Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Theo dòng sự kiện: ECOPAK - VĂN GIANG

Bỗng dưng muốn khóc

Dân Choa
-
Tôi đã từng cười, cười rất vui khi nhìn thấy những lá cờ đỏ sao vàng tung bay rợp phố phường trong những ngày hội thể thao quốc tế, trong những trận bóng đá khu vực Đông Nam Á. Tôi cũng nhoẻn cười thân thiện khi gặp khách du lịch quốc tế trên phố phường Hà Nội mặc chiếc áo phông có in cờ đỏ sao vàng và dòng chữ “I love Vietnam”. Tôi cũng từng bật cười khi nhìn thấy cảnh đám đông hỗn loạn, quấn quýt cờ sao, băng rôn ào ạt như cơn gió mạnh vòng quanh hồ Hoàn Kiếm lúc đội tuyển của Việt Nam vào tranh giải nhất nhì khu vực.
Tôi mỉm cười khi đến những hải cảng xa xôi của nước ngoài bất chợt nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng bay trong gió xứ người.
Những lúc đó miệng tôi cười, nhưng bỗng dưng con mắt của tôi nhập nhòa ướt mi. Trái tim của tôi tràn ngập niềm vui. Niềm vui thương cảm, niềm vui tự hào khi nhìn thấy lá cờ.

Ấy thế rồi tôi cũng phải đối diện với sự thật khi nhìn thấy lá cờ mà không vui chút nào cả. Đó là những lần nhìn thấy cảnh người nông dân ở các tỉnh xa kéo về Hà Nội đi khiếu kiện. Nhìn những người dân nhếch nhác, không nơi nương tựa, tìm cách để đối thoại với chính quyền Trung ương kêu oan. Họ mang theo biểu ngữ, họ mang theo lá cờ Tổ quốc, mặc những chiếc áo có in hình cờ Tổ quốc. Nhìn những hình ảnh lá cờ nhỏ nhoi, nhếch nhác, nhàu nát tôi không vui. Những lá cờ này làm tôi hoang mang.
Rồi một ngày vào thành phố Hồ Chí Minh. Dạo chơi trung tâm Sài Gòn và bất chợt nhìn thấy tòa nhà có quán cà phê Givral nổi tiếng phủ đầy cờ đỏ sao vàng từ trên xuống dưới. Nhìn tòa nhà có vẻ khác thường tôi hỏi chuyện người dân dạo chơi ở vườn hoa. Người ta cho biết là những người dân ở tòa nhà này đang phản kháng lại quyết định của chính quyền thành phố. Treo cờ để tự vệ, treo cờ để phản kháng lại lệnh cưỡng chế của chính quyền di dời dân đi nơi khác để trao miếng đất này cho một doanh nghiệp hùng mạnh. Nhìn những là cờ rải thành thảm trên ban công mà tôi thoáng buồn.
Giữa mùa hè nóng bỏng của năm ngoái (2011) tôi lại thấy những đoàn người mang nhiều lá cờ Tổ quốc diễu hành ở Bờ Hồ. Họ đi thành hàng lối dương đầy biểu ngữ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Cờ Tổ quốc được căng lên. Cờ to, cờ nhỏ, mũ mang cờ rồi áo cũng mang cờ. Thế nhưng những lá cờ nhỏ bé này không áp đảo được lá cờ ngạo nghễ ở tòa nhà hành chính của thành phố. Đám đông bị cưỡng chế và tan dần. Người vô tình mang cờ hay mặc áo có cờ ra dạo chơi bên hồ Hoàn Kiếm dễ bị nhận được những cái nhìn xoi mói, dị nghị.
Vậy là không phải ai mang cờ Tổ quốc cũng đều cùng ý chí.
Mấy tháng trước tôi nhìn thấy quang cảnh nhà ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng sau đợt cưỡng chế của chính quyền. Một tấm ảnh mà làm tôi buồn mãi. Ấy là lá cờ Tổ quốc cắm vội, bay phất phơ trên túp lều dựng tạm. Tôi cũng tự hỏi, gia đình ông Vươn cắm cờ Tổ quốc để làm gì trong cái cảnh nước sôi lửa bỏng như thế. Nhà ông Vươn, khu đầm ông Vươn không phải là con thuyền hay con tàu trên biển cả để khẳng định nguồn gốc xuất xứ. Treo lá cờ cũng không phải dịp lễ tết hay kỷ niệm một sự kiện hào hùng nào đó. Hay là gia đình ông Vươn treo lá cờ để gây chú ý cho người qua lại? Không gia đình ông Vươn không treo cờ vì những lý do như thế!
Đơn giản là gia đình ông Vươn mất sạch, mất hết. Bản thân ông Vươn đang ngồi trong nhà tù, còn sự nghiệp mà ông cùng gia đình bao năm nhọc nhằn gây dựng thì tan hoang sau đợt cưỡng chế sai luật của chính quyền Tiên Lãng. Muốn sống, muốn đứng đậy thì phải có một niềm tin. Tin vào gì bây giờ? Tin vào lời hứa của hội đoàn hay chính quyền ư? Hội đoàn hay chính quyền thì đã từng cùng một ý chí chính trị, mà kết quả mang lại chỉ là mảnh đất tan hoang với khu đầm trơ trọi. Tin vào công lý ư? Công lý thì luôn thuộc về kẻ mạnh, mà gia đình ông Vươn thì thuộc tầng lớp yếu, bây giờ thì quá yếu vì đối kháng với chính quyền.
Ấy nhưng gia đình ông Vươn vẫn treo lá cờ Tổ quốc. Gia đình ông tin vào sự đồng cảm của nhân dân cả nước. Lá cờ đỏ sao vàng kia đâu phải của Hải Phòng hay Tiên Lãng. Lá cờ kia là sự đùm bọc bảo vệ của đồng bào cả nước đối với gia đình ông Vươn. Lá cờ tự vệ cuối cùng, sự níu kéo hy vọng cuối cùng của những người như ông Vươn.
clip_image002
Rồi hôm qua tôi lại thấy lá cờ Tổ quốc như thế xuất hiện. Chẳng phải nơi phố phường đèn hoa hay ngạo nghễ trên các tòa nhà uy nghiêm. Lá cờ xuất hiện trên lán tạm giữa cánh đồng ngổn ngang bề bộn của huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Nơi đây hàng ngàn người nông dân đang lo toan cho số phận của mình, lo toan cho tương lai con em của họ. Họ, những người nông dân hiền lành chăm chỉ, một nắng hai sương làm ra hạt thóc, hạt gạo cho mình cho đất nước, đảm bảo an ninh lương thực, hơn nữa họ đang góp phần vào xuất khẩu lương thực mang lại cái danh hiệu “nhất, nhì thế giới”. Họ chỉ muốn mưa hòa gió thuận, họ chỉ muốn bình yên để canh tác và sinh sống trên mảnh đất mà cha ông để lại. Thế nhưng việc không như thế. Chính quyền quyết tâm chuyển giao những mảnh đất này cho một doanh nghiệp kinh tế.
Liệu hiệu quả chuyển giao kinh tế đó có mang lại lợi ích trực tiếp cho hàng ngàn người dân địa phương hay không? Hay chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người nào đó? Người nông dân họ chỉ biết một nghề duy nhất đấy là làm nông nghiệp. Nếu người nông dân không còn đất đai để canh tác hay sinh sống thì họ làm gì? Số phận hàng ngàn người dân sẽ trôi dạt về đâu?
Chính quyền sao không cố gắng đối thoại với dân, để tìm giải pháp hợp với nguyện vọng của người dân. Một khi người dân chưa đồng thuận thì sao chính quyền lại vội vã huy động một lực lượng cưỡng chế khổng lồ đến thế để trấn áp người dân? Một chính quyền do dân và vì dân chẳng lẽ có cách ứng xử bạo cường thế ư?
Nhìn lá cờ Tổ quốc cô đơn trên cái lán của người nông dân huyện Văn Giang mà
Bỗng dưng tôi muốn khóc.
D.C.

 

Chỉnh đốn Đảng và kêu cứu từ Văn Giang


Công an tràn vào truy bắ̃t và vây đánh dân làng tại xã Xuân Quan
Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội
-
Bom nổ Tiên Lãng, Hải Phòng chưa dứt, thì gạch đá, khói lửa, máu đổ ở Văn Giang, Hưng Yên đã dâng lên.
Thực vậy, những tưởng sau kết luận của ông Thủ tướng Chính phủ về xử lý sai trái của chính quyền trong vụ Tiên Lãng, sau việc ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hô hào rộng khắp phong trào chỉnh đốn Đảng, các cấp chính quyền, mà lãnh đạo tuyệt đối là Đảng viên, phải chú ý sửa mình, thì đêm 23 rạng ngày 24/4/2012, lại xảy ra một vụ đàn áp, cưỡng chế dân khốc liệt, khiến người dân vô cùng phẫn nộ.

Sự cưỡng chế lần này có quy mô lớn gấp cả chục lần về số lượng và càng có phần không kém phần thù địch chống dân của chính quyền, với những người chủ trương ra tay lấy đất của dân đã có tuyên bố trước, đầy dõng dạc.
Sự “thù địch” này đã tạo nên tiếng kêu khóc xé ruột, thấu trời của hàng trăm hộ nông dân tại ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao – huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
Tiếng kêu xé ruột của họ cũng bị khỏa lấp trong tiếng súng nổ, lựu đạn cay, tiếng gầm rú của máy xúc, máy ủi cùng tiếng đấm đá, đánh hội đồng của số đông những kẻ cưỡng bức họ và những phần tử a-dua, dấy máu ăn phần, những bàn tay sắt nối dài của chính quyền và những nhóm lợi ích.
Bóng những người nông dân khắc khổ, tay không vũ khí, không quyền lực, đói rách mong manh bị chìm ngập trong lực lượng vũ trang được công luận mô tả là lên tới cả ngàn người từ phía chính quyền và nhà đầu tư dự án Ecopark.
Nếu thế, thì lập trường “coi dân như kẻ thù” của nhiều lãnh đạo và viên chức chính quyền huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên, đã thể hiện ở tầm cỡ còn lớn hơn, quyết liệt hơn cả Hải Phòng ư?
Nông dân phản đối cưỡng chiếm đất ở dự án Ecopark
Nông dân phản đối cưỡng chiếm đất ở dự án Ecopark
Lực lượng vũ trang hùng hậu này, đến 11h 15’ ngày 24/4/2012 đã đem “hoàn toàn thắng lợi” về cho phía nhà đầu tư Ecopark. Họ rảnh tay, thanh thản đi ăn trưa và ăn mừng. Trước đó, họ đã đánh đập, đã bắt bớ nhiều công dân, san bằng ruộng đất của dân, đã ném những chiếc bánh mì và cơm nắm của người dân nghèo bám đất đang đói xuống ao làng!
Trong khi, theo quy định của CP, với những dự án kinh doanh (như Ecopart), thì nhà nước không đứng ra thu hồi đất, mà chỉ làm trọng tài để nhà đầu tư thỏa thuận với dân theo nguyên tắc công bằng và dân tự nguyện. Cũng như tại Thông báo số 168/TTCP ngày 26/11/2007, Thủ tướng CP đã chỉ đạo UBND tỉnh Hưng Yên phải “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng khu đô thị”.
Điều đáng ngạc nhiên là sự kiện này xẩy ra ngay trong “thời điểm nóng”, khi mà Ban Bí thư TƯ Đảng đang chỉ đạo triển khai thực hiện “chỉnh đốn Đảng” theo Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 khóa 11(NQ4) mang tên “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” với một trong những giải pháp mấu chốt là thực hiện 19 điều Đảng viên không được làm!
Mìn hẹn giờ
“Rất nhiều vị lãnh đạo, thủ trưởng tham lam đã ra những quy định, chỉ thị, nghị quyết, kết luận sai trái, gây hại lớn nhưng luôn nhân danh Đảng để khủng bố, triệt hạ”
Võ Thị Hảo
Theo Nghị quyết TƯ 4, để đem lại hiệu quả, một trong những biện pháp mấu chốt là thực hiện “19 điều Đảng viên không được làm”(19 Đ.).
Điều đặc biệt đáng ngại là mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng theo các chuyên gia pháp luật, thay vì đem lại đòn bẩy, cung cấp vũ khí sắc bén hạng nặng cho công cuộc chỉnh đốn đảng, thì trong 19 điều trên lại có sẵn những “quả mìn hẹn giờ” vô hiệu hóa mục đích chỉnh đốn.
Các quy định về ĐV không được “nói, làm trái hoặc không thực hiện cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng”(đ.1); “cấm viết bài, cho đăng tải tin bài quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử…; “Cấm sáng tác, sản xuất tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội, tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật” (đ.3); cấm “ tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ, lợi dụng việc phát ngôn nhân danh việc phản ảnh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác” (đ.4)… là những quy định đã và sẽ còn bị lạm dụng dẫn đến vô hiệu hóa sự đấu tranh phê bình trong nội bộ Đảng và xâm phạm quyền tự do ngôn luận của Đảng viên. Các quy định này cũng là vũ khí để những người làm sai, bị phê bình góp ý lợi dụng “phản pháo” trả thù người thực tâm làm theo lời kêu gọi của Ban Bí thư.
Đặc biệt, điều 5 và điều 6 vi phạm nghiêm trọng quyền công dân, vi hiến khi cấm việc Đảng viên cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo; cấm “tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật, biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự”…
Và một câu hỏi không thể không đặt ra : Ai sẽ được xưng danh là Đảng đây? Cấp nào của Đảng thì được ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận để Đảng viên không được nói, làm trái? Cấp Bộ chính trị hay cấp chi bộ thôn xã? Rất nhiều vị lãnh đạo, thủ trưởng tham lam đã ra những quy định, chỉ thị, nghị quyết, kết luận sai trái, gây hại lớn nhưng luôn nhân danh Đảng để khủng bố, triệt hạ những người dám phê bình hoặc không ủng hộ.
Làm sao xác tín?
Cưỡng chế đất ở Văn Giang, Hưng Yên
Hàng trăm cảnh sát tham gia cưỡng chế đất ở Văn Giang hôm 24/4/2012
Thế nhưng, người dân chỉ căn cứ vào hành động của nhà cầm quyền để xác tín việc họ có thực sự hành động hay chỉ là những lời nói.
Trước hết, người dân sẽ tin là Đảng thực tâm chỉnh đốn, nếu Đảng nhận diện đúng thủ phạm.
Thực tế chứng minh rằng chẳng phải do “thế lực thù địch diễn biến hòa bình”, lực lượng gây suy thoái, hãm hại nhân dân, đẩy sự tồn tại của Đảng đứng bên bờ vực thẳm, chính bởi nhiều “đồng chí đang là “ong tay áo” mặc sức bòn rút xương tủy của đất nước và nô lệ hóa người dân bằng việc bắt họ phải tuân theo tư tưởng lạc hậu cả mấy trăm năm và đã bị hầu hết loài người ghê sợ xa lánh.
Những kẻ đó không thể chỉ bị phê bình hoặc tự phê bình, “xử lý nội bộ”, kỷ luật xuê xoa, thuyên chuyển công tác, hoặc về hưu, xin “nghỉ mất sức” theo kiểu “hạ cánh an toàn”, thậm chí nhiều trường hợp còn lên chức cao hơn.
Một thông điệp ngầm mà cách quản lý xã hội hiện nay đang gửi tương lai là : hãy tiếp tục trộm cướp, và đã trộm cướp thì hãy làm những vụ thật lớn. Nếu trước đây trộm cướp năm trăm triệu, thì nay, hãy làm những vụ hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ cho bõ công.
Người VN chỉ tin, khi nào thấy thể chế, cảnh sát, tòa án và nhà tù VN thay đổi.
Người dân phải được thấy trong thời gian sớm nhất những người bất đồng chính kiến, người bị oan sai đang trong vòng lao lý được trả tự do và được bồi thường danh dự. Ngay cả đến chính quyền khét tiếng quân phiệt Myanma cuối cùng cũng vừa tỏ ra phục thiện với nhân dân của họ bằng cử chỉ tối thiểu này.
Và nhà tù VN phải được dành chỗ để tống giam vô số “đại trộm cướp” tích tụ thành một “giai cấp” từ mấy chục năm đến nay. Trong đó, có kẻ đang tại vị và tiếp tục gây hại lớn, có kẻ đã “hạ cánh an toàn”. Đám trộm cướp kếch xù đó – dù có mỹ từ hóa hành vi của chúng là “tham nhũng”, là “sâu mọt”, là “cố ý làm trái”, hay “chưa ý thức đầy đủ”, “chưa triển khai đồng bộ”, “chưa đi sâu đi sát quần chúng”… gây hậu quả…hay gì đó nữa, dù là “trách nhiệm gián tiếp” hay “trách nhiệm trực tiếp”, thì vẫn phải trả về đích danh hành vi của chúng đã được định nghĩa rõ trong từ điển tiếng Việt tự ngàn xưa: phường đại trộm cướp.
“Độc quyền của bất kỳ lực lượng chính trị nào cũng dẫn tới sự lạm quyền. Và lạm quyền sẽ đi tới khủng bố và tội ác”
Võ Thị Hảo
Cần phải chỉ đích danh đám đại trộm cướp này là kẻ thù của nhân dân, đang phản lại công bằng và tiến bộ xã hội. Người dân căm phẫn và khinh miệt lũ chúng. Đám này đánh cắp cả quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước.
Và con đường tất yếu, là đám đại trộm cướp này sẽ cấu kết với nhóm lợi ích và đám côn đồ để trở thành lực lượng khủng bố vô địch trong xã hội.
Quyền lực của đám này là không giới hạn, vật lực là vô song vì chúng tha hồ lấy từ công quỹ. Lũ chúng quyền thế tới mức có thể thường xuyên điều khiển việc sửa Luật, ngay cả Hiến pháp để đem lại lợi ích nhóm trong khi tước đoạt ngày càng thô bạo những quyền cơ bản của công dân. Đặc biệt, chúng luôn coi báo chí và tự do ngôn luận là kẻ thù không đội trời chung để triệt hạ.
Phê bình và tự phê bình không thôi thì chỉ là biện pháp cải lương. Hãy thiết lập cơ chế để tống vào tù tất cả những đại trộm cướp cao cấp, trước hết là các quan chức nhà nước có tài sản kếch sù từ nguồn gốc mờ ám và những kẻ dốt nát vô trách nhiệm đang tại vị như những đập bê tông ngăn chặn dòng chảy. Đó mới là việc cấp bách cần làm ngay.
Đó mới là dấu hiệu đáng tin cậy của công lý bắt đầu trên mảnh đất này.
Yêu cầu công lý ấy chẳng lạ lẫm gì. Chúng được thực thi ngày ngày giờ giờ phút phút ở vô số quốc gia có một thể chế bình thường, không phản tự nhiên.
Đồng thời với việc phải vào tù, những kẻ đó phải trả lại tài sản chúng đã trộm cướp và phải đền tội cho những sai trái và thiệt hại chúng đã gây ra. Tài sản, và đương nhiên cả số tiền gửi nhà băng nước ngoài của gia đình chúng cũng bị phong tỏa để trả lại cho đất nước và nhân dân.
Tiến trình thi hành án này phải được giám sát chặt chẽ tiến độ, theo đuổi ráo riết, đến cùng, kịp thời và công bố thường nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Và, trên cơ sở sự sòng phẳng ấy, mới có thể có nền tảng tối thiểu để thực thi những hành động thiết yếu nhất đưa đất nước VN thoát khỏi tình trạng nguy ngập hiện nay.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói: “Thực trạng suy thoái trong Đảng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư vậy”.
Khi còn đổ tội cho các “thế lực thù địch” thì không chỉnh đốn được. Phải nhìn thấy kẻ thù của đất nước, nhân dân, chính thể này là trong nội bộ, từ gan ruột. Đó là nhận xét đúng bệnh. Đã là ung thư, chỉ còn cách xạ trị, cắt bỏ, phải đốn, không thể “chỉnh” mà được.
Sống lại từ thể chế
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Chưa thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm người dân ở Tiên Lãng và Văn Giang
Muốn xác tín việc thực tâm chỉnh đốn Đảng và cứu VN ra khỏi nguy ngập, người dân VN phải được thấy sự thay đổi ngay từ thể chế.
Trách nhiệm của Quốc hội VN là không thể để bất kỳ một tổ chức, cá nhân, đảng phái nào cao hơn nhân dân, nhà nước và pháp luật, nhân tính và quyền tự nhiên của con người.
Nếu không đề phòng và không cài đặt những cơ chế bảo hiến vĩnh viễn, bất khả xâm phạm, sẽ dẫn tới thảm họa. Những tổ chức cầm quyền thoái hóa sẽ như một con qủy len lỏi xâm thực vào từng thớ thịt, mạch máu của xã hội và ép buộc, khủng bố lại những nguồn sống đó để tồn tại dài lâu.
Quốc hội và người dân VN, hãy hết sức theo dõi và giám sát việc sửa Hiến pháp sắp tới để đề phòng những lực lượng xấu nhân cơ hội này tước đoạt quyền công dân và hãm hại đất nước!
Quốc hội cần thiết lập cơ chế bảo hiến ngay từ khâu sửa HP và ngăn chặn việc một nhóm lợi ích nào đó coi HP thiêng liêng như một chiếc quần để tùy tiện xỏ vào, tùy tiện vấy bẩn, cắt xẻo hoặc chắp vá vô hạn định!
Một Hiến pháp và thể chế công bằng thừa nhận sự tồn tại của Đảng CS trong cơ chế cạnh tranh lành mạnh cùng các đảng phái khác và sẽ ngăn chặn mọi thế lực độc quyền.
Bởi vì độc quyền của bất kỳ lực lượng chính trị nào cũng dẫn tới sự lạm quyền. Và lạm quyền sẽ đi tới khủng bố và tội ác.
“Sống lại ” về mặt thể chế sẽ ngăn chặn được khuynh hướng hợp thức hóa sự khủng bố của bộ máy đàn áp phục vụ cho chủ nghĩa thân hữu và man rợ đội lốt chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ máy này vận hành bằng cách nghiến nát mọi sự can gián hoặc trở lực không phù hợp quyền lợi nhóm và đẩy sự tồn tại của đảng vào nguy ngập.
Cơ chế bảo hiến và một thể chế lành mạnh sẽ tháo ngòi nổ những “quả mìn” được cài đặt sẵn nhằm triệt hạ những hành động bảo vệ nhân tính, công bằng xã hội, công lý, lợi ích cộng đồng, và các quyền đương nhiên của con người.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo, đang sinh sống ở Hà Nội.

 

Công an bắt giữ 20 người trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang, Hưng Yên


Nông dân Văn Giang phản đối vụ trưng thu đất đai cho dự án thương mại du lịch Ecopark (REUTERS)
Thanh Phương
-
Hôm qua 24/04/2012, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã huy động hàng ngàn người, gồm an ninh, công an và dân phòng, cùng nhiều xe ủi đất để thi hành lệnh cưỡng chế thu hồi đất tại xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Những khu đất này được thu hồi để thực hiện dự án Ecopark (Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang).
Hơn 1000 dân làng đã chống lại việc cưỡng chế, khiến cảnh sát đã phải bắn hơi cay và lựu đạn khói để giải tán. Nhưng cuối cùng, trước một lực lượng quá đông đảo, người dân Văn Giang đã không thể ngăn chận được việc cưỡng chế.

Theo báo chí chính thức, chiều hôm qua, ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, thông báo là “đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, bàn giao 72,6 hecta cho chủ đầu tư theo đúng kế hoạch”. Ông Bùi Huy Thanh cũng thông báo là công an tỉnh đã tạm giữ 20 người bị coi là “có hành vi quá khích”, cũng như đang điều tra “những đối tượng cầm đầu tổ chức chống đối người thi hành công vụ.”
Người dân bị trưng thu đất cho dự án Ecopark đã khiếu kiện từ 8 năm nay, một phần vì giá đền bù quá thấp và một phần vì họ không công nhận tính hợp pháp của dự án này, đòi trả lại đất canh tác cho họ.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, một người dân ở một trong ba xã bị cưỡng chế ở huyện Văn Giang ( xin được giấu tên vì lo ngại cho tính mạng ), cho biết họ có cảm tưởng như vừa bị ngoại xâm vừa trải qua một trận đại hồng thủy hay vừa bị một trận càn quét trong chiến tranh.
Những người dân vừa bị cưỡng chế thu hồi đất vừa rất căm phẫn trước hành động của chính quyền và chủ đầu tư, vừa lo ngại cho cuộc sống tương lai, vì số tiền đền bù chỉ đủ sống cho vài tháng, và nay họ không còn phương tiện nào khác để sinh sống.
Theo RFI

 

Xung quanh Ecopark ở Văn Giang


Ruộng của nông dân bị thu để xây ‘đô thị sinh thái, nhiều màu xanh’
BBC
-
Dự án Ecopark được quảng cáo mạnh tại Việt Nam hiện trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.
Theo báo chí Việt Nam, từ năm 2004 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án được ca ngợi là “khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc”, cho thấy Hưng Yên đã có nhiều năm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng.

Vụ cưỡng chế đẩ̉̀y bạo lực xảy ra chỉ ra với một phần không lớn của dự án khổng lồ Bấm Ecopark được cho là chiếm một diện tićh 500 ha đất.
Ecopark là gì?
Theo AFP hôm 24/4, Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.
Theo các trang web rao bán bất động sản cao cấp tại Việt Nam, toàn bộ khu đô thị Ecopark được mô tả là “không gian lý tưởng để tận hưởng cuộc sống”, với hàng loạt loại biệt thự, chung cư cao cấp, và nhà phố.
Có vẻ như chủ đề ‘môi sinh’ và ‘màu xanh’ được quảng bá mạnh với các tên như Vườn Tùng, Vườn Mai, Núi Trúc, Rừng Cọ đặt cho các khu bất động sản đắt giá.
“Doanh nghiệp không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ”
Ecopark quảng cáo về dự án ở Văn Giang
Báo chí trong nước cũng nói Việt Hưng được giải “Công trình kiến trúc xanh Việt Nam năm 2012″ do Hội Kiến trúc sư Việt Nam bình chọn và trao tặng.
Tất cả nhằm phục vụ cho một đối tượng khách hàng thuộc giai cấp giàu có đang lên tại Việt Nam, nhấn mạnh vào các nhu cầu hướng ngoại của họ như mua “hàng hiệu đẳng cấp, nhu cầu giải trí ẩm thực”.
Trang web chính của Ecopark cũng quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.

Các quảng cáo về Ecopark mô tả một không gian ‘hiện đại, đẳng cấp cao và nhiều màu xanh’.
Trang này cũng quảng cáo rằng mục tiêu của họ là phục vụ cộng đồng dân cư xung quanh.
Họ cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của chính phủ, công ty Việt Hưng đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu USD để “hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân”.
Việt Hưng là đối tác của Savills, một tập đoàn bất động sản hàng đầu cũng của Anh đã có mặt tại Việt Nam từ thập niên 1990.
Theo báo bất động sản Việt Nam thì Savills đã ký thỏa thuận với Việt Hưng để nắm “độc quyền bán khu nhà ở” thuộc Ecopark, theo một ký kết từ cuối 2009.

Nhiều hộ gia đình Hưng Yên phản đối công trình Ecopark
‘Phục vụ cộng đồng?’
Về quan hệ với địa phương, dự án Ecopark cũng cam kết “không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ,” theo trang web của họ.
Nhưng vụ cưỡng chế lớn chưa từng có từ nhiều năm qua tại Việt Nam hôm 24/4 cho thấy tuyên bố của Ecopark rằng “chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân bổ trợ lẫn nhau, mang lại cơ hội và lợi thế tối ưu”, đã̉ không thuyết phục được cả nghìn người dân Văn Giang.
Cho dù tranh chấp về tiền bồi thường chưa giải quyết được, hành động đưa vào hàng nghìn công an để giải toả mặt bằng bấ́t chấp sự kháng cự đông đảo của nông dân cho thấy vấn nạn của chính quyền khi chọn vị thế ủng hộ cho Ecopark.
Về doanh nghiệp này, dù được sự hỗ trợ hết mình của chính quyền trung ương, địa phương, các “đại gia” về tài chính cùng các đối tác quốc tế, Ecopark chưa giải được bài toán bảo vệ thương hiệu của họ với dư luận.

 

Chuyện cưỡng chế đất ở Văn Giang


Đông A
-
Người nông dân Việt Nam cùng cảnh ngộ phải biết tổ chức nhau lại thì mới có cơ hội đòi công bằng cho mình!
 
Chuyện cưỡng chế đất ở Văn Giang là tin nổi bật trong ngày hôm nay. Tạm thời chính quyền đã thành công chuyện cưỡng chế, nhưng tương lai thế nào thì cũng khó nói. Nhưng nhìn những hình ảnh người dân cầm gậy gộc đối mặt với công an dàn hàng ngang không khỏi khiến tôi không nghĩ tại sao chính quyền lại trở thành kẻ thù của nhân dân đến thế. Chở thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân. Chuyện Văn giang bên nào đúng sai thật khó phân định tỏ tường. Tôi cố gắng tìm hiểu vấn đề ở Văn giang để có điểm nhìn tham chiếu. Ở đây có mấy điểm cần nhìn rõ. Một mặt, từ nguồn tin của chính quyền, theo báo Lao động, có 3800 hộ trong tổng số 4900 hộ đã nhận tiền đền bù, và như vậy chỉ có 21% hộ chưa nhận tiền đền bù. Như vậy nếu chuyện thu hồi đất đai là bất hợp lý thì tại sao đến 80% số hộ đã đồng ý? Nếu chính nội bộ người dân Văn giang đã có những điểm nhìn khác nhau về chuyện thu hồi đất thì để được sự ủng hộ rộng rãi của công luận, người dân Văn giang cần lý giải vấn đề này. Mặt khác, đứng trên quan điểm của người dân chống lại chuyện thu hồi đất, tiền đền bù thu hồi quá thấp, giá tiền mấy sào đất mới bằng giá tiền 10m2 mà công ty Việt Hưng thu hồi để bán cho các nhà đầu tư. Và điều quan trọng hơn nữa, đất đai gắn chặt với người nông dân, người nông dân mất đất sẽ mất kế sinh nhai của họ. Ở đây có 2 vấn nạn mà chính quyền chưa giải quyết được thấu đáo. Thứ nhất, thu hồi đất phải tạo ra công ăn việc làm khác cho người nông dân. Thứ hai, chưa có cơ quan trung gian độc lập về giá tiền bồi thường đất. Trong hầu hết các trường hợp, bên người dân thì nói tiền đền bù thấp, còn bên thu hồi đất thì nói giá tiền đền bù hợp lý. Không có cơ quan trung gian độc lập phán quyết về giá đất thì những chuyện như ở Văn giang sẽ không bao giờ hết, và mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền ngày càng trầm trọng, và có thể dẫn tới những bất ổn xã hội không lường trước được.
Đối với người dân, để có thể giành được quyền sống, điều quan trọng là phải đoàn kết một lòng. Không sớm thì muộn, tôi tiên đoán, từ thực tiễn đấu tranh, người dân sẽ phải tạo ra một chính đảng của mình để lãnh đạo cuộc đấu tranh. Không có chính đảng lãnh đạo thì người dân luôn thua trong những cuộc đấu tranh như thế này. Chính chính quyền đã đẩy những người dân tạo ra chính đảng của họ, bởi vì đó là con đường sống duy nhất. Tôi đã nhìn thấy những manh nha của chính đảng, tuy hình thức còn thô sơ và chưa có danh tính, ở những vụ tranh chấp về thu hồi đất.
Một chế độ khi đã đánh mất niềm tin của dân chúng không sớm thì muộn sẽ diệt vong. Tôi tin rằng luận điểm này luôn đúng bởi vì nó đã được kiểm chứng bằng lịch sử và chưa có ngoại lệ.

 

Cưỡng chế Văn Giang ‘quá nặng tay với dân’?


-
Sau vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, BBC tìm hiểu phản ứng và ý kiến của người dân và một số nhà quan sát.
Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark.
Một số hành ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế đối với những người nông dân phản kháng.
‘Dân sẽ trắng tay’
Bà Lê Hiền Đức, một người vận động cho dân quyền có tiếng tại Việt Nam cho biết, đêm 22/4 bà đã có mặt tại Văn Giang.
“Tôi không có gì phải giấu diếm, tôi về để bảo vệ dân tôi.”
Bà cũng cho biết, trước đó, chính quyền đã tìm cách ngăn cản không cho Lê Hiền Đức có mặt với dân.”
“Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra.”
“Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào.
Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi.”
Bà Hiền Đức mô tả về những gì bà chứng kiến hôm 24/4 là trận chiến đấu ác liệt.
“Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu …lửa cháy ngút trời.”
Bà cho biết các lực lượng đã dùng súng hơi cay, “đánh đập dân rất dã man”.
“Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân.”
“Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế.
“Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an.”
“Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man.”
Tuy nhiên, do tiếng nổ quá to, bà không phân biệt được là súng gì.

Công an dàn quân trước khi tiế̃n vào cưỡng chế
Bà tâm sự. “Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang.”
“Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cáo áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay.”
“Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành.”
“Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao?.”
“Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua.”
Trao đổi với BBC, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực trái pháp luật’ trong hành động cưỡng chế.
Qua các hình ảnh video mà ông xem được, ông Quân cho biết lực lượng công cả mặc đồng phục lẫn không mặc đồng phục và đeo băng đỏ ‘cùng nhau vây dân lại bắt dân và đánh dân’.
LS Quân cho biết ông không nắm trong tay các hồ sơ, thủ tục thu hồi và cưỡng chế đất của chính quyền Văn Giang nên không biết rõ liệu các quyết định này có hợp pháp hay không, tuy nhiên ông đặt câu hỏi về hành vi của công an.
Xâm phạm thân thể
“Họ đánh rất nặng và dã man,” ông nói, “Điều này hoàn toàn sai pháp luật vì pháp luật quy định quyền tự do thân thể rất rõ.”
“Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội.”
Luật sư Lê Quốc Quân
Ông nói những nông dân bị đánh đập hoàn toàn có thể kiện lực lượng cưỡng chế về tội ‘cố ý gây thương tích’.
Luật sư Quân viện dẫn logic luật pháp để giải thích điều này: “Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội.”
Ông cũng không cho rằng người dân Văn Giang phản kháng chống đối người thi hành công vụ vì theo như ông thấy qua hình ảnh được quay lại thì có đến hàng chục cảnh sát mặc quân phục lẫn không mặc quân phục vây vào đánh chỉ một người.
“Nói họ (nông dân Văn Giang) chống (người thi hành công vụ) là hoàn toàn sai vì họ chỉ có một (đối đầu với công an) và họ rất hiền lành,” ông nói.
Ông cho biết pháp luật không quy định số lượng người tham gia cưỡng chế nhưng trong vụ việc ở Văn Giang thì chính quyền ‘đã huy động lực lượng quá sức’.
Ông cũng nhận thấy một điểm ‘sai’ trong quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang là đã không cho phép người dân thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư để bồi thường theo giá thị trường vì đất đai của họ bị thu hồi cho mục đích thương mại của tư nhân chứ không phải mục đích an ninh quốc phòng.
BBC sẽ tiếp tục tì̉m hiểu ý kiến của các bên về vụ việc để cập nhật bài này.

 

Vụ Văn Giang: Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?

-
-Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?

(Tamnhin.net) - Chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những gì mà người dân cảm nhận và khôi phục niềm tin trong thời gian qua ? 
Ảnh: Theo Yahoo
Những hình ảnh mới nhất về cuộc tổ chức cưỡng chế của chính quyền Hưng Yên đối với các hộ dân ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang vào ngày 24/4/2012 có lẽ không ít tính biểu dụ để người xem có thể tự hình dung ra những hình ảnh chưa xuất hiện, nhưng thật dễ dàng phát lộ vào một thời điểm nào đó.

Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. Và dù chẳng có ai đi xe máy, nhưng nhiều người vẫn rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông đường bộ với mũ bảo hiểm - một kiểu “trang phục” không kém thua cảnh sát cơ động.

Để thực hiện chiến dịch cưỡng chế, lấy “đất sạch bóng dân” phục vụ cho dự án Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang (Ecopark), trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn mà báo Người Cao Tuổi đã nêu về “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, UBND huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó.

Nhưng lần này, có lẽ rút kinh nghiệm thời sự từ vụ việc Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã huy động một cách quy mô lực lượng Công an, Cảnh sát cơ động và Dân phòng.
Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…

Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu - từ tiền ngân sách và đó là tiền đóng thuế của nông dân. Hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?

Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi.

Ai đang đối đầu ai? Những gốc rễ sâu xa và cay đắng nào đã khiến cho tình thế trở nên bi thiết đến mức như hiện nay? Thực tế mà chúng ta đang chứng kiến đã xảy ra không phải chỉ một lần trên đất nước này, không phải chỉ tại một địa phương. Nhưng những gì đã dẫn tới hệ quả, hay nói đúng hơn là hậu quả của ngày hôm nay, phải được bắt nguồn từ một quá khứ, vào lúc mà người nông dân không nhìn thấy tương lai.

Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục - những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó!

Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ.

Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.

Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã mang tính tiền lệ.

Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ!.
Nhìn lại và đánh giá ở góc độ quyền lợi của người nông dân có được bảo vệ không? đất nông nghiệp bị lấy hết làm khu đô thị mà trên cái đất nước này đã mọc ra bao nhiêu khu đô thị "kiểu ấy" ? Đầu tư ư ? lợi nhuận ư? bằng nguồn vốn nào ? mà kinh doanh kiểu gì ? để từ đất đền bù cho nông dân với vài chục triệu một sào ? Một vòng vo quay biến thành đất "dự án, đất đô thị " phân lô bán nền cho chính người dân chúng ta với mức lãi khủng khiếp gấp tới hàng ngàn lần ? Thử hỏi cơ chế, chính sách, rồi hậu quả của  những sự việc này có còn sự công bằng và bảo vệ nông dân nữa không? Rồi hệ lụy người dân mất đất còn lại cái cuốc, cái cày không thì làm gì để sinh sống và ổn định gia đình ? thế là xã hội lại có thêm nhiều người mất việc, bất ổn ..... ? Liệu bao giờ chấm dứt được những vụ việc như thế này.
Đô thị ...., thành phố...., Mọc lên khắp đất nước ... Rồi bỏ hoang hàng vài chục năm nay mà vẫn chưa đủ sao ? Người dân còn và sẽ làm gì ? họ sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào nếu cứ thấy,chịu những phi lý và hệ lụy của nó diễn ra ? và rồi tình hình  kinh tế chính trị, xã hội sẽ đi đến đâu? Than ôi hai tiếng "khổ dân " hay "dân khổ " thời nay ?
Viết Lê Quân

-Ai đứng sau vụ cưỡng chế mạnh tay này?! 
-Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark
Dân Làm Báo - Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch của 4 công ty: VietCapital Bank, công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt. Đó là thông tin chính thức được công bố.
Trên trang blog của anh Huỳnh Ngọc Chênh, đăng tải một tài liệu "Nghị quyết Đại hội Cổ đông thường niên 2012 của công ty Bản Việt" đề ngày 20 tháng 4, 2012 với nội dung:
VietCapital Bank phát hành quyền chọn mua cổ phiếu cho Công ty CP Phát triển Bất Động Sản Việt Hưng (Vihajico). Trong văn bản này Việt Hưng được ghi là đối tác chiến lược của VietCapital Bank và VietCapital Bank phát hành quyền chọn mua cổ phiếu cho đối tác chiến lược Việt Hưng. Việt Hưng nắm 5.670.000 quyền, mỗi quyền là 1000 đồng Việt Nam, tổng cộng giá trị của cổ phiếu là 5,6 tỷ VND. 
Người ký văn bản là Nguyễn Thanh PhượngChủ tịch Hội đồng quản trị của VietCapital Bank
Công ty Việt Hưng chính là Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) -Chủ dự án Ecopark.
Nguyễn Thanh Phượng là con gái của Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng nước CHXHCNVN, người đã ký văn bản 1495/CP - NNcho dự án đô thị Ecopark - Văn Giang và giao cho Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư
Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên công bố hôm 20/4/2012 do Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Bản Việt ký cũng đã vừa được đăng tải bởi BBC:
Tóm lại: Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyềh hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Sự việc chỉ có dừng lại ở đó? 
Câu hỏi kế được đặt ra là Việt Hưng chỉ là đối tác chiến lược hay chính Nguyễn Thanh Phượng lại là một trong những thành phần lãnh đạo của Việt Hưng. 
Các trang mạng lề trái đang đăng tải thông tin về công ty này trong đó Tổng Giám đốc của Việt Hưng (Vihajico) là Đào Ngọc Thanh và Chủ tịch Hội đồng quản trị là Nguyễn Thanh Phượng. 
Tuy nhiên, dữ kiện trên thông tin của Ecopark vào ngày 21.08.2011 "Vihajico kỷ niệm 8 năm ngày thành lập (19/8/2003 – 19/8/2011)", thì chủ tịch HĐQT của Việt Hưng (Vihajico) là ông Lương Xuân Hà.
Dữ kiện về ông Lương Xuân Hà cũng tìm thấy trong bản tin Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh về thăm dự án Ecopark.
Và sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vihajico: (Cập nhật ngày: 01/12/2010)
Hiện nay, nếu có sự thay đổi nhân sự và Nguyễn Thanh Phượng trở thành Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty Việt Hưng, chủ đầu tư dự án Ecopark thì thông tin này chưa được chính thức công bố. 
Tạm thời có thể kết luận: Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyềh hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng - con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Bạn đọc có thêm thông tin hoặc dữ kiện liên quan xin gửi về lienlacdanlambao@gmail.com

*

Toàn văn Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2012 Công ty cổ phần chứng khoáng Bản Việt (VCSC)





Trong cuộc họp báo ngày 23-4-2012, ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên cho biết ngày 24-4 sẽ tổ chức cưỡng chế tại xã Xuân Quan để bàn giao đất cho chủ đầu tư và đề nghị các nhà báo không đến khu vực cưỡng chế.
Ngày 24-4-2012, chúng tôi đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên), từ xa đã thấy nhiều người dân đứng trên đê nhìn về khu vực cưỡng chế. Hỏi thăm đường vào, những người dân nói: Công an không cho vào đâu. Đi theo đường người dân chỉ, chúng tôi gặp một toán cảnh sát cơ động (CSCĐ) chắn đường, hỏi giấy tờ. Tôi xuất trình thẻ nhà báo, đề nghị CSCĐ cho vào khu vực cưỡng chế chụp ảnh. Các chiến sĩ không cho vào, tôi hỏi: Ai là chỉ huy cao nhất ở đây cho tôi gặp? Một cảnh sát dáng vẻ chỉ huy, có cảnh hàm nhưng không đeo biển hiệu ra tiếp. Tôi nói ngắn gọn: Theo Luật báo chí, các nhà báo được quyền chụp ảnh mọi nơi trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ những khu vực quân sự, bí mật quốc gia. Đây là cưỡng chế công khai, theo quyết định hành chính không đóng dấu “mật”, đề nghị anh để tôi vào. Người cảnh sát bảo tôi đứng chờ, anh báo cáo cấp trên xong sẽ trả lời. Đợi quá lâu không thấy người cảnh sát quay lại tôi quay ra gặp nhân dân đang đứng bên đường. Một người dân nói: Bác đi theo em, chúng em dẫn bác đi chụp ảnh.

Xe gầu xúc đang hoạt động
Theo chân người dân, chúng tôi rẽ sang đường khác nhưng vẫn bị cảnh sát bám theo ngăn cản, không cho vào. Ngồi nghỉ trong nhà dân một lúc, những người dân khác đến dẫn chúng tôi vào làng. Họ bảo: Các bác thay quần áo rồi đi theo em. Chúng tôi mượn tạm quần áo người dân đưa cho, thay tại chỗ, gửi máy ảnh cho dân giữ hộ, chỉ mang theo máy ảnh du lịch cỡ nhỏ và đi theo người dẫn đường. Vượt qua hai điểm gác của cảnh sát cơ động, chúng tôi luồn lách qua mấy bụi gai đến một nhà dân sát khu vực cưỡng chế. Vào nhà xong, chủ nhà đóng cửa dẫn chúng tôi lên tầng gác. Trên sân thượng có mấy người dân đang nhìn vào khu cưỡng chế, gương mặt họ đầy vẻ đau buồn. Tì máy ảnh vào vai người đứng trước tôi chụp liền mấy kiểu, rồi lại theo người dẫn đường trở ra. Trên đường đi, tiếng loa oang oang nói việc cưỡng chế theo quyết định của Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu và Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ. Trên báo Người cao tuổi số 47, ra ngày 20-4-2012 chúng tôi đã có bài “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, trong đó chỉ rõ quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là hoàn toàn trái pháp luật hiện hành. Theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…nhà nước mới thu hồi đất, trình tự thu hồi được quy định rõ trong luật. Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Lẽ tất nhiên, thoả thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thoả thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào.
CSCĐ chặn ngõ
Nếu hỏi người dân có đồng tình với việc cưỡng chế trái luật này hay không thì tôi tin chắc không ai đồng tình. Cũng có nghĩa là UBND huyện Văn Giang không đạt được “sự đồng thuận của nhân dân” theo chỉ đạo trong Thông báo 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ .
Ngọc Phi


Dân đen và tư bản đỏXung quanh Ecopark ở Văn Giang (BBC 25-4-12)
Tin Văn Giang: báo đưa thưa thớt(BBC). 
Chuyện cưỡng chế đất ở Văn giang   –   (Đông A).  Việt Nam bắt giữ 20 người sau vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang (AP/ Reuters/ Phía trước). – Vietnam detains 20 in latest land clash (Reuters). – Vietnam arrests 20 after massive land clashes‎ (Global Post). –  Vietnamese protester beaten by police in land dispute‎ (Storyful). – Vietnam: Land Dispute Sets Off Clash (NYT). – Vietnam: Mass Security Clampdown In Land Seizure(RFA/ Eurasia Review). Văn Giang một ngày sau cưỡng chế   –   (RFA).
- Nhà văn Võ Thị Hảo: Chỉnh đốn Đảng và kêu cứu từ Văn Giang(BBC).
Bổ sung để tiện kiểm chứng xem có sự trùng tên hay ngụy tạo, độc giả cung cấp thêm mấy nguồn tư liệu: 1 – Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2012  -  Bấm vào tải xuống bản PDF, 2- Lời ngỏ gửi khách hàng của Việt Hưng (Vihajico) về dự án Ecopark (tên chính xác là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng, có hơi khác trong văn bản).
Vietnam arrests 20 over land eviction: Reports -HANOI (AFP) - Vietnam arrested 20 people after heavily-armed riot police used tear gas to break up a protest by hundreds of angry farmers, reports said on Wednesday, in the culmination of a six-year land dispute.
-





Reuter nói khoảng 2000 cả cảnh sát và thường phục,  10 người bị bắt, nhưng thực ra là 20 người. SGTT đã bị rút bài do bài đăng chi tiết hơn quá trình cưỡng chế. Các báo đang tập trung vào việc chỉ trích nhóm người xúi giục người dân.

-World Briefing | Asia: Vietnam: Land Dispute Sets Off Clash REUTERS

 At least 2,000 police officers and men in plain clothes overwhelmed villagers who had tried to block them from taking control of a disputed plot of land on Tuesday. Villagers in the Van Giang district just east of Hanoi had vowed to resist local officials who had said they would forcibly appropriate 173 acres of land for use in a satellite city development project. Ten people were arrested, villagers said. Farmers say the government gave land to developers without proper consultation or compensation.
Cưỡng chế ở Hưng Yên: Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên(RFA 23-4-12)-- Security forces seize land from Vietnam villagers (Reuters 24-4-12) ◄  Báo trong nước không được phép đăng tin này, nhưng được khuyến khích đăng những tin như thế này: Là đàn ông nhưng tôi thích ’vùng kín’ um tùm (PN Today 23-4-12)



‘Chính quyền chưa bao giờ làm ác như vậy’ (BBC).  - Audio: Dân Văn Giang kể vụ cưỡng chế (BBC). “Chúng tôi chẳng còn tin tưởng vào đâu nữa, kể cả cái chính quyền này, chẳng sớm thì muộn rồi cũng mất nước thôi”.  - Cưỡng chế đất Văn Giang: Hàng ngàn nông dân “liều chết giữ đất” – Nguy cơ bùng nổ xung đột lớn    –   (DLB).
TIN CHIỀU: SỐ NGƯỜI BỊ BẮT VÀ BỊ TRIỆU TẬP   –   (Nguyễn Xuân Diện).  - Cớ sao chĩa súng vào đồng bào mình?   –   (DLB).  - Đừng chĩa súng vào dân!  –   (RFA). – Bác Bính ơi về đi (Trần Nhượng).  – Thanh Thảo: Gửi cháu tôi ở Văn Giang (Quê Choa/ Trần Nhương). - CHUYỆN VĂN GIANG   –   (Sơn Thi Thư).    – Ảnh: Dân Văn Giang chống thu hồi đất. - Mời xem Các video toàn bộ vụ cưỡng chế ngày 24-04-2012 (CongbangPhapluat).  - Ecopark - Em có bác  (Trần Nhương). - 8, 2 TỶ USD CHO CHIẾC ” BÁNH VẼ “: KHU ĐÔ THỊ ECO PARK-VĂN GIANG-HƯNG YÊN  –   (Phạm Viết Đào).



-1.000 công an tham gia, 20 người bị tạm giữ hành chính
SGTT.VN - Thông tin từ UBND tỉnh Hưng Yên chiều 24.4, xác nhận: lực lượng cưỡng chế có khoảng 1.000 người, mà nòng cốt là công an với sự hỗ trợ của cảnh sát cơ động cấp bộ, đã tiến hành thành công vụ việc “cưỡng chế – hỗ trợ thi công dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang” tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào sáng 24.4.
Người dân xã Xuân Quan tiếp tục bàn tán tại cánh đồng nơi xảy ra vụ cưỡng chế, sau khi các lực lượng cưỡng chế đã rút lui. Ảnh: PV
Chiều 24.4, tại trụ sở UBND huyện Văn Giang, trao đổi nhanh với các phóng viên, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, ông Bùi Huy Thanh, thông tin: vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công bắt đầu từ lúc 7 giờ, và đến 10 giờ 30 đã kết thúc an toàn, không một người dân nào bị thương và không có chuyện nhà bị phá. Trả lời câu hỏi của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Thanh cho hay, lực lượng tham gia cưỡng chế và hỗ trợ khoảng 1.000 người, trong đó chủ yếu là công an huyện Văn Giang, với sự hỗ trợ của công an tỉnh và bộ cũng như có sự chứng kiến của đại diện viện Kiểm sát nhân dân.
“Tuy nhiên, không hề có quân đội tham gia và cũng không hề có nổ súng như một số thông tin đã loan báo”, ông chánh văn phòng nói. Song, ông Thanh thừa nhận: “công an đã dùng hai quả đạn khói (ném chỉ thiên) để giải tán đám đông khoảng 200 người tụ tập, cản đường không cho xe vào công trường”. Về sự việc có hai cảnh sát bị thương và nhập viện, ông Thanh cũng xác nhận: “hai chiến sĩ cảnh sát cơ động bị xây xước nhẹ, đã được băng bó và xuất viện ngay sau đó”.
Ông Thanh cũng cho biết, kết thúc buổi cưỡng chế, các lực lượng chức năng đã tạm giữ hành chính 20 người để lấy lời khai, thu giữ một số chai xăng, gậy gộc và công an đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ.
Vẫn theo ông Thanh, trước khi cưỡng chế diễn ra, UBND huyện đã tổ chức đối thoại, thuyết phục nhân dân nhiều lần, đồng thời thông báo kế hoạch cưỡng chế để dân thu hoạch hoa màu nên trong vụ cưỡng chế sáng 24.4, không có chuyện phải cưỡng chế nhà cửa, hoa màu mà chủ yếu là san lấp mặt bằng để cho các đơn vị thi công.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên tại hiện trường vụ cưỡng chế, từ hơn 7 giờ, hàng trăm người dân mà chủ yếu là các hộ dân có đất phải giao trong dự án đã tập trung khá đông tại con đường chính dẫn vào khu dự án. Nhiều người dân đã chặt cây, xếp gạch đá, đốt lửa để ngăn chặn các lực lượng chức năng tiến vào khu vực cưỡng chế.
Trong gần ba tiếng đồng hồ sau đó, trên loa truyền thanh của xã Xuân Quan, thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế hỗ trợ thi công dự án này đã được phát đi phát lại.
Hàng chục chốt công an, mỗi chốt khoảng mười cảnh sát đã được thiết lập với ít nhất ba vòng từ ngoài vào trong để ngăn chặn việc tụ tập đông người. Cả chục tấm biển “cấm quay phim – chụp ảnh” cũng được dựng lên khắp các con đường đổ về khu dự án.
Khoảng 7 giờ 30, hàng trăm chiến sĩ cảnh sát với áo chống đạn, khiên (lá chắn) tiến vào cánh đồng – nơi tiến hành cưỡng chế hỗ trợ thi công của xã Xuân Quan và đã gặp phải sự phản ứng của nhiều người dân.
Có ít nhất hai chiến sĩ cảnh sát cơ động đã bị gạch đá rơi trúng đầu, chân và được xe cảnh sát đưa ngay vào bệnh viện đa khoa Văn Giang. Theo tìm hiểu của phóng viên, hồ sơ của bệnh viện ghi hai cảnh sát này bị rách trán, chân, được băng bó và đã xuất viện ngay sau đó khoảng hai tiếng đồng hồ.
Đến khoảng 10 giờ, đám đông đã rời khỏi hiện trường, từng tốp cảnh sát cũng rút dần khỏi khu vực cưỡng chế. Riêng tại các chốt, lực lượng công an vẫn được bố trí nghiêm ngặt. Hàng chục cảnh sát đã phải ăn trưa tại hiện trường ngay giữa cánh đồng. Cùng lúc, khoảng vài chục chiếc xe xúc, xe ủi tiến vào cánh đồng tiến hành san ủi mặt bằng trong sự bảo vệ của lực lượng công an.
Tới hơn 11 giờ, vụ cưỡng chế hỗ trợ thi công cơ bản hoàn thành, phần đông các lực lượng cảnh sát đã rút khỏi khu vực cánh đồng xã Xuân Quan.
Vào buổi chiều, khi chúng tôi quay lại khu vực cưỡng chế thì cả một khu vực cánh đồng rộng khoảng 5ha được san lấp vẫn còn ngổn ngang cây cối bị bật gốc. Một con hào dài hàng trăm mét cũng vừa được đào đắp ở vòng ngoài để bảo vệ các lực lượng thi công bên trong. Hàng chục người dân vẫn tụ tập bàn tán về cuộc cưỡng chế buổi sáng.
Nhóm phóng viên
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng chấp thuận vào tháng 3.2003 và ban hành quyết định thu hồi, bàn giao đất vào tháng 6.2004, giao công ty đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư.
Dự án có quy mô xấp xỉ 500ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao (thuộc huyện Văn Giang) và 55ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nôi – Hưng Yên. Riêng xã Xuân Quan (nơi diễn ra vụ cưỡng chế sáng 24.4) có 1.720 hộ trong diện giải toả với diện tích hơn 72ha, nhưng đến nay vẫn còn 166 hộ (5,72ha) chưa chịu bàn giao mặt bằng.
UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, các chính sách đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với dự án được tỉnh đặc biệt coi trọng. Theo đó, tính đến thời điểm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng/m2 tiền đền bù, cộng với 35.000đ/m2 tiền “thưởng tiến độ” – là tiền hỗ trợ của chủ đầu tư.
Ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, nói rằng đây là dự án được áp mức đền bù cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, cũng như được chủ đầu tư hỗ trợ tốt nhất. “Các hộ dân không chịu bàn giao là do có đối tượng xúi giục, họ chỉ đòi huỷ bỏ dự án chứ không hề có thắc mắc về giá đền bù thấp”, ông Thanh khẳng định.

CƯỠNG CHẾ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI VĂN GIANG (HƯNG YÊN)Tạm giữ 20 người chống người thi hành công vụ (PL)-- Sáng 24-4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng diện tích đất tại xã Xuân Quan, giao đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang (Dự án đô thị Văn Giang).

Trao đổi với báo chí, ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, cho biết từ chiều 23-4, nhiều người dân tập trung tại khu vực đất bị cưỡng chế. Đến sáng 24-4, lực lượng cưỡng chế đã dùng loa tuyên truyền, vận động người dân giải tán. Tuy nhiên, đến 8 giờ sáng vẫn còn nhiều người không về. Những người này đã chất củi, lốp xe và đốt để chặn lối vào khu đất. Cạnh đó, một số người còn chuẩn bị gạch đá, chai xăng, gậy gộc, thậm chí mang theo dao để ngăn cản những người thi hành công vụ. Lực lượng hỗ trợ đã phải dập lửa và tiến vào giải tán đám đông. Một số người dân đã ném chai xăng và gạch đá vào lực lượng chức năng khiến hai cảnh sát cơ động đã bị xây xát ở đầu và chân.
Theo ông Thanh, cơ quan chức năng đã tạm giữ 20 người có hành vi chống người thi hành công vụ để lấy lời khai. Cùng ngày, cơ quan điều tra cũng đã khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ.
“Tôi khẳng định, toàn bộ người dân được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong vụ cưỡng chế trên. Không người thi hành công vụ nào được mang súng vào hiện trường” - ông Thanh nói.
Đến 10 giờ 30, người dân đã ra về và cơ quan chức năng tiến hành giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Theo ông Thanh, Dự án đô thị Văn Giang do Thủ tướng cho phép thực hiện. Việc bồi thường và hỗ trợ đảm bảo theo đúng các quy định pháp luật. Trong hàng trăm dự án của Hưng Yên, chưa có dự án nào bồi thường và hỗ trợ cao như dự án này. Nguyên nhân dẫn đến phản ứng là do một nhóm người dụ dỗ, xúi giục, thậm chí ép buộc người dân đưa ra những đòi hỏi không có căn cứ. Trong buổi cưỡng chế, nhóm người này đã không xuất hiện và cũng không có mặt ở nhà khi lực lượng chức năng đến nơi.
T.LƯU - N.DÂN

-20 người bị tạm giữ trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang VnEx-

Cùng với việc tạm giữ 20 người được cho là có hành vi chống đối, công an đã khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ".
Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh nói với VnExpress: "Việc tạm giữ nhằm điều tra những kẻ đứng sau xúi giục người dân chống đối", ông cho biết thêm, đến sáng nay, những người này vẫn bị tạm giữ.
Ảnh: Nguyễn Hưng.
Vườn cây cảnh tại xã Vân Quan sau buổi cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên cho hay, khoảng 1.000 người được huy động trong cuộc cưỡng chế sáng 24/4 tại Văn Giang, trong đó có lực lượng công an nhiều đơn vị với mục tiêu "không để người dân kéo đến đông ở khu vực cưỡng chế". Ông này khẳng định vụ cưỡng chế đã diễn ra "tuyệt đối an toàn, không có người dân nào bị thương".
Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, "không có quân đội tham gia, cũng không có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.
Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark). Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định, trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, mọi công tác tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đối với các hộ dân "được thực hiện tốt". Tuy nhiên, sau nhiều năm, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do "có một nhóm nhỏ chống đối".
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng-





Người dân Văn Giang nói cảnh sát chống bạo động đã cưỡng chế khu đất 70 héc-ta

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).
Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark "đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất". Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là "chưa thỏa mãn với phương án đền bù".

Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, "sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận mỗi năm hàng trăm triệu đồng".
Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi hàng chục triệu đồng. Vì thế, người dân "không thỏa mãn" với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.
Cụ Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh giờ chỉ còn trơ gốc. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark đã mọc lên. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark - khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.
“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.
Hiện chưa có thông tin cụ thể nào được xác nhận về chuyện chống đối cũng như các biện pháp áp dụng bắt buộc.
Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.
Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được "thực hiện đầy đủ". Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có "một nhóm nhỏ những người chống đối".
Theo ông Bùi Huy Thanh, có một nhóm người đứng sau cố tình phá hoại, cản trở dự án. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu tại buổi họp báo chiều 23/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng


Đài Á Châu Tự Do
Hàng ngàn công an và bộ đội trấn áp người dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao huyện Văn Giang, một địa điểm cách không xa Hà Nội, nơi đang có tranh chấp đất giữa chính quyền và người dân. Theo tin tức từ Reuters, ...
Dân Văn Giang kể vụ cưỡng chếBBC Tiếng Việt

Biểu tình ở Văn Giang bị trấn ápTin thời sự, Bình luận về Nga và thế giới
VOA Tiếng Việt -RFI -Việt Báo Daily Online
Vietnam police break up land protest: Witnesses-HANOI (AFP) - Vietnamese riot police fired warning shots and tear gas to break up a protest by hundreds of angry farmers against a forced eviction on the outskirts of the capital Hanoi on Tuesday, witnesses said.-  Căng thẳng ở Hưng Yên: chính quyền tuyên bố cưỡng chế, dân quyết chống lại (RFA).   - Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên(RFA).  - 
-– Video Bà con Phụng Công, Văn Giang sáng 24-4 Phần 1.  - Phần 2.   –  Phần 3.  - Phần 4.  -  Phần 5.  -  Phần 6.  - Phần 7. (CBPL).

Hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã phá vỡ sự kháng cự của dân làng Văn Giang, Hưng Yên, những người phản đối chính quyền lấy đất của họ cho một dự án xây dựng khu đô thị sinh thái.

Dân làng đốt lửa và thức đêm canh 70 héc-ta đất nhưng khoảng 2000-4000 cảnh sát cùng những người lạ mặt không mặc đồng phục đã tràn vào khu đất sáng thứ Ba, theo Reuters.
Cảnh sát chống bạo động tại Văn Giang sáng 24/4
Hãng tin này dẫn lời một người tên Kiên nói: "Chúng tôi ném chai xăng vào họ nhưng không ăn thua gì vì họ có lá chắn. Họ dùng dùi cui đánh chúng tôi. Kể cả khi chúng tôi chạy về làng họ vẫn đuổi theo và đánh tiếp,"
"Họ đã chiếm đất và dùng xe ủi phá hủy mùa màng. Chúng tôi đã thua. Tôi không biết sẽ làm gì tiếp."
Ông Kiên cũng nói cảnh sát đã ném lựu đạn gây choáng vào dân làng và bắt 10 người.
'Càn quét, phá phách'
Bản thân ông Kiên nói với BBC: 'Sáng nay 4h30 sáng nó đưa công an đến nó giải vây trước.
"Nó đi dàn hàng ngang, dồn bà con vào đánh đập. Nó ném lựu đạn pháo, xong rồi nó dồn về cánh đồng [xã] Xuân Quang, rồi nó đưa gần 100 cái máy ủi xuống nó càn quét, phá phách vườn cây cối của dân."
Người dân Văn Giang sáng 24/4
Người dân Văn Giang tự trang bị gậy gộc trong vụ giữ đất bất thành
Hãng tin Reuters cũng dẫn lời một người tên Tuyên nói: "Nếu họ muốn lấy đất, chúng tôi đề nghị các nhà đầu tư đến nói chuyện trực tiếp với chúng tôi nhưng họ không làm vậy.
Còn theo AFP, số người dân "bám trụ" để bảo vệ đất trong vụ chống cưỡng chế lên tới 700 người.
Tin tức về sự phản đối của dân làng và vụ cưỡng chế chưa xuất hiện trên truyền thông trong nước nhưng một vài bloggers đã về tận nơi để đưa tin.
Bấm Videotừ các trang mạng xã hội cho thấy người dân xuất hiện với số đông, nhiều người đầu đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang.
Một số người mang theo gậy gộc.
Hình ảnh từ video cũng cho thấy cảnh sát chống bạo động với những lá chắn lớn tiến vào khu đất vào sáng 24/4.
Có những lúc họ phải lùi lại khi bị dân làng Bấm ném đá.
Nhưng số đông công an và những người mặc thường phục cuối cùng đã áp đảo hàng trăm dân làng.
Blogger Xuân Diện nói một số nhân viên an ninh trẻ đã khóc khi bị cụ bà Bấm Lê Hiền Đức 'mắng'họ 'đem súng ống bắn vào dân' và 'cướp đất của cha mẹ... cho bọn quan chức tham nhũng'.
'Lớn nhất miền Bắc'
Người dân Văn Giang đã phản đối dự án xây dựng đô thị sinh thái vì cho rằng dự án này vi phạm pháp luật về đất đai trong khi chính quyền nói họ không làm gì sai trái.
Họ nói họ đã bị gây khó dễ khi không nhận các khoản bồi thường mà họ cho là quá ít ỏi cho những khu đất nông nghiệp của họ.

Căng thẳng đã có từ một thời gian tại Văn Giang
Người dân đã đòi gặp chủ tịch tỉnh Hưng Yên và cũng lên Hà Nội để khiếu kiện nhưng chính quyền dường như không giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của họ.
Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và là 'khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc'.
Trên Bấm trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".
Trên trang mạng của Ecopark cũng có khẩu hiệu 'thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn'.
Tin nóng: Nhà cầm quyền Hưng Yên quyết sống mái với nhân dân Văn Giang – Cập nhật liên tục tại Văn Giang (NVCL), -  TRỰC TIẾP: KHỞI ĐỘNG CƯỠNG CHẾ Ở VĂN GIANG, HƯNG YÊN (Nguyễn Xuân Diện).

7h5′ “5h sáng cảnh sát đã tiến vào cánh đồng Phụng Công, Xuân Quan. Bà con Phung Công đã đốt lửa chặn đường.
  Tình hình hiện tại là có 10 bà con bên Phụng Công đã bị bắt lên xe. Lực lượng cảnh sát có trang bị  lá chắn, dùi cui, súng ak. Lựu đạn hơi cay ném vào bà con dồn dập, khói kín cả cánh đồng, lưả cháy loang như chiến tranh, rồi cảnh sát dàn hàng ngang như đội ngũ quân Lã Mã đợt này tiến lên, rồi đến đợt sau xông vào bà con dùng dùi cui vụt. Một số người bị đánh ngã quỵ đã bị bắt đi. Họ tóm tay chân thô bạo lôi những người bị bắt lên xe.
Hiện nay cảnh sát đang tụ lại đợi tiếp tế thêm lựu đạn cay vì đã dùng hết. Khoảng 500 cảnh sát lá chắn dùi cui đang tụ tròn trên cánh đồng để chuẩn bị cho đợt đàn áp tiếp theo. Một lực lượng cảnh sát khác đã khóa đường về của bà con, hiện nay một số vài trăm bà con bị cô lập giữa cánh đồng. Những người dân nào đi qua chốt chặn đều bị cảnh sát dùng dùi cui chọc vào bánh xe hoặc dọa đánh.
Nhiều tiếng khóc của bà con, phụ nữ, trẻ em vang khắp cánh đồng rất ai oán.”
7h20′“Bà con Phụng Công đang rút về cùng với bà con Xuân Quan sang xã Xuân Quan. 10 bà con Phụng công bị bắt lên xe , quân áo giáp nổ nhiều loạt AK, một dân bị thương vào cánh tay. Lửa cháy lớn ở khu vực cưỡng chế!”
7h50′ - Độc giả Đ.H. email cho biết: “… bộ đội công binh có nhiệm vụ dò mìn. Sau khi dò mìn xong các máy móc sẽ tiến vào khu vực cưỡng chế. Toàn bộ khu vực cưỡng chế sóng điện thoại bị phá. Người của phía cưỡng chế nói chuyện khá tự tin về việc cưỡng chế sẽ thành công vì lực lượng công an được huy động rất mạnh…”

8h10′ - “Đoàn xe của chủ tịch Hà đang từ khu đã xây của Ecopark đang tiến về khu vực mới cánh đồng Xuân Quan. An ninh thành phố đang liên tục gọi điện ép cụ Lê Hiền Đức về HN”. 
“Bà con Dương Nội và Bắc Ninh sau nhiều vòng thoát lưới bổ vây của công an trên quốc lộ đã tiến được vào nhập đoàn cùng Văn Giang”

Tổng hợp thông tin trước cuộc cưỡng chế tại Văn Giang-Ecopark

0 h10′ ngày 24/4/2012 – Tin từ CTV:
- Tin từ nội bộ quan chức: có khả năng 12h đêm nay phá sóng điện thoại di động, 3h sáng bắt đầu triển khai quân cưỡng chế.
- Tin từ bà con: Đêm nay hàng nghìn bà con thức túc trực tại các vị trí trên cánh đồng. Nếu lực lượng cưỡng chế tiến vào sẽ có nổ/cháy.
- Tất cả chờ vào tình hình thực tế sáng sớm mai.
-  Bác Lê Hiền Đức đã có mặt tại Văn Giang để sáng mai cùng bà con đấu tranh.
0h25′ - “Một khu lán trại rất lớn với cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc được dựng lên từ chiều bên đất Phụng Công, giáp ranh với Xuân Quan. Đó là khu trại của dân Phụng Công dựng lên để trực chiến và tiếp sức cho Xuân Quan. Có khoảng 500 người đang tập trung ở khu vực này. Ngoài ra còn rất nhiều bà con khác cắt cử nhau đi tuần trong mọi ngõ ngách đường làng có thể tiếp cận khu ruộng sẽ bị cưỡng chế. Có khả năng hướng tiến công rạng sáng mai sẽ theo đường vào khu Phụng Công này trước vì ở đây có đường đã san ủi rất lớn, có thể đổ quân ồ ạt.”
0h50′ “Xung quanh trận địa mà người dân đang giăng ra để chờ nghênh chiến, rất nhiều phương án tác chiến được thảo luận và có tính khả thi rất cao. Người nông dân ba xã này có rất nhiều cựu chiến binh, có trình độ lý luận và khả năng tác chiến tuyệt vời. Rất nhiều thanh niên khỏe mạnh, vạm vỡ với tổ chức chặt chẽ, khoa học… không thể coi thường họ.
Lúc 11h đêm có tin là sẽ cắt sóng di động vào lúc 12h đêm và tấn công vào lúc 3h sáng, nhưng đến nay, lúc 0h30 tình hình chiến trường vẫn im ắng. Chỉ có tiếng xe công nông vẫn rầm rì trong đêm. Đây là những xe chở cây cảnh đang được trồng ngoài ruộng đi sơ tán nốt. Đã 2-3 ngày nay rồi, người dân quần quật gồng gánh, lo cho những tài sản còn sót lại duy nhất trên các mảnh ruộng. Một cuộc chạy loạn giữa thời bình của thế kỷ 21!
.
Nếu khả năng cắt điện, cắt sóng điện thoại di động xảy ra, bà con sẽ dùng kẻng để báo nhau khi có biến… y như thời chống Mỹ, chống Pháp.”
“Trực chiến”
1- NÓNG: QUYẾT CƯỠNG CHẾ ĐẤT CỦA BÀ CON DÂN OAN Ở VĂN GIANG? (Yahoo Việt Nam, tối 23/4/2012).
2- UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Ra quyết định cưỡng chế trái luật (Người cao tuổi, 19/4/2012).
3- Vì sao các hộ dân ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài? (Người cao tuổi, 29/3/2012).

NÓNG : QUYT CƯỠNG CH ĐT CA BÀ CON DÂN OAN  VĂN GIANG?

Sáng nay Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng yên tổ chức họp báo tại với Huyện Văn Giang, thông báo về quyết định cưỡng chế, phổ biến kế hoạch cưỡng chế 70 hecta vào sáng mai 24 tháng 4 năm 2012.
Hơn chục phóng viên, nhà báo tới dự họp đã bỏ về mà không ăn cơm mời của Huyện.
Chi bộ họp rất căng thẳng với các lực lượng chuẩn bị cho cưỡng chế, Huyện đang bị đá quả bóng trách nhiệm, có thể sau vụ cưỡng chế thì có vài con tốt bị thí vì mọi vấn đề pháp lý để cưỡng chế đất của dân đều sai phạm như các báo đã đăng. Báo người cao tuổi đã đăng bài về các sai phạm nhưng cán bộ Huyện cũng không đọc, không quan tâm, có thể Huyện đang bị dồn vào thế kẹt, phải hy sinh ?
Các cán bộ thôn, xã đều bị mời họp, quán triệt việc cưỡng chế.
Học sinh các cấp từ phổ thông trung học xuống tới mẫu giáo được thông báo đều phải đi học, cô giáo thông báo ốm cũng phải đi học, chính quyền lo con em cùng Bố Mẹ cho ra cánh đồng phản đối việc cướp đất.
Có 1900 nhân viên công lực gồm công an, bộ đội, phòng cháy, cứu thương, dân phòng, cơ động…đã tập hợp tại Huyện Văn Giang để ăn chực nằm chờ từ sáng nay để sẵn sàng để dàn trận.
Gần ba chục xe ủi và máy xúc đã tập kết tại huyện.
An ninh đã mang chó rà soát khắp mặt bằng để dò mìn, dò các thiết bị cháy nổ, vũ khí.
An ninh của huyện, tỉnh đang rải quân đi đến các nhà của nông dân từng đứng đơn đi gặp các cơ quan nhà nước như Thanh tra, Tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước để khiếu nại, khiếu kiện.
Bà con nông dân Văn Giang đã làm lều trại tại cánh đồng, cờ đỏ đã cắm trên nóc, bay phần phật như báo trước một trận chiến căng thẳng giữa Nông dân và kẻ cướp. Trống chiêng, cuốc xẻng đòn càn …đã sẵn sàng để ra đồng giữ đất.
Ảnh lều bạt, các chiến lũy cây củi, được lập trên các lối đi để sắn sàng cho việc phản đối cướp đất. 
Các chiến lũy do Dân lập lên. 
An ninh đã mang chó rà soát khắp mặt bằng để dò mìn, dò các thiết bị cháy nổ, vũ khí.
An ninh của huyện, tỉnh đang rải quân đi đến các nhà của nông dân từng đứng đơn đi gặp các cơ quan nhà nước như Thanh tra, Tiếp dân Trung ương Đảng và Nhà nước để khiếu nại, khiếu kiện.
Bà con nông dân Văn Giang đã làm lều trại tại cánh đồng, cờ đỏ đã cắm trên nóc, bay phần phật như báo trước một trận chiến căng thẳng giữa Nông dân và kẻ cướp. Trống chiêng, cuốc xẻng đòn càn …đã sẵn sàng để ra đồng giữ đất.
Ảnh lều bạt, các chiến lũy cây củi, được lập trên các lối đi để sắn sàng cho việc phản đối cướp đất.
Theo nguồn tin của Nhân dân cho biết, họ đã sẵn sàng phản đối cưỡng chế và sẵn sàng cho các tình huống xấu.
Bỏ qua tất cả các văn bản trái phép, các sai phạm đã được báo chí vạch ra, Dân thì vẫn đang tiếp tục khiếu kiện các nơi từ Trung ương đến địa phương, các cuộc đối thoại của các cơ quan công quyền với Dân đều thất bại vì chỗ nào cũng có sai phạm. Chính quyền vẫn quyết định cướp đất !
Nhưng hãy cẩn thận ! phóng viên đã có được những tin rất nặng ký từ phía người Dân Văn Giang.
KHẨN !!! – Có chỉ đạo từ Chính phủ đã chỉ đạo xuống Huyện : ” Phương án cưỡng chế phải linh hoạt, tránh diễn ra tình trạng như Tiên lãng Hải Phòng ! “
- Lúc 6 pm 11, phóng viên được biết : tất cả các nhân viên bảo vệ, an ninh phía Chủ đầu tư đều phải nộp điện thoại di động và chờ chỉ đạo nóng của Chủ đầu tư và Chính quyền. 
- Các phóng viên của các báo trong nước và Quốc tế đang kéo đến Hưng yên.
- Một Cụ Bô lão 80 tuổi cho biết : Chủ đầu tư lợi dụng chính quyền, dùng danh nghĩa danh nghĩa luật pháp để vơ vét, cướp đất của Dân, chủ đầu tư là trùm xã hội đen tên Dũng ” Air line”, chuyên buôn bán xuyên Quốc tế qua đường hàng không, vợ của chủ là Bích, có khách sạn lớn tại Trần Hưng Đạo Hà nội – Khách sạn Cây cau. 
Một cổ đông trẻ là con gái của một lãnh đạo cấp cao đã được lôi kéo vào dự án để cùng xẻ đất của nông dân lấy tiền.
Cụ Bô lão cho hay : tôi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Đất nước, đã già rồi và không còn gì để mất, sẽ dùng nốt chút sức tàn cuối cùng để giữ lại mảnh đất cho con cháu !
http://4.bp.blogspot.com/-618wvwbtCZA/T5…
Quang cảnh buổi họp báo do UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức, sáng 23.4.2012
http://3.bp.blogspot.com/-vBOL8OgDutQ/T5…
Ông Bùi Huy Thành, Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên
http://4.bp.blogspot.com/-qh2ZP6oxbso/T5…
Bà Đặng Bích Thủy, Chủ tịch huyện Văn Giang tuyên bố: Mọi việc làm của chính quyền đều đúng.
Bổ sung lúc 17h30: Họp báo tại UBND tỉnh Hưng yên. Bùi Huy Thành, Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên và Đặng Bích Thủy Chủ tịch huyện Văn Giang tuyên bố: Mọi việc làm của chính quyền đều đúng. Dân chống lại thì phải cưỡng chế. Lực lượng gồm công an viên của tất cả các xã trong huyện – trừ 3 xã bị cưỡng chế.
Chi tiết thêm
Bộ CA đưa toàn bộ Học viên của 2 trường Cảnh sát. Tất cả mặc cảnh phục để không nhầm lẫn trong cưỡng chế. Sẽ đào một con hào ngăn cách giữa khu dân cư và đất dự án. Muộn nhất là sẽ tiến hành vào sáng mai. Tỉnh thông báo sẽ huy động mọi nguồn lực và sức mạnh trong đêm nay và rạng sáng mai để cưỡng chế bằng được khu vực ba xã Cửu Cao, Phụng Công và Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang cho dự án Ecopark.
—–

UBND huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Ra quyết định cưỡng chế trái luật

Ngày 4-4-2012 và 5-4-2012, UBND huyện Văn Giang ra một số quyết định cưỡng chế đối với một số hộ dân ở xã Xuân Quan để giải phóng mặt bằng, bàn giao đất cho chủ đầu tư. Đáng tiếc đó lại là những quyết định trái luật.
Theo UBND huyện, quyết định cưỡng chế này áp dụng cho 166 hộ gia đình ở xã Xuân Quan để thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải toả mặt bằng thực hiện bàn giao đất. Các gia đình bị cưỡng chế đều nhận được một quyết định có nội dung giống nhau, thời gian thực hiện từ ngày 20-4-2012, tại xứ đồng Cầu Ván, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang.
Các hộ dân cho biết, ngày 4-4-2012, họ nhận được một quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang do Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu kí. Quyết định gửi cho từng hộ gia đình và lưu văn thư (huyện), căn cứ vào Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Điều 4, Nghị định 37 thì thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế là của Chủ tịch, không phải của Phó Chủ tịch, và theo Khoản 2, Điều 6 Nghị định 37 thì quyết định UBND cấp dưới phải gửi cho UBND cấp trên (UBND tỉnh). Hôm sau, 5-4-2012, các hộ nói trên nhận được quyết định mới với nội dung giống như hôm trước, do Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ kí. Như vậy, sai lầm về mặt văn bản, phải do Chủ tịch UBND huyện kí đã được sửa, nhưng yêu cầu gửi cho UBND tỉnh thì chưa sửa, văn bản mới vẫn chỉ lưu văn thư mà không gửi cấp trên.
Trong các quyết định gửi đến hộ gia đình có những hộ gặp phải quy định trái khoáy: Quyết định số 629/QĐ-CCK ngày 5-4-2012 gửi ông Lê Văn Tuệ, nhưng mọi chi phí liên quan đến việc cưỡng chế lại do ông Đàm Văn Lâm chi trả(?). Điều này cho thấy UBND huyện Văn Giang cương quyết cưỡng chế, không cần kiểm tra xem việc cưỡng chế có đúng đối tượng không, có phù hợp với pháp luật hay không?
Trở lại Dự án xây dựng Khu đô thị – thương mại – du lịch Văn Giang (Ecopark), trong bài “Vì sao các hộ dân ở Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài?”, Báo Người cao tuổi số 38, ngày 30-3-2012 đã chỉ ra nhiều sai phạm của dự án.
Bài báo nêu bật nội dung Thông báo số 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ, chỉ đạo UBND tỉnh Hưng Yên phải “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng khu đô thị…”. Ngày 12-4-2012, huyện Văn Giang tổ chức cuộc đối thoại của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan hành chính ở Hưng Yên với nhân dân Văn Giang.
Những tưởng đây là dịp để các cơ quan có thẩm quyền ở Hưng Yên “giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân” như chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ thì bà Chủ tịch UBND huyện lại nói rõ “chỉ đối thoại với 166 hộ gia đình liên quan đến việc cưỡng chế 72 ha đất để bàn giao cho chủ đầu tư”, không chấp nhận đối thoại với những hộ không nằm trong khu vực cưỡng chế vào ngày 20-4-2012 sắp tới. Thực chất đã rõ, huyện Văn Giang không “đối thoại”, chỉ “cưỡng chế”!
Để ra quyết định cưỡng chế đúng luật, quá trình thực hiện bất cứ dự án nào cũng phải tuân theo các quy định của nhà nước: Họp dân phổ biến nội dung dự án, ra quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất, thảo luận với các hộ dân về phương án đền bù, tái định cư. Những dự án kinh doanh (như dự án Ecopark) thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Nguyên tắc là khi giải phóng mặt bằng, người dân khi đến nơi ở mới phải có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ…
Nhìn vào dự án Ecopark những điều nói trên hoàn toàn vắng bóng. Quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang không đúng luật, không hợp lí, không hợp tình, không vì lợi ích của nhân dân mà chỉ phục vụ “lợi ích nhóm” nào đấy, trong đó có chủ đầu tư dự án.
Phan Hương – Ngọc Phi
——

Vì sao các hộ dân ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài?

Khi thực hiện Dự án, người dân không được thông báo về lí do thu hồi đất, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại trước khi thu hồi.
Tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công ngày 17-8-2006 khi người dân hỏi vì sao không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã nói: “Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì…”. Có người hỏi thêm: Vậy Điều 28, Luật Đất đai không có ý nghĩa gì hay sao? Câu này không có ai trả lời.
Các hộ dân cho biết: Toàn bộ các hộ sử dụng đất đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng tỉnh Hưng Yên đã giao đất cho chủ đầu tư mà không ra quyết định thu hồi đất. Điều 21 Luật Đất đai 1993 quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Xem ra, UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã bỏ qua rất nhiều quy định pháp luật mà Nhà nước đã ban hành.
Do việc thực hiện Dự án có nhiều điều vi phạm pháp luật, các hộ dân ở ba xã kiên trì, liên tục khiếu nại lên các cấp ở Trung ương. Ngày 26-1-2007, Thanh tra Chính phủ ra Thông báo số 168/TTCP-V4 chỉ ra một số sai phạm trong quá trình thực hiện Dự án và chỉ đạo tỉnh Hưng Yên “Tập trung chỉ đạo tốt việc tuyên truyền nhân dân ba xã vùng dự án về chủ trương đầu tư dự án, bảo đảm lợi ích hài hoà của Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư, giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang…”.
Tuy nhiên, các hộ dân cho biết, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ không được tỉnh Hưng Yên tiếp thu và thực hiện nên nhân dân vẫn phải tiếp tục đội đơn khiếu nại ở các cơ quan có thẩm quyền.
Ngọc Phi

'Sẽ cưỡng chế' vì dự án Ecopark 

Cuộc gặp giữa chính quyền và nông dân phản đối dự án Ecopark ở tỉnh Hưng Yên đã đổ vỡ và chính quyền nói vẫn sẽ tiến hành cưỡng chế vào ngày 20/4.
Bà Lê Hiền Đức, đại diện không chính thức cho nhóm nông dân ở huyện Văn Giang, cho BBC biết cuộc gặp "chả giải quyết được gì".

Những bức xúc liên quan đến việc giải tỏa đền bù ở khu đô thị Ecopark thuộc tỉnh Hưng Yên đã kéo dài từ nhiều năm nay.
Tuần này hàng trăm nông dân lại kéo về Hà Nội khiếu kiện, phản đối dự định cưỡng chế lấy đất cho dự án.
Sáng nay, UBND huyện Văn Giang, Hưng Yên đã tổ chức cuộc tiếp xúc với dân, có mặt đại diện của cả Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Bà Lê Hiền Đức, từng được Tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, là người thường được nông dân khiếu kiện nhờ giúp đỡ.
Từ Hà Nội, bà có mặt ở huyện Văn Giang ngày hôm nay để dự cuộc họp, mặc dù bị "cản trở", theo lời kể của bà.
"Có tám người đại diện, từ tỉnh đến thanh tra chính phủ, công an."
"Nhưng sau khoảng một tiếng đồng hồ, lần lượt các vị rút hết."
"Dân thì bức xúc, nói rõ quan điểm như mọi khi. Chủ tịch huyện nói ngày 20/4 này vẫn sẽ cưỡng chế. Bà con kêu lên một là sống, hai là chết," bà Đức cho biết.
Bà Đức còn nói người dân huyện Văn Giang "sẵn sàng đổ máu" và rằng tình hình "nóng như lò than".
Theo bà Đức, người dân ở huyện này "đủ trình độ để đứng lên".
"Dân các tỉnh phía Nam vẫn sợ lắm," bà Đức so sánh.
Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha.
Trên trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".
Tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương mà gần đây nhất là vụ đất đai tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, đã thu hút sự chú ý của người dân dẫn tới việc Thủ tướng chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng, đã phải tham gia chỉ đạo trực tiếp để giải quyết.
Tại Việt Nam, đất đai do nhà nước sở hữu và việc thực thi quyền sử dụng đất của người dân không phải lúc nào cũng được chính quyền địa phương áp dụng theo đúng luật định.

 -TIN,Tin thứ Năm, 12-04-2012 10h35′, của CTV từ nơi diễn ra cuộc tiếp xúc với dân của lãnh đạo các bộ và địa phương Hưng Yên quanh dự án Ecopark: “Theo thông tin người dân thì công an chặn hết các ngả của khu vực UBND huyện Văn Giang … Chắc là cán bộ trung ương to quá. Theo tin của người dân, sáng nay bác Lê Hiền Đức đã tới giúp dân. Phía chính quyền không cho bác Lê Hiền Đức vào. Nhưng bà con nông dân đã đấu tranh manh mẽ và bắt buộc phía chính quyền phải để bác Đức vào.” 

Một độc giả đã gửi ảnh từ bên ngoài hội trường:
Nông dân Văn Giang gặp lãnh đạo Thanh tra CP, các bộ, tỉnh Hưng Yên.


11h15′ -  Bà Lê Hiền Đức đã ra cùng bà con kết thúc buổi họp với dân. Bà cho biết bên công an áo xanh, áo vàng chỉ mặt bà như kiểu đe dọa.
Quang cảnh bên ngoài hội trường, nơi lãnh đạo một số cơ quan trung ương và ủy ban Hưng Yên tiếp dân
-NÓNG! 14h Tin thứ Tư, 11-04-2012- Tin từ CTV cho biết: “Từ sáng nay có gần 1000 bà con kéo đến Thanh tra Chính phủ tại Cầu Giấy. Hiện nay có rất đông công an đến chặn hết các ngả đương. Nhân viên an ninh nói chuyện với bà con, dọa đưa hết lên ô tô. 500 bà con nông dân Văn Giang. Hơn 200 bà con nông dân Dương Nội. Rất nhiều nông dân, dân oan miền nam, dân tộc thiểu số.” 
Một độc giả khác cho biết: “Có rất đông người dân đang khiếu kiện ở ngoài cổng Thanh tra Chính Phủ (Yên Hòa – Cầu Giấy – HN). Có chừng 500 người. Hiện cảnh sát đang cấm đường, tìm cách ngăn chặn người ngoài tiếp cận, cô lập nhóm dân này.  Người dân nằm la liệt 2 bên đường, trông rất khổ sở. “
14h20′ - CTV: “Bác Lê Hiền Đức không thể liên lạc được với bà con nông dân. Số ĐT của anh Soan nông dân Dương Nội: 0934623908, chị Tỉnh nông dân Văn Giang: 01679907414″.
- Video sáng thứ 3 ngày 10-4-2012 tại trụ sở tiếp dân MTTQVN số 46 Tràng Thi: Nông dân Văn Giang, Dương Nội, Vân Hà Đông Anh. – Video sáng thứ 4 ngày 11-4-2012 tại trụ sở làm việc Thanh Tra CP: Gần 1000 Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 1) –  Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 2)   –   Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 3)   –   Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 4)   –   Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 5)   –    Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 6)   –   Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 7)   –   Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 8)   –    Nông dân Văn Giang, Dương Nội – Thanh tra CP (Phần 9) (CongbangPhapluat).
 -Khoảng 700 dân ngoại thành kéo về Hà Nội phản đối trưng thu đất đai -Theo tin từ Hà Nội, hôm nay 10/04/2012, nhiều đoàn dân nông thôn ở huyện Đông Anh tập trung trước trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc số 46 đường Tràng Thi nhờ can thiệp. Họ mang biểu ngữ tố cáo chính quyền địa phương sử dụng công an và bộ đội cưỡng chế đất đai. Trong suốt những cuộc biểu tình phản kháng nhiều năm qua, chưa bao giờ dân oan kéo về thủ đô với một lực lượng đông đảo như vậy.


Bà Lê Hiền Đức (Hà Nội)
10/04/2012
Từ Hà Nội, bà Lê Hiền Đức, một phụ nữ từng được quốc tế trao giải thưởng chống tham ô cho biết thêm thông tin:
nông dân khổ lắm … xã đốt nhà, huyện cướp đất, tỉnh bao che ... trung ương thì đùn đẩy… tình hình nóng như lò than…”


Tin thứ Ba, 10-04-2012 -anhbasam: NÓNG! 9h50′ – CTV cho biết “Lúc 9h40′ tại số 46 Trang Thi, trụ sở tiếp dân của MTTQVN có hàng trăm nông dân với rất nhiều biểu ngữ trên tay. Chủ yếu là bà con nông dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất trong dự án ECOPARK. Bà con Văn Giang ra khiếu nại việc Chủ tịch UBND huyện Văn Giang Đặng Thị Bích Thủy ra quyết định số 578 ngày 5-4-2012 về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp khác. Hình thức cưỡng chế giải tỏa mặt bằng thực địa. Trong khi đó bà con vẫn đang khiếu nại về quá trình thu hồi đất.
Trên đường Tràng Thi cổng sau công an quận Hoàn Kiếm đã có 2 xe 113, trên có đủ loại các biển cấm như hồi biểu tình chống TQ mùa hè 2011.
Tại 46 Tràng Thi cũng đã có công an phường, dân phòng với 1 xe ô tô giữ trật tự.”
10h – “… rất nhiều lực lương an ninh, mang cả máy ảnh ra chụp băng rôn của bà con, đi theo sát bà con nghe ngóng. 
Đoàn nông dân xã Dương Nội đang sắp đến … Bà con nông dân thôn Tư Sản, xã Phú Túc hôm nay không ra được, vì mai sẽ sang báo người cao tuổi nhờ báo giúp đỡ. Bà con nông dân thôn Hà Khê, xã Vân Hà, huyện Đông Anh cũng do bận việc nên không đến được. Bà con nông dân thôn Ngọc Lễ, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, Bắc Ninh từ lần bí thư xã ra vận động bà con không ra trung ương khiếu kiện cũng không thấy đi khiếu kiện. Có thể chính quyền huyện GB thấy rằng chủ đầu tư dự án KCN này là phía Đài Loan quá yếu nên đã không cưỡng chế đất của bà con nữa ?”
-

-Những mờ ám từ Dự án “Tuần Châu trong lòng Hà Nội” -
(Petrotimes) - Đại gia Đào Hồng Tuyển được biết đến với biệt danh “chúa đảo Tuần Châu” có không ít tuyên bố về những dự án “khủng”, về khối tài sản lên tới cả tỉ đôla. Vị đại gia này đã xin lập Dự án Khu du lịch sinh thái Ecopark Tuần Châu với kỳ vọng “mang một Tuần Châu thu nhỏ đặt vào lòng thủ đô”.
Người dân về Hà Nội khiếu kiện trong tháng Hai năm 2012Tuyên bố hoành tráng, quảng cáo rầm rộ, tung hô ngút trời, nhưng trên thực tế dự án này đang ở tình trạng… bỏ hoang. Giấc mơ “tiểu Tuần Châu” có vẻ như rất long đong và đã có nhiều biểu hiện mờ ám khó hiểu.
Bài 1: Đất bỏ hoang vẫn được… rao bán
Xót xa bên lề dự án bỏ hoang
Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội nổi tiếng với danh thắng chùa Thầy. Mới chỉ cách đây dăm năm thôi, nơi đây còn yên ả, đặc trưng cho vùng quê đồng bằng Bắc Bộ thanh bình với chùa chiền, làng xóm, bờ xôi ruộng mật, lúa xanh bao la. Chẳng ai có thể nghĩ được rằng, chỉ ngay trước khi sáp nhập về với thủ đô, vùng quê xứ Đoài này đã bị chia năm sẻ bảy, thu hồi hết đất canh tác để dành chỗ cho các dự án khu du lịch sinh thái, biệt thự, nhà vườn, sân golf. Dự án có thể xem là lớn nhất ở đây là Dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí (DLST & VCGT) Tuần Châu.
Đi vào núi Thầy, người ta không còn cảm giác thanh tịnh khi đi vào đất Phật, đường sá nơi đây bị cày nát bởi máy ủi, máy xúc, xe tải lớn bé chở vật liệu xây dựng. Nằm án ngữ dưới chân núi Thầy, Khu DLST & VCGT Tuần Châu đã san phẳng một vùng đồng lúa thành bình địa, ngổn ngang và bụi bặm. Đến lúc hoàn thành, chẳng biết sự thiền tịnh của núi Thầy, chùa Thầy có còn không khi nằm lọt thỏm giữa một không gian hàng trăm hécta toàn… vui chơi, giải trí.

Bãi đất hoang đầy cỏ dại, chỉ có một chiếc máy xúc đang trong tình trạng... nghỉ ngơi
Có tới 80% dân số xã Sài Sơn làm nghề nông, sống nhờ cây lúa, chỉ có một số ít làm nghề nung gạch và bán hàng ở khu danh thắng chùa Thầy. Không có nhiều diện tích đất canh tác nhưng có đến 460ha đất trồng lúa của Sài Sơn bị đưa vào quy hoạch, trong đó chỉ riêng dự án Ecopark Tuần Châu đã chiếm đến gần một nửa.
Tuy nhiên, 5 năm sau khi khởi công, ai đến khu vực này cũng phải xót xa khi mà những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay bị san lấp, đường sá toàn bụi đất. 5 năm rồi nhưng “giấc mộng Tuần Châu trong lòng thủ đô” vẫn chỉ là bãi đất trống cỏ mọc um tùm.
Một phần đất của dự án được quây bằng tôn, bên trong cũng chưa thấy khởi công gì mà chỉ thấy cây và cỏ dại. Cả khu vực tạm được gọi là “công trường” chỉ có độc một chiếc máy xúc đứng chơ vơ, gần đó là vài thanh niên đứng chơi quanh quẩn. Bên ngoài bờ rào bằng tôn, những khẩu hiệu có logo của Tuần Châu phủ đầy bụi “An toàn là bạn, tai nạn là thù” có vẻ hơi thừa thãi. Người ta mới “động khẩu” chứ đã “động thủ” gì đâu mà lo mất an toàn!
Cụ Tư, 73 tuổi, gia đình có gần chục miệng ăn chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, nay bị thu hồi gần hết. Cầm đồng tiền bồi thường trong tay nhưng cụ cũng chả vui vẻ gì: “Cái chúng tôi cần là ruộng đất để trồng lúa, trồng màu kia. Tiền đền bù thì bao nhiêu tiêu chả hết, hết tiền thì biết làm nghề gì mà sống?”.
Ông vừa nói vừa nhìn xa xăm ra nơi khu đất như bỏ hoang của dự án Tuần Châu, nơi mà khi xưa là bờ xôi ruộng mật cha ông để lại từ hàng trăm năm: “Người ta thu hồi đất mà làm dự án ngay thì nhìn còn đỡ xót. Đằng này, lúa đang trổ xanh, vụt một cái bị thu hồi, mà thu xong để đấy chứ có làm gì đâu!”.
Hụt hẫng, chơi vơi – đó là cảm giác chung của nhiều người nông dân Sài Sơn đang quen với ruộng đồng bỗng nhiên bị thu hồi hết đất.
khởi công trước khi quy hoạch được duyệt
Ngày 1/8/2008, Hà Tây chính thức sáp nhập về thủ đô Hà Nội. Trong những ngày cuối cùng sáp nhập vào thủ đô, dư luận đã chứng kiến một cuộc chạy đua nước rút của các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án bất động sản để được phê duyệt trước khi sáp nhập. Đơn giản là vì về thủ đô thì giá thuê đất sẽ cao hơn và việc thuê được các diện tích đất lớn sẽ vô cùng khó khăn.
Dự án bất động sản Khu DLST & VCGT Tuần Châu Hà Tây được cấp phép vào những ngày cuối cùng đó.
Dự án này được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 vào ngày 10/7/2008 tại Quyết định 2238/QĐ-UBND tỉnh Hà Tây. Tuần Châu Hà Tây được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng vào ngày 21/7/2008, tức là 9 ngày trước khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội. Về với thủ đô, Tuần Châu Hà Tây được đổi thành Tuần Châu Hà Nội và Khu DLST & VCGT Tuần Châu được gọi tắt là Ecopark Tuần Châu.
Kỳ quặc thay, dự án đã được khởi công long trọng từ 25/2/2008, tức là 5 tháng trước khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Sự lạ lùng của “giấc mơ Tuần Châu” xuất hiện từ khi nó vừa ra đời!
Thay đổi quy hoạch sau… 1 năm
Đương nhiên, một khi đã về thủ đô thì quy hoạch một loạt dự án sẽ bị điều chỉnh. UBND thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Quy hoạch và Kiến trúc tiến hành rà soát các dự án và kết quả là nhiều dự án bị dừng, một số dự án phải điều chỉnh.
Dự án Khu DLST & VCGT Tuần Châu Hà Tây nằm trong nhóm Ib (nhóm danh mục đồ án, dự án được tiếp tục triển khai nhưng phải thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch) theo thông báo vào ngày 5/9/2008 của Văn phòng Chính phủ. Các dự án thuộc danh sách phải điều chỉnh quy hoạch thì đương nhiên phải tạm dừng để chờ quy hoạch mới.
Ngày 28/9/2009, sau khi được giao đất hơn một năm, Công ty Tuần Châu Hà Tây đã có văn bản xin được điều chỉnh quy hoạch.  Yêu cầu này được các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội xem xét và trình Chính phủ.
Ngày 23/7/2010, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5140 VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Đồng ý về nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu DLST & VCGT Tuần Châu Hà Tây, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội theo hướng giữ nguyên tính chất là DLST & GT, không xây dựng sân golf. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng Khu DLST & GT Tuần Châu Hà Tây theo hướng thấp tầng, giảm mật độ xây dựng, tăng tỉ lệ cây xanh, mặt nước; bảo đảm phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội”.
Như vậy, phải đến thời điểm này, quy hoạch của dự án mới chính thức được “đồng ý về nguyên tắc” cho phép tiếp tục triển khai dự án theo hướng điều chỉnh mới. Cũng có nghĩa là cho đến ngày 23/7/2010, dự án sẽ phải đợi quy hoạch mới.
Sau đó, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định 720/QĐ-UBND ngày 8/2/1012 yêu cầu Công ty Tuần Châu Hà Nội lập quy hoạch, hoàn thiện đồ án trong vòng 6 tháng. Đồ án này sẽ phải được Sở Quy hoạch và Kiến trúc thẩm định, sau đó trình UBND thành phố xem xét và phê duyệt. Quyết định nêu rõ đồ án được thực hiện để làm cơ sở triển khai lập dự án đầu tư xây dựng.
Như vậy, chiểu theo quyết định trên của UBND TP Hà Nội, rõ ràng cho đến thời điểm này, Ecopark Tuần Châu vẫn chưa đủ cơ sở để triển khai lập dự án đầu tư xây dựng…
Thế nhưng, trên thị trường bất động sản, từ vài năm trước, nhà liền kề, biệt thự, đất ở lâu dài trong dự án Tuần Châu đã được rao bán tràn lan, mặc dù quy hoạch 1/500 mới của dự án này còn chưa được duyệt.
Nhà đầu tư “chết dần chết mòn”
Trên thị trường, việc rao bán biệt thự, liền kề của dự án Ecopark vẫn diễn ra công khai. Chỉ cần gõ từ khóa Ecopark Tuần Châu trên google, bạn sẽ bắt gặp hơn 2 triệu kết quả, trong đó đa số là những lời rao bán nhà liền kề, biệt thự của dự án.

Khẩu hiệu này có vẻ hơi thừa thãi
Đại loại như: “Bán gấp liền kề, biệt thự Tuần Châu Ecopark – Quốc Oai BG 16, BG 17, BG 18 loại biệt thự song lập S=120m2, 150m2, 180m2. Loại biệt thự đơn lập S=300m2, 250m2, 200m2. Giá gốc ưu đãi 16,1tr/m2 đã bao gồm tiền sử dụng đất và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Tiến độ đóng tiền như sau: Đợt 1: Ngay sau khi ký hợp đồng đóng 30%; Đợt 2: Trước ngày 31/3/2011 đóng tiếp 30%; Đợt 3: Trước ngày 22/4/2011 đóng 30%; Đợt 4: Trong vòng 2 ngày trước khi nhận thông báo của chủ đầu tư về việc đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và bàn giao đất chuyển nốt 10% còn lại. Hồ sơ pháp lý đầy đủ…”.
Trên thị trường, mặc dù Ecopark Tuần Châu là dự án chưa giải phóng xong mặt bằng, chưa đầy đủ giấy tờ pháp lý nhưng đã được rao bán từ vài năm trước. Thậm chí trong giai đoạn bất động sản “lên ngôi” như năm 2010, nhiều suất ở dự án này cũng bị đẩy lên mức giá trên 22 triệu/m2.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 năm, giá bất động sản ở đây đã xuống rất thảm hại, chỉ còn khoảng 15-16 triệu đồng/m2. Nhìn sang bên cạnh thì nhiều dự án khác đã giải phóng xong mặt bằng, đã có hồ sơ pháp lý đầy đủ như Ngôi nhà Mới, CEO giá cũng chỉ ở mức như vậy.
Không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bán tháo hoặc đang nơm nớp vì chưa có gì chắc chắn cả.
Công ty Tuần Châu với kinh nghiệm thương trường dày dạn thừa hiểu rằng, không thể đứng ra công khai bán đất bằng hợp đồng với các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi cơ sở pháp lý chưa rõ ràng. Tuy nhiên, việc mua bán lại được thực hiện qua các nhà đầu tư cấp 2 (thứ phát). Công ty Tuần Châu đã ký hợp đồng góp vốn với hàng chục đối tác khác nhau với cùng lời hứa “chia đất”. Thế là tiền vẫn đổ về Tuần Châu!
Chưa rõ quy hoạch, vẫn kêu gọi đầu tư
Như đã nói ở trên, sau thời điểm 23/7/2010, trong khi đợi quy hoạch chi tiết 1/500 mới, Công ty Tuần Châu Hà Nội vẫn kêu gọi đầu tư và đã ký với các nhà đầu tư thứ phát đến 11 hợp đồng. Điều này được chính ông Huỳnh Bình Thanh – Tổng giám đốc Tuần Châu Hà Nội thừa nhận.
Bản thân ông Huỳnh Bình Thanh khẳng định, đến nay công ty đã hợp tác góp vốn với 11 đối tác vào dự án này với tổng diện tích khoảng 37.000m2đất.
Theo tài liệu của Báo Năng lượng Mới,  sau thời điểm Chính phủ yêu cầu phải điều chỉnh quy hoạch
Ecopark Tuần Châu, Công ty Tuần Châu Hà Nội vẫn thực hiện việc thu hút vốn của các nhà đầu tư.
Hợp đồng ghi rõ là “Hợp đồng góp vốn”: Phía đối tác đồng ý trả cho Tuần Châu Hà Nội một khoản tiền lớn, đổi lại, Tuần Châu Hà Nội sẽ dành cho đối tác quyền mua một diện tích đất (xin nhấn mạnh hợp đồng nói rõ chức năng đất này là đất ở lâu dài). Giá bán ưu đãi là 16,1 triệu/m2 ngay sau khi dự án đủ điều kiện bán.
Đất ở lâu dài được bán khi quy hoạch chưa rõ ràng cũng là điều đáng bàn. Tuy nhiên, kể cả khi đã có quy hoạch chi tiết, sự xuất hiện của một diện tích “đất ở lâu dài” quá lớn trong một dự án về du lịch sinh thái, theo chúng tôi cũng nên xem xét lại.
Có tin một số nhà đầu tư vào dự án đã phải thanh toán khoảng 70% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, hồ sơ pháp lý đầy đủ cho Dự án Ecopark Tuần Châu vẫn đang “nằm trên bàn giấy” ở Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố Hà Nội.
Sản phẩm chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ nhưng vẫn bán tràn lan trên thị trường – đây là điều không chỉ các khách hàng phải tính toán kỹ mà các cơ quan chức năng cũng phải vào cuộc xác minh, làm rõ!
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về “giấc mơ Tuần Châu trong lòng Hà Nội”, Báo Năng lượng Mới sẽ tiếp tục đăng tải ý kiến của cơ quan chức năng cũng như những thông tin trao đổi với ông Huỳnh Bình Thanh, Tổng giám đốc Công ty Tuần Châu Hà Nội.
(Xem tiếp kỳ sau: Bao giờ “tiểu Tuần Châu” mới thành hiện thực?)
Hoàng Thắng
 

Hãy quay về với nhân dân !


Quocquoc
Gửi tới TTHN
-
  • Thưa các bạn
Dân tộc Việt Nam với 1000 năm bắc thuộc cứ độc lập rồi lại phụ thuộc rồi lại độc lập ý chí kiên cường và tinh thần độc lập dân tộc khiến cho người Hán chưa bao giờ sát nhập hoặc khuất phục hoàn toàn Việt Nam vào Trung Quốc. Để rồi ngày hôm nay có một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, đất đai cát cứ đã được khẳng định đanh thép như Lý Thường Kiệt, hay được tổng hợp viết thánh sách như cuốn Dư địa chí của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, rồi công lao mở mang bờ cõi về phía nam, phát triển ra biển về phía đông như Hoàng Sa – Trường Sa của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Hoàng và triều đình nhà Nguyễn.
Tiếp đó Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) từ khi ra đời đến nay đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống các đế quốc hùng mạnh nhất thế giới để có một nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất như ngày hôm nay,  đó chính xác là cuộc chiến để dành lại đất đai của tổ tiên cho dân tộc và cho con cháu ngàn đời sau. Sự trả giá cho việc lấy lại độc lập tự do, lấy lại đất đai của cha ông là vô cùng to lớn đó là hàng triệu sinh mệnh của hàng triệu người lính, và nhân dân Việt Nam.
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến, Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị, Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý, sau đó chiến đấu và gia tăng số lượng chất lượng thành đội quân hùng mạnh mà chủ yếu là nhân dân Miền Bắc bao gồm xuất thân vùng đồng bằng sông Hồng và miền núi phía bắc. Quân đội thì chiến đấu, nhân dân thì hỗ trợ vận tải, liên lạc, canh tác trồng cấy để cung cấp lương thực, nuôi dấu cán bộ, bộ đội, động viên chồng con tích cực tham gia quân đội chiến đấu để làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu giải phóng hoàn toàn miền bắc đến vĩ tuyến 17 được khẳng định băng hiệp định Genève
Công lao này được khẳng định và nhắc đến nhiều với cái tên chính danh là ĐCSVN, các cá nhân như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp… và ít nói đến là một phần âm thầm và quyết định là của nhân dân miền bắc từ vùng khu bốn, đồng bằng sông Hồng và miền núi phía bắc với sự hy sinh lớn lao cả người và của. Đó là quá trình lâu dài chiến đấu với các cuộc càn quét của thực dân Pháp mà đỉnh điểm là trận Điện Biên Phủ thể hiện sức mạnh đoàn kết đồng lòng của toàn dân, lòng dân đã quyết thì sức mạnh của nhân dân là không thể kháng cự được dù quân địch có mạnh đến mấy, hung giữ và xảo quyệt đến mấy cũng sẽ thua, nhân dân nhất định thắng lợi.
Mặc dù là thế hệ sau tôi thuộc thế hệ 7X không được chứng kiến nhưng nghe kể lại, xem TV và đọc sách những hình ảnh về các đoàn dân công hỏa tuyến từ Nghệ An, Thanh Hóa ngược dòng sông Mã ùn ùn người xe, xẻ núi làm đường khuân vác. Trông xa như một đàn kiến thủy chung với kiến chúa, rồi những đoàn khác từ Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên… ngược dòng sông Hồng vượt đèo Pha đin, Từ Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai vượt dãy Hoàng Liên… tiến về thung lũng Mường Thanh. Điều đó luôn gây cho tôi sự xúc động về tinh thần đoàn kết của nhân dân chống lại kẻ thù, bất kể là thù trong hay giặc ngoài, giặc trong.
Rồi tiếp đó là công cuộc kháng chiến chống Mỹ để thống nhất đất nước một cuộc chiến mà đến giờ vẫn còn gây tranh cãi ở đâu đó trong lòng người dân Việt Nam về tính chính danh, nó được xem như một cuộc nội chiến, hay như một cuộc chiến giải phóng đất nước, như rất nhiều góc nhìn khác nhau… Nhưng theo tôi đây vẫn là cuộc kháng chiến thống nhất đất nước theo cách không một người dân Việt Nam nào mong muốn nhưng vẫn phải làm, làm ở cả hai phía và ai làm được họ sẽ lãnh đạo đất nước. Vì nó là một sự trả giá, thiệt hại vô cùng to lớn của nhân dân hai miền Nam Bắc sự hy sinh về người về của là một sự kinh khủng mà những người trực tiếp tham chiến hay nhân dân vẫn không bao giờ có thể quên được. Đó là những hình ảnh giết người, rồi xác người chết khắp nơi từ mũi Cà Mau, Bến Tre, Tây Ninh…khắp dãy Trường Sơn, Quảng Trị…, rồi những hình ảnh đổ vỡ tiêu điều của miền Bắc dưới những đợt bom B52 rải thảm của Mỹ, rồi hình ảnh xe tăng tiến vào dinh độc lập, người người miền Nam tranh nhau chạy chốn trước và sau ngày 30/4… Ngày nay vẫn đâu đó người ta ít nói về sự thiệt hại thê thảm, hay lẩn tránh những thống kê tổng thể mang tính khoa học của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà chủ yếu họ thích các tiểu tiết kinh khủng như Mỹ Lai, B52 rải thảm Khâm Thiên, các nạn nhân chất độc da cam hay Nguyễn Ngọc Loan bắn chiến sỹ cộng sản trên đường phố, hình ảnh người CHVN dẫm đạp chạy chốn 1975. Nhưng trên hết tôi hy vọng ngày nay chúng ta cùng cố quên hết những hình ảnh đó đi để hòa hợp dân tộc và không nên nhắc nhiều đến nó mới có thế mới xây dựng Việt Nam vững mạnh trong tương lai để lại phúc hạnh cho con cháu sau này.
Quyết liệt chiến đấu, hy sinh đến cùng đó chính là hình ảnh của những người cộng sản trong thống nhất đất nước họ đã quét sạch chính quyền VNCH, truy kích tới tận PnongPenh đó chính là một nhẽ mà người cộng sản gọi là cuộc chiến biên giới phía nam tiêu diệt Khowme đỏ. Vâng những người lính, sỹ quan quân đội đã vào dinh Độc Lập họ vẫn chưa được nghỉ ngơi, bao nhiêu người con thân yêu chủ yếu là bắc Việt Nam là lính trẻ vẫn tiếp tục ngã xuống sau giải phóng mà ngày nay thân nhân của họ ở Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương, Hưng Yên… vẫn chưa tìm được xác ở ngoại quốc, nỗi đau này không ai có thể chia sẻ được.
Cuộc chiến bất đắc dĩ biên giới phía bắc năm 1979 còn tồi tệ hơn rất nhiều chính xác là Trung Quốc đánh và Việt Nam thì chống cự yếu ớt và bị tiêu diệt hoàn toàn, Trung Quốc đã san phẳng đốt sạch tất cả những nơi họ đánh tới không trừ một làng mạc nhà máy một người dân nào có thể sống sót, sạch sành sanh không một dấu vết nó đánh đến sát phòng tuyến sông Cầu thì dừng lại, kết quả của việc nó dạy cho Việt Nam một bài học là vẫn còn đó những mồ chôn tập thể mà các vị trí tiền tiêu của Việt Nam bây giờ là đất Trung Quốc. Các chiến sỹ QĐNDVN bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu chiến sỹ không tìm thấy xác, bao nhiêu người dân vô tội đã chết mất xác, bao nhiêu phụ nữ và trẻ em?
Đáng buồn hơn là sau này nhà cầm quyền đã không bao giờ nhắc tới sự mất mát, hy sinh, công lao hay vinh danh sự hy sinh trong trận chiến này. Cho dù khắp từ Bắc vào Nam trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ, hay đánh Khơme đỏ đều có các ban liên lạc, các hội đồng ngũ, cựu chiến binh, các cuộc về nguồn, các cuộc đi tìm đồng đội rầm rộ để cố đem những người lính về với quê cha đất tổ. Nhưng tuyệt nhiên những người lính đánh Tàu bị lãng quên, không thấy có một tổ chức, hội đoàn, ban liên lạc nào được nhắc tới.
Có phải toàn bộ những người tham chiến đánh Tàu đã bị tuyệt  diệt?
Hay họ bị cấm thành lập các tổ chức, câu lạc bộ như những người lính khác? Lịch sử đã lãng quên họ, đất nước đã lãng quên họ? Nhân dân đã lãng quên họ?
Có phải nhà nước và QĐNDVN phủ nhận sự hy sinh của họ?
Các tướng lĩnh quân đội đâu rồi, tại sao các bác không dám lên tiếng vì những người đồng đội, đồng chí anh em, những người con, người cháu, những người đã vào sinh ra tử với mình?
Trên đây là toàn bộ những suy nghĩ của tôi về Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, QĐNDVN, về nhà nước Việt Nam hiện nay mà lãnh đạo toàn diện là ĐCSVN
Quá khứ hào hùng và đau thương đã trải qua với người dân Việt Nam từ xưa đến nay, lúc nào người dân Việt Nam (dân theo đúng nghĩa) cũng đầy khổ ải, và trong khổ ải thì họ luôn biết cố gắng sáng tạo để vượt qua. Họ đã biết rèn luyện tinh thần đấu tranh, đoàn kết tạo nên sức mạnh, thà chết chứ không chịu nhục, không chịu mất một tấc đất của tổ tiên ngàn đời dù đó là giặc ngoài binh hùng tướng mạnh hay giặc trong với quân đội bạo tàn và bạo chúa. Lịch sử dân tộc luôn chứng minh điều này và khi người dân bị dồn đến chân tường, sự đoàn kết và bùng nổ đó chính là tính tất yếu của lịch sử.
Trở lại với tình hình đất nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang vào trong giai đoạn khó khăn, chưa bao giờ khó khăn như vậy, giá cả leo thang mà thu nhập của người dân thì thấp luôn ở dạng top 10 của thế giới tính từ dưới lên. Nếu mổ xẻ nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng ai cũng biết nguyên nhân chính là từ sự yếu kém trong toàn diện của hệ thống chính trị mà lãnh đạo toàn diện là ĐCSVN và điều hành kinh tế là chính phủ nước CHXHCNVN kết quả là thất thoát tiền ngân sách(tiền của dân) do quản lý, do tham nhũng tràn lan với những con số mà nghe đã lạnh gáy từ các tập đoàn TCT nhà nước. Điều mà truyền thông một chiều của chính phủ Việt Nam chưa chắc đã công khai đúng và đủ nhưng những con số 4,5 tỷ USD, 18.000 tỷ VNĐ, hay tư nhân như Bianfishco cũng 1200 tỷ VNĐ… Hay thị trường chứng khoán thụt còn hơn 300 điểm…tiền sẽ chạy đi đâu? Xin thưa vào các nhà quan tham, vào các nhà tài phiệt, vào các nhà tư bản đỏ trong nước, vào các nhà tư bản nước ngoài (do CP không biết làm kinh tế, mà điển hình là tiền trên thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư trong nước chạy hết vào túi nước ngoài, họ đã mang đi và không bao giờ mang lại).
Tham nhũng lộng quyền đàn áp dân đang là quốc nạn của Việt Nam, trong đó chính quyền các cấp mà lãnh đạo toàn diện là ĐCSVN đang gây ra hàng ngày hàng giờ, với sự hỗ trợ và bảo vệ tiếp tay cho họ chính là QĐNDVN và CANDVN. Điều đáng nhục nhã thay cho người dân (chủ yếu là dân đen) đó là QĐNDVN và CANDVN anh hùng mà họ chính là những người con, người cháu, người chồng, người cha… xuất thân từ chính những gia đình của họ, từ nhân dân mà ra. Vậy mà nay vì nhiều lý do như vâng lệnh cấp trên hoặc tham quyền, hoặc vì miếng cơm manh áo của cá nhân họ và gia đình mà quay lại bắn vào nhân dân, đàn áp nhân dân. Để tiếp tay cho cán bộ tham nhũng và tư bản đỏ cướp đất của dân, cướp cái kế sinh nhai, cướp cái mạng sống của dân cày, mà những người đó đã từng ủng hộ ĐCSVN nuôi dưỡng QĐNDVN, CANDVN. Nhân dân đã hy sinh cả tính mạng và của cải của các thế hệ, nuôi sống các lực lượng vũ trang, họ một nắng hai sương tần tảo trên mảnh đất của mình để làm ra những hạt gạo nuôi các anh hàng ngày để các anh yên tâm giữ vững tay súng gìn giữ quê hương bảo vệ tổ quốc bảo vệ pháp luật
Các anh ở Hà Nội hay TP HCM, hay các thành phố lớn trên toàn quốc cứ nhìn kỹ vào các khu trung cư mới, các khu biệt thự phân lô thì thấy ngay đất của dân cày đã bị thu hồi cho các nhà lãnh đạo tham nhũng và tư bản đỏ. Bọn họ sở hữu các tòa nhà cao tầng, các biệt thự lộng lẫy mà nào có người ở đâu bỏ hoang cả, toàn mua đi bán lại với nhau, chẳng bao giờ cuộc đời cống hiến quân ngũ của các anh sở hữu nó hay chỉ là ngủ một đem ở trong đó, chưa nói đến chuyện họ bắt tay nhau ép đền bù dân 100 ngàn / M2 nhưng chuyển thổ cư xong thì bán 30 triệu / M2 như đất Văn Giang – Hưng Yên mà các anh vừa bắn vào dân đấy. Chính quyền thì tham nhũng, đầu tư cho các công ty nhà nước thì thất thoát. Bên cạnh đó hàng lậu và nhập siêu siêu kinh khủng của chính sách bảo hộ thương mại của nhà nước với chủ nghĩa Đại Hán Trung Quốc hút hết ½ số dự trữ USD của Việt Nam hàng năm, chính phủ lại xây dựng một nền kinh tế khát tiền và hướng phát triển sai khi bơm quá nhiều tiền vào BĐS cho các nhóm lợi ích của các quan mà hệ quả là quả bóng BĐS đang vỡ. Để ròi tiền của dân đang nằm phơi nắng mốc xanh vì bán cho ai, mà dân thì không có đất cày, kết quả của tất cả các nguyên nhân sẽ là các nhà đầu tư BĐS phá sản ngân hàng cũng phá sản theo. Chính phủ Việt nam không có tiền nuôi hệ thống chính trị có phần trả lương cho các anh đành phải in thêm tiền để trả lương, cũng là một phần làm kinh tế lạm phát, toàn bộ đời sống nhân dân sẽ vô cùng cơ cực, trong đó có toàn bộ gia đình các anh, sẽ viễn cảnh không xa lương Đại úy 4 triệu mua được 40 bát phở bò tái.
Ngày hôm qua cưỡng chế ở Văn Giang đã có nhiều anh cảnh sát trẻ bật khóc khi bị ép làm nhiệm vụ hại dân, bắn vào dân khi nghe người dân lên tiếng, khi nghe những câu nói thấu tình đạt lý của một người bà (bà Lê Hiền Đức một Đảng viên chân chính xuốt đời bà tận tụy, chia sẻ với nhân dân, đấu tranh vì nhân dân Việt Nam). Tôi tin tất cả các anh đều là người tốt.
Nói như vậy để khẩn khoản kêu gọi các anh đang trong các lực lượng vũ trang(LLVT), các Đảng viên ĐCS hãy lên tiếng vì đất nước, yêu cầu các LLVT các Đảng viên chân chính không bắt tay với các lãnh đạo ĐCS tham nhũng bắn vào nhân dân, ép buộc cưỡng chế đất đai sản xuất của nhân dân.
ĐCSVN và nhà nước hiện tại sẽ đưa đất nước này về đâu với cơ chế quản lý hiện nay? Cách mạng cam hay quýt thì tôi không biết nhưng chắc chắn sẽ không thể tồn tại như thế này mãi được, đã đến lúc người dân Việt Nam sẽ đoàn kết cùng các LLVT để xây dựng một nước Việt Nam mạnh mẽ và sạch sẽ, ấm no và hạnh phúc, dân chủ thực sự, một xã hội dân sự với một nền thượng tôn pháp luật ở đó tổng thống hay thủ tướng hay chủ tịch nước có thể bị luận tội trước tòa bất cứ lúc nào khi làm việc sai trái chứ không như hiện tại cát cứ phân tranh như ở  Việt Nam.
Chúng tôi những người có lương tri kêu gọi các LLVT không tham gia đàn áp nhân dân, nếu nhất định phải làm thì các anh trả lại quân hàm, thẻ Đảng cho ĐCS để quay về với nhân dân.
Kêu gọi các Đảng viên chân chính không tiếp tay với chính quyền tham nhũng, với thế lực tư bản đỏ đàn áp nhân dân, hãy lên tiếng vì nhân dân, nếu không thể lên tiếng được thì thể hiện bằng hành động đó là  trả lại thẻ Đảng cho ĐCS để quay về với nhân dân.
Kêu gọi các nhà báo có lương tri hãy lên tiếng vì nhân dân, nếu không thể lên tiếng được thì thể hiện bằng hành động đó là  trả lại thẻ nhà báo, thẻ Đảng cho ĐCS để quay về với nhân dân.
Quan nhất thời dân vạn đại dân cày vẫn còn sống được thì tại sao các vị lo không có miếng cơm manh áo mà không dám làm.
QQ
————-
P/S: Tôi có ý kiến thế này:
Ngay ngày hôm nay sẽ lập một trang blog VỀ VỚI NHÂN DÂN trong đó sẽ ghi danh những người đã bày tỏ chính kiến của mình sẵn sàng đã và sẽ trả thẻ Đảng, trả quân hàm để về với nhân dân để cho con cháu về sau nhìn vào tấm gương đó để học tập. Tôi biết rằng khắp đất nước Việt Nam đã có rất nhiều người làm như thế rồi, đã trả thẻ Đảng, trả quân hàm rồi các bạn biết ai thì giới thiệu họ hoặc tự lấy dùm thông tin như gửi ảnh thông tin cá nhân, địa chỉ số CMTND, số thẻ Đảng… càng nhiều thông tin càng tốt, rồi có dòng tâm sự của họ nữa cho quản trị blog, nếu anh Kami làm được thì tốt quá vì chắc chắn công việc sẽ rất nhiều, hoặc anh tuyển thêm người uy tín ngay trong các commenter này sẵn sàng cộng tác vô điều kiện, ít nhất cũng cần khoảng 4 người để làm, một người phụ trách chung, như là thông tin chung, một người update khuc vực phía Bắc, một người miền Trung, một người miền Nam. Đã có rất nhiều người trả thẻ Đảng, quân hàm lại cho ĐCS rồi, bây giờ cần thống kê họ lại cho các thế hệ sau, và hôm nay học tập rằng họ có thể làm mọi việc vì nhân dân vì đất nước, nhiều người như dân Tiên Lãng, Dương Nội, Mỗ Lao, Tây Nguyên, Bắc Ninh, Nghệ An, Sài Gòn, Điện Biên,Văn Giang,… họ đã thấy rõ sự tồi tệ của các lãnh đạo ĐCS từ TƯ đến địa phương chắc chắn họ rời xa tổ chức này.

 

Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?

-
Nếu trả lời được cụ thể ba câu hỏi là DNNN của ai? do ai? và, vì ai? sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của DNNN hiện nay
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các vấn đề của nó luôn là chủ đề nóng của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi vốn tồn tại một số lượng khổng lồ các DNNN. So với Doanh nghiệp tư nhân DNNN thường được cho là kém hiệu quả hơn, lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các công ty tư nhân cố gắng tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, DNNN được cho là thường phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội cũng như phải đối phó với những thất bại của thị trường. Điều đó dẫn đến việc các DNNN không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân. Những người ủng hộ các DNNN cũng như chống lại tư nhân hóa thường lập luận như vậy để biện minh cho những yếu kém của DNNN.
Tuy vậy, các nghiên cứu cho thấy, để hoàn thành các mục tiêu xã hội, các DNNN thường phải tiêu hao một lượng quá lớn các nguồn lực tài chính công đến nỗi chúng trở thành một gánh quá nặng cho nền kinh tế. Gánh nặng này càng trầm trọng với việc nhà nước phải tiếp tục tài trợ cho các DNNN thua lỗ. Cho nên, thực tế là, DNNN cuối cùng cũng chẳng hoàn thành được những mục tiêu xã hội của chúng. Vì thế tư nhân hóa/ cổ phần hóa đã được sử dụng để giảm thiểu số DNNN cũng như giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này trong nỗ lực tăng hiệu quả doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù tư nhân hóa/cổ phần hóa được thực hiện, một số lớn các DNNN sẽ vẫn tồn tại vì lý do của nó. Như vậy, vấn đề vẫn tiếp tục nóng là làm sao để các DNNN (không thụôc diện tư nhân hóa) khắc phục được những yếu kém của mình, giảm gánh nặng cho nền kinh tế?
Chúng tôi đặt vấn đề là, khi đối chiếu với DNTN, nếu trả lời được cụ thể ba câu hỏi là DNNN của ai? do ai?, vì ai? sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của DNNN hiện nay. Thông qua việc trả lời ba câu hỏi trên, bài viết sẽ đề cập đến những vấn đề mấu chốt của sở hữu và quản trị trong DNNN. Từ đó hy vọng sẽ có những giải pháp cho loại hình doanh nghiệp này.
1. Trước hết, DNNN của ai?
Doanh nghiệp cổ phần (tư nhân) thuộc sở hữu các cổ đông. Các cổ đông góp vốn vào công ty và trở thành chủ sở hữu công ty. Các chủ sở hữu công ty này cũng gánh luôn trách nhiệm về các khỏan nợ của công ty. Về mặt pháp lý, trách nhiệm của cổ đông chỉ hữu hạn trong phần góp vốn của mình. Cổ đông rất linh họat trong việc thể hiện quyền sở hữu của mình. Họ bỏ phiếu biểu quyết các vấn đề của công ty mà cách nói nôm na của các nhà kinh tế học là “bỏ phiếu bằng tay” (vote with their hands) và khi quyền này bị giới hạn thì họ có thể “bỏ phiếu bằng chân” (vote with their feet) đó là bán quyền sở hữu (cổ phiếu) của mình đi. Nếu công ty cổ phần nào kẻ đến với công ty (đầu tư vào cổ phiếu công ty) thì ít mà người ra đi nhiều thì doanh nghiệp đó không sớm thì muộn cũng thiếu vốn mà chết. Trong doanh nghiệp cổ phần, cổ đông ý thức rất rõ  quyền hạn của mình vì họ trực tiếp bỏ vốn, tiền bạc của mình vào công t y vì thế họ thực hiện quyền của mình bất cứ khi nào có thể. Vì vậy, giới quản lý phải hết sức mình làm hài lòng các chủ sở hữu này. Từ đó, nhiều người mong muốn làm chủ sở hữu công ty (người đến/đầu tư vào cổ phiếu công ty) và công ty phát triển.
Còn trong DNNN, ai là chủ sở hữu? và quyền chủ sở hữu được thực hiện như thế nào để giới quản lý phải hết sức mình phụng sự nhằm làm DNNN phát triển?
Bước đầu tiên để chấn chỉnh DNNN có lẽ là việc phải xác định rõ chủ sở của lọai doanh nghiệp này không phải là nhà nước mà chính là tòan dân. Hai chữ “nhà nước” trong DNNN đã vô tình che mất những người sở hữu -nhân dân này. Điều này rất cụ thể cả về góc độ tài sản công ty (tài sản quốc gia -của dân) và vốn đầu tư. Vốn đầu tư DNNN hình thành từ ngân sách nhà nước-chính là nguồn thu từ trong dân. Khái niệm những người đóng thuế (tax payer) chính là cách nói khác về những người dân trong quan hệ với ngân sách nhà nước.
Như vậy, DNNN không phải do một ai làm cổ đông mà tất cả người dân trong một nước chính là cổ đông công ty. Vì thế, DNNN có thể được xem như một công ty cổ phần mà sở hữu vốn rất phân tán.
Ở đây có hai khía cạnh của một vấn đề được đặt ra là: Sự yếu kém của DNNN có thể có nguyên nhân từ việc người dân không biết rằng họ là chủ sở hữu DNNN nên họ không thực hiện quyền kiểm sóat của mình để làm áp lực lên giới quản lý như trong công ty cổ phần hay, do đặc điểm sở hữu vốn quá phân tán dẫn đến việc cổ đông này lợi dụng/ỷ lại sự đóng góp của cổ đông khác trong kiểm sóat đánh giá công ty để hưởng lợi (free-riding) như lý thuyết về công ty cổ phần?
Câu trả lời đúng hơn có lẽ rơi vào trường hợp thứ nhất -do người dân không biết họ là chủ (và có quá ít kênh thông tin để cho biết điều này) nên họ không thực hiện được quyền của mình (trực tiếp hay qua đại diện),  gây áp lực lên giới quản lý nhằm nâng hiệu quả công ty lên. Chúng tôi cho rằng việc xác định lại và xác định rõ chủ sở hữu là tiên quyết để giải quyết bài tóan DNNN. Tuy nhiên, so với công ty cổ phần thì liệu “cổ đông” của DNNN có được cơ chế để thực hiện quyền sở hữu của mình? Việc trả lời câu hỏi tiếp theo “DNNN do ai?” và “vì ai?” sẽ góp phần làm rõ cơ chế này.
2. Do ai?
Trả lời được câu hỏi này sẽ góp phần làm rõ cơ chế để cổ đông thực hiện quyền làm chủ thật sự của mình. Tuy cơ chế này là khá rõ ràng trong công ty cổ phần nhưng bản thân các cổ đông của công ty cổ phần cũng còn lắm lúc không thực hiện được quyền sở hữu của mình. Sau đây, chúng ta hãy phân tích sơ lược vấn đề này ở công ty cổ phần để đối chiếu xem DNNN đã tạo lâp cơ chế này như thế nào.
Trả lời câu hỏi do ai? chính là trả lời cho hai câu hỏi do ai lãnh đạodo ai quản lý?
Công ty cổ phần là thuộc sở hữu cổ đông nhưng do HĐQT lãnh đạo và do Ban giám đốc quản lý. Điều này giống với DNNN – cũng do HĐQT lãnh đạo và ban giám đốc quản lý. Sư khác nhau giữa hai lọai hình doanh nghiệp ở đây là nằm ở vai trò của cổ đông trong việc ảnh hưởng đến hai thành phần này.Trong công ty cổ phần, tuy cổ đông là chủ sở hữu nhưng không trực tiếp lãnh đạo mà bầu ra HĐQT để lãnh đạo công ty. Thành viên HĐQT có thể là cổ đông lớn trong công ty và cũng có thể là thành viên độc lập thuê ngòai. Việc thuê ngòai này nhằm mục đích hạn chế các cổ đông lớn (thành viên HĐQT) chỉ lo lợi ích của mình mà hy sinh lợi ích cổ đông nhỏ. HĐQT lãnh đạo công ty bằng cách định hướng chiến lược cho công ty và thực hiện một việc quan trọng là tuyển chọn ban giám đốc để quản lý công ty theo định hướng, chiến lược mà mình đề ra. Ở đây có thể thấy vai trò to lớn của cổ đông -chủ sở hữu công ty cổ phần.  Đó là việc họ tham gia quyết đinh bằng cách bỏ phiếu cho các vấn đề quan trọng của công ty mà quan trọng nhất là quyết đinh người lãnh đạo và quản lý công ty. Nhưng họ không bị động mà họ có quyền bỏ phiếu “bằng chân” khi không vừa lòng, và khi họ không hài lòng thì BGĐ cũng rất có thể phải ra đi, vị thế HĐQT cũng sẽ lung lay.
Thế thì cơ chế nào để cổ đông DNNN hay người dân thể hiện quyền làm chủ của mình? HĐQT và BGĐ có e ngại ảnh hưởng của cổ đông -người dân?
Có thể thấy rằng, tuy là chủ sở hữu DNNN, người dân không có quyền bầu HĐQT hay BGĐ dù rằng, giống công ty cổ phần, hai thành phần này cũng lần lượt là lãnh đạo và quản lý DNNN. Nhưng khác công ty cổ phần, hai thành phần này không do cổ đông -người dân- bầu ra nên họ có thể không cần phải làm vui lòng cổ đông hay tối đa hóa lợi ích cổ đông -nhân dân. Đồng thời, chủ sở hữu không có được sự lựa chọn là có tiếp tục bỏ vốn vào DNNN hay không. Nói cách khác, chủ sở hữu DNNN không có cơ hội “bỏ phiếu bằng tay” lẫn “bằng chân”. Và như đã phân tích, vì không rõ ràng trong quan hệ sở hữu- lãnh đạo- quản lý nên những người lãnh đạo hay quản lý sẽ làm việc không vì mục tiêu của người sở hữu và không bị kiểm sóat. Không giống công ty cổ phần, cả hai thành phần HĐQT và BGĐ trong DNNN rất giống nhau và phần lớn là các viên chức được bổ nhiệm (không phải do dân bổ nhiệm).
Thật ra, người dân vẫn có thể thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua cơ chế đại diện và khi các DNNN thuộc quyền kiểm sóat của Quốc hội-là đại diện của dân. Người dân bầu ra quốc hội đóng vai trò như Đại hội đồng cổ đông và cơ quan này sẽ bổ nhiệm HĐQT và trực tiếp thông qua các vị trí quản lý BGĐ hay gián tiếp qua đề cử/bổ nhiệm từ HĐQT. Đồng thời hệ thống báo chí cũng tham gia đánh giá hiệu quả của DNNN, vạch ra những sai sót của các thành viên lãnh đạo và quản lý của các công ty này vì lợi ích quốc gia (lợi ích của dân hay của chủ sở hữu). Nhưng, tại sao DNNN vẫn yếu kém? Bài viết này quay lại mối quan hệ giữa HĐQT (đại diện cho cổ đông) và ban giám đốc.
Vì BGĐ là người quản lý doanh nghiệp nên chất lượng/khả năng của thành phần này cũng như mức độ tận tâm vì lợi ích cổ đông sẽ quyết định hiệu quả của doanh nghiệp. Ngay cả các công ty cổ phần, không phải công ty nào cũng thành công vì không phải công ty cổ phần nào cũng có được những ban gíam đốc có khà năng và dành tâm huyết cho công ty. Về mặt kinh tế học, thứ nhất vì thông tin bất cân xứng nên việc tuyển chọn đúng người giỏi là không dễ, thứ hai, ban giám đốc và cổ đông (HĐQT) luôn có những lợi ích không đồng nhất, nên phải có những giài pháp cụ thể để BGĐ làm việc vì lợi ích cổ đông.Vì lẽ đó, công ty cổ phần luôn cố gắng giải quyết bài tóan này.
Về lý thuyết công ty cổ phần, công ty cổ phần là sự kết hợp giữa chủ sở hữu (đại diện là HĐQT) là những người có vốn- tư bản và nhà quản lý (những người không vốn nhưng có kỹ năng quản trị -tiếp thị). Sự thành công của công ty lệ thuộc vào tầm nhìn chiến lược của nhà tư bản và kỹ năng của nhà quản lý. Và đây là hai thành phần khác nhau.
Khi xét DNNN, giả định quốc hội (là xứng đáng nhất) là người bổ nhiệm HĐQT và có thể cả BGĐ DNNN, có thể thấy rằng những người đại diện cho cổ đông nhân dân rất khó có thể có tầm nhìn của một nhà tư bản. Họ thường là các công chức và xung quan họ là một số công chức có sẵn/thân quen để họ bổ nhiệm lãnh đạo công ty. Quy trình chọn lựa, bổ nhiệm những người lãnh đạo (HĐQT) và những người quản lý (BGĐ) DNNN thường ít được đánh giá và kiểm sóat. Đến lượt các HĐQT và BGĐ DNNN, họ là những công chức theo nhiệm kỳ nên thường sẽ làm việc theo tư duy nhiệm kỳ và đối tượng mà họ làm hài lòng không phải là cổ đông -nhân dân (vốn rất mơ hồ) mà là những người đã bổ nhiệm họ (vốn rất cụ thể). Vì thế về mặt bản chất, lợi ích cổ đông rất khó được đảm bảo và DNNN vì thế khó lòng phát triển được. Tuy nhiên, khi vấn đề đã được xác định thì hy vọng có thể giải quyết được. Như trên đã phân tích, ngoài việc phải xác định chủ sở hữu là người dân , chúng ta cần giải quyết những vấn đề sau để đưa DNNN vào quỹ đạo của thị trường:
-         HĐQT trong DNNN (trước hết là các DN lớn có tính chất quyết định đến nền kinh tế) phải do các tiểu ban thuộc Quốc hội bổ nhiệm và phải báo cáo trước các tiểu ban này.
-         Các cá nhân được bổ nhiệm (làm HĐQT) sẽ không là công chức nhà nước, không phải chỉ về mặt hành chính mà còn về mặt bản chất. Họ phải gắn bó và chịu trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của DNNN. Họ có trách nhiệm bổ nhiệm BGĐ đủ tài và tâm huyết để phát triển công ty.
-         Ít nhất là BGĐ nên được chọn theo thị trường, họ phải là những người có kỹ năng quản trị kinh doanh chứ không phải là các công chức chỉ biết tận tụy với người bổ nhiệm mình, và dứt khóat không là người có liên quan đến HĐQT.
-         Điều quan trọng nhất là năng lực của người bổ nhiệm (đại biểu Quốc hội- đại diện nhân dân)? Làm sao họ có thể là những người có tư duy của nhà kinh doanh như các thành viên HĐQT trong công ty cổ phần? Chúng tôi cho rằng các đại biểu quốc hội phụ trách những tiểu ban này nên tập trung chủ yếu là các doanh nhân thành đạt của nền kinh tế. Họ có tư duy thị trường và am hiểu thị trường thì khả năng họ sẽ bổ nhiệm đúng người có năng lực cho DNNN. Làm được điều này sẽ mang lại đột phá – góp phần giải quyết ách tắc của DNNN do các công chức gây ra!
3. DNNN vì ai?
Đã trả lời hai câu hỏi của aido ai, thì câu trả lời cho câu hỏi thứ ba “DNNN vì ai?” cũng đã phần nào được trả lời. Công ty cổ phần do BGĐ quản lý về cơ bản phải vì lợi ích của cổ đông, DNNN họat động cũng vì lợi ích của cổ đông nhân dân. Đối với công ty cổ phần, khi cơ cấu sở hữu là phân tán thì việc kiểm soát đối với họat động của BGĐ càng trở nên khó khăn, vì các cổ đông nhỏ không đủ quyền lực để thực hiện việc kiểm soát, điều này dẫn đến việc BGĐ họat động vì lợi ích của chính họ, rất nhiều khi ngược lại lợi ích cổ đông. Qua đó, có thể thấy ở DNNN, nơi có cơ cấu vốn vô cùng phân tán (đến mức tối đa) thì khả năng BGĐ chỉ lo vun vén cho họ là rất cao, điều này càng đặc biệt nghiêm trọng khi họ móc nối được với HĐQT vốn cũng là thành phần được bổ nhiệm giống như họ. Và như trên trình bày, hai thành phần này có khuynh hướng làm hài lòng người bổ nhiệm họ vì đây là những đối tượng rất cụ thể, không phân tán, mơ hồ như những chủ sở hữu của DNNN.
Vì cổ đông – vì dân:
Công ty cổ phần do HĐQT lãnh đạo và BGĐ quản lý vì lợi ích cổ đông. Trong quá trình tối đa hóa lợi ích cổ đông công ty cổ phần phải tôn trọng lợi ích của các thành phần liên quan khác (stakeholders). Các công ty trong thế giới văn minh bất kể lọai hình nào đều phải quan tâm đến điều này. Trách nhiệm vì cộng đồng, vì xã hội đã hướng mục đích tồn tại của công ty theo hướng thỏa mãn ba lợi ích quan trọng như nhau (triple bottom lines). Đó là kinh tế (lợi nhuận – profit), sinh thái (trái đất- planet) và xã hội (con người-people) chứ không chỉ có lợi nhuận hay chỉ có lợi ích của cổ đông. Suy cho cùng tôn trọng lợi ích của các thành phân lien quan cũng là để tối đa hóa lợi ích của cổ đông. Khi họat động vì lợi ích cổ đông, công ty trong thế giới ngày nay không thể:
-         Không tôn trọng cộng đồng bằng cách hủy hoại môi trường
-         Móc ngoặc, trốn tránh trách nhiệm nộp thuế
-         Cạnh tranh không lành mạnh
-         Bóc lột người lao động …
Thực hiện tốt những yêu cầu này sẽ ảnh hưởng đến chi phí công ty và lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên, công ty cổ phần phải chấp nhận vì đó là chuẩn mực và thậm chí các công ty cổ phần còn hướng đến vượt các chuẩn mực đó. Vì thế, khi cho rằng chỉ có DNNN phải vì những trách nhiệm xã hội, bảo vệ lợi ích người lao động…mà hiệu quả kinh tế thấp là chưa hòan tòan thỏa đáng. Hay nói rằng chỉ có DNNN có trách nhiệm vì các mục tiêu xã hội là chưa thuyết phục!
Tuy nhiên đối với các nhiệm vụ chính trị xã hội, dịch vụ công nào mà DNNN phải đảm nhiệm cũng cần quy định rõ ràng. Các nghĩa vụ của DNNN cũng như chi phí liên quan cần phải đựoc công bố minh bạch cho công chúng. Đồng thời, công chúng phải được tạo điều kiện thực hiện quyền yêu cầu công khai tách bạch những nhiệm vụ này. Thực hiện điều này sẽ đem lại công bằng cho cả DNNN và cổ đông -nhân dân đồng thời làm hạn chế những vùng “xám” nếu có vốn là cơ sở để những người được bổ nhiệm có cơ hội lẫn vào, né tránh trách nhiệm và họat động chỉ vì lợi ích bản thân, không vì lợi ích quốc gia – lợi ích của người dân.
TS Lê Vinh Triển – Đại học Quốc tế -ĐHQG TPHCM.

Trông đợi gì ở đối thoại nhân quyền Việt-Úc?


RFA file photo. Cảnh công an bắt người tùy tiện vẫn diễn ra khá phổ biến tại Việt Nam. Hình: Công an chận bắt Blogger Paulus Lê Sơn trên đường phố Hà Nội hôm 03-08-2011.
Việt Hà, phóng viên RFA
-
Từ ngày 26 đến 27 tháng 4, Việt Nam và Úc sẽ có đối thoại nhân quyền song phương thường niên lần thứ 9 tại Hà Nội. Liệu có thể trông đợi gì ở cuộc đối thoại nhân quyền lần này giữa hai nước?
Các quyền tự do căn bản
Tiếp theo sau đối thoại chiến lược về ngoại giao và quốc phòng giữa Việt Nam và Úc vào tháng 2, có thể nói cuộc đối thoại song phương về nhân quyền giữa hai nước được tổ chức từ ngày 26 đến 27 tháng 4 là một sự kiện quan trọng khác khiến nhiều người quan tâm.

Từ Huế, Linh mục Phan Văn Lợi lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do về mong đợi của ông đối với đối thoại nhân quyền lần này:
“Tôi mong rằng khi chính quyền úc đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam thì phải luôn nhớ rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là độc tài và bao giờ họ cũng tìm cách duy trì quyền độc tài của họ trên đất nước Việt Nam.
Vì vậy phải làm sao bắt buộc nhà cầm quyền Việt Nam khi đối thoại nhân quyền thì phải thực sự trả lại nhân quyền và dân quyền bằng hành động cụ thể ví dụ như bỏ điều 4 hiến pháp, trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân, quyền tự do tôn giáo, tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do đi lại và nhiều quyền khác.
Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực sự trả lại nhân quyền và dân quyền bằng hành động cụ thể như bỏ điều 4 hiến pháp, trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân, quyền tự do tôn giáo, tự do lập hội…
LM Phan Văn Lợi, Huế
Nếu không buộc được nhà cộng sản làm điều đó thì tất cả các cuộc đối thoại chỉ là giữa những người điếc mà thôi.”
Linh mục Phan Văn Lợi là người đã nhiều năm lên tiếng công khai phản đối chính sách mà ông cho là đàn áp nhân quyền và tự do tôn giáo của chính quyền Việt Nam.
Nhân dịp này, vào ngày 25 tháng 4, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, Human rights watch, đã có một bản ghi nhớ gửi tới chính phủ Úc, thúc giục chính phủ nước này phải tạo sức ép lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
VanGiang04242012-200
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark. Citizen photo
Các vấn đề mà Human Rights Watch đưa ra bao gồm việc thả ngay lập tức các tù nhân chính trị, chấm dứt các biện pháp hạn chế tự do bày tỏ ý kiến, lập hội và biểu tình, tự do tôn giáo.
Ngày càng xuống dốc?
Phát biểu với Đài Á Châu Tự Do, ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách Châu Á của tổ chức này cho biết:
“Lần này chúng tôi muốn đưa cho chính phủ Úc một báo cáo đầy đủ từ phía chúng tôi vì chúng tôi thấy tình hình nhân quyền tại Việt Nam đang xuống dốc. Và vì vậy điều quan trọng là chính phủ các nước có đối thoại nhân quyền với Việt Nam phải chuyển được thông điệp của họ tới nhà cầm quyền Hà Nội rằng những vi phạm nhân quyền tại Việt nam cần phải chấm dứt.”
Theo Human rights watch, chỉ riêng trong quý 1 năm 2012, việt Nam đã bắt giữ 12 người vì họ đã thực hiện những quyền căn bản của mình một cách ôn hòa.
Năm 2011, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 33 người hoạt động nhân quyền và các blogger bởi những người này đã thực hiện các quyền chính trị và tự do tín ngưỡng của mình.
Điều quan trọng là chính phủ các nước có đối thoại nhân quyền với Việt Nam phải chuyển được thông điệp của họ tới nhà cầm quyền Hà Nội rằng những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam cần phải chấm dứt.
Phil Robertson, HRW
Tuy nhiên theo chuyên gia về Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer  thuộc Học viện Quốc phòng Australia, thì đối thoại lần này giữa hai nước sẽ không có điểm gì đặc biệt như nhiều người có thể mong đợi. Ông nói:
“Theo tôi thì đối thoại này cũng chỉ như mọi đối thoại khác trước đó. Tôi chưa thấy bất cứ ai, hay hành động cụ thể nào từ chính phủ Úc mà cụ thể là ngoại trưởng Úc tỏ ra thật sự quan ngại về vấn đề nhân quyền đang xuống dốc tại Việt nam, đặc biệt là đối với các blogger và các nhà hoạt động xã hội.”
Nhân quyền và quan hệ Việt-Úc
Việt Nam và Úc đã bắt đầu các đối thoại song phương về nhân quyền từ năm 2002 và được tổ chức thường niên.
Năm 2006, đối thoại này được nâng lên một mức cao hơn, theo đó Úc cung cấp cho Việt Nam các trợ giúp về kỹ thuật như đào tào nhân lực cho đội ngũ các sĩ quan an ninh Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam cũng đã cử các đoàn sang thăm các nhà tù của Úc để tìm hiểu về cách đối xử với các tù nhân tại Úc.
Theo chuyên gia Carl Thayer thì đối thoại nhân quyền hai nước mới chỉ dừng ở đó, và Úc chỉ thực sự can thiệp khi có vấn đề liên quan đến công dân Úc mà thôi:
“Tôi chưa từng thấy ngoại trưởng Úc hay chính phủ Úc đưa vấn đề nhân quyền Việt Nam công khai trước quốc hội Úc. Theo tôi Úc chỉ can thiệp khi nào có liên quan trực tiếp đến công dân Úc.”
Vào năm 2010, một người công dân Úc gốc Việt là bà Võ Hồng, đảng viên đảng Việt Tân tại Mỹ, đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ khi tham gia biểu tình ôn hòa và phát truyền đơn phản đối Trung Quốc tại Việt Nam.
Bà bị phía Việt Nam giam giữ 10 ngày và được trả tự do sau đó nhờ sự can thiệp từ bộ ngoại giao Úc.
Năm 2009, hai nước Úc và Việt Nam ký hiệp định đối tác toàn diện. Với hiệp định này mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được nâng lên một tầm cao mới, mà trong đó nhân quyền chỉ là một yếu tố chưa hẳn đã là quan trọng nhất.
Phát biểu trong một cuộc họp báo với bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh vào tháng 3 vừa qua nhân chuyến thăm Việt Nam, tân ngoại trưởng Úc, Robert Carr cho biết ông xác định Việt Nam là nước ưu tiên trong danh sách các nước có quan hệ đối tác.
Vẫn đề nhân quyền đã bị lấn át bởi các vấn đề khác như thương mại và sinh viên Việt Nam du học tại Úc.
GS Carl Thayer
Ông cũng tỏ ra vui mừng với con số 25,000 du học sinh Việt Nam đang du học tại Úc.
Về quan hệ thương mại, Úc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2011 đã đạt 6 tỷ đô la, tăng hơn 12% so với năm trước đó. Ngoại trưởng Úc khẳng định Úc muốn phát triển hơn nữa quan hệ thương mại với Việt Nam.
Theo chuyên gia Carl Thayer thì những tiềm năng về thương mại và giáo dục đang lấn án vấn đề nhân quyền: “Tôi nghĩ vẫn đề nhân quyền đã bị lấn át bởi các vấn đề khác như thương mại và sinh viên Việt Nam du học tại Úc.”
Điều này cũng được thể thiện trong quan điểm của các chính phủ Úc trước kia. Cựu ngoại trưởng Úc, Alexander Downer khi còn đương nhiệm đã từng nói rằng Úc không muốn nói chuyện với Việt Nam qua một cái loa phóng thanh.
Và cho đến giờ chính phủ Úc cũng vẫn khẳng định mong muốn của họ là không muốn để quan hệ hai nước trở thành con tin cho các vấn đề khác.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Các quan tâm về nhân quyền gia tăng khi Hoa Kỳ và Việt Nam quan hệ gần gũi hơn

Simon Roughneen
-
Hoa Kỳ và Việt Nam quan hệ với nhau là tốt, nhưng thành tích về nhân quyền của Việt Nam đang khiến các nhà hoạt động phải đặt câu hỏi liệu Washington có thúc đẩy đủ để Hà Nội phải cải cách về chính trị, kinh tế, và tự do ngôn luận hay không.
Năm ngày tập trận trên biển giữa Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu từ hôm thứ Hai ở Việt Nam là tín hiệu mới nhất của sự hợp tác phát triển giữa hai nước từng là kẻ thù một thời của nhau.
Cuộc thực tập huấn luyện này được thúc đẩy từ mối quan tâm chung trong vùng Biển Đông giàu tài nguyên biển, nơi sáu nước đang tranh chấp và gần đây Trung Quốc đã đụng độ với Việt Nam và Philippines.
Tuy nhiên, khi Mỹ và Việt Nam đến gần nhau hơn, thành tích về nhân quyền của Việt Nam đang khiến các nhà hoạt động phải đặt câu hỏi liên quan đến việc liệu Hoa Kỳ đã lên tiếng đủ đối với các vi phạm về chính trị, kinh tế, tự do ngôn luận tại Việt Nam, một nhà nước độc đảng cai trị bởi Đảng Cộng sản mà tất cả các đảng phái chính trị khác đều bị ngăn cấm.
Phó Giám Đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Phil Robertson nói: “Có một nhu cầu thực sự cho việc Hoa Kỳ phải duy trì áp lực lâu dài tại Việt Nam để thả tự do các tù nhân chính trị, tôn trọng tự do ngôn luận và cộng đồng blog sôi động đang làm Việt Nam trở thành một trong những giới xử dụng Internet phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, bãi bỏ các luật lệ áp đặt mà Hà Nội sử dụng nhằm chặn đứng các cá nhân và các nhóm mà chính phủ không ưa thích”.
Theo Human Rights Watch, Việt Nam có một hồ sơ chắp vá về những vi phạm nhân quyền, cáo buộc về việc đàn áp ngôn luận, lập hội và hội họp một cách có hệ thống của chính phủ.
Theo một báo cáo cho năm 2012 của tổ chức này, “Những người cầm bút độc lập, blogger, và các hoạt động nhân quyền từng đặt câu hỏi về các chính sách của chính phủ, vạch trần các viên chức tham nhũng hoặc kêu gọi về các lựa chọn có tính dân chủ để thay thế nền cai trị độc đảng đã thường xuyên bị công an theo dõi, quấy rối, bị biệt giam trong thời gian dài mà không được truy cập đến các tư vấn về pháp lý, và ngày càng bị kết án nặng hơn vì vi phạm luật vào các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia”.
Viết blog ở Việt Nam
Những vụ bắt giữ các cây bút Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần vào tuần trước vì những quy kết mơ hồ là “tuyên truyền chống nhà nước” đã soi rọi lại vào cách cư xử của Việt Nam đối với những người phát biểu chống lại chính phủ – và về việc Hoa Kỳ sẽ sẵn lòng thúc đẩy Việt Nam cải cách ra sao.
Báo Thanh Niên của nhà nước nói rằng các blogger đã đăng tải 421 bài báo trên trang web của Câu lạc bộ nhà báo độc lập giữa tháng 9 năm 2007 và tháng 10 năm 2010 để “bóp méo sự thật, nói xấu đảng và nhà nước”.
Luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội hoặt động chặt chẽ với một số nhà tranh đấu ủng hộ dân chủ mạnh mẽ của Việt Nam. Ông ước tính rằng Việt Nam giam giữ khoảng 300 đến 600 tù nhân chính trị, một thể loại tù phạm mà chính phủ (VN) không hề công nhận. Ông nói với tờ Monitor rằng ba người viết báo bị giam giữ “không hề có hành động gì ngoài việc bày tỏ quyền tự do báo chí của mình”.
Báo chí truyền thông tại Việt Nam là do nhà nước điều hành, nhưng mạng web đã cung cấp cho các tiếng nói khác một cơ hội để viết – thường là nặc danh – về những vấn đề thường đi ra ngoài giới hạn như mối quan hệ với Trung Quốc và cải cách về chính trị.
Ước tính có đến 70% trong 90 triệu dân của Việt Nam được sinh ra sau năm 1975 và việc sử dụng Internet đang ngày càng gia tăng, với hơn 30 triệu người Việt Nam hiện trên trực tuyến theo số liệu thống kê của chính phủ. Tuy nhiên, tổ chức quan sát truyền thông mang tên Phóng viên Không biên giới tại Pháp đã liệt kê Việt Nam như là một “kẻ thù của Internet”, và các luật mới về internet đang được đề nghị tại Việt Nam có vẻ nhấn mạnh cho điều này.
Dù các điều luật mới ấy chưa được hoàn thiện, các công ty nước ngoài như Facebook vẫn có thể phải mở văn phòng ở địa phương và cung cấp thông tin người xữ dụng cho chính phủ, và trong tương lai các blogger sẽ phải sử dụng tên thật của họ khi đăng bài. Hiện nay Facebook bị chặn ở Việt Nam, nhưng vẫn có những cách tránh né dễ dàng và mạng xã hội này đã có hơn 3,6 triệu người xử dụng trong nước.
Để phản ứng với điều luật mới này, 12 nhà lập pháp Mỹ, từ cả hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, tuần trước đã viết cho Facebook, Google, Yahoo tuyên bố rằng “Chúng tôi rất mong quý vị ủng hộ quyền tự do ngôn luận cho các công dân của Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp công nghệ của quý vị cho người dân Việt Nam trong một phong cách tôn trọng các quyền và sự riêng tư của họ”.
Nếu Việt Nam thắt chặt các hạn chế về Internet, sự ảnh hưởng có thể đến cả lãnh vực kinh tế cũng như chính trị. Nghiên cứu gần đây của tổ chức tư vấn McKinsey & Company, dựa trên một khảo sát tại 9 nước, trong đó có Việt Nam, ước tính rằng Internet “đóng góp trung bình 1,9% GDP ở các nước đang lên”.
“Chúng tôi tin rằng việc tiếp cận thông tin là nền tảng của một xã hội tự do và thịnh vượng”, một phát ngôn viên của Google nói với tờ Monitor liên quan đến các luật lệ được đề xuất của Việt Nam”, và là “một đóng góp cần thiết để tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia và các công ty tương tự “.
Hoa Kỳ thích hợp ở đâu
Với thương mại giữa Mỹ và Việt Nam phát triển gấp 10 lần đến mức 15 tỷ một năm kể từ năm 2001, các nhóm nhân quyền nói rằng Hoa Kỳ nên sử dụng đòn bẩy phát triển kinh tế và quân sự của mình với Hà Nội để thúc đẩy các cải cách về chính trị cũng như kinh tế.
Kurt Campbell, trợ lý thư ký của nhà nước cho Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết Mỹ đang hoạt động trên đòn bẩy ấy.
“Chúng tôi đã làm rõ rằng để Hoa Kỳ và Việt Nam tiến đến được mức độ (quan hệ) cao hơn, sẽ phải cần đến một số biện pháp quan trọng ở phía Việt Nam để giải quyết cả các mối quan tâm riêng, các quan tâm về nhân quyền và cả những thách thức hơn, có tính hệ thống kết hợp với quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội”, ông nói tại Hà Nội vào ngày 2 tháng Hai.
Việc Hoa Kỳ có ý định hoặc phương tiện để gây ảnh hưởng đến Hà Nội hay không vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng có thể có sự mất lòng tin kéo dài về Hoa Kỳ giữa các cán bộ đảng tại Hà Nội – dù với sự kình địch giữa Mỹ và Trung Quốc hoặc sự thận trọng của Đảng Cộng sản về người anh lớn của mình tại Bắc Kinh.
Theo một báo cáo từ Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội vào tháng 7 năm 2011, một số quan chức Việt Nam tin rằng “mục tiêu dài hạn của Hoa Kỳ là làm xói mòn sự độc quyền về quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Căn cứ vào lịch sử giữa hai nước, đó là sự phóng đại quá lớn mối ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, các nhà phân tích nhận xét.
Nguồn: C>S> Monitor
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ.

Vấn đề nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 21

Nguyễn Minh Cần
-
“…sẽ có nhiều cuộc bùng nổ to lớn hơn nữa, và nếu không khéo thì nỗi uất hận của người dân bị kìm nén lâu ngày sẽ bùng lên thành ngọn lửa vĩ đại thiêu rụi cái chế độ toàn trị của ĐCS. Lúc đó, ngay cả những binh lính, sĩ quan của quân đội và công an – vốn xuất thân từ nông dân, từ nhân dân – chắc chắn sẽ không còn là “thanh gươm và lá chắn” cho ĐCS nữa…”
Chưa bao giờ vấn đề nông dân Việt Nam đặt ra một cách cấp thiết trước phong trào dân chủ nước ta như hiện nay. Nông dân là khối người đông đảo chiếm đến trên 70% dân số cả nước. Bằng lao động cực nhọc của mình, từ nghìn xưa cho đến ngày nay họ đã và đang nuôi sống dân ta. Từ năm 1993 đến nay, nông dân đã góp phần tăng sản lượng nông nghiệp lên gấp đôi và tăng khối lượng xuất khẩu nông phẩm của nước ta ra thế giới, nhờ đó đến năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhất nhì trên toàn cầu về gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, cá, tôm… Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, thu nhập của hai phần ba dân số Việt Nam phụ thuộc vào ngành nông nghiệp. Thế nhưng, khốn thay, từ trước đến nay, nông dân nước ta đã bị kẻ cầm quyền ngược đãi, đối xử rất tàn tệ và, kể từ năm 1930 cho đến nay, họ luôn luôn là đối tượng của cái chính trị lừa bịp của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Những quả lừa “vĩ đại” của ĐCS
Quả lừa đầu tiên là cái khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà ĐCSVN đưa ra ngay từ khi đảng mới ra đời, nghe rất bùi tai nông dân khi… ĐCS chưa cướp được chính quyền. Hồi đó, ĐCS ra sức ve vãn, phủ dụ nông dân, gọi nông dân là “hậu bị quân”, là “một trong những chủ lực quân” của “cách mạng” để họ “sướng cái bụng” đem tiền của, sức lực và thậm chí cả thân mạng của mình hết lòng ủng hộ ĐCS với niềm tin vững chắc mà ngây thơ là khi cách mạng thành công, ĐCS sẽ thực hiện “ước mơ ngàn đời” của mình là “người cày có ruộng”! Nhưng thực tế lại quá phũ phàng cho bà con nông dân nước ta!
Quả lừa tiếp theo là ĐCS “phát động cải cách ruộng đất” nói là để tiêu diệt giai cấp địa chủ, tước đoạt ruộng đất của giai cấp này chia cho dân cày, trước nhất là bần cố nông. “Thắng lợi vẻ vang” (!) của cuộc CCRĐ hồi giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, báo chí đã nói nhiều, giờ chỉ xin nhắc lại vài điều thôi. CCRĐ thực sự là một cuộc thảm sát có tính diệt chủng đã làm cho 172 nghìn 008 người dân ở nông thôn, chủ yếu là nông dân, trở thành nạn nhân, nghĩa là bị bắn giết, đọa đày đến chết, trong số đó 123 nghìn 266 người (tức là 71,66%) về sau được xác nhận là oan; riêng 26 nghìn 453 người bị quy là địa chủ cường hào gian ác thì có đến 20 nghìn 493 người (tức là 74,4%) được xác nhận là oan! Còn 62 nghìn người bị quy là phú nông thì có đến 51 nghìn 003 người (tức là 82%) được xác nhận là oan! Trong số những người bị oan cũng có hàng nghìn cán bộ, đảng viên cộng sản (tài liệu chính thức trích từ cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam, tập 2). Đó là chưa nói đến những hậu quả nguy hại khác của cuộc tàn phá khủng khiếp ở nông thôn mà ĐCS gọi là “cuộc cách mạng long trời lở đất” là: bằng cuộc CCRĐ theo khuôn mẫu Mao-ít, ĐCS đã phá vỡ truyền thống tốt đẹp, hòa hiếu, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn mà cha ông ta đã tạo dựng hàng mấy nghìn năm trước; đã phá hoại đạo lý, luân thường của dân tộc và tạo nên một lối sống giả dối, man trá, điêu toa, vu khống, bất nhân mở đầu cho sự băng hoại đạo đức, nhân cách sau này; đã phá hủy cuộc sống tâm linh vốn có lâu đời, vì chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ, những nơi thờ tự… đều bị phá phách, triệt hạ… CCRĐ kết thúc, một số bần cố nông hớn hở được nhận ruộng tưởng rằng “ước mơ ngàn đời” của họ đã bắt đầu được thực hiện. Họ được chụp ảnh, quay phim để ĐCS tuyên truyền khoe khoang “công ơn” của đảng đối với nông dân, thì… chưa đầy một năm sau, ĐCS đã lùa những bần cố nông đó, cùng các nông dân khác bắt họ đem ruộng đất tư vốn có của họ vào hợp tác xã, vô hình trung ĐCS tước đoạt mất quyền tư hữu mà giao ruộng đất của họ cho các chủ nhiệm hợp tác xã quản lý. Đấy, ĐCS đã thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” một cách bịp bợm như vậy!
Đến quả lừa “vĩ đại”, tồi tệ nhất của ĐCSVN đối với nông dân và nói chung cả với toàn dân ta, là… khi soạn thảo và thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, bằng điều 19 của Hiến pháp, ĐCS đã nhẹ nhàng, gần như thầm lặng, không “long trời lở đất” tí nào, chuyển quyền tư hữu đất đai (tức là toàn bộ thổ canh thổ cư, nói nôm na là ruộng đất) của nông dân và của nhân dân nói chung sang cái gọi là “sở hữu toàn dân”! Từ đây, thực tế ĐCS đã “quốc hữu hóa”, hay nói chính xác hơn “đảng hữu hóa” ruộng đất của nông dân và nhân dân. Từ đây, quyền tư hữu ruộng đất của người dân hoàn toàn bị xóa bỏ, và ruộng đất bây giờ thực tế nằm trong tay sở hữu của ĐCS là đảng độc tôn thống trị đất nước. Từ đây, ĐCSVN thực tế đã tự biến mình thành một siêu đại địa chủ. Đến lần sửa đổi hiến pháp năm 1992, điều 19 Hiến pháp năm 1980 lại được đổi thành điều 17 cũng với nội dung giống như lần trước. Cả hai Hiến pháp Việt Nam năm 1980 và năm 1992 đều nhằm mục tiêu tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân, đều vi phạm nghiêm trọng điều 17 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã ký và cam kết thực hiện.
“Sở hữu toàn dân” là một hư ảo, một điều bịa đặt của các lãnh tụ cộng sản, nó hoàn toàn phi lý, trái ngược với bản tính con người – và cả con vật nữa – từ nghìn xưa đến nay luôn luôn muốn có tư hữu, mà cái bản tính đó chính là động cơ thúc đẩy xã hội loài người tiến bộ mãi. Cho nên cái gọi là “sở hữu toàn dân” chỉ là tấm màn dối trá che đậy âm mưu của ĐCS cướp đoạt ruộng đất của người dân, vì thế người viết bài này mới dùng từ “đảng hữu hóa” là ý như vậy. Xin bạn đọc hãy xem điều 1 Luật đất đai năm 1993 ghi rành rọt: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”, mà nhà nước dưới chế độ cực quyền toàn trị thì chính là ĐCS đứng đầu là Bộ chính trị, chứ còn ai khác? Hãy xem Luật đất đai năm 2003, ở đấy còn ghi trắng trợn hơn nữa: “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai”. Như vậy, ĐCS tự nhận mình là “quản lý” của “chủ sở hữu toàn dân về đất đai”, nói trắng ra là siêu đại địa chủ nắm toàn bộ ruộng đất của cả nước! Đây là quả lừa xảo trá nhất, đê tiện nhất, phản bội lại tất cả những lời ĐCS đã hứa hẹn về “người cày có ruộng”! Không những là siêu đại địa chủ, ĐCS còn là siêu đại địa chủ cường hào ác bá nhất nước, luôn luôn sẵn sàng cướp đoạt ruộng đất của dân, luôn luôn sẵn sàng huy động công an, quân đặc nhiệm, bộ đội, tòa án… đàn áp thẳng tay mọi cuộc phản kháng của người dân “thấp cổ bé họng” muốn chống lại sự “cưỡng chế” của đảng. Còn ở các địa phương, các cán bộ lãnh đạo noi gương kẻ cầm quyền cấp trên cũng nhanh chóng tự biến mình thành những địa chủ cường hào gian ác còn tồi tệ hơn cả dưới thời phong kiến. Đám địa chủ “thẻ đỏ tim đen” này không sợ ai hết, vì chúng nắm trong tay toàn bộ các cơ quan quyền lực, cả công an, cả kiểm sát lẫn tòa án…
Để thực hiện Hiến pháp năm 1980 và 1992, nhà nước đã ba lần ban hành Luật đất đai vào năm 1987, 1993, 2003 và hai lần sửa đổi vào năm 1998, 2001 với hàng trăm văn bản dưới luật nhiều lần sửa đi sửa lại! Những luật và văn bản này rất rối rắm, chồng chéo nhau, mâu thuẫn nhau, tạo ra vô số kẽ hở cho đám quan lại cộng sản tha hồ tham nhũng.
Như vậy, bằng những quả lừa xảo quyệt nói trên, các lãnh tụ của ĐCSVN, từ Hồ Chí Minh trở xuống đã từng bước tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân, trước hết là của nông dân, họ trắng trợn phản bội lại quyền lợi của nông dân mà trước đây họ tâng bốc là “hậu bị quân”, là “một trong những chủ lực quân” của cách mạng! Vì thế, dưới cái chế độ gọi là “xã hội chủ nghĩa” của ĐCS, thân phận người nông dân vốn đã bèo bọt, thảm hại lại càng bèo bọt, thảm hại hơn bội phần.
Thảm kịch “dân oan”
Chính vì thế, từ những năm 80 thế kỷ trước – tức là sau khi Hiến pháp “xã hội chủ nghĩa” được ban hành, trên đất nước ta xuất hiện thảm kịch “dân oan” thời “đổi mới” ở khắp nơi. Vì sao có thảm kịch “dân oan”? Vì người dân, nhất là nông dân, đã mất quyền sở hữu, nói chính xác hơn là mất quyền tư hữu ruộng đất của mình, họ chỉ có quyền sử dụng ruộng đất của “nhà nước” có hạn định mà thôi, và ĐCS với danh nghĩa nhà nước hay chính phủ, muốn thu hồi, trưng thu, tước đoạt, hay “cưỡng chế” lúc nào cũng được. Khi thu hồi, kẻ cầm quyền bồi thường cho người dân một số tiền “tượng trưng”, chưa bằng một phần mười giá thực tế, còn bọn tham quan ô lại xà xẻo bớt nữa, nên người dân càng thiệt thòi hơn. Có lắm khi các “quan lớn” cộng sản vẽ vời ra những dự án đô thị hóa, công nghiệp hóa… đồ sộ, không thực tế, rồi cưỡng chế thu lại ruộng đất của dân (xót xa nhất là ruộng đất màu mỡ đã thâm canh), thu xong rồi bỏ đấy chờ được phê duyệt, ruộng đất màu mỡ nằm năm này qua năm khác, có khi hàng chục năm, đã trở thành đất hoang… Thế là đám tham quan ô lại bày mưu tính kế đem bán lại cho nhà giàu, cho các “đại gia” với giá đắt ngút trời. Còn hàng trăm, hàng nghìn gia đình nông dân mất ruộng, hết kế sinh nhai, ôm một cục tiền “đền bù”, mà cũng không biết sử dụng thế nào cho có lợi, hơn nữa đồng tiền lại mất giá, nên tiêu dần, cuối cùng rồi cũng hết. Hết tiền, sống dở chết dở, đói rét phải đi lang thang, phiêu bạt hay chạy vào các đô thị kiếm sống. Nỗi oan của người dân từ đó mà ra. Lúc đầu, bà con “dân oan” thấy rõ những bất công, những hà lạm, tham nhũng của bọn cầm quyền địa phương nên họ tranh đấu bằng hình thức khiếu kiện. Họ chỉ tưởng nỗi oan khiên của họ là do bọn quan lại địa phương gây ra (điều này đúng, nhưng chỉ là phần hiển lộ thôi), họ có biết đâu rằng căn nguyên sâu xa nỗi oan khuất của họ là ở cái chính sách của ĐCS tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân, là ở sự lừa đảo và phản bội của ĐCS đối với nông dân! Nỗi đắng cay, tủi nhục, khổ ải của bà con “dân oan” đi khiếu kiện thật là to lớn khôn cùng, không có bút mực nào diễn tả hết được – họ đi từ làng quê đến các cơ quan cấp tỉnh, không được giải quyết, họ lại đến các cấp cao hơn, không được nữa thì họ lại đến thủ đô, ăn chực nằm chờ ở các dinh thự của các “ông lớn” của ĐCS, các cơ quan chính phủ, quốc hội, thậm chí đến cả Mặt trận Tổ quốc dù cái tổ chức này chẳng có thẩm quyền giải quyết oan ức của họ.
Hồi năm 2007, chúng tôi đã viết bài “Chuyện dài dân oan”, nay chỉ xin nhắc lại vài điểm thôi. Mọi người đều biết, đã hơn 30 năm nay, hàng triệu “dân oan” nhẫn nhục đi khiếu nại, đi từ cấp chính quyền này đến cấp chính quyền khác, nhưng khắp mọi nơi các cấp chính quyền không giải quyết gì cả. Cấp nọ chỉ “chuyền bóng” đến cấp kia, cấp trên lại chuyển về cấp dưới… cốt làm cho dân oan mệt mỏi, tốn tiền hao của, rồi nản lòng thối chí. Nhưng vì đây là cuộc vật lộn cho sự sống của họ, cho nên họ không thể nào “bỏ cuộc”. Trái lại, có khi vì uất hận đã bùng lên thành những cuộc đấu tranh quyết liệt, như vụ nông dân đồng bằng sông Cửu Long nổi giận kéo lên Sài Gòn hồi năm 1988; dân chúng vùng Thanh Nghệ Tĩnh liên tục đấu tranh sôi nổi trong những năm 90; nhân dân vùng Xuân Lộc (Đồng Nai) đứng lên hồi năm 1997; nông dân Thọ Đà (Hà Tây), Kim Nổ (Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đánh nhau với công an để bảo vệ ruộng đất hồi năm 1996 và 1998; 250 nông dân ở nhiều tỉnh đã biểu tình trước Quốc hội đang họp ở Hà Nội (20.05.1999) để tố cáo nạn tham nhũng và cường hào ác bá hoành hành ở các địa phương; trên 30 người phụ nữ tỉnh Đồng Tháp ra tận thủ đô biểu tình trước trụ sở ĐCS căng biểu ngữ với hàng chữ: “Nhân dân thành phố Sa Đéc quá thất vọng. Không có dân chủ” (14.04.2000); 74 gia đình, gồm người già và phụ nữ ở khu Chùa Vẽ thành phố Hải Phòng lên Hà Nội phản đối các quan chức của đảng cướp đất của dân, v.v…
Nổi bật nhất là những cuộc biểu tình của nông dân Thái Bình (hồi những năm 30 tỉnh này vốn được coi là “cái nôi” của ĐCSVN) đã diễn ra hồi cuối năm 1996, rồi biến thành những cuộc nổi dậy từ tháng 05 đến tháng 06.1997, lúc đầu thu hút hàng ngàn nông dân ở xã An Ninh huyện Quỳnh Phụ (đêm 26 rạng 27.06.1997), sau đó toả ra toàn huyện Quỳnh Phụ, lan khắp 5 huyện, là Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Đông Hưng, Thái Thuỵ (trong số 7 huyện của tỉnh Thái Bình). Từ tháng 05 cho đến tháng 11.1997, công an vây chặt khu vực có biến động. Mọi thông tin về vụ biến động đều bị ĐCS bịt kín. Sau khi các “ông lớn” từ Trung ương ĐCS, trong số đó có TBT Đỗ Mười, đến Thái Bình phủ dụ dân chúng, thi hành kỷ luật một số cán bộ đảng để lấy lòng dân chúng thì cuộc bạo động lắng xuống. Khi đó, Đỗ Mười liền cho công an bí mật bắt bỏ tù mà không xét xử những người tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh – phần đông là cựu chiến binh của “quân đội nhân dân”, cán bộ cũ đã về hưu của ĐCS. Trong tù, những người này bị nhốt chung với thường phạm, và công an theo lệnh “trên” đã khuyến khích thường phạm giết hại họ cực kỳ man rợ.
Tiếp sau cuộc vùng dậy của nông dân – dân oan Thái Bình là cuộc nổi dậy của người Thượng vùng Tây Nguyên hồi tháng 02.2001. Sau đó, đến ngày 10.04.2004, hàng vạn dân Thượng lại nổi dậy, lần này có quy mô và tổ chức hơn lần trước. Nguyên nhân các cuộc nổi dậy là do chính sách của ĐCS di dân người miền đồng bằng lên Tây Nguyên, rồi cán bộ, đảng viên người Kinh cùng bà con của họ đã lấn chiếm, cướp đoạt nương rẫy của người Thượng, mặt khác cũng do chính quyền ngăn cấm tự do tín ngưỡng của người Thượng. Một lần nữa ĐCS lại tung quân đàn áp dã man cuộc nổi dậy này làm hàng chục (có tin hàng trăm) người chết. Trong hai lần nổi dậy, vì bị đàn áp khốc liệt nên đã có hàng nghìn người Thượng chạy sang Cam Bốt.
Từ sau những cuộc nổi dậy ở Thái Bình và Tây Nguyên, “dân oan” thường dùng hình thức khiếu kiện và biểu tình một cách hoà bình. Để có được tiếng vang lớn, họ thường tập trung đông người hơn, dài ngày hơn ở các đô thị lớn, nhất là thủ đô. Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Trụ sở tiếp dân ở Cầu Giấy Hà Nội cũng như Trụ sở tiếp dân ở đường Võ Thị Sáu, Văn phòng 2 Quốc hội ở Sài Gòn thường là những nơi tụ tập của dân oan đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Đặc biệt là cuộc biểu tình khiếu kiện dài ngày ở Sài Gòn của “dân oan”, chủ yếu là nông dân ở 19 tỉnh thành Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận… và 9 quận huyện ở Sài Gòn – một cuộc biểu tình sáu-bảy trăm người, có khi lên đến 1000 người và kéo dài 27 ngày (kể từ ngày 22.06 đến đêm 18 rạng 19.07.2007). Đây là một cuộc biểu tình hoà bình đông đảo và lâu nhất chưa từng thấy dưới chế độ toàn trị của ĐCS. Người biểu tình căng những băng-rôn tố cáo đích danh bọn quan lại cộng sản cướp đất, bóc lột và lừa dối “dân oan”, như: “Chính quyền Tiền Giang dối đảng lừa dân”, “Đả đảo Nguyễn Kim Châu, thanh tra chính phủ báo cáo không trung thực với Thủ tướng”, “Đả đảo bà Nhàn, thanh tra Tiền Giang áp dụng luật rừng với bà con. Đề nghị cách chức”, “Mười hộ dân Đồng Tháp tố cáo chủ tịch tỉnh Trương Ngọc Hân và chủ tịch huyện Lai Vung Tạ Văn Hội cướp đất cướp nhà, gây bức xúc lòng dân, làm dân chết một người”, “Đả đảo chánh án tòa án tỉnh Tiền Giang lợi dụng chức vụ chỉ đạo thẩm phán xử oan, trục lợi cá nhân”, “Tập thể bà con nông trường Sông Hậu tố cáo UBND thành phố Cần Thơ bao che nông trường Sông Hậu. Giám đốc Trần Ngọc Sương lừa đảo chiếm đoạt đất đai của dân và thu không có quyết định của Nhà nước”, “Công ty cổ phần Bạc Liêu cấu kết với chính quyền cướp đất giữa ban ngày”, “Tố Cáo Huỳnh Tấn Thành, Chủ Tịch UBND tỉnh Bình Thuận tham nhũng”, v.v… Những khẩu hiệu này cho thấy người nông dân đã thấy rõ cội nguồn những đau khổ của họ là các quan lại cộng sản. Khi cả một khối người đông đảo biểu tình công khai gần một tháng trời, chịu đựng biết bao thiếu thốn, cơ cực trong cảnh màn trời chiếu đất, dầm mưa dãi nắng, thì công an theo lệnh của đảng, bao vây, đe doạ, cấm cản đủ điều, gây thêm nhiều khốn khổ cho «dân oan». Thế nhưng, họ vẫn kiên trì đấu tranh cho đến ngày ĐCS ra lệnh cho công an đàn áp dã man bằng dùi cui, vòi rồng xịt nước, đèn cao áp, bình chữa lửa, roi điện, lựu đạn cay… để dẹp cuộc biểu tình ở Sài Gòn.
Sau đó, ĐCS đã cho cán bộ về các địa phương diễn trò “giải quyết tại chỗ” những oan khuất của dân chúng, bồi thường phần nào cho những hộ bị mất đất hòng xoa dịu lòng căm phẫn của “dân oan”. Nhưng “dân oan” vẫn không hài lòng, họ vẫn thấy thiệt thòi và lại khiếu kiện tiếp.
Thế là cuộc biểu tình khiếu kiện lại tiếp diễn trong tháng 08.2007, cả ở Hà Nội lẫn Sài Gòn. «Dân oan» các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và nhiều nơi khác, kể cả một số người từ miền Nam mang theo con cái ra Hà Nội đứng biểu tình trước cửa Trụ sở tiếp dân ở số 110 Cầu Giấy. Còn ở trong Nam, ngày 25.08, hàng trăm bà con dân oan các tỉnh Bình Thuận, Bến Tre, An Giang, Lâm Đồng, Rạch Giá, Tiền Giang, Sóc Trăng… lại kéo về Sài Gòn tụ tập trước cổng Trụ sở tiếp dân ở đường Võ Thị Sáu để khiếu kiện, đòi đất đai, ruộng vườn, tài sản bị chính quyền cướp đoạt. Sáng ngày 29 và 30.08, công an lại dùng vũ lực vây bắt và đưa dân oan về các địa phương…
Cứ thế, trên 30 năm trời, “dân oan” đã tranh đấu không ngừng, hết năm này qua năm khác, hàng triệu lá đơn đã “dâng” lên các «ông lớn» và bị “xếp xó”. Chẳng những thế, hàng trăm cuộc đấu tranh khác từ Bắc chí Nam của “dân oan” đã bị ĐCS ra lệnh đàn áp với lực lượng hùng hậu gồm các loại công an nổi chìm, “dân phòng”, chó nghiệp vụ, gây thương tích, làm tử vong “dân oan”, như ở Trảng Bom, Đồng Nai (năm 2008), ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa (năm 2010) hoặc đã làm cho “dân oan” quá uất hận, như kỹ sư Phạm Thành Sơn ở Sơn Trà, Đà Nẵng phải tự thiêu trước UBND Thành phố Đà nẵng (năm 2011) và anh Nguyễn Văn Tưởng ở Thăng Bình, Quảng Nam phải tự tử (năm 2012). Hàng trăm «dân oan» ở Thái Bình (năm 1997), ở Quận 9 Sài Gòn (năm 2008), ở Tây Nguyên (năm 2001, 2004, 2011), Khoái Châu, Hưng Yên (năm 2008), ở Lục Ngạn, Bắc Giang (năm 2012), ở Tiên Lãng, Hải Phòng (năm 2012) đã bị vu khống, ghép tội vô lý và tống ngục, có những người bị giết trong tù, như những người lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Thái Bình. Hàng chục người vì lòng thương xót đồng bào bị oan khuất đã giúp cho bà con “dân oan” viết đơn khiếu kiện, viết bài kể nỗi khổ của «dân oan» trên báo chí, cũng như nhiều luật sư vì lương tâm nghề nghiệp đã đứng ra bênh vực “dân oan” trong các vụ án đã bị vu khống và bỏ tù, như LS Lê Trần Luật, LS Lê Thị Công Nhân, LS Huỳnh Văn Đông, LS Cù Huy Hà Vũ……
Tiếng sấm Đoàn Văn Vươn
Đùng một cái, ngày 05.01.2012, ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng xảy ra vụ ông nông dân-kỹ sư Đoàn Văn Vươn và gia đình, quá uất ức vì lệnh cưỡng chế vô lý của chính quyền huyện Tiên Lãng đã nổ súng (súng hoa cải!) chống lại “cả trăm cảnh sát, công an, bộ đội… tham gia cưỡng chế khu đầm 19,3 ha của gia đình ông Vươn” “khiến 4 cảnh sát và 2 bộ đội bị thương” (những chữ trong ngoặc kép là nguyên văn báo chí trong nước). Sự kiện động trời này làm rung động cả nước!
Đầu đuôi câu chuyện như sau: Tháng 10 năm 1993, UBND huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Vươn, đến tháng 4 năm 1997, lại giao bổ sung 19,3 ha đất (thực tế là đầm nước ven biển) để nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 14 năm tính từ năm 1993. Nhận được đầm nước, ông Vươn và người em Đoàn Văn Quý cùng gia đỉnh ra sức khai phá, trước hết là làm đập ngăn nước biển tràn vào. Sau bao nhiêu lần bị thất bại, sóng biển vỗ vào phá vỡ đập, nhưng cả hai anh em đã nhẫn nại làm đi làm lại nhiều lần, cuối cùng thì đập đứng vững, họ bắt đầu làm các công trình để nuôi thủy sản. Các hộ láng giềng theo gương ông Vươn cũng đắp đập nuôi tôm cá. Công việc dần dần tiến triển tốt hơn, họ bắt đầu có thu nhập để trả dần món nợ lớn cho ngân hàng. Đám quan lại ở địa phương thèm thuồng dòm ngó và bày mưu tính kế… Thế rồi, vào tháng 4 năm 2008, rồi lại tiếp đến tháng 4 năm 2009, UBND huyện Tiên Lãng ra hai quyết định thu hồi số đất đã cho thuê. Ông Vươn điếng người, nhận thấy quyết định này quá ư vô lý nên không chịu thi hành. Thế là UBND huyện Tiên Lãng ra lệnh cưỡng chế, ngày 05.01.2012, họ điều động cả trăm cảnh sát, công an, bộ đội… đến cưỡng chế khu đầm của gia đình ông Vươn. Anh em ông Vươn đã nổ súng để chống cự. Sau vụ đó, chính quyền địa phương đã cho xe ủi san phẳng ngôi nhà 2 tầng của ông Vươn cho em trai Đoàn Văn Quý ở nhờ, còn ngôi nhà của vợ chồng ông Vươn đang ở – xe ủi không vào được – thì họ ra lệnh dùng búa đập phá tan hoang, rồi đốt cháy hết quần áo, đồ đạc trong nhà. Bốn người trong gia đình họ Đoàn bị tống giam, chờ ngày xét xử, họ bị buộc tội «cố ý giết người». Một số nhà báo trong nước có công tâm đã mạnh dạn phanh phui, vạch rõ việc kẻ cầm quyền ở địa phương âm mưu cướp đoạt thành quả lao động của hai gia đình anh em họ Đoàn. Vụ án này gây chấn động mạnh trong dư luận xã hội, đến nỗi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải trực tiếp xem xét và kết luận (ngày 10.02.2012). Sau đó, một vài cán bộ địa phương ở cấp huyện, xã đã bị thi hành kỷ luật, trừ cấp thành phố được thủ tướng “hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm… “, dù vụ việc này không phải là không có bàn tay lông lá của các “quan” thành phố đã bật đèn xanh cho phép cấp dưới thực hiện vụ cướp đoạt này, còn bây giờ thì họ làm ra vẻ ngây ngô, quanh co, dối trá… để trốn trách nhiệm (xem: những lời của giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca và phó chủ tịch Hải Phòng Đỗ Trung Thoại…). Trong lúc thủ tướng Dũng khen lãnh đạo Hải Phòng thì ngày 17.02.2012 tại Câu lạc bộ Bạch Đằng ngay trước mặt bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành, một cán bộ của đảng đã lên micro dõng dạc nói lớn: “Đề nghị Bộ chính trị cách chức bí thư Thành” và mọi người đã hoan hô nhiệt liệt!
Đoàn Văn Vươn đáng lẽ phải được nêu lên làm một tấm gương sáng về tính năng nổ, lao động kiên trì và sáng tạo của người nông dân thì cái chế độ toàn trị đầy tham nhũng hiện nay lại đẩy ông ta vào vòng lao lý vì bọn quan lại cộng sản mưu đồ cướp đoạt thành quả lao động vô cùng gian khổ, khó nhọc nhiều năm của ông và gia đình ông. Không một người nào yêu chuộng công lý mà không thương xót hai anh em họ Đoàn. Vì thế vụ án Đoàn Văn Vươn đánh động lương tâm của rất nhiều người trong và ngoài nước. Đặc biệt cảm đông là cụ bà Lê Hiền Đức, 81 tuổi, một đảng viên cộng sản lâu năm, công bằng và chính trực, nổi tiếng là người nhiệt tình chống tham nhũng và giúp đỡ “dân oan”, đã lớn tiếng bênh vực hai anh em họ Đoàn. Bà nhìn sâu vào nội tình ĐCS và đã tuyên bố thẳng thừng: “Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng”. Lời nói của cụ làm mọi người rất cảm phục
Vụ án Đoàn Văn Vươn báo hiệu lòng uất hận của người “dân oan” đã lên gần đến điểm đỉnh, nó có thể bùng nổ bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu.
Mới đây, vào ngày 11.04.2012, một cuộc biểu tình khoảng gần 1000 bà con nông dân đã diễn ra trước trụ sở Văn phòng Thanh tra Chính phủ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đa số bà con đền từ Văn Giang (Hưng Yên) và Dương Nội (Hà Đông). Ngoài ra có một số người từ miền Nam ra, họ ăn chực nằm chờ nhiều tháng nay để khiếu kiện, chủ yếu chỉ vì cưỡng chế và đền bù đất đai vô lý. Nông dân phản đối quyết định cưỡng chế đất trái pháp luật của chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Văn Giang. Ở đây, hơn 1800 hộ dân ở ba xã Xuân Quang, Cụng Công và Cửu Cao đang bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đất để làm dự án khu đô thị-thương mại-du lịch Ecopark có diện tích trên 500 ha. Người dân được đền bù 43000 đồng một mét vuông, một mức giá mà họ cho là quá bất công chỉ mua được vài mớ rau muống. Còn bà con ở Dương Nội bị chính quyền cưỡng chế đất để làm dự án khu đô thị Lê Trọng Tấn. Nông dân Văn Giang và Dương Nội đã khởi kiện từ nhiều năm trước nhưng chẳng được giải quyết gì. Lòng dân rất phẫn uất, thế mà kẻ cầm quyền tuyên bố vẫn sẽ thi hành cưỡng chế ở huyện Văn Giang vào ngày 20.04. Còn nông dân thì nói rằng: “đối với chúng tôi mất đất là mất hết nguồn sống, nên chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng và sẵn sàng chiến đấu” và họ đã làm chòi ở đồng ruộng để tổ chức canh phòng. Cảm thấy dường như tinh thần Đoàn Văn Vươn đang thấm nhập vào tâm tư “dân oan”, báo hiệu những trận cuồng phong sắp tới…
Theo tin tức nhận được sáng nay, 24.04.2012, chính quyền đã huy động một lực lượng hùng hậu hàng ngàn công an, an ninh (BBC đưa tin là khoảng 2000-4000) mặc sắc phục và thường phục cùng bọn “đầu gấu” xã hội đen, từ 4h30 sáng đã đột nhập vào xã Phụng Công, xã Xuân Quan để chia cắt dân, chặn đứng các ngả vào cánh đồng, rồi bắt giữ và đánh đập một số người canh phòng trên đồng ruộng. Nông dân ở các nơi khác đổ xô đến yểm trợ bà con thì bị tấn công, đánh đập tàn tệ. Dã man nhất là chúng bắt 10 người, khóa tay, rồi xịt hơi cay vào mặt, đe dọa, sau đó thả ra, nhiều người bị ngất xỉu. Ở phía xã Phụng Công, có tiếng nổ liên hồi, người ta đoán là tiếng súng AK. Tồi tệ nhất là đám công an ném xuống ao tất cả lương thực, bánh mỳ dự trữ của dân. Tiếng khóc của phụ nữ, trẻ em vang khắp cánh đồng. Ở xã Xuân Quan có hai người bị trúng đạn hơi cay, một trong hai người đó đạn trúng vào chân, máu me đầm đìa. Cuối cùng những người dân tay không đã bị đẩy lùi trước lực lượng cưỡng chế hùng hậu của ĐCS. Trận đàn áp nông dân lần này – theo lời bà con nông dân – chẳng khác gì trận chiến đấu chống quân khủng bố. Tiếp theo sau lực lượng công an, an ninh là đoàn xe ủi xông vào san ủi ruộng đất của bà con, những gia đình không di chuyển kịp các chậu cây cảnh quý giá đắt tiền cũng bị tàn phá hết. Thử hỏi hành động tội ác này của ĐCS có khác gì hành động của địa chủ cường hào ác bá không? Nhất định người nông dân sẽ không quên nỗi uất hận này!
Vụ án xử oan, nhưng không phải đối với “dân oan”
Một thời gian ngắn trước vụ án Đoàn Văn Vươn, là vụ án nông trường Sông Hậu, xử oan bà Trần Ngọc Sương, giám đốc nông trường. Vụ án này xử oan người vô tội, chứ về thực chất bà Sương không phải là “dân oan” bị cướp đoạt ruộng đất, nhà cửa dưới thời “đổi mới”. Tuy vậy, cũng xin nói qua vài nét.
Nông trường Sông Hậu là một đơn vị kinh tế nhà nước được thành lập hồi năm 1979 với diện tích lúc đầu là 3450 ha, về sau được mở rộng thêm, tổng diện tích lên tới 6924,78 ha. Trong quá trình mở rộng diện tích có thể đã có sự chiếm đoạt ruộng đất của nông dân thế nào đó, nên trong cuộc biểu tình 27 ngày của “dân oan” hồi năm 2007 ở Sài Gòn, ta thấy có tấm băng-rôn ghi rõ: “Tập thể bà con nông trường Sông Hậu tố cáo UBND thành phố Cần Thơ bao che nông trường Sông Hậu. Giám đốc Trần Ngọc Sương lừa đảo chiếm đoạt đất đai của dân và thu không có quyết định của Nhà nước”. Chúng tôi chỉ nhắc lại điều đó ở đây, chứ không thể có kết luận gì.
Nằm trên vùng đất trũng, bị nhiễm phèn và bị hoang hoá nhiều năm, không có kênh mương thuỷ lợi, nông trường đã đi lên bằng nguồn vốn vay ngân hàng: đã cải tạo đồng ruộng, xây dựng công trình thủy lợi, kết hợp làm đường giao thông, cơ giới hoá nhiều khâu trong sản xuất, chuyển đổi diện tích lúa mùa nổi một vụ trở thành đất trồng lúa 2 vụ, nâng sản lượng hàng năm lên trên 60000 tấn lúa và tổ chức nuôi trồng thủy sản trên 5000 ha. Nông trường đã xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc thiết bị phát triển công nghiệp chế biến nông sản và đã có nhiều thành tích trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Tóm lại, nông trường là một đơn vị kinh tế khá nổi bật trong thời “đổi mới” nhờ đó tạo được cuộc sống tương đối ổn định cho hơn 2300 hộ nông trường viên. Công việc đang tiến triển tốt thì hồi tháng 04.2006, chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ ra quyết định thanh tra nông trường Sông Hậu. Đúng một năm sau, công an thành phố Cần Thơ quyết định khởi tố vụ án hình sự “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế”. Tháng 08.2009, tòa án huyện Cờ Đỏ mở phiên tòa xét xử vụ án “lập quỹ trái phép”. Tòa tuyên án phạt bà giám đốc Trần Ngọc Sương 8 năm tù, bắt bồi thường thiệt hại 4 tỷ đồng. Trên 3400 hộ nông trường viên làm đơn phản đối và bà Sương kháng cáo. Tháng 11.2009, TAND thành phố Cần Thơ xử phúc thẩm, quyết định y án 8 năm tù đối với bà Sương và buộc phải trả cho nông trường 4,3 tỷ đồng. Bà tiếp tục kháng cáo lên tòa án tối cao… Cuối cùng, nhờ sự can thiệp của một số cán bộ đảng cao cấp, tháng 01.2012, viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã ra quyết định đình chỉ vụ án nông trường Sông Hậu.
Vụ án này cho thấy ĐCSVN độc quyền nắm cả ba thứ quyền – lập pháp, hành pháp, tư pháp, do đó hệ thống tư pháp, kiểm sát, công an, tòa án ở các cấp đều bị lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống đảng. Ở nơi nào cán bộ lãnh đạo, vì đấu đá nội bộ hoặc tham nhũng mà muốn bỏ tù ai thì cả hệ thống tư pháp ở nơi đó đều răm rắp làm theo lệnh đảng, bất chấp công lý và nỗi oan khiên của người khác. Bà Sương là Anh hùng lao động được nhà nước cộng sản tôn vinh mà còn bị chà đạp như vậy, thì thử hỏi “đám dân oan vô danh tiểu tốt” làm sao đương nổi với bọn quan lại cộng sản tham nhũng nắm toàn bộ quyền lực trong tay?
Hậu quả của việc xóa bỏ tư hữu ruộng đất
Ở trong một nước, nhất là nước nông nghiệp như nước ta, nơi mà nông dân chiếm tuyệt đại đa số (trên 70%), thì điều trước tiên một nhà nước thật tâm “vì dân, vì nước”, muốn cho “dân giàu nước mạnh” phải làm là khẳng định, xác lập rõ ràng quyền tư hữu ruộng đất của người dân, coi đó là cái quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, có như vậy mới khích lệ người dân vì quyền lợi của họ mà ra sức tăng gia sản xuất, nhờ đó mà dân mới giàu, nước mới mạnh được. Nhưng các lãnh tụ ĐCS đâu có thật tâm “vì dân, vì nước”, nên họ đã tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân để chuyển thành cái gọi là “sở hữu toàn dân” về thực chất là quyền sở hữu của ĐCS, như chúng ta đã phân tích trên. Việc xóa bỏ đó đã gây ra biết bao tai họa cho người dân, trước hết là nông dân, vì đã cắt mất cái cơ sở tạo nên nguồn sống của họ!
Ngoài việc tạo ra hàng triệu “dân oan”, tước mất kế sinh nhai của họ, đẩy «dân oan» vào cuộc sống bần cùng, bế tắc, việc tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Bị tước mất quyền làm chủ trên mảnh ruộng đất vốn là của mình, nay người nông dân chỉ là người thuê mướn ruộng đất để sử dụng mà thôi (ở đây, nông dân trở thành “tá điền” thời xã hội chủ nghĩa-phong kiến), thuê mướn có hạn định (20 năm, cây lưu niên thì 50 năm), nên tâm lý của nông dân đã thay đổi, họ không còn tha thiết gắn bó với mảnh ruộng đất mình thuê mướn nữa. Họ coi mảnh ruộng đất của nhà nước giao như là một vật dụng được mượn tạm, trước sau gì cũng phải trả lại, cho nên họ cố khai thác triệt để theo kiểu vắt kiệt mảnh ruộng đất đó để cố kiếm lợi nhanh chóng nhất, chứ không muốn xây dựng cho mình kế hoạch lâu dài, họ không muốn đầu tư công sức, tiền của để cải tạo chất đất, tăng độ phì nhiêu cho đất để tăng năng suất, tăng thu hoạch cho mình, vì họ sợ uổng phí công sức, tiền của mà cuối cùng bản thân mình và con cháu chẳng được hưởng gì khi mảnh ruộng đất đó bị thu hồi. Cái tâm lý đó ảnh hưởng rất tiêu cực về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, nhưng các lãnh tụ ĐCS nhắm mắt làm ngơ. Chính vì thế, ngày nay, chúng ta thấy có những chuyện ngược đời hết sức đau lòng cho những ai biết lo nghĩ đến tiền đồ đất nước, đến hạnh phúc của người dân: ruộng đất canh tác ngày càng thu hẹp một cách nhanh chóng trong lúc dân số thì tăng mạnh, gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân. Chính Bộ nông nghiệp Việt Nam cũng đã phải xác nhận: từ năm 2001 đến năm 2006, đã có 376000 ha ruộng đất trồng lúa đã bị thu hồi, làm hơn một triệu nông dân bơ vơ vì mất kế sinh nhai… Thế mà hàng nghìn ha vốn là “bờ xôi ruộng mật” đã bị bỏ hoang hóa! Vì sao vậy? Vì các “quan lớn” ham chạy theo món lợi lớn trước mắt – chủ yếu là lợi riêng – đã lập ra quá nhiều, nhiều đến mức phí lý, các dự án đô thị cao cấp và siêu sang trọng, các khu vui chơi, giải trí, các khu du lịch sinh thái, các sân golf… rồi cứ mặc sức thu hồi ruộng đất của người dân. Có rất nhiều dự án đô thị hóa, công nghiệp hóa lập nên, chưa được cấp trên chuẩn nhận, hay chuẩn nhận mà không có tiền thực hiện… nên ruộng đất của dân đã thu hồi rồi cứ để nằm đấy hàng chục năm trời, dần dần trở thành hoang hóa. Có ai trước đây có thể tưởng tượng nổi tình trạng này đã và đang xảy ra dưới thời “xã hội chủ nghĩa” của ĐCS? Nhiều nơi nông dân thi nhau đào đất bề mặt ruộng – là lớp đất màu mỡ nhất bên trên – để đem bán cho người ta làm các bãi cỏ sân golf hay bãi cỏ công viên giải trí, du lịch, v.v… Trong lúc đó, đội quân thất nghiệp của nông thôn ngày mỗi tăng, – theo báo chí trong nước – trong vài năm tới sẽ lên tới nhiều triệu người, họ phải chạy ra các đô thị kiếm sống, bổ sung thêm vào số người thất nghiệp ở đô thị vốn đã đông càng đông hơn.
ĐCS đưa ra khẩu hiệu cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, nhưng lại tước quyền tư hữu ruộng đất của người dân, thì trong tương lai nước ta làm sao có được những chủ ruộng đất lớn, những chủ trang trại lớn có khả năng làm việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa đó? Không có những người nông dân hay người trại chủ thật sự làm chủ ruộng đất của mình thì cái khẩu hiệu cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn chỉ là chuyện tào lao vô bổ của kẻ vô công rồi nghề hay những tên bịp bợm!
Tóm lại, suốt mấy chục năm nay, tấn bi kịch của người dân bị tước đoạt ruộng đất đã trở thành một nỗi đau nhức nhối của xã hội Việt Nam. Biết bao cuộc đấu tranh đã bùng nổ và đã bị ĐCS đàn áp tàn bạo; biết bao người, kể cả phụ nữ và trẻ con, đã ngã xuống vì súng đạn của “công an nhân dân” “hết lòng vì đảng”; biết bao người “dân oan” và những người bênh vực cho “dân oan” đã và đang phải ngồi rục xác trong tù!
Không thể để tình trạng này kéo dài mãi được nữa! Các chiến sĩ, các tổ chức, các đảng phái đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền trong và ngoài nước cần phải đặt ngay việc đòi ĐCSVN trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho người dân, trước nhất là nông dân, vào chương trình hành động của mình, coi đó là một trong những mục tiêu đấu tranh căn bản cần toàn tâm toàn ý nhắm tới. Thiết nghĩ, việc đòi sửa lại Luật đất đai là cần thiết, nhưng cái căn bản nhất, trước mắt nhất vẫn là phải đòi xóa bỏ điều 17 trong Hiến pháp năm 1992, và Hiến pháp phải khẳng định quyền tư hữu ruộng đất của người dân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Việc đòi xóa bỏ điều 17 cũng như điều 4 trong Hiến pháp năm 1992 phải là nội dung chủ yếu trong cuộc đấu tranh của mọi người trong dịp sửa đổi Hiến pháp lần này. Nhưng xét cho cùng, chừng nào còn ĐCSVN thì e rằng việc xóa bỏ hai điều vừa nói đó sẽ rất khó thực hiện được, cho nên phong trào dân chủ nước ta sẽ không dừng lại ở chỗ đấu tranh đòi sửa đổi Hiến pháp, mà phải nhắm tới cái đích xa hơn là đấu tranh đòi thay đổi hệ thống chính trị, kiến lập chế độ dân chủ đa đảng với ba quyền phân lập rõ rệt.
Nếu ĐCS không đủ thông minh để trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho người dân thì rồi đây sẽ còn có hàng chục, hàng trăm Đoàn Văn Vươn khác nữa, sẽ có nhiều cuộc bùng nổ to lớn hơn nữa, và nếu không khéo thì nỗi uất hận của người dân bị kìm nén lâu ngày sẽ bùng lên thành ngọn lửa vĩ đại thiêu rụi cái chế độ toàn trị của ĐCS. Lúc đó, ngay cả những binh lính, sĩ quan của quân đội và công an – vốn xuất thân từ nông dân, từ nhân dân – chắc chắn sẽ không còn là “thanh gươm và lá chắn” cho ĐCS nữa mà số đông sẽ đứng lên bảo vệ người dân và quay súng lại chống ĐCS./.
Moskva 24.04.2012
Nguyễn Minh Cần
Theo: Dân Luận.

Những ngày không bình yên

Đỗ Trường
-
Những năm đầu của thập niên tám mươi, nghe tin báo tử ai đó, có lẽ cũng không thấy nghiêm trọng bằng tin bị đuổi việc. Việc làm gắn liền với sổ gạo, tem phiếu thực phẩm, đôi khi còn là sinh mạng chính trị của con người. Thế mà đánh đùng một phát, tôi bỏ việc, hỏi sao mẹ tôi không kinh hãi. Thấy mẹ buồn, nên tôi thi vào trường ngoại ngữ. Học được mấy tháng, không hiểu sao thấy chán, tôi lại bỏ. Được tin, chú tôi ở Hải Phòng cho Dũng, con lớn của chú lên Hà Nội, bảo tôi xuống cùng Dũng làm, và mông má chân máy khâu. Nhìn thấy Dũng quân phục bộ đội chỉnh tề, tôi ngạc nhiên hỏi:
- Mới nhập ngũ, đã được về phép sao?
Dũng cười cười:
- Em đóng quân ở nhà.
Tưởng Dũng đùa, tôi hỏi lại:
- Nghĩa là như thế nào?
-Bộ đội lúc này đang đói, nhiệm vụ đơn vị em làm kinh tế, nhưng khó khăn quá. Các bố đành phải mắt nhắm mắt mở cho những thằng có nghề, tự đi tìm việc làm, hàng tháng mang tiền về cho đơn vị.
Bố tôi mất khi còn rất trẻ, nên ông nội tôi buồn, phát bệnh mất sau đó không lâu. Từ đó bà tôi xuống Hải Phòng ở với chú. Ngày cải cách ruộng đất, chú đang ở Nam Định. Nghe tin ông bà, bác Âm tôi bị bắt ở quê Cát Chử, Trực Ninh, chú trốn ra Hải Phòng. Lúc đó chú đã thi đậu tú tài, Hải phòng vừa được tiếp quản, nếu như không muốn học tiếp, trong cái nhộm nhoạm ấy, chú có thể xin được công việc kha khá. Nhưng chú lại có quan niệm kỳ quặc, thà chết đói chứ không làm việc cho nhà nước. Thế là chú trở thành ông thợ cắt tóc dạo, rồi làm nghề buôn, mông má chân bàn máy may. Khi có khá vốn, chú buôn tất tần tật, từ  đầu máy may, máy vắt sổ, đến cả máy dệt.
Gió mùa đông bắc đã về, không có mưa phùn nên tiết trời càng khô hanh. Gió tuy không lớn, nhưng thỉnh thoảng lại có những cơn xoáy chạy trên mặt đường, cuốn theo lá, đất cát, bụi mù. Làm cho nhiều người đi xe đạp, bị cuốn ngã bổ chửng. Thành phố đã về đêm. Các hàng quán, dịch vụ cũng tấp nập người ra vào. Có lẽ thời gian này, cả nước, chỉ có Hải Phòng còn một chút sinh khí. Hải phòng có biển, có những con tầu, có những dịch vụ, và làm ăn cá thể. Hải Phòng đã dám khoán sản (chui) cho người nông dân. Vậy là cả vạn người chết oan, sống tủi trong cải cách ruộng đất, thêm mấy lần cải tạo công thương, không chứng minh được điều gì cả, mà nó chỉ là một trò thí nghiệm của ma đưa lối quỉ dẫn đường. Làm cho tấm thân gầy của Mẹ, gánh thêm những thương đau, sau cuộc chiến tương tàn. Để rồi hôm nay, nếu như không muốn chết, cả nước phải đổi mới về cái cũ, về với nền tảng cội nguồn của cha ông.
Nhà chú tôi nằm sâu trong ngõ đài truyền thanh, ngoằn ngoèo, tôi đã xuống nhiều, nhưng lần nào cũng phải hỏi đường vì lạc. Gọi là nhà, nhưng trước khi chú thuê, cái thời thằng Tây bóc lột ấy, nó chỉ là nơi chứa đồ. Sau này sợ nhà nước tịch thu, bà chủ đất bán rẻ như tặng cho chú. Trước nhà có cái hồ khá rộng, bên kia bờ là khu chợ Cột Đèn, nhưng đã bị hợp tác xã mượn, để thả bèo, chăn nuôi gia súc. Thấm được cái kiểu mượn đểu đó, nên bà xúi chú, đóng cọc, đổ đất lấn dần ra ao. Mấy năm sau, chú có đất xây thêm cái bếp và khoảng sân khá rộng. Về đêm, nơi này cũng không khác miền quê. Những tối mất điện, cả nhà sinh hoạt ở sân, dưới ánh trăng hè, rọi xiên qua giàn mướp, đâu đó có tiếng kêu à uôm của ếch, nhái cũng cảm thấy đỡ nhớ quê, chú bảo thế. Sau này, hợp tác xã giải thể, hồ của bà cũng mất theo. Thay vào đó những ngôi nhà giống như quân cờ đã mọc lên.
Vừa vào đến sân, đã nghe thấy tiếng đay nghiến của bà tôi vọng ra:
- Tôi tin tưởng chị (tức thím tôi), nhưng không ngờ chị lại chỉ điểm cho chúng nó (đội cải cách) đào bới thu đi tất cả. Thà ..thà ..chị giết tôi đi còn hơn…ối! giời đất ơi..
Có lẽ lòng tin đã bị phản bội, làm tổn thương, và cú sốc của cải cách ruộng đất, dù đã qua mấy chục năm, nhưng vết thương đó dường như không bao giờ thành sẹo. Nên thỉnh thoảng nó lại nhói đau, làm cho bà tôi phát điên. Ngày còn sống, bố tôi hay xoa dịu, khi vết thương của bà trở lại:
- Thím ấy cũng chỉ là nạn nhân, lúc đó mới mười bốn, mười lăm tuổi đã biết gì đâu, bọn người lưu manh, phỉnh lừa thế nào mà chẳng được. Thím ấy còn nhỏ, sao bà đã cho biết chỗ cất giấu vàng bạc? Lỗi đó cũng do người lớn chúng ta nữa.
Bà tôi lại thừ mặt ra một lúc, rồi khóc…Rồi lại kể chuyện cải cách, chuyện ngày xưa…
Con thứ nhưng là trai, nên mọi người đều gọi bác là Cả Bưởi. Sau khi lập gia đình, bác Cả được ông tôi mua cho nhiều ruộng đất, nhà cửa ở vùng biển Sỹ Lâm, phủ Nghĩa Hưng. Tính bác cả thích rượu chè, tụ tập bạn bè tổ tôm đánh chắn. Công việc đồng áng, thuê mướn người làm, bác chẳng bao giờ quan tâm, bàn giao cả cho bác gái. Nhưng đặc biệt bác có cái tính gia trưởng, trong họ ai cũng nể, sợ bác. Bạn bè bác đủ thành phần, từ ông phú hộ giầu có, đến mấy ông tá điền, làm thuê nghèo khó. Ông Phạm Triệu (gọi theo tên con trai cả), người làng bên, nhà nghèo, đông con, nhưng là bạn tổ tôm của bác. Những ngày giáp hạt, đói kém bác thường cho ông Triệu vay thóc, gạo. Đến vụ gặt, ông Triệu trả nợ. Bác Cả chỉ lấy tượng trưng, còn lại bảo ông Triệu mang về. Ông Triệu có cô con gái đầu Phạm Thị Mai, mười mười bốn, mười lăm, đang tuổi dậy thì, nết na xinh đẹp. Đã có nhiều nơi đánh tiếng dạm hỏi, nhưng ông Triệu đều từ chối. Trong một lần cùng rượu chè, bù khú, ông Triệu vỗ vai bác Cả:
- Nhiều nơi, dạm hỏi con Mai, nhưng tôi chưa đồng ý nơi nào. Nếu ông không chê, tôi sẽ cho con Mai về làm dâu nhà ông?
Bác cả gật gù:
- Thằng Đàn, Thằng Phách nhà tôi, tuy xấp xỉ tuổi con Mai, nhưng còn nghịch ngợm, phá phách lắm, hai thằng này chưa thể lấy vợ được. Tôi có chú em giáp út, gọi là Sáu Chiêm, hơn con Mai chừng năm, sáu tuổi, đang học trên Nam Định. Tháng sau về quê, tôi thưa lại với ông bà cụ, rồi xin con Mai cho chú nó.
- Ấy..  tôi đâu dám bằng vai với các cụ trên nhà, mà chắc gì cậu Chiêm đã đồng ý.
- Ông cứ yên tâm, chuyện này để tôi lo.
Không biết bằng cách nào, bác Cả đã thuyết phục được ông bà tôi đồng ý cưới thím Mai cho chú Chiêm, trong khi chú cương quyết phản đối. Bị ép quá, nổi khùng chú bảo, cưới cô Mai cho ông bà thì cưới, đó không phải là vợ chú. Thế rồi mọi việc vẫn diễn ra. Nghe đâu hôm cưới, chú chỉ có mặt một lúc rồi trở về Nam Định. Sau này, nhân lúc vui vui, có cả chú thím ở đó, tôi hỏi, sao chú lại phản đối dữ vậy?  Chú bảo, lúc đó tao đang mê cô nữ sinh, em thằng bạn học, còn bà này vắt mũi chưa sạch, không quen biết, có thằng điên mới đồng ý….Chú nói một thôi một hồi, thím tôi chỉ cười lành.
Sau ngày cưới, thím Mai ở lại làng Cát Chử chăm sóc ông bà. Ở làng lúc này chỉ còn bác Lý Âm, là chị cả của bố tôi nhưng tính tình không hợp với ông bà. Thím Mai hiền lành, trong sáng, dù còn ít tuổi nhưng quán xuyến công việc, gia đình rất chu đáo. Nên ông bà dồn cả tình cảm cho thím….
Đất nước đã thật sự bị chia cắt, dòng người đổ ra Hải Phòng bằng mọi cách, mọi phương tiện, để di cư vào Nam. Cải cách ruộng đất với những cuộc đấu tố kinh hoàng, đã diễn ra nhiều nơi. Chú út Tân ở Nam Định, về quê hối thúc ông bà tôi di cư. Vì tiếc ruộng đất và nhà cửa, lại tin tưởng ông Phi chủ tịch lâm thời huyện, người được ông bà nuôi dưỡng trong thời gian bóng tối, nên dứt khoát không đi. Bác Lý Âm còn cho người nhốt, canh chừng chú Tân, vì không đồng ý cho chú vào trong đó. Nửa đêm chú phá cửa, trốn thoát ra Hải Phòng lên được tầu há mồm vào Nam. Có lẽ, chú không ngờ đó là lần gặp mặt cuối cùng với cha mẹ, và người chị vô cùng yêu thương chú. Sau ba mươi tháng tư, bảy lăm, chú cũng không thể về thăm quê, thăm bà. Trước lúc mất, bà nhớ và gọi tên chú, thế nhưng không biết lúc đó, chú còn đang ở nơi rừng rú nào.
So với các xã, huyện khác, đội cải cách về Cát Chử muộn nhất, cũng là đợt cuối cùng. Chỉ có đội trưởng Đông ở lại ngoài đình, còn mọi người đều phải xuống ba cùng, tìm rễ, cắm nhành. Đội Đụ, người xứ Nghệ, là dân công thồ hàng trong kháng chiến. Đã qua bình dân học vụ, nên có khả năng đọc viết thành thạo. Từng có chân trong ban thanh niên của đội hậu cần, nên Đụ được phân công tham gia, làm nòng cốt, kích đông thanh, thiếu niên. Những ngày này, làng Cát Chử uỳnh uỵch tiếng chân người, tiếng hò hét bắt người của đám dân quân. Tiếng mõ, tiếng loa, tiếng trống ếch của thiếu niên rộ lên từng hồi, cầm đầu là nữ đồng chí dân quân tên Phố và đội Đụ. Không rõ bằng cách nào Đụ dụ dỗ Phố từ con nuôi của bác Lý Âm, người bị qui thành địa chủ, cường hào đợt này trở thành cốt cán.
Bố mẹ, anh chi em chết đói cả năm Ất Dậu, khi Phố mới chừng chín, mười tuổi, được sư Phi chùa ngoài nuôi dưỡng. Sau này sư Phi làm chủ tịch lâm thời huyện, rồi lên công tác mặt trận trên tỉnh, thấy bất tiện, nên bác Lý Âm nhận làm con nuôi. Từ ngày vào du kích, đội Đụ bảo Phố, nên đổi tên, dũ sạch bụi bùn của kiếp con nuôi địa chủ, để trở về với thành phần cơ bản bần cố nông. Nghe sướng quá, Phố bỏ luôn cái tên của cha mẹ, lấy cái tên Tâm do anh đội Đụ đặt cho. Hôm dẫn đội đến bắt, tịch thu tài sản của vợ chồng bác Lý Âm, Tâm tuyên bố từ cha mẹ nuôi. Chị Ngấn, chị Ngần con bác khi đó chưa đầy chục tuổi, đội cho phép ở góc bếp, chung với một bần cố, vừa được chia. Hàng ngày, hai chị cứ lầm lũi mót khoai, mót sắn ở ngoài gồ đồng, trong cái xua đuổi, khinh rẻ, miệt thị của những người xung quanh. Bọn trẻ con trong đội thiếu nhi, đốt đèn, đánh trống, nhìn thấy các chị, giật hết khoai, ném đất ném cát chửi rủa. Nhưng cũng có những người thương, lại sợ liên lụy, chỉ dám giả vờ để sót khoai, cho các chị đi sau nhặt. Có khoai sắn, hai chị nướng, luộc, rình lúc không có người, lẻn mang vào cho mẹ, ông bà. Bác Âm trai, sau khi bị bắt, họ đưa đi đâu không rõ. Mọi người tưởng bác đã chết. Mấy năm sau, thấy bác lò dò về. Mọi người hỏi, bác bảo ở tù, nhưng không ai nói là tội gì. Có lẽ vì mấy năm làm lý trưởng của bác.
Ông bà tôi là người đầu tiên trong làng bị bắt và tịch thu tài sản. Ngoài ruộng đất, nhà cửa ở Trực Ninh và thành phố Nam Định, cũng như vàng bạc đội đã thu được khá nhiều. Nhưng bần cố nông vẫn tố, ông bà tôi ngoan cố còn cất giấu đâu đó, chưa giao nộp hết. Đụ đã tham gia đội cải cách nhiều đợt, từ Thanh Hóa ra đến ngoài này, nên có nhiều mánh khóe trong việc cắm rễ và đấu tố. Bằng chứng, chỉ một thời gian ngắn, chẳng biết bằng cách nào, Đụ đã xui Tâm dụ dỗ được thím Mai tham gia vào đội trống ếch của thiếu niên, rong ruổi khắp ngõ xóm, đả đảo địa chủ, cường hào ác bá. Thím đã tách khỏi ông bà tôi. Sau đó, thím dẫn đội đào tất cả những nơi chôn giấu vàng, trang sức. Mấy nơi, ông bà tôi gửi từ trước cũng bị thím chỉ cho đội đến thu. Riêng cụ phó Hoạch bạn của ông tôi, bị thọt chân, nghèo, làm thợ may dứt khoát phủ nhận việc ông bà tôi gửi vàng. Cụ còn sa sả chửi lại đội, vì nghe lời đứa con nít. Cụ bị du kích đánh hộc cả máu mồm, bắt giam, gán cho rất nhiều tội. Từ trong chuồng lợn, Cụ chửi vọng ra, và bảo, đếch sợ thằng nào, đéo muốn sống ở cái thời tôm lộn cứt lên đầu này. Nhưng cụ phó không được như ý, cụ không có quyền được chết, mà phải sống. Sau sửa sai, cụ phó Hoạch, mang toàn bộ vàng trả lại cho ông bà tôi. Ông tôi biếu một nửa, nhưng cụ dứt khoát từ chối. Trong đợt tổng kết thắng lợi của cải cách ruộng đất, trên báo Nam Định, người ta thấy tên của địa chủ Đỗ Văn Điếm, tức Cửu Điếm làng Cát Chử, Trực Ninh, của cải, ruộng đất nhiều đứng vào hàng thứ ba bị tịch thu trong toàn tỉnh.
Mấy ngày đầu bị bắt, ông bà tôi vẫn còn hy vọng, sẽ có lúc ông chủ tịch Phi về cứu. Đúng như thế, trong lúc nước sôi lửa bỏng, chủ tịch Phi mò về thật. Nhưng ông vừa tới đầu làng, đã bị Tâm phát hiện, báo cho đội:
- Tên sư Phi trước đây, quan hệ với cả đế quốc Pháp, bọn quốc dân đảng và được địa chủ Điếm nuôi dưỡng, che chở. Hắn về làng, muốn giải cứu cho đồng bọn.
Được tin, đội trưởng Đông đích thân dẫn du kích vây bắt. Chủ tịch Phi ngớ người ra bảo:
- Các đồng chí….
Vừa cất tiếng, chủ tịch Phi đã bị Đông dộng một báng súng vào mặt, phọt máu ra đằng mũi.
- Ai đồng chí với mày. Thằng việt gian quốc dân đảng này.
Khám trong người, thấy có giấy tờ chứng nhận cán bộ tỉnh, và cả súng lục mang nhãn hiệu của đế quốc Mỹ. Đội trưởng Đông hét, trói thật chặt, bảo:
- Thằng này là nhân vật quan trọng của địch, cài vào hàng ngũ của ta, leo cao để đánh phá, các đồng chí phải canh chừng, lấy khẩu cung cho cẩn thận.
Có lẽ, chủ tịch Phi là người bị tra khảo, đấu tố tàn bạo nhất. Chỉ có mấy ngày, hàng răng cửa của ông bị gẫy sạch, mặt sưng vêu lên, hai mắt húp lại, nhìn như nửa cái bát úp. Người ông mềm oặt, chi chít những vết thâm, phù. Hôm mang ra đấu ở sân đình, hai du kích nắm bả vai ông, kéo rê, như  bọn trẻ nghịch kéo một con chó chết trôi sông vậy. Trong cái đám nhộm nhoạm ấy, có ai đó tiếng xuýt xoa, hai chân ngoặt lại thế này, gẫy bố nó rồi, thế mà không chịu nhận tội, thằng này gan thật. Thế mà không hiểu bằng cách nào, và lấy đâu ra sức lực, đêm hôm đó ông dùng mảnh sành tự rạch bụng mình, lôi hết cả ruột ra ngoài. Sáng hôm sau, mắt ông vẫn còn chừng chừng mở, hai con ngươi bị đẩy ra khỏi hốc như muốn vọt ra ngoài. Người ta không thể vuốt mắt cho ông, buộc phải xé miếng vải đậy vào mặt, cuốn chiếu mang ra đồng.
Bà tôi và bác Âm, hôm đấu tố bị tát, vả nhiều nhất vì can tội cãi và cứng đầu. Nhìn thấy chiếc răng hàm bọc vàng, một bấn cố nhảy xổ lên bóp miệng bà, thò tay vào móc. Bà tôi lắc lắc đầu, nghiến chặt răng, bà bần cố kêu rú lên, máu vọt ra. Máu từ miệng bà tôi, máu từ tay bà bần cố thấm xuống cả sân đình. Say máu, bà bần cố cầm cả cái guốc cứ nhè vào miệng, vào răng bà tôi mà ghè. Cả hàm răng của bà tung ra, người gập xuống như thân chuối gẫy. Bà bần cố nhặt chiếc răng vàng chùi chùi vào áo, rồi giơ lên, cười sằng sặc. Trên nghế chủ tọa, đội Đông, đội Đụ đang bắt nhịp đồng thanh: Đả đảo địa chủ cường hào gian ác….Chủ Tịch Hồ Chí Minh muôn năm, đảng lao động Việt Nam muôn năm….
Bị đánh đau, cổ bác Âm như bị gẫy, rũ xuống. Nữ đồng chí Tâm lấy đầu súng để vào cằm hất ngược mặt lên, hỏi:
- Địa chủ Âm, mày có biết tao không?
-D ạ thưa, bà là Phố, con của con ạ.
Một báng súng thúc vào bụng, đánh hự, mồm hộc ra máu, bác đổ người ra phía sau.
- Ai là con của mày. Tao là Tâm, chứ không còn là Phố nữa. Mày đã biết tội chưa?
- Dạ, tội của con lớn lắm ạ! Lúc bà sắp chết đói, con nhận về nuôi dưỡng, thương bà như thương cái Ngấn, cái Ngần, còn can tội cho bà đến trường học nữa.
- Mày nuôi tao để lợi dụng, che đậy sự bóc lột, tội lỗi xấu xa. Cho tao đi học biết chữ, nhằm mục đích làm sổ sách, và quản lý tài sản cho mày. Mày còn sống đến hôm nay vì chúng tao muốn để cho mày cơ nhận ra tội lỗi và hội hối cải, khai ra tài sản, vàng bạc còn chôn giấu. Thế mà chúng mày vẫn ngoan cố chối quanh..
Lần này, hai, ba báng súng liên tiếp giáng vào bụng, vào ngực, khi bác vừa lóp ngóp bò dậy. Rồi một bầy người xông lên, kẻ nắm tóc, người giựt tai, đấm đá, huyên náo làm cho con quạ đen trên nóc đình cũng phải sợ, bay vọt lên với những tiếng kêu man rợ.
Gần sáng, tỉnh dậy, ông bà tôi nghe tiếng bác Âm đang lạy và tế sống mình, rồi tiếng xé quần áo, bện thành dây thừng, xoàng xoạc ở bên kia tường. Bà tôi khóc rống lên, gào người đến cứu, nhưng tiếng kêu ấy không xé nổi màn đêm đen dầy đặc đó. Ông tôi bảo, đằng nào cũng phải chết, bà hãy để cho nó đi…
Buổi sáng, ông bà tôi nhìn thấy, người ta kéo tấm thân trần truồng của bác ra giữa sân, bó bằng một manh chiếu rách. Ông già coi miếu và nhà đòn, đặt bác lên cái gạc tre, ì ạch kéo đi. Hai chân của bác thò cả ra ngoài, lê trên mặt đường…Trưa hôm đó, ông tôi ngồi úp mặt vào hai đầu gối. Tưởng ông đói và ngủ, lúc sau bà lay nhẹ, ông đổ kềnh ra, tay vẫn còn đang bóp cổ mình, mặt xưng to như cái cơi trầu. Bà vuốt ngực, hà hơi, một lúc ông tôi sống lại. Bà khóc, lạy, xin ông đừng chết trước. Đến lúc phải chết, thì cả hai cùng đi.
Đàn chim vội bay đi, để tìm nơi xây tổ mới. Chỉ còn lại mảnh đất, đã mất đi những linh hồn. Bến sông, trưa đã vắng tiếng gọi đò. Nhịp trống ếch gọi thu, gọi trăng, nay thình thình nghe như tiếng tiễn đưa vong hồn về cõi xa. Sau một chập xỉa xói, đấm đạp, ông bà tôi được nghe lời tuyên án của chủ tọa, thay mặt tòa án nhân dân: Kết án tử hình vợ chồng địa chủ cường hào Đỗ Văn Điếm (tức Cửu Điếm) làng Cát Chử, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Bản án được lập tức thi hành.
Lại những cánh tay xương xẩu giơ lên, tiếng gào như hoang dại….Đả vợ chồng địa chủ Đỗ Văn Điếm…Đả đảo……
Mặt ông bà tôi hội đủ các màu, đen đỏ tím vàng, những vệt máu chồng lên vệt máu, khô cứng dọc ngang mặt, cổ. Môi bà sưng lên như hai múi bưởi. Những cục máu đen còn đọng trên hai hàm răng cụt. Đầu bà lắc lư, không còn cảm giác. Chiếc kính của ông chỉ còn một mắt, buộc lủng lẳng bên tai. Đứng mà lưng ông cứ gập xuống, chiếc áo rách dốc ngược xuống đầu, lộ ra những vết thương có những con dòi con bọ. Người đã tản ra hai bên, hai xạ thủ được chọn, súng đã sẵn sàng lên đạn. Người du kích đang loay hoay dựng thẳng người ông tôi, thấy một người đạp xe, xộc tới, hét lớn. Hãy dừng án tử hình lại, đây là lệnh của ban cải cách trung ương. Đội trưởng Đông đã nhận ra Huỳnh, người của ban cải cách. Tòa án nhân dân buộc phải hủy bản án.
Ông bà tôi được tha, nhưng ngơ ngác vật vờ như hai cái bóng. Đang đứng trong hàng trống ếch của đội thiếu niên, thím Mai chạy ra đỡ bà tôi. Nhận ra thím, bà hất tay, lẩm bẩm. Thím quay sang đỡ ông tôi ngồi bệt xuống. Lúc sau chi Ngấn, chị Ngần đang lởn vởn ở bên ngoài cũng chạy lại, ôm chặt lấy ông bà. Thím Mai muốn đưa ông bà về góc nhà dưới chỗ thím được chia, để chăm sóc, nhưng bà không chịu. Ông bà tôi về tạm góc bếp chỗ chị Ngấn, chị Ngần. Hàng ngày, thím Mai vẫn sang, ông tôi vẫn tình cảm yêu thương thím, nhưng bà giận ra mặt.
Đội cải cách vẫn còn ở lại, hết đấu tố, rảnh rỗi đâm ra ngứa ngáy. Đồng chí du kích Tâm vẫn còn sát cánh ngày cũng như đêm với đội Đụ. Có người bảo đội Đụ đang bồi dưỡng cảm tình đảng cho đồng chí Tâm. Người khác thì thào, bồi dưỡng cái con khỉ gió, bồi dưỡng bụng thì có. Chẳng phải mình đội Đụ đâu nhé, tôi nhìn thấy đội Đông không chỉ vật đồng chí Tâm, còn đè mấy đồng chí nữ khác, tẩm quất nhau ở góc đình nữa kìa.
Thời dân đói, những ông đội cũng phải cạp khoai sắn, chứ có bơ sữa gì đâu, nên nhìn da xanh bủng của đội Đụ biết ngay là đói kinh niên. Ấy thế mà không hiểu sức lực ở đâu, bất kể sáng, trưa, chiều, tối, gặp các đồng chí nữ dân quân, mắt trước mắt sau; đội Đụ vật nghiến ra cầy thật lực. Khiếp thật! Có lẽ cái tên nó vận vào người đồng chí đội chăng? Nên sau này có câu ca ngợi các đồng chí đội thế này.  “Đội Đông, đội Đụ, đội Huỳnh, ba đội đồng tình bóp vú đảng Tâm” Nhưng bà tôi lầm rầm bảo, nói thế oan cho đội Huỳnh, người có học nên đàng hoàng hơn.
Đội Huỳnh là bạn của bố tôi ở Nam Định, bỏ học theo kháng chiến. Đội Huỳnh về làng làm công việc sửa sai, nên thỉnh thoảng đảo qua chỗ ông bà. Bà tôi đề nghị đội sửa sai trả cho cái từ đường họ Đỗ, vừa để ở và có nơi thờ cúng. Đội Huỳnh hứa, nhưng không giải quyết được. Nên đội Huỳnh đưa ông bà tôi ra chòi nghỉ trưa của thợ gặt ngoài gò đồng, ở tạm. Sau này, bà khỏe lại, tay bị tay gậy lên Hà Nội. Bà ngoại tôi và cụ Bốn Đễ (bố của đồng chí trưởng ban cải cách trung ương) dẫn đến văn phòng quốc hội, họ mới trả lại cho cái từ đường.
Biết tin chú Sáu Chiêm không vào Nam, đang ở Hải Phòng nên ông tôi bảo thím Mai ra tìm chú.  Chú tôi sắp xếp cho thím học nghề, sau đó làm việc xí nghiệp may của thành phố. Dù rất thương thím, nhưng lại không có tình yêu, nên chú Sáu Chiêm lại ra ở với bác Cả Bưởi, đã trốn thoát ra Quảng Yên. Vào dạng cũ người, thuốc lào bắn liên chi hồi điệp, tẩm ngẩm tầm ngầm, thế mà ra Quảng Yên không lâu, chú Sáu Chiêm đã bắn đổ cô nữ sinh. Thấy tình yêu rực lửa, sợ lần này chú làm thật, nên bác Cả Bưởi ép chú về Hải Phòng. Vậy mà nhùng nhằng sáu, bảy năm sau chú mới chịu ở hẳn với thím.
Nghe tôi kể, một nhà văn tên tuổi, người anh lớn, tuổi thơ cũng phải trải qua những ngày tháng tang thương này, bảo, cả Miền Bắc lúc đó điên cuồng như một cái chảo lửa, những cái rùng rợn, phi nhân ấy, tưởng chỉ có trong tiểu thuyết. Vâng! Đúng như vậy. Cuốn tiểu thuyết này, không phải viết, chẳng phải đọc mà là một cái chảo lửa, không lúc nào ngừng rang, cháy trong lòng những người đã từng phải trải qua. Và đây cũng là một trong rất nhiều câu chuyện trong chảo rang ấy của bà tôi.
Leipzig, 25- 4- 2012.
© Đỗ Trường
© Đàn Chim Việt

Quyền lực phải song hành hài hòa với tri thức

Nguyễn Thế Hùng
-
Khái niệm “nền kinh tế tri thức” được nhắc đến nhiều trong các năm qua dưới những cách diễn đạt khác nhau, nhưng quan điểm thông thường cho rằng nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó “sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức” trở thành yếu tố quyết định nhất giúp phát triển kinh tế và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nền kinh tế tri thức1, theo Ngân hàng thế giới “là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai thác nguồn tri thức toàn cầu cũng như thích ứng và sáng tạo tri thức để dùng cho các nhu cầu riêng”; còn theo Tổ chức OECD, nền kinh tế tri thức “Là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin.” (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, OECD).
Các cách hiểu trên có thể dẫn đến một kết luận rằng muốn xây dựng một nền kinh tế tri thức thì cần phải có nhiều tri thức, nhiều người sáng tạo, sở hữu và truyền bá tri thức, hoặc đơn giản phải có nhiều người lao động trí óc, trong đó có nhiều nhà trí thức2.
Tích và tản tri thức
Chắc chắn rằng không phải chờ đến khi hình thành nền kinh tế tri thức thì các nhà trí thức mới có vai trò phục vụ cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Ngay trong lịch sử nước ta, từ xa xưa đã có những nhà trí thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đơn cử ngay như Nguyễn Trãi, một vị anh hùng dân tộc, cũng đồng thời là một nhà trí thức sáng ngời nhân cách. Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng. Ông cùng cha thi đỗ tiến sỹ năm đầu triều Hồ. Khi giặc  Minh xâm chiếm nước ta, thành Thăng Long thất thủ, Nguyễn Trãi lưu lạc trong dân gian 10 năm trước khi vào Lam Sơn tham nhập cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi. Ông được Lê Lợi tin dùng, bày mưu tính kế trong tổng hành dinh đầu não của cuộc khởi nghĩa. Chiến lược của ông là không đánh thành mà đánh vào lòng người, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, thu phục được sự đoàn kết nhất trí của nhân dân, lung lay ý chí của kẻ thù, đem lại cho Lê Lợi hiệu quả sánh ngang trăm vạn hùng binh.

Một nhà trí thức nổi tiếng khác là Đào Duy Từ, lúc nhỏ cực kỳ thông minh, học đâu nhớ đấy, vô cùng sáng dạ. Nhưng lớn lên ông không được đi thi vì vấn đề lý lịch3. Do đó, ông bỏ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài để theo chúa Nguyễn, trở thành người bày mưu tính kế ở cơ quan quyền lực cao nhất ở Đàng Trong. Ông được chúa Nguyễn coi là Thầy. Chiến lũy ở Quảng Bình do ông chỉ huy xây đắp được gọi là lũy Thầy. Nhờ kế sách của ông mà vương quyền họ Nguyễn đứng vững trước những cuộc công phá liên tục của chúa Trịnh, không những thế còn vươn xa về phương Nam, làm cho nước Việt có diện mạo hình chữ S như hiện nay.
Như vậy, cuộc đời của hai nhà trí thức Nguyễn Trãi và Đào Duy Từ, dưới góc nhìn trí thức, đều có những nét tương đồng. Đó là họ đều tích luỹ đến mức cao nhất và rộng nhất những tri thức đương thời, cả trong sách vở, cả trong cuộc sống thực tiễn. Khi tích đã đủ họ đều tản những tri thức ấy dưới dạng các tư tưởng và chiến lược từ các trung tâm quyền lực cao nhất.
 Xem xét hai ví dụ trên chúng ta thấy người trí thức chỉ thành hình khi có đủ hai quá trình:
- Quá trình thứ nhất – Quá trình tích: Một nhà trí thức cần phải tích luỹ tri thức liên tục, tích lũy trong mọi hoàn cảnh, trước hết phải tích lũy thật sâu tri thức thuộc một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Khi đã đạt đến một mức nào đó, nhà trí thức tương lai có thể thi lấy một tấm bằng (tiến sỹ chẳng hạn), hoặc chẳng cần mảnh bằng nào hết. Sau khi đã tích khá khá, anh ta dần dần phải tìm hiểu được các quy luật phổ biến và vĩnh hằng đang chi phối cuộc sống nhân loại tại thời điểm anh ta đang sống. Nhờ việc hiểu rõ một số quy luật, anh ta bắt đầu có thể mở rộng sự hiểu biết của mình sang các lĩnh vực khác ngoài chuyên môn. Quá trình đào sâu và mở rộng tri thức cũng vẫn là quá trình tích lũy, những ở trình độ cao hơn, nhiều sáng tạo hơn. Quá trình này đối với một nhà trí thức là không có điểm kết. Anh ta không được phép dừng lại sau khi đã đạt đến một học vị, một bằng cấp nào đó. Nếu dừng lại anh ta sẽ được gọi là một vị “cựu trí thức”. Nhưng khác với với các “cựu quan chức”, các “cựu trí thức” có thể quay lại “sở nhiệm” của mình bất cứ lúc nào, chỉ cần anh ta khởi động lại quá trình tích luỹ.- Quá trình thứ hai – quá trình tản: Một trí thức phải tản kiến thức của mình đã tích luỹ theo nghĩa đóng góp nhiều hơn và tốt hơn cho cuộc sống hiện tại. Nhiệm vụ của anh ta không đơn thuần là nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và dòng họ, mà hơn hết, thước đo nhân cách của nhà trí thức là anh ta có nghĩa vụ mang lại hạnh phúc cho một cộng đồng xã hội to lớn hơn cái nhóm nhỏ được tạo nên từ gia đình, bạn bè, cạ cụm,… xung quanh anh ta. Ví dụ, các nhà phát minh sáng chế, họ đã tản kiến thức thu được dưới dạng các sản phẩm hữu ích (vật thể hoặc phi vật thể) để tạo ra năng suất lao động cao hơn, biến lao động trở thành niềm vui sáng tạo, chứ không phải là các công việc khổ sai.
Tuy nhiên, quá trình tản của trí thức có nhiều cấp độ. Cấp độ một là ở bục giảng, trên sàn diễn hay trong các phòng thí nghiệm. Ở cấp độ này, nhà trí thức làm việc gần giống các nhà chuyên môn. Cấp độ hai là nhà trí thức đã thức nhận được các luật vĩnh hằng và phổ quát. Họ có thể viết sách để truyền bá các tư tưởng ấy. Sách của họ có thể là các tác phẩm bằng chữ, bằng hình ảnh, bằng âm thanh, v.v. Cấp độ ba là nhà trí thức hoá thân thành trung tâm trí tuệ để tích thu tri thức cộng đồng. Nhà trí thức lúc đó không còn là một cái tôi bé nhỏ. Họ trở thành các trung tâm trí tuệ không ngừng mở rộng, không ngừng thu nạp thêm tri thức mới, không ngừng toả sáng truyền bá hiểu biết đến những góc khuất của cuộc sống.
Khi trí thức song hành hài hòa cùng quyền lực
Có thể tạm hình dung sự kết hợp giữa quyền lực và trí thức theo nguyên lý âm-dương. Trung tâm trí tuệ mang đặc tính âm, luôn có tiềm năng kết hợp một cách hài hoà với trung tâm quyền lực mang đặc tính dương. Trong một cộng đồng cụ thể, khi có sự kết hợp hài hoà giữa hai trung tâm quyền lực và trí tuệ thì sẽ tạo nên một sức mạnh cực kỳ to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả cộng đồng.
Cái may của Nguyễn Trãi, cũng là phúc lớn của dân tộc Việt nam là tài năng của Ông đã lọt vào mắt xanh của Lê Lợi. Sự kết hợp ấy được thể hiện trong câu “Nguyễn Trãi vi thần, Lê Lợi vi quân”. Sự kết hợp hài hòa giữa hai trung tâm, Lê Lợi- trung tâm quyền lực, Nguyễn Trãi – trung tâm trí tuệ, đã tạo nên sức mạnh to lớn, đưa đến chiến thắng vang dội quét sạch giặc Minh khỏi bờ cõi, làm cho nước Việt không phải làm quận huyện của nước Tầu một lần ngàn năm nữa.
Ở tầm mức cao nhất, trí thức là phần âm, giúp bổ khuyết những phần còn thiếu của quyền lực để tạo ra sự hài hòa âm dương của sự phát triển. Vì vậy, quyền lực, với tư cách một vương quyền hay một thể chế, không nên coi trí thức là kẻ thù để đến nỗi phải nêu khẩu hiệu “đào tận gốc, trốc tận rễ”, mà ngược lại phải coi trí thức như là nỗi khao khát tìm kiếm suốt đời của mình. Thiếu sự hỗ trợ của tri thức, quyền lực có thể bị tha hóa, biến nhà chính trị thành kẻ quái dị đáng thương vây quanh bởi những kẻ xu nịnh rẻ tiền. Không chỉ ở quy mô quốc gia, ở những quy mô hẹp hơn, đối với bất cứ cá nhân, tổ chức nào mà sự kết hợp giữa trí tuệ và quyền lực không hài hoà thì đều tất yếu dẫn đến sự tan rã, suy kiệt và sụp đổ.
Tri thức thúc đẩy tiến bộ như thế nào?
Nhìn lại quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ nhất của nhân loại, chúng ta thấy rằng đây là thời điểm loài người chuyển từ kinh tế săn bắn hái lượm sang kinh tế nuôi trồng. Lúc đó, loài người đã tích lũy được một khối lượng tri thức rất lớn về vật nuôi, cây trồng, về giống cây, giống con, về thời tiết, phân tro, về sâu bệnh, dinh dưỡng, về chế biến, bảo quản,… Rõ ràng rằng lúc đó các bộ lạc còn sống bấp bênh nhờ hái lượm đã từng thèm khát và khâm phục gọi các bộ lạc có nền kinh tế nuôi trồng là các nền kinh tế uyên bác. Thực vậy họ gọi những người nuôi trồng là những kẻ “cultiver” (những người có văn hoá). Sự khâm phục ấy đã biến đổi động từ “trồng trọt” thành danh từ “văn hóa”. Tại thời điểm đó, khối lượng tri thức của nhân loại đã tăng lên một cách đột biến. Quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ nhất này dẫn đến sự hình thành nhiều trung tâm văn minh nhân loại từ Ai Cập, Lưỡng Hà, đến Ấn Độ, Trung Hoa, v.v.
Lịch sử lại thêm một lần chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ hai, mới chỉ xảy ra cách đây vài trăm năm, là quá trình thay thế sức sản xuất từ cơ bắp sang sức máy. Lúc đó, công suất của những cỗ máy hơi nước, của các động cơ điện thường hay được so sánh với sức ngựa kéo (HP hay CV). Cách so sánh này vẫn được ghi trên nhãn mác của những cỗ máy hiện đại nhất tại thế kỷ 21 này. Tại lần chuyển đổi thứ hai này, tri thức của loài người về các quá trình lý hoá, cơ điện, nhiệt động, kết cấu, lắp ghép, v.v, cũng tăng lên đột biến. Quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ hai gắn liền với sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản, sự bành trướng toàn cầu của chủ nghĩa thực dân.
Hiện nay, chúng ta bắt đầu đi vào quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ ba, có bản chất là sự tối ưu hóa sản suất bằng các con chíp điện tử. Trong công cuộc chuyển đổi này, mọi hoạt động sản xuất, văn hóa, thể thao, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, v.v, đều thấp thoáng bóng dáng sự hỗ trợ của các con chíp điện tử. Tốc độ chuyển đổi phương thức sản xuất lần thứ ba rất nhanh, phạm vi rất rộng, không trừ một góc khuất nào trên khắp hoàn cầu.
Nhiều hiện tượng mới, cả tích cực và tiêu cực đều đồng thời diễn ra. Hơn nữa, nhận thức của chúng ta về quá trình chuyển đổi mày có lẽ đã, đang và sẽ còn rất nhiều khiếm khuyết. Bởi vì, đơn giản là chúng ta đang sống trong chính quá trình chuyển đổi đó. Đứng bên cạnh con voi đã rất khó khăn để mô tả về Con voi, thế thì đứng trong bụng con voi lại càng khó nói về nó hơn. Cái gọi là “nền kinh tế tri thức”, thực chất chính là một cuộc chuyển đổi lớn lao, mạnh mẽ và vô cùng dồn dập về phương thức sản xuất, trong đó hiểu biết của loài người về mọi phương diện đang tăng lên theo cấp số nhân giống như hai lần chuyển đổi trước đây.
Nguy cơ tụt hậu
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng trong lần chuyển đổi phương thức sản xuất thứ nhất, những bộ lạc khư khư giữ phương thức hái lượm nhanh chóng bị thôn tính và xoá sổ, mất đất, mất tên. Tương tự như vậy, tới lần chuyển đổi thứ hai, nhiều quốc gia chậm tiến đã bị các nước phát triển hơn thôn tính làm thuộc địa. Nhật Bản là một trong những dân tộc hiếm hoi, do đã nhanh chóng tăng cường tri thức về máy móc, nên mới thoát hiểm không bị nhấn chìm bởi làn sóng thuộc địa hoá. Điều này dẫn đến một suy đoán là, trong lần chuyển đổi phương thức sản xuất thứ ba này vốn đang diễn ra với tốc độ vô cùng khẩn trương, các dân tộc và quốc gia không nỗ lực thay đổi, thích nghi, thì tất yếu bị tụt hậu xa hơn. Nếu như người lãnh đạo các nước này nhận thức sai về nền kinh tế trí thức, nếu họ chỉ ưa các mỹ từ, không nhìn sâu vào quá trình chuyển đổi, không biết ứng dụng nguyên lý lớn (nguyên lý tích tản) để mổ xẻ các vấn đề thời cuộc, nhất định họ đã và sẽ còn chìm lâu trong sự trì trệ.
Vậy vấn đề thời cuộc lớn nhất hiện nay là gì? Đó chính là vấn đề nhận thức cho đúng hạt nhân phát triển, bao gồm quyền lực (Power – P) và trí tuệ (Intellectual – I), hay có thể gọi là hạt nhân (P,I). Nhận thức về hạt nhân (P,I) cho phép chúng ta từ bỏ cách xài cụm từ “sử dụng chất xám”. Chất xám với tư cách là một con người không thể bị sử dụng thông qua một hợp đồng lao động với đồng lương rẻ mạt. Quan niệm như vậy sẽ giết chết sự sáng tạo. Chất xám, hay nhà trí thức, phải được trân trọng ở tầm mức cao nhất. Bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào tạo ra được một hạt nhân (P,I) đều có thể xác lập một cơ hội phát triển mạnh mẽ. Hạt nhân (P,I) luôn luôn có trách nhiệm, và về nguyên lý nhất định phải lãnh trách nhiệm, trong việc tìm ra cách thức mới để sáng tạo ra sản phẩm phục vụ cuộc sống theo cách tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Cũng là sản phẩm lúa gạo, nhưng trong nền kinh tế tri thức một tổ chức có hạt nhân (P,I) sẽ sản xuất ra lúa gạo với năng suất cao hơn, hiệu quả hơn, hủy hoại môi trường ít hơn. Ngược lại, một tổ chức độc quyền không có hạt nhân (P,I), sẽ sản xuất xăng dầu, xi măng, điện năng, gỗ giấy, v.v, với chi phí ngày càng tăng, làm cạn kiệt tài nguyên, và hủy hoại môi trường ngày càng nhiều.
Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một định nghĩa: “Nền kinh tế tri thức” là nền kinh tế sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con người bằng các qui trình ngày càng trí tuệ hơn, nhờ vào việc nền kinh tế ấy đang xây dựng và mở rộng ngày càng nhiều các hạt nhân phát triển (P,I). Ngược lại, những quốc gia hoặc khu vực nào chưa có ý thức tạo dựng các hạt nhân phát triển (P,I) thì nhất quyết chưa thể xếp vào hạng các nền kinh tế tri thức.
___________
1. Tri thức: Những hiểu biết mà người ta phải học mới có, học cả trong sách vở lẫn trong thực tế. Tri thức giúp một con người hoặc một cộng đồng hành động đúng trong một bối cảnh nào đó. Khi bối cảnh thay đổi tri thức ấy cũng thay đổi theo. Vậy tri thức la các luật nhỏ (local laws).
2. Trí thức là người thức nhận được các luật lớn (permanent and universal laws) bằng một trong hai cách:
- Cách tuần tự: học tập dần dần để tích lũy các luật nhỏ
- Cách đốn ngộ: suy ngẫm để đi đến việc xé bỏ màng vô minh
Nói chung trí thức là người thức tỉnh khỏi vô minh nhờ rèn luyện tâm trí. Rất nhiều người có bằng cấp cao nhưng chưa thức tỉnh thì chưa là trí thức. Họ đang trên đường đi đến. Nhưng có thể vì tâm hẹp hòi, u xám, mà họ ngày càng rời xa quá trình thức tỉnh.
3. Cha mẹ Đào Duy Từ làm nghề ca xướng, thành ra theo quy định của chế độ cũ ông không được đi thi.
Theo: Tia Sáng.

Vài ý về sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Nguyễn Trung
-
(Ghi lại phát biểu trong cuộc họp bàn về sửa đổi Hiến pháp ngày 24-03-2912 của viện Những Vấn Đề Phát Triển (VIDS), Hanoi , có bổ sung để làm rõ thêm một số vấn đề mà thời gian trình bày có hạn, chưa đề cập đến được.)
Xin cảm ơn VIDS cho tôi cơ hội nói lên vài suy nghĩ trong buổi thảo luận hôm nay về đề tài quan trọng này. Sửa đổi Hiến pháp là việc hệ trọng của một quốc gia. Tôi không hiểu nhiều về Luật, chỉ xin có vài ý kiến về vấn đề này từ góc độ một công dân đảng viên, mà những điều tôi sẽ trình bày liên quan mật thiết đến Đảng. Xin nói rõ ra như thế, vì tất cả chúng ta ngồi đây đều là công dân đảng viên già, từ lâu đã đứng sang bên lề cuộc sống.
I – Quyền phúc quyết của nhân dân là tất yếu
Trong cuộc sống của nhiều quốc gia trên thế giới, việc có Hiến pháp mới hay sửa đổi Hiến pháp chỉ trở thành một đòi hỏi không thể thiếu được khi quốc gia ấy có một bước ngoặt phát triển, ví dụ như một chế độ chính trị mới thay thế chế độ cũ (Hiến pháp Việt Nam năm 1946), đảo chính (đã từng xảy ra nhiều lần ở Thái Lan và nhiều nước khác…), hay là quốc gia chuyển sang một giai đoạn, một thời kỳ phát triển mới, hoặc đứng trước một hay nhiều vấn đề trọng đại mới…
Nêu lên như vậy, ý đầu tiên và trước hết tôi muốn nhấn mạnh việc sửa đổi Hiến pháp chỉ đạt được mục đích của nó một khi coi việc sửa đổi này là một việc làm thực chất, không phải là làm hình thức, để soạn thảo được một Hiến pháp mới bảo đảm được 2 yêu cầu:
(1) đáp ứng những đòi hỏi mới của quốc gia,
(2) có những điều luật bảo đảm tính ràng buộc và tính thực thi cao của Hiến pháp.
Để đạt được cả 2 yêu cầu nêu trên, sự tham gia có chất lượng của nhân dân là tất yếu.
Muốn xây dựng được nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì việc xây dựng Hiến pháp mới lại càng phải có sự tham gia nêu trên của dân, để Hiến pháp mới tạo ra được những tiền đề tất yếu cho việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đồng thời Hiến pháp mới cũng phải tạo ra được những chuẩn mực ràng buộc về quyền và trách nhiệm của mỗi công dân trong đời sống mọi mặt của đất nước – nhất là trong nhiệm vụ xây dựng đất nước và trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ngày nay.
Nói một cách khác: Đó là cần làm mọi việc để kết quả cuối cùng sẽ có được một Hiến pháp mới cũng phải đạt tiêu chuẩn là Hiến pháp của dân, do dân, vì dân.
Đặt vấn đề như vậy, quyền phúc quyết của công dân là tất yếu, cần làm mọi việc để mọi công dân có những điều kiện tốt nhất thực hiện được quyền tất yếu này với chất lượng cao. Ít nhất, người dân phải được thông tin đầy đủ và được cung cấp những hiểu biết cần thiết về những vấn đề hệ trọng đặt ra cho đất nước mà do đó dẫn tới đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp lần này. Đặc biệt cần tập trung làm rõ những điều chính yếu cần sửa đổi và cần lấy ý kiến nhân dân nên sửa như thế nào.
Nếu Đảng và Nhà nước không quyết tâm thực hiện đầy đủ quyền của phúc quyết của nhân dân như trình bày trên cho việc sửa đổi hiến pháp lần này, hoặc chỉ muốn thực hiện quyền này cho đủ lệ bộ dân chủ … thì không nên đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp làm gì nữa. Vì như thế chỉ tốn kém vô ích công sức của dân và sẽ tiếp tục đưa đất nước đi xuống.
II – Sửa đổi Hiến pháp phải gắn với đổi mới Đảng
Một thực tế khách quan hiện nay là hệ thống nhà nước ta nằm trong hệ thống chính trị do một đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền. Như thế, việc sửa đổi Hiến pháp liên quan mật thiết đến vấn đề đổi mới Đảng
Không thể xây dựng được một Hiến pháp mới đúng với đòi hỏi của đất nước hiện nay, hoặc nhờ một cơ may trời cho nào đó nếu xây dựng được, thì nó cũng không thực thi được, nếu như không đồng thời tiến hành đổi mới Đảng sao cho phù hợp với Hiến pháp mới. Xin đừng quên những điểm tốt trong Hiến pháp 1992 có nhiều, nhưng không thực thi được bao nhiêu, chính vì nguyên nhân này.
Đòi hỏi trên là bắt buộc đối với Đảng, bởi vì ngay trong Điều 4 của Hiến pháp hiện hành cũng ghi: mọi hoạt động của Đảng phải trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật. Chưa nói đến nghĩa vụ trước hết và trên hết của đảng viên là phải là thực hiện nghĩa vụ công dân. Điều lệ Đảng bắt buộc đảng viên phải gương mẫu, cũng có nghĩa là đảng viên trước hết phải phấn đấu là công dân gương mẫu.[1] Hiến pháp thay đổi, thì Đảng cũng phải thay đổi.
Mặt khác, sửa đổi cách làm và nội dung chỉnh đốn – xây dựng Đảng cũng đang trở thành đòi hỏi bức xúc hiện nay đối với Đảng, đối với đất nước. Nhiều Đại hội trước đây đã cảnh báo về tình trạng yếu kém và tha hóa nghiêm trọng trong Đảng, nhưng chưa có chuyển biến gì. Hội nghị Trung ương 4 khóa này một lần nữa lại cảnh báo, nói rõ tình trạng tha hóa này đã đến mức đe dọa sự tồn vong của Đảng và của chế độ chính trị. Những điều vừa trình bày cho thấy trong hệ thống chính trị hiện tại của đất nước việc sửa đổi Hiến pháp và việc đổi mới Đảng khách quan đòi hỏi phải được thực hiện gắn với nhau. Đất nước đang ở trong tình hình cả hai việc quan trọng này không thể trì hoãn được.
Đất nước – bàn cụ thể ở đây là là nhà nước – phát triển ngày càng cao hơn, Hiến pháp mới tất nhiên phải đáp ứng được yêu cầu này. Tất yếu sẽ có vấn đề: Làm thế nào thể hiện rõ được trong Hiến pháp mới này đòi hỏi ở Đảng cũng phải có năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và có trách nhiệm ràng buộc được nâng cao lên theo tầm Hiến pháp mới?
Nói về Đảng, chỉ riêng một đòi hỏi nêu trên đủ cho thấy đảy mạnh tự phê bình và phê bình về phẩm chất đạo đức đảng viên như đã nêu trong Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 – tuy là rất cần thiết, giả thử thực hiện được tốt đi nữa, nhưng cũng hoàn toàn không đủ. Vẫn còn thiếu một vế quyết định: Cần phải sớm bổ sung việc đảng viên phải thường xuyên kiểm điểm vai trò lãnh đạo, kiểm điểm vai trò cầm quyền của Đảng, kiểm điểm trách nhiệm ràng buộc của Đảng đối với đất nước – trước hết là đối với Hiến pháp.
Duy nhất là đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị, đương nhiên Đảng cần phân tích thấu đáo xem những nguyên nhân gì dẫn đến Hiến pháp hiện hành không được thực thi đúng đắn, trong khi đó hiện tượng tha hóa trong Đảng đã đến mức nguy hiểm như đã được hội nghị Trung ương 4 đánh giá. Không thể tránh né việc làm rõ cái nào là nguyên nhân của cái nào, nguyên nhân và hệ lụy lẫn nhau ra sao, những hệ quả đối với nhân dân và đối với đất nước, đối với sự nghiệp của Đảng, những kết luận và những quyết định cần rút ra…
Cần nhấn mạnh: Đảng giữ cho mình quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, do đó tất yếu Đảng cũng phải chịu trách nhiệm tuyệt đối và toàn diện về tình trạng Hiến pháp hiện hành không được thực thi nghiêm túc. Vì dân, vì nước thì phải nhận chịu trách nhiệm như thế.
Ngay tức thời, lãnh đạo Đảng cần phải có quyết tâm và đủ trí tuệ sớm xác định những nguyên nhân dẫn tới những yếu kém nêu trên, để từ đó mới có khả năng xác lập ngay sự lãnh đạo đúng đắn cần phải có của Đảng ngay trong nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt là Đảng phải làm bằng được nhiệm vụ phát huy dân chủ và huy động trí tuệ cả nước cho việc sửa đổi Hiến pháp lần này… Không làm được như thế, không còn là lãnh đạo.
Hiến pháp thay đổi thì Đảng cũng phải thay đổi, cái nọ là tiền đề của cái kia. Đảng có thực sự đổi mới, việc sửa đổi Hiến pháp trong hệ thống chính trị một đảng mới có ý nghĩa. Không làm như vậy công sức của dân của nước bỏ ra cho việc sửa đổi Hiến pháp sẽ vô ích.
Như vậy, trong hệ thống chính trị một đảng của nước ta hiện nay, việc sửa đổi Hiến pháp bắt buộc phải gắn với đổi mới Đảng.
III – Sửa đổi Hiến pháp lần này cần làm rõ vai trò và trách nhiệm ràng buộc của Đảng
Hệ thống chính trị nước ta hiện nay chỉ cho phép có một đảng duy nhất vừa là đảng lãnh đạo, vừa là đảng cầm quyền. Vậy Hiến pháp sẽ nên sửa thế nào để không trái với định đề này?
Trước hết bàn về Đảng.
Muốn đổi mới Đảng, nhất thiết phải:
(1) Viết lại nội dung Điều 4 của Hiến pháp theo hướng làm rõ nội dung và nâng cao (a) vai trò đảng lãnh đạo, (b) vai trò đảng cầm quyền, và (c) trách nhiệm ràng buộc của Đảng đối với đất nước, đối với nhà nước sao cho phù hợp với những đòi hỏi của thời kỳ phát triển mới của đất nước, phù hợp với Hiến pháp mới;
(2) Đồng thời phải xây dựng thêm, hoặc sửa đổi, hoàn thiện những Điều sẵn có khác trong Hiến pháp về các quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng như về vai trò, quyền hạn, trách nhiệm và phương thức hoạt động của hệ thống nhà nước, về xây dựng đời sống đất nước mọi mặt… phù hợp với những đòi hỏi của thời kỳ phát triển mới, phù hợp với Hiến pháp mới, tăng cường khả năng thực thi những điều này. Có làm rõ được như vậy, sẽ làm rõ cả vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền và trách nhiệm ràng buộc của Đảng như nêu trong điểm (1).
Tất cả để đảm bảo (a) Đảng thực hiện tốt vai trò đảng lãnh đạo, vai trò đảng cầm quyền, trách nhiệm ràng buộc của Đảng đối với đất nước, được Đảng cam kết trong Hiến pháp; (b) xây dựng được một nhà nước mạnh đúng với nghĩa của dân, do dân, vì dân; (c) công dân có được quyền năng tốt nhất để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Đặt vấn đề như vậy, việc sửa đổi Điều 4 trong Hiến pháp không phải là tự sát đối với Đảng như có ý kiến đã nêu lên, mà là một đòi hỏi không thể thiếu đối với đổi mới Đảng. Đảng muốn Hiến pháp thừa nhận vai trò lãnh đạo của mình đối với đất nước, thì Đảng cũng phải nhận trách nhiệm ràng buộc của mình đối với đất nước và cần được làm rõ trách nhiệm ràng buộc này bằng những điều khoản của Hiến pháp mới.
Câu hỏi mất còn đầy lo lắng hiện nay là sức sống trong Đảng đi vào thời kỳ phát triển mới này của đất nước liệu có thể thắng được sự tha hóa hiện nay trong Đảng hay không? Nói rõ hơn nữa: Liệu Đảng còn đủ sức chiến đấu để đổi mới được chính mình hay không? Đảng có đủ dũng khí dùng quyền lực và ảnh hưởng của mình lãnh đạo nhân dân phát huy dân chủ viết ra một Hiến pháp mới như thế hay không?
Xin không một đảng viên nào được phép quên biết bao nhiêu người con của đất nước, trong đó một số không nhỏ là đảng viên, đã ngã xuống dưới lá cờ của Đảng. Xin đừng bao giờ quên toàn thể nhân dân ta không phân biệt bên này bên kia, đã phải hy sinh không biết bao nhiêu xương máu, chịu đựng không biết bao nhiêu gian khổ, mất mát trên suốt chặng đường đầy mồ hôi, máu và nước mắt từ sau chiến tranh thế giới II cho đến hôm nay, và hiện tại vẫn còn những vết thương đang rỉ máu với biết bao nhiêu khổ đau khôn nói lên lời; những thách thức và khó khăn phía trước còn ngổn ngang, còn biết bao nhiêu vấn đề đau đầu trong nước đang cần lời giải…
Hơn nữa, từng người là đảng viên còn giữ được cho mình là người yêu nước và tận tâm hết mình cho sự nghiệp của đất nước, cần hiểu rõ những thách thức khắc nghiệt phía trước đang đặt ra cho đất nước ta trong thế giới ngày nay.
Trong khi đó Đảng vẫn chưa hoàn thành được nhiệm vụ thống nhất và hòa giải dân tộc, để có sức mạnh của toàn dân tộc, để vượt qua được mọi khó khăn, chiến thắng được mọi thách thức, để dấy lên sức mạnh dân tộc chặt đứt hẳn cái quán tính lịch sử quái ác cứ giam hãm mãi gần hai thế kỷ nay dân tộc Việt Nam ta trong vòng nghèo hèn và lạc hậu như thế này so với thế giới bên ngoài.
Chẳng lẽ dân tộc Việt Nam ta chỉ có khả năng thắng được ngoại xâm nhưng không bao giờ có khả năng ngửng đầu đi lên cùng với các nước thịnh vượng? Đất nước mới độc lập chưa đầy 4 thập kỷ, nay đã phải đối mặt với những nguy cơ uy hiếp không thể xem thường. Thắng lợi vinh quang giành được độc lập thống nhất cho đất nước sẽ còn mấy ý nghĩa, nếu cuối cùng sẽ là để cho tha hóa xóa đi tất cả, cướp đi tất cả, tạo dựng nên một sự nô dịch mới?
Là đảng viên, không được phép quên: Đảng – với tính cách là đảng duy nhất của toàn hệ thống chính trị đang nắm quyền lãnh đạo, đang cầm quyền quyết định vận mệnh của đất nước – Đảng đang nợ dân tộc một trách nhiệm lịch sử. Đó là phải dựa hẳn vào dân để dấy lên trí tuệ, nghị lực và công sức của cả nước cho xây dựng thành công một thể chế chính trị dân chủ, ngõ hầu thực hiện đúng được nguyện vọng ngàn đời của nhân dân ta như đã ghi trong tiêu đề của quốc gia hiện nay: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc!
Làm sao trang trải được gánh nợ lịch sử này, nếu như Đảng không đổi mới chính mình để đi hẳn với dân tộc – trước hết với tinh thần tổ quốc trên hết, quyền lợi quốc gia trên hết?
Cho đến hiện nay, không có lực lượng thù địch nào có thể lật đổ Đảng hay lật đổ chế độ chính trị, mà chỉ có sự tha hóa của Đảng là nguy cơ lớn nhất, nguy hiểm nhất đối với Đảng, đối với chế độ chính trị, đối với đất nước này mà thôi. Tình hình đã đến mức đúng như Hội nghị Trung ương 4 nhận định: Sự tồn tại của Đảng và của chế độ chính trị đang bị đe dọa.
Cho đến hiện nay, dựa hẳn vào dân để đi với dân tộc, Đảng vẫn hoàn toàn có khả năng chiến thắng kẻ thù nguy hiểm nhất này của mình và của đất nước. Nhưng để chậm trễ, càng tự tích tụ thêm nhiều khó khăn, sức đề kháng này sẽ mất đi nhanh chóng.
Cho đến hiện nay, nếu có được một đảng đi hẳn với dân tộc như thế, nước ta hoàn toàn có khả năng tiến hành thắng lợi sự nghiệp cải cách hệ thống chính trị từ chỗ đứng hiện tại kế thừa những thành quả đất nước đã giành được để đi tiếp. Làm như thế, sẽ tránh được cho đất nước không phải xóa đi làm lại từ đầu theo các kiểu cách mạng hoa nọ hoa kia đẫm máu mà vẫn chưa biết bao giờ mới mở được đường ra – như chúng ta đang thấy ở các nước Bắc Phi.
Indonesia đã nêu cho chúng ta một ví dụ đáng học hỏi về cải cách để kế thừa, để đổi mới và để đưa đất nước đi tiếp. Chẳng lẽ ĐCSVN không muốn hay không thể lãnh đạo nhân dân mình thực hiện một sự nghiệp như thế? Myanmar vừa qua đã làm được một bước cải cách rất đáng khâm phục – đương nhiên mới chỉ một bước, song là một bước đầu đầy hứa hẹn.
Nhân dân trong nước khát khao đã đành, cả thế giới tiến bộ ngày nay sẵn sàng hậu thuẫn cho việc thực hiện triệt để một cuộc cải cách chính trị ở nước ta. Đúng là một tình thế chưa từng có! Kể cả so với tinh thế khi Cách mạng Tháng Tám thành công, hay so với tình thế sau ngày 30-04-1975!
Cho đến hôm nay, Đảng hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi thực hiện cuộc cải cách vỹ đại này nếu quyết tâm lựa chọn nó, hy sinh và cống hiến hết mình vì nó.
Cải cách thể chế chính trị như thế là mở đường cho đất nước ta ra khỏi tình trạng èo uột hôm nay.
Nước Nhật dưới thời Minh Trị trong nửa sau thế kỷ 19 đã từng thực hiện được một cuộc cải cách có ý nghĩa như thế, và nhờ đó chỉ trong vòng dăm thập kỷ nước Nhật đổi đời thành một quốc gia công nghiệp hùng mạnh. Đấy cũng là một nhiệm vụ chính trị mà triều đại Gia Long đã bỏ lỡ cơ hội thực hiện, để dẫn đến cái cột mốc cuối cùng là mất nước, với hệ quả đất nước lạc vào con đường long đong suốt hai thế kỷ vừa qua.
Sau khi đất nước độc lập thống nhất cho đến hôm nay, Đảng cũng đã bỏ lỡ không dưới một lần cơ hội lớn để trang trải gánh nợ lịch sử trọng đại đối với dân tộc: Lãnh đạo nhân dân thực hiện bằng được cuộc cải cách để xây dựng nên một thể chế chính trị của một đất nước thực sự do nhân dân làm chủ.
Như vậy, kể từ nhiều Đại hội toàn quốc của Đảng từ sau đổi mới cho đến nay, chỉ có tầm nhìn bị ý thức hệ chi phối, năng lực và phẩm chất yếu kém so với nhiệm vụ đất nước đòi hỏi, cùng với sự tha hóa đang diễn ra trầm trọng trong Đảng là những thế lực thù địch nguy hiểm nhất của Đảng mà thôi. Những thế lực thù địch nguy hiểm này đang từng ngày từng giờ lặng lẽ tiêu hao sức chiến đấu của Đảng, diễn biến Đảng và cuối cùng là đang tước bỏ dần vai trò lãnh đạo của Đảng.
Tất cả những thứ thế lực thù địch khác mà Đảng nghĩ rằng mình đang phải đối mặt, mình đang hàng ngày phải cảnh báo cho nhân dân biết.., đều quá nhỏ bé so với quyền lực và lực lượng Đảng đang nắm trong tay.
Kẻ thù lớn nhất của Đảng chính là sự tha hóa đang biến chất Đảng. Đổi mới Đảng là cách duy nhất để chiến thắng sự tha hóa này và là tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống chính trị đã trở thành một món nợ, một trách nhiệm lịch sử Đảng nhất thiết phải trang trải.
Mong từng đảng viên ý thức đầy đủ: Nhiệm vụ cải cách thể chế chính trị như thế càng để chậm trễ, sự mai một khả năng chiến đấu của Đảng sẽ diễn ra với gia tốc ngày càng nhanh hơn và bất khả kháng hơn so với sức đề kháng của Đảng. Sống hay là chết chính là ở điểm này.
Thiết nghĩ người đảng viên tâm huyết với gìn giữ sự nghiệp của đất nước và của Đảng, cần nhìn nhận việc sửa đổi Hiến pháp lần này là một cơ hội để thực sự đổi mới Đảng, tạo ra cho Đảng khả năng và phẩm chất giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ mà lúc này tình hình và nhiệm vụ của đất nước đang đòi hỏi hơn bao giờ hết.
Nếu còn tự coi mình là đảng cách mạng, đảng tiền phong, đảng của giai cấp và của dân tộc, Đảng có dám vận dụng mọi quyền lực và ảnh hưởng mình đang nắm trong tay để phát huy trí tuệ và nguyện vọng của toàn dân tộc, xây dựng nên một Hiến pháp mới của một nước Việt Nam độc lập – tự do – hạnh phúc mà tình hình mới hiện nay đòi hỏi, lấy Hiến pháp đó làm nền tảng đổi mới Đảng – Đảng có dám làm như thế hay không? Khỏi phải nói dân tộc này sẽ đứng với ai nếu Đảng làm như vậy!
Cách mạng và tiền phong, tính giai cấp và tính dân tộc đối với Đảng trước hết có nghĩa là thế.
Lãnh đạo với đúng nghĩa là Đảng phải trả lời rành rọt câu hỏi “dám hay không dám?” này.
IV. Về đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền
Trong góp ý về xây dựng Đảng từ một hai Đại hội trước, rồi đến trong góp ý chuẩn bị Đại hội XI, trong một vài hội thảo và bài viết gần đây, tôi đã trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò lãnh đạo và vai trò cầm quyền của Đảng. Tại đây chỉ xin lưu ý tóm tắt những vấn đề cần đặc biệt quan tâm.
Trước hết, để có được vai trò lãnh đạo, nhất thiết Đảng phải có những phẩm chất tôi tạm gói lại trong 4 yếu tố: (1) tầm nhìn, (2) quyết sách, (3) năng lực tổ chức và lãnh đạo thực hiện, (4) bản thân Đảng gương mẫu đi tiên phong trong việc thực hiện.
Để có được vai trò đảng cầm quyền, nhất thiết Đảng phải được nhân dân chọn lọc, thừa nhận, và được giao cho nhiệm vụ với tính cách là người được cử vào hệ thống nhà nước để giữ vai trò chủ yếu trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền.
- Với tính cách được lựa chọn để cử vào, được giao nhiệm vụ như thế để làm việc trong bộ máy nhà nước, đảng cầm quyền chịu sự chi phối của nhà nước pháp quyền – trước hết là của Hiến pháp.
- Với tính cách như thế, đảng cầm quyền thực chất chỉ là một công cụ của nhà nước pháp quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ hơn: đấy là người giữ vai trò đày tớ của nhân dân. Hiến pháp và luật pháp của nhà nước là tối thượng có nghĩa là như thế.
Cần phân biệt rạch ròi 2 vai trò nói trên trong một đảng (vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền), để phấn đấu có năng lực lãnh đạo tốt, rồi để từ đó dẫn tới được nhân dân lựa chọn, được cử vào và được giao cho việc cầm quyền theo Hiến pháp và Luật.
Trong hệ thống chính trị một đảng, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình bằng cách:
(a) phấn đấu trong môi trường xã hội công dân (còn gọi là xã hội dân sự) để xác lập vai trò lãnh đạo của mình được nhân dân thừa nhận, để từ đó được nhân dân lựa chọn, cử vào và giao cho nhiệm vụ cầm quyền,
(b) thông qua thực hiện tốt nhất vai trò đày tớ của nhân dân trong hệ thống nhà nước pháp quyền theo luật pháp của nhà nước và theo những điều mà đảng đã cam kết trước khi được nhân dân lựa chọn (bầu cử, tuyển chọn hay ủy quyền theo luật của nhà nước…) làm đày tớ. Tiếc là ở nước ta chưa có tranh cử, dù chỉ là tranh cử trong phạm vi nội bộ Đảng.
Mọi chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng liên quan đến đất nước nếu muốn được thực hiện, nhất thiết phải thông qua dân chủ và hệ thống pháp luật của nhà nước để trở thành các quyết sách của nhà nước. Và như thế, một khi đã thành quyết sách của nhà nước, thì về mặt pháp lý nó không còn là của Đảng nữa. Cần tôn trọng điều cốt yếu này. Bởi vì nó có nghĩa quyết sách của nhà nước không chịu sự can thiệp trực tiếp của Đảng. Nói một cách khác: Đấy là phương thức Đảng không được biến chính mình thành nhà nước. Cần xác định dứt khoát như thế, để qua đó phân định rõ: Đảng làm việc của Đảng, Nhà nước làm việc của Nhà nước. Giả định rằng tình hình đòi hỏi phải có quyết sách mới cho đất nước, Đảng phải thông qua vai trò đảng cầm quyền của mình, và theo con đường của Hiến pháp và luật pháp, làm cho nó trở thành quyết sách của Nhà nước.
Một khi thực hiện được tốt cả 2 nhiệm vụ lãnh đạo và cầm quyền (a+b) như đã mô tả bên trên, cũng có nghĩa là ĐCSVN làm được nhiệm vụ lãnh đạo đất nước (không phải nhà nước). Đó cũng chính là những nhiệm vụ cụ thể của thực hiện dân chủ trong một chế độ chính trị có nhà nước pháp quyền với tinh thần Hiến pháp là tối thượng trong một nước chỉ có một đảng. Thật ra mô hình này không mới, một thời ở Singapore và ở Hàn Quốc đã xuất hiện mô hình tương tự. Đó chính là thời kỳ mở đầu và dẫn đến sự phát triển như hôm nay của 2 quốc gia này.
Vậy hoàn toàn có thể viết lại Điều 4 theo những yêu cầu nói trên. Làm như thế Đảng mạnh lên, chứ không phải là tự sát! Chừng nào còn phấn đấu được như thế, Đảng sẽ còn cùng đồng hành mãi với dân tộc, là người dẫn đường của dân tộc. Đảng làm như thế, chỉ có cái tha hóa và cái tiêu cực trong Đảng bị đẩy lùi, hoặc thậm chí phải “tự sát” với nghĩa tự cải hóa, tự phục thiện..!
Tại đây, xin nói thêm đôi điều quan sát được về sự vận động, diễn biến của một đảng chính trị trong thể chế của những quốc gia yếu kém trên thế giới:
Một đảng chính trị thiếu phầm chất và năng lực lãnh đạo, nhưng lại là một lực lượng chính trị mạnh trong nước, không được hay không thông qua nhân dân lựa chọn với đúng nghĩa (ví dụ thông qua bầu cử gian lận, giả hiệu, hình thức, mua phiếu…), bằng cách này hay cách khác giành lấy vai trò là “người dẫn dắt đất nước”, nhập cục lại làm một vai trò lãnh đạo (có nơi là vai trò chi phối) và vai trò cầm quyền để thâu tóm quyền lực, sử dụng các quyền lực và ảnh hưởng khác để duy trì vị thế nắm quyền, đặc biệt là quyền lực kinh tế.., như thế đảng ấy sẽ biến tướng thành một tổ chức chính trị, thậm chí có khi chỉ còn lại là một lực lượng chính trị – nghĩa là rất ô hợp. Trong trường hợp này, luật pháp hay Hiến pháp nếu có thì cũng không có mấy ý nghĩa đối với nó. Một số đảng còn nhân danh hay lợi dụng các tôn giáo để làm việc thâu tóm này. Một đảng chính trị thâu tóm tất cả mọi thứ như thế vào trong tay, có thể đặt cho cái tên chung là đảng nhập cục.
Một quốc gia có đảng chính trị thông qua cái nhập cục mọi thứ lại làm một để trở thành người quyết định mọi việc của nhà nước, của đất nước như thế.., tất nhiên trong thực tế đấy chỉ là đảng giành quyền, đảng nắm quyền; trong những trường hợp tồi tệ hơn là đảng chiếm quyền (ví dụ thông qua đảo chính), hoặc đảng lũng đoạn (chính quyền chỉ còn lại chủ yếu là cái vỏ bọc pháp lý)… Hệ quả của sự hình thành cái đảng nhập cục như thế tất nhiên chính nó mới là nhà nước đích thực, thường được thể hiện với sự kiêu hãnh của các chính khách nổi tiếng hay bắt chước lẫn nhau qua câu nói: “l’État c’est moi!”
Đảng nhập cục trở thành đảng cai trị như thế, tự nó sẽ diễn biến thành một lực lượng chính trị, tiếp tục thâu tóm tất cả. Nó bỏ qua hay sẵn sàng phản bội những lý tưởng, mục đích ban đầu đã lập nên chính nó. Nó nắm quyền cai trị nhiều hơn là làm sứ mệnh lãnh đạo đất nước đi lên. Với tính cách ấy, trong quá trình cầm quyền tự nó biến thành nguyên nhân chính của những biến động hay đổ vỡ dưới hình thức này hay hình thức khác tại một số nước mà thế giới đã được chứng kiến qua những thời kỳ khác nhau.
Có thể tham khảo tình hình Indonesia thời Sukarno diễn biến như thế nào để đi vào thời Soeharto như là một trong những ví dụ điển hình để hiểu rõ toàn bộ sự vận động này.
Ba, bốn thập kỷ trước, Thái Lan có lúc rơi vào tình trạng tương tự, và đấy là một trong những nguyên nhân khiến cho đất nước này cứ một số năm lại xảy ra đảo chính, ngày nay đã tiến được những bước dài.
Sở dĩ vừa qua một số nước Bắc Phi có các cuộc cách mạng “hoa”, trước hết và về một vài mặt chính yếu cũng là do hệ quả của sự vận động và diễn biến như thế của đảng chính tri – ví dụ: đảng Tập hợp Dân chủ Hiến pháp của tổng thống Ben Alli ở Tunisia, đảng Dân chủ Quốc gia của tổng thống Mohamed Hosni Mubarak ở Ai-cập, đảng Baath của Syria, vân vân…
So sánh bao giờ cũng khập khiễng, song cái đảng nhập cục tiêu biểu nhất trên thế giới hôm nay có lẽ là đảng Lao động Triều Tiên.
Trên thế giới có không ít những đảng chính trị tốt, song câu chuyện này xin khất vào một dịp khác.
Đối với nước ta, nêu lên sự vận động và diễn biến nói trên của đảng chính trị nói chung, dẫn đến đòi hỏi phải nghiêm túc xem xét hai vấn đề liên quan đến Đảng trong giai đoạn hiện nay của đất nước:
(1) Đảng là đảng vừa lãnh đạo, vừa cầm quyền, lại thực hiên quán triệt quan điểm lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, nên cần nhìn nhận lại sự vận động khách quan của sự vật, để tỉnh táo đánh giá xem thực trạng hiện nay của Đảng như thế nào, từ đó định liệu những vấn đề phải khắc phục, những việc phải làm. Muốn đổi mới chỉnh đốn – xây dựng Đảng như tinh thần của Hội nghị Trung ương 4 đòi hỏi, nhất thiết phải làm việc này.
(2) Phải tạo ra như thế nào môi trường rèn luyện cho Đảng trong thời bình xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trong tình hình Đảng nhất thiết phải lãnh đạo cả nước xây dựng một hệ thống chính trị dựa trên kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự. Phải đặt ra vấn đề này, đơn giản vì lẽ việc xây dựng một hệ thống chính trị như thế đòi hỏi phải có sự lãnh đạo sáng suốt, mà trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay chỉ có ĐCSVN là người duy nhất được làm cái quyền lãnh đạo ấy.
Trong loạt bài “Viễn tưởng” (4 bài) các anh đã đọc, tôi đã nêu lên một số nhận xét của mình về thực trạng hiện nay của Đảng và của đất nước.
Theo những điều đã trình bày trên, tôi xin đặc biệt lưu ý: Sẽ là không đúng nếu nghĩ ĐCSVN đã là đảng lãnh đạo thì đương nhiên là đảng cầm quyền. Chính cái cho là đương nhiên này là nguồn gốc những căn bệnh chết người.
Thừa nhận có cái đương nhiên như vậy, thật ra chẳng khác gì thừa nhận có một thứ lợi tức từ một gia tài không lồ thành quả cách mạng do các thế hệ tiền bối và các thế hệ đi trước dành lại cho Đảng hôm nay; và Đảng hôm nay có quyền thừa hưởng thứ lợi tức đó! Đúng ra phải xác định: Thụ hưởng cái đương nhiên này chỉ làm sự phấn đấu của Đảng giảm sút, và đấy là một trong những nguyên nhân nguy hiểm của tình trạng tha hóa hiện nay trong Đảng.
Đổi mới xây dựng Đảng cần phân biệt rõ 2 nhiệm vụ khác nhau của Đảng nhưng đều cùng phải thực hiện rạch ròi: nhiệm vụ đảng lãnh đạo, nhiệm vụ đảng cầm quyền. Sự phân biệt này rất cần thiết cho việc khắc phục hiện tượng “đảng hóa” dẫn tới hệ quả “đảng mới là nhà nước đích thực”.
Rõ ràng cuộc sống đòi hỏi: Chỉ có xây dựng được tốt vai trò đảng lãnh đạo được thừa nhận trong xã hội dân sự; Đảng mới có đủ điều kiện được nhân dân chọn, cử làm đảng cầm quyền với tính cách là đày tớ của nhân dân trong bộ máy Nhà nước. Phải cùng một lúc làm tốt 2 nhiệm vụ (a)vai trò lãnh đạo được thừa nhận trong xã hội dân sự và (b)vai trò đày tớ của đảng cầm quyền trong hệ thống Nhà nước, Đảng mới thực hiện đúng được vai trò lãnh đạo của mình đối với đất nước, mới trở thành đảng lãnh đạo của đất nước. (Không như thế, thỉ chỉ còn lại là cái “đảng nhập cục”).
V. Môi trường phấn đấu, rèn luyện của ĐCSVN trong thời bình
Lịch sử các đảng chính trị trên toàn thế giới cho thấy không một đảng chính trị nào sống sót được với quy luật tha hóa nếu như tự nó không tạo ra được cho mình môi trường có khả năng kiểm soát có hiệu quả, giảm thiểu hay loại bỏ sự tha hóa của nó.
Cho đến khi giành được độc lập thống nhất đất nước, môi trường thời chiến là một trong những yếu tố quan trọng rèn luyện nên phẩm chất cách mạng và bản lĩnh của Đảng, nhờ đó làm nên sự nghiệp.
Bây giờ trong thời bình, chiến tranh không còn nữa để thử thách, môi trường rèn luyện của Đảng không thể nào khác là môi trường phấn đấu của toàn dân xây dựng đất nước phát triển trên cơ sở kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự. Trên thực tế Đảng đã có không ít chủ trương chính sách, biện pháp xác lập sự phấn đấu của Đảng trong môi trường này.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân – trong đó có nỗi lo “sợ tuột tay” và hiện tượng đầu hàng sự tha hóa là 2 nguyên nhân quan trọng nhất, – đã khiến Đảng làm biến dạng môi trường phấn đấu này bằng cách thêm vào mỗi thiết chế trong hệ thống “kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự” cái cụm từ đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” (nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.., lác đác trong một vài bài viết gần đây xuất hiện khái niệm xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa, v v…). Khỏi phải nói, ngoài cái ý nghĩa bảo đảm cho Đảng cái quyền lãnh đạo ở khắp mọi nơi, rất khó xác định nội dung đích thực của cái cụm từ đuôi này là gì; không sao hình dung hết được cụm từ đuôi này được vận dụng tùy tiện hay bị lạm dụng như thế nào. (Ít hay nhiều còn có nguyên nhân ý thức hệ, song hình như sự tha hóa đã phát triển đến mức ý thức hệ hầu như cũng chỉ còn là một thứ bình phong.)
27 năm đổi mới vừa qua cho thấy việc làm biến dạng như vậy môi trường phấn đấu của Đảng đã và đang làm cho cả Đảng và Nhà nước ngày càng yếu đi, tệ nạn tràn lan, chung cuộc là kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Nói riêng về Đảng, sự làm biến dạng môi trường phấn đấu trên thực tế hoàn toàn không giảm bớt, mà hàng ngày đang tăng thêm nguy cơ “tuột tay” của Đảng, tiếp tục làm suy yếu Đảng, thậm chí làm cho Đảng lạc hậu: Lãnh đạo đang bị biến tướng thành nắm quyền. Sự tha hóa này đã đến mức Hội nghị Trung ương 4 phải cảnh báo, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự tha hóa này chính là hiện tượng “đảng hóa” trầm trọng toàn bộ cuộc sống mọi mặt của đất nước.
Đã đến lúc Đảng phải từ bỏ quan điểm cũng như cách làm sửa đổi môi trường phấn đấu cho phù hợp với Đảng.
Đã đến lúc Đảng phải lấy môi trường phấn đấu mà ngày nay trong tình hình mới cả dân tộc đang phải dấn thân bước vào làm môi trường phấn đấu của chính mình. Nghĩa là Đảng phải dứt khoát từ bỏ việc gọt chân cho vừa giày, để chuyển hẳn sang đổi mới và rèn luyện Đảng trong môi trường phấn đấu mới của mình do sự nghiệp phát triển của đất nước tạo ra.
VI. Vài ý về xã hội dân sự
Trong phát triển kinh tế thị trường và trong xây dựng nhà nước pháp quyền, dù đúng dù sai, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương chính sách cho đảng viên phấn đấu, tuy nhiên với nội dung cốt lõi là “giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa”, góp phần không nhỏ gây ra sự biến dạng nói trên.
Tuy nhiên, trong môi trường phấn đấu thuộc lĩnh vực xã hội dân sự, Đảng lựa chọn sự tránh né quyết liệt, bằng cách tạo ra một hình thức xã hội dân sự của Đảng, được khuôn vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và những hoạt động khác do Đảng nắm, xã hội chỉ được làm cái gì Đảng cho phép. Thậm chí có lúc báo chí còn được nhắc nhở không được đề cập đến cụm từ xã hội dân sự. Có giải thích: Đấy là cách thực hiện sự lãnh đạo của Đảng. Có giải thích: Đấy là đòi hỏi của chống nguy cơ diễn biến hòa bình…
Tóm lại, Đảng không chấp nhận xã hội dân sự là môi trường phấn đấu, thậm chí về nhiều mặt là môi trường phấn đấu quan trọng nhất của mình, để thông qua quá trình đào thải, cọ xát, rèn luyên, trong môi trường này xây dựng vai trò lãnh đạo của Đảng. Trong khi đó sự nghiệp phát triển của đất nước ngày nay đòi hỏi Đảng cần nhìn nhận đúng đắn xã hội dân sự và vai trò quan trọng không thể thiếu của nó. Lại phải nhấn mạnh: Nhất thiết Đảng phải ra khỏi trạng thái gọt chân xã hội dân sự cho vừa chiếc giày do Đảng làm ra. Đổi mới Đảng và sửa đổi Hiến pháp lần này cần tạo mọi điều kiện xác lập và phát triển xã hội dân sự ở nước ta, với tất cả những kinh nghiệm đắt của đất nước và những bài học quý giá của văn minh nhân loại.
Nói hình ảnh: Thời bình Đảng không sống trong dân thì phấn đấu thế nào?
Nói cay nghiệt: Thời chiến Đảng tự nguyện sống trong dân, thời bình Đảng muốn dân sống theo ý Đảng! Thế là thế nào?
Khẩu hiệu “Ý Đảng lòng dân”, “Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống”… chính là có ý thức hay vô ý thức phản ánh nội dung “cắt gọt chân cho vừa giày” này, mà lẽ ra lòng dân bây giờ phải trở thành ý chí của Đảng, những vấn đề cuộc sống đất nước hôm nay đặt ra phải được đưa vào nghị quyết của Đảng với ý thức đặt lợi ích của nhân dân, của tổ quốc lên trên hết! Trong tình hình tha hóa của Đảng như hiện nay, 2 khẩu hiểu hay là 2 cách nghĩ này là sai; sự vô thức một cách vô tình hay hữu ý về cái sai của 2 khẩu hiệu này thật đáng lo ngại. Còn nhiều khẩu hiệu khác đại loại như vậy có cái sai như thế, và tất nhiên đây không chỉ là vấn đề khẩu hiệu.
Ngày nay trên thế giới có không biết bao nhiêu pho sách và công trình nghiên cứu đã phân tích, chắt lọc, đúc kết những kinh nghiệm, những điều cần rút ra về xã hội dân sự. Là nước đi sau, Việt Nam có thể rút ngắn được rất nhiều con đường đau khổ của mình nhờ những thành tựu của phát triển xã hôi dân sự mà nhân loại đã đúc kết được.
Tại đây chỉ xin tóm tắt: Xã hội dân sự là cộng đồng xã hội của các công dân có ý thức, nơi công dân trực tiếp thực thi quyền lực của mình là người chủ của đất nước, là nơi công dân có điều kiện nâng cao quyền năng con người của mình, thực hiện các quyền dân chủ trực tiếp của mình. Dân chủ trực tiếp là quyền dân chủ quan trọng nhất và thường được thực hiện với kết quả tốt nhất trong xã hội dân sự. Với ý nghĩa này, xã hội dân sự là cội nguồn tạo nên nhà nước pháp quyền đúng đắn, là đối trọng không thể thiếu của nhà nước pháp quyền, đồng thời cũng là một dạng quyền lực của nhân dân trực tiếp kiểm soát nhà nước pháp quyền. Được phát triển đúng đắn, xã hội dân sự đối lập hay đối kháng với mọi hiện tượng lũng đoạn. Muốn xây dựng được nhà nước pháp quyền lành mạnh, nhất thiết phải có xã hội dân sự lành mạnh.
Không có xã hội dân sự đúng nghĩa, trên thực tế sẽ là không có nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đúng nghĩa; đồng thời kinh tế thị trường cũng bị lũng đoạn nghiêm trọng. Xã hội dân sự được phát triển là một trong những yếu tố thiết yếu của tự do, dân chủ, quyền con người và sự phát triển thịnh vượng, văn minh trong một quốc gia. Không có xã hội dân sự đích thực, quyền làm chủ của nhân dân chỉ là trên giấy; khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” chỉ là hình thức… Xã hội dân sự được hướng dẫn (hay lãnh đạo) bởi các giá trị chân chính và trí tuệ, chứ không phải bằng quyền lực.
Đảng muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình đối với xã hội dân sự nhất thiết Đảng phải phấn đấu trở thành đội ngũ tinh hoa của dân tộc, có khả năng nâng cao những giá trị chân chính và trí tuệ của toàn xã hội. Nói một cách khác: Chịu sự cọ sát của xã hội dân sự, nâng cao quyền năng của công dân đối với Nhà nước, đối với Đảng, đối với mọi vấn đề của đất nước.., đấy chính là phương thức quan trọng không thể thiếu để rèn luyện phẩm chất và khả năng lãnh đạo, khả năng cầm quyền của Đảng.
Xã hội dân sự là môi trường phấn đấu gian khổ nhất của Đảng trong thời bình – bởi lẽ chính đấy là cách thực hiên dân chủ, thực hiện công khai minh bạch, vì đòi hỏi của sự nghiệp phát triển đất nước.
Tình hình đất nước hiện nay còn đòi hỏi Đảng cần phát triển xã hội dân sự trở thành một trong những sức mạnh và nguồn lực chủ yếu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
VII. Vấn đề “quyền lực nhà nước là thống nhất”
Trong việc thiết kế hệ thống nhà nước, đây là vấn đề được nói tới nhiều nhất và được coi là nguyên tắc phải tôn trọng, ghi trong nhiều văn kiện chính thức của Đảng.
Nguyên tắc “thống nhất” này nhằm bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng đối với Nhà nước. Nhưng trong thực tế, kết quả đạt được đã dẫn tới hệ quả là quyền lực của Đảng đứng trên Hiến pháp. Thực tiễn xây dựng đất nước 27 năm qua đã cho thấy nguyên tắc “thống nhất” này thể hiện rõ nét nhất qua hiện tượng đảng hóa hệ thống nhà nước. Thực tế này đang cản trở sự phát triển của đất nước.
Vẫn cứ phải nhắc lại: Làm như thế, cả Đảng và Nhà nước cùng yếu đi, đến mức Hội nghị Trung ương 4 đã phải báo động về phần Đảng.
Bàn về sửa đổi Hiến pháp, đưa ra quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất như vậy, thực chất là nhằm tránh né nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức nhà nước, tránh né việc tách bạch giữa Đảng và Nhà nước…
Nhân danh sự “thống nhất” này, nhiều hệ thống, tổ chức, bộ máy và vấn đề nhân sự trong hệ thống Nhà nước được thiết kế theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, thuận lợi cho sự can thiệp trực tiếp của Đảng, nhưng giảm thiểu nghiêm trọng hay loại bỏ hẳn đòi hỏi về tính trách nhiệm và giải trình (accountability) nhất thiết phải có của tất cả các bộ phận trong toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước.
Vì những lẽ nêu trên, cho đến nay đời sống mọi mặt của đất nước có biết bao nhiêu đổ vỡ, thất bại nguy hiểm, thậm chí có cả tội phạm nghiêm trọng.., nhưng không thể quy kết trách nhiệm được cho ai và thường là không được công khai minh bạch. Mặt khác, việc đề ra những biện pháp xử lý, đối phó, phòng ngừa những cái xấu này bị hạn chế nghiêm trọng.
Cho đến nay chưa một lần làm rõ được “thống nhất” phải được thực hiện trong khuôn khổ nào, và “thống nhất” cái gì với cái gì. Vì vậy hệ thống Đảng và hệ thống Nhà nước hầu như lồng quyện trong nhau làm một rất khó tách bạch rành rọt, với hệ quả là về nhiều mặt chính quyền trở thành bộ máy thực thi những quyết định của Đảng.
“Thống nhất” như vậy, khiến nguồn lực con người và trí tuệ của Đảng sa đà vào trực tiếp làm các vụ việc, nhất là các vụ việc thuộc hệ thống nhà nước. Làm như thế, Đảng không tập trung được vào nhiệm vụ chính yếu của mình là lãnh đạo và thông qua hệ thống Nhà nước tổ chức thực hiện những chủ trương chính sách lớn của Đảng đã trở thành những quốc sách mà đất nước cần.
“Thống nhất” như vậy, Đảng bỏ quá nhiều công sức cho những việc lẽ ra phải thuộc về hệ thống nhà nước hay của xã hội. Vì sa đà để “nắm” như thế, tầm nhìn của Đảng bị hạn chế nghiêm trọng, và do đó Đảng không tập trung làm tốt được nhiệm vụ chính yếu của mình là đề ra, lãnh đạo và tổ chức thực hiện theo đúng đường đi nước bước của Hiến pháp và luật pháp những quyết sách chiến lược của quốc gia.
Khó mà nói rằng sự thống nhất đang được Đảng nhấn mạnh ở đây là sự “thống nhất” trong khuôn khổ của Hiến pháp. Nhưng dễ thấy hơn và thường xuyên xảy ra là: Sự thống nhất ấy chính là “thống nhất chịu sự quyết định hay can thiệp của Đảng trong công việc của Nhà nước”. “Thống nhất” như thế là cách Đảng thực hiện trực tiếp hay gián tiếp việc nắm mọi quyền hành của đất nước, mâu thuẫn với việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Việc đính thêm cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” cho nhà nước pháp quyền không giải quyết được mâu thuẫn này, mà chỉ là cách biện minh cho nó.
Hệ quả chung nhất của sự “thống nhất” này là toàn bộ hệ thống chính trị – bao gồm cả Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội – rất cồng kềnh, song trùng, tính chuyên nghiệp thấp, biên chế lớn và ngày càng lớn, vô cùng tốn kém, nhưng khả năng thực thi và hiệu quả thấp. Đời sống đất nước có quá nhiều các “vùng chồng lấn quyền lực”, đồng thời cũng có không ít các “khoảng trống quyền lực”, tính quan liêu ăn bám trong hệ thống rất trầm trọng, tính chủ động trong hệ thống bị kìm hãm. “Thống nhất” như thế là thuận lợi cho tham nhũng và tiêu cực.
Sửa đổi Hiến pháp lần này, nếu làm rõ được vai trò và quyền lực của nhà nước tách bạch với Đảng, đồng nếu thời tổ chức được hệ thống nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, đấy sẽ là yếu tố quan trọng góp phần khắc phục những yếu kém và tồn tại nêu trên, thúc đẩy cả Đảng và Nhà nước ai sẽ phải làm đúng việc nấy, cả hai cùng mạnh và sẽ cùng trưởng thành hơn.
Ở mọi quốc gia văn minh, để quyền lực nhà nước không trở thành bạo lực, nhất thiết quyền lực phải được (a)giao cho trách nhiệm rõ ràng và (b) phải được kiểm soát. Dù cách thực hiện đòi hỏi tất yếu này được đa dạng hóa cho phù hợp với thực tế của mỗi nước như thế nào, việc giao trách nhiệm và việc kiểm soát quyền lực trong hệ thống nhà nước về cơ bản vẫn là thực hiện nguyên tắc phân lập giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp – để phần quyền nào làm đúng việc phần quyền nấy và kiểm soát lẫn nhau. Một số quốc gia chẻ nhỏ sự phân lập này thành 5 hay 6 quyền, song chung quy vẫn là nguyên tắc cơ bản: (a) giao quyền và (b) kiểm soát việc thực thi quyền.
Nhân đây xin nói thêm, trong khi cả 3 quyền đều yếu, quyền tư pháp của hệ thống nhà nước ta hiện nay đang là quyền yếu nhất hay là được thực hiện kém nhất so với lập pháp và hành pháp. Trong khi đó quyền tư pháp giữ vai trò rất quan trọng bảo đảm tính nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Rất cần quan tâm khắc phục yếu kém này. Sửa đổi Hiến pháp lần này cần làm rõ vai trò và quyền lực của Tòa án tối cao theo hướng nên thiết lập Toà án Hiến pháp.
Ngoài việc Hiến pháp được sửa đổi lần này cần làm rõ Hiến pháp là tối thượng, tách bạch được rạch ròi giữa Đảng và Nhà nước với yêu cầu xác lập đảng cầm quyền là công cụ, là một bộ phận của hệ thống nhà nước với tính cách là đày tớ của nhân dân, phân công rõ ràng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.., Hiến pháp được sửa đổi lần này cần thiết kế thế nào để nâng cao quyền năng và trách nhiệm của công dân đối với hệ thống Nhà nước theo tinh thần: Nhân dân là chủ và được phép làm mọi việc luật pháp không cấm, nhà nước là đày tớ của nhân dân chỉ được làm những gì luật pháp cho phép. Các điều, khoản trong Hiến pháp liên quan đến công dân như vậy nên thiết kế theo cách tạo ra khả năng thực thi trực tiếp, cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất việc phải đề ra các Luật hoặc những quy định dưới Luật để cụ thể hóa việc thực hiện.
Hy vọng toàn bộ những điều trình bầy trên khẳng định được yêu cầu sửa đổi Hiến pháp phải gắn với đổi mới Đảng. Sửa đổi Hiến pháp lần này với đúng nghĩa, sẽ là bước đi đầu tiên có ý nghĩa quyết định cho thực hiện cải cách chính trị đã trở nên chín muồi ở nước ta. Cải cách chính trị như thế là phương án tối ưu duy nhất thay thế cho kịch bản đổ vỡ.
Thay lời kết
Câu hỏi “Có làm được không?” có lẽ là lời kết quan trọng nhất.
Đảng coi nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp là cơ hội đổi mới Đảng thì nhất định làm được, mà nhiệm vụ này đã được ghi vào Nghị quyết của Đại hội XI.
Cần nhận thức rõ đòi hỏi chuyển giai đoạn của đất nước, nhận thức rõ cơ hội chưa từng có và thách thức mất còn đang đặt ra cho đất nước trong bối cảnh thế giới hôm nay, để cùng một lúc tiến hành thực hiện gắn kết với nhau hai nhiệm vụ trong đại: sửa đổi Hiến pháp và đổi mới Đảng. Đấy là tiền đề không thể thiếu để thắng lợi. Đảng nắm vững ngọn cờ dân tộc và dân chủ thì làm được.
- Có mối bi quan cho rằng tình trạng xuống cấp và tha hóa trong hệ thống chính trị đất nước đã quá sâu rồi, không đảo ngược được, nên không thể đứng lên được.
- Nếu chấp nhận thế thì đành chịu chết vậy, sẽ không có cải cách thể chế chính trị, sẽ không thể tái cơ cấu kinh tế, đất nước sẽ không thể đi vào thời kỳ phát triển mới, bền vững… Nhưng dân tộc ta thì sẽ không bao giờ cam tâm chịu chết như vậy – đó là điều khẳng định.
- Có sự lo ngại đổi mới Đảng và sửa đổi Hiến pháp như thế sớm muộn sẽ dẫn đến đa nguyên.
- Ở đây có sự lựa chọn: thuận theo hay cưỡng lại quy luật của phát triển? Hai từ “sớm muộn” ở đây không thể nói trước được hay ước lượng được là bao nhiêu năm; tuy nhiên có thể nói trước: Sự nghiệp xây dựng con đường dân chủ đúng đắn – con đường dân chủ của giáo dục, của học hỏi, của phát triển – là sự nghiệp gian khổ, dù vô cùng bức thiết như thế nào cũng không thể là công việc ăn sống nuốt tươi được. Và nhất là xin đừng lúc nào quên: Ở nước ta sự nghiệp xây dựng con đường dân chủ như vậy nhất thiết phải là sự nghiệp xây dựng con đường dân chủ của hòa giải hòa hợp dân tộc, của đoàn kết dân tộc.
Trước mắt, sự lãnh đạo trác việt mới là điều đất nước này đang cần nhất, mới là vấn đề thời sự nóng bỏng nhất để thực hiện sự nghiệp xây dựng con đường dân chủ như thế. Đảng nên rũ bỏ mọi yếu kém của mình, phấn đấu vượt qua chính mình; từng đảng viên khép lại quá khứ của mình và không ngoái lại quá khứ, để cùng toàn Đảng vượt lên chính mình, để cùng toàn Đảng và cả nước vươn lên tạo ra sự lãnh đạo trác việt ấy cho đất nước, lấy hậu thuẫn của nghị lực và trí tuệ của toàn dân tộc xây dựng bằng được sự lãnh đạo trác việt ấy, đó là điều cần lựa chọn.
Nắm trọn quyền hành đất nước trong tay, Đảng thực hiện trước khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ, để vượt lên chính mình, để cho hiện tại và phía trước từ nay trở đi chỉ có tổ quốc, rồi Đảng kêu gọi toàn dân tộc cùng mình làm như thế, làm sao Đảng này, đất nước này không thắng lợi!? Đó chính là con đường của dân chủ, của hòa giải hòa hợp và đoàn kết dân tộc.
Hay là Đảng đành khoanh tay chấp nhận sự tước bỏ vai trò lãnh đạo ấy – bằng cách một mặt Đảng chịu thúc thủ trước sự hoành hành của tha hóa, và mặt khác dùng bạo lực trấn áp để kháng cự lại đòi hỏi phát triển của đất nước?
Đúng, đây là vấn đề sống còn đối với Đảng. Cần nhìn thêm những thách thức và uy hiếp từ bên ngoài để có cái nhìn toàn diện mà quyết định.
Nếu Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng được một Hiến pháp mới đúng với đòi hỏi hiện nay của đất nước trong cục diện mới của thế giới, Đảng lấy Hiến pháp mới này làm nền tảng tạo ra sự đổi mới cho chính mình, đất nước nhất định thắng lợi. Lãnh đạo là như thế. Dựa vào dân, dựa vào đất nước để đổi mới Đảng là như thế.
Đảng phấn đấu vươn lên để có được sự lãnh đạo trác việt, một khi tới thời điểm nào đó đất nước xuất hiện trạng thái đa nguyên như là một kết quả của phát triển, chắc chắn đấy sẽ là trạng thái đa nguyên cần thiết cho phát triển đất nước về lâu dài. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc về lâu dài là phải làm như thế. Làm được như thế, Đảng chỉ mất đi cái lợi tức từ gia tài khổng lồ của lịch sử Đảng đang thụ hưởng, đổi lại Đảng giành được cho mình phẩm chất và bản lĩnh mới, được rèn luyện để có khả năng đi hẳn với dân tộc và lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới.
Đảng cam chịu bất lực không làm được vai trò như thế, sớm muộn cũng sẽ xuất hiện đa nguyên. Nhưng đấy sẽ là đa nguyên của không tự giác, của hỗn loạn và đổ vỡ. Nhưng rồi dân tộc ta sẽ lại tự mình đứng lên làm lại tất cả! Dân tộc ta có thể bị thua keo này hay keo khác, nhưng trong lịch sử của mình cho đến nay dân tộc ta chưa hề có chuyện đầu hàng.
Cần phải thẳng thắn với nhau: Khó ai có thể “bói” trước được đa nguyên của phát triển hay đa nguyên của đổ vỡ con đường nào đối với nước ta ngắn hơn hay triệt để hơn con đường nào. Mỗi con đường đều có một cái móc xích loẵng ngoẵng những chữ “nếu” đi cùng; bởi vì ngoài việc ta phải tự xác định ta là ai trong sự lựa chọn này, nước ta còn là một thành viên trong cộng đồng của một thế giới đang thay đổi, là một thành viên trong cộng đồng của các quốc gia bên bờ Biển Đông đang nổi sóng. Thói đời dứt dây động rừng, mà nước ta lại không phải là đang độc cư trên cung trăng. Song hầu như có thể chắc chắn trong tình hình đối nội và đối ngoại hiện nay của đất nước, Việt Nam ta chỉ có 2 con đường như thế để lựa chọn: (1) con đường tự giác kế thừa những thứ đang có trong tay triệt để cải cách để đi tiếp, hay là (2) con đường đổ vỡ xóa đi làm lại từ đầu chắc chắn không ít máu và nước mắt. Cố tình không cải cách, không lựa chọn gì hoặc bất lực không tiến hành sự lựa chọn nào, đều dẫn tới sự lựa chọn con đường của đổ vỡ một cách không tự giác. Đừng quên sự nhắc nhở của Hội nghị Trung ương 4.
Thiết nghĩ từng đảng viên phải cân nhắc, lựa chọn để toàn Đảng có một lựa chọn. Lựa chọn nào thì kết quả nấy.
Đó chính là sự lựa chọn Sống hay là chết?!
Cách mạng nhất, tiền phong chiến đấu nhất là Đảng nên coi việc sửa đổi Hiến pháp lần này là cơ hội đổi mới chính mình. Ở vào vị thế của Đảng hiện nay trong xã hội nước ta, nếu ý thức được sự lựa chọn, cái tốt trong Đảng cho đến giờ này vẫn còn đủ sức làm được việc trọng đại phải làm này./.
Ghi lại ngày 05-04-2012, Võng Thị – Hà Nội.
[1] Trên thực tế không làm được bao nhiêu nhiệm vụ gương mẫu, thậm chí nhân dân có lúc mỉa mai đau lòng trong khi nói chuyện với nhau: “Thằng cha này là đảng viên nhưng là người tốt!”
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 25-4-12

Nhiều doanh nhân người Việt có xu hướng rời bỏ Ba Lan


Trung tâm thương mại Wolka Kosowska (cách Varsava 25 km về phía nam), tụ điểm kinh doanh lớn của nhiều doanh nhân người Việt (DR)
Trọng Thành
-
Nhật báo Ba Lan Wyborcza ra ngày 19/04/2012 có bài « Cộng đồng châu Á nhỏ đang rời bỏ chúng ta », nói về hiện tượng hàng loạt doanh nhân người Việt rời khỏi Ba Lan trong thời gian gần đây, đặc biệt là xu thế thương nhân Hoa kiều thay thế các thương nhân gốc Việt. Việc lần đầu tiên có thông tin về một điều tra nghiên cứu sâu về cộng đồng các doanh nhân gốc Việt ở Ba Lan, được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng, đã gây chú ý.

Ba Lan là một trong những nước Châu Âu có đông đảo người Việt chọn làm nơi định cư hay làm ăn từ hơn hai thập kỷ nay, đặc biệt từ sau khi quốc gia này chuyển sang dân chủ. Cộng đồng gốc Việt được nhiều người đánh giá là một cộng đồng khá thành đạt và hội nhập tại Ba Lan. Việc các thương nhân người Việt quyết định kinh doanh lâu dài hay di chuyển khỏi Ba Lan không những có ảnh hưởng đến chính bản thân cộng đồng gốc Việt ở đây, mà còn là chủ đề được xã hội Ba Lan quan tâm.
Hai câu hỏi chủ yếu đặt ra là : liệu hiện tượng này trên thực tế có đúng như bài báo mô tả hay không ? Và nếu như xu thế này là có thật, thì tại sao nhiều doanh nhân Việt lại chọn con đường rời Ba Lan ? Bên cạnh đó, năng lực kinh doanh của các doanh nhân Việt kiều so với doanh nhân Hoa kiều, cũng như môi trường kinh doanh tại Ba Lan cũng là các vấn đề được bàn đến.
Tham gia vào tạp chí hôm nay có thông tín viên Lê Hải (từ Luân Đôn), nhà báo Tôn Vân Anh, nhà báo Ngô Văn Tưởng và ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan (từ Varsava).
Nghiên cứu đầu tiên về doanh nhân Việt ở Ba Lan : người Việt kém năng động
Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết các kết quả khảo sát về doanh nhân Việt ở Ba Lan, được đăng tải trên tờ nhật báo Ba Lan Wyborcza.
Gần đây có tin về việc nhiều người Việt, đặc biệt là các doanh nhân rời khỏi Ba Lan, xin anh cho biết cụ thể ?
Lê Hải : Hãng thông tấn Ba Lan PAP chạy dòng tin khẩn cấp, rằng cộng đồng người Việt đang dần rời bỏ Ba Lan, và thay vào chỗ họ là người Trung Quốc. Mặc dù Ba Lan chưa có ấn tượng riêng về cộng đồng người Hoa, nhưng một số đánh giá ban đầu trên báo chí thể hiện sự lo ngại từ giới bình luận.
PAP viết lại tin từ bài tường thuật trên nhật báo Wyborcza, có tựa đề là cộng đồng châu Á nhỏ đang rời bỏ chúng ta - Mala Azja nas opuszcza. Bài báo trên tờ Wyborcza thực ra lại là một tóm tắt báo cáo của tiến sĩ Kinga Wysienska từ Viện nghiên cứu các vấn đề công – ISP hay là Institut Spraw Publicznych.
Theo ghi nhận của ISP thì số người Việt rời bỏ Ba Lan không chỉ tính bằng hàng trăm, mà là hàng nghìn. Hiện nay con số chính thức người Việt sống ở đây là 10.000 người, trong khi lượng người Hoa đã lên đến 8.000 người, so với gần như là không có ai vào 10 năm trước.
Xin anh cho biết thêm về các quan sát và nhận định trong nghiên cứu kể trên đối với việc nhiều doanh nhân người Việt rời Ba Lan ?
Lê Hải : Khác hẳn với các nghiên cứu trước đây cần đến mối quan hệ rộng và phải giữ tình cảm trong cộng đồng người Việt ở Ba Lan, nghiên cứu lần này của Viện các vấn đề công do TS Kinga Wysienska thực hiện đi theo hướng có thể nói là hoàn toàn độc lập. Vốn từng du học tại các trường đại học lớn của Mỹ và tiếp xúc nhiều với các vấn đề gai góc của các cộng đồng người nước ngoài tại các nước, cô Kinga không chỉ dễ dàng khảo sát hai cộng đồng vốn thường bị coi là khép kín mà còn đưa ra các nhận định đáng phải suy nghĩ.
Ví dụ như so sánh người Việt ở Ba Lan với người Việt ở Tiệp và Đức, cô nhận định chính thành công ở Sân vận động 10 năm đã tạo ra vết mòn tư duy có hại cho kinh doanh. Người Việt ở Ba Lan không biết thay đổi cơ cấu kinh doanh và chuyển đồng vốn sang lãnh vực khác, như là người Việt ở Tiệp phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ khắp mọi nơi. Điều này đúng, khi các khu trung tâm mua bán ở Wolka Kosowska tiếp tục mở rộng, trong khi nơi đó bản chất không phải là khu đô thị, cách xa trung tâm Varsava và ngay cả nhà ở cho người kinh doanh và trường học cho con cái hay chợ búa cho gia đình cũng là vấn đề rất khó khăn.
So sánh với cộng đồng Trung Quốc ở Ba Lan thì báo cáo cho biết người Trung Quốc nhanh nhạy hơn trong kinh doanh, thay đổi lãnh vực nhanh như thay áo. Không chỉ nhanh chóng thay đổi chủng loại mà họ còn dễ dàng chuyển từ kinh doanh sang văn phòng du lịch, kinh doanh địa ốc hay tư vấn đầu tư. Tương phản với bức tranh đó là hình ảnh một người đàn ông Việt Nam, đã sống ở Varsava được 20 năm. Công việc kinh doanh phất lên rất mạnh vào thập niên 1990, nhưng những năm gần đây thì bắt đầu kém dần và đa phần là thua lỗ. Thế nhưng cũng giống như suốt 20 năm qua, anh ta vẫn tiếp tục chỉ bán duy nhất một món hàng là quần jeans và giải thích mình đã quá già để có thể đổi sang mặt hàng khác hay ngành kinh doanh khác, dù mới chỉ có 45 tuổi …
Báo cáo từ ISP nhận định rằng đây là thời điểm chuyển hóa có thể mang tính tan vỡ của cộng đồng này, đặc biệt là trong ngành buôn bán quần áo. Thời gian sẽ cho thấy dự đoán này đúng hay sai, nhưng từ nhiều năm qua xu hướng chung của các gia đình người Việt ở Ba Lan là lo cho con du học ở Anh, Pháp hay Mỹ, bắt đầu từ việc cho con vào trường quốc tế theo hệ Pháp hay hệ Anh ở Varsava. Một số người cũng bắt đầu xét khả năng chuyển sang nước khác kinh doanh. Nhưng đó chỉ là giải pháp cho những người đã tạm thành đạt về kinh tế.
Cộng đồng người Việt ở Ba Lan rất thiếu vắng những người thành đạt về văn hóa xã hội, mà để có được thì cần đầu tư vào cả một thế hệ. Vấn đề vô cùng cần thiết hiện nay là vận động cho quyền của người nước ngoài ở Ba Lan theo đúng tiêu chuẩn của Liên Hiệp Châu Âu mà Ba Lan là một nước thành viên. Đây là câu chuyện hoàn toàn thiếu vắng trong cộng đồng này khi so sánh với các sắc dân khác cùng sống trên lãnh thổ Ba Lan.
Doanh nhân Việt rời Ba Lan : một xu thế có thực,
nhưng rải rác từ 10 năm nay
Về mức độ của sự ra đi của các doanh nhân người Việt trong thời gian gần đây, sau đây là các nhận định của nhà báo Tôn Vân Anh (từ Varsava).
Tôn Vân Anh : Phải nói rằng, đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên nên gây chú ý. Tuy vậy, hiện tượng được cuộc nghiên cứu mô tả là việc nhiều doanh nhân bắt đầu từ bỏ việc buôn bán ở Ba Lan để về nước, hoặc sang các nước khác không phải là hiện tượng mới trong cộng đồng người Việt ở đây. Vì từ trước đến nay đã có, xảy ra thường từ ít nhất năm năm nay. Nhưng vì có nghiên cứu do một Viện nghiên cứu thực hiện và công bố, nên gây chú ý.
Ông Nguyễn Văn Thái, Phó chủ tịch Hội Người Việt tại Ba Lan cho chúng tôi biết, nói về tâm lý của thương nhân người Việt tại Ba Lan, bài báo kể trên có nhiều điểm đúng, khi nhấn mạnh vào sự kém năng động trong kinh doanh ở doanh nhân người Việt so với cộng đồng người Hoa. Chúng tôi sẽ trở lại với các nhận xét của ông Nguyễn Văn Thái trong phần thứ hai của tạp chí, nhưng trước hết là nhận xét của ông Nguyễn Văn Thái về hiện tượng doanh nhân Việt rời Ba Lan :
Nguyễn Văn Thái : Tôi biết là có khá đông bà con vẫn tiếp tục nghĩ, thôi, làm được đồng nào, được đồng ấy, sau này nếu không được, thì hoặc đi nước khác, hoặc hồi hương. Tâm trạng này giải thích vì sao, hiện nay người Việt ở Ba Lan ngày càng ít đi. Nhưng đây không phải là một hiện tượng ồ ạt. Dù sao, thì ở Ba Lan này, dù sao bà con vẫn tiếp tục kinh doanh buôn bán sinh sống, vẫn sống không có gì khác biệt so với ngày xưa, chỉ có điều vì có khủng hoảng kinh tế … Chứ còn, nếu nói như bài báo là người ta đóng cửa hàng loạt các nhà hàng, người ta bán tống bán tháo các hàng hóa trong các kho tàng để đi nước ngoài, thì điều đó không hoàn toàn là chính xác.
Về vấn đề này, cũng gần giống như ông Nguyễn Văn Thái và nhà báo Tôn Vân Anh, nhà báo Ngô Văn Tưởng cho rằng, quy mô của sự ra đi là không đáng kể và đây là một hiện tượng trải ra trong nhiều năm. Bên cạnh đó, ông Ngô Văn Tưởng cho biết thêm về các doanh nhân chọn hướng rời khỏi Ba Lan.
Ngô Văn Tưởng : Hiện tượng người Việt Nam về nước là việc gần như là tất nhiên. Có thể nói những người ấy thuộc cộng đồng những người Việt qua Ba Lan có trong vòng hai chục năm trở lại. Họ không phải là những người đi tìm một đất nước mới, tổ quốc mới, mà chẳng qua là sự tình cờ, rời khỏi Việt Nam đi làm kinh tế, kiếm được cái vốn liếng nào đó, thì họ dần dần quay về. Cái thế hệ này về Việt Nam là chuyện rất là tất nhiên và có thể dự đoán được, và việc này trải dài trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lại đây.
Môi trường pháp lý và kinh doanh ở Ba Lan thay đổi mạnh những năm gần đây
… Thứ hai là, việc làm ăn sinh sống ở xã hội Ba Lan có sự thay đổi. Và có thể nói, trước đây, trong vòng 10-15 năm, người Việt Nam làm ăn buôn bán tại Ba Lan rất dễ. Cụ thể là, người ta ở đây gần như không cần đến giấy tờ hợp pháp nào cả, nhưng người ta vẫn kinh doanh được, hoặc là người ta không phải lập hãng, không phải đóng thuế, thế nhưng dăm bảy năm trở lại đây, việc hợp pháp hóa, làm ăn kinh doanh phải đi vào quy củ. Thứ nhất, cái đó tạo ra cảm giác là làm ăn khó hơn, thứ hai là tạo ra nhiều chi phí hơn so với trước đây. Đây cũng là lý do khiến nhiều người đã tích lũy được một số vốn nhất định rồi, thì không muốn tiếp tục ở đây nữa, mà muốn quay về Việt Nam đầu tư, hoặc nghỉ hưu, hoặc cho con cái ăn học tại Việt Nam …
Giải thích lý do vì sao nhiều thương nhân Việt không tiếp tục chọn môi trường Ba Lan, sau đây là các giải thích của nhà báo Tôn Vân Anh.
Tôn Vân Anh : Về lý do của sự rời bỏ, có lẽ dễ nhận biết. Chúng ta đều biết, giới doanh nhân Việt Nam và cộng đồng người Việt ở Ba Lan nói chung còn rất trẻ, chủ yếu xuất thân từ Bắc Việt Nam, tới Ba Lan ồ ạt chủ yếu vào những năm 90, trong bối cảnh chung là Ba Lan mới bắt đầu xây dựng thể chế thị trường tự do, sau khi chuyển từ chế độ cộng sản sang dân chủ. Có vẻ như người Việt khi đó coi đấy là môi trường rất thích hợp với mình, vì Ba Lan rất cởi mở với tất cả các loại hình kinh doanh, trong đó có kinh doanh nhỏ. Trong môi trường như thế, người Việt thoải mái như cá trong nước. Quả thật đó là môi trường không hà khắc với các doanh nhân, có khi còn khuyến khích, để một cái chỗ trống cho các doanh nhân tự tạo ra các công ăn việc làm, cũng như không có sự hà khắc với việc nhập khẩu hàng rẻ vào Ba Lan.
Hiện nay thị trường Ba Lan đã thay đổi. Tất nhiên, thay đổi không chỉ vì Ba Lan muốn loại các mặt hàng quá rẻ mà người Việt kinh doanh, không chỉ vì mức cạnh tranh lớn, càng không thể nói đây là chính sách của nhà nước Ba Lan gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ. Điều này chỉ đơn thuần là Ba Lan sau hai chục năm thay đổi thể chế, cũng có nhiều thay đổi trong thị trường. Sự thay đổi này, theo tôi, rất lành mạnh đối với người Ba Lan, nhưng nó cũng đào thải những hiện tượng không lành mạnh trong thị trường, mà từ trước đến nay, có thể được dung thứ, ví dụ như kiểu kinh doanh trốn thuế, không cần phải khai báo thuế một cách đều đặn, như là kết quả bài nghiên cứu đưa ra là : khi thị trường thay đổi, một số người không thể bám trụ được là những thành phần không thay đổi kịp theo các đòi hỏi của thị trường rất linh động và linh hoạt. Và ngoài ra, chính vì trong quá nhiều năm đã quen cái thói kinh tế một cách quá đơn giản nên là người Việt đã không tạo dựng cho mình một cái nền tảng thật là lành mạnh, thật là vững chắc để mà tiếp tục. Tuy nhiên, tôi nghĩ hiện tượng này chưa chắc đã cố định như vậy, vì phần lớn người Việt vẫn muốn ở lại Ba Lan.
Về vấn đề này, thông tín viên Lê Hải cho biết :
Lê Hải : Điểm yếu của báo cáo này là không nhắc nhiều đến vai trò của các cơ quan chính quyền của Ba Lan trong việc tạo ra hiện tượng trên. Mặc dù TS Kinga Wysienska có khuyến cáo các nhà làm chính sách Ba Lan nên có hành động giữ người Việt Nam lại, nhưng các lập luận chủ yếu là khuyến khích hơn là chỉ trích. Trong khi đó, một trong số những khoản chi phí rất nặng cho người Việt khi kinh doanh ở Ba Lan là lệ phí visa và trước đó là chi phí duy trì công ty, sổ sách kế toán, thuế lương và tiền hưu trí. Một người Việt sống ở Anh hay Pháp được 20 năm thì đã có quốc tịch từ lâu và khi kinh doanh yếu kém có thể sống nhờ vào hệ thống an sinh xã hội của nhà nước. Trường hợp này người này vẫn phải tiếp tục xin visa mỗi 2 năm một, riêng đi nộp hồ sơ và nhận hồ sơ đã phải bỏ mất vài ngày bán hàng rồi, chưa nói gì đến thẻ định cư để có thể yên tâm về cuộc sống và chuyển đổi hình thức kinh doanh. Cũng phải công nhận là trong vấn đề này, thì cộng đồng người Hoa có ý thức và kinh nghiệm hơn. Họ có ngân sách và người để lobby, trong khi chỉ có một số bạn trẻ Việt Nam hoạt động riêng lẻ bằng tiền túi. Thậm chí như cô Tôn Vân Anh từ trung tâm Bến Việt mới gần đây còn cho biết, khi giúp đồng hương làm lại giấy tờ đã bị một số người nhân danh hội đoàn cản phá và nói xấu.
Một cản trở khác : tính cách tương đồng giữa người Việt và người Ba Lan
Bên cạnh nguyên nhân khó khăn của thời buổi kinh tế khủng hoảng, sự thay đổi của các quy chế pháp lý theo hướng chặt chẽ hơn, khiến việc kinh doanh đòi hỏi phải có những đầu tư bổ sung, ông Nguyễn Văn Thái đưa ra một số lý giải riêng về một số hạn chế của các thương nhân người Việt và các trở ngại trong môi trường kinh doanh tại Ba Lan.
Nguyễn Văn Thái : Người Việt ở Ba Lan chắc anh và bà con cũng biết, chủ yếu kinh doanh các mặt hàng may mặc. Họ nhập từ Trung Quốc, từ Việt Nam, hoặc là mua từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ hay Bangladesh … và chủ yếu là bán buôn cho các khách mua hàng lớn, và các nước lân cận. Ngành thứ hai mà tương đối phát triển là ngành dịch vụ ăn uống. Cho đến nay thì ngành này cũng khởi sắc một chút, nhưng mà, vì tình hình kinh tế chung của Ba Lan, nên thu nhập cao thì cũng là khó. Ngay cả trong ngành ăn uống, việc thay đổi khẩu vị ăn cũng cần phải quan tâm hơn. Thực ra người Việt quen là nấu món gì cứ tiếp tục như thế, cho nên khách ăn không phải là liên tục thích. Cũng có những người rất thích, nhưng có những người thì sau một thời gian ăn, ví dụ món Nem chẳng hạn, ăn mãi thì cũng chán. Bây giờ đang thịnh hành Phở, cũng được nhiều người ưa thích. Nhưng mà tôi đồ rằng, nếu cứ để trong tình trạng không cải tiến, thì rồi đến một lúc nào đó cũng sẽ trở thành bão hòa. Cái mà tôi thấy bài báo phân tích đúng là, người Việt ở Ba Lan chậm, không năng động, không dám thay đổi.
Thế nhưng, tại sao bên Séc, bên Đức, cũng cùng là người Việt, cũng xuất phát giống nhau, thì họ lại thay đổi ? Bên Séc thì hàng hóa có lẽ đến từng xã, từng huyện, và ở chỗ nào cũng nhìn thấy người Việt kinh doanh buôn bán tất cả các mặt hàng, không chỉ dừng ở hàng may mặc, hàng ăn uống. Bên Đức cũng vậy. Tại sao người Việt ở Ba Lan không làm được ?
Tôi ở đây hơn 30 năm, tôi thấy, so sánh thì thấy, hiện tượng thì rõ, nhưng đi sâu vào bản chất để giải thích thì không dễ. Không phải người Việt ở Ba Lan không nghĩ đươc chuyện đó, mà thực ra điều kiện của Ba Lan so với bên Séc và Đức có khác. Tại sao người Việt chỉ tập trung về thủ đô Varsava, nơi có đến 20, 30 nghìn người Việt, trong khi ở các thành phố lớn khác, và ở những nơi hẻo lánh thì hầu như không có ?
Điều này có hai lý do. Một là, bản thân người Việt vốn cũng ngại thay đổi lớn. Cũng giống như ở Việt Nam, chỗ nào làm ăn được, thì những nơi khác cũng làm theo như thế. Giống như ở Việt Nam, một cái cây trồng thu hoạch được tốt, thì những nơi khác cũng đua theo, khiến hàng loạt người cũng bị ảnh hưởng theo. Cái đó là cái tập quán làm ăn suy nghĩ của người Việt từ xưa, được mang sang đây. Những năm trước, ở Ba Lan, vì có cái chợ trời Sân vận động 10 năm, nơi có hàng trăm nghìn người buôn bán, nguyên người Việt có đến 1, 2 nghìn quầy hàng ở đấy, và luôn thu hút được khách, từ Ukraina, từ Bạch Nga, từ Hung, từ Bun, … trong điều kiện làm ăn còn đang dễ dàng, thì việc làm ăn ồ ạt như thế mang lại hiệu quả tương đối tốt, nhưng tình trạng hiện nay là khó khăn.
Trở lại câu hỏi, tại sao người Việt không đi các vùng nông thôn ? Tôi nghĩ rằng, người Ba Lan cũng như người Việt chưa quen tiếp đón những người khách nước ngoài ở trong nước mình. Bây giờ, ví dụ anh cứ thử xem, nếu như ở một vùng nào đó ở Việt Nam, xuất hiện một nhóm người nước ngoài buôn bán kinh doanh, thì người Việt mình sẽ phản ứng như thế nào ? Ở Ba Lan cũng gần như vậy.
Cái thứ hai, người Ba Lan cũng giống người Việt, họ kinh doanh buôn bán nhiều, không giống như người Đức, người Tiệp. Người Đức và người Tiệp xuất thân từ các dân tộc công nghiệp lâu đời, cái việc kinh doanh buôn bán, nhất là chạy chợ, họ không quan tâm, nhưng người Ba Lan rất quan tâm, rất chăm làm những việc giống như là người Việt, tức là đi buôn bán khắp nơi trên thế giới. Cho nên sẽ xảy ra tình trạng có cạnh tranh. Trong điều kiện, người Việt nhỏ lẻ, đến từng địa phương một mà bị cạnh tranh, không được tiếp đón thật nhiệt tình chắc chắn là khó làm ăn. Chính vì vậy nên mấy chục năm nay, người Việt ở Ba Lan hầu như chỉ tập trung ở những nơi lớn, còn đến các vùng nhỏ để làm ăn buôn bán thì ít.
***
Hiện tượng doanh nhân Việt rời khỏi Ba Lan là một thực tế, đã diễn ra rải rác trong vòng một thập kỷ nay, đặc biệt từ vài năm trở lại đây với cuộc khủng hoảng kinh tế, và sự thay đổi môi trường pháp lý và kinh doanh tại Ba Lan. Theo nghiên cứu của ISP, xu thế doanh nhân Việt rời Ba Lan có thể dẫn đến nguy cơ tan vỡ của cộng đồng (đặc biệt trong ngành buôn bán quần áo), nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng, đây không phải là một xu thế ồ ạt, đe dọa đời sống cộng đồng.
Nhìn chung, bài viết trên nhật báo Ba Lan Wyborcza về đề tài này, được giới thiệu trên đây, có nhiều điều gây tranh luận, nhưng có lẽ có một điểm trong đó được khá nhiều người quan sát đồng ý, đó là sự thua kém của một bộ phận doanh nhân Việt trong môi trường kinh doanh đang thay đổi tại Ba Lan hiện nay. Đây là một vấn đề lớn không chỉ liên quan đến cộng đồng gốc Việt, mà còn được nhiều người trong chính xã hội Ba Lan quan tâm. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại đề tài này. 
RFI xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Thái, cùng các nhà báo Tôn Vân Anh, Ngô Văn Tưởng và Lê Hải, đã vui lòng dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
Theo RFI

Đọc Đường Phía Bắc Của Lê Đại Lãng


S.T.T.D Phạm Xuân Đài
-
Ngay sau chiến thắng của phe cộng sản tại Việt Nam tháng Tư năm 1975, một sự kiện bi tráng đã xảy ra và kéo dài liên tục trong hơn 15 năm: đó là cuộc vượt biên của nhân dân Việt Nam nhằm đào thoát ra khỏi chế độ cộng sản.

Cuộc đào thoát thoạt tiên xảy ra tại vùng đất thua trận miền Nam. Từ lâu, dân miền Nam là “bà con gần” với thế giới tự do, cho nên trong cơn hoạn nạn ngay trên đất nước của mình, thì phản ứng tự nhiên là chạy tới tìm nhờ bà con. Cũng từ lâu, khi nói tới vượt biên, hầu hết chúng ta chỉ nghe nói những địa chỉ tới của các con thuyền lén lút ra khơi là Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Phi Luật Tân, Úc. Từ các bến bãi miền Nam, thuyền tị nạn tìm đến các bến bờ vùng Nam Á ấy là lẽ tự nhiên – về địa lý cũng như về sự tin cậy. Thế nhưng đường tị nạn còn một hướng nữa, về phía Bắc, mà hầu hết đều tấp vô bến Hồng Kông. Một số người vượt biên từ các tỉnh cực bắc của VNCH cũ, như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi có khuynh hướng chạy ngược lên hướng Bắc vì đường gần hơn. Nhưng xem kỹ lại thì đa số người tị nạn trong các trại Hồng Kông có vẻ là những người ra đi từ miền Bắc Việt Nam, là miền đất thuộc phe thắng trận năm 1975.
Có cái gì như là nghịch lý ở đây. Dân thua trận, bị đối xử tàn tệ không sống nổi phải chạy trốn, cái đó hiểu được. Nhưng dân của phe thắng trận cũng chạy trốn là tại làm sao? Câu hỏi này có lẽ được giải đáp lâu rồi: vì chế độ chính trị. Cuộc thắng trận năm 1975 như một trái pháo bông nổ tung sáng rực trong chốc lát, sau đó tắt ngóm và màn đêm lại bao trùm như cũ, kể cả trên miền Bắc chiến thắng. Và lầm than khắp nơi, không kể nam hay bắc. Và có lẽ “theo gương” dân miền Nam, dân miền Bắc cũng ra đi để tìm một cuộc đời đáng sống hơn.
“Đường Phía Bắc” (*) là một cuốn sách thu góp nhiều mẩu chuyện của người vượt biên từ đất Bắc, ghi lại trong cung cách tiểu thuyết hóa để thành một câu truyện mạch lạc các nhân vật có liên kết với nhau. Gọi là đường phía bắc, tác giả có dụng ý đưa ra một hình ảnh đối ngược với đường phía nam là những chuyến hải hành tỏa ra nhắm đến các nước Đông Nam Á, vốn gần với phần phía dưới của nước Việt Nam. Ngược lại, đích đến của đường phía bắc chỉ có một: Hồng Kông.
Thảm cảnh của những chuyến vượt biên thì quá nhiều, nam cũng như bắc. Nhưng từ trước đến nay người ta ít biết cảnh thực của những chuyến vượt biên từ miền Bắc, vì, như tác giả giải bày trong lời giới thiệu đầu sách:
“Con đường ngược bắc của những cá nhân ấy lại được kể thì thầm như tội đồ xưng tội, tội tổ tông, tội bỏ nước, tội đi tìm chỗ sống, chỉ dành riêng cho kẻ muốn nghe, không có tiếng mõ nhịp, chỉ có những bàn chân xếp thành dấu chấm in trên đất trên nước qua vạn dặm hành trình.”
Là người từng làm việc thiện nguyện tại các trại tiếp người vượt biên tại Hồng Kông, tác giả có nhiều dịp được nghe những “lời kể thì thầm” của biết bao là mảnh đời về chuyến hải hành không dài lắm từ vịnh Bắc Bộ đến Hồng Kông. Không dài nhưng không phải là không gian nan và nhiều thảm cảnh, đặc biệt khác hẳn những gì chúng ta vẫn nghe từ các người vượt biên miền Nam, đi “đường phía Nam”.
Cuốn sách mở đầu với một hoạt cảnh đầy kịch tính của một người còn trẻ đóng vai bộ đội đi phép trở về đơn vị đóng ở vùng ven biển, phải đóng thật khéo để có thể vượt qua vô số trạm kiểm soát của công an nhằm bắt giữ bất cứ ai trên các chuyến xe đò có vẻ khả nghi là đi về vùng biển để vượt biên. Với một bút pháp rất nghệ thuật, tác giả đã cho Hải, người thanh niên ấy, có những ngôn ngữ cùng hành vi y hệt một anh bộ đội dày dạn bất cần đời, khiến đám công an đâm “nể” và cho anh ta đi thoát, để câu chuyện vượt biên về phía bắc của anh ta có thể bắt đầu. Và cũng chính hiện tượng canh phòng kỹ lưỡng này của công an cho thấy vào thời điểm kể truyện này chuyện vượt biên đã xảy ra khá nhiều ở các vùng biển miền Bắc rồi.
Chuyến hải hành của con thuyền chở 60 người ra đi trót lọt. Nó đi về hướng bắc một cách chậm chạp hơn người ta tưởng: dự tính bảy ngày sẽ tới Hồng Kông, nhưng hơn mười ngày hãy còn ven biển đảo Hải Nam. Lâu lâu lại tìm cách đổ bộ vào bờ, công an Trung Quốc bắt gặp thì không làm khó dễ gì, trái lại sẵn sàng đi mua hộ dầu và thức ăn, chỉ tuyệt đối cấm người trên thuyền lên bờ. Lần nào họ cũng đếm và ghi lại số người trên thuyền, rồi ra lệnh cho đi tiếp. Vào cuối thập niên 1980, Trung Quốc và Việt Nam còn kình chống nhau, nên họ có vẻ có cảm tình với người tị nạn vượt thoát khỏi Việt Nam. Nhưng họ không nhận người tị nạn, và người tị nạn cũng nhắm tới một nơi khác chứ không phải một nước Trung Quốc cộng sản: họ chỉ cần tới Hương Cảng.
Nhưng đoạn đường không xa ấy cũng có lắm tai ương, và chiếc thuyền vượt biên của Hải đi đã không bao giờ đến đích. Nó bị một cơn bão biển đánh giạt vào bờ và vỡ tan tành. Chuyện kỳ lạ là Hải và đứa con gái còn nhỏ của anh sống sót cùng với vài người bạn thân của anh, và họ lại gắng “mưu sinh” bằng cách đi ăn xin. Rồi đứa nhỏ chết, rồi cơ may lại tới, bọn họ lại nhập vào một đám khác có thuyền, rồi lại lên đường.
Chúng ta ít khi nghe được lời mô tả những hãi hùng của một trận bão biển, vì người đã trải qua thì ít khi còn trở về được để kể cho chúng ta nghe. Thảng hoặc có sống sót trở về thì cũng khó có đủ ngôn từ để diễn tả cơn thịnh nộ của biển khơi, vì nó vượt khỏi các ý niệm và ngôn ngữ thông thường của con người ở trên mặt đất.
 “Cái hình rẽ quạt từ trên trời càng lúc càng tỏa rộng, như năm ngón tay quái thú úp chụp xuống những con người bơ vơ bé nhỏ. Trong tích tắc, thuyền bị sóng nhồi lên đến tuyệt đỉnh cao, cao đến mức không thể cao nữa, rồi từ đỉnh cao ấy, vụt xuống một thung lũng bốn bề là nước đen dựng thành tường. Tiếng ré kinh hoàng của tất cả bị hút ngay vào bức tường đen, mất biệt, như sự thẩm âm tuyệt hảo nhất do tạo hóa cấu thành. Từ đỉnh sóng xuống vực sâu, rồi từ vực sóng thuyền tung lên đỉnh sóng, Hải nghe tiếng hét thất thanh của lão Mục:
-         Con…ơi ơi…!
Tiếng hét xoáy tít vào tiếng nước reo hăm hở, ác độc. Thần biển đang hể hả xoa tay, chờ từng sinh mạng nạp mình. Trong giây phút ấy, lạ thay bé Ngọc vẫn trừng mở mắt, nhìn chằm chằm bức tường nước sùng sục quanh thuyền. Hải ôm chặt con, chàng nhìn thấy bóng dáng Đức Phật, chàng nhìn thấy thánh giá của Chúa Giê su, chàng nhìn thấy hồn thiêng của cha mình sừng sững trên sóng, dưới vực thẳm, đang nắm tay nhau kết thành vòng tròn lớn, cùng ca hát bài ca luân hồi sinh tử. Hải trừng mắt. Chàng muốn thấy kỹ cái tích tắc vô thường mà đời người không tránh khỏi. Chàng sắp dắt con xuống yết kiến thủy thần. Chàng sẽ cười khà vào mặt lão già có chòm râu bạc lướt thướt và đôi mắt buồn thăm thẳm:
-         Ông đã thắng!
-         Ta lúc nào cũng thắng.
-         Trẻ thơ có tội gì?
-         Trót sinh ra làm người.
-         Tôi đi tìm đất sống.
-         Đất nào sống được nói ta nghe.
-         Không phải nơi tôi được sinh ra. Nơi tôi có quyền ca khi hoa nở, nơi tôi có quyền khóc khi tôi muốn và nơi không có lão già râu bạc như ông.
-         Ha…ha…ngươi tưởng không có người như ta là ngươi sống được ư…ha…ha…ta cho ngươi thấy.
Thủy thần vụt tan ra thành xoáy nước, vỗ tay reo. Lão cong mình thành một ngọn sóng, ngọn sóng dài hơn chiều dài của chiếc thuyền chở Hải. Lão trườn lên lặn xuống không biết bao nhiêu lần. Đột nhiên, lão đổi trò chơi, lão xoay tít trên không gian đen như vũng nước trâu nằm, hất tung cả chiếc thuyền lao vào hư vô nín lặng…”
Nhưng qua các tai biến với vô số tình cờ, chúng ta biết thêm được một số điều, không phải chỉ trên biển cả, mà ở trong nước Tàu. Trước hết là thảm cảnh của cuộc “nạn kiều” xảy ra cho số người Hoa Kiều bị nhà nước Việt Nam đuổi về Tàu mươi năm trước. Họ là những người Tàu sinh sống ở Việt Nam đã lâu đời, bỗng vì sự xích mích giữa hai nước mà phải biến thành nạn kiều, phải dứt bỏ sản nghiệp lẫn đời sống tinh thần tình cảm đã xây dựng trên đất nước Việt Nam để về cố quốc, một thứ “nước cũ” nghèo nàn nay đã thành xa lạ đối với họ và cũng chẳng hào hứng gì để đón họ trở về. Vì thế nên mới có cảnh:
“Cái vẻ trù phú của cảng Hải Bắc chỉ làm tăng nỗi bơ vơ lạc lõng của nạn dân nạn kiều sống trên bãi biển. Ngoại trừ một nhà thương thí do Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1979, các nạn kiều bị đuổi về nước năm 78 chẳng được hưởng một quy chế gì rõ ràng. Đầu tiên, họ được bố trí lên các nông trường ở tỉnh Quảng Tây. Chịu không nổi đời sống ở đó họ trốn về miền biển và cắm lều sống trên bãi cát bằng nghề đánh cá. Họ làm vệ sinh cá nhân ngay trên bãi, lấy cát lấp lại chờ sóng lên dọn sạch. Nhóm nạn kiều sống ở Bắc Hải đã bị lãng quên hoàn toàn. Không ai cần biết đến họ và họ cũng chẳng trông chờ vào ai. Lương thực của họ là biển cả mênh mông (tê tái) ngoài xa kia. Trung Quốc coi họ là nạn dân người Việt, nhà nước Việt Nam lại coi họ là nạn Kiều. Sức ép của hai thể chế đẩy những người này ra tận mé nước và không thể ra xa hơn được nữa. Những đứa trẻ sinh ra trên cát nóng chờ ngày theo cha mẹ ra khơi bắt cá. Không một ngôi trường nào chịu chứa những đứa trẻ sinh nhầm đất nước ấy.”
Không đi vượt biên về hướng Bắc thì làm sao đám người Việt này gặp được một cái thành phố ma với bốn kỳ nhân ở trong đó từ thời cách mạng Vệ Binh Đỏ, những chuyện lạ lùng đã xảy ra giữa thế kỷ 20. Từ thuyền họ thấy có một thành phố trên bãi biển bèn tấp vào kiếm ăn. Nhưng khi bước lên bờ họ mới nhận ra đó là một thành phố không có người ở. Và khi “thám hiểm” vào trong, họ gặp một cái nhà với bốn người ở, có thể gọi là bốn quái nhân, những linh hồn sống duy nhất của thành phố bỏ hoang này. Một người tương đối còn lành lặn nhất là Hồng lão, hồi 1966 là giáo sư đại học Thanh Hoa, bị vệ binh đỏ hành hạ rồi đưa đi tập trung lao động, cuối cùng về đây, một công trường cải tạo, nhưng về sau mọi người bỏ đi hết, chỉ còn lại bốn người không biết về đâu. Người thứ hai là một bác sĩ y khoa, với một câu chuyện ly kỳ, tàn khốc:
“Tôi ngồi trong nhà mà run sợ. Vì tôi là trí thức hành nghề theo học thuật phương Tây thì ắt là hữu khuynh tư bản rồi. Thình lình, cánh cửa nhà cha mẹ tôi bị đạp tung, một đội Vệ binh Đỏ tay cầm gậy gộc xông vào. Chúng dõng dạc tuyên bố gia đình tôi thuộc thành phần trí thức tư sản, rồi xông vào đập phá đồ đạc. Chúng giựt tranh treo tường, đập tủ chén, xô ngã bàn thờ, không còn một thứ gì còn gọi là nguyên vẹn. Thậm chí chiếc áo có thêu kim tuyến của mẹ tôi cũng bị kết là tư sản, chúng lấy kéo cắt nát. Cha mẹ tôi, em trai tôi và tôi nữa bị chúng bắt quì gối ngay giữa phòng trước. Sau đó, chúng xởn hết tóc chúng tôi, còng tay và dẫn đi diễu phố. Hết ngày, chúng dẫn về, lấy roi da đánh đập chúng tôi ngất đi rồi mới bỏ đi, không quên khóa trái cửa căn nhà. Gia đình tôi là kẻ thù của nhân dân.”
Ở một đất nước mà từ nghìn xưa đã có những hiền triết nêu cao chữ Nhân như một khám phá bản chất cao đẹp của con người, mà nay lại được điều hành bởi một bạo chúa mác-xít hoàn toàn vô nhân, đẩy con người vào những trạng thái không thể tưởng tượng nổi:
“Trong suốt bốn ngày, chúng tôi không có gì để ăn. Chén bát đã bể hết. Chỉ còn ít mì gói nhai sống. Chúng tôi sợ hãi và đói khát. Sáng sớm hôm sau chúng nó lại tới, lại hành hạ, lại đi diễu phố, lại bị đánh bằng roi da. Trời ơi, đảng ơi…!
Điện đã bị cúp hết. Căn nhà tối mù. Bên ngoài mưa rơi nức nở. Chúng tôi ngồi nghĩ đến cái chết. Phải rồi, sao không chết đi để hết nhục, để bớt đau khổ thấy mình thua cả chó. Chắc là đã quá nửa đêm. Tiếng mưa rơi tê tái quá! Làm sao để tự ải đây? Cha tôi suy nghĩ, mẹ tôi suy nghĩ, còn tôi thì nát óc. Đứa em trai trên gác thượng chắc cũng đang suy nghĩ. Thình lình tôi nhìn thấy con dao rọc giấy ở chân bàn. Bọn Vệ binh Đỏ hẳn đã làm rơi nó. Trời đã gửi thiên sứ xuống. Tạ ơn trời. Tôi là bác sĩ. Tôi biết là nếu động mạch cổ bị cắt thì các mạch máu sẽ ngưng hoạt động và người ta chết tức khắc, chết tức khắc, chắc chắn như thế. Đây là cách chết nhanh nhất và vô phương cứu chữa. Cha mẹ tôi chưa tin hẳn vào lời giải thích của tôi. Người hỏi có đúng là chết dễ như thế không? Tôi phải lấy bằng bác sĩ ra để đảm bảo với người là chắc chắn như thế. Cuối cùng mẹ tôi bảo: ‘Tạ ơn trời, sao lại dễ thế được. Tạ ơn trời đã ban cho tôi đứa con học ngành y’. Người nói hoài như thế, mắt long lanh sung sướng. Cha tôi bảo: ‘Con là người duy nhất biết việc, vậy hãy cắt cổ cha mẹ trước rồi hãy tự cắt cổ con’.”
Kể ra, đi vượt biên mà có những cuộc gặp gỡ ly kỳ, mang lại những hiểu biết lạ lùng như thế này thì cũng… đáng công khó. Trên thế giới giữa thế kỷ 20 hẳn không ở đâu có được những chuyện tương tự như thế của nước Tàu.
Trải qua tất cả những thảm cảnh cùng cực cho một đời người, cuối cùng Hải cũng đến được vùng đất hứa, là thành phố Hương Cảng. Trong trí tưởng tượng của người vượt biên, đó là tự do, là thiên đường, nhưng đầu tiên họ phải vô các trại tiếp cư, mà thực chất là nhà tù. Sống dưới chế độ nghèo khổ và bị tước đoạt hết quyền làm người của chủ nghĩa cộng sản, người ta háo hức ra đi để tìm một đời đáng sống hơn, và tưởng rằng phần nhân loại còn lại có bổn phận “phải” lo toan mọi việc cho họ. Đúng là có những tổ chức để lo toan, nhưng không xuể, vì lo được một thì người ta kéo đến mười. Tiếng réo gọi của Tự Do thật là thần bí. Tiếng réo gọi của một đời sống sung túc xứng đáng với phẩm giá cũng mạnh mẽ lạ thường. Cũng làm thân con người, sao ở nơi kia người ta sung sướng, còn tôi thì quá nhục nhằn? Sao tôi không thể chuyển đổi đời sống của tôi? Cái bến bờ xa xa kia đã hớp hồn bao nhiêu người Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 20, miền Nam thì có đường phía nam, miền Bắc thì có đường phía bắc.
Tác giả Lê Đại Lãng đã có công và có lòng ghi lại các câu chuyện, các hoạt cảnh của con đường vượt biên của đồng bào miền Bắc, miền đất đã chiến thắng trong cuộc chiến vừa là tương tàn giữa những người con cùng một mẹ, vừa là giữa hai ý thức hệ chia đôi thế giới trong thế kỷ 20. Văn tài của ông đã tạo dựng lại biết bao số phận, biết bao thảm cảnh, biết bao nỗi hy vọng lẫn thất vọng của những con người Việt Nam bao năm chôn vùi trong chế độ toàn trị vừa hé mắt nhìn thấy ánh sáng của tự do xa xa ở phía chân trời, và đã nung nấu cái khát vọng phải đến cho được nơi chân trời đó. Con thủy lộ không dài giữa vịnh Bắc Bộ đến Hồng Kông cũng ngầm chứa bao hiểm nguy chết người, và quả đã giết vô số người sử dụng nó với những phương tiện quá mỏng manh. Cuốn Đường Phía Bắc là một kho chứng liệu sống của ý chí vượt khỏi địa ngục với tất cả thảm cảnh của nó.
Người điểm cuốn sách này biết là mình chưa làm hết công việc giới thiệu toàn bộ tác phẩm trong bài viết này, vì chỉ mới nói chuyện đi đường mà chưa đề cập chuyện đến nơi. Khi đến nơi thì câu chuyện đã có một không gian khác, tinh thần khác, và chất chứa những cái ly kỳ khác. Vậy đành khất với độc giả trong một bài viết khác.
Thứ Sáu 13 tháng 4, 2012.
PXĐ
(*)  Đường Phía Bắc, giá sách U.S.A 15.00 dollars, có thể đặt mua theo địa chỉ sau:
Toà soạn báo Trẻ
3202 N. Shiloh Rd., Garland, TX 75044.

Trung Quốc ‘đánh đập’ ngư dân Việt Nam


Các ngư dân này bị giam trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp
BBC
-
Hãng tin Pháp AFP đưa tin một ngư dân Việt Nam cho biết ông bị đánh đập trong suốt thời gian bảy tuần lễ ông bị bắt giam ở Trung Quốc trước khi được trả tự do.
Ngư dân Lê Lớn, quê ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, là thuyền trưởng của tàu QNg 66101 bị Trung Quốc bắt giam khi đang đánh cá tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.

Trên tàu cá của ông có 9 ngư dân. Cùng bị bắt giam với ông còn có tàu cá QNg 66074 của thuyền trưởng Trần Hiền với 10 ngư dân.
Tổng cộng có tất cả 21 ngư dân, tất cả đều ở huyện đảo Lý Sơn, bị Trung Quốc bắt giữ với cáo buộc đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ông Lớn cùng 20 ngư dân đã được phía Trung Quốc thả hôm thứ Sáu ngày 20/4 sau 49 ngày bị giam trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố có chủ quyền (Trung Quốc gọi là Tây Sa).
Họ về đến nhà vào sáng Chủ nhật ngày 22/4.
Hạn chế cơm nước
Ông Lớn nói với hãng tin AFP rằng ông bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt và bị phía Trung Quốc đối xử tệ.
“Mỗi người chúng tôi chỉ được ăn hai chén cơm với chút rau và được cấp rất ít nước uống mỗi ngày,” ngư dân Lê Lớn, 46 tuổi, nói.
“Chúng tôi ngủ trên nền xi măng không có chiếu gì cả”
Ông Lê Lớn, ngư dân
“Tất cả chúng tôi đều bị giam trong một căn phòng chỉ rộng chừng 40 mét vuông. Chúng tôi ngủ trên nền xi măng không có chiếu gì cả,” ông kể.
Lớn cho biết ông và thuyền trưởng Trần Hiền bị giới chức Trung Quốc tra hỏi liên tục.
Một trong hai tàu cá đã đưa các ngư dân trở về Lý Sơn nhưng chiếc còn lại vẫn bị phía Trung Quốc giam giữ.
Báo Tiền Phong thuật lại rằng lính Trung Quốc kiểm tra máy hai tàu cá trước khi cho các ngư dân lên tàu trở về và họ dồn tất cả ngư dân lên chiếc tàu có máy cũ và cầm giữ chiếc tàu có máy còn mới hơn.
Phía Trung Quốc cũng cấp một ít gạo nước để các ngư dân đi đường.
Ông Trần Ngọc Nguyên, chủ tịch huyện Lý Sơn nói với báo Tiền Phong rằng huyện của ông sẽ tiếp tục kiến nghị với tỉnh và chính quyền trung ương đấu tranh bằng ngoại giao để phía Trung Quốc thả tàu cá còn lại.
Trao đổi với BBC, ông Vũ Xuân Huyện, bí thư Huyện ủy Lý Sơn, cho biết ông chưa nghe các ngư dân kể lại việc họ bị phía Trung Quốc ‘đánh đập’
Ông Huyện nói kể từ các ngư dân được thả đến nay, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn đã có những chuyến thăm hỏi động viên họ để họ ổn định tinh thần tiếp tục làm ăn.
Do các ngư dân này bị mất mát nhiều nên chính quyền huyện cũng có hỗ trợ tiền cho họ ông Huyện cho biết, nhưng không nói cụ thể hỗ trợ bao nhiêu mà chỉ là hỗ trợ ‘trong nhiều đợt’.

30 Tháng Tư và những tượng đài

Đặng Huy Văn
Gửi tới TTHN
-
Lời Tác Giả: Sau ngày 30/4/1975, trên dải đất hình chứ S của chúng ta đã mọc lên rất nhiều tượng đài. Đài tưởng niệm các liệt sĩ tuy bé nhỏ nhưng trang nghiêm thì xã huyện nào cũng có và được toàn dân chăm sóc viếng thăm. Nhưng ở một số thành phố và thị xã thì có nhiều tượng đài đồ sộ và rất tốn kém đã được dựng lên để kỉ niệm một trận đánh hoặc để tưởng nhớ một người nào đó. Thậm chí có người đến bất cứ đâu cũng thấy có tượng đài hoành tráng của ông ta. Tượng Mẹ Việt Nam anh hùng cũng đang được bàn cãi để xây dựng, kinh phí dự kiến lên tới hơn 4 trăm tỷ đồng, trong khi nhiều bà mẹ liệt sĩ cuộc sống còn rất khó khăn. Nhưng đáng tiếc hơn là những người có công đầu Thống Nhất và Mở Rộng Giang Sơn như các Chúa Nguyễn thì lại chưa có một tượng đài nào xứng đáng được xây sau 30/4/1975 cả. Những người lính hi sinh ở Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 và những anh hùng liệt sĩ trong cuộc Chiến Tranh Biên Giới 17/2/1979… rất cần có tượng đài kỉ niệm thì nay vẫn chưa có. Rồi tượng đài ngư dân trải ngàn năm bám biển, tượng các bà “Mẹ Âu Cơ cuối thế kỉ 20” thậm chí còn bị cấm xây. Ngày 30 tháng Tư đến rồi, tôi xót xa mà viết ra những dòng tâm sự này, nếu có gì còn sơ suất thì xin được quí vị rộng lòng tha thứ!
Xin trân trọng cám ơn.
ĐHV.

30 THÁNG TƯ VÀ NHỮNG TƯỢNG ĐÀI
-
30 tháng Tư
Và những tượng đài
Từ Bắc chí Nam
Địa phương nào cũng có
Tượng đài Tổ Quốc ghi công
Những anh linh một thuở
Đã để lại máu xương
Khắp biển đảo núi sông
*
Sắp tới sẽ còn xây
Tượng đài Mẹ VN Anh Hùng
Đã sinh ra những người con
Trao tuổi xuân cho Tổ Quốc
Từng nhịn đói cả cuộc đời
Nuôi con trong nước mắt
Nay tuổi già cô đơn
Cơm chưa đủ nuôi thân!
*
Rồi sẽ còn phải xây
Tượng đài của ngư dân
Mấy ngàn năm đã giữ gìn
Và mở mang vùng biển
Từ Hoàng Sa tới Trường Sa
Đến Vịnh Hạ Long thương mến
Vậy mà có kẻ đã từng mang đi dâng hiến
Để cố giữ ngai vàng mưu phú quí, vinh thân
Dẫu biết rằng là xương máu của toàn dân!
*
Sắp tới sẽ phải xây
Tượng Đài của những chiến binh dũng cảm
Đã chiến đấu vì Hoàng Sa mà hi sinh cả xác thân
Dù không muốn thì đó cũng là tâm nguyện
Của nhân dân đòi chuộc lại sai lầm
Hoàng Sa thân yêu
Phải về lại Việt Nam!
*
Rồi sẽ còn phải xây
Tượng đài của anh bộ đội Cụ Hồ bị giặc Tàu đâm
Đã ngã xuống trong Chiến Tranh Biên Giới
Hi sinh thân mình cho Tổ Qốc sống mãi
Nay không hiểu vì sao có kẻ “cố tình câm”
Khi các anh là con, là cháu của nhân dân
*
Rồi sẽ còn phải xây
Tượng đài những bà má vùng biên
Nhiều năm trời đau đáu dõi theo các con mình vượt biển
Những thuyền nhân mười chuyến đi chỉ vài ba cập bến
Đi kiếm tìm tự do và mở rộng giang sơn
Như các con của Mẹ Âu Cơ thời xa xưa ra biển
Cập bến trời Tây theo truyền thuyết cha ông
*
Rồi còn phải xây
Tượng đài của các Chúa Nguyễn có công
Từng mở rộng thêm một nửa Giang Sơn bờ cõi
Ôi Triều Đại Nguyễn Gia Long
Thời huy hoàng vĩ đại!
Đã thống nhất Giang Sơn
Liền một dải non sông
*
Còn những tượng đài
Của một số cá nhân từng phỉ báng cha ông
Dựng lên bằng máu xương của hàng vạn người bị giết
Rồi lịch sử sẽ sang trang và thời gian minh xét
Người dân sẽ được trưng cầu ý dân rồi lấy số đông
Để xem các tượng đài kia
Có nên đứng mãi đó hay không?
*
30 tháng Tư
Ngày thống nhất non sông
Kể từ nay và cả muôn đời mãi mãi
Xin đừng dựng tượng đài của ai
Bằng máu xương và xác thân đồng loại!
Xin hãy thương yêu nhân dân
Vì họ cũng là những phận người
Ngai vàng dẫu còn kia
Nhưng người dân phỉ nhổ
Trị vì ai?
Hà Nội, 25/4/2012

Loạn rồi !

Tâm Việt
-
Sáng hôm nay, 24/4, tỉnh dậy tôi vào xem tin trên mạng và đập mắt nhất, làm cho tôi tỉnh hẳn là tấm hình trên BBC Vietnamese lấy từ xuandienhannomblog: Tấm hình cho thấy bộ-đội dàn quân ở xa trong ánh sương mờ buổi sáng, chuẩn-bị cho chuyện cưỡng-chế lấy 72 héc-ta đất của dân ba xã Xuân Quang, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn-giang, Hưng-yên, để cho Công-ty Việt Hưng (Vihajico) chuyển thành Ecopark, một loại công-viên giải trí kiểu Disneyland.
Theo một nhân-chứng, ông Kiên, nói với BBC thì: “Sáng nay 4h30 sáng nó đưa công an đến nó giải vây trước. Nó đi dàn hàng ngang, dồn bà con vào đánh đập. Nó ném lựu đạn pháo, xong rồi nó dồn về cánh đồng [xã] Xuân Quang, rồi nó đưa gần 100 cái máy ủi xuống nó càn quét, phá phách vườn cây cối của dân.”
Vẫn theo BBC, “Người dân Văn Giang tự trang bị gậy gộc trong vụ giữ đất [song] bất thành.”
Hãng tin Reuters thì dẫn lời một người tên Tuyên nói: “Nếu họ muốn lấy đất, chúng tôi đề nghị các nhà đầu tư đến nói chuyện trực tiếp với chúng tôi nhưng họ không làm vậy.”
Còn theo AFP, số người dân “bám trụ” để bảo vệ đất trong vụ chống cưỡng chế “lên tới 700 người.”
Tin tức về sự phản-đối của dân làng và vụ cưỡng-chế chưa xuất hiện trên truyền-thông trong nước nhưng một vài bloggers đã về tận nơi để đưa tin. Video từ các trang mạng xã-hội cho thấy người dân xuất hiện với số đông, nhiều người đầu đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu-trang. Một số người mang theo gậy gộc.
Hình ảnh từ video cũng cho thấy cảnh-sát chống bạo-động với những lá chắn lớn tiến vào khu đất vào sáng 24/4. Có những lúc họ phải lùi lại khi bị dân làng ném đá, thậm chí cả chai xăng. Nhưng số đông công-an và những người mặc thường-phục cuối cùng đã áp đảo hàng trăm dân làng.
Vẫn theo ông Kiên, “Chúng tôi ném chai xăng vào họ nhưng không ăn thua gì vì họ có lá chắn. Họ dùng dùi cui đánh chúng tôi. Kể cả khi chúng tôi chạy về làng họ vẫn đuổi theo và đánh tiếp. Họ đã chiếm đất và dùng xe ủi phá hủy mùa màng. Chúng tôi đã thua. Tôi không biết sẽ làm gì tiếp.”
Ông Kiên cũng nói cảnh-sát đã ném lựu đạn gây choáng vào dân làng và bắt đi 10 người. Ngoài ra, còn có tin là bà con ở một hai tỉnh, huyện lân-cận như Bắc-ninh và Dương-nội cũng tìm cách kéo sang để ủng-hộ người dân ở Văn-giang chống lại bạo-quyền đang “cướp đất” của dân.
Những liên-tưởng đến Nazi và thời Xô-viết
Chúng ta không có những hình ảnh xa xưa để biết khi Pháp sang xâm-chiếm VN và cưỡng-chiếm đất của dân ta làm nông-trại hay vườn cao-su, họ có phải điều động đến những lực-lượng công-an, bộ-đội đông đảo đến như dưới thời “CSVN dân-chủ hơn vạn triệu lần các nước dân-chủ Tây-phương” không.
Có điều người Việt chúng ta ngày nay có ít nhất ba triệu đôi mắt mở to trên khắp thế-giới và tôi ngờ là không ở đâu, trong các nước Tây-phương (hay chỉ cần văn-minh như Nhật-bản hay Đại-Hàn thôi), ta lại được chứng-kiến những việc làm thô bạo như ở Văn-giang ngày hôm nay.
Để có những hình ảnh tương-tự, ta chắc phải trở về những năm 1930-40 ở Đức Quốc-xã hay các nước bị Hitler xâm-chiếm hoặc khi quân-đội Nhật đánh chiếm Nam-kinh (1937) mới có thể có được những hình ảnh kinh-hoàng đến như thế. Và cũng như người Do-thái ở Tây-Âu ngày đó hay người Miên dưới thời Pol Pot, người dân Việt ngày hôm nay cũng bất lực không kém, họ không thể ngờ được rằng đây là những công-an, bộ-đội “đồng-bào” của họ mà giờ đây sẵn sàng đang tâm giết chết “đồng-bào” của mình để phục vụ cho những lợi-ích bẩn thỉu của tư-bản đỏ cấu-kết với tư-bản nước ngoài (trường-hợp này có lẽ là tư-bản Đại-Hàn có cổ-phần trong công-ty Vihajico).
Có lẽ vì thế mà ta còn thấy rơi rớt một chút lương-tâm trong ngay những toán quân đi làm việc cưỡng-chế. Theo Blog [Nguyễn] Xuân Diện, một số nhân viên an ninh trẻ đã khóc khi bị cụ bà Lê Hiền Đức “mắng” họ là “đem súng ống bắn vào dân” và đi “cướp đất của cha mẹ… cho bọn quan chức tham nhũng.”
Sắp đến ngày tàn của chế-độ?
Những vụ như Văn-giang hay Tiên-lãng (tức vụ Đoàn Văn Vươn, tuy ở một quy-mô nhỏ hơn) chứng tỏ:
Người dân có thể bị ức-hiếp nhưng họ hết sợ rồi. Vì sao? Vì họ biết là lẽ phải ở về phía họ. Rằng không chế-độ nào có thể tồn-tại được khi nó phải dựa vào bạo-lực (triền miên, trải khắp) để “cướp” của dân.
Vấn-đề quyền tư-hữu ruộng đất là vấn-đề sống còn của ít nhất 70-80% dân-số Việt-nam, như “Tuyên bố” mới nhất của Khối 8406 (ra ngày 20/4/2012) đã khẳng-định và cũng như một tác-phẩm nổi tiếng mới đây của cựu Thẩm-phán Nguyễn Cao Quyền ở ngoài này chứng minh.
Đã đến lúc người dân, 90 triệu dân Việt-nam từ Nam chí Bắc và nhất là ở hải-ngoại, phải trưởng-thành và không còn mù quáng để cho một “chính-quyền” bất lực và phản quốc dẫn dắt đi mãi như một đàn bò vào ngõ bế-tắc, lệ-thuộc ngoại-bang (Trung-Cộng).
Đã đến lúc 90 triệu dân VN, như Luật-sư Lê Quốc Quân viết mới đây trên BBC, phải có nhân-phẩm và hưởng những quyền tự do căn-bản của con người như được Liên-hiệp-quốc và quốc-tế công-nhận, đặc-biệt khi những quyền này đã được minh-thị định nghĩa và Hà-nội bắt buộc phải tôn trọng (như trong Tuyên-ngôn Quốc-tế Nhân-quyền 1948 và hai Công-ước Quốc-tế về các Quyền Dân-sự và Chính-trị cũng như về các Quyền Kinh tế, Xã-hội và Văn-hoá mà Hà-nội đã ký kết từ tháng 9/1982).
Nói cách khác, ta không cần phải đi đâu xa để mà nhìn ra ngày tàn của chế-độ ở trong nước trong lúc này. Ta chỉ cần trích dẫn ngay những người chóp bu trong chế-độ tàn mạt đó như:
Nguyễn Minh Triết, chủ-tịch nước, mới ngày nào đã phải thổ-lộ ở Tokyo: “Bỏ Điều 4 Hiến-pháp [cho đảng CS độc-quyền lãnh-đạo đất nước] là tự-sát.”
Nguyễn Phú Trọng, tổng-bí-thư đảng CSVN, tuy thường được gọi là “Trọng Lú” cũng đã phải tỉnh táo mà nói với Tổng-cục 2 (tức Tổng-cục Tình-báo của Bộ Quốc-phòng Hà-nội) mới hôm 23/4: Tình-hình trong nước và thế-giới hiện đang có những “diễn-biến khó lường” cũng như đang có các nguy-cơ “diễn-biến hoà-bình,” “tấn-công mềm,” “tự-chuyển-hoá” và thúc đẩy “tự-diễn-biến” của “các thế-lực thù địch.” Thậm chí, ông còn nói Tổng-cục 2 cần phải quản-lý chặt chẽ cán-bộ trong chính Tổng-cục để tránh xảy ra tình-trạng “người trong đội-ngũ mình phản lại mình.”
Nếu đó là những nguy-cơ mà Tổng Trọng trông ra ngay trong nội-bộ Đảng, nội-bộ Quân-đội và ngay cả nội-bộ của cái Tổng-cục “con cưng” của chế-độ thì ta đâu cần đến “thế-lực thù địch” nào. Kẻ thù ngồi ngay sau lưng ngựa đó thôi! Nó có thể đâm sau lưng “ta” một nhát bất cứ lúc nào đó, đồng-chí Trọng ạ!
(24/2/2012)