Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Tin Chủ Nhật, 01-04-2012


NÓNG! (Riêng với các anh công an thôi), 11h45’ – Số là từ tối qua tới giờ, nghe vài tin công an chăm sóc kỹ lưỡng vài nhân vật cộm cán trong phong trào biểu tình chống bành trướng hoặc khiếu kiện. Rồi sáng nay dạo quanh Bờ Hồ thấy cũng khá đông lực lượng “chức năng”. Hóa ra là đây – Gặp gỡ nhân dịp nghỉ giỗ Vua Hùng:
Hai cụ Khánh, Trâm bị quây kỹ, chỉ có cụ ông đào thoát được, tới dự cuộc họp mặt, còn cụ bà vẫn ở nhà.
Ảnh do 2 blogger Nguyễn Xuân Diện và Lê Dũng gửi tới

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Dự “Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao 2012 tại Hải Nam”, Phó TT Hoàng Trung Hải  Yêu cầu Trung Quốc sớm thả 21 ngư dân Việt Nam (TTXVN). Thật là trớ trêu, hiếm gặp! Trên VNExpress cũng tin y chang, nhưng cái nghe … dữ dằn hơn:  – Yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện ngư dân Việt Nam. Nhưng … trên trang Quân đội nhân dân, đúng với bản chất “tự diễn biến” lâu nay, nên cái tựa chỉ là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
- Ngay từ bây giờ (TN). “Để vẽ bản đồ thế giới, Hội Địa lý quốc gia Mỹ (NGS)… đã gửi thư tham khảo chính quyền Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi không nhận được phản hồi từ Việt Nam, NGS được Trung Quốc mời tới thăm Hoàng Sa…” Cần làm rõ (những) kẻ nào đã ém nhẹm bức thư này, tại sao những trò tương tự cứ được công nhiên tái diễn? Vì chúng mắc BỆNH SỢ TÀU ? (Sơn Thi Thư).
- Dương Danh Dy: Nhân đọc bài “Thua đau TQ về giáo dục chủ quyền biển đảo”: NHỮNG AI MỚI LÀ NGƯỜI ĐÁNG TRÁCH?  —  (Nguyễn Xuân Diện).  – Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tại HS (MamTom Times). “…thấy các bác nhà ta cứ yêu cầu, yêu đường bọn TQ nó có nghe không hả bà con…”. – Dương Danh Huy: Việc đưa Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế   –   (BBC). “Cho đến ngày xa vời khi Trung Quốc chấp nhận đưa tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa ra trước một trọng tài, Việt Nam cần tìm các phương án để quản lý tranh chấp, không để cho Trung Quốc hoàn toàn thao túng và mình thì chỉ phản đối chay”.
- ANH RA ĐẢO EM NHÉ!  —  (Mai Thanh Hải).  – XIN HÃY NHỚ!  —  (Cua rận). BẢN QUỐC HẢI CƯƠNG HOÀNG SA XỨ TỐI THỊ HIỂM YẾU! - Nghịch lý ở VN về lãnh thổ và bạn vàng: Cái bẫy đưa dân vào tù? (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). Mời xem bài liên quan: 420. Nói chuyện với trung tá an ninh về biểu tình chống Trung Quốc.   - Ông Võ Thiên Lăng – Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam: Bám biển để làm giàu và bảo vệ chủ quyền (QĐND).  – DỰ THẢO LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO: Đánh bắt cá trên biển phải có giấy phép (PLTP). BTV: Nếu luật này được thông qua, ngư dân được cấp phép khi ra khơi đánh cá, thì những người cấp phép phải có trách nhiệm bảo vệ ngư dân khi họ bị “tàu lạ” bắt giữ, tịch thu hải sản trái phép.
<= Đội quân nhạc hải quân Philippines chào đón khu trục hạm USS Blue Ridge - Biển Đông: Trung Quốc chuẩn bị cuộc “xâm lược bằng bản đồ”? (TQ).  – Trung Quốc yêu cầu Cam Bốt không thúc đẩy “quá nhanh” hồ sơ Biển Đông    –    (RFI). “Một số nhà quan sát cho rằng chuyến công du Cam Bốt trong 4 ngày của ông Hồ Cẩm Đào đã được quyết định nhằm chứng tỏ quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh với chủ tịch ASEAN đương nhiệm, và có lẽ là để khuyến khích nước chủ nhà loại hồ sơ tranh chấp vùng biển ra ngoài chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN… “  – Ông Hồ Cẩm Đào thăm Campuchia   –   (BBC).  – Campuchia và Trung Quốc ký kết 10 hiệp định hợp tác   –   (VOA). - Lãnh đạo Trung Quốc – Campuchia nhóm họp (Reuters/VOV). - Báo cáo của Nhật Bản: Trung Quốc có thái độ cứng rắn trên biển Đông (GDVN). - Mỹ giỏi dọa dẫm chứ chẳng đời nào dám đánh Trung Quốc? (ĐV).
- Đặng Huy Văn – Giỗ tổ Hùng Vương lại đến rồi   –  (Dân Luận). “Con muốn gọi hồn những ngư dân đã bỏ mạng ở ngoài khơi/ Nhưng sợ lắm, nhỡ không may lại gặp ‘tàu lạ’ đến!/ Nghe kể ngày xưa, có người đã trót trao dâng vùng biển/ Nơi ngư dân của chúng ta vẫn chài lưới ngàn đời/… Còn những kẻ thân Tàu kia tự mình phải biết hết thời rồi! ‘Con giun xéo mãi cũng quằn’ dân ta đã bừng tỉnh ngộ…” – Ý rất hay!  Có nên chọn ngày quốc khánh vào mùng 10 tháng 3? (Gocomay). 
- Phỏng vấn các dân oan biểu tình tại Sài Gòn  —  (Chuacuuthe).
- Tin mới về việc nhà bác Khánh – Trâm bị công an chặn: (Nguyễn Tường Thụy)

- NHÂN TRỊ HAY VI HIẾN PHÁP TRỊ?  —  (Hồ Hải).
- Luật sư bảo vệ ông Đoàn Văn Vươn khiếu nại “việc các cơ quan này không giải quyết kiến nghị mà ông Hùng đã gửi từ ngày 20-2″ (TP).  - Khi cái sai đông đảo và “thống nhất” tại địa phương (SK&ĐS).  – Báo chí VN bị phê vì vụ Tiên Lãng   –   (BBC). Mời xem lại: Toàn văn Báo cáo Đánh giá Công tác Báo chí 2011 (TTXVN). “Đơn cử, liên quan vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) mặc dù đã được Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông 4 lần nhắc nhở, định hướng nhưng có một số tờ báo vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối với những vấn đề quan trọng khác của đất nước. Đáng lưu ý, trong khi nhấn mạnh sai phạm của chính quyền ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lại thông tin ‘nương nhẹ’ về những vi phạm, sai phạm của ông Đoàn Văn Vươn theo kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng”. Đề nghị TBT các báo coi lại Luật báo chí, có chỗ nào thể hiện cấm các báo không được “thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết, mất cân đối” không nha. Hay là các quan quản lý ngồi xổm lên cả luật pháp? Một điều lạ là mặc dù cũng thuộc một cơ quan, tổ chức, thậm chí còn cao hơn Bộ 4T, Ban Tuyên giáo, nhưng chưa bao giờ thấy các báo phản ứng về lối quản lý, o ép quá đáng, vô nguyên tắc của mấy tay công chức ở các cơ quan này.
- Sáng 1/4: Tổng kiểm tra thủy điện Sông Tranh 2 (VOV).  – Mời chuyên gia thẩm định đập thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ). - Khắc phục sự cố Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2 (Tầm nhìn). - Kiến nghị Thủ tướng lập tức ra lệnh xả cạn hồ Thuỷ điện Sông Tranh 2 trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố (Nguyễn Trọng Tạo). Thậm chí không phải chỉ tìm và khắc phục sự cố vừa phát hiện, mà còn phải thanh tra toàn bộ công trình để tìm ra những sai phạm lớn nhỏ trong các khâu từ thiết kế, thi công, vận hành… – Sự cố Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2: Kiến nghị xả cạn hồ nước   —  (Diễn đàn). - Nguy cơ thủy điện Sông Tranh 2 dưới mắt một chuyên gia ở Đà Nẵng - (VOA). - Kiến nghị xả cạn hồ thủy điện Sông Tranh 2 (PLTP). - Hỗ trợ hơn 1,5 tỉ đồng nếu dân “thôi” kiện Sông Tranh 2 (DT).
Bauxite Tân Rai trước ngày chạy thử (TN).
Hậu di dời trụ sở các Bộ, ngành: “Đất vàng” chưa biết đi đâu, về đâu! (Petrotimes).
- PHÍ SÚC SINH – Đề nghị ông Đinh La Thăng bổ sung mục ni vô “Phí giao thông”   –   (Trần Đình Trợ). “Sau một thời gian bị hạn chế, ô tô và xe máy dĩ nhiên sẽ giảm. Khi đó các loại xe súc vật kéo sẽ trở thành phương tiện đi lại chính. Sự ùn tắc của giai đoạn này sẽ hỗn loạn theo kiểu ‘ùn tắc súc sinh’.” Ha ha … Quá hay! Tức là phí đánh vào xe do súc vật kéo. Có thể đó là phương án “đi tắt đón … đường”, đề phòng khi “phí hạn chế” được ban hành, dân “lách luật”, chuyển qua xài xe súc vật kéo, rủa: “Đồ súc sinh! Làm chúng tao phải lụy cả lũ súc sinh.”  -  Ai thắng ai?  - Chỉ có cứt là em chưa ăn (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). - Phí giao thông: Tránh ‘trăm dâu đổ đầu tằm’ (VEF).
- Vinashin: Khi “con cưng” nhận án tối đa   –   (BBC).
Bianfishco lại tiếp tục hứa trả nợ (TN).
- Có thể ban hành cái gọi là “thông tư quản lý tiền công đức” hay không? (chùa Phúc Lâm). “Đây là điều hết sức nguy hiểm liên quan đến sự tồn vong của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, liệu Bộ VH-TT-DL có mạo hiểm thách đố các quốc gia trên thế giới về vấn đề tự do tôn giáo trong việc ban hành thông tư này?
- NGHỊ HÁCH & NGHỊ QUANG  —  (Sơn Thi Thư).
Cái ác sao tàn khốc đến vậy? (ĐV). - Nguyên văn lời sinh cung của nhà báo Hoàng Hùng: “Có khi nó trốn trên lầu!” (NLĐ). Nếu qua những nội dung rất rõ ràng trong lời cung và những hiện tượng liên quan, báo Người lao động cùng người thân nhà báo Hoàng Hùng làm đơn tố cáo hành vi cố làm sai lệch hồ sơ vụ án thì sao?
Công chứng viên bị “tuýt còi” (TN). - Bắt một phó chủ tịch phường (TN).
Trải nghiệm mới của Nick Út (TT). - Ký ức Em bé napalm (NLĐ).
  Ông Nick Út (trái) và phóng viên Christopher Wain = > 
- HIỂU CHƯA CON TRAI? (Nguyễn Quang Vinh).
- Việt Nam – Miến Điện: Đối tác hay đối thủ?   –   (RFA).
- Miến Điện chuẩn bị cho cuộc bầu cử lịch sử vào ngày Chủ nhật   –   (VOA).  – Bầu cử bổ sung Miến Điện : Kết quả thắng bại không giá trị bằng diễn tiến công bằng   –    (RFI). – Báo chí Miến Điện đưa tin về bầu cử bằng mọi giá   –    (RFI). – Miến Điện : một sự chuyển đổi còn quá mơ hồ   –    (RFI). Đang điểm tin thì thấy trên VTV1-Thời sự sáng có đưa tin trực tiếp từ phóng viên đang theo dõi cuộc bầu cử ở Miến Điện. - Toàn cảnh Myanmar trước thềm bầu cử (ĐV). - Myanmar: Bầu cử bổ sung 45 ghế Quốc hội (SGGP).
- Bắc Hàn đã cam kết tạm ngưng các hoạt động hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực từ Mỹ. Bây giờ chuẩn bị phóng hỏa tiễn thì Washington cắt viện trợ, vậy mà Bắc Triều Tiên tố cáo Hoa Kỳ phá vỡ thỏa thuận hạt nhân   –   (VOA).  – Bắc Triều Tiên đả kích Mỹ ngưng trợ giúp lương thực    –    (RFI). – CHDCND Triều Tiên: Mỹ phản ứng “thái quá” (TT). - Triều Tiên chỉ trích Mỹ (TN). - Triều Tiên chỉ trích Mỹ vì hủy viện trợ (VNE). - Triều Tiên tố Mỹ lật lọng chuyện viện trợ lương thực (VTC). - Mỹ và Triều Tiên đang thực thi ‘ngoại giao Taekwondo’ (ĐV).
- Trùm An ninh Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang thất thế trong cuộc đấu đá quyền lực, theo lời cư dân mạng – Huấn luyện bất thường để truyền bá tư tưởng của Hồ Cẩm Đào (Epoch/ Đại Kỷ nguyên).   – Bo Xilai: downfall of a neo-Maoist party boss who got things done (Guardian). – Trung Quốc: Khóa phần bình luận trên các tiểu blog để chống “tin đồn”   –    (RFI). “Nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử tiểu blog tại Trung Quốc mà họ gỡ bỏ một chức năng quan trọng, đó là có thể bình luận những thông điệp trên mạng. Thậm chí, phạm vi áp dụng lại là toàn diện, không phân biệt nội dung. Đây là một quyết định rất nghiêm trọng, tựa như là một cuộc đọ sức (giữa chính quyền và cư dân mạng)”. – Trung Quốc trừng phạt các web sites loan tin đồn đảo chánh    –   (VOA).  - Một số trang web đưa tin đồn đã bị xử lý theo pháp luật (CRI).  - TQ bắt người sau tin đồn đảo chính   –   (BBC). – Trung Quốc xử lý tin đồn đảo chính (NLĐ).  – Một số trang web đưa tin đồn đã bị xử lý theo pháp luật (CRI).- A chilling end in Chongqing – Briton’s death heightens fears about the risks of doing business in China  (Financial Times). - Dập tắt tin đồn đảo chính tại Bắc Kinh (TN).
Hết kiên nhẫn, Đài Loan sẽ tự chế tàu ngầm (ĐV).
<- Đại sứ Mỹ tại Nga xin lỗi vì đã “lỡ lời”  “cho rằng Nga là một đất nước của những con người ‘man rợ’” (RFI).
- Dù bị tước học vị Tiến sĩ, tổng thống Hungary vẫn không từ chức   –    (RFI).


HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM  —  (Huỳnh Ngọc Chênh). ”Tại sao chỉ có một vài người nhất định được phép nói Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam nhưng ngược lại bất kỳ ai khác mở miệng nói ra câu này đều bị cản trở, thậm chí phải vào vòng lao lý?”.   - Chữ nho  —  (Nguyễn Thông).
- Tranh giành ảnh hưởng ở Biển Đông: Bài 2: Cuộc tranh giành địa vị siêu cường (PLTP).  Mời xem lại: Bài 1: Tài nguyên, chủ quyền và quyền lực.
Thu phí để hạn chế ôtô, xe máy: Thích thì phải trả tiền (Petro Times). Hy vọng đây không phải là lối bênh chằm chặp sếp cũ, bằng cách khai thác thói hẹp hòi “trâu buộc ghét trâu ăn”, thấy người ta có chút tiền hơn mình thì nghi kỵ, dè bỉu, không nên chút nào, nó phản tác dụng. Chưa nói tới thái độ cay cú đến kỳ lạ, bất chấp cả chuẩn mực văn hóa tối thiểu, như trong câu “thậm chí có ả ca sĩ còn tỏ thái độ xấc xược cả Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải”. Vài bài dạng này mới xuất hiện ba bữa nay, như trên trang Phụ nữ Today bữa kia.  - Cần có chính quyền giao thông đô thị (TN).  - ‘Phí trông xe giờ cao điểm phải cao gấp 1,5 lần’ (VNE).
Cảnh sát đi ngược chiều, đánh nhau với doanh nhân (NĐT). Chỉ là công an mới ra trường thôi mà xem ra quyền lực ghê gớm thực. Góp ý với biên tập báo: đừng nhầm lẫn “doanh nhân” với “doanh nghiệp”; trong bài cũng có vài lỗi đánh máy.

KINH TẾ
Công khai thông tin về tiền tệ và hoạt động ngân hàng (VOV).
Cần 200 nghìn tỷ đồng giải cứu thị trường BĐS (VnMedia).
Khối ngoại đổ gần 1.700 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán trong tháng 3 (Gafin).
Tháng 4, dự báo giá gas sẽ giảm sâu (DV). - Giá gas giảm mạnh 72.000 đồng/bình (TT).
- Hội chứng “rau sạch” (Đào Tuấn). “…rất có thể chỉ tuần sau, báo chí sẽ lại có những bài điều tra về việc một đại gia nào đó “đi nước ngoài chữa bệnh”. Và tất nhiên, những phóng sự xã hội về một cô nông dân đi làm “rau sạch” với giá “một nửa của 150 ngàn” khi mà tất cả những gì trồng ra, nuôi được không thể bán cho ai”.  – Giải cứu doanh nghiệp (LĐCT).
Thuế và hệ lụy (NLĐ).
Dân công sở vật lộn kiếm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt (GDVN). - Rau quả tại chợ đội giá (Infonet).
Tiểu thương chợ Quảng Ngãi có nơi buôn bán mới (TN). - Khai trương chợ tạm Quảng Ngãi (SGGP).
Đổ xô đi mua phân bò (VEF).
- Xuất khẩu gạo quý I giảm 42,5% (ND).  Xem lại bài tối qua: - Xuất khẩu gạo, ‘ẩn số’ Trung Quốc (ĐV).
“Chúng ta đang có cơ hội mua cổ phiếu ở mức rẻ nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán”(Cafef/TTVN). Mua nhanh kẻo nó … sập! Hề hề! - Giải xổ số lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ đã có chủ (TTVN). Hai tin này được đọc nhiều nhất trên trang Báomới.com, để biết dân ta khoái ba trò đỏ đen tới đâu.
- Nhân công Trung Quốc luôn rẻ?  (LĐCT/Reuters).
Đá phiến dầu: Con bài năng lượng của Trung Quốc (VEF).
- Paul Krugman: Kinh tế thế giới thực ra đã rơi vào “Đại Khủng hoảng” (TTVN). = >
- Vì sao bác sĩ Kim được tiến cử chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới? (NLĐ).
- Châu Âu nâng quỹ đối phó khủng hoảng tài chánh lên 800 tỉ euro   –    (RFI).
Tây Ban Nha cắt giảm chi tiêu triệt để (PLTP).
Tranh luận bất phân giữa cánh tả-cánh hữu (TVN).
- Tổng thống Obama hối thúc quốc hội áp dụng mức thuế cao hơn cho người giàu    –   (VOA).
IMF cần phải có thêm tiền để cứu nền kinh tế thế giới (VOV).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Những hình ảnh không đẹp tại Lễ hội Đền Hùng (Petro Times).  - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trình UNESCO công nhận Di sản văn hóa: Phát triển hài hòa di sản vật thể và phi vật thể (SK&ĐS).  – PHẢN BIỆN VUA HÙNG  —  (FB Cuộc Sống/Huỳnh Ngọc Chênh).
XIN HÃY NÓI THẬT   —  (Thùy Linh).
Sách với công cuộc chấn hưng văn hóa (LĐCT).
<= Cụ Trí Hải coi chừng công an chống biểu tình tới hốt cụ vô đồn đó nha! - Những hình ảnh thú vị về gánh hát ‘kỳ lạ’ bên Hồ Gươm (NNVN).
- VĨNH BIỆT DƯƠNG KIỀU MINH  —  (Văn Công Hùng).
-  ĐỜI VÀ NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN (Nguyễn Trọng Tạo). Bài của Đặng Tiến.  - Nhạc Trịnh ấn tượng trong dòng chảy đương đại (VOV).  – Hàng ngàn khán giả đội mưa nghe Trịnh (NLĐ).   – Chàng Tây mê tình ca Việt (NLĐ). - Hàng chục ngàn người đến với đêm nhạc Trịnh (TN).
- Phan Vũ và, định mệnh bài thơ ‘Em ơi, Hà Nội phố’(Bạn văn nghệ).  - THƠ MỚI CỦA NHÀ THƠ THANH THẢO (Nguyễn Trọng Tạo). “thử nhốt con chích chòe vào hộp / rồi nghe lén tiếng hót / như một biện pháp / phòng ngừa …” Thì ta sẽ thành Con thú tật nguyền (Ba Sàm). 
- Đi tìm không gian thiêng của cồng chiêng (LĐCT).
-  Kỳ quan của Bẹc Nơ – (Cu làng cát). - “Kỳ quan Hạ Long” oằn lưng chịu phí? (PLTP).
Lịch sử hay văn hóa quốc gia nào cũng là tài sản của nhân loại (TVN).
Hành trình chinh phục “nóc nhà Đông Dương” (TVN).
- Cái vô lý của thời gian (LĐCT).
- Hoàng Lan – Một giọng hát của hai nền văn hóa (SK&ĐS).
- PHÙNG VĂN NHÂN: Kế trăm năm (Hiệu Minh).
- Họ nhà mình không có người nghiện (PHAIR ZIOS).
- Hương Thanh và tập nhạc mới: từ dân ca đến ngâm thơ   –    (RFI).
Hoạ sĩ sáng tác tranh cùng “Sát thủ đầu mưng mủ” (VTC).
Tranh Việt Nam trong thị trường tranh thế giới (SGGP).
Hoãn Liên hoan diều quốc tế do ảnh hưởng bão (TN).
“Vua” bài Tây (PLVN).
Kình ngư trẻ Ánh Viên: Tài không đợi tuổi (TTVH).
Lịch sử thú vị về ngày Cá tháng Tư (DT).
Đại dương trong phim James Cameron (TN).
- Vô địch trượt băng nghệ thuật thế giới – trượt đôi : lần đầu tiên Nhật Bản có tên trên bảng vàng   –    (RFI).


- Phá hoại mẫu gốc tượng đài Thánh Gióng: Phá tượng mẫu thật, giữ tượng composite (TN).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Kiến nghị chính sách để thu hút nhân lực trẻ cho TP.HCM (PLTP).
GS Nguyễn Văn Tuấn: “Chẳng học được gì từ bài giảng của TS Dương” (GDVN).
Không thi lại, học lại không phải là… sinh viên (GDVN).
- Sinh viên Việt Nam đạt giải nhất cuộc thi tiếng Pháp (TTXVN). Đội Đại học Ngoại ngữ Huế = > 
- Nhà 35 m², giữ gần 30 trẻ! (NLĐ).
- Đuổi học nam sinh vung gậy đánh thầy giáo tới tấp (Bee).
-  Nữ sinh lớp 9 dùng dao lam để… phòng vệ (ANTĐ).
Ứng xử thế nào với ngôn ngữ giới trẻ (TS). - Học trường quốc tế, đuối… tiếng Việt (DT). - Rủ nhau học… chữ Nho (TT).
- Chuyên gia tâm lý nói về hiện tượng học sinh tự tử (NLĐ).
Trường học của thế giới thứ 3 (VNN).
Những chiêu nhỏ giúp tiết kiệm điện (VnMedia/VEF).
Xem cảnh báo tắc đường trên Google Maps (DT). Ứng dụng này không chính xác tại Việt Nam, chỉ Mỹ và một số nước phát triển mới sử dụng được. Do đó, tác giả không nên thêm hướng dẫn “tìm đường” ở Việt Nam vào bài dịch tránh hiểu lầm.



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Earth Hour, một giờ tắt điện vì trái đất   –    (RFI). – Giờ Trái đất: Đừng dừng lại ở một giờ tắt điện (TT).  – GIỜ TRÁI ĐẤT  —  (Faxuca).  – Vui khỏe trẻ trung  —  (Nguyễn Thông). “Cứ nhìn cảnh lũ thanh thiếu niên túm năm tụm ba đốt nến, trong ánh lửa chập chờn như ma trơi, chúng hò hát chọc ghẹo nhau vui quên đời, mình lại liên tưởng đến phong trào ‘vui khỏe trẻ trung’ do tay quan năm Pháp Ducoroy tổ chức những năm 40″. - Nhiều hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất (TN). - Video: Giới trẻ Hà Nội nô nức tắt đèn Giờ Trái đất (VTC). - Hội An: Lung linh Giờ Trái đất (DT). - Việt Nam tắt đèn trong Giờ Trái đất (VNE).
Lợi dụng giấy phép tận thu để phá rừng (TN).
- Giải cứu an toàn hai nạn nhân bị bán sang Trung Quốc (QĐND).
- Thêm 3 tỉnh có dùng chất tạo nạc giả (NLĐ). - Chất cấm trong chăn nuôi xuất hiện tại miền Bắc (TN).
Hơn 47,5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số Kiên Giang (TTXVN).
<- Vụ lùm xùm ở tòa nhà cao nhất Việt Nam, Keangnam đột ngột áp mức phí mới (VNE).
Bắt đối tượng vận chuyển lậu 500 quả pháo (DT). Đây là mặt hàng Nhà nước cấm, không thể “vận chuyển lậu”, phải là “vận chuyển hàng cấm”.
Nét mặt lo âu của Lê Văn Luyện tại toà (VNN). - Vụ Lê Văn Luyện: Gia đình cháu Bích sẽ khiếu nại bản án phúc thẩm (GDVN).
- Miền Trung đang còn 4 tàu cá gặp sự cố trên biển (TTXVN).
Chiếc tàu du lịch gặp nạn ở Philippines đã chạy lại - (VOA). - Tàu chở 1.000 người bốc cháy, trôi dạt ở Philippines (TN).
Thiếu nước cả thế giới lo nạn đói hoành hành (VEF).
- Đã có người trúng số 640 triệu đôla   –   (BBC).  – Lô độc đắc hy hữu tại Hoa Kỳ : Hơn 600 triệu đô la về tay ít ra ba người   –    (RFI).  – Lô độc đắc 640 triệu đôla của Mega Millions có 3 vé trúng   –   (VOA).


QUỐC TẾ
- Các nhà ngoại giao tìm cách chấm dứt tình hình bạo động ở Syria   –   (VOA).
- Mỹ sẵn sàng tăng cường trừng phạt Iran về dầu lửa   –    (RFI).  – Mỹ sắp áp đặt trừng phạt dầu hỏa Iran    –   (VOA).
Nổ bom tại Thái Lan, 80 người thương vong (TT). - 8 người thiệt mạng trong những vụ nổ ở Thái Lan   –   (VOA). = >
Phiến quân Mali tấn công một thành phố chiến lược - (VOA). - Phiến quân và quân đội Mali giao tranh ở Gao    –   (VOA).
- 30 người thiệt mạng trong những vụ đụng độ ở Yemen   –   (VOA).
- Một thẩm phán mới cho Tòa án xét xử Khmer Đỏ   –    (RFI).
Lãnh đạo tình báo Nga thời Liên Xô tự vẫn (Infonet).


* VTV1:  + Chào buổi sáng – 31/03/2012;  + Trang địa phương – 31/03/2012;  + Sự kiện và bình luận – 31/03/2012;  + Câu chuyện văn hóa – 31/03/2012;  + Nông thôn mới – 31/03/2012.



Hôm nay bước vào tháng 4, tròn một năm ngày diễn ra phiên tòa sơ thẩm xét xử TS Cù Huy Hà Vũ,
Ảnh bên là của SV Nguyễn Anh Tuấn, tự chụp cùng đơn tự thú rằng mình cũng có tội, vì đã đọc và “tàng trữ” các tài liệu của TSCHHV, gửi tới cơ quan pháp luật.
Tiếp đến, sau vài cuộc gặp gỡ với cơ quan công an, có lẽ Tuấn đã được “khoan hồng”.

Chiến Tranh Việt Nam và Sự Thật (1)

examiner.com
————————————————————————————————————
Chiến tranh Việt Nam:

Mọi thứ bạn biết đều không đúng(Phần 1)

(Đây là phần thứ nhất của loạt bài nhiều kỳ vạch trần những câu chuyện hoang đường của truyền thông tự do về Cuộc chiến tranh Việt Nam.)
Bức ảnh gây ảnh hưởng xấu cho Cuộc chiến?
Tấm hình này là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Bức ảnh giành được Giải thưởng Pulitzer năm 1968 của Eddie Adams về một vụ hành quyết trên một đường phố ở Việt Nam đã được in lại và phát hành không biết bao nhiêu lần. Trong cuốn phim Stardust Memories [1], nhân vật chính bị bệnh trầm cảm (buồn chán) của (đạo diễn ) Woody Allen trang trí căn bếp của mình bằng một bức hoạ khổng lồ về bức ảnh này, để minh hoạ cho sự bồn chồn lo sợ của anh ta. Một hoạ sĩ theo trường phái chủ nghĩa hậu-hiện-đại đã tạo dựng hình ảnh có tính tượng trưng này trên các hình ghép bằng nhựa (Lego). [2]
Tuy vậy, ít người biết được câu chuyện thực đằng sau bức ảnh của Eddie Adam, tấm hình mà một số nhà phê bình văn hóa đang khẳng định, vào năm 1968 và cả hiện nay, “đã giúp cho nước Mỹ thua trận chiến tranh Việt Nam.”
Trong khi thuyết trình tại khu học xá đại học để quảng bá cho cuốn sách  Đuổi Theo Huyền Thoại Việt Nam (Stalking the Vietnam Myth), tác giả H. Bruce Franklin đã phát hiện ra rằng hầu hết các sinh viên “đều đoan chắc bức ảnh nguyên bản đã mô tả một người Bắc Việt Nam hoặc một cán bộ cộng sản hành hình một tù dân sự Nam Việt Nam.”
Tuy nhiên, người hành quyết là một Cảnh sát trưởng của Nam Việt Nam – một đồng minh của người Mỹ. Nạn nhân là một cán binh Việt Cộng bị bắt mà đồng đội của anh ta mang vũ khí trước đó đã tự tay hành quyết tức thì bất cứ ai liên hệ với chính quyền Nam Việt Nam và người Mỹ.
Sau khi giết người người tù nhân bị bắt, viên cảnh sát trưởng đã nói với các nhà báo, “Nhiều người Mỹ đã bị giết trong ít ngày qua và cả nhiều bạn bè người Việt Nam thân thiết nhất của tôi. Giờ các ông có hiểu không? Đến Đức Phật cũng sẽ phải hiểu.”
Bức ảnh đã giúp cho Eddie Adams nổi tiếng, song ông đã ước mong sao mình chưa bao giờ chụp bức ảnh đó. Bởi vì tai tiếng của nó, bức ảnh đã hủy hoại cuộc đời của viên cảnh sát trưởng, đẩy ngược ông ta thành ra một kẻ tội đồ đáng ghét (và bị hiểu lầm) trên bình diện quốc tế suốt từ đó tới nay. Adams không bao giờ tha thứ cho bản thân mình về điều này.
“Viên tướng đã giết tên Việt Cộng; còn tôi đã giết viên tướng bằng chiếc máy ảnh của mình. Những bức hình tĩnh lặng là thứ vũ khí mạnh mẽ nhất trên thế giới. Người ta tin vào những tấm hình, song các bức ảnh rất hay gian dối và không phản ảnh đúng sự thật, thậm chí không cần phải làm mánh khóe chỉnh sửa. Các tấm hình chỉ nói lên một nửa những sự thật. Những gì mà bức ảnh đã không nói lên là, “Bạn sẽ làm gì nếu như bạn là viên tướng ở vào thời điểm đó và nơi chốn đó vào những ngày nóng bỏng đó, và bạn đã bắt được một gã phải gọi là bất lương sau khi hắn bắn chết một, hai hoặc ba người lính Mỹ?” [3]
Bé gái trong bức ảnh
Một bức ảnh cũng nổi tiếng xấu tương tự đã được chụp nhanh trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam miêu tả một bé gái đang chạy, trần truồng và khiếp hãi, từ ngôi làng bị bỏ bom của bé, quần áo trên người của bé bị cháy hết do vụ nổ. [4]
(wikipedia)
Hầu hết mọi người đều tin là ngôi làng của bé gái đó bị tấn công bởi những người Mỹ. Không phải vậy. Trên thực tế, ngôi làng ấy bị bỏ bom bởi Không lực Việt Nam vì nhầm lẫn, không lực Việt Nam đang nhắm vào các công sự của cộng sản Bắc Việt gần đó. Nói cách khác, đây là một cuộc chiến “giữa những người Việt Nam với nhau”. Thậm chí người chụp cũng là một người Việt Nam. Không có những người Mỹ nào liên quan tới vụ này.

Bổ sung cho tình trạng lầm lẫn này là: vào năm 1996, một vị giáo sĩ Giáo phái Giám lý công khai tiếp xúc với bà Kim Phúc, “cô gái trong bức ảnh”, và xin bà tha thứ cho (việc ông đã ra) lệnh mở cuộc tấn công đó. Điều phiền toái là: người đàn ông này không làm việc gì liên quan tới trận ném bom đó. Ông ta là một binh sĩ cấp thấp đang trú đóng xa cách đó nhiều cây số.
Trong khi những câu chuyện loại đó nhằm mục đích tái làm hòa đang diễn ra một cách không thể chối cãi được, “thái độ tha thứ” công khai của bà Kim Phúc đối với người đàn ông lầm lẫn này, “cần phải được xem xét với việc nhận thức rõ ràng rằng khi bà được tự do ám chỉ bất cứ cái gì mà bà muốn về những đất nước đã đem tới cho bà nơi nương nhờ và giúp đỡ, thì bà lại không thể thoải mái chỉ trích chính phủ Cộng sản trên quê hương cũ của mình. Mặc dù là một người tị nạn chính trị tại Canada, nhưng các bà con họ hàng của bà lại vẫn đang sống tại Việt Nam.”
Những hành động của vị giáo sĩ là thiếu minh bạch hoặc cao thượng, nhưng lại có vẻ là một thứ pha trộn giữa tự quảng cáo đồng thời tự ghê tởm bản thân mình.
Những vụ việc này và các câu chuyện giả tạo khác về “những hành động giết người” của người Mỹ đã làm xấu đi hình ảnh của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại nước nhà và ở nước ngoài. Kể từ khi Cuộc chiến tranh Việt Nam liên tục bị đặt ra bởi phái Tả chống chiến tranh như một ví dụ về mối mâu thuẫn của “những phần tử phân biệt chủng tộc”, “đế quốc chủ nghĩa” bị thất bại, rồi mối mâu thuẫn đó (ám chỉ chiến tranh VN) chỉ được kết thúc nhờ vào những hành động phản kháng “hòa bình” của các thanh niên hippie can đảm, thì việc đưa ra những sự thực là điều vô cùng quan trọng.
Các bạn hãy chờ đón để đọc các phần kế tiếp trong loạt bài này.



—–
[1] http://www.imdb.com/name/nm0000095/ ông Woody Allen sinh 1935 ơ New York, phim Stardust Memories 1980, do Woody allen viết chuyện phim và làm đạo diễn. Phim nầy được hơn 5600 người bầu chọn là phim hay, và cho điểm là 7/10
[2] hình ghép kiểu Lego ở đây http://bluedust.com/lego/default.asp
[3] “Ðại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém được dẫn tới trình diện Tướng Loan. Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp (bí danh của Đ/U Lém) đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của LNĐ (bác sĩ LMC (?)), vào lúc 4g30 sáng hôm đó, đại úy Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Ðoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Ðổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp.
Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá Tuấn phải chỉ dẫn cách sử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống (và về sau đã góp phần kể lại câu chuyện). “
Ảnh “Vietnam, A Chronicle of the War”,Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.478
Đám tang gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn với 6 chiếc quan tài
Ảnh trích từ cuốn sách A Chronicle of the War,
Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.478
Coi chi tiết thêm tại blog nầy:
http://blog.360.yahoo.com/blog-pbqpS1c_c6fk.xGveDaG3bKIf0XggSY-?cq=1&p=908
[4] Phần tiếp theo đây dịch từ Wikipedia. Nguồn được để ở cuối bài nầy.
Cô bé trong hình là Phan thị Kim Phúc sinh năm 1963. Năm 1972, trong một trận đánh ở Trảng Bàng, Tây Ninh, gồm có quân đội Mỹ và VNCH đánh vào một ngôi làng đang bị Việt Cộng tấn công và chiếm đóng.
Cô bé Phúc và dân làng theo chân các người lính VNCH chạy thoát khỏi một ngôi chùa Cao Đài về hướng có quân đội VNCH để được an toàn. Nhưng một phi công VNCH đã tưởng nhầm toán quân VNCH đang chạy phía dưới là Việt Cộng. Ông ta đã bỏ một quả bom để chận toán quân ấy và kết quả là cô bị phỏng vì bom.
Hai người bà con của Kim Phúc cùng với nhiều dân làng đã chết. Ký giả Nick Út lúc đó đang làm việc cho hãng tin AP của Mỹ đã chụp được tấm hình ấy.
Sau khi chụp xong tấm hình nầy, Nick Út đã đem cô Phúc và các trẻ em khác đến một bệnh viện ở Saigon. Cô bị phỏng nặng và có nguy cơ không thể sống được. Sau 14 tháng nằm bệnh viện và trải qua 17 lần giải phẩu, cô đã được trở về nhà. Phóng viên Nick Út vẫn tiếp tục thăm viếng cô cho đến khi ông được máy bay di tản ông ra khỏi Saigon vào khoảng 3 năm sau khi ông chụp được tấm hình ấy.
Sau 1975, cô Kim Phúc vẫn tiếp tục học ở VN. Trong thời gian học đại học, cô bị  nhà nước  cử đi công tác khắp nơi để tuyên truyền và dùng hình ảnh của cô như một dấu hiệu tượng trưng cho hành động chống lại chiến tranh.
Năm 1982, cô đã cải đạo từ Phật giáo Cao Đài qua Thiên Chúa Giáo. Vào thời gian sau năm 1975, Thủ tướng Phạm văn Đồng trở thành một người bạn và đỡ đầu cho cô Phúc.
Kim Phúc được nhà nước cho đi Cuba năm 1986 để tiếp tục học tập và nghiên cứu. Và rồi cô Kim Phúc được phép ở lại Cuba và gặp Bùi Huy Toàn ở đó. Năm 1989, ký giả Nick Út đến Cuba và gặp cô Phúc và hôn phu của cô ta, Huy Toàn. Năm 1992, hai người thành hôn và đi hưởng tuần trăng mật.
Trong một chuyến bay từ VN qua Cuba, máy bay phải đáp xuống Canada để lấy thêm nhiên liệu, hai vợ chồng bà Kim Phúc 29 tuổi và Bùi Huy Toàn, đã rời khỏi phi cơ, và xin tị nạn chính trị. Hiện nay bà đang cư ngụ tại Canada với chồng và hai con.
1996 bà Kim Phúc đã gặp lại các bác sĩ giải phẩu đã cứu bà vào năm ấy.
1997, bà thi đậu  vào quốc tịch Canada và trở thành công dân Canada.
1997, bà được Liên Hiệp Quốc vinh danh là đại sứ thiện nguyện vì các công tác trước đó của bà như giúp đỡ các trẻ em là nạn nhân chiến tranh trên toàn cầu.
2004, bà được 2 trường đại học luật khoa ở  Canada cấp bằng Tiến sĩ Danh Dự  Luật Khoa tại đại học Queens và York ở Canada vì các công tác giúp đỡ cho các trẻ em nạn nhân chiến tranh trên toàn cầu.
30-6-2008, đài phát thanh NBR của Mỹ đã phát thanh tiểu luận do bà đọc: Con Đường Dài Dẫn tới sự Tha Thứ”
Nguồn  http://en.wikipedia.org/wiki/Kim_Phuc_Phan_Thi
Cách tìm nguồn
*vào google.com,
gõ chữ : nick ut + kim phúc
Bạn sẽ nhìn thấy hàng chục bài báo tiếng Việt, tiếng Anh nói về câu chuyện nầy.
—————————————————
(dịch từ Wikipedia)
Nick Út, hay Huỳnh Công  Út, sinh năm 1951 ở tỉnh Long An, ông đã bắt đầu chụp hình cho hãng tin AP của Mỹ khi ông mới được 16 tuổi, ngay sau khi anh trai của ông Huỳnh Thanh My, cũng là một nhiếp ảnh viên làm cho hãng tin AP, đã bị chết trong chiến tranh VN. Ông Nick Út hiện vẫn còn làm cho hãng tin AP và sống ở Los Angeles.
Nick út là người đã chụp bức ảnh cô Kim Phúc trần truồng vì bị bom ấy. Nhờ tấm ảnh ấy, ông đã được giải thưởng Pulitzer năm 1972 và tấm hình ấy được liệt kê vào “Hình ảnh Báo chí của năm 1972”.
Năm 2007 (?), sau nhiều tháng sắp xếp xin triển lảm hình ảnh ở Việt Nam, trước đó dù đã được đồng ý, nhưng về sau thì nhà nước đã không cho phép ông triển lảm bộ hình ảnh phóng sự hơn 40 năm làm báo của ông.
————————————————————————–
examiner.com
—————-
The Vietnam War:
everything you know
iswrong (Part One)
February 6, 3:22 PM
(This is the first of a multi-part series debunking liberal media myths about the Vietnam War.)
The Photo That Lost the War?
It’s one of the most famous images of the 20th century. Eddie Adams’ Pulitzer Prize winning 1968 photograph of an execution on a Vietnam street has been reprinted and reenacted countless times. In the film Stardust Memories, Woody Allen’s depressed character decorates his kitchen with a colossal mural of the image, to illustrate his angst. A post-modern artist recreated the iconic image in Lego.

However, few know the true story behind the photograph, which some cultural critics claim, then and now, “helped America lose the war.”
While lecturing on college campuses to promote his book Stalking the Vietnam Myth, author H. Bruce Franklin discovered that most students “were convinced the original photo depicted a North Vietnamese or communist officer executing a South Vietnamese civilian prisoner.”
However, the executioner was the chief of the South Vietnamese Police — an American ally. The victim was a captured Vietcong insurgent whose comrades in arms had themselves been summarily executing anyone associated with the South Vietnamese and the Americans.
After killing the captured prisoner, the police chief told journalists, “Many Americans have been killed these last few days and many of my best Vietnamese friends. Now do you understand? Buddha will understand.”
The photograph helped make Eddie Adams famous, but he wished he’d never taken it. Due to its notoriety, the photo ruined the police chief’s life, turning him into an internationally hated (and misunderstood) villain for all time. Adams never forgave himself.
As Eddie Adams once wrote in Time magazine,
“The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths. What the photograph didn’t say was, ‘What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?’”
The Girl In The Picture
An equally infamous photograph snapped during the Vietnam War depicts a little girl running, naked and terrified, from her bombed out village, her clothing burned from her body in the blast.

Most people believe her village was attacked by Americans. It was not.
In fact, the village was accidentally bombed by the Vietnamese Air Force, who were nearby targeting communist North Vietnamese fortifications. In other words, this was an “all-Vietnamese” fight. Even the photographer was Vietnamese. No Americans were involved.
Adding to the confusion: in 1996, a Methodist minister publicly approached Kim Phuc, the “girl in the picture” and asked her forgiveness for ordering the strike. The trouble is: this man had nothing to do with the bombing. He was a lowly soldier stationed miles away.
Whie such stories of reconciliation are undeniably moving, Kim’s public “forgiveness” of this confused man, “must be viewed with the realization that while she is free to insinuate anything she pleases about the countries which give her refuge and support, she cannot freely criticize the Communist government of her former homeland. Although a political refugee in Canada, her relatives still live in Viet Nam.”
The minister’s motives are less clear or noble, but seem to be a blend of self-loathing and self-promotion.
These and other phony tales of American “atrocities” mar the image of the United States at home and abroad. Since the Vietnam War is constantly held up by the anti-war Left as an example of a failed, “racist,” “imperialist” conflict which only ended thanks to the “peaceful” protests of “courageous” hippies, getting the facts right is tremendously important.
Stay tuned for the next installments in this series.