Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Tin thứ Năm, 20-06-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Những vần thơ của Lê Quốc Quân: Hỏa Lò vọng sóng biển Đông (Dân Luận). “Có đôi tay bất lực ghì vào song sắt/ Da diết gọi Hoàng Sa-Trường Sa/ Âm vang mãi của sóng giọng của người tù/ Rơi vào khoảng không vô vọng!/ Lũ giặc cướp tung hoành trên biển đông/ Chúng lập tam sa xây nhà tù trên đảo./ Bắn giết hải quân cầm tù ngư phủ/ Chúng cắt thông tin xua bình minh trên biển…
- Hoàng Sa và Trường Sa – Chủ quyền: Các khía cạnh lịch sử và pháp lý (Phần I) (Sudestatiatico.com/ Gốc sân). – Vị tướng và hồi ức về lần đầu tác nghiệp ở Trường Sa (NB&CL).  – Tặng bằng khen Việt kiều sưu tập tài liệu chủ quyền (TTXVN).  – Đưa Trường Sa gần đất liền (NLĐ).  – Ra mắt sách ảnh “Trường Sa trong trái tim tôi” (TN). – Nguyễn Văn Thạnh: Lời mời từ Đà Nẵng (BoxitVN).
- Việt Nam than phiền bản đồ của Arsenal (BBC). – Arsenal hứa sửa ngay lỗi thiếu Hoàng Sa, Trường Sa trong clip giới thiệu (TP).  – Vụ “Bản đồ VN trong clip của Arsenal”: Arsenal chưa sửa sai! (DV).
- Chủ tịch Sang bắt đầu thăm Trung Quốc (BBC). “Giới quan sát cho rằng hai chủ đề chính trong chuyến đi lần này của ông sẽ là kinh tế-thương mại và an ninh ở Biển Đông”. – Lãnh đạo VN và TQ gặp nhau tại Bắc Kinh (BBC). – Việt Nam, Trung Quốc đồng ý thiết lập đường dây nóng để giải quyết các sự cố về đánh, bắt cá ở Biển Đông: China, Vietnam Agree to Set up Hotline (AP/ ABC News). Vậy mấy cái đường dây nóng mà 2 nước đã thiết lập từ trước tới giờ đâu rồi? Bị cắt đứt hết rồi nên phải lập lại? Hay là nóng quá nên cháy hết?
- Mời xem lại: Tháng 3-2009: Việt – Trung thiết lập đường dây nóng (BBC). – Tháng 1-2012: VNPT lập đường dây nóng Việt Nam-Trung Quốc (Gafin). – Tháng 2-2012: Đường dây nóng Việt – Trung về các vấn đề trên biển (Tin mới). – Ngày 3-3-2013: Khai trương đường dây nóng về Biển Đông (VNE).- Ngày 8-3-2012, đường dây nóng của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đã được khai trương: Về việc Việt Nam – Trung Quốc thiết lập đường dây nóng (Tin mới). - Tháng 6-2013: Thiết lập đường dây nóng hải quân Trung Quốc-Việt Nam (KT).
- Gởi Chủ tịch Trương Tấn Sang (DLB). “Một đất nước bốn ngàn năm anh dũng/ Để hôm nay rơi vào cảnh khốn cùng./ Bởi lãnh đạo là một bầy sâu mọt/ Hèn với quân thù và tàn bạo với lương dân“.
H2<= Đồng thuận cái gì mà vỗ tay dữ vậy? – Chủ tịch Việt Nam công du Trung Quốc dưới sức ép của công luận trên hồ sơ Biển Đông (RFI). – Biển Đông : Bắc Kinh sẽ tăng sức ép trên Việt Nam nhân chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang (RFI). GS Carl Thayer: “Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện sự cung kính Trung Quốc bằng cách không công khai ủng hộ Philippines và vụ nước này kiện (Trung Quốc) ra trước Tòa án Trọng tài của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam sẽ tiếp tục giữ một thái độ kín đáo trên vấn đề Biển Đông, ngoại trừ khi phải đối phó với những sự cố cụ thể”.
- Việt – Trung ký 10 văn kiện hợp tác (BBC). “Trung Quốc sẽ cấp khoản vay ưu đãi 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và còn có một hiệp định cho vay liên quan dự án nhà máy đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu đôla“. – Khập khiễng thương mại Việt-Trung (BBC). “TTXVN còn kể rằng: ‘Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỷ USD ưu đãi’. 1,6 tỷ USD là một số không nhỏ. Nhưng so với 16,4 tỷ USD mà Việt Nam thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc, con số ấy chẳng là gì.  – Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Các món nợ tại Việt Nam, Trung Quốc (RFA). “Một xứ độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc mà theo kinh tế thị trường hay kinh tế tư bản giả hiệu thì đấy là chủ nghĩa tư bản thân tộc ăn bám vào hệ thống tư bản nhà nước và các tập đoàn quốc doanh và mở ra cơ hội tầm tô”.
- Philippines điều thêm quân ra Bãi Cỏ Mây (BBC). “Lực lượng thủy quân lục chiến Philippines tại Bãi Cỏ Mây đóng trên một tàu bệnh viện cũ được cho lên bờ và cải tạo từ năm 1999, sau đó trở thành biểu tượng chủ quyền của nước này”. – Thủy quân lục chiến Philippines đóng trái phép Bãi Cỏ Mây, VN (N Today).  – Philippines đưa quân đến vùng tranh chấp ở Biển Đông (VnM).
- Việt-Trung đạt thỏa thuận khai thác dầu khí trên vịnh Bắc Bộ (VOV).  – Thảo luận về tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn ở Biển Đông (CP).  – Sớm lập đường dây nóng ASEAN-Trung Quốc (NLĐ).
- “Luật hóa” kế sách giữ nước (QĐND).  – Tếu: Cấp I sẽ được học quốc phòng, an ninh (VnM). – ĐẤU ĐÁ GIỮA ĐẢNG QUYỀN VÀ CHÍNH QUYỀN KHÓ TRÁNH KHỎI CUỘC CHÍNH BIẾN TẠI HÀ NỘI (TNM).
- Mỹ gây thất vọng với đồng minh về biển đảo (VnM).
- Cận cảnh tàu chiến lớn thứ 2 của Pháp đang thăm Việt Nam (TN).
TS Cari Coe, NCS Thomas Crosbie, GS Lisa Drummond, GS Hồ Tài Huệ Tâm, TS Lelia Green, GS Wynn Gadkar-Wilcox
TS Cari Coe, NCS Thomas Crosbie, GS Lisa Drummond, GS Hồ Tài Huệ Tâm, TS Lelia Green, GS Wynn Gadkar-Wilcox
- Thư của học giả và chuyên gia thế giới bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam giữ hiện tại của Ông Cù Huy Hà Vũ (BS). Vì quyền lợi của đất nước, vì tương lai của dân tộc, lãnh đạo Việt Nam cần thực hiện đối thoại nghiêm túc với những người khác biệt chính kiến trong nước, thay vì đẩy họ vào vị trí đối kháng.
- Học giả quốc tế lo ngại cho ông Hà Vũ (BBC). “Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu cấp chính quyền có liên quan hãy lập tức can thiệp vào việc này, nhằm đảm bảo sự an toàn và an ninh của ông Hà Vũ”. – Nhiều học giả quốc tế lo ngại về tình trạng của TS Cù Huy Hà Vũ (RFA).
- Video: ‘Tôi hoảng sợ bất chợt có tin xấu về chồng tôi’ (VOA).  – Đăng lại một tin cũ: Ông Obama đau đầu vì tù nhân tuyệt thực (ABC/ KP/ BVN). – Vietnam hunger strike tests official intimidation (AP/ Boston). Cùng bài với cái tựa khác: Prison hunger strike by Vietnam revolutionary’s son tests government’s culture of intimidation (Newser). – LỜI KÊU GỌI – TUYỆT THỰC ĐỒNG HÀNH CÙNG CÙ HUY HÀ VŨ VÀ CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM (TNM).
- Đỗ Thành Công: XẢO THUẬT CỦA TRUYỀN THÔNG CSVN (TNM). “Các hình ảnh VTV tung ra về anh Hà Vũ cho thấy họ khai dung kỹ thuật tuyên truyền giống như ở trường hợp tôi. Tuy nhiên có một số điều nhận xét ở đây. Hình khám bệnh, không xác nhận ngày nào, lúc trước khi tuyệt thực hay sau khi tuyệt thực, hay mới bắt đầu tuyệt thực v.v.. Cái giọng nói ‘audio’ thì rất tồi cho thấy có vần đề không minh bạch. Cảnh quay các thức ăn trong phòng giam, cảnh cho tù nhân cùng phòng phát biểu về đồ ăn trong tù, ‘ăn cơm thịt đầy đủ, ăn không hết’ chỉ là trò bịp bợm“. - Đừng nghe những gì Cộng Sản nói (Phi Vũ). Câu này xưa rồi, câu nói bà con truyền nhau bây giờ là: Ông Thiệu luôn luôn đúng! – ĐIỀU CHÚNG TA CẦN LÀ SỰ THẬT (TNM).
Xin bàn tiếp về vụ tuyệt thực trong tù của TS Cù Huy Hà Vũ.
.
4- Cái “bẫy” thứ hai là với các cơ quan pháp luật, tuyên giáo …
.
Những ai tìm hiểu kỹ, hoặc quen biết từ lâu CHHV, đều dễ thấy ở đây một con người tuệch toạc, không hề biết tới việc sử dụng hay đề phòng thủ đoạn thâm hiểm. Và, “Có tài, có tật!”, CHHV cũng mang trong mình những tính nết làm không ít người căm ghét, hoặc chê bai. Đến khi ông trở thành “đối tượng” của cơ quan pháp luật, thì những điểm yếu đó đã được người ta tìm cách khai thác, theo thứ “bài bản” xưa nay vẫn hay áp dụng.
.
Sai lầm chết người là ở đây!
.
Ẩn đằng sau những cái “tật” ấy là một CHHV quá sắc sảo về pháp lý, hay có những phát hiện, phát kiến bất ngờ; tự tin đến ngang ngạnh, độc đoán, cả về năng lực bản thân, lẫn sự ủng hộ, phù trợ từ thế giới “dương” tới thế giới “âm”, và số mệnh của mình, nên có thể có những quyết định liều lĩnh. Tính cách ấy đã cho CHHV một cái “uy” để khuấy nên những thay đổi trong đời sống của một xã hội nhàm tẻ, khuôn phép ngu muội, hoặc làm cho kẻ thù phải khiếp nhược, ngại đụng đến, hay khi muốn ra tay thì lại run tay.
.
Câu chuyện kiện Ủy ban Thừa Thiên Huế về Đồi Vọng Cảnh, vụ tự ứng cử vào ghế Bộ trưởng Văn Hóa, tuy là những cú đột phá gây quan tâm đặc biệt của dư luận, nhưng cũng mới chỉ là những ví dụ nho nhỏ.
.
Và thế là, khi phải đụng đến Vũ, người ta thực sự đã run tay, dễ lú lẫn tới mức mắc những sai lầm nghiêm trọng, mà những người tin vào thế giới tâm linh có thể cho là họ đã bị “ma dẫn lối, quỷ đưa đường”. Kết cục, trong cuộc đấu không cân sức, cả hai đều phải trả giá nặng nề. CHHV với án tù bị công luận cho là phi lý và quá nặng. Nhưng cái “án” nặng gấp ngàn lần của Vũ lại giành cho cả một hệ thống tư pháp, mà đằng sau, bên trên nó là cá nhân những vị lãnh đạo liên quan, là “chế độ XHCN tươi đẹp”. Họ đã phải hứng chịu một vết thương nham nhở trên gương mặt không bao giờ lành, chỉ bởi … “2 chiếc bao cao su đã qua sử dụng”, thứ được đem ra bôi nhọ Vũ, để rồi biết đâu mai sau hậu thế sẽ có một câu ngạn ngữ mới: “Ca-pốt ông đập mặt ông!”
.
Tống được Vũ vào tù rồi, tưởng sẽ xong chuyện. Cái ca-pốt được chôn vùi đâu đó. Thế nhưng, oái oăm thay, một tên tù cấm cố không ngờ lại đã một lần nữa khuấy lên cho sôi động không khí nhàm tẻ, không phải chỉ trong “Nhà tù nhỏ” số 5, mà cả trong và ngoài cái “Nhà tù lớn” nữa. Ca-pốt kia lại được khai quật lên, tiếp tục day vào vết thương trên mặt những nạn nhân của nó.
.
Phải chăng Cù Huy Hà Vũ đang làm một cuộc “tuyệt thực” rất khác thường, không phải chỉ “đối thủ” của Vũ không nhận thấy, mà cả một số người đang ủng hộ ông nhưng ngây thơ mà dễ thương  khi lo lắng, tranh cãi không ngừng quanh chuyện: có tuyệt thực hoàn toàn hay không, có âm mưu đưa những người tranh đấu cho Vũ vào thế “việt vị” hay không?
.
… Viết tới đây thì chúng tôi nhận được thông tin từ LS Trần Vũ Hải: Sáng nay LS Dương Hà đã vào tới Trại 5, Thanh Hóa, được thăm nuôi theo tiêu chuẩn tháng 7, vì khi đó bà không có điều kiện đi. Trong chuyến thăm này, bà Dương Hà, đồng quan điểm với LS Trần Vũ Hải, hy vọng thuyết phục ông Cù Huy Hà Vũ chấm dứt tuyệt thực trong ngày hôm nay.
.
(Còn tiếp)
- Phạm Chí Dũng : Dự cảm chính trường Việt Nam từ vụ bắt ba blogger (RFI). “Tình hình hiện nay theo tôi là một bối cảnh nhập nhoạng như hiện thời, có lẽ câu hỏi ‘Ai là người cung cấp tin này cho anh?’ sẽ gián tiếp giúp giới nhân sĩ trí thức Việt Nam … Đó là : Không nên bị lệ thuộc vào bất cứ phe phái ‘nội bộ’ nào, mà chỉ phản biện và tranh đấu cho tất cả những gì thuộc về quyền lợi của nhân dân – dĩ nhiên là nhân dân bao gồm người nghèo và theo nghĩa đa số”.
- Nguyễn Hưng Quốc: Lợi dụng tự do dân chủ và lợi dụng quyền lực (VOA’s blog). “Ở Việt Nam hiện nay, nhìn đâu cũng thấy lợi dụng quyền lực. Quyền lực nhỏ: lợi dụng ít; quyền lực lớn: lợi dụng nhiều. Lợi dụng quyền lực từ tên công an đứng đường đến đến các bộ trưởng, các thứ trưởng, thủ tướng, chủ tịch nước và vô số những kẻ gọi là lãnh đạo chủ chốt khác… Bắt bớ và trấn áp những người dân bình thường với tội danh ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ là một cách lợi dụng quyền lực một cách thô bạo. Và trơ trẽn. Trơ trẽn vì nó đánh tráo khái niệm ‘lợi dụng’.
- Trần Văn Huỳnh – Nếu có quay ngược dòng thời gian, tôi vẫn sẽ ủng hộ Thức bằng hết khả năng của mình (Dân Luận).
- Các tổ chức phi chính phủ yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ Kerry gây áp lực để Việt Nam thả blogger bất đồng chính kiến (Democracy Digest/ DTD). – Trung tâm nhân quyền Kennedy yêu cầu phóng thích LS Lê Quốc Quân (VOA). – Các tổ chức nhân quyền kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ can thiệp cho LS Lê Quốc Quân (VOA).
- Tám dân biểu Liên bang Úc điều trần về nhân quyền Việt Nam (FB Nguyễn Quang Duy).
- TÔI SẼ NHẬN TỘI? (FB Ngo Quoc Phuong).
- Một gợi ý cho biểu tình ở VN: Đứng im để biểu tình ở Thổ Nhĩ Kỳ (VNN/ Dân Luận).
H3<- Quan họ – MÁU VÀ NƯỚC MẮT (Bùi Văn Bồng). – Thành quả bước đầu của dân oan Dương Nội (RFA). “Bà con đang bảo là ổn ổn một tí sẽ làm đơn: thứ nhất trình báo chính quyền đã chia xong; thứ hai làm lá đơn kêu gọi yêu cầu các nhà chức trách, các tập thể cá nhân trong và ngoài nước hướng về nhân dân chúng tôi để giúp về kỹ thuật, về khoa học- kỹ thuật, giống, vốn hoặc phương thức làm ăn để cải tạo khu đất và ổn định sản xuất trên khu đất đó”. – Khi đất đai là gắn bó máu thịt (RFA).
- Thẩm phán Phạm Công Hùng tiếp tay quan tham cướp đất dân nghèo? (DLB). – Trần Đức Việt - Văn Giang hình thành mô hình xã hội dân sự (Dân Luận). – Các em có còn xứng đáng với lòng tin nhân dân hay không? (FB Bùi Hằng).
- Thời iPhone, iPad, Internet, Google… không có, các tiền bối của chúng ta, thời thập niên 1950, đã tác nghiệp ra sao? (FB Manh Kim).  – Viết và lách ở Sài Gòn trước 1975 (FB Manh Kim). “… chúng tôi có nói đến sự chống đối kiểm duyệt ồn ào trước 1975, nhưng ngay vào độ ấy văn sĩ vẫn được dõng dạc nói lên những điều họ cảm nghĩ mà không ngại xúc phạm đến người cầm quyền. Trong cái “nhà tù lớn” ấy, báo Nhà Văn được in, và phổ biến rộng rãi, nhà văn Việt Nam Thanh Lãng vẫn yên lành tiếp tục viết văn, tiếp tục chống nhà cầm quyền bằng tuyên bố này nọ và bằng những hình thức hoạt động khác…“.
- Cụ Vũ Bằng viết “Bốn mươi năm nói láo” trong hoàn cảnh nào? (FB Manh Kim). – Mời xem lại Bốn mươi năm nói láo (VNTQ). “Kẻ viết bài này ngã vào nghề đó đã lâu, hôm nay, ngồi giở lại cuốn sổ ký ức của mình, xin nhận ngay là mình làm nghề ‘nói láo’. Vì thế tác giả lấy đầu đề tập ký ức là ‘Bốn Mươi Năm Nói Láo’ chớ không dám đề là ‘Bốn Mươi Năm Làm Báo’, vì tác giả nhận thấy rằng ‘nói láo’ là một cái vinh dự, làm nghề ‘nói láo’ là làm một nghề đặc biệt ít ai dám đem ra khoe khoang“.
- 21 THÁNG 6 – NGÀY BÁO CHÍ: QUÀ NÀO CHO NHÀ BÁO? (Tân Châu). “… khi mà báo chí trong những trường hợp nhất định còn chưa bảo vệ được chính mình, khi mà tất cả chưa là công lý, thì cánh nhà báo ắt hẳn sẽ còn bị ‘bầm dập’ dù rằng họ – báo chí – sẽ phải lãnh ấn tiên phong.  Ngày qua ngày dọc ngang, dặm đường gió bụi, đối diện gian nguy, người cầm bút cần quà gì ? Xin bạn đọc hãy giang tay, đùm bọc và che chở cho những người báo chúng tôi“. Có quà khác được không? Quà này đây: Khám phụ khoa miễn phí cho phóng viên (TN).
- Làm báo ‘an toàn’ trong lòng dư luận (BBC). – ĐÂU “TÂM” CỦA NGƯỜI LÀM BÁO (Trần Kỳ Trung). – NGHỆ THUẬT PHỎNG VẤN (Nguyễn Quang Vinh).  – NHÀ BÁO “THAM NHŨNG” NHƯ THẾ NÀO ? (Ngô Minh).
- Facebook bị chặn ở Việt Nam (RFA). “Facebook phát triển ở Việt Nam rất là nhanh, ở Việt Nam những thông tin chính thống bị kiểm duyệt hết, còn trong facebook thì không kiểm duyệt được nên nó lan truyền một cách nhanh chóng, vì thế nhà nước lo sợ ảnh hưởng đến sự cai trị của họ”.
H5- ‘Không dễ chặn Facebook ở VN như TQ’ (BBC). “Việt Nam đã để cho Facebook thâm nhập và phát triển cho đến khi quá trễ để có thể ngăn chặn. Gần đây, một nguồn tin nói với tôi số người sử dụng Facebook ở Việt Nam đã có thể lên khoảng 15-20 triệu người”. – VĨNH BIỆT HAY TẠM BIỆT FACEBOOK ĐÂY? (Mai Thanh Hải). – Làm thế nào để vượt tường lửa kiểm duyệt ? (Psiphon) (Thông Luận). – Cách đổi hosts để vào Facebook (FB Ba Sàm).
- Nhật lý mở lại (mở lần thứ 53): CỨ YÊN TÂM GIƠ CÁI MẶT TRƠ TRÁN BÓNG Ù LÌ RA MÀ HƯỞNG LỘC! (Nhát sỹ Tô Hải). – Nhật ký nghị trường: Tiến thoái lưỡng nan (VnEco).
- “Cầu hiền” đâu phải chỉ lương cao (TT).
- Chủ tịch quận xin lỗi dân (NLĐ).
- Bắc Ninh: Bí thư xã bị “tố” thi cử “bất minh” (DT).
- Ngừng điều tra vụ “cắm thẻ công an, xù nợ hàng trăm triệu đồng” (TN).
- PHÓNG SỰ: 30 PHÚT KHẨU CHIẾN GIỮA EM VÀ ĐÁM ĐẦY TỚ… (Otofun/ Phương Bích).
- Trần Đình Triển – Nghi vấn vụ phạm nhân chết tại trại cải tạo Thanh Lâm (Dân Luận).
- Nông dân Bình Phước điêu đứng vì thương lái Trung Quốc (RFA). “Lá điều chất thành núi này núi nọ khắp các huyện cao nguyên đất đỏ nhưng chờ hoài không thấy thương lái Trung Quốc đến mua, lúc này, bà con mới tá hỏa nhận ra mình bị lừa. Và cú lừa này hết sức đau vì một khi không bán được lá, không có tiền mua phân bồi dưỡng cho gốc điều, mùa sau, cây điều càng cho trái èo ọp, tệ hại hơn những mùa trước”.
- Anh hùng Nguyễn Thái Học (DĐCN).- Video: Khởi quay bộ phim về chí sĩ Phan Bội Châu (VTV).
- PHÚ RIỀNG TÔI GẶP BẠN (Nguyễn Trọng Tạo). “Tôi vẫn muốn ông sống lại để hỏi/ Có Phú Riềng Đỏ không cha/ Có chủ nghĩa công sản không cha/ Câu ca dao về người công nhân Cao su/ Tác giả bây giờ ở đâu rồi cha có gặp?
- TQ quản lý chặt người Tây Tạng sử dụng internet (RFA). – HRW: Trung Quốc hạn chế quyền tự do ngôn luận của Tây Tạng (VOA). “Một dân làng nói với tổ chức nhân quyền này là mỗi người trong làng của ông được xếp thành 3 loại: những người ủng hộ chế độ, những người bí mật tôn sùng Đức Đạt Lai Lạt Ma nhưng không công khai phản đối, và những người không chấp nhận cải tạo hay ủng hộ Đảng Cộng sản”.
H6<= Dâm quan Lý Tân Công (Li Xingong), cựu Phó bí thư Thành ủy Vĩnh Thành, tỉnh Hà Nam. – Bắc Kinh hành quyết một cựu đảng viên (RFA). – Trung Quốc : Tử hình Phó bí thư Thành ủy vì cưỡng hiếp 11 bé gái (RFI).
- Trung Quốc được ca ngợi giúp giảm căng thẳng Triều Tiên (VOA).  – Bình Nhưỡng sẵn sàng nối lại đối thoại về hồ sơ hạt nhân (RFI). – Bắc Triều Tiên muốn tái tục đàm phán 6 bên (VOA). – Mỹ – Nhật – Hàn thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên (VOV).  – Triều Tiên sẵn sàng quay lại đàm phán (Tin tức).
- Kim Jong Un phân phát « Mein Kampf » cho các cán bộ cao cấp Bắc Triều Tiên ? (RFI). “Khi nhấn mạnh là Hitler đã đạt đến việc tái thiết nước Đức ít lâu sau thất bại trong Đệ nhất Thế chiến, Kim Jong Un đã ra lệnh nghiên cứu kỹ lưỡng Đệ tam Đế chế, và yêu cầu rút ra những bài học thực tiễn”. - Bắc Hàn bác tin Kim tặng sách Hitler (BBC).
- Nam Triều Tiên sẽ mua phi đạn tầm xa của Châu Âu (VOA). – Hàn Quốc mua hỏa tiễn phá công sự của châu Âu (RFI).
- Nhìn lại Hàn Quốc với Phong trào dân chủ GWANGJU (Bùi Văn Bồng).  – Minh Diện: CÓ PHẢI MỘT THIÊN ĐƯỜNG ?! (Bùi Văn Bồng).

- Alan Phan: Từ bỏ quốc tịch (TVN).
-        Mới thông xe, mặt cầu nghìn tỷ đã như ‘luống khoai’  (VNN). Mới đăng lên, bài đã như … biến mất! Vì mới điểm bữa qua, nhưng độc giả phát hiện vậy. Mời xem tạm ở đây.
KINH TẾ
- Thủ tướng chỉ thị triển khai Đề án tái cơ cấu kinh tế (CP).
- Thuế thu nhập doanh nghiệp còn 22% từ 1/1/2014 (VnEco).  – “Giảm thuế suất phổ thông như lộ trình là phù hợp” (TTXVN).  – Quốc hội đồng ý giảm thuế cho báo in (TT).
- “Tư lệnh” ngành ngân hàng đối mặt các ý kiến đa chiều (NB&CL).
- Tăng niềm tin vào VNĐ (NLĐ).  – Lãi suất bình quân VND giảm hầu hết các kỳ hạn (TTXVN).  – Lãi suất huy động ngoại tệ sẽ giảm (TBKTSG).
- Không gia hạn thời gian tất toán trạng thái vàng (TBKTSG).   – Dư nợ huy động vàng chỉ còn khoảng 4 tấn (Gafin).  – Giá vàng giảm mạnh (TT).
H7- 30.000 tỷ đồng, dễ doanh nghiệp, khó người dân (ĐBND).   – Khó mua nhà ở xã hội (NLĐ).
- Ông lớn ngành than giảm lương do tài chính khó khăn (VNE). Vinacomin cho biết gần 15.000 lao động sẽ thiếu việc làm. =>
- Đề nghị không mua tạm trữ lúa gạo đồng loạt như hiện nay (TT).
- Ấn định giá sàn xuất khẩu là vi phạm luật cạnh tranh (TBKTSG).
- Giải quyết triệt để bài toán “thông thầu” (ĐBND).  – Không có đặc thù ngành trong đấu thầu (ĐT).
- Thực phẩm sạch giá cao vẫn hút khách (VNE).  – Nhập nhèm khoai tây Việt Nam, Trung Quốc (PNTP).
- Xuất khẩu của Nhật tăng mạnh (BBC).
- Công ty dược phẩm Lundbeck bị phạt 195 triệu đôla (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- MỘT TRUYỆN NGẮN HAY CỦA TRẦN ĐỨC TIẾN (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Hoàng Đức: VĂN HỌC TAY CHÂN (Nguyễn Tường Thụy).
- TỪ ĐƯỜNG LÂM NGHĨ VỀ… (Văn Công Hùng).
- Ghi chép ở Thư viện (Hữu Nguyên).
- Lại trở lại câu chuyện chữ Quốc ngữ (Nguyễn Vĩnh).
H4<= Bà Nguyễn Thị Bình, chủ tịch Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, trao giải thưởng Phan Châu Trinh cho Giáo sư Philippe Langlet ngày 21.3.2013 tại nhà Giáo sư Lê Thành Khôi, Paris. Ảnh VOV- Philippe LANGLET (1935-2013) (Diễn Đàn).
- Khung giá tác quyền âm nhạc: Chuyện còn dài! (PNTP).
- Chuẩn bị ra mắt “chợ” kịch bản điện tử cho sân khấu (TTXVN).
- Người có nhiều thơ phổ nhạc nhất Việt Nam (GD&TĐ).
- Nhà báo- Đạo diễn, NSƯT Văn Lượng: Đêm đêm nằm mơ sóng! (NB&CL).
- Gian nan diễn nhân vật lịch sử (NLĐ).
- Video: Trao đổi: PTGĐ Đài THVN Nguyễn Thành Lương về Telefilm 2013 (VTV).
- Video: Nghệ sĩ piano khiếm thị Nhật Bản biểu diễn tại Việt Nam (VTV).
- Video: Triển lãm tác phẩm bằng lego tại Mỹ (VTV).
- VFF và sân Mỹ Đình chưa ký hợp đồng vì…vé mời (VNN). -  Lại rối chuyện “thổi giá” sân Mỹ Đình (*) (DLB).  – “Thương vụ” Arsenal sang VN: Có đúng là vì người hâm mộ? (VH).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Dồn sức chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ (GD&TĐ).  – Thêm 20 huyện nghèo HS được ưu tiên xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ (CP).
- Lần đầu tiên sau 5 năm, tỉ lệ tốt nghiệp THPT giảm (TT).  – ‘Kết quả tốt nghiệp THPT phản ánh khá trung thực’ (VNN).
- Học sinh Hà Nội thi chuyển cấp hứng thú với chủ đề biển đảo (LĐ).
H8- Có hay không lớp luyện thi thuộc lòng? (TT).
- Trò chuyện với chàng trai đạt nhiều giải thưởng Toán học (Tiin). Phạm Tuấn Huy – anh chàng học Toán cực siêu =>
- Gia đình, cộng đồng và vốn con người (Foreign Policy/ BoxitVN).
- Hết năm học, hơn 8.500 học sinh nghèo chưa nhận tiền hỗ trợ (TT).
- Cảm ơn cô đã bên em trong cuộc đời này (GD&TĐ).
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khen thưởng học sinh dũng cảm (GD&TĐ).
- Kết luận thanh tra tại Trường Cao đẳng Asean (VOV).  – Dừng tuyển sinh với trường Cao đẳng Asean (HQ).
- Video: Kỹ năng tự bảo vệ tránh quan hệ tình dục sớm (VTV).
- ”Hướng tới vô tận”: Cuốn sách mới của nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận (RFI).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Đề xuất dùng trở lại vắc-xin nghi gây tai biến (NLĐ).
- Bác sĩ trưởng khoa tâm thần vòi tiền gia đình người bệnh (VNE).
- Triệt phá xưởng sản xuất súng trái phép lớn nhất Hải Phòng (TN).  – Choáng với “công xưởng” chế tạo vũ khí lớn nhất đất Cảng (NLĐ).
- 4 thợ lặn trục vớt tàu Malaysia chết do không mặt nạ phòng độc (LĐ).
- ‘Không thể xóa hết mại dâm Đồ Sơn’ (VNE).
- Xe khách liên tục bị ném đá trên đường Hồ Chí Minh (NLĐ).  – TPHCM: Đường vắng vẻ lạ thường vì… CSGT lập chốt chặn xe quá tải (DT).
H9<- Cung cấp hàng giả cho chương trình ‘đổi mũ bảo hiểm đạt chuẩn’ (TP).  – Phát hiện 2 kho mũ bảo hiểm dỏm (NLĐ).
- Nam sinh giết người được phóng thích tại Toà (VnM).
- Nổ súng bắn trả, một “cẩu tặc” bị đánh chết (NLĐ).
- “Bắt” phu vàng (TT). – Có người trả tiền cho người dân phá rừng ở Nghệ An? (PN Today).
- Video: Trẻ em phạm tội do chơi game (VTV).
- Hoa Kỳ hỗ trợ kinh phí chống cúm gia cầm tại VN (RFA).
- Video: Dịch vụ cầm cố chó mèo (VTV).
- Thái Lan chấp nhận lỗ hơn 4 tỷ đô la để cứu nông dân (RFI). “Bangkok đã mua gạo của nông dân với giá 490 đô la / tấn, cao hơn nhiều so với giá trên thị trường. Việc Thái Lan không thể bán gạo với giá cao như vậy trên thị trường đã cho phép Ấn Độ và Việt Nam vượt qua nước này, trở thành những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới”.
- Trứng bắc thảo Trung Quốc ‘có độc tố’ (BBC). – Trung Quốc : Một hội chợ thịt chó dã man bị phản đối dữ dội (RFI). “Theo thông lệ hàng năm, tại hội chợ ở thành phố Ngọc Lâm này, khách đến xem được chứng kiến cảnh những con chó bị nhốt chồng chất lên nhau trong những cái chuồng, trước khi bị chọc tiết, lột da, rồi nấu chín”.
- Video: Chiêu lừa đảo “Tiền đen” đã từng xuất hiện ở nhiều nước (VTV).
- Ngân Hàng Thế Giới cảnh báo nạn thiếu thực phẩm do hâm nóng khí hậu (RFI). – Ở những vùng đói khổ (BBC).
- Số người rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn tăng kỷ lục trong vòng 18 năm (VOA).
- Nhật Bản: Phát hiện lượng phóng xạ cao trong nước ngầm ở Fukushima (RFI).
- Lũ lụt tại Ấn Độ, hơn 100 người chết (VOV).

QUỐC TẾ
- G8 chỉ đạt được thỏa thuận tối thiểu về Syria (RFI). – Tổng thống Nga có thể để Assad ra đi (NLĐ).  – Israel tuyển mộ lực lượng giúp quân nổi dậy ở Syria (TTXVN).  – Pháp đang huấn luyện các tay súng phe nổi dậy Syria ? (Tin nóng).
- Tổng thống Obama sẽ phát biểu tại Cổng Brandenburg (VOA). – Tổng thống Obama cổ vũ cho một thế giới phi hạt nhân (VOA). – Tại Berlin, Tổng thống Obama kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân (RFI).
- Mỹ sẽ nối lại đàm phán với Taliban (RFI). – Afghanistan đình chỉ các cuộc thảo luận an ninh với Mỹ (VOA). – Tổng thống Afghanistan: Không đàm phán với Taliban (VOA). – Dân Afghanistan lo âu sau cuộc chuyển giao an ninh (VOA).
- Obama bảo vệ chương trình do thám thông tin Internet (TTXVN). – Chương trình NSA ‘ngăn ngừa khủng bố’ (BBC). – Ecuador đánh tiếng “nhận” luôn Edward Snowden (NLĐ).  – Iceland: “Thảo luận không chính thức” về Snowden (PNTP). – Tội phạm bị truy nã gắt gao nhất nước Mỹ bị bắt tại Mexico (VOA).
H10- Al-Shabab tấn công trụ sở LHQ tại Mogadishu (VOA). – Văn phòng LHQ tại Somalia bị đánh bom (Tin tức). =>
- Biểu tình bạo động lớn ở Brazil (BBC). – Brazil : Rầm rộ biểu tình phản đối cuộc sống đắt đỏ. (RFI). “Bốn lý do khiến chính phủ phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ trên toàn quốc là : bùng nổ giá cả, chất lượng của dịch vụ công, nạn tham nhũng và bạo hành của cảnh sát”.
- Hội nghị Quốc tế chống Án tử hình (RFA).
- Loạt ảnh Iran nhìn từ bên trong (VOV).
- Nga: Nổ kho vũ khí chứa 6.000 quả đạn pháo (DT).

* RFA: + Sáng 19-06-2013; + Tối 19-06-2013
* RFI: 19-06-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 19/06/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 19/06/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 19/06/2013; + Tài chính tiêu dùng – 19/06/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 19/06/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 19/06/2013; + 360 độ Thể thao – 19/06/2013; + Thể thao 24/7 – 19/06/2013; + 7 ngày công nghệ – 19/06/201; + Khoảnh khắc thường ngày – 19/06/2013; + Cuộc sống thường ngày – 19/06/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 19/06/2013; + Thời tiết du lịch – 19/06/2013; + Thời sự 12h – 19/06/2013; + Thời sự 19h – 19/06/2013.

1851. Thư của học giả và chuyên gia thế giới bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam giữ hiện tại của Ông Cù Huy Hà Vũ

Hai điểm then chốt trong bức thư này:

1. Sự kiện một tập thể khoa bảng, trí thức người nước ngoài cùng có tiếng nói chung về tình hình chính trị ở Việt Nam là điều chưa hề có trong hơn 30 năm nay.

2. Thư là một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: Vì quyền lợi của đất nước, vì tương lai của dân tộc, lãnh đạo Việt Nam cần thực hiện đối thoại nghiêm túc với những người khác biệt chính kiến trong nước, thay vì đẩy họ vào vị trí đối kháng.

Đặc biệt là trong tình trạng hiện nay, lãnh đạo Việt Nam nên mạnh dạn chứng tỏ họ có khả năng phát huy đại đoàn kết dân tộc để đối phó với đe dọa nghiêm trọng của ngoại bang, qua đó, thúc đẩy sự hình thành một xã hội dân sự, cấu trúc cần thiết cho sự phát triển và vững mạnh lâu dài của Việt Nam.
Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Kính thưa quý Ông:
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là học giả và chuyên gia từ nhiều nước trên thế giới, được kết nối với nhau bằng quan tâm chung và hoạt động trong lĩnh vực Việt Nam học. Rất nhiều người trong chúng tôi cống hiến phần tốt đẹp nhất trong công việc và cuộc sống của mình cho các công trình nghiên cứu, cũng như dự án phát triển của Việt Nam, một đất nước và dân tộc cao đẹp. Chúng tôi viết thư này như là người bạn của Việt Nam, và luôn luôn mong muốn những gì có lợi nhất cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi viết để bày tỏ quan ngại sâu sắc của chúng tôi về tình trạng giam giữ và sức khỏe của Ông Cù Huy Hà Vũ. Chúng tôi viết cũng để ủng hộ lời kêu gọi ngày 04/6/2013 xung quanh vụ việc này của vợ Ông Hà Vũ, tức Bà Nguyễn Thị Dương Hà. Ông Hà Vũ là tù nhân lương tâm, bị bắt vào tháng 11/2010 với tội danh “tuyên truyền chống phá” Nhà nước, vì ông ấy tham gia hoạt động hòa bình thúc đẩy dân chủ, bảo vệ quyền con người và góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội-môi trường khác. Ông Hà Vũ hiện đang thi hành bản án bảy năm tù giam, từ tháng 4/2011, tại Trại giam Số 5, Tỉnh Thanh Hóa.
Chúng tôi được biết trong thời gian ở Trại giam Số 5, Ông Hà Vũ bị bạo hành bởi quản giáo, không được tiếp cận những dịch vụ cơ bản, và bị tước đi các quyền chính đáng, như quyền thu nhận thực phẩm và nhu yếu phẩm từ chính gia đình của ông, quyền được chăm sóc y tế và chữa trị, và quyền bày tỏ những khó khăn của ông ấy đến với chính quyền có liên quan. Chúng tôi hiểu rằng sức khỏe của Ông Hà Vũ đang trong tình trạng nguy kịch, và càng trầm trọng hơn vì bệnh trạng của ông trước đó.
Với các lý do này, chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu cấp chính quyền có liên quan hãy lập tức can thiệp vào việc này, nhằm đảm bảo sự an toàn và an ninh của Ông Hà Vũ.

Chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét để thay đổi quan điểm của mình trước tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam, và thay vào đó tiến đến giải quyết những mâu thuẫn tồn tại giữa hai bên thông qua đối thoại và tương tác mang tính xây dựng.
Chúng tôi xin cảm ơn quý Ông quan tâm đến vụ việc này, và chúng tôi tin tưởng rằng quý Ông sẽ phản hồi với tinh thần thể hiện sự văn minh và phẩm giá của Việt Nam.
Chúng tôi cũng bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc nhất với Bà Dương Hà và gia đình Ông Hà Vũ, những người đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình trạng hiện thời.
Ngày 17/6/2013
Điện thư :  VNdoithoai@gmail.com
  Họ tên Chức vụ và tổ chức Nơi chốn
1 Cari Coe, Tiến sỹ Phó Giáo sư Chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Đại học Công lập Lewis & Clark Hoa Kỳ
2 Thomas Crosbie Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học Yale
Hoa Kỳ
3 Lisa Drummond Phó Giáo sư, Chương trình Nghiên cứu Đô thị, Ban Khoa học Xã hội, Đại học York Canada
4 Wynn Gadkar-Wilcox Phó Giáo sư, Đại học Công lập Tây Connecticut Hoa Kỳ
5 Lelia Green, Tiến sỹ  Giáo sư Chuyên ngành Truyền thông, Đại học Edith Cowan Úc
6 Hồ Tài Huệ Tâm Giáo sư Kenneth T. Young Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam-Trung Quốc, Đại học Harvard Hoa Kỳ
7 Bernard Huber Sinh viên Cao học, Đại học McGill
Canada
8 Huỳnh Kim Giảng viên, Đại học Quốc gia Úc
Úc
9 Pierre Journoud, Tiến sỹ Nhà Nghiên cứu và Giảng viên, Đại học Paris 1 Panthéon Sorbonne Pháp
10 Ben Kerkvliet  Giáo sư Danh dự, Đại học Quốc gia Úc Úc và Hoa Kỳ
11 Daniel King, Tiến sỹ Nguyên Học giả tại Đại học Murdoch, Đại học Edith Cowan và Đại học Notre Dame Úc
12 J. Kirkpatrick, Tiến sỹ Giáo sư, Đại học Bennington (hưu trí)
Hoa Kỳ
13 Danielle Labbé  Phó Giáo sư, Đại học Montréal Canada
14 Scott Laderman  Phó Giáo sư Chuyên ngành Lịch sử, Đại học Minnesota, Duluth Hoa Kỳ
15 James Laverty Giám đốc Điều hành, Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ, Detroit (hưu trí), và Nhà Nghiên cứu Độc lập Hoa Kỳ
16 Lê Xuân Khoa Giáo sư Thỉnh giảng, Trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Johns Hopkins (hưu trí)   Hoa Kỳ
17 Jonathan D. London Phó Giáo sư, Đại học Thành phố Hồng Công Hồng Công
18 Patrick McAllister  Giáo sư Nhân chủng học, Đại học Canterbury Tân Tây Lan
19 Jason Morris-Jung Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học California, Berkeley Hoa Kỳ
20 Ngô Lâm Chuyên viên Lưu trữ, Viện Hoàng gia Hà Lan Nghiên cứu Đông Nam Á và Caribbean Hà Lan
21 Ngô Vĩnh Long Giáo sư, Đại học Maine
Hoa Kỳ
22 Nguyễn Hồng Bắc Nhà Nghiên cứu, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Việt Nam
23 Nguyễn Điền Nhà Nghiên cứu Độc lập
Úc
24 Nguyễn Đức Hiệp  Chuyên gia Khí quyển, Văn phòng Môi trường và Di sản, Chính phủ Bang New South Wales Úc
25 Nguyễn Thị Hường Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ, Đại học Indiana Hoa Kỳ
26 Phạm Quỳnh Hương Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Việt Nam
27 Sophie (Sophia) Quinn-Judge                                       Phó Giáo sư
Hoa Kỳ
28 Christina Schwenkel  Phó Giáo sứ, Đại học California, Riverside Hoa Kỳ
29 Tạ Văn Tài, Tiến sỹ Luật sư, Nguyên Thành viên Nghiên cứu, Trường Luật Harvard Hoa Kỳ
30 Philip Taylor, Tiến sỹ Thành viên Cao cấp, Đại học Quốc gia Úc
Úc
31 Thái Văn Cầu Chuyên gia Khoa học Không gian
Hoa Kỳ
32 William S. Turley  Giáo sư Danh dự, Đại học Nam Illinois Pháp và Hoa Kỳ
33 Vũ Thị Quỳnh Giao Thành viên, Cộng đồng Global Shapers tại Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam

Statement of concern over the state of health and current conditions of imprisonment of Mr. Cù Huy Hà Vũ by scholars and professionals around the world
Mr. Nguyễn Sinh Hùng, Chairman of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam
Mr. Trương Tấn Sang, President
Mr. Nguyễn Tấn Dũng, Prime Minister
General Trần Đại Quang, Minister of Public Security
Mr. Nguyễn Phú Trọng, General Secretary of the Vietnamese Communist Party
Gentlemen:
We, who have signed this letter below, are scholars and professionals from around the world, who are connected by our mutual interest and engagement with Vietnam studies.  Many of us have dedicated the better parts of our careers and lives to support the study and development of this beautiful country and people.  We write this letter as friends of Vietnam, while always trying to keep in mind what is in the best interests of the country and its people.
We are writing to express our deep concerns about the current conditions of imprisonment and state of health of Mr. Cù Huy Hà Vũ.  We also write in support of the urgent plea on this matter made by Mr. Hà Vũ’s wife, Mrs. Nguyễn Thị Dương Hà, on June 4, 2013.  Mr. Hà Vũ is a prisoner of conscience, who was arrested in November 2010 on charges of “conducting propaganda” against the State for peaceful activities to advocate for democracy, the protection of human rights and other matters of social and environmental concern. He is currently serving a seven-year sentence in Prison No. 5 in Thanh Hoá Province, since April 2011.
During his time at Prison No. 5, we understand that Mr. Hà Vũ has been subjected to abuse by prison guards and denied basic rights and services, such as rights to food and basic necessities from his family, right to medical services and treatment, and right to communicate his grievances to the relevant authorities.  We understand that Mr. Hà Vũ’s health is currently in a perilous state, which is all the more urgent because of his pre-existing medical conditions.  As we are sure you will agree, these are matters of serious concern that require urgent action.
For these reasons, we strongly request the relevant authorities to intervene immediately on this matter to ensure the safety and security of Mr. Hà Vũ.
We also urge the authorities to reconsider their position on all prisoners of conscience in Vietnam and rather seek resolution to their differences through dialogue and constructive engagement.
We thank you for your attention to this matter and we trust that you will respond in a manner that reflects the civility and dignity of Vietnam.
We also express our deepest sympathies to Mrs. Dương Hà and the family of Mr. Hà Vũ, who all suffer terribly from the current situation.
June 17, 2013
Email :  VNdoithoai@gmail.com
  Name Title and Affiliation Country
1 Cari Coe, PhD Assistant Professor of International Affairs, Lewis & Clark College USA
2 Thomas Crosbie Doctoral candidate, Yale University USA
3 Lisa Drummond   Associate Professor, Urban Studies ProgrammeDepartment of Social ScienceYork University Canada
4 Wynn Gadkar-Wilcox Associate Professor, Western Connecticut State University USA
5 Lelia Green, PhD  Professor of Communications,Edith Cowan University Australia
6 Hồ Tài Huệ Tâm Kenneth T. Young Professor of Sino-Vietnamese History,Harvard University USA
7 Bernard Huber Graduate Student, McGill University Canada
8 Huỳnh Kim Lecturer, Australian National University Australia
9 Pierre Journoud, PhD Researcher and lecturer, University of Paris I Panthéon- La Sorbonne France
10 Ben Kerkvliet Emeritus Professor, Australian National University Australia, USA
11 Daniel King, PhD Former academic at Murdoch University, Edith Cowan University, and University of Notre Dame Australia
12 J. Kirkpatrick, PhD Professor, Bennington College, retired USA
13 Danielle Labbé  Assistant ProfessorUniversity of Montréal Canada
14 Scott Laderman  Associate Professor of History,University of Minnesota, Duluth USA
15 James Laverty CEO, American Red Cross, Detroit, retired, independent researcher USA
16 Lê Xuân Khoa Adjunct professor, School of Advanced International Studies, Johns Hopkins University, retired   a USA
17 Jonathan D. London Assistant Professor, City University of Hong Kong Hong Kong
18 Patrick McAllister  Professor of AnthropologyUniversity of Canterbury New Zealand
19 Jason Morris-Jung Doctoral candidate, University of California, Berkeley USA
20 Ngô Lâm Collection Specialist, Royal Netherlands Institute of Southeast Asian and Caribbean Studies (KITLV) Netherlands
21 Ngô Vĩnh Long Professor, University of Maine
USA
22 Nguyễn Hồng Bắc Researcher, Institute of Economics and Politics, Vietnam Academy of Social Sciences Vietnam
23 Nguyễn Điền Independent researcher
Australia
24 Nguyễn Đức Hiệp  Atmospheric Scientist, Office of Environment & Heritage, NSW Australia
25 Nguyễn Thị Hường Doctoral candidate, Indiana University USA
26 Phạm Quỳnh Hương Institute of Sociology, Vietnam Academy of Social Sciences Vietnam
27 Sophie (Sophia) Quinn-Judge
Associate Professor USA
28 Christina Schwenkel  Associate Professor, University of California, Riverside USA
29 Tạ Văn Tài, PhD Attorney, former research associate, Harvard Law School USA
30 Philip Taylor, PhD Senior Fellow, Australian National University Australia
31 Thái Văn Cầu Space Systems Specialist
USA
32 William S. Turley  Emeritus Professor, Southern Illinois University France, USA
33 Vũ Thị Quỳnh Giao Member, Ho Chi Minh City Hub of Global Shapers Community Vietnam