Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
* ĐẶC BIỆT VỀ BIỂN ĐÔNG:
<=- Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Cần tuyên dương công trạng các liệt sỹ ở Hoàng Sa để góp phần hòa giải dân tộc  —  (RFI).  “Đúng là đây là một dấu hiệu cho việc hòa giải, hòa hợp dân tộc. Bởi vì những việc làm đúng của bất cứ chế độ nào thì chúng ta cũng phải thừa nhận. Đó mới là quan điểm lịch sử đúng đắn”.Góa phụ liệt sỹ Hoàng Sa kể chuyện  —  (BBC). “Mà tôi không biết làm sao, qua ngày sau thấy báo tin là ổng chết, đánh nhau với Trung Quốc. Trời ơi, lúc đó tôi cũng đau buồn lắm. Chứ cũng đâu biết sao bây giờ. Tôi hết hồn luôn đó…” – TỔ QUỐC (Nguyễn Tường Thụy). “Trong Hải chiến Hoàng Sa/ Đã ngã xuống Ngụy Văn Thà và đồng đội/ Lịch sử sẽ tôn vinh các Anh, dù đảo không giữ nổi/ Nam Bắc chi, cũng dòng máu Lạc Hồng.”
- Văn hóa biểu tình (Lê Nguyên Hồng) “Tiếng chửi của chị là một hành động tự vệ trước sự đàn áp bắt bớ của công an. Chị Hằng hoàn toàn không cần đến một sự cảm thông nào, vì chửi không vi phạm pháp luật, không liên quan đến đạo đức hay liêm sỉ”.
- Sống và chết vì Tổ quốc (Thanh Niên). “Buổi sáng ngày 24.7.2011, tôi lặng lẽ leo 160 bậc đá lên tới đỉnh ngọn đồi ở Hòa An (Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hàng trăm liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc từ tháng 2.1979. Lên chỉ để thắp cho các anh một nén hương. Và đứng lặng rất lâu trước những ngôi mộ đang được huyện Hòa An trùng tu.” – Trở về từ biển cả – Kỳ 4: Giữa lòng cát trắng biển xanh (TT).
- Tư lệnh hải quân ASEAN sẽ thành lập đường dây nóng  —  (VOA). Chắc là có liên quan đến tin này: Bà Clinton thách thức Trung Quốc: ‘Chúng tôi đến đây và ở lại đây’: Clinton Challenges China: ‘We Are Here to Stay’ (Arutz Sheva). “The tacit American backing has encouraged Southeast Asian countries to take a stand against China. The admirals of the Southeast Asian countries gathered in Hanoi, ostensibly for ‘enhancing collaboration, cooperation amongst the ASEAN navies’, but in reality to mull measures for counteracting the dominant and growing Chinese naval presence.” Tạm dịch: Chiến thuật ủng hộ ngầm của Mỹ đã khuyến khích các nước Đông Nam Á giữ lập trường chống Trung Quốc. Đô đốc của các nước Đông Nam Á tập trung tại Hà Nội, bề ngoài là để ‘tăng cường sự cộng tác, hợp tác giữa hải quân các nước ASEAN’, nhưng thực tế là để nghiền ngẫm các biện pháp để chống lại sự hiện diện của hải quân Trung Quốc đang thống trị và phát triển.
- Trung Quốc tránh va chạm ở biển Đông: China averts collision in South China Sea (Asia Times). “For Beijing, the core issue of sovereignty must not be resolved by radical approaches such as war, nor through multilateral arenas. Instead, it must be resolved with flexible, step-by-step pragmatism, especially as the situation in the region grows increasingly more complicated.” Tạm dịch: Đối với Bắc Kinh, vấn đề cốt lõi của chủ quyền không được giải quyết bằng cách tiếp cận cực đoan chẳng hạn như chiến tranh, cũng không phải thông qua phương pháp đa phương, mà phải được giải quyết bằng chủ nghĩa thực dụng linh hoạt, từng bước một, đặc biệt là khi tình hình trong khu vực phát triển ngày càng phức tạp hơn”.
- Báo Mỹ: Chữa cháy bằng giấy – Chính sách ngu xuẩn của Mỹ về Trung Quốc: Fighting fire with paper – Foolish US ‘policy’ on China (New York Post).- Báo Trung Quốc: Quan hệ Trung – Mỹ vẫn cần một số băng cấp cứu: China-US ties still need some bandages (China Daily).
- Trung Quốc bác bỏ cáo buộc đe dọa trên không phận của Philippines: China refutes Philippine’s air threat allegation (China Daily).
<=- Các nước láng giềng lo ngại về kế hoạch đóng tàu sân bay của Trung Quốc  —  (RFI).  – Mối lo khi Trung Quốc phát triển tàu sân bay (PLTP). – Trung Quốc nói tàu sân bay sẽ không làm thay đổi chính sách hải quân của Trung Quốc: China Says Carrier Won’t Alter Naval Strategy (Wall Street Journal).  – REGION: China defends carrier plans, neighbours fret over buildup (Daily Time). Read China’s Lips (Project Syndicate).
- Quân đội Philippin giảm nhẹ tàu sân bay của Trung Quốc: Philippine military downplays China’s aircraft carrier (Inquirer Global Nation). “I think it will not make that much difference because we understand that these disputes or any dispute for that matter is best resolved in the negotiating table.” Ông Rodriguez phát ngôn của Lực lượng Vũ trang Philippines nói: Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có tàu sân bay cũng không có gì khác bởi vì chuyện tranh chấp được giải quyết tốt nhất trên bàn đàm phán.
- Vấn đề mua bán máy bay chiến đấu F-16C/D giữa Mỹ và Đài Loan: Panel questions commitment to fighter jets (Taipei Times).
- Khi Mỹ ở trong phòng, Trung Quốc là con voi, không phải Ấn Độ: Jabin T Jacob: When the US is in the room, China is the elephant, not India (Daily News & Analysis). “The argument here is not to have Vietnam turn into the equivalent of what Pakistan is for the Chinese, for Hanoi is not Islamabad (or Rawalpindi). Here again, the American experience is noteworthy. Despite the legacy of the Vietnam War, the two countries have seen a warming of relations since the end of the Cold War and active engagement on China.”  The cool peace between China and India‎ (Lowy Interpreter) – How We Talk War When We Talk With China Now (Esquire).
- “Chú Tàu thực dân” và sự nghiệp “khai hóa” lục địa đen  —  (Boxitvn).  – Trung Quốc: Nước mắt tàu đầu đạn (TVN/Atimes).  – Tai nạn tàu siêu tốc TQ: Người dân cần sự thật (TT).
- Lên tiếng và im lặng trong vụ Linh mục Lý  —  (BBC).  – Việt Nam bác bỏ chỉ trích của Mỹ về việc linh mục Lý bị đưa vào tù trở lại   —  (VOA).
- Hãy ‘cứu lấy một người yêu nước’  —  (RFA). – Phạm Toàn: Hà Vũ Cù Huy  —  (Boxitvn).
- Blogger Điếu Cày hiện nay ra sao?  —  (RFA).
- Báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) về vụ quân đội NDVN buôn lậu gỗ: The Illicit Timber Trade Between Laos and Vietnam (EIA). Báo cáo có đoạn: The main beneficiaries of this illicit trade are Vietnamese-based logging companies and furniture factories obtaining cheap supplies of logs. EIA investigations reveal that one of the biggest loggers in Laos is a company owned by the Vietnamese military; in April 2011 EIA observed a huge pile of logs in Attapeu owned by this firm, awaiting transportation to Vietnam. Through investment in logging, plantations and hydropower projects, Vietnamese firms have appropriated large swathes of forests in Laos, stretching from Xieng Khouang province in the middle of the country to Attapeu in the south.”
Tạm dịch: Những bên được hưởng lợi chính của vụ buôn bán bất hợp pháp này là các công ty khai thác gỗ và các nhà máy sản xuất đồ gỗ Việt Nam có được nguồn cung cấp gỗ giá rẻ. Điều tra của EIA tiết lộ, một trong những nơi khai thác gỗ lớn nhất ở Lào là một công ty do quân đội Việt Nam làm chủ. Trong tháng 4 năm 2011, EIA quan sát thấy một lượng gỗ rất lớn ở Attapeu do công ty này làm chủ, đang chờ chuyển về Việt Nam. Thông qua việc đầu tư từ khai thác gỗ, các đồn điền và các dự án thủy điện, các công ty Việt Nam đã chiếm các khu rừng rộng lớn ở Lào, kéo dài từ tỉnh Xieng Khouang ở giữa đất nước cho tới Attapeu ở miền Nam.
- Cách chức bí thư xã dùng bằng giả (VNE). – Mấy hôm nay có tin ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia vừa được bổ nhiệm, xài bằng giả. Không rõ bằng tiến sĩ tài chính của ông Ngoạn có được do ông học từ trường ĐH LaSalle ở bang Louisiana hay ở Pennsylvania? Nếu ở bang Louisiana thì đích thực là ông đã mua cái bằng đó, do đây là trường dõm, đã bị FBI đóng cửa từ năm 1996. Còn nếu ông Ngoạn lấy bằng từ ĐH LaSalle ở tiểu bang Pennsylvania thì cái bằng của ông ông phải là tiến sĩ tài chính, do trường này không có chương trình đào tạo tiến sĩ tài chính. Đây là danh sách các trường ma đã được cập nhật đến đầu năm nay, trong đó có LaSalle University ở Louisiana. Các quan chức nào lấy bằng từ những trường này đều là bằng giả.
<=- Ông Nguyễn Tấn Dũng thực sự là nhân vật quyền lực số một Việt Nam  —  (RFI).
- Dư luận sau kỳ họp Quốc hội khóa 13  —  (RFA). – Độc giả méc: video Kính thưa đồng chí Phạm Vũ Luận, thứ trưởng Bộ GT-VT về Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến.
- Tương Lai: Chính trị gia và tác phong chính trị sạch sẽ (TVN).
- Tư duy áp đặt (PLTP).
- Video thanh niên bán hàng rong bị cảnh sát đánh chết, bạo động xảy ra ở thành phố TQ: Street Vendor Beaten to Death, Riot Rocks Chinese City (NTDTV). – Cảnh sát bắn vào người biểu tình tự phát ở Trung Quốc: Police Open Fire on Spontaneous Protest in China (Epoch Times). “’The police were insane. They beat whoever was in their way,’ said Ms. Wang, another witness.” Sao giống cảnh sát xứ “thiên đường” của ta quá!
- Các bộ trưởng châu Á giải quyết vấn đề sông Mekong: Asian Ministers Tackle Mekong River Development (VOA).

- Thượng viện Mỹ phê chuẩn ông Gary Locke, cựu Bộ trưởng Thương mại làm tân đại sứ TQ: US Senate Confirms Gary Locke As Envoy To China (RTT News).
- Blogger Gốc Sậy vừa gửi thêm đoạn video biểu tình 24/7 với bài hát Lên Đàng được cải biên lời “chống Tàu” thiệt ngộ:


- Phát ngôn&Hành động: Tổng Bí thư “yêu Kiều” và sự sòng phẳng với lịch sử (TVN). Một bài viết đề cập tới quá nhiều điều đáng bàn. Nên chỉ xin bàn một chuyện.
Đó là hình như Tuần VN bị bắt ngưng loạt bài về trận hải chiến Trường Sa 1988, khi đã đi được 4 kỳ? Vậy thì cái câu “những chiến sĩ tham gia, đặc biệt là các liệt sĩ và thương binh, đã chính thức được vinh danh trên truyền thông đại chúng của Việt Nam” liệu có chính xác, nếu như không muốn nói rằng đã phải lén “vinh danh” họ?
Nhân đây xin góp ý các bà con làng báo, là dẫu có bực bội đến đâu con người đã triệu hai Tổng biên tập hai tờ báo lớn lên để mắng nhiếc nặng nề quanh chuyện đăng tin, bài (vì sợ) làm mếch lòng thằng “bạn vàng”, thì cũng đừng đặt cho ổng cái hỗn danh “Đinh Tặc”. E đám “đinh tặc” nó kiện là xúc phạm nó. Hề hề!
- Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng bàn về TQ và Biển Đông (GDVN) “Cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988 với Trung Quốc nhắc lại cho chúng ta thấy tham vọng bá quyền của Trung Quốc đã thể hiện ra bằng hành động xâm phạm chủ quyền chứ không phải chỉ bằng các hành động gây hấn mới đây từ các tàu hải giám của họ”.
- Đề cập vấn đề da cam, đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Hoài Trung: Cần kết hợp đấu tranh vì công lý và biện pháp thực tế (TT).
- Phỏng vấn GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: 5 thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ (VTC).

- Bản Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay được lưu ở đầu trang (KIẾN NGHỊ 10/7/2011) vẫn đang được cập nhật danh sách người ký tên, hiện đã lên tới con số 1.219. Mời bà con.
- TÔI ĐỀ NGHỊ ANH LÊ DŨNG LÊN TIẾNG (Nguyễn Xuân Diện) Về vụ nhân viên an ninh giật quốc kỳ trên tay người biểu tình rồi vo lại-một hành vi xúc phạm cờ Tổ quốc không khác mấy với một số trường hợp mà báo chí đã đưa tin.
- THÔNG CÁO – THẮP NẾN CẦU NGUYỆN TÀI GIÁO XỨ THÁI HÀ cho “1. Quê Hương Đất Nước thoát khỏi họa ngoại xâm của Trung Cộng. 2. Cho Cha Tađêô Nguyễn Văn Lý mới bị bắt giam lúc 14g30 ngày 25-07-2011. 3. Cho Tiến sĩ Luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 2 tháng 8 sẽ bị xét sử vì tội yêu Quê Hương Đất Mẹ, anh không muốn quê hương mình bị Trung Quốc xâm chiếm…” (GXTH).
- Phỏng vấn TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải đảo: Cần sớm thiết lập khu biển nhạy cảm (TP).
KINH TẾ
- Muốn chở bauxite, TKV phải lo cầu, đường (PLTP). =>
- Nhức nhối xuất khẩu vàng (NLĐ).
- ADB : Lạm phát, rủi ro lớn đối với Châu Á  —  (RFI).
- Nhà Trắng vẫn hy vọng đạt được đồng thuận với Hạ viện về mức nợ công của Hoa Kỳ  —  (RFI).  – Hạ viện biểu quyết kế hoạch của phe Cộng hòa về vấn đề nợ quốc gia  —  (VOA).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Đình Cung: Kinh tế Việt Nam – những vấn đề trung và dài hạn: Mạnh dạn đổi mới kinh tế lần 2 (TT).
- Khó tránh nguy cơ vỡ quy hoạch và thiếu điện (VEF).
- ‘Doanh nghiệp chết không phải do lãi suất cao’ (VNE).
- “Đi đêm” lãi suất USD (TN).
- Bóc mẽ đất ‘suất ngoại giao’, quan hệ (VEF).
- Đua nhau mở khu công nghiệp rồi… bỏ trống? (ĐV).
- Vụ Công ty VWS xin nhập “rác Mỹ”: Đầu tư không phù hợp thực tế (TT).
- Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài (VnEconomy).
- Khi Trung Quốc Gãy Cánh (Dainamax/BusinessWeek).

- Phỏng vấn GS Võ Tòng Xuân: ‘Chúng ta nên cảm ơn thương nhân Trung Quốc’ (VNN).

- Rõ rệt có một thứ lệ thuộc  —  (Tuanddk) “Đang có một thứ mạng nhện răng mắc khắp nền kinh tế, một chiếc mạng nhện trói chặt sản xuất khiến nó mất khả năng cạnh tranh ngay trong bữa cơm, ngay trên giường ngủ”.
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tám văn nghệ sĩ được đặt tên đường tại TPHCM (NLĐ).
- Giải mã tệ hại của showbis Việt: Gây sốc”cũng là bản sao (NLĐ).
- Trần Minh Quân: Chữ ‘danh’ và thói ‘hám danh’ (TVN) Xem ra, cách hành xử của những người làm công tác sáng tác văn học, nghệ thuật về cái đẹp… gọi chung là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn,  nhưng lại không đẹp, không nhân văn tí nào”.
- Giai điệu tinh túy của tình yêu đất nước (VNN).

- Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật các di sản thế giới của Việt Nam 2011: Bức ảnh “Báu vật nhân văn sống” của Việt Văn đoạt giải nhất (QĐND).
- Phỏng vấn nhạc sĩ Phú Quang: ‘Hội đồng xét giải không công bằng’ (ĐV).
- Về vụ hai tấm bia ở Nghệ An, một độc giả vừa gửi email cho biết thêm chi tiết về hai tác giả bài báo này:Nguyễn Triệu Tiền, tác giả bài báo chính là ông Nguyễn Xuân Tính, tổ trưởng tổ soạn thảo văn bia. Ông này không phải nhà giáo mà là sỹ quan quân đội nghỉ hưu. Còn đồng tác giả NGND, PGS TS Nguyễn Đình Noãn là nhà giáo về vật lý thiên văn.

- Xét tặng giải thưởng Nhà nước: Một nhạc sĩ bị loại vì “tác quyền có vấn đề”? (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nở rộ lớp hè để nâng điểm cho sinh viên (GDVN).  – Học cải thiện: Sân chơi cho những sinh viên nhà giàu?.

- Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non: Còn nhiều vướng mắc trong quản lý (ĐĐK).
<=- Trạm vũ trụ quốc tế sẽ được “hải táng” sau năm 2020 (TTXVN).
- Những chuyện chưa kể về ‘vua’ lúa giống miền Tây (TP).
- Xác định nguyên nhân sét bất thường ở Hiền Ninh (TTXVN).
- Olympic Toán VN thấp nhất trong lịch sử 35 năm (VNN).
- Nên từ bỏ “giấc mơ” thuộc sử như “cháo” (TT).  – Khối C và học thuộc lòng (TN).
- Nói KHÔNG với Giáo dục kiểu THAM KHẢO … (Phạm Anh Tuấn)
- Mỏi mòn chờ hỗ trợ học phí (PLTP).
- Chỉ số sáng tạo: Việt Nam cao hơn Nga ? (Nguyễn Văn Tuấn).


- “Khủng hoảng” môn Sử (ĐĐK). – Điểm thi lịch sử thấp không ngờ: Nhiều hệ lụy dây chuyền (TT). GS. Vũ Dương Ninh: Cần thay đổi sách giáo khoa môn Lịch sử (DT).  – Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận: “Điểm Sử thấp là vấn đề của thời đại” (DT).  Chuyện này BS đã bàn tới cách nay 4 năm về căn nguyên sâu xa, muốn thay đổi là đụng tới quá nhiều vấn đề: 02. Từ chuyện buồn học sinh không thích môn Sử.
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- “Du lịch mật gấu” biến tướng (NLĐ).
- Ngày mai 29/7, sẽ diễn ra hội thảo về phương pháp chữa bệnh của “thần y” Võ Hoàng Yên (Chuaphuclam).
- PHÁT TRIỂN ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG MÊ KÔNG: Đa dạng sinh học tại ĐBSCL sẽ phải trả giá (PLTP).
- Các bộ trưởng Đông Nam Á thảo luận việc phát triển sông Mekong  —  (VOA).
- Đối mặt dịch tay chân miệng (TN).
- VỤ NHÀ BÁO HOÀNG HÙNG BỊ SÁT HẠI: Chỉ truy tố bà Trần Thúy Liễu (NLĐ).
- Sẽ loại điều tra viên “gạ tình” ra khỏi ngành (NLĐ).
- ‘Vàng tặc’ và những cái chết được báo trước (VNN).
- Phát điên vì tìm đến… nhà ngoại cảm (VNN).
- TT Hunsen kêu gọi các nước GMS quan tâm đến môi trường  —  (RFA).


QUỐC TẾ
- Phe nổi dậy mở chiến dịch ở miền tây Libya   —  (VOA).
- Liên Hiệp Quốc lập cầu không vận cứu đói dân chúng Somalia  —  (RFI).  – Nạn đói vùng sừng châu Phi: Vật vã những “bộ xương” sống (NLĐ)
- Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên tìm cách cải thiện quan hệ  —  (RFI).
- Hàn Quốc và Trung Quốc lần đầu tiên mở đối thoại quân sự chiến lược  —  (RFI). =>
- Tư lệnh phiến quân nổi dậy Libya bị thiệt mạng (DVT/AFP, BBC).
- Xung đột bùng phát tại biên giới Kosovo-Serbia (DV).
- Yemen: Đụng độ gần thủ đô, hàng chục người chết (TTXVN).
 Hàn Quốc lại cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng (TN).

Báo quân đội Trung Quốc nói đến thế kỷ của biển

Biện hộ cho chương trình tàu sân bay, Nhật báo quân đội Trung Quốc khẳng định một lực lượng hải quân hùng mạnh là lựa chọn không thể tránh khỏi để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Bất an khu vực
Các nước láng giềng của Trung Quốc quan ngại rằng, chương trình tàu sân bay của Bắc Kinh có thể là cách để đe dọa những đối thủ trong khu vực. Tuy nhiên, giới quân sự Trung Quốc khẳng định rằng, kế hoạch này là sự quan trọng sống còn với an ninh hàng hải.
Một ngày sau khi Trung Quốc xác nhận đã tân trang con tàu sân bay của Liên Xô cũ, và nhiều nguồn tin cho hay, nước này đang xây dựng hai trong số các tàu sân bay của riêng mình, Nhật báo quân đội Trung Quốc đã đưa ra lời biện hộ đằng sau chương trình này.
Tàu sân bay đậu tại Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Sự tủi hổ của Trung Quốc trong tay của các cường quốc phương Tây những thế kỷ qua, người dân Trung Quốc với nỗi đau đớn sâu sắc vì có biển mà không thể bảo vệ, bất lực mà ăn những trái đắng”, bài xã luận đăng trên trang nhất của tờ báo nhấn mạnh.
Xu thế đó đang thay đổi chóng mặt khi Bắc Kinh mạnh tay đổ tiền vào chi tiêu quân sự, trong khi Washington thảo luận khả năng cắt giảm lớn hơn ngân sách cho quốc phòng. Sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc đang tạo ra những bất an khu vực bởi những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ kéo dài chưa giải quyết được.
Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã có những đụng độ trên biển với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Các sự cố xảy ra - va chạm, cáo buộc xâm nhập lãnh thổ… - không lớn nhưng phản ứng ngoại giao thường rất nóng.
"Vấn đề minh bạch về chính sách quốc phòng Trung Quốc và sự mở rộng quân sự của họ gây lo lắng không chỉ với Nhật Bản mà với cả khu vực và cộng đồng quốc tế”, chánh văn phòng Nội các Nhật Yukio Edano nói. "Nhiều nước đã thúc giục Trung Quốc cải thiện độ minh bạch bằng cách công bố chi tiết thông tin về mục tiêu sở hữu các tàu sân bay, xây dựng cũng như kế hoạch triển khai chúng”.
Hàn Quốc cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc - quốc gia ủng hộ chính với Triều Tiên - cũng lên tiếng. "Trong quá khứ, Trung Quốc chỉ có thể chỉ trích người Mỹ bất cứ khi nào một tàu sân bay Mỹ tiến vào ngoài khơi Hàn Quốc ở Hoàng Hải”, Moon Hong-sik, nhà nghiên cứu tại Viện An ninh chiến lược quốc gia ở Seoul nói. "Giờ đây, họ có thể tự trình diễn lực lượng của mình để phản ứng nếu Mỹ triển khai tàu sân bay ở khu vực gần Trung Quốc”.
Thế kỷ của biển
Hãng Reuters dẫn nhiều nguồn tin cho biết, trong khi tân trang tàu sân bay thời Liên Xô mua từ Ukraine năm 1998, Trung Quốc lại đang xây dựng hai tàu sân bay nội địa như một phần chương trình hiện đại hóa quân sự rộng lớn hơn.
"Đặt nó trong bối cảnh tổng thể nỗ lực mở rộng hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, thì có một số nguyên nhân để lo lắng”, Daniel Pinkston của Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế cho biết. "Khi chúng ta hỏi họ sẽ làm gì, hoặc có thể làm gì, với những khả năng đang trỗi dậy, thì có những lo lắng lớn hơn xảy ra còn ở phía trước với vấn đề Biển Đông”.
Nhật báo quân đội Trung Quốc chỉ ra những nguy cơ trong tương lai như một lý do cho chương trình tàu sân bay, vốn sẽ mất nhiều năm để tạo dựng một đội tàu hoạt động hiệu quả. "Thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ của biển, và các vùng biển đã trở thành một không gian quan trọng để mở rộng các lợi ích quốc gia”, tờ báo khẳng định.
"An ninh hàng hải trở thành một lĩnh vực quan trọng của an ninh quốc gia và cuộc vật lộn để giành phần thắng trong các lợi ích hàng  hải ngày càng căng thẳng”, bài xã luận nhấn mạnh. Theo đó, một lực lượng hải quân hùng mạnh “là lựa chọn không thể tránh khỏi để bảo vệ các lợi ích quốc gia được toàn cầu hóa ngày càng gia tăng của Trung Quốc”.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào từng tuyên bố, hải quân là yếu tố chủ chốt của sức mạnh quân sự Trung Quốc và tàu sân bay sẽ là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất về sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của nước này.
Nhật báo quân đội Trung Quốc cho hay: "Tàu sân bay là một nền tảng chiến đấu có thể được sử dụng để tấn công hay phòng thủ, đó là trụ cột cơ bản với chính sách quốc phòng và chiến lược quân sự của một quốc gia. Sự phát triển của Trung Quốc là sự phát triển của một lực lượng vì hòa bình”.
Thái An (theo Reuters)

Thế trận hải quân châu Á - Thái Bình Dương: Các căn cứ chiến lược