Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Thứ Sáu, 27-09-2013 - Tự xử dân chúng hay tự xử chính quyền?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Khi câu chuyện Trường Sa được kể bằng giọng hài hước (DT).
Lại bàn về Nguy và Cơ (Hiệu Minh).
Loại thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch (NLĐ). - Những người xây hồ đập miền Trung: Người đi xây hồ Kẻ Gỗ (NNVN).
  —-Căn cứ tàu ngầm lớn nhất Trung Quốc nhằm khống chế Biển Đông -(Soha)
Báo Nga: Việt Nam xây trung tâm sửa chữa tàu chiến ở Cam Ranh -(Soha)   —Biển Đông: Việt Nam đánh bại đỉnh cao tên lửa YJ-12 Trung Quốc -(Soha)
Hoàn Cầu cố ý “gài” người phát ngôn BQP Trung Quốc về cảng Cam Ranh?  (GDVN)
Thứ trưởng Năng lượng Mỹ thăm Việt Nam  (VOA)
Công an bắt giữ đánh đập người dân vô cớ  -(RFA) -Mẹ con bà Nguyễn thị Nhung và Nguyễn Phương Uyên nằm trong số bị bắt tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy vào tối 25 tháng 9 vừa qua. Cả hai bị áp tải đưa ra sân bay Nội Bài và đến lúc 3:30 chiều ngày 26 tháng 9 mới về đến nhà tại Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận.
Có phải Anh Lê Quốc Quyết đã vào sổ đen của công an?  (RFA) -Ngày 25/9, công an, côn đồ đã đánh dập dã man anh Lê Quốc Quyết, em trai của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân. Có phải anh Quyết bị công an đưa vào sổ đen để sách nhiễu chỉ vì là em trai của người luật sư nổi tiếng này?
Khi ‘công bộc’ của dân hành xử như… côn đồ   (VTC News) – Những người đáng ra phải làm gương cho dân trong việc thực thi pháp luật lại hành xử như côn đồ khiến dư luận phẫn nộ.    —Bệnh viện nào cũng ngán côn đồ (TT)    —Bệnh viện lo đối phó côn đồ   (TN)

Cách hành xử của cán bộ nhà nước  (RFA) -Hiện tượng cán bộ nhà nước ăn xài phung phí và cư xử xem thường luật pháp được bàn đến nhiều lần. Gần đây nhất là một viên Tổng giám đốc khi đi chơi trò chơi golf đắt tiền đã hành hung nhân viên sân golf.
Tham nhũng lớn nhỏ “xử tất”, chờ xem!  (TT)   —Mỗi năm, 1.000 người chết oan vì xe cấp cứu đến chậm -(Soha)   —Quá cơ cực, nhiều cô dâu Việt về nước xin ly hôn  (TT)   —Vụ chôn hóa chất: ‘Voi lọt lỗ kim’?  (VNN)
Nghi doanh nghiệp bỏ trốn, công nhân bao vây công ty  -TTO – Ngày 26-9, Công an thị xã Thuận An, Bình Dương đã tạm giữ một số giấy tờ cá nhân của bà Hwang Geum Im-giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp DaeYou Vina (P. An Phú, TX Thuận An) để đảm bảo công ty thực hiện các nghĩa vụ đối với công nhân như cam kết.
Bệnh viện vay tiền mua thuốc chữa bệnh   -TT – Nhiều bệnh viện tại tỉnh Bến Tre đang nợ nần ngập đầu vì bảo hiểm xã hội (BHXH) chưa thanh toán kinh phí vượt quỹ bảo hiểm y tế. Thậm…  Từ 1-10: quẹt thẻ bảo hiểm y tế khám bệnh  (TT)
Thủ tướng sẽ nói gì tại Liên hợp quốc  (TVN)
Để thế giới biết người Việt thế nào  (TVN)  -“Đã quyết là làm. Đã làm là phải tốt, để cho mọi người trên thế giới biết người Việt là như thế nào; rằng, người Việt có thể làm được bất cứ điều gì mà người khác làm” – lãnh đạo của Hiệp hội DN Việt Nam tại Kharkov nói.
‘Ai cho tiền thì bảo vệ người ấy’  (TVN) -  Còn chức năng đứng về người lao động lại càng khó tròn vai, bởi “ăn cây nào rào cây ấy”, ai cho tiền hoạt động thì bảo vệ người ấy; Công đoàn thời kỳ Đổi mới chưa bao giờ đứng ra tổ chức đình công để đấu tranh quyết liệt quyền lợi cho công nhân.
Vậy thì cái “quan điểm Giai Cấp” của XH XHCN để ở đâu???
Chủ tịch Thanh Hóa hứa xử lý vụ ‘chôn hóa chất’  (VNN)    —–Thách thức lớn khi tiêm vắc xin ’5 trong 1′ trở lại  (VNN)
Nhiều người lĩnh lương hưu 40 triệu đồng/tháng  (VEF)
Xây dựng tài liệu hướng dẫn “Đơn giản hóa giấy tờ công dân”  (CP)   —Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại An Giang  (CP)   —UBND TP.HCM có Phó chủ tịch mới  (TN)
Không bất ngờ  (TN) -Chi thường xuyên trong 8 tháng đầu năm vẫn tăng nhanh trong bối cảnh Chính phủ thường xuyên kêu gọi “thắt lưng buộc bụng”, ngẫm cho cùng không phải là chuyện bất ngờ. Thậm chí, có thể đoán trước được nếu nhìn lại việc thực thi một loạt các chương trình cắt giảm trong mấy năm qua.
Vụ Mỹ Yên: Khi đảng trở mặt và huy động công cụ  -(J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA)

Tuyên bố Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị  -(Danh sách từ đợt 1 đến đợt 4)  -(Boxitvn)  -Đã có 497 người ký.

Sự nói dối cưỡng bức?   -Hạ Đình Nguyên  -(Boxitvn)  -Bản chất của sự nói dối là biết sự thật nhưng cố ý nói khác đi một cách có ý thức, với mục đích che giấu hay tránh né sự thật. Nói khác sự thật, do tình thế cưỡng bức không thể nói sự thật, phải gượng lòng nói dối, tạm gọi là nói dối cưỡng bức.

Xin ưu đãi, miễn giảm đủ thứ cho bauxite  -PHẠM HUYỀN  -(Boxitvn)

Nguyễn Trọng Tạo – Tròn 4 tháng Trương Duy Nhất bị bắt  – (Danluan)

Gia đình Luật sư Lê Quốc Quân ‘xúc động’ vì dân biểu Mỹ lên tiếng – (Danluan)
Tin vui về Cát Tiên được Thủ tướng chỉ đạo! – (Danluan)
– (Danluan)
Nguyễn Khánh Trung – Vài suy nghĩ nhân đọc Báo cáo tóm tắt Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục…” – (Danluan)
Nguyễn Mộng Hoài – Mấy suy nghĩ nhỏ trước một cuộc ” tổng kết” lớn – (Danluan)
Người Buôn Gió – Đại Vệ Chí Dị – (Danluan)
Stan Fedun – Rượu đã thống trị nước Nga như thế nào – (Danluan)
Phan Văn Song – Lời cuối về các bài ‘phản biện’ của ông Trương Nhân Tuấn – (Danluan)
Nguyễn T Bình – Sao chưa thấy hồi âm – (Danluan)
Tô Văn Trường – Việt Nam vẫn ‘đứng ngoài” nhân loại và sự phát triển? – (Danluan)


KINH TẾ
Tạo thuận lợi cho DN châu Âu làm ăn tại Việt Nam  ( VL)    —TPP góp phần phát triển quan hệ toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ  (CP)
Mỹ vỡ nợ sẽ là thảm họa toàn cầu -(Soha)   —-Lo ngại kinh tế “nằm bẹp dưới đáy”  (TT)   –Đừng để thương lái nước ngoài tiếp tục ăn hiếp nông dân  (TT)
Công ty Luraco của người Việt ký hợp đồng với Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ  (RFA)
Nỗi đau tụt hậu bao giờ mới dứt?  (VEF)    —-Nhập lậu 700 xe đạp điện trị giá 7 tỷ đồng  (VNN)   —-Công an, Tài chính tranh cãi 1 tờ khai nhập khẩu ôtô  (VEF)
Bí mật thủ phủ tập kết hàng lậu Vũng Lài  (VEF)    —–Loạn xị như… giá bất động sản  (VL)

VĂN HÓA-THỂ THAO
Nỗi buồn của… trâu (?!) (Phước béo).
Phạm Xuân Ẩn (Nhị Linh).
Yêu và ăn- 2 (Quê choa). - NỖI NHỚ DÃ QUỲ (Văn Công Hùng). - SÔNG HƯƠNG – VẺ ĐẸP MONG MANH… (Nguyễn Trọng Tạo). - Mưa chân trời (Nguyễn Ngọc Tư).
LÃO GIÀ VÀ VI TÍNH (Trần Mỹ Giống). - SÔNG HOÀI (Tương tri). - KHÓC CƯỜI CHUYỆN SÍNH LÀM THƠ (Nguyễn Trọng Tạo).
LÀ THẾ NÀY, HUYỀN CHIP Ạ.. (Nguyễn Quang Vinh).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Giới thiệu e-book mới: “Tám” chuyện tiếng Anh (Phạm Vũ Lửa Hạ). - Khó hay dễ? (Nguyễn Vạn Phú).
Bộ nói do trường, trường đổ tại bộ  (TT)   —-Ai dám không “tự nguyện”?  (TT)   —Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nói về việc làm cho sinh viên hệ cử tuyển  (GDVN)
Dân làng cổ Đường Lâm lại xin trả di tích  (TT)
Mô hình ĐH, CĐ NCL phát triển chưa xứng với những gì đã có  (GDVN)   —Tốt nghiệp nên bỏ, giữ thi đại học  (VNN)

“Chùm khế ngọt” ngân sách là nguyên nhân chính làm giáo dục tụt hậu?  (GDVN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Video: Chuyện ở làng… liều (GD&TĐ).
Hoãn phiên tòa buôn bán phụ nữ… tỉnh bơ  (TT)    —-Những dấu hỏi bí ẩn vụ CSGT bắn nhau -(Soha)   —-Bố nạn nhân vụ ông Trần Đăng Tuấn gọi 115 không đến: “Quá uất ức”   (Soha.vn)   –Xả súng tại vũ trường rồi bỏ chạy, bị CSGT bắn tốc độ -(Soha)   —Đưa bé gái về nhà ăn cơm rồi khống chế hiếp dâm -(Soha)
‘Vương quốc bầy đàn’ Thái Bình sắp tan rã?   (VTC News)    —–Cuộc truy bắt nhóm giang hồ máu lạnh náo loạn ven đô  (VTC0   —–Phát hiện tử thi nữ tại khách sạn có thanh niên chết (TT)   —-  “Huyết chiến” sau đám giỗ, một người tử vong  (TT)
Xôn xao clip tranh cãi giữa CSGT và tài xế lái xe ôtô   (GDVN)   —-Hai ngày hai khách trọ chết trong cùng khách sạn  (TN)

QUỐC TẾ 

Phạm Chí Dũng - Tự xử dân chúng hay tự xử chính quyền?

Thói hoang tưởng quyền lực được sinh thời bởi ý thức hệ cầm cố đã tạo nên vô số món nợ phải đòi trong đầu óc dân quyền. Tự xử của dân cũng vì thế mang hơi hướng tự xử của chính quyền. 
5 ngày sau vụ Đặng Ngọc Viết bắn các cán bộ quản lý quỹ đất ở Thái Bình, một số đại biểu quốc hội Việt Nam mới lần đầu tiên “thảo luận tập trung” về hiện tượng “tự xử” đang có chiều hướng lan rộng và “có dấu hiệu nguy hiểm” trong dân chúng. 
Tự bắt trộm chó, tự thuê xã hội đen đòi nợ, tự thiêu, tự bắn cán bộ… - những hành tung mang tính “tự xử” đã xảy ra suốt mấy năm suy thoái kinh tế vừa qua, nhưng cho đến tận bây giờ mới được thừa nhận “có phần trách nhiệm của chính quyền địa phương”. 
Cho đến khi cơn khủng hoảng chết chóc đã cận kề ngay trước mũi, vài người đại diện cho dân chúng mới dám hé lộ ngoài hành lang về tình trạng “chính quyền địa phương bất động”.
Với tất cả những động thái “hành là chính” đang có chiều hướng bất động một cách nguy hiểm như thế, hẳn đó cũng là một nguồn cơn để nảy sinh ra lời “hiệu triệu cứu quốc” dưới đây. 
Hiệu triệu cứu quốc!
“Thông báo với toàn thể nhân dân. Hiện nay đang có một đám người lạ mặt, đầu trọc, xăm trổ đầy mình, có hành vi côn đồ, dùng kiếm, dùng dùi cui, đuổi đánh, dọa đâm, chém, giết dân lành. Mọi người, ai có cuốc, xẻng, gậy gộc ra ứng cứu. Giặc đang càn quấy dân làng, mọi người tập trung mau để đánh giặc! Loa, loa, loa…” - ông trưởng thôn Đồng Quân gào vào loa phóng thanh, và từ chiếc loa này như vang dội âm thanh hiệu triệu một mất một còn vào những ngày kháng chiến cứu quốc. 
Tháng 6/2013, xóm núi heo khuất ở vùng Ninh Bình lại một lần nữa giận dữ cùng rạo rực. Người dân đang nhìn thấy một đám cướp cạn giữa ban ngày ban mặt. Nhưng người dân cũng đang phải chứng kiến một biểu tả không thể bàng quan hơn của các nhân viên công lực địa phương khi để mặc đám côn đồ thỏa sức hành hung những người bám đất. 
Đã hơn 25 năm qua, bãi đất nơi xảy ra tranh chấp giữa người dân Đồng Quân với Công ty cổ phần du lịch Cúc Phương là nguồn sống của dân, bằng chăn nuôi gia súc, trồng ngô và trồng đậu. Cư trú trên địa bàn này chủ yếu là người dân tộc Mường, được di dời từ rừng quốc gia Cúc Phương ra từ năm 1988. 
Khoảng gần chục năm trước, Công ty Cúc Phương bắt đầu về xây dựng trên khoảng 15 ha bãi đất. Nhưng vài năm trở lại đây, công ty này lại có những hành vi định chiếm nốt 25ha đất còn lại. 
Ở một thái cực còn lại, ông trưởng thôn Đồng Quân khẳng định là không hề nhận được thông báo nào từ chính quyền về việc cho công ty Cúc Phương thầu thêm 25 ha đất.
“Cho dù có thông báo thỏa thuận từ chính quyền về việc sang nhượng đất, chúng tôi cũng không bao giờ đồng ý. Vì 25 ha đất này là nguồn mưu sinh của người dân, bán nốt thì biết làm gì để sống!” - một người dân địa phương thét lên.
Nhưng vào lúc việc tranh chấp còn chưa ngã ngũ thì Công ty Cúc Phương đã liên tục điều “xe múc” vào đào đất. 
“Người dân ngăn cản là đương nhiên. Vì thế mà cho côn đồ đến hành hung dân lành là điều không thể chấp nhận được!” - ông trưởng thôn quyết liệt.
Thái độ không khoan nhượng của người dân xóm núi Đồng Quân đã được biểu thị ngay tức thì: ngay sau tiếng loa xé nát buổi trưa hè yên ả, nhân dân hai thôn từ người già, thanh niên đến phụ nữ lập tức túa ra đầy đường. Dân hai đầu dồn lại đánh trả đám côn đồ. Từ bộ dạng hung tợn lúc đầu, bọn côn đồ phải dần rút lui, để cuối cùng đã phải nhận một trận đòn nhớ đời.
“Người dân xóm núi đại thắng!” - một tờ báo trong nước giật tít đầy hả hê. Nhưng còn hả hê hơn nhiều, vào một lần hiếm hoi “luật rừng” đã thành công. 
Trong cái tâm cảm “luật rừng” ấy, cả hai phía chính - tà đều hiện diện. Nhưng nhân tố đáng ra phải có mặt - lực lượng bảo vệ pháp luật - thì lại vắng bóng đến không thể hiểu nổi.
Như một thói quen đã trở thành cố tật, chỉ sau khi trận đánh không chính danh trên kết thúc, công an huyện Nho Quan mới chính thức ló mặt tại hiện trường để làm nốt công đoạn cuối của việc “phá án”.
Tự xử dân chúng
Những tay blogger có đầu óc hài hước nhất vẫn thường chua chát giễu cợt” Việt Nam có cả một rừng luật, nhưng chỉ có một thứ duy nhất được dùng là luật rừng”. 
“Phép vua thua lệ làng” cũng từ cổ chí kim được viện dẫn và hành xử như một thói quen văn hóa độc đáo của người dân Việt, đặc biệt ở những vùng nông thôn miền Bắc.
Từ năm 2010 về trước, khi kinh tế còn tạm đủ sức cầm cự với lạm phát và phân hóa xã hội chưa lộ ra cái hố đen ngòm ngoác rộng của nó, phân cực dân sinh cũng âm thầm tiềm ẩn hơn chứ chưa bị đẩy tình thế vào cảnh hỗn mang như hiện nay. 
Nhưng khi hiện tượng “rào làng” bắt đầu xuất hiện ở những địa phương như vùng phố núi Ninh Bình, người ta cũng bắt đầu chứng kiến cảnh đồng tâm hiệp lực giữa những gia đình cùng làng xã để bảo vệ quyền lợi “giết trộm”. Cảnh sắc đó đã vừa diễn ra ở Bắc Giang, nơi có đến 800 người dân đồng ký vào một lá đơn chưa từng có tiền lệ: nhận tội danh đánh đến chết những kẻ trộm chó. 
Trước hành động phản ứng chưa từng có trên, chính quyền và ngành công an Bắc Giang trở nên lúng túng và rơi vào thế bị động. Thay cho việc bắt giữ vài người dân đầu trò trong vụ đánh chết cẩu tặc, vào lúc này nhà chức trách phải đối mặt với một thái độ có thể được xem là vượt qua sợ hãi để “sống chết có nhau” của dân làng. Tinh thần tập thể hành động như thế hẳn làm dư luận nhớ đến 13.000 người dân ở làng Ô Khảm của Trung Quốc, vào năm 2011 đã rào làng để phản kháng chế độ trưng thu đất đai vô lối mà đã gây ra cái chết của một trong những người cầm đầu nhóm phản kháng trong đồn công an địa phương.
Không hề có dấu hiệu hoang tưởng từ những người dân Bắc Giang, mà tinh túy hơn thế nhiều, 800 người dân đồng ký đơn nhận tội ở Bắc Giang đã công khai phơi bày một chủ đích có tính toán và mang dấu ấn thách thức chính quyền. Suy luận đơn giản là chính quyền không thể khởi tố tất cả dân làng, nhưng suy diễn phức tạp hơn là không phải chính quyền muốn làm gì thì làm trong bối cảnh đầu óc dân chúng đã tràn ngập tư tưởng bất mãn và sẵn sàng đối đầu nếu “cần thiết”. 
Bắc Giang lại là địa phương mà đã nổ ra những vụ đòi đất tập thể, tương tự Hưng Yên, Thái Bình, ngoại thành Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Nam Định… Đến lượt những địa phương này lại nằm trong cách nhìn thường trực của chính quyền về một loại “điểm nóng” cần phải tiễu trừ. 
Đất đai đã làm nên một biến động lịch sử khôn lường ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, kể cả không khí manh nha “hồi tố” như trong cuộc cải cách ruộng đất vào giữa thế kỷ 20. 
Trước vụ Đặng Ngọc Viết, một thanh niên ở Quảng Nam cũng đã dùng dao đâm vài cán bộ hiệp thương giá đền bù đất đai. Người thanh niên này say khi gây án đã chạy về nhà đâm dao vào ngực mình. Nhưng rất may trong vụ đó cả hung thủ lẫn nạn nhân đều bảo toàn được mạng sống.
Còn với trường hợp Đặng Ngọc Viết, động cơ trả thù đã trở thành đỉnh điểm của công tác “hồi tố”. Những quan chức nhà nước thực thi mệnh lệnh cao cả về thu hồi đất của dân với giá bèo đã phải trả một cái giá đắt ngang với sinh mạng của họ. “Tự xử” cũng vì thế đã biến diễn đến mức cực đoan và chắc chắn vượt trên rất nhiều “dấu hiệu nguy hiểm” mà các đại biểu quốc hội đang than thở. 
Tự xử chính quyền
Một lần nữa trong rất nhiều lần, dư luận và công luận Việt Nam phải khẩn thiết nhắc lại “cách mạng Thái Bình” mười sáu năm trước. Thế nhưng sự bất hạnh lại lộ đến chân tơ kẽ tóc: đã chẳng có một bài học nào được những người cầm cân nảy mực rút ra từ lịch sử. Mọi chuyện và thế sự vẫn trì miết trong một lối mòn tham lam, lũng đoạn và không kém ngu ngốc. Thói hoang tưởng quyền lực được sinh thời bởi ý thức hệ cầm cố đã tạo nên vô số món nợ phải đòi trong đầu óc dân quyền. 
Vụ xả lũ bị coi là hành động “giết sống” người dân mới xảy ra vào tháng 9/2013 ở Đắc Lắc cũng là một ý thức hệ táng tận lương tâm của giới quan chức điều hành thủy điện và chính quyền địa phương. Thời điểm ấn định xả lũ là vào 8 giờ sáng, nhưng phải đến một tiếng rưỡi đồng hồ sau thông báo này mới được phát ra. Đó cũng là khoảng thời gian vừa đủ để dòng lũ đỏ ngầu cuốn tung mọi thứ, từ tài sản tích góp cả đời đến ít nhất 12 sinh mạng con người, xuống vùng trũng niềm tin dân chúng… 
Với những gì đã hiện tồn cay đắng đến thế, điều bị xem là “vô cảm quan chức” vẫn còn là lời cảnh báo đầy tính nhân đạo. Giờ đây, vượt hơn thế nhiều, nhiều chính quyền địa phương càng như chìm trong cơn hôn mê vô trách nhiệm và chẳng hề đồng cảm với đồng loại. Hàng loạt điểm nóng có thể dẫn đến điểm nổ về đất đai, môi trường, tôn giáo… đã chỉ bị ụp lên bởi hàng núi công văn giấy tờ “xin ý kiến chỉ đạo”, trong đó không thiếu lời quy kết cho hành động của người dân là “xách động, manh động, chống đối…”.
Tâm trạng xã hội rối loạn trong dân chúng cũng tương tác hầu như trực tiếp với tâm lý thoái thác trách nhiệm ở các cấp chính quyền. Vụ việc càng “nhạy cảm” thì các cơ quan từ địa phương đến trung ương càng gia cố sức ép đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, và trên hết là quá khó để nhận ra một lãnh đạo nào dám chịu trách nhiệm cuối cùng. Trong khi đó, thời gian không ngừng trôi và hậu quả chẳng bao giờ ngừng lại. Rất thường là đến một thời điểm nào đó, tình hình trở nên xấu tệ để mọi chuyện có thể nhanh chóng rơi nhanh vào tình trạng mất kiểm soát.
Tự xử của dân chúng cũng rất có thể dẫn tới hành động tự phát nối kết, liên kết và gắn bó với nhau giữa các nhóm dân đấu tranh cho quyền lợi, cho dù không phải bao giờ quyền lợi của dân cũng đồng nhất với nhau. Đó cũng gần như là hình ảnh chan hòa giữa những dân oan không tôn giáo với các tín đồ - một hiện tượng đã và đang diễn ra ngày càng rộng tại vùng đáy niềm tin chính thể. 
Nếu hiệu ứng vô chính phủ xảy ra, không thể nói khác hơn là tình trạng mất kiểm soát ở Việt Nam có thể trở nên vô phương cứu chữa, rút ngắn tính chính danh của chính thể và ghê gớm hơn nhiều là xâm hại những gì còn lại của một lịch sử văn hóa.
Tự xử của dân cũng vì thế mang hơi hướng tự xử của chính quyền. Tất cả những gì mà một chính thể không thể đáp ứng sẽ luôn phải trả bằng cái giá chân đứng của chính quyền từ bị mài mòn đến tự mục rã. 
Nông thôn và một số đô thị ở miền Bắc đang chứng thực xu hướng chuyển động có tính song trùng tự xử rệu mục như thế. Dù chưa có một nghiên cứu nào phân tích về khả năng song trùng này, nhưng đáp án rõ rệt cho bài toán tự xử luôn là một điểm giao thoa, tại một thời điểm được xác định, giữa hai hành động vừa đồng pha vừa ngược chiều nhau – một thuộc về chính quyền và hành động kia bùng phát từ dân chúng. 
P.C.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Nguyễn Khánh Trung - Vài suy nghĩ nhân đọc Báo cáo tóm tắt Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục…”

Nguyễn Khánh Trung

Nhìn chung, đề án đổi mới lần này có nhiều nội dung hiện đại từ cách tiếp cận đến phương án triển khai chẳng hạn như chủ trương phát triển năng lực người học, dạy học tích hợp, phân hoá… Đây có lẽ là sự cố gắng tham khảo các mô hình giáo dục các nước tiên tiến của Bộ mà chúng ta thấy thể hiện trong các tài liệu phụ lục.
Tuy nhiên đọc hết tóm tắt báo cáo và các phụ lúc, tôi thấy vẫn chưa “đổi mới căn bản và toàn diện”, nếu không muốn nói là rất nửa vời trong tư duy. Khi tư duy nửa vời, chắc chắn công cuộc đổi mới giáo dục sắp tới cũng không thể tiến xa để có thể sánh kịp với các quốc gia tiến bộ trên thế giới vì lộ trình không có đích đến rõ ràng và hợp lý. Từ góc nhìn cá nhân và trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, tôi xin nêu một vài điểm như sau.

Mục tiêu giáo dục

Đây là điều hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại không chỉ liên quan đến cuộc đổi mới sắp tới mà liên quan đến số phận, thế đứng của nước ta trong tương lai, bởi rằng giáo dục là ngành mẹ của tất cả, là nơi đào tạo vốn con người cho xã hội mà con người là nhân tố quyết định tất cả.
Trong đề án, tôi không thấy nói đến đổi mới căn bản và toàn diện về mục tiêu giáo dục, mà chỉ là “Mục tiêu giáo dục mới tiếp tục những định hướng đúng đắn của mục tiêu giáo dục hiện hành, nhưng cần điều chỉnh, khắc phục hạn chế “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”… (Phụ lục 6). Việc phải chú trong “dạy người” trong giáo dục, đặc biệt trong giáo dục phổ thông là rất quan trọng, nhưng là mẫu người nào? Chúng ta muốn tạo ra một mẫu người tự do, tự chủ và có trách nhiệm, có đạo đức, có khả năng làm chủ bản thân, đủ năng lực giải quyết các vấn đề của chính mình cũng như của xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển, hay đào tạo ra mẫu người công cụ theo một cái khung có sẵn được định nghĩa bởi một số người dựa trên các tư tưởng trong quá khứ? Mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay theo luật định là đào tạo “con người Việt Nam XHCN” (điều 27, khoản 1 – Luật Giáo dục 2005).
Tôi không bàn tới nội hàm của khái niệm mẫu người XHCN là tốt hay xấu, nhưng khi chúng ta đã thiết đặt một khuôn mẫu có sẵn để hướng tất cả trẻ em vào đó, thì tự điều này đã là vấn đề, và tạo ra nhiều mâu thuẫn. Cứ giả thiết rằng, cái khuôn “con người Việt Nam XHCN” là khuôn vàng thước ngọc, thì việc hướng tất cả người trẻ vào đó cũng không tốt, vì khi làm như vậy, sẽ tạo ra một sự đồng loạt về cách tư duy cũng như hành động nơi sản phẩm đào tạo, đi ngược lại với chủ trương “khác biệt hoá” mà Đề án đổi mới đề cập tới.
Khác biệt hoá trong giáo dục không chỉ là việc tăng cường các môn tự chọn trong chường trình, cá nhân hoá trong cách thức tổ chức giảng dạy, mà còn là tôn trọng sự khác biệt nơi mỗi cá nhân học sinh. Mỗi con người là mỗi thực thể duy nhất, khác biệt với những người khác, người giáo viên phải là “nhà nông” có trách nhiệm tìm hiểu sự khác biệt của từng học sinh để có những kế hoạch chăm chút cho từng “mầm non” tự lớn lên một cách tốt tươi khoẻ mạnh về tinh thần trí tuệ và thể chất theo cách của từng học sinh, chứ không phải để lùa tất cả các em vào chung một cái rọ, cho chung tất cả mào một cái khung đã được thiết định sẵn trong quá khứ nhằm đúc ra những sản phẩm đồng loạt như rô – bô.
Tôi không phủ nhận quá khứ, nhưng mục tiêu giáo dục không phải là vì quá khư và hướng về quá khứ, giáo dục phải hướng về tương lai, phải vượt lên các thiết chế khác để có thể soi đường cho toàn xã hội phát triển cũng như chuyẩn bị vốn nhân lực cho xã hội tương lai. Tri thức phát triển như một dòng chảy, việc trang bị cho người học một số kiến thức và giá trị trong quá khứ là để người học có nền tảng nhằm thiết kế nên những cái mới cho tương lai. Các nước dân chủ phát triển không đưa ra bất kỳ một mẫu hình nào có sẵn, cũng không bắt người học phải trung thành với bất cứ thứ gì trong quá khứ, nhưng họ đào tạo những con người tự do và tự chủ, trang bị cho các công dân tương lai có đủ khả năng làm chủ và phát triển xã hội tương lai của chính các em. Đó là quyền của học sinh, là quy luật phát triển.
Giáo dục hiện đại chú ý đến khả năng độc lập trong tư duy của người học, chú ý đến văn hoá phản biện mà học sinh phải có. Vì tinh thần tự do và độc lập trong tư duy là yếu tố quan trọng của con người tự chủ, thói quen và khả năng phản biện là cách thức thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. Thuật ngữ “phản biện” “tư duy độc lập” hầu như không hề thấy trong suốt nội dung của tóm tắt báo cáo Đề án đổi mới (hi vọng là có mà tôi không tìm ra).
Tóm lại, theo tôi, Đề án vẫn ở dạng “tư tưởng không thông” và cứ theo logic thì sẽ dẫn đến hành động “mang bình tông không nổi”. Các nước dân chủ phát triển, đào tạo con người tự do, tự chủ với các phương cách như khác biệt hoá, dân chủ hoá, trang bị cho người học khả năng phản biện và tư duy độc lập vv là hoàn toàn phù hợp với một xã hội dân chủ, nơi đó sự khác biệt được đề cao và tôn trọng như một giá trị. Theo tôi, chúng ta khó lòng có thể thể áp dụng phương cách giáo dục hiện đại như các nước tiên tiến để mong đi đến một mục tiêu khác hẳn họ. Hai đích đến khác nhau ắt hẳn phải đi trên hai con đường khác nhau.

Giáo dục toàn diện

Cụm từ “giáo dục toàn diện” được nhắc đi nhắc lại khá nhiều trong báo cáo tóm tắt Đề án cũng như trong các phụ lục, nhưng tôi không thấy tài liệu nêu ra định nghĩa rõ ràng, cũng không thấy làm thế nào để có thể tạo ra con người phát triển toàn diện. Giáo dục toàn diện là giáo dục học sinh phát triển về mọi mặt: trí tuệ, tinh thần đạo đức và thể chất. Trí tuệ, đạo đức thì có đề cập nhiều, nhưng làm thế nào để giúp học sinh phát triển về thể chất nếu Bộ Giáo dục không kết hợp với bộ Y tế và hệ thống an sinh xã hội để chăm sóc các em?
Trong đề án cũng nhấn mạnh là phải đẩy mạnh tuyên truyền để kêu gọi toàn dân ý thức và tham gia vào công cuộc đổi mới, nhưng chỉ kêu gọi tham gia thực hiện mà không để dân tham gia thiết kế nên nội dung của những đổi mới thì e rằng không hiệu quả. Hãy học cách làm của người Phần Lan, Phần Lan cũng đang xây dựng chương trình giáo dục khung dành cho giáo dục cơ bản mới và sẽ áp dụng kể từ năm học 2006, tôi xin liệt kê các thành phần tham gia hội đồng soạn thảo dự án đổi mới dưới đây để chúng ta biết cách làm của họ:
Uỷ ban làm công tác chuẩn bị bao gồm các thành phần: Nhóm chỉ đạo thuộc Hội đồng Giáo dục Quốc gia; Giám đốc ban doanh nghiệp; Giám đốc – Phó Chủ tịch ban giáo dục tiếng Thụy Điển; Lãnh đạo thanh tra giáo dục; lãnh đạo ban thư ký của Hội đồng Giáo dục. Đây là các thành viên lãnh đạo của nhóm soạn thảo. Ngoài ra còn có các thành viên khác bao gồm: Cố vấn của Bộ Giáo dục và Văn hoá; Chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế và các vấn đề xã hội; Giám đốc cơ quan Y tế và Phúc lợi; Chuyên gia các công đoàn giáo dục; Tổng thư ký liên bang; Đại diện các chính quyền địa phương; Phó tổng hiệp hội các hiệu trưởng Phần Lan; Chủ tịch hiệp hội các hiệu trưởng các trường đào tạo (nghề) Phần Lan; Chủ tịnh, chuyên gia giáo dục và văn hoá Opsia; Đại diện hiệp Hội Phụ huynh Phần Lan; Đại diện Hội các nhà xuất bản sách Phần Lan; Đại diện Liên đoàn Công nghiệp Phần Lan; Chuyên gia phụ trách về thị trường lao động, giáo dục và đào tạo của Hiệp hội Công đoàn Phần Lan … Lịch trình, đường hướng, cơ cấu nhân sự của nhóm soạn thảo được đăng công khai trên webside của dự án cải cách (www.oph.fi/ops2016)
Như vậy, chúng ta thấy tác giả của Chương trình khung quốc gia là một tập hợp những đại diện các tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ văn hoá, chính trị, kinh tế, đến các đại diện cho thị trường lao động, y tế, an sinh xã hội, cũng như đại diện chính quyền địa phương, hội phụ huynh, v.v... trong sự theo dõi và đóng góp ý kiến của toàn dân một cách trực tiếp. Như vậy, từ yếu tố nhân sự, đến quy trình diễn tiến xây dựng chương trình khung quốc gia đều có sự đóng góp của tất cả các thành phần trong xã hội chứ không phải chỉ là thẩm quyền riêng của một bộ phận nào hay chỉ là chuyện riêng của Bộ Giáo dục Phần Lan.
Đây là một cách làm dân chủ, chương trình giáo dục khung quốc gia là thành phẩm của một sự thương lượng chung gồm nhiều thành phần và lãnh vực khác nhau trong xã hội, là ý chí của toàn dân. Khi mỗi thành phần, mỗi người dân thấy lợi ích của mình, của con em mình trong đó, thì dĩ nhiên họ sẽ nhiệt tình tham gia vào công cuộc giáo dục.
Nguyễn Khánh Trung

Không bất ngờ

Chi thường xuyên trong 8 tháng đầu năm vẫn tăng nhanh trong bối cảnh Chính phủ thường xuyên kêu gọi "thắt lưng buộc bụng”, ngẫm cho cùng không phải là chuyện bất ngờ. Thậm chí, có thể đoán trước được nếu nhìn lại việc thực thi một loạt các chương trình cắt giảm trong mấy năm qua.

Năm 2011, năm "đinh" về cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11 của Chính phủ thì một loạt tỉnh, thành vẫn xin thêm vốn xây dựng trụ sở mới, tượng đài... Nhiều địa phương cũng chỉ cắt giảm các dự án đang còn trên giấy rồi lấy đủ các lý do để vẫn tiếp tục khởi công, khánh thành văn phòng, hội sở. Cắt giảm và nâng cao hiệu quả đầu tư công tới nay vẫn luôn là thách thức đối với chúng ta dù đây là giải pháp được đánh giá là cực kỳ hữu hiệu cho nền kinh tế.
"Càng cắt càng phình to" cũng là kết quả sau 5 năm (2007- 2012) thực hiện chương trình tinh giản biên chế của Bộ Nội vụ. Thống kê cho thấy, nói là "tinh giản" nhưng thực chất, 90,5% đối tượng bị tinh giản là đến tuổi về hưu trong khi những đối tượng không đáp ứng được yêu cầu công việc hay thiếu tinh thần trách nhiệm thì lại thường nằm trong danh sách an toàn.
Với tình trạng hụt thu ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục đề xuất cắt giảm biên chế để giảm chi tiêu. Đề xuất này là hoàn toàn hợp lý nhưng thực hiện không dễ dàng. Cụ thể, đầu năm 2013 trong cuộc họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, có 30% công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Tỷ lệ 30% công chức "ngồi chơi hưởng lương nhà nước" được nhắc đến rất nhiều trong các hội nghị, hội thảo, nghị trường Quốc hội và là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tinh giản biên chế. Thế nhưng cách đây chưa đầy 1 tuần, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình lại khẳng định, chỉ có 1% tỷ lệ cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Liệu kế hoạch cắt giảm biên chế có thể triển khai hiệu quả không khi các con số còn khác nhau như nói trên?    
Tương tự, năm 2012 là năm đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm nhưng dư luận không khỏi choáng váng với các buổi lễ được tổ chức rất hoành tráng của rất nhiều tập đoàn - tổng công ty chỉ để công bố... việc cắt giảm chi phí, chống lãng phí. Những "ông lớn" này sau đó, hầu hết nằm trong danh sách thua lỗ, nợ nần và đòi tăng giá dịch vụ, sản phẩm...
Điểm qua một vài chương trình lớn để thấy, việc "phóng tay" trong chi tiêu của ta đã trở thành thói quen, thành căn bệnh mãn tính rất khó chữa. Kết quả là, ngân sách đang đứng trước nguy cơ hụt thu 60.000 tỉ đồng trong năm nay thì chi thường xuyên 8 tháng đầu năm đã lên tới 424.430 tỉ đồng, chiếm 65% dự toán năm; Trong khi chúng ta phải nâng lên, đặt xuống việc giảm thuế từ 25% xuống 22% hay 20%; giảm ngay trong năm nay hay qua đầu năm 2014 thì ngân sách vẫn phải chi cho bộ máy công chức cồng kềnh, thiếu hiệu quả; trong khi chúng ta đau đáu với việc tăng thu thuế, phí từ người dân, doanh nghiệp thì chi lễ hội, mua sắm tài sản công, xây dựng trụ sở mới vẫn còn ì xèo...
Vì vậy, chữa căn bệnh lãng phí ngân sách không chỉ, không nên bằng cách tăng thu mà tốt nhất hãy giảm thu để giảm chi. Giảm thu vừa có tác dụng nuôi dưỡng nguồn thu, vừa khiến chúng ta không có nhiều tiền để xài phí. Chỉ có như vậy, mới hy vọng trị được căn bệnh "vung tay quá trán" trong chi tiêu ngân sách đã tồn tại nhiều năm nay.
Nguyên Hằng

Stan Fedun - Rượu đã thống trị nước Nga như thế nào

Diên Vỹ chuyển ngữ
25.09.2013

Hình ảnh của một người Nga nghiện rượu: mũi đỏ, râu không cạo, tay nắm chặt chai vodka. Bên cạnh anh ta là nửa lọ dưa chuột muối và một ổ bánh mỳ đen để giúp đẩy thứ chất lỏng quái quỷ đi xuống. Niềm hạnh phúc đẫm đầy chất cồn khiến anh ta ca hát một cách vui sướng. Thế giới của anh có thể không hoàn hảo nhưng cơn say làm anh thấy nó như thế.
Căn cứ theo Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO), hiện nay tại Liên bang Nga thì trong năm người chết thì có một người chết vì liên quan đến rượu, so với tỉ lệ 6,2% nam giới trên toàn thế giới. Trong bài viết của mình vào năm 2000 “Bước đầu: AA và Bệnh nghiện rượu ở Nga” (AA: Alcoholics Anonymous: Hội Những người Nghiện rượu Vô danh, một tổ chức giúp cai rượu - ND), Patricia Critchlow ước đoán là có khoảng 20 triệu người Nga mắc bệnh nghiện rượu trong một quốc gia chỉ có 144 triệu dân.
Nhân vật nghiện rượu Nga là một hình ảnh cố hữu kéo dài từ thời kỳ Nga hoàng, trong thời kỳ Cách mạng Nga, trong thời kỳ Liên bang Sô viết, trong thời kỳ chuyển đổi từ xã hội chủ nghĩa chuyên chế sang dân chủ tư bản, và anh ta vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội ngày nay. Anh ta ngồi trên chiếc ghế công viên gãy nát hoặc trên các tam cấp của nhà ga với điếu thuốc lá thỏng trên môi, tính toán đến việc kiếm ở đâu ra chai rượu kế tiếp và liệu anh ta có thể xoay trở nổi hay không.
Chính quyền Nga đã liên tục tìm cách đối phó với tệ nạn này, nhưng chẳng có kết quả mấy: đã có bốn đợt cải cách trước năm 1917, và những biện pháp tổng thể được áp dụng trong thời kỳ Sô Viết trong những năm 1958, 1972, và 1985. “Sau mỗi chiến dịch quyết liệt tăng cường chống rượu, xã hội Nga lại thấy mình đối diện với nạn say sưa và nghiện rượu càng trầm trọng hơn,” G.G. Zaigraev, giáo sư Khoa học Xã hội và người đứng đầu Hội Khoa học thuộc Viện Xã hội Học tại Học viện Khoa học Nga giải thích. Chứng nghiện tiền thu nhập từ rượu của Kremlin đã xóa bỏ đi nhiều nỗ lực nhằm giúp người Nga bớt uống rượu: Ivan Bạo chúa từng khuyến khích thần dân của mình uống cạn đến đồng kopeck cuối cùng tại những quán rượu của chính quyền để nêm chặt ví của vị hoàng đế này. Trước khi Mikhail Gorbachev nắm quyền vào những năm 1980, các nhà lãnh đạo Sô Viết xem việc bán rượu như là một nguồn thu nhập của chính phủ và không nhìn nhận việc uống rượu nhiều là một vấn nạn xã hội trầm trọng. Trong năm 2010, bộ trưởng tài chính Nga là Aleksei L. Kudrin đã giải thích rằng cách tốt nhất mà người Nga có thể giúp “nền kinh tế đang què quặt của nước nhà là hút thuốc và uống rượu nhiều thêm, qua đó mà trả thêm thuế.”
Qua hình thức tạo điều kiện cho việc bán và phân phối rượu, điện Kremlin từ lâu đã có ảnh hưởng đáng kể trong những thập niên gần đây. Nhưng lịch sử rượu chè của Nga đã có từ nhiều thế kỷ trước.
Vào năm 988, Hoàng tử Vladimir quyết định chuyển quốc gia của mình sang đạo Thiên Chúa giáo Chính thống (Orthodox Christianity - ND), một phần vì đạo này cho phép được uống rượu. Theo truyền thuyết, các tu sĩ ở Tu viện Chudov trong điện Kremlin là những người đầu tiên đã nếm mùi vị của vodka vào cuối thế kỷ thứ 15, nhưng theo nhà văn Nga Victor Erofeyev thì “Hầu như mọi thứ trong câu chuyện này đều mang tính hình tượng một cách thái quá: sự liên quan của những tu sĩ, tên của tu viện, vốn không còn nữa (chudov có nghĩa là “kỳ diệu”), và bối cảnh của nó tại thủ đô nước Nga.” Vào năm 1223, quân đội Nga bị thất trận thảm hại trước quân xâm lược Mông Cổ và Tartar một phần là vì họ đã say xỉn khi lâm trận.
Ivan Bạo chúa đã thiết lập những nhà kabak (nơi nấu và bán rượu) vào những năm 1540, và đến những năm 1640 chúng đã chiếm vị thế độc quyền. Vào năm 1648, các cuộc nổi loại chống các quán rượu nổ ra trên khắp đất nước, vào lúc ấy một phần ba nam giới đã bị mang nợ từ các quán rượu. Trong những năm 1700, để lập lại trật tự, Peter Đại đế đã giành độc quyền trong ngành chế biến vodka và đã trục lợi từ thói nghiện rượu của thần dân mình. Heidi Brown, người đã sống ở Nga trong 10 năm để viết bài cho tạp chí Forbes, giải thích rằng “Peter Đại đế đã ra chiếu chỉ rằng những người vợ của các nông dân sẽ bị ăn roi nếu họ tìm cách kéo những ông chồng đang cạn chén ra khỏi quán rượu trước khi các ông ấy muốn về.”
Peter Đại đế cũng đã tìm được một nguồn cung cấp nhân công miễn phí dồi dào bằng cách cho phép những ai mắc nợ vì nhậu nhẹt không phải ngồi tù của chủ nợ bằng cách phục vụ trong quân đội 25 năm.
Việc uống rượu lan tràn và quá mức không chỉ được chấp thuận mà còn được khuyến khích như là một cách để thu nhập ngân sách. Đến những năm 1850, gần phân nửa lượng tiền thuế của chính quyền Sa Hoàng có được là từ việc bán vodka. Sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, Lenin đã cấm vodka. Nhưng sau khi ông chết, Stalin đã dùng việc bán vodka để giúp chi trả cho quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa ở Liên Sô. Cho đến những năm 1970, lượng thuế từ rượu một lần nữa lại chiếm đến một phần ba thu nhập ngân sách của chính phủ. Một nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ rượu đã tăng hơn gấp đôi giữa năm 1955 và 1979, lên đến 15,2 lít mỗi đầu người.
***
Đã có lập luận cho rằng việc tiêu thụ rượu mạnh mẽ cũng được dùng như những phương tiện nhằm giảm thiểu sự đối lập chính trị và như một hình thức đàn áp chính trị. Sử gia và nhà chống đối Nga Zhores Medvedev vào năm 1996 đã cho rằng “Cái thứ ‘thuốc phiện của quần chúng’ [vodka] này có lẽ đã giải thích được tại sao tài sản chính phủ Nga đã có thể phân bố và các doanh nghiệp nhà nước được chuyển sang sở hữu tư nhân một cách mau chóng mà không dẫn đến bất kỳ một bất an xã hội nào cả.” Vodka luôn là một thứ máy làm ra tiền ở Nga, có lẽ nó cũng là một thứ máy sản xuất ra chính quyền.
Cho đến hôm nay, chỉ có hai chiến dịch chống rượu toàn diện ở Nga, cả hai đều xảy ra trong thời kỳ Liên bang Sô viết: một lần dưới thời Vladimir Lenin và lần kia dưới thời Mikhail Gorbachev. Tất cả các nhà lãnh đạo khác hoặc là tảng lờ sự hiện hữu của nạn nghiện rượu hoặc thừa nhận vấn đề tiêu thụ rượu quá độ nhưng chẳng làm việc gì đáng kể để đối phó. Critchlow đã viết rằng “Dưới thời các chính phủ Stalin, Khrushchev and Brezhnev, những hình phạt nặng nề được đưa ra cho những ai phạm tội trong lúc say rượu, nhưng việc uống rượu quá độ lại không được xem như một đe doạ đối với xã hội, có lẽ vì bản thân các nhà lãnh đạo cũng là những người thích nhậu, đã xem việc uống rượu như một chiếc van xả đối cho thái độ bất mãn.”
Tháng Năm năm 1985, Gorbachev đã công bố một đạo luật và một chiến dịch tầm cỡ như là một phần của cuộc chiến tranh mới từ Kremlin chống lại nạn nghiện rượu - lúc ấy đang là vấn nạn xã hội lớn nhất và là căn bệnh đứng thứ ba sau các chứng tim mạch và ung thư ở Liên bang Sô viết. Nó đã được nhiều người xem là một kế hoạch kiên quyết và có tác dụng nhất cho đến nay: tỉ lệ sinh con tăng, tuổi thọ tăng, vợ thấy mặt chồng thường xuyên hơn, và năng lượng sản xuất khá hơn. Tuy nhiên, sau một đợt tăng giá rượu và sản lượng rượu quốc gia bị giảm, một số người đã bắt đầu tích trữ đường để nấu rượu lậu, và những người khác tự đầu độc mình bằng những hoá chất gây say nguy hiểm như dung dịch làm mát máy xe. Sự bực bội của người dân đối với chiến dịch chống rượu của Gorbachev có thể được tóm gọn trong câu chuyện cười thời Sô viết: “Người ta đang xếp hàng dài để mua vodka, và có một gã khốn khổ không thể chờ thêm được nữa: ‘Tớ đi đến Kremlin để giết Gorbachev,” gã bảo. Một giờ sau gã quay lại. Dòng người xếp hàng vẫn còn đấy, và mọi người hỏi gã, ‘Cậu đã giết ông ấy chưa?’ ‘Giết ông ta?!’ gã trả lời. ‘Dòng người xếp hàng để làm việc ấy còn dài hơn ở đây!”
Bất chấp những nỗ lực của Gorbachev, đến cuối thời đại Sô viết, nạn nghiện rượu vẫn bám chặt nước Nga. Sự thành công của chiến dịch cuối cùng lại đưa đến thất bại của nó: chi tiêu vào rượu tại những cửa hàng nhà nước giảm đến hàng tỉ rúp từ năm 1985 đến 1987. Chính phủ đã ước lượng rằng suy giảm thu nhập này sẽ được bù đắp cao hơn bởi năng suất chung được dự đoán là sẽ tăng đến 10 phần trăm, nhưng cuối cùng thì dự đoán này đã không đạt được.
Sau khi Liên Sô sụp đổ, tình trạng nhà nước độc quyền về rượu đã bị huỷ bỏ vào năm 1992, điều này dẫn đến việc tỉ lệ cung cấp rượu gia tăng ở cấp số mũ. Vào năm 1993, mức độ tiêu thụ rượu đã đạt mức 14,5 lít rượu nguyên chất cho mỗi đầu người, biến Nga thành quốc gia tiêu thụ rượu nhiều nhất thế giới. Đến nay, thuế đánh vào rượu vẫn còn thấp, một chai vodka rẻ nhất có giá chỉ 30 rúp (1USD). Như Tom Parfitt đã giải thích trong bài viết trên báo Lancet vào năm 2006, “Câu trả lời đơn giản về việc tại sao có quá nhiều người Nga trở thành con mồi của rượu… vì nó rẻ. Có khoảng 30-60% rượu được sản xuất lậu, vì thế chúng không bị đánh thuế. Một lượng lớn rượu được tuồn ra trong những ‘ca đêm’ tại các xí nghiệp có giấy phép, nơi các nhân viên kiểm tra nhà nước được hối lộ để cắt bỏ những nhãn hiệu chứng nhận trên các dây chuyền sản xuất vào cuối ngày làm việc.”
Vladimir Putin đã lên án việc nhậu nhẹt quá độ và Dmitri Medvedev từng gọi chứng nghiện rượu ở Nga là một “thiên tai”, nhưng bên cạnh những khẩu hiệu, chẳng có biện pháp gì được đưa ra để thắt chặt việc quản lý ngành sản suất rượu, và cũng chẳng có một chương trình rõ rệt nào được tiến hành nhằm chống lại nạn nghiện rượu. Gennady Onishchenko, Giám đốc Cơ quan Kiểm tra Y tế Liên bang Nga đã kêu gọi chính phủ nên chi tiêu nhiều hơn vào việc chữa bệnh nghiện rượu để đối phó với tỉ lệ tử vong liên quan đến rượu vốn đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1990, ông cho rằng các biện pháp cấm đoán và tăng thuế thì phản tác dụng.
Hiện nay, cách thức chủ yếu để cai rượu ở Nga là phương pháp đề xuất của khoa Giải nghiện (Narcology - ND) (một chuyên khoa thuộc ngành tâm thần của Nga chuyên trị các chứng nghiện). Phương pháp Giải nghiện, còn được gọi là “giải mã”, là một qui trình nhằm kích thích tính phản ứng đối với rượu trong tiềm thức bệnh nhân.
”Trong khi nhiều khía cạnh trong lĩnh vực chữa trị chứng nghiện ngập ở Nga đã được chuyển hoá mạnh mẽ trong những năm 1990, cấu trúc chung của hệ thống chữa trị do nhà nước đài thọ vẫn không có thay đổi quan trọng từ những năm 1970, khi hệ thống bài trừ nghiện ngập Sô viết được thành lập,” Eugene Raikhel thuộc Đại học Chicago viết. Những phương pháp ít phổ biến hơn được dùng để chữa trị bệnh nghiện rượu và ma tuý bao gồm việc “giải phẫu” não bộ bằng kim và “đun sôi” bệnh nhân bằng cách tăng thân nhiệt của họ nhằm giảm thiểu những triệu chứng vật vã của cơn nghiện. Những phương pháp cai rượu thông dụng như hội Nghiện rượu Ẩn danh cũng có mặt ở Nga, nhưng chúng không được Kremlin chính thức công nhận và không được nhà nước tài trợ, khiến chúng trở nên khan hiếm và thiếu nguồn vốn.
Nhà thờ Chính thống Nga cũng nghi ngờ các chương trình tự chữa này. Critchlow giải thích, ”Bất chấp thành tích chữa trị nhiều người nghiện rượu và ma tuý, các chương trình tự cai như hội Nghiện rượu Ẩn danh và Nghiện Ma tuý Ẩn danh… đã gặp phải chống đối ở Nga, đặc biệt là từ giới chuyên môn y tế, quan chức chính phủ và các giáo sĩ Nhà thờ Chính thống Nga.” Bà viết thêm ”Các thành viên của giới giáo sĩ Nhà thờ Chính thống đã bày tỏ sự hoài nghi đối với phong trào tự chữa trị, thường vì họ xem nó như là một loại tà giáo đang tràn vào nước Nga.”
Năm 2010, Nhà thờ Chính thống xem hội Nghiện rượu Ẩn danh như một ”công cụ hữu hiệu trong việc phục hồi các con nghiện rượu và ma tuý,” trong khi tuyên bố rằng họ cũng thành lập chương trình chữa chạy chứng nghiện rượu của riêng mình.
Trong khi ấy, nhiều người Nga vẫn thích sử dụng các phương pháp chữa trị truyền thống hơn. ”Tôi tham dự hội Nghiện rượu Ẩn danh và đã không tin vào tai mình. Họ chẳng tôn thờ Chúa và còn nói rằng họ tự mình chiến thắng bệnh nghiện rượu. Điều này khiến họ đầy ắp tự hào,” một tín đồ Chính thống đã viết trên blog của mình. ”Tôi quay lại Nhà thờ. Ở đấy, họ chiến thắng nó bằng lời cầu nguyện và phép kiêng cữ.”

"Lạc Long Quân và Âu Cơ" sánh vai cùng lịch sử nhân loại

(Dân trí)- Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có cách giải thích khác nhau về nguồn gốc loài người. Nếu dân tộc Việt Nam có "Lạc Long Quân và Âu Cơ", thế giới có muôn vàn câu chuyện khác để kể...

Truyền thuyết về Bàn Cổ (Trung Quốc)
Lạc Long Quân và Âu Cơ sánh vai cùng lịch sử nhân loại
 
Theo truyền thuyết của Trung Quốc, xưa kia vũ trụ trước khi được tạo ra là một quả trứng lớn và hỗn loạn. Từ trong quả trứng này Bàn Cổ được sinh ra, ông đã ngủ trong quả trứng đó trong vòng 18 ngàn năm. Khi tỉnh dậy, trời đất đều tối thui, Bàn Cổ vươn tay và chân làm mở tung quả trứng. Ánh sáng và dương khí dâng lên hình thành một bầu trời xanh cao lớn.
 
Đồng thời, âm khí nặng và dày hạ xuống hình thành vùng đất rộng bao la.Vũ trụ từ đó có trời và đất. Bàn Cổ trụ trời và đất, dần dần bầu trời trở nên cao hơn và mặt đất trở nên rộng hơn. Mười tám ngàn năm trôi qua, bầu trời không thể cao thêm và mặt đất không còn có thể hạ thấp thêm được nữa. Từ đó Bàn Cổ trở thành vị thần cai quản trời và đất, và bằng cách này trái đất không trở lại trạng thái hỗn loạn của nó. Bàn Cổ là vị thần duy nhất cai quản trời và đất.
 
Trạng thái của thế giới đi theo cảm xúc của ông ta.Khi ông hài lòng, bầu trời quang đãng, và khi ông giận dữ, thời tiết trở nên u ám.Giọt nước mắt của ông đem mưa đến và hơi thở mạnh của ông đem đến những cơn gió mạnh. Khi ông ta chớp mắt, sấm sét đến và khi ông ta ngáy sấm chớp rầm rầm. Rất nhiều năm trôi qua, bầu trời rất cao và trái đất rộng thênh thang. Bàn Cổ sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, cơ thể ông đã biến thành mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, núi, sông và cây cỏ…
Truyền thuyết về thần Atum (Ai Cập)
Lạc Long Quân và Âu Cơ sánh vai cùng lịch sử nhân loại
Trong văn hóa Ai Cập cổ đại Atum là một trong những vị thần quan trọng nhất và thường xuyên được nhắc tới, cùng nhiều bằng chứng được tìm thấy trong Văn tự trong Kim tự tháp, ông được miêu tả như một đấng sáng tạo và là vua của các vị vua.
 
Theo truyền thuyết, từ một gò đất nổi nên từ vùng biển nguyên thủy Nu, thần Atum đã xuất hiện. Là sản phẩm duy nhất của năng lượng và vật chất tồn tại trong thời hỗn mang, ông đã tạo ra các vị thần và con người thông qua sự cô đơn của mình trong vũ trụ. Trong một lần hắt hơi của mình, ông đã gieo mầm và tạo ra Shu, vị Thần của Không khí, tiếp đó ông đã tạo ra Tefnut, nữ thần của Độ ẩm.
 
Hai nam thần và nữ thần đầu tiên này rất tò mò về những vùng biển nguyên sinh bao quanh họ, họ quyết định đi để khám phá vùng biển này và sau đó biến mất vào bóng tối vĩnh cữu. Không thể chịu đựng những mất mát quá lớn của mình, Atum đã phái một sứ giả Lửa để tìm các con của mình. Những giọt nước mắt của niềm vui mà ông nhỏ xuống tạo ra những con người đầu tiên.
Truyền thuyết về âm thanh khởi thủy (Hindu)
Lạc Long Quân và Âu Cơ sánh vai cùng lịch sử nhân loại
Trong thần thoại Hindu, thế giới được tạo ra và duy trì từ quyền năng của 3 vị thần tối cao: đấng tạo hóa Brahma, đấng bảo hộ Vishnu, đấng hủy diệt Shiva. Giữa biển rộng lớn tối đen vô tận, thần Vishnu nằm ngủ trên lưng một con rắn nhiều đầu khổng lồ. Giữa khoảng không tĩnh lặng và thanh bình một âm thanh ồn ào vọng ra truyền đi một sức mạnh rất lớn, đó là tiếng Om (Aum), âm thanh khởi thủy, ngôn từ của hoàn vũ. Đêm kết thúc, thần Vishnu thức tỉnh, một hoa sen từ lỗ rốn thần Vishnu mọc ra trên một cuống dài do Vayu, vị thần gió đầy sức mạnh nắm giữ. Ngồi giữa hoa sen ấy là Brahman, vị thần bắt đầu công việc sáng tạo liền sau đó. Thần Brahman chia bông hoa sen ra làm ba phần tạo thành trời, đất và thiên giới. Cứ thế ông tiếp tục tạo ra vạn vật, muôn loài, ban cho chúng sự sống và sức mạnh.
Truyền thuyết về Izanagi và Izanami (Nhật Bản)
Lạc Long Quân và Âu Cơ sánh vai cùng lịch sử nhân loại
Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Kí, viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù… Có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cao Thiên Nguyên, từ đó nhìn xuống chỉ thấy bóng tối, sương mù và nước. Hai vị thần trong tuổi thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhận nhiệm vụ làm cho mặt đất sinh sôi nẩy nở. Họ bước qua Thiên Phù Kiều, chiếc cầu nối trời và đất, dùng cây mâu quậy sóng cho kết đọng lại mà thành đảo Onogoro và xuống đó. Izanagi và Izanami xây dựng một lâu đài và sinh ra 8 hòn đảo mới, gộp thành phần lớn nước Nhật ngày nay.
 
Nữ thần Izanami khi sinh hạ Hỏa Thần Kagu-tsuchi bị bỏng mà chết. Tức giận, Izanagi dùng kiếm chém Kagu-tsuchi thành 8 khúc, mỗi khúc trở thành 1 ngọn núi lửa rải rác khắp Nhật Bản. Không chịu nổi cảnh cô đơn, Izanagi xuống địa ngục tìm vợ nhưng không thành. Trên đường trở về, trong lúc tẩy uế cho thanh khiết tại Tsukushi, từ cơ thể thần sinh ra một loạt các vị thần khác. Cuối cùng, khi rửa đến mặt thì từ mắt trái ngài sinh ra Nữ thần mặt trời, mắt phải sinh ra Nam thần mặt trăng và từ mũi của ngài sinh ra Nam thần biển và gió bão.
Truyền thuyết về người khổng lồ Ymir (Thần thoại Bắc Âu)
Lạc Long Quân và Âu Cơ sánh vai cùng lịch sử nhân loại
Trong thần thoại Bắc Âu, Ymir được biết đến là người khổng lồ đầu tiên và cũng là sinh vật đầu tiên được tạo ra trong vũ trụ. Sinh ra từ những dòng sông băng, Ymir sống nhờ sữa của con bò nguyên thủy Auðumbla. Con bò Auðumbla cũng được sinh ra từ băng và sống bằng cách liếm những tảng đá và bằng cách đó, nó đã tạo ra vị thần đầu tiên là Búri. Búri là cha của Borr, và Borr sinh ra ba vị thần khác là Odin, Vili và Ve. Odin đã cùng hai em trai của mình – Vili và Ve, đã giết Ymir.
 
Họ dùng thân thể của Ymir để tạo ra vũ trụ. Sọ của Ymir dùng để tạo nên thiên đường, thịt biến thành đất, máu tạo ra hồ và biển, xương làm núi, răng và những mảnh vỡ của xương tạo thành đá, tóc tạo thành cây, mây được tạo ra từ não, còn lông mày của Ymir tạo nên Midgard (tức Trung Địa) – vùng đất của loài người. Các vị thần còn tạo ra con người từ gỗ và ban cho họ lý trí, tình cảm, giác quan.
Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (Việt Nam)
Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng thế giới giải thích chuyện loài Người
 
Theo truyền thuyết Việt Nam, Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ phụ và tổ mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây thì thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau và sinh ra 100 người con. Một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được".
 
Vì thế hai người đành chia con ra 50 người theo cha về biển, 50 người theo mẹ về núi và cùng nhau cai quản các vùng. Đây là tổ tiên của người Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu và được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang. Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam được coi là con Rồng cháu Tiên.
 
 
Phan Hạnh
Tổng hợp

Mít Đặc và Biết Tuốt (5)

 
11. Sen đầm thiếu chân
Biết Tuốt đem cho Mít Đặc bộ đồ chơi Tangram, gồm 7 mảnh gỗ cắt ra từ một hình vuông như ở bên trái hình vẽ dưới đây. Từ 7 mảnh đó có thể xếp thành nhiều hình khác nhau. (Ở VN có ông Trí Uẩn làm trò chơi tương tự, và trò của ông Trí Uẩn thực ra cũng có từ trước đó). Biết Tuốt đố Mít Đặc xếp 7 mảnh Tangram sao cho thành hình viên sen đầm như là ở phía bên phải hình dưới đây.
Mít Đặc xếp một lúc thì được hình sen đầm, có điều thiếu mất cái chân ! (Xem hình ở giữa).
Liệu Mít Đặc có đánh mất cái viên để xếp chân của sen đầm không, hay là từ bẩy manh Tangram xếp được cả hai hình sen đầm có chân và sen đầm không chân như trên ?