Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Tin ngày 11/4/2013 - cập nhật

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Xã hội Việt Nam hiện nay đang gần giống với thời thực dân phong kiến

 
An Nguyên (Danlambao) – Sau vụ xử Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, một số người ví von thân phận anh Vươn cùng chị Dậu để rút ra kết luận chị Dậu còn có phần may mắn hơn anh Vươn. Và họ có lí! So sánh xã hội Việt Nam hiện nay với thời kì Pháp thuộc, mới cay đắng nhận ra, sau bao nhiêu hi sinh mất mát của nhân dân qua hai cuộc chiến giải phóng dân tộc với bao nhiêu triệu con người đã ngã xuống, trớ trêu thay, chúng ta đang dần quay trở lại một xã hội gần giống thời kì nô lệ thực dân thuở trước.
Thời kì Pháp thuộc, dân ta nai lưng ra cày để nuôi các ông chủ Pháp và tay sai, giờ dân ta nai lưng ra làm để nộp thuế nuôi các quan chức tham nhũng, thành viên cao cấp của đảng cộng sản. Ngày trước, nước Việt Nam là của dân ta nhưng do người Pháp làm chủ. Ngày nay, vai trò làm chủ được chuyển giao sang cho các quan chức thuộc đảng cộng sản, dân vẫn hoàn là dân.
Thời kì Pháp thuộc, nhân dân ta bị tước hết quyền cơ bản của con người, ai mà đòi tự do, dân chủ thì dễ dàng bị bắt bỏ tù. Ngày nay, những quyền này nhân dân đã hoàn toàn lấy lại được trên giấy tờ (Hiến pháp đã ghi), nhưng cũng chớ dại mà đòi thực hiện, vào tù ngay tức khắc, nghiêm còn hơn ngày trước. Tấm gương tày liếp của những nhà hoạt động dân chủ thì ai cũng đã thấy rồi. Nếu chính kiến của mình không giống với những gì đảng cộng sản rao giảng, tốt nhất là tự thấy mình sai nếu muốn được yên thân mà sống.
Thời kì Pháp thuộc, dân ta bị cấm quyền được yêu nước, yêu nước tức là chống lại mẫu quốc và ắt phải vào tù. Thời nay, nước mình độc lập rồi nên nhiều người nghĩ yêu nước là một quyền tất yếu. Hóa ra không phải vậy! Nếu yêu nước mà không theo chủ trương của đảng cộng sản thì vẫn bị cấm, bị bắt như thường. Điển hình là sự trấn áp, bắt bớ, khủng bố những người biểu tình hòa bình phản đối sự leo thang gây hấn của Trung Quốc. Tại sao vậy? Bởi vì chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc và giới lãnh đạo của nó tuy là kẻ thù của nhân dân, của đất nước ta nhưng lại là “đại ca” của những ông chủ cộng sản Việt Nam. Chẳng nhẽ nhân dân không nhớ câu “vuốt mặt phải nể mũi” sao?
Thời kì Pháp thuộc, nhân dân là con sâu cái kiến, đến chốn cửa công ai cũng phải khúm núm, sợ sệt, không cẩn thận là bị chửi mắng như chơi. Thời nay, bị chửi mắng khi đi làm các thủ tục hành chính chắc cũng không nhiều (nhưng không phải là không có đâu nhé!), tuy nhiên thái độ hách dịch, cửa quyền của những người tiếp dân thì không cần nói ai cũng biết. Ngoài ra kinh nghiệm bị “hành là chính” thì chắc không ít người cũng đã từng nếm trải. Đọc chuyện “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan, biết kinh nghiệm thời xưa đến chốn cửa quan, muốn thưa chuyện gì cũng phải hối lộ từ lính tới quan. Thời nay, “văn hóa phong bì” không những đã không thay đổi mà còn ngày càng phát triển cả theo chiều sâu và chiều rộng. Thế nên nhân dân mới có câu “đầu tiên – tiền đâu” và “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” mỗi khi cần gặp các “công bộc” của dân.
Thời kì Pháp thuộc, dân ta là nô lệ nên người Pháp có quyền hành hạ như súc vật, thậm chí có đánh chết cũng không bị sao. Thời nay, người Pháp thì đương nhiên không còn cái quyền đó rồi, nhưng một số người Việt hóa ra lại có. Chúng ta thấy nhan nhản những vụ công an đánh người bị thương, thậm chí đến chết. Những hình ảnh, những đoạn phim ghi lại cảnh công an giao thông, cảnh sát cơ động đánh đập người vi phạm (hoặc mới chỉ bị nghi là vi phạm), cảnh công an đạp vào mặt người tham gia biểu tình hòa bình phản đối Trung Quốc, hình ảnh thi thể đầy thương tích của những người bị đánh đến chết tại đồn công an, … so với hình ảnh tên hiến binh Pháp đánh đập người dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc vẽ và đăng trên báo Người cùng khổ gần 100 năm trước nào có khác nhau mấy đâu! Chúng ta tự hỏi làm thế nào mà một lực lượng chuyên thực thi luật pháp và gìn giữ an ninh xã hội lại có thể lưu manh và côn đồ hóa đến như vậy? Phải chăng chúng được quyền lực phía trên bao che nên ỷ thế làm càn?
Thời kì Pháp thuộc, người nông dân luôn bị bọn cường hào, ác bá ức hiếp, bóc lột. Ruộng đất bị bọn chúng dần cướp hết, bị bần cùng hóa và trở thành người làm thuê cho bọn chúng. Ngày nay, đã có chính quyền cộng sản thay thế cường hào, ác bá. Đất đai của công thì chính quyền xẻ ra bán chia nhau. Đất đai của nông dân thì chính quyền có thể lấy danh nghĩa đất dự án để thu hồi với giá rẻ mạt rồi bán lại cho nhà đầu tư với giá cao, mặc cho người nông dân đã đổ bao mồ hôi, công sức, thậm chí cả tính mạng để cải tạo, khai phá đất đai. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, thế nên mới có tiếng bom Đoàn Văn Vươn khiến cho công luận trong nước và cả thế giới lên tiếng.
Thời kì Pháp thuộc, tài nguyên nước ta bị khai thác hết mức có thể để phục vụ lợi ích của nước Pháp. Thời nay, tài nguyên tiếp tục bị bán để làm giàu cho các quan tham cộng sản. Họ bất chấp những nguy cơ về kinh tế, môi trường và an ninh quốc gia, bất chấp sự phản ứng của nhân dân, dùng mọi thủ đoạn để dự án được triển khai, tiền chảy vào túi và lợi ích chính trị của họ được đảm bảo. Những hệ quả phía sau việc khai thác thì để nhân dân và các thế hệ sau gánh chịu.
Xã hội Việt Nam thời nay, đời sống nhân dân đương nhiên cao hơn thời kì Pháp thuộc nhiều lần. Đó là điều hoàn toàn bình thường vì cả trăm năm đã trôi qua. Giả sử như Việt Nam vẫn là thuộc địa của Pháp (chỉ nói giả sử thôi nhé, vì đối với phần lớn các tầng lớp nhân dân Việt Nam, độc lập dân tộc là vô giá), đời sống nhân dân thậm chí có thể còn cao hơn nếu nhìn vào những thuộc địa mà ngày nay đã trở thành một bộ phận của nước Pháp (Les Outre-Mer français). Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam gần 40 năm sau chiến tranh vẫn “vững vàng” ở tốp cuối của thế giới dù được lãnh đạo bởi một đảng cộng sản tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ”, “là đạo đức, là văn minh”. Xã hội Việt Nam hiện nay, sản phẩm của đảng cộng sản, đang lộ rõ những thối nát cùng cực, hoàn toàn so sánh được với thời kì thực dân phong kiến trước kia. Nói như vậy để thấy, bao hi sinh xương máu của cha anh trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc có nguy cơ trở thành vô ích nếu như nhân dân Việt Nam không tự mình thay đổi, cùng nhau đứng lên đấu tranh, đuổi cổ những kẻ đang ăn trên ngồi trốc, đang lũng đoạn và tàn hại đất nước, như đã từng đuổi cổ thực dân Pháp trước kia.
danlambaovn.blogspot.com

Cống Rộc (Nọc Nạn tập 2) : Đọc lại “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc.

Vietnamthuquan

Sau khi cướp hết những ruộng đất màu mỡ, bọn cá mập Pháp đánh vào những ruộng đất cằn cỗi những thứ thuế vô lý gấp trăm lần thuế đất thời phong kiến“.
Nói chung, người An Nam đều phải è ra mà chịu công ơn bảo hộ của nước Pháp. Riêng người nông dân An Nam lại càng phải è ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách nhục nhã hơn: là người An Nam, họ bị áp bức, là người nông dân, họ bị tước đoạt. Chính họ là những người lao khổ, làm để nuôi lũ người ăn bám, bọn đi khai hoá và những bọn khác. Chính họ phải sống cùng khổ, trong khi bọn đao phủ của họ lại sống phè phỡn; hễ mất mùa là họ chết đói. Họ bị cướp giật từ mọi phía, bằng mọi cách, bởi nhà nước, bởi bọn phong kiến tân thời, bởi giáo hội Thiên chúa. Xưa kia, dưới chế độ phong kiến An Nam, ruộng đất xếp thành đẳng hạng theo tốt xấu. Thuế đánh theo sự phân hạng ấy. Dưới chế độ thuộc địa hiện nay, những điều đó đã thay đổi. Khi cần tiền, nhà nước bảo hộ Pháp chỉ có việc thay đổi hạng ruộng. Chỉ một nét bút thần kỳ là họ biến một đám ruộng xấu thành ruộng tốt.
Như thế cũng vẫn chưa hết. Người ta còn tăng diện tích ruộng đất lên một cách giả tạo bằng thủ đoạn rút bớt đơn vị đo đạc. Bằng cách đó, thuế lập tức tăng lên, nơi thì một phần ba, nơi thì hai phần ba. Thế mà vẫn chưa đủ thoả lòng tham không đáy của nhà nước bảo hộ và hằng năm thuế cứ tăng lên mãi. Thí dụ, từ năm 1890 đến năm 1896, thuế đã tăng gấp đôi. Từ năm 1896 đến năm 1898 lại tăng lên gấp rưỡi và cứ như thế mà tiếp tục. Người An Nam cứ chịu để cho người ta róc thịt mãi, thì các quan lớn bảo hộ nhà ta quen ăn bén mùi lại càng tiếp tục bóc lột thêm.
Năm 1895, viên công sứ một tỉnh ở Bắc Kỳ đã tước mất của một làng nọ nhiều hécta ruộng đất để cấp cho một làng khác theo đạo Thiên chúa. Những người mất ruộng khiếu nại. Người ta bắt họ bỏ tù. Các bạn đừng tưởng chế độ cai trị vô liêm sỉ ấy chỉ dừng lại ở đó thôi. Người ta còn bắt những kẻ xấu số bị mất ruộng phải tiếp tục nộp cho đến năm 1910, tiền thuế của những ruộng đất đã bị tước đoạt từ năm 1895!
Thêm vào nạn ăn cướp của chính quyền, là nạn ăn cướp của bọn chủ đồn điền. Người ta cấp cho những người Âu chỉ có cái bụng phệ và màu da trắng những đồn điền có khi rộng trên 20.000 hécta.
Phần lớn những đồn điền này đều được lập ra bằng lối cướp giật được hợp pháp hoá. Trong thời kỳ chiến tranh xâm lược, dân cày An Nam – cũng như người Andátxơ năm 1870, – đã bỏ ruộng đất của mình lánh sang những vùng còn tự do. Khi trở về thì ruộng vườn của họ đã “thành đồn điền” mất rồi. Hàng bao nhiêu làng đã bị tước đoạt theo kiểu đó, và người bản xứ lâm vào cảnh phải lao động cho bọn chúa đất tân thời, bọn này chiếm đoạt có khi đến 90% thu hoạch.
Lấy cớ khuyến khích khai thác thuộc địa, người ta miễn thuế điền thổ cho số lớn chủ đồn điền kếch sù.
Sau khi đã được cấp không ruộng đất, bọn chủ đồn điền còn được cấp không hoặc gần như không, cả nhân công nữa. Nhà nước cung cấp cho chúng một số tù khổ sai làm không công, hoặc dùng uy quyền để mộ nhân công cho chúng với một đồng lương chết đói. Nếu dân phu đến không đủ số hoặc tỏ ra bất mãn, thì người ta dùng vũ lực; bọn chủ đồn điền tóm cổ hào lý, đánh đập, tra tấn họ cho đến khi họ chịu ký giao kèo hẹn nộp đủ số nhân công mà chúng đòi hỏi.
*
* *
Bên cạnh uy lực phần đời ấy, còn có những đấng cứu thế phần hồn nữa. Các đấng này, trong khi thuyết giáo “đức nghèo” cho người An Nam, cũng không quên làm giàu trên mồ hôi và máu của họ. Chỉ riêng ở Nam Kỳ, hội thánh truyền đạo cũng đã độc chiếm đến l/5 ruộng đất trong vùng. Kinh thánh tuy không dạy, song thủ đoạn chiếm đất rất giản đơn: cho vay nặng lãi và hối lộ. Nhà chung lợi dụng lúc mất mùa để cho nông dân vay và buộc phải có ruộng đất để làm bảo đảm. Vì lãi suất tính cắt cổ, nên người An Nam không thể trả nợ đúng hạn; thế là ruộng đất cầm cố vĩnh viễn rơi vào tay nhà chung (hội thánh).
Các viên toàn quyền lớn, toàn quyền bé được nước mẹ ký thác vận mệnh xứ Đông Dương, nói chung đều là bọn ngu xuẩn, bọn đểu cáng. Nhà chung chỉ cần nắm được một vài giấy tờ bí mật, thuộc đời tư, có tính chất nguy hại đối với thanh danh, địa vị của chúng, là có thể làm cho chúng hoảng sợ và phải thoả mãn mọi yêu cầu của nhà chung. Chính vì thế mà một viên toàn quyền đã nhường cho nhà chung 7.000 hécta đất bãi bồi của người bản xứ, khiến họ phải đi ăn xin.
Phác qua như thế, cũng đủ thấy dưới chiêu bài dân chủ, đế quốc Pháp đã cắm vào đất An Nam chế độ đáng nguyền rủa của thời trung cổ; người nông dân An Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá của giáo hội sa đoạ làm ô danh Chúa.
*
* *
Angiêri đau khổ vì nạn đói. Tuynidi cũng bị tàn phá vì nạn đói. Để giải quyết tình trạng ấy, chính phủ bắt giam một số đông người đói. Để cho bọn “người đói” đừng coi nhà tù là nơi cứu tế, người ta không cho họ ăn gì hết. Cho nên nhiều người đã chết đói trong lúc bị giam cầm. Trong những hang động En Ghiria, nhiều người đói lả phải gặm xác một con lừa chết thối lâu ngày.
Ở Bêgia, người Cammê(3) giành giật xác thú vật với quạ. Ở Xúc en Acba, ở Ghiđa, Uét Mơlidơ, mỗi ngày hàng chục người chết đói.
Đi đôi với nạn đói, nạn dịch tễ phát sinh ở nhiều nơi và có nguy cơ lan rộng.
************************************************
Còn những người bản xứ bắt buộc phải lìa bỏ ruộng nương, gia đình đi “lính tình nguyện” thì đều sớm được nếm hương vị tuyệt vời của món “bình đẳng”.
***********************************************************************
Một người bản xứ làm thế nào để có thể nhập quốc tịch Pháp? Đạo luật ngày 25 tháng 3 năm 1915 về việc dân thuộc địa Pháp nhập quốc tịch Pháp quy định:
Điều 1. – Những người dân thuộc địa Pháp hoặc dân được Pháp bảo hộ, trên 21 tuổi, không phải là quê hương ở Angiêri, Tuynidi hoặc Marốc, đã cư trú ở Pháp, Angiêri hoặc trên đất bảo hộ của Pháp và có được một trong những điều kiện sau đây thì có thể được thừa nhận cho hưởng quyền lợi công dân Pháp:
1. Đã được thưởng Bắc đẩu bội tinh hoặc đã tốt nghiệp một trong những trường đại học hay là chuyên nghiệp mà danh sách sẽ do sắc lệnh ấn định.
2. Đã có công lớn trong việc khai thác thuộc địa hoặc phục vụ quyền lợi của nước Pháp.
3. Đã phục vụ trong quân đội Pháp và được giữ chức sĩ quan hay hạ sĩ quan, hoặc được thưởng huân chương quân công.
4. Đã lấy vợ Pháp và có chỗ ở tương đối ổn định trên đất Pháp được một năm.
5. Đã cư trú hơn mười năm tại các xứ kể trên, và biết tiếng Pháp đến một trình độ khá.
Tuy đạo luật còn có thiếu sót, song cứ trung thực thi hành thì cũng còn khá; nhưng không, các ngài viên chức có kể gì luật pháp và, như những tên ngu xuẩn tò mò ưa xoi mói, chúng buộc những người xin nhập quốc tịch Pháp phải trả lời trên giấy các câu hỏi sau đây:
A- Vợ con có nói tiếng Pháp không ?
B- Họ có mặc Âu phục không ?
C- Nhà có đồ đạc như giường, nệm, bàn, tủ, v.v. không ?
D- Và ghế dựa nữa ?
E- Ăn trên bàn hay trên chiếu ?
P- Ăn gì ?
G- Ăn cơm hay bánh mì ?
H- Anh có tài sản không ?
I- Vợ có tài sản không ?
J- Thu hoạch đồng niên của anh bao nhiêu ?
K- Anh theo tôn giáo gì ?
L- Anh vào những hội nào ?
M- Trong các hội ấy, anh giữ chức vụ gì ?
N- Một người bản xứ làm thế nào để có thể nhập quốc tịch Pháp? Đạo luật ngày 25 tháng 3 năm 1915 về việc dân thuộc địa Pháp nhập quốc tịch Pháp quy định:
Điều 1. – Những người dân thuộc địa Pháp hoặc dân được Pháp bảo hộ, trên 21 tuổi, không phải là quê hương ở Angiêri, Tuynidi hoặc Marốc, đã cư trú ở Pháp, Angiêri hoặc trên đất bảo hộ của Pháp và có được một trong những điều kiện sau đây thì có thể được thừa nhận cho hưởng quyền lợi công dân Pháp:
1. Đã được thưởng Bắc đẩu bội tinh hoặc đã tốt nghiệp một trong những trường đại học hay là chuyên nghiệp mà danh sách sẽ do sắc lệnh ấn định.
2. Đã có công lớn trong việc khai thác thuộc địa hoặc phục vụ quyền lợi của nước Pháp.
3. Đã phục vụ trong quân đội Pháp và được giữ chức sĩ quan hay hạ sĩ quan, hoặc được thưởng huân chương quân công.
4. Đã lấy vợ Pháp và có chỗ ở tương đối ổn định trên đất Pháp được một năm.
5. Đã cư trú hơn mười năm tại các xứ kể trên, và biết tiếng Pháp đến một trình độ khá.
Tuy đạo luật còn có thiếu sót, song cứ trung thực thi hành thì cũng còn khá; nhưng không, các ngài viên chức có kể gì luật pháp và, như những tên ngu xuẩn tò mò ưa xoi mói, chúng buộc những người xin nhập quốc tịch Pháp phải trả lời trên giấy các câu hỏi sau đây:
A- Vợ con có nói tiếng Pháp không ?
B- Họ có mặc Âu phục không ?
C- Nhà có đồ đạc như giường, nệm, bàn, tủ, v.v. không ?
D- Và ghế dựa nữa ?
E- Ăn trên bàn hay trên chiếu ?
P- Ăn gì ?
G- Ăn cơm hay bánh mì ?
H- Anh có tài sản không ?
I- Vợ có tài sản không ?
J- Thu hoạch đồng niên của anh bao nhiêu ?
K- Anh theo tôn giáo gì ?
L- Anh vào những hội nào ?
M- Trong các hội ấy, anh giữ chức vụ gì ?
N- Chế độ bản xứ tốt và nhân từ, thế vì cớ gì anh lại xin nhập quốc tịch Pháp ? Có phải để làm viên chức không ? Hay để có địa vị cao? Hay để đi tìm mỏ vàng, mỏ ngọc?
O- Bạn bè thân thiết nhất là những ai?
Chỉ còn thiếu điều mà các ngài ấy chưa hỏi: Vợ anh có cắm S… lên đầu anh không!
Có phải để làm viên chức không ? Hay để có địa vị cao? Hay để đi tìm mỏ vàng, mỏ ngọc?
O- Bạn bè thân thiết nhất là những ai?
Chỉ còn thiếu điều mà các ngài ấy chưa hỏi: Vợ anh có cắm S… lên đầu anh không!
_____________________________________________________________________________
Cái câu đỏ đấy, nay nếu Mỹ mà hỏi cái đám hiện nay đang qua Mỹ tìm cái thẻ xanh xem thử nó trả lời sao nhỉ? ( Không phải những Bà con vượt Biển tị nạn CS nhé) :
Chế độ bản xứ tốt và nhân từ, thế vì cớ gì anh lại xin nhập quốc tịch Hoa Kỳ?
________________________________________________________________________________

CHÍNH SÁCH NGU DÂN

Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để.
Cho nên, theo sắc lệnh năm 1898, báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in.
Sắc lệnh đó viết: “Việc lưu hành báo chí bất cứ bằng thứ tiếng gì, đều có thể bị cấm do nghị định của quan toàn quyền.
“Báo tiếng Việt không được xuất bản, nếu không được phép của quan toàn quyền. Giấy phép chỉ cấp với điều kiện là các bài báo phải được quan thống đốc duyệt trước. Giấy phép ấy có thể rút lúc nào cũng được.
“Mọi cuộc trưng bày hoặc phổ biến những bài hát, biếm hoạ hoặc tranh ảnh làm thương tổn đến sự tôn kính đối với các nhà cầm quyền đều bị trừng trị”.
Đấy, bạn thấy bà kiểm duyệt ở thuộc địa cầm kéo khéo đến mức nào!
Với biện pháp đó, chính quyền Đông Dương có thể ỉm được tất cả mọi vụ nhơ nhớp và tha hồ mà lạm quyền.
Trong một cuộc bầu cử hội đồng thành phố Sài Gòn, viên thống đốc cấm ba ông chủ nhiệm báo tiếng Việt không được đăng lên báo của họ bản sắc lệnh quy định thể lệ bầu cử hội đồng thành phố ở Nam Kỳ. Họ là ứng cử viên, thế mà báo của họ bị cấm tuyệt không được đăng một cái gì dính dáng, dù xa hay gần, đến chương trình của họ! Vì người An Nam không có quyền hội họp quá số 20 người, nên ứng cử viên phải gặp 3.000 cử tri lần lượt từng người một. Cũng trong lúc ấy, ông thống đốc còn thông tri cho các tờ báo tiếng Việt khác biết là sở kiểm duyệt sẽ thẳng tay cắt những bài báo, cột báo, đầu đề hoặc bất cứ một lời bóng gió nào nói đến các cuộc bầu cử thuộc địa hoặc thành phố. Một tờ báo tiếng Việt dịch đăng đạo luật nói về việc trừng trị những hành động hối lộ trong bầu cử, bài ấy đã bị cắt. Trong lúc đó thì quan thống đốc trắng trợn cho đòi những người đứng đầu các tập đoàn cử tri đến văn phòng và truyền cho họ phải bỏ phiếu và cổ động bỏ phiếu cho danh sách được ngài có cảm tình nhất.
Bàn tay bỉ ổi của kiểm duyệt không dừng lại ở các xuất bản phẩm tiếng Việt mà còn rờ mó cả vào thư từ riêng và các tờ báo tiếng Pháp không chịu ca tụng đức độ của các “Cụ lớn” thuộc địa: Sở bưu điện và sở mật thám Nam Kỳ (giám đốc sở này là con rể ông Anbe Xarô) đã nhận được lệnh không để lọt – bất cứ với lý do gì – những thư từ, bài vở, v.v. gửi cho báo Le Paria xuất bản ở Pari hoặc của tờ báo ấy gửi về.
Một người Mangát nguyên là lính tính nguyện tham gia đại chiến trong quân đội Pháp và có vợ người Pháp, đã bị trục xuất khỏi tổ quốc anh, và bị kết án 5 năm đầy biệt xứ, chỉ vì đã viết bài cho báo Le Paria và vài tờ báo khác ở Pháp, để tố cáo những sự nhũng lạm của bọn quan cai trị Pháp ở xứ sở anh.

Nhà cầm quyền CS lại âm mưu cướp tài sản của anh Đỗ Nam Hải để ‘bán đấu giá’

 

2 viên công an chìm đang ngồi đọc báo tại cửa căn nhà số 430 Nguyễn Kiệm, 
quận Phú Nhuận – Sài Gòn, để theo dõi anh Đỗ Nam Hải
Lại một hành động sách nhiễu nữa của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với tôi.
Đỗ Nam Hải – Khối 8406 (Danlambao) – Ngày 6/4/2013, hai cán bộ công an Sài Gòn trực tiếp đến nhà đưa cho tôi tờ Quyết định về việc: “Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội”. Quyết định này do ông Cao Văn Thăng – Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường 9 – Quận Phú Nhuận – Thành phố Hồ Chí Minh ký tên và đóng dấu ngày 4/3/2013.
Nội dung chủ yếu như trong Điều 1 của Quyết định trên đã ghi: “Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định số 0023278/QĐ-XPHC ngày 19/9/2012 của Công an phường 9 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với: Ông Đỗ Nam Hải, hộ khẩu thường trú tại 441 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận. Biện pháp cưỡng chế: Kê biên tài sản có giá trị tương đương ứng với số tiền là 1.500.000 đồng (Một triệu năm trăm ngàn đồng) để bán đấu giá, theo Điều 2, khoản 2 Nghị định số 37/5005/NĐ-CP của Chính phủ”.
Tôi đã ghi vào mặt sau của Quyết định trên như sau:
Thành phố Sài Gòn ngày 6/4/2013.
 
Một lần nữa tôi khẳng định:
 
- Tôi không quan tâm đến những trò sách nhiễu nhảm nhí, ba láp này của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với tôi. Đây thực chất là loại sản phẩm của thế yếu, thế bị động của một chế độ phi nhân, phi nghĩa đang lụi tàn!
 
- Tất cả đều không làm cho tôi nản chí, sờn lòng mà ngược lại, nó càng thúc đẩy tôi hơn nữa, quyết tâm cùng dân tộc và vì dân tộc đấu tranh cho một nước Việt Nam mới có nền tự do dân chủ thực sự. Những giá trị thiêng liêng này, dân tộc Việt Nam đã bị giới lãnh đạo chóp bu trong Đảng cộng sản Việt Nam ngang nhiên tước đoạt trong suốt gần 70 năm qua! (2/9/1945 – 2013).
 
Người viết: Đỗ Nam Hải.
 
‘Bộ sưu tập’ tất cả những văn bản, giấy tờ do nhà cầm quyền CSVN 
lập ra để cướp và sách nhiễu anh Đỗ Nam Hải suốt 9 năm qua.
Trước đó, đã 2 lần ông Cao Văn Thăng gửi Giấy mời cho tôi lên UBND P.9, Q. Phú Nhuận để nhận Quyết định nói trên nhưng tất nhiên là tôi không thèm đi. Cũng cần nhắc lại rằng: gần 9 năm qua, kể từ những ngày đầu tiên phải làm việc với công an Việt Nam (8/2004 – 4/2013), từ công an thuộc Bộ công an phía Nam đến công an Tp. Hồ Chí Minh, công an Hà Nội, công an quận 3, quận Phú Nhuận, … thì đã có hàng chục lần tôi bị họ xông vào nhà, với mỗi lần vài chục người để sau đó cướp đi 9 máy tính (desktop và laptop). Mặt khác, chưa bao giờ họ gửi cho tôi một tờ Giấy báo kết quả của cái gọi là “đấu giá tài sản” mà họ đã cướp được của tôi. Ngược lại, tôi cũng không quan tâm đến chúng nữa, vì hiểu rõ rằng đây chỉ là trò mèo của họ.
Ngoài ra, tôi cũng đã 7 lần có “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội” tính từ đầu năm 2006 đến nay, từ cấp thành phố đến các cấp quận, phường nhưng tôi cũng chưa bao giờ chấp nhận đóng phạt, dù chỉ là 1 đồng.
Tôi cũng đã hàng trăm lần bị khóa sim điện thoại di động, hàng chục lần bị họ ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet cắt ngang Hợp đồng đã ký, mà không nêu ra một lý do nào; kể cả Tập đoàn viễn thông Viettel là một doanh nghiệp lớn của “Quân đội anh hùng” nhưng cũng vẫn cứ răm rắp làm theo yêu cầu của phía công an Việt Nam.
Công an đóng chốt trước nhà để theo dõi và đe dọa anh Đỗ Nam Hải suốt 9 năm qua.
Như tôi đã nhiều lần tố cáo: trong suốt gần 9 năm qua, đặc biệt là từ ngày 8/4/2006 – là ngày mà bản Tuyên ngôn tự do dân chủ 2006 được phát đi rộng rãi cho đến nay thì nhà tôi ở luôn luôn có một tổ công an đóng chốt. Tổ chốt này thường gồm có 3 người, đi 2 xe gắn máy. Họ ngồi tại nhà số 430 Nguyễn Kiệm đối diện – là nơi có dịch vụ rửa xe và bán báo, rồi tối ngày nhìn lom lom sang nhà tôi. Có khi họ ngồi đọc báo, khi thì gọi điện thoại, nói chuyện,… ngay ngoài cửa. Nhưng cũng có khi họ ngồi sâu vào trong nhà, nơi có chiếc phản gỗ để nghỉ ngơi, ăn uống, thay ca trực,…
Nếu tôi có nhà, chỉ cần ai là khách hàng đến mua báo hay rửa xe là có thể dễ dàng nhận ra nhóm công an mặc thường phục này. Khi tôi ra ngoài, họ bám theo tôi như hình với bóng. Thường thì họ giữ một khoảng cách chừng 10 -15 m với tôi, nhưng cũng có khi họ theo sát: đuôi của xe tôi là đầu xe của họ. Nếu tôi có gặp ai lạ là họ lập tức ghi lại hình ảnh bằng máy quay phim, máy chụp hình.
Hồi cuối tháng 3/2013 vừa qua, khi tôi tìm cách cắt đuôi họ để đi gặp các anh Trương Minh Đức (Khối 8406 – Bình Dương), chị Lư Thị Thu Trang (Khối 8406 – Sài Gòn) và anh Trương Văn Kim (Lâm Đồng), chị Dương Thị Tân (Sài Gòn) thì một cậu công an trong nhóm vượt lên ngang xe tôi nói: “Anh đi đàng hoàng, nếu không tụi em chơi ráng chịu đó!”. Tôi nói lại với cậu ta: “Thì tôi vẫn đang đi đây, các cậu có giỏi làm gì thì cứ làm đi!”. Sau đó tôi không đi về nhà ngay mà vẫn đi tiếp khoảng nửa giờ nữa nhưng họ cũng chỉ đi theo như mọi ngày mà không làm gì hơn.
Trước hoàn cảnh của tôi, một số bạn bè đã tâm sự: “Hải ạ, bọn mình chơi với nhau từ hồi còn bé tí nên bọn mình rất hiểu Hải. Nhưng hoàn cảnh hiện nay của Hải thì quả thật là quá ngặt nghèo. Bọn mình không hiểu vì sao một con người lại có thể sống được như vậy trong từng đấy năm trời. Nói thật, Hải giống như một con thú bị người ta săn đuổi! Trong khi Hải chỉ có một mình còn người ta thì có cả một bầy, độc ác như chó sói vậy. Sống như thế có khi còn khổ hơn là đi tù, vì đi tù thành án rồi thì đầu óc sẽ nhẹ đi. Còn Hải thì mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày phải căng đầu ra mà đối phó. Hải có thể chịu đựng mãi được như vậy mà không bị điên hay sao?”.
Tôi nói: “Mình cảm ơn các bạn đã hiểu và chia sẻ. Mình cũng đã hơn một lần nói với các bạn rồi nên mình không muốn nói lại nhiều nữa. Mình chỉ mong các bạn hiểu cho rằng: Nếu như những việc mình đang làm là sai thì không cần phải chờ họ đàn áp đến thế đâu, lại càng không phải chờ đến khi các bạn khuyên. Nhưng một khi việc đấu tranh cho tự do dân chủ đã trở thành lý tưởng, là lẽ sống của mình rồi thì cho dù bộ máy công an có đàn áp đến thế hay hơn thế nữa, kể cả việc mình có phải hy sinh đến tính mạng thì mình cũng sẵn sàng!”.
Khi tôi viết những dòng này thì được tin bạn Nguyễn Chí Đức bị nhóm công an Việt Nam phục kích, rồi đánh đập dã man tại Hà Nội vào ngày 9/4/2013. Là người đã từng trải qua những sự việc tương tự, xin cho tôi gửi lời chia sẻ và cảm thông đến bạn. Chúc bạn mau hồi phục sức khỏe và tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn.
Thân mến!
Sài Gòn ngày 10/4/2013.
* Phụ lục:
1) Vẫn những trò sách nhiễu của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với tôi. (Đỗ Nam Hải):
2) Chế độ lấy ghế che mặt. (Ngô Nhân Dụng):
3) Công an phục kích, đánh đập dã man anh Nguyễn Chí Đức:


4) Ảnh chụp bao thư và Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND P.9, Q. Phú Nhuận ngày 4/3/2013, đối với tôi.

Vì sao độc tài không thích trò cười

Srdja POPOVIC, Mladen JOKSIC (Foreign Policy)/Ngọc Hoà chuyển ngữ - Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trên khắp thế giới phát hiện ra rằng sự hài hước là một trong những vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa toàn trị.
 
Srdja Popovic là giám đốc điều hành của Trung tâm Áp dụng Chiến lược và Cách Hành xử Bất Bạo Động (CANVAS) và là người đồng sáng lập nhóm ủng hộ dân chủ Otpor của Serbia. Ông cũng là Lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới khóa 2013.
 
Mladen Joksic làm việc cho Hội đồng Nhân đạo Carnegie trên các vấn đề quốc tế và là một nhà hoạt động của nhóm Otpor.
*
Mười lăm năm trước đây, khi phong trào ủng hộ dân chủ bất bạo động có tên là Otpor của Serbia chỉ là một nhóm nhỏ gồm 20 sinh viên và $50, chúng tôi quyết định giở một trò đùa. Chúng tôi lấy một thùng dầu, dán một hình ảnh của nhà độc tài Slobodan Milosevic của Serbia lên trên và đặt nó ở ngay giữa trung tâm khu phố mua sắm lớn nhất của Belgrade. Chúng tôi đặt một cây gậy bóng chày ở bên cạnh đó. Rồi chúng tôi đi uống cà phê, ngồi xuống để theo dõi trò đùa mở màn. Không bao lâu sau, hàng chục người đi mua sắm xếp hàng dài trên phố, từng người một chờ đợi một cơ hội để có thể dùng gậy đánh “Milosevic” – kẻ bị rất nhiều người khinh miệt, mà hầu hết không ai dám chỉ trích vì quá sợ hãi. Khoảng 30 phút sau, cảnh sát đến. Khi đó chúng tôi nín thở chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Cảnh sát của Milosevic sẽ làm gì? Họ có thể bắt giữ những người mua sắm, nhưng vì cớ gì? Họ cũng không thể bắt giữ thủ phạm vì chẳng thấy chúng tôi ở đâu cả. Cảnh sát của Milosevic rốt cuộc đã làm gì? Điều duy nhất mà họ có thể làm là: bắt giữ cái thùng. Hình ảnh hai viên cảnh sát nhét cái thùng vào trong xe cảnh sát là bức ảnh ấn tượng nhất ở Serbia trong nhiều tháng. Milosevic và bè đảng của ông ta trở thành trò cười của dân tộc, còn Otpor trở thành thương hiệu của mọi nhà.
Trò đùa nổi tiếng của Otpor: “Cái thùng Slobodan Milošević” (Ảnh: Internet)
Cách mạng là một hoạt động nghiêm túc. Chỉ cần nhớ lại những khuôn mặt cộc cằn của các nhà cách mạng thế kỷ 20 như Lenin, Mao, Fidel và Che. Họ hiếm khi có thể nở một nụ cười. Nhưng tiến nhanh về phía các cuộc biểu tình của thế kỷ 21, bạn sẽ thấy một hình thức mới của chủ nghĩa hành động đang phát huy tác dụng. Sự cáu kỉnh đáng sợ của các cuộc cách mạng trong quá khứ được thay thế bằng sự hài hước và châm biếm. Các nhà hoạt động bất bạo động ngày nay đang khuyến khích một sự thay đổi chiến thuật biểu tình từ sự giận dữ, oán giận, và thịnh nộ sang một hình thái mới sắc bén hơn, bắt nguồn từ trò đùa, còn gọi là: “Chủ nghĩa đấu tranh bằng tiếng cười” (laughtivism).
Chỉ cần lấy ví dụ Trung Đông và Bắc Phi, nơi những người biểu tình bất bạo động đang sử dụng tiếng cười và sự hài hước để thúc đẩy những lời kêu gọi dân chủ của họ. Tại Tunisia, vào tháng Giêng năm 2011, vào lúc cao điểm của các cuộc biểu tình chống lại Ben Ali, một người đàn ông duy nhất – sau này trở thành bất hủ như một siêu anh hùng, còn gọi là Thủ lĩnh Bánh mì (Captain Khobza) – chống trả lại những kẻ trung thành với Ben Ali bằng tài hóm hỉnh sắc bén và bánh mì baguette của Pháp. Tại Ai Cập, một video kỳ dị mô tả Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsy như nhân vật Super Mario của trò chơi điện tử đang phát tán trên YouTube trong tháng ba này. Ở Sudan, các sinh viên chế giễu nhà độc tài Omar al-Bashir của Sudan bằng các cuộc biểu tình “liếm khuỷu tay” – một thuật ngữ liên quan đến lời xúc phạm mà ông này sử dụng để bôi nhọ phe đối lập dân chủ. Ngay cả tại Syria – nơi cuộc nội chiến đã cướp đi 70.000 tính mạng – các hình vẽ graffiti trào phúng và khẩu hiệu chua cay chống lại Assad đã gây kích thích các cuộc biểu tình đường phố.
Trong trường hợp cần nhắc lại để ai cũng biết, sự dính lứu đến chính trị của các diễn viên hài ở Trung Đông gần đây gây chú ý qua việc chính quyền Ai Cập quyết định đưa ra cáo buộc hình sự đối với chủ nhiệm của các buổi nói chuyện truyền hình, ông Bassem Youssef (người đàn ông thường được mô tả như là “gã Jon Stewart của Ai Cập”). Hành động của chính phủ Mohamed Morsy xác nhận rằng sự hài hước có khả năng khiến cho các thế lực cầm quyền bối rối. (Vào thời điểm này, ông Youssef vẫn được tại ngoại.)
Nhưng cách áp dụng chiến lược hài hước không chỉ giới hạn riêng ở Trung Đông và Bắc Phi. Tại Hoa Kỳ, các biểu tình viên “Chiếm Phố Wall” thường xuyên sử dụng sự hài hước để chế giễu các công ty Mỹ. Ai có thể quên những người biểu tình gây tức cười bằng cách cải trang thành các chú hề đấu bò tót đang thuần hóa tượng bò tót huyền thoại của phố Wall? Ngay cả ở Tây Ban Nha, nơi người biểu tình bị gọi là “những kẻ tức tối” (Indignados), tiếng cười là một vũ khí hiệu nghiệm. Các cuộc biểu diễn sân khấu trào phúng, cuộc huy động đám đông chớp nhoáng (flash mob), và sự bùng nổ dường như tự phát của ca hát và nhảy múa trở thành điểm nổi bật của phong trào chống chủ nghĩa tư bản ở Tây Ban Nha, giúp giảm căng thẳng và duy trì lòng nhiệt tình trong hai năm và hơn nữa. Người Nga cũng đã truyền tiếng cười vào các cuộc biểu tình của họ – bằng cách sử dụng tất cả mọi thứ từ bao cao su, con trăn, đồ dùng bệnh viện tâm thần, thậm chí cả đồ chơi Lego để chọc cười Putin.
Có một lý do tại sao sự hài hước được truyền vào kho vũ khí của người biểu tình ở thế kỷ 21: Nó hiệu nghiệm. Đối với mọi người, sự hài hước phá vỡ nỗi sợ hãi và xây dựng lòng tin. Nó cũng bổ sung thêm một yếu tố giảm nhiệt cần thiết, giúp các phong trào thu hút thành viên mới. Sau cùng, sự hài hước có thể kích động những phản ứng vụng về từ phía những kẻ chống lại phong trào. Các hành vi tuyệt vời nhất của trò cười buộc các đối tượng của nó rơi vào kịch bản cùng mất, xói mòn độ tin cậy của một chế độ bất kể nó phản ứng ra sao. Những hành động này không chỉ vượt qua ranh giới của trò đùa, chúng ăn mòn chất vữa giúp các nhà độc tài tồn tại: nỗi sợ hãi.
Hãy trở lại với Ai Cập thêm một lần nữa. Trong nhiều thập kỷ, Ai Cập của ông Mubarak là một quốc gia mà ở nơi đó đối lập chính trị bị dập tắt bởi bàn tay lạm dụng quyền xử phạt, bắt giữ và giết người bằng công cụ nhà nước. Mubarak sống trên nỗi sợ hãi đó, và ông ta có mọi lý do để hy vọng rằng có thể sử dụng nó để đè bẹp các cuộc biểu tình nổi lên từ gót chân của cuộc cách mạng Tunisia vào đầu năm 2011. Đó là lý do tại sao ông ta tố cáo người biểu tình phục vụ “các kế hoạch nước ngoài.” Nhưng thay vì mắc mưu chế độ, các nhà hoạt động thành công trong việc sử dụng văn hóa sợ hãi của Mubarak để chống lại ông ta. Trong những ngày đầu của cuộc biểu tình chống Mubarak, các nhà hoạt động đã mang đến Quảng trường Tahrir các máy tính xách tay thông thường với lời khiếu nại khéo léo: Họ đã để các kế hoạch nước ngoài của họ ở nhà. Sự thách thức của họ lan rộng nhanh chóng ra khỏi Quảng trường Tahrir, thường được thúc đẩy bởi các phương tiện truyền thông mới. Một thông điệp máy tính mô tả dòng chữ “Cài đặt Tự do” trên màn hình, hiển thị các tập tin được sao chép và dán từ một thư mục có tên là “Tunisia”. Bức ảnh này đi kèm với một thông báo lỗi ghi là “Không thể cài đặt Tự do: Hãy xóa ‘Mubarak’ rồi thử lại.”
Hài hước nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông chống lại ông Mubarak để phục vụ cho hai mục đích chính. Một mặt, lối chơi chữ dí dỏm, các biếm họa chua cay, và những màn trình diễn chế giễu làm cho ai cũng cảm thấy “thoải mái” khi đến quảng trường Tahrir và được nhìn nhận là tham gia hoạt động chính trị. Mỗi ngày, những đám đông lớn hơn cùng các gương mặt mới tham gia vào các cuộc biểu tình tại quảng trường – không phải chỉ vì họ muốn hất cẳng ông Mubarak, nhưng cũng bởi vì họ muốn trở thành một phần của “sự bùng nổ khôi hài” đang diễn ra trên toàn quốc.
Những người biểu tình ngày nay hiểu rằng sự hài hước tạo ra một cổng vào giá rẻ cho người công dân bình thường, những người không tự coi mình là đặc biệt quan tâm đến chính trị, nhưng bị chán nản và mệt mỏi với chế độ độc tài. Hãy mang lại tiếng cười cho cuộc biểu tình, người ta sẽ không muốn bỏ lỡ dịp hành động.
Mặt khác, các hoạt động hài hước và mưu mẹo nhắc nhở với thế giới bên ngoài rằng người biểu tình Ai Cập không phải là “những gã đàn ông trẻ tuổi bất bình” hoặc những kẻ cực đoan cuồng tín mà chế độ khiến cho họ tin tưởng như vậy. Một cách hiệu quả, sự hài hước truyền đạt một hình ảnh tích cực về cuộc nổi dậy của người Ai Cập và giành được thiện cảm của cộng đồng quốc tế.
Đó là một thông điệp mà giới trẻ của mùa xuân Ả Rập đã không quên. Sự đón nhận bản nhạc video “Shake Harlem” của thanh thiếu niên tại Ai Cập và Tunisia gần đây đã biến hoạt động chia sẻ nội dung trên mạng (Internet meme) thành một cuộc biểu tình châm biếm sôi nổi, nhấn mạnh đến những khát vọng sáng tạo dân chủ của rất nhiều người trẻ trên toàn khu vực. Một lần nữa, cộng đồng quốc tế buộc phải thừa nhận rằng giới trẻ trong khu vực không chỉ là những kẻ hooligans của bóng đá trên đài truyền hình – họ là những thanh thiếu niên trẻ tuổi háo hức nắm lấy thời cơ dân chủ. Họ chỉ muốn có thể làm việc đó một cách vui vẻ.
Hàng triệu người khác trên thế giới cũng làm như vậy. Bằng cách sử dụng hài hước, các nhà hoạt động đẩy những kẻ chuyên quyền rơi vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan: chính phủ có thể trấn áp những người chế giễu mình (và khiến cho chính mình thậm chí còn trở nên lố bịch hơn trong hành động) hoặc phớt lờ các hành vi châm biếm nhằm chống lại mình (và gây nguy cơ mở đường cho cơn lũ bất đồng chính kiến tràn vào). Thật vậy, khi phải đối mặt với một hành động nhạo báng trắng trợn, các chế độ đàn áp không có những lựa chọn tốt. Cho dù làm bất cứ việc gì, họ đều bị thua thiệt.
Nhưng có lẽ ví dụ tốt nhất đến từ Liên bang Nga của Putin. Tại đây xảy ra một cuộc biểu tình phản đối Putin ở Siberia bằng gấu bông, con chữ Lego, và các bức tượng South Park nhỏ. Đó chỉ là đồ chơi – không con người nào được phép tham gia. Rồi điều gì đã xảy ra? Các nhà chức trách Nga có tìm thấy thủ phạm không? Họ có bắt giữ các đồ chơi không? Bạn đánh cược rằng họ đã làm vậy. Sau khi tịch thu các bức tượng Lego nhỏ, các nhà chức trách Siberia áp đặt một lệnh cấm chính thức đối với tất cả các cuộc biểu tình bằng đồ chơi trong tương lai. Trên cơ sở nào? Lý do là đồ chơi được sản xuất tại Trung Quốc.
Trong những tháng sau đó, trò cười của các quan chức gặp rắc rối ở Siberia đã lan tỏa nhanh chóng. Trong quá trình này, chúng nhắc nhở các nhà độc tài trên toàn thế giới biết rằng một khi tiếng cười và sức mạnh nhân dân vùng thoát khỏi sự giam cầm, không có gì có thể ngăn chúng lại.
Hài hước chính trị thuộc dạng cổ xưa như bản thân chính trị. Châm biếm và giễu cợt đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để nói lên sự thật trước cường quyền. Chúng truyền vào các cuộc biểu tình chống lại Liên Xô trong những năm 1980, các cuộc biểu tình hòa bình trong những năm 1960, và truyền cảm hứng cho các phong trào kháng chiến ở các vùng lãnh thổ bị Đức Quốc xã chiếm đóng trong những năm 1940. Tuy nhiên, các nhà hoạt động bất bạo động ngày nay đã nâng sự hài hước lên cấp độ khác. Tiếng cười và niềm vui không còn thuộc về bên lề trong chiến lược của một phong trào; giờ đây chúng phục vụ như là một phần trọng yếu trong kho vũ khí của các nhà hoạt động, đem lại cho phe đối lập một bầu không khí thoải mái, giúp phá vỡ nền văn hóa bị thấm nhuần bởi sợ hãi trước chế độ, và kích động chế độ gây ra những phản ứng làm xói mòn tính hợp pháp của nó.
Tất nhiên, chỉ bởi vì tiếng cười bây giờ là phổ biến trong cuộc đấu tranh bất bạo động, việc sử dụng tiếng cười không có nghĩa là dễ dàng. Ngược lại, cuộc đấu tranh bằng tiếng cười đòi hỏi một nguồn sáng tạo liên tục để duy trì sự hiện diện trên các trang tin tức, các trang nhất của báo chí và trên mạng tweet, cũng như việc duy trì đà phát triển của phong trào. Nếu thiếu tính sáng tạo và sự nhanh trí, cuộc đấu tranh bằng tiếng cười có thể bị suy yếu trước khi phong trào đạt được tham vọng. Nếu thiếu tính kỷ luật và phán đoán đúng đắn, sự nhạo báng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn và bạo lực.
Nhưng một khi hiệu nghiệm, thì nó thực sự hiệu nghiệm. Trong trường hợp cái thùng bị bắt ở Serbia, ban đầu có vẻ như đó chỉ là những hành vi hài hước riêng lẻ, nhưng chúng sớm chứng tỏ khả năng truyền nhiễm, tạo cảm hứng cho các nhà hoạt động trên khắp đất nước. Chẳng bao lâu sau, Otpor từ một nhóm sinh viên nhỏ chuyển biến thành một phong trào quốc gia gồm 70.000 thành viên. Một khi rào cản của nỗi sợ hãi bị phá vỡ, Milosevic không thể ngăn chặn được nữa.
Ngọc Hoà chuyển ngữ
 
Nguồn: Dịch từ tiếng Anh: Srdja Popovic & Mladen Joksic, Why Dictators Don’t Like Jokes, Foreign Policy, ngày 05 Tháng Tư 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle
http://www.thepach.com/vi/vi-sao-doc-tai-khong-thich-tro-cuoi/

Đằng sau sự bực dọc của ‘bầu Gỗ’

Nhã Trần (Danlambao) – Chỉ cần có những trải nghiệm kinh doanh trong cuộc đời, cộng với chuyện học hỏi, thu thập kiến thức về thương trường, người ta có thể trở thành một chuyên gia kinh tế. Với người có tầm nhìn xa trông rộng, tư duy sắc sảo uy tín sẽ được tạo nên từ những giá trị tư tưởng của họ mà xã hội tin tưởng, đón nhận.
Một anh kinh doanh bất động sản (BĐS) chưa hẳn là một chuyên gia kinh tế nếu trong đầu anh tư duy chỉ thuần… đất!
Bởi anh không là chuyên gia kinh tế nên nào biết điển tích kinh tế: Drop Dead ! Và anh hồ đồ nghĩ người ta thiếu văn hoá khi hiểu câu nói của họ theo suy luận của anh là: “cho chết mẹ nó đi!”
Có rất nhiều nhà báo viết bình luận bóng đá cực hay dù cả đời chưa lần nào động chân vào trái bóng!
Thuật ngữ “bỏ bóng đá người” được hiểu thuần diễn tả một tâm trạng bực bội, cay cú rồi dẫn đến hành vi xấu. Nói nhẹ hơn là không… fair.
Trong bối cảnh ảm đạm của thị trường BĐS hiện nay phát biểu bực dọc của ‘bầu Gỗ’ đối với chuyên gia Alan Phan cho ta thấy phản ứng hốt hoảng của giới đầu cơ đất. Điểm yếu của ông Đức chính là thị trường BĐS (cho dù ông đã “trúng đậm” trong lĩnh vực này) vì những năm trước đây lợi nhuận kinh hoàng từ đất đã thu hút sự đầu tư vào nó từ những dòng vốn các nghành kinh doanh khác của ông. Nói cách khác là ông đã… bỏ trứng vào một giỏ!
Nhiều phát biểu của bầu Đức tựu trung một ý chí rằng dù có giảm giá bán nhà đất như thế nào đi nữa ông vẫn còn lời (chán). Ông không hề nhắc đến chữ lỗ, ông không biết thua trong kinh doanh. Việc ông thắng liên tục trong nhiều canh bạc đã làm ông quên mất quy luật phải thua. Hoặc có thể lý giải một cách khác là lòng tham vô đáy khiến ông không chấp nhận sự mất mát, thua lỗ trong kinh doanh.
Ông đang khấp khởi hy vọng nhà nước bơm xu để cứu tiền của ông thì một anh lạ hoắc tít tận trời Tây phán một câu xanh rờn: “Cứu làm gì. Cho nó chết”. Khốn nỗi tiếng nói ông này cũng khiến các quan hơi chùn tay vì sợ bàn dân… dị nghị. Đúng là “thọc gậy bánh xe”!
Thôi thì, giả thiết, nồi cơm có bể, gạn hết đất sạn ông vẫn còn có chén ngon để ăn. Chứ con cá còn mỗi miếng xương nhiều người tranh nhau mút, không khéo… loạn đấy!
danlambaovn.blogspot.com

Giải Mâm xôi vàng

 

Phạm Thanh Nghiên – Giải “Mâm xôi vàng” (Golden Raspberry Awards hay Razzies) là một giải thưởng Điện ảnh do John Wilson lập ra năm 1980 với mục đích làm giải thưởng Điện ảnh ngược với giải Oscar, theo đó giải “Mâm xôi vàng” sẽ được trao cho những tác phẩm điện ảnh, các vai diễn và các hạng mục khác liên quan đến điện ảnh được coi là dở nhất trong năm của Điện ảnh Hoa Kỳ. Trong tiếng Anh, “Raspberry” còn là từ thân mật để chỉ tiếng tặc lưỡi hay bĩu môi (như âm thanh khi trung tiện), tỏ ý chế nhạo hoặc khinh miệt.” (Theo Wikipedia).
Nền điện ảnh Việt Nam không thể so sánh với điện ảnh Hoa Kỳ. Không có giải Oscar, không có giải “Mâm xôi vàng” nhưng có những sự thật khốc liệt với những phận người vô cùng đặc biệt mà nếu được dựng thành phim, người Mỹ có lẽ rất sửng sốt.
Đặt giả thiết có một bộ phim mang tên: “Ngài X, Đoàn Văn Vươn và những người bạn”. Trong phim này, nhân vật trung tâm là ngài X – chủ một “Tập đoàn quyền lực” đang có tham vọng chen chân vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và kiếm điểm trong cuộc đối thoại Nhân quyền sắp tới với “tên đế quốc sừng sỏ” Hoa Kỳ nhằm có được những quyền lợi mà ngài muốn. Nhân vật chính của phim là ông Đoàn Văn Vươn và những vai phụ là những người yêu công lý, trong đó có cả tôi, tác giả bài viết này, gọi chung là những người bạn của Đoàn Văn Vươn. Chúng ta hãy xem những ngày vừa qua, ngài X và “tập đoàn quyền lực” đã diễn bài Nhân quyền trong cuốn phim “Ngài X, Đoàn Văn Vươn và những người bạn” như thế nào để xét tặng cho ngài giải Oscar hay giải Mâm xôi vàng nhé?
Đoàn Văn Vươn là một kỹ sư nông nghiệp. Từ nhiều năm trước, ông đã thực hiện việc quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản. “Ông khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè, người thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn biển. Đau đớn nhất là cái chết của con gái đầu tám tuổi bị rơi xuống cống chết đuối trong một lần theo bố mẹ ra đầm”. (Theo Chất lượng Việt Nam/Bách khoa toàn thư mở).
Tất cả những thành quả mồ hôi, xương máu của ông trong một khoảnh khắc đã trở thành tan hoang, mây khói. Vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn và các anh em khác của ông đã trở thành nạn nhân của một chính sách sai lầm, một âm mưu ăn cướp có hệ thống và kết quả là gia đình ông bị dồn đến bước đường cùng, bị cướp tài sản và bị đi tù với một thứ tội danh thật rùng rợn: Giết người – dù không có một ai bị chết.
Khi sự việc Đoàn Văn Vươn bùng nổ, ngài X đã ra một thông báo “Kết luận về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” và ngài khẳng định: “UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn…”. Chi tiết hài hước và có thể coi như đắt giá nhất là Tòa án Hải Phòng đã chống lại kết luận trước đó của ngài X để rồi nạn nhân, người bị hại phải nhận hình phạt 5 năm tù giam.
Ba người anh em khác của ông Vươn lần lượt nhận các mức án tù về tội danh “Giết người”, cụ thể:
Ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù giam
Ông Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù giam
Ông Đoàn Văn Vệ: 2 năm tù giam.
Bà Phạm Thị Báu:18 tháng tù treo, thử thách 36 tháng.
Bà Nguyễn Thị Thương: 15 tháng tù treo, thử thách 30 tháng.
Trong khi đó, Lê Văn Hiền, Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan, những quan chức cộng sản, thủ phạm chính gây ra bi kịch Đoàn Văn Vươn chỉ bị tuyên 15 đến 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Quan chức duy nhất không được hưởng án treo như đồng sự là ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, người từng phản đối việc cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn, bị kết án 30 tháng tù giam. Nếu tinh ý, có thể thấy trang phục của các bị cáo cũng có sự khác biệt. Anh em họ Đoàn khi ra tòa phải mặc đồng phục của Trại tạm giam còn các quan chức được mặc comple, quần âu áo sơ mi “đóng thùng” rất lịch sự.
Hành động của Tòa án HP chẳng khác nào đưa ngài X – sếp lớn của họ – rơi vào thế “việt vị” nếu phân tích theo ngôn từ của Luật bóng đá. Miêu tả đúng bản chất sự việc thì đây là sự vận hành của một bộ máy yếu kém và giả dối. Nhận xét theo góc nhìn điện ảnh thì ngài X và cả bộ sậu của ngài đã không chuẩn bị kỹ từ khâu kịch bản. Kết quả là các vai diễn đã trở nên lố bịch, diễn viên đi lại lộn xộn, va mặt vào nhau trước ống kính máy quay. Mặc dù được thông báo đây là một “phiên tòa công khai”, nhưng ngay từ nhiều ngày trước đó, chiếc mặt nạ Nhân quyền đã bị đế giầy của công an dẫm nát. Bạn bè, người thân của ông Đoàn Văn Vươn, những người quan tâm muốn kéo đến tòa án Hải Phòng để theo dõi phiên xử đều bị lực lượng an ninh ngăn cản. Trước phiên xử Đoàn Văn Vươn gần một tuần, nhà riêng của tôi cũng bị công an bao vây canh gác. Trong vòng bốn ngày, tôi bị chính quyền địa phương triệu tập hai lần (ngày 28.3 và 1.4.2013). Chưa kể giữa đêm khuya họ đập của đòi vào nhà “kiểm tra hộ khẩu”.
Ngay từ sáng sớm ngày 2 tháng 4, Hải Phòng chìm trong một bầu không khí sặc mùi khủng bố. Mộ số xe khách chở bà con dân oan đến phiên tòa để ủng hộ ông Đoàn Văn Vươn đã bị chặn ngay tại cửa ngõ vào thành phố. Nhiều người bị xua đuổi, thậm chí bị đàn áp, đánh đập, bắt giữ hàng giờ đồng hồ khi tìm cách tiến đến khu vực Tòa án. Trong số những người bị bắt giữ có bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Trương Dũng, ông Nguyễn Chí Đức, một số bạn trẻ khác. Nghiêm trọng nhất, ông Trương Dũng đã bị những kẻ “bảo vệ phiên tòa” đánh đập dã man đến nỗi phải nhập viện. Trong lúc ông Trương Dũng nhập viện, rất nhiều công an (cả sắc phục lẫn thường phục), dân phòng canh gác bên ngoài, gây khó khăn cho việc chữa trị cũng như việc thăm hỏi ông Dũng. Theo thông tin được lan truyền trên mạng xã hội, trưa hôm sau ông Dũng đã bị… quẳng ra bến xe buộc phải trở về Hà Nội trong tình trạng vô cùng đau đớn và hoàn toàn bị cô lập bởi điện thoại của ông đã bị tước mất.
Việc bắt bớ và phong tỏa không chỉ diễn ra quanh khu vực Tòa án. Hàng chục công an (đa số mặc thường phục) được trang bị cả xe cảnh sát, máy bộ đàm cầm tay đổ bộ tới khu vực nhà tôi nhằm ngăn cản những người bạn từ phiên tòa ghé thăm tôi vốn đang bị tù tại gia. Một số phương tiện giao thông như ôtô, xe taxi đều không được phép đi vào khu vực này. Sáng ngày mùng 2 tháng 4, hai anh Ngô Nhật Đăng và Nguyễn Lân Thắng bị bắt ngay đầu ngõ. Chiều cùng ngày, hai người khác là ông Đỗ Viết Kết và anh Nguyễn Việt Hưng cũng bị bắt ngay tại cổng. Cả bốn người đều không thể vào nhà và bị bắt với cùng một lý do dám “đến thăm người từng bị đi tù và đang bị quản chế”. Họ chỉ được thả khi đã chịu thẩm vấn hàng giờ đồng hồ tại trụ sở công an phường Đông Hải 1, quận Hải An.
Nạn nhân tiếp theo là Nguyễn Hoàng Vi, một blogger rất nổi tiếng. Cô là một trong bẩy phụ nữ được Tổ chức IFEX vinh danh vì đã có những “nỗ lực tranh đấu cho Quyền tự do phát biểu” và là người đứng đầu trong bản Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do. Có khoảng hai chục công an chờ sẵn ngoài cổng và bắt Hoàng Vi đi trong khi một toán khác dùng vũ lực đẩy tôi vào nhà. Một người trong số đó đã đe dọa hành hung tôi đồng thời hắn buông những lời chửi rủa rất tục tĩu, giơ tay cướp máy chụp hình nhưng không thành. Trong quá trình chịu thẩm vấn tại đồn công an, Hoàng Vi đã bị “tịch thu” thánh giá, thu máy điện thoại và một số đồ dùng khác.
Như vậy chỉ trong vòng hai ngày, đã có năm người bị bắt chỉ vì tới thăm tôi. Khi tôi gõ những con chữ này thì vừa hay tin anh Nguyễn Chí Đức, (người từng bị bắt giữ hôm mùng 2 tháng 4) bị đánh trọng thương phải nhập viện. Trên các mạng xã hội, nhiều người không ngần ngại khẳng định thủ phạm gây ra vụ việc là mật vụ cộng sản. Chí Đức là một người khá nổi tiếng không chỉ vì lá đơn xin ra khỏi đảng. Hình ảnh anh hứng trọn một cú đạp vào mặt khi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược hồi năm 2011 được loan tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Người công an tên Minh vì “thành tích” này cũng trở nên nổi tiếng.
Đã hai tuần liên tiếp tôi không thể ra khỏi nhà, cũng không ai được tới thăm. Một người hàng xóm mua đồ ăn sáng cho tôi đã bị công an chặn lại với câu hỏi đầy đe dọa: “có muốn ra phường ngồi không?”. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi ở một mình trong tình trạng hoàn toàn bị cô lập, khủng bố nhiều ngày? 
Câu chuyện về một gia đình có tới ba cha con là những nhà hoạt động nhân quyền trở thành nạn nhân của sự vi phạm nhân quyền trầm trọng: Gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn. Con gái út của ông, cô Huỳnh Khánh Vy mới sinh nở liên tục bị đe dọa, gây khó khăn trong cuộc sống và trong công việc chỉ vì là “con gái của một nhà bất đồng chính kiến”. Con trai ông, anh Huỳnh Trọng Hiếu bị cấm xuất cảnh ngoài lý do trên còn vì những bài viết thể hiện quan điểm trái với đảng cộng sản. Sự việc trở nên tồi tệ khi nửa đêm ngày 3 tháng 4, những kẻ lạ mặt đã ném chất bẩn vào nhà ông. Trong bài viết tường trình lại sự việc trên, Huỳnh Thục Vy, con gái cả của nhà văn đồng thời là một nhân vật tranh đấu rất nổi tiếng đã khẳng định đây là “trò bẩn của an ninh cộng sản”.
Không biết ngài X và “Tập đoàn quyền lực” của ngài có giành được ưu thế trong cuộc Đối thoại Nhân quyền sắp tới với Hoa Kỳ và thực hiện được ước mơ trở thành thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hay không? Nhưng xem ra, vai diễn Nhân quyền của ngài đã quá vụng về, chỉ xứng với giải Mâm Xôi Vàng mà thôi. Thành thật chia buồn cùng ngài X!
http://thanhnghienpham.blogspot.com/2013/04/giai-mam-xoi-vang.html

KHẨN CẤP: HỌA SĨ LÊ QUẢNG HÀ ĐANG BỊ ĐE DỌA

 Tễu

FACTORY KHÔNG IM LẶNG !
Lê Quảng Hà
 
Tôi là một người luôn mang tư tưởng lạc quan đến vô bờ., với mong muốn sống tốt, sống có ích để đóng góp và cống hiến cho xã hội và cộng đồng . Mặc dù vẫn biết rằng chẳng có gì là tuyệt đối ,Mặt trái mặt phải, cái tốt cái xấu, cái thiện cái ác vẫn song song tồn tại và đấu tranh với nhau. Nhưng  những trải nghiệm của chính mình với những gì đã xẩy ra trong thời gian vừa qua . đã thực sự làm tôi rùng mình khi nhận ra rằng cái mặt trái, cái xấu cái ác đang thắng thế bao trùm xã hội và được chấp nhận như một lẽ đương nhiên. Nó không còn ngấm ngầm,lén lút trong bóng tối, nó công khai trắng trợn. Luật rừng thay cho luật pháp! Thậm chí cả những người đại diện cho luật pháp cũng công nhận nó như giải pháp tối ưu để giải quyết những mâu thuận của xã hội.
Tôi xin được kể ra đây  câu chuyện của chính mình.  Để tất cả cùng suy ngẫm rồi tìm ra những giải pháp với mong muốn chúng ta và con cháu chúng ta sẽ được sống trong một xã hội văn minh hơn , an toàn hơn.

Từ cuối năm 2009 tôi và các cộng sự cùng nhau bàn bạc để tạo nên một không gian văn hóa nghệ thuật thật đặc biệt cho tất cả các nghệ sỹ trong nhiều lĩnh vực của văn hóa nghệ thuật , những người yêu nghệ thuật và cả những người  chưa yêu nghệ thuật với một niềm tin sẽ thổi vào tâm hồn họ tình yêu ấy , bởi với tôi nghệ thuật là chất gắn kết tâm hồn tình cảm của xã hội . Nó thanh thản hay giằng xé, nó đau đớn hay hạnh phúc , nó hy vọng hay tuyệt vọng , nó ngợi ca hay lên án….Thì đó cũng là cách mỗi người được bày tỏ nhận thức, tình cảm thậm chí chỉ là sự giải tỏa một cách hòa bình . Với những suy nghĩ như vậy , chúng tôi đã biến những căn phòng rời rạc, cấp 4 cơi nới trên gác trong một ngõ nhỏ của ngõ Bảo Khánh thành Factory , một không gian đầy ấn tượng và khỏe mạnh .
Thật là kỳ công và cả mạo hiểm , tôi đã phải tính toán tỷ mỷ từng góc nhìn cũng như cấu trúc để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn khi sửa chữa để khắc phục môt ngôi nhà đã xuống cấp do tính tạm bợ của lịch sử để lại  . Nó phải thể hiện được tính hiện đại một cách khỏe mạnh nhưng cũng phải gần gũi cởi mở. Thật không uổng công cho những vất vả ,cuối cùng chúng tôi đã được đền đáp bằng sự hưởng ứng và khích lệ của đông đảo bạn bè và khách đến từ  trong và ngoài nước ngay từ những ngày đầu .
Với phương châm giới thiệu và trao đổi các loại hình nghệ thuật mới, Factory trên thực tế đã thực sự là nơi lui tới giao luu và thưởng thức của các văn nghệ sỹ trong ngoài nước, các đại sứ, các tham tán văn hóa cùng những người yêu  nghệ thuật..Với phong cách cởi mở và thân thiện tất cả họ đã coi Factory như nhà của họ,
Tôi muốn nói nhiều hơn về tinh thần văn hóa của Factory, cũng như hình hài cấu trúc của nó bằng tất cả sự chìu mến và yêu thương ,bởi nó không chỉ là một quán bar café hay một không gian văn hóa đơn thuần mà nó chính là một tác phẩm hoành tráng nhất, tâm huyết nhất mà tôi đã từng làm từ trước tới nay.
Nhưng lòng uất nghẹn bởi sự độc ác của ai đó mà tôi phải hứng chịu từ khi Factory mới đi vào hoạt động . Tôi đã cố nuốt sự phẫn uất từng ấy năm trời với một niềm tin vào chân lý và sự công bằng với hy vọng rồi mọi việc sẽ qua đi khi mọi người thấu hiểu tấm lòng của tôi cùng những gì thật ý nghĩa mà Factory sẽ chia sẻ cùng cộng đồng.
Nhưng  sự độc ác xuất phát từ lòng tham là vô  độ  không thể cải hóa  mà  sự chịu đựng của mỗi con người thì hữu hạn . Thời khắc này đây là sự tột  cùng của sức chịu đựng trong tôi.. Khi cái ác đã trở thành đương nhiên và công khai luôn bủa vây tôi với mức độ ngày càng tàn độc và thâm hiểm. Nó muốn giết tâm hồn tôi , danh dự tôi nhân phẩm tôi thậm chí cả thể xác tôi, Những thứ đó không  phải do trí tưởng tưởng của một nghệ sỹ , mà nó hiện hữu cụ thể . Mọi người đều biết và đều thấy., hơn nữa,  nó lại được sự bao che và bảo vệ bởi một thế lực vô cùng khó hiểu.
Factory và tôi thường xuyên bị các nhóm xã hội đen và côn đồ tấn công, khủng bố, vu khống bôi nhọ danh dự, đe dọa đến tính mạng ngay từ những ngày đầu mới mở cửa.  Các sự vụ  đều được trình báo đến các cơ quan công quyền nhưng không những  không được giải quyết , mà  tôi,  người bị hại đi tố cáo còn bị đối xử như tội phạm với mọi hình thức như khủng bố tinh thần và áp cung . Hàng chục lá đơn đã được gửi tới các cấp chính quyền nhưng chỉ như đá ném ao bèo với sự im lặng khó hiểu . Đến khi nhận được thông báo đến công an để trả lời đơn thư tố cáo,  tôi lại được chính là người bị tôi tố cáo trả lời . Khôi hài và nhạo báng đến mức này thì chắc Aziz   Nexin cũng không thể nghĩ ra .
Factory mới hoạt động được hơn 1 năm thì  chủ nhà đã gửi đơn lên tòa án đơn phương chấm dứt hợp đông mặc dù hợp đồng đã được công chứng hợp pháp còn giá trị đến 7 năm ? Nhưng thôi, dù gì tôi cũng nhẹ cả người với hy vọng trắng đen sẽ rõỉ ràng . Để từ nay đêm không còn lo xã hội đen khủng bố , ngày không thấp thỏm bị công an gọi lên ép cung.
Lần đầu  trong đời tôi đến tòa án, nơi  có  biểu tượng hình cán cân công lý trang nghiêm,, nên đã cẩn thận ăn mặc trang trọng .Nhưng  gặp thẩm phán Huyền, ấn tượng  chị ta chợ búa và chao chát còn hơn hàng tôm hàng cá ngoài chợ .Cũng giăng bẫy,  cũng áp cung và lừa cung. Thật vô cùng mệt mỏi. Factory là một địa chỉ Văn hóa có uy tín, nên rất nhiều nghệ sỹ và các nhà báo quan tâm số phận của nó. Tôi muốn công khai phiên tòa này , và gửi thẩm phán danh sách  báo chí và truyền hình tôi muốn mời . Chẳng hiểu vì lý do gì hơn một năm rồi mà phiên tòa vẫn chưa mở ? Thời gian càng kéo dài mối nguy hiểm càng gia tăng.
Đúng như những gì tôi lường trước , từ trước Tết đến giờ nhà tôi bị khủng bố dồn dập của xã hội đen . Lần nào tôi cũng làm đơn đến các cơ quan chức năng . Với đầy đủ chứng cứ , thừa mức để khởi tố về các tội danh  hình sự . Nhưng không hiểu tại sao, không kẻ nào bị  xử lý.  Tôi còn  được chính công an bố trí đi đàm phán với xã hội đen . Mà nào có phải là đàm phán . Một lũ gần chục tên đầu bò đầu bướu săm trổ đầy mình vây quanh tôi . Chúng ra tối hậu thư yêu cầu thực hiện ngay. Thực chất là khủng bố tinh thần để cưỡng đoạt tài sản có sự chứng kiến của chính quyền . May mà tôi đã thoát khỏi  ổ quỷ đó.
Tưởng thế là may và tự hứa , từ nay không bao giờ dại dột tin tưởng ai để  đưa mình vào những chỗ nguy hiểm như thế nữa .  Ai dè chính các đồng chí công an lại khuyên tôi nên chấp nhận những yêu cầu của nhóm xã hội đen đó để bảo toàn danh dự , chứ luật pháp cũng chẳng giúp được gì cho tôi. Nếu không chấp nhận các đồng chí ấy sẽ không giúp được  nữa . Nghĩa là “Một mình chống lại Mafia”. Tôi đã suy nghĩ , rồi trả lời với các đồng chí ấy : “Tôi từ lời nói đến công việc thậm chí trong suy nghĩ đều chống lại cái xấu , cái ác . Bây giờ cái ác , cái xấu  đe dọa mình, không lẽ  mình  sợ hãi đầu hàng hèn nhát .? Hóa ra từ xưa đến nay mình là kẻ nói dối ? Những tác phẩm mình làm ra cũng chỉ là sự dối trá.  Tôi không thể chấp nhận được.Vấn đề không phải tài sản vật chất bị mất , mà tôi cũng mất luôn danh dự và nhân phẩm”. 
Cuộc sống của tôi bây giờ thực sự vô cùng nguy hiểm khi cái ác cái xấu luôn rình  rập tôi ở mọi nơi, mọi lúc. Tôi phải vượt qua sự sợ hãi này. Vũ khí của tôi để chống lại cái ác và cái xấu chính là sự lên tiếng của công luận và lương tâm của tất cả mọi người.
Hãy nắm chặt tay tôi, chúng  ta cùng thắp sáng ngọn lửa của lương tri  và cùng nhau bước qua bóng tối !
Hà Nội  6/4/2013
Lê Quảng Hà