Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Tin thứ Sáu, 07-12-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Không chỉ là miếng ăn của ngư dân (LĐ).  – Biển của ta, ta vẫn ra khơi (TT). – Phối hợp tuyên truyền về chủ quyền biển đảo (TT).- Hàng trăm triệu đồng hỗ trợ ngư dân Hoàng Sa (CAND). Hơn 10.000 tin nhắn ủng hộ ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ). - Những người lính lần đầu lên sân khấu (TN).
2- 1443. THÔNG BÁO TỔ CHỨC MÍT TINH PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC (BS).  – Biểu tình chống TQ vào chủ nhật 09 tháng 12? (RFA). Anh Từ Anh Tú: “Phía công an thường hay nói những cuộc biểu tình như thế bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng. Tất nhiên không có bất kỳ lực lượng nào lợi dụng cả… Theo em tất cả mọi người đều có quyền biểu hiện lòng yêu nước của mình, mỗi người có cách riêng và biểu tình là một cách như thế“. Chị Phương Bích: “Chúng tôi sẳn sàng, kể cả họ bắt đi nữa“.
- Phỏng vấn GS Tương Lai: Đảng ‘nên đặt Tổ quốc lên trên hết’ (BBC). Khi những trí thức như chúng tôi kêu gọi biểu tình, chúng tôi đủ bản lĩnh để biết rõ rằng biểu tình chĩa mũi nhọn vào ai? Không ai khác là bọn xâm lược. Khi sơn hà nguy biến thì mọi người Việt Nam phải đoàn kết lại chĩa mũi nhọn vào bọn đang diễu võ dương oai ở Biển Đông, trắng trợn vạch kế hoạch lấn chiếm và quy hoạch cái gọi là thành phố Tam Sa trong đó thâu tóm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.
- André Menras Hồ Cương Quyết: Lối thoát duy nhất: phải kháng cự (BoxitVN).
- Trung Quốc bác bỏ cáo buộc ‘cắt cáp’ (BBC). “PetroVietnam cũng nói tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam để đánh bắt hải sản ngày càng nhiều và ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn có ngày số vụ xâm phạm lên tới hơn 100 lần”. – Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời về vụ tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam (CRI).
- Trung Quốc lại trắng trợn xuyên tạc sự thật (VnMedia).  - Trung Quốc cảnh báo tàu Binh Minh 2 quấy rối ngư dân TQ (RFA). - Không tin được miệng lưỡi Trung Quốc (*) (VHNA). – Vụ tàu Bình Minh 02: Trung Quốc vu cáo Việt Nam (TTXVN). – Trung Quốc ngang nhiên vu cáo Việt Nam (ĐV). - Vụ tàu Bình Minh 02: Trung Quốc ngang nhiên vu cáo Việt Nam (DT).   – Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02: TQ ‘ăn cướp, la làng’ (TTXVN).
Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí ở Biển Đông (RFI).  - Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng thăm dò dầu khí ở Biển Đông (VOA).  – Việt Nam lên án Trung Quốc ‘vi phạm nghiêm trọng’ chủ quyền ở Biển Đông (Reuters/ TCPT).
- Làm đứt cáp tàu Bình Minh 2: Trung Quốc đang muốn gì? (Infonet).   - Phỏng vấn GS Carl Thayer: Trung Quốc trả đũa Luật Biển Việt Nam? (TVN). GS Carl Thayer: Còn hộ chiếu mới của Trung Quốc, không còn nghi ngờ gì nữa, đã được phát hành trước đó một thời gian, như một hành động trả đũa trước việc Luật Biển của Việt Nam được thông qua”. Học giả Trung Quốc: ‘Đừng lôi đường 9 đoạn ra nữa’ (VNE).
- Hà Nội lúng túng trước gọng kềm của Bắc Kinh tại Biển Đông (RFI). “Là nạn nhân của chiến thuật lấy thịt đè người của đảng Cộng sản Trung Quốc, người dân Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được ‘lãnh đạo Đảng và Nhà nước’ thông báo một chiến lược bảo vệ đất nước rõ ràng và cụ thể ngoài niềm tin thụ động ‘16 chữ vàng’ .”
- Bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp cứng rắn (NLĐ). Ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: “Việt Nam cần có hành động bắt giữ các tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền và đưa ra xét xử như Nhật Bản, Philippines đã áp dụng”.
- Định hướng yêu nước của thầy trò đồng chí X (Gocomay).
Thu giữ nhiều ấn phẩm vi phạm chủ quyền VN (TN). - Phát hiện nhiều ấn phẩm vi phạm chủ quyền tuồn từ nước ngoài (TP). - Thu giữ nhiều tài liệu vi phạm chủ quyền Việt Nam (LĐ).
Miệng “kẻ sang” có gang có thép? (SGTT). - Học giả Trung Quốc phản đối ‘Hộ chiếu Lưỡi bò (TP).
Chấn động toàn cầu: Giải phóng quân kiên quyết đánh chìm tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam (BoxitVN). “Hôm qua trang BS đã cho đăng bản dịch của Quốc Thanh dịch từ trang Quân sự dọc ngang 纵横 軍事 … nhưng người dịch có bỏ lại một phần cuối không dịch. Cùng thời gian BVN cũng dịch bài này toàn vẹn trên trang chính thức Quân sự luận đàn 軍事论坛 vốn là bản gốc“.
- Philippines không đóng dấu trên hộ chiếu Trung Quốc, cũ cũng như mới (RFI).Ủy viên Di trú Ricardo David Jr đã ban hành thông tri giải thích quyết định này và nhấn mạnh rằng chỉ thị của ông rất rõ ràng:Không đóng dấu vào hộ chiếu Trung Quốc, bất kể đó là hộ chiếu cũ hay mới’.”Philippines “trả đũa” vụ hộ chiếu “lưỡi bò” (VnMedia). - Philippines thúc giục Trung Quốc lắng nghe “tiếng nói từ quốc tế” (LĐ). - Philippines từ chối đóng dấu tất cả hộ chiếu Trung Quốc (GDVN).  – Hộ chiếu Trung Quốc: Lưỡi bò hay không cũng bác (TTXVN). – Hộ chiếu “lưỡi bò” của Trung Quốc bị vô hiệu hóa (VnMedia).
- Sau Đại hội 18, Trung Quốc sẽ có hàng loạt hành động thực chất ở Biển Đông?   –   “Anh đá Tôi một, Tôi sẽ đá Anh hai”: Chính sách Biển Đông mới của Trung Quốc và sự thay đổi bối cảnh trong nước (NCBĐ).
- Tập Cận Bình lại khẳng định “không hề có ý hướng bá quyền” (RFI). “… ông Tập Cận Bình đã khẳng định: ‘Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ hay sự bành trướng’.” - Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh sự phát triển của Trung Quốc không phải là sự phát triển tôi thắng anh thua (CRI). Không phải “tôi thắng, anh thua”, thì “anh thua, tôi thắng?”
Mỹ yêu cầu Trung Quốc giải thích về Biển Đông (DV). - Kế hoạch kiểm tra tàu nước ngoài của Trung quốc: Mập mờ, nắn gân (TP)
Liên minh để đảm bảo an ninh hàng hải (TN). - EU và Đức lo ngại về tự do hàng hải ở biển Đông (PLTP).
- Nhật Việt “đồng cảm” trước đe dọa của TQ (BBC). – Quan ngại lệnh mới của Trung Quốc, cần củng cố ASEAN (RFA).
3Vũ Duy Phú – Nỗi băn khoăn không của riêng ai! (Dân Luận). - Minh Diện: MẤY LỜI GIẢI BÀY VỚI “ANH BINH BÉT” Nguyễn Chí Vịnh ! (Bùi Văn Bồng). “Nhưng, gần đây, qua các cuộc tiếp xúc với những nhân vật đồng nghiệp Trung Quốc, những phát biểu của Nguyễn Chí Vịnh giảm hẳn độ căng và độ nóng trước sự ngang ngược, khinh mạn của ‘bạn vàng’ … “ 
- 226. GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991) – 5 (Diễn đàn/ VSK). “Giai đoạn từ đầu 1990 đến cuối 1991: Các nước lớn áp đặt giải pháp về Campuchia và Việt Nam không kiểm soát được vấn đề Campuchia nữa.”
- SỰ NGĂN CHẶN KHÔNG THÀNH  CÔNG  CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979 (Gió-o).
- Hai thanh niên Công giáo tiếp tục tuyên bố mình vô tội   –   Trong trại giam Paulus Lê Sơn từ chối khai báo (Chuacuuthe).
- Ðại diện ‘Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói’ tiếp xúc Hội Ðồng Nhân Quyền LHQ (Người Việt).
- Từ Kim Ngọc, nghĩ về Trần Huỳnh Duy Thức (DLB).
“Nghị quyết không hoan nghênh quan chức VN” đi ngược xu hướng phát triển (TN). - “Nghị quyết của hai thành phố ở Mỹ sai trái, lạc lõng” (LĐ).
- 3. Vụ tên Cao Thị Minh Hằng phá nhà cướp đất: Viện KSND Thanh Trì trả lại đơn cho người khởi kiện (Nguyễn Tường Thụy). – Lê Quang Đức: Hôm qua Tố Hữu trở về (Quê Choa).
- Vụ xử côn đồ Văn Giang: Không thể chỉ thí tốt! (RFA). Việc kháng cáo của những người bị hại ở Văn Giang là người ta cho rằng việc người ta bị đánh, bị truy sát là phải có người thuê, chứ bản thân những bị cáo, những người trực tiếp đánh, người ta không có hằn thù, tư thù gì cả nên nó phải có lý do, phải có người thuê. Người ta muốn tìm ra người thuê giết người, thủ phạm, cầm đầu tổ chức việc đấy”.
- Có lẽ Thanh niên là báo quốc doanh đầu tiên đưa tin này: Cách chức Tổng biên tập Báo Thể thao TP.HCM Hồ Thị Thu Hồng – Beo. Vậy là không chỉ có “một số vi phạm trong quản lý hành chính và tài chính” mà còn cả “một số việc nhạy cảm khi viết blog gây ảnh hưởng không tốt trong ngành”. Trong điểm tin Ngày 21/10/2012, chúng tôi đã đề cập thông tin liên quan:  “Mới đây, nghe tin bác CTN có chỉ thị phải xử lý một đối tượng ‘cộm cán’ trên mạng, có liên quan tới đám ‘sâu’”  Và ngày 5/12 đã có “Tin buồn”, cũng như trong bản tin hôm qua.  Như vậy, chỉ sau 1 tháng rưỡi, chỉ thị của Chủ tịch nước đã được thực thi. Được biết, chỉ thị này còn được gửi tới Bộ Công an.
Hé lộ đường dây bảo kê cho Dương Chí Dũng chạy trốn (Cầu Nhật Tân). “Trở về trước đó khoảng vài ngày trong khi Hội nghị Trung ương chuẩn bị kết thúc thì vào buổi tối người ta nhìn thấy Dương Chí Dũng đến tư dinh Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trên đường Phan Đình Phùng (HN), sau đó khá muộn Dũng cùng em trai là đại tá Dương Tự Trọng (phó GĐ Công an Hải Phòng) đến nhà Trung tướng Phạm Quý Ngọ trên chiếc xe Mercedes 7 chỗ ngồi.” - Vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn: Khởi tố Phó phòng PC 45 CATP Hải Phòng (DT). - Khởi tố Phó phòng PC 45 công an Hải Phòng (VNN).  - Vụ Dương Chí Dũng: Bắt một phó phòng CSHS Công an Hải Phòng vì giúp người khác trốn đi nước ngoài (DV).  - Tạm giam thượng tá công an giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn (NLĐ).
5<- “Học tập và làm theo tấm gương” … đ/c X: Chủ tịch tỉnh Bình Phước xin lỗi về những sai phạm (LĐ). – Họp Hội đồng nhân dân: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước xin lỗi cử tri (TT).
Ông Nguyễn Bá Thanh: “Ông có phải Bộ trưởng GD-ĐT đâu” (TN). - Thanh tra đột xuất về thái độ của công chức (PLTP).
- ĐB HĐND TP Trần Việt Trung: ‘Giết người man rợ nên tử hình luôn, không cần xét xử’ (Zing). Không qua xét xử thì làm sao biết người nào đó giết người? Nếu có thể xài luật rừng như ông ĐB HĐND này nói, đâu cần QH soạn luật để làm gì?
Sửa luật phải đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp (TN). - Nghị trường “nóng” chuyện cướp giật (TN).- Chất vấn tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP.HCM khoá VIII: Chuyện cướp giật làm nóng nghị trường(SGTT). - Đặc xá do… quá tải (TP). - “Nóng bỏng” với nạn cướp giật, tội phạm (LĐ). - Không than vãn, chỉ biết cố hết sức! (PLTP).
- Sốc với niềm tự hào của ông chuyên gia kinh tế (Nguyễn Duy Xuân). Mời xem lại: ‘Thế hệ chúng tôi đã hút dầu, đào hết than…” (VNN).
- Dự báo của công ty Deloitte Touche Tohmatsu: Năng lực cạnh tranh sản xuất của Việt Nam sắp đứng top 10 thế giới (VOA). – Các nhà tài trợ thảo luận về ‘tăng trưởng bền vững’ của Việt Nam (VOA). Cải tổ luật đất đai được xem là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của Việt Nam”.
- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 43): Cấm xe ben chạy qua phố đó (!) (Nhật Tuấn).
- Nghị quyết: Cấm lập nghĩa trang dòng họ, gia đình (ĐV). – Cần 30.000 tỷ đồng quy hoạch nghĩa trang Hà Nội (Infonet).
- Đà Nẵng “bình tĩnh đối phó với khó khăn năm 2013!” (Infonet).
- Không để Bộ Y tế đánh giá chất lượng bệnh viện  (Infonet).
- TPHCM: Đặc xá do nhà tù quá tải, không phải do cải tạo tốt (DT).
- Công an TPHCM thừa nhận chủ quan trong việc chống cướp giật (LĐ).  – TPHCM: Sẽ thưởng 5 triệu đồng cho người bắt được cướp! (DT). Xui dân vào chỗ chết rồi bố thí cho 5 triệu? Mạng dân chỉ đáng giá có 5 triệu thôi sao? – Bí thư TU Nguyễn Bá Thanh: Không bảo vệ được cuộc sống người dân là quá kém! (NLĐ). – Like ông Nguyễn Bá Thanh! (Nguyễn Thế Thịnh).
- Cựu công an dâm ô hàng loạt nữ sinh từ chối luật sư (ĐV).
Giả danh phóng viên tống tiền doanh nghiệp (TN). - Bắt quả tang ‘nhà báo’ tống tiền chủ vũ trường (TP).
Đồng loạt bắt 51 người Trung Quốc lừa đảo công nghệ cao (TP).
- Mõ: Đóng phí giao thông (DV). – Đông Ngàn Đỗ Đức – Thuế chuột (Dân Luận). - Năm 2013, phí sử dụng lề đường, vỉa hè tăng gấp đôi (TP). - Tăng lương tối thiểu theo vùng, doanh nghiệp càng khốn đốn (Sống Mới).- Tăng lương tối thiểu vùng từ 250.000 – 350.000 đồng/tháng (TN).
- Sửa Luật Hôn nhân gia đình: Sẽ cho phép mang thai hộ? (TP). - Bầm dập vì đi kiện bệnh viện (TP). - Cởi trói cho các đô thị lớn (TP).
Thủy điện Việt Nam đi “ngược chiều” thế giới: Cần chấm dứt cảnh ai cũng làm thủy điện (TN).
- Nếu “không có” Internet (Nguyễn Vĩnh).
- Điểm sách: Bên thắng cuộc – Vì sao tôi viết? (FB BTC).  – Hạt Ươm Hư [5]   –   Phần 4 (ĐCV). – Vương Trọng: TREO TRÊN BẦU TRỜI HÀ NỘI (Bùi Văn Bồng).
- Minh Diện: MỘT NIỀM TIN BỊ ĐÁNH CẮP (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Hưng Quốc: Thăm Trung tâm Việt Nam ở Lubbock, Texas (VOA’s blog).
- Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ về các vụ tự thiêu ở Tây Tạng (VOA). – Tám mươi chuyên gia quốc tế về Tây Tạng gởi kiến nghị cho Tập Cận Bình (RFI). - Gửi thư kêu gọi thả ông Lưu Hiểu Ba (BBC). – Trí thức Trung Quốc và quốc tế đòi tự do cho Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba (RFI). – Mạc Ngôn ‘không khen ngợi kiểm duyệt’ (BBC).
- ĐẢNG KHÔNG CỘNG SẢN TẠI TRUNG QUỐC ZHI GONG TÁI BẦU BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÀM CHỦ TỊCH ĐẢNG (TSYG).  – Trung Quốc đẩy mạnh chống tham nhũng (SGGP).  - Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên bị điều tra tham nhũng (LĐ). – Thêm ảnh sex của quan chức Trung Quốc bị tung lên mạng (DT).
- Nhìn lại nạn đói làm chết 3 triệu người dân Trung Quốc (NĐT). - TQ nới lỏng quy định nhập cảnh (BBC).
Bầu cử Hạ viện Nhật Bản có ảnh hưởng quan hệ Trung – Nhật? (RFA).
- Nhật Bản triển khai ba khu trục hạm đối phó với tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI). – Nhật triển khai phi đạn nghênh cản để đối phó với Bắc Triều Tiên (VOA). – Nhật điều 3 tàu khu trục “nghênh đón” tên lửa Triều Tiên (Infonet).  - Nhật “đón đầu” tên lửa Triều Tiên (TN). - Nhật điều tàu đánh chặn tên lửa Bình Nhưỡng (PLTP). - Nhật Bản điều 3 tàu khu trục đánh chặn tên lửa Triều Tiên (LĐ).  – Mỹ điều tàu chiến giám sát kế hoạch phóng tên lửa của Triều Tiên (DT). - Ông Kim Jong-un thuộc nhóm “quyền lực nhất thế giới” (TN).
LHQ quan ngại tình hình bắc Miến Điện (BBC). – LHQ: Tình cảnh của người Rohingya ‘thật thảm khốc’ (VOA).
KINH TẾ
- Nợ xấu Việt Nam đa dạng quá! (SGTT/ Sống Mới).  – Không tin Sẽ giải quyết được nợ xấu (ND). – Tiền mặt đang ở đâu? (VEF).  – Hết tiền, đại gia buông xuôi và bỏ trốn (VEF).
- Cứu doanh nghiệp: Chưa có giải pháp đột phá! (Infonet). - TPHCM: Hàng nhái, hàng giả, an toàn thực phẩm “đốt nóng” nghị trường (DT).
- Những ‘hợp đồng ép chết’ khó tin từ tín dụng đen (VNN).  - Nợ nần vòng quanh (SGTT).
- Ngân hàng đón đầu xu hướng giảm lãi suất (TT).
Vì sao nhà thu nhập thấp không hạ giá? (TP).
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 11: Làm giàu từ bần (TN).
Tăng thuế nhập khẩu đường (TN). - Tăng thuế nhập khẩu đường lên 40% (LĐ).
Tiêu hủy gần 10.000 sản phẩm nhái, giả hàng hiệu (TN). - Vụ hàng hiệu Ý gian lận: Quá nhiều bất thường cần làm rõ (TN).
- “Tối hậu thư” chấm dứt huy động vàng (DT). - Chấm dứt hoàn toàn huy động vốn bằng vàng (TN). - NHNN yêu cầu chấm dứt huy động vốn bằng vàng (TP).
- Cisco gia tăng hỗ trợ đối tác mở rộng thị trường tại Việt Nam (SGTT).
- Khuất tất những thương vụ bạc tỷ của Haprosimex (PLVN).
- Yahoo Việt Nam đóng cửa hàng loạt ứng dụng (SGTT).
- Bầu Đức ‘rót’ tiền sang Myanmar (VinaCorp).
- “Cai đầu dài” trong xuất khẩu (TT).
- Không thể dựa mãi vào lợi thế nhân công giá rẻ (TT).
- Ngành thép: Không phải tất cả đều lao đao (Vietstock/TBKTSG).
- Bão giá, tồn hơn 600kg yến sào, trị giá 70 tỷ đồng (DV).
- Cà phê, giải khát thi nhau phá sản (Vef).
- Kế thứ 36 của các đại gia (ĐV).
- Cuối năm, lao động mướt mồ hôi tìm việc (Petrotimes).
- Hà Nội: Hàng Trung Quốc ngập chợ đêm phố cổ (DV).
- Starbucks sẽ đóng thuế nhiều hơn tại Anh (BBC).
- Thất nghiệp ở Pháp cao nhất từ 13 năm nay (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tín ngưỡng Hùng Vương thành di sản thế giới (Infonet).  - Tín ngưỡng thờ vua Hùng trở thành di sản nhân loại (GDVN).  – “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (DV). - Tín ngưỡng Hùng Vương đưa đất nước thành gia đình lớn (TN).
Chỉ nhà cổ đã “khoanh vùng” mới được quan tâm (NĐT).
‘Trò đời’ làm sống dậy không khí Vũ Trọng Phụng (TP).
4<- Tài liệu về Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh được lưu trữ quốc gia (DV).  – Nguyễn Ngọc Dương: Lưu Quang Vũ và Tôi (Nguyễn Tường Thụy).
Làm bóng đá kiểu trái tay (PLTP).
- Lâm Bích Thủy: NHÀ THƠ YẾN LAN GỬI TRỨNG CHO ÁC? (Nguyễn Trọng Tạo).
- Ca sĩ Thanh Tuyền: ‘Ước được hát một vòng khắp Việt Nam’ (BBC).
- Cao Hành Kiện: Không có chủ nghĩa (PBVH).
- Xét thưởng danh hiệu nghệ sĩ: 6 bộ hồ sơ cho một danh hiệu (TT).
- Lên sóng VTV, “Trò đời” phải tiết chế cảnh “nóng” (DV).
- Cuộc đời của Pi: Thi phẩm điện ảnh (VNN). – Life of Pi: Sự trở lại của Lý An (SGTT).
- Công bố các đề cử giải Grammy 2013 (VOA).  – Các công trình của Oscar Niemeyer (BBC).
- Những cây thông Noel độc đáo đến kỳ quặc (VNN).
- Công cuộc kiếm tiền của geisha nam duy nhất ở Nhật (VNN).
- Công Vinh: “Tôi sẽ làm rõ mọi chuyện” (DV). – Bầu Đệ: “Cho không Công Vinh cũng chẳng nhận” (DV).   – Một số tuyển thủ vào “danh sách đen” (NLĐ). – Không công khai “danh sách đen”, VFF làm hại cả người vô tội lẫn bóng đá Việt Nam? (DT). – VFF phải trả lại tiền cho người hâm mộ đội tuyển Việt Nam! (GDVN).  - HLV Phan Thanh Hùng và những cột mốc với ĐT Việt Nam (GDVN).  – Tuyển Việt Nam: Đi “thất”, ở “bát”, thầy tuổi hạn đúng…53  (DV).  – Con ma Hollywood và chai rượu tự trọng (Đào Tuấn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Trước ngày Luật Giáo dục đại học có hiệu lực: Bộ và trường đều lo (TP).  - Thay đổi cách dạy và học trong thời đại internet (SGGP).  – ‘Hình hài mới’ của giáo dục thời 2.0 (VNN).
- Bộ GDĐT tuyển sinh đào tạo 1.100 tiến sĩ ở nước ngoài năm 2013 (LĐ).  – Thu hút nhà khoa học về nước giảng dạy (TT). – Nhiều ưu đãi thu hút nhà khoa học, người VN ở nước ngoài giảng dạy tại VN   -   Hệ thống tương tác và vấn đề đánh giá chất lượng dạy học (GD&TĐ).
- Thạc sĩ tăng nhưng chất lượng giảm (TT). – Có bao nhiêu “thạc sĩ giấy”? (NLĐ).
- Đại học vẫn chưa dám tự chủ tuyển sinh (SGGP). – Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013: Vẫn 3 chung, chưa có gì… đột phá! (LĐ). – Sinh viên rục rịch phong bì ngày thi: 200 nghìn = 6 điểm (Sohanews).
Những phát ngôn về giáo dục ấn tượng nhất năm 2012 (GDVN).
- Đất đâu xây mới 1.215 trường học? (LĐ).
Tốt nghiệp loại giỏi ngành sư phạm, vẫn cứ thất nghiệp (GDVN).  - Quảng Bình: Tuyển dụng 300 sinh viên tốt nghiệp ĐH hệ chính quy (DT). – Chỉ tuyển được 17 giáo viên Philippines (TT).
- Bộ GD&ĐT và Intel hợp tác nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân Việt Nam (GD&TĐ).
- Bí thư Thành ủy ‘truy’ Giám đốc Sở Giáo dục (VNE).
- Hội thảo khoa học về danh nhân VH Cao Xuân Dục (TTXVN).
- Khi văn học dân gian lên sân khấu học đường (TT).
- Bài thi TOEFL Junior cho HS THCS đã chính thức có mặt tại VN (GD&TĐ).
5
- Trường nghề đang ‘ế ẩm’ (GDVN). =>
- Học sinh sợ môn thể dục! (NLĐ).
- Mối lo thật sự từ phong trào luyện chữ đẹp (GDVN).
Sinh viên “nghiến răng” chi tiêu (GDVN).
Chậm trả phụ cấp, giáo viên chịu thiệt (PLTP).
- “Lạm thu” là hình thức tham nhũng trong giáo dục (GDVN).
- Giật mình về nhân cách giáo viên mầm non (DV). – Đào tạo 5 năm mới có giáo viên mầm non ‘xịn’ (VNN).  – Đi tìm mô hình nhân cách cho giáo viên mầm non  (DT).
- Sinh viên rủ nhau làm… “chuột bạch” thử thuốc (NĐT).
- “Con đánh chết mẹ” – hệ quả của việc xem nhẹ giáo dục gia đình (GDVN).
Vật vờ nghiên cứu khoa học – Kỳ 4: Phải chấm dứt cơ chế xin – cho (TN). - Khuyến khích các nhà KH Việt Nam ở nước ngoài cống hiến cho đất nước (GDVN). - Vật vờ nghiên cứu khoa học: Quá nhiều trói buộc (GDVN).
- Indonesia: Lội qua sông rộng 70m để đến trường (IOne).
- Xử lý ô nhiễm nông thôn bằng chế phẩm sinh học (TTXVN).
- Dùng nhiều son môi làm hại IQ của phụ nữ? (VNN/ DV). Đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về son môi và chì: Lipstick and Lead: Questions and Answers. “We do not consider the lead levels we found in the lipsticks to be a safety concern. The lead levels we found are within the limits recommended by other public health authorities for lead in cosmetics, including lipstick.
- Phi hành gia Mỹ, Nga dự tính ở lại một năm trong quỹ đạo (VOA).
- Tìm thấy khủng long cổ xưa nhất trái đất (CBS/ NLĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- TPHCM: Cháy lớn tại công ty sản xuất mút xốp (DT). - Kết luận điều tra vụ nổ khí gas trong khu công nghiệp (VNN).
- Kiểm soát hóa chất: TP.HCM tính chuyện dời chợ Kim Biên! (Infonet). - Nhập viện vì quá sốt sắng diệt chuột phòng virus giết người (NĐT). - Phủ nhận mì tôm có đỉa (TN).
Chó cũng sắp… “chính chủ” (LĐ).
Kết hôn với người nước ngoài: Đâu chỉ là màu hồng! (LĐ). - Bát nháo quảng cáo “chữ Tây” giữa “phố ta” (NĐT).
- Xôn xao dân mạng chuyện tìm được cha qua facebook chỉ sau 36 giờ (DT).
- Nữ “hiệp sĩ” giao thông U60 kể chuyện “vác tù và hàng tổng” (NĐT).
- Xã 50 người chết, ung thư do ô nhiễm (DV).
- Quảng Ninh: Cụ già bị cắt thận đã “chạm” một tay vào công lý (DT). – Bệnh nhân tán gia bại sản sau một ca mổ (NĐT).
- Ông đau, bà ốm, bé 4 tuổi không người chăm sóc (DT). - 15 tuổi tự sinh con: Gia cảnh thương tâm (GDVN). - Tội phạm “thoát xác” từ các tệ nạn xã hội (NĐT). - Tìm thấy xác nữ công nhân bị giết trong rừng tràm (GDVN). - Nữ sinh tự sinh rồi bỏ con xuống sông (TN). - Những hình ảnh làm cả xã hội chấn động năm 2012 (GDVN).
Nhóm công nhân xây dựng người Việt tại Luang Prabang, Lào   –   Cty Victoria ở Nga đổi tên để chạy tội bóc lột công nhân (RFA).
- Những nô lệ người Việt trồng cần sa tại Alsace (RFI).
6<- Nữ sinh Việt cạo đầu gây quỹ ung thư Singapore (ĐV).
- Bắt 52 người Trung Quốc lừa đảo xuyên quốc gia (VNN).
Trung Quốc: Mua ma túy dễ như… bắp cải (DV).
- Trung Quốc vô tình tạo ra nạn phá rừng khắp thế giới? (Petrotimes).
- Cận cảnh trăn Nam Phi nuốt sống linh dương (GD&TĐ).
- Giải mã bí ẩn lạnh gáy trong khu rừng tự sát (Kênh 14). - Nước Nga lạnh gáy với nghi án ăn thịt người để sống sót (DV). - Huấn luyện chó lái ô tô (BBC).- Cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu tiếp tục ở Doha (VOA).
- Số người chết vì bão Bopha lên quá 300 (BBC). – Philippines: Thiệt hại do bão Bopha không ngừng gia tăng (RFI). – Số tử vong vì bão Bopha ở Philippines vượt quá 300 người (VOA). - Philippines: 475 người chết vì bão Bopha (TN). - Bão Bopha gây tang tóc Philippines (PLTP).
Nhà tiên phong Internet Mỹ McAfee nhập viện tại Guatemala (VOA).
QUỐC TẾ
- Liên Hợp Quốc lo ngại Syria sẽ sử dụng vũ khí hóa học (VOV).  – Syria trộn vũ khí hóa học vào bom (DV).  – Ngoại trưởng Mỹ, Nga sẽ họp bàn về cuộc xung đột Syria (VOA). - Tây phương dự trù các biện pháp đối với vũ khí hóa học của Syria (VOA). - Tàu sân bay Mỹ “áp sát” Syria (TN). - Tàu Iran dùng tín hiệu giả bí mật chở hàng tới Syria (GDVN). – Ecuador không mời Tổng thống Syria Assad tỵ nạn (TTXVN).
Đụng độ dữ dội tại Ai Cập (TN).  – Ai Cập: bạo loạn leo thang, 3 người chết (BBC). – Ai Cập: 5 người biểu tình thiệt mạng, quân đội trấn giữ trước Dinh Tổng thống (RFI). – Quân đội Ai Cập bố trí xe tăng tại Dinh Tổng Thống (VOA). – Ai Cập triển khai xe tăng bên ngoài phủ tổng thống (SGGP). – Quân đội Ai Cập điều xe tăng, ra tối hậu thư cho người biểu tình (DT).
- Cựu Thủ tướng Thái bị truy tố (BBC). – Cựu Thủ tướng Thái Lan sẽ bị truy tố về tội sát nhân (RFI). – Cựu thủ tướng Thái Abhisit Vejjajiva bị truy tố tội giết người (VOA). – Tiếp viên hàng không thù con gái Thaksin (BBC).
- Lãnh đạo tình báo Afghanistan bị thương trong một vụ mưu sát (VOA).
- Máy bay không người lái hạ sát 3 nghi can chủ chiến ở Pakistan (VOA).
7- Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục là nhân vật quyền uy nhất thế giới (RFI). – Tổng thống Obama đeo đồng hồ “cỏ” (Sống Mới). =>
- Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ: Ai quyền lực hơn? (VnMedia).
- Quân đội Mỹ “hứng” hơn 100 nghìn cuộc tấn công mạng mỗi giờ (GenK).
- Thượng Viện Mỹ biểu quyết luật thương mại mới với Nga (VOA).
- Israel ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế (VOV).
- Kêu gọi hủy buộc tội tài xế TQ ở Singapore (BBC).
- Đức : Đảng CDU đặt rất nhiều kỳ vọng vào bà Merkel (RFI).
- Máy bay rơi, chủ tịch hãng hàng không tử nạn (DV).
- Sáng lập viên hãng bảo mật McAfee bị bắt ở Guatemala (VOA).
- Công nương xứ Cambridge của Anh xuất viện (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 06/11/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 06/12/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 06/12/2012; + Tài chính tiêu dùng – 06/12/2012; + Thời sự 12h – 06/12/2012; + Cuộc sống thường ngày – 06/12/2012; + Thời sự 19h – 06/12/2012; + Đối thoại chính sách – 05/12/2012.

Định hướng yêu nước của thầy trò đồng chí X

babui_072011_3
Trên báo Petrolimes của thầy trò đồng chí X vừa có bài Sau Bình Minh 02, lại có những ‘đại ngôn’ về lòng yêu nước (1) đang là tâm điểm bàn tán của cư dân mạng suốt ngày hôm nay.
Mục đích thì ai cũng thấy. Nhằm định hướng lòng yêu nước cho mọi người bằng việc cổ súy sự chém giết (nội chiến huynh đệ tương tàn). Cứ chuyên chính mà làm. Không cần bàn ra tán vào lôi thôi. Ai phát ngôn trái ý, đều là những ‘đại ngôn’ về lòng yêu nước và cần kiên quyết loại bỏ. Ta hãy nghe đoạn dẫn lại bài viết “Đừng yêu nước bằng máu của người khác” của một người tên là Bảo Anh Thái nào đó khắc thấy, xin trích:
từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972…. Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “Con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975”.
Không dừng lại ở sự khơi gợi lại qúa khứ đau thương cũ, tác giả Hoàng Thắng còn dấn thêm:
Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.
Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm. Và những thứ đó chỉ có được khi có tiền.
Rồi cái cách kêu gọi lòng yêu nước sặc mùi tiền bạc nữa:
Nếu có viết, hãy kêu gọi nhà nước phát hành công trái mua vũ khí, và nếu có phát hành, thì hãy mua công trái…. Sao nghe cái câu này quen tai qúa, ở đâu ra vậy ta? À chắc chế lại từ cái câu “đóng phí giao thông là yêu nướccủa bộ trưởng Thăng mới phát hồi đầu năm. Bị dân chửi qúa trời đất, nay đổi lại thành vụ phạt “xe không chính chủ” đây mà. Đúng là thầy trò “đồng chí X”. Với nhiều mưu móc túi dân qủa vào bậc thượng thừa!
Nhớ lại vụ mua 4 chiếc tàu tuần tra cũ của Ukraina hơn chục năm trước bằng tiền thuế của dân. Tiền theo giá mua tàu mới. Nhưng tàu thì cũ tân trang lại. Để quan tham chia nhau số tiền chênh lệch. Tố cáo vụ này lên mặt báo, khiến nhà báo Hoàng Linh – TBT Báo Pháp Luật đã bị mất chức và suýt lâm vòng lao lý vì can tội “tiết lộ bí mật quốc gia” (2)
Làm quan tham ở xứ mình kể cũng sướng. Vừa ngồi xổm lên luật pháp, trèo đầu cưỡi cổ muôn dân để đục khoét, vừa rao giảng về đạo đức; lòng tự trọng. Tha hồ ăn tục nói phét cho thoả thích. Biết đám quan tham là “bộ phận không nhỏ” là “bầy sâu ăn hết phần của dân” thật đấy. Nhưng chớ có đụng vào. Không lao lý tù đầy cũng sinh oán thù, tan xương nát thịt như chơi.
Luận điểm yêu nước của thầy trò đồng chí X mang thông điệp của bạo lực sắt máu. Chỉ cần biết chém giết chứ không cần đến chữ nghiã, đạo lý hay nhân văn nhân veo làm gì: mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn… Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên FacebookĐừng để con em nhân dân đổ máu để cho các bạn lên internet hô hào mình là yêu nước…
Hãy nghe một ý kiến trong phần commente trên blog của nhà báo Nguyễn Thông than rằng: Hòa giải hòa hợp thế là đi tong! Chắc nhà nước hết mong bọn “bám chân Mỹ” xóa bỏ “hận thù“…   tiến lên tiêu diệt Mỹ-Ngụy, là “Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ”. Còn yêu nước mà không dính líu với yêu Đảng và Bác Hồ thì coi như hỏng. (3)
Cho nên, chẳng còn nghi ngờ gì nữa, cứ mỗi khi những cuộc chén chú chén anh (gặp gỡ cấp cao) giữa những nhà chuyên chính cùng ý thứ hệ răng môi diễn ra là thằng bạn vàng bốn tốt Phương Bắc lại tương cho thằng đàn em Phương Nam những đòn chí mạng. Mà thằng em nhu nhược vẫn cứ phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Vẫn ra rả biết ơn và nguyện “làm hết sức mình để vun đắp, thúc đẩy quan hệ… đi vào chiều sâu, lên tầm cao mới ”. Không dừng lại ở hiện tại. Còn truyền cái ơn mưa móc ấy cho tới muôn đời…
taboo của đảng đầu bò ba đìnhNhưng chớ trêu thay, cho dù đã phải thay từ đổi chữ từ “triệu đại sứ thành “triệu đại diện. Hay từ “cắt cáp có chủ ý thành làm “đứt cáp một cách vô tình. Song người láng giềng tam tương tứ tốt vẫn tiếp tục lấn tới. Hết thành lập Khu hành chính Tam Sa. Nâng cấp lên thành phố. Xây dựng trụ sở. Căn cứ quân sự. In lưỡi bò vào hộ chiếu. Đầu năm tới cònkhám xét tàu thuyền vi phạmvào vùng biển lưỡi bò (chiếm 80% biển Đông). Mà chủ yếu nhằm vào ai đây? Khi Ngô Sĩ Tồn, lãnh đạo sở Ngoại Vụ tỉnh Hải Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, một cơ quan tham vấn cho chính quyền Bắc Kinh về Biển Đông chẳng cần úp mở gì khi trả lời phóng viên Reuters rằng:
«Quy định mới nhắm vào các nước láng giềng mà các hành vi xâm nhập chủ yếu quanh vùng quần đảo Hoàng Sa rất nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, ngày càng có thêm nhiều tàu cá Việt Nam xâm nhập vào vùng Hoàng Sa… nhưng cho đến nay không có cơ sở luật định để trừng phạt họ». (4)
Trong lúc đang mải mê bêu riếu những người dân xứ mình có những ‘đại ngôn’ về lòng yêu nước thì người Phương Bắc lại tiếp tục lấn tới!
Giàn khoan dầu Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu,
Giàn khoan dầu Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu,
Hãy nghe một tin nóng bỏng:
Ngày 6/12, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, nói Việt Nam đã có những tuyên bố không đúng với thực tế về vụ va chạm tại khu vực gần Vịnh Bắc Bộ, cách đường phân tuyến Việt-Trung 20 hải lý.  
Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh các tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động đánh bắt thường lệ trong khu vực mà Việt-Trung đang thương lượng tranh chấp thì bị các tàu quân sự của Việt Nam vô cớ đuổi đi.
Vẫn theo lời ông Hồng Lỗi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng ngay các hoạt động đơn phương thăm dò dầu khí tại các vùng biển này và chấm dứt cản trở hoạt động thông thường của các tàu cá Trung Quốc, để tạo môi trường hữu nghị cho các cuộc thương lượng song phương về tranh chấp Biển Đông. (5)
Nhận được hung tin này không biết thầy trò đồng chí X và đồng chí Y; Z sẽ “vun đắp, thúc đẩy quan hệ… bằng cách gì để đi vào chiều sâu lên tầm cao mới với cái thằng láng giềng khốn nạn như tụi “thế lực thù địch” vẫn thường rêu rao đây?
Kế sách đối phó với thù trong giặc ngoài thời hiện tại thì luôn “đã có đảng và nhà nước lo”. Điều này hoàn toàn trái với tư tưởng của bậc tiền bối: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ” (Trích: Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, tr.171). Xa hơn, với việc đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi của dân tộc thì ngay cả diệu kế giữ nước của đức thánh Trần khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ cũng không còn phù hợp nữa. Vì đó cũng chính là những ‘đại ngôn’ về lòng yêu nước“các thế lực thù địch” đang đưa ra để “diễn biến hòa bình”. Cần phải kiên quyết làm thất bại âm mưu thâm độc của chúng!
Luận đềĐừng yêu nước bằng máu của người khác cao siêu của thầy trò đồng chí X chính là thông điệp khiến tất cả những ai còn trăn trở tới vận nước phải nhìn lại mình! Còn nhà văn Nguyễn Quang Lập chả biết khóc hay cười khi thốt lên rằng: “Không nên yêu người bằng l. người khác! (6)
Chu choa….
 (1) http://www.petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/sau-binh-minh-02-lai-co-nhung-dai-ngon-ve-long-yeu-nuoc.html
(2) http://trannhuong.com/tin-tuc-4918/bao-gio-nghe-dong-nat-moi-het-phat-tai.vhtm
(3) http://thongcao55.blogspot.de/2012/12/nhan-danh-yeu-nuoc-e-phe-phan-mot-cach.html
(4) http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121205-trung-quoc-lui-buoc-tai-bien-dong-truoc-suc-ep-cua-quoc-te.
(5) http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-yeu-cau-vietnam-ngung-tham-do-dau-khi-bien-dong/1559602.html)
(6http://quechoa.vn/2012/12/06/tin-hot-via-he/#more-29099
____________________________

Chấn động toàn cầu: Giải phóng quân kiên quyết đánh chìm tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam

Bài đưa trên Luận đàn quân sự ngày: 2012-11-29 10:18:21, không ghi tên tác giả
Nguyễn Huệ Chi dịch
clip_image001  
Hình ảnh lan truyền trên mạng về tàu chở dầu Việt Nam bị đánh chìm
 
Hôm qua trang BS đã cho đăng bản dịch của Quốc Thanh dịch từ trang Quân sự dọc ngang 纵横 軍事 (được đăng thành hai kỳ: http://www.dajunshi.com/mil/201212/2502.htmlhttp://www.dajunshi.com/mil/201212/2502_2.html) nhưng người dịch có bỏ lại một phần cuối không dịch. Cùng thời gian BVN cũng dịch bài này toàn vẹn trên trang chính thức Quân sự luận đàn 軍事论坛 vốn là bản gốc. Bạn đọc sẽ thấy đây là một màn diễn xướng hai bè của một phái quân sự hiếu chiến Trung Cộng: bè một giọng cao, là lời khiêu khích dọa nạt – không từ cả những hình ảnh giả mượn vào cho thêm mắm muối – mà thực chất là đưa ra những bong bóng thăm dò để sắp sửa tung thêm những chiêu hiểm độc mới; còn bè hai giọng trầm, lại muốn mượn mấy giọt nước mắt cá sấu sặc mùi “ngậm ngùi thương cảm” về cái gọi là sự “nhu nhược” cũng như cái gọi là “bỏ mặc một mảnh đất trống cho người” của nhà nước Trung Cộng (!!!), để kích thích và đẩy lên cao trào chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nhân dân Trung Quốc, cốt lấy đó gây áp lực với chính quyền Trung Cộng giở thủ đoạn quân sự đối với Việt Nam.
Không biết trước những lời lẽ “đổ thêm dầu vào lửa” của ông anh bất lương, ông em luôn lẽo đẽo cõng trên lưng “4 tốt” và “16 chữ vàng” có tỉnh ra chút nào không hay là vẫn cứ trong giấc điệp trung thành và hữu hảo của hai đồng chí cùng chung ý thức hệ? Nhưng họ cần biết rằng toàn dân Việt Nam đang cố nén lại nỗi hờn căm ngày một lan rộng, như một nồi súp-de chất đầy than sôi sục.
Bauxite Việt Nam
Việt Nam phớt lờ sự phản đối của Trung Quốc, cho biết họ sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Công ty PetroVietnam ngày hôm nay bày tỏ sẽ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, phù hợp với kế hoạch tiếp tục thăm dò dầu mỏ và khí gaz ở Nam Hải (Biển Đông), sẵn sàng nâng sản lượng dầu mỏ nửa cuối năm nay lên tám phần trăm. Công ty PetroVietnam còn cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong các vụ tranh chấp chủ quyền quốc gia ở Nam hải.
Lời phát ngôn của người Việt Nam hoàn toàn đại diện cho ý chí của Chính phủ Việt Nam: Thứ nhất, việc thăm dò dầu khí tại biển Nam Trung Quốc là hoàn toàn phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam. Thứ hai, việc nâng cao sản lượng dầu phù hợp với nhu cầu phát triển lợi ích quốc gia của Việt Nam. Thứ ba, “gác tranh chấp sang một bên, ta cùng khai thác”, ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực biển Nam Trung Quốc.
Trong những lời trên đây có mấy phần sự thật và mấy phần dối trá. Hai điểm đầu đều rất thực. Còn điểm sau cùng thì dối trá tột trời. Vào thời điểm bọn họ phát biểu về điểm này, họ không thể quên tính chất trọng yếu của “tuyên ngôn chung về biển Nam Trung Quốc”. Mục đích nhắm tới trong phát biểu này của họ là rất rõ ràng, đó là: Trung Quốc là một đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt “giỏi bắt nạt, giỏi lừa mị và giỏi xoa dịu”.
Nói rằng Việt Nam khai thác dầu mỏ trên vùng lãnh hải của Trung Quốc là phù hợp với lợi ích quốc gia của Việt Nam thì cũng hoang đường và không thể nào mơ tưởng, chẳng khác gì Trung Quốc mà lại chạy đến vùng bờ biển phía Tây của nước Mỹ để khai thác dầu mỏ vậy. Thế nhưng thủ đoạn lừa bịp của Việt Nam đã diễn ra trong cả mấy thập kỷ, thu nhập dầu mỏ hơn 30 tỷ đô la đã chui vào túi của Việt Nam, đương nhiên đó cũng là Trung Quốc “chắp tay biếu bạn”. Mà Việt Nam tham lam như thế đối với họ tuyệt nhiên đâu đã đủ. Họ còn hy vọng doanh thu ngày một lớn hơn, nâng cao thêm số lượng hàng tỷ mỹ kim mỗi năm, hy vọng đưa sản lượng dầu khai thác lên tám phần trăm. Thủ đoạn chính trị ngày càng gia tăng kiểu này là điểu “không ai chịu nổi, không thể nín nhịn”.
Nhằm đối phó với hành vi khiêu khích của Việt Nam tại biển Nam Trung Quốc, trước tiên là về cái tiền đề Việt Nam vượt qua biên giới thăm dò dầu mỏ, nếu sau khi đã cảnh cáo mà thấy vô hiệu, thì đương nhiên phải quyết đoán dùng mọi phương tiện cơ giới đánh chìm tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Tại biển Nam Trung Quốc, Trung Quốc cần phải thay thế tàu hải giám và tàu đánh cá bằng hải quân và không quân để tuần tiễu, phải dùng pháo hạm để uy hiếp và đánh đòn thực sự.
Một khi chúng ta “buông tha con ngựa Việt Nam” một lần nữa, thì chắc chắn sẽ còn nhiều tàu thăm dò dầu mỏ kéo đến, bao gồm Philippines, Indonesia, Malaysia, v.v. những quốc gia khéo dối gạt đó mà lại không hết sức vội vàng đưa ngay miệng vào miếng thịt béo tràn dầu béo bở thì mới là ngu ngốc!
Nếu cứ tiếp tục làm thinh mặc cho hành vi cướp đoạt kia tiếp tục phát triển, thì tôi kiến nghị hãy cắt nhượng Biển Nam Trung Quốc cho nước khác cũng chẳng hại gì, bởi xét cho cùng thì chúng ta đã không đủ năng lực và tinh thần can đảm để bảo vệ mảnh biển và mảnh đảo đá ngầm này! Chúng ta cũng hãy nhanh chóng vứt bỏ giấc mộng đẹp “kê vàng”, nào là Trung Quốc quật khởi, nào là dân tộc Trung Hoa vĩ đại phục hưng, và cũng chẳng hại gì khi đành làm một “người đẹp trong khuê phòng” khéo giở trò láu lỉnh cho qua ngày!
Người lành bị người khinh, ngựa lành bị người cưỡi. Chúng ta đã trải qua mấy mươi năm lăn lóc trong tay vô số nước nhỏ thay nhau khuất phục. Con ngựa già này của chúng ta tựa hồ đã bất lực trong giao đấu với nước khác, dẫu có hùng tâm “ngựa ký già phủ phục trong chuồng mà chí ở nghìn dặm”, nhưng cái tiếng thở hoi hóp “không biết làm thế nào được” thì lại để cho người dân cả nước một nỗi kinh khủng khôn nguôi. “Người ra đi lầu trống vắng” không khỏi khiến bạn hữu mấy phần thương cảm.
Không phải ở chỗ bùng cháy lên trong trầm lặng mà là ở chỗ diệt vong trong trầm lặng. Biển Nam Trung Quốc cũng đang là như thế đấy.
Nguyên văn
震动全球:解放军果断击沉越南探油船
越南不理会中国反对,表示将继续在南海勘探石油。越南国营石油公司今天表示,将以国家利益为先,依照计划继续在南海勘探石油和油气,并准备把今年下半年石油产量,提高百分之八。越南国营石油公司还说,将努力维护各南海主权争议国家之间的和平与稳定。
越南人的发言完全代表其政府意志。一是在南中国海探油完全符合越南国家利益;二是提高石油产量符合越南经济发展的需要;三是愿继续“搁置争议,我来开发”,维护南中国海地区和平与稳定。
这些话几分真话,几分谎言!前两点都是大实话,后一点则是弥天大谎,相信在阐述这一点时,他们忘不了“南中国海共同宣言”的重要性。他们此举的目的很明显,那就是中国是一个“好欺负、好欺骗、好安抚”的好同志、好朋友、好伙伴!
clip_image001[1]
网上流传的被击毁的越南油船
在 中国的领海上开发越南的石油符合越南的国家利益,就如同中国跑到美国西海岸开发石油一样荒谬不可期。但越南的欺骗伎俩已经进行了几十年,超过300亿美元 的石油收入已经纳入到越南的钱袋里面,当然这也是中国“拱手相送”的。但贪婪的越南对此并不满足,他们希望将每年几十亿美元的收入继续扩大,希望将石油产 量提高百分之八,这种变本加厉的政治伎俩“是不可孰不可忍”!
逐个对付越南在南中国海的挑衅行为,首 先在越南继续跨界探油的前提下,通过警告后如无效,则必须当机立断击沉越南的探油船。中国在南中国海需要用海 空军替 代海监船和渔船巡航,需要用炮舰来实际威慑和实际打击!一旦我们再次“放了越南一马”,相信更多的探油船会纷至沓来,包括菲律宾的、印尼的、马拉西亚的, 等等,这么好欺负的国家还不尽快抢上一口肥得流油的肥肉那才是傻瓜!如果我们对此强盗行径继续不闻不问听之任之的发展,我建议不妨将南中国海割让他国,毕 竟我们没有能力和胆识去保护这片海和这片岛礁!我们也尽快打消什么中国崛起和中华民族伟大复兴的黄粱美梦,不妨做一个乖巧的“闺中人”罢了!
人善被人欺,马善被人骑!我们已经被一个个弹丸小国屈服了数十载,我们这匹老马似乎无力与之争锋了,尽管有“老骥伏枥志在千里”的雄心,但无奈的唏嘘让国人惊恐不已,人去楼空不免几分伤感相伴!
不在沉默中爆发,就在沉默中灭亡,南中国海亦是如此!
Nguồn: bbs1.people.com.cn

Hé lộ đường dây bảo kê cho Dương Chí Dũng chạy trốn

07/12/2012
Blog Cầu Nhật Tân – Ngày 15/5/2012, Hội nghị Trung ương 5 của ĐCS kết thúc với 1 Nghị quyết chống tham nhũng. Hai (02) ngày sau một số đối tượng: Dương Chí Dũng cùng Mai Văn Phúc – Nguyên Tổng giám đốc Vinaline và Trần Hữu Chiều – Phó Tổng giám đốc Vinalines mới bị khởi tố. Hai ông Phúc và Chiều đã bị bắt giam ngay tối 17/5. Dương Chí Dũng không bị bắt ngay hôm đó. Riêng bà Vân, phó Tổng GĐ nữa thì chưa bị khởi tố do bà là con dâu của tướng Hoàng Thao nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.
Người dân sống gần nhà Dũng cho biết sáng ngày 16/5, hai vợ chồng ông Dũng vẫn dắt tay nhau đi ăn sáng… Vào khoảng 21h ngày 17/5, khi anh đứng ở tầng 4 nhà chếch đối diện đã nhìn thấy nhà ông Dũng cúng bái ở tầng 3 và có đặt mâm cúng ra lan can tầng 3‘.
Trở về trước đó khoảng vài ngày trong khi Hội nghị Trung ương chuẩn bị kết thúc thì vào buổi tối người ta nhìn thấy Dương Chí Dũng đến tư dinh Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trên đường Phan Đình Phùng (HN), sau đó khá muộn Dũng cùng em trai là đại tá Dương Tự Trọng (phó GĐ Công an Hải Phòng) đến nhà Trung tướng Phạm Quý Ngọ trên chiếc xe Mercedes 7 chỗ ngồi.
Trung tướng có mối quan hệ mật thiết với Dương Chí Dũng từ lâu, Tết nào Trung tướng đều xuống liên hoan cùng Vinalines và các công ty thành viên. Đồng thời Tướng Ngọ lên được Trung tướng và được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an nắm Tổng cục Cảnh sát ai cũng biết vì tướng Ngọ là người rất thân tín của Thủ tướng Dũng cắm trong Bộ Công an.
Ngày 3/9/2012, Dương Chí Dũng bị tình báo quân đội bắt cóc tại Campuchia và đưa về Việt Nam bàn giao cho Bộ Công an. Từ đây, đường dây bảo kê cho họ Dương mới bắt đầu hé lộ.
Hóa ra, cuộc đào thoát của họ Dương thành công đều nhờ tay “trong ngành”.
Đầu tiên là sự giúp sức từ cấp Bộ với việc “dích” tin ra ngoài và trì hoãn bắt giam Dương Chí Dũng tạo điều kiện về thời gian cho nhân vật này chạy thoát.
Thời gian đầu, họ Dương được che chở tại một số “mật cứ” vốn là đặc tình của lực lượng cảnh sát hình sự Hải Phòng do chính Đại tá Dương Tự Trọng gây dựng khi ông này còn làm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự xã hội. Mạng lưới này rất đồ xộ, kéo dài từ Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn qua Campuchia, Thái Lan, Canada, Tây Âu, Anh Quốc, Đông Âu & Nga, Hồng Kông, Hoa Kỳ.
Sau một thời gian, bằng mối quan hệ khăng khít với Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính có được từ thời Phó giám đốc Phạm Hiệp, đại tá Dương Tự Trọng đã khiến Phòng này nhắm mắt để đội Cảnh sát Quản lý hành chính huyện An Lão “thiết kế” hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân cho họ Dương. Sau đó, họ Dương tiếp tục xin cấp hộ chiếu dưới tên giả và trốn thoát ra nước ngoài. Tại Campuchia, với sự giúp sức đắc lực của một lực lượng khác đứng chân trên đất này, họ Dương dưới tên giả còn đang xúc tiến thủ tục xin tị nạn chính trị tại Canada thì bị “đặc tình” người Campuchia “dích tin” và tình báo quân đội Việt Nam đã bắt cóc đưa về nước.
Việc bắt họ Dương thực sự là cú sốc đối với mạng lưới trên. Đại tá, “Tiến sỹ khoa học” Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng đang được xét phong tướng. Hồ sơ đang chờ Thủ tướng ký chạy trước khi thẩm quyền phong tướng được chuyển sang Chủ tịch nước trong giữa năm tới. Chưa dừng lại, Tiến sỹ Ca còn đang nhắm một chân Tổng cục phó trên Bộ. Khi Tiến sỹ Ca đi rồi, đương nhiên ghế Giám đốc sẽ thuộc về Dương Tự Trọng, và đại tá Trọng lên tướng cũng chỉ là việc nay mai bởi quan anh Trần Bá Thiều (Tổng cục trưởng tổng cục XDLL bộ CA) là chỗ người nhà với Thủ tướng và là chỗ luôn hết lòng với “anh em” Hải Phòng vì ông Thiều trước đây làm GĐ Công an đất cảng này.
Hôm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về Hải Phòng (nơi được thiết kế bỏ phiếu rất cao cho Thủ tướng trong kỳ bầu cử Quốc hội) cũng hứa hẹn rất nhiều với “anh em” dưới đó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lời hứa của Thủ tướng có trọng lượng không cao. Khi Thủ tướng vừa trở lại Hà Nội, cán bộ điều phối của mạng lưới trên – Phó phòng Cảnh sát điều tra tội phạm TTXH Vũ Tiến Sơn – bị “nhập kho”.
Cũng cần nhắc lại là với sự giúp sức to lớn trên Tổng cục XDLL, mặc dù đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng các nhiều cán bộ đã chạy chọt để tiếp tục được ở lại kiếm chác đó là các ông Hiền trưởng bộ môn Triết học Mác – Lê Nin, ông Tứ ông Lân thuộc Học viện Cảnh sát Nhân dân (T32).
Đại tá Bùi Đình Chiến hiện là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Hải phòng (PC67) đến tuổi nghỉ hưu đã chạy chọt để ở lại kiếm chác. Mọi đầu dây mối rợ đều có quen biết với Tướng Trần Bá Thiều (trước là Giám đốc Công an Hải Phòng) nay là Tổng cục trưởng Tổng cục III, ông Tứ là thông gia của ông Thắng phó trưởng công an huyện Thủy Nguyên Hải phòng, ông Thắng lại là em ruột ông Thiều qua mối quan hệ này các ông trong Học viên Cảnh sát Nhân dân đã được kéo dài tuổi về hưu ngang với ủy viên Bộ Chính trị.
Còn ông Chiến vì là đệ tử của ông Thiều nên được ông Thiều đưa từ quận Đồ Sơn về làm Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Hải phòng – 1 chức vụ rất béo bở đến nay mặc dù đã 60 tuổi phải nghỉ hưu nhưng còn tiếc chức vụ béo bở này ông Chiến đã tiếp tục chạy chọt ông Thiều để tiếp tục được ở lại.

"Anh đá Tôi một, Tôi sẽ đá Anh hai": Chính sách Biển Đông mới của Trung Quốc và sự thay đổi bối cảnh trong nước

Bài viết xem xét chính sách mới của Trung Quốc, tìm hiểu những thay đổi trong nội bộ Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Tác giả tìm cách đưa ra lý giải đầy đủ nhất cho câu hỏi các nhân tố trong nước ảnh hưởng như thế nào đến chính sách mới của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông những năm qua.
 
Tóm tắt
Những năm vừa qua là giai đoạn xảy ra nhiều biên cố trong tranh chấp Biển Đông – vấn đề luôn được cọi là trọng yếu đối với hòa bình và ổn định của khu vực Đông Á. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước yêu sách thuộc khối ASEAN, do ảnh hưởng của những căng thẳng và tranh chấp, đã trở nên xấu hơn và những thế lực lớn bên ngoài cũng tìm cách gia tăng can dự đến vấn đề Biển Đông.
Với vai trò là nước có sức mạnh nhất và có liên quan tới ba cuộc xung đột quân sự trong khu vực tranh chấp lãnh thổ, chính sách của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong định hình những việc diễn biến sắp tới của tranh chấp cũng như đối với tình hình an ninh khu vực. Bài viết này xem xét chính sách mới của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, bài viết cũng tìm hiểu những thay đổi trong nội bộ Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông. Tác giả tìm cách đưa ra một lý giải đầy đủ nhất cho câu hỏi các nhân tố trong nước ảnh hưởng như thế nào đến chính sách mới của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông những năm qua. Tác giả sẽ thảo luận và phân tích những yếu tố trong nước này trong bối cảnh cuộc cải tổ lãnh đạo sắp tới và tìm hiểu những ảnh hưởng có thể có của nó đối với chính sách của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Tham luận
Những năm vừa qua là giai đoạn đầy biến động trong tranh chấp Biển Đông, có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới nền hòa bình và ổn định tại khu vực Đông Á. Năm 2009, việc các nước tham gia tranh chấp gửi tới Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc bản đăng ký đường ranh giới ngoài thềm lục địa đã khơi mào những cuộc đấu tranh ngoại giao đầu tiên. Bản đồ vẽ “đường chín đoạn” trong Biển Đông của Trung Quốc được gửi tới Liên Hợp Quốc thực sự đã khiến các nước cũng có tuyên bố chủ quyền khác lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Những tranh cãi ngoại giao tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong năm 2010 tại Hà Nội, đặc biệt là giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc, đã đánh dấu sự gia tăng căng thẳng chưa từng có trong hơn một thập kỷ trở lại đây trong vấn đề Biển Đông. Trong nửa đầu năm 2011, một loạt các sự cố, bao gồm các hành động cứng rắn của Bắc Kinh đối với các ngư dân Philippines và Việt Nam, và các hoạt động khai thác năng lượng ở Biển Đông, càng làm xấu đi mối quan hệ giữa các bên liên quan trong cuộc tranh chấp. Kết quả của các diễn biến trên là mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN có yêu sách trở nên tồi tệ và các cường quốc bên ngoài khu vực ngày càng can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông.
Những căng thẳng chiến lược và áp lực ngoại giao đối với Bắc Kinh đã buộc các nhà hoạch định chính sách và các nhà phân tích Trung Quốc chú ý đến tranh chấp một cách nghiêm túc, bằng cách nghiên cứu chính sách của các nước khác, cân nhắc phản ứng và các chính sách thích hợp cho Trung Quốc trong tương lai. Bài viết này điểm lại các cuộc tranh luận trong nội bộ Trung Quốc có liên quan đến tranh chấp Biển Đông từ năm 2009. Mục tiêu của bài biết là cung cấp một cái nhìn tổng quan về các cuộc tranh luận trong nội bộ Trung Quốc trên ba vấn đề: (1) cách nhìn nhận tranh chấp Biển Đông trong các trường phái tư tưởng khác nhau, (2) các khuyến nghị chính sách đã được đề xuất, và (3) những vấn đề vẫn còn tồn tại cả sự đồng thuận và bất đồng. Tác giả cũng sẽ cố gắng phân tích mối liên hệ giữa những cuộc tranh luận này và quan điểm chính thức, chính sách và cách hành xử trên thực tế của Trung Quốc trong tranh chấp. Là một bên có yêu sách mạnh nhất và đã từng tham gia vào ba cuộc xung đột quân sự trong tranh chấp lãnh thổ, chính sách của Trung Quốc giữ vai trò quan trọng trong việc định hình sự phát triển tương lai của tranh chấp và cũng là động lực của an ninh khu vực. Từ cách nhìn tổng quan này, có thể rút ra được một số cơ sở hữu ích để hiểu rõ hơn phản ứng của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông trong những năm tới.
Có bốn ý kiến đáng chú ý đã nổi lên trong các cuộc tranh luận trong nội bộ Trung Quốc. Thứ nhất, trái với những chỉ trích phổ biến từ bên ngoài về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, hầu hết các nhà phân tích Trung Quốc coi tất cả những căng thẳng và tranh chấp chủ yếu là do thỏa thuận ngầm giữa Mỹ và các nước có yêu sách trong khu vực gây ra. Thứ hai, ý kiến về việc Trung Quốc nên chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông để thay đổi thế bị động hiện nay đã thường xuyên được đề xuất. Cho rằng Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu này bằng sáng kiến trong ba lĩnh vực: đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, hạn chế sự tham gia của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, và linh hoạt hơn trong việc thực hiện các biện pháp đa phương để đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống khác nhau ở Biển Đông. Thứ ba, phần lớn các nhà phân tích và các quan chức Trung Quốc tin rằng các tranh chấp ở Biển Đông trong những năm qua đã làm môi trường an ninh khu vực của Trung Quốc xấu đi. Thứ tư, có một sự đồng thuận mới về việc Bắc Kinh nên thực hiện chính sách ôn hòa hơn ở Biển Đông trong thời gian tới.
Có hai phe trong những cuộc tranh luận nội bộ ở Trung Quốc: phe bảo thủ và phe ôn hòa.[1] Nghiên cứu này cho rằng, cần chú ý tới trường phái ở giữa dung hòa hai quan điểm trên, với đề xuất chính sách cứng rắn hơn để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc tốt hơn, và đồng thời, duy trì thế không đối đầu với các cường quốc bên ngoài và các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền trong khu vực. Dựa trên những kết luận này, tác giả cho rằng Bắc Kinh có khả năng sẽ áp dụng chính sách quyết đoán nhưng không đối đầu (non-confrontational assertiveness) trong tranh chấp Biển Đông trong tương lai gần.
Các quan điểm của Trung Quốc về nguyên nhân căng thẳng tại Biển Đông
Nói chung, trong những năm gần đây, có ba trường phái lập luận về nguyên nhân những căng thẳng ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia bên ngoài cho rằng do Trung Quốc đã thực hiện chính sách quyết đoán trên Biển Đông nên đã tạo ra những căng thẳng trong khu vực.[2] Quan điểm này khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông quốc tế và trong các quan sát viên và các quan chức nước ngoài. Một số ít quan sát viên quốc tế cho rằng, trong hầu hết các trường hợp, Trung Quốc chỉ đơn giản là đã phản ứng lại hành động của các bên có yêu sách khác mà Bắc Kinh cho là thách thức đối với lợi ích và yêu sách của mình.[3] Các cuộc tranh luận ở Trung Quốc cho thấy một cái nhìn thứ ba, chỉ ra sự khác biệt lớn giữa quan điểm của Trung Quốc và thế giới bên ngoài về nguyên nhân của những căng thẳng và xung đột ở Biển Đông trong những năm gần đây. Quan điểm chủ đạo ở Trung Quốc là các quốc gia có yêu sách trong khu vực và Mỹ đã cấu kết chống lại Trung Quốc. Trung Quốc tin rằng những cấu kết này là nguyên nhân gây ra những căng thẳng và xung đột ở Biển Đông từ năm 2009.[4]
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, chiến lược “quay trở lại châu Á” của Washington là nguyên nhân sâu xa của các tranh chấp ở Biển Đông trong những năm gần đây.[5] Nhiều người Trung Quốc tin rằng mục tiêu chính của chiến lược “quay trở lại châu Á” của Mỹ là nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Quan điểm của Chuẩn Đô đốc (đã nghỉ hưu) Yang Yi tiêu biểu cho trường phái chống Mỹ ở Trung Quốc. Yang cáo buộc Mỹ “đẩy mạnh chính sách ngăn chặn Trung Quốc đã có bấy lâu: Một mặt, Washington muốn Trung Quốc giữ vai trò quan trọng trong các vấn đề an ninh khu vực. Mặt khác, lại tham gia vào vòng vây ngày càng xiết chặt xung quanh Trung Quốc và liên tục thách thức lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”[6]. Các nhà phân tích Trung Quốc theo trường phái này cho rằng, hỗ trợ các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc là một phần trong chiến lược của Washington.[7] Và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông đã được các nước trong khu vực như Việt Nam và Philippines ủng hộ.[8] Các tuyên bố chính thức của Trung Quốc dường như đã chứng thực cho những giải thích này.[9]
Một số nhà phân tích khác lại cố gắng xem xét các nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông một cách tổng thể. Theo một bài đăng trên báo People’s Daily, có ba yếu tố chính tạo nên căng thẳng ở Biển Đông trong những năm gần đây. Thứ nhất, các nước trong khu vực đang ngày càng quan tâm đến khai thác lợi ích kinh tế, chủ yếu là nguồn tài nguyên năng lượng ở Biển Đông. Bài viết đề cập cụ thể trong năm 2010, các khoản thu từ khai thác dầu khí chiếm 24% trong tổng GDP của Việt Nam. Thứ hai, liên quan tới sự thay đổi chiến lược của Mỹ đối với Đông Á. Washington đã sử dụng con bài Biển Đông để duy trì vị trí an ninh chủ đạo trong khu vực và điều này lại phù hợp với mong muốn của một số nước trong khu vực nhằm quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Thứ ba, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực lôi kéo Mỹ để cân bằng với Trung Quốc.[10] Cuối cùng, có một số chuyên gia về Đông Nam Á của Trung Quốc cho rằng Trung Quốc cần nhìn lại bản thân để có thể hiểu được vấn đề. Theo Ma Yanbing, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (CICIR), sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh hải quân ở Đông Nam Á, đã góp phần làm cho Việt Nam lo lắng. Điều này đã khiến cho giới tinh hoa Việt Nam nghĩ rằng, họ nên chớp lấy cơ hội cuối cùng này để tham gia trò chơi trên Biển Đông trước khi Trung Quốc trở nên quá mạnh.[11]
Trong những năm vừa qua, chủ đề thường xuyên được đề cập trong tranh chấp Biển Đông là tự do hàng hải. Đặc biệt các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, Washington đã dựng lên những huyền thoại về “tự do hàng hải” và sử dụng như một công cụ để gây áp lực đối với Trung Quốc. Họ lập luận rằng, Mỹ đã dựng lên một luận điểm sai lầm về mối đe dọa đến tự do hàng hải ở Biển Đông. Mỹ chỉ đơn giản là sử dụng huyền thoại về “tự do hàng hải” như một cái cớ để can thiệp vào tranh chấp Biển Đông nhằm duy trì ưu thế quân sự của Mỹ trong khu vực.[12] Nhiều nhà phân tích Trung Quốc tin rằng, luận điệu của Mỹ về tự do hàng hải ở Biển Đông bao biện cho việc Mỹ tự do tiến hành các hoạt động khảo sát quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, thể hiện rõ qua sự cố Impeccable.[13] Một bài viết đăng trên báo Thời báo Quân sự chú ý rằng, Mỹ đã cử nhiều tàu giám sát quân sự để thu thập thông tin tình báo về các quốc gia ven biển trong Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia của các nước này. Tác giả tuyên bố rằng “tự do hàng hải thực sự mà Mỹ muốn duy trì là tự do đe dọa quân sự các nước khác”.[14] Đây cũng là quan điểm chính thức của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN trong tháng 7 năm 2010, đã phản đối tuyên bố của bà Hillary Clinton về Biển Đông bằng cách phủ nhận rằng tự do hàng hải là một vấn đề. Kể từ đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng, Washington đã dùng luận điệu tự do hàng hải để nhằm đạt được các lợi ích chiến lược và ngoại giao.[15]
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Li Mingjiang, Phó Giáo sư,Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam  (RSIS),Đại học Kỹ nghệ Nanyang, Singapore
Nghiên cứu Biển Đông


[1] Sarah Raine, “Beijing’s South China Sea Debate,” Survival, 53:5 (2011): trang 69-88.
[2] Xem ví dụ, Mingjiang Li, “Reconciling Assertiveness and Cooperation?  China’s Changing Approach to the South China Sea Dispute,” Security Challenges, vol 6, no.2, (Winter 2010), trang 49-68; Michael D. Swaine, “Perceptions of an Assertive China,” China Leadership Monitor, No. 32, 2010; Ian Storey, "China’s Missteps in Southeast Asia: Less Charm, More Offensive," China Brief, December 17, 2010; Sarah Raine, “Beijing’s South China Sea Debate,” Survival, 53:5 (2011): trang 69-88; and Edward Wong, “China Navy Reaches Far, Unsettling the Region,” New York Times, ngày 14 tháng 6 năm 2011.
[3] Michael D. Swaine and M. Taylor Fravel, “China’s Assertive Behavior; Part Two: The Maritime Periphery,” China Leadership Monitor, số 35, 2011.
[4] Ji Peijuan, “zhongguo xu jiasu kaifa nanhai” [Trung Quốc cần đẩy nhanh các diễn biến trên Biển Đông], National Defense Times, ngày 29 tháng 6 năm 2011.
[5] Các cuộc phỏng vấn của tác giả với hơn 10 học giả hàng đầu Trung Quốc vào tháng 5 tháng 6 năm 2011 tại Bắc Kinh và Thượng Hải.
[6] PLA Daily, ngày 13 tháng 8; Reuters, ngày 13 tháng 8; China Daily, ngày 13 tháng 8; xem thêm Willy Lam
, “Hawks vs. Doves: Beijing Debates “Core Interests” and Sino-U.S. Relations,”China Brief, Volume 10, Issue17, ngày 19 tháng 8 năm 2010
.
[7] Wang Xi, “zhongguo zai nanhai qiaomiao fanji meiguo ‘ruan e zhi’,” [Trung Quốc mưu trí chống lại “”ngăn chặn mềm” của Mỹ], National Defense Times, ngày 5 tháng 8 năm 2011.
[8] Ji Peijuan, “zhongguo xu jiasu kaifa nanhai” [Trung Quốc cần đẩy nhanh các diễn biến trên Biển Đông], National Defense Times, ngày 29 tháng 6 năm 2011.
[9] Xem ví dụ, những bình luận của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21 tháng 9 và ngày 14 tháng 10 năm 2010 tại các địa chỉ:
truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2011.
[10] Ding Gang, “nanhai wenti yuanhe hui bei chaore” [tại sao vấn đề Biển Đông lại nóng lên], People’s Daily, ngày 2 tháng 8 năm 2011.
[11] Zhou Biao and Jiao Dongyu, “nanhai boyi xiyibu” [bước tiếp theo trong trò chơi ở Biển Đông], National Defense Times, ngày 17 tháng 8 năm 2011.
[12] Li Xiaokun, “Navigation in South China Sea ‘not a problem’”, China Daily, ngày 23 tháng 10 năm 2010.
[13] Zhang Jie, et al., “mei qiang tui nanhai wenti guojihua, yang jiechi qi bo xi lali ‘wailun’” [Mỹ đẩy mạnh quốc tế hóa Biển Đông, Dương Khiết Trì dùng bảy lập luận phản bác lại những quan điểm sai lệch của Hillary], Dongfang zaobao [bưu điện phương Đông buổi sáng], ngày 26 tháng 7 năm 2010.
[14] Liu Feitao, “shui shuo nanhai buneng “ziyou hangxing?” [ai nói là không có tự do hàng hải trên Biển Đông?], National Defense Times, ngày 12 tháng 11 năm 2010.
[15] http://www.fmprc.gov.cn/chn/gxh/tyb/fyrbt/jzhsl/t834597.htm, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2011.

1444. Sách: Bên thắng cuộc – Vì sao tôi viết?

FB BTC

Sách: Bên thắng cuộc – Vì sao tôi viết?

Huy Đức
06-12-2012
H1
Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
Cuốn sách này bắt đầu bằng những câu chuyện xảy ra trong ngày 30-4-1975. Ngày mà tôi, một cậu bé mười ba, trước giờ học chiều, đang vật nhau ven đồi thì nghe loa phóng thanh truyền tin “Sài Gòn giải phóng”. Thay vì tiếp tục ăn thua, chúng tôi buông nhau ra.
Miền Nam, theo như những bài học của chúng tôi, sẽ chấm dứt “20 năm rên xiết lầm than”. Trong cái thời khắc lịch sử ấy, trong đầu tôi, một sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, xuất hiện ý nghĩ: Phải nhanh chóng vào Nam để giáo dục các bạn thiếu niên lầm đường lạc lối.
Nhưng hình ảnh miền Nam đến với tôi trước cả khi tôi có cơ hội rời làng quê nghèo đói của mình. Trên quốc lộ Một bắt đầu xuất hiện những chiếc xe khách hiệu Phi Long thỉnh thoảng tấp lại bên những làng xóm xác xơ. Một anh chàng tóc ngang vai, quần loe, nhảy xuống đỡ khách rồi đu ngoài cánh cửa gần như chỉ trong một giây trước khi chiếc xe rú ga vọt đi. Hàng chục năm sau, tôi vẫn nhớ hai chữ “chạy suốt” bay bướm, sặc sỡ sơn hai bên thành xe. Cho tới lúc ấy thứ tiếng Việt khổ lớn mà chúng tôi nhìn thấy chỉ là những chữ in hoa cứng rắn viết trên những băng khẩu hiệu kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh Mỹ.
Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe – buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.
Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh… được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày[1], Thép Đã Tôi Thế Đấy[2]… Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”. Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.
Tôi vẫn ở lại miền Bắc, chứng kiến thanh niên quê tôi đắp đập, đào kênh trong những năm “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Chứng kiến khát vọng “thay trời, đổi đất sắp đặt lại giang san” của những người vừa chiến thắng trong cuộc chiến ở miền Nam… Chứng kiến cũng những con kênh đó không những vô dụng với chủ nghĩa xã hội mà còn gây úng lụt quê tôi mỗi mùa mưa tới.
Năm 1983, tôi có một năm huấn luyện ở Sài Gòn trước khi được đưa tới Campuchia làm chuyên gia quân sự. Trong một năm ấy, hai cô em gái của Trần Ngọc Phong[3], một người bạn học chung ở trường sỹ quan, hàng tuần mang tới cho tôi bốn, năm cuốn sách. Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù, đã kiệt quệ sau 8 năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh”. Những năm ấy, góc phố nào cũng có mấy bác xích lô, vừa mỏi mòn đợi khách vừa kín đáo đọc sách. Nhiều người trong số họ mới ở trong các trại cải tạo trở về. Tôi bắt đầu tìm hiểu Sài Gòn từ câu chuyện của những bác xích lô quen như vậy…
Mùa Hè năm 1997, một nhóm phóng viên vì nhiều lý do phải rời khỏi tờ báo Tuổi Trẻ như Đoàn Khắc Xuyên, Đặng Tâm Chánh, Đỗ Trung Quân, Huỳnh Thanh Diệu, Nguyễn Tuấn Khanh, Huy Đức… Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với các đồng nghiệp như Thúy Nga, Minh Hiền, Thế Thanh, Cam Ly, Phan Xuân Loan… Thế Thanh lúc ấy cũng vừa bị buộc thôi chức Tổng biên tập báo Phụ Nữ Thành Phố, và cũng như Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Kim Hạnh trước đó, chị không được tiếp tục nghề báo mà mình yêu thích.
Chúng tôi nói rất nhiều về thế sự, về những gì xảy ra trên thế giới và ở đất nước mình. Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Gần như không mấy ai để ý đến câu nói đó của Tuấn Khanh, nhưng tôi thì cứ bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách.
Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975, cũng trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.
Không chỉ thường dân, cho đến đầu thập niên 1980, nhiều chính sách làm thay đổi số phận của hàng triệu sinh linh như “Phương án II”[4], như “Z 30”[5] cũng chỉ được quyết định bởi một vài cá nhân, nhiều người là ủy viên Bộ chính trị cũng không được biết. Nội bộ người Việt Nam đã có nhiều đụng độ, tranh cãi không cần thiết vì chỉ có thể tiếp cận với lịch sử qua những thông tin được cung cấp bởi nhà trường và bộ máy tuyên truyền. Không chỉ các thường dân, tôi tin, những người cộng sản có lương tri cũng sẽ đón nhận sự thật một cách có trách nhiệm.
Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc. Hãy để cho các nhà kinh tế chính trị học và các nhà xã hội học nghiên cứu kỹ hơn hiện tượng lịch sử này. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ bắt đầu kể những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo; đánh tư sản; đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, nói về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc.
Tư liệu cho cuốn sách được thu thập trong hơn hai mươi năm, và trong vòng ba năm (từ tháng 8-2009 đến tháng 8-2012) tôi đã dành toàn bộ thời gian của mình để viết. Bản thảo cuốn sách đã được gửi tới một số thân hữu và một số nhà sử học, trong đó có 5 nhà sử học uy tín của Mỹ chuyên nghiên cứu về Việt Nam. Sau khi sửa chữa, bổ sung, tháng 11-2012, bản thảo hoàn chỉnh đã được gửi đến một số nhà xuất bản trong nước, tuy nhiên, nó đã bị từ chối. Cho dù một số nhà xuất bản tiếng Việt có uy tín tại Mỹ và Pháp đồng ý in, nhưng để lãnh trách nhiệm cá nhân và giữ cho cuốn sách một vị trí khách quan, tác giả quyết định tự mình đưa cuốn sách này đến tay bạn đọc.
Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chắc chắn sẽ còn được bổ sung khi một số tài liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó trong những lần xuất bản sau.
Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc.
Sài Gòn – Boston (2009-2012)
[1] Tiểu thuyết cách mạng của Trung Quốc.
[2] Tiểu thuyết cách mạng của Liên Xô.
[3] Đạo diễn điện ảnh.
[4] Tổ chức cho người Hoa nộp vàng để được vượt biên bán chính thức (1978-1979).
[5] Cải tạo những người giàu lên bất thường (1983).
Nguồn: FB BTC

1445. GS Tương Lai: Đảng ‘nên đặt Tổ quốc lên trên hết’

1
“Không hiểu vì sao người ta vẫn ca ngợi tình hữu nghị và 16 chữ vàng khi mà trong hành động cụ thể thì chúng nó ngang ngược trắng trợn như vậy.
Càng ca ngợi cái gọi là “tình hữu nghị” càng biểu tỏ sự lúng túng trong đối sách, hơn nữa, đó chính là sự xúc phạm tinh thần dân tộc, làm cho người dân không hiểu thực chất thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là thế nào.”
“… Cần hiểu rằng ý thức hệ [cộng sản] chẳng qua là công cụ để giành độc lập dân tộc, tự do, dân chủ cho nhân dân. Ý thức hệ không phải là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc.”
BBC tiếng Việt

Đảng ‘nên đặt Tổ quốc lên trên hết’

Cập nhật: 11:26 GMT – thứ năm, 6 tháng 12, 2012
Tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc đang trở thành vấn đề nóng ở Việt Nam, với việc nhiều người ký vào một tuyên bố phản đối, và lại có kêu gọi biểu tình.
Hôm 25/11, một nhóm nhân sĩ ở Hà Nội, Huế và TP. HCM khởi xướng “Tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu công dân”.
Mới nhất, trên một số mạng của người Việt, lại có kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc vào Chủ nhật 9/12 tới, sau khi Bắc Kinh có nhiều hành động leo thang về chủ quyền.

Giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, là một trong những người ký tên vào tuyên bố phản đối Trung Quốc “in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông lên hộ chiếu cấp cho công dân nước mình”.
Trả lời phỏng vấn BBC hôm‎ 5/12, người từng là thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nói Đảng Cộng sản Việt Nam không nên sợ người dân “biểu tình chống Trung Quốc lại quay ra chống mình”.
Giáo sư Tương Lai: Tuyên bố đã được chúng tôi đưa ra ngày 25/11. Đến nay sau 10 ngày, người hưởng ứng ký tên so với những lần trước tương đối rộng hơn, đến nay là hơn 700 người. Cả những người lâu nay ít hoặc ngại lên tiếng, lần này cũng đã có mặt. Nhóm trí thức từng viết thư ngỏ, từng biểu tỏ thái độ trước đây, vẫn đi đầu trong tuyên bố này. Nhưng còn có những người khác thuộc mọi tầng lớp.
Có người ghi đơn giản là một công dân, người nội trợ, sinh viên. Có người nguyên là bộ trưởng – ủy viên trung ương đảng, có người thứ trưởng, phó chủ tịch hội phụ nữ Việt Nam, cũng có người ghi rõ là cựu quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng hòa hiện đang sinh sống ở Mỹ, có giám mục, linh mục, và nhiều nhất vẫn là trí thức trong và ngoài nước vốn được nhiều người biết đã tham gia ký vào Tuyên bố phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu công dân.
Qua đây đã biểu tỏ được tinh thần hòa hợp dân tộc, cùng nhau góp sức chống ngoại xâm. Đây là truyền thống Việt Nam.
Vì vậy có thể nói đây là bước phát triển mới, vì hành động gây hấn của Trung Quốc ngày càng ngang ngược, nham hiểm, nhất là khi Trung Quốc vừa xong Đại hội 18. Lãnh đạo mới có thể có những đường đi nước bước khác trước thế nào đấy trên một số lĩnh vực. Nhưng riêng âm mưu bành trướng để độc chiếm Biển Đông, uy hiếp lợi ích sống còn của các nước Đông Nam Á thì không hề thay đổi, thậm chí khiêu khích hơn. Đây là điều rõ như ban ngày, không thể còn một chút mơ hồ.
BBC: Giáo sư đánh giá thế nào về những phản ứng chính thức của chính phủ Việt Nam?
Như trong tuyên bố của chúng tôi đã nói, chúng tôi ủng hộ việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 22/11 đã tuyên bố nêu rõ việc Trung Quốc in bản đồ lên hộ chiếu “đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đó là tuyên bố rành rọt, rõ ràng. Tuyên bố của chúng tôi cũng chính là hậu thuẫn cho tuyên bố đó của Bộ Ngoại giao.
Chỉ có điều, song song với tuyên bố khá mạnh mẽ đó, vẫn còn những biểu hiện gây ngạc nhiên. Không hiểu vì sao người ta vẫn ca ngợi tình hữu nghị và 16 chữ vàng khi mà trong hành động cụ thể thì chúng nó ngang ngược trắng trợn như vậy. Càng ca ngợi cái gọi là “tình hữu nghị” càng biểu tỏ sự lúng túng trong đối sách, hơn nữa, đó chính là sự xúc phạm tinh thần dân tộc, làm cho người dân không hiểu thực chất thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam là thế nào. Phải chăng điều đó đã đẩy tới sự kiện ngang ngược nữa hôm 30/11 khi Trung Quốc cho tàu làm đứt cáp tàu thăm dò Bình Minh? Tiếp theo, chính quyền Hải Nam tuyên bố sẽ kiểm tra tàu thuyền đi vào vùng lãnh hải của họ, mà thực ra có những vùng thuộc chủ quyền của nhiều nước khác.
Ngoại giao muốn có tác dụng, phải dựa trên hậu thuẫn của dân. Nếu không có sức mạnh của đoàn kết dân tộc hỗ trợ cho giải pháp ngoại giao, kẻ thù không bao giờ nhân nhượng.
BBC: Ông có thể giải thích rõ hơn hậu thuẫn của nhân dân là như thế nào? Có người cho rằng hậu thuẫn ở đây là xuống đường biểu tình chống Trung Quốc mà thực chất sẽ mở rộng thành chống chính phủ Việt Nam?
Người ta có thể có nhiều băn khoăn về đời sống vật chất và tinh thần, về nền dân chủ. Nhưng trước nguy cơ ngoại xâm, tinh thần dân tộc bao giờ cũng là điểm nhạy cảm nhất. Nó có thể tập hợp trở lại thành một khối đoàn kết chống ngoại xâm. Đấy là bài học lịch sử nghìn năm của đất nước này. Nếu không có‎ ý chí quật cường của dân tộc, làm sao có chiến thắng Nguyên Mông, Minh, Thanh? Nếu không có sức mạnh dân tộc, làm sao Việt Nam chiến thắng hai đế quốc lớn nhất thế kỷ 20?
Bây giờ người ta sợ biểu tình chống Trung Quốc thì dễ đẩy tới như Mùa xuân Ả Rập. Nhưng tôi nghĩ thực ra tình hình Việt Nam khác. Trước mặt là bài học dân chủ hóa của Miến Điện. Chính quyền quân phiệt độc tài phải nhượng bộ vì biết rằng nếu không thay đổi, họ sẽ trở thành nô lệ của Trung Quốc. Họ thực sự muốn cứu đất nước nên đã đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích phe nhóm.
Đó là bài học cho Việt Nam. Đừng sợ ở Việt Nam sẽ diễn ra tình hình hỗn loạn như ở Trung Đông. Mỗi nước có một đặc điểm riêng. Dân tộc Việt Nam đã trải qua ngần ấy cuộc chiến, chỉ muốn hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam phải nhận thức điều này để chủ động tạo nên tình hình mới, đem lại dân chủ, tự do thực sự. Lúc ấy nhân dân sẽ hỗ trợ họ, đảm bảo đất nước yên bình đi lên.
Khi những trí thức như chúng tôi kêu gọi biểu tình, chúng tôi đủ bản lĩnh để biết rõ rằng biểu tình chĩa mũi nhọn vào ai? Không ai khác là bọn xâm lược. Khi sơn hà nguy biến thì mọi người Việt Nam phải đoàn kết lại chĩa mũi nhọn vào bọn đang diễu võ dương oai ở Biển Đông, trắng trợn vạch kế hoạch lấn chiếm và quy hoạch cái gọi là thành phố Tam Sa trong đó thâu tóm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, rồi lại còn ngang ngược tuyên bố sẽ kiểm tra giám sát, đuổi tàu đi qua vùng biển họ tự cho là họ có chủ quyền một cách phi pháp. Mặc dù Trung Quốc đang làm như thế mà vẫn cứ nói là “vấn đề Biển Đông không phải là toàn cục trong quan hệ Việt – Trung” và “đừng để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ Việt Trung” thì đúng là đã rơi vào cái bẫy của chúng mà chuyện cái “lưỡi bò” in trên hộ chiếu chỉ là bước tiếp theo trong một kịch bản soạn sẵn, từng bước chọn thời cơ mà thực thi mà thôi.
BBC: Về đối ngoại, Việt Nam gần đây đã có những động thái tăng cường quan hệ với một số nước có cùng quyền lợi hay quan tâm về Biển Đông. Giáo sư thấy như vậy đã đủ chưa?
Phải nói rằng nỗ lực ngoại giao vừa qua của Việt Nam có những bước tiến bộ, rất đáng khích lệ, nhưng chưa đủ.
Phải quay ngược trở lại vì sao có các cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc 1978-79. Vì lúc ấy Trung Quốc không muốn có một Việt Nam hùng mạnh sau khi kết thúc thắng lợi đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất sẽ là một bức bình phong án ngữ con đường tiến về phía Nam, nhắm đến các nước Đông Nam Á và vùng Biển Đông giàu tài nguyên và con đường vươn ra thế giới của họ. Đặng Tiểu Bình phát động cuộc chiến chống Việt Nam chính là vì lẽ đó. Y nói phải dạy cho Việt Nam bài học, nhưng thực ra Trung Quốc đã bị dạy trở lại một bài học thất bại, phơi bày bộ mặt hiếu chiến và tráo trở trước tòan thế giới.
Nhắc lại để thấy rằng hiện nay Trung Quốc vẫn muốn kiềm chế Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn. Trong đó có việc tung hỏa mù về 16 chữ vàng, nhân danh ý thức hệ, đồng chí với nhau. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc thực chất là chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc, một chủ nghĩa tư bản hoang dã cùng với những chính sách thực dân kiểu mới trên khắp thế giới, chứ chả riêng gì vùng Đông Nam Á.
Việt Nam có vị thế thuận lợi ở Asean. Nếu biết khai thác thuận lợi đó, gắn bó với các nước trong vùng để rồi từ đó gắn bó với châu Âu, với Mỹ, Nhật Bản … để cùng chung sức chĩa mũi nhọn chống chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc sẽ tạo ra một hướng đi mới cho đất nước thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nhà cầm quyền hiếu chiến TQ, vứt bỏ cái “mũ kim cô” của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán khoác áo chủ nghĩa xã hội. Đó là điều Trung Quốc sợ nhất.
Chính vì lo sợ điều đó mà họ tìm mọi cách giữ Việt Nam trong tình trạng nhùng nhằng như hiện nay. Nhùng nhằng giữa lợi ích đất nước, dân tộc và chủ nghĩa xã hội chung một ý thức hệ với “các đồng chí Trung Quốc”! Nếu không giải quyết thỏa đáng, lại đặt lợi ích Tổ quốc xuống dưới cái gọi là ý thức hệ đó, nó sẽ nằm trong kịch bản mà Trung Quốc muốn.
Vì vậy giới trí thức chúng tôi muốn Đảng phải đổi mới mình, biết dựa vào dân. Trước đây đã đấu tranh giành được độc lập, bây giờ phải đấu tranh giành dân chủ. Tạo ra dân chủ, sẽ tạo ra sức mạnh mới, tạo tiền đề để Việt Nam gắn bó với thế giới chống lại âm mưu của Trung Quốc. Hay nói như cựu Tổng thống Nelson Mendela, người anh hùng dân tộc của nhân dân Nam Phi: “Chúng ta chưa có tự do, chúng ta mới giành lấy điều kiện để đấu tranh cho tự do”. Việt Nam hiện nay cũng trong tình thế ấy.
BBC: Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Giả sử Tổng Bí thư hay Thủ tướng Việt Nam thôi không nhắc 16 chữ vàng, hay lại ngỏ ‎ý liên minh với Mỹ như Philippines, Việt Nam sẽ gặp khó rất nhiều.
Đương nhiên là khó. Sau hội nghị Thành Đô 1990, Việt Nam đã ở trong thế kẹt. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu điều này. Họ phải tìm cách gỡ thế bí vì lợi ích của dân tộc. Nếu đặt Tổ quốc lên trên hết, họ sẽ gỡ ra được. Nếu không, họ quay lại đối lập với dân, sợ dân biểu tình chống Trung Quốc lại quay ra chống mình.
Luẩn quẩn chính là chỗ này. Không thoát ra khỏi vì không dám đặt lợi ích dân tộc lên trên, lên trước những lợi ích khác. Cần hiểu rằng ý thức hệ chẳng qua là công cụ để giành độc lập dân tộc, tự do, dân chủ cho nhân dân. Ý thức hệ không phải là mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc. Mục tiêu của dân tộc phải là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, tự do, công bằng, văn minh, sánh vai cùng với các nước văn minh trên thế giới.

1446. Lối thoát duy nhất: phải kháng cự

“Chính sách chung nhất quán mà họ áp đặt một cách đồng bộ, bất chấp những vòng vo và những mâu thuẫn nội tại thứ yếu của chúng, là một chính sách từ bỏ chủ quyền quốc gia, cúi đầu trước xâm lược của Trung Quốc và đàn áp sự kháng cự của nhân dân.”
“Cái đám ca sĩ giọng nam cao người Việt hót vang tình hữu nghị bất diệt giữa hai đảng ‘cộng sản’, những ’4 tốt’ với lại ’16 chữ vàng’, … tên tuổi của bọn chúng, của gia đình chúng sẽ mãi mãi được khắc ghi vào những trang đen tối nhất của lịch sử Viêt Nam.”
BoxitVN

Lối thoát duy nhất: phải kháng cự

André Menras Hồ Cương Quyết
Nguyên Ngọc dịch
Lại một công hàm ngoại giao, lại những tiết lộ muộn mằn của các nhà chức trách cấp cao thú nhận với công dân về những sự kiện liên quan đến toàn dân và sự sống còn của quốc gia, khi sự đã rồi? Những thất bại liên tiếp lặp lại của một chính sách ngoan cố, qua nhiều biểu hiện, đã chứng tỏ là phản quốc! Mọi sự cho thấy cứ như Bắc Kinh trong chính sách của họ, chuyển từ món gặm nhấm sang lối xe lăn nghiền nát, đã  có tay trong của họ trong ruột Việt Nam, ở cấp cao nhất của ĐCSVN, đặng có thể, như bọn mật thám trong một cuộc thẩm vấn, chơi trò hết mềm lại rắn, giả bộ bất bình để càng dễ nhét liều thuốc đắng vào họng nạn nhân và kiềm chế những người phẫn nộ.Tôi vừa đọc được trên một trang web ý kiến của độc giả, thoạt trông có vẻ chẳng có gì quan trọng, nhưng đặt trong ngữ cảnh này không khiến tôi ngạc nhiên. Ý kiến ấy như sau:

3h35′: Độc giả Hoàng Việt Thắng cho biết: “Tôi vừa điện thoại và nghe người bà con ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, nói ngư dân ra khơi được biên phòng và chính quyền địa phương ‘căn dặn’ là cần để ý, nếu thấy tàu Trung Quốc (không nói rõ là tàu dân hay tàu chính phủ) thì cố gắng ‘tránh voi chẳng xấu mặt nào’. Nghe xong, tôi có cảm giác ngư dân ta bị chính các cơ quan chức năng của Việt Nam coi như những tên ăn trộm khi họ đánh bắt trên lãnh hải của ta, còn kẻ ăn cướp đã được chính quyền trao cho vị thế người chủ”. *
Quả đúng là như vậy đấy, cảm nhận chung được chia sẻ rộng rãi trong chiều sâu nhất của nhân dân Việt Nam!
Mặc xác các cuộc đấu đá nội bộ vì quyền lực của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Ta đã quá biết trái núi đẻ ra một con chuột nhắt, như cách nói của một người bạn. Điều khủng khiếp là không một người lãnh đạo nào của Đảng Cộng sản ViệtNam, tuyệt đối không một người nào, trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng của cuộc leo thang ngày càng ráo riết của Trung Quốc, đã lên tiếng một cách rõ ràng chống hành động đó. Và nhất là không một người nào chủ trương những biện pháp cụ thể đế ngăn chặn, để “quốc tế hóa” hành động đó, kiên quyết đưa nó lên diễn đàn quốc tế. Hoàn toàn ngược lại!  Vào lúc Bắc Kinh tung ra hộ chiếu “đường lưỡi bò”ngạo nghễ và sĩ nhục, vào lúc các nhà cầm quyền Hải Nam thông báo từ đầu tháng giêng 2013 sẽ tiến hành đơn phương kiểm soát tất cả tàu thuyền “nước ngoài” “xâm nhập” khu vực “đường lưỡi bò”, đương nhiên trước hết là nhằm vào Việt Nam, vào lúc lại xảy ra vụ tấn công mới của các tàu giả danh đánh cá đối với tàu Bình Minh 02… thì những người tự giành riêng cho mình quyền bảo vệ đất nước làm gì?
Họ tiếp các đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc và chúc tụng nhau. Không còn là ngoại giao. Chỉ là những pha của cùng một một trò hề bi thảm ấy! Những khúc đoạn ác mộng đối với mọi công dân sáng suốt yêu nước mình.
Bộ trưởng Quốc phòng tiếp đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc và ca ngợi sự hợp tác mẫu mực giữa Bắc Kinh và Hà Nội: «Bộ trưởng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt… Bộ trưởng khẳng định chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ của Việt Nam là Việt Nam… không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác». Cứ như là ta đang nằm mơ: Trung Quốc chẳng phải là một nước ngoài ư? Chẳng phải nó đang tự phong cho mình quyền thiết lập các căn cứ quân sự tại Hoàng Sa và Trường Sa, thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam? Những lời nói của ông Bộ trưởng Quốc phòng là nói về phòng thủ QUỐC GIA của Việt Nam hay của Trung Quốc? Trò hề bi thảm!
Tổng bí thư ĐCSVN tiếp đoàn đại biểu cấp cao của Đảng Trung Quốc và ca ngợi sự hợp tác toàn diện và mẫu mực của hai đảng anh em, là đảm bảo cho tình hữu nghị và chủ nghĩa xã hội. «Về quan hệ Việt-Trung, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng quan hệ hai Đảng, hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước dày công vun đắp, nay đã trở thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện… Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến về những biện pháp tăng cường quan hệ song phương giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới». Rõ ràng trao đổi này là có lợi… nhưng … lại một lần nữa, chỉ lợi cho đồng chí Tàu. Trò hề bi thảm!
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng công an Bắc Kinh: «Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Công an hai nước trong thời gian qua, nhất là phối hợp trong phòng chống tội phạm ở khu vực biên giới Việt Nam-Trung Quốc». Ngài nói “biên giới” ư? Biên giới nào vậy? Lãnh thổ toàn vẹn của không gian biển chăng? Không biết. Vùng đặc quyền kinh tế chăng? Không biết.  Bộ trưởng công an của một chế độ ăn cắp, bất hợp pháp, bàn tay còn nóng hổi trong túi người ta, đã được đón tiếp như là đối tác cứu rỗi bởi người đại diện của đất nước bị ăn cắp: lại thêm một trò của ngài Thủ tướng dường như đã quên bẵng tuyên bố trang trọng và vang dội của chính ông ta trước Quốc hội chưa đầy một năm trước… Trò hề bi thảm!  Dù sao đi nữa các sự kiện đầy tính ác mộng được báo chí chính thống trưng lên hàng đầu đó chẳng hề kích thích được chút hành động kháng cự nào! Mọi sự đều tốt đẹp mà, hỡi các công dân yêu quý! Chúng tôi toan liệu tất. Đừng lo.
Mọi sự diễn ra cứ như là chẳng phải trông cậy vào những người lãnh đạo ấy để bảo vệ đất nước. Chính sách chung nhất quán mà họ áp đặt một cách đồng bộ, bất chấp những vòng vo và những mâu thuẫn nội tại thứ yếu của chúng, là một chính sách từ bỏ chủ quyền quốc gia, cúi đầu trước xâm lược của Trung Quốc và đàn áp sự kháng cự của nhân dân. Nó gây thảm họa cho hiện tại và tương lai của Việt Nam vốn chủ yếu sẽ được quyết định trên biển.
Chẳng cần phải chờ đợi gì thêm nữa: Bắc Kinh sẽ tiếp tục, sẽ tăng tốc. Đấy là điều đã được báo. Là điều chắc chắn! Bắc Kinh sẽ gây đổ máu, máu Việt Nam: đấy là điều đã được ghi đậm ngay trong bản chất chính sách của họ. Và cái đám ca sĩ giọng nam cao người Việt hót vang tình hữu nghị bất diệt giữa hai đảng “cộng sản”, những “4 tốt” với lại “16 chữ vàng”, những ông vua về thái độ “mũ ni che tai” và những nhà vô địch về im lặng đồng lõa sẽ đừng hòng mà còn chùi sạch tay: tên tuổi của bọn chúng, của gia đình chúng sẽ mãi mãi được khắc ghi vào những trang đen tối nhất của lịch sử Viêt Nam. Về thời gian rất gần với những trang vinh quang mà họ đã từng có thể góp tay viết nên, còn về phần mình nhân dân Việt Nam  không bao giờ quên.  Hơn bao giờ hết đối với mỗi người Việt Nam xứng đáng mang danh xưng đó, danh dự lúc này là nói không với cái chính sách tự vẫn kia và nói có với các kiến nghị, các cuộc biểu tình, các cuộc xuống đường, bất chấp đàn áp. Ở Hà Nội, ở Sài Gòn, ở Huế, khắp từ Bắc đến Nam đất nước, khắp mọi nơi ở Việt Nam.  Hãy hành động thật đông đảo, thật tự nguyện kỷ luật và kiên định, không để cho bọn khiêu khích đủ loại gây sự, để chứng tỏ với Bắc Kinh và với những người bạn của Việt Nam ở châu Á, ở Trung Quốc, ở Nhật Bản, ở Philippines, ở Ấn Độ, và trên toàn thế giới rằng dân tộc Việt Nam không cúi đầu, không chấp nhận điều không thể chấp nhận, không muốn, mãi mãi không muốn một nền hòa bình Trung Hoa. Như Chủ tịch Trương Tấn Sang đã nói về đấu tranh chống tham nhũng, có thể bỏ tù vài ba người nhưng không thể bỏ tù hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu công dân hòa bình!
Từ nay không có gì  có thể cứu được nước Việt Nam và nhân dân của nó ngoài cuộc kháng cự đối mặt với mối hiểm nguy ngày càng tăng, tức thì mất biển, mất đảo, mất nước. Phải tiến hành cuộc kháng cự ấy ngay bây giờ, và liên tục, nhất thiết không thể tránh, cùng với những người lãnh đạo hay không có họ, điều ấy tùy thuộc ở họ. Đây là vấn đề sống còn.
A.M. H.C.Q.