chưa phát triển mạnh.

Đối với dân chủ, tôi chưa được thuyết phục cái gọi là “dân chủ tập trung” là dân chủ thực sự. Tôi cũng biết về những hạn chế của cái gọi là “dân chủ tư bản” chứ. Hãy tìm hiểu về xã hội Mỹ, chẳng hạn. Đó là một nước mà có những thể chế dân chủ thực sự. Nhưng cũng có thể coi nó một nên dân chủ “chất lượng thấp”. Đúng hơn là một nền dân chủ đã bị 1% số người gọi là giới giàu nhất bắt làm con tin. Về định nghĩa, tôi đồng ý với lập trường P. Schmitter và T. Karl trong bài viết nổi tiếng của họ, Dân chủ là gì…và không phải là gì?


Đừng nghe những người mà chẳng biết gì về dân chủ nói xấu đến dân chủ. Một chế độ dân chủ phải dựa vào thể chế pháp trị. Trong một xã hội dân chủ uy quyền của nhà nước và chính phủ là uy quyền mà chính nhân dân trao, chấp nhận, và rút ra qua những cơ chế dân chủ. Trong một xã hội dân chủ, những đảng được phép cạnh tranh với điều kiện phải hành động theo những nguyên tắc dân chủ. Đảng phái nào mà cầm quyền không được phép loại trừ khả năng những đảng phái khác có thẻ lên được. Trong một xã hội dân chủ xã hội dân sự và nhân quyền được thúc đẩy và bảo vệ nghiêm túc, không cho phép côn đồ hung dữ dù thuộc bất cứ loại nào xâm phạm quyền dân sự chính đáng của mọi công dân v.v.

Quay về Việt Nam, tôi (tạm) sẵn sàng có một thái độ tương đối (nếu chưa tuyệt đối) cởi mở đối với ‘tầm nhìn dân chủ’ của TT Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng lo là ‘dân chủ’ ấy chưa phải là chính hiệu, đặc biệt khi chúng ta vẫn chưa thấy một bước cụ thể nào. Rõ ràng, muốn có chế độ dân chủ, phải thay đổi những thiết chế chính thức. Phải cải cách sâu rộng. Dù chấp nhận quan điểm của Schmitter và Karl hay thích ‘tầm nhìn’ dân chủ của nhóm 61 đảng viên hay thậm chí Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chúng ta vẫn phải đối phó với một số câu hỏi như sau:

Nếu chúng ta chấp nhận rằng hiện nay xã hội Việt Nam còn thiếu dân chủ (như chính ngài Thủ Tướng đã nhiều lần hàm ý) thì phải làm gì và làm thế nào để thay đổi hiện trạng? Ngoài những vấn đề chính trị, vai trò của tăng trưởng kinh tế là như thế nào, và dân chủ ở Việt Nam sẽ yêu cầu những gì đối với văn hóa và giáo dục của đất nước?

Những cơ chế mang lại và củng cố dân chủ: Ở đâu là văn hóa, giáo dục?

Bạn của tôi là một người hiểu nhiều về những thế mạnh cũng như những điểm yếu của một nền chính trị dân chủ, nhất kiểu dân chủ của Mỹ. Cũng là một người lo lắng là nhiều người ở Việt Nam còn chưa có những động thái phù hợp với một xã hội dân chủ. Bạn thấy này không chỉ đối với dân chúng mà chính đối với những người đang đòi dân chủ.

Ví dụ rõ nhất là vào tháng 5 vừa rồi, khi Việt Nam đã gặp sự cố vì bạo loạn ở một số tỉnh liên quan hành động xâm lược của Trung Quốc. Theo một số nhà bình luận, vấn đề là “dân trí” của người Việt Nam là quá thấp để có một phong trào chính trị có tính dân chủ và độ trật tự xã hội cao. (Tôi lại thấy vấn đề là nhân dân Việt Nam còn quá thiếu kinh nghiệm với chính trị dân chúng chưa nói đến hoạt động chính trị dân chủ.) Nếu “dân trí” của dân chúng là quá thấp, không phù hợp với một xã hội dân chủ thì phải cứ chỉ cho phép những người ‘dân trí cao’ và ‘đúng đắn’ hành động, tốt nhất là trong phòng kín? Hay nên thúc đẩy những thay đổi thế nào? Và làm sao làm dược?

Theo nhiều người, cơ chế quan trọng nhất đối với quá trình dân chủ hóa chính là phát triển kinh tế. Theo quan điểm này, dù cũng có thể quan trọng, những thay đổi về văn háo và giáo dục cũng chí có thể có được với sự phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế cũng quan trong vì chỉ với nó có thể có một giai cấp trung lưu đủ lớn để yêu cầu những cải cách dân chủ. Những quan điểm này là ở trung tâm của học thuyết hiện đại hóa chính trị, một học thuyết không mới nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực chính trị học. Trong một bài ngắn tôi không thể đi sâu vào vấn đề. Vì thế, tôi chỉ xin giới thiệu tác phẩm của một học già người Mỹ, Seymour Martin Lipset (1922-2006), một nhân vật khá quan trọng trong những tranh luận về dân chủ. Tôi không giả định thảo luận trên sẽ đắp lại tất cả câu hỏi nhưng ít nhất có thể hữu dụng.

Vào năm 1959 (khi Việt Nam nằm trong thời điểm đầy bi kịch), ông Lipset đã viết bài “Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ: sự phát triển kinh tế và chính trị công chính”. Trong bài, Lipset cho rằng phát triển kinh tế và dân chủ hóa có một sự liên kết. Quan trọng hơn, qua phân tích, ông cho rằng cơ chế quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế chính trị (đối với dân chủ hóa) là phát triển kinh tế thường mang lại những giá trị và thái độ dân chủ hơn, hướng tới một cấu trúc giải cấp xã hội ít bị phân cực hơn, một tầng lớp trung lưu rộng lớn hơn, và quan hệ giữa người với người (associational life) lành mạnh hơn. Hơn nữa, trong công trình nghiên cứu này, ông luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị, loan báo về những nguy cơ của chính trị cực đoan, làm rõ tầm quan trọng của việc hạn chế sự bất công bằng, bất bình đẳng, và nỗ lực để tạo ra sự phát triển của một giải cấp trung lưu lớn.

Sau nhiều năm, chúng ta biết sự liên kết giữa phát triển kinh tế và dân chủ là phức tạp. Những nước như Singapore (dù nhỏ) cho thấy phát triển kinh tế không có nghĩa là nền chính trị dân chủ sẽ tự động xuất hiện. Đặc biệt Ông Lý Quang Diệu (và gần đây hơn Jackie Chan) khẳng định người phương Đông không cần dân chủ hay văn hóa phương Đông không phù hợp với dân chủ. Nếu thế thì Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan là gì?

Mặt khác, chúng ta cũng thấy ở các nước thu nhập trung bình, thì quá trình dân chủ hóa nhiều khi là không vững chắc hay thậm chí rơi vào một quá trình suy thoái (v.d. Philippines). Trong những nước này những thể chế dân chủ là chưa đủ mạnh hay chưa được bảo vệ một cách hữu hiệu. Theo L. Diamond, nhà học thuyết hàng đầu của hôm nay, biến số “phát triển con người” (theo ý nghĩa của A. Sen v.v.) là yếu tố quyết định nhất trong việc phát triển dân chủ. Dù vậy, vẫn còn những nước còn đang phát triển (như Indonesia) mà đã chuyển sang một xã hội dân chủ một cách trật tự, an toàn, và có vẻ hiệu quả.

Làm gì?

Vậy, Việt Nam muốn dân chủ hay một nước dân chủ hơn, nên đề ý những đề nghị của Lipset? Nói là phải có phát triển kinh tế trước khi có dân chủ nhưng những trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế rất có thể xuất phát từ việc đất nước còn thiếu dân chủ. Nếu thế, trong quá trình cải cách nhằm phát triển kinh tế, phải hướng tới chế độ pháp trị. Phải tập trung vào việc mở rộng những cơ hội kinh tế xã hội một cách tối đa nhằm mở rộng giải cấp trung lưu. Trong quá trình dân chủ hoá phải tránh việc có những quan điểm cực đoan ở mọi phía (nhất là từ phía nhà nước). Phải khuyến khích những thái độ, những hành vi dân chủ. Phải ngừng ngay những chiến dịch đàn áp. Phải bỏ quan điểm xem cả văn hóa lẫn giáo dục là những công cụ để giữ nguyên trạng, bảo vệ lợi ích, v.v.

Là người Mỹ, tôi không ngây thơ về dân chủ. Là nhà nghiên cứu về Việt Nam, tôi không ngây thơ về đất nước Việt Nam. Thúc đẩy dân chủ là không dễ đâu. Nhưng ít nhất những nghiên cứu sẵn có về dân chủ ở các nước cũng có thể giúp đất nước Việt Nam đi vào những cuộc thảo luận sâu hơn. Dù chưa đủ, nâng cao sự hiểu biết về những điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ cũng là bước quan trọng của mọi công dân có trách nhiệm và có ý chí nhằm giúp Việt Nam bước lên con đường tới dân chủ.

Khác so với trước, người dân Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến dân chủ, nhiều người Việt Nam hỏi: Ông ta đang thực sự nói gì vậy? Tôi vẫn nghĩ rằng, Việt Nam sẽ dân chủ trước Trung Quốc. Chỉ hy vọng cho dân Việt Nam (và sức khoẻ tâm lý của tôi) là quá trình này sẽ đến sớm chứ không muộn.

Ai cũng muốn con đường của Việt Nam tới một xã hội dân chủ văn minh, trật tự, an toàn. Song, quan điểm mà cho rằng ‘dân trí’ của người Việt Nam còn quá thấp để có một chế độ dân chủ theo tôi rất giống những quan điểm từ thời Pháp thuộc. (Nếu thế đất nước Việt Nam đã chưa thoát tư duy thuộc địa?). Chủ nghĩa Lenin, vốn được coi là một đường lối, một tư duy cách mạng chưa chắc là tốt hơn. Cả hai quan điểm (CN thuộc địa và CN Lenin) đều giả định người dân Việt Nam thường giống như là trẻ con, là ‘bà con,’ là sực vật mà chỉ có lòng không có ý. Muốn văn hóa dân chủ hãy tạo ra một xã hội bình đẳng. Muốn dân chủ hãy phát triển một hệ thống giáo dục mới, cho phép những sinh viên và nhà nghiên cứu tìm hiểu một cách chuẩn, không sợ gì. OK?

Vừa rồi tôi mới bắt đầu đọc một cuốn sách có tên “Giáo dục, dân chủ, và phát triển.” Khi nào đọc song sẽ chia sẻ vài lời đánh giá. Trước đó, xin hỏi, muốn dân chủ ở Việt Nam (dù là dân chủ như thế nào) thì cái gì là quan trọng? Bên cạnh những chuyện chính trị thì sự quan trọng của tăng trưởng kinh tế, ‘văn hóa,’ và giáo dục là như thế nào. Tôi có quan điểm của mình nhưng lại vẫn không giả định tôi biết hết.
  Jonathan London
  (Blog Xin Lỗi Ông) 

Đám cưới: Chơi hụi “văn minh”!?

Đã có chơi hụi, thì tất có … giật hụi, bể hụi, mà theo quan điểm của các kinh tế gia, có thể quy đây vào “rủi ro đạo đức”. Khác với hụi thông thường, hụi văn minh không cần khế ước, không cần chứng thực, mà các khoản hoàn trả cứ gọi là đều như vắt chanh, hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro đạo đức. Có người hay chữ ví von rằng: “Đám cưới ngày nay, chẳng khác gì đám hụi, khác chăng là hụi văn minh mà thôi!”
http://www.nhahangcuoi.com/Uploads/Image/nha%20hang%20tiec%20cuoi/equatorial%202.jpg

 
 
Qua rồi cái thời mỗi đám cưới có thể sánh ngang một sự kiện văn hóa văn nghệ cỡ vừa, khi mà người ta xúm đen xúm đỏ quanh nhà đám, để “xem mặt” cô dâu-chú rể, để xem cái anh chàng tổ chức lém lỉnh đọc thơ có vần có điệu ca ngợi ngày trăm năm, để nghe những “cây” văn nghệ không chuyên được dịp phục vụ công chúng,… Có lẽ cái ký ức về đám cưới, mà người ta tặng nhau những thau nhôm, chậu nhựa, nồi niêu, xoong chảo (tất nhiên là đều được bọc giấy màu đỏ), đã nhạt nhòa lắm rồi, dù rằng mới đó chỉ đôi ba chục năm.

Không phải ngày nay, người ta đã hết tò mò, để “ngoảnh mặt làm ngơ” khi ngang qua những đám cưới toàn những người khăn là áo lượt, nhưng nếu ta bảo họ dừng lại mà xem, mà bình phẩm, thì e có khi bị mắng là “rỗi hơi”. Quả thế, cái không gian cộng đồng đã khép lại rất nhiều. Ngay cả ở quê tôi, một vùng nông thôn đúng chất, thì đám cưới nay cũng chỉ ai mời người nấy tới, người sơ bất quá cũng chỉ tựa cửa mà xem, chứ đâu còn cái không khí chộn rộn làng xóm, trai gái lớn bé nườm nượp kéo về hội hôn xem cưới.

Ngày nay, người ta gọi cỗ cưới là “cơm bụi giá cao”, gọi thiệp cưới là “trát”, đi ăn cưới là “trả nợ miệng”,… Sao vậy? Vì nhận được thiệp là lại phải nắn đến túi; vì đi ăn cưới, có ăn được mấy miếng đâu, mà tiền mừng thì ai dám khất; vì không muốn đi cũng cứ phải đi, bởi đó là họ hàng, là quan hệ, là ân tình, hay đơn giản là trước kia họ có đi dự (mừng tiền) đám cưới con em mình… Ma chê cưới trách, thế nên thiên hạ mới đem câu chuyện đám cưới, đi ăn cưới, mà cười với nhau; mà phê phán những “đám cưới buôn” – dịp để ông nọ bà kia thu phong bì (tiền mừng).

Thử lật ngược lại vấn đề, quanh cái phong bì mừng đám cưới (gọi tắt là phong bì), thử gạt khỏi suy nghĩ, cái định kiến tiêu cực, xem “bộ mặt thật” của nó là sao. Một cách thẳng thắn thì, hầu hết chúng ta đều lấy nó (phong bì) ra mà cười, mà chê trách; nhưng mấy ai dám nghĩ đến chuyện trả lại khách phong bì, khi người ta đến dự đám cưới con em mình? Có mâu thuẫn hay không?

Người Việt Nam mới chỉ vừa chập chững bước những bước rụt rè đầu tiên, ra khỏi cách thức và tư duy của sản xuất nông nghiệp tiểu nông; còn cái văn hóa cộng đồng cố hữu của người phương Đông, chúng ta đã được các cụ để dành cho làm “vốn” từ cả mấy ngàn năm nay. Trong cái điều kiện kinh tế và văn hóa ấy, sự tương trợ giữa các thành viên cộng đồng là hết sức cần thiết, và nó trở thành một truyền thống đẹp, nói cho lớn lao lên thì có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng”. Vậy nên, việc chúng ta tặng nhau cái thau, cái chảo (trong điều kiện kinh tế khó khăn mấy mươi năm trước); hay nhét vào túi nhau cái phong bì (ngày nay) trong ngày cưới, ở khía cạnh này, cũng có thể coi như là một hình thức tương trợ lẫn nhau. Giữa các quá khứ và hiện tại, nó chỉ khác nhau về hình thức tương trợ: thay vì đưa cho anh/chị cái chảo, thì tôi đưa cho anh/chị tiền, để tự đi mua chảo.

Cuộc sống vốn tự nó đã có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm. Vậy nên, nếu không thể đi ngược lại với trào lưu, hoặc không thể đi lệch khỏi quỹ đạo của nó, thì chi bằng, hãy nhìn nó với con mắt dễ chịu, với một khía cạnh tích cực. Cái phong bì đám cưới cũng vậy mà thôi.
  (Dân luận)