Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Tin thứ Bảy, 05-04-2014 - Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (3)

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nhà nước sẽ làm lễ cầu siêu cho những người bỏ mình trên biển (RFA). – Cầu siêu cho tất cả những người hy sinh vì biển đảo (TT).
- Lặn bắt hải sâm ở Hoàng Sa, một ngư dân tử nạn (PLTP).
- ‘Tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền’ (BBC).
- Quan hệ Việt nam và Malaysia nâng lên cấp đối tác chiến lược (RFA). – Xác lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Malaysia (VOV).
- Tranh chấp Hoa Kỳ-Liên Âu với Nga ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam? (Boxitvn).
- Lý do để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây ở Trường Sa trong thời gian tới (Boxitvn). – Philippines tuyên bố kiềm chế trong đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông (RFI). – Philippines và bước đi pháp lý Biển Đông (BBC). – TS Vũ Quang Việt: Ý nghĩa của vụ Phi kiện Trung Quốc trong tranh chấp biển (Diễn Đàn). – Giải nghĩa vụ Philippines kiện Trung Quốc trong tranh chấp biển (ĐV). – Cảnh sát biển Philippines bị buộc tội giết người (NLĐ).
- Hoa Kỳ ngày càng quan ngại về tranh chấp Biển Đông (VOA). – Mỹ cảnh báo Trung Quốc không nên theo gương Nga trong vụ sáp nhập Crimée (RFI). – Trung Quốc đừng mơ “kịch bản Crimea” (NLĐ).
- Mỹ không dự lễ kỷ niệm Hải quân Trung Quốc vì Nhật không được mời (RFI). – Mỹ hủy đưa tàu hải quân tham gia lễ duyệt hạm ở Thanh Đảo vì Nhật không được mời (MTG). – Tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết bằng hòa bình (VOV). – Không để ASEAN là công cụ của nước lớn (NLĐ).
H1- Nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định qua đời (VOA). – Nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định qua đời (RFI). – ‘Đinh Đăng Định là người can đảm’ (BBC). – ‘Tôi ngưỡng mộ thầy Đinh Đăng Định’ (BBC). – Phạm Minh Hoàng – Viết về một người bạn vừa ra đi (Dân Luận). – Xin kính cẩn tiễn thầy giáo Đinh Đăng Định đến nơi an nghỉ cuối cùng (FB Bùi Việt Hà). – Thành kính chia buồn cùng gia quyến Thầy giáo Đinh Đăng Định (KTB). – Thành kính phân ưu (Dr. Nikonia).

- Hoàng Trung Tín: Hai người thầy ở hai chế độ (FB Tưởng nhớ thầy ĐĐĐ). “Chỉ sau hơn 2 năm được chăm sóc bởi một chế độ ưu việt gấp vạn lần bọn tư bản, thầy đã trở thành người thiên cổ. Và cũng chỉ một thời gian ngắn sau đó, triều đại nhà Sản đã hoàn toàn sụp đổ sau hơn 80 năm cầm quyền bởi đi ngược lại lòng dân“.

- CON ĐÒ TÓC PHẤN ĐI XA – thơ Nguyễn Quốc Minh, kính tặng thầy giáo Đinh Đăng Định (Ngày-đêm). “Chống dự án thảm họa/ Làm Tây Nguyên điêu tàn/ Nhóm lợi ích giàu sụ/ Kiệt quệ đất Việt Nam. / Thầy giáo Đinh Đăng Định/ Cùng bao người dân oan/ Đòi Nhân quyền dân chủ/ Vì Tổ quốc Việt Nam./ Thầy giáo Đinh Đăng Định/ Bị chúng giam ngục tù/ Sống trong cảnh oan nghiệt/ Chết vì bệnh ung thư...”. – NHỚ ANH (FB Bang Tran). “Không! Anh không bỏ đi/ Chỉ bởi thằng đảng độc/ Nó buộc anh câm điếc,/ Sống cũng tựa chết rồi/ Anh không thể mặc đời/ Khi Tây nguyên yêu dấu/ Có thể mất chủ quyền,/ Nếu không ngăn bô xít“.

- Video: Phóng sự- Người Phản Đối Boxit đã chết -04.04.2014 (ducme.tv). – CHỦ TRƯƠNG LỚN nọ chính là đây chăng? (Đinh Tấn Lực).

- Nguyễn Thảo Chi: Tóm lược cuộc đời đấu tranh của người thầy yêu nước Đinh Đăng Định (VNWHR). – TỔ QUỐC GỌI TÊN ANH – TRÍ THỨC ĐINH ĐĂNG ĐỊNH (Hồ Hải). “Tôi vẫn dõi theo Anh một cách thầm lặng, và kính phục. Tôi xin làm một bài phóng sự góp nhặt ảnh về Anh xem như là, lòng thành kính dâng Anh một nén hương của một kẻ có học – chứ chưa phải là trí thức như Anh – dành cho Người Trí Thức đúng nghĩa trong thời buổi đảo điên này“. – Nói về lòng yêu nước chân chính (Trương Nhân Tuấn).

- Mời xem lại: Thầy giáo Đinh Đăng Định (FB Lưu Gia Lạc). “Tôi dám tin chắc một điều rằng người thày giáo ấy đã biết trước điều gì đợi mình ở phía trước con đường mình chọn, chỉ đơn giản là vì thày đã sinh ra và lớn lên chính trong ngôi nhà cộng sản“.

- Ân xá hay rũ bỏ trách nhiệm? (Người Buôn Gió). “Trong trường hợp của thầy Đinh Đăng Định, lệnh ân xá thả về hoàn toàn không có giá trị về mặt đạo đức. Chính xác chúng ta phải gọi đúng tên của bản chất sự việc này. Đó là trại giam rũ trách nhiệm, trại giam đã đẩy trách nhiệm thuốc men, ma chay cho gia đình phạm nhân. Vừa rũ trách nhiệm vừa được tiếng tử tế là ân xá“.

- Dương Hoài Linh – Nhân sự ra đi của thầy giáo Đinh Đăng Định, nghĩ về đất nước hôm nay (Dân Luận). “Trước sự ra đi của một con người,ai trong số 90 triệu người bỏ công tìm hiểu nguyên nhân nào, lý do nào dẫn đến cái chết vì ung thư của một sinh mạng mà vài năm trước vẫn còn tràn đầy sức sống? Có bao nhiêu người tìm hiểu tác hại của việc ô nhiễm môi trường do khai thác bauxit, nguy cơ của việc xây nhà máy điện hạt nhân?… Mặc dù đây chính là thảm họa ảnh hưởng đến sự diệt vong của các thế hệ mai sau của chính họ?
- Công an chống phản động-tế bào ung độc trên cơ thể mẹ Việt Nam (Nguyễn Văn Thạnh). “Theo tôi, để chữa được bệnh ung thư cho cơ thể mẹ VN, trước tiên cần nhận diện những tế bào ung độc này. Không để chúng tự tung tự tác gây họa cho mẹ VN“.
- Thêm một nhà vận động UPR bị sách nhiễu khi trở về (Cùi Các). “Sau khi trở về nước vào ngày 31/3, một nhà hoạt động tham gia vân động nhân quyền cho Việt Nam ở kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) vừa qua, anh Đặng Văn Ngoãn liên tục bị chính quyền sách nhiễu trong những ngày vừa qua“.
- Dân biểu Mỹ yêu cầu Đại sứ Shear bảo vệ chức sắc tôn giáo VN (VOA).
- Nóng – dân oan khắp nơi biểu tình tại trụ sở tiếp dân đảng và nhà nước ! (Xuân VN).
- Phạm Hải Vũ: Lợi ích công hay lợi ích toàn dân? Mối quan hệ giữa Nhà nước và Xã hội dân sự trong vấn đề thu hồi đất đai qua góc nhìn kinh tế luật (Boxitvn).
- Nguyên do chính khiến VNCH sụp đổ 1975 (DCVOnline). – ‘Đừng nhìn về dĩ vãng 1975′ (BBC).
- Phan An – Vẫn chết mỗi ngày (Dân Luận). “Có lần tôi nói rằng dân tộc ta là một thứ dân tộc mọi rợ. Bạn tôi, một người yêu nước có lí tưởng, không chịu, bảo như thế là vơ đũa cả nắm, độc đoán, là nâng cao quan điểm, và đủ thứ là hầm bà lằng khác. À vâng thì tất nhiên, không phải ai cũng mọi rợ. Bạn không mọi rợ, cha mẹ tôi không mọi rợ, chẳng có lí nào cả một dân tộc lại mọi rợ được… Nhưng mà, một dân tộc để một đứa bé chết tức tưởi chỉ vì bị nghi lấy cắp mấy triệu đồng, chẳng phải là một dân tộc mọi rợ sao?” – Để cứu nước hãy thôi “vô cảm” (DLB).
- Tại sao người ta trở nên ác ôn? (FB Nguyễn Văn Tuấn). “Những người công an này cũng như bất cứ ai trong chúng ta (tức cũng biết phải trái, nhận thức được cái đúng cái sai), nhưng theo Zimbardo, vì ở trong môi trường giáo điều và được trang bị bằng ý thức hệ địch – ta, nên họ nhìn người dân mất đất như là những kẻ thù, và tự họ biến thành những người ác ôn mà có lẽ chính họ cũng không nhận ra ngay lúc vung tay hành hung người khác“. – PHẪN NỘ (Văn Công Hùng). “Người chết thì cũng đã chết rồi, cái chính là người sống ứng xử với nhau. Nếu cứ tiếp tục bao che cho tội ác, bao giờ mới hết tội ác trên đất nước chúng ta“. – Cám ơn Chị Hồng Minh (Quê Choa). – Vụ 5 công an dùng nhục hình: “Chúng tôi chịu rất nhiều áp lực” (NLĐ).
- Phiên tòa trộm dê như một ‘bộ phim bom tấn’ (MTG).
- Trí thức cặn bã và phân! (FB Trần Đình Bổn). “Tại các nước độc tài do cộng sản nắm chính quyền, thiết lập nhà nước toàn trị, mọi phản kháng (phản biện) đều bị xem như ‘phản động’ vì vậy chữ ‘trí thức’ đã được định nghĩa lại, theo đó ai có học hành, ngầm ý tốt nghiệp cỡ… cao đẳng đã là trí thức! Thậm chí sinh viên còn được gọi là ‘trí thức trẻ’, và do đó vị thế của trí thức tại các nước này bị xem nhẹ, và giới chính khách ngạo mạn gọi ‘trí thức là cục phân’ (Mao Trạch Đông) hay ‘đồ cặn bã của dân tộc’ (Lenin)“.
- Thư giãn cuối tuần: Các nhà triết học Mác-Xít đi đâu hết cả rồi? (Boxitvn).
- Lại thấy anh Phiêu xuất hiện và diễn xuất (DLB).
- Những tay cò ASIAD (Blog RFA). – Hoàng Hoàng: Tổ chức ASIAD 18 – Mua danh ba vạn? (Hiệu Minh). – “Võ” xin ngân sách làm Asiad 18? (MTG). – Muốn tổ chức Asiad 18, phải giải được áp lực tài chính (VOV). – Công trình trăm tỉ, nơi tập tồi tàn (NLĐ).
- Điều người dân lo ngại nhất là nạn tham nhũng (RFA).
- TIN CONG CONG… (Nguyễn Quang Vinh). – Dân bức xúc vì đường bị bẻ cong (NLĐ). – Hà Nội nói gì về vụ “bẻ cong đường né nhà lãnh đạo”? (ĐS&PL).
- THƯ GỬI AN TIÊM (Thành). “Mấy tuần nay đoàn xe dưa chở sang nước bạn Trung Quốc bán theo hợp đồng xếp hàng dài 50km, chờ đến thối cả dưa mà chưa đến lượt thông quan, có lẽ đấy là nước bạn của thằng đxx nào ý chứ chả phải bạn bọn em và anh. Khi sang đến nơi nó lại mua chịu đxx trả tiền, ai không bán chịu nó đxx mua, trăm bề đau xót anh Tiêm ạ. Bọn lái xe đành trút xuống vệ đường để ra về cho nhẹ xe, đỡ tốn xăng…”
- Những bãi biển miền Trung đang hẹp dần (RFA).
- Nhiều sai phạm về đất đai ở Phú Yên (NLĐ).
- Bế mạc đàm phán Hiệp định FTA giữa Việt Nam và các đối tác (VOV).
- Động đất lại “làm phiền” thủy điện Sông Tranh 2 (Seantimes). – Đập Don Sahong ‘ảnh hưởng lớn’ tới Việt Nam (BBC). – Những đập thủy điện dày đặc: Ai đang bóp nghẽn sông Mekong? (TN). – Hiệp định sông Mekong ‘đang tan vỡ’? (BBC). – Phạm Phan Long: Hiệp Định Mekong 1995 đang tan vỡ (Quê Choa). – Thư của Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu gửi các Bộ trưởng Ngoại giao Úc – Mỹ – Nhật về những vấn đề sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long (Boxitvn). – Phạm Phan Long: Hiệp Định Mekong 1995 đang tan vỡ MRC CEO, Hans Guttman nên từ chức (DĐXHDS).
- Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề trong nước (RFA).
Công an Trung Quốc đàn áp biểu tình phản đối việc xây dựng nhà máy sản xuất paraxylène- REUTERS /Stringer
Công an Trung Quốc đàn áp biểu tình phản đối việc xây dựng nhà máy sản xuất paraxylène- REUTERS /Stringer
- Công an Trung Quốc đàn áp biểu tình chống một dự án nhà máy hóa chất (RFI). =>
- Hơn 200 công nhân Cam Bốt dệt may ngất xỉu vì ngộ độc (RFI).
- Đài Loan nhượng bộ trước áp lực đòi quan hệ bình đẳng với Hoa Lục (RFI). – Đánh giá cán cân quân sự Đài Loan – Trung Quốc (KT).
- USAID đã từng bí mật lập mạng xã hội tại Cuba (RFI).
- Tên lửa mới của Seoul có thể tấn công mọi mục tiêu Bắc Triều Tiên (RFI). – Tổng thống Hàn Quốc bị truyền thông Triều Tiên bôi nhọ (NLĐ).
- Phe ‘Áo đỏ’ chuẩn bị biểu tình ủng hộ Thủ tướng (VOA). – “Áo đỏ” Thái Lan biểu dương lực lượng (NLĐ).
- Nga sáp nhập Crimée: Nhà giàu Nga lãnh đủ (RFI). – Crimée : Ukraina chấp nhận trả giá cao để được độc lập (RFI). – McDonald đóng các cửa hàng trên bán đảo Crimea (VOA).
- Nga khẳng định toàn bộ binh sỹ Ukraine đã rời Crimea (VOV). – Ngoại trưởng Nga nêu hướng giải quyết vấn đề Ukraine (TTXVN). – Nga kêu gọi Ukraine có những cải cách thực chất (VOV). – Ứng viên Tổng thống dị nhất của Ukraine thách thức Putin (KT).
- Ukraine loay hoay đỡ đòn khí đốt (NLĐ). – Căng thẳng Ukraina: Làm gì và dùng cách nào để bảo vệ Crimea? (LĐ). – Ukraina ở Châu Mỹ Latinh (Project Syndicate/ TCPT). – Ukraine không cho chuyên gia độc lập thẩm vấn nghi can bắn tỉa (KT).
- Thứ trưởng Nga: “Mỹ nên tập yoga và quên chuyện Crưm” (VNN). – KQ Nga tăng cường bay gần vùng Baltic khiến NATO “lo lắng” (KT). – Ngoại trưởng EU: Chưa đến lúc trừng phạt kinh tế Nga (TTXVN).
9h10′:
- ÔNG LƯƠNG QUANG, CHÁNH ÁN TAND TP TUY HÒA: Tòa đã làm hết trách nhiệm (!) (PLTP). – Vụ xử 5 công an: không có tội “dùng nhục hình” (VNN).
KINH TẾ
- Nhà đầu tư nước ngoài ngại gì ở VN? (BBC).
- ‘Đâu là chùm khế ngọt cổ phần hóa?’ (BBC). – ‘Nhóm lợi ích chờ gì đợt cổ phần hóa?’ (BBC).
- Quí 1: bội chi ngân sách hơn 37.000 tỉ đồng (TBKTSG).
- Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về gói 50.000 tỉ đồng (TT).
- Nhận định chứng khoán tuần 7-11/4: “Khả năng xác lập đáy mới” (VnEco). – Blog chứng khoán: Chờ dấu hiện rõ hơn của tiền (VnEco).
- Hồi phục cho phân khúc nhà liền kề bằng giá cạnh tranh (VnM). – Công viên “đổi đất lấy hạ tầng” tại Hà Nội mở cửa (VnEco).
- EVN nỗ lực đảm bảo đủ điện cho mùa khô (VOV). – Thị trường điện cạnh tranh: 10 năm nữa! (NLĐ). – Chạy đua mở bán căn hộ để “né” Thông tư 03 (ĐTCK). – Bất động sản: Cứ kêu nhiều rồi sẽ được cứu? (LĐ).
Người dân xã Ea Ning thu hoạch tiêu.
Người dân xã Ea Ning thu hoạch tiêu.
- Tuần sau có kết quả thanh tra giá sữa (Infonet). – Bộ Tài chính sẽ áp trần giá sữa? (KP). – Quản lý giá sữa: Còn chờ kết quả thanh tra (PT).
<- Đắk Lắk được mùa tiêu (SGGP).
- Đồng Tháp phấn đấu nâng thu nhập nông dân lên gấp đôi vào năm 2020 (TBKTSG). – ĐBSCL – trồng lúa hay trồng màu? Bài 3: Sử dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên (SGGP).
- VN khẳng định không bán phá giá hải sản vào Hoa Kỳ (RFA). – Nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt – Lợi trước mắt, thiệt lâu dài! (SGGP).
- IMF phải thừa nhận: Không có Nga, kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ (ANTĐ).

- Khi doanh nghiệp nội, ngoại bắt tay chuyển giá – Bài cuối: Chống chuyển giá yếu vì thiếu quyền (TP).
- Sản xuất miến dong tại xã Dương Liễu (Hoài Đức): Không có chuyện sử dụng phẩm màu độc hại (HNM).
VĂN HÓA-THỂ THAO
4- Phú Thọ sẵn sàng cho Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng (VOV).
- Giới thiệu sách: Nền văn minh Việt cổ (Trần Kinh Nghị). =>
- VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VĂN BẢN HỌC VÀ SỬ LIỆU HỌC (Chép sử Việt).
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ – KỲ 101) (Nhật Tuấn).
- Đi – Khát khao cháy bỏng (THĐP). – Con đường lạnh giá
- Lê Quýnh – phần 4 (Da Màu). – Núi Đoạn Sông Lìa – phần 41
- Alice Munro: Truyện ngắn hay, nhưng chưa thể là bậc thầy (Da Màu). – Bàn Tròn- Thu Phong
- ĐẤT, LỬA, NƯỚC VÀ GIÓ… (Hợp Lưu).
- BÀNH THANH BẦN vẫn sang trọng chốn văn chương (Lê Thiếu Nhơn).
- Khi nhà văn mở triển lãm chân dung (PBVH).
- Ký ức về một làng quê – II (Diễn Đàn).
- Những qủa trứng màu trong mùa Phục Sinh (FB Cuong Pham).
- Mạn Đàm Về Văn Hóa Xưa: Tiết Thanh Minh (ĐKN).
- NSƯT Trần Đức – tác giả “Khi tóc thầy bạc trắng” qua đời (TP).
- Bất lực trước sai phạm? (NLĐ).
- BTC ‘Nhân tố bí ẩn’ xin lỗi khán giả, cho Anh Thuý rút lui (VOV).
- Lục Tiểu Linh Đồng muốn là Đại sứ du lịch hình ảnh Việt Nam (VOV).
- Nghệ thuật và công nghệ hiện đại (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trượt tốt nghiệp 2013, không thi năm 2014 vẫn đỗ: Bộ GD&ĐT nói gì? (Infonet).
Trên mảnh đất của bà Trần Thị Bằng ở trung tâm xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, có 6 căn chòi tạm là nơi ăn chốn ở của hơn 20 học sinh Ảnh: CAO NGUYÊN
6 căn chòi tạm là nơi ăn chốn ở của hơn 20 học sinh
- Nhiều đổi mới trong mùa tuyển sinh 2014 (KTĐT). – ĐH Quốc gia Hà Nội: Nhiều điểm mới trong tuyển sinh 2014 (TTXVN). – ĐH Quốc gia Hà Nội: Tuyển sinh lớn, ưu đãi nhiều (HQ).
<- Học trong… sợ hãi (NLĐ).
- Việt Nam và Lào nhất trí đẩy mạnh hợp tác giáo dục (TTXVN).
- Cơ Quan NSA Mới (ĐKN).
- Ấn Độ phóng thành công vệ tinh định vị IRNSS thứ hai (TTXVN).
- Tìm thấy nước trên một mặt trăng của Sao Thổ (VOA).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Xem xét lập bệnh viện “dã chiến” trị bệnh sởi (NLĐ). – Vô lý! (NLĐ). – Tiêu cực ngành y và mạng người (NLĐ).
- Buộc ngừng lưu thông nhiều “hương muỗi Trung Quốc” (SK&ĐS).
- Vụ hàng trăm người dân phải leo cầu thang bộ 17 tầng 3 ngày liền: Người dân phải khổ đến khi nào nữa? (LĐ).
Lòng hồ thủy điện Sông Hinh ở tỉnh Phú Yên nhiều chỗ trơ đáy, nứt toác vì khô hạn Ảnh: HỒNG ÁNH
Lòng hồ thủy điện Sông Hinh ở tỉnh Phú Yên nhiều chỗ trơ đáy, nứt toác vì khô hạn
- Thiệt thòi vì thiếu hiểu biết (NLĐ).
- Đồng ruộng “khát” nước (NLĐ). =>
- Gió lốc gây tốc mái hàng trăm nhà dân ở Lai Châu (TTXVN). – Mưa đá, lốc xoáy gây thiệt hại tại nhiều địa phương (ND).
- Đu quay rơi xuống đất, 6 học sinh nhập viện (Soha).
- “Xử” ngay xe quá tải (NLĐ).

QUỐC TẾ
- Ngoại trưởng Kerry: Israel, Palestine ‘phải dẫn đầu’ hòa đàm (VOA). – ‘Cam kết của Mỹ về hòa bình Trung Đông không phải là vô hạn’ (VOA).
- Chính giới Mỹ vẫn chưa quên vụ bắt con tin tại Teheran 1979 (RFI).
- Tử thần rình rập bầu cử Tổng thống Afghanistan (RFI). – Hai nhà báo bị bắn ở Afghanistan, một người chết (VOA). – Bầu cử Tổng thống Afghanistan: Phóng viên AP bị bắn chết (DT).
- Sắp sửa không còn ông Hamid Karzai (Người Việt).
- Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ lệnh ngăn chặn Youtube (RFI). – Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ đả kích Tòa Bảo hiến hủy lệnh cấm Twitter (VOA).
- Tòa án Ấn Độ tuyên án tử hình 3 kẻ hiếp dâm (VOA).
- Vấn đề đạo đức của việc du hành không gian (VOA).
Một sỹ quan cao cấp cảnh sát bị dân chúng mắng mỏ công khai
Một sỹ quan cao cấp cảnh sát bị dân chúng mắng mỏ công khai
- Nổ súng ở Fort Hood vì cãi cọ? (BBC).
<- Cảnh sát Anh ‘bắt nhiều để ghi điểm’ (BBC).
- Singapore đề nghị lập trung tâm đối phó khủng hoảng khu vực (RFI).
- Cánh hữu Hungary chắc chắn tái đắc cử, dù bị tai tiếng (RFI).
- Nhật xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân (TTXVN/Tin tức).
- Khởi sự tìm hộp đen của máy bay Malaysia mất tích (VOA). – Chỉ còn 1 ngày để tìm kiếm hộp đen của MH370 (PT). – Phi cơ MH370: Những điều đã biết (BBC). – MH370 : Lãnh đạo đối lập Malaysia cáo buộc chính quyền giấu tin (RFI).

* Video RFA: + Ô nhiễm không khí nặng nề ở Việt Nam; + Bản tin video tối 04-04-2014; + Bản tin video sáng 04-04-2014.

* VTV: + Chào buổi sáng – 04/04/2014; + Điểm báo – 04/04/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 04/04/2014; + Thời sự 12h – 04/04/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 04/04/2014; + Tin quốc tế 17h – 04/04/2014; + Tài chính tiêu dùng – 04/04/2014; + Thời sự 19h – 04/04/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 04/04/2014; + Thế giới trong ngày – 04/04/2014.

2167. LIỆU “GIẤC MỘNG TRUNG HOA” CỦA CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH CÓ TRỞ THÀNH HIỆN THỰC?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 30/03/2014
(Southasiaanalysis.org – 3/1/2014)
Về cơ bản, tầm nhìn “Giấc mộng Trung Hoa” phản ánh khát vọng của nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình muốn biến đổi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành một quốc gia hùng mạnh và hiện đại hóa hoàn toàn vào năm 2050, với Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) đóng vai trò lãnh đạo.

Bài viết này nhận thấy rằng tình hình mà trong đó các cải cách, một biện pháp chắc chắn để thực hiện tầm nhìn này, đang tiến triển mà không có một chương trình tự do hóa chính trị phù hợp ở Trung Quốc. Đây có thể chứng tỏ là một trở ngại lớn đối với việc hiện thực hóa giấc mơ. Bài viết cũng chỉ ra những ý nghĩa của giấc mơ này với xã hội Trung Quốc, sự hiện đại hóa quân đội và chính sách đối ngoại của nước này.
“Việc hiện thực hóa Giấc mộng Trung Hoa về sự phục hưng dân tộc vĩ đại có nghĩa là Trung Quốc trở thành một đất nước thịnh vượng, một quốc gia được tiếp sức sống mới và có nhân dân hạnh phúc” Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (19/8/2013).
Câu trích dẫn trên nắm bắt được cốt lõi tầm nhìn của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình về một “Giấc mộng Trung Hoa”, vốn đã bắt đầu định hình không lâu sau khi ông lên tiếp quản chức vụ đứng đầu Đảng CSTQ vào năm 2012. Một câu hỏi then chốt là liệu giấc mộng này có thể được thực hiện hay không, trong thời hạn đã được tuyên bố chính thức là giữa thế kỷ này? Trước khi tìm kiếm câu trả lời, cần có một cái nhìn sâu hơn về bối cảnh và sự phát triển của tầm nhìn này.
Niềm cảm hứng cho “Giấc mộng Trung Hoa”
Dường như có lý do nào đó để tin rằng các ý tưởng của Đại tá về hưu và là cựu giáo sư của trường Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, Lưu Minh Phúc, có thể đã ảnh hưởng đến việc hình thành khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình. Quả thực có một sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa những nguyên lý của Tập Cận Bình với các bài viết của Lưu Minh Phúc trong cuốn sách của ông có tên “Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược trong thời đại hậu Mỹ năm 2010”. Lưu Minh Phúc nói rằng “kể từ thế kỷ 19, Trung Quốc đã tụt lại phía sau trên trường quốc tế. ‘Giấc mộng Trung Hoa’ nên dành cho một ‘quốc gia hùng mạnh với quân đội hùng mạnh’. Trung Quốc nên đặt mục tiêu vượt qua Mỹ với tư cách là cường quốc quân sự đứng đầu thế giới”. Một bài viết cũng được coi là có tầm ảnh hưởng với tựa đề “Trung Quốc cần giấc mộng của riêng mình”, do Thomas Friedman đóng góp, muốn Tập Cận Bình đưa ra một “Giấc mộng Trung Hoa mới” để đáp ứng những nguyện vọng của người dân về thịnh vượng và nền kinh tế bền vững. Một ấn bản của Tân Hoa xã, “Globe”, đã mô tả khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình là “sự đáp trả tuyệt vời nhất đối với Friedman”; Giáo sư Trương Minh thuộc trường Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nhìn nhận khái niệm này là khái niệm đã được Tập Cận Bình sử dụng để cải thiện quan hệ của Trung Quốc với Mỹ.
Sự phát triển của khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa’’
Phát biểu tại cuộc triển lãm “Đường tới sự hồi sinh” của Bảo tàng Quốc gia ở Bắc Kinh (ngày 29/11/2012), Tập Cận Bình đã công bố tầm nhìn của mình để hoàn thành “sự phục hồi hay phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”, điều sẽ phản ánh một “khát vọng dân tộc đối với ‘Giấc mộng Trung Hoa’ về việc làm cho đất nước hùng mạnh hơn thông qua phát triển”. Đáng chú ý là việc ông lựa chọn thời điểm vốn gợi lại những nỗi nhục nhã mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong quá khứ, để đối chiếu một Trung Quốc nổi lên sau khi “phục hồi” với “tình trạng yếu kém phổ biến ở nước này trong 170 năm kể từ Chiến tranh Nha phiến, khiến Trung Quốc phải chịu ức hiếp”.
Nhấn mạnh những thách thức đối với việc đạt được các mục tiêu “Giấc mộng Trung Hoa”, Tập Cận Bình, trong một bài phát biểu quan trọng vào ngày 19/8/2013, đã chỉ ra “những mâu thuẫn cơ bản, nhiều khó khăn và rủi ro, cả đoán trước được lẫn không đoán trước được”, trong đó có cả sức ép môi trường và các vấn đề về tài nguyên. Nhà lãnh đạo này đã kêu gọi xử lý các vấn đề nảy sinh trong sự biến đổi xã hội, và mô tả sự phát triển xã hội và kinh tế liên tục và tiếp tục nâng cao sinh kế như là “những nền tảng” của sự phục hưng dân tộc và Giấc mộng Trung Hoa. ông nhấn mạnh rằng “chúng ta nên bảo đảm quyền của người dân được tham gia và phát triển bình đẳng và đảm bảo sự công bằng xã hội cũng như công lý”. Theo quan điểm của ông, Giấc mộng Trung Hoa cũng là những giấc mơ nhỏ và chi tiết của các cá nhân về giáo dục, công ăn việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, chăm sóc y tế, điều kiện sống và môi trường tốt hơn, và sẽ không trở thành hiện thực trừ khi giấc mơ của các cá nhân được hòa nhập vào giấc mơ của đất nước và dân tộc.
Trong bài phát biểu của mình, Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng người dân phải tuân theo sự lãnh đạo của Đảng CSTQ và “tập hợp sức mạnh”, trong khi làm việc vì sự phục hưng quốc gia, vì việc đóng vai trò lực lượng chính trị lãnh đạo để đoàn kết hàng trăm triệu người là quan trọng đối với đảng. Ông nhắc lại cho người dân rằng “chúng ta phải hiểu rõ 128 triệu người Trung Quốc vẫn sống trong nghèo khổ, Trung Quốc có GDP bình quân đầu người xếp hạng thấp, khoảng cách giữa chúng ta và các nước phát triển về khoa học và công nghệ vẫn tồn tại, và khoảng cách giữa đô thị và nông thôn cũng như sự bất công xã hội vẫn chưa được giải quyết”, và nói rằng “vì cuộc cải cách vẫn chưa kết thúc, chúng ta nên mang theo hơn nữa về phía trước tinh thần khi chúng ta đứng ở một điểm khởi đầu mới. Bất kể là phá vỡ những xiềng xích tinh thần, đập tan các nhóm lợi ích, dỡ bỏ những trở ngại đối với phát triển, hoặc công bố phần thưởng của cải cách và phát triển, chỉ khi chúng ta mang theo tinh thần này về phía trước chúng ta mới có thể có một triển vọng tươi sáng hơn”. Ông bổ sung thêm rằng “để thực hiện Giấc mộng Trung Hoa, chúng ta phải tập hợp sức mạnh của toàn đất nước, cụ thể là sức mạnh của tất cả các nhóm sắc tộc trên khắp đất nước và những nỗ lực phối hợp của 1,3 tỷ dân Trung Quốc”.
Tập Cận Bình đã quy định một thời hạn để hoàn thành “Giấc mộng Trung Hoa” – vào giữa thế kỷ này. Dù điều này có khả thi hay không, giả sử việc Bắc Kinh xác định mục tiêu tăng trưởng “một trăm kép” đạt được trong thời hạn đó là thích đáng – (I) việc xây dựng “xã hội thịnh vượng vừa phải trên tất cả các mặt” vào năm 2020, năm gần lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng CSTQ, khi ở tất cả các tỉnh, thu nhập trung bình của tầng lớp trung lưu sẽ đạt các tiêu chuẩn quốc tế, GDP của Trung Quốc năm 2000 sẽ tăng gấp bốn lần lên xấp xỉ 4 nghìn tỷ USD với mức tính theo đầu người vào khoảng 3.000 USD. Việc cơ giới hóa quân đội và tiến bộ lớn trong thông tin hóa sẽ đạt được vào thời gian này, và (II) việc thiết lập một “đất nước hiện đại giàu có, hùng mạnh, văn minh, hoà hợp, xã hội chủ nghĩa” vào năm 2050, năm gần lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khi GDP trên đầu người hàng năm có thể đạt 40.000 USD, đưa Trung Quốc vào top 40 trên thế giới”. Sự hiện đại hóa quân đội đầy đủ cũng sẽ được hoàn thành vào thời điểm đó.
Trách nhiệm thuộc về các học giả Trung Quốc có thẩm quyền (như Giáo sư Tang Chongnan, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Lịch sử Thế giới, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Giáo sư Zhang Yiwu thuộc Đại học Bắc Kinh và Giáo sư và là Đại tá Chen Xiangyang thuộc Khoa Chính trị và Tư tưởng thuộc Học viện Quân sự Nam Kinh) trong việc đưa ra chi tiết về ý nghĩa của các thuật ngữ “phục hồi” và “Giấc mộng Trung Hoa”. Họ thường hiểu các thuật ngữ này có nghĩa là một “sự phục hồi những vinh quang của Trung Quốc trong quá khứ”, như 5.000 năm văn minh và lịch sử, thời đại hưng thịnh trong các thời kỳ dưới triều nhà Tần và nhà Hán và vị thế kinh tế hàng đầu có được từ giai đoạn nhà Minh cho tới những năm cuối của giai đoạn Càn Long dưới triều nhà Thanh (1736-1796). Họ đổ lỗi cho “chế độ phong kiến đổ nát và các cường quốc phương Tây cướp bóc” về sự tan rã và nỗi nhục nhã của Trung Quốc trong kỷ nguyên hiện đại và tìm thấy trong khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình một sự tiếp nối giấc mơ của những nhà cách mạng trước đây trong lịch sử Trung Quốc như Tôn Dật Tiên. Họ ca ngợi Tập Cận Bình vì đề xuất “Giấc mộng Trung Hoa” mà như họ khẳng định, mô tả sự hiểu biết của Đảng CSTQ về lịch sử Trung Quốc gần đây và tuyên bố rằng con đường “chủ nghĩa xã hội với bản sắc Trung Quốc” là cần thiết để hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”. Họ thừa nhận rằng mọi người ở đất nước và người dân từ các bộ phận khác nhau của xã hội như công nhân, quân đội… có thể có những giấc mơ của riêng mình, nhưng tất cả họ nên có một nghĩa vụ đối với đất nước và kết hợp những giấc mơ của họ với giấc mơ của quốc gia.
Vị trí của “Giấc mộng Trung Hoa” trong việc hình thành lý thuyết của đảng
Liệu việc Tập Cận Bình đề ra học thuyết “Giấc mộng Trung Hoa” có ngang tầm với những đóng góp về lý thuyết của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây, như “Cải cách và Mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, “Ba Đại diện” của Giang Trạch Dân và “Quan điểm Phát triển Khoa học” của Hồ Cẩm Đào? Các học giả Trung Quốc như Giáo sư Zhang Yiwu thuộc Đại học Bắc Kinh lập luận rằng học thuyết của Tập Cận Bình thực tế hơn “các khẩu hiệu lý thuyết” trước đó. Rõ ràng trong mọi trường hợp là Tập Cận Bình đã có thể theo tư cách cá nhân giới thiệu bản thân là một “người nhìn xa trông rộng”, điều có thể giúp ông củng cố vị thế chính trị của mình ở Trung Quốc, đặc biệt trong giai đoạn then chốt hiện tại khi giới lãnh đạo Đảng CSTQ đang tham gia giải quyết các vấn đề nội bộ nghiêm trọng – (I) “phong cách làm việc tắc trách” trong Đảng; để đưa Đảng CSTQ tới gần hơn quần chúng, một chiến địch “đường lối quần chúng” kéo dài 1 năm đã được Tập Cận Bình phát động, và (II) tham nhũng ở mức độ cao trong các cấp lãnh đạo; các cá nhân bị xét xử và đang bị điều tra gồm có Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính trị, Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và là cựu lãnh đạo ngành an ninh, Tưởng Khiết Mẫn, được Chu Vĩnh Khang bảo trợ, một ủy viên trung ương Đảng CSTQ và là người đứng đầu ủy ban giám sát và quản lý tài sản sở hữu nhà nước, và Tướng Cốc Tuấn San, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Quân Giải phóng Nhân dân.
“Giấc mộng Trung Hoa” và các cải cách
về cơ bản, giấc mộng này là về cải cách; thật đáng khen, Tập Cận Bình (vào tháng 7/2013, trong cuộc thăm dò ở Hồ Bắc) đã xác định các vấn đề trong cải cách – “những rào cản thể chế trong các lĩnh vực lớn đang “ kiềm chế tăng trưởng”, ông bổ sung: “Với điều này, cần thậm chí nhiều hơn sự can đảm và khôn ngoan chính trị”. Sau đó, ông đã xác định sự tự do hóa khu vực tài chính, sự ủng hộ đối với nghiên cứu và phát triển tập đoàn, thuế môi trường là những mục tiêu cải cách đối với Trung Quốc. Phải thừa nhận là trong mối liên hệ với giấc mơ của mình, Tập Cận Bình đã nói về việc xử lý các vấn đề xuất hiện trong sự chuyển đổi xã hội – “ (I) khoảng cách giàu nghèo dễ thấy, (II) cấu trúc xã hội bất hợp lý; theo Cục Thống kê quốc gia, các nhóm thu nhập trung bình của Trung Quốc chiếm khoảng 23% dân số và (III) kết quả là sự gia tăng liên tiếp những xung đột xã hội và rủi ro xã hội”.
Hội nghị toàn thể thứ 3 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 (9-12/11/2013 tại Bắc Kinh) hoàn thiện một bản kế hoạch cho những cải cách trong tương lai. Theo bình luận của Du Chính Thanh, một ủy viên thường trực Bộ Chính trị (ngày 26/10/2013), kỳ họp này “về cơ bản thăm dò vấn đề các cải cách sâu sắc và toàn diện và các cải cách lần này sẽ là rộng rãi, với sức mạnh lớn, và chưa từng có tiền lệ”. Truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc về phần mình đã đoán trước hội nghị này sẽ đi theo hướng nhà nước trao quyền kiểm soát các lĩnh vực chính sang cho xã hội dân sự để có sự cạnh tranh công bằng hơn cho tất cả các doanh nghiệp. Việc giảm bớt sự kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế là một chủ đề đã chi phối bầu không khí trước hội nghị. Các thuật ngữ như “vòng cải cách mới”, “toàn diện”, “chưa từng có tiền lệ”, “bước ngoặt lịch sử”, “chuyển đổi mô hình tăng trưởng”… được sử dụng chính thức ở Trung Quốc trước kỳ họp này. Nhưng kết quả của hội nghị trái ngược với những kỳ vọng; dịp này đã không thể có một bước đi táo bạo kể cả về cải cách các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu. Biện pháp đáng kể duy nhất được hội nghị thông qua đã chuẩn bị cho việc thành lập một Ban Chỉ đạo để dẫn đầu quá trình cải cách. Một thông cáo được công bố vào cuối phiên họp cho biết thị trường sẽ đóng “một vai trò mang tính quyết định” trong việc phân phối các nguồn lực; điều này đánh dấu sự từ bỏ việc sử dụng thuật ngữ “vai trò cơ bản” trong quá khứ. Nó cũng đề cập việc nông dân nhập cư vào các thành phố có thể được cho phép bán đất của họ ở nông thôn.
Những điều trên cho thấy rằng mục tiêu được giải thích trong việc trình bày “Giấc mộng Trung Hoa” vẫn mơ hồ, dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Quan trọng hơn, các cải cách, một biện pháp chắc chắn để đạt được những mục tiêu của giấc mơ này, vẫn có một đặc điểm rõ ràng; phần lớn sẽ phụ thuộc vào những điều Ban Chỉ đạo, mới được thành lập, sẽ làm.
Tác động xã hội và toàn cầu của “Giấc mộng Trung Hoa”
Trọng tâm trong ý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa” về việc Trung Quốc là nạn nhân của sự xâm lược thực dân trong quá khứ và sự cần thiết giành lại những vinh quang trước kia, hóa ra có thể kích thích làm nổi lên những tình cảm “dân tộc chủ nghĩa” trong xã hội Trung Quốc. Đã có một sự tức giận cao độ của công chúng nhằm vào lập trường của Nhật Bản về quần đảo tranh chấp Senkaku, như đang được thấy qua các trang tiểu blog. Một số tướng lĩnh quân đội có tư tưởng “diều hâu”, mặc dù với sự tán thành ngầm của các nhà chức trách, đang ngày càng tiếp nhận quan điểm “dân tộc chủ nghĩa” về những vấn đề liên quan đến chủ quyền đất nước. Tập Cận Bình yêu cầu phải thận trọng với bất kỳ “sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc” nào ở nước này, điều mà nếu không được xử lý đúng đắn có thể mang theo những hình thức có khả năng làm bất ổn chính bản thân chế độ. Chỉ vì lý do này, cho tới nay các nhà chức trách Trung Quốc đã duy trì mức độ của các cuộc biểu tình bài Nhật Bản ở nước này trong vòng kiểm soát.
Một sự phát triển đáng chú ý là tầm nhìn “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình đề cập đến những khát vọng của quân đội, một nhóm lợi ích quan trọng ở nước này, Trong chuvển thăm biệt đội hải quân trên tàu Hải Khâu, một tàu khu trục mang tên lửa điều khiển tuần tra trên các vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), ông nói (tháng 12/2012) rằng “Giấc mộng Trung Hoa có thể được nói là giấc mơ của một quốc gia hùng mạnh. Và đối với quân đội, đó là giấc mơ về một quân đội hùng mạnh. Để đạt được sự hồi sinh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, chúng ta phải đảm bảo có sự phối hợp giữa một đất nước thịnh vượng và quân đội hùng mạnh”. Tập Cận Bình cũng có những chuyến đi thị sát một số cơ sở lục quân, không quân, không gian và tên lửa trong 100 ngày đầu nắm quyền, khi ông cổ vũ quân đội “chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến tranh”, nhấn mạnh sự trung thành với nguyên tắc của Đảng CSTQ là “Đảng chỉ huy quân đội” và cảnh báo chống lại bất kỳ việc xa rời về tư tưởng của Đảng nào như đã xảy ra trong trường hợp Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây. Quan trọng là Tập Cận Bình được cho là đã tự mình chỉ đạo nhóm của Đảng CSTQ được lập nên để xử lý các hoạt động quân sự chống lại Nhật Bản về vấn đề quần đảo Senkaku. Vào ngày 1/8/2013, ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân, Tập Cận Bình đã thăng cấp cho 6 sĩ quan quân đội cấp cao gồm cả Thái Anh Đĩnh và Từ Phấn Lâm, những tư lệnh lần lượt của của Quân khu Nam Kinh và Quảng Châu, lên hàm thượng tướng. Tất cả điều này có thể cho thấy nỗ lực của Tập Cận Bình củng cố vị trí của ông trong quân đội Trung Quốc, những người mà sự ủng hộ của họ là sống còn đối với sự tồn vong của chế độ.
Có khả năng là những thành phần theo chủ nghĩa “tân tự do” ở nước này nghi ngờ hệ thống một đảng ở Trung Quốc, ủng hộ một chính phủ hợp hiển cho đất nước và đòi hỏi “dân chủ và tự do biểu đạt”, có thể tìm cách tận dụng lợi thế quá mức của ý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa” mà trên lý thuyết cho phép mỗi người có giấc mơ của riêng mình với điều kiện chúng nên được hòa nhập với giấc mộng của quốc gia. Chẳng hạn, một bài báo trên tờ Nam Phương cuối tuần (tháng 1/2013) đã nhấn mạnh sự cần thiết của “chủ nghĩa hợp hiến” ở Trung Quốc. Một viện sĩ người Trung Quốc, Tong Zhiwei thuộc Đại học Chính pháp Hoa Đông, đã yêu cầu thực hiện đầy đủ hơn hiến pháp Trung Quốc và một cách để “quy định một giới hạn đối với quyền lực của Đảng”. Một học giả khác, Zhang Qianfan thuộc Đại học Bắc Kinh, đã ước tính rằng hơn 3/4 dân số Trung Quốc gắn khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” với giấc mơ về “chủ nghĩa hợp hiến”. Với điều kiện đó, nên lưu ý rằng chưa bao giờ ý tưởng “Giấc mộng Trung Hoa” cho thấy bất cứ sự khoan dung nào đối với những tư tưởng “tân tự do” ở nước này. Như bằng chứng cho những ý định của chế độ Tập Cận Bình nhằm dẹp tan các tư tưởng như vậy, Tập Cận Bình đã tránh đề cập đến từ “chủ nghĩa hợp hiến” trong các bài phát biểu của mình. Các báo Đảng đã cáo buộc những người đam mê “nhiệm vụ bí mật là thảo luận về chủ nghĩa hợp hiến” là tìm cách “bãi bỏ sự lãnh đạo của Đảng CSTQ và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa”, trong khi khẳng định rằng các hệ thống theo chủ nghĩa hợp hiến “chỉ thuộc về chủ nghĩa tư bản và sự độc tài tư sản và không thuộc về nền dân chủ của người dân xã hội chủ nghĩa”. Bên cạnh đó, giới chức mới đây đã xác định “chủ nghĩa tân tự do” tán thành thị trường là một trong “7 hiểm họa” cho xã hội trong một trong những thông tư của Đảng CSTQ gọi là “Văn kiện số 9”. Các hiểm họa khác trong đó là nền dân chủ lập hiến phương Tây, thúc đẩy “những giá trị toàn cầu” của nhân quyền, những khái niệm do phương Tây truyền cảm hứng về độc lập truyền thông và xã hội dân sự và những chỉ trích mang tính “vô chính phủ” về quá khứ đau thương của Đảng CSTQ.
Ý nghĩa của “Giấc mộng Trung Hoa” đối với chính sách đối ngoại của Trung Quốc là gì? ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết trong bài viết được công bố rộng rãi của ông về “Những đổi mới trong lý thuyết và thực tiễn ngoại giao của Trung Quốc trong điều kiện mới” rằng “Giấc mộng Trung Hoa đòi hỏi một môi trường quốc tế và láng giềng hòa bình và ổn định, và Trung Quốc cam kết thực hiện giấc mơ này thông qua sự phát triển hòa bình”. Cũng quan trọng là những tài liệu chính thức ở Trung Quốc, cho rằng “Giấc mộng Trung Hoa không phải là việc người Trung Quốc mơ về việc ở lại đằng sau những cánh cửa đóng, mà là một giấc mơ về mở cửa; một giấc mơ mà Trung Quốc có thể hợp tác với thế giới và đạt được một vị thế cùng thắng lợi. Giấc mộng Trung Hoa sẽ có lợi cho Trung Quốc và thế giới. Nó sẽ xóa bỏ ‘những nghi ngờ và hiểu nhầm’ trên thế giới về sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc”.
Nhìn nhận một cách khách quan, tình hình thế giới ổn định và khu vực ngoại vi hòa bình, đã nổi lên thành 2 điều kiện tiên quyết chính cho thành công của công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc, được cố gắng hoàn thành vào giữa thế kỷ này; mục tiêu này được đề cập đến trong khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa”. Tư duy của Tập Cận Bình về “Kiểu quan hệ quốc tế mới” và “Kiểu quan hệ mới giữa các nước lớn trong thế kỷ 21” tập trung vào “không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng lợi”, có tầm quan trọng về mặt này, nhưng cho tới nay vẫn chỉ là trên giấy tờ. Vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng liệu sẽ có cái kết nhanh chóng cho sự kình địch chiến lược của Bắc Kinh với Washington ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Sự hấp dẫn trong tầm nhìn “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình đối với người dân để thiết lập những mối liên hệ với phần còn lại của thế giới dường như có 2 mục tiêu – mang lại những lợi ích của toàn cầu hóa cho người dân và gia tăng hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế. Đồng thời, không nên quên rằng Tập Cận Bình đã có một lập trường nhất quán rằng Trung Quốc trong khi theo đuổi một mối quan hệ quốc tế cùng thắng lợi, sẽ không thỏa hiệp trong việc bảo vệ “những lợi ích cốt lõi” của đất nước. Kết quả là trước thái độ quyết đoán không đổi của Trung Quốc về tất cả các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia đã được thừa nhận, các quốc gia bên ngoài vẫn không chắc chắn về ý định của một “Trung Quốc thịnh vượng với quân đội hùng mạnh” xuất hiện vào giữa thế kỷ này như được vạch ra trong khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa”. Các nước láng giềng có tranh chấp biên giới với Trung Quốc đặc biệt cảnh giác với khuynh hướng quyết đoán của Trung Quốc về lãnh thổ, thậm chí thông qua việc sử dụng vũ lực. Đặc biệt, họ có thể lo ngại về ý tưởng Trung Quốc giành lại được những vinh quang trong quá khứ, vốn là trung tâm của khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa”. Họ có thể tự hỏi phải chăng việc “giành lại những vinh quang trong quá khứ” cụ thể sẽ có nghĩa là khát vọng của Trung Quốc lúc này khôi phục lại biên giới bên ngoài như đã tồn tại dưới thời triều đại nhà Thanh; các bản đồ lịch sử được công bố ở Trung Quốc cuối những năm 1980 và thập niên đầu của thế kỷ này gồm cả những khu vực rộng lớn thuộc về các nước láng giềng. Chắc chắn, trong một nỗ lực giải quyết những mối lo ngại này, Bắc Kinh dường như đang thận trọng để đảm bảo rằng khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” sẽ không khiến Trung Quốc lặp lại tâm lý “đế quốc” trong quá khứ; Trung Quốc sẽ có một thái độ mở đối với thế giới bên ngoài và sẽ tìm cách học được từ đó. Một câu hỏi then chốt đặt ra – liệu những sự đảm bảo như vậy có thỏa mãn các nước láng giềng của Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại?
Quy mô toàn cầu của tầm nhìn “Giấc mộng Trung Hoa” cũng có những khía cạnh khác. Những quan sát của Stephen Roach, nhà kinh tế thuộc Morgan and Stanley là đáng chú ý về mặt này. Ông thừa nhận rằng trên trường quốc tế, tầm nhìn này có thể có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Chẳng hạn, Mỹ, vốn cần một nguồn tăng trưởng mới, có thể nhận thấy trong sự nổi lên của người tiêu dùng Trung Quốc một nguồn tăng trưởng quan trọng mới cho hàng hóa xuất khẩu của mình; Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Vì vậy, đó là một cơ hội lớn mà Trung Quốc mang lại, sự biến đổi ở Trung Quốc và Giấc mộng Trung Hoa sẽ mang tới cho Mỹ. Đồng thời Roach cũng chỉ ra một tác động tiêu cực tiềm tàng đối với Mỹ, lập luận rằng bằng việc liên tục điều hành một nền kinh tế có tỷ lệ tiết kiệm cao, mỗi năm trong 15 năm qua Trung Quốc đã đầu tư một số tiền khá lớn trong dự trữ ngoại tệ ngày càng tăng nhanh của mình vào trái phiếu kho bạc và các tài sản dựa trên đồng USD khác. Khi Trung Quốc trở thành một nước tiêu dùng hơn, tiết kiệm thặng dư sẽ giảm xuống, và nhu cầu của chính phủ về tài sản dựa trên đồng USD cũng sẽ chậm lại. Và điều đó có thể là một vấn đề cho Mỹ vốn đã trở nên quá phụ thuộc vào vốn nước ngoài, đặc biệt là vốn của Trung Quốc đê bù đắp vào các khoản thâm hụt ngân sách.
Những trở ngại đối với việc hiện thực hóa các mục tiêu “Giấc mộng Trung Hoa”
Trong số những trở ngại đối với việc hoàn thành các mục tiêu “Giấc mộng Trung Hoa”, điều đầu tiên liên quan đến sự thiếu vắng những cải cách chính trị. Khi sự tự do hóa kinh tế sâu sắc hơn, những kỳ vọng chính trị từ người dân đang tăng lên, khiến chế độ Tập Cận Bình buộc phải đáp lại. Nhưng nền tảng chính sách “chính trị cánh tả và kinh tế cánh hữu” của nó vẫn không thể lấp chỗ trống. Tình hình này sẽ phát triển như thế nào trong tương lai sẽ vẫn phải chờ xem. Trong những sự đình trệ đã nhận diện khác có “sự chuyển giao nhân khẩu nhanh chóng” và “sự khan hiếm tài nguyên đáng kinh ngạc” ở Trung Quốc. Theo học giả Kenneth Lieberthal thuộc Viện Brookings, vấn đề thứ nhất sẽ tạo ra một dân số già trước khi Trung Quốc trở nên giàu có tính theo đầu người và một tác động từ vấn đề thứ hai sẽ là thiếu nước dùng nghiêm trọng ở Bình nguyên Hoa Bắc. Stephen Roach đã mô tả khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” là “giống một khẩu hiệu hơn là một chương trình cụ thể. Tuy nhiên, ông khen ngợi Chính phủ Trung Quốc vì “nghiêm túc về việc chuyển sang một mô hình kinh tế cân bằng và bền vững hơn ở Trung Quốc thông qua kết hợp khẩu hiệu này với Kế hoạch Năm năm lần thứ 12 và chính sách được vạch ra tại Phiên họp toàn thể của Đảng CSTQ vào tháng 11/2013”
Điểm mấu chốt là vào giai đoạn này không thể nói rõ ràng điều gì về những triển vọng để Trung Quốc hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa” theo thời hạn đã quy định, tức là giữa thế kỷ 21.
***
(Tạp chí Der Spiegel – số 3/2014)
Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn thực hiện các cải cách và thay đổi đất nước, nhưng không cho phép có thêm tự do hay thậm chí dân chủ. Những nhà hoạt động trẻ tuổi vì quyền công dân đang liều lĩnh tiến hành một cuộc chiến chống lại hệ thống.
Lòng dũng cảm có thể là cần thiết, nhưng cũng được coi là điên khùng, xác đáng hay dại dột. Trương Tuyết Trung biết tất cả những điều này, và anh biết rằng mình phải cẩn thận. Anh phải tỏ ra nhẹ nhàng và vô hại. Ôn hòa. Vì thế anh luôn thể hiện như vậy, nói năng nhẹ nhàng, và vẻ bề ngoài của anh trông cũng như vậy: nhỏ nhắn, mỉm cười, mặc áo sơ mi kẻ caro, mái tóc đen cắt húi cua, không nổi bật.
Nhưng Trương Tuyết Trung nói những từ ngữ thể hiện mong muốn một điều gì đó, nói những câu nói thể hiện khao khát một cuộc cách mạng.
Lúc đó là vào tháng 12/2013 tại Thượng Hải, Trương Tuyết Trung, 33 tuổi, một luật sư, giáo sư ngành luật và cha của một bé gái, ngồi trong một quán cafe ở một trung tâm mua sắm và nói: “Điều đúng đắn duy nhất mà đảng Cộng sản có thể làm, đó là rút lui. Đảng Cộng sản không còn có tính hợp pháp nữa”.
Một vài phút trôi qua và anh nói: “Chúng tôi phải chia một bước tiến lớn thành nhiều bước đi nhỏ. Và để đạt được một điều gì đó trong chính trị, người ta đôi khi phải cực đoan một chút”. Sau đó anh nói thêm: Tôi muốn tập hợp từ 50 đến 100 người, những người có danh tiếng, vì tính hợp pháp của chúng tôi được xác định thông qua danh tiếng của chúng tôi”.
Nếu Trương thực hiện được kế hoạch của mình, đó là tập hợp “một nhóm gồm nhiều nhân vật” để soạn thảo “một tuyên bố độc lập”, bản thân anh sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm. Không điều gì khiến Chính phủ Trung Quốc lo sợ hơn, khiến họ truy lùng gắt gao hơn nỗ lực thành lập liên minh của những người bất đồng chính kiến. Ngay cả những trang blog vô hại, thậm chí những bài viết ca ngợi chính phủ, cũng bị chế độ kiểm duyệt xóa bỏ – trong trường hợp chúng có thể được hiểu là lời kêu gọi tập hợp.
Có một điều gì đó đang xảy ra ở Trung Quốc và vẫn chưa rõ việc này sẽ dẫn tới đâu. Vào mùa Thu năm 2013, đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố về một thời kỳ của sự thay đổi và các cải cách sâu rộng. Trên khắp đất nước, đảng đang tuyên truyền với khẩu hiệu “Giấc mộng Trung Hoa”, một sự kết hợp mang tính yêu nước giữa tăng trưởng kinh tế, phong trào sinh thái học, nới lỏng chính sách một con và cuộc chiến chống tham nhũng.
Nhưng không ai biết được điều gì trong số đó sẽ thật sự được thực hiện và diện mạo của Trung Quốc sẽ ra sao trong 10 hay 50 năm nữa. Đây là một giai đoạn của sự khởi đầu mới, một giai đoạn của sự không chắc chắn tại một đất nước mà đáng ra phải quen với sự biến đổi của chính mình, nhất là ở tốc độ cao. Và chính những người trẻ tuổi dũng cảm như Trương Tuyết Trung hiện đang đòi hỏi chính phủ cho phép một điều mà họ không muốn cho phép với bất kỳ giá nào: đó là Trung Quốc trở thành một xã hội dân chủ, dân sự.
Đầu năm 2013, luật sư Trương công khai trích dẫn thông tin từ một tài liệu đáng tin cậy của ban lãnh đạo trung ương đảng. Trong đó, Ban chấp hành trung ương đảng đã cảnh báo về 7 xu hướng và khái niệm “sai lầm về hệ tư tưởng” hiện đang thâm nhập vào xã hội Trang Quốc như “nhà nước pháp quyền phương Tây”, “các giá trị phổ quát”, “sự tham gia của công dân”, “chủ nghĩa tự do mới”, nguyên tắc của “báo chí phương Tây”, “chủ nghĩa vô chính phủ lịch sử” và “sự điều tra kỹ lưỡng chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc”.
Ngay sau khi tài liệu này được công bố, đã diễn ra một làn sóng bắt giam những nhà hoạt động vì quyền công dân, các viện sĩ theo chủ nghĩa tự do và thậm chí cả những blogger Big V, những người có hơn 50.000 người theo dõi trên trang mạng xã hội Weibo. Luật sư Trương đã đảm nhận việc bào chữa nhà hoạt động Lưu Bình.
Sau đó Trương có bước đi tiếp theo. Anh đăng tải lên mạng phần nội dung cuốn sách của mình có tựa đề “Lương tri mới: Bản chất và những hậu quả của sự thống trị độc đảng”. Trong lời nói đầu, anh viết: “Đảng Cộng sản đưa ra đòi hỏi rằng chỉ có họ mới đủ khả năng lãnh đạo và toàn bộ dân tộc đã chấp nhận sự thống trị này trong thời gian dài. Sự chiếm đoạt quyền lực vô căn cứ này có những hậu quả phi lý và bất công”. Và tiếp theo: “Tôi đoán trước rằng cuốn sách này sẽ khiến nhà cầm quyền hiện nay của Trung Quốc tức giận. Tuy nhiên, tôi sẽ đăng tải cuốn sách vào một thời điểm thích hợp và đối mặt với những hậu quả một cách phi bạo lực. Không phải vì tôi dũng cảm, mà vì tôi tin rằng một chế độ để bản thân cảm thấy tức giận trước sự thể hiện ý kiến một cách tự do, không phải là một chế độ hợp pháp”.
Chỉ có một số ít người Trung Quốc, những người như nghệ sĩ Ngải Vị Vị, công khai nói như vậy. Ngải Vị Vị phải trả giá cho việc này với lệnh cấm rời khỏi đất nước, sự giám sát thường trực, một lần bắt giam và bị kết tội trốn thuế. Luật sư Trương nói tại quán cafe ở Thượng Hải: “Đôi khi việc mọi người phải vào tù là điều cần thiết, vì qua đó họ trở thành biểu tượng cho một điều gì đó, Nhưng đảng Cộng sản rất thực dụng. Họ sẽ tính toán xem họ định làm gì với chúng tôi, họ tính toán chính xác các phí tổn”.
Trong chương 6 của cuốn sách của mình, Trương miêu tả các thành viên đảng Cộng sản chịu trách nhiệm kiểm soát công tác giáo dục toàn dân, là “nhóm người nham hiểm nhất”: “Họ không bỏ qua một nỗ lực nào nhằm đầu độc trái tim và khối óc của người dân Trung Quốc ngay từ lúc nhỏ, vì trái tim và khối óc của chính họ đã bị quyền lực làm tha hóa và đầu độc, những thứ mà họ đang nắm trong tay”. Và phần kết được kết thúc bằng câu: “Những kẻ thống trị tàn bạo nhất của nhân loại là những kẻ không tuân thủ những đạo luật mà chính họ đã viết ra. Về mặt này, đây không hề là một sự cường điệu khi nói rằng Trung Quốc là một chế độ chuyên chế”.
Khoảng 40.000 đến 50.000 người đã tải nội dung cuốn sách của Trương, sau đó hệ thống kiểm duyệt đã chặn mọi đường link. Trương bị ban lãnh đạo Đại học Chính pháp Hoa Đông triệu tập. Trong một tài liệu nội bộ, ban lãnh đạo trường đã cáo buộc Trương đã “lạm dụng địa vị giảng viên để truyền bá các quan điểm chính trị của mình một cách bạo lực”.
 Vào tháng 6/2013, Trương liều lĩnh thực hiện bước đi tiếp theo. Trong bài tiểu luận được đăng tải trên mạng của mình với tựa đề “Sự khởi nguồn và những nguy cơ của chiến dịch chống hiến pháp năm 2013”, anh trích dẫn phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: “Chỉ có bàn chân mới biết liệu đôi giày có thực sự vừa”. Và vào tháng 12/2013, Trương chính thức bị đình chỉ công tác giảng dạy và bị sa thải.
Lưu Hiểu Ba, nhà hoạt động đoạt giải Nobel Hòa bình, người bị truy tố và kết án 11 năm tù vào năm 2009, từng muốn thay đổi Trung Quốc một cách sâu rộng và ngay lập tức. Ông thúc giục sửa đổi hiến pháp của Trung Quốc với bản tuyên ngôn “Hiến chương 08”. Nhưng phần lớn những nhà hoạt động trẻ vì quyền con người hiện nay lại khá ôn hòa. Hoặc cẩn trọng. Họ tìm cách nhắc nhở chính phủ về việc tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật.
Trong dịp kỷ niệm 30 năm Hiến pháp Trung Quốc vào tháng 12/2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ca ngợi hiến pháp như là “vũ khí pháp lý” của người dân để đảm bảo các quyền của chính họ. Nhưng khi tạp chí “Nam Phương cuối tuần” muốn kêu gọi chính phủ bảo vệ chủ nghĩa hợp hiến chỉ 3 tuần sau đó, cơ quan đảng tại Quảng Châu đã không cho bài bình luận này được in lên báo. Mọi sự phản đối đều bị gạt bỏ.
Nước Trung Quốc mới của Tập Cận Bình cần trông hiện đại, mau lẹ và sáng tạo, cũng như mạnh mẽ và vĩ đại. Trên lý thuyết, điều 5 Hiến pháp Trung Quốc cũng phù hợp với tất cả những điều kể trên: “Không tổ chức hay cá nhân nào có đặc quyền vượt trên hiến pháp và pháp luật”. Vấn đề nằm ở chính điểm này trong đời sống thực tế tại Trung Quốc: Những quy định như vậy không phù hợp với đòi hỏi quyền lực tuyệt đối của đảng Cộng sản.
Theo luật sư Trương, người ta vẫn chưa rõ nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ quyết định đi theo con đường lãnh đạo chuyên quyền hay phù hợp với hiến pháp. Nhưng trên trang web mà gần đây người ta còn có thể tìm thấy bài luận của Trương, xuất hiện hình ảnh một người đàn ông trong trang phục phi hành gia vũ trụ và với dòng chữ: “Xin lỗi, trang web này không còn tồn tại. Mời bạn quay trở lại trang bạn đã xem trước đó”.
Mỉm cười một cách dũng cảm, Trương Tuyết Trung nói: “Tôi thích hơn khi thấy đảng Cộng sản thừa nhận những sai lầm của họ. Nhưng mọi thứ cũng tốt nếu họ rút lui mà không đưa ra lời xin lỗi nào”./.

2168. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC VỀ “GIẤC MỘNG TRUNG HOA”

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 30/03/2014
(Tạp chí “Nghiên cửu vấn đề quốc tế”, Trung Quốc, số 6/2013)
Được coi là tuyên ngôn chính trị quan trọng của Trung Quốc hiện nay, “giấc mộng Trung Hoa” được đưa ra từ năm 2012 đến nay đã được dư luận trong nước và nước ngoài hết sức quan tâm. Dư luận trong nước giải thích “giấc mộng Trung Hoa” là mơ ước khác nhau của nhân dân đối với cuộc sống tốt đẹp dân giàu nước mạnh. Tuy nhiên, dư luận quốc tế giải thích với lập trường khác nhau, vừa có sự đánh giá cao với chiến lược phục hưng dân tộc Trung Hoa, vừa lo ngại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể gây ra mối đe dọa, lại có người kỳ vọng hưởng lợi từ thành quả phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trên cơ sở tầm quan trọng của nhân tố địa chính trị và quan hệ song phương, người viết (Phó Giáo sư Ngô Anh, Học viện Báo chí thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải) lấy “giấc mộng Trung Hoa” để phân tích dư luận của cộng đồng quốc tế và các quốc gia xung quanh, giúp Trung Quốc nghiên cứu thêm về công tác tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc.

Từ thế kỷ 20 đến nay, công tác ngoại giao của Trung Quốc đã đưa ra bố cục chiến lược “nước lớn là then chốt, xung quanh là quan trọng nhất, các nước đang phát triển là nền tảng, đa phương là vũ đài quan trọng”. Khái niệm “nước xung quanh” thường chỉ các nước tiếp giáp với Trung Quốc trên bộ và trên biển, bài viết này phân tích dư luận các quốc gia xung quanh trên cơ sở đó.
Quan điểm của các quốc gia xung quanh đối với “giấc mộng Trung Hoa”
Tháng 11/2012, khi tham quan triển lãm “Con đường phục hưng”, Tổng bí thư Tập Cận Bình nêu rõ: “Thực hiện cuộc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa chính là giấc mơ vĩ đại nhất từ thời kỳ cận đại của dân tộc Trung Hoa đến nay”. Tháng 3/2013, khi bế mạc Hội nghị đầu tiên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (quốc hội) khóa mới, ông một lần nữa miêu tả triển vọng tốt đẹp của “giấc mộng Trung Hoa”, nêu rõ “giấc mộng Trung Hoa là giấc mộng dân tộc, cũng là giấc mộng của mỗi người Trung Quốc”, “giấc mộng Trung Hoa rút cục vẫn là giấc mộng của nhân dân”. Dư luận của các quốc gia xung quanh đánh giá rất cao điều này, nhưng giải thích với nhiều góc độ khác nhau. Trung tâm nghiên cứu dư luận quốc tế Trung Quốc cho rằng giải thích của các quốc gia Trung Á chủ yếu mang ý nghĩa tích cực, các quốc gia Tây Á khá trung lập, các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á thì có những tiếng nói khác nhau về “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”, đặc biệt là nghi ngờ đối với “giấc mơ quân đội mạnh”.
Xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và hợp tác kinh tế, phần lớn các nước Trung Á như Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan… ủng hộ quan điểm “giấc mộng Trung Hoa”. Khi tham dự Diễn đàn Bác Ngao, Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev cho rằng kiên quyết ủng hộ giấc mộng Trung Hoa thực hiện cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa của nhân dân Trung Quốc. Đại sứ Kazakhstan tại Trung Quốc cũng cho rằng việc thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” sẽ thúc đẩy an ninh và ổn định khu vực và thế giới. Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon bày tỏ hy vọng “giấc mộng Trung Hoa” có thể nhanh chóng thực hiện nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác và giao lưu kinh tế giữa hai nước. Xuất phát từ góc độ Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Tajikistan, người dân quốc gia này cũng đánh giá tích cực quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng, cùng có lợi giữa hai nước.
Các phương tiện thông tin đại chúng của Nga cũng so sánh giữa “giấc mộng Trung Hoa” với “giấc mộng cường quốc của Nga”. Cùng với việc đánh giá về “giấc mộng Trung Hoa”, các tờ báo như “Báo Nga”, “Báo Sự thật Đoàn Thanh niên”, “Báo Độc lập”…. đều quan tâm đến vai trò của “giấc mộng Trung Hoa” và kinh nghiệm Trung Quốc đối với sự phát triển của nước Nga, đồng thời so sánh giữa học thuyết này với đề xuất của Putin về việc “đem lại cho tôi một nước Nga hùng mạnh trong 20 năm tới”. Các tờ báo của Nga còn coi hai học thuyết này đã thể hiện góc nhìn toàn cầu trong hệ thống học thuyết toàn cầu hóa.
Các tờ báo của Pakistan có cách giải thích tích cực chính diện đối với “giấc mộng Trung Hoa”. Daily Times của Pakistan đưa tin Trung Quốc hy vọng một châu Á hòa bình và phồn vinh, bày tỏ cùng thực hiện tương lai tốt đẹp như giấc mơ của hai nước trong lĩnh vực hợp tác thương mại, văn hóa song phương… Tờ “Pak nationalite” cho rằng “giấc mơ Mỹ” chú trọng thực hiện chủ nghĩa cá nhân, “giấc mơ Trung Quốc” chú trọng thành công từ chủ nghĩa tập thể, hai nước không có xung đột đều là giấc mơ của nhân dân hai nước.
Các tờ báo của Ấn Độ thì đưa cả tin tích cực lẫn tiêu cực, biểu hiện tâm lý phức tạp đối với sự phát triển của Trung Quốc. Một mặt, các tờ báo của Ấn Độ đánh giá rất cao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, coi ông là “một lãnh tụ đầy hấp dẫn”. Đồng thời, họ cho rằng dưới sự tác động của giấc mơ này, các doanh nhân Trung Quốc sẽ năng động hơn, “giấc mộng Trung Hoa” cũng sẽ trở thành giấc mộng của toàn thế giới. Mặt khác, Ấn Độ có dư luận hoài nghi việc sự trỗi dậy của Trung Quốc có duy trì sự phát triển hòa bình lâu dài hay không.
Nepal đánh giá thận trọng “giấc mơ Nepal” từ quan hệ ba bên Trung Quốc – Ấn Độ – Nepal. Cựu Tổng thống Nepal Baburam Bhattarai cho rằng “giấc mộng Trung Hoa” khác với “giấc mộng của phương Tây”. Giấc mộng Trung Hoa là giấc mộng làm cho nhân dân toàn thế giới cùng hưởng tự do, làm cho nhân loại hưởng hòa bình và phát triển. Nepal nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nước về chính trị, kinh tế và văn hóa… Bhattarai nhấn mạnh hai quốc gia láng giềng khổng lồ có duy trì ổn định, đường lối lãnh đạo đúng đắn, duy trì quan hệ cân bằng thì Nepal sẽ thực hiện được giấc mộng của mình.
Báo chí của Nhật Bản và Hàn Quốc chủ yếu mang tính trung lập và tiêu cực. Khi giải thích về “giấc mộng Trung Hoa”, báo chí Nhật Bản nhấn mạnh việc Trung Quốc theo đuổi quyền lực nước lớn và đòi hỏi về “giấc mơ quân đội mạnh”, cho rằng Trung Quốc phải thay đổi lập trường ngoại giao cứng rắn, xem xét nhiều hơn đến quan điểm của cộng đồng quốc tế. Chẳng hạn, tờ Yomiuri Shimbun dẫn lời của cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Stephen John Hadley cho rằng việc thực hiện giấc mộng Trung Hoa cần một chính phủ minh bạch, chịu trách nhiệm và có động lực thực hiện, cho rằng đây là tiền đề cải cách dân chủ, cũng là nhu cầu của xã hội Trung Quốc. Các tờ báo Hàn Quốc nhận xét nội hàm của “giấc mộng Trung Hoa” mơ hồ, giống như một khẩu hiệu tuyên truyền thiếu sự tin cậy. Đồng thời, họ cũng bày tỏ chờ đợi phát triển trong quá trình thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, tích cực ủng hộ việc đưa hợp tác song phương Hàn-Trung đi vào chiều sâu.
Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia cảm nhận được mối đe dọa từ “giấc mơ quân đội mạnh” của Trung Quốc. Các tờ báo của Philippines giải thích “giấc mộng Trung Hoa” là dân tộc hùng mạnh thì sẽ có lực lượng quân đội mạnh. Các tờ báo của Malaysia thì cho rằng khẩu hiệu “giấc mộng Trung Hoa” rất mơ hồ, mục đích của học thuyết này chỉ là sự thể hiện “sức mạnh cơ bắp”, Các tờ báo của Việt Nam thì quan tâm đến “giấc mơ quân đội mạnh” của Trung Quốc từ góc độ phát triển lực lượng quân sự, cho rằng “giấc mộng Trung Hoa” là khẩu hiệu mang chủ nghĩa dân tộc dùng để tập trung xây dựng quân đội, mục đích là tăng cường sức mạnh quân sự để xử lý tranh chấp lãnh thổ. Ngoài ra, cũng có một quan điểm cho rằng lợi ích thực tế của học thuyết này đối với Việt Nam, biểu hiện tâm lý phức tạp vừa lo sợ, vừa hy vọng hưởng thành quả từ sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Phân tích nguyên nhân dư luận của các quốc gia xung quanh
Người viết có thể phân tích việc giải thích “giấc mộng Trung Hoa” của các quốc gia xung quanh từ ba góc độ là xung đột lợi ích, sự khác biệt về ý thức hệ và nhu cầu lợi ích giữa các quốc gia có liên quan với Trung Quốc. Những năm gần đây, do mức độ liên kết khu vực châu Á – Thái Bình Dương đi vào chiều sâu, ảnh hưởng của khu vực này đối với chính trị kinh tế thế giới không ngừng gia tăng, địa vị của các nước xung quanh trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc tăng lên rõ rệt, nguyện vọng của họ muốn hưởng lợi từ thành quả phát triển của Trung Quốc ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi về lợi ích của họ ngày càng rõ rệt. Đồng thời, do xung đột lợi ích và sự khác biệt về ý thức hệ giữa Trung Quổc với các quốc gia xung quanh, thêm vào đó là ảnh hưởng của dư luận phương Tây, các quốc gia xung quanh thể hiện xu thế phức tạp trong quan hệ với Trung Quốc, tình hình dư luận xung quanh Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng.
Trước hết, giữa Trung Quốc và các quốc gia xung quanh có xung đột lợi ích. Số lượng của các quốc gia xung quanh Trung Quốc rất nhiều, các nước ở trong thời kỳ phát triển khác nhau, một số quốc gia còn có tranh chấp biên giới lãnh thổ với Trung Quốc, tuy tình hình an ninh xung quanh cơ bản ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn nhân tố khó lường. Giữa quan hệ Trung – Nhật tồn tại vấn đề nhạy cảm như sách giáo khoa lịch sử, quần đảo Điếu Ngư, hơn nữa những năm gần đây, hàng loạt lời nói và hành động thiếu trách nhiệm của Nhật Bản làm gia tăng căng thẳng trong vấn đề quần đảo Điếu Ngư. Giữa Trung Quốc và Ấn Độ tồn tại vấn đề biên giới lịch sử, hơn nữa đều là những nước đứng đầu trong số các quốc gia mới nổi, cạnh tranh giữa hai nước rất khó tránh khỏi. Các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia… thỉnh thoảng cũng có sự va chạm với Trung Quốc trong vấn đề các hòn đảo ở Nam Hải. Xem xét từ dư luận của các quốc gia trên đối với Trung Quốc, đặc trưng lấy lợi ích làm phương hướng chỉ đạo rất rõ ràng. Ví dụ như vấn đề Nam Hải, mỗi khi nổi lên một va chạm nào đó, các quốc gia có liên quan lần lượt lấy dư luận quốc tế làm đòn bẩy, thông qua việc chỉ trích đề xướng “gác tranh chấp, cùng khai thác”, của Trung Quốc, phủ nhận chủ trương đường chín đoạn của Trung Quốc tại Nam Hải, dấy lên “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”, làm xấu đi hình tượng Trung Quốc, tạo thế cho những hành động ngoại giao và quân sự đối với Trung Quốc để cuối cùng thực hiện mục đích chiếm đoạt lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải. Những việc làm này đã tạo thành trở ngại và áp lực đối với việc Trung Quốc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình ở Nam Hải.
Cùng với xem xét việc hình thành dư luận các nước xung quanh chúng ta, càng phải coi trọng sự can dự chính trị của các quốc gia phương Tây và ảnh hưởng của họ đối với dư luận. Các phương tiện thông tin đại chúng của các quốc gia phương Tây được bố trí trên khắp khu vực xung quanh Trung Quốc, trở thành nguồn tin để các quốc gia này công bố. Các tổ chức như Tập đoàn truyền thông Anh (BBC), Hãng thống tấn Anh (Reuters), Hãng thông tấn Mỹ (AP)… đều cử rất nhiều phóng viên đến công tác tại các nước như Nga, Hàn Quốc, Philippiĩies, Nhật Bản… Thông tin mà các hãng này đưa ra trở thành tin tham khảo quan trọng cho các tờ báo tại nhũng nước xung quanh Trung Quốc. Chẳng hạn, Thông tấn xã Việt Nam coi tin tức của AP, hãng thông tấn AFP làm nguồn tin quan trọng để khai thác. Ấn Độ thì không có thông tấn xã, giới tinh hoa của xã hội chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của phương Tây để đưa tin quốc tế. Như vậy các quan chức, học giả, giới tinh hoa… của phương Tây coi “tiếng nói của phương Tây” thông qua các phương tiện truyền thông để truyền bá đi khắp ngõ ngách thế giới, quan điểm của giới chuyên gia nghiên cứu như Viện Brookings, ủy ban quan hệ đối ngoại, Viện nghiên cứu hòa bình, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế… liên tục xuất hiện ở các phương tiện truyền thông chủ yếu của các quốc gia xung quanh.
Chẳng hạn như “giấc mộng Trung Hoa”, việc các tờ báo chủ yếu của phương Tây cho rằng “giấc mộng Trung Hoa” có thể gây ra mối đe dọa cho thế giới và các nước xung quanh không phải điều hiếm thấy. Tờ “The Economist” cho rằng việc đưa ra “giấc mộng Trung Hoa” có khuynh hướng bành trướng đế quốc, làm cho các quốc gia khác ở châu Á rơi vào bầu không khí căng thẳng. Tờ Newsweek của Mỹ thì nghi ngờ “giấc mộng Trung Hoa” của Trung Quốc sẽ là một nhân tố bất ổn mới. Quan điểm trên của các phương tiện truyền thông và nhu cầu lợi ích của một số quốc gia xung quanh “lấy phương Tây để cân bằng” hoàn toàn trùng khớp với nhau, dư luận của các quốc gia xung quanh Trung Quốc tác động qua lại với dư luận phương Tây. Ai cũng biết hiệu ứng trùng lặp đó trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng để xu hướng dư luận của các quốc gia xung quanh liên quan đến Trung Quốc.
Thứ hai, các quốc gia xung quanh và Trung Quốc tồn tại sự khác biệt về ý thức hệ. Các hình thái văn minh như văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ, văn minh Hồi giáo, văn minh Nhật Bản cùng tồn tại trong khu vực xung quanh Trung Quốc, về lịch sử, văn minh Trung Hoa ảnh hưởng sâu rộng tại châu Á, cộng đồng người Hoa ở Malaysia, Indonesia và những nước không có người Hoa như các nước Triều Tiên, Hàn Quốc bị ảnh hưởng của truyền thống văn minh Trung Hoa. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, ảnh hưởng văn minh Kito giáo của phương Tây và ý thức hệ phương Tây đến những quốc gia này ngày càng sâu rộng, tác động đến các lĩnh vực của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Cùng với sự phát triển của Trung Quốc ngày càng gia tăng, các nhân tố như tôn giáo, chính trị, kinh tế xen lẫn trong văn minh và ý thức hệ phương Tây làm cho sự khác biệt giữa các quốc gia xung quanh và Trung Quốc về ý thức hệ ngày càng rõ rệt. Năm 2010, “Cương lĩnh mới về kế hoạch phòng vệ” của Nhật Bản lần đầu tiên đề xuất phải thúc đấy hợp tác an ninh với các quốc gia có cùng ý thức hệ và lợi ích an ninh như Hàn Quốc, Australia, Indonesia, Ấn Độ…, mục đích tiềm ẩn đằng sau đề xuất này là xây dựng một mạng lưới bao vây cân bằng Trung Quốc. Tiếp đó, Nhật Bản và Mỹ không ngừng thúc đẩy “ngoại giao ý thức hệ” tại các khu vực xung quanh Trung Quốc, liên kết một số quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương có cùng ý thức hệ để xây dựng đồng minh nhằm vào Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc “tuân thủ quy tắc quốc tế”, thể hiện rõ thái độ cùng kiềm chế Trung Quốc. Sự khác biệt về ý thức hệ sẽ phát huy vai trò chỉ đạo ngày càng quan trọng trong việc hình thành dư luận ở các quốc gia xung quanh.
Thứ ba là những đòi hỏi về lợi ích của các quốc gia xung quanh đối với sự phát triển của Trung Quốc. Do Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ảnh hưởng của sự kiện này đối với các nước xung quanh ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của đa số các nước xung quanh. Ngoài ra, cơ chế hợp tác tiếp tục được xây dựng và phát triển xung quanh Trung Quốc cũng làm cho quan hệ lợi ích giữa Trung Quốc và các nước xung quanh ngày càng chặt chẽ hơn. Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất có dân số đông nhất thế giới, do các nước đang phát triển hợp thành. Thương mại song phương giữa Trung Quốc và các nước xung quanh phát triển nhanh chóng trong khuôn khổ này. Trong quá trình ứng phó với các vấn đề mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính, biến đổi khí hậu, các tổ chức quốc tế và cơ chế đa phương như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) ngày càng trở thành vũ đài quan trọng để Trung Quốc và các quốc gia xung quanh cùng thúc đẩy quản lý thế giới, về mặt cung cấp sản phẩm công cộng của khu vực, hợp tác tìm kiếm ưu thế phát triển khu vực…, Trung Quốc cũng phát huy vai trò ngày càng lớn. Những vấn đề này đã cung cấp chỗ đứng vững chắc để các nước xung quanh cùng chia sẻ “giấc mộng Trung Hoa”, cũng thể hiện rõ hơn trong dư luận của các quốc gia xung quanh. Chẳng hạn, thương nhân Ấn Độ có xu hướng đầu tư vào Trung Quốc, mặc dù hai nước đều là thị trường mới nổi châu Á đầy năng động, nhưng điều kiện cơ sở hạ tầng Trung Quốc có sức hấp dẫn hơn đối với thương nhân Ấn Độ. Do sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc một số cô gái Việt Nam hy vọng lấy chồng Trung Quốc, cùng với việc thay đổi cuộc sống đối nghèo lạc hậu, họ cũng được hưởng không khí xã hội nam nữ bình đăng. Tờ “The Korea Times” nghi vấn về ý nghĩa “giấc mộng Trung Hoa” đối với đa số người Trung Quốc, nhưng cũng phân tích một cách lý trí tâm quan trọng của quan hệ kinh tế Trung Quốc – Hàn Quốc, kêu gọi chính phủ hai nước tăng cường hợp tác hơn nữa.
Tóm lại, do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như lợi ích, ý thức hệ, xung đột, yêu cầu, cách giải thích đối với “giấc mộng Trung Hoa” của những quốc gia xung quanh đã thể hiện hiện tượng phân hóa giữa tích cực khẳng định, hâm mộ và phủ định, xen lẫn nghi ngờ.
Tuyên truyền đối ngoại về “giấc mộng Trung Hoa”
Trong tình hình dư luận xung quanh hiện nay, chúng ta cần nắm chắc cơ hội, hóa giải thách thức, tuyên truyền đối ngoại về “giấc mộng Trung Hoa” sẽ chuyến hóa ưu thế kinh tế thành ảnh hưởng ngôn ngữ và chỉ đạo dư luận, thúc đẩy xây dựng quan niệm về Trung Quốc khách quan, công bằng trong dư luận các quốc gia xung quanh và dư luận quốc tế.
Chuyên gia nghiên cứu vấn đề Trung Quốc của Mỹ Joshua Cooper Ramo nêu rõ hình tượng quốc gia là một trong những mối đe dọa chiến lược lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt hiện nay, mà thách thức khác cũng liên quan đến hình tượng Trung Quốc. Việc Trung Quốc làm thế nào để đánh giá bản thân, cộng đồng quốc tế làm thế nào để đánh giá Trung Quốc phần lớn được quyết định bởi tương lai cải cách và phát triển của Trung Quốc. Ramơ cho rằng khi tiến hành xây dựng hình tượng quốc gia, Trung Quốc phải chú trọng thể hiện chân thực tính chất phức tạp đặc trưng của mình, kết hợp hài hòa các hiện tượng xã hội tích cực, tiêu cực, thậm chí mâu thuẫn, đối lập nhau.
Hiện nay, phạm vi tuyên truyền một cách tích cực ở trong nước đối với “giấc mộng Trung Hoa” rất lớn, nhưng ngược lại cũng trở thành nguyên nhân để dư luận phương Tây nghi ngờ Trung Quốc. Sử dụng quan niệm “làm nhạt màu sắc Trung Quốc” để giải thích về “giấc mộng Trung Hoa” vừa cần phải thể hiện nội hàm dân giàu nước mạnh, nhân dân hạnh phúc, xã hội hài hòa, vừa phải nhìn thẳng vào mâu thuẫn, xung đột và thách thức đặc trưng của thời kỳ chuyển đổi mô hình xã hội của Trung Quốc; vừa phải trình bày câu chuyện Trung Quốc tự tin, tự hào, vừa phải đề cập đến các khó khăn mà họ phải đối mặt. Đồng thời, Trung Quốc tăng cường kiến nghị và có chính sách mang tính đánh giá lại việc lấy “giấc mộng Trung Hoa” làm mục tiêu, từ đó thể hiện chân thực, toàn diện tiến trình phát triển của Trung Quốc. Đây cũng là một thách thức lớn mà báo chí Trung Quốc phải đối mặt trong thời đại toàn cầu hóa và thông tin hóa.
“Giấc mộng Trung Hoa” được coi là “giấc mộng của nhân dân”, nên phải làm nổi bật hơn giá trị nhân văn và quan niệm giá trị nhân bản. Chỗ đứng chân của tuyên truyền đối ngoại phải chuyển từ bảo vệ hình tượng quốc gia sang theo đuổi phát triển con người, từ góc độ “công dân quốc tế” để đánh giá ảnh hưởng của hành động cá thể người dân Trung Quốc đối với hình tượng quốc gia, dùng ngôn ngữ quốc tế để trình bày và phân tích câu chuyện của người Trung Quốc. Hiện nay, các quốc gia phương Tây và những nước xung quanh Trung Quốc vẫn nghi ngờ về “giấc mộng Trung Hoa”, đó là giấc mộng của dân tộc, giấc mộng của Đảng Cộng sản hay là giấc mộng của người Trung Quốc? Hơn nữa, khi tuyên truyền đối ngoại, báo chí Trung Quốc chưa thống nhất về từ ngữ khi dịch sang tiếng Anh, hàm nghĩa của từ không rõ ràng, dễ hiểu lầm. Ngôn ngừ văn kiện và thông tin chính thức của nhà nước phải làm nổi bật hơn nội hàm giấc mộng nhân dân khi trình bày và phân tích “giấc mộng Trung Hoa”. Đây sẽ là một sự tái hiện lại về tâm lý tiếp sau ý nghĩa trỗi dậy về chủ quyền của người Trung Quốc, về mặt dịch thuật cụ thể, “giấc mộng Trung Hoa” nên dịch là “Chinese Dream”, trong tin tức có liên quan, thông qua góc độ bảo vệ đời sống nhân dân để phản hồi lại nghi vấn của cộng đồng quốc tế đối với nội hàm của “Giấc mộng Trung Hoa”.
Làm nhạt đi màu sắc “giấc mơ quân đội mạnh”, làm sâu sắc hơn lòng tin về chính trị, quân sự với các quốc gia xung quanh. Giấc mộng Trung Hoa là giấc mộng cường quốc, đối với quân đội là ước mơ quân đội mạnh. Các sĩ quan cao cấp nhiều lần trình bày và giải thích khái niệm này. Họ cho rằng không có giấc mơ quân đội mạnh thì giấc mộng Trung Hoa rất khó thực hiện được, cho dù thực hiện được thì cũng khó duy trì và phát triển. Mặc dù những phân tích trên chỉ là trình bày đạo lý này một cách mộc mạc nhất, Trung Quốc cũng thực sự cần xây dựng lực lượng quân sự tương ứng với sức mạnh kinh tế của mình, nâng cao mức độ hiện đại hóa quân sự. Tuy nhiên, trong bối cảnh một số quốc gia tuyên truyền “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”, một số nước láng giếng vốn đã lo ngại đối với sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, thì việc nhấn mạnh quá nhiều đến “giấc mơ quân đội mạnh” chỉ có thể làm gia tăng nghi ngờ và lo sợ của các quốc gia xung quanh và cộng đồng quốc tế.
“Giấc mộng Trung Hoa” không phải là ác mộng của các nước xung quanh. Trong quá trình thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, Trung Quốc nên thúc đẩy hợp tác quân sự với các nước xung quanh, giảm bớt tâm lý bất an của các nước xung quanh, tăng cường lòng tin quân sự giữa hai bên. Khi báo chí phương Tây tuyên truyền về việc Mỹ tập trận tại khu vực xung quanh Trung Quốc, tiến hành “đưa tin một cách minh bạch”, quân đội và báo chí của Trung Quốc phải nỗ lực thúc đẩy “minh bạch quân sự” trong tin tức của mình, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất lo ngại của các quốc gia xung quanh, đập tan những chỉ trích vô cớ của báo chí phương Tây. Ngoài ra, báo chí Trung Quốc còn phải tăng cường tuyên truyền về các cuộc tập trận chung chống khủng bố của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), định hướng báo chí và dư luận trong nước thúc đẩy hợp tác với các quốc gia xung quanh về mặt ứng phó với khủng hoảng do thiên tai gây ra, xử lý cuộc khủng hoảng xuyên quốc gia, cuộc khủng hoảng hạt nhân… Tóm lại, Trung Quốc phải tìm kiếm quyền phát ngôn quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng và quân sự, không phải là những lời lẽ nhấn mạnh “giấc mơ quân đội mạnh” có thể kích động tâm lý, gây ra sự phẫn nộ trong dư luận quốc tế, mà phải giành lấy địa vị chủ đạo trong việc xây dựng lòng tin quân sự với các quốc gia xung quanh.
“Giấc mộng Trung Hoa” cũng là giấc mộng châu Á, chúng ta phải tăng cường tuyên truyền đối ngoại để thúc đẩy xây dựng cộng đồng lợi ích chung ở xung quanh. Do toàn cầu hóa đã đi sâu phát triển, đòi hỏi lợi ích của Trung Quốc cũng ngày càng đa dạng, nhưng lợi ích an ninh, chính trị và kinh tế chủ yếu vẫn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực xung quanh là chỗ dựa chủ yếu để Trung Quốc phát triển. Việc thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” cần môi trường xung quanh hòa bình, ổn định. Đồng thời, sự phát triển của Trung Quốc cũng có thể đem lại những điều tốt đẹp trong thực tế cho các nước xung quanh, Trung Quốc đang tăng cường hơn nữa việc xây dựng cộng đồng lợi ích xung quanh thông qua cơ chế đa phương như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Khu vực tự do thương mại Trung Quốc – ASEAN, APEC… “Giấc mộng Trung Hoa hòa hợp và gắn bó chặt chẽ với “giấc mộng châu Á”. Trung Quốc thể hiện khách quan, chân thực quan hệ giữa “giấc mộng Trung Hoa” và sự phát triển của châu Á, có lợi cho việc giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của các quốc gia xung quanh đối với Trung Quốc do dư luận phương Tây, xây dựng không khí tốt đẹp để xây dựng cộng đồng lợi ích xung quanh.
Trong thực tiễn tuyên truyền đối ngoại, Chính phủ và báo chí Trung Quốc nên làm nhạt đi những trình bày tuyên truyền chính trị, tìm kiếm đồng thuận về ý thức hệ và chia sẻ lợi ích với các quôc gia xung quanh, có thể thông qua phát triển con đường ngoại giao nhân dân, từng bước biến mô hình tuyên truyền “chính phủ đối với người dân” thành “nhân dân đối với nhân dân”, thông qua xây dựng cơ chế giao lưu báo chí, tăng cường lòng tin với các cơ quan báo chí ở các quốc gia xung quanh, chia sẻ tin tức với họ, động viên đầy đủ lực lượng Hoa kiều thể hiện “giấc mộng Trung Hoa” thực sự, đóng góp cho hiệu quả tuyên truyên của “giấc mộng Trung Hoa” tại các quốc gia xung quanh và cộng đồng quốc tế./.

2169. CHÍNH SÁCH “XOAY TRỤC” SANG CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA MỸ: NHIỀU HỎA MÙ HƠN HỎA LỰC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, 31/03/2014
(Tạp chí Foreign Policy – 31/1/2014)
Chiếc tàu sân bay ì ạch được biết đến như là nước Mỹ nên thực hiện một sự “xoay trục” đúng như cái tên của nó: một sự chuyển dịch từ chủ trương quân sự sang tinh thần ưa chuộng hòa bình
Trong thời đại của chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng và hợp tác về mặt chính sách với Trung Quốc, sự “xoay trục” sang Thái Bình Dương của Mỹ chẳng khác gì một điệu nhảy phức tạp mà ở đó Mỹ lùi về phía sau trong khi đấy những đồng minh của mình về phía trước.

Trong bản cập nhật cuốn “Từ điển của quỷ dữ” trong tương lai, tác phẩm mổ xẻ thái độ đạo đức giả trong ngôn ngữ học của đời sống hiện đại của tác giả người Mỹ nổi tiếng Ambrose Gwinnett Bierce, một từ duy nhất sẽ đi kèm với cụm từ “sự xoay trục sang Thái Bình Dương” đó là: rút lui.
Dường như đó là một cách thức kỳ lạ khi miêu tả nỗ lực mạnh mẽ của Chính quyền Obama trong việc tái định hướng chính sách đối ngoại và quân sự của mình nhằm vào châu Á. Xét cho cùng, êkíp của Tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng “sự xoay trục” sang Thái Bình Dương sẽ là một sự tái khẳng định mạnh mẽ về quyền lực của Mỹ tại một khu vực mang tính chiến lược trên thế giới và một sự tái đảm bảo có chủ tâm đối với các đồng minh ủng hộ Mỹ khi đối đầu với Trung Quốc.
Quả thực, đôi khi “sự xoay trục” dường như không hẳn là một thứ thuốc chữa bách bệnh cho tất thảy những gì gây phiền não cho chính sách đối ngoại của Mỹ. Bối rối về những thất bại ở Iraq và Afghanistan? Vậy hãy ra đi để tìm kiếm các vùng đất hòa bình hơn. Lo âu về việc tất cả kẻ địch đang tan biến và Lầu Năm Góc đã đánh mất lý do hiện hữu của mình? Vậy hay là theo gót Trung Quốc, siêu cường tương lai duy nhất có thể tưởng tượng được đang trỗi dậy? Và nếu bận tâm về tình trạng của nền kinh tế Mỹ? Vậy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại tự do khu vực mà Mỹ đang cố gắng thương lượng có thể là liều thuốc bổ mà các tập đoàn của Mỹ đang thèm muốn.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự “tái cân bằng mang tính chiến lược” mà Chính quyền Obama đang thúc đẩy như là sự điều chỉnh giữa nhiệm kỳ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn chỉ mạnh mẽ trong giọng điệu nhưng lại khá yếu ớt về nội dung. Hãy nghĩ về điều này như là một tiểu thuyết hư cấu tài tình mà nhiều độc giả sẵn sàng tạm ngừng sự hoài nghi của họ vì sự quảng cáo của nó. Xét cho cùng, trong thời đại sắp tới của chính sách thắt lưng buộc bụng của Lầu Năm Góc và phản ứng dữ dội của công luận trong nước,Washington có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi dịch chuyển thêm bất kỳ nguồn lực đáng kể nào sang khu vực châu Á. Thậm chí TPP cũng chỉ là một sự thừa nhận về việc khá nhiều quyền lực kinh tế trong khu vực đã rơi vào tay Trung Quốc.
Ngoài ra cũng cần phải lưu ý đến một giai đoạn lịch sử lâu dài hơn. Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi châu Á kể từ những năm 1970, mặc dù “động thái chiến lược rút lui về hậu phương” này theo thuật ngữ quân sự nổi tiếng – cũng đã không diễn ra nhanh chóng hay đi kèm với những bức ảnh “sứ mệnh hơàn thành” .
“Sự xoay trục” được quảng bá rầm rộ này của chính phủ giống hơn bao giờ hết một mảng cỏ tróc – một cú xuynh gậy, một cú đánh trượt, và một lỗ gôn, so với là bất cứ cái gì gần giống như một cú át (hole-in-one – ghi bàn thắng chỉ bằng một cú đánh).
Dấu chân dần thu hẹp
Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã tham chiến và đổ máu ở châu Á nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất. Từ năm 1950 đến năm 1953, dưới ngọn cờ Liên hợp quốc, các lực lượng Mỹ đã phải vật lộn để kiểm soát bán đảo Triều Tiên, kết thúc mà không ký kết được một hiệp ước hòa bình nào cùng với một sự bế tắc ở cùng đường phân chia nơi cuộc chiến đã bắt đầu. Tại một thời điểm khi cuộc chiến tranh Việt Nam mở rộng vào những năm 1960 và 1970, số lính Mỹ tại châu Á đã tăng lên tới hơn 800.000 quân. Tuy nhiên, kể từ khi cuộc chiến tranh thảm khốc này kết thúc, Washington đã rút quân khỏi khu vực này một cách rất từ từ và từng đợt. Hiện giờ, số nhân viên quân sự Mỹ ở khu vực này đã giảm xuống dưới 100.000. Có thể cho là con số thấp này ở vào những năm George w. Bush nắm quyền khi quân đội Mỹ sa lầy ở Iraq và Afghanistan, và những người chỉ trích đã bắt đầu cáo buộc Chính quyền Bush đã “đánh mất châu Á” vào tay một Trung Quổc đang trỗi dậy.
Nhìn vào các con số, không khó để đi đến kết luận rằng sự chú ý của Washington quả thực đã dịch chuyển ra khỏi khu vực Thái Bình Dương. Hãy xem xét Triều Tiên. Hòa bình khó có thể diễn ra trên bán đảo này. Thực tế, vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và sự hiện đại hóa quân sự trên diện rộng của Hàn Quốc chỉ có tác dụng làm gia tăng căng thẳng.
Tuy nhiên, Mỹ đã liên tục cắt giảm các lực lượng của mình cả về quy mô lẫn tầm quan trọng ở Hàn Quốc trong một tiến trình chuyển giao quyền lực bị ngắt quãng. Trong vòng 45 năm qua, Washington đã ba lần đơn phương rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên và đều nhận được sự không đồng tình từ phía Chính phủ Hàn Quốc. Đầu những năm 1970, gần 70.000 lính Mỹ đã đóng quân ở Hàn Quốc vào thời điểm Chính quyền Nixon lần đầu tiên rút toàn bộ một sư đoàn gồm 20.000 quân. Sau đó, chính quyền Carter, ngay từ đầu đã rất muốn rút tất cả các lực lượng của Mỹ, đã chấp nhận một sự giảm quân hạn chế khác. Vào năm 1991, trước việc chủ nghĩa cộng sản trên phần lớn thế giới bị sụp đổ (nhưng không phải ở Triều Tiên), Chính quyền George H.w. Bush đã đơn phương rút vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi bán đảo này.
Ở thế kỷ 21, sự hiện diện quân sự Mỹ đã một lần nữa thu hẹp lại – từ khoảng 37.000 quân xuống còn 28.500 quân ở thời điểm hiện tại, lần này là bởi các cuộc đàm phán giữa Washington và Seoul. (Một đội quân nhỏ gồm 800 binh sỹ mới đây đã được cử sang Hàn Quốc để gửi một tín hiệu về “quyết tâm” của Mỹ đối với Triều Tiên, nhưng chỉ luân phiên 9 tháng một lần). Ngoài ra, quân đội Mỹ đồn trú gần khu vực phi quân sự phân cách hai miền Bắc Nam, từ lâu đã mang ý nghĩa như là “một sợi dây bẫy” sẽ đảm bảo cho sự dính líu của Mỹ trong bất kỳ cuộc chiến nào trong tương lai giữa hai nước, đang được dịch chuyển về phía Nam. Tuy nhiên, các quan chức của Lầu Năm Góc gần đây đã nói bóng gió về việc để lại một phần lực lượng ở khu vực này. Hai nước hiện vẫn đang đàm phán việc chuyển giao những gì mà sáu thập kỷ sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vẫn được nhắc tới như là “kiểm soát hoạt động thời chiến,” một việc đáng ra phải làm từ lâu. Việc cắt giảm lực lượng đã đi cùng với việc Mỹ đóng cửa và củng cố các căn cứ của mình, bao gồm cả đơn vị đồn trú lớn Yongsan nằm giữa thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ nắm toàn quyền kiểm soát nó trong một vài năm tới.
“Dấu chân” Mỹ không chỉ thu hẹp lại ở Hàn Quốc. Một chiều hướng tái triển khai lặng lẽ hơn cũng đã cắt giảm các lực lượng mặt đất của Mỹ ở Nhật Bản, từ khoảng 46.000 vào năm 1990 xuống đội ngũ gồm 38.000 quân hiện tại. Những thay đổi thậm chí còn lớn hơn hiện đang được xem xét.
Vào năm 2000, trong một chuyến công du tới Okinawa – quận lớn nhất phía Nam Nhật Bản, Tổng thống Bill Clinton đã hứa hẹn sẽ thu nhỏ sự hiện diện quân sự đáng kinh ngạc của Mỹ trên hòn đảo này. Vào thời điểm đó, người dân Okinavva đã rất giận dữ về một loạt vụ sát hại và cưỡng hiếp do lính Mỹ thực hiện cũng như những vụ tai nạn liên quan đến quân sự đã cướp đi sinh mạng của người dân Okinawa và những mối đe dọa đến sức khỏe của họ từ đủ thứ ô nhiễm tạo ra bởi hơn 30 căn cứ quân sự của Mỹ. Kể từ đó, Washington đã theo đuổi một kế hoạch nhằm đóng cửa Căn cứ Không quân – Thủy quân lục chiến Futenma – một cơ sở cũ kỹ tọa lạc một cách nguy hiểm giữa một thành phố hiện đại – và xây dựng một căn cứ thay thế ở một nơi khác trên đảo hòn này. Kế hoạch này cũng đòi hỏi tái bố trí 9.000 lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa tới các khu căn cứ khác của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nếu kế hoạch này được triển khai, các lực lượng của Mỹ tại Nhật Bản sẽ được giảm đến 25%.
Tại những nơi khác ở châu Á, dưới áp lực từ các nhà hoạt động chính trị địa phương, Mỹ đã phải đóng cửa hai căn cứ quân sự ở Philippines vào năm 1991, rút gần 15.000 binh sỹ ở nước này và thay thế một dàn xếp đặt căn cứ lâu dài bằng một thỏa thuận khiêm tốn hơn: “Thỏa thuận Các lực lượng thăm viếng”. Trong những năm gần đây, Washington đã đàm phán về “các hiệp định hợp tác” với nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả kẻ địch cũ của mình là Việt Nam, nhưng đã không xây dựng được bất kỳ căn cứ mới đáng kể nào. Ngoài các lực lượng ở Nhật Bản và Hàn Quốc, các binh sỹ trên các tàu chiến và tàu ngầm, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở phần còn lại của khu vực này là không đáng kể.
Dĩ nhiên, việc cắt giảm binh sỹ và đóng cửa các căn cứ không nhất thiết là những dấu hiệu rút lui. Xét cho cùng, Lầu Năm Góc đang tập trung vào sự chuyển đổi sang một tư thế chiến đấu linh hoạt hơn, xem nhẹ các căn cứ cố định và chú trọng vào các đơn vị phản ứng nhanh nhẹ nhàng hơn. Trong khi đó, việc Mỹ hiện đại hóa các lực lượng của mình có nghĩa rằng hỏa lực của Mỹ đã tăng lên ngay cả khi sự hiện diện của nước này ở Thái Bình Dương đã suy giảm. Ngoài ra, Mỹ đã nhấn mạnh vào việc triển khai các lực lượng tác chiến đặc biệt như một phần của các hoạt động chống khủng bố ở những nơi như Philippines, Thái Lan và Indonesia, trong khi đẩy mạnh triển khai nhiều lớp phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực. Tất cả những chính sách này đã đi trước chiến lược “xoay trục”.
Tuy nhiên, đường xu hướng kể từ những năm 1970 ngày càng trở nên rõ nét. Ngay cả khi năng lực được nâng cấp, các lực lượng Mỹ cũng đã từ từ dịch chuyển sang một tư thế ngoài đường chân trời ở châu Á, với việc các căn cứ quân sự ở Guam và Hawai ngày càng trở nên quan trọng trong khi những căn cứ ở Hàn Quốc và Nhật Bản thì âm thầm xuống cấp. Khi rút lui dần, Washington cũng gia tăng sức ép đối với các đồng minh, buộc họ phải chi trả nhiều hơn để hỗ trợ các lực lượng của Mỹ đồn trú tại các vùng lãnh thổ của các nước này, mua các hệ thống vũ khí đắt đỏ hơn của Mỹ và tăng cường quân đội của riêng họ. Như Mỹ từng tìm cách “Việt Nam hóa” và “Iraq hóa” các lực lượng quân sự ở các nước mà Mỹ đã rút quân khỏi, Mỹ đã thực hiện chiến lược “châu Á hóa” từ từ của riêng mình ở khu vực Thái Bình Dương.
“Sự xoay trục” không tồn tại
“Sự xoay trục” sang Thái Bình Dương đã được quảng cáo như là một đường hướng nhằm tạm ngưng chiều hướng chuyển dịch này và củng cố vị thế của Mỹ như là một bên tham gia ở châu Á. Tuy nhiên, cho đến giờ, chiến lược “tái cân bằng” được quảng cáo rùm beng này về cơ bản cũng chỉ là một trò cua cá, liên quan đến không phải việc tăng cường lực lượng đáng kể mà tới một sự chuyển dịch xung quanh các lực lượng của Mỹ ở châu Á. Trò chơi này đòi hỏi, trong số các yếu tố khác, một đội quân gồm 18.000 lính thủy đánh bộ ở căn cứ Futenma. Trong hơn 15 năm, Washington và Tokyo đã thất bại trong việc đi đến một thỏa thuận về việc đóng cửa căn cứ đã cũ nát này và xây dựng một căn cứ mới thay thế. Đại đa số người dân Okinawa vẫn bác bỏ bất kỳ một kế hoạch xây dựng căn cứ mới nào, một căn cứ sẽ gây tổn hại cho hệ sinh thái mỏng manh ở khu vực nàỵ. Ngoài ra, Okinawa là nơi đồn trú của hơn 70% căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản, và những cư dân trên hòn đảo này mệt mỏi vì những thiệt hại phụ thêm mà binh sỹ Mỹ gây ra cho các cộng đồng sở tại.
Dù sớm hay muộn, khoảng 5.000 lính thủy đánh bộ sẽ được chuyển đến một căn cứ mở rộng trên đảo Guam, một dự án xây đựng khổng lồ do Chỉnh phủ Nhật Bản cam kết hỗ trợ. 2.700 lính thủy đánh bộ khác dự kiến sẽ được bố trí đến Hawaii. Khoảng 2.500 binh sỹ sẽ luân phiên đóng quân tại căn cứ Không quân Hoàng gia Australia ở Darwin.
Khoảng 8.000 đến 10.000 lính thủy đánh bộ được cho rằng sẽ tiếp tục đồn trú tại Okinawa – hoặc ít ra, Washington và Tokyo muốn giữ nguyên lực lượng này tại đây. Nhưng điều này còn phải phụ thuộc vào vòng đàm phán mới đây nhất. Cuối tháng 12/2013, Thị trưởng Okinawa, ông Hirokazu Nakaima đã đột ngột thay đổi lập trường của mình phản đối xây dựng một căn cứ quân sự mới, một phần nhờ vào khoản tiền 300 tỷ yên một năm mà Tokyo hứa hẹn sẽ bơm vào nền kinh tế Okinawa trong 8 năm tới.
Thế nhưng thỏa thuận này còn lâu mới thực hiện được. Tại cuộc bầu cử hồi tháng Giêng ở thành phố Nago – đơn vị có thẩm quyền đối với Henoko, địa điểm căn cứ mới sẽ được xây dựng, Thị trưởng Susumu Inamine đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi cam kết giữ vững lập trường của mình phản đối chương trình xây dựng được đề xuất, số lượng cử tri đi bầu cao, cũng như biên độ thắng cử của Inamine – bất chấp một sự hứa hẹn từ đảng bảo thủ cầm quyền về việc cấp thêm cho Nago một khoản tiền trị giá 50 tỷ yên nếu người dân từ chối ủng hộ Thị trưởng đương nhiệm. Trong khi đó, các tổ chức dân sự vẫn tiếp tục nỗ lực nhằm buộc dự án này phải dừng hoạt động.
Ngoài việc bố trí lại lực lượng lính thủy đánh bộ ở khu vực Thái Bình Dương, “sự xoay trục” này còn bao gồm những gì? Cũng chẳng có gì nhiều. Bốn tàu chiến duyên hải mới đang được chuyển tới Singapore để tăng cường cho lực lượng tàu tuần duyên tại khu vực này. Trước hết, một biểu hiện mức độ nhỏ, chiếc tàu thực nghiệm đó, mà đã phải chịu những chi phí phát sinh lớn, là một phương tiện hư nát. Tàu đầu tiên tới Singapore đã phải quay lại cảng chỉ sau 8 giờ đông hồ hạ thủy, vấn đề mới đây nhất trong một loạt các vấn đề đã khiến Quốc hội Mỹ xúc tiến một cuộc điều tra về khả năng tồn tại của chương trình này.
Lầu Năm Góc đã nêu bật tầm quan trọng của một sự tái điều chỉnh đã được lên kế hoạch từ trước về việc cân bằng các hạm đội Mỹ trên toàn cầu. Hiện tại, tỷ lệ triển khai tàu chiến giữa khu vực Thái Bình Dương và các khu vực phi Thái Bình Dương là 50 – 50. Trong những năm sắp tới, tỷ lệ này có thể chuyển sang 60 – 40 nghiêng về phía khu vực Thái Bình Dương. Nhưng những tỷ lệ này không có ý nghĩa nhiều lắm nếu quy mô tổng thể của hạm đội Mỹ dịch chuyển xuống phía Nam. Hải quân Mỹ mới đây đã đệ trình một kế hoạch tăng cường quy mô hạm đội từ 285 tàu hiện nay lên 306 tàu trong vòng 30 năm tới. Thế nhưng kế hoạch này dựa trên khía cạnh lạc quan nhất của phân bổ ngân sách trong tương lai được tưởng tượng ra: cao hơn 1/3 so với lượng phân bổ mà quân chủng này đã nhận được trong những thập kỷ vừa qua. Một kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn, trong thời đại của chính sách thắt lưng buộc bụng, đó là cắt giảm hạm đội tàu chiến xuống còn 250 tàu hoặc ít hơn khi số tàu chiến giải nhiệm nhiều hơn số tàu chiến được thêm vào hàng năm. Ở Không Lực, tình trạng này cũng chẳng khác là mấy, “sự xoay trục” cũng không đạt được mục tiêu, căn cứ vào những gì Mỹ đã triển khai ở khu vực này. Như ông Michael Auslin thuộc Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ đã điều trần trước Quốc hội hồi hè năm 2013 vừa qua: “Không quân Mỹ đã luân phiên triển khai các máy bay F-22, B-52 và B-2 tại khu vực Thái Bình Dương, chủ yếu ở đảo Guam và Okinawa, và giờ ngày càng ít máy bay chiến đấu hơn có thể được chuyển tới khu vực này một cách đều đặn.”
Đúng là, Washington đang thúc đẩy sản xuất loại máy bay chiến đấu F-35 thê hệ mới của mình – Nhật Bản đã hứa sẽ mua 28 máy bay loại này nhưng thật đáng thương cho nhũng đồng minh của Mỹ. Theo một báo cáo của Tổng thanh tra Lầu Năm Góc, đây là hệ thống vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử, loại máy bay này hiện gặp phải 719 vẩn đề kỹ thuật. Quả thực đó là quá nhiều vấn đề đối với một hệ thống vũ khí trị giá gần 200 triệu USD cho mỗi chiếc (ở một vài phiên bản khác là gần 300 triệu USD mỗi chiếc).
Phần lớn tương lai của Lầu Năm Góc ở châu Á tập trung vào “Không Hải chiến”, một kế hoạch chung hợp nhất giữa Lực lượng Hải-Không quân của Mỹ ra mắt vào năm 2010 với mục tiêu cụ thể là ngăn chặn các quốc gia thù địch tiếp cận hải phận và không phận của khu vực Thái Bình Dương. Lục quân, về cơ bản cảm thấy rằng mình đã bị gạt ra ngoài, cũng đã đề xuất sáng kiến “Các tuyến đường Thái Bình Dương” (Pacific Pathways) của riêng mình, với mục đích là chuyển đổi một lực lượng chủ yếu trên đất liền thành một lực lượng viễn chinh hàng hải có khả năng cạnh tranh trực tiếp với Lực lượng Lính thủy đánh bộ.
Tuy nhiên, các đồng minh của Washington tại Thái Bình Dương không nên quá trông đợi vào kế hoạch này. Chương trình này quả thực không nhiều hơn một nỗ lực ngăn chặn hao tổn binh lực trong Lục quân, dự kiến sẽ cắt giảm 10% quân số hiện có trong vài năm tới – cùng với những dấu hiệu về sự thu hẹp nhiều hơn trước mắt. Nhà khoa học chính trị Andrew Bacevich viết rằng: “Các tuyến đường Thái Bình Dương hình dung ra các yếu tố tương đối nhỏ loanh quanh vùng Viễn Đông để bất kể điều gì xảy ra, cho dù là hành động của Chúa hay hành động của kẻ ác, quân chủng này sẽ không bị lãng quên”.
Mặc dù “sự xoay trục” này có thể không mang nhiều ý nghĩa, có một điều chắc chắn đó là: kế hoạch này sẽ rất tốn kém, ngay cả khi các đồng minh đóng góp vào chăng nữa. Chẳng hạn, việc mở rộng căn cứ quân sự Guam hiện giờ ước tính khoảng 8,6 tỷ USD (hoặc nhiều hơn), với chỉ khoảng 3 tỷ USD do Nhật Bản đóng góp. Theo như Lầu Năm Góc ước tính, tổng chi phí cho việc tái bố trí lực lượng lính thủy đánh bộ có thể lên tới 12 tỷ USD. Và theo ước tính của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ, con số này chắc chắn vẫn còn quá thấp, chỉ riêng phí tổn di dời đến Guam cũng đã gấp đôi con số này. Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Thượng Viện – trên tinh thần nhất trí lưỡng đảng bất thường, đã chỉ trích chi phí tốn kém này.
Sự thật đơn giản là Lầu Năm Góc sẽ không còn có đủ của cải để mà vung vãi như trong thập kỷ vừa qua. Nếu chỉ riêng phí tổn di dời các lực lượng ở khu vực Thái Bình Dương cũng đã tốn kém như vậy thì khoản kinh phí cho các triển khai mới sẽ rất khó lòng được Quốc Hội thông qua. Và đó là chưa kể đến việc công chúng Nhật Bản, Hàn Quốc, và Australia sẽ chống đối các sắc thuế cần thiết khi họ phải bắt đầu thanh toán “phần đóng góp” của chính mình.
Tại sao là châu Á? Tại sao là lúc này?
Ngay cả nếu “sự xoay trục” sang khu vực Thái Bình Dương là nhiều hỏa mù hơn hỏa lực, Mỹ cũng khó có thể là một con hổ giấy ở châu Á. Cho đến giờ, Mỹ vẫn là bên tham gia quân sự hùng mạnh nhất ở khu vực này. Với các tàu sân bay, tàu khu trục, máy bay chiến đấu và tàu ngầm nguyên tử, tất cả đều có nghĩa rằng Mỹ có thể chứng tỏ sức mạnh của mình bất cứ khi nào cần thiết..
Nhưng nhận thức cũng đóng một vai trò quan trọng trong địa chính trị và hiện giờ Trung Quốc đang thắng thế trong trò chơi nhận thức. Bắc Kinh có của cải dồi dào và đã sử dụng đáng kể thặng dư ngoại tệ của mình để lôi kéo các quốc gia trong khu vực (ngay cả khi Trung Quốc làm giảm bớt một phần trong thiện chí đó với các tuyên bố lãnh thổ và hành động quân sự của nước này). Vào năm 2010, Trung Quốc đã hợp tác với các nước láng giềng Đông Nam Á của mình để thiết lập một khu vực thương mại tự do đủ lớn nhằm cạnh tranh với châu Âu và Bắc Mỹ một cách thuận lợi.
Mặc dù Trung Quốc sẽ không có khả năng triển khai sức mạnh của mình ngay cả là có thể so sánh được với Mỹ trong tương lai có thể thấy trước, chi tiêu quân sự 2 con số trong suốt thập kỷ qua đã giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tình hình căng thẳng tại khu vực này đã gia tăng – xoay quanh các tranh chấp về các quần đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc, xung quanh vùng Biển Hoa Nam (Biển Đông) giàu tiềm năng dầu mỏ, và cả trong không phận sau khi Trung Quốc đơn phương thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) của mình vào tháng 11/2013, bao trùm cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Hành động phô trương sức mạnh của Trung Quốc vẫn là yếu tố duy nhất có thể biến “sự xoay trục” sang khu vực Thái Bình Dương trở thành hiện thực. Nhiều quốc gia đã từng có thái độ nước đôi với sự hiện diện quân sự của Mỹ – chẳng hạn như Việt Nam hay Philippines – giờ đây đang sẵn sàng trải thảm nghênh đón các lực lượng quân sự Mỹ. Nhật Bản hiện đang lấy cớ “mối nguy cơ Trung Quốc” để làm ngơ “hiến pháp hòa bình” và tăng cường hợp tác với Lầu Năm Góc. Và Mỹ cũng đang háo hức khớp nối các mối quan hệ song phương khác nhau của mình từ Ấn Độ đến Australia và Hàn Quốc – thành một tấm áo choàng để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ngay cả khi chẳng mấy thực chất, sự tái bố trí lực lượng ở Thái Bình Dương cho tới nay có tác dụng bởi các bên tham gia khác nhau nhận thấy rằng sự tái bố trí này là hữu ích để có thể tin tưởng. Đối với Trung Quốc, thực tế này đem lại một lý do căn bản thuận lợi để mua hoặc xây dựng các hệ thống vũ khí mới nhằm ngăn chặn Mỹ kiểm soát hoàn toàn không phận và hải phận. Đối với các đồng minh của Mỹ, “sự xoay trục” này đem lại một chính sách bảo hiểm mà nó đòi hỏi các nước này phải trả phí bảo hiểm dưới hình thức tăng cường quân đội của chính mình. Ở Mỹ, các thành phần diều hâu đang hoan hỉ với sự trở lại châu Á giống như Rambo, trong khi các thành phần bồ câu lại than phiền về chủ nghĩa quân phiệt cố hữu của chính sách mới. Lầu Năm Góc đang có thêm cơ hội lựa chọn căn cứ mới; các công ty sản xuất vũ khí có khả năng kiếm được các hợp đồng béo bở; các tập đoàn khác của Mỹ cũng nhìn thấy nhiều cơ hội tiếp cận lớn hơn vào các thị trường nước ngoài qua thông qua TPP.
Tuy nhiên, một thực tế quan trọng ở châu Á cũng cần được lưu ý khi xem xét việc Washington đang ngày càng tập trung vào khu vực Thái Bình Dương cũng như các lợi ích ở khu vực này: kể từ khi Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai kết thúc, Mỹ chưa bao giờ có thể áp đặt ý muốn của mình lên
khu vực này. Mỹ đã lâm vào thế bế tắc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên; đã thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam; cũng không thể ngăn ngừa Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Mỹ thậm chí cũng không thể ngăn cản việc hai đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc tranh cãi về quyền sở hữu các hải đảo nhỏ bé giữa hai quốc gia. Và quan hệ kinh tế của Mỹ với Trung Quốc – một sự cùng phụ thuộc dựa trên sản xuất thái quá và tiêu thụ thái quá – là một sự kiềm hãm đối với chủ nghĩa đơn phương của Mỹ trong khu vực.
Trong thời đại của chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng và hợp tác về mặt chính sách với Trung Quốc, “sự xoay trục” sang Thái Bình Dương chẳng khác gì một điệu nhảy phức tạp mà ở đó Mỹ lùi về phía sau trong khi đẩy những đồng minh của mình về phía trước. Đó có thể dường như là lối xử sự khôn vặt trong việc chia sẻ gánh nặng an ninh, nhưng sự tái bố trí lực lượng này vẫn tốn kém một cách ghê gớm… Và việc “châu Á hóa” Thái Bình Dương thông qua xuất khẩu vũ khí và các thỏa thuận thăm viếng chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc chạy đua vũ trang quan trọng nhất trên thế giới hiện nay.
Chiếc tàu sân bay ì ạch được biết đến như là nước Mỳ nên thực hiện một “sự xoay trục” đúng như cái tên của nó: một sự chuyển dịch từ chủ trương quân sự sang tinh thần ưa chuộng hòa bình. Thay vào đó, Mỹ chỉ làm xáo trộn mọi thứ và để lại đàng sau sự bất ổn./.

2170. ĐỐI ĐẦU TẠI UKRAINE : «CÔNG TÂM, CÔNG LƯƠNG VÀ CÔNG THÀNH» VÀ BÀI HỌC NÀO CHO CHÚNG TA ?

Chu Chi Nam
Sau khi Poutine sát nhập Crimée vào Nga, tình hình Ukraine vẫn còn nóng bỏng, nhiều cuộc vận động chính trị, ngoại giao, nhiều lời tuyên bố, tất nhiên nhiều bài bình luận, và nhiều dự đoán tiên liệu là Poutine có ngừng tại đây hay tiếp tục thừa cơ lấn chiềm cả vùng lãnh thổ phía đông Ukraine.
Từ khi bà cựu Ngọai trưởng Hoa Kỳ, Hilary Clinton, trong một buổi họp mặt gây quỹ tại Californie đã so sánh hành động của ông Poutine với hành động của Hitler. Từ đó, khiến người ta liên tưởng đến Đệ Nhị Thế Chiến (1939 – 1945), tới Chiến tranh Lạnh ( 1945 – 1990), tới lời tuyên bố cũng của một người cựu Ngoại trưởng Hoa kỳ, ông Henry Kissinger trong thời gian Chiến tranh Lạnh: “Hoa kỳ không có bạn mà chỉ có đồng minh” tới cuộc tranh hùng tư bản – cộng sản  và xa hơn nữa, tới câu của một nhà tư tưởng quân sự :
«Thượng sách là công tâm – trung sách công lương - hạ sách mới tới công thành». Công tâm đây là dùng chiến tranh tâm lý, chính trị, ngoại giao. Công lương là chiến tranh kinh tế. Công thành là chiến tranh quân sự.
Xét quá khứ, qua 3 câu nói trên, chúng ta hãy suy ngẫm về chiến lược ngoại giao của Hoa kỳ hiện nay tại Ukraine.
Khác với thời Đệ Nhất (1914 – 1918) và Đệ Nhị thế Chiến (1939 – 1945), Hoa kỳ luôn đợi cho cuộc chiến gần ngã ngũ, rồi mới nhảy vào, lần này Hoa kỳ nhảy vào cuộc đối đầu với Nga ở Ukraine rất sớm, chẳng hạn như hôm mồng 06/03, trong khi các nguyên thủ Âu châu đang họp ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ, chưa có quyết định, thì Tổng thống Hoa Kỳ, trong một bài diễn văn, đã đưa ra những biện pháp trừng phạt Nga về ngoại giao và kinh tế.
Giống như thời gian Chiến tranh Lạnh, Hoa kỳ lần này ở Ukraine, cũng đặt ưu tiên cho giải pháp ngoại giao và kinh tế. Ngay từ lúc đầu, qua chỉ thị của tòa Bạch ốc, đối với những cơ quan cấp dưới, thì không có vụ bàn về giải pháp quân sự, đó là chính thức được công bố, còn họ bàn kín thì không rõ.
Nói đến giải pháp kinh tế, nhớ đến câu nói của Bà Hilary Clinton, ví Poutine hiện nay với Hitler, làm người ta nhớ tới Staline và hội Nghị Yalta, ở Crimée, thời Đệ Nhị Thế Chiến.
Yalta nằm ngay phía đông của Crimée, nhìn ra Hắc hải ( Mer Noire), là nơi nghỉ hè của Nga hoàng khi xưa, sau đó được đảng Cộng sản Liên sô dùng làm nơi nghỉ hè của cán bộ cao cấp.
Hội nghi Yalta họp từ ngày 4 đến 11 tháng hai năm 1945, gồm 3 nguyên thủ của 3 đại cường quốc lúc bất giờ: Roosevelt của Mỹ, Churchill của Anh và Staline của Liên sô, bàn về thế giới sau Đại Chiến, vì vào lúc đó Đức quốc xã của Hitler bị đặt vào tình trạng chắc chắn sẽ thua.
Cũng xin nói sơ về hội nghị này, nó chứng tỏ rất rõ ràng chính sách công tâm và công lương của Hoa Kỳ, ngược lại chính sách công thành của Staline suốt thời gian sau này trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ba người đến hội nghị này với những dự tính khác nhau: Roosevelt đến hội nghị với lý tưởng xây dựng một thế giới hòa bình trong tương lai, dựa trên sự thành lập tổ chức Liên Hiệp quốc, với 5 quyền phủ quyết mà ông cho rằng là 5 cột trụ chính trong Hội Đồng Bảo An của tổ chức này để duy trì hòa bình. Đồng thời ông nghĩ đến việc xây dựng kinh tế và trao đổi thương mại trong tương lai. Chính vì vậy mà ông đã tổ chức Hội nghị Bretton Woods và một hiệp ước được ký kết bởi 44 quốc gia vào tháng 7 năm 1944, tại đây, sau khi ông chết vào ngày 12 tháng 4 trước đó, chết đúng 2 tháng sau hội nghị Yalta.
Hội nghị Brettons Wood qui định về hệ thống tiền tệ quốc tế và sự trao đổi mậu dịch với sự ra đời của Quĩ Tiền tệ quốc tế ( FMI)  và Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO).
Chúng ta cũng nhớ, trước đó là tất cả những tiền tệ thế giới đều dựa trên kim bản vị, có nghĩa là được bảo đảm bằng vàng, nhất là đối với những cường quốc. Nhưng Hoa kỳ biết rằng, sau Đệ Nhị Thế Chiến, các nước Âu châu kinh tế bị kiệt quệ, số vàng trong ngân hàng quốc gia bị giảm sút, mà nhu cầu trao đổi thương mại sẽ tăng, cần nhiều tiền tệ. Nếu giữ kim bản vị, thì không có vàng để bảo đảm, chính vì vậy, Hoa kỳ, qua hội nghị Bretton Wood, đã đưa ra nguyên tắc “Gold Exchange  Standard”, có nghĩa là cho phép các nước Âu châu vừa lấy kim bản vị vừa lấy Dollar bản vị. Nói một cách cụ thể dễ hiểu, lấy trường hợp cụ thể như Ngân hàng Trung ương Đức, trong kho dự trữ có cả vàng lẫn Dollars, thì có thể phát hành đồng Đức Mã dựa trên tương quan giữa vàng và Đức mã theo qui định của chính phủ, và đồng thời cũng có thể phát hành đồng Đức Mã dựa trên tương quan giữa Đô la và Đức Mã, chẳng hạn tương quan đó là 1 Dollar ăn 3 Đức Mã, thì nếu Đức có dự trữ 1 tỷ $ trong Ngân hàng trung ương, thì Đức có thể phát hành 3 tỷ Đức Mã, cộng với phần Đức Mã phát hành dựa trên vàng. Nhưng chúng ta nên nhớ một điều rằng Hoa kỳ lúc nào cũng nói và giữ nguyên tắc là Đồng $ trị giá như vàng, nhất là đối với các ngân hàng quốc gia trung ương, nếu lúc nào muốn đổi ra vàng thì Hoa kỳ sẵn sàng đổi. Tuy nhiên số $ trên thị trường càng ngày càng nhiều, số vàng của ngân hàng trung ương Hoa kỳ không thể cung ứng sự đổi ra vàng được. Hiện tượng này cứ kéo dài mãi cho tới năm 1968, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon lấy quyết định qua một sắc luật là Dollar từ giờ phút này không còn được đổi ra vàng nữa, vì $ không phải chỉ dựa trên kim bản vị, mà dựa trên sức mạnh của kinh tế Hoa kỳ và lòng tin của mọi người. Đây là một quyết định, theo một số nhà kinh tế, thì có tính cách tân đế quốc và lợi dụng lòng tin của người khác.
Tân đế quốc ở chỗ Hoa Kỳ được coi như ông chủ xòng bạc, ông chủ xòng bạc đã là đế quốc rồi, nhưng ông chủ này còn có thể in số lượng tiền ra bao nhiêu cũng được để chơi, không có cái gì để bảo chứng, nên bao giờ cũng thắng.
Lợi dụng lòng tin người khác ở chỗ là những ngân hàng trung ương của các nước khác, ngay như hiện nay, lúc nào cũng dự trữ khoảng 70% Dollars, so với những ngoại tệ khác, và người dân thường, các nhà buôn, lúc nào đi du lịch hay buôn bán vẫn muốn cầm Dollar, vì dễ trao đổi. Kinh tế Hoa kỳ phát triển liên tục, tất nhiên có một vài lần khủng hoảng, do nhiều nguyên do, nhưng một trong những nguyên do chính là từ hệ thống tiền tệ này.
Điều này nó còn cắt nghĩa sự kiện hai quốc gia và có thể nói ở bình diện quốc tế, dự trữ số $ nhiều nhất hiện nay là 2 quốc gia Á châu, Trung cộng vào khoảng gần 3 000 tỷ $ và Nhật hơn 2 000 tỷ $.
Đây là 2 quốc gia buôn bán và thặng dư nhiều nhất với Hoa Kỳ.
Lấy trường hợp Trung cộng: Trao đổi giữa Hoa kỳ và Trung cộng một năm là vào khoảng gần 400 tỷ $, trong đó Trung cộng bán sang Hoa Kỳ vào khoảng 300 tỷ và mua của Hoa kỳ vào khoảng 100 tỷ, thặng dư có lợi cho Trung cộng là khoảng gần 200 tỷ.
Câu hỏi đặt ra là tại sao như vậy ?
Nền kinh tế Trung cộng trong những thập niên gần đây chủ yếu là để xuất cảng, tuy nhiên với phần lớn các nước khác trên thế giới là thất thâu, chỉ với Hoa kỳ là bội thâu, như vừa nói. Tuy nhiên để giúp đỡ những nhà xuất cảng Trung cộng, thì nước này bắt buộc phải làm thế nào để giá trị đồng $ trên thị trường quốc tế và nhất là quốc nội phải ở giá cao. Theo trường phái Kinh tế Số lượng ( Ecole quantitative), thì chúng ta lấy tổng số tiền Nhân dân tệ là M1 (Nhân dân tệ) và M2 (Tổng số Dollar), trên thị trường. Nếu chúng ta lấy M1 chia cho M2, thì sẽ ra giá trị của Dollar so với Nhân dân tệ.
         M1/M2 = Giá trị Dollar.
Giá trị này tăng hay giảm là tùy theo sự tăng giảm của M1 và M2.
Nếu M1 tăng mà M2 giữ nguyên hay M1 giữ nguyên mà M2 giảm, thì trị giá Đollar tăng hay ngược lại. Chính vì vậy để cho $ tăng, nhằm giúp những nhà xuất cảng của mình sang Mỷ, chính quyền trung ương Trung Cộng, gần như lúc nào cũng phải bỏ tiền của mình ra mua Dollar; và cũng vì vậy mà số dự trữ $ của Trung cộng rất lớn và lúc nào cũng tăng. Tuy nhiên Trung cộng không dám tung $ ra thị trường thế giới, làm như vậy là tự giết những nhà xuất cảng của mình đầu tiên. Cũng lợi dụng tình trạng đó, Hoa Kỳ cứ in $ ra một cách không bảo chứng, để dùng tiền này làm nhiều việc trong đó có việc làm tăng trưởng kinh tế, việc chạy đua vũ trang v..v…
Một điều đáng ngạc nhiên là người ta chỉ nghe những lời chỉ trích Trung cộng là luôn đi theo một chính sách tiền tệ, kìm hãm đồng Nhân dân tệ rẻ hơn so vơi đồng Dollar từ 10 đến 15 % trên thị trường để giúp đỡ chính sách kinh tế nhằm vào xuất cảng, nhất là sang bên Hoa kỳ; nhưng người ta lại không nghe những lời chỉ trích Hoa kỳ in Dollar ra mà không có vàng bảo chứng, bảo rằng Dollar dựa trên nền kinh tế Hoa kỳ, nhưng nhiều khi nền kinh tế này khó khăn lại chính là lúc chính phủ cho in tiền ra để tiêu xài hay tìm cách hạ giá lãi xuất của Ngân hàng Trung Ương (taux d’escompte), để vực dậy kinh tế.
Trở về hội nghị Yalta, chúng ta vừa nói đến ý định của Roosevelt, nay xin nói đến Churchill và Staline. Churchill đến với hội nghị là để bảo vệ đế quốc Anh, làm thế nào để nó không bị sụp đổ. Còn Staline đến với hội nghị là trên nguyên tắc đồng ý với Roosevelt nhưng trên thực tế thì làm thế nào để bành trướng đế quốc cộng sản, cho quân tràn sang những nước Đông Âu, rồi xúi dục những đảng cộng sản bản xứ nổi lên cướp chính quyền. Điều này không những Staline làm ở Đông Âu, mà còn ở Tàu, Việt Nam và Hàn quốc.
Nguyên việc hội nghị Yalta được tổ chức tại vùng bờ biển Crimée, đối diện ra biển Hắc Hải, do Staline tổ chức đã cho thấy ưu thế của Liên sô lúc đó. Trong hội nghị, Staline đã nịnh bợ Roosevelt hết cỡ là mời ông làm chủ tịch luôn tất cả những buổi họp; nhưng đây là một dụng ý thâm độc của ông, vì làm như vậy ông loại được một địch thủ, nay chỉ còn mình ông đối đầu với Churchill. Ngay cả việc xắp xếp chỗ ở của 3 phái đoàn, ông chọn 3 cái biệt thự nằm xiên nhau theo hình 3 góc của 1 tam giác. Như thế là có thể kiểm soát sự đi lại của 2 phái đoàn khác, dù sao ông biết họ vẫn là bạn lâu đời.
Từ đó, sau hội nghị Yalta cho tới ít nhất vào giữa thời gian Chiến tranh Lạnh, nhiều sử gia cho rằng kẻ chiến thắng lớn nhất trong hội nghị là Staline. Tuy nhiên ngày hôm nay, sau chiến Tranh Lạnh, đế quốc Liên sô sụp đổ, tất nhiên do rất nhiều lý do, nhưng trong đó có 2 lý do chính là công tâm và công lương, người ta mới suy nghĩ lại, cho rằng kẻ chiến thắng sau cùng chính là Hoa kỳ.
Nói đến hội nghị Yalata, đến Chiến tranh Lạnh, mà không nói đến hội nghị Potsdam, thì quả là một điều thiếu xót, vì có người cho rằng chính tại hội nghị này đã bắt đầu chiến tranh Lạnh, chứ không đợi đến bài diễn văn của Churchill vào năm 1947, tại một đại học Hoa kỳ, cho rằng một bức màn sắt đã kéo xuống để ngăn cách 2 thế giới tư bản và cộng sản.
Potsdam là một thị trấn nhỏ ở phía tây nam Berlin. Hội nghị kéo dài từ ngày 17/7 tới ngày 2/8/ 1945, giữa Truman, Tổng thống Hoa Kỳ, Staline, Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên sô, và Churchill, Thủ tướng Anh, sau được thay thế bởi Atlee, vì đảng của Churchill bị thất cử.
Trong hội nghị này, người Cố vấn của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa kỳ, ông Paul Nitzé, đã mang theo quyển truyện Trại Xúc vật cuả nhà văn hào Anh, Georges Orwells, và đã lấy ý từ quyển sách này để làm ra Chiến lược Be Bờ ( Politique d’Endiguement), sau đó được gói ghém trong một chỉ thị được mang tên là Chỉ thị số 56 của Hội đồng An ninh quốc gia, mà những nhà ngoại giao Hoa kỳ cho là kim chỉ nam trong suốt thời gian chiến tranh Lạnh, cho tới khi bức tường Bá Linh sụp đổ, thì ông Paul Nitzé, lúc đó đang làm Trưởng Phái đoàn trong Hội nghị Thương thuyết về vấn đề Tài giảm binh bị tại Genève, Thụy sĩ, đã tuyên bố: “ Chúng ta đã chiến thắng Chiến tranh Lạnh”. (1)
Người khác đưa ra lý do thứ nhì: Đó là trong hội nghị Potsdam này, Truman đã thông báo cho Staline việc Hoa kỳ có bom nguyên tử.
Rồi sau đó 2 trái bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima ngày 6/8 và ngày 9/8/1945 xuống Nagashaki. Có người người cắt nghĩa nguyên do của 2 trái bom này với 3 giả thuyết:
1)      Để trả thù Nhật đã tấn công vào lực lượng hải quân Hoa kỳ ở Trân châu cảng vào ngày 7/12/1941, mà không tuyên chiến.
2)      Để kết thúc chiến tranh sớm với Nhật.
3)      Để cảnh cáo Liên sô không dám tiến quân thêm để tràn sang các nước Tây Âu.
Thực ra thì cả 3 nguyên do đều đúng, nhưng nguyên do thứ 3 quan trọng nhất vì nó nằm trong kế hoặch dài hạn, nói lên sự đối đầu Liên sô – Mỹ trong gần nửa thế kỷ. Còn hai nguyên do đầu, thì một thuộc về quá khứ, một thuộc về ngắn hạn, vì trong chính phủ Nhật hoàng lúc đó đã có phe đánh tiếng xin đầu hàng.
Có người ngạc nhiên rằng mặc dầu Paul Nitzé không phải là người Á châu, nhưng Chỉ thị 56 của ông phản ảnh đúng tư tưởng của Tôn Tử, một nhà chiến lược quân sự thời Xuân thu Chiến quốc bên Tàu ( 722 – 256, trước Tây Lịch), theo đó: “ Phàm giữa các chiến quốc, trong chiến tranh: Thượng sách là công tâm, trung sách là công lương, hạ sách mới tới công thành.”
 Theo Chỉ  thị  số  56 của Paul Nitzé, thì  “ Phải kiên nhẫn chờ đợi. Cố làm thế nào để Liên sô không dùng những nước Tây Âu để bắt chẹt Hoa kỳ. Phải hành xử khéo léo để đưa Liên sô trở lại con đường tôn trọng tự do dân chủ và hội nhập vào cộng đồng thế giới. Làm thế nào để ngăn chặn cộng sản tràn xuống vùng Đông Nam Á.”
Những câu trên nói rõ sự lưu tâm, quan trọng của công tâm và công lương. (1)
Trở về vấn đề Ukraine:  
Hiện nay, Poutine cho quân tràn sang vùng Crimée và sát nhập vùng này vào Nga, Hoa kỳ cũng chỉ nói đến việc dùng áp lực kinh tế, làm nhiều người nghĩ đến chiến tranh Lạnh lại tái diễn là như vậy.
Tuy nhiên có rất nhiều điểm khác biệt giữa thời nay và thời sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Ukranine là một quốc gia có diện tích gần gấp 2 lần Việt Nam, là 604 000 Km2 ; dân số bằng nửa, là 45,6 triệu người ; sản lượng hàng năm tính theo đầu người là gấp 2, với 7 420,7 $, trong khi Việt nam là 3625,2$ ; cũng có một lịch sử kéo dài cả ngàn năm và cũng nhiều lần bị các đế quốc đô hộ và xâu xé.
Vào thế kỷ thứ 13, Ukraine bị đô hộ bởi đế quốc Mông cổ, sau khi đế quốc này sụp đổ, thì bị đô hộ bởi đế quốc Nga, rồi đế quốc cộng sản Liên sô, cho tới ngày đế quốc Liên sô sụp đổ thì Ukraine được độc lập. Đấy là chưa nói vào thời gian Đệ Nhất thế Chiến, Ukraine bị đô hộ bởi đế quốc Áo Hung, trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, dân Ukhraine nổi lên chống Liên sô. Hành động này họ phải trả một giá rất đắt, đó là sau thế chiến, Staline đã cho quân lính tràn sang đàn áp dân Ukraine, đưa đến hậu quả cả triệu người chết.
Tinh hình gần đây tại Ukraine:
Như chúng ta đã theo dõi, từ 3 tháng nay, thủ đô nước Ukraine là nơi mà các cuộc biểu tình chống chính quyền độc tài thân Nga, của ông Viktor Ianoukovictch, khiến cho quốc hội xứ này truất phế ông và đồng thời chỉ định người thay thế và một chính quyền lâm thời.
Sở dĩ có những cuộc biểu tình trên là vì ông này đang thương thuyết một hiệp ước hội nhập vào khối Âu châu, rồi bỗng từ bỏ, chấp nhận lời đề nghị của tổng thống Nga, ông Poutine, theo đó Nga sẽ giúp Ukraine 15 tỷ $ và giảm 1/3 giá dầu và khí đốt cho Ukraine.
Đó là sự tranh chấp giữa phe thân Nga và thân Âu châu.
Lỗi của khối Âu châu, là từ sau khi Ukraine giành được độc lập, năm 1991, nhất là từ cuộc hủng hoảng kinh tế năm 2008, tới nay, kinh tế Ukraine rất tồi tệ. Ukraine hiện mắc nợ tới 35 tỷ $. Thế giới và khối Âu châu chỉ nhắc tới và chú trọng đến tình trạng khó khăn của Hy lạp, Tây ban nha và Bồ đào nha, gần như quên lãng Ukraine.
Về phía Hoa kỳ cũng vậy, lại đi một chính sách ngoại giao nước đôi với cả Ukraine và khối Âu châu. Hoa kỳ muốn rằng Ukraine theo Hoa Kỳ vào khối OTAN, chứ không muốn nước này theo Nga hay theo khối Âu châu. Đã từ lâu, Hoa kỳ không muốn khối Âu châu yếu, nhưng cũng không muốn khối này đủ mạnh để có thể tranh quyền độc tôn của Hoa kỳ.
Theo một nhà nghiên cứu về địa lý chiến lược chính trị, ông Brezenski, cựu cố vấn an ninh vào thời tổng thống Carter, trong quyển Bàn cờ Chiến lược thế giới, ông luôn luôn nhắc nhở hiểm họa sự trổi dậy của đế quốc cộng sản Nga, coi Ukraine có một vị trí địa lý chiến lược quan trọng cho cuộc tranh hùng tại Âu châu trong tương lai.
Phải chăng lời tiên đoán của ông cựu cố vấn đang xẩy ra? – Có một phần, nhưng ngày hôm nay, như trên đã nói, nước Nga chỉ còn là một cường quốc bậc trung, để đi đến siêu cường, tranh hùng, tranh bá với thế giới, còn rất nhiều yếu tố khác, và con đường còn dài.  
Tại sao Poutine lại phản ứng mạnh và bà Hilary Clinton lại ví Poutin với Hitler:
Trở lại đôi chút tình hình thế giới trước và sau Đệ Nhị Thế Chiến:
Hitler lên nắm chính quyền ở Đức năm 1933, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1930, coi thường tất cả những hiệp ước quốc tế, tái võ trang Đức. Trước khi xẩy ra Đệ nhị Thế chiến, Đức đã xua quân chiếm đóng nước Áo và vào tháng 9/1938, cũng viện lý do là để bảo vệ hơn 3 triệu người Đức sống ở Tiệp Khắc, đã giàn quân tạo áp lực sát biên giới nước này. Phản ứng thế giới lúc đó nhất là các đại cường quốc Anh, Pháp, Hoa kỳ thì như thế nào?
Hoa kỳ lúc đầu luôn giữ vai trò trung lập, tổng thống Hoa Kỳ Franklin Rosevelt, cho tới năm 1939, trong cuộc vận động tranh cử, vẫn hứa với dân là không tham chiến. Mãi tới cuối năm 1941, khi Nhật tấn công Trân châu cảng, mà ngày hôm nay nhiều sử gia, nhiều nhà bình luận cho rằng đây là một hành động dụ Nhật mắc bẫy, để có lý do tham chiến của chính quyền Hoa kỳ lúc bấy giờ.
Anh, Pháp vì mới bị ảnh hưởng nặng nề trận Thế chiến thứ Nhất, kinh tế bị kiệt quệ, cố nhịn nhục chấp nhận hành động của Hitler, qua cuộc họp thượng đỉnh Munich ngày 29/9/1938, đã ép Tiệp Khắc giao cho Đức toàn vùng Sudeten, nơi có hơn 3 triệu người gốc Đức cư ngụ. Về sau này người ta thường nói đến “Tinh thần Munich”, tinh thần chủ hòa quá mức, đi đến tinh thần chủ bại là vậy, như câu nói của Churchill: “Chúng ta cố chịu nhục để có hòa bình. Nhưng kết quả chúng ta được những gì? không những vẫn bị nhục mà chúng ta còn có chiến tranh”.
Hành động gửi quân xâm lăng nước ngoài giữa Hitler và Poutine ngày hôm nay về hình thức thì giống nhau, nhưng về nội dung thì hơi khác: Hitler ngang nhiên gửi quân đội, dưới đất thì lục quân, xe tăng, cán hàng rào ngăn cản giữa 2 nước, trên không thì máy bay ngang nhiên xâm phạm không phận của nước Áo. Ngày hôm nay Poutine kín đáo hơn, gửi quân qua vùng Crimée, thuộc Ukraine, qua những hiệp ước được quốc tế công nhận trong đó có cả Nga.
Chính vì vậy mà có người cho rằng sẽ có một cuộc thế chiến mới. Họ không phải là không có lý, vì nhìn vào tình hình thế giới hiện nay, nhất là tại Âu châu, cũng giống tình hình Âu châu trước Đệ Nhị thế chiến: cũng có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2 008, mà Âu châu hiện nay gượng dậy rất khó khăn, cũng có những phong trào quốc gia cực đoan, quá khích nổi dậy ở phần lớn các nước Âu châu. Tuy nhiên đấy mới chỉ là những nguyên nhân tất yếu, chưa phải là nguyên nhân đủ, để đi đến kết luận. Người và quốc gia có thể gây ra thế chiến là Poutine và nước Nga. Nhưng nếu so sánh giữa nước Nga hiện nay và nước Đức trước Thế Chiến, thì có khác, nước Đức thời Hitler không thua hai nước Anh và Pháp bất cứ trên phương diện nào. Ngày hôm nay nước Nga chỉ còn là một cường quốc bực trung, không còn là siêu cường như thời Liên sô.
Trở về đường lối chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ về Ukraine:
Tại sao có người lại ví chiến lược này giống như thời Chiến tranh Lạnh, chủ yếu nhằm công tâm và công lương hơn công thành. Đây là chiến lược mà Hoa kỳ đã dùng để đánh sụp đế quốc cộng sản Liên sô trước đây. Ngày hôm nay mộng của Poutine, như nhiều người đều rõ, là muốn gầy dựng lại đế quốc Liên sô trước đây, hay xa hơn nữa là đế quốc Nga hoàng trước thời cộng sản.
Cách cai trị của Poutine là cách cai trị độc tài, tham quyền cố vị, đã 2 nhiệm kỳ làm tổng thống, sau đó lùi về làm thủ tướng, rồi lại ra ứng cử lại lần thứ 3. Cách cai trị này dựa trên công an, mật vụ, đàn áp đối lập, và  dựa trên một số những nhà tỷ phú, thân chính quyền, tham nhũng, hối lộ, những ai không thân và chống lại thì tìm cách làm khó dễ hay bỏ tù. Cách cai trị của cựu tổng thống Ukranie, ông Ianoukovicht, cũng vậy, sao y bản chính của Poutine. Chỉ cần nêu một thí dụ điển hình là con trai ông này chỉ có mấy năm mà đã trở thành tỷ phú, trong khi đó thì đời sống người dân bị khủng hoảng kinh tế càng ngày càng trở nên khó khăn.
Mộng của Poutine có khả thế thành công hay không?
Rất là mỏng manh, xin nói rõ ở một dịp khác, vì ngày hôm nay Nga không còn là một siêu cường, mà chỉ là một cường quốc bực trung. Tổng sản lượng hàng năm của Nga là 2014, 8 tỷ $, tất nhiên thua Hoa Kỳ, Trung cộng, Nhật và thua luôn cả Đức, là 3399,6 tỷ, ngay cả thua Pháp và Anh là 2 612,9 và 2 435,2 tỷ. Nga không sản xuất được mặt hàng tiêu dùng gì trên thị trường quốc tế ngoài việc xuất cảng dầu và khí đốt, chiếm tới gần ½ tổng sản lượng quốc gia, mà theo nhiều nguồn nghiên cứu đáng tin cậy, thì từ nay đến năm 2017, giá dầu khí thường dùng sẽ sụt xuống một nửa, nếu không là 1/3. Vào những thập niên 70 - 80 - 90, người ta cần đến những nước dầu hỏa, ngày hôm nay ngược, những nước dầu hỏa lại cần đến những nước tiêu thụ, để có nguồn thâu lợi. Nước xuất cảng dầu hỏa đứng đầu trên thế giới là Arabye Sahoudite, đã giảm mức độ sản xuất để giữ giá trên thị trường. Một thí dụ điển hình là nướvc Đức, nhập cảng phần lớn dầu hỏa và khí đốt của Nga, nhưng trên thực tế ngày hôm nay, Nga cần Đức mua dầu hỏa của mình để có tài chánh, hơn là Đức, vì nước này có lượng dầu dự  trữ  6 tháng và  trong thời gian này có thể mua dầu và khí đốt từ  các nước khác trên thị trường quốc tế.
Chiến lược ngoại giao công tâm, công lương của Hoa kỳ, nhiều người cho rằng nó đã lỗi thời ngày hôm nay khi áp dụng với Nga, vì ảnh hưởng kinh tế và thương mại của Hoa kỳ với nước này không lớn, thua cả khối Âu châu.
Thật vậy, chiến lược công tâm, công lương của Hoa kỳ đối với Nga, thì công thành tức dùng giải pháp quân sự gần như không có, nhất là với chính quyền Obama hiện nay. Công lương thì ảnh hưởng kinh tế thương mại giữa Nga và Hoa kỳ không nhiều. Chỉ còn lại công tâm là dùng chiến tranh tâm lý và vận động ngoại giao.
Trong 3 lãnh vực, hai lãnh vực sau, Hoa kỳ thiếu những con bài tẩy về chiến lược ngoại giao hơn khối Âu châu. Và phải chăng từ đó Hoa kỳ phải lên tiếng mạnh. Mới tuần vừa qua, trong khi hội nghị thượng đỉnh khối Âu châu đang họp ở Bruxelles, chưa đi đến quyết định, thì trong một bài diễn văn, ông Obama đã đưa ra những biện pháp trừng phạt Nga và giúp đỡ chính quyền lâm thời Ukraine. Nhưng chúng ta chỉ cần nhìn những lời hứa giúp đỡ kinh tế và tài chánh nước này thì chúng ta rõ : Hoa kỳ 1 tỷ, Âu châu 11 tỷ, Ngân hàng và Quỹ tiền tệ thế giới 3 tỷ, đúng như con số hứa của Poutine giúp chính quyền cũ 15 tỷ. Nhưng với 11 tỷ của khối Âu châu, người ta đều rõ nước Đức đóng vai trò quan trọng nhất, vì kinh tế Đức lớn nhất và vững chắc nhất. Bà thủ tướng Đức Merkel mặc dầu rất ít tuyên bố về tình hình Ukraine, nhưng Đức hiện nay có một ảnh hưởng rất lớn không những với Nga mà cả hai phe vừa thân Nga vừa thân khối Âu châu của Ukraine.
Hiện nay chính quyền Hoa Kỳ có vẻ năng nổ nhất trong việc giúp dân tộc Ukranie và chính quyền lâm thời. Tuy nhiên có nguời cho rằng Hoa kỳ chỉ có đồng minh nhất thời chứ không có bạn lâu đời, viện dẫn lời tuyên bố của ông cựu Ngoại trưởng Hoa kỳ, Henry Kissinger.
Bảo rằng đây là trò chơi độc nhất vô nhị của Hoa kỳ thì cũng không đúng. Đây là trò chơi của tất cả những đế quốc, cường quốc từ xưa tới giờ. Nói như vậy cũng không thể nói là các dân tộc nhược tiểu tự đứng một mình. Không nói quá là ảnh hưởng của những cưòng quốc là tất cả, nhưng nó cũng rất mạnh và tiềm tàng, nó ảnh hưởng có thể nói hầu như thường nhật đối với chúng ta, như việc giá cả nhiên liệu, thực phẩm, dầu khí, dù chúng ta không muốn, nhưng nó tăng hay giảm, do quyết định của những nước lớn, chưa nói đến lãnh vực chính trị đều ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta.
Từ đó cho chúng ta bài học là phải biết dựa vào lúc nào, dựa vào ai và như thế nào để vẫn giữ được độc lập và chủ quyền. Nên hành xử trên trường bang giao quốc tế là chỉ nên có đồng minh, chứ không nên có bạn, và làm thế nào vẫn giữ được sĩ diện quốc gia dân tộc, chứ không như kiểu một số lãnh đạo Việt nam đã cúi gập mình làm hai, hay đi ôm giày những cường quốc hoặc những nhà tư bản quốc tế. Chỉ làm như vậy, mới không bị mất quốc thể, mới có thể ứng phó kịp thời và nếu trường hợp bị các cường quốc đồng minh bỏ rơi, cũng không mang hận.
Trông người lại ngắm tới ta, nước Ukraine có một lịch sử tương đối giống Việt nam: nằm cạnh những đế quốc, cường quốc, thường là nạn nhân của những nước này. Các cha ông ta thời xưa, từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn, mỗi lần có tranh chấp, đánh nhau với Tàu, nhưng sau đó đều gửi đặc sứ sang cầu hòa, vẫn giữ được chủ quyền quốc gia, thể thống dân tộc, nhưng không mất lòng anh khổng lồ láng giềng. Ngày xưa vấn đề bang giao quốc tế còn hạn hẹp, chỉ ở mức độ vùng, Việt Nam chỉ bang giang với Tàu và một vài nước chung quanh. Ngày hôm nay bang giao quốc tế ở mức độ rộng lớn, không phải chỉ có một anh khổng lồ, mà có nhiều anh khổng lồ, thêm vào đó có nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Khối Âu châu v.v.., đường lối ngoại giao hay nhất của các nước nhược tiểu là trung lập, chơi với nhiều anh khổng lồ để dùng anh này quân bằng với anh kia, đồng thời tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, để nếu có những tranh chấp thì nhờ những tổ chức này làm trọng tài, đứng ra can thiệp. Đừng nghĩ việc này khó làm, vì nhiều quốc gia trên thế giới đã từng đi theo đường lối ngoại giao này, và cũng đã thành công.
Bài học mất nước của Tiệp Khắc không hoàn toàn là Tiệp nhỏ và yếu hơn Đức, mà lý do chính là dân Tiệp chia rẽ, một số lãnh đạo hèn hạ qụy lụy và khúm núm trước Hitler; cũng như Ukraine để mất Crimée là do có một chính phủ tham nhũng, một nhà nước lệ thuộc và khiếp nhược trước Nga sô. Đất nước chúng ta hiện tại cũng đang nằm trong tình trạng hiểm nguy không thua gì Tiệp trước Đệ nhị Thế chiến và Ukraine hôm nay. Chưa thời nào trong giòng lịch sử dân Việt lại bị phân hóa, kìm kẹp, ươn hèn như hiện nay dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng không cội nguồn Dân tộc, ngay từ đầu đã cam tâm làm con chốt cho Nga Tàu, nay thì chỉ là một bọn thái thú mặc tình cho Trung cộng sai khiến.
Con đường duy nhất cho chúng ta là phải nhanh chóng giành lại quyền cho người dân. Vì chỉ khi nào người dân làm chủ đất nước, khi đó chúng ta mới có sức mạnh và chính nghĩa để tự vệ, tự chủ và đòi lại độc lập, đồng thời liên minh và đóng góp với những quốc gia yêu chuộng Hòa bình và Dân chủ để chống lại tham vọng bá quyền của anh láng giềng khổng lồ phương Bắc.
Paris ngày 03/03/2014
Chu chi Nam

2171. Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (3)

Đảng Xanh
Vấn đề “đê bao” ở hạ nguồn cũng rất liên quan tới đập thủy điện, thủy lợi trên thượng nguồn. Nói về Sông Cửu Long không thể không bàn tới cả con sông mẹ Mekong. Hôm nay tại TPHCM sẽ diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC).
Đau cho tổ chức này cũng như các thành viên, nhất là nước chủ nhà Việt Nam của Hội nghị, là vừa có tin từ Hội Sông ngòi quốc tế rằng Lào quyết tâm và đang bắt đầu triển khai xây đập Don Sahong, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Campuchia, Thái Lan.

Vẫn chưa hết, một mối lo, nỗi đau khác ngay phía trên con đập Don Sahong đó, khi có thêm tin từ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, là “Đại diện 39 tổ chức phi chính phủ đã ký vào bản tuyên bố chung phản đối việc tiến hành xây dựng đập thủy điện Xayaburi (Lào) trên dòng chảy chính của sông Mekong” và bản Tuyên bố này ”sẽ được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của Ủy ban sông Mekong diễn ra vào ngày 5-4 tại TP.HCM.”
Thế nhưng, có “đau” đến mấy thì cũng cần nhớ câu Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, ta có nghiêm túc giữ gìn hay không cho dòng sông tuyệt đẹp có lưu lượng nước lớn thứ 10 thế giới này, mà dễ trách cứ bạn. Ta không chỉ tham gia vào việc làm hỏng môi trường hạ lưu, mà còn cả ở các nhánh thượng nguồn trong khi dư luận ít để ý tới.
Hôm qua báo Thanh niên có bài Những đập thủy điện dày đặc: Ai đang bóp nghẽn sông Mekong? Đọc hết mà cũng không rõ lắm mức độ “dày đặc” và “bóp nghẽn” đến đâu, trong khi hầu như chỉ nói tới một số thủy điện lớn, trên dòng chính ở Trung Quốc và Lào. 
Vậy thử điểm qua những nhà máy/đập thủy điện của/hoặc có sự tham gia của Việt Nam, nhiều như … chuột nhắt, trên các nhánh phụ lưu Mekong thuộc lãnh thổ VN.
Sông Sesan6 công trình đã và sẽ xây: Thượng Kon Tum (trên nhánh Đăk Bla), Plei Krông (trên nhánh Krông PôKô), Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4. Ngoài ra, cũng trên con sông này, còn có ít nhất một số công trình thủy điện của Campuchia, trong đó Việt Nam tham gia vào 2 là  Hạ Sesan 2Hạ Sesan 1 và Sesan 5. (Với Hạ Sesan 2, bị dư luận quốc tế phản ứng dữ dội, có bài viết cho là “Một nghiên cứu mô hình hóa năm 2012 đã dự đoán rằng chỉ riêng Sesan 2 cũng có thể làm giảm 9,3% sinh khối cá trong toàn bộ lưu vực Mê Kông”, tiếc rằng trong bài lại “quên” vai trò của Điện lực VN, chỉ kể đến Trung Quốc).
Sông Sêrêpôk (Đăk Krông) có ít nhất 6 nhà máy thủy điện Krông Kma (huyện Krông Bông), Buôn Kuôp (huyện Krông Ana), Đray H’linh 1, Đray H’linh 2 (huyện Cư Jút), Buôn Tou Srah (huyện Lăk), Srepôk 3 (huyện Buôn Đôn)… và 2 công trình thủy lợi chặn dòng như Easup Thượng, Easup Hạ.
Sông Sekong có trên 10 công trình: Xây Thủy điện A sáp-A Lưới. Đầu tư 278,5 USD xây Thủy điện Sekong 3, đầu tư 100%, thuê đất 30 năm xây Thủy điện Sekaman 1,  Thủy điện Sekaman 2 và 2A, đầu tư hơn 300 triệu USD – chiếm 85% xây Thủy điện Sakaman 3, đầu tư 128 triệu USD xây Thủy điện Sekaman 4 và 4A, Thủy điện Sekaman 5 tại Lào, tham gia đầu tư vào Thủy điện Sekong của Campuchia.
Sông Nậm Rốm: Kênh đại thủy nông Nậm Rốm.
Như vậy, theo thống kê sơ bộ, cũng đã thấy gần 30  công trình thủy lợi, thủy điện hoàn toàn hoặc có sự tham gia một phần của VN trên các nhánh của Mê Kông. Phải chăng với lối “đánh du kích” này, bằng nhiều công trình nhỏ, trên các nhánh phụ lưu, chứ không có đập khổng lồ như Tiểu Loan của Trung Quốc nằm trên dòng chính Mê Kông, VN tránh được sự chú ý và phản ứng lo lắng của dư luận? Rồi cũng chính “nhờ” vậy, mà rất có thể những kiểm soát cần có về tác động môi trường đối với các công trình kiểu “du kích” này đã bị lờ đi.
Và phải chăng cũng vì thế mà Há miệng mắc quai, khó ăn khó nói với các láng giềng, nhất là Lào là nước vẫn đã và đang cùng VN xây thêm nhiều đập thủy điện?
Câu trả lời chắc phải giành cho các nhà chuyên môn.
Nhưng dù có viện cớ gì đi chăng nữa, thì những hậu quả về môi trường, tàn phá rừng, gây lũ lụt, hạn hán chưa từng thấy cho người dân chính nước mình trong mấy năm qua vẫn đã quá rõ; đương nhiên nó cũng sẽ tác động xấu tới dòng sông chính Cửu Long không ít.
Không phối hợp tốt trị thủy nơi thượng nguồn, thì ở hạ nguồn, cơn say “đê bao” càng dữ dội. Cùng 2 nước bạn cộng sản Trung Quốc, Lào chạy đua làm thủy điện, càng làm sai lầm “đê bao” thêm trầm trọng. Gây tác động xấu cho môi trường do hậu quả từ đê bao tràn lan, như 2 phần trước đã nói, đương nhiên cũng sẽ tác động xấu đến cả láng giềng dù là ở phía trên dòng chảy, như Campuchia chẳng hạn.
-
THAM KHẢO
- Hợp tác vì nguồn nước, năng lượng ở lưu vực sông Mekong (TTXVN, 2/4/2014). – Dòng Mê Kông đang bị đe dọa bởi nước thải đô thị (Thời báo KTSG, 2/4/2014). – Thủy điện trên Mê Kông gây lo ngại (Người LĐ, 3/4/2014).  - Đồng bằng sông Cửu Long “khát” nước (Tin tức, 4/4/2014). – Hiệp định sông Mekong ‘đang tan vỡ’? (BBC, 4/4/2014).
Phóng sự nhiều kỳ Mê Kông ký sự của Đài truyền hình TPHCM:
(Còn tiếp)
-
BÀI LIÊN QUAN
Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (1) (22/3/2014).
- Lê Phú Khải: ĐÊ BAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG SAI LẦM “VĨ ĐẠI” NHƯ TÁC GIẢ ĐẢNG XANH ĐàPHÁN! (29/3/2014). Theo Từ điển tiếng Việt, thì nghĩa của ”PHÁN” là: nhận xét, phát biểu với giọng kẻ cả, trịch thượng (Trung tâm Từ điển học, 2007, tr. 1190). Để tránh cho không khí tranh luận bị mất đi tính ôn hòa, lịch sự, cởi mở và bình đẳng, xin không bàn về vấn đề này.
Những SAI LẦM với Dân nhưng ĐÚNG ĐẮN với Đảng (29/3/2014).
- Tô Văn Trường: Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao (1/4/2014).
Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (2)