Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

“Lấy phiếu“, “bỏ phiếu“, bản chất vấn đề nằm ở đâu ?

Giải mã Lãnh tụ: Một đóng góp quan trọng của Trần Đức Thảo

Ghi nhận của Đoàn Thanh Liêm

Tài liệu tham khảo chính yếu :  Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối
Tác giả  :  Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê
Do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ ấn hành năm 2014
Sách dày 428 trang – giấy trắng, khổ chữ 12 – bìa giấy màu vàng.
Ở nước ta, thì có rất nhiều vị giáo sư dậy môn Triết học từ cấp trung học lên đến cấp đại học, trong đó đặc biệt là ở miền Nam, thì có một số vị được nhiều môn sinh quý trọng vì sự uyên bác với sở học vững vàng. Nhưng chỉ duy nhất có một mình ông Trần Đức Thảo (1917 – 1993) thì mới là người được gọi là triết gia – mà lại gây được sự chú ý và nể trọng trong giới học thuật riêng tại nước Pháp. 

Từ thời còn trẻ lúc theo học tại trung học Albert Sarraut ở Hà nội, ông Thảo đã là một học sinh xuất sắc, rồi được học bổng qua học tại Pháp. Tại đây, ông lại thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm (École Normale Supérieure ENS) là một trong những cơ sở giáo dục có danh tiếng hàng đầu của nước Pháp. Và chỉ ít năm sau đó, ông Thảo đã có bằng Thạc sĩ vào lúc chưa đày 30 tuổi. Cũng như nhiều trí thức khác ở Âu châu trong thập niên 1940 – 50, ông Thảo say mê với chủ thuyết Mác xít và coi đó là một thứ kim chỉ nam cho công cuộc cách mạng xã hội ở thế kỷ XX.
Vào năm 1949 – 50, ông Thảo đã có cuộc tranh luận trên báo chí với Jean Paul Sartre là một triết gia rất nổi tiếng thời ấy. Nhưng vào năm 1951, ông Thảo đã tìm cách đi qua ngả Liên Xô, Trung Quốc để về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Và thảm thương thay, kể từ đó là bắt đầu một cuộc đời bi đát đen tối vì ông bị đày đọa, nghi kỵ theo dõi kềm kẹp liên tục cho đến lúc chết ở Paris năm 1993.
Năm 1991, vào tuổi 74 ông Thảo mơi lại có dịp trở lại Paris và suốt trong 6 tháng cuối đời, ông mới kịp thổ lộ tâm sự thầm kín với vài người vốn có lòng quý trọng đối với triết gia. Và nhà báo Tri Vũ ở bên Pháp đã rất công phu nghe lại các cuốn băng ghi âm về các cuộc nói chuyện đó - để viết thành cuốn sách “Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối” mà vừa được ra mắt công chúng vào tháng 5/2014.
Khác với trường hợp của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường là người đã viết cuốn Hồi ký bằng tiếng Pháp nhan đề là “Un Excommunié” (Kẻ bị khai trừ, đã có bản dịch ra Việt ngữ) – ông Thảo thì không để lại một cuốn sách nào kể lại cuộc đời đày dãy những truân chuyên sóng gió của mình trong suốt 40 năm sống dưới chế độ cộng sản. Nên ta có thể coi cuốn sách này như là một sự gửi gấm cho hậu thế biết về cuộc đời nhiều cay đắng éo le của ông vậy.
 Vì lý do cuốn sách này vừa được nhà báo Phan Thanh Tâm ở Minnesota viết bài giới thiệu với rất nhiều chi tiết và phổ biến vào giữa tháng 6 mới đây, nên tôi thấy không cần phải trình bày dài dòng gì thêm nữa. Mà tôi chỉ xin tập trung về một khía cạnh rất quan trọng được ghi trong Chương 12 nhan đề “Giải mã Lãnh tụ” trải dài đến 70 trang (từ trang 258 đến 328).
 Tôi coi đây là một đóng góp rất quan trọng của ông Trần Đức Thảo trong việc góp phần “Giải trừ Huyền thọai Hồ Chí Minh” - mà mới do Nhóm của quý vị Trần Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Lễ phát động trong vòng 7 - 8 năm nay.  Xin được trình bày vấn đề dưới các mục sau đây :
I – Gặp mặt lãnh tụ.

1 – Ba lần gặp gỡ trực tiếp với vị Lãnh tụ hàng đầu Hồ Chí Minh.
Ông Thảo thuật lại có đến tất cả 3 lần ông trực tiếp gặp gỡ và nói chuyện với “Ông Cụ”. Còn rất nhiều lần khác, thì ông Thảo chỉ được bố trí cho có mặt “để làm cảnh” mà thôi – do đó mà không có gì đáng nói về chuyện này.
Lần thứ nhất, ông Thảo gặp gỡ và nói chuyện với ông Hồ là vào tháng 6 năm 1946 tại Pháp. Lúc đó, ông Thảo là đại diện cho khối người Đông Dương sinh sống tại Pháp.
Lần thứ hai là vào cuối năm 1952, ông được bố trí để gặp lãnh tụ trong ít phút thật ngắn ngủi tại một nơi trong An Tòan Khu (ATK) ở vùng Việt Bắc.
Lần thứ ba là vào năm 1964, ông được chỉ định trình bày quan điểm về chiến tranh và hòa bình trước giới lãnh đạo cao cấp tại văn phòng Phủ Chủ Tịch.   Ngay sau buổi thuyết trình đó, ông Hồ có nói vài câu có phần lơ là miễn cưỡng, mà không hề bày tỏ sự nhiệt tình thân mật gì đối với ông Thảo cả. Ông thuật lại là vào mấy phút cuối bài thuyết trình của ông, thì ông cụ tỏ vẻ mặt cau có vì không đồng ý với quan điểm của thuyết trình viên đã “không theo đúng với sách lược chủ chiến” của giới lãnh đạo đảng cộng sản thời ấy.
Qua 3 lần trực tiếp gặp mặt và nói chuyện với “Cụ Hồ” và qua sự quan sát về sinh họat của lãnh tụ hàng đầu này trong nhiều năm, cũng như nhờ thâu thập thêm được nhiều thông tin từ những nhân vật gần gũi thân tín với “ông cụ” - mà ông Thảo đã có những nhận xét thật là chính xác, sâu sắc về ông Hồ Chí Minh – mà tôi sẽ xin ghi lại chi tiết hơn trong mục II tiếp liền sau mục I này.
2 – Những lần gặp gỡ với các lãnh tụ Trường Chinh và Lê Duẫn.
Ông Thảo cũng còn thuật lại những lần gặp gỡ trao đổi với các nhà lãnh đạo cộng sản cao cấp khác nữa, đặc biệt là các ông Trường Chinh và Lê Duẫn.
Vào cuối năm 1955, ông đã có dịp trao đổi chuyện trò khá lâu với ông Trường Chinh, ông Thảo cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về khía cạnh nhân bản, nhân ái của cuộc cách mạng lý tưởng – điều này khác biệt hẳn với chủ trương xúi giục hận thù giữa các tầng lớp nhân dân như trong Cải cách Ruộng đất hiện đang diễn ra thời ấy. Ông Trường Chinh trả lời hụych tọet thế này : “…Nhân lọai có tiến bộ là nhờ có chiến tranh… Vì cách mạng luôn luôn phải là ở trong vị thế của thời chiến tranh, cách mạng phải luôn luôn cần thấy rõ thù trong, giặc ngòai để mà chiến đấu!”…
Với ông Lê Duẫn, lại càng tệ hại hơn nữa. Ông Thảo kể lại : “Sau này cánh Lê Đức Thọ, Lê Duẫn thì rất gờm tôi, vì biết tôi muốn ngăn cản mở lại chiến tranh. Còn một lần gặp riêng ông Lê Duẫn, thì rồi ông ấy cũng không ưa tôi, vì lúc ấy, trong cương vị Tổng bí thư, ông ta muốn tôi chấp bút viết Hồi ký cho ông ấy. Nhưng sau khi ngồi cả tiếng đồng hồ để nghe ông ta giảng giải tư tưởng của ông, tôi đành trả lời thẳng là tôi nghe ông nói mà không hiểu gì cả! Vì thế mà sau này ông ấy cũng cay ghét tôi…”
II – Giải mã Lãnh tụ.
Thật ra những điều ông Thảo bộc bệch tâm sự như được ghi lại trong rất nhiều trang, đặc biệt là trong Chương 12 của cuốn sách này, thì cho đến nay cũng đã có nhiều người nói đến rồi. Nhưng cái lối phân tích cặn kẽ sâu sắc của vị triết gia đã “trải nghiệm, quan sát và nghiền ngẫm trong suốt 40 năm sống trong lòng chế độ cộng sản”, thì phải coi là rất có giá trị và có sức thuyết phục rất cao đối với phần đông người Việt chúng ta. Có thể tóm tắt lại trong mấy điểm như sau đây.

1 – Ông Hồ là một người có “cuồng vọng làm lãnh tụ”.
Theo dõi hành tung “xuất quỷ nhập thần” của “ông cụ” trong mấy chục năm tại khắp nơi ở hải ngọai với hàng trăm tên và bí danh khác nhau, ta dễ có thể nhận ra được cái tham vọng của một con người đa mưu túc trí, lúc nào cũng sẵn sàng làm bất kể việc gì miễn sao đạt được mục đích của riêng mình. Rõ ràng là ông nằm lòng cái lối mưu lược bá đạo của Machiavel, chứ không hề có chủ trương vương đạo theo truyền thống luân lý nhân bản của cha ông ta. Ngay cái tên ông chọn cho mình như “Ái Quốc”, “Vương”, “Chí Minh” cũng đủ nói lên cái tham vọng vượt mức của một con người làm chính trị rồi.
Xin trích một số đọan ngắn như sau : “Ông cụ” là một con người cực kỳ vị kỷ, mang mặc cảm tự tôn tuyệt đối… “Ông cụ” còn có tính đa nghi như Tào Tháo ấy…Anh phải biết là cho tới nay, những ai đã từng coi thường “Người”, từng tỏ ra ngang hàng với “Người”, thì sau đều đã vĩnh viễn bị lọai ra khỏi tầm nhìn của “Người”. Không ít người đã mất mạng, mất cả xác vì dám có ứng xử tay ngang như thế đấy… Người ta ưa kể cho nhau nghe rằng : Tạ Thu Thâu đã chết mất xác vì câu nói : “Ngòai Bắc có Cụ, trong Nam có… tôi” …!
2 – Cái “Bóng Ma Mao Trạch Đông”.
Vào cuối thập niên 1920, khi bị Comintern gán cho tội theo chủ trương “quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi” và bị gạt ra rìa, thì “ông cụ” tìm cách “ôm chân Mao Trạch Đông” bằng cách tuyên thệ làm đảng viên đảng cộng sản Trung quốc và gia nhập hàng ngũ Bát Lộ Quân thuộc Giải Phóng Quân Trung Quốc. Nhờ thế, mà sau ít lâu, “ông cụ” đã trở thành một lãnh tụ vượt lên trên tất cả các cán bộ nòng cốt được đào tạo chính quy bài bản ở Liên Xô như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ v.v…
Mà cũng vì thế cho nên “ông cụ” mới du nhập vào nước ta bao nhiêu tai họa phát sinh từ chủ trương sắt máu bạo ngược của cộng sản Trung quốc điển hình như các chiến dịch Chỉnh Huấn, Cải Cách Ruộng Đất v.v…
Và sau này, với chuyện hôi họp lén lút ở Thành Đô vào năm 1990, các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười… đã ươn hèn quy phục giới lãnh đạo ở Bắc Kinh để mà “bán đất, nhượng biển cho Trung quốc” hầu cứu vớt đảng cộng sản đang lâm nguy của tập đòan họ. Làm như vậy, chính là họ tiếp nối cái chuyện bán nước của Hồ Chí Minh từ xưa vậy.
3 – Từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh, Lê Duẫn …, tất cả đều rất mực hiếu sát, hiếu chiến.
Trong suốt cuốn sách, ông Thảo nhắc lại đến cả mấy chục lần về việc ông tìm cách thuyết phục giới lãnh đạo cộng sản là :”Không nên chọn chiến tranh, mà phải dồn mọi năng lực vào việc xây dựng hòa bình”. Nhưng rõ ràng là tất cả các ông lãnh tụ này đều một mực hiếu chiến, nên đã phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam bằng mọi giá, bất kể đến tổn thất kinh hòang về nhân mạng, hay phải trả cái giá quá đắt là lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc và Liên Xô. Và ngày nay, dù cuộc chiến đã chấm dứt từ lâu mà xã hội chúng ta vẫn chưa làm sao có thể phục hồi lại được cái truyền thống nhân bản và nhân ái của cha ông mình.
Cũng vì chủ trương nhân bản hòa ái như vậy, mà ông Thảo bị họ liệt vào “lọai có vấn đề” để mà bị theo dõi, kiềm chế và trù dập rất gắt gao – đến nỗi mà ông đã phải giả vờ như người khùng, người hề, người mất trí để tránh khỏi bị ám hại. 
Và cuối cùng, thì ông Thảo đã phải đanh thép kết luận rằng : Tất cả những sự tệ hại tàn ác xảy ra cho đất nước và dân tộc chúng ta, thì đều do cái học thuyết “đấu tranh giai cấp” mà ra. Và người thủ phạm gốc của tệ nạn này, đó chính là ông tổ sư Karl Marx đấy! Lời xác nhận này rất quan trọng, vì nó phát xuất từ một người trí thức có tên tuổi mà hồi còn trẻ đã có sự say mê tin tưởng vào chủ thuyết Marxist và đã dám có sự can đảm hy sinh từ bỏ cả sự nghiệp và tương lai đày hứa hẹn trên đất Pháp để về tham gia công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp từ năm 1951 lúc mới có 34 tuổi. Mà rồi sau đó 40 năm với bao điều chính bản thân mình đã tai nghe mất thấy – ông Thảo đã chứng nghiệm được sự sai lầm tột độ của lý thuyết dựa trên lòng hận thù bạo ngược của chính người khởi xướng là Karl Marx. Và ông đã có sự can đảm và lòng thành thật để công khai nói lên điều đó.
Từ ngày qua Pháp, ông Thảo đã cố gắng viết cho xong một cuốn sách thật nghiêm túc để nêu lên sự sai lầm tai hại của chủ thuyết Marxist - với lý luận chặt chẽ dựa trên những trải nghiệm bi đát của bản thân trong hơn 40 năm sinh sống ở Việt nam. Ông phải làm việc rất thận trọng nhằm hòan thành được một cuốn sách cho thật xứng đáng với tầm vóc của một triết gia. Nhưng tiếc thay, ông đã phải ra đi ở tuổi 76 mà chưa kịp hòan thành tác phẩm quan trọng này.
Vì thế mà tác giả Tri Vũ Phan Ngọc Khuê mới lấy nhan đề cho cuốn sách ghi lại những thổ lộ tâm sự uất nén đã bao nhiêu năm của ông Thảo là :
“Trần Đức Thảo – Những Lời Trăng Trối”
Cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin thật quý báu để minh họa cho lập trường nhân bản, nhân ái và tính cương trực can đảm của vị triết gia có tên tuổi trong hàng ngũ trí thức ở nước ta cũng như tại nhiều nơi trên thế giới.
Người viết rất hân hạnh được giới thiệu với quý bạn đọc cuốn sách thật sự có giá trị này.  
Hơn nữa, sự Giải mã Lãnh tụ (Deciphering) được trình bày với nhiều chi tiết xác thực trong cuốn sách sẽ giúp ích rất nhiều cho công cuộc “Giải trừ Huyền thoại Hồ chí Minh” (Demystifying) đã được phát động từ 7 – 8 năm nay.
 Và cuối cùng người viết cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tác giả Tri Vũ Phan Ngọc Khuê cũng như đến Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông vì sự cống hiến thật đáng ca ngợi này.
San Clemente California ngày 24 tháng Sáu năm 2014
  Đoàn Thanh Liêm
  (Diễn đàn Thế kỷ)

“Lấy phiếu“, “bỏ phiếu“, bản chất vấn đề nằm ở đâu ?

H3

Sự khác nhau giữa lấy và bỏ phiếu tín nhiệm đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích, khi triển khai lần đầu tiên tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, tháng 5.2013: “Lấy phiếu tín nhiệm diễn ra định kỳ hàng năm, không phải chỉ ở Quốc hội, mà tất cả các cơ quan Đảng và Trung ương sẽ làm (1). Một năm mà anh đã không quá bán thì cho anh nếu sang năm lại không quá bán thì đương nhiên phải bỏ phiếu tín nhiệm”(1.2).Mục đích và cách thức cũng được Tổng Bí thư làm rõ: “Bỏ phiếu tín nhiệm là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Mục đích lấy phiếu tín nhiệm là cảnh tỉnh, răn đe để cán bộ tự soi, tự sửa là chính(2), nên lấy phiếu tín nhiệm mới được quy định ở 3 mức. Còn nếu 2 mức thì đã là bỏ phiếu tín nhiệm rồi“. Sự điều chỉnh từ định kỳ hàng năm xuống mỗi nhiệm kỳ 1 lần cũng được Tổng Bí thư cho biết lý do tại kỳ họp này: “Vì hàng năm đều có đánh giá, lấy ý kiến nhiều lần với rất nhiều kênh khác nhau, khi vào Quốc hội cũng đều tiến hành bỏ phiếu rồi đến cuối nhiệm kỳ lại đánh giá nữa. Cứ dồn dập liên tục, quanh năm chỉ có bận việc này thì còn làm gì được nữa (3)”. Kỳ vọng và hiệu qủa lấy phiếu tín nhiệm, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, “không gì tốt bằng nhân dân. Người dân đánh giá lĩnh vực đó cán bộ đã làm tốt chưa. Lấy phiếu kết quả thấp/cao chính là thể hiện sự đánh giá đó“(4). “Thực ra chỉ có Việt Nam mới lấy phiếu tín nhiệm (4.1). Ở các nước họ bỏ phiếu bất tín nhiệm luôn“4.2″.

*Điều tra xã hội học

“Lấy phiếu tín nhiệm (LPTN)“ và “bỏ phiếu bất tín nhiệm (BPBTN)“ là 2 khái niệm cơ bản phổ quát trên thế giới liên quan tới bầu cử, bổ nhiệm. Đối tượng áp dụng là các chức danh bầu cử và bổ nhiệm, tức cựu ứng viên (ƯV). Còn nơi lấy, bỏ phiếu là nơi bầu, bổ nhiệm (BBN). Cả 2 đều dùng phiếu định lượng, nhưng LPTN cho kết quả khẳng định mức độ tín nhiệm, còn BPTN cho kết qủa chỉ với 2 khả năng, hoặc bãi nhiệm hoặc không, tùy thoả thuận ban đầu như quá bán, hay quá 2/3 chẳng hạn. Quy trình công nghệ thường trải qua 3 công đoạn, tương ứng với 3 nơi liên quan tới BBN: (a) nhân dân (cử tri), (b) các ủy ban điều trần của Quốc hội và (c) Quốc hội. Xuất phát từ nguyên lý người dân là chủ nhân đất nước, ƯV là công bộc chỉ xứng đáng khi được chủ nhân tín nhiệm, công đoạn (a) thường áp dụng LPTN vốn thuộc đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học và chuyên nghề “điều tra xã hội học (ĐTXHH)“. ĐTXHH có chức năng tổng hợp ý kiến dân chúng hay một nhóm dân chúng về nhận thức, phản ứng, tâm trạng hay mong muốn của họ. Đó cũng là một phương pháp trong điều tra thị trường, đánh giá triển vọng doanh thu, biến động giá cả, thành phần khách hàng… Điều tra xã hội học được thực hiện thông qua lấy ý kiến theo phương pháp xác suất thống kê, do đó đòi hỏi số lượng mẫu phải mang tính đại diện, độc lập, nghĩa là không có quan hệ trực tiếp với đối tượng điều tra và số mẫu đủ lớn. Vì vậy, họ không LPTN trong phạm vi Quốc hội, HĐND như ở ta nêu ở điểm (4.1), mà trong toàn dân, có thể trực tiếp hoặc qua điện thoại, bưu điện hay E-Mail, và cũng nhờ vậy tránh được trở ngại nêu ở điểm (3) đồng thời đạt được hiệu qủa tối ưu ở điểm (4).

Điều tra xã hội học được áp dụng lần đầu tiên năm 1824 tại Thủ phủ Tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, bởi một tờ báo điạ phương, với chỉ một câu hỏi, ai sẽ được tín nhiệm trở thành tổng thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử năm 1824. 59% người được hỏi trả lời tín nhiệm Andrew Jackson. Kết quả bầu cử sát tỷ lệ trên, nhưng rốt cuộc John Quincy Adams trúng tổng thống bởi chiếm quá bán phiếu đại cử tri.

Hiện ở Đức có nhiều viện điều tra xã hội học uy tín, như viện FGW hoạt động từ năm 1974 do đài truyền hình nhà nước ZDF cấp kinh phí, một trong những nhiệm vụ chính là đánh giá độ tín nhiệm chính trị, đúng nghĩa “lấy phiếu tín nhiệm“ ở ta. Hay viện IfD-Allensbach thành lập 1947, chuyên khảo cứu về các vấn đề chính trị, tâm ý và kinh tế, từ năm 1956 xuất bản hàng năm sách „niên giám dân chủ“. Viện FORSA lớn hàng đầu nước Đức, thành lập năm 1984, chuyên nhận đơn đặt hàng của 2 kênh truyền hình tư nhân nổi tiếng Đức ProSieben, và RTL. Viện EMNID cũng lớn tương tự FORSA thành lập năm 1945 chuyên nhận đơn đặt hàng của Chính phủ Đức.

*Tham khảo công nghệ LPTN ở Đức

Khác ta, Đức theo chế độ đa đảng, đảng nào trúng cử được lập thành đoàn nghị sỹ đảng đó đóng vai trò 1 bộ phận, đơn vị bên dưới, trực thuộc quốc hội. Bầu Quốc hội chính là bầu các đảng cùng ứng viên cá nhân đảng đó giới thiệu, và ứng viên không đảng phái. Vì vậy, lấy phiếu tín nhiệm lẽ dĩ nhiên phải lấy từ chính cử tri đối với các ứng viên do cử tri bầu (công đoạn a). Có thể tham khảo kết quả lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện bởi 4 viện trên lần gần đây nhất, với câu hỏi “nếu thứ 7 tuần tới bầu cử Quốc hội, thì ngài tín nhiệm bầu đảng nào? cho kết qủa „kiểm phiếu“ bẩu cử “thử“ trong bảng dưới đây: 

H2

Các đảng ứng viên nhìn vào cột (1), (2) và (3) biết ngay uy tín của mình đã và đang ở mức nào trong mắt người dân. Phiá cầm quyền, Liên đảng CDU/CSU và SPD thắng cử kỳ bầu cử Quốc hội năm ngoái đến 67,2% số phiếu, tới lần bầu cử thử này kết qủa uy tín bị sụt giảm 0,7-2,5 % chính là thách thức đòi hỏi Liên đảng phải xem xét lại thực tế quản trị đất nước và những chính sách đã áp dụng. Phía không chấp chính, có 3 đảng đã tăng được uy tín tới gần 2%, là cơ hội cho họ yên tâm phát huy tiếp vai trò của mình trên chính trường. LPTN bằng cách bỏ phiếu thử, vì vậy trở thành động lực thúc đẩy, không chỉ qua đó thu hút dân chúng tích cực tham gia quản lý đất nước, mà còn tạo cơ hội cho mọi đảng phái dù không hay có tham chính (tham gia quốc hội) hoặc kèm cả chấp chính (nắm chính phủ), đều có thể “tự soi, tự sửa“ như ở điểm (2), tránh được trừng phạt bởi quy luật nghiệt ngã của chính trường “một đảng không biết sửa là một đảng hỏng“ mà đảng PDP là một điển hình (xem mục dưới).

Khác bầu cử Quốc hội chỉ có thể bỏ phiếu thuận, chống hoặc trắng, người dân không được quyền bầu chính khách quan chức mà chỉ có quyền tự do đánh giá năng lực và uy tín họ, nên thang điểm đánh giá được áp dụng như trong chấm điểm học sinh, từ -5 đến + 5. Nếu quy đổi sang bỏ phiếu bầu cử, cũng có thể hiểu: 0 là phiếu trắng, dương là phiếu thuận và âm là phiếu chống.

Kết qủa điều tra xã hội học của FGW theo cách chấm điểm, được thực hiện bằng phỏng vấn qua điện thoại từ ngày 2 – 4.6.2014 với 1.215 cử tri chọn đại diện ngẫu nhiên, cho bảng điểm như sau: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Đảng CDU Merkel đạt 2,2 (tháng 5 trước đạt 2,4 điểm, mất -0,2 điểm), đứng vị trí đầu bảng. Vị trí thứ 2 Bộ trưởng Ngoại giao Frank-Walter Steinmeier 1,9 điểm (tháng 5: 2,1, mất -0,2). Vị trí thứ 3, Bộ trưởng Nội vụ Wolfgang Schäuble 1,8 điểm (tháng 5: 1,9, mất -0,1). Tiếp theo Hannelore Kraft Phó Chủ tịch đảng SPD 1,5; Phó Thủ tướng, Chủ tịch đảng SPD Gabriel 1,2; Peer Steinbrück từng ứng viên Thủ tướng của đảng SPD nhiệm kỳ này 1,0; Nữ Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen 0,8; Nữ Bộ trưởng Lao động, Xã hội Andrea Nahles 0,6; Trưởng đoàn nghị sỹ đảng Linke (trong đó có đảng cộng sản) Gregor Gysi 0,3; Chủ tịch đảng CSU Horst Seehofer 0,3 điểm.

Cách chấm điểm học sinh, và để người dân đánh giá vốn hiệu qủa “không gì tốt bằng nhân dân“ (bởi họ là người thụ hưởng các chính sách nhà nước, trực tiếp cho điểm), vừa tránh được gây bất lợi như ở điểm (3), khắc phục được trăn trở của các đại biểu nêu ở điểm (5.1), (5.2), (5.3), (6), (7) (trình bày mục dưới); các chính khách quan chức trọng trách có đủ thời gian dài 4 năm để tự “cảnh tỉnh, răn đe, tự soi, tự sửa“ như ở điểm (2).

*Hiệu qủa thực tế

Có thể tham khảo tình cảnh đảng FDP của cựu Chủ tịch gốc Việt Rösler, một đảng lớn hàng đầu xưa nay ở Đức, đang liên minh chấp chính thì bị loại ra khỏi Quốc hội với số phiếu bầu tụt từ 14,7% kỳ bầu cử năm 2009 xuống còn 4,8% nhiệm kỳ này, dưới ngưỡng được vào Quốc hội, quy định 5%. Philipp Rösler và toàn bộ BCH phải nhận trách nhiệm thất bại, cùng từ chức. Thoạt đầu, năm 2009, chỉ sau thắng lợi kỳ bầu cử mấy tháng, kết quả điều tra xã hội học của các viện cho thấy, uy tín đảng này liên tiếp tụt, xuống tận mức đáy 3% (nghĩa là mất tới 11,7%). Từng nổi tiếng là một tài tử chính trị xuất chúng, Rösler được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng, rồi Đại hội đảng bất thường bầu làm Chủ tịch, với kỳ vọng thay người tiền nhiệm cứu vớt Đảng FDP. Mặc dù có gần 4 năm liên tục được cảnh tỉnh, răn đe qua bầu cử thử hàng tháng để đảng tự soi, tự sửa, nhưng rốt cuộc cũng chỉ nhích lên được gần ngưỡng 5%. Bởi kết quả thăm dò ý kiến về chính sách cho thấy, chính sách thuế của đảng FDP đề xuất chỉ được 6% dân chúng ủng hộ, chính sách y tế chỉ 4%, và chính sách kinh tế thuộc lĩnh vực chủ chốt có tiếng của đảng FDP xưa nay cũng chỉ 3%. Đặc biệt tới 83% người được hỏi, đồng ý với đánh giá: Đảng FDP hứa hẹn nhiều nhưng gần như không thực hiện được, tức bất lực. Cái gì phải đến sẽ đến. Đảng FDP bị loại ra khỏi Quốc hội Đức nhiệm kỳ này là một thực tế chứng minh tính hữu ích của điều tra xã hội học nước họ qua bầu cử thử và cho điểm có khả năng cảnh tỉnh, răn đe, tự soi, tự sửa, nếu không sẽ bị chính người dân đào thải bằng lá phiếu thật của họ.

*Những trăn trở đáng chú ý của các đại biểu về LPTN và BPBTN

Khác với điểm (1), Tờ trình của ỦBTVQH kỳ họp này chọn phương án LPTN một lần vào giữa nhiệm kỳ (năm thứ ba); giữ nguyên đối tượng lấy phiếu, với 3 mức đánh giá, tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Người được lấy phiếu khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Có từ quá nửa nhưng chưa đến 2/3 tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì ỦBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tiếp theo. Người có từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì sẽ bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó.

Khi thảo luận, Đại biểu Lê Thị Nga cho rằng “trong tương lai gần nên đi đúng xu hướng thế giới chỉ BPBTN“ (5). “LPTN rất khó tránh được cảm tính. Có những người mới chỉ biết mặt qua ảnh, tìm hiểu qua lý lịch, đến tận khi Chính phủ mới ra mắt mới biết mặt (5.1)“. Còn theo Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, gần 500 đại biểu chắc cũng không đánh giá hết được công việc của UV (5.2). Mặt khác, nếu tiến hành BPBTN ngay thì liệu có cơ hội để người tín nhiệm quá thấp giải trình và có đảm bảo chuẩn bị được người thay thế (5.3). Trước phiên thảo luận, Chính phủ cũng có văn bản đề nghị “không quy định kết quả LPTN làm căn cứ trực tiếp để thực hiện BPBTN“ (6).

* Cơ sở pháp lý nào cho LPTN và BPBTN ở Quốc hội?

Trong khi LPTN thuộc quyền tự do ngôn luận, chính kiến, hiệu quả “không gì tốt bằng nhân dân“, như ở Đức có thể đào thải đảng FDP mất tín nhiệm ra khỏi nghị trường, hay thay đổi chính phủ qua các nhiệm kỳ theo ý chí của người dân, thì LPTN và BPBTN ở quốc hội trong bất kỳ nước nào cũng liên quan tới nguyên lý cơ bản, khái niệm phổ quát, về chức năng và mối quan hệ qua lại giữa 4 chủ thể, quốc hội, đảng, chính phủ, toà án, do hiến pháp chế định.

Ở những nước theo mô hình hiến định đảng là lực lượng chính trị, quốc hội lập pháp, chính phủ hành pháp, toà án tư pháp, thì mối quan hệ giữa chúng được thể chế hoá, trở thành quy trình tự động xưa nay. Như Hiến pháp Đức quy định, đảng là những tổ chức chính trị tự nguyện, “tham gia vào quá trình biến ý chí chính trị dân chúng thành chính sách nhà nước“ (điều 21), qua bầu cử có thể tham chính hoặc/và chấp chính. Vì vậy, LPTN được thực hiện chỉ ở công đoạn (a) bằng phương pháp bầu cử thử. Đối với Chính phủ, Thủ tướng do Quốc hội bầu và Tổng thống công bố (điều 63), Bộ trưởng không do Quốc hội mà do Thủ tướng bổ nhiệm bãi nhiệm (điều 64), vì vậy Quốc hội không thể định kỳ LPTN vốn đã được thực hiện ở công đoạn (a) hay BPBTN do nhiệm kỳ họ đã được hiến định 4 năm chứ không phải tạm thời. Tuy nhiên Hiến pháp họ cũng đã dự liệu tình huống ƯV mất uy tín giữa chừng, nên điều 67 hiến định: Quốc hội có thể BPBTN Thủ tướng bất kỳ lúc nào có vấn đề về uy tín (bất thường), nếu quá bán sẽ bị bãi nhiệm (tức thực hiện công đoạn c). Ủy ban Quốc hội có thể điều trần ƯV khi có vấn đề (tức thực hiện công đoạn b) làm căn cứ định lượng cho Quốc hội xử lý. Rốt cuộc, BPBTN ở công đoạn (c) không được phép áp dụng định kỳ, nhưng có thể áp dụng bất thường. Đó cũng chính là cơ sở pháp lý buộc tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng nước họ luôn sẵn sàng từ chức một khi hành xử bị đông đảo dân chúng bất bình, chính trường phản đối (2 tổng thống Đức 2 nhiệm kỳ kế tiếp qua đều từ chức, 1 chỉ bởi 1 câu phát ngôn vi hiến; 1 chỉ do bị ngờ vực vụ lợi 750 Euro, vừa qua đã được tuyên trắng án) nếu không muốn bị BPBTN bất thường, trở thành nền văn hoá từ chức mà ở ta còn thiếu vắng.

Nước ta bước đầu áp dụng LPTN và BPBTN, vì vậy có thể coi là bước quá độ hay thử nghiệm hội nhập chính trường thế giới như nêu ở điểm (5). Trong 3 công đoạn phổ quát, hiện ở ta LPTN chưa thể thực hiện được ở công đoạn (a) như các nước, nên không còn cách nào khác phải thay thế bằng công đoạn (c). Có thể áp dụng phương pháp bầu cử thử hoặc chấm điểm. Tuy nhiên để LPTN có giá trị khoa học như ở công đoạn (a) đỏi hỏi tần suất (số lần trong nhiệm kỳ) phải đủ độ tin cậy theo toán thống kê, và đại biểu phải thu thập được ý kiến cử tri để đảm bảo tính khoa học mẫu điều tra đại diện đủ lớn và độc lập. Đó là gánh nặng đặt lên vai Đại biểu Quốc hội, chứ không phải một đặc quyền có thể dẫn tới vận động hành lang giữa đối tượng và người lấy phiếu, đóng vai trò tiền đề, điều kiện „cần“ cho LPTN, nếu không tự nó đánh mất ý nghĩa vốn có.

Cũng như bất kỳ quốc hội nào trong nhà nước pháp quyền, Quốc hội ta có chức năng lập pháp, vì vậy BPBTN bất thường nằm trong khả năng và trách nhiệm của Quốc hội, kể cả khi LPTN đặt ra tình huống trực tiếp phải BPBTN bất thường như ở điểm (1.2). Trong trường hợp này chỉ có thể bảo đảm tính khoa học để thoả mãn điểm (6) bằng cách áp dụng công đoạn điều trần (b) được coi như một phương pháp giám định, nếu không BPBTN bất thường sẽ mang tính xác suất, nhất là khi rơi vào tình huống ở điểm (5.1) và (5.2).
  TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
25-06-2014
(ABS) 

Dân Việt ‘nghèo mà chơi sang’

Dân Việt “nghèo mà chơi sang,” theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế Việt Nam.

Báo mạng Trí Thức Trẻ trích dẫn kết quả cuộc khảo sát trên trang web của Maritime Bank cho rằng, người Việt Nam có khuynh hướng “thể hiện bản thân,” qua việc mua sắm các vật dụng cá nhân và phương tiện đi lại đắt tiền.


Một cửa hàng bán đồ hiệu Chanel tại khu vực trung tâm Sài Gòn. (Hình: Getty Images)

Cuộc khảo sát này cũng nói rằng, chỉ có 12.24% số người được hỏi ý kiến nói “đợi đủ tiền mới mua sắm một món hàng có giá trị tương đối lớn.” Số người còn lại thì cho biết, hoặc vay ngân hàng, hoặc vay của bạn bè, người thân để mua cho được món hàng đang chuộng.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên viên kinh tế tại Sài Gòn, cuộc khảo sát trên cho thấy tâm lý thích hưởng thụ ở người dân Việt Nam rất mạnh. Ông Hiếu nói rằng, gần 90% người dân Việt không muốn chờ đợi để dành đủ tiền, mà sẵn sàng “vung tay quá trán” khi quyết định mua sắm một vật dụng cần thiết hoặc một chiếc xe làm phương tiện đi lại. Ða số này, cuối cùng thường tìm đến các công ty tài chính để xin vay, với điều kiện tương đối dễ dàng so với các ngân hàng thương mại.

Ông Hiếu cũng cảnh cáo rằng, các hợp đồng vay tiền được soạn thảo theo khuynh hướng có lợi cho công ty tài chính. Còn khách hàng thì có vẻ như không nhận biết gánh nặng nợ nần, cho tới khi bị thúc trả nợ, mới bật ngửa ra. Theo ông, người vay tiền cứ nhắm mắt ký tên bừa cốt sớm được nhận tiền, chẳng khác người tự “đeo gông vào cổ,” và tự làm khổ mình suốt đời.

Ông Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo người dân Việt nên cần biết “kềm chế sự ham muốn” trước các cuộc mời gọi của đại diện các công ty tài chính. Ông nói rằng, chỉ khi thật sự cần kíp, và không còn sự lựa chọn nào khác thì mới đi vay tiền cho nhu cầu mua sắm cá nhân.
  (Người Việt)

Kami - Quân đội phải trung thành với ai?


Theo  Hiến pháp Việt Nam 1992 Sửa đổi năm 2013 có quy định rõ lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước để bảo vệ chế độ XHCN. Song gần đây, trước thái độ bạc nhược, lần lữa... của lãnh đạo chính quyền Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, nhiều người thấy rằng nếu Quân đội NDVN trung thành với Đảng và Nhà nước thì trong bối cảnh hiện nay liệu họ có đảm bảo trọng trách giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ hay không?

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu vùng chủ quyền của Việt Nam, dẫn tới nguy cơ xung đột vũ trang giữa lực lượng Hải quân hai nước là điều hoàn toàn có thể. Và từ sự xung đột đó rất có thể lan rộng tạo nên một cuộc chiến tranh giữa hai nước Việt- Trung là điều hoàn toàn có thể. Nhưng trước thái độ thờ ơ, nhu nhược của Đảng và chính quyền trước việc Trung Quốc gây sức ép trên Biển Đông bằng các hành động vi phạm chủ quyền lãnh hải và về phía quân đội không có các động thái cần thiết để đáp trả. Do đó vấn đề được đặt ra là: để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia thì quân đội Nhân dân Việt Nam có nhất thiết phải trung thành với đảng CSVN hay không, hay chỉ trung thành với tổ quốc và nhân dân là đủ?

Nếu hiểu, theo định nghĩa Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Và trong xã hội dân chủ, Hiến pháp là văn bản do chính quyền tạo ra, nhưng nhất thiết phải nhận được sự đồng tình của người dân, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Cũng cần phải hiểu nếu chính quyền không được thiết lập bởi Hiến pháp của người dân là một chính quyền không có tính chính danh. Do vậy, Hiến pháp không phải là khế ước giữa người dân với chính quyền, mà là khế ước xã hội giữa người dân với nhau để thiết lập một nhà nước, bởi Hiến pháp có trước chính quyền. Chính vì thế, chủ thể lập Hiến phải là nhân dân.

Theo cách hiểu thông thường nhất, Hiến pháp là một văn bản luật cơ bản có vị trí cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật của quốc gia và Hiến pháp là văn bản để thiết lập và trao những quyền lực cần thiết cho các cơ quan công quyền của một tổ chức nhà nước. Chính vì vậy, ở các quốc gia về mặt pháp lý thường có một hệ thống thiết chế để bảo vệ Hiến pháp, với công việc áp dụng và giải thích Hiến pháp trong khi có các tranh chấp. Đó chính là Tòa án Hiến pháp. Bình thường phán quyết của Tòa án Hiến pháp là quyết định cao nhất, song trong điều kiện bất bình thường, một khi Hiến pháp có nguy cơ bị đe dọa thì lực lượng quân đội sẽ giữ vị trí quyết định, cao hơn cả Tòa án Hiến pháp trong việc bảo vệ Hiến pháp để thiết lập lại trật tự. Ở mức cao hơn lực lượng quân đội có thể tuyên bố xóa bỏ Hiến pháp với lý do nhằm thiết lập lại trật tự mà ta thường quen với hai chữ Đảo chính.

Trở lại vấn đề người ta tranh cãi xung quanh vấn đề "Quân đội phải trung thành với ai?", theo Hiến pháp Việt Nam 1992 Sửa đổi năm 2013, Điều 65 có ghi rõ "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế". Việc này đã gây nên nhiều tranh cãi, không ít người cho rằng việc để quân đội trung thành với đảng CSVN thì có nghĩa là quân đội đã bị chính trị hóa, mà theo họ quân đội chỉ có nghĩa vụ trung thành và bảo vệ đối với Tổ quốc và nhân dân. Chứ dứt khoát không phải trung thành với bất kỳ đảng phái nào. Vậy điều này sẽ cần phải hiểu thế nào cho đúng?

Trước tiên cần phải hiểu nhiệm vụ cao nhất của quân đội là trung thành và bảo vệ đối với Hiến pháp, và trong việc bảo vệ Hiến pháp thì việc phải bảo vệ tổ quốc và nhân dân là chuyện đương nhiên. Có một sự hiểu nhầm đáng tiếc từ lâu nay của không ít người, khi cho rằng trong một xã hội đa nguyên chính trị, thì các chính đảng sẽ có các đường lối chính trị khác nhau do đó quân đội không được trung thành với bất kỳ chính đảng nào. Từ đó họ suy ra quân đội phải phi chính trị. Đây là một cách suy nghĩ không đúng.

Nên hiểu, các chính đảng trong một thể chế chính trị tự do, đa nguyên chính trị dẫu có các xu hướng, đường lối chính trị khác nhau, nhưng tất cả các xu hướng, đường lối chính trị khác nhau ấy phải nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp quy định. Mỗi Hiến pháp của bất kỳ quốc gia nào cũng phải có một chế độ chính trị cụ thể của mình, do vậy quân đội không thể phi chính trị hóa. Đây cũng là lời giải thích để đập lại cái quan điểm cho rằng có đa đảng sẽ dẫn tới xáo trộn chính trị. Ví dụ trong một xã hội dân chủ đa nguyên, bỗng có một chính đảng cầm quyền đang nắm với một đa số ghế trong quốc hội nổi hứng thông qua quốc hội bổ sung điều 4 Hiến pháp. Tự cho họ cái quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội (độc đảng), như vậy là vi hiến. Trong trường hợp này, nếu Tòa án Hiến pháp không giải quyết được giải tán đảng cầm quyền theo luật pháp, thì lực lượng quân đội sẽ tiến hành đảo chính để thiết lập lại trật tự.

Ở Việt Nam, đây là một vấn đề hết sức quan trọng, tại Điều 65 có ghi rõ "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước" là điều thừa và không cần thiết, vì đương nhiên nghĩa vụ của quân đội là phải trung thành với Hiến pháp quốc gia. Mà Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định rõ Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Việc Quân đội có nghĩa vụ trung thành và bảo vệ Hiến pháp cũng là điều được coi là bất di bất dịch. Nhưng với quy định của Hiến pháp hiện nay có thể tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, trong trường hợp Đảng CSVN và chính quyền của họ bạc nhược và rắp tâm làm tay sai cho Trung Quốc thì đồng nghĩa với việc quân đội NDVN cũng buông súng để bỏ mặc chủ quyền của tổ quốc.

Đảng chính trị chỉ là một tập hợp của những người có cùng xu hướng, cùng quan điểm chính trị song quan điểm của một nhóm người này không đại diện cho ý chí của toàn dân trong một quốc gia. Chính vì thế việc Hiến pháp Sửa đổi năm 2013, trong đó ghi rõ Quân đội phải trung thành với Đảng là điều bất hợp lý, cái đó hoàn toàn xuất phát từ sự trục lợi cố ý của Đảng CSVN - đảng cầm quyền đại diện cho một nhóm người trong thể chế chính trị độc đảng toàn trị.

Đó là điều không thể chấp nhận được trong một xã hội tự do và dân chủ.
Ngày 25 tháng 6 năm 2014
Kami 
(Blog Kami)

-“Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy…” (Tây Hồ Phan Chu Trinh)

Việt Nam không sợ Trung Quốc kiện ngược

Tàu cá Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 26/5
 "Chúng ta vững về mặt pháp lý, phù hợp với đạo lý lại được sự ủng hộ của quốc tế. Nếu kiện nhất định chúng ta sẽ thắng", Phó chủ tịch Hội Luật gia chia sẻ.

Trong cuộc họp báo chiều 25/6, vấn đề khởi kiện Trung Quốc được mổ xẻ với các chuyên gia của Hội Luật gia Việt Nam.


Có ý kiến nêu khả năng nếu Việt Nam kiện Trung Quốc thì Trung Quốc cũng có thể kiện lại Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về việc cạnh tranh giữa hai nước, kể cả về vấn đề pháp lý lẫn phi pháp lý?
Ông Lê Minh Tâm (Phó chủ tịch Hội): Công lý là giá trị lớn mà tất cả quốc gia tiến bộ và nhân dân các nước đều hướng tới. Trong trường hợp này, đó là lời cảnh báo, còn chúng ta luôn vững vàng một niềm tin chúng ta có công lý. Không những chúng ta, mà Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế là đại diện của hơn 100 nước thành viên cũng đã lên tiếng ủng hộ việc này. Chúng ta vững về mặt pháp lý, phù hợp với đạo lý lại được sự ủng hộ của quốc tế. Vì thế, chúng tôi tin rằng, nếu kiện nhất định chúng ta sẽ thắng. 
Phó chủ tịch Hội Luật gia Lê Minh Tâm
Sau vụ đâm chìm tàu cá ngư dân Đà Nẵng cuối tháng 5, ngư dân có nguyện vọng muốn chuẩn bị hồ sơ pháp lý để kiện. Hội Luật gia đã có hỗ trợ gì?

Ông Nguyễn Văn Quyền (Phó chủ tịch Hội): Hiện, Hội nghề cá Đà Nẵng đã chuyển cho cơ quan ủy quyền khởi kiện về việc này. Về mặt pháp lý, nếu nhận được yêu cầu từ các ngư dân, Hội Luật gia sẽ hỗ trợ. Cái khó nhất trong việc kiện là xác định chủ thể vi phạm trong việc đâm chìm tàu cá. Nếu chúng ta khởi kiện theo tư cách cá nhân của chủ tàu thì quy trình cũng khác với việc kiện giữa hai quốc gia khác nhau. Vì việc này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì có thể kiện lên tòa án của Việt Nam. Các cơ quan tư pháp của Việt Nam hoàn toàn có quyền xử lý việc này.

Liên quan đến những chuẩn bị của Việt Nam về pháp lý khi khởi kiện ra tòa án quốc tế, cách đây ít ngày Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với Tòa trọng tài thường trực (PCA).Ý nghĩa và hiệu quả của việc hợp tác này?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Việc kiện ra tòa trọng tài quốc tế ở phạm vi giải quyết tranh chấp về kinh tế, còn việc vi phạm chủ quyền biển đảo thì phải kiện ra các tổ chức quốc tế giải quyết về tranh chấp lãnh thổ và quyền con người.

PCA thụ lý vụ kiện của Philipines, Việt Nam cũng tham gia PCA. Ông có thể nói rõ cơ hội để khởi kiện tại tòa này?

Ông Nguyễn Văn Quyền: Tòa trọng tài thường trực quốc tế là một thiết chế để giải quyết các tranh chấp quốc tế mà Philipines đang sử dụng. Việt Nam đã gia nhập thành viên của PCA và đây chính là bước chuẩn bị từ rất sớm nên nếu thấy cần thiết thì ta cũng có thể mang ra tòa trọng tài này để kiện theo cách của nhiều nước đã làm. Hội Luật gia với hơn 46.000 hội viên yêu nước sẵn sàng cùng nhà nước thực hiện mọi biện pháp để đòi lại chủ quyền. Với tư cách là những người chuyên môn, Hội sẵn sàng dùng hết chức trách làm hết sức mình để chuẩn bị hồ sơ pháp lý, đó cũng là cống hiến chuyên môn của Hội cho đất nước.

Giả sử Việt Nam kiện Trung Quốc, thì dưới góc độ pháp lý, Hội luật gia, Việt Nam nên kiện những hành động cụ thể nào, kiện "đường lưỡi bò", kiện hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép hay hành vi Trung Quốc dùng vũ lực… ?

Ông Nguyễn Văn Quyền: Trước hết kiện việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kiện việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Còn nếu kiện về đường lưỡi bò thì phải thông qua các cơ quan trọng tài quốc tế, phải thông qua đàm phán đa phương.

Nếu tham mưu cho Chính phủ thì theo ông nên chọn cách nào: Đưa ra cùng vụ kiện của Philippines hay độc lập?

Ông Nguyễn Văn Quyền: Mỗi cách làm đều có lợi thế và khó khăn riêng, cho đến lúc cần thiết thì chúng tôi sẽ đưa ra tham mưu cho chính phủ phương án thiết thực nhất. Hiện, chúng ta đang áp dụng biện pháp đàm phán hòa bình, đến thời điểm bất đắc dĩ không thể đàm phán thì chúng tôi sẽ đề nghị Chính phủ đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế.
 
Vũ Nguyễn/news.zing.vn
Theo Người đô thị

-“Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy…” (Tây Hồ Phan Chu Trinh)

Nguyễn Thượng Long
Vì những hoạt động chống Pháp trong phong trào Duy Tân, tháng 3 – 1908 Phan Chu Trinh bị thực dân Pháp bắt giữ lần thứ nhất ở Hà Nội rồi chúng mang cụ về Huế và giam ở nhà lao Thừa Phủ. Ngày 04- 4-1908 cụ bị Pháp đầy ra Côn Đảo, lúc đi ngang qua cửa Thượng Tứ cụ đã than lên bốn câu tứ tuyệt vô đề:
“Luy tuy thiết toả xuất Đô Môn
Khảng khái bi ca thiệt thượng tồn.
Quốc thổ trầm luân dân tộc luỵ
Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn.” (PCT)

Rất nhiều bậc túc nho, thức giả đã dịch bài thơ bất hủ này ra quốc ngữ. Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một người bạn thân thiết của cụ Phan dịch:
“Xiềng gông cà kệ biệt Đô Môn
Khảng khái ngân nga lưỡi vẫn còn.
Đất nước đắm chìm nòi giống mỏn
Thân trai nào sợ cái Côn Lôn”.
Nhưng… người đời lại nhắc nhiều đến bản dịch của học giả Phan Khôi:
“Mang xiềng nhẹ bước khỏi Đô Môn,
Hăng hái hò reo lưỡi vẫn còn.
Đất nước hãm chìm dân tộc héo,
Làm trai đâu sá thứ Côn Lôn”.
Ai ngờ, gần 200 năm sau ngày ra đời lời than trên, những người đang tranh đấu cho một nền dân chủ đích thực không chỉ cùng nhau nhắc lại những giá trị dang dở của cụ Phan ngày nào như “KHAI DÂN TRÍ – CHẤN DÂN KHÍ – HẬU DÂN SINH” mà còn không quên nhắc lại câu than kể trên của cụ ngày nào. Và nếu cụ Phan đi được đến cùng những dự án chính trị của mình, tôi tin chắc rằng Việt Nam đã tránh được những cuộc chém giết nhau vừa thê thảm, vừa vô nghĩa, sẽ không thể bị các lân bang qua mặt và hôm nay dân tộc Việt Nam đã có một gương mặt khác hẳn, xứng đáng hơn trong khu vực và chắc chắn trong quan hệ với Việt Nam, truyền thông, báo chí Tầu không thể dám lếu láo coi chuyến đi Hà Nội ngày 18/6 vừa qua của Dương Khiết Trì là để “Dậy cho đứa học trò ngỗ nghịch!”, để thúc giục “Những đứa con hoang đàng…trở về nhà ” (Hoàn cầu thời báo).
Với tôi … câu than “Quốc thổ trầm luân dân tộc luỵ…” của cụ Phan xứng tầm là lời cảnh báo cho vận mệnh dân tộc, là lời tiên tri cho tương lai giống nòi. Điều kỳ vĩ là lời than đó, thông điệp đó lại được cụ đưa ra vào những ngày mà chủ nghĩa Mác – Lê – Sit – Mao còn chưa xâm nhập vào được Việt Nam, những ngày mà những người cộng sản Việt Nam đang còn là những cái bóng lẩn khuất trong đêm đen, trà trộn trong đám cùng dân lao khổ, những ngày mà ông giáo Nguyễn Tất Thành chưa thể nghĩ tới việc hơn 30 năm sau, mình lại có thể nhận là cha già dân tộc và đảng của ông tự nhận họ là Mùa Xuân của giống nòi! Dân tộc Việt Nam với những trả quả đớn đau suốt từ ngày đất nước liền một dải đến nay… giờ đem đặt bên câu than ngày nào của cụ Phan, chẳng lẽ lại chẳng nói lên được điều gì?
clip_image002
HD – 981
“Đêm thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan,
Ngày xem ống khói cháy đen xì, muốn ra cắn cổ!”
( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – NĐC)
Hôm nay, sau nhiều ngày Quốc Thổ bị xỉ nhục bởi giàn khoan HD 981 nghễu nghện hạ đặt giữa nhà, cũng là sau nhiều ngày người dân Việt đợi chờ được nghe những xuất ngôn, những thông điệp của người đứng đầu đảng, đứng đầu nhà nước để biết họ sẽ nói gì về biến cố này. Sau nhiều ngày chờ đợi, thật bất ngờ gần đây người dân cả nước mới được nghe ông Trương Tấn Sang nói về hình phạt Tru Di mà tiền nhân dành cho những kẻ mắc tội để hao mòn Quốc Thổ. Không biết khi tung ra những lời còn mạnh hơn cả “Nhát Gươm” không chấp nhận hữu nghị viển vông bay sát đầu quân bành trướng của ông Dũng … liệu ông Sang có nghĩ gì đến những vùng đất, những vùng biển đảo vì công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng mà đã lần lượt vĩnh viễn rơi vào tay giặc Tầu! Ai sẽ bị tru di đây thưa chủ tịch Sang? Tôi nghĩ rằng, vào lúc này… dù ông Sang có nói đâu rồi lại bỏ đấy hệt như ông Nguyễn Tấn Dũng thì cũng còn hơn những vua tập thể khác, hơn hẳn cái cơ quan quyền lực cao sang nhất nước là QH 13, đến phiên bế mạc kỳ họp thứ 7 vừa rồi, đã ngoảnh mặt đi, hoàn toàn vô cảm trước lời đề nghị của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa để cùng nhau diễn nốt cái game show “Vỗ tay xong tất cả lại về xem World Cup 2014”…công khai vô trách nhiệm với cử tri cả nước khi không dám ra nghị quyết về tình hình Biển Đông ?
clip_image004
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa TP HCM đang đòi QH ra nghị quyết về Biển Đông
Không một người Việt Nam nào dù đang ở trong nước hay vì một lý do nào đó mà đang phải tha hương xứ người có thể nuốt trôi những hiện thực cay đắng này:
Quốc Thổ đã mất 2/3 Thác Bản Giốc, mất Ải Nam Quan, mất bãi Tục Lãm, mất một diện tích đất liền bằng cả tỉnh Thái Bình, mất hàng loạt các cao điểm chiến lược ở Hà Giang, ở Mẫu Sơn, mất Hoàng Sa 1974, mất Gạc Ma 1988, còn mà như mất với Bauxite Tây Nguyên cùng hơn 398374 ha rừng thượng nguồn các tỉnh biên giới bị nhượng bán cho Tầu khai thác tới nhiều chục năm, tương tự với Vũng Áng Hà Tĩnh. Về yếu tố Địa – Chính Trị, thật không ngờ, 2 người bạn chí cốt Lào – CPC sát sạt biên giới phía Tây hình như họ đang đung đưa với người tình Ba Tầu nhiều Đô chứ đâu có mặn nồng gì với Hà Nội! Quay ra bờ đại dương, ta mất phần lớn vịnh Bắc Bộ, nay lại đang có nguy cơ mất nốt cả Biển Đông. Việc xuất hiện ngang nhiên bao làng Tầu, phố Tầu, China town ở ngay giữa các vùng dân cư thành thị của đất nước… như thế vẫn chưa là “Ngũ bề thọ địch!”, “Bốn bên lửa cháy” hay sao? Về đời sống tinh thần, sau nhiều thập kỷ vọng ngoại, theo đuổi những giá trị hư ảo đâu đâu, nay xã hội Việt Nam đạo lý truyền thống đã bị băng hoại ở mức nghiêm trọng, hình ảnh dân tộc bị méo mó, nhân phẩm giống nòi bị hoen ố, cả dân tộc dắt díu nhau cô đơn, lầm lũi dưới bóng cờ “Thập Lục Kim Tự và Tứ Hảo” ba que xỏ lá, cùng hội cùng thuyền với vài ba nhà nước bệnh hoạn để tìm đến cái nơi mà chính ông Nguyễn Phú Trọng TBT đảng gần đây nói: “… đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam chưa?”! Quốc Thổ đang những ngày như thế, dân tộc đang phải thoi thóp sống những ngày như thế… chẳng lẽ vẫn chưa là “Trầm Luân”, chưa là “Hệ Luỵ”.
Những ngày này Trung Quốc, không những không hề có ý định rút giàn khoan HD 981 ra khỏi Biển Đông mà họ lại đang tiếp tục định vị nhiều giàn khoan khác nữa vào vùng biển chủ quyền của chúng ta…, lại to mồm vu Việt Nam là xâm lược, chủ động tấn công Trung Quốc, vi phạm điều này, điều nọ của Luật Quốc Tế! …thì “Quốc Thổ…” là đang “Trầm Luân…”, hay đang “Thăng Tiến…” ? Dân tộc đang sống trong những “Hệ Luỵ” hay “Hanh Thông!”. Nếu vận nước không qua được những ngày cùng cực này, tương lai lá cờ 6 sao sẽ phấp phới bay trên mảnh đất của ông bà là điều không thể không xẩy ra.
Khi đọc được những dòng chữ này, tôi nhận được 3 lời góp ý của 3 người bạn học từ thuở đầu đời. Người thứ nhất, anh là một đại gia: “Già rồi, cất bút, gác kiếm đi, chọn lấy chữ NHÀN mà sống!”. Người thứ hai anh này đã từng là một thủ lĩnh thanh niên, ngày nào là siêu sao chém gió, vậy mà hôm nay, không biết là anh ta nói đùa hay nói thật: “Để có được sự bình an cho con cháu, Moa sẽ mang cờ 6 sao ra đón Hoa quân nhập Việt!”. Người thứ ba, anh là một Bác sĩ tim mạch, một chuyên gia lớn về Thần Học, một nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng nhắc tôi: “Hình như lời than bên cửa Thượng Tứ của cụ Phan còn một thông điệp nữa sao không thấy Huynh nhắc đến?”.
Tôi nói với cả 3 người bạn rằng, là người Đa Nguyên tôi ghi nhận tất cả 3 ý kiến và xin được tự bạch: Câu “Nam nhân hà sự phạ Côn Lôn” (Làm trai đâu xá thứ Côn Lôn) trong lời than của cụ Phan 106 năm về trước là lúc cụ 26 tuổi, cụ muốn gửi tới giới trẻ thông điệp, khi dấn thân tranh đấu phải có dũng khí, kể cả bị tù đầy ở Côn Lôn (Côn Đảo) cũng chẳng xá gì. Giờ đây trang lứa chúng ta đã là U70 rồi mà cũng hô to thông điệp coi mình như thanh niên, tôi e rằng người đời nói chúng ta xạo, đám dư luận viên vô liêm sỉ lại có cớ ném đá, ném đồ dơ bẩn tứ tung. Nhưng, nếu xã hội chúng ta ngày càng đông những trang lứa trẻ ngày càng can đảm vượt qua được mọi nỗi “…hà sự phạ Côn Lôn” hay “…hà sự phạ Hoả Lò” thì đó là hồng phúc dân tộc vẫn còn và tôi vững tin giới trẻ Việt Nam hôm nay sẽ vực dậy được một QUỐC THỔ đang bị tả tơi hao hụt vì ngoại xâm lẫn cả nội xâm và cũng vực dậy được tinh thần của một dân tộc đã quá mệt mỏi vì những hệ luỵ bởi những trầm luân mà họ đã phải chịu đựng./.
Hà Đông những ngày buồn tháng 6 – 2014
N.T.L
Tác giả gửi BVN

Việc làm bất hạnh nhất

 Boxitvn

Nguyễn Thế Hùng
Cuộc sống con người, loài động vật cấp cao nhất trên trái đất, đã trải qua nhiều ngàn năm tồn tại đến nay không ngoài hai nhu cầu: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
Với nhu cầu vật chất: Đơn giản nhất là làm sao có cái gì ăn để sống qua ngày rồi đến việc tìm kiếm, chế biến những cái ăn ngày càng ngon, bổ hơn.
Cơ thể con người có nhu cầu cần che chở để có thể sống được, nên cần những vật dụng như quần áo, nhà cửa…; từng bước từ thô sơ, đơn giản, đến phức tạp; ngày càng thẩm mỹ hơn.
Để giúp con người đi lại vui chơi hay buôn bán, các phương tiện đã được phát triển và hoàn thiện không ngừng.

Với nhu cầu tinh thần: các bộ lạc, làng xã, quốc gia đã hình thành, tôn trọng những chuẩn mực mà con người lấy đó làm thước đo tốt xấu; được xã hội tôn vinh hay nguyền rủa với mức độ khác nhau.
Ngày nay, đã có những chuẩn mực về đạo đức, cống hiến nền tảng được mọi người thừa nhận.
Chẳng hạn về chuẩn mực đạo đức làm người; ai ai cũng đều thừa nhận rằng: ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
Về chuẩn mực tinh thần đóng góp cho xã hội: một người sẽ có công trạng càng lớn nếu đóng góp của họ càng lớn.
Đây là bài học vỡ lòng mà phàm là con người thì ai ai cũng phải biết!
Con người sẽ cảm thấy càng hạnh phúc nếu việc làm của mình không trái với đạo đức và sự cống hiến của mình càng lớn.
Có những việc làm của con người có thể được xem như bất hạnh nhất.
Ví dụ: Việc mình làm có hại cho tổ quốc, dân tộc!
Tại sao việc mình làm có hại cho tổ quốc dân tộc được xem như việc làm bất hạnh nhất?
Mọi người chúng ta đều thừa nhận rằng: đất nước có được là do sự hy sinh, đóng góp của biết bao thế hệ ông cha mới có được như ngày hôm nay; do đó, nếu ai đó không thấy được điều này thì rõ ràng họ không có trí tuệ. Nếu họ có trí tuệ mà vi phạm điều này thì ắt là họ vi phạm điều đạo đức căn bản được mọi người thừa nhận là: “ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”.
Một khi điều đạo đức căn bản này bị vi phạm thì không ai còn dám nhận mình là bạn bè với họ; và lại càng không dám nhận mình là người thân với họ!
Lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đã chỉ ra điều đó.
Ai là người dân Việt Nam dám nhận mình là hậu duệ của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc?!
Có những quân mãi quốc cầu vinh hiện nay tuy chưa được sử sách chính thống ghi chép, vì nhiều lý do, nhưng đừng lấy đó làm mừng! Lưới trời lồng lộng! Lịch sử sẽ rất công bằng và các vị không thể trốn thoát được đâu, đừng có ảo tưởng.
Quả thật không có gì bất hạnh hơn, khi những người thân của mình không dám nhận mình là thân nhân của họ và mình bị đất nước đời đời nguyền rủa!
Hãy nhìn gương của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc thì biết đấy!
N.T.H.
Tác giả gửi BVN

VÀI SUY NGHĨ XUNG QUANH “TUYÊN CÁO LẬP TRƯỜNG” CỦA CHINA

[clip_image002%255B3%255D.jpg]   [clip_image004%255B3%255D.jpg]

 Boxitvn

Hoàng Mai
Để phản bác lại lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo nói trên, ngày 09.6.2014, China đã trình lên Liên Hợp quốc (LHQ) tài liệu được gọi là “Tuyên cáo lập trường”. Nội dung của tài liệu này, được TS Tô Văn Trường tóm tắt trong bài viết “Phải kiện nhưng kiện cái gì kiện như thế nào khi nào?” (*), đăng trên Blog Ba Sàm hôm 13.6.2014, như sau:
Những điểm chính trong tài liệu trên:
- Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng in cả trên báo Nhân Dân. (Bản đăng này đã có trên internet)
- Báo nhân dân VN đăng luật về hải phận của Trung Quốc.

- Các phát biểu của ông Ung Văn Khiêm, Thứ trưởng Ngoại giao VN  và một cán bộ khác về Hoàng Sa/ Trường Sa là của Trung Quốc trong cuộc họp ở Hà Nội.
- Bản đồ World Map của Việt Nam (1960) do cục Bản đồ (thuộc Bộ Quốc phòng VN) xuất bản ghi Hoàng Sa /Trường Sa bằng tiếng Tầu và đóng ngoặc là của Trung Quốc.
- Bản đồ năm World Atlas 1972 của Văn phòng Thủ tướng ghi Hoàng Sa/Trường Sa bằng tiếng Trung. (Có in lại trong tạp chí này).
- Sách giáo khoa lớp 9 năm 1974 do Bộ giáo dục xuất bản, ghi Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc (đã được Trung Quốc mới đây chụp và đưa lên internet).
Và họ lý luận là cho đến 1974, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp nhận Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc. Với những tài liệu như thế thì khó lòng bác bỏ được họ về lập trường của VNDCCH.  Ngoài ra có thể có những tài liệu quan trọng khác mà Trung Quốc chưa đưa ra.
Theo nội dung trên đây, bản “Tuyên cáo lập trường” của China gồm 6 nội dung. Với nội dung đầu (Công hàm Phạm Văn Đồng) thì đã có nhiều bài viết phân tích…; các nội dung thứ hai và thứ ba, mặc dù chưa thấy ai đề cập, nhưng nó là kết quả từ “Công hàm Phạm Văn Đồng”. Bài viết này, người viết muốn làm rõ hơn mưu đồ của China, qua đó cho thấy sự tính toán của Mao Trạch Đông, và đồng sự của ông ta, so với Việt Nam với những con người có phần ngây thơ, do tầm văn hóa còn quá thấp, bị Bắc Kinh lừa bịp; và cũng không thiếu những cá nhân thủ đoạn, thậm chí đang tâm bán nước.
1. Như chúng ta đều biết, miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn trước 1975, mọi thứ gần như phụ thuộc vào sự viện trợ từ Liên Xô và China. Đơn giản nhất như là cái kim khâu, cuộn chỉ, rồi đến bút máy, xe đạp… Việc in ấn các tài liệu, đặc biệt là tài liệu quốc phòng, chủ yếu do China đảm nhận.
Người Việt chẳng ngạc nhiên gì về các loại bản đồ do miền Bắc sử dụng ngày đó được in bằng tiếng Trung. Bằng chứng là, trên Internet còn lưu lại ảnh của một chuyên gia China, do Bắc Kinh cử sang để giúp Chính phủ VNDCCH để sản xuất và in ấn bản đồ vào năm những năm 1960. Tấm ảnh dưới đây nói lên tất cả (chắc chắn rằng, hồ sơ lưu trữ trong các Bộ ngành của Việt Nam sẽ còn nhiều tài liệu khác nữa liên quan đến chuyên gia China trên nhiều lĩnh vực khác nhau).
clip_image002
clip_image004
Chuyên gia Trương Hồng Niên, quốc tịch China được “phái sang giúp Chính phủ VNDCCH làm việc tại Cục đo đạc và bản đồ, thuộc Phủ Thủ tướng, nơi sản xuất ra bản đồ mà China dùng để bảo vệ ý kiến của họ.
Nguồn ảnh: facebook.com
Như vậy, để phục vụ cho mưu đồ đã toan tính từ trước, Bắc Kinh đã không từ một thủ đoạn nào để thực hiện. Sự tiếc nuối có chăng là, do trình độ của các quan chức miền Bắc ngày đó quá kém, trong khi ông Hồ Chí Minh, với uy tín bao trùm đã chặn tất cả các ý kiến khác của những người có tinh thần dân tộc. Và những sai lầm có lẽ xuất phát từ sự độc đoán của một vài cá nhân ngày đó.
2. Có lẽ, không riêng gì trong lĩnh vực xuất bản. Mọi lĩnh vực khác của đời sống, kinh tế, xã hội, giáo dục đào tạo… đều rập khuôn theo mô hình China. Cuộc cách mạng Cải cách ruộng đất, được cho là “long trời lở đất” chỉ là một ví dụ điển hình vì sự tàn bạo, đẫm máu và sai lầm… Mặt khác, do đã coi Hoàng Sa, Trường Sa là của China (công hàm Phạm Văn Đồng), cho nên, trong sách giáo dục miền Bắc trước năm 1975 không nói đến hai quần đảo này. Điều này hoàn toàn ngược lại với miền Nam.
Ngoài ra, nếu như đồng tiền bên China có mỗi hình Mao Trạch Đông, thì đồng tiền thời VNDCCH ở miền Bắc, cũng chỉ có mỗi hình ông Hồ Chí Minh. Trong khi tiền giấy của VNCH có các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Quang Trung… Người Việt hôm nay đủ tỉnh táo để nhìn lại một giai đoạn lịch sử đầy sai lầm khi đi theo China và mang tai họa về cho Dân tộc, mà đến hôm nay vẫn chưa thể thoát ra được.
Như vậy, việc Bắc Kinh đưa ra dẫn chứng bản đồ do VNDCCH xuất bản những năm 1960-1970, có ghi Tây Sa, Nam Sa… thực ra là do China xuất bản. Khi Bắc Kinh đã vứt bỏ mặt nạ ra ngoài, để lộ chân tướng là kẻ xâm lược, tráo trở…; thì những người cộng sản ở Việt Nam hiện nay, cho dù có cuồng tín về học thuyết Mác – Lê nin đi chăng nữa, thì cũng đã đến lúc vứt bỏ “4 tốt và 16 chữ vàng”, để thể hiện là người còn có nhận thức. Nếu không đã tự đặt mình vào hàng ngũ là những tên bán nước.
(*) ABS
25.6.2014
H.M
Tác giả gửi BVN

Chủng tộc, tôn giáo, hay giai cấp? - Dân chủ và Phát triển

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Dân chủ và Phát triển

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA

000_Hkg9227925-305.jpg
Hình minh họa chụp tại TPHCM hồi tháng 11 năm 2013.  -AFP
Từ mấy năm qua, dư luận chứng kiến một nghịch lý tại nhiều nơi, như Miến Điện, Thái Lan hay Trung Quốc về mối quan hệ giữa hai phạm trù dân chủ và phát triển với một kết luận được nhiều người cho là chân lý. Đó là dân chủ chưa chắc đã có lợi cho phát triển kinh tế, ít ra tại các nước chưa qua giai đoạn công nghiệp hóa như nhưng các nước Tây phương. Mục Diễn đàn Kinh tế lần lượt phản bác “chân lý” đó qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Chuyển hóa không dễ dàng

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Hai đầu tuần, Liên hiệp Âu châu quyết định hạn chế mối quan hệ với Thái Lan sau cuộc đảo chính của quân đội vào tháng trước. Dường như là nền quân chủ lập hiến theo thể chế dân chủ của Thái đang có vấn đề với hai cuộc đảo chính, vào Tháng Chín năm 2006 và Tháng Năm năm 2014, xen kẽ là hai cuộc bầu cử và nhiều năm hỗn loạn. Cùng giai đoạn ấy, xứ lân bang là Miến Điện cố chuyển hóa từ chế độ độc tài quân phiệt qua chế độ dân chủ mà chưa có kết quả sau ba năm vẫn đầy bất ổn. Trong khi đó, một xứ ai cũng nói là độc tài, kể cả người dân tại đặc khu kinh tế Hong Kong, là Trung Quốc lại có tiến triển vượt bậc về kinh tế. Khi thế giới bị khủng hoảng và Miến Điện bắt đầu thay đổi thì kinh tế Trung Quốc qua mặt kinh tế Nhật Bản, đến nay thì chuẩn bị vượt Mỹ để là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thưa ông, chúng tôi nhắc lại bối cảnh quốc tế vừa qua để hỏi ông một câu, rằng nền dân chủ có ích lợi gì cho kinh tế không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đây là đề tài có thể giúp ta nhìn lại Việt Nam, với hai điều kiện. Thứ nhất, về không gian thì hoàn cảnh mỗi nước mỗi khác nên ta cần thận trọng khi so sánh. Thứ hai, về thời gian thì nền dân chủ không là loại cỏ cứ gieo là mọc nên ta cần tính bằng nhiều thập niên.
Kết luận của tôi là dân chủ có ích cho kinh tế mà không là sự chuyển hóa dễ dàng.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Tôi xin nhấn mạnh tới nhận thức sai của nhiều người ở phương Tây về ưu thế của chế độ độc tài Á Châu trong công cuộc phát triển quốc gia. Người ta cứ ngợi ca thành tích Trung Quốc sau ba chục năm cải cách kinh tế, xen kẽ với nhiều vụ tàn sát và đàn áp chính trị, trong khi nóng ruột đợi phép lạ của Miến Điện sau có ba năm chuyển hóa. Kết luận của tôi là dân chủ có ích cho kinh tế mà không là sự chuyển hóa dễ dàng. Những gì xảy ra tại Bắc Phi sau mùa Xuân Á Rập cách nay ba năm có thể cho thấy khó khăn của sự chuyển hóa, nhưng chẳng vì vậy mà mình nên duy trì chế độ độc tài.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ khởi đi từ đó và xin đề nghị ông lần lượt giải thích cho ưu điểm của nền dân chủ cho công cuộc phát triển kinh tế sau khi trả lời cho một câu hỏi vì ông vừa nhắc đến. Tại sao nhiều người ở các nước dân chủ Tây phương lại cho rằng chế độ độc tài Á Châu hay tại nơi khác nữa lại có lợi cho công cuộc phát triển?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nhắc đến hiện tượng này là để cảnh báo thính giả của chúng ta tại Việt Nam là đừng nên hiểu lầm mà mang họa.
Tại các nước dân chủ Âu-Mỹ, giới trí thức thiên tả thường cho rằng nhà nước nên can thiệp vào kinh tế để điều tiết thị trường và bảo vệ lẽ công bằng xã hội. Nếu sống trong các xã hội này thì ta hiểu ra và chấp nhận điều ấy vì xứ sở đã có quyền tự do nên tranh luận về mức độ can thiệp của nhà nước để nâng cao phẩm chất của cuộc sống ở nơi ấy. Nhưng trí thức Tây phương trở thành duy ý chí khi cho là chế độ độc tài lại có ưu điểm là lấy quyết định sáng suốt và mau lẹ về phân bố tài nguyên quốc gia. Thí dụ được họ hay nêu ra là thành tích tăng trưởng của Trung Quốc.

000_Hkg9637658-250.jpg
Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 24/03/2014. AFP PHOTO.

Cũng các nước dân chủ lại có một thành phần chuyên gia kinh tế hay tư tưởng xã hội xuất thân từ các nước nghèo. Họ đưa ra một quan điểm khác trong các đại học hay trung tâm nghiên cứu Âu-Mỹ. Đó là nền dân chủ vẫn có lợi nhất cho công cuộc phát triển. Lý do là vì họ đã sống trong thực tế lạc hậu và ý thức được cái giá của nạn độc tài mà giới trí thức sinh đẻ ở phương Tây không biết, nên mới cứ đề cao vai trò can thiệp của nhà nước trong các quốc gia đang phát triển.
Vũ Hoàng: Sau khi ông cảnh báo về hoàn cảnh khác biệt ở hai nơi, ta sẽ bắt đầu vào đề. Thưa ông, dân chủ là gì mà có lợi cho công cuộc phát triển hơn chế độc tài?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu thính giả để ý thì đã thấy là từ cả chục năm nay, tiết mục chuyên đề của chúng ta không đề cao dân chủ như một lý tưởng xa vời mà thần diệu như một khẩu hiệu sách động.
Trả lời cho câu hỏi “dân chủ là gì” thì thật vô ích nếu nói “dân chủ là thể chế chính trị đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người dân trước hệ thống luật pháp do người dân góp phần xây dựng”. Định nghĩa có vẻ trừu tượng ấy thật ra lại xa vời trước mối quan tâm thiết thực của nhiều người về sinh hoạt kinh tế. Vì thế, tôi xin nói về nội dung cụ thể của dân chủ.

“Không ai có độc quyền chân lý”

Vũ Hoàng: Như vậy, ta đi vào nội dung cụ thể đó. Thưa ông, dân chủ bao hàm những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, một xã hội chỉ có dân chủ khi được cởi mở tư tưởng.
Cởi mở là “không ai có độc quyền chân lý”, tức là đưa ra một định nghĩa mà cả nước phải nghe. Tôi không nói đến chân lý “bốn tốt” và “16 chữ vàng” trong quan hệ mờ ám giữa Việt Nam và Trung Quốc mà người dân Việt phải tuân thủ. Đấy là một hình thái độc quyền chân lý, tất nhiên là cản trở dân chủ mà còn dẫn tới nạn lệ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc. Tôi xin nhắc đến một định nghĩa khác của một người có thẩm quyền.
Ông ta tốt nghiệp đại học, từng là Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh, hiện là Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Đấy là một chuyên gia kinh tế, Trung ương Ủy viên, con trai một lão đồng chí của Mao Trạch Đông là Trần Vân. Ông Trần Nguyên này phát biểu như sau, tôi xin trích nguyên văn: “Chúng ta là đảng Cộng sản và sẽ quyết định rằng chủ nghĩa cộng sản là gì.”
Khi một đảng viên cao cấp mà nêu ra một chân lý như vậy thì đảng cũng có quyền định nghĩa về đà tăng trưởng, về quyền làm chủ tập thể hay về phát triển kinh tế. Với tình trạng độc quyền chân lý này thì chẳng có dân chủ mà phát triển cũng chỉ là chuyện ảo. Đó là nội hàm thứ nhất và điều kiện cần thiết của dân chủ: phải có cởi mở tư tưởng và giải trừ tình trạng độc quyền chân lý.
Vũ Hoàng: Như vậy, thưa ông, nếu có cởi mở tư tưởng thì phải có tự do thông tin và thị trường mới có dữ kiện vô tư và khả tín để lấy quyết định về kinh tế hay kinh doanh. Có phải vậy không?
Cởi mở là “không ai có độc quyền chân lý”, tức là đưa ra một định nghĩa mà cả nước phải nghe.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy mà còn phải hơn vậy.
Từ địa hạt tư tưởng đến pháp lý thì nền dân chủ phải đảm bảo được các quyền “tự do dân sự”. Phạm trù này là chuyện tự nhiên trong các nền dân chủ mà không hiển nhiên cho những ai sống quá lâu trong chế độ độc tài. Khái niệm “tự do dân sự” có nghĩa là người dân phải có tự do mà nhà nước không thể hạn chế dù bằng luật lệ. Quyền tự do của người dân mang ý nghĩa đối lập với nhà nước và phải hạn chế quyền lực của nhà nước. Trong các quốc gia dân chủ thì nhà nước chỉ được làm những gì mà dân cho phép, trong khi người dân được quyền xây dựng và phát triển xã hội dân sự, tồn tại song song với nhà nước, để giải quyết yêu cầu thực tế của người dân.
Từ khái niệm tự do dân sự, ta mới có xã hội dân sự và các tổ chức hay hiệp hội của người dân để giúp dân. Vì thế, tự do dân sự mở ra tự do thông tin, tự do nghiệp đoàn, tự do giáo dục và đào tạo hay các cơ quan ngoài chính phủ có chức năng yểm trợ phát triển. Một thí dụ là Bộ Kế hoạch hay Ngân hàng Nhà nước mà muốn ban bố chính sách kinh tế hay tài chính thì phải tham khảo ý dân hay khảo sát thị trường qua các hiệp hội tư nhân, từ công đoàn đến phòng thương mại, nhờ vậy mà tránh được sai lầm hay liều thuốc đổ bệnh. Nói vắn tắt thì vì có sự giám sát và phản ứng thường trực của xã hội dân sự, quốc gia dễ tránh được chính sách sai lầm. Điếu ấy có lợi cho phát triển.
Vũ Hoàng: Thế còn những định chế mà người ta thường nói là cần thiết cho phát triển, như quyền tư hữu, quyền đầu tư và kinh doanh của tư nhân?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Những chuyện ấy dĩ nhiên cần thiết, nhưng chỉ xuất hiện và tồn tại sau khi đã có cởi mở về tư tưởng và tự do về dân quyền. Nếu nhà nước giữ độc quyền chân lý về phương hướng đổi mới và nói rằng các thành phần kinh tế đều có quyền hạn như nhau mà thực tế pháp lý lại thu hẹp quyền tư doanh hoặc đề cao chế độ công hữu thì quyền tư hữu hay tự do kinh tế trở thành vô nghĩa. Cũng từ tình trạng yếu kém về định chế này, nhà nước có toàn quyền quyết định về chính sách đầu tư hay tín dụng, chỉ nâng đỡ khu vực quốc doanh và tạo điều kiện cho tay chân nhà nước trục lợi. Đấy là liều thuốc dẫn tới tệ đầu cơ, tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, bất công xã hội và tăng trưởng thiếu quân bình. Về dài thì dẫn tới khủng hoảng.
Vũ Hoàng: Ông nói “về dài”, tức là trở lại khái niệm thời gian. Xin ông giải thích thêm cho rõ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin đi dần vào kết luận vì thời lượng của chúng ta có hạn.
Người ta nghiệm thấy trong các nước đang phát triển thì xứ nào có mức tự do và dân chủ cao hơn thì cũng có trình độ tăng trưởng khá hơn và sau nhiều thập niên thì trở thành một nước đã phát triển. Bên cạnh đó, các nước chuyển hóa từ chế độ độc tài sang dân chủ thì hay gặp dăm bảy năm khó khăn, với đà tăng trưởng giảm sút. Nhưng nếu kiên định theo hướng đó thì xứ sở sẽ có tương lai khá hơn về lượng lẫn phẩm. Thí dụ ở đây là Đài Loan, Nam Hàn, rồi Philippines hay Indonesia. Trường hợp khó khăn này nay của Miến Điện nên được xét trên cái trục thời gian đó.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, thế còn Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi có những đồng nghiệp là tư vấn kinh tế và tài chính tại Việt Nam lẫn nhiều nước đang cải cách để chuyển hóa, như Miến Điện hay Bangladesh. Họ đánh giá cao tinh thần cầu thị và cải sửa của người dân tại các xứ này trong khi phê phán tinh thần chủ quan tự mãn của Việt Nam. Đó là cái gì cũng làm như biết hết mà chẳng muốn cải cách, chỉ để duy trì đặc quyền và đặc lợi trong hệ thống mờ ám và thiếu trong sáng hiện nay.
Nhận xét của giới tư vấn được thực tế minh chứng khi các ngân hàng và giới đầu tư ngoại quốc đều lặng lẽ rút khỏi thị trường Việt Nam vì thất vọng với nạn thông tin thiếu minh bạch, trì hoãn cải cách và bảo vệ quyền lợi phe nhóm. Đã có kinh nghiệm làm ăn tại xứ độc tài và ít chú ý đến chính trị, họ vẫn coi ổn định chính trị tại Việt Nam chỉ là chuyện ảo! Nếu dám chuyển hóa qua dân chủ thì Việt Nam sẽ có thể phát triển – và ngay trước mắt thì còn bảo vệ được nền độc lập….
Vũ Hoàng: Thay mặt cho quý khán thính giả, xin cảm tạ ông Nghĩa về lời cảnh báo này.

Chủng tộc, tôn giáo, hay giai cấp?

Ai muốn thấy rõ một sai lầm căn bản Karl Marx đã phạm, cứ theo dõi chuyện đang diễn ra tại xứ Iraq. Marx mở đầu bản Tuyên ngôn Cộng sản bằng lời khẳng định: Lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp. Nhưng lịch sử xứ Iraq đang diễn ra trong mấy năm gần đây, cũng như lịch sử Việt Nam và Trung Quốc từ vài ngàn năm nay, cho thấy những động cơ thúc đẩy lịch sử không phải là đấu tranh giai cấp như Marx tưởng tượng. Hai động cơ mạnh nhất gây ra chiến tranh, thúc đẩy loài người giết nhau trên quy mô tập thể và kéo dài nhiều thế kỷ, là chủng tộc và tôn giáo.

Người Việt Nam sở dĩ kháng cự được làn sóng đồng hóa để bành trướng của văn minh Hán tộc là do tổ tiên chúng ta đã ý thức rằng “mình khác, họ khác.” Người Việt mình nói một ngôn ngữ khác, theo những phong tục tập quán khác, thờ phượng các thần thánh khác họ, cho nên mình phải là một nước độc lập. Những anh hùng như Trưng Nữ Vương, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi chỉ nhân danh tình tự dân tộc mà kêu gọi dân Việt đoàn kết chống Bắc xâm. Quang Trung không kêu gọi giai cấp vô sản Việt Nam vùng lên chống tư bản nhà Thanh; bài hịch xuất quân của ngài nói: Ðánh cho để tóc dài! Ðánh cho để răng đen. Dân Việt thiết tha gìn giữ những tập tục cổ truyền đó, mặc dù nhà Hán, nhà Minh đã tìm cách bắt thay đổi. Cho nên Quang Trung đã thành công, đuổi được giặc nhà Thanh.

Những biến cố ở Iraq cho thấy tôn giáo và chủng tộc là những yếu tố quyết định lịch sử. Năm 2003 quân Mỹ tấn công Iraq lấy cớ là Saddam Hussein đang chế bom nguyên tử, đe dọa thế giới và nước Mỹ, và nhà độc tài này quan hệ mật thiết với tổ chức khủng bố al-Qaeda, thủ phạm vụ tàn sát ngày 11 tháng 9 năm 2001. Chính quyền Mỹ bắt, xử tử Hussein rồi, tuyên bố họ sẽ giúp xây dựng một xứ Iraq theo chế độ dân chủ tự do, chia đều quyền lợi cho các nhóm dân. Với quân đội Mỹ giúp bảo vệ an ninh, với viện trợ kinh tế của nước Mỹ giầu có, người ta nghĩ sẽ thực hiện được giấc mơ đó. Chế độ mới sẽ được dùng làm mẫu cho công cuộc dân chủ hóa toàn thể vùng Trung Ðông, một giấc mơ còn lớn hơn nữa.

Sau gần 12 năm, hai giấc mơ này đều tan vỡ. Dân chúng Mỹ chưa bao giờ chấp nhận tham dự một cuộc chiến tranh kéo dài quá mấy năm. Trong Ðại Chiến Thứ Nhất (1914-18) và Thứ Hai (1939-45), nước Mỹ chỉ tham dự vào hai năm chót. Chiến tranh Cao Ly dài 3 năm; Mỹ đưa quân đội tới Việt Nam năm 1964, đến 1968 đã thấy kéo dài quá, tính đường rút đi rồi. Nước Mỹ không có kinh nghiệm của một đế quốc như Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, chiếm đóng xứ khác rồi cai trị theo một chương trình lâu dài, vô giới hạn. Sớm muộn, quân Mỹ cũng rút khỏi Iraq.

Nhưng lịch sử xứ Iraq không do người Mỹ quyết định. Nói cách khác, chính quyền Mỹ, hay chính quyền bất cứ cường quốc nào khác, không thể quyết định thay đổi lịch sử của miền đất gọi là Iraq, trong đó có nhiều sắc dân và nhiều tôn giáo phức hợp sống bên cạnh nhau mà không sống chung với nhau. Càng không thể quyết định một nền nếp sống theo chủng tộc và tôn giáo đã kéo dài hàng ngàn năm trong vùng đất kéo dài từ bờ phía Ðông Ðịa Trung Hải sang tới đồng bằng Punjab thuộc nước Pakistan. Chủng tộc và tôn giáo quyết định các diễn biến lịch sử của cả vùng này. Riêng trong xứ Iraq, người theo Hồi Giáo đã chia ra hai phái Sunni và Shi A từ hơn ngàn năm.

Saddam Hussein thuộc thiểu số người theo phái Sunni đã cai trị nước Iraq nhờ bạo lực. Trong nước này 60% dân số theo phái Shi A, và 20% là người Kurds. Hussein đã hai lần gây chiến với Iran, một nước đa số dân theo phái Shi A. Ngược lại, trong nước Syria, chính quyền của cha con ông Assad thuộc một nhóm Shi Ai thiểu số cai trị một nước đa số theo phái Sunni, với nhiều sắc dân khác nhau. Người Sunni ở Iraq và Syria gần gũi nhau hơn là gần những người cùng một nước nhưng theo giáo phái khác. Dân tộc Kurd đã chịu số phận chia năm xẻ bảy, chưa bao giờ lập được một quốc gia và phải đóng vai người thiểu số trong các nước Iran, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và một số nước khác.

Gần đây, khi dân Sunnis ở Syria nổi lên đòi lật đổ Bashar al-Assad, thì những người Iraq theo phái Sunni cũng hợp tác, tạo thành một lực lượng với dự án thành lập một quốc gia mới, Ðại quốc Iraq và Syria Hồi Giáo (Islamic State of Iraq and Greater Syria - ISIS). Các nước Á Rập, Hồi Giáo như Saudi, Jordan giúp ISIS, nhưng chính phủ Mỹ không muốn giúp vì trong nhóm này có các cán bộ al-Qaeda. Trong mấy tuần qua, quân ISIS tấn công, chiếm mấy thành phố lớn, quân đội của chính phủ Iraq chạy như vịt. Trong vùng do ISIS chiếm đóng, biên giới giữa hai nước Iraq và Syria đã bị xóa, trong thực tế và được cử hành một cách chính thức và long trọng trước các máy truyền hình.

Nước Mỹ đã chi ra 2,000 tỷ đô la trong cuộc chiến và chương trình tái thiết Iraq; trong đó có 25 tỷ để thành lập một đạo quân quốc gia, bao gồm các chủng tộc và các giáo phái. Vì đa số dân Iraq theo phái Shi Ai, chính quyền ở thủ đô Baghdad do người Mỹ lập nên có một ông thủ tướng Shi Ai, Nouri al-Maliki. Malaki thành lập một chính phủ liên hiệp với những người thuộc phái Sunni cũng như người Kurds. Ông ta giao hảo với chính quyền Shi A ở Iran, chính quyền Mỹ chấp nhận. Khi quân Mỹ rút về, Malaki bắt đầu một chính sách loại bỏ những sĩ quan và công chức cao cấp theo phái Sunni. Quân đội mất niềm tin, dân Sunni bất mãn. Vì vậy, trước đạo quân ISIS chỉ có vài ngàn người quyết tử, quân đội Iraq, tổng cộng trên 50,000 không thấy hứng thú kháng cự. Những thành phố đa số dân theo phái Sunni dễ dàng ngả theo ISIS.

Tại thành phố Baiji, quân ISIS chỉ lên tiếng kêu gọi, tất cả lực lượng cảnh sát tự giải tán. Khi chiếm được Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq, ISIS chiếm được bao nhiêu triệu đô la trong ngân hàng của chính phủ. Họ cũng trở thành chủ nhân của những vũ khí do Mỹ cung cấp cho quân Iraq. Thành phố Kirkuk được quân Kurd chiếm nên không vào tay ISIS. Người Kurds từ lâu vẫn muốn dùng Kirkuk làm thủ đô một vùng, nếu không phải là một quốc gia, tự trị, một nước Kurdistan. Vùng đất này cũng là nơi tập trung nhiều mỏ dầu lửa. Ngay trong vùng này cũng có nửa triệu người Iraq gốc Thổ Nhĩ Kỳ, mà chính phủ nước Thổ đang lo phải đưa quân sang bảo vệ những người cùng chủng tộc, cùng ngôn ngữ.

Sau khi lãnh tụ bin Laden bị biệt kích Mỹ giết, tàn quân al-Qaeda đã tìm được một chỗ tập họp mới. Lực lượng al-Qaeda trước đây trong thời Hussein không thể xuất hiện tại xứ Iraq, nay xâm nhập các đạo quân của ISIS. Nhưng ngày nay quân khủng bố có gốc gác al-Qaeda đã tổ chức một cuộc đặt bom đánh cả ở phi trường Karachi, nước Pakistan. Osama bin Laden ngày xưa cũng chỉ mơ ước sẽ có lúc đạt được thành tích đó. Trong khi đó, tướng Qassem Suleimani, đứng đầu lực lượng QUDS của Iran đã bay đến thành phố Tal Afar, gần biên thùy Syria. Chính quyền Iran chắc chắn lo quân ISIS với đa số theo phái Sunni có thể tàn sát người đồng đạo Shi A với họ, và phá hoại các địa điểm tôn giáo thiêng liêng của người Shi A.

Trong cố gắng tái lập hòa bình và trật tự lâu dài cho xứ Iraq, Mỹ và Iran bỗng dưng đứng về cùng một phía, chống lại đoàn quân ISIS. Chính phủ Mỹ sẽ phải dùng áp lực viện trợ kinh tế và quân sự để ép các phe ở Iraq ngồi xuống bàn với nhau cách chia sẻ lại quyền hành và các nguồn lợi dầu lửa; không để cho một phe nào lấn áp phe nào. Khi họ tạm thời đoàn kết được, thì quân mới hy vọng ngăn bước tiến của đoàn quân ISIS. Jordan, Á Rập Sau đi sẽ phải giảm bớt số tiền viện trợ cho các đạo quân ISIS, nếu Mỹ làm áp lực. Người Kurds đã có một cơ hội mở rộng quyền kiểm soát vùng đất mà tổ tiên họ đã sống mấy ngàn năm. Biết đâu, trong thế kỷ này nước Kudistan sẽ ra đời?

Lịch sử xứ Iraq đang diễn ra trước mắt vì những xung khắc chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo đã bắt rễ từ hàng ngàn năm. Chắc chắn không phải vì giai cấp nào đấu tranh với giai cấp nào. Ông Karl Marx chỉ đưa ra những lý thuyết hoang tưởng. Các lãnh tụ cộng sản như Stalin, Mao Trạch Ðông đều biết Marx nói sai hết; nhưng họ lợi dụng khẩu hiệu “cách mạng vô sản” của Marx để bành trướng các đế quốc của họ. Giống như các hoàng đế nhà Hán, nhà Ðường dùng khẩu hiệu “Thiên hạ vi công” để mở rộng biên cương.

Người Việt Nam đời xưa không tin ở những khẩu hiệu viển vông đó, cho nên giữ được nền độc lập. Ðến thế kỷ 20 mới có một nhóm người Việt theo Mao Trạch Ðông làm cách mạng toàn thế giới. Ðảng Cộng sản ghi vào cương lĩnh, từ năm 1950, là xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Mao Trạch Ðông.

Họ đặt ra khẩu hiệu “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội;” ngầm hiểu là yêu cả Mao Trạch Ðông. Họ theo ông Mao, nhân danh đấu tranh giai cấp, giết địa chủ, đánh tư sản, và gây nên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ðến bây giờ họ mới biết mình mắc bẫy rơi vào vòng lệ thuộc phương Bắc, không thoát ra được.
Ngô Nhân Dụng
Theo Người việt

Bắc Kinh nỗ lực bịt miệng giới truyền thông tranh đấu

Trung Quốc cấm nhà báo lập trang web cá nhân. Trong ảnh là hình nhà báo Cao Du, người bị bắt hồi tháng 4/2014. REUTERS
Trung Quốc cấm nhà báo lập trang web cá nhân. Trong ảnh là hình nhà báo Cao Du, người bị bắt hồi tháng 4/2014. REUTERS

Trọng Thành  -RFI

Về thời sự Châu Á, Libération hôm nay có bài « Trung Quốc, ‘‘bức trường thành câm lặng’’ », ghi nhận tình trạng nhân quyền tiếp tục xấu đi trầm trọng tại nước này, với việc Bắc Kinh có một loạt biện pháp và hành động nhằm gia tăng đàn áp các luật sư, nhà báo, nhà tranh đấu… từ nhiều tuần nay.
Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo số một Trung Quốc, là người trực tiếp đưa ra chủ trương này, ông ta đang « nỗ lực dựng lên một bức trường thành để bịt miệng tất cả », như ghi nhận của một phóng viên Trung Quốc xin ẩn danh.

Hồi tuần trước, cơ quan Nhà nước quản lý truyền thông, xuất bản, thuộc Ban Tuyên huấn của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã ra chỉ thị cấm các nhà báo thực hiện hay công bố « các nội dung mang tính phê phán » mà không được sự đồng ý của người phụ trách. Nhưng thế nào là « phê phán » thì tài liệu này không cho biết. Bên cạnh đó, người làm truyền thông cũng bị cấm lập trang web cá nhân, phương tiện cho phép họ né tránh kiểm duyệt. Các phóng viên bị đe dọa tước thẻ nhà báo, thậm chí bị « đưa ra tòa, nếu phạm luật ».
Gần đây, Bắc Kinh sử dụng trường hợp các phóng viên ăn hối lộ của một số doanh nghiệp, để mô tả các phóng viên như « kẻ cắp », nhằm bôi xấu báo giới nói chung. Tiếp theo đó, cơ quan tuyên huấn của đảng Cộng sản nhắm thẳng vào một nhà báo nổi tiếng và rất có uy tín, bà Cao Du (Gao Yu), 70 tuổi (nguyên Phó Tổng biên tập Tuần báo Kinh tế học/Economics Weekly). Nhà báo kỳ cựu này đã bị bí mật bắt giữ và hai tuần sau đó, đầu tháng 5, hình ảnh nhà báo Cao Du « tự thú » về tội « phổ biến bí mật quốc gia », được đưa lên truyền hình.
Hồi tháng 5, blogger Zhang Jialong (Trương Cổ Long) bị trang mạng Tencent (Đằng Tấn) sa thải, vì tham gia vào nhóm bốn blogger gặp Ngoại trưởng Mỹ. Trong buổi gặp này, ông Trương Cổ Long đã yêu cầu Hoa Kỳ giúp người Trung Quốc « hạ bỏ bức trường thành kiểm duyệt ».
Theo ghi nhận của Libération, nhiều nhà báo Trung Quốc đã phải từ bỏ công việc trong bối cảnh đàn áp này. « Tương lai của Đảng và của đất nước phụ thuộc một phần lớn vào cuộc chiến chống lại sự thâm nhập của tư tưởng Tây phương », đó là một nhận định trên « Nhân dân nhật báo », tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra cuối tháng 5. Thực tế này cho thấy Trung Quốc – vốn xếp thứ 175, bên cạnh các nước như Erythée và Syria, theo bảng xếp hạng tự do báo chí của Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) – có thể sẽ tiếp tục bị tụt hạng.
Cùng với các nhà báo là giới luật sư. Hồi tuần trước, luật sư người Quảng Đông Đường Kinh Lăng (Tang Jingling), nổi tiếng về các hoạt động bảo vệ nhân quyền, bị cáo buộc « âm mưu lật đổ nhà nước ». Báo Libération cũng nhắc đến luật sư Phổ Chí Cường, thành viên phong trào Công dân mới, bị kết án 4 năm tù.
Để khống chế thông tin từ nguồn, hồi tuần trước, đảng Cộng sản Trung Quốc lưu hành một dự thảo chỉ thị cấm các luật sư thu hút sự chú ý của công luận đến các vụ án mà họ tham gia bào chữa, qua việc sử dụng internet hay truyền thông. Cụ thể là các luật sư bị cấm công bố thư ngỏ, « đưa ra các bình luận sai », hay « khuyến khích biểu tình », « gây áp lực lên các thẩm phán »… Dự thảo này hiện còn chưa được Tổ chức các luật sư chấp thuận, và bị nhiều phê phán quyết liệt ngay trong nội bộ tổ chức này.
Nhà nước Thánh chiến Hồi giáo Cận Đông : Phương Tây có phản ứng chậm trễ ?
Về Cận đông, nguy cơ sụp đổ của nhà nước Irak đang đến gần, nhưng không chỉ có vậy. Xã luận Libération mô tả đà tấn công của tổ chức « Nhà nước Hồi giáo Irak và Trung Đông », không chỉ nhắm vào Bagdad, mà cả Syria và Jordani.
Theo Libération, không còn có thể coi đây là nội chiến, hay đụng độ giữa các quốc gia, mà là một chiến dịch tấn công vào cộng đồng những người theo hệ phái Hồi giáo Shia, cuộc chiến cũng làm đảo lộn các đường biên giới tại khu vực Trung Đông. Càng để chậm ngày nào, sẽ càng khó ngăn chặn đà tiến của lực lượng này. Các chiến thắng của « Nhà nước Hồi giáo Irak và Trung Đông » khiến các tân binh của lực lượng này hết sức phấn khích, thêm vào đó, nhiều vũ khí, khí tài hiện đại và hàng trăm triệu đô la đã lọt vào tay quân nổi dậy. Libération chê trách phản ứng chậm trễ của Phương Tây. « Các nước Phương Tây đã bị mất tin cậy tại khu vực này, đến mức người ta khó tin rằng còn một cơ hội để hành động », Libération tỏ ra rất bi quan.
Bài « Cuộc tiến công của lực lượng thánh chiến tại miền Tây Irak đặt Jordani dưới áp lực » của Le Monde mô tả « tài nghệ » của « Nhà nước Hồi giáo Irak và Trung Đông » trong cuộc chiến tâm lý. Một đoạn video được đưa lên mạng hồi cuối tháng 4/2014, cho thấy hình ảnh của một chiến binh Hồi giáo trẻ, mang thắt lưng thuốc nổ, vừa xé một hộ chiếu Jordani vứt vào lửa, vừa đe dọa tấn công Jordani. Trong những ngày gần đây đoạn video này lại làm nóng mạng internet, khi quân nổi dậy đã chiếm được một số địa điểm, chỉ còn cách Jordani chừng 60 km.
Le Monde với bài « Tại Bagdad, John Kerry tìm cách áp đặt một chính phủ liên hiệp », mô tả những nỗ lực ngoại giao quyết liệt của Hoa Kỳ để tìm giải pháp cho tình trạng hỗn loạn này.
Bầu cử Libya trong hỗn loạn : Hy vọng đặt vào tướng Haftar
Còn tại Bắc Phi, báo La Croix chú ý đến cuộc bầu cử Quốc hội ngày hôm nay, cuộc bầu cử được coi là « mang tính quyết định » này diễn ra trong bối cảnh bất ổn khắp nơi, đặc biệt là ở khu vực miền Đông. « Libya : Giữa bùng nổ và chống cách mạng » là tựa đề bài viết chính trong hồ sơ của La Croix.
Đăng ký tham gia vào cuộc bầu chọn 200 nghị sĩ cho Quốc hội mới, chỉ có 1,5 triệu cử tri (trên tổng số 6 triệu dân), thấp hơn nhiều so với con số 2,8 triệu cử tri trong cuộc bầu cử 2012. Theo một nhà chính trị học đại học Lyon 3, việc tổ chức cuộc bầu cử vào thời điểm này là không hợp lý, vì tình trạng an ninh không được bảo đảm, nhiều phòng phiếu bị đóng cửa. Một thành viên của ECFR, Hội đồng Châu Âu về quan hệ quốc tế, dự đoán, số cử tri tham gia tối đa sẽ chỉ ở mức 500.000 người.
Quyết định mới đây chuyển nhà Quốc hội từ thủ đô Tripoli sang Benghazi, thủ phủ miền Đông, có thể coi là một động thái làm dịu bớt những đòi hỏi tự trị của miền Đông.
Hy vọng hiện tại được đặt nhiều vào tướng Khalifa Haftar, người đang tiến hành một chiến dịch tấn công lực lượng Hồi giáo ở miền Nam. Nguyên là tổng tham mưu trưởng quân đội Libya trong những năm 1970-1980, bị Kadfafi không ưa, tướng Haftar sống lưu vong 20 năm tại Mỹ, trước khi trở về nước năm 2011. Viên tướng, xuất thân từ bộ tộc Al-Farjani, được coi là chiếc cầu nối kết hai miền Đông và miền Tây Libya.
Miền Đông Ukraina bị ảnh hưởng chủ nghĩa dân tộc Nga như thế nào ?
Liên quan đến khủng hoảng Ukraina, trong bối cảnh nhiều nỗ lực ngoại giao đang được xúc tiến để hỗ trợ kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraina, Le Monde có bài đáng chú ý, mô tả sự hình thành của chủ nghĩa dân tộc tại miền đông Ukraina, nơi đang các đụng độ giữa lực lượng ly khai và quân đội chính phủ diễn ra từ hơn 2 tháng nay, qua bài « ‘‘Rousski Mir’’, ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa Kremlin thành hình tại miền đông Ukraina ».
Từ « Rousski Mir » (có nghĩa là « thế giới Nga ») đang thịnh hành, vốn là tên gọi của một quỹ văn hóa Nga thành lập năm 2007. Sau đó, từ ngữ này đã trở thành khái niệm thông dụng, tiêu biểu trong ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa mới, mà Tổng thống Nga đang muốn dựng nên, đặc biệt vào thời điểm tình cảm dân tộc được kích phát cực điểm với việc bán đảo Crimée của Ukraina, bị sáp nhập vào Nga hồi tháng 4/2014. Linh hồn của ý thức hệ mới này là sự phù trợ của đạo Chính thống cho một lợi ích chung của nước Nga, việc tôn trọng « các giá trị truyền thống » (thời kỳ Liên Xô cũng như trước đó) và tôn vinh sự hy sinh quên mình.
Le Monde ghi nhận, chưa bao giờ các thành phần dân tộc chủ nghĩa cực đoan lại được các phương tiện truyền thông Nga chào mời nhiều đến như vậy, qua các cuộc thảo luận truyền hình, chương trình thời sự… Một giảng viên đại học miền Đông Ukrain gần gũi với lãnh đạo tự phong của nước Cộng hòa Donetsk tuyên bố « xấu hổ với một chút máu Ukraina trong huyết mạch, tôi cảm thấy sẽ được thanh tẩy, khi máu của tập đoàn quân sự Kiev rớt xuống ». Người này hy vọng xe tăng Nga tràn qua biên giới, và giải pháp duy nhất cho xung đột hiện nay là tiêu diệt toàn bộ thế lực cầm quyền Ukraina.
Tiết lộ mới của Wikileaks : Đàm phán bí mật giữa 50 quốc gia về một thỏa thuận thương mại mới
Báo l’Humanité dành trang nhất, cùng bài xã luận và hai trang cho hồ sơ những cuộc đàm phán bí mật đe dọa các dịch vụ công trên thế giới. « Thỏa thuận siêu bí mật đe dọa các dịch vụ công thế giới » là tựa đề bài phân tích. Thỏa thuận viết tắt tiếng Anh là TISA (Trade in services agreement), là mục tiêu các đàm phán giữa khoảng 50 quốc gia, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và khoảng 20 nước khác. 50 quốc gia tham gia đàm phán chiếm 70% tổng lượng giá trị thương mại dịch vụ toàn cầu.
Mặc dù sự tồn tại của các đàm phán này không phải là điều bí mật. Trang web của bộ Ngoại thương Hoa Kỳ có nhiều thông điệp nói về tiến triển của các đàm phán, diễn ra từ hai năm nay tại đại sứ Úc ở Thụy Sĩ. Tuy nhiên, ngày 19/06 vừa qua, Wikileak, trang mạng của Julian Assange, vừa công bố một « tài liệu mật », tức phần phụ lục của hiệp ước, liên quan đến các dịch vụ tài chính.
Tài liệu này được các nước tham gia cam kết giữ bí mật trong vòng 5 năm, sau khi thỏa thuận đạt được, hoặc sau khi đàm phán về thỏa thuận thất bại.
Mục tiêu của tài liệu này, theo bản dịch mà l’Humanité cho biết, là giải phóng các dịch vụ tài chính khỏi các quy định pháp lý, gây khó khăn cho chính quyền các quốc gia tham gia hiệp định muốn thông qua các điều luật cản trở lĩnh vực này. Tài liệu này cũng chủ trương phá hủy sự độc quyền của các quốc gia về phương diện quỹ hưu trí…, tư nhân hóa một loạt các dịch vụ khác như nước, năng lượng, y tế, giao thông…
Tóm lại theo l’Humanité, đối tượng của thỏa thuận này là tấn công vào các hệ thống dịch vụ công, như « hệ thống bảo hiểm xã hội ». Cho đến nay, rất ít báo đưa lại thông tin này.
Trang nhất báo Pháp
Thời sự Cận đông và Bắc Phi chiếm nhiều chú ý của báo Pháp hôm nay. « Syria-Irak : Sự ra đời của ‘‘Jihadistan’’, một nhà nước Hồi giáo » là hàng tựa trang nhất Libération. Báo La Croix chú ý đến « Bầu cử tại nước Libya hỗn loạn ». « Vén màn bí mật : Trái bom làm nổ tung các dịch vụ công trên thế giới » là hàng tít đầu của L’Humanité, liên quan đến các cuộc thương thuyết bí mật về một hiệp định mới về dịch vụ toàn cầu, với sự tham gia của hơn 50 quốc gia.
Le Monde quan tâm đến thời sự Châu Âu với hồ sơ lớn « Hollande-Renzi : cuộc phản công nhắm vào Merkel ». Tòa án Châu Âu hoãn khẩn cấp quyết định của Hội đồng Bảo hiến Pháp, buộc phải duy trì sự sống đối với ông Vincent Lambert, là tựa trang nhất Le Figaro. Cũng liên quan đến nước Pháp, tờ báo kinh tế Les Echos lưu ý « Đà phục hồi chững lại ».