Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Thay thế hormone: lợi hay hại?

Thay thế hormone: lợi hay hại? In Email
Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 09:08
http://www.roundtheweb.info/wp-content/uploads/2011/05/hormone-replacement-therapy-HRT1.pngLiệu pháp thay thế hormone (còn gọi là hormone replacement therapy, hay HRT) cho nữ sau thời kì mãn kinh. Một nghiên cứu quan trọng công bố trên JAMA 4 tuần trước cho thấy cho đến nay, sau hơn 10 năm nghiên cứu và tốn hàng trăm triệu USD, vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên. Có lẽ vấn đề là cân bằng giữa lợi và hại cho từng cá nhân, chứ không thể nào cho cả cộng đồng.

Một trong những điểm thấp nhất trong lịch sử y học hiện đại có lẽ là HRT. Sự nổi tiếng, hiểu theo nghĩa tích cực lẫn tiêu cực, của HRT trong thời gian 40 năm qua vẫn còn là đề tài thảo luận trong các hội nghị y học quốc tế. Để hiểu câu chuyện đằng sau HRT, có lẽ cần điểm qua vài đặc điểm sinh học ở nữ giới sau thời kì mãn kinh. Ở nữ giới, estrogen là một nội tiết tố nữ (hormone) đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hình dạng cơ thể, vú, xương, và khả năng sinh sản. Tính trung bình, phụ nữ bắt đầu có kinh vào độ tuổi 12-14, và tắt kinh vào độ tuổi 48-50. Sau độ tuổi mãn kinh, cơ thể không còn sản sinh estrogen, và một loạt vấn đề sức khỏe xảy ra. Nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, và loãng xương tăng cao ở phụ nữ sau thời kì mãn kinh so với thời kì trước mãn kinh. Chính vì thế mà có người ví von rằng sau mãn kinh như là mùa thu của một đời người phụ nữ.
Mãn kinh là một diễn biến tất yếu của một đời người, nhưng một số người ở phương Tây lại xem đó là một vấn đề. Khái niệm mãn kinh có lẽ trở thành một chủ đề y khoa từ thập niên 1930s hay 19040s, khi liệu pháp thay thế hormone ra đời. Năm 1939, giới khoa học phát hiện nước đái ngựa cái có thể là liệu pháp thay thế estrogen cho nữ sau thời kì mãn kinh. Năm 1941, thuốc premarin (bào chế từ nước tiểu ngựa) được Cục Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê chuẩn. Vào giữa thập niên 1960s, bác sĩ Robert Wilson viết cuốn Feminine Forever (mãi mãi nữ tính), trong sách ông kiêu gọi liệu pháp thay thế hormone để hầu “cứu” phụ nữ khỏi “thảm trạng” mất kinh nguyệt và suy giảm sức khỏe. Bắt đầu từ thập niên 1970 thì HRT trở nên phổ biến.
Cũng cần nói thêm rằng cần phải phân biệt hai liệu pháp thay thế estrogen (ERT hay estrogen replacement therapy) và thay thế hormone (HRT). Liệu pháp thay thế estrogen, như tên gọi, là dùng estrogen sản xuất (từ nước tiểu ngựa cái có mang) cho những phụ nữ sau mãn kinh. Năm 1975, một nghiên cứu công bố trên tập san New England Journal of Medicine cho thấy thay thế estrogen tăng nguy cơ ung thư niêm mạc tử cung gấp 7 lần. Trước kết quả này, các chuyên gia tìm một liệu pháp khác an toàn hơn, là HRT. HRT được bào chế nhằm thay thế estrogen và progesterone. Progesterone là một hormone có chức năng đối kháng estrogen.
Một số nghiên cứu quan sát (tức không can thiệp) trong thập niên 1970 và 1980 cho thấy phụ nữ dùng thay thế hormone giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính vừa đề cập trên. Ngoài ra, phụ nữ sau mãn kinh thay thế estrogen có vẻ phục hồi sự trẻ trung, duy trì nữ tính, và chất lượng cuộc sống tốt hơn những người không dùng. Sinh viên trường thuốc được không ít giáo sư khuyến khích nên xem xét HRT cho phụ nữ sau mãn kinh và đang chịu khổ với những triệu chứng sau mãn kinh như khô âm hộ, mất ngủ, và tính khí bất thường. HRT rất phổ biến trong thập niên 1980s, đến nổi có người xem đó là “thần dược”. Chỉ riêng ở Mĩ, có hơn 3 triệu phụ nữ dùng HRT trong thập niên 1990 và 1980. Đến năm 1995, một nghiên cứu khác công bố cũng trên New England Journal of Medicine cho thấy phụ nữ dùng HRT trên 5 năm có nguy cơ ung thư vú tăng từ 30 đến 40%!
Nhưng những bằng chứng về hiệu quả hay tác hại của HRT chưa qua nghiên cứu có hệ thống. Để cung cấp một câu trả lời sau cùng về tác dụng của HRT/ERT, các nhà nghiên cứu Mĩ quyết định thực hiện công trình nghiên cứu có tên là Women’s Health Initiatives (WHI) vào năm 1992. Công trình WHI là một trong những nghiên cứu có qui mô lớn nhất trong lịch sử y học thế giới, tốn hơn 300 triệu USD. Công trình nghiên cứu ghi danh trên 373.000 phụ nữ tuổi từ 50 đến 79, nhưng cuối cùng chỉ có 10.739 người hội đủ các tiêu chuẩn và điều kiện để tham gia vào công trình nghiên cứu. Trong số này, 5310 người được điều trị bằng ERT, và 5429 người được “điều trị” bằng giả dược (placebo).
Kết quả của nghiên cứu này gửi một làn sóng sốc trong thế giới y khoa. Theo dự tính, công trình sẽ kết thúc vào năm 2007, nhưng đến tháng 2 năm 2004 thì tiểu ban phụ trách về dữ liệu nghiên cứu ra lệnh phải ngưng công trình nghiên cứu. Lí do tiểu ban dữ liệu đi đến quyết định trên là vì sau khi phân tích số liệu một cách cẩn thận, các chuyên gia kết luận rằng tác hại của ERT nhiều hơn lợi ích. Theo kết quả phân tích công bố vào năm 2004, ở những phụ nữ sau mãn kinh và cắt tử cung, ERT
  • tăng nguy cơ đột quị 39%;
  • tăng nguy cơ bệnh tim mạch 12%;
  • giảm nguy cơ ung thư vú 23%; và
  • giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi 30%.
Sau khi cân bằng giữa lợi và hại, các nhà nghiên cứu kết luận rằng không nên dùng ERT trong việc phòng chống các bệnh mãn tính ở phụ nữ sau mãn kinh [1]. Với những kết quả trên, công trình nghiên cứu phải dừng lại, tức các bệnh nhân không được cho dùng estrogen nữa.
Thật ra, những kết quả vừa đề cập trên gây ra một làn sóng tranh cãi trong giới chuyên gia cho đến ngày nay. Một số bác sĩ không tin (hay không muốn tin) vào những tác hại của ERT. Trái lại cũng có nhiều bác sĩ khẳng định ERT là có hại, và không muốn rắc rối với luật pháp nếu bị bệnh nhân kiện, nên không ra toa ERT cho bệnh nhân. Vì công trình bị dừng giữa chừng, nên không ai biết kết quả sau đó ra sao. Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu WHI theo dõi và ghi nhận các biến cố lâm sàng sau khi ngưng ERT. Kết quả phân tích trên 7645 bệnh nhân (3778 từng được điều trị bằng ERT trước đó, và 3867 trong nhóm giả được) cho đến tháng 8/2009 [2], cho thấy ở những phụ nữ sau mãn kinh và cắt tử cung, ERT
  • giảm nguy cơ đột quị 11%;
  • giảm nguy cơ bệnh tim mạch 7%;
  • giảm nguy cơ ung thư vú 25%; và
  • tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi 27%.
Tuy nhiên, tất cả những chỉ số vừa trình bày đều không có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, những kết quả trên đây phù hợp với yếu tố ngẫu nhiên hơn là ảnh hưởng thật của ERT. Như vậy, qua “nghiên cứu kéo dài” này, chúng ta vẫn chưa có một câu trả lời dứt khoát là ERT có lợi hay có hại.
Thế còn HRT thì sao? Kết quả từ công trình WHI cho thấy như sau [3]:
  • tăng nguy cơ đột quị 41%;
  • tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim 29%;
  • tăng nguy cơ ung thư vú 26%; và
  • giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi 34%.
Chú ý rằng ERT giảm nguy cơ ung thư vú, nhưng HRT (thêm progesterone) thì lại tăng nguy cơ ung thư vú! Không ai biết cơ chế sinh học đằng sau sự khác biệt này. Tuy nhiên, tính chung, tác hại liên quan đến HRT cao hơn lợi ích. Nhưng có lẽ ý thức được “nhiệt kế thời sự” liên quan đến HRT, nên các nhà nghiên cứu không đưa ra khuyến cáo nên hay không nên dùng HRT ở phụ nữ sau mãn kinh!
Những kết quả vừa trình bày trên cho thấy liệu pháp thay thế hormone có thể có lợi, nhưng cũng có thể gây tác hại. Lợi và hại còn tùy thuộc vào việc có thêm hay không thêm progesterone. Quan trọng hơn, dù thêm hay không thêm progesterone thì lợi và hại còn có thể tùy thuộc vào “hồ sơ nguy cơ” của từng bệnh nhân. Thật vậy, nguy cơ mắc bệnh là một xác suất tùy thuộc vào các yếu tố liên quan đến một cá nhân. Ví dụ, hai người cùng tuổi và cùng giới tính, người hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, và gãy xương cao hơn người không hút thuốc lá. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy nếu cả hiệu quả của HRT/ERT cũng tùy thuộc vào các yếu tố đặc thù cá nhân.
Vì thế, quyết định dùng hay không dùng HRT/ERT sau mãn kinh cuối cùng thì vẫn là quyết định cá nhân. Đối với một cá nhân, liệu pháp nào đem lại nhiều lợi ích hơn là tác hại là liệu pháp tối ưu. Để đánh giá lợi và hại, chúng ta cần thông tin thực nghiệm. Hai thông tin thực nghiệm cần thiết là: cần phải điều trị bao nhiêu bệnh nhân để giảm 1 ca bệnh (chẳng hạn như giảm 1 ca gãy cổ xương đùi), nhưng cũng đồng thời tăng 1 ca bệnh khác (chẳng hạn như … tử vong).
Dựa vào kết quả nghiên cứu, có thể ước tính hai chỉ số trên khá dễ dàng. Dựa vào nghiên cứu mới nhất (công bố trong tuần qua), tôi ước tính rằng cần phải điều trị 5000 phụ nữ để giảm 1 ca gãy cổ xương đùi, nhưng cũng đồng thời tăng 1 ca tử vong! Đó là một con số rất lớn, và phản ảnh một phần khía cạnh kinh tế. Tuy nhiên, tính chung, có lẽ các nhà nghiên cứu đã đúng khi kết luận rằng lợi ích của HRT/ERT có vẻ cao hơn tác hại, dù mức độ thì rất nhỏ.
Chú thích:
(*) Một bản ngắn hơn đã đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần.
[1] Effects of conjugated equine estrogen in postmenopausal women with hysterectomy. JAMA 14/4/2004.
[2] Lacroix et al. Health outcomes after stopping conjugated equine estrogens among postmenopausal women with prior hysterectomy. JAMA 6/4/2011.
[3] Rossouw JE, et al. Risks and benefits of estrogen plus progestin in healthy postmenopausal women: principal results from the Women's Health Initiative randomized controlled trial. Writing group for the Women's Health Initiative. JAMA 17/7/2002.
Tags:

Đông Dương Đại Hải chứ không phải Biển Nam Trung Hoa

Đông Dương Đại Hải chứ không phải Biển Nam Trung Hoa

2011-07-06
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu vừa phát hiện một chi tiết mới cho thấy danh xưng South China Sea còn gọi là Biển Nam Trung Hoa có tên gốc là Giao Chỉ Dương, hay Đông Dương Đại Hải hay ngắn gọn nhất là Đông Hải có nghĩa là Biển Đông
Source daidoanket-online
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.
Mặc Lâm phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu để biết thêm chi tiết về vần đề này, trứơc tiên ông Nguyễn Đình Đầu cho biết:

Những sai lầm về ngôn ngữ, và địa danh

-  Cuối thế kỷ 15 người Tây Phương rất giỏi về hàng hải, đặc biệt là người Bồ Đào Nha và người Tay Ban Nha họ đi kiếm Ấn Độ. Lúc bấy giờ ông Kha Luân Bố (Christophe Colomb) tin rẳng đi về phía Tây sẽ đến Ấn Độ, nhưng thực tế ông đến Tân Thế Giới, tức Châu Mỹ, mà ông tưởng là đã đến Ấn Độ rồi, cho nên ông gọi người thổ dân bản xứ là người người Ấn (Indien, Indian).
Danh xưng sai nhầm này tồn tại mãi đến ngày nay, Trong khi đó người Bồ Đào Nha đi vòng phía Tây Châu Phi, qua Mũi Hảo Vọng (lúc bấy giờ chưa có ai đi qua ngã này cả) và đi ngược lên bờ Đông Châu Phi là đến Ấn Độ thực, nhưng mà miền phía Đông của Ấn Độ trên các bản đồ thời đó cũng như miền Đông Á thì hoàn toàn sai. Họ khám phá ra miền Đông Nam Á là miền mà họ gọi là "Presqu'ile de l'Inde delà le Gange" tức là "Ấn Độ bên kia sông Hằng". Trong sự nhìn ngược như thế suốt mấy thế kỷ họ gọi cái bán đảo mà về sau ta gọi là Bán Đảo Đông Dương, là "bán đảo Ấn Độ bên kia sông Hằng".
(Bồ Đào Nha)Họ khám phá ra miền Đông Nam Á là miền mà họ gọi là "Presqu'ile de l'Inde delà le Gange" tức là "Ấn Độ bên kia sông Hằng". Trong sự nhìn ngược như thế suốt mấy thế kỷ họ gọi cái bán đảo mà về sau ta gọi là Bán Đảo Đông Dương, là "bán đảo Ấn Độ bên kia sông Hằng.
Cũng vào thời ấy, giữa bờ biển nước ta và quần đảo Paracel (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa), các bản đồ thường ghi là vịnh Giao Chỉ gần Trung Hoa (Golfe de la Cochinchine). Địa danh Cochinchine nguyên là tên hai nước Giao Chỉ (Cochin) và nước Tần (Chine), viết theo Hán tự. Người Tây phương đọc âm hơi khác rồi ghi bằng chữ latin: Giao Chỉ (tức Việt Nam) thành Cauchy, Cochi, Cochin; còn Tần thành ghi là T’sin, Cin, Chine hay China. Nước Cochin (Giao Chỉ) trùng tên một thị trấn Cochin ở Ấn Độ nên người Bồ Đào Nha ghi
Bản đồ có nghi nhận Cochinchine của St.Defnos. Ing-Geographe pour les Globes et Sphère- Paris 1766. Source raremaps online
Bản đồ có nghi nhận Cochinchine của St.Defnos. Ing-Geographe pour les Globes et Sphère- Paris 1766. Source raremaps online
CochinChina (Giao Chỉ gần nước Tần-China) cho dễ phân biệt. Cochin là chủ từ, China là túc từ. China thành tên nước Trung Hoa.
Mặc Lâm : Thưa ông, vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi cái tên gốc, tức là Giao Chỉ, hay còn gọi là Cochi, Cochin này ?
Ông Nguyễn Đình Đầu :  Đến thế kỷ 19 lúc bấy giờ đã rõ miền này không thuộc Ấn Độ nữa. Khi họ ghi chép lại về các miến biển thì họ không lấy cái chữ chủ từ là Ấn Độ, là Cochin, Giao Chỉ là Cochi, mà họ lấy cái túc từ là "Tần" tức Trung Hoa. Bấy giờ họ mới bắt đầu ghi là "Biển Trung Hoa", còn trước nữa thì họ đều ghi là hoặc "Eo biển Giao Chỉ gần Trung Hoa" tức là họ ghi "Gorge de la Cochinchine".
Chữ Cochinchine đầu tiên để chỉ nước Việt Nam, lúc đầu tiên gọi là Cochi thôi, về sau họ thấy nó trùng tên với Ấn Độ (như tôi nói lúc nãy) thì họ mới gọi là Cochinchine. Cochinchine lúc đầu tiên để chỉ cả Đại Việt, và biển thì họ cũng gọi là Biển Cochinchine. Tôi thấy là tất cả các bản đồ cho đến thế kỷ 18 thì đa số bản đồ vẫn còn gọi cái phía Đông Nam Á là  l'Inde au delà du Gange, tức là họ vẫn coi là bán đảo Ấn Độ. Mãi về sau đến thế kỷ 19 thì họ mới gọi là bán đảo Đông Dương, tức Indochine. Đông Dương tức là Biển Đông, tức là cái biển bên cạnh nước Việt Nam đấy. Thì chính người Trung Hoa gọi là Đông Dương, hay là Đông Dương Đại Hải.
Mãi về sau đến thế kỷ 19 thì họ mới gọi là bán đảo Đông Dương, tức Indochine. Đông Dương tức là Biển Đông, tức là cái biển bên cạnh nước Việt Nam đấy. Thì chính người Trung Hoa gọi là Đông Dương, hay là Đông Dương Đại Hải.

Đường lưỡi bò là sai với sự thực lịch sử

Mặc Lâm : Thưa, phải chăng Trung Quốc lợi dụng sự hiểu lầm này để mà nhận luôn danh xưng là "South China Sea" tức là "Biển Nam Trung Hoa" hay không, thưa ông?
Ông Nguyễn Đình Đầu :  Vì những sự sai lầm về ngôn ngữ, về địa danh như thế mà tôi phỏng đoán có thể vì thế mà người Trung Hoa cho tất cả thế giới đã nhận cái biển đây là "Biển Trung Hoa", thế thì tất cả các đảo, quần đảo ở trong vùng biển mà họ gọi là Biển Trung Hoa đó là của họ hết. Cho đến đầu thế kỷ 20 với tham vọng của mình mà Trung Quốc dựa theo sự hiểu nhầm địa danh đấy mà đến năm 1948, lúc bấy giờ nước ta đang có chuyện chiến tranh ở khắp các nơi, thì Trung Hoa Dân Quốc họ đưa ra cái "lưỡi bò" đấy và với cái lưỡi bò đó họ gần như họ chiếm hết cả Biển Đông, khác với tất cả các nước xung quanh. Đó là một sự bất công và sai với sự thực lịch sử, không kể những tài liệu của Việt Nam đã cho thấy họ đã ra Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa với các văn bản và một số bản đồ.
đến đầu thế kỷ 20 với tham vọng của mình mà Trung Quốc dựa theo sự hiểu nhầm địa danh đấy mà đến năm 1948, lúc bấy giờ nước ta đang có chuyện chiến tranh ở khắp các nơi, thì Trung Hoa Dân Quốc họ đưa ra cái "lưỡi bò" đấy và với cái lưỡi bò đó họ gần như họ chiếm hết cả Biển Đông
Tôi nghiên cứu thêm về các bản đồ cũ của Trung Hoa vẽ về Việt Nam ngày xưa, và những bản đồ của Tây Phương, ít nhất từ đầu thế kỷ 16 cho đến về sau này họ đều ghi tất  cả cái mảng từ Trường Sa lên tới Hoàng Sa, họ kêu là Paracels, và họ ghi cái bờ biển Paracels ở khoảng Quảng Ngãi. Tôi thì có độ một trăm hay hai trăm cái bản đồ quốc tế vẽ về Việt Nam, vẽ về Đông Dương, và tôi nghĩ là có lẽ là hàng ngàn bản
"Vùng lưỡi bò" trên biển Đông
"Vùng lưỡi bò" trên biển Đông do Trung Quốc đưa ra. Source UNCLOS
đồ ấy tôi không thấy một bản đồ nào ghi bờ biển Paracels ở Trung Hoa, ở đảo Hải Nam, hay là Philippines, hay Nam Dương, hay Mã Lai. Các bản đồ mà tôi công bố đó thì chứng minh điều mà tôi vừa nói.
Mặc Lâm :  Căn cứ trên những bản đồ cổ mà ông có trong tay, liệu có thể dùng chúng như một chứng cứ để chống lại đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẫn tuyên bố là họ đã có từ lâu về vùng biển South Chia Sea này không ạ?
Ông Nguyễn Đình Đầu : Một hai cái bản đồ thì có thể nói là người ta ghi đại hay người ta ghi nhầm gì đấy, nhưng mà hàng trăm hàng ngàn cái bản đồ ghi như thế mà nó trùng hợp với cái bản đồ của Việt Nam.
Tôi thì có độ một trăm hay hai trăm cái bản đồ quốc tế vẽ về Việt Nam, vẽ về Đông Dương, và tôi nghĩ là có lẽ là hàng ngàn bản đồ ấy tôi không thấy một bản đồ nào ghi bờ biển Paracels ở Trung Hoa, ở đảo Hải Nam, hay là Philippines, hay Nam Dương, hay Mã Lai.
Tôi phỏng đoán cái bản đồ Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ từ thời Nguyễn Ánh -  Gia Long thì đã có bản đồ ấy rồi. Cụ thể mà đưa ra cái bản đồ mà thường thường người ta ra bây giờ hiện thời là cái bản đồ Minh Mạng vẽ năm 1839, vì lúc bấy giờ ông Minh Mạng đổi tên nước Việt Nam thành nước Đại Nam, vì thế cái bản đồ ghi là “Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ”, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa ghi y như là các bản đồ Tây Phương vẽ về quần đảo Paracels. Tôi nghĩ là hàng ngàn bản đồ cổ của Tây Phương đều vẽ như thế, và người ta ghi cái biển Việt Nam lúc đầu tiên họ ghi là Cochi, về sau họ ghi là Cochinchine. Tôi đưa tất cả các tài liệu ấy ra thôi, chứ còn tôi chỉ có ý đồ là tôn trọng sự thực lịch sử, không những là của mình, mình thì đã đành rồi, người ta có thể dễ bác, nhưng mà đây là chứng liệu của khắp thế giới vẽ về Việt Nam ở trong nhiều thế kỷ dồn lại, đưa tới kết luận như vậy thôi.
Mặc Lâm : Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay .

Theo dòng thời sự:

DanViet nơi gửi US :
Kinh thua bac Nguyen Dinh Dau. <br>Qua hai ban do duoc bac dua ra de dan chung:Ban do thu nhat an sau cho bac dung va ban do cua St. Defnos, chau co hai nhan xet sau: <br>Thu nhat: Ngay ca khi nguoi lap ban do khong chu thich dia danh cua hai cum dao Hoang Sa va Truong Sa cua nuoc nao thi tren ban do da the hien hai cum dao Hoang Sa va Truong Sa thuoc ve Viet Nam vi no rat gan voi Viet Nam hon tat ca cac nuoc xung quanh. Dieu nay co the la do nguoi ta tim ra nhung hon dao nay bang cach di tu Viet Nam den. <br>Thu hai: Do vi tri dia ly, co the nhung ngu dan xua di danh ca co xu huong di tu mo sang de luc den noi danh bat troi sang to thi thuan tien hon (theo hoan canh co xua). Ngu dan Viet Nam thuan loi hon cac ngu dan cua cac nuoc khac. Do do chinh ngu dan Viet Nam tim la nhung nguoi tim ra hai cum dao nay. <br>

Làm sao để dự đoán được tương lai?

Làm sao để dự đoán được tương lai?

Đăng bởi dobatnhi on Tháng Bảy 7, 2011
Chiêm tinh - một trong những phương pháp nhìn thấu quá khứ vị lai
Tương lai là một định đề được bắt nguồn từ khái niệm về thời gian, vậy tương lai có thể dự đoán chính xác hay không, chúng ta cùng tìm hiểu.
Tương lai là một định đề được bắt nguồn từ khái niệm về thời gian, theo quan niệm hiện tại của con người, thời gian chỉ có một chiều, từ quá khứ, qua hiện tại và đến tương lai, như vậy tương lai là những điều chưa và sẽ xảy đến đối với một điểm quan sát ở hiện tại.
Tò mò hơn một chút, ta thử suy ngẫm một chút về “cha đẻ” của khái niệm tương lai, đó là Thời Gian.
Thời gian, xét theo góc độ duy tâm, thì cũng là một khái niệm của con người, dùng để phân biệt trình tự xảy ra của các sự việc, sự việc nào xảy ra trước thời điểm quan sát sẽ được coi là quá khứ, các sự kiện xảy ra sau thời điểm đó được coi là tương lai.
Một nhà triết học Ấn Độ đã từng nói: “Người ta không thể tắm 2 lần trên cùng một dòng sông…”, quả là như vậy, dòng sông luôn biến động không ngừng, nhìn qua thì ta tưởng vẫn là nó, nhưng thực sự thì nó biến đổi từng giây phút, lúc trước ta tắm thì con đò kia chưa xuất hiện, nhưng giờ thì đã khác, làn nước ta đang tắm cũng không còn là làn nước trước đó nữa, mọi vật đều biến đổi không ngừng.
Con người, trong cuộc đời của mình cũng giống như đứng trước một dòng sông, các sự việc cứ nối tiếp nhau diễn ra theo trình tự thời gian, từ những việc đã qua, đến những việc đang xảy ra trong hiện tại, rồi đến những việc sẽ xảy đến trong tương lai…
Như vậy cũng không khó khăn lắm để chúng ta nhận ra được là khái niệm thời gian chỉ tồn tại trong sự vận động, nếu không có sự vận động thì sẽ không tồn tại khái niệm về thời gian, và thậm chí, thế giới khi đó có khi cũng không còn tồn tại, vì bản chất của mọi sự vật và hiện tượng là thay đổi, vận động trong không gian và theo thời gian, chẳng có gì là tồn tại mà không hề có sự biến đổi nào trong sự vô tận của thời gian, nếu không có sự vận động thì ta không sinh ra, mà cũng chẳng chết đi, không có ngày, đêm… suy rộng ra là không có gì tồn tại cả, theo cái nhân biết hiện tại của chúng ta, mà ta coi đó là 1 tiên đề…
Như vậy chỉ để ta suy ra một hệ quả là: Tương lai là kết quả của những sự vận động trong thời gian và không gian, vậy có thể đoán định được tương lai?
Ở một góc độ nhất định, có thể coi tương lai là một hàm số theo thời gian, phụ thuộc vào những biến số khác nhau, những biến số này có thể ít và đơn giản, nhưng cũng có thể rất nhiều và phức tạp, ta có thể xem xét một hàm số đơn giản nhất theo thời gian, đó là Y(t) = sin(x) của một góc quay với vận tốc góc xác lập, với hàm số này, ta hoàn toàn có thể đoán biết trước được giá trị của Sin(x) trong tương lai ở thời điểm hiện tại.
Với cách nhìn của triết học thì đó là mối quan hệ nhân – quả, tương lai chính là kết quả được tạo thành từ những nguyên nhân trong quá khứ và hiện tại.
Một ví dụ là nếu ta có một hạt giống tốt, được gieo trồng trên mảnh đất tốt, với độ ẩm, nhiệt độ và các điều kiện thích hợp ở hiện tại thì tương lai sẽ là một cây xanh mọc lên, cái cây đó là kết quả của các nguyên nhân là hạt giống, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ …v.v
Vậy ta đã có thể rút ra được một kết luận đầu tiên và quan trọng là: Tương lai phụ thuộc vào những yếu tố gây ra nó, tồn tại trong quá khứ và trong hiện tại.
Vậy tương lai có thể đoán định trước được không? Ta trở lại với khái niệm tương lai là một hàm số (Y) , phụ thuộc nhũng biến số (x1, x2, x3…) , với một hàm số có quy luật đơn giản như Y=sin(x) thì ta có thể dễ dàng biết được những gì chưa xảy ra, nhưng thực tế thì một kết quả có thể được tạo bởi rất nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân (biến số) đó tới lượt nó lại trở thành hàm số phụ thuộc vào các biến số con khác, ta có một hàm phức theo những quy luật khác nhau và có thể rất phức tạp, phức tạp đến mức khả năng hiện tại của con người cộng với các máy móc tinh vi ngày nay cũng không thể giải được.
Có thể xét một ví dụ ngộ nghĩnh nữa như thế này: Kết quả của việc cái lọ hoa trên nóc tủ bị vỡ là do con mèo nhảy và làm đổ, nhưng con mèo nhảy cũng có khi không làm đổ cái lọ hoa? Rồi nếu con chuột không chạy trên nóc tủ thì con mèo cũng không không nhảy lên đó? và rồi nếu cái cửa sổ không bị mở ra thì con mèo cũng chảng thể vào nhà được?
Những quan sát đó có thể đưa ta đến một kết luận thứ 2: Ở trên đời không tồn tại sự ngẫu nhiên, những cái ta tưởng là ngẫu nhiên thực ra được xảy ra trong một mói quan hệ khăng khít với những tiền tố của nó, người ta lầm tưởng một sự việc là ngẫu nhiên xảy ra chỉ là do khả năng nhận biết hạn hẹp, không thể thấy được, và không thể tính được các quy luật phức tạp của những tiền tố đó.
Ta sẽ có kết luận thứ 3: Tương lai là thứ có thể đoán định được dựa trên quá khứ và hiện tại
Vậy làm thế nào để biết trước được tương lai?
Thứ nhất là, căn cứ vào các quy luật, các tiền tố, về lí thuyết thì ta sẽ tính ra được kết quả sẽ xảy đến trong tương lai, tuy nhiên, khả năng hiện tại của chúng ta chỉ cho phép tính được kết quả cho những sự kiện đơn giản, ví dụ như: Lúc nào thì nước sẽ sôi nếu ta đun một ấm nước 3 lít, trong điều kiện tiêu chuẩn, với một ấm đun điện công suất 2KW… Với các sự kiện phức tạp, hiện nay ta chưa giải được, nhưng biết đâu, có thể đến một lúc nào đó, với các máy tính siêu mạnh, giấc mơ giải đoán tương lai của con người sẽ thành hiện thực?
Thứ hai là: Phát triển những khả năng tiềm ẩn của con người, cơ chế hoạt động về mặt thông tin của con người quả là rất phức tạp, càng ngày người ta càng tìm ra nhiều điều tưởng chừng như không thể lí giải được, bộ não, trước đây vẫn được coi là cơ sở vật chất tuyệt đối của tất cả các hoạt động ý thức, thì nay đã và đang được xem xét lại, và có thể một ngày nào đó người ta sẽ chứng minh được rằng bộ não của con người cũng chỉ có cơ chế hoạt động giống như cái bảng điều khiển của chiếc máy bay, nó chỉ có tác dụng nhận lệnh điều khiển từ người phi công để kiểm soát hoạt động của các máy móc mà thôi.
Vậy thì cái gì mới thực sự điều khiển các hành vi và ý thức của chúng ta? Hy vọng rằng vào một ngày đẹp trời nào đó, câu hỏi này sẽ được trả lời và chúng ta sẽ tìm ra cách phát huy những khả năng tiềm ẩn của mình, trong đó có việc giải mã tương lai.
Trên thực tế, cũng đã có một số người phát huy được khả năng đó một cách bí ẩn, nhiều trường hợp các nhà tiên tri đã trở nên khá nổi tiếng với những tiên đoán chính xác của mình như Edgar Cayce (Mỹ), Vanga (Bungari), Nostradamous (Pháp) và cả Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam chúng ta nữa.
Ngoài ra, còn có những phương pháp mang đậm tính huyền bí, khó tin, chẳng hạn như việc sử dụng Kinh Dịch, thực chất là một loại bản đồ thông tin để tiên đoán, được phá triển từ hàng trăm năm trước Công nguyên tại Trung Hoa, dựa trên cơ sở của thuyết Nhị Nguyên, với công cuộc sinh sôi của các con số, từ Thái cực sinh Lưỡng Nghi (2) Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng (4), Tứ tượng sinh Bát quái (8) rồi phát triển thành 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào với rất nhiều cách kết hợp phức tạp để tạo nên vô vàn những quy luật, dựa vào bản độ thông tin này, lịch sử cho thấy người Trung Hoa từ xa xưa đã có thể đoán biết chính xác được nhiều sự kiện, thậm chí ở hiện tại, người ta đã ứng dụng để dự báo thời tiết với độ chính xác tương đương, đôi khi còn chính xác hơn cả các bản dự báo chính thống trên truyền hình và Radio (Theo Thiệu Vĩ Hoa – Chu dịch và dự đoán học – Nhà xuất bản Văn Hóa 1995)
Với khả năng tìm tòi và khám phá không ngừng, ngày càng chinh phục những tầm hiểu biết rộng lớn hơn, trong tương lai, nhiều giấc mơ hiện nay là không thể tin nổi của con người sẽ trở thành hiện hiện thực, chúng ta hãy chờ xem.
Hồ Minh Việt – Nguồn: Khoahoc.com.vn

HÔN NHÂN “CHIMERICA” LỦNG CỦNG – LŨ “CHÓ CON”

 

HÔN NHÂN “CHIMERICA” LỦNG CỦNG – LŨ “CHÓ CON” VGCS QUẨN CHÂN VÀ CHẾT CHẸT

Tháng Bảy 4, 2011
LS Đinh Thạch Bích
Tổng Hợp Tin Tức ngày 29-6-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
            Cuộc hôn nhân Mỹ/Tàu, không biết từ bao giờ, được đặt tên là “Chimerica”, và đánh giá là “hôn nhân do tính toán lợi hại” – marriage of convenience. Mụ “đàn bà mất nết” họ Mao, vì tính toán lợi hại, đã ngoại tình với “kẻ lạ” nhà giàu, phản chồng Nga, “đi đêm” với Mỹ, tụng niệm bùa chú “làm giàu là vinh quang”. Từ đó, lằn ranh Mỹ “be bờ” đế quốc Liên Xô không còn nằm ở Đông Nam Á với vĩ tuyến 17 của VN nữa, mà đưa lên phía Bắc nước Tàu, và VNCH bị “hy sinh”. Khi “Tổ quốc XHCN” của cộng sản, vì cái gọi là “đặc thù Trung Quốc” mà vỡ ra, thì lũ “chó con” chư hầu cộng sản bị khủng hoảng hàng ngũ “ta-bạn-thù”, nhưng đồng thời cũng có cơ hội “thoát thân” khỏi kiếp tôi đòi, nếu “không lú lẫn”, kịp nhận ra thân phận mình, tìm được đường về “độc lập tự chủ”. Nhiều nước cựu thuộc địa của Liên Xô ở Đông Âu và Trung Á đã “thoát thân” qua “cách mạng màu” hay “cách mạng hoa”, và phục hồi nhiều hay ít, mau hay chậm, tùy mức độ lệ thuộc trước đó, hoặc trình độ văn hoá của từng nước. Riêng Việt Nam, dưới “độc quyền cầm chịch” của đảng cộng sản, trước, trong và sau khi đế quốc cộng sản vỡ ra, vào lúc trật tự “ta-bạn-thù” bị rối loạn vì Tàu phản Nga theo Mỹ, đã có ít nhất hai lần “chạy quanh”, với hai “chọn lựa lú lẫn chết người”. Đọc tiếp »

GIÁC THƯ GỬI BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tháng Bảy 4, 2011
Trần Nhu
Như các anh đã biết tình hình đất nước chưa bao giờ nghiêm trọng bằng lúc này, vận mệnh tổ quốc như “ngàn cân treo sợi tóc ”. Giặc phương Bắc đã áp sát các vùng biển, trên đất liền bằng nhiều hình thức giặc đã đóng chốt những địa thế chiến lược hiểm yếu nhất của nước ta. Trên rừng, dưới đồng bằng, đâu đâu cũng có giặc mai phục. Ở mạn Nam, chúng lại dung dưỡng bọn Hun Sen thay Pol Pot có thể thọc sau lưng ta bất cứ lúc nào, tình thế hết sức nguy khốn.
Đọc tiếp »

TRÒ BỊP “LIỀU CHẾT CHỐNG TÀU” BẠI LỘ – VGCS LẠI QUỲ GỐI “TỤNG” 16 CHỮ VÀNG

Tháng Bảy 1, 2011
LS Đinh Thạch Bích
Tổng Hợp Tin Tức ngày 26-6-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
            Suốt tháng 6-2011, thiên hạ xôn xao “chuyện khó tin nhưng có thật” : Hà Nội “chửi nhau” với Bắc Kinh. Khó tin, bởi những lẽ sau đây :
            1/ Hà Nội gọi đích danh “Trung Quốc”, mắng là “ngang ngược”, cắt giây cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 2 trong lãnh hải thuộc thềm lục địa VN. Khác hẳn trước, Hà Nội không còn gọi kẻ xâm phạm là “tàu lạ”, hay “nước lạ” gì nữa; “thẩm quyền mắng” là người phát ngôn bộ ngoại giao – cấp trung ương. Đọc tiếp »

CẤM VƯỜN NIN, VIN BA ĐÌNH

Tháng Bảy 1, 2011
Nguyễn Bá Chổi
Chào Bác,
Chúng cháu thật có lỗi lớn: lâu nay không ghé viếng Bác. Chúng cháu xin Bác lượng tình tha thứ cho sự lơ là này. Lý do cũng tại vì nghe thiên hạ kháo nhau ầm ỉ rằng, ổ bánh mi thịt được cấp như món quà “tổ quốc ghi công” mỗi lần viếng Lăng Bác dạo sau này ăn vào không được ổn cái dạ dày, do trứng và thịt ở trong bánh nhập cảng từ Trung Quốc. Có ông bác sĩ ở Hà Nội, sau khi ăn quà lăng Bác cả nhà lăn đùng ói mửa ra mật xanh mật vàng, đã đem bánh mì đi thử nghiệm thì thấy trứng gà là trứng gà giả làm bằng hóa chất, thịt thì ướp đầy formaldehyde tức thuốc ướp xác chết, nên chúng cháu rất ngại đến với Bác .
Đọc tiếp »

Video: Dân oan Phạm Thị Thành tâm sự đi Khiếu kiện bị Công an còng tay bắt giam

Tháng Bảy 1, 2011
Lê Thị Kim Thu thực hiện



MỤC TIÊU CHỐNG TẦUCỘNG XÂM LƯỢC CHỐNG VIỆTCỘNG BÁN NƯỚC TUY HAI MÀ LÀ MỘT

Tháng Bảy 1, 2011
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Trước hành động hung hãn của Tầucộng, quyết dùng lực lượng hải thuyền của họ, lấn chiếm các vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng, có thềm lục địa tại Biển Đông để xác định chủ quyền ‘lưỡi bò’ chiếm 80% diện tích tại lãnh hải Đông Nam Á, đã vô tình, hoặc có thể là cố ý kéo Hoakỳ, một siêu cường đại dương vào đứng chung với các nước Đông Nam Á và Á châu. Ngoài những lời tuyên bố của giới ngoại giao Mỹ, về “Vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á- Thái Bình Dương là thiết yếu cho lợi ích quốc gia lâu dài của Hoakỳ”. Hạm đội của Mỹ luôn luôn hiện diện tại vùng Tây Thái Bình Dương và trong Biển Đông. Tập trận chung với Philippines, kể cả với Việtnam là nước vốn nằm trong vòng tay của Bắckinh. Tuy nhiên lúc nào Hoakỳ cũng chủ trương tránh dùng vũ lực, mà chỉ dùng giải pháp đa phương để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng việc hiếu chiến của báo giới Tầucộng luôn luôn đe dọa tiến đánh Việtnam, và việc động binh của Tầucộng, Việtcộng, Philippines và cả của Hoakỳ nữa, đã làm cho dư luận thế giới quan ngại về một cuộc chiến tranh mang tầm quốc tế có thể xẩy ra.
Đọc tiếp »

Sơ lược về tín ngưỡng của người Việt

Tháng Bảy 1, 2011
Trần Văn Giang
Lời mở đầu:
Bàn luận về tín ngưỡng, tôn giáo luôn luôn là một vấn đề rất tế nhị (và nguy hiểm!) Cứ nhìn vào lịch sử thế giới qua các cuộc thánh chiến đẫm máu và lịch sử nước nhà qua việc cấm đạo (kết quả với trên 130 ngàn giáo dân bị giết) thì thấy ngay tầm mức quan trọng của vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận một tín ngưỡng.
Tôi mạo muội (và liều lĩnh) viết bài biên khảo nhỏ này phần vì sự khuyến khích của một số thân hữu, phần vì chính cá nhân tôi đã ao ước muốn muốn hiểu rõ thêm về các tôn giáo mà tôi và gia đình tôi không thờ phụng, tức là chỉ nghe và nhìn thấy thôi.
Đọc tiếp »

NHỚ TƯỢNG LÊ NIN

Tháng Bảy 1, 2011
Nguyễn Bá Chổi
Nhà nước ta vừa ban lệnh cấm tụ tập nơi công viên Lê Nin Hà Nội vào mỗi ngày Chủ Nhật. Thế là từ rày bọn cháu không còn được quây quần dưới chân tượng ông nội nữa, vì những ngày khác trong tuần, chúng cháu không có điều kiện đến khu đất thánh tổ nhà Sản giữa đất Thăng Long. Nỗi buồn nào ví phỏng bằng được nỗi buồn này .
Đọc tiếp »

Video: Tang Lễ Cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hoà Vương Văn Bắc, tại Paris 28/6/2011

Tháng Bảy 1, 2011
Ký giả Nguyễn Văn Đông từ Paris
Hôm nay thứ ba ngày 28-6-2011 để tỏ lòng biết ơn cũng như phân ưu , chia buồn với tang quyền , Đông đảo Đồng hương , các Đoản thể Người Việt Quốc Gia Tự do tỵ nạn cộng sản đã đến dự Tang lễ của Cựu Tổng Trưởng Bộ Ngoại Gia VNCH, Ông Vương Văn Bắc tại Paris, từ trần ngày 20-6-2011, dịp này Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Âu Châu đã long trọng cử hành lễ Phủ cờ (Cờ vàng ba sọc đỏ) VNCH lên Linh Cửu Cựu Tổng Trưởng Vương Văn Bắc.
Đọc tiếp »

CHỐNG TÀU BỊP MỸ ĐƯỢC NỬA ĐƯỜNG – VGCS PHẢI LÀM GÌ NỮA ĐỂ “GỌI LÀ THOÁT THÂN” ?

Tháng Sáu 27, 2011
LS Đinh Thạch Bích
Tổng Hợp Tin Tức ngày 22-6-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
             Suốt tuần qua, những màn “diễu võ giương oai” của Tàu Cộng, phụ họa bởi trò “mãi võ Sơn Đông” của VGCS, tuy có “bắn đạn thật” và cãi vã qua lại, lời lẽ ngày một nặng nề gay cấn hơn, gây ồn ào, nhưng không đủ náo nhiệt để cho tuồng “kẻ cắp chợ Đồng Xuân” đạt kết quả như ý các đạo diễn ở Trung Nam Hải. Khán giả Mỹ và đồng minh đã quá quen thuộc với mánh “võ mồm” – lip service – của bọn cộng sản sống sót, nên từ Hoa Thịnh Đốn tới Bắc Kinh, Hà Nội, hay các diễn đàn quốc tế khác, hồi ứng – feed back – vẫn là : “nói nhiều rồi, làm đi !!!.   Đọc tiếp »

Video: Người Việt Tại Pháp Vận Động Thượng Viện Pháp

Tháng Sáu 27, 2011
Ký giả Nguyễn Văn Đông
Trước hiện tình đau thương của quê hương dân tộc, trước sự vùng lên chống Tầu Cộng xâm lăng và đòi quyền sống, quyền làm người, quyền hưởng tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của đồng bào nơi quê nhà Việt Nam hiện nay, một phái đoàn người Việt quốc gia tỵ nạn Cộng Sản tại Pháp, gồm có: BS Nguyễn Quốc Nam (Liên Minh Dân Chủ), ông Trần Nghĩa Hiệp (Câu Lạc Bộ Văn Hóa Người Việt Tự Do Tại Pháp), ông Lê Minh Triết (Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Diện PT và CĐNVQGÂC tại Paris), ông Nguyễn Sơn Hà (Đảng Thăng Tiến), bà Nguyễn Thu Sương (nhân sỹ chống Cộng), ông Vũ Hữu Thành (cựu sỹ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), Ký giả Nguyễn Văn Đông (Nguyên Phóng Viên Đài truyền hình thời VNCH) và GS Lai Thế Hùng (Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Trung Ương Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Âu Châu (CĐNVQGÂC) – Tổng Thư Ký Ban Điều Hợp Trung Ương Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo Và Nhân Quyền Việt Nam (PT); dưới sự hướng dẫn của Hòa Thượng Thích Minh Tâm (Chủ Tịch Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu (GHPGVNTNÂC) – Phó Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Trung Ương PT- Viện Chủ chùa Khánh Anh Bagneux và Evry), vào chiều ngày 21 tháng 6 năm 2011 vừa qua, đã đến trụ sở Thượng Viện Pháp ở Paris, để vận động chính phủ Pháp, chính giới Âu Châu và dư luận quốc tế, hỗ trợ cuộc đấu tranh “đòi quyền làm người, tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của dân tộc” cũng như làm áp lực bạo quyền Cộng Sản Hà Nội (CSHN) Xin theo dõi vidéo dưới đây.
Paris 21-6-2011
Nguyễn Văn Đông

Tuyên bố chung nhân các cuộc biểu tình Chống Trung Cộng của Đồng bào Việt Nam trong tháng 06-2011

Tháng Sáu 27, 2011
(Khối Tự do Dân chủ 8406 và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền)
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam
Trong tháng 6 năm nay, nhà cầm quyền Trung Cộng đột nhiên gia tăng gây hấn với Việt Nam trên Biển Đông, cụ thể và đặc biệt là đã đi vào lãnh hải đất nước để cắt cáp ngầm tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngày 26-05 rồi 09-06-2011. Hành động ngang ngược này lập tức khơi dậy lòng ái quốc của nhân dân. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra sôi nổi tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn cũng như đã bị cấm cản tại Hải Phòng, Vinh và Đà Nẵng vào các Chủ nhật 05, 12 rồi 19-06-2011. Thế nhưng, y như trong các cuộc xuống đường năm 2007-2008, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, thay vì tỏ lòng biết ơn và tạo điều kiện thuận lợi cho các hành động của nhân dân chống hiểm họa ngoại bang xâm lược, tương tự tại bao quốc gia khác, lại dùng vô số thủ đoạn, thậm chí đểu cáng và hung bạo để trấn áp lòng ái quốc.
Đọc tiếp »

Hội Luận SBTN: Đại Họa Mất Nước

Tháng Sáu 27, 2011
Chúng tôi kính mời quý vị theo dõi buổi hội luận do đài truyền hình SBTN tổ chức do diễn giả Tường Thắng điều phối. Đặt biệt kỳ này có sự họp mặt của thượng tọa Thích Viên Lý tổng thư ký GHPGVNTN văn phòng Viện Hóa Đạo II, Billy Le chủ tịch tổng hội sinh viên Nam Cali. Ngoài ra buổi hội luận lần này còn có sư tham gia của luật sư Đinh Thạch Bích của Vietnam Exodus Foundation và nhà báo Võ Thanh Nhân.

HỌA VÔ ĐƠN CHÍ CHO CSVNN hay CSVN TRÊN BÚA DƯỚI ĐE

Tháng Sáu 25, 2011
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 16.06.2011. Cập nhật ngày 23.06.2011
Web: http://VietTUDAN.net
Cập nhật ngày 23.06.2011
Trên Diễn Đàn, có nhiều Bài phân tích về vấn đề An Ninh Biển Đông. Nhưng đối với Việt Nam và Trung quốc, đó là vấn đề CHỦ QUYỀN HẢI ĐẢO VÀ BIỂN VÂY QUANH. Về An Ninh Biển Đông, thì Tầu và Mỹ nhân nhượng dàn xếp với nhau không khó khăn.
Đọc tiếp »

NHỮNG GIỚI HẠN QUAN HỆ MỸ-VIỆT

Tháng Sáu 25, 2011
Hiền Diệu
Phỏng dịch từ “The Limits to US-Vietnam Ties”của Richard Pierson Ngày 16/6/2011
Các quan hệ giữa hai nước đã chuyển biến trong những năm gần đây. Nhưng để được tốt đẹp hơn, Hà Nội sẽ phải bắt đầu chuyển động về nhân quyền và dân chủ.
Mùa hè này đánh dấu 36 năm kể từ khi Sài Gòn thất thủ, 16 năm kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, và 14 năm kể từ khi Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội mở cửa. Ngày nay, hơn bao giờ hết, cả hai nước đều thấy mình đang chia xẻ nhiều quan điểm, trên một phạm vi rộng lớn hơn, về các vấn đề chưa giải quyết. Thật vậy, ngay chính các nhà ngoại giao cũng đã từng nói về một “đối tác chiến lược” đang triển khai giữa Hà Nội và Washington.
Đọc tiếp »