Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Tin thứ Ba, 07-08-2012

Tin thứ Ba, 07-08-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Cần bắt giữ tàu xâm phạm chủ quyền VN (TN). Còn nếu sợ tụi nó thì bắt xong rồi kín đáo thả, bồi thường, xin lỗi nó cũng được, miễn là giải quyết khâu oai, đỡ bị xỉ vả là “hèn với giặc, ác với dân”.
<- Thư tịch cổ khẳng định Việt Nam cai quản Hoàng Sa (VNE/ Bee).   - Một tấc bản đồ, muôn tấc lòng dân… (TT).  - Người Việt đang giữ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa như thế nào? (PN Today).  - Bản đồ cổ thu hút sự quan tâm của công chúng (Tổ Quốc).  - BI VÀ HÙNG CỦA LỊCH SỬ   –   (Hồ Hải).
- Truyền hình Hà Nội nói người biểu tình ‘ăn tiền’   –   (BBC). “Tuy nhiên bản tin sau đó Đài phát thanh truyền hình Hà Nội đã không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào về chuyện ‘biểu tình ăn tiền’ như đã hứa hẹn trong bản tin chiều cùng ngày.  Thay vào đó, bản tin này tập trung công kích người biểu tình và kêu gọi người dân ‘tuyệt đối tin tưởng vào Đảng và Nhà nước’ và ‘không để bị kẻ xấu lợi dụng’.”- Video: Chính quyền Hà Nội lộ rõ bộ mặt phản động khi bôi nhọ biểu tình yêu nước (ĐHLV).   – Công an Hoàn Kiếm và HTV1 dàn dựng trò mèo   –   (Xuân VN).  – Nỗi nhục mang tên Đài PT-TH Hà Nội (TTXVA).
Bản tin biểu tình của HTV Hà Nội – Mũi tên bắn ngược   -   (RFA). - Xem biểu tình, Việt kiều bị công an bắt giữ.
- Còn đây là câu hỏi ngược lại: Các lực lượng công an nhận tiền của ai để đàn áp biểu tình chống xâm lược ?  –   (Xuân VN). “Chuyện công an các lực lượng được nhận 500 ngàn cho ngày chủ nhật chống biểu tình là có thật, ngay cả lực lượng đến cắm chốt tại các nhà của nhiều biểu tình viên cũng được tiền bồi dưỡng ăn nhậu ban đêm, xăng xe và bồi dưỡng tiền cũng là có thật”.  – Vẫn rất cần cảnh giác  –   (Bà Đầm Xòe).
- Việt Nam phá tan cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội (Huffinton Post/ TCPT).   – Chuyện biểu tình ngày 5/8/2012 – Phần 2  –   (Phương Bích). “Chẳng lẽ họ cứ diễn mãi cái tuồng làm mất trật tự công cộng, mà không thấy xấu hổ vì sự láo khoét, trơ trẽn đến thế à?”  – Chuyện kể trong trại Lộc Hà ngày 5 tháng 8   –   (Xuân VN).  – MÓN QUÀ NÀY DÂNG CHO AI? (Nguyễn Tường Thụy).  – Báo động sự coi thường phương pháp cách mạng  –   (Bùi Văn Bồng).
- Bản tường trình   –   (Đoan Trang). “Phải làm sao? Làm sao để sự ôn hòa, tinh thần duy lý, thượng tôn pháp luật và tôn trọng con người trở thành những giá trị chung của xã hội này? Làm sao để không bao giờ còn chiến tuyến, còn sự đối đầu, chia cắt giữa người dân Việt Nam với nhau nữa?… Làm sao gạt hết mọi tị hiềm, thù hận; ứng xử trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp, đặt lợi ích chung của đất nước là tối thượng, nhất là vào thời điểm này, khi Việt Nam đứng trước những khó khăn, thậm chí gian nguy, mà có lẽ chúng ta ai cũng thấy, ai cũng cảm nhận được”.
- Hình ảnh đẹp: người bị bắt vì biểu tình & Công An (TTXVA). “Một người biểu tình chống Trung Quốc (bên phải) mời các nhân viên cảnh sát những lát dưa hấu ở bên ngoài trại giam giữ Lộc Hà =>
- Ba sư đoàn không quân diễn tập bắn đạn thật (ĐV). Đó là tin về ‘không quân’, còn đây là tin ‘không quần’:  Nguyễn Lân Thắng: TƯỜNG TRÌNH VIỆC BỊ TỤT QUẦN Ở ĐỒN CA TRÀNG TIỀN   –   (Tễu).
-  Cách biểu tình hiệu quả: ĐÁM ĐÔNG! (boxitvn). –  Không thể hiểu nổi! Nhân dân cần một lời giải thích.
- Huỳnh Văn Úc: Như anh và em (Trần Nhương). “Em ơi! Buồn làm chi!/ Ta sẽ đưa nhau đến tượng đài vua Lý./ … Khi Tổ quốc lâm nguy/ Không một ai có quyền vô cảm,/ Không một ai có quyền ngăn cản …”
NO-U thăm huyện đảo Lý Sơn 1: Lên đường   –   NO-U thăm huyện đảo Lý Sơn 2: Thăm hỏi và ủng hộ bà con ngư dân (TTXVA). - Teen Việt mạnh mẽ lên tiếng vì Hoàng Sa, Trường Sa (Ione).  - BIỂN BUỒN  –   (Thùy Linh).   - Khánh Hòa tiếp nhận bộ ảnh nghệ thuật về Trường Sa (TTXVN).  - Quân y đảo Song Tử Tây cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (QĐND).
- Đoàn Nam Sinh: Diễn biến hòa bình và tổn thiệt cho Việt Nam (Quê Choa). “Nói thẳng ra là nếu Chánh phủ có trót vay nợ đến 2/3 GDP với người ta mà phải lệ thuộc, há miệng mắc quai thì cứ thú thật để toàn dân gom góp cũng được ít nhiều mà trả, chứ để núi sông đứng trước nạn can qua tàn nhẫn này thì vong linh liệt tổ liệt tông của cả trăm họ rất đau lòng”. - Phan Tất Thành: Thư ngỏ gửi đại úy Minh và báo QĐND  –   (Xuân VN). Minh không còn là đại úy mà đã lên thiếu tá rồi.
- CHÚNG TÔI SẴN SÀNG THA THỨ CHO CÁC QUÝ VỊ (Nguyễn Tường Thụy). “Chúng tôi sẵn sàng tha thứ cho các quý vị/ Dù các quý vị đã hủy hoại đất nước này/ Cơ bản phá xong rừng, đào cạn kiệt khoáng sản/ Xẻ thịt những cánh đồng và đầu độc những dòng sông…/ Chúng tôi sẵn sàng tha thứ cho các quý vị/ Với chỉ một điều kiện các quý vị phải cùng Nhân Dân trên dưới một lòng/ Một tấc đất, tấc biển, tấc đảo quyết không để giặc Tàu cưỡng chiếm/ Giữ được Đất Nước rồi ta cùng nhau xây dựng Non Sông”.   – Đinh Tấn Lực: Mòn chấu còn chuối – Càng đấu càng đuối   –   (DLB).   – TIN TƯỞNG TUYỆT ĐỐI   –   (Sơn Thi Thư).
<- Hội thảo về tranh chấp Biển Đông tại nam California   –   (RFA). “Phía Việt Nam có nhiều bất lợi. Hạm trưởng Vũ Hữu San nói về hồ sơ mà Việt Nam nộp cho Liên hiệp quốc năm 2009 về chủ quyền lãnh hải, Việt Nam hòan tòan không nhắc tới quần đảo Hòang Sa và Trường Sa mà chỉ qui định 200 hải lý của Việt Nam thôi. Vấn đề 200 hải lý cũng bất lợi, vì vùng thềm lục địa của Việt Nam có những chỗ có thể kéo dài đến 350 hải lý”.
Truy tìm tàu đâm chìm tàu cá ở vùng biển cửa Sót (TTXVN).  - Việt Nam, Indonesia tìm 7 ngư dân bị nạn trên biển.
- Mưu đồ “tích gió thành bão” trên biển Đông của Trung Quốc nhằm khống chế châu Á (Foreign Policy). Mời xem lại bài tóm lược trên báo GDVN: Trung Quốc theo đuổi chính sách “thái từng lát xúc xích” tại Biển Đông.   - Nguyễn Hưng QuốcHãy cám ơn Trung Quốc (VOA).
- Trung Quốc chỉ trích tuyên bố Biển Đông của Hoa Kỳ   –   (RFA).   – Báo China Daily của TQ: Hoa Kỳ ‘dùng chuyện tranh chấp đảo để khuấy đục nước’: US ‘using islands dispute to muddy waters’.  – Truyền thông Trung Quốc lên án Hoa Kỳ ‘nhúng mũi’ vào Biển Đông (VOA).  – Truyền thông Trung Quốc công kích Mỹ can thiệp vào hồ sơ Biển Đông    –   (RFI).  – Mỹ – Trung cãi nhau vì biển Đông: US and China argue over South China Sea (Financial Times).  – Trung Quốc mắng Mỹ về chuyện cãi nhau ở biển Đông: China lambasts US over South China Sea row (Guardian).  – Trung Quốc đổ thừa cho Mỹ làm căng thẳng tình hình Biển Đông (Petrotimes).  – Mỹ-Trung: Hiệp đấu ngoại giao sẽ phá ‘thế lưỡng nan’? (TVN).  - - Tuyên bố của Mỹ chỉ trích Trung Quốc: Philippines lên tiếng ủng hộ (PLTP). - - Trung Quốc ồ ạt đóng tàu hộ tống Type 056 (Bee).
- Trung Quốc cho rằng “thời cơ” chiếm Trường Sa đã đến? (PN Today).  – Phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương: Không để Trung Quốc lấn tới (NLĐ).  – “Hòa bình ổn định” kiểu mới?! (SK&ĐS). - Gây chiến, uy tín của Trung Quốc sẽ trượt dốc (TVN). - Chiến lược ‘gặm nhấm’ Biển Đông của Trung Quốc (ĐV). - Sau 23.000 chiếc là bao nhiêu chiếc? (DT).
- Triều Tiên ủng hộ giải quyết hoà bình vấn đề biển Đông (ĐV).  – Học giả Thái Lan: 5 “chìa khóa” giúp ASEAN tháo gỡ bế tắc biển Đông (GDVN).  – Vũ Khoan: Suy ngẫm về ASEAN – quá khứ, hiện tại và tương lai (TG&VN).  – Ấn Độ không ngán Trung Quốc (NLĐ).
- Sri Lanka bắt hai tàu cá Trung Quốc, giữ 37 ngư dân    –   (RFI).
- Tranh cãi ngoại giao giữa Cam Bốt – Philippines sau thất bại hội nghị ASEAN    –   (RFI).
- Liên Hiệp Quốc quan ngại về nhân quyền Việt Nam (VOA).
- Tếu quá! Infonet, tờ báo của Bộ 4T đưa ra Những nước ‘quản’ Internet ngặt nghèo nhất mà không có tên Việt Nam, nhưng không ghi lấy từ nguồn nào. Trong khi đó thì mới đây, theo Tổ chức Phóng viên Không biên giới Việt Nam có tên trong danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ 2012 (VOA). Không những “có tên” mà còntrong suốt 10 năm qua kể từ khi RSF lập danh sách ‘Kẻ thù của Internet’ cách đây 1 thập niên, Việt Nam luôn luôn có tên trong đó”, rồi lại còn tố “Việt Nam, Trung Quốc, và Iran tiếp tục là 3 nước có số công dân mạng bị bỏ tù nhiều nhất trên thế giới trong năm nay”.
- Tường thuật việc công an bắt, đánh và làm việc với mục sư Phạm Ngọc Thạch (Chuacuuthe).
- Công an TP. HCM đang bao vây, khủng bố chùa Liên Trì    –   (DLB).   – Công an TP.HCM bao vây chùa Liên Trì, bắt giữ nhiều người   –   (RFA).  – Hoạt động từ thiện 2 ngày giúp thiếu nhi ung bướu và cựu chiến binh bị An Ninh ngăn chận   –   Công an TP.HCM bao vây chùa Liên Trì, bắt giữ nhiều người vì làm từ thiện (TTXVA).  – Công an ngăn lối vào chùa Liên Trì (Chuacuuthe).
- Nông dân Bắc Giang kéo về Hà Nội khiếu kiện   –   (RFA).  – Một CTV gửi công văn này và cho biết: “Chiều ngày 6-8, bà con nhận được qua đường bưu điện công văn Phiếu Chuyển Đơn của Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra – Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm. Công văn này có dấu hiệu làm giả con dấu, tài liệu”. =>
Cao tốc Nội Bài-Lào Cai “mắc” ở Phúc Yên (TP). - Người dân ngăn cản thi công cao tốc Nội Bài – Lào Cai (VNE). - Dân không chấp hành, tỉnh sẽ giải toả (LĐ). - Thủ Thiêm: Máu và nước mắt (Chuacuuthe).
- TS Nguyễn Sĩ Dũng: - Phân công, phân nhiệm (TS). “Do ở ta không có sự phân quyền, mà cùng lắm chỉ có sự phân công,  phân nhiệm, nên một công việc của hành pháp được phân công cho lập pháp là điều hoàn toàn có thể xảy ra.”
Hội nghị kiểm điểm Bộ chính trị 7/2012 (Cầu Nhật Tân).
- Lãnh đạo để xảy ra tham nhũng có thể bị cách chức (VNE).  – Đã công khai khuyến cáo tham nhũng?!   –   (CD Chống tham nhũng).  – Dương Chí Dũng ngâm khúc (Lê Khả Sỹ).  “Bắt ta ư ? Chỉ cần mươi phút/  Rời cơ quan, ta tút cửa sau/ ‘Cổng Trời’ rộng mở đón mau/  Có trông thấy cũng chào nhau mà cười/  Đứa nào dám săm soi nhòm ngó/  Dại chi mà đút cổ vào gong/  Ở đây đã dán bùa hồng/ Khôn hồn thì tránh, nếu không no đòn!” – Kinh nghiệm CÁC NƯỚC CHỐNG THAM NHŨNG – BÀI 2: Luật kiểm soát thu nhập (PLTP). - Thi chuyên viên chính không quy định hệ số lương (VOV).
Khởi tố cán bộ địa chính bán đất công (PLTP).  - Hạt trưởng kiểm lâm dùng ô tô công vụ vận chuyển gỗ lậu  (NĐT).  - Hạt trưởng kiểm lâm dùng ô tô công vụ vận chuyển gỗ lậu  (LĐ).  -  KIÊN GIANG: BÙNG NHÙNG ĐẤT ĐAI, DỰ ÁN: Bài cuối: Vung tiền lung tung.  - Tiếp tục kỷ luật khiển trách vụ trưởng say rượu (TP). Lưu ý là ông này giữ chức “Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ – Bộ Nội vụ”, tức là cầm chịch công tác cán bộ toàn quốc.
- Ngày 30-8, xét xử nhà báo Hoàng Khương (TT). - Nhà báo & sự nổi tiếng   –   (Trương Duy Nhất).
- Bên bàn trà muộn    –   (Nguyễn Thông).
- Ba lao động ‘nô lệ’ VN từ Nga về nước   –   (BBC).
- Vụ ngừng việc ở Cty Makalot: Hơn 3.000 công nhân đã trở lại làm việc (LĐ).
- GS Tương Lai: TÍNH TRUNG THỰC LỊCH SỬ VÀ ĐIỂM THI MÔN SỬ   –   (Người Lót Gạch).
- Bắt 3 người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả (TN).  – Rộ chuyện người nước ngoài xài thẻ tín dụng giả (PLTP).
- Trưởng công an xã bị ‘tố’ đòi bắn dân(ĐV).  -  Cảnh sát bị thải hồi bắn lại cảnh sát chưa bị thải hồi (TN).
<- Vết keo trám chằng chịt trong hầm dìm Thủ Thiêm (TN).  Nhưng  PLTP thì thận trọng hơn: - Nhiều dấu hiệu lạ trong đường hầm vượt sông Sài Gòn.  Mời xem lại chuyện từ 4 năm trước: +  Các vết nứt tại Hầm Thủ Thiêm – TP. HCM (VTV/YouTube); + Kiểm tra vết nứt đốt hầm Thủ Thiêm (VNE).  + Và độc chiêu không giống ai: Vá vết thấm hầm Thủ Thiêm bằng keo epoxy, nhưng lại là đặc trưng cho mọi thứ của thời nay, tức là bất cứ sai phạm gì của hiện tại cũng đều phải có những thứ “keo” để trám lại, không trám chỗ rò rỉ nước, rò rỉ thông tin thực, thì trám miệng báo chí. Tất cả những bê bối đều như Hầm dìm Thủ Thiêm, được trám lại để “dìm” nó xuống, cho giới chức trách nhiệm nín thở “qua sông”/”hạ cánh an toàn”, đẩy cho lớp kế cận giải quyết tiếp và nhân dân chịu trận. “Hầm dìm” Thủ Thiêm chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ”, đập thủy điện Sơn La nứt mới là ghê. Đó là chuyện hơn 3 năm trước, ngay sau vụ Thủ Thiêm: + Xuất hiện vết nứt ở đập ngăn sông Thủy điện Sơn La (VNN); + Ðập thủy điện Sơn La nứt: Ai chịu trách nhiệm khi 15 triệu người thiệt mạng? (VS/NV). Và loại keo epoxy (có thể là thứ chuyên dụng cho … phi thuyền con thoi?) đã được tận dụng tiếpCác vết nứt tại Thủy điện Sơn La đang liền lại (ĐV). Có thể nói rất mừng là với truyền thống “biến không thành có, biến khó thành dễ”, “biến nguy cơ thành thời cơ”, hai vụ này là những cuộc tập dượt nho nhỏ (đập Sông Tranh 2 mới đây cũng rất nhỏ) để trong tương lai chúng ta sẽ có kinh nghiệm kinh hoàng kinh thiên động địa để xử lý thảm họa điện hạt nhân Ninh Thuận một khi lỡ có xảy ra nứt, bể, không còn bị như bên xứ Nhật, Ukraina lạc hậu. Tuyệt!
Kỷ niệm trọng thể 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch HĐNN Võ Chí Công (LĐ). Nghe nói cụ này một thời có công “phá rừng trồng sắn” (cứu đói?).
Việt Nam tặng 5.000 tấn gạo cho Triều Tiên (PLTP). - Nhân vật số hai Bắc Triều Tiên công du Việt Nam để học tập kinh nghiệm mở cửa   –   (RFI). – Bắc Triều Tiên đóng cửa một công ty đầu tư do quân đội quản lý    –   (RFI). - Triều Tiên đóng cửa công ty quân đội (TN).
- Ban lãnh đạo Trung Quốc họp kín sắp xếp nhân sự    –   (RFI). – Bi kịch nhức nhối của giấc mộng Trung Hoa (VNN).
- Một giáo sư đại học Cuba đòi tự do cho giới trí thức    –   (RFI).
Miến Ðiện bác bỏ kêu gọi điều tra bạo động ở bang Rakhine (VOA).
KINH TẾ
Mở rộng, làm sâu sắc quan hệ kinh tế Mỹ-Việt Nam (TTXVN).  - Đề nghị Hoa Kỳ sớm gỡ bỏ rào cản thương mại (TT). -  Khởi động đàm phán FTA Việt Nam – Hàn Quốc (ND).
-  Đôn đáo chạy chỉ tiêu huy động vốn  (TP). - Hơn 70% khách hàng vay được lãi suất 10-15% (TT). - Gần 30% khoản vay cũ chịu lãi suất trên 15%/năm (NLĐ). –  Bắt giam nguyên giám đốc ngân hàng (PLTP) vì “hành vi vi phạm quy định cho vay trong hoạt động tín dụng.”
- Chứng khoán: Thoái vốn hay “thoát xác”? (LĐ).   – Lộ trình ba năm thoái vốn đầu tư ngoài ngành (TT). - Những cổ phiếu gây “sốc” trong tháng 7 (VnEco).
- “CPI âm không là cái cớ tăng giá xăng dầu”(NLĐ).  -  Giải pháp ổn định thị trường sau khi gas và xăng tăng giá (Tin tức).
-  Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp – cần quyết liệt triển khai (Tin tức). - Gần 21.000 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh (VOV). Hay! Phát minh ra khái niệm “tạm nghỉ”, tựa như “ngưng làm việc tập thể”. 
25 triệu cổ phần của đại gia Diệu Hiền bị ‘mắc kẹt’  (NĐT). - Nghịch lý cá tra ở ĐBSCL: Giá tăng, dân vẫn bỏ nghề (LĐ).  =>
- Xuất khẩu gạo: Dẫn đầu làm gì! (NLĐ). - Xin thế chấp… heo (!)(LĐ). –  Cà phê thiệt hại ngàn tỷ vì hái non (TP).
-  Xuất nhập khẩu đều giảm (TN). - HAGL xin nhập khẩu hơn 100.000 tấn đường (TP).
Có khoảng 40 công ty kiểu “Mua bán 24” đang tồn tại (Tổ Quốc).  - “Choáng” với những lỗ hổng pháp lý trong thương mại điện tử (NĐT).  -  Sai phạm của AFCA là nghiêm trọng (TN).  -  Thêm nhiều người mất tiền mua gian hàng ảo.
Hà Nội có liên minh sàn bất động sản đầu tiên (VnEco).
Tình nguyện viên Nhật tại các doanh nghiệp Việt (TN).
- 1637: Vụ vỡ bong bóng đầu cơ đầu tiên trong lịch sử    –   (RFI).
- Kinh tế Indonesia tăng trưởng nhanh    –   (BBC).
Trung Quốc: Doanh nghiệp quốc doanh “ép chết” kinh tế tư nhân (DT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Thành nhà Hồ – một năm sau ngày di sản (Petrotimes).
Cuộc đời nữ tướng Bùi Thị Xuân: Sự trả thù thảm khốc (Bee).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 68)  –   (Nhật Tuấn).
Nguyễn Mạnh Tiến : Lê Tuyên trong cái nhìn mơ mộng [Diễn giải về phê bình hiện tượng học văn học Lê Tuyên] - văn học miền Nam trước 1975 (PBVH):
- NGUYỄN AN NINH  –   (Sơn Trung).
- NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG: VÔ LỐI PHẢN LẠI THƠ CA (1)  –   (Văn Chương +).   - NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG: VÔ LỐI PHẢN LẠI THƠ CA (2)   –  (Văn Chương +). Trần Ngọc Hiếu: Từ đồng dao đến thơ hiện đại: Trường hợp Trần Dần (Phê bình văn học).  - Thơ Nguyễn Hiếu: Đốt một nén hương cho ngày giỗ 200   –   (Bà Đầm Xòe).  - Bùi Văn Kha: NHÀ THƠ NGUYỄN THỤY KHA – HIỆP SĨ SAY MÊ KIẾM TÌM VÀ ĐỔI MỚI (Nguyễn Trọng Tạo).
- DI LI chợt nhớ Mối Tình Đầu  –   Bình Nguyên Trang: NGÔ THẢO từ cuộc đời chiến sĩ (Lê Thiếu Nhơn).
- Nguyễn Xuân Hoàng: Thử phác họa một vài chân dung tác giả gốc Việt (2) (VOA blog).
- MÌNH NỂ ĐÀI TRUYỀN HÌNH BÌNH ĐỊNH QUÁ  –   (Văn Công Hùng).
<- NSND KIM CƯƠNG TRỞ LẠI SAU 15 NĂM: Trả nợ ân tình (NLĐ).
Rạp chiếu phim nhà nước ngắc ngoải vì tư nhân (VNN).
- Bài học cho nghệ sĩ (SGGP).  - Nhà hát… không nhà!? (SGGP).  - Nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Đời tôi bỗng như ngôi đền rộng, không ai vào cầu kinh”  (Bee).  - Cô gái Tây hát Tiếng Việt cực hài (Yume/ TTNV).
- NGÔ TRÍ THẬM VÀ NỖI NHỚ KHÔNG TÊN (Nguyễn Trọng Tạo).
- NGƯỜI TA ĐÃ NÓI QUÁ NHIỀU VỀ PHỞ, NHƯNG PHỞ VẪN “BÍ MẬT”   –   (Văn Chương +).
- NHẬT KÝ 2012 ( V -VI)  –   (Vương Trí Nhàn).
- NHÀ SƯ XƯA VÀ NAY   –   (Kha Trà Phương).
- Bỗng dưng nhận được 3 ‘cổ vật quý’ đúng ngày vía Phật bà Quán Âm (chùa Phúc Lâm).  - Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton ăn chay, tập Thiền Phật Giáo.  - Hình ảnh “không đẹp” với người tu trên facebook (Bee).
Những môn thể thao “dị” nhất hành tinh (Infonet).
- Hoàng Xuân Vinh ‘xuất sắc tuyệt vời’   –   (BBC).
- Olympics London sang tuần thứ hai   –   (BBC). – Usain Bolt, ông hoàng ngự trị đường đua nước rút    –   (RFI).  – Chia tay với Michael Phelps   –   (RFA).  – Internet «chiến thắng» màn ảnh nhỏ tại Olympic Luân Đôn  –   (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Phương pháp học Văn của Cánh Buồm: Tự tìm ra cái đẹp (TS). Dẹp!!! Sai với đường lối giáo dục của đảng rồi, “cái đẹp”, “cái đúng”, … tất tật phải được “định hướng” chứ. Học cách đó rủi ba bữa con nít nó lại không khen thơ Tố Hữu, mà khen thơ … Thái Bá Tân thì sao? Hề hề! Nó lại không ngâm nga Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt/Đảng ta đây, xương sắt da đồng …” (Siêu nhân hay Quái nhân?) mà lại ca “Vứt mẹ cái khẩu hiệu/ Còn đảng là còn mình/ Thế mai kia đảng chết/ Không lẽ mày quyên sinh”, “Cứ nói thẳng cho gọn:/ Ở nước ta bây giờ/ Không ai tin cộng sản./ Có tin chỉ giả vờ.”   - Cổ tích Hồ Ngọc Đại.
Sinh viên, học sinh “quay lưng” với bảo tàng (PLTP).
- Giáo dục đỉnh cao thế giới, giáo viên hối hận chọn nghề! (PN Today).
- Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012: Học bổng như… đánh đố (LĐ). - 200 suất học bổng cho học sinh giỏi quốc gia, quốc tế (VNE).   - Xuất hiện nhiều trường đại học “cầm đèn chạy trước ô tô” (NĐT).
-  Thanh tra trường ngoài công lập, có yếu tố nước ngoài (TN).  -  Thanh tra toàn diện trường dạy lái xe.
- Năm học mới, kiên quyết chấn chỉnh nạn dạy thêm, học thêm (SK&ĐS). Vậy thì sẽ không chỉ có  “Một nửa giáo viên hối hận vì nghề đã chọn” (Bee). Bởi nói cho công bằng, tất cả các ngành nghề khác còn được “rộng cửa” để kiếm, chứ nghề giáo, nghề ý thì chỉ có cách kiếm trên thân xác con người, trên kiến thức học trò thôi.  -  Học phí tăng cao, giáo viên kêu cứu (PLTP).
Tìm đất xây trụ sở Viện Nghiên cứu cấp cao về toán (TN). - Đừng nghĩ vì chuyện đó mà làm cho “Mùi” của Ngô Bảo Châu bị loãng đi trong “Tiểu thuyết toán học” (GDVN).
- Lay lắt phận ‘đưa đò’ (Petrotimes).
- Gia Lai: Chú bé tự kỷ biết đọc dù chưa từng học chữ (VNN). =>
- GS Nguyễn Xuân Xanh: Khoa học và cuộc truyền bá đại chúng của nó (TS).
 ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG KHIẾN CÂY XĂNG CHÁY NỔ: Chưa có bằng chứng khoa học  (PLTP) nhưng cứ đưa ra quy định phạt rất khủng cho nó oai, có chuyện cười chơi, biết không thể phạt nổi, không có ai có quyền phạt cũng mặc.
- Robot « Curiosity » đáp xuống Sao Hỏa an toàn    –   (RFI). – Thót tim với màn hạ cánh của tàu thám hiểm sao Hỏa (Infonet).  - Bảy phút sợ hãi cho số phận hoả tinh xa (SGTT/ Tia Sáng).   – NASA ăn mừng phi thuyền Curiosity đáp xuống Sao Hỏa (VOA).
Australia công bố tài liệu mật về UFO (Bee).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Viện phí và y đức (NLĐ).  – Viện phí tăng, vẫn nằm ở cầu thang… truyền dịch (ĐV).  – An Giang, Đồng Tháp chưa áp dụng viện phí mới (TT).  – Thu thấp, chất lượng vẫn cao(NLĐ).  - Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ ”Phòng khám do người chết phụ trách”  (TN).
Sẽ cấm xe máy cũ? (TT).
Cướp tiệm vàng trong 5 giây (TT). - Lại xảy ra cướp tiệm vàng táo tợn tại TP. HCM (VNN).  - Cảnh sát biển bắt vụ buôn lậu dầu lớn nhất Vũng Tàu (VNE).  - Liên minh giang hồ – Kỳ 2: Bắt tay bảo kê, chém người (TN). - Bắt 3 người Lào vận chuyển 60 bánh heroin (TT). - Tin thêm về cái chết của hai nữ du khách nước ngoài (TT).
- Xã hội Việt Nam bắt đầu thay đổi cái nhìn về giới đồng tính    –   (RFI).
Người phụ nữ 20 năm làm nghề đẻ thuê (PLTP).
<- “Người vượn” đã ổn định cuộc sống! (PLTP).  - Rơi nước mắt khi bé “mũi lợn” hát (Bee).
Bó tay với những món ăn dị hợm của trọc phú  (NĐT).  - Quán cafe nuôi toàn thú “khủng” (Bee). - Sản xuất giá ăn bằng hóa chất (PLTP).  - Nhiều độc tố “tử thần” trong thịt cóc  (NĐT).  - Đua nhau săn tìm thịt cóc cực độc .
Cục trưởng phòng chống tệ nạn: Mại dâm đành biết mà không phạt được (Infonet).
Bộ LĐTB&XH yêu cầu xử lý đối tượng chôn đầu chó dưới mộ mẹ liệt sỹ (GDVN).
Bóc mẽ “dị nhân” chữa bệnh bằng “nhất dương chỉ” (NĐT).
- Lại thêm một khu rừng bị tàn phá (TT).  – Nghệ An: Cháy rừng dữ dội giữa thành phố Vinh (VNN).  – Hết nước khi đang chữa cháy rừng (VNE).  - Tàn sát cây bần ổi vì… cả tin! (PLTP).
- Cao Bằng: sạt lở vùi chết hai mẹ con(TT).  - Hàng nghìn m3 đất vùi lấp hai người đi đường (DT).  - Xe khách rơi xuống cầu, 2 người chết, 15 người bị thương (LĐ).
- Quốc hội Philippines sẽ biểu quyết luật kế hoạch hóa gia đình    –   (RFI).
QUỐC TẾ
- Thủ tướng Syria chạy theo phiến quân   –   (BBC). – Thủ tướng Syria đào thoát theo phe nổi dậy, tố cáo chế độ diệt chủng    –   (RFI). – Syria: Bổ nhiệm Thủ tướng mới, chiến sự vẫn ác liệt (TTXVN).  – Ông al-Assad có 1,5 tỉ USD ? (NLĐ).  – Mỹ đang ngầm chuẩn bị cho thời kỳ hậu Assad (Petrotimes). - Syria: Đài truyền hình trung ương bị đánh bom (Infonet).
- Israel: Vụ tấn công đẫm máu tại biên giới là ‘lời cảnh tỉnh’ cho Ai Cập (VOA).  - Đối tượng sát hại nhà khoa học hạt nhân Iran được Israel huấn luyện (VOV).
- Những kẻ vũ trang giết chết 1 tài xế xe tải của NATO tại Pakistan (VOA). – NATO: Một thủ lãnh Haqqani bị hạ sát tại miền đông Afghanistan (VOA).
- Nhật Bản kỷ niệm Hiroshima trong nỗi sợ năng lượng hạt nhân    –   (RFI). – Nhật Bản kỷ niệm 67 năm vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima (VOA). =>
- Vụ xả súng vào đền thờ đạo Sikh tại Hoa Kỳ làm 7 người chết    –   (RFI). – Cảnh sát tiếp tục điều tra vụ xả súng tại đền thờ Sikh ở bang Wisconsin (VOA).  – Thảm sát kiều dân Ấn Độ ở Mỹ (PLTP).  – Vụ xả súng tại đền thờ đạo Sikh ở Mỹ là “khủng bố nội địa” (TTXVN). - Kẻ nổ súng tại đền thờ đạo Sikh là một cựu binh sĩ Mỹ (VOA). - Ấn Độ lên án vụ xả súng tại đền thờ đạo Sikh của Mỹ (VOV).
- Romania: Bộ trưởng từ chức do sai danh sách cử tri (TTXVN).
- Mỹ ngăn chặn chủ nghĩa thực dân mới ở châu Phi (PLTP). - Ngoại trưởng Clinton đến thăm ông Nelson Mandela (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 06/08/2012;  + Dân hỏi, Bộ trưởng Vũ Đức Đam trả lời ;  + Tài chính kinh doanh trưa – 06/08/2012;   + Cà phê sáng – 06/08/2012;   + Thời sự 19h – 06/08/2012

1189. Mưu đồ “tích gió thành bão” trên biển Đông của Trung Quốc nhằm khống chế châu Á

Foreign Policy

Mưu đồ “tích gió thành bão” trên biển Đông

Phương thức tiếp cận chậm rãi, kiên trì của Trung Quốc nhằm khống chế Châu Á

Tác giả: Robert Haddick
Người dịch: Nguyễn Tâm

03-08-2012

Lầu Năm Góc gần đây đã đặt  Trung Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đưa ra các khuyến nghị về kế hoạch bố trí các căn cứ quân sự của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương. Bản báo cáo ngày 27/6 của CSIS đề nghị Lầu Năm Góc nên tái bố trí lực lượng ra khỏi Đông Bắc Á và hướng về khu vực biển Đông. Đặc biệt, CSIS yêu cầu Lầu Năm Góc tăng thêm các tàu ngầm tấn công đóng tại Guam, tăng cường sự hiện hiện của lực lượng Thủy quân lục chiến trong khu vực, và nghiên cứu khả năng bố trí một nhóm tàu sân bay tấn công ở phía Tây nước Úc.
Không nghi ngờ gì nữa, biển Đông đang nóng lên như một điểm ẩn chứa nguy cơ bùng nổ xung đột. Tranh chấp về lãnh thổ, quyền đánh bắt cá và đấu thầu dầu khí đã tăng nhanh trong năm nay. Một Hội nghị ASEAN gần đây tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia, nhằm đạt được tiến bộ về việc thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông, đã sụp đổ trong cay đắng, vì lần đầu tiên trong 45 năm, khối ASEAN không thống nhất được việc ra thông cáo chung. Việt Nam và Philippines rất bực tức trước việc các nước láng giềng Đông Nam Á không tạo được tiến triển nào để có lập trường thống nhất chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc trên biển.
Sự gia tăng sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực, được nêu lên trong bản báo cáo của CSIS và trong bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hồi tháng 6 tại Singapore, được hoạch định theo đó một phần nhằm ngăn chặn sự xâm lược công khai, chẳng hạn sự tái kích hoạt bất ngờ cuộc chiến Triều Tiên, hay một cuộc tấn công ồ ạt chớp nhoáng của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan. Trong chừng mực nào đó, các kịch bản nói trên hiện được xem còn rất xa, sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực vẫn đang thực hiện nhiệm vụ này. Nhưng sẽ ra sao khi đối phương dùng sách lược “tích gió thành bão” (salami-slicing), tích lũy từ từ từng hành động nhỏ, không có gì mang tính gây chiến, nhưng qua thời gian, hiệu ứng của những hành động nhỏ sẽ cộng dồn lại, tạo thành một bước ngoặt chủ yếu mang tính chiến lược? Giới làm chính sách và hoạch định quân sự Mỹ nên xem xét khả năng Trung Quốc theo đuổi chiến lược “tích gió thành bão” ở biển Đông, điều có thể làm thất bại các kế hoạch quân sự của Washington.
Trong Phụ lục 4 của bản báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc năm nay, về phần sức mạnh quân sự của Trung Quốc, có đề cập đến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, với cái gọi là “đường chín đoạn”, cùng với các tuyên bố chủ quyền nhỏ hơn do các nước chung quanh biển Đông đưa ra. Một bài viết gần đây trên BBC nêu vấn đề yêu sách lãnh hải của Trung Quốc khi đối chiếu với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển cho phép đối với các nước tiếp giáp với vùng biển này. Mục tiêu của chiến thuật “tích gió thành bão” của Bắc Kinh là thông qua một loạt các hành động nhỏ nhưng bền bỉ, dần dần tích góp bằng chứng về sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc trên các vùng lãnh thổ, lãnh hải mà Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền, với mục đích làm phai mờ các đặc quyền kinh tế được UNCLOS quy định, thậm chí có thể làm lu mờ quyền qua lại của tàu thuyền và máy bay, vốn được xem là những khái niệm phổ biến toàn cầu hiện nay. Với mưu đồ tiến hành từng bước tích lũy nhằm “tạo sự đã rồi”, Trung Quốc hy vọng thiết lập sự chiếm hữu trên thực tế (de facto) và hợp pháp (de jure) đối với các yêu sách chủ quyền của họ.
Hồi tháng 4, một sự giằng co giữa tàu hải quân Philippines và Trung Quốc xảy ra khi các tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, gần bãi cạn Scarborough. Cuộc giằng co kết thúc sau vài tuần mà không có giải pháp nào cho những vấn đề pháp lý cơ bản. Song song đó, Philippines hiện có ý định khởi sự việc khai thác khí tự nhiên tại bãi Cỏ Rong (Reed Bank), gần đảo Palawan, một chương trình bị phía Trung Quốc phản đối. Gần đây, một khu trục hạm của hải quân Trung Quốc lảng vảng cách đảo Palawan chỉ có 90 hải lý. Năm ngoái, các tàu chiến Trung Quốc đã đe dọa đâm vào một tàu thăm dò của Philippines gần bãi Cỏ Rong.
Cũng trên biển Đông, trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh tại Phnom Penh, Tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC), một nhà khai thác dầu quốc doanh của Trung Quốc, đã đưa ra danh sách mời thầu các lô dầu khí trên biển cho các công ty khai thác dầu nước ngoài. Trong trường hợp này, các lô nói trên nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam – thực tế, một phần trong số các lô dầu khí này đã được Việt Nam cho đấu thầu khai thác và phát triển. Hiếm nhà phân tích nào lại cho rằng tập đoàn khai thác dầu khí nước ngoài cỡ như Exxon Mobil lại đi hợp pháp hóa hành vi chiếm đoạt trắng trợn của Trung Quốc đối với đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng động thái mời thầu dầu khí của CNOOC là một bước đi nữa trong toan tính của Trung Quốc nhằm đòi hỏi chủ quyền biển Đông, đi ngược lại với những ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế do UNCLOS quy định, vốn được hầu hết các nhà quan sát cho rằng không thể thay đổi.
Sau cùng, vào tháng 6, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, vốn bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) từ năm 1974. Tam Sa được cho là “trung tâm hành chính” đối với những vùng Trung Quốc có yêu sách chủ quyền trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa gần bãi Cỏ Rong, đảo Palawan và bãi cạn Scarborough. Trung Quốc cũng công bố kế hoạch đưa quân đội đến đồn trú trong khu vực này.
Các hành động của Trung Quốc trông giống như nỗ lực nhằm từng bước thiết lập có hệ thống tính hợp pháp đối với các yêu sách chủ quyền của họ trong khu vực. Trung Quốc dựng nên chính quyền dân sự địa phương [tại “thành phố Tam Sa”], điều này đòi hỏi phải có quân đội đồn trú thường trực. Trung Quốc cũng đang xác lập các yêu sách kinh tế thông qua việc mời thầu khai thác dầu khí và tiến hành đánh bắt cá tại các lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. Trung Quốc còn phái lực lượng hải quân đi cản trở các dự án khai thác dầu khí của những nước khác trong khu vực. Cuối con đường này hiện ra hai mục tiêu Trung Quốc đang nhắm tới: Tiềm năng dầu khí ở biển Đông đủ cung cấp cho Trung Quốc trong 60 năm, và khả năng trung lập hóa hệ thống liên minh quân sự của Mỹ trong vùng.
Sự thất bại của khối ASEAN khi nỗ lực thiết lập Bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp trên biển Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho sách lược “tích gió thành bão” của Trung Quốc. Một Bộ quy tắc ứng xử đa phương trên biển Đông sẽ tạo ra khung pháp lý để giải quyết tranh chấp, đặt mọi nước có đòi hỏi chủ quyền trong quan hệ bình đẳng. Không có Bộ quy tắc ứng xử như vậy, nên hiện nay Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế sức mạnh nhằm chi phối các tranh chấp song phương với các quốc gia láng giềng nhỏ hơn, dùng sức mạnh mà không hề e ngại hậu quả chính trị từ việc hành động ngoài khuôn khổ luật lệ đã được các bên thống nhất.
Trong lúc ấy, Lầu Năm Góc dự định gửi lực lượng tăng cường đến khu vực và đang thiết lập các học thuyết chiến thuật mới nhằm triển khai lực lượng chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Nhưng giới làm chính sách ở Washington sẽ bị vướng vào rắc rối khi cố gắng áp dụng sức mạnh quân sự chống lại kẻ chuyên sử dụng kế sách “tích gió thành bão” thâm hiểm. Nếu sự việc xảy ra trong quy mô đủ nhỏ, sẽ không có hành động nào đủ kịch tính để biện minh cho việc khơi mào một cuộc chiến. Giới làm chính sách ở Washington sẽ lý giải thế nào trong việc vạch ra lằn ranh đỏ ngay trước dàn khoan dầu của CNOOC giả sử đang cắm sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hay trường hợp tàu khu trục Trung Quốc rượt đuổi một tàu thăm dò của Philippines tại bãi Cỏ Rong, hay đối với tình huống một trung đội bộ binh Trung Quốc xuất hiện trên một bãi đá gần quần đảo Trường Sa? Khi cân nhắc một cuộc chiến cực kỳ tốn kém với một cường quốc chủ chốt, sẽ ngớ ngẩn nếu xem những sự kiện nhỏ như vậy là biến cố kích hoạt một cuộc chiến. Tuy nhiên, nếu những sự kiện nhỏ này dồn nén qua thời gian và không gian, chúng có thể tạo nên bước ngoặc cơ bản trong khu vực.
Mặc dù có vẻ chỉ là một đối thủ đến từ xa trong các biến cố trên biển Đông, lợi ích của Mỹ ở đây rất lớn. Cả nền kinh tế của Mỹ và thế giới đều phụ thuộc vào sự tự do đi lại trên vùng biển này; hàng hóa giao dịch trên toàn cầu lưu thông hàng năm qua biển Đông trị giá lên đến 5,3 nghìn tỷ USD, trong đó lượng hàng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD được vận chuyển đến các hải cảng Mỹ. Thứ hai, Mỹ hết sức quan tâm đến việc ngăn chặn bất kỳ thế lực nào đơn phương viết lại luật biển quốc tế theo ý mình, vốn đã tồn tại từ lâu. Sau cùng, sự tín nhiệm đối với hệ thống liên minh của Mỹ và độ tin cậy của hệ thống này như một đối tác an ninh sẽ tùy thuộc vào những điều nói trên.
Kẻ theo kế sách “tích gió thành bão” sẽ đặt gánh nặng căng thẳng lên vai đối phương, khiến đối phương phải hành động một cách rối loạn. Đối phương sẽ ở vào thế không mấy dễ chịu khi dường như phải vạch ra những lằn ranh đỏ không thể biện minh, và lâm vào hoàn cảnh bên bờ vực chiến tranh mà không thể lý giải. Về phía Trung Quốc, họ chỉ đơn giản phớt lờ hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và tiếp tục thực hiện chuỗi các hành vi nhỏ, với giả định hợp lý rằng thật khó hình dung Mỹ lại có thể đe dọa tiến hành một cuộc chiến lớn giữa các cường quốc chỉ vì một sự cố không đáng kể trên vùng biển xa xôi.
Nhưng những gì có thể xem là không quan trọng theo cách nhìn của Mỹ, có thể mang tính sống còn đối với các đối thủ như Philippines và Việt Nam, những quốc gia đang nỗ lực bảo vệ lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của mình, chống lại sự chiếm đoạt công khai bằng vũ lực. Điều đó có thể tạo cho các nước này động lực lớn hơn, từ đó có thái độ cương quyết hơn Mỹ trong việc phòng thủ, chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Và nếu tiếng súng nổ ra giữa Trung Quốc với một trong các quốc gia nhỏ bé này, giới làm chính sách ở Bắc Kinh sẽ phải xem lại những hậu quả về uy tín và chính trị khi dùng vũ lực tấn công một nước láng giềng yếu hơn.
Cả Mỹ và các thành viên khối ASEAN rất muốn có Bộ Quy tắc Ứng xử được các bên thỏa thuận, nhất trí nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển Đông. Nhưng nếu Trung Quốc lại chọn cách theo đuổi chiến lược “tích gió thành bão”, các nhà làm chính sách tại Washington có thể kết luận rằng, đối sách khả thi về mặt chính trị là khuyến khích các nước nhỏ bảo vệ các quyền của mình mạnh mẽ hơn, cho dù phải mạo hiểm với nguy cơ xung đột, với lời hứa hỗ trợ quân sự của Mỹ. Điều này có nghĩa là một sự thay đổi hoàn toàn chính sách hiện nay của Mỹ vốn tuyên bố trung lập đối với những tranh chấp biên giới trên biển.
Mỹ giữ thái độ trung lập vì họ không muốn tự mình cam kết trước về một loạt những sự kiện nào đó mà họ không kiểm soát được. Cách tiếp cận này có thể hiểu được nhưng sẽ gia tăng xung đột với những hứa hẹn an ninh mà Mỹ từng tuyên bố với các nước thân hữu trong khu vực, cũng như đối với mục tiêu giữ gìn những giá trị phổ quát trên toàn cầu. Các nhà chiến lược và hoạch định chính sách ở Washington sẽ phải cân nhắc về những gì, nếu có thể xảy ra, mà họ có thể đương đầu với một kẻ chuyên “tích gió thành bão” xảo quyệt như vậy.
Nguồn: Foreign Policy

Bản tiếng Việt © Nguyễn Tâm