Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Chạy trường vào lớp 1, “nóng” cả trên mạng và ngoài đời

Chạy trường vào lớp 1, “nóng” cả trên mạng và ngoài đời 19/04/2011 06:14
(VTC News)- Hàng năm, bắt đầu chuẩn bị vào mùa tuyển sinh lớp 1, vấn nạn “chạy trường, chạy lớp” lại là tâm điểm theo dõi của những phụ huynh có con chuẩn bị tới trường.
Tin liên quan
Tại Hà Nội, việc xin cho con em trái tuyến vào lớp 1 trường điểm là chuyện vô cùng khó khăn. Năm nay, việc tuyển vẫn theo phương thức “3 giảm”, trong đó có giảm học sinh trái tuyến, khiến nhiều phụ huynh như ngồi trên lửa.

Nóng các diễn đàn mạng

Trên Webtretho.com, ngay từ tháng 2/2011, các bà mẹ cũng đã lập hẳn một forum về vấn đề này với nội dung: “Bé sinh năm 2005 - bước vào lớp 1 với bao điều bỡ ngỡ....” đã thu hút được hàng nghìn thành viên quan tâm.
Vấn đề tuyển sinh vào lớp 1 đã "nóng" trên các diễn đàn mạng từ nhiều tháng nay 

Nick Mẹ Nhím Bi có con sắp bước vào lớp 1 xin tư vấn từ các bà mẹ khác: “Mình ở khu Linh Đàm. Mình cũng như bao cha mẹ khác cũng muốn con mình vào được trường tốt, cô giỏi. …Mình cũng ngắm nghía mấy trường công như Đại Kim, Đại Từ, Hoàng LIệt và Thanh Liệt. Đại Kim thì đông quá, Hoàng Liệt thì cơ sở vật chất cũ quá, còn Thanh Liệt thì xin vào khó quá vì nghe nói đây là trường điểm của huyện Thanh Trì. Cuối cùng chỉ có lựa chọn là Đại Từ: gần nhà, còn chất lượng thì chưa biết thế nào. Có mẹ nào năm nay xin vào trường Đại Từ cho con không? ”.

Nick Cutit1010 cũng chia sẻ: “Con trai lớn nhà mình cũng sinh 10/2005 đây. Mình chưa cho đi học thêm ở đâu cả mà chỉ học lớp mẫu giáo cô dạy được gì thì dạy thôi, còn về nhà mình dạy thêm. … À có mẹ nào có con học lớp 1 trường LêNngọc Hân ở lò đúc không? Nghe nói trường đó cũng tốt,nhiều người xin cho con học trái tuyến ở trương này mà mất khối tiền đấy”.

Nhiều bà mẹ cũng đưa ra một số cái giá cho các bà mẹ tham khảo: “Nhà tớ ở Bùi Ngọc Dương nên tớ cũng cho bé học ở Đền Lừ. … Tớ thấy mấy bé gần nhà mình xin cho con vào LVT năm nay thấy bảo hết 1000$. Ngoài ra nếu xin trực tiếp tiêu chuẩn của giáo viên của trường thì rẻ hơn thì phải”. Nick Phatbeu cho biết.

Nhiều bậc phụ huynh có ít mối quan hệ lại chọn diễn đàn để là nơi xin số điện thoại và địa chỉ của các cô giáo. Nick Thienlam23 chia sẻ : “Chào cả nhà! Con nhà mình sinh T10/2005, mình ở khu vực Thanh Xuân Bắc, đang muốn nhờ người kết nối xin cho con học vào lớp chọn cô (Hòa hoặc cô Huyền) ở trường Đặng Trần Côn A, có bạn nào biết, giúp mình với”.

“Chạy trường” – cuộc đua của các đại gia

Hai tháng nay, chị Lan, ở quận Đống Đa, Hà Nội như ngồi trên đống lửa vì chưa tìm được trường cho con. Qua nhiều mối quan hệ, chị được những người bạn “mách” cho để vào được 1 trường điểm ở quận Ba Đình cũng chi phí khoảng 3.000 USD
Môi trường học tập tốt, giáo viên thân thiện với học sinh là những tiêu chí hàng đầu để các phụ huynh chọn trường cho con (Ảnh: Phạm Thịnh) 

Lý do được chị Lan đưa ra là vì trường tiểu học T.N có môi trường học tập thân thiện, học sinh được học nhẹ nhàng thoải mái. Ở đó quan hệ thầy trò cũng được đề cao. Một nguyên nhân nữa theo ý kiến của nhiều bậc phụ huynh có con em đã từng học cho biết cộng các chi phí khoảng 800 nghìn đến 1 triệu đồng một tháng nhưng cũng rẻ chỉ bằng 1/5 so với các trường dân lập.

Hiện tại, chị Lan đang nhờ cùng lúc rất nhiều chỗ quen biết như người quen.Tuy nhiên theo chị Lan, dù đã đặt vấn đề với nhiều nơi nhưng chưa có nơi nào nhận lời chắc chắn sẽ giúp được chị.

Chị Hằng, một nhân viên văn phòng ở Lạc Trung nhưng hiện tại chị đang sống ở khu vực Vĩnh Tuy. Tuy nhiên, chị Hằng lại muốn cho con học tại trường tiểu học điểm L.N.H (Hai Bà Trưng) để tiện cho việc đưa đón. Chị Hằng cho biết, theo nhiều người “mach” cái giá được đưa ra để chạy vào trường này thường rơi từ 1.000-1.2000 USD và cộng thêm một số phụ phí.

Cô Phan Kim Anh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Thành Công (Đống Đa) cũng thừa nhận nhà trường chỉ lấy học sinh ở các khu vực phường Láng Hạ (Đống Đa). Chỉ tiêu trường năm trước là hơn 600 học sinh nhưng năm nay sẽ ít đi vì không có phòng học. Trường hợp trái tuyến có giải quyết nếu là con giáo viên hoặc một số trường hợp đặc biệt khác nhưng cũng rất ít.

Theo ông Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng trường Tiểu học Cát Linh (Đống Đa) cho biết hàng năm trường tuyển 7 lớp Một với khoảng 280 học sinh. Tuy nhiên theo kinh nghiệm các năm trước, mỗi năm nhà trường thường tuyển khoảng 350-360 chỉ tiêu vào cho 7 lớp Một của trường. Ông Hợp cũng thừa nhận, hàng năm vẫn có một số suất “ngoại giao” dành cho con em giáo viên và các lãnh đạo của phường, quận…

Liệu có thực sự cần thiết?

NGƯT Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường tiểu học DL Đoàn Thị Điểm (Từ Liêm) chia sẻ: “Bản thân của việc chọn trường là tốt nhưng nếu đó như là một cuộc chạy đua "vũ trang" nếu như mất tiền và phải chạy bằng thế lực thì nó trở nên không tốt. Nếu phụ huynh lựa chọn và con họ cũng đủ điều kiện vào trường thì đó là hiện tượng tốt. Nếu việc chạy bằng tiền và làm rối loạn xã hội vào mỗi đầu năm học thì là hiện tượng không tốt".
Dù biết là đắt nhưng nhiều phụ huynh vẫn cố chạy cho con vào các trường điểm
(Ảnh: Phạm Thịnh)
 

Trên diễn đàn Webtretho.com, Nick Beans chia sẻ : “Chào các mẹ! Cu Beens nhà mình sinh năm 2005. cũng chuẩn bị cắp ba lô đi học đây. Vợ chồng mình cũng đầu tư cho bé học tiếng Anh từ nhỏ, mình đi làm về cũng tranh thủ dạy bé tí xíu. Trộm vía level của cu cậu lên nhanh đáo để. Lúc đầu bé rất sợ đến lớp, không hòa đồng với bạn bè. Và mình thật đau lòng khi nhận ra bé bị tự kỉ, mình quyết định dừng việc học của bé ở trường và tự dạy con”.

Cô giáo trực tiếp giảng dạy cũng là yếu tố mà các phụ huynh phải lưu tâm. Đôi khi, ở các trường không nổi tiếng như đồn thổi, có những giáo viên rất giỏi, sĩ số lớp vừa phải đó mới chính là yếu tố giúp các con tiếp thu và học tập tốt.

Cùng quan điểm này, chị Hằng (Vĩnh Tuy) chia sẻ “ Mới đầu chị cũng định xin cho con học trái tuyến vào trường điểm. Tuy nhiên nhà trường khá chật chội, trẻ con lại phải bán trú nhà dân nên rất vất vả. Chị cũng biết nhà trường có nhiều giáo viên giỏi nhưng nếu 1 giáo viên giỏi phải dạy hơn 50 học sinh/lớp liệu có quan tâm đầy đủ đến các học sinh”.


Theo quan điểm của chị Hằng, trẻ vào lớp 1 thì điều quan trọng nhất là rèn chữ và rèn kỹ năng chứ chưa phải là kiến thức. Vì vậy, chị Hằng quyết định không tiêu tốn hàng chục triệu đồng để “chạy trường” mà đưa con về trường tiểu học ở gần nhà để học.
Theo GS.VS Phạm Minh Hạc, có hiện tượng "chạy trường" do hiện nay còn thiếu nhiều trường lớp, đặc biệt là các trường có chất lượng

GS.VS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng khẳng định rằng trẻ em được học ở những trường tốt sẽ có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Tuy nhiên ở các quốc gia khác không có hiện tượng “chạy trường” như ở Việt Nam. Vì vậy, những tác động của việc chạy trường đến đâu thì rất cần những điều tra xã hội học về vấn đề này. Nguyên nhân có thể thấy ngay của tình trạng “chạy trường” là do chất lượng giảng dạy ở các trường hiện nay không đồng đều, thiếu trường, thiếu lớp. Bên cạnh đó, tâm lý và nhận thức của các bậc phụ huynh cũng chưa hoàn toàn đúng đắn và khoa học.

Ông Nguyễn Đức Vui, Chánh thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết vào đầu mùa tuyển sinh, lãnh đạo Sở sẽ phân cấp xuống các Phòng GD&ĐT địa phương để kiểm tra. Nếu phát hiện ra trường hợp chạy trường chạy lớp, trên Sở sẽ gửi công văn về cho các phòng, nếu không xử lý được thì chuyển xuống các huyện, nếu các ban ngành trực thuộc Sở GD&ĐT thì thanh tra Sở sẽ giải quyết.

Theo lịch, việc tuyển sinh đầu cấp được tiến hành bắt đầu từ ngày 1- 15/7. Sau thời hạn này, trường nào còn chỉ tiêu sẽ được phép tuyển học sinh trái tuyến. Chậm nhất đến 30/7, các trường tiểu học sẽ phải hoàn thành công tác tuyển sinh để chuẩn bị cho năm học mới.
Phạm Thịnh
Tin liên quan

"Người Việt dùng thuốc Việt"

"Người Việt dùng thuốc Việt"

2011-04-18
Trong chủ trương chấn hưng ngành dược, bớt gánh nặng tài chánh cho những bệnh nhân có bệnh nan y, thu nhập thấp, chánh phủ Việt Nam đang cho phát động phong trào “Người Việt dùng thuốc Việt”.
Photononstop
Một tiệm thuốc tây ở SG chụp tháng 9/2010
Thông tin từ Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế thì hiện giờ một số loại thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đáp ứng được hơn 50% nhu cầu sử dụng của thị trường, tuy nhiên hầu hết vẫn là thuốc trị những bệnh thông thường, mà nhà máy sản xuất dược phẩm hay viện bào chế nào cũng có như Paracetamol, Ampicilline hay Amoxicilline.

Khuyến khích dùng thuốc nội

Thực tế không hoàn toàn đúng như ghi nhận của Cục Quản lý Dược, Saigon Giải Phóng online cho biết, một số trình dược viên than phiền là khi họ mang sản phẩm y dược sản xuất nội địa đi chào hàng tại các nhà thuốc Tây, thì đến đâu các ông bà chủ cũng lắc đầu. Lập luận thông thường, quen tai là thuốc Việt không bằng thuốc ngoại nhập khẩu, khách hàng chưa dùng bao giờ nên rất khó tiêu thụ.
Còn đối với các bác sĩ thì cho rằng thuốc do Việt Nam sản xuất chưa biết có hiệu quả hay không, nên không thể kê toa cho bệnh nhân dùng, sợ hậu quả không hay dễ mang tai tiếng.
Phía các công ty dược liệu thì giải thích dù sản xuất ngay trong nước nhưng nếu sử nguyên liêu nhập từ Hoa Kỳ chất lượng cũng khác hẳn nguyên liệu mua của Trung Quốc hay Ấn Độ, chưa kể đến nhiều yếu tố khác, ảnh hưởng đến sự công hiệu của thuốc như quy trình bảo quản, kiểm tra chất lượng hay công nghệ bào chế của từng công ty hay viện bào chế Âu dược.
Trình bày suy nghĩ của mình về phong trào chủ trương “Người Việt dùng thuốc Việt” đang được chánh phủ khuyến khích, Dược sĩ Phạm Thanh Vân, Tổng thư ký Hội Dược học, thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Đó là chủ trương mà hầu như nước nào cũng muốn làm điều đó, vì những thuốc nước ngoài làm ra thì được bán với giá mà các quốc gia nghèo không sử dụng được. Những thuốc thông thường như Ampi, Paracetamol, trong nước sản xuất được mà người dân cứ thường dùng của nước ngoài, những thuốc đó làm ra trong nước, giá có thể rẻ hơn một phần mười của giá thuốc ngoại, nên quốc gia nào cũng đều phải khuyến khích vấn đề sử dụng thuốc trong nước, nhất là nước nghèo thì chủ trương này hoàn toàn đúng.”
Kế đó, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên phó Viện Trưởng Viện Y tế công cộng, thành phố Hồ Chí Minh cũng tán thành chủ trương khuyến khích “Người Việt dùng thuốc Việt”, ông giải thích:
“Mỗi quốc gia, dân tộc đều có một chính sách, thời các cụ tiền bối thì người ta có câu, người Phương Nam dùng thuốc của Phương Nam, vùng đất mình cũng có cây dược liệu quý, phù hợp với thủy thổ, với người nước mình. Ngày nay ở Việt Nam công nghệ về dược cũng phát triển tương đối, thứ nhất là có những cái đuổi kịp được khu vực, bắt kịp được những quốc gia tiên tiến.
Điều đó là chủ trương của Bộ Y tế cũng như của ngành dược Việt Nam, vì trước sau gì chúng ta cũng phải sản xuất các loại thuốc Generic để giảm giá thành cho người dân, đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
Dược sĩ Phạm Thanh Vân
Từng loại thuốc thích hợp có thể giúp trị bệnh hiểm nghèo, khó trị. Chủ trương đó có nhiều mục tiêu, thứ nhất là nghiên cứu về mặt sinh lý, giải phẫu, thổ địa cho phù hợp, thứ hai là tác dụng trị liệu cũng có chừng mực, thứ ba là kích thích cho sự phát triển ngành công nghiệp cho nên chính phủ chỉ có tính cách khuyến khích theo như  phương châm “Người Việt dùng hàng Việt.”
Qua công việc hàng ngày và kinh nghiệm chữa trị lâu năm, bác sĩ Nguyễn Xuân Mai kể về sự lựa chọn sử dụng thuốc Tây hay thuốc Nam, hay nói cách khác thuốc nhập hay thuốc sản xuất trong nước:
“Thứ nhất là đối với các cụ già, lớn tuổi, có những bệnh diễn biến theo chu kỳ của tuổi tác thì người ta ưa chọn Nam dược, vì giúp ích cho người ta, thứ hai là giá thành cũng vừa với túi tiền. Còn đối với bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng, người ta vẫn chọn Tây dược. Ngày nay, xu hướng sử dụng thuốc Nam,  Đông dược nhiều hơn, phổ biến hơn, trên thực tế có những trường hợp người ta thấy hiệu quả, chứng minh được, tự người ta tìm đến và yêu cầu được sử dụng.”  

Người dân vẫn thích thuốc nhập

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai cũng nói là thời đại ngày nay việc sử dụng thuốc Nam không phức tạp, cầu kỳ như thuở trước nữa vì mọi sự chuẩn bị rất tiện lợi:
034_1626406-200.jpg
Cân thuốc tại một tiệm thuốc bắc ở SG tháng 9/2010. Photononstop
“Ở Việt Nam, thuốc Nam hay Đông dược cũng được áp dụng những tiến bộ khoa học vào, ngay xưa phải sắc ba bát nước, uống thuốc kỳ cạch, ngày nay có những cơ sở chế biến sẵn, khi cần dùng mua về là uống được ngay. Đấy là sự tiến bộ, áp dụng công nghệ, như đóng thành cao, thành liều, rất thuận tiện, không như ngày xưa cần đến bếp núc, nồi soong.”
Cơ quan quản lý dược phẩm cũng cho biết là hiện nay trên 80% số thuốc lưu hành tại Việt Nam là loại Generic tức là thuốc phiên bản, có nguồn gốc hóa học tương tự như các loại thuốc mang nhãn hiệu, nhưng đã hết thời hạn được bảo hộ độc quyền. Thị trường trong nước hiện đang tiêu thụ nhiều loại thuốc của Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và Châu Âu, nhưng sự thật thì những loại thuốc Generic đó không hiệu quả hơn những loại thuốc cùng tác dụng, cùng công thức được sản xuất tại Việt Nam, được bán với giá thành khá rẻ so với thuốc nhập.
Dược sĩ Phạm Thanh Vân cho biết về đặc tính và sự công hiệu của việc dùng thuốc Generic:
“Điều đó là chủ trương của Bộ Y tế cũng như của ngành dược Việt Nam, vì trước sau gì chúng ta cũng phải sản xuất các loại thuốc Generic để giảm giá thành cho người dân, đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Hiện tại có nhiều công ty dược trong nước đang sản xuất những thuốc Generic để người dân được sử dụng thuốc rẻ hơn, chắc chắn khi người dân hiểu biết thì họ sẽ thấy điều đó là đúng.”  
Phần người tiêu thụ thuốc hay giới bệnh nhân thì quan điểm dùng thuốc nội chưa mấy hấp dẫn, chưa thật sự làm cho họ tin cậy, vì thế khuynh hướng thích mua thuốc ngoại, mới trị dứt bệnh vẫn là phương cách phổ biến nhất, nói về thuốc sản xuất trong nước, chị Hải Yến cho biết:
“khó tin tưởng vì có nhiều loại lắm, phần đông thường dùng thuốc ngoại vì chất lượng hơn thuốc Việt. Dùng thuốc ngoại đảm bảo hơn, thường là có qua quan thuế, kiểm tra hết, khó có thuốc giả. Nếu dùng thuốc Việt, họ chữa một thời gian không khỏi thì cũng phải dùng thuốc ngoại thôi.”
Dùng thuốc ngoại đảm bảo hơn, thường là có qua quan thuế, kiểm tra hết, khó có thuốc giả. Nếu dùng thuốc Việt chữa một thời gian không khỏi thì cũng phải dùng thuốc ngoại thôi.
Chị Hải Yến, người dân
Không riêng gì người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng vào sự công hiệu của thuốc Việt mà qua báo cáo từ cơ quan quản lý dược phẩm thì hiện vẫn còn nhiều bác sĩ, dược sĩ còn tin rằng thuốc ngoại dù giá đắt gấp bội, luôn tốt hơn thuốc nội.
Một số chuyên gia y dược trong nước nói rằng, muốn tăng niềm tin đối với các bác sĩ và bệnh nhân thì các công ty bào chế, sản xuất y dược nên tạo cơ hội để họ tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, công nghệ chế biến thuốc, hầu chứng  minh cho được là thuốc Việt cũng không thua kém gì thuốc ngoại.

Theo dòng thời sự:

Chứng khoán Việt dò đáy thị trường

Chứng khoán Việt dò đáy thị trường

(VEF.VN) - Nếu so sánh với TTCK của 15 nước trong khu vực châu Á, hẳn rất nhiều người phải ngạc nhiên không hiểu nền kinh tế VN có vấn đề gì mà chứng khoán chỉ có xuống và xuống.
Bài học từ lịch sử
Trong một số giai đoạn ngắn hạn nào đó, có thể giữa thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và các TTCK trên thế giới không có mối liên thông, hay nói cách khác là TTCKVN không chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động của chứng khoán quốc tế. Nhưng trên tổng thể, không thể đơn giản mà cho rằng TTCKVN vận động hoàn toàn độc lập trong một thế giới mà độ phủ sóng toàn cầu hóa đang ngày càng mở rộng.
Thời kỳ gần cuối năm 2003 và quý III/2005 là những dẫn chứng cụ thể về mối quan hệ có tính song ánh giữa chứng khoán VN với thế giới. Vào năm 2003, TTCK Mỹ bắt đầu phục hồi, chứng khoán VN cũng tăng hơn hai lần. Còn từ quý III/2005, sau một thời gian đi ngang khá dài, chứng khoán Mỹ bắt đầu bước vào một chu kỳ tăng trưởng dài hạn, TTCKVN cũng đã có một đợt tăng đến 2,5 lần.
Trong những khoảng thời gian trên, nền kinh tế thế giới, được dẫn đầu với nước Mỹ đã có biểu đồ vận động khá ổn định và đạt mức tăng trưởng đều qua các năm. Trong khi đó, các thông số kinh tế của VN như tỷ lệ tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất khẩu, dự trữ quốc gia, tỷ lệ lạm phát cũng khá ổn định. Đặc biệt, vào thời gian đó nước ta chưa bị ám ảnh bởi vấn đề nợ công quốc gia như hiện nay.
Đó cũng là lý do dẫn tới sự vận động đồng pha giữa TTCKVN với TTCK Mỹ từ khoảng giữa năm 2006 đến tận quý III/2007. Trong giai đoạn này, khi chứng khoán Mỹ tăng từ mốc 10.500 điểm lên trên 14.000 điểm (lập đỉnh vào tháng 10/2007), chứng khoán VN cũng đã có một đợt tăng trưởng được coi là thần kỳ, từ mức 400 điểm lên đến 1.170 điểm, tức gấp gần 3 lần.
Tuy nhiên vào tháng những tháng cuối năm 2007, trong lúc TTCK Mỹ và nhiều nước châu Âu đã suy giảm khoảng 10% thì không ít tổ chức và chuyên gia phân tích chứng khoán của VN vẫn mơ màng về triển vọng VN-Index (VNI) có thể vươn lên đến 1.200, thậm chí 1.500 điểm (vào tháng 3/2007, một cuộc khảo sát còn cho thấy có đến 50% số người được hỏi kỳ vọng VNI sẽ đạt 1.200 - 1.800 điểm vào cuối năm 2007).
Vào tháng 11/2007, mặc dù biểu đồ chứng khoán nước ta đã bộc lộ xu hướng giảm khá rõ nét, nhưng các cơ quan quản lý chứng khoán như Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng chỉ đưa ra những khuyến nghị chung chung như cảnh báo nhà đầu tư về trạng thái thị trường có thể "quá nóng", chứ hoàn toàn không xây dựng những phương án "cấp cứu" trong tình huống thị trường bước vào thời kỳ đổ dốc.
Tình hình sau đó như thế nào thì mọi người đều biết, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, cho thấy TTCK đúng là dấu chỉ của kinh tế khi cả chứng khoán Mỹ lẫn VN đã sụt giảm từ trước đó. Mới đầu, các chuyên gia kinh tế thế giới còn dè dặt trước sự phá sản của một số ngân hàng Mỹ, và báo chí VN khi đó cũng mới chỉ bày tỏ sự ngạc nhiên trước những dấu hiệu xấu đi khá nhanh chóng của kinh tế và chứng khoán thế giới. Nhưng chẳng bao lâu sau, khi TTCKVN hiện ra những cú lao dốc thất thần, người ta đã phải thừa nhận sự ảnh hưởng tiêu cực từ thế giới đối với nước ta là yếu tố có thực. Yếu tố đó đã trở nên nổi trội nhất trong suốt năm 2008 và cả quý I/2009.
Còn nhớ khi VNI giảm về 750 điểm, một quan chức cấp cao phụ trách về tài chính của Chính phủ nước ta đã tuyên bố "nếu có tiền sẽ mua vào ngay". Tuy vậy thật may cho vị quan chức đó bởi ông đã không tự biến mình một nhà đầu tư chứng khoán theo chủ thuyết "dài hạn" vào thời điểm đó. Bởi ngay sau đó, TTCKVN gần như sụp đổ với cú lao từ 750 điểm về vùng 500 điểm, khiến cho Ủy ban chứng khoán nhà nước phải thực hiện biện pháp siết biên độ (từ 5% xuống còn 1%), hầu mong chặn đứng đà rơi tự do của thị trường...
Những "kỷ niệm" trên xứng đáng là bài học đắt giá cho chúng ta, nhất là với những ai đã từng mất mát đến 80-90% vào giai đoạn kinh hoàng đó. Bài học đó chính là việc những cơ quan hữu trách của VN đã không đánh giá hết được những mầm mống nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và cũng chẳng dự báo được những tác động quá nguy hiểm của nó đến TTCKVN.
Đừng để lịch sử lặp lại
Trong thực tế, lịch sử đang lặp lại với một sắc thái mới: TTCKVN suy giảm triền miên trong khi TTCK thế giới tăng trưởng liên tục. Cho tới nay, sau khi TTCK thế giới đã lập đỉnh mới thì thị trường của chúng ta lại trở thành một tâm điểm "kém phát triển" trong tất cả các TTCK trên thế giới. Nếu so sánh với TTCK của 15 nước trong khu vực châu Á, hẳn rất nhiều người phải ngạc nhiên không hiểu nền kinh tế VN có vấn đề gì mà chứng khoán chỉ có xuống và xuống.
Thế nhưng vấn đề đặt ra là đà rơi của TTCKVN đã kết thúc hay chưa, cho dù mặt bằng giá cổ phiếu đã quá "hấp dẫn"? Không ai biết được. Chỉ có điều, quy luật "liên thông ngược" vẫn có thể diễn ra: khi TTCK thế giới tăng, TTCKVN giảm; còn khi TTCK thế giới giảm, TTCKVN sẽ có "cớ" để giảm tiếp.
Trong Báo Cáo  Triển Vọng Kinh Tế Toàn Cầu (World Economic Outlook-WEO), một tài liệu đánh giá về nền kinh tế thế giới của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) trước khi hội nghị thượng đỉnh mùa xuân của IMF sẽ diễn ra tại Washington vào tháng 4/2011, IMF cho biết quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu đang "dần hồi phục" mặc dù tỉ lệ thất nghiệp còn tương đối cao.
Tuy vậy, IMF cũng lo ngại kinh tế thế giới vẫn sẽ tiếp tục đón nhận những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu, khủng hoảng chính trị ở Trung Đông, khủng hoảng lương thực, biến động khó lường của giá dầu thô, và thảm họa động đất - sóng thần - hạt nhân ở Nhật Bản.
IMF hoàn toàn có cơ sở để lo ngại. Và nếu đúng với những lo lắng của IMF, vận động của các TTCK chính trên thế giới từ đây đến cuối năm 2011 sẽ có khả năng đi ngang cứ không giữ được mức tăng trưởng như năm 2010.
Còn nếu tình hình kinh tế thế giới có những biến động theo chiều hướng xấu, gần như chắc chắn TTCK Mỹ sẽ là hàn thử biểu báo trước sự xuống dốc cho khả năng kinh tế thế giới rơi vào tái suy thoái. Trong trường hợp này, một sự lặp lại kịch bản cuối năm 2007 có thể diễn ra, với thất bại đầu tiên thuộc về thị trường bất động sản (hiện thị trường này chỉ còn trên đáy khủng hoảng khoảng 3%), sau đó là TTCK. Khi đó, liệu chứng khoán VN sẽ nằm trong vòng xoáy nào?
Khách quan mà nói, bối cảnh những khó khăn kinh tế của nước ta hiện thời không khác mấy châu Âu, cũng với tỷ lệ lạm phát đang dâng cao, mối đe dọa phải thanh toán nợ công trong những năm tới. Với TTCKVN, cũng đang có nhiều dấu hiệu trùng lặp với giai đoạn năm 2008 như mặt bằng giá cổ phiếu giảm sút nghiêm trọng, tình hình nhiều công ty chứng khoán lỗ lã, nguồn cung cổ phiếu ngập tràn nhưng bị nhà đầu tư thờ ơ, tâm lý nhà đầu tư đang bị kích động theo chiều hướng rất tiêu cực...
Với những yếu tố đó, tương lai xảy ra những đợt lao dốc mạnh của thị trường là có thể. Vậy các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ, cần được thông tin và khuyến nghị gì để hạn chế những thiệt hại có thể có trong thời gian tới?
Những câu hỏi trên dành cho những nhà dự báo chiến lược của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Trong thực tế, vẫn có một "căn bệnh" trong công tác dự báo chiến lược là nội dung được dự báo chủ yếu mang tính "định hướng" chứ ít được đào sâu vào những tình huống, giả định, càng ít được vạch ra những phương án cụ thể để đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. Tất nhiên, việc đánh giá sự biến động của nền kinh tế thế giới từ đây đến năm 2020 là quá khó khăn, vượt ngoài tầm của nước ta. Nhưng ít nhất, việc dự báo cần được tiến hành cho thời gian 2-3 năm tới, với nguy cơ trước mắt là hệ quả tái suy thoái.
Ngày 18/4/2011, sau hơn 5 tuần "giằng co" đầy chủ ý, cả hai sàn HOSE và HNX đều đỏ rực, báo hiệu cho xu hướng mòn mỏi của nhà đầu tư đang chuyển nhanh sang tâm lý bán tháo. "Hãy khoan quan tâm đến mặt bằng giá cổ phiếu, mà phải xem đáy của thị trường ở đâu" - đó là tâm trạng  bức xúc của đại đa số nhà đầu tư hiện nay.
Liệu Ủy ban chứng khoán nhà nước có dự liệu được những phương án về vùng đáy của TTCKVN để giúp cho nhà đầu tư?

Điểm nóng Tập đoàn Than-KS giải trình “suýt” làm thất thoát 200 tỷ (hài hước)

Điểm nóng

Tập đoàn Than-KS giải trình “suýt” làm thất thoát 200 tỷ

(VEF.VN) - Trước những sai sót trong quản lý sản xuất, kinh doanh than do Thanh tra Chính phủ phát hiện, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa có giải trình tới Thủ tướng và cho biết đã phối hợp các đơn vị nộp hơn 200 tỷ đồng tiền thuế bị truy thu.
Khoảng thời gian 3 năm 2006-2009 được coi là sóng gió nhất của Tập đoàn này với 13 vụ án và 64 bị can bị khởi tố với hàng loạt tội danh buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng trăm nghìn tấn than lậu. Người giữ chức vụ lãnh đạo cao nhất cũng đã bị kỷ luật về Đảng, thôi chức vụ vào năm 2009.
Theo kết luận thanh tra ban hành tháng 3 vừa qua, TKV vấp phải 3 "lỗi" chủ yếu: hạch toán thiếu và sai qui định các khoản chịu thuế dẫn tới thất thoát hơn 200 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước, lỗi thứ hai là khai thác, vận chuyển than mà chưa có giấy phép, buông lỏng quản lý việc tiêu thụ than dẫn tới xuất lậu than, lỗi thứ 3 là chưa tuân thủ đầy đủ về bảo vệ môi trường.
"Sót" hơn 200 tỷ đồng thuế: hạch toán nhầm và chậm
Chia sẻ với Diễn đàn kinh tế Việt Nam, ông Lê Minh Chuẩn, TGĐ Tập đoàn TKV bày tỏ: "Nói TKV làm thất thoát 200 tỷ đồng là hơi nặng nề. Việc thực hiện trong quản lý của doanh nghiệp có thể là chưa đúng ở luật này nhưng lại là đúng với luật kia. Một số thủ tục liên quan luật thuế chưa làm hết."
Con số hơn 200 tỷ đồng thuế phải truy thu của TKV bắt nguồn từ việc bỏ sót các khoản thu nhập phải chịu thuế, vi phạm qui định trong quản lý tài chính, kế toán... Nhưng theo văn bản giải trình cụ thể của TKV với Thủ tướng, lý do chủ yếu là khách quan và thực chất, việc hạch toán kế toán tại các đơn vị vẫn là hợp lý, hợp lệ.
Ví dụ như năm 2009, TKV đã nhận một khoản tiền phạt hợp đồng mua than từ khách hàng ICC trị giá tới 1,05 triệu USD, tức hơn 18,679 tỷ đồng với mức thuế thu nhập doanh nghiệp đáng lẽ phải nộp là hơn 4,66 tỷ đồng, nhưng do TKV không đưa vào hạch toán khoản thu này nên ngân sách đã bị thất thu. Tuy nhiên, giải trình tới Thủ tướng, TKV cho biết, do giấy báo có của ngân hàng không ghi rõ tên nội dung của khoản tiền nên kế toán đã hạch toán ghi có khoản tiền trả tiền than của khách hàng. Sau khi phát hiện đó là khoản tiền phạt bồi thường, kế toán đã điều chỉnh nội dung này trong quyết toán của năm 2010.
Khoản "thất thu" bị thanh tra phát hiện lớn nhất trong tổng số khoản hơn 200 tỷ đồng ở TVK là trên 142,72 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tính cho số dư trị giá 570 tỷ đồng tại 5 quĩ tập trung của TKV.
TKV lý giải, năm 2007, các quỹ đặc thù này của Tập đoàn đã được Tổng Cục thuế có công văn phép chuyển số dư sang năm sau và giảm trừ vào tỷ lệ thu các năm kế tiếp sau. Hơn nữa, năm 2006, thanh tra Bộ Tài chính kết luận đã không đề nghị kết chuyển số dư sang lãi (trừ quỹ môi trường) và có đề nghị Tập đoàn có kế hoạch sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Vì có "cơ chế mở" này, khi giải trình Dự thảo Kết luận Thanh tra, TKV cũng đã đề nghị Thanh tra Chính phủ xem xét miễn giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số dư 5 quỹ. Song, theo kết luận chính thức thì cơ quan thanh tra đã không đồng ý việc miễn giảm này.
Riêng các khoản  hạch toán mà Thanh tra chính phủ cho rằng, TKV làm  sai quy định, thất thu 8,2 tỷ đồng, TKV cho rằng, có những khoản chi phí năm trước được phát hiện và hạch toán vào năm sau là chi phí hợp lý, hợp lệ theo chế độ kế toán. Vì kỳ trước chưa hạch toán cho nên phải được tính vào chi phí kỳ sau và ngược lại nếu phải loại trừ khỏi kỳ sau thì phải được tính vào kỳ trước khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ảnh minh họa: LĐ
Báo cáo thêm về đóng góp cho ngân sách, TKV khẳng định đã nỗ lực để tăng doanh thu, đóng góp ngày càng cao cho ngân sách trong 5 năm qua. Nếu năm 2005, tổng doanh thu Tập đoàn mới là 22.788 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.407 tỷ đồng thì năm 2010, doanh thu đạt 78 ngàn tỷ đồng, nộp ngân sách trên 8.000 tỷ đồng.
Giấy phép than ách tắc ở "trung ương"
Kết luận Thanh tra cho thấy TKV có dấu hiệu vi phạm luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường khi việc tổ chức, quản lý khai thác than buông lỏng ... Thanh tra cho biết, có những khu vực phải khai thác hầm lò thì TKV lại cho khai thác lộ thiên cho những đơn vị không được phép khai thác lộ thiên như Công ty Than Hạ Long, Công ty Than Uông Bí, Quang Hanh, Mạo Khê, Khe Chàm, Xí nghiệp Than Hà Ráng ở mỏ Hà Ráng từ năm 2009.
TKV còn cho phép khai thác vượt công suất so với giấy phép được cấp cho các công ty như công ty Cổ phần Than Đèo Nai, Công ty Than Hà Lầm, Công ty Cổ phần than Vàng Danh. Trong khi đó, một số công ty như Công ty Than Hạ Long, Công ty Than Nam Mẫu, Uông Bí, Tổng công ty Đông Bắc còn khai thác ngoài ranh giới được cấp phép...
Từ tháng 8/2008 đến thời điểm thanh tra, TKV còn 16 điểm vỉa mỏ đang khai thác chưa được cấp giấy phép và 3 đơn vị sàng tuyển than của Tập đoàn vẫn chưa được cấp giấy phép chế biến than..
Chưa hết, TKV còn để xảy ra hao hụt, thất thoát than rất lớn như 10.289 tấn than ở Xí nghiệp Than Cẩm Thành, công ty TNHH một thành viên Than Hạ Long, 25.799 tấn ở Công ty Kho vận Hòn Gai mà chưa xác định rõ nguyên nhân, xử lý kỷ luật... Vì quản lý không chặt chẽ nên khi xuất khẩu 99 triệu tấn than giai đoạn 2006-2010, đã có tình trạng móc ngoặc giữa chủ hàng với cán bộ nhân viên công ty than để gian lận số lượng than, chủng loại than...
Công ty Cổ phần kinh doanh than Cẩm Phả nhận thầu tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu, Đèo Nai rồi lại thuê đơn vị khác thực hiện. Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ của TKV còn thuê 21 đơn vị bên ngoài thực hiện tất cả các công đoạn khai thác than, kể cả việc vận chuyển than ra khỏi khai trường trong khi qui định trong ngành là cấm.

Lý giải việc này, ông Lê Minh Chuẩn nói, Tập đoàn đã được bộ TN&MT cấp 63 giấy phép khai thác, ngoài ra còn có các điểm lộ nhỏ, vỉa nhỏ, phải tổ chức khai thác thêm, Tập đoàn đã làm hồ sơ xin phép nhưng Bộ lập thủ tục chưa xong. Đây lại là những điểm rất nhạy cảm, ngoài gianh giới, nằm trong nhà dân.
Cụ thể hơn theo bản giải trình của TKV, có giai đoạn các hồ sơ xin cấp phép gửi lên Cục Địa chất- khoáng sản Việt Nam đều bị ách lại, Cục không nhận hồ sơ  do thiếu Quy hoạch ngành, một cơ sở pháp lý để  phê duyệt, hoặc do thiếu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên môi trường, hoặc do qui định mới, cấp phép khai thác than phải do Thủ tướng xem xét trước nên việc cấp phép không thể kịp thời, nhanh chóng.
"Riêng về việc khai thác vượt công suất, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ và hiện đã được Chính phủ cho phép khai thác cộng từ 10% sản lượng so với giấy phép", ông Chuẩn nói.
Vị tân tổng giám đốc này của TKV còn khẳng định thêm: "Trước năm 2008, một số đơn vị của Tập đoàn do năng lực yếu nên thuê đơn vị bên ngoài vào làm việc. Sau có chỉ đạo của Thủ tướng, Tập đoàn chúng tôi đã chấm dứt việc này."
Với các trường hợp cụ thể như ở các phân xưởng kho cảng Nam Cầu Trắng, Việt Hưng và Cái Món của Công ty kho vận Hòn Gai xảy ra hao hụt 25 799 tấn, TKV đã kiểm tra, xác định trách nhiệm và xử lý các tập thể, các nhân có liên quan theo quy định.
Ông Chuẩn chia sẻ: Làm doanh nghiệp, việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước là vấn đề bình thường. Qua thanh tra, giúp cho Tập đoàn chấn chỉnh công tác quản lý là điều tốt. Không phải cứ thanh tra là có tội.
Vì thế, khi tại doanh nghiệp có những việc chưa chuẩn, Thanh tra hướng dẫn để tập đoàn thực hiện cho đúng, tốt hơn.

Đằng sau lời xin lỗi

Cuối giờ chiều qua (15-4), Toyota Việt Nam đã chính thức “xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới quý khách hàng nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung vì đã làm cho các khách hàng lo lắng về ba vấn đề chất lượng của xe Toyota”.
Bản thông cáo cũng công bố một chiến dịch thu hồi xe rầm rộ, bắt đầu triển khai từ ngày 18-4, đồng thời xác nhận tổng số xe thuộc diện phải triệu hồi, sửa chữa lên tới 73.240 xe, vượt xa con số gần 9.000 xe mà họ đưa ra vào hôm 1-4 (gấp tám lần). Trong thông cáo, TMV cũng nhắc đến “một kỹ sư của công ty”, người đã thực hiện trách nhiệm công dân đưa sự thật đến các cơ quan báo chí nhưng không bày tỏ thái độ về việc này dù TMV thừa nhận đầy đủ ba lỗi mà người kỹ sư này tố giác.
Đánh giá về việc này có rất nhiều ý kiến. Người tố giác, kỹ sư Lê Văn Tạch tỏ ý vui mừng: “Tôi hoan nghênh tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo TMV, đây đã thể hiện sự cầu thị, vì lợi ích khách hàng, là triết lý kinh doanh mà TMV đã dày công xây dựng”.
Còn nhiều người thì nói thẳng, TMV phải nhận lỗi và thu hồi xe trong thế chẳng đặng đừng, khi mà dưới sức ép của báo chí, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang hối hả vào cuộc. Nếu ban lãnh đạo TMV thực sự vì khách hàng, vì người tiêu dùng Việt thì năm năm trước ngay từ khi kỹ sư Tạch báo cáo về các sai sót, họ đã phải kịp thời khắc phục; đồng thời khen thưởng, biểu dương người kỹ sư tận tụy, có trách nhiệm chứ không phải thái độ “phớt lờ” rồi sau này chuyển đổi anh sang vị trí công tác khác. Hơn nữa, khi sự việc bị báo chí tố giác, nếu thực thi đúng trách nhiệm thì ngay tại cuộc họp báo hôm 1-4, TMV phải thừa nhận hoàn toàn các sai sót, số xe bị mắc lỗi, đồng thời xin lỗi khách hàng kèm giải pháp khắc phục chứ không phải để ngày 1-4-2011 trở thành “ngày nói dối” vụng về của TMV khiến dư luận tiếp tục phải lên tiếng suốt hai tuần sau đó.
Về phía Cục Đăng kiểm, dĩ nhiên sẽ phải thầm “cảm ơn” hành động này của TMV vì đã tránh cho Cục phải “đỡ” một gánh nặng khó xơi, bởi nói gì thì nói cơ quan này cũng có phần trách nhiệm vì đã để “lọt” những phương tiện chưa an toàn tham gia giao thông. Hơn thế, chính Cục phải rút kinh nghiệm về chuyện chưa tham mưu ra các văn bản, chế tài cần thiết để xử lý các lỗi tương tự.
Riêng với truyền thông, đó là một “trận thắng” đẹp đẽ trước bạn đọc, dù rằng một vài nhà báo cần phải tự kiểm khi kéo quá dài thời gian “nghiên cứu” đơn của kỹ sư Tạch, trong lúc ngoài xã hội an toàn giao thông đang là nỗi lo lớn.

Từ chuyện “nói đùa” đến 6,5 vạn xe hơi lỗi lắp ráp

Thủ tướng vừa ký quyết định bổ nhiệm sáu thành viên Chính phủ giữ các chức vụ lãnh đạo Ủy ban An ninh Hàng không dân dụng quốc gia.

Theo đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giữ chức chủ tịch. Các phó chủ tịch gồm các ông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ GTVT; Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Phạm Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ GTVT và ông Trần Quang Khuê, Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng. Từ ngày 15-4, Ủy ban này bắt đầu hoạt động.
Được biết, các biện pháp an ninh đã nêu rất cụ thể trong Luật Hàng không dân dụng nhưng chưa có quy định về cơ quan chỉ đạo công tác này. Trong khi đó việc phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất lại rất cần các biện pháp mạnh. Đến nay tuy chưa có vụ việc nào nghiêm trọng, song ít nhất đã vài lần một trong bảy hành vi nguy hiểm (được liệt kê trong luật) đe dọa an ninh hàng không đã xảy ra, là các vụ nói đùa “có bom” dẫn đến phải xử lý hình sự thủ phạm. Tương lai không ai dám chắc sáu hành vi còn lại sẽ không tiếp tục xảy ra...
Chính vì thế, việc tăng cường thêm một tổ chức liên ngành gồm các nhân sự có đủ quyền lực sẽ khiến cho nhiều hành khách sử dụng dịch vụ hàng không yên tâm hơn.
Nhưng từ sáng kiến này, nhiều hành khách đang sử dụng phương tiện giao thông đường bộ đang tự hỏi, tại sao Chính phủ không tổ chức một Ủy ban An toàn giao thông đường bộ với đủ quyền lực như vậy, khi mà mỗi năm có ít nhất hai vạn người chết vì tai nạn giao thông?!
Thực tế hiện vẫn đang tồn tại một ủy ban do bộ trưởng Bộ GTVT làm chủ tịch. Điều băn khoăn ở chỗ, trách nhiệm về an toàn giao thông đường bộ rất nặng nề nhưng ủy ban lại không làm được gì. Đơn cử ngay trong vụ việc hơn 6,5 vạn xe Toyota mắc lỗi sản xuất, ủy ban này không thể vào cuộc điều tra và yêu cầu nhà sản xuất triệu hồi phương tiện để sửa chữa. Lý do, theo ông Khương Kim Tạo, Phó Chánh văn phòng Ủy ban, khác với các nước, cơ quan an toàn giao thông quốc gia Việt Nam chỉ có chức năng phối hợp chứ không có quyền lực. Một số chuyên gia nhận định nếu được tổ chức như Ủy ban An ninh Hàng không với một phó thủ tướng đứng đầu, chắc chắn hiệu lực sẽ cao hơn.
Từ chuyện “nói đùa” đến 6,5 vạn xe hơi bị lỗi sản xuất, thiết nghĩ sự an toàn giao thông nào cũng cần thiết như nhau.

Cho rằng TS CHHV chống lại chính quyền nhân dân là hoàn toàn chính xác!


Cho rằng TS CHHV chống lại chính quyền nhân dân là hoàn toàn chính xác!Apr 18, '11 1:58 AM
for everyone

Người viết bài này sẽ chứng minh việc cho rằng TS Cù Huy Hà Vũ chống lại chính quyền nhân dân là hoàn toàn chính xác. Tôi biết nói điều này ra sẽ có rất nhiều người phản đối, vì vậy trước hết xin mọi người hãy giữ bình tĩnh để đọc những gì viết tiếp dưới đây.

Thế nào là Nhân dân?
Trước khi định tội được ai đó chống lại chính quyền nhân dân thì một khái niệm phải làm rõ đó là "nhân dân". Nhân dân theo định nghĩa phổ biến nhất được tuyên truyền lâu nay đó là "những người làm chủ đất nước". Tuy nhiên dường như khái niệm này vẫn chưa được cụ thể cho lắm. Do vậy tôi xin lạm bàn thêm, ai là người làm chủ đất nước.

Trước hết xin bàn về tầng lớp nông dân. Có thể thấy rõ nông dân không phải là người làm chủ đất nước, bởi không đời nào các ông chủ nào phải sống cuộc sống nghèo hèn hơn "đầy tớ". Thêm nữa không thể có chuyện đất đai của ông chủ lúc nào cũng có nguy cơ bị "đầy tớ" tịch thu, chiếm đoạt được.

Đối tượng tiếp theo xin bàn tới đó là tầng lớp công nhân. Cũng giống như người nông dân, họ không thể là chủ bởi họ cũng đang chịu một cuộc sống nghèo đói hơn rất nhiều so với những người "đầy tớ". Thêm nữa họ lại bi cướp đi cái quyền được phản đối những người bóc lột sức lao động của họ vì bị cấm "đình công" (hay cấm "nghỉ việc tập thể"). Chắc chắn họ không phải là những người chủ và cũng không phải là "nhân dân".

Tầng lớp "trí thức" rất có thể chính là "nhân dân". Nhưng thực ra cũng không phải. Bởi chẳng có ông chủ nào luôn bị chặn họng khi muốn nêu ra ý kiến của mình cả. Chính vì họ, trí thức, không phải là ông chủ nên những tổ chức như IDS, những người trí thức cố gắng thực hiện quyền "nhân dân" phải bị giải thể là hoàn toàn hợp lý.

Đối tượng cuối cùng tôi muốn xét đến là những người làm ăn buôn bán, những chủ doanh nghiệp tư nhân. Những người này thì chắc chắn không phải "ông chủ" bởi ngay từ khi hình thành "chính quyền nhân dân" họ là những đối tượng đầu tiên cần bị "xóa sổ" Mặc dù gần đây nhận thấy họ có giá trị lợi dụng cao, nên chính quyền có tạo điều kiện cho họ phát triển. Tuy nhiên những người này muốn thực sự "sống" được thì vẫn phải quỵ lụy  vào những người "đầy tớ nhân dân".  

Như vậy sau khi loại những đối tượng trên (và có thể vài đối tượng nữa mà tôi chưa xét), ta có thể thấy rõ hơn ai là nhân dân. Họ phải là những người chủ thực sự của đất nước, có quyền quyết định mọi vấn đề  và được những "đầy tớ nhân dân" phục vụ thực sự.

Vậy những đối tượng trên không phải nhân dân thì là gì?
Để định nghĩa những đối tượng trên, tôi không tìm được ai đã đặt tên trước đó. Do vậy tôi xin được phép dùng một từ phổ thông để đặt tên cho cái loại đối còn lại này, đó là mọi người và xin được gọi tắt là mọi. Như vậy thật ra xã hội ta có 3 loại đối tượng, có quyền lợi từ cao xuống thấp như sau: "nhân dân", "đầy tớ nhân dân" và "mọi".

Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ đã phạm tội!
Và với định nghĩa như trên thì việc Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ bị cho rằng chống lại chính quyền "nhân dân" là hoàn toàn hợp lý, bởi những việc ông làm và cổ vũ là vô cùng nguy hiểm đối với "nhân dân". Nó làm giảm đi quyền lợi của "nhân dân", nó xóa nhòa vạch ranh giới giữa "mọi" và "nhân dân". Chính vì thế việc ông bị "công an nhân dân" bắt giữ, "tòa án nhân dân" định tội, và cuối cùng là dư luận được báo "Nhân Dân" định hướng là hoàn toàn logic.

Những luận điểm của ông Cù Huy Hà Vũ chống lại họ, những người "nhân dân" thực sự hoàn toàn không có giá trị bởi: Họ là những người có toàn quyền sở hữu và định đoạt đất nước, do vậy, cho dù họ có làm thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng của đất nước và hơn thế nữa thì họ cũng không thể bị xử lý bởi họ chính là "nhân dân". Cho dù họ có nhường một phần đất đai cho hàng xóm thì họ cũng không thể bị lên án, bởi họ có toàn quyền sở hữu. Cho dù họ có cho hàng xóm vào ở cùng rồi khai thác hết tài nguyên đất nước thì họ cũng có lý, bởi chỉ có người hàng xóm này mới giúp họ chống lại những tên "mọi" mà lúc nào cũng muốn vươn lên làm "nhân dân".


Cầu xin:
Cuối cùng tôi xin phép được cầu xin các cơ quan có chức năng (tôi không dám dùng từ kiến nghị vì không biệt một tên "mọi" như tôi có cái quyền đấy không), hãy làm rõ hơn nữa khái niệm "nhân dân" để những kẻ "mọi" như chúng tôi biết rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với "nhân dân", đất nước. Và quan trọng hơn, sẽ bớt đi những người dám chống lại "chính quyền nhân dân" như TS Cù Huy Hà Vũ, bởi từ nay họ sẽ biết thân biết phận, không còn lầm lẫn, ảo tưởng về quyền làm chủ của mình nữa.



P/S: Tác giả bài viết vừa nhận ra sai lầm rằng TS CHHV bị kết tội: "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chứ không phải là "chống lại chính quyền nhân dân". Sai lầm này là do từ trước tới nay tác giả vẫn coi 2 tội này là như nhau. Tuy nhiên vẫn xin giữ lại những gì đã viết ở trên chỉ sửa từ "kết tội" thành "cho rằng".

Blog EntryCao nhấtApr 16, '11 1:05 PM
for everyone
Mắt cận: Đố ông biết cơ quan quyền lực cao nhất ở VN là gì?

Đầu to: Quá dễ, quốc hội.

Mắt cận: hề hề sai rồi.

Đầu to: (cười đểu) nói đi xem sai chỗ nào.

Mắt cận: Này nhé, 90% đại biểu QH là đảng viên, mà đảng viên thì phải nghe lời BCT. Vậy BCT mới là cao nhất.

Đầu to: tưởng gì. Ngu lắm. Không chơi xổ số bao giờ à.

Mắt cận: Liên quan gì?

Đầu to: Không biết rằng trên giải nhất vẫn còn có giải đặc biệt à.

Blog EntryLàm toánApr 16, '11 2:47 AM
for everyone

Mắt cận: Đầu to này, mày có biết tại sao những nhà toán học giỏi lại không về nước làm việc.

Đầu to: Tại nước mình đưa ra đề bài khó quá, các vị không giải được nên không dám về đấy thôi.

Mắt cận: Vô lý. Đề bài gì mà khó thế.

Đầu to: Thì đề bài: Hãy tìm lời giải cho bài toán bầu cử quốc hội sao cho cùng lúc đáp ứng được 2 yêu cầu: Một là đảm bảo dân chủ, công bằng. Hai là có thành phần đúng như tiêu chí của BCT. Trong đó quan trọng nhất là chỉ số 90% ĐV. :)



Blog EntryQuảng cáo (1)Apr 15, '11 2:23 AM
for everyone
Mắt cận: Ê Đầu To, đi đâu thế.

Đầu to: Thằng con nó thích xem quảng cáo,  nên vừa đi mua  cái đĩa cho nó xem.

Mắt cận: Ông không sợ nó xem quảng cáo nhiều, bị nhiễm không phân biệt được thật giả à.

Đầu to: Thế ông đếch biết rồi, đợt trước tôi đọc thấy các nhà khoa học khảo sát và kết luận rằng trẻ con xem quảng cáo nhiều thì ít tin vào các thông tin quảng cáo hơn những đứa khác.

Mắt cận: Khó tin quá. Như tôi cả ông hồi bé có tivi xem đâu, bây giờ vẫn phân biệt tốt đấy thôi.

Đầu to:  Tự tin nhỉ! Ông phân biệt bằng cách nào.

Mắt cận: thì cứ tìm nguồn chính thống mà đọc.

Đầu to: thôi, ông cầm cái đĩa quảng cáo này đi. Ông cần nó hơn thằng con tôi.

Blog EntryRùaApr 12, '11 2:26 PM
for everyone
Đầu To: Này lão cận, nếu cho lão chọn một con vật là quốc thú, lão sẽ chọn con gì?

Mắt Cận: Tôi nghĩ chọn con Trâu là hợp lý nhất, dù sao nước mình cũng là nước nông nghiệp.

Đầu To:  Quê lắm lão cận ạ. Cái nước này bây giờ còn ai coi trọng nông nghiệp nữa đâu. Đất ruộng sắp thành dự án hết rồi. Với lại con Trâu chỉ đại diện cho mỗi nông dân, đếch hợp lý. Con nào phải đại diện cho tất cả các tầng lớp cơ.

Mắt Cận: Làm gì có con nào đại diện cho tất cả tầng lớp được.

Đầu To: Con rùa chứ con đếch nào nữa. :)

Mắt Cận: Vớ vẩn!

Đầu To: Ông không tin à. Để tối kể cho ông xem nhé.

Mắt Cận: OK, kể đi.

Đầu To: Này nhé,  VN có 2 chuyện nổi tiếng liên quan tới con rùa là chuyện thành Cổ Loa với cả chuyện hồ Hoàn Kiếm đúng không.

Mắt Cận: Đúng, thì sao?

Đầu To: Thì đấy, 2 chuyện con rùa đấy chính là đại diện cho nguyện vọng của tầng lớp lãnh đạo VN còn gì. Đó là bình thường thì chẳng lo phát triển kinh tế quân sự gì cả, suốt ngày ăn chơi, lễ hội. Cứ có việc thì cuống lên mong được "thần tiên" cho mượn móng cả mượn gươm còn gì.

Mắt Cận: Hà hà, thằng này mất dạy, nhưng có lý. Coi như đúng đi. Thế còn đại diện cho tầng lớp nào nữa.

Đầu To: Còn bọn trí thức nữa. Chẳng phải trong văn miếu có mấy con rùa đội bia tiến sĩ còn gì. Mày thấy đấy rất nhiều thằng đi học chỉ mong đỗ đạt không phải để giúp dân mà chỉ để làm quan, để khắc tên vào cái bia đá. Rồi bây giờ còn gì, còn một đống tên, hữu danh vô thực. Chẳng để làm gì cả ngoài việc cho bọn trẻ con đến xoa đầu.

Mắt Cận: Lại lý sự lung tung rồi. Muốn nói gì nói nốt đi.

Đầu To: Ừ, cái tao muốn nói nhất là tại sao cái thân phận con rùa lại giống người dân nước mình thế. Lúc có giặc thì bị kêu gọi lòng yêu nước giết giặc. Trở thành nỏ thần, thành gươm thần. Nhưng cứ hòa bình thì lại trở về đúng hình ảnh con rùa, lúc nào cũng phải rụt đầu rụt cổ.

Mắt Cận: Mày nói thế, dù gì thì dân mình cũng được tiếng là làm chủ đấy thôi.

Đầu To: Ừ, cái làm chủ của mày nói thì tao lại càng thấy giống con rùa hơn. Đấy mày xem, rùa hồ gươm chẳng được phong là "cụ", coi là thiêng đấy còn gì. Nhưng đời thủa nhà ai "cụ rùa thiêng" lại phải sống trong một cái hồ bẩn hơn cả nước đi vệ sinh nhà tao. Ăn thì toàn đồ ươn thối. Khác gì cảnh dân mang tiếng làm chủ nhưng sống trong môi trường ngày càng ô nhiễm, thức ăn thì chẳng biết thế nào.

Mắt Cận: Thì đang cứu chữa đấy thôi, lắm chuyện.

Đầu To: Cứu đếch gì. Cụ rùa viết mấy cái đơn tố cáo nước hồ ô nhiêm ở trên da của cụ. Nên bọn nó tạm giam cụ chờ mấy cái đơn tố cáo mất đi thì lại thả ra. Chứ cái chính là nước hồ ô nhiễm thì có thằng nào xử lý đâu.

Mắt Cận: Thôi bố ạ. Suy luận kiểu thế tới tết mới hết chuyện. Tao cả mày đi làm bữa baba đã.


Blog EntryBài đăng trên BoxitvnMar 25, '11 5:42 AM
for everyone
Bài này viết khi mới bắt đầu tập tọe nên còn hơi sợ :)
Lạc vào một đất nước xa lạ. Nhìn xung quanh tôi nhận ra đây là không khí một ngày hội. Mọi người đang háo hức đi đến một nơi nào đó.
Không khỏi tò mò, tôi đã tìm đến một người đàn ông đứng tuổi và hỏi:
- Bác đang đi đâu vậy?
- Đi bầu cử Quốc hội anh ạ.
- Sao mọi người vui thế.
- À, có phải anh bạn là người VN không! Chúng tôi rất khâm phục các bạn. Hồi xưa, chúng tôi học tập các bạn để giải phóng dân tộc. Đáng tiếc Đảng lãnh đạo của cũng tôi không được anh minh sáng suốt như nước các bạn. Thế nên mới lãnh đạo được có mấy chục năm, hết cải cách này đến cải cách kia mà người dân chúng tôi vẫn khổ. Cuối cùng đất nước trở nên vô cùng tồi tệ. Tham nhũng lan tràn, ngân sách bị chi tiêu hoang phí, tài nguyên thì bị bán rẻ cho nước ngoài, đạo đức thì suy đồi.
- Rồi sao nữa hả bác?
- Cũng may có những nhà lão thành cách mạng kiên quyết muốn cải tổ toàn bộ. Họ yêu cầu phải phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân tộc để điều hành đất nước.
- Làm sao để phát huy hả bác?
- Thì đi bầu cử đây chứ đi đâu.
- Thế trước đấy không có bầu cử hả bác.
- Có chứ cậu. Nhưng ngày xưa khác, chúng tôi có bầu cử, nhưng chỉ là hình thức thôi.
- Sao bác biết là hình thức hả bác?
- Để tôi hỏi cậu vài câu nhé.
- Vâng.
- Cậu có nhớ tên các vị đại biểu Quốc hội mà cậu đã bầu?
- Dạ không.
- Thế cậu có biết cụ thể việc các vị ấy đã làm với tư cách là đại diện cho cậu không?
- Dạ cũng không.
- Thế ít nhất cậu cũng phải nhớ họ đã hứa sẽ làm gì với tư cách là đại điện cho cậu nếu họ trúng cử chứ?
- Thú thật là cháu cũng không rõ nữa. Hình như họ có hứa gì đấy nhưng chung chung lắm.
- Thế à. Thế tôi hỏi cậu câu cuối nhé. Nếu một người được cậu bầu vào Quốc hội mà làm trái lại những gì cậu mong muốn, hoặc không giữ lời họ đã hứa khi tranh cử, thì lần sau cậu có bầu lại cho người đấy không?
- Tất nhiên là không bầu rồi bác.
- Cậu có biết là cậu đang nói dối không?
- Cháu trả lời thật mà bác.
- Thế này nhé. Cậu không nhớ cậu đã bầu cho ai, thì làm sao cậu biết ai mà không bầu cho người ấy. Cậu không biết họ đã làm gì thì làm sao cậu biết họ đã làm trái ý cậu. Họ không hứa gì cụ thể thì làm sao họ thất hứa được.
- Vâng, đúng quá.
- Đấy, hồi trước cũng có một tay phóng viên cả gan lên trên truyền hình hỏi loạn lên như thế. Làm người dân bỗng nhiên tỉnh ngộ về sự “làm chủ giả” bấy lâu của mình. Đợt bầu cử năm ấy, từ tỷ lệ 99% đi bầu thì sụt hẳn xuống, chỉ còn dưới 50%.
- Thế Quốc hội năm ấy có được thành lập không?
- Không cậu ạ. Họ phải tổ chức bầu lại.
- Mọi chuyện diễn ra thế nào hả bác?
- Thì trước tình hình như thế, để làm an lòng người dân Chính phủ đã phải thay đổi luật. Họ buộc tất cả ứng cử viên phải đưa ra chương trình hành động của từng người. Tất cả các thông tin phải được công khai trên báo chí và trang web của Quốc hội. Mọi người được thoải mái bình luận, phản biện về chương trình hành động của các ứng cử viên.
- Thế nghĩa là một cách buộc họ phải hứa là sẽ làm gì cho dân có phải không hả bác?
- Ừ. Chưa hết đâu. Luật mới còn bắt buộc tất cả các việc họ đã làm trong Quốc hội như đi họp buổi nào, phát biểu những gì, tán thành hay phản đối cái gì, đều phải được công khai và ghi lại trên trang web của Quốc hội để người dân tiện theo dõi, tra cứu và bình luận. Như thế đến kỳ bầu cử sau người dân biết ngay là ông nào đã làm gì, đúng ý mình hay không. Có thất hứa hay không. Nên ông nào lỡ làm sai ý dân hoặc thất hứa thì khó có cơ hội tái trúng cử.
- Thế còn các cuộc họp kín thì sao?
- Họp kín nào? Đã là đại diện cho dân thì tất cả việc làm của họ dân đều phải biết chứ. Chúng tôi bây giờ cấm họp kín rồi.
- Thế cuộc bầu cử lại có thành công không?
- Có thành công chứ. Không những thế mà từ đấy nước chúng tôi khá hẳn lên.
- Khá lên bằng cách nào?
- Thì cũng từ bầu cử đấy. Nhờ bắt buộc lập kế hoạch trước khi tranh cử mà số ý kiến đóng góp cho đất nước tăng vọt, những ý kiến đó lại được đưa ra mổ xẻ rất kỹ trước khi bầu cử, khiến cho những loại “nghị gật” bị loại ngay từ vòng đầu. Những ý tưởng tốt được đóng góp của nhiều người nên càng hoàn thiện. Thêm nữa, mọi quyết định của Quốc hội đều hợp với lòng dân vì thực chất những quyết định đấy đã được đa số người dân "duyệt" thông qua bầu cử. Như thế cậu có thấy đúng là phát huy trí tuệ của toàn dân không?
...
Đây là một giấc mơ mà đáng lẽ tôi cũng đã quên rồi. Bởi nó diễn ra đã quá lâu, tôi chỉ nhớ giấc mơ này bị cắt ngang bởi tiếng loa truyền thanh của phường, kêu gọi mọi người phấn khởi hồ hởi đi thực hiện quyền làm chủ đất nước. Nhưng hôm vừa rồi đọc bài "Phát ngôn n tưng: Vay n ư? lo gì, con cháu tài gii hơn s tr!" thấy ĐBQH Dương Trung Quốc phát biểu: "Sao chúng ta li phi vi vã khi đây là nhng k hp cui cùng ca Quc hi sp hết nhim k, bàn v đ xut ca Chính ph cũng sp hết nhim k?", làm tôi giật mình nhớ lại giấc mơ kỳ lạ trên. Tại sao chúng ta phải vội vã ép nhau quyết định một vấn đề quan trọng cỡ “đường sắt cao tốc Bắc Nam dài hơn 1500km” thế nhỉ? Tại sao một công trình trọng đại trong đó người dân vừa là người sử dụng, vừa là người mang nợ, mà lại không để cho người dân quyết định? Phải chăng kỳ bầu cử sắp tới chính là cơ hội để chúng ta phát huy trí tuệ toàn dân tộc, để có một lần nhân dân tự lựa chọn tương lai của mình. Có nên hay không  chúng ta bắt các cử tri tương lai phải bày tỏ thái độ rõ ràng trước những vấn đề quốc kế dân sinh hàng đầu của đất nước để người dân nhìn vào đấy mà bầu hoặc không bầu?
Lan man với ý nghĩ tại sao không để dân quyết định, tôi lần mò đọc lại các bài đã viết về vấn đề đường sắt cao tốc, kỳ lạ thay tôi không thấy ai quan tâm tới quyết định của người dân. Tôi chỉ thấy nào là chủ trương của Đảng, nào là chính sách của Nhà nước, nào là Quốc hội phải biểu quyết, còn người dân chỉ được nhắc tới trong vấn đề trả nợ. Phải chăng nhà nước "của dân do dân vì dân "chỉ nằm trên những khẩu hiệu, mà khẩu hiệu đó để quá lâu nay đã hóa bùn, vì thế bây giờ không ai còn nhắc tới câu "hợp với lòng dân" dù chỉ là đãi bôi.
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập



Đây là bài viết được đăng trên Tuần Việt Nam.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-16-xung-quanh-cuoc-tranh-luan-can-ho-cua-gs-ngo-bao-chau
Đây là nguyên văn những gì mình đã viết:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong mấy ngày trước, trang blog của GS Ngô Bảo Châu (tức hòa thượng Thích Học Toán) nóng hơn bình thường, bởi những tranh luận xung quanh chủ đề GS Châu được nhà nước cấp cho sử dụng nhà công vụ trị giá khoảng 600.000 USD.

Tất nhiên đã là tranh luận thì thế nào cũng có hai phe, ủng hộ và phản đối. Nhưng trong bài viết này tôi không muốn nói về chuyện anh Châu có xứng đáng nhận căn hộ đó không vì ý kiến như thế đã quá nhiều trên blog của anh rồi, tôi muốn nói đến một khía cạnh khác của cuộc tranh luận này, đó là cách ứng xử của anh Châu.

Trước hết tôi xin được thể hiện lòng ngưỡng mộ của mình với cách anh Châu đã công khai cuộc tranh luận này.  Là một người nổi tiếng, tất nhiên anh hiểu việc nhà nước phân nhà cho mình sẽ được nhiều người quan tâm và  dĩ nhiên sẽ có nhiều ý kiến trái ngược.  Trong trường hợp này, thông thường để không phải hứng chịu thêm nhiều lời nghịch nhĩ, mọi người sẽ chọn phương châm "im lặng là vàng", hoặc thậm chí coi như không nghe không biết. Nhưng có lẽ cách này không phù hợp với một con người vốn quen làm khoa học, vốn quen với những khái niệm đúng sai một cách rõ ràng như anh, vì vậy chọn cách công khai tranh luận là một lựa chọn tất yếu. Việc làm này không chỉ giúp anh giữ được hình ảnh của một nhà khoa học giản dị nhưng thẳng thắn, mà còn cho thấy anh sẵn sàng đối mặt với dư luận để chứng minh những việc mình làm là đúng và có lý do. Mặt khác, anh cũng thể hiện được tinh thần trách nhiệm của một người đã nhận được sự ủy thác của nhân dân (nhà công vụ tức là lấy nguồn từ thuế của nhân dân), thì phải sẵn sàng trả lời những thắc mắc của người dân.

Thứ nữa, không chỉ dũng cảm đưa vấn đề ra tranh luận, mà cách anh nêu vấn đề càng làm tôi cảm phục. Thông thường , tôi thấy khi tranh luận trên mặt báo, mọi người thường tập trung vào lý lẽ của mình, nên ít khi nêu đầy đủ những luận điểm của người cùng tranh luận, đôi khi họ có trích dẫn ý kiến của đối thủ nhưng cũng chỉ nhằm làm sáng tỏ thêm những ý kiến của chính mình .  Nhưng với GS Ngô Bảo Châu, anh chọn cách đăng nguyên văn lời chỉ trích của bạn Lucio (người cho rằng GS không xứng đáng nhận nhà) ngay trên đầu bài tranh luận, điều đó thể hiện sự tôn trọng  với những người bất đồng quan điểm, một nguyên tắc bản để cuộc tranh luận không đi vào hướng ngụy biện, chỉ trích cá nhân.

Cuối cùng, tôi tin rằng điều anh Châu tìm kiếm không phải là những lời hô hào ủng hộ anh một cách sáo rỗng hoặc cảm tính mà phải là nhừng lời phản biện công tâm, chính xác và có lý lẽ. Là một nhà khoa học, hơn ai hết anh Châu hiểu rằng một cuộc tranh luận chỉ thành công khi có sự công bằng và minh bạch, chính vì thế thay cho việc kiểm duyệt thông tin trước khi đăng lên blog, anh đã để nó thành một cuộc tranh luận mở, tất cả mọi người đều có thể tham gia, mọi ý kiến đều được tôn trọng. Chính việc từ bỏ lợi thế "blog nhà" đã giúp mọi người thoải mái thể hiện quan điểm của họ với anh và giúp anh có được những nhận xét chân tình, những luồng dư luận quý giá.

Hôm nay quay lại, thấy cuộc  tranh luận đã được GS Châu khép lại với câu kết luận ai đúng ai sai vẫn còn dang dở. Nhưng với riêng cá nhân tôi, qua cuộc tranh luận này mọi người đều được. Cái được thứ nhất là mọi người đều được thể hiện quan điểm cá nhân của mình, được tôn trọng. Cái được thứ hai là mọi người hiểu nhau hơn, đặc biệt với anh Châu, anh có dịp để hiểu mọi người hơn và mọi người cũng hiểu rõ về anh hơn.

Những gì nêu trên là thể hiện quan điểm cá nhân tôi về một chủ đề cụ thể trên blog của một người cụ thể. Nhưng nhìn rộng ra, thiết nghĩ nếu việc nhà nước  tặng nhà cho GS Châu là một cách chứng minh rằng chính phủ đang muốn thu hút và trọng dụng người tài, thì việc học tập theo cách làm đầy khoa học và trách nhiệm của GS Châu trong việc ứng xử với những thắc mắc của người dân, với dư luận xã hội chính là một hành động thiết thực nhất. Ba nguyên tắc: sẵn sàng chịu trách nhiệm,  tôn trọng ý kiến trái chiều và công khai minh bạch cũng chính là ba nguyên tắc vàng để thúc đẩy phản biện xã hội phát triển, một thành phần không thể thiếu để đưa đất nước trở thành công bằng dân chủ văn minh.  Nếu làm được những điều trên, nhà nước sẽ một lần nữa lại ghi điểm trong việc thể hiện quyết tâm trọng dụng người tài nói chung và GS Ngô Bảo Châu nói riêng, đồng thời làm cho việc trao nhà cho GS Ngô Bảo Châu càng thêm ý nghĩa.

Blog EntrySống chết mặc bay.Mar 25, '11 5:35 AM
for everyone
Người dân đang khốn khó do không thể mua được ngoại tệ cho những nhu cầu chính đáng của mình như đi du lịch hay đóng học cho con cái du
học. Một câu chuyện vừa quen vừa lạ. Quen vì đây không phải lần đầu
tiên người dân bị đẩy vào hoàn cảnh bế tắc khốn khổ bởi những hành
động tăng cường quản lý của chính quyền. Nhưng lạ ở chỗ tại một nước
luôn tự hào là "của dân, do dân, vì dân" thì quyền lợi người dân lại
thường xuyên được quên đi trong mỗi hành động của "chính quyền nhân
dân".

Lần này cũng vậy, việc người dân gặp khó khăn khi quản lý chặt thị
trường tự do là hoàn toàn có thể dự đoán được, nhưng dường như đã
thành thói quen, những nhà quản lý phớt lờ đi những khó khăn của người
dân để làm theo cách riêng của mình. Bởi nếu chịu khó suy nghĩ vì dân
chắc hẳn họ đã không làm vậy. Muốn quản lý nghiêm thị trường ngoại tệ
thì siết chắt buôn bán tự do và mở cửa ngân hàng là
hai việc bắt buộc phải làm. Tuy nhiên nếu biết suy nghĩ cho người dân
họ chỉ cần làm ngược lại thứ tự là yêu cầu các ngân hàng mở cửa, kiểm
tra chắc chắn người dân có thể mua ngoại tệ từ ngân hàng, sau đó mới
cấm buôn bán tự do, như vậy có phải là vẹn cả đôi đường. Đằng này thì
...  sống chết mặc bay.

Blog EntryGien sợ (bài viết tâm đắc nhất)Mar 25, '11 5:30 AM
for everyone
Ngày nay, với việc giải mã bộ gien, con người có thể dễ dàng phân biệt người này với người khác, dân tộc này với dân tộc khác, bởi mỗi người, mỗi dân tộc đều có những gien đặc trưng riêng của mình mà không thể nào lẫn được với người khác, dân tộc khác. Là một người Việt Nam, tôi tự hỏi, thế gien nào là đặc thù của người Việt chúng ta?

Vì không có trình độ về sinh học nên tôi không thể phân tích gien để chỉ ra đâu là gen đặc trưng của người Việt. Tôi chọn một phương pháp khác, phương pháp sử dụng thuyết tiến hóa.  Ta biết rằng tiến hóa là sự đấu tranh giữa tồn tại vào không tồn tại, vì vậy để đi tìm gien đặc trưng của một dân tộc thì phải tìm ra gien nào có ảnh hưởng  nhiều nhất đến cơ hội tồn tại của những con người trong dân tộc đấy.

Sau khi xem xét nhiều ứng cử viên, cuối cùng tôi khá chắc chắn khi cho rằng gien đặc trưng nhất của người Việt chúng ta đấy chính là " gien sợ". Có thể nói hiếm có một dân tộc nào mà việc biết sợ có ảnh hưởng  sự sống còn như dân tộc Việt Nam.

Gien sợ có thể thấy ở đâu?

Có thể thấy "gien sợ" của chúng ta tồn tại ở khắp mọi nơi. Khi ở nhà, con cái phải biết sợ người lớn, và chỉ những đứa trẻ nào biết sợ người lớn thì được gọi là trẻ ngoan. Khi đến trường , học sinh phải biết sợ thầy cô giáo, và chỉ có những đứa trẻ biết sợ mới được gọi là trò ngoan. Lớn hơn nữa khi đi làm,  nhân viên phải biết sợ cấp trên, và chỉ những người biết sợ mới là những nhân viên gương mẫu và con đường thăng quan tiến chức cũng dễ dàng hơn. Còn khi ra đường chúng ta phải biết sợ những kẻ liều mạng, những tên cướp hoặc xã hội đen, bởi chỉ có biết sợ, chúng ta mới tránh được những sự "hi sinh" không cần thiết. Hoặc đôi khi còn việc phải dính tới pháp luật hay hành chính chúng ta còn phải biết sợ những người có chức có quyền bởi chỉ có sợ và làm theo "yêu cầu" của họ thì công việc của bạn mới trôi chảy và tránh được những rắc rồi không cần thiết

"Gien sợ" này không phải mới xuất hiện trong con người Việt Nam, mà có thể  nói nó đã cùng dân tộc ta đi suốt chiều dài lịch sử. Bởi lịch sử của chúng ta: "1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giặc Tây", tức là lịch sử của một dân tộc nô lệ, mà đã là nô lệ thì biết sợ chính là chân lý để tồn tại. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng trong lịch sử chúng ta đã nhiều lần "anh dũng" chiến thắng ngoại xâm, và chẳng phải "người Việt Nam dũng cảm kiên cường" hay sao. Để tranh luận về vấn đề này tôi xin trích một câu của tác giả Nguyễn Lương Hải Khôi đã đăng trên Tuần Việt Nam [1]:

Nước ta suốt nghìn năm, mỗi khi Trung Quốc xâm lăng thì ngoan cường tuyên bố "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", nhưng thắng họ rồi thì lại đều đặn triều cống, các Vua mỗi khi lên ngôi thì luôn xin "thiên triều" phong tước, tự coi mình là nước nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Vâng, nếu dân tộc ta thực sự dũng cảm kiên cường, tại sao đã chiến thắng rồi lại phải quay lại quỳ gối xưng thần với giặc phương Bắc, hoặc thậm chí còn cho xây cả đền thờ tướng giặc [2], kẻ đã mang quân sang giết hại đồng bào ta, ngay tại kinh thành của mình. Vấn đề này có người đã giải thích rằng bởi nhân dân ta có sự khoan dung và lòng nhân từ  cao cả. Hay tôi đã nhầm, gien đặc trưng của dân tộc ta không phải là "gien sợ" mà là "gien nhân từ". Nhưng không, rất nhiều lần  tôi không thấy cái gien nhân từ đấy được thể hiện. Ví dụ như: những người theo chế độ miền nam cũ không được sử dụng sau khi đất nước thống nhất, hoặc tìm cả nước khó gặp được cái đài tưởng niệm nào dành cho những người thuộc phía miền nam hi sinh trong chiến tranh, xa hơn một chút, trong cuộc cải cách ruộng đất, nhiều người đã bị đối xử tàn nhẫn ( Hồ Chủ Tịch đã nhận lỗi). Thế đấy, nếu nhân từ là gien đặc trưng của người Việt thì nó không thể chỉ được dùng với những kẻ ngoại xâm, mà không có tác dụng với ngay chính những người là đồng bào ruột thịt với mình, những người cùng do mẹ Âu Cơ sinh ra. Tất cả chỉ giải thích bởi nỗi sợ, còn các lời giải thích "có cánh" khác nên kết ở một câu "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", thế đấy vua đã quyết rồi thì tội gì không khen ngợi cho vua thì vui vẻ, mà nhân dân lại tự hào.

"Gien sợ" không chỉ tồn tại trong đời sống hàng ngày, trong lịch sử mà nó còn xuất hiện cả trong đời sống tinh thần người dân Việt.  Điểm qua các câu truyện dân gian, ta thấy rất nhiều trong đó có chủ đề là châm biếm quan lại hay như ngày nay gọi là "nói xấu cán bộ", "nói xấu chế độ". Chuyện "Trạng Quỳnh" có thể coi là một thí dụ điển hình về thể loại này. Với Trạng Quỳnh người dân ta vui, bởi những kẻ bị nói xấu, bị chửi, bị chơi xỏ trong chuyện là những kẻ ngày đêm áp bức bóc lột họ, những kẻ mà thường ngày khi gặp họ phải dạ vâng, thậm chí quỳ gối vái lạy, những kẻ mà thường trực mang lại nỗi sợ hãi cho họ.  Nhưng đáng buồn thay, ngay cả trong ước mơ dân ta vẫn sợ, vì thế dù để thể hiện khát khao chống lại sự áp bức bóc lột nhưng nó lại không thể đưa trí tưởng tượng nhân dân vượt ra ngoài cái khuôn khổ mà chính quyền áp đặt lên họ.[3]

Tại sao "gien sợ" lại xuất hiện nhiều đến vậy?

Ngày nay, còn rất ít nơi mà việc đào tạo "gien sợ" phổ biến và tốt như ở Việt Nam. Nó trải rộng từ trong gia đình, nhà trường cho đến toàn xã hội.

Đối với người Việt Nam, thì chuyện bố mẹ mắng con cái có thể coi là chuyện bình thường, thậm chí đôi khi bố mẹ cho rằng phải đánh thì chúng mới nên người được, thế nên chúng ta mới có câu "yêu cho roi cho vọt". Vì vậy ngay từ nhỏ, khi bắt đầu có nhận thức trẻ con đã được biết thế nào là "sợ" và tất nhiên những đứa nào chưa biết sợ sẽ được "dạy bảo" thường xuyên hơn cho đến khi biết sợ.  Bởi cha mẹ nào cũng nhận thức rằng nếu không gắn được cái "gien sợ" cho con mình thì sau này chúng sẽ bị thua thiệt, sẽ hứng chịu nhiều rủi ro của cuộc sống.

Bên cạnh môi trường tiến hóa "gien sợ" ở gia đình, phần lớn trẻ con sẽ được "đạo tạo" một cách chính quy hơn ở một môi trường khác có tên là nhà trường. Ở đây loại gien này sẽ được phân loại bằng cái người ta thường gọi là điểm đạo đức. Tất nhiên những em nào biết sợ sẽ là học sinh ngoan ngoãn, còn ai không biết sợ, dám cãi lại ý kiến của thầy cô giáo sẽ nhận được hình thức kỷ luật tương xứng. Đôi khi việc phân loại "gien sợ" còn đi xa hơn một bước, đó là phân loại dựa trên gien sợ của phụ huynh học sinh: những vị phụ huynh nào không biết "sợ" giáo viên, đặc biệt là trong những dịp lễ tết ,thì con của họ cũng sẽ bị xếp vào nhóm không tốt.

Chính vì chúng ta có một môi trường giáo dục hoàn hảo như thế nên khi những đứa trẻ lớn lên chúng ta có cả một xã hội toàn những công dân ngoan hiền dễ bảo, mọi người đều biết tuyệt đối tuân theo chủ trường đường lối của cấp trên. Dù vậy thi thoảng vẫn "nảy nòi" ra những kẻ không biết sợ, thế nhưng những "kẻ" này nhanh chóng bởi cộng đồng xa lánh cô lập, bị cho là "dở hơi" hoặc "có vấn đề", bởi cũng giống như câu chuyện "ở xứ mù thì người sáng mắt chính là kẻ dị tật". Trường hợp thầy giáo Đỗ Việt Khoa "dám" chống tiêu cực là một ví dụ như thế.

Còn nếu những kẻ "không biết sợ" mà cộng đồng cũng không xa lánh, không cô lập mà đôi khi còn có phần ủng hộ, thì những kẻ đấy được coi những kẻ đặc biệt nguy hiểm. Họ phải lập tức bị cách ly, bị bắt giam, thậm chí bị tiêu diệt để cho cái "gien không sợ" của họ không có cơ hội phát tán ra bên ngoài, hoặc cảnh báo cho những người  có mầm mống "không sợ" phải biết đường mà đi "chữa bệnh". Có thể kể ra điển hình là các văn nghệ sĩ trong  "Vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm"[4], phần lớn họ được đưa đi cải tạo, treo bút và giam cầm.

Có thể nói chúng ta có một môi trường hoàn hảo để tiến hóa ra những con người biết sợ, nó hoàn hảo đến nỗi cả những kẻ chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng, trong văn học, nhưng lại mang trong mình cái gien không sợ như  Chí Phèo hay Trạng Quỳnh thì kết cục cuối cùng vẫn phải là cái chết.

Những ảnh hưởng tiêu cực của "gien sợ" ?

Với một người, việc biết sợ không có gì là sai cả, mà thậm chí còn có thể nói đấy là một hành động khôn ngoan mặc dù đôi khi có thể gọi là ích kỷ.  Nhưng nếu lấy "dĩ hòa vi quý" là phương châm hành động của cả một dân tộc thì nó mang lại hậu quả vô cùng to lớn.

Hậu quả đầu tiên có thể thấy là vì chúng ta đào tạo ra những con người biết sợ, luôn làm theo những gì có sẵn (cho an toàn) nên chúng ta có một dân tộc thiếu sáng tạo, dập khuôn, máy móc.

Cũng chính vì "sợ" nên chúng ta đều đặt tiêu chí an toàn cho bản thân lên trên tiêu chí sự thật, đặt sự hài lòng của cấp trên làm thước đo của sự thành công thay vì chất lượng thực sự. Điều này đã dẫn đến bệnh thành tích lan tràn, cách làm ăn gian dối, sự thật bị che đậy, một xã hội bị khủng hoảng niềm tin bởi ai cũng "nói dzậy mà không phải dzậy".

Một hậu quả nữa dễ thấy đó là trộm cướp, xã hội đen ngày càng ngang nhiên hoạt động. Việc sử dụng vụ lực để giải quyết bất hòa ngày càng tăng. Đã nhiều lần báo chí đưa tin cảnh cướp giật hành hung giữa đường mà không ai dám can thiệp,hay là  hình ảnh học sinh đánh nhau ngày càng thấy xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Khi mà một vài tên cướp ngang ngược giữa đường mà chẳng có ai dám can thiệp, thì tất nhiên đối với những người có chức có quyền dù họ có làm sai thì phần lớn mọi người cũng chẳng dám lên tiếng. Thế nên tình trạng tham nhũng lan tràn, hình ảnh muốn được việc phải có tiền "bôi trơn" ngày càng phổ biến. Cùng với đó là nạn lợi dụng chức quyền, vi phạm pháp luật của quan chức đã trở thành chuyện thường ngày mà chẳng ai buồn chống lại.

Nhưng nguy hại nhất chính là nó đã kéo lùi sự tiến bộ của cả một dân tộc, biến dân tộc ta thành một dân tộc lạc hậu so với thế giới. Bởi chúng ta có một xã hội không phản biện, mọi người đềukhông dám lên tiếng nói về chính trị bởi chỉ cần dọa "sặc mùi chính trị" là ai cũng co hết cả lại (không hiểu cái mùi đấy là mùi gì? ). Chính vì không ai dám lên tiếng, không có phản biện nên chúng ta không tận dụng được "trí tuệ dân tộc" [5] trong việc phát triển, hiện đại hóa đất nước. Để cho dễ hiểu, có thể hình dung cả dân tộc như một đoàn người lạc trong rừng, để tìm được đường ra thì cách nhanh nhất là phải tận dụng được con mắt, bộ nhớ, trí tuệ của tất cả mọi người. Nhưng vì sợ hãi nên cả đoàn người chỉ biết cúi xuống nhìn mông người đằng trước để xác định hướng đi cho mình. Thành ra cả một đoàn người dài mà chỉ sử dụng mỗi con mắt, bộ não của một kẻ đứng đầu, nên đi lạc, đi lòng vòng có lẽ cũng là điều dễ hiểu.


Ghi chú:
[1] Bài: Trung Quốc trong mắt Nhật Bản, cách nhìn tạo ra số phận .
[2] Tướng giặc Sầm Nghi Đống
[3] Đoạn này có sử dụng ý tưởng trong bài "Trạng Quỳnh - Trạng Lợn, hai nét tâm lý người Việt cười" của Đỗ Lai Thúy.
[4] Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm
[5] Trí Tuệ dân tộc là trí tuệ đám đông của một dân tộc. Trong trí tuệ đám đông có hai đặc tính: một là trí tuệ đám đông của một nhóm người tư duy độc lập có thể vượt qua được trí tuệ của người giỏi nhất trong nhóm đó, hai là nhóm càng đông người thì trí tuệ đám đông của nhóm đó càng cao. Do vậy có thể suy ra trí tuệ cao nhất của một dân tộc đó là trí tuệ đám đông của tất cả thành viên thuộc dân tộc đó.

Blog EntryViết về Giao thông nhân dịp tếtMar 22, '11 3:39 AM
for everyone
Năm nay sau buổi thi Táo Idol vào đêm 30,  Táo Giao Thông chán nản vô cùng. Cả năm làm việc vất vả mà đi đâu cũng bị chửi. Ở dưới hạ giới thì thì bị dân chửi, lên thiên đình lại bị "anh Hoàng" khiển trách. Thất vọng, Táo GT quyết tìm đến chỗ Phật Tổ xin đi tu cho đỡ khổ.


Phật tổ: Chào Táo Giao Thông, trông ngươi có vẻ nhiều phiền muộn, có
phải đến gặp ta mong được xuống tóc đi tu.
Táo GT: phật tổ quả là tinh tường, đúng thế. Con khổ quá rồi phật tổ ơi, xin ngài nhận con làm để tử.
Phật tổ: Không được, nghiệp làm giao thông của ngươi chưa hết.
Táo GT: Nhưng con còn biết làm gì nữa đâu, mọi phương cách con đều thử rồi, vẫn vô tác dụng. Xin phật tổ nhân từ thu nhận con, để con không phải chịu nỗi khổ này thêm nữa.
Phật tổ: Có thật hết cách rồi không?
Táo GT: con đã thử mọi cách rồi, nhưng ý thức của người tham gia giao thông kém quá, nên mọi cách đều vô hiệu.
Phật tổ: ý thức người dân kém thì trước hết ngươi phải cải tạo ý thức người dân đã, chẳng phải Ngọc Hoàng đã giao cho người công cụ để cải tạo ý thức người dân đó là pháp luật đó sao.
Táo GT: con cũng đã thử thay đổi ý thức người dân nhiều lần rồi, nhưng tất cả đều thất bại.
Phật tổ: Đâu phải tất cả đều thất bại, ta thấy có những lần người thành công đấy chứ. Ngươi còn nhớ cách đây hơn 10 năm ngươi đã thay đổi ý thức đứng chờ đèn đỏ của người dân thế nào không? Còn nữa, cách đây không lâu, ngươi đã khiến phần lớn mọi người khi ra đường đều phải đội mũ bảo hiểm đó còn gì. Chẳng nhẽ đấy không phải là thành công?
Táo GT: Dạ đấy đúng là những thành công, nhưng đấy chỉ là thành công nhỏ. Vấn đề con đang gặp phải lớn hơn rất nhiều.
Phật tổ: Hằng ngày các ngưoi vẫn bảo nhau "tích tiểu thành đại" cơ mà, tại sao lại không áp dụng vào việc này? Ngươi chỉ việc làm nhiều cái thành công nhỏ sẽ tự khắc sẽ có thành công lớn.
Táo GT: Con hiểu rồi, ý phật tổ bảo con phải coi ý thức giao thông của người dân là bó đũa, nếu ko thể bẻ cả bó thì tháo từng chiếc ra bẻ.
Phật tổ: đúng vậy.
Táo GT: Nhưng nếu có những chiếc đũa cứng quá, dù đứng một mình vẫn không bẻ được thì sao?
Phật tổ: Ngươi chỉ cần bẻ đúng cách thì chiếc đũa nào cũng phải gãy.
Táo GT: Thế nào mới là đúng cách ạ.
Phật tổ: Trước hết muốn thành công phải "biết mình biết người". Ta hỏi ngươi nguồn gốc ý thức tham gia giao thông của người dân là gì?
Táo GT: dạ, dân mình thì tiện đâu đi đấy, thấy gì có lợi thì làm, chứ làm gì có nguồn gốc gì ạ.

Phật tổ: đấy, ngươi vừa chỉ ra nguồn gốc của ý thức giao thông đấy. Phàm là con người đều có lòng tham, thấy cái gì lợi cho mình thì làm. Chính vì vậy khi tham gia giao thông, nếu những hành vi như lấn đường,
vượt ẩu khiến cho họ có lợi hơn (về thời gian) thì họ sẽ làm, dù ngươi có tuyên truyền, khuyên bảo thế nào đi nữa.

Táo GT: Ý phật tổ nói là phải nâng mức hình phạt lên đúng không, nói thật với ngài là con đã làm rồi mà không ăn thua.

Phật tổ: Ý ta không hẳn là người phải nâng mức tiền phạt, mà chỉ bảo ngươi làm nghiêm khắc hơn. Chỉ khi nào ngươi khiến cho những người "vô ý thức" bị thiệt thòi hơn những người "có ý thức", thì lúc đấy mọi người mới chuyển dần sang có ý thức được.

Táo GT: ở dưới hạ giới anh em con cũng nghiêm khắc lắm rồi đấy chứ.

Phật tổ: có thật nghiêm khắc không? Ta hỏi ngươi, ở những đoạn đường đông, hay ùn tắc các ngươi làm việc thế nào?

Táo GT: Thì chúng con, thổi còi yêu cầu những người lấn phần đường ngược chiều đi gọn vào cho khỏi tắc đường.

Phật tổ: Ta hỏi ngươi, thế thì nhìn chung, những người lấn đường sau đó khi bị các ngươi yêu cầu thì đi gọn vào sẽ đi nhanh hơn hay là những người đi gọn từ đầu tới cuối sẽ nhanh hơn.

Tào GT: à, cảm ơn phật tổ, con hiểu rồi, khi những người đi lấn đường còn có lợi thì họ còn vi phạm tiếp tục. Thần sẽ về bảo anh em xử nghiêm vụ này. Như thế anh em cũng đỡ mất công thổi còi dát cả lưỡi. Nhân thể phật tổ cho con hỏi, phải giải quyết những đám tắc đường thế nào.


Phật tổ: Thì cũng thế thôi, tắc đường kéo dài chủ yếu là do người dân lao lên chắn phần đường của chiều ngược lại, ngươi chỉ cần làm cho những người lao lên này chịu thiệt thòi hơn những người có ý thức, tự
khắc giải quyết được vấn đề.


Táo GT: Có phải phật tổ bảo con cứ đi từ dưới đám tắc lên xử phạt những người đang đứng sai làn đường không. Như vậy thì cũng tiện thật, anh em con đỡ phải vất vả chen vào giữa đám tắc, cũng đỡ phải thổi
còi. Nhưng con sợ xử hết những người vi phạm thì cả ngày mới hết tắc.

Phật tổ: ngươi cứ khéo lo, ngươi chỉ cần đến phạt một người thì sẽ có hàng chục người quay đầu xe bỏ chạy về phía cuối đoạn tắc đường để khỏi bị xử phạt. Như thế đường sẽ thông đường nhanh bằng mấy lần cách thổi còi dẹp đường của ngưoi ý chứ.Mà như thế về lâu dài người ta thấy tắc sẽ không dám vượt lên nữa vì nếu may mắn không bị ngươi tóm thì cũng phải quay về cuối hàng nên phải chịu thiệt hơn về thời gian.

Táo GT: Cảm ơn phật tổ, đợt này con quyết về hạ giới cải tạo bằng đượcý thức của người dân.

Blog EntrySáng kiến kinh nghiệm đang viết dởMar 21, '11 3:15 AM
for everyone
Chắc mọi người cũng biết là Ngành giáo dục hàng năm đều bắt giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm. Tình hình là U tớ năm nào cũng vất vả đi xin bản viết của người khác rồi sửa đổi thành của mình ( vì lấy đâu năm nào cũng có sáng kiến). Vì thế năm nay quyết viết hộ U 1 bản. Nhưng viết được 1 nửa thì bí quá :). Vì vậy post nên đây, mong mọi người gợi ý để viết tiếp.
    Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Giáo dục đạo đức bằng hành động  I. Đặt vấn đề: Gần đây, trên báo đài liên tục đưa tin, hình ảnh những  vụ học sinh đánh nhau một cách đầy thú tính, thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong. Điều này đã làm cả xã hội bàng hoàng và đặt câu hỏi tại sao lại vậy? Là một người giáo viên, tôi càng thấy đau lòng hơn bởi rõ ràng những hành động phi nhân tính trên có một trách nhiệm của chúng ta, những người có trách nhiệm xây dựng tâm hồn cho các thể hệ tương lai. II. Nội dung a. Nguyên nhân vấn đề Khi nhắc đến thực trạng trên, nhiều người trong chúng ta, những người giáo viên, đơn giản lý giải rằng đây là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Bởi trong nhà trường chúng ta toàn dạy học sinh những điều hay lẽ phải, các cuốn sách đạo đức chúng ta dạy toàn gương người tốt việc tốt, nên chắc chắn những hành động man rợ kia phải được các em tiếp thu ở bên ngoài nhà trường. Tôi cũng đã có lúc tin vào lập luận trên, nhưng rồi nghĩ lại tôi  phát hiện ra những hành động trên chính là những sản phẩm phụ mà chúng ta đã vô tình gửi đến các em. Các bạn không tin ư? Chúng ta biết rằng con người ta được tiến hóa từ loài linh trưởng, mà các nhà khoa học đã chỉ ra rằng loài vượn hay loài khỉ cũng có khả năng học. Chỉ khác là chúng học bằng cách quan sát rồi bắt chước chứ không phải bằng ngôn ngữ. Như vậy, chúng ta đã quá chú trọng vào việc giảng dạy bằng ngôn ngữ (sách vở) mà không biết rằng các em vẫn học từ chúng ta bằng một cách khác, phương pháp bản năng của loài linh trưởng ( và các em cũng không biết mình đang học). Và theo tôi chính những bài học này còn ảnh hưởng lớn hơn những bài học mà chúng ta hàng ngày vẫn giảng. Thêm góc nhìn này, có thể thấy rõ hơn, các em đã học được những gì từ chúng ta. Hàng ngày các em đến trường,được nhìn thấy dòng chữ "tất cả vì học sinh thân yêu", nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi các việc chúng ta đã làm gì vì các em. Việc đẩy kết quả học tập lên cao, cố gắng cho đạt chỉ tiêu khá và giỏi, đẩy các em không đủ trình độ lên lớp chính là lý do dẫn đến bệnh thành tích lan tràn, tình trạng ngồi nhầm lớp là phổ biến.  Đã bao giờ chúng ta tự hỏi đấy là vì ta thương các em hay vì thành tích của bản thân ta. Việc bắt các em tham gia vào các cuộc thi, tìm hiểu nhiều khi biết chắc rằng không cần thiết cho các em có phải là vì học sinh thân yêu hay lại vì thành tích của trường của lớp. Việc dạy thêm học thêm tràn lan, thực sự là vì học sinh hay vì giáo viên? Chắc chúng ta ai cũng biết câu trả lời.  Vậy đấy, chúng ta đã dạy học sinh như thế, thì việc chúng học hành đối phó, ở nhà nói dối cha mẹ, đến trường nói dối thầy cô, ở ngoài xã hội thì lừa lọc  là điều dễ hiểu. Chính chúng ta đã dạy các em chứ còn ai. Khi clip đánh nhau của một nữ học sinh được tung lên mạng, nhà báo đã đến hỏi vị hiệu trưởng của trường mà học sinh nữ đó từng theo học. Vị này đã vui mừng trả lời rằng em học sinh đó đã bị đuổi học trước khi việc đánh nhau xảy ra. Tôi có thể hiểu được vì sao ông vui, bởi ông đã rũ bỏ được cái trách nhiệm của mình trong vụ việc tai tiếng trên. Nhưng tôi thật sự cảm thấy buồn và xấu hổ, bởi đứng cùng hàng ngũ một người như thế. Ông đã quên mất trách nhiệm của giáo viên phải là giáo dục đào tạo học trò cả về nhân cách lẫn nhận thức, tại sao ông lại có thể giũ bỏ trách nhiệm chỉ vì việc học sinh đấy không còn theo học nữa, hay ông coi cương vị hiệu trưởng của mình gần với ngành công an hơn là nhà giáo. Hơn nữa việc đuổi học những học sinh cá biệt khỏi trường luôn làm tôi trăn trở, các em đã thiệt thòi vì nhận thức kém bạn bè, nay lại bị đẩy ra ngoài xã hội thì ai sẽ dạy các em. Vì thế chúng ta có nên mong chờ ở những học sinh này một thái độ có trách nhiệm và tình thương với người khác? Nhiều người lại cho rằng, trong trường không dạy được thì ngoài xã hội các em vẫn phải trưởng thành vì ngoài xã hội còn có luật pháp. Nhưng có bao giờ chúng ta tự nhìn lại mình xem chúng ta đã dạy các em những gì về tuân thủ pháp luật. Cứ mỗi lần tôi nghe, đọc về lý giải của giáo viên rằng phải dạy thêm nhiều để hoàn lại vốn bỏ ra chạy công chức là lòng tôi lại đau thắt. Chúng ta, những người giáo viên, đã không thể làm gương cho các em về sự dũng cảm chống lại cái xấu, mà lại còn mang hậu quả cuả nó đổ lên đầu các em. Tại sao biết rằng nhận hối lộ là tham nhũng, là vi phạm pháp luật mà chúng ta lại không dám chống lại mà còn hùa theo. Rồi ngay chính cái việc viết cái sáng kiến kinh nghiệm này cũng nói lên nhiều điều. Tất cả chúng ta đều biết việc mỗi năm viết một cái sáng kiến kinh nghiệm là việc không thể, thế nên chúng ta đều đối phó bằng việc sao chép, đổi tên, làm qua loa… việc này báo chí cũng đã đăng từ rất lâu. Thế nhưng hết năm này qua năm khác chúng ta vẫn phải làm, bởi có ai trong chúng ta dám phản đối vì đấy là chỉ đạo ở trên. Và còn nhiều, rất nhiều việc nữa mà chúng ta biết là sai trái, nhưng nếu đã là chỉ đạo của trên chúng ta đều răm rắp nghe theo. Với những tấm gương như thế, liệu chúng ta có hoang tưởng khi cho rằng các em cần phải dùng lý lẽ để giải quyết  bất đồng thay vì vũ lực, các em sẽ tin tưởng và tuân thủ pháp luật để giải quyết mọi khó khăn hay lại dùng đến luật rừng. Và tệ hai nhất có lẽ là quyết tâm học tập của các em không còn để cống hiến cho xã hội mà là những cố gắng để leo cao, để được nhận hối lộ thay vì phải cúi đầu đút lót, để được ra lệnh thay vì răm rắp nghe theo. b. Giải pháp
                       (chờ mọi người gợi ý để viết tiếp)


  III. Kết luận