Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

TIN NGÀY 04/5/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=ADqA0dasLcQ

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=NoGuOpE-9PM

  • Một trung tá công an thắt cổ tự vẫn tại nhà (Nguoi Việt) – Một trung tá công an, ông Trần Ðình Võ, đội trưởng đội cảnh sát bảo vệ, trại tạm giam công an tỉnh Bình Ðịnh thắt cổ tự vẫn tại nhà riêng trên đường Cần Vương, thành phố Quy Nhơn, vào hôm 2 tháng 5.
  • Sự duy cảm và nền dân chủ (Đinh Vạn Vĩnh Phát) – Chúng ta dồn quá nhiều cảm xúc trong lòng để rồi nó là bức tường ngăn cản những nỗ lực canh tân đất nước. “Thương nhau củ ấu cũng tròn. Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”. Theo 1 nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ (*), con người tồn tại 2 hệ thống đạo đức khác nhau, và nhiều khi nó xung đột với nhau. Khi đó con người xử sự theo cảm tính và sẵn sàng làm điều xấu.
  • Xăng nhập cung bọ hung chui háng (Đào Tuấn) – Không biết chừng lại là cái may. Chẳng hạn với việc “thả giá xăng” lại xuất hiện những vùng chuyên canh… cau để lấy mo. Hay từ chuyện “dí Xăng như Tốt” Việt Nam lại chẳng trở thành nước sản xuất và xuất khẩu xe trâu, thuyền thúng hàng đầu thế giới.
  • “Chiếc hộp kỷ công viên” (Thùy Linh) – “Cuối cùng một vị thần Đất đai bèn hiến kế: cứ lấy dần đất đai, dồn con người vào nơi hết đường sống là dễ sai bảo nhất. Khi con người bị đói thì nói gì cũng phải nghe. Thần Thiên đường gật đầu đồng tình…”
  • Nhân vụ Văn Giang: Nguy hiểm vì … đúng luật (Faxuca) – “Còn trong trường hợp Văn Giang, người dân biết bấu víu vào đâu khi chính quyền đã làm đúng luật? Khi đền bù 36 triệu đồng cho một héc ta, sau đó nhà đầu tư bán lại với giá gấp hơn một trăm lần là đúng luật? Khi người dân không đồng tình bàn giao đất thì bị cưỡng chế là đúng luật? Vâng, về cơ bản là đúng luật! Vậy thì, vấn đề cơ bản nằm ở chính cái Bộ luật ấy. Rõ ràng chính quyền đã làm đúng luật, nhưng đó là một thứ luật không đứng về phía nông dân”.
  • Xấu hổ quá ông Hào ơi (Cu Làng Cát) – “Chẳng ai bôi nhọ thành công bằng kẻ cầm dùi cui vụt dân cả ông Hào ạ. Đó là cách bôi nhọ thành công. Bôi nhọ đáo để, tàn nhẫn. Bằng chứng đó là thế. Nhiều người nhìn thấy và nhiều người xem thấy”.
  • Câu hỏi của bọn PHẢN ĐỘNG giành cho CQ (Phair Zios) – Đọc đến đây mà thấy thương bọn “phần tử chống đối trong và ngoài nước”. Tại sao vụ gì khó xử là cũng lôi bọn đó ra đổ tội. Nghĩ mà thương! (Nếu mà bọn đó giỏi như thế thì nguy thật)
  • Tin Văn Giang ngày 3.5.2012 (Nguyễn Xuân Diện) – Chiều nay, 3 tháng 5, năm người dân Văn Giang đã được trả tự do, trở về từ Công an tỉnh Hưng Yên. Sáng nay, bà con huyện Văn Giang và Dương Nội tiếp tục kéo về 46 Tràng Thi để kêu kiện. Theo tin chúng tôi nhận được thì: Sắp tới các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên: ông Cường (Bí thư tỉnh ủy), ông Thông (chủ tịch tỉnh) , ông Hào (Phó Chủ tịch tỉnh) đi Mỹ cuối tháng 5 bằng chi phí đài thọ của tập đoàn Quang Minh.
  • Tấn công giải phóng Văn Giang (Mai Xuân Dũng) – “Với người nông dân, họ không rành những bài toán tích phân, vi phân nhưng họ biết tính nhẩm. Cái dự án khủng Eco Park kia được rao bán 45 triệu/mét2 biệt thự, 20 triệu/m2 chung cư nhưng chỉ đền bù cho họ một vài trăm nghìn/m2. Cái giá chênh lệch kia sẽ chui qua các con dấu đỏ choét để nhập vào các tài khoản của những tên tư bản đỏ từng chễm chệ trong hầm bê tông chỉ đạo cho cỗ máy chiến tranh xay thịt năm xưa”.
  • Sớm có luật để dân bày tỏ thái độ(Bút Lông) – Vì thế làm luật để dân bày tỏ thái độ một cách chính đáng là cực kỳ cần thiết trong tình hình hiện nay khi mà Luật Đất đai không thể sửa nhanh được.
  • Họ đã trả thù Bùi Thị Minh Hằng đến phút cuối cùng (Nguyễn Tường Thụy) – Khác với việc trục xuất Trần Khải Thanh Thủy sang Mỹ, chúng áp giải về Vũng Tàu như một con lợn. Chúng còng 2 tay Hằng ra đằng sau, trói chân xích chân vào ghế để nằm trên sàn xe. Phải chăng, biết đây là cơ hội cuối cùng có thể hành hạ Hằng nên chúng cố tận dụng để trả thù cô.
  • Anh vẫn về bước nhẹ hơi sương (Người Buôn Gió) – Dù có thế nào cũng không hổ thẹn. Mình làm mình chịu, một mình một vụ, không cho thằng phản động nào dây dưa ăn phần chịu chung tội với mình cả.
  • Kim Jong Un: Phong cách mới nhưng vẫn cứng rắn (RFI) – Nhật báo Le Monde trong bài phân tích của thông tín viên tờ báo tại Tokyo mang tựa đề « Bình Nhưỡng không hề mềm dẻo hơn » đã nhận định, nhà « lãnh tụ tối cao » trẻ tuổi của Bắc Triều Tiên tuy tạo ra một phong cách mới, nhưng các đường hướng chung thì không hề thay đổi.
  • Đẻ non, nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở trẻ sơ sinh (RFI) – AFP dẫn một báo cáo y tế của Liên Hiệp Quốc công bố hôm 2/5/2012 cho biết , mỗi năm trên thế giới có 15 triệu trường hợp trẻ bị đẻ non, trong đó chỉ có 1,1 triệu trẻ sơ sinh tiếp tục được cuộc sống.
  • LHQ trừng phạt thêm 3 tập đoàn Bắc Triều Tiên (RFI) – Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc bà Susan Rice thông báo, Ủy ban đặc trách trừng phạt của Hội Đồng Bảo An đã đưa thêm vào danh sách 3 tập đoàn Nhà nước lớn của Bắc Triều Tiên, bị cho là đã đóng góp kinh phí cho chương trình hỏa tiễn và hạt nhân Bắc Triều Tiên.
  • Luật sư Trần Quang Thành muốn cùng gia đình tỵ nạn tại Hoa Kỳ (RFI) – Hôm qua 02/05/2012, từ một bệnh viện ở Bắc Kinh, nhà tranh đấu cho nhân quyền Trần Quang Thành bày tỏ ý muốn được tỵ nạn tại Hoa Kỳ, vì lo ngại an ninh cho mình và gia đình tại Trung Quốc không được đảm bảo. Một giới chức Mỹ xin dấu tên cho biết, Washington sẵn sàng giúp ông Trần, nếu ông muốn rời khỏi Trung Quốc.
  • Mỹ duy trì Việt Nam trong danh sách cần theo dõi về quyền sở hữu trí tuệ (RFI) – Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) hôm 30/04 vừa qua, đã công bố báo cáo thường niên về vấn đề tôn trọng bản quyền trên thế giới. Bản phúc trình mang tên Báo cáo Đặc biệt 301 năm 2012 (2012 Special 301 Report) đã điểm lại quá trình bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại 77 đối tác thương mại của Hoa Kỳ đồng thời nêu bật những quốc gia còn thiếu sót trong địa hạt tôn trọng bản quyền. Như những năm trước đây, Việt Nam tiếp tục bị Mỹ duy trì trong số các nước cần phải theo dõi.
  • Blogger TQ lo cho ông Trần Quang Thành (BBC) – Việc nhà hoạt động khiếm thị Trần Quang Thành rời Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh gây quan ngại và bất bình trên mạng internet.
  • 40 công nhân VN ở Nga kêu cứu (RFA) – Gần 40 công nhân VN bị cưỡng bách làm việc từ 12 tới 14 giờ mỗi ngày trong tình trạng đói khát tại 1 xưởng giầy ở vùng Ekaterinbua của Nga đã kêu cứu với những cơ quan liên hệ của VN.
  • Cháy rừng ở Đà Nẵng đã được dập tắt (RFA) – Cục trưởng Cục Kiểm Lâm VN Nguyễn Hữu Dũng đã vào Đà Nẵng để kiểm tra tình hình cháy rừng ở Nam Đèo Hải Vân vốn xảy ra chiều thứ Tư và phá huỷ hơn 100 ha khu rừng đặc dụng.
  • 123 người chết vì TNGT dịp 30 tháng 4 (RFA) – 123 người chết và 69 người bị thương vì tai nạn giao thông trong dịp lễ 30 tháng Tư và 1 tháng Năm vừa rồi tại VN, số liệu của Cục CSGT đường bộ, đường sắt VN cho biết như vừa nêu.
  • Tệ tham nhũng khắp nơi làm khổ dân (RFA) – Kết quả khảo sát Chỉ số Quản trị Hành chánh công PAPI do Chương trình Phát triển LHQ UNDP phối hợp với Mặt trận Tổ Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng thuộc Quốc Hội VN phối hợp tổ chức, được công bố hôm 02/5.
  • Nga – Mỹ bất đồng về vấn đề phòng thủ phi đạn (RFA) – Nga hôm qua cho biết mối bất đồng của họ với Hoa Kỳ về vấn đề phòng thủ phi đạn đã gần tới chỗ bế tắc, và cảnh cáo có thể phải bố trí những hoả tiễn mới tại Âu Châu để ngăn chận hệ thống phòng phủ phi đạn của Hoa Kỳ.
  • Bà Suu Kyi dự định thăm Nhật (RFA) – Lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi dự tính viếng thăm Nhật Bản nội trong năm nay để thảo luận về tiến trình cải cách chính trị tại đất nước Miến Điện của bà.
  • Kẻ thù của độc lập, tự do (PV Quốc Doanh) – Giá trị của quá khứ khác với các hiện vật bất biến nằm trong viện bảo tàng, mà sống động cùng cuộc sống tươi xanh luôn luôn đi tới. Theo ý nghĩa đó, PV Quốc Doanh tôi thấy, chiến thắng đánh dấu bằng đỉnh điểm trưa 30/4/1975 là sự chiến thắng kẻ thù của độc lập, tự do.
  • Tôi tớ của ai ??? (Tự do Ngôn luận) - Tâm thức nô lệ, tâm địa tôi tớ không xa lạ gì với người Cộng sản. Trên lý thuyết, đảng Cộng sản chủ trương tạo ra cho thành viên của mình một bản tính mới, bên cạnh nhân tính vốn bẩm sinh nơi mọi con người. Bản tính mới ấy gọi là “đảng tính” vốn đòi hỏi tuân lệnh cấp trên vô điều kiện.
  • Tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng (NLĐ) – Ngày 2-5, một nguồn tin cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã quyết định tạm giam thêm 3 tháng đối với ông Nguyễn Văn Khương, tức Hoàng Khương-phóng viên Báo Tuổi Trẻ.
  • Thời điểm Tư bản Đỏ giãy chết (GS. Nguyễn Hữu Chi) – Ai cũng biết một chế độ theo đuổi chính sách “hèn với giặc, ác với dân” không thể tồn tại lâu dài được. Đến lúc này, nhiều người Việt Nam — ở trong nước cũng như ở hải ngoại — mới bắt đầu thực sự suy tư về vấn đề tiêu diệt nhóm cường hào ác bá đang lũng đoạn đất nước chúng ta.

Ai xúi giục khiếu kiện đất đai?

Bùi Văn Bồng
-
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 2-5 mới rồi, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, ông Nguyễn Khắc Hào, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên nói: “Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền. Những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển, thì nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết”.
Đề nghị này của ông Hào với Chính phủ quả là đặt Chính phủ vào tình huống khó xử. Bởi vì, “những phần tử chống đối ở nước ngoài” là những ai, tên gì, làm gì, ở đâu thì chính ông Hào là người phát ra thông tin ấy cũng chưa chỉ ra được. Còn ở trong nước, ai móc nối, móc nối ở đâu, bằng kiểu gì, chắc chắn ông Hào cũng chịu. Trong số người dân bị công an đánh gây thương tích và những người đã bị bắt, có ai đã “móc nối chặt chẽ với nước ngoài”? Có ai là phản động?

Ông Hào cũng không đưa ra chi tiết về những video clip mà ông nói là giả. Có thằng địch nào ngu đến mức “thưa ông tôi ở bụi này” mà tổ chức đóng giả công an, đóng giả dân bị đánh ngay giữa đội hành với bối cảnh hàng nghìn cảnh sát, súng nổ đì đùng để quay video clip giả? Thế mà ông Hào không những kêu toáng lên như vậy, mà còn đi yêu cầu Chính phủ rằng “nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết”. Để rồi xem, trên cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lại là người có chức có quyền trong vụ này, sắp tới ông Hào sẽ có chứng cứ hợp pháp để chỉ đạo bắt và xử lý ai? Và “xử lý kiên quyết” như thế nào?
Nếu như có ai đó kích động, xúi giục, lợi dụng “đục nước béo cò” để “dàn dựng những video clip giả nhằm vu khống”, thì cũng phải truy nguyên cái bản chất vấn đề, cái gốc từ những người gây ra hậu họa để “địch” lợi dụng là ai? Không có lửa sao có khói? Không có cớ, ai dễ mà mượn cớ để thực hiện mưu đồ chống phá? Ai đi chống phá mà lại dựng chuyện phức tạp như vụ Tiên Lãng, Văn Giang? Nếu như mọi việc trong vụ này đã được cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Hưng Yên giải quyết, xử lý đúng pháp luật, quyền lợi chính đáng của nông dân được bảo đảm, không gây bất công bất bình, không gây thiệt thòi quá nhiều cho người dân, để sinh ra khiếu kiện đông người, thì đâu có cớ nào để người ta lợi dụng? (Tôi viết bài này, ủng hộ những nông dân nghèo, bị mất đất đang đi đòi quyền lợi hợp pháp, chính đáng; đồng thời phê phán cách làm, lối hành xử với người dân của chính quyền cùng công an tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang, các ông cứ điều tra xem tôi có móc nối chặt chẽ với “thế lực thù địch” nào ở nước ngoài không?).
Và hơn thế nữa, vụ Tiên Lãng còn đang nóng hổi đó mà Hưng Yên lại huy động cả nghìn công an để truy dẹp nhằm cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang, thì quả là không khôn ngoan gì, mất tỉnh táo và vô hình trung chính quyền đã tạo cớ cho “kẻ địch” xen vào chống phá. Vậy, cái gốc nguyên nhân vẫn là do cấp ủy, chính quyền tỉnh Hưng Yên gây ra. Nếu không là chủ mưu thì cũng là hành động thiếu cảnh giác, thiếu hiểu biết, tự nhiên đi tiếp tay cho phản động, “thế lực thù địch” có cơ hội, có vụ việc lợi dụng chống phá. Nếu như lôi cổ những kẻ địch từ nước ngoài và từ trong nước ra để “xử lý kiên quyết” trọng vụ này, thì trước hết trách nhiệm vẫn là ấp ủy, chính quyền địa phương, không thể coi là vô can được. Theo như lời báo cáo thì ông Hào đã biết rõ “có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài”. Không những biết là có sự móc nối, mà ông Hào còn nắm chi tiết, cụ thể đến mức là “móc nối chặt chẽ”. Thế nhưng tại sao lại để xảy ra vụ việc bung xé phức tạp, kinh hoàng, làm mất uy tín Đảng lãnh đạo, mất mặt Nhà nước như vậy, thì rất cần xem lại vị thế chức danh mà ông Hào đang nắm giữ, và cũng phải nên xem lại ông Hào có dính gì với các “phần tử chống đối ở nước ngoài” hay không? Theo Bộ luật hình sự, biết tội phạm mà không tố cáo, không truy dẹp là có tội che giấu tội phạm. Thậm chí đã biết “móc nối chặt chẽ” mà để cho chúng phá phách, nhât slaf ở vị trí lãnh đạo, càng nặng tội hơn. Không hiểu sao ông Hào lại phát biểu như vậy? (xem thêm)
Phát biểu của ông Hào cũng y hệt phát biểu của các vị lãnh đạo ở Hải Phòng, rằng có kẻ địch chống phá, có “diễn biến hòa bình”. Nhưng khi hỏi địch là ai, kẻ nào, ở đâu, thủ đoạn, cách thức, chống phá thế nào, chứng cứ đâu, thì chính người phát biểu cũng bó tay. Thực ra, đến nay cả Bộ Công an và các cấp lãnh đạo của Hải Phòng, Hưng Yên vẫn chưa trả lời một cách chắc chắn, rõ ràng về thông tin ấy. Nếu chính quyền và công an không làm sai, thì cho dù kẻ đich từ nước ngoài có kẻ về “nằm vùng” tại Cống Rộc, xã Vinh Quang (Tiên Lãng), hoặc tại xã Xuân Quan (Văn Giang) cũng không thể ngo ngoe được cái gì.
Qua thực tế cần phải luận giải rằng chính quyền địa phương tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã làm sai, quá sai, sai trầm trọng, rồi mới bị nhân dân phản ứng. Liệu rằng có hiện tượng do những động cơ cá nhân, các cán bộ, đảng viên có chức có quyền ở địa phương đã móc nối cùng đại gia để chia phần, tham nhũng, làm sai pháp luật, mất dân chủ, qua quy hoạch, dự án để hưởng lợi cá nhân, nhóm lợi ích? Người dân vì chưa thỏa mãn với mức đến bù, bị thiệt thòi lớn, bị ép uổng mới phải khiếu kiện đòi được công bằng, dân chủ. Đúng pháp luật. Dân khiếu kiện, bất bình thì báo chí mới phải vào cuộc.
Cho nên, các vị lãnh đạo phát biểu cái gì phải để cho người ta còn tin, nể phục, đừng có cái lối “đá bóng sang sân”, “đánh bùn sang ao” như thế. Nếu không có vụ việc, có khi cả năm không có chữ nào về Tiên Lãng, Văn Giang lên mặt báo. Nhưng có vụ việc thì báo chí mới lên tiếng. Dung lượng, lọai hình, cách thức thông tin thế nào đều do nội dung, tính chất, mức độ diễn biến của vụ việc gây ra. Thế mà, ông Đỗ Quý Doãn có lần mới đây lại nhắc nhỏ các báo cần phải biết chừng mực khi đưa thông tin. Rằng một số tờ báo “vẫn thông tin dồn dập, quá liều lượng cần thiết”. Thế thì Bộ Thông tin và Truyền thông nên bám sát sự kiện để chỉ đạo kịp thời và phải cụ thể từng tờ báo, từng trang mạng là vụ này, việc kia chỉ được đăng tối đa mấy bài, mấy tin, mấy ảnh? Dung lượng nhiều hay ít là do bản thân diễn biến và mức độ của vụ việc, hiện tượng, theo yêu cầu bạn đọc, và cũng tùy chủ đích, khả năng tuyên truyền của từng tờ báo, đâu có cơ sở nào để nói dung lượng nhiều hay ít? Chắc ông Doãn cũng tự biết là khi vụ Tiên Lãng được giải quyết êm, thì tìm đọc những tin, bài về Tiên Lãng cũng rất khó kiếm trên các trang báo, trang mạng.
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát Việt Nam từ Học viện Quốc phòng Úc, đã khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên cho phép truyền thông theo dõi và đăng tải thực trạng tranh chấp đất đai. Ông nói: “Tranh chấp đất đai đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình chính quyền địa phương ra quyết định, bao gồm cả cáo buộc tiền đút lót là việc làm bình thường trong quá trình này…Có chắc là tiền bồi thường sẽ đủ để bù đắp cho công lao, những khó khăn, thiệt thòi và gián đoạn về đời sống của những người bị ảnh hưởng? Họ sẽ làm công việc gì một khi đất không còn nữa?”.
Khi báo chí nêu lên vấn đề, vụ việc gì, trước hết các nhà lãnh đạo, các cơ quan chuyên trách, các bộ, ngành liên quan cần bình tĩnh, xem xét lại, và tự kiểm chứng thông tin, tự kiểm tra mức độ đúng, sai, tự biết công việc của địa phương, ngành, cơ quan mình phải làm gì? Những vấn đề báo nêu có liên quan gì, có lỗi gì của mình không? Và hoàn toàn không nên cái gì muốn tránh tai tiếng cho mình thì đánh lạc hướng, đổ tại phản động này, kẻ bất mãn kia, kẻ xấu nọ, hoặc là do các “thế lực thù địch diễn biến hòa bình”.
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, tự mình không xem xét, soi rọi để biết có sai lầm gì không, có bất công, mất dân chủ không, lại đi đổ lỗi cho khách quan, khách thể thì hoàn toàn không nên. Từ hơn 20 năm qua, đất đai là vấn đề nóng hổi, phức tạp, sinh ra nhiều hệ lụy, nhiều vụ việc trầm trọng, những diễn biến rất phức tạp. Cho nên vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm. Tự bản thân chính quyền của mình khi giải quyết về đất đai, đúng hoặc sai chỗ nào phải có trách nhiệm trước Đảng, bảo đảm đung Pháp luật Nhà nước, nhưng cơ bản là phải được lòng dân, được nhân dân ủng hộ một cách thỏa nguyện, tự giác, thành tâm.
Cũng về vấn đề đất đai, trên trang web của Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 19-2-2012, đã đăng bài viết với tựa đề: “Không để đất đai là cái mầm sinh ra bất ổn”. Trong bài viết cũng nêu rõ về hiện tượng khá phổ biến là có không ít vị lãnh đạo do chức trách được phân công, người đứng đàu địa phương hoặc ngành, chữ ký về đất đai có sức nặng quyết định đã thỏa hiệp, móc nối với đại gia để chiếm đát đai nhằm trục lợi. Khi những cán bộ có chức, có quyền thoái hoá, biến chất có sự móc nối, ăn chia lợi nhuận với đại gia thì họ bỗng nhiên họ cũng tự biến mình thành “đại ca”, mất dần chất cộng sản. Có lắm tiền thì thành đại ngôn nhiều khi lấn át cả pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà ức hiếp dân, vi phạm dân chủ. Đó là cái bàn cờ đô-mi-nô của đất đai, gọi là “lục đại” của đất (đại tham, đại ác, đại lợi, đại gia, đại ca, đại ngôn). Cả 6 cái “đại” đó là một trong những nguyên nhân sinh ra những vụ khiếu kiện từ đất dấy lên. Rồi cũng do đất đai mà xã hội xuất hiện những vấn đề bất ổn do hậu họa của việc mua bán, sang nhượng, chuyển quyền sử dụng vi phạm pháp luật, xảy ra các vụ tranh chấp, có cả những vụ cướp đoạt trắng trợn. Bất công xảy ra, làm mất lòng dân phần lớn do việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, giải quyết thiếu công bằng… Đã có không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền phê duyệt, hoặc chỉ đạo giải quyết đất đai đã nhanh chóng mất bản lĩnh về chính trị, tư tưởng, vi phạm nguyên tắc hoạt động của Đảng, những lời dạy về đạo đức, lối sống. Suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách từ đó mà ra. Trong khi đó, nhiều hộ nông dân bị mất đất, bị bần cùng hóa (mời đọc thêm ở đây).
Cũng do các vụ nổi cộm về khiếu kiện, cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Văn Giang và nhiều nơi khác, mà trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Nếu công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo không được xem xét, giải quyết và xử lý kịp thời, hiệu quả thì sẽ là mầm mống gây mất ổn định chính trị, xã hội”. Ông cũng chỉ ra rằng: Bên cạnh những kết quả đạt được, ở từng thời điểm, từng nơi, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến hết sức phức tạp; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài như Thanh tra Chính phủ đã báo cáo trong thời gian từ năm 2008 – 2011 bên cạnh việc xử lý dứt điểm 1.052 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài (đạt 66,7%) vẫn còn lại 528 vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, vẫn đang trong quá trình xem xét, giải quyết. Thủ tướng nói: “Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tiếp tục được xác định là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các ủy Đảng, chính quyền và phải được giải quyết hiệu quả hơn nữa. Công tác này nếu không được xem xét, giải quyết và xử lý kịp thời, hiệu quả sẽ là mầm mống gây mất ổn định chính trị, xã hội”…
Theo số liệu thống kê do các ngành chức năng báo cáo Chính phủ: Chỉ tính riêng trong 3 năm, từ năm 2008 – 2011 đã tiếp 1.571.500 lượt người khiếu nại, tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư, số vụ việc tăng 26,4%, đoàn khiếu kiện đông người tăng 64,5%… Các vụ tranh chấp đất đai đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của các cấp chính quyền, ngành liên quan trong quá trình lập quy hoạch, mở dự án, bồi thường, giải tỏa, ra quyết định thu hồi đất. Ai dám khẳng định là không có những tiêu cực phát sinh tự vấn đề đất đai, bao gồm cả hiện tượng nhận tiền đút lót, chia chác lợi nhuận? Và ai cho đó là việc làm bình thường trong quá trình này? Có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn khiếu kiện đông người tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại tố cáo vượt cấp lên Trung ương ngày càng gia tăng.
Thế nên, trong vụ Văn Giang, cũng như vụ Tiên Lãng và các vụ khác, chính các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng phải nghiêm túc xem xét, tìm nguyên nhân, có khuyết điểm, có sai lâm, có lỗi với dân thì dám tự mổ xẻ, dũng cảm và trung thực nhận lỗi; đồng thời có biện pháp sửa chữa, khắc phục hậu quả sao cho được lòng dân, đúng pháp luật, tự giải quyêt cho nhanh chóng ổn thỏa. Đó cũng chính là cách phát huy nội lực, là sự “tự thân vận động” tốt nhất, hiệu quả nhanh nhất. Không phải đợi có các vụ việc thì địch mới chống phá ta, mà cả nghìn năm nay nhân dân ta luôn luôn phải đấu tranh chống kẻ thù, chống các thế lực thù địch. Nhưng, trước hết phải tự ta tháo gỡ cho ta, nhận diện cho rõ, “biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”, ổn định hay không trước hết phải do ta, đừng vì nóng vội hoặc vì động cơ không trong sáng mà cố tình đổ vấy cho ai khác. Nước ta đã phải trải biến nhiều hy sinh, gian khổ, mất mát đời này sang đời khác vì các loại kẻ địch. Ai chẳng căm thù địch và biết rằng phải luôn luôn cảnh giác với địch. Nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao có những vị trong phát biểu đều phải nói đến địch? Do đã biết dân ta ngán ngại địch, rất ghét địch, cho nên cố tình nói là do địch chống phá để bà con cho rằng do địch thì trấn áp là phải, đúng thế không? Nhưng dân ta nay khác xưa rồi. Các ông làm mạnh tay chẳng phải vì lý do gì, mà thực tế xảy ra nhiều vụ đã đủ cho bà con nhận diện bản chất vấn đề: “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Trong báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Khắc Hào rất tự hào với thành tích trong vụ Văn Giang, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã xác định rõ quan điểm “phát huy dân chủ phải đi liền với kỷ cương pháp luật, trong từng vụ việc cụ thể cần được xem xét thấu đáo, có lý có tình…” (!?). Thế mà tại sao có đến 166 hộ dân sao lại dám “lợi dụng dân chủ “ đến mức cố tình như vậy, trong khi chính quyền đã giải quyết một cách “dân chủ”, “có lý có tình, đúng pháp luật”? Trong vụ này, chính quyền “không đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển”. Chính quyền địa phương đã “tăng cường công tác tiếp công dân, coi trọng tuyên truyền, vận động nhân dân và không nóng vội…”. Rồi nào là “chính quyền đã quan tâm giải quyết các quyền và lợi ích chính đáng của người dân, theo đúng các quy định của pháp luật”… Và ông Hào đi đến kết luận là có kẻ địch xúi giục, rằng “những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…”. Trong báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Hào đại diện cho quan chức Hưng Yên đã nói là có sự liên hệ giữa người nông dân với lực lượng chống chính quyền. Nhưng điều quan trọng nhất là những dẫn liệu để làm rõ nội dung đó thì ông Hào không hề chứng minh, hoặc không có để chứng minh.
Suy cho cùng, địch không ở đâu xa, cũng không khó tìm. Kẻ nào đã mất phẩm chất đảng viên cộng sản, vì lòng tham mà cơ hội, lợi dụng, cố tình làm sai đường lối, chủ trương của Đảng, làm sai các chính sách, pháp luật Nhà nước, gây mất uy tín cho Đảng, làm mất hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, làm mất dân chủ, thì kẻ đó chính là địch. Từ trong nội bộ phá ra còn nguy hiểm hơn địch bên ngoài đánh vào rất nhiều. Nếu do đạo đức, lối sống bị suy thoái mà không tự nhận ra, trái lại tiếp tục suy thoái nặng hơn thì đó là sự “tự diễn biến” vô cùng nguy hiểm ngay trong Đảng. Chủ trương sai, tổ chức thực hiện sai, nhưng không dám nhận sai để sửa, trái lại vẫn tìm cách đánh lạc hướng, bẻ cong sự thật, bóp méo bản chất vụ việc, đổ tại hoàn cảnh khách quan, đổ cho người khác. Như thế là biểu hiện phẩm chất, đạo đức đã suy thoái nặng, năng lực quá kém và lối sống hèn hạ.
B. V. B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Anh Tư ơi, hu hu

Nguyễn Quang Lập
-
Đọc bài phỏng vấn anh Tư : Tham nhũng không giảm, nghị quyết không thành công (tại đây), nghe anh nói nhiều câu thật sướng lỗ rốn.  Anh Tư nói :”Chúng ta đang nói đến “một bộ phận không nhỏ…” thì bộ phận này ở đâu phải được chỉ ra cụ thể. Nhóm lợi ích nằm ở đâu cũng phải được chỉ ra. Đó là nhìn thẳng vào sự thật, không được né tránh. Tư tưởng của nghị quyết trung ương 4 lần này đòi hỏi như vậy.
Anh Tư nói phải quá. Cần phải chỉ ra bộ phận không nhỏ là ở đâu, gồm những ai, mới gọi là nhìn thẳng vào sự thật. Chứ cứ tình trạng ông nào cũng  la lớn có một bộ phận không nhỏ nhưng khi hỏi bộ phận không nhỏ ở đâu gồm những ai thì hết thảy đều nhếch mép cười trừ, vậy thì la lớn làm cái gì, vô ích.
Nhưng ai nói đây?
Đám dân tụi tui cũng lắm người có khả năng chỉ ra cái bộ phận không nhỏ ấy, mỗi tội là họ sợ nếu họ mở miệng nói ra, trước sau cũng bị tóng giam như  Cô gái Đồ Long mà thôi, chả ai dại. Giả sử anh Tư có cam kết những người chỉ ra bộ phận không nhỏ sẽ được Nhà nước bảo vệ thì cũng chẳng ai dám ho he. Người ta sẽ không bắt tội đó thì sẽ bắt tội khác, như Anh Điếu Cày bị bắt tù vì tội trốn thuế, ts CHHV bị bắt vì can tội tàng trữ hai bao cao su đã qua sử  dụng đó anh Tư, cực lắm. Mà cũng chẳng cần bắt bớ làm gì cho phức tạp, chỉ cần cho vài dùi cui vào gáy vì can tội không đội mũ bảo hiểm là xong om, dễ không à.
Cho nên nếu anh Tư đi đầu bước trước, làm gương cho các đảng viên quần chúng noi theo thì ước muốn của anh Tư may ra mới thành sự thật. Ví dụ anh Tư nói to cho thiên hạ biết trong  BCT có bộ phận không nhỏ không, nếu có thì gồm những ai. Nếu BCT 14 người tìm kiếm gặp khó khăn thì anh Tư thử tìm xem trong tứ trụ triều đình có bộ phận không nhỏ không. Với tứ trụ triều đình, một người là bộ phận nhỏ, hai người là bộ phận không nhỏ đó anh Tư. Anh Tư tìm đi, dễ không à.
Nói vậy thôi, e rằng anh Tư không tìm được đâu, muôn năm không tìm được.Tìm hai người trong bốn người là chuyện quá dễ mà tìm không ra thì việc tìm bộ phận không nhỏ trong 3 triệu đảng viên là chuyện đơm đó ngọn tre, làm sao tìm được anh Tư ơi. Hu hu
Theo: Quê Choa

Chết không cho chôn thì phải… cứu

Tam Thái
-
Sau một thời gian sống dở chết dở, hôm nay, các doanh nghiệp hẳn mát cả lòng với gói giải cứu 25.000 tỷ vừa được Bộ Tài chính đề xuất.
Khỏi phải nói các bác doanh nhân mừng rỡ như thế nào với thông tin này và nếu quan tâm, chẳng cần phải mất thời gian lắm, quý độc giả cũng có thể tìm cho ra một vài ví dụ nho nhỏ cho những khó khăn của doanh nghiệp suốt thời gian qua.
Dĩ nhiên, bạn không nên vội vàng mà đổ cái tội này cho cơ chế, cho chính sách, gì chứ riêng khó khăn thì kinh tế thế giới cũng chả kém gì Việt Nam.
Trong bối cảnh ấy, thì tin về gói giải cứu 25.000 tỷ có khác nào cơn mưa rào giữa đợt nắng nóng khủng khiếp 50 năm có một lần như hiện nay.
Chỉ hiềm một nỗi, người ta không thể không tự hỏi rằng rốt cuộc thì các cơ quan quản lý muốn gì với các doanh nghiệp?
Cách đây mấy hôm, tờ Thanh Niên cho hay nhiều doanh nghiệp đang chật vật xin được phá sản, nói cách khác là xin được “chết”. Nhưng cũng chẳng dễ dàng gì, muốn chết thì ít nhất cũng phải lót tay chút xíu cho cò thì mới được chết chứ (cũng phải mở ngoặc rằng đây có lẽ là một trong những loại cò độc đáo nhất quả đất).
Hóa ra, cái kết quả Khảo sát về chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam vừa được công bố hôm nay vẫn có phần thiếu sót, đâu phải chỉ có đi xin việc, đi khám chữa bệnh, đi học đi hành, túm lại là đi xin xỏ một cái gì đấy, mới phải để “đồng tiền đi trước”. Nay thì “chết” cũng chưa phải là hết, cũng phải có đồng quà tấm bánh mới được thỏa lòng mồ yên mả đẹp.
Nhưng cứ tạm coi đây là một thiện ý, hãy thử xem Bộ Tài chính “bắt mạch kê đơn” như nào cho bệnh nhân. Theo báo Tuổi Trẻ, Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012, gia hạn thuế VAT đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản, da giày, dệt may…; giảm 50% tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại…
Tạm không tính đến cái khoản chênh lệch 30% và 50% rõ như ban ngày kia, thì ai thờ ơ nhất cũng phải chú ý đến các loại doanh nghiệp dự kiến sẽ được giảm tiền thuê đất. Cái hay thứ nhất là đề xuất này được đưa ra giữa thời buổi bất động sản đang tạm thời hãm đà tăng giá, cái hay thứ nhì là danh sách được hưởng ưu đãi này chẳng hề thấy bóng dáng các cơ sở sản xuất sản phẩm hàng hóa đâu. Không hiểu các nhà làm chính sách thực sự muốn cứu ai trong số những kẻ đang hấp hối ấy nhỉ?
Chưa kể, nói gì thì nói, bấy lâu nay, cái đám du lịch, dịch vụ, thương mại này vốn có nhiều thành tích xin thật nhiều đất rồi ủ mưu chuyển đổi mục đích sử dụng. Chịu khó nhịn qua cái thời khốn khó tạm thời của thị trường bất động sản, tương lai sẽ lại rộng mở thôi!
Người ta sẽ còn lạc quan hơn nữa khi biết có tới 80% người dân không biết về quy hoạch sử dụng đất, thông tin được các báo đồng loạt cho biết hôm nay, vẫn theo cái khảo sát đã nói ở trên. Chà chà, ai mà cũng nắm tường tận thông tin quy hoạch, thì các doanh nghiệp làm sao mà xoay xở cho nổi trong thời buổi làm ăn khốn khó, còn kẻ nào chẳng may bị mù quy hoạch thì xin mời cứ âm thầm mà chịu thiệt thòi.
Cũng liên quan đến cái sự sống chết của các doanh nghiệp, nhân thiện ý của Bộ Tài chính, xin ôn lại chuyện cũ của năm 2011. Số là sau một năm cả nước rầm rộ thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm chi tiêu, từ đầu 2012 tới nay, có 3 con số được các cơ quan chức năng lần lượt công bố.
Không hiểu rốt cuộc ai là kẻ phải “buộc bụng” nhịn ăn, nhưng cho tới cuối năm, có tới gần 50.000 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, trong khi hình như chưa thấy doanh nghiệp Nhà nước nào xung phong báo lỗ, thậm chí nhiều doanh nghiệp vẫn báo cáo thành tích “năm sau cao hơn năm trước”.
Chỗ thì quần áo không có mà mặc!
Chỗ thì quần áo không có mà mặc, lại còn bị cảnh cáo nữa!
Một con số ấn tượng khác, tổng thu ngân sách năm vẫn đạt 674,5 nghìn tỉ đồng, tăng gần 14% so với dự toán và tăng 20,6% so với năm 2010. Một con số đủ nói lên sự tận tụy của các cán bộ thuế, trái hẳn với sự thờ ơ của chính họ khi các doanh nghiệp lay lắt đến xin được phá sản.
Thu đã đành là hoành tráng, chi cũng không chịu kém cỏi hơn là mấy, bởi theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2011 vẫn có xu hướng tăng lớn (hơn 100 nghìn tỷ), vượt tới 13,8% so với dự toán, trong đó, khoảng 23% số tăng chi ngân sách Nhà nước là tăng cho đầu tư phát triển!
Không kể tới cái sự trái khoáy trong việc tăng chi ngân sách bất chấp chủ trương cắt giảm đầu tư, người ta còn phải trầm trồ thán phục sự tài tình của ngành Tài chính, doanh nghiệp đang làm ăn bết bát như vậy mà vẫn tăng thu được cả trăm nghìn tỷ.
Ngẫm đi ngẫm lại, chỉ có một giả thiết duy nhất khả dĩ giải thích được những con số oái oăm này: Rất nhiều doanh nghiệp quả thật phải lép bụng trong việc tiếp cận vốn đầu tư, mà trong số đó có 50.000 doanh nghiệp báo lỗ; nhưng cũng không ít doanh nghiệp được thảnh thơi hơn nhiều trong việc làm ăn, nếu không thì chẳng lẽ cả trăm nghìn tỷ tiền thuế thu thêm kia là từ trên trời rơi xuống?, và 23% số tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển bốc hơi đi đâu?
Với kiểu cắt giảm “hình bất thượng đại phu” như trên, liệu có thể suy luận một cách rụt rè rằng gói giải cứu 25.000 tỷ cũng sẽ được ban ra không đều khắp theo lẽ “lễ bất hạ thứ dân” chăng?
Chưa hết, hãy thử nhìn xa hơn vào quá khứ để xem các doanh nghiệp đã trải qua những “cảm giác mạnh” như thế nào thời gian qua. Năm 2008, lạm phát lên tới 22%, các bộ ngành thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công.
Năm 2009, lạm phát giảm nhiệt nhưng cũng kéo nền kinh tế rơi vào trì trệ, gói kích cầu 8 tỷ USD được tung ra. Năm 2010, nền kinh tế phục hồi nhưng lạm phát lên trên một con số, báo hiệu những sóng gió của năm 2011 với chỉ số giá tiêu dùng lên tới trên 18%.
Lần này, theo đúng sách vở, những giải pháp thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công lại được áp dụng, để đến hôm nay, lạm phát có giảm nhưng các bộ ngành lại loay hoay “giải cứu” doanh nghiệp, cũng là giải cứu cho nền kinh tế.
Người ta đã chỉ tận tay, day tận trán nguyên nhân của mọi nguyên nhân, ấy là việc đầu tư kém hiệu quả, với giải pháp hiển nhiên là phải đầu tư ít đi, nâng hiệu quả lên. Hiềm một nỗi, nhiệm vụ giảm đầu tư nếu không “bất khả thi” thì cũng quá ư chật vật, ít nhất là trong năm 2011 như tiết lộ của ông Phùng Quốc Hiển, nói gì đến việc vừa giảm đầu tư vừa nâng hiệu quả?
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, không phải là quá bi quan, nhưng nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng đưa ra nhận định rằng tái cơ cấu đầu tư công có thể sẽ chỉ là trên… giấy.

Đọc đến đây, nếu cảm thấy quá căng thẳng, bạn có thể ghé mắt một chút sang nước láng giềng Trung Quốc.
Chính quyền thủ đô nước này vừa đưa ra cảnh cáo với các người mẫu ăn mặc hở hang tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, ban tổ chức cũng phải nghiêm túc kiểm điểm vì đã biến sự kiện thành một cuộc trưng bày ngực bên các mẫu xe sang.
Dù chẳng muốn ca ngợi xứ Tàu tẹo nào, nhưng cũng cứ phải thừa nhận rằng các cơ quan hữu trách xứ người phản ứng thật mau lẹ, sự kiện chưa kết thúc mà quyết định đã ban rồi.
Nhìn lại xứ mình, không khỏi ngậm ngùi khi các bác ấy cân nhắc tới cân nhắc lui cũng ra được cái quy định về độ dài váy áo, về độ hở, độ trưng bày da thịt, nhưng đám nghệ sĩ xem ra cũng chả quan tâm là mấy, còn cơ quan chức năng mỗi lần có cơ sự gì lại phải “ngâm cứu” đến nát cả óc mới chốt nổi túm lại “hở” đến thế là gợi cảm hay phản cảm, có vi phạm thuần phong mỹ tục hay không?
Liên tưởng thêm chút nữa thì lại không thể không nghĩ tới cái chuyện đang nói dở ở trên, rằng chết đứ đừ từ đời nào rồi mới cuống lên tìm thuốc cứu, “tốc độ” đến thế thì chắc Hoa Đà, Biển Thước xứ Tàu có sống lại cũng phải chào thua.
Ờ, mà ở xứ mình sao cái gì cũng lạ thế nhỉ. Ngẫm đi ngẫm lại, có lẽ tại người mình dù học đông học tây học kim học cổ nhưng vẫn là người mình thôi. Mà người mình thì như thế nào?
Hôm nay, các báo đưa tin đoàn làm phim Thạch Sanh 3D theo kiểu Mỹ đang toát mồ hôi hột tìm các diễn viên, mà lý do rất lãng xẹt: Tìm người đóng Lý Thông gian hùng dễ như húp cháo, mà kiểm cho được một chàng Thạch Sanh thì khó tựa lên trời.
Phải khá khen cho nhà báo nào đã giật cái tít “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”, chỉ có điều cũng phải chú thêm rằng đấy không chỉ là chuyện đi tìm diễn viên.

Mỹ-Nhật cam kết gìn giữ an ninh châu Á Thái Bình Dương


AFP. Hàng không mẫu hạm USS George Washington
Việt HàRFA
-
Ngày cuối tháng 4 vừa qua, Hoa Kỳ bận rộn với các cuộc gặp với lãnh đạo các nước đồng minh quan trọng tại châu Á.
Một trong các cuộc gặp quan trọng diễn ra vào ngày 30 tháng 4 vừa qua là giữa Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama với thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda. Bản tuyên bố chung hai nước sau cuộc gặp tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của mối liên minh hai nước cũng như mối quan tâm chung của Mỹ và Nhật tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Để tìm hiểu thêm tương lai hợp tác hai nước trong mối liên hệ với an ninh khu vực thời gian tới, Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế của Nhật Bản. Trước hết nói về kết quả cuộc gặp lần này giữa hai nước, ông Tetsuo Kotani nhận xét:
Cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc
Tetsuo Kotani: cuộc gặp giữa thủ tướng nhật và tổng thống Mỹ không đưa ra một một điểm gì mới hơn trong khía cạnh hợp tác chiến lược về an ninh bởi hai nước đã cùng làm việc với nhau để đưa ra một chiến lược an ninh trong nhiều năm, và điều này đã khiến Mỹ giờ đây tập trung vào châu Á. Còn đối với Nhật Bản thì khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn luôn là trọng tâm chú ý trong chính sách. Cho nên cuộc gặp lần này chỉ tái khẳng định mối quan tâm chung và trọng tâm chú ý của hai nước là vào châu Á Thái Bình Dương
Việt Hà: Với sự lớn mạnh của Trung Quốc về kinh tế và quân sự mà một số nước có thể coi là một mối đe dọa tiềm năng, Nhật bản hy vọng gì ở mối liên minh với Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc?
Tetsuo Kotani:tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. Vì vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc, và đưa Trung Quốc theo trật tự an ninh chung của khu vực. Cả hoa kỳ và Nhật bản đều có chung mục tiêu này. Cho nên cuộc gặp cấp cao lần này giữa hai nước đã tái khẳng định mục tiêu chung này.
Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động thường xuyên trên Biển Đông cũng như ở Thái Bình Dương. Nguồn báo Trung Quốc
Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động thường xuyên trên Biển Đông cũng như ở Thái Bình Dương. Nguồn báo Trung Quốc
Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. Vì vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc, và đưa Trung Quốc theo trật tự an ninh chung của khu vực.
ông Tetsuo Kotani
Việt Hà: Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm sự chú ý vào khu vực châu Á Thái Bình Dương bằng cách thắt chặt mối quan hệ về quân sự với các nước như Úc, Singapore, Philippines và Nam Hàn. Mối liên minh Nhật Bản và Mỹ đóng vai trò quan trọng thế nào trong mạng lưới liên minh này của Mỹ để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực?
Tetsuo Kotani: mối liên minh Nhật bản và Hoa Kỳ về an ninh hết sức quan trọng cho sự ổn định và hòa bình trong khu vực. Nhưng nếu chỉ có Hòa Kỳ và Nhật bản thì chúng tôi không thể đảm bảo an ninh cho toàn khu vực vì vậy mặc dù hai nước đã thắt chặt mối liên minh nhưng chúng tôi đồng thời cần sự hợp tác từ các nước khác như Australia, Nam Hàn, Singapore, Việt Nam và Philippines. Trong bản tuyên bố cho thấy chúng tôi mong muốn mở rộng hợp tác an ninh với các nước trong khu vực và chúng tôi cũng không muốn bỏ Trung Quốc ra ngoài sự hợp tác
Việt Hà: Vậy đâu là thách thức trong mối liên minh Nhật Mỹ?
Tetsuo Kotani:theo tôi thách thức chính là sự cách biệt về khả năng quốc phòng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Khả năng quốc phòng của nước này đang gia tăng và mặc dù chưa hơn được Mỹ hay Nhật nhưng nếu so với các nước ASEAN thì họ hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi cần phải lấp đầy sự cách biệt này. Đó là lý do mà Mỹ và Nhật mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong đó có Philippines, Việt Nam.
Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012.
Phó Đô đốc hải quân Philippines Alexander Pama trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012.AFP
Khả năng quốc phòng của nước này (TQ) đang gia tăng và mặc dù chưa hơn được Mỹ hay Nhật nhưng nếu so với các nước ASEAN thì họ hơn nhiều. Vì vậy chúng tôi cần phải lấp đầy sự cách biệt này. Đó là lý do mà Mỹ và Nhật mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong đó có Philippines, Việt Nam
ông Tetsuo Kotani
Ảnh hưởng kinh tế và chính trị
Việt Hà: cả Mỹ và Nhật đều đã trải qua khủng hoảng kinh tế trong khi kinh tế Trung quốc vẫn tăng trưởng, điều này có ảnh hưởng thế nào đến liên minh quân sự mà Mỹ và Nhật Bản muốn tạo dựng trong khu vực?
Tetsuo Kotani: cả Mỹ và Nhật đã trải qua những khó khăn về kinh tế trong khi kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nếu Nhật bản và Hoa Kỳ không tiếp tục khẳng định mối hợp tác và quan tâm đối với các nước ASEAN thì Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để tạo ảnh hưởng lên các nước này. Cho nên điều chúng ta cần làm là chúng ta vẫn phải duy trì mối quan hệ kinh tế với Trung quốc. Trong khi đó chúng ta cũng phải tạo dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế không nhất thiết là phải có Trung Quốc trong đó. Ví dụ chúng ta đang có TPP. Lúc này Trung Quốc vẫn chưa gia nhập TPP, nếu chúng ta có thể tạo dựng một khuôn khổ hợp tác kinh tế hiệu quả thì đây có thể là một đối trọng với Trung Quốc.
Mỹ và Nhật đã trải qua những khó khăn về kinh tế trong khi kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng. Nếu Nhật bản và Hoa Kỳ không tiếp tục khẳng định mối hợp tác và quan tâm đối với các nước ASEAN thì Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để tạo ảnh hưởng lên các nước này
ông Tetsuo Kotani
Loại tàu Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (ảnh minh họa)AFP
Loại tàu Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. (ảnh minh họa)AFP
Việt Hà: Trong cuộc gặp lần này, hai nước cũng đề cập đến việc rút quân Mỹ khỏi đảo Okinawa, điều nảy có ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả hợp tác quân sự hai nước trong việc đảm bảo an ninh khu vực?
Tetsuo Kotani: việc rút quân Mỹ khỏi căn cứ Okinawa có thể có tác dụng tích cực về mặt chính trị bởi vì người dân Okinawa không muốn có nhiều quân Mỹ trên đảo. Cho nên chúng tôi phải giảm số quân mỹ tại đây. Và điều này có ý nghĩa tích cực về mặt chính trị để duy trì mối liên minh hai nước. Tuy nhiên đúng là việc giảm quân có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đánh chặn. Tuy nhiên với mối liên minh quốc phòng mạnh giữa hai nước chúng ta có thể khắc phục được điểm này. Hiện tại Mỹ đã triển khai quân đến một số vùng quan trọng trong khu vực và họat động cũng linh họat cho nên nhìn chung thì khả năng đánh chặn vẫn có thể được duy trì và thậm chí được tăng cường hơn.
…bởi vì người dân Okinawa không muốn có nhiều quân Mỹ trên đảo. Cho nên chúng tôi phải giảm số quân mỹ tại đây. Và điều này có ý nghĩa tích cực về mặt chính trị để duy trì mối liên minh hai nước. Tuy nhiên đúng là việc giảm quân có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đánh chặn.
ông Tetsuo Kotani
Việt Hà: theo ông trong tương lai Nhật Bản và Hoa Kỳ có thể có các họat động quân sự nào cụ thể trong khu vực?
Tetsuo Kotani: Hoa Kỳ luôn có những cuộc tập trận chung hay trao đổi với các nước trong khu vực, đôi khi Hoa Kỳ cũng bán các thiết bị cho các nước này. Trong bản tuyên bố mới giữa Nhật bản và Hoa Kỳ chúng ta thấy là Nhật Bản sẽ cố gắng tận dụng ODA, ví dụ nhật bản vừa tuyên bố là sẽ cung cấp tàu tuần tiễu cho Philippines. Và theo tôi thì Nhật bản sẽ tiếp tục cung cấp các thiết bị quốc phòng cho các nước khác như Việt Nam, Brunei và Ấn Độ.
Chúng tôi đã gửi người quan sát đến cuộc tập trận chung giữa Mỹ với Philippines, và theo tôi thì Nhật bản sẽ tiếp tục mở rộng các họat động tập trận chung và đào tạo chung.
Việt Hà: xin cảm ơn ông

Tiếp tục tạm giam nhà báo Hoàng Khương


Ông Hoàng Khương bị bắt giam từ hôm 2/1/2012
BBC
-
Nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương) tiếp tục bị công an TP. HCM tạm giam thêm ba tháng với lý do chưa có kết luận điều tra.
Phóng viên của báo Tuổi Trẻ ở TP. HCM đã bị khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng từ ngày 2-1-2012 về hành vi đưa hối lộ.

Ban đầu, công an TP. HCM nói sẽ đưa ra kết luận điều tra vào cuối tháng Ba. Nhưng nay, họ nói còn phải chờ việc trưng cầu giám định giọng nói trong các file ghi âm đã thu giữ tại nhà ông Khương.
Ba người khác có liên quan cũng tiếp tục bị tạm giam, gồm các ông Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ cảnh sát giao thông quận Bình Thạnh), Tôn Thất Hòa (giám đốc DNTN Duy Nguyên) và Nguyễn Đức Đông Anh (em vợ ông Khương).
Báo Tuổi Trẻ ngầm tỏ ra không đồng ý với quyết định tạm giam khi dẫn lời luật sư của ông Khương, Phan Trung Hoài, rằng “nhân thân của ông Khương tốt, có gia đình và báo Tuổi Trẻ bảo lãnh, hành vi của ông Khương cũng không thể tiếp tục gây nguy hại gì cho xã hội hay cản trở quá trình điều tra”.
Ngày 28/11 năm ngoái, Công an TP. HCM gửi văn bản cho Cục Báo chí – Bộ Thông tin – truyền thông và tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đề nghị “kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương”.
Liền sau đó, Tuổi Trẻ ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với phóng viên Hoàng Khương, một việc bị một số người chỉ trích là tạo ra ấn tượng “buông xuôi, bỏ mặc” phóng viên của mình.
Nhưng một thời gian sau, vào ngày 9/2/2012, trong một cuộc gặp của công an TP. HCM với báo chí, ông Lê Xuân Trung, tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, đã có cuộc đối thoại được xem là “cứng rắn” với Thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc, thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM.
Từ cuộc gặp này, dường như ban biên tập Tuổi Trẻ điều chỉnh thái độ, vận động mạnh hơn cho phóng viên từng được xem là đi đầu trong tờ báo ở mảng phóng sự điều tra.
Việc gia hạn tạm giam thêm ba tháng đối với ông Khương và ba người liên quan cho thấy cuộc điều tra vẫn đang diễn ra một cách phức tạp.
Ông Hoàng Khương bị “bắt khẩn cấp” hôm 2/1/2012 và bị khởi tố bị can trong cuộc điều tra “đưa hối lộ”.
Theo công an, ông “lợi dụng quá trình tác nghiệp” khi nhờ ông Tôn Thất Hòa đưa 15 triệu đồng cho cảnh sát Huỳnh Minh Đức để lấy ra chiếc xe gắn máy của người em vợ.
Vụ việc nhận hối lộ của công an đã được ông đưa lên báo Tuổi Trẻ nhưng không nói tới chi tiết ông là người đưa tiền cho người môi giới và trong số các xe được giải cứu có xe của em vợ ông.

Bàn về gói hỗ trợ giải cứu doanh nghiệp


Doanh nghiệp Việt Nam đang ở giai đoạn khó khăn
BBC
-
Chính phủ Việt Nam vừa đề xuất gói “miễn, giảm, giãn thuế” với tổng trị giá 25.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vốn đang ở thời kỳ khó khăn.
Đề xuất này do Bộ Tài chính nghiên cứu được đưa ra trong lúc hàng nghìn doanh nghiệp gần đây tuyên bố giải thể.

Trong phỏng vấn với BBC hôm 03/5, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương nhận định, “theo con số thống kê bốn tháng đầu năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay ở Việt Nam là trì trệ”.
Ông Võ Trí Thành: Cách hỗ trợ hiện nay vẫn phải quan tâm ổn định đến kinh tế vĩ mô tuy nhiên phải có những nỗ lực nhất định cho khu vực sản xuất kinh doanh đang đình trệ.
Cách hỗ trợ gồm hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp.
Hỗ trợ trực tiếp tức là giảm chi phí cho doanh nghiệp và tiếp cận vốn tốt cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giảm thì có những biện pháp như giảm dần lãi suất, tất nhiên là chưa đi vào cuộc sống ngay ngày một ngày hai được, nhưng điều kiện tiếp cận các nguồn vốn khác như ODA, trái phiếu chính phủ.
Giảm chi phí còn bằng cách giãn, miễn thuế cho doanh nghiệp.
Một nhóm khác liên quan đến việc kích cầu ví dụ như kích cầu tiêu dùng, đầu tư.
Điều này liên quan đến gói của chính sách tài khoá, liên quan đến thuế, xúc tiến thương mại bởi vì cầu đối với Việt Nam vẫn có thể khai thác được.
Cái mà bộ tài chính đưa ra cũng quan trọng nhưng đều là một trong những giải pháp ấy.
Có những giải pháp có thể có tác động ngay nhưng có những giải pháp về một số nguyên tắc phải do quốc hội quyết định, chẳng hạn như giảm mức thuế, nhưng trong tinh thần đưa Việt Nam dần có phục hồi nhất định trong sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, nếu nhìn vào con số thống kê trong quý I về tăng trưởng là 4 % mà dự báo hiện nay không chỉ của Việt Nam mà rất nhiều tổ chức quốc tế khác về tăng trưởng cả năm có thể đạt khoảng 5,5 %.
Con số này nói lên kinh tế phải đi lên dần dần.
BBC:Vậy biện pháp này của Nhà nước có thực chất hay không?
Biện pháp này có thực chất, Nhà nước đang cố gắng làm và thậm chí quyết liệt và nhanh để đưa vào cuộc sống, trong đó có nhiều biện pháp vừa đề cập.
Thế nhưng, một điều chắc chắn là mình làm một gói không lớn như vào năm 2009 do ta cần quan tâm đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Mình cần đi vào nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất kinh doanh, hay nói rộng hơn là tái cấu trúc nền kinh tế.
Nguồn lực của nhà nước thời điểm này và thời điểm đó cũng có những cái khác nhau.
Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay và doanh nghiệp thời điểm năm 2009 cũng khác nhau.
Ví dụ, năm 2009, tác động chủ yếu là do thị trường bên ngoài, do khủng hoảng tài chính thế giới.
Lần này, do tổng cầu và khó khăn từ bên trong nhiều hơn, mặc dù thị trường xuất khẩu cũng khó khăn nhưng cơ hội tận dụng nó thì vẫn còn.
Chính vì vậy, bên cạnh biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp như cắt giảm chi phí tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn thì kích cầu một phần nào đó thị trường trong nước và việc khai thác thị trường bên ngoài qua xúc tiến đầu tư thương mại cũng rất quan trọng.
Việt Nam vẫn cần tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, tránh việc không thực hiện một chính sách chặt chẽ.
Chẳng hạn như, nếu nới lỏng quá mức thì có thể kéo theo lạm phát quay trở lại vào thời điểm sau. Đây là điều hoàn toàn không mong muốn.
Đây cũng là chính sách tương đối chặt chẽ nhưng cách điều hành phải khéo léo hơn rất nhiều.
Tiền đề ổn định
BBC:Có ý kiến cho rằng số lượng các doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng nhiều trong quý I là do ảnh hưởng bởi việc tập trung ổn định phát triển kinh tế vĩ mô, ông có nhận xét gì về điều này?
Điều này chỉ ảnh hưởng một phần.
Vấn đề đặt ra ở chỗ Việt Nam cần chuyển đổi cách thức phát triển, một mô hình tăng trưởng khác, không thể chỉ dựa vào vốn, dựa vào bơm tiền hay tín dụng để duy trì tăng trưởng ấy được.
Việc thực hiện nghị quyết 11 thắt chặt có ảnh hưởng, thường người ta hay nói là có sự đánh đổi nhất định trong ngắn hạn giữa kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng .
“Nền kinh tế này cần phải chuyển đổi, và trong bước ngắn hạn chuyển đổi này thì cũng có những cái giá nhất định phải trả.”
Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương
Tuy nhiên, trong bước sâu xa hơn là nền kinh tế này cần phải chuyển đổi, và trong bước ngắn hạn chuyển đổi này thì cũng có những cái giá nhất định phải trả.
Trong cách làm hiện nay phải làm sao cái giá ấy là thấp nhất mà như tôi đã nói đó là nghệ thuật điều hành, phải duy trì ổn định.
Đây là tiền đề rất quan trọng để nguồn lực phân bổ hiệu quả chứ không phải là tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào.
Nhưng bên cạnh đó cũng không làm cho sản xuất kinh doanh rơi vào đình trệ và đình đốn để có cơ mà hồi phục.
Hồi phục phải dựa trên một nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, để dần qua đó, hiệu quả phân bổ nguồn lực tốt và khả năng cạnh tranh thực chất của nền kinh tế được cải thiện.
BBC:Xin ông cho biết, vấn đề lớn nhất của khu vực doanh nghiệp hiện nay là gì và giải pháp cho khu vực này ra sao?
Tôi nghĩ là doanh nghiệp hiện nay có hai vấn đề.
Một là vượt qua giai đoạn khó khăn này trong ngắn hạn.
Bên cạnh sự hỗ trợ ở mức khẩn trương, quyết liệt nhưng có mức độ nhất định của nhà nước, bản thân doanh nghiệp phải có những biện pháp từ khiá cạnh xử lý vấn đề liên quan đến nội tại của doanh nghiệp đến vấn đề liên quan đến việc kết nối với các doanh nghiệp khác như trong mạng sản xuất, trong chuỗi giá trị hay vấn đề liên quan đến chỉnh sửa, điều chỉnh hay tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước.
Bên trong chính là nâng cao đến hiệu quả quản trị và cắt giảm chi phí.
Nhưng vấn đề lớn hơn hiện nay là doanh nghiệp phải nhìn nhận lại mình để có cách thức kinh doanh mới và dài hạn hơn trong bối cảnh thế giới và khu vực thay đổi rất mạnh.
Và bản thân Việt Nam muốn thay đổi tăng trưởng hiệu quả hơn.
Giai đoạn khó khăn
BBC:Liệu gói tăng trưởng 25.000 tỷ này có phải là chỉ dấu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có chiều hướng xấu?
Tình hình hiện nay ở Việt Nam là có nhiều khiá cạnh của kinh tế vĩ mô được cải thiện, ví dụ như lạm phát giảm nhanh, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện, dự trữ ngoại tệ tăng nhưng rủi ro vẫn còn như lĩnh vực tài chính.
Nhưng bên cạnh đó, tổng cầu trong nước suy giảm rất mạnh, kèm theo đó chi phí sản xuất vẫn rất cao.
Do vậy, hiện tượng đình trệ, thậm chí nhiều khu vực đình đốn.
Điều này phản ánh rất rõ qua các chỉ số như giảm nhập khẩu quá nhanh, đặc biệt nhập khẩu hàng nguyên vật liệu, sản xuất cũng như thiết bị máy móc, tiêu dùng đầu tư, hoặc giảm hoặc tống độ tăng giảm, tồn kho tăng rất nhanh.
Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất khó khăn, tạm gọi là đình trệ trong sản xuất rất rõ, chính vì vậy lựa chọn chính sách là do vậy.

Từ Hội Nghị Các Nước Mỹ Châu Tháng 4 Đến Thượng Đỉnh NATO Tháng 5/2012


TT Obama phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latin. Ảnh Google
Trần Bình Nam
-
Vào trung tuần tháng 4, từ ngày 14 & 15 tin tức thế giới tràn ngập vụ nhân viên “mật vụ” (Secret Service) Hoa Kỳ dính líu đến việc “dẫn gái làng chơi” vào khách sạn Cartagena tại thủ đô Bogota của Columbia trong khi đi làm công tác an ninh cho tổng thống Obama đến dự Hội nghị các nước Mỹ châu kỳ thứ 6 (còn gọi là Hội nghị Tây Bán cầu). Tin tức hấp dẫn và “ngọt ngào” đến nỗi dư luận quên phứt Hội nghị. Hội nghị họp hành thế nào? Thành bại ra sao không ai biết!

Kể từ Hội nghị lần thứ nhất năm 1994 họp tại Miami, Florida do tổng thống Clinton triệu tập đến nay, nỗ lực của Hoa Kỳ thành lập khu thương mãi tự do không còn tính hấp dẫn vì ảnh hưởng của Trung quốc. Và trước các vấn đề tồn tại còn bế tắc như tư cách hội viên của Cuba, chủ quyền của quần đảo Falklands trên nguyên tắc thuộc ai (Argentina hay Anh quốc), vấn đề luật hóa sự xử dụng và buôn bán ma túy … hội nghị không có chút hứa hẹn gì sẽ có tiến bộ.
Và đúng vậy! Hội nghị kết thúc không có Thông cáo chung, và người ta không chắc sẽ có Hội nghị lần thứ bảy, dù có ý kiến đề nghị họp năm 2015 tại Panama.
Nhưng vụ “dẫn gái” của nhân viên Mật vụ làm lu mờ tin thất bại của Hội nghị Tây Bán Cầu thế mà hay cho tổng thống Obama. Trong mùa tranh cử chuyện thất bại là chuyện không nên nói đến, dù chính ông tổng thống không phải là người  có trách nhiệm về sự thất bại đó.
Và vì vậy, theo ông Harlan Ullman (Cố vấn Hội đồng Đại Tây Dương tại  Washington D.C và là Chủ tịch Tổ chức Killowen chuyên làm cố vấn cho các chính khách và giám đốc công ty trên thế giới) có thể vụ “gái” là một sắp xếp của các phụ tá của Bạch Ốc.
Trong một bài báo nhan đề: “Wag the Summit”  viết ngày 25/4 ông Ullman nhắc đến cuốn phim “Wag the Dog” (Chó phe phẩy đuôi). “Wag the Dog” là một cuốn phim khôi hài dựa vào cuốn sách “American Hero” của Larry Beinhart do nhà đạo diễn Robert De Niro thực hiện và khởi chiếu cuối năm 1997 kể chuyện một ông tổng thống gần ngày tranh cử bị dính vào một “scandal với phụ nữ”. Để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận ông tổng thống gây ra một trận chiến tranh.
Do một trùng hợp bất ngờ, một tháng sau khi cuốn phim “Wag the Dog” khởi chiếu thì nổ ra vụ “Clinton-Lewinsky” kéo dài suốt năm 1998. Và người ta nghi ngờ các hành động quân sự do ông Clinton ra lệnh trong năm 1998 như: Bỏ bom Iraq trong 3 ngày (Operation Desert Fox); Bắn hỏa tiễn vào các căn cứ của bọn khủng bố tại Sudan và Afghanistan (Operation Infinite Reach); Cùng với (NATO) bỏ bom Serbia một tháng là do sự gợi ý tân kỳ của cuốn phim “Wag the Dog”.
Đi xa hơn ông Harman Ullman đặt câu hỏi: Thế còn Hội nghị Thượng đỉnh của NATO vào 2 ngày 20 & 21/5 này tại Chicago sẽ ra sao?
Có một số vấn đề tồn đọng như: vai trò của các nước trong khối NATO đối với Afghanistan; vấn đề khủng hoảng kinh tế … chưa có giải pháp dứt khoát. Trong khi đó ông Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen đưa ra một nghị trình khó thực hiện làm cho thượng đỉnh NATO khó thành công. Ông đề nghị NATO chấp thuận một chương trình có mặt để bảo đảm an ninh cho chính phủ Afghanistan sau năm 2014 là năm quân đội Hoa Kỳ rút hết ra khỏi Afghanistan. Ông đề nghị một hàng rào hỏa tiễn để trong tương lại phát triễn thành một hàng rào hoàn hảo bảo vệ dân, lãnh thổ, và lực lượng quân sự của khối NATO. Các nước NATO tại Âu châu đã quá mệt mỏi với  cuộc chiến tranh Afghanistan và cũng không phấn khởi lắm với một hệ thống hỏa tiễn phòng ngự tốn kém chỉ làm cho quan hệ với liên bang Nga trở nên căng thẳng.
Và câu hỏi là: Hội nghị NATO thất bại thì ai có lợi và ai bị thiệt thòi? Câu trả lời khá hiển nhiên: Ngoài Taliban, Liên bang Nga với Putin có lợi; Pháp, với ông Francoise Hollande thuộc đảng Xã Hội nếu đắc cử tổng thống Pháp sau cuộc bầu cử vòng hai (ngày 6 May) cũng có lợi. Cả hai ông Putin và Hollande đều chống sự can thiệp của NATO vào Afghanistan. Hoa kỳ vốn là nước cầm chịch NATO và muốn NATO tiếp tục tiếp tay với Hoa Kỳ tại Afghanistan rõ ràng không có lợi. Riêng ông Obama không có lợi gì đối với cuộc tranh của ông cả.
Hôm Thứ Ba 2/5/2012 tổng thống Obama đã làm một hành động ngoạn mục. Ông thực hiện một chuyến bay bí mật sang Afghanistan, đến căn cứ Không quân Bagram. Tại đó vào lúc 1:20 sáng (Thứ Tư 3/5 giờ Afghanistan) ông nói chuyện với binh sĩ  Hoa Kỳ, và vào lúc 4 giờ sáng cùng ngày (tức 7 giờ 30 chiều ngày Thứ Ba 2/5 giờ Washington) ông đọc diễn văn 15 phút tường trình chương trình rút quân và (cùng với NATO) bảo vệ sự an toàn của Afghanistan như thế nào với dân chúng Hoa Kỳ qua truyền hình. Tổng thống Obama đã chọn đúng chỗ và đúng lúc. Đúng một năm trước một đơn vị người Nhái Hoa Kỳ đã cất cánh từ căn cứ Bagram bay sang Pakistan bắn chết Osama bin Laden. Chuyến đi đạt hai mục đích: vận động tranh cử và vận động cho sự thành công của thượng đỉnh NATO.
Thượng đỉnh NATO là một cái đinh cho khủng bố phá hoại, và là một nơi lý tưởng cho những thành phần chống chiến tranh biểu tình phản đối. Cảnh sát Liên bang (FBI) và cảnh sát địa phương đã có biện pháp phòng chống khủng bố, biểu tình và sẽ có lệnh cấm máy bay bay trên vùng trời họp thượng đỉnh trong hai ngày 20 & 21/5 .
Có hai khả năng xẩy ra đối với Thượng định Chicago. Thượng đỉnh khó thành công và sẽ không thông qua đựợc gì quan trọng. Nói cách khác là một “crash summit”. Thứ hai sẽ có những cuộc biểu tình quy mô. Và lực lượng an ninh sẽ có khả năng hạn chế các cuộc biểu tình trong vòng pháp luật.
Nhưng nếu các cuộc biểu tình quá dữ dội làm cho truyền thông chỉ còn có thì giờ để nói đến rối loạn mà quên làm tin về sự thất bại của Hội nghị thì đối với một vài giới chức tại Bạch Ốc có đầu óc lập dị như các nhà đạo diễn phim “Wag the Dog” cũng thấy tốt thôi.

Trần Bình Nam
May 2, 2012
binhnam@sbcglobal.net

Theo www.tranbinhnam.com

Viện trợ của TQ trước Mậu Thân 1968?


Hoa Kỳ có những đánh giá sai lầm trước trận Mậu Thân 1968
BBC
-
44 năm trước, sau biến cố Mậu Thân, vào ngày 3/5/1968, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố việc chọn Paris làm địa điểm hội đàm sơ bộ.
Việc chọn địa điểm nghị hòa mở đường cho cuộc đàm phán bốn bên – Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam – kéo dài năm năm trước khi có việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.

Một nghiên cứu mới, vừa đăng trên tạp chí Bấm Diplomatic History (Lịch sử Ngoại giao) số tháng Tư, cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi không nhận ra Trung Quốc, chứ không phải Liên Xô, là nước viện trợ kinh tế lớn nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1967-68.
Bấm Tiến sĩ Harish Mehta, sử dụng tư liệu từ kho lưu trữ ở Hà Nội, nói nếu Hoa Kỳ có nhận định chính xác hơn về trợ giúp của khối Cộng sản cho miền Bắc Việt Nam, Washington có thể nhận ra rằng đánh bom không giải quyết được gì và có thể việc hòa đàm đã diễn ra sớm hơn.
Harish Mehta: Các tài liệu của Hoa Kỳ và Bắc Việt từ thời gian đó đều nói rõ rằng Liên Xô là nước trợ giúp kinh tế lớn nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giả định sai lầm này liên tục được trích dẫn bởi các phúc trình tình báo hàng tháng của CIA và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Sai lầm nghiêm trọng đó sau này tiếp tục thể hiện trong các sách, bài viết của giới sử gia và nghiên cứu chính trị. Cho đến nay, các tài liệu lịch sử vẫn còn nói rằng Liên Xô tài trợ kinh tế nhiều hơn Trung Quốc trong giai đoạn Mậu Thân quan trọng 1968-69.
Ý nghĩa chính của giả định sai này là chính quyền Johnson/Nixon đánh giá quá thấp sự vững bền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Họ tưởng cứ đánh bom nhà máy và công nghiệp nhỏ miền Bắc là đủ để ban lãnh đạo Hà Nội quỳ gối và van xin hòa bình.
“Ý nghĩa chính của giả định sai này là chính quyền Johnson/Nixon đánh giá quá thấp sự vững bền kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Họ tưởng cứ đánh bom nhà máy và công nghiệp nhỏ miền Bắc là đủ để ban lãnh đạo Hà Nội quỳ gối và van xin hòa bình.”
Harish Mehta
Tôi cho rằng nếu Hoa Kỳ hiểu đúng về viện trợ kinh tế của Trung Quốc (và Liên Xô), Johnson/Nixon sẽ nhận ra rằng đánh bom liên miên không thực sự tác động tới quyết tâm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn hoàn tất cuộc cách mạng và thống nhất đất nước.
Tôi cũng cho rằng nếu các lãnh đạo Hoa Kỳ hiểu chính xác hơn về viện trợ kinh tế của Trung Quốc, họ sẽ thấy đánh bom không giúp gì và có thể lắng nghe các viên chức như George Ball (phản đối đánh bom và muốn mở đàm phán từ giữa hay cuối thập niên 1960) để xúc tiến đàm phán ở Paris.
BBC:Như ông nói, Hoa Kỳ đã không hiểu được rằng đánh bom không thể phá vỡ nền kinh tế miền Bắc. Điều này có tác động trực tiếp thế nào đến các trận đánh đầu năm 1968?
Dữ liệu kinh tế không chính xác chỉ là một phần của sự hiểu biết sai lầm và dối trá của các tướng lĩnh và ngoại giao Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Trước biến cố Mậu Thân, giới lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ tạo ra huyền thoại là ‘chiến thắng sắp đến rồi’. Mậu Thân đã phá bỏ huyền thoại đó, và tạo nên cú sốc tâm lý cho Hoa Kỳ. Nó cũng phá hủy nhiệm kỳ tổng thống của Johnson, và ông từ chối ra tranh cử lần hai.
Số lượng lớn viện trợ kinh tế của Trung Quốc dĩ nhiên còn giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức những chiến dịch quân sự lớn và tham vọng.
Tổng thống Johnson loan báo không tranh cử lần hai
Tổng thống Johnson loan báo không tranh cử lần hai
BBC:Ông có thể giải thích rõ hơn ý cho rằng quan điểm cổ vũ đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lẽ ra có thể thuyết phục hơn nếu Hoa Kỳ hiểu rõ về khía cạnh viện trợ kinh tế?
Theo tôi, niềm tin sai lầm rằng Trung Quốc không viện trợ kinh tế đáng kể khiến phe diều hâu Hoa Kỳ nghĩ rằng có thể phá hủy miền Bắc bằng đánh bom. Họ nghĩ đánh bom sẽ đưa tới thắng lợi của Hoa Kỳ (dĩ nhiên, thắng lợi này chỉ có nghĩa vĩ tuyến 17 sẽ trở thành biên giới quốc tế cố định và chính thể Sài Gòn được an toàn).
Ngược lại, nếu họ hiểu đúng về viện trợ kinh tế, họ sẽ tin rằng thật khó hủy diệt tinh thần ý chí của miền Bắc. Vào giai đoạn ấy, có vài viên chức Hoa Kỳ ủng hộ mở đàm phán với Hà Nội. Lý luận của họ sẽ có sức nặng hơn nếu sức mạnh kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được biết rõ.
BBC:Trung Quốc đã ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mạnh mẽ trong chiến tranh. Điều này có còn tác động đến quan hệ hiện nay và tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam?
Sự đoàn kết của Trung Quốc với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một phần văn hóa Chiến tranh Lạnh. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp chính trị, Mao Trạch Đông phải thể hiện sự lãnh đạo phong trào Cộng sản toàn cầu thông qua việc ủng hộ Hà Nội. Đồng thời, Mao phải thể hiện rằng ông ta không đồng ý việc Moscow hòa hoãn với Washington.
“Tôi tin rằng Trung Quốc và Việt Nam cần nỗ lực không để tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trở thành trở ngại lớn cho quan hệ rộng hơn giữa hai nước. Hai nước cần trân trọng sự đoàn kết cộng sản có tính lịch sử của họ.”
Harish Mehta
Dưới thời Mao, nhân dân Trung Quốc thực sự yêu quý và cảm thông với nỗi đau của nhân dân Việt Nam. Dĩ nhiên, sự ủng hộ mà Trung Quốc dành cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn dựa trên nguyên tắc trao đi đổi lại: Hà Nội sẽ tiếp tục cách mạng ở miền Nam nhưng làm từ từ thôi.
Mọi tính toán thay đổi vào cuối thời Mao, khi Nixon có chuyến thăm nổi tiếng tới Bắc Kinh. Bỗng dưng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị cô lập. Nhưng ngay cả sự cô lập đó cũng không gây hại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì Nixon gặp sức ép trong nước đòi rút lính Mỹ khỏi Việt Nam. Vì vậy, bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung thực ra không có hại cho lợi ích ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tôi tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn trân trọng liên minh thời cách mạng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong một phần chuyện kể về tình anh em ý thức hệ. Nhưng cũng chỉ là chuyện kể lịch sử. Cả hai đảng đã thay đổi rất nhiều trong thế kỷ 21. Cả hai hưởng lợi từ toàn cầu hóa kinh tế và cũng hưởng lợi từ việc Hoa Kỳ mất dần uy thế trong tư cách bá chủ toàn cầu.
Tôi tin rằng Trung Quốc và Việt Nam cần nỗ lực không để tranh chấp ở quần đảo Trường Sa trở thành trở ngại lớn cho quan hệ rộng hơn giữa hai nước. Hai nước cần trân trọng sự đoàn kết cộng sản có tính lịch sử của họ.
Ông Harish Mehta từng là phóng viên ở vùng Đông Nam Á cho báo Busines Times từ 1987 đến 2003, đã đi Việt Nam nhiều lần. Ông nhận bằng tiến sĩ ở Đại học McMaster, Canada năm 2009 với luận án về Ngoại giao của miền Bắc Việt Nam 1965-1972. Ông là tác giả một cuốn tiểu sử về Thủ tướng Campuchia Hun Sen ấn hành năm 1999. Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua email với Lê Quỳnh.

Căng Thẳng Mỹ – Trung Cộng


Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
-
Tuần này một cuộc hội đàm hàng năm giữa Mỹ và Trung Cộng dự liệu về các vấn đề ngoại giao và kinh tế có vẻ lâm vào thế kẹt, vì một nhân vật đối kháng người gốc Tầu ở Bắc Kinh. đã trốn thoát từ tuần trước và hiện đang được Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh che chở. Đầu tuần này, chính phủ của Tổng Thống Barack Obama đã nỗ lực vận động  gỡ thế kẹt bằng cách phái một nhà ngoại giao cao cấp đến Bắc Kinh giải quyết vụ ông Chen Guangcheng bỏ trốn và hiện đang ở dưới sự che chở của Mỹ.

Trong khi vụ này nằm trong màn bí mật, không một lời giải thích của Sứ quán Mỹ, và cũng không ai biết ông Guangcheng có nằm trong tòa  Đại sứ Mỹ hay không, Kurt M. Cambell, một phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, đã đến Bắc Kinh hôm chủ nhật để hội kiến với nhà cầm quyền Trung Cộng về vụ ông Chen bỏ trốn trước khi có cuộc hội đàm chính thức giữa Trung Cộng và Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton cùng Bộ trưởng Tài chính Mỹ ông Timothy Geithner trong tuần này. Bà Clinton và ông Geithner đã rời Mỹ qua Trung Quốc từ đầu tuần.
Một giới chức ngoại giao Mỹ giấu tên nói hiện chưa rõ các giới chức Trung Cộng sẽ nói gì với bà Ngoại trưởng Clinton. Trong khi chờ đợi những diễn biến có thể sẽ xẩy ra trong tuần này, thiết tưởng cũng nên nói qua vài điều về thân thế nhà đối kháng Trần Quang Thành (Chen Guangchen). Năm nay ông 40 tuổi, mắt ông đã bị mù, và đã bị chính quyền Bắc Kinh giam lỏng tại gia,nhưng ông đã trốn thoát và hầu như chắc chắn, ông đã trốn vào tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh. Và hôm Thứ Tư, luật sư mù Trần Quang Thành đã phải rời sứ quán Mỹ để vào một bệnh viện Bắc kinh vì công an hăm dọa giết vợ của ông. Ông Trần đã bắt đầu chống đối chính quyền Trung Cộng từ khi Bắc Kinh ra lệnh cưỡng ép phá thai, và ra lệnh cho mỗi cặp vợ chồng ở Trung Quốc chỉ được có một đứa con.
Cho đến nay nhiều chính khách Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa hai nước lớn ở Thái Bình Dương là Mỹ và Trung Quốc là một vấn đề có tầm quan trọng hơn cả mọi chuyện khác, kề cả dân chủ và nhân quyền. Thế nhưng trên thực tế, nhân quyền và các vấn đề chính trị vẫn là những đề tài cốt lõi của hai nước lớn này ở chung trong một đại dương, không ai có thể chỗi cãi.
Hai điểm then chốt trong chính sách của chính phủ Mỹ dưới quyền TT Obama vẫn là nhân quyền và tư tuởng chính trị. Bởi vậy chính sách của Obama không phải chỉ gửi vài đơn vị Hải quân đến Úc châu. Obama đã nói rất rõ ràng mục tiêu chính của Mỹ đối với Trung Cộng là một chương trình dài hạn nhằm xây dựng tự do chính trị và tự do kinh tế ở vùng này.
Sự kiện chỉ có một nước lớn độc đảng thách thức chương trình của Mỹ thật ra không phải là chuyện bên lề, mà là mối quan tâm lớn của các chiến lược gia Mỹ. Ấn Độ có thể cũng đang làm những việc mà Mỹ thấy quan ngại như những việc  Trung Cộng đang làm – đóng những hàng không mẫu hạm khổng lồ và các hệ thống phóng phi đạn tối tân. Nhưng Mỹ tin rằng Ấn Độ sẽ sử dụng những loại võ khí đó một cách có tinh thần trách nhiệm. Mỹ không tin Trung Cộng có tinh thần đó.
Đồng thời các tay lãnh tụ Trung Cộng không phải có chứng hoang tưởng khi họ dự liệu Mỹ có thể muốn họ mất luôn chính quyền. Cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đã từng có câu tuyên bố lừng danh, khi ông nói “Đảng Cộng sản Trung Quốc đi trật đường lịch sử!”.
Đầu tuần này, những tin tức tức và hình ảnh từ Bắc kinh phổ biến trên khắp thế giới cho thấy nhiều nhóm người mang hình ảnh ủng hộ Trần Quang Thành. Murong Xuecun, một nhà văn nổi tiếng, đã tranh đấu công khai đòi trả tự do cho ông Trần. Ông nói nhiều người dân đã phẫn nộ và bất chấp sự đàn áp của chính quyền, đã công khai lên tiếng  phản đối vụ đàn áp ông Trần.
Ông Trần đã trở thành người của nhân dân, tiêu biểu cho những đau khổ của người dân.
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Tính hiệu quả trong công tác sử dụng vốn qua trường hợp Chí Phèo


Hoàng Hối Hận
-
Từ nhiều năm qua, Chí Phèo (1910?-1941, nguyên quán Vũ Đại, Lý Nhân, Hà Nam) vẫn được coi là một thần tượng của giới kinh doanh Việt Nam, những người luôn mơ ước về những cánh đồng lá mơ xanh và thảo nguyên đầy thịt chó mà không phải làm việc vất vả.
Bằng trình độ lý luận bậc thầy hàm thụ được trong nhiều năm ở tù, anh Chí đã bắt cụ Bá Kiến (1880?-1941, nguyên Chánh hội đồng huyện Lý Nhân, Bắc kỳ nhân dân đại biểu trong giai đoạn 1934-1941) phải nuôi mình uống rượu nhiều năm liền mà rất ít khi phải làm việc.
Đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam đối mặt với những thử thách rất nghiêm trọng. Ngoài những hộ gia đình nắm bắt đúng thời cơ, như chị em An và Liên kinh doanh siêu thị mini ở ga xép Cẩm Giàng, Hải Dương, vốn là huyết mạch của tam giác kinh tế miền Bắc, thì hầu hết đều sống trong cảnh nghèo khó, có thể kể đến điển hình là nhà văn Từ, nhiều năm liền phải sống trong ánh trăng lừa dối mà không có tiền trả tiền điện, hay chị Dậu bị xô đẩy vào nghề buôn bán trẻ em và kinh doanh sữa kém chất lượng. Chính vì vậy, anh Chí xứng đáng trở thành một điển hình tiên tiến trong công tác kinh tế hộ gia đình.
Có được điều này, ngoài khả năng hùng biện tốt, tinh hoa mà các danh nhân ngày  nay như Xờ-típ Dóp, đại tướng Kim Giống Ủn và tiến sỹ Nguyễn Tử Quảng đều đã kế thừa, anh Chí còn rất chú trọng đến việc đầu tư cho bản thân. Như Nam Cao đã chỉ ra: sau cuộc hội đàm 6 bên (cụ Bá Kiến, anh Chí và 4 bà vợ của cụ Bá) lần đầu tiên, anh Chí nhận được viện trợ 1 đồng bạc. Số tiền này, thay vì mua thuốc chữa mặt sẹo, anh sử dụng để uống rượu.
Theo nghiên cứu mới nhất của đại học Ha-vớt, Hoa Kỳ, việc uống rượu với một tần suất liên tục sẽ tạo ra một trạng thái thần kinh thăng hoa, gọi tắt là say. Trong quá trình say, Chí Phèo sẽ phát huy tối đa năng lực rạch mặt ăn vạ, chửi bới và chém người của mình. Với việc chứng minh thành công bổ đề: “Tần suất lao động tỷ lệ nghịch với thu nhập”, Chí Phèo trở thành một huyền thoại của ngành kinh tế học.
Ngày nay, có rất nhiều bạn sinh viên khi còn ngồi trong mái trường đã quá quan tâm đến việc thu nhặt kiến thức, hay “kỹ năng cứng” mà không phát triển “kỹ năng mềm”, bỏ qua việc đọc kênh 14 hay Việt Nam Tàu Nhanh mà không biết rằng đó là nơi cung cấp đề tài phong phú cho các cuộc họp với lãnh đạo, dè bỉu Liên xô chống Mỹ để rồi khi cần dắt đối tác đi giao lưu kết hợp, giở danh bạ điện thoại ra chỉ thấy số của các tiến sỹ, giáo sư bò-đi nhiều phần đã xập xệ. Và đáng buồn nhất, là nói không với bia rượu, dẫn đến việc thần kinh luôn ở trong trạng thái tỉnh táo. Căn cứ theo định lý đã được doanh nhân Chí Phèo chứng minh, thu nhập của các bạn kể trên vẫn tỷ lệ nghịch với tần suất lao động: làm càng nhiều lại càng ít tiền.
Tuy nhiên, như đã được chỉ ra trong tác phẩm “Chí Phèo”, huyền thoại kinh doanh làng Vũ Đại kết thúc theo một cách không mấy tốt đẹp. Nguyên nhân cũng vì uống nhiều rượu dẫn đến say.
Đây là bài học về tính linh hoạt trong việc sử dụng đồng vốn, khi sự khắc nghiệt của thị trường yêu cầu nhà đầu tư phải liên tục thay đổi hạng mục kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bài học này còn có thể được rút ra từ các hãng điện thoại Nô-ki-a hay Bờ-lách-be-ri ngày nay, khi quá trung thành với dòng sản phẩm “nồi đồng cối đá”.
Trong khi đó, khi được hỏi uống rượu có tác dụng gì với việc làm toán,
… giáo sư Ngô Bảo Châu tủm tỉm cười cho biết ông học đại học tại Pháp, xứ sở rượu vang nổi tiếng.

Quan hệ Quốc phòng Ấn Độ-Việt Nam: Các chiến lược thuận lợi


Amruta KarambelkarIPCS
-
Năm 2012 đang được ca ngợi là năm hữu nghị Ấn Độ-Việt Nam. Rõ ràng điều này cũng trùng với dịp kỷ niệm Thỏa thuận Đối tác Chiến lược (Strategic Partnership) lần thứ năm giữa hai nước. Trong khi Việt Nam là nước có tầm quan trọng chiến lược đối với chính sách Hướng Đông của Ấn Độ thì quan hệ quốc phòng giữa hai nước chỉ mới phát triển thành lên tầm chiến lược trong thời gian gần đây. Điều gì và sự tương đồng nào đã thúc đẩy hai nước mở rộng mối hợp tác? Phải chăng Ấn Độ đang ngày càng trở nên linh hoạt hơn trong khu vực Đông Nam Á?
Tính chất hợp tác

Quan hệ quốc phòng giữa hai nước bắt đầu từ năm 2000 sau khi Ấn-Việt chính thức ký kết các văn kiện. Động thái này đã giúp mở rộng mối hợp tác, cũng như thể chế hóa và trao đổi các vấn đề liên quan đến quốc phòng giữa hai nước. Thỏa thuận Đối tác Chiến lược năm 2007 đã mở đường để tiếp tục làm sâu sắc thêm các mối hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.
Hợp tác quốc phòng giữa hai nước được thành lập trên tinh thần cả hai cùng có lợi, sự tương đồng trong nhận thức cũng như tầm nhìn về chiến lược. Sự thay đổi cấu hình địa chính trị đã mang Ấn Độ và Việt Nam đến gần lại và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn. Việt Nam sát gần hơn và tăng cường mối quan hệ đã từng có với Ấn Độ giữa lúc sự quyết đoán của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng trong khu vực Đông Nam Á. Hai sự cố (cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam và sự cố Airavaat INS ở Biển Đông) xảy ra hồi năm ngoái có vẻ như đã ảnh hưởng và giúp sự hợp tác Ấn-Việt trở nên chặt chẽ cũng như nhanh chóng hơn trong vấn đề quốc phòng. Dự án thương mại của Ấn Độ (OVL thăm dò dầu khí ở Biển Đông) đã diễn ra trong bối cảnh có nhiều tuyên bố và tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Như vậy, Ấn Độ có bổn phận và trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông.
Các đặc trưng trong quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt Nam là các chuyến thăm cấp cao song phương, đào tạo cán bộ, hỗ trợ sản xuất trong việc bảo vệ, chia sẻ thông tin tình báo và các cuộc tập trận chung. Hai nước đã thành lập một nhóm làm việc chung chống khủng trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược. Khủng bố là một thách thức đối với Ấn Độ, và điều này có thể mang lại lợi ích cho họ bởi những chuyên môn vốn Việt Nam đã có. Ngoài ra, Ấn Độ và Việt Nam là láng giềng hàng hải cùng có mối quan tâm phổ biến như vi phạm bản quyền và an ninh đường biển. Trong cuộc hợp ADMM+8 hồi năm 2010, ngoài một số các tăng cường hợp tác quân sự tổng thể, Bộ trưởng Quốc phòng Antony đã nhấn mạnh đặc biệt vào việc củng cố mối quan hệ hải quân thông qua các chuyến thăm thường xuyên ở các cảng Việt Nam. Cuộc đối thoại hai năm một lần về các vấn đề an ninh giữa các bộ của cả hai nước cũng đã được thể chế hóa. Trong tháng 10 năm 2011, hai nước đã một ký hiệp ước liên quan đến việc dẫn độ.
Các thiết bị quốc phòng của cả hai quốc gia chủ yếu do Nga chế biến khiến cho sự hợp tác song phương có nhiều cơ hội để mở rộng hơn nữa. Ấn Độ đã cam kết phục vụ và bảo trì máy móc quân sự và các cảng hải quân của Việt Nam. Ấn Độ cũng cung cấp phụ tùng cho các tàu chiến, tàu ngầm và tàu tên lửa của Việt Nam. Trong tháng 9 năm 2011, Ấn Độ đã đồng ý cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu về cách hoạt động tàu ngầm cho phía Việt Nam. Viết Nam đã đã đáp lại bằng cách cung cấp phương tiện cập bến thường trực tại cảng Nha Trang ở khu vực miền nam nước này. Về vị trí chiến lược, cảng này mở đường để Ấn Độ có thể hiện diện bền vững không chỉ ở vùng Biển Đông, mà còn cho phép Ấn Độ kiểm tra các tuyến đường biển quan trọng trong khu vực. Ấn Độ rất quan tâm đến vấn đề an ninh của các tuyến đường biển trong trong khu vực Biển Đông vì các lợi ích kinh tế và thương mại với các nước Đông Nam Á và Đông Á. Người ta tin rằng động thái này rất đáng chú ý vì đây được xem là một đặc quyền dành cho Ấn Độ.
Các phương tiện truyền thông cho biết rằng Ấn Độ có khả năng sẽ trang bị cho Việt Nam tên lửa BrahMos. Nhiều người tin rằng hàng không vũ trụ BrahMos, liên doanh giữa Ấn Độ và Nga, đã thể hiện sự quan tâm trong việc bán tên lửa siêu âm nhanh này cho phía Việt Nam. Được biết, cuộc hội đàm chính thức đang trong quá trình bàn thảo. Động thái này nếu được thực hiện, giá trị vũ khí quân sự của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể. Một lần nữa, nếu thỏa thuận này thành công, đây sẽ là lần đầu tiên mà một nước thứ ba nhận được tên lửa BrahMos.
Lợi ích của mối quan hệ
Ấn Độ và Việt Nam có những kinh nghiệm chung trong mối quan hệ của họ với Trung Quốc, điều này cho thấy hai nước hội tụ nhiều điểm tương đồng để củng cố các quan hệ quốc phòng lẫn nhau. Harsh Pant, giáo sư tại Đại học King, cho rằng lợi ích quan trọng nhất của Ấn Độ tại Việt Nam nằm trong lĩnh vực quốc phòng. New Delhi xem Việt Nam là đối trọng với Trung Quốc. Cả hai nước đều lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, đối với Ấn Độ thì là sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và Nam Á, trong khi Việt Nam được báo động bởi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh đó, sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc cũng là một mối quan tâm chung của nhiều nước.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể là trục duy nhất để Ấn Độ tham gia hợp tác với Việt Nam. Vấn đề Biển Đông đã thu hút sự chú ý của các cường quốc lớn vì đây được xem là vị trí chiến lược và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Một khoảng trống quyền lực đang tồn tại khu vực Biển Đông. Giữ vững những phát triển này, Việt Nam có thể nỗ lực để tiến tới xa hơn nữa.  Kinh tế Việt Nam đã gây nhiều ấn tượng trong thời gian qua, khiến cho một số nhà phân tích tin tưởng vào tiềm năng của nước này như là một nước mạnh trong khu vực. Với lịch sử của chiến thắng trong các cuộc chiến tranh chống lại các cường quốc, Việt Nam nhìn vào chính họ như là một nước quyền lực quan trọng trong khu vực. Việt Nam cũng muốn tìm kiếm sự mạnh quân sự để đối trọng lại sức mạnh kinh tế cho phù hợ. Ấn Độ dường như là một đối tác phù hợp nhất tại thời điểm này, vì học thuyết quân sự của cả hai nước năm ở tính chất phòng thủ. Với tham vọng hợp tác với Việt Nam, chính sách đối ngoại của Ấn Độ dường như dễ chủ động và thích nghi hơn.
Năm 2011 đã chứng kiến các chuyến thăm song phương và phát triển quan trọng đáng kể giữa hai nước. Các mối quan hệ chiến lược được đáp ứng đúng lúc trong thời gian gần đây. Việt Nam hy vọng Ấn Độ sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực Đông Nam Á. Đối với Ấn Độ, hợp tác sâu sắc và thắt chặt quan hệ quốc phòng với Việt Nam sẽ tạo ra một đối tác kiên định trong khu vực Đông Nam Á và nhấn mạnh vai trò của họ thông qua chính sách Hướng Đông. Việt Nam được thúc đẩy bởi lợi ích an ninh trung hạn trong khi sự tham gia của Ấn Độ được có tầm nhìn lợi ích lâu dài hơn. Việc này buộc Ấn Độ phải tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa trong tương lai.
Hợp tác bền vững và ý nghĩa với khu vực Đông Nam Á đòi hỏi sự liên kết rộng rãi và trong đó hợp tác về quốc phòng là một công cụ hiệu quả nhất. Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ có vẻ như đã đạt được mục tiêu chiến lược của New Delhi bằng cách tham gia rộng rãi hơn với Việt Nam – ‘một trụ cột trong chính sách Hướng Đông’ của nước này.
Đặng Khương CTV Phía Trước chuyển ngữ
© Bản tiếng Việt TCPT

Thủ tướng chính phủ hay “baby”?

Ngô Văn
-
Nguồn tin từ một người dự họp cho Nữ Vương Công Lý biết: Trước đó, ông Phó Chủ tịch Hưng Yên đã có lời “cảm ơn Thủ Tướng, Bộ Công an và các ngành đã chỉ đạo, ủng hộ Hưng Yên trong vụ cưỡng chế này”. Nói thế, khác chi ông Phó chủ tịch gián tiếp nói với bà con dự họp và báo chí rằng thì là vụ này là của Thủ Tướng chỉ đạo, chứ bọn tôi dưới này chỉ là cái ông thần sét, cái búa, cái liềm, chỉ đâu đánh đó, có sai sót gì thì gắng đỡ bọn tôi.
Báo VNExpress đưa tin ngày 2/5/2012, Hội nghị trực tuyến về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì diễn ra sáng 2/5 có sự tham gia của lãnh đạo 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành. Nói về bài học rút ra sau vụ việc “Văn Giang”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đưa ra nguyên tắc “phát huy dân chủ phải đi liền với kỷ cương pháp luật”.
Thế nào là dân chủ và kỷ cương pháp luật?, chắc ông Phó đang “lơ mơ” với lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “ở từng thời điểm, từng nơi, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến hết sức phức tạp; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài như Thanh tra Chính phủ đã báo cáo trong thời gian từ năm 2008 – 2011 bên cạnh việc xử lý dứt điểm 1.052 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài (đạt 66,7%) vẫn còn lại 528 vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, vẫn đang trong quá trình xem xét, giải quyết”.
Nếu theo lời Thủ tướng, thì Văn Giang chỉ là vụ thứ nhất “được giải quyết” trong số 528 vụ tồn đọng, chưa giải quyết “dứt điểm”, vẫn chưa biết “diễn biến” thế nào!. Đừng vội mừng báo công.

Quân đi chật đất, khói đạn mù trời, cướp đất bằng được
Lời Thủ tướng chưa hẳn là lời khen-chê. Nếu “khen”, thì  vụ Văn Giang có “dứt điểm” đấy, nhưng khiếu kiện kéo dài quá lâu. Lãnh đạo cái kiểu gì mà hơn 8 năm chưa giao được cái mặt bằng?. Còn nếu “chê” thì thứ “kỷ cương pháp luật” như các quan chức Hưng Yên đang áp dụng quả là “chán”, lề mề quá. Hãy coi lại cái thứ “phát huy dân chủ” ấy, có thật là “dân chủ theo định hướng XHCN” không? Cứ như thế thì biết đến bao giờ mới thanh toán xong 528 vụ “tồn đọng”?
Nguồn tin từ một người dự họp cho Nữ Vương Công Lý biết: Trước đó, ông Phó Chủ tịch Hưng Yên đã có lời “cảm ơn Thủ Tướng, Bộ Công an và các ngành đã chỉ đạo, ủng hộ Hưng Yên trong vụ cưỡng chế này”. Nói thế, khác chi ông Phó chủ tịch gián tiếp nói với bà con dự họp và báo chí rằng thì là vụ này là của Thủ Tướng chỉ đạo, chứ bọn tôi dưới này chỉ là cái ông thần sét, cái búa, cái liềm, chỉ đâu đánh đó, có sai sót gì thì gắng đỡ bọn tôi.
Báo VNExpress viết tiếp: Ông Phó chủ tịch nói: “Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, thậm chí được tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền, xuyên tạc, dàn dựng lên các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”, ông Hào báo cáo. Tuy nhiên, ông không đề cập đến những “phần tử chống đối trong và ngoài nước” đã móc nối như thế nào. Báo cáo của ông Hào cũng không nhắc đến thông tin do người phát ngôn của tỉnh thông báo trước đó rằng, công an đã phải dùng “hai quả đạn khói” để “giải tán” những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường, 2 cảnh sát cơ động bị thương do sự phản kháng của những người chống đối. (Hết trích dẫn).

Đội quân công an nhân dân đang trấn áp nhân dân cướp đất nông dân
Có Thủ tướng hiện diện với sự tham gia của các quan chức 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành đang “online” vậy mà Ông Phó cứ mạnh miệng “vung xích chó” báo công rằng, “vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước”. Điều mà chính VNExpress cũng phải đặt nghi vấn về “cái xương sườn bị hở” của ông phó, “Tuy nhiên, ông không đề cập đến những “phần tử chống đối trong và ngoài nước” đã móc nối như thế nào”. Nếu Thủ tướng hoặc các vị lãnh đạo của 63 tỉnh thành với các bộ ngành có hỏi về “tang chứng, vật chứng”, thì chắc có lẽ Ông phó nhà ta sẽ hãnh diện trưng ra, nếu không phải là phát hiện tại hiện trường cưỡng chế, 2 cái bao cao su đã qua sử dụng còn nhãn mác nước ngoài, đặc biệt cần lưu tâm là “thuộc quốc gia thù địch”, thì cũng chỉ là, (cũng theo VNExpress)  đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng”. Đấy là bằng cứ “vô cùng quan trọng” để dựa vào đó, Ông phó đưa đến kết luận chắc nịch là “có phần tử chống đối trong và ngoài nước” cấu kết với nhau?
Quả là Ông phó coi Thủ tướng và các quan chức như “baby” trong nhà trẻ mất rồi, hoặc, vì nỗi “ám ảnh thời sự” cái bóng ma “thế lực nước ngoài”, nên Ông phó tiện thể quy kết cho thành “chính thống” và lồng vào đó việc báo công mình quán triệt nghị quyết 4, nội dung phần 3.3 do đảng đề ra”.
Nhưng sự đánh giá của Ông phó cũng đúng khi nhận định sự kiện Văn giang là, “trong khi các mạng xã hội phản ứng nhanh, đưa tin liên tục các thông tin, thậm chí được tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền,…”.  Đó là điều mà chính ông phải thú nhận, như một cái tát thẳng tay vào chính giữa mặt Thủ tướng và các quan chức 63 tỉnh thành cùng các bộ, ngành liên quan. Chắc ông phó đã “uống mật gấu” khi dám nhận định, phê bình, “sau đó các cơ quan thông tấn, báo chí chính thức đưa tin tuyên truyền ít, phản ứng chậm”, nhưng ông cố vớt vát tình thế khi quả quyết có sự “xuyên tạc, dàn dựng lên các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”. Tưởng sự quy kết hàm hồ đó là tuyệt chiêu cho thấy “bản lãnh” của một đảng viên “trí tuệ” với tràn đầy trách nhiệm và lòng nhiệt thành không phụ lòng tin của đảng và của Thủ Tướng. Nhưng ông có biết đâu, nói thế là ông phó rất coi thường Thủ tướng và các quan chức. Một người bình thường cũng biết, như các báo vẫn đưa tin, kẻ tình nghi bị các camera an ninh quay, thì việc xử lý hình ảnh để truy tìm nhân vật đó, dễ như “húp cháo” đối với các nhân viên an ninh.
Mách nước nhỏ cho ông Phó Chủ tịch Tỉnh Hưng Yên nhé: Nếu không tìm ra được công an đã đánh người như thế nào trong vụ cưỡng chế, thì lên Hà Nội hỏi Đài Tiếng nói Việt Nam gọi tắt là VOV họ chỉ cho. Họ cũng công phu lắm khi hỗ trợ Hưng Yên đấy. Hoặc sang Bộ Công an, tìm cái công văn mới đây đọc xem nội dung của việc đánh người trong vụ cưỡng chế đó là gì?
Nhìn hình ảnh, video sống động trên mạng, thằng dốt nhất cũng không thể dám nói câu của ông Phó rằng bọn nước ngoài đã dựng được những đoạn video giả tức thời đến thế. Nếu bọn phản động ở nước ngoài mà dựng được những đoạn video giả nhanh chóng và hoàn chỉnh đến thế thì cần gì có Hôlyút hay trường quay để làm gì. Nếu ông Phó biết bọn nào dựng phim tài thế, thì ông Phó nên tham mưu với Thủ Tướng cho đám làm phim Đường đến Thăng Long sang mời nó về dựng cho, vừa nhanh, vừa rẻ, lại đỡ phải mất công lặn lội sang Tàu chi cả núi tiền làm phim bán nước về bỏ xó.
Và VNExpress kết luận “Sau phần báo cáo kéo dài khoảng hơn 10 phút của lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, không có đại diện của bộ, ngành hay địa phương nào thảo luận thêm về vụ việc”…
Thực tế thì không ai thèm hỏi vì họ thừa biết ông đang leo lẻo nói dối, ông đưa Thủ tướng ra trước thiên hạ làm trò chứ Thủ tướng biết tỏng tòng tòng từ đầu là cưỡng chế ở đó như thế nào, sử dụng bao nhiêu quân, dùng vũ khí gì. Còn khi cưỡng chế thì tiếng tiểu liên AK nổ hàng loạt ra sao, súng phóng lựu, lựu đạn cay vang lừng và nhả khói mù mịt thế nào và bọn địch bị đẩy lùi ra sao cho hơn cả trăm chiếc máy xúc, máy ủi vào đào hào, ủi cây và đào mồ mả của dân.
Thậm chí Thủ tướng và những người khác còn biết rõ ràng hơn ông khi bộ phận thư ký của Thủ Tướng chỉ cần theo dõi trên mạng cũng đủ để báo cáo cho Thủ tướng biết tình hình Văn Giang cưỡng chế đã đến đâu, ai bị bắt, súng nổ vang trời và bọn nông dân bị đẩy lùi ra sao. Tất cả đã được cái thằng Intờnét trưng diễn đầy đủ kịp thời không chỉ từng giờ mà từng phút một.
Còn những người khác, họ chẳng thèm hỏi, nhỡ đâu họ đẩy đồng chí mình vào chỗ như ông Phó Hải Phòng hoặc Giám đốc Công an Hải Phòng khi trả lời báo chí sau ‘trận đánh đẹp’ ở Tiên Lãng thì đắc tội với Thủ tướng quá. Ai lại lật mặt Thủ tướng và đồng chí trước đám đông để mình mang tội.
Cuối cùng, nhắn gửi với ông Phó Hưng Yên rằng thì là: Trong vụ này, đừng trách báo chí vội, họ cũng căm lắm, đau lắm, nhục lắm khi phải câm miệng hến chứng kiến cảnh đàn áp dân lành nhưng không nói được lên sự thật, vì nói lên sự thật thì lấy gì bỏ miệng? Tờ Người Cao Tuổi dũng cảm đưa lên một bài sự thật việc cưỡng chế đất Văn Giang trái pháp luật đã phải gỡ xuống ngay thì đủ biết. Còn hùa theo tội ác đàn áp nhân dân, thì cũng không còn nhiều lắm nữa những người thiếu nhân tính như thế. Vì vậy nên họ phải im mà thôi.
Người dân nói rằng: Riêng Thủ Tướng trong vụ này, đóng vai baby trước thiên hạ có vẻ đạt, lời lẽ hoa bay bướm lượn đậu trên miệng Thủ tướng cứ vậy phát ra, tội có thằng dưới chịu, tiền cứ nhằm túi Thủ tướng mà chảy vào. Vậy có làm baby một lúc cũng chẳng sao.
Video cưỡng chế cướp đất Văn Giang:
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=cyhHw4fomIc

Quân ủy TW tọa đàm về chống “Diễn biến hòa bình”

-
Sáng 3/5 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Quân ủy Trung ương (Ban chỉ đạo 94) tổ chức Tọa đàm về đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch.
Nhiều ý kiến tham luận đã được trình bày tại buổi tọa đàm. Các ý kiến đều thống nhất nhận định, hiện nay các thế lực thù địch vẫn đang ráo riết tiến hành chiến lược diễn biến hòa bình với nhiều âm mưu, thủ đoạn rất thâm độc, vừa tinh vi, vừa trắng trợn nhằm chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Chúng tập trung chống phá vào những luận điểm cơ bản, then chốt, nhạy cảm; xuyên tạc, bôi nhọ tư tưởng, đạo đức, tác phong và cuộc đời riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; xuyên tạc cương lĩnh, quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Trong thời gian gần đây, các thế lực thù địch có những thay đổi trong tổ chức lực lượng và phương thức, thủ đoạn chống phá. Lực lượng chống phá trong nước đã có những hình thức hoạt động mới, trong đó có sự chuyển hóa và kết hợp giữa những người “bất đồng chính kiến” với những người “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa;” giữa những kẻ chống phá bên ngoài với những người “bất đồng chính kiến” bên trong.
Phát biểu kết luận tọa đàm, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng Ban chỉ đạo 94 của Quân ủy Trung ương, khẳng định kết quả đạt được của cuộc tọa đàm rất quan trọng, đã khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của quân đội đối với cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình.
Tuy nhiên, Thượng tướng cũng nêu rõ, đây chỉ là kết quả bước đầu, bước quan trọng tiếp theo là những kiến nghị, đề xuất của các đại biểu tại cuộc tọa đàm phải được khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, để sớm đề ra chủ trương, kế hoạch, giải pháp cụ thể, triển khai đến các cấp và từng cá nhân, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, giữ vững trận địa tư tưởng trong quân đội./.