Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Bài đáng chú ý

Bao giờ mới bớt băng rôn chăng ngang, chăng dọc?

(Dân Việt) - Một năm có vài đợt kỷ niệm và vài cuộc vận động gì đó thì mỗi cột cõng 2 pano dì dịt chữ. Khẩu hiệu mang nội dung gì thì mọi người đã biết cả, chỉ có điều theo năm tháng, câu chữ cũng dài ra, khó đọc hơn.

Tôi có một lần ngồi làm cái việc điên điên là theo dõi quãng đường chừng 3km của một quận nội thành thủ đô. Quãng đường đó cứ 25m có một cột đèn đường. Một năm có vài đợt kỷ niệm và vài cuộc vận động gì đó thì mỗi cột cõng 2 pano dì dịt chữ, nội dung hoặc lời trích dẫn, hoặc khẩu hiệu. Khẩu hiệu mang nội dung gì thì mọi người đã biết cả, chỉ có điều theo năm tháng, câu chữ cũng dài ra, khó đọc hơn.
Ảnh minh họa
Vài ba trăm/cặp pano khung vải chung lưng vào nhau cỡ 1,2-1,8m rải trên quãng đường với nội dung lặp lại ấy tính ra cũng suýt soát 700 triệu đồng (tiền năm 2012) một năm. Đó là chưa kể vài chục cái băng rôn chăng ngang trên cao, chữ cũng dài với những nội dung quen thuộc. Rồi chi phí để nuôi đội quân đi treo rồi tháo gỡ.
Ngắm nó mãi tôi lại nhớ đến câu nói lặp đi lặp lại khá vô nghĩa của nhân vật Píp ngậm miệng trong một vở kịch từ hồi chiến tranh “Hòn đảo thần vệ nữ”: “Hết ngày dài lại đến đêm thâu, ta còn đi trên đất Phi châu”.
Vâng, lễ lạt, vận động là “cơ, đèn, kèn, hoa”, bao giờ cũng thế, bao nhiêu năm nay cũng thế. Xin nói thêm là hầu như rất ít người quan tâm đến nội dung khẩu hiệu băng rôn kiểu ấy. Hình như người chỉ thị làm là theo thói quen, còn người thừa hành thì cứ công thức cũ lặp lại năm này qua tháng khác. Công việc cứ như là mộng du.
Một đoạn đường ngắn thôi mà như thế nên khi qua Thái Nguyên hay lên Sơn La thấy hàng chục cây số kéo dài những pa nô đỏ rợp và chi chít chữ không thể đọc kịp thì cũng không lấy gì làm lạ. Nói rộng ra, trên khắp các tỉnh thành cả nước, số pano và băng rôn mỗi năm ăn vào ngân sách bao nhiêu tỷ đồng mà hiệu quả là gì không rõ. Khi đất nước thay đổi, dân trí khác xưa mà vẫn kiên trì tuyên truyền kiểu cái loa sắt tây cũ kỹ không những kém tác dụng mà gây lãng phí biết bao nhiêu.
Một họa sĩ già có lần kể tôi nghe: Cách đây 40 năm, một vị lãnh đạo trong tuyên huấn Thành ủy Hà Nội nói với ông, bao giờ nước ta bớt đi những thứ băng rôn chăng ngang, chăng dọc theo thói quen này thì mới khá lên được.
Bao giờ người làm tuyên truyền mới nhận ra điều đó?  (LB: chúng nó nhận ra từ đời tám hoánh rồi, nhưng ko làm thì "cạp đất" ra mà ăn á => Thống kê cho thấy cái băng cộng sản là lắm khẩu hiệu nhất trên đời, còn hơn cả các lời giáo huấn bên Đạo ý chớ)

Thủ tướng có xử lý trách nhiệm của “tư lệnh” ngành?

Thủ tướng có xử lý trách nhiệm của “tư lệnh” ngành?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu tại hành lang Quốc hội, hôm 11/6.
Không trực tiếp trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, song Thủ tướng cũng đã nhận được 5 chất vấn của đại biểu Quốc hội, theo tập hợp của Vụ Công tác đại biểu tính đến 17h ngày 10/6.
Sốt ruột trước tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhập lậu…. làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân đang tràn ngập lãnh thổ và ngày càng nhiều hơn, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đặt câu hỏi: tình trạng này không biết còn kéo dài chồng chất đến bao giờ và đặc biệt là trách nhiệm của bộ, ngành nào đến đâu?
"Xin Thủ tướng vui lòng cho biết, thời gian qua và sắp tới, Thủ tướng có giải pháp gì hiệu quả nhất? Có xử lý trách nhiệm của “tư lệnh” lĩnh vực này không?", bà Khá chất vấn.
Cũng liên quan đến trách nhiệm của các bộ ngành, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội về thủy điện: “Dự án nào trong quy hoạch nhưng không đảm bảo theo quy định của pháp luật thì loại bỏ ra khỏi quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020”.
Nhưng, theo đại biểu, cho đến nay các bộ, ngành liên quan chưa hành động đúng theo chỉ đạo, thậm chí còn xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm làm cho cử tri lo lắng, bức xúc trước thực trạng chủ đầu tư vẫn triển khai lập dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A và tiếp tục chờ thẩm định đánh giá tác động của bộ ngành liên quan không tuân thủ theo quy định của pháp luật.
"Với trách nhiệm thuộc thẩm quyền, đề nghị Thủ tướng cho biết biện pháp chỉ đạo, giải quyết cụ thể như thế nào để khắc phục tình trạng nêu trên nhằm đáp ứng lòng mong đợi của cử tri?" là chất vấn đại biểu Vở dành cho người đứng đầu Chính phủ.
Đại biểu Ly Kiều Vân (Quảng Trị) muốn biết quan điểm của Thủ tướng trước đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét thuộc xã Húc Nghì, huyện Đakrong, tỉnh Quảng Trị do nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư gần 70 tỷ đồng. Nhưng hơn 3 năm ngân sách mới bố trí 29 tỷ. Trong khi đó mùa mưa bão đã cận kề và bà con vùng dự án đang mòn mỏi trông chờ từng ngày dự án hoàn thành trong những ngôi nhà tạm.
Cũng chất vấn cá nhân Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp) muốn biết giải pháp để khắc phục tình trạng sinh viên không tìm được việc làm hoặc có thì trái chuyên ngành đào tạo.
"Thủ tướng chia sẻ gì với người nông dân về ước mơ cho con đi học đại học và tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp?. Bà con nông dân rất mong Thủ tướng quan tâm vấn đề này như Thủ tướng đã quan tâm chỉ đạo có giải pháp để cho người nông dân trồng lúa có lãi 30%".
Là người duy nhất chất vấn hai nội dung, bên cạnh vấn đề nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Khá đề nghị Thủ tướng cho biết các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo có đến đúng đối tượng, sự dụng đạt hiệu quả bao nhiêu phần trăm, có cần rà soát lại lại không?
Theo thông lệ, Thủ tướng chỉ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội. Vào kỳ họp cuối năm 2012, cho đến trước phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ chỉ nhận được duy nhất một chất vấn bằng văn bản của một vị đại biểu đoàn Nghệ An.
Tuy nhiên, sau đó ông tiếp tục nhận được phiếu chất vấn, khi một số vị đại biểu không hài lòng với câu trả lời của một số vị bộ trưởng đăng đàn trực tiếp.
Ở kỳ họp này, bắt đầu từ chiều nay (12/6), 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành cùng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Song hơn 150 chất vấn bằng văn bản vẫn được gửi đến hầu hết các thành viên Chính phủ. Dẫn đầu về số lượng là Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng với 19 chất vấn.
(VnEconomy)

Đào Tuấn - Nhật ký nghị trường: Nhiều cái bắt tay trong hành lang

8h sáng, Trung tâm báo chí Quốc hội, hôm nay tràn ngập phóng viên, bỗng dưng lặng phắc. Đã bắt đầu thời khắc quan trọng nhất của không chỉ một kỳ họp, một khóa Quốc hội, mà suốt gần 70 năm của lịch sử Quốc hội, khi kết quả lấy phiếu tín nhiệm bắt đầu được công bố công khai.
8h10 phút, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Hạnh Phúc hắng giọng, sau đó cất lời xin lỗi các vị ĐBQH. Không «có biến» gì cả, chỉ là do kết quả lấy phiếu chưa in xong. Ban kiểm phiếu gồm tới 29 vị ở đủ các đoàn. Cả đêm qua, 29 vị trong ban kiểm phiếu có lẽ đã rất vất vả. Dường như sự chính xác phải được đảm bảo tuyệt đối để không xảy ra những câu chuyện khôi hài kiểu VFF. Các PV có thẻ B ngay lập tức vào Hội trường khi các vị ĐBQH có vài phút nghỉ giải lao đầu giờ. Tại Trung tâm báo chí, thẻ sự kiện (dùng để vào Hội trường phỏng vấn) trở nên khan hiếm kinh khủng.
Bị chậm 33 phút so với giờ họp, mãi đến 8h35 phút sáng, Trưởng ban kiểm phiếu Đỗ Văn Chiến mới bắt đầu công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Có thể cảm nhận rõ sự hồi hộp từ nghị trường đến Trung tâm báo chí khi ông Chiến bắt đầu đọc.
Người đầu tiên trong danh sách công bố là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Trong số 491 phiếu hợp lệ, Chủ tịch nước được 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp. Sau ông, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng đạt 263 phiếu tín nhiệm cao.
Sau 2 chức danh này, tới các chức danh của Quốc hội. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đạt 328 phiếu tín nhiệm cao. Tới các thành viên Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đạt 210 phiếu tín nhiệm cao. Các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đạt 186 phiếu tín nhiệm cao; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đạt 196 phiếu. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đạt 167 và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đạt 248 phiếu.
Người giành nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân với 374 phiếu. Trong khi đó, người có số tín nhiệm thấp cao nhất là Thống đốc Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu, chiếm tỷ lệ 41,97%.
Tuy nhiên, theo quy định tại nghị quyết 35, không chức danh nào quá bán bất tín nhiệm đến mức phải bỏ phiếu.
Tới 9h30, Quốc hội mới giải lao, với rất nhiều cái bắt tay và những ý kiến trao đổi.
Tại Hội trường Quốc hội, bước ra gần cuối, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Trần Văn Giàu bắt tay ĐBQH Đỗ Văn Đương, ông cười tươi và nói «cảm ơn». Bộ trưởng Đinh La Thăng đứng giữa sảnh lớn, tay cầm một ly nước cam, đầy đá, nom ông cao lớn, khỏe khoắn và sẵn sàng bắt tay các vị ĐBQH cũng như cánh báo chí. Bộ trưởng Bộ GTVT từ chối lịch lãm các câu hỏi của báo chí bằng một nụ cười và cách nói dân giã quen thuộc. Báo chí đã hoài công đi tìm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận. 2 vị Bộ trưởng chắc có việc bận, không thấy xuất hiện tại hành lang. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh mỉm cười rất tươi, nhận lời chúc từ Lao động với kết quả lấy phiếu rất khả quan đối với một vị Bộ trưởng, ông chỉ nói ngắn gọn là ông cũng tin là mình sẽ đạt sự tín nhiệm của Quốc hội.
Báo chí ngay lập tức vây quanh ĐBQH Dương Trung Quốc. Có một câu hỏi thú vị dành cho ông, rằng 2 chức danh Bộ Quốc phòng và ngoại giao đạt số phiếu tín nhiệm rất cao, dù trong hoàn cảnh Biển Đông không ít phức tạp và ngư dân vẫn bị tấn công bởi «tàu lạ». Nhà sử học, với sự thẳng thắn thường thấy nói chắc nịch rằng ông vẫn nghĩ các ĐBQH bỏ phiếu phần nhiều là do cảm tính chứ thực ra, thông tin đối với một số lĩnh vực để đánh giá là chưa đủ.
Cũng bị báo chí vây kín, ĐBQH Bùi Thị An nói kết quả có thể sẽ khách quan nếu chỉ có phiếu tín nhiệm và không tín nhiệm, thay vì 3 mức độ tín nhiệm như đợt bỏ phiếu này. (chúng nó chả dại làm thế đâu á :D)
Cựu Bộ trưởng Tư pháp, ĐBQH kỳ cựu Nguyễn Đình Lộc xuất hiện trong tư cách khách mời, nói rằng ông rất phấn khởi. Vì kết quả lấy phiếu giải tỏa được băn khoăn, trả lời được câu hỏi của không chỉ riêng ông mà của cử tri và nhân dân cả nước. Đó là việc các vị ĐBQH có tiếng nói của mình, có trách nhiệm trước cử tri và nhân dân. «Điều này làm tôi phấn khởi»- ông nói.
Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Trung tướng Trần Văn Độ cũng nói kết quả là khách quan. Và ông, cũng như các vị ĐBQH khác đã đại diện cho cử tri cả nước phản ánh nguyện vọng của họ trong các lá phiếu đánh giá. Trả lời câu hỏi về sự chênh lệch phiếu tín nhiệm giữa khối lập pháp và hành pháp, Trung tướng Trần Văn Độ nói đó là một «kết quả tất nhiên», bởi theo ông, quản lý NN là phức tạp và điều hành có kết quả cụ thể thể hiện rất rõ, ĐBQH có cơ sở hơn để đánh giá.
Thành viên Chính phủ duy nhất trả lời phỏng vấn báo chí là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Với điếu thuốc trên tay, ông nói rất phấn khởi và trân trọng sự đánh giá của các vị ĐBQH và cũng là của nhân dân đối với ngành tư pháp cũng như cá nhân ông. Một cách khiêm tốn, Bộ trưởng nhìn nhận vẫn còn phiếu đánh giá tín nhiệm thấp «mà cũng không ít đâu», ông cho rằng ngành tư pháp ít va chạm trực tiếp thì đó cũng là điều khiến ông suy nghĩ. «có nghĩa rằng còn nhiều vấn đề cần phải nhìn nhận, đánh giá lại. Những gì còn yếu kém thì phải chỉnh sửa. Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói cũng chia sẻ với Thống đốc NHNN cũng như Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nhìn chung, kết quả lấy phiếu được các vị ĐBQH, với tư cách người bỏ phiếu, đánh giá là rất tích cực, Bộ trưởng Tư pháp nói ông ủng hộ việc lấy phiếu trong Đảng tới đây «tôi nghĩ công khai kết quả như việc lấy phiếu ở Quốc hội là rất tốt».
Đào Tuấn
((Blog Đào Tuấn)

Đừng tưởng đại biểu Quốc hội không có cách bày tỏ “bất tín nhiệm”


Ở đợt “lấy phiếu tín nhiệm” lần này, Ban Tổ chức chỉ cho các đại biểu Quốc hội lựa chọn giữa “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Hôm qua, mình đã chia sẻ vài suy nghĩ về cách lập phiếu không hợp lý (1).
Bữa nay, ngồi ngắm nghía lại kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” (2), mình phát giác, dẫu Ban Tổ chức không cho, song các đại biểu Quốc hội vẫn có cách để bày tỏ sự “bất tín nhiệm” của họ với 47 cá nhân, đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ.
Tuy có 498 đại biểu Quốc hội tham gia đợt “lấy phiếu tín nhiệm” đầu tiên nhưng không vị nào trong số 47 vị được đưa ra Quốc hội “lấy phiếu tín nhiệm”, nhận đủ 498 phiếu.
Nếu cộng tất cả các phiếu, bao gồm cả “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, lẫn “tín nhiệm thấp” của từng vị thì người nhận được nhiều phiếu nhất là ông Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch. Có 494/498 đại biểu Quốc hội bày tỏ các mức độ tín nhiệm khác nhau đối với ông Anh.
Người nhận được ít phiếu nhất là bà Phạm thị Hải Chuyền – Bộ trưởng Lao Động Thương binh Xã hội. Chỉ có 392/498 đại biểu Quốc hội bày tỏ các mức độ tín nhiệm khác nhau, đối với bà Chuyền.
Tại sao đã có “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” mà nhiều đại biểu Quốc hội vẫn không chọn môt trong ba, để bày tỏ mức độ tín nhiệm của họ, với từng cá nhân trong số 47 vị được đưa ra “lấy phiếu tín nhiệm”?
Mình tin là vì những đại biểu Quốc hội đó cảm thấy “bất tín nhiệm” đối với một số vị. Bởi cảm thấy “bất tín nhiệm” mà phiếu lại không có mục này, thành ra mới có nhiều đại biểu Quốc hội, không chọn bất kỳ mức độ nào trong cả ba mức độ biểu lộ niềm tin (“tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”).
Nói cách khác, nếu lấy tổng số đại biểu Quốc hội tham gia “lấy phiếu tín nhiệm” làm chuẩn (498) thì số phiếu mà từng vị trong số 47 vị được đưa ra Quốc hội “lấy phiếu tín nhiệm” còn thiếu, chính là lượng phiếu “bất tín nhiệm” mà đại biểu Quốc hội lẳng lặng “kính biếu” các vị.
Dựa trên các số liệu do Quốc hội công bố, mình lập “Bảng 1” để các bạn cùng xem số lượng đại biểu Quốc hội không bày tỏ mức độ tín nhiệm của họ, đối với từng người được đưa ra “lấy phiếu tín nhiệm”.
Từ “Bảng 1”, mình chọn ra 8 vị trong “top 5” – nhóm dẫn đầu về số lượng phiếu “bất tín nhiệm” để lập “Bảng 2”. Sở dĩ là 8 bởi có một số vị… “đồng hạng”. Khi lập các bảng này, mình phát giác thêm vài điểm thú vị: (1) Ông Nguyễn Sinh Hùng và ông Phùng Quang Thanh – hai người nằm trong “top 5” về “tín nhiệm cao” cũng góp mặt trong “top 5” về “bất tín nhiệm”. (2) Cả Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ đều nằm trong “top 5” về “bất tín nhiệm”.

BẢNG 1
STT
Họ tên/Chức danh
Tổng số phiếu đạt được/Tổng số đại biểu
Số đại biểu không bày tỏ mức độ tín nhiệm
 1
Trương Tấn Sang – Chủ tịch Nhà nước
491/498
7
2
Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch Nhà nước
491/498
7
3
Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội
432/498
66
4
Uông Chu Lưu – Phó Chủ tịch Quốc hội
490/498
8
5
Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó Chủ tịch Quốc hội
490/498
8
6
Tòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch Quốc hội
491/498
7
7
Huỳnh Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch Quốc hội
491/498
7
8
Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm UB KHCNMT
491/498
7
9
Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm UB Kinh tế
492/498
6
10
Trần Văn Hằng – Chủ nhiệm UB Đối ngoại
491/498
7
11
Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm UB TCNS
491/498
7
12
Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm UB Tư pháp
491/498
7
13
Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm UB QPAN
491/498
7
14
Phan Trung Lý – Chủ nhiệm UB Pháp luật
492/498
6
15
Trương Thị Mai – Chủ nhiệm UB CVĐXH
492/498
6
16
Nguyễn Thị Nương – Trưởng Ban CTĐB
492/498
6
17
Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm VPQH
492/498
6
18
Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc
492/498
6
19
Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm UB VHGD TTNNĐ
492/498
6
20
Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng
492/498
6
21
Hoàng Trung Hải – Phó Thủ tướng
492/498
6
22
Nguyễn Thiện Nhân – Phó Thủ tướng
491/498
7
23
Vũ Văn Ninh – Phó Thủ tướng
490/498
8
24
Nguyễn Xuân Phúc – Phó Thủ tướng
490/498
8
25
Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng VHTTDL
494/498
4
26
Nguyễn Thái Bình – Bộ trưởng Nội vụ
491/498
7
27
Nguyễn Văn Bình – Thống đốc NHNN
491/498
7
28
Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng LĐTBXH
392/498
106
29
Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Tư pháp
492/498
6
30
Trịnh Đình Dũng – Bộ trưởng Xây dựng
492/498
6
31
Vũ Đức Đam – Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP
489/498
9
32
Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Công thương
491/498
7
33
Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng GDĐT
492/498
6
34
Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Ngoại giao
482/498
16
35
Cao Đức Phát – Bộ trưởng NNPTNT
491/498
7
36
Giàng Seo Phử – Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT
480/498
18
37
Trần Đại Quang – Bộ trưởng Công an
470/498
28
38
Nguyễn Minh Quang – Bộ trưởng TNMT
480/498
18
39
Nguyễn Quân – Bộ trưởng KHCN
479/498
19
40
Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng TTTT
479/498
19
41
Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc phòng
480/498
18
42
Đinh La Thăng – Bộ trưởng GTVT
483/498
15
43
Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Y tế
482/498
16
44
Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra CP
432/498
66
45
Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng KHĐT
482/498
16
46
Trương Hòa Bình – Chánh án TAND Tối cao
489/498
9
47
Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng VKS Tối cao
481/498
17
BẢNG 2
STT
Họ tên/Chức danh
Tổng số phiếu đạt được/Tổng số đại biểu
Số đại biểu không bày tỏ mức độ tín nhiệm
 1
Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng LĐTBXH
392/498
106
2
Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội
432/498
66
3
Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra CP
432/498
66
4
Trần Đại Quang – Bộ trưởng Công an
470/498
28
5
Nguyễn Quân – Bộ trưởng KHCN
479/498
19
6
Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng TTTT
479/498
19
7
Giàng Seo Phử – Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT
480/498
18
8
Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc phòng
480/498
18

Chú thích
(1) Tín nhiệm không thể là “bán tín, bán nghi”
(2) Công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp
Đồng Phụng Việt
12-06-2013 

Bài vừa bi rút xuống: Chung một tiếng lòng

Đúng như sự chấm điểm từ cử tri, những lĩnh vực mà nhân dân thấy còn nhiều điểm chưa hài lòng nhất, thì tư lệnh của ngành đó, có số lượng lá phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất. Đại biểu, cử tri đã cùng chung một tiếng nói, chung một tiếng lòng. Cuộc bỏ phiếu kép đầu tiên trong lịch sử Quốc hội kết thúc khá thành công. Đại biểu, cử tri đã cùng chung một tiếng nói, chung một tiếng lòng. Cuộc bỏ phiếu kép đầu tiên trong lịch sử Quốc hội kết thúc khá thành công.
Trong báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri cả nước do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam trình bày ngay tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, có thấy nổi lên ba lĩnh vực mà nhân dân có nhiều bức xúc nhất đó là ngân hàng, giáo dục và y tế.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng, cử tri cho rằng “tình trạng giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn với giá vàng thế giới hiện nay dẫn đến sự băn khoăn, thiếu tin tưởng của nhân dân về năng lực của cơ quan nhà nước hữu quan trong việc quản lý điều hành thị trường vàng”.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, sau đó, đã có bản giải trình chi tiết gửi đến đại biểu Quốc hội về nội dung này, trong đó nhấn mạnh đến một loạt nội dung như Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường vàng không vì mục tiêu lợi nhuận mà chỉ nhằm điều tiết và quản lý nhà nước đối với thị trường. Toàn bộ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thuộc về ngân sách nhà nước để phục vụ quốc kế dân sinh...
Đồng thời, phát biểu trước Quốc hội trong phiên họp chiều 30/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhắc đến một câu nói của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là “Thống đốc không còn đơn độc” trước khi đưa ra lời kêu gọi: “Chúng tôi rất cảm động với câu nói đó và đến nay chúng tôi không còn đơn độc nữa. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã rất nỗ lực, rất phấn đấu, mong cử tri cả nước tiếp tục động viên và đồng hành cùng chúng tôi”.
Tuy nhiên, vẫn có tới 209 đại biểu Quốc hội (chiếm tỷ lệ 41,97%) đánh giá người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước ở mức “tín nhiệm thấp”, đưa Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên đứng đầu danh sách những thành viên Chính phủ phải nhận nhiều nhất mức đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Với lĩnh vực giáo dục, cử tri bức xúc vì “bệnh thành tích trong giáo dục không giảm, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các bậc học phổ thông nhiều nơi rất cao nhưng không phản ánh đúng thực trạng chất lượng của ngành giáo dục. Hậu quả của việc cho phép mở quá nhiều trường đại học, cao đẳng thời gian qua đã dẫn đến việc nhiều trường thiếu các điều kiện cơ bản cả về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và năng lực quản trị nên chất lượng đào tạo thấp, số lượng tuyển sinh ngày càng giảm sút, lãng phí nguồn lực đầu tư của xã hội”...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trở thành thành viên Chính phủ thứ hai, đứng sau Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về số lượng phiếu “tín nhiệm thấp”, khi có 177 đại biểu Quốc hội “chấm điểm” ông Luận ở mức này, đưa tỷ lệ “tín nhiệm thấp” của ông Luận lên 35,54%. Tương tự, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận về 146 phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, chiếm tỷ lệ 29,32%...
Bình luận về kết quả lấy phiếu tín nhiệm này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho hay, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành quy trình này nên không tránh khỏi thiếu sót. Tuy nhiên kết quả chung phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, tư pháp của đất nước. Có đủ 3 loại phiếu tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nhìn chung, cách đánh giá của đại biểu Quốc hội là khách quan. Quốc hội đã hoàn thành trọng trách nhân dân cả nước giao về đánh gia tín nhiệm bước đầu. Đây sẽ là cơ sở để các lần sau rút kinh nghiệm khi tiến hành quy trình này ở các cấp hội đồng nhân dân.
Nói thêm về các lĩnh vực nóng như ngân hàng, giáo dục, y tế..., theo Chủ tịch Quốc hội, đây đều là những lĩnh vực mà Quốc hội đòi hỏi trách nhiệm cao hơn. Ông động viên: “Phiếu tín nhiệm cao của Quốc hội vừa là sự động viên khích lệ đối với cá nhân người trong diện được lấy phiếu, vừa là sự đánh giá kết quả điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đạt được thời gian qua. Còn phiếu tín nhiệm thấp là sự nhắc nhở nghiêm túc đối với người được lấy phiếu để có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao”.
Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội phê chuẩn hoặc bầu. Theo đó, tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết là 477 người, đạt 95,78% tổng số đại biểu Quốc hội. Trong đó, số đại biểu Quốc hội tán thành với kết quả lấy phiếu tín nhiệm là 471 đại biểu, chiếm 94,58%. Số không tán thành là 4 đại biểu, số không biểu quyết là 2 đại biểu.
Chủ tịch Quốc hội nói: “Không việc nào được 10 điểm cả nhưng tôi tin tưởng việc thông qua Nghị quyết xác nhận này với tỷ lệ phiếu rất cao, tức là chúng ta đã khẳng định được kết quả trong lần lấy phiếu tín nhiệm này”.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Có nên xin giảm án trong một vụ án chính trị không?

Tôi xin trích nguyên văn bản tin tường thuật phiên tòa phúc thẩm, tức phiên tòa kháng án mà báo chí, truyền thông, xã hội mạng trong nước cũng như ngoài nước gọi là một vụ án chính trị lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An, miền trung Việt Nam mới đây:
“Sáng nay 8 thanh niên Công giáo và Tin Lành đã bước ra phiên tòa phúc thẩm trong một vụ án chính trị lớn nhất từ trước đến nay tại Nghệ An. Dưới cơn mưa nặng hạt, hàng trăm người dân từ khắp nơi đã đổ về khu vực Tòa án tỉnh Nghệ An để ủng hộ tinh thần cho những thanh niên yêu nước.
Mặc dù được thông báo đây là phiên tòa công khai, nhưng trước ngày xử, Công an Nghệ An đã huy động lực lượng nhằm uy hiếp, sách nhiễu người dân đến tham dự phiên tòa. Có tin nói để chuẩn bị cho cuộc đối đầu với nhân dân diễn ra sáng nay, nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động một lực lượng ô hợp gồm dân phòng, côn đồ, công an... với số lượng lên đến 1600 người. Các bị can thuộc nhóm 14 thanh niên Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế bị tuyên án từ 3 đến 13 năm tù hồi đầu năm về tội danh hoạt động nhằm lật đổ chế độ theo điều 79 bộ Luật hình sự, vì các hoạt động bao gồm viết blog, bày tỏ quan điểm chỉ trích nhà nước, cổ xúy dân chủ, nhân quyền, đa đảng, tham gia và kêu gọi phản kháng ôn hòa.
Một số người trong nhóm bị cáo buộc đã dự khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động của đảng Việt Tân ở hải ngoại. Tám người kháng cáo tại tòa hôm nay gồm Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật. Ngay sau phiên xử, luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý cho Lê Sơn, Oanh, Đình Cương, và Minh Nhật, cho biết kết quả có 4 người được sửa án, 4 người bị giữ nguyên án. Lê Sơn giảm từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù, 4 năm quản chế; Nguyễn Văn Duyệt giảm từ 4 năm tù còn 3 năm rưỡi tù, 4 năm quản chế; Nguyễn Xuân Anh giảm từ 3 năm tù còn 2 năm tù, không quản chế. Hồ Văn Oanh giảm từ 3 năm tù còn 2 năm rưỡi tù, không quản chế.
Bốn người bị y án gồm Hồ Đức Hòa 13 năm tù, 5 năm quản chế, Nguyễn Đình Cương 4 năm tù, 3 năm quản chế, Trần Minh Nhật 4 năm tù, 3 năm quản chế, và Thái Văn Dung 4 năm tù, 3 năm quản chế. Paulus Lê Sơn được giảm án từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù và 4 năm quản chế. Paulus Lê Sơn được giảm án từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù và 4 năm quản chế. Như vậy mức án được giảm cao nhất hôm nay là 9 năm tù của Lê Sơn. Luật sư Sơn cho biết đối với anh Lê Sơn được giảm án vì anh này thừa nhận tham gia đảng Việt Tân. Còn các trường hợp được giảm án khác thì nhà nước cho rằng họ đã hợp tác với tòa và nói họ đều không có mục đích chống chế độ. Luật sư biện hộ đã đề nghị với tòa là các thân chủ của ông vô tội, nhưng bản án vẫn được tuyên dù có những tiến bộ hơn so với trước. Tuy nhiên vẫn như trước đây, quan điểm của Hội đồng xét xử vẫn cho rằng đòi hỏi đa nguyên đa đảng là một tội, rằng tổ chức Việt Tân là tổ chức phản động, rằng các hành vi đấu tranh bất bạo động vẫn là một tội. Có điều đáng chú ý so với phiên sơ thẩm là người ta không nhắc tới các hành vi phản đối Trung Cộng xâm lược là một tội nữa. Tin từ bên trong phiên tòa cho biết mỗi gia đình nạn nhân chỉ được 3 người thân tham gia, còn lại hầu hết là công an. Tinh thần các anh em bình thường,  riêng Paulus Lê Sơn bị xúc động khi biết tin mẹ bị mất nên xuống tinh thần. Trong phiên tòa hoàn toàn không cóphóng viên ngoại quốc mà chỉ có các phóng viên của nhà nước.”
Bỏ ngoài những sơ khoáng của biên tập viên thực hiện bản tin, chúng ta thấy một điểm nổi bật trong nội dung. Đó là một số trong số những thanh niên  kháng cáo được giảm án vì lý do “nhận tội” hay vì “cộng tác với tòa và đều nói họ không có mục đích chống chế độ”.
Trước hết chúng ta cần hiểu những thuật ngữ mà tòa án Việt Nam hiện nay thường dùng để có thể thấy hết những trò khốn nạn nhất của một hệ thống luật pháp trong một chế độ độc tài mà quyền hành pháp, tư pháp và lập pháp chỉ là một. Ở một nước như Hoa Kỳ, do về nguyên tắc không thể có can phạm chính trị nên nhận tội ở trong các vụ án thường tội như giết người, trộm cắp, lừa đảo, hiếp dâm, buôn bán ma túy, tổ chức nhập cư lậu... được coi là một kiểu cộng tác với cơ quan điều tra một cách thành thật để đổi lại sẽ được đặc ân giảm nhẹ tội phạm. Chẳng hạn như chúng ta thường thấy báo chí Mỹ tường thuật là nghi can X đã nhận tội để tránh bị kết án tử hình.
Nhưng ở một nước độc tài Cộng sản như Việt Nam, trong những vụ án chính trị tức là những vụ án mà nghi can bị cáo buộc chống hay âm mưu lật đổ chế độ, hoặc do khác biệt chính kiến với đảng cầm quyền, việc kháng cáo mà Việt Nam gọi là phúc thẩm đã được coi là một điều không nên làm rồi, huống chi lại xin giảm án hay cộng tác với tòa. Tại sao? Thông thường những vụ án chính trị như chống độc tài, đòi hỏi dân quyền, nhân quyền, đòi dân chủ, tự do, đa nguyên, những nghi can nào đó bị kết án và sau đó lại chống án với hy vọng bản án được duyệt xét lại tự nó đã hàm ý cho thấy rằng “phải là những người vẫn còn tin tưởng vào hệ thống tòa án không độc lập của đất nước ấy thì mới kháng cáo, chứ nếu không tin thì người ta chẳng kháng cáo làm gì cho mất công”. Những ai từng sống ở Miền Nam Việt Nam dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm tất cũng nghe nói đến vụ án của một bóng dáng lớn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Ông đã dùng thuốc độc tự tử một ngày trước ngày bị đưa ra xử trước tòa án vì không chấp nhận chế độ Diệm mà ông cho là độc tài và tính không độc lập của hệ thống tòa án của chế độ này. Bằng cái chết của mình, nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã gởi một thông điệp hết sức mạnh mẽ đối với chế độ Ngô Đình Diệm và dân chúng miền Nam Việt Nam.
Không thể đem vụ án xử 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An so sánh với một vụ án hết sức đặc biệt đối với nền Cộng Hòa còn non trẻ tại miền Nam Việt Nam  trong những năm đầu của thập niên 1960. Nhưng điều dễ thấy nhất là trong số 14 thanh niên nói trên tại Nghệ An chỉ có 8 người kháng án phúc thẩm và 5 người không kháng án. Ở Việt Nam ngày nay, dưới chế độ độc tài toàn trị, việc không kháng án trong vụ án chính trị có thể biểu lộ những phản ứng sau đây của 5 tù nhân chính trị:
(1) trước hết có thể do họ không tin vào sự công minh của hệ thống pháp luật không độc lập trong đó án quyết đã được định trước do sức ép chính trị từ đảng và chính phủ.
(2) những ghi can không kháng án nhân dịp này muốn gởi đi một thông điệp có ý nghĩa sâu xa hơn: nếu đã không tin vào hệ thống pháp luật không độc lập và thường bị áp lực thì không nên đưa nội vụ ra tòa phúc thẩm vì  việc đó chỉ có lợi cho cường quyền.
Tuy nhiên, khi đã chấp nhận đưa vụ án ra tòa phúc thẩm của Việt Nam, những người đã bị kết án sơ thẩm lại phải đối phó với các công tố viên. Họ có thể áp lực để  các nghi phạm phải nhận tội và xin khoan hồng. Khi nhận tội rồi, các công tố viên tiếp tục thẩm vấn xem còn những ai cộng tác với các nghi phạm để bắt nốt. Sau khi “cộng tác” xong rồi, họ bắt các nghi phạm phải viết đơn xin khoan hồng. Đơn xin khoan hồng này sẽ là bản án tử hình cho sinh mạng chính trị của các can phạm chính trị. Trước ngày ra tòa sơ thẩm, một trong những người bị kết án rất nặng 13 năm tù là Paulus Lê Sơn được dư luận cộng đồng mạng trong nước và ngoài nước mô tả như những khuôn mặt trẻ hàng đầu của nhóm với những bài viết có mục đích đánh bóng một cách hơi quá đáng và hơi sớm đối với anh. Có thể là chính thâm tâm Lê Sơn cũng không muốn đón nhận những lời lẽ như thế, nhưng làm sao được vì đây là vụ án chính trị được những người ủng hộ phong trào dân chủ Việt Nam ở trong và ngoài nước hậu thuẫn tận tình. Đó là chưa kể đến các cuộc vận động của các tổ chức như Phóng viên Không Biên Giới và Human Rights Watch.
Một điểm đáng chú ý khác trong vụ này, đó là trong khi Paulus Lê Sơn được giảm đến 9 năm tù thì người được coi như phó của anh là Hồ Đức Hòa vẫn bị y án 13 năm tù và 5 năm quản chế, những người khác chỉ được giảm từ nửa năm đến 1 năm rưỡi. Chỉ với cách tuyên phán như thế này, tòa Nghệ An đã đặt một trái mìn có sức tàn phá sự đoàn kết của các cộng đoàn công giáo trong khu vực này bằng cách bơm vào nhóm 14 thanh niên công giáo và tin lành sự nghi kỵ và chỉ trích nhau về hậu quả của việc nhận tội trong một vụ án chính trị trong khi biết bao nhiêu con mắt đổ dồn về phía mình.
Hoàn cảnh và bối cảnh cay nghiệt của  vụ án 14 thanh niên Công giáo và Tin Lành khiến cho tôi nhớ lại một bài viết của người Tổng Thư Ký tuần báo Time viết về nhà tranh đấu chống chủ nghĩa Aparttheid ở Nam Phi, luật sư Nelson Mandela nhân dịp sinh nhất lần thứ 90 của ông, trong đó nhà báo này đã viết rằng mới quan tâm trong suốt đời Mandela là giữ vững tinh thần đoàn kết của dân tộc Nam Phi trong cuộc tranh đấu rất khó khăn và lâu dài. Cái mấu chốt giữ sự đoàn kết ấy chính là hình ảnh một Mandela không khoan nhượng trước đối thủ và luôn luôn giữ hình ảnh mình là người coi nặng quyền lợi cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid và quyền lợi riêng tư của chính mình cũng như gia đình.
Trong cuốn hồi ký về cuộc đời tranh đấu của mình, Nelson Mandela từng nhìn nhận rằng những “áp lực về tình cảm, tình trạng bị cô lập, những thói quen khó bỏ trong đời thường và những quyết định có tính cách tranh đấu chính trị là những thử thách luôn luôn xẩy ra trong đời tù kéo dài 27 năm của ông”. Mandela nhấn mạnh: “Sự lựa chọn rất khó khăn nhưng phải lựa chọn dứt khoát”.
Viết về vụ án 14 thanh niên nói trên tại Nghệ An, tôi vẫn chủ trương rằng cần nhìn những anh em trẻ đó và ủng hộ họ bằng trái tim của mình chứ không phải là những bài viết tâng bốc quá đáng. Tuổi còn trẻ, vấp ngã trong tranh đấu là chuyện bình thường. Điều quan trọng là phải biết gượng dậy, làm lại với một ý chí mới, đầu óc sáng suốt hơn, kiên trì hơn và tránh những vết xe đổ.
Vũ Ánh
(Sống Magazine)

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Riêng lạm phát, mức giá tăng khoảng xấp xỉ 50%

Riêng lạm phát, mức giá tăng khoảng xấp xỉ 50%
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
(LĐ) – Số 129 – Thứ bảy 08/06/2013 - Laodong
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đăng đàn sáng qua khi Quốc hội thảo luận những vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn trái phiếu chính phủ. Ông đặt ra đề bài “tại sao số trường, lớp và phòng công vụ không đạt kế hoạch vì tổng kinh phí không tăng, nhưng chi phí thực tế tăng” và sau đó lần lượt giải thích.
Năm 2007, bình quân tỉ lệ kiên cố hoá trường lớp học mới đạt 55%, còn 45% trường lớp chưa kiên cố hoá. Từ năm 2008, chúng ta có một chương trình đặc biệt là dùng trái phiếu chính phủ hỗ trợ các địa phương để thực hiện tăng tỉ lệ kiên cố hoá trường lớp, tinh thần là trái phiếu chính phủ hỗ trợ địa phương chứ không phải chi hoàn toàn. Kinh phí dự kiến là 24.800 tỉ cho thời gian 2008 – 2012.
Theo Phó Thủ tướng, chỉ ngay sau 6 tháng đã có một số khó khăn xuất hiện. Giá cả, được xây dựng vào năm 2008, nhưng do lạm phát xuất hiện và chỉ sau 6 tháng đã khiến các địa phương đều yêu cầu thực là tăng định mức để đảm bảo số trường, lớp học. “Chúng tôi báo cáo Thủ tướng thống nhất là phần giá trị trái phiếu không được tăng vì Quốc hội đã duyệt, nên phải gói trong đó, vậy thì thực sự nhu cầu phải tăng chi phí do lạm phát thì phải giảm số trường đi, chứ không thể tăng kinh phí để đủ số trường”- ông nói.
Bộ Xây dựng trước đó đã có thiết kế trường cho các khu vực, nhưng theo Phó Thủ tướng, thực tế cho thấy nền móng của trường, lớp học không thể thiết kế chung cho cả nước, bởi “vùng đồng bằng thì khác, vùng miền núi thì khác”. Giải pháp bấy giờ là thiết kế phải có yêu cầu điều chỉnh thì thống nhất giao cho địa phương cùng sở giáo dục-đào tạo tham mưu giải quyết thiết kế.
Về chi phí xây dựng trường, lớp học, vật tư đưa lên miền núi thì giá cả khác miền xuôi, đưa ra đảo cũng khác miền xuôi. Chính phủ cũng xác định trở lại là chi phí xây dựng là do địa phương quyết định thực hiện giám sát cơ sở.
Về câu hỏi hiệu quả, trước số phòng học đạt được 65% trong điều kiện là tổng kinh phí không tăng, Phó Thủ tướng nói: Dự kiến ban đầu là 24 nghìn tỉ, nhưng thực tế qua 4 năm thì tổng chi là 30.894 tỉ, trong đó ngân sách trung ương chi đảm bảo 100% và ngân sách địa phương rất nhiều tỉnh đã cố gắng huy động thêm cho ngân sách địa phương chi kế hoạch đạt 180%. Chính nhờ địa phương huy động tăng thêm nên tổng kinh phí của dự án này vượt yêu cầu ban đầu là 24%, nhờ đó đạt được 65% như đã báo cáo. Còn nếu các địa phương chỉ chi theo kế hoạch là trên 7.700 tỉ thì tỉ lệ đạt còn thấp hơn.
Phó Thủ tướng thông báo đã xây dựng thêm 93.000 phòng học, góp phần cho 3 triệu học sinh, nhất là những vùng khó khăn có được phòng, lớp học mới đảm bảo việc học tập được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng và giảm bỏ học.
Nguồn đầu tư từ vốn trái phiếu chính phủ cũng đã giúp xây dựng được 22.997 phòng ở giáo viên, góp phần cải thiện điều kiện sống cho 88.000 giáo viên ở vùng khó khăn. Phó Thủ tướng nhấn mạnh 2 chỉ số này rất quan trọng, thể hiện tính đúng đắn chương trình của Chính phủ.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng thẳng thắn nói đến vấn đề sai phạm, chi không đúng. Nhắc lại quy mô của dự án “liên quan đến khoảng 20.000 dự án trường, lớp học, nhà công vụ”, Phó Thủ tướng nói ông rất mừng khi đợt thanh tra suốt năm 2012 về vấn đề kiên cố hóa trường, lớp học trên địa bàn 10 tỉnh, thành và hàng trăm dự án, kết quả cho thấy tỉ lệ chi chưa đúng quy định nhà nước của các địa phương đã thẩm tra chiếm gần 1,7% trên tổng chi phí. “Theo tôi, mỗi lần chi sai là đã băn khoăn suy nghĩ, tỉ lệ như vậy chứng tỏ Chính phủ, các địa phương chỉ đạo khá chặt chẽ”- ông nói.
Về vấn đề ký túc xá sinh viên, số liệu khảo sát thực tế năm 2007 chỉ có 22% sinh viên ở ký túc xá. Nhưng sau 4 năm triển khai với 46 dự án, đã tạo chỗ ở mới cho 330.000 sinh viên. Theo Phó Thủ tướng, dự án ký túc xá đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, tổng số tiền không tăng, nhưng số chỗ tăng được 10%.
Những kết quả này đạt được- theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân- trong bối cảnh “Nếu lấy giá năm 2012 so với 2008 thì chỉ riêng lạm phát, mức giá tăng xấp xỉ 50%”.
Phó Thủ tướng cho biết, về phương hướng sắp tới, Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giai đoạn 2016 trở đi trên cơ sở rút ra những bài học để nội dung làm tốt hơn.
 

Tin thứ Tư, 12-06-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H5- Quốc hội nghe báo cáo tình hình Biển Đông (TT).
- Phản đối Trung Quốc phát hành tem vi phạm chủ quyền VN (KT). =>
- Hai tàu nước ngoài neo đậu trái phép tại vùng biển Quảng Ngãi (TN).
- Nghị sĩ Philippines tới LSQ phản đối Trung Quốc bành trướng Biển Đông (GDVN).  – Philippines bổ sung tàu chiến tuần tra Biển Đông (SM).
- Giới Bloggers nhận định về bài phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng (RFA). “Không có một chữ nào về Trường Sa, Hoàng Sa, không một lời nào về bản đồ lưỡi bò, không một câu nào về những hành động cụ thể của phía Trung Quốc ngăn cản, bắt bớ, đánh đập, giết hại ngư dân ta trong vùng bỉển của ta. Cũng không có một lời nào nêu đích danh nhà cầm quyền Trung Quốc, tàu hải giám Trung Quốc…

- Hoài nghi hiệu quả thượng đỉnh Mỹ -Trung (RFI). Ông Chris Johnson, nguyên là chuyên gia phân tích Trung Quốc của CIA: “Phải chăng hai người đã xuất hiện như những người bạn thân thiết ? Khó nói và tôi giả định là không”.
- Triển lãm hàng hóa Quảng Tây (trung quốc) Việt Nam 2013 tại trung tâm triển lãm Giảng võ – Hà Nội: Có cái áo NO-U mà cũng sợ sốt vó! (Thành). “Khoảng 8h30′ tôi đến cổng gửi xe của trung tâm triển lãm, vừa dừng xe máy dắt vào thì bị bốn người mặc sắc phục chặn lại và không cho vào, tôi hỏi lý do tại sao thì họ không nói, tôi gặng hỏi thì họ chỉ vào cái áo T-shirt tôi đang mặc và nói không được vào. Thì ra vì cái áo có in ‘Ulie và bị gạch chéo’ nên tôi bị chặn“.
- Thế đấy, giữa chiến trường/Nghe tiếng bom rất nhỏ (Nguyễn Tường Thụy). “Thực tế thì những người biểu tình chống TQ đều vững vàng lên qua mỗi lần xuống đường. Chẳng ai đi biểu tình mà thêm sợ cả. Còn người khác nhìn vào thấy bị bắt, bị thẩm vấn, bị đánh, nhất là bị chụp mũ phản động, cứ thấy ghê ghê thế nào“.
H1
- Tính mệnh TS Vũ đang lâm nguy! (BoxitVN). – Đã có 6 người tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ (RFA). - Bắc Phong – Vì muốn thức tỉnh lương tâm (Dân Luận).  – Nguyễn Đại: “ANH PHẢI SỐNG” (Huỳnh Ngọc Chênh).  - LỜI KÊU GỌI – “HÃY TUYỆT THỰC CÙNG CÙ HUY HÀ VŨ” TẠI SAN FRANCISCO, HOA KỲ (TNM). Thời gian: 10:00 sáng, thứ sáu ngày 14-6-2013. Địa điểm: 1700 California St San Francisco, CA 94109. Điện thoại: (415) 922-1707. – Lời kêu gọi đồng hành tuyệt thực 24 tiếng ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ vào cuối tuần (FB Duong Doi Soi Da). Bắt đầu thứ Sáu, thứ Bảy ngày 14-15/6/2013 tại Little Saigon, Nam California. - Đã có 6 người tuyệt thực cùng TS Cù Huy Hà Vũ (CHHV). – Phạm Thị Hoài: Quét rác (pro&contra). “Giọt nước làm tràn chiếc li kiên nhẫn của tôi là những phát ngôn hạ cấp của họ về sự kiện ông Phạm Hồng Sơn bắt đầu đồng hành tuyệt thực với người tù chính trị Cù Huy Hà Vũ …”
- CHÚNG TÔI ĐỒNG HÀNH CÙNG TS CÙ HUY HÀ VŨ ĐẾN CÔNG LÝ VÀ TỰ DO CHỨ KHÔNG ĐẾN VỚI CÁI CHẾT (FB Aduku Adk). “Nhưng nếu rủi ro không mong muốn xảy ra với TS thì từ giới trí thức cho đến dân oan mất đất sẽ thực sự nổi giận“. – Blogger Josef Bordat lên tiếng cho Cù Huy Hà Vũ (CHHV).
- TS CHHV tuyệt thực Ngày thứ 16 (Người Buôn Gió). “Cho dù tiến sĩ Vũ đã gửi đơn khiếu nại đến các cấp, nhưng tên cán bộ quèn đó vẫn hàng ngày nhơn nhơn đến khiêu khích anh. Không nói chúng ta cũng hiểu đằng sau tên lính quèn này là một âm mưu được chỉ đạo từ cỡ nào mới khiến hắn ngạo mạn như vậy“.
ÂN XÁ QUỐC TẾ: TÙ NHÂN BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN VIỆT NAM TIẾP TỤC TUYỆT THỰC (Defend the Defenders).
- Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn: Ngày 9 Tháng 7, Việt Nam xử LS. Lê Quốc Quân (RFI). – Phạm Chí Dũng: Cánh cửa nào cho Lê Quốc Quân? (RFA). “Nhiều dư luận cho rằng vụ việc này có liên quan đến chính trị, cho dù hành vi của ông Quân bị các cơ quan tư pháp mặc định là ‘tội trốn thuế’.”
- Vũ Ánh: Có nên xin giảm án trong một vụ án chính trị không? (Sống Magazine). “… khi đã chấp nhận đưa vụ án ra tòa phúc thẩm của Việt Nam, những người đã bị kết án sơ thẩm lại phải đối phó với các công tố viên. Họ có thể áp lực để  các nghi phạm phải nhận tội và xin khoan hồng. Khi nhận tội rồi, các công tố viên tiếp tục thẩm vấn xem còn những ai cộng tác với các nghi phạm để bắt nốt. Sau khi “cộng tác” xong rồi, họ bắt các nghi phạm phải viết đơn xin khoan hồng. Đơn xin khoan hồng này sẽ là bản án tử hình cho sinh mạng chính trị của các can phạm chính trị“.
- NHỮNG HÌNH ẢNH NGÀY TÔI RA TÒA CHO PHIÊN ĐỐI THOẠI ĐẦU TIÊN VỤ KIỆN QUYẾT ĐỊNH 5225 (Bùi Hằng).
- LÁ THƯ DÂN BIỂU CHRIS HAYES GỞI NGỌAI TRƯỞNG ÚC (FB Nguyễn Quang Duy). “Là người Úc,chúng ta hết lòng với vấn đề Nhân Quyền vì nó biểu hiện giá trị quốc gia của chúng ta, nơi đây sự tự do và quyền căn bản của mỗi người được tôn trọng. Khốn thay, tôi, cùng với cộng đồng người Úc gốc Việt, cảm thấy đau đớn khi thấy hàng ngàn Công Dân Việt Nam vẫn còn sống trong sợ hãi và đàn áp của Chính Quyền Việt-Nam“.
Nhà văn & nỗi sợ (Inrasara). “Sợ dã thú, con người hợp quần để tạo sức mạnh, các bộ lạc ra đời …” Thế nhưng đến khi sợ những con người như dã thú thì … “Làm thế nào nhà văn Việt Nam hôm nay có thể thoát khỏi bóng ma sợ hãi kia?”
- Cộng đồng mạng lập biểu đồ phiếu tín nhiệm từ kết quả công bố của Quốc hội (Cu Làng Cát). – Kết quả này đưa ra số phiếu hợp lệ/ không hợp lệ và phần trăm(%) của từng kết quả:  Thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt (Chính phủ). – Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Đại biểu Quốc hội (Nguyen Dinh Nguyen). – Vũ Quý Hạo Nhiên: Phép toán và lá phiếu tín nhiệm (BBC).

- Nhật ký nghị trường: Một ngày chộn rộn (VnEco).  – Kinh tế phát triển tốt thì kết quả tín nhiệm có thể khác (TT).  – Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đòi hỏi cao hơn ở những lĩnh vực nóng (PNTP).  – Văn hóa – Giáo dục “lặng lẽ” nằm trong top xếp hạng tín nhiệm thấp (SM).  – Kết quả tín nhiệm là sự nhắc nhở trách nhiệm (HQ).  – Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tôi chia sẻ với các vị có tín nhiệm thấp (DV).  – ‘Lấy phiếu tín nhiệm để nghiêm túc nhìn lại mình’ (VOV).  – Kết quả lấy phiếu tín nhiệm phản ánh đúng tình hình đất nước (NLĐ).  – Bộ trưởng và đại biểu Quốc hội chia sẻ kết quả lấy phiếu tín nhiệm (CAND).   – Cần cung cấp thông tin nhiều hơn nữa cho đại biểu Quốc hội (Tin tức).

H2LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM: LẠI MỘT CÁCH LÀM PHI CHÍNH THỐNG (Thùy Linh). “Quốc hội chỉ dùng thang điểm chẳng giống ai, vì chỉ có 1 chiều! Ngay cả cách soạn câu trả lời (‘Tín nhiệm cao’, ‘Tín nhiệm’, ‘Tín nhiệm thấp’) đã là bất bình thường. Cái điểm ‘Tín nhiệm’ có nghĩa là gì? Tại sao không cho đại biểu bày tỏ sự ‘Không tín nhiệm’? Đúng là những kiểu lấy ý kiến như thế này chẳng có ý nghĩa gì và rất khó diễn giải kết quả. Chẳng có ý nghĩa là vì nó không phản ảnh được tâm tình và thái độ của đại biểu. Kết quả khó diễn giải là vì thang điểm chỉ có 1 chiều“. Photo: FB Bagiai Tuxuat =>

- Chỉ số tín nhiệm quan chức: thừa giấy vẽ voi (Nguyễn Tiến Dũng). “Với sự lạm phát điểm số và lợi ích nhóm của Việt Nam, thì cần hiểu 3 mức tín nhiệm như sau:  ‘tín nhiệm cao’ = OK đối với tôi hay với các quyền lợi của nhóm tôi  ‘tín nhiệm’ = dở hơi, nhưng thay bằng người khác chưa chắc đã khá hơn ‘tín nhiệm thấp’ = củ chuối quá, thay được ngay thì tốt  Nếu hiểu như vậy, thì 1/3 quốc hội bỏ phiếu rằng thay ngay được đ/c X thì tốt, nhưng hơn 1/3 lại cho rằng đ/c X có lợi cho họ !

- Vui buồn lấy phiếu tín nhiệm (Nguyễn Tường Thụy).  – TÀI (Nguyễn Quang Vinh). “Mình phục lăn cách dùng từ. Khéo rồi, tới đây, người ta cứ thế phát huy, bỏ phiếu phân định người có năng lực hay không lại bằng 3 mức: rất năng lực, năng lực, năng lực thấp. Và dĩ nhiên, cứ thế, ai nguyên đó, vì họ vẫn là người có năng lực“. – Tám Tàng: Bức tranh Vân Cẩu–Ai tín cao. Ai tín thấp  (Người lót gạch). “Chúc mừng, chúc mừng các đại gia nhóm lợi ích, cùng toàn quan to quan đảng thắng lợi vẻ vang quyết liệt cho dù cách bán bầu 3 tín nhiệm như rứa thì 12 con giáp không giống con giáp nào.  Mọi quan nhỏ to đều biết trước việc ngụp thoát ngoạn mục của mình để lại tiếp tục làm quan!”   -  Chuyện làng Lòi: Ta vẫn làm quan (Cu Làng Cát).

- Kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm các lãnh đạo VN (RFA). Nhà giáo Phạm Toàn: “Bỏ phiếu tín nhiệm cho người có tín nhiệm mới bỏ; chứ còn bỏ cho người không có tín nhiệm gì thì bỏ cái gì? Vớ vẩn, trò đùa, trò hề hệt như chuyện đưa trưng cầu về hiến pháp đó: vớ vẩn, toàn bịp!” – Xích Tử – Lấy phiếu tín nhiệm là gì ? (Dân Luận).
- Phiếu tín nhiệm: Lời cảnh báo đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? (VOA). – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “thoát hiểm” sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm (RFA). - Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘đội sổ’ về mức độ tín nhiệm (Người Việt).

H1<= Photo: EPA. – Hôm nay thủ tướng xuất hiện rất nhiều trên các báo nước ngoài khác, không phải xuất theo định kỳ trên báo Korea Herald, cũng không phải với tác giả Lee Moon-shik. – Tai họa cho thủ tướng trong lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên: Blow for Vietnam PM in first ever confidence vote (AFP).  - Thủ tướng Việt Nam bị cảnh báo qua việc bỏ phiếu tín nhiệm: Vietnam prime minister warned in confidence vote (AP). – Thủ tướng VN sống sót sau đợt bỏ phiếu tín nhiệm nhưng chiếc ghế bị lung lay: Vietnam prime minister survives confidence vote but position weakened (SCMP). – Thủ tướng VN bị đánh trúng trong lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên: Vietnam PM takes a hit in first-ever confidence vote (Reuters). – Mọi con mắt đổ dồn về Nguyễn Tấn Dũng, một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu VN đối mặt với việc bỏ phiếu tín nhiệm: Eyes on Vietnam’s Nguyen Tan Dung as top leaders face confidence vote (SCMP). – Dung Passes Confidence Vote as Vietnam Economic Growth Slows (Businessweek).

- Các lãnh đạo Việt Nam đều « sống sót » qua cửa bỏ phiếu tín nhiệm (RFI).  – Các lãnh đạo VN sống sót sau đợt bỏ phiếu tín nhiệm: Vietnamese Leaders Survive Confidence Vote (WSJ). – Phỏng vấn GS Carl Thayer: Những thách thức đối với giới lãnh đạo Việt Nam (VOA). “Tôi thực sự tin là có bất mãn sâu xa. Việt Nam không có một hệ thống đại nghị, không có một cách dễ dàng nào để có thể thay đổi chính phủ, hay ngay cả các Bộ trưởng, để giải quyết những khiếu nại của người dân”.

- Quốc hội ghi bàn 1-0 trước Đảng (BBC). – Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ‘rất tốt’ (BBC). Ông Nguyễn Sinh Hùng: “Nhìn chung, cách đánh giá của đại biểu Quốc hội là khách quan”. – Dân Choa – Ông Sinh Hùng rất hài lòng (FB DC/ Dân luận).

- Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Phiếu tín nhiệm là ‘lời cảnh báo’ (BBC). “Các nhà lãnh đạo thì thường rất ít khi bị đem ra đánh giá … Chắc chắn là với xu thế này, những lần sau kết quả sẽ tiếp cận với thực tế nhiều hơn nữa”.  - Kết quả lấy phiếu tín nhiệm: “Tôi cho là được” (VnEco).  – Phỏng vấn cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng: Phiếu tín nhiệm ‘mở đầu cho thay đổi’? (BBC).
.
Lá phiếu tín nhiệm có ý nghĩa gì? (BBC). Ngoài những ý nghĩa tạm gọi  tích cực mà nhiều người đã nói, một ý nghĩa rất quan trọng, có thể mang tính “cách mạng” cho một chế độ cộng sản cực quyền, mà hiếm thấy ai nêu ra, ngoài một người nước ngoài, đó là “ông Jonathan London, nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Hong Kong”, cũng là một blogger tiếng Việt nổi lên gần đây, qua nhận xét: “‘Với một đảng vốn có truyền thống mặc định coi lãnh đạo của họ là trong sáng như pha lê và có tầm vóc hơn người thì đây là một sự thay đổi làn điệu.”

Một ý kiến thú vị khác, đáng lưu ý của Nhà báo Huy Đức (Blogger Ô sin): “Tôi nghĩ, chúng ta nên ‘đọc’ ý chí của Quốc hội một cách ‘chính trị’ hơn, tỷ lệ phiếu “tín nhiệm cao” cho thấy ai được tín nhiệm và ai đã bị Quốc hội bất tín nhiệm.” Có nghĩa là, với cái chế độ CSVN, cần hiểu nó qua lăng kính của riêng nó. Trong trường hợp này, “tín nhiệm cao” cần được hiểu là “tín nhiệm”, còn loại phiếu “tín nhiệm” phải được hiểu là “tín nhiệm thấp”, còn “tín nhiệm thấp” tức là không còn tín nhiệm nữa. Người dân hãy gắng kiên nhẫn, lượng thứ cho nó, bởi nó không dễ nhanh chóng tự lột thứ mặt nạ giả dối của mình. Thậm chí, còn phải trông đợi cả những dịp chính các thành viên của nó tự lột mặt nạ lẫn nhau trong một cuộc tỉ thí tranh giành quyền bính nào đó, mà cuộc “lấy phiếu” này thực ra mang nhiều sắc thái đó.
.
Một chi tiết mang tính kỹ thuật. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã có lý khi cho là không nên lấy phiếu tín nhiệm nhiều chức danh trong Quốc hội, mà chỉ nên làm việc này với các vị trí chủ chốt trong Chính phủ. Tuy nhiên, đây cũng lại chạm vào một vấn đề “nhạy cảm” trong bản chất của những người gọi là cộng sản, nhưng mang đầy đặc tính của đám quan lại phong kiến, hủ nho. Họ không muốn phải “đơn độc” khi bị “lột mặt nạ”. Hay nếu dùng một hình ảnh khác để so sánh, thì nếu cởi truồng một mình thì sẽ rất xấu hổ, nhưng có một tập thể cởi truồng thì sẽ … đỡ hơn. Vậy hãy cho họ được “cởi truồng từ từ”, “cởi truồng tập thể”.

Đừng tưởng đại biểu Quốc hội không có cách bày tỏ “bất tín nhiệm” (Đồng Phụng Việt/ Ba Sàm). “Tại sao đã có ‘tín nhiệm cao’, ‘tín nhiệm’ và ‘tín nhiệm thấp’ mà nhiều đại biểu Quốc hội vẫn không chọn môt trong ba, để bày tỏ mức độ tín nhiệm của họ, với từng cá nhân trong số 47 vị được đưa ra ‘lấy phiếu tín nhiệm’?  Mình tin là vì những đại biểu Quốc hội đó cảm thấy ‘bất tín nhiệm’ đối với một số vị“.
.
SUY NGHĨ VỀ “KẾT QUẢ BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM” CỦA QUỐC HỘI (Đào Hiếu). “Tín nhiệm cao, thấp hay trung bình thì vẫn thế. Ông Chủ tịch vẫn Chủ tịch, ông Thủ tướng vẫn Thủ tướng, ông Thống đốc vẫn Thống đốc.  Có người còn rành cả chi tiết từng số lá phiếu được bầu, trăm mấy, hai trăm mấy, ba trăm mấy… giống như nhớ mấy con số đề“.

- Lấy phiếu tín nhiệm: tiến bộ hay đối phó? (RFA). Ông Lê Hiếu Đằng: “Bằng phương pháp này, anh muốn chứng tỏ cho dân anh cũng dân chủ, bằng cách bỏ phiếu để đo mức tín nhiệm này nọ. Nhưng cuối cùng là đâu vẫn hoàn đấy, không có ai bị bất tín nhiệm cả”. – KẾT QUẢ BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM CHO THẤY: “QUỐC HỘI TRÍ” CAO HƠN ” ĐẢNG TRÍ ” NHỮNG CÒN LÂU MỚI BẰNG ” DÂN TRÍ “… (Phạm Viết Đào).

- Giới tranh đấu trong nước nghĩ gì về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo? (RFA). “Thực ra họ đang trong chế độ độc đảng mà họ bỏ phiếu bất tín nhiệm người này thì họ loại ra khỏi ban lãnh đạo của chính phủ thì ai sẽ là người thay thế- vẫn là người trong đảng của họ thôi”.

- Nhật ký nghị trường: Nhiều cái bắt tay trong hành lang (Đào Tuấn). “ Báo chí đã hoài công đi tìm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận. 2 vị Bộ trưởng chắc có việc bận, không thấy xuất hiện tại hành lang” .

- Không nên trách ban kiểm phiếu của Liên đoàn bóng đá (dangnba).
- GHẾ NGHỊ KHÔNG THỂ AN NHÀN (Bùi Văn Bồng).
- Phân tích và đề xuất hoàn thiện chế định quyền con người, quyền công dân của Dự thảo 3 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 – Vũ Công Giao (CVHP).  – Về nghị Phước với luật biểu tình: Ngược với thủ tướng đấy, làm gì nhau nào (Nguyễn Thông).
- Thận trọng khi sửa đổi pháp lệnh về quản lý vũ khí, vật liệu nổ (QĐND).
- Dân mạng “sôi sục” trước một loạt quy định “chẳng giống ai” (KT).
- TS Vũ Minh Khương: Tính chính danh của đảng cầm quyền và trách nhiệm cải cách (viet-studies).

H4- SỰ THẬT KHÓ TIN* (WeGreen/ Thùy Linh). “Xuất phát điểm 1980 Việt Nam chỉ kém Thái Lan rất ít, 74% tức xấp xỉ 3/4 Thái Lan thôi, nhưng đến nay, năm 2012 Việt Nam chỉ còn bằng 26, 8 % tức xấp xỉ ¼ Thái Lan. Thể chế nào ưu việt hơn cho sự phồn vinh của dân tộc quả thật không cần bàn cãi. Trường hợp Thái Lan và Việt Nam là một chứng minh, cùng một trình độ tầm thường như nhau của giới cầm quyền thì thể chế dân chủ đã chiến thắng thể chế chuyên chế toàn trị độc đảng“. Mời xem lại:  

Thánh dạy: Vào tuổi bốn mươi không lầm lẫn nữa (BoxitVN). “Bốn thập kỷ hết đánh nhau,/ Ngẫm mình lạc hậu mà đau đớn lòng!
- Thật đáng sợ khi mất động lực để… “mở miệng”! (Hữu Nguyên). “Người ta chỉ có thể nói chuyện với những ai biết nghe và biết phân biệt được phải trái, đúng sai. Quan trọng hơn hết là với những người phải có tinh thần thượng tôn pháp luật. Ông Đinh Đức Lập không có tất cả những điều đó đã đành, đáng tiếc là những người có trách nhiệm trong vụ việc (giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật Nhà nước và quy định của Đảng) cũng chẳng hơn gì“.
- NHÀ VỆ SINH GIÁ CAO Ở QUẢNG NGÃI: “Tốn kém là do bộ”(?!) (NLĐ).   – Lấy công làm tư là tham nhũng! (NLĐ).  – Nhà vệ sinh giá “khủng”: Hỏi cái gì lãnh đạo sở GD-ĐT cũng không biết! (NLĐ).
Ðảng Cộng Sản Việt Nam phản bội nông dân (Người Việt).
- Công an Hải Dương bồi thường 2 tấn bạch tuộc 650 triệu đồng (TT).
- Chấm dứt hiện tượng cho vay nặng lãi tại Cục Cảnh sát biển (TTXVN/TT).
- “CÓ DẤU HIỆU MỆT MỎI” (Sơn Thi Thư).
H3- Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt? (Alan Phan).  – Cách sống người Việt đi ngược với văn hóa Nhật (VNN).
- Nguyễn Hoàng Đức: MUỐN SỐNG ĐẠO ĐỨC DÂN TỘC VIỆT CẦN HIỂU CÔNG LÝ HAY GIÁ TRỊ TINH THẦN (Nguyễn Tường Thụy).
- Vũ Duy Chu: HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 129: ĐI THỤT LÙI) / (Trần Mỹ Giống).
- Minh Diện: MỘ BÀ TRẦU (Bùi Văn Bồng). “Ông ta ký lệnh cưỡng chế, cho  công an  bắt giam những  người chống đối lệnh cưỡng chế đó. Gia đình ông ta giàu sang ít người sánh bằng nhờ tiền tham nhũng. Năm kia ông ta bị ung thư, đưa sang Singapore chữa gần một năm, tốn kém hàng chục tỷ không thoát chết. Lễ tang tổ chức trên tỉnh rất linh đình, nhưng tuyệt nhiên không có người dân làng Vọng nào, ngay cả người trong họ Lê đi viếng“.
- 3 BÀI THƠ MỚI CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM (Nguyễn Trọng Tạo). - Tặng nhà thơ Nguyễn khoa Điềm: Vần thơ cho mấy ả “Tầm thường” (David Thiên Ngọc).
- Bản chất hôm nay và ngày mai của cộng sản (DLB).
- Một Mùa Hè Lẫm Liệt Trên Quê Hương. Kỳ 2 : Phản công (Sống Magazine).
- ‘Kiểm duyệt gây hại’ (BBC). “Quyết định 20 chỉ là động thái mới nhất trong một loạt các quy định khó khăn mới trong các lĩnh vực ngân hàng, lao động… đã làm cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài bất mãn”. – Quyền lực thứ tư: Đâu là tinh thần cho một bước ngoặc triệt để? (hết) (Phan Ba).
Nói một đằng, làm một nẻo: Phản cảm (Thăng Long).  “Các ngươi im đi, đừng  lảm nhảm/ ‘Học tập theo gương đạo đức Bác Hồ’/ Đừng nói một đàng, làm một nẻo/ Dân chán lắm rồi, không ưng bụng chút mô !/ Các ngươi cứ tưởng dân ‘ngu’/ Họ biết cả nhưng không thèm nói…”. – Dời tượng Hồ Chủ tịch tới quận 3 (BBC). Lại bàn thêm chút về vụ này. Độc giả N.V.Đ. gửi email cho biết: “Giản yếu Hán Việt Từ điển, NXB Khoa học Xã hội 1992 của Học giả (Cụ) Đào Duy Anh giải thích : Cung : Kính cẩn. Thỉnh : Xin người trên; hỏi.; mời; cầu nguyện yết kiến. Cung thỉnh : Kính cẩn mà xin”. Vậy nếu theo nghĩa này thì từ “cung thỉnh” mà các báo dùng bữa qua lại càng sai lạc. Có lẽ họ muốn có một từ nghe có vẻ trang trọng, nhưng đã nhầm với từ “cung nghinh”, sát nghĩa hơn. 
Tuy nhiên, qua vụ “cung thỉnh”, “cung nghinh” tượng Hồ Chí Minh này, cần phải tiếp tục phê phán một thói ham muốn bệnh hoạn làm hỏng thêm hình ảnh lãnh tụ HCM của những người CSVN. Từ việc cố đem tượng của ông “ấn” vào các chùa chiền miếu mạo, cho ngồi “chung một chiếu” với Đức Phật là quá bậy bạ và ngu xuẩn. Giờ trên ngôn ngữ báo chí, cũng cố kiếm những ngôn từ dân gian thường dùng cho các hoạt động tôn giáo, để đem ra “áp” vào người cộng sản vô thần HCM, cũng thật lố lăng. Phải chăng một khi càng nhận ra chính thứ chủ thuyết mà mình theo, cũng như chính mình đã quá mất “thiêng” trong lòng người dân, nên cố bấu víu vào những hình tượng nào đó còn giữ được tình cảm trong dân, rồi kế đến là bôi sơn vẽ phấn lòe loẹt thêm cho  hình tượng đó, hy vọng nó được “thiêng” hơn nữa? Thối!
 
Đấu tranh bất bạo động vang tiếng như thế nào? (RFA). “Những người Tây tạng tự thiêu, như tôi nói lúc nãy không phải là một sự chọn lựa có tổ chức, nhưng khó có thể tính đến sự hiệu quả của nó như thế nào, nhưng chắc là họ đã để lại đằng sau một ý thức chính trị đánh thức dân tộc Tây Tạng”. - Đào Kinh Trong Ao Nhà (Dainamax).
- Nam, Bắc Triều Tiên chuẩn bị họp cấp cao (VOA). – Hàn Quốc hủy cuộc họp cấp chính phủ với Bắc Triều Tiên (RFI). – Đàm phán liên Triều bị hủy đột ngột (TN).  – Triều Tiên phái “người kèm sát Park Geun-hey” đi Seoul đàm phán (QĐND).
- Miến Điện với ba thách thức về cơ sở hạ tầng (RFI). – Chủ tịch Quốc hội Miến Điện thông báo tranh cử tổng thống (RFI).
- Moldova: biểu tượng búa và liềm không thể là vũ khí của các chính khách (Inosmi/ Kichbu).
-  Nguyễn Trung dich, chú giải, và bình luận: Diễn văn của Tổng thống CHLB Đức, Joachim Gauck, tại lễ kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Đảng Xã hội dân chủ Đức (SPD) (viet-studies).

Khoảng lặng sau kết quả tín nhiệm của Thống đốc (VNEco). - Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm: Sự động viên và đòi hỏi trách nhiệm cao hơn (TN). - Tín nhiệm thấp, phải trách nhiệm hơn (DV). - Mỗi người đều nghiêm túc nhìn lại mình (PLTP). - Phía sau lá phiếu tín nhiệm (PLTP). - Tinh thần dân chủ đã được phát huy (DT). - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim: Cử tri chắc sẽ hài lòng (TP). – Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Quốc hội đã hoàn thành trách nhiệm trước dân (TP). - Ông Vũ Mão: “Quốc hội và Chính phủ sẽ làm gì sau lấy phiếu tín nhiệm?” (GDVN). - Cú hích vào lịch sử và những kỳ vọng sau lá phiếu (GDVN). - Chung một tiếng lòng (VnEco).  Những “cỗ lòng” đã biến mất!
- Huyện Thạch Thất, Hà Nội: Cưỡng chế tài sản của dân rồi… đổ đi (DV).
KINH TẾ
- Đại biểu QH đề nghị giám sát Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế (HQ).
- Nợ xấu lên tới 11,5% nếu không tính dự phòng rủi ro và cơ cấu lại (DV/Gafin).
- Gói 30.000 tỉ đồng: Không dễ vay! (NLĐ).  – “Kích” cầu hay “tắc” cầu? (TQ).   – Thu nhập 5 triệu/tháng, cơ hội mua nhà trong tầm tay? (VEF).  – Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Thu nhập thấp quá thì nên thuê nhà! (TBKTSG). – Đã có hơn 30.000 người đăng ký mua nhà thu nhập thấp (TN).
- Nhu cầu vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (SM).
- Nâng giá bán điện cho ngành thép, xi măng cần có lộ trình (VOV).
- Ngỡ ngàng kênh đầu tư lãi… 50%/tuần (VTC).
- Một trưởng phòng giao dịch của Sacombank ôm tiền tỷ “biến mất” (CAND).
- Hải quan nhắc các ‘ông lớn’ xăng dầu vụ truy thu thuế 300 tỷ đồng (SM).
H6- Thị trường đồ gỗ: Doanh nghiệp Trung Quốc đổi vai (TBKTSG).
- Kiểm soát cá tầm nhập lậu tại sân bay (NLĐ).  – “Bó tay” với cá tầm lậu? (TQ). =>
- Rầm rộ khuyến mãi “Tiêu dùng xanh” (NLĐ).
- LÀNG NGHỀ HẤP HỐI: Ngày tàn không xa! (NLĐ).
- Thẩm tra tại chỗ vụ chống trợ cấp tôm (HQ).
- Hitachi xây đường xe lửa cho Sài Gòn (BBC).
- Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại (RFI). “Con số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 7,8% mà Trung Quốc công bố ngày 8 tháng 6 vừa qua có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố : lượng cầu giảm, giá thành sản xuất kém cạnh tranh do tăng lương, tín dụng bất động sản … Các chuyên gia dự đoán con số này sẽ giảm xuống 7,7% vào năm 2013”.
- Nhật Bản : Boeing 787 lại gặp trục trặc kỹ thuật (RFI).

- Thị trường Myanmar: Cơ hội đang đến nhanh (SGTT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 65) (Nhật Tuấn).
- Tháng 6. Lại…”bị” phỏng vấn cho ngày 21! Sẽ không có khái niệm nào, giá trị nào bị đánh tráo! (Đỗ Doãn Hoàng).
- Trần Văn Thủy: TRÍCH “CHUYỆN NGHỀ CỦA THỦY” (Ngô Minh).
‘Trăm Năm Ly Hợp,’ nỗi đau ly tán dân tộc (Người Việt).
Duyệt phim KHÓ hay sửa phim DỄ ? (Lê Thiếu Nhơn). – Clip hát chế về Bụi đời chợ Lớn (Troll).
- Chu Thụy Nguyên: Tống giam một nỗi quên (Da màu).
- Bút ký của Nguyễn thị Kim Thoa: Cha tôi (Diễn Đàn).
H7- Ngô Tịnh Yên: Chiếc giày thủy tinh (Sống Magazine).
<- Quảng Ngãi: Tạm dừng khai quật cổ vật tàu đắm (PNTP).
- Đề xuất nhiều giải pháp quản lý, khai thác di sản (PNTP).  – Cần mở rộng quyền hạn của cơ quan quản lý di tích (TQ).  – Tu bổ di tích mà như tu bổ nhà cửa là không được (QĐND).
- Đồng thuận xây dựng hồ sơ Di sản Hát Then (TQ).  – Hội thảo khoa học “Then Tày – Nùng – Thái xưa và nay” (VOV).
- Giữ lửa trò Kiều trên quê hương Nguyễn Du (Tin tức).
- Video: Hội chợ nghệ thuật đương đại Biennale, Italy (VTV).
- “Truy xét danh hiệu” nghệ sĩ: Đằng sau “quà muộn”… (NLĐ).
- Diễn quanh năm vẫn nghèo: Sống bằng “nghề tay trái” (NLĐ).
- Mỹ: Cô gái cụt tay bất ngờ đăng quang hoa hậu (TP).
- Hàn Quốc cũng cấm phim bạo lực (PNTP).
- Brest, Hội nghị hợp tác phi tập trung Pháp-Việt (RFI). “Năm nay, có tổng cộng 18 tỉnh thành của Việt Nam cử đại diện đến dự hội nghị Brest”.
- VFF “buộc tội” Trưởng ban Trọng tài làm sai (DV).  – Bất mãn VFF, Trưởng Ban Trọng tài ra đi (NLĐ).  – Hội nghị BCH VFF: Ban trọng tài mắc sai lầm nghiêm trọng (VNN).  – Họp Ban chấp hành VFF: Giữ nguyên quyết định đình chỉ “sếp” Ban trọng tài (LĐ).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tản mạn về mảnh bằng Ph.D (Hai Lúa).
- Nặng gánh chấm thanh tra (NLĐ).
- Bất thường trong chọn tuyển Olympic (NLĐ).
- “Heo vàng” chạy đua vào lớp 1: Phụ huynh như “ngồi trên đống lửa” (Afamily).  – Hà Nội, công khai phương án tuyển sinh đầu cấp (QĐND).  – Đà Nẵng không nhận học sinh lớp 10 ngoại tỉnh (TT).
- Đào tạo liên thông, liên kết: Nhiều trường ĐH, CĐ “qua mặt” Bộ GD-ĐT (PNTP).
- Vụ việc “Đào tạo theo kiểu giả mạo và lập điểm khống” tại Hải Phòng: Sai phạm nhiều nhưng vẫn được “thăng chức”!? (NB&CL).
- ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC: “CHỦ THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH” (TSYG). – NHÀ KHOA HỌC VÀ ÔNG HAI LÚA (Nguyễn Quang Vinh).
- Trung Quốc phóng phi thuyền Thần Châu 10 vào không gian (VOA). – Phi hành gia Trung Quốc sắp lên vũ trụ (BBC).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Chết dồn dập vì cúm A/H1N1 (NLĐ). – Thanh Hóa: Cháu bé sinh non nặng nửa ký đã tử vong (PNTP). – Video: Gia tăng bệnh nhân mắc tay chân miệng chủng EV71 (VTV).
- Giảm thiểu tai nạn giao thông: Phạt mạnh tay các đơn vị kiểm định vi phạm (NLĐ).  – Tích hợp dữ liệu hộp đen nâng tầm quản lý vận tải (GTVT).   – Tiếp tay cho hung thần (NLĐ).   – Ô tô đâm chết 6 người: Tang thương bao trùm chân núi Dinh (VOV).
- Sơn La: Đứt cầu treo, hơn 20 người rơi xuống suối (VOV/VNN).
H8- Anh bảo vệ trả lại 1 tỷ đồng cho người đánh rơi (CATP).
<- Coi chừng lọt “hố tử thần” (NLĐ). – Nhảy xuống giếng cứu bạn, một trẻ 7 tuổi chết đuối (TT).
- Phá đường dây mua bán trẻ em ra nước ngoài bán dâm (TT).
- Muốn có thủy điện phải trồng rừng (TBKTSG).
- Video: TP.HCM tăng cường ngăn chặn MBH kém chất lượng (VTV).
- Video: Chống tội phạm rửa tiền (VTV).
- Làm sao đối phó những bất lợi đe dọa vựa lúa ĐBSCL? (RFA).Chúng tôi nhận thấy rằng dòng chảy trên sông Mêkong càng ngày càng giảm dần, lượng phù sa thay đổi rất nhiều rồi luợng cá đổ về hằng năm cũng ít đi và mặn xâm nhập ngày càng sâu vào”.
- Pháp : Paris tăng cường biện pháp bảo vệ du khách (RFI).
- Kiểm soát không lưu đình công : 1.800 chuyến bay bị hủy tại Pháp (RFI). – Nhân viên kiểm soát không lưu Pháp đình công (VOA).
- Sập nhà kinh hoàng ở Ấn Độ và Trung Quốc (NLĐ).
- Hungary thoát nạn đại hồng thủy (RFI).

QUỐC TẾ
- Hai vụ nổ bom giết chết 14 người tại thủ đô Syria (VOA). - Những người tị nạn Syria có khuyết tật gặp nhiều thách thức (VOA).
- Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Quảng trường Taksim (VOA). – Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ giải tán biểu tình ở quảng trường Taksim (RFI). - Thổ Nhĩ Kỳ: Cảnh sát chống bạo động tràn vào Quảng trường Taksim (VOA).
- Bom tự sát giết chết 14 người ở Afghanistan (VOA). - 17 người thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát tại Kabul (VOA).
- Pakistan tố cáo chiến đấu cơ Ấn Độ xâm phạm không phận (VOA). – Máy bay Ấn Độ xâm nhập không phận Pakistan (TN).
- Cựu điệp viên ‘mất tích’ ở Hong Kong (BBC). – Ông Edward Snowden biệt tích ở Hồng Kông (VOA). – Tranh luận xoay quanh vụ bỏ trốn của ông Snowden (VOA). – Hành tung của Edward Snowden vẫn là một ẩn số (RFI). – Dân Trung Quốc ca ngợi người tiết lộ tin tình báo Mỹ (GDVN).  – Mỹ truy lùng người tiết lộ PRISM (NLĐ).
- Bộ Ngoại giao Mỹ bị tố cáo che giấu các hành vi sai trái ở nước ngoài (VOA). – TT Obama kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật cải tổ di trú (VOA). - Ðang thẩm định thiệt hại trong vụ rò rỉ thông tin mật từ CQ An ninh Quốc gia (VOA).
- Ông Mandela trải qua ngày thứ tư trong bệnh viện (VOA). – Ông Mandela vẫn trong tình trạng nghiêm trọng (VOA).
H9- Cuộc sống bên trong Iran (BBC). – Israel tố Iran muốn chế tạo 30 quả bom hạt nhân/năm (NLĐ). – Ông Khatami ủng hộ ứng viên có chủ trương ôn hòa của Iran (VOA). =>
- Trung Đông: Đạo Hồi, dầu lửa, chiến tranh, và… – Bài 1 (Tin tức).
- Công tố viên Pháp đề nghị hủy bỏ các tội danh đối với ông Strauss-Kahn (VOA).
- Tô Văn Trường viết về TT Putin: BẢN LĨNH ĐÀN ÔNG (Bùi Văn Bồng).
- Luật sư và cán cân công lý – Bài 1: Đảo ngược vận mệnh (PNTP).

* RFA: + Sáng 11-06-2013; + Tối 11-06-2013
* RFI: 11-06-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 11/06/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 11/06/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 11/06/2013; + Tài chính tiêu dùng – 11/06/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 11/06/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 11/06/2013; + 360 độ Thể thao – 11/06/2013; + Thể thao 24/7 – 11/06/2013; + Nhập nội tạng trắng – 11/06/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 11/06/2013; + Cuộc sống thường ngày – 11/06/2013; + Sống đẹp – 11/06/2013; + Thời tiết du lịch – 11/06/2013; + Thời sự 12h – 11/06/2013; + Thời sự 19h – 11/06/2013.