Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Ngày 02/1/2014- Sự thật về hải chiến Hoàng Sa

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Sự thật về hải chiến Hoàng Sa

Gần đến ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam báo Giáo Dục đăng tải loạt bài về trận hải chiến giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và quân Trung quốc diễn ra từ ngày 17 tới 19 tháng 1 năm 1974 do TS Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ nghiên cứu và biên tập.

Sơ đồ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 giữa VNCH-Trung Quốc.

Được tiếp cận thông tin đầy đủ hơn

Mặc Lâm phỏng vấn ông để biết thêm chi tiết. Khi được hỏi động cơ đã khiến ông thực hiện việc này TS Trục cho biết:

TS Trần Công Trục: Thật ra mà nói việc mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc khiến tôi muốn cung cấp một số thông tin để cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước được tiếp cận thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn và rõ ràng hơn về một sự kiện mà có lẽ không quên được trong quá trình đấu tranh của lịch sử để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn của đất nước.

Tôi nghĩ rằng từ trước tới nay cũng có khá nhiều thông tin, nội dung của các học giả cũng như các nghiên cứu người ta đã trực tiếp hoặc là gián tiếp tham gia vào trận hải chiến này. Tôi là người có điều kiện tiếp cận khai thác một trong các kho lưu trữ của hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng như một số nhân chứng tôi tập trung trên phương tiện truyền thông. Tôi đã tập hợp và đăng lại để cung cấp cho bạn đọc một bức tranh tương đối khá chi tiết về sự kiện này.

Mặc Lâm: Qua nghiên cứu và trưng dẫn tài liệu về trận hải chiến này TS nhận xét thế nào về những người đã hy sinh trong các trận đánh ấy thưa ông?




Trận hải chiến đó những người lính hải quân VNCH là những người con đất Việt. Họ đã hy sinh dũng cảm đề chiến đấu chống lại kẻ xâm lược để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước VN.

» TS Trần Công Trục
TS Trần Công Trục: Trận hải chiến đó những người lính hải quân VNCH là những người con đất Việt. Họ đã hy sinh dũng cảm đề chiến đấu chống lại kẻ xâm lược để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam và như vậy cá nhân tôi, tôi đánh giá rất cao bởi vì ngoài việc họ là người Việt Nam họ có truyền thống bất khuất chống trả lại ngoại bang, đứng về pháp lý mà nói thì những người đó họ đại diện cho nhà nước Việt Nam trong quá trình bảo vệ và thực thi quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong quá trình lịch sử lâu dài bảo vệ chủ quyền của nhà nước này.

Mặc Lâm: Thưa TS nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa sắp tới theo ông nhà nước có nên tổ chức một lễ vinh danh 74 chiến sĩ hải quân của VNCH đã hy sinh tại Hà nội hay TP HCM hay không? Theo ông thì thời điểm 40 năm đã đủ chín cho một hoạt động như vậy hay chưa?

TS Trần Công Trục: Qua thông tin mà tôi được biết thì thành phố Đà Nẵng là nơi trực tiếp quản lý Hoàng Sa họ đang chuẩn bị tổ chức một lễ phát động kỷ niệm ngày mà Hoàng Sa hoàn toàn bị Trung Quốc chiếm đóng.

Theo tôi điều quan trọng không phải là tổ chức những buổi lễ hoành tráng hay bằng nghi thức rất rầm rộ nhưng cái chính là làm sao cho dư luận trong lòng người dân Việt Nam trong và ngoài nước luôn luôn hướng về quần đảo Hoàng Sa. Cái mảnh đất thiêng liêng của cha ông Việt Nam từng đổ bao mồ hôi nước mắt để gìn giữ và bảo vệ nó. Mặc dù bây giờ cũng không còn cái gì trên thực tế nhưng về mặt ý chí, về mặt tinh thần, về mặt quyết tâm của người Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền đâu và luôn luôn nhắc nhớ rằng quần đảo Hoàng Sa mãi mại là lãnh thổ của nước Việt Nam.

Chiến hạm HQ4 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tham gia bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. File photo.
Mặc Lâm: Thưa TS nhà nước đã chấp nhận cho loạt bài này xuất hiện cũng là hình thức chấp nhận sự thật sau bao nhiêu năm, theo ông nhà nước có nên chính thức mang nó vào sách giáo khoa cho các thế hệ tiếp theo biết được sự kiện các trận hải chiến bảo vệ tổ quốc này hay không?

TS Trần Công Trục: Tất cả vấn đề giáo dục cho học sinh sinh viên, từ tiểu học đến trung học hay đại học, các cơ sở giáo dục khác thì đã có chủ trương của nhà nước là sẽ đưa các vấn đề này vào trong sách giáo khoa. Hiện nay thì Bộ Giáo dục đào tạo đang khẩn trương tiến hành việc đó.
Không phải chỉ nhân sự kiện này mà trong toàn bộ đều có cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Tôi là người đã được mời tham gia trong một số cuộc họp trao đổi, thảo luận chuẩn bị cho tài liệu giáo dục này cho Bộ Giáo dục đào tạo.

Kinh nghiệm đàm phán

Mặc Lâm: Ông là một viên chức có kinh nghiệm đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biên giới, theo TS nhận xét thì những điểm mạnh hay yếu của họ là gì?

TS Trần Công Trục: Rõ ràng là trong các cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên đất liền hay trên biển thì luôn luôn hết sức khó khăn phức tạp thậm chí kéo dài. Khi đã ngồi vào bàn đàm phán nói chuyện với nhau để tìm ra chân lý thì không phải là dễ, nó đòi hỏi thiện chí về mặt chính trị đồng thời xuất phát từ các thực tiễn khách quan đôi bên phải cầu thị để tìm ra đùng sự thật của nó.

Đương nhiên khi ngồi vào đàm phán thì mỗi anh đều phải khai thác điểm mạnh của mình, chân lý của mình và đồng thời tìm ra điểm yếu của đối phương để làm sao đó có thể chứng minh được quan điểm đứng đắn của mình trong quá trình đàm phán. Rõ ràng là Trung Quốc họ cũng có những điểm mạnh bởi vì họ là nước rất lớn, đã đàm phán rất nhiều với các nước có liên quan đến vấn đề biên giới trên bộ trên biển.




Các học giả, chính khách đều nhìn thấy những yêu sách Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền của họ đến 80% Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò là một chính sách rõ ràng vô lý.

» TS Trần Công Trục
Lực lượng tham gia đàm phán và nghiên cứu của họ khá đông đảo và được đào tạo rất bài bản. Họ cũng có bước đi khá kỹ, tôi nghĩ đây là điểm mạnh của phía Trung Quốc.

Tôi không muốn nói là yếu nhưng tôi nghĩ rằng họ cũng có những vấn đề. Chẳng hạn họ lập luận chưa được cụ thể rõ ràng. Quan điểm về mặt pháp lý thì bằng chứng mà họ khẳng định những yêu sách của họ là đứng đắn thì rất yếu. Thí dụ cả cộng đồng quốc tế cũng như các học giả, chính khách đều nhìn thấy những yêu sách Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền của họ đến 80% Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò là một chính sách rõ ràng vô lý, không căn cứ vào bất kỳ cơ sở pháp lý, bất kỳ tiêu chuẩn pháp lý nào của luật pháp quốc tế cả.

Đấy là một điểm rất yếu. Khi họ tìm cách khẳng định thực tế và tranh giành sự công nhận cái yêu sách vô lý đó và nếu như các bên có liên quan trực tiếp ngồi đàm phán không nhận rõ những điều đó để có những bước đấu tranh thích hợp trong bàn đàm phán có thể rất là khó khăn.

Hay là quyền thủ đắc lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến nay theo tôi được biết Trung Quốc hay đưa ra lập luận rằng Trung Quốc có chủ quyền lịch sử vì người Trung Quốc đã phát triển, đã khai phá đã làm ăn từ lâu đời rồi… những điều đó có đúng với nguyên tắc luật pháp được áp dụng và được thế giới thừa nhận hay không lại là chuyện khác. Hiện nay có rất nhiều quan điểm đưa ra khác nhau nên chúng ta cần phải chuẩn bị để có thể chứng minh trong các cuộc đàm phán và đây là những điều mà tôi nghĩ là điểm yếu của họ.

Mặc Lâm: Thưa ông lịch sử cho thấy Mỹ đã quay lưng với Hoàng Sa vì những thỏa thuận của họ đối với Bắc Kinh trong năm 1974. Bây giờ họ lại quay lại Biển Đông trong mục tiêu trở lại châu Á Thái Bình Dương nhằm tranh giành ảnh hưởng với lá chủ bài là bảo vệ các nước nhỏ và giám sát Trung Quốc. Theo ông thì Việt Nam nên làm gì để tránh vết xe đổ của lịch sử nhưng không mất đi cơ hội dựa vào Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc?

TS Trần Công Trục: Vâng, tôi nghĩ rằng quan điểm của nhà nước Việt Nam ta thì như các bạn đã biết trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho dù lúc thuận lợi hay lúc khó khăn nhất trong các cuộc đấu tranh thì Việt Nam luôn luôn kêu gọi sự đoàn kết đại dân tộc, luôn luôn kêu gọi tinh thần tự lực tự cường và tự bản thân người dân Việt Nam phải đòan kết để bảo vệ lấy cái chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Chiến hạm VNCH và Trung Quốc giao tranh ở Hoàng Sa năm 1974. File photo.
Đương nhiên điều đó không có nghĩa là Việt Nam tự cô lập với thế giới. Việt Nam sẵn sàng kêu gọi sự ủng hộ đoàn kết của các quốc gia trên thế giới và đánh giá rất cao vai trò cường quốc của các nước lớn và Việt Nam sẵn sàng nhận những sự ủng hộ đó nếu những giúp đỡ ấy có tính chất vô tư, xây dựng và đúng ý nghĩa. Việt Nam sẽ có thể chấp nhận nhưng đồng thời qua đó Việt Nam có thể nhận ra được những ai, những người nào muốn lợi dụng điều này vì lợi ích của họ và thậm chí cũng có thể biết được họ có thỏa thuận trên lưng của người Việt Nam trong quá trình đấu tranh gìn giữ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia hay không.

Tôi cho rằng trong các đường lối chủ trương mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng công bố như bài diễn văn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La thì Việt Nam đã nói rất rõ rằng đánh giá rất cao vai trò của các cường quốc như Hoa Kỳ, Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái bình dương này, và muốn họ thể hiện vai trò đó trong  hướng giúp đỡ cho các bên ngồi lại với nhau để giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp đó. Đừng để tranh chấp xảy ra trở thành một cuộc xung đột có thể dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu bất lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.

Việt Nam không muốn đứng về nước này mà chống nước kia. Tôi nghĩ rằng đấy là một chính sách đứng đắn và đấy là bản lĩnh của người Việt Nam và tôi cho rằng điếu đó là rất đúng. Riêng cá nhân chúng tôi cho rằng nhà nước nên tiếp tục con đường đó và chắc chắn con đường này sẽ được ủng hộ rất tích cực, rất có hiệu quả của các quốc gia đặc biệt là những nước lớn.

Tôi cũng thấy rằng rõ ràng trong bối cảnh hiện nay việc Hoa Kỳ xoay trở lại khu vực này thì tôi nghĩ họ cũng đã nhận rõ ràng nguy cơ của sự mất cân bằng trong khu vực này và họ muốn tái lập sự cân bằng đó. Và chính sự cân bằng đó sẽ giúp cho việc giữ gìn sự ổn định trong khu vực và tạo cơ hội cho các bên có thể ngồi lại với nhau giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Mặc Lâm: Xin được đưa ra câu hỏi chót. Thưa TS sự xuất hiện loạt bài hải chiến Hoàng Sa lần đầu tiên trên cơ quan chính thống cho thấy có sự thay đổi lớn trong cách đối phó với vấn đề Biển Đông của nhà nước, theo TS thì bước kế tiếp Việt Nam cần phải làm gì thêm nữa?

TS Trần Công Trục: Với tấm lòng của một người Việt Nam chúng tôi muốn nêu lên sự thật lịch đó và vấn đề pháp lý có liên quan để mọi người chia sẻ. Tôi cũng muốn rằng qua loạt bài này tôi sẽ nhận được thêm rất nhiều những bộ phim của các học giả có tiếng tăm trong và ngoài nước đặc biệt là những chiến sĩ hải quân VNCH trước đây đã từng tham gia các trận đánh này có thể làm cho tư liệu đứng đắn hơn, xác thực và hoàn chỉnh hơn để ghi lại cho con cháu ngày sau biết rõ một sự kiện như vậy trong quá trình đấu tranh của dân tộc.

Đương nhiên tôi cho rằng sự quan tâm và đồng lòng đó làm tôi rất xúc động bởi vì được rất nhiều bạn đọc trong ngoài nước quan tâm. Đặc biệt là các học giả rất quan tâm họ cũng chia sẻ và động viên tôi. Tôi cho rằng muốn giải quyết hòa bình những vấn đề một cách cơ bản lâu dài thì không nên dùng ý chí chủ quan của các bên, mà phải trên cơ sở thông tin khoa học khách quan, hiểu biết lẫn nhau thì mới có thể ngồi được với nhau để giải quyết vấn đề. Nếu tất cả mọi người chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ gặp nhau và sẽ khó có thể thuận lợi.

Công việc đầu tiên đối với chúng tôi là sẽ tiếp tục việc tập hợp những người học giả, những người nghiên cứu, những người đã từng có cống hiến, đóng góp vào những sự kiện lịch sử này để cùng nhau nghiên cứu, tìm cách bổ xung hơn nữa những tư liệu để phục vụ cho cuộc đấu tranh đặc biệt là những cuộc đàm phán trong tương lai.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Mặc Lâm,
biên tập viên RFA

Việt Nam 2013: Sôi sục bất ổn xã hội - Toàn cảnh 'hành trình' tàu ngầm Kilo Hà Nội về tới Cam Ranh

Người dân huyện Thanh Liêm, Hà Nam mang Quan Tài đi đấu tranh


Mấy năm nay người dân của thôn Bồng Lại, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, Hà Nam phải sống chung với 3 công ty xi măng: công ty Xuân Thành, công ty Thành Thắng, công ty Hoàng Long và một nhà máy hóa chất.

Để có đất cho 4 công ty này hoạt động nhà cầm quyền đã thu hồi, cưỡng chế đất của dân kể cả các hố rác cho tới bãi tha ma chúng cũng không tha.

Những khí thải và chất thải của 4 nhà máy trên gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân đến nguồn nước cũng ko có để dùng, cây cối bị chết hoặc sống còi cọc. Đã nhiều lần người dân khiếu nại tới các cấp chính quyền và lãnh đạo của 4 nhà máy trên nhưng ko được giải quyết.

Đặc biệt là công ty xi măng Xuân Thành cách nơi dân cư ở có vài trăm m. Ngày 30/12/2013 người dân đưa cán bộ của huyện, tỉnh đi xem thực tế về mức độ ô nhiễm mà công ty Xuân Thành gây ra.

Vào khoảng 7h sáng 31/12/2013 ông Mỹ giám đốc điều hành của công ty xi măng Xuân Thành đã dùng ô tô của công ty chở côn đồ đến đánh người dân ở thôn làm ông Lê Minh Đoan hơn 60 tuổi bị trọng thương.

chiếc ô tô này được ông Mỹ làm phương tiện chở côn đồ đến đánh dân làng Bồng Lạng

Hình ảnh viết thương của ông Lê Minh Đoan và hình ảnh khí thải của công ty Xi Măng Xuân Thành được người dân chụp lại.

Khi máu đã đổ, người dân sẵn sàng đón nhận bằng cách đem 2 chiếc Quan tài và chống đến vây cổng công ty Xuân Thành đấu tranh yêu cầu nhà cầm quyền và công ty Xuân Thành phải giải quyết vấn đề chất thải, khí thải do công ty này gây ra.

Khi máu đã đổ lực lượng công an được huy động đến hàng trăm tên, cả cảnh sát cơ động lẫn những kẻ thường phục được trang bị vũ khí đầy đủ, chúng chuẩn bị đàn áp và bắt dân. Người dân tuyên bố "nếu dân trong thôn mà chết một người thì phía nhà cầm quyền và công ty Xuân Thành cũng phải có người chết theo, vì thế dân làng đã chuẩn bị 2 cỗ quan tài.
công an, côn đồ được huy động rất đông đến gây sự với dân để đàn áp, bắt giam. Người dân trong thôn huy động các bà, các cô và các bé gái ra xua đổi chúng đi. Trước sức mạnh của sự thật và tình đoàn kết người dân đã đuổi được chúng ra khỏi địa bàn vào buổi sáng 01/1/2013.
Khoảng 11h trưa ngày 01/01/2014 ông Mỹ giám đốc điều hành công ty Xuân Thành lại dẫn côn đồ đem theo dùi cui điện, dao nhọn trong người đến đâm chém 4 người phụ nữ ngồi canh 02 cỗ quan tài may có người ngăn chặn kịp thời lên 4 người phụ nữ này đã ko bị thương, chúng đe dọa người dân trong thôn nếu ra khỏi thông Bồng Lạng chúng sẽ giết.
Mấy tên công an này chui vào quán cafe ngồi bị người dân bao vây đuổi ra.
2h chiều ngày 01/01/2014 ông Phạm Văn Đồng chủ tịch huyện Thanh Liêm đã ra đối thoại trực tiếp với người dân và đọc bản cam kết giữa 3 bên sẽ thực hiện ngay lập tức các yêu cầu mà người dân đưa ra: 1 Đại diện của dân do người dân chọn, 2 đại diện của các công ty xi măng, 3 phía nhà cầm ông chủ tịch huyện Phạm Văn Đồng. 16h người dân đồng ý cho nhà cầm quyền và công ty Xuân Thành có cơ hội thực hiện những điều họ đã cam kết và tuyên bố cho ông chủ tịch Đồng biết "nếu nhà cầm quyền và các công ty kia ko thực hiện đúng cam kết người dân sẽ tiếp tục đấu tranh và khi đó nhà cầm quyền sẽ không có cơ hội để giải quyết, còn công ty Xuân Thành sẽ phải đóng cửa vĩnh viễn. Trần Thị Nga

Sài Gòn: Biểu tình lớn trong ngày đầu năm mới 2014

Video: Biểu tình sáng ngày 1/1/2014 tại Sài Gòn cùng biểu ngữ “Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng” (Nguồn: Facebook Dan Oan)
 
CTV Danlambao – Sáng ngày 1/1/2014, hàng trăm dân oan các tỉnh miền Nam mang theo xoong chảo, băng rôn, biểu ngữ… bất ngờ đổ về khu vực công viên 30/4 (Bên hông Nhà thờ Đức Bà) để biểu tình chống tham nhũng, cướp đất. Trước khi bị công an đàn áp, cuộc biểu tình vào lúc cao trào đã thu hút sự quan tâm của khoảng một ngàn người dân Sài Gòn đang có mặt tại khu vực trung tâm.
Đáng chú ý, trong cuộc biểu tình đầu năm mới xuất hiện một tấm biểu ngữ lớn có nội dung “Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng”. Việc làm này của bà con dân oan nhằm tri ân người nhạc sĩ đã hy sinh trọn cả cuộc đời cống hiến cho phong trào đấu tranh đòi nhân quyền tại Việt Nam.
Biểu ngữ lớn có nội dung “Vô cùng thương tiếc cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng” được công khai xuất hiện tại Sài Gòn để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa đã hy sinh cả cuộc đời để cống hiến cho phong trào đấu tranh đòi nhân quyền tại Việt Nam
Cuộc biểu tình bắt đầu lúc 08 giờ sáng ngày 1/1/2014, đông đảo bà con dân oan đã đi bộ tuần hành từ trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP.HCM (Địa chỉ: 210 Võ Thị Sáu) qua nhiều ngả đường để đến khu vực công viên 30/4.
Cuộc biểu tình có sự tham dự của hàng trăm dân oan các tỉnh miền Nam như: Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Sài Gòn, Đồng Tháp, Bình Dương… Với nhiều băng-rôn, biểu ngữ tố cáo đích danh nhiều quan chức tham nhũng, cướp đất dân nghèo.
Chị Trần Ngọc Anh
Trong cuộc biểu tình sáng nay có sự xuất hiện của chị Trần Ngọc Anh, dân oan Bà Rịa Vũng Tàu.
Là một phụ nữ đấu tranh kiên cường suốt nhiều năm nay, chị Trần Ngọc Anh trong chiếc áo dài trắng quen thuộc đã mạnh mẽ tố cáo tội ác của nhà cầm quyền đảng cộng sản Việt Nam cướp đất, tham nhũng, đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn cùng.
Một đoạn video clip được phổ biến trên facebook cho thấy hình ảnh chị Trần Ngọc Anh vạch mặt một viên công an chìm đang theo dõi đoàn người biểu tình. Theo lời Ngọc Anh, tên mật vụ này là kẻ đã từng ngông cuồng thách thức: “ĐM mày, tao theo dõi mày đó, mày làm con k** gì được tao!”  
Sau hơn 2 tiếng, cuộc biểu tình có lúc thu hút sự chú ý của một ngàn người dân Sài Gòn đang có mặt tại khu vực Nhà thờ Đức Bà. Đến 11 giờ trưa, công an huy động lực lượng kéo đến đàn áp, bắt mọi người lên xe ô tô một cách thô bạo.
Chị Trần Ngọc Anh tố cáo một tên an ninh, mật vụ côn đồ
Trong lúc bắt bớ, một nhóm công an – mật vụ nhân cơ hội này để trả thù, đánh đập, thay nhau đạp vào bụng của chị Trần Ngọc Anh một cách dã man. Hậu quả là sau trận đòn thù của công an mật vụ, chị Ngọc Anh đã phải nhập viện cấp cứu với nhiều vết thương vùng bụng.
Khoảng 30 dân oan khác bị bắt lên xe chở về quê, nhiều người bị đánh đập, xây xát khắp người.
Hiện nay, chị Ngọc Anh đang nằm tại bệnh viện Sài Gòn (Địa chỉ: 125 Lê Lợi, phường Bến Thành, Quận 1). Bên ngoài, công an vẫn đang tiếp tục theo sát. Tình trạng hiện nay của chị Trần Ngọc Anh vẫn còn đang rất nguy hiểm và sẽ được Danlambao cập nhật trong bản tin tiếp theo.
Bất chấp đàn áp, cuộc biểu tình đúng vào ngày đầu năm mới tại Sài Gòn như một tiếng pháo nổ vang trời báo hiệu một năm đầy sôi động và nhiều biến cố đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Việt Nam 2013: Sôi sục bất ổn xã hội

Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam

Mất ruộng người nông dân chuyển sang công nhân lao động...
Mất ruộng người nông dân chuyển sang công nhân lao động…  -AFP
Trong căn phòng u lạnh của trạm xá, Đỗ Thị Thiêm – một phụ nữ nông dân chống cưỡng chế đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, tỉnh Bắc Ninh bị băng trắng phủ kín cả phần ngực và hai bên sườn. Vào khoảng giữa năm 2013, chị đã bị những kẻ giấu mặt tạt axit. Nhiều dân làng Trịnh Nguyễn không hề hoài nghi về việc nhóm thủ ác đối với chị Thiêm được chủ đầu tư và cả công an địa phương sai khiến.
Chỉ vài tháng sau khi xuất viện, chị Thiêm lại bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ liên quan đến vụ việc bà con nông dân làng Trịnh Nguyễn phải náu mình đòi công lý dưới gầm cầu vượt.
Cảnh nạn phân tầng và phân hóa xã hội ở Việt Nam năm 2013 mới đắng chát làm sao! Trong khí buốt tê tái lòng người vào những ngày cuối năm, một nỗi bất an cùng cực cho năm sau vẫn siết lấy buồng tim những người nông dân mất đất.
Đám mối
Giai tầng nông dân – vốn chiếm đến 60% dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam – đang lâm vào tình trạng bức bách về kế sinh nhai. Trong khi trên khắp mọi vùng đất nước vẫn hàng ngày lê thê hình ảnh những đoàn dân oan lũ lượt kéo nhau đi đòi quyền lợi bị đánh cắp, một hình ảnh tiêu biểu cho nạn suy thoái kinh tế lại đột phá đầy tính tương hợp: nhiều nông dân phải trả ruộng, bỏ ruộng vì canh tác kém hiệu quả.
Hai hình ảnh liền mạch này lại dẫn đến một bức tranh tương phản: thân gốc chính trị của chế độ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đang mục ruỗng trên đám mối khổng lồ lan rộng và ăn sâu đến tận cùng.
Giải quyết đất... RFA files
Giải quyết đất… RFA files
Từ nhiều năm qua, đám mối ấy đã được hình thành từ vô số kẻ đầu cơ trục lợi mà đến năm 2011, giới công luận ở Việt Nam đã chính thức đặt cho nó cái tên là “nhóm lợi ích”. Rất tương đồng với người bạn có tên “Bốn Tốt” đóng đô ở Bắc Kinh, ích lợi của một chủng tộc đặc thù ở Hà Nội và các địa phương được cấu kết bởi rất nhiều quan chức quen thói ăn vặt cùng số đại gia tăng trưởng không ngừng nghỉ trong các lĩnh vực đầy đặn tính độc quyền quốc gia như xăng dầu, điện lực, viễn thông, cùng những kẻ đầu cơ mới nổi phất lên từ chuyện kinh doanh hoàn toàn thiếu minh bạch về chứng khoán, bất động sản và vàng bạc.
Vào năm 2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt Nguyễn Đức Kiên – người được coi là “bố già” trong nhiều lĩnh vực đầu cơ và có những tham vọng không thèm che giấu đối với chính trường. Nhưng Kiên chỉ là một trong nhiều khối u ác tính chưa phát lộ. Điều đáng nói là ở Việt Nam đã lâu nay xuất hiện nhiều “cá mập” như Kiên – những kẻ thường chỉ chịu hạ mình ăn sáng với các quan chức tối thiểu cấp thứ trưởng.
“Thân gốc chính trị của chế độ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đang mục ruỗng trên đám mối khổng lồ lan rộng và ăn sâu đến tận cùng.”
Ngay cả án tử hình năm 2013 dành cho kẻ có cái tên rất đẹp là Dương Chí Dũng cũng chỉ có ý nghĩa như hành vi “diệt ruồi”, trong lúc vẫn chưa có một con hổ nào được pháp luật chiếu cố.
Hố phân cách giàu nghèo cũng vì thế đã ngày càng trở nên không thể chịu đựng nổi. Cách đây hai chục năm, báo chí chính thống của nhà nước đã tiết lộ độ chênh lệch giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% số người có thu nhập thấp nhất lên đến hơn 30 lần. Còn giờ đây, trong khi con số thống kê của các cơ quan chính quyền chỉ thừa nhận khoảng phân hóa đó chưa đến 10 lần, giới chuyên gia phản biện độc lập lại chắc mẩm rằng hố xa cách này phải lên đến 60-70 lần.
Giải quyết biểu tình... RFA files
Giải quyết biểu tình… RFA files
Những gì đang xảy ra ở Việt Nam thật ra chỉ là cái bóng của những gì đã lộ ra ở Trung Quốc. Vào năm 2011, một nhà phản biện độc lập của Trung Hoa là Vương Tiểu Lỗ đã thống kê độ chênh lệch giữa 5% có thu nhập cao nhất với 5% có thu nhập thấp nhất lên đến 67 lần.
Đó cũng là lý do vì sao mà Trung Quốc đang có đến 200 nhà tỷ phú đô la, nhảy lên bậc trọc phú danh dự trên thế giới. Không chịu kém cạnh, Việt Nam cũng đang len dần vào trang lót của tạp chí Forbes với khoảng 300 đại gia có tài sản trên 100 triệu USD tính theo đầu người.
Oán hận
Vào năm 2012, giới chính khách Việt đã phải chính thức thừa nhận một cụm từ mới: nhóm thân hữu. Tính chất hết sức đặc biệt của khái niệm này chính là sự gắn kết rất hữu cơ và “bền vững” giữa một số chính khách có thực quyền với nhau và với nhóm các đại gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
“Rất nhiều quan chức quen thói ăn vặt cùng số đại gia tăng trưởng không ngừng nghỉ trong các lĩnh vực đầy đặn tính độc quyền quốc gia như xăng dầu, điện lực, viễn thông”
Quá dung dưỡng cho các nhóm lợi ích lộng hành, nhóm thân hữu đã trở thành quan tòa để phán quyết về số phận của đại đa số tầng lớp cùng khốn dưới đáy. Nghịch lý “nước giàu dân nghèo” ở Trung Quốc đang tái hiện rất nhanh ở đất nước có lịch sử “ngàn năm Bắc thuộc” và đến nay vẫn còn chịu nhiều phụ thuộc không che giấu vào Trung Nam Hải.
Giải quyết giao thông... RFA files
Giải quyết giao thông… RFA files
Không chỉ lệ thuộc đến 90% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu dùng cho sản xuất, giới tuyên giáo Việt Nam vẫn đang là tấm gương phản chiếu một sự chung đụng rập khuôn đáng hổ thẹn với kẻ mà người dân gọi là “thiên triều”.
Khi 2013 kết thúc, cuộc suy thoái kinh tế ở Việt Nam đã trải qua đúng 6 năm. Tuy nhiên, thời gian đó vẫn như chưa đủ để ứng với điểm kết thúc của một chu kỳ suy thoái thường thấy, mà tất cả hầu như mới chỉ phác ra giai đoạn đầu tiên của một chu kỳ khủng hoảng kinh tế có thể kéo dài đến hàng chục năm hoặc hơn, và hầu như chắc chắn có thể dẫn quốc gia hình chữ S vào ít nhất một thập kỷ mất mát không tránh khỏi.
“Nhiều nông dân và cả trí thức Việt Nam đang biểu lộ phản ứng có tính đối đầu với lực lượng công quyền. Tâm lý thù ghét người giàu và giới quan chức cai trị ngày càng ăn sâu vào não trạng của lớp nông dân mất đất, bị nghèo hóa và bị đẩy vào cảnh bần cùng”
Tuy thế, vẫn chưa một lần các nghị quyết của đảng cầm quyền ở Việt Nam thừa nhận câu chuyện đất nước này đang lâm vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc – điều đã được giới nghiên cứu và truyền thông quốc tế tìm cách mở mắt cho họ từ suốt mấy năm qua.
Kinh tế luôn có thói quen quyết định đến chân đứng chính trị và cả vận mệnh của các chính khách. Với Việt Nam – nơi nền kinh tế còn phải dựa phần lớn vào sản xuất nông nghiệp, bi kịch của nông dân chắc chắn sẽ dẫn đến đến thảm cảnh của chế độ. Bỏ đất, mất đất, và ngay cả trong lúc Việt Nam được khá nhiều ưu ái của cơ chế WTO và lượng xuất khẩu gạo của nước này đứng thứ hai trên thế giới, giá xuất gạo vẫn giảm tương đối và nông dân vẫn thực lỗ…, tất cả những trái khoáy ghê gớm như thế không chỉ bày biện một khuôn mặt điều hành kinh tế chằng chịt sẹo, mà còn khiến cho cơ thể ý thức hệ trở nên tàn tạ hầu như toàn diện những tư tưởng của nó.
Mục ruỗng tư tưởng lại dẫn đến biến thái hành vi. Tháng 9/2013, một nông dân Thái Bình đã xả súng bắn chết vài quan chức điều hành quỹ đất của tỉnh này. Suy thoái kinh tế kéo dài và bế tắc kéo theo những mầm mống khủng hoảng xã hội đang mau chóng lộ diện và có thể bùng nổ trong vô thức. Phần lớn sự lộ hình này đến từ nông thôn miền Bắc – những địa phương có truyền thống cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả khởi nghĩa nông dân.
Gần tương tự không khí ở Trung Quốc, nhiều nông dân và cả trí thức Việt Nam đang biểu lộ phản ứng có tính đối đầu với lực lượng công quyền. Tâm lý thù ghét người giàu và giới quan chức cai trị ngày càng ăn sâu vào não trạng của lớp nông dân mất đất, bị nghèo hóa và bị đẩy vào cảnh bần cùng. Mối dắt dây liên tục và hầu như không tránh khỏi như thế sẽ có thể khiến cho chế độ cầm quyền lâm vào ngõ cụt chỉ trong 3-4 năm nữa, một khi khủng hoảng kinh tế công khai trưng diện cái thảm cảnh quay quắt của nó.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, Việt Nam 30-12-2013
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

Tàu ngầm Kilo đầu tiên đã về đến VN

Tàu vận tải Rolldock Sea mang chiếc Kilo đầu tiên về Việt Nam

Tàu ngầm Kilo đầu tiên Việt Nam mua từ Nga đã về đến quân cảng Cam Ranh sáng sớm ngày đầu tiên của năm 2014, theo báo chí trong nước.

Đây là chiếc đầu tiên trong loạt 6 tàu ngầm Việt Nam đặt mua từ Nga trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cuối năm 2009 và sẽ mang số hiệu HQ182 Hà Nội.

Báo Người Lao Động cho biết tàu vận tải chuyên dụng Rolldock Sea chở theo tàu ngầm Hà Nội đã về đến vùng biển Cam Ranh vào lúc 22h giờ ngày cuối cùng của năm 2013.

Cho đến 6h30 sáng nay, tàu Rolldock Sea đã đi vào trong vịnh Cam Ranh, cũng theo tờ báo này.

Còn theo báo Dân Việt, Rolldock Sea sẽ neo tại Cảng Ba Ngòi trong hai ngày để làm các thủ tục hải quan và tiếp nhận, sau đó sẽ được đưa trở lại vào quân cảng Cam Ranh để chuyển tàu ngầm HQ182 ra khỏi tàu vận tải.

Tờ báo này cũng cho biết lễ bàn giao tàu ngầm sẽ diễn ra vào ngày 10/1.

Dự kiến toàn bộ đơn đặt hàng sẽ được hoàn tất vào năm 2016.

Theo Marinetraffic.com, trang chuyên theo dõi hành trình tàu vận chuyển, Rolldock Sea rời Singapore vào lúc 12 giờ tối ngày 30/12 sau 16 tiếng lưu cảng tại đây.

Tổng hành trình di chuyển từ Singapore đến Cam Ranh là 958 hải lý, cũng theo trang Marinetraffic.


Danh sách tên các tàu Kilo của Việt Nam

  • HQ182 Hà Nội
  • HQ183 Hồ Chí Minh
  • HQ184 Hải Phòng
  • HQ185 Đà Nẵng
  • HQ 186 Khánh Hòa
  • HQ187 Bà Rịa-Vũng Tàu
Các tàu ngầm Việt Nam mua từ Nga là các tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg.

Hồi tháng 11, truyền thông Ấn Độ cho biết hiện hơn 500 thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam sẽ được hải quân Ấn Độ đào tạo trong nhiều khóa.

Tàu ngầm Kilo, sử dụng cả diesel và điện, là tàu ngầm thế hệ thứ ba.

Đây là loại tàu ngầm hiện đại, trên có hệ thống tên lửa chống hạm Club của Nga.

Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m và có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.

Tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới, thích hợp trong việc trinh sát và tuần tra, nên được mệnh danh là "lỗ đen".

Indonesia 'quan tâm' tàu Kilo

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu HQ182 Hà Nội hồi tháng 5

Trong một diễn biến liên quan, tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia, Tướng Moeldoko, vừa cho biết nước này đang nghiên cứu để nâng cấp hạm đội tàu ngầm bằng lớp tàu Kilo của Nga.

"Hiện chúng tôi đang nghiên cứu và tính toán kế hoạch củng cố khả năng phòng thủ trên biển", ông này được hãng tin Antara dẫn lời nói hôm 29/12.

"Sẽ rất tốt nếu chúng tôi có thể sở hữu loại tàu ngầm Kilo, vốn được trang bị loại tên lửa hành trình có tầm xa."

Trước đó, tư lệnh hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio, nói một nhóm chuyên gia của hải quân sẽ được cử đến Nga vào tháng Một năm sau để nghiên cứu lời chào hàng tàu ngầm từ nước này.

"Indonesia vẫn cần thêm tàu ngầm để củng cố hải quân và bảo vệ chủ quyền trên biển," ông Marsetio được Antara dẫn lời nói.

Ông này cũng cho biết vì hai phần ba lãnh thổ của Indonesia là biển nên hải quân nước này sẽ cần ít nhất là 12 tàu ngầm.
Theo BBC

Toàn cảnh 'hành trình' tàu ngầm Kilo Hà Nội về tới Cam Ranh

 (LB: Nhà em thấy tàu mới sản xuất mà sao lắm chỗ bị han rỉ vậy nhỉ, có lẽ nào.....)


(Thethaovanhoa.vn) - Tối 31/12, tàu vận tải Rolldock Sea (quốc tịch Hà Lan) chở tàu ngầm lớp kilo mang tên Hà Nội đã chính thức vào cửa vịnh Cam Ranh neo đậu.
Trong sáng nay, các cán bộ Công ty TNHH MTV Hoa tiêu Khu vực III đã hoàn tất việc điều khiển con tàu vận tải hạng nặng Rolldock Sea, chở theo tàu ngầm kilo HQ 182 Hà Nội vào đến vị trí neo đậu an toàn trong vùng nước thuộc quân cảng Cam Ranh. Đúng 6 giờ 30 phút ngày 1/1, tàu Rolldock Sea đã vượt qua Cửa Hẹp để vào neo đậu trong vịnh Cam Ranh.
Từ nay đến ngày 3/1, việc bốc dỡ các thiết bị rời kèm theo của tàu ngầm Hà Nội trên tàu Rolldock Sea sẽ được tiến hành trước, sau đó là quá trình hạ chìm một phần tàu vận tải để tàu ngầm thoát ra ngoài.
Tàu Kilo Hà Nội thuộc loại tàu ngầm tấn công hiện đại (có khả năng tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiện thủy đối phương), chạy động cơ diesel - điện 5.900 mã lực thuộc loại êm nhất thế giới.
Thân tàu dài 73,8m, rộng 9,9m. Tốc độ tối đa 12 hải lý khi nổi và 19 hải lý khi lặn. Thủy thủ đoàn 52 người. Tàu có nhiều tính năng vượt trội so với các tàu ngầm hiện hữu của các nước trong khu vực như hiệu suất tác chiến cao, khả năng lặn sâu 300m, tầm hoạt động 7.500 hải lý, liên tục trong 45 ngày, hỏa lực mạnh (hệ thống tên lửa hành trình đối hạm Klub-S, sử dụng tên lửa 3M-54E1 với đầu đạn nổ 450kg, tầm bắn hiệu dụng 220km; hệ thống 8 tên lửa phòng không Strela-3, tầm bắn tối đa 6km và 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm), hệ thống thiết bị quản lý thông tin liên lạc tự động tối tân, có khả năng tìm diệt mục tiêu cực kỳ hiệu quả (xa gấp 3-4 lần khoảng cách có thể bị đối phương phát hiện) và đặc biệt là khả năng “tàng hình”.
Kilo Hà Nội là tàu ngầm đầu tiên được Việt Nam đặt Nga chế tạo tại Nhà máy Admiraltei Verfi từ tháng 12/2009, theo hợp đồng gói 6 chiếc (cùng lớp kilo), tổng trị giá xấp xỉ 2 tỷ USD. Dự kiến, khoảng 3 tháng nữa, tàu ngầm kilo thứ 2 mang tên HQ 183 TP.HCM sẽ về đến quân cảng Cam Ranh.
PV - TTXVN
http://thethaovanhoa.vn/gallery/xa-hoi/toan-canh-hanh-trinh-tau-ngam-kilo-ha-noi-ve-toi-cam-ranh-n20140101104830326.htm#ad-image-0

Các hậu quả của đêm trắng đối với não

Giấc ngủ
Giấc ngủ
Reuters

Trọng Thành

Hôm nay, 31/12/2013, ngay trước thềm năm mới, các nhà khoa học Thụy Điển công bố một nghiên cứu cho thấy các hậu quả của một đêm thức trắng đối với sức khỏe của bộ não. Nghiên cứu khuyến cáo những những người thích vui chơi trắng đêm nên đi ngủ sau giao thừa để bảo vệ sức khỏe.

Các nhà khoa học thần kinh đại học Uppsala đã phân tích các mẫu máu lấy vào buổi sáng ở 15 người có sức khỏe tốt, trong đó có một số người ngủ đủ 8 tiếng, và một số người khác không ngủ chút nào.
Ở những người thức trắng đêm, các nhà nghiên cứu ghi nhận hàm lượng hai phân tử, élonase và protéine S-100B, tăng lên 20%. Người điều phối nghiên cứu Christian Benedict của nhóm chỉ rõ, trong một thông báo, « thông thường, số lượng hai phân tử kể trên trong não tăng lên trong máu mỗi khi não bị tổn thương ». Nhà nghiên cứu nói trên giải thích : « Việc thiếu ngủ có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa não », ngược lại « một đêm ngủ tốt có thể rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe của bộ não ».
Nghiên cứu kể trên xuất hiện trong tạp chí Sleep (Giấc ngủ). Trước đó, một nghiên cứu khác, được công bố hồi tháng 10/2013 trên tạp chí Mỹ Science, kết luận giấc ngủ làm gia tăng quá trình tẩy độc trong bộ não.
Trong số các chất độc, có chất bêta-amyloïde. Khi tích tụ nhiều, bêta-amyloïde tạo thuận lợi cho bệnh Alzheimer phát triển, theo các nhà nghiên cứu đại học Rochester (Hoa Kỳ). Nghiên cứu được thực hiện trên chuột.
Cũng về giấc ngủ, tuần báo Le Nouvel Observateur mới đây giới thiệu nghiên cứu của đại học Duke, ở Durham (Hoa Kỳ), được công bố trên Science World Report. Theo đó, não của phụ nữ cần nhiều thời gian hơn để có thể phục hồi, so với nam giới, do phụ nữ có thiên hướng « có nhiều hoạt động cùng một lúc » hơn so với đàn ông. Thiếu ngủ, phụ nữ thường bị suy nhược thần kinh và tâm trạng thất thường. Nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy thiếu ngủ làm tăng nguy cơ bệnh tim, các vấn đề sức khỏe tâm trí… Giải thích với Daily Mail, Gs Jim Horpe, giám đốc trung tâm nghiên cứu về giấc ngủ của Loughborough (miền Trung nước Anh), cho biết càng làm việc căng thẳng trong ngày, bạn càng cần đến một giấc ngủ tốt.

Danlambao 1/1/2014.

CA TP.HCM sách nhiễu, bắt giữ Ngô Quỳnh trong ngày đầu năm mới


CTV Danlambao – Sáng ngày 1/1/2014, facebook anh Lê Quốc Quyết cho biết: Anh Ngô Quỳnh đã bị công an TP.HCM vây bắt khi đến nhà riêng của anh Quyết để thăm gia đình nhân dịp đầu năm mới. Cùng bị bắt với Quỳnh còn có một người tên Lê Quốc Đạt, em họ anh Lê Quốc Quyết.

Huỳnh Anh Trí vừa hết hạn tù 14 năm, tố cáo chính sách giam giữ phi nhân của CSVN

Trương Minh Đức (Danlambao) Huỳnh Anh Trí và người anh ruột là Huỳnh Anh Tú vừa ra khỏi nhà tù Xuân Lộc của CSVN. Đã 14 năm trôi qua hai anh phải chịu ngồi tù vì tranh đấu cho Tự Do.
Mười bốn mùa Xuân trôi qua… tết này hai Anh mới được nhìn thấy lại người thân họ hàng… nhưng là một người tù chính trị khi trở về từ nhà tù cộng sản thì mang nhiều bệnh tật, nhiều uất hận hơn. khi 14 năm bị đày ải phải trải qua bao nhiêu sự hành hạ, đánh đập một cách tàn nhẫn….
Video này chép trên Youtube của Donghailongvuong Nguyễn chí Đức , không phải chép của Danlambao

Đồng chí X ráo riết luyện tập cách chui ống cống


Hanoi Police Detained and Beat Activists


Huỳnh Thục Vy (Danlambao)/Translated by Jasmine Tran - On the morning of 31/12/2013, a group of well-known human rights activists – Pham Ba Hai, Huynh Ngoc Tuan, Le Thi Cong Nhan (member of the Vietnamese Women for Human Rights), Ngo Duy Quyen and their two year old child – visited Mr Pham Van Troi and his family in Ha Tay

Công an Hà Nội câu lưu, đánh đập các nhà hoạt động


Huỳnh Thục Vy (Danlambao) – Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2013, các nhà hoạt động Nhân quyền như chị Lê Thị Công Nhân- thành viên Ban vận động Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, anh Phạm Bá Hải, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, anh Ngô Duy Quyền và có cả cháu bé mới lên hai tuổi con của chị Nhân – anh Quyền đến thăm hỏi gia đình anh Phạm Văn Trội ở Hà Tây.
Lúc mọi người đến nhà anh Trội, đã có an ninh thường phục canh gác sẵn tại đó. Sau khoảng hai giờ đồng hồ, công an địa phương và an ninh thường phục ập đến nhà anh Trội đòi kiểm tra hành chính vì có người lạ mặt hiện diện ở nhà anh. Chủ nhà quyết định không mở cửa đón tiếp khách không mời mà đến. Công an tiếp tục đập phá cửa và cuối cùng đã xông được vào nhà anh Trội.

Ôm lấy quân thù mà hôn


Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – Từ ngày bác Hồ tìm gặp được bửu bối “Tư Bản Luận” của thánh Kạc Mạc mừng phát khóc ôm về nước đến nay, Việt Nam ngày càng phát tiết tinh hoa trên mọi phương diện.
Riêng về mặt quân sự, ta có những chiến thuật biển người, lấy thân mình lấp lỗ châu mai, đốt thân mình làm đuốc đỏ rực từ đỉnh đầu xuống gan bàn chân chạy phon phon cả trăm thước tây, xông vào kho đạn địch mà đốt; rồi chiến thuật ôm lưng quần địch mà đánh.

Lê Thăng Long – Con người, tổ chức và dư luận


Vũ Đông Hà (Danlambao) – Sự kiện Lê Thăng Long có thể được xem như chuyện không đáng nói, hoặc có thể được nhìn như một điều đáng quan tâm. Có người phẫn nộ. Có người xem đó là những hoạt động cần được tán dương. Mức độ quan tâm và phản ứng tùy thuộc góc nhìn về Lê Thăng Long: một cá nhân hay là người sáng lập và đã lãnh đạo một phong trào. Phản ứng đối với Lê Thăng Long ít nhiều cũng lệ thuộc vào thái độ dành cho phong trào Con Đường Việt Nam, cảm tình đối với các thành viên của phong trào, với Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức… Hoặc đơn thuần ý kiến về Lê Thăng Long chỉ xuất phát từ quan điểm chính trị độc lập của mỗi người.

Đầu năm mới 2014 thăm Nghĩa trang Liệt sĩ


Đặng Huy Văn (Danlambao) Gần nơi tôi ở có một xóm trọ do dân xây lên để cho thuê. Hàng ngày đẩy xe đưa cháu nội đi chơi, tôi đã quen một bà ở quê ra trông cháu ngoại cho con gái đang thuê trọ trong xóm. Hai vợ chồng trẻ một con và bà ngoại cháu chui rúc trong một căn phòng nhà cấp 4 ẩm thấp rộng chỉ hơn 12 mét vuông, kê được mỗi cái giường nằm. Con gái bà làm trong một cơ quan nhà nước lương thấp, còn chàng rể là kỹ sư xây dựng của một chủ đầu tư bất động sản (BĐS) nay đang thất nghiệp phải đi làm ngoài.

Xem sâu


Nguyễn Phương (Danlambao) – Tí không dám ra sân vườn chơi nữa, vì giờ ngoài đó có rất nhiều sâu. Ngày trước sân vườn nhà Tí, sân vườn do tổ tiên để lại xanh và đẹp. Nhưng rồi “từ ấy”, nắng hạ của “mặt trời chân lý” chiếu vào sân vườn, hậu quả thứ ánh sáng ngoại nhập ấy làm sản sanh ra một lũ sâu, ngày càng nhiều, nhung nhúc. Chúng ăn sạch hết cỏ cây chỉ còn lại đất đá. Bây giờ thì cả đất đá chúng cũng ăn luôn nên ai ai cũng phải kinh sợ chúng.

Việt Dũng, ngôi Sao Sáng Mùa Giáng Sinh 2013


Nguyễn Văn Thông (Danlambao) - Có lẽ vì đôi mắt con người hướng ngoại nên người ta dễ thấy người khác hơn thấy mình. Chúng ta thấy người khác già chứ ít khi thấy mình già. Cho nên khi nhìn một người đã 55 tuổi đời mà ta vẫn còn cho người ấy là trẻ thì hẳn có điều đặc biệt. Đó là trường hợp của Việt Dũng. Mươi năm trước tôi có anh bạn qua đời ở tuổi 50, khi phải soạn cáo phó, tôi không biết phải dùng chữ “hưởng dương” hay “hưởng thọ” nên tìm tự điển cho chắc ăn. Không ngờ các cụ hồi xưa đã đồng ý rằng, sống được đến 50 là nhiều rồi, là lên hàng cụ rồi, thọ rồi. Biết vậy thôi chứ các bạn khác và thân nhân của bạn tôi vẫn dùng chữ “hưởng dương”. Tôi không cãi, coi như người nhà muốn gởi gấm tâm ý rằng người thân của họ đã qua đi khi anh còn trẻ, nhất là đang trong sự thương mến vô bờ của người thân.

Lời nhắn nhủ cuối cùng của Việt Dzũng với tất cả những nhà tranh đấu Tự Do Dân chủ cho VN

Chia tay “ Chút quà cho quê hương”!

<
Bảo Giang (Danlambao) - Nếu “chiều nay, có một người di tản buồn” làm sầu đọng không vơi, làm ray rứt tâm hồn hay làm chết lặng cả thể xác của người nghe với những lời ca da diết, mang cảnh u buồn, thê lương như lời chào vĩnh biệt nhau ngay khi còn sống. Hoặc giả, nó làm cho dòng lệ không ngưng, cho tiếng khóc uẩn ức chết nghẹn trong cổ, không thể bộc phát ra khỏi cửa miệng của hàng triệu triệu người Việt Nam, thì “chút quà cho quê hương” như là tiếng dục sau cùng để cho hàng triệu triệu những tám lòng đang sầu vương khắc khoải kia vỡ òa trong tiếng khóc. Khóc một cách tự nhiên. Khóc một cách ngon lành, thành nghẹn ngào nức nở trong cơn đau Việt Nam.!

Bước Nạng trong Trái Tim Việt Nam

Nhạc và lời Trần Bảo Như – Ca sĩ Thế Sơn

Nghĩ về đôi nạng của Việt Dũng

>
Ông Bút (Danlambao) - Chiều thứ Sáu, ngày 27/12/2013. Mở email thoáng thấy tựa đề: Tiểu bang North Carolina sẽ làm lễ tưởng niệm Nhạc Sĩ & MC Việt Dũng, vì không mở email xem chi tiết, nên không nghĩ ngợi gì hết, cho đến 10 giờ đêm thứ Bảy 28/12, tôi check mail lại, mới hay tổ chức lúc 2 giờ chiều, Chủ Nhật ngày 29/12!

Lễ an táng Nhạc sĩ Việt Dzũng

Thiên An – Ngọc Lan và Dân Huỳnh (Người Việt Online) – Từ 7:30 sáng đến 12:30 trưa Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013, Người Việt Online tường thuật trực tiếp lễ an táng cố nhạc sĩ Việt Dzũng diễn ra tại Little Saigon, miền Nam California Hoa Kỳ.
( Xem hình ảnh và video)

Quà tặng Giáng sinh


Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao)Hãy trải rộng lòng mình với người H’Mông 4 tỉnh phía Bắc, để họ có thể chia sẻ và học hỏi, chúng ta luôn kết nối, lắng nghe và góp ý với họ, để tình đồng bào được bền chặt, không để cho bọn phản động cấu kết với kẻ thù phân hóa sức mạnh dân tộc, không để chúng dễ dàng xâm chiếm biên giới phía Bắc và thôn tính đất nước.
Vàng là người H’ Mông, là nạn nhân của bạo lực cộng sản, bị đánh rất hiểm, nhưng Chúa đã quan tâm tới em và biết em gặp nguy hiểm khi ở vùng núi xa xôi, đã mang em đến cho những người thiện tâm và tài năng giúp đỡ, và nhờ tình cảm đồng bào mà em đã vươt qua trước ngày lễ Giáng sinh, sự lành bệnh của Vàng là quà tặng Giáng sinh giành cho rất nhiều người…

Tình đảng với tôi


Cù Huy Hà Bảo (Danlambao)
Đảng lấy của tôi hết thật thà
Gieo vào tàn nhẫn với dân ta
Đánh cha chửi mẹ luôn yêu đảng
Bợ đít thằng tàu tính quỉ ma

Hoa Kỳ xoay trục sang Châu Á


Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh (Danlambao) Puerto Rico là một dãy đảo có nhiều bãi biển thơ mộng nằm về phía đông Cuba có 4 triệu dân đã tổ chức 1 cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 8 tháng 11 năm 2012 với kết quả áp đảo chấp thuận trở thành một bang của Hoa Kỳ nhưng đến nay vẫn không nghe Hoa Kỳ trả lời.

Từ 1954 đến 2014: 60 năm sau ngày thoát ách đô hộ thực dân Pháp, Việt Nam được, mất những gì?

Nguyễn Thu Trâm (Danlambao) - Trong năm 2014 này Việt Nam sẽ từng bừng kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương, giành lại độc lập cho ba nước Lào, Cambodge và Việt Nam, bởi theo sách sử của Việt Nam hiện nay, cũng như trong nhận thức của nhiều người Việt thì nước Việt Nam chính thức độc lập từ thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, tức là từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

Công an xã Chương Dương – Người hay quỷ?


Kính gửi:
 - Toàn thể người dân Việt Nam;
- Các cơ quan truyền thông;
- Các tổ chức bảo vệ nhân quyền;
- Chính quyền các nước quan tâm tới hiện trạng chính trị – nhân quyền của Việt Nam;
- Cơ quan công an huyện Thường Tín, công an thành phố Hà Nội và Bộ Công an.
Tôi là Lê thị Công Nhân, sinh năm 1979, sống tại p316 – A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa-Hà Nội, viết thư này tố cáo và yêu cầu giải quyết vụ việc chúng tôi bị khủng bố và đánh đập dã man ngày 31.12.2013 tại công an xã Chương Dương, huyện Thường Tín – Hà Nội. Sự việc như sau:

Công an, côn đồ hợp tác ăn cướp


Trần Thị Nga - Tổng bí thư đảng cộng Nguyễn Phú Trọng từng nói “Lực lượng công an là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ”, ắt hẳn ông ta nói là bảo vệ chế độ Cộng Sản. Bởi bán chất của chế độ cộng sản là một lũ cướp nên ngành công an và côn đồ sau khi được ông tổng bí thư phong cho danh hiệu “thanh kiếm và lá chắn” nên chúng thoải mái tung hoành ăn cướp công khai.

Lời chúc đầu năm đến đảng CSVN


Nguyên Thạch (Danlambao)
Đầu năm, xin chúc đảng mấy câu
Không sắm xe hơi, sắm nhà lầu
Không mua biệt thự, không cướp cạn
Bởi bấy lâu nay, đảng đã giầu.

Người ký văn bản “chụp ảnh CSGT phải xin phép” được khen thưởng


Thế Kha (NLĐO) – Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt, người từng ký văn bản yêu cầu nhà báo “chụp ảnh CSGT phải xin phép” vừa được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Thống đốc đã biến “phố Wall” thành “chùa Bà Đanh” như thế nào?


Trong năm thứ 2 ngồi ghế “nóng”, Thống đốc Nguyễn Văn?Bình đã ban hành thông tư 21 siết chặt lại các “Phố Wall” ngân hàng. Ảnh: Giang Huy
Đào Tuấn (Lao Động) – Theo danh sách Google Trend 2013 vừa công bố về những từ khóa được người Việt tìm kiếm nhiều nhất trong năm, thì hơn cả điệu nhảy ngựa Gangnam Style, hơn cả “bà Tưng”, từ khóa được người Việt quan tâm hàng đầu, được tìm kiếm nhiều nhất, chính là “giá vàng”.

Chuyện từ những học trò


Phạm Minh Hoàng (Danlambao) – “Dạ chào thầy Hoàng ! Con là Ngô Minh Tâm, con đang học tại Bách khoa Thành phố (HCM). Con là con của Ngô Hào, người mới bị tuyên 15 năm tù giam đây ạ !”
Đó là những giòng chữ mà em đã gởi kết bạn với tôi trên facebook vào một ngày của tháng 10/2013. Tôi không thể nào quên vì tôi không hề nghĩ sẽ có ngày gặp con của Ngô Hào, nhất nữa đó lại là một sinh viên trường cũ của mình. Thầy trò hẹn nhau ngoài quán cóc. Trong vòng 10 phút, Tâm đã phác họa cho tôi những nét chính về người cha của mình vừa bị kết án 15 năm trong phiên sơ thẩm đầu tháng 10/2013, về người mẹ của mình đang bị ung thư vòm hầu, mất khả năng lao động và đang chạy chữa vô cùng tốn kém, về người em của mình phải bỏ học để chăm sóc mẹ và nhờ tôi giúp đỡ.

Đại họa mất nước: Trung cộng đang chiếm đoạt Việt Nam


Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) – Trong suốt 2 cuộc chiến tranh chống Pháp từ 1945 tới 1954 với kết quả là đất nước bị chia đôi, CSVN chiếm miền Bắc của vĩ tuyến 17 và xâm chiếm miền Nam từ 1954 tới 1975 để áp đặt chủ nghĩa sắt máu lên toàn quê hương, đảng CSVN và ông Hồ Chí Minh đã dựa hoàn toàn vào sự giúp đỡ của khối Cộng, nhứt là của Trung Cộng. Hậu quả là bây giờ dân Việt đang phải trả nợ những sự giúp đỡ đó bằng chính quê hương của mình.

Tản mạn đầu năm: “Kiếm tại nhất thời… Bút lưu vạn đại


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Thời Minh mạt, Khấu sinh, người thôn Khì U, huyện Thanh Lương, Quảng Đông là người hay chữ. Lúc sáu tuổi đã làu thông bốn sách năm kinh, lên tám đã vang tiếng thần đồng. Đến tuổi trưởng thành, phong nghi lại đẹp đẽ hơn người nói năng khiêm cung lễ độ, lại xuất khẩu thành chương, “bảy bước thành thơ” tài danh xuất chúng, chữ lại đẹp như rồng tiếng nổi như cồn, xứng danh là danh sĩ.

Quyền Con Người đến với Festival Hoa Đà Lạt


Mắt Bão (Danlambao) – Hưởng ứng sự kiện phổ biến cẩm nang quyền con người đang diễn ra rộng khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là Noel nhân quyền vừa diễn ra… Chúng tôi đã tìm đến thành phố Đà Lạt, một thành phố du lịch hiền hòa đang tổ chức Festival Hoa, với hành trang là những cuốn cẩm nang và những quả bong bóng về quyền con người, chúng tôi hứng khởi bỏ lại sau lưng những xô bồ náo nhiệt ở chốn thành thị mang quyền con người lên cao nguyên núi rừng…

Phải chăng đảng cộng sản Việt Nam đã thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền? Và ngoại giao Câu Tiễn?


Người Buôn Gió – Xin thưa với các tiến sĩ, giáo sư của báo Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân. Đây chỉ là câu hỏi giả thiết. Quý vị đừng nhảy cẫng lên chụp mũ chống Đảng, chống băng nhóm gì cả. Câu chuyện có nguyên nhân của nó.
Chả là chúng tôi, những người biểu tình phản đối quân Trung Quốc xâm lược. Khi bị bắt vào trại Lộc Hà, bị cơ quan an ninh xét hỏi. Trong quá trình bị xét hỏi kèm với việc giải thích, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền. Các cán bộ an ninh đưa ra một lý lẽ rằng: ”Giờ chúng ta muốn bảo vệ đất nước, phải giữ ổn định chính trị. Vì sao, vì giữ ổn định chính trị mới phát triển được kinh tế. Có kinh tế mạnh thì chúng ta mới có vũ khí, có phương tiện để bảo vệ chủ quyền…”

Thoáng suy tư về cạnh tranh chính trị


Le Nguyen (Danlambao) Lịch sử nhân loại đã chỉ ra mọi cuộc đấu tranh, mọi cuộc cách mạng lật đổ các chế độ độc tài chuyên chế của loài người đều khởi nguồn hay nói cách khác là đều có nguồn gốc của phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn của bất công xã hội, xung đột của giai cấp thống trị với tầng lớp bị trị và các triết gia, tư tưởng gia, lý thuyết gia thuộc “trường phái” thế quyền lẫn thần quyền, có tà ý lẫn thiện ý muốn thu phục nhân tâm, thu hút sự ủng hộ của khối đại đa số quần chúng nhân dân nghèo khó thì trên lý thuyết, dù cho là thật lòng hay do tham vọng đen tối của cá nhân, phe nhóm đều phải có trong tay một lý thuyết “lãng mạn cách mạng” hoặc đề ra được phương án giảm thiểu bất công, xóa bỏ bất công và không thể thiếu lời hứa hẹn thực thi công lý mang công bằng xã hội đến cho con người.

Tản mạn về phản quốc và phản động ngày hết năm


Minh Dân (Danlambao) - Cuối một năm, con dân ai cũng có quyền làm báo, lên tiếng, nhưng một người đứng đầu chính thể có cái tâm cũng nên họp báo một cách khách quan, để tổng kết lên cái thể hiện có giống như lời mỹ miều của mình như đã từng nói trong cả một năm và cũng nên thẳng thắn công bố người cộng sản đã làm được những gì.

Chọn mặt gửi vàng – Chuyện đời xưa, chuyện đời nay


Chuyện đời xưa

Trong lịch sử tồn tại của mình, mỗi khi gặp khó khăn, cần phải có nhiều tiền, đảng Cộng sản Việt Nam thường dòm ngó đến số vàng dự trữ trong mỗi gia đình người Việt Nam. Với quyền lực trong tay (bao gồm chính quyền và quân đội) cộng với mưu sâu kế hiểm, họ nhiều lần khua khoắng số vàng này của dân.

Những tấm chân tình ngày cuối năm


Tâm ạ, hãy tạm quên đi những gương mặt vô cảm, quên đi những nụ cười lạnh lùng, tàn ác của những bộ đồng phục màu xanh trong tòa án Phú Yên. Hãy biết rằng, bên cạnh những tâm hồn rừng rú ấy vẫn còn nhiều, nhiều lắm những tấm chân tình từ xa, xa lắm nhưng cũng gần, gần quá bên em. Hãy dìu dắt nhau bằng những tấm chân tình này. Và từ những vòng tay ấm đó, sẽ cho chúng ta niềm hy vọng chan hòa vào một ngày trên đất nước Việt Nam sẽ không còn những nhà tù giam giữ những con tim biết yêu thương…
 
Ca Dao (Danlambao) – Một năm buồn, một năm vui, một năm hạnh phúc hay một năm đầy những oan khiên, rồi cũng sẽ khép lại, mọi người lại tiếp tục ước mơ, tiếp tục hy vọng, tiếp tục chúc cho nhau những điều mong đợi ở 365 ngày trước mặt.
Trong những ngày cuối năm cuống cuồng vội vã ấy, người ta quên đi một người tù vừa mới nhận bản án nghiệt ngã 15 năm, người ta không để ý đến một người vợ lã chã dòng nước mắt thống thiết gọi tên chồng, người ta không biết ở mãnh đất Phú Yên có hai đứa con trai tủi thân lặng lẽ dìu Mẹ đang oằn người trong nỗi đau, bỏ lại sau lưng người Cha mắt nhìn theo đau đáu một vòng ôm.