Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Tin khó tin: Tiến sĩ giấy, chứng nghiện và tấm thẻ “Bất khả xâm phạm”

LĐO Đào Tuấn (tổng hợp) 
Công an từng bắt giữ nhiều đối tượng dùng thẻ “bất khả xâm phạm” giả mạo để lừa đảo (Phapluat)
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một cái thẻ “bất khả xâm phạm”? Bạn đã biết đến kỷ lục một DN bị kiểm tra tới 45 lần trong một năm, một hậu quả của tình trạng “công chức nghiện kiểm tra như nghiện ma túy”? Bạn có biết là ngân hàng cần 3% lãi suất của bạn để sống? Bạn đã hay là không mặc đúng trang phục cũng bị bắt lỗi giao thông? Hình như mỗi chúng ta, ngay khi sinh ra- cũng là một thánh nhân với phẩm chất chí nhẫn đáng kinh ngạc. 

1. “Thẻ bất khả xâm phạm”
Lực lượng CSGT vừa phát hiện hàng loạt các vụ giả danh cán bộ cao cấp, kèm những loại giấy tờ giả thuộc loại “có một không hai” để qua mặt CSGT.
Một anh Hưng - Sài Gòn đàng hoàng, đĩnh đạc xuất trình “Công lệnh của Thủ tướng”. Về sau mới biết tờ giấy này được thuê làm giả với giá 1.500 USD.
Nhưng “công lệnh” vẫn chưa là gì. CSGT còn phát hiện tới 2 trường hợp dùng thẻ “bất khả xâm phạm” trên cao tốc Long Thành- Dầu Giây.
Tôi đoán những người này chắc xem phim cổ trang nhiều mới ngộ “kim bài miễn tử” đến thế.
 Công an từng bắt giữ nhiều đối tượng dùng thẻ “bất khả xâm phạm” giả mạo để lừa đảo (Phapluat)
Nhưng thật ra, chuyện những cái thẻ đểu đang ẩn chứa một tồn tại thực tế. Bạn đã bao giờ tự hỏi những anh abc đó giả làm anh xe ôm, chị quét rác?
Cái giả này chỉ có thể dẹp bỏ bằng sự công chính, không phân biệt khi áp dụng pháp luật. Chứ chừng nào mà xe biển xanh, xe của cán bộ cao cấp còn được đề nghị ưu tiên thì chừng đó còn có những “kim bài”, những “bất khả xâm phạm”.
2. Chứng nghiện còn hơn nghiện ma túy
Cảm tưởng như công chức “nghiện kiểm tra”. Mà đã nghiện thì khó bỏ. “Chắc đi kiểm tra hấp dẫn lắm nên mới nghiện- TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - đơn vị trực tiếp soạn thảo các nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh đã nói thẳng tại một hội nghị chính thức do Văn phòng Chính phủ tổ chức.
Bị kiểm tra- một trong những nỗi khổ của DN (vietnamnet) 
Chủ tịch Hiệp hội Sữa VN Trần Quang Trung cũng phụ họa: Chứng “nghiện kiểm tra” của công chức “còn hơn nghiện ma túy”.
Câu chuyện “chứng nghiện kiểm tra” hôm nay khiến tôi nhớ lại một kỷ lục của năm ngoái, một kỷ lục kiểu “chỉ có ở Việt Nam”: Một DN đã bị thanh kiểm tra 45 lần trong một năm.
Ai có máy tính trong tay tính hộ: Chỉ thiếu 3 lần thôi thì cái DN khốn khổ đó đã mỗi tuần phải “tiếp” một đoàn kiểm tra.
Thấy phục cho đoàn thuyền thúng. Nội thủy đầy những đá ngầm, thủy lôi như thế mà vẫn phải...ra biển lớn
3. Vàng ống bơ, “đô” chân giường
Câu chuyện: Làm như nào để “nung chảy” 500 tấn vàng trong dân vẫn đang nóng rực.
Báo Đất Việt đưa ý kiến của TS Phạm Đỗ Chí - nguyên chuyên viên cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Chí, một mặt cho rằng con số thực lớn hơn nhiều so với 500 tấn- được thống kê chính thức qua niên biểu XNK.
 Cảnh xếp hàng mua vàng vẫn không ngừng diễn ra (Zing)
Nhưng đáng chú ý nhất lại là chuyện “Trên thế giới, không có nước nào dám động vào vàng”. Huống chi khi huy động nguồn lực rất lớn ấy, các cơ quan có trách nhiệm đã tính đến chuyện làm thế nào để phát huy được giá trị nguồn lực ấy giúp tăng trưởng kinh tế cho quốc gia?.
Nhân chuyện vàng, có người phát hiện ra rằng ngay cả khi Ngân hàng nhà nước đưa lãi suất gửi USD về 0%, hiện tượng găm giữ ngoại tệ vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn đang cho vay USD với lãi suất 3%.
Trên VOV, TS Nguyễn Trí Hiếu giải thích cực giản dị, đại ý: Sở dĩ có tỉ lệ kỳ khôi này là bởi “Ngân hàng cần phải...sống”.
Tôi thích cách VOV dùng ba dấu chấm (...) trên tít. Rồi không biết chừng sẽ tới lúc nhà băng tính cả phí gửi USD két sắt nữa kia.
Xem tại đây..
4. Lỗi mới: Không mặc đúng trang phục
Tại Gia Lộc, Hải Dương, lần đầu tiên CSGT đã bắt lỗi tài xế taxi “không mặc đúng trang phục của hãng”- tờ VTC đưa tin.
Video trên VTC cho thấy anh CSGT khẳng định mình có thẩm quyền xử lý lỗi này.
Tôi nghĩ nếu đây là quy định mới thì cần phổ biến, giải thích cho dân biết xem lỗi đó vi phạm quy định về giao thông như thế nào mà tuân thủ, tránh xảy ra cãi cọ gây mất trật tự an toàn giao thông!
Trong khi đó ở Khánh Hòa, lực lượng công an đang làm rất tốt việc nhận tin báo tội phạm qua facebook.
Có một con số cực ấn tượng được tờ Pháp luật Thành phố đưa ra: Gần đây, Facebook CSHSKH đăng thông tin ba bị can đang bị truy nã. Chỉ trong vòng 8 tiếng, đã có 15.000 lượt người vào đọc. Và người dân đã cung cấp thông tin giá trị, xác định nơi lẩn trốn của bị can. Chỉ sau 10 tiếng đồng hồ từ lúc đăng thông tin trên, công an đã bắt được bị can.
Facebook của CSHS Khánh Hòa được cho là khiến người quan hệ giữa người dân và công an gần hơn.
Dân không bao giờ nhầm, dân không bao giờ thiếu tin yêu những người bảo an cho mình- trừ những con sâu đang chỉ làm xấu đi thanh danh của lực lượng CSND.
Xem tại đây..
..và tại đây.

5. Để tiến sĩ không giấy
Chiều qua, Bộ Giáo dục đã phát ra một văn bản với mục tiêu là nhằm “nâng cao trình độ tiến sĩ”.
Theo đó, các cơ sở đào tạo phải “công khai danh mục đề tài luận án tiến sĩ đang nghiên cứu, công khai toàn văn luận án trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo”.
Vâng, một quy định bất đắc dĩ nhưng cần thiết.
Ít nhất, để dân biết được rằng các học giả ấy đang làm gì! đang nghiên cứu cái gì! Để phục vụ cuộc sống ngay sau đó cất hộc bàn.
Điều tiếng, với số lượng 24 ngàn tiến sĩ và những vị các vị khoa bảng ấy đang cống hiến, có lẽ đã quá đủ để có những biện pháp chấn chỉnh cần thiết, cũng là để trả lại sự trong sạch cho những tiến sĩ...không giấy.
6. Phát ngôn ấn tượng: Đảm bảo khả năng chi trả của dân
Mức phí đường bộ phải hợp lý, bảo đảm hài hoà lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và khả năng chi trả của người dân- Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu trong buổi làm việc với liên bộ Tài chính- GTVT.
 Trâu bò ở Hà Tĩnh từng bị thu phí 5kg thóc nếu muốn...ra đường (ảnh cắt từ clip của VTV)
Tôi sẽ đóng khung phát ngôn này như một yêu cầu nghiêm túc, hợp lòng dân của Chính phủ. Đã đến lúc chấm dứt những nghịch cảnh đường giao thông nông thôn thu cả phí trâu bò. Đến lúc chấm dứt câu chuyện đưa con đi nhà trẻ cũng phải trả phí BOT...