Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Lượm tin ngày 6/6/2012

Chính trị – Xã hội

Biển Đông: “Đa phương” chọi lại “bành trướng” - Tuần Việt Nam

‘Công bố thu nhập’ được ca ngợi như cuộc cách mạng đối với kinh tế Việt Nam (VOA)-Các nhà phân tách đồng ý là công luận Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài muốn thấy hành động chứ không phải chỉ trên giấy tờ.   Chờ cho “cóc mọc râu”.
Kết quả phát triển nông nghiệp 5 năm qua (RFA)  —Bộ trưởng Đinh La Thăng là ai mà dùng vốn sai quy định của pháp luật? (TTHN)
Ngày Quốc tế Thiếu nhi và ước mơ một đôi giày(RFA)-…..Chị Ngô Thị Mỹ Thùy, mẹ bé Trang cho biết, Các nhà phân tách đồng ý là công luận Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài muốn thấy hành động chứ không phải chỉ trên giấy tờmấy đứa con chị chưa bao giờ có ngày QTTN; đối với họ, đây là ngày của thiếu nhi “giàu” mà thôi:…..
Kỷ niệm 05/06: Mại dâm và yêu nước, bên nào nặng hơn? (Nguyễn hữu Vinh-RFA)  —Từ Trung Quốc tới Việt Nam: Lúc yêu thì đồng chí, lúc khác ý thành kẻ thù (Lê diễn Đức-RFA)

Tham nhũng và đặc lợi  (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thừa nhận tham nhũng là một ‘vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân’

Trường Ca Hoan Lạc và Ðoản Khúc Bi Ai (Nguyễn xuân Nghĩa -Nguoiviet) - Trong viễn ảnh dài, Hoa Kỳ vẫn ngự trên đỉnh….. Kết luận? Trong ngắn hạn thì ta còn khốn đốn – và thất nghiệp còn tăng. Trung hạn từ hai đến năm năm mới khá hơn. Trong trường kỳ, Hoa Kỳ vẫn bảnh vì đất, nước và người! Con người xuất sắc là biết nắm cái may trời cho – để tìm ra giải pháp còn sáng tạo hơn nữa.
Hoan ca Hoa Kỳ đấy.
Một chính trị gia Ba Lan giam giữ và bóc lột người Việt? (Vietinfo)   —Buồn về nhân cách và văn hóa của một số quan chức Việt! (Vietinfo)

ẢNH CHÁNH SỨ PHAN THANH GIẢN, PHÓ SỨ PHẠM PHÚ THỨ VÀ ĐOÀN SỨ GIẢ VIỆT NAM TẠI PARIS NĂM 1863 (PVĐ)   —–CHIẾN DỊCH “KHỦNG BỐ TRẮNG “ HÌNH NHƯ SẮP BẮT ĐẦU VỚI DÂN CHƠI BLOG CHĂNG ? (PVĐ)   —CTHCCB VỊ XUYÊN LỤC ĐỨC CHUNG: TRUNG QUỐC ĐÃ ĐÁNH TAN 1 TIỀU ĐOÀN CỦA TA NĂM 1986-DỊP ĐẠI HỘI ĐẢNG VI NHƯ THẾ NÀO ? (PVĐ)    —NHỮNG HÌNH ẢNH CHƯA KỊP BÌNH LUẬN: XUẤT SANG TRUNG QUỐC TỪ GỐC ĐẾN NGỌN… (PVĐ)

Điểm tin cuối ngày 4.6 (Nguyễn THông)
Sa thải nhân viên, Công ty Diageo Việt Nam bị kiện (NLĐ)    ——VTV  VIDEO: Về sự việc liên quan tới bà Lê Hiền Đức
‘Đan Mạch chỉ dừng chứ chưa cắt ODA’ - VnExpress  —-Tuần Việt Nam ODA và sáu năm lặng tắt    —-Hôm nay (5-6), Bộ trưởng Bộ Xây dựng đối thoại trực tuyến - Pháp luật & Xã hội
Pháp luật TPHCM Một sản phụ tử vong bất thường  -Theo TTO, sản phụ Nguyễn Thị Hảo (trú TP Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trút hơi thở cuối cùng tại BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa lúc 0 giờ 10 sáng 5-6.

Sài Gòn kỷ niệm một năm ngày xuống đường phản đối Trung Quốc xâm hại lãnh hải Việt Nam (DLB)

Cờ Trung Quốc hiên ngang giữa TP. Lào Cai (DLB)

Kinh tế

Sản xuất công nghiệp còn chậm(RFA)
Philippines nhập gạo Việt Nam  (RFA) -Philippines sẽ ký thỏa thuận mua 120 ngàn tấn gạo của Việt Nam theo hợp đồng liên chính phủ.
Hàng Trung Quốc “biến” thành hàng Việt Nam (NLĐ)  —Tuổi Trẻ Cảnh báo về nợ tiềm ẩn   —Thanh Niên Tạm giữ 1.400 viên kim cương nhập lậu

Thế giới

Lễ Kim Cương của Nữ hoàng Anh (RFA)  —Nga: Tổng thống Assad có thể rời quyền lực(RFA)  —Trung Quốc nỗ lực tái tục hoà đàm 6 bên(RFA)
Chính phủ Theinsein chỉ trích bà Aung San Suu Kyi (RFA)  –Mỹ muốn Ấn Độ đóng vai trò tích cực hơn ở Afghanistan(VOA)
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải định thu nhận Afghanistan(VOA)  —Kết thúc Đại lễ Kim cương của Nữ hoàng Anh(VOA)  —Thế giới âm nhạc mừng Nữ hoàng Anh (BBC)
Nhân vật số hai của al-Qaida là mục tiêu tấn công của Mỹ ở Pakistan (VOA)  –Phân tích gia: Syria lãnh hội rất ít từ bài học Mùa Xuân Ả Rập (VOA)

Đức: Chồng cắt rời cổ vợ, ném đầu xuống đường (Vietinfo)  —Bé gái người Việt 15 tuổi bị bắt vì nghi bán dâm ở Malaysia (Vietinfo)

 Những trăn trở tháng Năm: Có khuynh hướng xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh

Nguyễn Khắc Mai
-
Gần đây theo dõi một sự kiện chính trị lớn của nước ta là Hội nghị TW 5, người ta không khỏi băn khoăn và lo lắng đặt câu hỏi: Có phải đã có khuynh hướng xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh không? Có bốn vấn đề thiết cốt, rất cơ bản, rất chiến lược của Đất nước. Nhưng hàm lượng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cả bốn vấn đề ấy đều phải suy nghĩ, phải bàn.
1. Vấn đề số một là sửa đổi Hiến pháp
Tất cả những người có chút ít hiểu biết, được trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình nghiên cứu để sửa đồi Hiến pháp 1992 và năm 2011, đều có chung nhận định, tinh thần và triết lý của Hiến pháp 1946 rất tiến bộ, vẫn còn phù hợp với hoàn cảnh Đất nước hiện nay và đều có lời khuyên nên tiếp nhận tinh thần tiến bộ ấy.
Bước vào thế kỷ 21 khi tình hình trong nước và quốc tế đã có những đổi thay to lớn, những tương quan mới, Dân tộc mong ước và đòi hỏi có một Hiến pháp, một khế ước của Dân tộc phù hợp tình hình mới là đương nhiên và tất yếu. Sự đáp ứng này đến đâu, dè chừng, co thủ hay mạnh mẽ vươn lên đáp ứng yêu cầu mới là hòn đá thử về thái độ vì dân vì nước hay không. Hãy thử nghe lại một câu trong lời mở đầu của “Dự án Hiến – pháp – Việt -Nam” (1946): Điểm 3 “Đưa quốc dân lên đường tiến bộ và xây dựng nước nhà để theo kịp các nước văn minh trên thế giới.” Câu ấy có ba ý. Một, đưa quốc dân lên đường tiến bộ. Hai, xây dựng nước nhà. Ba, để theo các nước văn minh trên thế giới. Cả ba ý ấy đều còn nguyên giá trị “kim nhật, kim thì” đều là điều bức xúc hôm nay.
Cần phải trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh về một mô hình văn hóa – xã hội – thật sự là chắt lọc tinh hoa của Dân tộc và nhân loại. Chắc chắn là Hồ Chí Minh không hề muốn đi theo, rập khuôn theo mô hình xã hội – chính trị kiểu xô viết. Hồ Chí Minh từng khẳng định làm khác Liên Xô mới đúng và tốt. Bởi mô hình xô viết đã phá sản cả về lý thuyết, cả về thực tiễn. Mô hình này có bốn điểm bất cập, không thể tương thích với đà tiến hóa của nhân loại nên đã tự giải thể, tan vỡ. Người Nga ngày nay khẳng định phải giữ tình cảm tôn trọng lịch sử, nhưng cương quyết không trở lại “con đường đau khổ”(1) ấy.
Một là, nó không theo cơ chế thị trường.
Hai là, không có xã hội dân sự. Xã hội chỉ có những dây chuyền của chuyên chính vô sản.
Ba là, không có nền văn hóa và dân chủ đa nguyên.
Bốn là, cường độ chế độ Đảng – Nhà nước toàn trị, khiến nhân dân và xã hội mất hẳn tinh thần chủ động sáng tạo và quyền làm chủ.
Cả bốn yếu tố ấy đều không phù hợp với tiến trình lịch sử hiện đại của nhân loại, Liên Xô đã phải từ bỏ.
Hãy làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng một Hiến pháp mới thật sự là bộ Khế ước văn minh, tiến bộ, nhân văn, hợp thời đại cho Dân tộc phục hưng, phát triển vào thế kỷ 21.
Cứ ngẫm mà xem, vào thời kỳ 1960 Việt Nam và Hàn Quốc cũng có những tương đồng về lịch sử rất lớn, chung với Việt Nam một trình độ phát triển. Thế mà đến nay chỉ sau 50 năm họ đã vượt lên, bỏ xa ta về mọi mặt. Người có tư duy lành mạnh, tỉnh táo hẳn thấy rõ tư tưởng và đường lối chính trị đúng hay sai đã tác hại, tác lợi như thế nào đối với một Dân tộc trong thời hiện đại. Cứ khư khư một đường lối chính trị khiến cả nửa thế kỷ dân tộc vẫn trì trệ, ngày càng lạc hậu xa so với những dân tộc chung quanh là có tội, có lỗi với lịch sử, với dân tộc với nhân dân.
Hãy trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng một Hiến pháp nhằm:
- Tôn trọng thật sự quyền tối thượng của nhân dân (La suprématie du le peuple)mà Hồ Chí Minh nói: “quyền phải giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”!.
- Thật thà (chữ của Hồ Chí Minh) tôn trọng nhân quyền và dân quyền “đưa quốc dân lên đường tiến bộ” để làm bừng nở mọi giá trị, tài năng sáng tạo của dân tộc, của nhân dân.
- Thật thà gây dựng lại tình Đoàn kết dân tộc, hóa giải tâm thức Quốc – Cộng đã làm cản trở cơ hội phục hưng dân tộc đã mở ra.
- Đặt hệ thống chính quyền (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án) và Đảng trong vai trò nhân văn, tiến bộ và dân tộc để xứng đáng là công cụ kiến tạo nền Độc lập Tự do, nền văn hóa dân chủ mới, chứ không phải là “một đám quan liêu không bao giờ mắc sai lầm” như Engels từng dự báo.
Thật sự tư tưởng và mô hinh xô viết hoàn toàn không tương thích với tư tưởng Hồ Chí Minh. Một Hiến pháp xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh thật là không chí minh, chí trung, chí hiếu với Dân với Nước. Hiến pháp mới phải thể hiện cho bằng được tư tưởng Hồ Chí Minh: “Chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”(2)..
2. Vấn đề chống tham nhũng
Ai cũng biết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, về lý tưởng, là không thể chấp nhận tham nhũng. Hồ Chí Minh từng dự báo đó là “nội xâm”. Nội xâm nay tràn lan đang dẫn đến nguy cơ “còn hay mất” của Đảng, của chế độ. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh khẳng định ba điều:
- Một là nêu cao đạo đức cầm quyền: Cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Đạo đức cầm quyền là vấn đề cổ xưa mà cũng rất hiện đại. Ngay từ đầu thế kỷ 10, Khúc Hạo nối nghiệp cha cai quản nước ta đề ra cuộc cải cách hành chính với bốn phương châm: khoan, giản, an, lạc. Nghĩa là phải làm cho dân được hưởng sự rộng rãi (khoan), giản dị (nói chữ nghĩa ngày nay là tiện ích, thuận lợi), yên ổn (an), vui vẻ (lạc). Vào năm 2012 này khi Chính phủ Hollande (Pháp) nhậm chức cũng đã tuyên bố một bản đạo đức của các thành viên chính phủ.
- Hai là, như Hồ Chí Minh từng khẳng định, “Chống tham ô, lãng phú, quan liêu là dân chủ”.(3)
- Ba là “Chống tham ô, lãng phú, quan liêu thì phải dân chủ”(4).
Cái nguyên lý, nguyên tắc lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh là phải dân chủ nếu muốn chống tham ô (tham nhũng). Việc phân công chuyển Trưởng ban từ Thủ tướng về tay Tổng Bí thư và lập ra Ban Nội chính mới chỉ là giải pháp cục bộ, nó thành công hay thất bại là có dân chủ hay không, dân chủ nhiều hay ít, hình thức hay thật sự. Nếu có dân chủ thì Ban này ở Quốc hội hay Chính phủ vẫn có cơ may thành công. Nếu thiếu dân chủ dù có trao về tay Tổng Bí thư cũng sẽ thất bại.
Dân chủ mà Hồ Chí Minh nêu ra là ở bốn điểm sau đây:
- Một là Dân phải là chủ thể chống tham nhũng (các quan đàng hoàng, tử tế, càn kiệm liêm chính, chỉ là công cụ, đầy tớ giúp dân chống tham nhũng). Sự thất bại thấy rõ “từ hai hai tám chả dám đánh ai”, cho đến “bảy hai chỉ đánh từ vai đánh xuống”, v.v. vì đã thật sự không coi Dân ra gì. Hồ Chí Minh lại khẳng định “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là Dân chủ. Phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công.(5)
- Hai là phải cải cách luật pháp trong đó có nâng cấp hệ thống Tòa án. Luật pháp còn chồng chéo, đá nhau, thiếu xác tín, bộ máy tư pháp yếu kém (cũng tham nhũng mà thiếu cơ chế kiểm soát, giám sát, không độc lập về tư pháp, không khống chế tham nhũng thành công).
- Ba là nâng cấp ngành công an. Chỉ khi nào Công an thật sự trở thành chàng hiệp sĩ bênh vực dân chủ, dân quyền, bênh vực người thân cô thế cô trong xã hội thì đó mới là nội dung đích thực để bảo vệ chế độ, an ninh quốc gia. Những dấu hiệu yếu kém của ngành ngày càng trầm trọng thật sự là mối lo từ thời kỳ ngành này có hình thức quân ủy công an.
- Bốn là tự do báo chí. Báo chí phải được là “tai, mắt, tinh thần, ý chí của nhân dân”. Nó phải “dũng cảm”, “cái gì cũng biết”, “nơi nào cũng có mặt”… như K. Marx quan niệm. Cái nghịch lý của chế độ là tuyên bố theo Chủ nghĩa Mác, nhưng không đếm xỉa gì đến những tư tưởng mácxít đích thực.
Khi tôi viết bài “Ba công cụ lớn để chống tham nhũng” đăng trên tờ Thông tin Lý luận của Viện Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào năm 1998, một vị lãnh đạo hỏi tôi tại sao anh không nói thêm phong trào nhân dân. Tôi thưa là anh nhầm vì không thể coi dân là công cụ. Mà vấn đề là mài giũa ba công cụ này cho đàng hoàng, tử tế, sắc bén để cho dân dùng làm công cụ phòng chống tham nhũng.
Vấn đề của ông Tổng Bí thư không phải là việc tranh lấy chức Trưởng ban. Ông phải đề xuất được với Ban Chấp hành một chiến lược chống tham nhũng.
Nếu Dân chẳng có chút quyền hành sự thực sự, lại đang thờ ơ, thụ động với tham nhũng thì trời cũng không cứu được, huống nữa chỉ là một Tổng Bí thư và một Ban Nội chính mới.
3. Vấn đề đất đai
Trong hai Hiến pháp 1946 và 1959, khi mà Hồ Chí Minh còn sống và trực tiếp chỉ đạo, quyền của Dân về đất đai được xác định rõ.
Hiến pháp 1946, điều 12 ghi rõ: “Quyền tư hữu tài sản của công dân ViệtNamđược bảo đảm”. Chúng ta hiểu quyền tư hữu tài sản bấy giờ bao gồm cả đất đai.
Đến Hiến pháp 1959, Điều 14 cũng ghi rõ: “nhà nước chiếu theo luật pháp bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân”.
Năm 1957 tại cuộc chỉnh huấn giáo viên toàn miền Bắc, Hồ Chí Minh tuyên bố: làm cho nông dân có tư hữu ruộng đất mới là cộng sản”.
Chỉ từ Hiến pháp 1980 và 1992 rồi sửa đổi năm 2011 tư tưởng và mô hình Nhà nước kiểu xô viết thống trị thì từng bước những quyền dân sự của nhân dân, đặc biệt là về ruộng đất bị tước đoạt, méo mó dần. Sự méo mó này tất yếu đã dẫn đến những biến dạng tiêu cực trong xã hội. Chỉ khi dân là chủ sở hữu đích thực của ruộng đất bằng pháp luật xác tín, chỉ khi xã hội dân sự có quyền và có cơ chế đủ để giám sát những hành vi lợi dụng sự méo mó của pháp luật xâm hại quyền lợi của người Dân,… thì xã hội mới bình yên, có thể may mắn đạt tới mơ ước của Nguyễn Trãi: “trong thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”. Nếu có một cuộc trưng cầu ý dan về vấn đè này, chắc chắn nhân dân (kể cả mấy vị trong Bộ Chính trị vừa được phân đất ở khu vực vàng) sẽ ủng hộ tư tưởng Hồ Chí Minh: làm cho nhân dân có quyền tư hữu đất đai mới là cộng sản!
4. Vấn đề an sinh xã hội
Đúng, vấn đề an sinh xã hội ở nước ta, một nước nghèo, bị chiến tranh tàn khốc, thương tổn nặng nề, đang cố vươn lên công nghiệp hóa, hội nhập toàn cầu… chắc chắn phải là một vấn đề rất quan trọng, rất cơ bản. Điều càng làm cho trở nên cấp thiết là do những chính sách đầu tư và quản lý yếu kém dẫn đến phung phì nhiều nguồn lực, khiến cho chiến lược an sinh xã hội trở nên vá víu, kéo dài tình trạng không chăm lo tốt cho nội lực xã hội để có thể đạt được tăng trưởng và tiến bộ xã hội đáng có. Những rối loạn xã họi còn trầm trọng hơn khi “đã nghèo lại không công bằng”.
Người xưa nói “phi nông bất ổn”. Cái tình trạng “phi nông” hiện nay là chính sách ruộng đất có lầm lỗi, khiến lòng người không yên. Đầu tư cho nông nghiệp có nhiều thiếu sót. Có lần ở Sài Gòn, tôi trò chuyện với anh Nguyễn Văn Linh, anh hỏi tôi về nông thôn. Tôi gài anh một cái bẫy. Tôi thưa bây giờ chính phủ lấy ruộng đất của nông dân, đền bù cho họ. Nhưng chỉ 6 tháng sau, họ buộc phải chặt một cây tre. Anh thật thà hỏi “Này, thế họ chặt tre để làm gì?”. Tôi thưa họ ăn hết khoản đền bù, không còn ruộng đất, không có nghề nghiệp mới thì chống gậy ăn mày thôi. Cả Anh và tôi ngồi lặng đi hồi lâu rồi mới tiếp tục chuyện trò được!
Hai tầng lớp công nhân và trí thức – những người làm thuê ăn lương – thì lương không đủ sống, chỉ một nhóm nhỏ may mắn có thu nhập ngoài lương là có được cải thiện.
Để kéo dài tình trạng chính sách an sinh xã hội cò con, không đạt tầm chiến lược, khiến nội lực của dân tộc không được nâng cao, rối loạn đạo đức, trì trệ kéo dài, đó là lỗi lầm lớn ở tầm lịch sử!
Hồ Chí Minh từng để lại tư tưởng: “Phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”(6). Cả hai tiêu chí nâng cao đời sống và thực hiện dân chủ thực sự chúng ta đều làm kém.
Nay muốn giải đáp chính sách an sinh xã hội phải đặt những đề án cụ thể về lương, về bảo hiểm xã hội… trong tổng thể của tư tưởng chiến lược, gây dựng nội lực của Dân tộc, đề chấn hưng, để phát triển. Cứ ngẫm cái hiện tượng Hàn Quốc, chỉ trong vòng 50 năm họ đã làm được việc “sánh vai với cường quốc năm châu”, một vấn đề mà Hồ Chí Minh nêu ra từ 1945. Nay ta, bén gót kịp họ còn xa, nói gì tới sánh vai.
Hồ Chí Minh nói: “Công việc kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm của Dân”. Không lo được cho nội lực của dân tộc phát triển lành mạnh, thì nói gì đến “trung với Nước, hiếu với dân”.
Chớ rời xa tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hãy rời xa tư tưởng và mô hình chủ nghĩa xã hội xô viết đã phá sản.
Nhất định dân tộc sẽ có một Hiến pháp đàng hoàng, cuộc chiến chống “nội xâm” chắc chắn thắng lợi, đất đai phải tạo ra thế ổn định lâu dài, an sinh xã hội tạo ra nội lực, ra vốn xã hội cho Việt Nam thăng hoa vào thế kỷ 21./.
Nguyễn Khắc Mai
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn: Bauxite Vietnam

Ifeng.com

NHẬT KÍ LÝ BẰNG TIẾT LỘ ĐẦU ĐUÔI CHUYỆN

BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ TRUNG-VIỆT NĂM 1990

Tác giả: Lý Bằng
Người dịch: Quốc Thanh
02-05-2012
Ý cốt lõi: Về việc bình thường hóa mối quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc hai bên bình đẳng và cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.
Bài này trích trong cuốn “Hòa bình Phát triển Hợp tác – Nhật ký ngoại sự của Lý Bằng” Tác giả: Lý Bằng Nhà xuất bản: Tân Hoa xuất bản xã Nguồn: people.com.cn 
Vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Việt Nam xuất quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt bị chìm xuống đáy. Tháng 12 năm 1986, Nguyễn Văn Linh nhậm chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng với sự xấu đi của cục diện quốc tế, đặc biệt là sau biến động ở Châu Âu, Liên Xô bị tan rã, Nguyễn Văn Linh đã điều chỉnh lại chính sách, tìm kiếm sự bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.   

Qua đường liên lạc bí mật giữa hai bên Trung-Việt, từ 3 – 4.9.1990, Nguyễn Văn Linh đi cùng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, cùng với lãnh đạo Trung Quốc tổ chức cuộc gặp mặt ở Thành Đô, sự kiện này trở thành bước ngoặt trong việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
[Năm 1986] Thứ sáu ngày 26.12, mưa u ám.
 Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 6 Đảng cộng sản Việt Nam, thay cho nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn đã qua đời vào tháng 7.
[Năm 1989] Thứ bảy ngày 26.8, mưa u ám.
Hôm nay, Việt Nam tuyên bố đã “rút quân toàn bộ” khỏi Campuchia. Điều này tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề Campuchia một cách thuận lợi, đồng thời cũng gạt bỏ được sự trở ngại cho bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
  
* Bước ngoặt trong quan hệ Trung-Việt – Hội nghị Thành Đô
[Năm 1990] Thứ tư ngày 6.6, nắng.
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã gặp đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ quốc phòng Việt Nam. Nguyễn [Văn Linh] hi vọng thực hiện bình thường hóa được mối quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được sang thăm Trung Quốc.
Chủ nhật ngày 26.8, mưa u ám.
  Về chuyến thăm nội bộ tới Trung Quốc của các nhà lãnh đạo chính bên Việt Nam gồm Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh…, tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông ta tỏ ý hoàn toàn tán thành.
Thứ hai ngày 27.8, mưa.
 Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét thấy Á vận hội (Asian Games) sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh, mà cuộc gặp mặt này lại đề cập đến việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.
Thứ năm ngày 30.8, nắng.
  Việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đến Thành Đô hội đàm nội bộ với Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có gửi lời mời cho Việt Nam. Bây giờ thử xem trả lời từ Việt Nam ra sao.
Chủ nhật ngày 2.9, nắng.
  Ba giờ rưỡi chiều, tôi đáp chiếc chuyên cơ cất cánh từ sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ tới sân bay Thành Đô. Chúng tôi ngồi ô tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Nhà khách Kim Ngưu, Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc chuyên cơ khác đến Thành Đô chậm hơn tôi nửa giờ. Từ 8 giờ rưỡi tối đến 11 giờ đêm, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi với nhau về phương châm của cuộc hội đàm với phía Việt Nam vào ngày mai.
Thành Đô thứ hai ngày 3.9, nắng.
 Buổi sáng, tôi ở chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng với ông ta tiếp tục nghiên cứu về phương châm của cuộc hội đàm sẽ tiến hành với phía Việt Nam.
  Khoảng 2 giờ chiều, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng tới Nhà khách Kim Ngưu ở Thành Đô, Giang Trạch Dân và tôi đón họ ở nhà một tầng số 1. Nguyễn Văn Linh mặc bộ com lê màu cà phê, mang hơi hướng phong cách học giả. Đỗ Mười thân hình còn tráng kiện, tóc bạc phơ, mặc bộ com lê màu xanh thẫm. Cả hai đều 73-74 tuổi, còn Phạm Đồng thì hai mắt bị đục thủy tinh thể, thị lực cực kém, mặc bộ áo đại cán, giống các cán bộ lão thành của Trung Quốc.
  Buổi chiều, cuộc hội đàm bắt đầu, Nguyễn Văn Linh làm một bài nói dài trước. Tuy bày tỏ nguyện vọng nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Hội đồng tối cao Campuchia là chuyện cấp bách, không nên loại trừ bất cứ bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một sự bày tỏ thái độ về nguyên tắc, còn trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Cuộc hội đàm tiếp tục một mạch đến 8 giờ tối, 8 giờ rưỡi mới bắt đầu mở tiệc. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh .  
Thứ ba ngày 4.9, râm mát.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo của Việt Nam. Đến đây, có thể nói những vấn đề nêu ra trong hội nghị đã đi đến đồng thuận một cách khá thỏa mãn, cùng quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu hội nghị.
  Hai giờ rưỡi chiều, hai bên Trung-Việt tổ chức lễ ký kết ở nhà một tầng số 1 tại Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt do Tổng bí thư và Thủ tướng ký. Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân tặng ngay tại chỗ cho các đồng chí Việt Nam câu thơ “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu” (Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, Gặp nhau cười một cái là quên ân oán). Câu thơ này là của Lỗ Tấn. Trước việc này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra rất vui.
  Bốn giờ chiều, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 tới nơi.
* Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7 
[Năm 1991] Thứ bảy ngày 29.6.
Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Quan điểm chủ yếu chung của Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam là kiên trì chủ nghĩa xã hội, làm cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội này có lợi cho việc cải thiện quan hệ Trung-Việt.
Bắc Kinh thứ ba ngày 30.7, nắng.
Buổi chiều, tôi hội kiến với đại diện đặc biệt của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam là Lê Duẩn và Hồng Hà. Họ yêu cầu tổ chức cuộc gặp cấp cao Trung-Việt. Tôi nói để cho nhân dân hai nước có sự chuẩn bị, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt cần tiến hành cuộc gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, còn về cuộc gặp cấp cao thì phía Trung Quốc cho rằng về nguyên tắc không có vấn đề gì. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ có trả lời chính thức với họ. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế Trung-Việt, nên dựa trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, sẽ do các đối tác của hai bên bàn bạc giải quyết, Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục lại giao thông đường bộ.
* Thực hiện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt
Thứ ba ngày 5.11, nắng.
  Năm giờ chiều, đồng chí Giang Trạch Dân và tôi tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ đường nhân dân. Tiếp đó, chúng tôi đã tiến hành hội đàm. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang Trạch Dân nói, sau khi quan hệ hai nước đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, lãnh đạo hai nước Trung-Việt ngày hôm nay có thể ngồi cùng với nhau để tiến hành cuộc gặp cấp cao là mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một cuộc gặp gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, tất sẽ có ảnh hưởng sâu xa đối với sự phát triển quan hệ hai nước. Đỗ Mười nói, bình thường hóa mối quan hệ hai nước Việt-Trung là phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực này và thế giới. Tiếp đó, mở tiệc.
Thứ tư ngày 6.11, nắng.
Buổi chiều, tôi hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, không khí rất tốt. Tôi nêu ra trước là Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng bí thư Đỗ Mười đã tiến hành hội đàm rất tốt, đã trao đổi được hết ý kiến. Về vấn đề Đài Loan, thái độ thể hiện của Võ Văn Kiệt rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về nợ, biên giới, dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam đề xuất mới, tôi hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam trước. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực.
Thứ năm ngày 7.11, nắng.
  Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài. Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi thăm Quảng Châu, Thâm Quyến…
Nguồn: Ifeng.com

Bản tiếng Việt © BS2012


Lượm tin ngày 06/6/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=0MiBNO3lsMI

  • Những ngày không thể quên! (Nguyễn Hồng Phi) – “…Giữa rừng cờ và băng rôn khẩu hiệu, trước thềm Nhà hát lớn, Nguyễn Văn Phương đã sang sảng đọc lời Tuyên cáo ấy…”
  • Đoàn sứ giả Việt Nam tại Paris năm 1863 (Trần Giao Thủy) – Tập ảnh lịch sử đã giúp cho người đọc hình dung được một cách chân thực hơn về nhân dạng, ngoại hình và cách phục sức của quan, lính, văn nhân, võ tướng Việt Nam ở cuối thế kỷ thứ 19.
  • Hoa Kỳ và Cam Ranh  (Trần Bình Nam) – Ông Leon Panetta, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ sau khi tham dự Hội nghị Shangri-La tại Singapore với 27 Bộ trưởng quốc phòng trên thế giới (1) hôm Chủ Nhật 3 tháng…
  • Hồi tưởng ngày này năm trước  (Lê Nguyễn) – Thắm thoát lại đến ngày 05/06, ngày đánh dấu những người con yêu ở hai đầu tổ quốc Hà Nội, Saigon rầm rập xuống đường bày tỏ lòng yêu nước, chống bành trướng phương Bắc, kẻ ngang nhiên rượt đuổi, bắt giữ, bắn giết ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên ngư trường của tổ tiên nghìn đời để lại.
  • Không biết tham nhũng là gì? (Trần Kinh Nghị) – Lời giải thích trên đây có nghĩa, lương không đủ sống là lý do để vị phó GĐ phải được “bù lương” bằng tiền lấy từ nguồn tài trợ dự án. Có lẽ đây cũng là cách hiểu phổ biến trong giới công chức Việt Nam ngày nay(?).
  • “Người vượn” nhọc nhằn kiếm sống (PLTP) – “…bị liệt hai chân, vẹo cột sống, chỉ có một quả thận nhưng là lao động chính nuôi gia đình năm người. Ước mơ đau đáu của em là làm sao cho hai đứa em được đi học”.
  • Ông nuôi heo và báo lá cải (Nguyễn Thế Thịnh) – “Nếu không được làm gì nữa thì chỉ có mấy chuyện ấy thôi, là cướp, giết, hiếp, hở, gái gú, trai trơ…chơ còn chi nữa? … Hơn nữa, báo lá cải không thể tồn tại ở VN, cũng như kinh tế thị trường, có lá cải thì là “lá cải theo định hướng XHCN!””.
  • Buồn về nhân cách và văn hóa của một số quan chức Việt! (Vietinfo) -  “Ngày hôm nay, cứ sẵn ‘đạn’ trong túi là có quyền ra lệnh tất (tất nhiên là tránh những đối tượng vừa có tiền, vừa có quyền ra!), còn nếu hơn nữa, ‘vừa túi nặng, vừa ghế cao’ thì có thể vừa ra lệnh, vừa dọa dẫm, vừa chửi bới, vừa vu oan giá họa … mà chẳng ai àm gì nổi!”
  • Trần Huy Thuận: BÁN DÂM & THAM NHŨNG (Nguyễn Trọng Tạo) – Gái bán dâm chỉ là kẻ “bán trôn nuôi miệng”, chẳng thể giầu và cũng chẳng thể sang! Đĩ “có tàn có tán” như chị Tư Hồng thuở xưa, cũng không thể bén gót lũ quan tham ngày nay.
  • Một chiến thuật cách mạng xuất sắc! (Bà đầm xòe)“Bà con xã Liên Hiệp không những biết đánh, biết chờ để ĐÀM mà còn áp dụng cả SÁCH LƯỢC BINH VẬN nữa: ” Bà con vẫn tổ chức nấu cháo, và mang cháo cho bảo vệ, công an ăn trưa như mọi khi”
  • Xã tự ý cho người TQ thuê mặt nước! (NLĐ) – “…đã phát hiện thêm 4 người Trung Quốc nuôi cá trái phép trên vịnh Nha Trang, nâng tổng số người Trung Quốc cư trú, hoạt động thủy sản trái phép tại tỉnh này lên 23 người”.
  • Ngày này năm ngoái (Lê Dũng)Họ là ai ? không quan trọng, quan trọng là họ dám bỏ thời gian quý báu của mình để quan tâm đến chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc. Thế thôi
  • Nghĩ về sự kiện Mùa Hè 2011 (Nguyễn Tường Thụy) –Những người xuống đường biểu tình trong Mùa Hè đỏ lửa ấy rất tự hào vì đã góp tiếng nói, hành động của mình vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
  • Một năm nhìn lại (Đông A) –Nhưng những thứ như vậy có ích gì chứ? Lịch sử cứ trôi đi theo cách của mình và luôn khiến chúng ta bất ngờ về tính bất định của nó.
  • Tôi chưa được đi biểu tình (DLB) – Sài Gòn trải qua 2 đợt biểu tình chống Trung Quốc: đợt 1 là vào năm 2007-2008, đợt 2 là vào những ngày hè năm 2011. Cả hai lần ấy tôi đều bị ngăn chặn và không thể nào tham gia cùng mọi người.
  • Đông đảo người Trung Quốc chia buồn cùng nạn nhân của « sát thủ Montréal » (RFI) – « Sát thủ Montréal » Luca Rocco Magnotta đã bị bắt giữ hôm qua 04/06/2012 tại Berlin. Tại Trung Quốc, cha mẹ của Lin Jun , người bị sát thủ bệnh hoạn người Canada Lula Rocco Magnotta giết hại dã man, đang chuẩn bị đi Canada, để nhận hài cốt con mình. Vụ giết người kinh hoàng này đã gây  xúc động mạnh trong thế giới mạng tại Trung Quốc.
  • Pháp kêu gọi Trung Quốc thả tù nhân lương tâm (RFI) – Hôm nay 05/06/2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Pháp yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Lời khuyến cáo của Paris được đưa ra ngày hôm qua, 04/06, nhân ngày kỷ niệm 23 năm cuộc thảm sát Thiên An Môn.
  • Nghi kỵ Tây phương, Nga quay sang Trung Quốc (RFI) – Sau khi tẩy chay hội nghị G8 tại Washington, tổng thống Nga đến Bắc Kinh như một thượng khách : viếng thăm cấp nhà nước và tham dự thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Những động thái biểu tượng này cho thấy Matxcơva chuyển hướng « đông tiến » trong chiến lược an ninh. Tuy nhiên, nội tình Trung Quốc cũng là một ẩn số làm Vladimir Putin không khỏi lo âu.
  • Việt Nam : Tăng trưởng kinh tế 2012 thấp nhất trong một thập kỷ qua (RFI) – Tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam ở Đông Hà, thứ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư đưa ra nhận định, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2012 có thể chỉ ở mức hơn 5%, có nghĩa là thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 6% hiện nay của chính phủ.
  • TS Xuân Diện khiếu nại Sở Thông tin (BBC) – Blogger đang bị chính quyền điều tra gửi đơn khiếu nại vì cho rằng đoàn của Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội ‘hành động không đúng’.
  • Ông Panetta thăm Ấn Độ (BBC) – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta có mặt ở Ấn Độ để thảo luận về chiến lược mới lấy châu Á làm trọng tâm.
  • Đâu Cũng Có Thù, Ai Cũng Là Kẻ Thù, Hoảng Loạn Quá! (VietBao)Không chỉ dẹp tan các tổ chức được gọi là phản động âm mưu lật đổ chính
    quyền, các đảng Dân chủ XXI, đảng Thăng Tiến …, các tổ chức xã hội kiểu như Viện IDS …, cách đây mấy tháng người ta đã mở chiến dịch trấn áp tiêu diệt ngay cả “Câu lạc bộ Học và Làm theo Tư tưởng và Đạo đức Hồ Chí Minh”.
  • SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG: (VietBao)Có những chuyện thoạt xem có vẻ như đơn giản, nhưng thực ra là từ những tâm cơ trí tuệ, và mang theo cả một tự hào dân tộc.
  • Bộ trưởng Thăng “rút kinh nghiệm” việc bổ nhiệm ông Dũng (VnEconomy) - “Qua việc này, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải rút kinh nghiệm là cần chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và dư luận”, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách…

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Một năm biểu tình chống Trung Quốc (BBC).
- Tung hết lực lượng! Làm rõ vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội (ĐCSVN), cả VTV1 Thời sự 19h tối nay nữa, cũng một “phóng sự”.
Ông Panetta thăm Ấn Độ (BBC).  - Panetta thăm Ấn Độ – Thắt chặt quan hệ đối tác quan trọng (VOV). – Bộ trưởng Panetta khuyến khích Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn trong chiến tranh: Panetta to Encourage India for Larger Role in War (ABC News).
KINH TẾ
- Tăng trưởng của Việt Nam năm nay có khả năng chỉ đạt 5,2%: Vietnam 2012 Growth May Be As Low As 5.2%, Official Says (Bloomberg).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Sách lậu “làm mưa, làm gió” vì luật nhiều kẽ hở (NĐT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Thầy Đỗ Việt Khoa tung clip gian lận thi cử (PNTD).  - Học sinh ngang nhiên quay cóp, giám thị tích cực ném “phao” tiếp sức (TN).  - Học sinh quay clip tiêu cực, Giám đốc Sở nói gì? (VNN). - Vụ tiêu cực thi tốt nghiệp tại Bắc Giang: Đình chỉ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng chấm thi (TP).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Chuyên gia quốc tế đến Việt Nam tìm ‘bệnh lạ’ (VTC).
QUỐC TẾ
Pakistan thử tên lửa ‘tàng hình’ (CNA/VNN).

 http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=HLSHHkNCcXg

Chính trị – Xã hội

Người Trung Quốc “định cư” kế bên quân cảng là đáng lo… - (Dân trí) – “Hiện tượng nhiều người Trung Quốc sinh sống, làm ăn cả chục năm ngay kế bên quân cảng quan trọng như Cam Ranh đúng là đáng lo ngại” – đại biểu Quốc hội địa phương phát biểu về sự việc đang gây chú ý của dư luận những ngày qua.
Đại biểu tỉnh Khánh Hòa Trần Đình Nhã: Để tránh những trường hợp tương tự, nên tiến hành tổng kiểm tra trên toàn quốc. Dù UB Quốc phòng và An ninh chưa có kế hoạch giám sát về vấn đề này nhưng chúng tôi sẽ họp bàn với nhau. Với tư cách là người tham gia UB, tôi sẽ đề nghị xem xét lại toàn bộ việc đầu tư ở khu vực biên giới, biển đảo…   —Để người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh: Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm - Người Lao Động
VnEconomy  Người Trung Quốc nuôi cá ở Cam Ranh: Đang làm rõ trách nhiệm    —-VỤ “NGƯỜI TRUNG QUỐC NUÔI CÁ TRÁI PHÉP”: Hậu quả chưa nghiêm trọng lắm(!?) (NLĐ) -Đó là nhận định của ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, khi trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội ngày 5-6

Bị Mỹ bao vây, Trung Quốc quay sang Nga? -VnMedia  —Báo Giáo dục Việt Nam  Trung Quốc đã nhào nặn ra lịch sử “Đường lưỡi bò 9 đoạn” như thế nào?   —-Hải quân Việt Nam, Trung Quốc diễn tập chống cướp biển (VnEx)

Sáng mai VN chứng kiến sự kiện thiên văn thế kỷ  (TNO) Sự kiện sao Kim đi qua Mặt Trời có thể quan sát được ở Việt Nam vào sáng 6.6, được giới thiên văn học đánh giá là cơ hội cuối cùng cho những ai đang sống hiện nay quan sát “cuộc gặp gỡ” thú vị này.

Hạn điền cản trở sản xuất nông nghiệp (NLĐ)  —-Lương ‘khủng’ của Viện trưởng Thủy sản Bình An (TP)

Nâng cấp chợ, xa dân  TP – Một nghịch lý đang diễn ra tại Hà Nội, chợ càng hiện đại càng vắng khách. Đặc biệt nhiều nơi, chợ “lên đời” là tiểu thương phản đối. Tiền Phong có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đồng – Phó Giám đốc Sở Công thương xung quanh vấn đề này.   —-Nhật Bản xây nhà máy đóng tàu biển ở Cam Ranh (TTXVN)

Trẻ ăn cơm ‘cám lợn’, trường đá trách nhiệm cho Bộ y tế  (VTC News) – Đến lượt Bộ y tế Việt Nam bị “lôi” vào vụ bê bối cho trẻ ăn cơm bẩn như “cám lợn” của Maple Bear giữa lúc bài toán trách nhiệm chưa có lời giải.
Rừng Khánh Hòa tan hoang vì công an bảo kê lâm tặc (Nguoiviet)   —Hai cây số đường, làm 10 năm chưa xong  HÀ NỘI (NV)“Dự án siêu ì ạch” là cách người dân Hà Nội đặt tên cho công trình xây dựng 2 km đường Cát Linh-La Thành-Thái Hà-Thái Thịnh tới đường Láng của thành phố này.  —Gần 2 năm thi công chưa xong 1 km đường (PLVN)
Muốn tự tử vì bị thẩm phán “vòi tiền“ (PLVN)   —-Khai thác đất hiếm tại VN  (RFA)

TS Xuân Diện khiếu nại Sở Thông tin (BBC)  Blogger Nguyễn Xuân DiệnBlogger đang bị chính quyền điều tra gửi đơn khiếu nại vì cho rằng đoàn của Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội ‘hành động không đúng’.

Việt Nam: Một năm phong trào biểu tình chống Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông (RFI)   —Việt – Mỹ : Từ cựu thù trở thành bạn (RFI)

Kinh tế

Nhật Bản cấp vốn ODA cao kỷ lục cho Việt Nam trong năm 2011 - Stox.vn   —Diêm dân không thèm bán muối (NLĐ)

Nhập siêu từ Hàn Quốc tăng (NLĐ)  —“Hàn thử biểu vật giá” thị trường thế giới đồng loạt giảm (Tamnhin)

Chiêu độc khi con nợ “nợ xấu” được mang bán (Tamnhin.net) – Nhiều chuyên gia cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện này là có các giải pháp để xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, nhưng ai xử lý và xử lý như thế nào là nhiệm vụ của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đi tìm giải pháp.Nhưng với giải pháp ban đầu là các ông chủ mang con nợ đi bán cho nhau. – chơi như thế thì “bệnh” càng nặng và khủng hơn!!!
Chưa đầy 1% doanh nghiệp TP HCM được hưởng trần lãi vay (VnEx)  —Giá nhập khẩu xăng dầu tiếp tục giảm mạnh(VnEx)
VN thuộc “nhóm kinh tế mới nổi” (BBC/Video) -Nay người ta bắt đầu nói tới nhóm CIVETS, viết tắt chữ đầu tiên trong tiếng Anh của Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi.

Việt Nam : Tăng trưởng kinh tế 2012 thấp nhất trong một thập kỷ qua (RFI)   —Khủng hoảng tài chính châu Âu : Đến lượt Tây Ban Nha bị đe dọa (RFI)   —–G7 bàn giải pháp cho khủng hoảng nợ và tình hình tài chính Tây Ban Nha (RFI)

Văn hóa – Giáo dục

“Sốc” với clip nghi gian lận trong phòng thi - Dân Trí    —Xử lý tiêu cực tại một hội đồng thi ở Bắc Giang - Vietnam Plus
ANTĐ Vụ clip gian lận trong phòng thi: Thí sinh ghi cảnh gian lận cũng sẽ bị xử lý   -Cũng  như “Hoàng Khương” !!mai mốt thấy mấy vụ như thế đừng bày ghi hình ghi âm là “mang tội” đấy.Cứ để cho nó xảy ra,nhiều tốt mà.
Học sinh ngang nhiên quay cóp, giám thị tích cực ném “phao” tiếp sức(TNO) Vụ việc xảy ra tại một hội đồng thi của tỉnh Bắc Giang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012.  - Có đến 6 clip quay cóp, ném “phao thi” cho TS ở cả 6 buổi thi

Thế giới

Trung Quốc lên kế hoạch khẩn cấp đối phó với khả năng Hy Lạp rút khỏi Eurozone   (Tamnhin.net) – Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu Ngân hàng trung ương (PBoC), Ủy ban cải cách và phát…

Syria quyết định trục xuất nhiều đại sứ phương Tây (TTXVN)  —-Trung Quốc xét xử nguyên PCT Khu tự trị Nội Mông (TTXVN)

Trung Quốc tuyên bố đoàn kết với Nga chống sự can thiệp vào Syria(VOA)   —Trung Quốc cảnh báo ‘rạn nứt’ vì chính sách ‘trở lại Châu Á’ của Mỹ(VOA)  —Quân đội TQ ‘phải trung thành với Đảng’ (BBC)

Pháp kêu gọi Trung Quốc thả tù nhân lương tâm(RFI)   —-Trung Quốc và Philippines rút bớt tàu ra khỏi khu vực Scarborough(RFI)  —-Đông đảo người Trung Quốc chia buồn cùng nạn nhân của « sát thủ Montréal » (RFI)

Phe nổi dậy Syria ngưng thực thi kế hoạch ngừng bắn(VOA)   —Bà Clinton: Quân đội Nga phải rời khỏi các nước Cộng hòa ly khai Gruzia (VOA)   —-Nato ký thỏa thuận rút lui qua Trung Á (BBC)

Hàng chục nhà đối lập Nga bị câu lưu vì chống lại dự luật hạn chế biểu tình (RFI)  —Báo chí Miến Điện ca ngợi bà Aung San Suu Kyi ngang tầm tổng thống (RFI)  —Lãnh đạo cao cấp Cam Bốt bị tố cáo dính líu đến tội ác của Khmer Đỏ (RFI)


Kỷ lục” bán dâm đường dây Mỹ Xuân: 160 triệu  -VnMedia - Cùng với nhóm của hoa hậu V.T.M.X, Mai và Đạt, Lê Quang Tuấn Anh (tức Kevil Le, 27 tuổi, quê Lâm Đồng, tạm trú quận Phú Nhuận) và Á khôi Thiên K. đã bị công…

ĐƯỜNG DÂY BÁN DÂM “NGÀN ĐÔ”: Mua dâm là các “đại gia chân đất”! (NLĐO) – Những đối tượng mua dâm là những đại gia “chân đất” vùng ven, phất lên nhờ các dự án bất động sản!

Thế giới 24h: Thiếu nữ Việt bị bắt vì nghi bán dâm  (VTC News) – Cô dâu đấu giá đêm tân hôn, thiếu nữ Việt bị bắt vì nghi bán dâm, Pakistan thử máy bay tàng hình,… là những tin đáng chú ý trong ngày.
Bóng Đá 24H  Trương Nhi & những tư thế “chết người”=========>>>>>
Hàng ngàn người đổ về “cày” nát bãi nghêu ở Cà Mau(TNO)   —Một căn nhà 2 tầng bị nghiêng, có thể sập bất cứ lúc nào (TN)  —“Sữa sạch” Ba Vì không đạt chỉ tiêu vệ sinh, an toàn thực phẩm (TN)
WHO cảnh báo mỹ phẩm chứa thủy ngân  (TNO) WHO vừa đưa ra cảnh báo về các loại xà phòng làm sáng da, kem và các mỹ phẩm dùng để trang điểm mắt, sản phẩm tẩy trang và mascara vì chúng có thể chứa thủy ngân gây hại cho người sử dụng.

Tai nạn tăng do xe né trạm (NLĐ) -Từ ngày thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp do xe tải đổ dồn vào Quốc lộ 1A

Em vợ cho nổ khí gas thiêu cả nhà anh rể? (NLĐO)   —-Bạn ca sĩ Tạ Minh Tâm bị đâm chết(NLĐO)   —Bạn ca sĩ Tạ Minh Tâm bị đâm chết(NLĐO)   —Thủ phạm rắc bụi than đen sông Sài Gòn(NLĐO)
Trưởng văn phòng công chứng Hà Nội bị đe dọa (PLVN)

U.S. Department of Defense

Phần hỏi đáp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore

Người dịch: Dương Lệ Chi
02-06-2012



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=BvWmL8qKoRo

Ông Chipman: Ông Bộ trưởng, cảm ơn ông rất nhiều về những lời giải thích tổng quát cũng như chi tiết về việc Mỹ sẽ tái cân bằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như thế nào. Chúng tôi sẽ nhận một số câu hỏi. Tôi mời những người muốn nói, hãy giữ bảng tên của quý vị theo chiều ngang, để tôi có thể đọc tên của quý vị dễ dàng hơn. Tôi không thể bảo đảm tất cả mọi người đều được hỏi. Tôi sẽ mời một vài người ở vòng đầu tiên và nếu cần chúng ta sẽ hợp lại sau đó. Tôi cũng sẽ cố gắng để bảo đảm những người tham gia đặt câu hỏi đến từ nhiều nước khác nhau. Vì vậy, điều này cũng sẽ được hướng dẫn theo lựa chọn của tôi. Cám ơn quý vị rất nhiều. Thật vậy, tôi đã mời đa số quý vị ngồi xuống. Trong vòng 10 phút, tôi có thể gọi những người muốn đặt câu hỏi trở lại lần thứ hai.
Câu hỏi đầu tiên dành cho ông Bao Bin. Ông chỉ cần bấm microphone trước mặt ông thì máy camera sẽ quay được ông. Giơ tay lên để chúng tôi có thể nhìn thấy ông. Đây rồi. Mời ông bắt đầu.
Câu hỏi: Cảm ơn ông Chipman. Tôi là Chuẩn tướng Bao từ Học viện Khoa học Quân sự, Quân đội Trung Quốc (PLA). Bộ trưởng, ông đã xác định rõ chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ đóng vai trò xây dựng trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và câu hỏi của tôi là, ông có thể nói rõ thêm một chút về việc Hoa Kỳ sẽ phát triển mối quan hệ quân sự với Trung Quốc như thế nào. Cảm ơn ông.
Bộ trưởng Panetta: Tôi đánh giá cao câu hỏi này bởi vì nó là điều mà chúng tôi đang dành rất nhiều nỗ lực để cố gắng thúc đẩy. Chúng tôi nghĩ rằng mối quan hệ quân sự mạnh mẽ với Trung Quốc sẽ vô cùng quan trọng trong việc đối phó với các vấn đề mà cả hai quốc gia của chúng ta đối đầu.
Cách chúng tôi đang tiếp cận là, phát triển một loạt trao đổi cấp cao giữa hai nước chúng ta. Chúng ta đã bắt đầu và rõ ràng là chúng ta sẽ tiếp tục, hy vọng với chuyến thăm của tôi tới Trung Quốc vào lúc nào đó trong mùa hè.
Bên cạnh đó, chúng ta đã thảo luận khả năng lập ra các nhóm để có thể làm việc với nhau, tập trung vào một số lĩnh vực khó khăn hơn, chẳng hạn như không gian mạng và điều chúng ta có thể làm là trao đổi thông tin và cố gắng bảo đảm rằng, chúng ta đưa ra một số chuẩn mực khi cần sử dụng không gian mạng. Không gian [trên bầu trời] là một lĩnh vực khác mà chúng ta muốn tạo cơ hội để thảo luận những cách tiếp cận khả năng của chúng ta trong việc sử dụng không gian.
Bên cạnh đó, dĩ nhiên là chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi với các chỉ huy quân sự của chúng tôi, Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương của chúng tôi. Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ đến thăm Trung Quốc để thảo luận với họ những gì chúng tôi đang làm ở Thái Bình Dương.
Vì vậy, điều quan trọng ở đây là, cố gắng gia tăng mối quan hệ quân sự hai nước để chúng ta có thể có sự minh bạch hơn giữa hai nước. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta có thể thực hiện các bước để đương đầu với những thách thức chung mà cả hai nước chúng ta phải đối mặt: thách thức trong việc đối phó với khủng hoảng nhân đạo và cứu trợ thiên tai, thách thức trong việc phổ biến vũ khí hạt nhân, thách thức trong việc cố gắng đối phó với Bắc Triều Tiên, thách thức trong việc cố gắng để đối phó với nghiện ma túy và buôn lậu ma túy, thách thức trong việc đối phó với hải tặc trên biển, thách thức trong việc đối phó với việc đi lại trên biển và cải thiện các tuyến đường giao thông. Đó là tất cả những thách thức chung mà chúng ta đang đối mặt. Và cách tốt nhất để làm điều đó là, cải thiện mối quan hệ quân sự của chúng ta.
Ông Chipman: Ông Kato từ Nhật Bản. Nếu ông có thể giơ tay lên để máy ảnh có thể quay được ông. Đây rồi. Ông Kato ở ngay đó. Bắt đầu đi.
Câu hỏi: Cảm ơn Bộ trưởng, về sự trình bày rõ ràng và toàn diện của ông. Trong khi Hoa Kỳ đang tái cân bằng ở châu Á, [Hoa Kỳ] được hầu hết các nước đồng minh và đối tác trong khu vực chào đón, ít nhất có thể nói rằng, phản ứng từ Trung Quốc thì lẫn lộn. Một trong những học giả [của Trung Quốc] gần đây đã tuyên bố trong một cuộc họp tương tự như vậy, rằng Trung Quốc xem việc Mỹ quay lại các chính sách an ninh châu Á là nhắm vào Trung Quốc và là một mối đe dọa trực tiếp và chiến lược. Và ông vừa nói trong bài phát biểu của ông rằng, ông phản đối ý kiến này, nhưng tôi phải nói rằng, thực tế là việc tái cân bằng này đã gây ra một số sự nghi ngờ về chiến lược, đặc biệt là phía Trung Quốc, có thể gây bất ổn trong khu vực. Làm thế nào để ông đối phó với hậu quả có lẽ không dự tính trước này, nhưng lại là hậu quả tiêu cực về sự thay đổi chiến lược? Cảm ơn ông.
Bộ trưởng Panetta: Cảm ơn câu hỏi của ông. Bằng nhiều cách, điều quan trọng là Hoa Kỳ và Trung Quốc duy trì các kênh thông tin liên lạc chặt chẽ để chúng tôi phát triển yếu tố tin cậy trong mối quan hệ của chúng tôi. Trở ngại của chúng tôi trong quá khứ đó là, mặc dù cố gắng thiết lập quan hệ tốt hơn, nhưng có yếu tố ngờ vực lớn giữa hai nước chúng tôi.
Tôi nghĩ cả hai nước chúng tôi phải nhận ra rằng, chúng tôi là cường quốc trong khu vực này. Chúng tôi có lợi ích chung trong khu vực này. Chúng tôi có nghĩa vụ chung để cố gắng thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực này.
Và đúng vậy, Hoa Kỳ đã có sự hiện diện về sức mạnh ở Thái Bình Dương trong quá khứ và chúng tôi sẽ vẫn giữ như thế và tăng cường trong tương lai, và điều đó cũng đúng đối với Trung Quốc. Nhưng nếu cả hai nước chúng tôi cùng làm việc với nhau, nếu cả hai chúng tôi tuân theo luật lệ và trật tự quốc tế, nếu cả hai nước chúng tôi có thể làm việc với nhau để thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng và giải quyết tranh chấp trong khu vực này, thì cả hai nước chúng tôi sẽ được lợi từ đó. Cả hai nước sẽ được hưởng lợi từ đó.
Và đây không chỉ là vấn đề quân sự. Cũng không chỉ là vấn đề phòng thủ. Mà đó chính là vấn đề ngoại giao. Đó chính là vấn đề thương mại. Đó chính là vấn đề kinh tế. Đó là khả năng chia sẻ trong một số lĩnh vực sẽ quyết định tương lai mối quan hệ của chúng tôi. Nhưng nếu chúng tôi có thể mở rộng mối quan hệ đó, nếu chúng tôi có thể thiết lập loại trao đổi thông tin đó và sự tin tưởng đó, thì tôi nghĩ rằng sẽ có lợi cho tất cả các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Chipman: Ông Demetri Sevastopulo từ báo Financial Times. Tới lượt ông.
Câu hỏi: Cảm ơn ông [Chipman]. Bộ trưởng Panetta, trong ba năm qua, Mỹ đã nói nhiều về việc làm cường quốc Thái Bình Dương [và điều này cũng] trùng hợp với tần số về các sự cố ở biển Hoa Nam (biển Đông) gia tăng, mà nhiều trường hợp liên quan tới Trung Quốc và các nước láng giềng. Ông nói rằng Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng trừ khi Mỹ có lập trường mạnh mẽ hơn đối với các hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Nam, [nếu không] thì Hoa Kỳ không gặp nguy hiểm khi bị xem như một nước yếu đuối hơn khi các ông đang cố gắng bảo vệ chính các ông như là một cường quốc mạnh hơn?
Bộ trưởng Panetta: Tôi nghĩ vấn đề quan trọng để có thể đối phó với các tranh chấp lãnh thổ mà chúng ta thấy ở bãi cạn Scarborough và chúng ta đã thấy ở những nơi khác, đó là xây dựng các tiêu chuẩn trong quy tắc ứng xử mà các nước ASEAN đang làm việc này và rằng chúng tôi có thể giúp trong việc cố gắng hỗ trợ [họ] để xây dựng [các tiêu chuẩn đó].
Theo đúng như việc xây dựng quy tắc ứng xử đó, rất quan trọng để các nước ASEAN phát triển một diễn đàn tranh luận để có thể cho phép giải quyết các tranh chấp này. Đơn giản chỉ phát triển quy tắc ứng xử không thôi, vẫn chưa đủ. Quý vị phải dự phòng khả năng đàm phán và giải quyết các tranh chấp trong khu vực này. Và đó là điều mà Mỹ đang khuyến khích.
Rõ ràng là mỗi lần những sự kiện này diễn ra, chúng ta gần như có một cuộc đối đầu, và rất nguy hiểm cho tất cả các nước trong khu vực này.
Một lần nữa, điều quan trọng trong vấn đề này là, cả Trung Quốc cũng như các nước ASEAN cần phải xây dựng luật lệ và trật tự quốc tế, phải tuân theo các quy tắc và trật tự quốc tế, nhưng điều quan trọng hơn là phải phát triển một quy tắc ứng xử để có thể giúp giải quyết những vấn đề này. Đó là cách hữu hiệu duy nhất để giải quyết chuyện này. Để Mỹ đến và cố gắng giải quyết những vấn đề này thì vẫn chưa đủ. Đây là vấn đề mà các nước ở đây phải ngồi lại với nhau. Chúng tôi sẽ hỗ trợ họ. Chúng tôi sẽ khuyến khích họ, nhưng cuối cùng thì họ phải xây dựng một quy tắc ứng xử và một diễn đàn tranh luận để có thể giải quyết những vấn đề này. Đó là cách hiệu quả nhất để đối phó với các loại xung đột như thế.
Ông Chipman: Mời ông Francois Heisbourg, từ Pháp.
Câu hỏi: Cảm ơn John rất nhiều. Cảm ơn ông Bộ trưởng đã trình bày một cách rõ ràng và khá chính xác về cách tiếp cận chiến lược mới của Mỹ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này dựa trên giả thuyết tài chính và kinh tế, không chắc phải có sẵn vào lúc mà cách tiếp cận chiến lược mới này lẽ ra phải có. Về mặt tài chính, đến cuối năm nay, nếu không có gì thay đổi [về quyết định của Quốc hội Mỹ], ông sẽ bị [ảnh hưởng bởi] cái gọi là luật tạm thời về cắt giảm ngân sách, có nghĩa là, khoảng 500 tỉ chi tiêu quốc phòng mới sẽ bị cắt giảm vào cuối thập kỷ này.
Và thứ hai là, tin tức kinh tế ở các nước châu Âu và ở những nơi khác thì chính xác là không có lợi cho các loại chi tiêu ở mức độ mà chiến lược mới của các ông tiếp cận.
Và cuối cùng là nền tảng chính trị, và câu hỏi được đặt ra ở đây: sự tự tin của ông là gì – trong bối cảnh tài chính, kinh tế và chính trị như thế, phải chăng sự tự tin của các ông là, điều này sẽ trở thành chiến lược vững chắc mới của lưỡng đảng Mỹ, thay vì đơn giản là kế hoạch của Chính phủ Tổng thống Obama?
Bộ trưởng Panetta: Hãy để tôi giải đáp vấn đề ở từng phần trong câu hỏi của ông.
Trước hết, cần hiểu rằng Quốc hội Hoa Kỳ bước đầu tiên nhằm cố gắng đối phó với vấn đề nợ nần, nên đã đưa ra Đạo luật Kiểm soát Ngân sách. Và một phần của Đạo luật Kiểm soát Ngân sách đó có liên quan đến [chi phí] quốc phòng mà chúng tôi cắt giảm 487 tỉ đô la ngân sách quốc phòng trong 10 năm tới.
Do kinh nghiệm của tôi là Giám đốc Cục quản lý Hành chính và Ngân sách Hoa Kỳ, và là Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, tôi luôn tin rằng, vai trò quốc phòng liên quan đến trách nhiệm tài chính ở Hoa Kỳ. Vì lý do đó, nên chúng tôi quyết định rằng chúng tôi sẽ lấy con số đó và phát triển một chiến lược, một chiến lược quốc phòng sẽ thực hiện những khoản tiết kiệm trong 10 năm tới, nhưng sẽ làm điều đó theo cách gắn kết một chiến lược quốc phòng nhằm duy trì sức mạnh quân sự của chúng tôi trên thế giới. Và [sau khi] làm việc với những người đứng đầu các cơ quan, làm việc với những người thư ký dưới quyền, chúng tôi đã đề ra chiến lược đó và đề ra ngân sách đó để có thể đáp ứng các mục tiêu kia. Nên tôi không nghĩ rằng, chúng tôi phải lựa chọn giữa an ninh quốc gia hay an ninh tài chính. Tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể chọn cả hai. Và tôi luôn luôn tin tưởng như thế. Và tôi nghĩ rằng chúng tôi đã làm như vậy liên quan đến đề nghị mà chúng tôi đã đưa ra.
Vì vậy, thứ nhất, kế hoạch mà chúng tôi đề ra, chiến lược mà chúng tôi phát triển và ngân sách chúng tôi phác thảo, sẽ thực thi những cắt giảm này trong một giai đoạn, nhưng thực hiện nó theo cách có nhiệm vụ bảo vệ tư thế phòng thủ của chúng tôi trong tương lai. Chúng tôi nhận biết điều đó. Tôi nghĩ rằng Quốc hội cũng biết điều đó.
Thứ hai, liên quan đến luật tạm thời về cắt giảm ngân sách, luật tạm này không phải là một cuộc khủng hoảng thực sự, mà là một cuộc khủng hoảng nhân tạo. Chính Quốc hội đưa ra luật tạm này như một thứ vũ khí để buộc họ phải đưa ra các quyết định liên quan đến việc giảm bớt thâm hụt ngân sách thêm nữa và họ đặt khẩu súng vào đầu của họ, về cơ bản mà nói rằng, nếu họ không làm điều đó, thì súng sẽ nổ.
Luật mới này được thiết lập do sự thất bại [trong việc thực hiện] luật tạm của Siêu Ủy ban lẽ ra phải có hiệu lực vào tháng 1. Cả hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thừa nhận rằng đó sẽ là một thảm họa. Luật tạm sẽ cắt giảm thêm 500 tỉ đô la ngân sách quốc phòng nếu nó có hiệu lực. Tôi biết không có người nào trong đảng Cộng hòa, cũng không có người nào trong đảng Dân chủ tin rằng điều đó nên xảy ra. Nói như thế, rõ ràng, họ có trách nhiệm để hành động ngay bây giờ để luật tạm này không có hiệu lực. Tôi tin rằng họ sẽ làm việc để thực hiện điều đó. Tôi thực sự tin, bởi vì tôi nghĩ rằng không có bất cứ người nào muốn điều đó xảy ra, vì vậy tôi tin rằng cuối cùng thì đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ sẽ tìm cách loại bỏ cuộc khủng hoảng nhân tạo mà họ đưa ra.
Điểm thứ ba là, liên quan đến mức độ tự tin mà tôi có được, rằng cuối cùng thì đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ sẽ đối phó với các vấn đề lớn hơn mà chúng tôi đương đầu với nền kinh tế, đặc biệt liên quan đến thâm hụt [ngân sách].
Trong suốt thời gian tôi làm việc ở Quốc hội trước đây, tôi tham gia mọi [quyết định] ngân sách – [các quyết định] ngân sách lớn bắt đầu từ thời Tổng thống Reagan, tiếp theo là thời Tổng thống Bush. Là giám đốc Cục quản lý Hành chính và Ngân sách Hoa Kỳ cho Tổng thống Clinton, [tôi] đã đề ra ngân sách, kế hoạch giảm thâm hụt mà Tổng thống Clinton đưa ra.
Trong mỗi lần như thế – mỗi lần như thế – rất quan trọng để đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đặt tất cả mọi thứ lên bàn và xem xét mọi lĩnh vực chi tiêu, không riêng gì quốc phòng, không riêng  chi tiêu trong nước, mà là bảo đảm quyền lợi các bên và tổng thu nhập của chính phủ. Và đó là vì chúng tôi đặt tất cả các yếu tố lại với nhau trong các chương trình kết hợp kia, để cuối cùng chúng tôi có thể cân bằng ngân sách.
Tôi biết, liên quan đến chính trị trong vấn đề này thì rất khó cho cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhưng tôi tin rằng, bởi vì nó rất quan trọng cho đất nước và cho nền kinh tế của chúng tôi, cuối cùng họ sẽ có can đảm để có thể đề ra phương pháp nhằm giảm bớt thâm hụt.
Ông Chipman: Tiếp theo là Norodom Sirivudh, cố vấn của vua Campuchia.
Câu hỏi: Cảm ơn ông, ông Chủ tịch. Campuchia là chủ tịch ASEAN và chúng tôi sẽ tổ chức ARF, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Tôi nghĩ dường như điểm đến kế tiếp của ông là Việt Nam và Ấn Độ và chúng tôi hy vọng rằng Tổng thống Mỹ, ông và bà Hillary Clinton sẽ tới thăm đất nước chúng tôi, Campuchia. Cho nên với tôi, chúng tôi phấn khởi khi thấy mối quan hệ hòa bình giữa Mỹ và Trung Quốc. Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới và Việt Nam cũng [có chung biên giới với Trung Quốc] và bây giờ một nước có chung biên giới với Việt Nam để Myanmar (?) đối mặt với rất nhiều thay đổi và tiến triển. Ông có thể tưởng tượng sự hợp tác tiếp theo giữa Mỹ và Miến Điện, và đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng như thế nào? Cảm ơn ông.
Bộ trưởng Panetta: Rõ ràng là chúng tôi khuyến khích các cải cách mà họ đang hy vọng đặt ra. Như ông biết, Bộ Ngoại giao đã có những bước để giảm bớt một số hình thức trừng phạt đặt lên Miến Điện và một lần nữa, cố gắng khuyến khích họ đi đúng hướng. Tôi nghĩ rằng một phần đó, giả định rằng họ có thể thực hiện cải cách và tiếp tục các nỗ lực chính trị như mở cửa hệ thống của họ, phần đó sẽ được thảo luận, liên quan đến việc chúng tôi có thể cải thiện mối quan hệ quốc phòng của chúng tôi với đất nước của họ như thế nào.
Ông biết đấy, hãy để tôi nhấn mạnh ở đây rằng, hôm nay, Hoa Kỳ, khi làm việc với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đây không phải là tình hình chiến tranh lạnh để Hoa Kỳ chỉ đơn giản là đến đó, xây dựng các căn cứ lâu dài và cố gắng thiết lập một căn cứ quyền hành trong khu vực này.
Đây là một thế giới khác. Đây là thế giới mà chúng tôi phải tham gia với các nước khác để giúp phát triển khả năng của họ, để họ có thể phát triển an ninh riêng cho họ và có thể tự bảo vệ họ trong tương lai. Và như vậy có nghĩa là, vai trò mà chúng tôi tham gia với các nước này, nơi chúng tôi có thể thiết lập các loại triển khai luân phiên và các cuộc diễn tập, nơi chúng tôi có thể cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ, nơi chúng tôi có thể phát triển khả năng của họ trên đất nước của họ, để cố gắng cung cấp một quan hệ đối tác, trong nỗ lực nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng. Và chúng tôi sẽ thúc đẩy mối quan hệ đó với mọi quốc gia mà chúng tôi làm việc trong khu vực này, gồm cả Miến Điện.
Ông Chipman: Chúng tôi sẽ nhận thêm hai câu hỏi mà Bộ trưởng có thể trả lời. Bonnie Glaser và sau đó là Josh Rogin. Bonnie Glaser trước, sau đó là Josh và sau đó Bộ trưởng có thể trả lời cả hai cùng một lúc. Bonnie, bắt đầu đi.
Câu hỏi: Cảm ơn ông Bộ trưởng. Ông vừa nói về sự cần thiết để Hoa Kỳ giúp các nước trong khu vực này để phát triển khả năng của họ và tăng cường khả năng an ninh cho riêng họ. Và ông đã thảo luận cụ thể trong bài phát biểu về những nỗ lực mà Hoa Kỳ đang thực hiện để giúp Philippines tăng cường khả năng tự bảo vệ chính họ. Tuy nhiên tôi nghĩ, ngay cả khi các bước này được hoan nghênh trong khu vực, tôi nghe nhiều nguồn tin trong khu vực này cho rằng, các mối lo ngại đang gia tăng là, điều này có thể khuyến khích Philippines và có lẽ các nước khác có được sự tăng cường khả năng, sẽ mạnh bạo hơn, và thật ra, điều này có thể gặp phải một nguy cơ đối đầu lớn hơn. Vì vậy, làm thế nào để Hoa Kỳ nhắm đúng vào sự cân bằng giữa khả năng ngăn chặn và đảm bảo chiến lược?
Ông Chipman: Josh?
Câu hỏi: Cảm ơn ông. Năm ngoái, ông Robert Gates, bộ trưởng tiền nhiệm của ông, đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bên lề hội nghị này. Năm nay, dĩ nhiên là không thể, bởi vì chính phủ Trung Quốc từ chối gửi các quan chức cấp cao tới Đối thoại Shangri-La. Dĩ nhiên, không ai biết chính xác lý do vì sao Trung Quốc quyết định đánh giá thấp sự hiện diện của họ tại diễn đàn này, nhưng một số nguồn tin cho thấy rằng Trung Quốc đang bày tỏ sự phản đối của họ về việc Mỹ gia tăng vai trò trong các vấn đề đa phương trong khu vực này. Ví dụ, một bài bình luận của Nhân Dân Nhật báo trên trang nhất, đăng tải trong tuần này có nói rằng, các tranh chấp của Trung Quốc với các nước láng giềng liên quan đến biển Hoa Nam (biển Đông), trích dẫn nguyên văn trong bài là: “không liên quan gì tới Mỹ”.
Tôi không rõ là: ông có đồng ý rằng Hoa Kỳ là – như trích dẫn trong lời bình luận – “một lực lượng bá quyền bên ngoài” can thiệp không đúng chỗ vào vùng biển Hoa Nam? Ông có thất vọng không, khi chính phủ Trung Quốc quyết định không gửi bất kỳ quan chức cấp cao nào tới đối thoại này? Và ông nghĩ gì khi điều này nói về sự sẵn sàng của Trung Quốc tham gia, mang tính cách xây dựng, với Hoa Kỳ về các vấn đề khu vực [mà hai nước] cùng quan tâm? Cảm ơn ông.
Bộ trưởng Panetta: Trước hết, liên quan tới vấn đề Philippines, tôi nghĩ rằng rất quan trọng để hiểu rằng các nước – một sự tôn trọng thực sự đối với chủ quyền của các nước, đòi hỏi chúng tôi phải làm tất cả mọi thứ để chúng tôi có thể giúp hỗ trợ những nước này phát triển khả năng của mình và có thể giữ gìn an ninh và bảo vệ chính họ, nhưng đồng thời khuyến khích họ, như tôi đã nói, tuân theo các nguyên tắc mà tôi đã đề ra ở đây. Và nguyên tắc quan trọng là tuân theo các quy tắc và chuẩn mực quốc tế mà tất cả các quốc gia phải tuân thủ.
Tôi nghĩ chúng ta không nên có thái độ là, chúng tôi đang làm cho vấn đề rắc rối thêm chỉ vì chúng tôi giúp cải thiện khả năng của họ, bởi vì điều đó sẽ bảo đảm rằng, chỉ những nước trong khu vực này, sẽ là Hoa Kỳ, và Trung Quốc chống lại các các nước có khả năng tham gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy an ninh riêng của họ, và tôi nghĩ đây sẽ là sai lầm.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng, sẽ là một bước tích cực để có thể khuyến khích và phát triển các khả năng, đồng thời phải nói rất rõ rằng, các nước này phải tuân theo các luật lệ, các yêu cầu, và các quy định mà tất cả các quốc gia phải tuân theo. Và đó là điều phải được thực hiện một cách thẳng thắn về mặt ngoại giao.
Việc vươn xa tới các nước châu Á-Thái Bình Dương, như tôi đã nhấn mạnh, có thể không chỉ liên quan đến vấn đề quân sự, mà còn phải là vấn đề ngoại giao. Nó phải liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế. Nó phải liên quan đến một số lĩnh vực khác để mở rộng mối quan hệ giữa các nước. Và nếu chúng ta có thể làm điều đó trong tập hợp các vấn đề lớn hơn và tham gia vào một tập hợp các vấn đề rộng hơn, thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có cơ hội tốt hơn có thể để bảo đảm rằng tất cả các nước sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phản đối tham gia vào xung đột.
Về việc Trung Quốc, mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, chúng tôi tiếp cận với đôi mắt tinh tường. Chúng tôi không ngây thơ về mối quan hệ này và cả Trung Quốc cũng không ngây thơ. Cả hai nước chúng tôi đều hiểu sự khác biệt mà chúng tôi có. Cả hai nước chúng tôi hiểu những xung đột mà chúng tôi có, chúng tôi cũng hiểu rằng thực sự không có sự lựa chọn nào khác [ngoài việc] cả hai nước chúng tôi tham gia và cải thiện thông tin liên lạc và để cải thiện các mối quan hệ quân sự với quân sự của chúng tôi.
Khi tôi còn là giám đốc CIA, đối phó với một số nước, có những tranh chấp. Chúng tôi đã có sự khác biệt, nhưng cùng lúc, chúng tôi đã có mối quan hệ tình báo mạnh mẽ bởi vì họ hiểu rằng đó cũng là lợi ích của họ, và chúng tôi hiểu rằng đó là lợi ích của chúng tôi. Và đó là loại quan hệ trưởng thành (*) mà tôi nghĩ rằng cuối cùng chúng tôi phải có với Trung Quốc.
Quý vị biết đấy, chúng tôi sẽ có những thăng trầm. Đó là bản chất của các loại quan hệ này. Chúng tôi có [những thăng trầm] với Nga. Chúng tôi đã có [những thăng trầm] với các nước khác trên thế giới. Có những thăng trầm trong các mối quan hệ. Có những lúc quý vị đồng ý. Có những lúc quý vị bất đồng, nhưng quý vị cần duy trì các kênh thông tin liên lạc. Quý vị duy trì các kênh ngoại giao. Quý vị duy trì loại liên lạc sẽ cho phép quý vị nói chuyện với nhau và hy vọng có thể giải quyết những sự khác biệt và tập trung vào những lĩnh vực mà quý vị đồng ý và [tập trung] vào những lĩnh vực mà quý vị có thể phát triển một mối quan hệ tốt hơn.
Vì vậy, đó là điều mà chúng tôi đang có ý định làm ở đây với Trung Quốc là xây dựng loại quan hệ đó, với nhận thức rằng chúng ta sẽ có tranh chấp, nhận thức rằng chúng ta sẽ có xung đột, nhưng cũng nhận ra rằng đó là lợi ích của hai nước Trung Quốc và Hoa Kỳ để giải quyết những vấn đề này một cách hòa bình. Đó là chìa khóa duy nhất để thúc đẩy sự thịnh vượng của họ và thúc đẩy sự thịnh vượng của chúng tôi.
——-
Ghi chú của BTV: Ông Panetta dùng chữ “trưởng thành” ở đây để nhắc lại cách ứng xử chưa trưởng thành của Trung Quốc từ trước tới giờ. Mỗi khi có bất đồng với Mỹ thì Trung Quốc cắt đứt mọi quan hệ đang có, để rồi sau đó từ từ nối lại quan hệ. Đã nhiều lần Trung Quốc hành xử như vậy, và gần đây, đầu năm 2010, khi chính phủ Mỹ thông báo sẽ bán vũ khí cho Đài Loan, ngay lập tức, Trung Quốc cắt đứt mối quan hệ quân sự với quân sự (military-to-military relationship) với Mỹ, cũng như các cuộc hội đàm có liên quan. Và rồi cuối cùng Trung Quốc cũng đã nối lại. Hành động giận hờn rồi “nghỉ chơi”, sau đó được “vuốt ve” thì “chơi lại”, là hành động thiếu trưởng thành (unmatured) mà báo chí phương Tây đã nhiều lần nhắc tới, khi nói đến cách ứng xử của Trung Quốc.
Nguồn: U.S. Department of Defense