Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Ngày 08/10/2013 - Nợ chính phủ đang tăng mạnh : Liệu Quốc hội có đóng nổi vai trò kiểm soát ?

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lăng kính báo Pháp (RFI) - Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời để lại nhiều thương tiếc trong lòng người dân Việt Nam lẫn giới nghiên cứu tại phương Tây. Đối với ba tờ báo lớn của Pháp sáng thứ Hai 07/10/2013 - Le Monde, Libération và L'Humanité - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng của Việt Nam, xứng đáng được xem như một chiến lược gia ngoại hạng của thế kỷ XX.
  • Bạo động tại Ai Cập, hơn 50 người chết (RFI) - Bạo động lại bùng lên tại Ai Cập. 5 quân nhân tử vong trong một vụ phục kích vào sáng ngày 07/10/2013 tại Ismaila, dọc trên kênh đào Suez. Trụ sở cơ quan an ninh nhà nước ở phía đông bắc Cairo bị tấn công, hai nhân viên thiệt mạng.
  • Lào sắp xây thêm đập trên dòng chính sông Mêkông (RFI) - Ủy hội Quốc tế Sông Mêkông cần phải khẩn cấp triệu tập một cuộc họp về một kế hoạch tai hại vừa được chính quyền Lào thông báo. Đó là đề án xây dựng đập thủy điện Don Sahong, con đập thứ hai trên dòng chính sông Mêkông sau đập Xayaburi đang được xúc tiến.
  • WB hạ dự báo tăng trưởng của châu Á (RFI) - Tăng trưởng của khu vực Đông Á và Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2013 và 2014 theo thứ tự chỉ đạt 7,1 % và 7,2 %, thấp hơn so với dự phóng đã được công bố hồi tháng 4/2013.
  • Khủng hoảng ngân sách Mỹ bao trùm không khí Thượng đỉnh APEC (RFI) - Hôm nay, 07/10/2013, Thượng đỉnh Diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương - APEC - khai mạc tại Bali, Indonesia trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới chưa sáng sủa và Hoa Kỳ lại bị rơi vào tình trạng tê liệt do khủng hoảng ngân sách. Sự kiện đáng chú là Tổng thống Mỹ Barack Obama không tham dự APEC, một diễn đàn quan trọng bao gồm các quốc gia chiếm tới một nửa tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.
  • Bạo động tiếp diễn tại Ai Cập (VOA) - Các giới chức an ninh Ai Cập cho biết các tay súng đã giết chết 5 binh sĩ tại một khu vực nhiều biến động dọc theo Kênh đào Suez hôm nay
  • Thượng đỉnh APEC khai mạc tại Bali (VOA) - Lãnh đạo các nước Châu Á-Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam chiều 7/10 khai mạc Hội nghị APEC lần thứ 21 tại đảo nghỉ mát Bali của Indonesia
  • Có nên thưởng cho đàn áp ở Việt Nam? (BBC) - Báo Mỹ Washington Post đăng xã luận cuối tuần đặt vấn đề về thái độ và hành động của chính quyền Mỹ với đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở VN.
  • Trung Quốc dọa Mỹ-Nhật-Úc, Hàn Quốc tố tàu cá TQ (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc dọa Mỹ, Nhật, Úc chớ liên kết trong tranh chấp biển, Philippines xúc tiến xây căn cứ gần Trường Sa, Hàn Quốc tố tàu cá TQ đánh bắt trái phép 4.600 lần, Mỹ khen ngợi thái độ hợp tác của Tổng thống Assad...là những tin tức thời sự chính ngày 7/10.
  • Việt - Nhật siết chặt an ninh hàng hải tại APEC (BaoMoi) - Trong cuộc hội đàm bên lề APEC, Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhất trí thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải giữa hai nước trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm mọi cách đe dọa Mỹ - Nhật can thiệp vào tranh chấp Biển Đông.
  • Trung Quốc bí mật xây căn cứ tàu ngầm? (BaoMoi) - (NLĐO) – Để tăng cường ảnh hưởng trên biển trong vấn đề chủ quyền ở biển Đông, Trung Quốc không chỉ xây dựng một căn cứ tàu sân bay mà còn thiết lập một cơ sở tàu ngầm “kín đáo” ngoài khơi đảo Hải Nam.
  • Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam? (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - Theo tờ Mainichi Shimbun (trụ sở tại Tokyo), nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên vùng Biển Đông, Trung Quốc không chỉ xây căn cứ tàu sân bay mà còn đang thiết lập căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất tại đảo Hải Nam.
  • Trung Quốc dằn mặt Mỹ, Nhật tại APEC (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc cảnh báo Mỹ, Nhật, Australia không kết bè kéo phái, lợi dụng liên minh để có cớ can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
  • Trung Quốc: Mỹ-Nhật-Úc không can thiệp tranh chấp lãnh hải (BaoMoi) - Trung Quốc cho rằng Mỹ, Australia và Nhật Bản không nên sử dụng cơ chế liên minh tam giác này như là công cụ can dự vào các tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời kêu gọi các nước này không gây thêm căng thẳng tại khu vực.
  • Trung Quốc lên giọng: Mỹ, Nhật và Úc hãy tránh xa Biển Đông, Hoa Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc kêu gọi các nước liên quan "tôn trọng sự thật, phân biệt đúng sai, phải thận trọng ngăn chặn tất cả các lời nói và việc làm không có lợi cho việc xử lý đúng đắn vấn đề này và làm suy yếu sự ổn định trong khu vực"!?
  • Trung Quốc nổi giận “phản pháo” Nhật Bản (BaoMoi) - Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua (6/10) đã lên tiếng bác bỏ những lo ngại mà phía Nhật Bản đặt ra liên quan đến “cái gọi là an ninh hàng hải và các hoạt động hàng hải của Trung Quốc”.
  • Úc ‘nêm mắm’ với Trung Quốc, ‘bớt muối’ tại Biển Đông (BaoMoi) - Nước Úc dù không có Kevin Rudd - người theo đường lối thân Trung - thì một thái độ "lãnh đạm" trước các xung đột trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ vẫn được duy trì. Tân Thủ tướng Tony Abbott ngay trước khi khởi động cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã thẳng thừng tuyên bố: Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một “lợi ích”, chứ không phải mối đe dọa.
  • Trung Quốc nuôi mộng xây dựng "Con đường tơ lụa" ở Biển Đông với ASEAN (BaoMoi) - (GDVN) - Chừng nào Trung Quốc còn trì hoãn COC, chừng nào còn cái gọi là đường lưỡi bò phi pháp tham vọng chiếm 85% diện tích Biển Đông thì chừng có chưa thể có các hoạt động hợp tác hay cái gọi là "Con đường tơ lụa" như Bắc Kinh đang theo đuổi hòng hiện thực hóa âm mưu đường lưỡi bò.
  • Mỹ - Trung: Những động thái trái chiều (BaoMoi) - Ông Obama hoãn đi thăm cả bốn nước châu Á do chính phủ Mỹ tạm "đóng cửa", trong khi "bộ đôi" Tập Chủ tịch và Lý Thủ tướng đã/sẽ triển khai công du sang một số nước ASEAN. Điều này gây xôn xao dư luận về các động thái mới của hai nước lớn này tại khu vực.

Anh Chí - Hai tấm hình, hai cách ứng xử, một con người

Trên mạng và báo chí nhà nước đang phát sốt với hình ảnh người lính dân tộc Mông, Phàng Sao Vàng đi hàng trăm km để xuống viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bức ảnh được hàng trăm tờ báo, hàng nghìn trang mạng lan truyền làm cho biết bao nhiêu người rơi nước mắt về tình cảm của ông.
996926_4964243158861_872853648_n.jpg
Vâng, cũng con người ấy ở một góc chụp khác trong một hoàn cảnh khác thì KHÔNG một tờ báo nào của nhà nước đưa lên cho bạn đọc biết. Nó chỉ được lan truyền trên những trang blog cá nhân của những blogger "dở hơi" chuyên lo "chuyện bao đồng" và được chính quyền coi là "những kẻ phản động".
1374910_4964243638873_1322915758_n.jpg

Xin được hỏi 2 câu hỏi, một dành cho giới truyền thông nhà nước, một dành cho các cấp cầm quyền Việt Nam:

1) Dành cho giới truyền thông: Khi người lính già ấy giương khẩu hiệu kêu oan ở Vườn hoa Dân Oan (tức vườn hoa Lý Tự Trọng) ngay bên Hồ Tây lộng gió thì các bạn ở đâu, sao không đưa tin và ảnh lên?

2) Dành cho giới chức cầm quyền Việt Nam: Thế lực nào đã đẩy ông ra nông nỗi như vậy: Người Pháp, người Mỹ hay bọn "phản động"?

Nào các bạn đọc, các bạn đã rơi nước mắt khi thấy hình ảnh cảm động của người lính già đi viếng vị tướng, xin các bạn một lời bình cho bức ảnh thứ hai. Có tiếc gì nước mắt mà hà tiện chứ, phải không các bạn. Còn tôi, nước mắt đã khô, đởn giản vì tôi đã khóc cho những người dân oan như thế này đã quá nhiều rồi.

Nguồn: Facebook Anh Chí
* * *

Mới đưa bài lên thì nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ đã có lời bình bằng bài thơ sau:

Cứ Nguyễn đã chia sẻ một liên kết qua Hồ Ly Tiên.
Chiến công là chiến công dày
Nhưng phận quá mỏng dưới chân bạo quyền
Anh hùng nào phải nhìn nghiêng
Vẫn nghiêm chỉnh mắt thẳng nhìn oan khiên...

Trên blog Đoan Trang cũng có bài viết như sau, có cả bản dịch tiếng Anh:
Lòng dân (oan) với Đại tướng

Ông tên Phàng Sao Vàng, 79 tuổi, quê ở Sơn La. Ông từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ông đã đi xe máy hằng trăm km để về Hà Nội viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bức ảnh chụp hình ông đứng nghiêm trang trước cổng nhà Tướng Giáp đã thu hút sự chú ý của báo chí và nhận được hàng nghìn comment trên mạng xã hội.

Nhưng cũng con người ấy là một dân oan đã giương khẩu hiệu đòi công lý ở những vỉa hè thủ đô và “kêu oan 24 năm chưa được bồi thường”. Hình ảnh này của ông không được giới truyền thông để mắt đến. Cảnh hàng chục dân oan chầu chực ở cổng cơ quan nhà nước, vạ vật nơi vườn hoa, công viên, đã thành “chuyện thường ngày ở Hà Nội” nhiều năm nay.

Bức ảnh “cựu chiến binh Phàng Sao Vàng” được nhiều báo (VTC News, Kiến Thức…) đăng tải và được Ngoisao.net bình chọn là một trong 10 “ảnh hot trong ngày trên Facebook” (7/10).

Còn bức ảnh “dân oan Phàng Sao Vàng” là do một số blogger “phản động” ở Hà Nội ghi lại cách đây ít lâu, trong một lần đi tiếp tế cho dân oan.

phang_sao_vang.jpg

Photo credit: Facebook Anh Chí
* * *

He is Phang Sao Vang (Vietnamese for “golden star”), 79, from the northwestern city of Son La. He was a soldier in the 1954 Battle of Dien Bien Phu. On his old motorbike he travelled hundreds of miles from Son La to Hanoi to attend General Giap’s mourning. The photo depicting him standing straight in tribute to the late General attracted public attention and earned thousands of sympathetic comments on social media networks.

That man, seen from another angle, is a victim of injustice who has lingered on over many sidewalks in Hanoi, claiming for justice. In this photo, spread on Facebook, he was holding aloft a placard which read, “Phang Sao Vang, Son La, (…) 24 years claiming for justice without being compensated.” The state-owned media never set eyes on such an image. After all, victims of injustice have become so abundant in Vietnam that they can easily be found in parks, squares and the surrounding areas of public offices in big cities.

The photo of “veteran Phang Sao Vang” was published by many official media agencies, including VTC News and Kien Thuc (Knowledge), and was listed in the “top 10 hottest photos of the day on Facebook” by Ngoisao.net on October 7, 2013.

The photo of “falsely accused Phang Sao Vang” was taken by some “anti-state” bloggers in Hanoi when they made donation to victims of justice a few months ago.
Blog Đoan Trang
  (Dân luận)

So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ (Bài 1)

Từ khi Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết ngày 30/12/1999 (“Hiệp định 1999”), đã có nhiều ý kiến, phân tích và tranh cãi về Hiệp định này, cũng như về việc phân giới cắm mốc sau đó.
Để có thể phân tích những vấn đề biên giới một cách khách quan, chúng ta cần biết chính xác biên giới “mới” và biên giới “cũ” ở đâu.

Biên giới “mới”, theo Hiệp định Biên giới Việt Trung, đã được công bố trong Nghị Định Thư Phân Giới Cắm Mốc Biên giới trên Đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2009). Nghị Định Thư3 có vị trí đầy đủ các mốc và cách thức nối những mốc đó (chẳng hạn, theo sông, theo đường phân thủy, theo hướng Bắc Nam, v.v.).

Vấn đề là định nghĩa biên giới “cũ” thế nào.

Một trong những định nghĩa có thể chấp nhận được là biên giới Việt Nam - Trung Quốc trước khi Việt Nam giành lại độc lập từ Pháp. Biên giới này dựa vào các Hiệp ước 1887 và 1895 giữa Pháp và Trung Hoa.

Vào đầu thập niên 1950, trước khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Sở Địa Dư Đông Dương (Service Geographique de l’Indochine, SGI) vẽ biên giới này, theo cách hiểu của Pháp, trên bản đồ tỷ lệ 1:25 000 (“bản đồ SGI”). Những bản đồ này được Sở Bản đồ của Quân đội Mỹ (Army Map Services, AMS) hiệu đính, soạn lại, và xuất bản ở tỷ lệ 1:50 000 (“bản đồ AMS”) vào năm 19644. Trong công trình này, chúng tôi đã thử vẽ bản đồ so sánh so sánh vị trí cột mốc mới với biên giới trên bản đồ AMS.

Những vấn đề khi so sánh biên giới theo Nghị Định Thư và bản đồ AMS là:

1. Hệ trắc địa khác nhau: Bản đồ AMS vẽ theo hệ trắc địa Indian 1960, tức là tọa độ được tính từ một số mốc chuẩn ở Ấn Độ. Tọa độ của các mốc biên giới theo NĐT được xác định theo hệ WGS-84, hệ trắc địa này xử dụng những dữ kiện chính xác hơn về hình dạng trái đất. Hai hệ tọa độ này cũng định nghĩa kinh độ zero khác nhau..Giải quyết vấn đề này khá đơn giản vì có những phần mềm dùng những công thức chính xác cho việc chuyển tọa độ. Chúng tôi đã kiểm tra kết quả do phần mềm chúng tôi dùng với kết quả do Cục Tình báo Địa-không gian Quốc gia của Mỹ (National Geospatial Intelligence Agency) và sự khác biệt chỉ là vài mét.

2. Những sai số trong bản đồ của SGI và AMS.



(a) Phương tiện kỹ thuật hạn chế: thời 1950 chưa có vệ tinh, GPS, v.v. nên các nhà trắc địa thời 1950 phải dùng những dụng cụ dựa vào tay và mắt, “thô sơ” so với thời nay. Điều này sẽ góp phần gây ra sai số ngẫu nhiên.

(b) Khi biên giới ở các vùng rừng núi (như hầu hết biên giới Việt - Trung) thì sự đo lường rất khó khăn, và trọng lực từ núi đồi cũng gây nhiễu cho thiết bị trắc địa. Điều này sẽ góp phần gây ra sai số ngẫu nhiên.

(c) Khi dùng những phương pháp trắc địa thời xưa, muốn đo tọa độ của một địa điểm thì phải dựa trên mạng tam giác trắc địa. Thực tế thì mỗi nước hay mỗi vùng có thể có một mạng tam giác trắc địa riêng, nhưng để lập hệ trắc địa Indian 1960 thì phải nối mạng trắc địa của Việt Nam vào với mạng của Ấn Độ. Việc nối mạng trắc địa từ Ấn Độ và Miến Điện, sang Thái Lan, sang Campuchia rồi tới Việt Nam phải đi qua nhiều điểm trắc địa, cho nên sai số tích tụ lại. Điều này sẽ góp phần gây ra sai số hệ thống (systematic error), tức là một sai số đồng đều ở mọi địa điểm.

Vấn đề 2 là vấn đề nan giải và theo nhận xét của chúng tôi (dựa theo những khác biệt giữa các mốc Nghị Định Thư và sông, thác trên bản đồ AMS), có thể dẫn đến những sai số từ 0 tới khoảng 200 m. Chính những bản đồ của AMS cũng ghi ở nhiều chỗ là “Map sources irreconcilable” – bản đồ nguồn có mâu thuẫn không giải quyết được.

Một ví dụ cụ thể có thể thấy trong hình 1, lấy từ bản đồ binh_lieu-6452-2 của AMS, gần điểm 55 x 98 (107°29’, 21°39’30”). Thí dụ này cho thấy bản đồ AMS có những sự tự mâu thuẫn và có thể có sai số lên đến 200 m.
danluan_d00170.jpg

Hình 1. Xê xích đường biên giới do “sources irreconcilable” trên bản đồ binh_lieu-6452-2 của AMS.
Một thí dụ khác về sai số là trong khi đoạn sông Quy Sơn ở hạ nguồn thác Bản Giốc là biên giới, thì trên bản đồ của chúng tôi có một sự chênh lệch khoảng 100-150 m giữa các cột mốc mới với dòng sông biên giới trên bản đồ AMS. Điều đáng để ý ở đây là bản đồ Google Maps cũng thể hiện một sự chênh lệch khoảng 100-150 m giữa biên giới và dòng sông biên giới này, và sự chênh lệch đó củng cố quan điểm của chúng tôi rằng bản đồ AMS đã vẽ đoạn sông Quy Sơn này khoảng 100-150 m quá xa về phía tây nam.
Với những hạn chế do sai số, chúng tôi vẫn quyết định công bố các bản đồ so sánh cột mốc mới với biên giới trên bản đồ AMS, vì chúng tôi cho rằng chúng là một công cụ sơ khởi có thể có ích cho việc phát hiện và tìm hiểu về những trường hợp mà Hiệp định 1999 và việc phân giới cắm mốc đã thay đổi biên giới.
Chúng tôi đã
  • Dùng phần mềm để chuyển kinh độ và vĩ độ của cột mốc sang kinh độ và vĩ độ theo hệ trắc địa Indian 1960.
  • Dùng phần mềm để chiếu các toạ độ này lên bản đồ với phép chiếu Universal Transverse Mercator (UTM) dùng múi 48 (tức là cùng phép chiếu với bản đồ AMS)5, và dùng cùng tỷ lệ với bản đồ AMS.
  • Chồng bản đồ các cột mốc lên bản đồ AMS bằng những phép chiếu tuyến tính.
Kết quả 

Kết quả của công trình này là 22 bản đồ có thể được tải về từ đây:

https://dl.dropboxusercontent.com/u/40784403/jpg.zip

Các bản đồ có tên tập tin như sau.
danluan_d00171.jpg
Đoạn biên giớiTên tập tinĐường dẫn đến bản đồ Mỹ tương ứng
x0aKhông cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
x0bKhông cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
x0cKhông cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
1binh_lieu-6452-2-copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/binh_lieu-6452-2.pdf
2dinh_lap-6452-3 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dinh_lap-6452-3.pdf
x2Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
3lang_son-6352-1 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/lang_son-6352-1.pdf
x3Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
4dong_dang-6352-4 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dong_dang-6352-4.pdf
5na_cham-6353-3 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/na_cham-6353-3.pdf
x5 Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
6phuc_hoa-6354-3 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/phuc_hoa-6354-3.pdf
x6Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
x6bKhông cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
7trung_khanh_phu-6354-4 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/trung_khanh_phu-6354-4.pdf
8tra_linh-6254-1 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/tra_linh-6254-1.pdf
9soc_giang-6254-4 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/soc_giang-6254-4.pdf
10nam_quet-6154-1 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/nam_quet-6154-1.pdf
x10Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
x10bKhông cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
11na_kung-6055-2 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/na_kung-6055-2.pdf
x11Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
x11bKhông cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
12na_lay-6055-3 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/na_lay-6055-3.pdf
x12Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
13ha_giang-5954-1 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ha_giang-5954-1.pdf
x13Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
14pa_kha-5854-2 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/pa_kha-5854-2.pdf
x14Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
x14bKhông cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
15ngai_fong_tion-5854-3 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ngai_fong_tion-5854-3.pdf
x15Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
16lao_kay-5753-1 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/lao_kay-5753-1.pdf
17muong_hum-5754-3 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/muong_hum-5754-3.pdf
x17Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
18phong_tho-5654-2 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/phong_tho-5654-2.pdf
x18Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
x18bKhông cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
19ta_phing-5653-4 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ta_phing-5653-4.pdf
20muong_boum-5553-1 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/muong_boum-5553-1.pdf
x20Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
21ban_la_sin-5554-3 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ban_la_sin-5554-3.pdf
x21Không cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
x21bKhông cóKhông có trong bản đồ 1:50 000
22ban_me_rang-5454-2 copy.jpghttp://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ban_me_rang-5454-2.pdf
Lưu ý bản đồ AMS thiếu một số đoạn ngắn dọc biên giới, thí dụ như x1, x5, và công trình này không bao gồm những đọan đó.

Chú giải về các bản đồ
Kinh độ, vĩ độ trên bản đồ dùng hệ trắc địa Indian 1960. Điều này có nghĩa tọa độ của mỗi cột mốc mới trên bản đồ sẽ hơi khác với tọa độ của nó trong Nghị Định Thư, vì Nghị Định Thư dùng hệ tọa độ WGS84. Tuy nhiên, cả hai tọa độ khác nhau này đều chỉ đến cùng một điểm trên mặt đất.

Bản đồ dùng phép chiếu Universal Transverse Mercator trên múi 48.

Các ô trên bản đồ là các ô tọa độ UTM tương ứng với 1 km x 1 km trên thực địa.

Nền của bản đồ là bản đồ 1:50 000 của quân đội Mỹ.

Bản đồ Mỹ có thể hiện các đặc trưng địa lý như núi đồi, sông suối, làng mạc, đường xá.

Bản đồ Mỹ có thể hiện các cột mốc Pháp-Thanh. Các cột mốc này được ghi chú dưới dạng “Boundary Marker (53)”.

Bản đồ Mỹ cũng có vẽ đường biên giới giữa các cột mốc. Biên giới này được vẽ bằng đường vạch đen.

Các điểm xanh hình vuông là cột mốc mới, theo toạ độ từ Nghị định thư sau khi đã được chuyển từ hệ trắc địa WGS84 sang Indian 1960. Độ chính xác của việc chuyển hệ là 1 giây, tương đương với 30 m trên mặt đất.

Bản đồ này cũng có thể hiện biên giới (đường đỏ) và các sông lớn (đường xanh) theo CIA World DataBank II. So sánh biên giới và các sông lớn theo CIA World DataBank II với bản đồ quân đội Mỹ xác nhận lại quan điểm của chúng tôi rằng bản đồ CIA World DataBank II đã bị đơn giản hóa và không còn chính xác. Người xem có thể bỏ qua đường đỏ và đường xanh này.
Dương Danh Huy1, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song2
Các tác giả cảm ơn Lê Minh Phiếu và Phạm Thanh Vân đã góp ý
____________________________________________
1 Thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
2 Cộng tác viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
3 Xem Công báo từ số 634+635 tới số 640+641
4 Xem tại đây
5 Trong tương lai, có thể tìm cách giảm thiểu những sai số đã nói bằng cách dùng thông tin về địa hình (sông, đỉnh đồi, núi, đường xe, tàu, v.v.) để điều chỉnh lại địa đồ.
6 Xem tại đây
(Dân luận)

Ối giời ơi - Nhục nhã quá

Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao vừa xuất bản cuốn sách "Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Sách in bằng 4 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp, Hoa) và bản gốc chữ Hán Nôm. Sách được in 2000 bản và in tại Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, phát hành quý II năm 2013.
Chủ trì biên soạn là Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. 
Ban biên tập có ba người: Lê Quý Quýnh, Đinh Ngọc Linh và Phạm Văn Thắm.

Ông Phạm Văn Thắm là Tiến sĩ Hán Nôm, đã từng công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (mời chư vị xem lại bài viết về ông Thắm, tại đây).

Một cuốn sách quan trọng, có liên quan đến các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vậy mà ngay trang thứ hai của bài Lời Giới thiệu của Ban Biên tập đã sai đến mức nhục nhã như thế này!
"Vua Gia Long tạ thế năm 1819, cháu nội là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh".
Thật không thể tưởng tượng được! Một cuốn sách viết về Triều Nguyễn mà lại sai đến như thế này! Vì ai cũng biết Vua Gia Long là VUA CHA của Vua Minh Mệnh (Minh Mạng). 



Dưới đây là bản Tiếng Anh: Cũng ghi Vua Minh Mệnh là Cháu nội của Vua Gia Long.


Rồi bản Tiếng Pháp: Cũng ghi Vua Minh Mệnh là Cháu nội của Vua Gia Long.


và cả bản Tiếng Trung Quốc: Cũng ghi Vua Minh Mệnh là Cháu nội của Vua Gia Long.


Hú vía, có một mảnh giấy bằng cái lá tre (tương đương hai ngón tay) dính vào trang cuối của cuốn sách để đính chính cho sai sót tầy trời trên.

Đính chínhcũng sai luôn.

"Cháu nội" = "Con là" thì sẽ đọc thành: "Vua Gia Long tạ thế năm 1819, con là là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh". 

Thừa một chữ "là".  . 


Nhưng mà, hỡi ôi! chỉ đính chính cho phần tiếng Việt mà thôi!
Sách in bằng 4 thứ tiếng, tức là in cho Tây cho Tàu nó đọc mà làm như thế này, thì quá nhục!


Sách in 2000 bản, ghi rõ ở bìa 4 là SÁCH KHÔNG BÁN. Như vậy sách này do nhà nước bỏ tiền để biên soạn và in ấn, và chủ yếu để biếu tặng trong các hoạt động đối ngoại.
 
Sáng nay, ngày 7 tháng 10 năm 2013 tôi đã sang tận 53 Nguyễn Du để gặp ông Chu Hảo - GĐ Nhà xuất bản Tri thức là nơi in cuốn sách này để hỏi xem vì đâu nên nỗi.
Giáo sư Chu Hảo cho biết rằng: Từ trước đến nay, cứ những cuốn sách về chủ quyền quốc gia là đều phải chuyển sang. Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao để thẩm định mới được phép in. Cuốn sách  "Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" do Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao tổ chức biên soạn, nên bản thảo đưa sang, nhà xuất bản phải tuyệt đối tôn trọng bản thảo và in đúng như bản thảo.
Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để lo một việc trọng đại của quốc gia, vậy mà những người thừa hành lại làm ăn tắc trách như thế này, quả là không chấp nhận được. 
Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao sớm ra lệnh thu hồi toàn bộ số sách đã phát hành (kể cả số đã biếu tặng), không cho lưu hành và lưu trữ cuốn sách đáng xấu hổ này. Hoặc nếu vẫn muốn lưu hành thì phải hủy bỏ các trang có sai sót trên và thay bằng trang giấy cùng loại và đã được sửa lỗi.
"Các hãng xe hơi Toyota, Nisan...chỉ một lỗi nhỏ họ còn thu hồi hàng triệu xe đã bán để xử lý, huống hồ đây lại là tài liệu về lịch sử, về biên giới lãnh thổ, về quốc gia và danh dự dân tộc mà lại kẹp "đính chính" bẩn đến như vậy"(Độc giả Người Hà Nội) 
Nguyễn Xuân Diện
(Blog Tễu)

Nợ chính phủ đang tăng mạnh : Liệu Quốc hội có đóng nổi vai trò kiểm soát ?

Nguyên nhân của tình trạng bất ổn định kéo dài từ năm 2008 đến hôm nay thì dường như ai cũng biết. Nhà nước vừa chi tiêu quá trớn, vừa sử dụng chính sách đẩy mạnh tín dụng cho tập đoàn quốc doanh không hiệu quả và các nhóm lợi ích bám quanh. Kết quả là đầu tư và phát triển thiếu chất lượng, nợ nước ngoài tăng, lạm phát cao, nợ xấu tăng, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ và nhiều ngân hàng trên bờ phá sản, còn tốc độ tăng GDP thì lại trên đà suy giảm. Tất nhiên trong tình hình như thế, doanh nghiệp không muốn đầu tư, ngân hàng bó buộc phải cắt giảm và thận trọng hơn trong cho vay. Đầu tư nước ngoài cũng không thể tăng như trước. Tình hình đình đốn như thế này sẽ còn kéo dài nhiều năm. Chính sách kích cầu chỉ như đổ dầu vào lửa. Tuy nhiên trong tình hình như thế, nhà nước không phải chỉ ngồi bó tay mà cần lợi dụng thời cơ thiết lập lại trật tự kinh tế. Một trong những trật tự cần thiết lập (chứ không phải thiết lập lại) là hệ thống kiểm soát và cân bằng (check and balance) giữa Chính phủ và Quốc hội trong hoạt động kinh tế. Bài này tập trung vào phân tích ngân sách chính phủ và vai trò cần có của Quốc hội. 
Có thể nói quan trọng nhất trong việc bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế là thông qua ngân sách nhà nước và chỉ tiêu phát hành tiền tệ và tính dụng phù hợp. Trong cả hai hoạt động này Quốc hội làm quyết định và kiểm soát, còn nhà nước thực hiện. Tất cả những phát biểu khác về chính sách của nhà nước khác theo kiểu kêu gào “tái cấu trúc” mà không được thể hiện trong ngân sách và chỉ tiêu tiền tệ thì chỉ là tuyên truyền mang tính định hướng chứ không có giá trị hành động. Thế nhưng trong thực tế, mọi quyết định của Quốc hội liên quan đến hai hoạt động cốt lõi về tài chính tín dụng trên đều không mang tính kiểm soát và căn bằng. Chính phủ đưa ra ngân sách và chỉ tiêu tiền tệ tín dụng để Quốc hội thông qua, rồi sau đó để Chính phủ tùy tiện thực hiện. 
Ngân sách là phản ánh cụ thể chính sách kinh tế. Ngân sách hàng năm được Quốc hội thông qua ở nhiều nước mang đầy đủ tính chất của một đạo luật. Vi phạm bằng cách vượt mức chi ngân sách đề ra là vi phạm luật. Điều này Quốc hội Việt Nam chưa bao giờ đặt ra và thực hiện, dù rằng Chính phủ chi vượt qui định là thực tế đã xảy ra hàng năm. Tỷ lệ chi ngân sách vượt mức Quốc hội quyết đã rất cao và còn đang tăng, từ 31% lên 42% trong khoảng thời gian 2007-2011. (Có thể dễ dàng lấy thông tin trên mạng và so sánh, thí dụ d toánquyết toán 20111).

bieu-1
bieu-2

Đến nay, tình hình càng có vẻ nghiêm trọng hơn vì lượng vay nợ bằng trái phiếu của chính phủ tăng vọt trong năm hai năm 2012 và 2013 . Theo thông tin của Ngân hàng Châu Á, nợ trái phiếu chỉ tăng 1,6 tỷ USD năm 2011, nhưng nhảy vọt thêm 8,7 tỷ năm 2012, và trong 3 tháng đầu năm 2013 lại tăng thêm 5 tỷ nữa, mặc dù vào tháng 6, nợ có giảm xuống.

Nợ bằng trái phiếu – Tỷ USD

Chính phủ
(Tỷ USD)
Doanh nghiệp
(Tỷ USD)
Tổng
(Tỷ USD)
Dec-00
0,09
0
0,09
Dec-01
0,19
0
0,19
Dec-02
0,28
0
0,28
Dec-03
0,85
0
0,85
Dec-04
1,59
0
1,59
Dec-05
2,64
0
2,64
Dec-06
5,02
0,01
5,03
Dec-07
9,65
0,35
10,00
Dec-08
12,82
0,68
13,50
Dec-09
10,95
1,47
12,42
Dec-10
13,71
2,30
16,02
Dec-11
15,36
2,03
17,39
Dec-12
24,04
1,07
25,12
Mar-13
29,15
1,05
30,20
Jun-13
26,45
0,80
27,26
Nguồn: ADB.

Chỉ có thể thấy tính nghiêm trọng của vấn đề trên nếu đem so số nợ vay thêm trên với số nợ tối đa mà Chiến lược vay n ca chính ph đã đề ra cho giai đoạn 2011-2015. Nợ tối đa được qui định là 225,000 tỷ đồng, tức là 10,6 tỷ US. Tuy nhiên số nợ tăng thêm tính từ đầu năm 2011 đến tháng 6 năm 2013 đã hơn 11 tỷ US, nhưng vẫn còn 2 năm rưỡi nữa mới hết thời hạn kế kế hoạch. Đấy là chỉ kể nợ trái phiếu (bonds) bao gồm cả tín phiếu ngắn hạn (treasury bills) chưa tính tới nợ vay chính phủ hay ngân hàng nước ngoài. 
Hình như chính phủ đang tìm mọi cách đẩy mạnh việc vay nợ nước ngoài để cứu các tập đoàn sắp đổ, thay vì thực thi các chính sách cải cách để chúng không thể sống một đời sống tầm gửi dựa vào tín dụng và vốn nhà nước, vì có một điều khó hiểu là mục tiêu và chương trình hành động tăng cường vay mượn như thế đều không rõ ràng. 
Quốc hội đã đến lúc yêu cầu Chính phủ giải trình. Và quan trọng hơn cả là đã đến lúc Quốc hội nên có qui trình xem xét việc vi phạm đều đặn luật ngân sách mà Quốc hội thông qua. (Cũng cần mở ngoặc đóng ngoặc để nói rằng các thông tin cập nhật trên là từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chứ không phải từ nguồn chính thức trong nước.)
Vũ Quang Việt
9/5/2013
-----------------------
1 Tìm trên mạng, số liệu quyết toán theo báo cáo trước Quốc hội cao hơn nhiều so với số liệu do Tổng cục Thống kê xuất bản ở đây. Đây là số liệu trong báo cáo của Bộ Tài chính và Quốc hội.

Đầu tư 121 ngàn tỉ đồng ngoài ngành, EVN lỗ hàng ngàn tỉ

http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/59/662059.jpg

Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng.

"Đại hoạ" EVN: 
Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính.
Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng. Việc kinh doanh thua lỗ này còn tập trung tại bảy công ty 100% vốn của EVN gồm các tổng công ty điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; tổng công ty điện lực TP Hà Nội, TP.HCM; công ty nhiệt điện Uông Bí, Cần Thơ, với số tiền lỗ hơn 3.648 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ xác định EVN đầu tư cả ngàn tỉ đồng vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nhưng vượt tỉ lệ vốn góp theo quy định như tại Công ty tài chính cổ phần Điện lực, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình...
Đối với các đơn vị thành viên của EVN, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, xác định vi phạm không kém gì công ty mẹ khi đầu tư tràn lan ra ngoài và thua lỗ nghiêm trọng. Điển hình là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) không bảo toàn được vốn nhà nước do phải thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao. Theo đó, tính đến hết năm 2011 đơn vị này lỗ 3.145 tỉ đồng. Mặc dù thua lỗ nặng nề nhưng NPT còn bị các tổng công ty điện lực chậm trễ trong việc thanh toán nợ sau khi bàn giao lưới điện 110kV cho các tổng công ty với giá trị hơn 1.000 tỉ đồng. Tương tự như NPT, Tổng công ty Điện lực Hà Nội cũng không bảo toàn được vốn trong năm 2011 do thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao, vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm hơn 328 tỉ đồng. Các tổng công ty khác như Điện lực miền Nam cũng được giao kế hoạch lỗ trong sản xuất kinh doanh lên đến hơn 1.200 tỉ đồng. Ngoài ra, hầu hết các tổng công ty được kiểm tra đều đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính với số tiền hàng trăm tỉ đồng...
Đáng chú ý, trong sáu dự án nguồn điện gồm Nhiệt điện Ô Môn 1, Nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Hải Phòng 1, Nhiệt điện Quảng Ninh 1 đều có hạng mục “Khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa”. Tuy nhiên trên thực tế, đó là 355.000m2 đất được xây dựng gồm nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis... với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỉ đồng. Toàn bộ chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định.
Đối với việc đầu tư vào EVN Telecom, đến thời điểm bàn giao tài sản cho Viettel, EVN đã đầu tư vào công ty này hơn 2.425 tỉ đồng và EVN Telecom đã lỗ đến gần 3.000 tỉ đồng dẫn đến việc mất vốn nhà nước toàn bộ số tiền đã đầu tư. Mặc dù thua lỗ như vậy, nhưng EVN còn thỏa thuận không thu phí trong vòng 30 năm đối với toàn bộ hệ thống cáp viễn thông chuyển giao sang Viettel, các tuyến cáp của Viettel đã, đang và sẽ triển khai trong toàn bộ hệ thống cột điện của EVN trong hiện tại và tương lai. Thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho Viettel giảm được giá thành dịch vụ viễn thông, tăng doanh thu tương ứng trên 354 tỉ đồng/năm (hơn 10.628 tỉ đồng trong 30 năm).
Kết thúc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý tài chính gần 1.100 tỉ đồng và 1,648 triệu USD vi phạm.
(Tuổi trẻ) 

Vụ án chưa bao giờ được công bố rộng rãi: Hồ sơ vụ án CIMEXCOL - Minh Hải

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEisQXO3V947FUcHpaP4YNds1lNl92gPAx2nD48UQ7Q_cDrYRJfrx-O8SGpoI3I6Sj14HUOPRwvzRkipLN8nOAiEeR5jnxG8luwijuNOJ6MB_ZJCHZ96bGNzkP-p8q2YgM6G4jD67tV2DR0r/s1600/2A+Cimexcot.jpg

Lời giới thiệu
Tiếp theo hồi ký ĐỜI, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc tập sách CHUYỆN MỘT VỤ ÁN (Vụ án CIMEXCOL - Minh Hải) của tác giả Hồ Ngọc Nhuận.
Vụ án này đã được tác giả đề cập trong ĐỜI, trong chừng mực bạn ông, cựu dân biểu Dương Văn Ba, đã bị biến thành con vật tế thần, và chính ông cũng gặp nhiều khó khăn.
Cũng như ĐỜI, hồ sơ CHUYỆN MỘT VỤ ÁN chưa bao giờ được công bố rộng rãi. Tác giả chỉ in ra một số bản để tặng bạn bè. Những ấn bản "thủ công" của CHUYỆN MỘT VỤ ÁN cũng đã được quy chụp là "tán phát" tài liệu "nhạy cảm".
Điều đó có phần đúng. Vụ án về CIMEXCOL - Minh Hải, công ti đã thành công trong việc hợp tác kinh tế vơi Lào, có mặt nổi là sự hợp tác kinh tế hai bên cùng có lợi. Chính vì thế mà nhiều đòn tấn công, vu cáo CIMEXCOL - Minh Hải xuất phát từ những tập đoàn và những đơn vị của Quân đội, cùng một lúc, đã khai thác (có thể hiểu thao cả nghĩa bóc lột) tài nguyên của nước bạn. Phe tấn công không từ cả những chiêu chính trị ác hiểm là vụ cho các ông Dương Văn Ba và Hồ Ngọc Nhuận dính líu tới Mặt trận Hoàng Cơ Minh.
Nhưng qua các tài liệu mà hồ sơ này đưa ra, độc giả có thể thấy rõ phần chìm của "vụ án" này : người chủ trương không ai khác là Nguyễn Văn Linh, và đối tượng là Võ Văn Kiệt. Sự hiềm khích sâu sắc và thái độ tiểu nhân của nguyên tổng bí thư ĐCSVN đối với ông Võ Văn Kiệt là điều "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" trong những lời truyền miệng của "giới thạo tin". Phải những năm gần đây, nó mới đượ hé lộ trong những chứng từ thành văn được phổ biến công khai.
Đây là một chứng từ như vậy.
 (Diễn Đàn)

“Đại phẫu thuật” mới phát hiện “nhóm lợi ích” tại BV Bình Dân

Chiều tối ngày 7.10, Sở Y tế TP.HCM đã công bố kết quả thanh tra tại bệnh viện (BV) Bình Dân TP.HCM. Hàng loạt các sai phạm về tổ chức hoạt động chuyên môn, tổ chức cán bộ cũng như thu chi tài chính… không khỏi khiến những người trong và ngoài ngành Y tế phải lắc đầu ngao ngán cho cuộc “đại phẫu” BV muộn màng này.

 Quá nhiều sai phạm!

TS.BS Bùi Minh Trạng, Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, kết quả thanh tra toàn diện tại BV. Bình Dân đã cho thấy những sai phạm… toàn diện. Cụ thể, BV có nhiều sai phạm về công tác tổ chức cán bộ như: thành lập khoa nội tổng hợp không dân chủ, minh bạch; nhiều bác sĩ làm việc tại BV không có hồ sơ tuyển dụng; một số BS, dược sĩ không phải qua học việc vẫn đựơc ký hợp đồng thử việc và hợp đồng có thời hạn; 6 BS chưa học sau đại học (thạc sĩ y khoa) vẫn được ký hợp đồng làm việc.
Trong quản lý nhân sự, việc đi công tác du lịch nước ngoài của lãnh đạo, nhân viên cũng bị thanh tra tìm ra nhiều sai phạm khi phát hiện có 43/58 ban giám đốc, viên chức ( tỉ lệ 74%) đi nước ngoài tham dự hội nghị và du lịch (103 lượt) không có văn bản chấp thuận của Sở Y Tế; 27 lượt đi không đúng thời gian cho phép.
Thậm chí, có BS xin nghỉ phép tại nhà nhưng thực tế là đi Trung Quốc dự hội nghị. Bên cạnh đó, rất nhiều hồ sơ BS đi nước ngoài không được lưu đầy đủ và thiếu các giấy tờ hợp lệ và không báo cáo công tác.
Ngoài ra, rất nhiều mặt bằng của BV đã được đem cho thuê để các đơn vị ngoài  sử dụng vào nhiều dịch vụ sai quy định, không tổ chức đấu thầu và cũng  không có căn cứ pháp lý phù hợp. Công tác đấu thầu, cung ứng thuốc cũng có nhiều điều trái quy định. Việc thực hiện quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh lỏng lẻo đẫn đến nhiều sai phạm từ việc ghi chép thông tin đến quản lý hồ sơ bệnh án, BS được phân công sai, vượt chuyên môn. Đáng chú ý là có nhiều bệnh án, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp còn ký thay cả giám đốc.
Nhiều sai phạm từ việc ghi chép thông tin đến quản lý hồ sơ bệnh án, bác sĩ được phân công vượt chuyên môn.
Nhiều sai phạm từ việc ghi chép thông tin đến quản lý hồ sơ bệnh án, bác sĩ được phân công vượt chuyên môn.
Còn với công tác phòng chống tham nhũng, ngay cả khi bị công an quận 3 truy tố, điều tra nhiều cá nhân khác thì việc xây dựng kế  hoạch, chưa có quy chế phòng, chồng tham nhũng, tuyên truyền giáo dục… hàng năm lại bị BV coi thường, bỏ ngỏ. Trong khi đó, việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thì BV kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lãi ngân hàng cũng thiếu hụt số tiền gần 94 triệu đồng.

 Liên doanh, liên kết để… ăn tiền

Liên quan đến các tố cáo tiêu cực về công tác tài chính, liên doanh liên kết, Thanh tra sở đã xác định, việc hợp tác đặt máy siêu âm của BV. Bình Dân với Phòng khám đa khoa Lạc Việt; đặt máy CT- Scanner của BV với công ty TNHH Việt Nhật; lắp đặt hệ thống kỹ thuật số cho máy X-Quang hay liên doanh đặt máy tán sỏi năm 2008 và 2012 của BV với công ty THNN Huynh Đệ Phương Đông… đều không có chủ trương phê duyệt của Sở Y tế hoặc không xây dựng đề án.

Hợp đồng đặt lại máy siêu âm đen trắng năm 2012 và siêu âm màu năm 2008 của BV cũng không có biên bản hợp đồng ý lắp đặt máy của Ban giám đốc, Đảng ủy và công đoàn BV.

 Từ các vụ “bắt tay” trên, đoàn thanh tra xác định số tiền mà BV đã chi “dôi dư” cho việc liên doanh, liên kết với một số “đối tác” là hàng trăm triệu đồng.

Ngay cả một số máy cũ,  đã thu hồi vốn từ lâu , BV vẫn có “tỉ lệ ăn chia” với đối tác là 60-40% là không hợp lí. Ví dụ, với trường hợp một máy siêu âm màu (kỹ thuật cao), khi đã thu hồi vốn theo quy định BV vẫn không thương thảo với đối tác để điều chỉnh tỉ lệ phân chia lợi nhuận dẫn đến thất thu số tiền của BV là trên 497 triệu đồng. Một máy X-Quang kỹ thuật số khác cũng được BV chi cho đối tác gần 78 triệu đồng không đúng theo hợp đồng trước đó. Hàng loạt các máy tán sỏi, CT – Scanner cũng đã thu hồi vốn nhưng vẫn giữ một tỉ lệ phân chia tiền không hợp lí và chỉ có lợi cho các đơn vị đặt máy tại BV.

Đáng chú ý, tại nhà thuốc BV, số tiền của một công ty ngoài góp vào hơn 430 triệu ( 49%), BV góp bằng quỹ phúc lợi là hơn 448 triệu đồng (51%) và chỉ cần 3 tháng là đối tác đã thu hồi đủ vốn nhưng qua vụ hợp tác này (4 năm) BV đã thất thu số tiền lên đến gần 1,9 tỉ đồng.

Không dừng lại ở đó, thu nhập bất minh từ hoạt động liên doanh liên kết của “nhóm lợi ích” cũng đã bị vạch trần khi mà trong 4 năm, BV đã chi sai tiền cho BS. Đặng Đình Hoan (là BS Trưởng khoa Chẩn đoán Hình ảnh, không phải là BS khám bệnh nhưng lại ra chỉ định và lãnh tiền chỉ định, lãnh tiền đọc kết quả) trên 41 triệu đồng. Song song đó, nhiều khoản chi bồi dưỡng không có trong quy chế nội  bộ và chi sai quy định.  Cụ thể, trong 4 năm, một số BS thuộc hàng ngũ “lãnh đạo” đã nhận số tiền chi chênh lệch rất lớn như: BS Nguyễn Chí Hùng trên 1 tỷ 165 triệu đồng, BS.Nguyễn Văn Vĩnh trên 732 triệu đồng, BS.Vũ Lê Chuyên trên 415 triệu đồng, BS.Hoàng Vĩnh Chúc trên 254 triệu đồng, CN Trần Thị Xuyến trên 531 triệu đồng.

“Mải mê” liên doanh, liên kết, việc mua sắm trang thiết bị y tế bằng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm 2009 đến 2011 bị “coi thường” khi BV chẳng thèm có quyết định thành lập tổ đấu thầu, không có dự toán, không lập kế hoạch, chào hàng, cạnh tranh không đúng quy định…Việc mua sắm trang thiết bị  y tế bằng nguồn ngân sách tập trung cũng chung số phận khi không có báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu.

Hậu quả từ sự vô trách nhiệm đó là một số thiết bị, máy móc đã phải “trùm mền” gồm: 2 máy tiệt khuẩn, 2 máy cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến. ..gây lãng phí  gần 2  tỉ đồng.

Ai phải chịu trách nhiệm về những sai phạm “động trời” này? Thanh tra Sở Y tế đã kết luận, những sai phạm trên trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Chí Hùng, nguyên giám đốc BV; Ông Nguyễn Văn Vĩnh, phó giám đốc phụ trách Phòng Tổ chức Cán bộ; Ông Vũ Quốc Hòa, trửơng Phòng Tổ chức Cán bộ, Bà Trần thị Xuyến trửơng Phòng tài chính, Kế toán trưởng của BV; Bà Phạm Mỹ Lệ trưởng khoa Dược; Phó giám đốc phụ trách chuyên môn; các trưởng khoa và rất nhiều cá nhân khác qua các thời kỳ…

Từ những kết luận trên, TS.BS. Bùi Minh Trạng cho biết, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu  BV phải nhanh chóng chấn chỉnh tất cả các hoạt động, nội dung  sai phạm (17 nội dung).

Ngoài ra, phải chấm dứt các hợp đồng liên doanh, liên kết đã hết hiệu lực… Thu hồi, nộp ngân sách nhà nước số tiền là 3.384.039.720 đồng (gồm tiền thất thu từ việc liên doanh, liên kết và số tiền đã nhận của các cá nhân trên). Đồng thời tổ chức kiểm điểm xử lý trách nhiệm các cá nhân đã có sai phạm trong tất cả các lĩnh vực đã được thanh tra một cách thích đáng và nghiêm khắc.

Trước đó, ngày 17.4, Sở Y tế TP.HCM đã ra quyết định thành lập đoàn thanh tra toàn diện các hoạt động của BV. Bình Dân, do đã có nhiều cán bộ, công nhân viên của BV Bình Dân gửi đơn tố cáo lên UBND TP.HCM, Thành ủy TP.HCM.
Phạm Nguyễn
(motthegioi.vn)

Đại gia Dũng “lò vôi” nhường tài sản cho con trai 1 tuổi: Thương thay con trẻ!

Dũng "lò vôi", là danh xưng của một trong những vị đại gia hàng đầu Việt Nam, người ta ước chừng khối tài sản của ông độ vài mươi nghìn tỉ, theo thống kê từ truyền thông giá trị tài sản chốt lại của ông Dũng là khoảng 50 nghìn tỉ.
Dũng "lò vôi", tên thật là Huỳnh Phi Dũng, không hiểu về sau thế nào, ông lại đổi tên mình thành Huỳnh Uy Dũng. Lấy đạo nghĩa thông thường mà suy, con cái không được xét cha mẹ. Thế nên, bỏ cái tên cha mẹ đặt cho để cải thành một cái tên khác theo ý thích của mình, cũng là điều để lại nhiều suy nghĩ. Tất cả những gì liên quan đến ông Dũng, cũng đều khiến dư luận xôn xao.
Và thêm lần nữa, ông lại để dư luận dậy sóng, khi ông tuyên bố nhường lại toàn bộ khối tài sản của mình cho cậu con trai vừa mới 1 tuổi, là con chung giữa ông và người vợ hai.
Xuất thân của một đại gia
Quê gốc của ông Dũng ở Bình Định. Ông lấy vợ, lập nghiệp và thành danh ở đất Sông Bé (cũ), nay tách tỉnh thành Bình Dương và Bình Phước. Theo những gì ông Dũng kể lại, thì ông thành công từ cái lò vôi chế tạo ra hợp chất thay thế ximăng trong xây dựng, cái tên Dũng "lò vôi" có nguồn gốc từ đây.
Tiếp đến, ông bán lò vôi đang kinh doanh phát đạt để về làm lãnh đạo Công ty Xuất nhập khẩu Thành Lễ, theo sự phân công của UBND tỉnh. Với tài năng siêu quần xuất chúng của mình, ông Dũng đã lèo lái từ một công ty đầy khó khăn trở thành một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng đầu của tỉnh, từ đây ông có thêm mỹ hiệu khác là Dũng "Thành Lễ".

Đón làn sóng đổi mới đầy hân hoan, ông Dũng đã làm dự án và xin được thực hiện thí điểm xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Bình Đường, sau đó là KCN Sóng Thần 1. Do đón đúng nhu cầu phát triển, cả hai KCN ngay sau khi hình thành đã được lấp kín bởi các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Thắng cú kinh doanh này, ông Dũng chính thức ghi tên mình vào danh sách những vị đại gia hàng đầu Việt Nam.
Tôi nghiệm thấy có vẻ như xuất thân của các đại gia ở nước mình bao giờ cũng theo một mô-tuýp từa tựa nhau như công thức. Xuất thân nghèo khổ, cố gắng vươn lên, đi tắt đón đầu, thông minh khôn ngoan... Hiếm thấy đại gia nào nước mình hân hoan khoe rằng, mình trở thành đại gia nhờ ăn học đến nơi đến chốn, gia đình có điều kiện trợ giúp vào thời điểm ban đầu, nhờ sự thông thoáng tạo cơ chế của lãnh đạo địa phương. Hơn nữa, tư duy về quá khứ của một người thành công thường thay đổi theo ngữ cảnh, tùy theo đại gia đó đang ngồi với ai và người kia muốn nghe cái gì.
Năm 2007, ông Dũng cho khánh thành khu du lịch Đại Nam Văn Hiến, với quy mô đầu tư 6 nghìn tỉ, trên khoảng diện tích hơn 700 hécta, chia thành hai giai đoạn khánh thành. Về sau, khu du lịch này được đổi tên gọi thành Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, tọa lạc tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách UBND thành phố khoảng 7 km về hướng huyện Bến Cát (Bình Dương).
Đây là khu du lịch khiến báo chí tốn khá nhiều giấy mực trong các cuộc tranh luận liên quan đến sắc thái văn hóa, tôn giáo... mà ông Dũng đã cho kiến tạo trong khu du lịch do mình làm chủ.
Một góc khu du lịch Đại Nam.
Sau khi thành lập khu du lịch này, ông Dũng bước vào cuộc hôn nhân với người vợ hai. Người phụ nữ này được ông Dũng giới thiệu là Việt kiều Canada. Thời điểm ông Dũng nảy sinh tình cảm luyến ái với người phụ nữ này, bà còn vướng bận chuyện hôn nhân với người đàn ông khác. Dạo đó, báo chí loan tin rất nhiều về cuộc tranh chấp tài sản của bà và chồng cũ, ít nhiều thông tin liên đới đến ông Dũng "lò vôi".
Để có thể đến với vợ hai, ông Dũng cũng chịu khá nhiều điều tiếng từ dư luận, khi đám đông cho rằng ông bỏ mặc vợ đầu tiên, người nhiều năm đồng cam cộng khó với ông trên giường bệnh vì di chứng ung thư mà tìm vui duyên mới.
Thói thường, thuyền càng lớn sóng càng dữ, nên thị phi với một đại gia như ông Dũng "lò vôi" là điều không thể thiếu.
Ông Dũng nói về vợ hai như sau: "Phải nói tôi vô cùng may mắn đã tìm thấy một tri kỷ, tri âm, một người rất thông minh và bản lĩnh, chính là vợ tôi hiện nay, đã sát cánh cùng tôi trong những lúc khốn cùng nhất của cuộc đời. Chính vợ tôi đã thức tỉnh tôi, khóc thay cho tôi và sắp xếp cùng tôi tìm một lối ra trong danh dự. Vợ tôi đã làm giúp tôi 3 điều mà tôi và mọi người đã từng biết về tôi phải công nhận: Điều thứ nhất, dẹp được chuyện mê tín của tôi. Điều thứ hai, khai trương Đại Nam. Nếu để đến năm 2012 thì chắc chắn Đại Nam sẽ chỉ là một đống sắt vụn trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay. Điều thứ ba, xóa hết nợ nần, sống trong thanh thản và danh dự".
Để đáp từ, cô vợ hai cũng cho biết, "Tôi không dám đòi hỏi sự công bằng bởi ai sinh ra và lớn lên cũng mưu cầu hạnh phúc, và sự thật ai chẳng có "những phút giây ngoài chồng, ngoài vợ" - như lời của một nhà thơ đã nói. Có những người họ dùng lý trí để chế ngự và bóp chết tình cảm ấy, nhưng có những người như tôi và anh Dũng dám sống thật một lần cho mình thì cái giá phải trả là điều tất nhiên. Cái giá của tình yêu đích thực đắt lắm!".
Tôi không lạm bàn nhiều quá chuyện vợ trước vợ sau, vì cuộc sống vợ chồng có nhiều điều khó nói trước, của ai nấy biết. Thêm vào đó, một nhà báo đã từng bị dọa kiện khi viết trên blog cá nhân của ông về cuộc đời cũng như tình duyên của đại gia Dũng "lò vôi" rồi.
Thị phi… con trẻ
Tình yêu mới của ông Dũng và cô vợ hai đã cho quả ngọt, cậu bé có tên gọi Huỳnh Hằng Hữu có khuôn mặt giống ông Dũng như đúc từ khuôn ra, nhìn khôi ngô và rất thông minh.
Trong tiệc thôi nôi mừng bé 1 tuổi vào tuần này, tiệc thôi nôi được đánh giá là "chấn động Sài Gòn", ông Dũng đã có một động thái vô cùng bất ngờ. Ông Dũng và vợ hai tuyên bố chính thức trao khối tài sản khổng lồ của mình cho cậu bé, gồm: Khu du lịch Đại Nam, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu dân cư Dĩ An, Khu công nghiệp và dân cư Sóng Thần 3 (tỉnh Bình Dương), Khu dân cư Bình Phước.
Để tránh chuyện "khẩu thuyết vô bằng" (lời nói không có chứng thực), ông Dũng còn có thêm động thái xác tín bằng cách lập di chúc trao quyền thừa kế cho bé Hữu. Lý giải chuyện này, ông Dũng cho biết, "Tôi đã làm việc rất chăm chỉ bằng cả trí tuệ và thể xác để có ngày hôm nay với bao nhiêu vinh - nhục - tủi hờn lẫn mất mát. Với tuổi đời 54, tôi cảm thấy mình không còn sức nữa. Điều hạnh phúc nhất là tôi đã tìm thấy một niềm tin cao cả nhất mà vợ chồng tôi đã thành tâm cầu xin sự hiển linh của trời Phật, tổ tiên, ông bà, cửu huyền thất tổ cho tôi xin một đứa con trai để thay tôi thực hiện được ước nguyện - tâm nguyện và thiện nguyện cho đời".
Thật ra, ông Dũng đã có con trai cùng người vợ trước. Nhưng có lẽ, cậu bé Hằng Hữu mới là đứa con trai mà ông thật sự mong đợi. Theo những gì ông Dũng chia sẻ, thì vào đúng thời khắc cậu bé Hữu 18 tuổi ông sẽ trao toàn bộ khối tài sản của ông cho con. Còn hiện tại, vợ chồng ông và Hội đồng giám sát sẽ "canh chừng" khối tài sản này cho con trai ông.
Sau tuyên bố này của ông Dũng, rất nhiều tờ báo in lẫn báo mạng đã cho chạy những dòng tít kiểu: "Cậu bé một tuổi là tỉ phú sở hữu khối tài sản 50 nghìn tỉ", "Tỉ phú 1 tuổi có hàng chục nghìn tỉ tại Bình Dương"…
Ngay khi tin này xuất hiện, tôi có gọi cho luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Giám đốc Hãng Luật sư Giải phóng, nhờ giải đáp những khúc mắc xoay quanh lời tuyên bố của ông Dũng. Luật sư Nguyễn Kiều Hưng phân tích: "Thứ nhất, bản di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc đã chết. Nghĩa là, nếu ông Dũng còn sống, thì bé Hữu vẫn cứ là bé Hữu. Thứ hai, nói bé Hữu nhận quyền điều hành chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của khối tài sản ấy lại càng phi lý. Vì bé chưa đủ năng lực hành vi theo luật định để làm điều đó, trái với quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của luật này, thì cá nhân phải đủ 18 tuổi mới có thể điều hành, thành lập doanh nghiệp".

Theo thông tin có đến 600 thực khách thuộc giới thượng lưu đến chia vui cùng ông Dũng trong tiệc thôi nôi của con trai.

Trước lùm xùm về luật, luật sư riêng của ông Dũng có chỉnh lại rằng, báo chí đã hiểu nhầm ý của ông Dũng. Cậu con trai 1 tuổi của ông chỉ giữ chức danh Chủ tịch HĐQT giám sát quỹ thiện nguyện chứ không phải Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam (tức Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến).
Về thông tin này, luật sư Nguyễn Kiều Hưng nhấn mạnh: " Vụ di chúc ông Dũng "lò vôi" đính chính: Bé Huỳnh Hằng Hữu là Chủ tịch HĐQT giám sát quỹ thiên nguyện chứ không phải Chủ tịch HĐQT công ty cũng sai luật. Việc tổ chức, hoạt động của quỹ từ thiện được điều chỉnh tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP. Theo nghị định này, không có cái cơ quan gọi là Hội đồng giám sát đó và bé Hữu cũng chưa đủ năng lực hành vi dân sự để đảm nhận bất cứ vị trí nào trong tổ chức của quỹ.
Ông Dũng có thể thành lập quỹ theo di chúc, tuy nhiên việc thành lập, tổ chức quỹ cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Khoản 3, điều 3 Nghị định 30: "Quỹ từ thiện": Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích chính nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục đích lợi nhuận.
Điều 11 Nghị định 30: Thành lập quỹ theo di chúc hoặc yêu cầu của người hiến tặng tài sản thông qua hợp đồng ủy quyền. Công dân, tổ chức Việt Nam được thừa kế theo di chúc trong đó có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu lập quỹ của người để lại tài sản hoặc được người hiến tặng tài sản yêu cầu lập quỹ thông qua hợp đồng ủy quyền, thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này và lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này".
Nghĩa là, xét về luật, đây là một tuyên bố khá hớ hênh của ông Dũng "lò vôi" bởi những quy định hiện hành không cho phép tuyên bố trên có thể trở thành sự thật ở thời điểm này. Đáng tiếc, sự hớ hênh trong phút cao hứng của ông lại vô tình (hay hữu ý) gieo thị phi cho cậu con trai mà theo ông thì, là người ông yêu thương nhất.
Ông Dũng rất tin vào Phật pháp, ông cũng khẳng định cậu nhóc Huỳnh Hằng Hữu vẫn sẽ theo đạo Phật. Chi tiết này càng được khẳng định hơn, khi ông chia sẻ rằng "theo nghi lễ truyền thống, gia đình đã để rất nhiều đồ vật cho cậu bé tỉ phú 1 tuổi Huỳnh Hằng Hữu bốc thăm; thật ngẫu nhiên khi cậu bé đã nắm ngay lấy chuỗi tràng hạt đầu tiên và sau đó là chiếc chuông đồng nhỏ…".
Có thể khái quát về quan điểm đạo Phật một cách dễ hiểu nhất về mối lương duyên cha - con, chồng - vợ ở kiếp này. Họ được thành vợ - chồng, cha - con… là bởi tiền kiếp (tức kiếp trước) họ phát sinh những khởi niệm yêu thương nhau, nên kiếp này có duyên để trở thành người một nhà. Tùy theo mối duyên đó, mà sự yêu thương dài hay ngắn, dày hay mỏng… (hiểu theo nghĩa đơn giản của Thuyết Luân hồi - NNH).
Có nên lấy cái cao hứng nhất thời để khiến đám đông hiểu sai gây nên sự phương hại đến một đứa bé chưa biết gì?
Hơn nữa, xét về tâm lý thông thường, một người cha đúng nghĩa, đó chính là người có đủ khả năng che chắn con mình không vướng bận vào những toan tính nhỏ nhặt trong đời sống. Người cha đúng nghĩa là người cha không biến con mình thành một trò đùa của những người khác bằng một câu chuyện tào lao.
Tất nhiên, những cá nhân lắm tiền đều xứng đáng với danh hiệu đại gia. Nhưng không phải đại gia nào cũng thuộc dạng, tiền tỉ lệ thuận với tri thức. Suy cho cùng trong vụ ầm ĩ này, người đáng thương nhất là cậu bé mới vừa 1 tuổi ấy khi nó chưa hề biết buồn vui tiền tỉ tỉ là gì!
Ngô Nguyệt Hữu
(CAND)

 Bản tin tiếng Anh

  • Sowing the seeds of new business (Washington Post) - With more than 1,000 attendees gathered at the Mission Bay Conference Center in San Francisco, Hua Yuan Science and Technology Association (HYSTA)'s annual conference became a Mecca for anyone wanting to share knowledge and insights into entrepreneurship, technology and success in business.
  • Chinese investors visit Silicon Valley (Washington Post) - Silicon Valley hosted 58 senior executives on Saturday, most of whom are private business owners from the Chinese mainland looking for projects to invest in.
  • Online fashion shops booming (Washington Post) - If you haven't heard about Hangzhou's fashion scene, then you can't say you know China's fashion industry.
  • China Now meet scopes out future (Washington Post) - Businessmen from different industries and scholars from Southern California came together for a first-ever summit to navigate investment and finance strategies between the US and China markets.
  • ZTE aims at bigger share in neighbors (Washington Post) - ZTE Corp, the world’s fifth-largest telecom equipment and smartphone manufacturer, has steadily increased its footprint in Indonesia and Malaysia, and hopes to achieve greater success in the countries in the near future.
  • Car firms shifting focus (Washington Post) - Get ready for the screen debut of a made-in-China car. A new alternative-fuel vehicle is set to appear in the most popular vehicle-related Hollywood movie, Transformers.
  • Foreign firms show way in direct selling (Washington Post) - Rumors about direct selling have never disappeared since the marketing form sneaked into China 20 years ago. Meanwhile, industry has been struggling to jump on track. Right now, it is burgeoning in the laggard marketplace, led by foreign branded companies.
  • Classic clash of the crickets (Washington Post) - It's two weeks to go before plucky Purple Golden Wing jumps into the arena for his once-in-a-lifetime fight.
  • Disney's new heights (Washington Post) - Shanghai resort will be Disney’s most technologically advanced, Wang Zhuoqiong reports.
  • Film competition fosters talent (Washington Post) - Initative targeted at students aims to address shortage of high-quality professionals in the movie industry across the country.
  • 'Golden Week' losing its luster (Washington Post) - Although China's main tourist attractions have seen an unprecedented surge in visitor numbers, the economic contribution of Golden Week is lower than many people imagine, said experts.
  • Chinese design on display in NY (Washington Post) - Five Chinese amateur curators successfully organized and pulled off China & US Architecture and Space Arts Cultural Exchange Week in New York City on Sept 23-29.
  • Search for a cup holder's identity (Washington Post) - A valuable porcelain cup holder that was auctioned off in Hong Kong recently has a certain amount of controversy surrounding its true origins, as Zhang Zixuan explains in this detailed report.
  • A southern staple (Washington Post) - In a research report released earlier this year, the United Nations Food and Agricultural Organization said eating insects could help end food shortages across the world. In fact, it urged people to eat them as a nutritious supplement.
  • Lang bags Brit with classic charm (Washington Post) - Chinese pianist Lang Lang grabbed the International Artist of the Year at the Classic Brit Awards 2013, held at London's Royal Albert Hall on Wednesday night.
  • The first place to be called the 'Middle Kingdom' (Washington Post) - About 1.8 million years ago, the ancestors of Chinese people began to use fire and stone tools on this land. About 5,000 years ago, they learned how to extract salt from water in this area. More than 4,000 years ago, the early Chinese emperors Yao, Shun and Yu successively made this place the capital cities during their reigns.
  • Support for HK 'consistent and firm' (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping said on Sunday that the central government’s stance of supporting Hong Kong’s economic prosperity and social stability is consistent and firm.
  • Diplomatic game (Washington Post) - Bob Hindmarch is a name that is all too familiar to many Chinese athletes at the University of British Columbia (UBC), where Canada's National Hockey Program was born.