Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Thứ Ba, 24-09-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1Thử xét tính « cần thiết và bổ ích » của công trình vẽ bản đồ của nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông (Trương Nhân Tuấn). Mời xem lại: Có thật vẽ vậy không được? (BVN). - - “BẢN ĐỒ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM VÀ CHND TRUNG HOA” ĐĂNG TRÊN CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ (FB Tin không lề).
Hơn 5,6 tỉ đồng ủng hộ Trường Sa (QĐND).  - Hơn 500 triệu đồng đóng góp “Quỹ ủng hộ Trường Sa” (ND). =>
ANH NGÃ XUỐNG RỒI, NHƯNG VẪN Ở RẤT GẦN EM (Mai Thanh Hải).
Siêu vũ khí, vũ khí độc sẽ làm sôi sục Biển Đông? (ĐV).
Hiệp ước Hàng hải Đông Nam Á: Giải pháp cho tranh chấp Biển Đông ? (RFI).
- Nguyễn Trung: SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 4 (Bùi Văn Bồng).

- Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF bi quan về tự do thông tin tại Việt Nam (RFI).
Việt Nam lại chơi bài “vừa đánh vừa đàm” khi đàm phán về nhân quyền (American Thinker/ Lê Anh Hùng).
Tuyên bố của Linh mục đoàn Giáo phận Vinh về Mỹ Yên (RFA). - Các Đức Giám mục Giáo tỉnh Hà Nội hiệp thông với giáo phận Vinh (NVCL).  - Sống Phúc Âm trong lòng dân tộc Việt! (DLB).
Tuyên Cáo về cuộc Vận động Dân chủ hóa Việt Nam của Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN (DTD).
2<- Phỏng vấn ông Nguyễn Công Bằng về vụ mưu sát (ĐCV).
Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh quyết không ‘nhận tội’ dù tính mạng bị đe dọa (VOA).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam ra đời  (BBC). -  Nhân sĩ-trí thức Việt ra Tuyên bố đòi cải cách chính trị (VOA/ DĐXHDS). - Diễn đàn Dân sự: Chuyển đổi ôn hòa thể chế chính trị Việt Nam (RFI/ DĐXHDS).  - Kêu gọi thành lập diễn đàn xã hội dân sự (RFA/ DĐXHDS).  - Về blog “lạ” Diễn đàn Xã hội Dân sự (FB Ngọc Thu). – Phạm Chí Dũng:  Ý nghĩa của Diễn đàn Xã hội Dân sự  (BBC/ DĐXHDS).
- Tin vắn về phản ứng của dư luận trước bản TUYÊN BỐ Về thực thi quyền Dân sự và Chính trị, cho tới sáng nay, sau danh sách 130 người khởi xướng ban đầu, được biết đã có gần 200 email, phản hồi của đồng bào khắp trong, ngoài nước để ghi tên hưởng ứng. Trong đợt 2 này có nhiều nhân vật đáng chú ý, như cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, Luật sư-cựu tù nhân lương tâm Lê Công Định. A đây rồi! - Danh sách ký tên Đợt 2 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9  (DĐXHDS).
- Trần Mạnh Hảo: XIN ÔNG ĐÔNG LA BỎ THÓI VU CÁO CHÍNH TRỊ HÈN HẠ (Nguyễn Tường Thụy). “Ông Đông La trên blog của mình còn viết nhiều bài phê bình chúng tôi là phản quốc, phản động, là kẻ bất tài về thơ văn, thậm chí ông còn yêu cầu cơ quan công an bắt chúng tôi, hệt như ông là tên mật vụ chỉ điểm vậy…  Mới ca ngợi TMH hết lời, nay ĐL đã chửi bới TMH hết lời. Ai dám bảo đảm mai mốt Đông La sẽ không chửi đảng cộng sản VN hết lời, dù hôm nay ông này đang ca ngợi, bốc thơm ‘đảng ta’ nhất nước ?
Ông Tiến sĩ Đoan lại lên tiếng đánh bóng cho PHÁP QUYỀN NHÀ NƯỚC (DLB). - Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (15) (pro&contra).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Đầu tư công (CAND). Ủy ban Kinh tế quan ngại về độc quyền vàng (NLĐ). 
Tinh thần bảo hiến trong truyền thống Việt Nam (ĐBND).
Dân Văn giang tố cáo chính quyền bảo kê cho côn đồ cướp đất, phá hoại mùa màng (Xuân VN).
Sửa Luật Đất đai: Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất (VOV).
Tham nhũng từ chủ trương đầu tư (NLĐ). - Trưởng Ban Nội chính TƯ: “Hồ sơ tố cáo cứ gửi thẳng đến nhà tôi” (DT).
- Nguyễn Mộng Hoài: Xin hiến một kế nhỏ trong “chiến lược chống tham nhũng” (Quê choa).
Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng (CP).  - Không còn bộ nào ["chỉ"] có 4 thứ trưởng (TT). Trong khi chính Thủ tướng lại ký nghị định quy định ““số lượng thứ trưởng ở mỗi bộ không quá bốn người“, trừ trường hợp đặc biệt (hóa ra có mỗi 1 bộ là bình thường còn lại toàn đặc biệt và siêu siêu đặc biết á).  - Thơ: Chuyện ngược đời (Lê Khả Sỹ). - Thủ tướng thăm chính thức Pháp và dự Đại Hội đồng LHQ (PT).
Hơn 100 doanh nghiệp sẽ được “cởi chiếc áo Vinashin” (VnEco).  - Vinashin nhọc nhằn sửa sai (VNE).
- Nguyên phó Thủ tướng Vũ Khoan: Số liệu của Việt Nam “cứ thế nào ấy”  (VNN). - Ông Vũ Khoan: ‘Tôi không dám tin số liệu thống kê’ (VNE). “Tôi thấy bức tranh kinh tế rất lổm nhổm, không đi vào cuộc sống. Có những nguyên nhân cần phân tích. Có thể do chúng ta chủ quan duy ý chí đề ra những cái không tưởng. Thứ hai là đề ra nhưng không làm hoặc làm ngược lại, thứ ba là tình hình đảo lộn hoặc do tình hình thực tế biến động không lường được”.  - Chuyện “nửa con gà” ở Bắc Âu (TT).
Thanh tra các công ty có lãnh đạo nhận lương “khủng” (TTXVN).  - Nguyên giám đốc Sở VH-TT-DL Vĩnh Long hầu tòa (TN).
‘Đà Nẵng thất thoát 3.400 tỷ đồng nhưng dân được lợi’ (VNE).
Xem xét khởi tố vụ án “chôn thuốc trừ sâu” (ĐT).  - “Vụ NICOTEX Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu rất nghiêm trọng” (VOV).  - Kiểm điểm trách nhiệm quản lý vụ chôn hóa chất độc hại (TT). - Xử lý sai phạm về ô nhiễm môi trường do Công ty CP Nicotex Thanh Thái gây ra (ND).
- Cháy Trung tâm thương mại Hải Dương: Làm rõ phản ánh lực lượng chữa cháy đến chậm (TT).  - Tiểu thương Hải Dương biểu tình (Xuân VN).
Dự kiến, cuối năm nay xử vụ “bầu Kiên” (NLĐ).
Nổ súng chết người ở trạm CSGT (BBC). – Thơ: Côn an tự bắn nhau (DLB). - NẶN TƯỢNG CÔNG AN (FB Tj-Nguyen).
Nhức nhối đời sống ven hồ Sông Tranh 2 (RFA).
- Y án 23 năm tù kẻ mưu sát Giám đốc Công an Khánh Hòa (TN). - An ninh được thắt chặt trong đám tang thiếu tá CSGT bị bắn chết  (SOHA).
Tiếp viên Vietnam Airlines buôn lậu 50 iPhone 5S (TTXVN). - Tạm giữ tiếp viên hàng không buôn lậu iPhone 5S (TN). - Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ lừa đảo gần 5.000 tỉ đồng.  - Phá đường dây làm giấy tờ giả quy mô lớn. - Bắt một người nước ngoài đục máy ATM trộm tiền (PLTP).
NGUYÊN GIÁM ĐỐC SỞ ĐỐI DIỆN ÁN TÙ (Tân Châu).
KỸ NĂNG GIẬT TÍT CỦA BÁO CHÍ (FB NLĐ Fanclub).
Hỏi – Đáp tại Thiên đường xứ Bạch Dương – Chuyện ngày xưa khi Liên Xô còn là thiên đường (Bùi Văn Bồng).
Nhà văn NHẬT TIẾN: HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA (KỲ 20) (Nhật Tuấn).
Những phút cuối đời của Hồ ông: Ai bốc phét, ai nói láo? (DLB). - Thực hư việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thần Đồng Ca sĩ (Minh Văn).
Xích Tử – Chạy làng lịch sử (Dân luận).
Khổng và Cộng (Kết) (DCVO).
- Chương 1, Phần 2, sách “Chúng tôi không hỏi họ từ đâu đến”: Những đường nét mờ ảo (phần 2) ”Câu hỏi, tại sao trong cuộc chiến tranh quốc gia này lại có những hành động khủng bố được tiến hành để chống phụ nữ và trẻ em, chống lại chính những người cùng quê hương với họ, không được họ trả lời“.
Bạc Hy Lai : Hổ nhốt trong chuồng (RFI).  - Ông Bạc Hy Lai ‘sẽ kháng cáo’ (BBC).  - Bạc Hy Lai kháng án chung thân (VNE).
Trung Quốc mua 3 triệu ha đất nông nghiệp của Ucraina (Kichbu). - Không thể treo lá cờ “vấy đầy máu của người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và người Trung Quốc” ở một đất nước tự do như ở Mỹ! (FB Tin không lề).
Nam Triều Tiên kêu gọi miền Bắc cho nối lại đoàn tụ gia đình (VOA).  - Trung Quốc cảnh giác Triều Tiên? (NLĐ). - Bình Nhưỡng ngấm ngầm thử tên lửa tầm xa (RFI).
Aung San Suu Kyi kêu gọi người Miến Điện lưu vong hồi hương (RFI).
Quốc hội Campuchia khai mạc bất chấp sự tẩy chay của phe đối lập (VOA).  - Đối lập Campuchia tẩy chay quốc hội (BBC). - Khai mạc tân Quốc hội Cam Bốt bất chấp đối lập tẩy chay (RFI).
- VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 2 (Bùi Văn Bồng).

Vụ nổ súng ở Đồng Nai: Hai chiến sĩ CSGT đã qua cơn nguy kịch (LĐ). – Vụ nổ súng tại Trạm Kiểm soát giao thông Suối Tre: Xem xét khởi tố vụ án CSGT nổ súng (TP).
- Phiếm: Bầu bí một giàn húc nhau (LĐ).
KINH TẾ
Kiểm soát chặt chẽ nợ xấu được cơ cấu lại (TN).  - Phân loại nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (QĐND).
VAMC sẽ phát hành 10 nghìn tỷ đồng TPĐB trong đợt 1 (TBNH). “trong đợt 1 dự kiến sẽ mua nợ của các ngân hàng Navibank, SCB, Agribank, SHB”.  - Không cơ cấu lại nợ nếu sử dụng vốn sai mục đích (TTXVN).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm uỷ Ban Kinh tế Quốc hội: Bán vốn Nhà nước không thể như mớ rau (TBNH).
Chưa vội mừng với cổ tức tiền mặt (TBKTSG). - Rủi ro với ngân hàng VN vì cải cách chậm (BBC). - Thanh khoản chứng khoán giảm (ND).
Hiệu chỉnh ba trụ cột kinh tế hàng hải (ĐT).
Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới (TN).
Thị trường chung cư Hà Nội lại “nóng” với căn hộ giá mềm (VnEco).  - Đằng sau vụ ‘phá giá’ căn hộ (TQ).
- Các nhà đầu tư chờ VN gượng dậy (BBC).
Dự báo xuất khẩu gạo cả năm giảm còn 7,2 triệu tấn (TBKTSG).
Mỹ bỏ thuế chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh Việt Nam (VOA).  - Cần cấp bách giữ ổn định thị trường tôm nguyên liệu (TTXVN).
TPP không phải “bữa tiệc dễ dãi”  (VnEco).
- Báo cáo chính sách thương mại Việt Nam của WTO: VIETNAM – TRADE POLICY REVIEW – REPORT BY THE SECRETARIAT (WTO).
Mối quan hệ giữa thay đổi giá và thuế (Vietfin).
Tokyo đủ sức đối phó với sự thiếu hụt năng lượng (RFI).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Số phận lưu lạc 130 năm của tấm bia Vua Tự Đức ban tặng cho ông ngoại ở Gò Công (LĐ).
Khởi động Festival Huế 2014 (TN).
Tuần văn hóa thể thao và du lịch Mù Cang Chải 2013 (TT).
Thông tin lịch sử sai nghiêm trọng ở cửa ngõ TPHCM (KT).
Gửi hồ sơ Vườn QG Phong Nha-Kẻ Bàng lên UNESCO (TQ).
Di sản Huế vẫn đương đầu với nhiều thách thức (VH).
- Video: Thông điệp từ cổ vật: Một linh vật quen thuộc trong văn hóa Việt (VTV).
Đồng Chuông Tử: Phim Tiếng trống Paranưng khập khiểng văn hoá (Inrasara). - Phim Tiếng trống Paranưng bị cho là khập khiểng văn hóa (Gulpataom).
Một cách làm hay trong bảo tồn di sản văn hóa (ND). - Liên hoan nghi lễ chầu văn: Không chỉ tôn vinh giá trị nghệ thuật…
Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống (TT).
Đờn ca tài tử trước cơ hội được UNESCO vinh danh (VH).
Giữ hồn dân ca người Nguồn (VH).
Nỗi buồn huy chương (PNTP).
Khi Cuộc Tình Đã Chết (Du Tử Lê). - BÙI BẢO TRÚC – Lục Bát Và Những Đóng Góp Của Du Tử Lê .
Góc nhìn giới trẻ: Huyền Chip – Hay những lầm tưởng về du lịch bụi (Dân luận).
Gọi anh là tri kỷ (Blog hay). - Ngày đứng gió.
- Nghệ sĩ Đức Hải: “Tôi yêu sân khấu thiếu nhi đến phát cuồng” (SK&ĐS).
Đừng hại các em! (NLĐ).
Giải thưởng Sách Hay 2013 (Nguyễn Văn Tuấn).
Chuyện buồn đau một thuở (Quê choa).
Báu vật của đời của Mạc Ngôn – lên bờ xuống ruộng trước khi nhận giải Nobel (Trần Đình Sử).
Chiến thuật tiếp thị sách bằng Facebook (PBVH).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Cố tình thu tiền trái quy định (TN).
Những học sinh ‘buồn nhiều hơn vui’ khi trúng tuyển đại học (VNE).
Bỏ nhiều thiết bị dạy chữ trong trường mầm non (CP).
Học tập trong hành lang kỷ luật “thép” (GD&TĐ).
Hóc Môn, TP.HCM: Học sinh trốn học đi “chòi tình nhân” (PNTP). - TP.HCM áp dụng dạy học tiếng Anh trực tuyến trên Tuổi Trẻ (TT).
Bắt nhóm làm bằng giả quy mô lớn (NLĐ).
Mặt trời sẽ chết dần (NLĐ).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Côn đồ tấn công bệnh viện (NLĐ).  - TP.HCM: Hàng chục giang hồ đại náo bệnh viện Gia Định (DV). - Rút ruột siêu thị hơn 8 tỷ đồng bằng thẻ giả (Cafef).
Dịch đau mắt đỏ lan rộng, ‘cháy’ thuốc điều trị (VNN).
Thực phẩm “sạch” có sạch? (NLĐ).  - Bánh Trung hạ giá 2.000 đồng/chiếc, mua 10 tặng 1 (Afamily).
Một người nước ngoài bị tông liên tiếp khi qua đường (PNTP).
Loài ễnh ương mới ở Việt Nam (VNE).
Các ca lây nhiễm HIV mới trên thế giới giảm đáng kể (VOA).
Đổ xô phá rừng chiếm đất (NLĐ).
Tận thu cát gây sạt lở (NLĐ).
Lũ dâng đạt đỉnh trên các sông ở Nghệ An, Kon Tum (VOV).  - Lốc xoáy gây thiệt hại nặng ở Sóc Trăng, Kiên Giang.  - Môi trường ô nhiễm nặng sau lũ (NLĐ).
25 người chết vì bão Usagi ở TQ (BBC).  - Bão Usagi ập vào Trung Quốc, 25 người thiệt mạng (VOA).
Tình trạng “bóc lột” lao động trẻ em đang giảm (VNM).

QUỐC TẾ 
Đạn pháo rơi vào sứ quán Nga tại Syria (RFI). - Tổng thống Syria lên truyền hình Trung Quốc chỉ trích Mỹ (TT).  - Vấn đề Syria bao trùm hội nghị LHQ (NLĐ).  - Putin cảnh báo bạo lực tại Syria có thể lan tới CSTO (TTXVN).  - Syria cho phép tiếp cận địa điểm chứa vũ khí hóa học.
Ai Cập: Anh em Hồi giáo lại bị cấm toàn bộ hoạt động (TT).
Tấn công giải cứu con tin ở Nairobi (BBC).  - Kenya: Các tay súng vẫn cầm giữ con tin.  - Bộ trưởng Nội vụ Kenya: Ða số các con tin đã được giải cứu (VOA).  - Lãnh đạo tôn giáo Kenya lên án vụ tấn công thương xá ở Nairobi.  -  Vụ giải cứu con tin Kenya: Cháu Tổng thống Kenya chết trong trận đọ súng ở Westgate (VOV).  - “Góa phụ da trắng” cầm đầu vụ thảm sát ở Kenya? (NLĐ).
Tử vong trong 2 vụ đánh bom nhà thờ ở Pakistan tăng tới 81 người (VOA). - Khủng bố Peshawar: 80 người Thiên chúa giáo thiệt mạng (RFI).
Tổng thống Iran sẽ có bài phát biểu quan trọng tại LHQ (VOV).
Hoa Kỳ tìm cách hỗ trợ hòa đàm Israel-Palestine (VOA).
Bầu cử Đức: bà Merkel chiến thắng (BBC).  - Bầu cử Đức: Chính khách gốc Việt từ chức.  - Bầu cử Đức: Thủ tướng Merkel, khối bảo thủ thắng (VOA).  - Người Đức chờ một “đại liên minh” (NLĐ). - Bầu cử Đức : Liên minh Thiên Chúa giáo giành thắng lợi (RFI).  - Đức sẽ mềm dẻo hơn trên hồ sơ khủng hoảng kinh tế châu Âu ?
Mỹ: Các nhà lập pháp vẫn bất đồng trong khi văn phòng liên bang có thể đóng cửa (VOA). Mỹ vẫn bất lực với việc kiểm soát súng đạn (TQ). - Edward Snowden lo sợ cho an ninh bản thân (RFI).
- HÉ LỘ BÍ ẨN “VÙNG 51”: “Vùng 51” ở sa mạc Gobi (NLĐ).
Đánh bom trụ sở cảnh sát Nga, hơn 10 người thương vong (VOV).
Công nhân ngành may mặc Bangladesh đình công (VOA).

* RFA: Audio:  + Sáng 23-9-2013; + Tối 23-9-2013

* RFI:  23-9-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 23/09/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 23/09/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 23/09/2013;  + 360 độ Thể thao – 23/09/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 23/09/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 23/09/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 23/09/2013;  + Cải cách hành chính – 23/09/2013; + Thời sự 12h – 23/09/2013;  + Thời sự 19h – 23/09/2013

"BẢN ĐỒ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM VÀ CHND TRUNG HOA" ĐĂNG TRÊN CÔNG BÁO CHÍNH PHỦ

Tin Không Lề added 15 photos.
Các bản đồ này đã được hai nước ký ngày 18/11/2009 tại Bắc Kinh, nhưng gần 4 năm sau mới được công bố cho dân chúng biết. Theo Google cho biết, bản đồ này xuất hiện trên mạng vào lúc 23h26'52" GMT, ngày 10/08/2013: "it appeared on Aug 10, 2013 23:26:52 GMT", tức là cách nay đúng 1 tháng 2 tuần.

Còn hơn 20 bản đồ khác ở trang web của Chính phủ, mời bà con vào xem và nghiên cứu thêm các bản đồ này, cũng như nghiên cứu thêm các tranh luận giữa ông Trương Nhân Tuấn vs Dương Danh Huy và Phan Văn Song - Quỹ Nghiên cứu Biển Đông.

Cám ơn Facebooker Phạm Thanh Vân đã tải và gửi cho chúng tôi file bản đồ này.

Nguồn:
http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-36_2010_SL-LPQT-%285924%29?cbid=8248

Đây là các bài tranh luận tuần qua về chuyện bản đồ trên mạng:

Dương Danh Huy và Phan Văn Song: Bản đồ mốc giới trên biên giới Việt – Trung (bản mới): http://www.boxitvn.net/bai/19524

Dương Danh Huy: Về các bản đồ mốc giới Việt Trung
http://www.boxitvn.net/bai/19611

Trương Nhân Tuấn: Thư mở gởi các trang web Bô xít và Dân Luận:
http://nhantuantruong.blogspot.com/2013/09/thu-mo-goi-cac-trang-web-bo-xit-va-dan.html

Trương Nhân Tuấn: So sánh bản đồ hay so sánh trái banh với mặt trăng?
http://www.boxitvn.net/bai/19625

Phan Văn Song: Có thật vẽ vậy không được?
http://www.boxitvn.net/bai/19648

Trương Nhân Tuấn: Thử xét tính « cần thiết và bổ ích » của công trình vẽ bản đồ của nhóm Quĩ Nghiên cứu Biển Đông
http://nhantuantruong.blogspot.com/2013/09/thu-xet-tinh-can-thiet-va-bo-ich-cua_23.html

Xem thêm:
http://www.facebook.com/biendong/posts/10152221079633626
with Doan Trang and 18 others.

SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC - Phần 4

* NGUYỄN  TRUNG
(tiếp theo - Phần 4)
           ... Nếu nhìn những nỗ lực quân sự của Trung Quốc nêu trên trong khung khổ những động thái chính trị khác, - thời sự nhất hiện này là sự hiệp đồng Trung – Nga trong vấn đề Syri, thái độ thụ động hoặc thờ ơ của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân của  Bắc Triều Tiên và Iran, những nỗ lực lôi kéo tạo liên kết Trung – Nga để chống lại Mỹ (nhất là qua các đợt tập trận chung giữa 2 nước gần đây), những nỗ lực kinh tế và chính trị thâm nhập vào sân sau của Mỹ ở Nam Mỹ, tăng cường quan hệ với Pakistan (nước có nhiều mối quan hệ thù địch với Ấn Độ).., ra sức lôi kéo các nước Trung Á (Kazakhstan, Turkmenistan, Uzbekistan, Afghanistan…) vì mọi lý do kinh tế (để thu hút tài nguyên) và chính trị (để tác động vào Nga và Mỹ…)..,  có thể hình dung được mối quan hệ qua lại với nhau giữa các hoạt động quân sự và các động thái kinh tế - chính trị của Trung Quốc, vai trò các động thái chính trị của Trung Quốc trong việc chuẩn bị, dọn đường, tổ chức triển khai… các hoạt động kinh tế, quân sự trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, sử dụng rất nhiều tiểu sảo để đạt mục tiêu, nước lớn nhưng rất tiểu nhân...
Phản ứng trước mối nguy Trung Quốc, trong những tháng đầu năm nay Nga lần đầu tiên hiến hành tập trận trên bộ quy mô lớn chưa từng có ở vùng Viễn Đông - dưới sự thị sát của tổng thống Putin và huy động 100.000 quân tham gia. Cử chỉ này nhằm răn đe nguy cơ lấn chiếm của Trung Quốc tại vùng Novosibirsk và Syberia, mặc dù Nga cùng đi với Trung Quốc trong một số vấn đề địa kinh tế / địa chính trị quan trọng. Cũng trong những tháng đầu năm nay Ấn-độ điều thêm 50.000 quân tăng cường cho biên giới của mình tại các bang miền Tây Bangal cho đến tận điểm cao Kashmir; Nhật tăng cường khả năng hải quân và không quân bảo vệ Senkaku / Điếu Ngư và tuyên bố dứt khóat sẽ giáng trả nếu bị tấn công. Mỹ đã điều phối thêm lực lượng không quân trong vùng để hỗ trợ Nhật, song trên tất cả là Mỹ ráo riết triển khai chiến lược  pivot to Asia & Pacific và TPP…
                      >> Mời đọc từ: > Phần 1  Phần 2 ;  Phần 3 
Xin đặc biệt lưu ý, so sánh lực lượng các mặt giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài, đồng thời quan sát các hoạt động của Trung Quốc, có thể kết luận: Hướng chính bành trướng khả thi nhất, hiện thực nhất, và cũng rõ nhất của siêu cường đang lên Trung Quốc là khu vực Đông Nam Á và Biển Đông. Bởi hai lẽ: (a)trên các hướng khác đã có các đối thủ lớn của Trung Quốc án ngữ, (b)Trung Quốc có lợi thế và sức mạnh áp đảo đối với các nước ASEAN.
Ý đồ lâu dài của hướng đi xuống phía Nam này là: Nếu thực hiện được kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ có thể thao túng nghiêm trọng toàn bộ các nước ASEAN, tiến thêm những bước quyết định trong việc khuất phục Đài Loan, đẩy lùi chiến lược “Pivot to Asia & Pacific”. Theo đuổi ý đồ này, Trung Quốc còn muốn tạo ra cho mình khả năng uy hiếp trực tiếp tuyến hàng hải Malacca lưu chuyển khoảng 3/5 tổng lượng hàng hóa chuyên chở trên biển của cả thế giới, chưa kể đến nguồn tài nguyên phong phú của Biển Đông.
Tất cả đang hé lộ tính đối kháng quyết liệt (categorical antagony) của vấn đề Biển Đông đặt ra cho tất cả các nước hữu quan, trong đó Việt Nam là điểm rất nhạy cảm.
R. Kaplan và một số học giả Mỹ thừa nhận: Trên thực tế trong vòng hai thập kỷ nay, Trung Quốc đã thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Đông Bán cầu, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình rất bất lợi cho Mỹ, không ồn ào trong phương pháp thực hiện như các nước đế quốc trước đây vẫn làm, nhưng tinh vi và có hiệu quả lớn, phù hợp với thời đại toàn cầu hóa ngày nay…[31] Một số nhà nghiên cứu khác đánh giá: Chủ nghĩa thực dân con rồng khôn ngoan hơn và đã thành công vượt bậc so với chủ nghĩa thực dân cũ và mới… Con rồng ngày nay đang giương nanh vuốt của mình…
Đến đây có thể dễ dàng hình dung con rồng Trung Quốc đã và đang gây ra những biến động địa kinh tế và địa chính trị gì ở phạm vi toàn cầu như thế nào, gắn liền với sự bành trướng không mệt mỏi của quyền lực mềm của nó. 
Hẳn không phải ngẫu nhiên khi mở đầu bài viết “Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc…”[32], R. Kaplan nhắc lại việc Halford Mackinder trong cuốn “The geographical Pivot of History” (1904) đã cảnh báo thế giới về mối nguy Trung Quốc[33], nhắc lại hy vọng của H. Mackinder cho rằng chỉ có lý tưởng của dân chủ mới có thể mang lại một thế giới tốt đẹp (H. Mackinder – trong cuốn “The democratic Ideals and Reality” - 1919).
 V – Siêu cường đang lên Trung Quốc có thể với tới đâu?
Xin nhắc lại, trong giới nghiên cứu ở Mỹ và phương Tây có không ít ý kiến cho rằng không có khả năng bao vây hay ngăn chặn sự đi lên của Trung Quốc, sự việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế có tổng lượng GDP lớn nhất thế giới vào khoảng giữa thế kỷ này sẽ là không thể đảo ngược.
Sự thật có thể sẽ như vậy, bởi vì từ nay đến giữa thế kỷ này hình như cũng khó xảy ra những biến động nào trong nội trị Trung Quốc đủ sức xoay chuyển được hướng phát triển của nước Trung Quốc hiện tại sang bất kỳ hướng nào khác (đổ vỡ? hay cải cách dân chủ?..).
* Có 2 vấn đề lớn nên đặt ra để tìm hiểu:
Kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế nhỏ yếu của các nước đang phát triển, sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì, nếu con rồng Trung Quốc tiếp tục mô hình phát triển của nó như hiện nay trong vòng vài ba thập kỷ tới - với cái đói nguyên liệu không bao giờ thỏa mãn, với mọi thực tiễn của chủ nghĩa con buôn (mercantilism) và sự tác quái của quyền lực mềm như đang tiến hành.
Cùng với khát vọng nhất quán ngoi lên siêu cường, việc ráo riết tăng cường chi tiêu quốc phòng và phát triển nhanh chóng lực lượng quân sự, nhất là ý đồ phát triển lực lượng hải quân nước xanh (blue marine – hải quân đại dương) đặt ra những hệ lụy gì cho cân bằng lực lượng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và uy hiếp như thế nào các nước nhỏ bé hơn trong khu vực?
Dưới đây xin bàn từng vấn đề.
Về vấn đề (1) – vấn đề kinh tế
Dù có những nỗ lực cải tiến gì trong quản lý nền kinh tế quốc dân hay trong đổi mới cấu trúc kinh tế, về cơ bản và còn một thời gian dài kinh tế Trung Quốc tăng trưởng và phát triển chủ yếu vẫn nhờ vào (a)đầu tư và (b)nhờ lợi thế quy mô kinh tế (economics of scales)[34]. Hai đặc điểm này (a và b) cho phép Trung Quốc tiếp tục giành những lợi thế trên thị trường thế giới đối với nhiều quốc gia – kể cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Vì thế, cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc, nhất là cạnh tranh với các mặt hàng Trung Quốc sản xuất và có thế mạnh, vẫn tiếp tục là ác mộng đối với nhiều nước.
Hơn nữa, dù là Trung Quốc đang có những nỗ lực chiến lược nhằm đẩy mạnh hướng nội – bao gồm tăng sức mua và tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đô thị hóa (gói kích cầu đưa 250 triệu dân nông thôn vào đô thị).., nhưng với việc duy trì bằng mọi giá tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 – 6 hoặc  7 – 8% / năm, đòi hỏi của Trung Quốc về  nguyên liệu, về năng lượng và về thị trường ngày càng lớn. Xin lưu ý, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn đồng nghĩa với suy sụp, trì trệ, thất nghiệp.., vì thế sẽ là thảm họa cho nội trị Trung Quốc cũng như đối với vai trò nắm quyền của ĐCSTQ. Nghĩa là, gần như một tất yếu, thực hiện tốc độ tăng trưởng cao là vấn đề sống còn của chế độ. Điều này cho thấy vì sao Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh mọi chính sách hiện hành đối với thế giới bên ngoài để thỏa mãn đòi hỏi bên trong. Hệ quả không tránh khỏi là sẽ gây ra những can thiệp hay lũng đoạn mới ở bên ngoài trên nhiều phương diện, những tranh chấp mới…  
Những dẫn chứng nổi bật là: Tháng 7 vừa qua Trung Quốc đã khánh thành đường ống dẫn khí, và hiện nay đang tiếp tục hoàn thành đường ống dẫn dầu từ Trung Đông qua lãnh thổ Myanmar (cảng Kyaukpyu) vào Vân Nam, mặc dù quan hệ Myanmar – Trung Quốc hiện nay không xuôn xẻ gì; Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác với Nga, Kazkhstan, Turkmenistan, Azecbaijan… đẩy nhanh các công trình dẫn dầu và khí từ Trung Đông và Trung Á, để hoặc dẫn dầu vào Trung Quốc, hoặc để cạnh tranh địa kinh tế và địa chính trị với phương Tây tại Trung Đông hay tại ngay Trung Á… Vân vân…
Tuy rằng lợi thế về giá lao động rẻ của Trung Quốc đang giảm dần, các chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng cao lên (do mức thu nhập tăng, chi phí về môi trường ngày càng đắt…), cả thế giới – bao gồm cả bản thân Trung Quốc – vẫn chưa giải được bài toán khó: Làm thế nào để phát triển kinh tế Trung Quốc trở thành một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới?  
Trong khi đó tình hình vẫn tiếp diễn là: Kinh tế Trung Quốc càng phát triển, trên thế giới càng xuất hiện  nhiều vấn đề địa kinh tế và địa chính trị mới  phức tạp hơn.
Rõ ràng những cam kết hay nỗ lực trong khung khổ đối thoại kinh tế & chiến lược Mỹ - Trung, những chế định trong khung khổ các thể chế hiện hành (WTO, WB, IMF, G2, G20…), quan điểm “win – win”… cho đến nay chưa giải quyết được bài toán khó này. TPP có lẽ càng không…  Mong đợi một thiện chí của lẽ phải từ phía Trung Quốc sẽ chỉ là ảo tưởng nguy hiểm. Nguyên nhân hàng đầu có lẽ là bản chất chế độ chính trị và trình độ phát triển hiện nay của Trung Quốc vẫn đang ở thời kỳ chỉ dung nạp được sự phát triển như đang diễn ra. Nói cách khác, Trung Quốc vẫn đang ở giai đoạn phát triển mang cái tên chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc – đó là chủ nghĩa tư bản đặc sắc Trung Quốc trong chế độ toàn trị một đảng. Mô hình phát triển này còn là bất khả kháng trong một tương lai nhất định - cho đến khi nào đó Trung Quốc tự bên trong đủ sức tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng thể chế chính trị. Thực tế này cùng với ảnh hưởng sâu xa của truyền thống văn hóa Đại Hán càng làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài.
Cũng xin lưu ý, ở Trung Quốc kể từ ngày thành lập nước CHNDTH thường xuyên có những nỗ lực cải cách. Song cho đến nay tất cả những nỗ lực này chỉ phát huy được trên phương hướng duy nhất: “mèo đen, mèo trắng không thành vấn đề, miễn là bắt được chuột” và đã góp phần có ý nghĩa quyết định tạo ra chủ nghĩa thực dân con rồng hôm nay.
Trong khi đó toàn bộ những nỗ lực cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc cho đến nay đều bị bóp chết – chỉ kể từ khi tiến hành cải cách 1978: đó là Hồ Diệu Bang hay Triệu Tử Dương, rất đẫm máu như vụ Thiên An Môn (1989), hay bớt ồn ào hơn như hàng trăm vụ đàn áp các nhân sỹ trí thức khác… Trung Quốc hiện nay rất khó tiến hành cải cách thể chế chính trị còn vì lẽ cả nước có tới hàng trăm nhóm lợi ích thao túng toàn bộ hệ thống chính trị từ cấp cao nhất đến cơ sở. Quyền lực thật của các  nhóm lợi ích trước hết nằm trong tay các đại gia[35]
Có lẽ không phải ý thức hệ Mác hay Mao là nguyên nhân gốc làm cho chế độ toàn trị ở Trung Quốc hiện nay vẫn trụ được. Sự thật là Đại hội 18 của ĐCSTQ đã khéo léo vượt qua vấn đề này rồi; Mác và Mao chỉ còn vai trò trang trí để giữ cho chế độ của ĐCSTQ danh chính ngôn thuận mà thôi[36]. Nguyên nhân sâu xa đối kháng lại cải cách chính trị có lẽ vẫn là chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, nền văn minh thiên triều gần như một khát vọng.., đến mức ngày nay tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc nhìn chung cũng chưa thoát ra được di sản văn hóa này (Willy Lam).
Có thể nói ngay đối với các nước phát triển và đang phát triển: Làm gì để thích nghi được và để vượt qua được những hệ lụy của một thực tế Trung Quốc  nhãn tiền này? Làm gì để biến những thách thức mới thành cơ hội?.. Đấy là những câu hỏi không thể không đặt ra, nếu như muốn sống chung với lũ khi đang ở giữa cơn lũ.
Nhân đây lại xin nhắc lại, để định liệu công việc của mình, mọi quốc gia hữu quan nhất thiết phải tính toán: Bản thân nước Trung Quốc phải trả cái giá nào cho sự phát triển này của họ? Thế giới còn lại – trước hết là các nước láng giềng và trong khu vực – sẽ  phải trả giá theo như thế nào cho sự phát triển này? Những năm gần đây không ít doanh nghiệp hay vùng sản xuất một sản phẩm nhất định tại nhiều nước phát triển ở Mỹ, ở châu Âu… đã tự đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để không chết đuối trong biển hàng hóa rẻ của Trung Quốc[37]?!... Có lẽ cũng đã đến lúc các nước đang phát triển nên đặt thêm cho mình câu hỏi: Làm thế nào để thoát được sự kiềm tỏa của quyền lực mềm Trung Quốc...

                     (còn tiếp)

Những phút cuối đời của Hồ ông: Ai bốc phét, ai nói láo?

Hàn Lệ Nhân (Danlambao) - Sau khi so sánh kỹ hai dữ kiện nêu trên, bạn đọc nghĩ thế nào? Ai bốc phét, ai nói láo từ 45 năm qua? Nhạc sĩ Trần Hoàn đã bốc phét trên tờ Đại Đoàn Kết? Hay tờ báo nhớn QĐND đã nói leo, nói láo theo lời bà y tá trưởng Vương Tinh Minh? Dù thế nào vẫn có một bên... ba xạo! Tiên sư cha sự độc địa của thằng Internet và ‘hoan hô’ Nghị định 72 của Thủ tướng Ba Ếch!
*
Hồ Chí Minh là người Việt - Nguyễn Tất Thành, hay người Tàu - Hồ Tập Chương là câu hỏi đã được nhiều tác giả liên tục đặt ra trên mạng, và qua đó cũng đã có nhiều dẫn chứng xác minh đầy thuyết phục cho nghi vấn "Hồ Chí Minh = Hồ Tập Chương", tuy nhiên, dù sao khi thời cơ đến cũng phải nhờ DNA / ADN khẳng định mới có câu trả lời dứt điểm. ĐCSVN sẽ chẳng bao giờ dám chính thức khẳng định chuyện động trời này. Về mặt hình thức cơ bản, nếu để ý chúng ta thấy rõ từ khi lên nắm giữ quyền Chủ tịch nước VNDCCH cho đến khi được lộng kiếng trong Lăng Ba Đình, Hồ ông chỉ ăn mặc theo lối Đại cán của Tàu. Về mặt tư tưởng thì sao? Ai cũng biết, tư tưởng chính trị nói chung của Hồ ông là bản photocopy cao cấp của Liên Xô và Tàu, đặc biệt là của Mao ông. Còn mặt tâm lý? Cũng đã có nhiều bài phân tích khá chi li. Trong bài viết ngắn này, tôi chỉ muốn đưa ra thêm chút dữ kiện, mới truy được trên mạng, bổ sung cho câu trả lời. Chúng ta hãy cùng đọc trích đoạn từ báo QĐND ngày 25/01/2010, nguyên văn:
"Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người." (Nguyễn Hòa: Ba lần Bác cười trước lúc đi xa, hay ở đây.
Từ trích đoạn trên trong bài viết của bà y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, tên là Vương Tinh Minh, thành viên Tổ bác sĩ Trung cọng sang Việt Nam chữa bệnh cho Hồ ông, tháng 8-1969 rằng "trước lúc đi xa", Hồ ông chỉ muốn nghe một bản nhạc Tàu, vậy chúng ta thử so sánh với nội dung bản nhạc Lời bác dặn trước lúc đi xa… của nhạc sĩ người Việt tên Trần Hoàn xem sao:
[“Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế. Nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im. Chuyện kể rằng Bác đòi nghe câu Ví, nhớ làng Sen từ thuở ấu thơ, mà xung quanh vẫn lặng như tờ. Bác chờ mãi, chờ mãi không thôi. Bác muốn nghe một câu hò Huế bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền. Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ, bởi làng Sen day dứt trong tim. Bác muốn nghe một đôi khúc dân ca, trước lúc đi xa qua bên kia bầu trời. Người muốn đem tận vô cùng, bài ca đất nước theo Bác đến mênh mông. Lần thứ ba, Bác vẫy gọi xung quanh. Bác muốn nghe một đôi làn Quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ, bước vào, gần Bác. Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở, tái tê rằng: "Người ơi, người ở đừng về..." Bác nhìn em, rơm rớm hàng mi. Bác muốn nghe một câu hò Huế hoặc muốn nghe câu hát Dặm quê nhà. Bác muốn nghe một đôi làn Quan họ bởi bài ca đất nước sao quên. Lúc chia ly, lời di chúc đơn sơ, Bác muốn non sông đinh ninh lời hẹn thề: "Rằng đã yêu tổ quốc mình, càng yêu tha thiết... những khúc hát dân ca". Chuyện kể rằng trước lúc người đi xa. Chuyện kể rằng trước lúc người đi xa.”]
Và chúng ta cùng đọc hay đọc lại lời tâm sự của chính tác giả bản nhạc rất nổi tiếng này, nguyên văn:
[“Sinh thời nhạc sĩ Trần Hoàn không có nhiều dịp được gần Bác Hồ nhưng hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc luôn in đậm trong trái tim ông. Tình cảm ấy luôn thôi thúc người nhạc sĩ rút ruột gan mình giống như con tằm nhả tơ làm kén. Năm 1989, một lần nằm trong bệnh viện Việt – Xô chữa bệnh cùng với đồng chí Vũ Kỳ - thư kí riêng của Bác, nhạc sĩ Trần Hoàn được đồng chí Vũ Kỳ kể lại cho nghe một câu chuyện xúc động.

Nội dung câu chuyện được nhạc sĩ chuyển tải nguyên vẹn trong ca từ của bài hát "Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, Không Hư Cấu Hay Thêm Bớt Một Chi Tiết Nào Cả. Bài hát giống như một lời dặn của người Cha già trước lúc đi xa, mong cho con cháu mãi yêu quý và giữ gìn bản sắc dân tộc.”] (ĐĐK ngày 29/08/2012 - Hoàng Thu Phố: Nhạc sĩ Trần Hoàn với “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”)
Bản nhạc này tôi đã từng nghe nhiều lần từ hồi mới vỡ giọng, nhân mỗi lần sang Thái Lan mừng sinh nhật của Bà ngoại, nhằm ngày 05 tháng 09. Mỗi năm Mẹ đưa 4 anh em tôi qua Thái trước đó hai ba ngày để sắp xếp việc tổ chức vì Mẹ là chị cả và là người ‘chịu’ mọi chi phí. Đến tối 03/09 (tức là ngày khai tử giả của Hồ ông, mãi đến năm 1989 mới được chính thức công nhận là 02/09), trong nhà bà ngoại, vốn là chi bộ trưởng Hội phụ nữ Việt kiều yêu nước, kín đáo tổ chức lễ giỗ Hồ ông với sự hiện diện của chừng 25-30 thành viên đồng chí hàng xóm. Sau nghi lễ thắp nhang khấn khứa hướng lên bàn thờ có hình ‘Bác’, bài hát này của nhạc sĩ Trần Hoàn được một anh / chú hay một chị / cô / dì hát lên theo lối Acappella bây giờ (hát không có nhạc đệm) và cả nhà sụt sùi rưng rức lau nước mắt theo từng lời ca, ngoại trừ Mẹ là ngồi dửng dưng, lặng thinh, cười bằng mắt. Bốn anh em chúng tôi, thấy Bà ngoại và bà con khóc thì cũng khóc... theo, chứ bấy giờ chẳng hiểu tại sao có cảnh khóc tập thể ‘kỳ diệu’ như thế. Nay Bà ngoại và Mẹ đều đã quy thiên, viết những dòng chữ này, tôi vẫn ngậm ngùi thắc mắc: Tại sao Bà ngoại đành đoạn từ bỏ Mẹ chỉ vì những chuyện tào lao, bịp bợm này. Chuyện tào lao, bịp bợm là bởi Bà ngoại nhất định muốn 4 anh em chúng tôi cài mảnh vải đen bằng đốt tay cái lên áo, biểu tượng để tang ‘Bác’. Mẹ kịch liệt chống lại. Bà ngoại ra điều kiện, do đó tình mẹ con mới ra nông nỗi, mãi cho đến khi cả hai đều không còn ở cõi trần. Bà ngoại mất, Mẹ không qua để tang, vì dì Nhỏ (em gái út của Mẹ) nhắn qua rằng “Bà ngoại di mệnh cấm con Điệp (tên Mẹ) qua chịu tang, vì Mẹ là ‘đồ Việt gian phản động’, đã không tôn kính ‘Bác vĩ đại’ của Bà ngoại”. Chẳng biết bên kia thế giới Bà ngoại có biết ‘Bác’ của Bà ngoại là một trường thiên bi hài thảm kịch của cả dân tộc ta hay không? Mẹ thì chắc hẳn đã ‘biết Bác’ từ lâu vì cùng gốc Nghệ, nhưng vì an ninh của gia đình đành giữ kín và để thỉnh thoảng cười một mình.
Khi tôi bắt đầu mày mò cầm bút, từ thời báo giấy, Mẹ biết rõ những sinh hoạt tôi đã, đang và sẽ làm đều đi ngược lại 180° với đcs VN, Mẹ không khuyến khích cũng không ngăn cản. Trong những lần gặp lại, đàm luận với Mẹ, tôi có hỏi về ‘bác của Bà ngoại’, Mẹ cũng chỉ cười, trả lời “con cứ tìm, tìm mãi rồi sẽ thấy và tự ngộ thôi. Bây giờ Mẹ có nói ra, cũng chỉ làm con hoang mang, vì có những điều láo lếu được toa rập trong một thời gian dài để biến nó thành sự thật thì nó cũng có thể thành như... thật.”
Sau khi so sánh kỹ hai dữ kiện nêu trên, bạn đọc nghĩ thế nào? Ai bốc phét, ai nói láo từ 45 năm qua? Nhạc sĩ Trần Hoàn đã bốc phét trên tờ Đại Đoàn Kết? Hay tờ báo nhớn QĐND đã nói leo, nói láo theo lời bà y tá trưởng Vương Tinh Minh? Dù thế nào vẫn có một bên... ba xạo! Tiên sư cha sự độc địa của thằng Internet và ‘hoan hô’ Nghị định 72 của Thủ tướng Ba Ếch!
 

Khổng và Cộng (Kết)

Sơn Diệu Mai
congsanvnChỉ có điều, nếu họ muốn làm người Việt Nam, họ muốn chống Tàu thì họ phải ném lá cờ đỏ sao vàng đi mà sáng tạo ra một lá cờ khác, mầu sắc khắc, hình tượng khác.
Trong một bối cảnh xã hội tối tăm, man rợ, dân đen bị đầy đoạ như thế, mớ Lễ Nhạc mà ông Thánh Khổng rao giảng chỉ là trò phù phiếm làm đẹp lòng một số vương tôn công tử, những kẻ sống trong lâu đài và không hề nhìn ngó nỗi thống khổ của nhân dân.
Đặc điểm thứ hai trong lý thuyết trị nước của Khổng Khâu là nó tạo nên một hệ thống thứ bậc bất di bất dịch trong xã hội, cái hệ thống đó ấn định quyền cho một thiểu số và gạt những kẻ còn lại vào lề đường. Hãy nghe Nguyễn Hiến Lê viết về thần tượng của ông ta:
“Ông (tức Khổng Khâu) tự cho mình trách nhiệm khuyến cáo các vua chúa diệt bọn nghịch thần của bất cứ nước nào. Ông muốn Ai công đóng vai thiên tử nhà Chu, hoặc ít nhất là vai Tề hoàn công, mượn danh nghĩa thiên tử, mà lập lại trật tự xã hội, duy trì chế độ phong kiến.
Thí quân là tội lớn, ông không tha. Ngay đến việc tiếm lễ, dùng một điệu vũ trái phép, ông cũng không chịu được. Chẳng hạn đầu đời Chu đã quy định: thiên tử dùng vũ “bát dật” tám hàng, mỗi hàng tám người múa hát; chư hầu thì “lục dật”, sáu hàng, mỗi hàng sáu người ; đại phu thì “tứ dật”, bốn hàng, mỗi hàng bốn người ; sĩ thì “nhị dật”, hai hàng, mỗi hàng hai người. Quý Tôn Hoàn tử chỉ là một đại phu nước Lỗ, chỉ được vùng vũ “tứ dật” mà đã vùng vũ “bát dật” trong đại sảnh nhà ông ta, như vậy là tiếm lễ, tự cho mình ngang hàng với thiên tử, trên cả vua Lỗ nữa. Cho nên Khổng Tử bất bình, mắng: Việc đó mà nhẫn tâm làm được thì việc gì làm không nhẫn tâm làm được? Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã?”
(Khổng Tử – Nguyễn hiến Lê, trang 143)
Đọc đoạn trên ta thấy Khổng Khâu quả là kẻ đầy tham vọng, cái việc ông ta muốn làm còn thị uy, áp đặt, ngược ngạo một trăm lần hơn cái việc mà mấy thập kỷ vừa qua, người ta lên án: “Mỹ, tên sen đầm quốc tế”. Còn trật tự thứ bậc về các loại lễ tám, lục, tứ với nhị dật kia rõ ràng là một sơ đồ biểu trưng cho một xã hội đóng kín, khép chặt, một xã hội xác ướp với mớ áo thêu rồng thêu phượng của nó.
Mẫu mực của Khổng Tử. Nguồn: personal.psu.edu
Mẫu mực của Khổng Tử. Nguồn: personal.psu.edu
Vua chúa Việt Nam, vì cắm đầu tuân thủ luật lệ của triều đình phương bắc nên họ chỉ có thể tạo nên cái cảnh tượng u ám sau đây:
“… Tình thế trong nước như đã nói trên, công nghệ không có, buôn bán không ra gì, trừ việc cấy cầy làm ruộng ra thì người nghèo đói không có nghề nghiệp gì mà làm ăn cả, cho nên thuở ấy tuy một tiền được bốn bát gạo, mà vẫn có người chết đói, vì rằng giá gạo thì rẻ, nhưng kiếm được đồng tiền thật là khó.
….Nhà cửa phần nhiều là nhà tranh nhà lá, ít khi có nhà ngói nhà gạch. Kiểu nhà làm cũng phải theo kiểu thường mà làm, chứ không được làm nhà lầu và làm nhà theo kiểu chữ Công, hay kiểu chữ Môn. Ai làm nhà cửa không đúng phép, thì cho là lộng hành, phải tội.
Cách ăn mặc thì chỉ có đồ vải đồ nâu, người nghèo khổ chỉ có manh áo cánh và thường thì đóng cái khố, có đi đâu mới mặc cái quần vải dài đến đầu gối. Người sung túc mới có vài cái áo nâu đen và vài cái quần hoặc nhuộm nâu hoặc để trắng, chứ không được mặc đồ gấm vóc và đi giày. Nhà vua cấm như thế, là cũng có ý muốn cho dân không quen thói xa hoa hoang phí, chỉ trừ những người làm quan làm tư mới có cái đặc ân được ăn mặc hơn người. Cũng vì thế cho nên người trong nước ai cũng mong được làm quan cho hiển đạt cái thân hình và cho rỡ ràng mẹ cha, chứ không lo nghĩ làm việc gì khác nữa. Hễ ai đi học mà vì lẽ gì thi không đỗ, làm quan không được, thì bức chí quay ra làm giặc để tìm cách hiển vinh, thành ra trong nước hay có giặc giã…”
(Việt Nam sử lược – Trần trọng Kim, tập 2, trang 251-252 – Nhà xuất bản Sống mới – P.O. Box 2744, năm 1978)
Đến đây, tôi chợt nhớ lại những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, mấy ông cộng sản Hà Nội cấm thanh niên mặc quần ống loe, ống hẹp, để tóc dài. Thi thoảng lại có một chiến dịch “truy quét văn hoá đồi truỵ”, công an lẫn dân phòng huy động xe cộ chắn hai đầu phố, dồn dân chúng vào trong, đoạn lấy kéo cắt nát ống quần của những ai ngoài tiêu chuẩn cộng sản, tức không loe, không tuýp, rồi cắt cụt tóc ai không để kiểu lành mạnh tức là vượt ra ngoài kiểu Móng lừa, Lá đa. Đám thanh niên bị săn đuổi và hành nhục như tội phạm. Dân chúng đứng ngoài xem, mắt lấm lét, mồm câm như hến. Còn về sự ăn uống thì dân chúng buộc phải ăn gạo mục, sắn thối, trong lúc quan lại được mua thực phẩm ở các cửa hàng đặc biệt: Tôn Đản và Nhà thờ.
Hồi đó có câu ca này:
“Tôn Đản là chợ vua quan
Nhà thờ là chợ trung gian nịnh thần
Đồng xuân chợ của thương nhân
Vỉa hè chợ của nhân dân anh hùng”
Vậy thì, từ thứ Lễ Nhạc Bát, Lục, Tứ, Nhị dật của Khổng Khâu, đến luật lệ cấm dân làm nhà kiểu chữ Công và chữ Môn, cấm dân mặc áo gấm đi giầy của vua Tự Đức, tiếp đó lại đến thứ bậc: Chợ Tôn Đản, chợ Nhà thờ, chợ Đồng Xuân, chợ vỉa hè của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phải chăng là những lưỡi cầy được đúc từ cùng một khuôn, là các thứ lọ được nung trong cùng một lò gốm?
Đọc lại và ngẫm lại mới thấy cả một hệ thống xã hội mấy ngàn năm dưới “ánh sáng Khổng Tử” là một thứ xã hội giả trá, bất nhân, bất công, một thứ nhà tù vô hình cùm trói hàng trăm triệu con người dưới một thứ quyền năng vừa tàn bạo vừa mê hoặc. Nguyên lý của đạo Khổng là thế này:
“Không ở chức vụ nào thì đừng mưu tính việc của chức vụ đó – Bất tại kì vị, bất mưu kì chính”
Ai giữ phận nấy, cứ theo đúng tổ chức xã hội rất chặt chẽ, rất tôn ti của Chu công. Việc quốc gia là của bậc đại phu, dân chúng không được quyền nhòm ngó. Thế nên, Trung hoa là nước đầu tiên trên hành tinh phát hiện ra thuốc súng nhưng đến triều bà Từ Hi thì phải dùng đến đội Nghĩa Hoà Đoàn, vẽ mặt vẽ mày như muốn hù ma doạ quỷ, cổ đeo bùa yểm hòng chống lại súng đạn của lính Anh. Súng Anh bắn chết hàng loạt như ngả rạ, bùa không thiêng mà vẽ mặt cũng chẳng che chắn được tử thần. Lúc đó mới khom lưng quỳ gối cắt đất nhượng. Rồi sau đó, các bậc quân tử của thánh Khổng đành cúi đầu đi qua những tấm biển đề “Cấm người Trung hoa và chó”, giả vờ như không biết chữ. Còn ở Việt Nam, người dân Nam bộ hàng ngàn năm nay không biết đến chữ đói, phải chờ triều đình cộng sản vào thống trị mới hiểu nổi cái Đói là gì (thú nhận của Trần văn Giàu). Sự thật ấy hẳn không ai dám chối.
Vì sao có nông nỗi ấy?
Dễ hiểu thôi. Vì vua chúa mà được áp đặt, được truyền ngôi theo dòng giống, theo bè đảng, hoặc theo tiền bạc thì tuyệt đại đa số là quân ngu dốt, tham lam và tàn bạo.
Bây giờ, ta có thể khẳng định là xã hội cộng sản là xã hội phong kiến được tô điểm lại và căn để dựa trên hình thức tập quyền, quân chủ. Trước năm 1917 nước Nga là nước còn duy trì chế độ nông nô. Trước năm 1949, Trung quốc là xứ sở của đạo Khổng và các đại biểu của lớp tư sản dân tộc non yểu như Tôn trung Sơn, Tưởng giới Thạch đều nhanh chóng bị Mao trạch Đông nuốt chửng. Tương tự như thế, ở Việt Nam đảng cộng sản đánh bại Quốc Dân Đảng lẫn Đại Việt. Như thế, phải có một mối liên hệ hữu cơ giữa thể chế phong kiến với thể chế cộng sản. Phải có một lý do nào đó, gọi là cơ duyên cũng được mà gọi là lô-gic cũng xong, để giải thích hiện tượng này.
Mọi cuộc tìm kiếm trên đời đều phải bắt nguồn từ chữ: Tại sao?
Tại sao giữa đám vô số hiền triết Trung hoa, Khổng Tử được tôn là Thánh trong hàng ngàn năm qua? Tôi đã trình bầy phía trên rồi và giờ tôi xin nhắc lại: Vì ông ta là thành luỹ bảo vệ chế đội quân vương, là con chó trung thành giữ cho những kẻ ngồi trên ngai vàng được yên ổn, đưa ông ta lên làm Thánh tức là nêu Đài gương lớn để các thế hệ kẻ sĩ mọi thời đại tiếp tục noi theo, tiếp tục giữ vai trò bầy chó mẫn cán đứng canh trước cửa các cấm thành. Vua chúa không phải những kẻ thiếu óc xét đoán khi sử dụng Khổng Tử. Bởi vì, trong thực tế ông ta đúng là thứ vũ khí vạn năng cho việc duy trì quyền lực. Dưới tất thẩy mọi thứ lý lẽ và hành vi của con người, dù thô sơ hay xảo trá, hãy tìm ra điểm Khởi thuỷ và điểm Tận cùng: QUYỀN LỢI.
Cũng như vậy, chỉ có QUYỀN LỢI là động lực duy nhất cho tất thảy mọi cuộc vận động xã hội cũng như các cuộc cách mạng, từ cổ chí kim. Với chế độ phong kiến, Khổng Tử quả là hạt kim cương, là món quà vô giá cho đám vua chúa.
Bây giờ, để hiểu rõ thêm nhân cách của Khổng Khâu, chúng ta hãy lẩy lên vài nét trong sách Luận Ngữ (Thiên Hương đảng) phác hoạ chân dung của ông ta:
“…Khi lên xe thì đứng ngay ngắn rồi mới nắm sợi dây để bước lên, ngồi xe thì không quay đầu lại, không nói nhanh, không chỉ trỏ (bài 17) ; ở triều đình, khi rảo bước tiến lên thì hai tay đưa thẳng ra như cánh chim (bài 3, 4) theo Tư Mã Thiên thì ngay thời Khổng Tử, các đại phu nước Tề cũng đã chê thói đưa cánh tay ra như chim đó rồi.
Ở triều đình, cung kính thái quá, có vẻ như giả dối. Khi vua lâm triều, thì ông cung kính, có vẻ không yên tâm (bài 2). Đi ngang ngai vua, dù ngai trống, ông biến sắc, chân bước run run, nói như chẳng ra lời (bài 4) ; khi đi sứ nước ngoài, cầm thẻ ngọc Khuê thì ông khom khom như bưng chẳng nổi (…) ông biến sắc như sợ sệt, chân ren rén bước từng bước như noi theo một vật gì (bài 5)…”
(Khổng Tử – Nguyễn Hiến Lê, trang 99)
Ở trang trước đó , 98, tác giả Nguyễn Hiến Lê có một nhận xét: nhiều người không thích thiên đó vì thấy Khổng Tử: khó tính, kỳ cục…
Tôi cho rằng ông Nguyễn Hiến Lê cố tình nói chệch đi: Người ta không thích Thiên Hương đảng trong cuốn Luận ngữ bởi họ nhục. Không phải nhục ít mà nhục nhiều. Nhục một cách đau đớn. Nhục một cách ray rứt. Đức thánh Khổng của họ ở chương này hiện nguyên hình là kẻ tôi tớ của bọn vua chúa, tôi tớ một cách chân tình, tôi tớ một cách tự nguyện, một cách cốt tuỷ, một cách sung sướng, cho đến nỗi đi qua ngai vua trống mà mặt cũng biến sắc, chân bước run run, miệng nói chẳng ra lời… Trước biểu trưng của quyền lực, Khổng Khâu là kẻ không có xương sống. Nói cách khác, ông ta có phẩm chất loài nhuyễn thể. Khốn khổ thay cho ông Thánh, kẻ đã đẻ ra thuyết Quân tử xét cho cùng lại là con người hoàn toàn trái ngược với hình tượng mà ông ta cố sức dựng xây. Nhưng khốn khổ hơn nữa là, hàng triệu sĩ tử từ phương bắc xuống phương Nam đều cúi đầu, khom lưng trước một kẻ hèn hạ như thế, coi ông ta là thần tượng của mình. Bấy lâu nay họ đinh ninh đó là bậc Quân tử, hiển hiện trong hào quang chói loà mà vầng hào quang này được thắp sáng từ những đời xa xưa, từ cha, ông , cụ , kị….của họ. Theo thói thường, đại đa số dân chúng định giá sự vật qua con mắt của mẹ cha, ông bà, các bậc tiền bối. Sau nữa, họ bắt chước những người xung quanh. Số người thực sự đủ chữ nghĩa để đọc lý thuyết Khổng Tử không nhiều, và số người sau khi đọc dám phân tích, suy nghĩ, định giá lại càng ít hơn nữa. Vì lý do ấy, một khi ông Thánh Khổng được truyền tụng đồn thổi do dư luận, được vái vọng từ xa, ông ta còn nguyên là ông Thánh, nói cách khác một nhân vật được huyền thoại hoá. Giờ, đọc Thiên hương đảng, là cơ hội mà những con nhang đệ tử chuyên vái vọng ông ta từ xa có cơ hội sáp lại gần, có cơ hội kéo những lớp lụa đỏ lụa vàng ngăn cách họ với Vĩ nhân, họ thấy một Khổng Khâu bằng xương bằng thịt, một kẻ có thiên hướng nô lệ bẩm sinh, một kẻ ham hố vinh hoa đến nỗi chỉ cần sáp gần nó, ngửi thấy mùi của nó là đã chao đảo, mất thăng bằng. Thường nhật, Khổng Khâu có thể dùng mọi kỹ thuật của diễn ngôn để che đậy cái phần thâm sâu nhất trong tâm tư mình, nhưng một khi đứng trước ngai vàng, sự xúc động không còn ghìm nén được, lúc ấy, con người thực sự của ông ta bộc lộ ra. Nói theo dân phương Tây thì đó chính là lúc “Chiếc mặt nạ rơi xuống”.
Nếu Khổng Tử là một tên nô lệ tự nguyện phải chăng tất thảy những kẻ thờ phụng ông ta cũng có cùng một cấu trúc tâm lý như vậy: Họ là hạng người không có khát vọng tự do, hơn nữa, họ không có khả năng tồn tại độc lập?
Dường như khó có câu trả lời thứ hai.
Các nhà nho Việt Nam luôn luôn phải núp dưới bóng một thần tượng nào đó để mà sống, để mà hành động, vì bản thân họ không tự tin rằng mình có “chính danh”. Đọc lại sử thì thấy rằng khi triều nhà Lê mục ruỗng ra rồi mà các văn thân vẫn phải giương lá cờ “phò Lê diệt Trịnh”. Khi triều Nguyễn hủ hoá, đồi bại để mất nước vào tay Pháp các văn thân vẫn phải giương cao cờ Cần vương để chống ngoại xâm. Họ không đủ khả năng để hiểu thời đại họ đang sống. Họ cũng không đủ khả năng hiểu chính họ là ai. Bởi vì, họ không đủ khả năng để đứng một cách độc lập như một cá thể. Sĩ phu, cho dù được coi là tầng lớp quý tộc, tinh hoa của xã hội, nhưng họ còn phải đi rất xa, rất lâu mới đến được cái điểm mà người ta họi là trí thức. Chúng ta, với độ lùi của thời gian, cần phải nhìn lại bối cảnh xã hội và tâm lý lớp Sĩ thời đó, nói cách khác, chúng ta cần phải đốt đuốc mà soi lại cái đêm xưa kia tổ tiên chúng ta đã sống để có thể xác định được những duyên cớ xô dạt họ vào sự thất bại.
Xin quý vị đọc lại vài dòng ghi chép của ông Trần trọng Kim:
“Nguyên sự học ngày xưa có cái mục đích chân chính là học cho hiểu đạo lí, biết phải trái, và luyện tập tâm tính cho thành người có tiết tháo và có phẩm cách cao quý, để gặp thời thì ra giúp nước giúp dân, nếu không, thì làm người ngay chính trong xã hội. Sau dần vì cái sự sanh hoạt ở đời, sự học hành thành ra cái học chuyên về mặt cử nghiệp, nghĩa là học chỉ cốt lấy đỗ để ra làm quan…Chương trình sự học cử nghiệp có những gì? Bao nhiêu công phu của người đi học chú trọng vào sự học cho nhớ những sách Tứ Thư, Ngũ Kinh cùng những lời thể – chú của tiền nho trong những sách ấy và học thêm mấy bộ sử nước Tàu. (…) Ấy là dùng hư văn mà xét tài thực dụng, đem sự hoa mỹ làm mực thước đo tài kinh luân. Bởi vậy ai hay kinh nghĩa đã nghĩ mình hơn người, ai tài thơ phú đã tưởng mình giỏi nghề trị nước. Việc đời thì tối tăm mờ mịt mà lại tự phụ và kiêu căng, cho thiên hạ như rơm rác, coi mình như thần thánh.
Sự học của mình đã hư hỏng như thế, những hủ tục lại ăn sâu vào trí não, thành ra một thứ cố tật không sao sửa chữa được…Cho nên, trong khi người ta tiến thì ta thoái, người ta thịnh thì ta suy…
Bọn sĩ phu là người có học, làm tai mắt cho mọi người mà còn kém cỏi như thế, thì bảo dân gian khôn ngoan làm sao được?
(Việt Nam lược sử – Trần trọng Kim, tập 2; trang 250, 251 – Nhà xuất bản Sống mới P.O. Box 2744, in năm 1978)
Đây nữa, ông Trần trọng Kim bàn về triều đình nhà Nguyễn:
“Đình thần là các quan ở trong triều giúp vua để lo việc nước. Nhưng lúc bấy giờ tình thế đã nguy ngập lắm, vì từ đầu thập-cửu thế kỉ trở đi, sự sinh hoạt và học thuật của thiên hạ đã tiến bộ nhiều mà sự cạnh tranh của các nước cũng kịch liệt hơn trước. Thế mà những người giữ cái trách nhiệm chính trị nước mình, chỉ chăm việc văn chương, khéo nghề nghiên bút, bàn đến quốc sự thì phi Nghiêu Thuấn lại Hạ, Thương, Chu, việc mấy ngàn năm trước cứ đem làm gương cho thời hiện tại, rồi cứ nghễu nghện tự xưng mình hơn người, cho thiên hạ là dã man…
Thành ra, người không biết thì cứ một niềm tự đắc, người biết thì phải làm câm làm điếc, không thở ra với ai được, phải ngồi khoanh tay mà chịu…”
(Việt Nam sử lược- Trần trọng Kim, tập 2; trang 239)
Ở đoạn này, ông Trần trọng Kim nói đến: “người biết thì phải làm câm làm điếc”, ấy là muốn nhắc đến nhóm cải cách, gồm các ông Nguyễn trường Tộ, Đinh văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Đĩnh, Phan Liêm… Nhóm cải cách này có thể ví như những bộ óc duy nhất còn có ánh sáng vào thời điểm ấy, nhưng họ ở giữa một tầng lớp quan lại ngu dốt tăm tối như thế nên không thể nào cựa quạy được. Đó là luật “chuyên chế của số đông”.
Ông Trần trọng Kim thở than: Âu cũng là vận nước.
Tôi cho rằng: Cái vận nước tối tăm này nó có cỗi rễ ở căn bệnh Khổng Nho hoặc nói nôm na căn bệnh Ngửi rắm Tầu.
Khổng Khâu cứ mở mồm là gọi các tộc dân khác là man di. Triều đình Trung hoa gọi các nước chư hầu là chó mèo, chồn cáo, sâu bọ. Họ chính thức dùng chữ chó để gọi người Việt. Vậy mà, đến lượt đám quan lại Việt lại học theo ông chủ của mình gọi dân Tây dương là bọn man di, man di vì không viết chữ Hán, man di vì không biết quỳ gối, khom lưng, ôm chân vua để lạy theo kiểu Tàu, man di vì không biết Nghiêu Thuấn với Ngũ hoàng là cái chi chi…
Thật hài hước.
Kẻ ở trong hang thì không biết mình ở trong hang vì không bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời. Đám quan lại triều Nguyễn cố tình quên đi rằng chính họ bị triều đình phương bắc coi là man di để có thể tiếp tục yên trí mà ôm chân chúng. Để các bạn đọc trẻ hiểu rõ ngày xưa triều đình Trung quốc khinh bỉ vua chúa Việt Nam ra sao, tôi xin đưa ra một dẫn chứng:
Thế kỷ XVIII, nước ta có ông quan nổi tiếng về tài chữ nghĩa đến mức được liệt danh là bác học, nhưng ông ta cũng nổi tiếng không kém về thói tham nhũng, nên lời bình phẩm của hậu thế cũng rậm rạp, đa chiều. Đó là ông Lê Quý Đôn.
Sách Vân Đài loại ngữ viết như sau (trang 8, 9):
“Năm Cảnh hưng thứ 21(1760) Thái thượng hoàng Lê Ý Tôn mất, Lê Quý Đôn được cử cùng Trần huy Mật cầm đầu sứ bộ sang báo tang cùng vua nhà Mãn Thanh. Tại triều đình Mãn Thanh, Lê Quý Đôn được nhiều bậc đại thần và danh nho phải kính phục về tài học uyên bác, và văn chương lỗi lạc của ông. Nhưng chuyến đi này có điều đáng kể hơn hết là khi trở về đến Quế lâm, ông đã viết thư cho viên quan đầu tỉnh Quảng tây, phản đối việc Thanh triều đã dùng chữ Di quan Di mục để gọi sứ bộ ta trên những văn thư của họ. Trước sự phản đối của Lê Quý Đôn, viên Bố chánh Quảng tây là Diệp Tồn Nhân phải chịu là đúng và làm sớ tâu lên triều đình. Thanh triều cũng phải chấp nhận đề nghị, thông sức cho các địa phương Trung quốc, khi nói về sứ bộ ta thì phải dùng bốn chữ: Sứ bộ An nam.”
Như thế, trước năm 1760, tất thảy những đoàn đi sứ của Việt Nam đều phải nhẫn nhục chấp nhận thân phận Di quan, Di mục. Và việc làm của Lê Quý Đôn ngày ấy đã được coi là một chiến công hiển hách lắm rồi.
Bây giờ, trở lại thời điểm nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, bởi ở thời điểm ấy, ta nhìn rõ hơn bao giờ hết căn bệnh mãn tính của xã hội Việt Nam. Ông Trần trọng Kim khi viết cuốn Việt Nam lược sử đã tự xưng danh là Lệ thần. Điều ấy có nghĩa ông tự xác nhận là mình ở trong cái Lò nhà Nguyễn. Cho nên, phải xem những dòng chữ trong cuốn sách ấy là bằng chứng về nỗi đau đớn và sự thú nhận những dầy vò, nhục nhã của ông:
“…Xưa nay ta vẫn công nhận nước Tàu là thượng quốc và vẫn phải lệ triều cống. Hễ khi nào trong nước có việc biến loạn thì vẫn trông mong nước Tàu sang cứu. Không ngờ từ thế kỷ XIX trở đi, thế lực các nước bên Âu tây mạnh lên, người phương Tây đi lược địa rất nhiều, mà tình thế nước Tàu thì rất là suy nhược…
Lúc ấy nước Tàu chẳng khác cái nhà hẩm nát sắp đổ, mà ta vẫn không tỉnh ngộ, cứ mê mộng là nước ấy còn cường thịnh, có thể giúp ta được trong cơn nguy hiểm. Bởi vậy khi quân Pháp đã lấy Bắc kỳ rồi, người mình còn trông cậy ở quân cứu viện của Tàu. Phương ngôn ta có câu rằng: Chết đuối vớ phải bọt, thật là đúng lắm. Nếu người Tàu có đủ thế lực cứu được ta, thì trước hết họ hãy cứu lấy họ đã. Nhưng lúc bấy giờ từ vua quan cho chí bọn sĩ phu trong nước ta, ai là người hiểu rõ cái tình thế ấy? Cho nên không những là ta không chịu cải cách chính thể của ta cho hợp thời mà lại còn làm những điều ngang ngạnh để cho chóng hỏng việc. Ấy cũng là cái vận nước chẳng may, song những người đương lộ lúc ấy cũng không sao tránh được cái lỗi của mình vậy.
(…)
Triều đình ta bấy giờ nghĩ nước Pháp cố ý chiếm đoạt, và lại tưởng rằng nước Tàu có thể bênh vực được mình, cho nên mới sai ông Phạm Thận Duật sang Thiên Tân cầu cứu…
Tuy vậy, không những là Tàu không cứu được mình mà lại còn muốn nhân dịp để mượn tiếng sang lấy nước mình. Xem như khi thành Hà Nội thất thủ, quan tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh làm mật sớ tâu về với vua Thanh, đại lược nói rằng: Nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ các tỉnh ở thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở phía bắc sông Hồng Hà. Bởi vậy triều đình nhà Thanh mới sai Tạ kinh Bưu, Đường cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc ninh và ở Sơn tây, sau lại sai quan bố chính Quảng tây là Từ diên Húc đem quân sang tiếp ứng”.
(Việt Nam lược sử – Trần trọng Kim, tập 2 ; trang 292 , 293, 299)
Đến đây, tôi nghĩ cũng tạm đủ để độc giả nhìn lại thời mạt của triều Nguyễn. Nếu so sánh với ngày nay, quý vị sẽ thấy rất nhiều yếu tố tương đồng. Chỉ có điều khác biệt là giờ đây, không phải nòng đại bác của bọn man di Tây dương áp vào bờ biển nước ta, mà là họng súng của chính Thiên triều. Ván cờ đã đổi. Nhưng óc nô lệ, sự ngu muội của triều đình cộng sản thì lặp lại nguyên xi trạng thái của triều đình Tự Đức năm xưa. Một bộ máy tê liệt vì hai lý do: Thói quen tôi đòi, theo đuôi và Tệ tham nhũng. Phải nhắc lại rằng người cộng sản Việt Nam không rơi từ trên trời xuống, họ là một bộ phận của dân tộc Việt, họ mang đầy đủ các phẩm tính tích cực cũng như tiêu cực của dân tộc ấy. Não trạng của họ giờ đây chẳng qua cũng là sự nối dài não trạng của đám quan triều đình nhà Nguyễn năm xưa. Như tôi đã nói, lịch sử vốn dai dẳng hơn chúng ta vẫn tưởng. Và thói quen là bản tính thứ hai của con người. Sống trong bóng tối u mê hàng ngàn năm tạo thành một nhịp sinh tồn, một điệu suy tư, một dòng cảm hứng mà con người không tự nhận thức được. Một thứ goût được hình thành, vĩnh định. Vì thế, sự ra đời của lá cờ đỏ sao vàng là kết tinh của ngần ấy yếu tố, một minh chứng hiển nhiên cho thói quen ngàn năm nô lệ trước bắc phương. Nếu như trước đây, không thiếu người theo quốc gia (Quốc Dân Đảng và Đại Việt ) than khóc vì sự thắng lợi của cộng sản trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thì giờ đây, ắt không thiếu người cộng sản run rẩy vì lo sợ cho tương lai. Đường lối chính trị của đảng đặt họ vào sự giằng giật, phân tranh giữa Một người Việt Nam yêu nước, muốn duy trì nền độc lập với Một người cộng sản phương nam, lệ thuộc đám cộng sản phương bắc. Nếu họ chấp nhận đường lối này, ắt họ phải chịu thân phận hai lần nô lệ (double de l’esclavage). Xưa kia, họ ngẩng cao đầu vì chiến thắng, giờ đây, họ phải cắm mặt nhìn xuống đất vì chấp nhận sự nhục nhã. Không có gì lạ, xưa nay dòng đời vốn chảy trôi như thế:
“Hoạ là chỗ núp của phúc, phúc là nơi sinh ra hoạ.”
Hơn hai ngàn năm trước Lão tử đã nói rồi. Năm 1945, sự thắng lợi của người cộng sản trên đấu trường lịch sử là không tránh được vì mảnh đất này âm u hồn ma của Khổng Khâu. Chế độ dân chủ không thể đặt chân vào nơi mà con chó giữ cấm thành cho chế độ quân vương vẫn ngồi chồm chỗm. Nhưng từ 1945 đến nay, 68 năm đã trôi qua. Hoa đã rữa, nhị đã tàn. Những người cộng sản thôi là chim phượng hoàng mà chỉ còn là bầy qụa. Cái xã hội chủ nghĩa mà họ xây dựng về bản chất đâu có khác gì khuôn mẫu Chu công. Độc giả chỉ cần so sánh hình ảnh này thôi: Tứ Thư , Ngũ Kinh đã biến thành Sách đỏ của Mao trạch Đông, người cầm lái vĩ đại. Ở Trung quốc, thứ sách ấy được tụng hơn kinh thánh. Ở Việt Nam thì nó là thứ Văn hoá vô sản mà ông Tố Hữu gần như là kẻ độc nhất chiếm diễn đàn, bên cạnh “nhà thơ Hồ chí Minh” trong mấy thập kỷ liền. Để lặp lại hành vi của Tần Thuỷ Hoàng, đã có ông Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ và bộ trưởng bộ văn hoá, ra lệnh đốt sách (xin lỗi, tôi không còn nhớ rõ năm tháng). Và, để hoàn thiện cái phần so sánh này, tôi xin nhắc độc giả về sự việc vào khoảng năm 2011-2012, khi đảng cộng sản vờ vĩnh kêu gọi dân góp ý để sửa sang luật, một nhà báo nào đó yêu cầu thay đổi chính sách độc đảng, liền lập tức bị ông Nguyễn Phú Trọng mắng rằng:
“Không còn đạo đức nữa hay sao mà dám chủ trương đa đảng?”
Sau đó, ông ta hạ lệnh đuổi việc nhà báo trên, tức là bóp dạ dày thay vì cắt mũi.
Cái sự kiện này khiến tôi cười phá lên vì chợt nhớ đến đoạn Khổng Khâu mắng Quý Tôn Hoàn tử khi đã dám dùng vũ bát dật tại gia sảnh là kẻ Nhẫn tâm. Hai nghìn năm trăm năm đã trôi qua mà óc con người vẫn thế thôi, Khổng Tử quả là con vi trùng dai dẳng nhất, sức đề kháng lớn nhất ở xã hội Á Đông. Đó là loại vi trùng gây bệnh nhũn não. Không phải Mác hay Lê mà chính ông ta mới là vị thầy đích thực của những người cộng sản Việt Nam, cũng như trước kia, ông ta đã từng là thần tượng dài lâu cho các nhà Nho, lớp Sĩ của nước Việt.
Tuy nhiên, thời đại đã thay đổi.
Thanh niên Việt Nam bây giờ không còn muốn người ta ra lệnh cho họ chỉ được dùng vũ hai dật hay bốn dật nữa. Họ thích gì họ nhẩy kiểu nấy. Chỉ có điều, nếu họ muốn làm người Việt Nam, họ muốn chống Tàu thì họ phải ném lá cờ đỏ sao vàng đi mà sáng tạo ra một lá cờ khác, mầu sắc khắc, hình tượng khác.
Người ta không thể cam kết làm thân phận nô lệ khi đã có khát vọng dân chủ và tự do.
© 2013 DCVOnline

QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC - Phần 2


* VÁCLAV HAVEL
(tiếp theo - Phần 2)
             ... Một di sản của "nhận thức đúng đắn" nguyên thuỷ ấy là nét khác thường thứ ba, cái đã khiến cho hệ thống của chúng ta khác với các nền độc tài hiện đại khác: nó điều hành một ý thức hệ cực kì linh hoạt, được kiến tạo một cách lo-gic, chính xác hơn, và nhìn chung là dễ hiểu, mà trong sự toàn vẹn và chi tiết của nó, thì gần như một tôn giáo được thế tục hóa. Nó cung cấp lời giải đáp có sẵn cho mọi câu hỏi - bất kể là gì; nó hầu như không thể được chấp nhận từng phần, và việc chấp nhận nó có những hệ quả vô cùng nghiêm trọng với đời sống con người.
Trong một kỉ nguyên mà sự chắc chắn siêu hình và hiện sinh đang trong trạng thái khủng hoảng, khi con người bị quật gốc và tha hóa, đang mất dần cảm nhận về thế giới này có nghĩa gì, không thể khác được là ý thức hệ này có sự hẫp dẫn an thần nhất định. Với loài người đang lưu lạc, nó hứa hẹn ngay lập tức có một mái ấm đủ đầy: tất cả những gì người ta cần làm là chấp nhận nó, và đột nhiên mọi thứ một lần nữa trở nên rõ ràng, cuộc sống đón nhận ý nghĩa mới, và mọi điều bí hiểm, mọi câu hỏi không lời đáp, sự phân vân và cô đơn biến mất.
                 > Quyền lực Phần 1 
Tổng thống Václaw Havel
Tất nhiên, con người cũng phải trả giá đắt cho căn nhà thuê giá rẻ này: cái giá là việc anh ta phải từ bỏ các suy nghĩ duy lý, nhận thức, và trách nhiệm, vì một đặc điểm thiết yếu của ý thức hệ này là sự phó thác suy lý và nhận thức cho quyền lực cao hơn. Nguyên tắc ở đây là trung tâm của quyền lực đồng nghĩa với trung tâm của chân lý. (Trong trường hợp của chúng ta, mối quan hệ với chính trị thần quyền kiểu La Mã phương Đông là trực tiếp: quyền lực trần tục cao nhất trùng với quyền lực tinh thần cao nhất). Nhưng hiển nhiên là, bên cạnh tất cả những điều này, ý thức hệ không còn có ảnh hưởng to lớn nào lên con người, ít nhất là trong khối chúng ta (có thể với một ngoại lệ là nước Nga, nơi mà tinh thần nô lệ, với sự mù quáng của nó, sự sùng bái chết người đối với những người thống trị và sự chấp nhận ngay lập tức mọi tuyên bố của họ, vẫn còn áp đảo, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước siêu cường - vốn có truyền thống đặt lợi ích của đế chế cao hơn các lợi ích của con người). Nhưng điều này cũng không quan trọng, bởi vì ý thức hệ đóng vai diễn của nó trong hệ thống chúng ta một cách tuyệt hảo (một chủ đề mà tôi sẽ trở lại), chính vì nó là chính nó.
Bốn là, kỹ thuật thực thi quyền lực trong các nền độc tài cổ điển bao gồm một yếu tố cần thiết là sự ứng biến. Các cơ chế dùng quyền lực phần lớn không được thiết lập chặt chẽ, và có khoảng không đáng kể dành cho sự thực thi quyền lực một cách ngẫu nhiên, tùy tiện và không bị giới hạn. Về mặt xã hội, tâm lý và vật chất, những điều kiện cho sự thể hiện một dạng đối lập nào đó vẫn tồn tại. Một cách ngắn gọn, có nhiều vết nối trên bề mặt có thể tách ra trước khi toàn bộ hệ thống đã tìm được cách ổn định hóa. Trái lại, hệ thống của chúng ta được phát triển trong hơn sáu mươi năm ở Liên bang Xô Viết, và trong khoảng ba mươi năm ở Đông Âu; hơn nữa, nhiều trong số các đặc điểm cấu trúc cổ nhất của nó đã bắt nguồn từ chế độ chuyên chế Nga hoàng.
Trên khía cạnh vật chất của quyền lực, điều này đã dẫn tới việc hình thành các cơ chế được xây dựng khéo léo và tinh tế để phục vụ cho nhiệm vụ giật dây toàn bộ công chúng một cách trực tiếp và gián tiếp, mà với tư cách là nền tảng quyền lực vật chất, nó đại diện cho một cái gì đó rất mới. Cùng lúc đó, không nên quên rằng hệ thống này lại được nâng cao hiệu quả một cách đáng kể bằng sở hữu nhà nước và điều khiển từ trung ương mọi tư liệu sản xuất. Điều này tạo cho cấu trúc quyền lực một tiềm lực chưa từng có và không thể kiểm soát nổi để đầu tư cho chính nó (ví như trong các lĩnh vực hành chính quan liêu và cảnh sát) và tạo thuận lợi cho cấu trúc này, trong vai người tuyển dụng duy nhất, điều khiển sự tồn tại hàng ngày của mọi công dân.
Cuối cùng, nếu như một bầu không khí ngập tràn nhiệt tình cách mạng, chủ nghĩa anh hùng và bạo lực thẳng tay trong mọi mặt đã từng là biểu trưng cho chế độ độc tài cổ điển, thì các vết tích cuối cùng của một bầu không khí như thế đã biến mất khỏi khối Xô viết. Từ lâu, khối này không còn là một ốc đảo bị cô lập khỏi thế giới phát triển và miễn nhiễm với mọi tiến trình diễn ra trong đó. Ngược lại, khối Xô viết đã là một phần hữu cơ của một thế giới rộng lớn hơn, chia sẻ và định hình số phận của thế giới. Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là trật tự của các giá trị tồn tại trong các nước phát triển phương Tây, theo một nghĩa nào đó, đã xuất hiện trong xã hội chúng ta (thời gian dài cùng tồn tại với phương Tây chỉ thúc đẩy nhanh tiến trình này mà thôi). Nói cách khác, cái mà chúng ta đang có đây chỉ là một dạng khác của xã hội tiêu thụ và công nghiệp, với tất cả những hậu quả tâm lý, tri thức và xã hội kèm theo. Sẽ không thể hiểu nổi bản chất của quyền lực trong hệ thống của chúng ta mà không tính đến điều này.
Sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống của chúng ta - trên phương diện bản chất của quyền lực - với cái chúng ta vẫn thường hiểu là nền độc tài, sự khác biệt mà tôi hi vọng là đã rất rõ ràng dù chỉ từ các so sánh phiến diện vừa qua, đã khiến tôi phải tìm thuật ngữ thích hợp cho hệ thống của chúng ta, hoàn toàn chỉ để phục vụ cho tiểu luận này. Nếu sau đây tôi gọi nó là hệ thống hậu-toàn trị, thì tôi hoàn toàn hiểu rằng đây có thể không phải là thuật ngữ chuẩn xác nhất, nhưng tôi không thể tìm ra một từ nào khả dĩ hơn. Tôi không định ám chỉ tiền tố hậu (post-) có nghĩa rằng hệ thống không còn là toàn trị nữa. Ngược lại, tôi muốn nói rằng nó là toàn trị theo cách hoàn toàn khác với nền độc tài cổ điển, khác với chủ nghĩa toàn trị mà chúng ta vẫn thường hiểu.
Tuy nhiên, những bối cảnh mà tôi vừa đề cập chỉ tạo ra một tập hợp các yếu tố mang tính điều kiện, và một khung hiện tượng cho kết cấu quyền lực thực tế của hệ thống hậu toàn trị, mà bây giờ tôi sẽ cố gắng nhận diện một số mặt.

         III.
Người quản lý một cửa hàng rau quả đặt trong cửa sổ, bên cạnh những lô hành và cà-rốt, khẩu hiệu: "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!". Anh ta đang gắng truyền đạt gì với thế giới vậy? Có đúng là anh ta thực lòng hào hứng với ý tưởng đoàn kết giữa những người vô sản trên thế giới? Có thực lòng nhiệt thành của anh ta lớn đến mức anh ta cảm thấy không cưỡng được nhu cầu khiến công chúng phải làm quen với lý tưởng ấy? Liệu anh ta đã thực sự dành một giây phút nào nghĩ về sự đoàn kết ấy có thể diễn ra như thế nào hay liệu nó có ý nghĩa gì không?
Tôi nghĩ, ta có thể yên tâm mà giả định rằng tuyệt đại bộ phận người quản lí cửa hàng không bao giờ nghĩ về khẩu hiệu họ đặt trong cửa sổ, hay dùng nó để thể hiện quan điểm thực sự của họ. Cái poster đó được cấp cho họ từ trụ sở doanh nghiệp, cùng với hành và cà-rốt. Anh ta đặt nó lên cửa sổ vì đã làm như vậy trong nhiều năm, vì mọi người đều làm thế, và vì đó là việc phải làm. Nếu anh ta từ chối, hẳn đã có rắc rối xảy ra. Anh ta có thể bị phiền hà vì không có "vật trang trí" thích hợp trong cửa sổ; ai đó thậm chí còn có thể tố cáo anh là không trung thành. Anh ta làm vậy bởi vì những điều ấy là cần phải làm nếu muốn yên thân. Đó là một trong hàng ngàn tiểu tiết đảm bảo cho anh ta một cuộc sống tương đối yên ổn, hay "hòa hợp với xã hội", như họ vẫn thường nói.
Tất nhiên, người bán rau bàng quan với nội dung chữ nghĩa của khẩu hiệu được trưng ra; anh ta chẳng đặt khẩu hiệu trong cửa sổ vì thôi thúc cá nhân muốn công chúng làm quen với lý tưởng mà nó kêu gọi. Nhưng hiển nhiên, điều này không hề có nghĩa là hành động của anh ta không hề có động cơ, hoặc chẳng có ý nghĩa gì, hoặc khẩu hiệu đó không truyền đạt tới ai thông tin nào hết. Cái khẩu hiệu chính là một tín hiệu, và theo đó nó bao hàm một thông điệp tuy vi tế nhưng rất dứt khoát. Nói nôm na, nó là thế này: "Tôi, người bán rau quả XY, sống ở đây và tôi biết việc tôi phải làm. Tôi hành xử theo cách người ta trông đợi. Tôi đáng tin và tôi đứng ngoài mọi rắc rối. Tôi phục tùng và vì thế, tôi có quyền được yên thân". Thông điệp này, tất nhiên có người nhận: nó được gửi lên trên, tới những người cao hơn anh bán rau, và đồng thời nó là lá chắn bảo vệ anh khỏi những kẻ hớt lẻo rình rập. Vì thế, ý nghĩa thực của khẩu hiệu bám rễ sâu vào sự tồn tại của anh hàng rau. Nó phản ánh lợi ích sống còn của anh ta. Vậy những lợi ích sinh tồn ấy là gì?
Hãy dừng lại để ghi chú là: nếu người bán rau được hướng dẫn bày khẩu hiệu: "Tôi sợ và vì thế phục tùng vô điều kiện", anh ta sẽ không bàng quan với nội dung của nó, cho dù tuyên bố ấy là đúng sự thật. Người bán rau sẽ cảm thấy xấu hổ và nhục nhã vì cái tuyên bố thẳng thừng về sự mất phẩm cách của anh ta trong cửa sổ cửa hàng, và cũng tự nhiên thôi, bởi anh là con người và vì thế mà có cảm nhận về phẩm giá của mình. Để vượt qua sự rắc rối này, sự thể hiện lòng trung thành của anh ta phải dưới dạng một dấu hiệu mà, ít nhất trên bề mặt từ ngữ, biểu hiện một mức độ tin tưởng không tư lợi. Nó phải cho phép người bán rau biện bạch: "Có gì sai với chuyện vô sản toàn thế giới đoàn kết đâu?" Vì thế mà dấu hiệu này giúp cho người bán rau che giấu lương tâm anh ta về cái cơ sở mong manh của sự phục tùng của mình, và cùng lúc, che giấu nền tảng yếu ớt của quyền lực. Nó giấu chúng dưới mặt tiền của một cái gì đó cao xa. Và cái gì đó ấy chính là ý thức hệ.
Ý thức hệ là một cách ngụy tạo để liên hệ với thế giới. Nó ban cho loài người ảo ảnh về một bản sắc, một phẩm giá, và một đạo đức trong khi tạo điều kiện cho họ từ giã chúng. Như là một kho chứa của một cái gì đó "siêu cá nhân" và khách quan, nó cho phép con người đánh lừa nhận thức của mình, che giấu vị trí thực và modus vivendi [tạm dịch là “cách sống”] không vinh quang của họ, cả với thế giới và với chính mình. Đó là một cách, vừa thực dụng nhưng đồng thời lại có vẻ thần thánh, để hợp lý hóa cái gì trên, cái gì dưới và cho mỗi bên. Nó hướng tới con người và hướng tới Thượng đế. Nó là bức màn mà đằng sau đó con người có thể che giấu sự tồn tại sa sút, sự tầm thường hóa và thích nghi của họ với nguyên trạng. Nó là sự biện minh ai cũng có thể dùng, từ người bán rau quả, người che giấu nỗi sợ hãi mất việc làm đằng sau cái cớ là sự quan tâm tới việc đoàn kết của vô sản toàn thế giới, cho đến những cơ cấu cao nhất, những người quan tâm đến việc ở lại ngôi cao có thể núp dưới những mệnh đề phục vụ giai cấp công nhân. Chức năng biện bạch cơ bản của ý thức hệ, do đó, là cho người ta, cả với tư cách là nạn nhân, và với tư cách là trụ cột của hệ thống hậu toàn trị, một ảo giác rằng hệ thống đang hòa hợp với trật tự con người và trật tự của vũ trụ.
Nền độc tài càng nhỏ và xã hội bên dưới nó càng ít phân tầng do hiện đại hóa thì ý chí của nhà độc tài càng được thực thi một cách trực tiếp. Nói cách khác, nhà độc tài có thể sử dụng các nguyên tắc hầu như trần trụi, tránh các quá trình phức tạp gắn với ý thức hệ nhằm liên hệ hắn với thế giới và để tự biện minh. Nhưng nếu các cơ chế quyền lực ngày càng phức tạp, và xã hội mà chúng cai trị càng trở nên rộng rãi và bị phân hóa hơn, nếu bề dày lịch sử vận hành của nền độc tài càng lớn, thì các cá nhân ngày càng bị buộc phải liên hệ với chúng từ bên ngoài, và các biện minh ý thức hệ ngày càng quan trọng hơn. Nó đóng vai trò như thể là cầu nối giữa chế độ và nhân dân, qua đó chế độ tiếp cận nhân dân và nhân dân tiếp cận chế độ. Điều này giải thích tại sao ý thức hệ đóng vai trò quan trọng đến thế trong hệ thống hậu toàn trị: thật không thể tưởng tượng nổi nếu cơ cấu phức tạp của các đơn vị, trật tự đẳng cấp, vô số van an toàn, và các công cụ gián tiếp đủ loại để giật dây - vốn đã đảm bảo cho sự hòa hợp của hệ thống bằng vô số cách khác nhau, không chừa chỗ cho ngẫu nhiên - lại có thể thiếu ý thức hệ trong vai trò như là biện minh chung cho hệ thống, đồng thời là biện minh của từng bộ phận.

IV.
Giữa các mục tiêu của hệ thống hậu toàn trị và các mục tiêu của cuộc sống có một vực thẳm luôn ngoác ra: trong khi cuộc sống, trong bản chất của nó, dịch chuyển tới đa cực, đa dạng, tự tổ chức và tự thiết chế, và tóm lại là tới sự thực hiện quyền tự do của nó, thì hệ thống hậu toàn trị đòi hỏi phục tùng, thống nhất và kỉ luật. Trong khi cuộc sống mãi mãi đòi hỏi tạo ra các cấu trúc mới và "khó đoán trước", hệ thống hậu toàn trị mưu toan trói buộc cuộc sống vào các trạng thái định trước. Các mục tiêu của hệ thống bộc lộ đặc điểm cơ bản nhất của nó là tính hướng nội, một chuyển dịch dần tới [việc phục vụ] hoàn toàn cho và không thể đảo ngược tới chính bản thân nó, cũng tức là bán kính ảnh hưởng của nó cũng phải không ngừng được mở rộng. Hệ thống này chỉ phục vụ con người trong chừng mực vừa đủ để con người phục vụ lại nó. Bất kì điều gì hơn thế, tức là bất kì điều gì dẫn con người tới việc vượt lên các vai trò định trước của họ, đều bị hệ thống coi là tấn công vào nó. Và trên phương diện này, nó đã đúng: bất kì ví dụ nào của sự lấn lướt như thế đều là sự phủ định hệ thống một cách thực sự. Vì thế, có thể nói rằng, mục tiêu nội tại của hệ thống hậu toàn trị không chỉ đơn thuần là sự bảo tồn quyền lực trong tay bè lũ thống trị, như mới nhìn thoáng qua thì có vẻ thế. Thay vào đó, hiện tượng xã hội của tự bảo tồn phải phục tùng cái gì đó cao hơn, phục tùng một kiểu tự vận hành máy móc mù quáng đang điều khiển hệ thống. Bất kể vị trí nào mà cá nhân nắm giữ trong trật tự đẳng cấp của hệ thống, họ không được hệ thống coi là có giá trị tự thân nào hết, mà chỉ là các vật nhằm bơm năng lượng và phục vụ sự tự vận hành máy móc này. Vì lý do đó, khát vọng quyền lực của một cá nhân chỉ có thể chấp nhận được nếu định hướng của nó trùng hợp với định hướng của cỗ máy tự động của hệ thống. 
Ý thức hệ, khi đóng vai trò là cây cầu bào chữa nối giữa hệ thống và cá nhân, đã bắc dọc qua cái vực thẳm nối hai bờ mục tiêu của hệ thống và mục tiêu của cuộc sống. Nó giả như là các yêu cầu của hệ thống bắt nguồn từ các yêu cầu của cuộc sống. Nó là một thế giới hình thức đang tìm cách vượt qua hiện thực. 
Hệ thống hậu toàn trị đụng chạm đến con người trong mỗi bước đi, nhưng nó làm thế với cái găng tay ý thức hệ. Chính vì điều này mà cuộc sống trong hệ thống mới thấm đẫm đạo đức giả tạo và những điều dối trá như thế: nhà nước của quan liêu thì lại được gọi là chính quyền nhân dân; người lao động bị nô dịch dưới cái tên giai cấp lao động; sự thoái hóa hoàn toàn của cá nhân thì được trình bày như là sự giải phóng tột bậc; bưng bít thông tin được gọi là cung cấp thông tin cho quần chúng, sử dụng quyền lực để giật dây thì được gọi là kiểm soát công cộng về quyền lực; lạm dụng quyền lực tùy tiện thì được gọi là tôn trọng luật pháp, đè nén văn hóa thì được gọi là phát triển văn hóa; sự mở rộng ảnh hưởng đế chế thì được trình bày như thể là giúp đỡ người bị áp bức; mất tự do ngôn luận trở thành hình thức cao nhất của tự do; các kì bầu cử lố bịch trở thành hình thức dân chủ cao nhất; cấm suy nghĩ độc lập thành thế giới quan khoa học nhất; chiếm đóng quân sự trở thành giúp đỡ anh em. Vì chế độ bị nhốt chặt trong những lời dối trá của nó, nó phải xuyên tạc tất cả. Nó xuyên tạc quá khứ. Nó bóp méo hiện thực và nó bịa đặt tương lai. Nó xuyên tạc thống kê. Nó giả đò như không nắm giữ các cơ quan an ninh có quyền lực vô hạn và đốn mạt. Nó vờ vĩnh tôn trọng các quyền con người. Nó giả đò như không kết án ai. Nó làm như không sợ bất kì điều gì. Nó giả vờ như không giả vờ gì cả. 
Các cá nhân không cần phải tin vào tất cả những điều thần bí hóa này, nhưng họ phải hành xử như thể là họ tin, hoặc ít nhất họ phải nhân nhượng chúng trong im lặng, hoặc phải tử tế với những ai làm việc cho chúng. Tuy thế, bởi lí do này mà họ phải sống trong dối trá. Họ không cần chấp nhận sự dối trá. Chỉ cần họ chấp nhận sống cùng với nó và sống trong nó là đủ. Cũng chính vì sự thật này, mà chính các cá nhân đã xác nhận hệ thống, thành toàn cho hệ thống, làm nên hệ thống, và là hệ thống...
(còn tiếp)