Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Trò chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao ngày cuối năm

-Nguồn:Trò chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao ngày cuối năm
- 2011 khép lại, đánh dấu năm đầu tiên Việt Nam triển khai đường lối đối ngoại chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang tích cực chủ động hội nhập quốc tế toàn diện. Bộ trưởng Phạm Bình Minh chia sẻ với VietNamNet những thách thức của ngành ngoại giao, nhiệm vụ năm 2012 và dự án Luật Biển.
Bộ trưởng Ngoại giao nói:
Chúng ta nhận định được những cơ hội nhưng phải thừa nhận rằng những thách thức lại vô cùng lớn. Tôi muốn nhấn mạnh 4 thách thức lớn nhất. 
Thứ nhất, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, chậm phụ hồi, chắc chắn tác động đến kinh tế chung của khu vực cũng như kinh tế của đất nước. Do đó, việc triển khai quan hệ với các nước trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thu hút đầu tư, mở rộng ODA cũng như các lĩnh vực khác sẽ gặp những khó khăn, ảnh hưởng nhất định đến các mục tiêu phát triển. 
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Minh Thăng


Thứ hai, sự biến động nhanh chóng, những tác động của khu vực Trung Đông, Bắc Phi, sự chuyển dịch trọng tâm của các nước đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương tạo ra thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn đối với các nước trong khu vực trong việc định hình chính sách sự chuyển dịch đó.
Thứ ba, những vấn đề trong khu vực liên quan đến Biển Đông, thách thức đối với chúng ta trong việc bảo vệ chủ quyền độc lập lãnh thổ.
Thứ tư, những thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống ngày càng trở thành những vấn đề lớn trên thế giới, mà Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. 
Rất khó dự báo đúng
Bối cảnh thế giới 2011 cho thấy sự biến động nhanh chóng, phức tạp khó lường, tạo những dịch chuyển quan trọng. Tại hội nghị của ngành ngoại giao, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến công tác dự báo diễn biến thế giới để định hướng đường lối, chiến lược đối ngoại. Vấn đề này sẽ được đẩy mạnh triển khai ra sao?
Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Thời gian qua, chúng tôi đã cố gắng tăng cường công tác nghiên cứu dự báo chiến lược, trong đó có việc thành lập, nâng cấp Viện Nghiên cứu chiến lược của Bộ Ngoại giao, tăng cường việc nghiên cứu của các đơn vị của Bộ cũng như cơ quan đại diện ở nước ngoài. Tuy nhiên, tình hình diễn biến nhanh chóng, dự báo cũng nhiều khó khăn. Dự báo đúng rất khó, nhưng dự báo gần đúng cũng là vấn đề quan trọng.
Nhận xét của Tổng bí thư rất đúng là công tác nghiên cứu, dự báo còn hạn chế. Trong chương trình hành động, Bộ Ngoại giao đã giao cho các đơn vị trong bộ, đặc biệt là Viện Nghiên cứu chiến lược tăng cường công tác nghiên cứu, đồng thời giao trách nhiệm cho các cơ quan đại diện ở bên ngoài tăng cường thu thập thông tin, nghiên cứu và đóng góp vào dự báo tình hình chiến lược đối với trong nước.
Một trong những biện pháp rất quan trọng là con người, nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu, dự báo thì cần tăng cường đào tạo hơn nữa, đặc biệt là cán bộ trẻ trong ngành. Hiện nay số lượng cán bộ trẻ trong Bộ lớn, làm sao đào tạo cho họ có tinh thần, tâm huyết với công tác nghiên cứu. 
Về Luật Biển
Năm 2012, Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, thảo luận dự án Luật Biển Việt Nam do Bộ Ngoại giao chủ trì soạn thảo. Ý nghĩa của luật này trong bối cảnh phát triển của đất nước, thưa Bộ trưởng?
Với một quốc gia có chiều dài bờ biển 3.200 km, 28 tỉnh, thành nằm ven biển và một nền kinh tế liên quan đến biển chiếm đến 50% tổng thu nhập GDP, việc xây dựng một luật về biển là điều đương nhiên. Biển, đối với Việt Nam quan trọng về nhiều ý nghĩa, từ chính trị, kinh tế đến các lĩnh vực khác. Các quốc gia có biển cũng đều có luật liên quan đến biển, nên việc chúng ta ra một luật biển là vấn đề bình thường.
Đó là khẳng định những khía cạnh liên quan pháp lý đối với chủ quyền biển đảo cũng như hoạt động của chúng ta trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa trên biển. Vừa qua, Luật Biển đã được thảo luận kỳ họp thứ 2 của Quốc hội và sẽ tiếp tục được thảo luận tại các kỳ họp tới để thông qua chính thức.
2012: Bảo vệ vững chắc chủ quyền 
Các nhiệm vụ trọng tâm của ngoại giao năm 2012, theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, gồm: 
Xây dựng Chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực.
Tiếp tục đưa các mối quan hệ với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu.
Góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước đi đôi với duy trì môi trường hòa bình, ổn định.
Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo các định hướng phát triển mới.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các binh chủng, các bộ, ngành, địa phương.
Xây dựng ngành ngoại giao chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp để tạo môi trường thuận lợi nhất cho đất nước phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Linh Thư


-Ảnh:Việt Nam đã thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa thế nào? 
-- Tại Bảo tàng Đà Nẵng, ngày nào người dân, du khách được tận mắt chứng kiến các tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Đó là các tư liệu về hải đội Hoàng Sa, về việc thực thi chủ quyền suốt chiều dài lịch sử Việt Nam từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ 20.
Theo anh Huỳnh Đình Quốc Thiện - Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm (Bảo tàng Đà Nẵng), hiện bảo tàng có 150 – 350 tư liệu, hiện vật xung quanh vấn đề chủ quyền Hoàng Sa. Các tư liệu này được ngành chức năng Đà Nẵng dày công sưu tầm, tổng hợp, hoặc do các cá nhân, đơn vị, bản thân những nhân chứng từng công tác, làm việc ngoài Hoàng Sa hiến tặng.
Được biết, dự án Trưng bày chuyên đề chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa vừa được Bảo tàng Đà Nẵng hoàn thiện, trình Sở VH-TT&DL Đà Nẵng. Dự án nhằm trưng bày các tư liệu Hoàng Sa với quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn, với 8 chủ đề chính, bao gồm các vấn đề về: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Hoàng Sa; lịch sử Hoàng Sa qua các thời kỳ; tư liệu trong và ngoài nước khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và các tư liệu, kỷ vật của nhân chứng Hoàng Sa…
Sau đây là một số hình ảnh tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa:
Thuyền bầu của Hải đội Hoàng Sa thế kỷ 17 – 18
Thuyền bầu của Hải đội Hoàng Sa thế kỷ 17 – 18

Tờ dụ khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa
Tờ dụ khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa
 Các hình ảnh về Hoàng Sa thế kỷ 19 - 20
Các hình ảnh về Hoàng Sa thế kỷ 19 - 20



Đá chủ quyền Hoàng Sa
Đá chủ quyền Hoàng Sa

Xuân Tuyết


--Việt Nam muốn có nhiều tàu Gepard hơn Trang Strategy Page mới đây tiết lộ, Nga đồng ý cung cấp cho Việt Nam thêm 2 chiến hạm Gepard 3.9 và sẽ được đóng tại Việt Nam theo giấy ...
Tiếp nhận máy bay và thành lập đội bay EC-225 (Tầm nhìn).  
-– ‘CHÍNH QUY HIỆN ĐẠI”, Ở LENG SU SÌN – (Mai Thanh Hải).
-Đua vũ trang ở Thái Bình Dương (TVN).
-Iran bác cáo buộc chứa chấp thành viên al-Qaeda(TTXVN).  - Iran tuyên bố đóng tàu khu trục hiện đại thứ hai (TTXVN). - Iran mở cuộc tập trận hải quân quy mô lớn (VTC). - Iran sẵn sàng hợp tác về quân sự-an ninh với Iraq (TTXVN).
- - 2011, một năm đánh dấu nhiều sụp đổ ấn tượng  —  (RFI).
Philippines mua 2 C-130 (VietnamDefence).

"Nước rất lạnh, tưởng không thể bơi tiếp được nữa"

Ba lô của các chiến sĩ được gom lại tại Bệnh viện Đa khoa Hội An-Nguồn:"Nước rất lạnh, tưởng không thể bơi tiếp được nữa"

 - Nếu sáng nay (26/12) không tìm thấy 5 nạn nhân mất tích trong vụ chìm tàu thảm khốc tại cửa biển Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thì  có thể huy động toàn bộ lực lượng trực thăng cứu hộ của Sư đoàn 72 để truy tìm bằng được. Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Lê Phước Thanh, chỉ đạo.
TIN LIÊN QUAN

Ông Vương Quốc Hòa, Bí Thư Đảng ủy xã đảo Tân Hiệp và đồng thời cũng là nạn nhân may mắn được sống sót sau vụ lật tàu kinh hoàng hồi tưởng lại  khi đang nằm điều trị trên giường bệnh tại bệnh viện Đa khoa Hội An:


"Khoảng 12h30, chiếc tàu BKS Qna-0063 của Bộ đội biên phòng chở cả đoàn khoảng 35 người (vừa có dân, vừa có cán bộ và bộ đội) rời bến Cù Lao Chàm vào đất liền. Khi tàu đi được nửa tiếng thì gặp sóng to, gió lớn, bà con hô hoảng lên. Những anh em cán bộ, bộ đội vẫn điềm tĩnh bám chặt boong tàu.


Đến khoảng 13h30 hay 14h (tôi không nhớ rõ) thì tàu gần cập bến Cửa Đại. Ai nấy hết sức vui vẻ và hào hứng. Có ai ngờ, tàu chuẩn bị nhổ neo cập bến thì không biết từ đâu có một đợt gió to đạp vào boong tàu khiến tàu bị chao đảo dẫn đến chìm. Rồi từ đâu đó có tiếng hô hào, tôi may mắn ôm được cái thùng và được bà con ngư dân cứu vớt trong tình trạng lạnh buốt và bất tỉnh lúc nào không hay. Đến khi tỉnh hẳn thì mới biết là mình đang nằm trong bệnh viện thoát chết".
Ba lô của các chiến sĩ được gom lại tại Bệnh viện Đa khoa Hội An
Ba lô của các chiến sĩ được gom lại tại Bệnh viện Đa khoa Hội An


Còn chiến sĩ người dân tộc Cơtu Alăng Chúc, một nạn nhân chìm tàu đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hội An, nhớ lại: Khi chỉ cách bờ 1,5 km thì nghe mọi người trên tàu hô hoán tàu đã bị sóng đánh gãy bánh lái. Vừa nói xong thì tàu lật úp mà chúng tôi không hề hay biết. Sự cố quá bất ngờ. Lúc ấy trên tàu không có áo phao, chỉ toàn là thùng phuy nhựa nhỏ nên ai vơ được cái gì thì cố bám níu. May mắn tôi chụp lấy được cái thùng phuy và có thêm 4 người nữa bám vào. Lúc này lạnh lắm tưởng không thể bơi tiếp được nữa nhưng không hiểu sao có ngư dân vớt vào bờ và thiếp đi".


Trao đổi với PV TTXVN, anh Phùng Ngọc Tuấn (khối 4, Sơn Phong, Hội An), người duy nhất bơi được vào đất liền cho biết: Lúc sóng đánh mạnh, trên tàu không ai trở tay kịp nên mọi người tùy theo sức ứng phó của mình mà vùng vẫy. Nước biển rất lạnh, cũng may, hầu hết mọi người trên tàu đều là cán bộ, chiến sĩ bộ đội và dân đảo nên bơi khá tốt, nếu không con số thương vong rất khó lường.
Ông Bùi Phước Trung đang thắp hương cầu cho con trai- sỹ quan Bùi Phước Tâm được siêu thoát
Ông Bùi Phước Trung đang thắp hương cầu cho con trai- sỹ quan Bùi Phước Tâm được siêu thoát. Ảnh: VOV


Chiều 25/12, đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đến hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn và đến bệnh viện Đa khoa Hội An và Bệnh viện Thái Bình Dương để thăm hỏi và hỗ trợ số tiến ban đầu là 1 triệu/người cho 24 người đang nằm điều trị. Đến 5h30 sáng nay (26/12), hầu hết các nạn nhân đã được hồi phục sức khỏe và có thể trở về gia đình trong ngày hôm nay.


Theo Bác sỹ Trương Văn Thế - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hội An thông tin thêm: 15h ngày hôm qua 25.12, Bệnh viện tiếp nhận 18 nạn nhân trong tình trạng nhiễm lạnh trầm trọng do uống quá nhiều nước và trời lạnh. Sau 2 giờ được đội ngũ y bác sĩ nhanh chóng xốc nước và cấp cứu thành công đã vượt qua cơn nguy kịch và một số người có thể xuất viện trong ngày hôm nay.


Cùng với đó, công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn đang được tiếp diễn. Đến rạng sáng nay vẫn vẫn chưa có thông tin gì thêm về 5 nạn nhân mất tích. Mọi nỗ lực đã được huy động. Nhiều mái lều ven biển đã được người nhà nạn nhân dựng lên trong đêm để thức trắng đêm nghe ngóng tin  từ biển khơi.


Theo Đại tá Lê Thanh Tùng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã xuống trực tiếp chỉ đạo cho Đồn Biên phòng 260 (Hội An) kêu gọi ngư dân tại chỗ cùng phối hợp với lực lượng tìm kiếm các nạn nhân trong mọi tình huống. UBND tỉnh đã cho phép Bộ đội biên phòng đã điều động trên 150 chiến sĩ tiếp ứng, 2 tàu Hải đội, 2 ca nô đến hiện trường tham gia cứu nạn, cứu hộ và 1 trực thăng cứu hộ để tiến hành tìm kiếm.


“Hiện tàu cứu nạn SAR274 của Hải quân đóng tại Đà Nẵng vẫn đang tích cực tìm kiếm ở khu vực tàu bị nạn, nhưng do trời quá tối, sóng to, gió lớn nhưng vẫn không thể tìm thấy” – ông Tùng cho hay.
Danh tính 5 người còn mất tích( thời điểm hiện tại):

 1. Bùi Phước Tâm (28 tuổi, trú tại Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam): sĩ quan tiểu đoàn D70- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam

2. Nguyễn Đình Duy (24 tuổi, trú tại Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam): sĩ quan tiểu đoàn D70- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam


3. một người tên Chiến: sĩ quan của tiểu đoàn D70- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam


4. Lê Văn Chí: chiến sĩ


5. Đặng Ngọc Thiện: (trú tại Thăng Bình): chiến sĩ

Dương Văn Út
Quảng Nam: Chìm tàu, 35 người rơi xuống biển (VNN). – Chìm tàu, nhiều bộ đội và người dân mất tích (DV).  – Chìm tàu ở Hội An: Cứu vớt 23 người, 12 người mất tích (VOV). 
-Chìm tàu từ đảo Cù Lao Chàm vào Hội An, 5 người mất tích (Dân trí) - Khoảng 14h chiều nay, 25/12, một tàu từ đảo Cù Lao Chàm (Hội An) vào đất liền chở theo khoảng 35 người, khi gần cập cảng Cửa Đại bị mất lái, chìm tàu. Theo thông tin ghi nhận ban đầu, đây là tàu của tiểu đoàn D70, thuộc Tỉnh đội Quảng Nam. ...
Chìm tàu ở Hội An: 1 người chết, hơn 10 người mất tíchĐài Tiếng Nói Việt Nam
Chìm tàu, 1 người chết, gần 20 người mất tích
Thanh Niên
Lật thuyền bộ binh, hàng chục người mất tích
Người Lao Động


-– ‘CHÍNH QUY HIỆN ĐẠI”, Ở LENG SU SÌN – (Mai Thanh Hải).
Trò chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao ngày cuối năm (VNN)

Tin tặc đột kích viện an ninh Stratfor của Mỹ

-Nguồn:Tin tặc đột kích viện an ninh Stratfor của Mỹ

(Tamnhin.net) - Các tin tặc đã đột nhập website của viện tư vấn an ninh Stratfor của Mỹ và lấy đi hàng ngàn dữ liệu thẻ tín dụng của khách hàng.
Nhóm Anonymous sẽ lấy 1 triệu USD của khách hàng Stratfor để làm từ thiện

Nhóm có tên Anonymous này sẽ dùng 1 triệu USD trong số tiền lấy được để chia quà Giáng sinh. Ngoài ra, số tiền này cũng được dùng để chiêu đãi Bradley Manning, đang bị cáo buộc lấy cắp tài liệu mật của quân đội Mỹ cung cấp cho WikiLeaks, “một bữa tiệc thịnh soạn”.

Với thông điệp “Bạn có vui mừng về việc website của Stratfor bị hủy hoại?" , nhóm tin tặc nặc danh Anonymous thừa nhận đã đột nhập vào website của viện tư vấn an ninh Stratfor của Mỹ, đánh cắp một số lượng lớn e-mail và thông tin thẻ tín dụng.


Một tin tặc của nhóm Anonymous đã thông báo trên dịch vụ nhắn tin Twitter rằng nhóm này đã bẻ khóa mã của  90.000 thẻ tín dụng. Qua đó, nhóm này có thể chuyển tiền từ số thẻ tín dụng nói trên với tổng số tiền hơn 1 triệu USD để làm quà Giáng sinh. Để chứng minh, nhóm Anonymous đã công bố một vụ chuyển tiền trực tuyến từ tải khoản của một quan chức chính phủ làm việc cho Bộ An ninh Nội địa… cho Hội Chữ thập Đỏ. Nhóm  Anonymous đã liệt kê đầy đủ họ tên, địa chỉ nhà riêng và địa chỉ e-mail của quan chức nói trên.


Một “nạn nhân” khác là một quan chức ngân hàng Texas vừa nghỉ hưu. Theo hãng tin AP, ông này cho biết đã có 5 vụ chuyển tiền từ tài khoản của ông trong ngày 23/12 cho các tổ chức từ thiện như CARE và “Save the Children”, với số tiền tổng cộng 700 USD.


Trong một tuyên bố,  nhóm Anonymous thừa nhận đã dọa sẽ tiếp tục tiến hành nhiều vụ chuyển tiền nữa trong thời gian tới.


Thông qua Twitter, nhóm Anonymous công bố đường dẫn (link) dẫn đến danh sách khách hàng của Stratfor - trong đó có quân đội Mỹ, sở cảnh sát Miami, các ngân hàng, các công ty truyền thông như MSNBC và các tập đoàn lớn như Apple, Microsoft. Theo nhóm Anonymous, các dữ liệu hiện không còn được mã khóa.


Cho đến giờ, chưa có một lời bình luận nào từ các bên bị hại nói trên.


Đối với Stratfor, hành động bẻ mã khóa và đánh cắp tài liệu nói trên có thể gây ra hậu quả khôn lường. Viện này có trụ sở chính ở Texas và chuyên cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phân tích tư vấn chính trị kinh tế và quân sự, với mục đích giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Website của  Stratfor hiện đang bị chặn lại… để làm công việc “bảo trì”.  Thông qua thư điện tử, Stratfor thông báo máy chủ của viện đã bị ngắt mạch sau khi bị đột nhập. Giám đốc điều hành George Friedman nói: “Chúng tôi có bằng chứng cho thấy tên khách hành của chúng tôi đã xuất hiện trên một số websites khác”.


Theo  nhóm Anonymous, kho dữ liệu của Stratfor rất dễ bị xâm nhập vì không được mã khóa.


Trong quá khứ, các du kích trực tuyến (tin tặc) cũng đã tấn công nhiều các công ty khác như MasterCard, VisaCard và giáo phái thần bí  Scientology…


Nhóm Anonymous cũng tặng cho Bradley Manning một bữa tiệc thịnh soạn nhân lễ Giáng sinh. Hiện thời, binh nhì Bradley Manning hiện đang bị giam giữ và đưa ra xét xử tại một tòa án quân sự… vì cái tội cung cấp nhiều tài liệu video mật và các bức điện tín mật của sứ quán Mỹ cho WikiLeaks.


Nhóm Anonymous thông báo: "Trong khi những người giàu có và quyền thế được nhận quà và lãng phí tiền bạc vào các bữa ăn xa hoa, người bạn Bradley Manning của chúng tôi lại bị giam giữ, không được hưởng lễ Giáng sinh. Chúng tôi muốn Bradley Manning có một bữa ăn ngon, ở bên ngoài nhà giam và tại một nhà hàng ưa thích”. 

Minh Bích (theo Spiegel Online)


-Hackers hit security think tank Stratfor's website--(Reuters) - U.S. security think tank Strategic Forecasting Inc (Stratfor) said its website had been hacked and that some of the names of corporate subscribers had been made public.
Screen shot của trang stratfor.com-


-- Ông Tập Cận Bình và Olympic 2008 (Dân Việt). --Tin tặc Hoa Kỳ khuấy động cuộc tranh cãi về vận động viên thể dục Trung Quốc basam- THE WALL STREET JOURNAL Tin tặc Hoa Kỳ khuấy động cuộc tranh cãi về vận động viên thể dục Trung Quốc Cuộc tìm kiếm trên Internet lộ ra mối nghi ngờ về độ tuổi của một lực sĩ giành được huy chương vàng Bài của LORETTA CHAO Ngày 22-8-2008 Cố vấn an ninh máy tính

Tái cơ cấu DNNN: Chính phủ gánh thêm nợ?

- -Nguồn:-Tái cơ cấu DNNN: Chính phủ gánh thêm nợ? (VEF 25-12-11) -

(VEF.VN) - Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nhận định, chi phí tái cấu trúc DNNN có thể phát sinh lớn, là gánh nặng với nền kinh tế, nhiều khả năng tăng thêm nợ công.
Trong buổi tọa đàm mới đây, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đánh giá, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các DN này còn yếu mặc dù có nhiều lợi thế về nguồn lực. Ông Huệ lẫy dẫn chứng, trong năm 2009 để tạo ra một đồng doanh thu, DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn, trong khi đó DN ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng và DN FDI là 1,3 đồng. Trong khi so với mức trung bình chung của các DN VN là 1,5 đồng.

Ông Huệ cho biết, năm 2010, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty mới chỉ đạt 16,5%. Trong 10 năm qua, con số này trên tổng nguồn vốn của khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%, trong khi các DN FDI luôn duy trì ở trên mức trên dưới 10%.
Sở dĩ có sự yếu kém đó là do sự chậm chạp trong nhận thức về đổi mới, hạn chế về lựa chọn, xây dựng, chiến lược, mô hình, cơ chế chính sách cho phát triển DN nói chung và DNNN nói riêng. Bên cạnh đó, các đơn vị này đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào vốn vay; hay tình trạng độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực làm hạn chế động lực cạnh tranh và phát triển.


Ông Huệ nêu ví dụ cụ thể, Tcty Thép VN chiếm 35% thị phần trong nước, Tcty Công nghiệp Xi măng VN chiếm trên 50%, TĐ xăng dầu VN chiếm trên 60%, TĐ Điện lực VN sản xuất và cung ứng tới 80% nhu cầu tiêu thụ điện toàn xã hội; Riêng TĐ công nghiệp Than - Khoáng sản cũng chiếm đến 98% thị phần.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ chia sẻ, việc Tái cơ cấu DNNN được xác định là khó khăn nhất cho dù đó là DN ngân hàng hay phi ngân hàng. Bên cạnh đó, để giải quyết, sắp xếp việc làm và lao động dôi dư cũng là một thách thức không nhỏ.
Xét về mặt kinh tế, chi phí cho tái cơ cấu DNNN bao gồm các khoản nợ phải thu khó đòi, khoản lỗ, chi giải quyết việc làm người lao động, cấp vốn cho các định chế tài chính trung gian có thể phát sinh lớn, ước hàng chục tỉ đồng.
"Đây sẽ là gánh nặng đối với nền kinh tế, nhiều khả năng làm tăng thêm nợ công nếu không có phương án xử lý tốt". Bộ trưởng Tài chính nói.
Ông Huệ đề xuất năm nhóm giải pháp TCT DNNN, trong đó tập trung vào các TĐ kinh tế và Tổng công ty nhà nước. Một là, thực hiện sắp xếp các DNNN hiện có thành các nhóm DN và có giải pháp cụ thể như nhóm 100% vốn NN, trên 75% vốn thuộc sở hữu NN, từ 65-75% vốn thuộc sở hữu NN và nhóm NN không nắm giữ cổ phần chi phối.
Hai là, thực hiện nhất quán cổ phần hóa (CPH) DNNN theo hướng giảm tỉ lệ sở hữu tại các DN, thu hút đầu tư chiến lược và có giải pháp đồng bộ phát triển thị trường chứng khoán và mua bán nợ.
Ba là, điều chỉnh, xây dựng mô hình chiến lược phát triển cơ cấu lại vốn, phù hợp với từng TĐ, Tcty NN, chấm dứt tình trạng đầu tư ngoài ngành.
Bốn là, đổi mới, tăng cường quản lý giám sát nhà nước đối với DNNN. Năm là, sắp xếp, TCT căn bản các công ty nông, lâm nghiệp. "Trong năm nay phải xây dựng xong Đề án TCT DNNN, không thể chậm trễ hơn". Ông Huệ nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đề xuất, phải tạo được môi trường bình đẳng, minh bạch để thu hút đầu tư tư nhân trong nước. "Lâu nay chúng ta có một mệnh đề: kinh tế tư nhân không làm được thì NN làm. Cái này không sai nhưng phải tư duy ngược lại: Tư nhân phát triển đến đâu thì DNNN rút lui tới đó, phải hỗ trợ họ chứ không cạnh tranh chèn ép họ". Ông Cung nêu quan điểm.
Đại diện ban đổi mới DNNN, ông Phạm Viết Muôn, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới DNNN nhấn mạnh, giờ là thời điểm cần hành động. Điều vướng mắc hiện tại là cơ chế chính sách cần CPH DNNN. Năm nay mới chỉ làm được có 30 DN. Trong khi muốn CPH 573 DN trong 5 năm thì bình quân mỗi năm phải làm được 150 DN.


- TS Tô Văn Trường: HIỂU THẾ NÀO VÀ LÀM GÌ ĐỂ TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ ? – (Người lót gạch).


Đô thị Trung Quốc nợ nần tùm lum: China’s local governments are taking on a lot of debt (WP 24-12-11)

Mỹ - Trung Quốc: Maybe that war with China isn't so far off (Asia Times 23-12-11)
KINH ĐIỂN - Thể chế cải cách và phát triển của Trung Quốc: Fundamental Institutions of China's Reform and Development (J. og Econ Lit Dec 2011) 
Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! The case for moral capitalism (Guardian 25-12-11) -- Để tiến tới một chủ nghĩa tư bản đạo đức.  Bài của Roger Backhouse (môn đồ chủ nghĩa Keynes) (Cuốn The Puzzle of Modern Economics: Science or Ideology? của ông này rất hay, dể hiểu)


(Tamnhin.net) - Trong bài phân tích đăng trên tờ The Jakarta Globe, nhà nghiên cứu Calvin Sidjaya của hãng tư vấn HD Asia Advisory cảnh báo rằng tự do thương mại toàn cầu sẽ là một cuộc chơi không công bằng và thiệt hại sẽ thuộc về những người không hiểu luật chơi và thiếu sự chuẩn bị.--

Đông Nam Á trong cuộc chơi tự do thương mại toàn cầu (Tầm nhìn/The Jakarta Globe). -- Kinh tế Mỹ năm 2012: Dẫm chân tại chỗ (Tầm nhìn).
10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2011 (VEF).
Những CEO tệ nhất năm 2011 (VEF).

Bức tranh u ám của kinh tế Nhật Bản
(Tamnhin.net) - Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế do tác động của đồng yên mạnh và cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu.
-
Kinh tế Mỹ năm 2012: Dẫm chân tại chỗ
Nền kinh tế Nga đang cho thấy sự dẻo dai trong bối cảnh hỗn loạn của tài chính quốc tế khó chống đỡ hơn cả trước kia. Tuy nhiên, những tác động lây lan từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone đang đe dọa sự hồi phục vốn đã mong manh của nền kinh tế Nga, do xuất khẩu yếu kém và luồng vốn đang chảy ra khỏi nước này.
Nếu Eurozone không giải quyết được vấn đề nợ nần và dẫn đến một sự sụt giảm mạnh kéo dài về giá dầu thì nước Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.